004 Bo de On Tap KTLM CN Chuong 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Lê Gia Hy.

Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020

BỘ ĐỀ ÔN TẬP THI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG


NGHỆ LÊN MEN

Hãy lựa chọn một câu trả lời đúng (khoanh tròn vào câu A, B, C hoặc D)
Câu 1. Thuật ngữ “công nghệ sinh học” được xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
A. Những năm 1960; B. Những năm 1970; C. Những năm 1980; D. Những năm 1990.

Câu 2. Khái niệm công nghệ sinh học khác với sinh học ứng dụng trước đây ở điểm nào sau đây
là đúng nhất?
A. Mang tính thực hành; B. Mang tính lý thuyết; C. Mang tính thực hành và hướng tới công
nghiệp; D. Vừa mang tính thực hành, vừa mang tính lý thuyết.

Câu 3. Khái niệm công nghệ sinh học như thế nào là đúng nhất?
A) Mang tính thực hành; B) Mang tính lý thuyết; C) Mang tính ứng dụng; D) Mang tính thực
hành và hướng tới công nghiệp.

Câu 4. Công nghệ sinh học hiện nay không gồm khía cạnh nào sau đây trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người từ sản xuất nông nghiệp đến bảo vệ môi trường:
A) Khoa học; B) Công nghệ: C) Thương mại; D) Khoa học ứng dụng.
Câu 5. Trong các thành phần trung tâm của công nghệ sinh học, công nghệ sinh học nào chính là
nền tảng cho sự phát triển của công nghệ sinh học:
A) Công nghệ gen; B) Công nghệ sinh học vi sinh vật; C) Công nghệ tế bào động vật; D) Công
nghệ tế bào thực vật.
Câu 6. Công nghệ sinh học nào sau đây là công nghệ nhằm khai thác tốt nhất khả năng kỳ diệu
của vi sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động với hiệu suất cao:
A) Công nghệ gen; B) Công nghệ sinh học vi sinh vật; C) Công nghệ tế bào động vật; D) Công
nghệ tế bào thực vật.
Câu 7. Công nghệ sinh học nào sau đây gen là công nghệ nền, cải biến chủng giống nhằm nâng
cao hiệu suất của chủng giống sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm sinh học:
A) Công nghệ gen; B) Công nghệ sinh học vi sinh vật; C) Công nghệ tế bào động vật; D) Công
nghệ tế bào thực vật.

Câu 8. Tóm tắt nào sau đây là thể hiện định nghĩa công nghệ sinh học được cho là đúng nhất?
A) Là một tập hợp các ngành khoa học với mục tiêu đạt tới sự ứng dụng công nghệ các các tế
bào và các cấu phần của chúng; B) Là ứng dụng quá trình sinh học nhằm sản xuất và dịch vụ
công nghiệp; C) Là ứng dụng kỹ thuật để chuyển hóa nguyên vật liệu nhờ các tác nhân sinh học
để cung cấp hàng hóa và dịch vụ; D) là sử dụng phối hợp sinh hóa, vi sinh vật và kỹ nghệ hóa
học để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ đặc thù.

Câu 9. Định nghĩa nào sau đây là định nghĩa công nghệ sinh học được cho là đúng nhất?
A) Là ứng dụng các cơ thể, hệ thống hoặc quá trình sinh học nhằm sản xuất và dịch vụ công
nghiệp; B) Là ứng dụng các nguyên lý khoa học và kỹ thuật để chuyển hóa nguyên vật liệu nhờ
các tác nhân sinh học để cung cấp hàng hóa và dịch vụ; C) là sử dụng phối hợp sinh hóa, vi sinh
vật và kỹ nghệ hóa học nhằm khai thác nguyên vật liệu thực vật và các tài nguyên di truyền để
sản xuất các sản phẩm và dịch vụ đặc thù; D) Là một tập hợp các ngành sinh hóa học, vi sinh vật
học, tế bào học, di truyền học với mục tiêu đạt tới sự ứng dụng công nghệ các vi sinh vật, các
mô, các tế bào nuôi và các cấu phần của tế bào.

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 1


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
Câu 10. Các quy trình lên men thực phẩm như làm bánh mỳ, rượu vang, phomat, bơ…đã có từ
xa xưa được hiểu là công nghệ nào sau đây là đúng nhất?
A) Công nghệ sinh học; B) Công nghệ sinh học truyền thống; C) Công nghệ lên men truyền
thống; D) Công nghệ lên men hiện đại.

Câu 11. Các quy trình lên men sử dụng vi khuẩn lactic để lên sữa chua, được hiểu là công nghệ
nào sau đây là đúng nhất?
A) Công nghệ sinh học; B) Công nghệ sinh học truyền thống; C) Công nghệ lên men truyền
thống; D) Công nghệ lên men hiện đại.

Câu 12. Trong công nghệ sinh học, khái niệm công nghệ lên men được sử dụng theo nghĩa rộng,
nghĩa là cả các vi sinh vật hiếu khí, tế bào động vật và thực vật được lên men trong các nồi lên
men có sục khí để sản xuất các sản phẩm (như chất kháng sinh, axit amin, enzyme) được gọi là
công nghệ lên men gì là đúng nhất?
A) Công nghệ sinh học truyền thống; B) Công nghệ lên men truyền thống; C) Công nghệ sinh
học: D) Công nghệ lên men sinh tổng hợp.

Câu 13. Trong công nghệ sinh học, khái niệm công nghệ lên men được sử dụng theo nghĩa rộng,
các loại vi sinh vật hiếu khí trong các nồi lên men và nồi phản ứng sinh học có sục khí để sản
xuất các chất trao đổi thứ cấp, được gọi là công nghệ lên men gì là đúng nhất?
A) Công nghệ sinh học truyền thống; B) Công nghệ lên men truyền thống; C) Công nghệ sinh
học: D) Công nghệ lên men sinh tổng hợp.

