Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 63

Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: SỰ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI KỸ THUẬT CỦA Ô TÔ TRONG QUÁ
TRÌNH SỬ DỤNG
1.
CHƯƠNG 1. TIÊU CHẨN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ........ 1
1.1. Qyu định chung ............................................................................................................. 2
1.1.1. Phạm vi áp dụng ...........................................................................................................
1.1.2.Quy định chung về kỹ thuật và kết cấu cơ bản của phương tiện ..................................
1.1.3. Quy định hồ sơ phương tiện .........................................................................................
1.1.4. Quy định về biển số......................................................................................................
1.1.5. Số khung, số máy .........................................................................................................
1.1.6. .......................................................................................................................................
1.1.7. .......................................................................................................................................
1.1.8. .......................................................................................................................................
1.1.9. ......................................................................................................................................
1.1.10. ....................................................................................................................................
1.1.11 ......................................................................................................................................
1.1.12. .....................................................................................................................................
1.1.13 ......................................................................................................................................
1.1.14. .....................................................................................................................................
1.1.15 ......................................................................................................................................
1.2. ..........................................................................................................................................
1.2.1. ......................................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................
CHƯƠNG 1............................................................................................................................

1.1
Chương 1.
1.1. Quy định chung
1.1.1. Phạm Vi áp dụng
1.1.2. Quy định chung về kỹ thuật và kết cấu cơ bản của phương tiện
1.1.3. Quy định hồ sơ phương tiện
1.1.4. Biển số đăng ký
1.1.5. Số khung, số máy
GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 1
Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

1.1.6. Thân vỏ, buồng lái, thùng bệ


1.1.7. Màu sơn
1.1.8. Khung gấm ô tô
1.1.9. Kính chắn gió
1.1.10. Gương quan sát phía sau
1.1.11. Ghế người lái và ghế hành khách
1.1.12. Độ kín khít hệ thống nhiên liệu và bơi trơn
1.1.13. Các tổng thành hệ thống truyền lực
1.1.14. Xăm, lốp và bánh xe
1.1.15. Đồng hồ tốc độ
1.2. Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật
1.2.1. Tổng quan.
1.2.2. Hệ thống lái
1.2.3. Hệ thống phanh
1.2.4. Hệ thống treo
1.2.5. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu
1.3. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
1.3.1. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ mới
1.3.2. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ đã sử dụng
Chương 2. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH
2.1. Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ
2.1.1. Làm thủ tục kiểm định
2.1.2. Kiểm tra kỹ thuật
2.1.3. Kiểm tra tổng quát
2.2. Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ tại trạm
trang bị cơ giới
2.2.1. làm thủ tục kiểm định
2.2.2. Kiểm tra kỹ thuật
2.3. Tiêu chuẩn ô nhiễm do khí thải
2.3.1. Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải Châu Âu của các nước
2.3.2. Các tiêu chuẩn khí thải Châu Âu
2.4. Tiêu chuẩn về tiếng ồn

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT Ô TÔ

2.1. Khái niệm về chẩn đoán kỹ thuật ....................................................................................36

2.1.1. Chẩn đoán kỹ thuật .......................................................................................................36


2.1.2. Mục đích của chẩn đoán kỹ thuật .............................................................................36
GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 2
Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

2.1.3. Vị trí công tác chẩn đoán kỹ thuật trong bảo dưỡng và sửa chữa ô tô ..................... 36
2.1.4. Xu hướng phát triển của chẩn đoán kỹ thuật ........................................................... 37

2.2. Xác định các thông số đặc trưng dùng trong chẩn đoán kỹ thuật ................................... 38
2.2.1. Thông số chẩn đoán ................................................................................................. 38
2.2.2. Phương pháp xác định thông số chẩn đoán .............................................................. 39
2.2.3. Tiêu chuẩn và các loại tiêu chuẩn chẩn đoán ........................................................... 41

2.3. Mối quan hệ giữa các thông số trong hệ thống chẩn đoán – các quá trình chẩn đoán
kỹ thuật................................................................................................................................... 41
2.3.1. Mối quan hệ giữa các thông số trong hệ thống chẩn đoán ....................................... 41
2.3.2. Quá trình chung của chẩn đoán kỹ thuật ................................................................ 411

CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN

3.1. Các phương pháp chẩn đoán ........................................................................................... 45

3.2. Các thiết bị chẩn đoán ..................................................................................................... 45

CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC CÔNG NGHỆ CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ HIỆU QUẢ


CỦA CHẤN ĐOÁN

4.1. Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật kết hợp với chẩn đoán....................................................... 54
4.2.1. Cơ sở sửa chữa có công suất nhỏ có khoảng 50-100 xe .......................................... 55
4.2.3. Tổ chức chẩn đoán nhanh......................................................................................... 56

4.3. Hiệu quả của chẩn đoán kỹ thuật .................................................................................... 58


4.3.1. Phương pháp phân tích và đánh giá hiệu quả của chẩn đoán ................................... 58
4.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chẩn đoán ................................................................ 58
4.3.3. Hiệu quả của chẩn đoán ôtô ..................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 63

TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC


Nội dung môn học bao gồm việc trình bày toàn bộ các tiêu chuẩn, những thông số
cần kỹ thuật thiết để kiểm định ô tô.
• Quy trình kiểm định ô tô
• Giới thiệu cơ sở lý thuyết về chẩn đoán ô tô

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 3


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

• Các phương pháp, những thiết bị cần thiết trong chẩn đoán kỹ thuật ô tô
• Tổ chức công nghệ chẩn đoán ô tô
• Chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật ô tô, từ đó tổ chức công tác bảo dưỡng, sửa
chữa ô tô, đảm bảo các thông số kỹ thuật ô tô, đáp ứng được các yêu cầu công tác
kiểm định ô tô
NỘI DUNG MÔN HỌC:
Bài 1: Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới
đường bộ.
• Bài này cấp cho sinh viên các khái niệm, các tiêu chí đánh giá về độ an toàn
phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông trên đường.
• Ngoài ra, giáo trình còn đề cập đến các vấn đề cơ bản của các hệ thống ô tô như hệ
thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống chiếu sáng tín hiệu, từ đó đưa
các chỉ tiêu đánh gía cho từng hệ thống.
Bài 2: Quy trình kiểm định.
• Bài này trình bày và phân tích các bước thực hiện khi đăng kiểm tại các trạm đăng
kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.
• Qua đó, giáo trình cung cấp các thông số kỹ thuật nhằm đánh giá chất lượng cũng
như bộ an toàn các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ
Bài 3: Cơ sở chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô.
• Bài này trình bày về nội dung đo lường, mức độ ảnh hưởng của các dạng hư hỏng
đến độ an toàn của các phương tiện cơ giới đường bộ.
• Trình bày các dạng hư hỏng hư hỏng phương tiện cơ giới và các công nghệ sửa
chữa nhằm khắc phục các dạng hư hỏng.
Bài 4: Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán.
• Bài này trình bày các khái niệm về các phương pháp chẩn đoán trong ngành ô tô
bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
• Chẩn đoán trên băng thử
• Chẩn đoán bằng máy chẩn đoán
• Từ đó, phân tích và xác định được các vị trí hư hỏng các hệ thống trên ô tô.
Bài 5. Tổ chức công nghệ chẩn đoán kỹ thuật ô tô và hiệu quả chẩn đoán.

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 4


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

• Bài này giúp người học xác định được các dạng tổ chức kỹ thuật ở các xí nghiệp
nhà máy cũng như các công ty bảo dưỡng sửa chữa ô tô.
• Ngoài ra còn giới thiệu các công nghệ thiết bị thực hiện bảo dưỡng chẩn đoán tại
các nhà máy, xí nghiệp.
• Từ đó, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chẩn đoán trong quá trình sửa chữa kỹ
thuật.
CÁCH TIẾP CẬN NỘI DUNG MÔN HỌC.
Để đạt kết quả học tập và chẩn đầu ra môn học, người học cần làm các bài tập
đầu đủ, ôn tập các bài đã học và đọc trước các bài học mới và nghiên cứu thêm các
tài liệu liên quan đến bài học.
Đối với mỗi bài học, người học cần đọc trước các mục tiêu, tóm tắt nội dung
và kết quả đạt được môn học. Kết thúc những nội dung, người học cần trả lời được
câu hỏi ôn tập và toàn bộ các bài tập.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.
Môn học được đánh giá:
- Điểm quá trình 40%. Gồm hai cột điểm quá trình và kiểm tra giữa kỳ. Hình thức
và nội dung do giáo viên quyết định, phù hợp với quy chế đào tạo và tình hình
thực tế tại nơi tổ chức học tập.
- Điểm thi cuối kỳ 60%. Hình thức bài thi trắc nghiệm. Nội dung gồm các bài học từ
bài 1 đến bài 5.

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 5


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

BÀI I:
TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG
TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, sinh viên nắm được:
Về kiến thức
- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn ô tô và ô nhiễm môi trường.
- Giải thích được phương pháp và qui trình kiểm định kỹ thuật ô tô
- Vận dụng các kiến thức đã học để chẩn đoán một số hư hỏng thông thường
cho từng hệ thống trên ô tô.
Về kỹ năng:
- Có khả năng sử dụng dụng cụ, thiết bị đo lường kiểm định, máy chẩn đoán
- Có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề về liên quan đến kỹ thuật kiểm
định và chẩn đoán ô tô
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
Thái độ:
- Thể hiện thái độ tích cực trong học tập và nghiên cứu, ý thức học tập suốt đời
I. Quy định chung
1.1. Phạm vi áp dụng
Kiểm tra định kỳ cho các loại ô tô, các loại phương tiện 3 bánh có lắp động cơ
(có hai bánh đồng trục)
Kiểm tra các phương tiện nói trên khi tham gia giao thông trên đường công cộng,
đường đô thị.
Làm căn cứ kỹ thuật cho tất cả các trạm Đăng Kiểm làm nhiệm vụ kiểm định an
toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ.
Làm căn cứ cho tất cả các chủ phương tiện và người lái nhằm thực hiện đầy đủ
yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa để phương tiện luôn đạt được những tiêu chuẩn khi
tham gia giao thông.

1.2. Quy định chung về kỹ thuật và kết cấu cơ bản của phương tiện:

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 6


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Hình 1. Quy định chung về phương tiện cơ giới


Những thay đổi về kết cấu của phương tiện không đúng với thủ tục quy định, nội
dung xét duyệt của cơ quan thẩm quyền thì phương tiện không đạt tiêu chuẩn
Giấy chứng nhận đăng ký biển số của phương tiện
Giấy phép lưu hành đang có hiệu lực (đối với phương tiện đang sử dụng). Hồ sơ
kỹ thuật hợp lệ theo quy định của bộ giao thông vận tải nếu phương tiện đã hoán cải.
II. Tiêu chuẩn kiểm tra nhận dạng.
2.1. Biển số đăng ký

Hình 2.1: Kích thước biển số ô tô trong nước. Ảnh: Bộ công an


Mỗi loại xe được quy định lắp đặt hai biển số. Đối với các loại xe tải và xe khách
ngoài hai biển số trên đều phải kẻ biển số trên thành xe.
Vị trí gắn biển số được quy định: biển số dài lắp phía trước, biển số ngắn lắp ở
phía sau.
Biển số phải được định vị chắc chắn , không được cong vênh, nứt gãy.
Chất lượng nội dung và sáu sơn của biển số theo quy định số 1549/C11 của Tổng
cục cảnh sát nhân dân- Bộ nội vụ.
2.2. Số khung, số máy

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 7


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Hình 2.2. Vị trí số khung trên ô tô


Đúng ký hiệu và chữ số ghi trong giấy chứng nhận đăng ký biển số của phương
tiện.
Các ký tự này rõ ràng, dễ đọc, dễ xem và được bảo tồn lâu dài. Nếu có dấu hiệu
sửa chữa yêu cầu phải giám định lại.
2.3. Thân vỏ, buồng lái và bệ thùng ô tô.

Hình 2.3: Thân vỏ ô tô


Hình dáng và bố trí chung: đúng với hồ sơ kỹ thuật.
Kích thước giới hạn: Không vượt qua giới hạn cho phép
Lớp sơn bảo vệ còn tốt, không bị trong bóc.
Thân, vỏ, buồng lái, thùng hàng: Không được thủng, phải định vị chắc chắn với bệ
khung xương không có vết nứt.
Sàn bệ: Định vị chắc chắn với khung của phương tiện. Các dầm dọc và ngang
khung không được mộc vỡ, nứt hoặc rỉ sét.
Cửa ô tô: Phải đóng mở nhẹ nhàng, Khóa cửa không tự mở.
Chắn bùn: Đầy đủ, định vị chắc chắn, không thủng rách.
2.4. Màu sơn

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 8


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Hình 2.4: Màu sơn xe Porscher 718


Màu sơn thực tế phải đúng với màu sơn được ghi trong hồ sơ đăng ký xe.
Chất lượng sơn còn tốt, không bông tróc, long lở. Các màu sơn trang trí không
được vượt quá 50% màu sơn đăng ký.
2.1.4. Khung gầm ô tô

Hình 2. 5: Khung gầm Toyota Corolla Cross 1.8G


Khung gầm đủ số lượng, đúng thiết kế. các thanh dầm, khung xe không bị thủng, nứt gãy,
khung xe được bắt chặt với dầm một cách chắc chắn.
Lớp vỏ ngoài và trong được bắt chặt với khung.
2.1.5. Kính chắn gió

Hình 2.6. Kính chắn gió Toyota Corolla Cross 1.8G

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 9


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Kính chắn gió phía trước phải là kính an toàn, đúng quy cách, trong suốt, không có vết
rạn nứt. Không chp phép trang trí, sơn màu hoặc dán giấy che nắng trên kính làm giảm
độ quan sát, hạn chế tầm nhìn và làm sai lệch khi quan sát mục tiêu. Kính chắn gió phía
sau và bên sườn xe không nứt vỡ, đủ gioăng đệm định vị chắc chắn, điều chỉnh dễ dàng.
2.1.7. Gương quan sát phía sau.

Hình 2.6. Gương quan sát phía sau Toyota Corolla Cross

Đủ số lượng, gắn chắc chắn, không bị nứt vỡ.


2.1.8 Ghế người lái và hành khách

Hình 2.7. Nội thất xe Porsche Panamera


Định vị đúng, chắc chắn, có kích thước tối thiểu đạt theo TCVN 4145-85.
2.1.9. Độ kín của hệ thống nhiên liệu, bôi trơn và làm mát.

