Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

CHƯƠNG 1.

KHÁI NIỆM VỀ
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ
BẢN
1. Bài toán quản lí
(Xem SGK – trang 4, 5)
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông
tin của một tổ chức
Thường gồm 3 công việc cơ bản: tạo lập,
cập nhật, khai thác hồ sơ.
* Tạo lập hồ sơ:
- Xác định chủ thể cần quản lí.
- Xác định cấu trúc hồ sơ.
- Thu thập, tập hợp thông tin và lưu
trữ theo đúng cấu trúc đã xác định.
* Cập nhật hồ sơ:
- Thêm mới hồ sơ.
- Sửa chữa hồ sơ.
- Xóa hồ sơ.
* Khai thác hồ sơ:
- Sắp xếp;
- Tìm kiếm;
- Thống kê;
- Báo cáo.
3. Hệ cơ sở dữ liệu
a. Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản
trị cơ sở dữ liệu
* Cơ sở dữ liệu (Database): là một tập
hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa
thông tin của một tổ chức nào đó (như một
trường học, một ngân hàng, một công ti, một
nhà máy,…), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ
để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của
nhiều người dùng với nhiều mục đích khác
nhau.
* Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database
Management System): là phần mềm cung cấp
môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu
trữ và khai thác thông tin của CSDL
2
Ví dụ: MS-Access, Foxpro, My SQL, Oracle
* Hệ cơ sở dữ liệu: bao gồm một CSDL
cùng với hệ QTCSDL dùng để quản trị và khai
thác CSDL đó.
b. Các mức thể hiện của cơ sở dữ liệu
(giảm tải)
c. Các yêu cầu cơ bản của hệ cơ sở dữ
liệu (giảm tải)
d. Một số ứng dụng: (Xem SGK trang 15)

Bài 2: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ


DỮ LIỆU
1. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ
liệu
a. Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ
liệu
Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu
là cung cấp cho người dùng ngôn ngữ định
nghĩa kiểu dữ liệu để người dùng khai báo kiểu
và các cấu trúc của dữ liệu đồng thời tạo lập
CSDL thông qua các giao diện đồ họa
3
Ghi chú: Ngôn ngữ định nghĩa kiểu dữ
liệu là hệ thống các ký hiệu để mô tả CSDL
b. Cung cấp môi trường cập nhật và
khai thác dữ liệu
Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác
dữ liệu là cung cấp cho người dùng ngôn ngữ
thao tác dữ liệu để yêu cầu cập nhật hay khai
thác thông tin
Thao tác dữ liệu gồm:
 Cập nhật (nhập, xóa, sửa, xóa dữ liệu)
 Khai thác (sắp xếp,tìm kiếm, kết xuất,
báo cáo..)
Ghi chú: Ngôn ngữ định nghĩa kiểu dữ
liệu và ngôn ngữ thao tác dữ liệu là 2 thành
phần của một ngôn ngữ CSDL duy nhất
c. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều
khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu
Hệ QTCSDL phải có bộ chương trình thực
hiện những nhiệm vụ:
 Phát hiện, ngăn chặn sự truy cập không
được phép
4
 Duy trì tính nhất quán dữ liệu
 Tổ chức điều khiển truy cập đồng thời
 Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần
cứng hay phần mềm
 Quản lý các mô tả dữ liệu
2. Hoạt động của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
(giảm tải)
3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ
CSDL
a. Người quản trị CSDL
Quản lý tài nguyên, cài đặt CSDL vật lý,
cấp phát quyền truy cập, cấp phần mềm, phần
cứng, duy trì hoạt động hệ thống.
b. Người lập trình ứng dụng
Xây dựng các chương trình ứng dụng đáp
ứng nhu cầu khai thác của nhóm người dùng.
c. Người dùng cuối
Người khai thác thông tin từ CSDL,
thường được phân nhóm. Mỗi nhóm có quyền
để truy cập và khai thác khác nhau.
4. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu
5
 Bước 1. Khảo sát (tìm hiểu bài toán)
 Bước 2. Thiết kế (thiết kế CSDL và
phần mềm ứng dụng)
 Bước 3. Kiểm thử (kiểm tra tính chính
xác của chương trình)
Lưu ý: Các bước 2 và 3 có thể được lặp đi
lặp lại nhiều lần cho đến khi chương trình hoàn
chỉnh.

