Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH


THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
---------------------

BÁO CÁO GIỮA KỲ


MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LỚP 231MBA12

GIẢNG VIÊN: TS. NHAN CẨM TRÍ

ĐỀ TÀI: HIỆN TƯỢNG BREXIT

NHÓM 1:

1. Lê Văn Cường - 236101171


2. Trần Thanh Luân - 236101130
3. Nguyễn Thái Hiền - 236101170
4. Hà Vũ Như Hương - 236101146
5. Lê Thị Trúc Ngân - 236101806
6. Trần Vy Quốc - 236101203
7. Phùi Bảo Hoàng Lập - 236101143

Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TP.HCM, ngày 1 tháng 11 năm 2023
Giảng viên hướng dẫn
TS. Nhan Cảm Trí

2
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................... 2
CHƯƠNG 1: VƯƠNG QUỐC ANH TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP LIÊN
MINH CHÂU ÂU ......................................................................................................... 5
1.1. Giới thiệu chung về Vương Quốc Anh ............................................................ 5
1.2. UK trước khi gia nhập EU ................................................................................. 7
1.2.1. Kinh tế .............................................................................................................. 7
1.2.2. Thương mại....................................................................................................... 7
1.2.3. Kiểm soát nhập cư và biên giới ........................................................................ 7
1.3. UK sau khi gia nhập EU đến trước năm 2016 ................................................ 8
1.3.1. Kinh tế: ............................................................................................................ 8
1.3.2. Thương mại: ..................................................................................................... 9
1.3.3. Tỉ lệ thất nghiệp ............................................................................................. 10
1.3.4. Lạm phát ........................................................................................................ 10
1.3.5. Tự do đi lại ..................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT ĐẾN VƯƠNG
QUỐC ANH ................................................................................................................ 11
2.1. Bối cảnh của nước Anh rời khỏi liên minh Châu Âu: ................................. 11
2.2. Những nguyên nhân khiến nước Anh rời liên minh Châu Âu .................... 12
2.3. Tác động đến Anh sau Brexit ......................................................................... 13
2.3.1. Về kinh tế .................................................................................................... 13
2.3.2. Về thương mại ............................................................................................. 15
2.3.3. Về đầu tư ..................................................................................................... 18
2.3.4. Quyền tự do thực hiện các thỏa thuận thương mại..................................... 20
2.3.5. Cổ tức từ quyền tự chủ ................................................................................ 21
CHƯƠNG 3: LIÊN MINH CHÂU ÂU TRƯỚC VÀ SAU BREXIT ................ 23
3.1. EU trước Brexit ............................................................................................... 23
3.1.1. Kinh tế ............................................................................................................ 23
3.1.2. Chính trị ......................................................................................................... 23
3.1.3. Xã hội ............................................................................................................. 24
3.2. LIÊN MINH CHÂU ÂU HẬU BREXIT ....................................................... 25
3.2.1. Kinh tế ............................................................................................................ 25
3.2.2. Chính trị ......................................................................................................... 25
3.2.3. Xã hội ............................................................................................................. 26

3
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI ............. 27
4.1. Kinh tế Việt Nam ............................................................................................. 27
4.1.1. Tác động ngắn hạn: ....................................................................................... 27
4.1.2. Trung và dài hạn: ........................................................................................... 30
4.2. Kinh tế Thế Giới: .............................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 33

4
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

CHƯƠNG 1: VƯƠNG QUỐC ANH TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA


NHẬP LIÊN MINH CHÂU ÂU
1.1. Giới thiệu chung về Vương Quốc Anh

Vương Quốc Anh là một đảo quốc lớn nhất châu Âu, bao gồm 4 Xứ (England,
Scotland, Wales và Northern Ireland) nằm ở phía Tây Châu Âu, trong biển Đại Tây
Dương. Đất nước bao gồm đảo lớn nhất là đảo Anh (Great Britain) gồm các Xứ England,
Scotland và Wales.

Vương quốc Anh được thành lập năm 1801, bao gồm Anh và cả AiLen, sau đó
AiLen được tách ra năm 1922 thành Cộng hoà AiLen, còn Bắc AiLen vẫn nằm trong
Liên hiệp, nên ngày nay gọi là Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai Len tiếng quốc tế
là United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (thường gọi ngắn là United
Kingdom, viết tắt là UK)

Diện tích của hòn đảo Great Britain khoảng 209.000 km2. Scotland và xứ Wale
không phải là các quốc gia độc lập nhưng có quyền tự chủ về chính trị. Không giống
như United Kingdom, Great Britain thường được dùng với ám chỉ về mặt địa lý hơn là
chính trị. Great Britain là phần lớn nhất của British Isles (Quần đảo Anh). Ở trong
Vương Quốc Anh, Great Britain thường được dùng để chỉ 3 nước trên, chủ ý loại trừ
Bắc Ireland. Điều này gần đúng, nhưng không hoàn toàn chính xác, vì 3 nước đều có
những đảo không nằm trong Great Britain: đảo Wight (thuộc Anh), đảo Anglesey (thuộc
xứ Wales), và đảo Hebrides, Shetland, Orkney, Clyde (thuộc Scotland).

Sự khác nhau giữa UK, Britain, và Great Britain.

• The UK (hay nước Anh thống nhất) là một quốc gia độc lập và London là thủ
đô. Tên đầy đủ là The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland
(nước Anh thống nhất và Bắc Ai-Len). The UK bao gồm 4 tiểu vùng là England
(nước Anh), Wales (xứ Wale), Scotland và Northern Ireland (Bắc Ai-Len).
• England (gọi đơn giản là nước Anh) không phải một quốc gia độc lập mà là một
tiểu vùng hay một trong 4 phần của The UK. Đối với nhiều người Mỹ, để đơn
giản hóa, họ coi The UK bằng nghĩa với the USA, trong khi England, Wales,
Scotland và Northern Ireland là các bang. Trên bản đồ, England là phần phía

5
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

nam của nước Anh thống nhất. Một số thành phố nổi tiếng của England như
London, Manchester, Birmingham, Liverpool, Bristol. Trong khi đó một số
thành phố nổi tiếng của xứ Wale bao gồm Cardiff, Swansea, Newport và địa
danh nổi tiếng của Scotland như Edinburgh, Glasgow, Perth.
• Great Britain thường được gọi tắt là Britain và đều không phải tên một quốc gia,
mà là tên một hòn đảo. Great Britain là hòn đảo lớn nhất của nước Anh, bao gồm
England, Scotland và Wales. Trên bản đồ, Great Britain nằm ở Tây Bắc của Pháp
và phía Đông Ai-Len. Diện tích của hòn đảo Great Britain khoảng 209.000 km2.
Scotland và xứ Wale không phải là các quốc gia độc lập nhưng có quyền tự chủ
về chính trị.
• Northern Ireland (chiếm một phần sáu lãnh thổ về phía bắc của quần đảo Ai-
Len) thuộc quyền quản lý của nước Anh thống nhất. Còn năm phần sáu lãnh thổ
về phía nam là một quốc gia độc lập, có tên Cộng hòa Ai-Len (The Republic of
Ireland).

