HW 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Homework #2

Câu hỏi 1
Đại lượng được sử dụng để đặc trưng cho sự tăng trưởng của vi sinh vật trong quá trình lên men
là:
a. số lượng vi sinh vật
b. khối lượng vi sinh vật
c. hàm lượng vi sinh vật
d. hàm lượng sinh khối khô
Câu hỏi 2
Lượng vi sinh vật trong giai đoạn tiềm phát (pha lag) của lên men tĩnh phụ thuộc vào:
a. độ dài của thời gian tăng đôi
b. thời gian tăng đôi td
c. số lượng vi sinh vật ban đầu
d. cả ba thông số trên
e. không phụ thuộc thông số nào
Câu hỏi 3
Trong giai đoạn tăng trưởng logarit, thời gian tăng đôi bằng:
a. μ log2
b. μ/log2
c. log2/μ
d. μln2
e. μln2
f. ln2/μ
Câu hỏi 4
Vận tốc tăng trưởng riêng là :
b. lượng sinh khối khô tạo ra trong đơn vị thời gian
c. lượng sinh khối khô tạo ra bởi đơn vị thể tích của nồi lên men
d. lượng sinh khối khô tạo ra bởi đơn vị khối lượng sinh khối khô
e. lượng sinh khối khô tạo ra trong đơn vị thời gian bởi đơn vị thể tích của nồi lên men
f. lượng sinh khối khô tạo ra trong đơn vị thời gian bởi đơn vị khối lượng sinh khối khô
Câu hỏi 5
Trong giai đoạn tăng trưởng logarit của lên men tĩnh, sự thay đổi của vận tốc tăng trưởng riêng
theo thời gian có thể được biểu diễn bằng: (đối chiếu với đồ thị)
b. đường số 1
c. đường số 2
1
d. đường số 3
e. không đường nào đúng
f. cả ba trường hợp đều có thể xảy ra

Câu hỏi 6
Trong giai đoạn cân bằng của lên men tĩnh
a. vận tốc tăng trưởng tỷ lệ thuận với vận tốc tiêu vong của vi sinh vật
b. vận tốc tăng trưởng tỷ lệ nghịch với vận tốc tiêu vong của vi sinh vật
c. vận tốc tăng trưởng bằng vận tốc tiêu vong của vi sinh vật
d. không có liên hệ gì giữa hai loại vận tốc này
Câu hỏi 7
Giữa lượng sản phẩm (loại phụ thuộc vào tăng trưởng) được tạo ra (P) và hàm lượng sinh khối
khô (X) có mối quan hệ sau
b. dP tỷ lệ thuận với X
c. dP tỷ lệ nghịch với X
d. dP tỷ lệ thuận với lnX
e. dP tỷ lệ nghịch với lnX
f. dP tỷ lệ thuận với dX
g. dP tỷ lệ nghịch với dX
Câu hỏi 8
Giữa lượng cơ chất bị mất đi để tạo ra sản phẩm (dS) và hàm lượng sinh khối khô (X) có mối
quan hệ sau
b. dS tỷ lệ thuận với X
c. dS tỷ lệ thuận với dX
d. dS tỷ lệ thuận với lnX
e. dS tỷ lệ thuận với logX
f.
dS tỷ lệ thuận với eX
g. dS tỷ lệ thuận với 10X

2
Câu hỏi 9
Phương trình Monod diễn tả
b. ảnh hưởng của hàm lượng sinh khối khô đến vận tốc tăng trưởng riêng
c. ảnh hưởng của hàm lượng cơ chất đến vận tốc tăng trưởng riêng
d. ảnh hưởng của hàm lượng sinh khối khô đến vận tốc tạo thành sản phẩm riêng
e. ảnh hưởng của hàm lượng cơ chất đến vận tốc tạo thành sản phẩm riêng
Câu hỏi 10
Theo phương trình Monod, vận tốc tăng trưởng riêng cực đại μmax
b. bằng 0,5 KS
d. bằng KS
e. bằng 2 KS
f. bằng 1 / KS
h. bằng một giá trị khác

Câu hỏi 11
Trong giai đoạn tăng trưởng logarit của lên men tĩnh, hàm lượng cơ chất
b. bé hơn KS nhiều
c. gần bằng KS
d. lớn hơn KS nhiều
e. cả ba đều có thể xẩy ra
Câu hỏi 12
Theo Arhenius, vận tốc tăng trưởng riêng :
b. tỷ lệ thuận với nhiệt độ T
d.
tỷ lệ nghịch với Ttỷ lệ thuận với eT
e. tỷ lệ nghịch với eT
g. không câu nào đúng
Câu hỏi 13
Sự phụ thuộc của vận tốc tăng trưởng riêng vào nhiệt độ
b. hoàn toàn tuân theo định luật Arhenius
c. hoàn toàn không tuân theo định luật Arhenius
d. chỉ tuân theo định luật Arhenius trong một khoảng nhiệt độ nào đó
e. chỉ tuân theo định luật Arhenius khi nhiệt độ cao
f. chỉ tuân theo định luật Arhenius khi nhiệt độ thấp

