Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ


--🙥🙥 🙥🙥---

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

Đề tài 07: Vận dụng lý thuyết về các phong cách quản trị vào phân tích phong cách
quản trị của Trương Gia Bình để làm tiểu luận.

HÀ NỘI- 2021

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1

NỘI DUNG ............................................................................................................3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH QUẢN TRỊ ....................3

1. Các khái niệm .....................................................................................................3

1.1. Khái niệm nhà quản trị ..................................................................................3

1.2. Khái niệm phong cách quản trị ......................................................................3

2. Các phong cách quản trị cơ bản ...........................................................................3

2.1. Phong cách tự do ...........................................................................................3

2.2. Phong cách dân chủ .......................................................................................4

2.3. Phong cách cưỡng bức ..................................................................................5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH QUẢN TRỊ CỦA TRƯƠNG


GIA BÌNH..............................................................................................................6

1. Khái quát chung về Tập đoàn FPT ......................................................................6

2. Giới thiệu về Trương Gia Bình ............................................................................7

2.1. Thông tin cơ bản ...........................................................................................7

2.2. Trình độ học vấn ...........................................................................................8

2.3. Sự nghiệp ......................................................................................................8

3. Bước chuyển mình sang sự nghiệp kinh doanh ....................................................9

4. Phong cách quản trị của Trương Gia Bình ...........................................................11

4.1. Trương Gia Bình là một người theo phong cách dân chủ...............................11

4.2. Biểu hiện trong phong cách quản trị


2 của Trương Gia Bình ............................12

4.3. Năng lực cá nhân của Trương Gia Bình ........................................................14


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ PHONG CÁCH QUẢN TRỊ CỦA TRƯƠNG
GIA BÌNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA.........................................20

1. Đánh giá phong cách quản trị của Trương Gia Bình ............................................20

1.1. Ưu điểm ........................................................................................................20

1.2. Nhược điểm...................................................................................................20

2. Bài học kinh nghiệm ...........................................................................................21

KẾT LUẬN ............................................................................................................22

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................23

3
MỞ ĐẦU
Trong một doanh nghiệp nhà quản trị đóng một vai trò hết sức quan trọng,
một doanh nghiệp không thể nào tồn tại được nếu như không có người lãnh đạo.
Có thể nói họ đóng vai trò như “đầu tàu”, như người “chèo lái” con thuyền đi
trên “biển lớn”. Thế nhưng làm thế nào để trở thành một nhà quản trị thành
công? Có rất nhiều yếu tố tác động nhưng phong cách quản trị chính là nền tảng
cho việc đạt được mục tiêu ấy. Phong cách quản trị là một vấn đề mới và quan
trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với nhà quản trị trong một tổ chức. Bên
cạnh đó phong cách quản trị còn liên quan đến uy tín của nhà quản trị, song
song với đó là điều kiện, phương tiện quan trọng để đem lại hiệu quả trong công
việc. Phong cách quản trị hợp lý là phong cách mà ở đó nhà quản trị vừa đáp
ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức
mạnh cá nhân và tập thể trong tổ chức.

Một trong những doanh nhân thành đạt, nhà lãnh đạo tài ba nhất hiện nay
của Việt Nam chính là ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập
đoàn FPT. Trương Gia Bình được mệnh danh là “linh hồn” của FPT, tập đoàn
công nghệ hàng đầu Việt Nam. Ông chính là người dẫn dắt FPT từ con số 0 đến
ngày hôm nay với con số “biết nói” khiến chúng ta đều thán phục: 6 công ty
con, 4 công ty liên kết “phủ sóng” tại 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Từ đó việc phân tích và đánh giá phong cách quản trị của một nhà quản
trị thành công như Trương Gia Bình là rất cần thiết trong quá trình học tập và
nghiên cứu của sinh viên kinh tế vì giúp cho sinh viên được mở mang kiến thức
hơn nhất nhiều. Không chỉ vậy sinh viên còn có thể học hỏi kinh nghiệm của
người đi trước để từ đó rút ra bài học cho bản thân để ứng dụng phục vụ cho
công việc sau này. Vậy nên em xin được lựa chọn đề tài “Vận dụng lý thuyết
về các phong cách quản trị vào phân tích phong cách quản trị của Trương
Gia Bình để làm tiểu luận”.

1
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH QUẢN TRỊ


1. Các khái niệm

1.1 Khái niệm nhà quản trị

Nhà quản trị là những người thực hiện các chức năng quản trị nhằm đảm
bảo cho tổ chức đạt được những mục đích của mình với kết quả và hiệu quả cao.
Một nhà quản trị được xác định bởi ba yếu tố cơ bản. Thứ nhất, có vị thế
trong tổ chức với những quyền hạn nhất định trong quá trình ra quyết định. Thứ
hai, có chức năng thể hiện những công việc cần thực hiện trong toàn bộ hoạt động
của tổ chức. Và thứ ba, có nghiệp vụ thể hiện phải đáp ứng những đòi hỏi nhất
định của công việc.
Theo cấp quản trị, các nhà quản trị được chia làm ba loại: cán bộ quản trị
cấp cao, cán bộ quản trị cấp trung và cán bộ quản trị cấp cơ sở.
1.2 Khái niệm phong cách quản trị
Phong cách quản trị là tổng thể các biện pháp, các thói quen, các cách cư xử
đặc trưng mà người đó sử dụng trong quá trình giải quyết công việc hàng ngày để
hoàn thành nhiệm vụ.
Phong cách quản trị có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: các chuẩn mực
xã hội; trình độ học thức; phẩm chất, nhân cách con người hay cũng có thể là giới
tính, đặc điểm nghề nghiệp.
2. Các phong cách quản trị cơ bản
2.1 Phong cách tự do
Nhà quản trị có phong cách này tham gia rất ít vào công việc tập thể,
thường chỉ xác định các mục tiêu cho đơn vị mà mình phụ trách rồi để cho các cấp
dưới tự do hành động để đi đến mục tiêu.