Câu 14. Trong công nghệ sinh học, khái niệm công nghệ lên men được sử dụng theo hẹp, nghĩa
là chỉ sử dụng các vi sinh vật lên men (fermentative microorganisms), được gọi là công nghệ lên
men gì là đúng nhất?
A) Công nghệ sinh học truyền thống; B) Công nghệ lên men truyền thống; C) Công nghệ sinh
học: D) Công nghệ lên men sinh tổng hợp.

Câu 15. Công nghệ nào sau đây thực chất là công nghệ vi sinh vật?
A) Công nghệ tế bào; B) Công nghệ hóa sinh; C) Công nghệ lên men; D) Công nghệ gen.

Câu 16. Trong công nghệ sinh học, công nghệ lên men thực chất là công nghệ nào sau đây:
A) Công nghệ tế bào; B) Công nghệ vi sinh vât; C) Công nghệ hóa sinh; D) Công nghệ gen.

Câu 17. Theo các nhà vi sinh vật học thì định nghĩa lên men nào sau đây là đúng nhất?
A) Là quá trình sản xuất một sản phẩm bằng cách nuôi cấy một lượng lớn vi sinh vật; B) Là quá
trình sản xuất các sản phẩm bằng cách nuôi cấy các tế bào động vật; C) Là quá trình sản xuất các
sản phẩm bằng cách nuôi cấy các tế bào thực vật; D) Là quá trình sản xuất sinh năng lượng trong
một hợp chất hữu cơ cả chất nhường và nhận điện tử.
Câu 18. Công nghệ sinh học vi sinh vật học trở thành nền tảng cho sự phát triển của công nghệ
sinh học theo mấy giai đoạn:
A) 2 giai đoạn; B) 3 giai đoạn; C) 4 giai đoạn; D) 5 giai đoạn.
Câu 19. Giai đoạn công nghệ vi sinh vật phát triển các quá trình dân dã nhằm chế biến, bảo quản
các loại thực phẩm, xử lý đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp... trở thành nền tảng cho sự
phát triển của công nghệ sinh học. Đó là giai đoạn nào sau đây của công nghệ sinh học là đúng:
A) Công nghệ sinh học truyền thống; B) Công nghệ sinh học cận hiện đại; C) Công nghệ sinh
học hiện đại; D) Công nghiệp sinh học.

Câu 20. Con người ứng dụng tiềm năng của vi sinh vật sản xuất các sản phẩm khi còn chưa nhận
thức được sự tồn tại của chúng trong tự nhiên như sản xuất đồ uống chứa rượu vào thời gian nào
sau đây:

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 2


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
A. Trước Công nguyên; B. Sau Công nguyên; C. Thế kỷ 17; C. Thế kỷ 20
Câu 21. Nho bắt đầu được trồng và sau đó, rượu vang bắt đầu được sản xuất vào khoảng thời
gian nào?
A. Khoảng 7000 năm trước Công nguyên, B. Khoảng 2000 năm trước Công nguyên; C. Khaongr
1000 năm trước Công nguyên; D. Sau Công nguyên.

Câu 22. Nhà khoa học nào sau đây đã quan sát được vi sinh vật và các hoạt động của chúng, và
được xem như là người phát minh ra vi sinh vật học.
A. Dore Schwann; B. van Leeuwenhoek; C. Alexander Fleming; D. Ivan Ivanoski.
Câu 23. van Leeuwenhoek đã quan sát được vi sinh vật và các hoạt động của chúng vào năm
nào sau đây:
A. 1575; B. 1675; C. 1875; D. 1975.

Câu 24. Giai đoạn đoạn nào sau đây được xem là giai đoạn phát triển của công nghiệp lên men:
A. Trước 1865; B. Từ 1865 đến 1940; C. Từ 1941 đến1970; D. Sau 1980.

Câu 25. Nhà khoa học nào sau đây đã đề ra phương pháp thanh trùng để khử trùng rượu nho, bia
mà không làm hỏng phẩm chất, mà ngày nay vẫ được sử dụng trong công nghệ thực phẩm?
A. Louis Pasteu; B. Dore Schwann; C. Buchner; D. Alexander Fleming

Câu 26. Vào năm 1883, nhà khoa học nào sau đây đã đi sâu nghiên cứu về nấm học và sinh lý
lên men, đã làm cuộc cách mạng về công nghiệp lên men bia bằng phát minh của mình về
phương pháp nuôi cấy chủng nấm menSaccharomyces carlsbergensis thuần khiết.
A. Louis Pasteur; B. Emil Christian Hansen; C. Buchner; D. Alexander Fleming

Câu 27. Năm 1836, ai trong số các nhà khoa học sau đây đã khám phá ra nguyên nhân của lên
men rượu là do sinh vật đơn bào sử dụng đường, mà ông gọi tên là “nấm đường”
(Saccharomyces).
A. Louis Pasteur; B. Dore Schwann; C. Buchner; D. Alexander Fleming
Câu 28. Các nhà khoa học sau đây, ai là người bác bỏ Thuyết tự sinh đặt nền móng cho thuật ngữ
“lên men là sự hô hấp trong điều kiện kỵ khí.
A. Louis Pasteur; B. Eduard Buchner; C. Selman A. Waksman; D. Alexander Fleming

Câu 29. Thời kỳ phát triển lên men công nghiệp được bắt đầu từ năm nào sau đây là đúng nhất:
A) Từ năm 1865; B) Từ năm 1940; C) Từ năm 1970; D) Từ năm 1980.