Hình 1.1: Bản đồ về Great Britain, UK, và British Isles

6
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

1.2. UK trước khi gia nhập EU

1.2.1. Kinh tế

Vương quốc Anh có một nền kinh tế đa dạng và mạnh mẽ. Nó được biết đến với các
ngành công nghiệp sản xuất, bao gồm ô tô, hàng không vũ trụ và dệt may. London là
một trung tâm tài chính toàn cầu, là nơi đặt trụ sở chính của các ngân hàng và tổ chức
tài chính lớn. Vương quốc Anh cũng có ngành nông nghiệp và đánh cá quan trọng.

1.2.2. Thương mại

Trước khi gia nhập EU, Vương quốc Anh có quan hệ thương mại với các nước trên
thế giới, bao gồm cả các thuộc địa cũ trong Khối thịnh vượng chung. Nó có quyền tự
do đàm phán các hiệp định thương mại của riêng mình và đặt ra các mức thuế và quy
định riêng.

1.2.3. Kiểm soát nhập cư và biên giới

Trước khi gia nhập EU, Vương quốc Anh có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các
chính sách nhập cư và kiểm soát biên giới. Nó có thể đặt ra các quy tắc và quy định
riêng liên quan đến việc nhập cảnh và làm việc của những công dân không thuộc Vương
quốc Anh.

1.2.4. Tiền Tệ

Vương quốc Anh sử dụng đồng bảng Anh (£) làm tiền tệ quốc gia. Nó đã không áp
dụng đồng Euro khi gia nhập EU và duy trì chính sách tiền tệ của riêng mình.

Điều quan trọng cần lưu ý là việc gia nhập EU vào năm 1973 đã mang lại nhiều thay
đổi khác nhau trong hệ thống chính trị, kinh tế và pháp lý của Vương quốc Anh. Tư
cách thành viên EU đòi hỏi phải áp dụng luật pháp và quy định của EU, tham gia vào
thị trường chung và đóng góp vào ngân sách EU. Tuy nhiên, Anh vẫn giữ lại một số
khu vực có chủ quyền và quyền ra quyết định.

7
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

1.3. UK sau khi gia nhập EU đến trước năm 2016

1.3.1. Kinh tế:

Kể từ năm Vương quốc Anh gia nhập EU, GDP bình quân đầu người ở Anh đã tăng
nhanh hơn hai nền kinh tế lớn khác của EU là Pháp và Đức, đồng thời cũng vượt mức
tăng trưởng ở Mỹ.

Hình 1.2: GDP của UK từ khi gia nhập vào Liên Minh Châu Âu

EU có vai trò cực kỳ quan trọng với tư cách là đối tác thương mại của Vương quốc
Anh. Vương quốc Anh bán 45% hàng xuất khẩu của mình sang các nước thành viên
EU khác. EU là đối tác thương mại lớn nhất của nước Anh, chiếm tới 44% sản lượng
xuất khẩu và 53% sản lượng nhập khẩu của nước này trong năm 2015. Về vấn đề việc
làm, hơn 3 triệu việc làm tại Anh có liên quan tới hoạt động xuất khẩu sang EU. Ngoài
ra, đối với Anh, Liên minh Châu Âu cũng đóng vai trò là một nhà đầu tư lớn. Năm 2014,
các nước trong EU đã đóng góp 496 tỉ Bảng – tương đương với 48% tổng số vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Anh.

Ngược lại, Anh Quốc cũng có vai trò quan trọng trong EU, khi nước này đóng góp
khoảng 8,5 tỉ Bảng Anh vào Ngân sách EU (năm 2015), chiếm tới 12,57% tổng ngân
sách của tổ chức này, chỉ đứng sau Pháp và Đức.

8
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

Hình 1.3: Thị phần xuất khẩu của UK tới các quốc gia khác

Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng khoản đóng góp hằng năm của Anh cho EU là
một gánh nặng đối với quốc gia này. Họ cũng tin rằng những đạo luật khắt khe của EU
làm quốc gia này tiêu tốn hàng tỉ Bảng Anh mỗi năm. Cụ thể, một nghiên cứu của Open
Europe đã ước tính rằng top 10 đạo luật “gây phiền hà” nhất của EU làm Anh hằng năm
tiêu tốn 33,3 tỉ Bảng.

1.3.2. Thương mại:

Tăng cường thương mại với các nước thành viên EU: Sau khi gia nhập EU, thương
mại của Vương quốc Anh với các nước thành viên EU khác đã tăng lên đáng kể. Thị
trường chung và liên minh hải quan cho phép loại bỏ các rào cản thương mại, chẳng
hạn như thuế quan và hạn ngạch, giúp các doanh nghiệp Anh xuất khẩu sang các nước
EU khác và các doanh nghiệp EU giao thương với Anh dễ dàng hơn.

Đa dạng hóa đối tác thương mại: Trong khi EU trở thành đối tác thương mại lớn
nhất của Vương quốc Anh, Vương quốc Anh vẫn tiếp tục giao dịch với các nước ngoài

9
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

EU. Nó duy trì mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, Trung Quốc và các đối tác toàn
cầu khác

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tư cách thành viên EU cũng thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Vương quốc Anh. Việc tiếp cận thị trường chung và môi trường
kinh doanh ổn định đã khiến Vương quốc Anh trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các
doanh nghiệp quốc tế

Điều chỉnh quy định: Là một phần của EU có nghĩa là Vương quốc Anh phải điều
chỉnh các quy định của mình cho phù hợp với các tiêu chuẩn của EU, điều này tạo thuận
lợi cho thương mại trong thị trường chung. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là Vương
quốc Anh phải áp dụng các quy định của EU mà không có tiếng nói trực tiếp trong việc
xây dựng các quy định đó.

Anh đã có cường độ xuất khẩu cao và thâm nhập sâu vào thị trường chung châu Âu,
nhờ là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU). Thương mại và xuất khẩu đã đóng một
vai trò quan trọng trong kinh tế Anh.

1.3.3. Tỉ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp của Anh giảm đáng kể từ mức cao vào cuối những năm 2000 và
đầu những năm 2010, khi đạt đỉnh là trên 8%, xuống còn dưới 5% vào cuối năm 2015.

1.3.4. Lạm phát

Lạm phát ở Anh trong giai đoạn này thấp và duy trì ở mức khoảng 0-2%. Điều này
đại diện cho mức ổn định trong giá cả và việc kiểm soát lạm phát.

1.3.5. Tự do đi lại

Nguyên tắc tự do đi lại của EU cho phép công dân Anh sống và làm việc ở các quốc
gia thành viên EU khác và ngược lại.

Vấn đề nhập cư đã trở thành một chủ đề chính trị nổi bật, đặc biệt là trước cuộc
trưng cầu dân ý về Brexit.

10
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BREXIT


ĐẾN VƯƠNG QUỐC ANH
2.1. Bối cảnh của nước Anh rời khỏi liên minh Châu Âu:

Anh chính thức gia nhập EU vào năm 1973. Đến năm 1975, Anh đã có cuộc trưng
cầu dân ý về việc rút khỏi EU, tuy nhiên, có 67,2% số người bỏ phiếu đã không ủng hộ.
Sau hơn 40 năm gia nhập EU, nhiều người dân Anh cho rằng, mối quan hệ giữa Anh
và EU không mang lại lợi ích, thậm chí nước Anh còn phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ
khủng hoảng nợ công tại Eurozone; sự suy giảm khả năng cạnh tranh của EU; sự khác
biệt về nhận thức dân chủ giữa Anh và các nước khác trong EU và khủng hoảng người
tị nạn tại châu Âu.

