Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

ĐỀ TÀI: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN BIG4 VIỆT

NAM

1. Lý do nghiên cứu
Trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng và
khẳng định được những giá trị thương hiệu riêng. Những giá trị đó bắt nguồn từ con người, công
nghệ, giá trị sản phẩm, dịch vụ và trên hết là từ nền tảng văn hóa doanh nghiệp đậm đà bản sắc.
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, là sự kết dính màu nhiệm giữa
con người với tổ chức, con người với con người, là chất xúc tác phát triển nhân rộng và kết nối
giá trị nguồn nhân lực riêng lẻ. Văn hóa doanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin, có vai trò quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. Trong xu thế toàn cầu hóa, phát triển của
nền kinh tế thị trường và chuyển đổi cơ chế kinh doanh, một doanh nghiệp sẽ không có sự phát
triển bền vững và lâu dài nếu không có một nền văn hóa chuyên biệt, đặc thù. Big4 kiểm toán
(Big four accounting firms) là hệ thống 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, bao gồm: PwC,
EY, KPMG, Deloitte. Quy mô của 4 công ty này tương đương phần còn lại của thị trường. Với
bề dày lịch sử hơn 100 năm, Big4 đã hình thành từ khi kiểm toán còn sơ khai. Họ phát triển cùng
với sự phát triển của nghề kiểm toán độc lập. Tại Việt Nam, đây là những công ty hàng đầu về
lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư vấn, thu hút rất nhiều nguồn nhân lực chất lượng. Họ đều có
những điểm chung là: tính toàn cầu, yêu cầu kỹ năng cao, giỏi tiếng Anh và tỷ lệ chọi khá cao.
Tuy vậy mỗi công ty vẫn có những nét văn hóa riêng, theo đuổi những giá trị cốt lõi khác nhau.
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, do vậy, chúng em đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu là “Văn hoá doanh nghiệp tại các công ty kiểm toán Big4 Việt Nam”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa doanh nghiệp trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Có thể kể đến một số công trình sau đây:
Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, đã nói về văn hóa doanh nghiệp như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ
những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động
kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”.
PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012, với chuyên đề Văn hóa doanh
nghiệp , có nói như sau: “Văn hoá doanh nghiệp bao gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị,
niềm tin chủ
đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong một tổ chức cùng thống
nhất và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức và hành động của từng thành viên.” Từ định
nghĩa trên, tác giả rút ra ba điểm đáng ghi nhớ về nội dung, mục đích và tác dụng của văn hoá
doanh nghiệp và mối liên hệ giữa chúng. Có thể nhận thấy rõ,triển khai văn hóa doanh nghiệp
trong một tổ chức là hướng đến sự thống nhất về nhận thức/ý thức giữa các thành viên và phát
triển năng lực hành động/hành vi thống nhất cho họ khi hành động.
Hofstede, Geert (2013) đã đưa ra lý thuyết Hofstede - văn hóa đa chiều. Tác giả tạo ra
công cụ với 5 tiêu chí hay còn được gọi là 5 chiều văn hóa để so sánh đánh giá và những lời
khuyên để các công ty điều chỉnh cho phù hợp với từng tổ chức, nền văn hóa. (1) Chỉ số khoảng
cách quyền lực (Power distance); (2) Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (Individualism vs
Collectivism); (3) Nam quyền và Nữ quyền (Masculinity vs Femininity); (4) Chỉ số phòng tránh
rủi ro (Uncertainty Avoidance); (5) Định hướng dài hạn - định hướng ngắn hạn (Long vs Short
term Orientation).
Về luận văn thạc sỹ có một số đề cập đến văn doanh nghiệp như sau:
Đỗ Thị Vân Anh - Văn hóa doanh nghiệp tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện
(2019)” đã nêu lên cơ sở lý luận về Doanh nghiệp, Văn hoá, Văn hoá Doanh nghiệp; thực trạng
Văn hoá Doanh nghiệp và một số biện pháp nhằm duy trì, phát triển VHDN ở Tổng Công ty Cổ
phần bảo hiểm Bưu điện . Qua đó hy vọng Tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện sẽ vận dụng
sức mạnh VHDN để đạt được những thành công to lớn trong quá trình kinh tế Việt Nam hội
nhập với kinh tế Thế giới.
Trịnh Ngọc Mỹ trong: “Văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Indovina (2022)” đã nghiên
cứu về thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng Indovina thông qua các cấp độ văn hoá
doanh nghiệp và đo lường văn hoá doanh nghiệp tại ngân hàng thông qua mô hình OCAI.Từ đó,
đề tài đã xác định được các thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân về văn hoá doanh
nghiệp tại Ngân hàng Indovina;đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển văn hoá doanh nghiệp
tại Ngân hàng Indovina đến năm 2025.
Lê Duy Trung - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn
RSM tại Hà Nội(2020) đã hoàn thiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH kiểm
toán RSM Hà Nội. Tác giả cho rằng để phát huy hết vai trò của văn hóa doanh nghiệp, yêu cầu
đặt ra là phải xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp đặc thù hiệu quả theo trình tự, thực hiện
đủ - đúng bốn chức năng, nhiệm vụ của quản trị đó là: hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và
điều hành kiểm soát, điều chỉnh.Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất các giải pháp hoàn thiện,
xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại RSM Hà Nội mang bản sắc riêng, đồng hành cùng chiến lược
phát triển kinh doanh bền vững.
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về văn hóa doanh nghiệp tại các công
ty kiểm toán Big4 ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra các biện pháp xây dựng và phát triển văn hóa
doanh nghiệp của các công ty.

3. Mục tiêu nghiên cứu


 Mục tiêu chung:
Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tại các công ty kiểm toán Big4 tại Việt Nam qua đó đưa ra
những giải pháp để xây dựng, phát triển.
 Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, khái quát cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp
Thứ hai, khái quát sơ lược về các công ty kiểm toán Big4 Việt Nam và nghiên cứu thực trạng
văn hóa doanh nghiệp các công ty kiểm toán Big4 Việt Nam
Thứ ba, đề xuất giải pháp để xây dựng và giữ gìn những văn hóa doanh nghiệp của các công ty
kiểm toán Big4 Việt Nam.
Thứ tư, sinh viên ngành kế toán có thể tiếp thu kiến thức và hiểu biết về chuẩn mực kế toán
quốc tế.Từ đó trau dồi, hoàn thiện bản thân các phẩm chất, kỹ năng cần thiết để phù hợp với văn
hóa doanh nghiệp tại các công ty kế toán, kiểm toán mà bạn muốn làm việc.

4. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp định lượng:
 Phương pháp thu thập thông tin:
Cần chỉ ra: định gửi bảng hỏi đi như thế nào? online hay offline, thời gian khảo sát dự kiến từ
thời gian nào đến thời gian nào?
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin qua cơ sở lý thuyết có liên quan đến chủ đề
nghiên cứu, các tài liệu về quá trình hình thành và hoạt động qua: sách, báo, internet,...
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: kế thừa những thành quả nghiên cứu và tư liệu thống kê liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
 Khảo sát bằng câu hỏi (dự kiến 80 phiếu khảo sát với 15-20 câu)
 Phỏng vấn chuyên sâu (dự kiến mỗi công ty thực hiện 2 cuộc phỏng vấn)
Phân tích dữ liệu định lượng: Thống kê mô tả, kiểm định sự phù hợp của thang đo.
Phương pháp định tính:
 Phương pháp thu thập dữ liệuxử lý và phân tích tài liệu:

 Phương pháp phân tích dữ liệutổng hợp: Tiến hành phân tích, xử lý từ kết quả quả thu
thập dữ liệu về văn hóa doanh nghiệp các công ty kiểm toán Big4 Việt Nam.
Phương pháp logic: Liên kết các thông tin có mối quan hệ lại với nhau để dễ dàng phân
tích, xử lý.
Phương pháp so sánh: Qua kết quả phân tích, xử lý tài liệu ta thực hiện so sánh đưa ra
những nét đặc trưng chung và riêng về các công ty kiểm toán Big4 tại Việt Nam.
Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Mô tả các số liệu cụ thể qua bảng biểu, lượng phần
trăm,...qua đó tổng hợp và đánh giá, đề ra các giải pháp hoàn thiện văn hóa tổ chức tại
các công ty kiểm toán Big4 tại Việt Nam.

Phương pháp định tính:


 Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin qua cơ sở lý thuyết có liên quan
đến chủ đề nghiên cứu, các tài liệu về quá trình hình thành và hoạt động qua: sách, báo,
internet,...
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: kế thừa những thành quả nghiên cứu và tư liệu thống kê
liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Cần chỉ ra: định gửi bảng hỏi đi như thế nào? online hay offline, thời gian khảo sát dự kiến từ
thời gian nào đến thời gian nào?
 Khảo sát bằng câu hỏi (dự kiến 80 phiếu khảo sát với 15-20 câu)
 Phỏng vấn chuyên sâu (dự kiến mỗi công ty thực hiện 2 cuộc phỏng vấn)

Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp định tính: một dạng nghiên cứu thường sử dụng để thăm dò, tìm hiểu ý kiến, quan
điểm nhằm tìm ra insight các vấn đề.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin qua cơ sở lý thuyết có liên quan đến
chủ đề nghiên cứu, các tài liệu về quá trình hình thành và hoạt động qua: sách, báo,
internet,...
 Phương pháp nghiên cứu lịch sử: kế thừa những thành quả nghiên cứu và tư liệu thống kê
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Tiến hành phân tích, xử lý từ kết quả quả thu thập dữ liệu
về văn hóa doanh nghiệp các công ty kiểm toán Big4 Việt Nam.
 Phương pháp logic: Liên kết các thông tin có mối quan hệ lại với nhau để dễ dàng phân
tích, xử lý.
 Phương pháp so sánh: Qua kết quả phân tích, xử lý tài liệu ta thực hiện so sánh đưa ra
những nét đặc trưng chung và riêng về các công ty kiểm toán Big4 tại Việt Nam.
 Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Mô tả các số liệu cụ thể qua bảng biểu, lượng phần
trăm,...qua đó tổng hợp và đánh giá, đề ra các giải pháp hoàn thiện văn hóa tổ chức tại
các công ty kiểm toán Big4 tại Việt Nam.
Phương pháp định lượng: Thống kê mô tả, kiểm định sự phù hợp của thang đo.
 Phương pháp khảo sát: Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp các công ty kiểm toán Big4
thông qua phiếu khảo sát online. Kết quả nhận được sẽ được xử lý số liệu nhằm làm sáng
tỏ đặc điểm, tiêu chí được xây dựng trong phiếu khảo sát. Khảo sát dự kiến được thực
hiện từ ngày 15/04/2023 - 25/04/2023.
 Khảo sát bằng câu hỏi (dự kiến 80 phiếu khảo sát với 15-20 câu)
 Phỏng vấn chuyên sâu (dự kiến mỗi công ty thực hiện 2 cuộc phỏng vấn)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp

1.1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là khái niệm rất rộng với đa dạng cách hiểu khác nhau, văn hóa có trong
tất cả các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của con người, là một phạm trù thường
xuyên xuất hiện trong đời sống con người. Vậy văn hóa là gì? Từ xưa đến nay có rất
nhiều quan niệm về văn hóa:

Theo Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Khoa Học Liên Hiệp Quốc (UNESCO): “Văn
hóa nên được đề cập đến như một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trí
thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng,
ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống và phương thức chung sống, hệ thống giá trị,
truyền thống và đức tin”

Theo Alexandrovich Sorokin: “Với nghĩa rộng nhất Văn Hóa chỉ tổng thể những gì
được tạo ra, hay được tạo ra, hay được cài biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của
hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau”

Tóm lại, văn hóa là toàn bộ các giá trị vật thể và phi vật thể, được đúc kết từ đời
này qua đời khác, một hệ thống của các giá trị do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và xã hội.

1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp


Mỗi nhà kinh doanh khi thành lập một doanh nghiệp đều đặt ra mục đích. Phương
thức thực hiện mục đích kinh doanh trong doanh nghiệp đã tạo ra cho doanh nghiệp một
sắc thái riêng, một vị thế riêng. Xét từ góc độ ấy, chúng ta xác định văn hóa doanh nghiệp
như một hệ thống đặc thù, đặc trưng cho tổ chức đó. Có rất nhiều quan điểm khác nhau
bàn về văn hóa doanh nghiệp giúp ta hiểu về văn hóa doanh nghiệp một cách toàn diện và
đầy đủ hơn:

Theo Jaques (1952): “Văn hóa của một doanh nghiệp là cách tư duy và hành động
hàng ngày của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải
tuân theo để được chấp nhận vào doanh nghiệp đó”

Theo Denison (1990): “Văn hóa doanh nghiệp chỉ những giá trị, tín ngưỡng và
nguyên tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản lý, một loạt các thủ tục quản
lý và hành vi ứng xử minh chứng và củng cố cho những nguyên tắc cơ bản này”

Từ đó, văn hóa doanh nghiệp có thể được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được
gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành đặc trưng
riêng của mỗi doanh nghiệp. Tạo ra các quy tắc và thói quen ảnh hưởng đến hoạt động
của doanh nghiệp ấy và chi phối cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh
nghiệp trong việc hoàn thiện các mục đích chung.

2. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

Cấp độ văn hóa được dùng để chỉ mức độ cảm nhận của các giá trị văn hoá trong
doanh nghiệp còn gọi là tính hữu hình của các giá trị văn hoá. Cách tiếp cận này rất độc
đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp cho chủ doanh nghiệp hiểu
một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành của nền văn hoá.
Theo Edgar Henry Schein - cựu Giáo sư Trường Quản lý MIT Sloan - một người cực
kỳ chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển tổ chức và văn hóa doanh nghiệp, các cấp độ của
văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ.

