Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐIỆN CẤP III

A PHẦN HK I:

1- Người ta bị điện giật khi :


a) Chạm vào vật mang điện. b) Có điện trở người nhỏ.
c) Có dòng điện đủ lớn qua người. d) Tất cả đều đúng.
2- Khi có người bị điện giật ta phải làm ngay:
a) Chạy tiềm người cứu hộ.
b) Can ngăn không cho người khác đến gần người bị nạn vì rất nguy hiểm.
c) Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện và sơ cứu nạn nhân.
d) Gọi điện thoại cho trạm điện gần nhất.
3- Dòng điện có tần số nguy hiểm nhất cho người là :
a) Một chiều có điện áp 12 V b) Xoay chiều có tần số 50 hec (Hz)
c) Xoay chiều có tần số cao d) Tất cả đều nguy hiểm.
4- Điện trở người phụ thuộc vào các yếu tố :
a) Diện tích và áp suất khi tiếp xúc với phần tử mang điện c) Môi trường làm việc
b) Tình trạng lớp da bên ngoài, tình trạng sức khỏe d) Tất cả đều đúng.
5- Trị số dòng điện qua người phụ thuộc vào các yếu tố :
a) Điện trở người b) Điện áp đặt vào người
c) Thời gian dòng điện qua người d) Tất cả đều đúng.
6- Phát biểu nào sau đây là đúng :
a) Thời gian dòng điện qua người càng lâu thì càng nguy hiểm.
b) Tần số dòng điện qua người càng lớn thì càng nguy hiểm
c) Điện trở người càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng tăng
d) Dòng điện qua người theo đường từ chân sang chân là nguy hiểm nhất.
7- Khi sử dụng điện, để đảm bảo an toàn thì :
a) Luôn luôn mang găng tay
b) Thường xuyên kiểm tra vỏ thiết bị bằng bút thử điện để tránh hiện tượng chạm vỏ.
c) Nên lắp đặt mạng điện ngầm sẽ đảm bảo an toàn hơn
d) Cúp cầu dao trước khi cắm phích điện.
8- Chim sẻ đậu trên dây điện cao thế mà không bị giật vì :
a) Chúng đậu trên dây nguội b) Điện áp đặt lên người chúng bằng 0V.
c) Chân chúng có lớp sừng cách điện rất tốt d) Tất cả đều đúng.
9- Mạng điện ba pha bốn dây gồm :
a) Ba dây pha, một dây trung hòa. b) Bốn dây pha
c) Hai dây nóng, hai dây nguội d) Ba dây pha, một dây nóng.
10- Điện áp bước là :
a) Điện áp giữa hai bước chân
b) Hiệu điện thế giữa hai bước chân khi bước vào vùng đất có điện thế.
c) Sự chênh lệch điện thế giữa hai bước chân
d) Tất cả đều đúng.
11- Điện áp định mức 220V của nguồn điện xoay chiều một pha hiện nay gọi là
a) Điện áp pha b) Điện áp dây
c) Điện áp hiệu dụng d) Cả a, c đúng.
12- Khi lắp đặt điện, để đảm bảo an toàn ta phải :
a) Nên lắp đặt mạng điện ngầm
b) Tất cả các thiết bị điện đều phải nối đất
c) Không dùng dây điện trần trong nhà, các mối nối, cầu dao phải được cách điện tốt.
d) Tất cả đều đúng.
13- Trên bóng đèn huỳnh quang thường ghi các số liệu kỹ thuật là :
a) Uđm và Pđm b) Uđm và Iđm c) Pđm và Iđm d) Pđm.
14- Chấn lưu của đèn huỳnh quang làm nhiệm vụ :
a) Tạo sự tăng điện áp tạm thời để mồi đèn c) Cả a, b đúng.
b) Làm giảm dòng điện qua bóng đèn khi đèn đã sáng d) Cả a, b sai.
15- Khi đóng điện đèn huỳnh quang lóe sáng rồi bị đứt tim liền là do :
a) Stắcte bị chập b) Chấn lưu bị chập.
c) Chấn lưu bị đứt d) Stắc te bị hở quá xa.
16- Khi đóng điện hai đầu đèn huỳnh quang cháy đỏ nhưng đèn không bật sáng là do :
a) Stắcte bị chập. b) Chấn lưu bị chập.
c) Chấn lưu bị đứt d) Stắc te bị hở quá xa.
1
17- Dùng chấn lưu có ghi : 220V – 40W trong trường hợp :
a) Bóng đèn 1,2m, điện áp nguồn là 220V. b) Bóng đèn 0,6m, điện áp nguồn là 220V
c) Bóng đèn 0,3m, điện áp nguồn là 220V d) Bóng đèn 1,2m, điện áp nguồn là 110V.
18- Mạng điện trong nhà hiện nay ở nước ta là :
a) Mạng điện xoay chiều hai pha b) Mạng điện xoay chiều một pha.
c) Mạng điện một chiều d) Mạng điện xoay chiều ba pha.
19- Điện áp định mức của mạng điện trong nhà ở nước ta hiện nay là :
a) Điện áp pha định mức bằng 220V. b) Điện áp dây định mức bằng 220V
c) Điện áp pha định mức bằng 110V d) Điện áp dây định mức bằng 380V.
20- Cầu chì là khí cụ điện dùng để :
a) Đóng cắt mạch điện có dòng điện lớn
b) Đóng cắt mạch điện có dòng điện nhỏ
c) Bảo vệ mạch điện khi có sự cố chập mạch hay quá tải xảy ra.
d) Đưa điện tới các đồ dùng điện.
21- Cỡ dây chảy của cầu chì được chọn tuỳ theo :
a) Điện áp của mạng điện b) Cường độ dòng điện sử dụng của mạng điện.
c) Cả a, b đúng d) Cả a, b sai.
22- Cầu chì là khí cụ điện được mắc :
a) Nối tiếp với phụ tải trên dây trung hòa b) Mắc nối tiếp với phụ tải
c)Nối tiếp với phụ tải trên dây pha, ở đầu đường dây. d) Song song với phụ tải.
23- Khi cầu chì đứt ta phải :
a) Thay dây chảy lớn hơn dây chảy cũ để cầu chì không bị đứt lại
b) Tìm nguyên nhân gây đứt cầu chì rồi thay dây chảy mới cùng cỡ và chất liệu với dây chảy cũ.
c) Thay dây chì bằng dây đồng cùng cỡ.
d) Tất cả đều đúng.
24- Khi cầu chì đứt ta phải:
a) Thay dây chảy bằng dây đồng có cỡ bằng dây chảy củ. c) Cả a, b đúng
b) Tìm nguyên nhân hư hỏng và thay dây chảy mới bằng cỡ dây chảy cũ. d) Cả a, b sai.
25- Công tắc bao giờ cũng mắc trên dây pha vì :
a) Khi bật hoặc tắt công tắc thì thay đổi được trạng thái của đèn c) Cả a, b đúng.
b) Khi tắt công tắc người sửa chữa sẽ không bị giật. d) Cả a, b sai.
26- Cầu chì bao giờ cũng mắc trên dây nóng vì :
a) Mắc trên dây nguội cầu chì không đứt được
b) Khi cầu chì đứt hoặc mở nắp cầu chì, người sử dụng sẽ an toàn khi sửa chữa.
c) Cả a, b đúng
d) Cả a, b sai.
27- Trong truyền tải điện năng , vật liệu cách điện dùng làm :
a) Dây dẫn điện. b) Vỏ dây quấn của động cơ điện.
c) Vỏ dây dẫn điện. d) Tất cả đều đúng.
28- Mục đích của việc nối đất bảo vệ là :
a) Làm chập mạch khi đồ dùng bị chạm vỏ, gây ra nổ cầu chì, bảo vệ cho người sử dụng.
b) Làm đẳng thế giữa vỏ thiết bị điện và đất, bảo vệ người sử dụng.
c) Cả a, b đúng.
d) Cả a, b sai.
29- Dây dẫn đơn cỡ 20 có nghĩa là :
a) Tiết diện dây dẫn là 20mm2. b) Tiết diện lõi dây là 2mm2.
c) Đường kính lõi dây là 2mm. d) Đường kính dây dẫn là 20mm.
30- Mạch điện dưới đây là :
a) Mạch điện đèn cầu thang. b) Mạch điện bảng điện chính