Chương 2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ


SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT
ACCESS
Bài 3: GIỚI THIỆU
MICROSOFT ACCESS
1. Hệ quản trị CSDL Microsoft Access
a. Giới thiệu Microsoft Access
Phần mềm Microsoft Access là hệ
QTCSDL nằm trong bộ phần mềm Microsoft
Office của

6
hãng Microsoft dành cho máy tính cá nhân
và máy tính trong mạng cục bộ.
b. Các chức năng của Microsoft Access
Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật
và khai thác dữ liệu.
- Tạo lập các CSDL và lưu trữ chúng trên
các thiết bị nhớ bao gồm các bảng dữ liệu và
mối liên kết giữa các bảng.
- Tạo biểu mẩu để cập nhật dữ liệu, báo
cáo thống kê hay những mẩu hỏi để khai thác
dữ
liệu.
Ví dụ: Xem SGK
2. Một số thao tác cơ bản
a. Khởi động MS - Access
Có 2 cách thực hiện khởi động Access:
- Cách 1: Start → All Programs →
Microsoft Office → Microsoft Office Access
2003
- Cách 2: Nháy đúp vào biểu tượng
ACCESS trên màn hình
7
b. Giới thiệu màn hình làm việc
Giới thiệu một số thành phần trên màn
hình làm việc của MS - Access
- Thanh tiêu đề
- Thanh bảng chọn
- Thanh công cụ
- Khung tác vụ New File
c. Tạo CSDL mới
Thực hiện theo các bước sau:
− Bước 1: Chọn lệnh File → New
− Bước 2: Chọn Blank Database, Xuất
hiện hộp thoại File New Database ⟶ Đặt tên
cho CSDL;
− Bước 3: Chọn vị trí lưu tệp. Nháp vào
nút Create để xác nhận tạo tệp.
d. Các đối tượng chính trên MS - Access
- Bảng (Table): Dùng để lưu dữ liệu. Gồm
nhiều hàng, mỗi hàng chứa các thông tin về một
cá thể xác định của một chủ thể
- Mẫu hỏi (Query): Dùng để sắp xếp, tìm
kiếm và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc
8
nhiều bảng
- Biểu mẫu (Form): Giúp tạo giao diện
thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin
- Báo cáo (Report): Được thiết kế để định
dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn
và in ra
Ví dụ
Với ví dụ về bài toán quản lí học sinh,
CSDL quản lí học sinh gồm:
- Bảng:
• HOC_SINH: lưu thông tin về học sinh
- Biểu mẫu:
• Nhap HS: để cập nhật thông tin về học
sinh
• Nhap Diem: cập nhật điểm trung bình
môn của học sinh
- Mẫu hỏi: để xem thông tin của một học
sinh theo điều kiện nào đó
- Báo cáo: xem và in ra bảng điểm môn
Tin học, danh sách đoàn viên
e. Mở CSDL đã có
9
− Cách 1: Nháp chuột lên tên CSDL (nếu
có) trong khung New File
− Cách 2: Chọn lệnh File → Open…. rồi
tìm và nháp đúp vào tên CSDL cần mở
f. Kết thúc phiên làm việc
- Cách 1. Chọn File ⟶ Exit
- Cách 2. Nhát nút ⊠ ở góc trên bên phải
màn hình.
3. Làm việc với các đối tượng
a. Chế độ làm việc với các đối tượng
Có 2 chế độ làm việc với các đối tượng
trong Access:
- Chế độ thiết kế (Design View): dùng để
thiết kế mới, xem hay sửa đổi thiết kế cũ của
các
đối tượng. Chể chọn chế độ này, ta chọn
View ⟶ Design View
- Chế độ trang dữ liệu (Datasheet View):
Dùng để hiện thị dữ liệu dạng bảng, cho phép
xem, thay đổi các dữ liệu đã có.
b. Tạo đối tượng mới
10
Access cho phép tạo đối tượng mới bằng
một số cách cơ bản sau:
- Dùng mẫu dựng sẵn (dùng thuật sĩ -
Wizard).
- Người dùng tự thiết kế trong chế độ thiết
kế.
c. Mở đối tượng đã có
Nháy đúp lên tên đối tượng cần mở trong
cửa sổ quản lí đối tượng tương ứng.

