Ch3 2020 Suc Hap Dan Cua Chau A Voi Cac DN Nhat Ban

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Sức hấp dẫn của thị trường châu Á đối với các doanh nghiệp Nhật Bản

THANH THẮNG

13, Tháng 02, 2020 | 07:25

Lần đầu tiên sau bốn năm, các doanh nghiệp Nhật Bản đã thực hiện nhiều vụ sáp nhập và mua lại
ở châu Á hơn ở Bắc Mỹ, một dấu hiệu cho thấy sự bất ổn ngày càng tăng đối với chính sách
thương mại của Mỹ.

Các doanh nghiệp tại Nhật Bản đã thực hiện thành công một số lượng kỷ lục các thương vụ M&A
tại nước ngoài vào năm 2019. Các công ty này đang liên tục tìm kiếm thị trường trẻ, tăng trưởng
nhanh để bù đắp cho mức tăng trưởng trì trệ tại Nhật Bản.

Trong số đó, có 303 thương vụ ở châu Á - lần đầu tiên vượt qua tổng số thương vụ tại Bắc Mỹ kể
từ năm 2015, theo dữ liệu từ Recof. Khu vực Đông Nam Á tỏ ra đặc biệt hấp dẫn với dân số đông
và tăng trưởng mạnh mẽ, mặc dù Trung Quốc vẫn là một điểm đến quan trọng bất chấp chiến
tranh thương mại và những khó khăn khác.

Xét về các thị trường đơn lẻ, Singapore có nhiều thương vụ nhất, ở mức 64 thương vụ, tiếp theo là
Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong) với 50 thương vụ.

"Nhiều công ty tại Nhật Bản đang muốn tiếp cận châu Á, không chỉ vì chi phí rẻ hơn mà còn vì nhân
khẩu học hấp dẫn", theo ông Shinichi Imai, giám đốc của công ty Nihon M&A Center.

Ngược lại, số lượng các thương vụ vào Bắc Mỹ giảm xuống còn 258, so với 276 năm 2018, khi sự lo
ngại đang gia tăng về chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với việc tái cấu
trúc chuỗi cung ứng châu Á, một yếu tố sẽ ảnh hưởng đến Nhật Bản.

Atsushi Kanzawa, phó chủ tịch điều hành của công ty kế toán toàn cầu AGS Consulting tại Nhật Bản
cho biết: "Có thể nhiều công ty tại Nhật Bản đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra với tình hình xung
quanh Tổng thống Trump. Ngoài ra các công ty này cũng đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc
xây dựng chuỗi cung ứng của họ".

Các công ty tại Nhật Bản đã liên tục tìm kiếm các thị trường nước ngoài tiềm năng trong thập kỷ
qua với tổng số thương vụ thành công đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 2009.

Về giá trị, năm khởi sắc của M&A Nhật Bản đã đến vào năm 2018, với tổng các thương vụ có giá trị
lên tới 18 nghìn tỷ yên (164 tỷ USD), tăng gấp đôi so với 10 năm trước đó, theo Recof. Tuy nhiên,
năm 2019 chỉ ghi nhận ở mức 10 nghìn tỷ yên. Giá trị của các thương vụ tại Mỹ cũng đã giảm 24%
trong năm ngoái xuống chỉ còn dưới 4,4 nghìn tỷ yên.

1
Asahi Printing Group, nhà sản xuất vật liệu đóng gói in, chủ yếu cho các ngành mỹ phẩm và dược
phẩm, đã có bước tiến đáng kể đầu tiên vào châu Á vào năm ngoái khi mua lại công ty Harleigh
của Malaysia để thành lập một cơ sở sản xuất và bán hàng ở nước ngoài.

"Sự mở rộng toàn cầu là không thể tránh khỏi vì dân số Nhật Bản đang suy giảm và thị trường
đang bị thu hẹp", ông Hisashi Hama, chủ tịch của Asahi Printing, nói với Nikkei. Công ty cũng đang
xem xét các thương vụ mua lại trong tương lai tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

Trong khi đó, Itochu Techno-Solutions, thường được gọi là CTC, đã tăng cường các thỏa thuận tại
châu Á trong những năm gần đây. Công ty này đã mua hai doanh nghiệp của Indonesia với giá
khoảng 8 tỷ yên vào năm ngoái, tiếp nhận khoảng 300 kỹ sư mới. CTC đã mua lại các công ty IT ở
Malaysia, Singapore và Thái Lan trong bảy năm qua với mục tiêu mở rộng kinh doanh tại các quốc
gia có thị trường công nghệ đang phát triển nhanh chóng.

