Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ÔN TẬP

1. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN:


a) Giả định thực thể kinh doanh: quyền lợi của chủ sở hữu và của doanh
nghiệp phải độc lập với nhau
Ví dụ 1: Anh Khánh, giám đốc công ty Khánh An thực hiện 1 hợp đồng vay
ngân hàng để mở một cửa hàng thời trang YAN. Sau khi hoàn tất thủ tục
vay, ngân hàng giải ngân chuyển tiền vào tài khoản anh Khánh. Nếu bạn là
kế toán công ty Khánh An, bạn sẽ theo dõi nghiệp vụ trên thế nào?
 Trả lời: Không theo dõi. Vì đây khoản vay cá nhân ông Khánh (tiền
chuyển vào tài khoản cá nhân, vậy đây là khoản nợ cá nhân của ông
Khánh) không liên quan đến công ty Khánh An.
(công ty Khánh An có tư cách pháp nhân riêng, có tài khoản ngân
hàng riêng độc lập với ông Khánh)

b) Nguyên tắc giá gốc: dùng để ghi nhận giá trị tài sản, ghi theo giá phát
sinh tại thời điểm ban đầu hình thành tài sản.
Vì: giá gốc có chứng từ (hóa đơn...) chứng minh cho giá trị của tài sản. Như
vậy, cho dù giá thị trường có biến động thì tài sản đó vẫn được báo cáo theo
giá gốc

c) Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: dùng để xác định thời điểm ghi nhận
doanh thu. Khi nào giao hàng cho khách và KH chấp nhận thanh toán thì sẽ
ghi doanh thu.
Lưu ý: thời điểm ghi nhận doanh thu có thể khác với thời điển thu tiền
Ví dụ:
Ngày 2: Khách hàng đặt hàng
Ngày 5: Giao hàng cho khách nhưng chưa thu tiền.
Ngày 10: KH trả tiền
 Doanh thu ghi vào ngày 5

d) Nguyên tắc phù hợp: hướng dẫn ghi nhận chi phí để phù hợp với doanh
thu mà nó tạo ra.
Chi phí, doanh thu của kỳ kế toán nào sẽ được ghi nhận đúng kỳ kế toán
đó thì mới xác định được kết quả kinh doanh
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:

- Báo cáo thời điểm


- Nội dung:
TÀI SẢN: phân biệt được Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn
 Tài sản ngắn hạn: có tính thanh khoản cao, luân chuyển liên tục trong
hoạt động kinh doanh của DN
 Tài sản dài hạn: có tính thanh khoản thấp, thời gian sử dụng lâu dài
Lưu ý để dễ phân biệt:
 Tài sản dài hạn bao gồm: TSCĐ, Hao mòn TSCĐ (lưu ý hao mòn
trình bày số âm/ ghi trong ngoặc đơn). Còn lại là TS ngắn hạn.
 Khoản phải thu, tạm ứng: TS ngắn hạn

NGUỒN VỐN: phân biệt được Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn (nguồn hình thành nên tài sản giải thích được TS ở trên do đâu
mà có).
Nếu các khoản mục mà DN có nghĩa vụ phải hoàn trả lại (ví dụ phải trả
người bán, phải trả người lao động, thuế phải nộp, vay ngân hàng...) thì xếp
vào NỢ PHẢI TRẢ
Nếu các khoản mục mà DN có không nghĩa vụ phải trả lại xếp vào VỐN
CHỦ SỞ HỮU
Các loại quỹ thuộc vốn chủ sở hữu trừ quỹ khen thưởng phúc lợi là nợ phải
trả
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
- Báo cáo thời kỳ
- Giải thích từng chỉ tiêu:
(1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phát sinh khi DN bán hàng
hóa hoặc cung cấp dịch vụ, cũng chính là giá bán
(2) Các khoản giảm trừ doanh thu: bao gồm 3 khoản: chiết khấu thương
mại (phát sinh khi KH mua số lượng lớn), Giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại
(3) Doanh thu thuần=(1)-(2)
(4) Giá vốn hàng bán: trị giá (giá gốc) của lô hàng hóa giao cho khách hàng
(5) Lợi nhuận gộp =(3)-(4)
(6) Doanh thu tài chính: Lãi từ việc cho vay, lãi từ tiền gửi ngân hàng, cổ
tức nhận được
(7) Chi phí tài chính: lãi phải trả khi đi vay, cổ tức phải trả
(8) Lợi nhuận tài chính = (6)-(7)
(9) Chi phí bán hàng: các chi phí phát sinh ở bộ phận bán hàng (ví dụ điện
nước sử dụng phòng bán hàng, lương trả cho nhân viên bán hàng,...)
(10) Chi phí quản lý doanh nghiệp: các chi phí phát sinh ở bộ phận
QLDN (ví dụ điện nước sử dụng phòng, ban còn lại, lương trả cho bộ
phận QLDN,...)
(11) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = (5)+(8)-(9)-(10)
(12) Thu nhập khác: thu từ thanh lý tài sản cố định, nhận/thu bồi thường,
nhận biếu tặng (những khoản thu nhập phát sinh bất thường)
(13) Chi phí khác: chi phục vụ thanh lý tài sản, chi bồi thường
(14) Lợi nhuận khác = (12)-(13)
(15) Lợi nhuận kế toán trước thuế =(11)+(14)
(16) Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
(17) Lợi nhuận ròng sau thuế =(15)-(16)

You might also like