Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

lOMoARcPSD|20694584

Tiểu luận CNXHKH K47

Chủ Nghĩa xã hội khoa học (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Duyên Lê Th? M? (duyenltm22414@st.uel.edu.vn)
lOMoARcPSD|20694584

1. Phân tích Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin?
 Nội dung “Cương lĩnh dân tộc” của chủ nghĩa Mác - Lênin:
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được V.I. Lênin nêu ra trên cơ sở
tư tưởng của học thuyết Mác về vấn đề dân tộc; sự tổng kết kinh nghiệm cuộc đấu
tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; sự phân tích hai xu hướng
khách quan của sự phát triển các dân tộc. Cương lĩnh dân tộc được Lênin khái quát:
“Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công
nhân tất cả các dân tộc lại”.
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng và là nội dung quan trọng nhất trong cương
lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin. Các dân tộc, dù đông người hay ít người, có
trình độ phát triển cao hay thấp, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Không có dân
tộc nào có quyền áp đặt lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa và ngôn ngữ lên một dân tộc
khác.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, để đảm bảo quyền bình đằng phải khắc phục
sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc tạo điều
kiện thuận lợi giữa các dân tộc để cùng phát triển nhanh trên con đường tiến bộ. Đồng
thời, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và quan trọng hơn
là phải được thực hiện trong thực tế.
Quyền bình đẳng dân tộc phải được gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn, chống sự áp bức bóc lột về kinh tế,
bảo đảm tất cả các quốc gia được bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
- Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền tự quyết là quyền thiêng liêng nhất của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của
dân tộc mình. Quyền tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc
gia dân tộc độc lập và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình
đẳng để có đủ sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ
quyền và lợi ích dân tộc.
Khi xem xét quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai cấp
công nhân, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại
những mưu đồ lợi dụng quyền dân tộc tự quyết để can thiệp vào công việc nội bộ và
chia rẽ dân tộc.
Thấm nhuần quan điểm về quyền tự quyết của các dân tộc của chủ nghĩa Mác –
Lênin, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn thể hiện quan điểm lịch sử cụ thể khi
xem xét và giải quyết vấn đề tự quyết của dân tộc ta. Nội dung quan trọng của quyền
tự quyết là các dân tộc đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc và cùng nhau giữ gìn
nền độc lập của Tổ quốc, xây dựng xã hội mới văn minh, tiến bộ.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Đoàn kết giai cấp công nhân của các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh
dân tộc nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng gia cấp. Đoàn kết
giai cấp công nhân của các dân tộc có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện
1

Downloaded by Duyên Lê Th? M? (duyenltm22414@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|20694584

quyền bình đẳng của dân tộc và quyền dân tộc tự quyết. Đồng thời việc thực hiện
quyền bình đẳng và quyền tự quyết cũng tùy thuộc vào sự đoàn kết, thống nhất giai
cấp công nhân các dân tộc trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Chỉ có đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân mới thực hiện được quyền
bình đẳng và quyền tự quyết một cách đúng đắn. Trên cơ sở đó mới đoàn kết được
nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung trong
cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin thành một chỉnh thể, phù hợp với tinh
thần quốc tế nên đã trở thành sứ mạnh cực kỳ to lớn của thời đại.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy
nêu đặc điểm dân tộc Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người có những đặc điểm nổi bật sau đây:
a. Thứ nhất, có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó, theo thống kê mới nhất của Tổng cục thống kê
năm 2019: dân tộc Kinh có 82.085.826 người chiếm 85,3% dân số. Trong 53 dân tộc
thiểu số (DTTS), 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Mông,
Khmer, Nùng (trong đó dân tộc Tày có dân số đông nhất với 1,85 triệu người); 11 dân
tộc có dân số dưới 5 nghìn người, trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất (428
người).
b. Thứ hai, các dân tộc cư trú xen kẽ nhau
Việt Nam vốn là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. Tính
chất chuyển cư như vậy đã tạo nên bản đồ cư trú của các dân tộc trở nên phân tán, xen
kẽ và làm cho các dân tộc ở Việt Nam không có lãnh thổ tộc người riêng. Vì vậy,
không có một dân tộc nào ở Việt Nam cư trú tập trung và duy nhất trên một địa bàn.
Địa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân
tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ
me, Hoa, Chăm sống ở đồng bằng. Các DTTS có sự tập trung ở một số vùng, nhưng
không cứ trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong
phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản, mường. Hiện nay, hầu như không có một đơn
vị hành chính xã, huyện, tỉnh, nào ở vùng DTTS chỉ có một dân tộc cư trú. Nhiều tỉnh
có tới trên 20 dân tộc cư trú như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quan,
Lâm Đồng... Phần lớn các huyện có từ 5 dân tộc trở lên cư trú. Nhiều xã, bản, mường
có tới 3 đến 4 dân tộc cùng sinh sống.
Đặc điểm này một mặt tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết
lẫn nhau, mở rộng giao lưu giúp đỡ nhau cùng phát triển và tạo nên một nền văn hóa
thống nhất trong đa dạng. Mặt khác, do có nhiều tộc người sống xen kẽ nên trong quá
trình sinh sống cũng rất dễ nảy sinh các vấn đề mất ngôn ngữ, văn hoá, phân hoá giàu
nghèo, tranh chấp đất đai, tài nguyên, gia tăng các tệ nạn xã hội, tiềm ẩn xung đột dân
tộc, tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc phá hoại an ninh chính trị
và thống nhất của đất nước.
c. Thứ ba, các DTTS ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan
trọng