Châu Âu, giống như châu Á, đã ghi nhận nhiều thương vụ hơn nhưng với quy mô nhỏ hơn. Tổng
giá trị đạt 4,3 nghìn tỷ yên - gần bằng một nửa so với năm 2018, trong khi tổng số các thương vụ
tăng nhẹ lên 195.

Dữ liệu mới nhất đã nêu bật tương đối những điểm mạnh và điểm yếu của thị trường mục tiêu.
Trong khi các câu hỏi có thể đang gia tăng về 'sức khỏe' của nền kinh tế Singapore, môi trường
chính trị và pháp lý của nước này đã giúp thu hút nhiều thỏa thuận từ các công ty Nhật Bản vào
năm 2019 hơn bất cứ nơi nào khác.

"Chủ yếu là do hệ thống pháp lý được tổ chức tốt của đất nước", Kan Suzuki, chủ tịch chi nhánh
của AGS Consulting tại Singapore cho biết.

"Đối với các ngành công nghiệp như nhà hàng và bán lẻ, Singapore, cũng như Malaysia, Thái Lan
và Philippines, có dân số đủ lớn để cung cấp cho các công ty Nhật Bản cơ hội mở rộng kinh doanh.
Các nước ASEAN luôn là môi trường thân thiện với Nhật Bản, vì vậy họ cũng dễ dàng chấp nhận
các sản phẩm mang thương hiệu của Nhật Bản hơn", ông Suzuki nói thêm.

Trung Quốc vẫn là một thị trường quan trọng cho các công ty Nhật Bản, theo ông Suzuki. "Đất
nước này có một thị trường rộng lớn với mức thu nhập tăng. Có một lượng nhu cầu nhất định ở
Trung Quốc, đó là cơ hội lớn cho các công ty Nhật Bản, đặc biệt là trong ngành dịch vụ”.

Tuy nhiên, nền kinh tế chậm chạp của Trung Quốc và mối quan hệ với Washington kể từ năm 2019
đang khiến nhiều công ty lo ngại. Sự bùng phát gần đây của virus Corona cũng đã làm gián đoạn
hoạt động kinh tế trên cả nước. Điều này có thể làm giảm thêm sức hấp dẫn của thị trường này
như là một điểm đến M&A.

"Chúng tôi không thể cảm thấy tự tin về tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như những lo ngại
về chính trị. So với các nước ASEAN, Trung Quốc thực sự không hấp dẫn lắm", giám đốc Imai của
Nihon M&A Center nói.

2
Chi phí tăng là một nhược điểm khác, theo Ritsuko Nonomiya, giám đốc điều hành tại GCA
Advisors. "Những lợi thế về chi phí của một sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc tồn tại trong quá
khứ đã biến mất do chi phí lao động đã tăng cao trong thời gian gần đây", bà Nonomiya nói.

Trong khi sức hấp dẫn của Trung Quốc đang giảm đi thì thị trường Việt Nam lại đang tăng, theo bà
Nonomiya. Vị giám đốc này đã từng nói rằng Việt Nam hiện chia sẻ "sự tương thích nhất định với
Nhật Bản về đạo đức công việc. Quy mô thị trường, chi phí và tài năng đều ổn định, điều này cũng
đã tạo sự hấp dẫn cho các doanh nghiệp Nhật Bản".

BIZIT, nhà điều hành nền tảng đầu tư trực tuyến Bizit M&A, nhìn thấy một xu hướng tương tự: "Sự
chú ý đến thị trường Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Bên cạnh các công ty hậu cần, xây dựng và thực
phẩm, các ngân hàng của Nhật Bản cũng đang bắt đầu thành lập văn phòng tại Việt Nam".

"Ngoài Việt Nam và Ấn Độ, chúng tôi cũng đang thấy nhiều sự chú ý hơn cho Myanmar, Lào và
Campuchia, chủ yếu từ các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và điện tử",
BIZIT nói thêm.

(Theo Nikkei Asian Review)

Nguồn: Nhà Đầu tư (2020) Sức hấp dẫn của thị trường châu Á đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, truy
cập tại https://nhadautu.vn/suc-hap-dan-cua-thi-truong-chau-a-doi-voi-cac-doanh-nghiep-nhat-ban-
d33639.html

You might also like