Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 276

MỤC LỤC

1. HIÊP ĐINH THÀNH LẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (HIỆP ĐỊNH
MARRAKESH)...................................................................................................................2

2. HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI (GATT) 1947/1994....16

3. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ...................................................................66

4. HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG..............................91

5. HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI ....................................126

6. HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (GATS).................................136

7. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KHÍA CẠNH CỦA QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS)............................................................................................156

8. THOA THUÂN VÊ CAC QUY TĂC VA THU TUC ĐIÊU CHINH VIÊC GIAI
QUYÊT TRANH CHÂP (DSU)......................................................................................189

9. CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CÔNG ƯỚC VIENNA_CISG 1980).....................................216

10. TÓM TẮT INCOTERMS 2010.................................................................................251

1
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
(HIỆP ĐỊNH MARRAKESH)1

Các Bên Ký Kết Hiệp định này,


Thừa nhận rằng tất cả những mối quan hệ của họ trong lĩnh vực kinh tế và thương mại
phải được thực hiện với mục tiêu nâng cao mức sống, bảo đảm đầy đủ việc làm và một
khối lượng thu nhập và nhu cầu thực tế lớn và phát triển ổn định; mở rộng sản xuất,
thương mại hàng hoá và dịch vụ, trong khi đó vẫn bảo đảm việc sử dụng tối ưu nguồn lực
của thế giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì môi trường và
nâng cao các biện pháp để thực hiện điều đó theo cách thức phù hợp với những nhu cầu
và mối quan tâm riêng rẽ của mỗi bên ở các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau,
Thừa nhận thêm rằng cần phải có nỗ lực tích cực để bảo đảm rằng các quốc gia đang phát
triển, đặc biệt là những quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng
trong thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia đó,
Mong muốn đóng góp vào những mục tiêu này bằng cách tham gia vào những thoả thuận
tương hỗ và cùng có lợi theo hướng giảm đáng kể thuế và các hàng rào cản trở thương
mại khác và theo hướng loại bỏ sự phân biệt đối xử trong các mối quan hệ thương mại
quốc tế,
Do đó, quyết tâm xây dựng một cơ chế thương mại đa biên chặt chẽ, ổn định, và khả thi
hơn, bao gồm Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, kết quả của những nỗ lực tự
do hoá thương mại từ trước tới nay và toàn bộ kết quả của Vòng Uruguay về Đàm phán
Thương mại Đa biên,
Quyết tâm duy trì những nguyên tắc cơ bản và tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đang đặt
ra cho cơ chế thương mại đa biên này,
Đã nhất trí như sau:
Điều 1: Thành lập Tổ chức
Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (dưới đây được gọi tắt là “WTO”).
1
Nguồn tại http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-thanh-lap-chuc-thuong-mai-gioi
2
Điều 2: Phạm vi của WTO
1. WTO là một khuôn khổ định chế chung để điều chỉnh các mối quan hệ thương mại
giữa các Thành viên của tổ chức về những vấn đề liên quan đến các Hiệp định và các văn
bản pháp lý không tách rời gồm cả những Phụ lục của Hiệp định này.
2. Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời gồm cả Phụ lục 1, 2 và 3 (dưới
đâỵ được gọi là "Các Hiệp định Thương mại Đa biên") là những phần không thể tách rời
Hiệp định này và ràng buộc tất cả các Thành viên.
3. Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời trong Phụ lục 4 (dưới đâỵ được
gọi là "Các Hiệp định Thương mại Nhiều bên") cũng là những phần không thể tách rời
khỏi Hiệp định này và ràng buộc tất cả các Thành viên đã chấp nhận chúng. Các Hiệp
định Thương mại Nhiều bên không tạo ra quyền hay nghĩa vụ gì đối với những nước
Thành viên không chấp nhận chúng.
4. Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại năm 1994 được nêu cụ thể trong Phụ
lục 1A (dưới đây được gọi là "GATT 1994") độc lập về mặt pháp lý đối với Hiệp định
chung về Thuế quan và Thương mại ngày 30 tháng 10 năm 1947 (dưới đây được gọi là
"GATT 1947") đã được chỉnh lý, sửa chữa hay thay đổi, là phụ lục của Văn kiện cuối
cùng được thông qua tại buổi bế mạc phiên họp lần thứ hai Hội đồng Trù bị của Hội nghị
Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc làm.

Điều 3: Chức năng của WTO


1. WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành, những mục
tiêu khác của Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên và cũng là một khuôn
khổ cho việc thực thi, quản lý và điều hành các Hiệp định Thương mại Nhiều bên.
2. WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước Thành viên về những
mối quan hệ thương mại đa biên trong những vấn đề được điều chỉnh theo các thoả thuận
qui định trong các Phụ lục của Hiệp định này. WTO có thể là một diễn đàn cho các cuộc
đàm phán tiếp theo giữa các nước Thành viên về những mối quan hệ thương mại đa biên
của họ và cũng là một cơ chế cho việc thực thi các kết quả của các cuộc đàm phán đó hay
do Hội nghị Bộ trưởng quyết định.
3
3. WTO sẽ theo dõi Bản Diễn giải về những Qui tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp
(dưới đâỵ được gọi là "Bản Diễn giải về Giải quyết Tranh chấp” hay “DSU”) trong Phụ
lục 2 của Hiệp định này.
4. WTO sẽ theo dõi Cơ chế Rà soát Chính sách Thương mại (dưới đâỵ được gọi là
"TPRM”) tại Phụ lục 3 của Hiệp định này.
5. Nhằm đạt được sự nhất quán cao hơn trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế
toàn cầu, WTO, khi cần thiết, phải hợp tác với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Quốc tế
về Tái thiết và Phát triển và các cơ quan trực thuộc của nó.

Điều 4: Cơ cấu của WTO


1. Hội nghị Bộ trưởng sẽ họp hai năm một lần bao gồm đại diện của tất cả các Thành
viên. Hội nghị Bộ trưởng sẽ thực hiện chức năng của WTO và đưa ra những hành động
cần thiết để thực thi những chức năng này. Khi một Thành viên nào đó yêu cầu, Hội nghị
Bộ trưởng có quyền đưa ra những quyết định về tất cả những vấn đề thuộc bất kỳ một
Hiệp định Thương mại Đa biên nào theo đúng các yêu cầu cụ thể về cơ chế ra quyết định
qui định trong Hiệp định này và Hiệp định Thương mại Đa biên có liên quan.
2. Đại Hội đồng, gồm đại diện của tất cả các nước Thành viên, sẽ họp khi cần thiết.
Trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng, thì chức năng của Hội nghị
Bộ trưởng sẽ do Đại Hội đồng đảm nhiệm. Đại Hội đồng cũng thực hiện những chức
năng được qui định trong Hiệp định này. Đại Hội đồng sẽ thiết lập các quy tắc về thủ tục
của mình và phê chuẩn những qui tắc về thủ tục cho các Ủy ban quy định tại khoản 7
Điều IV.
3. Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ
quan Giải quyết Tranh chấp được qui định tại Bản Diễn giải về giải quyết tranh chấp. Cơ
quan giải quyết tranh chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng ra những qui tắc về thủ
tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình.
4. Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm trách nhiệm của Cơ quan
Rà soát Chính sách Thương mại được qui định tại TPRM. Cơ quan Rà soát Chính sách
Thương mại có thể có chủ tịch riêng và sẽ xây dựng những qui tắc về thủ tục mà cơ quan
này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của mình.
4
5. Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng về các
khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (dưới đây được gọi tắt là
“Hội đồng TRIPS”), sẽ hoạt động theo chỉ đạo chung của Đại Hội đồng. Hội đồng
Thương mại Hàng hoá sẽ giám sát việc thực hiện các Hiệp định Thương mại Đa biên
trong Phụ lục 1A. Hội đồng về Thương mại Dịch vụ sẽ giám sát việc thực hiện Hiệp định
Thương mại Dịch vụ (dưới đây được gọi tắt là “GATS”). Hội đồng về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ sẽ giám sát việc thực hiện Hiệp định
thương mại liên quan đến các khía cạnh Quyền Sở hữu Trí tuệ (dưới đây được gọi tắt là
“Hiệp định TRIPS”). Tất cả các Hội đồng này sẽ đảm nhiệm những chức năng được qui
định trong các Hiệp định riêng rẽ và do Đại Hội đồng giao phó. Các Hội đồng này sẽ tự
xây dựng cho mình những qui tắc về thủ tục và phải được Đại Hội đồng thông qua. Tư
cách thành viên của các Hội đồng này sẽ được rộng mở cho đại điện của các nước Thành
viên. Khi cần thiết các Hội đồng này có thể nhóm họp để thực hiện các chức năng của
mình.
6. Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng về các
khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan sẽ thành lập ra
các cơ quan cấp dưới theo yêu cầu. Các cơ quan cấp dưới này sẽ tự xây dựng cho mình
những qui định về thủ tục và phải được Hội đồng cấp trên của mình thông qua.
7. Hội nghị Bộ trưởng sẽ thành lập ra một Uỷ ban về Thương mại và Phát triển, Uỷ ban
về các hạn chế đối với Cán cân Thanh toán Quốc tế và Uỷ ban về Ngân sách, Tài chính
và Quản trị. Những Uỷ ban này sẽ đảm nhiệm các chức năng được qui định trong Hiệp
định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên, và bất kỳ một chức năng nào thêm khác
do Đại Hội đồng giao cho. Hội nghị Bộ trưởng có thể thành lập thêm các Uỷ ban tương
tự như vậy với chức năng tương ứng khi thấy cần thiết. Trong phạm vi chức năng của
mình, Ủy ban về Thương mại và Phát triển sẽ định kỳ rà soát các quy định đặc biệt tại các
Hiệp định Thương mại Đa biên dành cho các nước kém phát triển nhất và báo cáo lên Đại
Hội đồng để có những quyết sách thích hợp. Tư cách thành viên của các Uỷ ban này sẽ
được mở rộng cho đại điện của các nước Thành viên.
8. Các cơ quan được qui định trong các Hiệp định Thương mại Nhiều bên sẽ đảm
nhiệm những chức năng được giao cho mình trong các hiệp định này và sẽ hoạt động
5
trong khuôn khổ định chế của WTO. Các cơ quan này sẽ phải định kỳ thông báo về
những hoạt động của họ cho Đại Hội đồng.

Điều 5: Quan hệ với các tổ chức khác


1. Đại Hội đồng sẽ dàn xếp hợp lý việc hợp tác có hiệu quả với các tổ chức liên chính
phủ có trách nhiệm liên quan đến các vấn đề tương ứng trong WTO.
2. Đại Hội đồng sẽ dàn xếp hợp ký việc tham vấn và hợp tác với các tổ chức phi chính
phủ về những vấn đề liên quan đến WTO.

Điều 6: Ban Thư ký


1. Ban Thư ký của WTO (dưới đây được gọi là “Ban Thư ký”) sẽ do một Tổng Giám
đốc lãnh đạo.
2. Hội nghị Bộ trưởng sẽ bổ nhiệm Tổng Giám đốc và thông qua các qui định về quyền
hạn, nghĩa vụ, điều kiện phục vụ và thời hạn phục vụ của Tổng Giám đốc.
3. Tổng Giám đốc sẽ bổ nhiệm các thành viên của Ban Thư ký và quyết định nghĩa vụ
và điều kiện phục vụ phù hợp với quyết định của Hội nghị Bộ trưởng .
4. Trách nhiệm của Tổng Giám đốc và nhân viên của Ban Thư ký sẽ phải hoàn toàn
mang tính quốc tế. Khi thực hiện bổn phận của mình, Tổng Giám đốc và nhân viên của
Ban Thư ký sẽ không được phép tìm kiếm hoặc chấp nhận những chỉ thị từ bất kỳ một
chính phủ hay một cơ quan nào khác bên ngoài WTO. Tổng Giám đốc và nhân viên của
Ban Thư ký cũng phải tự kiềm chế đối với bất kỳ một hành động nào có thể gây ảnh
hưởng tiêu cực đến vị trí là quan chức quốc tế của họ. Các Thành viên của WTO phải tôn
trọng đặc điểm quốc tế về trách nhiệm của Tổng Giám đốc và nhân viên của Ban Thư ký
và không được gây ảnh hưởng gì trong quá trình thực thi bổn phận của mình.

Điều 7: Ngân sách và đóng góp


1. Tổng Giám đốc phải trình lên Uỷ ban Ngân sách, Tài chính và Quản trị báo cáo tài
chính và dự toán ngân sách hàng năm của WTO. Uỷ ban Ngân sách, Tài chính và Quản
trị sẽ xem xét báo cáo này và đưa ra các khuyến nghị/đề xuất lên Đại Hội đồng. Dự toán
ngân sách hàng năm phải được Đại Hội đồng thông qua.
6
2. Uỷ ban Ngân sách, Tài chính và Quản trị phải đệ trình lên Đại Hội đồng Quy chế tài
chính, bao gồm những qui định về:
mức đóng góp để chia sẻ chi phí của WTO giữa các Thành viên; và các biện pháp áp
dụng đối với những nước Thành viên còn nợ.
Quy chế tài chính phải căn cứ trên, nhiều nhất có thể được, các qui định và thông lệ của
GATT 1947.
3. Quy chế tài chính và dự toán ngân sách hàng năm phải được Đại Hội đồng thông
qua bởi 2/3 số phiếu của trên một nửa số Thành viên WTO .
4. Mỗi Thành viên sẽ phải đóng góp ngay lập tức cho WTO phần của họ trong chi phí
của WTO phù hợp với Qui chế tài chính đã được Đại Hội đồng thông qua.

Điều 8: Địa vị của WTO


1. WTO có tư cách pháp nhân và được mỗi nước Thành viên trao cho năng lực pháp lý
đó khi cần thiết để thực thi các chức năng của mình.
2. WTO được mỗi nước Thành viên trao cho những đặc quyền và quyền bất khả xâm
phạm khi cần thiết để thực thi các chức năng của mình.
3. Nhân viên của WTO và đại diện của các Thành viên tương tự như vậy cũng được
mỗi nước Thành viên trao cho những đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm khi cần thiết
để thực thi độc lập các chức năng của họ trong khuôn khổ WTO.
4. Những đặc quyền và quyền bất khả xâm phạm được mỗi nước Thành viên trao cho
WTO, nhân viên của WTO và đại diện của mỗi Thành viên tương tự như những đặc
quyền và quyền bất khả xâm phạm qui định trong Công ước về những đặc quyền và
quyền bất khả xâm phạm của các cơ quan chuyên môn, được Đại Hội đồng Liên Hợp
Quốc thông qua ngày 21 tháng 11 năm 1947.
5. WTO có thể ký kết hợp đồng về trụ sở hoạt động chính.

Điều 9: Quá trình ra quyết định

7
1. WTO tiếp tục thông lệ ra quyết định trên cơ sở đồng thuận như qui định trong GATT
1947.2 Trừ khi có quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng
thuận, thì vấn đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. Tại các cuộc
họp của Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng, mỗi Thành viên của WTO có một phiếu.
Nếu Cộng đồng Châu Âu thực hiện quyền bỏ phiếu của mình thì họ sẽ có số phiếu tương
đương số lượng thành viên của Cộng đồng3 là Thành viên của WTO. Trừ khi có quy định
khác trong Hiệp định này hoặc trong Hiệp định Thương mại Đa biên có liên quan, 4 các
quyết định của Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng được thông qua trên cơ sở đa số
phiếu.
2. Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng có thẩm quyền chuyên biệt để thông qua việc giải
thích của Hiệp định này và của các Hiệp định Thương mại Đa biên. Trong trường hợp
giải thích một Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1, Hội nghị Bộ trưởng và Đại
Hội đồng sẽ thực thi thẩm quyền của họ trên cơ sở đề xuất của Hội đồng giám sát chức
năng của hiệp định đó. Quyết định thông qua sẽ được chấp nhận bởi 3/4 số Thành viên.
Khoản này sẽ không được sử dụng theo cách để xác định các quy định sửa đổi tại Điều X.
3. Trong những trường hợp ngoại lệ, Hội nghị Bộ trưởng có thể quyết định miễn trừ
một nghĩa vụ được Hiệp định này hoặc bất kỳ một Hiệp định Thương mại Đa biên nào
quy định cho một nước Thành viên, với điều kiện quyết định này được thông qua bởi
3/45 số nước Thành viên trừ khi có qui định khác tại khoản này.
(a) yêu cầu miễn trừ một nghĩa vụ nào đó liên quan đến Hiệp định này phải được đệ trình
lên Hội nghị Bộ trưởng để xem xét theo đúng thông lệ của cơ chế ra quyết định bằng
nguyên tắc nhất trí. Hội nghị Bộ trưởng sẽ quyết định thời hạn, những không được quá 90
ngày, để xem xét yêu cầu này.
(b) yêu cầu miễn trừ một nghĩa vụ nào đó liên quan đến các Hiệp định Thương mại Đa
biên trong các Phụ lục 1A hoặc 1B hoặc 1C và những phụ lục của các hiệp định này phải
2
Cơ quan có liên quan được xem xét như đã quyết định dựa trên nguyên tắc đồng thuận về những vấn đề được đưa
ra cho mình xem xét nếu không có thành viên nào, có mặt tại phiên họp để đưa ra quyết định, chính thức phản đối
quyết định được dự kiến.
3
Số lượng phiếu của EC và các quốc gia thành viên sẽ không được quá số lượng quốc gia thành viên của EC trong
bất kỳ trường hợp nào.
4
Những quyết định của Đại Hội đồng trong trường hợp được triệu tập để thaythế Cơ quan Giải quyết Tranh chấp sẽ
phải được đưa ra phù hợp với các quy định của khoản 4 Điều 2 của Bản Diễn giải về Giải quyết Tranh chấp.
5
Một quyết định cho phép miễn trừ bất kỳ nghĩa vụ nào trong giai đoạn chuyển đổi hay giai đoạn thực hiện mà
thành viên yêu cầu chưa thực hiện hết thời hạn có liên quan thì phải được thông qua dựa trên nguyên tắc đồng thuận.
8
được đệ trình riêng rẽ lên Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Hội đồng Thương mại Dịch
vụ và Hội đồng về các khía cạnh có liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ
để xem xét trong thời hạn không quá 90 ngày. Sau thời hạn đó, mỗi Hội đồng này sẽ đệ
trình báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng.
4.Quyết định của Hội nghị Bộ trưởng cho phép miễn trừ một nghĩa vụ nào đó phải nêu rõ
các trường hợp ngoại lệ áp dụng cho quyết định đó, các điều khoản và điều kiện điều
chỉnh việc áp dụng sự miễn trừ này, ngày hết hiệu lực của miễn trừ. Bất kỳ một sự miễn
trừ nào có thời hạn qúa một năm đều phải được Hội nghị Bộ trưởng xem xét lại trong
vòng không quá một năm sau khi sự miễn trừ đó được ban hành và tiếp sau đó hàng năm
Hội nghị Bộ trưởng sẽ tiếp tục xem xét lại sự miễn trừ đó cho tới khi sự miễn trừ đó hết
hiệu lực. Trong mỗi lần xem xét lại, Hội nghị Bộ trưởng sẽ xem xét liệu những trường
hợp ngoại lệ đó còn tồn tại hay không và liệu những điều khoản và điều kiện đi kèm sự
miễn trừ này còn thoả mãn hay không. Hội nghị Bộ trưởng, trên cơ sở xem xét hàng năm,
có thể gia hạn, sửa đổi hoặc chấp dứt sự miễn trừ đó.
5.Các quyết định thuộc Hiệp định Thương mại Nhiều bên, bao gồm cả bất kỳ một quyết
định nào về việc giải thích và về sự miễn trừ, sẽ phải được điều chỉnh bởi những qui định
của Hiệp định đó.

Điều 10: Sửa đổi


1. Bất kỳ một Thành viên nào của WTO đều có thể đề nghị sửa đổi các quy định của
Hiệp định này hoặc các Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1 bằng cách đệ
trình đề nghị đó lên Hội nghị Bộ trưởng. Các Hội đồng được liệt kê trong khoản 5 Điều
IV cũng có thể đệ trình lên Hội nghị Bộ trưởng những đề nghị sửa đổi của các Hiệp định
Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1. Trừ trường hợp Hội nghị Bộ trưởng đưa ra một thời
hạn dài hơn, trong vòng 90 ngày sau khi đề nghị sửa đổi được chính thức đưa vào chương
trình nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng, thì bất kỳ một quyết định nào của Hội nghị Bộ
trưởng về đề nghị sửa đổi được gửi tới các Thành viên để thông qua đều được thực hiện
trên cơ sở đồng thuận. Trừ khi các quy định của khoản 2, 5 hoặc 6 được áp dụng, quyết
định đó sẽ phải xác định rõ liệu các quy định tại khoản 3 hoặc 4 có được áp dụng hay
không. Nếu quyết định đó được nhất trí thông qua, Hội nghị Bộ trưởng sẽ ngay lập tức đệ
9
trình sửa đổi được đề nghị đó cho các Thành viên để họ thông qua. Nếu quyết định đó
không được nhất trí thông qua trong thời hạn đã đưa ra thì Hội nghị Bộ trưởng sẽ quyết
định bởi đa số 2/3 số Thành viên rằng có đệ trình sửa đổi được đề nghị đó cho các Thành
viên để họ thông qua hay không. Trừ các qui định trong khoản 2, 5 và 6, các quy định của
khoản 3 sẽ được áp dụng cho sửa đổi được đề nghị trừ khi Hội nghị Bộ trưởng quyết định
bởi 3/4 số Thành viên rằng các quy định tại khoản 4 sẽ được áp dụng.
2. Những sửa đổi đối với các qui định của Điều này và của các quy định tại các Điều
dưới đây sẽ chỉ có hiệu lực khi có sự chấp nhận bởi tất cả các Thành viên:
Điều IX của Hiệp định này;
Điều I và II của GATT 1994;
Điều II: 1 của Hiệp định GATS;
Điều 4 của Hiệp định TRIPS.
3.Trừ các điều khoản được liệt kê trong khoản 2 và 6, việc sửa đổi các quy định của Hiệp
định này hoặc của các Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1A và 1C, mà làm
thay đổi những quyền và nghĩa vụ của các nước Thành viên, được chấp nhận bởi 2/3 số
nước Thành viên thì sẽ có hiệu lực đối với những nước Thành viên chấp nhận chúng và
từ đó sẽ có hiệu lực với mỗi Thành viên khác khi Thành viên đó chấp nhận. Bất kỳ một
sửa đổi nào được Hội nghị Bộ trưởng thông qua với 3/4 đa số và đã có hiệu lực theo
khoản này, theo đó bất kỳ một nước Thành viên nào không chấp nhận sửa đổi đó trong
thời hạn do Hội nghị Bộ trưởng qui định trong từng trường hợp cụ thể thì sẽ được tự do
rút khỏi WTO hoặc vẫn tiếp tục là Thành viên nếu Hội nghị Bộ trưởng đồng ý.
4.Trừ các quy định liệt kê trong khoản 2 và 6, việc sửa đổi các các quy định của Hiệp
định này hoặc của các Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1A và 1C, mà không
làm thay đổi những quyền và nghĩa vụ của các Thành viên thì sẽ có hiệu lực đối với tất cả
các nước Thành viên nếu được 2/3 số Thành viên chấp nhận.
5.Trừ các quy định trong khoản 2 ở trên, những sửa đổi đối với Phần I, II và III của
GATS và từng Phụ lục tương ứng sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Thành viên chấp nhận
những sửa đổi này trên cơ sở chấp thuận của 2/3 số Thành viên và từ đó sẽ có hiệu lực
với mỗi Thành viên khác khi Thành viên đó chấp nhận. Bất kỳ một sửa đổi nào được Hội
nghị Bộ trưởng thông qua với 3/4 đa số Thành viên và đã có hiệu lực theo các quy định
10
trên thì theo đó, bất kỳ một nước Thành viên nào không chấp nhận sửa đổi này trong thời
hạn do Hội nghị Bộ trưởng qui định trong từng trường hợp cụ thể thì sẽ được tự do rút
khỏi WTO hoặc vẫn tiếp tục là Thành viên nếu Hội nghị Bộ trưởng đồng ý. Những sửa
đổi đối với Phần IV, V và VI của GATS và các Phụ lục tương ứng sẽ có hiệu lực đối với
tất cả các nước Thành viên khi được 2/3 nước Thành viên thông qua.
6.Cho dù có các quy định khác của Điều này, việc sửa đổi Hiệp định TRIPS thoả mãn các
đòi hỏi của khoản 2 Điều 71 của Hiệp định đó có thể được Hội nghị Bộ trưởng thông qua
mà không cần thủ tục chấp nhận chính thức thêm nữa.
7.Bất kỳ mộtThành viên nào chấp nhận một sửa đổi đối với Hiệp định này hoặc một Hiệp
định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1 sẽ phải nộp lưu chiểu cho Tổng Giám đốc
WTO trong một thời hạn chấp nhận được Hội nghị Bộ trưởng qui định.
8.Bất kỳ một Thành viên nào của WTO đều có thể đề nghị sửa đổi các quy định của các
Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 2 và 3 bằng cách đệ trình đề nghị đó lên
Hội nghị Bộ trưởng. Quyết định thông qua các sửa đổi đối với các Hiệp định Thương mại
Đa biên trong Phụ lục 2 sẽ được thực hiện trên cơ sở đồng thuận và những sửa đổi này sẽ
có hiệu lực đối với tất cả các nước Thành viên sau khi đã được Hội nghị Bộ trưởng thông
qua. Quyết định thông qua việc sửa đổi các Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục
3 sẽ có hiệu lực với các bên sau khi được Hội nghị Bộ trưởng thông qua.
9.Hội nghị Bộ trưởng, căn cứ yêu cầu của các Thành viên của một Hiệp định thương mại,
có thể độc lập quyết định trên cơ sở đồng thuận việc đưa thêm Hiệp định đó vào Phụ lục
4. Hội nghị Bộ trưởng, căn cứ yêu cầu của các Thành viên của một Hiệp định Thương
mại Nhiều bên, có thể độc lập quyết định loại bỏ Hiệp định đó ra khỏi Phụ lục 4.
10.Những sửa đổi đối với một Hiệp định Thương mại Nhiều bên sẽ chịu sự điều chỉnh
của các quy định của Hiệp định đó.

Điều 11: Thành viên sáng lập


1. Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, các bên ký kết Hiệp định GATT 1947 và
Cộng đồng Châu Âu đã thông qua Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên
với các Danh mục nhượng bộ và cam kết là phụ lục của GATT 1994 và các Danh mục
các cam kết cụ thể là phụ lục của GATS sẽ trở thành Thành viên sáng lập của WTO.
11
2. Các nước kém phát triển được Liên hợp Quốc thừa nhận sẽ chỉ bị bắt buộc cam kết
và nhượng bộ trong phạm vi phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, nhu cầu về tài
chính thương mại hoặc năng lực quản lý và thể chế của mình.

Điều 12: Gia nhập


1. Bất kỳ một quốc gia nào hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt nào hoàn toàn tự
chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong
Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên đều có thể gia nhập Hiệp định này
theo các điều khoản đã thoả thuận giữa quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan đó với
WTO. Việc gia nhập đó cũng sẽ áp dụng cho Hiệp định này và các Hiệp định Thương
mại Đa biên kèm theo.
2. Quyết định về việc gia nhập sẽ do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra. Thoả thuận về những
điều khoản gia nhập sẽ được thông qua nếu 2/3 số Thành viên của WTO chấp nhận tại
Hội nghị Bộ trưởng.
3. Việc tham gia Hiệp định Thương mại Nhiều bên được điều chỉnh theo Hiệp định đó.

Điều 13: Qui định về việc không áp dụng các Hiệp định Thương mại Đa biên giữa
các Thành viên cụ thể
1. Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1 và 2 sẽ không
áp dụng giữa bất kỳ một Thành viên này với bất kỳ một nước Thành viên nào khác nếu
một trong số các nước Thành viên đó, ở thời điểm một trong số họ trở thành Thành viên,
không đồng ý áp dụng.
2. Khoản 1 có thể được viện dẫn giữa các nước Thành viên sáng lập WTO là các bên
của GATT 1947 chỉ khi Điều XXXV của Hiệp định đó đã được viện dẫn trước và đã có
hiệu lực giữa các bên đó tại thời điểm Hiệp định này có hiệu lực đối với họ.
3. Khoản 1 sẽ áp dụng giữa một nước Thành viên này với một nước Thành viên khác
đã tham gia theo Điều XII chỉ khi các Thành viên này không đồng ý áp dụng và đã thông
báo như vậy cho Hội nghị Bộ trưởng trước khi Hội nghị Bộ trưởng thông qua Thoả thuận
về các điều kiện gia nhập.

