Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Triết học Mác Lenin

Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM


Câu hỏi:
“Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải
xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Phải tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan, nếu không sẽ gây ra những hậu quả tai hại khôn lường”
(Nguồn: Giáo trình Triết học Mác – Lenin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà nội, 2021, tr.180-
181)
Từ lý luận của triết học Mác Lenin:
a) Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để làm rõ nguyên tắc phương
pháp luận trên.
b) Sinh viên cần làm gì để phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của
nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu
tính sáng tạo ?

Câu trả lời


a) Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để làm rõ nguyên tắc
phương pháp luận trên.
Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:
- Vật chất có vai trò quyết định ý thức:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc
của ý thức, quyết định ý thức vì: Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn
gốc xã hội của ý thức là bản thân thế giới khách quan hoặc các dạng tồn tại của vật chất đều khẳng
định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
- Ý thức tác động lại vật chất:
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn
cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, bản thân ý thức tự nó không trực
tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những
hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý
thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức
về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng
kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của
mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Tích
cực: nếu con người có những nhận thức đúng, có tri thức thì ý thức sẽ trở thành động lực thúc đẩy
vật chất phát triển. Ngược lại, nếu ý thức không đúng, làm sai lệch các quy luật vận động khách
quan của vật chất thì ý thúc có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất.
Như vậy, bằng cách định hướng hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành
động của con người, hoạt động thực tế của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại …

Nguyên tắc của phương pháp luận trên:


Mọi sự phát triển phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động và phải
kết hợp với tính năng động chủ quan của mình. Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua
chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật
chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật. Để cải tạo thế giới
khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để có thể
đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công. Phải xuất phát từ
thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên
cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất. Không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính
sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.
Đồng thời nếu con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ
động, phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Con người tuyệt đối không
được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.

b) Sinh viên cần làm gì để phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò
của nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì
trệ, thiếu tính sáng tạo ?
Sinh viên cần chủ động trong việc học tập, liên tục cập nhật, trang bị kiến thức và sự hiểu biết.
Tinh thần học tập cũng là một loại phẩm chất cá nhân được rèn luyện, thậm chí được coi là một
trong những năng lực cá nhân quan trọng trong một số khung năng lực được xây dựng cho cán bộ
nhân viên của nhiều tổ chức, công ty hiện nay. Nghị lực học tập phải được thể hiện qua sự quyết
tâm, bền bỉ từng ngày chứ không thể học dồn một lúc, học cho xong, “học tới đâu hay tới đó” hoặc
chỉ cần tặc lưỡi lười biếng một thời gian là tinh thần và ý chí học tập sẽ đi xuống, khó kéo lại được
rồi dần trở nên an phận, tụt hậu.
Một trong những cách khác để nâng cao tính năng động sáng tạo là sinh viên cần tích cực tham
gia nghiên cứu khoa học hoặc tham gia các hoạt động, phong trào của trường, khoa. Sinh viên phải
sẵn sàng tiếp thu những kinh nghiệm mới mẻ, những tư tưởng mới và những phương thức hành vi
mới nhưng đồng thời cũng phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức và không chủ quan trong mọi tình
huống. Sinh viên cần có thái độ tôn trọng những cách suy nghĩ, nhìn nhận khác nhau.

Nguồn:
Giáo trình Triết học Mác – Lenin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà nội, tr.180-181
Lâm Bá Hoàng (2010) Mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng với khoa học tự nhiên, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40)

You might also like