Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 96

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN PHẦN HÀNH HÀNG


TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU

BÀI TẬP NHÓM 02


Môn: Kiểm toán 2 - KT 377
HK1 Năm 2022 - 2023

Năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN PHẦN HÀNH HÀNG


TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


TH.S ĐẶNG THỊ ÁNH DƯƠNG

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 02

Năm 2022

BẢNG ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN


STT Tên MSSV Tỷ lệ đóng góp (%)
1 Trần Gia Ngân B1909605 100%
2 Lương Trung Tín B1909633 100%
3 Hoàng Thái Ngân B2000139 100%
4 Lâm Ngọc Hoa B2001274 100%
5 Lê Trần Tường Nhi B2001283 100%

Cần Thơ, ngày 10 tháng 11 năm 2022


Nhóm thực hiện
Nhóm 02
Mục lục
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG
TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN. ............................................................................................. 3
1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại HTK.................................................................................. 3
1.1.Khái niệm hàng tồn kho ......................................................................................................... 3
1.2.Phân loại HTK......................................................................................................................... 3
1.3.Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho .......................................................................................... 3
1.4.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ........................................................................................... 3
1.5 Kết cấu và nội dung một số tài khoản tiêu biểu. .................................................................. 4
2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại giá vốn hàng bán. ................................................................ 9
2.1.Khái niệm giá vốn hàng bán................................................................................................... 9
2.2.Đặc điểm giá vốn hàng bán .................................................................................................... 9
2.3.Phân loại giá vốn hàng bán ................................................................................................. 10
3. Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán .................................................. 12
3.1.Đặc điểm hàng tồn kho ảnh hưởng đến kiểm toán ........................................................... 12
3.2.Mục tiêu kiểm toán ............................................................................................................... 13
3.3.Một số gian lận và sai sót thường xảy ra đối với Hàng tồn kho. ....................................... 13
CHƯƠNG 2: CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN........................................................................................... 14
1. Giới thiệu khái quát về công ty khách hàng ......................................................................... 14
1.1.Giới thiệu về công ty cổ phần In và Bao bì Mỹ Châu. ....................................................... 14
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................................ 15
1.3. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................................................ 15
1.4.Ngành nghề kinh doanh........................................................................................................ 15
1.5.Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo
tài chính........................................................................................................................................ 16
1.6.Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý. ......................... 16
2. TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO
VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN. ........................................................................................................... 26
2.1.Bảng câu hỏi .......................................................................................................................... 26
2.2.Lưu đồ .................................................................................................................................... 30
2.3.Đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................................................... 31
3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO ............................................................................................................... 32
3.1.Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán .......................................................................................... 32
3.2.Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho ............... 34
3.3.ĐÁNH GIÁ LẠI RỦI RO KIỂM SOÁT ............................................................................. 49

1
4. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU............................................................................................... 49
4.1. Xác định mức trọng yếu tổng thể (PM). ............................................................................. 49
4.2. Xác định mức trọng yếu khoản mục (TE) ......................................................................... 49
4.3.Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua................................................................................................ 50
CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN ....................................................................................... 51
1. Bảng tổng hợp số liệu .............................................................................................................. 51
1.1. Bảng tổng hợp số liệu hàng tồn kho ................................................................................... 51
1.2. Bảng tổng hợp số liệu giá vốn hàng bán............................................................................. 51
2. Bảng tổng hợp lỗi .................................................................................................................... 52
3. Chương trình kiểm toán ......................................................................................................... 53
3.1.Kiểm toán hàng tồn kho ....................................................................................................... 53
3.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán................................................................................................. 80
CHƯƠNG 4: HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN ................................................................................... 93

2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM
TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG
BÁN.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại HTK
1.1. Khái niệm hàng tồn kho
Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02) và chuẩn mực kế
toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”, thì hàng tồn kho là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
1.2. Phân loại HTK
Hàng tồn kho là tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình
thái vật chất với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức hàng tồn kho ở từng doanh
nghiệp cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp đó.
Hàng tồn kho nằm trên phần Tài sản ngắn hạn của Bảng cân đối kế toán.
Bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên
đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn
thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế
biến và đã mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang.
1.3. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
Trị giá của hàng tồn kho được tính theo giá gốc, tuy nhiên trong trường
hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị
thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại.
Giá trị thuần có thể thực hiện được = giá bán ước tính của hàng tồn kho
trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành
sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
( Nguồn: Theo chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho )

1.4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho


Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng khi có sự suy giảm của giá
trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.

3
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho = Lượng hàng tồn kho thực
tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x ( Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế
toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho).

Trong đó:
Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo quy định tại Chuẩn mực kế toán
số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày
31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay
thế (nếu có)
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho do doanh nghiệp tự
xác định là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình
thường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm trừ (-) chi phí ước tính để hoàn
thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Cơ sở lập dự phòng
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng
mặt hàng tồn kho.
Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải
dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính.
Hoàn nhập dự phòng và lập dự phòng bổ sung:
Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần
có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó.
Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối
kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập.
Trường hợp ngược lại, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải
lập lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm
trước, doanh nghiệp chỉ lập dự phòng bổ sung số chênh lệch.
( Nguồn: Theo chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho )
1.5 Kết cấu và nội dung một số tài khoản tiêu biểu.
Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường
Bên Nợ:
- Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường;
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng vật tư mua đang đi đường cuối kỳ
(trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc
đã chuyển giao thẳng cho khách hàng;

4
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường
đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa
về nhập kho doanh nghiệp).

Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu


Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự
chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn
khác;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ
(trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất,
kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp
vốn;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng
mua;
- Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ
(trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế,
thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn;
- Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho;
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (trường
hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ).

5
Bên Có:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn;
- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng;
- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán
giảm giá;
- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (trường
hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho.
Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Bên Nợ:
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong
kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong
kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành
xây lắp theo giá khoán nội bộ;
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kỳ).
Bên Có:
- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho,
chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động
XDCB;
- Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần,
hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận
thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm
xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ;
- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho
khách hàng;
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;
- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức
bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không
được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán
của kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc

6
doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã
kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến khi sản
phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định
không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá
vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632);
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kỳ).
Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
Tài khoản 155 - Thành phẩm
Bên Nợ:
- Trị giá của thành phẩm nhập kho;
- Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê;
- Kết chuyển giá trị của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;
- Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kỳ).
Số dư bên Nợ:
- Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
Tài khoản 156 - Hàng hóa
Bên Nợ:
- Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các
loại thuế không được hoàn lại);
- Chi phí thu mua hàng hóa;
- Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công (gồm giá mua vào và chi phí
gia công);
- Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại;
- Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê;
- Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp
kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ);
- Trị giá hàng hoá bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản
đầu tư.

7
Bên Có:
- Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho doanh
nghiệp phụ thuộc; thuê ngoài gia công, hoặc sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh;
- Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ;
- Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng;
- Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng;
- Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán;
- Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê;
- Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp
kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ);
- Trị giá hàng hoá bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản
đầu tư, bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định.
Số dư bên Nợ: Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho; Chi phí thu mua của hàng
hóa tồn kho.
Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán
Bên Nợ:
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi cho khách hàng, hoặc gửi bán đại
lý, ký gửi; gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc;
- Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, nhưng chưa được xác
định là đã bán;
- Cuối kỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán chưa
được xác định là đã bán cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán, dich vụ đã cung cấp được
xác định là đã bán;
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại;
- Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán, dịch vụ
đã cung cấp chưa được xác định là đã bán đầu kỳ (trường hợp doanh
nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ:
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp chưa được
xác định là đã bán trong kỳ.
(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC)

8
2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại giá vốn hàng bán.
2.1. Khái niệm giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ cung cấp trong
kỳ được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Hay hiểu một cách khác: giá vốn hàng bán phản ánh giá trị vốn của sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kì, nó phản ánh được mức tiêu thụ hàng hóa cũng như
tham gia xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh.
Theo thông tư 89/2002 /TT-BTC ban hành ngày 09/10/2002, giá vốn hàng bán
còn bao gồm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung
cố định không phân bổ (khi mức công suất hoạt động dưới mức bình thường)
không được tính vào giá trị HTK mà phải tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Ngoài ra, khoản mục này còn phản ánh khoản hao hụt, mất mát của HTK sau khi
trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.

2.2. Đặc điểm giá vốn hàng bán


Giữa giá vốn hàng bán và HTK có mối quan hệ trực tiếp và rất mật thiết với nhau. Mối
quan hệ này khiến cho khi kiểm toán giá vốn hàng bán thường được tiến hành đồng thời
với kiểm toán HTK. Khi thu thập được bằng chứng đầy đủ và thích hợp để xác minh sự
trung thực và hợp lý của việc trình bày khoản mục HTK trên bảng cân đối kế toán, kiểm
toán viên cũng đồng thời có được sự hợp lý để rút ra kết luận về sự trung thực và hợp
lý của giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Mối quan hệ còn thể hiện ở chỗ, đối với doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp
thương mại HTK luôn giữ vai trò trung gian trong quá trình chuyển hóa các nguồn lực
của đơn vị thành kết quả kinh doanh. Đó cũng là lý do hạch toán khoản mục giá vốn
hàng bán bị khai thiếu và lợi nhuận do đó cũng bị thổi phồng.
Giá vốn hàng bán là chi phí liên quan đến quá trình mua hàng hóa hoặc quá trình
sản xuất sản phẩm để bán ra trong kỳ. Giá vốn hàng bán được xác định cho doanh
nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất,
giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung đi trực tiếp vào giá vốn. Đối với doanh nghiệp thương mại
giá vốn hàng bán bao gồm giá mua hàng hóa và chi phí liên quan đến việc mua hàng

9
hóa. Vì vậy, nhiệm vụ của KTV là xác định được đặc điểm của khoản mục giá vốn hàng
bán đối với từng doanh nghiệp để có thể đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp.
Vì giá vốn hàng bán cũng được xem như một khoản chi phí, chính vì vậy khi kiểm
toán khoản mục giá vốn hàng bán thì KTV quan tâm đến các chuẩn mực chung trong
hạch toán về chi phí cụ thể là:
• Nguyên tắc nhất quán: thống nhất việc sử dụng phương pháp hạch toán kỳ này
với kỳ trước hoặc các khái niệm, các nguyên tắc, các chuẩn mực…mà kế toán
áp dụng phải được thực hiện trên cơ sở nhất quán trong niên độ kế toán. Ví dụ:
nhất quán trong việc hạch toán hàng tồn kho, ghi nhận doanh thu, chi phí…
• Nguyên tắc thận trọng: bảo đảm an toàn trong việc tính các khoản thu nhập và
chi phí trong hạch toán, cụ thể thu nhập phải đảm bảo chắc chắn, chi phí phải
tính đúng, tính đủ một cách tối đa.
Nguyên tắc phù hợp: hạch toán chi phí phải đúng đối tượng chi phí, đúng kỳ và
phù hợp với thu nhập trong kỳ.
2.3.Phân loại giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán được tính dựa theo giá trị HTK xuất bán. Như vậy ta phân loại giá
vốn hàng bán dựa trên phương pháp tính giá hàng xuất kho. Ta có bốn phương pháp
tính giá hàng xuất kho như sau:
a. Phương pháp giá bình quân gia quyền
Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hoá được tính theo đơn giá bình quân
(bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập).

Giá thực tế Số lượng hàng


Đơn giá bình
hàng hóa, thành = hóa, thành phẩm X
quân
phẩm xuất dùng xuất dùng

Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách:
• Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ:
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng số lần
nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xác định
giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá.

Giá thực tế tốn đầu kỳ + nhập trong kỳ


Đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ =
Lượng thực tế tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
10
• Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:
Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của
nguyên vật liệu, hàng hoá. Tuy nhiên lại không chính xác vì không tính đến sự biến
động của giá cả.
Giá thực tế tốn đầu kỳ (cuối kỳ trước)
Đơn giá bình quân cuối kỳ trước =
Lượng thực tế tồn đầu kỳ (cuối kỳ trước)

• Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
- Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, vừa
chính xác, vừa cập nhập được thường xuyên liên tục.
- Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần.
Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập =
Giá thực tế sau mỗi lần nhập
Số lượng thực tế sau mỗi lần nhập
b. Phương pháp nhập trước xuất trước
Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số
nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Do vậy hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là
giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp
giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
c. Phương pháp nhập sau xuất trước
Hàng hoá nào mua vào sau cùng sẽ được xuất trước. Phương pháp này ngược với
phương pháp trên.
d. Phương pháp giá đích danh
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập
nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân
thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá
trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị
hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe,
chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị
lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng
được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì
không thể áp dụng được phương pháp này.

11
2.4. Kết cấu của tài khoản giá vốn hàng bán
Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại
Bên Nợ gồm:

• Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ.
• Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng
phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
Bên Có gồm:

• Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa được xác định là
tiêu thụ;
• Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
• Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài khoản 911
“Xác định kết quả kinh doanh”.
Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ.
Bên Nợ gồm:

• Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ;
• Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng
phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết);
• Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn
thành.
Bên Có gồm:

• Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155
“Thành phẩm”;
• Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước chưa sử
dụng hết)
• Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được
xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.;
3. Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
3.1.Đặc điểm hàng tồn kho ảnh hưởng đến kiểm toán
Hàng tồn kho chiếm một vị trí quan trọng trong công tác kế toán cũng như hoạt động
kiểm toán do những đặc trưng cơ bản sau:
- Hàng tồn kho thường có giá trị lớn và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tài sản lưu
động của đơn vị. Do đó, các sai xót liên quan đến hàng tồn kho thường có ảnh hưởng
trọng yếu đến mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.
- Đối với những đơn vị có quy mô lớn hoặc sản xuất, kinh doanh cùng lúc nhiều mặt
hàng, khối lượng hàng tồn kho luân chuyển thường rất lớn, chủng loại hàng tồn kho

12
phong phú và được tổ chức tồn trữ ở nhiều địa điểm khác nhau. Trong điều kiện phải
xử lý một khối lượng dữ liệu vừa quá lớn vừa phức tạp có thể tạo ra các sức ép khiến
cho nhân viên bị sai sót. Ngoài ra, để thực hiện chức năng quản lý, các đơn vị này
thường phải thiết lập một hệ thống chứng từ, sổ sách để kiểm soát nội bộ phức tạp. Điều
này có thể làm cho thử nghiệm kiểm tra tài liệu hay theo dõi sự lưu chuyển dữ liệu liên
quan đến hàng tồn kho của kiểm toán viên gặp nhiều khó khăn.
- Ảnh hưởng và liên quan tới nhiều tài khoản chỉ tiêu khác như: 331,133,621,632,… có
các rủi ro liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền, chu trình mua hàng – trả tiền. Do
vậy, các sai sót liên quan đến hàng tồn kho có thể ảnh hưởng đến cả Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Do hàng tồn kho có đặc điểm là chịu tác động của môi trường tự nhiên, xác định giá
trị khó, phức tạp, khả năng phát sinh sai phạm là tương đối lớn, nên chứa đựng nhiều
rủi ro như biển thủ, trộm cắp, mất giá, hư hỏng, lỗi thời, hao hụt, mất mát,… Ngoài ra,
do các đặc điểm riêng, một số hàng tồn kho như thuốc độc, thủy hải sản đang nuôi
trồng,.. là các đối tượng rất dễ sai sót khi tiến hàng kiểm tra vật chất.
- Các rủi ro liên quan tới sản phẩm, hàng hóa bị lỗi thời, lạc hậu, mất phẩm cấp. Các rủi
ro liên quan tới sản xuất: chất lượng nguyên vật liệu, tính thường xuyên của hoạt động
cung ứng vật liệu và các yếu tố khác phục vụ sản xuất.
- Các rủi ro liên quan tới đánh giá hàng tồn kho, hệ thống kế toán quản trị, môi trường
kiểm soát, trình độ nhân viên.
Kế toán hàng tồn kho là một công việc chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan và phụ thuộc
rất lớn vào các xét đoán của ban giám đốc khi ước tính kế toán. Ngoài ra, do có nhiều
hệ thống tính giá thành khác nhau, nhiều phương pháp kế toán hàng tồn kho khác nhau,
và nhiều phương pháp tính giá trị hàng tồn kho khác được chuẩn mực và chế độ kế toán
cho phép lựa chọn. Mỗi hệ thống, mỗi phương pháp lại khác nhau, nên dễ xảy ra trường
hợp đơn vị áp dụng các hệ thống phương pháp không nhất quán giữa các thời kỳ để điều
chỉnh giá trị hàng tồn kho và kết quả kinh doanh theo ý muốn.
3.2.Mục tiêu kiểm toán
- Hiện hữu: HTK thể hiện trên BCTC là có thật
- Quyền: HTK thể hiện trên BCTC thuộc quyền sở hữu của đơn vị
- Đầy đủ: HTK được ghi chép đầy đủ
- Đánh giá: giá trị HTK trên BCTC và điều chỉnh được đánh giá và ghi nhận phù
hợp
- Ghi chép chính xác: số liệu chi tiết của HTK khớp đúng với số dư trên sổ cái
- Trình bày và công bố: HTK được trình bày, phân loại đúng trên thuyết minh
3.3.Một số gian lận và sai sót thường xảy ra đối với Hàng tồn kho.
Thứ nhất, Hàng tồn kho không được đánh giá theo đúng giá trị thuần có thể thực hiện
được.
Thứ hai, nhầm lẫn trong việc ghi sổ do đó hàng tồn kho có khả năng bị khai khống hoặc
không được ghi nhận đầy đủ
Thứ ba, doanh nghiệp không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đầy đủ
Thứ tư, hàng tồn kho không được kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ.
Thứ năm, hàng tồn kho bị đánh cắp.