2
 Ưu điểm:

 Mỗi thành viên trong nhóm đều có thể trở thành chủ thể cung cấp những
ý tuởng, ý kiến giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra.
 Các nhân viên có thể tham gia vào các dự án của tổ chức nên tính sáng tạo
được phát huy tối đa.
 Tạo cho nhân viên sự thoải mái, tự do, không bị gò bó nên hiệu quả làm việc
cao hơn.
 Nhược điểm: dễ đưa tập thể tới tình trạng vô chính phủ và đổ vỡ.
Phong cách này chỉ có thể áp dụng có hiệu quả đối với những đơn vị có các
mục tiêu độc lập, rõ ràng và có đội ngũ nhân lực có kỹ năng và ý thức kỷ luật cao.
Trong các tổ chức khác, chỉ nên sử dụng phong cách tự do khi thảo luận những vấn
đề nhất định mà thôi.
2.2 Phong cách dân chủ
Nhà quản trị có phong cách làm việc dân chủ rất quan tâm thu hút tập thể
tham gia thảo luận để quyết định các vấn đề của đơn vị, thực hiện rộng rãi chế
độ ủy quyền.
 Ưu điểm:
 Tạo điều kiện cho nhân viên của mình được phát huy sáng kiến, tham gia vào
việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, tạo cho cấp dưới sự chủ động cần
thiết.
 Với phong cách này, nhà lãnh đạo tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong
quá trình quản lí, nhân viên thích sáng tạo hơn, năng suất làm việc cao kể cả
khi không có mặt lãnh đạo, không khí làm việc trong nhóm cởi mở hơn.
 Các quyết định của nhà lãnh đạo được cấp dưới ủng hộ và làm theo.
 Nhược điểm:
 Nếu thiếu tính sắc sảo và kỹ năng phân tích, nhà lãnh đạo sẽ không thể ra được

3
quyết định đúng đắn.

 Có thể làm chậm quá trình ra quyết định dẫn đến mất thời cơ.
Với khả năng và trình độ ngày càng cao của đội ngũ nhân lực, phong cách
dân chủ ngày càng được sử dụng rộng rãi và trở thành phong cách làm việc có
hiệu quả nhất đối với các nhà quản trị ở hầu hết các tổ chức, đặc biệt là các doanh
nghiệp.
2.3 Phong cách cưỡng bức
Là phong cách mà trong đó nhà quản trị chỉ dựa vào kiến thức, kinh
nghiệm, quyền hạn của mình để tự đề ra các quyết định rồi bắt buộc cấp dưới phải
thực hiện nghiêm chỉnh, không được thảo luận hoặc bàn bạc gì thêm.
 Ưu điểm:
+ Giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và giữ được bí mật ý đồ.
+ Trong các trường hợp khẩn cấp thì sự độc đoán chuyên quyền của lãnh
đạo đôi khi mang lại những hiệu quả bất ngờ.

 Nhược điểm:với phong cách này nhà quản trị sẽ triệt tiêu tính sáng tạo của
mọi người trong tổ chức.
Phong cách cưỡng bức đặc biệt cần thiết khi tổ chức hay bộ phận mới thành
lập; khi có nhiều mâu thuẫn và xung đột phát sinh trong hệ thống; khi cần phải
giải quyết những vấn đề khẩn cấp và cần giữ bí mật.

4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH QUẢN TRỊ CỦA
TRƯƠNG GIA BÌNH
1. Khái quát chung về Tập đoàn FPT

FPT (Tập đoàn FPT, tiếng Anh: FPT Group), tên viết tắt của Công ty cổ
phần FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ), là một trong những
công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh
chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin.

Năm 1988, 13 nhà khoa học trẻ thành lập Công ty FPT với mong muốn xây
dựng “một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa
học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc
gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài
năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.”

Nhờ không ngừng đổi mới, liên tục sáng tạo và luôn tiên phong mang lại cho
khách hàng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ tối ưu nhất FPT trở thành
Công ty Công nghệ thông tin – viễn thông lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân
của Việt Nam. Cho đến nay công ty đã thành lập được 32 năm, phủ khắp 63 tỉnh
thành, hiện diện 46 chi nhánh, văn phòng ngoài Việt Nam với gần 29.000 nhân
viên. FPT cũng là doanh nghiệp dẫn đầu trong các lĩnh vực: Xuất khẩu phần mềm,

5
Tích hợp hệ thống, Phát triển phần mềm, Dịch vụ công nghệ thông tin.

Trong 32 năm qua, FPT không chỉ tiên phong xây dựng, phát triển các phần
mềm thương hiệu Việt; đưa công nghệ vào cuộc sống; hiện đại hóa các ngành kinh
tế xương sống của quốc gia; đẩy mạnh giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo hướng
thực học, thực nghiệp, mà còn tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu phẩn mềm, góp
phần đưa trí tuệ Việt Nam ra thế giới. Trong nước, hầu hết các hệ thống thông tin
lớn trong các cơ quan nhà nước và các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam đều
do FPT xây dựng và phát triển.

Trong cuộc cách mạng 4.0, FPT là Công ty Việt Nam tiên phong trong việc
nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện
toán đám mây, di động,… FPT cũng là doanh nghiệp tiên phong đồng hành cùng
với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới để tạo nên các nền tảng công nghệ số
tiên tiến nhất như GE (Predix), Siemens (MindSphere), Airbus (Skywise),
Amazon,…

Vị thế của FPT trên toàn cầu đã được công nhận và khẳng định thông qua
danh sách khách hàng gồm hơn 600 doanh nghiệp lớn trên thế giới, đặc biệt trong
đó có gần 100 khách hàng nằm trong danh sách Fortune 500. Một số tên tuổi khách
hàng lớn có thể kể đến Toshiba, Hitachi, Airbus, Deutsche Bank, Unilever,
Panasonic, vv…

2. Giới thiệu về Trương Gia Bình.

2.1. Thông tin cơ bản:

- Tên đầy đủ: Trương Gia Bình


- Năm sinh: 19/05/1956
- Nơi sinh: Nghệ An

6
- Quê quán: Điện Phong, Điện Bàn,
Quảng Nam

- Quốc tịch: Việt Nam


- Dân tộc: Kinh
- Hôn nhân: ông Trương Gia Bình kết hôn lần đầu cùng bà Võ Hạnh Phúc,
con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hai ông bà có một cô con gái. Sau khi ly
dị cuộc hôn nhân đầu, ông Bình đã kết hôn với người vợ thứ hai là Nguyễn
Tuyết Mai (Hiện là chủ tịch công ty du lịch Vidotour).

