1 - 3 Barry Field Nancy Olewiler - 144-231

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 89

CHƯƠNG 9

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

Có nhiều loại chính sách môi trường khác nhau. Không thể có một chính sách duy nhất
phù hợp với tất cả các vấn đề môi trường khác nhau mà thế giới đang đối mặt. Mỗi chính
sách đều tiên liệu cách phản ứng của các nhà quản lý và chủ thể gây ô nhiễm. Mỗi loại
chính sách có những đặc điểm riêng làm nó thành công trong bối cảnh này nhưng thất bại
trong những bối cảnh khác. Để đánh giá tính hiệu quả và thích hợp của một chính sách
nhằm giải quyết một vấn đề ô nhiễm môi trường nhất định, điều quan trọng là phải hiểu rõ
tập hợp các chỉ tiêu đánh giá chính sách. Những chỉ tiêu sử dụng trong những chương sau
để đánh giá chính sách môi trường cụ thể bao gồm:

Khả năng đạt được hiệu quả và hiệu quả chi phí trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Tính công bằng
Khuyến khích tìm kiếm giải pháp tốt hơn
Tính hiệu lực
Mức độ phù hợp của chính sách với những quan điểm đạo đức.

HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CHI PHÍ

“Hiệu quả” có nghĩa là sự cân bằng giữa chí phí xử lý ô nhiễm và thiệt hại do ô nhiễm gây
nên. Một chính sách môi trường hiệu quả là chính sách làm cho chúng ta đạt được, hoặc
gần đạt được điểm (mức thải hoặc chất lượng môi trường) mà ở đó chi phí giảm ô nhiễm
biên bằng mức thiệt hại biên. Để xác định được điểm này ở đâu chúng ta cần biết cả chi
phí và thiệt hại.

Một cách suy nghĩ về chính sách môi trường là cách tiếp cận chuyển từ tập trung hóa đến
phi tập trung hóa. Một chính sách tập trung hóa đòi hỏi cơ quan quản lý chịu trách nhiệm
quyết định điều gì cần phải làm. Để đạt được hiệu quả với chính sách tập trung hóa, cơ
quan quản lý đảm trách cần phải biết hàm chi phí giảm ô nhiễm biên thích hợp, hàm thiệt
hại biên và thực hiện các bước cần thiết để làm cho tình hình tiến tới điểm hai hàm số này
bằng nhau.

Một chính sách phi tập trung hóa mang đem lại kết quả từ sự tác động qua lại giữa nhiều
người ra quyết định, và mỗi cá nhân nhất thiết thực hiện những đánh giá riêng của mình về
thực trạng tình hình. Trong phương pháp phi tập trung hóa, sự tác động qua lại giữa các cá
nhân nhằm thể hiện thông tin về chi phí giảm ô nhiễm biên và thiệt hại biên để điều chỉnh
tình hình đến điểm chi phí giảm ô nhiễm biên bằng thiệt hại biên.

Thông thường chúng ta không thể đo lường một cách chính xác thiệt hại do suy thoái môi
trường gây nên. Chính vì vậy khi đó hiệu quả chi phí trở thành tiêu chí đánh giá chính
sách chủ yếu. Một chính sách là hiệu quả chi phí nếu nó tạo nên sự cải thiện môi trường
tối đa với nguồn lực bỏ ra, nói cách khác, nó cho phép đạt được một mức cải thiện môi
trường nào đó với mức chi phí tối thiểu. Để một chính sách là hiệu quả nó cần thiết phải
đạt hiệu quả chi phí, nhưng điều ngược lại chưa hẳn là đúng. Một chính sách có thể là hiệu
quả chi phí ngay cả khi mục tiêu của nó là không đúng. Giả sử chúng ta quyết định làm
sạch sông Lawrence, bất kể lợi ích đạt được là gì. Chúng ta vẫn quan tâm tìm kiếm chính

Barry Field & Nancy Olewiler 144


sách để thực hiện được việc đó với chi phí nhỏ nhất. Nhưng để cho một chính sách đạt
hiệu quả xã hội, nó không chỉ phải đạt hiệu quả chi phí mà còn phải đảm bảo cân bằng
giữa chi phí và lợi ích. Để đạt hiệu quả, dự án làm sạch dòng sông phải đảm bảo cân bằng
giữa lợi ích biên và chi phí biên.

Bên cạnh việc tạo nên sự cải thiện môi trường tối đa với nguồn lực tiêu hao, khả năng của
một chính sách đạt được hiệu quả chi phí cũng quan trọng vì một lý do khác nữa. Nếu
chương trình là không hiệu quả chi phí, người lập chính sách và nhà quản lý sẽ ra quyết
định sử dụng hàm tổng chi phí giảm ô nhiễm cao hơn mức cần thiết, dẫn đến việc đặt mục
tiêu về khối lượng giảm thải ít khắt khe hơn. Điều này được thể hiện ở Hình 9-1 về trường
hợp thải khí SO2. Với một chính sách không đạt hiệu quả chi phí thì chi phí giảm ô nhiễm
biên là đường phía trên, ký hiệu là MAC1, trong khi đó với phương pháp tối thiểu hóa chi
phí thì đường chi phí giảm ô nhiễm biên có thể là đường MAC21. Giả sử người quản lý
chọn mức thải SO2 mục tiêu là 100.000 tấn. Họ cho rằng tổng chi phí giảm thải là 4,5 triệu
đô la vì nhận thấy chí phí giảm thải biên là MAC1.2 Nếu thực hiện chương trình đạt hiệu
quả chi phí và chi phí giảm ô nhiễm là MAC2, tổng chi phí giảm thải ở mức 100,000 tấn sẽ
là 2,5 triệu đô la. Nói cách khác, người quản lý có thể lựa chọn mức giảm thải cao hơn với
cùng một tổng chi phí giảm thải dưới đường MAC1. Trong mọi trường hợp, chính sách đạt
hiệu quả chi phí sẽ làm xã hội tốt hơn.

Hình 9-1: Một chính sách đạt hiệu quả chi phí tối thiểu hóa tổng chi phí giảm ô nhiễm để
đạt được một mức ô nhiễm nhất định

MAC1
Mức thải mục tiêu

100
MAC2

50

100 200

Tóm lại, hiệu quả chi phí

là tiêu chí chủ yếu khi các nhà quản lý không xác định được đường thiệt hại biên;

cho phép tối thiểu chi phí để đạt được một mục tiêu nhất định về chất lượng môi
trường;

1
MAC1 có thể cao hơn MAC2 vì một số lý do khác nhau, như sẽ được thảo luận chi tiết trong các chương
tiếp theo của phần này. Điểm chính ở đây là khi chính sách là không hiệu quả chi phí, chi phí kiểm soát ô
nhiễm sẽ cao hơn mức có thể khi chính sách là hiệu quả chi phí.
2
Tổng chi phí giảm ô nhiễm là diện tích phía dưới đường MAC từ mức thải ban đầu (trong trường hợp này là
200.000 tấn) đến mức thải mục tiêu (100.000 tấn).

Barry Field & Nancy Olewiler 145


cho phép xã hội đạt được mức mục tiêu chất lượng môi trường cao hơn chính sách
không hiệu quả vì nó tiết kiệm chi phí.

Dẫu việc bảo tồn tài nguyên môi trường là cực kỳ quan trọng, tiêu chí hiệu quả và hiệu
quả chi phí vẫn là hệ trọng bởi vì nó là một trong những điều mà con người mong muốn
đạt được. Những người tán thành thường bị thuyết phục rằng mục tiêu của họ mặc nhiên
đáng giá, nhưng thành công phụ thộc vào việc thuyết phục nhiều người rằng chính sách
môi trường được thiết kế một cách hiệu quả. Như vậy, nguồn lực cho cải thiện chất lượng
môi trường phải được sử dụng theo cách thức cho phép tạo ra ảnh hưởng lớn nhất. Điều
này đặc biệt quan trong đối với các nước kém phát triển có ít nguồn lực dành cho các
chương trình bảo vệ môi trường và không thể trang trải cho các chính sách không hiệu quả
và không hiệu quả chi phí. Hiệu quả lực chi phí cũng trở thành vấn đề quan trọng cho các
nước phát triển trong thời kỳ khủng hoảng hoặc suy thoái.

CÔNG BẰNG
Công bằng, hoặc bình đẳng, là một tiêu chí quan trọng khác để đánh giá chính sách môi
trường. Công bằng là vấn đề đạo đức và là sự quan tâm của người khá giả đối với những
người kém may mắn. Nó cũng là mối quan tâm để chính sách đạt hiệu lực bởi vì chính
sách sẽ không được ủng hộ nếu được coi là không bình đẳng. Tuy nhiên chúng ta phải
thừa nhận rằng không có sự thống nhất về trọng số mà chúng ta gán cho hai mục tiêu: hiệu
quả và phân phối. Hãy xem xét những số liệu giả thuyết sau đây, các số liệu này thể hiện
chi phí và lợi ích của một số phương pháp kiểm soát ô nhiễm không khí của một vùng nào
đó.

Phân phối lợi ích ròng


Chương Tổng chi phí Tổng lợi ích Lợi ích ròng Thu nhập Thu nhập
trình thấp cao
A 50 100 50 25 25
B 50 100 50 30 20
C 50 140 90 20 70
D 50 140 90 40 50

Ba cột đầu cho biết tổng chi phí, tổng lợi ích, và lợi ích ròng tương ứng. Chương trình A
và B có cùng lợi ích ròng, nhưng ở chương trình B lợi ích này được phân phối một cách
tiến bộ hơn so với ở chương trình A. Chúng ta có thể cho rằng mọi người thích chương
trình B hơn chương trình A vì nó có cùng lợi ích ròng và có ảnh hưởng phân phối tốt hơn.
Nhưng nếu so sánh chương trình B với C, lợi ích ròng của C cao hơn B rất nhiều. Thật
đáng tiếc lợi ích lại không được phân phối tiến bộ như B; thực ra lợi ích được phân phối
nhiều hơn cho người có thu nhập cao. Nếu chúng ta phải lựa chọn giữa B và C, chúng ta
nên chọn chương trình nào? Một số người có thể lập luận rằng chúng ta nên chọn B ví lý
do phân phối, những người khác sẽ tranh luận nên chọn C vì có tổng lợi ích ròng lớn hơn.
Hoặc, so sánh B và D. Trong trường hợp này D có ưu thế hơn về hiệu quả, mặc dầu tương
tự như C lợi ích được phân phối nhiều hơn cho người có thu nhập cao. Nhưng ở đây chúng
ta cũng thấy rằng người có thu nhập thấp có thể tăng thu nhập xét trên phương diện tuyệt
đối, mặc dù không tăng trên phương diện tương đối.
Một câu hỏi cần được thảo luận thêm là cần phải nhấn mạnh như thế nào tác động phân
phối của chính sách môi trường so với các khía cạnh khác. Có tranh luận cho rằng vì suy

Barry Field & Nancy Olewiler 146


thoái môi trường tràn lan, xã hội cần chú trọng chủ yếu vào những chính sách hiệu quả
nhất – mang lại ảnh hưởng lớn nhất từ nguồn lực đã sử dụng. Tranh luận khác cho rằng xã
hội cần tránh sử dụng những chính sách dù hiệu quả nhưng có những tác động mạnh mẽ.
Dù cảm nhận như thế nào về tác động phân phối – và điều đó phụ thuốc rất nhiều vào
đánh giá cá nhân – chúng ta cần phải ghi nhớ rằng cần đặt một trọng số nhất định cho khía
cạnh phân phối khi chọn lựa chính sách môi trường.
Tiêu chí bình đẳng cũng hiện diện trong quyết định các chính sách môi trường quốc tế.
Những quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau có những quan điểm khác nhau về
cách thức phân bổ phí tổn của các chương trình kiểm soát ô nhiễm quốc tế. Với sự khác
biệt to lớn về kinh tế trên phạm vi tòan cầu, những quan điểm đó xuất phát từ những cácg
nhìn nhận khác nhau về bình đẳng.

Có thể rất khó khăn khi xác định tác động phân phối cuối cùng của bất cứ chính sách môi
trường nào. Xem xét ví dụ các quy định về thải khí từ các nhà máy điện. Những quy định
này sẽ làm tăng chi phí điện năng, và việc đánh giá ảnh hưởng đến các đối tượng khác
nhau không phải là quá khó bởi vì chúng ta có được thông tin khá đầy đủ về tiêu dùng
điện của các nhóm đối tượng khác nhau. Tất nhiên, ở đây chúng ta cũng có thể gặp một số
khó khăn, bởi vì khách hàng sẽ thực hiện một số biện pháp tiết kiệm điện để thoát khỏi
ảnh hưởng tăng giá. Về phương diện lợi ích, chúng ta cần phải biết các quy định đã làm
thay đổi chất lượng môi trường cho những đối tượng có thu nhập khác nhau như thế nào,
nhưng thông tin loại này rất khó thu thập. Hoặc giả định hóa chất độc hại, ví dụ thuốc trừ
sâu. Dường như chúng ta không biết gì về hành vi tiêu dùng hàng hóa này theo nhóm thu
nhập.

KHUYẾN KHÍCH ĐỔI MỚI


Trong nghiên cứu chính sách môi trường, cách thức làm việc và kết quả công việc của các
công chức thường được chú trọng nhiều, bởi vì họ được xem như là khởi nguồn của chính
sách. Nhưng chính các chủ thể tư nhân – là các hãng sản xuất và người tiêu dùng, những
người quyết định phạm vi và cấp độ của các tác động môi trường – và những khuyến
khích đối với các chủ thể này là yếu tố quyết định các tác động được giảm thiểu như thế
nào và ở đâu. Vì vậy, một tiêu chí quan trọng phải được sử dụng để đánh giá chính sách
môi trường là liệu chính sách đó có khuyến khích mạnh mẽ các cá nhân tìm kiếm giải
pháp mới để giảm thiểu ảnh hưởng môi trường; điều đó có nghĩa liệu chính sách có
khuyến khích tiến bộ công nghệ không? Có phải chính sách buộc các cơ quan công đảm
trách mọi sáng kiến và phí tổn, hay nó khuyến khích các cá nhân nỗ lực và sáng tạo để tìm
kiếm phương pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không?

Thỉnh thoảng trong phân tích chúng ta dễ dàng bỏ quên điều quan trọng này khi tập trung
vào hàm chi phí giảm ô nhiễm và thiệt hại. Những hàm số này thể hiện mức phát thải tối
ưu hiện thời, nhưng qua thời gian điều quan trọng là phải làm dịch chuyển các hàm số này
về phía dưới. Giảm thấp chi phí giảm ô nhiễm biên sẽ đảm bảo giảm thải ít tốn kém hơn
bởi vì nó thể hiện mức chất lượng môi trường cao hơn, như đã được minh họa trong các
phần trước của chương. Đổi mới công nghệ làm dịch chuyển hàm chi phí biên xuống dưới.
Cũng như vậy, giáo dục và đào tạo cho phép con người làm việc và giải quyết vấn đề hiệu
quả hơn. Cuối cùng, điều chúng ta muốn biết là liệu một chính sách môi trường có khuyến
khích hay không và khuyến khích bao nhiêu để các chủ thể gây ô nhiễm tìm kiếm phương
pháp giảm ô nhiễm. Theo tiêu chí này, khuyến khích càng nhiều thì chính sách càng tốt.

Barry Field & Nancy Olewiler 147


HIỆU LỰC
Việc ban hành các quy định và đảm bảo các quy định đó được thực hiện đòi hỏi phải có
nguồn lực con người, thời gian, và thể chế. Có khuynh hướng cho rằng ban hành luật tự
động làm cho các vấn đề được giải quyết. Dường như không phải các chủ thể gây ô nhiễm
sẽ tự động tuân theo bất cứ điều gì luật ban hành, thậm chí ngay cả ở những quốc gia có hệ
thống luật và thể chế mạnh. Chính sách cần được thi hành bằng cách giám sát sự phát thải
hoặc công nghệ được sử dụng, và sử dụng hệ thống pháp lý để giải quyết các trường hợp
vi phạm luật. Thật không may, thường có những người không mong muốn các chính sách
môi trường được thi hành. Tất cả những điều đó đòi hỏi nhất thiết phải có chi phí quản lý
cho bất kỳ chính sách nào.
Lý do để theo đuổi điều này là sự khó dễ khác nhau của việc thi hành các chính sách. Một
số chính sách đòi hỏi khi thực hiện phải có biện pháp kỹ thuật phức tạp; các chính sách
khác có thể được thực hiện với chi phí thấp hơn. Hoàn tòan vô nghĩa khi cố gắng thử
nghiệm một giải pháp chính sách mới, quá dễ thực thi mà không thực tế, hoặc một chính
sách khi thực thi thì quá tốn kém. Có thể tốt khi chúng ta áp dụng một chính sách không
hoàn hảo nhưng có hiệu lực. Có hai bước chính trong quá trình thực thi chính sách: giám
sát và trừng phạt. Giám sát là đánh giá kết quả của các chủ thể gây ô nhiễm theo các yêu
cầu được quy định trong luật. Trừng phạt là việc đưa ra tòa những trường hợp vi phạm
pháp luật. Vì vậy, giám sát thông thường là cần thiết; điều này không đúng với một chính
sách duy nhất, đó là thuyết phục đạo đức. Giám sát hành vi ô nhiễm là phức tạp hơn nhiều
so với việc theo dõi nhiệt độ. Tự nhiên chẳng quan tâm gì, vì vậy nó không cố ý đánh lừa,
gây khó dễ cho quá trình giám sát. Nhưng chủ thể gây ô nhiễm, những người thông minh
và chỉ chịu mất tiền khi luật môi trường được thực hiện một cách nghiêm khắc, thường tìm
kiếm những cách khác nhau làm thất bại việc giám sát. Nếu quá trình giám sát càng khó
khăn phức tạp thì càng tạo điều kiện cho người gây ô nhiễm tìm cách lẩn tránh.
Một phần chính yếu khác của tính hiệu lực là trừng phạt những người gây ô nhiễm vi
phạm luật. Nghe ra có vẻ là một bước đơn giản: phát thiện được người vi phạm, đưa họ ra
tòa và xử phạt theo quy định của luật pháp. Các phiên tòa thường tốn thời gian, công sức,
và tiền của. Với nhiều luật và nhiều người vi phạm, cố gắng đưa ra tòa tất cả các trường
hợp vi phạm trở thành gánh nặng quá mức cho hệ thống pháp luật. Những người vi phạm
cũng ngại hầu tòa, họ dành nhiều công sức, tiền của để chống lại sự trừng phạt, làm cho
tiến tình trở thành phiên tòa dai dẳng và tốn kém. Trong nhiều trường hợp dữ liệu làm cơ
sở cho việc trừng phạt là không đầy đủ, dẫn đến những thách thức và xung đột tốn kém.
Để cảnh cáo, cơ quan chức năng chỉ nên trừng phạt một số ít vi phạm quá mức, nhưng
điều này làm nảy sinh vấn đề quyết định người vi phạm nào phải hầu tòa. Không ngạc
nhiên gì trong thực tế nhiều người vi phạm, đặc biệt những người vi phạm lần đầu, không
bị trừng phạt theo những quy định cho phép của luật. Thông thường cơ quan chức năng
thường cố gắng để có được sự tuân thủ tự nguyện và khuyến khích người vi phạm khắc
phục tình hình mà không trừng phạt.
Quá trình trừng phạt chứa đựng một nghịch lý. Có thể cho rằng, trừng phạt càng nặng –
tiền phạt cao, phạt tù lâu đối với người vi phạm, v.v. – thì tác dụng ngăn chặn vi phạm
của luật tốt hơn. Mặt khác, nếu hình phạt càng nặng tòa án càng miễn cưỡng áp dụng. Đe
dọa đình chỉ kinh doanh, ngay cả xử phạt tài chính nặng có thể đe dọa kế sinh nhai của
nhiều người. Tòa án thường ngại làm cho nhiều người bị mất việc làm hoặc bỏ tù giám
đốc doanh nghiệp, và vì vậy chọn lựa hình phạt nhẹ hơn so với quy định của luật. Có sự
đánh đổi giữa mức trừng phạt và xác suất nó được áp dụng. Vì vậy tiến trình trừng phạt có
thể phức tạp hơn nhiều so với những gì mà mô hình đơn giản ngụ ý.

Barry Field & Nancy Olewiler 148


Chi phí tuân thủ là một phần quan trọng của các chương trình chất lượng môi trường. Các
cơ quan công dường như ở mọi nơi gặp phải ràng buộc ngân sách nhưng trách nhiệm thì to
lớn và ngày càng nặng nề. Vì vậy, chi phí tuân thủ mặc dầu không lớn bằng tổng chi phí
thực thi trong phần lớn các trường hợp nhưng quan trọng đối với các chương trình chất
lượng môi trường và cần được xem xét rõ ràng trong việc đánh giá tổng chi phí xã hội của
các chương trình này.

CÁC XEM XÉT VỀ MẶT ĐẠO ĐỨC

Xem xét khía cạnh đạo đức vượt quá vấn đề bình đẳng và phân phối đã thảo luận ở trên.
Không nghi ngờ gì, cảm nghĩ của con người về cái gì là đúng hay sai ảnh hưởng cách thức
mà họ xem xét các chương trình môi trường khác nhau. Những vấn đề này cần được cân
nhắc một cách ngang bằng với những tiêu chí kỹ thuật mà chúng ta đã thảo luận ở trên.

Chẳng hạn vấn đề chọn lựa giữa thuế phát thải và trợ cấp phát thải. Cả hai đều là chính
sách khuyến khích kinh tế, và cả hai đều có thể giảm mức ô nhiễm theo nguồn với cùng
một lượng như nhau. Từ giác độ hiệu quả, có thể tranh luận rằng trợ cấp là tốt hơn. Người
gây ô nhiễm có phản ứng tốt và nhanh và sẵn lòng đón nhận chương trình trợ cấp hơn
những chương trình buộc họ chịu nhiều chi phí. Đơn thuần từ quan điểm làm sạch môi
trường càng sớm càng tốt, trợ cấp có thể là hiệu quả nhất. Nhưng điều đó có thể trái ngược
với quan điểm đạo đức cho rằng người gây ô nhiễm môi trường nhất thiết không được
“đền đáp” để thôi không gây ô nhiễm môi trường nữa, điều mà đôi khi trợ cấp được xem
như vậy. Quan điểm cho rằng “người gây ô nhiễm phải trả tiền” thường được ủng hộ hơn
về mặt đạo đức.

Một số người nhìn nhận quan điểm này sâu hơn và tranh luận rằng hành vi gây ô nhiễm là
trái đạo đức. Vì vậy, chúng ta cần áp dụng chính sách làm các hành vi gây ô nhiễm là bất
hợp pháp. Một ý tưởng khác bắt nguồn từ quan điểm đạo đức cho rằng ai gây ô nhiễm thì
phải chịu mọi phí tổn để làm giảm ô nhiễm. Quan điểm này được bộc lộ trong những tranh
luận về vấn đề môi trường toàn cầu. Những nước công nghiệp, đặc biệt là những nước có
kinh tế phát triển, chịu trách nhiệm chính về sự tích tụ khí CO2 và sự suy giảm tầng ôzôn.
Nhiều người cho rằng những quốc gia này phải chịu phần lớn phí tổn đề khắc phục tình
trạng đó.

TÓM TẮT

Mục tiêu của chương này là hệ thống hóa một số tiêu chí có thể có ích trong đánh giá chính
sách môi trường. Những chỉ tiêu này là

hiệu quả và hiệu quả chi phí


công bằng
khuyến khích đổi mới
tính hiệu lực
đạo lý

Với những tiêu chí này, bây giờ ta có thể xem xét những loại chính sách môi trường khác
nhau.

Barry Field & Nancy Olewiler 149


CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. “Hiệu quả hàm ý hiệu quả chi phí, nhưng hiệu quả chi phí không hàm ý hiệu quả.”
Giải thích điều đó.

2. Có nên đánh đổi hiệu quả với công bằng hay không? Hãy bảo vệ ý kiến của bạn?

3. Bên cạnh những ảnh hưởng khác đến những người có thu nhập khác nhau, chính sách
môi trường có thể có tác động khác nhau đến các vùng trong một quốc gia. Chính sách
môi trường quốc gia ảnh hưởng khác nhau như thế nào khi được thực hiện đồng bộ ở
các vùng khác nhau? Nếu một tỉnh phản đối, chính sách môi trường quốc gia có nên
cho phép tỉnh đó không tham gia thực hiện không?

4. Hãy chứng minh bằng biểu đồ rằng thay đổi công nghệ (làm giảm chi phí giảm ô
nhiễm biên) có thể làm cho chất lượng môi trường tốt hơn.

Có chính sách hành chính nào có thể làm giảm thiệt hại biên không?

Barry Field & Nancy Olewiler 150


CHƯƠNG 10
LUẬT NGHĨA VỤ PHÁP LÝ, QUYỀN SỞ HỮU,
THUYẾT PHỤC ĐẠO ĐỨC, HÀNG HÓA XANH

Luật nghĩa vụ pháp lý, phân định quyền sở hữu, thuyết phục đạo đức, và hàng hóa xanh là
những ví dụ về phương pháp phi tập trung để nội hóa ngoại tác. Phương pháp phi tập
trung/phân quyền cho phép các cá nhân liên quan đến ô nhiễm môi trường tự giải quyết
vấn đề mỗi khi có các nguyên tắc rõ ràng về thủ tục và quyền được thiết lập thông qua hệ
thống pháp luật. Các chính sách quản lý môi trường như thuế, trợ cấp, giấy phép phát thải
có thể chuyển nhượng là ít phân quyền hơn bởi vì chúng đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ
nhiều hơn dưới hình thức đặt ra quy định các mức thuế, mức trợ cấp, hoặc số giấy phép
phát thải có thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, chúng vẫn cho phép các cá nhân quyết định
nên đối phó như thế nào với chính sách – ví dụ, cần phải giảm thải bao nhiêu. Tiêu chuẩn
môi trường là một chính sách rất tập trung: chính phủ quy định tiêu chuẩn và các chủ thể
gây ô nhiễm không có lựa chọn nào khác mà phải đáp ứng các tiêu chuẩn hoặc phải chịu
phạt nếu vi phạm. Chúng ta sẽ bắt đầu với phương pháp phi tập trung nhất trong miền
chính sách từ phi tập trung đến tập trung, và sau đó xem xét các công cụ đòi hỏi sự can
thiệp nhiều hơn của chính phủ trong các chương tiếp theo.

Hãy xem xét một ví dụ đơn giản. Giả sử có nhiều nhà máy công nghiệp quanh hồ nước. Có
một nhà máy chế biến thực phẩm, và nước hồ là một đầu vào quan trọng cho họat động của
nhà máy. Một nhà máy công nghiệp khác xả chất thải vào hồ. Thiệt hại ô nhiễm mà nhà
máy thứ nhất phải chịu có thể cân bằng như thế nào với chi phí xử lý của nhà máy thứ hai?
Phương pháp phi tập trung để xác định mức ô nhiễm hiệu quả của nước hồ là cứ để hai nhà
máy tự giải quyết với nhau. Hai nhà máy có thể thực hiện việc đó bằng cách đàm pháp
không chính thức hoặc thông qua tòa án. Phương pháp tập trung hơn đòi hỏi sự can thiệp
của chính phủ - từ việc đánh thuế chất thải đến việc quy định tiêu chuẩn chất lượng nước.

Cách tiếp cận phi tập trung có một số ưu điểm so với các cách tiếp cận chính sách khác:

Các bên liên quan là những người tạo ra và chịu ngoại tác môi trường. Vì vậy họ có
động cơ tìm kiếm giải pháp đối với vấn đề môi trường.

Những người liên quan có thể là những người có hiểu biết tốt nhất về thiệt hại và chi
phí xử lý và vì vậy có khả năng tốt nhất đề xác định mức ô nhiễm hiệu quả.

Để phương pháp phi tập trung có thể xảy ra, quyền sở hữu phải được định rõ và phân bổ
trước đó. Trong trường hợp môi trường, xã hội thông qua chính phủ và hệ thống pháp lý
cần quyết định ai là người có quyền đối với chất lượng môi trường. Như đã biết, việc xác
định quyền sở hữu là rất khó khăn. Một vấn đề căn bản là có phải người dân có quyền đối
với một mức chất lượng môi trường nào đó hay những người gây ô nhiễm được tự do xả
chất thải. Chúng ta sẽ thảo luận về quyền môi trường như là quyền sở hữu của người gây ô
nhiễm hay của người bị ảnh hưởng ô nhiễm. Một khi xác định được điều này, quyết định
tiếp theo là những quyền đó sẽ được bảo vệ như thế nào, thông qua luật nghĩa vụ pháp lý
hay quyền sở hữu. Chúng ta sẽ bắt đầu với luật nghĩa vụ pháp lý vì nó quen thuộc với hầu
hết mọi người.

Barry Field & Nancy Olewiler 151


LUẬT NGHĨA VỤ PHÁP LÝ

Phần lớn mọi người có ý niệm trực giác về nghĩa vụ pháp lý/trách nhiệm và bồi thường. Có
trách nhiệm về hành vi là phải chịu trách nhiệm về bất kỳ hậu quả không hay nào do hành
vi đó gây nên. Bồi thường đòi hỏi người gây thiệt hại phải đền bù cho người bị thiệt hại
một lượng tương ứng với tổn thất. Những vấn đề về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường thường
được tòa án giải quyết. Bên bị thiệt hại khởi tố bên bị coi là phải chịu trách nhiệm, và thẩm
phán, ban hội thẩm quyết định theo những điều khoản do luật pháp quy định. Tòa án sẽ
quyết định giá trị thiệt hại. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, điều này hoàn toàn trái ngược
với phương pháp quyền sở hữu, ở đó giá trị thiệt hại do các bên liên quan xác định.

Vì vậy một giải pháp cho vấn đề môi trường là dựa vào luật nghĩa vụ pháp lý. Nó đơn giản
buộc người gây ô nhiễm chịu trách nhiệm về thiệt hại mà họ gây nên. Mục đích của luật
không chỉ đơn thuần đảm bảo bồi thường cho những người bị thiệt hại, mặc dù điều này là
rất quan trọng. Mục tiêu đích thực là làm cho cho những người có thể gây ô nhiễm có
quyết định cẩn thận hơn. Biết rằng họ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại môi trường thực
chất là nội hóa những gì có thể là tác động ngoại tác bị bỏ qua. Ví dụ dưới đây minh họa
những nguyên lý liên quan.

Ví dụ: Chất thải hóa học gây thiệt hại cho ngành thủy sản

Một nhà máy hóa chất thải chất thải vào một dòng sông. Chất thải giết chết nhiều cá hồi, là
loại cá có thể bơi ngượi dòng sông để sinh sản. Không nghi ngờ gì những hóa chất đó còn
gây nên những thiệt hại môi trường khác, nhưng chúng ta chỉ tập trung vào thiệt hại cho
ngành thủy sản. Hình 10–1 thể hiện mô hình MAC–MD được phát triển ở Chương 5.

Ký hiệu E là số tấn chất thải hóa học thải vào sông hàng tháng. Thiệt hại biên của ngành
thủy sản (đo bằng trữ lượng cá hồi bị mất) được biểu diễn bằng hàm MD. Phương trình
thiệt hại biên MD = 6E. Nhà máy hóa chất có thể giảm lượng chất thải bằng cách xử lý
chất thải. Hàm chi phí xử lý chất thải biên (MAC) của nhà máy là MAC = 800 – 10E. Nếu
giảm hết lượng chất thải, chi phí xử lý biên là 800$. Nếu hoàn toàn không kiểm soát chất
thải thì MAC = 0 và lượng thải là 80 tấn mỗi tháng.

Luật nghĩa vụ pháp lý sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mức ô nhiễm? Trước hết giả sử không
có luật nghĩa vụ pháp lý để buộc người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm về thiệt hại mà
họ gây nên. Trong trường hợp này nhà máy hóa chất sẽ không xử lý chất thải, nên lượng ô
nhiễm là ở điểm MAC = 0. Nhà máy hóa chất thải 80 tấn mỗi tháng. Gọi lượng ô nhiễm đó
là E0. Tại E0 ngành đánh bắt cá hồi phải chịu tổng thiệt hại (TD) bằng toàn bộ diện tích
phía dưới đường MAC từ 0 đến 80 tấn. Tổng thiệt hại là TD = 19.200$ mỗi tháng. Chính
phủ yêu cầu ban hành luật nghĩa vụ pháp lý buộc người gây ô nhiễm phải bồi thường cho
người bị thiệt hại một lượng bằng thiệt hại mà họ gây nên. Mục đích của luật là nội hóa
thiệt hại môi trường, là ngoại vi trước khi ban hành luật. Những thiệt hại đó bây giờ trở
thành chi phí mà người gây ô nhiễm phải trả, và vì vậy họ phải cân nhắc khi quyết định
mức thải. Nếu không giảm thải, nhà máy hóa chất phải bồi thường cho ngành thủy sản toàn
bộ thiệt hại 19.200$ mỗi tháng.

Sơ đồ 10–1 minh họa đồ thị đường MD và MAC.

Sơ đồ 10-1: Trách nhiệm về thiệt hại môi trường có thể dẫn đến hiệu quả xã hội như thế
nào

Barry Field & Nancy Olewiler 152


$

800 MAC
MD

480
420

300

100
0 50 70 80
Chất thải (tấn mỗi tháng)

Khi không có luật nghĩa vụ pháp lý nhà máy hoá chất sẽ không xử lý chất thải và sẽ thải 80 tấn hoá chất mỗi
tháng. Với mức thải đó, thiệt hại của ngành thủy sản là 19.200$ mỗi tháng. Ban hành luật nghĩa vụ pháp lý sẽ
khuyến khích nhà máy hoá chất giảm thải. Họ sẽ tối thiểu hóa tiền bồi thường phải trả cộng tổng chi phi phí
xử lý nếu họ thải với mức thải hiệu quả xã hội 50 tấn mỗi tháng.

Liệu nhà máy hoá chất có thay đổi lượng thải để đối phó lại luật nghĩa vụ pháp lý không?
Người gây ô nhiễm có thể giảm lượng tiền bồi thường bằng cách giảm thải. Khi đó nhà
máy phải chịu chi phí xử lý chất thải được thể hiện bằng đường MAC. Chừng nào MAC
còn nhỏ hơn MD, nhà máy hoá chất vẫn còn khuyến khích dịch chuyển sang trái, có nghĩa,
giảm mức thải của nhà máy. Trên lý thuyết, hệ thống luật nghĩa vụ pháp lý sẽ tự động
hướng người gây ô nhiễm đến mức thải hiệu quả xã hội, E* = 50 tấn mỗi tháng. Chúng ta
nói “tự động” bởi vì không cần có cơ quan kiểm soát ô nhiễm yêu cầu giảm mức thải. Cái
cần thiết có là hệ thống toà án phân quyền và luật nghĩa vụ pháp lý cho phép người bị thiệt
hại ô nhiễm đòi bồi thường cho thiệt hại.
Chúng ta có thể chứng minh rằng giảm thải đến E* là chiến lược tốt hơn cho nhà máy hoá
chất hơn là không giảm thải và duy trì mức thải E0.
Chứng minh người gây ô nhiễm sẽ chuyển từ E0 đến E* khi họ phải chịu trách nhiệm
về thiệt hại do ô nhiễm.
Các bước:
1. Tính tổng chi phí giảm thải của nhà máy hóa chất (TAC) tại E* = 50 tấn mỗi tháng. TAC bằng
diện tích phía dưới đường MAC từ E0 đến E*, và bằng [½ (80 – 50) × 300] = 4.500 $.
2. Tính tổng thiệt hại của ngành thủy sản tại E* (bởi vì lượng thải lớn hơn không). Tổng thiệt hại
tại E* bằng diện tích phía dưới đường MD từ 0 đến 50 tấn, và bằng [½ (50 × 300) ] = 7.500 $.
3. Tính tổng số tiền phải chi của nhà máy hóa chất. Tổng số tiền phải chi = TAC + tiền bồi
thường cho ngành thủy sản = 4.500$ + 7.500$ = 12.000 $ mỗi tháng.
4. So sánh tổng số tiền phải chi tại E0 và E*. Tại E0 nhà máy sẽ phải trả tiền bồi thường 19.200$
mỗi tháng cho ngành thủy sản. Điều này chứng tỏ tại E* nhà máy sẽ tốt hơn tại E0.
Câu hỏi thảo luận: Chúng ta đã chứng minh là E* thì tốt hơn E0, liệu còn có mức thải nào
khác tốt hơn cho nhà máy so với E* không? Đây là vấn đề được đề cập ở cuối chương.

Trên lý thuyết, luật nghĩa vụ pháp lý tồn tại là để giải quyết vấn đề khuyến khích – làm cho
người ta quan tâm đến thiệt hại môi trường mà họ có thể gây nên – cũng như vấn đề bồi
thường những ai bị thiệt hại. Nó cũng giải quyết vấn đề xác định điểm E* ở đâu trên trục
lượng phát thải. Kết quả của sự tác động qua lại giữa người gây ô nhiễm và người bị thiệt

Barry Field & Nancy Olewiler 153


hại tại tòa án sẽ chỉ ra điểm E* này. Giả định tòa án công bằng, cả hai phía sẽ đưa ra những
chứng cứ và yêu sách có thể tiến đến mức thải hiệu quả. Tóm lại
luật nghĩa vụ pháp lý có thể dẫn tới mức ô nhiễm hiệu quả xã hội bởi vì chúng
khuyến khích người gây ô nhiễm giảm thải để tối thiểu hóa tổng chi phí của họ -
gồm tổng chi phí xử lý và tiền bồi thường cho người bị thiệt hại.

Luật nghĩa vụ pháp lý trong thực tế


Yêu cầu người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm về thiệt hại là một phần của bộ luật cơ
bản của mỗi quốc gia, hoặc có thể được nêu trong sắc lệnh của luật. Việc dựa vào trách
nhiệm để giải quyết tất cả các vấn đề ô nhiễm môi trường có một số trở ngại. Yếu tố khó
khăn trong hệ thống trách nhiệm là xác định trách nhiệm minh chứng thuộc về ai và những
tiêu chuẩn nào cần phải đáp ứng để thiết lập chứng cứ. Ở Canada, những người cho rằng
họ bị thiệt hại do ô nhiễm phải đệ trình tòa trong một khoảng thời gian xác định, và trước
tòa án phải thiết lập quan hệ nhân quả giữa ô nhiễm và thiệt hại. Việc này gồm hai bước
chính:
Trách nhiệm minh chứng yêu cầu bên bị hại phải trình bày rõ:
1. rằng chất gây ô nhiễm là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại cho họ
2. rằng chất gây ô nhiễm là do phía bị cáo có mặt tại tòa gây ra
Cả hai bước đều khó khăn bởi vì các tiêu chuẩn minh chứng theo yêu cầu của tòa án là
nhiều hơn so với những gì khoa học hiện đại có thể cung cấp. Xem xét bước thứ nhất. Ví
dụ, phần lớn hóa chất liên quan đến bệnh tật tăng lên chỉ dựa trên cơ sở xác suất, nghĩa là
tiếp xúc với chất đó làm tăng xác suất bị bệnh, nhưng không chắc chắn. Chẳng hạn mặc
dầu chúng ta biết hút thuốc gây ung thư phổi, quan hệ nhân quả này vẫn là quan hệ xác
suất: số người bị ung thư phổi sẽ tăng lên do hút thuốc, nhưng chúng ta không thể nói
chính xác người nào.

Bước thứ hai nhằm chứng minh chất mà người bị ảnh hưởng tiếp xúc xuất phát từ một
nguồn cụ thể. Trong một số trường hợp điều này không khó. Nhưng trong nhiều trường
hợp ta không thể biết được mối liên hệ trực tiếp.