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 10


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Hình 2.8. Hệ thống nhiên liệu KE- Jetronic


Không rò rỉ thành giọt
Thùng nhiên liệu định vị đúng, chắc chắn, nắp phải kín.
2.1.11.Xăm, lốp xe, bánh xe

Hình 2.9. Xăm lốp xe BMW


Theo TCVN 5601 và TCVN 5602-1999.
Vành: Đúng kiểu loại, không bị biến dạng, không bị rạn nứt.
Moay ơ quay trơn, không bị bó kẹt, không có độ rơ dọc và hướng kính.
Lốp: Đúng kích cỡ, đủ số lượng, đủ áp suất, không phồng rộp, không nứt vỡ tới lớp vải.
Các bánh dẫn phải đồng đều về chiều cao hoa lốp, không sử dụng lốp đắp. Chiều cao hoa
lốp còn lại của các bánh dẫn hướng không nhỏ hơn:
Ô tô con: 1.6 mm
Ô tô khách: 2,0 mm
Ô tô tải : 1.0 mm
Hệ thống treo: Đúng với hồ sơ kỹ thuật, đủ, định vị đúng, không nứt gãy, các giảm chấn
không bị rò rỉ, hoạt động tốt.
2.1.12 Hệ thống treo

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 11


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Hình 2.11. Hệ thống treo ô tô

Đối với hệ thống treo đúng với hồ sơ kỹ thuật, đầy đủ các chi tiết, định vị như thiết kế
của nhà chế tạo.
Các giảm chấn không bị rò rỉ, các chụp bụi và các đệm bạc cau su đầu trên và dưới không
nứt vỡ, hoạt động tốt.

2.1.13 Đồng hồ tốc độ.

Hình 2.12. Đồng hồ tốc độ xe Audi

Sai số đồng hồ tốc độ của phương tiện so với đồng hồ chuẩn khi kiểm tra ở tốc độ
40km/h không lớn hơn 10%
2.2. Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ
2.2.1. Tổng quan
Căn cứ luật giao thông đường bộ ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 12
Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Căn cứ nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị Định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính Phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao Thông Vận Tải;
Quy định như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bải vệ môi trường các
loại xe cơ giới được lắp ráp từ các linh kiện hoàn toàn mới hoặc từ các sat xi nhập
khẩu, xe cơ giới hoàn toàn chưa có biển số đăng ký.
2. Thông tư không áp dụng cho các loại xe như: xe gắn máy, xe được lắp ráp vào mục
đích quốc phòng, an ninh, bộ quốc phòng, bộ công an.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện , lắp ráp xe cơ giới và các tổ chức, cơ quan quản lý,
kiểm tra, thử nghiệm xe cơ giới phải thực hiện Thông Tư này.

2.2.2. Giải thích các thuật ngữ theo quy định Thông tư như sau:
1. Xe cơ giới là loại phương tiện phương tiện giao thông cơ giới hoạt động trên đường bộ
(trừ xe mô tô, xe gắn máy) được định nghĩa tại tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6211 và
TCVN7271, kể cả ô tô sát xi.
2. Ô tô sát xi là loại ô tô ở dạng bán thành phẩm, có thể di chuyển, có buồng lái hoặc
không có buồng lái, không có thùng chở hàng, không có khoang hành khách và không
gắn thiết bị chuyên dùng.
3. Tổng thành là động cơ, khung, buồng lái, thân xe hoặc thùng chở hàng hoặc thiết bị
chuyên dùng lắp trên xe;
4. Hệ thống là hệ thống truyền lực, hệ thống truyền động, hệ thống treo, hệ thống phanh,
hệ thống lái, hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu, hệ thống chiếu sáng tín hiệu;
5. Linh kiện là các tổng thành, các hệ thống và các chi tiết được sử dụng để lắp ráp xe cơ
giới.
6. Sản phẩm cùng kiểu loại là các sản phẩm có cùng đặc điểm như quy định tại phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư này;
7. Chứng nhận kiểu loại sản phẩm là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xét nghiệm, đánh
giá và chứng nhận phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với các tiêu chuẩn , quy chuẩn kỹ
thuật, quy định hiện hành của Bộ Giao Thông Vận Tải về chất lượng an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường;
8. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp xe cơ giới có đủ điều kiện
theo quy định hiện hành;
9. Cơ sở thiết kế là tổ chức hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế xe cơ giới theo các quy
định hiện hành;
10. Cơ quan quản lý chất lượng là Cục Đăng Kiểm Việt Nam trực thuộc Bô Giao Thông
Vận Tải;

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 13


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

11. Cơ sở thử nghiệm là tổ chức cá nhân, trong nước, nước ngoài hoạt động trong lĩnh
vực thử nghiệm linh kiện hoặc xe cơ giới được Cơ quan Quản Lý Chất Lượng đánh giá
và chấp thuận;
12. Sản phẩm bị lỗi kỹ thuật là sản phẩm bị lỗi trong quá trình thiệt kế, chế tạo, lắp ráp có
khả năng gay nguy hiểm đến an toàn tính mạng và tài sản của người sử dụng cũng như
gây ảnh hưởng xấu đến an toàn và môi trường của cộng đồng;
13. Triệu hồi sản phẩm là hành động của cơ sở sản xuất đối với các sản phẩn thuộc lô,
kiểu loại sản phẩm bị lỗi kỹ thuật mà họ đã cung cấp ra thị trường nhằm sửa chữa, thay
thế phụ tùng hoặc thay thế bằng sản phẩm khác để ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy
ra do lỗi trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp ráp sản phẩm;
14. Sản phẩm là linh kiện hoặc xe cơ giới.

2.2.3.Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật


2.2.3.1 Hệ thống lái

Hình 2.13. Hệ thống lái trên ô tô


2.2.3.1.Vô lăng
- Đúng kiểu loại, không nứt vở và được bắt chặt với trục lái
- Không cho phép dùng tấm bọc tay lái có chiều dày quá lớn và không gắn chặn vào tay
lái. Đường kính ngoài của vành lái có tấm bọc không vượt quá 40mm.
- Không có độ rơ dọc, không có độ rơ hướng kính
2.2.3.2.Trục lái
- Định vị chắc chắn, không bị nứt, không có độ rơ dọc, không có độ rơ ngang
2.2.3.3. Thanh và đòn dẫn động lái
- Định vị chắc chắn, không bị nứt, không có độ rơ dọc, không có độ rơ ngang
2.2.3.4. Các khớp cầu và khớp chuyển hướng
- Định vị chắc chắn, không bị nứt, không có độ rơ, không lắc và kêu
2.2.3.5. Trợ lực lái
- Định vị chắc chắn, không bị nứt, không rơ, không có tiếng kêu
- Làm việc bình thường

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 14


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

- Không có độ rơ dọc, quay nhẹ nhàng

2.1.3.2 Hệ thống phanh


Hệ thống phanh có nhiệm vụ giảm tốc độ hoặc dừng xe, đỗ xe

Hình 2.14 Hệ thống phanh trên ô tô


a. Bàn đạp phanh:
Đặt vị trí chắc chắn
Trị số chiều cao, hành trình tự do và hành trình bàn đạp phanh phải thỏa mãn điều
kiện phanh.
Một số hư hỏng như:
Không có hành trình tự do, Không có khe hở sàn.
b. Phanh tay.
Cần phanh tay phải đúng vị trí, chắc chắn
Sau khi kéo phanh tay thì cần phải giữ nguyên vị trí
Trường hợp không đạt yêu cầu: không có hành trình tự do, cơ cấu hãm không làm
việc.

Hình 2.15 Hệ thống phanh tay

c. Cơ cấu dẫn động phanh


Phanh điều khiển thủy lực
- Xylanh không bị rò rỉ dầu
- Ông dầu không bị gập, nứt

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 15


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

- Bình chứa dầu không bị nut61, rò rỉ dầu.


- Xylanh phanh không vị hư hỏng, rò rỉ dầu.
d. Cơ cấu dẫn động phanh
Phanh điều thủy lực
- Xylanh không bị rò rỉ dầu
- Ông dầu không bị gập, nứt
- Bình chứa dầu không bị nứt, rò rỉ dầu.
- Xylanh phanh không vị hư hỏng, rò rỉ dầu.
e. Cơ cấu dẫn động phanh điều khiển khí nén
- Áp suất khí đạt yêu cầu
- Bình nén khí định vị chắc chắn, van an toán đầy đủ, hoạt động tốt
- Giảm áp sau 30 phút máy nén khí không làm việc nhỏ hơn 0,5 kg/cm3

Hình 2.16 Hệ thống phanh điều khiển khí nén trên ô tô

f. Hiệu quả phanh chính:


Khi thử phanh trên đường bằng các tiêu chí: Quãng đường phanh Sp (m) hoặc gia
tốc phanh chậm dần Jmax (m/s2 ). Nhiệt độ trống phanh không vượt 1000C, Tốc
độ 30Km/h. Theo quy định theo TCVN5658-1999.

Hình 2.17 Kiểm tra hiệu quả phanh trên ô tô

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 16


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

• Kiểm tra hiệu quả phanh chính:


Đối với ô tô con cùng loại: Sp không hơn 7,2m và Jpmax = 5,8 m/s2
Đối với ô tô có tải trọng toàn bộ không lớn hơn 8000kg, ô tô khách có chiều dài
không lớn hơn 7,5m: Sp không hơn 9,5m và Jpmax không nhỏ hơn 5,0 m/s2
Đối với ô tô có tải trọng toàn bộ lớn hơn 8000kg, ô tô khách có chiều dài không
lớn hơn 7,5m: Sp không hơn 11m và Jpmax không nhỏ hơn 4,2 m/s2
Khi phanh quỹ đạo phanh không lệch quá 80 và hành trình phương ngang 3,5m.
Điều kiện phanh đường khô, bê tông,
g. Kiểm tra phanh tay
Dừng được độ dốc 230 đối với ô tô con
Dừng được độ dốc 310 đối với ô tô khách và tải.

Hình 2.18 Kiểm tra hiệu quả phanh tay trên ô tô

2.2.3.3 Hệ thống chiếu sáng tín hiệu

Hình 2.19. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên ô tô


a. Ắc quy: Đủ điện áp định mức
b. Kiểm tra đèn pha cốt
- Cường độ chiều sáng không nhỏ hơn 10.000cd
- Đủ số lượng, đúng kiểu dáng
- Góc tạo bởi phần tia chiếu trên và phần tia chiếu dưới theo mặt phẳng dọc tạo thành
đường tâm của chùm tia không nhỏ hơn 30
- Tia phản chiếu ngoài trên cùng của chùm sáng không vượt trên đường nằm ngang song
song với mặt đường
GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 17
Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

- Dãi chiếu xa không nhỏ hơn 100m


- Dãi chiếu gần không nhỏ hơn 50m

Hình 2.20 hệ thống chiếu sáng trên ô tô


c. Đèn tín hiệu
- Màu vàng, đủ số lượng, hoạt động tốt
- Tầng số ngáy từ 60 lần/ phút đến 120 lần /phút
- Từ thời điểm đóng công tắc cho đến khi đèn sáng không vượt quá 3 giây.
c. Đèn soi biển số
- Đủ số lượng
- Đủ độ sáng
d. Đèn kích thước
- Đảm bảo độ sáng
e. Đèn phanh
- Đủ số lượng, định vị chăc chắn
f. Gạt mưa
- Không làm sướt kính
- Diện tích quét ít nhất 2/3 kính chắn gió
- Hoạt động tốt
g. Gương chiếu hậu Đủ số lượng, đúng loại
- Quan sát được phần đường phía sau, khoảng nhìn rộng ít nhất 20m
h. Còi - Âm lượng toàn bộ không lớn hơn 115dB và không nhỏ hơn 65 dB
i. Tiếng ồn- Đối với ô tô kéo rơ móc phải lắp đủ 2 loại còi khác nhau
k. Khí xả
- Không vượt quá quy định theo quy định 1449/MTG ban hành ngày 23/6/19995 của bộ
khoa học và môi trường
3. Tiêu chuẩn khí thải và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam ghi nhận tính đến tháng 4-2020 cả
nước có khoảng 3,76 triệu ôtô, đến hết tháng 5-2020 số ôtô tăng lên 3,79 triệu xe,
trung bình một tháng cả nước tăng thêm khoảng 30.000 ôtô và có đến khoảng 45%
ôtô, xe máy đang tập trung tại Hà Nội, TP.HCM.
3.1. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ
Tiêu chuẩn khí thải và tiếng ồn cho các phương tiện cơ giới đường bộ mới (
áp dụng cho xe cơ giới đường bộ nhập khẩu hoặc lắp ráp trong nước) áp dụng theo
tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 175/CP của Thủ Tướng chính Phủ, cụ thể như
sau:
• Tiêu chuẩn khí thải cho các phương tiện giao thông đường bộ có động cơ
• Đối với các phương tiện chạy xăng phải tuân theo tiêu chuẩn A

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 18


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

• Đối với các phương tiện chạy dầu phải tuân theo tiêu chuẩn B. Tiêu chuẩn khí thải
khi kiểm tra động cơ dầu ở tốc độ ổn định không vượt quá đơn vị khói Hartridge
trong điều kiện gia tốc tự do.
Bảng tiêu chuẩn khí thải A
Khối lượng chuẩn Tiêu chuẩn A
của ô tô (Reference), (RW)
CO HC NOx

RW<750 65 6,0 8,5

750<RW <850 71 6,3 8,5

850<RW <1020 76 6,5 8,5

1020<RW <1250 87 7,1 10,2

1250<RW <1470 99 7,6 11,9

1470<RW <1700 110 8,1 12,3

1700<RW <1930 121 8,6 12,8

1930<RW<2150 132 9,1 13,2

2150<RW 143 9,6 13,6

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 19


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Bảng tiêu chuẩn khí thải B

• Tiêu chuẩn A: xe chạy động cơ xăng


• Tiêu chuẩn B: xe chạy động cơ dầu
• RW = khối lượng phương tiện + 100kg
• Với xe mô tô , xe 2 bánh thì giá trị như sau:
• HC: 5 g/km
• CO: 12,0 g/km
Mức ồn của động cơ và còi

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 20


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Loại xe Mức ồn cho phép dB

Xe 2 bánh, động cơ < 125CC 79

Xe 2 bánh, động cơ >125CC, xe 3 bánh 83

Động cơ dưới 12 chỗ ngồi 83

Ô tô tải có tải trọng nhỏ 84

Ô tô tải, ô tô khách có động cơ dưới 87


10.000cc

Ô tô tải, ô tô khách có động cơ lớn hơn 89


10.000cc

3.2. Đối với các phương tiện cơ giới đã sữ dụng


• Đối với động cơ xăng: Chỉ xác định CO, tiêu chuẩn không vượt 6%
• Đối với động cơ Diesel: Chỉ xác định độ khói, tiêu chuẩn không vượt 50%
• Tiếng ồn không vượt quá 92 dB.
• ( tiêu chuẩn này sẽ được điều chỉnh sau khi có thông tư Liên bộ: Bộ GTVT, Bộ
KHCN và MT, Bộ Y tế)

TÓM TẮT NỘI DUNG


Trong bài này, người học cần nắm được các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. các nội dung
được đề cập đến trong bài bao gồm
Các khái niệm về tiêu chí đánh giá an toàn kỹ thuật của các hệ thống trên xe cơ
giới đường bộ:
- Hệ thống phanh
- Hệ thống lái
- Hệ thống treo
- Hệ thống chiếu sáng tín hiệu
Các hệ thống này đóng vai trò rất quan trọng trong việc lưu thông phương tiện trên
đường.
Các tiêu chí đánh gia về môi trường do ảnh hưởng của phương tiện giao thông
cũng vô cùng quan trọng ngày nay.