12
4. Theo đề nghị của bất kỳ một nước Thành viên nào, Hội nghị Bộ trưởng có thể rà
soát việc thực thi Điều này trong các trường hợp cụ thể và đưa ra những đề xuất thích
hợp.
5. Việc không áp dụng một Hiệp định Thương mại Nhiều bên giữa các bên tham gia
Hiệp định đó được điều chỉnh theo bằng các quy định của Hiệp định đó.

Điều 14: Chấp nhận, có hiệu lực và nộp lưu chiểu


----
Điều 15: Rút lui
1. Bất kỳ một nước Thành viên nào cũng có thể rút khỏi Hiệp định này. Việc rút khỏi
đó sẽ áp dụng cho cả Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên và sẽ có hiệu
lực ngay sau khi hết 6 tháng kể từ ngày Tổng Giám đốc WTO nhận được thông báo bằng
văn bản về việc rút khỏi đó.
2. Việc rút khỏi bất cứ một Hiệp định Thương mại Nhiều bên nào được điều chỉnh theo
các quy định của Hiệp định đó.

Điều 16: Các quy định khác


...
Phần chú giải
Các thuật ngữ “quốc gia” hoặc “các quốc gia” được sử dụng trong Hiệp định này và các
Hiệp định Thương mại Đa biên được hiểu là bao gồm cả Thành viên của WTO có vùng
lãnh thổ thuế quan riêng rẽ.
Trong trường hợp Thành viên WTO là một vùng lãnh thổ thuế quan riêng rẽ, thì thuật
ngữ “quốc gia” được sử dụng trong Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên
sẽ được hiểu là vùng lãnh thổ thuế quan đó, nếu không có qui định cụ thể khác.

13
PHỤ LỤC HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP WTO

Phụ lục 1
 Phụ lục 1A - Các hiệp định đa biên về thương mại hàng hoá
 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 GATT
 Hiệp định Nông nghiệp
 Hiệp định về Các biện pháp Kiểm dịch động thực vật
 Hiệp định về Hàng dệt may
 Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại
 Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs)
 Hiệp định Chống bán phá giá (thực thi điều VI của GATT)
 Hiệp định Xác định trị giá tính thuế hải quan (thực thi điều VII của GATT
1994)
 Hiệp định về Giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI)
 Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ
 Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu
 Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
 Hiệp định về Biện pháp tự vệ
 Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại
 Phụ lục 1B - Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)
 Phụ lục 1C - Hiệp định thương mại liên quan đến các khía cạnh của quyền sở hữu
trí tuệ (TRIPS)
Phụ lục 2: Thỏa thuận về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp (DSU)
Phụ lục 3: Hiệp định về Cơ chế Rà soát Chính sách thương mại
Phụ lục 4: Các Hiệp định thương mại nhiều bên
14
 Phụ lục 4(A): Hiệp định về Thương mại Máy bay Dân dụng
 Phụ lục 4(B): Hiệp định về mua sắm chính phủ
 Phụ lục 4(C): Hiệp định quốc tế về sữa (Lưu ý: Hiệp định này đã chấm dứt năm
1997)
 Phụ lục 4(D): Hiệp định quốc tế về thịt bò ( Lưu ý: Hiệp định này đã chấm dứt
năm 1997)

HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI


GATT 1947/19946

Chính phủ Khối thịnh vượng chung Úc, Vương quốc Bỉ, Hợp chủng Quốc Brasil, Miến
điện, Canada, Ceylon, Cộng hoà Chi lê, Cộng hoà Trung Hoa, Cộng hoà Cu ba, Cộng hoà
Tiệp khắc, Cộng hoà Pháp, ấn độ, Li băng, Đại công quốc Lục Xâm bảo, Vương quốc Hà
lan, Tân Tây Lan, Vương quốc Na uy, Pa-kix-tan, Nam-Rhodessia, Syri, Liên hiệp Nam
phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, và Hợp chủng quốc Hoa kỳ:
Thừa nhận rằng mối quan hệ của họ với nỗ lực trên trường kinh tế thương mại
cần được tiến hành nhằm nâng cao mức sống, đảm bảo đầy đủ việc làm và thu nhập thực
tế và thu nhập thực cao và tăng trưởng vững chắc, sử dụng đầy đủ và tốt hơn nguồn lực
của thế giới và mở mang sản xuất và trao đổi hàng hoá,
Mong muốn đóng góp vào các mục tiêu nêu trên thông qua các thoả thuận tương
hỗ và cùng có lợi theo hướng tới giảm mạnh thuế quan và các trở ngại thương mại khác
và hướng tới triệt tiêu sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế,
Thông qua các Đại diện của mình đã thoả thuận như sau:

Phần I

Điều I

6
Nguồn tại: http://www.trungtamwto.vn/node/254
15
Quy định chung về Đối xử tối huệ quốc
1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có
liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán
hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay
với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được
nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn
trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được
giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ
hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.
2. Các quy định của của Khoản 1 thuộc Điều này không đòi hỏi phải loại bỏ bất cứ
một ưu đãi nào liên quan tới thuế nhập khẩu hay các khoản thu không vượt quá mức đã
được quy định tại Khoản 4 của Điều này và nằm trong diện được quy định dưới đây:
(a) Ưu đãi có hiệu lực giữa hai hay nhiều lãnh thổ nêu trong danh mục tại phụ lục
A, theo các điều kiện nêu trong phụ lục đó;
(b) Ưu đãi có hiệu lực riêng giữa hai hay nhiều lãnh thổ có mối liên hệ về chủ
quyền chung hay có quan hệ bảo hộ chủ quyền được nêu tại danh mục B, C, D, theo điều
kiện đã nêu ra trong các phụ lục đó;
(c) Ưu đãi chỉ có hiệu lực riêng giữa các nước có chung biên giới nêu trong phụ lục
E, F.
3. Các điều khoản của khoản I sẽ không áp dụng với các ưu đãi giữa các nước trước
đây là bộ phận của Lãnh thổ Ottoman và được tách từ lãnh thổ Ottoman ra từ ngày 24
tháng 7 năm 1923, miễn là các ưu đãi đó được phép áp dụng theo khoản 5 của điều XXV
và do vậy sẽ đươc áp dụng phù hợp với khoản 1 của Điều XXIX.
4. Biên độ ưu đãi* áp dụng với bất cứ sản phẩm nào được khoản 2 của Điều này cho
phép dành ưu đãi nhưng các Biểu cam kết đính kèm theo Hiệp định này lại không có quy
định rõ cụ thể mức biên độ tối đa, sẽ không vượt quá:
(a) Khoản chênh lệch giữa mức đối xử tối huệ quốc và thuế suất ưu đãi nêu trong
Biểu, với thuế quan hay khoản thu áp dụng với bất cứ sản phẩm nào đã được ghi trong
Biểu tương ứng; nếu trong Biểu không ghi rõ thuế suất ưu đãi, việc vận dụng thuế suất ưu
đãi theo tinh thần của điều khoản này sẽ căn cứ vào mức thuế ưu đãi có hiệu lực vào ngày
16
10 tháng 4 năm 1947 và nếu trong Biểu cũng không có mức thuế đối xử tối huệ quốc thì
áp dụng mức chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi và thuế theo đối xử tối huệ quốc đã có vào
ngày 10 tháng 4 năm 1947;
(b) Với mọi khoản thuế quan và khoản thu không ghi cụ thể trong Biểu tương ứng,
mức chênh lệch có được vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 sẽ được áp dụng.
Trong trường hợp một bên ký kết có tên trong phụ lục G, ngày 10 tháng 4 năm 1947 tham
chiếu đến tại tiểu khoản (a) và (b) trên nêu trên sẽ được thay thế bằng ngày cụ thể ghi
trong phụ lục đó.

Điều II
Biểu nhân nhượng
1. (a) Mỗi bên ký kết sẽ dành cho thương mại của các bên ký kết khác sự đối xử
không kém phần thuận lợi hơn những đối xử đã nêu trong phần tương ứng thuộc Biểu
nhân nhượng tương ứng là phụ lục của Hiệp định này.
(b) Các sản phẩm như mô tả tại Phần I của Biểu liên quan tới bất kỳ bên ký kết
nào, là sản phẩm xuất xứ từ lãnh thổ một bên ký kết khác khi nhập khẩu vào lãnh thổ của
bên ký kết mà Biểu được áp dụng và tuỳ vào các điều khoản và điều kiện hay yêu cầu đã
nêu tại Biểu này, sẽ được miễn mọi khoản thuế quan thông thường vượt quá mức đã nêu
trong Biểu đó. Các sản phẩm đó sẽ được miễn mọi khoản thuế hay khoản thu dưới bất cứ
dạng nào áp dụng vào thời điểm nhập khẩu hay liên quan tới nhập khẩu vượt quá mức đã
áp dụng vào ngày ký Hiệp định này cũng như vượt quá mức các loại thuế hay các khoản
thu luật định trực tiếp hay áp đặt theo thẩm quyền luật định trên lãnh thổ nhập khẩu vào
ngày đó hay sau đó.
(c) Các sản phẩm của các lãnh thổ quan thuế mô tả ở phần II của Biểu liên
quan tới bất cứ bên ký kết nào có đủ điều kiện theo Điều I để được hưởng đối xử ưu đãi
khi nhập khẩu vào lãnh thổ mà Biểu đó có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện điều
khoản hay yêu cầu nêu trong Biểu đó sẽ được miễn phần thuế quan thông thường vượt
trên thuế xuất đã quy định tại phần II của Biểu. Các sản phẩm đó cũng sẽ được miễn mọi
khoản thuế hay khoản thu thuộc bất kỳ loại nào vượt quá mức thuế hay mức thu quy định
áp dụng với quan hệ thuộc dạng nhập khẩu vào ngày ký Hiệp định này hay sẽ áp dụng
17
theo quy định trực tiếp của pháp luật hay được luật pháp của lãnh thổ nhập khẩu có hiệu
lực vào ngày đó hay quy định sẽ thu sau ngày nêu trên. Không một nội dung nào thuộc
điều khoản này ngăn cản một bên ký kết duy trì các quy định về điều kiện được hưởng
đãi ngộ thuế quan ưu đãi đã có vào ngày ký kết Hiệp định này.
2. Không có nội dung nào thuộc điều khoản này ngăn cản một bên ký kết áp dụng
vào bất kỳ thời kỳ nào với nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào:
(a) một khoản thu tương đương với một khoản thuế nội địa áp dụng phù hợp với
các quy định của khoản 2 của Điều III* với sản phẩm nội địa tương tự hoặc với một mặt
hàng được sử dụng toàn bộ hay một phần để chế tạo ra sản phẩm nhập khẩu.
(b) bất cứ một khoản thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng nào áp dụng phù
hợp với các quy định của Điều VI.*
(c) các khoản lệ phí hay khoản thu khác phù hợp với giá thành của dịch vụ đã
cung cấp.
3. Không một bên ký kết nào sẽ điều chỉnh phương pháp xác định trị giá tính thuế
hay chuyển đổi đồng tiền dẫn tới kết quả là làm suy giảm các nhân nhượng đã đạt được
tại Biểu tương ứng là phụ lục của Hiệp định này.
4. Nếu một bên ký kết nào định ra hay duy trì hay cho phép, chính thức hay áp dụng
trong thực tế một sự độc quyền trong nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào đã ghi trong
Biểu nhân nhượng là phụ lục của Hiệp định này hay đã được các bên tham gia đàm phán
ban đầu thỏa thuận ở văn bản khác sự độc quyền đó sẽ không được vận dụng tạo thành sự
bảo hộ có mức trung bình cao hơn mức đã quy định tại Biểu nhân nhượng đó. Quy định
của khoản này không hạn chế một bên ký kết áp dụng bất cứ hinh thức trợ giúp nào với
các nhà sản xuất trong nước được các quy định của Hiệp định này cho phép.*
5. Nếu bất kỳ bên ký kết nào thấy rằng một sản phẩm không nhận được ở một bên
ký kết khác sự đãi ngộ mà mình cho rằng đấng lẽ phải được hưởng theo nhân nhượng tại
Biểu tương ứng, bên ký kết đó sẽ nêu vấn đề lên với các bên ký kết khác. Nếu bên ký kết
đang áp dụng mức đãi ngộ nêu trên thấy rằng yêu cầu của bên ký kết đó là đúng nhưng
không thể cho hưởng sự đãi ngộ đó vì không thể làm trái ý chí của một toà án hay một cơ
quan quyền lực thích ứng nào đó vì có phán quyết rằng hàng hoá đó không được phân
loại theo luật thuế của bên ký kết để có thể áp dụng sự đãi ngộ nêu trong Hiệp định này,
18
hai bên ký kết cùng với bất kỳ bên ký kết nào khác có quyền lợi đáng kể sẽ khẩn trương
tiến hành đàm phán nhằm điều chỉnh bù đắp cho quyền lợi đó.
6. (a) Các thuế và khoản thu cụ thể thuộc Biểu của các bên ký kết là Thành viên
của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) và biên độ ưu đãi trong mức thuế và khoản thu cụ thể
được các bên ký kết đó áp dụng được thể hiện bằng đồng tiền tương ứng tính theo trị giá
quy đổi được Quỹ chấp nhận và tạm thời thừa nhận vào thời điểm ký kết Hiệp định này.
Theo đó, nếu trị giá quy đổi bị giảm đến hai chục phần trăm đáp ứng các quy định của
Điều lệ IMF, các thuế và khoản thu và biên độ ưu đãi cụ thể đó có thể được điều chỉnh có
tính đến mức giảm nói trên; miễn rằng các bên ký kết đó (ví dụ Các Bên Ký kết cùng
hành động theo quy định của Điều XXV) cùng cho rằng sự điều chỉnh như vậy sẽ không
làm mất đi gía trị của các nhân nhượng đã xác định tại Biểu tương ứng hay xác định ở nơi
nào khác trong Hiệp định này, đồng thời cũng ghi nhận đầy đủ đến mọi nhân tố có thể
ảnh hưởng đến nhu cầu và tính khẩn thiết của sự điều chỉnh đó.
(b) Các quy định tương tự cũng áp dụng với các bên ký kết hiện không phải là
thành viên của Quỹ tiền tệ Quốc tế-IMF, kể từ ngày bên ký kết đó gia nhâp Quỹ và tham
gia thoả thuận đặc biệt về ngoại hối theo Điều XV.

7. Các Biểu nhân nhượng kèm theo Hiệp định này là một bộ phận không thể tách
rời của Phần I Hiệp định này.

Phần II
Điều III
Đối xử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước
1 Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như
luật, hay quy tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay
sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha
trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được
áp dụng với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.*
19
2. Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù
trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào
vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự.
Hơn nữa, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác trong
nội địa trái với các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1.*
3. Với mọi khoản thuế nội địa hiện đã tồn tại trái với các quy định tại khoản 2,
nhưng có thoả thuận cụ thể cho phép duy trì căn cứ vào một hiệp định thương mại có giá
trị hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947, theo đó thuế nhập khẩu đánh vào sản phẩm
chịu thuế nội địa đã được cam kết trần, không tăng lên, bên ký kết đang áp dụng thuế đó
được hoãn thời hạn thực hiện các quy định tại khoản 2 áp dụng với các loại thuế nội đó
cho tới khi nghĩa vụ thuộc hiệp định đó được giải phóng và cho phép bên ký kết đó điều
chỉnh thuế quan trong chừng mực cần thiết để bù đắp cho nhân tố bảo hộ trong khoản
thuế nội địa.
4. Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của
bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi
ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định
tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị
trường nội địa. Các quy định của khoản này sẽ không ngăn cản việc áp dụng các khoản
thu phí vận tải khác biệt chỉ hoàn toàn dựa vào yếu tố kinh tế trong khai thác kinh doanh
các phương tiện vận tải và không dưạ vào quốc tịch của hàng hoá.
5. Không một bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội địa
nào với pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể hay theo tỷ
lệ, trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi một khối lượng hay tỷ lệ nhất định của bất cứ một sản
phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được cung cấp từ nguồn nội địa. Thêm
vào đó, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các quy tắc định lượng trong nước theo
cách nào khác trái với các nguyên tắc đã quy định tại khoản 1.*
6. Các quy định của khoản 5 sẽ không áp dụng với những quy tắc có hiệu lực trên
lãnh thổ của bất cứ bên ký kết nào vào ngày 1 tháng 7 năm 1939, ngày 10 tháng 4 năm
1947 hay ngày 24 tháng 3 năm 1948 tuỳ bên ký kết liên quan chọn; miễn là các quy tắc

20
trái với quy định của khoản 5 đó sẽ không bị điều chỉnh bất lợi hơn cho hàng nhập khẩu
và chúng sẽ được xem như là một khoản thuế quan để tiếp tục đàm phán.
7. Không một quy tắc định lượng nội địa nào điều chỉnh việc pha trộn, chế biến hay
sử dụng tính theo khối lượng hay tỷ lệ sẽ được áp dụng để phân bổ các khối lượng hay tỷ
lệ nêu trên theo xuất xứ của nguồn cung cấp.
8. (a) Các quy định của Điều khoản này sẽ không áp dụng với việc các cơ quan
chính phủ mua sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của chính phủ chứ không phải để bán
lại nhằm mục đích thương mại hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích thương mại.
(b) Các quy định của điều khoản này sẽ không ngăn cản việc chi trả các khoản
trợ cấp chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa, kể cả các khoản khoản trợ cấp dành cho
các nhà sản xuất nội địa có xuất xứ từ các khoản thu thuế nội địa áp dụng phù hợp với
các quy định của điều khoản này và các khoản trợ cấp thực hiện thông qua việc chính phủ
mua các sản phẩm nội địa.
9. Các bên ký kết thừa nhận rằng các biện pháp kiểm soát giá tối đa, dù rằng tuân
theo đúng các quy định khác của điều khoản này, có thể có làm tổn hại tới quyền lợi của
bên ký kết cung cấp hàng nhập. Do vậy, các bên ký kết áp dụng các biện pháp kiểm soát
giá tối đa sẽ cân nhắc đến quyền lợi của bên ký kết là bên xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa
trong khuôn khổ các biện pháp có thể tực hiện được các tác động bất lợi đó.
10. Các quy định của Điều này không ngăn cản các bên ký kết định ra hay duy trì các
quy tắc hạn chế số lượng nội địa liên quan tới số lượng phim trình chiếu áp dụng theo
đúng các quy định của Điều IV.

Điều IV
Các quy định đặc biệt về phim - điện ảnh
Nếu một bên ký kết đưa ra hay duy trì các quy định về số lượng phim ảnh trình
chiếu, các quy tắc này sẽ có hình thức hạn ngạch về thời gian trình chiếu và đáp ứng các
quy định dưới đây:
(a) Hạn ngạch về thời gian trình chiếu sẽ quy định thời gian chiếu phim có xuất xứ nội
địa quy định tỷ trọng tối thiểu trong tổng số thời gian thực trình chiếu phim với

21
mục đích thương mại từ mọi xuất xứ trong một thời kỳ không dưới một năm, và sẽ
tính trên cơ sở thời gian thực chiếu mỗi năm hoặc tương ứng tính theo từng rạp;
(b) Ngoại trừ thời gian được hạn ngạch quy định dành cho phim có xuất xứ quốc gia,
thờì gian trình chiếu kể cả thời gian chính quyền không sử dụng trong số hạn
ngạch dành cho phim trong nước sẽ không bị phân bổ một cách chính thức hay
thực tế theo nguồn cung cấp phim;
(c) Không ảnh hưởng tới các quy định nêu trong tiểu khoản (b) của Điều này, bất cứ
bên ký kết nào cũng có thể duy trì hạn ngạch trình chiếu phù hợp với các yêu cầu
nêu tại tiểu khoản (a) của Điều khoản này, dành một phần tối thiểu trong thời gian
trình chiếu để chiếu phim từ một xuất xứ nhất định không phải là xuất xứ của bên
ký kết áp dụng hạn ngạch; miễn là phần thời gian đó không vượt quá phần thực
chiếu phim đó vào ngày 10 tháng 4 năm 1947;
(d) Hạn ngạch trình chiếu sẽ là đối tượng đàm phán nhằm hạn chế phạm vi áp dụng,
mở rộng hạn ngạch hay triệt tiêu hoàn toàn.

Điều V
Quyền tự do quá cảnh
1. Hàng hoá (kể cả hành lý), cũng như tàu biển và các phương tiện vận tải khác sẽ
được coi là quá cảnh qua lãnh thổ một bên ký kết khi việc chuyển qua lãnh thổ, dù có
chuyển tải, lưu kho, tách lô hàng rời hay thay đổi phương thức vận tải hay không nhưng
vẫn chỉ là một phần của toàn chặng vận tải được bắt đầu và kết thúc bên ngoài biên giới
của bên ký kết có hàng đi qua lãnh thổ. Chuyên chở thuộc loại này gọi là vận tải quá
cảnh.
2. Các bên tự do chuyên chở hàng quá cảnh qua lãnh thổ của mỗi bên ký kết, qua
tuyến đường tiện lợi nhất cho quá cảnh quốc tế, cho vận tải quá cảnh đi, đến hay xuất
phát từ lãnh thổ của một bên ký kết khác. Không có sự phân biệt nào được thực thi căn cứ
vào phương tiện treo cờ nào hay xuất xứ từ đâu, nơi đi, nơi đến hay ra vào cảng nào hay
trong bất kỳ trường hợp nào liên quan tới quyền sở hữu với hàng hoá, với tàu hay phương
tiện vận chuyển.

22
3. Bất cứ một bên ký kết nào có thể yêu cầu hàng vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ
của mình vào một trạm hải quan thích hợp. Tuy nhiên, trừ trường hợp không tuân thủ các
luật hay quy tắc hải quan thông thường, vận chuyển quá cảnh đi đến hay xuất phát từ lãnh
thổ của các bên ký kết khác sẽ không bị làm chậm chễ hay bị hạn chế không cần thiết và
sẽ được miễn mọi khoản thuế quan áp đặt với quá cảnh, trừ các chi phí vận tải hay các chi
phí phát sinh tương ứng về hành chính, về chuyển tải hay chi phí dịch vụ đã được cung
cấp.
4. Mọi chi phí và quy tắc được các bên ký kết áp dụng với vận tải quá cảnh đi từ hay
đi đến lãnh thổ của các bên ký kết khác sẽ ở mức hợp lý, có xem xét đến điều kiện vận
chuyển.
5. Với mọi chi phí, quy tắc hay các thủ tục liên quan tới quá cảnh, mỗi bên ký kết sẽ
dành cho vận tải quá cảnh đi từ hay có xuất xứ từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào
khác sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn sự đối xử dành cho vận tải quá cảnh đi tới
hay xuất phát từ lãnh thổ của bất cứ bên thứ ba nào khác.
6. Mỗi bên ký kết sẽ dành cho hàng hoá đã qua vận tải quá cảnh trên lãnh thổ của
một bên ký kết nào khác sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn sự đối xử lẽ ra sẽ dành
cho hàng hoá đó như hàng được vận tải từ nơi xuất phát tới nơi đến cuối cùng không quá
cảnh lãnh thổ một bên ký kết nói trên. Tuy nhiên bất cứ một bên ký kết nào cũng có thể
duy trì các yêu cầu về việc gửi hàng trực tiếp đã tồn tại vào ngày ký Hiệp định này, áp
dụng với bất cứ hàng hoá nào được quy định phải là gửi hàng trực tiếp mới đủ điều kiện
nhập hàng qua cửa khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi hay liên quan tới phương pháp
định giá được một bên ký kết quy định nhằm mục đích áp dụng thuế quan.
7. Các quy định của điều khoản này sẽ không áp dụng với máy bay quá cảnh nhưng
lại áp dụng với hàng hoá quá cảnh kể cả với hành lý.

Điều VI
Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
1. Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước
được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn
giá trị thông thường của sản phẩm, phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra
23
thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự
làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước. Nhằm vận dụng điều khoản
này, một sản phẩm được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước
khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của hàng hoá đó nếu giá xuất khẩu của sản
phẩm từ một nước này sang nước khác
(a) thấp hơn giá có thể so sánh trong điều kiện thương mại thông thường với
một sản phẩm tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc
(b) trường hợp không có một giá nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức
(i) giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến
bất cứ một nước thứ ba nào trong điều kiện thương mại thông thường, hoặc
(ii) giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một
mức hợp lý chi phí bán hàng và lợi nhuận.
Trong mỗi trường hợp trên, sẽ có xem xét điều chỉnh một cách thoả đáng đối với các
khác biệt về điều kiện và điều khoản bán hàng, khác biệt về chế độ thuế hay những sự
chênh lệch khác có tác động tới việc so sánh giá.*
2. Nhằm mục đích triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá, một bên ký
kết có thể đánh vào bất cứ một sản phẩm được bán phá giá nào một khoản thuế chống
bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm đó. Trong khuôn khổ
Điều này, biên độ bán phá giá được coi là sự chênh lệch về giá được xác định phù hợp
với các quy định tại khoản 1.*
3. Thuế đối kháng không được phép đánh vào một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ
của một bên ký kết được nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác ở mức vượt
quá mức tương ứng với khoản hỗ trợ hay trợ cấp đã xác định là đã được cấp trực tiếp hay
gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu của sản phẩm đó tại nước xuất xứ hay
nước xuất khẩu, trong đó bao gồm cả các khoản trợ cấp đặc biệt cho việc chuyên chở sản
phẩm đó. Thuật ngữ thuế đối kháng được hiểu là một khoản thuế đặc biệt áp dụng nhằm
mục đích triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho công
đoạn chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hoá nào.
4 Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào
lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng
24
với lý do đã được miễn thuế mà một sản phẩm tương tự phải trả khi tiêu thụ tại nước xuất
xứ hoặc xuất khẩu, hay vì lí do đã được hoàn lại các thuế đó.
5. Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào
lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế đối
kháng cho cùng một hoàn cảnh bán phá giá hay trợ cấp xuất khẩu.
6. (a) Không một bên ký kết nào sẽ đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối
kháng với hàng nhập khẩu xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết khác trừ khi đã xác định,
tuỳ theo trường hợp cụ thể, thực sự đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho
một ngành sản xuất trong nước đã được thiết lập hay làm chậm đáng kể việc lập nên một
ngành sản xuất trong nước.
(b) Các Bên Ký Kết có thể cho phép miễn thực hiện các yêu cầu của điểm (a)
đoạn này, cho phép một bên ký kết áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng
với việc nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào nhằm mục đích triệt tiêu việc bán phá giá hay trợ
cấp đã gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể với một ngành sản xuất trên lãnh thổ
của một bên ký kết khác là bên xuất khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký
kết nhập khẩu sản phẩm đã nói trên. Các Bên Ký Kết sẽ miễn thực hiện các yêu cầu của
điểm (a) thuộc khoản này, cho phép một bên ký kết áp dụng thuế đối kháng trong trường
hợp nhận thấy rằng việc trợ cấp đang gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một
ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết khác cũng xuất khẩu sản phẩm tương
ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm.
(c) Tuy nhiên trong các tình huống đặc biệt, nếu việc trì hoãn có thể gây ra tổn
hại khó có thể khắc phục được, một bên ký kết có thể đánh thuế đối kháng với mục đích
như đã nêu tại điểm (b) của khoản này mà không cần được Các Bên Ký Kết thông qua
trước; miễn rằng phải thông báo lại ngay cho Các Bên Ký Kết biết và khi Các Bên Ký
Kết không tán thành thì sẽ rút bỏ ngay việc áp dụng thuế này.
7. Một hệ thống ổn định giá trong nước hay ổn định sự hoàn vốn cho các nhà sản
xuất sản phẩm sơ cấp trong nước, không phụ thuộc vào biến động giá cả trong xuất khẩu
có khi dẫn tới bán hàng cho xuất khẩu với giá thấp hơn giá so sánh dành cho người mua
trên thị trường trong nước, sẽ không được suy diễn là dẫn tới tổn hại đáng kể hiểu theo ý

25
của khoản 6 nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm này sau khi tham
vấn thấy rằng:
(a) hệ thống đó cũng dẫn đến kết quả là sản phẩm được bán cho xuất khẩu với giá
cao hơn giá so sánh bán sản phẩm tương tự cho người mua trong nước, và
(b) hệ thống cũng vận hành như vậy, hoặc trong điều chỉnh thực tế sản xuất, hoặc
một lý do nào khác, không dẫn tới hệ quả là thúc đẩy không chính đáng xuất khẩu hay
làm tổn hại nghiêm trọng quyền lợi của các bên ký kết khác.

