Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CÁC NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG

Độc quyền của mô hình công ty mua bán điện tại thị trường điện Việt nam.
Theo mô hình do Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương đưa ra, đơn vị có chức năng
mua bán điện duy nhất là Công ty Mua bán điện - Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Đơn
vị này sẽ chịu trách nhiệm ký các hợp đồng nhập khẩu, xuất khẩu.
Khi thị trường phát điện cạnh tranh chính thức được vận hành, sẽ có 6 đối tượng tham gia
thị trường điện gồm: đơn vị phát điện; đơn vị truyền tải; các công ty điện lực thực hiện chức
năng bán lẻ điện; đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; đơn vị điều hành giao dịch thị trường
điện và công ty mua bán điện.
Trong đó, công ty mua bán điện là đơn vị mua bán điện trực tiếp của đơn vị phát điện và là
"người mua" duy nhất trong thị trường phát điện cạnh tranh. Công ty mua bán điện hoạt động
theo hình thức Công ty TNHH một thành viên, có quyền mua điện trực tiếp của các đơn vị bán
điện theo hợp đồng có thời hạn và mua điện giao ngay trên thị trường.
Sau khi mua điện từ các đơn vị phát điện, Công ty sẽ bán buôn điện cho các công ty điện
lực để các công ty này bán cho người sử dụng theo biểu giá do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Trên thực tế ở Việt Nam thời gian qua, thị trường mua bán điện cũng đã từng bước hình
thành với việc EVN mua lại điện thành phẩm của một số đơn vị phát điện ngoài EVN như các
nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, các nhà máy thủy
điện của Tổng Công ty Sông Đà.
Vừa đá bóng, vừa thổi còi!
Theo hình thức trên, Công ty Mua bán điện làm việc dưới sự ủy quyền của EVN, việc
thanh toán do vậy sẽ phải phụ thuộc vào EVN, nên nếu chậm thanh toán, nhà máy bán điện cho
EVN sẽ không biết kêu ai. Nếu Bộ Công thương xác định Công ty Mua bán điện là một yếu tố
quan trọng trên thị trường điện cạnh tranh thì công ty này cần phải có vai trò cụ thể và được quản
lý dòng tiền thu được từ các nhà máy điện độc lập, chủ động trả cho các nhà máy điện độc lập để
họ duy trì việc phát điện phục vụ truyền tải.
Ngoài ra, theo Nghị định 24/2011 của Chính phủ, từ 1-6-2011, EVN có quyền tăng giá
điện bán lẻ cho người dân 3 tháng/lần, nhưng các quy định lại chưa làm rõ việc các nhà máy bán
điện độc lập có được hưởng lợi gì từ việc tăng giá này không. Giả sử, EVN được phép tăng giá
điện thêm 5%, thì các nhà máy phát điện mà EVN mua điện sẽ được hưởng bao nhiêu % của 5%
ấy, hay sẽ vẫn phải giữ ở mức giá từ khi ký hợp đồng. Nếu không xử lý được thì việc thực hiện
giá điện theo cơ chế thị trường chỉ làm lợi cho duy nhất EVN và khó huy động, kêu gọi đầu tư
xây dựng các nhà máy mới.
Thiếu công bằng...
Các nhà máy điện ngoài EVN cũng bày tỏ lo ngại với nhiều điều kiện chưa công bằng
trong thị trường phát điện hiện nay. Chẳng hạn, giá nguyên liệu chiếm chi phí lớn nhất trong việc
hình thành giá điện đối với chạy dầu và khí. Tuy nhiên, giá khí bán cho các nhà máy điện trong
và ngoài EVN chưa bình đẳng, các nhà máy ngoài EVN phải mua đắt hơn. Bộ Công thương cần