13
CHƯƠNG 2: CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
1. Giới thiệu khái quát về công ty khách hàng
1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần In và Bao bì Mỹ Châu.
“ Thành công của khách hàng cũng là thành công của chúng tôi”
Công ty cổ phần in và bao bì Mỹ Châu với phương châm “ Chất lượng sản phẩm là
trách nhiệm và sự đảm bảo của Mỹ Châu” đối với khách hàng và mục tiêu là không
ngừng phát triển và đổi mới, cùng với trang thiết bị hiện đại và quy trình khép kín, từ
khâu nguyên liệu đến sản xuất ra thành phẩm, khách hàng đến với Mỹ Châu sẽ yên tâm
mọi mặt về chất lượng, giá cả sản phẩm và thời gian giao hàng cùng với dịch vụ hậu
mãi hoàn hảo, “ Cùng khách hàng hướng tới tương lai” là một khẩu hiệu hành động, là
một lời hứa chân thành mong mọi khách hàng gần xa cùng hợp tác và phát triển.
1.1.1. Thông tin chung
Công ty Cổ phần In và Bao bì Mỹ Châu là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ Nhà máy
thực phẩm xuất khẩu Mỹ Châu theo Quyết định số 207/1998/QĐ/BNN-TCCB ngày 10
tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công ty
hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh
nghiệp số 0301671386, đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 03 năm 1999 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 22 tháng 08
năm 2019.
- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU
- Tên công ty viết bằng tiếng Anh: MY CHAU PRINTING AND PACKAGING
CORPORATION
- Mã chứng khoán: MCP
- Trụ sở chính của Công ty được đặt tại: Số 18, đường Lũy Bán Bích, phường
Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh.
- Vốn điều lệ của Công ty theo đăng ký là 150.713.370.000 đồng (bằng chữ: Một
trăm năm mươi tỷ, bảy trăm mười ba triệu, ba trăm bảy mươi nghìn đồng)
▪ Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 15.071.337 cổ
phần với mệnh giá là 10.000 đồng/ cổ phần.
- Tổng số nhân viên của công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2021 là: 280 người.
- Điện thoại: (84-28) 3961 2844/3961 2734/3961 0323
- Fax: (028) 3961 2737
- Website: www.mychau.com.vn
- Email: info@mychau.com.vn
1.1.2. Sứ mệnh
Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó
Sản xuất và gia công là lĩnh vực cốt lõi. Là một trong những doanh nghiệp
lớn nhất Việt Nam về sản xuất bao bì kim loại, không ngừng sáng tạo và đổi
mới công nghệ nhà máy. Cam kết việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

14
1.1.3. Tầm nhìn
Trở thành nhà Cung Cấp Bao Bì Kim Loại Số 1 tại Việt Nam.
1.1.4. Giá trị cốt lỗi
Hòa hợp cùng phát triển trong tất cả các mối quan hệ, đảm bảo hài hòa lợi ích
của các bên liên quan, hướng tới phát triển bền vững. Xây dựng được mối quan hệ tin
cậy, bền vững và lâu dài như người một nhà với các đại lý bán hàng đã đồng hành cùng
Tập đoàn kể từ ngày đầu thành lập
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tiền thân là Nhà Máy Đồ hộp Mỹ Châu được thành lập từ năm 1957, chuyên
cung cấp các sản phẩm đóng hộp cho thị trường nội địa trong những năm 1960-1970.
- Sau năm 1975, được đổi tên thành Nhà máy Thực phẩm Xuất Khẩu Mỹ Châu,
xuất khẩu các sản phẩm rau quả đóng hộp sang thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ. Sản
lượng những năm 1980 lên đến 10.000 tấn đồ hộp/năm.
- Năm 1999, Nhà máy Thực phẩm Xuất Khẩu Mỹ Châu được cổ phần hóa với
tên gọi Công Ty Cổ Phần In và Bao Bì Mỹ Châu, chuyển hướng sang lĩnh vực In và sản
xuất bao bì bằng kim loại, chuyên cung cấp các tờ in và bao bì bằng kim loại được thiết
kế, in ấn hoàn hảo để cạnh tranh với hàng nhập khẩu và hướng đến xuất khẩu. Đây là
một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với nền công nghiệp Việt Nam vào thời điểm bấy giờ.
- Là công ty In, Tráng và sản xuất bao bì kim loại đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu
chuẩn ISO 9001:2015
1.3. Lĩnh vực kinh doanh
In và sản xuất bao bì bằng kim loại.
1.4. Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là:
- Sản xuất, gia công các loại bao bì bằng kim loại;
- Dịch vụ cho thuê sân bãi, nhà xưởng, kho tàng thuộc quyền sử dụng của
Công ty;
- In, tráng verni trên sắt lá;
- Bán buôn các loại vật tư, hóa chất sử dụng công nghệ in trên sắt lá;
- Bán buôn các loại sắt lá, nhôm lá (dạng cuộn, dạng tờ);
- Xuất khẩu, nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu máy móc thiết
bị và phụ tùng thay thế dùng trong các lĩnh vực: in, tráng verni trên sắt lá;
- Kinh doanh thương mại nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và
động vật sống;
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.

15
1.5. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng
đến Báo cáo tài chính.
Trong năm 2021, Công ty không phát sinh mảng kinh doanh thương mại nông sản,
nguyên liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi, doanh thu và giá vốn hàng bán tương ứng mảng
kinh doanh này cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 363,7 tỷ đồng và 362,5 tỷ đồng. Do đó,
quy mô doanh thu và giá vốn của Công ty sụt giảm so với năm 2020.
1.6. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý.
1.6.1. Mô hình quản trị:
Công ty CP In và Bao bì Mỹ Châu thực hiện mô hình quản trị doanh nghiệp theo hình
thức công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm
soát và Ban điều hành. Mô hình quản trị được xây dựng trên nguyên tắc phân công,
quản lý theo các chức năng công việc, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tổng Giám
đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị Công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh trong kỳ báo cáo, có toàn quyền trong việc quản lý, điều hành thông qua
việc phân cấp, phân quyền.

16
1.6.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty:

CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐỒNG

Ban Kiểm Soát

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc
Kinh doanh – Marketing Sản xuất (HS-NS,TCKT,Mua hàng,KH-KV)

Phòng Phòng Xưởng Xưởng Xưởng Xưởng Phòng Xưởng Tổ Phòng Phòng Phòng
Xưởng Phòng Phòng
kinh Market Bao bì Bao bì Bao bì In Kỹ cắt sắt thống Tài Mua kế
Thủy QLCL HC - NS
doanh ing 1 2 3 Tráng Thuât (tờ, kế chính hàng hoạch –
hải sản
Cơ cuộn) kế toán Kho
điện vận

17
1.6.3. Sơ đồ bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế Kế Kế toán
Kế Kế Kế toán
toán toán vật tư Kế toán Kế toán
toán toán bán
thanh tiền hàng thu-chi công nợ
thuế kho hàng
toán lương hóa

1.7. Kỳ kế toán, đơn vị sử dụng trong kế toán


Kỳ kế toán năm của Công ty theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và
kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam (VND).
1.8. Chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành được áp dụng

Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và Thông tư số
53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của thông tư số 200/2014/TT-BTC.

Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán

Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng
dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các Báo cáo tài chính được lập
và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng
dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành đang
áp dụng.

18
1.9. Phân tích sơ bộ BCTC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021
Đơn vị tính : VND

Biến động Ghi


31/12/2021 01/01/2021
chú
VND %

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 244,557,378,946 319,600,037,322 (75,042,658,376) (23.48)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 24,525,781,740 54,845,957,638 (30,320,175,898) (55.28)

1. Tiền 24,525,781,740 54,845,957,638 (30,320,175,898) (55.28)

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 7,200,000,000 71,000,000,000 (63,800,000,000) (89.86)

1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 7,200,000,000 71,000,000,000 (63,800,000,000) (89.86) [1]

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 100,642,335,803 81,592,706,063 19,049,629,740 23.35

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 99,444,191,832 79,590,241,184 19,853,950,648 24.95 [2]

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 1,044,087,262 189,128,873 854,958,389 452.05

3. Phải thu ngắn hạn khác 154,056,709 1,811,856,198 (1,657,799,489) (91.50)

19
4. Tài sản thiếu chờ xử lý - 1,479,808 (1,479,808) (100.00)

IV. Hàng tồn kho 110,453,264,874 110,924,512,738 (471,247,864) (0.42)

1. Hàng tồn kho 110,453,264,874 111,088,279,421 (635,014,547) (0.57)

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - (163,766,683) 163,766,683 (100.00)

V. Tài sản ngắn hạn khác 1,735,996,529 1,236,860,883 499,135,646 40.36

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1,576,856,477 1,236,860,883 339,995,594 27.49
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước 159,140,052 - 159,140,052

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 89,238,561,318 53,543,820,247 35,694,741,071 66.66


I. Các khoản phải thu dài hạn 5,250,000 5,250,000 - -
4. Phải thu dài hạn khác 5,250,000 5,250,000 - -

II. Tài sản cố định 35,675,156,173 49,418,106,515 (13,742,950,342) (27.81)

1. Tài sản cố định hữu hình 35,675,156,173 49,418,106,515 (13,742,950,342) (27.81)

- Nguyên giá 349,404,833,389 349,165,155,208 239,678,181 0.07

- Giá trị hao mòn luỹ kế (313,729,677,216) (299,747,048,693) (13,982,628,523) 4.66

20
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 48,983,600,000 1,533,318,000 47,450,282,000 3,094.61

1. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 48,983,600,000 1,972,000,000 47,011,600,000 2,383.96
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
dài hạn - (438,682,000) 438,682,000 (100.00)

V. Tài sản dài hạn khác 4,574,555,145 2,587,145,732 1,987,409,413 76.82

1. Chi phí trả trước dài hạn 4,574,555,145 2,587,145,732 1,987,409,413 76.82

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 333,795,940,264 373,143,857,569 (39,347,917,305) (10.54)

31/12/2021 01/01/2021 Biến động Ghi


VND % chú

C. NỢ PHẢI TRẢ 110,803,246,983 158,730,329,229 (47,927,082,246) (30.19)

I. Nợ ngắn hạn 110,803,246,983 158,730,329,229 (47,927,082,246) (30.19)

1. Phải trả người bán 19,013,219,549 28,179,333,732 (9,166,114,183) (32.53)

2. Người mua trả tiền trước 525,961,486 55,482,150 470,479,336 847.98


3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước 2,454,781,839 4,924,639,580 (2,469,857,741) (50.15)

21
4. Phải trả người lao động 10,501,911,701 10,978,730,600 (476,818,899) (4.34)

5. Chi phí phải trả 1,112,255,126 1,160,526,117 (48,270,991) (4.16) [3]

6. Phải trả ngắn hạn khác 11,825,960,087 10,677,033,051 1,148,927,036 10.76

7. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 63,530,392,942 102,162,370,439 (38,631,977,497) (37.81)

8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1,838,764,253 592,213,560 1,246,550,693 210.49

D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 222,992,693,281 214,413,528,340 8,579,164,941 4.00

I. Vốn chủ sở hữu 222,992,693,281 214,413,528,340 8,579,164,941 4.00

1. Vốn góp của chủ sở hữu 150,713,370,000 150,713,370,000 - - [4]


Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu
quyết 150,713,370,000 150,713,370,000 - -

2. Thặng dư vốn cổ phần 15,557,011,449 15,557,011,449 - - [5]

3. Cổ phiếu quỹ (317,124,000) (317,124,000) - -

4. Quỹ đầu tư phát triển 34,613,407,653 28,301,633,961 6,311,773,692 22.30

5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 22,426,028,179 20,158,636,930 2,267,391,249 11.25

22
LNST chưa phân phối lỹ kế đến cuối
năm trước - 861,474,081 (861,474,081) (100.00)

LNST chưa phân phối năm nay 22,426,028,179 19,297,162,849 3,128,865,330 16.21

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 333,795,940,264 373,143,857,569 (39,347,917,305) (10.54)

Nhận xét:
- Cuối năm 2020, TSNH < NNH → Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đảm bảo được các khoản nợ ngắn hạn.
- Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng so với đầu năm 2020 có khả năng công ty đang bị chiếm dụng vốn.
- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp (45,16%). Hàng tồn kho chủ yếu gồm:
hàng mua đi đường, nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm. Hàng tồn kho tăng do nguyên liệu vật liệu và
thành phẩm tăng.

23
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021
Đơn vị tính: VND

Biến động Ghi


Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020
VND % chú

1. Doanh thu bán hàng và


cung cấp dịch vụ 431,744,238,526 690,359,171,062 (258,614,932,536) (37.46) [1]

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 446,454,369 1,916,238,572 (1,469,784,203) (76.70)

3. Doanh thu thuần bán hàng 431,297,784,157 688,442,932,490 (257,145,148,333) (37.35)

4. Giá vốn hàng bán 367,955,788,817 642,254,183,277 (274,298,394,460) (42.71) [3]

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 63,341,995,340 46,188,749,213 17,153,246,127 37.14

6. Doanh thu hoạt động tài chính 2,826,032,033 10,195,699,440 (7,369,667,407) (72.28) [2]

7. Chi phí tài chính 3,749,668,263 10,717,700,258 (6,968,031,995) (65.01)

Trong đó: chi phí lãi vay 4,074,420,986 10,533,770,932 (6,459,349,946) (61.32)

8. Chi phí bán hàng 16,349,108,730 14,997,232,723 1,351,876,007 9.01 [4]

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 17,991,810,988 21,909,339,354 (3,917,528,366) (17.88)


10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 28,077,439,392 8,760,176,318 19,317,263,074 220.51

11. Thu nhập khác 1,045,583,632 18,851,923,741 (17,806,340,109) (94.45)

12. Chi phí khác 730,784,517 3,309,060,148 (2,578,275,631) (77.92)

13. Lợi nhuận khác 314,799,115 15,542,863,593 (15,228,064,478) (97.97)


14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 28,392,238,507 24,303,039,911 4,089,198,596 16.83
15. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành 5,800,832,412 5,005,877,062 794,955,350 15.88
17. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 22,591,406,095 19,297,162,849 3,294,243,246 17.07

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1,501 1,282 219 17.08


24
Nhận xét:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với năm 2020 do doanh
thu bán hàng hóa giảm khoảng 86,54%.
- Lợi nhuận sau thuế tăng, chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh, cụ thể là
doanh thu bán thành phẩm tăng 19,41% so với năm 2020.
→ Doanh nghiệp kiểm soát tốt doanh thu và chi phí và đang trong giai đoạn
tăng trưởng.

