Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Lê Gia Hy.

Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020

BỘ ĐỀ ÔN TẬP THI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3.. CHUẨN BỊ MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ


THỐNG THIẾT BỊ LÊN MEN

Hãy lựa chọn một câu trả lời đúng (khoanh tròn vào câu A, B, C hoặc D)

Câu 1. Mục đích nào sau đây không phải là mục đích cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật:
A. Cho các quá trình sinh tổng hợp tạo ra các thành phần của tế bào vi sinh vật; B. Cho các quá
trình trao đổi năng lượng ở vi sinh vật; C. Đáp ứng nhu cầu sản sinh các enzym ngoại bào của vi
sinh vật; D. Thoả mãn nhu cầu sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.

Câu 2. Quá trình dinh dưỡng là hấp thu các chất dinh dưỡng để thỏa mãn mọi nhu cầu sinh
trưởng và phát triển của vi sinh vật. Như vậy, chất dinh dưỡng phải là gì?
A. Là những hợp chất có tham gia vào quá trình trao đổi chất nội bào; B. Là những chất chỉ tham
gia vào quá trình trao đổi năng lượng của tế bào; C. Là những chất chỉ tham gia vào việc xây
dựng lên các thành phần của tế bào; D. Là những chất chỉ tham gia vào quá trình lên men.

Câu 3. Trong thành phần của tế bào vi sinh vật, ngoài nước ra, các hợp chất nào sau đây chiếm
phần lớn:
A. Các đại phân tử; B. Các đơn phân tử; C. Các ion vô cơ; D. Các muối vô cơ.

Câu 4. Trong thành phần của tế bào vi sinh vật, ngoài nước ra, trong số các hợp chất nào sau đây
chiếm phần lớn trong tổng số các đại phân tử tham gia xây dựng tế bào:
A. Polysaccharid; B. Protein; C. Lipid; D. Acid nucleic.

Câu 5. Protein là thành phần hoá học chủ yếu của tế bào vi khuẩn, được tổng hợp từ các acid
amin. Chức năng của protein trong tế bào như thế nào:
A. Xây dựng và xúc tác quá trình trao đổi chất của tế bào; B. Xây dựng nên các thành phần chính
của tế bào; C. Chỉ giữ vai trò như là enzyme xúc tác quá trình trao đổi chất; D. Tham gia vào quá
trình bảo vệ tế bào.

Câu 6. Ở vi sinh vật, hydratcacbon và lipid ngoài việc tham gia vào quá trình xây dựng nên thành
tế bào, màng tế bào thì còn có vai trò đặc biệt quan trọng nào cho mọi hoạt động sống của tế
bào?
A. Tham gia vào quá trình cung cấp năng lượng; B. Tham gia vào việc xúc tác quá trình trao đổi
chất;
C. Tham gia chính vào quá trình hình thành tế bào chất; D. Tham gia vào việc hình thành các
loại protein.

Câu 7. Dựa vào đâu mà người ta chia vi sinh vật thành 2 nhóm sinh lý: vi sinh vật tự dưỡng và vi
sinh vật dị dưỡng?
A. Dựa vào khả năng sử dụng nguồn nitơ; B. Dựa vào khả năng sử dụng nguồn cacbon; C. Dựa
vào khả năng sử dụng các chất vô cơ; D. Dựa vào khả năng sử dụng các hợp chất hữu cơ.

Câu 8. Môi trường thường không cần bổ sung các nguyên tố khoáng và nguyên liệu thường là
khoai tây, nước thịt, sữa, huyết thanh, pepton.. có đủ các nguyên tố khoáng cần thiết. Môi trường
như vậy là môi trường nào sau đây:

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 1


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
A. Môi trường tổng hợp; B. Môi trường tự nhiên; C. Môi trường bán tổng hợp; C. Môi trường
xác định.

Câu 9. Vì sao một số loài vi sinh vật có thể sử dụng một số hợp chất đơn giản làm nguồn dinh
dưỡng cho tất cả các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng và nguyên tố vết?
A. Từ đó chúng được tổng hợp tất cả các phân tử hợp chất cần thiết cho sinh trưởng; B. Không
có khả năng trao đổi chất rộng; C. Sự sinh trưởng của chúng phụ thuộc vào các phân tử hữu cơ
có sẵn; D. Chúng không có khả năng tổng hợp.

