Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

NHÓM 5 QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

STT Họ tên MSV Lớp hành chính

1 Trần Diệu Linh 1912210115 K58 Anh 02 QTKDQT

2 Nguyễn Thị Ngoan 1912210140 K58 Anh 06 QTKDQT

3 Trần Hà Trang 2014210153 K59 Anh 03 QTKDQT

4 Nguyễn Thái Hồng 1812210403 K57 Anh 05 QTKDQT

5 Chu Thị Phương Thảo 2014210132 K59 Anh 03 QTKDQT

6 Nguyễn Thái Hà 1812210100 K57 Anh 03 QTKDQT

7 Nguyễn Tiến Đạt 1812210057 K57 Anh 10 QTKDTQT

8 Nguyễn Thị Thuý 1812210337 K57 Anh 02 QTKDQT

9 Nguyễn Anh Tú 1712210349 K56 Anh 06 QTKDQT

TOPIC: PHÂN TÍCH CÁC LÝ DO KHÔNG ỦNG HỘ BREXIT

I. Brexit là gì?

Brexit là từ ghép của “Britain” – nước Anh và “exit” – sự ra đi. Britain dùng để ám chỉ việc
Vương quốc Anh rời khỏi Liên hiệp Châu Âu đồng thời thay đổi mối quan hệ giữa Anh với Liên
minh Châu Âu EU về các lĩnh vực an ninh, thương mại và di dân.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1973.

Tới năm 1975, một cuộc trưng cầu dân ý đã được thực hiện với số phiếu đa số ủng hộ việc quốc
gia này ở lại tổ chức.

Việc rời khỏi Liên minh châu Âu một lần nữa được nhắc tới với cuộc trưng cầu dân ý ngày 23
tháng 6 năm 2016. Cuộc trưng cầu dân ý này được tổ chức bởi Quốc hội sau khi Điều luật tổ
chức trưng cầu dân ý về Liên minh châu Âu năm 2015 được thông qua.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự kiện Brexit

1
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra sự kiện brexit là gì nhưng phổ biến nhất chính là:

● Sự khủng hoảng của dân nhập cư

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự kiện Brexit. Bởi số lượng dân nhập cư
gia tăng khiến cho đất nước Anh có những thay đổi lớn về giá trị bản sắc văn hóa.Ngoài ra, sự
trỗi dậy của Hồi giáo cực đoan cũng khiến tình hình an ninh đất nước bất ổn, khó kiểm soát.

● Chính trị trong nước bất ổn

Ngoài những khủng hoảng mà dân nhập cư đem lại thì tình hình nội chính trong chính đất nước
Anh cũng có nhiều bất ổn. Nguyên nhân xuất phát từ các thành viên thuộc Đảng Bảo thủ, họ
không tin tưởng vào khả năng của Liên minh châu Âu.

Sự hoài nghi ngày càng lớn nên đã tạo sức ép lớn cho việc trưng cầu dân ý trong việc đưa ra
quyết định rời khỏi liên minh châu Âu.

● Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên thì sự kiện brexit là gì còn bắt nguồn từ chính nỗi lo
sợ của nước Anh đối với EU. Nước Anh cho rằng việc chuyển nhượng lớn lượng quyền lực từ
những nước thành viên sang cơ quan trung ương ở Bỉ sẽ đe dọa trực tiếp tới chủ quyền của nước
Anh.

Sự bất mãn của Anh với EU cũng cho thấy sự không phù hợp trong bản sắc dân tộc.

