Thách Thức Lớn Và Trực Diện Nhất Là Sức Ép Cạnh Tr

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Thách thức lớn và trực diện nhất là sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba

cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Các sản phẩm và doanh nghiệp
của ta sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài không chỉ
trên thị trường quốc tế mà ngay trên thị trường nội địa.
Thách thức đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, người lao động trong
nước là sức ép về trình độ, tri thức và tay nghề. Trong khi lực lượng lao động
nước ta chưa qua đào tạo còn chiếm tỉ trọng lớn, số lao động có trình độ
chuyên môn và tay nghề cao còn thiếu; Đội ngũ cán bộ, công chức nước ta
thiếu và hạn chế về năng lực hội nhập
Chính phủ ta phải cạnh tranh với chính phủ các nước trong việc cải thiện môi
trường thu hút đầu tư, nguồn nhân lực... Các lĩnh vực kinh tế vốn được bảo hộ
bị thách thức gay gắt do việc cắt giảm thuế quan. VD: ngành sản xuất ô-tô, mia
đường, gạo, xăng dầu.. Chuyển biến trong tư duy trong nước chưa kịp với tình
hình quốc tế và tốc độ hội nhập quốc tế của nước ta. Khu vực tư nhân còn
manh mún, quy mô nhỏ, thiếu nguồn vốn, công nghệ. kỹ năng quản trị...
• Vidu Trong 10 tháng năm 2018, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh
doanh có thời hạn của cả nước là 24 467 doanh nghiệp, tăng 24,7% so với cùng
kỳ năm 2017 số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ
giải thể là 53.937 doanh nghiệp, tăng 62,6%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục
giải thể là 13,307 doanh nghiệp, tăng 35,9%
Mở cửa thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ nước ngoài có thể làm cho
doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn. Họ phải cạnh tranh với các công ty
nước ngoài có nguồn vốn và công nghệ cao hơn, có thể dẫn đến sụp đổ và phá
sản của nhiều doanh nghiệp trong nước.
Sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Thương mại tự do (FTA)và Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với nhiều quốc
gia và khu vực, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn khi phải cạnh
tranh với các sản phẩm và dịch vụ từ các nước thành viên mà có lợi thế cạnh
tranh. Ví dụ: Tập đoàn Central Retail (CRC) là tập đoàn bán lẻ hàng đầu của
Thái Lan đã mở trung tâm mua sắm Robins tại TPHCM và Hà Nội và mua lại
49% cổ phẩn của hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim (2015) và đã hoàn tất
việc mua lại toàn bộ chuỗi điện máy lâu đời này vào năm 2020. Bên cạnh đó,
với việc các hàng hóa Thái Lan có ưu thế về chất lượng, giá cả, mẫu mã thì đây
thực sự là mối lo lắng cho doanh nghiệp Việt Nam có thể bị gạt khỏi các hệ
thống bán lẻ hiện nay.

You might also like