2.1. Cấp độ thứ nhất: Những giá trị văn hóa hữu hình
Trong cấp độ thứ nhất, Schein đã chỉ ra các giá trị văn hóa hữu hình bao gồm tất cả
những hiện tượng và sự vật con người có thể nhìn, nghe và cảm nhận được khi tiếp xúc
với doanh nghiệp. Các thực thể hữu hình mô tả một cách tổng quát nhất môi trường vật
chất và các hoạt động xã hội trong một doanh nghiệp. Những quá trình và cấu trúc hữu
hình bao gồm: Kiến trúc và diện mạo của doanh nghiệp; Nghi lễ, nghi thức; Ngôn ngữ,
khẩu hiệu; Biểu tượng.
 Thứ nhất: “Kiến trúc đặc trưng và diện mạo doanh nghiệp”
Được coi là bộ mặt của doanh nghiệp, kiến trúc và diện mạo luôn được các doanh
nghiệp quan tâm, xây dựng. Nó góp phần làm tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
trong mắt khách hàng, đối tác,...về quy mô, sức mạnh cũng như tính chuyên nghiệp.
“Diện mạo thể hiện ở hình khối kiến trúc, quy mô về không gian của doanh nghiệp. Kiến
trúc thể hiện ở sự thiết kế các phòng làm việc, bố trí nội thất trong phòng, màu sắc chủ
đạo,…”. Thực tế cho thấy, một môi trường làm việc lý tưởng đem lại cho người lao động
một tâm lý làm việc thoải mái, sáng tạo từ đó nâng cao hiệu suất công việc.
 Thứ hai là, các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa.
Lễ nghi của doanh nghiệp là những nghi thức được tiến hành theo một cách thức nhất
định, được thiết kế để tiến hành một hoạt động nào đó. Nó là dịp để nhấn mạnh những giá
trị riêng của tổ chức, với mỗi nền văn hóa khác nhau thì các lễ nghi cũng có hình thức
khác nhau.
Lễ kỷ niệm là hoạt động được tổ chức nhằm ghi nhớ những giá trị của doanh nghiệp
và dịp tôn vinh doanh nghiệp. Mọi người cùng nhau nhìn lại những điểm nhấn, cột mốc
đáng nhớ trong quá trình hoạt động tại doanh nghiệp; cùng nhau tự hào về thành quả mà
bản thân đã nỗ lực, phấn đấu hết mình. Qua đó, tăng cường niềm tự hào của các cán bộ
nhân viên về doanh nghiệp của mình.
Các sinh hoạt khác như hoạt động ca nhạc, thể thao, các cuộc thi,… là hoạt động
phổ biến trong đời sống văn hóa. Các hoạt động này nhằm tạo cơ hội cho các cán bộ nhân
viên rèn luyện sức khỏe, làm phong phú đời sống tinh thần, tăng cường sự hiểu biết giao
lưu và chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên.
 Thứ ba là, ngôn ngữ, khẩu hiệu.
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày, do cách ứng xử, giao
tiếp giữa các thành viên trong doanh nghiệp quyết định”. Những người sống và làm việc
trong cùng một môi trường doanh nghiệp có xu hướng dùng chung một thứ ngôn ngữ.
Tùy theo văn hóa của từng doanh nghiệp mà từ ngữ lại có một cách hiểu khác nhau.
“Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ thể
hiện một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty”. Nó giúp truyền tải
thông điệp, mục tiêu của doanh nghiệp đến với khách hàng; bên cạnh đó, khẩu hiệu để
tăng nhận diện về thương hiệu của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp của bạn với các
đối thủ cạnh tranh khác.
 Thứ tư là,“Biểu tượng, bài hát truyền thống, đồng phục”.
“Biểu tượng là biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và có tác dụng giúp mọi
người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị. Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai
thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng. Một biểu tượng khác là
logo. Logo là một tác phẩm sáng tạo thể hiện hình tượng về một tổ chức bằng ngôn ngữ
nghệ thuật. Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các doanh
nghiệp rất quan tâm chú trọng. Logo được in trên các biểu tượng khác của doanh nghiệp
như bảng nội quy, bảng tên công ty, đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các tài
liệu được lưu hành,…”
Bài hát truyền thống, đồng phục là những giá trị văn hóa trong các dịp đặc biệt, tạo
ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp và tạo ra sự đồng cảm giữa các thành viên. Đây cũng
là những biểu tượng tạo nên niềm tự hào của nhân viên về doanh nghiệp của mình. Ngoài
ra, các giai thoại, truyện kể truyền miệng, các ấn phẩm điển hình… là những biểu tượng
giúp mọi người thấy rõ hơn về những giá trị văn hóa của tổ chức.
Đây là cấp độ văn hóa dễ dàng nhận biết ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, các cấp
độ văn hóa này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng của tính chất công việc của doanh
nghiệp, quan điểm của nhà lãnh đạo,... Vì vậy, cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và ít thể
hiện được những giá trị thực sự của văn hóa doanh nghiệp.
2.2. Cấp độ thứ 2: Những giá trị được tán đồng
Yếu tố này đề cập đến mức độ chấp nhận, tán đồng hay chia sẻ các giá trị bao gồm
các chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp.
Những giá trị được tán đồng bao gồm các yếu tố như: Tầm nhìn; Sứ mệnh; Mục tiêu. Các
yếu tố này luôn có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, được công bố công khai để mọi thành
viên của công ty nỗ lực thực hiện. Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cán bộ
nhân viên.
 Thứ nhất: Tầm nhìn
Tầm nhìn là trạng thái trong tương lai mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới. Tầm
nhìn là một trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai. Nó là mục tiêu
dài hạn của doanh nghiệp, khung thời gian thường kéo dài từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn.
Tầm nhìn cho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất.
Tầm nhìn tập trung vào tương lai, là nguồn cảm hứng và động lực hướng mọi thành viên
trong doanh nghiệp chung sức, nỗ lực để đạt được trạng thái đó.
 Thứ hai: Sứ mệnh
Sứ mệnh của doanh nghiệp nêu lên lý do hình thành, tồn tại cũng như mục đích của
các tổ chức là gì? Tại sao làm vậy? Làm như thế nào? Để phục vụ ai? Sứ mệnh nêu lên
vai trò, trách nhiệm mà tự thân doanh nghiệp đặt ra. Sứ mệnh giúp cho các kế hoạch, dự
án không lệch phương hướng, có đích đến cụ thể.
 Thứ ba: Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chiến lược là những trạng thái và những cột mốc, những tiêu thức cụ thể
mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định, đảm bảo sự thực hiện
thành công tầm nhìn và sức mạng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có mục tiêu chiến
lược sẽ tạo ra sự thống nhất về đường lối, thúc đẩy sự quyết tâm và nỗ lực của toàn thể
nhân viên trong doanh nghiệp.
2.3. Cấp độ thứ 3: Các quan điểm cơ bản (các giá trị ngầm định)
“Các giá trị ngầm định là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đã ăn sâu trong tiềm
thức mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Các ngầm định là cơ sở cho các hành động, định
hướng sự hình thành các giá trị trong nhận thức cho các cá nhân”. Hệ thống giá trị ngầm
định được thể hiện qua các mối quan hệ sau:
 Thứ nhất: Quan hệ giữa con người với môi trường.
Về mối quan hệ này, mỗi người và mỗi doanh nghiệp có nhận thức khác nhau. Một
số người cho rằng họ có thể làm chủ được mọi tình huống, tác động của môi trường
không thể thay đổi được vận mệnh của họ. Một số người khác thì chi rằng họ cần phải
hòa nhập với môi trường, tìm cách sao cho có một vị trí an toàn để tránh được những tác
động bất lợi của môi trường.
 Thứ hai: Quan hệ giữa con người với con người.
Các thành viên trong doanh nghiệp luôn có mối quan hệ trong công việc. Các quan hệ
này có ảnh hưởng lẫn nhau. Một số doanh nghiệp ủng hộ thành tích và sự nỗ lực của mỗi
cá nhân. Một số doanh nghiệp khác lại khuyến khích sự hợp tác và tinh thần tập thể. Triết
lý quản lý của mỗi doanh nghiệp có thể coi trọng tính độc lập, tự chủ hoặc đề cao tính
dân chủ. Để xác định chính xác tư tưởng chủ đạo trong mối quan hệ giữa con người trong
tổ chức, cần đánh giá vai trò mỗi cá nhân trong mối quan hệ với các thành viên còn lại.
 Thứ ba: Ngầm định về bản chất con người.
Các doanh nghiệp khác nhau có quan niệm khác nhau về bản chất con người. Một số
nhà quản trị cho rằng bản chất con người là lười biếng, tinh thần tự chủ thấp, khả năng
sáng tạo kém. Các nhà quản trị khác lại cho rằng bản chất con người là có tinh thần tự
chủ cao, có trách nhiệm và có khả năng sáng tạo tiềm ẩn. Trong khi đó, một số doanh
nghiệp lại đánh giá cao khả năng của người lao động, đề cao con người lao động và coi
đó là chìa khóa của sự thành công. Các quan điểm khác nhau dẫn đến những phương
pháp quản lý khác nhau và có tác động đến nhân viên theo những cách khác nhau.
 Thứ tư: Bản chất hành vi con người.
Cơ sở của hành vi cá nhân trong mỗi tổ chức căn cứ vào thái độ, tính cách, nhận
thức và sự học hỏi của các cá nhân. Bốn yếu tố này là những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến
hành vi cá nhân tổ chức. Quan điểm về bản chất hành vi cá nhân có sự khác nhau rõ rệt
giữa phương Tây và phương Đông. Người phương Tây quan tâm nhiều hơn đến năng lực,
sự cố gắng và thể hiện bản thân trong khi người phương Đông coi trọng vị thế cá nhân,
nên thường có lối sống để cố chứng tỏ mình là ai thể hiện qua địa vị xã hội mà cá nhân đó
có được.
 Thứ năm: Bản chất sự thật và lẽ phải.
Đối với một số doanh nghiệp, sự thật và lẽ phải là kết quả của một quá trình đánh
giá, phân tích theo những quy luật, chân lý đã có. Một số doanh nghiệp khác lại xem xét
sự thật và lẽ phải là quan điểm, ý kiến của nhà quản trị do niềm tin, sự tín nhiệm tuyệt đối
với người lãnh đạo doanh nghiệp
Ngoài ra, trong doanh nghiệp còn tồn tại một hệ thống giá trị chưa được coi là
đương nhiên và các giá trị mà lãnh đạo muốn đưa vào doanh nghiệp. Những giá trị được
các thành viên chấp nhận thì sẽ tiếp tục duy trì theo thời gian và dần dần được coi là
đương nhiên. Sau một thời gian, các giá trị này sẽ trở thành các ngầm định. Các ngầm
định thường rất ít thay đổi và ảnh hưởng đáng kể đến phong cách làm việc, quyết định,
giao tiếp và ứng xử. Sự ảnh hưởng của các giá trị ngầm định đôi khi lớn hơn sự ảnh
hưởng của các giá trị được thể hiện.

3. Các dấu hiệu đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp có thể được thể hiện thông qua những dấu hiệu, biểu hiện
điển hình, đặc trưng gọi là các “biểu trưng”.

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân trong chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp (2012):
“Biểu trưng là bất kỳ thứ gì có thể được sử dụng làm phương tiện thể hiện nội dung của
văn hoá công ty – triết lý, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư
duy – nhằm hỗ trợ các thành viên trong quá trình nhận thức hoặc để phản ánh mức độ
nhận thức của thành viên và của toàn tổ chức.”

3.1. Các biểu trưng trực quan

Các biểu trưng trực quan điển hình bao gồm: (1) đặc điểm kiến trúc - là phong
cách, màu sắc, kiểu dáng kiến trúc, thiết kế; (2) nghi thức đặc trưng, hành vi, trang
phục, lễ nghi, quy định, nội quy…; (3) biểu trưng ngôn ngữ, khẩu hiệu, từ ngữ đặc
trưng; (4) biểu trưng phi-ngôn ngữ, biểu tượng, logo, linh vật…; (5) mẩu chuyện, tấm
gương, giai thoại, huyền thoại nhân vật điển hình…; (6) ấn phẩm, tài liệu VHDN,
chương trình quảng cáo,tờ rơi, bảo hành, cam kết…; (7) truyền thống, giá trị, nề nếp,
hành vi, tấm gương… trong quá khứ cần gìn giữ, tôn tạo, phát huy.( Trích trong chuyên
đề Văn hóa doanh nghiệp (2012) của PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân)

3.1.1. Kiến trúc đặc trưng

Những dấu hiệu đặc trưng kiến trúc của một tổ chức gồm kiến trúc ngoại thất và
thiết kế nội thất công sở.

Công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ thể hiện sự khác biệt, thành công và sức
mạnh của doanh nghiệp. Và phần lớn những công ty lớn hoặc đang phát triển đều muốn
gây ấn tượng mạnh đối với mọi người từ những kiến trúc bên ngoài để toát ra được
những sức mạnh của doanh nghiệp. Những công trình kiến trúc này được sử dụng như
biểu tượng và hình ảnh về doanh nghiệp.Có thể thấy trong thực tế ở các công trình kiến
trúc lớn, đồ sộ của các nhà thờ , trường đại học nổi tiếng…. ở Mỹ và Châu Âu. Thiết kế
kiến trúc được các doanh nghiệp rất quan tâm.

Những thiết kế nội thất cũng rất được các công ty, tổ chức quan tâm. Từ những
vấn đề rất lớn như tiêu chuẩn hoá về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế
nội thất như mặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trang
phục… đến những chi tiết nhỏ nhặt như đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của
chúng trong phòng vệ sinh… Tất cả đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân quen, thiện
trí và được quan tâm.

Thiết kế kiến trúc được các tổ chức rất quan tâm là vì những lý do sau:

 Kiến trúc ngoại thất có thể có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người về
phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc.
 Công trình kiến trúc có thể được coi là một - linh vật‖ biểu thị một ý nghĩa, giá trị
nào đó của một tổ chức, xã hội.
 Kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm chiến lược của
tổ chức.
 Công trình kiến trúc trở thành một bộ phận hữu cơ trong các sản phẩm của công
ty.
 Trong mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền với
sự ra đời và trưởng thành của tổ chức, các thế hệ nhân viên.

3.1.2. Nghi thức, nghi lễ

Một trong số những biểu trưng của văn hóa công ty là nghi thức và nghi lễ. Đó là những
hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự
kiện văn hoá-xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm được thực hiện định kỳ hay bất
thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và thường được tổ chức vì lợi ích của những
người tham dự. Những người quản lý có thể sử dụng lễ nghi như một cơ hội quan trọng để
giới thiệu về những giá trị được tổ chức coi trọng. Đó cũng là dịp đặc biệt để nhấn mạnh
những giá trị riêng của tổ chức, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức
về những sự kiện trọng đại, để nêu gương và khen tặng những tấm gương điển hình đại biểu
cho những niềm tin và cách thức hành động cần tôn trọng của tổ chức.

Có bốn loại lễ nghi cơ bản: chuyển giao, củng cố, nhắc nhở và liên kết.

Bảng 1.1: Bốn loại lễ nghi trong tổ chức và tác động tiềm năng của chúng

Loại Minh họa Tác động tiềm năng


hình

Chuyển Khai mạc, giới thiệu thành Tạo thuận lợi cho việc thâm nhập vào cương vị
giao viên mới, chức vụ mới, lễ ra mới, vai trò mới
mắt

Củng cố Lễ phát phần thưởng Củng cố các nhân tố hình thành bản sắc và tôn
thêm vị thế của thành viên

Nhắc Sinh hoạt văn hóa, chuyên Duy trì cơ cấu xã hội và làm tăng thêm năng lực
nhở môn, khoa học tác nghiệp của tổ chức

Liên kết Lễ hội, liên hoan, Tết Khôi phục và khích lệ chia sẻ tình cảm và sự cảm
thông nhằm gắn bó các thành viên với nhau và với
tổ chức

(Trích trong chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp (2012) của PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân)

3.1.3. Biểu tượng

Một công cụ khác biểu thị đặc trưng của văn hoá công ty là biểu tượng. Biểu
tượng là một thứ gì đó biểu thị một thứ gì đó không phải là chính nó và có tác dụng
giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. Các công trình kiến trúc, lễ
nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng, bởi thông
qua những giá trị vật chất, cụ thể, hữu hình, các biểu trưng ngày đều muốn truyền đạt
một những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho những người tiếp nhận theo các
cách thức khác nhau. Một biểu tượng khác là logo hay một tác phẩm sáng tạo được
thiết kế để thể hiện hình tượng về một tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ
nghệ thuật phổ thông. Các biểu tượng vật chất này thường có sức mạnh rất lớn vì
chúng hướng sự chú ý của người thấy nó vào một (vài) chi tiết hay điểm nhấn cụ thể
có thể diễn đạt được giá trị chủ đạo mà tổ chức, doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu
lại hay truyền đạt cho người thấy nó. Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý
nghĩa rất lớn nên được các tổ chức, doanh nghiệp rất chú trọng.

3.1.4. Mẩu chuyện, giai thoại

Khi triển khai các hoạt động trong thực tiễn, thường xuất hiện những sự kiện, tấm
gương điển hình cho việc thực hiện thành công hay thất bại một giá trị, triết lý mà tổ
chức, doanh nghiệp có thể sử dụng làm bài học kinh nghiệm hay minh họa điển hình,
mẫu mực, dễ hiểu về văn hoá công ty. Mẩu chuyện là những câu chuyện thường được
thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình về những giá trị, triết lý của văn hoá công
ty được các thành viên trong tổ chức thường xuyên nhắc lại và phổ biến những thành
viên mới. Một số mẩu chuyện trở thành những giai thoại do những sự kiện đã mang
tính lịch sử và có thể được khái quát hoá hoặc hư cấu thêm. Trong các mẩu chuyện kể
thường xuất hiện những tấm gương điển hình, đó là những mẫu hình lý tưởng về hành
vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hoá công ty. Tấm gương điển hình có thể
được nhân cách hoá thành huyền thoại với những phẩm chất và tính cách của nhiều
tấm gương điển hình hay kỳ vọng về những giá trị và niềm tin trong tổ chức. Các mẩu
chuyện có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức và giúp thống
nhất về nhận thức của tất cả mọi thành viên.