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 21


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

CÂU HỎI ÔN TẬP:


Câu 1: Hãy trình bày các tiêu chuẩn đánh giá về độ an toàn kỹ thuật của phương
tiện cơ giới đường bộ.
Câu 2: Hãy trình bày các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới
đường bộ.
Câu 3: Hãy trình bày quy định chung về độ an toàn kỹ thuật của phương tiện cơ
giới đường bộ.

BÀI 2: QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH Ô TÔ

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
• Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn ô tô và ô nhiễm môi trường.
• Trình bày được phương pháp và qui trình kiểm định kỹ thuật ô tô
• Kỹ năng làm vệc theo nhóm, thuyết trình và diễn giải
• Kỹ năng đọc hiểu, phân tích, giải thích và lập luận giải quyết các vấn đề về.
• Thể hiện thái độ tích cực tham gia lớp học, chấp hành tốt nội quy
Các thông tư quy định
• Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT, khi đưa xe đến đơn vị đăng
kiểm để kiểm định
• Tiêu chuẩn Việt Nam 22 TCVN 307-06 quy định về khí thải
• Tiêu chuẩn TCVN 4145-85 quy định về ghế ngồi
• Tiêu chuẩn TCVN 5601 và TCVN5602-1999 quy định về tiêu chuẩn lốp xe
• Tiêu chuẩn TCVN 5658-1999 quy định về phanh ô tô
• Quy định số 1549/C11 của tổng cục cảnh sát nhân dân về màu sơn và biển số.
• Theo Thông tư 70/2015/TT-BGTVT, chu kỳ kiểm định
Chu kỳ kiểm định
Ban hành theo Thông tư 10/2009/TT-BGTVT, ngày 24 tháng 06 năm 2009 của Bộ
Giao Thông Vận Tải được quy định như sau:

STT Loại phương tiện Chu kỳ (tháng)

Chu kỳ Chu kỳ
đầu định kỳ

1. Ô tô tải chở hàng hóa không chuyên dùng:

1.1 Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng: xe sản xuất lắp ráp 24 12

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 22


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

tại Việt Nam.

1.2 Xe cải tạo, thay đổi tính năng sử dụng hoặc cải tạo 12 06
thay đổi một trong các hệ thống lái, phanh, treo,
truyền lực

2. Ô tô con (kể cả ô tô chuyên dùng) đến 9 chỗ kể cả người lái

2.1 Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng: xe sản xuất lắp ráp
tại Việt Nam 24 12
+ Có kinh doanh vận tải 30 18
+ Không kinh doanh vận tải

2.2 Xe có thay đổi tính năng sử dụng hoặc cải tạo một
trong các hệ thống lái, phanh, treo, truyền lực
+ Có kinh doanh vận tải 18 06
+ Không kinh doanh vận tải 24 12

3. Ô tô chở người khách trên 09 chỗ kể cả người lái

Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng: xe sản xuất lắp ráp
tại Việt Nam.
+ Có kinh doanh vận tải 18 06
+ Không kinh doanh vận tải 24 12

Xe cải tạo, thay đổi tính năng sử dụng hoặc cải tạo
thay đổi một trong các hệ thống lái, phanh, treo,
truyền lực
12 06
+ Có kinh doanh vận tải
18 12
+ Không kinh doanh vận tải

4. Phương tiện ba bánh có động cơ

2.1 Xe nhập khẩu chưa qua sử dụng: xe sản xuất lắp ráp
tại Việt Nam.
+ Có kinh doanh vận tải 24 12
+ Không kinh doanh vận tải 30 24

2.2 Xe cải tạo, thay đổi tính năng sử dụng hoặc cải tạo
thay đổi một trong các hệ thống lái, phanh, treo,
truyền lực
18 06
+ Có kinh doanh vận tải

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 23


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

+ Không kinh doanh vận tải 24 12

5. Tất cả các loại xe cơ giới đã sử dụng trên 7 năm

Tất cả các loại ô tô khách (bao gồm kể cả ô tô trên 9


chỗ ngồi kể cả người lái) Có thời hạn sử dụng tính từ 03
năm sản xuất từ 15 năm trở lên và ô tô tải các loại
(bao gồm ô tô tải, ô tô chuyên dùng) có thời hạn sử
dụng 20 năm trở lên

Lưu đồ đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ tại các trạm đăng kiểm Việt Nam

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 24


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

II. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG TIỆN CƠ


GIỚI ĐƯỜNG BỘ.
Hạn mục kiểm tra Thiết bị, dụng cụ, Yêu cầu
phương pháp
1. LÀM THỦ TỤC KIỂM ĐỊNH

A. Kiểm tra giấy tờ xe Nhập vào máy tính - Có hợp lệ


- Chứng nhận kỹ thuật biển - Có đúng với xe đã lưu
số - Có đối với xe có sự thay đổi về
- Giấy phép lưu hành kết cấu so với lần trước
- Hồ sơ kỹ thuật
B. Thu tiền kiểm định - Nộp đủ, viết biên nhận
- Xuất phiếu kiểm định
2. KIỂM TRA KỸ THUẬT
A. Kiểm tra tổng quát
1. Biển số đăng ký Quan sát - Đúng vị trí, không nứt gãy, định
vị chắc chắn
2. Số khung Quan sát - Đúng
3. Số động cơ Quan sát - Đúng
4. Màu sơn Quan sát - Đúng màu
5. Những thay đổi về kết cấu, Quan sát - Đúng với giấy phép đăng ký cải
tổng thành tạo, chứng nhận kiểm định

B. Kiểm tra tổng thành


1. Thân vỏ, buồng lái, thùng Quan sát dùng búa - Đúng hồ sơ kỹ thuật
hàng chuyên dụng, dùng - Kích thước nằm trong giới hạn
tay lắc cho phép
- Không bị thủng rách, mọt rỉ, nứt
gãy
a. Sàn bệ Quan sát dùng búa - Định vị chắc chắn
chuyên dụng, dùng - Đúng vị trí, chắc chắn
tay lắc - Không thủng, mọt rỉ

b. Khung xương Quan sát dùng búa - Định vị chắc chắn

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 25


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

chuyên dụng - Các dầm không bị nứt, gãy


- Không thủng, mọt rỉ

c. Tay vịn, cột chống, giá để Quan sát dùng búa - Định vị chắc chắn
hàng chuyên dụng - Đúng vị trí, chắc chắn
- Không thủng, mọt rỉ

d. Chắn bùn Quan sát dùng búa - Định vị chắc chắn


chuyên dụng - Đúng vị trí, chắc chắn
- Không thủng, mọt rỉ
e. Lớp sơn Quan sát - Không trong bóc

2. Kính chắn gió Quan sát - Kính an toàn, không nứt vỡ,
trong suốt
3. Ghế ngưới lái và ghế hành Quan sát - Có kích thước theo tiêu chuẩn
khách TCVN4461-78
- Định vị đúng
- Đủ số lượng
4. Hệ thống treo Quan sát - Đúng vị trí, chắc chắn
- Không thủng, mọt rỉ
- Đúng hồ sơ kỹ thuật
- Làm việc tốt
5. Hệ thống truyền lực Quan sát - Đúng vị trí, chắc chắn
- Các đăng - Không thủng, mọt rỉ
- Đúng hồ sơ kỹ thuật
- Khớp quay không rơ

- Hộp số - Đúng vị trí, chắc chắn


- Không thủng, rò rỉ dầu
- Đúng hồ sơ kỹ thuật
- Không có tiếng kêu
- Cầu xe - Đúng vị trí, chắc chắn
- Không thủng, rò rỉ dầu
- Đúng hồ sơ kỹ thuật
- Không có tiếng kêu
6. Bánh xe Quan sát - Đúng vị trí, chắc chắn
Dùng cle lực - Quay trơn không bó kẹt, không
- Moay ơ Quay lắc bánh xe có độ rơ dọc, rơ ngang

- Vành Quan sát - Không cong vênh

- Lốp Quan sát và đo - Chiều cao hoa lốp:


- Ô tô con 1,5 mm
- Ô tô khách 2,0 mm
- Ô tô tải 1,0 mm
- Lốp bánh xe dẫn hướng Quan sát và đo bằng - Đúng áp suất
áp kế - Lắp cùng loại, có độ mòn tương
đương nhau
- Không bị phồng dộp và không

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 26


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

được sử dụng lốp đã qua sử dụng,


lốp đắp.

7. Dây dẫn điện Quan sát - Định vị chắc chắn, vỏ cách điện
không bị nứt, lỏng
8. Độ kín của các hệ thống có Quan sát - Định vị chắc chắn, không bị nứt,
sử dụng chất lỏng, khí, động chảy giọt
cơ, ly hợp , hộp số, cầu xe, hệ
thống lái
9. Hệ thống dẫn động khí xả Quan sát - Định vị chắc chắn, không bị nứt
10. Hệ thống phanh Quan sát - Định vị chắc chắn, không bị nứt
C. Kiểm tra hệ thống lái
1. Vô lăng Quan sát - Định vị chắc chắn, không bị nứt,
có độ bám tốt
2. Trục lái Kiểm tra bằng thiết - Định vị chắc chắn, không bị nứt,
bị chuyên dụng, không có độ rơ dọc, không có độ
dùng tay lắc qua lại, rơ ngang
lên xuống
3. Các khớp cầu và khớp Kiểm tra khi lắc tay - Định vị chắc chắn, không bị nứt,
chuyển hướng không rơ, không có tiếng kêu
4. Ngỗng quay lái Quan sát, dùng búa - Định vị chắc chắn, không bị nứt,
chuyên dụng không rơ, không có tiếng kêu
5. Thanh dẫn động lái Quan sát - Định vị chắc chắn, không bị nứt,
không rơ, không biến dạng
6. Hệ thống lái trợ lực Cho động cơ làm - Định vị chắc chắn, không bị nứt,
việc quan sát là lái không rơ, không có tiếng kêu
- Làm việc bình thường
- Không có độ rơ dọc, quay nhẹ
nhàng
7. Hệ thống lái phương tiện xe Quay vô lăng - Làm việc bình thường
ba bánh - Không có độ rơ dọc, quay nhẹ
nhàng
D. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng tín hiệu, các thiết bị khác liên quan đến độ ồn, an toàn
1. Kiểm tra tình trạng ắc quy Quan sát và đo bằng - Đủ điện áp định mức
Vôn kế
2. Đèn chiếu sáng phía trước Đo bằng thiết bị - Cường độ chiều sáng không nhỏ
hơn 10.000cd
- Đủ số lượng, đúng kiểu dáng
- Góc tạo bởi phần tia chiếu trên
và phần tia chiếu dưới theo mặt
phẳng dọc tạo thành đường tâm
của chùm tia không nhỏ hơn 30
- Tia phản chiếu ngoài trên cùng
của chùm sáng không vượt trên
đường nằm ngang song song với
mặt đường
- Dãi chiếu xa không nhỏ hơn
100m
Dãi chiếu gần không nhỏ hơn
50m
GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 27
Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

3. Các loại đèn khác


a. Đèn xin đường Quan sát, đo đạc - Màu vàng, đủ số lượng, hoạt
động tốt
- Tầng số ngáy từ 60 lần/ phút
đến 120 lần /phút
- Từ thời điểm đóng công tắc cho
đến khi đèn sáng không vượt quá
3 giây.
b. Đèn soi biển số - Soi rõ biển số
- Đủ số lượng
c. Đèn kích thước - Đủ độ sáng
d. Đèn phanh - Đảm bảo độ sáng

4. Gạt mưa Quan sát và kiểm tra - Đủ số lượng, định vị đúng


- Không làm sướt kính
- Hoạt động tốt
- Diện tích quát ít nhất 2/3 diện
tích kính chắn gió
5. Hệ thống phun nước rửa Quan sát và kiểm tra - Hoạt động tốt
kính
6. Gương chiếu hậu Quan sát và kiểm tra - Đủ số lượng, định vị đúng
- Hoạt động tốt
- Không bị nứt, trong suốt,
khoảng nhìn cự lý ít nhất 20m
7. Còi điện Nghe và kiểm tra - Âm lượng toàn bộ không lớn
hơn 115dB và không nhỏ hơn 65
dB
- Đối với ô tô kéo rơ móc phải lắp
đủ 2 loại còi khác nhau

8. Độ ồn Đo bằng thiết bị - Phải nằm trong giới hạn cho


phép của TCVN5948-1999
9. Khí xả Đo bằng thiết bị - Không vượt quá quy định theo
quy định 1449/MTG ban hành
ngày 23/6/19995 của bộ khoa học
và môi trường
E. Kiểm tra hiệu quả phanh
1. Hiệu quả phanh chính: Đo quãng đường phanh hoặc gia tốc phanh
Điều kiện vận tốc ban đầu V0 = 30km/h, xe không tải.
Yêu cầu khi phanh quỹ đạo chuyển động ô tô không chênh lệch quá 80 hoặc không lệch
khỏi hành lang 3,5m
Loại ô tô Spmax (m) Jpmin (m/s2)
Không lớn hơn Không nhỏ hơn
Ô tô con 7,2 5,8
Ô tải hoặc tô trọng lượng toàn 9,5 5,0
bộ <8000kg, chiều dài <7,5m
Ô tải hoặc tô trọng lượng toàn 11 4,2
bộ >8000kg, chiều dài >7,5m
2. Hiệu quả phanh tay
Thử trên mặt cầu dốc - Dừng được độ dốc 230 đối với ô

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 28


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

tô con, 310 đối với ô tô tải


Thử trên đường - V0 = 15km/h (xe không tải)
- Spmax <6m
- Jpmax >2 m/s2
3. LƯU TRỮ SỐ LIỆU
A. Kết quả kiểm tra - Đủ, đúng.
B. Thông báo kết quả cho chủ - Có chữ ký của ĐKV
phương tiện - Đúng quy trình.

I. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI


ĐƯỜNG BỘ TẠI TRẠM TRANG BỊ CƠ GIỚI

Hạn mục kiểm tra Thiết bị, dụng cụ, Yêu cầu
phương pháp
1. Làm thủ tục kiểm định
A. Kiểm tra các giấy tờ xe
1. Chứng nhận đăng ký biển số - Có hợp lệ
2. Giấy phép lưu hành - Có đối xe đã lưu hành
3. Hồ sơ kỹ thuật - Có đối xe đã lưu hành, có thay
đổi kết cấu so với lần trước
B. Thu tiền kiểm định
- Nộp đủ
- Viết biên nhận, có chữ ký
ĐKV
2. Kiểm tra kỹ thuật
A. Kiểm tra nhận dạng xe
1. Biển số đăng ký Quan sát - Đúng vị trí, không nứt gãy, định
vị chắc chắn
- Chất lượng nội dung màu sơn
đúng theo quy định số 1549/C11
2. Số khung Quan sát - Đúng, dễ dọc
3. Số động cơ Quan sát - Đúng, dễ đọc, chiểu cao chữ
không quá 4,5mm
4. Màu sơn Quan sát - Đúng màu
- Màu sơn trang trí không vuột
50%
5. Những thay đổi về kết cấu, Quan sát - Đúng với giấy phép đăng ký cải
tổng thành tạo, chứng nhận kiểm định
B. Kiểm tra thành phần bên ngoài
1. Thân vỏ, buồng lái, thùng Quan sát, dụng búa - Đúng hồ sơ kỹ thuật
hàng chuyên dụng - Kích thước nằm trong giới hạn
cho phép
- Không bị thủng rách, mọt rỉ, nứt
Quan sát, dụng búa gãy
a. Sàn bệ chuyên dụng - Định vị chắc chắn
- Đúng vị trí, chắc chắn
- Không thủng, mọt rỉ

Quan sát, dụng búa - Định vị chắc chắn


GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 29
Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

b. Khung xương chuyên dụng - Các dầm không bị nứt, gãy


- Không thủng, mọt rỉ

c. Tay vịn, cột chống, giá để - Định vị chắc chắn


hàng Quan sát - Đúng vị trí, chắc chắn
- Không thủng, mọt rỉ

d. Chắn bùn Quan sát - Định vị chắc chắn


- Đúng vị trí, chắc chắn
- Không thủng, mọt rỉ
e. Lớp sơn Quan sát - Không trong bóc

2. Kính chắn gió Quan sát - Kính an toàn, không nứt vỡ,
trong suốt
3. Ghế ngưới lái và ghế hành Quan sát - Có kích thước theo tiêu chuẩn
khách TCVN4461-78
- Định vị đúng
- Đủ số lượng
4. Độ kín của các hệ thống có Quan sát - Đúng vị trí, chắc chắn
sử dụng chất lỏng, khí, động - Không thủng, mọt rỉ
cơ, ly hợp , hộp số, cầu xe, hệ - Đúng hồ sơ kỹ thuật
thống lái - Làm việc tốt
5. Dây điện Quan sát, dùng cụng - Đúng vị trí, chắc chắn
cụ chuyên dụng - Không thủng, mọt rỉ
- Đúng hồ sơ kỹ thuật
- Khớp quay không rơ

- Đúng vị trí, chắc chắn


- Không thủng, rò rỉ dầu
- Đúng hồ sơ kỹ thuật
- Không có tiếng kêu
- Đúng vị trí, chắc chắn
- Không thủng, rò rỉ dầu
- Đúng hồ sơ kỹ thuật
- Không có tiếng kêu
6. Bánh xe Quan sát, dùng cụng - Đúng vị trí, chắc chắn
a. Moay ơ cụ chuyên dụng - Quay trơn không bó kẹt, không
có độ rơ dọc, rơ ngang

b. Vành - Không cong vênh

c. Lốp - Chiều cao hoa lốp:


- Ô tô con 1,5 mm
- Ô tô khách 2,0 mm
- Ô tô tải 1,0 mm
- Đúng áp suất
- Lắp cùng loại, có độ mòn tương
đương nhau
- Không bị phồng dộp và không
được sử dụng lốp đã qua sử dụng,

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 30


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

lốp đắp.

C. Kiểm tra trên băng tổng hợp


1. Kiểm tra trượt ngang của - Không quá 5m/1km
bánh xe dẫn hướng

2. Kiểm tra sai số đồng hồ tốc - Không quá 10% tại V=40km/h
độ
3. Kiểm tra hiệu quả phanh - Hiệu quả phanh tổng của các
chính bánh không nhỏ hơn 50% trọng
lượng phương tiện
- Sự chênh lệch về lực phanh
bánh phải và bánh trái trên cùng
một trục phải nhỏ hơn 8%
4. Kiểm tra hiệu quả phanh tay - Không nhỏ hơn 22% so với
trọng lượng phương tiện đối với ô
tô con và không nhỏ hơn 30%
trọng lượng phương tiện đối với ô
tô tải.
D. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, các cho tiết khác liên quan đến an toàn, độ ồn,
khí xả
1. Kiểm tra tình trạng ắc quy - Đủ điện áp định mức
2. Đèn chiếu sáng phía trước Quan sát, đo bằng - Cường độ chiều sáng không nhỏ
thiết bị hơn 10.000cd
- Đủ số lượng, đúng kiểu dáng
- Góc tạo bởi phần tia chiếu trên
và phần tia chiếu dưới theo mặt
phẳng dọc tạo thành đường tâm
của chùm tia không nhỏ hơn 30
- Tia phản chiếu ngoài trên cùng
của chùm sáng không vượt trên
đường nằm ngang song song với
mặt đường
- Dãi chiếu xa không nhỏ hơn
100m
Dãi chiếu gần không nhỏ hơn
50m
3. Các loại đèn khác Quan sát
a. Đèn xin đường - Màu vàng, đủ số lượng, hoạt
động tốt
- Tầng số ngáy từ 60 lần/ phút
đến 120 lần /phút
- Từ thời điểm đóng công tắc cho
đến khi đèn sáng không vượt quá
Quan sát 3 giây.
b. Đèn soi biển số Quan sát - Soi rõ biển số
c. Đèn kích thước Quan sát - Đủ số lượng
d. Đèn phanh - Đủ độ sáng
- Đảm bảo độ sáng

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 31


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

4. Gạt mưa Quan sát - Đủ số lượng, định vị chăc chắn


- Không làm sướt kính
- Diện tích quét ít nhất 2/3 kính
chắn gió

5. Hệ thống phun nước rửa Quan sát - Hoạt động tốt


kính
6. Gương chiếu hậu Quan sát - Đủ số lượng, đúng loại
- Quan sát được phần đường phía
sau, khoảng nhìn rộng ít nhất 20m

7. Còi điện Đo bằng thiết bị - Âm lượng toàn bộ không lớn


hơn 115dB và không nhỏ hơn 65
dB
- Đối với ô tô kéo rơ móc phải lắp
đủ 2 loại còi khác nhau

8. Độ ồn Đo bằng thiết bị - Phải nằm trong giới hạn cho


phép của TCVN5948-1999
9. Khí xả Đo bằng thiết bị - Không vượt quá quy định theo
quy định 1449/MTG ban hành
ngày 23/6/19995 của bộ khoa học
và môi trường
E. Kiểm tra phần bên dưới phương tiện
1. Khung Quan sát, dùng búa - Được lắp chặt, đảm bảo
chuyên dụng - Không cong vênh, nứt gãy
2. Hệ thống treo Quan sát, dùng búa - Đúng hồ sơ kỹ thuật
a. Nhíp, lò xo, thanh xoắn chuyên dụng - Được lắp chặt, đảm bảo
b. Giảm chấn - Không cong vênh, nứt gãy
c. Thanh giằng - Đủ số lượng
- Các che bụi, đệm không nứt, vỡ
- Các khớp quay không rơ
3. Hệ thống truyền lực Quan sát, dùng búa - Đúng hồ sơ kỹ thuật
chuyên dụng - Được lắp chặt, đảm bảo
- Không cong vênh, nứt gãy
- Có độ rơ nằm trong giới hạn cho
phép
4. Độ kín của các hệ thống có Quan sát - Đúng hồ sơ kỹ thuật
sử dụng chất lỏng, khí, động - Được lắp chặt, đảm bảo
cơ, ly hợp, hộp số, cầu xe, hệ - Không cong vênh, nứt gãy
thống lái, làm mát - Có độ rơ nằm trong giới hạn cho
phép
- không có tiếng kêu, không bị rò
rỉ dầu
5. Hệ thống khí xả Quan sát - Đúng hồ sơ kỹ thuật
a. Đường ống dẫn - Được lắp chặt, đảm bảo
b. Bầu giảm âm - Không cong vênh, nứt gãy
- Không chạm các chi tiết chuyển
động
6. Hệ thống phanh Quan sát - Cơ cấu hãm phanh tay hoạt

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 32


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

a. Cơ cấu dẫn động phanh động tốt


b. Hệ thống phanh hơi - các van điều khiển, van an toàn
c. Ống dẫn làm từ vật liệu cứng hoạt động tốt
d. Ống dẫn làm từ vật liệu - Theo đúng quy định
mềm
7. Hệ thống lái Quan sát, kiểm tra - Không nứt vỡ, đúng kiểu loại
a. Vô lăng bằng dụng cụ chuyên - Đúng hồ sơ kỹ thuật
dùng, tay lắc qua lại - Được lắp chặt, đảm bảo
b. Trục lái Dùng thiết bị tạo - Không cong vênh, nứt gãy
chấn động, dùng tay - Không có độ rơ dọc
lắc qua lại - không có tiếng kêu, không bị rò
rỉ dầu
c. Các khớp cầu và khớp Quan sát - Đúng hồ sơ kỹ thuật
chuyển hướng - Được lắp chặt, đảm bảo
d. Ngỗng quay lái Cho động cơ làm - Không cong vênh, nứt gãy
việc quay vô lăng và - Không có tiếng kêu, không bị rò
quan sát rỉ dầu
e. Thanh dẫn động lái Quan sát và kiểm tra

f. Hệ thống lái trợ lực Quan sát - Không bị rò rỉ dầu


- Hoạt động tốt

g. Hệ thống lái phương tiện xe Quan sát - Không có độ rơ dọc trục, điều
ba bánh khiển nhẹ nhàng
- Càng lái cân đối
- Không có tiếng kêu, không bị rò
rỉ dầu

8. dây điện quan sát từ bên Quan sát - Định vị chắc chắn, vỏ cách điện
dưới và không nứt gãy.
3. Lưu trữ và xử lý số liệu
A. Lưu kết quả - Đủ, đúng
B. Thông báo kết quả đến chủ - Có chữ ký của ĐKV
khách hàng - Đúng như quy định

II. TIÊU CHUẨN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1. Lộ trình tiêu chuẩn khí thải Châu Âu của các nước.


• Hiện nay có 3 tiêu chuẩn khí thải được áp dụng
• Tiêu chuẩn khí thải Mỹ, áp cũng ở nước Mỹ
• Tiêu chuẩn khí thải Nhật, áp dụng nước Nhật
• Tiêu chuẩn khí thải Châu Âu được áp dụng hầu hết các nước trên thế giới kể cả Nhật và
Mỹ
Stt EURO Lộ trình ra đời
1 EURO 1 1992
2 EURO2 1996
3 EURO3 2000
4 EURO4 20005
5 EURO5 2009
6 EURO6 2014

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 33


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

L ộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải của các nước:

Nhóm/ Loại xe Lộ trình áp dụng (năm)


nước áp EURO1 EURO2 EURO3 EURO4 EURO5 EURO6
dụng
EC Xe máy 1999 2002
Mô tô 2002 2006
Xe hạng nhẹ 1992 1996 2000 2005 2015
Xe hạng nặng 1992 1996 2000 2005 2015
Trung Mô tô 2004
Quốc Xe hạng nhẹ 2001 2004 2011 2016
Xe hạng nặng 2000 2003 2011 2016
Thái Lan Mô tô 2001 2004
Xe hạng nhẹ 1997 1999 2001 2009 2017
Xe hạng nặng 1998 1999 2001 2017
Indonesia Mô tô 2005
Xe hạng nhẹ 2005
Xe hạng nặng 2005
Singapore Mô tô 2003
Ô tô tải 1993 1998 2004 5/9/2017
Maylaysia Mô tô 2003
Ô tô tải 1997 2000 2006
Philippine Xe hạng nhẹ 2003
Xe hạng nặng 2003
Nhật Bản Mô tô 2007 2011
India Xe tải 2001 2005 2010
Việt Nam Mô tô 2006 2009
Xe tải 2006 2008 2017
Bảng lộ trình khí thải Châu Âu mà các nước Châu Á áp dụng, Ngoài một số nước như
Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản áp dụng tiêu chuẩn EURO6, thì còn lại Thái Lan áp dụng
EURO5, thì còn lại các nước còn đang rất chậm áp dụng tiêu chuẩn cao. Việt Nam áp dụng lộ
trình khí thải EURO4 với xe nhập khẩu hay lắp ráp trong nước.

2. Các tiêu chuẩn khí thải EURO


a. Các tiêu chuẩn khí thải

Thành EURO1 EURO2 EURO3 EURO4 EURO5 EURO6 TCVN


phần
khí thải
CO 4,5 4 2,1 1,5 1,5 1,5 4.5
HC 1,23 1,1 0,66 0,46 0,46 0,13 1,2
NOx 9 7 5 3,5 2,0 0,4
Hạt rắn 0,4 0,15 0,13 0,02 0,01 0,01

Bảng tiêu chuẩn khí thải và lộ trình áp dụng. Việt Nam chọn tiêu chuẩn kiểm định chất lượng khí
thải EURO2, tuy nhiên về chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam, tức thấp hơn EURO2.
b. Lộ trình áp dụng
EURO1: áp dụng 1992

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 34


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

EURO2: áp dụng 1996


EURO3: áp dụng 2000
EURO4: áp dụng từ 2005- 2006
EURO5: áp dụng 2008-2009
EURO6: áp dụng 2014

3. Tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường ở Việt Nam


Theo tiêu chuẩn Việt Nam 22 TCVN 307-06
STT Thành phần khí thải Mức 1 Mức 2 Mức 3
1 CO (%) 4,5 3,4 3,0
2 HC (pp thể tích)
- Động cơ 4 kỳ 1200 800 600
- Động cơ 2 kỳ 7800 7800 7800
- Động cơ đặc biệt 3300 3300 3300
3 Độ khói (%HSU) 72 60 50
4 Hệ số hập thụ ánh sáng (m-1 ) 2,69 2,13 1,61

III. TIÊU CHUẨN TIẾNG ỒN


Ô nhiễm tiếng ồn hiện nay đã vượt qua giới hạn che phép, Ở các thành phố lớn hiện nay như
thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội…hiện nay rất khó kiểm soát được tiếng ồn đối với
các xe ô tô, xe mô tô, xe máy. Để thực hiện điều này, Bộ Giao Thông Vận tải ra quyết định số
1397/1999 QĐ-BGTVT của Bộ trưởng BGTVT về việc áp dụng TCVN 6438-1998 đối với tiếng
ồn xe cơ giới như sau.
STT Loại phương tiện Mức ồn tối đa cho phép
(dB)
1 Xe máy đến 123 cm 3
95
2 Xe máy đến 123 cm3 99
3 Ô tô con 103
4 Ô tô các loại hạn nhẹ G< 3500kg 103
5 Ô tô các loại hạn trung G >3500kg, P<150KW 105
6 Ô tô các loại hạn trung G >3500kg, P>150KW 107
7 Phương tiện đặc biệt 110

TÓM TẮT NỘI DUNG


Trong bài này, người học cần nắm được thủ tục thực hiện quy trình đăng kiểm
tại các trạm đăng kiểm có trang bị máy móc cơ giới. Các nội dung được đề cập đến
trong bài bao gồm
- Quy trình đăng ký và làm thủ tục tại các trạm kiểm định phương tiện cơ giới
đường bộ
- Các quy định khi tiến hành đăng kiểm kiểm tại các trạm kiểm định phương tiện cơ
giới đường bộ
- Việc đăng kiểm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và độ an toàn cho các phương
tiện cơ giới đường bộ
CÂU HỎI ÔN TẬP:
Câu 1: Hãy trình bày các các thủ tục cần thiết để tiến hành việc đăng kiểm phương
tiện cơ giới đường bộ
GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 35
Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Câu 2: Trình bày quy trình kiểm tra kỹ thuật các hệ thống trên phương tiện của
phương tiện cơ giới đường bộ
Câu 3: các tiêu chuẩn đánh giá độ an toàn hệ thống trên các phương tiện cơ giới
đường bộ