Dù có rất nhiều những lý do dẫn đến Brexit nhưng bên cạnh đó cũng có một lượng không nhỏ
những ý kiến không ủng hộ sự kiện Brexit

II. Phân tích lý do không ủng hộ

2.1. Chính trị

2.1.1. Ảnh hưởng đến Anh

2
● Sự hòa bình trong nước
Chính trị trong nước của Anh bị ảnh hưởng sâu sắc, điều này thể hiện rõ nét qua cuộc trưng cầu
dân ý diễn ra vào tháng 6/2016: 52% ủng hộ và 48% phản đối Brexit. (biểu đồ dưới)

Thống kê trên đã thể hiện một sự phân hoá sâu sắc giữa các xứ trong Vương quốc Liên hiệp: Khi
hầu hết các điểm bỏ phiếu ở Anh và Wales đều chọn rời EU, trong khi cử tri Bắc Ireland và
Scotland muốn ở lại Liên minh này. Anh sẽ phải chật vật đối phó với sự kích động ngày càng
tăng trước thềm cuộc trưng cầu ý dân về sự độc lập của Scotland và tình hình chính trị Bắc
Ireland hậu Brexit ngày càng trở nên phức tạp.

Về phía Bắc Ireland: có thể làm suy yếu thỏa thuận hòa bình Thứ Sáu Tốt lành ký năm
1998 nhằm chấm dứt ba thập kỷ xung đột sắc tộc tại Bắc Ireland.

Đối với Scotland: Nếu Brexit, người dân Scotland có động lực mạnh mẽ đứng lên đòi độc lập vì:
Đảng cầm quyền SNP cho rằng việc Vương quốc Anh rời EU đã làm tổn hại đến lợi ích của
Scotland và chỉ có trở thành một quốc gia độc lập, Scotland mới có thể bảo vệ được tốt nhất lợi
ích của người dân vùng này. (Trước đó, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon nói với đài Sky
News: "Tương lai của Scotland nằm ở EU." và với đài BBC: "Scotland đã bầu rõ ràng là muốn ở
lại EU, với 62 % so với 38% đồng ý với Brexit.")

● Hệ thống chính trị

Chính phủ Anh sẽ cần tạo lại năng lực để đàm phán lại các hiệp định thương mại thay cho
các hiệp định thương mại song phương hiện có của EU (trong đó có 53 hiệp định). Theo Trưởng
đoàn đàm phán Brexit của EU M.Barnier, Anh khi còn là thành viên EU tham gia 600 thỏa
thuận quốc tế. Vương quốc Anh đã không đơn thương độc mã đàm phán một thỏa thuận thương
mại trong 40 năm qua và chính phủ sẽ cần phải xây dựng năng lực và khả năng

Đối với một số cơ quan ( ví dụ các cơ quan chính phủ trung ương), giờ đây sẽ có những công
việc chuyển tiếp quan trọng khi các trách nhiệm của EU chuyển về Vương quốc Anh. Cần tái tạo
các Quỹ của EU nhưng theo hình thức Brexit. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan hành
chính và chính quyền địa phương, đặc biệt là nếu các quỹ của EU không được thay thế hoàn
toàn.

3
Quan hệ về đối ngoại, an ninh và quốc phòng giữa Anh - EU sẽ có sự biến chuyển trong một
thời gian tương đối ngắn. Từ chỗ là một quốc gia giữ vai trò trung tâm trong EU => Anh rơi vào
trạng thái chưa ổn định trong quan hệ với EU. Trong mối quan hệ đó, đường lối chính trị của
Đảng Bảo thủ Anh cũng có khả năng kìm hãm sự phát triển của quan hệ hai bên. Mức độ
không hài lòng của đảng này đối với EU đã gia tăng trong các cuộc đàm phán về Brexit. Việc mở
rộng và tăng cường hợp tác ngoài chính sách thương mại vấp phải sự phản đối đáng kể.

2.1.2. Ảnh hưởng đến Liên minh Châu Âu EU

● Việc Anh rời khỏi EU sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trong EU. Nước Anh đóng
một vai trò quan trọng trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc; cũng như một cường quốc
về quân sự trong khối Liên minh Châu Âu EU.
● Việc Anh rời khỏi EU sẽ khiến cho nền chính trị - ngoại giao tại Châu Âu bị chia rẽ, gây
bất ổn toàn châu lục. Điều này dẫn đến mối quan hệ giữa các nước đồng minh trong Liên
Minh Châu Âu cũng thay đổi theo.
● Brexit xảy ra khiến cho cán cân quyền lực của các nhà lãnh đạo Châu Âu cũng bị thay
đổi theo
● Việc Anh rời khỏi EU cũng có thể tạo nên một hiệu ứng domino tới các nước trong Liên
minh Châu.