1
sớm có kế hoạch thiết lập mặt bằng giá khí, rà soát mức giá với các loại nguyên, nhiên liệu bán
cho các nhà máy điện mới tạo đầu vào cạnh tranh cho thị trường, bởi muốn có đầu ra cạnh tranh
thì đầu vào cũng phải cạnh tranh.
Ngoài ra, việc tính giá trần chào bán cho các nhà máy cũng là một vấn đề cần phải quan tâm. Khi
thị trường vận hành thí điểm, trước ngày 15-9 phải lập kế hoạch vận hành thị trường năm tới,
phải tính toán và công bố giá trị nước cho từng thành phần. Trong khi đó, giá trị nước phụ thuộc
rất nhiều vào thời tiết, khó mà tính toán chính xác. Từ đó dẫn đến việc không phản ánh đúng
chào giá theo thành phần, thiệt thòi cho các nhà máy điện. Phương thức trực tiếp chào giá cạnh
tranh phát điện sẽ khiến nhà máy điện rất căng thẳng trong quản lý, bởi dù có đăng ký công suất
phát các ngày kế tiếp, nhưng nếu bị sự cố đột xuất, nhà máy sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

THỊ TRƯỜNG NHÀ HÀNG


Thị trường nhà hàng của bất kỳ thành phố nào đều có đặc tính của thị trường cạnh tranh
độc quyền. Có hàng nghìn nhà hàng ở bất cứ thành phố lớn nào với nhiều loại thực đơn ăn
uống khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với thu nhập, sở thích khác nhau. Một
số nhà hàng cao cấp và đắt tiền, một số khác thì rất đơn giản và rẻ tiền. Gần đây, tác giả có
ăn tối tại một nhà hàng tốt nhất của Pháp ở thành phố New York cùng với các nhà kinh tế
học nổi tiếng sau khi tham dự hội thảo- chi phí cho hóa đơn là 234 đô la. Hai ngày sau đó, tác
giả ăn tối cùng với đồng nghiệp tại một nhà hàng không nổi tiếng gần khu giảng đường của
trường đại học chi phí là 17.5 đô la. Một vài nhà hàng cung cấp các chương trình giải trí như
ca nhạc, một số khác thì không. Một số nhà hàng ở trung tâm, một số khác ở xa và kiểu dạng
kinh doanh hộ gia đình.Tại trung tâm Mahattan, New York, tác giả gần đây đến thăm 19 nhà
hàng: 5 nhà hàng Ý, 4 nhà hàng Pháp, 3 nhà hàng Trung Quốc và một nhà hàng Brazil, một
nhà hàng Nhật, một nhà hàng Ấn Độ, một nhà hàng Mexico, một nhà hàng Hàn Quốc, một
nhà hàng Pakistan, một nhà hàng Tây Ba Nha. Trong một số tạp chí New York gần đây, có
hơn 100 nhà hàng quảng cáo. Việc gia nhập thị trường kinh doanh nhà hàng tương đối dễ
dàng (sự thật là có hàng trăm nhà hàng được mở mới trong thành phố hàng năm). Bởi vì mỗi
nhà hàng bán các món ăn khác nhau, có các quảng cáo khác nhau, địa điểm, thực đơn khác
nhau cho nhiều tầng lớp khác nhau.
(Nguồn: Tạp chí New York, tháng 3 năm 2000)