3.1.5. Ngôn ngữ, khẩu hiệu

Một dạng biểu trưng quan trọng khác thường được sử dụng để gây ảnh hưởng
đến văn hoá doanh nghiệp là ngôn ngữ. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những câu
chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý
nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người hữu quan.

Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm và không chỉ được nhân viên mà cả khách
hàng và nhiều người khác trích dẫn. Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng các
ngôn từ đơn giản, dễ nhớ; do đó đôi khi có vẻ -sáo rỗng về hình thức. Khẩu hiệu là
cách diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, doanh
nghiệp. Vì vậy, chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, doanh
nghiệp để hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.

Ví dụ:

Khẩu hiệu của công ty kiểm toán KPMG - “Cutting through complexity” – Đơn
giản hóa mọi sự phức tạp. Với câu slogan này, công ty KPMG muốn định hướng cho
nhân viên phải tìm ra cách xử lý tình huống tốt nhất cho mọi vấn đề bằng cách nhìn nhận
các vấn đề phức tạp và thể hiện nó một cách rõ ràng và đơn giản để đưa ra quyết định
đúng đắn.Nghĩa là, khi giải quyết vấn đề cho khách hàng thì nhân viên phải xử lý vấn đề
sao cho đơn giản hóa nhất có thể.

PwC hoạt động dựa trên khẩu hiệu “Building relationship - Creating values” (Xây
dựng quan hệ - Tạo lập giá trị), luôn đặt niềm tin của khách hàng là yếu tố hàng đầu.
PwC luôn cố gắng tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, cạnh tranh bình đẳng
cho nhân viên cũng như xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Khẩu hiệu của công ty kiểm toán EY: “Building a better working world” – Xây
dựng môi trường làm việc tốt đẹp hơn.Có thể hiểu, EY muốn có một môi trường làm việc
chuyên nghiệp,tin tưởng lẫn nhau,cùng phát triển và nuôi tài năng ở khắp lĩnh vực.Từ
một môi trường làm việc tốt và hiệu quả sẽ làm nên một xã hội tốt đẹp hơn; đó là điều mà
EY muốn hướng tới.
“Making an impact that matters”- “Tạo ảnh hưởng quan trọng”, Với khẩu hiệu
này, Deloitte luôn mong muốn nhân viên của mình tạo ra sự ảnh hưởng đối với thế giới
qua công việc của mình, những thay đổi nhỏ sẽ làm nên những giá trị khác biệt.

3.1.6. Ấn phẩm điển hình

Những ấn phẩm điển hình là những tư liệu chính thức có thể giúp những người
hữu quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hoá của một doanh nghiệp. Chúng
có thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, “brochures”, tài liệu giới thiệu
về doanh nghiệp, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng
cáo giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng bảo
hành. . .

Những tài liệu này có thể giúp làm rõ mục tiêu của doanh nghiệp, phương châm
hành động, niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ đối với lao động, doanh
nghiệp, người tiêu dùng, xã hội. Chúng cũng giúp những người nghiên cứu so sánh,
đối chiếu sự đồng nhất giữa những biện pháp được áp dụng với những triết lý được tổ
chức tôn trọng. Đối với những đối tượng hữu quan bên ngoài, đây chính là những căn
cứ để xác định tính khả thi và hiệu lực của văn hoá doanh nghiệp; đối với những người
hữu quan bên trong đây là những căn cứ để nhận biết và thực thi văn hoá doanh
nghiệp.

Các biểu trưng trực quan luôn chứa đựng những giá trị tiềm ẩn mà doanh nghiệp
muốn truyền đạt cho những người hữu quan bên trong và bên ngoài. Những biểu trưng
bên ngoài này cố làm nổi bật những giá trị tiềm ẩn về văn hoá. Chính vì vậy, những
người quản lý thường sử dụng những biểu trưng này để thể hiện những giá trị tiềm ẩn
trong việc phục vụ khách hàng và sự quan tâm dành cho nhân viên.

Sức mạnh của văn hoá doanh nghiệp được đặc trưng bởi sự thống nhất giữa các
thành viên trong doanh nghiệp về tầm quan trọng của các giá trị cụ thể. Nếu có sự
đồng thuận, văn hoá doanh nghiệp làm cho các thành viên trở nên gắn kết với nhau và
tạo ra một sức mạnh tổng hợp. Khi đó doanh nghiệp có một nền văn hoá mạnh. Một
nền văn hoá mạnh được thể hiện qua việc sử dụng thường xuyên và có kết quả các
biểu trưng. Những yếu tố này làm tăng thêm sự quyết tâm của các thành viên phấn đấu
vì các giá trị và các chiến lược chung của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp thể
hiện những giá trị mà mỗi thành viên cần cân nhắc khi quyết định hành động.

3.1.7. Lịch sử phát triển và truyền thống

Người quản lý có thể có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển và duy trì
một nền văn hoá doanh nghiệp mạnh. Sử dụng các biểu trưng trực quan một cách hữu
hiệu là rất quan trọng. Tuyển chọn thành viên mới có năng lực, nhiệt huyết, ý thức, gắn
bó với công việc và giúp họ nhanh chóng hoà nhập với văn hoá doanh nghiệp là một
yêu cầu đối với người quản lý để xây dựng một môi trường văn hoá tích cực. Giao cho
nhân viên mới bắt đầu làm việc những công việc vặt vãnh và yêu cầu họ tự tìm hiểu và
xác định chuẩn mực hành vi, niềm tin giá trị chủ đạo của doanh nghiệp và thứ tự ưu
tiên đối với chúng. Họ cũng được yêu cầu phải tham gia vào các hoạt động kinh doanh
để học cách làm chủ, tự chủ và độc lập. Bằng cách đó các nhân viên có điều kiện để
hoà đồng niềm tin và quan điểm giá trị của họ với niềm tin và giá trị chung của doanh
nghiệp. Xét từ góc độ quản lý, các thủ tục này chính là những cơ hội doanh nghiệp có
thể sử dụng nhằm hoà nhập sức mạnh cá nhân với văn hoá doanh nghiệp thành vũ khí
chiến lược.

3.2. Các biểu trưng phi-trực quan

Các biểu trưng phi-trực quan là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức độ nhận
thức đạt được ở các thành viên và những người hữu quan về văn hoá công ty: (1)Lý
tưởng, (2)Niềm tin, (3)Thái độ, (4)Giá trị, (5)Lịch sử phát triển và truyền thống văn
hóa.

3.2.1. Gia trị niềm tin và thái độ

Về bản chất, giá trị là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những gì họ
theo đuổi, những chuẩn mực đạo đức mà họ cho rằng cần phải thực hiện. Giá trị luôn
được con người tôn trọng. Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế
nào là đúng, thế nào là sai, là “điểm tựa tinh thần” và tạo nên động lực của con người.
Trong niềm tin luôn chứa đựng những giá trị và triết lý đã nhận thức và là nguồn sức
mạnh giúp con người hành động. Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua
tình cảm. Thái độ được định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản
ứng theo một cách thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật,
hiện tượng.

3.2.2. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa

Đó là những biểu trưng về những giá trị, triết lý được chắt lọc trong quá trình hoạt
động đã được các thế hệ khác nhau của tổ chức tôn trọng và giữ gìn, chúng được tổ chức
sử dụng để thể hiện những giá trị chủ đạo và phương châm hành động cần được kiên trì
theo đuổi. Lịch sử phát triển và truyền thống là một nhân tố cấu thành VHDN, bởi chúng
có tác dụng giáo dục truyền thống, lưu truyền các giá trị và tôn vinh các cá nhân xuất sắc,
hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững, sự tiếp nối giữa các thế hệ.

3.2.3. Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ chức. Có
những nguyên tắc tồn tại không phục thuộc vào thời gian. Tự thân, không cần sự phản
biện bên ngoài, có giá trị và tầm quan trọng với bên trong tổ chức. Giá trị cốt lõi qua việc
sàng lọc tính chân thực, có thể nhận diện nhờ xác định giá trị nào thực sự là trung tâm và
mặt khác phải bền vững trước kiểm định của thời gian. Một công ty lớn cần xác định cho
chính mình những giá trị được giữ làm cốt lõi, độc lập với môi trường hiện tại, với yêu
cầu cạnh tranh và cách thức quản trị.

4. Tác động của văn hóa doanh nghiệp


Văn hóa doanh nghiệp được biết đến là tài sản quý giá của mỗi tổ chức, doanh
nghiệp… là một phần không thể thiếu, phần lớn quyết định hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau.
4.1. Tác động tích cực
 Nhân viên
Trước hết văn hóa doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến hành vi, thói quen và cách
thức làm việc của nhân viên. Khi nhân viên yêu thích, hứng thú với môi trường làm việc,
bầu không khí thân thiện của doanh nghiệp- nơi có thể gắn bó lâu dài, có thể khẳng định
được bản thân, họ sẽ trung thành, làm việc năng suất, cống hiến hết mình cho doanh
nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp được truyền tải một cách rõ ràng, dễ hiểu đến nhân viên,
giúp họ hiểu được mục đích và mục tiêu chung khi đó họ sẽ tự nguyện chấp hành những
nguyên tắc, quy định của tổ chức. Doanh nghiệp có môi trường văn hóa làm việc tốt,
nhân viên sẽ luôn luôn được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng… để nâng cao hiệu
quả công việc.
 Tổ chức
Ngoài những tác động trực tiếp đến nhân viên, văn hóa doanh nghiệp còn ảnh hưởng
sâu sắc, quyết định hiệu quả hoạt động của tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp được chú
trọng, xây dựng một cách bài bản giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa muôn vàn
những doanh nghiệp khác. Chính sự khác biệt đó sẽ thu hút, củng cố giữ chân được nhân
tài, khẳng định được vị trí trong môi trường cạnh tranh.
 Khách hàng
Cạnh tranh trong môi trường tương tác mạnh mẽ như hiện nay, các công ty phải
chuyển sự tập trung từ đẩy mạnh kích thích giao dịch sang tối đa hóa giá trị vòng đời
khách hàng. Khách hàng luôn bị xiêu lòng trước chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mà
trong thời đại năng lực công nghệ ngày càng trở nên mờ nhạt vì doanh nghiệp nào cũng
có thể làm được, việc duy trì sự vượt trội dài hạn của sản phẩm lại là một vấn đề khó hơn
bao giờ hết. Chính những điều này khiến nhiều doanh nhân hàng đầu có chung một quan
điểm: “Trải nghiệm khách hàng sẽ là chiến trường cạnh tranh của thời đại kinh doanh
mới”.Để có được sự lựa chọn của nhiều khách hàng trên thị trường, doanh nghiệp phải
đào tạo nhân viên, nâng cao dịch vụ “khách hàng là thượng đế”, lấy khách hàng làm
trung tâm. Văn hóa doanh nghiệp quyết định thái độ nhân viên, khi nhân viên hạnh phúc,
nỗ lực giải quyết vấn đề, luôn có trách nhiệm chính là khi khách hàng “tích đánh giá 5
sao” cho doanh nghiệp cùng với đó doanh thu, lợi nhuận, uy tín của doanh nghiệp ngày
một thăng hạng.
4.2. Tác động tiêu cực
 Nhân viên
Doanh nghiệp có nền văn hóa không tốt khiến nhân viên mất niềm tin vào tổ chức
và không muốn xây dựng mối quan hệ thân thiện ở công ty. Bên cạnh đó còn làm giảm
sút sự gắn bó của nhân viên trong công ty. Khi nhân viên không cảm thấy yêu thích công
việc, các nhu cầu như giao tiếp, kính trọng, tự khẳng định… không được xây dựng sẽ dẫn
đến tình trạng chán nản, hiệu quả công việc không cao và thiếu sự gắn bó với doanh
nghiệp.
 Tổ chức
Thiếu văn hóa doanh nghiệp khiến cho mỗi thông điệp mà nhân viên cố gắng truyền
tải sẽ không chạm đến khách hàng, gây giảm sút lợi thế cạnh tranh. Một doanh nghiệp có
văn hóa cứng nhắc, độc đoán sẽ không có được mối quan hệ từ bên ngoài, mất đi nguồn
lực làm đòn bẩy cho sự phát triển lâu dài.
 Khách hàng
Văn hóa doanh nghiệp có quá nhiều sự cạnh tranh trong nội bộ, cạnh tranh giữa các
đồng nghiệp với nhau, hay ngay cả khi nhân viên chưa hiểu, cảm thấy không an toàn,
không phù hợp với môi trường doanh nghiệp thì việc đầu tiên họ làm là bảo vệ lợi ích
bản thân trước khi nghĩ đến quyền lợi của khách hàng.
Văn hóa doanh nghiệp có sự ảnh hưởng, tác động vô cùng sâu sắc đến mỗi cá nhân
nhân viên, khách hàng và điều tất yếu là doanh nghiệp đó. Quyết định sự phát triển của
doanh nghiệp. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp, tổ chức cần xây dựng cho mình một
nền văn hóa phù hợp, đúng đắn từ những điều nhỏ nhất, cơ bản nhất, không chung chung
và đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của cả tập thể.
5. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp
 Các loại hình văn hóa doanh nghiệp theo Richard
 Các loại hình văn hóa doanh nghiệp theo Haririson
 Các loại hình văn hóa doanh nghiệp theo Scholz
 Các loại hình văn hóa doanh nghiệp theo Srthia
 Các loại hình văn hóa doanh nghiệp theo OCAI

5.1. Các loại hình văn hoá doanh nghiệp theo Richard L. Daft (2016)
 Văn hóa định hướng vào sự thích nghi
Môi trường làm việc đòi hỏi phản ứng nhanh, đưa ra quyết định mang tính rủi ro cao,
khuyến khích sáng tạo, thay đổi.
 Ưu điểm:

 Tăng khả năng thích nghi: Văn hóa này khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và
thích nghi với thay đổi, giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt với môi trường kinh doanh
thay đổi nhanh chóng.

 Tăng tính linh hoạt: Văn hóa này khuyến khích tính linh hoạt trong quản lý và
hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể thích nghi với các thay đổi và tận
dụng cơ hội kinh doanh mới.

 Tăng tính sáng tạo: Văn hóa này khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong hoạt
động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm và dịch vụ mới,
đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận.

 Tăng tính rủi ro: Với văn hóa định hướng vào sự thích nghi, doanh nghiệp có thể
đưa ra các quyết định mang tính rủi ro cao, nhưng đồng thời cũng tạo ra cơ hội
lớn để phát triển và tăng trưởng.

 Nhược điểm:
 Thiếu sự ổn định: Với sự thay đổi liên tục, doanh nghiệp có thể thiếu sự ổn định
trong hoạt động kinh doanh, gây khó khăn cho việc lên kế hoạch dài hạn.

 Thiếu sự kiên trì: Văn hóa này có thể làm giảm tính kiên trì trong hoạt động kinh
doanh, khi doanh nghiệp liên tục tìm kiếm cơ hội mới và thay đổi nhiều lần.

 Thiếu sự tập trung: Với sự thay đổi liên tục, doanh nghiệp có thể thiếu sự tập
trung vào các mục tiêu kinh doanh cụ thể, dẫn đến giảm hiệu quả làm việc.

 Thiếu sự chắc chắn: Văn hóa này có thể làm cho nhân viên cảm thấy bất an và
thiếu sự chắc chắn trong hoạt động kinh doanh, khi không biết sự thay đổi sẽ xảy
ra trong tương lai.
 Văn hóa định hướng vào thành tựu
Ở văn hóa này doanh nghiệp nhấn mạnh vào những giá trị như: sự cạnh tranh, tính
quyết đoán, sáng kiến cá nhân, sự nỗ lực đạt mục tiêu…
 Ưu điểm :

 Tăng cường sự cạnh tranh: Văn hóa này khuyến khích sự cạnh tranh trong doanh
nghiệp, giúp tăng cường năng suất và tăng trưởng kinh doanh.

