Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


KHOA QUỐC TẾ HỌC
-------------------------

BÀI TIỂU LUẬN


Học phần: Văn hóa bản địa miền Trung Việt Nam

ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN VỮNG BỀN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
NƯỚC MẮM NAM Ô TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
GVHD: Phan Thị Kim

Nhóm thực hiện:


1. Nguyễn Thị Qúy
2. Đinh Thị Kiều Uyên
3. Huỳnh Thị Mỹ Tâm
4. Nguyễn Hoài Thương
5. Hoàng Ngọc Anh

Lớp: 21CNĐPHCLC01

Đà Nẵng, tháng 10/2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC
-------------------------

BÀI TIỂU LUẬN


Học phần: Văn hóa bản địa miền Trung Việt Nam

ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN VỮNG BỀN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
NƯỚC MẮM NAM Ô TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

GVHD: Phan Thị Kim

Đà Nẵng, tháng 10/2023

MỞ ĐẦU
Làng nghề truyền thống là loại hình sản xuất có ở hầu hết các địa phương trên
cả nước, gắn kết và có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, lao động của
người dân. Không những vậy, làng nghề đã góp phần bào sự phát triển của kinh tế - xã
hội cả nước, giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có
giá trị cho nền tiêu dùng. Làng nghề truyền thống và sản phẩm đã tọa nên bản sắc
riêng, do vậy việc giữ gìn, kế thừa, hiện đại hóa ngành nghề truyền thống có ý nghĩa
cả về kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong quá trình lịch sử lâu dài, và ngay cả hiện tại
đến tương lại các làng nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh
tế, hơn nữa mang ý nghĩa về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Các làng nghề đã tạo công ăn
việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế mà làng nghề
truyền thống đem lại, nhiều làng nghề còn đang đứng trước khó khăn về việc duy trì
phát triển sảng xuất như nguồn vốn, máy móc, trình độ tay nghề hạn chế, nguyên liệu
đầu vào,… Đặc biệt, khi bước vào giai đoạn mở cửa, hội nhập, nếu không có giải pháp
để duy trì thì làng nghề rất khó để cạnh tranh với những thương hiệu có tiếng tăm. Vì
vậy, làm ra sao để duy trì làng nghề truyền thống phát triển, tận dụng thời cơ hội nhập
kinh tế quốc quốc tế mang lại, đồng thời khắc phục được những yếu điểm biến thành
cơ hội để phát triển bền vững trong quá tình phát triển kinh tế xã hội. Đây là một vấn
đề cấp bách và cần được chú trọng quan tâm. Chính vì vậy nhóm em đã chọn đề
tài : “Phát triển bền vững làng nghề nước mắm Nam Ô trong quá trình hội nhập”,
đây là một đề tài cực kỳ cấp thiết vì nó tập trung vào việc nghiên cứu sự phát triển của
một làng nghề truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Điều này rất trọng để
hiểu cách các cộng đồng địa phương tìm cách bảo tồn di sản văn hóa và thích ứng với
yêu cầu thị trường toàn cầu.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NƯỚC


MẮM NAM Ô
1.1. Khái niệm về làng nghề và tiêu chí công nhận làng nghề
1.1.1. Khái niệm về làng nghề
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn,
có giải thích từ ngữ sau: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản,
làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có
các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác
nhau.

1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề


Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: Có tối thiểu 30% tổng số hộ
trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; Hoạt động sản xuất kinh
doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận và Chấp hành tốt
chính sách, pháp luật của Nhà nước.

1.2. Khái quát về làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Làng nghề nước mắm Nam Ô thuộc địa bàn phường Hòa Hiệp
Nam và phường Hòa Hiệp Bắc là hai phường của quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng, phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng, phía Tây giáp xã Hòa Bắc và Hòa Liên, huyện
Hòa Vang, phía Nam giáp phường Hòa Khánh Bắc của quận và phía Bắc giáp tỉnh
Thừa Thiên – Huế. Diện tích phường Hòa Hiệp Bắc 43,59 km 2, dân số 13.411 người,
tại khối phố Kim Liên có trên 50 hộ làm mắm. Trên địa bàn làng nghề có đường quốc
lộ 1A, ga đường sắt Bắc - Nam đi qua là điều kiện thuận lợi để làng nghề giao lưu với
các tỉnh và khu vực lân cận, trong nước và quốc tế.

