Bao Cao Vat Lieu Hoc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH 2: VẬT LIỆU HYDROGEL

MÔN: VẬT LIỆU HỌC


MÃ MÔN HỌC: 605015
GIẢNG VIÊN: PHAN VŨ HOÀNG GIANG

Họ và tên các sinh viên thực hiện:


1/ Đặng Thị Hồng Thắm – 62101036
2/ Quách Gia Lạc - 62100650
3/ Nguyễn Phạm Vân Quỳnh - 621000718
4/ Lê Minh Thư - 62101048
5/ Võ Quốc Huy - 62100091

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2023


LỜI CẢM ƠN

" Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã đưa
môn Vật liệu học vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng
viên bộ môn – Thầy Phan Vũ Hoàng Giang đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Vật liệu học
thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm
túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng emcó thể vững bước
sau này.

Bộ môn Vật liệu học là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp
đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều
hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng hết
sức nhưng chắc chắn bài báo cáo khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa
chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài báo cáo của nhóm được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!”


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................2


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN.................................................................................................3
MỤC LỤC......................................................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................................5
NỘI DUNG BÁO CÁO.................................................................................................................6
1. Phần tổng quan.......................................................................................................................6
2. Thành phần và cấu trúc của vật liệu....................................................................................6
2.1 Thành phần....................................................................................................................6
2.2 Cấu trúc.........................................................................................................................7
3. Tính chất và ứng dụng...........................................................................................................8
3.1 Tính chất........................................................................................................................8
3.2 Ứng dụng.....................................................................................................................10
Vật liệu này dùng để làm bao bì thực phẩm, vai trò chính của vật liệu này là kiểm soát độ
ẩm bên trong bao bì................................................................................................................11
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Thành phần hóa cấu thành nên vật liệu Hydrogel..............................................................6
Hình 2. Phản ứng trùng hợp có thể điều chế Hydrogel...................................................................7
Hình 3. Hình chụp SEM của bề mặt cắt dọc của vật liệu hydrogel- xenlulozo độ phóng đại x200
(a), x500 (b).....................................................................................................................................7
Hình 4. Ảnh chụp SEM (B) của vật liệu trên cơ sở hydrogel từ MCC ở độ phóng đại 1000..........8
Hình 5. Hydrogel.............................................................................................................................8
Hình 6. Sự co giãn đàn hồi của Hydrogel........................................................................................9
Hình 7. Lực trương trong Hydrogel.................................................................................................9
Hình 8. Ứng dụng vật liệu hydrogel trong việc hỗ trợ tái tạo xương............................................10
Hình 9. Băng gạc y tế từ vật liệu hydrogel....................................................................................10
Hình 10. Kính áp tròng hydrogel...................................................................................................11
Hình 11. Ứng dụng hydrogel trong nông nghiệp...........................................................................11
NỘI DUNG BÁO CÁO

1. Phần tổng quan


Với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, sự chú trọng của con người đến việc chăm sóc sức khỏe và
tạo dựng một lối sống bền vững ngày càng tăng cao. Vì vậy, việc nghiên cứu các vật liệu mới để
tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người là rất quan trọng. Trong hàng loạt các sản
phẩm nghiên cứu, hydrogel polymer sinh học đã thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu.
Hydrogel là một loại polymer có khả năng hấp thụ nước cao. Nó chứa một số lượng lớn các
nhóm ưa nước mạnh với cấu trúc cụ thể. Đồng thời, nó cũng có thể hình thành các liên kết có
tính thấm cao trong polymer. Từ đó, nó hấp thụ độ ẩm thông qua cấu trúc lưới của chính nó.
Chất giữ nước hydrogel có thể hấp thụ hàng trăm trọng lượng của chính chúng. Đặc tính hấp thụ
nước của hydrogel khiến chúng trở nên hữu ích trong các ứng dụng thực tế.
2. Thành phần và cấu trúc của vật liệu
2.1 Thành phần
Vật liệu Hydrogel được thiết lập dựa trên các chuỗi peptide có cấu trúc “răng cưa”. Khoảng cách
giữa các răng cưa trong sợi được tạp ra để giữ các gốc phân tử có đặc tính kỵ nước. Nguồn gốc
của hydrogel được chia thành ba thế hệ:
Hydrogel thế hệ đầu tiên có ba loại chính: Polymer của các monomer anken chịu phản ứng cộng
chuỗi do gốc tự do gây ra (PAM và PHEMA); Các polymer ưa nước liên kết với nhau bằng liên
kết nagng cộng hóa trị (PVA và PEG) dùng trong kỹ thuật mô; Hydrogel thiết lập dựa trên
cellulose
Hydrogel thế hệ thứ hai chủ yếu là copolymer khối PEG/polyester đặc trưng chuyển đổi năng
lượng hóa học thành năng lượng cơ học của hydrogel để đạt được chức năng yêu cầu.