3
Câu hỏi 14
Khi lên men từng mẻ, năng suất lớn nhất đạt được khi ta dừng quá trình lên men vào
a. đầu giai đoạn cân bằng
b. giữa giai đoạn cân bằng
c. cuối giai đoạn cân bằng
d. năng suất như nhau trong cả ba trường hợp trên
Câu hỏi 15
Khi lên men với vi sinh vật cố định thì điều nào không đúng?
a. Năng suất tăng lên.
b. Năng suất riêng tăng lên.
c. Hàm lượng sinh khối tăng lên.
d. Thời gian sử dụng hữu ích của vi sinh vật tăng lên.
Câu hỏi 16
Khi vi sinh vật có cơ chế "cảm ứng bề mặt" thì
a. khả năng trao đổi chất cao hơn
b. chịu được úng suất cắt cao hơn
c. dễ cố định lên các bề mặt hơn
d. thích hợp hơn với lên men hiếu khí
e. dễ xác định hàm lượng sinh khối khô hơn
Câu hỏi 17
Nguyên liệu thường dùng để tạo mạng lưới gel giữ vi sinh vật là:
a. sợi thủy tinh
b. sợi tổng hợp
c. protein
d. polysaccarit
Câu hỏi 18
Một số loại nhựa trao đổi ion có thể dùng để cố định vi sinh vật theo phương pháp
a. hấp phụ trên bề mặt
b. giữ trong vi sinh vật trong mạng lưới
c. bọc vi sinh vật trong vỏ
d. kết tụ vi sinh vật
e. nhựa trao đổi ion không dùng để cố định vi sinh vật
Câu hỏi 19
Trong cố định tế bào, glutaraldehit được dùng làm:
a. chất tạo gel
b. chất làm vỏ bọd
c. chất làm tăng độ bền mạng lưới gel
d. chất làm tăng lực liên kết giữa vi sinh vật và bề mặt
e. glutaraldehit không được dùng trong cố định vi sinh vật
4
Câu hỏi 20
Sự hình thành mạng lưới gel để cố định vi sinh vật xẩy ra
a. trước khi cố định
b. sau khi cố định
c. cùng mội lúc với cố định
d. cả ba cách trên đều có thể xẩy ra
Câu hỏi 21
Khi lên men bằng vi sinh vật cố định, mật độ vi sinh vật cao nhất trong phương pháp
a. lên men với thùng lên men có cánh khuấy
b. chất hỗn hợp lên men thành lớp trong cột
c. lên men trong chế độ tầng sôi
d. cố định vi sinh vật trong các màng
e. tất cả các phương pháp trên đều có mật độ vi sinh vật như nhau
Câu hỏi 22
Khi lên men trên môi trường rắn, chuyển biến nào xẩy ra trên bề mặt vật thể rắn?
a. Vi sinh vật sử dụng dưỡng chất để sinh trưởng.
b. Chuyển hóa chất trong cơ thể vi sinh vật.
c. Chuyển cơ chất thành sản phẩm.
d. Tất cả các chuyển biến trên đều xẩy ra trên bề mặt vật thể rắn
e.

PHẦN TỰ LUẬN
Bài tập 1
Trong giai đoạn phát triển logarit của quá trình lên men tĩnh chủng vi sinh vật A, người ta ghi
nhận được hàm lượng sinh khối khô tăng từ 0,4 g/L đến 1,2 g/L trong 90 phút. Xem như vận
tốc sinh trưởng riêng và thời gian tăng đôi trong giai đoạn này không đổi.
1. Hãy xác định thời gian tăng đôi td và vận tốc sinh trưởng riêng μ của chủng vi sinh vật A.
2. Thời gian lên men tối thiểu để hàm lượng sinh khối khô tăng từ 0,4 g/L đến 8 g/L là bao
nhiêu giờ?
Bài tập 2
Dựa vào thông tin đã tìm hiểu ở bài tập số 1 (homework 1) và những kiến thức đã được học ở
chương 2, SV hãy tìm hiểu thông tin và đề xuất thiết bị lên men (thùng lên men) sử dụng để lên
men sản phẩm mà mình đã lựa chọn ở bài tập số 1. Nêu lý do chọn thiết bị trên, trình bày nguyên
lý cấu tạo, nguyên lý hoạt động, và các chức năng của thiết bị lên men này.

You might also like