Câu 30. Nhà vi sinh vật đất nào đã thành công trong lĩnh vực kháng sinh nhờ phát minh ra nhiệu
chất kháng sinh mới từ vi khuẩn sợi (xạ khuẩn) như actinomycin D, neomycin, và đặc biệt là một
loại “thuốc tuyệt vời” và nổi tiếng đó là streptomycin.
A. Louis Pasteur; B. Eduard Buchner; C. Selman A. Waksman; D. Alexander Fleming

Câu 31. Trong số các nhà khoa học sau đây, ai là người khám phá chất do nấm men tiết ra để
chuyển đường thành rượu, có bản chất là protein và ông gọi đó là “zymase” và từ đó tiếp vĩ ngữ
“ase” được dùng để chỉ enzyme?
A. Buchner; B. Louis Pasteur; C. Selman A. Waksman; D. Alexander Fleming
Câu 32. Năm 1917, nhà khoa học nào đã, khám phá ra rằng một số chủng nấm mốc (Aspergillus
niger) có khả năng tạo axit citric rất tốt và ngay lập tức Công ty Pfizer đã sản xuất axit này ở quy
mô công nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy bề mặt.
A. James Currie, B. Selman B. Waksman; C. Alexander Fleming; D. Ivan Ivanoski.

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 3


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
Câu 33. Năm 1957, bột ngọt (monosodium glutamat) được công ty nào đưa vào sản xuất ở quy
mô lớn bằng phương pháp lên men?
A. Ajinomoto; B. Honda; C. Misumishi; D. Suzuki.
Câu 34. Năm 1929, nhà khoa học nào phát hiện tượng kỳ lạ trên đĩa thạch mà ông đã cấy vi
khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) tình cờ nhiễm một loại nấm mà xung quanh khuẩn
lạc của nó có một vùng trong, vi khuẩn không phát triển được?
A. Fleming; B. Pasteur; C. Waksman; D. Metchenikov.

Câu 35. Trong Chiến tranh Thế giới II, với sự hợp tác của nhiều nhà vi sinh vật Anh và Mỹ, chất
kháng khuẩn penicillin được bắt đầu sản xuất ở mức độ lớn hơn và trở thành một loại “thuốc
thần kỳ” cứu sống nhiều người. Ai trong số các nhà khoa học sau đây không phải là người được
nhận giải Nobel về công trình penicillin?
A Fleming A.; B. Chain E; C. Waksman K.; D. Florey H.

Câu 36. Nhà khoa học nào sau đây cùng Francis Harry Compton Crick phát hiện ra cấu trúc
DNA năm 1953?
A. Daniel Nathans; B. James Dewey Watson; C. Werner Arber; D. Hamilton Othanel Smith.
Câu 37. Nhà khoa học nào sau đây đã phát minh hienj tượng tiếp hợp ở vi khuẩn (giải thưởng
Nobel, 1958).
A. Joshua Lederberg; B. James Dewey Watson; C. Werner Arber; D. Hamilton Othanel Smith.
Câu 38. Nhà khoa học nào sau đây phát minh enzym endonuclease giới hạn (restriction
endonuclease) (nhận giải thưởng Nobel, 1978).
A. Joshua Lederberg; B. James Dewey Watson; C. Werner Arber; D. Hamilton Othanel Smith.

Câu 39. Nhà khoa học nào sau đây phát minh ra enzym giới hạn và ứng dụng chúng trong lập
bản đồ giới hạn, nhận giải thưởng Nobel, năm 1978.
A. Daniel Nathans; B. James Dewey Watson; C. Werner Arber; D. Hamilton Othanel Smith.

Câu 40. Về thực chất, biến đổi của cơ chất của quá trình lên men dưới tác động của các loại gì
sau đây do vi sinh vật tạo ra?
A. Các enzyme; B. Các protein; C. Các chất trao đổi sơ cấp; D. Các chất trao đổi thứ cấp.

Câu 41. Nếu trong dịch lên men có tồn tại nhiều pha, thí dụ như lỏng-khí, thì vi sinh vật thường
hoạt động ở bề mặt giao tiếp giữa các pha. Như vậy, yêu cầu nào sau đấy là quan trọng:
A. Làm gia tăng diện tích tiếp xúc giữa các pha; B. Làm giảm diện tích tiếp xúc giữa các pha; C.
Không cần làm tăng diện tích tiếp xúc giữa các pha; B. Không cần làm giảm diện tích tiếp xúc
giữa các pha

Câu 42. Nồng độ của cơ chất và sản phẩm trong môi trường nuôi cấy trong thiết bị lên men cao,
có ức chế quá trình lên men không?
A. Có; B. Không; C. Có tác động ít; D. Có tác động nhiều.

Câu 43. Nồng độ cơ chất phù hợp và sản phẩm sinh ra trong môi trường nuôi cấy trong thiết bị
lên men cao, có ức chế quá trình lên men không?
A. Có ức chế; B. Không tác động; C. Không ức chế; D. Không ảnh hưởng.

Câu 44. Các chủng vi sinh vật dùng trong công nghiệp lên men thường khá nhạy cảm với điều
kiện lên men (pH, nhiệt độ, lượng oxy,…). Để duy trì điều kiện lên men tối ưu cần làm gì?
A. Cần kiểm soát đồng bộ quá trình lên men; C. Không cần kiểm soát quá trình lên men; C. Chỉ
cần kiểm soát pH; D. Chỉ cần kiểm soát nhiệt độ.

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 4


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
Câu 45. Chủng giống sản xuất sau khi hoạt động một thời gian có thể bị thoái hóa, trước khi đưa
vào lên men công nghiệp cần làm gì?
A. Kiểm tra và chọn lại chủng có hoạt tính cao; B. Cấy truyền trên môi trường thạch nghiêng; C.
Nhân giống ngay trên máy lắc; D. Chuyển ngay vào thiết bị lên men.