Bài 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT Ô TÔ


3.1. Khái niệm về chẩn đoán kỹ thuật
3.1.1. Chẩn đoán kỹ thuật
Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của xe bị thay đổi theo chiều hướng xấu
đi. Để xác định tình trạng kỹ thuật của xe ta có thể tháo rời các cụm, các tổng thành để
phát hiện hư hỏng. Nếu làm như vậy sẽ phá hỏng trạng thái tiếp xúc tốt của bề mặt làm
việc của các chi tiết máy, tăng ngày công lao động. Hiện nay ở nước ta cũng như các
nước khác đều dùng máy móc thiết bị để tiến hành kiểm tra trạng thái kỷ thuật của ô tô,
của các cụm, tổng thành… mà không cần phải tháo rời. Phương pháp xác định tình trạng
kỹ thuật này được gọi là phương pháp chẩn đoán kỹ thuật.
Chẩn đoán kỹ thuật dựa trên các tiêu chuẩn đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật của ô
tô để phán đoán tình trạng kỹ thuật tốt, xấu của ô tô. Khi chẩn đoán có thể dựa vào các
thông số do các thiết bị đo trực tiếp hoặc gián tiếp để phát hiện hư hỏng ở bên trong.
3.1.2. Mục đích của chẩn đoán kỹ thuật:
Công nghệ chẩn đoán kỹ thuật ra đời làm thay đổi và nâng cao chất lượng của công
tác bảo dưỡng kỹ thuật. Nó đánh giá trạng thái kỹ thuật của xe một cách chính xác, khách
quan và nhanh chóng, nâng cao độ tin cậy của xe, dự báo được khả năng hoạt động an
toàn và quyết định các phương án bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng đã phát
hiện nên nâng cao khả năng an toàn trong quá trình hoạt động.
Nâng cao được tuổi thọ giảm chi phí do không tháo lắp và giảm được cường độ hao
mòn của chi tiết. Do phát hiện kịp thời những biến xấu kỹ thuật, kịp thời điều chỉnh các
bộ phận, hệ thống.
Ngày nay chẩn đoán kỹ thuật đã trở thành một phương pháp chính để kiểm tra trạng
thái kỹ thuật của ô tô, của tổng thành mà không phải tháo rời
3.1.3. Vị trí công tác chẩn đoán kỹ thuật trong bảo dưỡng và sửa chữa ô tô:
Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của ô tô là một khâu quan trọng trong quá trình sửa
chữa ô tô nhằm đảm bảo chất lượng và hạ giá thành bảo dưỡng, sửa chữa. Sử dụng tốt
chẩn đoán kỹ thuật kết hợp với bảo dưỡng, sửa chữa sẽ giảm bớt cường độ lao động, hạ
giá thành vận chuyển.
Kết quả của chẩn đoán có thể xác định chính xác các thông số biểu thị tình trạng kỹ
thuật của các chi tiết, tổng thành, cụm do đó có thể xác định được khối lượng công việc
bảo dưỡng, sửa chữa, đánh giá được kết quả, chất lượng của bảo dưỡng, sửa chữa, dự báo
được độ tin cậy của chi tiết, tổng thành… Dựa vào kết quả của chẩn đoán có thể hiệu
chỉnh lại chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp.

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 36


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Người ta bố trí chẩn đoán kỹ thuật bảo dưỡng kỹ thuật cấp I, cấp II, lúc này nhiệm
vụ của chẩn đoán kỹ thuật các cấp bảo dưỡng là khác nhau, dựa vào kết quả của chẩn
đoán kỹ thuật mà xử lý các hư hỏng của ô tô tại các vị trí sửa chữa, sau đó đưa vào vị trí
bảo dưỡng.
Các vị trí chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa thường xuyên, thường bố trí
theo sơ đồ dây chuyền sơ đồ 3.1.

Kiểm tra

Cầu rửa xe

Chẩn đoán tổng quát Vị trí chờ sửa Chẩn đoán tổng quát
trước BD-I trước BD-II

Sửa chữa
BD - I BD - II
thường xuyên

Chờ xuất xưởng

Hình 3.1: Dây chuyền sản xuất trong cơ sở bảo dưỡng ô tô
Theo cách bố trí này ô tô sau khi kiểm tra sẽ đến cầu rửa xe để làm vệ sinh xe sạch
sẽ, đến vị trí chờ sửa, sau đó tùy theo kết quả quan sát theo hành trình xe đã chạy xe được
đến một trong hai dây chuyền chẩn đoán trước bảo dưỡng sửa chữa, tùy theo kết quả
chẩn đoán mà xe được đến một trong ba dây chuyền bảo dưỡng, sửa chữa, sau đó xe
được đưa vào khu vực chờ xuất xưởng.
Tùy phân theo tuyến bảo dưỡng nhưng các tuyến quan hệ chặt chẽ với nhau được
đều hành chung bởi phòng kỹ thuật.
3.1.4. Xu hướng phát triển của chẩn đoán kỹ thuật:
Sự phát triển của khoa học chẩn đoán gắn liền với hoàn thiện các thiết bị chẩn đoán.
Ngày nay xu hướng sử dụng chẩn đoán kỹ thuật kết hợp với quá trình hoàn thiện kỹ thuật
bảo dưỡng và sửa chữa đang được chú ý đặc biệt, chẩn đoán kỹ thuật ngày càng hoàn
thiện và phát huy vai trò quan trọng của nó.
Hiện nay chẩn đoán kỹ thuật phát triển theo một số xu hướng sau:
- Ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm cải tiến, hiện đại hóa những thiết bị cũ
đã có.
- Hoàn thiện các phương thiết bị chẩn đoán hiện đại: các bộ đầu đo, các bộ chuyển
đổi bộ xử lý…

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 37


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

- Tự động hóa quá trình chẩn đoán: Ô tô bao gồm nhiều tổng thành, nhiều hệ thống
phức tạp, để xác định hàng trăm thông số sẽ mất nhiều thời gian, việc tự động hóa quá
trình chẩn đoán sẽ tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian.
- Người ta sử dụng máy tính để theo dõi sự hoạt động của các chi tiết, các cụm, các
tổng thành ô tô. Nội dung của chương trình được sắp xếp, mã hóa về chế độ chẩn đoán,
về các thông số chẩn đoán… Ở các trung tâm nghiên cứu chẩn đoán ở Châu Âu đặc biệt
là Anh và Pháp đều cho rằng chẩn đoán kỹ thuật là một biện pháp hổ trợ trong hệ thống
bảo dưỡng định kỳ nhằm kiểm tra, phát hiện hư hỏng và hoàn thành nhiệm vụ bảo dưỡng
kỹ thuật (chăm sóc dự phòng).
Tuy nhiên có một số nước tách chẩn đoán kỹ thuật ra khỏi công nghệ bảo dưỡng kỹ
thuật. Trong trạm chẩn đoán kỹ thuật ở Mỹ chỉ đơn thuần là chẩn đoán kỹ thuật ô tô,
không chỉ định phương pháp điều chỉnh hay sửa chữa.
Trong sửa chữa chẩn đoán kỹ thuật phải phát hiện được hiện nguyên nhân sinh ra sự
cố hư hỏng từ đó xác định biện pháp kỹ thuật để khắc phục tình trạng hư hỏng ấy.
Dựa vào kết quả nghiên cứu của các nước với đặc điểm của từng đơn vị người ta có
thể bố trí chẩn đoán kỹ thuật trong quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo hai
phương án:
+ Chẩn đoán kỹ thuật cùng với bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.
+ Chẩn đoán kỹ thuật trên một trạm riêng.
Theo phương án thứ nhất tiến hành chẩn đoán kỹ thuật để khắc phục các sự cố hoặc
hư hỏng được phát hiện trong quá trình sử dụng sắp tới. Hiện nay nước ta đang được sử
dụng phương án này, công tác chẩn đoán kỹ thuật được tiến hành ngay trên dây chuyền
bảo dưỡng cấp I, cấp II.
Theo phương án này khi ô tô ra xưởng được làm đầy đủ những nội dung trong bảo
dưỡng và dự báo độ tin cậy trong thời gian làm việc sau đó.
Phương án thứ hai chỉ đơn thuần chẩn đoán nhanh tình trạng kỹ thuật của ô tô, chẩn
đoán nhằm dự báo thường xuyên độ tin cậy của ô tô. Việc đưa ô tô đi bảo dưỡng, sử chữa
là ở nơi khác.
3.2. Xác định các thông số đặc trưng dùng trong chẩn đoán kỹ thuật:
3.2.1. Thông số chẩn đoán:
a. Hư hỏng do kết cấu:
Bao gồm các dạng hư hỏng phát sinh theo quy luật trùng lặp nhiều lần giống nhau,
thường hư hỏng ở một vị trí nhất định. Hư hỏng thuộc nhóm này chi tiết thường bị gãy,
rạn nứt do sức bền kém, ứng suất tập trung, do thiết kế sai…
b. Hư hỏng do công nghệ:
Bao gồm những hư hỏng xảy ra do các yếu tố công nghệ như không bảo đảm độ
bóng, độ cứng bề mặt, nhiệt luyện sai…
c. Hư hỏng do lão hóa:

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 38


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Do ô tô sử dụng quá thời gia quy định các chi tiết máy bị hao mòn nhanh không có
khả năng điều chỉnh phục hồi. Đây là dạng hư hỏng tự nhiên tuân theo quy luật hao mòn
trong quá trình làm việc.
d. Hư hỏng do vận hành:
Bao gồm những hư hỏng do vi phạm quy tắc vận hành xe như: Thiếu dầu mỡ bôi
trơn, xe chở quá tải… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự cố hư hỏng, tùy theo điều kiện
sử dụng, điều kiện chế tạo bảo dưỡng sửa chữa mà nguyên nhân gây ra sự cố cũng thay
đổi, các biểu hiện của sự cố cũng rất đa dạng.
Trong chẩn đoán kỹ thuật trước tiên phải xét đến thông số kết cấu và đặc điểm của
các yếu tố liên quan trong quá trình làm việc.
Quá trình sử dụng các thông số kết cấu biến đổi từ giá trị ban đầu đến giá trị giới
hạn mới hỏng.
- Giá trị ban đầu của thông số kết cấu được tính toán theo yêu cầu kỹ thuật của nhà
chế tạo.
- Giá trị cho phép của thông số kết cấu là ranh giới xuất hiện hư hỏng, tính năng sử
dụng bắt đầu giảm, tình trạng kỹ thuật thay đổi nhưng vẫn còn khả năng làm việc.
- Giá trị giới hạn của thông số kết cấu là tổng thành hoặc ô tô mất hoàn toàn khả
năng làm việc.
Trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được việc đo đạc các thông số kết cấu
khi không tháo rời các bộ phận ra khỏi xe. Vì vậy việc thông tin về tình trạng kỹ thuật
của các chi tiết, cụm, các tổng thành… dựa vào các thông số thể hiện trong quá trình làm
việc của các bộ phận này của ô tô.
3.2.2. Phương pháp xác định thông số chẩn đoán:
Trong quá trình làm việc trạng thái kỹ thuật của kết cấu thể hiện ở rất nhiều mặt và
nằm trong một dãi rộng từ tốt đến không tốt. Trong chẩn đoán kỹ thuật chỉ khảo sát hai
đặc trưng tổng quát là tốt và không tốt. Mỗi điểm không tốt xác định một sự sai lệch của
thông số kết cấu so với trị số giới hạn cho phép thể hiện qua các triệu chứng trong thời
gian làm việc của ô tô. Ta chỉ khảo sát những thông số nằm trong giới hạn cho phép, quá
trình xác định các thông số như sau:

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 39


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Hình 3.2. Sơ đồ xác định thông số chẩn đoán

+ Trước hết phải phân tích các sự cố, hư hỏng của ô tô theo các số liệu thống kê,
qua phân tích sẽ xác định được độ tin cậy của các hệ thống, bộ phận của ô tô.
+ Phân tích sự cố tiến hành theo các bước:
- Xác định các tính năng làm việc của tổng thành, cụm cần chẩn đoán, nghiên cứu
đặc điểm quá trình làm việc và tác dụng tương hổ giữa các bộ phận.
- Chú ý đến đặc điểm lắp ghép giữa các tổng thành, cụm, các bề mặt lắp ghép này sẽ
bị mòn, các thông số bị sai lệch trong quá trình làm việc, do đó trạng thái kỹ thuật bị xấu
so với ban đầu
- Các thông số kết cấu nó xác định sự tác dụng tương hổ giữa các bộ phận và bề mặt
lắp ráp.
- Đề cập đến hư hỏng có thể xảy ra xác định các thông số này trên cơ sở phân tích
các số liệu thống kê các hư hỏng của tổng thành, cụm…
- Các hư hỏng trên thể hiện ra bên ngoài, gọi là hiện tượng hư hỏng.
- Xác định các thống số dùng trong kiểm tra, trong quá trình chẩn đoán các thông số
này phải có tính ổn định cao.,
Muốn chẩn đoán thu được kết quả chính xác có độ tin cậy cao ta phải tiến hành thực
nghiệm trong phòng thí nghiệm trên hiện trường nhiều lần, nhiều mẫu khác nhau,… để
chọn một cách đúng đắn các thông số đảm bảo đúng hư hỏng có thể xảy ra và có khối
lượng tin tức nhiều nhất.