Hình 1. Thành phần hóa cấu thành nên vật liệu Hydrogel
Hydrogel thế hệ thứ ba: Tính năng chính là “liên kết ngang”. điều chỉnh các đặc tính cơ học và
phân hủy của hydrogel chủ yếu thông qua liên hợp lập thể, trong đó bao gồm kết hợp phối tử kim
loại và tổng hợp chuỗi peptide.
Hydrogel được điều chế từ nhiều loại vật liệu polymer: Polymer tự nhiên hoặc polymer tổng hợp.
Các polymer tự nhiên dùng để điều chế hydrogel: acid Hyaluronic, Chitosan, Heparin, Alginate,
Gelatine và Fibrin. Các polymer tổng hợp dùng để điều chế Hydrogel (ứng dụng chủ yếu trong Y
Sinh): Rượu Polyvinyl (PVA), Polyethylen glycol (PEG), Natri polyacryit, Polyme acryit và
Copolymer của chúng.

Hình 2. Phản ứng trùng hợp có thể điều chế Hydrogel


2.2 Cấu trúc
Hydrogel là một vật liệu hai pha, một hỗn hợp của các chất rắn xốp, dễ thấm. Trong hydrogel,
chất rắn xốp thấm có cấu trúc là một mạng lưới ba chiều (3D) được hình thành bởi các liên kết
ngang của các chuỗi polymer. Hydrogel gồm các polymer ưa nước, vì thế nó có khả năng trương

Hình 3. Hình chụp SEM của bề mặt cắt


Hình 11. Ảnh chụp SEM (B) của vật liệu trên cơ sở hydrogel từ MCC ở độ phóng đại 1000
dọc của vật liệu hydrogel- xenlulozo độ
phóng đại x200 (a), x500 (b)

nở trong nước mà không thể hòa tan trong nước do sự có mặt của liên kết ngang. . Chúng có thể
được hình thành từ các monomer hòa tan, polymer đa chức năng
hoặc có thể sử dụng các thực thể vi mô không hòa tan như sợi
nano hoặc các hạt nano và vi mô. Đồng thời nó cũng giữ một
lượng nước lớn trong khi vẫn duy trì được cấu trúc do liên kết
ngang hóa học hoặc vật lý của các chuỗi polymer riêng lẻ. Theo
định nghĩa thì nước cũng phải chiếm ít nhất 10% tổng trọng lượng
hoặc thể tích để vật liệu trở thành hydrogel. Trong một số trường
hợp, hàm lượng nước có thể vượt quá hơn 95% tổng trọng lượng
hoặc thể tích và những hydrogel này được coi là siêu hấp thụ..
3. Tính chất và ứng dụng
3.1 Tính chất
Hydrogel là một loại vật liệu rất đặt biệt với khả năng trương trong
nước dưới những điều kiện sinh học khiến hydrogel trở thành một
loại vật liệu rất tuyệt vời và lý tưởng được sử dụng khi vận chuyển
thuốc, cố định protein, peptide cũng như các hợp chất sinh học
khác. Do hàm lượng nước trong Hydrogel rất cao nên các gel này
giống các tế bào sống tự nhiên hơn tất cà các vật liệu sinh học nào khác từng được biết đến. Các
mạng lưới này có cấu trúc khâu mạch không tan giúp nó có thể cố định và giữ chặt các tác nhân
hoạt động hay các phân tử sinh học một cách hiệu quả và cho phép giải phóng chúng theo một
cách riêng, vì lẽ đó dẫn đến hydrogel có rất rất nhiều ứng dụng khác nhau:

Tính chất cơ lý: Với những ứng dụng không thể phân hủy sinh học điều quan trong nhất là chất
mang chứa nền gel phải duy trì được tính bền vững cơ học và vật lý. Bởi vì thế nên độ bền cơ
học của gel là một chỉ tiêu quan trọng khi thiết kế một hệ điều trị. Độ bền của vật liệu có thể tăng
cường nhờ bổ sung các tác nhân tạo lưới comonome song song bên cạnh đó là tăng mức độ khâu
mạch. Tuy nhiên, ta cần phải xác định một mức độ khâu mạch tối ưu, vì nếu mức độ khâu mạch
của Hydrogel quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tính giòn và đàn hồi (nếu quá cao sẽ dẫn đến độ đàn hồi
bị giảm). Vì tính đàn hồi của gel rất quan trọng để tạo ra độ mềm dẻo của các mạch tạo lưới,
giúp các quá trình di chuyển của các tác nhân có hoạt tính sinh học trở nên thuận lợi hơn. Chính
vì vậy, việc cân giữa độ vững chắc hệ gel và độ mềm dẻo là rất cần thiết để sự dụng các vật liệu
này một cách phù hợp và tối ưu.