Câu 46. So với các chuyển hóa được thực hiện bằng phương pháp hóa học, phương pháp lên men
có nhược điểm nào sau đây:
A. Điều kiện phản ứng ôn hòa hơn; B. Số giai đoạn để chuyển hóa nguyên liệu thành sản phẩm
thường ít hơn; C. Nguyên liệu trong lên men thường có nguồn gốc tự nhiên; D. Dễ bị tạp nhiễm.
Câu 47. So với các chuyển hóa được thực hiện bằng phương pháp hóa học, phương pháp lên men
có ưu điểm hơn nào sau đây:
A. Chất thải lên men ít độc hại hơn; B. Chất thải lên men độc hại hơn; C. Chất thải lên men khó
xử lý hơn; D. Chi phí sản xuất cao hơn.

Câu 48. So với các chuyển hóa được thực hiện bằng phương pháp hóa học, phương pháp lên men
nhược điểm hơn nào sau đây:
A. Chất thải lên men ít độc hại hơn; B. Chất thải lên men độc hại hơn; C. Chất thải lên men khó
xử lý hơn; D. Chi phí sản xuất cao hơn.

Câu 49. Những đặc điểm nào sau đây không phải là hạn chế của quá trình lên men?
A. Vi sinh vật khá nhạy cảm với điều kiện môi trường; B. Dễ bị tạp nhiễm; C. Khó duy trì sự
đồng nhất trong toàn bộ thiết bị lên men; D. Các biến đổi xảy ra bên ngoài thiết bị lên men.

Câu 50. Lên men là công nghệ lâu đời nhất, theo tiếng Latin, động từ fevere, có nghĩa là sự gì
xuất hiện trong nước chiết quả hoặc malt nghiền dưới tác động của nấm men trong quá trình sản
xuất rượu.
A. ”Sự sôi”; B. ”Đảo trộn”; C. Khuấy trộn”; D. ”"Tạo bọt”.
Câu 51. Lên men là quá trình chuyển hóa hóa học nhờ các cơ thể sống hoặc sản phẩm của chúng
thường sinh khí gì?
A. Cacbon dioxit (CO2); B. Oxy (O2); C. Nitơ (N2); D. Cacbon oxit (CO).
Câu 52. Lên men mà ở đó năng lượng được sản sinh không có sự tham gia của oxy hoặc chất
nhận điện tử vô cơ là quá trình lên men gì?
A. Quá trình lên men kỵ khí; B. Quá trình lên men hiếu khí; C. Quá trình lên men liên tục; D.
Quá trình lên men có bố sung.

Câu 53. Lên men kỵ khí nhờ các vi sinh vật lên men còn gọi là lên men gì sau đây là đúng nhất:
A. Lên men truyền thống; B. Lên men sinh tồng hợp; C. Lên men theo mẻ; D. Lên men có bổ
sung.

Câu 54. Sản phẩm lên men nào sau đây không phải là sản phẩm của công nghệ lên men truyền
thống:
A. Axit lactic; B. Ethanol; C. Axit formic; D. Penicillin.
Câu 55. Sản phẩm lên men nào sau đây là sản phẩm của công nghệ lên men truyền thống:
A. Penicillin; B. Axit glutamic; C. Axit latic; D. Axit citric.

Câu 56. Quá trình lên men có oxy phân tử tham gia, để sinh tổng hợp các chất trao đổi sơ cấp và
thứ cấp, được gọi là lên men gì sau đây:
A. Lên men truyền thống; B. Lên men sinh tổng hợp; C. Lên men kỵ khí; D. Lên men liên tục.

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 5


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
Câu 57. Mục đích của quá trình lên men là khai thác tốt nhất khả năng của vi sinh vật đáp ứng
được yêu cầu đặt ra cho lên men một sản phẩm cụ thể. Mục đích nào sau đây không phải là mục
đích của quá trình lên men:
A. Đạt hiệu quả cao; B. Năng suất cao; C. Chất lượng tốt; D. Chi phí cao.

Câu 58. Mục đích nào sau đây không phải là mục đích của quá trình lên men:
A. Chất lượng tốt; B. Chí phí thấp; C. Không cần ổn định; D. Đạt hiệu quả cao.

Câu 59. Để quá trình lên men vận hành ổn định, yêu cầu nào sau đây không cần thiết:
A. Chủng vi sinh vật dùng trong lên men phải có hoạt tính mạnh, ổn định; B. Vi sinh vật cần
được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho sự sinh sản, phát triển và hoạt động; C. Môi trường lên
men cần được duy trì thường xuyên ở điều kiện tối ưu; D. Không cần đồng nhất trong toàn bộ
môi trường lên men.
Câu 60. Để quá trình lên men công nghiệp vận hành ổn định, yêu cầu nào sau đây không cần
thiết đối với chủng vi sinh vật dùng trong lên men:
A. Có hoạt tính mạnh; B. Ổn định; C. Thuần chủng (chủng sạch); D. Không cần cải biến để phù
hợp với điều kiện sản xuất.

Câu 61. Để vi sinh vật sinh trưởng, phát triển và hoạt động tốt, không cần cung cấp nguồn nào
sau đây:
A. Nguồn cacbon; B. Nguồn nitơ; C. Nguồn khoáng; D. Chất chông oxy hóa.
Câu 62. Để vi sinh vật sinh trưởng, phát triển và hoạt động tốt, điều kiện tối ưu nào sau đây
không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển của vi sinh vật trong thiết bị lên men:
A. Nhiệt độ; B. Áp suất; C. pH; D. Lượng oxy hòa tan.

Câu 63. Để vi sinh vật sinh trưởng, phát triển và hoạt động tốt, không cần tiệt trùng một cách
nghiêm ngặt bộ phận nào sau đây:
A. Bình lên men; B. Các thiết bị phụ trợ; C. Không khí cấp cho bình lên men; D. Không khí bên
ngoài bình lên men.