 Tính quyết đoán: Doanh nghiệp với văn hóa định hướng vào thành tựu thường
đưa ra quyết định nhanh chóng và có tính quyết đoán, giúp giải quyết các vấn đề
trong thời gian ngắn.

 Sáng kiến cá nhân: Văn hóa này khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp cá nhân,
giúp đưa ra những ý tưởng mới và nâng cao hiệu quả làm việc của doanh nghiệp.

 Nỗ lực đạt mục tiêu: Với văn hóa định hướng vào thành tựu, doanh nghiệp thường
có định hướng rõ ràng và mục tiêu cụ thể, giúp nhân viên tập trung và nỗ lực để
đạt được mục tiêu đó.

 Nhược điểm :

 Thường gây áp lực: Với sự tập trung vào thành tựu, nhân viên có thể phải đối mặt
với áp lực cao để đạt được mục tiêu.
 Thiếu sự đoàn kết: Văn hóa này thường khuyến khích sự cá nhân hóa và cạnh
tranh, có thể gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhân viên và thiếu sự
đoàn kết trong công ty.

 Thiếu tinh thần hợp tác: Sự tập trung vào thành tựu có thể làm giảm sự tinh thần
hợp tác và trao đổi thông tin giữa các nhân viên, dẫn đến giảm hiệu quả làm việc
của toàn bộ doanh nghiệp.

 Không quan tâm đến vấn đề đạo đức: Với sự tập trung vào thành tựu, doanh
nghiệp có thể bỏ qua vấn đề đạo đức và không tuân thủ các chuẩn mực đạo đức
trong hoạt động kinh doanh
 Văn hóa định hướng vào sự tận tâm
Là văn hóa mà doanh nghiệp luôn có thông điệp “đáp ứng nhu cầu nhân viên, khách
hàng” tạo bầu không khí thân thiện như gia đình, không tạo sự phân biệt về địa vị.
 Ưu điểm :

 Tạo sự tin tưởng và lòng trung thành: Nhân viên và khách hàng sẽ cảm thấy được
đối xử tốt và được quan tâm đến. Điều này sẽ tạo ra sự tin tưởng và lòng trung
thành từ phía họ.

 Nâng cao hiệu suất làm việc: Với một môi trường làm việc thân thiện và thoải
mái, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn để thể hiện bản thân và đóng góp ý
tưởng. Điều này sẽ tạo ra một không gian làm việc tích cực, nâng cao hiệu suất
làm việc và sự sáng tạo.

 Cải thiện hình ảnh thương hiệu: Với một văn hóa định hướng vào sự tận tâm,
doanh nghiệp sẽ có hình ảnh thương hiệu tích cực và thu hút được nhiều khách
hàng mới.

 Nhược điểm :

 Chi phí đào tạo: Để xây dựng một văn hóa định hướng vào sự tận tâm, doanh
nghiệp cần đầu tư vào đào tạo nhân viên để hiểu rõ về giá trị và triết lý của doanh
nghiệp. Điều này có thể đòi hỏi chi phí đáng kể.
 Khó khăn trong việc định hướng cho nhân viên mới: Một văn hóa định hướng vào
sự tận tâm có thể làm khó khăn trong việc định hướng cho nhân viên mới và có
thể tốn nhiều thời gian để họ thích nghi.

 Thiếu sự cân bằng giữa sự tận tâm và năng suất: Một sự tập trung quá mức vào sự
tận tâm có thể dẫn đến thiếu sự cân bằng giữa sự tận tâm và năng suất, làm giảm
hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
VD: Zappos là một nhà bán lẻ quần áo và giày dép online lớn ở Mỹ. Người sáng lập và
cũng là CEO của công ty, ông Tony Hsieh, luôn cho rằng bất kỳ nhân viên nào của công
ty cũng đều phải lấy giá trị cốt lõi làm trọng tâm, và giá trị đó là thiên hướng dịch vụ
khách hàng. Tư tưởng của người đứng đầu đã tạo nên một văn hóa rất đặc biệt của
Zappos: bất kỳ nhân viên nào tuyển vào cũng đều phải qua giai đoạn tập huấn ở trung
tâm nghe gọi giải đáp, tư vấn và phục vụ khách hàng của công ty. Điều đó có nghĩa là
cho dù bạn được tuyển vào với vị trí kế toán, luật sư hay thậm chí là phát triển phần
mềm, bạn cũng đều trải qua một giai đoạn tập huấn giống hệt những nhân viên trực điện
thoại. Zappos luôn giữ được giá trị cốt lõi: khách hàng là trung tâm: CEO của Zappos,
ông Tony Hsieh, cũng được gọi với biệt danh “tỷ phú bán giày”. Bí quyết của ông là
“Đem đến dịch vụ tốt nhất khiến khách hàng không chỉ hài lòng mà ngạc nhiên đến mức
gặp ai cũng xuýt xoa giới thiệu về Zappos”. Tony Hsieh chú tâm xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, biến công ty thành nơi luôn vui vẻ, độc đáo và khác lạ, khiến khách hàng đến với
công ty luôn được hài lòng.
 Văn hóa định hướng vào sự ổn định
Việc tuân thủ các quy định và sự thịnh vượng trong doanh nghiệp được đánh giá cao.
 Ưu điểm:
Văn hóa định hướng vào sự ổn định giúp tạo ra một môi trường làm việc ổn định và an
toàn, giúp cho các nhân viên cảm thấy yên tâm và tự tin hơn trong công việc của họ.
Tuân thủ các quy định và sự thịnh vượng trong doanh nghiệp giúp tăng tính minh bạch và
đáng tin cậy của doanh nghiệp, tạo ra niềm tin từ phía khách hàng, nhà đầu tư và các đối
tác kinh doanh khác.
 Nhược điểm:
Văn hóa định hướng vào sự ổn định có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc thích nghi với
các thay đổi trong môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp có văn hóa này có thể
không linh hoạt trong việc thích nghi với sự thay đổi và không thể tận dụng cơ hội mới.
Việc quá tập trung vào sự tuân thủ quy định và sự thịnh vượng có thể làm mất đi sự sáng
tạo và tinh thần khởi nghiệp trong công việc, làm giảm tính sáng tạo và động lực của
nhân viên.
5.2. Các loại hình văn hoá doanh nghiệp theo Harrison/ Handy (1972)
 Văn hóa quyền lực (Power Culture)
Là văn hóa mà doanh nghiệp có một trung tâm quyền lực duy nhất chi phối mọi vị
trí trong tổ chức. Mối quan hệ xây dựng chủ yếu bằng sự tin cậy, đồng cảm, mối quan hệ
cá nhân… Thường coi trọng kết quả hơn hình thức.
Văn hóa quyền lực có khả năng phản ứng nhanh chóng, linh hoạt nhưng chất lượng
phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người ở vị trí quyền lực và rất khó để phát triển quy
mô lớn hơn.
 Văn hóa vai trò (Role Culture)
Môi trường tổ chức của văn hoá vai trò được đặc trưng bởi những qui tắc, thủ tục,
mô tả công việc chính thức. Kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân được coi là
thước đo chủ yếu để thưởng phạt. Quyền hạn trong chừng mực nhất định, năng lực
chuyên môn là những yếu tố chủ yếu cho việc thực thi nghĩa vụ. Trong văn hoá vai trò,
sự phân việc, phân vai phải hết sức cụ thể, rõ ràng.
Văn hóa vai trò nổi bật với tính hợp lý trong cấu trúc mang lại hiệu quả về chi phí và
sự ổn định trong công việc. Song, nó còn tồn đọng sự cứng nhắc, tính trì trệ chậm phản
ứng trước những thay đổi.
 Văn hóa công việc (Task Culture)
Văn hóa công việc là hình thức trong đó quyền lực được phân tán và chủ yếu được
quyết định bởi năng lực chuyên môn chứ không phải bởi vị trí trong tổ chức hay uy tín.
Hình thức văn hóa này thường xuất hiện khi tất cả những nổ lực trong tổ chức đều tập
trung vào việc thực hiện những công việc hay những dự án cụ thể.
Điểm mạnh của văn hóa công việc là tính chủ động, linh hoạt, thích ứng tốt và đề cao
năng lực hơn tuổi tác, địa vị. Điểm hạn chế của văn hóa công việc là tình trạng “ngang
hàng” giữa các vị trí công tác dẫn đến việc khó đạt tính hiệu quả trong quản lý, khó phát
triển sâu về chuyên môn, lệ thuộc vào năng lực và trình độ cá nhân.
 Văn hóa cá nhân ( Personal Culture)
Mỗi người sẽ tự quyết định về công việc của mình, với những quy tắc, cách thức, cơ
chế hợp tác riêng. Mỗi cá nhân đều có quyền tự quyết hoàn toàn về công việc của mình.
Văn hóa cá nhân có tính tự chủ và tự quyết dành cho mỗi cá nhân rất cao bên cạnh
đó mang nhiều hạn chế về khả năng hợp tác cũng như tính chặt chẽ kém, không hiệu quả
về quản lý và khai thác nguồn lực.
5.3. Các loại hình văn hoá doanh nghiệp theo Scholz, C. (1987)
Cách tiếp cận của Scholz đối với văn hóa doanh nghiệp là tìm mối liên hệ giữa văn hóa tổ chức
với chiến lược hoạt động. Từ những phát hiện của mình, Scholz (1987) đã khái quát các mô hình
văn hóa tổ chức của các công ty thành 3 nhóm: tiến triển (evolutional), nội sinh (internal) và
ngoại sinh (external).
 Văn hóa tiến triển: là những trường hợp chúng thay đổi liên tục theo thời gian. Scholz đã
đưa ra 5 loại văn hóa thuộc nhóm tiến triển:
- Văn hóa tiến triển ổn định (stable)
- Văn hóa tiến triển phản ứng (reactive)
- Văn hóa tiến triển dự phòng (anticipating)
- Văn hóa tiến triển tranh thủ (exploring)
- Văn hóa tiến triển sáng tạo (creative)
Điểm nổi bật của văn hóa này là những hình thức văn hóa thường tôn trọng nhân cách riêng, coi
trọng thời gian, chấp nhận thử thách, theo đuổi triết lý và thích nghi với sự thay đổi.
Bảng 1.1. Đặc trưng của các kiểu văn hóa tiến triển
Các dạng Thiên hướng trong cách ứng xử vấn đề
văn hóa
Nhân cách Thời gian Thử thách Triết lý Thay đổi
Ổn định Khép kín Hoài cổ Không mạo Đừng làm lắm Không chấp
hiểm chuyện nhận thay đổi

Phản ứng Khép kín Thực tế Chấp nhận rủi Ném chuột sợ Thay đổi ở mức
ro tối thiểu bể bình bông tối thiểu

Dự phòng Vừa khép Thực tế Chấp nhận rủi Hãy chuẩn bị Chấp nhận ở
kín vừa cởi ro đã biết sẵn sàng mức tăng dần
mở

Tranh thủ Cởi mở Thực tế và Rủi ro cao, lợi Luôn có mặt ở Chấp nhận thay
có hoài bão ích phải cao nơi có việc đổi triệt để

Sáng tạo Cởi mở Hoài bão Thích những Hãy sáng tạo Tìm cách thay
thử thách mới ra tương lai đổi thật độc đáo
Nguồn: Scholz, C. (1987)
 Văn hóa nội sinh: Trường hợp các nhân tố bên trong có ảnh hưởng quyết định tới văn hóa
tổ chức. Văn hóa nội sinh gồm có ba dạng:
Bảng 1.2. Đặc trưng của các kiểu văn hóa nội sinh
Các dạng văn Đặc điểm về các khía cạnh
hóa
Tính tập Tiêu chuẩn Yêu cầu về kỹ Quyền sở hữu trí tuệ
quán hóa năng

Sản xuất Cao Cao Thấp Yếu

Hành chính Trung bình Trung bình Trung bình Phụ thuộc vị trí trong cơ cấu tổ
chức

Chuyên Thấp Thấp Cao Phụ thuộc vào nhân cách, năng
nghiệp lực, kiến thức
Nguồn: Scholz, C.(1987)
Qua cách diễn đạt của Scholz về những sự vận động bên trong cấu trúc tổ chức, Scholz tìm cách
phân biệt các văn hóa tổ chức theo tính tập quán, tiêu chuẩn hóa, yêu cầu về kỹ năng và sự đa
dạng trong quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, Scholz đã chia văn hóa nội sinh thành ba dạng: văn
hóa sản xuất ( production), văn hóa hình thành (bureaucratic) và văn hóa chuyên nghiệp
( professional).
 Văn hóa ngoại sinh: là những trường hợp các nhân tố của môi trường bên ngoài có ảnh
hưởng quyết định đến văn hóa tổ chức. Cách phân chia của Scholz về văn hóa ngoại sinh
là sự kế thừa những nghiên cứu và cách phân loại của Deal và Kennedy.
5.4. Các loại hình văn hoá doanh nghiệp theo N.K. Sethia và M.A. von Klinow (1981)
 Văn hóa thờ ơ
Là văn hóa mà ở doanh nghiệp mức độ quan tâm chỉ ở mức tối thiểu của các thành
viên trong tổ chức đến những người khác, đến kết quả thực hiện công việc và đến việc
hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
 Văn hóa chu đáo
Mức độ quan tâm đến nhân viên cao, không quan tâm đến kết quả hoạt động.
 Văn hóa thử thách
Doanh nghiệp quan tâm rất ít đến khía cạnh con người, mà chủ yếu tập trung vào kết
quả thực hiện công việc.
 Văn hóa hiệp lực
Đây là loại hình văn hóa kết hợp được cả sự quan tâm về con người lẫn công việc
trong các đặc trưng và phương pháp quản lý vận dụng trong tổ chức.
5.5. Các loại hình văn hoá doanh nghiệp theo OCAI (Cameron, KS, & Quinn, RE,
2006)