Khí hậu: Khí hậu của làng nghề chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động, chế độ ánh sáng mưa ẩm phong phú. Khí
hậu trên thích hợp cho phát triển nông lâm nghiệp, du lịch, chế biến nông lâm thủy
sản. Tuy nhiên về mùa hạ, nền nhiệt độ cao, gây hạn và cửa sông bị nhiễm mặn, về
mùa mưa thường gặp bão và lũ lụt.
1.3.2 Điều kiện Kinh tế - Xã Hội:

Trong giai đoạn 1997-2011, kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, cơ cấu
chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, trọng tâm là phát triển thương mại. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
phát triển với tốc độ nhanh; tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do
quận quản lý thực hiện đạt 7.691,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76,70%, tốc độ tăng bình
quân 35,4%. Tổng giá trị Thương mại - dịch vụ thực hiện được 1.943,9 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 19,40%. Tăng từ 16,5 tỷ đồng năm 1997 lên 475 tỷ đồng năm 2011, tốc độ
tăng bình quân 27,1%. Tổng mức luân chuyển hàng hóa thực hiện được 16.041,3 tỷ
đồng, liên tục tăng qua các năm: 1997: 248,7 tỷ đồng; 2001: 336,5 tỷ đồng; 2006:
947,7 tỷ đồng; 2011: 3.690 tỷ đồng. Năm 2004 giá trị xuất khẩu đạt 400.000 USD, đến
năm 2011 đạt 1.700.000 USD.

Biểu số 1: Một số chỉ tiêu kinh tế quận Liên Chiểu


TĐ tăng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm Năm Năm BQ 15
1997 2006 2011 năm (%)

1.Dân số trung bình người 53.625 107.717 142.500 6,1


- Số người trong độ tuổi lao người 27.172 78.144 103.377
động

2. Các chỉ tiêu kinh tế tỷ đồng 29,5 342,3 2.050,7 35,4


- Công nghiệp '' 16,5 114,2 475,0 27,1
- Thương mại- dịch vụ '' 27,5 22,4 14,7 -4,4
- Nông lâm thủy sản

3. Cơ cấu kinh tế % 40,1 71,5 76,7


- Công nghiệp- xây dựng “ 16,5 23,8 19,4
- Thương mại- dịch vụ. “ 37,4 4,7 3,9
- Nông lâm thủy sản

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết 15 năm hình thành và phát triển quận Liên Chiểu)
Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của quận đều tăng. Trong những năm đến, tiếp tục
đẩy mạnh phát triển kinh tế theo cơ cấu: công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Đến năm
2015 tỷ trọng các ngành kinh tế là: công nghiệp chiếm 78,6%, dịch vụ chiếm 21%,
nông nghiệp giảm còn 0,4%; tốc độ tăng bình quân hằng năm của giá trị sản xuất CN-
TTCN là 20%, TM-DV là 33%.

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề truyền thống nước mắm Nam
Ô:

Làng nghề này được xây dựng từ những năm 1960, khi các hộ dân ở đây bắt
đầu sản xuất nước mắm theo phương pháp truyền thống. Cùng với sự phát triển nông
nghiệp, thủ công nghiệp với làng nghề truyền thống cũng đã ra đời và phát triển. Ban
đầu, làng nghề này chỉ có vài hộ dân sản xuất nước mắm. Tuy nhiên, với chất
lượng sản phẩm tốt, nên nhanh chóng được tiêu thụ và trở nên phổ biến. Dần dần,
nghề sản xuất nước mắm ở Nam Ô được nhiều người biết đến và phát triển. Đến
nay, nghề sản xuất nước mắm vẫn là hoạt động kinh tế chính của làng Nam Ô, đem
lại thu nhập ổn định cho hàng trăm gia đình dân làng. Nước mắm Nam Ô được
đánh giá là một trong những loại nước mắm ngon nhất Việt Nam, với chất lượng
được đảm bảo từ nguồn nguyên liệu tươi ngon và phương pháp sản xuất truyền
thống được bảo tồn qua nhiều thế hệ.

1.4. Vai trò của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế:
Theo kết quả điều tra làng nghề nông thôn của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn năm 2014, cả nước có 5407 làng nghề đang hoạt động, trong đó số làng
nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là
1.748, thu hút khoảng 10 triệu lao động. Làng nghề tạo việc làm và cải thiện đời sống
cho đông đảo cư dân nông thôn và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống vật thể
và phi vật thể, đồng thời góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn
mới….Trong bối cảnh đó, một trong những giải pháp quan trọng góp phần khắc phục
các hạn chế của làng nghề được các cơ quan quản lý nhà nước ưu tiên thực hiện đó là
việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm giúp cho
các doanh nghiệp, làng nghề mở rộng, phát triển, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ sản
phẩm ổn định và có giá trị cao bao gồm cả thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Quan trọng hơn nữa, cần tạo lập các sự kiện xúc tiến thương mại để thúc đẩy
các hoạt động giao lưu kinh tế. Tuy nhiên, cần thiết nhất hiện nay vẫn là làm thế nào
để sản xuất làng nghề truyền thống hợp chuẩn hóa với các nguyên tắc và quy định
quốc tế để sản phẩm xuất khẩu hiệu quả, không có tình trạng bị trả lại vì chưa đáp ứng
các yêu cầu, tiêu chí chung về kỹ thuật, về an toàn, về vệ sinh…

CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NƯỚC


MẮM NAM Ô TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

2.1. Vai trò của làng nghề truyền thống đối với nền kinh tế
Làng nghề truyền thống là nơi tập trung của những người thợ làm các ngành
nghề truyền thống, truyền đạt và duy trì những kỹ thuật và nghệ thuật đã tồn tại qua
nhiều thế hệ. Nghề làm nước mắm Nam Ô là một trong số ít làng nghề nước mắm
truyền thống còn tồn tại trên cả nước vừa được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia. Vai trò của làng nghề truyền thống có thể được nhìn thấy dưới nhiều
khía cạnh khác nhau.