Điều này làm nảy sinh thêm một vấn đề trong việc sử dụng hệ thống pháp luật để giải
quyết ô nhiễm môi trường. Nếu người ta cảm thấy bị thiệt hại, liệu tòa án có thừa nhận sự
thỉnh cầu của họ không? Điều này được gọi là học thuyết quyền được kiện. Xem xét một
số ví dụ sau. Người dân bang Victoria làm ô nhiễm nước ở cảng nhưng liệu người dân ở
Edmonton có quyền tuyên bố họ bị thiệt hại? Nếu ngư dân ở Newfoundland va Labrador
khai thác hết cá tuyết để nuôi sống gia đình họ, liệu cư dân sống ở Winnipeg có quyền
tuyên bố họ bị thiệt hại? Trong những trường hợp này, khó có thể nói tòa án sẽ thừa nhận
quyền được kiện bởi vì rất khó để kết luận những người sống ở xa bị thiệt hại. Tuy nhiên
rõ ràng cư dân ở bang Victoria, những người đang điều hành hoạt động du lịch bị ảnh
hưởng bởi nước thải ở cảng Victoria sẽ được tòa án trao cho quyền được kiện. Các ví dụ
này cho thấy một điểm rất quan trọng. Một cá nhân có thể thấy phúc lợi bị giảm nếu trữ
lượng cá bị cạn kiệt hay biển bị ô nhiễm. Anh ta có thể sẵn lòng trả một số tiền nào đó để
giảm ô nhiễm. Nhưng anh ta vẫn không có quyền được kiện tại tòa.
Học thuyết quyền được kiện không tương thích với việc các nhà kinh tế sử
dụng giá sẵn lòng trả để đo lường giá trị. Giá trị được xác định thông qua các
phiên tòa có thể không phản ánh đầy đủ giá trị mà người ta sẵn lòng trả vì
chất lượng môi trường.

Barry Field & Nancy Olewiler 154


Chi phí giao dịch
Tất cả các phương pháp phân quyền trong kiểm soát ô nhiễm đều gặp phải một trở ngại
khác có thể làm việc đạt được cân bằng hiệu quả xã hội khó khăn, đó là chi phí giao dịch.
Theo nghĩa rộng, chi phí giao dịch là chi phí để đạt đến và thi hành các thỏa thuận. Khái
niệm này được giới thiệu lần đầu trong kinh tế học, áp dụng với chi phí mà người mua và
người bán phải chịu đề thực hiện thành công một giao dịch – bao gồm chi phí tìm kiếm
thông tin, chi phí mặc cả về các điều khoản, và chi phí để đảm bảo chắc chắn rằng thỏa
thuận sẽ được thực hiện. Chí phí giao dịch có thể áp dụng đối với hệ thống luật nghĩa vụ
pháp lý, khi nguyên đơn và bị cáo đối chất trước tòa để làm rõ trách nhiệm và lượng tiền
cần phải bồi thường. Trong trường hợp này chi phí giao dịch là tất cả chi phí gắn liền với
việc thu thập chứng cứ, khởi tố, thách thức đối phương, trừng phạt, v.v.
Nếu chúng ta giải quyết một sự vụ đơn giản, mỗi bên chi có một đương sự và trường hợp
thiệt hại là khá rõ ràng, hệ thống luật nghĩa vụ pháp lý có thể thực hiện chức năng với chi
phí giao dịch tối thiểu và đưa ra kết quả cho phép tiếp cận được mức thải hiệu quả. Về
trường hợp hai nhà máy nhỏ ở bên một hồ nước nhỏ, hai nhà máy có thể hầu tòa và tranh
luận về giá trị của hồ nước đối với mỗi bên. Vì những giá trị này là có thể so sánh được với
nhau, sẽ không khó khăn gì cho thẩm phán xác định mức độ thiệt hại mà nhà máy này gây
nên cho nhà máy kia. Nhưng vấn đề trở nên hoàn toàn khác khi có nhiều người liên quan
đến một hoặc cả hai bên. Ví dụ sự cố tràn dầu Exxon Valdez, hàng chục ngàn người cho
rằng họ bị thiệt hại trực tiếp, hàng trăm luật sư đại diện cho nhiều phía khác nhau, vô số
các nhóm môi trường, các tổ chức chính phủ, các nhóm kinh doanh cũng tham gia. Cuối
cùng sau một loạt các cuộc đối chất dai dẳng, một số tiền bồi thường được trả. Nhưng chi
phí giao dịch thì rất lớn, và cuối cùng bồi thường có lẽ không phản ánh đúng thiệt hại thực
tế. Không nghi ngờ gì một số đương sự chủ yếu đã cố gắng giải quyết vấn đề với một thỏa
thuận bồi thường cả gói trước đó, mặc dầu vẫn còn các vụ kiện tiếp tục.
Tóm lại, luật nghĩa vụ pháp lý và động cơ mà chúng tạo nên có thể giúp đạt được mức ô
nhiễm hiệu quả khi
có ít người can dự
quan hệ nhân quả rõ ràng, và
dễ đo lường thiệt hại
Những điều kiện đó có thể đảm bảo ở một số trường hợp ô nhiễm địa phương, không đảm
bảo với phần lớn các trường hợp ngoại tác môi trường.
Vì vậy luật nghĩa vụ pháp lý hạn chế khi
có nhiều khó khăn trong chứng minh vấn đề
khó đạt được thừa nhận quyền được kiện
giá trị theo luật không phản ánh giá sẵn lòng chi trả, và
chi phí giao dịch ngăn cản đàm phán và tố tụng.

Barry Field & Nancy Olewiler 155


QUYỀN SỞ HỮU

Ví dụ về dòng sông mà nhà máy hóa chất sử dụng để xả chất thải còn ngành đánh bắt cá
hồi thì sử dụng cho cá sinh sản dẫn đến một vấn đề cơ bản hơn: Ai trong hai người thực sự
gây thiệt hại, và ai là người bị thiệt hại? Điều này dường như trái ngược nhau, bởi vì có thể
cho rằng nhà máy hóa chất gây thiệt hại. Nhưng liệu sự hiện diện của ngành thủy sản có
gây nên thiệt hại cho nhà máy hóa chất hay không bởi vì sự hiện diện của ngành thủy sản
đòi hỏi nhà máy hóa chất phải nỗ lực kiểm soát chất thải?3

Vấn đề nảy sinh đơn giản chỉ vì không rõ ai có quyền sử dụng dịch vụ của hồ nước lúc
đầu, có nghĩa ai thực sự có quyền sở hữu hồ nước - quyền sở hữn tài sản chứa đựng quyền
lực. Quyền lực này có thể bao gồm quyền loại trừ sử dụng, quyền chuyển nhượng, hoặc
phân chia thành các phần nhỏ hơn. Quyền sở hữu mạnh mẽ nhất là quyền sở hữu tư nhân,
nó cho phép người sở hữu tài sản có độc quyền làm những gì mà người đó muốn đối với
tài sản đó (với điều kiện tuân theo pháp luật, như không gây phiền toái công cộng). Tài
sản có thể là một mảnh đất, một phần của khúc sông, một vật nào đó, sáng chế v.v. Khi
một người nào đó sở hữu tài sản thì người đó muốn tài sản được quản lý theo cách mang
lại giá trị lớn nhất. Vì vậy để giải quyết vấn đề ô nhiễm hồ nước cần phải xác định rõ ai có
quyền sở hữu hồ nước. Liệu việc phân định quyền sở hữu có đủ để giải quyết vấn đề và
đạt được cân bằng hiệu quả xã hội là chủ đề thảo luận của phần này.

Tất nhiên, quyền sở hữu cá nhân là sự sắp xếp thể chế chủ yếu ở phần đa các nền kinh tế
phát triển ở châu Âu. Vì vậy chúng ta quen thuộc với hoạt động của hệ thống thể chế đó.
Các nước đang phát triển đang vận động theo xu hướng đó, ngay các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây cũng vậy. Quyền sở hữu cá nhân về đất cũng là quen thuộc. Nếu ai có một
thửa đất, người đó có động cơ làm cho thửa đất được sử dụng theo cách cho phép đạt giá
trị tối đa. Nếu một người nào đó đe dọa đổ rác vào thửa đất, chủ đất có thể yêu cầu luật
pháp ngăn chặn, nếu họ muốn như vậy. Theo cách phán đoán này thì vấn đề sử dụng tài
sản môi trường không đúng là do quyền sở hữu các tài sản này không được phân định
không hoàn hảo. Hãy xem xét một lần nữa về trường hợp nhà máy hóa chất và ngành thủy
sản, cả hai cùng sử dụng một dòng sông. Quyền sở hữu dòng sông có thể thuộc về nhà
máy hóa chất hoặc ngành thủy sản. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến mức ô nhiễm hồ
nước? Liệu không thể có trường hợp không ô nhiễm khi nhà máy sở hữu hồ nước hoặc ô
nhiễm không được kiểm soát nếu hồ nước thuộc sở hữu của nhà máy kia? Sẽ không diễn
ra những tình huống như vậy nếu người có quyền sở hữu và người không có quyền sở hữu
đàm phán. Tất nhiên đây là điều cốt yếu của hệ thống quyền sở hữu. Chủ tài sản quyết
định tài sản nên sử dụng như thế nào và chấm dứt việc sử dụng không được cho phép,
nhưng cũng có thể đàm phán với những người khác muốn tiếp cận tài sản. Bây giờ chúng
ta thảo luận làm thế nào việc phân quyền sở hữu có thể dẫn đến cân bằng hiệu quả xã hội.

Phân định quyền sở hữu và hiệu quả xã hội


Câu hỏi để suy ngẫm: Việc ai có quyền sở hữu môi trường, miễn là có người có quyền sở
hữu, có quan trọng gì không? Việc phân quyền sở hữu cho một bên bất kỳ sẽ dẫn đến cân
bằng tối ưu xã hội hay không? Có thể giải đáp những câu hỏi này bằng cách sử dụng biểu
đồ với đường MAC và MD từ phần thảo luận về luật nghĩa vụ pháp lý. Hình 10-2 vẽ lại
những đường này.

3
Để dễ dàng tranh luận, chúng ta giả định không có những chủ thể khác sử dụng hồ nước, như hộ gia đình,
người du lịch giải trí, và các nhà máy khác.

Barry Field & Nancy Olewiler 156


Trường hợp 1: Nhà máy hóa chất (chủ thể gây ô nhiễm) có quyền sử dụng dòng sông
Có quyền sở hữu có nghĩa nhà máy có quyền sử dụng dòng sông nếu muốn. Nhà máy
không phải bồi thường cho ngành thủy sản vì thiệt hại ô nhiễm. Từ ví dụ trước chúng ta
biết rằng nhà máy hóa chất sẽ tránh chi phí xử lý và vì vậy sẽ thải 80 tấn chất thải hóa học
mỗi tháng. Hãy nhớ lại rằng với mức thải này, ngành thủy sản sẽ bị tổng thiệt hại là 19.200
$ mỗi tháng. Có phải đây là điểm mà vấn đề chưa được giải quyết không?
Hình 10–2: Phân định quyền sở hữu dẫn đến hiệu quả xã hội bất kể ai có quyền sở hữu.

800 MAC
MD

480
420

300

100

0 50 70 80
Chất thải (tấn mỗi tháng)

Nếu nhà máy hoá chất có quyền sử dụng dòng sông, thì nhà máy sẽ không xử lý bất kỳ một lượng chất thải
nào. Tám mươi tấn mỗi tháng là điểm bắt đầu. Ngành thuỷ sản sẽ mặc cả với nhà máy hoá chất và trả tiền
cho nhà máy nếu nhà máy giảm chất thải. Hai mức “hối lộ” là 100$ và 300$ cho mỗi tấn chất thải được giảm.
Cả hai bên đều có lợi nếu chất thải được xử lý.Cân bằng hiệu quả xã hội ở mức 50 tấn mỗi tháng có thể đạt
được sau khi thoả thuận. Nếu ngành thuỷ sản có quyền tài sản, điểm bắt đầu là chất thải bằng không và cân
bằng tối ưu xã hội cũng có thể đạt được từ cách thức phân địng quyền tài sản này.

Ngành thủy sản có thể trả tiền để nhà máy hóa chất giảm thải. Tại sao lại làm như vậy? Giả
sử ngành thủy sản nói rằng: “Chúng tôi sẽ trả anh 100$ cho mỗi tấn chất thải được xử lý –
có nghĩa không thải vào hồ.” Điều gì sẽ xảy ra? Nhà máy hóa chất sẽ cân bằng tiền trả
100$ mỗi tấn với đường MAC để xem liệu đâu là điểm hòa vốn khi xử lý ô nhiễm và do đó
phải chịu chi phí xử lý ô nhiễm và nhận tiền đền bù từ ngành thủy sản. Từ hình 10-2, từ
phải sang trái, chúng ta thấy rằng nhà máy hóa chất có thể giảm mức thải xuống 70 tấn mỗi
tháng. Chúng ta tìm được điểm này bằng đồ thị, điểm cắt nhau giữa đường 100$ và đường
MAC, hoặc bằng đại số bằng cách đặt MAC =100$ và giải phương trình để tìm E: MAC =
800 – 10E.
Nhà máy hóa chất được lợi hơn tại điểm cân bằng. Tại 70 tấn mỗi tháng, nhà máy trả 500$
mỗi tháng cho chi phí xử lý, nhưng lại nhận được tiền do ngành thủy sản trả là 1.000$ mỗi
tháng (mức trả 100$ mỗi tấn nhân với 10 tấn chất thải được xử lý mỗi tháng). Lợi ích ròng
của nhà máy là 500$ mỗi tháng. Ngành thủy sản cũng có lợi hơn ở mức 70 tấn so với mức
80 tấn mỗi tháng. Ngành thủy sản trả 14.700$ mỗi tháng (tại 70 tấn). Tổng thiệt hại giảm
đi 4.500$. Trừ đi 1.000$ trả cho nhà máy hóa chất, lợi ích ròng mà ngành thủy sản có được
là 3.500$. Vì vậy cả hai bên đều có lợi. Tổng lợi ích là 4.000$ (bằng 3.500$ cộng 500$).
Quá trình mặc cả có dừng lại ở đây không? Cả hai có thể tiếp tục mặc cả cho mỗi đơn vị
biên chừng nào thiệt hại biên còn vượt quá chi phí xử lý biên. Bắt đầu ở điểm 80 tấn mỗi
tháng, MD cao hơn MAC cho tới khi đạt được mức ô nhiễm 50 tấn mỗi tháng. Đó là điểm

Barry Field & Nancy Olewiler 157


hiệu quả xã hội. Tại mức 50 tấn mỗi tháng, nhà máy hóa chất nhận được 9.000$ mỗi tháng
từ ngành thủy sản và phải chịu chi phí xử lý 4.500$, vì vậy lợi ích ròng của nhà máy là
4.500$ so với mức thải 80 tấn mỗi tháng. Tổng thiệt hại của ngành thủy sản giảm từ
19.200$ xuống còn 7.500$, như vậy lợi ích ròng là 2.700$. Tổng lợi ích tăng thêm là
7.200$ (bằng 4.500$ cộng 2.700$). Tổng lợi ích ròng ở mức thải mới lớn hơn nhiều so với
ở mức thải 70 hoặc 80 tấn mỗi tháng.
Khi đạt được mức cân bằng tối ưu xã hội cả hai bên đều có lợi hơn so với điểm bắt đầu với
mức thải 80 tấn mỗi tháng. Nhưng chú ý rằng, lợi ích ròng của ngành thủy sản là lớn hơn ở
mức 70 tấn so với mức 50 tấn, mặc dầu tổng thiệt hại ở mức 70 tấn là cao hơn nhiều. Sở dĩ
như vậy là vì thiệt hại biên tăng dần. Giảm một ít ô nhiễm (10 tấn) tạo nên một lượng giảm
lớn trong thiệt hại trong khi đó ngành thủy sản phải trả không nhiều cho nhà máy hoá chất.
Dịch chuyển đến 50 tấn làm giảm tổng thiệt hại nhưng cũng làm tăng tiền phải trả cho nhà
máy hoá chất. Tất nhiên ngành thủy sản sẽ có lợi hơn ở mức 50 tấn nếu có thể giảm bớt
tiền phải trả cho nhà máy hoá chất. Nếu nhà máy hoá chất hoàn trả ít nhất 800$ (phần
chênh lệch của lợi ích ròng của ngành thủy sản ở 70 tấn và 50 tấn), ngành thủy sản sẽ sẵn
lòng dịch chuyển đến cân bằng tối ưu xã hội.

Trường hợp 2: Ngành thủy sản (chủ thể bị ảnh hưởng) có quyền sử dụng dòng sông
Với cách lập luận và lý giải tương tự như trường hợp 1, quá trình mặc cả giữa nhà máy hoá
chất và ngành thủy sản sẽ dẫn đến cân bằng tối ưu xã hội ở mức thải 50 tấn mỗi tháng.
Điểm khác ở đây là quá trình thoả thuận sẽ bắt đầu từ mức thải bằng không.

Ví dụ trên đây cho thấy rằng

cân bằng hiệu quả xã hội có thể đạt được không phụ thuộc vào việc phân định
quyền sở hữu.

Điều cốt yếu là quyền sở hữu phải được xác định rõ ràng và được pháp luật bảo vệ và mặc
cả có thể xẩy ra. Thực chất, đây là định lý nổi tiếng gọi là định lý Coase, đặt theo tên của
nhà kinh tế học đã phát minh ra nó. Định lý Coase cho thấy tối ưu xã hội có thể đạt được,
nhưng nó không hàm ý rằng lợi ích cho mỗi bên là như nhau khi phân định quyền sở hữu
khác nhau. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở Hình 10–3, tương tự như Hình 10–2,
ngoại trừ các phần diện tích được xác định lại với các ký hiệu bằng chữ. Mức ô nhiễm hiệu
quả xã hội là 50 tấn chất thải bất chấp chúng ta bắt đầu ở mức 0 tấn hay 80 tấn, nhưng lợi
ích ròng cho mỗi bên liên quan là khác nhau. Bảng 10-1 tóm tắt lợi ích có được và tiền
phải trả của mỗi bên theo những cách phân định quyền sở hữu khác nhau.

Barry Field & Nancy Olewiler 158


Hình 10-3: Lợi ích xã hội ròng đạt được là kết quả của quyền sở hữu

800
MAC
MD

a
f
300
b e
c d

Chất thải hóa học


0 50 80 (tấn mỗi tháng)
E* E0
Tổng lợi ích ròng đạt được của nhà máy hóa chất và ngành thủy sản được xác định theo từng
cách thức phân định tài sản. Nếu ngành thủy sản có quyền sở hữu tài sản, tổng lợi ích ròng là
(a+b), trong đó của ngành thủy sản là b và của nhà máy hóa chất là a. Nếu nhà máy hóa chất có
quyền sở hữu tài sản, tổng lợi ích ròng tăng thêm là (e+f), trong đó của nhà máy hóa chất là e và
của ngành thủy sản là f. Diện tích (a+b) lớn hơn diện tích (e+f). Điều đó chứng tỏ tổng lợi ích
ròng đạt được không cần thiết phải giống nhau bất chấp ai có quyền sở hữu tài sản.

Khi có quyền sở hữu đối với dòng sông, ngành thủy sản nhận được tiền do nhà máy trả
bằng diện tích (b+c). Tổng thiệt hại của ngành là c, như vậy lợi ích ròng là diện tích b. Nhà
máy hóa chất trả tiền cho ngành thủy sản (b+c), và phải chịu chi phí xử lý là d. Tổng lợi
ích ròng của cả hai bên là (a+b). Khi nhà máy hóa chất có quyền sở hữu đối với dòng sông,
tổng lợi ích ròng là (e+f). Biểu đồ và các con số trên cho ta thấy (a+b) lớn hơn (e+f). Có
phải điều đó luôn luôn đúng hay không? Điều đó phụ thuộc vào cái gì? Câu trả lời là
không, nó phụ thuộc vào dạng của hàm MAC và MD. Xã hội có thể có lợi hơn với một
cách phân định tài nguyên nào đó so với cách phân định tài nguyên khác, mặc dù phân
định tài nguyên nào cũng đạt hiệu quả xã hội. Tóm lại
Lợi ích xã hội ròng đạt được phụ thuộc vào ai có quyền sở hữu môi trường.
Bảng 10–1: Mặc cả trong những bối cảnh phân định quyền sở hữu khác nhau
Quyền sở hữu thuộc về ngành thủy sản: So sánh cân bằng tại E* với tại 0
Thủy sản Nhà máy hóa chất
Tổng thiệt hại tại 0 0 –
Tổng thiệt hại tại E* c –
TAC tại 0 – a+b+c+d
TAC tại E* – d
Tổng tiền trả cho ngành thủy sản +(b+c) – (b+c)
Lợi ích ròng [(b+c) – c] = b (a+b+c) – (b+c) = a

Quyền sở hữu thuộc về nhà máy hóa chất: So sánh cân bằng tại E* với 0
Thủy sản Nhà máy hóa chất
Tổng thiệt hại tại 0 c+d+e+f –
Tổng thiệt hại tại E* c –
TAC tại 0 – 0
TAC tại E* – d
Tổng tiền trả cho nhà máy hóa chất – (d+e) +(d+e)
Lợi ích ròng [(e+d+f) – (d+f) ]=f [(d+e) – d] = e

Barry Field & Nancy Olewiler 159


Ứng dụng quyền sở hữu đối với vấn đề môi trường
Hàm ý rộng hơn của ví dụ nêu trên là bằng cách định rõ quyền sở hữu tư nhân (không nhất
thiết là quyền sở hữu cá nhân, bởi vì các nhóm người tư nhân có thể có những quyền sở
hữu này), chúng ta có thể thiết lập điều kiện mà việc mặc cả sẽ tạo ra mức chất lượng môi
trường hiệu quả. Điều này khá hấp dẫn. Mặt mạnh của nó là những người tham gia mặc cả
có thể biết nhiều hơn về giá trị tương đối liên quan – như chi phí xử lý và thiệt hại – hơn
những người khác, vì vậy hy vọng điểm hiệu quả thực tế có thể đạt được. Và, vì nó là một
hệ thống phân quyền, chính quyền trung ương sẽ không ra các quyết định mà nhiều khi các
quyết định này chỉ dựa vào các mối quan tâm chính trị thay vì các giá trị kinh tế thực tế
liên quan. Ý tưởng như vậy đã khiến một số người đề xuất tập trung tài nguyên môi trường
vào sở hữu tư nhân như là một phương tiện để đạt được việc sử dụng có hiệu quả tài
nguyên.

Trong thực tế phương pháp quyền sở hữu này hoạt động như thế nào? Như chúng ta thấy
với luật nghĩa vụ pháp lý, nhiều khi trên lý thuyết thì rất tốt nhưng lại không phát huy tác
dụng torng thực tế phức tạp. Để phương pháp quyền sở hữu phát huy tác dụng – có nghĩa
là giúp chúng ta tiếp cận mức ô nhiễm môi trường hiệu quả xã hội – nhất thiết cần thỏa
mãb ba điều kiện. Những điều kiện này được mô tả chi tiết dưới đây:

Quyền sở hữu – điều kiện cho hiệu quả xã hội:

(1) Quyền sở hữu phải được định rõ, có hiệu lực, và có thể chuyển nhượng.

(2) Có hệ thống cạnh tranh tương đối hiệu quả để các bên liên quan gặp gỡ và
đàm phán về quyền sở hữu môi trường nên được sử dụng như thế nào.

(3) Phải có tập hợp thị trường hoàn chỉnh để chủ sở hữu tư nhân nắm bắt được
toàn bộ giá trị xã hội gắn liền với việc sử dụng giá trị tài sản môi trường.

Quyền sở hữu phải xác định được một cách rõ ràng, được bên liên quan hiểu rõ, và có hiệu
lực. Nếu nhà máy A không thể ngăn chặn nhà máy B làm bất cứ những gì B muốn, phương
pháp quyền sở hữu sẽ không phát huy hiệu lực. Nói cách khác, chủ sở hữu phải có khả
năng pháp lý và vật chất để ngăn các chủ thể khác xâm phạm tài sản của họ. Chủ sở hữu
phải có khả năng bán tài sản cho bất cứ ai muốn mua. Điều này là thực sự quan trọng đối
với tài sản môi trường. Nếu chủ sở hữu không thể bán tài sản, điều này sẽ làm suy giảm
động cơ bảo tồn sức sản xuất của tài sản trong dài hạn. Nếu không thể chuyển nhượng, chủ
tài sản làm suy giảm sức sản xuất lâu dài của tài nguyên không thể bị xử phạt mặc dù giá
trị thị trường của tài sản bị giảm. Nhiều nhà kinh tế tranh luận rằng đó là vấn đề trầm trọng
ở các nước đang phát triển; bởi vì quyền sở hữu thường bị suy yếu (có nghĩa, chúng không
có tất cả các đặc điểm cần thiết như đã nêu ở trên), người ta không có động cơ để duy trì
sức sản xuất lâu dài của tài sản.

Barry Field & Nancy Olewiler 160


Những vấn đề với việc sử dụng quyền sở hữu như là một phương pháp để
nội hóa ngoại tác
1. Chi phí giao dịch. Việc sử dụng dòng sông hiệu quả ở ví dụ trên đây phụ thuộc vào
việc đàm phán và thỏa thuận giữa các chủ thể liên quan. Chi phí giao dịch dưới hình
thức chi phí đàm phán và chi phí thực hiện cùng với chi phí kiểm soát thỏa thuận có thể
là vừa phải trong trường hợp này. Nhưng giả sử có hàng chục ngành sản xuất sử dụng
dòng sông làm nơi chứa chất thải – và, thay vì chỉ có một ngành thủy sản, nhiều hộ gia
đình và ngành sản xuất khác sử dụng dòng sông cho mục đích sinh hoạt và giải trí. Bây
giờ đàm phán phải diễn ra giữa một bên với là hàng chục nhà máy gây ô nhiễm với bên
kia là hàng ngàn người. Thật khó tưởng tượng mặc cả có thể xảy ra như thế nào. Chi
phí giao dịch sẽ rất cao.

2. Tự do tiếp cận và “ăn theo”. Chất lượng nước sông là hàng hóa công đối với tất cả
những người liên quan. Tại sao tôi lại phải trả tiền để cải thiện chất lượng nước trong
khi hàng xóm lại hưởng lợi mà không phải trả gì cả? Vấn đề “ăn theo” thực sự làm mất
cơ hội đạt được cân bằng hiệu quả xã hội, điểm mà chúng ta có thể đạt được thông qua
phân định quyền sở hữu và thương lượng. Nếu hàng hóa môi trường càng mang tính
chất công cộng nhiều thì phương pháp phân quyền càng có ít cơ may phát huy hiệu lực.
Trường hợp đặc biệt nhất là khi chúng ta thưởng ngoạn tài nguyên môi trường tự do
tiếp cận. Không thể xác định quyền sở hữu tư nhân cho tài nguyên tự do tiếp cận bởi vì
chúng không có tính loại trừ. Bất cứ ai cũng có thể tiếp cận.

3. Chủ sở hữu tài sản không có khả năng nắm bắt được giá trị xã hội. Ngay cả trong
những trường hợp xác định được quyền sở hữu tư nhân, tiến trình phải diễn ra như thế
nào để chủ sở hữu có thể nắm bắt được giá trị xã hội đầy đủ của tài nguyên theo cách
sử dụng tốt nhất. Giả sử một người sở hữu một hòn đảo trong Ba ngàn hòn đảo ở Hồ
Huron. Có hai cách sử dụng: xây dựng khách sạn hoặc để hòn đảo hoang vu. Nếu
người đó xây dựng khách sạn, anh ta sẽ có dòng tiền trực tiếp bởi vì thị trường du lịch
phát triển mạnh ở khu vực này của thế giới và anh ta có thể hy vọng khách tham quan
tìm thấy khách sạn của mình và trả tiền cho dịch vụ. Nhưng không có thị trường tương
đương cho dịch vụ thiên nhiên hoang dã. Giá trị của hòn đảo như là một khu hoang dã
có thể lớn hơn nhiều so với giá trị của nó như là một nơi tham quan, đo lường bằng
tổng giá sẵn lòng trả của tất cả mọi người trên thế giới. Nhưng không có cách nào để
họ có thể thể hiện giá trị đó; không có thị trường đối với thiên nhiên hoang dã như thị
trường du lịch mà họ có thể đặt giá cho khách du lịch đến tham quan. Anh ta có thể cho
rằng một tổ chức bảo tồn thiên nhiên có thể mua toàn bộ hòn đảo nếu giá trị của nó như
là khu bảo tồn lớn hơn giá trị của nó như là một nơi tham quan. Nhưng tổ chức bảo tồn
thiên nhiên hoạt động dựa vào sự đóng góp tự nguyện, và thực chất những hòn đảo và
những vùng đất khác là hàng hóa công cộng. Như chúng ta đã thảo luận trước đây, khi
có liên quan đến hàng hóa công cộng, đóng góp tự nguyện để duy trì hàng hóa đó
thường ít hơn nhiều so với giá trị thực của nó, vì vấn đề “ăn theo”. Kết quả cuối cùng là
khi anh ta, người chủ tài sản hy vọng thu được toàn bộ giá trị tiền tệ của đảo như là một
nơi tham quan, không thể thu được toàn bộ giá trị xã hội của nó nếu anh giữ nó như là
khu bảo tồn.

Ví dụ này là dạng địa phương của một vấn đề lớn hơn có ý nghĩa toàn cầu. Trong
những năm gần đây người ta chú ý nhiều đến đa dạng sinh học và quỹ gen quý hiếm
của hàng triệu loài động thực vật trên thế giới. Một phần lớn những loài này sống ở các
nước đang phát triển. Nhưng ở những quốc gia này, áp lực phát triển dẫn đến việc khai

Barry Field & Nancy Olewiler 161


thác đất và phá hủy môi trường sống diễn ra ở tốc độ cao. Khi chủ đất ở các quốc gia
này xem xét các chọn lựa, họ đánh giá giá trị của đất theo các cách sử dụng khác nhau.
Không may, hiện tại không có cách nào nắm bắt được giá trị của đất như là môi trường
sống cho các loài. Không tồn tại thị trường kinh tế để bán các dịch vụ này; nếu chúng
thực sự tồn tại, chủ đất có thể thu được lợi ích cá nhân từ việc không phát triển đất
hoặc sử dụng đất theo cách bảo tồn giống loài.

Trong hoàn cảnh này cơ quan quản lý công có thể tạo ra cầu cho thị trường. Có thể
thực hiện bằng cách trả tiền cho chủ đất một khoản bằng giá trị sinh thái của đất, nếu
như những giá trị sinh thái này không bị các chủ đất làm suy giảm. Tất nhiên, sẽ gặp
muôn vàn khó khăn trong việc đo lường giá trị sinh thái này với một mức độ chính xác
nào đó, cũng như trong việc tìm nguồn tài trợ để trả cho những dịch vụ này. Nhưng nếu
không có thị trường như vậy hoặc các thể chế tương tự thị trường, thể chế quyền sở
hữu tư nhân không thể cho phép xã hội đạt được lượng bảo tồn và chất lượng môi
trường hiệu quả.

THUYẾT PHỤC ĐẠO ĐỨC

Thuyết phục đạo đức đề cập những chương trình thuyết phục khuyến khích ý thức của con
người về giá trị tinh thần hoặc bổn phận công dân để người đó tự giác không làm những
việc gây suy thoái môi trường. Trường hợp kinh điển là sự thành công của áp lực công
cộng đối với việc thải rác. Bên cạnh những hình phạ, các chương trình chống thải rác
không dựa vào đe dọa hình phạt mà dựa phần lớn vào việc kêu gọi ý thức của mọi người về
đạo đức công dân.

Trong những ngày đầu thực hiện phương pháp tái chế chất thải, cộng đồng thường dựa vào
các nỗ lực tự nguyện nhằm kêu gọi thói quen tốt của công dân. Trong một số trường hợp,
những nỗ lực đó thành công, trong nhiều trường hợp bị thất bại thảm hại. Ngày nay chúng
ta chuyển theo hướng các chương trình tái chế bắt buộc, tuy nhiên chúng cũng phụ thuộc
nhiều vào việc thuyết phục đạo đức để có được tỷ lệ tuân thủ cao. Kêu gọi hành vi tốt của
công dân có thể là chính sách công có hiệu quả trong nhiều trường hợp. Điều này đặc biệt
đúng trong trường hợp thải rác mà những người vi phạm thường phân tán trong dân cư làm
cho việc giám sát và phát hiện vi phạm là không thực tế.

Ưu điểm của thuyết phục đạo đức là nó có thể có ảnh hưởng lan tỏa. Trong khi thuế phát
thải đối với một chất thải nào đó không có ảnh hưởng đến việc phát thải các chất khác, kêu
gọi thói quen tốt công dân có thể có ảnh hưởng phụ đến các tình huống khác. Thói quen tốt
của công dân từ cảm nhận tốt về việc không thải rác (khi mà việc không thải rác rất dễ
đánh lừa người khác) có thể nhân rộng cho các trường hợp khác khi mà công dân đó có thể
trốn chạy sau khi gây ra những hành vi xâm hại môi trường. Những người có ý thức cộng
đồng về môi trường ít khi bỏ dầu nhờn ô tô đã sử dụng hoặc các hộp sơn còn dư vào rác
thải gia đình, hoặc tắt thiết bị hạn chế ô nhiễm không khí của xe hơi để tiết kiệm nhiên
liệu.

Tuy nhiên việc sử dụng thuyết phục đạo đức như là phương pháp chính sách chủ yếu lại có
vấn đề. Từ giác độ đạo đức, không phải tất cả mọi người đều có trách nhiệm như nhau.
Một số người sẽ có phản ứng với những tranh luận về đạo đức, một số ngưòi khác lại
không phản ứng gì. Vì vậy, gánh nặng chính sách sẽ đè lên những người nhạy cảm về đạo
đực hơn, những người ít nhạy cảm về đạo đức sẽ “ăn theo” những người khác, hưởng lợi từ
sự cẩn thận về đạo đức của người khác và chối bỏ sự chia sẻ trách nhiệm công bằng. Điều

Barry Field & Nancy Olewiler 162


này tệ hại ở chỗ nó có tác động lâu dài. Nếu những người nhạy cảm đạo đức phải đương
đầu với những cảnh tượng “ăn theo” tràn lan về đạo đức, điều này có thể làm xói mòn mức
độ chung về trách nhiệm và đạo đức công dân trong lâu dài. Vì vậy mặc dù có hiệu lực
trong ngắn hạn, kêu gọi sự đáp ứng nhiệt tình về đạo đức của con người có thể có ảnh
hưởng ngược lại trong dài hạn. Điều này tương tự như việc người dân sẽ không còn tin
tưởng khi khi luật môi trường mới tiếp tục được ghi vào sách nhưng không được thực thi.

Thói quen đạo đức tốt chính bản thân nó là một phần thưởng, nếu những người khác biết
được điều đó thì tốt hơn. Khuyến khích tinh thần sẽ hiệu quả hơn trong việc giảm ô nhiễm
khi sẵn có thông tin về mức ô nhiễm và sự thay đổi của nó. Vì vậy, như là phần bổ sung
cho các chương trình vận động về môi trường, những nỗ lực đo lường và công bố mức thải
cũng như những nỗ lực giảm thải là một phần bổ trợ quan trọng. Những yếu tố này là lý do
của những nỗ lực gần đây của các nhóm môi trường ở Canada và Hoa kỳ để phát triển bộ
luật đạo đức chống ô nhiễm mà các công ty có thể đăng ký tự nguyện. Canada cũng có
kiểm kê quốc gia hàng năm về chất thải ô nhiễm (NPRI) cung cấp những thông tin chung
về xả thải và sự phát tán chất thải của khoảng 240 hợp chất độc hại từ các nguồn thải cá
nhân và công cộng.

Việc sử dụng thuyết phục đạo đức như là một công cụ trong quản lý môi trường cũng dễ bị
chỉ trích. Trong thời đại mà các đoàn thể xã hội càng nhiều và mức độ phá hoại môi trường
cao, những nhà hoạch định chính sách cứng rắn bị lôi kéo bởi các chính sách môi trường
mạnh mẽ. Đó có thể là một sai lầm. Rõ ràng là chúng ta không thể phụ thuộc nặng nề vào
công cụ thuyết phục đạo đức để đạt được mức giảm có ý nghĩa về ô nhiễm không khí ở
khu vực hành lang Windsor-Montreal, hoặc giảm mức sử dụng hóa chất nông nghiệp gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm. Nhưng trong việc tìm kiếm những chính sách công mới có hiệu
lực để giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường cụ thể, có lẽ chúng ta đã đánh giá thấp
sự vai trò của đạo đức xã hội và ý thức công dân. Nền tảng đạo đức xã hội thuận lợi cho
phép ban hành những chính sách mới và việc quản lý và thực thi các chính sách đó trở nên
dễ dàng hơn. Từ đó chúng ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của các chính trị gia và
những người hoạch định chính sách cho việc thực hiện những chương trình làm lành mạnh
môi trường đạo đức thay vì làm xói mòn nó.

PHẢN ỨNG CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
HÀNG HÓA XANH

Mỗi khi quyền sở hữu được thiết lập rõ ràng, nghĩa là chúng hạn chế lượng ô nhiễm hoặc
định rõ được mức độ chất lượng môi trường, thị trường mới sẽ xuất hiện để cung cấp hàng
hóa chất lượng môi trường. Người tiêu dùng có thể sẵn lòng trả cho hàng hóa đem lại cho
họ cùng một mức độ hài lòng như nhau nhưng ít gây thiệt hại môi trường trong quá trình
sản xuất hoặc sử dụng. Nếu nhà máy có thể sản xuất được những hàng hóa như vậy thì thị
trường “hàng hóa xanh” có thể xuất hiện. Ở Canada hiện nay một số hàng hóa xanh đang
được bán. Ví dụ, chúng bao gồm hàng gia dụng như bột giặt không có photphat, ắc quy
không có thủy ngân, giấy được sản xuất từ nguyên liệu tái chế, và các thiết bị như tủ lạnh
và lò sưởi tiết kiệm năng lượng. Cũng có thể có đầu vào xanh cho quá trình sản xuất. Hàng
hóa xanh giảm ô nhiễm như thế nào?

Barry Field & Nancy Olewiler 163


Hình 10-4: Chi phí xã hội biên của hàng hóa xanh so với hàng hóa ô nhiễm

$ SS
SP
$ SS SP

P0
P1 D0 D

D1
0
0 Q1 Q2
(a) Khối lượng giấy được sản xuất sử (b) Khối lượng giấy được sản xuất sử
dụng nguyên liệu nguyên sinh dụng nguyên liệu tái chế

Xem xét Hình 10-4. Biểu đồ (a) thể hiện thị trường sản phẩm giấy được sản xuất bằng
nguyên liệu nguyên sinh và Biểu đồ (b) minh họa thị trường sản phẩm giấy sản xuất từ
nguyên liệu tái chế. Chúng ta giả định rằng nguyên liệu tái chế làm cho quá trình sản xuất
ít gây ô nhiễm hơn so với nguyên liệu nguyên sinh. Mỗi biểu đồ minh họa hai đường cung:
SP thể hiện chi phí sản xuất tư nhân biên; SS chi phí xã hội biên (là tổng chi phí tư nhân
biên và chi phí ngoại tác biên, như chúng ta đã thấy ở Chương 4). Mức độ ô nhiễm của hai
loại sản phẩm được thể hiện bởi chi phí xã hội biên cao hơn đối với giấy được sản xuất
bằng nguyên liệu nguyên sinh. Bây giờ chúng ta sẽ bổ sung thêm các đường cầu. Giả sử,
lúc đầu thị trường chỉ cung cấp giấy được sản xuất bởi quy trình gây ô nhiễm cao. Như thể
hiện ở Biểu đồ (a) với đường cầu D0, giá cả cân bằng thị trường là P0 và khối lượng sản
phẩm là Q0. Bây giờ người sản xuất giấy ít gây ô nhiễm hơn tham gia thị trường. Nếu
người tiêu dùng cảm thấy rằng giấy tái chế là hàng thay thế tốt cho giấy thông thường, sẽ
có cầu cho giấy tái chế. Nếu hai hàng hóa là hàng hóa thay thế, cầu về giấy gây ô nhiễm
nhiều hơn sẽ dịch chuyển sang trái khi giấy tái chế được giới thiệu ra thị trường. Cân bằng
thị trường mới được thiết lập với mức sản xuất giấy thông thường thấp hơn (Q1) và được
bán với mức giá thấp hơn (P1). Sẽ có cầu về giấy tái chế. Nếu người tiêu dùng càng muốn
thay thế giấy tái chế cho giấy thông thường, đường cầu ở Biểu đồ (a) càng dịch chuyển
sang trái. Mức dịch chuyển phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng, chi phí sản xuất tư
nhân biên v.v.