2.2. Trình độ học vấn:

- Thời phổ thông: ông là học sinh chuyên toán Chu Văn An Hà Nội.

- Năm 1979: lấy bằng Cử nhân Toán – Đại học Tổng hợp Lomonosov – Nga

- Năm 1982: lấy bằng Tiến sỹ Toán Lý – Đại học Tổng hợp Lomonosov – Nga

- Năm 1983: bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Moscow
– Nga.

- Năm 1991: được phong hàm Phó Giáo sư ở Việt Nam.

2.3. Sự nghiệp:

 Năm 1882: ông Trương Gia Bình khi này mới có 26 tuổi, đã quyết định về lại
quê hương Việt Nam để tiếp tục nghiên cứu khoa học. Ông làm tại Viện Cơ
học thuộc Viện khoa học Việt Nam.

 Sau đó, từ năm 1983 tới 1985: ông là nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện toán
học Steklov thuộc viện Hàn Lâm khoa học Xô Viết – Nga.

 1989: Nghiên cứu viên tại Viện Max Plant, Gottingen- CHLB Đức.

 Năm 1988-2002: Tổng giám đốc Công ty FPT.

7
 Từ năm 1995: đảm nhiệm chức vụ là chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh –
FSB, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

 Năm 1998-2005: Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

 Từ năm 2001 đến nay: Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ
thông tin Việt Nam (VINASA).

 2002-2009: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổphần
FPT.
 2009 đến nay: Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT.
3. Bước chuyển mình kinh doanh.

“Thời ấy, tôi và nhiều bạn bè cùng trang lửa vẫn tin rằng cả thế giới khao
khát được trở thành người Việt Nam, Việt Nam là lương tâm của thời đại. Tuy
nhiên, khi ra nước ngoài (Liên Xô), tôi mới thấy thực ra người ta không xem trọng
người Việt Nam như tôi vẫn nghĩ bởi vì hành vi của chúng ta rất khác người, nghèo
và rất dễ bị coi thường. Chính vì vậy, khi mới FPT mới thành lập, tôi đã đặt ra mục
tiêu PPT sẽ phải góp phần hưng thịnh quốc gia bởi chỉ có hưng thịnh chúng ta mới
rửa được nhục nghèo hèn", ông Bình nói. Những gì ông được học từ trường đại
học đã đưa ông trở thành một nhà khoa học nhưng cuộc sống của một nhà khoa
học khi đó gặp rất nhiều khó khăn và bản thân ông thấy nó không giúp được nhiều
cho Việt Nam. Vì vậy, khi thấy cơ hội đến ông đã lựa chọn rẽ ngang để trở thành
một doanh nhân dựa trên các mối quan hệ của một nhà khoa học”.

“Với học vị Phó tiến sĩ toán lý tại một trường đại học danh giá nhất Liên Xô
(MGU), tôi có rất nhiều lựa chọn cho tương lai. Nhưng tôi cùng một số đồng đội
đã từ bỏ với hy vọng mang lại sự giàu có cho bản thân và đất nước", ông Bình nói.
Cùng những người bạn đang làm việc tại Viện Cơ học thuộc Viện Khoa học Việt
Nam, ông Bình quyết định thành lập FPT với 13 nhân sự đầu tiên đặt nền móng

8
cho một tập thể khổng lồ khoảng 15.000 nhân sự sau 25 phát triển. Những người
sáng lập FPT vốn là dân khoa học, không có nhiều vốn và kinh nghiệm kinh
doanh, nên vào thời điểm mới thành lập, bộ phận kinh doanh của công ty đã phải
làm đủ mọi việc khác nhau từ bán máy tính; sấy thuốc lá; lắp đặt thiết bị máy lạnh
đến thiết kế, chế tạo dây chuyên chế biến bột chuối, dứa”.

Sau một năm loay hoay với việc kiếm tiền duy trì hoạt động của công ty,
FPT cũng đã ký được hợp đồng đầu tiên là trao đối máy tính lấy thiết bị với Viện
Hàn lâm Khoa học Liên Xô trị giá 1 triệu USD. Trên đà thành công, FPT tiếp tục
khai thác thế mạnh của đội ngũ khoa học, chọn lĩnh vực công nghệ thông tin làm
chủ đạo với những đề án như thiết kế hệ thống đặt chỗ giữ vé, đăng ký bay cho Hà
Nội; tự động hóa hệ thống đèn chiếu sáng; thâm nhập mở rộng và khẳng định
thương hiệu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phần mềm tại thị trường nước ngoài;
tích hợp hệ thống, dịch vụ công nghệ; phân phối, đào tạo nhân lực công nghệ thông
tin...

Từ năm 1996, FPT đã khẳng định được vị trí là công ty tin học số một tại
Việt Nam, trở thành đối tác quan trọng của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế
giới. Ông Bình thấy hiện nay ngành công nghệ thông tin đang phát triển nhanh
chóng theo xu hướng Social, Mobile, Analytics and Cloud Services. Vì vậy, để bắt
kịp xu hướng này, FPT sẵn sàng đấy mạnh xuất khẩu phần mềm hay nói cách khác
là làm "cửu vạn" cho các đối tác nước ngoài. Tất nhiên, “cửu vạn" chỉ là một cách
nói vui của Gia Bình về việc FPT muốn hợp tác với nhiều hãng lớn như IBM, HP,
Microsoft, Oracle, CISCO, SAP, WIPRO... để gia công phần mềm cho các hãng
này dựa trên lực lượng lao động trẻ và tài năng của FPT. Trong thời gian đầu FPT
đã không thành công trong kế hoạch ra biển lớn, thậm chi mất cả triệu đô la Mỹ.