c) Mạch điện hai đèn sáng không đồng thời d) Tất cả đều đúng

2
31- Trong các mạch điện dưới đây hai đèn sáng bình thường là :( Điện áp, công suất bóng đèn như nhau, điện áp đèn
và nguồn như nhau)

Hình 1 Hình 2

a) Hình 1 b) Hình 2. c) Cả a, b đúng d) Cả a, b sai.


32- Loại sơ đồ mạch điện nào cho biết cách bố trí, thứ tự sắp xếp các phần tử trong mạch điện:
a) Sơ đồ lắp dựng (lắp đặt). b) Sơ đồ nguyên lý.
c) Cả a, b đúng. d) Cả a, b sai.
33- Điện áp và trị số dòng điện an toàn là :
a) U < 40V , I < 0,1A. b) U = 40V , I > 0,1A
c) U > 40V , I >0,1A. d) U < 40V , I < 0,6mA
34- Hệ thống nối đất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Dây nối đất có điện trở lớn và có gắn cấu chì bảo vệ.
b) Dây nối đất là dây đồng lớn và đặt ở nơi dễ kiểm tra.
c) Cọc nối đất có điện trở nhỏ hơn 4 Ohm được đống sâu xuống đất chỗ ầm ướt.
d) Cả b, c đúng.
35/ Phát biểu nào sau đây là đúng :
a/ Điện trở cọc nối đất càng nhỏ càng tốt.
b/ Dòng điện nguy hiểm là dòng điện qua lớn nhất gây ra chết người.
c/ Điện áp đặt vào người càng lớn , càng ít nguy hiểm.
d/ Ca û3 câu trên đều đúng .
36/ Thường xuyên kiểm tra rò điện của các thiết bị điện , đó là :
a/ Biện pháp an toàn khi lắp đặt điện . b/ Biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
c/ Biện pháp an toàn khi sửa chữa điện. d/ Cả 3 câu trên đều đúng .
37/ Các yêu cầu mối nối dây dẫn điện :
a/ Về kỹ thuật , mối nối phải có điện trở càng nhỏ càng tốt . c/ Được bọc cách điện cẩn thận .
b/ Chịu được sức căng dãn của dây . d/ Tất cả các câu trên.
38/ Mạng điện trong nhà thường có những sự cố sau :
a/ Chập mạch và đứt mạch b/ Rò điện
c/ Quá tải d/ Tất cả đều đúng.
39/ Để tiết kiệm điện, ta phải :
a/ Sử dụng hết công suất của thiết bị điện . b/ Dùng dây dẫn điện đúng cỡ .
c/ Giảm thời gian tiêu thụ điện vô ích . d/ Tất cả các biện pháp kể trên.
40/ Đặc điểm mạng điện trong nhà :
a/ Có 2 dây, điện áp là 380V b/ Một dây pha và 1 dây trung hoà
c/ Điện áp thống nhất là 220V d/ Câu ( b) và (c ) đúng.
41/ Yêu cầu mối nối dây dẫn điện :
a) Phải làm cho điện trở mối nối càng nhỏ càng tốt b) Phải được cách điện tốt
c) Cả câu (a) và (b) đúng. d) Cả câu (a) và (b) sai
42/ Để đạt được yêu cầu về kỹ thuật của mối nối dây dẫn điện , ta phải :
a/ Làm cho mối nối gọn, đẹp b/ Cạo sạch lõi dây đồng trước khi nối
c/ Quấn từ 5,6 vòng để diện tích tiếp xúc đủ lớn d/ Cả câu (a), (b) và (c) đúng.
43/ Ký hiệu của ổ cắm 1 pha và công tắc thường là :