Robert Quinn và Kim Cameron đã tạo ra một mô hình gồm 4 nền văn hóa tổ chức, mô
hình này được gọi là khung giá trị cạnh tranh vì chính nó đã dựa trên hai cặp giá trị trái
ngược, đối lập nhau: Stability và Flexibility (Sự ổn định và Sự linh hoạt) và cặp giá trị đối
lập thứ hai là Inward Focus và Outward Focus (Trọng tâm hướng nội và Trọng tâm
hướng ngoại). Điều này mang lại cho chúng ta 4 nền văn hóa doanh nghiệp được nối
ghép bởi 2 đặc tính trong khung giá trị cạnh tranh. Chính những nền văn hóa đó sẽ được
đánh giá dựa trên 6 tiêu chí: Đặc tính nổi bật của doanh nghiệp, Phong cách lãnh đạo,
Đặc điểm nhân viên, Chất keo gắn kết, Chiến lược phát triển và Tiêu chuẩn thành công.
Mặc dù những tiêu chí đánh giá này rất cơ bản, đơn giản nhưng đã góp phần so sánh rất
rõ ràng mức độ phân cực của mỗi doanh nghiệp và tính linh hoạt, sự ổn định cũng như
mức kiểm soát sự tập trung nội bộ và bên ngoài.
 Thứ nhất là Văn hóa gia đình (Clan Culture): Điểm nổi bật của nền văn hóa này là môi
trường làm việc, những doanh nghiệp luôn hướng đến xây dựng môi trường thân
thiện,linh hoạt (Flexibility) như một gia đình, có tính khép kín tương đối cao (Inward
Focus) được gắn kết bởi sự trung thành của mỗi cá nhân nhân viên. Người lãnh đạo đóng
vai trò như trụ cột gia đình, có trách nghiệm chăm lo, giúp đỡ những thành viên khác. Ở
môi trường này, nhân viên rất đề cao tinh thần đồng đội, kết quả làm việc nhóm. Họ luôn
nỗ lực, cố gắng, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành xuất sắc nhất mục tiêu chung của tổ chức.
Chính bởi vì vậy, mục tiêu chiến lược phát triển tổ chức là phát triển đội ngũ nhân viên
lớn mạnh, và đặc biệt hơn trong quá trình chuyển đổi số đó là một vấn đề rất được quan
tâm. Bên cạnh ưu điểm môi trường làm việc thoải mái, sự gắn kết bền chặt giữa các thành
viên, Văn hóa gia đình còn rất nhiều mặt hạn chế đặc biệt khi doanh nghiệp có kế hoạch
mở rộng quy mô. Đôi khi truyền thống quá sẽ kìm kẹp sự sáng tạo của nhân viên, không
tạo được môi trường cạnh tranh để phát triển. Tính khép kín của loại hình văn hóa này sẽ
gây cản trở lớn cho những thành viên mới gia nhập công ty, khiến nhân sự mới cảm thấy
khó khăn trong việc hòa nhập.
 Thứ hai là Văn hóa thứ bậc (Hierarchy Culture): loại hình văn hóa này nằm trong
khung giá trị được tạo nên bởi sự ổn định và tập trung vấn đề nội bộ. Mô hình doanh
nghiệp này phân cấp rõ ràng giữa người quản lý tách biệt giám đốc điều hành và nhân
viên. Mô hình văn hóa phân cấp có một cách thức hoạt động cụ thể, bao gồm các quy tắc
truyền thống như: quy định về trang phục và giờ làm việc cứng nhắc. Doanh doanh
nghiệp theo hướng loại hình này sẽ luôn đề cao sự ổn định, vững chắc. Văn hóa thứ bậc
có ưu điểm giúp xác định rõ quy trình và những công việc để đáp ứng các mục tiêu đã
được đưa ra. Những kỳ vọng và điều kiện khá rõ ràng tạo thêm cảm giác an toàn nơi nhân
viên. Nhưng chính những điều kiện theo khuôn khổ đó thường cản trở sự sáng tạo, đổi
mới, khó thích nghi, phản ứng nhanh khi thị trường có sự thay đổi. Hơn nữa mục tiêu của
doanh nghiệp luôn được ưu tiên hơn cá nhân, nhân viên ít có được sự quan tâm và những
cơ hội tham gia vào những công việc lớn của tổ chức.
 Thứ ba là Văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture): Mô hình văn hóa sáng tạo hướng tới
việc đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Lãnh đạo doanh
nghiệp sẽ thực hiện định hướng làm việc với tư duy tiến bộ, sẵn sàng đương đầu với rủi
ro. Chất keo gắn kết trong doanh nghiệp là sự đổi mới và trải nghiệm. Đây là ưu điểm của
loại hình này, sự đổi mới sẽ thúc đẩy tính sáng tạo của nhân viên, nâng cấp kiến thức cho
nhân viên. Nhưng bên cạnh đó, yêu cầu luôn đổi mới sẽ tăng thêm phần áp lực cho nhân
viên, là rào cản gắn kết mối quan hệ đồng nghiệp, tinh thần hoạt động nhóm.
 Và cuối cùng là sự kết hợp giữa 2 giá trị sự ổn định và trọng tâm bên ngoài doanh nghiệp
- Văn hóa thị trường (Market Culture). Đặc tính nổi bật của loại hình này là doanh
nghiệp luôn chú trọng kết quả, thúc đẩy cạnh tranh. Người đứng đầu sẽ luôn là người
định hướng, đạt tới mục tiêu chiến lược dẫn đầu thị trường, chiếm nhiều thị phần. Khi
hoạt động theo loại hình này, có ưu điểm là tính cạnh tranh cao khiến nhân viên chú tâm
đến công việc, làm việc chăm chỉ hơn và kết quả là doanh nghiệp sẽ có được kết quả là
lợi nhuận cao. Những sự cạnh tranh liên tục trong loại hình này sẽ tạo ra môi trường cạnh
tranh gay gắt, gây áp lực lớn đến với nhân viên. Nhân viên trở nên kiệt sức vì họ phải liên
tục leo lên bậc thang và mang lại kết quả bất tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Bảng Tổng hợp đặc điểm của 4 loại hình Văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa gia đình Văn hóa thứ Văn hóa thị Văn hóa sáng
bậc trường tạo

Đặc tính nổi Môi trường thân Nguyên tắc, tôn Chú trọng kết Môi trường tự
bật của doanh thiện, chia sẻ ti quả, thúc đẩy do, năng động
nghiệp cạnh tranh

Phong cách Người hướng dẫn, Người giám sát, Thống soái, Nhạc trưởng,
lãnh đạo trưởng nhóm, lãnh quản đốc người định trưởng nhóm
đạo tinh thần hướng thám hiểm

Đặc điểm Đồng đội, hợp tác Ổn định, tuân Thăng tiến, Tự do, sáng tạo
nhân viên thủ thách thức

Chất keo gắn Trung thành, Quy định, quy Chiến thắng, Đổi mới, trải
kết truyền thống tắc, tiêu chuẩn thành tích nghiệm

Chiến lược Phát triển đội ngũ Hệ thống vững Dẫn đầu thị Luôn luôn đổi
phát triển mạnh chắc, ổn định trường mới

Tiêu chuẩn Nhân viên trung Chi phí thấp Thị phần số một Sản phẩm tiên
thành công thành, ủng hộ nhất, tiêu chuẩn phong
cao nhất

(Theo Luận văn Trịnh Ngọc Mỹ. Văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng Indovina)

7. Các nhân tố ảnh hưởng đến VHDN


7.1. Các nhân tố bên trong
 Người đứng đầu doanh nghiệp
Có thể nói nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất và trực tiếp nhất đến văn hóa doanh
nghiệp. Bên cạnh việc đưa ra các chiến lược kinh doanh, dẫn đầu một tổ chức mà nhà lãnh đạo
còn tác động đến văn hóa làm việc của nhân viên của mình . Các nhà lãnh đạo phải để tâm đến
quy định mà họ đề ra, cách họ hành động xung quanh các vấn đề về công việc với cấp dưới của
mình. Lãnh đạo công ty rất khó xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp của mình nếu như không
bảo vệ được lợi ích mà nó đem lại.
Lãnh đạo là người nắm rõ nhất văn hóa doanh nghiệp của công ty mình. Bởi vì họ chính
là người xây dựng và phát triển văn hóa đó.Nếu các nhà lãnh đạo giao tiếp kém với nhân viên có
thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng "xấu" đến văn hoá doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải
đảm bảo rằng mọi vị trí lãnh đạo luôn phải duy trì sự giao tiếp với nhân viên để truyền những
tầm nhìn, mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty.
 Mối quan hệ giữa thành viên với doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa các thành viên cũng là một phần trong các nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa
doanh nghiệp. Các thành viên trong công ty tương tác với nhau phần lớn tạo nên bầu không khí
làm việc của cả phòng.Khi mọi người trong công ty làm việc với nhau, họ sẽ có thể hiểu được
điểm mạnh,điểm yếu, quan điểm, suy nghĩ của nhau để cùng nhau cải thiện. Ngoài giờ làm việc
tại văn phòng, những chuyến đi du lịch, cắm trại ,... cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
văn hóa trong doanh nghiệp.
 Môi trường làm việc
Môi trường làm việc cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.Một môi
trường ồn ào, lộn xộn có thể khiến bạn mất tập trung, hay một môi trường giờ giấc không hợp lí,
sếp hay cáu gắt,... có thể tạo ra áp lực, gây căng thẳng cho bạn, từ đó hiệu suất công việc sẽ bị
giảm sút. Một môi trường làm việc tích cực như: đồng nghiệp hòa đồng , sếp quan tâm đến nhân
viên, giờ làm việc linh hoạt, ít nội quy gò bó,… sẽ tạo cho nhân viên một tâm lý thoải mái , nâng
cao năng suất lao động.
 Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh tác động không hề nhỏ đến văn hóa doanh nghiệp.Tác động của
môi trường kinh doanh như cơ chế, pháp luật của nhà nước và hoạt động của bộ máy công chức
cũng đang tạo ra rào cản cho sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp.
Tác động tiêu cực lớn nhất của cơ chế thị trường đến VHDN chính là sự chao đảo các hệ
thống giá trị trong mỗi con người nói riêng và xã hội nói chung. Trong một thời gian dài, cả xã
hội Việt Nam không có tâm lý coi trọng những người giàu và đặc biệt là giới kinh doanh. Người
Việt Nam vẫn cho rằng của cải của cá nhân có được do kinh doanh là sự tích tụ từ nhiều đời mà
có. Nhưng khi sang nền kinh tế thị trường, những ai có đầu óc, quyết đoán và dám chấp nhận rủi
ro đều giàu lên nhanh chóng, và đa số họ lại là những người trẻ tuổi nên đã làm đảo lộn hoàn
toàn những giá trị, những quan niệm truyền thống. Hơn nữa, môi trường kinh doanh của Việt
Nam lại không ổn định, chưa ủng hộ những doanh nhân làm ăn chân chính. Nhiều nhà lãnh đạo
doanh nghiệp không được đào tạo cơ bản nên có nhiều hạn chế về kiến thức và trình độ. Do vậy,
khi cơ hội được đặt vào tay họ mà trình độ và đạo đức không có thì dễ dàng nảy sinh những tham
vọng vô hạn. Luật và các chính sách thuộc môi trường kinh tế thường xuyên thay đổi nên khó có
thể giữ được chữ tín, hay viện dẫn những lý do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết.
Nguy hại ở chỗ, đây lại trở thành lý do để các cá nhân hoặc DN chống chế với những sai sót.
7.2. Các nhân tố bên ngoài
 Văn hóa dân tộc
Doanh nghiệp là nơi tụ họp của nhiều người từ mọi vùng miền khác nhau, nhiều lứa tuổi
lao động Mỗi cá nhân mang một bản sắc văn hóa dân tộc , văn hóa vùng miền khác nhau. Chính
vì vậy mà văn hóa dân tộc có ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.
 Nhận thức và sự học hỏi các giá trị của văn hóa doanh nghiệp khác
Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng của mình.Bên cạnh đó văn hóa doanh nghiệp còn
được hình thành và ảnh hưởng bởi những giá trị văn hóa học hỏi được từ những giá trị văn hóa
doanh nghiệp khác. Đó là những giá trị như :quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc và các truyền
thống mà doanh nghiệp tiếp nhận được trong quá trình hình thành và hoạt động của mình.
Văn hóa của mỗi tổ chức đã làm nên nét riêng biệt cho từng doanh nghiệp, giúp phân biệt
doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Tuy nhiên việc học hỏi và trao đổi văn hóa với nhau
có thể giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn, nhưng cần xác định được giá trị văn hóa đó có phù
hợp với doanh nghiệp, với tổ chức của mình hay không, phải biết chọn lọc một cách phù hợp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG


2.1. Tổng quan về các công ty kiểm toán Big4 tại Việt Nam
2.1.1. Công ty kiểm toán Ernst & Young (EY)

Ernst & Young (tên đầy đủ: Ernst & Young Global Limited, hoặc gọi tắt là EY) là một
hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp đa quốc gia có trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.EY
được xếp vào nhóm Big4, một trong bốn hãng dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu lớn
nhất trên thế giới - cùng với Deloitte, KPMG và PwC.EY hoạt động dưới mô hình mạng lưới các
công ty thành viên, với mỗi công ty thành viên là một pháp nhân riêng biệt ở từng quốc gia. Sự
hiện diện của EY đã có từ năm 1849 với việc thành lập của công ty Harding & Pullein tại Anh.
EY hiện tại được thành lập bởi sự sáp nhập của Ernst & Whinney và Arthur Young & Co. vào
năm 1989. Hiện nay, EY có 270.000 nhân viên tại hơn 700 văn phòng trên 150 quốc gia trên thế
giới, cung cấp dịch vụ bảo đảm (bao gồm kiểm toán tài chính), thuế và tư vấn.
Được thành lập vào năm 1992, EY Việt Nam trở thành hãng kiểm toán và tư vấn 100% vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên được cấp phép hoạt động ở Việt Nam. Vào năm 2000, EY
Việt Nam đã hỗ trợ thành công cổ phiếu đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Hiện EY Việt Nam có văn phòng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với đội ngũ hơn 1400 nhân
viên bản địa và chuyên gia nước ngoài.

2.1.1.1. Cơ cấu tổ chức


Emst & Young Việt Nam là một thành viên của Ernst & Young toàn cầu nên cơ cấu tổ
chức và kinh doanh của Công ty cũng áp dụng theo mô hình của toàn cầu, đó là tổ chức theo kiểu
phi tập trung và phân theo địa lý, xong có sự thay đổi phù hợp với đặc điểm và điều kiện ở Việt
Nam

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty EY tại Việt Nam

2.1.1.2. Nhiệm vụ
EY nói chung và EY tại Việt nam nói riêng đều cung cấp các mảng dịch vụ chính như:dịch
vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn,dịch vụ đảm bảo, tư vấn thuế, tư vấn giao dịch,các dịch vụ đặc
biệt, ...Trong đó dịch vụ kiểm toán và đảm bảo vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong doanh thu đối với
các công ty có doanh thu từ việc kiểm toán trên báo cáo tài chính. Tiếp theo đó là các dịch vụ về
dịch vụ tư vấn và tư vấn thuế.

Dịch vụ kiểm toán


Đây là dịch vụ chính chiếm tỷ lệ doanh thu lớn nhất trong kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty (70%). Dịch vụ kiểm toán được chia thành các khối chuyên sâu bao gồm:
 Kiểm toán báo cáo tài chính
 Kiểm toán quyết toán công trình XDCB hoàn thành
 Kiểm toán hoạt động
 Kiểm toán nội bộ
 Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư
Ngoài ra công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam còn cung cấp các dịch vụ như thực hiện việc
soát xét về khả năng sáp nhập và mua bán doanh nghiệp, soát xét Báo cáo tài chính hàng quý,
thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính trong tập đoàn tài chính, tập đoàn quốc tế ...

Dịch vụ tư vấn
Emst & Young Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn về kế toán và tài chính trong đó:
 Các dịch vụ tư vấn kế toán có thể bao gồm việc ghi chép, giữ số, lập báo cáo tài chính
quý, năm phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của các cơ quan Nhà
Nước Việt Nam và của công ty mẹ.
 Loại hình dịch vụ tư vấn tài chính được công ty đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng trong những tình huống cụ thể như tư vấn cho các doanh nghiệp về xây dựng
hệ thống kiểm soát nội bộ, quy chế quản lý, quy chế kiểm soát, tư vấn cho doanh nghiệp
về chiến lược phát triển kinh doanh bao gồm các vấn đề về hình thức đầu tư, phương thức
đầu tư nhằm hướng đến tính hiệu quả cao nhất có thể, tư vấn về pháp lý, tư vấn về rủi ro
tài chính và các loại hình dịch vụ khác ...
Đây là loại hình còn rất mới mẻ tại Việt Nam nhưng nó cũng góp phần tạo ra những hướng đi
mới trong việc mở rộng thị trường và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

Dịch vụ thuế
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn chưa được hoàn thiện và các chính sách thuế còn
chồng chéo nhau hoặc chưa bao phủ hết các mối quan hệ kinh tế. Từ đó mà Ernst & Young Việt
Nam đã cung cấp các dịch vụ về thuế cho khách hàng. Với phương châm “Quality in everything
we do”, với đội ngũ chuyên gia tư vấn Việt Nam và nước ngoài am hiểu về luật pháp và chế độ ở
Việt Nam công ty đang phát triển rất tốt loại hình dịch vụ này.
Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm nhiều loại hình cụ thể như tư vấn lập báo cáo thuế, tư vấn hướng
dẫn xử lý những vướng mắc về thuế, tư vấn về thủ tục xin miễn giảm thuế và hoàn thuế...
Mặc dù dây là loại hình dịch vụ chiếm một tỉ trọng thấp trong tổng doanh thu của công ty
nhưng công ty luôn coi việc cung cấp các loại hình dịch vụ này là loại hình hoạt động lâu dài và
mang lại hiệu quả cao trong tương lai.
Các dịch vụ đặc biệt: Ngoài các mảng chính đã nêu, EY cũng cung cấp các dịch vụ đặc biệt
khác như dịch vụ phân tích dữ liệu, tư vấn về công nghệ thông tin và quản lý rủi ro, dịch vụ kiểm
soát nội bộ, và nhiều lĩnh vực khác.