Hình 13. Sự co giãn đàn hồi của Hydrogel

Tính chất tương hợp sinh học: Một đặc điểm quan trọng của vật liệu tổng hợp như Hydrogel là
khả năng thiết kế tạo ra các tương hợp sinh học và không độc chính vì lẽ này nó trở thành một
polyme y sinh khả dụng. Hầu như tất cả các polyme được dùng để ứng dụng cho y sinh đều phải
trải qua những thử nghiệm về độc tế bào và độc tính in-vivo. Vì vậy, việc trải quá đánh giá khả
năng gây độc của tất cả các loại vật liệu sử dụng để tạo gel là một phần không thể thiếu, nhầm
xác định xem gel có đáp ứng tính phù hợp được cho những ứng dụng sinh học.

Tính chất trương: Khả năng


trưởng của một hydrogel có thể
được xác định bằng cách xác định
khoảng không gian bên trong
mạch hydrogel có sẵn để chứa
nước. Tuy nhiên, nền tảng cơ bản
để xác định hydrogel trương là

Hình 14. Lực trương trong Hydrogel


bắt đầu với các lực tương tác polyme-nước. Xét về tổng thể sẽ có 3 lực: tĩnh điện, thẩm thấu có
tác động làm mở rộng mạng hydrogel, và tương tác polyme-nước. Hydrogel trương theo định
nghĩa được hiểu là khả năng hòa tan hạn chế. Xem xét theo khía cạnh khác, độ hòa tan không có
giới hạn của một hydrogel được ngăn ngừa bằng các lực gọi là lực đàn hồi có nguồn gốc từ các
mạng liên kết chéo. Chính sự cân bằng của hai lực khác nhau này xác định độ cân bằng trương
của hydrogel, như hình dưới.
3.2 Ứng dụng
Ứng dụng trong y học:
Sản phẩm sinh học từ vật liệu hydrogel cùng với các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm hỗ trợ
phục hồi vùng da bị tổn thương. Kết hợp một số polysaccharide với các hoạt chất khác để tạo ra
một loại hydrogel nhạy cảm nhiệt và có khả năng tiếp xúc tốt với bề mặt vết thương, từ đó tăng
khả năng cầm máu, và tạo môi trường thích hợp để kích thích quá trình tái tạo lại vùng da bị tổn
thương.
Vật liệu hydrogel được sử dụng trong việc hỗ trợ tái tạo xương. Những hydrogel có nguồn gốc
tái tạo hoàn toàn từ tự nhiên cùng với một vài điểm tương đồng từ các chất khác, cụ thể là chất
nền ngoại bào. Vì thế, nó là vật liệu sinh học phù hợp trong kỹ thuật mô xương.

Hình 15. Ứng dụng vật liệu hydrogel trong việc hỗ trợ tái tạo xương

Vật liệu hydrogel còn được ứng dụng làm băng gạc y tế để cầm máu cho vết thương, giúp giữ ẩm
cho vết thương tránh gây khó chịu.

Hình 16. Băng gạc y tế từ vật liệu hydrogel


Ứng dụng trong đời sống:
Hydrogel được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất kính áp tròng mềm, vì nó có tính mềm dẻo
và ngậm nước, nó luôn giữ một lượng nước đáng kể để giúp ống kính lúc nào cũng mềm và dẻo.
Ngoài ra, lượng nước này còn như là cầu nối để oxy đi qua kính tiếp xúc với giác mạc của mắt
làm cho mắt thở dễ dàng và thoải mái hơn.

Hình 17. Kính áp tròng hydrogel

Trong nông nghiệp:


Hydrogel được ứng dụng chủ yếu là để giứ nước và chất dinh dưỡng cho cây, giúp cây có chịu
hạn tốt hơn, nhất là những loại cây được trồng ở những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt như
hoang mạc, không gian,…

Hình 18. Ứng dụng hydrogel trong nông nghiệp

Trong công nghệ thực phẩm:


Vật liệu này dùng để làm bao bì thực phẩm, vai trò chính của vật liệu này là kiểm soát độ ẩm bên
trong bao bì.
Ngoài ra hydrogel còn rất nhiều ứng dụng khác đối với cuộc sống con người như có thể tạo thành
màng mỏng siêu bên, có thể ứng dụng làm áo chống đạn, mô nhân tạo,…

You might also like