Bài 4: CẤU TRÚC BẢNG


1. Các khái niệm chính:
- Bảng (Table): Dữ liệu trong Acces được
lưu trữ dưới dạng bảng. Bảng gồm hàng
và cột. Bảng là thành phần cơ sở tạo nên
CSDL.
- Trường (Field): Mỗi cột của bảng là
một trường. Trường thể hiện một thuộc tính
của đối tượng cần quản lí.
- Bản ghi (Record): Mỗi hàng của bảng là
một bản ghi. Bản ghi lưu trữ dữ liệu về
11
các thuộc tính của đối tượng cần quản lí.
- Kiểu dữ liệu (Data type): Là kiểu giá trị
của dữ liệu lưu trong các trường. (Mỗi trường
chỉ chọn một kiểu dữ liệu)
Kiểu dữ liệu Mô tả Minh họa

Text Dữ liệu kí THPT Phan


tự, chữ và số Chu Trinh,
(0 – 255 kí Lớp 12A4,
tự) …

Memo Dữ liệu văn Tương tự như


bản (0 – trên nhưng độ
65.536 kí dài nhiều hơn
tự)

Number Dữ liệu kiểu 1.23, …


số 123, -123

12
Date/Time Dữ liệu 12/2/08,
ngày/thời 1:23:45 PM,...
gian
Currency Dữ liệu kiểu $ 1234,
tiền tệ 100234VND,...

AutoNumber Dữ liệu kiểu 1, 2, 3,


số đếm, tự 4, ....
động tạo số
nguyên theo
thứ tự

Yes/No Dữ liệu kiểu Nam hoặc Nữ,


Boolean hoặc đã vào
(hay Lôgic.) Đoàn hay
Lưu giữ các chưa,...
giá trị (dữ liệu chỉ có
Yes/No, hai giá trị chọn
True/False, lựa)
On/off

13
2. Tạo và thay đổi cấu trúc bảng
a) Tạo bảng (bằng chế độ thiết kế)
B1: Chọn Tables sau đó
C1: Nháy đúp: Create table in design view
C2: New → Design View → OK.
B2: Thiết kế
- Field name: tên trường;
- Data type: xác định kiểu dữ liệu cho
trường;
- Description: mô tả nội dung trường.
B3: Chọn khoá chính cho bảng:
- Chọn trường làm khoá chính;
- Edit → Primary Key hoặc Nháy vào ;
B4: Lưu bảng
- File → Save hoặc nháy vào ;
- Nhập tên bảng vào ô Table name;