Nếu giấy tái chế chiếm lĩnh một phần thị trường thì ô nhiễm sẽ giảm xuống. Điều này xảy
ra vì đường chi phí giảm ô nhiễm biên dịch chuyển xuống phía dưới. Tại sao? Xem lại
cách thức xác định chi phí giảm ô nhiễm biên gộp (MAC) trong Chương 5. Thay vì chỉ có
một phương pháp sản xuất với lượng ô nhiễm nhiều cho mỗi đơn vị sản phẩm, bây giờ
chúng ta có sản phẩm giấy được sản xuất bởi hai loại nhà máy: một loại với mức thải thấp
hơn nhiều trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nếu khối lượng sản phẩm giấy không thay đổi, tổng ô
nhiễm chắc chắn phải giảm. Biểu đồ 10-5 thể hiện điều này, với MAC1 là chi phí giảm ô
nhiễm biên gộp của chỉ gồm những nhà cung cấp gây ô nhiễm cao và MAC2 là đường chi
phí biên mới khi có những nhà cung cấp có cường độ ô nhiễm bình quân cho mỗi đơn vị
sản phẩm thấp hơn. Chúng ta thấy rằng mức ô nhiễm giảm từ E1 xuống E2. Điều này có
nghĩa bất kể đường thiệt hại biên nằm ở vị trí nào, ô nhiễm là thấp hơn thậm chí ngay khi

Barry Field & Nancy Olewiler 164


không có chính sách của nhà nước thiết kế để đạt mức phát thải hiệu quả. Chú ý rằng
đường thiệt hại biên không dịch chuyển, bởi vì mối quan hệ giữa mỗi đơn vị phát thải và
thiệt hại môi trường không thay đổi.

Hình 10-5: Hàng hóa xanh ảnh hưởng chi phí xử lý biên như thế nào

MAC1 MD

MAC2

0 E2 E1
Lượng phát thải (tấn mỗi năm)
Hàng hóa xanh gây ô nhiễm ít hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm so với hàng hóa có cường độ ô
nhiễm cao. Sử dụng hàng hóa xanh sẽ làm cho đường MAC dịch chuyển từ MAC1 sang
MAC2. Thậm chí khi không có chính sách môi trường, sự thay thế này sẽ làm giảm phát thải
từ E1 xuống E2.

Một nền kinh tế có tỷ lệ sản xuất và tiêu dùng sản phẩm xanh cao hơn sẽ có ít ô nhiễm hơn
nền kinh tế sử dụng hàng hóa có cường độ ô nhiễm cao. Tất nhiên chính phủ có thể khuyến
khích sản xuất sản phẩm xanh. Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này nhiều hơn ở Chương 12.
Điểm chính ở đây là thậm chí ngay khi không có can thiệp của chính phủ, nếu tồn tại cầu
cho sản phẩm xanh và có công nghệ cần thiết, chất lượng môi trường sẽ cao hơn nếu
những hàng hóa này được sản xuất và tiêu dùng.

Tóm lại:

sản xuất và tiêu dùng sản phẩm xanh giảm cường độ ô nhiễm trong hàng hóa
của nền kinh tế (làm đường MAC dịch chuyển xuống dưới), và dẫn đến mức
chất lượng môi trường cao hơn.

Barry Field & Nancy Olewiler 165


TÓM TẮT

Trong chương này, chúng ta đã khảo sát những ví dụ về cách tiếp cận phi tập trung để cải
thiện chất lượng môi trường. Cách tiếp cận đầu tiên dựa vào quy định về nghĩa vụ pháp lý,
yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trên lý thuyết, những áp
lực của nghĩa vụ pháp lý có thể làm cho người gây ô nhiễm tiềm năng nội hóa chi phí
ngoại tác. Bằng cách cân nhắc khoản bồi thường và chi phí xử lý, chủ thể gây ô nhiễm có
thể đạt tới mức phát thải hiệu quả. Trong khi học thuyết về nghĩa vụ pháp lý có thể hoạt
động tốt trong những trường hợp ô nhiễm đơn giản có ít người liên quan và có quan hệ
nhân quả rõ ràng, chúng dường như không hoạt động với những vấn đề môi trường lớn
hơn, phức tạp về mặt kỹ thuật của xã hội hiện đại.

Cách tiếp cận thứ hai phụ thuộc vào thể chế quyền sở hữu tư nhân. Nhìn từ giác độ này,
ngoại tác môi trường là vấn đề chỉ vì quyền sở hữu môi trường thường không được quy
định rõ ràng. Bằng cách thiết lập quyền sở hữu rõ ràng, chủ sở hữu và những người khác
muốn sử dụng tài sản môi trường cho các mục đích khác nhau có thể đàm phán thỏa thuận
để cân bằng chi phí của các phương án khác nhau. Chính vì vậy thỏa thuận giữa các bên có
thể trên lý thuyết đem lại mức phát thải hiệu quả. Nhưng vấn đề chi phí giao dịch, đặc biệt
là các vấn đề liên quan đến hàng hóa công hoặc khía cạnh tiếp cận tự do của chất lượng
môi trường, và sự thiếu vắng thị trường dịch vụ môi trường đã cản trở cách thức dựa vào
thể chế quyền sở hữu truyền thống để giải quyết các vấn đề chất lượng môi trường. Ở
Chương 13, chúng ta sẽ thấy rằng một số biến thể mới của phương pháp dựa vào quyền sở
hữu có thể có triển vọng áp dụng rất to lớn.

Cách tiếp cận thứ ba là thuyết phục đạo đức, có thể hữu ích khi không thể đo lường được
lượng phát thải từ các nguồn cụ thể. Chúng ta cũng đã thảo luận vấn đề “ăn theo”, cũng
như thảo luận vấn đề công khai như là một phương tiện khuyến khích hành vi đạo đức
trong những vấn đề môi trường.

Cuối cùng, chúng ta khảo sát việc khu vực kinh tế tư nhân tham gia sản xuất hàng hóa
xanh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm có cường độ ô
nhiễm ít. Tỷ lệ hàng hóa xanh càng lớn trong tổng sản lượng của nền kinh tế, thì mức thải
càng thấp và chất lượng môi trường càng cao.

BÀI TẬP

1. Với ví dụ minh họa ở Hình 10-1, hãy chứng minh rằng cân bằng hiệu quả xã hội tối
thiểu hóa tổng số tiền chi trả của nhà máy hóa chất (tiền bồi thường cho ngành đánh bắt
cá hồi cộng chi phí giảm ô nhiễm) so với bất cứ mức thải nào khác.

2. Giả sử hàm MD trong ví dụ về nhà máy hóa chất và ngành thủy sản là MD = 8E. Tính
mức cân bằng hiệu quả xã hội và xác định liệu việc phân định quyền sở hữu dòng sông
cho nhà máy hay ngành thủy sản có tối đa hóa tổng lợi ích ròng sau khi các bên mặc cả
đạt được giải pháp hiệu quả xã hội. Hãy giải thích theo trực giác tại sao điều này lại
khác với ví dụ ở trong chương.

3. Giải thích và minh họa bằng đồ thị mức độ thay thế giữa hàng hóa xanh và hàng có
cường độ ô nhiễm cao ảnh hưởng mức độ chất lượng môi trường.

Barry Field & Nancy Olewiler 166


4. Phân định trách nhiệm thiệt hại môi trường và phân định quyền sở hữu đối với tài
nguyên môi trường cả hai đều dẫn đến một cân bằng hiệu quả xã hội (giả định không
có chi phí giao dịch). Lợi ích ròng tăng lên cho mỗi bên có giống nhau không? Hãy
chứng minh bằng đồ thị hoặc phương pháp đại số.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Trong trường hợp chất gây ô nhiễm có ảnh hưởng không rõ ràng đối với con người, tòa
án có thể buộc bên bị thiệt hại chịu trách nhiễm dẫn chứng là họ bị tổn hại hoặc buộc
bên gây ô nhiễm chịu trách nhiễm dẫn chứng chỉ rõ rằng chất gây ô nhiễm là vô hại.
Điều này sẽ làm cho hệ thống luật nghĩa vụ pháp lý hoạt động khác nhau như thế nào?

2. Tai nạn do xe tải chở chất thải độc hại gây nên đã trở nên khá phổ biến. Giả sử thủ
phạm bị quy trách nhiệm bồi thường một khoản bằng thiệt hại bình quân của tất cả các
tai nạn như vậy. Điều này có làm cho các công ty xe tải phòng ngừa hiệu quả những tai
nạn như vậy không?

Tại sao tiền bồi thường sau thỏa thuận (side payments) giữa các bên trong tiến trình thỏa
thuận có thể đạt hiệu quả xã hội? (Side payment là khoản chuyển nhượng từ một bên cho
bên kia sau khi cân bằng đạt được thông qua thương lượng).

Barry Field & Nancy Olewiler 167


CHƯƠNG 11
TIÊU CHUẨN

Tiêu chuẩn4 là một dạng của phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát (command and control -
CAC). Phương pháp CAC đối với chính sách công là phương pháp mà theo đó để có được
những hành vi mong muốn từ giác độ xã hội, các nhà chính trị chỉ cần quy định các hành vi
đó trong luật và sử dụng bộ máy thực thi cần thiết – toà án, công an, hình phạt – để buộc
mọi người tuân theo luật. Đối với chính sách môi trường, phương pháp CAC dựa vào nhiều
loại tiêu chuẩn khác nhau nhằm cải thiện chất lượng môi trường. Nhìn chung, tiêu chuẩn
đơn giản chỉ là một mức kết quả quy định trong luật. Giới hạn tốc độ là một hình thức cổ
điển của tiêu chuẩn, nó quy định tốc độ tối đa mà lái xe có thể chạy. Tiêu chuẩn phát thải
là mức thải tối đa được pháp luật cho phép. Tinh thần của tiêu chuẩn là: nếu như không
muốn người ta làm điều gì đó, cách đơn giản là thông qua đạo luật làm cho điều đó trở
thành bất hợp pháp, và yêu cầu cơ quan chức năng thi hành luật.

Hình 11–1 thể hiện chi phí giảm ô nhiễm biên và thiệt hại biên cho trường hợp phát thải
khí cácbon mônôxit từ nhà máy tái chế nhựa đường sử dụng trong ngành xây dựng đường
xá5. Đơn vị đo lường phát thải là kg mỗi tháng. Cho biết đường MAC và MD như sau

MD = 10E

MAC = 600 – 5E

Nhà quản lý tìm cân bằng tối ưu xã hội tại điểm MD = MAC và xác định được mức phát
thải hiệu quả xã hội là E*. Đây là mức phát thải tối thiểu hóa tổng chi phí giảm thải và chi
phí thiệt hại đồng thời tối đa hóa lợi ích xã hội ròng. Với những phương trình trên, E* = 40
kg mỗi tháng. Trước khi tiêu chuẩn được áp dụng, nhà máy thải ở mức MAC = 0. Giải
phương trình MAC = 0 cho kết quả E0 = 40 kg mỗi tháng. Để đạt được E* cơ quan chức
năng phải đặt tiêu chuẩn 40 kg mỗi tháng. Mức tiêu chuẩn này là giới hạn trên quy định
đối với nhà máy. Nếu nhà mày vượt quá mức thải này và bị phát hiện thì bị phạt tiền hoặc
chịu các hình phạt khác. Giả sử nhà máy giảm thải theo tiêu chuẩn quy định, thì tổng chi
phí giảm ô nhiễm (TAC) bằng diện tích phía dưới đường MAC giới hạn bởi E0 và E*. Một
tên gọi khác cho tổng chi phí xử lý này là chi phí thực thi (compliance cost) để đáp ứng
tiểu chuẩn. Ví dụ, chi phí thực thi bằng 16.000$ khi nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn. Chú ý
rằng tổng thiệt hại tại mức hiệu quả xã hội là 8.000$ mỗi tháng, so với 72.000$ khi không
kiểm soát ô nhiễm. Lợi ích của tiêu chuẩn là chênh lệch giữa tổng thiệt hại khi không có
tiêu chuẩn (72.000$) và tổng thiệt hại khi có tiêu chuẩn (8.000$) trừ tổng chi phí xử lý
(16.000$). Lợi ích ròng là 48.000$ mỗi tháng.

Tiêu chuẩn môi trường có nhiều ưu điểm trong việc giải quyết vấn đề môi trường. Tiêu
chuẩn phải

4
Theo luật BVMT Việt nam “ Tiêu chuẩn là những tiêu chuẩn, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm
căn cứ để quản lý môi trường” (Giải thích thêm của người dich)
5
Những nhà máy này gọi là nhà máy tái chế nhựa đường di động. Chúng di chuyển dọc đường, sản xuất
nhựa đường tái chế tại chỗ. Những chất gây ô nhiễm khác mà chúng thải ra bao gồm chất hữu cơ và bụi.

Barry Field & Nancy Olewiler 168


đơn giản và trực tiếp.
đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng.
làm cho người ta cảm nhận ô nhiễm môi trường được giảm ngay tức thì.
nhất quán với nhận thức đạo đức cho rằng ô nhiễm môi trường là nguy hiểm và bất
hợp pháp.
phù hợp với hoạt động của hệ thống luật pháp, nghĩa là xác định và ngăn chặn hành
động bất hợp pháp.

Tuy nhiên, công cụ tiêu chuẩn có thể phức tạp hơn nhiều so với ấn tượng ban đầu của nó.
Thực ra, một lý do thực tế giải thích sự phổ biến của tiêu chuẩn là nó linh hoạt hơn nhiều
khi thực hiện. Ấn tượng về tính chất trực tiếp và tính rõ ràng của tiêu chuẩn trở nên phức
tạp hơn nhiều khi chúng ta xem xét sâu hơn.

Hình 11-1: Tiêu chuẩn hiệu quả xã hội


$
MD
600
MAC

400

0 40 120 Lượng thải cácbon


E* E0 mônôxit (kg mỗi tháng)

Một tiêu chuẩn được xác định tại điểm MAC = MD nhằm xác định tiêu chuẩn hiệu quả xã
hội 40 kg cácbon mônôxit mỗi tháng. Tiêu chuẩn đặt ra giới hạn trên của phát thải. Khi tiêu
chuẩn được đáp ứng, lợi ích xã hội ròng là chênh lệch giữa tổng thiệt hại tại 120 kg mỗi
tháng và 40 kg mỗi tháng trừ tổng chi phí xử lý. Lợi ích ròng bằng 48.000$ mỗi tháng.

CÁC LOẠI TIÊU CHUẨN

Có thể áp dụng tiêu chuẩn cho bất cứ hoạt động nào, nhưng với vấn đề môi trường có ba
loại tiêu chuẩn chính: tiêu chuẩn môi trường xung quanh (ambient); tiêu chuẩn phát thải,
và tiêu chuẩn công nghệ.

Trong chương 2, nói chất lượng môi trường xung quanh là nói về khía cạnh chất lượng của
môi trường xung quanh cuộc sống con người; nó có thể là chất lượng của môi trường
không khí quanh một thành phố, hoặc chất lượng nước ở một dòng sông. Một tiêu chuẩn
môi trường xung quanh là mức độ chất ô nhiễm của môi trường xung quanh không được
phép vượt quá.

Barry Field & Nancy Olewiler 169


Ví dụ, có thể đặt mức tiêu chuẩn môi trường xung quanh cho ôxy hòa tan ở một dòng sông
là 3 phần triệu (ppm), có nghĩa đây là mức ôxy hòa tan thấp nhất cho phép ở dòng sông.
Tất nhiên, không thể cưỡng chế thi hành một cách trực tiếp tiêu chuẩn môi trường xung
quanh. Chỉ có thể kiểm soát được những mức phát thải khác nhau cho phép đạt chất lượng
môi trường xung quanh. Để đảm bảo mức ôxy hòa tan ở dòng sông không thấp hơn 3 ppm,
chúng ta phải biết được lượng phát thải từ các nguồn khác nhau vào dòng sông góp phần
làm thay đổi hàm lượng ôxy hòa tan như thế nào và đưa ra những biện pháp để quản lý
những nguồn này.

Chất lượng môi trường xung quanh được thể hiện bằng hàm lượng/nồng độ bình quân
trong một khoảng thời gian. Ví dụ, chất lượng môi trường không khí xung quanh cho SO2
có hai tiêu chí: bình quân hàng năm tối đa là 23 phần tỷ (ppb) và bình quân 24 giờ tối đa là
115 ppb. Tiêu chuẩn môi trường xung quanh cho cácbon mônôxit từ nhà máy tái chế nhựa
đường ở Bristish Columbia là 500 mg/m3 bình quân một giờ. Lý do lấy giá trị trung bình là
để phản ánh sự thay đổi theo mùa vụ và theo ngày về điều kiện khí tượng, về chất thải làm
thay đổi chất lượng môi trường xung quanh. Bình quân có nghĩa rằng chất lượng môi
trường xung quanh trong thời hạn ngắn có thể thấp hơn tiêu chuẩn, miễn là nó không tồn
tại quá lâu và miễn là nó đảm bảo cân bằng với thời kỳ chất lượng môi trường xung quanh
là tốt hơn tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn phát thải


Tiêu chuẩn phát thải là mức phát thải từ nguồn gây ô nhiễm không được phép vượt quá.

Tiêu chuẩn phát thải có thể xác định dựa trên nhiều cơ sở khác nhau. Ví dụ

1. tốc độ thải (ví dụ, kg mỗi giờ)


2. hàm lượng thải (phần triệu nhu cầu ôxy sinh học – hoặc BOD trong nước)
3. tổng khối lượng chất thải (tốc độ phát thải nhân với hàm lượng thải nhân với thời gian)
4. lượng chất thải cho mỗi đơn vị đầu ra (ví dụ khí CO2 thải ra cho mỗi kwh được sản
xuất, số gam cácbon mônôxit từ mỗi tấn nhựa đường)
5. lượng chất thải cho mỗi đơn vị đầu vào (ví dụ lượng sulphur của than sử dụng để sản
xuất điện)
6. tỷ lệ phần trăm chất gây ô nhiễm được loại bỏ (ví dụ 60% chất thải được loại bỏ trước
khi thải).

Dòng phát thải liên tục có thể phải chịu tiêu chuẩn tốc độ dòng phát thải “tức thời”; ví dụ
tiêu chuẩn giới hạn trên về lượng chất thải mỗi phút hoặc dòng chất thải bình quân trong
một khoảng thời gian nhất định.

Theo ngôn ngữ quản lý, tiêu chuẩn phát thải là một dạng của tiêu chuẩn hoạt động, bởi vì
nó căn cứ vào kết quả mà chủ thể gây ô nhiễm bị kiểm soát cần phải đạt được. Còn có
nhiều loại tiêu chuẩn hoạt động khác, ví dụ, tiêu chuẩn nơi làm việc được xác định theo số
tai nạn tối đa hoặc mức độ rủi ro mà nhân công tiếp xúc. Yêu cầu nông dân giảm sử dụng
một loại thuốc trừ sâu nào đó xuống dưới mức nhất định cũng là một tiêu chuẩn hoạt
động, cũng như vậy là trường hợp giới hạn tốc độ trên đường cao tốc.

Barry Field & Nancy Olewiler 170


Tiêu chuẩn môi trường xung quanh so với tiêu chuẩn phát thải
Có sự khác biệt quan trọng giữa tiêu chuẩn môi trường xung quanh và tiêu chuẩn phát
thải. Quy định tiêu chuẩn phát thải ở một mức nào đó không nhất thiết đáp ứng một tập
hợp các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh. Thiên nhiên đứng giữa phát thải và
chất lượng môi trường xung quanh, đặc biệt hiện tượng khí tượng thủy văn gắn kết chúng
lại với nhau. Môi trường vận chuyển chất thải từ nơi phát thải đến các nơi khác thường
làm loãng và phát tán chất thải dọc đường vận chuyển. Các tiến trình hóa học làm thay đổi
đặc tính vật chất của chất gây ô nhiễm thường xuất hiện ở các trung gian môi trường.
Trong một số trường hợp tiến trình này làm giảm chất thải tốt hơn. Chất thải hữu cơ vào
sông suối thường chịu tác động của quá trình suy thoái tự nhiên làm phân hủy thành các
yếu tố hợp thành. Vì vậy, chất lượng môi trường xung quanh của nước dọc theo dòng sông
phụ thuộc vào lượng phát thải cũng như điều kiện thủy học của dòng sông như tốc độ
dòng chảy, nhiệt độ, v.v. Đôi khi môi trường biến đổi chất thải thành một chất gì đó gây
thiệt hại mạnh hơn. Nghiên cứu để gắn mức phát thải với chất lượng môi trường xung
quanh là một phần quan trọng của khoa học môi trường.

Mắt xích giữa phát thải và chất lượng môi trường xung quanh có thể bị ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi quyết định của con người. Một trường hợp cổ điển đó là xe ô tô. Trong chương
trình ô nhiễm không khí bởi nguồn di động, Canada đã lập tiêu chuẩn phát thải mới cho xe
ô tô theo lượng thải cho mỗi kilômét hoạt động. Nhưng vì không có cách để kiểm soát số
lượng xe ô tô trên đường hoặc số giờ mỗi xe chạy, người ta đã không kiểm soát được trực
tiếp tổng lượng chất gây ô nhiễm không khí và chất lượng môi trường không khí xung
quanh.

Tiêu chuẩn công nghệ


Có rất nhiều tiêu chuẩn không chỉ rõ kết quả cuối cùng, nhưng quy dịnh rõ công nghệ, kỹ
thuật, hoặc hoạt động mà chủ thể gây ô nhiễm phải áp dụng. Chúng ta gộp chúng lại với
nhau dưới đề mục tiêu chuẩn công nghệ (technology-based standards) – TBS. Yêu cầu xe
ô tô phải được trang bị dây an toàn là một tiêu chuẩn công nghệ. Nếu tất cả các đồ điện gia
dụng bị bắt buộc phải lắp đặt máy lọc khí để giảm khí SO2 thải ra, đây thực ra cũng là tiêu
chuẩn công nghệ, vì loại công nghệ này được cơ quan chức năng trung ương quy định.
Loại tiêu chuẩn này cũng bao gồm tiêu chuẩn thiết kế hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật. Cũng có
hàng loạt tiêu chuẩn sản phẩm chỉ rõ những đặc điểm mà sản phẩm phải có, và tiêu chuẩn
đầu vào thì yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm sử dụng đầu vào đáp ứng những điều kiện cụ thể.
Tiêu chuẩn công nghệ thường quy định chủ thể gây ô nhiễm sử dụng công nghệ tốt nhất
hiện có (BAT), công nghệ tốt nhất có thể áp dụng (BPT), hoặc công nghệ tốt nhất sẵn có
khả thi về kinh tế (BATEA). Cũng có thể sử dụng các thuật ngữ khác. BATs là công nghệ
tốt nhất có thể, dù có hay không sử dụng thực tế tại thời điểm đó. BPTs thường ngụ ý
những công nghệ biết được và có thể áp dụng ngay tức thì. BATEAs cho phép nhìn nhận
chi phí xử lý và ảnh hưởng của tiêu chuẩn công nghệ đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Có thể không có ranh giới giữa tiêu chuẩn hoạt động và tiêu chuẩn công nghệ. Điểm khác
biệt cơ bản là:
Một tiêu chuẩn hoạt động, như tiêu chuẩn phát thải, quy định một số ràng buộc về
tiêu chí hoạt động và cho phép người ta chọn lựa cách thức tốt nhất để đạt được nó.

Tiêu chuẩn công nghệ áp đặt những kỹ thuật được sử dụng, như thiết bị hoặc quy
trình hoạt động mà chủ thể gây ô nhiễm sử dụng.

Barry Field & Nancy Olewiler 171


Kinh tế học về tiêu chuẩn
Hiểu được cách thức hoạt động của tiêu chuẩn cho phép chúng ta xác định được chi phí để
đạt được cân bằng hiệu quả xã hội khi sử dụng công cụ chính sách này. Chúng ta có thể so
sánh tiêu chuẩn với các công cụ chính sách khác sử dụng các tiêu chí đã được phát triển ở
Chương 9. Đạt được chất lượng môi trường tốt hơn bằng cách áp dụng những tiêu chuẩn
khác nhau dường như là đơn giản và rõ ràng. Nhưng tiêu chuẩn là phức tạp hơn nhiều so
với so với những gì mà chúng thể hiện. Phần còn lại của chương này chúng ta sẽ thảo luận
những phức tạp đó.

Thiết lập mức tiêu chuẩn trong thực tế

Vấn đề đầu tiên là đặt tiêu chuẩn ở đâu. Trong trường hợp giải quyết vấn đề ô nhiễm theo
phương pháp phân quyền – luật nghĩa vụ pháp lý và chế độ quyền tài sản – ít ra cũng tồn
tại khả năng theo giả thuyết là sự tác động qua lại giữa những người liên quan sẽ dẫn đến
kết quả hiệu quả. Trên lý thuyết, quy định các mức tiêu chuẩn còn rõ ràng hơn. Như chúng
ta đã nhắc lại nhiều lần, tiêu chuẩn hiệu quả xã hội sẽ làm cân bằng chi phí giảm ô nhiễm
biên và thiệt hại biên. Trong thực tế, tiêu chuẩn thường được quy định dựa trên một tập
hợp các tiêu chí hẹp hơn. Tiêu chuẩn môi trường bắt nguồn từ tiến trình chính trị/quản lý
mà tiến trình này có thể bị ảnh hưởng bởi bất cả các loại quan tâm khác nhau.

Ví dụ: Hàm thiệt hại phi tuyến tính

Những phương pháp nào đã được sử dụng trong thực tế và chúng quan hệ như thế nào với
hiệu quả xã hội? Một phương pháp trong quy định tiêu chuẩn là cố gắng đặt các mức tiêu
chuẩn môi trường xung quanh hoặc tiêu chuẩn phát thải chỉ căn cứ vào hàm thiệt hại. Lý
do có thể là vì người quản lý không có thông tin về hàm chi phí giảm ô nhiễm biên. Người
ta sẽ xem xét hàm thiệt hại để xem có điểm nào mà ở đó thiệt hại biên thay đổi lớn. Hình
11-2 cho thấy một dạng hàm thiệt hại biên khác với hàm tuyến tính mà chúng ta đã sử
dụng trong phân tích. Một cách tiếp cận khác là quy định tiêu chuẩn tại điểm không có rủi
ro, có nghĩa là tại mức có thể bảo vệ tất cả mọi người khỏi thiệt hại dù nhạy cảm đến đâu
đi nữa. Điều đó hàm ý đặt tiêu chuẩn ở mức ngưỡng, ký hiệu ET như trong hình 11-2. Nếu
đường MAC như trong hình, tiêu chuẩn này không đạt hiệu quả xã hội. Một khó khăn khác
là xác định xem liệu có tồn tại một mức ngưỡng không. Nghiên cứu gần đây của các nhà
khoa học về chất độc và các nhà khoa học khác cho thấy có thể không có mức ngưỡng cho
nhiều chất gây ô nhiễm môi trường, rằng hàm thiệt hại biên dốc lên ngay từ gốc toạ độ.
Nếu không tồn tại mức ngưỡng, một chính sách không rủi ro sẽ đòi hòi tất cả các tiêu
chuẩn quy định bằng không. Điều này có thể phù hợp với một số chất – một số hợp chất
độc hại cao như điôxin chẳng hạn, thiệt hại biên luôn luôn lớn hơn chi phí giảm ô nhiễm
biên. Nhưng đối với nhiều chất gây ô nhiễm khác, mức phát thải bằng không là không hiệu
quả xã hội và rất khó và không thể đạt được. Vì vậy, có thể quyết định rằng chúng ta có thể
chấp nhận một mức thiệt hại nhỏ hợp lý, trong trường hợp này chúng ta có thể đặt tiêu
chuẩn tại điểm EL, điểm mà bắt đầu từ đó thiệt hại biên tăng lên rất nhanh. Hoặc nếu hàm
thiệt hại giống như ở hình 11-2, vượt quá EMAX đường MD dốc thẳng đứng, một chiến lược
tối thiểu hóa rủi ro có thể quy định EMAX là mức thải không bao giờ được vượt quá. Ở đây
một lần nữa chúng ta quy định tiêu chuẩn mà không cần quan tâm chi phí xử lý. Ở hình 11-
2, E* gần EL, và EMAX, nhưng không nhất thiết là như vậy trong thực tế.

Barry Field & Nancy Olewiler 172


Hình 11-2: Tiêu chuẩn phát thải cho hàm thiệt hại biên phi tuyến tính

$
MD

MAC

ET EL E* EMAX E0 Phát thải

Hàm thiệt hại biên phi tuyến tính minh họa các mức có thể đặt tiêu chuẩn phát thải khi người quản
lý không biết vị trí chính xác của đường MAC. ET đặt tiêu chuẩn ở mức ngưỡng tối thiểu không có
thiệt hại. EL đặt tiêu chuẩn tại điểm mà MD bắt đầu tăng nhanh. EMAX là giới hạn trên của phát thải;
điểm tại đó đướng MD trở thành thẳng đứng. Không có tiêu chuẩn nào là hiệu quả xã hội như E*.

Cần chú ý rằng khi quy định các mức tiêu chuẩn trên cơ sở lấy giá trị trung bình qua thời
gian, thật sự đã có nhiều cách tiếp cận trung dung. Trong trường hợp này, giá trị trung bình
của những giai đoạn ngắn – khi chất lượng môi trường xung quanh là tương đối thấp, được
xem như là có thể chấp nhận được miễn là nó diễn ra không quá lâu. Thực chất không nhất
thiết phải lắp đặt đủ công nghệ giảm thải để duy trì chất lượng môi trường xung quanh đạt
tiêu chuẩn dưới tất cả các điều kiện tự nhiên. Nói cách khác, có sự đánh đổi giữa thiệt hại
do chất lượng môi trường suy thoái hiện tại với chất lượng môi trường xung quanh thấp
hơn tiêu chuẩn nhưng với chi phí duy trì cao trong mọi điều kiện tự nhiên.

Ví dụ này minh họa một số điểm chính về tiêu chuẩn.

1. Đặc tính “chất lượng tất cả hoặc là không”: tiêu chuẩn có thể được đáp ứng hoặc
không được đáp ứng.

2. Nếu tiêu chuẩn không được đáp ứng, hàm ý ở đây là nó cần được đáp ứng bất chấp
chi phí thực hiện.

3. Nếu tiêu chuẩn được đáp ứng, hàm ý là không cần thiết phải làm tốt hơn mặc dầu
chi phí để làm điều đó có thể khá thấp.

Tiêu chuẩn đồng bộ


Một vấn đề thực tế trong quy định tiêu chuẩn là liệu tiêu chuẩn có nên áp dụng đồng bộ
cho tất cả mọi trường hợp hoặc thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Chúng ta có thể minh họa điều
này sử dụng trường hợp tiêu chuẩn không đồng bộ theo không gian. Tiêu chuẩn chất lượng
môi trường không khí ở Hoa Kỳ nhất thiết là tiêu chuẩn quốc gia. Vấn đề với tiêu chuẩn

Barry Field & Nancy Olewiler 173


quốc gia là các yếu tố tác động đến thiệt hại và chi phí xử lý khác biệt giữa các vùng, cho
nên áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ giữa các vùng khác nhau còn có nghĩa là phi hiệu quả
nghiêm trọng.

Ví dụ: Thiệt hại biên khác nhau giữa các vùng


Nghiên cứu hình 11-3. Hình thể hiện hàm thiệt hại biên của ô nhiễm cácbon mônôxít. Hàm thứ
nhất là hàm MD từ hình 11-1, ký hiệu MDU của khu vực thành thị. Hàm thứ hai ký hiệu MDR của
khu vực nông thôn. Đường MDU nằm phía trên vì có nhiều người sống ở thành thị nên cùng một
lượng phát thải, số người bị ảnh hưởng về sức khỏe sẽ nhiều hơn so với vùng nông thôn. Chúng ta
giả dịnh MAC là như nhau cho cả hai vùng và được thể hiện bằng đường MAC ở hình 11-3. Vì
thiệt hại biên ở thành thị là cao hơn nhiều so với nông thôn nên mức thải cácbon mônôxit hiệu quả
cho môi trường xung quanh là thấp hơn ở thành thị so với nông thôn; mức hiệu quả ở nông thôn là
ER và ở thành thị là EU.

MDR
$ MDU
600 MAC

400

200

0 40 60 120 Mức thải cácbon mônôxit


EU ER (kg mỗi tháng)

Khi thiệt hại biên khác nhau giữa các vùng, việc quy định các mức tiêu chuẩn sẽ khó khăn. Nếu
thiệt hại biên khu vực thành thị khác thiệt hạ biên khu vực nông thôn, tiêu chuẩn đồng bộ sẽ
không hiệu quả xã hội. Nếu tiêu chuẩn đặt tại EU thì kiểm soát ô nhiễm ở nông thôn là quá mức;
nếu đặt tại ER thì ô nhiễm ở khu vực thành phố kiểm soát không chặt so với mức tối ưu xã hội
khi MD = MAC. Quy định tiêu chuẩn cho mỗi vùng sẽ tránh được vấn đề này.

Một tiêu chuẩn đồng bộ không thể đồng thời đạt hiệu quả ở cả hai vùng. Cách duy nhất để
tránh vấn đề này là quy định tiêu chuẩn khác nhau cho mỗi vùng. Ta có thể gọi là tiêu
chuẩn cá nhân. Tiêu chuẩn cá nhân tạo nên sự đánh đổi về mặt chính sách. Thiết lập chính
sách cho những vùng khác nhau có thể tạo ra hiệu quả hơn về mặt ảnh hưởng. Tuy nhiên
việc này đòi hỏi nhiều thông tin phục vụ việc quy định và thực hiện tiêu chuẩn.

Khi thiệt hại biên của một chất gây ô nhiễm từ những nguồn khác nhau là khác nhau,
chúng ta sẽ thấy ô nhiễm được phân tán khác nhau giữa các nguồn hoặc vùng khác nhau vì
ô nhiễm không được trộn lẫn đồng bộ. Điều đó có nghĩa nhà quản lý phải phải giám sát
chất lượng môi trường xung quanh tại những điểm tiếp nhận khác nhau hoặc trạm quan
trắc trong phạm vi của họ. Cân bằng hiệu quả xã hội đòi hỏi MAC = MD cho các điểm tiếp
nhận. Ô nhiễm từ mồi nguồn sẽ được chuyển thành mức độ tích tụ ô nhiễm môi trường
xung quanh tại các điểm bằng hệ số chuyển tải. Hệ số chuyển tải chuyển chất thải từ nguồn
i thành ảnh hưởng chất lượng môi trường ở điểm j, và được quyết định bởi quan hệ khí

Barry Field & Nancy Olewiler 174


tượng và đặc tính lý hóa của chất ô nhiễm. Người ta đã phát triển mô hình phát tán ô nhiễm
không khí cho một số vùng thành thị quan trọng. Trong thực tế, như đã đề cập ở trên, chất
gây ô nhiễm không trộn lẫn đồng bộ làm việc quản lý trở nên khó khăn và tốn kém.

Tóm lại:

Khi thiệt hại biên của chất gây ô nhiễm thay đổi theo vùng, theo ngày, hoặc
theo mùa, một tiểu chuẩn đồng bộ sẽ không hiệu quả xã hội. Tiêu chuẩn cá
nhân làm cho MAC = MD là hiệu quả xã hội.

Tiêu chuẩn và nguyên tắc cân bằng biên


Đã thảo luận các vần đề về quy định tiêu chuẩn phát thải hiệu quả, chúng ta phải nhớ rằng
mức phát thải hiệu quả chính nó được quyết định bởi hàm chi phí giảm ô nhiễm biên tối
thiểu. Giả sử chúng ta có chất ô nhiễm được trộn lẫn đồng bộ thải ra từ những nguồn khác
nhau. Nguyên tắc cân bằng biên đòi hỏi kiểm soát những nguồn phát thải khác nhau theo
sao cho chúng có cùng chi phí giảm ô nhiễm biên. Điều này có nghĩa những nguồn phát
thải khác nhau được kiểm soát ở những mức độ khác nhau, phụ thuộc vào dạng hàm chi
phí giảm ô nhiễm biên tại mỗi nguồn phát thải. Đây là cân bằng hiệu quả chi phí - tổng chi
phí thực thi để đạt được mục tiêu phát thải được tối thiểu hóa. Với tiêu chuẩn, vấn đề chủ
yếu là dường như luôn có xu hướng áp dụng tiêu chuẩn phát thải đồng bộ cho những nguồn
khác nhau. Điều này làm cho việc quản lý trở nên đơn giản hơn và gây ấn tượng về bình
đẳng với mọi người, vì tất cả đều được đối xử như nhau. Điểm chính là

Tiêu chuẩn đồng bộ chỉ hiệu quả-chi phí trong trường hợp hiếm thấy khi tất cả
các chủ thể gây ô nhiễm có đường MAC như nhau. Nếu đường MAC cho một
chất gây ô nhiễm khác nhau, tiêu chuẩn cá nhân sẽ đạt được hiệu quả-chi phí.

Ví dụ: Các hàm chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau giữa các chủ thể
gây ô nhiễm
Hình 11-4 thể hiện mối quan hệ chi phí giảm ô nhiễm biên của hai nguồn phát thải khác
nhau, mỗi nguồn đều thải cácbon mônôxit (ví dụ từ phần trước). Chủ thể gây ô nhiễm này
là H và L. Lượng thải là số kg cácbon mônôxit mỗi tháng. Phương trình của hàm MAC là:
MACH = 600 – 5EH
MACL = 240 – 2EL
Khi giảm lượng phát thải, chi phí xử lý của L tăng chậm hơn so với H. Tại sao lại khác
nhau? Họ có thể sản xuất sản phẩm khác nhau sử dụng công nghệ khác nhau. Công nghệ
của nhà máy này có thể cũ hơn của nhà máy kia và công nghệ cũ có thể kém linh hoạt hơn,
làm cho việc giảm thải tốn nhiều chi phí hơn so với nhà máy có công nghệ mới hơn. Một
nhà máy có thể được thiết kế để sử dụng nguồn nguyên vật liệu đầu vào khác với nhà máy
kia. Thực chất, điều này phản ánh thực tế. Chúng ta có thể dự đoán chi phía giảm thải giữa
các nhóm nhà máy sẽ khác biệt đáng kể mặc dù chúng cùng thải ra một loại chất thải.

Giả sử hiện tại không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Mỗi nhà máy thải 120 kg mỗi
tháng, như vậy tổng cộng lượng phát thải là 240 kg mỗi tháng. Giả sử cơ quan quản lý
muốn giảm tổng lượng thải xuống còn 120 kg mỗi tháng (giảm 50%) bằng cách quy định
tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn nên được quy định như thế nào? Phương pháp dường như hiển
nhiên mà phần đa các nhà quản lý chọn lựa là áp dụng tiêu chuẩn như nhau cho mỗi nguồn,

Barry Field & Nancy Olewiler 175


trong trường hợp này 60 kg mỗi tháng. Tiêu chuẩn này có vẻ bình đẳng, vì đối xử các
nguồn như nhau, tất cả đều giảm một tỷ lệ tương ứng với mức thải hiện tại. Tất nhiên vấn
đề là các nguồn phát thải lại không giồng nhau về mặt kinh tế, chúng có những hàm chi phí
giảm thải biên khác nhau. Bằng cách áp dụng tiêu chuẩn phát thải đồng bộ cho những
nguồn khác nhau chúng ta đã vi phạm nguyên tắc cân bằng biên, với một tổng lượng phát
thải giảm được ta phải trả nhiều hơn được so với số cần trả. Tiêu chuẩn cá nhân, là tiêu
chuẩn làm cho MAC của mỗi chủ thể gây ô nhiễm cân bằng với MD, là hiệu quả chi phí
bởi vì chúng thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên. Chưng minh điều đó như sau:
Chứng minh chính sách hiệu quả chi phí tối thiểu hóa tổng chi phí giảm ô nhiễm
Trình tự các bước:

1. Tình tổng chi phí giảm ô nhiễm (TAC) cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm khi áp dụng
tiêu chuẩn đồng bộ 60 kg mỗi tháng

Tại tiêu chuẩn này MAC của L là 120$/kg và của H là 300$/kg

TAC là diện tích phía dưới đường MAC của mỗi chủ thể gây ô nhiễm từ 120 đến
60 kg. TACL = ½ (60 x 12$) = 3600$. TACH = ½ (60 x 300$) = 9000$. Tổng chi
phí xử lý của cả hai nhà máy là TACL + TACH = 12600$.