Câu 64. Trong lên men công nghiệp, người ta thường sử dụng khử trùng bằng phương pháp lọc
cho loại nào sau đây:
A. Môi trường lên men; B. Bình lên men; C. Không khí cấp cho bình lên men; C. Các thiết bị
phụ trợ.
Câu 65. Trong lên men công nghiệp, người ta không sử dụng khử trùng bằng hơi nước (nhiệt độ,
áp suất cao) cho loại nào sau đây:
A. Môi trường lên men; B. Bình lên men; C. Dầu phá bọt; D. Không khí cấp cho bình lên men.

Câu 66. Để hạn chế sự nhiễm tạp đến mức thấp nhất, người ta không cần kiểm tra nhiễm tạp bộ
phận nào sau đây:
A. Môi trường lên men; B. Không khí cấp cho bình lên men; C. Môi trường bổ sung vào bình lên
men; D. Không khí thoát khỏi bình lên men.

Câu 67. Phân loại quá trình lên men không dựa vào các tiêu chí nào sau đây:
A. Loại vi sinh vật dùng để lên men; B. Vai trò của oxy khi lên men; C. Tính liên tục của quá
trình lên men; D. Vai trò của pH môi trường lên men.

Câu 68. Phân loại quá trình lên men không dựa vào các tiêu chí nào sau đây:
A. Loại vi sinh vật dùng để lên men; B. Vai trò của oxy khi lên men; C. Tính liên tục của quá
trình lên men; D. Hình dạng của vi sinh vật.

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 6


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
Câu 69. Phân loại quá trình lên men người ta dựa vào các tiêu chí nào sau đây:
A. Hình dạng của vi sinh vật; B. Khả năng sử dụng oxy của vi sinh vật; C. Khả năng chịu nhiệt
độ của vi sinh vật; D. pH môi trường lên men.

Câu 70. Phương pháp được sử dụng nuôi cấy lên men sản xuất amylase, axit citric từ nấm
Aspergillus niger và oxy được cung cấp trực tiếp từ không khí trên môi trưởng lỏng là phương
pháp lên men nào sau đây:
A. Lên men trên môi trường xốp; B. Lên men bề mặt; C. Lên men chìm; D. Lên men cố định.
Câu 71. Sử dụng môi trường thường ở thể rắn và vi sinh vật cũng phát triển trên bề mặt và bên
trong vật liệu nuôi cấy là phương pháp lên men nào sau đây:
A. Lên men trên môi trường xốp; B. Lên men bề mặt; C. Lên men chìm; D. Lên men bằng tế bào
cố định.
Câu 72. Phương pháp lên men thường được sử dụng trong ủ rác (composting) làm phân bón hữu
cơ là phương pháp lên men nào sau đây:
A. Lên men trên môi trường xốp; B. Lên men bề mặt; C. Lên men chìm; D. Lên men bằng tế bào
cố định.
Câu 73. Phương pháp lên men trong môi trường dịch thể có sục khí là phương pháp lên men nào
sau đây:
A. Lên men trên môi trường xốp; B. Lên men bề mặt; C. Lên men chìm; D. Lên men bằng tế bào
cố định.

Câu 74. Phương pháp lên men trong môi trường dịch thể có sục khí và có bổ sung môi trường
trong quá trình lên men là phương pháp lên men nào sau đây:
A. Lên men trên môi trường xốp; B. Lên men bề mặt; C. Lên men chìm; D. Lên men bằng tế bào
cố định.

Câu 75. Phương pháp lên men bằng vi sinh vât được cố định trên chất mang là các chất hữu cơ
(như algenat, chitosan, polyacrelamid..) hoặc các chất vô cơ có lỗ xốp (như zeolit, diaomit...)
thực hiện quá trình lên men, là phương pháp lên men nào sau đây:
A. Lên men trên môi trường xốp; B. Lên men bề mặt; C. Lên men chìm; D. Lên men bằng tế bào
cố định.

Câu 76. Phân loại quá trình lên men theo nguyên lý vận hành, để đánh giá hoạt động thiết bị lên
men dùng để cấy chìm theo phương pháp nuôi cấy có nhóm nào sau đây:
A. Các thiết bị hoạt động liên tục; B. Các thiết bị kín hoàn toàn; C. Các thiết bị không đòi hỏi độ
kín nghiêm ngặt; D. Các thiết bị thùng quay.
Câu 77. Phân loại quá trình lên men theo nguyên lý vận hành, để đánh giá hoạt động thiết bị lên
men dùng để cấy chìm theo đọ tiệt trùng có nhóm nào sau đây:
A. Các thiết bị hoạt động liên tục; B. Các thiết bị hoạt động gián đoạn; C. Các thiết bị kín; D.
Các thiết bị lên men dạng tháp.
Câu 78. Phân loại quá trình lên men theo nguyên lý vận hành, để đánh giá hoạt động thiết bị lên
men dùng để cấy chìm theo kết cấu có nhóm nào sau đây:
A. Các thiết bị hoạt động liên tục; B. Các thiết bị lên men có bộ khuếch tán và tuabin; C. Các
thiết bị hoạt động gián đoạn; D. Các thiết bị thùng quay.

Câu 79. Phân loại quá trình lên men theo nguyên lý vận hành, để đánh giá hoạt động thiết bị lên
men dùng để cấy chìm, nhóm nào sau đây không pahir phân loại theo kết cấu:
A. Các thiết bị có bộ đảo trộn cơ học; B. Các thiết bị có vòng tuần hoàn bên ngoài; C. Các thiết
bị lên men dạng tháp; D. Các thiết bị hoạt động liên tục.