BÀI 5. CÁC THAO TÁC CƠ


BẢN TRÊN BẢNG
14
1. Cập nhật dữ liệu
Là thay đổi dữ liệu trong bảng, bao gồm thêm
bản ghi mới, chỉnh sửa và xóa bản ghi
a. Thêm bản ghi mới
Bước 1. Mở bảng ở chế độ trang dữ liệu
Bước 2. Chọn lệnh thêm bản ghi mới
Cách 1. Nháy chuột vào nút lệnh New trong
nhóm Record
Cách 2. Nháy chuột vào bản ghi trống cuối
bảng
Bước 3. Gõ dữ liệu tương ứng
Lưu ý: Nên nhập dữ liệu theo hàng
b. Chỉnh sửa
Bước 1. Nháy chuột vào ô chứa dữ liệu cần
chỉnh sửa
Bước 2. Thực hiện các thay đổi cần thiết
c. Xóa bản ghi
Bước 1. Chọn bản ghi cần xóa
Bước 2. Thực hiện lệnh xóa
Cách 1. Nháy nút lệnh Delete trong nhóm
lệnh Record
15
Cách 2. Nháy chuột phải, chọn lệnh Delete
Record
Bước 3. Chọn Yes để xác nhận việc xóa
2. Sắp xếp và lọc
a. Sắp xếp
Là thay đổi thứ tự các bản ghi theo một trường
nào đó
a. Sắp xếp
Bước 1. Chọn trường dùng để sắp xếp
Bước 2. Nháy nút để xếp tăng dần hoặc để xếp
giảm dần
Bước 3. Lưu lại kết quả sắp xếp
b. Lọc
Là công cụ cho phép tìm ra các bản ghi thỏa
mãn một số điều kiện cho trước:
-Lọc theo ô dữ liệu đang chọn
-Lọc theo mẫu (nâng cao)
-Lọc / bỏ lọc
* Lọc theo ô dữ liệu đang chọn
Bước 1. Chọn ô dữ liệu (điều kiện lọc)
Bước 2. Nháy nút
16
* Lọc theo mẫu
Bước 1. Nháy nút chọn Filter by form
Bước 2. Khai báo điều kiện vào biểu mẫu

Bước 3. Nháy nút để lọc


3. Tìm kiếm đơn giản
Bước 1. Chọn lệnh Find trong nhóm lệnh Find
hoặc Ctrl+F

17
Bước 2. Gõ từ cần tìm vào khung Find What:
Bước 3. Chọn Find Next

3. Tìm kiếm đơn giản


Bước 1. Chọn lệnh Replace trong nhóm lệnh
Find hoặc Ctrl+H
Bước 2. Gõ từ cần tìm vào khung Find What và
từ thay thế trong khung Replace With
Bước 3. Chọn Find Next -> Replace hoặc
Replace All để thay thế tất cả.

18
4. In dữ liệu
Cách 1. Chọn File -> Print hoặc Ctrl + P
Cách 2. Nháy biểu tượng máy in trên thanh
công cụ để in nhanh (Quick Print)

19
Bài 6. BIỂU MẪU – FORM
1. Khái niệm
Biểu mẫu (Form) là một loại đối tượng trong
Access được thiết kế để:
• Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận
tiện để xem, nhập và sửa dữ liệu;
• Thực hiện các thao tác thông qua nút lệnh (do
người dùng thiết kế tạo ra).
2. Tạo biểu mẫu mới
➢ Cách 1. Tự thiết kế
➢ Cách 2. Dùng thuật sĩ

* Tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ


➢ Bước 1. Chọn Create -> Form Wizard
➢ Bước 2. Chọn dữ liệu nguồn (từ bảng hoặc
mẫu hỏi) -> Next
➢ Bước 3. Chọn cách bố trí cho biểu mẫu ->
Next
➢ Bước 4. Đặt tên cho biểu mẫu -> Finish
* Chỉnh sửa biểu mẫu trong chế độ thiết kế
(View -> Design View)
20
➢ Thay đổi nội dung các tiêu đề (sử dụng font
chữ tiếng Việt)
➢ Thay đổi kích thước các trường
➢ Di chuyển, thêm, xóa các trường …
3. Các chế độ làm việc với biểu mẫu
❖ Chế độ biểu mẫu (Form View)
Thường được sử dụng để cập nhật dữ liệu. Để
làm việc với chế độ này ta thực hiện:
Cách 1: Nháy đúp chuột lên tên biểu mẫu;
Cách 2: Chuột phải -> Open;
Cách 3: Nháy biểu tượng (Form View) trên
thanh công cụ nếu đang ở chế độ thiết kế.
❖ Chế độ thiết kế (Design View)
Thường được sử dụng để thiết kế mới, xem hay
sửa đổi thiết kế cũ của biểu mẫu. Để làm việc
với chế độ này ta thực hiện:
Cách 1: Nháy chuột phải lên tên biểu mẫu ->
Design View;
Cách 2: Chọn lệnh View -> Design View trên
thanh công cụ.
Một số thao tác có thể thực hiện trong chế độ
thiết kế:
▪ Thêm, xoá, thay đổi vị trí, kích thước các
trường;
21
▪ Định dạng phông chữ, tiêu đề,…
▪ Tạo ra các nút lệnh,…