Điều VII
Xác định trị giá tính thuế quan
1. Các bên ký kết thừa nhận hiệu lực của các nguyên tắc chung về xác định trị giá
tính thuế quan nêu tại các khoản tiếp theo của Điều này và cam kết thực thi các nguyên
tắc đó với mọi sản phẩm phải chịu thuế quan và phụ thu* hoặc chịu các hạn chế về nhập
khẩu và xuất khẩu căn cứ vào hoặc điều chỉnh theo trị giá bằng bất cứ cách nào. Ngoài ra,
ngay khi một bên ký kết khác có yêu cầu, các bên sẽ xem xét lại việc vận dụng bất cứ luật
hay quy chế nào liên quan tới trị giá tính thuế quan căn cứ vào các nguyên tắc nêu ở đây.
Các Bên Ký Kết có thể yêu cầu (những) bên ký kết có báo cáo về các bước đi đã được áp
dụng theo quy định của điều khoản này.

2. (a) Trị giá tính thuế quan với hàng nhập phải dựa vào giá trị thực của hàng nhập
khẩu làm cơ sở tính thuế quan, hoặc trị giá thực của hàng tương tự, không
được phép căn cứ vào trị giá của hàng có xuất xứ nội hay trị giá mang tính áp
đặt hoặc được đưa ra một cách vô căn cứ.
(b) "Giá trị thực" sẽ là giá cả hàng hoá đó hay hàng hoá tương tự được bán hay
chào bán vào một thời điểm và tại một địa điểm được xác định theo luật pháp
nước nhập khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường trong điều kiện
cạnh tranh đầy đủ. Trong chừng mực hàng hoá đó hay hàng tương tự bị chi
phối bởi số lượng gắn liền với một dịch vụ nhất định, giá cả đưa ra xem xét sẽ
được căn cứ vào những điều kiện như vậy với (i) số lượng so sánh được hoặc
các số lượng xác định không kém phần thuận lợi cho nhà nhập khẩu tính theo
26
giá lô hàng nhập khẩu lớn nhất trong quan hệ thương mại giữa nước xuất
khẩu và nước nhập khẩu.
(c) Khi trị giá thực không xác định được theo quy định tại điểm (b) của khoản
này, trị giá dùng để tính thuế quan sẽ là trị giá gần nhất tương đương với trị giá
nói trên.*
3. Trị giá để tính thuế quan của bất cứ sản phẩm nhập khẩu nào sẽ không bao gồm
bất cứ khoản thuế nội địa nào, đã được nước xuất xứ hoặc xuất khẩu đã cho hoặc sẽ cho
hàng đó được miễn thuế hay hoàn thuế.
4. (a) Trừ khi có quy định khác trong khoản này, để một bên ký kết vận dụng các
quy định của khoản 2 của Điều này vào việc quy đổi giá hàng tính bằng đồng
tiền của một nước khác sang nội tệ, tỷ giá quy đổi sẽ dựa trên trị giá tương ứng
tuân thủ quy định tại Các Điều khoản Thoả thuận của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
hoặc theo tỷ giá quy đổi được Quỹ công nhận, hoặc theo trị giá tương ứng xác
định phù hợp với một thoả thuận ngoại hối đặc biệt tuân thủ theo Điều XV
của Hiệp định này.
(b) Khi không có chuẩn mực về trị giá tương ứng, hay tỷ giá được thừa nhận đó,
tỷ giá quy đổi sẽ phản ảnh đúng giá trị giao dịch thương mại của đồng tiền
hiện thời.
(c) Các Bên Ký Kết, cùng thoả thuận với Quỹ tiền tệ Quốc tế, sẽ xây dựng quy tắc
điều chỉnh việc các bên ký kết áp dụng cơ chế nhiều tỷ giá quy đổi tiền tệ cho
phù hợp với nội dung Điều khoản Thoả thuận của Quỹ tiền tệ Quốc tế. Bất cứ
bên ký kết nào cũng có quyền áp dụng các quy tắc này trong quy đổi ngoại tệ
nhằm các mục đích đã nêu tại khoản 2 của điều khoản này thay cho trị giá
tương ứng. Trong khi chờ đợi Các Bên Ký Kết thông qua các quy tắc đó, bất
cứ một bên ký kết nào cũng có thể sử dụng các quy tắc chuyển đổi nhằm mục
đích như nêu tại Điều 2 của điều khoản này đã được xây dựng để phản ảnh
đúng giá trị thương mại của các ngoại tệ đó.
(d) Không một quy định nào trong điều khoản này được lập ra để đòi hỏi bất kỳ
một bên ký kết nào thay đổi các nguyên tắc có hiệu lực trên lãnh thổ của mình

27
vào ngày ký Hiệp định này, nếu sự thay đổi đó có tác dụng nâng mức thuế
trung bình đánh vào hàng nhập khẩu.
5. Cơ sở và phương pháp xác định trị giá sản phẩm chịu thuế quan hay các khoản thu
khác hoặc chịu các hạn chế dựa vào hay chịu sự điều chỉnh về trị giá theo bất cứ cách nào
sẽ phải ổn định, công bố rộng rãi đủ để thương nhân có thể ước tính được trị giá để tính
thuế với mức độ hợp lý về tính chắc chắn.
Điều VIII
Phí và các thủ tục liên quan đến Xuất Nhập Khẩu*
1. (a) Mọi khoản phí và khoản thu khác với bất cứ tính chất nào (không phải là thuế
xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các khoản thuế quy định tại điều III) được
các bên ký kết áp dụng nhằm vào hay liên quan tới hàng nhập khẩu hay hàng
xuất khẩu sẽ chỉ giới hạn trong chừng mực đủ bù các chi phí cung cấp dịch vụ
và không mang tính chất bảo hộ gián tiếp cho sản phẩm nội địa hay là thuế
đánh vào xuất nhập khẩu với mục đích thu ngân sách.
(b) Các bên ký kết thừa nhận nhu cầu giảm số lượng và chủng loại các khoản phí
và khoản thu nêu tại tiểu mục (a).
(c) Các bên ký kết cũng thừa nhận nhu cầu hạn chế xuống tối thiểu các tác động
cũng như tính phức tạp của các thủ tục về xuất nhập khẩu và nhu cầu giảm bớt
và đơn giản hoá yêu cầu về chứng từ làm thủ tục xuất nhập khẩu.*
2. Khi có yêu cầu của một bên ký kết khác hay của Các Bên Ký Kết, một bên ký kết
sẽ xem xét lại thực tế áp dụng luật pháp và quy tắc của mình theo tinh thần của điều
khoản này.
3. Không một bên ký kết nào sẽ áp dụng những khoản phạt đáng kể với những vi
phạm nhỏ về quy tắc hải quan hay các yêu cầu về thủ tục. Đặc biệt, với các lỗi sơ suất
hay lỗi về chứng từ hải quan có thể đính chính dễ dàng và vi phạm không cố ý gian trá
hay không do các sơ suất lớn sẽ không bị phạt quá mức cần thiết để cảnh cáo.
4. Các quy định của điều khoản này sẽ được áp dụng cả với các khoản phí, thủ tục và
các yêu cầu của cơ quan chính phủ về xuất nhập khẩu, kể cả các yêu cầu liên quan tới:

(a) dịch vụ của cơ quan lãnh sự như là cấp hoá đơn hay giấy chứng nhận lãnh sự;

28
(b) hạn chế định lượng;

(c) cấp phép;

(d) kiểm soát ngoại hối;

(e) dịch vụ thống kê;

(f) lập chứng từ, cung cấp chứng từ và chứng nhận / công chứng;

(g) phân tích và giám định; và

(h) vệ sinh dịch tễ và hun trùng.

Điều IX
Nhãn xuất xứ
1. Mỗi bên ký kết sẽ dành cho hàng hoá xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết
khác sự đãi ngộ về quy định đối với nhãn hàng hoá không kém phần thuận lợi hơn sự đãi
ngộ dành cho sản phẩm tương tự của một nước thứ 3 khác.
2. Các bên ký kết thừa nhận rằng, khi vận dụng và thực thi luật và các quy tắc về
nhãn xuất xứ, các biện pháp áp dụng có thể gây khó khăn và bất tiện cho thương mại và
công nghiệp của nước xuất khẩu cần được giảm thiểu hết mức, đồng thời quan tâm đúng
mức tới quyền lợi của người tiêu dùng chống lại các ký hiệu man trá và gây hiểu lầm.
3. Khi có điều kiện hành chính để thực hiện, các bên ký kết cần cho phép các nhãn
xuất xứ dán sẵn tại thời điểm nhập khẩu.
4. Luật lệ và quy tắc của các bên ký kết về nhãn hàng hoá nhập khẩu cần cho phép
tuân thủ mà không gây tổn hại lớn tới sản phẩm, hoặc thực sự làm giảm giá trị hay làm
tăng chi phí không cần thiết.
5. Như một quy tắc chung, các bên ký kết sẽ không áp đặt thuế riêng hay phạt với
việc không đáp ứng các yêu cầu về nhãn hàng trước khi nhập khẩu trừ khi không có
những biện pháp sửa chữa kịp thời hợp lý, hay đã cố ý không dán nhãn hàng.
6. Các bên ký kết sẽ cùng nhau hợp tác nhằm ngăn ngừa việc sử dụng thương danh
theo cách làm hiểu lầm xuất xứ của sản phẩm, làm tổn hại đến các tên sản phẩm theo địa
danh hay theo khu vực của một bên ký kết đã được luật pháp bảo hộ. Mỗi bên ký kết sẽ

29
nhìn nhận đầy đủ, thuận lợi, khi xem xét các yêu cầu của một bên ký kết về việc thực thi
các cam kết nêu tại câu ngay trước đây thuộc khoản này áp dụng với tên sản phẩm đã
được các bên ký kết khác thông báo.

Điều X
Công bố và quản lý các quy tắc thương mại
1. Các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và quy tắc hành chính có hiệu lực chung,
được bất cứ bên ký kết nào áp dụng liên quan tới việc phân loại hay định trị giá sản phẩm
nhằm mục đích thuế quan, hay liên quan tới suất thuế quan, thuế hay phí, hay tới các yêu
cầu, các hạn chế hay cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hay thanh toán tiền hàng xuất nhập
khẩu, hay có tác động tới việc bán, phân phối, vận tải, bảo hiểm, lưu kho, giám định,
trưng bày, chế biến, pha trộn hay sử dụng hàng hoá theo cách nào khác sẽ được công bố
khẩn trương bằng cách nào đó để các chính phủ hay các doanh nhân biết. Các hiệp định
có tác động tới thương mại quốc tế đang có hiệu lực giữa chính phủ hay cơ quan chính
phủ với chính phủ hay cơ quan chính phủ của bất cứ bên ký kết nào cũng sẽ được công
bố. Các quy định của Điều này sẽ không yêu cầu bất cứ một bên ký kết nào phải điểm lộ
thông tin mật có thể gây trở ngại cho việc thực thi pháp luật, hoặc trái với quyền lợi
chung hoặc gây tổn hại quyền lợi thương mại chính đáng của một doanh nghiệp nào đó
dù là quốc doanh hay tư nhân.
2. Các Bên ký kết sẽ không thực thi trước khi công bố chính thức bất cứ biện pháp
nào có phạm vi áp dụng chung mang tính chất nâng suất thuế quan hay nâng các khoản
thu khác đánh vào hàng nhập thuộc diện đang thực hiện thống nhất và đã mặc định, hoặc
áp đặt ở mức cao hơn một yêu cầu, một hạn chế nhập khẩu hay hạn chế về chuyển tiền
thanh toán hàng nhập khẩu.
3. (a) Mỗi bên ký kết sẽ quản lý luật pháp, quy tắc, các quyết định hay quy chế đã
nêu tại khoản 1 của điều khoản này một cách thống nhất, vô tư và hợp lý.
(b) Mỗi bên ký kết sẽ duy trì hay thiết lập, sớm nhất có thể, các toà án và thủ tục
về chấp pháp, trọng tài hay hành chính cũng như các nội dung khác, có mục
đích xem xét và điều chỉnh khẩn trương các hành vi hành chính trong lĩnh vực
hải quan. Các cơ quan xét xử và các thủ tục đó sẽ độc lập với các cơ quan
30
hành chính được giao nhiệm vụ thực thi và các quyết định xét xử sẽ được các
cơ quan hành chính đó thi hành và có hiệu lực điều chỉnh hành vi chính quyền,
trừ khi có kháng án trong cùng thời hạn kháng án áp dụng với các nhà nhập
khẩu; miễn là cấp thẩm quyền trung ương của cơ quan đó có thể có phương
thức để xem xét lại vấn đề theo một quy trình khác nếu có lý do chính đáng để
tin rằng quyết định đó không đáp ứng các nguyên tắc pháp luật đã hình thành
và thực tế vụ việc.

(c) Các quy định của điểm (b) thuộc khoản này sẽ không yêu cầu phải triệt tiêu hay thay
thế các thủ tục có hiệu lực trên lãnh thổ của một bên ký kết vào ngày Hiệp định này được
ký kết mà trong thực tế đã xem xét khách quan và vô tư các hành vi của chính quyền dẫu
rằng các thủ tục đó không hoàn toàn hoặc về hình thức không độc lập với các cơ quan
được giao nhiệm vụ thực thi hành chính. Khi được yêu cầu bất kỳ bên ký kết nào áp dụng
chính sách biện pháp nêu trên sẽ cung cấp cho Các Bên Ký Kết thông tin đầy đủ về các
biện pháp đó, để Các Bên Ký Kết có thể định đoạt rằng các thủ tục đó có đáp ứng các yêu
cầu của tiểu doạn này hay không.

Điều XI
Triệt tiêu chung các hạn chế định lượng
1. Không một sự cấm hay hạn chế nào khác ngoại trừ thuế quan và các khoản thu
khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện
pháp khác sẽ được bất cứ một bên ký kết nào định ra hay duy trì nhằm vào việc nhập
khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào hay nhằm vào việc xuất khẩu hay bán hàng để
xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào.
2. Các quy định của khoản 1 trong điều khoản này sẽ không được áp dụng với các
trường hợp dưới đây:
(a) Cấm hay hạn chế xuất khẩu tạm thời áp dụng nhằm ngăn ngừa hay khắc phục sự
khan hiếm trầm trọng về lương thực hay các sản phẩm khác mang tính trọng yếu đối với
với Bên ký kết đang xuất khẩu;

31
(b) Cấm hay hạn chế xuất khẩu cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy chế về
phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trên thị trường quốc tế;
(c) Hạn chế nhập khẩu nông sản hay thuỷ sản dù nhập khẩu dưới bất cứ hình thức nào
nhằm triển khai các biện pháp của chính phủ được áp dụng:
(i) để hạn chế số lượng các sản phẩm nội địa tương tự được phép tiêu thụ trên thị
trường hay sản xuất, hoặc là nếu không có một nền sản xuất trong nước đáng kể, thì để
hạn chế số lượng một sản phẩm nội địa có thể bị sản phẩm nhập khẩu trực tiếp thay thế;
hoặc
(ii) để loại trừ tình trạng dư thừa một sản phẩm nội địa tương tự, hoặc nếu không có
nền sản xuất một sản phẩm nội địa tương tự, để loại trừ tình trạng dư thừa một sản phẩm
nhập khẩu trực tiếp thay thế, bằng cách đem số lượng dư thừa để phục vụ một nhóm
người tiêu dùng miễn phí hay giảm giá dưới giá thị trường; hoặc
(iii) để hạn chế số lượng cho phép sản xuất với một súc sản mà việc sản xuất lại phụ
thuộc trực tiếp một phần hay toàn bộ vào một mặt hàng nhập khẩu, nếu sản xuất mặt hàng
đó trong nước tương đối nhỏ.
Bất cứ một bên ký kết nào khi áp dụng hạn chế nhập khẩu bất cứ một sản phẩm nào theo
nội dung điểm (c) của khoản này sẽ công bố tổng khối lượng hay tổng trị giá của sản
phẩm được phép nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định trong tương lai và mọi thay đổi
về số lượng hay trị giá nói trên. Hơn thế nữa, bất cứ sự hạn chế nào được áp dụng theo
nội dung mục (i) nói trên cũng không nhằm hạn chế tổng khối lượng nhập khẩu trong
tương quan với tổng khối lượng được sản xuất trong nước, so với tỷ trọng hợp lý có thể
có trong điều kiện không có hạn chế. Khi xác định tỷ trọng này bên ký kết đó cần quan
tâm đúng mức tới tỷ trọng đã có trong một thời gian đại diện trước đó hay quan tâm tới
một nhân tố riêng biệt nào đó có thể đã hay đang ảnh hưởng tới sản phẩm liên quan.

Điều XII
Hạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán
1. Không trái với quy định tại khoản 1 của Điều XI, bất cứ bên ký kết nào, để bảo vệ
tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán, có thể hạn chế số lượng hay trị giá
hàng hoá cho phép nhập khẩu, theo quy định tại các khoản dưới đây của điều khoản này.
32
2. (a) Các hạn chế nhập khẩu được định ra, duy trì hay mở rộng theo quy định của
điều khoản này sẽ không vượt quá mức cần thiết:
(i) để ngăn ngừa mối đe doạ hay để ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng dự
trữ ngoại hối.
(ii) trong trường hợp một bên ký kết có dự trữ ngoại hối rất thấp, để nâng dự
trữ ngoại hối lên một mức hợp lý.
Trong cả hai trường hợp cần có sự quan tâm đúng mức đến bất cứ nhân tố đặc biệt
nào có thể tác động đến dự trữ hay nhu cầu về dự trữ của một bên ký kết, trong đó có tín
dụng đặc biệt vay nước ngoài hay những nguồn khác có thể tiếp cận, nhu cầu sử dụng
thích hợp tín dụng hay các nguồn đó.
(b) Các bên ký kết khi áp dụng các hạn chế nêu tại đoạn (a) của khoản này sẽ
nới lỏng các hạn chế đó khi các điều kiện dẫn tới hạn chế được cải thiện, chỉ duy trì các
hạn chế đó ở mức độ các điều kiện đã nêu tại đoạn đó còn chứng minh được sự cần thiết
phải áp dụng. Họ sẽ loại bỏ các hạn chế khi các điều kiện không còn chứng minh được
việc định ra hay duy trì các biện pháp đó theo như quy định tại điểm (a) đó.
3. (a) Các bên ký kết chấp nhận, trong khi thực hành chính sách trong nước, sẽ
quan tâm đúng mức đến nhu cầu duy trì hoặc lập lại sự thăng bằng cán cân
thanh toán trên một cơ sở lành mạnh và lâu dài và tới mong muốn tránh việc
sử dụng phi kinh tế các nguồn lực sản xuất. Các bên thừa nhận rằng nhằm đạt
tới các mục đích này, trong chừng mực cao nhất có thể cần vận dụng các biện
pháp có tính chất mở rộng thương mại hơn là các biện pháp ngăn cản thương
mại.
(b) Các bên ký kết áp dụng các hạn chế theo điều khoản này có thể xác định tác
động của các hạn chế lên việc nhập khẩu các sản phẩm hay nhóm sản phẩm
khác nhau để ưu tiên cho việc nhập khẩu các sản phẩm trọng yếu hơn.
(c) Các bên ký kết áp dụng các hạn chế theo điều khoản này cam kết:
(i) tránh gây tổn hại không cần thiết cho quyền lợi thương mại và kinh tế
của bất kỳ bên ký kết nào.

33
(ii) không áp dụng các hạn chế nhằm ngăn ngừa bất hợp lý việc nhập khẩu
bất kỳ sản phẩm nào có số lượng thương mại tối thiểu, nếu loại trừ số
lượng đó có thể làm đảo lộn các kênh thương mại bình thường.
(d) Các bên ký kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết áp dụng chính sách nội
địa hướng tới đạt được và tạo đủ công ăn việc làm và phát triển nguồn lực
kinh tế có thể dẫn tới việc bên ký kết đó có nhu cầu cao về nhập khẩu bao
gồm cả mối đe doạ với dự trữ ngoại hối như đã nêu tại khoản 2 (a) của điều
khoản này. Do vậy, một bên ký kết khi đã tuân thủ đầy đủ các quy định khác
của điều khoản này sẽ không phải huỷ bỏ hay điều chỉnh các hạn chế, bởi vì
nếu có sự điều chỉnh chính sách thì các các hạn chế áp dụng theo điều khoản
này sẽ trở thành không cần thiết.

4. (a) Bất kỳ bên ký kết nào khi áp dụng các hạn chế mới hay nâng mức hạn chế
của các biện pháp đang áp dụng sẽ tham vấn ngay (hoặc nếu có thể thì tham
vấn trước) Các Bên Ký Kết về tính chất của các khó khăn về cán cân thanh
toán, các biện pháp có thể được vận dụng thay thế và các tác động có thể của
các hạn chế với nền kinh tế của các bên ký kết khác.

(b) Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại, vào một ngày sẽ được các bên ký kết xác
định sau này, mọi hạn chế cho tới khi đó vẫn còn được áp dụng theo quy định
của điều khoản này. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày nêu trên, các bên ký
kết còn áp dụng các hạn chế với hàng nhập khẩu theo tinh thần của điều
khoản này, theo sẽ tiến hành tham vấn hàng năm với Các Bên Ký Kết vơi
hình thức đã nêu tại điểm (a) của khoản này.

(c) (i) Nếu khi tham vấn căn cứ theo quy định tại điểm (a) hoặc điểm (b) nêu
trên, Các Bên Ký Kết thấy rằng các hạn chế không tương thích với các
quy định tại điều khoản này hay các quy định của Điều VIII (với bảo lưu
phù hợp các quy định của điều XIV), họ sẽ chỉ ra tính chất bất cập và có
thể kiến nghị việc điều chỉnh các hạn chế cho phù hợp.
34
(ii) Nếu mặc dù đã tham vấn, Các Bên Ký Kết xác định rằng các hạn chế đã
được áp dụng dẫn tới trái nghiêm trọng với các quy định của Điều này
hoậc các quy định của Điều XIII (với các bảo lưu tại Điều XIV) và các
biện pháp đó dẫn tới làm thiệt hại hay đe doạ làm thiệt hại cho thương
mại của một bên ký kết, Các Bên Ký Kết sẽ thông báo ý kiến cho bên ký
kết đang áp dụng hạn chế biết đồng thời có khuyến nghị thích hợp để
trong một thời gian nhất định bên ký kết đó tuân thủ các quy định liên
quan đã nêu. Nếu bên ký kết đó vẫn không tuân thủ các khuyến nghị đó,
Các Bên Ký Kết có thể cho phép bất kỳ một bên ký kết nào bị ảnh hưởng
của các hạn chế đó được miễn bất kỳ nghĩa vụ nào đối với bên ký kết áp
dụng hạn chế đó, thuộc phạm vi của Hiệp định này được Các Bên Ký Kết
coi là thích hợp, tuỳ theo tình huống cụ thể.
(d) Các bên ký kết sẽ mời bất kỳ bên ký kết nào hiện đang áp dụng các hạn chế
theo tinh thần của điều khoản này, tham vấn khi một bên ký kết có yêu cầu
và thấy có biểu hiện áp dụng các hạn chế không phù hợp với các quy định
của điều khoản này hay của Điều XIII (với bảo lưu phù hợp các quy định của
điều XIV) và làm thiệt hại cho thương mại của một bên ký kết. Tuy nhiên,
Các Bên Ký Kết chỉ đưa ra đề nghị tham vấn chung khi thấy rằng tham vấn
trực tiếp giữa các bên ký kết có liên quan đã không thành. Nếu không đạt
được một thoả thuận tại các cuộc tham vấn với Các Bên Ký Kết và Các Bên
Ký Kết xác định rằng các hạn chế đã được áp dụng một cách không phù hợp
với các quy định nêu trên và dẫn tới thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại cho
thương mại của bên ký kết nào đặt vấn đề tham vấn, Các Bên Ký Kết sẽ
khuyến nghị rút bỏ hay điều chỉnh các hạn chế đó. Nếu các hạn chế không
được rút bỏ hay điều chỉnh trong thời hạn đã được Các Bên Ký Kết quy định
đó, Các Bên Ký Kết có thể miễn cho bên ký kết đã khởi đầu các thủ tục tham
vấn các nghĩa vụ thuộc phạm vi Hiệp định này được coi là thích đáng, tuỳ
vào hoàn cảnh cụ thể được Các Bên Ký Kết xác định, đối với bên ký kết
đang áp dụng các hạn chế.

35
(e) Khi tiến hành các thủ tục theo quy định của khoản này, Các Bên Ký Kết sẽ
tính đến mọi nhân tố bên ngoài có tính chất đặc biệt làm thiệt hại cho xuất
khẩu của bên ký kết đang áp dụng các hạn chế.*
(f) Những đánh giá nêu trên cần được tiến hành nhanh chóng và nếu có thể được
cần tiến hành trong vòng 60 ngày kể từ ngày bắt đầu tham vấn.
5. Trong trường hợp các hạn chế số lượng được áp dụng với hàng nhập khẩu theo
tinh thần của điều khoản này có tính chất kéo dài và có thể dẫn tới sự mất thăng bằng
chung làm giảm khối lượng thương mại quốc tế, Các Bên Ký Kết sẽ tiến hành thảo luận
để xem xét việc các biện pháp khác có thể được các bên ký kết đang có cán cân thanh
toán chịu tác động bất lợi hay các bên ký kết đang có cán cân thanh toán đặc biệt thuận
lợi hoặc mọi tổ chức liên chính phủ có khả năng thi hành nhằm xoá bỏ nguyên nhân căn
bản của sự mất thăng bằng cán cân đó. Khi được Các Bên Ký Kết mời, mỗi bên ký kết sẽ
tham dự đàm phán như đã nêu trên.

Điều XIII
Áp dụng các hạn chế số lượng một cách không phân biệt đối xử
1. Không một sự cấm hay hạn chế nào sẽ được bất kỳ một bên ký kết nào áp dụng
với việc nhập khẩu bất kỳ một sản phẩm nào có xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết
khác hay với một sản phẩm xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ một bên ký kết khác, trừ
khi những sự cấm đoán hạn chế tương tự cũng được áp dụng với sản phẩm tương tự có
xuất xứ từ một nước thứ ba hay với một sản phẩm tương tự xuất khẩu đi một nước thứ ba.
2. Khi áp dụng các hạn chế với nhập khẩu một sản phẩm nào đó, các bên ký kết sẽ
cố gắng đạt đến sự phân bổ về thương mại sản phẩm đó gần nhất với thực trạng thương
mại của sản phẩm đó mà các bên ký kết khác nhau có thể có được trong hoàn cảnh không
có các hạn chế đó, và các bên ký kết sẽ tuân thủ các quy định sau:
(a) Khi có thể tiến hành được, tổng hạn ngạch cho phép nhập khẩu (dù có phân bổ
giữa cho các nhà cung cấp hay không) sẽ được xác định và công bố theo quy định của
điểm b) khoản 3 của Điều này.
(b) Khi không thể xác định được tổng hạn ngạch, các hạn chế có thể được áp dụng
bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu không có tổng khối lượng.
36
(c) Trừ khi vận dụng hạn ngạch phân bổ phù hợp với điểm d) thuộc khoản này, các
bên ký kết sẽ không đưa ra quy định rằng giấy phép nhập khẩu được sử dụng để nhập
khẩu một sản phẩm xác định có xuất xứ từ một nước hay một nguồn cụ thể nào.
(d) Trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước cung cấp, bên ký kết
đang áp dụng hạn ngạch có thể thoả thuận với các bên ký kết có quyền lợi đáng kể trong
việc cung cấp sản phẩm đó về mức được phân bổ. Trong những trường hợp phương thức
nêu trên không hợp lý, bên ký kết nói trên sẽ phân chia hạn ngạch thành các phần tương
ứng cho các bên ký kết có quyền lợi đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm đó theo tỷ lệ
tham gia của mỗi bên ký kết trong nhập khẩu một hàng đó trong một thời kỳ trước đó có
tính đại diện, có tính đến mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến thương mại của sản
phẩm đó. Không một điều kiện hay thủ tục riêng nào mang tính chất ngăn cản một bên ký
kết sử dụng hết phần hạn ngạch đã được phân bổ, được đặt ra với điều kiện hàng được
nhập khẩu trong thời hạn đã quy định trong giấy phép sử dụng hạn ngạch.
3. (a) Trong trường hợp áp dụng việc cấp phép nhập khẩu khi hạn chế nhập
khẩu, khi các bên ký kết quan tâm tới việc nhập khẩu sản phẩm nói trên có yêu cầu, bên
ký kết đang áp dụng hạn chế sẽ cung cấp các thông tin hữu ích liên quan tới việc áp dụng
các hạn chế, các giấy phép đã cấp trong thời gian gần đó và việc phân bổ giấy phép giữa
các nước cung cấp, tuy nhiên không phải cung cấp tên các nhà nhập khẩu hay nhà cung
cấp.
(b) Trong trường hợp hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch, bên ký kết đang
áp dụng hạn chế sẽ công bố tổng khối lượng và tổng trị giá của sản phẩm được phép nhập
khẩu trong thời kỳ sắp tới cũng như công bố mọi thay đổi liên quan. Nếu một sản phẩm
nào đó đang trên đường vận chuyển khi việc hạn chế được công bố, hàng hoá sẽ không bị
từ chối nhập khẩu khi tới cảng. Tuy nhiên được phép khấu trừ, trong chừng mực có thể,
trong số lượng cho phép nhập khẩu trong thời kỳ có hạn chế số lượng nêu trên và nếu
cần, khấu trừ trong số lượng cho phép nhập khẩu vào thời kỳ tiếp theo. Ngoài ra nếu một
bên ký kết, theo thông lệ, miễn áp dụng hạn chế sản phẩm với các sản phẩm được hoàn
thành thủ tục hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố Danh mục hạn chế được
coi là thoả mãn hoàn toàn các quy định của điểm này.