Hình 11-4: Hiệu quả chi phí khi đường chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau

$ Tiêu chuẩn đồng bộ


600 MACH

500

400

300
MACL
200 b
171.5 a
120
100

20 34.3 40 60 80 85.7 100 120 Lượng thải cacbon mônôxit


EL EH E0 (kg mỗi tháng)
Tiêu chuẩn đồng bộ đối lập với tiêu chuẩn cá nhân cho hai chủ thể gây ô nhiễm có đường
MAC khác nhau. Tiêu chuẩn đồng bộ 60 kg mỗi tháng cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm vi phạm
nguyên tắc cân bằng biên vì vậy là không hiệu quả chi phí. Tại mức 60 kg, MACH lớn hơn
MACL . Chính sách đảm bảo hiệu quả chi phí quy định tiêu chuẩn cá nhân với mục tiêu thải là
120 kg và MAC của hai chủ thể gây ô nhiễm bằng nhau. Tiêu chuẩn phát thải cá nhân là 40.3
kg mỗi tháng cho L và 85.7 kg mỗi tháng cho H. Chính sách hiệu quả chi phí cho phép đạt cùng
một mức thải mục tiêu với chi phí thấp hơn.

2. Tính tổng chi phí xử lý cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm nếu tiêu chuẩn cá nhân được
quy định thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên. Chúng là những tiêu chuẩn cá nhân
đạt hiệu quả chi phí.

Barry Field & Nancy Olewiler 176


Chúng ta cần làm thêm một số tính toán: Tìm mức thải cho mỗi chủ thể gây ô
nhiễm thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên. Cách dễ nhất là sử dụng đại số:

Nguyên tắc biên đòi hỏi MACs của cả hai chủ thể gây ô nhiễm phải bằng nhau
MACH = MACL
Thay vào ta có:
(1) 600 – 5 EH = 240 – 2EL

Tổng lượng thải của cả hai nhà máy phải bằng mức thải mục tiêu

(2) EL + EH = 120 kg mỗi tháng

Giải hệ phương trình gồm (1) và (2) ta được:

EH = 85,7
EL = 34,3

Đó chính là tiêu chuẩn cá nhân cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm

Thay EH và EL vào hàm chi phí giảm ô nhiễm biên của mỗi chủ thể gây ô nhiễm ta
có MACH =MACL = 171,5$

Bây giờ ta tính TAC cho mỗi chủ thể gây ô nhiễm

TACL = ½ [(120 – 34.3) x 171.5] = 7.348,78$


TACH = ½ [(120 – 85.7) x 171.5] = 2.941,22

Tổng chi phí xử lý của cả hai nhà máy là: 10.290 $

3. So sánh TAC của trường hợp tiêu chuẩn đồng bộ với tiêu chuẩn cá nhân hiệu quả
chi phí:

Tiêu chuẩn đồng bộ TAC = 12.600$

Tiêu chuẩn cá nhân hiệu quả chi phí TAC = 10.290$

Như vậy tiêu chuẩn cá nhân hiệu quả chi phí cho phép đạt cùng một mức giảm thải
với chi phí thấp hơn.

Bài tập: Hãy chứng minh rằng khoản tiết kiệm chi phí trên chính bằng diện tích a+b
ở trong hình vẽ.
Tóm lại, phần lớn tiêu chuẩn là đồng bộ đối với các nguồn thải khác nhau. Điều này đã có
sẵn trong triết lý cơ bản của phương pháp tiêu chuẩn, và nó làm cho nhiều người cho rằng
đó là cách thức tiến hành bình đẳng. Phần này minh họa một điểm rất quan trọng:
Khi chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau giữa các nguồn, công cụ tiêu chuẩn
đồng bộ sẽ dẫn đến giảm thải ít hơn với tổng chi phí thực thi của chương trình
được định trước, hoặc tốn nhiều chi phí hơn để đạt được mục tiêu nhất định so
với công cụ đạt hiệu quả chi phí thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên.

Barry Field & Nancy Olewiler 177


Sự khác biệt về chi phí giảm ô nhiễm biên giữa các nguồn càng lớn thì kết quả của phương
pháp tiêu chuẩn đồng bộ càng tệ hơn. Chúng ta sẽ thấy ở các chương sau rằng sự khác biệt
có thể rất lớn.

Có thể quy định tiêu chuẩn theo nguyên tắc cân bằng biên được không? Trừ khi luật yêu
cầu giảm thải phải đạt tỷ lệ bằng nhau, cơ quan chức năng có thể đặt tiêu chuẩn khác nhau
cho những nguồn khác nhau. Để giảm và đạt mức thải là 120 kg mỗi tháng, có thể quy định
tiêu chuẩn giảm thải cho L là 34,3 kg và cho H là 85.7 kg. Tuy nhiên khó khăn ở chỗ để
thực hiện được điều đó cơ quan chức năng cần phải biết hàm giảm ô nhiễm biên của nhiều
nguồn khác nhau. Chúng ta cần phải nhấn mạnh điểm này. Hầu hết các vấn đề ô nhiễm
trong thực tế là do nhiều nguồn gây nên. Như vậy,

để quy định tiêu chuẩn phát thải cá nhân theo nguyên tắc cân bằng biên, nhà
quản lý phải biết hàm giảm ô nhiễm biên cho mỗi nguồn ô nhiễm.

Các cơ quan chức năng phải tốn rất nhiều công sức dể có được thông tin chất lượng cao về
chi phí giảm ô nhiễm biên của những nguồn gây ô nhiễm khác nhau, mà mỗi nguồn lại sản
xuất những sản phẩm khác nhau sử dụng những công nghệ và phương pháp khác nhau.
Nguồn cung cấp thông tin không ai khác chính là các chủ thể gây ô nhiễm, nhưng không có
lý do gì để tin rằng họ sẽ sẵn lòng chia sẻ những thông tin này. Nếu như họ biết, và chắc là
họ biết, thông tin được sử dụng để quy định tiêu chuẩn cá nhân họ sẽ có động cơ cho các
cơ quan quản lý biết là MAC của họ tăng lên rất nhanh khi giảm phát thải. Vì vậy, các cơ
quan chức năng gặp khó khăn thực sự khi muốn quy định tiêu chuẩn cá nhân theo nguồn ô
nhiễm.

TÁC ĐỘNG KHUYẾN KHÍCH CỦA TIÊU CHUẨN

Như đã thảo luận ở Chương 9, một khía cạnh quan trọng của đánh giá chính sách môi
trường là xem xét chính sách có tác động khuyến khích gì đối với chủ thể gây ô nhiễm. Có
cả tác động ngắn hạn và dài hạn.

Trong ngắn hạn, câu hỏi là chính sách có khuyến khích các chủ thể gây ô nhiễm giảm thải
đến mức hiệu quả theo cách thức hiệu quả chi phí không. Phương pháp mệnh lệnh và kiểm
soát dựa vào tiêu chuẩn là yếu kém trên phương diện này. Vấn đề cơ bản ở chỗ tiêu chuẩn
có nghĩa là tất cả hoặc không có gì; chúng hoặc được đáp ứng hoặc không. Nếu chúng
được đáp ứng thì không có động cơ để người gây ô nhiễm làm tốt hơn tiêu chuẩn, mặc dù
chi phí giảm những đơn vị ô nhiễm tiếp theo vẫn còn thấp. Cũng vậy, chủ thể gây ô nhiễm
phải đáp ứng tiêu chuẩn (hoặc bị phạt) ngay cả khi chi phí thực thi có thể cao hơn nhiều so
với thiệt hại giảm bớt.

Tiêu chuẩn cũng không cho phép chủ thể gây ô nhiễm linh hoạt trong quyết định. Điều này
đặc biệt đúng đối với tiêu chuẩn công nghệ, quy định quy trình mà chủ thể gây ô nhiễm
phải tuân theo, ngay cả khi các quy trình khác có thể có để đạt được mục tiêu ô nhiễm với
chi phí thấp hơn. Nếu cơ quan quản lý quy định chi tiết về công nghệ và các bước thực
hành mà chủ thể gây ô nhiễm sử dụng để giảm thải, chủ thể gây ô nhiễm có thể không có
động cơ sử dụng các công nghệ khác để tự bảo vệ bản thân khỏi bị buộc tội không tuân
thủ, thậm chí những phương pháp này có thể ít tốn kém hơn. Thay vì để nhà máy tự sáng
tạo ra các phương tiện công nghệ để đạt được mục tiêu, tiêu chuẩn công nghệ buộc cơ quan
chức năng công phải quyết định đúng đắn về công nghệ.

Barry Field & Nancy Olewiler 178


Trong dài hạn, một mục tiêu của chính sách kiểm soát ô nhiễm là khuyến khích mạnh mẽ
việc tìm kiếm những thay đổi về kỹ thuật và quản lý để đạt được mục tiêu phát thải với chi
phí thấp hơn (hoặc đạt mức thải thấp hơn). Theo tiêu chí này, tiêu chuẩn như thế nào?

Rất dễ trả lời với tiêu chuẩn công nghệ. Trong trường hợp này sẽ không có khuyến khích
để tìm kiếm cách thức rẻ hơn (xem xét tất cả các loại chị phí) để giảm thải. Nếu cơ quan
chức năng quy định công nghệ và các bước thực hành cụ thể mà chủ thể gây ô nhiễm hợp
pháp sử dụng để giảm thải, không có khuyến khích để tìm kiếm phương pháp tốt hơn.
Nhưng tiêu chuẩn phát thải có những khuyến khích gì? Ví dụ dưới đây cho thấy có thể trả
lời câu hỏi này bằng cách sử dụng đồ thị.

Ví dụ: Khuyến khích đầu tư công nghệ mới của tiêu chuẩn phát thải

Hình 11-5 cho thấy chi phí giảm ô nhiễm biên của một nhà máy trong hai trường hợp.
MAC1 là chi phí giảm ô nhiễm biên trước khi có cải tiến công nghệ. MAC2 là chi phí giảm
ô nhiễm biên mà nhà máy kỳ vọng sau khi đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ tái
chế hoặc xử lý chất thải tốt hơn. Cụ thể, cho biết

MAC1 = 200 – 5E
MAC2 = 160 – 4E
MD = 5E

Nếu không có những quy định về ô nhiễm thì tuyệt đối không có động cơ chi tiêu cho hoạt
động nghiên cứu và phát triển. Giả sử bây giờ nhà máy phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải
E1 = 20 tấn mỗi năm (cân bằng hiệu quả xã hội). Với MAC1 thì tổng chi phí thực thi hàng
năm của nhà máy là diện tích (a+b) = 1 triệu $ mỗi năm (đơn vị đo lường ở hình 11-5 là
1.000$). Nếu chương trình nghiên cứu và phát triển thành công, MAC1 dịch xuống đường
MAC1 và chi phí thực thi là diện tích b = 800.000$ mỗi năm. Chênh lệch 200.000$ mỗi
năm là phần chi phí thực thi giảm được và nó cho thấy chức năng khuyến khích thực hiện
nghiên cứu và phát triển. Chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo rằng khuyến khích này là
không mạnh mẽ bằng bằng các chương trình khuyến khích kinh tế. Tuy vậy, chúng ta có
thể nói khuyến khích của tiêu chuẩn phát thải nhiều hơn so với tiêu chuẩn công nghệ.

Barry Field & Nancy Olewiler 179


Hình 11-5: Khuyến khích đầu tư công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới của tiêu chuẩn

$ (ngàn)
200
MAC1 MD
160
MAC2

100 e
d a

c b

0 17.78 20 40
E2 E1 Lượng thải (tấn mỗi năm)

Tác động khuyến khích của việc áp dụng công nghệ tiết kiệm chi phí là diện tích a nếu nhà quản lý duy trì
tiêu chuẩn phát thải tại E1 sau khi áp dụng công nghệ mới giảm MAC1 xuống MAC2. Nếu nhà quản lý thắt
chặt tiêu chuẩn tới E2, khuyến khích áp dụng công nghệ mới sẽ nhỏ hơn và bằng diện tích (a-c). Một tiêu
chuẩn ép buộc áp dụng công nghệ có thể được đặt ngay từ đầu tại E2. Điều này có thể cho phép chủ thể
gây ô nhiễm tiết kiệm chi phí một lượng bằng diện tích (a+d+e) nếu áp dụng công nghệ mới.

Lôgíc về việc quy định các mức tiêu chuẩn có thể làm triệt tiêu dần tác động khuyến khích
trong ví dụ nêu trên. Giả sử cơ quan chức năng cố gắng quy định tiêu chuẩn gần sát với
mức phát thải hiệu quả. Trong hình 11-5, các nhà quản lý dự đoán E1 là hiệu quả trước đổi
mới công nghệ. Nhưng công nghệ mới làm giảm chi phí giảm ô nhiễm biên, và chúng ta
biết từ Chương 5 rằng điều này sẽ làm giảm mức phát thải hiệu quả. Giả sử nhà quản lý
ước tính với cách nhìn của họ, công nghệ mới là dịch chuyển mức thải hiệu quả đến E2 =
17,78 tấn mỗi năm trong hình 11-5 và bây giờ nhà quản lý thay đổi tiêu chuẩn để phản ánh
điều đó. Bây giờ chi phí thực thi của nhà máy là (b+c) = 987.457 $ mỗi năm. Chi phí mà
chủ thể gây ô nhiễm tiết kiệm được là (a – c) = 200.000$ - 187.457$ = 12.534$. Chi phí
tiết kiệm được là thấp hơn nhiều so với trường hợp tiêu chuẩn ở mức 20 tấn mỗi năm và có
thể là không đủ bù đắp chi phí nghiên cứu và phát triển của chủ thể gây ô nhiễm. Chủ thể
gây ô nhiễm có thể nghĩ rằng vì nhà quản lý thắt chặt tiêu chuẩn nên với công nghệ mới họ
có thể bị thiệt hơn so với công nghệ cũ. Phương pháp quy định tiêu chuẩn trong trường hợp
này làm suy yếu khuyến khích việc thay đổi công nghệ kiểm soát ô nhiễm.

Nếu tiêu chuẩn phát thải khuyến khích việc đổi mới công nghệ, có phải là không nên áp đặt
tiêu chuẩn chặt chẽ để có thể khuyến khích đổi mới hơn nữa? Ở hình 11-5 nếu tiêu chuẩn
được quy định tại E2 =17,78 tấn mỗi năm ngay từ đầu, điều này có nghĩa chi phí tiết kiện
được sẽ là (a+d+e) với công nghệ mới chứ không phải chỉ là a như trường hợp tiêu chuẩn
quy định tại E1. Phương pháp này có tiêu đề là tiêu chuẩn ép buộc áp dụng công nghệ .
Nguyên tắc của ép buộc áp dụng công nghệ là quy định tiêu chuẩn không thực tế với công
nghệ hôm nay với hy vọng là ngành công nghiệp kiểm soát ô nhiễm sẽ phát minh ra
phương pháp mới để đáp ứng tiêu chuẩn với một chi phí hợp lý. “Không thực tế với công
nghệ hôm nay” có nghĩa là chi phí quá cao dẫn tới khó khăn về kinh tế. Tiêu chuẩn ép buộc
áp dụng công nghệ có cải thiện khuyến khích không? Hãy coi đây như là một bài tập.

Barry Field & Nancy Olewiler 180


Nhưng tiêu chuẩn khắt khe hơn cũng tạo nên khuyến khích khác: khuyến khích chủ thể gây
ô nhiễm tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng làm chậm trễ ngày mà tiêu chuẩn có thể
áp dụng. Chủ thể gây ô nhiễm có thể sử dụng một phần nguồn lực cho nghiên cứu và phát
triển để tác động tới quyền lực chính trị làm chậm trễ việc ban hành tiêu chuẩn khắt khe.
Tiêu chuẩn càng khắt khe và ngắn hạn, thì hành động đó càng có khả năng xảy ra hơn. Vì
vậy, ép buộc áp dụng công nghệ là một trong những chiến lược không ngụ ý rằng càng
chặt chẽ thì càng hiệu lực hơn.

Ở mức độ không nhỏ, ngành công nghiệp kiểm soát ô nhiễm lại thực hiện các nghiên cứu
và phát triển mới về công nghệ kiểm soát ô nhiễm nhiều hơn chính bản thân công nghiệp
gây ô nhiễm. Vì vậy kết luận về tác động khuyến khích của chính sách kiểm soát ô nhiễm
đối với đổi mới công nghệ có nghĩa là dự báo những chính sách này sẽ đóng góp như thế
nào cho năng suất và sự tăng trưởng của công nghiệp kiểm soát ô nhiễm. Tiêu chuẩn công
nghệ làm mất tác dụng theo cách lập luận này, bởi vì nó làm mất đi tác động khuyến khích
để các nhà quản lý trong ngành công nghiệp kiểm soát ô nhiễm phát triển ý tưởng mới.
Như chúng ta đã thấy về phương diện này tiêu chuẩn phát thải là tốt hơn. Minh chứng cho
điều này là đại diện của ngành công nghiệp kiểm soát ô nhiễm thường chấp nhận về mặt
chính trị tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn; thực ra họ thấy được vận may của ngành
công nghiệp của họ gắn chặt trực tiếp với mức độ khắt khe của tiêu chuẩn phát thải do các
cơ quan chức năng quy định.

KINH TẾ HỌC VỀ CƯỠNG CHẾ

Luật kiểm soát ô nhiễm tiêu biểu kết hợp tiêu chuẩn thường yêu cầu giảm phát thải từ mức
hiện hành, hoặc áp dụng những công nghệ kiểm soát ô nhiễm được quy định. Khi chúng ta
đánh giá các chính sách này dựa trên kết quả mong đợi, chúng ta thường ngầm giả định
rằng các hình phạt nêu trong luật là đủ để có được sự tuân thủ hoàn toàn. Nhưng điều đó
không bao giờ đúng. Luật kiểm soát ô nhiễm cũng như các luật khác cần có cưỡng chế, và
việc này cần đến nguồn lực. Vì các cơ quan cưỡng chế/thi hành thường làm việc trong điều
kiện ngân sách hạn chế, cần nhớ rằng cũng luôn có đủ nguồn lực dành cho việc cưỡng chế
để đạt được một mức tuân thủ chấp nhận được. Thực ra, ý niệm “chấp nhận được” là chủ
đề còn tranh luận.

Ví dụ: Ảnh hưởng của chi phí cưỡng chế/thực thi đến tiêu chuẩn

Giống như nhiều vấn đề kinh tế và phân bổ tài nguyên khác, cưỡng chế bao hàm một sự
đánh đổi giữa nguồn lực dành cho hoạt động này, là hoạt động có chi phí cơ hội, và lợi ích
dưới hình thức mức độ tuân thủ cao hơn. Sự đánh đổi này được thể hiện ở Hình 11-6.
MAC và MD là không tuyến tính. Hai đường C1 và C2 là đường gộp cả chi phí giảm ô
nhiễm biên và chi phí cưỡng chế biên. Chú ý rằng các đường này bắt đầu tại E1, nằm phía
trái của mức thải khi không có kiểm soát ô nhiễm, E0. Khi đặt tiêu chuẩn phát thải tại E*,
có thể có một số mức độ tuân thủ tự nguyện – trong trường hợp này từ E0 đến E1. Nhưng
để đạt giảm thải vượt quá E1 cần có cưỡng chế dứt khoát. Chúng ta thường nghĩ E* là mức
phát thải hiệu quả, nhưng khi có chi phí cưỡng chế điều đó không còn đúng nữa. Với chi
phí cưỡng chế cao (đường C1) mức phát thải hiệu quả xã hội là E2. Tại điểm này tổng chi
phí giảm thải bằng chi phí cưỡng chế (a+b) và chi phí giảm thải (c+d).

Barry Field & Nancy Olewiler 181


Hình 11-6: Kinh tế học về cưỡng chế thực thi chính sách

MAC C1 C2 MD

a
e
b
f c
d
0 E* E3 E2 E1 E0 Chất thải

Chi phí thực thi, được thể hiện bằng đường C1 và C2, là tổng chi phí giảm ô nhiễm biên cộng với
chi phí giám sát và cưỡng chế. Chi phí thực thi càng cao thì tiêu chuẩn càng ít khắt khe. Với chi
phí thực thi cao (C1), tiêu chuẩn phát thải là E2. Tổng chi phí giảm ô nhiễm bao gồm chi phí
cưỡng chế (a+b) và chi phí xử lý là (c+d). Với chi phí thực thi thấp hơn (C2), tiêu chuẩn là khắt
khe hơn tại E3.

Công tác cưỡng chế bao gồm nhiều vấn đề: giám sát thiết bị, chuyên môn của nhân viên,
hoạt động của hệ thống tòa án v.v. Một trong những yếu tố này thay đổi sẽ làm dịch
chuyển đường tổng chi phí; trong hình 11-6 làm dịch chuyển đến đường C2. Điều này làm
thay đổi mức thải hiệu quả đến E3, tại điểm này tổng chi phí giảm ô nhiễm sẽ bao gồm chi
phí cưỡng chế (e+b) và chi phí xử lý (f+c+d).

Khi xem xét chi phí cưỡng chế, vấn đề được đặt ra là nên quy định tiêu chuẩn như thế nào.
Tiêu chuẩn càng chặt chẽ thì chi phí cưỡng chế càng cao vì nó đòi hỏi các nguồn gây ô
nhiễm thay đổi nhiều hơn. Có thể đạt được tiêu chuẩn ít khắt khe với chí phí cưỡng chế
thấp hơn, vì lý do ngược lại. Cơ quan môi trường thường làm việc với ngân sách hạn chế.
Trong một số trường hợp có thể đạt được tổng mức giảm thải lớn hơn sử dụng tiêu chuẩn ít
khắt khe và dễ thực thi hơn là sử dụng tiêu chuẩn khắt khe đòi hỏi nhiều chi phí giám sát
và cưỡng chế.

Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng tính chất khắt khe của tiêu chuẩn không phải là yếu tố
duy nhất ảnh hưởng đến chi phí giám sát và cưỡng chế. Một yếu tố quan trọng trong cưỡng
chế là quy mô của các hình phạt trong luật. Phần lớn đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường có nêu điều khoản về quy mô hình phạt (hoặc thời hạn tù) có thể áp dụng cho các
đối tượng vi phạm nếu họ bị bắt và phát hiện phạm tội. Trong nhiều trường hợp đặc biệt
khi luật pháp mới được ban hành, mức phạt thường được quy định quá thấp, thấp hơn cả
chi phí xử lý cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn. Trong trường hợp này nhà máy có thể tiết
kiệm tiền bằng cách vi phạm. Với hình phạt nhẹ, việc cưỡng chế là rất khó khăn và với
hình phạt nặng, việc cưỡng chế sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Nếu nguồn gây ô nhiễm đối mặt
với khả năng phải trả tiền phạt cao, họ sẽ có động cơ tuân thủ mạnh mẽ hơn. Trong những
năm gần đây, hình phạt vì không tuân thủ với quy định môi trường của Canada tăng lên đột
ngột, và có bằng chứng cho thấy trừng phạt là đủ để khuyến khích tuân thủ theo luật pháp.

Barry Field & Nancy Olewiler 182


Tuy nhiên cần phải ghi nhớ các ảnh hưởng nghịch đã thảo luận trước đây: luật pháp đặt
mức phạt quá cao sẽ ngăn cản nhà quản lý và tòa án theo đuổi các đối tượng vi phạm một
cách mạnh mẽ, bởi vì điều này có thể dẫn đến các trục trặc về kinh tế.

Với ngân sách giám sát cưỡng chế hạn chế, nhà chức trách thường phải phụ thuộc vào việc
tự giám sát, nghĩa là tự các nguồn gây ô nhiễm lưu giữ sổ sách về dòng phát thải qua thời
gian. Điều này cho phép nhà chức trách định kỳ thăm và kiểm toán hồ sơ nghi chép tại mỗi
nguồn hoặc thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên để đo phát thải. Tần suất kiểm toán và kiểm tra
đột xuất thay đổi tùy thuộc vào ngân sách. Tỷ lệ tuân thủ chắc chắn sẽ phụ thuộc vào
nguồn lực dành cho giám sát, nhưng vẫn có thể đạt được mức tuân thủ nào đó với việc tự
giám sát và kiểm tra ngẫu nhiên. Những người có óc thực tế về chính trị có thể kết luận
rằng phương pháp tiêu chuẩn được ưa chuộng bởi vì trong thực tế với ngân sách hạn chế
phương pháp này cho phép tuân thủ một phần.

Một nét chung của tiêu chuẩn môi trường là chúng được quy định và thực thi bởi nhiều
nhóm người khác nhau. Tiêu chuẩn thường được quy định bởi quyền lực trung ương, thực
thi thường được tiến hành bởi cơ quan quyền lực địa phương. Ví dụ, tiêu chuẩn chất lượng
không khí trong Đạo luật Bảo vệ Môi trường Canada được quy định ở cấp liên bang,
nhưng phần lớn thực thi được tiến hành bởi các cơ quan cấp tỉnh. Điều này có một số hàm
ý quan trọng. Thứ nhất, tiêu chuẩn được quy định trong điều kiện không xem xét nhiều chi
phí thực thi; có ít nhiều giả định rằng chính quyền địa phương sẽ tìm được nguồn lực để
thực thi. Tất nhiên, điều này thường không đúng trong thực tế. Một hàm ý khác là tiêu
chuẩn có thể linh hoạt hơn nhiều so với ấn tượng ban đầu. Luật được soạn thảo ở cấp quốc
gia là rõ ràng và có thể được áp dụng mọi nơi. Nhưng ở cấp địa phương, cơ quan kiểm soát
ô nhiễm địa phương có thể linh hoạt hơn khi thực thi tiêu chuẩn do ngân sách hạn chế và
áp lực từ những nhóm có lợi ích liên quan ở địa phương (chủ thể gây ô nhiễm).

Tiêu chuẩn công nghệ cũng cho phép linh hoạt như vậy trong việc cưỡng chế thực thi. Ở
đây chúng ta cần phân biệt tuân thủ ban đầu và tuân thủ tiếp theo. Tuân thủ ban đầu là
trường hợp chủ thể gây ô nhiễm lắp đặt thiết bị thích hợp để đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ.
Để giám sát tuân thủ ban đầu cần có thanh tra đến hiện trường, kiểm tra xem thiết bị đã
được lắp đặt chưa, và đảm bảo chắc chắn rằng nó sẽ hoạt động theo đúng điều kiện của tiêu
chuẩn. Sau khi khẳng định điều đó, cơ quan quản lý cấp giấy phép hoạt động cho nhà máy.
Nhưng điều đó không đảm bảo chắc chắn rằng thiết bị sẽ được tiếp tục vận hành trong
tương lai theo các điều khoản trong giấy phép. Nó có thể bị hỏng khi sử dụng, có thể
không được bảo dưỡng tốt, nhân viên vận hành trong tương lai có thể không được đào tạo
tốt v.v. Vì vậy, nếu không có giám sát thì không có gì đảm bảo rằng nguồn ô nhiễm sẽ tiếp
tục tuân thủ.

Điều quan trọng cần chú ý khi thảo luận về cưỡng chế là mọi chính sách cần sự giám sát để
đảm bảo tuân thủ. Như chúng ta sẽ thấy, các chính sách khác nhau ở mức độ và bản chất
của quá trình giám sát. Điều này lại tác động đến chi phí thực thi.

Barry Field & Nancy Olewiler 183


TÓM TẮT

Phương pháp quản lý ô nhiễm môi trường phổ biến nhất trong lịch sử là quy định tiêu
chuẩn. Được gọi là phương pháp “mệnh lệnh và kiểm soát” bởi vì nhà chức trách sẽ công
bố giới hạn nhất định cho chủ thể gây ô nhiễm, và thực thi các giới hạn đó sử dụng các thể
chế cưỡng chế thích hợp. Có ba loại tiêu chuẩn chủ yếu: tiêu chuẩn chất lượng môi trường
xung quanh, tiêu chuẩn phát thải và tiêu chuẩn công nghệ. Đầu tiên chúng ta đã tập trung
thảo luận về việc đặt ra các mức tiêu chuẩn và tiêu chuẩn đồng bộ theo vùng.

Một vấn đề hàng đầu khi đặt ra tiêu chuẩn là vấn đề hiệu quả chi phí và nguyên tắc cân
bằng biên. Nhiều quy định đã đặt tiêu chuẩn đồng bộ cho tất cả các nguồn phát thải thải ra
cùng một loại chất thải. Nhưng kiểm soát ô nhiễm chỉ đạt hiệu quả chi phí khi chi phí giảm
ô nhiễm biên của các nguồn khác nhau là bằng nhau. Khi chi phí giảm ô nhiễm biên khác
nhau giữa các nguồn, tiêu chuẩn đồng bộ là không hiệu quả chi phí; tiêu chuẩn cá nhân là
cần thiết.

Chúng ta cũng khảo sát liệu tiêu chuẩn có tạo ra động cơ tìm kiếm cách thức giảm thải tốt
hơn không. Tiêu chuẩn phát thải tạo ra động lực tích cực cho chương trình nghiên cứu và
phát triển công nghệ kiểm soát ô nhiễm, tuy nhiên chúng ta sẽ thấy rằng những khuyến
khích đó là ít hơn so với chính sách khuyến khích kinh tế kiểm soát ô nhiễm, đối tượng của
hai chương tiếp theo. Cuối cùng chúng ta thảo luận nội dung rất quan trọng đó là vấn đề
cưỡng chế và những phức tạp mà nó đặt ra cho việc kiểm soát ô nhiễm.

BÀI TẬP

1. Tìm hai cân bằng hiệu quả xã hội cho hai hàm MD ở Hình 11-3. Giả sử cơ quan kiểm
soát môi trường áp dụng một tiêu chuẩn đồng bộ tại mức phát thải giữa hai mức thải
hiệu quả xã hội. Thiệt hại do kiểm soát quá ít ở vùng thành thị và kiểm soát quá mức
thiệt hại ở vùng nông thôn là gì?

2. Hãy xem xét ví dụ ở hình 11-4. Giả sử chúng ta quy định một mức giảm thải “công
bằng” mà hai nhà máy đều phải tốn tổng chi phí như nhau. Giảm thải cân bằng theo tỷ
lệ là bình đẳng hay không theo nghĩa này? Giảm thải có thỏa mãn điều kiện cân bằng
biên? Đây có phải là định nghĩa hợp lý về “công bằng”?

3. Xem Hình 11-5, có bao giờ diện tích c có thể lớn hơn diện tích a không? Nói cách
khác, anh/chị hãy chứng minh rằng việc thay đổi công nghệ, mà việc thay đổi này làm
giảm chi phí thực thi (làm giảm MAC của chủ thể gây ô nhiễm), cuối cùng có thể làm
cho người gây ô nhiễm bị thiệt hại hơn so với không có thay đổi công nghệ được
không. Giải thích kết quả.

4. Sử dụng Hình 11-5 và những phương trình của các đường trong hình, hãy chỉ ra tác
động của loại tiêu chuẩn ép buộc áp dụng công nghệ đến động cơ đầu tư vào các
chương trình nghiên cứu và phát triển để giảm chi phí thực thi.

Barry Field & Nancy Olewiler 184


CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Liệt kê và giải thích ba vấn đề đối với tiêu chuẩn công nghệ, sử dụng đồ thị để hỗ trợ
trả lời của bạn.

2. Bạn có thể đề xuất loại tiêu chuẩn nào cho nguồn ô nhiễm phân tán – nonpoint
pollution sources (ví dụ thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp), là những nguồn mà
chất thải từ mỗi người gây ô nhiễm không thể đo lường được? Giải thích tại sao.

3. Giả sử một cơ quan quản lý môi trường có ngân sách cưỡng chế hạn chế. Từ quan điểm
xã hội, có phải là tốt hơn nếu sử dụng ngân sách hạn chế đó để giám sát những nguồn
thải lớn và khởi tố họ quyết liệt nếu vi phạm tiêu chuẩn thay vì giám sát tất cả các chủ
thể gây ô nhiễm? Hãy bảo vệ quan điểm của bạn.

Người ta đề xuất rằng có thể có công bằng nếu tất cả các quốc gia áp dụng tiêu chuẩn môi
trường như nhau. Ví dụ, nếu Hoa Kỳ có tiêu chuẩn cao hơn Canada, Canada có thể sản
xuất hàng hóa ô nhiễm cao rẻ hơn, có được lợi thế trên thị trường thế giới, và có thể trở
thành nơi tập trung ô nhiễm. Từ những gì đã đề cập trong chương này, anh/chị có đồng ý
với đề xuất này không? Từ quan điểm kinh tế, có những thuận lợi và trở ngại gì?

Barry Field & Nancy Olewiler 185


CHƯƠNG 12
THUẾ VÀ TRỢ CẤP PHÁT THẢI

Nếu chúng ta muốn xây nhà, chúng ta phải mua vật liệu xây dựng; không người nào có thể
cho chúng ta miễn phí. Nếu muốn có kiến trúc sư, thợ mộc làm nhà chúng ta phải thuê họ,
họ sẽ không làm việc nếu không được gì cả. Nói cách khác để sử dụng dịch vụ của những
người này chúng ta phải trả tiền cho họ. Chúng ta thường làm như vậy bởi vì những dịch
vụ và hàng hoá này được mua và bán ở thị trường. Việc trả tiền cho họ khuyến khích
chúng ta sử dụng những đầu vào này một cách tiết kiệm và hiệu quả tối đa có thể được.
Cách tiếp cận khuyến khích kinh tế khi lập chính sách môi trường cũng hoạt động theo
cách như vậy. Cho tới thời gian gần đây người ta đã có thể sử dụng dịch vụ tiếp nhận chất
thải của môi trường mà không phải trả tiền, điều này không khuyến khích họ nghĩ về hậu
quả môi trường cũng như không tiết kiệm trong việc sử dụng những tài nguyên môi trường
này. Phương pháp khuyến khích kinh tế nhằm thay đổi tình hình này.

Có hai loại chính sách khuyến khích dựa vào thị trường: (1) thuế và trợ cấp và (2) giấy
phép phát thải có thể chuyển nhượng. Cả hai đều đòi hỏi người quản lý triển khai và giám
sát kết quả, vì vậy chúng ít phân quyền hơn so với luật nghĩa vụ pháp lý hoặc để cho các
bên thỏa thuận về mức ô nhiễm. Người quản lý quy định mức giá cho ô nhiễm qua thuế
hoặc trợ cấp và quy định khối lượng phát thải cho phép với giấy phép thải có thể chuyển
nhượng. Với công cụ giấy phép, thị trường sẽ quyết định giá ô nhiễm. Với mỗi chính sách,
chủ thể gây ô nhiễm tự quyết định lượng ô nhiễm sẽ thải dựa trên giá ô nhiễm mà họ phải
trả. Hiện nay ở Canada việc sử dụng công cụ khuyến khích kinh tế còn hạn chế, chính phủ
đang dự định sử dụng chúng rộng rãi hơn.

Ở Hoa kỳ, luật môi trường đã bắt đầu đưa vào nhiều loại hệ thống giấy phép phát thải có
thể chuyển nhượng. Các quốc gia khác, đặc biệt là châu Âu, lệ thuộc nhiều vào các chương
trình thuế phát thải. Chương này sẽ khảo sát yếu tố kinh tế của thuế và trợ cấp phát thải;
Chương 13 sẽ đề cập phương pháp sử dụng giấy phép phát thải có chuyển nhượng.

Các nhà kinh tế học từ lâu đã ủng hộ ý tưởng đưa các chính sách khuyến khích kinh tế
nhiều hơn vào các chính sách về môi trường. 6 Những chính sách này có thể đóng vai trò
giúp cho các chính sách về môi trường trở nên sắc sảo hơn trong nhiều trường hợp, cũng
như giúp làm tăng đáng kể tính hiệu quả về chi phí của các chính sách này. Nhưng chúng
ta cũng cần phải nhớ một điều đã được đề cập đến trước đây: Khó có một chính sách riêng
lẻ nào có thể được coi là chính sách tốt nhất trong mọi trường hợp. Các chính sách dựa trên
động cơ khuyến khích kinh tế cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chúng có những mặt
mạnh và cũng có những mặt yếu. Những mặt mạnh thì đủ mạnh để khuyến khích người ta
trông cậy vào chúng trong nhiều trường hợp. Nhưng cũng có nhiều vấn đề về môi trường
mà chúng tỏ ra không hữu ích bằng các phương pháp giải quyết khác.

6
Vào những năm 1930 một nhà kinh tế học đã nhấn mạnh vai trò của thuế như là một phương pháp nội hóa
ngoại tác là A.C. Pigou. Từ đó thuế môi trường thường được gọi là thuế Pigou.

Barry Field & Nancy Olewiler 186


THUẾ PHÁT THẢI

Phương pháp đơn giản nhất dựa trên động cơ khuyến khích kinh tế để kiểm soát việc xả
một loại chất thải nào đó là cho phép một cơ quan quản lý công cộng đưa ra những khuyến
khích về mặt tài chánh để thay đổi việc xả chất thải đó. Có thể làm được điều này bằng hai
cách: bằng cách đánh thuế mỗi đơn vị phát thải hoặc trợ cấp cho mỗi đơn vị chất thải được
cắt giảm.

Trước hết chúng ta hãy xem xét đến thuế phát thải, đôi khi còn được gọi là “phí phát thải”.
Thuế phát thải ngụ ý rằng chủ thể gây ô nhiễm có thể thải bất kỳ khối lượng chất thải bị
đánh thuế nào họ muốn, nhưng họ phải trả thuế cho mỗi đơn vị phát thải (ví dụ, tấn). Ví
dụ, một số chính phủ chấu Âu đánh thuế hàm lượng cácbon của nhiên liệu để giảm thải khí
CO2 và cải thiện vấn đề nóng lên toàn cầu. Khi thực thi thuế phát thải tác nhân xả thải phải
trả tiền cho dịch vụ môi trường – vận chuyển, pha loãng, và phân huỷ – giống như họ phải
trả tiền cho các đầu vào khác hoặc hàng hoá họ sử dụng. Mỗi khi ô nhiễm được “định giá”
bởi thuế, những ai phát thải sẽ có động cơ thải ít hơn; có nghĩa là bảo tồn việc sử dụng dịch
vụ môi trường của họ. Họ làm điều này bằng cách nào? Bằng bất cứ cách nào mà họ muốn
(trong khuôn khổ hợp lý). Điều này nghe có vẻ như đùa bỡn nhưng thực tế chính nó lại là
ưu điểm của kỹ thuật này. Bằng cách để cho các đối tượng gây ô nhiễm được tự do quyết
định cách nào tốt nhất để làm giảm việc xả chất thải, loại hình chính sách này nhằm sử
dụng ngay chính năng lực và óc sáng tạo cũng như lòng mong muốn tối thiểu hóa chi phí
của các công ty để tìm ra cách ít tốn kém nhất để cắt giảm chất thải. Có thể áp dụng kết
hợp nhiều phương án như xử lý, thay đổi quy trình sản xuất nội bộ, thay đổi các nhập
lượng, tái chế, chuyển qua hướng tạo ra những sản phẩm bớt gây ô nhiễm hơn

Cốt lõi của phương pháp thuế là tạo ra động cơ khuyến khích kinh tế để chính
các đối tượng gây ô nhiễm tự tìm phương cách tốt nhất nhằm cắt giảm mức
phát thải, thay vì để các giới chức ở cấp trung ương quyết định việc này cần
phải được thực hiện như thế nào.

Kinh tế học cơ bản về thuế phát thải


Hoạt động chính của thuế phát thải được mô tả ở Hình 12-1. Những con số đề cập một
nguồn thải một chất gây ô nhiễm có đường chi phí giảm ô nhiễm biên MAC = 200 – 4E.
Giả sử người quản lý quy định mức thuế 100$/tấn/tháng. Bảng ở phía trên trình bày phân
tích bằng số, trong khi đó phía dưới thể hiện thông tin này bằng đồ thị. Cột thứ hai thể hiện
chi phí giảm ô nhiễm biên (MAC) và cột thứ 3 thể hiện tổng chi phí giảm ô nhiễm (TAC) ở
mỗi mức phát thải. Hai cột cuối thể hiện tổng tiền thuế hàng tháng mà nhà máy phải trả ở
những mức ô nhiễm khác nhau và tổng chi phí thực thi tư nhân.

Tổng chi phí tư nhân của việc thực thi thuế phát thải là tổng của chi phí giảm ô
nhiễm và tiền thuế của chủ thể gây ô nhiễm.