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 40


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

3.2.3. Tiêu chuẩn và các loại tiêu chuẩn chẩn đoán:


Các thông số chẩn đoán cũng có tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe,
các giá trị ban đầu (S0), giá trị cho phép (scp), giá trị giới hạn (Sgh). Gỉa sử hàm S = f(1) là
tuyến tính: S C
3 A
Sgh •
2 B
Scp •
1
S0

I
Hình 3.3: Sơ đồ cấu thành tiêu chuẩn chẩn đoán
S: Thông số chẩn đoán.
I: Quãng đường xe chạy (km).
Ta có thể lập mối quan hệ của hàm trên như hình 2.3.
Đoạn (1) giữa S0 –Sgh : biểu thị trạng thái hoạt động của xe.
Đoạn (2) giữa Scp – Sgh: phạm vi dự trữ cho trạng thái hoạt động phù hợp với kiểm tra
giữa kỳ.
Đoạn (3) ngoài Sgh: phạm vi xe hỏng.
Từ sơ đồ trên ta thấy tại:
A: là thời điểm chẩn đoán (dự báo hư hỏng).
B: thời điểm xuất hiện trục trặc.
C: là xe hư hỏng (tổng thành hỏng).
Trong chẩn đoán người ta thường dùng một số tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn nhà nước: Thường liên quan đến an toàn giao thông, ô nhiễm môi
trường… những tiêu chuẩn này để đo trực tiếp. Thường quy định các giá trị lớn hơn, nhỏ
hơn hoặc bằng định mức. Thí dụ: độ ồn cho phép phải nhỏ hơn (hoặc bằng) định mức,
lực phanh phải lớn hơn (hoặc bằng) định mức…
- Tiêu chuẩn nhà tái chế dựa trên dung sai chế tạo các chi tiết, các chỉ tiêu độ bền, tính
tin cậy… của xe đã thử nghiệm.
Ví dụ: khe hở cặp tiếp điểm má vít khe hở giữa bạc và trục khe hở giữa piston xi lanh.
3.3. Mối quan hệ giữa các thông số trong hệ thống chẩn đoán – các quá trình chẩn
đoán kỹ thuật:
3.3.1. Mối quan hệ giữa các thông số trong hệ thống chẩn đoán:
Trạng thái kỹ thuật của cơ cấu quyết định khả năng làm việc của chúng trong quá
trình vận hành. Sau một thời gian làm việc các thông số (sự hao mòn của các bề mặt tiếp

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 41


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

xúc, các mối ghép bị hỏng, lò xo mất tính đàn hồi…) bị thay đổi từ trị số tiêu chuẩn (trị
số tối ưu) đến trị số giới hạn cho phép. Việc xác định trạng thái kỹ thuật của ô tô không
đòi hỏi phải tháo rời các cụm chính là việc xác định xu hướng thay đổi các thông số đó,
các thay đổi này bao giờ cũng thể hiện ra những hiện tượng bên ngoài.
Mỗi đối tượng chẩn đoán có rất nhiều thông số kết cấu, đồng thời cũng có rất nhiều
thông số chẩn đoán. Muốn lập mối quan hệ giữa các thông số chẩn đoán người ta phải
xác định các hư hỏng, tìm thông số chẩn đoán bằng cách lập sơ đồ điều tra kết cấu như
hình 2.4 giới thiệu cách lập mối quan hệ giữa thông số chẩn đoán bằng cách lập mối quan
hệ giữa thông số kết cấu với triệu chứng và thông số chẩn đoán.
Ô tô là tổng hợp của nhiều cụm, nhiều hệ thống, tổng thành,… rất phức tạp. Quan hệ
giữa thông số kết cấu và thông số chẩn đoán là quan hệ hỗn hợp.
Với những kết cấu đơn giản là mối quan hệ đơn (một giá trị kết cấu có một giá trị
chẩn đoán).
Với những kết cấu phức tạp như thông số kết cấu là mòn xéc măng có thể có nhiều
thông số chẩn đoán: giảm áp suất cuối quá trình nén, dầu nhờn xục lên buồng cháy, khí
cháy lọt xuống các te tăng,… Hoặc có khi một thông số chẩn đoán như: giảm áp suất cuối
quá trình nén lại liên quan đến nhiều thông số kết cấu như: mòn xéc măng – xi lanh, kênh
supáp, hở đệm nắp máy… Hoặc có khi quan hệ đan xen lẫn nhau.
Để giải những bài toán phức tạp này người ta lập các ma trận chẩn đoán hoặc các
máy tính điện tử trợ giúp.

Đối tượng Nhóm xylanh-piston

Phần tử Xylanh Xécmăng Piston

Thống số kết Khe hở giữa -Khe hở miệng -Khe hở Piston-xylanh
cấu xylanh-piston -Khe hở cạnh -Khe hở rảnh xécmăng
-Lực bung

Hư hỏng Tăng khe hở - Tăng khe hở Tăng khe hở
-Giảm lực bung

Hiện tượng Khí cháy lọt xuống đáy dầu, dầu nhờn lên buồng cháy, giảm áp suất
cuối quá trình nén

GV: Thông số chẩn


Phạm Minh Trí - Lượng khí cháy
Lưu lọtnội
hành bộ đáy dầu
xuống 42
đoán - Đo tiêu hao dầu nhờn
- Đo áp suất cuối quá trình nén
Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Hình 3.3: Mô hình quan hệ điều tra kết cấu giữa thông số kết cấu, hiện tượng và
thông số chẩn đoán của nhóm xi lanh – piston
3.3.2. Quá trình chung của chẩn đoán kỹ thuật:
a. Khái niệm:
Quá trình chung của chẩn đoán kỹ thuật bao gồm:
- Chương trình chẩn đoán.
- Đo các thông số chẩn đoán.
- Xử lý các thông tin.
- Đánh giá kết quả chẩn đoán.
Trong đó chương trình chẩn đoán chính là nội dung của chẩn đoán. Nội dung của
chẩn đoán phải thể hiện được nhiều trạng thái kỹ thuật của tổng thành, cụm chi tiết của xe
với chi phí hợp lý. Nội dung của chẩn đoán có thể thực hiện trên bệ thử hoặc khi xe đang
hoạt động. Thông qua nội dung chẩn đoán hợp lý sẽ đánh giá đúng các hư hỏng của xe.
Đo các thông số chẩn đoán bằng các bộ cảm biến, các đầu đo khác nhau như: điện
từ, thủy lực, cơ khí,…
Thường người ta dùng hai loại: loại gắn cố định với các bộ phận cần đo trên xe
như: cảm biến đo nhiệt độ nước làm mát, áp suất dầu bôi trơn, áp suất bình chứa khí nén,
đo tốc độ gió ở đường ống nạp,…; loại cảm biến chỉ gắn vào xe khi dùng thiết bị đo như:
góc đánh lửa của động cơ, góc phun sớm, tốc độ quay của trục khủyu,…
Các thông tin nhận được từ các bộ cảm biến phải được truyền về bộ phận tiếp
nhận, khuếch đại thông tin, lọc nhiễu,… và đến bộ xử lý kết quả đo.
Bộ xử lý kết quả đo làm việc theo nguyên tắc: so sánh giá trị đo với các giá trị tiêu
chuẩn chẩn đoán. Nếu kết quả đo nằm trong phạm vị tiêu chuẩn thì xe được phép sử dụng
đến đợt kiểm sau, nếu vượt quá phạm vi tiêu chuẩn thì xe phải vào bảo dưỡng, sửa chữa.
b. Các quá trình chẩn đoán kỹ thuật:
Các tổng thành, ô tô là đối tượng chẩn đoán phức tạp. Để chẩn đoán tốt tình trạng
kỹ thuật của nó người ta có thể sử dụng các phương pháp như:
- Qúa trình chẩn đoán theo phương pháp tổng hợp.
- Qúa trình chẩn đoán theo phương pháp phân tích.
- Dùng thuật toán chẩn đoán.
Nói chung các quá trình chẩn đoán theo phương pháp nào cũng cần phải dung các
bộ cảm biến, theo phương pháp tổng hợp dung nhiều bộ cảm biến nhiều chức năng khác
nhau,… khi chẩn đoán chuyên sâu hoặc tổng hợp, các bộ phận cảm biến sẽ nhận thông
tin qua các thay đổi về thông số kết cấu thể hiện bởi các triệu chứng, rồi đưa đến bộ phận
xử lý, khuếch đại, lọc nhiễu, so sánh và đưa ra kết quả chẩn đoán.

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 43


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Hiện nay dùng nhiều quá trình chẩn đoán theo phương pháp tổng hợp: dung nhiều bộ
cảm biến và trợ giúp của máy tính điện tử để nhận và xử lý thông tin rồi thông báo kết
quả chẩn đoán trên màn hiển thị.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích mục đích của chẩn đoán kỹ thuật và bảo dưỡng ô tô
2. Nêu vị trí công tác chẩn đoán kỹ thuật trong bảo dưỡng và sửa chữa ô tô
3. trình bày xu hướng phát triển của chẩn đoán kỹ thuật
4. Xác định các thông số đặc trưng dùng trong chẩn đoán kỹ thuật
5. Trình bày tiêu chuẩn và các loại tiêu chuẩn chẩn đoán
6. Phân tích mối quan hệ giữa các thông số trong hệ thống chẩn đoán – các quá trình chẩn
đoán kỹ thuật

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 44


Giáo trình Kỹ thuật kiểm định và chẩn đoán ô tô

Bài 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN


4.1. Các phương pháp chẩn đoán:
Theo hình thức chẩn đoán người ta chia làm hai loại:
+ Chẩn đoán trên đường: Người ta xây dựng những bãi thử riêng để tiến hành xác
định khả năng kéo, chất lượng phanh, tiêu hao nhiên liệu,… chẩn đoán xe trên đường cho
kết quả tương đối chính xác (vì điều kiện thử sát với điều kiện làm việc thực của xe),
nhưng có nhược điểm là chi phí lớn, khó tổ chức theo dõi và quản lý.
+ Chẩn đoán trên bệ thử: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương
pháp chẩn đoán trên đường. Nó được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới thí
dụ như: bệ chẩn đoán chất lượng kéo, chất lượng phanh, hệ thống treo, chẩn đoán tổng
hợp tình trạng kỹ thuật của động cơ,… Để tăng được độ chính xác của kết quả chẩn đoán,
các bệ thử phải mô phỏng được điều kiện làm việc trên bệ giống với điều kiện làm việc
thực tế của ô tô.
Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác như: chẩn đoán chung, chẩn đoán chuyên sâu,
chẩn đoán theo thông số hiệu quả, theo sự rung động âm thanh,… tất cả các phương pháp
chẩn đoán đều phải theo nguyên tắc công nghệ từ chẩn đoán toàn bộ đến chẩn đoán đều
phải theo nguyên tắc công nghệ từ chẩn đoán toàn bộ đến tập trung cục bộ. Nguyên tắc
này nhằm đảm bảo được công việc chẩn đoán trước tiên tập trung vào các thông số thể
hiện quá trình công tác, sau đó mới đến chẩn đoán riêng biệt từng cơ cấu, tùy từng mức
độ, yêu cầu.
4.2. Các thiết bị chẩn đoán:
Các thiết bị chẩn đoán dung để xác minh giá trị của các thông số chẩn đoán, thiết bị
hiện nay rất đa dạng. Các thiết bị chẩn đoán phải phù hợp với phương pháp chẩn đoán và
thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Có độ nhạy cao, đảm bảo độ chính xác, năng suất cao.
- Có độ tin cậy cao ít xảy ra sự cố khi chẩn đoán, có tuổi thọ cao, có kết cấu hợp lý, dễ
bảo dưỡng, sửa chữa.
- Giá thành thiết bị hạ, chi phí ít trong quá trình sử dụng.
Hiện nay người ta chia các thiết bị ra làm hai loại chính:
+ Các thiết bị chẩn đoán di động: Loại thiết này thường xách tay được mang theo xe
để tiến hành chẩn đoán trên đường. Loại thiết bị này thường là: lực kết, nhiệt kế, đồng hồ
đo áp lực. dụng cụ do tiêu hao nhiên liệu, đo góc đặt bánh xe,…
+ Các thiết bị chẩn đoán cố định: Loại thiết bị này thường là các bệ cố định như: bệ
thử phanh, thử công suất, thử dao động, kiểm tra tổng hợp tình trạng kỹ thuật của động
cơ,…
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị mà sử dụng các thiết bị chẩn đoán kỹ thuật
của các nhà sản xuất khác nhau, để đảm bảo được tính kinh tế và tính kỹ thuật.

GV: Phạm Minh Trí Lưu hành nội bộ 45


Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

1. Thiết bị chẩn đoán động cơ SCA_3500:


➢ Chức năng:
Thiết bị SCA 3500 có các chức năng phân tích chẩn đoán động cơ, nó có thể kiểm tra
chẩn đoán gần như bất cứ động cơ xe và mối quan hệ giữa các hệ thống xe. Thiết bị SCA
3500 được trang bị một đĩa CD ROM cung cấp thông tin cho các kỹ thuật viên khi sử dụng.
➢ Cấu tạo cơ bản của thiết bị SCA 3500 bao gồm:

Hình 4.1: Thiết bị chẩn đoán SCA 3500

- Màn hình(A):
+ Tất cả những thông tin được hiển thị trên màn hình VGA. Độ sáng, tương phản,
thanh ngang và thanh đứng được điều khiển ở phía dưới của màn hình. Phía bên trái những
vị trí điều chỉnh là một công tắc.
+ Thiết bị SCA_3500 tự động khử từ khi bật công tắc.
- Tài liệu đính kèm máy tính: máy tính 486SX, đĩa mềm 3-1/2 inch, và đĩa CD ROM,
được chứa đựng bên trong một ngăn riêng.
- Ổ đĩa mềm: ổ đĩa mềm 3-1/2 inch được sử dụng để tải chương trình và phần mềm
chẩn đoán khi phân tích và ghi kết quả kiểm tra vào đĩa mềm.
- Đĩa CD ROM: đĩa CD ROM được dùng để chạy các phần mềm thông tin trên đĩa
compact. Một nút nhấn, điều chỉnh âm thanh và một tai nghe.
- Đĩa cứng: ổ đĩa cứng được lắp đặt bên trong máy tính của thiết bị SCA 3500 và nó
không thể truy cập khi sử dụng. Những tập tin phần mềm liên kết kiểm tra, những tập tin

46
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

thông tin kỹ thuật, và các khả năng tuỳ ý khác được tải vào đĩa cứng thông qua điều khiển
bàn phím. Ổ đĩa cứng được format tại nhà máy.
- Bộ nhớ: máy tính của thiết bị SCA 3500 có bộ nhớ trong 4MB. Bộ nhớ trong được
dùng để lưu trữ dữ liệu tạm thời.
- Bàn phím (C): bàn phím được đặt trên ngăn kéo. Trên bàn phím co miếng che bụi,
các phím có chức năng riêng biệt, dùng để nhập các dữ liệu khi phân tích,…
- Máy in (D): máy in kim (24 kim) được kết nối với thiết bị SCA 3500.
- Giá để dây (E): giá để dây rất thuận tiện cho việc kết nối các dây dẫn đến xe.
➢ Các đặc tính kỹ thuật của máy chuẩn đoán:
- Trọng lượng:155kg.
- Kích thước: 1670*900*800mm(h*w*d).
- Điện áp vào: 180÷264VAC.
- Dòng điện tiêu thụ: <0.6A.
- Tần số: 47÷50Hz.
- Nhiệt độ làm việc: 5÷40oC.
- Nhiệt độ cất giữ: -10 đến +50oC.
- Độ ẩm: 10÷80%.
2. Máy phân tích khí xả MGA-1200:
- Máy phân tích khí xả (MGA-1200) là một thiết bị thu gọn cho việc sửa chữa tại
garager. Nó lắp chung với máy SCA - 3500 và thực hiện nhờ máy tính điện tử cũng như với
thiết bị chẩn đoán động cơ, thiết bị phân tích khí xả MGA -1200 này phân tích khí xả của
động cơ xăng để cho người sử dụng có những dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác.
- Máy phân tích khí xả có thể đo được khí CO, CO2, HC và O2 một cách chính xác.
- Ngoài việc đo lường các khí vừa nêu trên, máy phân tích khí xả MGA -1200 còn có
thể hiển thị cho người sử dụng biết được nhiệt độ dầu bôi trơn trong động cơ, tỷ số giữa
không khí và nhiên liệu AIR/FUEL hoặc tỷ số .
- Ở bảng phía trước của máy phân tích khí xả MGA - 1200 có 4 phím điều khiển được
đặt gần và ngang với nhau. Mỗi phím đều có chức năng riêng biệt tùy theo trường hợp sử dụng.
- Công tắc chính của máy phân tích khí xả MGA - 1200 được đặt ở phía sau của máy
và khi bậc công tắc khởi động thì máy sẽ khởi động chế độ hâm nóng trong 15 phút.
Các mẫu khí xả được hút liên tục vào máy từ đầu dò khí xả khi lắp đầu dò vào ống xả
của động cơ.
Máy phân tích xả xác định chính xác hàm lượng CO, CO2, HC và O2 chứa trong các
mẫu khí xả và hiển thị các giá trị này lên màn hình.
Bên cạnh việc đo các thành phần khí thải để xác định mức độ phù hợp với tiêu chuẩn
khí thải, kiểm tra khí thải có thể thực hiện ở các số vòng quay và điều kiện làm việc khác
nhau của động cơ giúp xác định tình trạng kỹ thuật của hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên
liệu một cách nhanh chóng phục vụ cho công việc sửa chữa.
3. Thiết bị chẩn đoán hệ thống phanh:

47
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

Hệ thống phanh trên ô tô có ảnh hưởng nhiều đến năng suất vận chuyển, đến an tòan
giao thông. Theo thống kế về an toàn giao thông đường bộ trên thế giới, số tai nạn ô tô do
chất lượng hệ thống phanh kém chiếm khoảng (40-50%) trong tổ số các tai nạn xảy ra do
nguyên nhân kỹ thuật.
Để tăng độ tin cậy khi xe chuyển động và để hạn chế bớt tai nạn giao thông cần phải
tiến hành chẩn đoán hệ thống phanh để phát hiện những biến xáu tình trạng kỹ thuật của hệ
thống phanh và xử lý kịp thời.
Việc chẩn đoán hệ thống phanh có thể tiến hành theo hai phương pháp: chẩn đoán
chung và chẩn đoán chuyên sâu
+ Chẩn đoán chuyên sâu là sử dụng cá thiết bị chuyên dung chấn đoán kỹ thuật từng
cụm, từng cơ cấu chi tiết để phát hiện biến xấu, hư hỏng, kịp thời điều chỉnh, kiểm tra… các
loại thiết bị này được giới thiệu kỹ trong phần “chấn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật các tổng
thành của ô tô” trong giáo trình này.
+ Chẩn đoán chung tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh nhằm kiểm tra các thông
số: quảng đường phanh, lực phanh, gia tốc chậm dần khi phanh, sự phân bố lực phanh trên
các bánh xe, các trục, độ côn, độ ô van của trống phanh, hiệu quả phanh,…
Để đánh giá được những thông số của chẩn đoán chung người ta có thể sử dụng một
trong hai phương pháp sau:
- Chẩn đoán phanh trên đường :
Mục đích của phương pháp này là xác định: quảng đường phanh, gia tốc trung bình khi
phanh, quan sát vết lết của bánh xe trên dường để đánh giá độ đồng đều lực phanh ở các
bánh xe, Phương pháp này kém chính xác, tốn kém, hao mòn lốp nhiều… yêu cầu phải có
đường riêng, tốt, phẳng để phanh. Với các loại phanh có hệ thống chống hãm cưng bánh xe
(phanh ABS) thì không kiểm tra được (vì nó không để lại vết trên dường). Ngày nay
phương pháp này ít được sử dụng ở Việt Nam hiện nay việc chẩn đoán chất lượng hệ thống
phanh được tiến hành chủ yếu trên thiết bị, tiến hành đo lực phanh ở trạng thái động.
- Chẩn đoán phanh trên bệ thử
Loại bể thử lực dung các con lăn để đo lực phanh ở trạng thái động đang được phổ
biến rộng rãi ở VN. Bệ chẩn đoán kiểm này bao gồm : động cơ điện, các con lăn, và thiết bị
đo. Bệ chẩn đoán cho phép đo lực phanh trong quá trình quay bánh xe ở vận tốc khoảng (2-
10)km/h. Lực phanh được xác định theo giá trị momen xoắn xuất hiện trên con lăn khi
phanh bánh xe.
Bệ chẩn đoán phanh con lăn dạng lực hiện nay có nhiều loại, có thể dùng đồng hồ sơ
lực kế để đô momen ở khung cân bằng của hộp giảm tốc hoặc dùng cảm biến momen để đo.
Khung (1) của bệ thử được đặt trên các tấm đàn hồi để giảm rung khi kiểm tra, bề mặt
các con lăn (2) được phủ bêtông (hoặc làm rãnh dọc) để tăng khă năng bám. Nhờ xích (5)
các con lăn đều là chủ động do vậy tăng được trọng lượng bám, giảm sự trượt khi kiểm tra.
Hộp giảm tốc (3) có vai trò như khung cân bằng, trên tay gạt của khung có đặt cảm biến
phanh (10) ống nâng (7) giúp cho xe ra khỏi bệ dễ dàng và xác định thời điểm đặt lực phanh
cực đại.
Giá trị lớn nhất của lực hãm đo được bị giới hạn bởi lực bám giữa bánh xe với con lăn
Với thiết bị chẩn đoán lực phanh có thẻ xác định được các thông số :
- Xác định được tải trọng tác dụng lên các cầu
48
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

- Xác định lực phanh lớn nhất tại các bánh của một cầu, so sánh mức độ chênh lệch lực
phanh tại các bánh xe của một cầu.
- So sánh tỉ lệ lực phanh với tải trọng tác dụng lên các cầu
- Xác định độ ôvan của các trống phanh
- Xác định lực phanh tay
- Xác định lực đạp phanh
- Đánh giá chung tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh so với yêu cầu

Hình 4.2: Sơ đồ bệ chẩn đoán dạng lực với thiết bị đo và cảm biến lực phanh
1: Khung; 2. Con lăn; 3. Hộp giảm tốc; 4 động cơ điện; 5. Truyền động xích; 6. Ổ bi;
7. Ống nâng; 8. đồng hồ đo lực; 9. Đèn tín hiệu hãm cứng bánh xe; 10. Cảm biến lực phanh
Tùy theo lực phanh lớn nhất của xe cần kiểm tra, tải trọng tác dụng lên cầu mà ta chọn
thiết bị chẩn đoán cho phù hợp
Ở các bệ chẩn đoán phanh dạng lực con lăn, công suất của động cơ điện cần thiết để
quay con lăn được tính theo công thức sau :
0,736.K .PP max .V
N đc = (kW )
3,6,75
Trong đó:
Nđc: công suất của động cơ điện
K: hệ số đến khả năng quá tải ngắn hạn của động cơ
Pmax: lực phanh lớn nhất (kG)
: hiệu suất truyền động của bệ thử
V: vận tốc con lăn khi chẩn đoán (km/h), thường V = (2-10) km/h

49
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

4. Thiết bị đo độ trượt ngang bánh xe:


Khi bánh xe đặt nghiêng trên bề mặt đường sẽ tạo nên lực ngang tác dụng lên
đường. Giá trị lực ngang tùy thuộc vào kết cấu xe và được cho bởi nhà sản xuất. Việc
đặt nghiêng bánh xe phụ thuộc vào các thông số kết cấu của đòn dẫn động lái, góc
nghiêng trục bánh xe và hệ thống treo. Thông số này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
quay vòng, ổn định chuyển động thẳng, lực đặt trên vành lái, vì vậy việc xác định lực
ngang là một thông số chẩn đoán quan trọng.
Thiết bị đo lực ngang có tên gọi là thiết bị đo độ trượt ngang tĩnh bánh xe. Thiết bị đo
độ trượt ngang tĩnh có hai loại chính: một bàn trượt và hai bàn trượt.
Sơ đồ nguyên lý của thiết bị một bàn trượt mô tả trên hình 3.3.

Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý của thiết bị đo độ trượt ngang


Thiết bị bao gồm: bàn trượt ngang đặt bánh xe, bàn trượt có thể di chuyển trên các
con lăn trơn, nhưng bị giữ lại nhờ gối điểm tựa mềm biến dạng bằng lò xo cân bằng.
Lực ngang đặt trên bàn trượt, do tải trọng thẳng đứng của bánh xe sinh ra, gây nên biến
dạng lò xo và dịch chuyển bàn trượt. Cảm biến đo chuyển vị của lò xo và chỉ thị trên đồng
hồ giá trị trượt ngang.

Hình 4.4: Thiết bị đo độ trượt ngang loại hai bàn trượt
Thiết bị có hai bàn trượt ngang cho phép đo với chỉ thị độc lập của từng bánh xe,
do vậy có độ chính xác cao hơn.
Thiết bị đo độ trượt ngang bánh xe tĩnh chỉ thích hợp cho việc chẩn đoán khi ôtô còn
mới, độ mòn các khâu khớp khác còn nhỏ. Nếu mòn hệ thống cầu dẫn hướng lớn, các
loại thiết bị này cho số liệu đo không chính xác (không phản ảnh đúng trạng thái của góc
đặt bánh xe).
50
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

Thiết bị đo độ trượt ngang bánh xe động dùng thêm bộ gây rung đông khí nén hay
thủy lực tạo nên lực động theo phương trượt ngang có tính chất chu kỳ, nhằm đảm bảo độ
nhạy của thiết bị.

Hình 4.5: Sơ đồ nguyên lý của thiết bị đo độ trượt ngang động


Thiết có cụm xử lý tín hiệu và cho ra thông sô đo, sau khi đã xử lý các số liệu ghi lại
được trong quá trình rung. Các bộ thiết bị đo động có khả năng thay thế thiết bị tĩnh
nhưng giá thành cao.
Trên một số thiết bị thử phanh có bố trí đồng thời với thiết bị đo độ trượt ngang. Thiết
bị này đòi hỏi quá trình đo phải tuân thủ theo quy định riêng. Chẳng hạn khi đo độ trượt
ngang, bàn trượt được nâng lên, tách bánh xe khỏi tang trống của bệ đo phanh. Giá
trượt được thay bằng con lăn có khả năng trượt bên, đồng thời khi thử phanh con lăn
đóng vai trò bộ đo tốc độ bánh xe. Khi thử phanh con lăn làm việc như bộ đo tốc độ.

Hình 4.6: Bệ đo phanh kết hợp với đo trượt ngang


Ngày nay, các thiết bị này được tách rời, nhưng sử dụng chung hệ thống chỉ thị và bố
trí trong cùng khu vực chẩn đoán.

5. Thiết bị đo góc đặt bánh xe dẩn hướng:


Sự sai lệch vị trí bố trí các góc đặt bánh xe còn do một số nguyên nhân khác,

51
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

việc chẩn đoán bằng các thiết bị nói trên có thể không phản ảnh đúng các trạng thái kết
cấu đặt bánh xe tương quan với khung hay vỏ.
Thiết bị đo góc đặt bánh xe bằng ánh sáng laser (hay hồng ngoại) cho phép xác
định các thông số kết cấu góc đặt bánh xe chính xác hơn.
Thiết bị bao gồm:
Các giá đo lắp tại bánh xe bằng các cơ cấu định vị chắc chắn trên vành bánh xe.
Mặt phẳng thẳng đứng của giá chép nguyên dạng vị trí của bánh xe. Trên giá có lắp
bộ nguồn phát sáng bằng đèn neon laser helium. Chùm tia sáng được phát ra thông
qua hệ thống quang học định hướng truyền ánh sáng.

Hình 4.7: Cấu tạo hệ thống đo và sơ đồ nguyên lý


1-Tủ máy, 2- Giá đo lắp tại bánh xe
Phía trên đầu xe có tủ máy gồm: cơ cấu thu nhân chùm ánh sáng phát ra từ các giá
đo đặt tại bánh xe trước và sau, cơ cấu xác định vị trí chùm tia sáng laser, các bộ chuyển
đổi digital nhằm số hóa các số liệu và vị trí, màn hình chỉ thị, bàn phím giao tiếp, máy in
kết quả, các bộ nhớ động, các bộ lưu trữ dữ liệu.
Nguyên lý đo được thực hiện như sau:
Chùm sáng từ giá đo các bánh sau chuyển dọc thân xe về giá đo bánh trước và
chuyển về tủ máy đầu xe.
Chùm sáng từ giá đo bánh xe trước và chuyển về tủ máy đầu xe.
Các chùm tia phát ra từ các giá trị đo được ghi và lưu trữ trên máy bao gồm vị trí
tương đối của các bánh xe với khung vỏ xe. Các số liệu này hiển thị trên màn hình, khi
trong bộ lưu trữ đã có sẵn số liệu của xe, màn hình có thể cho phép so sánh dữ liệu và hiển
thị mức độ phù hợp với số liệu chuẩn để tiện đánh giá kết quả.