2.1.3. Ảnh hưởng đến thế giới

● Nước Anh rời khỏi EU đặt ra thách thức rất lớn đối với tiến trình toàn cầu hóa. Từ Brexit,
hiệu ứng domino có thể xảy ra, một loạt nước có thể tiến hành trưng cầu dân ý về những
chuyện trọng đại như của nước Anh.
● Anh là một nước ủng hộ mạnh mẽ nhất FTA giữa TQ - EU, nhưng không còn nước nào
lớn ở EU có vẻ ủng hộ hay tiến tới một thỏa thuận đối với Bắc Kinh, sau khi Brexit xảy
ra.

2.2. Kinh tế

4
2.2.1. Ảnh hưởng đến Anh

● Về quan hệ kinh tế Anh – EU: những ngày đầu sau khi Anh rời EU, đàm phán thương
mại giữa hai bên rất căng thẳng. EU nhấn mạnh Anh cần bảo đảm cạnh tranh công
bằng, nếu muốn tiếp cận với thị trường 450 triệu dân mà không có thuế quan và hạn
ngạch. Ngược lại, Anh cũng khẳng định sẽ rời khỏi đàm phán, nếu EU kiên quyết đưa ra
các yêu cầu đối với nước này.

● Doanh nghiệp và người dân hoang mang: Đầu tư của các công ty Anh bị đình trệ sau
cuộc trưng cầu dân ý và sau đó giảm 3,7% trong năm 2018. Và niềm tin kinh doanh ở
Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập kỷ. Theo tờ The Guardian của
Anh, thỏa thuận Brexit giữa London và EU cho phép công dân Anh có thể tới định cư tại
bất kỳ quốc gia nào trong 27 nước còn lại và đòi quyền lợi trọn đời với tư cách là "công
dân EU" đến hết ngày 31-12-2020.
○ Lo sợ trước một nước Anh tách biệt, nhiều người đã bán nhà cửa và chuyển tài
sản sang lục địa kể từ năm ngoái. Không ít người vẫn chọn giữ lại tài sản ở Anh,
nhưng tất cả họ ra đi vì cùng một nỗi lo lắng chưa từng xuất hiện trong vòng nửa
thế kỷ qua: điều gì sẽ xảy ra khi Anh rời khỏi EU?
○ Cho dù vẫn chịu ảnh hưởng của nền kinh tế châu Âu song vị thế khi đàm phán
chung sẽ giảm và không được tham dự vào các quyết định lớn.
○ Các doanh nghiệp Anh sẽ phải chịu những quy tắc hải quan, tiêu chuẩn quản lý
và kiểm tra biên giới mà EU yêu cầu áp dụng với các nước thứ ba, khiến hoạt
động thương mại chậm và tốn kém hơn.
○ Anh có nguy cơ mất vai trò trung tâm dịch vụ kế toán – kiểm toán.. Các công
ty dịch vụ tài chính nêu ba rủi ro lớn liên quan Brexit, gồm các tác động tiêu cực
lên nền kinh tế, những thay đổi trong tiếp cận thị trường EU và khả năng lợi suất
trái phiếu thấp.
● Tiền tệ: Tác động đầu tiên là giá đồng bảng Anh giảm mạnh. Jordan Rochester, chuyên
gia tiền tệ của công ty tài chính Nomura ở London, dự đoán đồng tiền này có thể giảm
xuống gần ngang giá với đồng USD,