BẢNG PHÂN TÍCH HỆ SỐ

Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021

Các hệ số thông thường sử Công thức 01/01/2021 31/12/2021


dụng
Hệ số thanh toán hiện hành TSNH/NNH 2,01 2,21
Hệ số thanh toán nhanh (TSNH- 1,31 1,21
HTK)/NNH
Hệ số thanh toán bằng tiền Tiền/NNH 0,35 0,22
Nhận xét:
- Hệ số thanh toán hiện hành cao → Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp cao, rủi ro doanh nghiệp mất khả năng thanh toán dẫn
đến phá sản thấp.
- Hệ số thanh toán nhanh > 1 → Khả năng thanh toán ngay các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp nằm ở mức cao. Trong tình trạng này, doanh
nghiệp không gặp vấn đề trong việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn
hạn.
- Tuy nhiên vẫn còn rủi ro thanh toán khi hệ số thanh toán bằng tiền nhỏ
hơn 1.

Các hệ số thông thường sử Công thức 01/01/2021 31/12/2021


dụng
Hệ số khả năng chi trả lãi vay LN trước thuế và 0,83 6,89
lãi vay/Chi phí
lãi vay
Hệ số nợ so với tài sản NPT/ Tổng TS 0,43 0,33
Hệ số giữa NPT so với VCSH NPT/ VCSH 0,74 0,5

25
Nhận xét:
- Hệ số thanh toán lãi vay cao ở cuối năm 2021. Đây là dấu hiệu tích cực
về khả năng thanh toán lãi nợ vay của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
hoàn toàn có khả năng chi trả lãi vay.
- Hệ số nợ so với tài sản là 0,33 có nghĩa nợ phải trả là 33% và vốn chủ
sở hữu là 67%.
- Đa số tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu.

2. TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA KHOẢN MỤC


HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN.
2.1. Bảng câu hỏi
Trong cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thường dùng bản câu hỏi để phỏng vấn ban
lãnh đạo, kế toán trưởng và đặc biệt là kế toán hàng tồn kho về những hoạt động
kiểm soát đặc biệt và những thay đổi về điều kiện kiểm soát của đơn vị.
Quy ước: Bảng câu hỏi được thiết kế với những câu hỏi trong chu trình mua hàng
trả tiền dưới dạng trả lời Có, Không hoặc Không áp dụng. Câu trả lời Có được quy
ước là biểu thị một tình trạng kiểm soát tồn hơn vì đơn vị đã thực hiện đúng các thủ
tục kiểm soát đúng quy định; ngược lại câu trả lời không cho thấy sự yếu kém của
kiểm soát nội bộ, những sai sót tiềm tàng có khả ăng phát sinh do các thủ tục kiểm
soát được quy định đã không được thực hiện; Còn không áp dụng là khi thủ tục kiểm
soát đó không được đơn vị quy định phải áp dụng hoặc không liên quan đến vấn đề
tìm hiểu. Để nhấn mạnh mức độ yếu kém,trong bảng câu hỏi còn được thêm vào nội
dung đánh giá sự thiếu vắng của các thủ tục kiểm soát là quan trọng hay thứ yếu.

26
Bảng 1:Bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB hàng tồn kho và giá vốn hàng
bán Công ty In và Bao Bì Mỹ Châu.

Trả lời
Yếu kém
Không
Câu hỏi Quan Thứ Ghi
áp Có Không
trọng yếu chú
dụng
1. Các chức năng đặt
hàng, nhận hàng bảo
quản và kế toán kho, kế

toán chi phí có được bố
trí cho những cá nhân
hoặc bộ phận độc lập
phụ trách hay không?
2. Đơn đặt hàng có
luôn được lập dựa trên
phiếu yêu cầu mua ✓
hàng đã được xét duyệt
hay không?
3. Phiếu xuất kho có
được đánh số thứ tự

liên tục trước khi sử
dụng hay không?
4. Đơn vị có thiết lập
các thủ tục xét duyệt
đặt hàng và áp dụng ✓
một cách nhất quán hay
không?
5 .Trước khi nhập kho
hàng hóa có được kiểm
nhận kỹ càng về số ✓
lượng, quy cách, chất
lượng hay không?
6. Đơn vị có tổ chức
sắp xếp kho hàng một
cách hợp lý, tránh được ✓
các mất mát hư hỏng
hay không?
7. Đơn vị có tổ chức

kiểm kê định kỳ hàng

27
tồn kho hay không?
8. Hàng tồn kho kém
phẩm chất, hư hỏng, lỗi
thời…có được nhận ✓
diện kịp thời hay
không?
9. Nguyên vật liệu xuất
khi cho sản xuất có dựa
trên Phiếu đề nghị vật ✓
liệu đã được xét duyệt
không?
10. Hàng xuất bán có
dựa trên Phiếu xuất

kho và Hóa đơn bán
hàng hay không?
11. Phiếu xuất kho có
được đánh số liên tục ✓
trước không?
12. Ghi nhận hàng tồn
kho có đầy đủ hóa

đơn,chứng từ hợp lệ
hay không?
13. Có đối chiếu
thường xuyên giữa thủ ✓
kho và kế toán.
14. Bộ phận quản lý
kho có chịu trách

nhiệm về hiệu quả
quản lý hàng tồn kho?
15. Có lập biên bảng
kiểm nghiệm vật tư
✓ ✓
nhập kho, mua hàng sai
quy cách, chất lượng.
16. Có lập bảng kê tính
giá đối với từng loại ✓
hàng tồn kho.
17. Phiếu yêu cầu có
được trưởng bộ phận
kho xét duyệt, kiểm tra

thực trạng kho trước
khi chuyển cho bộ
phận mua hàng không?

28
18. Có chính sách đối
với hàng tồn kho giảm

giá, chậm luân chuyển
và hư hỏng hay không?
19. Có quy định cụ thể
việc quản lý cũng như
biện pháp bảo quản, ✓
chống hư hỏng hàng
tồn kho không?
20. Sản lượng sản xuất
có được lập phiếu xác
nhận sản phẩm hoàn ✓
thành có chữ ký đầy đủ
không?
21. Bảng chấm công,
các bảng kê chi phí của

phân xưởng có được
kiểm tra, phê duyệt?
22. Thành phẩm nhập
kho có được kiểm tra
và xác nhận bởi người

giám sát độc lập với
quy trình sản xuất
không?
23. Bảng tính giá thành
có được người độc lập
kiểm tra để đảm bảo ✓
tính phù hợp, nhất quán
không?
24. Các chứng từ xuất
kho có được chuyển

cho bộ phận kế toán
không?
25. Có hạn chế tiếp cận
kho, quy định chỉ
những người có phận ✓
sự mới được vào kho
không?

29
Bảng:Bảng thống kê câu trả lời tìm hiểu về hệ thống KSNB hàng tồn kho và giá
vốn hàng bán tại Công ty Cổ phần In Và Bao Bì Mỹ Châu.
Trả lời Tổng Tỷ lệ
Có 22 88%
Không Quan trọng 1 4%
Thứ yếu 0 0%
Không áp dụng 2 8%

Kết luận: Thông qua kết quả điều tra bẳng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB hàng
tồn kho tại Công ty Cổ phần In và Bao Bì Mỹ Châu,cho thấy tỉ lệ câu trả lời “có”
đạt tỷ lệ 88% tức là hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Hàng tồn kho và
giá vốn hàng bán ở mức độ khá tốt.
2.2. Lưu đồ

30
2.3. Đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ
Sau khi đánh giá bảng câu hỏi và lưu đồ khảo sát dòng luân chuyển chứng từ tìm
hiểu về hệ thống KSNB của khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán, kiểm
toán viên nhận thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần In và Bao Bì
Mỹ Châu khá hoàn thiện:

 Các quyết định và chính sách quan trọng của công ty đều được ban hành cụ thể
bằng văn bản bởi Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, cho thấy kênh thông
tin và truyền thông chính thức của công ty rất hữu hiệu và hiệu quả.

 Các chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh đều được lập tương đối đầy đủ, có
liên lưu lại tại bộ phận lập và chuyển cho các bộ phận có liên quan tạo thuận lợi
cho việc kiểm tra, đối chiếu giữa các bộ phận.

 Quá trình luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lí, minh bạch dễ kiểm tra, kiểm
soát và đối chiếu.

 Các chứng từ được lập tại công ty được đánh dấu liên tục và được xét duyệt
trước khi thực hiện, tránh được việc tự ý lập chứng từ và sử dụng khi không cần
thiết.

 Cuối kì, công ty có kiểm tra, đối chiếu số liệu lưu giữa các phòng ban và xác
nhận lại số lượng hàng tồn kho theo từng chủng loại, điều này giúp công ty tránh
được các rủi ro như sai sót, nhầm lẫn do ghi chép, khai thiếu, khai khống các
khoản mục hàng tồn kho.

 Các chính sách bất kiêm nhiệm được thực hiện tương đối chặt chẽ, tách biệt
chức năng giữa các bộ phận. Vì vậy, công ty có thể hạn chế được rủi ro và gian
lận.

 Các chứng từ được đối chiếu, kiểm tra với hàng hóa thực nhận nhiều lần trong
quá trình luận chuyển, tính toán lại chứng từ một cách kỹ càng trước khi nhập
vào máy tính. Công việc này đảm bảo thông tin trên các chứng từ của bộ chứng

31
từ mua hàng khớp đúng với nhau và việc ghi chép vào sổ sách kế toán là chính
xác.

Vẫn còn một số khiếm khuyết trong hệ thống kiểm soát nội bộ mặc dù không ảnh
hưởng trọng yếu đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính, tuy nhiên kiểm toán
viên cũng cần chú ý đến các yếu kém này khi tiến hành kiểm toán.

3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO


3.1. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán
3.1.1. Rủi ro tiềm tàng (IR)
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của số sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ được
trong kỳ kế toán. Những sai lệnh về giá vốn hàng bán có thể gây ảnh hưởng trọng
yếu tới BCTC trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp liên quan
đến giá vốn hàng bán và những sai lệnh trọng yếu trong kết quả hoạt đọng kinh
doanh
Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoản mục
“Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc hàng tồn kho đã
bán, khoản dự phòng giám giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng
tồn kho, chi phí sản xuất chung không được phân bổ. Do quy mô công ty khá lớn và
khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty
(khoảng 43,7%) nên khoản mục này có rủi ro cao:
- Khối lượng nghiệp vụ lớn và phức tạp nên dễ xảy ra sai sót ảnh hưởng trọng yếu
đến tính trung thực và hợp lý của BCTC.
- HTK liên quan tới nhiều chu trình kinh doanh và nhiều tài khoản vì vậy gian lận
và sai sót của HTK sẽ ảnh hưởng các chu trình các tài khoản liên quan và ngược lại
- HTK đa dạng về chủng loại, số lượng, xác định giá trị khó, phức tạp nên nhạy cảm
với gian lận và chứa nhiều rủi ro như biển thủ, trộm cắp, mất giá, hư hỏng, lỗi thời,
hao hụt, mất mát,...
- Hàng tồn kho được cất trữ ở nhiều vị trí, nhiều địa điểm, phân tán nhiều phòng
ban, nhiều người ở bộ phận quản lý nên khó kiểm soát và dễ bị đánh cắp.
- Phương pháp đa dạng: tính phức tạp nên dễ tính sai và lợi dụng sự phức tạp để
thay đổi số liệu hoặc áp dụng sai phương pháp dẫn đến làm sai lệch giá trị hàng tồn
kho và điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh theo ý muốn

32
- Khoản dự phòng giảm giá HTK được đánh giá không đúng do phụ thuộc vào xét
đoán của nhà quản lý.
Vì những đặc điểm trên kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục này
tương đối cao:
Xác định mức rủi ro tiềm tàng: IR= 80%
3.1.2. Rủi ro kiểm soát (CR)
Từ kết quả Bảng câu hỏi về HTKSNB liên quan đến kiểm soát HTK của đơn vị bằng
cách phỏng vấn cán bộ nhân viên có liên quan và quan sát chu trình HTK được mô
tả lại bằng lưu đồ chứng từ, chúng tôi nhận xét HTKSNB của công ty thiết kế như
trên có thể tương đối ngăn chặn và phát hiện được những gian lận, sai sót. Tuy nhiên
còn có một số điểm cần phải lưu ý như sau:
- Hàng hóa nhập về kho chưa được phân công người kiểm tra kĩ càng về quy cách,
chất lượng.
- Không lập bảng kê chi tiết đối với vật tư nhập kho, hàng mua về sai quy cách,
không đảm bảo chất lượng
Vì vậy, chúng tôi đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát ở mức thấp.
Xác định mức rủi ro kiểm soát: CR=25%
3.1.3. Rủi ro kiểm toán(AR)
Dựa trên xét đoán và kinh nghiệm, chúng tôi cho rằng khả năng rủi ro trong việc
đưa ra ý kiến không hợp lý về báo cáo tài chính là rất thấp.
Xác định mức rủi ro kiểm toán: AR=5%
3.1.4. Rủi ro phát hiện (DR)
Xác định mức rủi ro phát hiện
𝐴𝑅 5%
DR = = = 25%
𝐶𝑅∗𝐼𝑅 25%∗80%

33
3.2. Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục hàng
tồn kho
3.2.1. Thiết kế thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục hang tồn kho và giá
vốn hàng bán

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày


Người Lâm Ngọc
Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO
BÌ MỸ CHÂU thực hiện Hoa
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021 Người Hoàng
Nội dung: KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI soát xét 1 Thái Ngân
VỚI CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO, GIÁ
THÀNH, GIÁ VỐN Người Lê Trần
soát xét 2 Tường Nhi

ĐÁNH GIÁ TÍNH HOẠT ĐỘNG HỮU HIỆU CỦA CÁC THỦ TỤC KSNB
CỦA CHU TRÌNH HTK, GIÁ THÀNH, GIÁ VỐN

Mục tiêu
kiểm
Ký Tần Thủ tục kiểm tra
soát/Sai sót Kiểm soát chính
hiệu suất KSNB
có thể
xảy ra
(1) (2) (3) (4) (5)
1.Các nghiệp a.Vật tư chỉ được 1a Mỗi - Chọn mẫu ngẫu nhiên 16
vụ nhập, xuất kho căn cứ đề giao nghiệp vụ xuất kho
xuất HTK, nghị cấp vật tư đã dịch nguyên vật liệu trong
giá vốn ghi được người có thẩm năm, đối chiếu phiếu đề
nhận trên sổ quyền phê duyệt. nghị cấp vật tư đã được
kế toán là phê duyệt, kiểm tra dấu
không có hiệu đã phê duyệt.
thật. - Phỏng vấn và quan sát
Ban giám đốc và những
nhân viên có liên quan để
xác minh sự phê duyệt

34
Mục tiêu
kiểm
Ký Tần Thủ tục kiểm tra
soát/Sai sót Kiểm soát chính
hiệu suất KSNB
có thể
xảy ra
(1) (2) (3) (4) (5)

b.Thành phẩm nhập 1b Mỗi - Phỏng vấn và quan sát


kho phải được kiểm giao xem thành phẩm nhập kho
tra và xác nhận bởi dịch có được kiểm tra và xác
người giám sát độc nhận người giám sát độc
lập với quy trình sản lập với quá trình sản xuất
xuất. - Chọn mẫu ngẫu nhiên 16
nghiệp vụ nhập kho thành
phẩm trong năm, đối
chiếu phiếu xác nhận khối
lượng hoàn thành đã được
[người giám sát] xác
nhận.

c.Việc ghi nhận giá 1c Mỗi - Phỏng vấn người có liên


vốn phải căn cứ vào giao quan về việc ghi nhận giá
phiếu xuất kho, biên dịch vốn xem có thực hiện
bản giao nhận hàng. đúng quy định hay không
- Chọn mẫu ngẫu nhiên 16
nghiệp vụ ghi nhận giá
vốn trong năm, đối chiếu
phiếu xuất kho, biên bản
giao nhận hàng.
2.HTK đã Định kỳ tổ chức kiểm 2 Hàng - Mượn các tài liệu tổng
xuất kho kê, đối chiếu số tháng hợp kết quả kiểm kê của
nhưng chưa lượng thực tế với sổ đơn vị, phỏng vấn những
ghi giảm trên kế toán. người tham gia quá trình
sổ kế này. Xem xét việc xử lý
toán/HTK bị kết quả sau kiểm kê.
mất. - Phỏng vấn nhân viên
kho và nhân viên kế toán

35
Mục tiêu
kiểm
Ký Tần Thủ tục kiểm tra
soát/Sai sót Kiểm soát chính
hiệu suất KSNB
có thể
xảy ra
(1) (2) (3) (4) (5)
về việc tổ chức kiểm kê
đối chiếu.
3.Nguyên a.Trong ngày, các 3a Mỗi - Kiểm tra, đối chiếu ngày
liệu, hàng phiếu nhập kho, xuất giao trên phiếu xuất kho, phiếu
hóa, thành kho phải được dịch nhập kho với ngày hạch
phẩm đã nhập chuyển về bộ phận kế toán trên sổ kế toán.
kho nhưng toán và cập nhật kịp - Phỏng vấn và quan sát
chưa được thời vào sổ kế toán. nhân viên bộ phận kho và
ghi sổ kế toán nhân viên kế toán có liên
kịp thời. quan.
b.Hàng tháng, bộ 3b Hàng - Chọn 16 tháng trong
phận kế toán phải đối tháng năm để mượn biên bản đối
chiếu với bộ phận sản chiếu 2 bộ phận. Kiểm tra
xuất về lượng thành dấu hiệu rà soát và đối
phẩm hoàn thành chiếu số liệu và xem xét
nhập kho. việc xử lý chênh lệch (nếu
có).
- Phỏng vấn bộ phận kế
toán và bộ phận sản xuất có
liên quan về việc đối chiếu
số lượng thành phẩm hoàn
thành nhập kho.