52
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày các phương pháp chẩn đoán kỹ thuật ô tô
2. Trình bày cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của thiết bị chẩn đoán động cơ SCA_3500
3. Trình bày cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của máy phân tích khí xả MGA-1200
4. Trình bày cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của thiết bị chẩn đoán hệ thống phanh
5. Trình bày cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của thiết bị đo độ trượt ngang bánh xe
6. Trình bày cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của thiết bị đo góc đặt bánh xe dẩn hướng

53
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

Bài 5: TỔ CHỨC CÔNG NGHỆ CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ


HIỆU QUẢ CỦA CHẤN ĐOÁN
5.1. Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật kết hợp với chẩn đoán:
Chẩn đoán kỹ thuật chiếm vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình sử dụng ô tô.
Hiện nay đang tồn tại hai quan điểm
- Chẩn đoán kỹ thuật là một phần của quá trình bảo dưỡng kỹ thuật theo quan niệm này
thì bảo dưỡng kỹ thuật phải thực hiện theo định kỳ có kế hoạch với nội dung quy định trước,
khi thực hiện các cấp bảo dưỡng có kết hợp với chẩn đoán kỹ thuật.
- Bảo dưỡng kỹ thuật là một phần của công tác chẩn đoán kỹ thuật, công tác chẩn đóan
kỹ thuật là chính và thực hiện theo định kỳ có kế hoạch với những nội dung quy định trước,
còn bảo dưỡng kỹ thuật chỉ là hệ quả theo nhu cầu.
Vị trí của chẩn đoán kỹ thuật trong quá trình công nghệ bảo dưỡng được xác định trên
cơ sở:
- Chu kỳ chẩn đoán hợp lý
- Chi phí cho áp dụng chẩn đoán kỹ thuật là thấp nhất
- Tính công nghệ của chẩn đoán kỹ thuật phải cao
Muốn xác định chu kỳ chẩn đoán kỹ thuật ta phải tiến hành theo hai bước:
- Dựa vào chỉ tiêu tính tin cậy của một số chi tiết chính của tổng thành hoặc của xe để
xác định chu kỳ chẩn đoán kỹ thuật của tổng thành hoặc của xe với chi phí riêng nhỏ nhất.
- So sánh chu kỳ chẩn đoán kỹ thuật với chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật (chế độ hiện hành
quy định) rồi quyết định cấp chẩn đoán

Kiểm tra

Bảo dưỡng hằng ngày

Chẩn đoán I Khu chờ Chẩn đoán II

Bảo dưỡng-I Bảo dưỡng-II SCTX


Chẩn Đoán Chẩn Đoán Chẩn Đoán

Garage

Hình 5.1: Sơ đồ công nghệ chung cho bảo dưỡng sửa chữa kết hợp với chuẩn đoán

54
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

- Nếu nguyên công của chẩn đoán có chu kỳ gần với BD-1 hoặc lớn hơn 1,5 lần BD-I
thì được xếp vào chuẩn đoán I (CĐ-I)
- Nếu nguyên công chẩn đoán có chu kỳ gần với BD – II hoặc lớn hơn sẽ xếp vào CĐ-
II cũng theo các kết quả thực nghiệm ta thấy chẩn đoán kỹ thuật: động cơ, li hợp, hợp số,
cầu sau, cầu trước,… và một số yêu cầu sửa chữa sẽ thuộc CĐ-II.
5.2. Tổ chức công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật cùng với chẩn đoán kỹ thuật ở các cơ
sở sửa chữa:
Có rất nhiều phương án tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa cùng với chẩn đoán kỹ thuật, nó
phụ thuộc vào công suất của các cơ sở, trang thiết bị chẩn đoán và mặt bằng sản xuất.
5.2.1. Cơ sở sửa chữa có công suất nhỏ có khoảng 50-100 xe

Kiểm tra

Bảo dưỡng ngày

Khu chờ

BD – I BD – I
CĐ CĐ
SCTX

Garage

Hình 5.2: Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa và chuẩn đoán ở cơ sở sản xuất nhỏ
5.2.2. Cơ sở sửa chữa có công suất bình thường có khoảng 100-400 xe:

Kiểm tra

Bảo dưỡng ngày

Khu chờ

BD – I BD – II
CĐ-I CĐ CĐ - II
SCTX

Garage

55
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

Hình 5.3: Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa và chuẩn đoán ở cơ sở sản xuất trung bình
Bảo dưỡng cấp 1 (BD-I) thực hiện trên tuyết dây chuyền, bảo dưỡng cấp 2 (BD-II) trên
các vị trí vạn năng. Trên chẩn đoán 1 (CĐ-I), BD-I bố trí các thiết bị chẩn đoán như : bằng
thử phanh, băng kiểm tra hệ thống treo. Trên chẩn đoán 2 (CĐ-II) bố trí băng kiểm tra chất
lượng kéo chẩn đoán tổng hợp tình trạng kỹ thuật của động cơ.
Các xe vào CĐ-I, BD-I nếu có nhu cầu sửa chữa sẽ sang sửa chữa thường xuyên
(SCTX) rồi đến garage bảo quản, nếu cần xác định lại chất lượng sửa chữa thì quay lại CĐ-
I. Các xe vào CĐ-I để BD-II, sau khi BD-II có thể quay lại CĐ-I để kiểm tra theo tiêu chuẩn
an toàn giao thông.
Tại các vị trí chuyên dung có lắp đặt các thiết bị chẩn đoàn cho phép các công việc bảo
dưỡng, sửa chữa có chất lượng cao, giá thành hạ. Ngoài ra ở các xí nghiệp lớn (trên 400 xe)
hoặc rất lớn (hang ngàn xe) người ta bố trí BD-I, BD-II trên các tuyến dây chuyền làm việc
hai ca để tận dụng năng lực của thiết bị (sơ đồ công nghệ cơ bản không thay đổi nhiều so
với xí nghiệp có công suất trung bình).
5.2.3. Tổ chức chẩn đoán nhanh:
Do số lượng ô tô lưu thông trên đường ngày càng nhiều, để kịp phát hiện các hư hỏng
nhằm giảm bớt tai nạn giao thông người ta tổ chức các trạm chẩn đoán nhanh (các trạn này
còn phục vụ cho các xe tư nhân nữa)
Chẩn đoán nhanh thường là CĐ-I dùng trong các xí nghiệp vận tải xe khách, taxi, vận
tải, các trạm dọc đường, trạm khám xe của đăng kiểm …

Hình 5.4: Tuyến chẩn đoán nhanh ba vị trí


1: kích nâng; 2: băng kiểm tra góc đặt bánh xe dẫn hướng;
3: băng kiểm tra phanh; 4: bàn; 5: tủ
Vị trí 1: kiểm tra tình trạng kỹ thuật của bánh xe, áp suất hơi lốp, hệ thống lái, khớp
chuyển hướng, cường độ ánh sáng pha, cốt, độ chụm của đèn pha, các loại đền tín hiệu, còi,
gạt nước mưa, khóa cửa,…
Vị trí 2: kiểm tra góc đặt của bánh xe dẫn hướng, độ kín của các ống dẫn, kiểm tra các
đăng, độ lệch của cầu sau,…
Vị trí 3: Kiểm tra hiệu quả phanh, hành trình tự do của phanh
Kiểm tra phanh tay…

56
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

Khi chẩn đoán xe được di chuyển nhờ băng chuyền, tất cả các thông số chẩn đoán
được kết nối với máy tính trung tâm, các kết quả chẩn đoán được so sánh với các thông số
tiêu chuẩn. Nếu xe kiểm tra không đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa sang khu bảo
dưỡng, sửa chữa riêng
5.2.4. Tổ chức chẩn đoán ở các trạm bảo dưỡng, bảo hành
Hiện nay có nhiều hang chế tạo xe hơi nổi tiếng như TOYOTA, FORD, KIA,
MECCEDES BENS, DEAWOO, SUZUKI, HUYNDAI… liên doanh lắp ráp và tiêu thụ ô
tô tại Việt Nam. Số lượng xe ngày càng nhiều cho nên dịch vụ sau bán hàng (bảo dưỡng,
bảo hành) là vô cùng quan trọng và cần thiết. Tại các trạm này ngoài nhiệm vụ chẩn đoán kỹ
thuật bảo dưỡng bảo hành xe của hãng còn nhận làm cho các loại xe khác. Thiết bị của các
trạm này đầy đủ cả thiết bị chẩn đoán chung và chẩn đoán chuyên sâu, thông thường các
loại thiết bị sau:
- Băng kiểm tra chất lượng phanh
- Băng kiểm tra góc đặt bánh xe dẫn hướng;
- Băng kiểm tra chất lượng kéo
- Thiết bị chẩn đoán tổng hợp tình trạng kỹ thuật của động cơ
- Thiết bị phân tích nồng độ khí xả, kiểm tra lọt hơi xuống cacte, kiểm tra các loại bơm
nhiên liệu, các loại đồng hồ đo,… thiết bị kiểm tra hệ thống điện (máy hiện sóng)
- Thiết bị kiểm tra hệ thống lái, hệ thống truyền lực…
Hình 6.5. giới thiệu một phương án bố trí mặt bằng khu chẩn đoán của trạm bảo dưỡng

Hình 5.5: Mặt bằng khu chẩn đoán của trạm bảo dưỡng
1: kích nâng; 2: băng thử phanh; 3: kiểm tra góc đặt bánh xe dẫn hướng;
4: kiểm tra chất lượng kéo; 5: tủ; 6: bàn
Vị trí : đặt các kích nâng, máy nén khí, thiết bị kiểm tra đèn pha, kiểm tra hệ thống lái,
chốt chuyển hướng, giá để dụng cụ đồ nghề, bàn, tủ
Vị trí 2: đặt băng thử phanh: thiết bị tra dầu phanh, kiểm tra hệ thống truyền lực các
giá để dụng cụ, bàn, tủ,…
Vị trí 3: đặt băng kiểm tra góc đặt bánh xe dẫn hướng, thiết bị kiểm tra các loại đồng
hồ đo (nhiệt độ, áp suất, đồng hồ điện,…)
Vị trí 4: Đặt băng kiểm tra chất lượng kéo

57
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

Vị trí 1-2 dùng cho CĐ-I có thể sau CĐ-I xe ra khỏi khu chẩn đoán còn những xe cần
CĐ-II (chuyên sâu) sẽ qua 3-4. Sau chẩn đoán các xe được đưa đến các vị trí bảo dưỡng,
bảo hành

5.3. Hiệu quả của chẩn đoán kỹ thuật


5.3.1. Phương pháp phân tích và đánh giá hiệu quả của chẩn đoán
Muốn phân tích và đánh giá được hiệu quả của chẩn đoán kỹ thuật khi coi bảo dưỡng
là một phần của chẩn đoán với khi coi chẩn đoán là một phần của bảo dưỡng ta phải theo
dõi, đối chứng các số liệu, các chi phí… của các xe khi áp dụng các phương pháp trên
Việc lưu trữ đầy đủ các thông tin về tình trạng kỹ thuật của xe sau mỗi lần chẩn đoán
là quan trọng và vô cùng cần thiết, nó giúp cho người quản lý theo dõi được sự biến đổi tình
trạng kỹ thuật của các tổng thành, ô tô sau một thời gian sử dụng
Cho phép người quản lý chọn lọc, phân loại tình trạng kỹ thuật của từng tổng thành,
đánh giá tình trạng kỹ thuật và hiệu quả sử dụng xe. Sơ đồ lưu trữ và xử lý thông tin tổng
quát theo hình 4.6.

Các số liệu kỹ thuật tiêu chuẩn


Lưu trữ các phiếu công nghệ (như thay lốp, tiêu hao nhiên
CĐ-I; CĐ-II liệu các lần sửa chữa…)

Lưu trữ biểu thống kê và tổng hợp các thông tin

Phân loại các thông tin theo tổng thành và hệ thống

Xác định chế độ chẩn đoán và các tiêu chuẩn kỹ thuật


cho chẩn đoán

Hình 5.6: Sơ đồ thu thập và xử lý thông tin


Việc lưu trữ và xử lý các thông tin về đặc tính kỹ thuật của cụm , tổng thành càng cụ
thể, càng chính xác thì càng tốt của mỗi lần chẩn đoán, kết hợp với các số liệu tiêu chuẩn sẽ
giúp hoặc chúng ta xác định được chế độ và tiêu chuẩn chẩn đoán hợp lý nhất để đảm bảo
các chỉ tiêu về kỹ thuật và kinh tế
Phiếu công nghệ chẩn đoán phải đảm bảo đầy đủ các nội dung và các thông tin về chẩn
đoán đồng thời tiện lợi cho việc ghi chép và theo dõi.
Việc thu thập các thông tin và phân tích chúng là cơ sở để hoàn thiện các chế độ định
mức chẩn đoán, hoàn thiện qui trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa, hoàn thiện công tác tổ
chức, quản lý kỹ thuật.
5.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chẩn đoán:
Hiệu quả chẩn đoán biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu:
- Các chỉ giá trị như: vốn đầu tư, giá thành, năng suất lao động, lợi nhuận thu được

58
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

- Các chỉ tiêu tự có: chi phí nhiên liệu săm lốp, phụ tùng dự trữ chi phí cho lao động, sửa chữa
Ngoài ra còn đánh giá bằng chỉ tiêu: số lượng xe hư hỏng khi đang chạy trên đường do
các nguyên nhân kỹ thuật, chất lượng của bảo dưỡng, sửa chữa, mức độ cơ giới hoá, tự
động hoá trong chẩn đoán, điều kiện làm việc
Dựa vào phân tích và tính toán qua các thông tin trên ta có thể đánh giá được nhiều mặt,
tương đối toàn diện hiệu quả kinh tế của việc áp dụng quá trình chẩn đoán trong bảo dưỡng
và sửa chữa ôtô.
5.3.3. Hiệu quả của chẩn đoán ôtô:
Việc xác định hiệu qủa chẩn đoán rất cần thiết nó cho phép chúng ta có nên phát triển
và áp dụng phương án lấy chẩn đoán là chính, cưỡng bức có kế hoạch và bảo dưỡng là quá
trình kèm theo hay không. Vì vậy ta dựa vào một số chỉ tiêu chính để đánh giá.
+ Vốn đầu tư tính cho một xe K (đồng/xe)
A+ B
K= (đồng/xe)
X
- A: chi phí cho mua sắm và lắp đặt các thiết bị chẩn đoán (đồng)
- B: chi phí cho xây dựng nhà xưởng (đồng)
- C: số lượng xe vào xưởng chẩn đoán (xe)
+ Chi phí khai thác riêng cho chẩn đoán C (đồng/1000km)
D.1000 (đồng/xe)
C=
L
- D: tổng chi phí trong năm cho chẩn đoán bao gồm: lượng thợ và lái xe, chi phí cho điện
năng, nhiên liệu, dầu mỡ, khí nén, vệ sinh công nghiệp, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị (đồng).
- L: quãng đường xe lăn bánh trong năm (km)
+ Số tiền lời cả năm do chẩn đoán kỹ thuật E đồng)
L (đồng)
E = ( y1 − y 2 )
1000
- y1: chi phí cho bảo dưỡng, sửa chữa trước khi không áp dụng chẩn đoán (đồng/1000km).
- y2: chi phí cho bảo dưỡng, sửa chữa sau khi (có) áp dụngg chẩn đoán (đồng/1000km).
+ Tổng tiền lời ước tính do áp dụng chẩn đoán I (đồng)
I=E+N+M+S-D (đồng)
- N: lời cả năm do tiết kiệm nhiên liệu (đồng)
- M: lời do tiết kiệm dầu mỡ (đồng)
- S : lời do tiết kiệm săm lốp (đồng)
+ Thời gian thu hồi vốn T (năm)
A + B (năm)
T=
I
Để tính một cách tương đối và sát thực tế ta chọn hai nhóm xe đối chứng cùng điều
kiện khai thác, cùng trình độ người lái một nhóm xe lấy chẩn đoán kỹ thuật làm chính
và bảo dưỡng sửa chữa là quá trình kèm theo so sánh với một nhóm xe lấy bảo dưỡng kỹ
59
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

thuật làm chính, chẩn đoán là quá trình kèm theo để so sánh và tính hiệu quả kinh tế.

60
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày các phương pháp tổ chức công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật cùng với chẩn
đoán kỹ thuật ở các cơ sở sửa chữa
2. Phân tích hiệu quả của chẩn đoán kỹ thuật
3. Phương pháp phân tích và đánh giá hiệu quả của chẩn đoán
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chẩn đoán

61
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

62
Giáo trình Chẩn đoán Kỹ thuật và Bảo dưỡng ô tô

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Ngô Hắc Hùng, Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, NXB Giao thông vận tải, 2008
[2] Nguyễn Khắc Trai, Kỹ thuật chẩn đoán ô tô. NXB Giao thông vận tải, 2004

[3] Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành, Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô. Đại
học Bách Khoa Đà Nẵng
[4] Ngô Thành Bắc, Nguyễn Đức Phú, Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô. NXB Khoa học
kỹ thuật, 1986.
[5] Quy định bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô, Bộ giao thông vận tải, 2003
[6] Tài liệu sửa chữa Toyota

63

You might also like