Như chúng ta sẽ thấy, những chi phí này không giống như chi phí xã hội. Tổng chi phí tối
thiểu 3.750$ đạt được tại mức phát thải 25 tấn mỗi tháng. Có thể thấy lôgíc đằng sau vấn
đề này bằng cách xem xét chi phí giảm ô nhiễm biên. Nếu không có quy định, chủ thể gây
ô nhiễm thải E0=50 tấn mỗi tháng và trả tiền thuế 5.000$ (50 tấn nhân 100$); nếu chủ thể
gây ô nhiễm giảm thải tới mức 45 tấn, chi phí giảm ô nhiễm tăng 50$, nhưng tiền thuế tiết
kiệm được là 500$. Theo lôgic này, có thể cải thiện kết quả bằng cách tiếp tục giảm thải
chừng nào thuế suất còn lớn hơn chi phí giảm ô nhiễm biên. Nguyên tắc nhà máy tuân theo

Barry Field & Nancy Olewiler 187


là: giảm thải đến khi chi phí giảm ô nhiễm biên bằng thuế suất. Điều này được thể hiên
bằng đồ thị ở phần dưới hình 12-1. Nhắc lại

Chủ thể gây ô nhiễm tối thiểu hoá tổng chi phí tư nhân của họ bằng cách giảm
thải tới khi thuế suất bằng chi phí giảm ô nhiễm biên.

Hình 12-1: Khái niệm kinh tế học cơ bản của thuế phát thải
Phát thải Chi phí giảm ô Tổng chi phí Tổng tiền thuế Tổng chi phí của
(tấn/tháng) nhiễm biên ($) giảm ô nhiễm hàng tháng chủ thể gây ô
nhiễm ($)
50 0 0 5000 5000
45 20 50 4500 4550
40 40 200 4000 4200
35 60 450 3500 3950
30 80 800 3000 3800
25 100 1250 2500 3750
20 120 1800 2000 3800
15 140 2450 1500 3950
10 160 3200 1000 4200
5 180 4050 500 4550
0 200 5000 0 5000

$
200 MAC

Thuế/tấn
=100

a b

0 25 50 Phát thải
E0 (tấn/tháng)
Đánh thuế phát thải 100$ mỗi tấn chất thải mỗi tháng. Bảng trên cho thấy chi phí giảm ô nhiễm biên và
tổng chi phí giảm ô nhiễm, tiền thuế, và tổng chi phí. Tổng chi phí giảm ô nhiễm là nhỏ nhất ở mức thải
là 25 tấn mỗi tháng. Điều đó được thể hiện bằng đồ thị tại điểm đường thuế cắt đường MAC. Diện tích a
là tiền thuế; diện tích b là tổng chi phí giảm ô nhiễm.

Sau khi chủ thể gây ô nhiễm giảm mức phát thải đến 25 tấn mỗi tháng, tổng tiền thuế (hàng
tháng) là 2.500$. Chi phí giảm ô nhiễm hàng tháng là 1.250$. Trên đồ thị, tổng chi phí
giảm ô nhiễm tương ứng diện tích phía dưới hàm MAC, ký hiệu là b ở trên sơ đồ. Tổng
tiền thuế bằng lượng phát thải nhân với thuế suất, hoặc diện tích hình tam giác ký hiệu là a.
Như vậy tổng chi phí tư nhân là diện tích (a+b).

Giả sử chủ thể gây ô nhiễm là một nhà máy. Tại sao nhà máy không thể không quan tâm
đến thuế, tiếp tục gây ô nhiễm như đã từng làm, và chuyển thuế cho người tiêu dùng dưới
hình thức giá cao hơn? Nếu nhà máy phát thải 50 tấn, tổng chi phí của nhà máy là 5.000$
mỗi tháng, bao gồm toàn bộ tiền thuế. Như vậy là cao hơn nhiều so với 3.750$ mà nhà máy
có thể đạt được bằng cách giảm thải tới mức 25 tấn mỗi tháng. Nếu hoạt động trong môi
trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà máy tồn tại bằng cách tối đa hóa lợi nhuận. Do đó để tối

Barry Field & Nancy Olewiler 188


đa hóa lợi nhuận, nhà máy phải làm mọi cách để tối thiểu hóa tổng chi phí, bao gồm cả
thuế phát thải. Phản ứng của nhà máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thuế càng cao giảm
phát thải càng nhiều và ngược lại. Trong ví dụ của hình 12-1, mức thuế 50$ làm nhà máy
giảm đến mức 37,5 tấn/tháng, trong khi mức thuế 180$ làm giảm phát thải tới 5 tấn/tháng.
Cũng vậy, hàm số chi phí giảm ô nhiễm biên càng dốc, phát thải giảm càng ít khi có thuế.
Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này ở phần dưới đây. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng nếu nhà
máy không hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thuế sẽ không hoạt động theo
cách chúng ta đã phân tích. Cũng vậy, những nhà máy bán sản phẩm của mình trên thị
trường quốc tế và cạnh tranh với những đối thủ không phải trả thuế môi trường không thể
nào chuyển một phần thuế sang người tiêu thụ.

Thuế và tiêu chuẩn phát thải


So sánh công cụ thuế và công cụ tiêu chuẩn phát thải. Với thuế, tổng chi phí của công ty là
3.750$. Giả sử thay vào đó, nhà chức trách ban hành một tiêu chuẩn phát thải quy định
công ty phải giảm phát thải xuống tới mức 25 tấn/tháng. Trong trường hợp này, tổng chi
phí của công ty chỉ là 1,250$ cho phần giảm ô nhiễm. Do đó, hệ thống thuế cuối cùng lại
gây ra nhiều chi phí cho công ty hơn công cụ tiêu chuẩn. Với công cụ tiêu chuẩn, công ty
có cùng mức chi phí giảm ô nhiễm như với công cụ thuế nhưng vẫn sử dụng miễn phí dịch
vụ môi trường, trong khi với hệ thống thuế, công ty phải trả tiền cho dịch vụ môi trường
này. Trong khi các công ty gây ô nhiễm thích công cụ tiêu chuẩn hơn thuế phát thải, có lý
do để ta thấy rằng tại sao xã hội lại thích công cụ thuế hơn công cụ tiêu chuẩn.

Mức thuế hiệu quả xã hội


Trong tình trạng có cạnh tranh, mức thuế đánh càng cao thì phát thải giảm càng nhiều,
nhưng cụ thể là cần phải định ra một mức thuế cao đến bao nhiêu? Nếu chúng ta biết hàm
thiệt hại biên và hàm giảm ô nhiễm biên, câu trả lời sẽ là định mức thuế sao cho có được
mức phát thải hiệu quả, như có thể thấy ở Hình 12-2. Chúng ta thêm hàm thiệt hại biên
MD = 4E vào cùng với đường MAC trong hình 12-1. Cho MD bằng MAC ta có thuế suất
hiệu quả xã hội là 100$/tấn. Nếu nhà chức trách biết thông tin của cả hai hàm số này thì có
thể tính được mức thuế trên mỗi đơn vị phát thải.

Chi phí thực thi của chính sách thuế là bao nhiêu? Chúng ta phải phân biệt chi phí tư nhân
và chi phí xã hội. Chúng ta đã định nghĩa chi phí thực thi tư nhân, bằng tổng chi phí giảm ô
nhiễm cộng tiền thuế. Trong hình 12-2, chi phí tư nhân là diện tích e cộng diện tích
(a+b+c+d). Nhưng chi phí thực thi tư nhân không đại diện cho chi phí nguồn lực xã hội
phải gánh chịu khi áp dụng chính sách thuế. Chúng ta quan tâm đến chi phí xã hội

Chi phí thực thi xã hội chỉ bao gồm những nguồn lực cần thiết để đạt mục tiêu
môi trường; nghĩa là không bao gồm tiền thuế.

Thuế thực sự là khoản thanh toán chuyển giao, là khoản thanh toán các tác nhân gây ô
nhiễm trả cho khu vực công và cuối cùng là cho xã hội, những người thụ hưởng lợi ích từ
chi tiêu công. Người gây ô nhiễm cũng có thể là người thụ hưởng những lợi ích này. Do đó
khoản thanh toán chuyển giao không phải là chi phí xã hội của chính sách. Như vậy chi phí
thực thi xã hội là diện tích e, là tổng chi phí giảm ô nhiễm của người gây ô nhiễm.
Xã hội cũng quan tâm đến lợi ích xã hội ròng của chính sách thuế.

Barry Field & Nancy Olewiler 189


Lợi ích xã hội ròng của một chính sách được định nghĩa là tổng thiệt hại giảm
được trừ chi phí thực thi xã hội

Hình 12-2: Thuế phát thải hiệu quả xã hội

$
200 MD
MAC

100 f
a c
e
d
b
0 10 25 50 Phát thải
E1 E* E0 (tấn/tháng)
Cân bằng hiệu quả xã hội đạt được với mức thuế bằng 100$/tấn. Đây là mức “giá” mà MD =
MAC. Chi phí thực thi tư nhân là tổng tiền thuế phải trả, diện tích (a+b+c+d), cộng với tổng chi
phí giảm ô nhiễm, là diện tích e. Tổng chi phí thực thi xã hội là TAC. Lợi ích ròng của công cụ
thuế là tổng thiệt hại mất đi, diện tích (e+f) trừ TAC, là diện tích f.

Ví dụ: Tính toán lợi ích xã hội ròng trong hình 12-2
Các bước thực hiện như sau:
1. Tính tổng thiệt hại giảm được.

Tổng thiệt hại giảm được chính là diện tích dưới đường MD giới hạn bởi mức phát thải ban
đầu và mức phát thải hiệu quả xã hội, E*.

Đây là diện tích (e + f) = 3.750$.

2. Tính tổng chi phí giảm ô nhiễm.

TAC = diện tích e = 1.250$.

3. Tính lợi ích xã hội ròng.

Lợi ích xã hội ròng = Tổng thiệt hại giảm được trừ tổng chi phí giảm ô nhiễm.
Lợi ích xã hội ròng = diện tích (e + f) trừ diện tích e = 2.500$.

Chúng ta có thể so sánh lợi ích xã hội ròng của thuế phát thải với tiêu chuẩn phát thải tại
mức phát thải hiệu quả xã hội, 25 tấn/tháng. Lợi ích xã hội ròng của công cụ tiêu chuẩn
bằng với lợi ích xã hội ròng của công cụ thuế tại cùng một mức phát thải. Sự khác biệt nằm
ở tác động lên người gây ô nhiễm.

Giảm phát thải từ E0 = 50 đến E* = 25 tấn mỗi tháng làm giảm thiệt hại xuống còn (e + f).
Thiệt hại cón lại là (b + d), là khoản chi phí ít hơn khoản tiền công ty trả thuế. Điều này
khẳng định ý tưởng thuế phát thải dựa trên quyền sử dụng tài nguyên môi trường, chứ
không phải dựa trên khái niệm đền bù. Nhưng cũng có nhiều người phê phán loại thuế

Barry Field & Nancy Olewiler 190


đồng nhất như thế này (một thuế suất cho tất cả các mức phát thải) bởi vì loại thuế này
thường dẫn đến tổng tiền thuế của công ty lớn hơn thiệt hại họ gây ra. Cách giải quyết
thường là xây dựng chính sách thuế phát thải hai phần. Một số mức phát thải ban đầu sẽ
không chịu thuế và chúng ta chỉ đánh thuế đối với những mức phát thải vượt ngưỡng. Ví
dụ trong hình 12-2, chúng ta có thể cho phép mức phát thải của công ty E1=10 tấn không
phải chịu thuế, và áp dụng mức thuế suất 100$/tấn đối với bất kỳ tấn phát thải nào trên
mức 10 tấn. Cách này cũng làm công ty có động lực giảm thải xuống mức E*, nhưng tổng
số tiền trả thuế chỉ là (c+d). Tổng chi phí giảm ô nhiễm biên, và tổng thiệt hại tại mức E*
đơn vị phát thải vẫn như cũ.

Làm thế nào để định được mức thuế cần phải thu nếu các nhà quản lý kiểm soát không biết
được hàm thiệt hại biên? Chúng ta biết rằng việc xả thải có liên quan đến chất lượng môi
trường xung quanh. Nói chung, mức độ chất thải xả ra càng ít thì độ tích tụ chất gây ô
nhiễm trong môi trường xung quanh càng thấp. Vì thế một chiến lược khả dĩ là định ra một
mức thuế và rồi theo dõi chặt chẽ xem nó có ảnh hưởng gì đối với việc cải thiện mức độ
chất lượng môi trường xung quanh. Chúng ta sẽ phải chờ đợi đủ lâu để cho các cơ sở có đủ
thời gian phản ứng lại với khoản thuế đó. Nếu chất lượng môi trường xung quanh không
được cải thiện nhiều như mong muốn thì cứ tăng mức thuế lên; còn nếu chất lượng môi
trường xung quanh được cải thiện nhiều hơn mức được cho là thích hợp thì giảm mức thuế
xuống. Đó là một qua trình thực hiện những phỏng định liên tiếp nhau để tìm ra một mức
thuế chất thải đúng đắn về lâu về dài. Tuy nhiên các nhà làm chính sách cần phải khuyến
cáo người gây ô nhiễm rằng thuếu suất có thể thay đổi. Để phản ứng lại một khoản thuế,
các đối tượng gây ô nhiễm thường đầu tư vào một loạt những thiết bị kiểm soát ô nhiễm
khác nhau, nhiều khi cần đến những khoản chi phí ban đầu khá lớn. Quá trình đầu tư này
sẽ bị xáo động đáng kể nếu, chẳng bao lâu sau, giới chức hữu trách lại xoay qua một mức
thuế mới. Xác định thuế suất có thể biến thành chuyện chính trị. Thay vì đặt kế hoạch thực
hiện những điều chỉnh kế tiếp nhau, các nhà hoạch định chính sách có lý do để cảm thấy
cần phải quyết định một mức thuế đúng đắn ngay từ đầu. Chúng ta không thể áp dụng cách
này với công cụ tiêu chuẩn. Chương 14 sẽ khảo sát kỹ vấn đề này.

Thuế phát thải và hiệu quả chi phí


Có lẽ luận điểm mạnh mẽ nhất ủng hộ cho một chính sách thuế phát thải là luận điểm dựa
trên những tác động của nó đến tính hiệu quả, đặc biệt trong việc kiểm soát một lúc nhiều
nguồn xả thải theo hướng thỏa mãn được nguyên tắc cân bằng biên. Nếu áp dụng cùng một
mức thuế cho các nguồn gây ô nhiễm khác nhau với những hàm chi phí giảm ô nhiễm biên
khác nhau, và mỗi nguồn này cắt giảm mức chất thải của mình cho đến khi chi phí giảm ô
nhiễm biên bằng với mức thuế phải đóng, thì khi đó chi phí giảm ô nhiễm biên của các
nguồn sẽ tự động đi đến chỗ cân bằng nhau.

Ấn định một mức thuế phát thải sẽ tự động thỏa mãn nguyên tắc cân bằng
biên bởi vì tất cả nguồn xả thải sẽ đặt mức thuế bằng với đường MAC của họ.
Các đường MAC của các nguồn sẽ cân bằng.

Điều này được trình bày ở Hình 12-3. Ở đây chúng ta giả định rằng có hai nguồn xả một
loại chất thải cụ thể nào đó, tạm gọi là nhà máy H và nhà máy L. Cũng giả định rằng lượng
chất thải sau khi được xả ra từ hai nguồn này đã hòa lẫn đồng nhất vào nhau, vì thế chất
thải của hai nguồn đều gây thiệt hại như nhau đối với vùng chịu tác động ở cuối nguồn gió
hay nguồn nước. Chi phí giảm ô nhiễm biên của hai nguồn cũng giống như mức chúng ta
sử dụng ở hình 11-4 trong chương 11. Ấn định một mức thuế là 200$/kg chất thải cho mỗi

Barry Field & Nancy Olewiler 191


nguồn với giả sử các nhà lập chính sách tính được đường MD và đặt mức thuế tương ứng.
Nhà máy H sẽ giảm lượng phát thải xuống còn 80kg/tháng, còn nhà máy L sẽ giảm xuống
còn 20kg/tháng. Chi phí giảm ô nhiễm biên của hai nhà máy sẽ bằng nhau vì thuế đã trở
thành giá ẩn của ô nhiễm và giá này thì bằng nhau đối với cả hai nguồn. Lượng chất thải
giảm tổng cộng là 100kg/tháng, và là mức được tự động phân bổ giữa hai nhà máy dưới tác
động của thuế phát thải theo nguyên tắc cân bằng biên. Để ý kỹ rằng thuế phát thải đã dẫn
đến việc nhà máy H cắt giảm mức phát thải hơn 83% trong khi nhà máy L chỉ giảm có
33% mà thôi. Thuế phát thải dẫn đến việc cắt giảm theo một tỷ lệ cao hơn ở những nhà
máy có chi phí giảm ô nhiễm biên thấp hơn. Ngược lại, những nhà máy có đường chi phí
giảm ô nhiễm biên dốc hơn sẽ cắt giảm theo tỷ lệ ít hơn.

Mức thuế càng cao thì mức chất thải được cắt giảm càng nhiều. Thực ra, nếu mức thuế
được tăng lên đến khoảng trên 250$/kg, nhà máy L sẽ hoàn toàn dừng xả loại chất thải này.
Với mức thuế cao hơn, khoảng 600$/kg, nhà máy H sẽ giảm phát thải xuống bằng 0. Một
mức thuế duy nhất, nếu áp dụng cho các nhà máy khác nhau, sẽ làm những nhà máy có chi
phí giảm ô nhiễm biên tăng chậm hơn giảm phát thải nhiều hơn những nhà máy có cho phí
giảm ô nhiễm biên tăng nhanh. Vì các nhà máy phải trả cùng một mức thuế, họ sẽ có tổng
chi phí giảm ô nhiễm và số tiền thuế phải đóng khác nhau. Ở hình 12-3 tiền thuế của nhà
máy H (16.000$) lớn hơn rất nhiều tiền thuế của nhà máy L (4.000$).

Thuế phát thải và tiêu chuẩn


Làm thế nào để so sánh thuế với công cụ tiêu chuẩn cũng có cùng mục tiêu giảm lượng
phát thải xuống còn 100kg/tháng? Các nhà lập chính sách thiết lập các khoản cắt giảm phát
thải tỷ lệ cho từng nguồn; mỗi nguồn chỉ được phép phát thải không quá 50kg/tháng.

Tại mức tiêu chuẩn này, chi phí giảm ô nhiễm biên của mỗi nhà máy khác nhau. Bảng dưới
đây so sánh chi phí thực thi xã hội (tổng chi phí giảm ô nhiễm) của công cụ thuế và công
cụ tiêu chuẩn đồng nhất.

Chi phí thực thi xã hội ($/tháng)


Tiêu chuẩn đồng nhất Thuế phát thải
(50kg/tháng cho mỗi nguồn) (200$/kg)
Nguồn L 4.900 10.000
Nguồn H 12.250 4.000
Tổng chi phí 17.150$ 14.000$

Chúng ta hãy để ý xem các con số tổng cộng khác nhau ra sao. Tổng chi phí giảm ô nhiễm
biên của công cụ tiêu chuẩn đồng nhất cao hơn tổng chi phí giảm ô nhiễm của công cụ thuế
phát thải là 22,5%. Đơn giản là do công cụ tiêu chuẩn đồng nhất vi phạm nguyên tắc cân
bằng biên ; công cụ này đòi hỏi việc cắt giảm theo tỷ lệ đồng đều như nhau bất chấp độ cao
và hình dạng của đường biểu diễn hàm chi phí giảm ô nhiễm biên của mỗi nhà máy. (Câu
hỏi: Chi phí thực thi xã hội của công cụ thuế và tiêu chuẩn cho từng nguồn trong trường
hợp này lá gì ?) Đây chỉ là những con số minh họa. Trong những chương sau chúng ta sẽ
thấy rằng trong thực tế kiểm soát ô nhiễm, sự khác biệt này thường còn lớn hơn nhiều.

Barry Field & Nancy Olewiler 192


Hình 12-3: Thuế phát thải là hiệu quả chi phí
$
600
MACH
500
400

300
MACL Thuế trên mỗi kg
200
100

0 20 40 60 80 100 120 Khí cacbon mônôxit


(kg mỗi tháng)

Mức thuế đồng nhất 200$/kg cacbon mônôxít là hiệu quả chi phí. Cả 2 nhà máy đều đặt mức
thuế bằng với đường MAC của họ. Nhà máy H giảm phát thải xuống còn 80kg; nhà máy L
giảm còn 20kg/tháng.

Tóm lại

khi MAC của các nguồn phát thải khác nhau, với cùng một mức mục tiêu phát
thải, chi phí thực thi xã hội của thuế luôn thấp hơn chi phí của công cụ tiêu
chuẩn đồng nhất bởi vì công cụ thuế là hiệu quả chi phí còn tiêu chuẩn đồng
nhất thì không.

Thuế và tiêu chuẩn còn khác nhau ở điểm

Thuế phát thải là hiệu quả chi phí ngay cả khi cơ quan quản lý không nắm
được gì về chi phí giảm ô nhiễm biên của bất kỳ nguồn phát thải nào.

Điều này tương phản rõ rệt với công cụ tiêu chuẩn phát thải, là phương pháp giải quyết đòi
hỏi cơ quan hữu trách phải biết đích xác chi phí giảm ô nhiễm biên của mỗi nhà máy mới
có thể có được một chương trình hiệu quả chi phí hoàn toàn. Theo phương pháp đánh thuế
phát thải thì yêu cầu duy nhất là các cơ sở phải trả cùng một khoản thuế và phải tối thiểu
hóa chi phí cho việc này. Sau khi mỗi cơ sở đã điều chỉnh mức chất thải của mình cho phù
hợp với chi phí giảm ô nhiễm biên (chúng ta có thể kỳ vọng là các cơ sở biết rõ chi phí của
mình), họ sẽ đều xả thải ở các mức độ thích hợp thỏa mãn được nguyên tắc cân bằng biên.

Thuế phát thải và chất thải hỗn hợp không đồng nhất
Cho đến nay chúng ta phân tích dựa trên giả định rằng chất thải xả ra từ tất cả các nguồn
đều hòa lẫn đồng nhất với nhau, nghĩa là, chất thải xả ra từ một nguồn nào đó thì có cùng
một tác động biên đến chất lượng môi trường xung quanh như chất thải xả ra từ tất cả các
nguồn khác. Trên thực tế điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Thường thì tình trạng
sẽ giống như những gì được miêu tả ở biểu đồ 12-4, mặc dù dĩ nhiên phức tạp hơn. Ở đây
chúng ta có hai nguồn gây ô nhiễm, cả hai đều có cùng MAC. Nguồn A thì ở xa trung tâm
dân cư gấp đôi nguồn B. Điều này có nghĩa là chất thải từ nguồn A xả ra không gây nên
nhiều tác hại đến khu vực đô thị như nguồn B. Nếu hai nguồn này thải chất thải xuống một
con sông chảy về một thành phố, chất thải từ nguồn A có nhiều thời gian để phân hủy và

Barry Field & Nancy Olewiler 193


đưa đến ít tác hại về môi trường hơn chất thải từ nguồn B. Hay nếu đây là chuyện ô nhiễm
không khí, nguồn A ở ngược xa về hướng đầu nguồn gió hơn nguồn B, và vì thế có nhiều
thời gian cho khí thải từ nguồn này phát tán đi và tan loãng ra hơn là khí thải từ nguồn B.
Ngoài lý do khác biệt về vị trí của nguồn phát thải, có thể có những lý do khác dẫn đến
việc có những tác động môi trường khác nhau. Chẳng hạn các cơ sở có thể xả chất thải vào
những lúc khác nhau trong năm khi gió thổi không giống nhau. Việc nghiên cứu vấn đề địa
điểm cho phép chúng ta khảo sát được vấn đề chung về việc xả chất thải không đồng nhất.

Trong trường hợp này, một khoản thuế phát thải duy nhất áp dụng cho cả hai nguồn sẽ
không thể hoàn toàn hiệu quả được. Một khoản thuế duy nhất chỉ có thể giải quyết vấn đề
khác biệt về chi phí giảm ô nhiễm biên, chứ không thể giải quyết vấn đề khác biệt về mức
độ thiệt hại từ các nguồn phát thải khác nhau. Ở hình 12-4, cắt giảm một đơn vị chất thải từ
nhà máy B sẽ cải thiện được chất lượng môi trường (giảm được các thiệt hại môi trường) ở
vùng đô thị lân cận nhiều hơn là việc cắt giảm cũng một đơn vị chất thải đó ở nhà máy A,
và thực tế này cần phải được tính đến khi ấn định các mức thuế phát thải. Giả sử việc cắt
giảm chất thải ở nguồn B có hiệu quả gấp đôi về giảm thiệt hại so với việc cắt giảm ở
nguồn A. Điều này trên thực tế có nghĩa là mức thuế phát thải mà nguồn B trả phải cao gấp
đôi mức thuế mà nguồn A trả.7 Như thế, sau khi đã điều chỉnh các mức thuế, chi phí giảm
ô nhiễm biên của nguồn B sẽ gấp đôi chi phí tương ứng của nguồn A. Tuy nhiên, mức
giảm thiệt hại tính trên mỗi đồng đôla bỏ ra để cắt giảm chất thải sẽ bằng nhau giữa hai
nguồn.

Hình 12-4: Phát thải không đồng nhất

Hướng gió/nước
Khoảng cách (A) = 2 × khoảng cách (B)

Khoảng cách (B)

Nguồn A Nguồn B Trung tâm dân cư


(thiệt hại)
Phát thải từ nguồn A có ít tác động đến chất lượng môi trường xung quanh của trung tâm
dân cư hơn phát thải từ nguồn B.

Lôgíc của phần bàn luận ở trên có vẻ như cho ta một kết luận rằng trong những trường hợp
như vậy chúng ta phải đánh thuế phát thải mỗi nguồn mỗi khác. Để làm được điều này
chúng ta phải biết tầm mức quan trọng tương đối của chất thải từ mỗi nguồn tác động đến
chất lượng môi trường xung quanh. Điều này cũng tương tự như vấn đề của chương 11,
nghĩa là mỗi tiêu chuẩn phải dựa trên hệ số truyền của nguồn phát thải. Thế nhưng tìm ra
được đích xác những khác biệt tương đối đó sẽ là một công việc khó khăn, và công tác

7
Khái niệm chuyên môn đề cập ở đây được gọi là “hệ số truyền”. Hệ số truyền là một con số cho biết chất
thải xả ra từ một nguồn nào đó có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng môi trường xung quanh ở một địa
điểm cụ thể nào khác. Trong ví dụ đơn giản ở hình 12-4, giả sử một tấn khí SO2 từ nguồn B xả ra làm tăng
nồng độ khí SO2 ở vùng dân cư lân cận lên thêm 0.1 ppm. Như thế một tấn khí thải từ nguồn A sẽ làm tăng
nồng độ khí thải này lên thêm 0.05 ppm trong môi trường xung quanh (giả sử rằng tác động của việc xả chất
thải hoàn toàn tỷ lệ với khoảng cách). Nếu hệ số truyền của nguồn B là 1, và của nguồn A là 0.5, thì mức
thuế dành cho A chỉ phải bằng một nửa mức thuế dành cho B.

Barry Field & Nancy Olewiler 194


quản lý thuế phát thải riêng cho từng đối tượng cũng khó khăn không kém. Có lẽ câu trả
lời tốt nhất cho vấn đề này là thiết lập chương trình được gọi là đánh thuế phát thải theo
vùng. Với cách này các cơ quan quản lý sẽ phân chia một địa bàn ra thành những vùng
riêng rẽ, và con số các vùng trên thực tế sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi trường
hợp. Trong mỗi vùng cơ quan hữu trách sẽ đánh cùng một mức thuế cho tất cả các nguồn
gây ô nhiễm ở đó, trong khi các vùng khác nhau sẽ phải chịu những mức thuế khác nhau.
Các nguồn phát thải được nhóm vào chung một vùng dựa trên tác động của chất thải đến
chất lượng môi trường xung quanh. Chẳng hạn hình 12-5 cho thấy lược đồ một con sông
với hàng chục nguồn xả chất thải khác nhau và một khu vực đô thị ở đó người ta đặt ra các
định mức chất lượng nước và tiến hành đo lường chất lượng nước. Có mười nguồn xả thải
phía đầu nguồn nằm trải dọc con sông cách khu vực đô thị từ gần tới xa và hai nguồn nằm
dưới hạ lưu.

Mỗi nguồn có tác động khác nhau đến chất lượng nước đo được tại trạm quan trắc, và
chương trình giảm thải đạt hiệu quả chi phí hoàn toàn phải tính đến yếu tố này bên cạnh
yếu tố chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau. Nhưng chi phí quản lý sẽ rất cao nếu chúng ta
áp dụng các mức thuế khác nhau cho các nguồn khác nhau. Trong trường hợp này chúng ta
quay trở lại với thuế phát thải theo vùng. Đầu tiên chúng ta xác định các vùng khác nhau
dọc theo sông sau đó áp dụng cùng một mức thuế cho tất cả các nguồn trong cùng một
vùng nhưng mức thuế khác nhau cho các nguồn ở khác vùng. Như vậy mỗi vùng sẽ gồm
những nguồn phát thải có tác động đến chất lượng nước đo được tại trạm quan trắc tương
đương nhau. Ví dụ bốn vùng ở thượng nguồn được vẽ phác họa như trong hình 12-5. Ba
nguồn ô nhiễm trong vùng 1 sẽ phải đóng cùng một mức thuế, và bốn nguồn trong vùng 2
cũng vậy v.v. Các nguồn 11 và 12 nằm ở hạ lưu so với vị trí của khu vực đô thị do đó có
thể sẽ không bị đánh thuế. Dĩ nhiên, đây chỉ là một sơ đồ đơn giản hóa để minh họa cho ý
tưởng cơ bản; trong thực tế, rất có thể các nguồn ở hạ lưu cũng gây ra thiệt hại. Bằng cách
áp dụng hệ thống phân vùng chúng ta phần nào có thể giảm nhẹ gánh nặng hành chính
trong khi vẫn xem xét đến những khác biệt về vị trí của những nhóm nguồn ô nhiễm khác
nhau.

Hình 12-5: Thuế phát thải theo vùng

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Khu vực


đô thị

1 3 5 7 8 1 1
0 1

2 4 6 9 1
2

1 Nguồn phát thải

⊗ Trạm quan trắc chất lượng nước


Các nguồn phát thải được nhóm vào chung một vùng dựa trên tác động của chất thải đến chất lượng
môi trường xung quanh.

Barry Field & Nancy Olewiler 195


Thuế phát thải và động cơ khuyến khích đổi mới công nghệ
Một trong những ưu điểm chính của thuế phát thải là nó tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc
đầu tư công nghệ mới nhằm giảm chi phí giảm ô nhiễm biên. Chúng ta sẽ thấy điều này
qua hình 12-6, là hình thể hiện 2 đường chi phí giảm ô nhiễm biên của một công ty đã
được trình bày trong hình 11-5. MAC1 đại diện cho tình hình hiện tại, cho biết chi phí công
ty phải chịu khi giảm thải với công nghệ hiện có. MAC2 thể hiện chi phí giảm ô nhiễm của
công ty sau khi sử dụng chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) để ứng dụng công
nghệ giảm ô nhiễm mới. Công ty có động lực nào để đầu tư tiền vào chương trình R&D
khi việc phát thải bị đánh thuế?

Hình 12-6: Động cơ khuyến khích đầu tư công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới dưới tác động
của thuế phát thải

$
200
MAC1

160 MAC2

100
c
a
e d b

0 10 15 20 30 40
Chất thải (tấn/năm)
Thuế phát thải tạo động lực mạnh mẽ cho đầu tư vào R&D để giảm chi phí giảm ô nhiễm.
Công nghệ mới (MAC2) làm tiết kiệm chi phí (a+c) với mức thuế suất 100$/tấn chất thải. Tiêu
chuẩn quy định ở mức 20 tấn chất thải chỉ tiết kiệm được khoản chi phí a.

Giả sử công ty phải chịu một mức thuế phát thải là 100$/tấn. Ban đầu công ty sẽ để thuế
suất bằng với MAC1 và giảm phát thải xuống còn 20 tấn, tại đây tổng chi phí liên quan đến
phát thải của công ty sẽ bao gồm (a + b) là chi phí giảm ô nhiễm và tiền thuế (c + d + e).
Nếu công ty có thể hạ đường chi phí giảm ô nhiễm biên xuống MAC2 thông qua những
hoạt động R&D, khi đó công ty sẽ giảm lượng phát thải xuống còn 15 tấn. Tại điểm này
công ty sẽ phải trả (b + d) là chi phí giảm ô nhiễm và e tiền thuế. Tổng chi phí tiết kiệm
được là (a + c). Nếu thay vào đó công ty phải tuân theo mức tiêu chuẩn phát thải là 20 tấn,
thì khoản tiết kiệm chi phí của công ty với công nghệ mới này chỉ bằng a như chúng ta đã
thấy trong chương 11. Đồng thời, như trong chương trước, nếu nhà chức trách thắt chặt
hơn mức tiêu chuẩn khi công ty đã có công nghệ mới, chi phí tiết kiệm được của công ty
có khi nhỏ hơn chi phí tiết kiệm được khi chưa thay đổi tiêu chuẩn.8

Có hai khác biệt giữa động cơ thay đổi công nghệ của thuế và tiêu chuẩn.

1. Với chính sách thuế phát thải nỗ lực R&D của công ty sẽ giảm được nhiều chi phí liên
quan đến kiểm soát ô nhiễm (cho phí giảm ô nhiễm và tiền thuế) hơn khi áp dụng công
cụ tiêu chuẩn.

8
Xem lại phần tác động khuyến khích trong chương 11.

Barry Field & Nancy Olewiler 196


2. Với hệ thống thuế, công ty sẽ tự động giảm phát thải bởi vì công ty sẽ tìm cách dịch
chuyển hàm số chi phí giảm ô nhiễm biên xuống dưới, trong khi công cụ tiêu chuẩn
không cho phép thực hiện cơ chế này.

Sự khác biệt là ở chỗ với công cụ thuế, đối tượng gây ô nhiễm phải trả tiền cho việc phát
thải cũng như cho chi phí giảm ô nhiễm trong khi với công cụ tiêu chuẩn họ chỉ phải trả
chi phí giảm ô nhiễm. Vì vậy khi áp dụng chính sách thuế, khả năng tiết kiệm được chi phí
nhờ vào những kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm mới sẽ lớn hơn nhiều.

Thuế phát thải và Chi phí cưỡng chế thực thi


Thuế phát thải đặt ra nhiều vấn đề về việc cưỡng chế thực thi hơn là tiêu chuẩn phát thải.
Bất cứ một hệ thống thuế nào cũng đòi hỏi phải có thông tin chính xác về mặt hàng sẽ bị
đánh thuế. Nếu chúng ta muốn đánh thuế lên chất thải thì chi phí đo lường chất thải phải
hợp lý. Điều này có nghĩa là chất thải xả ra từ một nguồn cần phải được tập trung thành
một số dòng xác định được đủ để có thể quan trắc. Điều này loại trừ hầu hết những chất
thải từ các nguồn phát thải phân tán (không phải là nguồn cố định), bởi vì chúng trải mỏng
ra khắp một vùng rộng lớn khiến không thể đo lường được. Thông thường ta không thể
đánh thuế những chất ô nhiễm tìm thấy trong nước thải nông nghiệp bởi vì bản chất lan
truyền của “chất thải này” khiến không thể thực hiện được việc đo lường. Tuy nhiên nếu
xác định được mối quan hệ giữa nhập lượng của sản xuất nông nghiệp và lượng chất thải,
chúng ta có thể đánh thuế lên nhập lượng và kiểm tra chúng. Cũng khó đánh thuế một số
chất thải hóa chất độc hại nhất định, bởi vì ngoài việc chúng là nguồn phân tán, chúng có
số lượng quá nhỏ do đó rất khó để đo được tốc độ dòng chảy.

Với thuế phát thải, cơ quan thẩm quyền về thuế sẽ gửi một hóa đơn tiền thuế tới những
công ty gây ô nhiễm vào cuối mỗi tháng hay cuối năm, căn cứ trên tổng lượng phát thải
của các công ty trong thời gian đó. Như vậy cơ quan này sẽ cần đến những thông tin về
lượng chất thải tích lũy của mỗi nguồn. Công việc này phức tạp hơn so với việc thu thập
thông tin về tốc độ thải bởi vì chất thải tích lũy là bằng tốc độ thải nhân với thời gian. Có
nhiều cách để ta thu thập thông tin này. Có lẽ cách lý tưởng nhất là sử dụng những thiết bị
quan trắc thường trực đo lường chất thải một cách liên tục trong thời gian cần thiết. Nếu
không có công nghệ như thế, ta có thể quay lại sử dụng phương pháp kiểm tra tốc độ phát
thải định kỳ, với khoảng thời gian giữa hai lần kiểm tra căn cứ trên thời gian kinh doanh
bình thường hay để cho các công ty tự báo cáo. Hoặc một cách khác là thực hiện những
nghiên cứu kỹ thuật để quyết định số lượng chất thải sẽ được xả trong tương lai là bao
nhiêu trong những điều kiện hoạt động cụ thể, với nhập lượng được sử dụng cụ thể v.v.

Yêu cầu quan trắc của chính sách thuế phát thải có nghiêm ngặt hơn so với một công cụ
tiêu chuẩn tiêu biểu? Nếu thuế đánh trên lượng phát thải hàng ngày trong khi tiêu chuẩn lại
dựa vào lượng phát thải hàng năm, chính sách thuế sẽ có chi phí giám sát cao hơn. Nhưng
chúng ta có thể thống nhất cách quan trắc để bảo đảm việc thực thi thuế hay tiêu chuẩn.
Tần suất quan trắc trong thực tế lại bị giới hạn bởi ngân sách của chính phủ. Câu hỏi chưa
được trả lời là liệu tần suất quan trắc có tác động làm đối tượng gây ô nhiễm tuân thủ hơn
khi bị đánh thuế hoặc áp dụng tiêu chuẩn. Dĩ nhiên, đối tượng gây ô nhiễm có động cơ tìm
những cách thức, có thể hợp pháp hay bằng những cách nào khác, để cắt giảm hóa đơn tiền
thuế của họ. Một trong nhiều cách là gây ảnh hưởng đến quá trình quan trắc để sao cho
lượng chất thải báo cáo được giảm xuống. Một khi đã nhận hóa đơn thuế, họ có thể tranh
cãi nếu như các hóa đơn thuế có vẻ như dựa trên dữ liệu không chắc chắn hoặc có những

Barry Field & Nancy Olewiler 197


yếu điểm kỹ thuật khác. Khi bị phạt do không đạt tiêu chuẩn, các công ty cũng có thể có
hành động tương tự.

Các loại thuế khác


Cho tới giờ chúng ta chỉ thảo luận xung quanh một loại thuế: thuế phát thải. Bởi vì việc xả
chất thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, thuế đánh trên chất thải có lẽ là đòn bẩy lớn
nhất có thể làm thay đổi động cơ của đối tượng gây ô nhiễm. Nhưng thông thường việc
đánh thuế trực tiếp lên chất thải là không thể thực hiện được hoặc không phù hợp với thực
tiễn. Trong trường hợp chúng ta không thể đo lường được hoặc giám sát các chất thải với
một chi phí vừa phải, nếu ta áp dụng đánh thuế thì thuế này rõ ràng là phải được tính theo
một cái gì đó khác. Một trường hợp minh họa dễ thấy là vấn đề ô nhiễm nước do nước thải
chứa phân hóa học dùng trong nông nghiệp. Ta không thể đánh thuế đối với số kilogram
nitơ trong nước thải bởi vì đó là loại chất ô nhiễm từ nguồn phát tán và như vậy ta không
thể đo lường một cách trực tiếp được. Chúng ta vấp phải cùng vấn đề này đối với thuốc trừ
sâu trong nông nghiệp. Thay vào đó có một khả năng khả dụng hơn là chúng ta đánh thuế
lên số lượng phân bón người nông dân mua; có nghĩa là, thuế được đánh trên một tấn phân
hóa học hay trên 100 kg thuốc trừ sâu được mua. Lúc này thuế phản ánh sự thật là một
phần nhất định những vật liệu này sẽ được thải ra hệ thống sông ngòi gần đó. Bởi vì phải
trả giá cao hơn, nông dân sẽ có động cơ sử dụng phân bón hoặc thuốc trừ sâu ít hơn. Giá
cao hơn đồng thời cũng tạo ra động cơ sử dụng thuốc trừ sâu theo những cách sao cho ít
tạo ra chất thải hơn; ví dụ như bằng cách giảm lượng nước thải.