2.1.1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh


Hoạt động kinh doanh của EY Việt Nam tương đối ổn định với doanh thu bình quân đạt
1.050 tỷ đồng/năm và lãi sau thuế bình quân khoảng 8,5 tỷ đồng/năm.Năm 2021, EY Việt Nam
đã thực hiện các công việc kiểm toán cho 329 đơn vị có lợi ích công chúng ở nhiều lĩnh vực như
ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng, quỹ đầu tư...
Nhiều doanh nghiệp lớn là khách hàng của công ty kiểm toán này phải kể đến như Tập đoàn
Vingroup, Tập đoàn Bảo Việt, Kinh Bắc, Ngân hàng Agribank, VietinBank, Sacombank, Thế
giới Di động, …

2.1.2. Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC)

Năm 1849, Samuel Lowell Price, người đặt nền móng đầu tiên cho PwC, đã thành lập công
ty dịch vụ kế toán tại Luân Đôn.
Đến tháng 9/1998, tiền thân của PwC là PricewaterhouseCoopers được thành lập từ việc sáp
nhập hai công ty kế toán Pricewaterhouse và Coopers & Lybrand. Dù được biết đến rộng rãi với
cái tên PwC, logo và tên giao dịch pháp lý của họ là PricewaterhouseCoopers. Mãi đến khi tái
định vị thương hiệu vào năm 2010, logo và tên giao dịch mới chính thức được đổi thành PwC
như các bạn đã biết.
Tại Việt Nam, PwC chính thức mở văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội kể từ
năm 1994.

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

sơ đồ 1: bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH PwC Việt Nam

2.1.2.2. Nhiệm vụ
PwC Việt Nam chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao gồm
Kiểm toán, Tư vấn thuế, Tư vấn pháp lý, Tư vấn các thương vụ và hoạt động, hỗ trợ khách hàng
giải quyết các vấn đề trong kinh doanh để đi tới thành công. Với nguồn lực chuyên gia phong
phú từ mạng lưới khu vực và toàn cầu, kết hợp với kinh nghiệm sâu rộng về thị trường Việt
Nam, các dịch vụ đa dạng PwC cung cấp đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng một cách tốt
nhất. Hãy khám phá các lợi ích mà chúng tôi có thể mang lại cho các doanh nghiệp ở các quy mô
khác nhau theo các nhóm dịch vụ: Kiểm toán và bảo đảm, Tư vấn các thương vụ và Tư vấn hoạt
động, Tư vấn thuế, Tư vấn pháp lý, Tư vấn nguồn nhân lực,…
Ngoài ra, chúng tôi có các gói dịch vụ được thiết kế cho các nhóm khách hàng riêng như
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Châu Âu, doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp Hàn Quốc,
doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan.

Dịch vụ kiểm toán và dịch vụ bảo đảm:


• Kiểm toán báo cáo tài chính
• Soát xét thông tin tài chính
• Kiểm tra trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước
• Chuyển đổi báo cáo theo IFRS và tư vấn kế toán
• Dịch vụ tư vấn quản lý rủi ro
• Dịch vụ thị trường vốn

Dịch vụ tư vấn các thương vụ và tư vấn hoạt động:


PwC được biết tiếng trên thị trường về khả năng hỗ trợ thực hiện các giao dịch Mua bán &
Sáp nhập (M&A). Chúng tôi tư vấn toàn bộ các khâu của giao dịch, từ việc lên chiến lược thực
hiện đến việc hợp nhất sau giao dịch. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm thẩm định tài chính, thuế,
pháp lý, thương mại và hoạt động, tiếp cận thị trường vốn, định giá, đàm phán và cơ cấu giao
dịch.
Dịch vụ tư vấn hoạt động: Bộ phận Tư vấn của chúng tôi giúp khách hàng nâng cao hiệu
quả hoạt động thông qua việc nâng cao hiệu quả của các quy trình kinh doanh chính yếu.

Dịch vụ tư vấn thuế:


Dịch vụ tư vấn thuế rất đa dạng, thường xuyên cập nhật tới khách hàng những thay đổi mới
nhất của các quy định về thuế ở Việt Nam và tư vấn cho khách hàng các phương thức hiệu quả
nhất trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, cũng như cung cấp các cảnh báo sớm
và hỗ trợ trong việc đối phó với rủi ro.

Dịch vụ tư vấn luật:


Công ty Luật PwC Việt Nam là một công ty luật nước ngoài do Bộ Tư pháp cấp giấy phép
thành lập năm 2000, có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Hà Nội. Là công ty duy nhất
tại thị trường Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện song song với các
dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn tài chính cho doanh nghiệp do các công ty PwC thành viên thực hiện.
Dịch vụ doanh nghiệp tư nhân:
Dịch vụ doanh nghiệp tư nhân gồm các chuyên gia tư vấn kinh doanh đáng tin cậy chuyên
cung cấp các giải pháp kinh doanh tích hợp cho các doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp gia đình.

Dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực:


Đội ngũ các chuyên gia tư vấn Quản lý Nguồn nhân lực, Luật và Thuế cùng phối hợp làm
việc nhằm cung cấp một dịch vụ tích hợp các giải pháp về Quản lý Nguồn nhân lực giúp gia tăng
giá trị cho quý Công ty

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp:


 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Châu Âu
 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản
 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc
 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan

2.1.2.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh

PwC Việt Nam được trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp của năm” trong lễ trao giải “LGBT
Việt Nam Tôn vinh” 2015 do Trung tâm ICS – Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người
LGBT tại Việt Nam tổ chức ngày 27/12/2015.
PwC Việt Nam nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính vì đóng góp tích cực cho thị
trường chứng khoán.
Công ty Luật TNHH PwC Việt Nam được nhận danh hiệu là công ty được tín nhiệm trong lĩnh
vực Mua bán & Sáp nhập và Phát triển Dự án trong danh sách IFLR1000 năm 2019, vinh danh
các công ty tư vấn luật tài chính và luật doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới.

PwC Việt Nam vinh dự là một trong “Top 10 Dịch vụ Uy tín - Chất lượng” năm 2022 cho
Dịch vụ Tư vấn và Đảm bảo ESG, tại lễ trao giải do Viện Kinh tế và Văn hóa phối hợp với
Trung tâm Bảo vệ Người tiêu dùng tổ chức vào ngày 18/12/2022.

2.1.3. Công ty kiểm toán Deloitte

Deloitte là một trong bốn công ty cùng với EY, KPMG và PwC cung cấp dịch vụ kiểm toán-
kế toán-tài chính và tư vấn lớn nhất thế giới. Công ty được thành lập vào năm 1845 tại London,
Anh Quốc do William Welch Deloitte sáng lập , Deloitte đã trải qua một chặng đường dài đến
hơn 170 năm và vẫn đang tiếp tục khẳng định vị thế và danh tiếng của mình trong ngành Kế
toán- Kiểm toán- Tài chính.
Trong những năm đầu quá trình đổi mới, với yêu cầu phải đáp ứng của nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam tiền thân là Công
ty Kiểm toán Việt Nam - VACO, được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 165
TC/QĐ/TCCB ngày 13/05/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đây là công ty kiểm toán độc lập
đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Năm 1992, VACO kết hợp cùng với Deloitte Touche mở rộng về
mặt chuyên môn tại Việt Nam. Sau đó hai công ty này sáp nhập tạo thành VACO Deloitte vào
năm 1995. Tháng 5 năm 2007 một sự kiện quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi VACO
là công ty đầu tiên chuyển đổi thành công quyền sở hữu và từ đó VACO Deloitte chính thức hoạt
động dưới cái tên Deloitte Việt Nam cho đến bây giờ. Công ty Deloitte với chi nhánh ở Việt
Nam sở hữu khoảng 700 nhân viên làm việc ở văn phòng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với
trụ sở chính ở Tòa nhà Vinaconex, 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Với hơn 30 năm kinh nghiệm,
Công ty Deloitte đã xây dựng được nhiều mối quan hệ kinh doanh với nhiều doanh nghiệp lớn sở
hữu ⅓ trong tổng số hơn 1000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ
thông tin nổi tiếng như Microsoft, IBM, Apple,.. Ở Việt Nam, Deloitte chủ yếu cung cấp dịch vụ
cho các công ty cổ phần và tập đoàn nhà nước nhưng đang mở rộng ra khu vực FDI. Khách hàng
đáng chú ý của Deloitte Việt Nam có thể kể đến FPT, Vinaconex,Petrosetco,… Deloitte luôn hỗ
trợ khách hàng với phương châm “ Deloitte is You- Deloitte là chính Bạn” cùng kinh nghiệm và
sự hiểu biết chuyên môn sâu trong lĩnh vực để khẳng định vị thế của mình với chất lượng dịch vụ
đánh tin cậy, tạo uy tín cũng như mối quan hệ lâu dài với những khách hàng tập đoàn có tiếng
trên thế giới.

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Các công ty con trong công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam bao gồm:
- Công ty TNHH Tư vấn thuế Deloitte Việt Nam
- Công ty TNHH Tư vấn tài chính và Quản trị kinh doanh Deloitte Việt Nam.
- Công ty TNHH Phát triển nguồn nhân lực Deloitte Việt Nam
- Công ty TNHH Dịch vụ kế toán và Giải pháp doanh nghiệp.
- Công ty Luật TNHH Deloitte Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức là một yếu tố quan trọng, yếu tố quyết định đến sựu thành công hay thất bại của
công ty. Công ty thường xuyên cho đội ngũ nhân viên liên tục trau dồi năng lực để cung cấp các
dịch vụ kiểm toán chất lượng cao và để đóng góp vào việc định hình tương lai.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam được thể hiện trong bảng
sau:
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lí của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Nguồn: Cáo
bạch Công ty TNHH Deloitte 2019)
Đặc điểm của cơ cấu tổ chức:
- Phản ánh mạnh mẽ quyền hạn quản lí và chỉ huy của Ban quản trị cấp cao( HĐQT và Ban
giám đốc).
- Phát huy tối đa chất lượng của nguồn nhân lực.
- Phân vùng trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban với nhau, giữa cấp quản lí và cấp nhân sự
thấp hơn.
- Tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của việc xây dựng hệ thống quản lí trong chức năng tổ
chức của quản trị doanh nghiệp.
2.1.3.2. Nhiệm vụ
Sự tín nhiệm là một trong những tài sản có giá trị nhất trên thế giới nhưng rất khó để đạt
được. Deloitte luôn định vị là nhà tư vấn hàng đầu trong việc đem đến cho doanh nghiệp sự tự tin
để vững bước phát triển. Deloitte luôn tập trung các thế mạnh trong toàn bộ mạng lưới công ty
để xây dựng sự an tâm và tin tưởng, thúc đẩy giá trị gia tăng với quy mô mở rộng trên nhiều lĩnh
vực.
Deloitte Việt Nam cung cấp các dịch vụ đảm bảo như một kênh dịch vụ tư vấn hỗ trợ các
khách hàng với chất lượng vượt trội, công ty áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh
vực kế toán, báo cáo tài chính, và đảm bảo nhằm gia tăng lòng tin của các bên liên quan trong
việc đưa ra các quyết định nội bộ, cũng như quyết định kinh doanh. Deloitte cung cấp một gói
giải pháp toàn diện các dịch vụ để giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề đối mặt đầy tự tin
trước các thách thức của doanh nghiệp.
Các dịch vụ chính:
 Tư vấn Kế toán và Báo cáo tài chính
 Tư vấn Sự kiện đột phá
 Tư vấn Hoạt động kế toán
 Các dịch vụ Đảm bảo khác

Dịch vụ tư vấn Kế toán và Báo cáo tài chính (“ ARA”):


Dịch vụ không ngừng thay đổi và phát triển. ARA giúp gia tăng sự tự tin trog các quyết định
nội bộ đến từ các cấp quản lí cho các vấn đề liên quan đến kế toán bao gồm việc chủ động xem
xé và đưa vào tính toán các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính.
Deloitte cung cấp các dịch vụ tư vấn để hỗ trợ khách hàng hiểu rõ các thay đổi liên quan đến
công tác kế toán trong từng hoạt động của doanh nghiệp.
Một số dịch vụ bao gồm:
 Chuyển đổi IFRS
 Tư vấn chuyên môn kế toán
 Khác phục và tuân thủ
 Hỗ trợ theo yêu cầu
 Hỗ trợ pháp lý
 Dịch vụ đào tạo
 Hỗ trợ Kiểm toán
 Dịch vụ áp dụng Chuẩn mực kế toán

Tư vấn Sự kiện đột phá: Phát triển bằng sự thay đổi


Sự thay đổi toàn diện đến từ chính doanh nghiệp sẽ phá cỡ vòng quay “ Hoạt động kinh doanh
thông thường”, bổ sung nguồn lực mới để doanh nghiệp tăng cường và phát triển.
Một sự kiện đột phá là một sự kiện mang đến sự đổi mới hoặc thay đổi tình trạng hiện tại dẫn
đến sự cải tiến trong cấu trúc hoặc mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Những sự kiện này bắt
nguồn từ việc thay đổi về nhu cầu cần thiết của bộ phận tài chính.
Công ty áp dụng kiến thức chuyên sâu về kế toán, báo cáo tài chính, kiểm soát và pháp lý để
hỗ trợ các giám đóc Tài chính(CFO) và bộ phận Tài chính trong việc định hướng thành công
trước những sự kiện đột phá và vượt lên trên sự kỳ vọng của các bên liên quan.

Hình 2.3. Mô hình tư vấn Sự kiện đột phá (Nguồn : Deloitte.com,


https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/vn/Documents/audit/vn-aud-assurance-
services-storefront-service-vn.pdf )
Tư vấn Hoạt động kế toán:
Tư vấn hoạt động kế toán chú trọng vào chức năng quản lý và kiểm soát tài chính. Công ty
nhận ra rằng các nhà quản lý tài chính cần một đối tác để có thể đánh giá đội ngũ nhân lực, quy
trình, cơ sở hạ tầng và hoạt động kiểm soát và qua đó cung cấp các giải pháp thiết thực
nhaatsgiair quyết các nhu cầu mà vẫn đảm bảo được sự minh bạch tài chính trong các hoạt động
cốt lõi.
 Đánh giá và cải tiến hoạt động kế toán: cung cấp các dịch vụ tẩm định, đánh giá, về quy trình
kiểm soát tài chính. Các dịch vụ này nhằm mục đích đánh giá tình trạng tài chính hiện tại,
xác định những điểm cần cải thiện trong quy trình, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và hoạt
động kiểm soát, qua đó cung cấp định hướng hỗ trợ các bên liên quan thực hiện các điều
chỉnh.
 Dịch vụ hỗ trợ theo yêu cầu và hệ thống công nghệ thông tin kế toán: cung cấp các dịch vụ
đánh giá và đưa ra các lựa chọn giải pháp về nhân sự và hệ thống công nghệ thông tin kế
toán.
 Dịch vụ Đảm bảo hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ: hỗ trợ doanh nghiệp trong tất cả các
khía cạnh của hệ thống kiểm soát tài chính bao gồm các dịch vụ:
Thiết kế và kiểm tra vẫn hành hoạt động hiệu quả
Đảm bảo công việc của bộ phận kiểm soát chất lượng nội bộ hoạt động và được triển
khai.
Từ đó, công ty giúp doanh nghiệp tìm ra cách giải quyết các vấn đề liên quan đến quy định
pháp lý và cơ chế thị trường để quản lý rủi ro từ bên thứ ba với các dịch vụ chuẩn bị và chứng
nhận.