44/ Trong các sơ đồ điện dưới đây, sơ đồ đúng là :

3
a/ Hình 1 b/ Hình 2 c / Hình 2 và hình 3 d/ Hình 1 và hình 3

45/ Mạch điện dưới đây là :

a/ Mạch điện đèn cầu thang b/ Mạch điện bảng điện chính
c/ Mạch điện đèn huỳnh quang. d/ Tất cả đều đúng
46/-Khi gặp tai nạn điện do điện cao áp gây ra cho người, ta phải:
a. Dùng sào tre khô gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân.
b. Thông báo cho trạm điện , chi nhánh điện gần nhất để cúp điện.
c. Dùng giẻ khô lót tay kéo nạn nhân ra.
d. Tất cả các công việc trên.
47/-Khi gặp người chửa điện trên cao bị tai nạn, công việc đầu tiên của người cứu chữa là
a. Cắt nguồn điện.
b. Tìm người đón nhận nạn nhân , trước khi cắt nguồn điện.
c. Thông báo cho trạm điện gần nhất.
d. Trèo lên để giải thoát nạn nhân.
48) Một người đứng trên ghế gỗ khô, tay chạm vào vật mang điện mà không bị giật là do:
a. Người đó có điện trở lớn. c. Cả a, b đúng.
b. Dòng điện qua người đó là 0 Am-pe. d. Cả a, b sai.
49) Khi ổ điện bị hư hỏng, ta dùng bút khử điện kiểm tra hai lổ của ổ điện, bóng đèn của bút khử điện đều
không sáng ta kết luận :
a. Dây trung hoà bị đứt c. Cả a, b sai
b. Dây pha bị đứt. d. Cả a, b đúng
50) Khi ổ điện bị hư hỏng , ta dùng bút khử điện để kiểm tra hai lổ của ổ điện, bóng đèn của bút khử điện đều
sáng. Ta kết luận :
a. Dây pha bị đứt . c. Cả a, b sai
b. Dây trung hoà bị đứt. d. Cả a, b đúng.
51) Trên vỏ cầu có ghi 600V, nếu ta dùng cầu dao nối vào nguồn điện lớn hơn 600V thì:
a. Cầu dao bị cháy nổ c. Cả hai trường hợp trên
b. Không an toàn cho người sử dụng. d. Tất cả đều sai
52) Trên vỏ công tắc có ghi 7A, ta dùng công tắc cho dòng điện 10A thì kết quả:
a. Cháy công tắc. c. Cả hai trường hợp trên đúng.
b. Không an toàn cho người sử dụng. d. Cả hai trường hợp trên sai.
53. Phát biểu câu nào sau đây là đúng:
a. Tất cả thiết bị điều phải nối đất
b. Điện áp an toàn là 220V
c. Dòng điện để rà cá không gây nguy hiểm vì chỉ dùng có một dây điện
d. Cầu dao , cầu chì phải có vỏ bảo vệ.
54. Phát biểu nào sau đây là đúng:
a. Điện trở người là một hằng số.
b. Dòng điện qua người từ tay sang tay là nguy hiểm nhất.
c. Điện trở người luôn thay đổi từ 400 ôm đến hàng chục ngàn ôm.
d. Thời gian dòng điện qua người càng nhanh càng nguy hiểm.
55. Các yêu cầu của hệ thống nôí đất là:
a. Về kỹ thuật, mối nối phải có điện trở càng nhỏ càng tốt .
4
b. Chịu được sức căng của dây.
c. Được bọc cách điện cẩn thận.
d. Điện trở hệ thống nối đất càng nhỏ càng tốt.
56. Nguyên nhân nào sau đây gây ra tai nạn điện:
a. Chạm vào vật mang điện.
b. Do phóng điện hồ quang.
c. Do hiện tượng rò điện.
d. Tất cả đều đúng.
57. Khi thấy có người bị điện giật bất tĩnh, ta phải làm ngay các việc:
a. Chạy tìm người cứu hộ.
b. Ngăn không cho người khác đến gần.
c. Nhanh chống tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện rồi tiến hành cấp cứu hồi sinh.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
58. Một cầu dao ghi: 250V – 10A có thể dùng cho mạng điện có:
a. Điện áp nguồn là 220V, dòng điện sử dụng là 10A
b. Điện áp nguồn là 220V, dòng điện sử dụng là 11A
c. Điện áp nguồn là 110V, dòng điện sử dụng là 10A
d. Điện áp nguồn nhỏ hơn hay bằng 250V, dòng điện sử dụng nhỏ hơn hay bằng 10A.
59. Mạng điện trong nhà chia ra:
e. Ba phần: Mạch chính, mạch nhánh , và đường dây dẫn điện.
f. Hai phần: Mạch chính và mạch nhánh.
g. Cả hai câu trên đều đúng.
h. Cả hai câu trên đều sai.
60. Phát biểu nào sau đây là sai?
a/ Vôn kế chỉ đo được điện áp.
b/ Chỉ dùng vôn kế ta có thể xác định được điện trở của vật dẫn.
c/ Chỉ dùng VOM ta có thể xác định được điện trở của vật dẫn.
d/ Chỉ dùng VOM ta có thể đo được các giá trị: điện trở, điện áp, dòng điện.
61. Muốn đo điện trở ta làm như sau:
a/ Chập que đo để chỉnh kim đồng hồ về 0
b/ Điều chỉnh nút xoay về vị trí đo Ohm và chọn thang đo thích hợp
c/ Đo và đọc kết quả theo thang đo đã chọn d/ Làm theo thứ tự b, a, c
62. Muốn đo điện trở có trị số 500  ta chọn thang đo thích hợp là:
a/ x10 b/ x1 c/ x100 d/ x1k
63. Một vôn kế có cấp chính xác là 2. Thang đo lớn nhất là 500V thì sai số khi đo là:
a/ 5V b/ 10V c/ 1V d/ 11V
64. Khi cắt hết phụ tải mà đĩa nhôm trong công tơ điện vẫn quay là do:
a/ Công tơ bị hư b/ Bị rò điện trên đường dây c/ Cả a, b đúng d/ Cả a, b sai
65. Để đo công suất trong mạch điện một chiều và xoay chiều thuần điện trở, ta có thể dùng:
a/ Phương pháp đo gián tiếp (dùng ampe kế và vôn kế).
b/ Phương pháp đo trực tiếp (dùng Watt kế).
c/ Cả a, b đều đúng.
d/ Cả a, b đều sai
66. Khi đo cường độ dòng điện ta phải:
a/ Mắc ampe kế song song với phụ tải b/ Mắc vôn kế song song với phụ tải
c/ Mắc ampe kế nối tiếp với phụ tải d/ Mắc vôn kế nối tiếp với phụ tải
67. Một công tơ điện ghi 600r/KWh, có nghĩa là:
a/ Ứng với 1KWh điện năng tiêu thụ thì đĩa nhôm quay 600 vòng
b/ Ứng với 1KWh điện năng tiêu thụ thì công tơ quay 600 vòng
c/ Cả a, b đúng
d/ Cả a, b sai
68. Một vôn kế AC có thang đo 500V, số cuối của vạch chia độ là 25. Khi đo điện áp AC 220V thì kim phải chỉ
trên vạch chia độ số:
a/ 15 b/ 11 c/ 22 d/ 12
69. Cũng vôn kế trên khi đo điện áp thấy kim chỉ số 12 thì kết quả điện áp là:
a/ 110V b/ 220V c/ 240V d/ 120V
70. Điện áp định mức 220V của nguồn điện xoay chiều một pha hiện nay gọi là
a/ Điện áp pha b/ Điện áp dây c/ Điện áp hiệu dụng d/ Cả a, c đúng
71. Đồng hồ vạn năng có thể dùng để:
a/ Đo điện trở, đo điện áp một chiều, đo dòng điện một chiều, đo điện áp xoay chiều
5
b/ Đo điện trở, đo điện áp một chiều, đo dòng điện xoay chiều, đo điện áp xoay chiều
c/ Đo điện trở, đo điện năng tiêu thụ, đo dòng điện một chiều, đo điện áp xoay chiều
d/ Đo điện trở, đo điện áp một chiều, đo công suất, đo điện áp xoay chiều
72. Muốn đo điện áp xoay chiều ta điều chỉnh đồng hồ vạn năng ở vị trí:
a/ DCV b/ DCmA c/ ACV d/ Rx100
73. Khi sử dụng đồng hồ vạn năng làm Om kế, ta chỉ cần chỉnh kim về vị trí 0  khi:
a/ Kiểm tra thông mạch b/ Kiểm tra rò điện c/ Đo giá trị điện trở d/ Tất cả đều đúng
74. Trên mặt số của đồng hồ vạn năng, vạch chia độ có số nhỏ nhất nằm về phía tay phải để dùng cho:
a/ Vôn kế b/ Ampe kế c/ Om kế d/Tất cả đều đúng
75. Khi chọn thang đo x100 để đo điện trở thấy kim chỉ số 10 thì diện trở đó có giá trị là:
a/ 100  b/ 1K c/ 10K d/ 10
76. Khi chọn thang đo x10 để đo điện trở 250  thì kim phải chỉ trên vạch chia độ số:
a/ 250 b/ 2,5 c/ 2500 d/ 25
77. Muốn biết chắc bàn ủi không bị chạm vỏ. Ta làm như sau:
a/ Dùng Om kế để thang đo lớn nhất, một que đo chạm vào phích cắm, một que đo chạm vào vỏ. Nếu kim Om kế
không lên là bàn ủi không chạm vỏ
b/ Dùng Om kế để thang đo nhỏ nhất, một que đo chạm vào phích cắm, một que đo chạm vào vỏ. Nếu kim Om
kế không lên là bàn ủi không chạm vỏ
c/ Cả a, b đúng d/ Cả a, b sai
78. Khi chọn thang đo x1K để đo điện trở ta thấy kim chỉ số 1K trên vạch chia độ thì giá trị điện trở là:
a/ 1M b/ 2K c/ 1000K d/ Cả a, c đều đúng.
79. Khi đo điện áp ta phải:
a/ Mắc ampe kế song song với phụ tải b/ Mắc vôn kế song song với phụ tải
c/ Mắc ampe kế nối tiếp với phụ tải d/ Mắc vôn kế nối tiếp với phụ tải
80 . Để phép đo dòng điện được chính xác thì:
a/ Điện trở trong của ampe kế phải rất nhỏ b/ Điện trở trong của ampe kế phải rất lớn
c/ Điện trở trong của vôn kế phải rất nhỏ d/ Điện trở trong của vôn kế phải rất lớn
81. Để phép đo điện áp được chính xác thì:
a/ Điện trở trong của ampe kế phải rất nhỏ b/ Điện trở trong của ampe kế phải rất lớn
c/ Điện trở trong của vôn kế phải rất nhỏ d/ Điện trở trong của vôn kế phải rất lớn
82. Khi dùng đồng hồ vạn năng để đo điện áp ta cần chú ý:
a/ Chọn thang đo lớn nhất để tránh hư đồng hồ
b/ Không được đo điện trở khi đang có dòng điện đi qua
c/ Cả a, b đúng
d/ Cả a, b sai
83. Muốn mở rộng giới hạn đo cho ampe kế, ta phải:
a/ Mắc thêm shunt nối tiếp với cuộn dây của cơ cấu đo
b/ Mắc thêm shunt song song với cuộn dây của cơ cấu đo
c/ Mắc thêm điện trở phụ nối tiếp với cuộn dây của cơ cấu đo
d/Mắc thêm điện trở phụ song song với cuộn dây của cơ cấu đo
84. Muốn mở rộng giới hạn đo cho vôn kế, ta phải:
a/ Mắc thêm shunt nối tiếp với cuộn dây của cơ cấu đo
b/ Mắc thêm shunt song song với cuộn dây của cơ cấu đo
c/ Mắc thêm điện trở phụ nối tiếp với cuộn dây của cơ cấu đo
d/Mắc thêm điện trở phụ song song với cuộn dây của cơ cấu đo
85. Muốn đo dòng điện 1 chiều ta dùng:
a/ Ampe kế 1 chiều b/ Am pe kế xoay chiều
c/ Am pe kế có cơ cấu đo từ điện d/ Tất cả đều đúng
86. Muốn đo dòng điện xoay chiều ta dùng:
a/ Ampe kế có cơ cấu đo từ điện chỉnh lưu b/ Am pe kế xoay chiều
c/ Am pe kế có cơ cấu đo điện từ d/ Tất cả đều đúng
87. Một dụng cụ đo lường có hai bộ phận chính?
a) Phần tĩnh và phần động b) Cơ cấu đo và mạch đo
c) Nam châm điện và nam châm vĩnh cửu d) Cơ cấu đo và bộ phận hiển thị.