37
(c) Trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước cung cấp, bên ký
kết áp dụng hạn chế sẽ thông báo trong thời hạn ngắn nhất tất cả các bên ký kết quan tâm
đến việc cung cấp sản phẩm liên quan về phần hạn ngạch được phân bổ cho các nước
cung cấp khác nhau, tính theo khối lượng và trọng lượng, thời hạn có hiệu lực và công bố
mọi thông tin hữu ích liên quan.
4. Với các hạn chế áp dụng phù hợp với khoản 2 d) của Điều này hay khoản 2 c) của
Điều XI, trước tiên Bên ký kết áp dụng các hạn chế tự mình chọn thời kỳ đại diện cho
mỗi sản phẩm cũng như bất kỳ nhân tố đặc biệt nào tác động đến thương mại của sản
phẩm đó. Tuy nhiên, khi một Bên ký kết có quyền lợi đáng kể trong việc cung cấp sản
phẩm đó yêu cầu hay Các Bên Ký Kết có yêu cầu, bên ký kết nói trên sẽ tham vấn không
chậm trễ với bên ký kết kia hoặc Các Bên Ký Kết về việc cần xem xét lại tỷ lệ phần trăm
đã phân bổ hay thời kỳ đại diện đã được chọn hay đánh giá về các nhân tố đặc biệt mới
đã được đưa vào tính toán, hay loại bỏ các điều kiện, thủ tục, hay các quy định khác được
đưa ra một cách đơn phương và có liên quan tới việc phân bổ hạn ngạch cho thích hợp
hay việc sử dụng hạn ngạch không bị hạn chế.
5. Các quy định của Điều này cũng được áp dụng với hạn ngạch thuế quan được
một bên ký kết đặt ra hay duy trì; hơn nữa, trong chừng mực có thể, các nguyên tắc này
cũng được áp dụng với các biện pháp hạn chế xuất khẩu.

Điều XIV*
Ngoại lệ của quy tắc không phân biệt đối xử
...
Điều XV
Các thoả thuận về ngoại hối
...
Điều XVI
Trợ cấp

Mục A - Trợ cấp nói chung

38
1. Nếu bất kỳ bên ký kết nào hiện dành hay duy trì trợ cấp, bao gồm mọi hình thức
hỗ trợ thu nhập hay trợ giá, trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động làm tăng xuất khẩu một
sản phẩm từ lãnh thổ của bên ký kết đó hay làm giảm nhập khẩu vào lãnh thổ của mình,
bên ký kết đó sẽ thông báo bằng văn bản cho Các Bên Ký Kết về mức độ, tính chất của
việc trợ cấp đó, các tác động để có cơ sở đánh giá số lượng của sản phẩm hay các sản
phẩm xuất khẩu hay nhập khẩu chịu tác động của trợ cấp đó và đánh giá hoàn cảnh dẫn
đến nhu cầu cần phải trợ cấp. Trong mọi trường hợp, khi xác định được việc trợ cấp đó
gây ra hay đe doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của một bên ký kết khác, khi
được yêu cầu, bên ký kết đang áp dụng trợ cấp sẽ cùng bên ký kết kia hoặc các bên ký kết
có liên quan hoặc Các Bên Ký Kết thảo luận khả năng hạn chế trợ cấp.

Mục B - Các quy định bổ sung về trợ cấp xuất khẩu.


2. Các Bên Ký Kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết có trợ cấp cho xuất khẩu
một sản phẩm có thể dẫn tới hậu quả gây thiệt hại cho các bên ký kết khác, dù là với nước
nhập khẩu hay xuất khẩu; và rằng việc đó có thể gây rối loạn không thuận tới quyền lợi
thương mại thông thường và gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu được đề ra
trong Hiệp định này.
3. Do vậy, các bên ký kết phải cố gắng tránh sử dụng trợ cấp xuất khẩu đối với các
sản phẩm sơ cấp. Tuy nhiên, nếu một bên ký kết cho hưởng trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp
dưới một hình thức nào đó, có tác dụng tăng xuất khẩu một sản phẩm sơ cấp từ lãnh thổ
của mình, trợ cấp đó cũng không được áp dụng để dẫn tới việc tăng thị phần của bên áp
dụng trợ cấp lên trên mức hợp lý của tổng xuất khẩu sản phẩm đó trong thương mại quốc
tế, có tính đến thị phần đã có của bên ký kết đó trong một thời kỳ có tính đại diện trước
đó cũng như mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến thương mại sản phẩm đó.*
4. Ngoài ra, kể từ năm ngày 1 tháng 1 năm 1958 hay vào thời hạn sớm nhất sau
ngày đó, các bên ký kết sẽ ngừng việc trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp cho xuất khẩu dưới
bất kỳ hình thức nào cho bất kỳmột sản phẩm nào có tác dụng giảm giá bán xuất khẩu sản
phẩm này xuống dưới mức giá bán sản phẩm tương tự cho người mua trên thị trường
trong nước. Từ nay tới ngày 31 tháng 12 năm 1957, không một bên ký kết nào mở rộng

39
diện thực thi trợ cấp như trên quá mức đã áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 1955, bằng
cách áp dụng trợ cấp mới hay mở rộng diện trợ cấp hiện hành.
5. Các Bên Ký Kết sẽ định kỳ tiến hành xem xét tổng thể việc thực thi các quy định
của điều khoản này nhằm xác định, rút kinh nghiệm, xem các quy định đó có thực sự
đóng góp hữu hiệu cho việc thực hiện mục tiêu của Hiệp định này và có cho phép thực sự
tránh được việc trợ cấp gây tổn hại nghiêm trọng tới thương mại hay tới quyền lợi của
các bên ký kết.

Điều XVII
Doanh nghiệp thương mại nhà nước
...
Điều XVIII*
Trợ giúp của Nhà nước cho phát triển kinh tế
...
Điều XIX
Biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nhất định
1. a) Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết
quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết
theo Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số
lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại
nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh
trực tiếp trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết
của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong
thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó.
b) Nếu một bên ký kết đã chấp nhận một sự nhân nhượng liên quan tới một
sự ưu đãi và sản phẩm là đối tượng ưu đãi được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết có
tình huống như nêu tại điểm a) của khoản này tới mức mà nhập khẩu đó đã gây tổn hại
hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay
trực tiếp cạnh tranh là các nhà sản xuất trên lãnh thổ của bên ký kết đang được hưởng hay
đã được hưởng sự ưu dãi đó, bên ký kết này có thể đề nghị bên ký kết đang nhập khẩu và
40
bên ký kết đang nhập khẩu có quyền tạm ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của
mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan đối với sản phẩm đó và trong thời
gian cần thiết để ngăn ngừa và khắc phục tổn hại đó.
2. Trước khi một bên ký kết áp dụng những biện pháp phù hợp với các quy định của
khoản đầu điều khoản này, bên đó sẽ thông báo trước bằng văn bản sớm nhất có thể cho
Các Bên Ký Kết biết. Bên ký kết đó sẽ dành cho Các Bên Ký Kết cũng như các bên ký
kết khác với tư cách là nước xuất khẩu các sản phẩm nói trên cơ hội cùng xem xét các
biện pháp được dự kiến áp dụng. Nếu thông báo về một nhân nhượng liên quan tới một
ưu đãi, trong thông báo sẽ nêu rõ tên bên ký kết đã đề nghị áp dụng biện pháp đó. Trong
các hoàn cảnh khó khăn mà mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu quả khó có thể khắc
phục được, các biện pháp đã dự kiến tại khoản đầu tiên của điều khoản này có thể được
tạm thời áp dụng mà không cần tham vấn trước, với điều kiện là tham vấn được tiến hành
ngay sau khi các biện pháp được áp dụng.
3. a) Nếu các bên ký kết liên quan không đi đến nhất trí, bên ký kết đề nghị áp
dụng và duy trì biện pháp đó có quyền tiếp tục hành động. Nếu hành động đó được áp
dụng hay tiếp tục được áp dụng, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày các biện pháp được áp
dụng và sau 30 ngày kể từ khi Các Bên Ký Kết nhận được thông báo trước bằng văn bản,
các bên ký kết chịu tác động của các biện pháp đó có quyền ngừng không cho thương mại
của bên ký kết đang áp dụng các biện pháp đó hoặc trong trường hợp đã dự liệu tại điểm
b) của khoản đầu tiên điều khoản này không cho thương mại của bên ký kết đã yêu cầu
áp dụng các biện pháp đó hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ tương ứng
đáng kể khác thuộc Hiệp định này và việc ngừng đó sẽ không bị Các Bên Ký Kết phản
đối.
b) Không làm tổn hại đến các quy định của điểm a) thuộc khoản này, nếu
các biện pháp đã áp dụng theo tinh thần khoản 2 điều khoản này, không có tham vấn
trước, gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong
nước, trên lãnh thổ của một bên ký kết khác chịu tác động của các biện pháp đó, khi mỗi
sự chậm trễ có thể gây ra những thiệt hại khó có thể khắc phục được, bên ký kết này có
quyền ngừng cho hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ khác trong thời hạn

41
cần thiết để ngăn ngừa hay khắc phục thiệt hại đó, có hiệu lực ngay từ khi các biện pháp
nói trên được áp dụng hay trong suốt thời kỳ tham vấn.

Điều XX
Các ngoại lệ chung
Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo ra công cụ phân
biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một
sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế, không có quy định nào trong Hiệp định này
được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp:
a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;
b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực vật;
c) liên quan đến xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc;
d) cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không trái với các quy
định của Hiệp định này, ví dụ như các quy định liên quan tới việc áp dụng các biện pháp
hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền tuân thủ đúng theo khoản 4 Điều II
và Điều XVII, liên quan tới bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại và quyền tác giả và
các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các hành vi thương mại gian lận;
e) liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân;
f) áp đặt để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ;
g) liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các biện pháp đó
cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước;
h) được thi hành theo nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về một hàng hoá cơ
sở ký kết phù hợp với các tiêu thức đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị Các Bên
phản đối hay chính hiệp định đó đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị các bên bác bỏ.*
i) bao hàm các hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và cần thiết
có đủ số lượng thiết yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt động chế tác trong thời kỳ giá
nội được duy trì dưới giá ngoại nhằm thực hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính
phủ, với bảo lưu rằng các hạn chế đó không dẫn tới tăng xuất khẩu hay tăng cường mức
bảo hộ với ngành công nghiệp trong nước và không vi phạm các quy định của Hiệp định
này về không phân biệt đối xử;
42
j) thiết yếu để có được hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm trong cả
nước hay tại một địa phương; tuy nhiên các biện pháp đó phải tương thích với các nguyên
tắc theo đó mỗi bên ký kết phải có một phần công bằng trong việc quốc tế cung cấp các
sản phẩm đó và các biện pháp không tương thích với các quy định khác của Hiệp định
này sẽ được xoá bỏ ngay khi hoàn cảnh dẫn tới lý do áp dụng đã không còn tồn tại nữa.
Ngày 30 tháng 6 năm 1960 là muộn nhất Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại tính cần thiết
của quy định thuộc tiểu khoản này.

Điều XXI
Ngoại lệ về an ninh
Không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là
a) áp đặt với một bên ký kết nghĩa vụ phải cung cấp những thông tin mà bên
đó cho rằng nếu bị điểm lộ sẽ đi ngược lại quyền lợi thiết yếu của về an ninh của mình;
hoặc
b) để ngăn cản một bên ký kết có các biện pháp được cho là cần thiết để bảo
vệ các quyền lợi thiết yếu tơí an ninh của mình:
(i) liên quan tới chất phóng xạ hay các chất dùng vào việc chế tạo
chúng;
(ii) liên quan tới mua bán vũ khí, đạn dược và vật dụng chiến tranh và
mọi hoạt động thương mại các hàng hoá khác và vật dụng trực tiếp hay gián tiếp
được dùng để cung ứng cho quân đội;
(iii) được áp dụng trong thời kỳ chiến tranh hoặc các tình huống khẩn
cấp trong quan hệ quốc tế khác; hoặc
c) để ngăn cản một bên ký kết có những biện pháp thực thi các cam kết nhân
danh Hiến Chương Liên hợp Quốc, nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Điều XXII
Tham vấn

43
1. Mỗi bên ký kết sẽ quan tâm xem xét những vấn đề có thể được một bên ký kết
khác đề cập về tác động đến sự thực thi Hiệp định này và sẽ dành các khả năng thích ứng
để tham vấn giải quyết các vấn đề đó.
2. Theo yêu cầu của một bên ký kết, Các Bên Ký Kết sẽ có thể tiến hành tham vấn
với một hay nhiều bên ký kết về một vấn đề, tham vấn sẽ được tiến hành theo phương
thức đã nêu tại khoản 1.

Điều XXIII
Sự vô hiệu hoá hay vi phạm cam kết
1. Trong trường hợp một bên ký kết nhận thấy một lợi ích thu được một cách trực
tiếp hay gián tiếp từ Hiệp định này bị vô hiệu hay vi phạm và việc thực hiện một trong
các mục tiêu của Hiệp định vì thế bị trở ngại là kết quả của:
a) một bên ký kết không hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ
Hiệp định này; hoặc
b) một bên ký kết khác áp dụng một biện pháp nào đó, dù biện pháp này có trái với
quy định của Hiệp định này hay không;

c) sự tồn tại một tình huống bất kỳ nào khác.


Để có thể giải quyết thoả đáng vấn đề, Bên ký kết đó có thể nêu vấn đề hay đề nghị bằng
văn bản với bên kia hay với (các) bên ký kết khác, được coi là liên quan. Khi được yêu
cầu như vậy mọi bên ký kết sẽ quan tâm xem xét những vấn đề đã được nêu lên.
2. Nếu trong thời hạn hợp lý các bên liên quan vẫn không giải quyết được thoả đáng
hoặc trong trường hợp khó khăn thuộc diện đã nêu tại điểm c) khoản đầu của điều khoản
này, có thể nêu vấn đề ra trước Các Bên Ký Kết. Các Bên sẽ tiến hành ngay việc điều tra
về mọi vấn đề đặt ra cho Các Bên và tuỳ trường hợp sẽ đề xuất quy tắc giải quyết với các
bên ký kết được Các Bên coi là bên gây ra hay sẽ nghị sự về vấn đề đó. Khi thấy cần
thiết, Các Bên Ký Kết có thể tham vấn một số bên ký kết, Uỷ ban Kinh tế và xã hội của
Liên hợp Quốc và bất kỳ tổ chức liên chính phủ thích hợp nào khác. Nếu Các Bên thấy
rằng tình huống đã đủ nghiêm trọng để có biện pháp cần thiết, Các Bên có thể cho phép
một hay nhiều bên ký kết ngừng việc cho bất kỳ một bên ký kết nào được hưởng các

44
nhân nhượng hay việc ngừng việc thực hiện nghĩa vụ thuộc Hiệp định Chung với các bên
đó mà Các Bên coi là có lý, phù hợp với hoàn cảnh. Khi thực sự có sự ngừng áp dụng
nhân nhượng hay thực hiện nghĩa vụ với một bên ký kết, trong thời hạn 60 ngày kể từ khi
việc ngừng có hiệu lực, bên ký kết có quyền thông báo bằng văn bản cho Thư ký điều
hành* của Các Bên Ký Kết ý định từ bỏ Hiệp định chung; Sự từ bỏ đó có hiệu lực sau 60
ngày kể từ ngày Thư ký điều hành của Các Bên Ký Kết nhận được thông báo nói trên.

Điều XXIV
Áp dụng theo lãnh thổ - Hàng hoá biên mậu
Liên Minh quan thuế và Khu vực mậu dịch tự do
1. Các quy định của Hiệp định này áp dụng với lãnh thổ quan thuế chính quốc của
các bên ký kết cũng như với mọi lãnh thổ quan thuế mà theo điều khoản XXVI của Hiệp
định này và theo tinh thần của điều XXXIII hoặc chiểu theo Nghị định thư về việc Tạm
thời thi hành (Hiệp định GATT). Mỗi lãnh thổ quan thuế sẽ được coi là một bên ký kết,
chỉ thuần tuý nhằm mục đích thực thi Hiệp định này theo lãnh thổ, với bảo lưu rằng các
quy định của Hiệp định này không được hiểu là tạo ra với một bên ký kết đơn lẻ nào
quyền hay nghĩa vụ như giữa hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế đã chấp nhận hiệu lực của
Hiệp định này theo tinh thần của điều khoản XXVI hoặc áp dụng theo tinh thần điều
khoản XXXIII hay phù hợp với Nghị định thư về việc Tạm thời áp dụng.
2. Nhằm mục đích áp dụng Hiệp định này, thuật ngữ lãnh thổ quan thuế được hiểu
là bất cứ lãnh thổ nào có áp dụng một biểu thuế quan riêng biệt, hoặc có những quy chế
thương mại riêng biệt được áp dụng với một phần đáng kể trong thương mại với các lãnh
thổ khác.
3. Các quy định của Hiệp định này không thể được hiểu là ngăn cản
(a) một bên ký kết dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm
tạo thuận lợi cho trao đổi vùng biên giới;
(b) các nước lân cận với Lãnh thổ Tự do vùng Triesta dành cho vùng này những
lợi thế thương mại, với điều kiện là không trái với các quy định tại các hiệp ước hoà bình
được ký sau Thế Chiến II.

45
4. Các bên ký kết thừa nhận lòng mong muốn thương mại được tự do hơn, thông
qua các hiệp định được ký kết tự nguyện, nhờ đó phát triển sự hội nhập hơn nữa kinh tế
các nước tham gia các hiệp định đó. Các Bên cũng thừa nhận rằng việc lập ra một liên
minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do phải nhằm mục tiêu là tạo thuận lợi cho
thương mại giữa các lãnh thổ thành viên và không tạo thêm trở ngại cho thương mại của
các thành viên khác với các lãnh thổ này.
5. Do vậy, các quy định của Hiệp định này không gây trở ngại cho việc thành lập
một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do hay chấp nhận một hiệp định tạm
thời cần thiết để lập ra một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh
thổ thành viên, với bảo lưu rằng
(a) trong trường hợp một liên minh quan thuế hay một hiệp định tạm thời nhằm
lập ra một liên minh quan thuế, thuế quan áp dụng khi lập ra liên minh quan thuế hay khi
ký kết hiệp định tạm thời xét về tổng thể không dẫn tới mức thuế cao hơn cũng không tạo
ra những quy tắc chặt chẽ hơn so với mức thuế hay quy tắc có hiệu lực vào thời điểm
trước khi lập ra liên minh hay hiệp định được ký kết, tại các lãnh thổ tạo thành liên minh
dành cho thương mại với các bên ký kết không phải là thành viên của liên minh hay
không tham gia hiệp định.
(b) trong trường hợp lập ra một khu vực mậu dịch tự do hay một hiệp định tạm
thời nhằm lập ra một khu vực mậu dịch tự do, thuế quan duy trì tại mỗi lãnh thổ thành
viên và được áp dụng với thương mại của các bên ký kết không tham gia khu vực mậu
dịch hay hiệp định đó, vào thời điểm khu vực mậu dịch hay ký kết hiệp định sẽ không
cao hơn, cũng như các quy tắc điều chỉnh thương mại cũng không chặt chẽ hơn mức thuế
quan hay quy tắc tương ứng hiện hành tại mỗi lãnh thổ thành viên trước khi lập ra khu
vực mậu dịch hay ký hiệp định tạm thời, tuỳ theo từng trường hợp; và
(c) mọi hiệp định tạm thời nói đến tại các điểm a) và b) phải bao gồm một kế
hoạch và một chương trình thành lập liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do
trong một thời hạn hợp lý.
6. Nếu khi đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm 5a), một bên ký kết đề nghị nâng
mức thuế một cách không phù hợp với các quy định của điều II, thủ tục đã được dự kiến
tại điều XVIII sẽ được áp dụng. Việc điều chỉnh cân đối tính đúng mức đến sự bù đắp có
46
được do mức giảm thuế tương ứng với thuế quan của các lãnh thổ khác tham gia liên
minh.

7. a) Khi quyết định tham gia một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu
dịch tự do hay một hiệp định tạm thời được ký nhằm lập ra một liên minh hay một khu
vực mậu dịch như vậy, bất kỳ bên ký kết nào cũng sẽ thông báo không chậm trễ cho Các
Bên Ký Kết biết và cung cấp mọi thông tin cần thiết về liên minh hoặc khu vực mậu dịch
để Các Bên có thể có báo cáo hay khuyến nghị cần thiết tới các bên ký kết nêú Các Bên
thấy cần thiết.
b) Nếu sau khi nghiên cứu kế hoạch và chương trình thuộc hiệp định tạm
thời đã nêu tại khoản 5, có tham vấn với các bên tham gia hiệp định này và sau khi cân
nhắc đúng mức đến các thông tin đã được cung cấp theo quy định tại điểm a), Các Bên
Ký Kết đi đến kết luận là hiệp định không thuộc loại dẫn đến thành lập một liên minh
quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do trong thời hạn đã được các bên dự liệu hay
thời hạn được các bên ký kết hiệp định dự tính là không hợp lý, Các Bên sẽ có khuyến
nghị với các bên tham gia hiệp định. Nếu không sắn sàng điều chỉnh cho phù hợp với các
khuyến nghị đó, các bên tham gia hiệp định sẽ không duy trì hiệp định hoặc không triển
khai hiệp định nữa.
c) Bất kỳ sự điều chỉnh đáng kể nào trong kế hoạch hay chương trình đã nêu
tại điểm c) của khoản 5 phải được thông báo cho Các Bên Ký Kết, Các Bên có thể yêu
cầu các bên ký kết liên quan tham vấn, khi sự điều chỉnh thể hiện khả năng thoả hiệp hay
làm chậm trễ không chính đáng sự hình thành liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch
tự do.
8. Trong Hiệp định này, các thuật ngữ được hiểu:
a) liên minh quan thuế là sự thay thế hai hay nhiêu lãnh thổ quan thuế bằng
một lãnh thổ quan thuế khi sự thay thế đó có hệ quả là
(i) thuế quan và các quy tắc điều chỉnh thương mại có tính chất hạn chế
(ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các điều
XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại giữa

47
các lãnh thổ hợp thành liên minh, hoặc ít nhất cũng được loại trừ về cơ bản với trao đổi
hàng hoá có xuất xứ từ các lãnh thổ này;
(ii) với bảo lưu như các quy định tại khoản 9, thuế quan và các quy tắc
được từng thành viên của liên minh áp dụng trong thương mại với các lãnh thổ bên
ngoài là thống nhất về nội dung;
b) khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay nhiều lãnh
thổ quan thuế mà thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại (ngoại trừ, trong chừng
mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV
và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại các sản phẩm có xuất xứ từ
các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do.
9. Các ưu đãi đã nêu tại khoản 2 của điều khoản đầu tiên sẽ không chịu tác động của
việc thành lập liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do; các ưu đãi đó có thể bị
triệt tiêu hay điều chỉnh bằng cách thoả thuận với các bên ký kết liên quan.* Thủ tục đàm
phán với các bên ký kết liên quan đó sẽ áp dụng trước hết với việc triệt tiêu các ưu đãi
cần thiết để cho các quy định của các khoản (a)(i) và 8 (b) được tuân thủ.
10. Bằng một quyết định trên cơ sở đa số hai phần ba, Các Bên Ký Kết có thể chấp
nhận những đề nghị có thể không hoàn toàn phù hợp với các quy định tại các khoản 5 đến
9 với điều kiện quyết định như vậy đi đến việc thành lập một liên minh quan thuế hay
một khu vực mậu dịch tự do đúng ý nghĩa của điều khoản này.
11. Căn cứ vào những hoàn cảnh ngoại lệ dẫn tới kết quả là sự thành lập hai nhà
nước độc lập và thừa nhận rằng hai Nhà nước này từ lâu đã tạo thành một thể thống nhất
về kinh tế, các bên ký kết đồng ý rằng các quy định của Hiệp định này không ngăn cản
hai nước ký những hiệp định đặc biệt về thương mại song biên, trong khi chờ đợi quan hệ
thương mại của hai nước được thiết lập chính thức.*
12. Mỗi bên ký kết sẽ có những biện pháp hợp lý và trong phạm vi quyền hạn của
mình để các chính phủ hay chính quyền địa phương trên lãnh thổ của mình tuân thủ các
quy định của Hiệp định này.

Điều XXV
Hành động tập thể của các bên ký kết
48
1. Các đại diện của các bên ký kết sẽ họp định kỳ nhằm đảm bảo thực hiện các quy
định của Hiệp định này bao gồm sự hành động tập thể và nói chung đề tạo thuận lợi cho
Hiệp định này được thực thi cũng như cho phép đạt được các mục tiêu của Hiệp định.
Khi tất cả các bên ký kết của Hiệp định này hành động tập thể được ghi nhận với danh
nghĩa Các Bên Ký Kết.
2. Tổng Thư ký của Liên hợp Quốc được mời triệu tập phiên họp đầu tiên của Các
Bên Ký Kết, được tiến hành chậm chất vào ngày 1 tháng3 năm 1948.
3. Mỗi bên ký kết chỉ có quyền có một phiếu trong mọi phiên họp của Các Bên Ký
Kết.
4. Trừ khi có quy định khác của Hiệp định này, các quyết định của Các Bên Ký Kết
có hiệu lực với đa số phiếu bầu.
5. Trong các trường hợp ngoại lệ ngoài những trường hợp quy định trong Hiệp định
này, Các Bên Ký Kết có thể giải phóng một bên ký kết khỏi một nghĩa vụ theo quy định
của Hiệp định này với điều kiện quyết định đó được đa số hai phần ba phiếu bầu tán
thành và đa số đó chiếm quá bán tổng số bên ký kết. Với quy định về phiếu bầu như trên,
Các Bên Ký Kết cũng có thể

(i) xác định loại tình huống ngoại lệ theo đó các điều kiện bỏ phiếu khác có thể
vận dụng để miễn cho một bên ký kết một hoặc nhiều nghiã vụ,
(ii) xác định các tiêu thức cần thiết để áp dụng khoản này.

Điều XXVI
Chấp nhận, hiệu lực và đăng ký
1. Hiệp định này ký ngày 30 tháng 10 năm 1947.
2. Hiệp định này này được để ngỏ để mọi bên ký kết chấp nhận cho tới ngày 1 tháng
5 năm 1955, là một bên ký kết hay đàm phán gia nhập Hiệp định.
3. Hiệp định này được lập thành một một bản tiếng Pháp, một bản tiếng Anh, cả hai
văn bản đều có hiệu lực và sẽ được đăng ký với Tổng Thư ký Liên hợp Quốc, Tổng Thư
ký sẽ luân chuyển tới các chính phủ liên quan một bản sao có xác nhận.