Năm 2001, ông Bình quyết định đi Pháp để thương thảo với IBM
(International Business Machines) Pháp và mở ra được hợp đồng làm phần mềm

9
đầu tiên của FPT cho IBM. Để có được thành công trong chuyến đi Pháp làm việc
với IBM, Ông đã phải chuẩn bị rất chu đáo. Ông đã thuyết phục họ bằng việc trình
bày về ý tưởng "Digital Water Fall” (Thác số, Cầu vượt), nhấn mạnh các lợi ích họ
có được khi làm việc với doanh nghiệp Việt Nam. Ông Bình nói, "Trước năm
1986, công việc bị hạn chế về địa lý, nhưng khi Internet đi vào thương mại thì
dòng công việc có thể chảy khắp mọi nơi, quy luật thế giới phẳng. Nếu ai muốn
khai thác lợi ích của dòng chảy công việc đó thi phải tim nơi có khoảng cách về
chi phi là lớn nhất. Đó chính là Việt Nam, chúng tôi có lực lượng lao động trẻ”. Và
ông đã thuyết phục được IBM bằng ý tưởng này. Đây cũng là bước ngoặt đóng góp
vào sự thành công của lĩnh vực xuất khẩu nhân mềm của FPT.

Tương tự như vây, khi mới đặt chân vào thị trường Nhật FPT gần như thất
bại hoàn toàn trong việc thuyết phục các đối tác do không thông thao tiếng Nhật.
Nhưng với quyết tâm thâm nhập được thị trường khó tính bậc nhất thế giới này,
ông Bình cùng đội ngũ lãnh đạo FPT đã không ngừng trau dối khả năng tiếng
Nhật. Và kết quả là, sau 8 năm phát triển, Nhật Bản đang là thị trường đóng góp
doanh thu lớn nhất cho lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của FPT. Tại đây, FPT đã có
hơn 60 khách hàng, trong đó có nhiều khách hàng thân thiết là các tên tuổi lớn
như Hitachi, NTT, Canon. Hơn 50% doanh thu từ xuất khẩu phần mềm của FPT
đến từ thị trường Nhật. Với định hướng chiến lược trở thành tập đoàn toàn cầu
hàng đầu về dịch vụ thông minh, ông Bình đang đặt ra cho FPT ba "trận đánh" lớn
tại ba thị trường trong nước, khu vực và quốc tế."Chưa bao giờ FPT có cơ hội
ganh đua trong thế giới “thông minh" cùng với các tập đoàn công nghệ thông tin
danh tiếng thế giới trên cùng một vach xuất phát như hôm nay. Có rất nhiều việc
phải và cần làm khẩn trương để đón bắt cơ hội này, FPT phải trở thành Tập đoàn
toàn cầu hàng đầu về dịch vụ thông minh", ông Bình khẳngđịnh.

Qua đó ta dễ có thể thấy được Trương Gia Bình là một người dám nghĩ dám

10
làm và có tài thuyết phục vô cùng tuyệt vời để rồi đã đạt được thành công như
ngày hôm nay.

4. Phong cách quản trị của Trương Gia Bình.

4.1. Trương Gia Bình là một người theo phong cách dân chủ:

Trương Gia Bình hiện nay đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, là tâm
điểm chú ý của cả nước với bộ óc tài năng cùng với tập thể những cộng sự xuất sắc
quyết tâm làm nên những thành tích chói lọi. Cũng giống như những nhà lãnh đạo
khác, ông đã xây dựng cho minh một phong cách lãnh đạo riêng. Phong cách lãnh
đạo của ông là chủ yếu là phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi, thỏa thuận.
Ông không muốn quyết định một cách độc đoán, quân chủ. Ông thực tâm muốn thi
hành dân chủ. Là một người theo phong cách dân chủ, ông thường thu thập ý kiến
của những người dưới quyền, thu hút cả tập thể vào việc ra quyết định, thực hiện
quyết định, xây dựng công ty.

Không những vậy Trương Gia Bình còn là một người sống rất tình cảm, sâu
sắc nhưng khi cần ông cũng rất quyết liệt và nghiêm khắc, thể hiện được cái uy của
nhà lãnh đạo. Ông có sự kết hợp của cương và nhu tuy nghiêm khắc nhưng cũng
rất nhẹ nhàng. Bên cạnh đó Gia Bình còn là một người biết lắng nghe, cảm
nghiệm, thuyết phục được mọi người, mang trong mình đầy đam mê và sáng tạo.

4.2. Biểu hiện trong phong cách quản trị của Trương Gia Bình.

 Coi con người là yếu tố quan trọng nhất

Thể hiện qua bản sắc văn hóa ở FPT: tôn trọng dân chủ, tính tập thề và thực
sự quan tâm đến từng con người. Ông tôn trọng, quan tâm cả người lái xe lẫn cô
tạp vụ, ông luôn ghi nhớ câu chuyện của từng người để khi gặp lại ông hỏi thăm rất
gần gũi. Mỗi khi gặp khó khăn ông truyền lửa để tạo động lực cho mọi người vượt

11
qua và phấn đấu. Là người thân cận của chủ tịch FPT trong nhiều năm, Cựu Giám
đốc Nguyễn Thành Nam đã viết trong “Sử ký FPT” về người anh, người bạn lớn
Trương Gia Bình như sau: “Nhiều thế hệ nghệ sĩ “nhân dân” FPT nổi danh ngoài
thiên hạ. Cho đến tận bây giờ, có lẽ cũng chỉ còn có anh Bình vẫn sẵn sàng một
mình cởi áo lao lên sân khấu, nhảy xuống bàn bia để hò hét, ca hát cùng với anh
em nhân viên”.