B/- PHẦN HỌC KỲ II:

1- Phát biểu nào sau đây là đúng :


a) Máy biến áp dùng để biến đổi nguồn điện xoay chiều thành một chiều
6
b) Máy biến áp dùng để biến đổi công suất của nguồn điện xoay chiều
c) Máy biến áp gia đình có độ an toàn điện không cao vì cuộn sơ cấp và thứ cấp có liên hệ trực tiếp về điện.
d) Tất cả đều đúng.
2- Phát biểu nào sau đây là đúng:
a) Máy biến áp dùng để biến đổi diện áp 1 chiều.
b) Máy biến áp dùng để biến đổi công suất của nguồn điện xoay chiều.
c) Máy biến áp tự ngẫu có độ an toàn điện không cao vì sơ cấp và thứ cấp liên hệ trực tiếp về điện.
d) Nên mắc cầu chì có dây chảy cỡ lớn ở dây ra tải.
3- Máy biến áp có hai cuộn dây là :
a) Cuộn sơ cấp quấn đơn sơ ít vòng và cuộn thứ cấp quấn nhiều vòng.
b) Cuộn sơ cấp và thứ cấp có số vòng quấn tùy thuộc vào điện áp vào và điện áp ra.
c) Cuộn sơ cấp và thứ cấp có số vòng quấn tùy ý.
d)- Cuộn sơ cấp quấn nhiều gấp đôi cuộn thứ cấp.
4- Máy biến áp là :
a) Máy điện dùng để tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều
b) Thiết bị điện từ tĩnh dùng để biến đổi điện áp xoay chiều
c) Máy biến điện áp xoay chiều thành một chiều
d) Cả a, b đúng.
5- Lõi thép của máy biến áp có nhiệm vụ :
a) Truyền dẫn từ trường của nam châm vĩnh cửu
b) Dùng làm mạch dẫn từ trường của dòng điện xoay chiều.
c) Cả a, b đúng
d) Cả a, b sai.
6- Động cơ điện một pha cấu tạo gồm 2 phần chính là :
a) Lõi thép và dây quấn b) Stato và rôto.
c) Dây quấn và mạch từ d) Tất cả đều đúng.
7- Máy biến áp chất lượng tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau :(Chọn yêu cầu để đảm bảo chất lượng tốt cho 1 máy
biến áp):
a) Cấu tạo gọn, đẹp, giá thành rẻ
b) Khi sử dụng không có tiếng kêu, không có hiện tượng rò điện
c) Có khả năng chịu tải tốt, độ tăng nhiệt không cao
d) Tất cả đều đúng.
8- Lõi thép của máy biến áp được ghép bằng nhiều lá thép kỹ thuật điện có tác dụng :
a) Làm giảm bớt dòng điện Fu cô (dòng điện xoáy)
b) Làm cho máy biến áp bớt nóng
c) Cả a, b đúng.
d) Cả a, b sai.
9- Tụ điện trong động cơ một pha có cuộn khởi động có tác dụng :
a) Làm cho động cơ chạy nhanh hơn
b) Làm cho dòng điện trong cuộn khởi động và làm việc lệch pha nhau 90 độ
c) Cả a, b đúng
b) Cả a, b sai.
10- Từ trường quay ở động cơ điện một pha kiểu vòng chập được tạo ra nhờ sự kết hợp của :
a) Từ trường do dòng điện trong cuộn dây chính và từ trường do dòng điện cảm ứng trong vòng chập
b) Từ trường do dòng điện trong cuộn dây làm việc và từ trường do dòng điện trong cuộn dây khởi động.
c) Cả a, b đúng.
d) Cả a, b sai.
11- Đồ dùng thuộc loại điện cơ có rôto nằm ngoài stato là :
a) Máy bơm nước c) Quạt trần
b) Quạt bàn d) Máy xay sinh tố
12- Trong quạt điện công suất lớn thì dây quấn stato gồm :
a) Cuộn làm việc và cuộn khởi động.
b) Cuộn làm việc, cuộn khởi động và cuộn số.
c) Cuộn làm việc và vòng chập.
d) Tất cả đều sai.
13- Trong quạt điện công suất nhỏ thì dây quấn stato gồm :
a) Cuộn làm việc và cuộn khởi động
b) Cuộn làm việc, cuộn khởi động và cuộn số
c) Cuộn làm việc và vòng chập.
d) Tất cả đều sai.
7
14- Sơ đồ dây quấn của động cơ khởi động bằng tụ điện là :
Hình 1 Hình 2