2
Cạnh tranh độc quyền trong thị trường cà phê và Cola
Các thị trường đồ uống nhẹ và cà phê minh họa các đặc trưng của cạnh tranh độc
quyền. Mỗi thị trường có rất nhiều sản phẩm khác biệt chút ít nhưng có thể thay thế được cho
nhau ở mức độ cao. Ví dụ mỗi loại cola đều có sự khác biệt nhỏ về vị. (bạn có thể nói được
sự khác nhau giữa Coca Cola và Pepsi không? Giữa Coca Cola và Tribeco Cola không?). Và
mỗi loại sản phẩm cà phê bột đều có sự khác biệt chút ít về mùi, vị và hàm lượng cafein Hầu
hết người tiêu dùng đều có sở thích riêng của mình. Bạn có thể thích cà phê Trung Nguyên
hơn các loại cà phê khác và thường mua nó. Nhưng sự trung thành của thương hiệu này
thường là có hạn. Nếu giá của cà phê Trung Nguyên tăng đáng kể so với các loại khác, thì
bạn và phần lớn người tiêu dùng đã mua cà phê Trung Nguyên sẽ chuyển sang các loại khác.
Vậy, công ty cà phê Trung Nguyên, nơi ông Nguyễn Trần Nguyên Vũ- một doanh nhân
được cho là thành đạt nhất Việt nam về cà phê, có sức mạnh thị trường lớn như thế nào đối
với cà phê Trung Nguyên? Nói cách khác đường cầu về cà phê Trung Nguyên co giãn như
thế nào? Phần lớn các công ty lớn nghiên cứu rất cẩn thận về cầu đối với sản phẩm của mình-
một phần trong nghiên cứu thị trường của họ. Những ước lượng của công ty thường là của
riêng, nhưng một nghiên cứu về cầu đối với các loại cola và cà phê đã sử dụng biện pháp thí
nghiệm mô phỏng mua sắm để xác định sản lượng của mỗi nhãn hiệu thay đổi như thế nào
khi giá của chúng thay đổi.

Bảng. Co giãn của cầu theo giá đối với các loại cola và cà phê
Loại Co giãn của cầu theo giá (Edp)
Trung Nguyên -2,4
Cà phê Vina Cà phê -5,2
Netsle Cà phê -5,7
Pepsi -7,1
Cola Coca Cola -8,0
Tribeco -9,0
Bảng trên tóm tắt kết quả mô phỏng trình bày độ co giãn của cầu theo giá về một số loại.
Thứ nhất, trong các loại cà phê, Trung Nguyên có độ co giãn của cầu theo giá ít nhất. Trung
Nguyên là nhãn hiệu cà phê có thị trường rất lớn ở Việt nam và có nhiều khách hàng trung thành
với mình. Tuy nhiên, Trung Nguyên có sức mạnh thị trường lớn nhất không có nghĩa là nó sẽ lãi
nhất vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác. Bởi vì lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí cố
định, lượng bán cũng như giá của sản phẩm.
Thứ hai, nhóm cola có co giãn của cầu theo giá nhiều hơn so với cà phê. Điều này giải
thích người tiêu dùng Việt nam ưa thích cà phê hơn Cola- một sản phẩm từ nước ngoài mới vào
Việt nam mấy chục năm gần đây. Mức độ trung thành với một nhãn hiệu cola là nhỏ vì nhận biết
về sự khác biệt lẫn nhau giữa chúng của người tiêu dùng Việt nam là nhỏ.

3
Trừ cà phê Trung Nguyên, tất cả các loại cà phê và cola đều rất co giãn theo giá. Với độ co giãn
khoảng từ 5 đến 9, mỗi thương hiệu chỉ có sức mạnh độc quyền hạn chế. Đây là điển hình của thị
trường cạnh tranh độc quyền