Ví dụ: đánh thuế rác thải

Đánh thuế lên một thứ gì đó chứ không phải trực tiếp lên chất thải thường là một phương
án “tốt nhất thứ hai” mà chúng ta cần áp dụng bởi vì không thể quan trắc chất thải một
cách trực tiếp chính xác được. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần thận trọng
đề phòng những trường hợp hiểu lầm khi người dân phản ứng lại thuế này, có những hiểu
lầm có thể thực sự làm giảm ảnh hưởng của thuế hoặc đôi khi làm cho vấn đề liên quan
càng tồi tệ hơn. Ví dụ nhiều cộng đồng ở Mỹ áp dụng biện pháp thu thuế rác thải từ hộ gia
đình. Một phương pháp là bán nhãn dán cho cư dân và yêu cầu mỗi túi rác phải có một
nhãn dán ở ngoài. Giá của các nhãn sẽ quyết định mức thuế, và ta thấy sẽ tương đối dễ
dàng giám sát và cưỡng chế thi hành thông qua việc thu gom các túi rác ở vệ đường.
Nhưng thuế đánh trên mỗi túi rác lại tạo ra động cơ khiến người dân nhét nhiều rác hơn
vào mỗi túi, vì vậy mức cắt giảm tổng số lượng rác có thể nhỏ hơn so với số lượng túi rác
được cắt giảm.

Ví dụ: Đánh thuế khí thải xe ô tô

Giả sử chúng ta đánh thuế phát thải Ôxít nitơ và Hiđrô cácbon từ xe ô tô. Thuế trên mỗi xe
được quyết định bởi lượng khí thải trên mỗi kilômét, thường được quyết định thông qua
kiểm định (do cơ quan môi trường Canada hoặc các nhà sản xuất ô tô thực hiện). Mục tiêu
là tăng chi phí của những xe thải nhiều so với những xe thải ít, do đó tạo ra động lực cho
người tiêu dùng chuyển qua mua xe phát thải ít. Thuế liên quan đến lượng phát thải trên
mỗi kilômét tiêu chuẩn. Nhưng yếu tố chúng ta muốn kiểm soát là tổng lượng phát thải.
Nhớ lại nội dung chương 1:

Tổng lượng phát thải = Số lượng phương tiện × số km di chuyển trung bình × lượng phát
thải trên mỗi km

Barry Field & Nancy Olewiler 198


Số kilômét di chuyển cũng là yếu tố quan trọng quyết định mức phát thải hàng năm như tỷ
lệ phát thải của mỗi xe. Mặc dù người tiêu dùng có thể chuyển qua xe phát thải ít hơn
nhưng rõ ràng họ không có động lực lái xe ít đi mỗi năm (có thể là đi ít hơn, chuyển chỗ ở
gần nơi làm việc hơn v.v.). Do đó tổng lượng phát thải có thể giảm rất ít mặc dù đã đánh
thuế phát thải từ xe ô tô. Điểm mấu chốt ở đây là thuế được đánh gián tiếp trên một thứ gì
đó chứ không phải trực tiếp như mong muốn, do đó tạo ra ít động lực và tạo ra kết quả ít
hơn so với khi đánh thuế trực tiếp lên tổng lượng phát thải.9

Tác động phân phối của thuế phát thải


Thu thuế phát thải có hai tác động chính đến phân phối thu nhập và của cải:

Tác động lên giá và sản lượng hàng hóa và dịch vụ bị ảnh hưởng bởi thuế

Ảnh hưởng từ chi tiêu lấy từ ngân quỹ thuế.

Chi phí của những cơ sở kinh doanh chịu thuế sẽ gia tăng do có thêm chi phí giảm ô nhiễm
và chi phí trả tiền thuế. Đứng trên quan điểm của những cơ sở này, những chi phí này
khiến chi phí sản xuất gia tăng, mà rất có thể họ sẽ chuyển sang cho người tiêu thụ gánh
chịu như bất kỳ một chi phí sản xuất nào. Liệu họ có làm như vậy không và làm ở mức độ
nào còn phụ thuộc vào những điều kiện cạnh tranh và điều kiện nhu cầu. Nếu áp dụng thuế
đối với một công ty hay một nhóm các công ty trong một ngành công nghiệp cạnh tranh,
thì công ty không thể đẩy giá của mình vượt quá mức giá chung của ngành công nghiệp
này, và vì vậy sẽ phải chịu chi phí gia tăng. Trong trường hợp này, người chủ công ty và
người làm công là những người chịu hoàn toàn tác động của thuế. Nhiều công ty lo sợ hay
giả vờ lo sợ bị ở trong tình trạng này và vì vậy đã lên tiếng công khai phản đối phương
pháp đánh thuế. Nếu như áp dụng thuế đối với toàn bộ ngành công nghiệp, giá sẽ tăng và
người tiêu dùng sẽ gánh chịu một phần gánh nặng chi phí. Giá sẽ tăng lên bao nhiêu phụ
thuộc vào các điều kiện của đường cầu. Sự tăng giá thường được xem là sự thụt lùi bởi vì,
với bất kỳ một mặt hàng nào, giá tăng sẽ ảnh hưởng tới người nghèo nhiều hơn so với
những người có thu nhập cao. Đối với hàng hóa mà cả người nghèo và người giàu đều tiêu
thụ, ví dụ như điện, thì kết luận trên là rõ ràng không cần phải bàn. Tuy nhiên khi giá tăng
đối với những hàng hóa chủ yếu do người giàu tiêu thụ (ví dụ đi lại bằng hàng không) thì
gánh nặng chủ yếu đổ lên vai họ.

Gánh nặng đối với người lao động có liên quan chặt chẽ đến mức sản lượng của công ty bị
đánh thuế. Ở đây ta lại thấy mức độ ảnh hưởng đối với sản phẩm phụ thuộc vào các điều
kiện cạnh tranh và đặc điểm của nhu cầu hàng hóa. Nếu áp dụng chương trình thuế phát
thải cho duy nhất một hãng trong một ngành công nghiệp cạnh tranh hoặc nếu nhu cầu sản
lượng sản phẩm của ngành công nghiệp là tương đối nhạy cảm đối với giá, điều chỉnh về
sản lượng sẽ là tương đối lớn và nhiều công nhân có thể sẽ bị sa thải. Khi đó gánh nặng
trong dài hạn sẽ tùy thuộc vào việc liệu có thể tìm được những nguồn công việc tốt khác
hay không.

Mặc dù gánh nặng do thay đổi giá và sản lượng là thực tế, chúng ta cần nhớ rằng chương
trình thuế tạo ra những lợi ích đáng kể dưới dạng giảm thiệt hại môi trường. Để biết một
9
Xem thêm phần thảo luận rất thú vị về vấn đề tương tự khi áp dụng các quy định công nghệ trong Robert
Crandall, “Policy Watch: Corporate Average Fuel Economy Standard,” Journal of Economics Perspective 6
(Spring 1992): 171 – 180

Barry Field & Nancy Olewiler 199


chương trình có ảnh hưởng như thế nào đối với một nhóm đối tượng cụ thể chúng ta cũng
cần phải lưu ý đến xem những lợi ích này được phân bổ như thế nào.

Thuế phát thải còn bao gồm cả việc có những khoản tiền đáng kể chuyển từ người tiêu thụ
hàng hóa do ngành công nghiệp bị đánh thuế sản xuất sang những người được hưởng lợi từ
những nguồn quỹ thu được từ thuế, cho dù họ là ai. Những nguồn quỹ này có thể được sử
dụng vào rất nhiều mục đích; sử dụng như thế nào sẽ quyết định tác động của chúng. Ví dụ
như chúng có thể được phân phối cho những người có thu nhập thấp để bù đắp cho những
ảnh hưởng do giá gia tăng. Thậm chí có thể trả lại một phần thuế cho những công ty đã trả
tiền thuế phát thải. Điều này đã được thực hiện tại một số quốc gia Châu Âu để giúp tài trợ
mua công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Miễn là chừng nào tiền trả lại không thực sự làm giảm
thấp mức thuế phát thải biên, tác động khuyến khích của thuế phát thải sẽ không bị ảnh
hưởng. Hoặc một cách khác, có thể dùng thuế để trang trải cho những sáng kiến môi
trường trong những hoạt động chung. Thậm chí có thể dùng thuế này để giảm thâm hụt
ngân sách, lúc này những người được hưởng lợi chính là những người dân đóng thuế nói
chung.

Lựa chọn đưa doanh thu thuế quay trở lại vào nền kinh tế tạo ra một vấn đề chính sách rất
quan trọng. Thuế phát thải chúng ta thảo luận trong phần này được thiết kế nhằm khuyến
khích những nguồn gây ô nhiễm sử dụng các nguồn lực môi trường một cách tiết kiệm
hơn. Bản chất của thuế là nhằm sửa chữa các cách thức sử dụng nguồn lực sai lầm như khi
tài nguyên môi trường thường được sử dụng như những nhập lượng miễn phí. Một đặc
điểm khác của thuế phát thải cũng cần được nhấn mạnh đó là nó còn là nguồn thu của
chính phủ, qua đó ta thấy chính phủ còn một khả năng là thay thế một số loại thuế nhất
định vốn có ảnh hưởng bóp méo đối với nền kinh tế bằng thuế phát thải, được thiết kế
nhằm giảm việc sử dụng nguồn lực sai lệch. Ví dụ như, nhiều quốc gia có thuế thu nhập,
đánh lên các công ty và người lao động nhằm cung cấp ngân quỹ để dùng cho nhiều mục
đích đa dạng khác nhau, ví dụ như bảo hiểm xã hội. Những thuế này khiến giá nhân công
đắt hơn, và vì vậy khiến số nhân công được thuê mướn giảm – nghĩa là công ăn việc làm
đã bị cắt giảm. Nếu chúng ta thay thế thuế này hoàn toàn hay một phần bằng thuế phát thải,
sẽ có những ảnh hưởng mong muốn lên cả thị trường lao động và trong việc giảm ngoại tác
môi trường. Khái niệm sử dụng doanh thu thuế môi trường để làm giảm tác động bóp méo
của các loại thuế khác được gọi là chuyển thuế môi trường. Chúng ta sẽ thảo luận khái
niệm này kỹ hơn trong phần 5.

TRỢ CẤP GIẢM Ô NHIỄM

Phương thức vận hành của thuế phát thải là đặt một mức giá cho tài sản môi trường mà
chất thải đang được xả vào. Thực chất là chúng ta cũng thu được những tác động khuyến
khích tương tự nếu thay vì là thuế, chúng ta trợ cấp cho phát thải. Theo phương pháp này,
nhà chức trách sẽ trả cho đối tượng gây ô nhiễm một khoản tiền nhất định cho mỗi tấn chất
thải giảm được, bắt đầu từ một mức phát thải chuẩn nhất định. Tiền trợ cấp có vai trò làm
phần thưởng cho việc cắt giảm chất thải. Nói theo thuật ngữ chuyên môn, nó đóng vai trò
là chi phí cơ hội: khi đối tượng gây ô nhiễm quyết định xả ra một đơn vị chất thải, thì thật
sự là công ty này đang từ bỏ một khoản tiền trợ cấp có thể nhận được nếu như chọn giữ lại
đơn vị chất thải đó. Dùng những số liệu trong hình 12-1, bảng 12-1 cho thấy nguyên tắc
hoạt động của phương pháp này. Nhà chức trách trả một khoản trợ cấp cho mỗi đơn vị chất
thải giảm được, bắt đầu từ một mức phát thải gốc. Chúng ta giả sử mức phát thải gốc của
công ty là mức phát thải trước khi có bất cứ chính sách can thiệp nào: 50 tấn/tháng. Với
mỗi tấn chất thải giảm được so với mức phát thải gốc của mình, công ty sẽ nhận được

Barry Field & Nancy Olewiler 200


100$. Cột thứ tư cho thấy tổng doanh thu tiền trợ cấp và cột cuối cùng thể hiện tổng trợ cấp
trừ cho tổng chi phí giảm ô nhiễm. Doanh thu ròng đạt mức cao nhất tại mức 25 tấn/tháng,
cùng một mức cắt giảm công ty lựa chọn khi thuế suất là 100$. Nói một cách khác, động
cơ khuyến khích cho đối tượng phát thải cũng tương tự như trường hợp thuế.

Bảng 12-1: Trợ cấp giảm ô nhiễm


Chất thải Chi phí giảm ô Tổng chi phí Tổng trợ cấp tại Tổng trợ cấp
(tấn/tháng) nhiễm biên giảm ô nhiễm mức 120$/tấn trừ tổng chi phí
giảm ô nhiễm
50 0 0 0 0
45 20 50 500 450
40 40 200 1.000 800
35 60 450 1.500 1.050
30 80 800 2.000 1.200
25 100 1.250 2.500 1.250
20 120 1.800 3.000 1.200
15 140 2.450 3.500 1.050
10 160 3.200 4.000 800
5 180 4.050 4.500 450
0 200 5.000 5.000 0

Nhiều điểm mà chúng ta đã nêu ở trước về thuế phát thải cũng áp dụng cho trợ cấp giảm ô
nhiễm. Công việc quan trắc chất thải cơ bản cũng như nhau. Không nghi ngờ gì chúng ta
cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập mức phát thải gốc để đo đạc lượng chất
thải được cắt giảm. Mỗi nguồn ô nhiễm đều mong muốn mức phát thải gốc của họ được
đặt càng cao càng tốt. Động cơ sai lầm có thể xuất hiện trong giai đoạn lập kế hoạch bởi vì
các đối tượng gây ô nhiễm có thể sẽ cố nâng cao lượng phát thải của mình với hy vọng
nâng cao mức phát thải gốc của họ. Tuy nhiên, còn một vấn đề nữa với trợ cấp mà không
thấy xảy ra với thuế. Để có thể trả trợ cấp cho người gây ô nhiễm, chính phủ bằng một
cách nào đó phải tạo nguồn thu. Nguồn thu cho trợ cấp này có thể làm thâm hụt ngân sách,
hoặc thông qua thuế thu nhập cao hơn v.v. Nếu không thể tạo nguồn thu, chính phủ còn có
hai lựa chọn nữa. Họ có thể cắt giảm chi tiêu ở những chương trình khác hoặc bỏ nguồn
thu nếu trợ cấp được thực hiện dưới dạng khấu trừ thuế (chẳng hạn đầu tư vào công nghệ
giảm ô nhiễm). Trong các tình huống này, dường như sẽ có những tác động không mong
muốn đến nền kinh tế. Với tình hình tài chính khó khăn ở hầu hết các nền kinh tế, trợ cấp
nói chúng không phải là chính sách môi trường có thể thực hiện được, trừ một số trường
hợp đặc biệt.

Một khó khăn nữa khi áp dụng chính sách trợ cấp là tác động của nó lên tổng mức phát thải
của một ngành công nghiệp. Mặc dù trợ cấp giảm ô nhiễm này tạo ra cùng một động cơ
khuyến khích cho mỗi nguồn gây ô nhiễm, nhưng tổng lượng phát thải có thể sẽ gia tăng.
Để hiểu tại sao, để ý đến sự khác biệt giữa tình hình tài chính của công ty khi phát thải 25
tấn trong hai chương trình khác nhau: với chương trình thuế, tổng chi phí là 3.750$ trong
khi với chương trình trợ cấp công ty này có tổng doanh thu là 1.250$. Như vậy tình hình
tài chính của công ty trong hai trường hợp hoàn toàn khác nhau. Thực sự, công ty sẽ thu
được lợi nhuận cao hơn sau khi áp dụng chương trình trợ cấp, và điều này có thể tác động
thu hút thêm các công ty mới tiềm năng tham gia vào ngành công nghiệp này. Nói cách
khác, có khả năng số lượng chất thải của từng công ty giảm nhưng số lượng các công ty
trong ngành công nghiệp sẽ gia tăng, do đó tổng lượng chất thải gia tăng. Đặc tính này là
một hạn chế của những chương trình trợ cấp đơn giản như vậy.

Barry Field & Nancy Olewiler 201


Hệ thống ký quỹ - hoàn trả
Chương trình trợ cấp có lẽ thực tế hơn khi được vận dụng vào trong hệ thống ký quỹ -
hoàn trả. Một hệ thống ký quỹ - hoàn trả thực chất là sự kết hợp giữa thuế và trợ cấp. Thuế
là ký quỹ và trợ cấp là hoàn trả - một kiểu chương trình phạt và đền bù. Mục đích của trợ
cấp là tạo ra động cơ cho người dân tự giác không vất bỏ đồ vật theo những cách gây thiệt
hại đến môi trường. Đó là đền bù. Quỹ dùng để chi trả cho trợ cấp được lập ra bằng cách
đánh thuế lên những đồ vật này khi người tiêu dùng mua chúng. Trong trường hợp này,
mục đích của thuế không nhất thiết là để khuyến khích người dân cắt giảm mức tiêu thụ
món hàng đó, mà để thu tiền cho chương trình trợ cấp. Nếu người dân không trả lại đồ vật
và lấy lại tiền ký quỹ, lúc này có thể xem thuế như là phí rác thải.

Hệ thống ký quỹ - hoàn trả đặc biệt phù hợp trong những tình huống khi sản phẩm có đặc
tính phân tán khắp mọi nơi khi mua và sử dụng, và trong tình huống khi nhà chức trách
khó hoặc không thể giám sát được việc vất bỏ chất thải. Tại Canada, một số tiểu bang bao
gồm British Columbia, Alberta và Saskatchewan, đã thông qua các hệ thống ký quỹ - hoàn
trả đối với các loại lon nước giải khát, vừa để cắt giảm việc xả rác và vừa để khuyến khích
tái chế. Phương pháp này cũng đã được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu. Có thể dùng phương
pháp này xử lý rất hiệu quả đối với nhiều sản phẩm khác.

Trong những năm cuối thập niên 1960, nước Đức thiết lập một hệ thống ký quỹ - hoàn trả
đối với dầu nhớt thải. Mỗi năm số lượng dầu thải ra không đúng quy cách là rất lớn, gây
nguy hiểm cho nguồn tài nguyên đất đai, không khí và nước. Theo hệ thống ký quỹ - hoàn
trả của Đức, dầu nhớt mới sẽ phải chịu một khoản thuế, tiền thu được sẽ đưa vào một quỹ
đặt biệt (ký quỹ). Quỹ này sau đó sẽ được sử dụng nhằm trợ cấp cho hệ thống thu hồi và tái
chế dầu thải (hoàn trả). Các quy định của chương trình trợ cấp được thiết lập nhằm khuyến
khích cạnh tranh trong việc thu hồi/tái chế dầu nhớt thải và tạo ra động cơ khuyến khích
người sử dụng giảm bớt mức độ ô nhiễm dầu nhớt trong khi sử dụng.

Tại Thụy Điển và Na Uy, hệ thống ký quỹ - hoàn trả đã được thiết lập và áp dụng cho ô tô.
Những người mua ô tô phải trả một khoản tiền ký gởi tại thời điểm mua xe, khoản tiền này
sẽ được hoàn trả khi và nếu chiếc xe được giao lại cho một cơ sở buôn bán đồ đồng nát có
giấy phép. Kinh nghiệm với hệ thống này cho thấy thành công không chỉ phụ thuộc vào
món tiền ký quỹ lớn hay nhỏ. Ví dụ, điều thiết yếu là hệ thống thu gom phải được thiết kế
sao cho tương đối tiện lợi cho người tiêu dùng.

Hệ thống ký quỹ - hoàn trả còn thích hợp đối với những món hàng khác như những sản
phẩm có chứa các chất độc hại, ví dụ như pin có chất cadmium (Cd) và bình ắc quy của xe
ô tô. Vỏ bánh xe ô tô cũng có thể được xử lý bằng cách này. Có thể điều chỉnh hệ thống ký
quỹ - hoàn trả cho phù hợp với những chất ô nhiễm công nghiệp truyền thống. Ví dụ như
người sử dụng dạng nhiên liệu hóa thạch có thể đóng tiền ký quỹ cho hàm lượng lưu huỳnh
chứa trong nhiên liệu họ mua; sau đó họ sẽ được hoàn trả lại tiền khi chất lưu huỳnh này
được thu hồi lại từ khói xả. Như vậy có nghĩa là họ sẽ mất khoản tiền ký quỹ chỉ khi nào
họ để cho khí lưu huỳnh này thoát ra khỏi ống khói của mình. Chúng ta sẽ thấy thêm nhiều
ví dụ trong phần 5.

Barry Field & Nancy Olewiler 202


TÓM TẮT

Thuế phát thải giải quyết vấn đề ô nhiễm ngay tại nguồn, bằng cách bắt đầu tính tiền đối
với những thứ mà trước nay là miễn phí và vì vậy bị lạm dụng. Ưu điểm chính của thuế
phát thải là khía cạnh hiệu quả của nó: Nếu tất cả các nguồn ô nhiễm đều phải chịu cùng
một mức thuế, họ sẽ điều chỉnh mức phát thải của mình sao cho thỏa mãn nguyên tắc cân
bằng biên. Để có thể làm được điều này các nhà quản lý hành chính không cần phải biết
hàm chi phí giảm ô nhiễm biên của từng nguồn; chỉ cần yêu cầu các công ty phải đóng thuế
và rồi để họ tự do thực hiện các điều chỉnh của riêng mình. Một ưu điểm chính thứ hai của
thuế phát thải là chúng tạo ra động cơ khuyến khích mạnh mẽ để đổi mới, phát minh ra
những cách thức ít tốn kém hơn để cắt giảm chất thải.

Nhưng đặc điểm gián tiếp dễ nhận thấy của thuế phát thải có thể có tác dụng khiến các nhà
hoạch định chính sách không chấp nhận chúng. Bởi vì các tiêu chuẩn có vẻ như đặt ra mức
kiểm soát trực tiếp đối với chất thải trong khi đó thuế phát thải không đặt ra mức giới hạn
trực tiếp nào đối với chất thải mà lại đặt tin tưởng vào hành vi tư lợi của các công ty khi họ
điều chỉnh mức phát thải của mình để đáp ứng với mức thuế. Điều này có thể khiến cho
một số nhà hoạch định chính sách không an tâm bởi vì rõ ràng là các công ty vẫn còn được
phép tự kiểm soát mức phát thải của mình. Nghe có vẻ nghịch lý nhưng đặc điểm “gián
tiếp” này của thuế phát thải đôi khi lại có thể tạo ra động cơ khuyến khích cắt giảm chất
thải thuyết phục hơn so với những phương pháp có vẻ như là trực tiếp.

Nhưng thuế phát thải đòi hỏi phải có sự giám sát hữu hiệu. Không thể đảm bảo tính hiệu
lực của chúng đơn giản bằng cách kiểm tra xem các đối tượng có lắp đặt những loại thiết bị
kiểm soát ô nhiễm nhất định hay không. Nếu muốn thuế phát thải có được những tác động
khuyến khích phù hợp, chúng phải được đặt trên cơ sở chất thải tích lũy. Như vậy, đối với
các nguồn điểm, mức độ phát thải có thể được đo lường một cách hiệu quả, do đó là đối
tượng rất tốt để áp dụng chính sách kiểm soát ô nhiễm thông qua thuế phát thải.

Một ưu điểm khác của thuế phát thải là chúng là nguồn doanh thu cho ngân sách nhà nước.
Có nhiều ý kiến đề nghị nên thay đổi hệ thống thuế sao cho ít phụ thuộc hơn vào các loại
thuế có tác động kinh tế sai lệch và trông cậy nhiều hơn vào các loại thuế phát thải. Điều
này đòi hỏi nhà chức trách phải có khả năng tiên đoán chính xác ảnh hưởng của thuế phát
thải đối với lượng phát thải.
Trợ cấp giảm ô nhiễm cũng có cùng tác động khuyến khích đối với những đối tượng gây ô
nhiễm riêng lẻ, nhưng nó có thể làm gia tăng tổng lượng phát thải. Phương pháp trợ cấp đã
được áp dụng một cách có hiệu quả trong hệ thống tiền ký quỹ - hoàn trả, thực chất nó là
sự kết hợp giữa thuế và trợ cấp.

CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH

Chuyển thuế môi trường Thanh toán chuyển giao


Chính sách khuyến khích dựa vào thị trường Thuế phát thải hai phần
Tổng chi phí thực thi tư nhân Thuế phát thải theo vùng

Barry Field & Nancy Olewiler 203


BÀI TẬP

1. Sử dụng hình 12-6 và phương trình MAC1 = 200 – 5E và MAC2 = 160 – 4E, tính chi
phí tiết kiệm được nếu công ty áp dụng công nghệ mới (MAC2) sau khi mức thuế phát
thải 100$/tấn được ban hành. Tính chi phí tiết kiệm được khi có công cụ tiêu chuẩn
được áp dụng ở mức 20 tấn. Giải thích tại sao thuế tạo ra khuyến khích cải tiến công
nghệ nhiều hơn tiêu chuẩn.

2. Giả sử nhà chức trách muốn sử dụng một loại thuế phát thải đánh lên thủy ngân thải
vào sông. Hãy minh họa tác động của thuế lên hai ngành công nghiệp thải ra thủy ngân:
khai thác vàng và nghề chữa răng. Thảo luận các câu hỏi sau: (a) Làm thế nào nhà chức
trách đo lường được lượng thủy ngân thải ra từ 2 nguồn này? (b) Có nên đánh thuế
đồng nhất? (c) Tác động có thể có của thuế lên giá vàng và giá dịch vụ chữa răng?
(Nên đặt ra một số giả định về đường cầu các hàng hóa này) (d) Kể ra một số động cơ
thay đổi công nghệ sản xuất. (e) Tác động phân phối của thuế trong trường hợp này là
gì? Nên sử dụng đồ thị khi phân tích.

3. Sử dụng số liệu trong bảng 12-1, hoặc biết rằng MAC = 200 – 4E, minh họa bằng đồ
thị tác động của khoản trợ cấp phát thải 100$/tấn. Phân biệt trợ cấp và thuế phát thải
theo các tiêu chí sau (a) tạo ra động cơ khuyến khích, (b) tính dễ thực hiện, (c) tác động
phân phối, và (d) tác động lên ngành công nghiệp gây ô nhiễm.

Barry Field & Nancy Olewiler 204


CHƯƠNG 13
GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CÓ THỂ
CHUYỂN NHƯỢNG

Thuế phát thải đòi hỏi các nhà chức trách phải định ra một mức thuế, theo dõi hoạt động
của từng đối tượng xả thải, và rồi thu thuế. Chủ yếu đó là mối quan hệ tương tác giữa đối
tượng xả thải và nhà chức trách, và ta có thể dự kiến được mối quan hệ này cũng mang tính
chất đối nghịch như trong bất cứ một hệ thống thuế khóa nào khác. Trong chương này
chúng ta sẽ xét một cách tiếp cận chính sách mang yếu tố khuyến khích kinh tế được thiết
kế ra để hoạt động theo kiểu phi tập trung hóa. Thay vì trao tất cả mọi việc cho một cơ
quan quản lý công cộng hoạt động theo hướng tập trung, công cụ này hoạt động theo
hướng phân quyền cho các cơ sở thông qua tác động thị trường qua lại của chính những
đối tượng xả thải đó. Công cụ này được gọi là hệ thống giấy phép phát thải có thể
chuyển nhượng (TDP).

NGUYÊN TẮC CHUNG

Một giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng tạo ra quyền phát thải lượng
chất thải nhất định mà quyền này có thể chuyển nhượng được.

Trong một hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP), một kiểu quyền sở
hữu mới được phát sinh. Kiểu quyền sở hữu này gồm có một giấy phép được xả thải. Mỗi
giấy phép cho phép người nắm giữ được quyền thải một đơn vị chất thải (tính bằng
kilôgram, tấn, hay bất cứ một đơn vị đo lường nào ghi trong tờ giấy phép). Như vậy ai nắm
giữ quyền này thông thường sẽ có trong tay một số những giấy phép như vậy tại mỗi thời
điểm. Nếu một đối tượng xả thải có 100 giấy phép chẳng hạn, thì đối tượng này sẽ có
quyền được thải, trong một khoảng thời gian xác định, một lượng tối đa là 100 đơn vị loại
chất thải đã được chỉ định. Như thế, tổng số giấy phép trong tay của tất cả các đối tượng
quyết định hạn mức tối đa tổng lượng chất thải được phép xả ra. Những giấy phép phát thải
này có thể chuyển nhượng được; bất cứ ai được phép tham gia vào thị trường giấy phép
này đều có thể mua và bán giấy phép với bất cứ giá nào do chính các bên tham gia thỏa
thuận.

Một chương trình TDP thường bắt đầu bằng một quyết định mang tính tập trung về tổng số
giấy phép phát thải được lưu hành. Sau đó những giấy phép này được phân phối cho các
đối tượng xả thải. Cần phải dùng một công thức nào đó để định xem mỗi đối tượng xả thải
sẽ nhận được bao nhiêu giấy phép (chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này sau). Các nhà kinh
tế học tán thành phương án sử dụng hiệu quả xã hội (là điểm thiệt hại biên bằng chi phí
giảm ô nhiễm biên) làm tiêu chí quyết định số lượng giấy phép phát thải. Do đó giấy phép
phát thải hiệu quả xã hội phải thể hiện được tổng lượng phát thải này. Giả sử tổng số giấy
phép nhỏ hơn tổng lượng chất thải hiện hành, một số hoặc tất cả đối tượng xả thải sẽ nhận
được ít giấy phép hơn lượng phát thải hiện tại của họ.

Barry Field & Nancy Olewiler 205


Ví dụ: Chương trình TDP để giảm khí lưu huỳnh từ nhà máy nhiệt điện

Giả sử có một chương trình TDP quốc gia được thiết lập để giảm lượng khí lưu huỳnh do
một nhóm nhà máy nhiệt điện thải ra. Tổng số lượng chất thải hiện hành là 120.000 tấn lưu
huỳnh một năm, và những nhà hoạch định chính sách quyết định rằng con số này cần phải
được giảm xuống còn 80.000 tấn/năm. Chúng ta hãy xét tình huống của một trong những
nhà máy điện này, và giả sử nhà máy hiện đang thải ra 40.000 tấn lưu huỳnh. Giả sử mỗi
giấy phép cho phép người nắm giữ phát thải tối đa 1.000 tấn lưu huỳnh một năm. Khi bắt
đầu chương trình nhà máy được được giao 30 giấy phép phát thải. Người quản lý nhà máy
có ba khả năng để chọn:

1. Giảm lượng chất thải xuống tới mức số lượng giấy phép phát thải cho phép ban
đầu, là 30.000 tấn/năm.

2. Mua thêm giấy phép và xả thải ở mức cao hơn mức được cấp ban đầu; ví dụ mua
thêm 10 giấy phép, như thế lượng chất thải của nhà máy bây giờ sẽ là 40.000 tấn.
Trong trường hợp này nhà máy sẽ không giảm thải từ mức ban đầu.

3. Giảm lượng chất thải xuống thấp hơn mức 30.000 tấn được cho ban đầu, và đem
bán số giấy phép mà nhà máy không cần đến. Ví dụ nếu giảm lượng phát thải
xuống còn 20.000 tấn, và bán đi 10 giấy phép không cần đến.

Có lẽ khó có thể thấy ngay được rằng việc mua và bán giấy phép giữa những đối tượng gây
ô nhiễm (và có lẽ cả những người khác nữa) sẽ dẫn đến việc phân phối tổng lượng phát
thải theo nguyên tắc cân bằng biên. Hình 13-1 sẽ giúp chúng ta thấy được điểm này. Giả sử
có hai đối tượng cùng thải ra chất thải được hòa lẫn đồng nhất với nhau (chúng ta sẽ xét
đến trường hợp xả chất thải không đồng nhất sau). Biểu đồ (a) thể hiện hàm MAC cho nhà
máy A; biểu đồ (b) là hàm MAC của nhà máy B. Đơn vị để đo lượng phát thải E là ngàn
tấn. Các hàm số MAC như sau:

MACA = 120 – 3EA


MACB = 400 – 5EB

Cho MAC = 0 ta tìm được lượng phát thải ban đầu của mỗi nhà máy khi chưa có kiểm soát
ô nhiễm, E0, ta có:

E0A = 40.000 tấn


E0B = 80.000 tấn
Tổng phát thải sulphur hàng năm E = 120.000 tấn

Bây giờ các nhà chức trách quyết định mức phát thải mục tiêu là 80.000 tấn/năm. Họ ban
hành 80 giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng, mỗi giấy phép cho phép phát thải 1.000
tấn/năm. Đây là hệ thống TDP-phát thải. Các giấy phép sau đó được phân bổ cho 2 nhà
máy theo những tiêu chí phân bổ đã được thỏa thuận trước. Chẳng hạn cách phân bổ ở đây
là phân bổ theo tỷ lệ phát thải hiện hành.10 Như vậy ban đầu nhà máy A nhận 30 giấy phép
và B nhận 50 giấy phép. Các nhà máy này sẽ không thể phát thải vượt quá các mức 30.000
tấn và 50.000 tấn trừ phi họ mua bán giấy phép. Sẽ có thị trường mua bán giấy phép?

10
Chúng ta phải làm tròn số để tránh số giấy phép lẻ.

Barry Field & Nancy Olewiler 206


Nguyên tắc mua bán cơ bản như sau: Nhà máy sẽ giảm phát thải đến một mức nào đó và
bán lượng giấy phép thừa khi giá giấy phép trên thị trường lớn hơn hoặc bằng MAC tại
mức phát thải này. Nhà máy sẽ mua giấy phép nếu giá giấy phép nhỏ hơn hoặc bằng MAC.
Như vậy có thể xem đường MAC là đường cầu của nhà máy đối với giấy phép (nếu mua)
và là đường cung (nếu bán).11 Nếu cạnh tranh, thị trường giấy phép sẽ hoạt động như bất
kỳ thị trường nào khác. Giá và lượng giao dịch cân bằng được xác định bởi cung và cầu.

Hình 13-1: Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng hoạt động như thế nào
400 400
(a) (b)

200

150
120 75 d

a c e
b

0 15 30 40 EA 0 25 50 65 80 EB
Phát thải của nhà máy A Phát thải của nhà máy B
(ngàn tấn SO2) (ngàn tấn SO2)

Nhà máy nào sẽ mua và nhà máy nào sẽ bán? Với MAC khác nhau, sẽ có mua bán và nhà
máy có MAC thấp hơn sẽ bán giấy phép còn nhà máy có MAC cao sẽ mua. Trong hình 13-
1, với mức phân bổ giấy phép ban đầu, nhà máy A có MAC thấp hơn MAC của nhà máy B
(30$ so với 50$). Nghĩa là có khả năng nhà máy A sẽ tăng cường kiểm soát ô nhiễm, dư ra
một số giấy phép và bán cho nhà máy B nếu tiền thu được từ bán giấy phép có thể bù đắp
chi phí giảm ô nhiễm tăng thêm. Nhà máy B muốn mua số giấy phép này nếu tổng số tiền
bỏ ra nhỏ hơn chi phí kiểm soát lượng ô nhiễm này. Chúng ta sẽ thấy điều này qua số liệu
minh họa dưới đây.

Ví dụ số liệu minh họa thị trường giấy phép hoạt động như thế nào: Tính toán lợi ích
từ mua bán giấy phép

1. Tính lợi ích ròng của A (chi phí tiết kiệm được) nếu giảm lượng phát thải từ 30.000 tấn
xuống 15.000 tấn mỗi năm và bán lượng giấy phép thừa. Nhà máy A được gọi là nhà
cung cấp giấy phép tiềm năng.

Chi phí giảm ô nhiễm biên của A tại mức phát thải 15.000 tấn/năm như sau:
MACA = 120 – 3 (15) = 75$

Diện tích (a+b) trong hình 13-1 thể hiện thay đổi tổng chi phí giảm ô nhiễm biên nếu
giảm phát thải từ 30.000 tấn xuống còn 15.000 tấn. Diện tích a = ½[(30 – 15)×(75$ −
30)] = 337,5$. Diện tích b = [(30 − 15) × 30$] = 450$. Diện tích (a + b) = 787,5$.

11
Đường cung bán giấy phép của nhà máy sẽ là đường MAC nghịch đảo.

Barry Field & Nancy Olewiler 207


Nếu nhà máy A bán 15 giấy phép dư cho nhà máy B với giá 75$/giấy phép, số tiền
nhận được sẽ là diện tích (a + b + c) = 1.125$ dưới dạng doanh thu bán giấy phép.

Do đó chi phí tiết kiệm được của nhà máy A là [(a + b + c) – (a + b)] = c = 337,5$.

2. Tính lợi ích ròng của B (chi phí tiết kiệm được) nếu mua 15 giấy phép của A và tăng
lượng phát thải từ 50.000 tấn lên 60.000 tấn. Nhà máy B được gọi là người mua giấy
phép tiềm năng.

Nhà máy B trả cho A 75$/giấy phép, như vậy tổng số tiền là 1.125$ (diện tích e trong
hình 13-1).

TAC của B sẽ giảm vì B tăng phát thải. Lượng TAC giảm bằng diện tích (d + e) =
1.687,5$.

Do đó chi phí tiết kiệm được của nhà máy B là [(d + e) – e] = d = 562,5$.

Trên đây chúng ta đã chứng minh cả hai công ty đều được lợi khi tham gia mua bán –
lợi ích họ có được từ mua và bán 15 giấy phép chính là chi phí tiết kiệm được so với
mức phân bổ giấy phép ban đầu. Tổng chi phí tiết kiệm được là (c + d) = 900$.12

Lợi ích từ mua bán giấy phép sẽ tiếp tục tới khi các chi phí giảm ô nhiễm biên của các nhà
máy cân bằng nhau. Lưu ý rằng trong ví dụ trên cả 2 nhà máy đều có MAC bằng nhau
(75$) tại đơn vị phát thải cuối cùng của 15 giấy phép được giao dịch. Tổng lượng phát thải
vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn 80.000 tấn một năm. Chúng ta có thể tìm ra được mức này sử
dụng các nguyên tắc giải bài toán tiêu chuẩn cá nhân hiệu quả xã hội như trong chương 11.
Nhớ lại rằng cân bằng hiệu quả-chi phí (thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên) là khi

MACA = MACB và
EA + EB = mức phát thải mục tiêu

Sử dụng phương trình trên và mức phát thải mục tiêu 80.000 tấn/năm, chúng ta có EA = 15
và EB = 65 với MACA = MACB = 75$/ngàn tấn.

Chú ý rằng hệ thống TDP hoạt động giống như hệ thống kết hợp giữa tiêu chuẩn và thuế để
đạt được mục tiêu. Bởi vì tổng số giấy phép là cố định, ta thấy đã có một tiêu chuẩn ô
nhiễm không thể vượt quá. Nhưng bởi vì có thể mua bán được giấy phép, thị trường sẽ đạt
được mức giá đồng nhất khi chi phí giảm ô nhiễm biên của các nhà máy bằng nhau. Điều
này giống thuế, ngoại trừ việc nhà chức trách không phải tìm hiểu đường MAC của các
nhà máy là như thế nào để cân bằng chúng nhằm tìm ra mức thuế hữu hiệu. Một điểm quan
trọng nữa là nhà chức trách không cần phải biết thông tin về đường MAC của từng nguồn
phát thải – thị trường sẽ làm tất cả công việc này. Giao dịch – giá giấy phép nhân với số
giấy phép giao dịch trên thị trường – sẽ cho thấy MAC của từng nguồn. Công cụ TDP ít
yêu cầu thông tin hơn các công cụ chính sách khác. Dĩ nhiên, để xác định được mức phát
thải hiệu quả xã hội mục tiêu, hệ thống TDP cũng cần phải biết thông tin về MAC gộp và
MD như các hệ thống chính sách khác mà chúng ta đã nghiên cứu.

12
Trong giao dịch thực, giá sẽ nằm giữa giá tối thiểu của người bán và giá tối đa của người mua, với các mức
giá tối thiểu và tối đa này được xác định bởi các đường MAC. Chẳng hạn nếu các nhà máy giao dịch 2 giấy
phép, MAC của nhà máy A tại mức 28 tấn phát thải là 36$, của nhà máy B tại mức 52 tấn là 140$. Giá giấy
phép sẽ nằm giữa 2 giới hạn MAC này.

Barry Field & Nancy Olewiler 208


Quá trình thương lượng thực sự diễn ra như thế nào phụ thuộc vào số lượng người mua
bán, MAC của họ v.v. Nhưng điểm thiết yếu ở đây là chừng nào chi phí giảm ô nhiễm biên
còn khác biệt nhau giữa các đối tượng thì chừng đó họ vẫn có lợi khi mua bán giấy phép
với nhau với một giá nào đó ở khoảng giữa những mức chi phí giảm ô nhiễm biên này.
Như vậy, trong việc mua bán giấy phép và điều chỉnh lượng chất thải cho phù hợp với số
giấy phép có trong tay, các đối tượng này sẽ đi tới một kết quả phù hợp với nguyên tắc cân
bằng biên.