2.1.1 Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời
Làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn
bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến và sử dụng
nước mắm. Làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng được xem là một di sản văn hóa độc
đáo và đại diện cho ngành chế biến nước mắm truyền thống của Việt Nam. Ngoài ra,
làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng là nơi du lịch và giáo dục văn hóa quan trọng với di
sản văn hóa độc đáo và sự đa dạng cảnh quan văn hóa, làng nước mắm Nam Ô thu hút
du khách từ trong và ngoài nước. Hơn nữa, cũng là nơi giáo dục và truyền thống kiến
thức về nghề chế biến nước mắm truyền thống. Điều này giúp đảm bảo rằng kiến thức
và kỹ thuật truyền thống không bị mai một và có thể được truyền tải cho thế hệ sau.
2.1.2 Góp phần giải quyết việc làm
Làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết
vấn đề việc làm. Theo thống kê của Hội làng nghề nước mắm Nam Ô, hiện làng nghề
có 92 hộ làm mắm, trong đó 54 hộ tham gia hội làng nghề truyền thống, 10 cơ sở quy
mô lớn, 17 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng, ba hợp tác xã và một doanh nghiệp…
Trong đó, thương hiệu mắm Nam Ô - Hương Làng Cổ được nhiều người biết đến. Chủ
cơ sở này là anh Bùi Thanh Phú, một trong những người trẻ đi đầu trong việc tạo ra sự
đột phá trong phát triển làng nghề. Vai trò này có thể được phân tích và thể hiện qua
các yếu tố sau:
Thứ nhất, làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng tạo ra các cơ hội việc làm cho
người dân trong cộng đồng. Với quy mô và quy trình sản xuất nước mắm ngày càng
phát triển, làng nước mắm đã tạo ra một lượng lớn việc làm cho người dân địa
phương. Thứ hai, làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng góp phần vào giảm nghèo và cải
thiện mức sống cho người dân. Tuy nhiên, với sự phát triển của làng nước mắm, người
dân đã có thêm một nguồn thu nhập ổn định và đáng tin cậy. Thứ ba, làng nước mắm
Nam Ô Đà Nẵng thu hút đầu tư và phát triển kinh tế địa phương. Sự phát triển của
làng nước mắm tạo ra cơ hội kinh doanh và đầu tư cho cả người dân địa phương và
các doanh nghiệp khác. Tạo ra việc làm không chỉ trong làng nước mắm mà còn trong
cả các ngành kinh tế khác liên quan. Thứ tư, làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng góp
phần vào việc phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ lao động. Việc tham gia vào quá
trình sản xuất và kinh doanh nước mắm giúp người lao động nông thôn rèn luyện kỹ
năng và trở nên thành thạo trong các công đoạn chế biến và quản lý. Điều này giúp
nâng cao trình độ lao động và cung cấp nhân lực có chất lượng cao cho nhiều ngành
kinh tế khác.

2.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa
Làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng tạo ra nguồn thu nhập ổn định, cung cấp tài
nguyên quan trọng và đóng góp vào chuyển đổi cơ cấu kinh doanh nông thôn. Đồng
thời, cũng góp phần vào bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Từ những khía
cạnh này, có thể thấy vai trò quan trọng của làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa khi tạo ra
nguồn thu nhập ổn định cho người dân nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Trước đây, người dân nông thôn tại Nam Ô Đà Nẵng chủ yếu sống từ nghề
đánh cá truyền thống và canh tác các loại cây trồng như lúa, ngô. Tuy nhiên, với sự
phát triển của làng nước mắm, người dân đã có thêm một nguồn thu nhập phụ từ việc
chế biến nước mắm.

Điều này giúp cải thiện đời sống và điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông thôn, giúp
người dân tự tin hơn trong việc tiếp cận các công nghệ mới và phát triển kỹ năng sản
xuất và kinh doanh. Làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng đóng vai trò là một nguồn tài
nguyên quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa kinh tế nông thôn. Nước mắm
Nam Ô Đà Nẵng đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và được người tiêu dùng tin
tưởng. Không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia
khác. Sự phát triển của làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng giúp nâng cao giá trị gia tăng
của sản phẩm trong chuỗi cung ứng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nông thôn và
mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, cung cấp một nguồn thu hút đầu tư cho khu
vực, tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Đóng vai trò
quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp hóa kinh doanh nông thôn. Hơn
nữa làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng cũng tạo ra sự phát triển cho các ngành liên
quan như ngành chế biến thực phẩm, dịch vụ vận chuyển và du lịch và góp phần vào
quá trình bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa
kinh tế nông thôn. Sự phát triển của làng nước mắm giúp duy trì và truyền lại từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Điều này làm cho nghề làm nước mắm trở thành một phần
không thể tách rời của đời sống và văn hóa cộng đồng.