4
Ngành Hàng Không Có Phải Là Độc Quyền Tập Đoàn?
Thị phần thị trường hàng không
Trong thực tế, trong một thị trường mà có bốn hãng (hoặc có thể ít hơn hoặc nhiều hơn bốn
hãng) chiếm 50% thị phần thì có thể coi là độc quyền tập đoàn. Sử dụng số liệu của Cục thống kê
giao thông vận tải Mỹ, chúng ta có số liệu thị phần của các hãng hàng không Mỹ như sau:
Thị phần hàng không Mỹ, Q3 2009
Thị phần tích
STT Hãng hàng không Thị phần %
lũy
1 Delta & Northwest 21.8 21.8
2 American 15.2 37.0
3 United 13.0 50.0
4 Continental 10.1 60.1
5 Southwest 9.3 69.3
6 US Airways 7.4 76.7
7 JetBlue 3.3 80.0
8 AirTran 2.4 82.4
9 Alaska 2.4 84.8
10 SkyWest 1.5 86.3
Các hãng khác 13.7 100
Tổng 100
Nguồn: http://thetravelinsider.info/airlinemismanagement/airlineoligopoly.htm
Theo bảng trên, bốn hãng lớn nhất chiếm đến 60,1% toàn bộ thị trường, nên có vẻ là những
hãng độc quyền tập đoàn. Ngay cả khi nếu hai hãng Northwest và Delta không sát nhập với nhau
thì bốn hãng lớn nhất là American Airline, Delta Airline, Unired Airline, và Continental Airline
cũng kiểm soát đến 51,8% thị phần. Nếu trong tương lai, United và Continental đang đàm phán
sát nhập mà thành hiện thực, hãng Southwest Airline sẽ vượt lên vị trí thứ tư và khi đó 4 hãng
lớn nhất sẽ nắm trong tay 69,3% thị trường. Như vậy, thị trường hàng không Mỹ có vẻ như là thị
trường độc quyền tập đoàn.
Xét đến thị trường hàng không vượt biển Atlantic, Bảng 10-4 cũng cho thấy xu hướng độc
quyền tập đoàn rõ nét trong thị trường này giữa những liên minh và một số hãng lớn của Mỹ.
Thị phần thị trường hàng không vượt biển Atlantic 12 tháng (đến tháng 6 2009)
Liên minh Các hãng thành viên Thị phần %
Austrian, BMI, Continental, LOT, Lufthansa, SAS, Swiss,
Star 31.7
TAP, United, Air New Zealand