Khi có nhiều công ty tham gia, hệ thống TDP vẫn hoạt động tương tự như trên nhưng các
giao dịch trở nên phức tạp hơn. Sẽ phải phân phối giấy phép ban đầu cho rất nhiều công ty,
nhiều người mua và người bán tiềm năng. Để nguyên tắc cân bằng biên vẫn thỏa mãn trong
trường hợp này, rõ ràng tất cả các giấy phép được mua và bán phải có chung một mức giá.
Điều này yêu cầu một thị trường toàn thể cho giấy phép, nơi mà người mua và bán có thể
giao dịch một cách cởi mở và thông tin về giá giao dịch luôn luôn có sẵn cho bất cứ đối
tượng tham gia nào. Chúng ta có thể thấy rằng, những tác động cạnh tranh thông thường
cũng sẽ đem lại một mức giá giấy phép duy nhất. Nói chung giấy phép sẽ di chuyển từ
những nguồn có chi phí giảm ô nhiễm biên thấp sang những nguồn có chi phí giảm ô
nhiễm biên cao. Thể chế thị trường phải phát triển – và thực sự đã phát triển như chúng ta
sẽ thấy trong chương 17. Ở thị trường sulphur điôxít Hoa Kỳ, thực sự đã có các nhà môi
giới giấy phép, các ngân hàng và giao dịch giấy phép trên thị trường tại Chicago. Thị
trường giấy phép, nếu cạnh tranh, sẽ giống như mọi thị trường khác, nơi mà giá giấy phép
được quyết định bởi cung giấy phép và cầu giấy phép. Nhu cầu thường đến từ các công ty
mới, các công ty cũ nhưng muốn mở rộng hoạt động nên cần giấy phép cho lượng phát thải
gia tăng. Nhà cung cấp giấy phép thường là các công ty rời bỏ ngành, phá sản và đặc biệt
là những công ty đầu tư vào công nghệ giảm ô nhiễm tốt hơn nên có giấy phép thừa để
bán.

Trong những năm gần đây, ý tưởng về hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng
đã trở nên rất được ưa chuộng Không giống như phương pháp thuế phát thải, là cách giải
quyết buộc người ta phải trả tiền cho những gì trước đây được hưởng không, các chương
trình TDP bắt đầu bằng việc lập ra và phân phối một loại quyền sở hữu mới. Các quyền sở
hữu này có giá trị thị trường miễn là tổng số giấy phép được lập ra được hạn chế. Theo
quan điểm chính trị, có lẽ dễ thuyết phục người ta đồng ý một chính sách kiểm soát ô
nhiễm có khởi đầu bằng cách phân phối quyền sở hữu mới có giá trị hơn là thông báo cho
họ biết họ sẽ phải chịu một loại thuế mới. Dĩ nhiên, giống bất cứ một chính sách kiểm soát
ô nhiễm nào, các chương trình TDP cũng có những vấn đề riêng cần phải được giải quyết
nếu muốn đạt được kết quả hữu hiệu. Những lý thuyết sử dụng áp lực thị trường để đạt
được mức giảm ô nhiễm hiệu quả phải được điều chỉnh để phù hợp với thực tế phức tạp.

Các điểm chính của chính sách TDP:

Giống tiêu chuẩn, giấy phép đảm bảo đạt được mức ô nhiễm mục tiêu.

Giống thuế, giấy phép có thể chuyển nhượng khi được giao dịch trên thị trường cạnh
tranh là chính sách hiệu quả-chi phí.

Nhà chức trách không cần biết MAC của từng nguồn gây ô nhiễm để tìm ra “giá” hợp
lý nhằm đạt hiệu quả-chi phí. Thị trường sẽ làm điều này một cách tự động, bởi vì

Barry Field & Nancy Olewiler 209


nguồn gây ô nhiễm sẽ cân bằng giá giấy phép với MAC của họ. Nếu thị trường hoàn
hảo, giá giấy phép sẽ bằng MAC của từng nguồn.

Khi đã đặt ra mức ô nhiễm mục tiêu, thị trường sẽ cho biết đường MAC của nguồn gây
ô nhiễm.

Giao dịch xảy ra nếu MAC của các nguồn gây ô nhiễm là khác nhau để một số nguồn
trở thành người mua, một số thành người bán.

Giao dịch giấy phép cho phép mỗi người tham gia tiết kiệm được chi phí so với mức
phân bổ giấy phép ban đầu.

Các vấn đề về thiết lập thị trường TDP


Việc Phân Bổ Quyền Ban Đầu

Thành công của phương pháp TDP trong việc kiểm soát ô nhiễm tùy thuộc chủ yếu vào
việc hạn chế số lượng quyền phát thải được phép lưu hành. Bởi vì các đối tượng gây ô
nhiễm chắc chắn sẽ muốn có được càng nhiều quyền càng tốt trong lần phát hành đầu tiên,
bước đầu tiên nhất của chương trình là bước có khả năng gây nhiều tranh cãi nhất: phải áp
dụng công thức nào đây để phân bổ quyền được xả thải. Hầu như bất cứ quy định nào cũng
sẽ chứa đựng sự bất bình đẳng. Ví dụ có thể phân chia quyền đồng đều cho tất cả nhà máy
xả thải một loại chất thải nào đó. Nhưng điều này lại gặp phải một vấn đề là các nhà máy
lại có quy mô rất khác nhau. Một số nhà máy bột giấy lớn hơn những cơ sở khác cùng loại
chẳng hạn, và quy mô trung bình của những nhà máy bột giấy, xét về mặt sản lượng, có thể
khác với quy mô trung bình của những nhà máy đóng chai nước giải khát sôđa. Vì thế có lẽ
không công bằng khi cấp cho mỗi đối tượng gây ô nhiễm cùng một số giấy phép như nhau.

Giấy phép có thể được phân bổ tùy theo mức độ xả thải hiện tại của các đối tượng. Chẳng
hạn có thể cấp cho mỗi đối tượng một số giấy phép tương đương với 50% mức xả thải hiện
tại. Điều này nghe có vẻ công bằng, nhưng trên thực tế, nó lại có những trở ngại về mặt
khuyến khích kinh tế tiềm ẩn bên trong. Quy định như thế không công nhận một thực tế là
có một số nhà máy đã tốn công sức làm giảm lượng chất thải của họ. Có thể dễ dàng lập
luận rằng các nhà máy đó, những nhà máy mà vì lương tâm hay vì một lý do nào khác đã
đầu tư vào việc giảm thải, không nên phải chịu thiệt khi nhận số giấy phép ít ỏi tương ứng
với mức độ phát thải thấp của mình. Hướng phân bổ này thành ra có khuynh hướng chỉ ban
thưởng cho những nhà máy lề mề giậm chân tại chỗ trong qua khứ mà thôi. Có thể còn tệ
hơn như vậy nữa. Nếu các đối tượng gây ô nhiễm tin rằng giấy phép sẽ được phân bổ theo
cách này, họ có thể sẽ tăng mức phát chất thải hiện tại, bởi như vậy họ được nhiều giấy
phép hơn trong đợt phân bổ ban đầu.

Mỗi một công thức phân bổ đều có những vấn đề của nó, và những nhà hoạch định chính
sách cần phải thỏa hiệp nếu muốn phương pháp này được chấp nhận rộng rãi. Cũng liên
quan chặt chẽ đến vấn đề này là có nên cấp cho không các quyền xả thải hay không, hay là
nên bán thẳng hoặc đấu giá. Về nguyên tắc, điều này không là vấn đề miễn là các giấy
phép được phân phối rộng rãi. Những giao dịch buôn bán trên thị trường tiếp theo sau đó
sẽ tái phân phối lại chúng tùy theo chi phí giảm ô nhiễm biên tương đối của các đối tượng
gây ô nhiễm, bất kể việc phân phối ban đầu như thế nào. Tuy nhiên, việc bán thẳng hoặc
đấu giá thì lại chuyển một số giá trị của các quyền ban đầu vào tay cơ quan đấu giá. Điều
này rất tốt để các cơ quan quản lý công gây quỹ và dùng những quỹ này để giảm các loại

Barry Field & Nancy Olewiler 210


phí hay thuế, nhưng cũng phải nhận thấy rằng sẽ có phản đối chính trị đối với một kế
hoạch như vậy. Có thể áp dụng một hệ thống hỗn hợp bằng cách cấp phát miễn phí một số
lượng giấy phép nhất định và cho đấu giá thêm một số giấy phép nữa. Hoặc có thể tính một
khoản phí nhỏ trên những giấy phép được phân bổ ban đầu.

Thiết Lập Các Quy Định Mua Bán

Bất cứ một thị trường nào muốn hoạt động hiệu quả cũng cần có quy định rõ ràng quy định
ai có thể mua bán và những thủ tục mua bán cần được tuân theo. Hơn nữa, các quy định
không nên quá cồng kềnh nặng nề đến mức đối tượng tham gia thị trường không thể phán
đoán chính xác tác động của quy định lên việc mua bán của họ ở một mức giá cụ thể nào
đó. Điều này cũng hàm ý là các cơ quan quản lý công cộng cần phải “để yên không nhúng
tay vào” sau khi đã phân phối quyền phát thải ban đầu. Các cơ quan môi trường thường có
khuynh hướng tự nhiên đi ngược lại điều này, muốn theo dõi thị trường sát sao và có lẽ còn
muốn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nó nữa. Chẳng hạn cơ quan giám sát có thể
muốn có quyền quyết định sau cùng đối với mọi việc mua bán nhằm ngăn chặn bất cứ vụ
mua bán nào mà cơ quan này cho là không tốt ở khía cạnh nào đó. Điều này sẽ dẫn đến vấn
đề khó khăn là sự không chắc chắn của người mua và người bán tăng lên, làm tăng mức chi
phí giao dịch chung trên thị trường, và cản trở sự lưu thông hữu hiệu của các giấy phép.
Một nguyên tắc chung mà các cơ quan quản lý công cộng phải theo là nên đặt ra những
quy định đơn giản và rõ ràng rồi để cho việc mua bán tự diễn tiến.

Một quy định căn bản cần phải có là nên để ai được tham gia vào thị trường. Thị trường
này có nên chỉ giới hạn cho những đối tượng gây ô nhiễm hay không, hay là ai cũng có thể
mua bán được? Chẳng hạn những nhóm cổ vũ việc bảo vệ môi trường có được phép mua
giấy phép rồi để đó không cho lưu hành để giảm tổng số lượng phát thải không? Phản ứng
đầu tiên có thể có là cho rằng những nhóm như vậy cần phải được quyền mua giấy phép,
bởi vì đó là bằng chứng cho thấy giá sẵn lòng trả của xã hội để có tổng mức phát thải thấp
hơn là lớn hơn giá của giấy phép, là giá được xác định bằng cách cân bằng các chi phí
giảm ô nhiễm biên. Kết luận này có lẽ đúng nếu chúng ta đang đề cập đến một nhóm bảo
vệ môi trường ở một địa phương hay một vùng mà các thành viên của nhóm hầu như đều
nằm trong khu vực mua bán giấy phép phát thải đang bàn, và họ gây quỹ chủ đích là để
mua các giấy phép phát thải trong vùng đó. Kết luận này có lẽ không còn đúng nữa nếu
những nhóm vận động lớn có tầm cỡ quốc gia lại mua giấy phép trên thị trường chỉ của
một vùng nào đó phục vụ mục đích chiến lược hay chính trị, mà điều này không phản ánh
giá sẵn lòng trả của người dân sống trong vùng. Tuy nhiên bằng chứng cho thấy điều này
chưa xảy ra với bất cứ thị trường TDP đang hoạt động nào.

Chất Thải Không Đồng Nhất

Giả sử chúng ta đang cố gắng thiết kế một chương trình TDP để kiểm soát tổng lượng khí
SO2 thải ra trong một vùng có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm khác nhau như các nhà máy
nhiệt điện, các nhà máy công nghiệp v.v. nằm rải rác khá rộng khắp vùng. Hình 13-3 thể
hiện một lược đồ mô tả tình hình này. Tất cả các điểm xả thải không cùng nằm ở một vị trí
xét về vị trí tương đối của chúng đối với hướng gió chính trong vùng hay xét về khoảng
cách của chúng tới vùng đông dân cư nhất. Một số điểm ở đầu gió, một số khác lại ở cuối
nguồn của khu vực đông dân cư. Chúng ta giả sử rằng chi phí giảm ô nhiễm biên của các
điểm xả thải này không giống nhau, và chúng cũng không giống nhau xét về mặt tác động
của các chất thải ra đến mức độ SO2 trong môi trường xung quanh trong khu vực có cư
dân. Theo ngôn từ kỹ thuật, chúng có các hệ số chuyển tải khác nhau, tức mối liên quan

Barry Field & Nancy Olewiler 211


giữa việc xả thải với những thiệt hại gây ra cho vùng đô thị lân cận. Sau khi đã phân phối
các giấy phép phát thải, bây giờ chúng ta hãy để thị trường mua bán giấy phép hoạt động.
Chừng nào mà số lượng giấy phép lưu hành vẫn được giữ không đổi thì chừng ấy chúng ta
còn kiểm soát được tổng lượng phát thải SO2 một cách có hiệu quả. Nhưng nếu chúng ta
cho phép mua bán giấy phép thẳng, nghĩa là một đổi một, giữa tất cả các nguồn không kèm
theo một điều kiện gì, thiệt hại về môi trường từ tổng số chất thải đó có thể thay đổi. Ví dụ,
nếu một nhà máy ở cuối nguồn gió bán một số giấy phép cho một hãng ở đầu nguồn gió thì
tổng số giấy phép vẫn như trước nhưng bây giờ số chất thải đầu nguồn gió so với khu dân
cư sẽ nhiều hơn và do đó, thiệt hại sẽ nhiều hơn. Điều này thường được gọi là vấn đề điểm
nóng ô nhiễm.

Vấn đề này cũng giống như vấn đề mà người ta gặp phải khi áp dụng tiêu chuẩn hoặc thuế
đồng nhất đối với chất ô nhiễm không đồng nhất. Nếu chương trình chỉ đơn giản cho phép
tất cả các đối tượng mua bán trên cơ sở một đổi một như nhau, rất dễ để xảy ra tình trạng là
một nhà máy hoặc một nhóm các nhà máy nào đó có hệ số chuyển tải cao – nghĩa là lượng
chất thải do họ xả ra có tác động nặng nề hơn đến chất lượng môi trường xung quanh – lại
thu gom được nhiều giấy phép hơn. Một cách để tránh tình trạng này có lẽ là điều chỉnh
việc mua bán trên cơ sở tính đến cả các tác động của các nguồn gây ô nhiễm riêng rẽ. Giả
sử số chất thải do nguồn B xả ra có tác hại gấp đôi số chất thải do nguồn A thải ra đơn giản
bởi vì vị trí của hai nguồn. Khi đó những người điều phối chương trình có thể đặt ra một
quy định là nếu B mua giấy phép của A, B phải mua hai giấy phép chỉ để sử dụng một mà
thôi. Đây gọi là hệ thống TDP-dựa vào chất lượng môi trường xung quanh. Khi nguồn
phát thải là không đồng nhất, hệ thống dựa vào chất lượng môi trường xung quanh là cần
thiết để đạt được cân bằng hiệu quả-chi phí. Tuy nhiên kiểu thị trường này hoạt động rất
phức tạp. Với nhiều nguồn với nhiều hệ số chuyển tải khác nhau, nhà chức trách phải quyết
định cho từng nguồn: bao nhiêu giấy phép mua từ nguồn khác thì được tính là một giấy
phép mới. Nếu có 5 nguồn, nhà chức trách chỉ cần đưa ra 10 hệ số giao dịch; nếu có 20
nguồn khác nhau, phải có 190 hệ số.13

Một cách khác để tránh phải giải quyết vấn đề này có thể là sử dụng một hệ thống khoanh
vùng tương tự như việc tính thuế chất thải theo vùng mà chúng ta đã đề cập trước đây. Nhà
chức trách sẽ chỉ định ra một loạt các vùng như vậy, mỗi vùng bao gồm những nguồn gây
ô nhiễm tương đối giống nhau về vị trí và tác động của chất thải đối với chất lượng môi
trường xung quanh. Hình 13-3 cho chúng ta thấy 4 vùng như vậy. Nhà chức trách khi đó có
thể làm một trong những việc sau: cho phép mua bán giấy phép giữa các công ty trong
cùng một vùng, hoặc điều chỉnh tất cả giao dịch giữa các vùng theo hệ thống dựa vào chất
lượng môi trường xung quanh. Chẳng hạn, nếu các nguồn ở vùng B có hệ số chuyển tải
gấp đôi các nguồn trong vùng C, thì bất cứ nguồn nào của vùng B mua giấy phép từ bất cứ
hãng nào ở vùng C cũng sẽ phải mua hai giấy phép để được quyền sử dụng một, và bất cứ
nguồn nào ở vùng C cũng sẽ chỉ phải mua nửa giấy phép từ một nguồn ở vùng B là đã có
được quyền của cả một giấy phép.

13
Nói chung, nếu có n nguồn, phải có [n(n – 1)]/2 hệ số giao dịch. Rõ ràng là cực kỳ khó thiết lập hệ thống
dựa vào chất lượng môi trường xung quanh. Nhà chức trách do đó cần xem xét chính sách tốt thứ nhì, chẳng
hạn như hệ thống chia vùng (hoặc các loại chính sách khác).

Barry Field & Nancy Olewiler 212


Hình 13-2: Phát thải không đồng nhất và chương trình TDP
C
A B D


⌧ ⌧ Hướng
⌧ ⌧ ⌧ ⌧ gió
thường
⌧ ⌧ ⌧
thổi
⌧ ⌧ ⌧

⌧ Vị trí của mỗi nguồn phát thải


Mật độ dân số cao nhất
Vùng giao dịch giấy phép
Chất thải hỗn hợp không đồng nhất gây ra tình huống phức tạp cho chương trình TDP. Nếu có thể
giao dịch giấy phép bất cứ nơi nào trong khu vực, sẽ xuất hiện điểm nóng ô nhiễm nếu người nắm
giữ giấy phép tập trung ở vùng B, gần và cùng hướng gió đến khu dân cư đông đúc. Hệ thống mua
bán giấy phép theo vùng sẽ nhóm các nguồn theo hệ số chuyển tải. Cho phép giao dịch 1 đổi 1
trong từng vùng. Điều này triệt tiêu điểm nóng nhưng làm hệ thống trở nên phức tạp.

TDP và vấn đề cạnh tranh


Việc cho phép mua bán giấy phép giữa các vùng khác nhau hoặc ngược lại, việc hạn chế
mua bán giữa các vùng có tầm quan trọng lớn hơn là khi mới thoạt trông ban đầu. Các
chương trình giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng hoạt động thông qua một quá trình
mua bán trong đó người bán và người mua quan hệ qua lại với nhau để chuyển quyền sở
hữu có giá trị. Thị trường hoạt động tốt nhất khi có sự cạnh tranh đáng kể giữa những
người bán với nhau cũng như giữa những người mua với nhau; thị trường hoạt động kém
đi rất nhiều nếu có quá ít người mua hay người bán đến mức các áp lực của cạnh tranh quá
yếu hoặc hoàn toàn không có. Trong trường hợp có ít kẻ mua người bán, thì một trong số
này, hoặc có thể là một nhóm nhỏ trong số này, có thể chi phối thị trường, thông đồng với
nhau về giá cả, đặt các mức giá khác nhau cho những đối tượng khác nhau, hay dùng
quyền kiểm soát các giấy phép của mình để giành quyền kiểm soát kinh tế trong ngành
công nghiệp của mình v.v. Vì thế từ quan điểm cần phải khuyến khích nuôi dưỡng cạnh
tranh, chúng ta cần mở rộng vùng mua bán giấy phép ra càng rộng càng tốt, để có được
nhiều đối tượng muốn mua bán giấy phép với nhau.

Nhưng điều này có thể đi ngược lại với thực tế sinh thái. Trong thực tế có thể có những lý
do về khí tượng hay thủy văn đòi hỏi phải hạn chế vùng mua bán trong một vùng địa lý
tương đối hẹp. Nếu mục tiêu là kiểm soát lượng khí thải đang ảnh hưởng đến một thành
phố nào đó chẳng hạn, chúng ta có thể không muốn các công ty ở đó mua bán giấy phép
với các công ty ở thành phố khác. Hoặc nếu mối quan tâm của chúng ta là làm sao kiểm
soát được lượng chất thải đang đổ vào một con sông hay hồ nào đó, chúng ta không thể
cho phép các nguồn gây ô nhiễm ở gần đó mua bán giấy phép với các nguồn khác nằm bên
một nguồn nước hoàn toàn khác. Như thế, vì những lý do về môi trường có lẽ nên hạn chế
vùng mua bán giấy phép, trong khi vì những lý do kinh tế chúng ta lại muốn vùng mua bán
được quy định thật rộng. Không có một quy tắc vàng nào chỉ ra được chắc chắn cần phải
cân đối hai yếu tố này ra sao trong mọi trường hợp. Nhà chức trách chỉ có thể xem xét các
trường hợp cụ thể mỗi khi chúng nảy sinh và cân nhắc những khía cạnh riêng biệt của các
yếu tố môi trường cũng như những điểm tế nhị về điều kiện cạnh tranh trong các ngành
công nghiệp mà thôi.

Barry Field & Nancy Olewiler 213


Các chương trình TDP và việc cưỡng chế thực thi
Như đã đề cập ở trên, chương trình TDP buộc các nguồn gây ô nhiễm phải giữ mức phát
thải không được vượt qua định mức tổng số giấy phép phát thải họ có. Như vậy, cơ quan
chủ quản chương trình chủ yếu sẽ phải theo dõi hai mặt sau: số giấy phép mỗi nguồn gây ô
nhiễm đang có, và lượng chất thải từ mỗi nguồn này xả ra. Vì đã biết việc phân bổ giấy
phép ban đầu, cơ quan này phải có cách nào đó để theo dõi quá trình mua bán giấy phép
giữa các thành viên trên thị trường. Thực tế, việc mua bán có thể trở nên rất phức tạp khi
có nhiều người mua kẻ bán và nhiều kiểu giao dịch mua bán khác nhau, chẳng hạn như
kiểu cho thuê tạm thời hoặc cho thuê theo hợp đồng dài hạn ngoài kiểu chuyển nhượng
vĩnh viễn. Bởi vì người mua (hay thuê) giấy phép đương nhiên cảm thấy cần phải cho cơ
quan chức năng biết mình đã mua giấy phép và bởi vì mọi vụ mua bán đã bao hàm cả
người bán rồi, nên một hệ thống tự báo cáo, cộng với những phương tiện chuyển giao
thông tin hiện đại, có lẽ đã đủ để cung cấp những thông tin đáng tin cậy về việc đối tượng
nào đang giữ bao nhiêu giấy phép.

Cơ quan quản lý chương trình phải có khả năng theo dõi giám sát xem lượng chất thải từ
mỗi nguồn gây ô nhiễm có vượt quá số giấy phép đang có hay không. Nếu các giấy phép
thể hiện tổng số lượng chất thải xả ra trong một khoảng thời gian nào đó, phải có biện pháp
đo lường được lượng chất thải tích lũy từ mỗi nguồn. Yêu cầu này cũng giống như đối với
các chính sách khác. Nếu có cơ sở chắc chắn rằng lượng phát thải là khá đồng đều trong
suốt năm, nhà chức trách có thể kiểm định lượng chất thải tích lũy bằng cách kiểm tra đột
xuất mức độ phát thải. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nguồn gây ô nhiễm công nghiệp,
lượng chất thải xả ra hàng ngày, hàng tuần, hay theo từng mùa đều có sự khác biệt đáng kể.
Vì thế, cần phải có những biện pháp theo dõi giám sát phức tạp hơn.

Một khía cạnh tốt của các chương trình TDP là ở chỗ chúng có thể sẽ tạo được động cơ
khuyến khích các đối tượng theo dõi giám sát lẫn nhau, ít nhất là một cách không chính
thức. Khi một số nguồn xả ra nhiều chất thải hơn mức giấy phép cho phép, thì những
nguồn phát thải này thực tế là đang lừa đảo vì không mua đủ số giấy phép cho mức phát
thải của họ. Điều này như thế sẽ làm mức cầu giấy phép xuống thấp hơn mức lẽ ra phải có.
Và điều đó có tác động làm giảm giá thị trường của các giấy phép phát thải. Việc này rõ
ràng đi ngược lại lợi ích của bất cứ công ty nào đang nắm giữ nhiều giấy phép, và những
công ty như vậy sẽ có động cơ giám sát các công ty khác không phát thải gian dối.

TDP và khuyến khích Nghiên cứu & Phát triển


Trong các chương trước chúng ta đã thấy tiêu chuẩn phát thải không tạo ra động lực
khuyến khích cải tiến và tìm ra công nghệ giảm ô nhiễm giá rẻ, trong khi thuế phát thải lại
làm được điều này. Về phương diện này, các chương trình TDP cũng tương tự như thuế
phát thải, ít ra là trên lý thuyết. Hãy xét một cong ty ở hình 13-3. Giả sử hiện tại đường
biểu diễn hàm chi phí giảm ô nhiễm biên của công ty là MAC1. Mối tờ giấy phép phát thải
được bán với giá là p, và chúng ta giả sử rằng dự kiến giá này sẽ không thay đổi. Công ty
đã điều chỉnh số giấy phép sao cho hiện giờ đang có E1 giấy phép trong tay. Lượng phát
thải do đó cũng là E1 và tổng chi phí giảm ô nhiễm là (a + b). Động cơ khuyến khích thực
hiện nghiên cứu và phát triển là tìm ra cách kiểm soát phát thải ít tốn kém hơn, để công ty
có thể giảm lượng phát thải và bán đi những giấy phép dư không dùng đến. Sẽ được bao
nhiêu nếu chuyển đường chi phí giảm ô nhiễm biên thành MAC2? Với đường MAC2, công
ty sẽ phát thải ở mức E2. Tổng chi phí giảm ô nhiễm sẽ là (b + d), nhưng công ty sẽ có thể
bán được (E1 – E2) giấy phép với mức doanh thu p(E1 – E2) = (c +d).

Barry Field & Nancy Olewiler 214


Lợi ích ròng của R&D là:

(Tổng chi phí giảm ô nhiễm với MAC1) – (Tổng chi phí giảm ô nhiễm với MAC2) +
(Doanh thu từ việc bán TDP) = (a + b) – (d + b) + (c + d) = (a + c).

Lợi ích ròng này hoàn toàn bằng với tiết kiệm có được của thuế phát thải (xem chương 12).
Giá thị trường của giấy phép cũng có vai trò khuyến khích kinh tế giống như một mức thuế
phát thải. Nếu không giảm lượng phát thải, các công ty coi như đang bỏ qua một mức thu
nhập tăng thêm lẽ ra có thể có được khi bán số giấy phép không dùng đến.

Hình 13-3: TDP và thay đổi công nghệ

$ MAC1

MAC2

p Giá giấy phép


c
e a
d
b
E2 E1
TDP tạo ra động cơ khuyến khích đầu tư vào công nghệ giảm ô nhiễm tiết kiệm chi phí. Người
gây ô nhiễm ban đầu có E1 giấy phép sẽ thực hiện R&D để giảm MAC1 xuống MAC2. Với
MAC2, người gây ô nhiễm sẽ giảm phát thải xuống E2. Do đó họ sẽ bán số giấy phép thừa với giá
p và có được doanh thu là diện tích (c + d), như vậy thu nhập ròng là diện tích (a + c).

TÓM TẮT

Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng đã được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ. Có nhiều
chương trình được thực hiện ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như chương trình TDP giảm SO2 trong
ngành sản xuất điện. Một số nước đang khảo sát thành lập hệ thống mua bán carbon trên
toàn thế giới trong khi các công ty đã thực sự mua bán carbon để đón đầu thị trường này.
Canada cũng đang xem xét áp dụng TDP cho carbon, nitrogen oxide, hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi. Người ta kỳ vọng phương pháp kiểm soát ô nhiễm này có chi phí thấp hơn so với
hệ thống tiêu chuẩn phát thải dựa vào công nghệ hiện hành, và từ khía cạnh chính trị, TDP
cũng dễ áp dụng hơn thuế phát thải.

Nhưng các chương trình TDP cũng có những vấn đề riêng. Việc thị trường TDP hoạt động
như thế nào rõ ràng có ý nghĩa quyết định đến việc chính sách này có phát huy tác dụng
được hay không. Có cả một loạt những yếu tố quan trọng chi phối: ai sẽ được cấp phát giấy
phép lúc ban đầu, mức độ mong muốn giảm thiểu chi phí của họ, mức độ cạnh tranh trên
thị trường, các quy định giao dịch mua bán giấy phép do cơ quan quản lý đặt ra, khả năng
theo dõi giám sát và cưỡng chế thi hành v.v. Tuy nhiên hệ thống giấy phép phát thải có thể
chuyển nhượng có lẽ là một ý tưởng đã đến thời điểm chín muồi.

Barry Field & Nancy Olewiler 215


Cả hai hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng và thuế phát thải đều nhằm
chuyển gánh nặng trách nhiệm về việc đưa ra các quyết định kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm từ
các nhà quản lý tập trung sang chính các đối tượng gây ô nhiễm. Chúng ta cần nhấn mạnh
rằng: Các chính sách khuyến khích kinh tế như TDP và thuế không nhằm giao các mục tiêu
kiểm soát ô nhiễm cho các đối tượng gây ô nhiễm. Không phải thị trường là nhân tố quyết
định mức kiểm soát ô nhiễm hiệu quả nhất cho xã hội. Đúng hơn là, chúng là các phương
cách khuyến khích cố gắng của chính các đối tượng gây ô nhiễm nhằm tìm ra những cách
hiệu quả hơn để đáp ứng mục tiêu giảm thải chung.

CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH

Hệ thống TDP dựa trên chất lượng môi trường xung quanh

Vấn đề điểm nóng ô nhiễm

Hệ thống TDP dựa trên phát thải

Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

Lợi ích từ mua bán giấy phép

BÀI TẬP

1. Sử dụng đường MAC trong ví dụ giấy phép phát thải sulphur trong chương này, tính
tổng chi phí của các công ty trước khi có giao dịch, sau khi giao dịch 15 giấy phép. Ai
có lợi nhiều nhất? Tại sao?

2. Sử dụng đường MAC ở trên, tính chi phí tư nhân và chi phí xã hội của hệ thống TDP
trong trường hợp đấu giá giấy phép lúc ban đầu. So sánh kết quả này với kết quả trong
câu 1 và giải thích tại sao nếu có sự khác biệt.

3. Hai nguồn gây ô nhiễm có thể kiểm soát việc phát thải thông qua hai hàm giảm ô
nhiễm biên như sau: MAC1 = 300 – 10E1 và MAC2 = 90 – 5E2. Giả sử mức ô nhiễm
mục tiêu là 30 đơn vị. Chúng ta không biết mức này là hiệu quả xã hội hay không.

(a) Tính mức phát thải của mỗi nguồn để đạt hiệu quả-chi phí xã hội.

(b) Giải thích áp dụng hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng như thế nào
để đạt được mức phát thải mục tiêu. Giả sử ban đầu cấp cho mỗi nguồn 15 giấy
phép. Chính phủ cấp giấy phép này miễn phí. Tính xem mỗi nguồn giữ bao nhiêu
giấy phép, giá giấy phép, tổng chi phí tư nhân của hệ thống giấy phép sau khi thị
trường hoạt động. Chi phí tư nhân của mỗi nguồn thay đổi như thế nào nếu chính
phủ bán đấu giá giấy phép lúc ban đầu?

4. Công cụ chính sách nào sau đây tạo ra động cơ khuyến khích đầu tư R&D nhiều nhất
để giảm MAC: tiêu chuẩn cá nhân, thuế phát thải, TDP? Chứng minh bằng đồ thị.

Barry Field & Nancy Olewiler 216


CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Chính phủ thiết lập hệ thống TDP trao giấy phép cho các nguồn gây ô nhiễm và tạo ra
thị trường mua bán giấy phép. Hệ thống này phản ứng với các công ty mới phát thải
như thế nào? Các vấn đề gì có thể nảy sinh? Giải thích.

2. Cơ sở nào để tán thành và phản đối việc cho bất cứ ai (ngân hàng, cá nhân, nhóm môi
trường, cơ quan nhà nước v.v.) mua và bán giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng?

3. Có một số khuyến nghị thành lập hệ thống giấy phép chuyển nhượng được cho việc
bảo tồn động vật hoang dã và bảo vệ môi trường sống. Hệ thống này sẽ hoạt động như
thế nào?

Barry Field & Nancy Olewiler 217


CHƯƠNG 14
TRIỂN VỌNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

Ba chương vừa qua đã giới thiệu các công cụ mệnh lệnh và kiểm soát, những chính sách
khuyến khích kinh tế như thuế, trợ cấp, và giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng.
Chương này tiến hành phân tích làm nổi bật những điểm khác nhau giữa các chính sách.
Trước tiên, dùng ví dụ số học và phương pháp đại số đơn giản tương tự như cách đã sử
dụng trong ba chương trước, chúng ta so sánh các giải pháp hiệu quả - chi phí đối với tất cả
các chính sách theo các tiêu chí sau: chi phí thực thi cá nhân và xã hội, các động cơ khuyến
khích đầu tư vào công nghệ mới giảm ô nhiễm và các yêu cầu thông tin để thực thi chính
sách. Phân tích này sẽ được trình bày rõ trong phần 5, nó giúp cho bạn nhận ra chính sách
nào sẽ hoạt động tốt nhất cho từng vấn đề môi trường cụ thể. Phần thứ hai sẽ giới thiệu tính
không chắc chắn của dạng hàm chi phí giảm ô nhiễm biên và hàm thiệt hại biên trong mô
hình. Tính không chắc chắn có thể cản trở việc đạt tới trạng thái cân bằng hiệu quả xã hội.
Một tiêu chí khác cho việc chọn lựa giữa các chính sách cũng sẽ được trình bày trong
chương này – đó là tối thiểu hóa chi phí xã hội ở tại một mức phát thải không hiệu quả.
Cuối cùng, chúng ta kết thúc bằng một thảo luận về các tác động khuyến khích của từng
chính sách để làm rõ dạng hàm của đường MAC.

SO SÁNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH

Nhắc lại mô hình cơ bản: Chi phí thực thi


Giả sử có hai công ty, L và H, có chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau. Thông thường,
chất thải được ký hiệu là Ei, với i = L và H. Giả sử công ty L có chi phí giảm ô nhiễm biên
thấp chi phí của hơn công ty H. Cả hai công ty đều hoạt động trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo. Không có sự bóp méo nào trong nền kinh tế ngoại trừ ô nhiễm từ các công ty.
Chúng ta cũng giả thiết chất thải ô nhiễm đang xét là hỗn hợp đồng nhất.

MACL = 900 – 15EL

MACH = 2000 – 25EH

Nếu không có qui định nào đối với việc gây ô nhiễm thì mỗi công ty sẽ có chi phí xử lý ô
nhiễm bằng 0. Mức phát thải đối với công ty có mức chi phí giảm ô nhiễm thấp là 60 tấn,
còn công ty có chi phí giảm ô nhiễm cao là 80 tấn. Lượng phát thải này được tính bằng
cách lần lượt cho từng phương trình trên bằng 0 và giải ra giá trị E. Do vậy, tổng lượng
phát thải khi không có qui định là 140 tấn. Hình 14.1 minh họa chi phí giảm ô nhiễm biên
của từng nguồn gây ô nhiễm.
Giả sử nhà chức trách muốn giảm bớt 40% lượng phát thải. Như vậy lượng phát thải mục
tiêu là 84 tấn. Mức phát thải mục tiêu này thể hiện sự cân bằng hiệu quả xã hội, hay đó là
dự đoán tốt nhất của các nhà chức trách. Trong phần thảo luận sau, hiệu quả xã hội không
quan trọng trong bất kỳ sự thỏa thuận nào. Mỗi chính sách đều có thể đạt được mức phát
thải là 84 tấn. Nếu mục tiêu trên là hiệu quả xã hội thì mỗi chính sách cũng có thể làm
được như thế. Vậy điểm khác biệt giữa các chính sách là liệu các chính sách này có mang
lại hiệu quả chi phí hay không; nghĩa là các chính sách đó có tối thiểu hóa chi phí xã hội
hay không khi đạt mức ô nhiễm mục tiêu. Chúng ta sẽ tập trung vào vấn đề hiệu quả - chi
phí trong chương này.

Barry Field & Nancy Olewiler 218


Hình 14.1: Phát thải hiệu quả chi phí

525 đô la là thuế trên một đơn vị


và là giá cân bằng của mỗi
giấy phép
25 tấn là tiêu chuẩn cá nhân của
công ty L và là mức phát thải
sau khi mua bán giấy phép.
59 tấn là tiêu chẩn cá nhân của
công ty H và là mức phát thải
sau khi mua bán giấy phép.

Điểm cân bằng hiệu quả -chi phí cho hai nguồn gây ô nhiễm với các đường MAC khác nhau đạt được khi các
đường MAC bằng nhau. Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao giảm lượng phát thải từ 80 xuống 59 tấn, trong
khi lượng phát thải của công ty có chi phí thấp sẽ giảm từ 60 xuống 25 tấn. Cả hai đường MAC đều bằng 525
đô la. Chính sách thuế, TDP, và tiêu chuẩn cá nhân đều là hiệu quả - chi phí. Một tiêu chuẩn đồng nhất được
thiết lập ở mức 42 tấn thì không phải là hiệu quả - chi phí bởi vì các đường MAC không bằng nhau tại mức
phát thải.

Chúng ta hãy xem xét lại hai cách đo lường chi phí thực thi của một chính sách. Chi phí
thực thi cá nhân đo lường tổng chi phí xử lý chất thải của nguồn gây ô nhiễm. Đó là tổng
chi phí giảm ô nhiễm (TAC) của nguồn gây ô nhiễm cộng với bất kỳ khoản thuế phải trả
hoặc chi phí mua giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng được (TDP) hay doanh thu từ
việc bán giấy phép đó. Chi phí thực thi xã hội được xác định bằng chi phí thực thi cá
nhân trừ đi khoản thuế hay doanh thu giấy phép được phân phối lại cho nguồn gây ô
nhiễm. Những khoản thu này sẽ không ảnh hưởng tới quyết định sản xuất của các công ty
nếu tất cả doanh thu được hoàn trả lại toàn bộ (nghĩa là không phụ thuộc vào lượng phát
thải).

Từ quan điểm xã hội, chi phí thực thi xã hội thực sự có ý nghĩa. Chúng ta tính toán chi phí
thực thi cá nhân vì những chi phí này minh họa khá rõ các đặc điểm kinh tế chính trị của
chính sách. Khi chi phí tư nhân của một chính sách là cao thì chúng ta có thể thấy nguồn
gây ô nhiễm phản đối việc thực thi chính sách đó. Việc xác định hai nguồn gây ô nhiễm có
chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau cho phép chúng ta thấy các chính sách có thể có tác
động khác nhau lên các công ty đang hoạt động trong cùng một ngành công nghiệp.

Điểm cân bằng hiệu -quả chi phí được xác định khi hai điều kiện sau được thỏa mãn:

EL + EH = 84
MACL = MACH
Điều này đảm bảo tổng lượng chất thải bằng với lượng ô nhiễm mục tiêu và chi phí giảm ô
nhiễm của những nguồn gây ô nhiễm là bằng nhau tại mức phát thải cân bằng, có nghĩa là

Barry Field & Nancy Olewiler 219


nguyên tắc cân bằng biên được thỏa mãn. Giải phương trình MAC trên chúng ta sẽ tìm ra
giá trị EL = 25, EH =59, và MACL = MACH = $525 tại mức phát thải mang lại hiệu quả-chi
phí cho mỗi công ty. Do mức phát thải ban đầu của công ty L là 60 và của công ty H là 80,
nghĩa là tổng lượng chất thải giảm đi là 35 của công ty L và 21 đơn vị của công ty H.