Downloaded by Duyên Lê Th? M? (duyenltm22414@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|20694584

Các DTTS nước ta chỉ chiếm gần 14,3% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên các
địa bàn có bị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu quốc
tế.
Các DTTS chủ yếu cư trú ở miền núi, chiếm ¾ diện tích cả nước. Đây là khu vực
có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn mà trước hết là tiềm lực về tài nguyên rừng và
đất rừng. Vị trí chiến lược quan trọng của miền núi đã được thực tế lịch sử khẳng định.
Từ xưa đến nay, các thế lực bên ngoài đều sử dụng địa bàn miền núi để xâm lược, xâm
nhập, phá hoại sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. Rừng núi đã
từng là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ. Trong giai
đoạn hiện nay, miền núi - biên giới là thành lũy vững chắc của Tổ quốc, là địa bàn
chiến lược về quốc phòng - an ninh trong bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chống
âm mưu xâm nhập, gây bạo loạn, lật đổ, bảo vệ sự nghiệp hòa bình, xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
d. Thứ tư, các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều, còn có sự chênh
lệch lớn về kinh tế, văn hóa và xã hội, phần lớn các DTTS còn lại hậu kinh tế, văn hóa
và xã hội còn ở trình độ thấp.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực giảm nghèo nhưng tỷ lệ nghèo và
cận nghèo của các hộ DTTS vẫn đang cao gấp 3,5 lần tỷ lệ nghèo và cận nghèo chung
của toàn quốc. Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, tỷ lệ người DTTS có trình độ từ
THPT trở lên chiếm 20,2% tổng số người DTTS từ 15 tuổi trở lên, thấp hơn tỷ lệ này
của toàn quốc 16,3 điểm phần trăm. Có 9,1% người DTTS từ 15 tuổi trở lên có trình
độ chuyên môn kỹ thuật, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ
thuật của cả nước (19,2%).
Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa một số dân tộc.
Trong khi một số DTTS dưới 10.000 người có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao
như Cơ Lao, Lự, Cống thì nhóm dân tộc trên 10.000 người có tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động thấp như: Chăm, Khmer, Hoa.
Muốn thực hiện bình đẳng dân tộc, phải từng bước giảm, tiến tới xóa bỏ khoảng
cách phát triển giữa các dân tộc về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là nội dung quan
trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam để các DTTS phát
triển nhanh và bền vững.
e. Thứ năm, các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong
cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất
Đặc trưng này được hình thành do yêu cầu của quá trình cải biến tự nhiên và nhu
cầu phải hợp sức, hợp quần để cùng đấu tranh chống ngoại xâm nên dân tộc Việt Nam
đã hình thành từ rất sớm và tạo ra độ kết dính cao giữa các dân tộc.
Đoàn kết dân tộc trở thành truyền thống quý báu của các dân tộc ở Việt Nam, là
một trong những nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng lợi của dân tộc trong
các giai đoạn lịch sử; đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam, các DTTS cũng như đa số phải ra sức phát huy nội lực, giữ gìn và
phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm
mưu và hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Downloaded by Duyên Lê Th? M? (duyenltm22414@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|20694584