5
● Quy mô nền kinh tế: Quy mô nền kinh tế Anh bây giờ suy giảm 2% so với trước đây,
theo Ngân hàng Anh. GDP bị mất kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý trị giá khoảng 800 triệu
bảng (1 tỷ USD) mỗi tuần, tương đương 4,7 triệu bảng (6 triệu USD) mỗi giờ.
● Biên giới và cảng biển: Ngay khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp, ước tính có thể có tới
7.000 xe tải sẽ xếp hàng dài trên các đường cao tốc bên ngoài Dover và các cảng khác, và
có thể sẽ phải mất tới hai ngày để thông quan.
● Du lịch:
○ Các tài xế từ Anh sang EU sẽ cần phải có giấy phép lái xe quốc tế và nhận được
bản sao giấy tờ chứng minh bảo hiểm từ công ty bảo hiểm xe của họ.
○ Ngoài ra, công dân Anh sẽ phải xếp hàng dài hơn tại điểm kiểm soát hộ chiếu khi
họ sử dụng làn đường dành cho hành khách không thuộc EU và Khu vực kinh tế
châu Âu. Các quy định về đưa vật nuôi vào EU cũng sẽ chặt chẽ hơn.
○ EU đã công bố các bước đơn phương để duy trì hoạt động hàng không giữa hai
bên, nhưng hành khách cũng sẽ gặp phải một số vấn đề như cần mua bảo hiểm du
lịch vì thẻ bảo hiểm y tế EU nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có đi có
lại giữa các nước EU sẽ không còn giá trị đối với công dân Anh.
● Cung cấp thực phẩm: Các nhà phân tích trong ngành thực phẩm cho biết Brexit không
có thỏa thuận sẽ ngay lập tức dẫn đến lạm phát giá thực phẩm và thiếu hụt một số sản
phẩm trong các siêu thị. o Tesco dự đoán rằng thuế quan được thực thi sẽ khiến giá cả đối
với hầu hết các mặt hàng có nguồn gốc từ EU tăng, đẩy tổng hóa đơn thực phẩm của
người tiêu dùng lên từ 3 đến 5%.
● Ngành công nghiệp xe hơi: Ngành công nghiệp xe hơi là một trong những ngành chịu
tác động ảnh hưởng nặng nề nhất của thương mại xuyên biên giới. Dự kiến, giá xe hơi sẽ
tăng đối với người tiêu dùng ngay cả khi đồng bảng Anh giảm vì xe hơi và các linh kiện
sẽ phải chịu mức thuế lên tới 10% sau Brexit.

2.2.2. Ảnh hưởng của Brexit đối với thế giới

● Với Hoa Kỳ: Ảnh hưởng rõ nét nhất thể hiện ở nền kinh tế Hoa Kỳ, quốc gia này sẽ
chịu rất nhiều thiệt hại từ sau Brexit. Anh chính là đối tác thương mại lớn số 1 của
Hoa Kỳ. Do đó, nếu Anh tách khỏi EU, thì việc tiếp cận của Hoa Kỳ với EU sẽ giảm,
doanh thu và lợi nhuận của họ sẽ bị giảm và phải chuyển dịch sang hợp tác với các

6
thành viên EU khác. … Tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng Bảng Anh thay đổi
đáng kể. Thị trường ghi nhận giá trị đồng Bảng Anh ở mức thấp nhất so với đồng USD
trong vòng 31 năm qua.
● Với Nhật Bản: Đồng thời, Brexit khiến đồng yên tăng giá mạnh, gây tác động lớn đến
nền kinh tế Nhật Bản hiện nay cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến những chính sách cải
tổ kinh tế quan trọng mà thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã và đang thực hiện.
● Với Trung Quốc: Đối với Trung Quốc, quyết định cuối cùng của Anh rời bỏ thị trường
EU sẽ là động thái đáng thất vọng. Brexit sẽ là một trở ngại cho việc quốc tế hóa đồng
nhân dân tệ khi sự liên kết của London với vai trò như một trung tâm tài chính toàn cầu
đang bị giảm sút sau Brexit. Brexit cũng có thể được xem như một trở ngại cho mục tiêu
dài hạn của Trung Quốc về thỏa thuận thương mại tự do FTA với EU.
● Với EU: Đối Thời kỳ “mặn nồng” giữa Anh và EU, nền kinh tế của quốc gia này đã
chiếm 1/6 GDP của EU, 10% kim ngạch xuất khẩu của toàn EU. Chưa hết, các đối tác
thương mại trước đó cũng giảm hẳn rõ rệt. Sự kiện Brexit được coi là một đòn mực
mạnh vào một Khối liên minh chung EU, nhằm phục vụ lợi ích của các quốc gia
thành viên.