Bài 7: LIÊN KẾT GIỮA CÁC


BẢNG
1. Khái niệm
Trong CSDL, các bảng thường có liên quan với
nhau. Người ta thường tạo liên kết giữa các
bảng để tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng, tránh
22
dư thừa dữ liệu và đảm bảo tính nhất quán dữ
liệu.
2. Kĩ thuật tạo liên kết giữa các bảng:
a. Các bước tiến hành tạo mối liên kết giữa
các bảng
- Xác định trường dùng để liên kết của các mối
liên kết tương ứng giữa các bảng.
- Mở cửa sổ quản lí liên kết, trong Access 2010
chọn Database Tools → Relationships
- Chọn Show Table, rồi thêm các bảng/mẫu hỏi
cần tạo liên kết vào cửa Relationships.
- Kéo thả trường liên kết tương ứng từ bảng A
qua bảng B, rồi nháy Create để tạo liên kết.
b. Hiệu chỉnh mối liên kết
- Vào cửa sổ Relationships, kích đúp vào đường
dây quan hệ, xuất hiện cửa sổ Edit Relationships,
thực hiện các thay đổi cần thiết và lưu lại.
c. Xóa mối liên kết

23
- Vào cửa sổ Relationships, kích chuột phải vào
dây quan hệ muốn xóa, chọn lệnh Deleted rồi
chọn Yes và lưu lại

Bài 8: TRUY VẤN DỮ LIỆU


1. Các khái niệm
a. Mẫu hỏi (Queries)
Mẫu hỏi là một đối tượng của Access, dùng để
thể thống kê dữ liệu, nhóm và lựa chọn các bản
ghi của nhiều bảng theo các điều kiện cho
trước. Dựa vào mối liên kết giữa các bảng.
Chức năng của mẫu hỏi:
 Sắp xếp các bản ghi;
 Chọn các bản ghi thoả mãn các điều kiện cho
trước;
 Chọn các trường để hiển thị;
 Thực hiện tính toán như tính trung bình cộng,
tính tổng, đếm bản ghi,…;
 Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng.
b. Biểu thức
24
Biểu thức dùng để thực hiện tính toán, kiểm tra
điều kiện. Biểu thức bao gồm các toán hạng và
các phép toán.
* Các phép toán thường dùng:
- Phép toán số học: +, -, *, /
- Phép toán so sánh: <, >, <=, >=, <>
- Phép toán logic: AND, OR, NOT
* Các toán hạng tham gia vào biểu thức:
- Tên trường: Viết trong dấu [ ]
(Ví dụ [NSINH])
- Hằng số (0, 1, 4.5, ...), hằng văn bản (đặt trong
dấu ngoặc kép. VD: “Nam”)
VD1: Biểu thức số học
Cách viết: <Tên trường> :<Biểu thức số học>
MAT_DO: [SO_DAN]/[DIEN_TICH]
VD2: Biểu thức logic
[GT]=”Nam” AND [TIN]>=8.5
c. Các hàm:
Giới thiệu cho HS biết chức năng của các hàm
trong thống kê.