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 7


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
Câu 80. Nuôi cấy các chủng vi sinh vật sinh kháng sinh cũng như các chất có hoạt tính sinh học
khác thường được thực hiện bằng phương pháp nuôi cấy chìm. Cả quá trình phát triển của vi sinh
vật diễn ra chỉ trong một nồi lên men, sau khi giải phóng dịch nuôi cấy của mẻ trước, rửa sạch
cho môi trường lên men mới, sau thanh trùng lại tiếp tục lên men mẻ mới là phương pháp nuôi
cấy nào sau đây:
A. Lên men theo mẻ; B. Lên men theo mẻ có bổ sung; C. Lên men nhiều bình lên men; D. Lên
men liên tục.
Câu 81. Nuôi cấy vi sinh vật trong nồi lên men chỉ có 30-60% thể tích dịch lên men, sau một thời
gian lên men nhất định, bổ sung thêm lượng môi trường mới cho đủ 100% thể tích môi trường
lên men, là phương pháp nuôi cấy nào sau đây:
A. Lên men theo mẻ; B. Lên men theo mẻ có bổ sung; C. Lên men nhiều bình lên men; D. Lên
men liên tục.

Câu 82. Dịch nuôi cấy của một giai đoạn phát triển nhất định của vi sinh vật sẽ được chuyển từ
nồi lên men thứ nhất sang nồi thứ hai, sau đó từ nồi thứ hai sang nồi thứ ba, v.v… là phương
pháp nuôi cấy nào sau đây:
A. Lên men theo mẻ; B. Lên men theo mẻ có bổ sung; C. Lên men nhiều bình lên men; D. Lên
men liên tục.

Câu 83. Phương pháp lên men chiều sâu, nhưng vi sinh vật phát triển trong điều kiện dòng chảy
của môi trường dinh dưỡng và dịch nuôi cấy liên tục vào và ra khỏi nồì lên men, cho phép luôn
giữ sự sinh trưởng của vi sinh vật ở một giai đoạn nhất định, là phương pháp nuôi cấy nào sau
đây:
A. Lên men theo mẻ; B. Lên men theo mẻ có bổ sung; C. Lên men nhiều bình lên men; D. Lên
men liên tục.

Câu 84. Quá trình lên men theo phương pháp nuôi cấy theo mẻ có bổ sung, thì nhận xét nào sau
đây không phải là ưu điểm của quá trình lên men này?
A. Loại bỏ sự kiềm chế của các thành phầm môi trường như việc sử dụng quá nhanh nguồn
carbon, nitơ và phosphat;
B. Tốc độ sinh trưởng riêng của vi sinh vật cao, thu được lượng sinh khối cao, tiết kiệm do
không có thời gian chết;
C. Loại trừ được ảnh hưởng độc tính của các thành phần môi trường;
D. Cung cấp có giới hạn các chất dinh dưỡng cho các chủng dinh dưỡng thụ động (auxotrophic
strain).

Câu 85. Quá trình lên men liên tục nhận xét nào sau đây không phải là ưu điểm của quá trình lên
men này?
A. Loại bỏ sự kiềm chế của các thành phầm môi trường như việc sử dụng quá nhanh nguồn
carbon, nitơ và phosphat;
B. Loại trừ được ảnh hưởng độc tính của các thành phần môi trường.
C. Dễ bị tạp nhiễm do thời gian lên men dài, ảnh hưởng đến quá trình lên men sản xuất.
D. Cung cấp có giới hạn các chất dinh dưỡng cho các chủng dinh dưỡng thụ động (auxotrophic
strain).

Câu 86. Yêu cầu nào sau đây không thật cần thiết thiết kế một quá trình lên men một sản phẩm
cụ thể:
A. Đảm bảo hiệu suất lên men cao; B. Đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định; C. Đảm bảo
an toàn sinh học; D. Đảm bảo nhu cầu sử dụng.
Câu 87. Yêu cầu chung về độ tinh sạch của sản phẩm công nghệ sinh học được phân loại sơ bộ
theo mấy loại sản phẩm:

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 8


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
A. 3 loại; B. 4 loại; C. 5 loại; D. 6 loại.
Câu 88. Loại sản phẩm công nghệ sinh học nào sau đây cần có độ tinh sạch cao nhất:
A. Sản phẩm thuốc tiêm và thuốc uống cho người; B. Sản phẩm thuốc thú y theo tiêu chuẩn
thuốc thu y; C. Thực phẩm; D. Mỹ phẩm

Câu 89. Quy trình lên men sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học trong công nghiệp thường
được tiến hành theo mây giai đoạn chính:
A. 1 Giai đoạn; B. 2 giai đoạn; C. 3 giai đoạn; D. 4 giai đoạn.