a) Hình 1 b) Hình 2 c) Cả a, b đúng d) Cả a, b sai.S


15- Khi điện áp ra vượt quá định mức mà chuông của máy biến áp không báo là do :
a) Cuộn dây chuông bị đứt
b) Hai cực của stắc te bị hở quá xa
c) Khoảng cách giữa thanh rung và nam châm điện quá lớn
d) Tất cả đều đúng.
16- Khi cắm điện cho quạt công suất lớn mà quạt không quay. Ta kiểm tra theo thứ tự sau để tìm chỗ hư :
a) Kiểm tra nguồn, cầu chì, dây nối nguồn, công tắc
b) Kiểm tra các mối nối, mối hàn, tụ điện, cuộn dây
c) Làm theo bước a trước rồi đến bước b.
d) Làm theo bước b trước rồi đến bước a.
17- Đơn vị đo công suất của máy biến áp là :
a) VA hoặc KVA c) Cả a, b đúng
b) W hoặc KW d) Cả a, b sai.
18- Đơn vị đo công suất của động cơ điện là :
a) W, KW c) Cả a, b đúng.
b) HP d) Cả a, b sai
19- Một mã lực (sức ngựa) bằng:
a) 760W c) 736 W
b) 1000 W d) 500 W.
20- Số liệu kỹ thuật ghi trên động cơ điện là :
a) Pđm và Uđm. b) Uđm và Iđm
c) Pđm và Iđm d) Pđm.
21- Số liệu kỹ thuật ghi trên quạt điện là :
a) Pđm và Uđm b) Pđm , Uđm, kích thước cánh và lưu lượng gió
c) Cả a, b đúng. d) Cả a, b sai.
22- Máy biến áp làm việc dựa trên nguyên tắc của :
a) Hiện tượng cảm ứng điện từ và sự tương tác của dòng điện với từ trường quay
b) Hiện tượng cảm ứng điện từ và sự phóng điện trong khí hiếm
c) Hiện tượng cảm ứng điện từ.
d) Tất cả đều đúng.
23- Động cơ điện làm việc dựa trên nguyên tắc của :
a) Hiện tượng cảm ứng điện từ và sự tương tác của dòng điện với từ trường quay.
b) Hiện tượng cảm ứng điện từ và sự phóng điện trong khí hiếm
c) Hiện tượng cảm ứng điện từ
d) Tất cả đều đúng.
24- Trong động cơ điện có Rôto lồng sóc thì nguồn điện được đưa vào bộ phận :
a) Dây quấn stato. b) Dây quấn rô to
c) Lõi thép stato d) Lõi thép rô to.
25- Hai cuộn dây của động cơ điện khởi động bằng tụ điện được lắp trên :
a) Toàn bộ cực từ của lõi thép stato. b) Toàn bộ cực từ của lõi thép rôto
c) Các rãnh của lõi thép stato. d) Các rãnh của lõi thép rôto.
26- Máy biến áp gia đình có đặc điểm :
a) Một cuộn dây dùng chung cho cả sơ cấp và thứ cấp
b) Số vòng dây quấn của cuộn sơ cấp thì thay đổi được nhờ các công tắc chuyển mạch
c) Số vòng dây quấn thứ cấp thì cố định
d) Tất cả đều đúng.
27- Khi sử dụng động cơ điện ta cần chú ý :
a) Điện áp nguồn phải phù hợp với điện áp định mức ghi trên động cơ
b) Đặt đôïng cơ nơi thoáng mát, thường xuyên lau chùi bụi, định kỳ tra dầu mỡ vào ổ bi