Tháng 01/2013, Thủ tướng Anh David Cameron đưa ra ý kiến về việc tiến hành
trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Anh vào năm 2016. Tương lai của EU
rất ảm đạm, mô hình liên kết của khối có nhiều lỗi hệ thống đã cản trở sự phát triển của
các nước thành viên.

Ngày 23/6/2016, cuộc trưng cầu dân ý ở Anh được chính thức tiến hành, thu hút
được 71,8% cử tri, với hơn 30 triệu người đi bỏ phiếu. Kết quả cho thấy, có 51,9%
phiếu đồng ý, trong khi đó chỉ có 48,1% phản đối Brexit. Tuy nhiên, đến ngày
31/01/2020 nước Anh mới chính thức rời EU, và mọi thứ sẽ vẫn còn duy trì như cũ
trong nhiều tháng nữa vì còn có một giai đoạn chuyển tiếp để giúp cả hai bên (Anh và
EU) có thêm thời gian nhất trí về những điều khoản liên quan tới mối quan hệ trong
tương lai. Vì vậy, sẽ không có gì thay đổi với hầu hết người dân Anh nhờ vào giai đoạn
chuyển đổi này. Tình trạng như cũ sẽ được duy trì ít nhất tới ngày 31-12-2020.

Quyết định rời EU của Anh không chỉ khiến châu Âu mất đi một thành viên quan
trọng mà còn khiến nội bộ nước Anh chia rẽ sâu sắc. Một số vùng như Scotland và
London vẫn muốn ở lại EU vì cho rằng quyết định này có thể làm ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động đầu tư của Anh, cũng như vai trò trung tâm tài chính toàn cầu của
London.

11
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

2.2. Những nguyên nhân khiến nước Anh rời liên minh Châu Âu

Một số yếu tố góp phần vào quyết định Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu
Âu, dẫn đến Brexit. Dưới đây là một số yếu tố chính:

Chủ quyền và quyền kiểm soát: Một trong những lập luận chính được những
người ủng hộ Brexit đưa ra là mong muốn giành lại chủ quyền quốc gia và quyền kiểm
soát việc ra quyết định. Các nhà phê bình cho rằng tư cách thành viên EU đã hạn chế
khả năng của Vương quốc Anh đưa ra các quyết định độc lập về các vấn đề như nhập
cư, thương mại và các quy định.

Nhập cư và di chuyển tự do: Những lo ngại về nhập cư đóng một vai trò quan
trọng trong cuộc tranh luận về Brexit. Nguyên tắc di chuyển tự do trong EU cho phép
công dân từ các quốc gia thành viên sống và làm việc ở bất kỳ quốc gia thành viên nào
khác. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhập cư vào Vương quốc Anh, điều mà một số
người coi là gây áp lực lên các dịch vụ công và thị trường việc làm.

Chủ nghĩa hoài nghi châu Âu và sự bất mãn của người dân: Vương quốc Anh
có lịch sử hoài nghi châu Âu, với một bộ phận dân chúng bày tỏ sự không hài lòng với
tư cách thành viên EU. Sự không hài lòng này như được đổ thêm dầu vào lửa bởi các
vấn đề như sự can thiệp quan liêu, thiếu trách nhiệm dân chủ và những bất đồng về
chính sách và quy định của EU.

Mối quan tâm về kinh tế: Các yếu tố kinh tế cũng đóng một vai trò trong quyết
định Brexit. Một số người lập luận rằng tư cách thành viên EU đã áp đặt nhiều chi phí
cho Vương quốc Anh, chẳng hạn như đóng góp cho ngân sách EU, và việc rời khỏi EU
sẽ cho phép Vương quốc Anh có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các hiệp định và
quy định thương mại, có khả năng mang lại lợi ích cho nền kinh tế.

Các yếu tố chính trị và bản sắc: Cuộc trưng cầu dân ý về Brexit phản ánh sự chia
rẽ trong bối cảnh chính trị của Vương quốc Anh. Đặc biệt, Đảng Bảo thủ phải đối mặt
với những bất đồng nội bộ về EU và cuộc trưng cầu dân ý được coi là một phương tiện
để giải quyết những chia rẽ này. Ngoài ra, đối với một số người, vấn đề bản sắc dân tộc
và mong muốn khẳng định nền độc lập của Anh đóng một vai trò quan trọng trong việc
hỗ trợ Brexit.

12
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

Toàn cầu hóa và những thay đổi chính trị toàn cầu: Cuộc trưng cầu dân ý về
Brexit diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi chính trị toàn cầu rộng lớn hơn, với các
phong trào dân túy đang có động lực ở nhiều nơi trên thế giới. Một số người coi Brexit
là sự từ chối toàn cầu hóa và mong muốn khẳng định chủ quyền và quyền kiểm soát
quốc gia trong một thế giới ngày càng kết nối với nhau.

2.3. Tác động đến Anh sau Brexit

Việc tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người giữa các nước thành viên
EU đã tạo điều kiện để có thể tiếp cận thị trường EU một cách kinh tế nhất như:

- Không phải chịu thuế và hạn ngạch đối với thương mại hàng hóa trong khu
vực EU;
- Liên minh hải quan trong EU;
- Tham gia sân chơi bình đẳng với các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật đối với
thương mại;
- Tiếp cận các thị trường bên ngoài EU thông qua các hiệp định FTAs của
EU…

Do đó, Brexit sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của Anh về tăng trưởng kinh tế, thương mại,
đầu tư và vấn đề nhập cư:

2.3.1. Về kinh tế

Hiệu suất kinh tế tổng thể của Anh hiện nay kém hơn dự báo trước và sau cuộc trưng
cầu dân ý năm 2016. Khi so sánh ước tính mới nhất với dự báo trước và sau cuộc trưng
cầu dân ý năm 2016, phân tích của chúng tôi cho thấy tác động kinh tế từ Brexit lớn
hơn dự báo trên tất cả ngoại trừ một chỉ số – xuất khẩu hàng hóa. Mức tăng GDP thực
tế cao hơn gấp đôi so với dự báo trung bình, minh chứng cho những người bị những
người ủng hộ Brexit cáo buộc là gây sợ hãi.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Cải cách Châu Âu so sánh thành tích hiện tại
của Vương quốc Anh với một Vương quốc Anh phản thực tế không rời khỏi EU, nền
kinh tế Anh hiện được ước tính là giảm hơn 5,5% so với trước đây. . Xuất nhập khẩu
hàng hóa bị ảnh hưởng đáng kể và đầu tư cũng vậy. Người ta ước tính rằng, nếu Vương
quốc Anh ở lại EU, doanh thu từ thuế sẽ cao hơn hiện nay khoảng 40 tỷ bảng Anh.

13
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

Hình 2.1: Tác động theo dự báo và thực tế của UK sau Brexit

Theo IMF, Brexit sẽ làm giảm thu nhập của người dân Anh trong thời gian dài, đồng
thời tác động tiêu cực mạnh mẽ không chỉ đến nền kinh tế Anh mà còn nhiều nền kinh
tế châu Âu khác. Mặt khác, tổn thất do bất ổn kéo dài dẫn đến chi phí thương mại lớn
hơn dự báo đã xóa đi toàn bộ những gì mà Anh thu được từ việc không phải đóng góp
vào ngân sách EU khi không còn là thành viên của Liên minh này.