2.1.4 Tạo ra nguồn sản phẩm phong phú cho xã hội


Làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng được biết đến là một trong những nguồn
cung cấp nguồn sản phẩm truyền thống và độc đáo, đồng thời tạo ra sự đa dạng và lựa
chọn cho người tiêu dùng nước mắm. Làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng cũng đóng
góp vào phát triển kinh tế địa phương và quảng bá du lịch. Từ những khía cạnh này,
có thể thấy vai trò quan trọng của làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng trong việc tạo ra
nguồn sản phẩm phong phú cho xã hội. Đây là một trong những nơi cung cấp nguồn
sản phẩm truyền thống và độc đáo, nước mắm được chế biến và sản xuất theo phương
pháp truyền thống từ các loại cá biển tươi ngon của biển Nam Ô. Quá trình chế biến từ
cá thành nước mắm được thực hiện bằng cách ướp muối biển và lên men tự nhiên
trong thùng gỗ. Sản phẩm cuối cùng là một loại nước mắm nguyên chất, không chứa
chất bảo quản và có hương vị đặc trưng. Bên cạnh nước mắm ướp, làng nước mắm
Nam Ô Đà Nẵng còn sản xuất các sản phẩm chế biến từ nước mắm như mắm ếch,
mắm ruốc, mắm tôm khô, mắm cá khô,... Điều này tạo ra sự đa dạng về lựa chọn cho
người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước mắm trong nhiều món ăn và món
ăn nhẹ. Người dân không chỉ có thể sử dụng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng để nấu ăn
mà còn để làm gia vị, nêm nếm hay làm sốt cho các món ăn. Làng nước mắm Nam Ô
Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương với quy trình chế
biến và sản xuất nước mắm truyền thống, làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng cung cấp
công việc và thu nhập cho nhiều hộ gia đình trong khu vực.

Người dân làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng đã truyền lại kỹ thuật chế biến và
nấu nước mắm từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đó tạo ra một nguồn nhân lực giàu
kinh nghiệm và kiến thức. Điều này giúp cung cấp một tệp năng lực và việc làm ổn
định cho người dân trong làng và tăng cường kinh tế địa phương và cũng góp phần
vào quảng bá và thúc đẩy du lịch địa phương. Việc quảng bá và phát triển thương hiệu
nước mắm Nam Ô Đà Nẵng giúp thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm thực
tế quá trình sản xuất nước mắm truyền thống. Điều này không chỉ xây dựng hình ảnh
cho làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng mà còn đóng góp vào phát triển du lịch địa
phương và tạo cơ hội kinh doanh cho các hoạt động du lịch khác.

2.2. Phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế
Việc phát triển làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng trong quá trình hội nhập quốc
tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch và văn hóa
của Đà Nẵng cũng như toàn quốc. Nhờ khả năng sản xuất nước mắm truyền thống độc
đáo và chất lượng cao, làng nước mắm Nam Ô đã thu hút sự chú ý của các công ty và
nhà kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngoài ít nhất phải bất ngờ và quan
tâm tới sản phẩm nước mắm của địa phương này. Điều này đã tạo ra cơ hội kinh
doanh và xuất khẩu, tăng cường thu nhập cho người dân làng và đẩy mạnh phát triển
kinh tế địa phương. Việc phát triển làng nước mắm Nam Ô đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy ngành du lịch của Đà Nẵng, là nơi du khách có thể trải nghiệm và
tìm hiểu về quá trình chế biến nước mắm truyền thống. Điều này đã tạo ra một điểm
đến du lịch hấp dẫn và độc đáo, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Nhờ quá
trình hội nhập quốc tế, các công nghệ và phương pháp chế biến hiện đại đã được đưa
vào làng nước mắm Nam Ô, tạo ra sự tiến bộ và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, đồng
thời, làng cũng bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống, khả năng chọn
lọc cá tự nhiên, ủ men và quy trình chế biến cổ truyền. Điều này giúp duy trì và phát
triển các nghề truyền thống, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của địa phương. Cuối
cùng, việc phát triển làng nước mắm Nam Ô trong hội nhập quốc tế cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và danh tiếng của Đà Nẵng và Việt Nam.
Việc phát triển và xuất khẩu nước mắm Nam Ô giúp hình ảnh của Đà Nẵng và Việt
Nam trở nên nổi tiếng và được biết đến trên thế giới.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề trong hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, có một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của làng nghề nước mắm Nam Ô góp phần duy trì và phát triển làng nghề nước
mắm Nam Ô trong bối cảnh mới.