25
SUM: Tính tổng các giá trị.
AVG: Tính giá trị trung bình.
MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất.
MAX: Tìm giá trị lớn nhất
COUNT: Đếm số giá trị khác trống (Null).
2. Tạo mẫu hỏi
* Các bước chính để tạo mẫu hỏi:
+ Chọn nguồn dữ liệu cho mẫu hỏi mới, gồm
các bảng và các mẫu hỏi khác.
+ Chọn các trường từ nguồn dữ liệu để đưa vào
mẫu hỏi mới.
+ Khai báo các điều kiện cần đưa vào mẫu hỏi
để lọc các bản ghi.
+ Chọn các trường dùng để sắp xếp bản ghi
trong mẫu hỏi.
+ Xây dựng các trường tính toán từ các trường
đã có.
+ Đặt điều kiện gộp nhóm.
* Cách tạo mẫu hỏi:
- C1: Create -> Query Wizard
26
- C2: Create -> Query Design
3. Ví dụ áp dụng: (SGK)
Khai thác CSDL: "QuanLyHocSinh", cần tạo
mẫu hỏi cho biết danh sách học sinh có các
điểm trung bình ở tất cả các môn từ 6,5 trở lên.
Hướng dẫn bước làm:
Bước 1. Chọn Create;
Bước 2. Chọn Query Design;
Bước 3. Trong của sổ Show table ⟶ chọn tên
bảng hoặc mẫu hỏi ⟶ Add ⟶ Close;
Bước 4. Mô tả điều kiện mẫu hỏi trong vùng
lưới QBE. Trong lưới QBE, trên dòng
Criteria, tại các cột Toan, Li, Hoa, Van, Tin gõ:
>=6,5;
Bước 5. Chạy mẫu hỏi bằng cách nháy vào nút
hoặc nháy Query ⟶ Run để thực hiện mẫu
hỏi và xem kết quả;
Bước 6. Lưu và đặt tên cho mẫu hỏi.

27
Bài 9: BÁO CÁO VÀ KẾT
XUẤT BÁO CÁO
1. Khái niệm báo cáo (Report):
Báo cáo là một đối tượng của Access, thường
dùng để tổng hợp và trình bày dữ liệu theo
khuôn dạng.
* Báo cáo thường được sử dụng để:
- Thể hiện được sự so sánh và tổng hợp thông
tin từ các nhóm dữ liệu;
- Trình bày nội dung văn bản theo mẫu quy
định.
* Để tạo một báo cáo thường phải xác định
được: Thông tin cần kết xuất, dữ liệu nguồn,
cách nhóm dữ liệu.
* Thông thường để tạo nhanh một báo cáo, ta
thực hiện:
1. Dùng thuật sĩ tạo báo cáo;
2. Sửa đổi thiết kế báo cáo bằng chế độ tự thiết
kế.
2. Dùng thuật sĩ để tạo báo cáo
28
1. Chọn Create -> Report Wizard.
2. Trong hộp thoại Report Wizard (h. 58),
chọn thông tin đưa vào báo cáo:
Tables/Queries; Chọn lần lượt các trường cần
thiết từ ô Available Fields sang ô
Selected Fields;
3. Chọn trường để gộp nhóm trong báo cáo.
Nhấn Next để tiếp tục.
4. Chỉ ra (các) trường để sắp thứ tự các bản ghi
và các yêu cầu thống kê theo nhóm.
5. Để tính toán tổng hợp, nháy chuột vào
Summary Options… (h. 60) rồi đánh dấu
vào các hàm tương ứng. Nháy OK để quay lại
màn hình trước rồi nháy Next.
6. Chọn cách bố trí các bản ghi và các trường
trên báo cáo cũng như kiểu trình bày
biểu mẫu (có thể chấp nhận ngầm định).

29
7. Đặt tên cho báo cáo;
Chọn một trong hai tuỳ chọn Preview the
report (xem báo cáo), Modify the report's
design (sửa đổi thiết kế báo cáo).
Nháy Finish để kết thúc việc tạo báo cáo.
Khi đang trong chế độ thiết kế có thể nháy nút
để xem kết quả của báo cáo.
* Việc in báo cáo được thực hiện tương tự như
việc in tài liệu trong Word: File -> 63Print

30
31
32

You might also like