Trương Gia Bình là người luôn chủ trọng đến yếu tố con người, bởi lẽ ông
cho rằng "con người là cốt lõi thành công". Chính vì vậy mà ông luôn tạo mọi điều
kiện và cơ hội phát triển cho nhân viên của mình. Chẳng hạn như ông mở các lớp
đào tạo ngoại ngữ nâng cao, các kì thi Toefl...cho mọi nhân viên tham gia và ông
yêu cầu mọi nhân viên phân mềm phải giao dịch và báo cáo bằng Tiếng Anh.
Trong suốt 32 năm qua, FPT luôn đầu tư cho việc tìm kiếm và phát triển con người
đặc biệt đội ngũ lãnh đạo. Với phương châm cho cán bộ nhân viên một cuộc sống
“đầy đủ về vật chất phong phú về tinh thần", cán bộ nhân viên có tiềm năng luôn
được công ty chú trọng.

Để triển khai kinh nghiệm sống còn "con người là cốt lõi của thành công",
ông Bình đã từng phát động một chiến dịch cầu hiền tài. “Chiếu cầu hiền tài"
của ông đăng trên tạp chí nội san và được nhiều báo khác đăng tải lại, đã gây xúc
động mạnh trong giới trẻ. Hai câu lạc bộ tài năng trẻ FPT ra đời, quy tụ hầu hết
những học sinh – sinh viên giỏi nhất nước, trong đó có nhiều em vừa đoạt các
giải cao trong các kỳ thi toán học, tin học quốc tế. Một trong các nỗ lực cầu hiền
tài đã đưa về FPT một ngôi sao sáng trong làng phân mềm Việt Nam lúc đó là
Henry Hùng. Tinh thần "chiến tranh" được ông Bình phát động, để cho dễ nhớ,
ông đã gói gọn mục tiêu của công ty vào 3 chữ số: 528. Số 5 chỉ 5000 lập trình
viên chuyên nghiệp của FPT vào năm 2005, số 2 chỉ 200 triệu doanh số phần mềm
xuất khẩu cũng vào năm đó, số 8 chỉ giá trị của công ty tại thị trường chứng khoán

12
Nasdaq là 8 tỷ USD. Toàn thể nhân viên FPT hừng huc khí thế. Trở thành công ty
bạc tỷ trong vòng mấy năm là một chuyện phi thường và ông Bình thổi vào bộ máy
FPT quyết tầm làm chuyện phi thường.

Không chỉ có vây, ngay từ khi đồng hành cùng FPT, ông Bình đã lên kế
hoạch xây dựng văn hóa FPT, tạo nên bầu không khí làm việc thoải mái vui vẻ cho
nhân viên, luôn đoàn kết và chia sẻ, không có bất cứ áp đặt nào, để mỗi người của
FPT luôn coi FPT là gia đình thứ hai của mình.

Ở FPT còn có cả các chính sách động viên nhân viên:

─ FPT luôn tạo mọi điều kiện đế nhân viên phát huy sáng tạo bằng môi trường
làm việc cởi mở thân thiện.

─ Đặt ra các mục tiêu rõ ràng, cụ thể, thách thức đề nhân viên thực hiện.

─ Luôn có sự khen thưởng xứng đáng với những thành tích mà nhân viên dat
được.

 Biết lắng nghe

Ông luôn tôn trọng lắng nghe ý kiến của người khác. Đối với ông mỗi người
đều được tham gia quyết định, được nói lên ý kiến của mình, tự do tiếp cận các cấp
lãnh đạo; đồng thời lãnh đạo biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến trái ngược, chia sẻ
thông tin cấp dưới. Theo ông "tính dân chủ" không chỉ giúp cho FPT phát triển mà
một xã hội muốn phát triển lành mạnh thì phải có dân chủ.

Theo chủ tịch FPT, đối với người lãnh đao cần có năng lực phòng ngừa rủi
ro. Muốn phòng ngừa rủi ro thì phải quản trị công ty tốt. “Doanh nhân phải biết
lướt trên những con sóng" cần có bản lĩnh, ý trí tinh thần doanh nhân Việt. Một
người theo phong cách dân chủ ông thường thu thập ý kiến của cả những người

13
dưới quyền, thu hút cả tập thể vào việc ra quyết định, thực hiện quyết định.Mỗi thế
chấp nhận cả những ý tưởng khác biệt, hỗ trợ cho những ý tưởng đó được triển
khai vì cái chung của cả tập đoàn. Chúng tôi tin vào giá trị đồng đội và làm việc
tập thể. Tinh thần đồng đội đó đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, có tính
thuyết phục với mọi người, bên cạnh khả năng quyết định một cách quyết liệt", ông
Trương Gia Bình từng nói.

4.3. Năng lực cá nhân của Trương Gia Bình.

 Có tầm nhìn xa

Từ việc Trương Gia Bình quyết định cùng bạn chuyển hướng thành lập FPT cho
đến những vụ đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ đầy thành công cho thấy
được tầm nhìn xa trông rộng của ông. Vào cuối năm 1998, khi FPT tròn 10 tuổi thì
Trương Gia Bình đã là một người nổi tiếng không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở Mỹ. Là
một người thông minh, ông biết cơ hội của mình đã đến và là một người giầu tham
vọng, ông không có ý định để cơ hội cứ thể trôi qua.

 Luôn học hỏi.