2.3.1. Về khía cạnh kinh tế


Việc hội nhập quốc tế mang lại cho làng nghề nước mắm Nam Ô cơ hội mở
rộng thị trường, tiếp cận các nguồn vốn, công nghệ và kiến thức mới, nâng cao chất
lượng sản phẩm và năng suất lao động. Tuy nhiên, việc hội nhập quốc tế cũng đặt ra
những yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn sản xuất, chất lượng sản phẩm, an toàn thực
phẩm, bảo vệ thương hiệu và cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Trên
thị trường quốc tế, nước mắm Nam Ô phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thương
hiệu nước mắm khác, cả trong và ngoài nước nên việc quảng bá thương hiệu cần thiết.
Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu là một yếu tố quan trọng, giúp nước mắm
Nam Ô được biết đến và tin tưởng hơn trên thị trường quốc tế. Do đó, để phát triển
bền vững, làng nghề nước mắm Nam Ô cần có những chiến lược phù hợp để tận dụng
các lợi thế cạnh tranh của mình và tiếp cận các thị trường.

2.3.2. Về khía cạnh văn hóa


Việc hội nhập quốc tế giúp cho làng nghề nước mắm Nam Ô được giới thiệu và
quảng bá rộng rãi hơn đến với các du khách trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa của làng nghề. Nước mắm Nam Ô không chỉ là một sản phẩm
ẩm thực, mà còn là biểu tượng của sự tự hào, gắn kết và truyền thống của người dân
nơi đây. Việc duy trì và phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô cũng góp phần bảo vệ
và phục hồi những di tích lịch sử - văn hóa liên quan đến làng nghề, như nhà máy sản
xuất nước mắm cổ, các công trình kiến trúc dân gian và các lễ hội truyền thống. Tuy
nhiên, việc hội nhập quốc tế cũng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến bản
sắc văn hóa của làng nghề, như sự thay đổi trong khẩu vị tiêu dùng, sự mất đi của
những kỹ năng và kiến thức truyền thống, sự xâm nhập của những giá trị văn hóa
ngoại lai và sự mất cân bằng giữa việc phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa. Do đó, để
bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của làng nghề nước mắm Nam Ô, cần có sự tham
gia và đồng thuận của các bên liên quan, như chính quyền địa phương, các nhà sản
xuất, các nhà nghiên cứu, các tổ chức xã hội và cộng đồng người dân.

2.3.3. Về khía cạnh môi trường


Việc hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho làng nghề nước mắm Nam Ô cải thiện
môi trường sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm và tăng cường bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Việc áp dụng các công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, tái chế chất thải và sử dụng
các nguyên liệu thân thiện với môi trường sẽ giúp cho làng nghề nước mắm Nam Ô
giảm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần bảo vệ sức
khỏe của người lao động và người tiêu dùng. Ngoài ra, việc hội nhập quốc tế cũng mở
ra cơ hội cho làng nghề nước mắm Nam Ô tham gia vào các chương trình hợp tác
quốc tế về bảo vệ môi trường, nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ các tổ
chức quốc tế và quốc gia khác. Tuy nhiên, việc hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi làng
nghề nước mắm Nam Ô phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của
các thị trường xuất khẩu, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm có chứng
nhận xanh hay sinh thái và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và suy thoái môi
trường. Do đó, để phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô theo hướng bền vững, cần
có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất và các
tổ chức xã hội trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, như kiểm soát
chất lượng sản phẩm, giám sát mức độ ô nhiễm.

2.5. Những nhân tố không thuận lợi ảnh hướng đến làng nghề truyền thống trong
hội nhập quốc tế
Trong quá trình hội nhập quốc tế, làng nước mắm Nam Ô Đà Nẵng đối mặt với
nhiều nhân tố không thuận lợi ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển nghề truyền
thống, cụ thể như:

2.5.1. Tiến bộ công nghệ và quy trình sản xuất modern


Một nhánh tác động không thuận lợi đến làng nước mắm Nam Ô là tiến bộ
công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại. Việc áp dụng công nghệ mới và quy trình
hiện đại có thể làm mất đi những đặc trưng truyền thống của nước mắm và làm suy
yếu giá trị và phẩm chất của sản phẩm. Điều này có thể gây khó khăn cho việc bảo tồn
và phát triển nghề truyền thống trong làng.

2.5.2. Cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu


Khi cửa ngõ thương mại mở rộng và các sản phẩm nhập khẩu dễ dàng tiếp cận
thị trường, làng nước mắm Nam Ô phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm
nhập khẩu. Những sản phẩm này có thể mang lại giá cả cạnh tranh, chất lượng cao và
thương hiệu mạnh, làm suy yếu nhu cầu và sự quan tâm đối với sản phẩm nước mắm
truyền thống của địa phương.

2.5.4. Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm


Khi tham gia vào thị trường quốc tế, làng nước mắm Nam Ô phải đáp ứng các
yêu cầu về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Điều này đòi hỏi các sản phẩm
phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng
cao. Việc áp dụng và tuân thủ các quy định này có thể đặt một gánh nặng và chi phí
lớn lên làng và gây khó khăn cho các hộ gia đình và nhà sản xuất truyền thống.