Mức thuế sẽ được qui định là $525 trên một đơn vị chất thải. Tiêu chuẩn cá nhân sẽ được
qui định tại mức phát thải mang lại hiệu quả-chi phí là 25 và 59. Chúng ta giả sử tiêu chuẩn
đồng nhất ở mức 42 đơn vị phát thải cho mỗi công ty; nghĩa là yêu cầu mỗi nguồn phát thải
cùng một lượng như nhau bất kể chi phí giảm ô nhiễm của hai nguồn đó như thế nào.
Chúng ta xem xét hai chính sách giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng được (TDP.
Trước tiên, chúng ta giả sử những nguồn gây ô nhiễm được cấp TDP mà không chịu bất kỳ
lệ phí nào. Giả sử nhà chức trách không biết gì về lượng chất thải ban đầu của các nguồn
gây ô nhiễm. Đơn giản là chúng ta lấy tổng lượng chất thải chia cho số nguồn gây ô nhiễm,
và cấp giấy phép cho mỗi công ty được phát thải ra bên ngoài là 42 đơn vị. Sau lần phân
phối đầu tiên, các công ty có thể mua bán giấy phép. TDP còn có thể được đấu giá. Với
chính sách này, nhà chức trách đơn giản đề nghị bán 84 giấy phép và để tự các công ty đấu
giá với nhau. Giả sử thời gian là đủ để mỗi chính sách đạt tới trạng thái cân bằng.

Vậy thì chính sách nào trong những chính sách trên có thể đạt tới trạng thái cân bằng hiệu
quả-chi phí? Chỉ chính sách tiêu chuẩn đồng nhất là thất bại về mặt hiệu quả - chi phí như
được ghi nhận ở chương 11. Tại mức phát thải là 42 đơn vị, MACL = $270 và MACH =
$950. Con số này có thể không đạt tính hiệu quả - chi phí vì chi phí giảm ô nhiễm biên của
hai công ty không bằng nhau tại điểm cân bằng. Một tiêu chuẩn cá nhân thiết lập tại mức
phát thải hiệu quả, một mức thuế được định ra tại mức giá hiệu quả, và cả hai hệ thống
TDP đều đạt hiệu quả - chi phí.

Bảng 14.1 trình bày chi phí thực thi cá nhân và chi phí thực thi xã hội của mỗi chính sách.
Như đã minh họa, chi phí thực thi xã hội là giống nhau đối với tất cả các chính sách ngoại
trừ tiêu chuẩn đồng nhất. Tổng chi phí xã hội về mặt hiệu quả - chi phí là $14.700.

Bảng số liệu trình bày rõ tiêu chuẩn đồng nhất đạt được mức phát thải mục tiêu với tổng
chi phí vượt quá tổng chi phí của các chính sách khác. Tiếp theo, ghi nhận sự khác biệt
trong chi phí kiểm soát cá nhân giữa các chính sách và giữa hai loại công ty. Các chính
sách có thể được xếp hạng theo chi phí tư nhân từ thấp nhất đến cao nhất cho từng loại
nguồn gây ô nhiễm. Đối với nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp, chính sách được ưa thích
sắp xếp theo chi phí thấp nhất đến chi phí từ thấp nhất đến cao nhất là (a) TDP được phân
bổ ban đầu không chịu phí tổn, (b) tiêu chuẩn đồng nhất, (c) tiêu chuẩn cá nhân, và (d) sự
ràng buộc thuế đồng nhất và chính phủ bán đấu giá TDP. Đối với nguồn gây ô nhiễm có
chi phí cao, trật tự xếp hạng là tiêu chuẩn cá nhân, rồi đến TDP không đấu giá, tiếp theo là
tiêu chuẩn đồng nhất và cuối cùng là thuế và TDP được bán đấu giá. Cho nên, chính sách
tiêu chuẩn có tác động khác nhau phụ thuộc vào nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao hay
thấp nhưng có điều thấy rõ là các tiêu chuẩn này luôn có chi phí thấp hơn thuế hay hệ
thống TDP bán đấu giá. TDP được phân bổ ban đầu không tính phí luôn là chính sách được
ưa thích nhất hay nhì trong bảng danh sách14. Đều này giúp giải thích tại sao các nguồn gây

14
Bảng xếp hạng của TDP miễn phí được phân bổ ban đầu sẽ là một hàm của sự phân bổ các giấy phép ban
đầu. Ví dụ, nếu nguồn gây ô nhiễm nhận giấy phép phát thải theo tỷ lệ phát thải ban đầu, công ty L sẽ lấy 36
giấy phép còn công ty H lấy 48. Điều này có thể thay đổi chi phí kiểm soát tư nhân đối với công ty L là
3.412,50 đô la và công ty H là 11.287,50 đô la. Việc phân bổ này làm cho chính sách đứng thứ hai theo tiêu
chí chi phí thấp nhất đối với công ty L. Do vậy, giấy phép được ưa thích hơn thuế và thuế thì được ưa thích

Barry Field & Nancy Olewiler 220


ô nhiễm ngày càng ủng hộ việc thực hiện chính sách TDP. Rõ ràng các nguồn gây ô nhiễm
thích TDP hơn thuế và ít ra chiếm ưu thế hơn các dạng tiêu chuẩn. Các tác động của tiêu
chuẩn cũng khác nhau là điều thú vị và có thể giúp giải thích sự ủng hộ cho các chính sách
khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao sẽ ưa thích tiêu chuẩn cá nhân hơn. Nếu
nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao cũng là đại diện cho những công ty đang tồn tại trong
một ngành công nghiệp thì điều hiển nhiên là họ sẽ phản đối các tiêu chuẩn đồng nhất. Nếu
các công ty mới tham gia vào ngành có MAC thấp, một tiêu chuẩn đồng đều rõ ràng sẽ là
điều bất lợi đối với công ty cũ. Do vậy, thực tế khi áp dụng các tiêu chuẩn, chúng ta sẽ thấy
có một tiêu chuẩn thường xuyên áp dụng cho các công ty đang hoạt động trong ngành và
một tiêu chuẩn khắt khe hơn dành cho công ty mới tham gia vào ngành. Bảng số liệu cũng
chỉ rõ những nguồn gây ô nhiễm sẽ phản kháng việc thực thi chính sách thuế và TDP bán
đấu giá bởi chi phí tư nhân của các công ty cao tương đối so với các chính sách còn lại. Cột
khuyến khích công nghệ tóm lược thông tin đã trình bày ở chương 11 đến chương 13 về
việc khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm đạt được chi
phí giảm ô nhiễm biên MAC thấp hơn. Chúng ta thấy tất cả các tiêu chuẩn đều tạo ra ít
động lực đầu tư vào R&D hơn so với các chính sách còn lại. Trong tiêu chuẩn cá nhân khi
các yếu tố khác không đổi, công ty càng có chi phí xử lý chất thải thấp hơn thì có thể phải
chia sẽ tổng lượng chất thải phải giảm nhiều hơn. Thậm chí mỗi nguồn gây ô nhiễm có
động cơ báo cáo sai chi phí xử lý chất thải của họ, với hi vọng thuyết phục các nhà chức
trách rằng thực tế họ phải chịu chi phí cao hơn. Cho nên nhà chức trách vốn quan tâm đến
hiệu quả - chi phí sẽ ấn định cho công ty một tiêu chuẩn khoan dung hơn. Trong phần tiếp
theo của chương này, chúng ta sẽ minh họa bằng đồ thị về động cơ báo cáo sai thông tin
trong trường hợp chính sách tiêu chuẩn so với chính sách thuế Đối với tất cả các chính
sách khác, có những động cơ mạnh mẽ đầu tư vào các thiết bị xử lý chất thải, bởi vì mỗi
đơn vị ô nhiễm giảm đi sẽ làm giảm tổng chi phí cá nhân của chính sách đó. TDP đấu giá
và thuế có khuynh hướng tạo ra khuyến khích mạnh mẽ nhất để tìm ra đường MAC thấp
hơn, vì tiết kiệm chi phí từ việc giảm hóa đơn tiền thuế hoặc khoản thanh toán cho TDP có
khả năng rất lớn.

Cột thông tin được yêu cầu chỉ ra rõ lượng thông tin mà nhà chức trách cần có để xác định
mức độ phát thải mục tiêu. Chúng ra không cần quan tâm đến các thông tin yêu cầu cho
việc thực thi từng chính sách. Hai chính sách được xếp hạng “thấp“: tiêu chuẩn đồng nhất
và TDP đấu giá yêu cầu lượng thông tin là ít nhất. Trong trường hợp tiêu chuẩn đồng nhất
được định nghĩa như trên (các công ty được phép phát thải một lượng bằng nhau)15, nhà
chức trách không cần biết thêm bất kỳ thông tin nào từ công ty. Trường hợp TDP đấu giá
cũng tương tự như vậy. Nhà chức trách chỉ cần thông báo một cuộc bán đấu giá và chính
thị trường sẽ giải quyết những việc còn lại. Giao dịch tại thị trường giấy phép sẽ cho biết
đường MAC của từng công ty (như đường cầu và đường cung giấy phép). Phân bổ TDP
được xếp từ thấp đến trung bình. Đó là bởi vì cần thiết lập một số phương tiện phân phối
giấy phép ban đầu. Ví dụ, nhà chức trách có thể dùng tỷ lệ chất thải của công ty trong tổng
lượng chất thải làm nguyên tắc phân phối (đơn giản là lấy tổng lượng chất thải chia cho
tổng số nguồn gây ô nhiễm). Chúng ta xếp hạng thuế đồng nhất từ mức trung bình đến cao.
Để tính toán mức thuế hiệu quả chi phí, nhà chức trách phải giải bài toán hiệu quả chi phí.
Điều này có nghĩa họ phải biết MAC của tất cả những nguồn gây ô nhiễm. Nếu có nhiều
công ty thì chi phí yêu cầu thông tin sẽ là rất lớn. Lý do thuế đồng nhất ở mức trung bình là
nhà chức trách có thể làm đi làm lại cho đến khi thiết lập một thuế suất hiệu quả bằng cách

hơn bất kỳ tiêu chuẩn nào. Sẽ có những động cơ mạnh để các nguồn gây ô nhiễm vận động hành lang để có
được sự phân bổ giấy phép ban đầu có lợi cho hoï.
15
Nguyên tắc tương tự được áp dụng nếu chính sách tiêu chuẩn đồng nhất yêu cầu mỗi nguồn gây ô nhiễm
phải cắt giảm lượng phát thải theo tỷ lệ %.

Barry Field & Nancy Olewiler 221


quan sát tổng lượng chất thải, rồi tăng hay giảm thuế suất cho đến khi đạt tới mức chất thải
mục tiêu. Điều này được trình bày bằng đồ thị trong phần tiếp theo của chương (vấn đề
không chắc chắn và thông tin). Tiêu chuẩn cá nhân yêu cầu một lượng thông tin lớn. Giống
như thuế hiệu quả chi phí (nhưng không cần thao tác lặp đi lặp lại), Nhà chức trách cần
phải biết MAC của tất cả các công ty để có thể xác định tiêu chuẩn cá nhân cho mỗi công
ty. Không giống như thuế, không có cách nào để lặp đi lặp lại cho đến khi có giải pháp
mang hiệu quả chi phí. Một khi nguồn gây ô nhiễm tuân theo một tiêu chuẩn định trước,
nhà chức trách sẽ không nhận được thông tin gì về đường MAC của họ.

Bảng 14.1: Chi phí kiểm soát, khuyến khích, và những yêu cầu thông tin của các chính
sách kiểm soát ô nhiễm.
Chi phí Chi phí Khuyến Thông tin
Chính sách kiểm soát kiểm soát khích được yêu
tư nhân xã hội công nghệ cầu
Tiêu chuẩn đồng nhất
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp 2.430,00 2.430,00 Yếu Thấp
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao 18.050,00 18.050,00 Yếu Thấp
Tổng chi phí 20.480,00 20.480,00

Tiêu chuẩn cá nhân


Nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp 9.187,00 9.187,00 Yếu Cao
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao 5.512,50 5.512,50 Yếu Cao
Tổng chi phí 14.700,00 14.700,00

Thuế đồng nhất


Nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp 22.312,50 9.187,50 Mạnh Cao/T.Bình
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao 36.487,50 5.512,50 Mạnh Cao/T.Bình
Tổng chi phí 58.800,00 14.700,00

TDP (miễn phí)


Nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp 262,50 262,50 Yếu Thấp/T.Bình
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao 14.437,50 14.437,50 Mạnh Thấp/T.Bình
Tổng chi phí 14.700,00 14.700,00

TDP (đấu giá)


Nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp 22.312,50 9.187,50 Mạnh Thấp
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao 36.487,50 5.512,50 Mạnh Thấp
Tổng chi phí 58.800,00 14.700,00

Barry Field & Nancy Olewiler 222


VẤN ĐỀ KHÔNG CHẮC CHẮN VÀ THÔNG TIN

Không chắc chắn về đường thiệt hại biên (MD) và đường chi phí giảm ô
nhiễm biên (MAC)
Chúng ta giả thiết là nhà chức trách biết chính xác các phương trình MAC và MD. Thông
tin này giúp cho họ có khả năng xác định chính sách mang lại hiệu quả xã hội. Tuy nhiên,
trong thực tế, hầu như không thể biết chắc chắn thông tin về đường MAC và MD. Nhà
chức trách phải lựa chọn các chính sách khi tồn tại vấn đề không chắc chắn về đường MD
và MAC. Các chính sách được quan tâm là thuế đồng nhất, tiêu chuẩn đồng nhất, và giấy
phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP)16. Khi gặp vấn đề không chắc chắn về đường
MAC và MD, nhìn chung không thể đạt tới mức cân bằng hiệu quả xã hội. Điều này được
gọi là tình huống tốt nhất thứ hai (second-best situation). Thiệt hại xã hội sẽ xảy ra khi
sử dụng bất kỳ chính sách nào. Chúng ta giả sử mục tiêu của nhà chức trách là chọn lựa
một chính sách có thể tối thiểu hóa thiệt hại xã hội vốn là kết quả của vấn đề không chắc
chắn. Thiệt hại xã hội được định nghĩa là thiệt hại nguồn lực thực cống hiến quá ít hoặc
quá nhiều cho việc kiểm soát ô nhiễm so với mức hiệu quả xã hội đạt được. Nó được đo
lường bằng diện tích nằm giữa đường MD và MAC kể từ mức chất thải thực tế đến mức
chất thải hiệu quả xã hội. Tất nhiên, nhà chức trách không biết gì về mức chất thải hiệu quả
xã hội. Mô hình lý thuyết triển khai dưới đây sẽ cho phép nhà chức trách dự đoán độ lớn
tương đối thiệt hại xã hội trong tình trạng không chắc chắn và không có thông tin. Nội
dung tổng kết như sau:
Qui tắc quyết định tốt nhất thứ hai dành cho nhà chức trách khi gặp vấn đề
không chắc chắn về đường MAC và MD là phải tổi thiểu hóa thiệt hại xã hội
trong lúc lựa chọn các chính sách. Thiệt hại xã hội thể hiện bằng phần diện
tích giữa đường MD và MAC giới hạn bởi lượng chất thải thực tế và mức đạt
hiệu quả xã hội.
Chúng ta khảo sát một số trường hợp khác nhau:
Trường hợp 1: Nhà chức trách không biết chắc chắn vị trí của đường MD, nhưng biết
vị trí của MAC
Giả sử chất thải là hỗn hợp đồng dạng và tất cả nguồn gây ô nhiễm đều có MAC giống
nhau. Hình 14.2 minh họa hai đường MD: MDE là đường do nhà chức trách dự tính; MDT
là đường thực tế không được quan sát thấy. Điểm cân bằng hiệu quả xã hội nằm tại điểm E
*
; E’ là lượng chất thải mà nhà chức trách dự tính bằng cách lấy giao điểm của MD và
MAC rồi chiếu xuống trục hoành. Sau đó nhà chức trách lập ra tiêu chuẩn hay định lượng
chất thải cho phép tại điểm E’. Mức thuế đồng nhất được định ra tại t’. Sự lựa chọn công
cụ chính sách sẽ không ảnh hưởng tới độ lớn thiệt hại xã hội trong trường hợp 1 này. Dưới
sự điều tiết của tiêu chuẩn hay TDP, tổng lượng chất thải sẽ là E’. Áp dụng thuế tại t’, tổng
lượng chất thải sẽ vẫn là E’, bởi vì các nguồn gây ô nhiễm đặt t’ đúng bằng MAC. Thiệt
hại xã hội là bằng nhau trong tất cả các chính sách và bằng với phần diện tích màu xám
abc. Mức chất thải là quá thấp so với điểm cân bằng hiệu quả xã hội. Do vậy, nếu không
chắc chắn về đường MD, không có chính sách nào là nổi bật hơn cả trong việc tối thiểu
hóa thiệt hại xã hội. Và các nhà kinh tế không thể nào giúp nhà chức trách lựa chọn một
chính sách thích hợp.

16
Xem Martin Weitzman, “Prices versus Quantities”, Review of Economics Suties 41 (1974): 477-491

Barry Field & Nancy Olewiler 223


Hình 14.2: Tính không chắc chắn của đường MD

Nếu nhà chức trách không biết chắc về đường MD thì cả tiêu chuẩn và thuế được thiết lập tại giao điểm của
đường MDE và đường MAC tạo ra một thiệt hại xã hội giống nhau (phần diện tích tô đậm)
Trường hợp 2: Nhà chức trách không biết chắc chắn vị trí của đường MAC nhưng
biết chắc hình dáng và vị trí đường MD

Hình 14.3 minh họa trường hợp này. Giả thiết rằng nhà chức trách biết rõ lượng ô nhiễm
thực tế khi chưa thực hiện chính sách nào. Mức chất thải ban đầu là E0. Do vậy, nhà chức
trách không biết chắc chắn độ dốc của đường MAC. Đường MACT là đường thực tế trong
khi MACE là đường dự đoán. E * là điểm cân bằng hiệu quả xã hội và E’ là điểm cân bằng
dự tính. Tiêu chuẩn hay số TDP được tiết lập tại điểm E * và mức thuế là tại t’. Điểm cân
bằng dưới tác động của chính sách tiêu chuẩn hay TDP là điểm E’, với thiệt hại xã hội phát
sinh thể hiện bằng diện tích abc. Nhưng bây giờ sử dụng thuế phát thải với thuế suất t’ sẽ
dẫn đến một điểm cân bằng khác so với cân bằng của tiêu chuẩn hay TDP. Nguồn gây ô
nhiễm sẽ đặt t’ bằng với MAC. Lượng chất thải khi có thuế là E”. Thiệt hại xã hội khi có
thuế là phần diện tích adf.

Barry Field & Nancy Olewiler 224


Hình 14.3: Tính không chắc chắn của đường MAC: đường MD dốc

Khi nhà chức trách không biết chắc về độ dốc của đường MAC thì chính sách thuế có thể dẫn đến thiệt hại xã
hội khác nhau hơn chính sách tiêu chuẩn khi cả hai chính sách này được thiết lập tại giao điểm của MACE và
MD. Trong trường hợp được minh họa, thiệt hại xã hội trong trong trường hợp áp dụng thuế (diện tích adf)
lớn hơn thiệt hại xã hội trong trường hợp tiêu chuẩn (diện tích abc) bởi vì đường MD tương đối dốc hơn
đường MAC. Một tiêu chuẩn tốt nhất thứ hai được thiết lập tại E’ sẽ đưa nền kinh tế đến gần mức phát thải
hiệu quả xã hội, E*.

Bây giờ, nhà chức trách đã có phương tiện để thực hiện việc so sánh giữa các chính sách
theo hướng ưa thích chính sách nào đem lại thiệt hại xã hội thấp nhất, bằng cách kiểm
chứng độ lớn tương đối của diện tích abc so với diện tích adf. Tuy nhiên, cần nhớ rằng nhà
chức trách không biết điểm E * nằm ở đâu hay MACT thực nằm ở đâu. Vậy thì bằng cách
nào đo được diện tích abc và adf? Nhà chức trách không thể đo lường chính xác các diện
tích này nhưng có thể xác định độ lớn tương đối của chúng nếu có một số thông tin về độ
dốc của đường MD và MAC. Trong hình 14.3, đường MD tương đối dốc đứng. Thậm chí
nhà chức trách không biết chính xác độ dốc của đường MAC, và giả sử rằng họ biết được
MD dốc đứng hơn đường MAC. Trong trường hợp này, diện tích abc nhỏ hơn diện tích
adf. Một tiêu chuẩn đồng nhất hay chính sách TDP đều sẽ tối thiểu hóa thiệt hại xã hội.
Nhận thức trực giác đằng sau kết quả này là bất cứ khi nào đường MD tăng lên đáng kể thì
lượng chất thải cũng tăng theo, thiệt hại xã hội sẽ lớn hơn, cách xa lượng chất thải thực tế
kể từ điểm E *. Điểm cân bằng khi có thuế khó có thể dự báo hơn so với qui định tiêu
chuẩn hay TDP. Nếu đường MACE nằm dưới đường MACT, ấn định thuế sẽ dẫn tới mức
chất thải cao hơn nhiều và vì thế thiệt hại xã hội là rất lớn. Nếu đường MACE nằm trên
đường MACT, thuế kiểm soát chất thải quá chặt và gây ra thiệt hại xã hội nhiều hơn do sản
xuất hàng hóa quá ít. Trong trường hợp cực đoan, khi đường MD thẳng đứng, hiển nhiên
chính sách mang lại hiệu quả chi phí chính là tiêu chuẩn hay TDP ở ngay tại điểm E *.

Hình 14.4 minh họa trường hợp đường MD tương đối phẳng hơn so với đường MAC.
Trong tình huống này, thuế chính là chính sách tối thiểu hóa thiệt hại xã hội. Diện tích adf
bây giờ sẽ nhỏ hơn diện tích abc. Có thể nhận thấy điều này bằng trực quan. Nếu đường
MD song song với trục hoành, chính sách mang lại hiệu quả xã hội là thuế. Sự không chắc
chắn về đường MAC sẽ không còn là vấn đề, bởi vì thuế suất qui định tại một mức trên

Barry Field & Nancy Olewiler 225


đường MD. Vì vậy, đường MD càng thoải, thuế càng tiến gần tới điểm cân bằng hiệu quả
xã hội hơn là tiêu chuẩn hay chương trình TDP.

Hình 14.4: Tính không chắc chắn của đường MAC: đường MD thoải

Thiệt hại xã hội trong trường hợp tiêu chuẩn được thiết lập tại mức MACE = MD (diện tích abc) lớn hơn thiệt
hại xã hội trong trường hợp thuế (diện tích adf) bởi vì đường MAC tương đối dốc hơn đường MD. Chính
sách thuế tốt nhất thứ hai sẽ đưa nền kinh tế đến gần mức phát thải hiệu quả xã hội, E*.

TIẾT LỘ THÔNG TIN VỚI THUẾ, TIÊU CHUẨN, VÀ TDP

Những chương trước cho rằng các công cụ chính sách khác nhau có thể để lộ thông tin cho
nhà chức trách về độ dốc của đường MAC. Tương tự, chính sách được chọn sẽ ảnh hưởng
tới động cơ để lộ thông tin của nguồn gây ô nhiễm. Phân tích hình học được dùng để minh
họa hai dạng tiết lộ thông tin. Giả thiết trong tất cả các trường hợp, nhà chức trách và tất cả
nguồn gây ô nhiễm đều biết rõ chắc chắn đường MD. Một lần nữa, chúng ta khảo sát một
số trường hợp khác nhau.

Trường hợp 1: Động cơ tiết lộ thông tin khi có tiêu chuẩn

Trong hình 14.5, nhà chức trách ấn định lượng chất thải tiêu chuẩn tại điểm E’. Điều ghi
nhận đầu tiên là tiêu chuẩn không cung cấp thông tin nào về MAC thực sự của nguồn gây ô
nhiễm. Nếu nguồn gây ô nhiễm tuân thủ theo tiêu chuẩn, lượng chất thải thực tế là những
gì mà nhà chức trách đã mong đợi. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn sẽ tạo ra động cơ cho nguồn
gây ô nhiễm cung cấp những thông tin sai lệch cho nhà chức trách. Nguồn gây ô nhiễm
biết rõ lượng chất thải hiệu quả xã hội là tại điểm E *. Do đó khi thiết lập tiêu chuẩn tại
điểm E’ sẽ sản sinh chi phí giảm ô nhiễm biên rất cao (minh chứng bằng đường MAC’
trong hình 14.5) nếu nguồn gây ô nhiễm tuân thủ theo tiêu chuẩn. Nguồn gây ô nhiễm
muốn tối thiểu hóa chi phí xử lý chất thải của họ nên sẽ có động cơ nói với chính phủ là họ
có MAC cao hơn so với MAC mà nhà chức trách dự tính. Tuy nhiên, điều gì ngăn cản
những công ty này nói với nhà chức trách ngay cả khi MAC của họ cao hơn MACT? Giả sử
nguồn gây ô nhiễm cố gắng thuyết phục nhà chức trách rằng chi phí xử lý chất thải “thực
sự” là MACR. Nếu tiêu chuẩn được áp dụng, nguồn gây ô nhiễm sẽ phải kiểm soát càng ít

Barry Field & Nancy Olewiler 226


lượng chất thải hơn so với mức dự tính ban đầu về MACE của nhà chức trách. Khi có tiêu
chuẩn, nguồn gây ô nhiễm có động cơ tiết lộ MAC cao hơn MAC thực sự của họ.

Hình 14.5: Động cơ tiết lộ MAC quá mức dưới công cụ tiêu chuẩn

Đối với tiêu chuẩn nhà chức trách không có một thông tin nào về đường MAC. Các nguồn gây ô nhiễm sẽ có
động cơ cố gắng thuyết phục nhà chức trách rằng đường MAC của họ là đường MACE. Điều này dẫn đến sẽ
có một tiêu chuẩn ít nghiêm ngặt hơn mức hiệu quả xã hội.

Trường hợp 2: Động cơ tiết lộ thông tin khi có thuế

Hình 14.6 một lần nữa trình bày MAC dự đoán nằm dưới đường MAC thực. Nhà chức
trách ấn định thuế bằng mức thuế t’. Nguồn gây ô nhiễm sẽ đặt thuế t’ đúng bằng MAC
thực và phát thải bằng lượng E”, tại đó E” vượt quá cả lượng chất thải hiệu quả xã hội (E*)
lẫn mức chất thải dự tính của nhà chức trách (E’) (được xác định dựa trên MACE). Điều
ghi nhận trước tiên là mức phát thải đã cung cấp thông tin cho nhà chức trách. Giả sử nhà
chức trách có thể giám sát lượng chất thải, nếu E” vượt quá E’ thì nhà chức trách biết rõ là
thuế đã được đặt quá thấp. Bây giờ, nhà chức trách tìm ra hai điểm nằm trên đường MAC
thực sự của nguồn gây ô nhiễm, đó là E0 và E” (MAC bằng 0 và bằng t’). Nếu MAC là
đường tuyến tính, thì tất cả những thông tin này rất cần để định ra mức thuế hiệu quả xã
hội t *. Nếu MAC là phi tuyến và nhà chức trách có thể điều chỉnh được thuế suất, họ sẽ
phải tiến hành quá trình lặp để đạt được mức t*. Nhà chức trách điều chỉnh thuế suất, đo
lường lượng chất thải, sau đó vạch ra thêm đường MAC.

Barry Field & Nancy Olewiler 227


Hình 14.6: Quá trình lặp đề đạt tới mức thuế suất hiệu quả xã hội

Nhà chức trách thu nhận thông tin từ phản ứng của các nguồn gây ô nhiễm đối với trường hợp thuế ngay cả
khi mức thuế được thiết lập không đúng. Các nguồn gây ô nhiễm thiết lập mức thuế không chính xác là t’
bằng với MAC của họ và phát thải một lượng E’’. Nhưng nhà chức trách mong muốn phát thải ở mức E’.
Nếu ta biết được E0 thì nhà chức trách bây giờ có hai điểm trên đường MAC thực của các nguồn gây ô
nhiễm, E0 và E’, và cứ như vậy nhà chức trách có thể lập đi lập lại để đạt mức thuế tối ưu xã hội.

Câu hỏi đặt ra là liệu thuế tạo ra động cơ cho nguồn gây ô nhiễm tiết lộ thông tin thật hay
sai lệch cho nhà chức trách? Trường hợp này phức tạp hơn so với trường hợp tiêu chuẩn.
Để tính động cơ của nguồn gây ô nhiễm thì cần tính toán tổng chi phí giảm ô nhiễm cộng
với thuế phải trả ở các mức thuế suất khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm sẽ không có động cơ
tiết lộ MAC cao quá đáng như trường hợp MACR khi có tiêu chuẩn. Kết quả là thuế suất
rất cao và do đó tiền trả thuế rất nhiều (t’ × lượng chất thải) và lượng chất thải càng được
kiểm soát nhiều hơn so với khi tiết lộ MAC thực.

Liệu nguồn gây ô nhiễm có động cơ cố gắng thuyết phục chính phủ rằng MAC của họ
cũng chính là MACE mà nhà chức trách dự tính không? Câu trả lời có thể là “Đúng vậy”.
Giả sử nguồn gây ô nhiễm không xem mức thuế dự tính t’ bằng với MAC thực, mà là bằng
với MACE. Điều này thể hiện qua hình 14.7. Câu hỏi đặt ra là nguồn gây ô nhiễm có thấy
tốt hơn không nếu theo chiến thuật này hơn là theo cách để t’ bằng với MACT. Tại t’ và E’,
nguồn gây ô nhiễm chỉ trả tiền thuế bằng với diện tích 0t’bE’. Nếu nguồn gây ô nhiễm để
t’ bằng với MACT, thì thuế phải trả là nhiều hơn và bằng với diện tích 0t’bE”. Chênh lệch
giữa hai khoản thuế phải trả là diện tích abE’E”, là phần lợi ích nhận được từ việc “giả vờ”
như MACE chính là MAC thực sự. Tuy nhiên, tại mức chất thải E’, nguồn gây ô nhiễm sẽ
chịu tổng chi phí xử lý chất thải bằng với phần diện tích E’E0b. Nếu ấn định t’ bằng MAC
thực, tổng chi phí xử lý chất thải sẽ bằng diện tích E”E0b. Chênh lệch giữa hai tổng chi phí
xử lý chất thải này là diện tích E’E”bc, là phần tiết kiệm được trong tổng chi phí xử lý chất
thải nếu nguồn gây ô nhiễm chấp nhận t’ bằng với MACT. Giờ đây, chúng ra có thể so sánh
chi phí thực mà nguồn gây ô nhiễm phải chịu trong 2 lựa chọn đã được trình bày trên. Nếu

Barry Field & Nancy Olewiler 228


để thuế dự tính bằng MAC thực, chi phí xử lý chất thải tiết kiệm được lớn hơn lượng tiết
kiệm từ hóa đơn tính thuế nếu để t’ bằng MACE. Diện tích abc là phần lợi ích thực nhận
được từ việc để t’ bằng MACT.

Hình 14.7: Khuyến khích tiết lộ MAC thực khi có thuế

Nên nhớ là cuối cùng thì nhà chức trách cũng sẽ lặp đi lặp lại việc định mức thuế suất cho
tới khi có được mức thuế suất mang lại hiệu quả xã hội là t *. Vậy nguồn gây ô nhiễm có
phải trả giá cho việc tiết lộ MAC thực của họ hay không nếu biết thuế suất sẽ không ở mức
t’? Dùng lại cách phân tích trên, chúng ta so sánh tổng chi phí giảm ô nhiễm và tiền trả
thuế trong trường hợp t’ với trường hợp t *, mức thuế suất hiệu quả xã hội. Chúng ta có
thể không cần dự tính khi không biết chính xác các độ dốc của các đường MAC cho dù
nguồn gây ô nhiễm có tiết lộ MAC thực hay không. Nhìn lại hình 14.7, lợi ích thực cho
nguồn gây ô nhiễm từ mức thuế không hiệu quả t’ đến mức thuế hiệu quả t * sẽ được phân
tích rõ sau đây. Nguồn gây ô nhiễm sẽ tính toán khoản chênh lệch giữa lượng tiết kiệm từ
hóa đơn tính thuế (diện tích 0t*fE* trừ diện tích 0t’aE’) và khoản chênh lệch trong tổng chi
phí giảm ô nhiễm (diện tích E’E0c trừ đi diện tích E *E0f). Nguồn gây ô nhiễm có tiết lộ
MAC thực hay không sẽ phụ thuộc vào độ lớn của diện tích cdf so với diện tích t’t *da, và
đến lượt các diện tích này lại phụ thuộc thuế suất ấn định bởi nhà chức trách và MAC thực.
Trong trường hợp đã minh họa ở trên, nguồn gây ô nhiễm sẽ đạt được lợi ích bằng cách giả
vờ như MAC là MACE,

Trường hợp 3: Động cơ tiết lộ thông tin khi có TDP

Để việc phân tích được đơn giản, giả thiết rằng chỉ có duy nhất 1 đường MAC đại diện cho
toàn bộ ngành công nghiệp. Hình 14.8 sẽ minh họa trường hợp này. Giả sử nhà chức trách
quyết định lượng giấy phép tại điểm E’, nó quá thấp so với lượng giấy phép hiệu quả xã
hội. Điều này cũng giống như trường hợp kiểm chứng ở trên. Giả thiết nhà chức trách cho
bán đấu giá giấy phép. Điều mong đợi chính là thị trường giấy phép sẽ hoạt động với định
giá bằng với mức giá P’ khi lượng giấy phép hiệu quả được phân phối. Nếu có quá ít giấy
phép, giá cân bằng sẽ là P”, cao hơn mức giá P’. Tương tự như thuế, giá giấy phép cung

Barry Field & Nancy Olewiler 229


cấp thông tin về MAC thực. Sau đó, nhà chức trách có thể điều chỉnh số lượng giấy phép
bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi đạt cân bằng hiệu quả xã hội. Vậy cá nhân
nguồn gây ô nhiễm có động cơ tiết lộ thông tin sai lệch về MAC của họ cho nhà chức trách
trong các giao dịch ban đầu hay cho những nguồn gây ô nhiễm khác trong các giao dịch
khác hay không? Giống như thuế, không có động cơ nào để tiết lộ MAC cao hơn MAC
thực, vì việc làm này sẽ làm tăng giá giấy phép mà nguồn gây ô nhiễm phải trả. Nếu một
nguồn gây ô nhiễm giả vờ cho rằng MAC của họ thấp hơn MAC thực và những nguồn gây
ô nhiễm khác không làm điều đó, thì họ sẽ không thể nào mua đủ giấy phép trong thị
trường cho lượng chất thải của mình. Với cách phân tích đơn giản này, chúng ta thấy rằng
TDP, nếu được sử dụng trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thì hầu như tiết lộ
thông tin cho tới khi đạt tới điểm cân bằng hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý
rằng những gì cần có trong phân tích đầy đủ chính sách TDP là khung phân tích lý thuyết
trò chơi. Chúng ta sẽ học điều này trong những khóa học nâng cao.

Hình 14.8: Thông tin được tiết lộ về MAC trong trường hợp TDP

TÓM TẮT

Chúng ta đã so sánh các chính sách với nhau sử dụng mô hình số học gồm hai nguồn gây ô
nhiễm với MAC khác nhau. Tất cả các chính sách đều có tiềm năng đạt tới sự cân bằng
hiệu quả xã hội, và tất cả đều mang lại hiệu quả chi phí trừ tiêu chuẩn đồng nhất. Các chính
sách khác nhau về chi phí thực thi cá nhân. Sự khác biệt này giúp giải thích sự ủng hộ hay
phản đối của nguồn gây ô nhiễm đối với việc thực thi chính sách. Chúng ta cũng đã khảo
sát động lực của mỗi chính sách dành cho việc đầu tư công nghệ xử lý chất thải, và thông
tin mà nhà chức trách yêu cầu để thực hiện chính sách. Tiêu chí này có thể giúp nhà chức
trách chọn lựa một chính sách cho mỗi vấn đề ô nhiễm môi trường cụ thể. Không có một
chính sách đơn lẻ nào phù hợp cho tất cả các dạng ô nhiễm.

Barry Field & Nancy Olewiler 230


Khi vấn đề không chắc chắn tồn tại liên quan đến đường MAC và MD, nhà chức trách có
thể không còn khả năng đạt tới mức chất thải hiệu quả xã hội, nhưng có thể ban hành chính
sách nhằm tối thiểu hóa thiệt hại xã hội khi mức chất thải quá cao hay quá thấp. Nếu có sự
không chắc chắn về đường MD, tất cả các chính sách đều dẫn đến thiệt hại xã hội bằng
nhau và một vài tiêu chuẩn khác cần được áp dụng để chọn lựa trong số các chính sách.
Nếu không chắc chắn về đường MAC, thuế sẽ tối thiểu hóa được thiệt hại xã hội khi đường
MD tương đối bằng phẳng hơn so với đường MAC và tiêu chuẩn hay TDP sẽ tối thiểu thiệt
hại xã hội khi đường MD tương đối dốc.

Các chính sách dựa trên khuyến khích kinh tế sẽ tiết lộ thông tin về đường MAC của
nguồn gây ô nhiễm, trong khi tiêu chuẩn thì không. Khi có thuế, có thể đạt được chính sách
hiệu quả xã hội bằng việc lặp lại nhiều lần mức thuế suất khác nhau. Dưới sự điều tiết của
TDP, hiệu quả xã hội có thể có bằng cách điều chỉnh số lượng giấy phép. Tiêu chuẩn tạo ra
động cơ cho nguồn gây ô nhiễm tiết lộ đường MAC có dạng dốc hơn MAC thực. Thuế và
TDP không tạo ra được động cơ này. Tuy nhiên thuế có thể thúc giục nguồn gây ô nhiễm
tiết lộ cho nhà chức trách đường MAC thấp hơn đường MAC thực. Điều này thì không xảy
ra khi cùng TDP.

BÀI TẬP
1. Giả sử bạn là nhà chức trách đang cố gắng thiết kế một chính sách kiểm soát ô nhiễm
dành cho đối tượng gây ô nhiễm nước như chất dioxin. Mục tiêu của bạn là giảm lập
tức luợng chất thải và tạo động cơ cho các công ty chuyển sang sử dụng công nghệ sản
xuất giảm thiểu chất ô nhiễm này. Chính sách nào trong ba chính sách sau đây bạn sẽ
kiến nghị? Và tại sao? Các chính sách đó là: tiêu chuẩn đồng nhất, thuế đồng nhất, tiêu
chuẩn cá nhân. Dùng đồ thị hay số học hoặc cả hai để hổ trợ câu trả lời của bạn.

2. Giả sử có hai nguồn gây ô nhiễm với hai đường MAC khác nhau. Hãy chứng minh
bằng cách nào nhà chức trách lấy tổng hai đường MAC này và dùng chúng để xác định
mức chất thải cân bằng mang tính hiệu quả xã hội, E*. Một khi E * được xác định, làm
sao nhà chức trách có thể đảm bảo tổng lượng chất thải của mỗi nguồn gây ô nhiễm là
E *?

3. Bạn là nguồn gây ô nhiễm có đường MAC dốc đứng với độ dốc dương và tuyến tính.
Bạn thích được phép tự do thải rác vào nguồn nước của bạn, nhưng nhận thức rằng
chính phủ sẽ áp đặt luật bảo vệ môi trường cho một vài dạng chất thải. Hãy xếp loại, từ
tốt nhất đến xấu nhất những chính sách mà bạn thích khi chúng được thực thi, hãy giải
thích lý do mà bạn xếp loại như vậy.

4. Giả sử chính phủ không thể đo lường chính xác và giám sát lượng chất thải của từng
nguồn gây ô nhiễm, nhưng chính phủ biết thiệt hại biên MD của mỗi đơn vị chất thải
và chúng tương đối cố định. Chính sách nào hay các chính sách nào mà bạn sẽ kiến
nghị chính phủ ban hành? Giải thích tại sao?

5. Giả thiết chính phủ không biết vị trí đường MAC của nguồn gây ô nhiễm. Chính phủ
lập kế hoạch ban hành thuế phát thải. Liệu nguồn gây ô nhiễm có động cơ tiết lộ đường
chi phí giảm ô nhiễm biên MAC cho chính phủ hay không? Điểm cân bằng hiệu quả có
thể đạt được không? Giải thích tại sao được và tại sao không?

Barry Field & Nancy Olewiler 231


CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Làm sao phân biệt các chính sách dựa vào thị trường khác với các chính sách mệnh
lệnh và kiểm soát liên quan đến động cơ do các chính sách tạo ra nhằm tiết lộ thông tin
về đường MAC của nguồn gây ô nhiễm cho nhà chức trách biết?
2. Tại sao mục tiêu chính của chính sách môi trường là mang lại hiệu quả chi phí? Bằng
cách nào đạt được?
3. Tại sao thuế ô nhiễm có tác động không chắc chắn lên phát thải hơn là tiêu chuẩn?

Barry Field & Nancy Olewiler 232

You might also like