 Hội thảo tài chính: các dịch vụ đánh giá bao gồm các giải pháp hỗ trợ giúp tăng cường kiểm soát
tài chính ở cấp độ quản ly để đảm bảo mức độ hiểu quả cho quá trình chuyển đổi, tầm nhìn và
chiến lược.
Các dịch vụ Đảm bảo khác:
Dịch vụ đảm bảo về dữ liệu tài chính và phi tài chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ
quan pháp lý.
 Dịch vụ Đảm bảo và Chuyển đổi Báo cáo Doanh nghiệp
 Dịch vụ Đảm bảo Quảng cáo và Truyền thông
 Dịch vụ Đảm bảo Tính pháp lý của Dịch vụ tài chính
 Dịch vụ Đảm bảo Thuật toán.

2.1.3.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh


Trong năm tài chính 2021: Deloitte xếp thứ 3 trong 4 công ty kiểm toán Big4 tại Việt Nam
xếp sau PwC và EY với 1111 tỷ đồng và tăng liên tiếp 4 năm qua. Deloitte có doanh thu cao nhất
với hơn 50 tỷ USD, tặng 5,5% so với năm tài chính 2020.
Lợi nhuận sau thuế, Deloitte đứng vị trí số 2 đạt 53 tỷ dồng vào năm 2022, tăng trưởng 13%
so với cùng kỳ năm 2021.
Hình 2.4. Lợi nhuận sau thuế Big4 kiểm toán (tỷ đồng)
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ Báo cáo minh bạch của các công ty )
Deloitte cũng kiếm tiền tại Việt Nam phần lớn nhờ kiểm toán, chiếm gần một nửa nguồn thu.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí, Lọc hóa Dầu Bình Sơn, Bảo hiểm PVI, Dược Hậu Giang, Xi
măng Vicem Hà Tiên... là khách hàng lớn của đơn vị này.
Xét về mạng lưới khách hàng, Deloitte tuy không phải công ty thực hiện kiểm toán nhiều nhất
nhưng doanh thu trên mỗi hợp đồng kiểm toán lại cao nhất với bình quân thu gần 754 triệu đồng
cho mỗi hợp đồng kiểm toán.

Hình 2.5. So sánh doanh thu trên mỗi hợp đồng kiểm toán của Big4
(Nguồn: Báo cáo minh bạch của các công ty)
Deloitte dành một khoản lớn nguồn thu để trả lương nhân viên, thưởng nhân viên là ở mức
660 tỷ đồng chỉ sau PwC ( 676 tỷ đồng).
2.1.4. Công ty kiểm toán KPMG

KPMG là một trong bốn công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ về kế toán,
kiểm toán và tư vấn tài chính. Được thành lập năm 1987 với sự sát nhập của Peat Marwick
International và Klynveld Main Goerdeler. Ngày nay, công ty đã phát triển một mạng lưới toàn
cầu với 265.000 nhân viên tại 143 quốc gia.
Cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế, KPMG được chính phủ Việt Nam chấp nhận lập
văn phòng đại diện của công ty từ năm 1992. Năm 1994, Công ty TNHH KPMG Việt Nam chính
thức đi vào hoạt động. KPMG nhanh chóng trở thành một trong những công ty cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp lớn nhất tại Việt Nam, với văn phòng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng. Công ty đã có gần 30 năm kinh nghiệm, với hơn 8000 khách hàng là các doanh nghiệp đa
quốc gia, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp start-up và
các doanh nghiệp gia đình. KPMG luôn hỗ trợ khách hàng với phương pháp tiếp cận đa chiều,
kết hợp cùng kinh nghiệm và sự hiểu biết chuyên sâu trong ngành để vượt qua các thử thách và
nỗ lực mở rộng các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng.

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức


Cơ cấu tổ chức là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công chung cho hoạt
động của Công ty.Thừa hưởng mô hình hoạt động hiệu quả của KPMG toàn cầu cùng với những
kinh nghiệm của mình thì KPMG đã khéo léo xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy
một cách hợp lý, phù hợp với các điều kiện cụ thể tại Việt Nam. Tổ chức bộ máy quản lý của
KPMG Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ sau:

2.1.4.2. Nhiệm vụ
KPMG nói chung và KPMG Việt Nam nói riêng đều cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho
doanh nghiệp, bao gồm kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn thuế, pháp lý,....
Trong đó, hai dịch vụ chiếm thị phần lớn trên thị trường Việt Nam đó là dịch vụ kiểm toán và
dịch vụ tư vấn thuế.

Dịch vụ kiểm toán


KPMG tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ kiểm toán độc lập được thiết kế nhằm giúp khách
hàng tăng cường tính trung thực và độ tin cậy của các thông tin tài chính. Các thông tin này sẽ
được các nhà đầu tư, các chủ nợ và các bên có lợi ích liên quan khác sử dụng. Công ty hoạt động
theo đúng các quy định của pháp luật và Phương pháp luận Kiểm toán KPMG. Phương pháp
luận kiểm toán này được thiết kế ưu việt hơn so với các chuẩn mực quốc gia và quốc tế.
 Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
 Dịch vụ tư vấn kiểm toán
 Các dịch vụ liên quan đến kiểm toán

Tư vấn thuế
Thuế là một bộ phận cơ bản trong hoạt động của các quốc gia và các công ty. Chính sách
thuế cần được xây dựng rõ ràng và được quản lý một cách năng động bởi các chính phủ cũng
như các doanh nghiệp.Theo quan điểm doanh nghiệp, hoạt động quản lý thuế là một vấn đề ngày
càng được ưu tiên, vì luật pháp ngày càng phức tạp hơn. KPMG tại Việt Nam làm việc với khách
hàng để thiết lập các chính sách và quy trình thuế, nhằm xác định rằng trách nhiệm tuân thủ thuế
được thực hiện, các cơ hội hoạch định được thực hiện, và đảm bảo mối liên hệ thích hợp với thị
trường và các cơ quan quản lý nhà nước.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp và bất đồng về thuế
 Thuế doanh nghiệp
 Thuế quốc tế tổng hợp
 Dịch vụ di chuyển toàn cầu
 Thuế sáp nhập và mua bán
 Dịch vụ doanh nghiệp

Tư vấn quản trị


Các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi các dịch vụ tư vấn kết hợp trong quá trình tìm ra hướng
giải quyết cho những thách thức và cơ hội trong môi trường kinh tế phức tạp và thiếu ổn định.
Các chuyên gia tư vấn của chúng tôi làm việc trên các lĩnh vực về sức khỏe doanh nghiệp, bao
gồm các lĩnh vực đa dạng như lợi nhuận, chuyển đổi, công nghệ, rủi ro, tăng trưởng, cấu trúc và
hoạt động kinh doanh.
Bất kể bạn đang ở đâu trong chu kỳ kinh doanh và dù cho bạn cần lời khuyên về việc cải thiện
hiệu suất của doanh nghiệp, triển khai công nghệ mới, thỏa thuận hay tư vấn về cách xử lý rủi ro
và quy định thì chúng tôi đều có thể giúp bạn.
 Chuyển đổi kỹ thuật số
 Quản trị rủi ro
 Quản lý hoạt động tài chính
 Chiến lược khách hàng
 Chiến lược vận hành
 Nhân sự và thay đổi
 Cải cách doanh nghiệp

Tư vấn luật
Chúng tôi cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn pháp lý, bao gồm gia nhập thị trường, luật doanh
nghiệp và thương mại, mua bán và sáp nhập, tái cơ cấu và giải thể, sở hữu trí tuệ, bảo vệ dữ liệu
và quyền riêng tư, luật lao động và tuyển dụng, giải quyết tranh chấp và luật thuế. Bằng cách
phối hợp nhuần nhuyễn kiến thức chuyên môn hàng đầu trên thị trường về luật và thuế với công
nghệ mới nhất, chúng tôi hỗ trợ phát triển chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh của
khách hàng, đồng thời mang lại giá trị và tính linh hoạt cho khách hàng.
 Tiếp cận thị trường và thành lập doanh nghiệp
 Mua bán và sáp nhập
 Thương mại
 Tái cấu trúc và giải thể
 Giải quyết tranh chấp
 Tuyển dụng và lao động
 Sở hữu trí tuệ
 Bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư

Tư vấn thương vụ
Môi trường kinh doanh hiện nay chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết để mang lại kết quả kinh
doanh cao hơn, bền vững hơn cho các bên hữu quan. Dưới góc độ của các nhà đầu tư, KPMG
luôn xem xét và tìm kiếm những cơ hội để mua, bán, tìm kiếm đối tác, huy động vốn hay tái cơ
cấu, có thể gia tăng và giữ vững giá trị cho doanh nghiệp.
 Mua bán và sát nhập
 Thẩm định
 Giai đoạn hậu thương vụ
 Đánh giá
 Global Strategy Group
 Complex Transactions Group
 Đội ngũ tình huống đặc biệt

2.1.4.3. Một số kết quả của hoạt động kinh doanh

KPMG Việt Nam đã được công nhận với nhiều giải thưởng và danh hiệu trong suốt những
năm qua. Những giải thưởng nổi bật có thể kể đến đó là: giải thưởng "Công nghệ và Đột phá" tại
lễ trao giải The Great Awards 2022 do Hiệp hội Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam tổ chức,
được nêu tên tại hạng mục "Rising Law Firm of the Year" tại lễ trao giải Doanh nghiệp Luật
Xuất sắc Khu vực Đông Nam Á 2022, liên tục được trao tặng Giải Thưởng Rồng Vàng từ năm
2003 tới năm 2022.
2.2. Thực trạng văn hóa các công ty kiểm toán Big4 tại Việt Nam

2.2.1. Các biểu hiện trực quan của văn hóa các công ty kiểm toán Big4 Việt Nam

2.2.1.1. Công ty kiểm toán Ernst & Young (EY)

- Kiến trúc:
Các văn phòng tại Việt Nam:
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà Corner Stone, số 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt
Nam

Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 20, Tòa nhà Văn phòng Bitexco, Số 2 Hải Triều, Phường Bến
Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Nghi lễ
Ở EY Việt Nam cũng chú trọng vào các hoạt động dành riêng cho nhân viên. Sau ngày
31/03 – ngày kết thúc mùa bận của một kiểm toán viên, tất cả mọi người mảng Kiểm toán sẽ
được tham gia chương trình “End of busy season”. Đây là hoạt động vui chơi, dã ngoại để nhân
viên sạc lại năng lượng sau mùa bận đầy căng thẳng. Ngoài ra, EY cũng tổ chức nhiều buổi dã
ngoại để gắn kết các thành viên của công ty.
EY Việt Nam tổ chức các chương trình cho sinh viên để qua đó tìm ra các gương mặt vàng
xuất sắc cho vị trí Intern như Challenge for growth (dành cho sinh viên năm 3 của Đại học Ngoại
thương), Talented Auditor Cup (dành cho sinh viên năm 4 tại Hà Nội) hay Pathway to Success
(dành cho sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân). Ngoài ra, EY cũng tổ chức khá nhiều buổi Office
Tour bổ ích cho các bạn sinh viên để các bạn hiểu hơn về văn hóa, cơ cấu tổ chức các phòng ban
và có ấn tượng tốt đẹp về công ty.

- Ngôn ngữ, khẩu hiệu:


Với câu slogan “Building a better working world”, EY đã và đang xây dựng một môi trường
làm việc tốt đẹp hơn, hoàn thiện bức tranh màu sắc về Big 4 và khẳng định vị thế là một trong 4
công ty cung cấp dịch vụ nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán – tài chính lớn nhất thế
giới.

- Biểu tượng
EY tên đầy đủ là Ernst & Young được hình thành do sự sáp nhập lớn trong ngành kế toán
giữa hai công ty Ernst & Whinnduoclienthong.edu.vn và Arthur Young & Co vào năm 1989.
Đến năm 2013, Ernst & Young quyết định cũng thay đổi logo thành gam màu vàng xám, tiếp tục
hoạt động cho đến ngày hôm nay.

2.2.1.2. Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC)

- Kiến trúc:
Văn phòng Tập đoàn Kiểm toán PwC được thiết kế dựa trên logo và màu sắc thương hiệu
của doanh nghiệp này. Lấy logo làm trọng tâm để phát triển các ý tưởng thiết kế và phối hợp sử
dụng những gam màu sáng như trắng, đỏ, vàng, hồng và cam…, các nhà thiết kế đã tạo nên một
môi trường làm việc trẻ trung và năng động. Tất cả được phối hợp một cách hài hòa tạo nên một
tổng thể sắc màu trẻ trung, tạo nên một bức tranh mang đậm dư vị PwC mà bất cứ ai nhìn vào
cũng dễ dàng nhận ra.

 Vấn đề chiếu sáng và ánh sáng cho cả văn phòng cũng được quan tâm đúng mức, đảm
bảo sự thoải mái và ngập tràn ánh sáng cho môi trường làm việc vốn chịu áp lực cao của
một công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới.
 Được thiết kế theo phong cách hiện đại, có thể nói văn phòng PwC là một không gian
năng động thể hiện một môi trường làm việc đáng mơ ước, xứng tầm của một tập đoàn
toàn cầu.
 Tuy nhiên thiết kế văn phòng theo phong cách hiện đại cũng có những hạn chế như thiếu
không gian riêng tư cho những người yêu thích sự yên tĩnh.
- Biểu tượng:
Nhà thiết kế Wolff Olins đã tạo ra logo hiện tại với sự cộng tác của PwC. Anh ấy đã loại bỏ
tất cả các yếu tố cồng kềnh, chữ khó đọc và các biểu tượng nhỏ, mang đến một giải pháp thay thế
hiện đại cho nhận dạng hình ảnh. Nhà phát triển đã loại bỏ hình chữ nhật và đặt các chữ cái riêng
biệt bằng cách chuyển đổi chúng thành chữ thường và sử dụng serifs. Anh ấy giữ nguyên màu
của văn bản – màu đen. Phía trên chữ viết tắt là một hình đa cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố hình
học có hình dạng khác nhau. Mặc dù chúng được xếp chồng lên nhau nhưng chúng vẫn có thể
nhìn thấy rõ ràng vì chúng được làm trong mờ và có màu nổi bật. Đó là hình ảnh thu nhỏ của các
dịch vụ mà công ty xử lý, từ dịch vụ kế toán đến tư vấn.

- Ngôn ngữ, khẩu hiệu:


“To build trust in society and solve important problems” (Xây dựng niềm tin trong cộng
đồng và giải quyết các vấn đề quan trọng) là phương châm hoạt động của PwC, có lẽ cũng vì thế
PwC luôn là một công ty kiểm toán uy tín mà các doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn.

2.2.1.3. Công ty kiểm toán Deloitte

- Kiến trúc:
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 15, Tòa nhà Vinaconex, 34 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 18, Tòa nhà Times Square, 57-69F đường
Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghi lễ:
Trong suốt hơn 30 năm hình thành và phát triển, các hoạt động nghi lễ của công ty Kiểm toán
Deloitte tại Việt Nam đều được tổ chức định kỳ và chuẩn bị kĩ càng nhằm thắt chặt mối quan hệ
giữa các đội ngũ nhân viên cũng như các đối tác.
Một số nghi lễ được thực hiện tại Công ty Deloitte Việt Nam:

 Lễ kỉ niệm ngày thành lập Deloitte Việt Nam ( 13/5/1991): được tổ chức hàng năm nhằm
tôn vinh những cá nhân, tập thể đã đóng góp công sức trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển công ty. Năm 2021, Deloitte Việt Nam đã tổ chức “ Lễ kỉ niệm 30 năm thành lập-
dấu ấn tiên phong” tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
 Deloitte thường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho nhân viên của mình để giải tỏa
áp lực như những chuyến đi du lịch, đi chơi xa.
 Tổ chức giải bóng đá Deloitte Football Cup thu hút nhiều tài năng bóng đá đến từ các
phòng ban khác nhau, hay giải bóng đá BIG4 Football Cup hàng năm.
 Vào mỗi mùa bận, Deloitte có chương trình D-hour, dành cho nhân viên của mình một
giờ nghỉ ngơi sau giờ làm việc buổi chiều để tiếp tục công việc vào buổi tối.