2.5.5. Thiếu nhân lực và sự tiếp nối


Một nhân tố không thuận lợi khác trong việc phát triển nghề truyền thống là
thiếu nhân lực và sự tiếp nối trong làng nước mắm Nam Ô. Với sự phổ cập hóa giáo
dục và phát triển công nghiệp, nhiều người trẻ không quan tâm đến việc theo nghề
truyền thống này. Điều này dẫn đến hạn chế về nhân lực truyền thống và khả năng
đảm bảo sự tiếp nối và phát triển bền vững trong làng nước mắm Nam Ô.

2.4. Những nhân tố thuận lợi ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống trong hội
nhập quốc tế
2.4.1. Vị trí địa lý
Làng truyền thống nước mắm Nam Ô nằm ở vị trí thuận lợi gần biển khi Nam ô
là một bãi biển thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Đây là một vùng biển có nguồn nguyên liệu cá phong phú và chất lượng, đặc biệt là cá
cơm, cá thu và cá linh. Ngoài ra, Nam ô còn có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ cao và gió
mùa đông bắc thổi mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lên men và sấy khô nước
mắm với điều kiện tự nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu tươi ngon và chất lượng cao.

2.4.2. Truyền thống nghề nghiệp


Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô đã tồn tại suốt hàng trăm năm, có
một truyền thống nghề nghiệp chắc chắn và kỹ thuật sản xuất riêng. Có kinh nghiệm
và kỹ thuật sản xuất của người dân làng nghề. Họ cũng không ngừng cải tiến và đổi
mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, như áp dụng công nghệ máy móc hiện đại,
kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm.Nhật Bản - một thị
trường tiêu thụ lớn: Nhật Bản là một trong những quốc gia tiêu thụ nước mắm lớn trên
thế giới. Với lòng tin vào chất lượng và giá trị của những sản phẩm truyền thống,
người Nhật đã có thói quen sử dụng nước mắm trong ẩm thực hàng ngày. Vì vậy,
thuận lợi về thị trường là một yếu tố quan trọng giúp làng nghề truyền thống nước
mắm Nam Ô mở rộng cơ hội kinh doanh và tiếp cận khách hàng mới. Trong trường
hợp của nước mắm Nam Ô, việc làm thủ công truyền thống và sử dụng các nguyên
liệu tự nhiên đáp ứng đúng với sự phát triển của xu hướng này. Làng nghề truyền
thống nước mắm Nam Ô có thể khai thác xu hướng này để nâng cao giá trị thương
hiệu và thu hút khách hàng quốc tế.

2.4.3. Đề cao bảo vệ môi trường và bền vững


Sản xuất nước mắm truyền thống Nam Ô có thể điều chỉnh quy trình sản xuất
nhằm đảm bảo tính bền vững và bảo vệ môi trường. Sử dụng nguyên liệu từ biển và
các thành phần tự nhiên không chỉ tạo ra sản phẩm tự nhiên mà còn giúp bảo vệ nguồn
tài nguyên và duy trì hệ sinh thái biển.

2.4.4. Hợp tác và liên kết với các doanh nghiệp quốc tế
Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác và
liên kết với các doanh nghiệp quốc tế để mở rộng thị trường và quảng bá sản phẩm.
Bằng cách chia sẻ công nghệ sản xuất, kiến thức về thương mại và kết nối với các đối
tác quốc tế, làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô có thể tận dụng tốt hơn tiềm
năng của mình trong hội nhập quốc tế. Sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước và tổ chức
xã hội. Các cơ quan này đã có những chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ và phát
triển làng nghề truyền thống, như cấp giấy chứng nhận xuất xứ, hỗ trợ vốn vay, đào
tạo kỹ năng quản lý và tiếp thị, xây dựng thương hiệu và hình ảnh sản phẩm.

2.6. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề nước mắm Nam Ô
Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề nước mắm Nam Ô đã và đang
được nỗ lực để nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công việc phải được làm để tăng
cường tiếp thị, quảng bá, và phân phối sản phẩm ra thị trường nội địa và quốc tế. Bằng
cách xây dựng nhãn hiệu, mở rộng mạng lưới phân phối, và đảm bảo chất lượng sản
phẩm, làng nghề nước mắm Nam Ô có thể thúc đẩy tiêu thụ và trở thành một thương
hiệu biểu tượng cho nền ẩm thực của Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng tiêu thụ sản
phẩm của làng nghề nước mắm Nam Ô hiện nay vẫn chưa đạt đến tiềm năng tối đa.
Hiện tại, nước mắm Nam Ô chủ yếu được tiêu thụ trong nước và chưa thực sự được
biết đến rộng rãi trên thị trường quốc tế. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với
các nhà sản xuất và buôn bán trong làng nghề. Một trong những nguyên nhân cản trở
tiếp thị sản phẩm nước mắm Nam Ô là sự thiếu hụt về việc xây dựng nhãn hiệu và tiếp
thị. Khi so sánh với các sản phẩm nước mắm khác trong và ngoài nước, nước mắm
Nam Ô vẫn chưa có một nhãn hiệu được nhận diện rõ ràng và tiếp cận trực tiếp với
người tiêu dùng. Điều này khiến cho khách hàng tiềm năng khó có thể nhận biết và
lựa chọn sản phẩm từ làng nghề này.