49
4. Mỗi chính phủ chấp nhận Hiệp định này phải trình văn bản chấp nhận tới Thư ký
điều hành của Các Bên Ký Kết, Thư ký điều hành sẽ thông tin tới các chính phủ liên quan
ngày nhận được văn bản chấp nhận và ngày Hiệp định này có hiệu lực đúng theo quy
định của khoản 6 điều khoản này.
5 a) Mỗi chính phủ khi chấp nhận Hiệp định này, là chấp nhận cho cả lãnh thổ
chính quốc và các lãnh thổ mà chính phủ đó đại diện trên trường quốc tế, ngoại trừ các
lãnh thổ quan thuế được chính phủ đó có văn bản thông báo rõ cho Thư ký điều hành của
Các Bên Ký Kết vào thời điểm nộp văn bản chấp nhận.
b) Mọi chính phủ sau khi đã chuyển tới Thư ký điều hành một thông báo, phù
hợp với các ngoại lệ nêu tại điểm a) khoản này, có thể thông báo bất kỳ lúc nào rằng kể
từ khi đó sự chấp nhận bao hàm cả một lãnh thổ quan thuế riêng biệt đã được chấp nhận
trước đây; thông báo đó sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi tiếp theo ngày Thư ký điều
hành nhận được. (5)
c) Nếu một lãnh thổ quan thuế trước đó đã được một bên ký kết chấp nhận
hiệu lực áp dụng Hiệp định này được quyền tự chủ đầy đủ để tự duy trì các quan hệ
thương mại đối ngoại cũng như giải quyết các vấn đề khác thuộc nội dung của Hiệp định
này, hoặc lãnh thổ đó dành được quyền tự chủ, lãnh thổ đó sẽ được coi như một bên ký
kết nếu bên ký kết chịu trách nhiệm ban đầu tuyên bố quyền tự chủ đó kèm theo các bằng
chứng nêu trên.

6. Hiệp định này có hiệu lực giữa các chính phủ nào đã tuyên bố chấp nhận kể từ
ngày rhức 30 tiếp theo ngày Thư ký điều hành của Các Bên Ký Kết nhạn được công cụ
chấp nhận của các chính phủ nêu tại phụ lục H có tổng khối lượng thương mại chiếm
85% tổng thương mại của các chính phủ ghi trong danh mục nói trên. Công cụ chấp nhận
của các chính phủ sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 tiếp theo ngày nộp.
7. Liên hợp Quốc được phép đăng ký Hiệp định này kể từ ngày Hiệp định có hiệu
lực.

Điều XXVII
Ngừng áp dụng hay rút bỏ các nhân nhượng
50
Mọi bên ký kết có quyền ngừng áp dụng hay rút bỏ toàn bộ hay một phần một
nhân nhượng thuộc Biểu tương ứng ở phần phụ lục vào bất cứ khi nào với lý do nhân
nhượng đó ban đầu đã được đàm phán với một chính phủ đã không trở thành hoặc không
còn là bên ký kết. Bên ký kết áp dụng một biện pháp như vậy sẽ thông báo ngay cho các
bên ký kết và khi được yêu cầu sẽ tham vấn cùng các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với
sản phẩm đó.

Điều XXVIII*
Điều chỉnh Biểu nhân nhượng
1. Ngày đầu tiên của mỗi thời kỳ 3 năm, thời kỳ đầu tiên bắt đầu ngày 1 tháng 1 năm
1958 (hoặc ngày đầu tiên của bất kỳ thời kỳ nào có thể được Các Bên Ký Kết xác định
thông qua bỏ phiếu với hai phân ba số phiếu có chính kiến) bất kỳ bên ký kết nào (dưới
đây gọi là 'bên yêu cầu') có thể điều chỉnh hay rút bỏ một nhân nhượng thuộc Biểu tương
ứng ở phần phụ lục của Hiệp định này, sau khi đã đàm phán và đạt được thoả thuận với
mỗi bên ký kết đã tham gia đàm phán ban đầu cũng như với bất kỳ bên ký kết nào khác
có quyền lợi như là đối tác cung cấp chủ yếu* được Các Bên Ký Kết công nhận (cả hai
loại bên ký kết cũng như bên yêu cầu trong điều khoản này sẽ được gọi là 'bên ký kết có
quan tâm trước hết') và với bảo lưu là bên ký kết đó đã tham vấn bất kỳ bên ký kết nào
khác có quyền lợi đáng kể* với nhân nhượng đó* được điều chỉnh hay rút bỏ một nhân
nhượng thuộc Biểu là phụ lục của Hiệp định này.
2. Tiến trình đàm phán và thoả thuận có thể bao gồm những nhân nhượng nhằm điều
chỉnh bù đắp bằng nhân nhượng về những sản phẩm khác, các bên ký kết liên quan sẽ cố
gắng duy trì một mức nhân nhượng chung đối đẳng và cùng có lợi không kém phần thuận
lợi hơn cho thương mại so với mức đã có được theo Hiệp định này trước các cuộc đàm
phán đó.

3. (a) Nếu các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu không đạt được một thoả thuận
trước ngày 1 tháng 5 năm 1958 hoặc trước khi kết thúc một thời kỳ nêu trong khoản đầu
của điều khoản này, bên ký kết có đề nghị điều chỉnh hoặc rút bỏ các nhân nhượng có thể
thực hiện như đã đề nghị và nếu bên ký kết đó thực thi một biện pháp như vậy, bất kỳ bên
51
ký kết nào đã tham gia đàm phán ban đầu về nhân nhượng cụ thể đó, bất kỳ bên ký kết
nào có quyền lợi là nước cung cấp chủ yếu được thừa nhận theo quy định tại khoản đầu
tiên cũng như bất kỳ bên ký kết nào có quyền lợi đáng kể được thừa nhận theo quy định
tại khoản nói trên trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày biện pháp đó được áp dụng và sau 30
ngày kể từ ngày Các Bên Ký Kết nhận được thông báo trước bằng văn bản có thể rút bỏ
những nhân nhượng đáng kể tương đương đã được đàm phán ban đầu với bên yêu cầu.
(b) Nếu các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu đạt được một thoả thuận nhưng
không thoả đáng với một bên ký kết khác có quyền lợi đáng kể đã được thừa nhận như đã
quy định tại khoản đầu tiên, bên ký kết này, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày biện pháp
đạt được trong thoả thuận đó được áp dụng và sau 30 ngày kể từ ngày Các Bên Ký Kết
nhận được thông báo trước bằng văn bản có thể rút bỏ những nhân nhượng đáng kể tương
đương đã được đàm phán ban đầu với bên yêu cầu.
4. Bất kỳ lúc nào và trong những hoàn cảnh đặc biệt, Các Bên Ký Kết có thể cho
phép* một bên ký kết tiên hành đàm phán nhằm điều chỉnh hay rút bỏ một nhân nhượng
trong Biểu tương ứng thuộc phụ lục của Hiệp định này, theo những thủ tục và điều kiện
dưới đây:
(a) Các cuộc đàm phán đó* cũng như mọi tham vấn liên quan sẽ được tiến hành
phù hợp với các quy định tại khoản 1 và 2 của điều khoản này.
(b) Nếu đàm phán đạt đến được một thoả thuận giữa các bên ký kết có quyền lợi
đáng kể chủ yếu, sẽ áp dụng các quy định của khoản 3b) của điều khoản này.
(c) Nếu không đạt được một thoả thuận giữa các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu
trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được phép tiến hành đàm phán hoặc trong
thời hạn nào đó dài hơn thế đã được Các Bên Ký Kết xác định, bên yêu cầu
có thể đưa vấn đề ra Các Bên Ký Kết giải quyết.
(d) Nếu được yêu cầu như vậy, Các Bên Ký Kết sẽ phải nhanh chóng xem xét và
thông báo ý kiến của mình cho các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu biết để
giải quyết vấn đề. Nếu không giải quyết được, các quy định của khoản 3b) sẽ
được áp dụng như là trường hợp các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu đã đạt
được thoả thuận. Nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi chủ yếu không đạt
được thoả thuận, bên yêu cầu có thể điều chỉnh hay rút bỏ các nhân nhượng,
52
trừ khi Các Bên Ký Kết xác định rằng bên ký yêu cầu chưa làm hết những gì
hợp lý và có thể để đưa ra một sự bù đắp đúng mức*, Nếu một biện pháp như
vậy được áp dụng, mọi bên ký kết đã tham gia đàm phán ban đầu, mọi bên ký
kết có quyền lợi như là nước cung cấp chủ yếu được thừa nhận như quy định
tại khoản 4a) và tất cả các bên ký kết có quyền lợi đáng kể được thừa nhận
như quy định tại khoản 4a) trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày biện pháp đó
được áp dụng và sau 30 ngày kể từ ngày Các Bên Ký Kết nhận được thông
báo trước bằng văn bản có thể rút bỏ những nhân nhượng đáng kể tương
đương đã được đàm phán ban đầu với bên yêu cầu.
5. Trước ngày 1 tháng 1 năm 1958 và trước mỗi thời kỳ đã đề cập tại khoản đầu tiên,
mọi bên ký kết đều có thể, bằng cách gửi thông báo trước bằng văn bản, dành quyền điều
chỉnh Biểu tương ứng trong thời kỳ sắp đến, với điều kiện đáp ứng các thủ tục đã nêu tại
khoản từ 1 đến 3. Nếu một bên ký kết sử dụng đến quyền này, bất cứ bên ký kết nào khác
cũng có quyền điều chỉnh hay rút bỏ bất kỳ nhân nhượng nào đã đàm phán ban đầu với
bên ký kết đó, với điều kiện đáp ứng cùng các thủ tục nêu trên.

Điều XXVIII (B)


Đàm phán thuế quan
1. Các bên ký kết thừa nhận rằng thuế quan thường vẫn là trở ngại lớn với thương
mại; do vậy các cuộc đàm phán nhằm giảm đáng kể mức chung của thuế quan và thuế
hay khoản thu khác đánh vào hàng nhập khẩu hay xuất khẩu, đặc biệt nhằm giảm các
khoản thuế quan có suất thuế cao đến triệt tiêu nhập khẩu dù số lượng nhỏ, và tiến hành
có tính toán đúng mức đến mục tiêu của Hiệp định này cũng như các nhu cầu khác nhau
của mỗi bên ký kết, chúng sẽ có tầm quan trọng lớn với việc mở rộng thương mại quốc
tế. Do vậy, Các Bên Ký Kết có thể tổ chức những đợt đàm phán như vậy theo từng thời
kỳ.
2. a) Các cuộc đàm phán thực hiện phù hợp với các quy định của Điều khoản
này có thể tiến hành theo từng sản phẩm hay dựa trên những thủ tục được chấp nhận bởi
nhiều bên liên quan. Các cuộc đàm phán đó có thể nhằm vào giảm thuế quan hay đạt
được cam kết thuế trần ở mức hiện có khi đàm phán hay cam kết không nâng những loại
53
thuế quan cụ thể nào đó sẽ không vượt quá một mức nhất định, hay mức thuế quan trung
bình đánh vào một chủng loại sản phẩm nhất định sẽ không vượt quá một mức nhất định.
Các cam kết thuế quan trần ở mức thấp hoặc bằng 0% được thừa nhận về nguyên tắc là
các nhân nhượng ngang bằng như giảm thuế áp dụng với những mặt hàng có thuế suất
cao.

b) Các bên ký kết thừa nhận rằng nhìn chung thành công của các cuộc đàm
phán đa biên tuỳ thuộc vào sự tham gia của tất cả các bên ký kết có khối lượng trao đổi
thương mại lớn với các bên ký kết khác trong nền ngoại thương của mình.
3. Các cuộc đàm phán sẽ được tiến hành trên một cơ sở cho phép tạo cơ hội thích
hợp để tính đến
a) các nhu cầu của mỗi bên ký kết và của mỗi ngành sản xuất;
b) nhu cầu của các nước chậm phát triển cần vận dụng thuế quan linh hoạt để
bảo hộ nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và các nhu cầu đặc biệt
của các nước này duy trì thuế quan nhằm đảm bảo nguồn thu.
c) mọi tình huống khác có thể cần được xem xét, kể cả nhu cầu của các bên ký
kết về nguồn thu* và các nhu cầu phát triển, chiến lược và các nhu cầu khác.

Điều XXIX
Mối quan hệ của Hiệp định này với Hiến chương Havana
...
Điều XXX
Điều chỉnh
1. Trừ những trương hợp có những quy định cụ thể khác về sửa đổi Hiệp định này,
những điều chỉnh với phần I của Hiệp định này cũng như với những quy định của điều
khoản XXIX hoặc điều khoản này sẽ có hiệu lực kể từ khi được sư đồng ý của tất cả các
bên ký kết và những điều chỉnh với các quy định khác của Hiệp định này sẽ có hiệu lực
với những bên ký kết đã chấp nhận chúng, sau khi được hai phần ba các bên ký kết chấp
nhận và tiếp sau đó là sau khi được sự chấp nhận của mỗi bên ký kết còn lại kể từ khi họ
chấp nhận.

54
2. Mỗi bên ký kết khi chấp nhận một sự sửa đổi Hiệp định này sẽ nộp công cụ chấp
nhận cho Tổng Thư ký Liên hợp Quốc trong thời hạn do Các Bên Ký Kết quy định. Các
Bên có thể quyết định việc một sự điều chỉnh có hiệu lực theo điều kiện của điều khoản
này mang nội dung sao cho bất kỳ bên ký kết nào có thể rút lui thôi không tham gia Hiệp
định khi không chấp nhận sự điều chỉnh đó trong thời hạn quy định hay được tiếp tục
tham gia khi được Các Bên Ký Kết ưng thuận.

Điều XXXI
Rút bỏ
Không làm tổn hại đến các quy định của khoản 12 điều XVIII, của điều XXIII,
hoặc của khoản 2 điều XXX, bất kỳ bên ký kết nào cũng có thể rút bỏ việc tham gia Hiệp
định này hay rút bỏ nhân danh một hay nhiều lãnh thổ quan thuế được bên ký kết đó đại
diện trên trường quốc tế và vào thời điểm rút bỏ đang có quyền tự chủ hoàn toàn trong
quan hệ ngoại thương và trong các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh. việc rút
bỏ sẽ có hiệu lực khi kết thúc thời hạn 6 tháng kể từ ngày Tổng Thư ký Liên hợp Quốc
nhận được thông báo rút bỏ bằng văn bản.

Điều XXXII
Các bên ký kết
1. Những chính phủ thi hành đúng các quy định nêu tại điều XXVI, tại điều XXXIII
hoặc theo tinh thần Nghị định Thư về việc tạm thời áp dụng sẽ được coi là bên ký kết của
Hiệp định này.
2. Vào bất kỳ thời điểm nào sau khi Hiệp định này có hiệu lực căn cứ vào khoản 6,
điều XXVI, các bên ký kết đã chấp nhận Hiệp định này phù hợp với khoản 4 điều XXVI,
bất kỳ lúc nào kể từ sau khi Hiệp định này đã có hiệu lực, có thể quyết định việc một bên
ký kết đã không chấp nhận Hiệp định này theo đúng tiến trình đó không còn là bên ký kết
Hiệp định.

Điều XXXIII
Gia nhập
55
Bất cứ chính phủ nào không phải là một bên của Hiệp định này hay bất cứ chính
phủ nào hành động nhân danh một lãnh thổ quan thuế riêng biệt có quyền tiến hành quan
hệ ngoại thương và các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh, có thể tự mình hay
nhân danh lãnh thổ đó tham gia Hiệp định này, theo những điều kiện được chính phủ đó
và Các Bên Ký Kết xác định. Các Bên Ký Kết sẽ có Quyết định kết nạp theo khoản này
được tiến hành trên cơ sở đồng thuận đa số hai phần ba.

Phụ lục I
Ghi chú và các quy định bổ sung

Bổ sung điều khoản đầu tiên


Khoản đầu tiên
Nghĩa vụ nêu tại khoản đầu tiên điều khoản đầu tiên có tham chiếu khoản 2 và
khoản 4 của điều III cũng như các nghĩa vụ nêu tại điểm 2 b) điều II có tham chiếu điều
VI sẽ được coi là bộ phận của Phần II nhằm thực hiện Nghị định thư về việc tạm thời áp
dụng Hiệp định chung.
Những tham chiếu tới các khoản 2 và 4 điều III, nêu trong khoản trên cũng như
khoản đầu tiên của điều khoản đầu tiên, sẽ chỉ được áp dụng khi điều III đã được điều
chỉnh bằng việc điều chỉnh đã dự kiến tại Nghị định thư có nội dung sửa đổi phần II và
sửa đổi điều XXVI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ký ngày 14 tháng
9 năm 1948 (10) có hiệu lực.

Bổ sung điều khoản đầu tiên Khoản 4


...

Bổ sung Điều III

Mọi khoản thuế hay khoản thu nội địa hoặc mọi luật lệ, quy tắc hoặc quy định nêu
tại khoản đầu tiên, áp dụng với sản phẩm nhập khẩu cũng như với sản phẩm nội tương tự
và được đánh -với sản phẩm nhập khẩu- vào lúc và tại nơi nhập khẩu không vì thế mà
56
không được coi là một khoản thuế hay khoản thu nội địa hoặc mọi luật lệ, quy tắc hoặc
quy định nêu tại khoản đầu tiên và do vậy sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định của
điều III.

Khoản 1
Việc áp dụng khoản đầu tiên vào thuế nội địa được các chính phủ hay chính
quyền địa phương của các lãnh thổ một bên ký kết áp dụng được điều chỉnh bởi các quy
định của khoản cuối cùng điều XXIV. Thuật ngữ "các biện pháp hợp lý trong quyền hạn
của mình" không được hiểu, ví dụ, là buộc các bên ký kết lẩn tránh nền lập pháp quốc gia
đang cho phép các chính quyền địa phương quyền được đánh những khoản thuế nội địa
xét về hình thức thì trái với lời văn điều khoản đó mà về nội dung trong thực tế lại không
trái với tinh thần điều khoản đó, nếu sự lẩn tránh đó sẽ dẫn đến những khó khăn tài chính
nặng nề cho chính phủ và chính quyền địa phương liên quan. Với những khoản thuế do
các chính phủ và chính quyền địa phương thu trái với điều III cả về câu chữ và tinh thần,
thuật ngữ "các biện pháp hợp lý trong quyền hạn của mình" cho phép một bên ký kết triệt
tiêu từng bước các khoản thuế này trong thời kỳ chuyển đổi, nếu triệt tiêu ngay có thể gây
ra những khó khăn về hành chính và tài chính.

Khoản 2
Một khoản thuế thoả mãn các quy định tại câu đầu tiên khoản 2 chỉ coi là không
tương thích với câu thứ hai trong trường hợp có sự cạnh tranh giữa một bên là sản phẩm
và bên kia là một sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hay một sản phẩm có thể trực tiếp thay
thế nhưng lại không phải chịu một khoản thuế tương tự.

Khoản 5
Một quy tắc tương thích với các quy định của câu đầu tiên của khoản 5 sẽ không
được coi là trái với các quy định tại câu thứ hai nếu nước áp dụng quy tắc đó có sản xuất
với số lượng đáng kể mọi sản phẩm và các sản phẩm đó đều phải chịu khoản thuế đó.
Không thể viện dẫn rằng trong khi phân định những phần tỷ lệ hay số lượng xác định cho
mỗi sản phẩm chịu sự điều chỉnh của quy tắc, người ta đã duy trì một tương quan thoả
57
đáng giữa sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm nội địa, để bảo vệ rằng một quy tắc đã
đáp ứng các quy định tại câu thứ hai.

HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ (ADA)7


Hiệp định thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994

Các Thành viên dưới đây thoả thuận như sau:

PHẦN I
Điều 1
Các nguyên tắc
Một biện pháp chống phá giá chỉ được áp dụng trong trường hợp được qui định
tại Điều VI của GATT 1994 và phải tuân theo các thủ tục điều tra được bắt đầu và tiến
hành theo đúng các qui định của Hiệp định này. Các qui định sau đây điều tiết việc áp
dụng Điều VI của GATT 1994 khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các qui
định về chống bán phá giá.

Điều 2
7
Nguồn tại: http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-chong-ban-pha-gia-thuc-thi-dieu-vi-cua-gatt
58
Xác định việc bán phá giá
2.1 Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được
đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản
phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một
nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng
tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
2.2 Trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theo
các điều kiện thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu hoặc trong trường
hợp việc bán trong nước đó không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiện
đặc biệt của thị trường đó hoặc do số lượng hàng bán tại thị trường trong nước của nước
xuất khẩu hàng hóa quá nhỏ8, biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với
mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3
thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc
được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng
thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.
2.2.1 Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc
bán sang một nước thứ ba với giá thấp hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao
gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng
và các chi phí chung có thể được coi là giá bán không theo các điều kiện thương mại
thông thường về giá và có thể không được xem xét tới trong quá trình xác định giá trị
thông thường của sản phẩm chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền quyết định rằng việc bán
hàng đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài 9 với một khối lượng đáng
kể10 và được bán với mức giá không đủ bù đắp chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý.
Nếu như mức giá bán thấp hơn chi phí tại thời điểm bán hàng nhưng lại cao hơn mức chi

8
Số lượng sản phẩm tương tự được dành để tiêu thụ trong nước tại nước xuất khẩu thông thường được coi là đủ lớn
để xác định giá trị thông thường nếu doanh số bán hàng đó chiếm 5% hoặc cao hơn số lượng sản phẩm đang xem xét
đó bán vào nước nhập khẩu với điều kiện là tỷ lệ thấp hơn cũng phải được chấp nhận nếu như có bằng chứng cho
thấy rằng tiêu thụ trong nước ở tỷ lệ thấp như vậy vẫn đủ lớn để có thể so sánh một cách hợp lý.
9
Thông thường, khoảng thời gian kéo dài là 1 năm và trong mọi trường hợp không được ít hơn 6 tháng.
10
Việc bán hàng dưới mức chi phí cho từng sản phẩm được thực hiện với khối lượng đáng kể khi các cơ quan có
thẩm quyển xác định rằng mức giá bán bình quân gia quyền của giao dịch đang được xem xét để quyết định giá trị
thông thường ở mức thấp hơn chi phí bình quân gia quyền cho mỗi sản phẩm, hoặc khi xác định rằng khối lượng bán
dưới mức chi phí cho từng sản phẩm không nhỏ hơn 20% khối lượng được bán trong giao dịch đang được xem xét
để xác định giá trị thông thường
59
phí bình quân gia quyền cho mỗi sản phẩm trong khoảng thời gian tiến hành điều tra thì
mức giá đó được coi là đủ để bù đắp cho các chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý.
2.2.1.1 Theo khoản 2 này, các chi phí được tính toán thông thường trên cơ sở sổ sách
của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất là đối tượng đang được điều tra với điều kiện là sổ
sách này phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi tại nước xuất khẩu
và phản ánh một cách hợp lý các chi phí đi kèm với việc sản xuất và bán hàng hóa đang
được xem xét. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tất cả các bằng chứng sẵn có về
việc phân bổ chi phí, trong đó bao gồm cả các bằng chứng do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản
xuất cung cấp trong quá trình điều tra với điều kiện là việc phân bổ trên thực tế đã được
nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sử dụng trong quá khứ, đặc biệt là sử dụng trong việc
xây dựng thời gian khấu hao thích hợp và hạn mức cho phép chi tiêu xây dựng cơ bản và
các chi phí phát triển khác. Trừ khi đã được phản ánh trong sự phân bổ chi phí theo qui
định tại mục này, các chi phí sẽ được điều chỉnh một cách thích hợp đối với các hạng
mục chi phí không thường xuyên được sử dụng để làm lợi cho hoạt động sản xuất trong
tương lai và/hoặc hiện tại, hoặc trong trường hợp các chi phí trong thời gian điều tra bị
ảnh hưởng bởi các hoạt động khi bắt đầu sản xuất.
2.2.2 Nhằm thực hiện khoản 2, tổng số tiền chi phí cho quản lý, bán hàng và các chi
phí chung khác sẽ được xác định dựa trên các số liệu thực tế liên quan đến quá trình sản
xuất và bán sản phẩm tương tự theo điều kiện thương mại thông thường của nhà xuất
khẩu hoặc nhà sản xuất đang bị điều tra đó. Khi số tiền trên không thể xác định theo cách
này thì số tiền đó được xác định trên cơ sở như sau:
(i) số tiền thực tế phát sinh và được nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất này chi
tiêu trong quá trình sản xuất và bán hàng thuộc nhóm sản phẩm giống hệt tại thị trường
của nước xuất xứ hàng hóa;
(ii) bình quân gia quyền của số tiền thực tế phát sinh và được nhà xuất khẩu
hoặc sản xuất khác chi tiêu trong quá trình sản xuất và bán sản phẩm tương tự tại thị
trường của nước xuất xứ hàng hóa;
(iii) bất kỳ biện pháp hợp lý nào khác với điều kiện là mức lợi nhuận được
định ra theo cách đó không được vượt quá mức lợi nhuận các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản

60
xuất khác thu được khi bán hàng thuộc nhóm sản phẩm giống hệt hàng hóa trên tại thị
trường của nước xuất xứ hàng hóa.
2.3 Trong trường hợp không tồn tại mức giá xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền
thấy rằng mức giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì lý do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
hoặc một bên thứ ba nào đó có quan hệ với nhau hoặc có thoả thuận về bù trừ, giá xuất
khẩu có thể được diễn giải trên cơ sở mức giá khi sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần
đầu cho một người mua hàng độc lập, hoặc nếu như sản phẩm đó không được bán lại cho
một người mua hàng độc lập hoặc không được bán lại theo các điều kiện giống với điều
kiện nhập khẩu hàng hóa thì mức giá có thể được xác định trên một cơ sở hợp lý do cơ
quan có thẩm quyền tự quyết định.
2.4 Giá xuất khẩu sẽ được so sánh một cách công bằng với giá trị thông thường.
Việc so sánh trên được tiến hành ở cùng một khâu thống nhất của quá trình mua bán,
thường là tại khâu xuất xưởng và so sánh việc bán hàng vào cùng thời điểm hoặc thời
điểm càng giống nhau càng tốt. Đối với từng trường hợp cụ thể, có thể có sự chiếu cố hợp
lý về những sự khác biệt có thể ảnh hưởng đến việc so sánh giá, trong đó bao gồm sự
khác biệt về điều kiện bán hàng, thuế, dung lượng thương mại, khối lượng, đặc tính vật lý
và bất kỳ sự khác biệt nào khác có biểu hiện ảnh hưởng đến việc so sánh giá. Trong
trường hợp được đề cập đến tại khoản 3, được phép tính đến các chi phí, bao gồm các
loại thuế và phí phát sinh trong giai khoản từ khi nhập khẩu đến lúc bán lại và lợi nhuận
thu được. Nếu như sự so sánh giá bị ảnh hưởng trong các trường hợp như trên, các cơ
quan có thẩm quyền sẽ xác định trị giá thông thường ở một mức độ thương mại tương
đương với mức mà giá thành xuất khẩu được xây dựng hoặc có thể khấu trừ thích hợp
như được cho phép tại khoản này. Các cơ quan có thẩm quyền phải cho các bên hữu quan
biết rõ những thông tin nào cần thiết phải có để có thể so sánh một cách công bằng và
không được phép áp đặt vô lý trách nhiệm đưa ra chứng cớ đối với các bên hữu quan.
2.4.1 Khi sự so sánh được nêu tại khoản 4 đòi hỏi cần có sự chuyển đổi đồng tiền, việc
chuyển đổi phải sử dụng tỷ giá tại thời điểm bán hàng với điều kiện là nếu ngoại hối thu
được từ việc bán hàng xuất khẩu được bán trên thị trường kỳ hạn thì tỷ giá trong thương
vụ bán ngoại hối kỳ hạn đó sẽ được sử dụng. Những biến động của tỷ giá hối đoái sẽ
được bỏ qua và trong quá trình điều tra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho phép các nhà
61
xuất khẩu có được ít nhất 60 ngày để điều chỉnh giá xuất khẩu của họ để phản ánh những
bxu hướng bền vững của tỷ giá tiền tệ trong thời gian điều tra.
2.4.2 Thực hiện các qui định điều chỉnh sự so sánh công bằng tại khoản 4, việc xác
định có tồn tại biên độ phá giá hay không trong suốt giai đoạn điều tra, thông thường sẽ
dựa trên cơ sở so sánh giữa giá trị bình quân gia quyền thông thường với giá bình quân
gia quyền của tất cả các giao dịch xuất khẩu có thể so sánh được hoặc thông qua so sánh
giữa giá trị thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch. Giá trị thông
thường xác định trên cơ sở bình quân gia quyền có thể được đem so sánh với với giá của
từng giao dịch xuất khẩu cụ thể nếu như các cơ quan có thẩm quyền xác định rằng cơ cấu
giá xuất khẩu đối với những người mua khác nhau, khu vực khác nhau và thời điểm khác
nhau có sự chênh lệch đáng kể và khi có thể đưa ra giải thích về việc tại sao sự khác biệt
này không thể được tính toán một cách đầy đủ khi so sánh bằng phương pháp sử dụng
bình quân gia quyền so với bình quân gia quyền hoặc giao dịch so với giao dịch.
2.5 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ
hàng hóa mà được xuất khẩu sang lãnh thổ Thành viên nhập khẩu hàng hóa đó từ một
nước trung gian, giá của hàng hóa khi được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu
thông thường sẽ được so sánh với mức giá có thể so sánh được tại nước xuất khẩu. Tuy
nhiên, có thể đem so sánh với mức giá tại nước xuất xứ hàng hóa, ví dụ như trong trường
hợp sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển cảng qua nước xuất khẩu hoặc sản phẩm đó không
được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc khi không có mức giá tương đương nào có thể
đem ra so sánh tại nước xuất khẩu hàng hóa.
2.6 Trong toàn bộ Hiệp định này, khái niệm "sản phẩm tương tự" sẽ được hiểu là sản
phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được
xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác
mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm
được xem xét.