Câu 10. Trong môi trường có một số hợp chất có nguồn gốc tự nhiên và một số chất hóa học đã
biết thành phần hoá học, là loại môi trường nào sau đây:
A. Môi trường tổng hợp; B. Môi trường tự nhiên; C. Môi trường bán tổng hợp; C. Môi trường
xác định.

Câu 11. Thành phần hoá học của tế bào vi sinh vật, nó quyết định nhu cầu dinh dưỡng của
chúng. Tỷ lệ nguồn cacbon và nitơ (C : N) trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn (ví dụ E. coli)
như thế nào là thích hợp:
A. 100 : 50; B. 100 : 100; C. 100 : 40; D. 100 : 20.

Câu 12. Trong môi trường tự nhiên thường không cần bổ sung các nguyên tố khoáng, nhưng
trong môi trường tổng hợp, người ta bắt buộc bổ sung vào môi trường khoáng đa lượng và vi
lượng. Như vậy khoáng vi lượng thường bổ sung vào môi trường tổng hợp khoảng bao nhiêu:
A. 1.10-3 đến 1.10-5M; B. 1.10-6 đến 1. 10-8M; C. 1.10-8 đến 1.10-9M; D. 1.10-9 đến 1.10-10M.

Câu 13. Những vi sinh vật không nhất thiết cần các nhân tố sinh trưởng, những yếu tố của môi
trường nuôi cấy là đầy đủ đối với chúng. Những vi sinh vật này có tên là gì sau đây:
A. Khuyết dưỡng; B. Tự dưỡng; C. Dị dưỡng; D. Khuyết dưỡng và dị dưỡng.

Câu 14. Những vi sinh vật không có khả năng tổng hợp được một loại chất nào đó (như axit
amin) cần thiết phải bổ sung chất đó vào môi trường mới phát triển được. Những vi sinh vật này
có tên là gì sau đây:
A. Khuyết dưỡng; B. Tự dưỡng; C. Dị dưỡng; D. Tự dưỡng + dị dưỡng.

Câu 15. Một vi sinh vật không có khả năng sinh enzyme amylase ngoại bào, để cung cấp nguồn
cacbon cho tế bào người ta không nên bổ sung vào môi trường nguồn dinh dưỡng nào sau đây:
A. Glucose; B. Rỉ đường; C. Tinh bột; D. Fructose.

Câu 16. Ngày nay, người ta kiểm tra tỷ lệ cacbon: nitơ : phospho : kali có trong môi trường nuôi
cấy vi sinh vật tương đương với tỷ lệ này trong sinh khối vi sinh vật để cân đối các thành dinh
dưỡng hợp lý. Tỷ lệ các chất này trong sinh khối vi sinh vật (E. coli) là bao nhiêu sau đây là
đúng nhất:
A. C : N : P : K = 50 : 10 : 4 : 1; C : N : P : K = 100 : 10 : 4 : 1; C. C : N : P : K = 500 : 10 : 4 :
1; D. C : N : P : K = 500 : 20 : 4 : 1.

Câu 17. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí, một nửa nguồn cacbon
đồng hoá vào sinh khối còn một nửa qua hô hấp thành CO2. Tỷ lệ các chất này trong môi trường
lên men là bao nhiêu sau đây là đúng nhất:

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 2


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
A. C : N : P : K = 50 : 10 : 4 : 1; B. C : N : P : K = 100 : 10 : 4 : 1; C. C : N : P : K = 500 : 10 : 4
: 1; D. C : N : P : K = 500 : 20 : 4 : 1.

Câu 18. Trong điều kiện lên men kỵ khí, ví dụ xử lý rác thải kỵ khí (chôn lấp rác), thì khoảng
90% nguồn cacbon phân huỷ được dùng vào trao đổi năng lượng Tỷ lệ các chất này trong môi
trường lên men là bao nhiêu sau đây là đúng nhất:
A. C : N : P : K = 50 : 10 : 4 : 1; B. C : N : P : K = 100 : 10 : 4 : 1; C. C : N : P : K = 500 : 10 : 4
: 1; D. C : N : P : K = 500 : 20 : 4 : 1.