36
Mục tiêu
kiểm
Ký Tần Thủ tục kiểm tra
soát/Sai sót Kiểm soát chính
hiệu suất KSNB
có thể
xảy ra
(1) (2) (3) (4) (5)
4.Các loại Người chịu trách 4 Mỗi Kiểm tra dấu hiệu đối
HTK, giá nhiệm phải đối chiếu giao chiếu của người chịu trách
vốn không lượng vật tư thực dịch nhiệm và đối chiếu lại loại
được ghi nhận với phiếu xin vật tư, số lượng, quy cách,
nhận chính lĩnh vật tư và Phiếu thời gian đề nghị và thực
xác (như số xuất kho (về loại, số nhận 16 giữa phiếu xin
lĩnh vật tư và phiếu xuất
lượng, đơn lượng, quy cách, thời
kho.
giá, mã hàng gian đề nghị và thực
- Phỏng vấn người chịu
không chính nhận…).
trách nhiệm để xác nhận
xác hoặc . việc đối chiếu giữa phiếu
nhầm lẫn xin lĩnh vật tư và phiếu
giữa các mã xuất kho.
hàng, các
đợt
nhập/xuất
hàng).
5.HTK bị lỗi a.Người chịu trách 5a - Mượn các báo cáo chi
thời, hư nhiệm phải theo dõi tiết HTK đã quá hạn sử
hỏng… các loại HTK chi tiết dụng. Xem xét việc theo
không được theo hạn sử dụng và dõi và xử lý đối với việc
phản ánh có người độc lập theo dõi chi tiết hạn sử
theo giá trị kiểm tra, giám sát dụng của hàng tồn kho.
thuần có thể việc này. - Phỏng vấn nhân viên bộ
thực hiện phận kho và bộ phận kế
toán có liên quan về việc
được.
theo dõi chi tiết hàng tồn
kho, việc kiểm tra, giám
sát việc theo dõi này.
b.Định kỳ phải lập 5b - Mượn các báo cáo chi
Báo cáo về tình trạng tiết HTK đã quá hạn sử
HTK đã quá hạn sử dụng. Xem xét việc theo
dụng và có biện pháp dõi và xử lý đối với tính
xử lý kịp thời.

37
Mục tiêu
kiểm
Ký Tần Thủ tục kiểm tra
soát/Sai sót Kiểm soát chính
hiệu suất KSNB
có thể
xảy ra
(1) (2) (3) (4) (5)
trạng hàng tốn kho quá
hạn.
- Phỏng vấn nhân viên bộ
phận kho và bộ phận kế
toán có liên quan về việc
lập báo cáo hàng tồn kho
đã quá hạn sử dụng.
c.Người chịu trách 5c - Mượn các báo cáo/danh
nhiệm phải theo dõi mục chi tiết HTK dễ bị suy
các loại HTK dễ bị giảm giá trị thị trường.
suy giảm giá trị thị Xem xét việc theo dõi và
trường để trích lập dự trích lập dự phòng đối với
phòng kịp thời. các HTK này.
- Phỏng vấn nhân viên có
liên quan đến việc theo dõi
hàng tồn kho để trích lập
dự phòng kịp thời.

KẾT LUẬN

R KTV tin tưởng vào KSNB đối với mục tiêu kiểm soát … có thể ngăn
ngừa/phát hiện kịp thời các sai sót trọng yếu
R Thực hiện TNCB ở cấp độ: TRUNG BÌNH
 Thực hiện TNCB ở cấp độ: THẤP

 KTV không tin tưởng vào KSNB đối với mục tiêu kiểm soát … có thể
ngăn ngừa/phát hiện kịp thời các sai sót trọng yếu
 Thực hiện TNCB ở cấp độ: CAO
 Thực hiện TNCB ở cấp độ: TRUNG BÌNH (giải thích lý do)
 Thực hiện TNCB ở cấp độ: THẤP (giải thích lý do)
 Các khiếm khuyết trong KSNB cần nêu trong Thư quản lý

38
3.2.2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục hang tồn kho và giá
vốn hàng bán
 Thử nghiệm kiểm soát số 1a: Vật tư chỉ được xuất kho căn cứ đề nghị cấp
vật tư đã được người có thẩm quyền phê duyệt.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT SỐ 1a


Thời gian: 15/02/2022
Địa điểm: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU.
Kiểm toán viên: Lâm Ngọc Hoa
Công việc:
- Phỏng vấn và quan sát Ban giám đốc và những nhân viên có liên quan để xác minh
sự phê duyệt
- Chọn mẫu ngẫu nhiên 16 nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu trong năm, đối chiếu
phiếu đề nghị cấp vật tư đã được phê duyệt, kiểm tra dấu hiệu đã phê duyệt.
Kết luận
- Việc đề nghị cấp vật tư được phê duyệt và ký tên bởi người có thẩm quyền.

Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2022


Kế toán trưởng Người thực hiện

(Đã ký) (Đã ký)

39
 Thử nghiệm kiểm soát số 1b: Thành phẩm nhập kho phải được kiểm tra và
xác nhận bởi người giám sát độc lập với quy trình sản xuất.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT SỐ 1b


Thời gian: 15/02/2022
Địa điểm: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU.
Kiểm toán viên: Lâm Ngọc Hoa
Công việc:
- Phỏng vấn và quan sát xem thành phẩm nhập kho có được kiểm tra và xác nhận
người giám sát độc lập với quá trình sản xuất.
- Chọn mẫu ngẫu nhiên 16 nghiệp vụ nhập kho thành phẩm trong năm, đối chiếu
phiếu xác nhận khối lượng hoàn thành đã được người giám sát xác nhận.

Kết luận
- Các phiếu nhập kho và việc kiểm tra thành phẩm nhập kho được thực hiện, xác
nhận, ký duyệt bởi người giám sát độc lập với quá trình sản xuất

Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2022


Kế toán trưởng Người thực hiện

(Đã ký) (Đã ký)

40
 Thử nghiệm kiểm soát số 1c: Việc ghi nhận giá vốn phải căn cứ vào phiếu
xuất kho, biên bản giao nhận hàng.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT SỐ 1c


Thời gian: 15/02/2022
Địa điểm: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU.
Kiểm toán viên: Hoàng Thái Ngân
Công việc:
- Phỏng vấn người có liên quan về việc ghi nhận giá vốn có căn cứ vào phiếu xuất
kho, biên bản giao nhận hàng, phiếu vận chuyển hay không?
- Chọn mẫu ngẫu nhiên 16 nghiệp vụ ghi nhận giá vốn trong năm, đối chiếu phiếu
xuất kho, biên bản giao nhận hàng.
Kết luận
- Nghiệp vụ ghi nhận giá vốn của đơn vị được căn cứ vào phiếu xuất kho, biên bản
giao nhận.

Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2022


Kế toán trưởng Người thực hiện

(Đã ký) (Đã ký)

41
 Thử nghiệm kiểm soát số 2: Định kỳ tổ chức kiểm kê, đối chiếu số lượng
thực tế với sổ kế toán.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT SỐ 2


Thời gian: 15/02/2022
Địa điểm: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU.
Kiểm toán viên: Hoàng Thái Ngân
Công việc:
- Mượn các tài liệu tổng hợp kết quả kiểm kê của đơn vị, phỏng vấn những người
tham gia quá trình này. Xem xét việc xử lý kết quả sau kiểm kê.
- Phỏng vấn nhân viên kho và nhân viên kế toán về việc tổ chức kiểm kê đối chiếu.
Kết luận
- Đơn vị có thực hiện kiểm kê, đối chiếu định kỳ với sổ kế toán.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2022
Kế toán trưởng Người thực hiện

(Đã ký) (Đã ký)

42
 Thử nghiệm kiểm soát số 3a: Trong ngày các phiếu nhập kho, xuất kho phải
được chuyển về bộ phận kế toán và cập nhật kịp thời vào sổ kế toán.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT SỐ 3a


Thời gian: 15/02/2022
Địa điểm: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU.
Kiểm toán viên: Trần Gia Ngân
Công việc:
- Kiểm tra, đối chiếu ngày trên phiếu xuất kho, phiếu nhập kho với ngày hạch toán
trên sổ kế toán.
- Phỏng vấn và quan sát nhân viên bộ phận kho và nhân viên kế toán có liên quan.
Kết luận
- Ngày ghi phiếu xuất kho, phiếu nhập kho với ngày ghi trên sổ sách kế toán trùng
khớp, đơn vị thực hiện ghi chép đúng lúc.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2022
Kế toán trưởng Người thực hiện

(Đã ký) (Đã ký)

43
 Thử nghiệm kiểm soát số 3b: Hàng tháng, bộ phận kế toán phải đối chiếu với
bộ phận sản xuất về lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT SỐ 2


Thời gian: 15/02/2022
Địa điểm: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU.
Kiểm toán viên: Trần Gia Ngân
Công việc:
- Chọn 3 tháng trong năm để mượn biên bản đối chiếu 2 bộ phận. Kiểm tra dấu hiệu
rà soát và đối chiếu số liệu và xem xét việc xử lý chênh lệch (nếu có).
- Phỏng vấn bộ phận kế toán và bộ phận sản xuất có liên quan về việc đối chiếu số
lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho.
Kết luận
Việc đối chiếu về số lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho có diễn ra giữa hai bộ
phận.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2022
Kế toán trưởng Người thực hiện

(Đã ký) (Đã ký)

44
 Thử nghiệm kiểm soát số 4: Người chịu trách nhiệm phải đối chiếu lượng vật
tư thực nhận với phiếu xin lĩnh vật tư và Phiếu xuất kho (về loại, số lượng,
quy cách, thời gian đề nghị và thực nhận…).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT SỐ 4


Thời gian: 15/02/2022
Địa điểm: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU.
Kiểm toán viên: Lâm Ngọc Hoa
Công việc:
Kiểm tra dấu hiệu đối chiếu của người chịu trách nhiệm và đối chiếu lại loại vật tư,
số lượng, quy cách, thời gian đề nghị và thực nhận … giữa phiếu xin lĩnh vật tư và
phiếu xuất kho.
- Phỏng vấn người chịu trách nhiệm để xác nhận việc đối chiếu giữa phiếu xin lĩnh
vật tư và phiếu xuất kho.
Kết luận
Thông tin trên phiếu xin lĩnh vật tư và phiếu xuất kho hoàn toàn trùng khớp, người
chịu trách nhiệm về việc này có thực hiện việc đối chiếu.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2022
Kế toán trưởng Người thực hiện

(Đã ký) (Đã ký)

45
 Thử nghiệm kiểm soát số 5a: Người chịu trách nhiệm phải theo dõi các loại
HTK chi tiết theo hạn sử dụng và có người độc lập kiểm tra, giám sát việc
này.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT SỐ 5a


Thời gian: 15/02/2022
Địa điểm: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU.
Kiểm toán viên: Lâm Ngọc Hoa
Công việc:
- Mượn các báo cáo chi tiết HTK đã quá hạn sử dụng. Xem xét việc theo dõi và xử
lý đối với các HTK này.
- Phỏng vấn nhân viên bộ phận kho và bộ phận kế toán có liên quan về việc theo dõi
chi tiết hàng tồn kho, việc kiểm tra, giám sát việc theo dõi này.
Kết luận
Đơn vị có thực hiện theo dõi chi tiết thời hạn của hàng tồn kho và có người độc lập
kiểm tra, giám sát việc thực hiện này.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2022
Kế toán trưởng Người thực hiện

(Đã ký) (Đã ký)

46
 Thử nghiệm kiểm soát số 5b: Định kỳ phải lập Báo cáo về tình trạng HTK
đã quá hạn sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT SỐ 5b


Thời gian: 15/02/2022
Địa điểm: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU.
Kiểm toán viên: Trần Gia Ngân
Công việc:
- Mượn các báo cáo chi tiết HTK đã quá hạn sử dụng. Xem xét việc theo dõi và xử
lý đối với tính trạng hàng tốn kho quá hạn.
- Phỏng vấn nhân viên bộ phận kho và bộ phận kế toán có liên quan về việc lập báo
cáo hàng tồn kho đã quá hạn sử dụng.
Kết luận
- Định kỳ, đơn vị có thực hiện lập báo cáo chi tiết về hàng tồn kho quá hạn.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2022
Kế toán trưởng Người thực hiện

(Đã ký) (Đã ký)

47
 Thử nghiệm kiểm soát số 5c: Người chịu trách nhiệm phải theo dõi các loại
HTK dễ bị suy giảm giá trị thị trường để trích lập dự phòng kịp thời.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT SỐ 2


Thời gian: 15/02/2022
Địa điểm: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU.
Kiểm toán viên: Lâm Ngọc Hoa
Công việc:
- Mượn các báo cáo/danh mục chi tiết HTK dễ bị suy giảm giá trị thị trường. Xem xét
việc theo dõi và trích lập dự phòng đối với các HTK này.
- Phỏng vấn nhân viên có liên quan đến việc theo dõi hàng tồn kho để trích lập dự
phòng kịp thời.
Kết luận:
- Đơn vị có thực hiện trích lập dự phòng đối với hàng tồn kho bị suy giảm giá trị thị
trường.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 02 năm 2022
Kế toán trưởng Người thực hiện

(Đã ký) (Đã ký)

48
3.3. ĐÁNH GIÁ LẠI RỦI RO KIỂM SOÁT
Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát nhóm chúng tối quyết định giữ nguyên
rủi ro kiểm soát như ban đầu:
 IR = 80%
 CR = 25%
 AR = 5%
 DR = 25%
4. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU
4.1. Xác định mức trọng yếu tổng thể (PM).
Theo chương trình kiểm toán mẫu VACPA, tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng
yếu như sau:
Tiêu chí Mức trọng yếu (%)
Lợi nhuận trước thuế 5.0 - 10.0
Doanh thu thuần 0.5 - 3.0
Tổng chi phí 0.5 - 3.0
Tổng tài sản 1.0 - 2.0
Vốn chủ sở hữu 1.0 - 5.0

Vì khoản mục hàng tồn kho được đánh giá là khoản mục mang tính chất trọng yếu
và là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong
tổng số tài sản ngắn hạn nên KTV quyết định lấy chỉ tiêu tổng tài sản làm chỉ tiêu
xác lập mức trọng yếu tổng thể.
PM= 1.0% x Tổng tài sản = 1.0% x 333,795,940,264 (VND) = 3.337.959.403
(VND)
Trong đó: số liệu tổng tài sản được lấy từ Bảng cân đối kế toán của Công ty tại
ngày 31 tháng 12 năm 2021.
4.2. Xác định mức trọng yếu khoản mục (TE)
Dựa vào xét đoán chuyên môn, KTV xác định mức trọng yếu khoản mục (TE)
bằng 50% mức trọng yếu tổng thể (PM) và không vượt quá 10% giá trị của khoản
mục:
TE = 50% x PM = 50% x 3.337.959.403 = 1.668.979.702 (VND)

49
Ta có :
10% giá trị của khoản mục = 10% x 110.453.264.874 = 11.045.326.490 (VND)
Trong đó: số liệu giá trị của khoản mục được lấy từ Bảng cân đối kế toán của Công
ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Như vậy, TE < 10% giá trị khoản mục HTK nên mức trọng yếu KTV chấp nhận
cho khoản mục hàng tồn kho là TEHTK = 1.668.979.702 (VND)
4.3. Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua
KTV xác định gưỡng sai xót có thể bỏ qua là 2% mức trọng yếu của khoản mục.
Ngưỡng sai xót có thể bỏ qua = 2% x TEHTK = 2% x 1.668.979.702 = 33.379.594
(VND)

50
CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
1. Bảng tổng hợp số liệu
1.1. Bảng tổng hợp số liệu hàng tồn kho
Bảng 1.1: Tổng hợp số liệu hàng tồn kho (đvt: VND)
Tài Tên tài khoản Trước kiểm toán Sau kiểm toán Đã kiểm toán
khoản 31/12/2021 15/02/2022 31/12/2020
151 Hàng mua đang 1.066.218.087 1.066.218.087 2.988.379.350
đi trên đường
152 Nguyên vật liệu 91.289.430.746 91.289.430.746 93.703.889.497
153 Công cụ, dụng 1.415.117.026 1.415.117.026 1.242.199.490
cụ
154 Chi phí sản - - -
xuất, kinh doanh
dở dang
155 Thành phẩm 16.682.499.015 16.682.499.015 13.153.811.084
159 Dự phòng giảm 0 0 (163.766.683)
giá hàng tồn kho

Kết luận: Dựa trên công việc đã thực hiện, HTK tại thời điểm cuối năm được
trình bày trung thực.