5
Skyteam Air France, Alitalia, Delta/Northwest, KLM, Czech 28.9
Oneworld American, British Airways, Iberia, Finnair 22.3
Virgin Atlantic 7.1
US Airways 4.6
Các hãng khác 5.5
Nguồn: http://thetravelinsider.info/airlinemismanagement/airlineoligopoly.htm
Các yếu tố khác để nhận biết thị trường độc quyền tập đoàn
Tiêu thức thị phần được sử dụng để đánh giá thị trường hàng không là một cách đơn giản
nhưng không phải luôn chính xác hoàn toàn. Trong các trường hợp còn nghi ngờ, các nhà kinh tế
có thể sử dụng thêm một số tiêu thức để xác nhận liệu các hãng có thực sự hành động theo cách
độc quyền tập đoàn.
Cần lưu ý, thị trường độc quyền tập đoàn có những đặc điểm chính sau:
 Chỉ có một số ít nhà cung cấp hầu hết lượng cung của thị trường.
 Rào cản gia nhập: Các hãng mới gặp khó khăn khi gia nhập thị trường do các rào cản như
vốn đầu tư rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài, giới hạn pháp lý, nguồn lực hạn chế hoặc bằng phát
minh sáng chế.
 Sản phẩm không quá nhiều sự khác biệt: Các hãng cung cấp các sản phẩm tương tự nhau,
có thể không có sự khác biệt (ví dụ: kim loại, dầu,…), hoặc có thể có sự khác biệt nào đó nhưng
chức năng rất giống nhau (ví dụ: xe ô tô).
Áp dụng vào trường hợp của ngành hàng không, tiêu thức đầu tiên đã được thỏa mãn.
Trong khi đó, thành lập một hãng hàng không là một thương vụ kinh doanh rất tốn thời gian và
vốn, cần được chính phủ phê duyệt, …., vì thế tiêu thức thứ hai cũng được thỏa mãn. Nói chung,
các hãng hàng không cung cấp dịch vụ cơ bản là giống hệt nhau - một chuyến bay kéo dài với
thời gian tương đương giữa các thành phố giống nhau, trên cùng một đường bay, với cùng loại
ghế ngồi, …., và như vậy đáp ứng được tiêu thức thứ ba.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhìn thêm vào các hành vi của các hãng trong thị trường
độc quyền tập đoàn là: i) Phụ thuộc lẫn nhau, ii) Cấu kêt hoặc sát nhập và thông đồng và iii)
Cạnh tranh phi giá.
Những hành vi trên chúng ta đều có thể thấy rõ ở thị trường hàng không. Một hãng hàng
không cố gắng tăng giá, và nếu các hãng hàng không khác không làm theo, nó sẽ lại giảm giá trở
lại. Khi hãng hàng không giới thiệu một dịch vụ mới, các hãng hàng không khác thường sẽ làm
theo. Các hãng hàng không hiện nay cũng đang tích cực cấu kết với nhau thành các liên minh
hoặc sát nhập hợp nhất. Đôi khi thông qua kẽ hở pháp luật, các hãng có thể cấu kết ngầm thông
qua việc tăng giá “có tín hiệu”. Cuối cùng, các hãng hàng không thường cố gắng không cạnh
tranh bằng giá mà lựa chọn cách đặt giá vé giống nhau. Thay vào đó họ chọn cách cạnh tranh
thông qua tăng cường quảng cáo và nâng cao dịch vụ như phòng chờ, đưa đón, ….
Độc quyền tập đoàn trong ngành hàng không: tốt hay xấu?
6
Không phải tất cả các hãng độc quyền tập đoàn đều xấu. Một số có thể có mang lại tác
động tích cực. Lợi nhuận dồi dào của các hãng có thể được sử dụng để tài trợ cho hoạt động
nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới hoặc để cải tiến dịch vụ (máy tính là một ví dụ điển
hình). Các hãng lớn còn có thể có được tính kinh tế theo quy mô.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy các hãng hàng không hiếm khi có lợi nhuận lớn, và
nếu có lợi nhuận lớn để có thể đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thì nhu cầu cho đầu tư phát
triển lại nằm ở các ngành khác có liên quan như thiết kế và sản xuất máy bay hay ngành kiểm
soát không lưu. Ngoài ra, kinh doanh hàng không có tính kinh tế theo quy mô nhưng thật nghịch
lý là các hãng hàng không lớn lại hoạt động ít hiệu quả hơn so với những hãng nhỏ. Vì vậy, cả
hai tác động tích cực của độc quyền tập đoàn đều không tồn tại ở các hãng hàng không.
Vậy còn nhược điểm? Theo lý thuyết, tác động tiêu cực của độc quyền tập đoàn là tính
không hiệu quả, và tập trung của cải và quyền lực xã hội. Nhìn vào ngành hàng không, người ta
thấy hãng hàng không càng lớn (và do đó nó càng góp phần vào quá trình hình thành độc quyền
tập đoàn) thì chi phí càng cao và hiệu quả hoạt động càng thấp (lợi nhuận không tăng trưởng phù
hợp với chi phí / doanh thu). Như vậy, các hãng hàng không dường như tồn tại nhược điểm đầu
tiên của độc quyền tập đoàn.
Đối với nhược điểm thứ hai: sự tập trung của cải và quyền lực xã hội, điều này có nghĩa là
bản thân sự tập trung của cải không phải là xấu nhưng tài sản của cải đó lại có thể được sử dụng
(hoặc lạm dụng) để gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, hệ thống chính trị - xã hội, và do đó, không
mang lại lợi ích cho xã hội. Có thể nhìn thấy nhược điểm này ở ngành hàng không thông qua
những hình thức vận động hành lang giữa các hãng hàng không và chính phủ, để trành đáp ứng
những yêu cầu bổ sung về các thiết bị an toàn mới cho chuyến bay theo quy định của các cơ quan
chức năng,….Ngoài ra, các hãng hàng không có thể ở trạng thái "quá lớn để bị phá sản” và
thường sẽ nhận được những can thiệp hỗ trợ từ phía Chính phủ.
Tóm lại. có thể nói, độc quyền tập đoàn trong thị trường hàng không hầu như không có các
ưu điểm (lợi ích) nào để bù đắp lại những tiêu cực (nhược điểm) lớn mà các hãng gây ra cho nền
kinh tế.

You might also like