8
c) Trước khi đóng điện phải điều chỉnh các công tắc về vị trí thích hợp
d) Cả a, b đúng.
28- Máy biến áp gồm 2 phần chính là :
a) Lõi thép và dây quấn. b) Stato và rô to
c) Phần tĩnh và phần quay d) Lõi thép và mạch từ.
29- Trong dộng cơ điện, lõi thép rô to có đặc điểm :( Trừ quạt trần)
a) Gồm nhiều lá thép hình chữ E và I ghép cách điện với nhau
b) Gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ rỗng có xẻ rãnh bên trong
c) Gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ có xẻ rãnh bên ngoài.
d) Là một khối thép đặc có xẻ rãnh bên ngoài.
30- Trong dộng cơ điện, lõi thép stato có đặc điểm :( Trừ quạt trần)
a) Gồm nhiều lá thép hình chữ E và I ghép cách điện với nhau
b) Gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ rỗng có xẻ rãnh bên trong.
c) Gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ có xẻ rãnh bên ngoài
d) Là một khối thép đặc có xẻ rãnh bên ngoài.
31- Lõi thép máy biến áp có đặc điểm :
a) Gồm nhiều lá thép hình chữ E và I ghép cách điện với nhau.
b) Gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ rỗng có xẻ rãnh bên trong
c) Gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ có xẻ rãnh bên ngoài
d) Cả b, c đều đúng.
32- Gọi là động cơ không đồng bộ là vì :
a) Rô to luôn quay nhanh hơn từ trường quay.
b) Rô to luôn quay chậm hơn từ trường quay.
c) Vận tốc rô to và từ trường quay không đồng bộ với nhau .
d)Tất cả đều đúng.
33- Sờ vào vỏ máy biến áp bị giật là do :
a) Dây điện bị chạm ra vỏ b) Cuộn dây đồng bị chạm ra lõi thép
c) Cả a, b đúng. d) Cả a, b sai.
34- Lõi thép máy biến áp có nhiệm vụ:
a) Dẫn từ trường của nam châm vĩnh cữu.
b) Dùng làm trụ để quấn dây.
c) Dùng làm mạch dẫn từ.
d) Cả b, c đúng.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1. Ở động cơ không đồng bộ khi tốc độ quay rô to bằng tốc độ quay từ trường thì
a. dòng điện cảm ứng trong thanh dẫn của rô to bằng 0.
b. lực điện từ tác động lên các thanh dẫn rô to bằng 0.
c. dòng điện cảm ứng trong thanh dẫn của rô to tăng lên.
d. Cả a, b đúng.
2. Động cơ không đồng bộ là động cơ có
a. tốc độ quay của rô to luôn nhỏ hơn tốc độ từ trường quay.
b. tốc độ quay của rô to luôn lớn hơn tốc độ từ trường quay.
c. ba pha điện áp đặt vào rô to không đồng bộ.
d. Cả a, b đúng.
3. Trong động cơ điện, thông thường lõi thép rô to
a. gồm nhiều lá thép hình chữ E và I ghép cách điện với nhau.
b. gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ rỗng có xẻ rãnh bên trong.
c. gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ có xẻ rãnh bên ngoài.
d. Là một khối thép đặc có xẻ rãnh bên ngoài.
4. Số liệu kỹ thuật ghi trên quạt điện là
a. Pđm- Uđm. b. Pđm- Uđm kích thước cánh quạt và lưu lượng gió.
c. Cả a, b đúng. d. Cả a, b sai.
5. Trong động cơ điện, thông thường lõi thép stato
a. gồm nhiều lá thép hình chữ E và I ghép cách điện với nhau.
9
b. gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ rỗng có xẻ rãnh bên trong.
c. gồm nhiều lá thép ghép cách điện với nhau tạo thành hình trụ có xẻ rãnh bên ngoài.
d. là một khối thép đặc có xẻ rãnh bên ngoài.
6. Đối với động cơ loại tụ điện, muốn động cơ khỏi động được thì tụ điện phải mắc nối tiếp với
a. cuộn làm viêc. b. cuộn khởi động.
c. cuộn số. d. Cả a, b, c sai.
7. Ở động cơ điện thì stato là
a. phần quay . b. phần đứng yên.
c. Cả a, b đúng. d. Cả a, b sai.
8. Đơn vị đo công suất của động cơ điện là
a. W, KW, HP, CV. b. VA, KVA.
c. Cả a, b đúng. d. Cả a, b sai.
9. Từ trường quay ở động cơ điện một pha kiểu tụ điện được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa
a. từ trường của dòng điện trong cuộn dây làm việc và từ trường của dòng điện lệch pha 90 độ trong cuộn dây
khởi động.
b. hai cuộn dây làm việc và khởi động phải đặt lệch nhau 1 góc 90 độ điện trên lõi thép stato.
c. Cả a, b đúng.
d. Cả a, b sai.
10. Tụ điện trong động cơ một pha có tác dụng
a. làm cho dòng điện trong cuộn khởi động nhanh pha hơn dòng điện trong cuộn làm việc một góc 90 độ.
b. làm cho động cơ tự khởi động được.
c. Cả a, b đúng .
d. Cả a, b sai.
11. Dây quấn của rô to lồng sóc là
a. các sợi dây điện từ bằng đồng kết hợp với vành góp và chổi than.
b. đúc bằng các thanh đồng hoặc nhôm hai đầu có hàn kín với hai vòng ngắn mạch.
c. Cả a, b đúng.
d. Cả a, b sai.
12. Từ trường quay ở động cơ điện một pha kiểu vòng chập được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa
a. Từ trường của dòng điện trong cuộn dây chính và từ trường của dòng điện cảm ứng trong vòng chập.
b. Từ trường của dòng điện trong cuộn dây làm việc và từ trường của dòng điện trong cuộn dây khởi động.
c. Cả a, b đúng.
d. Cả a, b sai.
13. Vòng chập (vòng ngắn mạch) trong động cơ một pha có tác dụng
a. làm cho động cơ tự khởi động được.
b. làm cho động cơ quay nhanh hơn.
c. làm giảm hao phí trong động cơ .
d. Cả a, b, c đều đúng.
14. Đồ dùng thuộc loại điện cơ có rôto nằm ngoài stato là
a. máy bơm nước. b. quạt bàn.
c. quạt trần. d. máy xay sinh tố.