1.2. Bảng tổng hợp số liệu giá vốn hàng bán


Bảng 1.2: Tổng hợp số liệu giá vốn hàng bán
Tài Tên tài Chi tiết Trước kiểm Sau kiểm toán Đã kiểm toán
khoản khoản toán 15/02/2022 31/12/2020
31/12/2021
632 Giá vốn Giá vốn hàng hóa 47.187.124.683 47.187.124.683 362.489.018.596
hàng bán
Giá vốn của dịch 31.832.838.212 31.832.838.212 29.654.794.259
vụ đã cung cấp

51
Giá vốn của 288.935.825.922 288.935.825.922 250.110.370.422
thành phẩm đã
bán
TỔNG 367.955.788.817 367.955.788.817 642.254.283.277

Kết luận: Dựa trên công việc đã thực hiện, GVHB tại thời điểm cuối năm được
trình bày trung thực.

2. Bảng tổng hợp lỗi

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH


Tên khách hàng: Công ty Cổ phần In Tên Ngày
và Bao bì Mỹ Châu
Người thực Tường Nhi 15/02/2022
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021 hiện
Nội dung: Kiểm toán Hàng tồn kho Người soát Ngọc Hoa 15/02/2022
xét

Bảng D530-6: Bảng tổng hợp lỗi

Số giấy Báo cáo kết quả hoạt


Diễn giải Bảng cân đối kế toán
tham chiếu động kinh doanh
Nợ Có Nợ Có

Kết luận: Không phát hiện lỗi. Vậy khoản mục Hàng tồn kho và Gía vốn hàng
bán đến ngày 31/12/2021 là trung thực và hợp lý.

52
3. Chương trình kiểm toán
3.1.Kiểm toán hàng tồn kho
CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày
Tên khách hàng:Công ty Cổ Phần In và Người thực hiện Tín 15/02/2022
Bao Bì Mỹ Châu. Người soát xét 1 Gia Ngân 15/02/2022
Ngày kết thúc kỳ kế toán:31/12/2021 Người soát xét 2 Thái Ngân 15/02/2022
Nội dung: Chương trình kiểm toán
hàng tồn kho

A. MỤC TIÊU.

Hàng tồn kho thể hiện trên BCTC là có thật đã được hạch toán chính
xác,đầy đủ và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày
BCTC được áp dụng.
B.THỦ TỤC KIỂM TOÁN.
STT Thủ tục Người thực
hiện
I.Thủ tục phân tích
1. So sánh hàng tồn kho (kể cả số dư dự phòng) và cơ cấu
hàng tồn kho so với năm trước, so sánh tỷ trọng hàng tồn
kho với tổng tài sản ngắn hạn năm nay so với năm Tín
trước,đánh giá tính hợp lý của những biến động.giải thích
những biến động bất thường trong hoạt động kinh doanh
của DN.
2. So sánh thời gian quay vòng của hàng tồn kho với năm
trước và kế hoạch,xác định nguyên nhân biến động và nhu Gia Ngân
cầu lập dự phòng.
II. Kiểm tra chi tiết
STT Thủ tục Người thực
hiện
1. Thu thập và lưu lại biên bản kiểm kê có đầy đủ chữ ký
của các thành viên tham gia kiểm kê,thu thập các thông
tin liên quan đến tình hình nhập xuất kho trong quá trình Gia Ngân
kiểm kê

53
2. Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết hàng tồn kho Gia Ngân
3. Kiểm tra số dư đầu kỳ của hàng tồn kho. Gia Ngân
4. Kiểm tra chứng từ mua hàng trước và sau ngày kết thúc Thái Ngân
niên độ.
5. Kiểm tra việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Thái Ngân
6. Kiểm tra việc trình bày và công bố hàng tồn kho trên báo Thái Ngân
cáo tài chính.

3.1.1. Thủ tục chung

Công ty kiểm toán Bình Minh Tên Ngày

Tên công ty khách hàng: Công ty cổ Người lập CT Tín 13/02/2022


phần in và bao bì Mỹ Châu

Ngày kết thúc kì kế toán:31/12/2021


Người soát xét 1 Gia Ngân 15/02/2022
Nội dung: So sánh thời gian quay
vòng của hàng tồn kho với năm trước
Người soát xét 2 Thái Ngân 15/02/2022

Chính sách kế toán về hàng tồn kho


Mục tiêu kiểm toán: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước
và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Nguyên tắc nghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc.
Trường hợp giá trị thuần thấp hơn giá gốc thì phải tính thep giá trị thuần có thể thực
hiện được.
- Giá gốc hàng tồn kho được xác định:
+ Nguyên vật liệu, hàng hóa: bao gồm chi phí mua và các chi phí liên quan trực tiếp
khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
+ Thành phẩm: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và chi phí sản
xuất chung có liên quan trực tiếp được phân bổ dựa trên mức độ hoạt động bình
thường.

54
+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: được tập hợp theo chi phí phát sinh thực tế
cho từng loại sản phẩm chưa hoàn thành.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn khô trong năm
sản xuất, kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành và chi phí ước
tính cho việc tiêu thụ chúng.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho được tính
theo phương pháp bình quân gia quyền.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ: theo phương
pháp trực tiếp hoặc gián tiếp

Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm 31/12:

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho từng mặt hàng tồn kho có giá gốc
lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc
lập dự phòng giảm giá được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. Tăng,
giảm số dư dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần phải trích lập tại ngày kết thúc năm
tài chính được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
Kết luận: Công ty áp dụng nhất quán các chính sách kế toán với năm trước và phù
hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Vấn đề nhận xét: Thông qua phỏng vấn, KTV nhận thấy các nguyên tắc kể toán
được khách hàng áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

55
3.1.2. Thủ tục phân tích
3.1.2.1.Thủ tục phân tích số 01
Công ty kiểm toán Bình Minh Tên Ngày

Tên công ty khách hàng: Công ty cổ Người lập CT Tín 13/02/2022


phần In và bao bì Mỹ Châu
Ngày kết thúc kì kế toán: 31/12/2021
Nội dung: So sánh số dư hàng tồn kho
năm nay so với năm trước Người soát xét 1 Ngân 15/02/2022

Người soát xét 2 Ngân 15/02/2022

Mục tiêu:So sánh số dư HTK (kể cả số dư dự phòng), cơ cấu HTK, tỷ trọng


HTK với tổng tài sản ngắn hạn, thời gian quay vòng của HTK với tỷ lệ lãi gộp
năm nay so với năm trước giải thích những biến động bất thường .
Công việc:
Thu thập số liệu từ bảng CĐPS tài khoản, đối chiếu với tài liên quan
Tính toán và phân tích nguyên nhân biến động
Kết luận: Xu hướng biến động hàng tồn kho năm 2021 hợp lý với xu hướng
biến động chung của thị trường
Kết quả:
Tài khoản SD 01/01/2021 SD 31/12/2021 Tăng/giảm Tỷ lệ
(%)
Hàng mua đang 2.988.379.350 PY GL,B 1.066.218.087
(1.922.161.263) (64)
đi đường S
Nguyên vật liệu 93.703.889.497 PY GL,B 91.289.430.746
(2.414.458.751) (3)
S
Công cụ, dụng 1.242.199.490 PY GL,B 1.415.117.026
172.917.536 14
cụ S
Thành phẩm 13.153.811.084 PY GL,B 16.682.499.015
3.528.687.931 26,8
S
Dự phòng giảm (163.766.683) PY GL,B -
163.766.683 (100)
giá HTK S
Tổng 110.924.512.738 PY GL,B 110.453.264.874 (471.247.864) (0,42)
56
S
Chỉ tiêu phân tích
Tài sản ngắn hạn 319.600.037.322 PY GL,B 244.557.378.946
(75.042.658.376) (23)
S
Hàng tồn kho 111.088.279.421 PY GL,B 110.453.264.874
(635.014.547) (1)
S
Tỷ lệ 187,6% 121,4%
HTK/TSNH
Giá vốn hàng bán 642.254.183.277 PY GL,B 367.955.788.817
(274.298.394.460) (43)
S
Hàng tồn kho 111.088.279.421 PY GL,B 110.453.264.874
(635.014.547) (1)
S
Lợi nhuận gộp 46.188.749.213 PY GL,B 63.341.995.340
17.153.246.127 37
S
Doanh thu thuần 688.442.932.490 PY GL,B 431.297.784.157
(257.145.148.333) (37)
S
Tỷ lệ lãi gộp 7,19% 17,2%

GL: Đã đối chiếu khớp với số liệu sổ cái tài khoản


PY: Đã đối chiếu khớp với số liệu BCTC năm trước của đơn vị
BS: Đã đối chiếu khớp với số liệu trình bày trên bảng CĐKT trước kì kiểm toán
năm nay.

Phân tích nguyên nhân biến động:


-Tỷ lệ hàng tồn kho/tổng tài sản ngắn hạn năm nay nhỏ hơn rất nhiều so với năm
trước, điều này cho thấy doanh nghiệp dự trữ hàng tồn kho là ít so với năm trước
-Tỷ lệ lãi gộp năm nay cao hơn nhiều so với năm trước cụ thể là 10,01% cho thấy
khả năng sinh lời của doanh thu tăng
-Hàng tồn kho năm 2021 là 110.453.263.874 so với năm 2020 là 111.088.279.421
năm 2020 doanh nghiệp bán được hàng và có nhiều hợp đồng sản xuất nên lượng
hàng tồn kho 2021 thấp hơn gần 1% so với năm 2020
Nhìn chung hàng tồn kho của Công ty cổ phần In và Bao bì Mỹ Châu không có gì
bất thường. Số dư hàng tồn kho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của
Công ty. Tuy nhiên để đảm bảo mức độ hài lòng của kiểm toán viên về số dư hàng
tồn kho vào thời điểm 31/12/2021 nên cần thực hiện kiểm tra chi tiết.

57
3.1.2.2.Thủ tục phân tích số 02
Công ty kiểm toán Bình Minh Tên Ngày

Tên công ty khách hàng: Công ty cổ Người lập CT Gia 13/02/2022


phần in và bao bì Mỹ Châu Ngân
Ngày kết thúc kì kế toán:31/12/2021
Người soát xét 1 Tín 15/02/2022
Nội dung: So sánh thời gian quay
vòng của hàng tồn kho với năm trước
Người soát xét 2 Thái 15/02/2022
Ngân

Mục tiêu: Đánh giá tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho.
Công viêc: tính và so sánh vòng quay của hang tồn kho năm nay với năm trước,
xác định nguyên nhân biến động.
Kết luận: Theo như biến động của thị trường số vòng luân chuyển hàng tồn kho
năm 2021 của công ty phù hợp với xu thế

Bảng 3.1.3.1: So sánh vòng quay hàng tồn kho năm 2021 so với năm 2020
Chỉ tiêu 2020 2021
Vòng quay hàng tồn 5,78 3,33
kho
(giá vốn hàng bán/hàng
tồn kho bình quân)

Nhận xét:
Qua số liệu tính toán cho thấy số vòng luân chuyển hàng tồn kho của Công ty
giảm so với năm 2020, có nghĩa là Công ty đang bị ứ động hàng tồn. Điều này là
do thị trường xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt và biến động thị trường phức tạp do
tình hình dịch bệnh gây ra không lường trước được nên tình hình kinh doanh
không đạt được hiệu quả tốt nhất.

58
3.1.3. Kiểm tra chi tiết
3.1.3.1. Kiểm tra chi tiết 1
Thu thập và lưu lại biên bản kiểm kê có đầy đủ chữ ký của các thành viên
tham gia kiểm kê,thu thập các thông tin liên quan đến tình hình nhập xuất
kho trong quá trình kiểm kê
CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày
Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO Người Gia 15/02/20
BÌ MỸ CHÂU Ngân
thực hiện 22
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Người Thái
Nội dung: Tham gia chứng kiến kiểm kê hiện vật HTK
cuối kỳ kế toán soát xét 1 Ngân

Người
Tín
soát xét 2

Mục tiêu: Đảm bảo tính đầy đủ, hiện hữu và đánh giá đối với hàng tồn kho.
Công việc: KTV thu thập tài liệu hướng dẫn kiểm kê của đơn vị và tham gia quan
sát quá trình kiểm kê của đơn vị.
- Chọn mẫu một số mặt hàng để kiểm kê. Thu thập các chứng từ nhập xuất
kho vật liệu cuối cùng đến thời điểm tiến hành kiểm kê, phối hợp với đơn vị
kiểm kê và chứng kiến kiểm kê các mặt hàng theo danh sách.
- Kết thúc quan sát kiểm kê tại đơn vị khách hàng, kiểm toán viên tiến hành
thu thập danh mục HTK tại thời điểm khóa sổ (sổ kế toán chi tiết, sổ kế
toán tổng hợp, bảng kê Nhập- Xuất- Tồn và biên bản kiểm kê) thực hiện
công việc đối chiếu số dư của từng mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối
chiếu sổ tổng hợp, BCTC và số liệu kiểm kê.
- Giải thích nguyên nhân có sự chênh lệch (nếu có).
Kết quả: Hàng tồn kho có thật và đầy đủ, số dư và số phát sinh hàng tồn kho được
ghi nhận trên BCTC đúng với số lượng kiểm kê thực tế

59
CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày
Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO Người thực 15/02/20
BÌ MỸ CHÂU
hiện 22
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Người soát
Nội dung: Tham gia chứng kiến kiểm kê hiện vật HTK
cuối kỳ kế toán xét 1

Người soát
xét 2

Địa điểm kiểm kê: Kho công ty cổ phần in và bao bì Mỹ Châu.


