Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG NHÀ TRƯỜNG

VÌ SAO CẦN CÓ QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG NHÀ TRƯỜNG ?
Điều lệ,Nội quy nhà trường quy định trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường,
Quy tắc ứng xử phát huy tính tích cực, là môi trường rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống
Biến quá trình quản lý thành quá trình tự quản lý
Góp phần xây dựng cơ quan văn hóa, thương hiệu nhà trường
QUY TẮC ỨNG XỬ
VĂN HÓA TRONG NHÀ TRƯỜNG LÀ GÌ?
Tập hợp những chuẩn mực, giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử thông qua các hoạt động
giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập… của người thầy (học sinh) nhằm tạo một môi
trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh.
MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là một văn bản do nhà trường ban hành được sự
đồng thuận của đại đa số CBGVNV và học sinh nhằm góp phần điều chỉnh cách thức ứng
xử của mọi thành viên trong đơn vị sao cho ngày càng có văn hóa, thân thiện; đẩy lùi
những biểu tiêu cực về ứng xử (nếu có) trong nhà trường.
Ứng xử văn hóa là một nội dung trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bởi
vậy, các đơn vị đều phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phần thực hiện
thành công phong trào thi đua này.
GIỚI HẠN NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
NỘI DUNG: Những ứng xử trong giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập
PHẠM VI: Quan hệ trong nhà trường
ĐỐI TƯỢNG: CBGVNV nhà trường và Học sinh. (đối tượng liên quan: Khách, phụ
huynh, môi trường, CSVC)
NỘI DUNG TÓM TẮT
a. Ứng xử của Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường với:
- Đồng nghiệp
- Học sinh
- Phụ huynh
- Khách đến thăm
b. Ứng xử của học sinh đối với:
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
- Bạn học
- Khách đến trường
- Môi trường, cơ sở vật chất
QUAN HỆ ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH
Với Học sinh:
*Trong sinh hoạt:
Khiêm tốn, tôn trọng, đoàn kết, thân thiện, không gây gỗ, đánh nhau
Thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ
Ngôn ngữ có văn hóa, lịch sự
* Trong học tập:
Hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Trung thực, tự giác, có ý thức chống hành vi sai trái.
QUAN HỆ ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH
2. Với Giáo viên, nhân viên:
*Trong giao tiếp:
Chào hỏi, xưng hô bảo đảm lễ phép, kính trọng.
Lịch sự, chân thật, không khúm múm, rụt rè; biết thành khẩn sửa sai.
*Trong học tập: phải chủ động, tích cực, sáng tạo thực hiện sự dạy bảo của thầy, cô giáo

QUAN HỆ ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH

3. Với Phụ huynh, Khách đến thăm:


Lễ phép chào hỏi, chỉ dẫn tận tình
Khi khách thăm lớp, đứng dậy chào, chăm chú lắng nghe.
Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp.
QUAN HỆ ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH

4. Với môi trường, cơ sở vật chất:


Bảo vệ, chăm sóc môi trường an toàn, xanh, sạch, đẹp
Giữ gìn và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị

QUAN HỆ ỨNG XỬ CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN


Với Học sinh:
*Trong giảng dạy:
Trách nhiệm, tậm tụy với học sinh
Gương mẫu, chuẩn mực và kĩ cương
Thận trọng, khách quan, công bằng trong đánh giá
Quan tâm hơn đến học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
* Trong giao tiếp:
Thân ái, gần gủi, lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng, động viên, kỉ luật tích cực
Chủ động nắm bắt thông tin, xử lý kịp thời
Không gây khó khăn, phiền hà, không có lời nói, hành vi vi phạm nhân phẩm học sinh.
QUAN HỆ ỨNG XỬ CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
2.Với Đồng nghiệp
Trong giao tiếp phải lịch sự, chân thành, tôn trọng, không xúc phạm
Trong công việc phải hợp tác, cùng tiến bộ, khiêm tốn học hỏi, cộng đồng trách nhiệm.
Trong sinh hoạt phải đoàn kết, thẳng thắn, khách quan, chân thành, độ lượng
Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn
QUAN HỆ ỨNG XỬ CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
3.Với Phụ huynh học sinh
Gắn bó thường xuyên, thông tin kịp thời, chính xác
Lịch sự, hòa nhã, thân thiện
Hướng dẫn, phối hợp giáo dục, giải thích cặn kẽ những vướng mắc
Tuyệt đối không lợi dụng, không gây phiền hà
QUAN HỆ ỨNG XỬ CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
4.Với Khách:
Hiếu khách, lịch sự
Lắng nghe, suy nghĩ, vận dụng
THỂ THỨC TRÌNH BÀY VĂN BẢN
a. Là văn bản hành chính được soạn theo chương, điều
b. Quy tắc ứng xử văn hóa được ban hành kèm theo quyết định của thủ trưởng đơn vị
QUY TRÌNH XÂY DỰNG
a. Xây dựng từ đối tượng:
- Đối với nội dung ứng xử của học sinh: Thông qua giáo viên chủ nhiêm lớp, tổ chức học
sinh chủ động đề xuất cách thức ứng xử của học sinh đối với thầy cô, nhân viên, khách
đến trường và đặc biệt đối với bạn bè khi ở trong nhà trường
- Đối với nội dung ứng xử của CBGVNV: Thông qua tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh
niên Cộng sản đề xuất cách thức ứng xử của giáo viên, nhân viên đối với đồng nghiệp,
với học sinh và đối với khách, phụ huynh đến trường.
b.Tổ chức thảo luận trong từng đoàn thể, tổ chức của nhà trường để lấy ý kiến từ đó tìm
những quy tắc ứng xử có sự đồng thuận cao nhất.
c. Ban hành văn bản chính thức và áp dụng.
d. Điều chỉnh khi thấy không còn phù hợp hoặc chưa đầy đủ
XIN CÁM ƠN

You might also like