Câu 90. Trong sản xuất lên men công nghiệp, giai đoạn lên men không bao gồm công đoạn nào
sau đây:
A. Chẩn bị giống vi sinh vật; B. Nhân giống; C. Lên men; D. Thu nhận sản phẩm.
Câu 91. Trong sản xuất lên men chìm quy mô công nghiệp, nhân giống cung cấp cho bình lên
men thường được thực hiện trên thiết bị nào sau đây:
A. Nhân giống trên máy lắc; B. Nhân giống trong bình lên men trong phòng thí nghiệm; C. Nhân
giống trong thiết bị lên men ở cơ sở sản xuất; D. Nhân giống trên khay.
Câu 92. Chuẩn bị môi trường lên men phù hợp với dung tích bình lên men, thông thường môi
trường chiếm bao nhiêu dung tích bình lên men.
A. 1 phần 4; B. 1 phần 2; C. 2 phần 3; D. 3 phần 4.
Câu 93. Quá trình lên men phụ thuộc vào thời gian thế hệ của giống sản xuất, nếu thu nhận sinh
khối vi sinh vật thì dừng quá trình lên men khi nào theo động thái sinh trưởng phát triển của vi
sinh vật:
A. Bắt đầu pha tiềm sinh (lag); B. Băt đầu pha tăng tốc (log); C. Bắt đầu pha ổn định; D. Bắt đầu
pha suy vong.
Câu 94. Quá trình lên men phụ thuộc vào thời gian thế hệ của giống sản xuất, nếu thu nhận sản
phẩm trao đổi chất thứ cấp thì dừng quá trình lên men khi nào theo động thái sinh trưởng phát
triển của vi sinh vật:
A. Pha tiềm sinh (lag); B. Pha tăng tốc (log); C. Pha ổn định; D. Pha suy vong.
Câu 95. Để lựa chọn quá trình thu hồi thường không dựa chính vào tiêu chí nào sau đây:
A. Sản phẩm là nội bào hay ngoại bào; B. Nồng độ sản phẩm trong dịch lên men; C. Tính chất
vật lý và hóa học của sản phẩm mong muốn; D. Giá trị trường cho sản phẩm.
Câu 96. Để lựa chọn quá trình thu hồi thường dựa chính vào tiêu chí nào sau đây:
A. Nồng độ sản phẩm trong dịch lên men; B. Tính chất của nước trong dịch lên men; C. Nhiệt
độ quá trình lên men; D. Mối nguy hại sinh học (bio-hazard) của sản phẩm và dịch lên men; (7)
Giá trị trường cho sản phẩm.

Câu 97. Để thực hiện quá trình lên men sản xuất ở mức độ công nghiệp, khâu nào sau đây không
phải là khâu cần chuẩn bị cho một quá trình lên men:
A. Kiểm tra chất lượng chủng giống sản xuất; B. Chuẩn bị các nguyên liệu để làm môi trường;
C. Kiểm tra hệ thống lên men phù hợp cho từng mức độ sản xuất; D. Kiểm tra thiết bị thu hồi sản
phẩm sau lên men.
Câu 98. Thiết bị nào sau đây không phải là dụng cụ kiểm tra quá trình lên men phù hợp:
A. Máy đo pH; B. Máy đo oxy hòa tan; C. Máy thổi khí; D. Máy đo nhiệt độ.

Câu 99. Dung dịch nào sau đây không dùng để điều chỉnh quá trình lên men:
A. Dung dịch NaOH; B. Dung dịch HCl; C. Dầu phá bọt; D. Dung dịch muối bão hòa.

Câu 100. Người ta thường chia cấp độ lên men thành mấy cấp:
A. 1 cấp; B. 2 cấp; C. 3 cấp; D. 4 cấp.

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 9


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020

Câu 101. Sau khi phát hiện ra khả năng sinh các hợp chất mong muốn, chủng vi sinh vật được
nuôi trong bình nhỏ để lựa chọn môi trường và điều kiện nuôi cấy thích hợp, là cấp độ lên men
nào sau đây:
A. Cấp độ phòng thí nghiệm; B. Cấp độ sản xuất thử nghiệm (pilot); C. Cấp độ sản xuất ở quy
mô công nghiệp; D. Cấp độ bán sản xuất.
Câu 102. Ở cấp độ lên men phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng bình lên men loại nào
sau đây:
A. 1 đến 10 lít; B. 50 đến 300 lít; C. 1000 đến 2000 lít; D. 5000 đến 10000 lít.

Câu 103. Ở cấp độ lên men sản xuất thử nghiệm (pillot), người ta thường sử dụng bình lên men
loại nào sau đây:
A. 1 đến 10 lít; B. 50 đến 300 lít; C. 1000 đến 2000 lít; D. 5000 đến 10000 lít.

Câu 104. Ở cấp độ lên men sản xuất ở quy mô công nghiệp, người ta thường sử dụng bình lên
men loại nào sau đây:
A. 1 đến 10 lít; B. 50 đến 300 lít; C. 500 đến 1000 lít; D. 1000 đến 10000 lít.

Câu 105. Quá trình chuẩn bị giống cho lên men, phải kiểm tra giống trong phòng thí nghiệm
không nhằm mục đích nào sau đây:
A. Chủng giống sản xuất phải đảm sạch; B. Chủng giống sản xuất có hoạt tính cao; C. Chủng
giống phải đảm bảo chất lượng; D. Chủng giống không cần thuần khiết.
Câu 106. Chủng giống vi sinh vật thường được bảo quản trong ở tủ lạnh sâu trước khi sử dụng
phải làm như thế nào sau đây:
A. Lấy ra cấy hoạt hóa ngay; B. Lấy ra để vào tủ lạnh dương rồi mới cấy hoạt hóa; C. Lấy ra hơ
nhẹ trên đền cồn rối cấy hoạt hóa; D. Lấy ra cho vào nước sôi rồi cấy hoạt hóa.
Câu 107. Chủng giống vi sinh vât được bảo quản trong ở tủ lạnh trước khi sử dụng phải hoạt hóa
bằng cách nào sau đây:
A. Cây truyền sang môi trường thạch nghiêng, nuôi trong tủ ấm để giống phát triển; B. Cấy ngay
vào môi trường dịch thể trong bình tam giác để nuôi tĩnh; C. Cấy ngay vào môi trường dịch thể
trong bình tam giác để lắc; D. Cấy ngay vào môi trường dịch thể trong bình lên men để nuôi súc
khí.

Câu 108. Thời gian nuôi phù thuộc vào từng loại vi sinh vật, đối với vi khuẩn thời gian nuôi như
thế nào là phù hợp:
A. 5 đến 10 giờ; B. 24-48 giờ; C. 48-72 giờ; D. 96-120 giờ.
Câu 109. Thời gian nuôi phù thuộc vào từng loại vi sinh vật, đối với vi nấm thời gian nuôi như
thế nào là phù hợp:
A. 5 đến 10 giờ; B. 24-48 giờ; C. 48-72 giờ; D. 96-120 giờ.
Câu 110. Để đảm bảo chất lượng giống tốt cho quá trình lên men thì giống phải có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt (cho sinh khối nhiều) và thời gian cấy giống vào bình lên men thì giống sinh
trưởng, phát triển đang ở pha nào là tốt nhất.
A. Pha tiền phát (lag); B. Pha tăng tốc (log); C. Pha ổn đinh; D. Pha suy vong.