Thời gian kiểm kê: Vào lúc 7h30 ngày 10/02/2022, kết thúc vào lúc 17h cùng ngày
Thành phần tham gia kiểm kê:

Họ tên Chức vụ/Bộ phận

Đặng Như Ý Kế toán trưởng

Nguyễn Thị Khoa Thủ kho

Trần Gia Ngân Đại diện công ty Kiểm


toán

Đối tượng kiểm kê:


STT Địa điểm Loại hàng Số lượng Giá trị
1 Kho Công ty cổ Thùng thiếc 205,428 15,624,220,000
phần in và bao bì
Mỹ Châu
2 Kho Công ty cổ Hộp thiếc đựng bánh 365,730 13,115,150,000
phần in và bao bì
Mỹ Châu
3 Kho Công ty cổ Lon 2 mảnh 119,324 1,097,780,800
phần in và bao bì
Mỹ Châu

60
4 Kho Công ty cổ Bao bì đồ hộp 284,672 1,736,499,200
phần in và bao bì
Mỹ Châu
5 Kho Công ty cổ Hộp thiếc 532,503 7.435,091,320
phần in và bao bì
Mỹ Châu
6 Kho Công ty cổ Hộp thiếc đựng gia 355,000 9,762,500,000
phần in và bao bì dụng
Mỹ Châu
7 Kho Công ty cổ Thùng thiếc đựng sơn 241,619 12,913,333,000
phần in và bao bì
Mỹ Châu
8 Kho Công ty cổ Sắt lá 130,225 15,815,420,000
phần in và bao bì
Mỹ Châu
9 Kho Công ty cổ Nhiên liệu 237,540 3,563,100,000
phần in và bao bì
Mỹ Châu
10 Kho Công ty cổ Máy móc thiết bị 110,000 18,560,350,000
phần in và bao bì
Mỹ Châu

Cách/tiêu thức KTV chọn mẫu tham gia kiểm kê


KTV chọn mẫu khoản mục trong thực tế đối chiếu với phiếu kiểm kê của công ty.
KTV tiến hành lựa chọn những mặt hàng có giá trị lớn, những khoản mục chính:
những khoản mục có sự nghi ngờ, bất ngờ, dễ xảy ra sai sót hoặc những khoản mục
có giá trị cao hơn giá trị nhất định: chiếm tỷ lệ phần trăm lớn trong tổng thể.
Các mẫu đã chọn để chứng kiến kiểm kê:
- Nguyên vật liệu: 2 mẫu/tổng số 4 loại nguyên vật liệu tồn kho
- Công cụ dụng cụ: 1 mẫu/tổng số 3 loại công cụ dụng cụ tồn kho
- Thành phẩm: 6 mẫu/tổng số 15 loại thành phẩm tồn kho

61
Tổng giá trị tồn kho theo sổ sách (số dư tại 31/12/2021): 110,453,264,874
Giá trị đã chọn mẫu kiểm kê (ước tính): 92,188,353,000
Tỷ lệ mẫu chọn/tổng thể: 80/100

A. VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KIỂM KÊ CỦA KHÁCH HÀNG:


1. Về kế hoạch kiểm kê:
- Kế hoạch kiểm kê được văn bản hóa
- Kế hoạch được lập phù hợp thời gian thực tế kiểm kê.
- Việc phân công kiểm kê đã đảm bảo việc phân nhiệm rõ ràng. Tham gia
kiểm kê bao gồm những người độc lập về trách nhiệm đối với hàng được
kiểm kê.
2. Về tài liệu hướng dẫn kiểm kê:
- Các tài liệu hướng dẫn đã được phát cho tất cả các nhân viên của khách
hàng sẽ tham gia kiểm kê và các nhân viên này đã được phổ biến đầy đủ về
nội dung của tài liệu hướng dẫn.
- Hàng tồn kho được xác định và cách ly để loại trừ rủi ro nhầm lẫn giữa các
loại hàng.
- Các nhân viên được yêu cầu ký vào các phiếu, thẻ kiểm kê.
- Các tài liệu hướng dẫn bao gồm các thông tin cần thiết và các thủ tục thực
hiện liên quan đến việc chia cắt niên độ một cách chính xác.
- Các thủ tục đảm bảo để ghi nhận độc lập và mô tả đầy đủ về hàng ký gửi,
hàng lỗi thời, nguyên liệu không thể bán hoặc sử dụng, nguyên liệu bị hư,
kém phẩm chất hay dư thừa, vật liệu dùng để sửa chữa.

B. VỀ KHO HÀNG:
1. Cách thức lưu trữ, sắp xếp hàng trong kho
- Việc sắp xếp đảm bảo dễ tìm, dễ kiểm đếm và đảm bảo an toàn cho tài sản.
- Việc bảo quản hàng tồn kho (nhất là các loại hàng dễ hư hỏng, loại hàng có
giá trị lớn) đã được đảm bảo.
- Đối với các loại hàng có hạn sử dụng thì việc sắp xếp đã đảm bảo hàng sẽ
được xuất kho theo thứ tự hạn sử dụng.
2. Điều kiện bảo quản hàng hóa, điều kiện an ninh...
3. Các thủ tục kiểm soát cụ thể đối với hàng tồn kho
- Không có hàng nhận ký gửi hoặc giữ hộ.
- Có các phương tiện, thiết bị phòng chống cháy, nổ, trộm cắp...
62
4. Nhận xét, đề xuất của KTV về KSNB của đơn vị (liên quan đến kho hàng):
- KSNB đối với kho hàng của công ty là đầy đủ và đáng tin cậy.
C. VỀ THỰC HIỆN KIỂM KÊ CỦA KHÁCH HÀNG:
1. Về phương pháp kiểm đếm:
1.1. Mô tả về phương pháp, cách thức kiểm đếm đối với từng loại hàng
- Các mặt hàng đã kiểm kê rồi được đánh dấu bằng phiếu kiểm kê ghi cụ thể
ngày tháng và có dấu mộc của đơn vị. Kết thúc kì kiểm kê công ty có lập
biên bản kiểm kê và có chữ ký xác nhận đầy đủ.
1.2. Các phương pháp sử dụng để xác định hàng lỗi thời, hư hỏng:
- Công ty không có hàng lỗi thời, hư hỏng.
1.3. Đối với sản phẩm dở dang, cách thức xác định tỷ lệ hoàn thành và cách ghi
chép kết quả xác định:
- Công ty không có sản phẩm dở dang.
1.4. Đánh giá về phương pháp kiểm đếm áp dụng
- Phương pháp kiểm đếm do đơn vị áp dụng có khoa học, phù hợp với đặc
điểm của hàng tồn kho. Đảm bảo quá trình kiểm đếm của đơn vị là đầy đủ,
không có hàng bị bỏ sót hoặc đếm trùng.
1.5. Mô tả những loại hàng không trực tiếp kiểm đếm hoặc đơn vị tính sử dụng
khi kiểm đếm khác với đơn vị ghi sổ kế toán
2. Đối chiếu kết quả kiểm kê giữa các thành viên trong nhóm kiểm kê:
- Có 2 thành viên tiến hành ghi chép kết quả và sau đó tiến hành đối chiếu
kết quả.
3. Các lô hàng vừa mới nhập về hoặc mới xuất ra khỏi kho trong quá trình
chứng kiến kiểm kê:
- Không có lô hàng mới nhập về hoặc mới xuất ra khỏi kho trong quá trình
chứng kiến kiểm kê.
4. Các loại hàng chậm luân chuyển, kém phẩm chất, hư hỏng
- Công ty không có hàng chậm luân chuyển, kém phẩm chất, hư hỏng.
5. Các loại hàng có dấu hiệu giảm giá, công nghệ thay đổi nhanh hoặc nhu cầu
thì trường giảm mạnh:
- Không có hàng có dấu hiệu giảm giá, công nghệ thay đổi nhanh hoặc nhu
cầu thị trường giảm mạnh.

63
6. Các loại hàng tồn kho ký gửi bên thứ 3 hoặc nhận ký gửi, hàng tồn kho cầm
cố thế chấp
- Không có hàng tồn kho ký gửi bên thứ 3 hoặc nhận ký gửi, hàng tồn kho
cầm cố thế chấp.
D. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM KÊ:
1. Mô tả cách thức tổng hợp kết quả kiểm kê của đơn vị:
- Sau khi đối chiếu kết quả ghi chép, đoàn kiểm kê tập hợp kết quả và được
ghi chép chi tiết trong biên bản kiểm kê ngay tại kho hàng của đơn vị.
2. Nhận xét, đánh giá:
Việc tổng hợp kết quả kiểm kê từ kết quả của các nhóm kiểm kê là không bị
bỏ sót bất cứ tài liệu kiểm kê thực tế nào mà các nhóm kiểm kê đã thực hiện.
Các tài liệu kiểm kê chi tiết của các nhóm được lưu giữ đầy đủ để phục vụ
cho việc đối chiếu, kiểm tra khi cần thiết. Các kết quả kiểm kê chi tiết này có
đủ chữ ký của những thành viên trong nhóm kiểm kê.
E. KẾT LUẬN CHUNG VỀ CUỘC KIỂM KÊ:
Cuộc kiểm kê của đơn vị được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo tránh được rủi
ro có thể xảy ra đối với hàng tồn kho. Kết quả kiểm kê là đảm bảo độ tin cậy.
Ngày 15 tháng 02 năm 2022 ,
Người lập báo cáo,
Trần Gia Ngân

64
3.1.3.2. Kiểm tra chi tiết 2
Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết hàng tồn kho
CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày
Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO Người thực Gia 15/02/20
BÌ MỸ CHÂU Ngân
hiện 22
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Người soát Thái
Nội dung: kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết hàng tồn
kho xét 1 Ngân

Người soát
Tín
xét 2

Mục tiêu: Thủ tục kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết hàng tồn kho sẽ giúp kiểm
tra được tính ghi chép chính xác của hàng tồn kho, phát hiện những sai sót
trong hạch toán hàng tồn kho. Đồng thời, KTV sẽ soát xét những khoản mục
bất thường, tiến hành thủ tục kiểm tra tương ứng, kiểm tra đối chiếu từ ngày
kết thúc kỳ kế toán 31/12/2021 đến ngày KTV kiểm kê để đảm bảo khoản mục
hàng tồn kho trình bày đúng đăn và hiệu quả
Công việc:
- Đối chiếu số liệu giữa báo cáo nhập xuất tồn kho với số liệu sổ cái và bảng
cân đối số phát sinh.
- Đối chiếu chọn mẫu số lượng thực tế từ bảng tổng hợp kết quả kiểm kê với
báo cáo nhập, xuất, tồn kho và ngược lại
- Xem xét lại các bảng nhập xuất tồn hàng tháng và đặc biệt số dư hàng tồn
kho cuối năm để phát hiện, soát xét những khoản mục bất thường, tiến hành
thủ tục kiểm tra tương ứng.
Kết quả: Các số liệu đều khớp đúng, không phát hiện chênh lệch giữa sổ sách
và biên bản kiểm kê.

65
Tên Ngày

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Người thực hiện Gia Ngân 15/02/2022

Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ


CHÂU Người soát xét 1 Thái Ngân

Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021


Người soát xét 2 Tín
Nội dung: kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết hàng tồn kho

Bảng đối chiếu tổng hợp hàng tồn kho


Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Số dư sổ sách Tổng nhập Tổng xuất Biên bản kiểm Chênh lệch Giải thích
(31/12/2021) kê
(15/02/2022)
Hàng mua đang đi 1,066,218,087 0 0 1,066,218,087 0
đường
Nguyên liệu, vật liệu 91,289,430,746 56,329,684,000 58,744,140,000 95,193,236,000 0
Công cụ dụng cụ 1,415,117,026 965,730,342 792,812,806 1,515,112,356 0
Thành phẩm 16,682,499,015 12,134,250,000 8,605,562,069 17,356,879,000 0
Tổng cộng 110,453,264,874 69,429,664,342 68,142,514,875 115,131,445,44 0
3
TB ˅ ˅ √

TB: Khớp với số liệu trên bảng Báo cáo kết quả HĐKD năm 2021
˅: Khớp với số liệu trên Báo cáo Nhập Xuất tồn năm 2021
√: Khớp với số liệu trên biên bản kiểm kê ngày 25/02/2021

66
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn thành phẩm từ ngày 01/01/2021 đến 15/02/2022
Đơn vị tính: Đồng

ĐV
STT TÊN TỒN ĐẦU KÌ NHẬP TRONG KÌ XUẤT TRONG KÌ TỒN NGÀY 17/2/2019
T

Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị

Thùng
1 đựng Cái 225,000 3,332,475,000 50,000 751,800,000 120,000 19,200,000,000 155,000 2,256,490,000
sơn

Hộp
thiếc
2 Cái 120,000 4,303,200,000 40,000 1,440,000,000 75,000 2,850,000,000 85,000 3,054,050,000
đựng
bánh

Hộp
thiếc
3 Cái 135,100 3,715,250,000 56,000 1,573,600,000 79,000 2,192,250,000 112,100 3,138,800,000
đựng
thực

67
phẩm

Nắp dễ
4 Cái 37,000 225,700,000 45,000 263,700,000 52,300 342,565,000 29,700 207,900,000
mở

Lon 2
5 Cái 76,000 699,200,000 34,000 283,900,000 50,000 480,000,000 63,000 552,825,000
mảnh

Thùng
6 Cái 80,000 5,044,000,000 40,000 4,884,000,000 53,200 3,298,400,000 66,800 4,148,280,000
thiếc

Hộp
7 thiếc Cái 360,000 5,025,600,000 120,000 1,507,200,000 240,100 3,169,320,000 240,000 3,170,400,000
tròn

Thiết
bị,
8 cái 1,500 253,095,000 2,300 275,029,900 2,500 446,825,000 1,300 234,000,000
máy
móc

17,952,000,00 15,320,000,00
9 Vật tư kg 170,000 60,000 7,543,800,000 175,000 18,935,000,000 140,000
0 0

68
Xăng
10 lít 65,000 1,379,950,000 35,000 1,438,450,000 73,600 1,569,888,000 26,400 573,672,000
dầu

Tổng 41,930,470,00 19,961,479,90 32,656,417,00


1,269,600 482,300 920,700 52,484,248,000 919,300
0 0 0

TB ˅ ˅ √

69
3.1.3.3 Kiểm tra chi tiết 3
Kiểm tra số dư đầu kỳ của hàng tồn kho.

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày


Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO Người Gia 15/02/20
BÌ MỸ CHÂU Ngân
thực hiện 22
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Người Thái
Nội dung: Kiểm toán số dư đầu kỳ
soát xét 1 Ngân

Người
Tín
soát xét 2

Mục tiêu: Nhằm đảm bảo mục tiêu hiện hữu, đầy đủ và ghi chép chính xác của
các khoản mục.
Công việc:
- Thu thập biên bản và hồ sơ kiểm kê HTK cuối năm trước của đơn vị. Xem xét và
đánh giá tính tin cậy của KSNB của đơn vị đối với quá trình kiểm kê.
- Đối chiếu số lượng HTK cuối năm với biên bản kiểm kê; - Tìm hiểu và kiểm tra
phương pháp tính giá HTK áp dụng cho năm tài chính trước;
- Liệt kê SDĐK, SPS NỢ, SPS CÓ, SDCK của các tài khoản hàng tồn kho trên
bảng cân đối phát sinh. Đối chiếu sổ cái, Bảng cân đối phát sinh, Bảng cân đối kế
toán và hồ sơ kiểm toán năm trước.
- Kiểm tra số dư dự phòng giảm giá HTK tại ngày đầ
Kết luận: Số liệu trên các tài khoản đầy kỳ và cuối kỳ khớp với các sổ sách báo
cáo liên quan tương ứng.

70
Bảng tổng hợp tăng giảm hàng tồn kho
Đơn vị tính: Đồng

TÊN TÀI
TK 01/01/2021 SPS NỢ SPS CÓ 31/12/2021
KHOẢN
Hàng mua 6,911,912,666
TK151 2,988,379,350 4,989,751,403 1,066,218,087
đang đi đường
Nguyên liệu, 221,499,743,204
TK152 93,703,889,497 219,085,284,453 91,289,430,746
vật liệu
Công cụ, dụng 2,791,495,059
TK153 1,242,199,490 2,964,412,595 1,415,117,026
cụ

TK155 Thành phẩm 13,153,811,084 11,261,380,455 7,732,692,524 16,682,499,015

Cộng 111,088,279,421 238,300,828,906 238,935,843,453 110,453,264,874

P/Y TB, GL TB, GL BS

TB, GL: Khớp với số liệu trên Bảng cân đối phát sinh và sổ cái ngày 31/12/2021
BS: Khớp với số liệu trên bảng Báo cáo kết quả HĐKD năm 2021 (đã kiểm toán)
P/Y: Khớp với số liệu đã kiểm toán năm trước

71
3.1.3.4. Kiểm tra chi tiết 4
Kiểm tra tính đúng kỳ.