Câu 19. Trước khi đưa vào quá trình lên men sản xuất bằng phương pháp lên men chìm, môi
trường cần được chuẩn bị và xử lý kỹ lưỡng. Môi trường không có thành phần nào sau đây:
A. Chất dinh dưỡng: là những thành phần dùng để duy trì sự sống cho vi sinh vật và giúp chúng
phát triển cũng như duy trì hoạt tính; B. Cơ chất: là các thành phần sẽ bị biến đổi trong quá trình
lên men để tạo ra sản phẩm (nếu sản phẩm là sinh khối vi sinh vật thì cơ chất cũng là chất dinh
dưỡng); C. Chất mang chủ yếu là nước; D. Dầu phá bọt.

Câu 20. Trước khi đưa vào quá trình lên men sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy trên môi
trường xốp, môi trường cần được chuẩn bị và xử lý kỹ lưỡng. Môi trường không có thành phần
nào sau đây:
A. Chất dinh dưỡng: là những thành phần dùng để duy trì sự sống cho vi sinh vật và giúp chúng
phát triển cũng như duy trì hoạt tính; B. Cơ chất: là các thành phần sẽ bị biến đổi trong quá trình
lên men để tạo ra sản phẩm (nếu sản phẩm là sinh khối vi sinh vật thì cơ chất cũng là chất dinh
dưỡng); C. Chất mang chủ yếu là nước; D. Dung dịch dầu phá bọt.

Câu 21. Trước khi đưa vào quá trình lên men sản xuất, môi trường cần được chuẩn bị và xử lý kỹ
lưỡng. Trong thành phần môi trường có chất mang là các giá thể rắn như rơm rạ, bã mía, mạt
cưa, v.v…, môi trường thuộc loại lên men nào sau đây là đúng nhất:
A. Lên men chìm; B. Lên men trên môi trường xốp; C. Lên men có bổ sung cơ chất; D. Lên men
tế bào cố định.

Câu 22. Trước khi đưa vào quá trình lên men sản xuất, môi trường cần được chuẩn bị và xử lý kỹ
lưỡng. Trong thành phần môi trường có chất mang chủ yếu là nước, môi trường thuộc loại lên
men nào sau đây là đúng nhất:
A. Lên men trên môi trường lỏng; B. Lên men trên môi trường xốp; C. Lên men trên môi trường
xốp có đảo trộn; D. Lên men bề mặt trên môi trường cơ chất rắn.

Câu 23. Trong môi trường lên men, các chất dùng để duy trì sự sống cho vi sinh vật và giúp
chúng phát triển cũng như duy trì hoạt tính của vi sinh vật, thuộc thành phần nào sau đây:
A. Chất dinh dưỡng; B. Cơ chất; C. Chất mang; D. Phụ gia.

Câu 24. Trong môi trường lên men, các chất sẽ bị biến đổi trong quá trình lên men để tạo ra sản
phẩm, còn nếu sản phẩm là sinh khối vi sinh vật thì cơ chất cũng là chất dinh dưỡng, thuộc thành
phần nào sau đây:
A. Chất dinh dưỡng; B. Cơ chất; C. Chất mang; D. Phụ gia.

Câu 25. Trong môi trường lên men, các chất giúp quá trình lên men đạt hiệu quả hơn, xúc tiến

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 3


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
một số quá trình có lợi, ngăn ngừa hay hạn chế tác động có hại cho quá trình lên men, thuộc
thành phần nào sau đây:
A. Chất dinh dưỡng; B. Cơ chất; C. Chất mang; D. Phụ gia.

Câu 26. Khi xây dựng công thức phối chế cũng như khi thực hiện chuẩn bi môi trường lên men,
ta cần lưu ý điểm nào sau đây:
A. Có đầy đủ các thành phần cần thiết, cân đối, hài hòa và phải dễ hấp thu, dễ chuyển hóa, cho
sự sinh trưởng của vi sinh vật; B. Không cần có tính công nghệ; C. Không cần quan tâm đến sản
phẩm và quá trình thu hồi sản phẩm sau lên men; D. Không cần quan tâm đến giá thành sản
phẩm.