2.2.3. Ảnh hưởng của Brexit với Việt Nam

● Việc Anh rời khỏi EU, chính sách thuế quan của EU chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng ít
nhiều tới Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA).
● Mối quan hệ thương mại giữa Việt – Anh cũng sẽ ảnh hưởng bởi các chính sách
thương mại và thuế quan tại Anh bị thay đổi.
● Kim ngạch xuất khẩu trong nước bị ảnh hưởng bởi EU là thị trường quan trọng của
Việt Nam.
● Gánh nặng trả nợ nước ngoài của Việt Nam, thâm hụt ngân sách vốn đã lớn trong năm
nay và các năm tiếp theo đang bị đè nặng hơn khi đồng yên lên giá.
2.3. Văn hóa - xã hội
2.3.1. Ảnh hưởng tới nước Anh
● Số lượng dân nhập cư giảm đáng kể sau Brexit đã làm cho sự phân biệt giữa tầng lớp
giàu - nghèo trở nên rõ rệt hơn và nghiêm trọng hơn là tình trạng suy giảm nguồn lao
động nhập cư đến từ các nước châu Âu (khoảng 2,15 triệu người). Cùng với đó, gần 1,2

7
triệu người Anh sinh sống tại các nước EU có thể mất quyền tự do đi lại và tiếp cận các
lợi ích xã hội chung trong EU.
● Xu hướng dịch chuyển việc làm, dự kiến khoảng 7.400 việc làm mới đã được tạo ra ở các
trung tâm tài chính khác của EU. Điều này dẫn đến nguy cơ thất nghiệp cao hơn và có thể
đe dọa đến an ninh xã hội .
● Sau Brexit, chủ nghĩa dân tộc và bài ngoại, phân biệt chủng tộc có xu hướng phát triển
mạnh. Trên mạng xã hội, các nhóm tân phát xít đòi “Thánh chiến Trắng” (White Jihad)
và đòi trục xuất cả những công dân Anh gốc Á - Phi. Nhiều hàng quán của người Ba Lan
bị bôi bẩn, vẽ khẩu hiệu bài xích. Căng thẳng và cảm giác bất an đang ở mức cao trong
các cộng đồng người di dân.
● Việc nước Anh rút khỏi EU có thể sẽ mang lại nhiều vấn đề nan giải với du lịch của
người dân Anh tới châu Âu, cũng như du khách tới Anh
○ Nằm trong liên minh EU, khách du lịch đến các nước Châu Âu được bảo vệ bởi
liên minh ở bất cứ đâu trong khu vực. Khi nước Anh tách khỏi EU thì sự bảo hộ
và an ninh không còn nằm trong liên minh nữa.
○ Giá vé máy bay cao hơn cũng như có ít chuyến bay theo lịch trình giữa EU và
vương quốc Anh. Khi nước Anh rời khỏi EU, chương trình bảo hiểm du lịch cho
du khách chắc chắn sẽ tăng.
○ Khi không còn nằm trong cộng đồng chung EU, người Anh du lịch qua các nước
Châu Âu cần phải làm visa nhập cảnh. Như vậy, khi muốn đi du lịch, người Anh
sẽ bị tốn kém hơn, mất thời gian làm thủ tục phức tạp hơn so với trước đây.
2.3.2. Ảnh hưởng tới EU
● Brexit đã làm sâu sắc thêm xu hướng phát triển của chủ nghĩa dân túy trong EU. Các
đảng phái hoài nghi châu Âu cũng có cơ hội trỗi dậy. Trào lưu chống lại thể chế và chính
sách nhập cư của khối cũng tăng lên.
● Brexit là dấu hiệu của một EU đang “hấp hối” và rất có thể sẽ tạo ra tiền lệ xấu với các
nước thành viên đang có ý định rời khỏi EU. Các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại về nguy
cơ xảy ra hiệu ứng domino. Hiện nay, ở nhiều nước, tỉ lệ người dân muốn rời EU cũng
cao ngang bằng hoặc thậm chí cao hơn tỉ lệ người dân ủng hộ ở lại EU. Anh có thể sẽ là
tiền lệ nguy hiểm khiến nhiều nước đòi tiến hành trưng cầu ý dân giống Anh và nguy cơ
từ việc đó là không thể lường được, có thể sẽ khiến EU tan rã.