Theo đánh giá của Chính phủ Anh, tác động của Brexit đến tăng trưởng kinh tế của
nước này sau 15 năm là:

• Nếu Anh rời khỏi EU nhưng vẫn là thành viên của khu vực kinh tế châu Âu
(EEA) giống Na Uy thì GDP của Anh sẽ chỉ giảm khoảng 3,8% so với khi còn
là thành viên của EU.
• Nếu Anh rời EU nhưng có tiến hành đàm phán các hiệp định song phương như
hiệp định giữa EU và Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Canada thì GDP của Anh giảm
6,2%.

14
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

• Trường hợp Anh rời EU và chỉ thực hiện giao dịch thương mại theo các nguyên
tắc của WTO mà không có bất kỳ một hiệp định song phương nào với EU như
Nga hoặc Brazil thì Brexit sẽ làm GDP của Anh giảm 7,5%.

Còn theo OECD, Brexit sẽ tạo ra cú sốc lớn đối với kinh tế của Anh. Trong ngắn
hạn, Brexit sẽ làm giảm 3,3% tốc độ tăng trưởng của Anh thông qua các kênh như: Rủi
ro liên quan đến phí bảo hiểm, niềm tin của người dân cũng như của các nhà đầu tư và
thương mại. Còn trong dài hạn (đến năm 2030) thì Brexit sẽ khiến cho tốc độ tăng
trưởng của Anh giảm 2,7% hoặc 7,7%.

2.3.2. Về thương mại

Thương mại của Anh đã bị ảnh hưởng đáng kể do nước này rời khỏi thị trường
chung. Thương mại hàng hóa với EU giảm mạnh sau khi giai đoạn chuyển đổi Brexit
kết thúc, với nhập khẩu của Anh từ EU giảm nhiều hơn khoảng 25% so với nhập khẩu
của Anh từ phần còn lại của thế giới, một xu hướng vẫn tồn tại trong suốt năm 2021.
Một cập nhật gần đây đối với Dữ liệu thương mại chính thức ("EU đã điều chỉnh" trong
biểu đồ bên dưới) đã cho thấy nhập khẩu tăng nhẹ so với dữ liệu trước đó, nhưng nhập
khẩu của EU vẫn kém hơn so với nhập khẩu ngoài EU.

Phân tích này nhất quán với các nghiên cứu khác cho thấy mức thiếu hụt ngắn hạn
trong nhập khẩu sau khi rời EU dao động từ 14 đến 25%, trong khi xuất khẩu khoảng
6%. Điều này có nghĩa là tác động thương mại ngắn hạn đã lớn hơn dự báo trước và
sau cuộc trưng cầu dân ý.

Sự bất cân xứng trong tác động lên xuất nhập khẩu thể hiện sự phức tạp của chuỗi
cung ứng, trong đó thương mại hàng hóa trung gian bị ảnh hưởng nhanh hơn do lo ngại
về các rào cản thương mại trong tương lai. Thật vậy, quy mô đầy đủ của các rào cản
thương mại vẫn chưa được nhìn thấy vì chính phủ Anh đã trì hoãn việc áp dụng hầu hết
các biện pháp kiểm tra biên giới đối với các sản phẩm của EU. Trong khi đó, điều này
cũng khiến các doanh nghiệp Anh gặp bất lợi trong cạnh tranh so với các doanh nghiệp
EU.

Điều đáng lo ngại hơn nữa là một phân tích gần đây của Ngân hàng Anh cho thấy
thương mại với EU có thể còn yếu hơn so với dữ liệu chính thức. Ủy ban Chính sách
tiền tệ của Ngân hàng - cơ quan ấn định lãi suất chính thức - đã kết luận rằng những tác

15
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

động mạnh mẽ này có nghĩa là ảnh hưởng năng suất từ Brexit có thể có hiệu lực nhanh
hơn so với những dự báo trước đây.

XUẤT KHẨU:

Hình 2.2: Tình hình xuất khẩu của UK sau Brexit

NHẬP KHẨU:

Hình 2.3: Tình hình nhập khẩu của UK sau Brexit

16
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

Brexit có thể làm giảm khối lượng giao dịch thương mại và gia tăng chi phí thương
mại từ Anh và EU. Tuy nhiên, Anh sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn do: Xuất khẩu vào EU
chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Anh (tương đương 13% GDP của
Anh). Trong khi đó, xuất khẩu từ các nước EU vào Anh cũng chiếm 10% tổng kim
ngạch xuất khẩu của EU (khoảng 3% GDP của EU). Anh là thị trường xuất khẩu quan
trọng của EU, trong những năm gần đây thường xuyên nhập siêu trong quan hệ với các
nước còn lại của EU.

Anh mất tư cách thành viên của thị trường chung châu Âu nên sẽ phải mất nhiều
năm để đàm phán lại các thỏa thuận thương mại với 161 nước thành viên WTO, tuy
nhiên, vị thế đàm phán của Anh sẽ yếu thế hơn nhiều so với EU; việc mất quyền tự do
giao thương với các nước thành viên còn lại của EU có thể khiến cho các doanh nghiệp
xuất khẩu Anh phải trả thêm 5,5 tỷ GBP tiền thuế (WTO).

Độ mở thương mại của Anh đã giảm nhiều hơn mức đã thấy ở các nền kinh tế tương
đương khác kể từ Brexit.

Nền kinh tế Anh hiện nay ít cởi mở hơn với thương mại so với trước Brexit. Độ mở
thương mại - được đo bằng tỷ lệ thương mại so với tổng sản phẩm quốc nội - đã giảm
8 điểm phần trăm trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021, do thương mại
với EU giảm mạnh. Không còn nghi ngờ gì nữa, đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến
thương mại của Vương quốc Anh cũng như đối với các nền kinh tế khác, nhưng mức
giảm của Vương quốc Anh lớn hơn ít nhất 3 điểm phần trăm so với các quốc gia tương
đương, cho thấy Brexit là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động kém
hiệu quả này.

17
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

Hình 2.4: Độ mở thương mại của các quốc gia sau Brexit

Source: TBI analysis of OECD data (Note. Percentage point changes in trade-to-
GDP ratio. Data for the US only available until 2020)

2.3.3. Về đầu tư

Mức đầu tư hậu Brexit thấp hơn hơn 30% so với xu hướng trước trưng cầu dân ý,
thương mại không phải là hậu quả duy nhất của Brexit. Quyết định rời khỏi EU đã gây
ra sự bất ổn đáng kể kể từ cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, làm suy yếu hoạt động đầu
tư kinh doanh vào nền kinh tế Anh. Mặc dù đầu tư kinh doanh ở Anh đã tăng trưởng
đều đặn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, nhưng xu hướng này đã đột ngột
bị gián đoạn đúng vào thời điểm diễn ra cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. Đầu tư kinh
doanh ở Anh thấp hơn 31% so với xu hướng trước cuộc trưng cầu dân ý. Ngược lại, tại
EU, đầu tư kinh doanh hiện cao hơn 2% so với xu hướng trước năm 2016.