Buổi ban đầu cái tên FPT gắn với công nghệ thực phẩm. Việt Nam là một
nước nông nghiệp, ông Bình hy vọng vào các dự án viện trợ quốc tế trong lĩnh vực
này, nó cũng là điểm xuất phát làm các đồ sấy khô của nhóm "Nhiệt và chất".
Nhưng doanh vụ lớn đầu tiên của FPT là đổi máy tính Olivetti lấy các loại hàng
của Liên Xô vốn rất quen thuộc với Việt Nam thời bao cấp. Có thể nói giai đoạn
1988-1991 là giai đoạn đổi hàng Liên Xô. Giai đoạn 1991-1994 là giai đoạn tham
gia thanh toán với Liên Xô (Nga) cho các công trình thủy điện, đồng thời tin học
đã là một hướng kinh doanh độc lập. Từ 1995, kinh doanh tin học trở thành chủ
đạo, các trung tâm định hướng kinh doanh ra đời trong FPT. Năm 1998, sau 10
năm thành lập, FPT khẳng định vị trí số một trên thị trường tin học của các ngành

14
kinh doanh này và cũng là nhà ISP đầu tiên của Việt Nam. Trong quãng thời gian
trên, ông Bình học hỏi rất nhiều mô hình tổ chức và quản lý của các công ty công
nghệ hàng đầu, áp dụng những điểm phù hợp vào FPT. Nổi bật là việc lập và bảo
vệ kinh doanh, check point nhân viên và xây dựng một hệ thông tin bảo đảm kiểm
soát hiệu quả kinh doanh (Balance và FIFA).

Thời điểm đầu những năm 2000, ông Bình tung ra lý thuyết Fractal (tính bất
biến của cấu trúc) và Leadership Building (kỹ năng lãnh đao) đồng thời phát động
phong trào học tập các lý thuyết này trong FPT. “Không nhiều cán bộ FPT hiểu
được các lý thuyết này, cũng như vận dụng chúng có kết quả. Là người lãnh đạo
FPT trong những năm qua, Gia Bình có niềm tin vững chắc vào những giá trị mà
FPT đã tích lũy được theo thời gian. Những giá trị đó rất nhiều cái xuất phát từ
những ý tưong của Bình. Nếu không hiểu FPT, hiểu có niềm tin vững chắc vào
những giá trị mà FPT đã tích lũy được theo thời gian. Những giá trị đó rất nhiều cái
xuất phát từ những ý tưởng của Bình. Nếu không hiểu FPT, hiểu những chặng
đường FPT đã trải qua, thì cũng khó hiểu được những ý tưởng này. Bình là một
nhà tư tưởng" – TS Bùi Quang Ngọc nhận xét. "Bình nhìn nhận FPT phải có đối
ngoại, đối nội, có thông tin báo chí, có văn hóa, có kinh tế, có tinh thần, có đoàn
thanh niên, có phụ nữ, có thiếu niên nhi đồng (FPT Small). Trương Gia Bình học ở
quân đội ở cấu trúc Fractal, và thường xuyên tham khảo tư vấn các vị tướng quân
đội, trong đó có Bác Văn. Thậm chí ông còn học hỏi cách dùng người của Bác Hồ.
Những nguyên lý của âm dương ngũ hành cũng được Gia Bình áp dụng”.

 Giàu ý tưởng.

Ý tưởng thứ nhất: Đưa chiến tranh nhân dân vào thương trường. Lịch sử
Việt Nam là lịch sử chiến tranh vệ quốc và chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh. Tại
sao người Việt Nam sẵn lòng hy sinh, đổ máu cho quê hương, mà làm kinh tế lại
có nhiều điều không ổn? Ông Bình để tâm học hỏi trực tiếp từ những vị tướng

15
quân đội và sau này tự tổng kết trong bài “Chiến tranh nhân dân ứng dụng vào
quản trị kinh doanh". Điều này ông đã dạy cho nhân viên FPT, đồng thời cũng chia
sẻ với các doanh nghiệp trong khuôn khổ khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Quốc
gia Hà Nội, và ông cho rằng sức mạnh đó là riêng có của người Việt Nam, quốc
gia khác, nên văn hóa khác khó lòng học được.

Ý tưởng thứ hai: Genetic. Khi nhìn ra thế giới xem có doanh nghiệp nào tồn
tại lâu dài, tìm hiểu bí quyết tồn tại của nó, ông Bình nhận thấy thương hiệu
Sumitomo – Nhật Bản đã có 400 năm tuổi, nhưng lại có một Công ty Thụy Điển đã
tồn tại tới 7 thế kỷ. Ông Bình phát hiện ra rằng, bất cứ một cái gì trường tồn phải
có một cấu trúc hết sức đặc biệt và có thể đặt tên nó là genetic. Để thiết kế được
một hệ thống gen trong công ty, ông Bình không biết phải bắt đầu như thế nào, cho
dù hết sức ước mong và dù đã xem xét cả mã Gen của người lẫn ruồi giấm. Khi
FPT mới chỉ có 350 người, ông Bình tự so sánh với một dân tộc thiếu số Việt Nam
cũng có 350 người. Một dân tộc đã tồn tại độc lập qua cả ngàn năm đến tận bây
giờ, vì sao họ làm được điều đó? Ông Bình sửa soạn đi tìm dân tộc này nhắm quan
sát cách thức họ sống, ăn nói, trông cấy, sinh hoạt bên đống lửa... để tìm cấu trúc.
Đang chuẩn bị đi thì lại vớ được một cuốn hương ước, và cho rằng hương ước hay
hơn, nên thu thập rất nhiều về đọc. Ông Bình đã mơ hồ đoán được cấu trúc genetic
nhưng vẫn không thiết kế nổi. Lúc này FPT xuất khẩu phần mềm sang Ấn Độ, ông
Bình bắt đầu nghiên cứu các quan điểm ISO và nhận thấy sự minh bạch của bộ
lệnh này, đồng thời nó là quy trình chung cho toàn bộ tập đoàn. Như là lá, bạn sẽ
quang hợp, là hoa bạn sẽ di truyền vậy. Đồng thời tiêu chuẩn ISO có cả biến dị, bởi
có cả giai đoạn “check", tức là sau một vòng tuần hoàn phải kiếm tra xem có cải
tiến được nó không? Thế là bản thiết kế bộ Gen của ông Bình đã hoàn tất.