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày


Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO Người Thái 15/02/20
BÌ MỸ CHÂU Ngân
thực hiện 22
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Người Gia
Nội dung: Kiểm tra tính đúng kỳ
soát xét 1 Ngân

Người
Tín
soát xét 2

Mục tiêu: Đảm bảo tính hiện hữu và đầy đủ của khoản mục hàng tồn kho
Công việc:
- Kiểm toán viên có thể sử dụng kết quả của kiểm toán viên tiền nhiệm sau
khi đã xoát xét thủ tục kiểm toán hàng tồn kho của niên độ trước.
- Kiểm toán viên có thể chọn mẫu các nghiệp vụ nhập/xuất kho trước và sau
ngày kết thúc kỳ kế toán để tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc để đảm bảo
các nghiệp vụ được ghi chép đúng kỳ hạch toán.
- Kiểm toán viên cần rà soát số thứ tự của các phiếu xuất nhập trước và ngay
sau khi kiểm đếm để đảm bảo tính liên tục. Nếu thứ tự các phiếu xuất nhập
trước và sau kiểm đếm là liền nhau sẽ đảm bảo các ghi nhận kế toán là đầy
đủ.
Kết luận: Các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi chép đúng niên độ.

72
Bảng 3.1.3.4 – Bảng cut-off hàng tồn kho
DVT: đồng

NGÀY
TK TK GIÁ TRỊ ĐÁNH
SỐ CT NGÀY CT HẠCH DIỄN GIẢI
NỢ CÓ (VNĐ) GIÁ
TOÁN

Nhập 500.000 nguyên vật liệu


PNK000123 25/12/2021 25/12/2021 152 112 50.000.000 √
để sản xuất hộp thiếc

Xuất 200.000 công cụ, dụng


PXK000124 25/12/2021 25/12/2021 cụ phục vụ cho phân xưởng 627 153 10.100.000 √
bao bì

PXK000125 26/12/2021 26/12/2021 Xuất 10.000 thùng thiếc 131 155 1.000.000.000 √

Xuất 30.000 vật tư gửi bán đại


PXK000126 27/12/2021 27/12/2021 632 155 300.000.000 √

Nhập kho 70.000 nguyên vật


PNK000127 29/12/2021 29/12/2021 152 112 70.000.000 √
liệu để sản xuất nắp dễ mở

73
Xuất 100.000 hộp thiết tròn
PXK000128 30/12/2021 30/12/2021 112 155 120.000.000 √
bán cho công ty Tây Đô

Nhập 50.000 nguyên vật liệu


PNK000129 02/01/2022 02/01/2022 152 112 500.000.000 √
để sản xuất thùng thiếc

Nhập 60.000 nguyên vật liệu


PNK000130 05/01/2022 05/01/2022 152 331 600.000.000 √
sản xuất hộp thiếc đựng bánh

Xuất 300.000 lon 2 mảnh bán


PXK000131 07/01/2022 07/01/2022 112 155 3.000.000.000 √
cho khách hàng

Xuất 50.000 lon sửa thiết bán


PXK000132 9/1/2022 09/01/2022 131 155 500.000.000 √
cho công ty xăng dầu

Nhập 500.000 nguyên vật liệu


PNK000133 11/02/2022 11/02/2022 627 112 500.000.000 √
phục vụ ngay cho xưởng in

Nhập 800.000 nguyên vật liệu


PNK000134 12/02/2022 12/02/2022 152 331 800.000.000 √
để sản xuất thùng thiếc

√: khớp với phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng, hợp đồng mua bán.

74
3.1.3.5 Kiểm tra chi tiết 5
Kiểm tra việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày


Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO Người Thái 15/02/20
BÌ MỸ CHÂU Ngân
thực hiện 22
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Người
Nội dung: Kiểm toán số dư đầu kỳ Tín
soát xét 1

Người Gia
soát xét 2 Ngân

Mục tiêu: Đảm bảo dự phòng giảm giá hàng tồn kho của đơn vị được trích lập
đúng qui định.
Công việc:
- Thu nhập bảng tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tính toán lại một
số khoản để kiểm tra cơ sở của việc trích lập dự phòng;
- Kiểm toán viên đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của các căn cứ dùng làm cơ
sở trích lập dự phòng, đánh giá tính nhất quán trong việc ghi sổ kế toán, đảm
bảo phù hợp với các quy định hiện hành. Nếu có sự không thống nhất thì cần
xác định mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng không nhất quán phương pháp
tính giá hàng tôn kho tới việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Kiểm tra đơn giá của hàng tồn kho trên sổ sách kế toán, sau đó so sánh với
đơn giá lập dự phòng và đơn giá trên thị trường tại thời điểm cuối niên độ kế
toán nhằm xem xét hàng tồn kho có được trích lập đúng theo quy định hiện
hành hay không.
- Kiểm tra sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, có ảnh hưởng đến các
nghiệp vụ trong năm và giá trị HTK.
Kết luận:
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: ghi nhận dựa trên số
chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực

75
hiện được→ Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của
công ty là hợp lý.
- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán không ảnh hưởng đến
các nghiệp vụ trong năm và giá trị hàng tồn kho.
Kiểm toán viên đã xác định giá trị cần trích lập dự phòng, do giá trị thuần có thể
thực hiện được của hàng tồn kho lớn hơn giá gốc nên công ty không cần phải trích
lập dự phòng. Giá trị trích lập dự phòng năm trước được công ty hoàn nhập dự
phòng.

76
Giá gốc sổ Thành tiền Giá trị Giá trị cần
Mã Số lượng Giá bán thuần có thể
Tên hàng ĐVT kế toán trên sổ kế toán hoàn nhập
hàng tồn kho ước tính thực hiện
được dự phòng

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=4 x 5 (7) (8)= 4 x7 (9)=(6)-(8)

1 Hộp thiếc c 120.000 5.000 600.000.000 5.266 632.982.634 32.982.634

Hộp thiếc
2 c 90.000 6.000 540.000.000 6.344 571.865.492 31.865.492
đựng bánh

Hộp thiếc
3 đựng thực c 100.000 8.000 800.000.000 8.300 830.827.392 30.827.392
phẩm

4 Nắp dễ mở c 200.000 2.000 400.000.000 2.145 429.863.300 29.863.300

Lon 2
5 c 80.000 6.000 480.000.000 6.475 518.227.865 38.227.865
mảnh

77
3.1.3.6 Kiểm tra chi tiết 6
Kiểm tra việc trình bày và công bố hàng tồn kho trên BCTC

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày


Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO Người Thái 15/02/20
BÌ MỸ CHÂU Ngân
thực hiện 22
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Người
Nội dung: Kiểm tra việc trình bày và công bố HTK trên Tín
BCTC soát xét 1

Người Gia
soát xét 2 Ngân

Mục tiêu:
Đảm bảo rằng khoản mục hàng tồn kho được trình bày và công bố trên BCTC phù hợp,
đúng với quy định của chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành.
Công việc:
- Xem xét thông tin trên Báo cáo tài chính trước khi kiểm toán của công ty cổ phần in và
bao bì Mỹ Châu.
- Kiểm tra các thông tin về hàng tồn kho đem đi cầm cố thế chấp (nếu có) và các khoản chi
phí lãi vay hoặc thông tin hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để kiểm tra việc trình
bày và công bố khoản mục hàng tồn kho.
Kết luận: Việc trình bày và công bố của công ty là phù hợp, đúng với quy định của chế độ
kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành

78
CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày
Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO Người Thái 15/02/20
BÌ MỸ CHÂU Ngân
thực hiện 22
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Người Gia
Nội dung: Kiểm tra việc trình bày và công bố HTK trên
BCTC soát xét 1 Ngân

Người
Tín
soát xét 2

Kiểm tra nguyên tắc kế toán:


Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến
và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái tại thời điểm ghi nhận ghi nhận ban đầu. Sau khi ghi nhận ban đầu, tại thời điểm
lập Báo cáo tài chính nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn giá
gốc thì hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa
giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
Kiểm tra việc trình bày và công bố BCTC
Khoản mục hàng tồn kho của công ty cổ phần in và bao bì Mỹ Châu trên BCTC năm 2021
được trình bày và công bố chính xác phù hợp với chuẩn mực kế toán và các qui định hiện
hành của Bộ Tài Chính.

79
3.2.Kiểm toán giá vốn hàng bán
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày


Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO Người Ngọc
BÌ MỸ CHÂU 15/02/2022
thực hiện Hoa
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Người Tường
Nội dung: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN GIÁ VỐN 15/02/2022
HÀNG BÁN soát xét 1 Nhi

Người Thái
15/02/2022
soát xét 2 Ngân

A. MỤC TIÊU
Giá vốn hàng bán trong năm được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng kỳ và được
phân loại, trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp
dụng.
B. RỦI RO CÓ SAI XÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC

Các rủi ro trọng yếu Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu

C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN

STT Thủ tục Người thực Tham chiếu


hiện
A. Thủ tục chung
1. Kiểm tra chính sách kế toán Tường Nhi
áp dụng nhất quán với năm
trước và phù hợp với khuôn
khổ về lập và trình bày BCTC
được áp dụng.

80
2. Lập bảng số liệu tổng hợp có Tường Nhi
so sánh với số năm trước. Đối
chiếu các số liệu trên Bảng số
liệu tổng hợp với Bảng CĐPS,
sổ cái, sổ chi tiết,.... và các
giấy tờ làm việc của kiểm toán
năm trước (nếu có)
B. Thủ tục phân tích
1 So sánh giá vốn hàng bán Tường Nhi
(tổng hợp và chi tiết theo
thành phẩm, dịch vụ, khu
vực…) năm nay với năm
trước trên cơ sở kết hợp với
doanh thu, tỷ lệ lãi gộp. Giải
thích những biến động bất
thường.
2 So sánh giá vốn hàng bán Tường Nhi
hàng tháng trong năm của
từng loại sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ trên cơ sở kết hợp với
doanh thu, tỷ lệ lãi gộp. Giải
thích những biến động lớn
trong cơ cấu chi phí và giá
vốn.
C. Kiểm tra chi tiết
1 Đọc lượt Sổ Cái để xác định Ngọc Hoa
các nghiệp bất thường (về nội
dung, giá trị, tài khoản đối
ứng…). Tìm hiểu nguyên
nhân và thực hiện thủ tục
kiểm tra tương ứng (nếu cần).
2 Các thủ tục kết hợp với phần kiểm toán HTK
2.1 Đối chiếu Giá vốn hàng bán Ngọc Hoa
với số ước tính dựa trên số
phát sinh tương ứng trên các
tài khoản HTK và chi phí sản
xuất tập hợp trong năm, theo
công thức:
GVHB= SPDD đầu kỳ +
Thành phẩm đầu kỳ+ Hàng
hóa đầu kỳ + chi phí sản xuất

81
(mua hàng) phát sinh trong kỳ
- SPDD cuối kỳ - Thành phẩm
cuối kỳ - Hàng hóa cuối kỳ
2.2 Đối chiếu giá vốn hàng bán Ngọc Hoa
(từng tháng, từng mặt hàng)
đã ghi nhận giữa sổ cái với
báo cáo nhập xuất tồn thành
phẩm, hàng hóa.
2.3 Kiểm tra cách tính giá xuất Ngọc Hoa
kho của các/một số mã HTK
xuất bán trong kỳ.
3 Kiểm tra tính phù hợp giữa Ngọc Hoa
doanh thu và giá vốn [kết hợp
với phần hành kiểm toán
“Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ” (G100): Đối
chiếu số lượng hàng bán giữa
báo cáo nhập xuất tồn và báo
cáo bán hàng; hoặc chọn mẫu
các nghiệp vụ ghi nhận doanh
thu để kiểm tra đến giá vốn
tương ứng.
4 Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ Ngọc Hoa
sau (nếu có):
- Các khoản điều chỉnh
HTK theo kiểm kê thực tế;
- Điều chỉnh HTK do đánh
giá lại dự phòng;
- Các khoản chi phí bán
hàng, chi phí quản lí được
phân bổ trực tiếp vào giá
vốn hàng bán.
- Các khoản chi phí chung
vượt định mức được hạch
toán vào giá vốn hàng bán;
- Các khoản điều chỉnh
giảm giá vốn hàng bán.
5 Kiểm tra tính trình bày về giá Ngọc Hoa
vốn hàng bán trên BCTC.

82
3.2.1. Thủ tục chung
3.2.1.1. Thủ tục chung số 01: Kiểm tra chính sách kế toán có áp dụng nhất
quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày
BCTC được áp dụng không.

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH


Tên khách hàng: Công ty Cổ phần In Tên Ngày
và Bao bì Mỹ Châu.
Người thực Tường Nhi 15/02/2022
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021 hiện
Nội dung: Kiểm toán Giá vốn hàng bán Người soát Lương 15/02/2022
xét Trung Tín

Mục tiêu kiểm toán: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và
phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

Chính sách kế toán về GVHB: Giá vốn hàng bán trong năm được ghi nhận phù hợp với
doanh thu phát sinh trong năm và đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thận trọng. Các trường hợp
hao hụt vật tư, hàng hóa vượt định mức, chi phí vượt định mức, hàng tồn kho bị mất mát
sau khi đã trừ đi phần trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan,..,được ghi nhận đầy
đủ, kịp thời vào giá vốn hàng bán trong năm.

Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán được xác định theo phương
pháp bình quân gia quyền.

Do công ty kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên nên các chi phí
được phản ánh vào GVHB như sau:

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kì.

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất
chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kì

- Các khoản hao hụt, mất mát của HTK sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân
gây ra

- Số trích lập dự phòng giảm giá HTK (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá HTK phải
lập năm nay lớn hơn số dự phòng năm trước chưa sử dụng hết)
83
Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ giá vốn, Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất
kho gửi hàng đại lý, Bảng tổng hợp nhập xuất tồn, Bảng phân bổ giá vốn.

Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết, tổng hợp, sổ cái, nhật kí chung của 632

Vấn đề nhận xét, lưu ý: các chi phí đưa vào GVHB có hợp lí và đúng quy định hay không?

Kết luận: Công ty áp dụng nhất quán các chính sách kế toán với năm trước và phù hợp
với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
3.2.1.2. Thủ tục chung số 02: Thu thập phân tích về giá vốn hàng bán

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN


BÌNH MINH
Tên Ngày
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần In
Người thực Lâm Ngọc 15/02/2022
và Bao bì Mỹ Châu.
hiện Hoa
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Người soát Lương 15/02/2022
Nội dung: Kiểm toán Gía vốn hàng bán xét Trung Tín

Đối chiếu số dư đầu kỳ, cuối kỳ và số phát sinh trong kỳ giữa các báo cáo và số sách kế
toán
Mục tiêu: Số liệu dựa trên sổ cái TK giá vốn hàng bán của kỳ hiện tại và BCTC kỳ trước
đã được kiểm toán với chi tiết giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp có trùng khớp hay
không?
Công việc:
- Đối chiếu số dư đầu năm với BCTC năm trước đã kiểm toán.
- Thu thập danh sách chi tiết và đối chiếu với bảng tổng hợp số liệu.
Kết quả: Các số liệu khớp đúng, không phát hiện khoản mục bất thường. Xem chi tiết tại
bảng dưới đây:
Bảng 3.1.3.2: Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp

Số hiệu Tên tài Số liệu trên sổ kế toán Số liệu trên sổ tổng hợp Chênh
tài khoản lệch
khoản
Đầu năm 2021 Cuối năm 2020 Đầu năm 2021 Cuối năm 2020

84
632 Giá vốn 642.254.183.277 642.254.183.277 642.254.183.277 642.254.183.277 -
hàng bán
Lợi 46.188.749.213 46.188.749.213 46.188.749.213 46.188.749.213 -
nhuận
gộp

Sau khi tiến hành đối chiếu số dư giá vốn hàng bán giữa bảng cân đối kế toán và sổ tổng
hợp, KTV nhận thấy các số liệu đáp ứng được mục tiêu ghi chép chính xác của giá vốn
hàng bán, KTV cũng không phát hiện khoản mục nào bất thường.