2.7 Điều này không ảnh hưởng gì đến Điều khoản Bổ sung thứ 2 đối với khoản 1,
Điều VI tại Phụ lục I của GATT 1994.

62
Điều 3
Xác định Tổn hại
3.1 Việc xác định tổn hại nhằm thực hiện Điều VI của GATT 1994 phải được tiến
hành dựa trên bằng chứng xác thực và thông qua điều tra khách quan về cả hai khía cạnh:
(a) khối lượng hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá và ảnh hưởng của hàng hóa được
bán phá giá đến giá trên thị trường nội địa của các sản phẩm tương tự và (b) hậu quả của
việc nhập khẩu này đối với các nhà sản xuất các sản phẩm trên ở trong nước.
3.2 Đối với khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá, cơ quan điều tra phải xem
xét liệu hàng nhập khẩu được bán phá giá có tăng lên đáng kể hay không, việc tăng này
có thể là tăng tuyệt đối hoặc tương đối khi so sánh với mức sản xuất hoặc nhu cầu tiêu
dùng tại nước nhập khẩu. Về tác động của hàng nhập khẩu được bán phá giá đối với giá,
cơ quan điều tra phải xem xét có phải là hàng được bán phá giá đã được giảm đáng kể giá
của sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu hay không, hoặc xem xét có đúng là hàng
nhập khẩu đó làm ghìm giá ở mức đáng kể hoặc ngăn không cho giá tăng đáng kể, điều lẽ
ra đã xảy ra nếu không bán phá giá hàng nhập đó. Không một hoặc một số nhân tố nào
trong tất cả các nhân tố trên đủ để có thể đưa đến kết luận mang tính quyết định.
3.3 Khi có nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá về cùng một sản phẩm được nhập
khẩu từ nhiều nước khác nhau, cơ quan điều tra có thể đánh giá ảnh hưởng một cách tổng
hợp của hàng nhập khẩu này chỉ trong trường hợp cơ quan này xác định được rằng: (a)
biên độ bán phá giá được xác định đối với hàng nhập khẩu từ mỗi nước vượt quá mức tối
thiểu có thể bỏ qua (de minimis) được qui định tại khoản 8 Điều 5 và số lượng hàng nhập
khẩu từ mỗi nước không ở mức có thể bỏ qua được; (b) việc đánh giá gộp các ảnh hưởng
của hàng nhập khẩu là thích hợp nếu xét đến điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm
nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm
tương tự trong nước.
3.4 Việc kiểm tra ảnh hưởng của hàng nhập khẩu được bán phá giá đối với ngành
sản xuất trong nước có liên quan phải bao gồm việc đánh giá tất cả các nhân tố và chỉ số
có ảnh hưởng đến tình trạng của ngành sản xuất, trong đó bao gồm mức suy giảm thực tế
và tiềm ẩn của doanh số, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, tỉ lệ lãi đối với đầu tư,
tỉ lệ năng lực được sử dụng; các nhân tố ảnh hưởng đến giá trong nước, độ lớn của biên
63
độ bán phá giá; ảnh hưởng xấu thực tế hoặc tiềm ẩn đối với chu chuyển tiền mặt, lượng
lưu kho, công ăn việc làm, tiền lương, tăng trưởng, khả năng huy động vốn hoặc nguồn
đầu tư. Danh mục trên chưa phải là đầy đủ, dù có một hoặc một số nhân tố trong các nhân
tố trên cũng không nhất thiết đưa ra kết luận mang tính quyết định.
3.5 Cần phải chứng minh rằng sản phẩm được bán phá giá thông qua các ảnh hưởng
của việc bán phá giá như được qui định tại khoản 2 và 4 gây ra tổn hại theo như cách hiểu
của Hiệp định này. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được
bán phá giá và tổn hại đối với sản xuất trong nước được dựa trên việc kiểm tra tất cả các
bằng chứng có liên quan trước các cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan có thẩm quyền
cũng phải tiến hành điều tra các nhân tố được biết đến khác cũng đồng thời gây tổn hại
đến ngành sản xuất trong nước và tổn hại gây ra bởi những nhân tố đó sẽ không được tính
vào ảnh hưởng do hàng bị bán phá giá gây ra. Bên cạnh những yếu tố khác, các yếu tố có
thể tính đến trong trường hợp này bao gồm: số lượng và giá của những hàng hóa nhập
khẩu không bị bán phá giá, giảm sút của nhu cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng,
các hành động hạn chế thương mại hoặc cạnh tranh giữa nhà sản xuất trong nước và nước
ngoài, phát triển của công nghệ, khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất
trong nước.
3.6 Ảnh hưởng của hàng nhập khẩu được bán phá giá sẽ được đánh giá trong mối
tương quan với sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự nếu như các số liệu có được
cho phép phân biệt rõ ràng ngành sản xuất đó trên cơ sở các tiêu chí về qui trình sản xuất,
doanh số và lợi nhuận của nhà sản xuất. Nếu như việc phân biệt rõ ràng ngành sản xuất
đó không thể tiến hành được, thì ảnh hưởng của hàng nhập khẩu được bán phá giá sẽ
được đánh giá bằng cách đánh giá việc sản xuất của một nhóm hoặc dòng sản phẩm ở
phạm vi hẹp nhất, trong đó vẫn bao gồm sản phẩm tương tự, để có thể có được các thông
tin cần thiết về nhóm sản phẩm này.
3.7 Việc xác định sự đe doạ ra thiệt hại về vật chất hay không phải được tiến hành
dựa trên các chứng cứ thực tế và không được phép chỉ căn cứ vào phỏng đoán, suy diễn
hoặc một khả năng mơ hồ. Sự thay đổi trong hoàn cảnh có thể gây tổn hại do việc bán
phá giá phải trong phạm vi có thể dự đoán được một cách chắc chắn và sẽ diễn ra trong
tương lai gần. Khi quyết định xem có tồn tại nguy cơ gây tổn hại vật chất hay không, cơ
64
quan có thẩm quyền phải tiến hành xem xét các nhân tố bao gồm, nhưng không chỉ giới
hạn bởi các yếu tố sau:
(i) tỉ lệ gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường
trong nước và đó là dấu hiệu cho thấy rất có khả năng nhập khẩu sẽ gia tăng ở mức lớn;

(ii) năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu đủ lớn hoặc có sự gia tăng đáng kể
trong tương lai gần về năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu và đây là dấu hiệu cho thấy có
nhiều khả năng sẽ có sự gia tăng đáng kể của hàng xuất khẩu được bán phá giá sang thị
trường của Thành viên nhập khẩu sau khi đã tính đến khả năng các thị trường xuất khẩu
khác có thể tiêu thụ thêm được một lượng xuất khẩu nhất định;
(iii) liệu hàng nhập khẩu được nhập với mức giá có tác động làm giảm hoặc
kìm hãm đáng kể giá trong nước và có thể làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu thêm
nữa hay không;
(iv) số thực tồn kho của sản phẩm được điều tra.
Không một nhân tố nào trong số các nhân tố nêu trên tự mình có đủ tính quyết định để
dẫn đến kết luận nhưng tổng hợp các nhân tố trên sẽ dẫn đến kết luận là việc tiếp tục xuất
khẩu phá giá là tiềm tàng và nếu như không áp dụng hành động bảo hộ thì tổn hại vật
chất sẽ xảy ra.

3.8. Trong những trường hợp hàng nhập khẩu bán phá giá đe dọa gây ra thiệt hại, thì việc
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá sẽ được đặc biệt quan tâm xem xét và quyết
định.

Điều 4
Định nghĩa về Ngành sản xuất Trong nước
4.1 Nhằm thực hiện Hiệp định này, khái niệm "ngành sản xuất trong nước" được
hiểu là dùng để chỉ tập hợp chung các nhà sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩm
tương tự hoặc để chỉ những nhà sản xuất có tổng sản phẩm chiếm phần lớn tổng sản xuất
trong nước của các sản phẩm đó, trừ các trường hợp:

65
(i) khi có những nhà sản xuất có quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập
khẩu hoặc chính họ là người nhập khẩu hàng hóa đang bị nghi là được bán phá giá thì
khái niệm "ngành sản xuất trong nước" có thể được hiểu là dùng để chỉ tất cả các nhà sản
xuất còn lại;
(ii) trong trường hợp biệt lệ khi lãnh thổ của Thành viên có ngành sản xuất
đang được xem xét bị phân chia thành hai hay nhiều thị trường cạnh tranh nhau và các
nhà sản xuất tại mỗi thị trường có thể được coi là ngành sản xuất độc lập nếu như (a) các
nhà sản xuất tại thị trường đó bán tất cả hoặc hầu như tất cả sản phẩm đang được xem xét
tại thị trường đó, và (b) nhu cầu tại thị trường đó không được cung ứng ở mức độ đáng kể
bởi các nhà sản xuất sản phẩm đang được xem xét nằm ngoài lãnh thổ trên. Trong trường
hợp trên, có thể được coi là có tổn hại ngay cả khi phần lớn ngành sản xuất không bị tổn
hại với điều kiện là có sự tập trung nhập khẩu hàng được bán phá giá vào thị trường biệt
lập đó và điều kiện nữa là hàng nhập khẩu được bán phá giá gây tổn hại đối với các nhà
sản xuất sản xuất ra toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lượng sản xuất tại thị trường đó.
4.2 Khi "ngành sản xuất trong nước" được hiểu là các nhà sản xuất tại một khu vực,
tức là một thị trường nhất định như được qui định tại khoản 1(ii), thuế chống phá giá sẽ
chỉ được đánh vào các sản phẩm được dành riêng để tiêu thụ tại thị trường đó. Nếu như
luật pháp của Thành viên nhập khẩu không cho phép việc đánh thuế chống phá giá như
trên, Thành viên nhập khẩu hàng có thể đánh thuế chống phá giá một cách không hạn chế
chỉ khi (a) các nhà xuất khẩu được tạo cơ hội để có thể đình chỉ việc xuất khẩu với mức
giá được coi là phá giá vào khu vực nói trên hoặc bằng một cách khác nào đó có thể đưa
ra đảm bảo theo đúng qui định tại Điều 8 đã không đưa ra đảm bảo thích đáng; và (b)
thuế chống phá giá trên chỉ đánh vào sản phẩm của nhà sản xuất cụ thể đang cung cấp
cho khu vực nói trên.
4.3 Trong trường hợp hai hoặc nhiều nước đã đạt đến mức độ hội nhập theo như qui
định tại khoản 8(a) Điều XXIV của Hiệp định GATT và các nước này có được những đặc
tính của một thị trường thống nhất, ngành sản xuất trong toàn bộ khu vực đã hội nhập với
nhau sẽ được hiểu là ngành sản xuất trong nước được qui định tại khoản 1.
4.4 Các qui định tại khoản 6 của Điều 3 cũng được áp dụng cho Điều này.

66
Điều 5
Bắt đầu và Quá trình Điều tra Tiếp theo
5.1 Trừ phi có qui định khác tại khoản 6 dưới đây, một cuộc điều tra để quyết định
xem thực sự có tồn tại việc bán phá giá không cũng như quyết định mức độ và ảnh hưởng
của trường hợp đang bị nghi ngờ là bán phá giá sẽ được bắt đầu khi có đơn yêu cầu bằng
văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất
trong nước.
5.2 Đơn yêu cầu được nhắc đến tại khoản 1 sẽ bao gồm bằng chứng của: (a) việc bán
phá giá, (b) sự tổn hại theo đúng cách hiểu của Điều VI của Hiệp định GATT 1994 và
được diễn giải tại Hiệp định này và (c) mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được
bán phá giá và tổn hại đang nghi ngờ xảy ra. Việc khẳng định đơn thuần mà không được
cụ thể hóa bằng các bằng chứng xác đáng sẽ không được coi là đáp ứng đủ các điều kiện
đề ra tại khoản này. Đơn yêu cầu sẽ bao gồm những thông tin hợp lý mà người nộp đơn
có được về các vấn đề sau:
(i) tên của người nộp đơn, mô tả về số lượng và giá trị của sản phẩm tương tự
mà người nộp đơn sản xuất trong nước. Khi đơn yêu cầu được làm nhân danh ngành sản
xuất trong nước, đơn yêu cầu đó phải chỉ rõ ngành sản xuất mà đơn đó đứng danh bằng
cách liệt kê tất cả các nhà sản xuất làm ra sản phẩm tương tự ở trong nước được biết đến
(hoặc các hiệp hội của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước) và trong phạm
vi có thể, mô tả về số lượng và giá trị của sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự đó
do các nhà sản xuất này làm ra.
(ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi ngờ là bán phá giá, tên nước xuất xứ
của hàng hóa đó, tên của các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đó ở nước ngoài và
những nhà nhập khẩu hàng hóa đó.
(iii) thông tin về giá bán hàng hóa đang được xem xét khi được tiêu thụ trong
nước tại nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa đó (hoặc, trong trường hợp thích
hợp, thông tin về giá bán khi hàng hóa được bán từ nước xuất xứ hoặc xuất khẩu hàng
hóa đó sang nước thứ ba hoặc thông tin về giá trị cấu thành của sản phẩm đó) và thông tin
về giá xuất khẩu hoặc trong trường hợp thích hợp thì là giá khi sản phẩm đó được bán lại
lần đầu tiên cho một người mua độc lập tại lãnh thổ của Thành viên nhập khẩu hàng đó.
67
(iv) thông tin về diễn tiến khối lượng nhập khẩu của hàng bị nghi là bán phá
giá, ảnh hưởng của hàng nhập khẩu này đến giá của hàng hóa tương tự trên thị trường nội
địa và hậu quả của hàng nhập khẩu đối với ngành sản xuất trong nước, các thông tin trên
được biểu hiện dưới hình thức các nhân tố và chỉ số có quan hệ đến tình trạng của ngành
sản xuất trong nước, ví dụ như các nhân tố được liệt kê tại khoản 2 và 4 của Điều 3.
5.3 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra mức độ xác thực và đầy đủ của các bằng
chứng được đưa ra tại đơn yêu cầu để quyết định xem liệu đã có được các bằng chứng
đầy đủ để bắt đầu quá trình điều tra hay không.
5.4 Một cuộc điều tra sẽ không được bắt đầu căn cứ theo khoản 1 trừ phi các cơ
quan có thẩm quyền, trên cơ sở đánh giá mức độ ủng hộ hoặc phản đối với đơn yêu cầu
của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước, đã quyết định được rằng đơn đúng là
được ngành sản xuất trong nước yêu cầu hoặc được yêu cầu thay mặt cho ngành sản xuất
trong nước. Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc
đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản
xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà
sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ
không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn
25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.
5.5 Trừ phi quyết định bắt đầu điều tra đã được đưa ra, các cơ quan có thẩm quyền
sẽ tránh không công bố đơn yêu cầu bắt đầu điều tra. Tuy nhiên, sau khi đã nhận được
đơn kèm theo các tài liệu hợp lệ và trước khi tiến hành bắt đầu quá trình điều tra, các cơ
quan có thẩm quyền phải thông báo cho chính phủ của Thành viên xuất khẩu hàng hóa có
liên quan.
5.6 Trong trường hợp đặc biệt, nếu như các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu
một cuộc điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho
ngành sản xuất trong nước, các cơ quan này chỉ tiến hành điều tra khi có đầy đủ các bằng
chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như được qui định tại khoản
2 để biện minh cho hành động bắt đầu điều tra.
5.7 Bằng chứng của việc phá giá và tổn hại sẽ được xem xét đồng thời (a) để đưa ra
quyết định có bắt đầu điều tra hay không và (b) trong quá trình điều tra sau đó bắt đầu
68
tính từ ngày không muộn hơn ngày đầu tiên áp dụng các biện pháp tạm thời theo các qui
định của Hiệp định này.
5.8 Một đơn yêu cầu như được qui định tại khoản 1 sẽ bị từ chối và cuộc điều tra sẽ
bị đình chỉ ngay lập tức nếu như các cơ quan hữu quan thấy rằng không có đầy đủ bằng
chứng về việc bán phá giá hoặc về tổn hại đủ để biện minh cho việc triển khai điều tra
trường hợp phá giá đó. Các trường hợp điều tra cũng được đình chỉ ngay lập tức trong
trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ bán phá giá không quá mức tối
thiểu (de minimis) hoặc trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá
hoặc tổn hại tiềm ẩn hoặc tổn hại thực tế không đáng kể. Biên độ bán phá giá được coi là
không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng
nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu
được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản
phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản
phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm
tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào
Thành viên nhập khẩu.
5.9 Qui trình điều tra chống bán phá giá không được phép làm cản trở thủ tục thông
quan.
5.10 Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, quá trình điều tra phải được kết thúc trong
vòng 1 năm và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu
điều tra.

Điều 6
Bằng chứng

6.1 Tất cả các bên liên quan đến một cuộc điều tra chống bán phá giá phải được
thông báo về những thông tin mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và phải có đầy đủ cơ
hội để có thể cung cấp bằng văn bản các các bằng chứng mà họ cho rằng có liên quan đến
cuộc điều tra đó.

69
6.1.1 Các nhà xuất khẩu hoặc các nhà sản xuất nước ngoài phải có được ít nhất 30
ngày để trả lời bảng câu hỏi được sử dụng trong điều tra chống bán phá giá. Bất kỳ yêu
cầu nào về việc kéo dài thời hạn 30 ngày trên phải được xem xét một cách hợp lý có tính
đến nguyên nhân được đưa ra và việc kéo dài thời gian phải được chấp thuận nếu có thể
thực thi được.
6.1.2 Nếu như các yêu cầu về bảo vệ thông tin mật cho phép, các bằng chứng được
một bên đệ trình bằng văn bản sẽ được cung cấp cho các bên khác cũng quan tâm và
tham gia vào quá trình điều tra.
6.1.3 Ngay sau khi bắt đầu tiến hành điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải cung
cấp toàn bộ văn bản của đơn yêu cầu điều tra họ nhận được theo như khoản 1 Điều 5 cho
các nhà xuất khẩu đã biết và cho cơ quan có thẩm quyền của Thành viên xuất khẩu hàng
hóa đó cũng như sẵn sàng cung cấp cho các bên hữu quan khác khi được yêu cầu. Yêu
cầu về việc bảo vệ các thông tin bí mật sẽ được cân nhắc một cách hợp lý theo như qui
định tại khoản 5.
6.2 Trong suốt quá trình điều tra chống bán phá giá, các bên quan tâm đều phải được
tạo đầy đủ cơ hội để có thể bảo vệ lợi ích của mình. Để đạt được điều đó, các cơ quan có
thẩm quyền, khi được yêu cầu, phải tạo điều kiện cho tất cả các bên quan tâm được gặp
gỡ với các bên có lợi ích trái với họ để các bên có thể trình bầy quan điểm đối lập nhau
cũng như những lập luận phản bác quan điểm của nhau. Khi bố trí như trên, cần tính đến
yêu cầu bảo vệ thông tin mật và tạo thuận tiện cho các bên. Các bên không có nghĩa vụ
buộc phải tham dự cuộc gặp gỡ trên và việc không tham dự cuộc gặp gỡ trên sẽ không
làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên đó trong vụ điều tra. Các bên quan tâm, khi có đủ lý lẽ
biện minh, có quyền được trình bầy các thông tin bằng miệng.
6.3 Các thông tin được trình bầy bằng miệng như được qui định tại khoản 2 chỉ được
cơ quan có thẩm quyền xem xét nếu như sau đó các thông tin này được cung cấp dưới
dạng văn bản và sẵn sàng cung cấp cho các bên quan tâm như được qui định tại đoạn 1.2.
6.4 Trong trường hợp có thể thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền phải tạo cơ
hội kịp thời cho các bên liên quan xem tất cả các thông tin không mang tính bảo mật như
qui định tại khoản 5, liên quan đến việc trình bầy trường hợp của họ và được cơ quan có

70
thẩm quyền sử dụng trong quá trình điều tra và để cho họ có thể chuẩn bị trình bầy trên
cơ sở các thông tin đó.
6.5 Bất kỳ thông tin nào có tính bảo mật (ví dụ như thông tin khi được công bố sẽ
đem lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin khi được
công bố sẽ có ảnh hưởng xấu đến người cung cấp thông tin hoặc người mà người cung
cấp thông tin thu thập thông tin) hoặc thông tin được các bên có liên quan đến quá trình
điều tra cung cấp trên cơ sở bảo mật phải được các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo
đúng tính chất của thông tin đó khi lý do bảo mật được thấy rõ. Những thông tin này sẽ
không được công bố nếu như bên cung cấp thông tin này chưa cho phép một cách cụ thể.
6.5.1 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu các bên hữu quan cung cấp các thông tin
bảo mật để có được tóm tắt không mang tính bảo mật của những thông tin này. Các bản
tóm tắt trên đủ chi tiết để có thể cho phép mọi người hiểu được hợp lý về nội dung của
các thông được cung cấp dưới dạng mật. Trong hoàn cảnh đặc biệt, các bên có thể chỉ rõ
ràng các thông tin này không thể đem tóm tắt được. Trong trường hợp đặc biệt đó, bên đó
phải cung cấp một bản tuyên bố chỉ rõ lý do tại sao không thể tiến hành tóm tắt được.
6.5.2 Nếu như các cơ quan có thẩm quyền thấy rằng yêu cầu được bảo mật thông tin là
không hợp lý và nếu như người cung cấp thông tin không muốn phổ biến thông tin đó
hoặc không muốn công bố bảng tóm tắt hoặc bảng khái quát các thông tin, cơ quan có
thẩm quyền có thể bỏ qua không xem xét các thông tin đó trừ phi các nguồn hợp lý khác
cho thấy là các thông tin trên là chính xác.
6.6 Trừ trường hợp được qui định tại khoản 8, các cơ quan có thẩm quyền trong quá
trình tiến hành điều tra sẽ tự xác định mức độ hài lòng đối với độ chính xác của các thông
tin do các bên hữu quan cung cấp và được lấy làm căn cứ để đưa ra kết luận.
6.7 Để có thể xác minh các thông tin được cung cấp hoặc để thu thập thêm các thông
tin chi tiết, cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành điều tra trên lãnh thổ của các Thành
viên khác nếu như các công ty liên quan đồng ý và sau khi đã tiến hành thông báo cho đại
diện chính phủ của Thành viên và Thành viên này không phản đối việc điều tra đó. Các
thủ tục được mô tả tại Phụ lục I sẽ được áp dụng cho tiến trình điều tra được thực hiện
trên lãnh thổ của Thành viên khác. Không làm ảnh hưởng đến yêu cầu bảo mật thông tin,
các cơ quan có thẩm quyền sẽ công khai hoặc công bố kết quả của các cuộc điều tra này
71
cho các công ty hữu quan và công khai kết quả này cho bên yêu cầu tiến hành điều tra
theo đúng với qui định tại khoản 9.
6.8 Trong trường hợp bất kỳ bên nào đó từ chối không cho tiếp cận thông tin hoặc từ
chối không cung cấp các thông tin trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc ngăn cản đáng
kể công tác điều tra, quyết định sơ bộ và quyết định cuối cùng, dù khẳng định hay từ
chối, đều có thể được đưa ra dựa trên cơ sở các chứng cứ sẵn có. Các qui định tại Phụ lục
II sẽ được tuân thủ khi áp dụng khoản này.
6.9 Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho
tất cả các bên liên quan về các chứng cứ chủ chốt được xem xét làm cơ sở cho việc quyết
định liệu có áp dụng các biện pháp nhất định nào đó không. Việc thông báo trên sẽ được
tiến hành đủ sớm để các bên có thể bảo vệ quyền lợi của mình.
6.10 Thông thường, các cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định một biên độ phá giá
cho mỗi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất được biết đến là người cung cấp sản phẩm đang
bị điều tra. Trong trường hợp khó có thể đưa ra một quyết định khả thi do liên quan đến
quá nhiều nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hay loại hàng hóa, các cơ quan có
thẩm quyền có thể hạn chế phạm vi kiểm tra trong một số lượng hợp lý các bên liên quan
hoặc giới hạn sản phẩm bằng cách sử dụng mẫu được chấp nhận theo lý thuyết thống kê
trên cơ sở thông tin mà các cơ quan này có được tại thời điểm chọn mẫu hoặc hạn chế ở
tỷ lệ lớn nhất của khối lượng hàng xuất khẩu từ nước đang được điều tra mà cơ quan này
có thể tiến hành điều tra được.
6.10.1 Việc lựa chọn các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hoặc
loại sản phẩm được đề cập đến tại khoản này sẽ được tiến hành dựa trên cơ sở tham vấn
và sau khi có được sự nhất trí của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu liên
quan.
6.10.2 Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền giới hạn phạm vi điều tra của
mình như được qui định tại khoản này, họ vẫn sẽ xác định biên độ phá giá cho mỗi nhà
xuất khẩu hoặc mỗi nhà sản xuất dù chưa được lựa chọn ban đầu nhưng đã cung cấp
thông tin cần thiết kịp thời để có thể xem xét trong quá trình điều tra. Trừ khi số lượng
nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất quá lớn làm cho công tác điều tra đối với từng trường
hợp đơn lẻ trở nên quá nặng đối với cơ quan có thẩm quyền và cản trở khả năng cơ quan
72
này có thể hoàn thành quá trình điều tra đúng thời gian đã định. Việc tự nguyện trả lời sẽ
được khuyến khích.
6.11 Trong Hiệp định này, "các bên liên quan" bao gồm:
(i) một nhà xuất khẩu hoặc một nhà sản xuất nước ngoài hoặc một nhà nhập
khẩu của sản phẩm đang được điều tra hoặc là một hiệp hội ngành nghề, hiệp hội kinh
doanh mà đại đa số thành viên của hiệp hội đó là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập
khẩu sản phẩm đó;
(ii) chính phủ của Thành viên xuất khẩu; và
(iii) nhà sản xuất các sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu hoặc một hiệp hội
thương mại, hiệp hội kinh doanh mà đại đa số thành viên của hiệp hội đó là nhà sản xuất
sản phẩm tương tự trên lãnh thổ của Thành viên nhập khẩu.
Danh sách các bên liên quan nêu trên không loại trừ khả năng Thành viên có thể đưa
thêm vào các bên liên quan trong nước hoặc nước ngoài khác các bên đã được nêu ở trên.
6.12 Các cơ quan có thẩm quyền phải tạo cơ hội cho người tiêu dùng công nghiệp của
hàng hóa đang bị điều tra hoặc cho hiệp hội người tiêu dùng trong trường hợp sản phẩm
đó được bán lẻ rộng rãi, cung cấp các thông tin về hành động phá giá, về tổn hại và mối
liên hệ nhân quả có liên quan đến quá trình điều tra.
6.13 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ cứu xét đầy đủ tới những khó khăn mà các bên
liên quan, đặc biệt là đối với các công ty nhỏ gặp phải trong quá trình cung cấp thông tin
và phải hỗ trợ khi có thể.
6.14 Các thủ tục được đề ra ở trên không nhằm mục đích ngăn cản cơ quan có thẩm
quyền tiến hành nhanh chóng các bước bắt đầu điều tra, đưa ra quyết định sơ bộ và quyết
định cuối cùng, dù quyết định đó mang tính khẳng định hay phủ định nghi ngờ ban đầu,
hoặc áp dụng các biện pháp tạm thời hay cuối cùng theo đúng các qui định của Hiệp định
này.