Rất nhiều người trong FPT phản đối mạnh mẽ, làm gì có cái khái niệm đó
tồn tại trên đời, nhưng sau khi ông Bình bắt đầu triển khai làm thì điều này bắt đầu

16
xuất hiện trong một số cuốn sách. Thật may có một người bạn thân của ông Bình
hiểu. Đế ép mọi người sử dụng, ông Bình gần như phải dùng tới "bạo lực, cưỡng
chế", bởi có thể cách ông Bình giải thích khó hiễu, hoặc cũng có thể mọi người
không thích thay đổi. Genetic không chỉ là nhận thức sâu sắc về một tập đoàn, mà
muốn vận hành nó sẽ phải chấp nhận trả giá bằng 30% thời gian của toàn bộ bộ
máy nhân sự trong khoảng từ 1- 2 năm. Vừa đúng dip có cuộc xuất khẩu phần
mềm, ông Bình đặt ra khấu hiệu "Xuất khẩu hay là chết", đồng thời cho vận hành
genetic. Ông Bình đánh giá, đến nay bộ lệnh của FPT vẫn là bộ lệnh khác biệt so
với các tập đoàn khác, bởi lẽ ông đã tìm mọi cách viết một bộ lệnh đầy đủ để duy
trì sự trường tồn của lệnh này, cũng như cây cỏ trường tồn từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Đó là tìm cách bắt chước thiên nhiên. Ông Bình không biết FPT sẽ tồn tại
được bao lâu, nhưng theo đúng như thiết kế thì cần phải liên tục hoàn thiện, khi đạt
đến đẳng cấp thiên nhiên thì đương nhiên sự tồn tại sẽ được chấp nhận. Gen đòi
hỏi mỗi tế bào phải thuộc bài, phải có hệ thống đào tạo nội bộ. Tại FPT lãnh đạo
hành xử giống nhau, 10 người cũng như 10 nghìn người, phương thức giống nhau
dù quy mô khác nhau, đều theo quân sự lệnh. Ý tưởng genetic có trong đầu ông
Bình từ năm 1996, đến lúc xuất hiện tại FPT đã là năm 2003 quả là một quá trình
đeo đẳng.

Ý tưởng thứ ba: Thác số. Ông Bình dự báo rằng sớm muộn gì cũng có một
cuộc lật đổ, thay đổi vị trí các quốc gia trong tương lai. Ý tưởng này về sau người
ta viết thành những cuốn sách rất nối tiếng như “Thế giới phẳng", còn ông Bình
gọi nó là thác số. Bởi khi chưa có Internet thì công việc nước nào nước ấy làm,
nhưng khi Internet ra đời sẽ có một dòng thông tin chảy từ chỗ có nhiều tin đến ít
tin, từ chỗ nhiều tri thức đến chỗ ít trị thức, đồng thời sẽ có dòng công việc chảy
theo dòng thông tin đó. Tương tự như việc phải chọn độ cao, ngăn đập để làm thủy
điện. Trong thác số, nước là kỹ năng, một số lượng các kỹ năng, cụ thể trong công

17
nghiệp phần mềm là tiếng Anh và lập trình. Ông Bình đẩy tiếp một bước nữa là
"tạo nước" bằng việc mở trường Đại học, hiện nay FPT có khoảng 10 nghìn sinh
viên, ngoài ra cũng đào tạo cho khoảng 50 ngàn sinh viên trong các hệ thống khác.
Khi tích đủ lượng nước rồi thì ông Bình ngồi xoa tay xem các tổ máy phát điện vận
hành. Các nước phát triển không ai đi viết lập trình cả, học thì khổ ra đời lượng lại
không cao, họ thường làm các việc khác. Vì thể ông Bình cho rằng, trong tương lai
các nước phát triển sẽ lười biếng, người ta vẫn giàu có nhưng đến một ngưỡng nào
đó sẽ phải chấp nhận sự lật đồ. Thác số chính là cơ hội của đất nước, trong cái
nghèo lại ẩn chứa một sức mạnh riêng.

Có thể nói đây là ba ý tưởng quan trọng nhất trong cuộc đời của Trương Gia
Bình và cũng đã giúp ích vô cùng nhiều cho ông.

 Tập hợp được những người có năng lực để cùng vượt qua những khó khăn

Vào thời điểm năm 1998, ông và các cộng sự của mình đã dựng nên một
công ty tin học có tiếng tăm lẫy lừng, bề thế hơn cả Công ty Microsoft lúc mới ra
đời. Lễ kỷ niệm 10 năm và lễ đón nhận Huân chương lao động hạng hai của Công
ty FPT là một sự kiện gây nhiều dư luận đến mức hàng tháng sau dân Hà Nội vẫn
còn bàn tán. Thông thường, sau những thành công như thể thì nguời ta bắt đầu
hưởng thụ. Nhưng Trương Gia Bình không phải là người thường. Ông chưa có ý
định hưởng thụ và ông đã thuyết phục được hầu hết các cộng sự của mình có chung
ý chí đó. Quyết định của ông nhận được sự ủng hộ tối đa của Lê Quang Tiến, là
một trong số ít sáng lập viên có thực quyền trong công ty đến ngày hôm nay. Ông
Tiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam (vào thời điểm đó) là hết sức bi đát vì vậy thời
gian sắp tới sẽ hết sức khó khăn. Một văn kiện quan trọng định hướng cho công ty
tin học số một quốc gia lúc đó là bản "Báo cáo 10 năm công nghệ FPT". Báo cáo
dài 10 trang A4 và theo ông Bình tâm sự thì ông đã viết đi viết lại tới 7 lần. Những
người gần gũi ông Bình đều nói rằng ông có khả năng viết rất nhanh và khá hay.