Không phải tất cả sự khác biệt này đều do Brexit, nhất là vì Covid đã ảnh hưởng
đến các quốc gia một cách khác nhau. Các nghiên cứu cố gắng xác định tác động của
Brexit đối với đầu tư đã phát hiện ra rằng mức thiếu hụt ước tính trung bình là 19% -
gần gấp đôi dự báo trung bình.

18
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

Hình 2.5: Tình hình đầu tư của UK trước và sau Brexit

Anh là nước thu hút FDI lớn nhất trong EU và đầu tư từ EU vào Anh cũng chiếm tỷ
lệ lớn nhất. Năm 2013, đầu tư của các nước EU chiếm tới 46% tổng vốn FDI vào Anh.
Theo khảo sát của Ernst and Young, năm 2015, Anh là điểm đến hấp dẫn đầu tư FDI
đứng thứ 4 thế giới (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ). Bên cạnh các yếu tố khác
như chất lượng cuộc sống, trình độ lực lượng lao động, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
72% nhà đầu tư nước ngoài cho rằng khả năng tiếp cận thị trường EU là điểm hấp dẫn
khi đầu tư vào Anh. Nếu là thành viên của EU, các dòng vốn sẽ được di chuyển tự do,
khi rời EU thì khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng, Anh
sẽ trở nên kém hấp dẫn với các doanh nghiệp trong việc lựa chọn trụ sở hay đầu tư do
không còn là cửa ngõ để vào thị trường chung châu Âu. Với những doanh nghiệp đã
đầu tư vào Anh, chi phí để rút ra và di dời vốn đầu tư sẽ cao hơn, chưa kể đến khả năng
Anh sẽ phải hạ thấp các tiêu chuẩn để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đối với tỷ giá, đồng EUR và đồng GBP mất giá so với đồng USD, tỷ giá EUR/USD
là 1,06 (giảm 6,94%), tỷ giá GBP/USD là 1,23 (giảm 17,36%) so với ngày 23/6/2016 -
mức thấp nhất kể từ năm 1985.

19
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

Đối với giá dầu, ngay sau khi có kết quả trưng cầu dân ý Anh rời EU, thị trường dầu
mỏ nhanh chóng sụt giảm. Chốt phiên giao dịch ngày 24/6/2016, giá dầu giao kỳ hạn
tháng 8/2016 giảm mạnh. Trong đó, giá dầu WTI giao tại New York (Hoa Kỳ) giảm
2,47 USD/thùng (giảm 4,91%) xuống còn 47,64 USD/thùng; giá dầu Brent giao tại Anh
giảm 2,5 USD/thùng (giảm 4,91%) xuống còn 48,41 USD/thùng. Mặc dù Brexit không
tác động trực tiếp đến giá dầu, tuy nhiên, trong ngắn hạn, thị trường dầu mỏ cũng không
tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định do: Brexit tác động mạnh đến thị trường tài chính
toàn cầu, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng tìm những kênh đầu tư an toàn hơn (trái phiếu
chính phủ, vàng) và rút khỏi các thị trường nhiều rủi ro, dễ biến động; Brexit sẽ làm gia
tăng lo ngại về nguy cơ tan rã của EU, ảnh hưởng đến tăng trưởng và nhu cầu tiêu thụ
dầu của khối; Brexit tác động đến thị trường tiền tệ, khiến đồng GBP và EUR giảm giá,
đồng USD tăng. Do đó, các loại hàng hóa neo giá theo đồng USD (dầu, vàng...) sẽ cao
hơn so với những đồng tiền khác, từ đó ảnh hưởng đến cầu tiêu thụ đối với dầu.

2.3.4. Quyền tự do thực hiện các thỏa thuận thương mại

Trước và sau cuộc trưng cầu dân ý, những người ủng hộ Brexit lập luận rằng chi phí
của việc rời khỏi EU sẽ được bù đắp bằng quyền tự do mới được thực hiện các thỏa
thuận thương mại với các nước khác. Kể từ khi rời EU, Vương quốc Anh đã nhân rộng
hầu hết các hiệp định thương mại được ký kết với tư cách là thành viên EU, nhưng nước
này chỉ đàm phán và thống nhất hai hiệp định thương mại mới – với Australia và New
Zealand – và một hiệp định thương mại kỹ thuật số mới với Singapore.

Vào đầu năm 2023, tỷ trọng thương mại của Vương quốc Anh được bao phủ bởi các
hiệp định thương mại tự do (FTA) là 61%, dự kiến sẽ tăng lên 62% sau khi các hiệp
định với Australia và New Zealand có hiệu lực. Tỷ lệ chung đã giảm từ 64% vào năm
2019 khi Vương quốc Anh còn là thành viên EU. Điều này không chỉ có nghĩa là tỷ
trọng thương mại được các FTA bảo đảm đã giảm trong những năm gần đây mà còn có
nghĩa là chính phủ Anh đã bỏ lỡ mục tiêu 80% tổng thương mại của Anh được bao phủ
bởi các hiệp định thương mại tự do vào cuối năm 2022.

20
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

Ngay cả khi Vương quốc Anh hoàn thành thành công các cuộc đàm phán đang diễn
ra để tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Phát Triển xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) và một thỏa thuận với Ấn Độ, điều đó sẽ chỉ đóng góp lần lượt 0,4% và 1,5%
cho mục tiêu. Việc đàm phán một thỏa thuận với Mỹ – đại diện cho 16,8% thương mại
của Vương quốc Anh – đang bị tạm dừng vì chính quyền Biden quyết định tạm dừng
đàm phán. Nói cách khác, không có kịch bản hợp lý nào mà theo đó Anh có thể đạt
được mục tiêu 80% trong tương lai gần.

Hình 2.6: Độ phủ các hiệp định thương mại tự do của UK trước và sau Brexit

2.3.5. Cổ tức từ quyền tự chủ

Quyền tự chủ về quy định được coi là phần thưởng từ việc theo đuổi một hiệp định
thương mại lạc hậu với EU. Một số cải cách đã được chính phủ hoàn thành và một số
cải cách khác đang được thực hiện. Vương quốc Anh đã thiết lập một chế độ kiểm soát
trợ cấp mới trong nước, thay thế các quy định về viện trợ nhà nước của EU bằng các
yêu cầu lỏng lẻo hơn. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, thủ tướng Anh gần đây đã công
bố một gói cải cách nhằm viết lại các quy định cho các bộ phận của lĩnh vực này, chẳng
hạn như các quy định về bảo hiểm Solvency II. Đồng thời, trong một dấu hiệu cho thấy

21
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

cạnh tranh pháp lý trong dịch vụ tài chính là điều bình thường mới, các cơ quan quản
lý châu Âu đang cố gắng thu hút các nhà giao dịch trước đây từng phục vụ thị trường
EU từ Anh chuyển toàn bộ sang lục địa này.