Trong đó vấn đề tiếp thị và phân phối cũng đóng vai trò quan trọng trong thực
trạng tiêu thụ sản phẩm nước mắm Nam Ô. Hiện tại, mạng lưới phân phối của làng
nghề vẫn còn hạn chế và không đủ rộng khắp cả nội địa lẫn quốc tế. Để đạt được tiềm
năng tiêu thụ, làng nghề cần phải tìm kiếm và thiết lập các kênh bán hàng trực tuyến
và offline đáng tin cậy. Kết nối với các đối tác phân phối và nhà bán lẻ cũng là một
bước quan trọng để tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Cần thông qua tăng cường quảng bá, làng nghề nước mắm Nam Ô có thể tạo ra sự
kích thích đối với người tiêu dùng. Tham gia vào các sự kiện triển lãm, hội chợ về ẩm
thực, hoặc tổ chức các buổi thử nước mắm, là một cách hiệu quả để giới thiệu sản
phẩm nước mắm Nam Ô cho khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, cần đảm bảo chất lượng
sản phẩm là một yếu tố không thể bỏ qua trong việc tăng cường thực trạng tiêu thụ.
Nước mắm Nam Ô nổi tiếng với chất lượng cao, tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và
gia công, việc tuân thủ các quy định về vệ sinh thực phẩm và quy trình sản xuất đảm
bảo chất lượng là vô cùng quan trọng, sự đảm bảo về chất lượng này sẽ tăng cường
niềm tin và tiếp thị đến các khách hàng tiềm năng, giúp nước mắm Nam Ô trở thành
lựa chọn ưa thích.

Tiểu kết chương 2


Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô
đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
Để duy trì và phát triển làng nghề, cần có sự đồng thuận và hợp tác giữa các bên liên
quan, từ chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, đến người
tiêu dùng và cộng đồng người làm nghề. Cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời và
hiệu quả cho làng nghề, như cấp phép sản xuất, bảo vệ nhãn hiệu, tạo điều kiện tiếp
cận thị trường trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường
và bản sắc văn hóa. Bên cạnh đó, cần có sự đổi mới và sáng tạo trong sản xuất và kinh
doanh, như áp dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu
và hình ảnh cho làng nghề, tận dụng các kênh truyền thông và tiếp thị. Cuối cùng, cần
có sự gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của làng nghề, như duy trì các phong tục tập
quán, lễ hội, các hoạt động văn nghệ liên quan đến nghề làm nước mắm, tôn vinh
những người có công với làng nghề, giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa và tầm quan
trọng của làng nghề. Như vậy, làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô không chỉ là
một nguồn thu nhập cho người dân địa phương, mà còn là một di sản văn hóa quý giá
của dân tộc Việt Nam.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ


TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1. Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề
truyền thống nước mắm Nam Ô
Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô tại Đà Nẵng, Việt Nam, đã tồn tại
hàng trăm năm và là nơi sản xuất nước mắm truyền thống chất lượng cao. Tuy nhiên,
để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của làng nghề này, cần có sự mở rộng và
phát triển đồng bộ thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây sẽ phân tích cụ thể về các
phương pháp và giải pháp để đạt được mục tiêu này.
Xây dựng và phát triển thương hiệu: Đầu tiên, cần xây dựng một thương hiệu
mạnh mẽ và độc đáo cho nước mắm Nam Ô thông qua việc tạo dấu ấn và giá trị đặc
biệt. Quảng bá thương hiệu qua các kênh truyền thông và sử dụng các công nghệ số để
tiếp cận khách hàng tiềm năng. Nâng cao chất lượng sản phẩm: Đầu tư vào công nghệ
sản xuất hiện đại và quy trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu
chuẩn cao nhất. Sản phẩm nước mắm Nam Ô cần đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực
phẩm và chất lượng để thu hút khách hàng quốc tế. Xây dựng kênh phân phối đa dạng:
Đa dạng hóa các kênh phân phối để tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng khác
nhau. Bao gồm cả cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng, khách sạn, siêu thị và thương
mại điện tử để tiếp cận đến khách hàng trong và ngoài nước. Tăng cường quan hệ đối
tác: Thiết lập quan hệ đối tác với các đơn vị liên quan như các nhà nhập khẩu, nhà
phân phối và các tổ chức du lịch để thúc đẩy tiếp thị và tiếp cận thị trường quốc tế.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố
quan trọng để đảm bảo quy trình sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm được thực
hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Tiến
hành nghiên cứu kỹ thuật thị trường, tìm hiểu nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng
quốc tế. Điều này giúp làng nghề truyền thống tìm ra những điểm mạnh và yếu của
sản phẩm nước mắm, từ đó đưa ra chiến lược marketing hiệu quả. Xây dựng mạng
lưới phân phối và xuất khẩu: Thiết lập và mở rộng mạng lưới phân phối cho sản phẩm
nước mắm truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm nước mắm
sang các thị trường quốc tế. Điều này đòi hỏi làng nghề truyền thống phải tuân thủ và
đáp ứng đúng các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn của thị trường đó.