10
15. Khi sử dụng động cơ điện ta cần chú ý
a. điện áp nguồn phải phù hợp với điện áp định mức ghi trên động cơ.
b. Đặt đông cơ nơi thoáng mát, thường xuyên lau chùi bụi, định kỳ tra dầu mỡ vào ổ bi.
c. trước khi đóng điện phải điều chỉnh các công tắc về vị trí thích hợp.
d. Cả a, b đúng .
16. Hai cuộn dây của động cơ điện khởi động bằng tụ điện được lắp trên
a. toàn bộ cực từ của lõi thép stato. b. toàn bộ cực từ của lõi thép rôto.
c. các rãnh của lõi thép stato. d. các rãnh của lõi thép rôto.
17. Stato trong động cơ không đồng bộ làm nhiệm vụ
a. làm khung để đặt dây quấn. b. tạo ra từ trường quay.
c. Cả a, b đúng. d. Cả a, b sai.
18. Động cơ điện làm việc dựa trên nguyên tắc của
a. hiện tượng cảm ứng điện từ và sự tương tác của dòng điện với từ trường quay.
b. hiện tượng cảm ứng điện từ và sự phóng điện trong khí hiếm.
c. hiện tượng cảm ứng điện tư.
d. Cả a, b, c đều đúng.
19. Trong động cơ điện rô to lồng sóc thì nguồn điện được đưa vào bộ phận
a. dây quấn stato. b. dây quấn rô to.
c. lõi thép stato. d. lõi thép rô to.
20. Trên nhãn máy bơm nước có ghi 220V – 1 Hp, đó là
a. điện áp định mức và công suất. b. dòng điện định mức và công suất.
c. Cả a, b đúng. d. Cả a, b sai.
21. Trong quạt bàn công suất lớn thì dây quấn stato thường gồm
a. cuộn làm việc và cuộn khởi động. c. cuộn làm việc và vòng chập.
b. cuộn làm việc, cuộn khởi động và cuộn số. d. Tất cả đều sai.
22. Trong quạt bàn công suất nhỏ thì dây quấn stato thường gồm
a. cuộn làm việc và cuộn khởi động. c. cuộn làm việc và vòng chập.
b. cuộn làm việc, cuộn khởi động và cuộn số. d. Tất cả đều sai.
23. Khi đo điện trở từng cặp đầu dây ra của quạt trần có 3 dây ra là 1,2,3, ta có kết quả là R12 > R13 > R23, thì
a. dây chung là số 1, dây làm việc là số 2, dây khởi động là số 3.
b. dây chung là số 3, dây làm việc là số 1, dây khởi động là số 2.
c. dây chung là số 3, dây làm việc là số 2, dây khởi động là số 1.
d. dây chung là số 2, dây làm việc là số 3, dây khởi động là số 1.
24. Động cơ dùng vòng ngắn mạch (vòng chập) thường dùng cho
a. quạt trần. b. quạt bàn công suất nhỏ.
c. máy bơm nước. d. quạt bàn công suất lớn.
25. Động cơ điện một pha cấu tạo gồm 2 phần chính là
a. lõi thép và dây quấn. b. stato và rôto.
c. dây quấn và mạch từ. d. Cả a, b, c đều đúng .
26. Sơ đồ dây quấn của động cơ khởi động bằng tụ điện là

a. Hình a, c đúng.
b. Hình b, c đúng.
c. Hình a, b đúng d. Cả a, b, c đúng.
27. Khi cắm điện cho quạt công suất lớn mà quạt không quay. Ta kiểm tra theo thứ tự sau để tìm chỗ hư:
a. kiểm tra nguồn, cầu chì, dây nối nguồn, công tắc.
b. kiểm tra các mối nối, mối hàn, tụ điện, cuộn dây.
c. làm theo bước a trước rồi đến bước b.

11
d. làm theo bước b trước rồi đến bước a.
28. Từ trường quay ở động cơ điện có tác dụng
a. tạo ra dòng điện cảm ứng. b. làm cho rô to của động cơ quay.
c. biến đổi điện năng thành cơ năng. d. hạn chế dòng điện Fuco.
29. Số liệu kỹ thuật ghi trên động cơ điện là
a. Pđm và Uđm. b. Uđm và Iđm.
c. Pđm và Iđm. d. Pđm.
30. Một động cơ điện không đồng bộ 1 pha có 4 cực, làm việc trong nguồn điện xoay chiều có tần số 50Hz thì tốc độ
quay của rô to khoảng
a. 1500vòng/phút b. 1400 vòng/phút
c.1000 vòng/phút d. 2000 vòng.phút
31. Khi dùng Ôm kế chọn thang đo lớn nhất đặt vào 2 dây nối với 2 bản cực của tụ điện ta thấy kim quay một góc
lớn rồi từ từ trở về  (vô cực) thì kết luận
a. tụ điện tốt b. tụ điện bị chập.
c. tụ điện bị rò d. dây dẫn nối vào 2 cực của tụ điện bị đứt.
32. Một động cơ không đồng bộ 1 pha có 2 cực, làm việc với nguồn điện xoay chiều 1 pha có tần số 50Hz thì tốc độ
của từ trường quay là
a. 3000 vòng/phút. b. 1500 vòng/phút.
c. 2850 vòng/phút. d. 2500 vòng/phút.

12

You might also like