8
● EU còn đang phải chật vật đối phó với sự kích động ngày càng tăng trước thềm cuộc
trưng cầu ý dân về sự độc lập của Scotland sau cuộc bầu cử Quốc hội Scotland vào tháng
5-2021 và tình hình chính trị Bắc Ireland hậu Brexit ngày càng trở nên phức tạp.
● Cuộc sống của người dân ở nước Anh và EU có sự xáo trộn và đối mặt với những thay
đổi bất thường khó có thể thích nghi. Những sự thay đổi điển hình là:
○ Tại các cửa khẩu, công dân Anh sẽ tiếp tục được xếp hàng nhập cảnh cùng với
công dân các quốc gia thành viên EU cho tới muộn nhất là vào ngày 31/12. Và
một khi giai đoạn quá độ kết thúc, họ sẽ phải xếp hàng nhập cảnh vào châu Âu tại
cửa dành cho công dân các nước ngoài châu Âu và sẽ phải mất nhiều thời gian
chờ đợi hơn.
○ Những người kém may mắn nhất có lẽ là các sinh viên. Sinh viên châu Âu đã
đăng ký học tại đại học của Anh và ngược lại, vào tháng 9/2020, dự kiến sẽ phải
trả một khoản phí "trái tuyến". Ngoài ra, sau năm 2021, một sinh viên châu Âu
chẳng hạn có thể sẽ phải trả tới 30.000 euro để học tại Anh. Điều này cũng sẽ
tương tự đối các sinh viên Anh, dù rằng phí đăng ký nhập học tại các trường đại
học châu Âu thấp hơn gấp 2 lần so với các đại học của Anh.
○ Trong năm 2020, chuyển vùng quốc tế điện thoại di động sẽ vẫn miễn phí. Tuy
nhiên, kể từ ngày 1/1/2021, những người sử dụng điện thoại di động Anh có thể
sẽ phải trả phí chuyển vùng quốc tế khi tới EU và ngược lại.
2.3.3. Ảnh hưởng tới TG
● Người dân các nước trên thế giới gặp khó khăn khi di chuyển từ Anh sang EU và ngược
lại.
● Thị trường lao động bị xáo trộn, người lao động trên thế giới sẽ gặp khó khăn khi di cư
sang Anh do sự đòi hỏi về trình độ lao động cao hơn
● Chúng ta sống trong một thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa, sự liên kết, ràng
buộc, phụ thuộc lẫn nhau ngày càng rõ nét. Chính vì vậy mà sự mong muốn rời khỏi EU
của người dân Anh qua cuộc trưng cầu dân ý này đã đi ngược lại quá trình đó nên đã
khiến nước này đang phải đối mặt với nhiều bất chắc, rủi ro và ít cảm giác an toàn, thịnh
vượng vốn có trước đây.

9
III. HIỆN TẠI

Kết quả của cuộc trưng cầu không mấy thuyết phục, 51,89% người dân ủng hộ rời đi trong khi
48,11% vẫn muốn ở lại. Nước Anh từng bị chia rẽ sâu sắc, thủ tướng khi đó là David Cameron
quyết định từ chức. Người kế nhiệm ông là bà Theresa May, người đang chịu khá nhiều chỉ trích
vì chính sách cứng nhắc và màn trình diễn không thuyết phục trong cuộc bầu cử quốc hội sớm
vừa qua của Anh.