Bất chấp những cải cách này, điều đang trở nên rõ ràng là sự đánh đổi giữa thay đổi
quy định và chi phí đối với doanh nghiệp. Sự khác biệt về quy định với EU càng lớn
thì chi phí mà doanh nghiệp phải đối mặt càng cao - đặc biệt là trong các lĩnh vực hội
nhập chặt chẽ vào thị trường châu Âu. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi chính phủ
đã trì hoãn việc đưa ra nhiều thay đổi lập pháp mới, chẳng hạn như việc thực hiện tiêu
chuẩn sản phẩm mới của Vương quốc Anh (UKCA) thay thế cho dấu CE trên toàn EU,
các yêu cầu chứng nhận thú y mới và nhiều ủy quyền khác nhau sau Brexit thời hạn cho
các lĩnh vực như hóa chất.

22
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

CHƯƠNG 3: LIÊN MINH CHÂU ÂU TRƯỚC VÀ SAU


BREXIT
3.1. EU trước Brexit

3.1.1. Kinh tế

EU đạt được nhiều thành tựu trong cuộc chiến chống đói nghèo:

Trong thập kỷ vừa qua, nguồn vốn của Liên minh châu Âu (EU) đã giúp 14 triệu trẻ em
được đến trường, hơn 46 triệu người được trợ giúp lương thực, hơn 7,5 triệu ca sinh nở
có sự trợ giúp của nhân viên y tế. Số liệu trên do Ủy ban châu Âu (EC) công bố tại
Brussels về những đóng góp của EU cho cuộc chiến toàn cầu chống nghèo đói và thực
hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Trong giai đoạn 2004-2012, EC đã tiến hành một loạt chương trình nhằm thực hiện
Mục tiêu Thiên niên kỷ. Nhờ đó đã có 7,7 triệu người được đào tạo nghề, 37.000 trường
học được xây mới và cải tạo, 18,3 triệu trẻ em dưới một tuổi được tiêm phòng bệnh sởi,
87.000 km đường được xây dựng và nâng cấp… Năm 2002, cộng đồng quốc tế đã phát
động chương trình xóa đói nghèo trên toàn thế giới với mục đích hoàn thành 8 Mục tiêu
Thiên niên kỷ vào năm 2015, liên quan đến lĩnh vực chống đói nghèo, phổ cập giáo dục,
bình đẳng giới, trợ giúp y tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Năm 2010, Chủ
tịch EC Barroso đã phát động sáng kiến đặc biệt của EU với ngân sách 1 tỷ euro nhằm
giúp đỡ các nước thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ và đến nay đã có 50 nước được
hưởng trợ giúp từ EU.

3.1.2. Chính trị

Ổn định hòa bình:

Sự tương phản so với nửa đầu của thế kỷ 20 không thể rõ ràng hơn. Hai cuộc chiến
tranh khốc liệt ở châu Âu từ năm 1914 tới 1945 đã khiến hàng triệu người thiệt mạng
và để lại một lục địa bị tàn phá, chia rẽ và kiệt quệ. Đối với các nước trải qua chiến
tranh kéo dài thì hội nhập châu Âu.

23
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

Duy trì và tăng cường trật tự toàn cầu:

Thế giới đang trải qua một thời kỳ bất định: cán cân quyền lực toàn cầu đang chuyển
dịch và các nền tảng của một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ thường xuyên bị đặt dấu
hỏi. Liên minh châu Âu sẽ là một sức mạnh ngày càng quan trọng để duy trì và tăng
cường trật tự toàn cầu.EU hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu. Chúng tôi là thị
trường toàn cầu lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở hầu hết các nơi trên
thế giới. EU đã đạt được một vị thế lớn mạnh bằng cách hành động cùng nhau với một
tiếng nói chung trên trường quốc tế, cũng như đạt được các thỏa thuận thương mại song
phương với nhiều đối tác quan trọng trên thế giới.

3.1.3. Xã hội

Viện trợ nhân đạo:

Đầu tư vào hợp tác phát triển và viện trợ nhân đạo nhiều hơn so với toàn bộ phần còn
lại trên thế giới gộp lại. Viện trợ phát triển của EU được cung cấp đến khoảng 150 quốc
gia trên thế giới và ngày càng tập trung vào những nơi nghèo nhất. Trong khoảng thời
gian từ 2014 đến 2020, khoảng 75% hỗ trợ của EU sẽ dành cho các quốc gia bị ảnh
hưởng nặng nề của thiên tai hoặc xung đột, điều làm cho người dân những nước này
đặc biệt dễ bị tổn thương. Các cuộc khủng hoảng nhân đạo tiếp tục gây sốc nặng nề trên
toàn cầu, và năm 2016, EU đã ứng cứu cho hơn 120 triệu người ở hơn 80 quốc gia với
hơn 1,5 tỷ euro dành cho thực phẩm, nơi trú ẩn, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Kể từ
khi cuộc xung đột Syria bắt đầu vào năm 2011, EU là nhà tài trợ lớn nhất cho viện trợ
nhân đạo để chăm sóc cho hàng triệu người bao gồm nam giới, phụ nữ và trẻ em bị di
dời do xung đột.

Ủng hộ việc có các luật lệ toàn cầu tốt hơn, các luật lệ bảo vệ người dân chống lại sự
lạm dụng, mở rộng quyền và nâng cao các tiêu chuẩn. Nhờ sự tham gia của Liên minh
cùng các Nước Thành viên - cộng đồng toàn cầu đã xây dựng được các thoả thuận mang
tính sáng tạo như các Mục tiêu Phát triển Bền vững, Hiệp định Paris về Biến đổi Khí
hậu và Chương trình Hành động Addis Ababa về Tài trợ cho Phát triển. Trong một thế
giới có sự tái xuất hiện của chính trị quyền lực, Liên minh châu Âu sẽ có một vai trò
thậm chí còn quan trọng hơn.

24
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

3.2. LIÊN MINH CHÂU ÂU HẬU BREXIT

3.2.1. Kinh tế

Quy mô nền kinh tế, thị trường chung EU sẽ bị thu hẹp lại. Anh là nền kinh tế lớn thứ
hai trong Liên minh (sau Đức), nên Brexit sẽ tác động: Nếu xét về quy mô GDP, năm
2015, GDP của Anh đạt 2.849,3 tỷ USD, tương đương 17,5% GDP của toàn khu vực
EU (khoảng 16.220,3 tỷ USD), nếu xét về quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu của Anh
chiếm khoảng 11,5% tổng kim ngạch thương mại của khu vực.

Ngân sách hàng năm của EU sẽ mất một khoản lớn từ đóng góp của Anh. Anh là nước
đóng góp nhiều thứ hai vào ngân sách của EU (sau Đức). Theo ước tính của OBR, bình
quân giai đoạn 2015 - 2019, Anh sẽ đóng góp khoảng 8,5 - 9 tỷ GBP vào ngân sách của
EU (khoảng 0,5 - 0,6% GDP).

Brexit khiến quy mô kinh tế của các nước còn lại trong EU thấp hơn quy mô của kinh
tế Hoa Kỳ.

3.2.2. Chính trị

Về mặt chính trị, sự rút lui của nước Anh thúc đẩy sự lãnh đạo của hai cường quốc còn
lại là Pháp và Đức. Ý tưởng về một EU độc lập, đoàn kết hơn đã được triển khai mạnh
mẽ trong thời gian qua. Việc EU có thể tự giải quyết vấn đề Ukraine với Nga hay đạt
những thỏa thuận về ngăn chặn làn sóng di cư với Thổ Nhĩ Kỳ là những thắng lợi quan
trọng cho thấy khả năng dẫn dắt của hai quốc gia này.