Điều 7
Các biện pháp tạm thời
7.1 Các biện pháp tạm thời chỉ được phép áp dụng nếu:

73
(i) việc điều tra đã được bắt đầu theo đúng qui định tại Điều 5, việc này đã
được thông báo cho công chúng và các bên hữu quan đã được tạo đầy đủ cơ hội để đệ
trình thông tin và đưa ra nhận xét;
(ii) kết luận sơ bộ đã xác nhận rằng có việc bán phá giá và có dẫn đến gây
tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và
(iii) các cơ quan có thẩm quyền hữu quan kết luận rằng cần áp dụng các biện
pháp này để ngăn chặn tổn hại đang xảy ra trong quá trình điều tra.
7.2 Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới hình thức thuế tạm thời hoặc
tối ưu hơn là áp dụng dưới hình thức đảm bảo - bằng tiền đặt cọc hoặc tiền đảm bảo -
tương đương với mức thuế chống phá giá được dự tính tạm thời và không được cao hơn
biên độ phá giá được dự tính tạm thời. Việc đình chỉ định giá tính thuế cũng là một biện
pháp tạm thời thích hợp với điều kiện phải chỉ rõ mức thuế thông thường và mức thuế
chống bán phá giá được dự tính và việc tạm đình chỉ định giá tính thuế này cũng phải
tuân thủ theo các điều kiện được áp dụng cho các biện pháp tạm thời khác.
7.3 Các biện pháp tạm thời không được phép áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày
bắt đầu điều tra.
7.4 Việc áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hạn chế ở một khoảng thời gian
càng ngắn càng tốt và không quá 4 tháng; khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩu đại diện
cho một tỉ lệ đáng kể khối lượng thương mại liên quan, cơ quan có thẩm quyền có thể
quyết định kéo dài thời gian áp dụng không quá 6 tháng. Trong quá trình điều tra, nếu
như cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem liệu một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá có
thể loại bỏ tổn hại phát sinh hay không, khoảng thời gian trên có thể tương ứng là 6 và 9
tháng.
7.5 Khi áp dụng các biện pháp tạm thời, cần tuân thủ các qui định liên quan tại Điều
9.

Điều 8
Cam kết về giá
8.1 Các thủ tục có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt mà không áp dụng bất cứ biện
pháp tạm thời hay thuế chống phá giá nào nếu như các nhà xuất khẩu có cam kết ở mức
74
thoả đáng sẽ điều chỉnh giá của mình hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực
đang điều tra để các cơ quan có thẩm quyền thấy được rằng tổn hại do việc bán phá giá
gây ra đã được loại bỏ. Khoản giá tăng thêm khi cam kết về giá như vậy không được cao
hơn mức cần thiết để có thể loại bỏ biên độ bán phá giá. Khuyến khích việc chỉ yêu cầu
mức tăng giá thấp hơn biên độ bán phá giá nếu như mức đó đủ để loại bỏ tổn hại đối với
sản xuất trong nước.
8.2 Không được phép yêu cầu hoặc chấp nhận cam kết về giá của các nhà xuất khẩu
trừ khi các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đã có quyết định sơ bộ
khẳng định có việc bán phá giá và có tổn hại do việc bán phá giá đó gây ra.
8.3 Cam kết giá được đưa ra có thể không được chấp nhận nếu như các cơ quan có
thẩm quyền xét thấy việc chấp nhận đó không mang tính thực tế, ví dụ như vì lý do số
lượng các nhà xuất khẩu thực sự hoặc tiềm năng quá lớn hoặc vì các lý do khác, bao gồm
cả các lý do liên quan đến chính sách chung. Nếu như trường hợp đó xảy ra và nếu như
có thể thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho các nhà xuất khẩu biết lý do tại
sao họ lại coi việc chấp nhận đề nghị đó là không thích hợp và trong chừng mực có thể sẽ
tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu được phản biện.
8.4 Nếu như một cam kết được chấp nhận thì quá trình điều tra về bán phá giá và tổn
hại sẽ vẫn được hoàn thành nếu như nhà xuất khẩu muốn và cơ quan có thẩm quyền
quyết định như vậy. Trong trường hợp đó, nếu như kết luận là không có việc bán phá giá
hoặc không có tổn hại thì cam kết về giá sẽ tự động kết thúc, trừ khi kết luận đó là kết
quả của cam kết về giá hiện hành. Trong trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền có thể
yêu cầu duy trì cam kết trong một khoảng thời gian hợp lý phù hợp với các qui định của
Hiệp định này. Trong trường hợp quyết định khẳng định có việc bán phá giá và tổn hại,
cam kết về giá sẽ được tiếp tục phù hợp với các qui định của Hiệp định này.
8.5 Cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu có thể gợi ý cho nhà xuất
khẩu đưa ra cam kết về giá, tuy nhiên nhà xuất khẩu sẽ không bị buộc phải đưa ra cam
kết về giá. Việc các nhà xuất khẩu không đưa ra cam kết hoặc không chấp nhận đề nghị
đưa ra cam kết sẽ không ảnh hưởng gì đến việc xem xét trường hợp đó. Tuy nhiên, cơ
quan có thẩm quyền có quyền cho rằng đe doạ gây ra tổn hại sẽ lớn hơn nếu như việc bán
phá giá hàng nhập khẩu được tiếp tục.
75
8.6 Các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu các nhà
xuất khẩu đã có cam kết giá được chấp nhận phải cung cấp các thông tin định kỳ liên
quan đến việc hoàn thành cam kết đó và việc xác định độ xác thực của các thông tin liên
quan. Trong trường hợp có vi phạm đối với cam kết, các cơ quan có thẩm quyền tại
Thành viên nhập khẩu có quyền sử dụng các thông tin tốt nhất sẵn có để nhanh chóng áp
dụng các hành động, trong đó bao gồm áp dụng ngay các biện pháp tạm thời theo đúng
các qui định của Hiệp định này. Trong trường hợp đó, thuế ở mức nhất định có thể được
áp dụng theo đúng Hiệp định này đối với các sản phẩm được đưa vào tiêu thụ không sớm
hơn 90 ngày trước khi bắt đầu áp dụng các biện pháp tạm thời, với điều kiện việc áp dụng
hồi tố như vậy không được áp dụng cho hàng được nhập khẩu trước khi có vi phạm cam
kết về giá.

Điều 9
Đánh thuế và thu thuế chống bán phá giá
9.1 Quyết định về việc có đánh thuế chống bán phá giá hay không sau khi tất cả các
điều kiện để có thể đánh thuế đã được đáp ứng và quyết định xem liệu mức thuế chống
bán phá giá sẽ tương đương hay thấp hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan có thẩm quyền
của Thành viên nhập khẩu quyết định. Việc đánh thuế trên lãnh thổ của tất cả các Thành
viên, không nên cứng nhắc và nên áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như
mức thuế thấp hơn này đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước.
9.2 Khi thuế chống phá giá được áp dụng đối với một sản phẩm nào đó, thuế đó sẽ
được thu theo mức hợp lý đối với mỗi trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử đối
với hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại, trừ những
nguồn đã có cam kết về giá được chấp nhận theo như qui định tại Hiệp định này. Các cơ
quan có thẩm quyền sẽ nêu rõ tên các nhà cung cấp sản phẩm liên quan. Tuy nhiên, nếu
như có nhiều nhà cung cấp từ cùng một nước và việc nêu tên các nhà sản xuất này không
thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền có thể chỉ nêu tên nước liên quan. Nếu như
có nhiều nhà cung cấp từ nhiều nước, cơ quan có thẩm quyền có thể nêu tên tất cả các
nhà cung cấp hoặc, nếu như không thể làm như vậy, thì nêu tên các nước liên quan.

76
9.3 Mức thuế chống bán phá giá không được phép vượt quá biên độ bán phá giá
được xác định theo như Điều 2.
9.3.1 Khi thuế chống bán phá giá được thu trên cơ sở hồi tố, việc quyết định nghĩa vụ
nộp thuế chống bán phá giá cuối cùng sẽ được thực hiện càng nhanh càng tốt, thông
thường trong khoảng 12 tháng và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể
từ sau ngày quyết định được mức thuế chống bán phá giá phải nộp. Tất cả các khoản
hoàn thuế đều phải được tiến hành nhanh chóng và trong khoảng thời gian không vượt
quá 90 ngày kể từ ngày xác định được nghĩa vụ thuế cuối cùng phải nộp theo như qui
định tại đoạn này. Trong mọi trường hợp, nếu như việc hoàn thuế không được thực hiện
trong vòng 90 ngày thì các cơ quan có thẩm quyền phải giải thích khi được yêu cầu.
9.3.2 Khi thuế chống bán phá giá được xác định cho giai đoạn tương lai thì phải có qui
định hoàn thuế nhanh chóng đối với những khoản nộp vượt quá biên độ phá giá khi được
yêu cầu. Việc hoàn thuế đối với khoản thuế nộp vượt quá biên độ phá giá thực tế đó
thông thường phải được tiến hành trong vòng 12 tháng và trong mọi trường hợp không
được muộn hơn 18 tháng kể từ ngày nhà sản xuất sản phẩm chịu thuế chống bán phá giá
đó gửi đơn yêu cầu kèm theo các đầy đủ bằng chứng. Khi đã được cho phép hoàn thuế,
việc hoàn thuế thông thường phải được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày đưa ra
quyết định đó.
9.3.3 Để quyết định có hoàn thuế hay không và nếu có thì ở mức nào trong trường hợp
giá xuất khẩu được xây dựng như được qui định tại khoản 3 Điều 2, các cơ quan có thẩm
quyền phải tính đến thay đổi về trị giá thông thường, về chi phí phát sinh giữa giai đoạn
nhập khẩu và bán lại hàng hóa, biến động về giá bán lại mà được phản ánh bởi giá bán
sau đó, phải tính toán giá xuất khẩu không có khấu trừ đối với mức thuế chống bán phá
giá đã nộp nếu như bằng chứng mang tính quyết định đã được cung cấp.
9.4 Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền hạn chế phạm vi điều tra như qui
định tại câu thứ 2 của khoản 10 Điều 6, các mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu
của các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không thuộc diện điều tra không được vượt quá
các mức sau:
(i) số bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà
sản xuất được lựa chọn điều tra; hoặc
77
(ii) trong trường hợp nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá được tính toán trên
cơ sở trị giá thông thường trong tương lai thì không được vượt mức chênh lệch giữa số
bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất với giá
xuất khẩu của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không thuộc diện điều tra, với điều kiện
là các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực thi qui định tại khoản này sẽ không xét
tới các trường hợp biên độ bán phá giá bằng không hoặc ở mức không đáng kể hoặc mức
biên độ được xác định theo như khoản 8 Điều 6. Các cơ quan có thẩm quyền phải áp
dụng mức thuế riêng cho mỗi trường hợp hoặc áp dụng trị giá thông thường đối với các
nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không thuộc diện điều tra nhưng đã cung cấp các thông tin
cần thiết trong quá trình điều tra như đã qui định tại đoạn 10.2 Điều 6.
9.5 Nếu một sản phẩm phải chịu thuế chống bán phá giá tại Thành viên nhập khẩu,
các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng xem xét lại để có thể quyết định biên độ
phá giá cho từng trường hợp đối với những nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không tiến
hành xuất khẩu hàng hóa đó sang Thành viên nhập khẩu vào thời gian tiến hành điều tra
với điều kiện là các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất này phải chứng minh được rằng mình
không có liên hệ gì với các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu đang phải
chịu thuế chống bán phá giá này. Việc xem xét lại nói trên phải được tiến hành trên cơ sở
khẩn trương hơn so với việc định thuế thông thường và các thủ tục rà soát tại Thành viên
nhập khẩu. Không được phép đánh thuế chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu và
nhà sản xuất đang thuộc diện xem xét lại. Tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền có quyền
giữ mức định thuế và/hoặc yêu cầu bảo lãnh để có thể đảm bảo được rằng nếu như việc
xem xét lại đưa đến kết quả là phải đánh thuế đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất
này thì thuế chống bán phá giá đó có thể được thu trên cơ sở hồi tố tính từ ngày bắt đầu
việc xem xét lại.

Điều 10
Truy thu thuế
10.1 Các biện pháp tạm thời và thuế chống phá giá chỉ được áp dụng đối với các sản
phẩm được đưa vào tiêu dùng sau thời điểm mà quyết định đưa ra lần lượt theo khoản 1

78
Điều 7 và khoản 1 Điều 9 bắt đầu có hiệu lực, trừ các trường hợp ngoại lệ được qui định
tại Điều này.
10.2 Trong trường hợp đã có xác định thiệt hại chính thức (không phải ở mức độ đe
doạ gây thiệt hại hoặc gây ra các chậm trễ trong sự hình thành của một ngành sản xuất
trong nước) hoặc trong trường hợp đã có thể xác định chính thức nguy cơ gây thiệt hại,
theo đó tác động của các hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá, trong trường hợp không
có các biện pháp tạm thời, đã dẫn tới việc xác định thiệt hại, thuế chống phá giá sẽ được
áp dụng hồi tố đối với toàn bộ thời gian các biện pháp tạm thời, nếu có, có hiệu lực.
10.3 Nếu thuế đối kháng được chính thức đưa ra cao hơn mức thuế suất tạm thời đã
nộp hay phải nộp, hoặc mức nộp ước tính tạm thời để đặt cọc thì số chênh lệch sẽ không
thu. Nếu mức thuế chính thức thấp hơn mức thuế suất tạm thời đã nộp hay phải nộp, hoặc
mức nộp ước tính tạm thời để bảo hộ, thì số chênh lệch sẽ được hoàn lại hay số thuế phải
nộp sẽ được tính lại tuỳ từng trường hợp cụ thể.
10.4 Trừ các trường hợp được quy định trong khoản 2, khi đã xác định được nguy cơ
gây thiệt hại thực sự hay làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất trong nước (mặc dù
chưa phát sinh thiệt hại) thì chỉ có thể áp dụng thuế chống phá giá chính thức bắt đầu từ
ngày xác định được nguy cơ gây thiệt hại hay thực sự làm chậm sự phát triển của ngành
sản xuất, mọi khoản tiền ký quỹ đã thu trong quá trình thực hiện các biện pháp tạm thời
sẽ được hoàn lại và tất cả các tài sản bảo đảm sẽ được giải phóng ngay.
10.5 Khi đã chính thức xác định không có dấu hiệu phá giá thì toàn bộ các khoản tiền
ký quỹ đã thu trong thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hoàn lại và tất cả
các tài sản bảo đảm sẽ được giải phóng ngay.
10.6 Mức thuế chống phá giá chính thức sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm được
đưa vào tiêu dùng trong thời gian không quá 90 ngày trước khi áp dụng các biện pháp
tạm thời, khi các cơ quan có thẩm quyền xác định sản phẩm bị bán phá giá sẽ căn cứ vào:
(i) đã có tiền sử bán phá giá gây thiệt hại hoặc người nhập khẩu đã biết hoặc
sau này biết rằng người xuất khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá này sẽ gây thiệt
hại, và
(ii) thiệt hại do bán phá giá hàng loạt đối với một sản phẩm trong thời gian
tương đối ngắn, nếu xét về thời gian cũng như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá
79
giá và các tình huống khác (như sự gia tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu trong
kho) có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đến tác dụng điều chỉnh của thuế chống phá
giá sẽ được áp dụng, với điều kiện là các nhà nhập khẩu có liên quan đã có cơ hội để
phản biện.
10.7 Các cơ quan có thẩm quyền có thể, sau khi đã bắt đầu thực hiện điều tra, có các
biện pháp chẳng hạn như tạm thời ngừng việc định giá, đánh giá tuỳ theo yêu cầu cần
thiết để thu thuế chống phá giá hồi tố, theo quy định tại khoản 6, khi các cơ quan này đã
có đủ bằng chứng rằng các điều kiện được đưa ra tại khoản này đã được đáp ứng.
10.8 Thuế chống bán phá giá không được áp dụng hồi tố theo khoản 6 đối với các sản
phẩm được đưa vào tiêu dùng trước khi bắt đầu tiến hành điều tra.

Điều 11
Thời hạn áp dụng và việc xem xét lại thuế chống phá giá và các cam kết về giá
11.1 Thuế chống phá giá chỉ áp dụng trong khoảng thời gian và mức độ cần thiết để
chống lại các trường hợp bán phá giá gây thiệt hại trong nước.
11.2 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại yêu cầu tiếp tục duy trì thuế chống
phá giá trong trường hợp các cơ quan thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị của các bên
có liên quan đã cung cấp các thông tin tích cực đủ để đề nghị xem xét lại, với điều kiện là
khoảng thời gian hợp lý đã hết kể từ khi chính thức áp dụng thuế chống phá giá. Các bên
có liên quan có quyền đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc tiếp tục áp dụng
thuế chống phá giá có cần thiết nữa hay không, liệu các tác hại của việc bán phá giá có
còn tiếp diễn hay lại xảy ra hay không nếu thuế chống phá giá được điều chỉnh hay loại
bỏ hoàn toàn. Sau khi đã xem xét theo các thủ tục nêu ra tại khoản này, các cơ quan hữu
quan có thể quyết định việc áp dụng thuế chống phá giá là không còn cần thiết và loại
thuế này sẽ được ngừng áp dụng ngay.
11.3 Ngoại trừ các quy định của khoản 1 và 2, thuế chống phá giá sẽ chấm dứt hiệu
lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi được áp dụng (hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát gần
nhất theo khoản 2 nếu việc rà soát này bao gồm cả cả việc xem xét có phá giá hay không
và có thiệt hại hay không, hoặc theo khoản này), trừ phi các cơ quan hữu quan ra quyết
80
định rằng việc hết hạn hiệu lực của thuế chống phá giá có thể dẫn tới sự tiếp tục cũng như
tái phát sinh hiện tượng phá giá và các thiệt hại, sau khi tự tiến hành rà soát trước ngày
này trên cơ sở đề nghị hợp lý do ngành sản xuất trong nước hoặc các đề nghị lập theo uỷ
nhiệm của các ngành sản xuất này trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi hết hạn.
Thuế chống phá giá có thể tiếp tục áp dụng tùy theo kết quả của việc rà soát này.
11.4 Các quy định trong Điều 6 về các bằng chứng và thủ tục cần thiết sẽ được áp
dụng đối với tất cả các lần rà soát theo Điều này. Các cuộc rà soát này sẽ được tiến hành
nhanh gọn và hoàn tất trong vòng 12 tháng tính từ ngày bắt đầu rà soát.
11.5 Các qui định trong Điều này sẽ được áp dụng với các cam kết giá được chấp
nhận theo Điều 8.

Điều 12
Thông báo công khai và Giải thích các quyết định
12.1 Khi các cơ quan có thẩm quyền đã có đủ các bằng chứng cần thiết để tiến hành
điều tra trường hợp bán phá giá theo Điều 5, Thành viên hay các Thành viên có hàng hóa
là đối tượng điều tra bán phá giá và các bên hữu quan khác được các cơ quan điều tra biết
là có quyền lợi liên quan tới trường hợp này sẽ nhận được thông báo.
12.1.1 Trong thông báo về việc bắt đầu tiến hành điều tra, hoặc trong một báo cáo
riêng sẽ có các thông tin đầy đủ đối với các mục sau:
(i) tên nước hoặc các nước xuất khẩu và sản phẩm có liên quan;
(ii) ngày bắt đầu điều tra;
(iii) cơ sở nghi vấn có trường hợp bán phá giá;
(iv) tóm tắt các yếu tố tạo cơ sở xem xét có thiệt hại;
(v) địa chỉ các cơ quan đại diện của các bên hữu quan;
(vi) hạn thời gian dành cho các bên hữu quan trong việc đóng góp ý kiến.
12.2 Sẽ có thông báo công khai về bất kỳ quyết định tạm thời cũng như chính thức
nào, dù là quyết định khẳng định hay phủ quyết, về các quyết định chấp nhận cam kết giá
theo Điều 8, cũng như các quyết định kết thúc các thủ tục này và việc chấm dứt thực hiện
thuế chống phá giá. Các thông báo này sẽ nêu rõ hoặc thông qua các báo cáo riêng đưa ra
đầy đủ chi tiết về các kết quả điều tra cũng như các kết luận đã đạt được về các vấn đề có
81
liên quan tới thực tiễn và pháp lý mà các cơ quan điều tra coi là quan trọng. Các thông
báo và báo cáo sẽ được chuyển tới (các) Thành viên là nơi xuất xứ của các sản phẩm có
liên quan tới quá trình điều tra và các bên liên quan có quyền lợi liên quan tới trường hợp
này.
12.2.1 Thông báo về việc áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ nêu rõ, trừ phi nội dung này
được đưa trong báo cáo riêng, giải thích cụ thể cho việc xác định một cách tạm thời việc
bán phá giá và các thiệt hại và sẽ đề cập tới các thực tế và các luật lệ để giải thích việc
chấp nhận hay từ chối các lập luận đề ra. Các thông báo hay báo cáo này, phải tuân thủ
yêu cầu về việc bảo vệ thông tin bí mật, sẽ có các nội dung sau:
(i) tên gọi của các công ty cung ứng hàng, hoặc trong trường hợp không có
đầy đủ thông tin, tên nước cung cấp;
(ii) mô tả hàng hóa đáp ứng yêu cầu của hải quan;
(iii) mức bán phá giá và giải thích đầy đủ các lý do cho các phương pháp được
áp dụng trong việc tính toán và so sánh giá xuất khẩu và giá trị thông thường của sản
phẩm theo Điều 2;
(iv) sự xem xét có liên quan tới xác định thiệt hại theo yêu cầu của Điều 3;
(v) các lý do chính đưa đến quyết định cuối cùng.
12.2.2 Thông báo về quyết định hoặc về việc ngừng điều tra đối với các trường hợp
được xác định áp dụng thuế chống phá giá hoặc đối với trường hợp chấp nhận cam kết về
giá sẽ bao gồm, trừ phi được nêu ra trong báo cáo riêng, tất cả các thông tin về thực tế
hay quy định luật pháp và các lý do đưa tới việc thực hiện các biện pháp chính thức hoặc
việc chấp nhận cam kết về giá, đồng thời các thông báo công khai này cũng tuân thủ các
nguyên tắc bảo mật thông tin. Đặc biệt, thông báo hay báo cáo sẽ đưa ra các thông tin
như mô tả trong đoạn 2.1 cũng như các lý do chấp nhận hay từ chối các lập luận hay kiến
nghị của nhà xuất khẩu hay nhập khẩu và cơ sở cho bất kỳ quyết định nào được đưa ra
theo đoạn 10.2 của Điều 6.
12.2.3 Thông báo công khai về việc chấm dứt hay đình chỉ điều tra dựa trên cơ sở chấp
nhận cam kết giá theo Điều 8 sẽ bao gồm, trừ phi được đưa ra trong báo cáo riêng, những
thông tin về các phần không cần bảo mật của các cam kết.

82
12.3 Các qui định của Điều này sẽ được áp dụng với những sửa đổi cầm thiết cho việc
bắt đầu cũng như hoàn tất các quá trình rà soát theo Điều 11 và các quyết định được đưa
ra theo Điều 10 nhằm áp dụng thuế chống phá giá hồi tố.

Điều 13
Rà soát tư pháp
Các Thành viên mà pháp luật trong nước đã có các quy định về biện pháp chống
bán phá giá sẽ tiếp tục duy trì các thủ tục tố tụng và xét xử tư pháp và trọng tài cũng như
hành chính nhằm mục đích rà soát các biện pháp hành chính có liên quan tới các quyết
định cuối cùng theo nội dung của Điều 11. Các hình thức toà án hay các thủ tục này sẽ
được đặt độc lập đối với các cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định
hoặc rà soát có liên quan.

Điều 14
Hành động chống bán phá giá nhân danh một nước thứ ba
14.1 Đơn đề nghị chống bán phá giá nhân danh nước thứ ba sẽ do các cơ quan có thẩm
quyền của nước thứ ba này thực hiện.
14.2 Đơn đề nghị này cần phải đi kèm với các thông tin hỗ trợ liên quan tới giá cho thấy
các hàng hóa nhập khẩu đang được bán phá giá và các thông tin chi tiết cho thấy trường
hợp nghi ngờ bán phá giá này đang gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước của nước
thứ ba này. Chính phủ của nước thứ ba sẽ cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho cơ quan có
thẩm quyền của nước nhập khẩu trong chừng mực có thể để thu thập thông tin mà nước
này quan tâm.
14.3 Trong quá trình xem xét đơn đề nghị này, các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập
khẩu sẽ xem xét các tác động của hành động bán phá giá đã được xác định tới ngành sản
xuất có liên quan của nước thứ ba, nghĩa là việc đánh giá thiệt hại không chỉ thực hiện
đối với các tác động của trường hợp bán phá giá đối với xuất khẩu của ngành này sang
nước nhập khẩu hay thậm chí tác động đến toàn bộ xuất khẩu của ngành đó.
14.4 Quyết định có tiến hành xem xét vụ việc hay không phụ thuộc hoàn toàn vào nước
nhập khẩu. Nếu nước nhập khẩu quyết định rằng nước này đã sẵn sàng thực hiện các biện
83
pháp chống phá giá thì chính nước nhập khẩu là nước sẽ phải trình lên Hội đồng Thương
mại Hàng hóa xin chấp thuận đối với các biện pháp đó.

Điều 15
Các Thành viên đang phát triển
Cũng thừa nhận rằng các Thành viên phát triển cần phải có các chiếu cố đặc biệt đến tình
hình đặc thù của các Thành viên đang phát triển trong khi xem xét các đơn đề nghị về các
biện pháp chống bán phá giá theo các quy định của Hiệp định này. Các biện pháp điều
chỉnh mang tính chất phối hợp xây dựng sẽ được đem ra xem xét trước khi áp dụng thuế
chống phá giá nếu biện pháp này ảnh hưởng tới lợi ích cơ bản của các Thành viên đang
phát triển.

PHẦN II
Điều 16
Uỷ ban về Thực hành Chống bán phá giá
16.1 Uỷ ban về Thực hành Chống bán Phá giá sẽ được thành lập theo Hiệp định này
(được nhắc tới với tên gọi Uỷ ban trong Hiệp định này) bao gồm đại diện của từng Thành
viên. Uỷ ban sẽ bầu ra Chủ tịch và sẽ nhóm họp ít nhất 2 lần trong 1 năm và trong các
trường hợp khác, theo đề xuất của bất kỳ Thành viên nào theo đúng các quy định trong
Hiệp định. Uỷ ban sẽ thực hiện các trách nhiệm được giao theo tinh thần của Hiệp định
hoặc do các Thành viên giao và Uỷ ban sẽ dành cơ hội để các Thành viên tham vấn về
các vấn đề liên quan tới hoạt động của Hiệp định và việc thực hiện các mục tiêu của Hiệp
định này. Ban Thư ký WTO sẽ là ban thư ký cho Uỷ ban.
16.2 Uỷ ban sẽ thành lập các cơ quan trực thuộc nếu cần thiết.
16.3 Trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, Uỷ ban và các cơ quan trực
thuộc sẽ tham vấn và tìm thông tin từ các nguồn được coi là thích hợp. Tuy nhiên, trước
khi Uỷ ban hay cơ quan trực thuộc tìm kiếm các thông tin từ các nguồn thuộc quyền tài
phán của một Thành viên, cơ quan này sẽ thông báo cho Thành viên liên quan và xin sự
đồng ý của Thành viên hoặc doanh nghiệp cần tham vấn.

84
16.4 Các Thành viên sẽ báo cáo ngay lên Uỷ ban các biện pháp chống bán phá giá tạm
thời hay chính thức do họ áp dụng. Các báo cáo này sẽ được giữ tại Ban Thư ký để tiện
cho việc xem xét của các Thành viên khác. Nửa năm một lần, các Thành viên cũng sẽ đệ
trình các báo cáo về các hành động chống bán phá giá được đưa ra trong vòng 6 tháng
vừa qua. Báo cáo 6 tháng này sẽ được nộp theo một mẫu tiêu chuẩn được các nước nhất
trí.
16.5 Mỗi Thành viên sẽ thông báo với Uỷ ban (a) cơ quan có thẩm quyền nào của mình
có quyền bắt đầu và thực hiện điều tra được nói đến tại Điều 5 và (b) các thủ tục trong
nước của mình điều chỉnh việc bắt đầu và tiến hành những điều tra này.