Câu 27. Hệ thống thiết bị xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính (có vi sinh vật) trong
bể có sục khí, nước thải vào và nước sạch ra, thuộc hệ thống lên men nào sau đây:
A. Lên men trên môi trường xốp; B. Lên men liên tục; C. Lên men theo mẻ; D. Lên men tế bào
cố định.

Câu 28. Hệ thống thiết bị xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ (composting) có sục khí,
thuộc hệ thống lên men nào sau đây:
A. Lên men trên môi trường xốp; B. Lên men liên tục; C. Lên men kỵ khí; D. Lên men tế bào cố
định.

Câu 29. Xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp, không cấp khí, thuộc laoij lên men nào sau
đây:
A. Lên men trên môi trường xốp; B. Lên men liên tục; C. Lên men kỵ khí; D. Lên men chìm có
sục khí.

Câu 30. Hệ thống thiết bị xử lý nước và rác thải hữu cơ bằng bằng hầm ủ (hầm biogas) thu nhận
khí biogas (khí methan), thuộc hệ thống lên men nào sau đây:
A. Lên men trên môi trường xốp; B. Lên men liên tục; C. Lên men kỵ khí; D. Lên men tế bào cố
định.

Câu 31. Lên men trên môi trường xốp được chia thành mấy nhóm chính:
A. 1 nhóm; B. 2 nhóm; C. 3 nhóm; D. 4 nhóm.

Câu 32. Trước đây, người ta thường sử dụng mấy loại thiết bị chính để lên men sản xuất trên môi
trường xốp:
A. 1 loại; B. 2 loại; C. 3 loại; D. 4 loại.

Câu 33. Những năm gần đây, phương pháp lên men trên môi trường xốp được cải tiến, nhưng
phương pháp nào sau đây vẫn tiện lợi và đơn giản, được áp dụng phổ biến:
A. Nuôi trong thùng quay; B. Nnuôi trong lớp dày môi trường có thổi khí; C. Nuôi trong buồng
nuôi được cơ khí hóa có những rãnh thẳng đứng; D. Nuôi trên khay.

Câu 34. Hệ thiết bị lên men kỵ khí đơn giản như quá trình xử lý chất thải (trong bể phốt) chỉ cần
bể kín là thực hiện quá trình lên men, vi sinh vật là loại nào sau đây:
A. Hiếu khí; B. Kỵ khí không bắt buộc; C. Kỵ khí hoàn toàn; D. Vi hiếu khí.

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 4


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020

Câu 35. Quá trình lên men sản xuất bia, rượu, axit lactic v.v… được thực hiện trong điều kiện kỵ
khí (không có oxy không khí), để thu nhận sinh khối vi sinh vật nhiều lại phải làm gì?
A. Sục khí; B. Không cần sục khí; C. Bổ sung thêm chất sinh trưởng; D. Bổ sung thêm khoáng
chất.

Câu 36. Trong công nghệ lên men sản xuất bia, quá trình làm bia gồm 2 giai đoạn chính, giai
đoạn đường hóa tinh bột bột trong lúa đại mạch thành glucose bởi loại nào sau đây:
A. Enzyme trong malt; B. Nấm men có trong malt; C. Vi khuẩn có trong malt; C. Nấm mốc có
trong malt.

Câu 37. Trong công nghệ lên men sản xuất bia, quá trình làm bia gồm 2 giai đoạn chính, giai
đoạn lên men chuyển hóa glucose thành ethanol nhờ loại vi sinh vật nào sau đây:
A. Saccharomyces; B. Bacillus; C. Aspergillus; D. Streptomyces.

Câu 38. Trong công nghệ lên men sản xuất bia, quá trình lên men chuyển hóa glucose thành
ethanol thuộc loại lên men nào sau đây:
A. Lên men hiếu khí; B. Lên men kỵ khí; C. Lên men thiếu khí; D. Lên men sục khí có bổ sung
cơ chất.

Câu 39. Quá trình lên men bia được bắt đầu từ làm malt từ lúa đại mạch bao gồm mấy giai đoạn
chính:
A. 3 giai đoạn; B. 4 giai đoạn; C. 5 giai đoạn; C. 6 giai đoạn.

Câu 40. Thiết bị lên men (thiết bị phản ứng sinh học) là một bình kín, không cần lắp đặt hệ thống
nào sau đây:
A. Hệ thống sục khí, khuấy trộn; B. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ; C. Hệ thống kiểm soát pH; D.
Hệ thống kiểm soát khối lượng môi trường lên men.