3.2.2. Thủ tục phân tích


Mục tiêu: Đạt được giải trình hợp lý về các chỉ tiêu phân tích liên quan đến giá vốn ( Cơ
sở dẫn liệu: Đầy đủ, chính xác)

3.2.2.1. Thủ tục phân tích số 01: So sánh giá vốn hàng bán (tổng hợp và chi tiết
theo thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ, địa điểm bán hàng…) năm nay với
năm trước trên cơ sở kết hợp với doanh thu, tỷ lệ lãi gộp. Giải thích những
biến động bất thường. So sánh lợi nhuận gộp thực tế với lợi nhuận gộp kỳ
vọng để sử dụng cho mục đích tính giá HTK;

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH


Tên khách hàng: Công ty Cổ phần In Tên Ngày
và Bao bì Mỹ Châu.
Người thực Lê Trần 15/02/2022
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021 hiện Tường Nhi
Nội dung: Kiểm toán Gía vốn hàng bán Người soát Trần Gia 15/02/2022
xét Ngân

Thủ tục kiểm tra phân tích này nhằm đạt được giải trình hợp lí về các chỉ tiêu phân tích
liên quan đến giá vốn đáp ứng cơ sở dẫn liệu đầy đủ và chính xác của giá vốn hàng bán.

85
Số liệu sẽ được thu thập từ sổ chi tiết tài khoản 632 (giá vốn hàng bán), báo cáo tài chính
năm 2021 và BCTC đã được kiểm toán năm 2021.

KTV sẽ tiến hành trích lọc số liệu của doanh thu và giá vốn hàng bán năm 2020 và năm
2021, sau đó sẽ thực hiện việc tính toán tỷ lệ lãi gộp của từng năm theo công thức sau:

Tỷ lệ lãi gộp = (Doanh thu – Giá vốn)/ Doanh thu.

Đồng thời thực hiện việc so sánh tỷ lệ lãi gộp giữa hai năm 2020 và năm 2021. Nếu có biến
động bất thường, KTVsẽ phỏng vấn nhân viên kế toán của đơn vị để tìm hiểu nguyên nhân
biến động.

Kết quả được xem chi tiết tại Bảng dưới đây:

Bảng 3.2.2.1 : So sánh doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán và tỷ lệ lãi gộp
giữa năm 2020 và năm 2021 của Công ty Cổ phần In và Bao bì Mỹ Châu( đvt:
đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Biến động
Giá trị Tỷ lệ (%)
Doanh thu 431.297.784.157 688.442.932.490 (257.145.148.333)
37,4
Giá vốn hàng 367.955.788.817 642.254.183.277 (274.298.394.460) 42,7
bán
Lãi gộp 63.341.995.340 46.188.749.213 17.153.246.127 37,1
Tỷ lệ lãi gộp (%) 14,7 6,7 - 8

Từ bảng so sánh cho thấy doanh thu thuần năm 2021 giảm 34,7% so với năm 2020 đồng
thời chi phí giá vốn hàng bán cũng biến động giảm trong năm 2018 với 42,7% . Tỷ lệ lãi
gộp có xu hướng tăng 37,1%. Có sự biến động giảm đồng thời giữa doanh thu và giá vốn,
đây là biến động cùng chiều và hợp lý, riêng về lãi gộp tăng được công ty giải thích là do
công ty cải tiến quy trình sản xuất nhằm đầu tư ít chi phí hơn nhưng hiệu quả cao hơn. Còn
về doanh thu 2021 giảm so với 2020 được công ty giải thích do ảnh hưởng của dịch Covid
19 dẫn đến công ty không tiêu thụ được nhiều sản phẩm, đồng thời có sự thiếu hụt nhân sự
lao động.

86
Đánh giá: Thủ tục này giúp KTV đảm bảo có cơ sở dẫn liệu đầy đủ và chính xác liên
quan đến giá vốn hàng bán của công ty. Tuy nhiên để tăng độ tin cậy của thủ tục
phân tích này KTV cần phối hợp với một số thủ tục phân tích khác

3.2.2.2. Thủ tục phân tích số 02: So sánh giá vốn hàng bán hàng tháng trong
năm của từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở kết hợp với
doanh thu, tỷ lệ lãi gộp. Giải thích những biến động lớn trong cơ cấu chi
phí và giá vốn

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH


Tên khách hàng: Công ty Cổ phần In Tên Ngày
và Bao bì Mỹ Châu
Người thực Tường Nhi 15/02/2022
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021 hiện
Nội dung: Kiểm toán Giá vốn hàng bán Người soát Hoàng Thái 15/02/2022
xét Ngân

Để đạt được giải trình hợp lý về các chỉ tiêu phân tích liên quan đến giá vốn hàng bán, từ
sổ nhật kí chung, KTV sẽ tiến hành trích lọc các số liệu phát sinh qua các tháng của tài
khoản doanh thu và giá vốn hàng bán. Sau đó, KTV sẽ tính toán tỷ lệ giá vốn trên doanh
thu theo từng tháng để đánh giá tính hợp lý của các biến động. Nếu có bất kỳ bất thường
nào, KTV sẽ phỏng vấn kế toán của đơn vị để tìm nguyên nhân của biến động.

Kết quả chi tiết tại Bảng dưới đây:

Tháng Doanh thu Giá vốn hàng bán Tỷ lệ lãi gộp (%)
1 33.123.456.765 29.485.939.485 10,98
2 34.987.098.765 28.564.743.678 18,36
3 32.098.765.312 29.764.567.873 7,27
4 35.675.234.456 30.636.468.189 14,12
5 36.098.065.450 31.064.378.647 13,94
6 34.246.864.355 29.574.849.538 13,64
7 31.234.542.678 27.368.484.786 12,38

87
8 34.568.238.234 29.484.538.965 14,71
9 37.568.975.345 31.944.374.747 14,97
10 32.432.345.322 28.485.890.854 12,17
11 42.574.678.675 35.484.288.537 16,65
12 46.685.918.800 36.097.263.518 22,69
Tổng số phát sinh 431.297.784.157 367.955.788.817 14,7

Qua phân tích, KTV nhận thấy số liệu doanh thu thuần và giá vốn hàng bán qua các
tháng biến động không nhiều và không có bất kỳ biến động nào bất thường. Do đó,
KTV có đủ căn cứ để đảm bảo tính giải trình hợp lý về các chỉ tiêu phân tích liên quan
đến giá vốn hàng bán.

Đánh giá: Đây là thủ tục phân tích chi tiết hơn thủ tục trước, thủ tục này giúp KTV
đánh giá cụ thể hơn đối với những biến động bất thường về giá vốn hàng bán.

3.3.Kiểm tra chi tiết


3.3.1.Kiểm tra chi tiết 1
CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH Tên Ngày
Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO Người thực 15/02/20
BÌ MỸ CHÂU Hoa
hiện 22
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Người soát
Nội dung: Rà soát các nghiệp vụ bất thường liên quan Nhi
đến giá vốn hàng bán xét 1

Người soát
Tín
xét 2

Đọc lượt Sổ Cái để xác định các nghiệp bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối
ứng…). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).
Mục tiêu: Đảm bảo sự hợp lý về việc ghi nhận chi phí giá vốn hàng bán, đáp ứng
cơ sở dẫn liệu đầy đủ và chính xác của giá vốn hàng bán trong kỳ.
Công việc: Đây là thủ tục giúp KTV xác định chính xác những đối bất thường phát
sinh trong kỳ. Khi thực hiện thử nghiệm này, KTV thường thực hiện phân tích đối ứng tài
khoản để phát hiện các nghiệp vụ bất thường. KTV thu thập sổ cái chi phí giá vốn hàng

88
bán, phát hiện các nghiệp vụ bất thường bằng cách tiến hành trích lọc đối ứng các tài khoản
đối ứng với chi phí giá vốn hàng bán (Bao gồm cả đối ứng bên Nợ và đối ứng bên Có của
chi phí giá vốn hàng bán). Nếu trong quá trình KTV phát hiện các nghiệp vụ bất thường,
KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết chứng từ của nghiệp vụ bất thường, kết hợp với phỏng
vấn nhân viên của đơn vị để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bất thường đó.
KTV khi thực hiện thủ tục này thường phối hợp với thủ tục kiểm tra cơ bản đối với
giá vốn để tiết kiệm thời gian thực hiện phần hành này
Kết luận: Sau khi tiến hành rà soát đối ứng tài khoản giá vốn hàng bán qua các
tháng, KTV xác định không có phát sinh nghiệp vụ đối ứng bất thường liên quan đến giá
vốn hàng bán trong kỳ của đơn vị. Đơn vị đã đảm bảo sự hợp lý về việc ghi nhận chi phí
giá vốn.
3.3.2.Kiểm tra chi tiết 2
Đối chiếu Giá vốn hàng bán với số ước tính dựa trên số phát sinh tương ứng trên các tài
khoản HTK và chi phí sản xuất tập hợp trong năm.
Mục tiêu: Thử nghiệm nhằm đảm bảo giá vốn hàng bán trong kỳ được ghi nhận đầy
đủ và chính xác.
Công việc thực hiện: Đối chiếu Giá vốn hàng bán với số ước tính dựa trên số phát
sinh tương ứng trên các tài khoản HTK và chi phí sản xuất tập hợp trong năm theo công
thức:
Giá vốn hàng bán = SPDD đầu kỳ + Thành phẩm đầu kỳ + Hàng hóa + Chi phí sản
xuất (chi phí mua hàng hóa) phát sinh trong kỳ – SPDD cuối kỳ - Thành phẩm cuối kỳ -
Hàng hóa cuối kỳ.
Công việc ước tính dựa trên số phát sinh tương ứng trên các tài khoản hàng tồn kho
và chi phí sản xuất tập hợp trong năm giúp KTV khoanh vùng được những sai sót liên quan
đến giá vốn hàng bán. KTV thu thập số liệu tổng hợp đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối
kỳ của tài khoản hàng tồn kho để dựa vào đó kiểm toán viên ước tính được giá vốn hàng
bán trong kỳ. Sau đó tiến hành so sánh với số liệu chi phí giá vốn hàng bán trên sổ cái và
xác định chênh lệch.
Trên thực tế, KTV thường phối hợp thủ tục này với thủ tục rà soát biến động bất
thường để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo hiệu quả lập bằng chứng

89
Tên Ngày
Người
Hoa 15/02/2022
CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH thực hiện
Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ
BAO BÌ MỸ CHÂU Người
Nhi
soát xét 1
Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021
Nội dung: Đối chiếu giá vốn hàng bán với số
Người Gia
ước tính
soát xét 2 Ngân

Bảng ước tính chi phí giá vốn hàng bán của công ty cổ phần in và bao bì mỹ châu
Kiểm tra giá vốn dựa trên số ước tính của kiểm toán
- Sản phẩm dở dang đầu kỳ -
- Thành phẩm đầu kỳ 13,153,811,084
- Hàng hóa đầu kỳ -
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 371,484,476,748
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ -
- Thành phẩm cuối kỳ 16,682,499,015
- Hàng hóa cuối kỳ -
Giá vốn hàng bán ước tính 367,955,788,817
Giá vốn hàng bán theo doanh nghiệp 367,955,788,817
Chênh lệch -

Ghi chú: Những khoản mục Sản phẩm dở dang đầu kì, Sản phẩm dỡ dang cuối kì nhiều
năm công ty không phát sinh số liệu. Riêng khoản mục hàng hóa cuối kỳ, hàng hóa đầu
kỳ từ năm 2020-2021 công ty không phát sinh số liệu.

90
3.3.3.Kiểm tra chi tiết 03
Đối chiếu giá vốn hàng bán (từng tháng, từng mặt hàng) đã ghi nhận giữa sổ cái với báo
cáo nhập - xuất - tồn thành phẩm, hàng hóa.
Mục tiêu: Đảm bảo sự đầy đủ, sự hiện hữu trong việc ghi nhận giá vốn hàng bán.
Tức là giá vốn hàng bán được ghi nhận đầy đủ phù hợp với báo cáo nhập xuất tồn. Các
nghiệp vụ ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ đều có thật.
Công việc thực hiện: KTV chọn mẫu các nghiệp vụ xuất kho đã ghi nhận trên sổ cái
với báo cáo nhập, xuất, tồn theo từng tháng của một số loại mặt hàng, từ đó kiểm tra xem
đơn vị có thực hiện phương pháp tính giá xuất kho theo đúng phương pháp xuất kho mà
đơn vị hiện đang áp dụng không? Kết hợp với thủ tục chung về việc xem xét xem đơn vị
có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho và giá vốn hằng bán
không?
Kết luận: Sau khi tiến hành kiểm tra và phân tích báo cáo nhập, xuất, tồn, KTV nhận
thấy các nghiệp vụ trên báo cáo nhập, xuất, tồn đều được phản ánh một cách đầy đủ và
trung thực.

91
CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH D530
Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ BAO BÌ MỸ CHÂU Tên Ngày

Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021 Người thực hiện Hoa 15/02/2022

Nội dung: Đối chiếu giá vốn hàng bán (từng tháng, từng mặt hàng) Người soát xét 1 Tín
đã ghi nhận giữa sổ cái với báo cáo nhập - xuất - tồn thành phẩm,
hàng hóa.
Người soát xét 2 Nhi

Bảng nhập xuất tồn thành phẩm, hàng hóa


Mã Tên Đầu kỳ Số liệu trước kiểm tra Số liệu sau kiểm tra Chênh
hàng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tồn lệch
481ZP Lon 2 3,590,400,000 2,745,600,000 3,997,600,000 2,338,400,000 2,745,600,000 3,997,600,000 2,338,400,000 0
WTJ mảnh

151AE Thùng 7,520,500,000 4,243,200,000 4,621,430,000 7,142,270,000 4,243,200,000 4,621,430,000 7,142,270,000 0


UUI đựng
sơn
273YW Hộp 5,879,460,000 3,728,800,000 7,192,306,500 2,415,953,500 3,728,800,000 7,192,306,500 2,415,953,500 0
DKK thiếc
chữ
nhật
591QE Hộp 2,537,080,000 2,908300,000 3,305,936,000 2,139,444,000 2,908300,000 3,305,936,000 2,139,444,000 0
LSM thiếc
tròn
40FDZ Hộp 3,232,125,000 3,861,900,000 4,760,509,600 2,333,515,400 3,861,900,000 4,760,509,600 2,333,515,400 0
HE thiếc
vuông

92
CHƯƠNG 4: HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN

CÔNG TY KIỂM TOÁN BÌNH MINH


Địa chỉ: Số 52,đường 30/4,phường Xuân Khánh,quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0345897655
Fax: 0345897655
BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Kính gửi: Hội đồng quản trị Ban Giám Đốc Công ty Cổ Phần In và Bao Bì Mỹ Châu
Baó cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Chúng tôi đã kiểm toán khoản mục Hàng Tồn Kho và Gía Vốn Hàng Bán trên báo cáo tài
chính kèm Công ty Cổ phần In và Bao Bì Mỹ Châu ( bà bổ sung số trang từ trang nào đến
trang nào, ngày thành lập .)
Trách nhiệm của ban giám đốc
Ban giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo
cáo tài chính của Công ty theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định pháp lý có
lien quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nôi
bộ mà Ban Tổng Giám Đốc xác địh là cần thiết để đảm cho việc lập và trình bày Báo cáo
tài chính không sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Trách nhiệm Kiểm toán viên
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính dựa trên kết quả cuộc kiểm
toán.Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Cacs
chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề
nghiệp,lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo và hợp lý về việc
báo cáo tài chính của Công ty còn sai sót trọng yếu hay không.
Công việc kiểm toán gồm thực hiên các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán
về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn
dựa trên xét đoán của kiêm toán viên,bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong
Báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn.Khi thực hiện các đạm giá rủi ro này,kiểm
toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty lien quan đến việc lập và trình bày Báo
cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục phù hợp với tình hình thực tế,tuy
nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty.
Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tình thích hợp của các chính sách kế toán

93
được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Giasm đốc cũng như đánh
giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính.
Ý kiến của kiểm toán viên.
Theo ý kiến của chúng tôi, khoản mục “Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán” trên báo cáo
tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính
của Công ty Cổ Phần In và Bao Bì Mỹ Châu ngày 31 tháng 12 năm 2021, cũng như kết
quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng
ngày, phù hợp với Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy
định pháp lý có lien quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.

94

You might also like