Không bàn đến chính trị, cái người dân quan tâm hơn là sự kiện chấn động ấy ảnh hưởng gì đến
kinh tế Anh, và những ảnh hưởng ấy tích cực hay tiêu cực.

3.1 Nếu phải kể ra "Nước Anh đã được gì", có lẽ đầu tiên phải nói về mục tiêu "Nước Anh
toàn cầu".

Ở thời khắc nước Anh chính thức ra đi (vào 23h ngày 31/12/2020 giờ GMT, tức 6h sáng
1/1/2021 giờ Hà Nội), Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhấn mạnh nước này sẽ là "một quốc gia
mở cửa, hào phóng, hướng ngoại, theo chủ nghĩa quốc tế và thương mại tự do", khi Anh không
còn ràng buộc bất kỳ quy định nào của EU. Rời thị trường chung EU với các quy định chung,
Anh giờ đây có thể đặt ra các quy tắc riêng nhằm khuyến khích sự đổi mới.

Bên ngoài liên minh thuế quan EU, Anh đã có thể tìm kiếm những cơ hội hợp tác thương mại
riêng. Cho đến nay, Anh đã ký thỏa thuận thương mại tự do với Australia, Singapore, Nhật Bản,
Canada, Thụy Sĩ và một số nước thành viên Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) và đang nhắm tới
một thỏa thuận với Ấn Độ, đồng thời đàm phán những thỏa thuận khác với Mỹ và New Zealand.
Nước này cũng bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của Anh cũng là minh chứng về lợi thế của sự độc
lập. Anh đã vượt qua các nước EU khi sớm cấp phép vaccine ngừa COVID-19 hồi đầu năm và
triển khai chương trình tiêm chủng nhanh chóng, là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng
cao nhất thế giới với 46% dân số được tiêm đủ 2 liều vaccine.

10
Trong khi đó, chương trình tiêm chủng tại các nước EU diễn ra chậm chạp hơn nhiều do những
rắc rối liên quan đến quy trình cấp phép vaccine trong khối, với hậu quả là thiếu hụt nguồn
vaccine ở một số quốc gia.

Brexit, đồng nghĩa với việc chấm dứt di cư tự do đối với công dân EU, lại tạo cơ hội cho công
dân từ các quốc gia khác.

Tờ The Guardian dẫn kết quả một nghiên cứu về tác động của Brexit, cho thấy trong khi số công
dân EU đến Anh làm việc giảm kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016, số người không
phải công dân EU đến Anh làm việc tăng ổn định.

Theo nghiên cứu này, số công dân EU tìm việc làm tại Anh giảm 36% kể tử khi Anh rời EU,
trong khi tỷ lệ này chỉ đứng ở mức 1% đối những công dân ngoài EU.

3.2. Còn để trả lời cho câu hỏi "Nước Anh đã mất gì"

Châu Âu là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất và là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất của
Anh. Tư cách thành viên EU đã giúp London củng cố vị thế trung tâm tài chính toàn cầu.

Từ lâu, các công ty Anh vận chuyển hàng hóa đến và đi từ EU mà không phải chịu thuế và người
dân cũng được tự do đi lại trong khối.

Mặc dù thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU tránh áp thuế quan hoặc hạn ngạch đối với hàng
hóa, các thương nhân vẫn phải đối mặt với các thủ tục giấy tờ mới, dẫn tới chậm trễ trong việc
thông quan hàng hóa.

Sự chậm trễ kéo dài trong quá trình thông quan do thủ tục hải quan phức tạp, chi phí vận chuyển
tăng cao gây ra rủi ro lớn hơn cho hàng xuất khẩu vào EU, buộc một số doanh nghiệp cân nhắc
rời bỏ thị trường.

Những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, vốn chiếm ít nhất 80% hoạt động kinh tế của Anh,
không chỉ bao gồm các chuyên viên tài chính, mà còn luật sư, kiến trúc sư, nhà tư vấn..., giờ đây
cũng bị phụ thuộc vào các quyết định "chắp vá" của các cơ quan quản lý châu Âu.