Câu 41. Để đảm bảo cho oxy không khí hòa tan nhiều vào môi trường lên men cần phải làm thế
nào sau đây:
A. Chỉ sục khí; B. Chỉ khuấy trộn; C. Cả sục khí và khuấy trộn; D. Không sục khí và khuấy trộn.

Câu 42. Tất cả các thiết bị lên men là hệ thống dị thể, thường được điều chỉnh mấy pha:
A. 2 pha; B. 3 pha; C. 4 pha; D. 5 pha.

Câu 43. Một thiết bị lên men chìm theo mẻ, không cần bảo đảm điều kiện nào sau đây:
A. Khuấy trộn (để trộn tế bào và môi trường); B. Sục khí (lên men hiếu khí); để cung cấp oxy; C.
Điều chỉnh các yếu tố như nhiệt độ, pH, áp suất, sục khí, bổ sung chất dinh dưỡng, mức độ chất
lỏng, v.v…; D. Rút sinh khối (tế bào)/môi trường lên men liên tục.

Câu 44. Các thiết bị lên men chìm có sục khí, thể tích bình lên men “phía trên” là khoảng không
để cho phép môi trường có thể bắn lên, chứa lượng bọt tao ra, thông thường là bao nhiêu % so
với thể tích bình lên men:
A. 5-10%; B. 20-25%; C. 40-45%; D. 50-60%.
Câu 45. Các thiết bị lên men chìm có sục khí, thể tích môi trường lên men thông thường là bao
nhiêu phần thể tích bình lên men:

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 5


Lê Gia Hy. Bộ đề ôn tập thi trắc nghiệm môn “Kỹ thuật lên men công nghiệp” năm 2020
A. 1/2; B. 1/4; C. 2/3; D. 3/4.

Câu 46. Phụ thuộc vào mục đích sản xuất và nhu cầu không khí của chủng giống vi sinh vật,
người ta sử dụng mấy loại thiết bị lên men chìm chính:
A. 1 loại; B. 2 loại; C.3 loại; D. 4 loại.

Câu 47. Thiết bị lên men là một bình kín với một trục trung tâm điều khiển động cơ hỗ trợ một
hoặc nhiều cánh quạt là loại thiết bị lên men nào dưới đây:
A. Thiết bị lên men có khuấy; B. Thiết bị lên men lưu thông dòng khí; C. Thiết bị lên men cột
bong bóng khí; D. Thiết bị lên men không khuấy.

Câu 48. Trong thiết bị lên men thể tích môi trường lên men lỏng được chia thành hai vùng liên
kết với nhau bằng vách ngăn hoặc phễu ngăn, nhưng chỉ có một khu vực được phun không khí
vào, khu vực này gọi là khu vực nổi lên, không khí sẽ theo dòng chảy sang khu vực còn lại gọi là
khu vực xuống. Thiết bị này gọi là thiết bị lên men gì:
A. Thiết bị lên men có khuấy; B. Thiết bị lên men lưu thông dòng khí; C. Thiết bị lên men cột
bong bóng khí; D. Thiết bị lên men không khuấy.

Câu 49. Hiệu suất của vận chuyển khí và tốc độ lưu thông chất lỏng trong thiết bị lên men lưu
thông dòng khí liên quan đến điều kiện nào sau đây:
A. Liên quan đến tốc độ phun khí; B. Không liên quan đến tốc độ phun khí; Liên quan đến môi
trường lên men; D. Liên quan đến chất lượng khí.

Câu 50. Thiết bị lên men có dạng hình trụ với tỷ lệ chiều cao so với đường kính là 4 – 6 lần, khi
khí được phun ra ở chân cột thông qua các ống được đục lỗ, các tấm đục lỗ hoặc các ống phun
thủy tinh hoặc kim loại, là thiết bị lên men nào sau đây:
A. Thiết bị lên men có khuấy; B. Thiết bị lên men lưu thông dòng khí; C. Thiết bị lên men cột
bong bóng khí; D. Thiết bị lên men không khuấy
.

Khoa Cônng nghệ sinh học, Trường Đại học Mở Hà Nội 6

You might also like