3.2. Nâng cao nguồn nhân lực


Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để phát triển làng nghề truyền thống nước
mắm. Để nâng cao nguồn nhân lực, cần thực hiện các biện pháp sau: Đào tạo và nâng
cao kiến thức, kỹ năng cho công nhân: Tổ chức các khóa đào tạo để cung cấp kiến
thức và kỹ năng sản xuất, chế biến, quản lý và vận hành thiết bị cho công nhân trong
làng nghề truyền thống. Qua đó, có thể cải thiện chất lượng và hiệu suất sản xuất. Hỗ
trợ giáo dục và đào tạo: Cần hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho các thế hệ trẻ thành viên
trong làng nghề truyền thống để họ có thể tiếp tục và phát triển nghề truyền thống của
gia đình và cộng đồng.

3.3. Tăng cường hỗ trợ - đầu tư cho làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô
Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô cần được tăng cường hỗ trợ và đầu
tư để phát triển. Cần thực hiện các biện pháp sau: Cung cấp vốn đầu tư ưu đãi: Hỗ trợ
tài chính, cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi để làng nghề truyền thống có thể đầu tư
vào việc nâng cấp công nghệ sản xuất, mua sắm thiết bị và cải thiện cơ sở hạ tầng. Hỗ
trợ kỹ thuật và công nghệ: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ để làng nghề truyền
thống có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện quy
trình kinh doanh.
Làng nghề truyền thống cần đổi mới và nâng cao công nghệ sản xuất để nâng cao
chất lượng và năng suất sản phẩm. Cần thực hiện các biện pháp sau: Áp dụng công
nghệ hiện đại: Đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, từ việc
lên men, chế biến đến đóng gói và bảo quản. Điều này giúp cải thiện quy trình sản
xuất và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu và phát triển (R&D):
Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm mới, đáp ứng
nhu cầu và yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. R&D cũng giúp làng nghề
truyền thống nâng cao năng lực sáng tạo và cải tiến công nghệ.

Tiểu kết chương 3


Trong bối cảnh ngành công nghiệp nước mắm đang phát triển mạnh mẽ, làng nghề
truyền thống nước mắm Nam Ô đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc mở rộng
và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, thông qua việc xây dựng thương
hiệu mạnh mẽ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng kênh phân phối đa dạng, tăng
cường quan hệ đối tác và đào tạo nguồn nhân lực, làng nghề nước mắm Nam Ô có thể
đạt được mục tiêu của mình và vươn lên trở thành một thương hiệu hàng đầu và đóng
góp vào phát triển kinh tế xã hội của vùng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập, việc phát triển làng nghề truyền thống nước mắm
Nam Ô đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và thúc đẩy di sản văn hóa địa
phương. Tuy đã có sự xuất hiện và cạnh tranh mạnh mẽ của nước mắm công nghiệp,
nhưng làng nghề truyền thống vẫn đang tiếp tục phát triển với những giá trị độc đáo
của mình. Một điểm quan trọng là làng nghề truyền thống này được tìm ra được cách
tồn tại và phát triển trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Các nhà sản xuất đã nhận
thức được giá trị và sức hút của nước mắm truyền thống, và họ đã tìm ra cách duy trì
và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng sự đòi hỏi của trị trường hiện đại. Họ
cũng đã chú trọng vào việc quảng bá và tiếp cận thị trường mới, như thông qua việc sử
dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông để tiếp cận khách hàng trong và
ngoài nước. Qúa trình hội nhập, làng nghề truyền thống Nam Ô đã trở thành một điểm
du lịch thu hút, không chỉ bởi chất lượng sản phẩm đặt biệt mà còn bởi giá trị văn hóa
là lịch sử mà nó mang lại. Du khách có thể tìm hiểu quá trình sản xuất nước mắm
truyền thống, thăm công trường sản xuất và trải nghiệm trực tiếp quy trình chế biến.
Điều này giúp thúc đấy tăng trưởng kinh tế địa phương và đem lại công ăn việc làm
cho người dân trong làng nghề. Sự phát triển của làng nghề truyền thống Nam Ô trong
quá trình hội nhập là một ví dụ tốt về chác mà di sản văn hóa và sự sáng tạo có thể
thích nghi và phát triển trong môi trường mới. Việc duy trì, bảo tồn, và phát triển các
nghề truyền thống không chỉ là bảo vệ giá trị văn hóa mà còn đóng góp tích cực cho
phát triển kinh tế và du lịch cộng đồng.

You might also like