Vị thế, uy tín quốc tế của EU sẽ bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh nền kinh tế EU đang
cần sự đoàn kết và nỗ lực để cùng giải quyết những thách thức lớn như khó khăn kinh
tế, khủng hoảng nợ công, nhập cư, khủng bố… thì Brexit sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ
đến uy tín của EU trên trường quốc tế; tác động đến sự bền vững của khối liên kết EU,
có thể sẽ tạo tiền lệ và thúc đẩy phong trào li khai ở các nước thành viên khác, gây nguy
cơ chia rẽ và tan rã EU. Trên thực tế, đã có một số nước tuyên bố khả năng cũng sẽ
trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU như Séc, Đan Mạch, Hungary, Ba Lan…

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của 27 nước thành viên sau Brexit (ngày 21-2-2020) đã
kết thúc trong bế tắc, khi những rạn nứt lâu nay khiến nỗ lực tìm tiếng nói chung về
ngân sách EU trở nên bất khả thi. Hàng loạt cuộc gặp diễn ra song không thể thu hẹp

25
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

những khác biệt giữa các nước. Trong các cuộc đàm phán ngân sách trước đây của EU,
Anh luôn bị quy kết là gây cản trở, làm tắc nghẽn thương lượng. Tuy nhiên, hội nghị
trên cho thấy khả năng “chung sống hòa thuận” của 27 nước EU cũng không dễ dàng
hơn sau khi Anh rời khỏi khối. Thu hẹp khoảng cách giữa những nước giàu - nghèo đã
trở thành thách thức hết sức khó khăn cho EU. Khoảng trống ngân sách sau khi Anh rời
EU có vẻ chỉ là phần nổi. Mấu chốt vẫn là sự rạn nứt đã xuất hiện từ lâu, không dễ hàn
gắn giữa các nước EU, mà mâu thuẫn ngân sách chỉ là yếu tố điển hình.

3.2.3. Xã hội

Kể từ thời điểm Brexit, EU đã thúc đẩy một chiến lược toàn cầu mới tạo cơ sở cho
những tham vọng lớn hơn, bao gồm cả việc thúc đẩy quyền tự chủ chiến lược và tiến
tới thành lập một liên minh quốc phòng của riêng mình. Dĩ nhiên, việc nước Anh ra đi
đã làm cho sức mạnh chung của EU bị suy yếu nhưng việc nước Anh từ bỏ ảnh hưởng
đã tăng cường vai trò của các quốc gia khác như Hà Lan, Đan Mạch để nâng cao vai
trò của châu Âu trên trường quốc tế, đồng thời xây dựng mái nhà chung châu Âu cân
bằng hơn.

26
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ


GIỚI
4.1. Kinh tế Việt Nam

4.1.1. Tác động ngắn hạn:

Thị trường chứng khoán, sau khi có kết quả trưng cầu dân ý của Anh, giá trị vốn
hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam đã có thời điểm giảm hơn 70.000 tỷ đồng
(trên sàn HOSE). Tuy nhiên, đến cuối phiên giao dịch, chỉ số VN-Index chỉ giảm
11,5 điểm (-1,8%) so với ngày 23/6/2016 với giá trị vốn hóa giảm khoảng 23.000 tỷ
đồng. Thị trường chứng khoán bị tác động chủ yếu do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư.
Thực tế thì quan hệ thương mại - đầu tư giữa hai nước cũng chưa phải là lớn nên
những ảnh hưởng của Brexit chỉ là trong ngắn hạn và không nhiều.

Hình 4.1: Biểu đồ thị trường chứng khoán VN – Index phiên 24/6/2016.

Nguồn: VN - Index

27
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

Thương mại, xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam trong năm 2015. Nhập khẩu từ Anh chiếm khoảng 4% tổng nhập khẩu vào
Việt Nam. Do đó, Brexit ít có tác động đến quan hệ thương mại của Việt Nam - Anh
dù Hiệp định thương mại tự do - EU sắp được phê chuẩn và thực thi. Tuy nhiên, quan
hệ thương mại Việt Nam - EU dự báo sẽ bị ảnh hưởng do kinh tế khu vực EU suy
yếu, khiến cho cầu nhập khẩu của EU giảm sút trong khi đó EU là đối tác thương mại
lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ.

Đầu tư, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến hết tháng 12/2015,
Anh đầu tư vào 241 dự án tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 4.739,3 triệu USD,
đứng thứ 15 trong số 110 đối tác đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư sẽ không
ảnh hưởng nhiều vì Anh chủ yếu là nhà đầu tư không hẳn trong khuôn khổ EU mà
nằm trong khuôn khổ giữa các doanh nghiệp của Anh và Việt Nam. Đồng thời vốn
đầu tư của Anh vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng 4% tổng vốn FDI vào Việt Nam.

27%

44%

29%

44% Kinh Doanh BĐS 29% CN chế biên chế tạo 27% Khai Khoáng

Hình 4.2: Nguồn FDI từ Anh vào các lĩnh vực tại Việt Nam.

Nguồn: Tổng cục thống kê - 2016

28
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

Tính đến 20/6/2016, số dự án đầu tư còn hiệu lực của Anh đầu tư vào Việt Nam
là 266 dự án, tổng vốn đầu tư 3,584 tỷ USD. Vốn của các nhà đầu tư đến từ Anh tập
trung nhiều nhất trong lĩnh vực bất động sản, với 8 dự án có tổng vốn đăng ký 2,06
tỷ USD; lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với 79 dự án, tổng vốn
đầu tư đăng ký 1,37 tỷ USD; lĩnh vực khai khoáng đứng thứ 3, với tổng vốn đăng ký
1,3 tỷ USD.

Hình 4.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam – Vương Quốc Anh
giai đoạn 10 tháng đâu năm 2017 – 2021. Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Ảnh hưởng đến Hiệp định thương mại tự do thương mại Việt Nam - EU Việc Anh
rời EU sẽ làm chậm lại tiến trình tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, nhiều
khả năng nó sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Hiệp
định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc đàm phán vào ngày
01/12/2015. Ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố. Hiện tại, hai bên

29
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

đang tiến hành rà soát lại nội dung hiệp định và lên kế hoạch ký kết trong năm 2016
để sớm đưa EVFTA có hiệu lực từ năm 2018. Việc Anh rời EU có thể sẽ khiến cho
kế hoạch ký kết Hiệp định này bị ảnh hưởng. Hơn nữa, sau khi chính thức kết thúc
phán hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, Việt Nam sẽ phải đàm phán
hiệp định thương mại tự do song phương với Anh, do Anh đã rời khỏi EU.