18
Việc ông phải viết lại tới 7 lần chứng tỏ ông đã rất dao động khi ngồi đúc kết
những kinh nghiệm dẫn đến thành công. Phải chăng ông cảm nhận được rằng, việc
lặp lại kinh nghiệm của những năm tương đối may mắn vừa qua sẽ đảm bảo cho
công ty một thất bại chắc chắn và muốn đạt được thành công trong giai đoạn tiếp
theo, FPT cần phải đổi mới toàn diện.

Vì thế, trong "Báo cáo 10 năm công nghệ FPT", ông đã rất khôn khéo chỉ đề
cập đến một kinh nghiệm cốt lõi cần phải gìn giữ bằng mọi giá: Con người FPT,
trong đó nhấn mạnh đến con người hiền tài. Phần kết của bản Báo cáo mới thực sự
quan trọng là cái mà ông muốn hướng mọi người đi theo: “Trước ngưỡng của của
thế kỉ 21, chúng ta đứng trước những thủ thách mới và vận hội mới to lớn hơn
nhiều mà tiêu điểm chính của nó là phát triển và xuất khẩu phần mềm". Lúc đó,
không có ai đặc biệt chú ý đến tuyên bố này và ông Bình hiểu rằng còn quá nhiều
việc phải làm để thay đổi tư duy cũ, để lôi kéo những con người đang hân hoan vào
một cuộc chiến đấu mới gian khổ hơn nhiều.

19
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ PHONG CÁCH QUẢN TRỊ CỦA
TRƯƠNG GIA BÌNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
1. Đánh giá phong cách quản trị của Trương Gia Bình

1.1. Ưu điểm

Phong cách quản trị của ông có khá nhiều những ưu điểm sau:

 Sự kết hợp giữa cương và nhu sẽ làm cho nhân viên dưới quyền thoải mái nên
trong khi làm việc vừa tôn trọng vừa nể phục ông.

 Trương Gia Bình luôn hòa đồng với tất cả mọi người kể cả nhân viên. Điều này
sẽ tạo ra không khí tích cực giúp phát huy tối đa khả năng sáng tạo nhân viên.

 Trọng người tài, coi trọng ý kiến nhân viên dưới quyền: điều này sẽ giúp cho
công ty phát triển hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực Game Online mà công ty đang
đảm nhận luôn cần những ý tưởng mới.

 Tính cách mạnh mẽ, quyết đoán nhưng cũng rất dân chủ, công bằng, nghiêm
khắc trong công việc.

 Ông luôn trân trọng và để cao công sức nỗ lực và sáng tạo của mọi thành viên
trong đại gia đình FPT.

1.2. Nhược điểm.

Ngoài những ưu điểm thì ngược lại phong cách quản trị của Trương Gia Bình cũng
có những nhược điểm:

 Sự cả tin: Mỗi người mỗi tính cách, suy nghĩ khác nhau, tin tưởng vào nhân

20
viên là tốt nhưng con người luôn có cả điểm xấu. Đối với nhân viên cấp dưới
nên có sự giám sát sát sao hơn trong quá trình làm việc.

 Sự cầu toàn, khó tập hợp ý kiến cũng gây không ít phiền phức trong công ty.

 Đặc biệt là sự thay đổi về nhân sự của FPT đã tạo ra sự khủng hoảng về nhân
sự cấp cao của công ty.

2. Bài học kinh nghiệm

Sau khi phân tích về phong cách quản trị của Trương Gia Bình có thể rút ra
được rất nhiều những bài học kinh nghiệm. Đầu tiên có lẽ là luôn phải biết lắng
nghe, tôn trọng ý kiến của nhân viên. Bên cạnh đó là tinh thần dám nghĩ dám làm
nếu muốn thành công. Không chỉ vậy về phần bản thân mình thì cần dành thời gian
học hỏi những điều mới lạ, học càng nhiều càng tốt. Có hiểu biết thì mới có đủ khả
năng để dẫn dắt đội ngũ nhân viên. Và làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với
công việc, dành nhiệt huyết cho công việc.

Với phong cách quản trị đúng đắn của mình Trương Gia Bình đã trở thành
chủ tịch của Tập đoàn nổi tiếng và được mọi người kính trọng và nể phục. Chính
phong cách dân chủ của ông cũng đã tạo nên những thành công cho FPT ngày hôm
nay, trở thành Tập đoàn công nghệ thông tin - viễn thông hàng đầu Việt Nam và
mang cho mình một màu sắc riêng.

21
KẾT LUẬN
Mỗi phong cách quản trị đều có ưu điểm, nhược điểm riêng và được sử dụng
tuỳ vào cá tính của nhà quản trị cũng như hoàn cảnh mà chúng cần được áp dụng
một cách linh hoạt, khéo léo mới có thể mang lại thành công. Vấn đề chủ yếu là ta
phải lựa chọn được phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân và doanh nghiệp.
Trương Gia Bình đã chọn cho mình một phong cách quản trị dân chủ cùng với tài
năng biết lắng nghe, thuyết phục được mọi người, khả năng quyết định chính xác
ông đã gây dựng lên một tập thể như vậy. Dĩ nhiên rất xứng đáng cho đến bây giờ
FPT đã và đang trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Chúng ta
có thể lựa chọn phong cách quản trị dân chủ giống như Trương Gia Bình, đây cũng
là là một trong những phong cách hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay. Qua bài tiểu
luận này em đã hiểu hơn được về con người của Trương Gia Bình cũng như phong
cách quản trị của ông. Từ những thành công của mình Trương Gia Bình xứng đáng
để những nhà quản trị hiện tại và tương lai học hỏi noi theo.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiêm Liên (2020), Chi tiết tiểu sử doanh nhân Trương Gia Bình,
https://bstyle.vn/truong-gia-binh.html

2. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGT.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (đồng chủ
biên) (2009); Giáo trình quản trị học, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

3. Về tập đoàn FPT, https://fpt.vn/vi

23

You might also like