f. Thứ sáu, các dân tộc ở Việt Nam có bản sắc văn hóa riêng đã góp phần tạo nên sự
phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
Xuất phát từ tình hình đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam, sự phát triển của các
dân tộc ở nước ta chịu sự tác động của xu thế chung của cả cộng đồng, nhưng có
những nét đặc thù rất nổi bật của từng dân tộc, từng vùng.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong văn hóa của mỗi dân tộc đều có những
sắc thái độc đáo riêng góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa
dạng. Sự thống nhất đó, suy cho cùng là bởi, các dân tộc đều có chung một lịch sử
dựng nước và giữ nước, đều sớm hình thành ý thức về một quốc gia độc lập, thống
nhất.
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến vấn đề chính sách dân tộc, xem xét nó
như là vấn đề chính trị - xã hội rộng lớn và toàn diện gắn liền với các mục tiêu trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội.
3. Căn cứ vào cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ đặc điểm trên,
hãy đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể, nhằm thực hiện tốt chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thông qua nội dung của Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin và đặc điểm
dân tộc của Việt Nam thì Cương lĩnh dân tộc như một kim chỉ nam dựa vào kim chỉ
nam này để đề xuất ra những phương hướng hoạt động còn đặc điểm của dân tộc Việt
như là hiện thực, thực trạng. Dựa vào Cương lĩnh dân tộc cũng như đặc điểm dân tộc
của Việt Nam thì Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những phương hướng củng cố, tăng
cường khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam và các chính sách dân tộc.
Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là nguyên tắc cơ bản của
chính sách dân tộc được Đảng ta đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), được khẳng định trong văn kiện các Đại hội,
nghị quyết Hội nghị Trung ương của Đảng và trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển
năm 2011. Nguyên tắc này được cụ thể hóa thông qua hệ thống chính sách phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi (2). Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng DTTS và
miền núi đã có những bước phát triển.Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn quá trình phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi thời kỳ đổi mới, các nhà nghiên cứu đã
chỉ ra những hạn chế còn tồn tại của hệ thống chính sách, đó là: hệ thống chính sách
thiếu đồng bộ, nội dung chính sách thiếu công bằng, các chính sách hỗ trợ cho người
nghèo còn mang tính bao cấp, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách chưa
phù hợp. Thực trạng cho ta thấy rõ điều đó:
+ Điện lưới quốc gia đã được kết nối trên khắp đất nước, hầu hết các thôn, xóm, ấp,
bản thuộc xã vùng DTTS đã được tiếp cận điện tuy nhiên, tình trạng không có điện
vẫn diễn ra ở 1,4% số thôn, chủ yếu tập trung tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc,
đặc biệt là các tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang và Sơn La.
+ Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực giảm nghèo nhưng tỷ lệ nghèo và
cận nghèo của các hộ DTTS vẫn đang cao gấp 3,5 lần tỷ lệ nghèo và cận nghèo chung
của toàn quốc. Dân tộc Chứt có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất (89,3%) dân tộc
Hoa có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo thấp nhất (2,9%).

Downloaded by Duyên Lê Th? M? (duyenltm22414@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|20694584

Từ thực trạng thực thi chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay thì giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng, cơ hội phát triển và tăng cường
đoàn kết các dân tộc trong thời gian tới cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác quản lý nhà nước về phát triển
các DTTS. Từ kinh nghiệm của các quốc gia đa dân tộc và thực tiễn nước ta cho thấy,
để thực hiện quản lý nhà nước về phát triển DTTS, cần sớm ban hành Luật Hỗ trợ phát
triển vùng DTTS và miền núi, nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn chủ trương của
Đảng trong lĩnh vực dân tộc. Việc xây dựng chính sách phải bảo đảm đúng quy trình,
thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung chính
sách phải bảo đảm tính khoa học, thống nhất và có sự liên kết, tránh chồng chéo, xung
đột, mâu thuẫn. Cần tiến hành rà soát chính sách dân tộc hiện nay để điều chỉnh phù
hợp với yêu cầu tình hình mới.
+ Thứ hai, đổi mới, hoàn thiện cơ chế hoạch định và thực thi chính sách dân tộc. Tăng
cường sự phối hợp trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Cần tuân
thủ đúng quy định của Hiến pháp về vai trò tham gia của Hội đồng Dân tộc đối với các
dự thảo chính sách dân tộc trước khi Chính phủ ban hành. Cải tiến tổ chức và điều
hành quản lý trên cơ sở những chế định rõ ràng về trách nhiệm, phân công hợp lý, xác
lập cơ cấu tổ chức phù hợp. Đổi mới công tác giám sát, đánh giá, quản lý theo mục
tiêu chính sách, thiết lập hệ thống mục tiêu và chỉ tiêu phù hợp. Công khai hóa các
chương trình, dự án đầu tư, đặc biệt là nguồn lực tài chính, cơ chế thực thi chính sách,
các chế độ liên quan đến người nghèo, đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, để người
dân được biết và tham gia, bảo đảm nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”.
+ Thứ ba, đổi mới tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy thực hiện công
tác dân tộc. Trước hết, cần hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ thống cơ quan phụ
trách công tác dân tộc ở Trung ương và địa phương trên cơ sở bảo đảm số lượng, chất
lượng, tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ cơ sở vùng dân tộc. Xây dựng và ban hành chính sách đãi ngộ cán bộ, công
chức người DTTS phù hợp với điều kiện, khả năng và tình hình cụ thể mỗi giai đoạn.
+ Thứ tư, gắn chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi với
chính sách xây dựng khối đoàn kết các dân tộc. Trong đó, chăm lo phát triển kinh tế
nhằm cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các
dân tộc, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và đồng bào
các dân tộc có số dân ít đang còn nhiều khó khăn là nền tảng bền vững để xây dựng
khối đoàn kết các dân tộc.

Downloaded by Duyên Lê Th? M? (duyenltm22414@st.uel.edu.vn)


lOMoARcPSD|20694584

Tài liệu tham khảo:


Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Thông cáo báo chí kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 – Tổng cục thống
kê Việt Nam.
Các dân tộc ở Việt Nam cư trú phân tán, xen kẽ nhau; các DTTS chủ yếu cư trú trên
các địa bàn có giá trị chiến lược - VietNamtodaynew (Diễn đàn Việt Nam ngày nay)
Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm
2019 – Tổng cục thống kê Việt Nam.
Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác dân tộc trong thời kỳ mới – Lý luận chính trị.

Downloaded by Duyên Lê Th? M? (duyenltm22414@st.uel.edu.vn)

You might also like