Câu 111. Để đảm bảo chất lượng giống tốt cho quá trình lên men thì thời gian cấy giống vào
bình lên men đang ở pha sinh trưởng, phát triển đang ở pha tăng tốc pha nào là tốt nhất.
A. Pha tiền phát (lag); B. Pha tăng tốc (log); C. Pha ổn đinh; D. Pha suy vong.

Câu 112. Thông thường lượng giống cấy từ bình hoạt hóa giống trên máy lắc vào bình nhân
giống có sục khí là bao nhiêu % thể tích môi trường nhân giống:

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 10


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
A. 0,5-1%; B. 1-5%; C. 10-20%; D. 20-40%.

Câu 113. Thông thường lượng giống cấy từ bình nhân giống vào bình lên men đạt bao nhiêu %
thể tích môi trường lên men trong bình lên men:
A. 1%; B. 5%; C. 10%; D. 20%.

Câu 114. Sinh trưởng và phát triển là thuộc tính của sinh vật. Vậy, sự tăng lên về số lượng của tế
bào thì đó là thuộc tính nào sau đây của vi sinh vật?
A. Sinh trưởng. B. Phát triển. C. Tăng số lượng. D. Lên men.

Câu 115. Nếu xác định số lượng tế bào vi sinh vật trong môi trường dịch thể bằng các phương
pháp pha loãng liên tục và đếm tế bào bằng buồng đếm hồng cấu trên kinh hiển, thì đơn vị đo
bằng đơn vị nào sau đây?
A. Tế bào/g; B. Tế bào/ml; C. CFU/ml; D. CFU/g

Câu 116. Nếu nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường dịch thể “hệ kín”, vi sinh vật thường sinh
trưởng và phát triển theo một đường cong tiêu chuẩn, gọi là đường cong sinh trưởng, phát triển.
Thông thường người ta chia đường cong làm mấy pha (giai đoạn) sinh trưởng phát triển?
A. 3 pha ; B. 4 pha ; C. 5 pha; D. 6 pha.

Câu 117. Sinh trưởng và phát triển là thuộc tính của sinh vật. Vậy, sự tăng lên về kích thước và
khối lượng của tế bào thì đó là thuộc tính nào sau đây của vi sinh vật:
A. Sinh trưởng; B. Phát triển; B. Lên men. C. Tăng số lượng.

Câu 118. Đối với số lượng tế bào vi khuẩn, mà thời gian từ 1 tế bào tăng lên 2 tế bào, thì được
gọi là gì sau đây:
A. Thời gian thế hệ (g, h); B. Thời gian tăng đôi (tđ,h); C. Hằng số tốc độ phân chia (V/h); D.
Hằng số tốc độ sinh trưởng (/h).

Câu 119. Quá trình lên men sản phẩm trao đỏi chất thứ cấp thường được chia thành mấy pha?
A. 1 pha; B. 2 pha; C 3 pha; D. 4 pha.

Câu 120. Nếu xác định số lượng tế bào vi sinh vật trong môi trường dịch thể bằng các phương
pháp pha loãng liên tục và đếm tế bào bằng buồng đếm hồng cấu trên kinh hiển, thì đơn vị đo
bằng đơn vị nào sau đây?
A. Tế bào/g; B. Tế bào/ml; C. CFU/ml; D. CFU/g

Câu 121. Động thái của quá trình sinh trưởng của vi khuẩn trong hệ “kín”, pha tiền phát (lag) là
pha tính từ lúc bắt đầu cấy đến khi đạt được tốc độ sinh trưởng cực đại, thì sinh khối vi khuẩn
diễn ra như thế nào là đúng nhất:
A. Số lượng tế bào tăng; B. Khối lượng tế bào tăng; C. Vi khuẩn phát triển nhanh; D. Khối lương
tế bào giảm.

Câu 122. Độ dài của pha tiền phát (lag) phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
A. Chỉ tuổi của giống; B. Chỉ lượng giống cấy; C. Chỉ thành phần môi trường lên men; D. Cả 3
yếu tố A + B + C.
Câu 123. Trong pha cân bằng số lượng vi sinh vật xảy ra như thé nào sau đây:
A. Số lượng tế bào tăng; B. Số lượng tế bào giảm; C. Số lượng tế bào không đổi; D. Số lượng tế
bào lúc tăng, lúc giảm.
Câu 124. Để theo dõi động thái sinh trưởng phát triển của vi sinh vật trong quá trình lên men
không nhất thiết theo dõi sự biến động nào sau đây:

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 11


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
A. Sự biến động của pH; B. Sự biến động của nguồn cacbon; C. Sự biến động của nguồn nguồn
nitơ; D. Sự biến động của nguồn khoáng đa lượng và vi lượng.

Câu 125. Quá trình được sử dụng thông dụng nhất là tách chiết và tinh chế các sản phẩm công
nghệ sinh học, có thể được phân thành các giai đoạn chính trong quá trình thu hồi sản phẩm:
A. 2 giai đoạn; B. 3 giai đoạn; C. 4 giai đoạn; D. 5 giai đoạn.

Câu 126. Các giai đoạn liệt kê sau đây, giai đoạn nào không phải không phải là giai đoạn trong
quá trình thu hồi sản phẩm lên men:
A. Phân tách rắn-lỏng hoặc làm trong (clarification); B. Cô đặc; C. Tinh sạch; D. thương mại hóa
sản phẩm.

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 12

You might also like