- Biểu tượng:
Phía sau chữ Deloitte trên logo là dấu chấm tròn chứ không phải bất kỳ hình nào khác bởi
dấu chấm tròn là biểu tượng cho Doper on Top. Màu xanh là màu của sự tươi mới, của nhiệt
huyết. Ở Deloitte, tất cả mọi người đều là những Dopers và nếu các bạn tham gia vào Deloitte,
việc “sử dụng Doping” là không thể tránh khỏi. Ưu điểm nổi bật của môi trường làm việc tại đây
là văn hóa và con người. Nhân viên, thực tập sinh sẽ có cơ hội làm việc cùng những chuyên gia
hàng đầu thế giới cũng như thử thách bản thân với vô vàn đỉnh cao mới.

- Ngôn ngữ, khẩu hiệu:


Slogan: Making an impact
Với slogan này, Deloitte luôn mong muốn nhân viên của mình tạo ra sự ảnh hưởng đối với
thế giới qua công việc của mình, những thay đổi nhỏ sẽ làm nên những giá trị khác biệt.

2.2.1.4. Công ty kiểm toán KPMG

- Kiến trúc:
KPMG tại Việt Nam có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội, tầng 46 tòa tháp Keangnam,
Hanoi Landmark Tower (tòa nhà 72 tầng, lô E6), đường Phạm Hùng, khu đô thị mới Cầu Giấy
Mễ Trì, Từ Liêm, TP Hà Nội. Với diện tích sử dụng trên 3.000 m2, bao gồm cả không gian cho
trung tâm đào tạo và phát triển, văn phòng đáp ứng ứng đầy đủ cho số lượng nhân viên của công
ty cũng như phục vụ các kế hoạch mở rộng và phát triển.

.
Văn phòng thì rộng rãi, sạch sẽ, có nhiều không gian xanh để giúp các nhân viên trong công
ty có thể thoải mái làm việc. Đặc biệt ở KPMG còn có KPMG Business School (Phòng học
nghiệp vụ KPMG) giúp học viên tiếp cận những kiến thức mới nhất về nghiệp vụ, công việc và
kỹ năng lãnh đạo.
- Nghi lễ:
Trong gần 30 năm hình thành và phát triển, các hoạt động nghi lễ của KPMG đều được thực
hiện định kỳ và chuẩn bị kỹ càng nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa cán bộ công nhân viên trong
công ty cũng như các đối tác.
KPMG NEXT là một sáng kiến về Trách nhiệm xã hội dành cho doanh nghiệp (CSR) của
KPMG. Đến nay chương trình đã được tổ chức tới mùa thứ 8, nó nhắm vào đối tượng là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các giám đốc điều hành doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam -
những người đang muốn thúc đẩy tăng trưởng và đưa công ty của họ lên một tầm cao mới. Năm
2023, khủng hoảng tài chính đang khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ("SME") đối mặt với
nhiều vấn đề khác nhau, những thách thức này bao gồm: khả năng huy động vốn, thu hút các nhà
đầu tư, thiếu nguồn nhân lực, khả năng quản lý,..., những khó khăn này đang ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng ổn định của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Với bối cảnh trên, chương
trình KPMG NEXT Mùa thứ 8 “Dẫn lối thành công trong thời kỳ bất ổn kinh tế” đã hỗ trợ, đồng
hành, mang lại những chia sẻ hữu ích giúp họ vượt qua thời kỳ biến động, đồng thời tạo đòn bẩy
phát triển trong tương lai.
Hàng năm, KPMG Việt Nam còn tổ chức nhiều cuộc thi, hoạt động để tiếp cận gần hơn với
các bạn sinh viên. Cuộc thi học bổng AIS là sân chơi lý tưởng và đã tạo cơ hội thực tập cho
nhiều bạn sinh viên đam mê lĩnh vực Kế toán Kiểm toán, hay Cuộc thi giải quyết tình huống
kinh doanh quốc tế của KPMG (KPMG International Case Competition) là cơ hội để sinh viên
được làm việc với các vấn đề kinh doanh thực tiễn và trải nghiệm thực tế làm việc với khách
hàng. Ngoài ra KPMG cũng tổ chức nhiều buổi office tour để các bạn sinh viên hiểu hơn về văn
hóa, cơ cấu tổ chức các phòng ban và có ấn tượng tốt đẹp về công ty.
Một hoạt động thú vị ở KPMG là chương trình “Feel Good Friday” vào thứ 6 hàng tuần,
mọi người sẽ được làm việc ở bất kỳ nơi nào mình muốn và không phải mặc đồ công sở.

- Biểu tượng:
Logo đơn giản, KPMG đã lấy chữ cái đầu của bốn đối tác sáp nhập thành:
 K là viết tắt của Klynveld, sau khi Piet Klynveld, người sáng lập công ty kế toán Klynveld
Kraayenhof & Co. tại Amsterdam năm 1917.
 P là viết tắt của Peat, sau khi William Barclay Peat, người sáng lập công ty kế toán Wiliam
Barclay peat & Co tại London năm 1870.
 M là viết tắt của Marwwick, sau khi james Marwick, đồng sáng lập của công ty kế toán
Marwick, Mitchell & Co. tại New York City năm 1897.
 G là viết tắt của Goerdeler, sau khi Reinhard Goerdeler, chủ tịch của công ty kế toán Đức
Deutsche Treuhand – Gesellschaft (DTG) và sau đó, chủ tịch của KPMG.

- Ngôn ngữ, khẩu hiệu:


Phương châm hoạt động của KPMG là “Cutting through complexity” – Đơn giản hóa mọi sự
phức tạp. Với câu slogan này, KPMG muốn định hướng cho nhân viên của mình tìm ra cách xử
lý tình huống tốt nhất cho mọi vấn đề bằng cách nhìn nhận các vấn đề phức tạp và thể hiện nó
một cách rõ ràng và đơn giản để đưa ra quyết định đúng đắn.
2.2.2. Các biểu trưng phi trực quan của văn hóa các công ty kiểm toán Big4 Việt
Nam

2.2.2.1. Công ty kiểm toán Ernst & Young (EY)

Sứ mệnh
Sứ mệnh của EY là "Xây dựng một thế giới công bằng và đáng tin cậy, giúp các doanh
nghiệp và cộng đồng thịnh vượng." Là một trong những tổ chức tư vấn hàng đầu thế giới, chuyên
cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tài chính, thuế, tư vấn chiến lược và nhiều lĩnh vực khác liên
quan đến quản trị doanh nghiệp.

Định hướng và phát triển của công ty


- Tầm nhìn và chiến lược phát triển:
Tăng trưởng doanh số và mở rộng thị trường: Một mục tiêu quan trọng của EY là tăng
trưởng doanh số và mở rộng sự hiện diện của họ trên các thị trường khác nhau. Điều này có thể
đạt được thông qua việc phát triển dịch vụ mới, mở rộng địa điểm hoạt động, hoặc định hướng
vào các lĩnh vực và ngành nghề mới.
Đối tác chiến lược cho khách hàng: EY muốn trở thành một đối tác chiến lược cho khách
hàng của họ, đảm bảo rằng họ có thể cung cấp các giải pháp tối ưu và hỗ trợ đáng tin cậy cho các
vấn đề và thách thức kinh doanh của khách hàng.
Tăng cường chất lượng dịch vụ: EY đặt mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để
đáp ứng và vượt qua sự mong đợi của khách hàng. Điều này bao gồm đào tạo và phát triển nhân
viên, sử dụng công nghệ tiên tiến, và liên tục cải tiến quy trình làm việc.
Tập trung vào đổi mới và công nghệ: Để duy trì sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp tư
vấn, EY cần tập trung vào đổi mới và sử dụng các công nghệ mới để cải thiện hiệu suất và hiệu
quả công việc.
Thúc đẩy đội ngũ nhân viên và giữ chân nhân tài: Để thành công, EY cần xây dựng và duy trì
đội ngũ nhân viên tài năng và đáng tin cậy. Điều này bao gồm việc tạo ra môi trường làm việc
thu hút và đáng mơ ước, cung cấp cơ hội phát triển và thăng tiến, cùng với các chế độ đãi ngộ và
phúc lợi hấp dẫn.
Tăng cường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: EY cam kết thực hiện các hoạt động kinh
doanh có trách nhiệm và bền vững, góp phần tích cực cho cộng đồng và giải quyết các vấn đề xã
hội như biến đổi khí hậu, đa dạng và công bằng xã hội.
- Giá trị cốt lõi :
EY hướng đến giá trị cốt lõi là tính chính trực, sự tôn trọng, tinh thần làm việc nhóm.

2.2.2.2. Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC)

Sứ mệnh:
Sứ mệnh của PwC là giúp đỡ khách hàng của mình sử dụng dữ liệu để tạo ra những hiểu biết,
và để sử dụng những hiểu biết này để thúc đẩy nhân tài, và những kết quả tốt hơn trong tài chính
và hoạt động.

Định hướng và chiến lược phát triển:


- Tầm nhìn:
Thực hiện chương trình trách nhiệm xã hội, một chương trình bền vững qua thời gian, đem
lại những tác động tích cực cho công ty chúng tôi cũng như cộng đồng.
- Chiến lược phát triển:
Ngày 23 tháng 6 năm 2021 - PwC vừa công bố chiến lược toàn cầu mang tính bước ngoặt
mang tên “Hệ Cân bằng Mới” nhằm ứng phó với những thay đổi mang tính nền tảng trên thế
giới, trong đó bao gồm đột phá công nghệ, biến đổi khí hậu, rạn nứt về địa chính trị và những tác
động liên tục của đại dịch COVID-19.
Chiến lược “Hệ Cân bằng Mới” được PwC xây dựng dựa trên phân tích về các xu hướng toàn
cầu cũng như đúc kết từ hàng ngàn cuộc trao đổi thực tế với khách hàng và các bên liên quan
xuyên suốt hành trình hơn một thập kỷ không ngừng phát triển của PwC với tăng trưởng doanh
thu bền vững và liên tục tái đầu tư.
Chiến lược tập trung vào hai nhu cầu có tính kết nối mà các tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải
đối mặt trong những năm tới.
Nhu cầu thứ nhất là xây dựng niềm tin -- nhu cầu quan trọng đồng thời đang đặt ra nhiều thách
thức hơn bao giờ hết, khi các tổ chức ngày càng cần đạt được niềm tin của các bên liên quan trên
nhiều lĩnh vực đa dạng.
Nhu cầu thứ hai là mang lại những kết quả bền vững trong môi trường nhiều biến động, nơi
mức độ cạnh tranh và các nguy cơ đứt gãy ngày một lớn, song hành với kỳ vọng tăng cao từ phía
xã hội.

- Giá trị cốt lõi:


Tại PwC, mục đích là xây dựng niềm tin trong xã hội và giải quyết các vấn đề quan trọng.
PwC có khả năng tạo nên những giá trị khác biệt qua mạng lưới các nhà cải cách công nghệ với
cam kết luôn mang lại những trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt nhất, từ xây dựng tới thực thi
chiến lược, đồng thời cải thiện sự minh bạch, uy tín, và nhất quán trong hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp khách hàng. Dưới đây là năm giá trị cốt lõi giúp PwC đạt được mục đích
đã đề ra và hỗ trợ tối đa cho khách hàng:
 Làm việc với đạo đức và nghề nghiệp
 Tạo nên sự khác biệt
 Thể hiện sự quan tâm
 Hợp tác
 Không ngừng sáng tạo

2.2.2.3. Công ty kiểm toán Deloitte


Sứ mệnh
Sứ mệnh của Deloitte là giúp khách hàng trở thành những người dẫn đầu ở bất cứ nơi nào họ
chọn để cạnh tranh. Công ty đặt mục tiêu cung cấp các giải pháp sáng tạo giúp khách hàng đạt
được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng.
Định hướng và phát triển của công ty
- Tầm nhìn:
Tầm nhìn của Deloitte là trở thành tiêu chuẩn xuất sắc và được công nhận là công ty cung cấp
dịch vụ chuyên nghiệp tốt nhất trên thế giới.
- Các giá trị cốt lõi:
Deloitte tập trung vào tính chính trực, cam kết với khách hàng, cam kết với nhau và sức
mạnh từ sự đa dạng văn hóa. Công ty chú trọng mạnh mẽ đến tính chính trực, đạo đức và tính
chuyên nghiệp trong tất cả các khía cạnh hoạt động của mình. Deloitte cam kết cung cấp dịch vụ
đặc biệt cho khách hàng và xây dựng các mối quan hệ lâu dài. Công ty cũng đánh giá cao tinh
thần đồng đội, sự cộng tác và sự đa dạng, đồng thời nhận ra rằng một lực lượng lao động đa dạng
mang đến nhiều quan điểm và ý tưởng khác nhau.
Bên cạnh đó, Deloitte tập trung đầu tư phát tiển, tập trung mở rộng hoạt động cung cấp dịch
vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh.

 Đầu tư phát triển toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin và giải pháp phần mềm phục vụ
Deloitte Audit và mục đích kế toán quản trị. Thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng khách
hàng ít rủi ro và hiệu quả như các khách hàng FDI và ODA.
 Tập trung mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ ở các khu vực trọng điểm, có khả năng phát
triển như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… đồng thời đẩy mạnh công tác
marketing, mở rộng hoạt động tưu vấn tài chính và tư vấn thuế đối với khách hàng chiến
lược, trong đó tập trung vào các thị trường như: Nhật, Hàn Quốc và các nước trong khu vực.
 Nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là chất lượng phục vụ kiểm toán và tư vấn tài chính,
góp phần tăng uy tín của công ty với khách hnagf và đa dạng hóa loại hình phục vụ.
 Mở rộng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực có hiệu quả như: dịch vụ ERS, tư vấn chia
tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp.
2.2.3.4. Công ty kiểm toán KPMG
Sứ mệnh
Sứ mệnh của KPMG Vietnam là tạo ra giá trị bền vững cho khách hàng, nhân viên và cộng
đồng. Họ cam kết cung cấp các dịch vụ một cách chất lượng, liên tục cải thiện chất lượng kiểm
toán, bảo vệ sự độc lập của họ, điều cơ bản để đáp ứng trách nhiệm của họ với thị trường vốn.
Đối với các thành viên trong KPMG, họ mong muốn mang lại cho họ cảm giác tự hào rằng
công việc của họ giúp xây dựng niềm tin vào thị trường và củng cố nền kinh tế, giúp thúc đẩy sự
tiến bộ và thịnh vượng trong xã hội nơi mà mỗi thành viên đang sống và làm việc. Đối với xã
hội, KPMG mang lại niềm tin rằng trong tất cả những gì KPMG làm, cá nhân hay tập thể họ đều
mong muốn tạo ra một tác động tích cực, lâu dài đến xã hội, cộng đồng hay một thế giới lớn hơn.

Định hướng và chiến lược


- Tầm nhìn:
KPMG muốn trở thành nhà dẫn đầu trong tất cả các thị trường mà công ty tham gia. The
KPMG Way là cách họ định nghĩa họ là ai, làm gì và cách làm như thế nào. KPMG Việt Nam
không ngừng phát triển và mở rộng hoạt động của mình, công ty không chỉ tăng cường khả năng
cung cấp các dịch vụ hiện có mà còn mở rộng các lĩnh lực hoạt động và tạo ra các giải pháp mới
để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
- Giá trị cốt lõi:
Các giá trị cốt lõi của KPMG là:
Integrity (Chính trực): We do what is right. - Chúng tôi làm điều đúng đắn
Excellence (Xuất Sắc): We never stop learning and improving. - Chúng tôi không ngừng học hỏi
và cải thiện.
Courage (Can Đảm): We think and act boldly. - Chúng tôi suy nghĩ và hành động táo bạo.
Together (Chung Sức): We respect each other and draw strength from our differences. - Chúng
tôi tôn trọng lẫn nhau và khai thác điểm mạnh từ sự khác biệt.
For Better (Cho Điều Tốt Hơn): We do what matters. - Chúng tôi hành động vì mục đích chính
đáng.

You might also like