11
Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Anh, giao dịch hàng hóa giữa Anh và EU đã có dấu hiệu sụt
giảm. Báo cáo của tổ chức Resolution Foundation và Trường Kinh tế London cũng cho thấy
Brexit và tác động của đại dịch COVID-19 khiến giao dịch thương mại giữa Anh và EU trong
quý 1/2021 giảm 14% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu của Anh sang EU cũng giảm mạnh trong quý 1/2021, đặc biệt giá trị xuất khẩu nông
sản đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2019 và 2020. Trong khi đó, thương mại với các nước
ngoài EU không tăng, bất chấp các nỗ lực của Chính phủ Anh ký kết các thỏa thuận thương mại
khác.

Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách của Anh ước tính năng suất nền kinh tế Anh sẽ giảm 4% so
với khi nước này vẫn nằm trong EU. Trong quý 1/2021, tăng trưởng kinh tế Anh cũng giảm
1,5%.

Một yếu tố nữa là nguy cơ chia rẽ. Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh là vùng lãnh thổ duy nhất
của đất nước có đường biên giới trên bộ với EU.

Trong đàm phán Brexit, Anh và EU đã đạt được thỏa thuận, theo đó, Bắc Ireland sẽ tuân thủ các
quy định của thị trường chung EU và liên minh thuế quan để tránh thiết lập "biên giới cứng" giữa
vùng này và Cộng hòa Ireland (một thành viên của EU).

Điều này cho phép xe tải có thể tự do đi qua biên giới Ireland, song phải thực hiện các thủ tục
giấy tờ mới và thủ tục kiểm tra đối với hàng hóa vận chuyển giữa Bắc Ireland và phần còn lại
của Vương quốc Anh.

Những thay đổi này khiến các công ty Anh bị hạn chế hoạt động phân phối tại đây, gây ra xáo
trộn trong nguồn cung hàng hóa và làm gia tăng sự bất bình về việc triển khai thỏa thuận Brexit
tại Bắc Ireland.

Bất đồng quan điểm trong việc thực thi thỏa thuận Brexit đã dẫn tới các cuộc bạo loạn kéo dài 1
tuần hồi tháng 4 vừa qua tại Bắc Ireland giữa cộng đồng người Tin lành thân Anh và cộng đồng
người Thiên chúa giáo đối địch, khiến ít nhất 88 cảnh sát bị thương.

12
3.3 Tác động đến Việt Nam

Dù tác động của Brexit với Việt Nam không quá lớn, song tất nhiên NHNN phải theo dõi chặt
chẽ thị trường bởi vì đồng Bảng Anh và euro vẫn đang trong xu thế mất giá, còn Yên Nhật, USD
sẽ lên giá.

Về vấn đề xuất khẩu, hiện nay, xuất khẩu Việt Nam sang Anh chiếm khoảng 2,5% tổng kim
ngạch song xuất khẩu sang EU chiếm tới 15-20%. Nếu thanh toán bằng euro thì hàng nhập khẩu
từ Việt Nam sẽ có giá rẻ hơn trước. Tuy nhiên, đa số đơn hàng xuất khẩu của nước ta đều thanh
toán bằng USD. Vì vậy, USD tăng giá, euro mất giá sẽ khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ với
khu vực này và sẽ hạn chế sức mua của người dân. Bên cạnh quan hệ thương mại, việc euro mất
giá cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ đầu tư, du lịch của Việt Nam – EU cũng như Việt
Nam và Anh. Bên cạnh đó, do nước Anh đã rời khỏi EU, doanh nghiệp nước ta khi giao dịch có
thể sẽ phải chịu phát sinh thêm chi phí trung gian Anh – EU

Tóm tắt: Bước đầu, khi Brexit xảy ra thì nước Anh chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế, chính
trị, quân sự và đối ngoại. Mặc dù được tự chủ trong quá trình đàm phán nhưng các đối tác lớn
vẫn thích EU hơn là một quốc gia riêng lẻ Anh.

13

You might also like