EU là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Trong 10 năm trở
lại đây, Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu với EU. Trao đổi thương mại hai chiều tăng
mạnh từ 4,5 tỷ USD trong năm 2001 lên đến 2014 36,8 tỷ USD vào năm 2014. Trong
đó, Việt Nam xuất khẩu sang EU khoảng 27,9 tỷ USD và nhập khẩu từ EU khoảng
8,9 tỷ USD. Năm 2014, EU trở thành thị trường xuất khẩu đứng thứ hai của Việt
Nam, với các sản phẩm chủ yếu như điện thoại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện
tử, hàng dệt may, giày dép các loại, cà phê, đồ gỗ gia dụng, hàng thủy sản. Ngược
lại, Việt Nam nhập khẩu từ EU tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao, máy móc
thiết bị, dược phẩm, hóa chất, ôtô, xe máy... Hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
và EU có tính tương tác, bổ sung cho nhau khá cao, hứa hẹn còn nhiều tiềm năng cho
mỗi bên. EU cũng là đối tác đầu tư quan trọng của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn thứ 6
tại Việt Nam năm 2014 và lớn thứ 3 năm 2015. Tính đến tháng 4/2016, có 1.809 dự
án từ 24 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 23,16 tỷ USD,
chiếm 8,7% số dự án của cả nước và chiếm 8% tổng vốn đầu tư đăng ký toàn Việt
Nam. Việc Anh rời EU sẽ khiến đồng Euro giảm giá mạnh so với VNĐ, khiến kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam vào EU giảm đáng kể về mặt giá
trị. Do vậy, việc Anh rời EU sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh giữa Việt
Nam và EU.

Brexit gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng: Anh là một trong những trung
tâm thương mại hàng đầu thế giới. Brexit có thể gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung
ứng toàn cầu, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

4.1.2. Trung và dài hạn:

Trong trung và dài hạn, xuất khẩu của Việt Nam sang EU được dự báo sẽ chịu
ảnh hưởng tiêu cực do thị trường EU bị thu hẹp và tăng trưởng kinh tế tại các nước

30
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

EU suy giảm. Đầu tư từ EU sang Việt Nam dự báo cũng yếu đi do tiềm lực tài chính
của các nước EU suy yếu khi Anh rời khỏi khối.

Những tác động tiêu cực này sẽ làm giảm bớt những tác động tích cực mà hiệp
định thương mại tự do EVFTA sẽ mang lại cho mối quan hệ thương mại và đầu tư
giữa Việt Nam với EU như dự báo ban đầu. Việc Anh rời EU sẽ ảnh hưởng lớn tới
tiến trình tự do hóa thương mại thế giới, làm suy giảm tăng trưởng thương mại và
đầu tư toàn cầu, ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư của các đối tác lớn của Việt
Nam gồm Mỹ, EU và Trung Quốc. Tất cả những yếu tố trên sẽ tác động tiêu cực tới
nhu cầu của thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và dòng vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của nước ta.

4.2. Kinh tế Thế Giới:

Hợp tác đa phương: Anh rời khỏi EU có thể ảnh hưởng đến vai trò và sự ảnh
hưởng của EU trong các tổ chức và hiệp định đa phương như WTO (Tổ chức Thương
mại Thế giới) và các hiệp định thương mại tự do khác. Điều này có thể làm thay đổi
cân bằng quyền lực và tạo ra các thay đổi trong quy định thương mại toàn cầu.

Tác động tới phát triển nền kinh tế thế giới:

- Báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" mới nhất công bố ngày 19/7, Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF) cho biết sự kiện cử tri nước Anh bỏ phiếu rút khỏi EU đã
“ngáng đường” dự báo của định chế tài chính này về tăng trưởng kinh tế
toàn cầu.
- Cụ thể, IMF dự báo nền kinh tế thế giới trong năm 2016 và năm 2017 sẽ
tăng trưởng lần lượt 3,1% và 3,4%, giảm 0,1% cho mỗi năm so với dự đoán
hồi tháng 4/2016 vừa qua.
- IMF nhận định bất chấp sự cải thiện gần đây tại Nhật Bản và châu Âu cùng
sự phục hồi phần nào của giá cả hàng hóa, nền kinh tế toàn cầu vẫn phải đối
mặt với sự bất ổn sau khi kịch bản Brexit xảy ra, phủ bóng đen lên bầu trời
nước Anh và toàn bộ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Chuỗi cung ứng toàn cầu:

31
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

- Chi phí vận chuyển và logistics: Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế
giới, Brexit có thể khiến chi phí vận chuyển và logistics từ Anh sang các nước
khác tăng lên từ 5% đến 10%. Điều này là do sau Brexit, Anh sẽ không còn là
thành viên của EU, do đó các quy định xuất nhập khẩu giữa Anh và các nước
khác sẽ thay đổi. Các quy định này có thể khiến việc vận chuyển hàng hóa
giữa Anh và các nước khác trở nên phức tạp và tốn kém hơn.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp: Theo một nghiên cứu của Đại học Cambridge,
Brexit có thể khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp trên thế giới giảm trung
bình 1%. Điều này là do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng có thể dẫn đến
việc các doanh nghiệp phải tăng chi phí sản xuất, lưu kho và vận chuyển. Điều
này có thể làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và khiến họ khó cạnh
tranh hơn.
- Tác động của Brexit đến tăng trưởng thương mại toàn cầu đã được ghi nhận
trong giai đoạn 2016 - 2022. Theo WTO, tăng trưởng thương mại toàn cầu đã
giảm từ 4,9% trong năm 2017 xuống 2,4% trong năm 2018. Điều này có thể
do một số yếu tố, bao gồm Brexit, đại dịch COVID-19 và chiến tranh ở
Ukraine.

32
Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Nhóm 1 Báo cáo giữa kì

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-
ttpltc?dDocName=MOFUCM092166

2.https://www.institute.global/insights/geopolitics-and-security/three-years-brexit-
casts-long-shadow-over-uk-economy

3.https://timesofindia.indiatimes.com/world/uk/7-years-ago-uk-voted-to-leave-eu-
why-brexit-happened/articleshow/101219334.cms?from=mdr

4.https://phapluatdansu.edu.vn/2017/08/09/23/47/so-luoc-ve-brexit-tu-moi-quan-he-
giua-vuong-quoc-anh-v-eu-den-qu-trnh-de-vuong-quoc-anh-rt-ra-khoi-eu/

5. https://dinhcuanhquoc.com/vi-sao-anh-quoc-roi-lien-minh-chau-au/

6. https://www.inet.ox.ac.uk/news/brexit/

7.https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-
ttpltc?dDocName=MOFUCM092166

8. https://bnews.vn/brexit-tang-rui-ro-kinh-te-toan-cau/20658.html

9. ThS. Nguyễn Vũ Duy – ThS. Vũ Thanh Tùng 2009).Tác động tiêu cực của Brexit
đến nền kinh tế Việt Nam. Khoa Tài chính – Ngân hàng – Trường ĐH Tài Chính
Marketing.

10. AFP (2016), ‘‘ECB: Brexit phủ mây đen lên triển vọng kinh tế Eurozone’’.
<http://bnews.vn/ecb-brexit-phu-may-den-len-trien-vong-kinh-te
eurozone/20589.html>.
11. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2016), ‘‘Tác động của Brexit tới nền kinh tế Việt Nam’’.
<http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=18828>.
12. VOV (2016), ‘‘Hậu Brexit, đồng bảng Anh trượt dốc không phanh’’.
<http://vov.vn/kinh-te/thi-truong/hau-brexit-dong-bang-anh-truot-doc-khong-phanh-
529479.vov>.
13. VOV (2016), ‘‘Brexit: Số phận nào đang chờ đợi đồng bảng Anh’’.
<http://vov.vn/kinhte/brexit-so-phan-nao-dang-cho-doi-dong-bang-anh-523453.vov>.

33

You might also like