Điều 17
Tham vấn và giải quyết tranh chấp
17.1 Trừ các trường hợp được quy định khác đi dưới đây, Bản Ghi nhớ về Giải quyết
Tranh chấp sẽ được áp dụng trong quá trình trao đổi tham vấn và giải quyết các tranh
chấp theo Hiệp định này.
17.2 Các Thành viên sẽ có sự chiếu cố xem xét và dành đủ cơ hội để trao đổi tham
vấn về những đề xuất của Thành viên khác đối với các vấn đề có liên quan tới hoạt động
của Hiệp định.
17.3 Nếu bất kỳ Thành viên nào thấy rằng các lợi ích của nước này, trực tiếp hay gián
tiếp theo Hiệp định này, đang bị mất đi hay giảm đi hoặc việc thực hiện các mục đích
đang bị cản trở do Thành viên hay các Thành viên khác, thì Thành viên này, nhằm mục
đích đạt được một giải pháp thỏa mãn cả hai bên về vấn đề này, sẽ gửi bằng văn bản các
câu hỏi tham vấn tới nước hay các Thành viên có liên quan. Các Thành viên sẽ dành thời
gian xem xét cần thiết đối với các đề nghị tiến hành trao đổi tham vấn từ một Thành viên
khác.
17.4 Nếu Thành viên đưa ra đề nghị tham vấn xét thấy việc tham vấn thực hiện theo
khoản 3 không đạt được một giải pháp được các bên cùng nhất trí và nếu cơ quan hữu
quan của nước nhập khẩu đã áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc chấp nhận cam kết về
giá, Thành viên đó sẽ có thể đưa vấn đề này ra Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB).
Khi một biện pháp tạm thời có ảnh hưởng đáng kể và Thành viên đề nghị tham vấn xét
85
thấy biện pháp này được thực hiện đi ngược lại với các quy định trong khoản 1 Điều 7,
thì Thành viên đó có thể đưa vấn đề này ra DSB.
17.5 Theo yêu cầu của bên khiếu nại, DSB sẽ thành lập một Hội đồng để xem xét vấn
đề này dựa trên:
(i) văn bản trình bầy của Thành viên kiến nghị chỉ ra rằng các lợi ích của
Thành viên này, trực tiếp hay gián tiếp, theo Hiệp định đang bị mất đi hay bị giảm đi hay
việc đạt được các mục tiêu của Hiệp định đang bị cản trở, và
(ii) các thông tin trình bày về thực tế phù hợp với các thủ tục trong nước đối
với các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu.
17.6 Khi xem xét các vấn đề được nêu ra trong khoản 5:
(i) trong quá trình đánh giá các sự kiện thực tế có liên quan tới nội dung này,
ban hội thẩm sẽ xác định xem các bằng chứng thực tế được đưa ra có đúng đắn hay
không và liệu việc đánh giá các bằng chứng thực tế này có công bằng và khách quan hay
không. Nếu các bằng chứng thực tế này công bằng và khách quan, ngay cả khi ban hội
thẩm đã có kết luận khác thì quá trình thẩm định đánh giá này sẽ không bị thay đổi;
(ii) ban hội thẩm sẽ giải thích các quy định có liên quan của Hiệp định phù
hợp với các quy tắc tập quán trong việc giải thích công pháp quốc tế. Khi ban hội thẩm
thấy các quy định của Hiệp định có thể được giải thích theo ít nhất hai cách đều có thể
được chấp nhận thì ban hội thẩm sẽ xác nhận biện pháp của cơ quan có thẩm quyền là
phù hợp với Hiệp định nếu biện pháp này dựa vào một trong các cách giải thích có thể
được chấp nhận theo Hiệp định.
17.7 Các thông tin mật cung cấp cho ban hội thẩm sẽ không được tiết lộ mà không có
sự cho phép của cá nhân, tổ chức hay cơ quan cung cấp các thông tin đó. Khi ban hội
thẩm yêu cầu cung cấp thông tin, nhưng các thông tin này nếu không có sự chấp thuận thì
ban hội thẩm không được tiết lộ, thì bản tóm tắt không mật của các thông tin này sẽ có
thể được ban hội thẩm cung cấp sau khi đã có sự chấp thuận của cá nhân, tổ chức hay cơ
quan có thẩm quyền của nước hữu quan.

PHẦN III

86
Điều 18
Điều khoản cuối cùng
18.1 Theo giải thích của Hiệp định này, các nước không được thực hiện các biện pháp
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Thành viên khác trừ phi các biện pháp này
tuân thủ theo các quy định của GATT 1994.
18.2 Các nước không được có các bảo lưu đối với các quy định của Hiệp định này nếu
không được sự đồng ý chấp thuận của các Thành viên khác.
18.3 Theo quy định trong các đoạn 3.1 và 3.2, các quy định của Hiệp định này sẽ được áp
dụng trong quá trình điều tra và rà soát các biện pháp đang áp dụng trong thời điểm hiện
tại được bắt đầu theo đúng các đơn đề nghị đã được gửi kể từ ngày Hiệp định WTO có
hiệu lực đối với Thành viên đó.
18.3.1 Đối với việc tính toán biên độ bán phá giá trong các thủ tục hoàn trả theo khoản 3
Điều 9, các nguyên tắc sử dụng trong lần xác định hay lần rà soát trường hợp bán phá giá
gần nhất sẽ được áp dụng.
18.3.2 Để phục vụ cho khoản 3 Điều 11, các biện pháp chống bán phá giá hiện có sẽ được
coi là áp dụng vào thời điểm không muộn hơn ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với
Thành viên, trừ trường hợp pháp luật trong nước của Thành viên có hiệu lực vào thời
điểm đó đã đưa ra điều khoản tương tự như đã được quy định trong khoản đó.
18.4 Các Thành viên sẽ thực hiện các bước cần thiết, chung hay theo các trường hợp cụ
thể, để đảm bảo sự phù hợp của các pháp luật, qui định và các thủ tục hành chính của
nước này theo các quy định trong Hiệp định khi áp dụng đối với các Thành viên, không
muộn hơn thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên đó.
18.5 Các Thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban về các thay đổi về pháp luật và qui định
của mình có liên quan tới Hiệp định này và về việc thực hiện các luật lệ và quy định đó.
18.6 Uỷ ban sẽ rà soát hàng năm quá trình triển khai, áp dụng và thực hiện Hiệp định này
đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu chính. Uỷ ban sẽ thông báo hàng năm cho Hội
đồng Thương mại Hàng hóa tiến triển thực hiện Hiệp định trong từng kỳ rà soát.
18.7 Các Phụ lục của Hiệp định sẽ là bộ phận không tách rời của Hiệp định.

87
HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG (SCM)11

Các Thành viên, bằng Hiệp định này, thoả thuận như sau:

PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1
Định nghĩa trợ cấp
1.1 Theo Hiệp định này, trợ cấp được coi là tồn tại nếu:
(a)(1) có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên
lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi:
(i) chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát,
cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh
tiền vay);
(ii) các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví
dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế );
(iii) chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở
chung, hoặc mua hàng ;
(iv) chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ
chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên đây, là
những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân
này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng của chính phủ.
hoặc
(a) (2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI
của Hiệp định GATT 1994;

(b) một lợi ích được cấp bởi điều đó.
1.2 Trợ cấp theo định nghĩa tại khoản khoản 1 phải chịu sự điều chỉnh của các quy
định tại Phần II hoặc các quy định tại Phần III hoặc Phần V chỉ khi đó là một trợ
cấp riêng theo các quy định tại Điều 2.

11
Nguồn tại: http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-ve-tro-cap-va-cac-bien-phap-doi-khang
88
Điều 2
Tính riêng biệt
2.1 Để xác định liệu một trợ cấp theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 1 có được áp
dụng riêng cho một doanh nghiệp hay một nhóm các doanh nghiệp hay ngành sản xuất
( theo Hiệp định này gọi là “các doanh nghiệp nhất định") trong phạm vi quyền hạn của
cơ quan có thẩm quyềncấp trợ cấp hay không, các nguyên tắc sau sẽ được áp dụng:
(a) Khi cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp hay luật mà cơ quan đó thực hiện
hạn chế rõ ràng diện các doanh nghiệp nhất định được hưởng trợ cấp , thì các trợ cấp đó
sẽ mang tính riêng biệt.
(b) Khi cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp hay luật mà cơ quan đó thực hiện
đặt ra các tiêu chuẩn khách quan hoặc điều kiện được trợ cấp hay giá trị khoản trợ cấp,
thì không được coi là có tính riêng biệt nếu khả năng nhận trợ cấp được mặc nhiên áp
dụng và các tiêu chuẩn, điều kiện đó được tuân thủ chặt chẽ. Các tiêu chuẩn hoặc điều
kiện đó phải được thể hiện một cách rõ ràng trong luật, quy định hoặc tài liệu chính thức
khác, để có thể nhận biết được.
(c) Cho dù bề ngoài không mang tính riêng biệt do kết qủa của việc áp dụng
các nguyên tắc nêu tại điểm (a) và (b), nhưng nếu có lý do để tin rằng, trợ cấp đó trên
thực tế mang tính riêng biệt, thì có thể xem xét đến các yếu tố khác. Các yếu tố đó là: chỉ
một số lượng có hạn các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp trợ cấp nhiều hơn cho một số
doanh nghiệp nhất định, cấp số tiền trợ cấp chênh lệch lớn cho một số doanh nghiệp
nhất định và việc này được cơ quan có thẩm quyền thực hiện một cách tuỳ tiện khi
quyết định trợ cấp. Khi áp dụng điểm này, cần tính đến mức độ của việc đa dạng hoá các
hoạt động kinh tế trong phạm vi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp, cũng
như cần tính tới khoảng thời gian hoạt động của chương trình trợ cấp.
2. 2 Trợ cấp áp dụng hạn chế đối với các doanh nghiệp nhất định hoạt động tại một
vùng địa lý xác định thuộc quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp phải được
coi là mang tính riêng biệt. Việc chính quyền ở tất cả các cấp quy định hay thay đổi
thuế suất áp dụng chung không được coi là trợ cấp riêng biệt theo Hiệp định này.
2. 3 Bất kỳ trợ cấp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 3 sẽ được coi là trợ cấp
riêng.
89
2. 4 Việc xác định tính riêng biệt của trợ cấp theo các quy định của Điều này phải
được chứng minh rõ ràng trên cơ sở bằng chứng thực tế.

PHẦN II: TRỢ CẤP BỊ CẤM


Điều 3
Những quy định cấm
3.1 Trừ khi có quy định khác tại Hiệp định nông nghiệp, các khoản trợ cấp sau đây
theo định nghĩa tại Điều 1 sẽ bị cấm:
(a) quy định khối lượng trợ cấp, theo luật hay trong thực tế, dù là một điều kiện
riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu, kể
cả những khoản trợ cấp minh hoạ tại Phụ lục I;
(b) quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo
những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại.
3.2 Mỗi Thành viên sẽ không cấp hay duy trì những khoản trợ cấp nêu tại khoản 1.

Điều 4
Các chế tài
4. 1 Mỗi khi một Thành viên có lý do để tin rằng một khoản trợ cấp bị cấm đang được
một Thành viên khác áp dụng hay duy trì, thì Thành viên đó có thể yêu cầu được tham
vấn với Thành viên kia.
4. 2 Yêu cầu tham vấn nêu tại khoản 1 phải kèm theo một bản trình bày chứng cứ
hiện có về sự tồn tại và tính chất của trợ cấp nói trên.
4. 3 Khi có yêu cầu tham vấn theo quy định tại khoản 1, Thành viên bị coi là đang áp
dụng hay duy trì trợ cấp bị cấm sẽ tiến hành tham vấn trong thời gian sớm nhất có thể
được. Mục tiêu tham vấn là nhằm làm rõ sự thật tình và đi đến một thoả thuận chung
giữa các bên.
4. 4 Nếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày có yêu cầu tham vấn mà không đạt được một
giải pháp được các bên chấp nhận, thì bất kỳ Thành viên nào tham gia tham vấn cũng có
thể đưa vấn đề ra Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB "DSB") để ngay lập tức thành lập

90
một ban hội thẩm , trừ khi DSB nhất trí quyết định không thành lập ban hội thẩm để giải
quyết vấn đề đó.
4. 5 Ngay khi được thành lập, ban hội thẩm có thể yêu cầu sự trợ giúp của Nhóm
Chuyên gia thường trực ( theo Hiệp định gọi tắt là "PGE") để đánh giá xem biện pháp
đang được nêu ra có phải là trợ cấp bị cấm không. Nếu được yêu cầu, PGE sẽ tiến hành
xem xét ngay các chứng cứ về sự tồn tại và tính chất của biện pháp được nêu ra và sẽ tạo
cơ hội để Thành viên đang áp dụng hay duy trì biện pháp đó chứng minh rằng biện pháp
đó không phải là trợ cấp bị cấm. Trong thời hạn do ban hội thẩm quy định, PGE sẽ báo
cáo kết luận lên ban hội thẩm. Kết luận của PGE về việc biện pháp được nêu ra có phải
là trợ cấp cấm hay không sẽ được ban hội thẩm chấp nhận mà không được phép sửa đổi
4. 6 Ban hội thẩm sẽ nộp báo cáo cuối cùng cho các bên tranh chấp. Báo cáo sẽ được
gửi cho các Thành viên trong vòng 90 ngày, kể từ ngày ban hội thẩm được thành lập và
các điều khoản tham chiếu được chấp nhận
4. 7 Nếu biện pháp nêu ra được xác định là trợ cấp bị cấm, ban hội thẩm sẽ khuyến
nghị Thành viên đang duy trì trợ cấp bỏ ngay trợ cấp đó. Ban hội thẩm sẽ nêu rõ trong
khuyến nghị thời hạn để bỏ biện pháp đó.
4. 8 Trong vòng 30 ngày kể từ khi ban hội thẩm gửi báo cáo cho tất cả các Thành
viên, DSB sẽ thông qua báo cáo, trừ khi một bên tranh chấp thông báo chính thức với
DSB về quyết định kháng cáo của mình hoặc DSB nhất trí quyết định không thông qua
bản báo cáo đó.
4. 9. Khi báo cáo của ban hội thẩm bị kháng cáo, Cơ quan Phúc thẩm sẽ có quyết định
trong vòng 30 ngày kể từ khi bên tranh chấp chính thức thông báo ý định kháng cáo. Khi
Cơ quan Phúc thẩm thấy rằng không thể có được báo cáo trong vòng 30 ngày, Cơ quan
đó sẽ thông báo bằng văn bản cho DSB về lý do chậm trễ cùng với thời gian dự kiến sẽ
nộp báo cáo. Trong mọi trường hơp, thời hạn giải quyết kháng cáo không được quá 60
ngày. Báo cáo phúc thẩm sẽ được DSB thông qua và các bên liên quan chấp nhận một
cách vô điều kiện trừ khi, trong vòng 20 ngày kể từ ngày gửi báo cáo tới các Thành viên,
DSB nhất trí quyết định không thông qua báo cáo phúc thẩm.
4. 10. Trong trường hợp khuyến nghị của DSB không được thực thi trong thời hạn
được ban hội thẩm đề ra, tính từ ngày thông qua báo cáo của ban hội thẩm hoặc báo cáo
91
của Cơ quan Phúc thẩm, DSB sẽ cho phép Thành viên có khiếu nại áp dụng biện pháp đối
kháng phù hợp trừ khi DSB nhất trí quyết định từ chối yêu cầu được áp dụng biện pháp
đó.
4. 11. Trong trường hợp một bên tranh chấp yêu cầu trọng tài theo khoản 6 Điều 22
của Thoả thuận về giải quyết tranh chấp (DSU), thì trọng tài viên sẽ xác định xem biện
pháp đối kháng có thích hợp hay không.
4. 12. Để giải quyết các tranh chấp theo Điều này, ngoại trừ những thời hạn được quy
định cụ thể tại Điều này, thời hạn quy định để giải quyết các tranh chấp đó sẽ chỉ bằng
một nửa thời hạn quy định trong DSU.

PHẦN III: TRỢ CẤP CÓ THỂ ĐỐI KHÁNG


Điều 5
Tác động nghịch
Không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng bất kỳ trợ cấp nào nêu tại khoản 1
và 2 của Điều 1 để gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, cụ thể như:
(a) gây tổn hại cho một ngành sản xuất của một Thành viên khác;
(b) làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác
trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994, đặc biệt là những quyền
lợi có được từ những nhân nhượng đã cam kết theo Điều 2 của Hiệp định GATT 1994;
(c) gây tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của một Thành viên khác.
Điều này không áp dụng với những trợ cấp được áp dụng với nông sản quy định tại
Điều 12 Hiệp định nông nghiệp.

Điều 6
Tổn hại nghiêm trọng
6.1 Theo điểm (c) của Điều 5, tổn hại nghiêm trọng được coi là tồn tại trong
trường hợp:
(a) tổng trị giá trợ cấp cho một sản phẩm vượt quá 5%;
(b) trợ cấp để bù cho sự thua lỗ kéo dài trong hoạt động kinh doanh của một
ngành sản xuất;
92
(c) trợ cấp để bù cho các hoạt động kinh doanh thua lỗ của một doanh nghiệp, trừ
khi đó là một biện pháp nhất thời một lần và không lặp lại với doanh nghiệp đó và được
cấp chỉ thuần tuý để cho phép có thời gian tìm kiếm một giải pháp lâu dài và tránh phát
sinh một vấn đề xã hội gay gắt;
(d) trực tiếp xoá nợ như xoá một khoản nợ Nhà nước hay cấp kinh phí để thanh
toán nợ.
6.2 Cho dù có các quy định tại khoản 1, sẽ không coi là có tổn hại nghiêm trọng nếu
Thành viên áp dụng trợ cấp chứng minh được rằng việc trợ cấp được nêu ra không dẫn
đến bất kỳ tác động nào nêu tại khoản 3.
6.3 Tổn hại nghiêm trọng hiểu theo nghĩa của của điểm (c) Điều 5 có thể phát sinh
trong bất kỳ trường hợp nào khi:
(a) trợ cấp làm triệt thoái hay ngăn cản nhập khẩu các sản phẩm tương tự của
một Thành viên khác vào thị trường Thành viên đang áp dụng trợ cấp;
(b) trợ cấp đã làm triệt thoái hay ngăn cản xuất khẩu các sản phẩm tương tự của
một Thành viên khác từ thị trường của một nước thứ ba;
(c) trợ cấp đã làm hạ giá ở mức độ lớn của một sản phẩm được trợ cấp so với
giá của sản phẩm tương tự của một Thành viên khác trên cùng một thị trường hay gây ra
ép giá, đè giá hay giảm doanh số đáng kể trên cùng một thị trường.
(d) trợ cấp đã làm tăng thị phần trên thị trường thế giới của Thành viên đang áp
dụng trợ cấp với một sản phẩm hoặc mặt hàng chưa chế biến được trợ cấp so với mức thị
phần trung bình của Thành viên đó trong ba năm trước đó hoặc trợ cấp như vậy duy trì
một tốc độ tăng đều trong thời kỳ được trợ cấp.
6. 4 Theo điểm 3(b), sự triệt thoái hay ngăn cản xuất khẩu bao gồm bất kỳ trường
hợp nào đã chứng minh được, tuỳ thuộc quy định của khoản 7, rằng có sự thay đổi tương
quan thị phần bất lợi cho một sản phẩm tương tự không được trợ cấp (trong một thời gian
đủ mang tính đại diện để chứng minh cho một xu thế tiến triển thị trường của sản phẩm
liên quan, mà trong tình huống bình thường cũng phải tối thiểu là một năm). “Sự thay
đổi tương đối thị phần” bao gồm bất kỳ một tình huống nào sau đây: (a) có sự tăng thị
phần của sản phẩm được trợ cấp; (b) thị phần của sản phẩm được trợ cấp vẫn được giữ

93
vững trong hoàn cảnh mà nếu không có trợ cấp sẽ bị giảm; (c) thị phần của sản phẩm
được trợ cấp suy giảm, nhưng với tốc độ chậm hơn so với trường hợp không có trợ cấp.
6. 5 Theo điểm 3(c), hạ giá bao gồm những trường hợp, mà trong đó việc hạ giá này
được chứng tỏ qua so sánh giá hàng được trợ cấp với giá của sản phẩm tương tự không
được trợ cấp cung cấp vào cùng một thị trường. So sánh phải được tiến hành với cùng
mức giao thương và với thời gian so sánh được, có tính toán đúng đến bất kỳ nhân tố nào
khác tác động đến việc so sánh giữa các loại giá. Tuy nhiên, nếu so sánh trực tiếp không
thể thực hiện được, có thể chứng minh có sự hạ giá trên cơ sở đơn giá xuất khẩu.
6. 6 Mỗi Thành viên trên thị trường được coi là có sự tổn hại nghiêm trọng sẽ, theo
các quy định của khoản 3 - Phụ lục V, sẵn sàng cung cấp cho các bên tranh chấp theo các
quy định tại Điều 7 và cho ban hội thẩm được thành lập theo khoản 4 Điều 7, mọi thông
tin liên quan có thể có về sự thay đổi thị phần của các bên tranh chấp cũng như những
thông tin về giá sản phẩm liên quan tới tranh chấp.
6. 7 Không được coi là có sự triệt thoái hay ngăn cản dẫn tới tổn hại nghiêm trọng
nêu tại khoản 3, khi có bất kỳ trường hợp nào dưới đây tồn tại trong thời kỳ được xem
xét:
(a) cấm hay hạn chế xuất khẩu một sản phẩm tương tự từ Thành viên có
khiếu nại hay nhập khẩu từ Thành viên có khiếu nại vào một thị trường một nước thứ
ba có liên quan;
(b) chính phủ một nước nhập khẩu áp dụng độc quyền thương mại hay thương
mại nhà nước đối với sản phẩm liên quan quyết định chuyển việc nhập khẩu, vì những lý
do phi thuơng mại, từ nước có khiếu nại sang nhập khẩu từ một hay nhiều nước khác;
(c) có thiên tai, đình công, đình trệ giao thông hay những hoàn cảnh bất khả
kháng khác tác động đáng kể đến sản xuất, chất lượng hay giá cả của sản phẩm dành cho
xuất khẩu từ Thành viên có khiếu nại;
(d) có sự thoả thuận hạn chế xuất khẩu từ Thành viên có khiếu nại;
(e) tự nguyện giảm khối lượng hàng xuất khẩu liên quan của nước có khiếu nại
(bao gồm , nhưng không giới hạn bởi, trường hợp các hãng thuộc Thành viên có khiếu
nại chủ động phân bố lại việc xuất khẩu sản phẩm đó vào các thị trường khác);
(f) không tuân theo các tiêu chuẩn hay yêu cầu quy định của nước nhập khẩu.
94
6. 8 Khi không có những tình huống nêu tại khoản 7, tổn hại nghiêm trọng có thể
được xác định trên cơ sở các thông tin mà ban hội thẩm được cung cấp hay có được, kể
cả những thông tin được cung cấp theo các quy định của Phụ lục V.
6. 9 Điều này không áp dụng đối với trợ cấp được duy trì với nông phẩm theo quy
định tại Điều 13 Hiệp định nông nghiệp.
Điều 7
Các chế tài
7. 1 Trừ những trường hợp quy định tại Điều 13 Hiệp định nông nghiệp, bất kỳ khi
nào một Thành viên có lý do để tin rằng một khoản trợ cấp nêu tại Điều 1 được một
Thành viên khác áp dụng hay duy trì, dẫn đến thiệt hại, làm vô hiệu hoá, suy giảm hoặc
gây tổn hại nghiêm trọng cho một ngành sản xuất của mình, Thành viên này có thể yêu
cầu tham vấn với Thành viên kia.
7. 2 Yêu cầu tham vấn nêu tại khoản 1 phải nêu rõ bằng chứng hiện có về (a) sự tồn
tại và tính chất của một khoản trợ cấp đã nêu, và (b) thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất
trong nước, hay sự vô hiệu hoá, suy giảm hoặc tổn hại nghiêm trọng gây ra với quyền lợi
của Thành viên yêu cầu tham vấn.
7. 3 Khi có yêu cầu tham vấn theo khoản 1, Thành viên được coi là đang áp dụng hay
duy trì trợ cấp sẽ tiến hành tham vấn trong thời gian sớm nhất có thể . Mục đích của tham
vấn là nhằm làm rõ thực tế tình hình và đạt được một giải pháp giữa các bên.
7.4 Nếu việc tham vấn không đạt được giải pháp giữa các bên trong vòng 60 ngày,
bất kỳ Thành viên tham vấn nào cũng có thể đưa vấn đề ra DSB và yêu cầu lập ban hội
thẩm giải quyết trừ khi DSB nhất trí quyết định không thành lập ban hội thẩm. Thành
phần và nhiệm vụ của ban hội thẩm sẽ được xác định trong vòng 15 ngày kể từ ngày ban
được thành lập.
7.5 Ban hội thẩm sẽ xem xét lại vấn đề và có báo cáo gửi các bên tranh chấp. Báo
cáo sẽ được gửi tới mọi Thành viên trong vòng 120 ngày kể từ ngày ban hội thẩm được
thành lập và điều khoản tham chiếu của ban được xác định.
7. 6 Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hội thẩm có báo cáo gửi các Thành viên, báo
cáo sẽ được DSB thông qua trừ khi có một trong các bên đang tranh chấp chính thức

95
thông báo cho DSB về quyết định của mình sẽ kháng cáo hoặc DSB nhất trí không
thông qua báo cáo.
7. 7 Khi một bản báo cáo của ban hội thẩm bị kháng cáo, Cơ quan Phúc thẩm sẽ ra
quyết định trong vòng 60 ngày kể từ ngày bên kháng cáo chính thức thông báo ý định
kháng cáo. Khi không có điều kiện quyết định trong vòng 60 ngày, Cơ quan Phúc thẩm sẽ
thông báo bằng văn bản cho DSB lý do chậm trễ cùng với thời hạn dự kiến sẽ gửi báo
cáo. Trong mọi trường hợp, thủ tục giải quyết kháng cáo cũng không quá 90 ngày. Báo
cáo phúc thẩm sẽ được DSB thông qua vô điều kiện và được các bên tranh chấp chấp
nhận trừ khi DSB nhất trí không thông qua báo cáo đó trong vòng 20 ngày kể từ ngày
gửi báo cáo tới các Thành viên.
7. 8 Khi báo cáo của Ban hội thẩm hay báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được thông
qua xác định có tồn tại bất kỳ trợ cấp nào dẫn tới những tác động có hại tới quyền lợi của
một Thành viên khác theo nội dung của Điều 5, thì Thành viên cấp hay duy trì trợ cấp sẽ
có những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động có hại đó hoặc loại bỏ trợ cấp.
7. 9 Trong trường hợp một Thành viên không thực hiện những biện pháp thích hợp để
loại bỏ tác động nghịch đó hoặc loại bỏ trợ cấp trong vòng 6 tháng kể từ ngày DSB
thông qua báo cáo hội thẩm hay báo cáo phúc thẩm, và khi không có thoả thuận về đền
bù, thì DSB cho phép bên khiếu nại có biện pháp đối kháng, tương xứng với mức độ và
tính chất của tác động có hại đã xác định được, trừ khi nhất trí quyết định từ chối yêu cầu
đó.
7. 10 Trong trường hợp một bên tranh chấp yêu cầu trọng tài theo quy định tại khoản 6
Điều 22 của DSU, trọng tài sẽ xác định xem biện pháp đối kháng có tương xứng với mức
độ và tính chất của tác động nghịch đã được xác định là có tồn tại không.

PHẦN IV: NHỮNG TRỢ CẤP KHÔNG THỂ ĐỐI KHÁNG


Điều 8
Xác định những trợ cấp không thể đối kháng
8.1 Những trợ cấp dưới đây được coi là không thể đối kháng:
(a) trợ cấp không mang tính chất riêng biệt nêu tại Điều 2;

96
(b) trợ cấp mang tính chất riêng biệt như nêu tại Điều 2 nhưng đáp ứng mọi điều
kiện nêu tại các điểm 2(a), 2(b) hoặc 2(c) dưới đây.
8.2 Cho dù có các quy định tại Phần III và V, những trợ cấp dưới đây là những trợ
cấp không thể đối kháng:
(a) hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu do các hãng hay các cơ sở đào tạo cao
học hoặc cơ sở nghiên cứu thông qua ký hợp đồng với các hãng thực hiện. Nếu :
sự hỗ trợ không chiếm quá 75% chi phí cho nghiên cứu công nghiệphoặc 50% chi phí
cho phát triển sản phẩm tiền cạnh tranh.
và với điều kiện là sự trợ giúp như vậy được hạn chế hoàn toàn trong:
(i) chi phí nhân sự (các nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên và cán bộ hỗ trợ
chi sử dụng cho hoạt động nghiên cứu);
(ii) chi phí công cụ, thiết bị, đất đai và nhà cửa hoàn toàn và thường
xuyên (trừ khi được sử dụng vào mục đích thương mại) sử dụng cho hoạt động nghiên
cứu;
(iii) chi phí tư vấn và các dịch vụ tương đương chỉ sử dụng hoàn toàn cho
hoạt động nghiên cứu, kể cả thanh toán cho nghiên cứu thuê bên ngoài, hiểu biết kỹ thuật,
bản quyền, v. v. ;
(iv) chi phí bổ sung phụ trội phát sinh trực tiếp là hoạt động nghiên cứu;
(v) các chi phí điều hành khác (như là vật liệu, vật tư được cung cấp và
các thứ tương tự) phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu;
(b) trợ giúp cho các vùng khó khăn trên lãnh thổ của một Thành viên theo chương
trình chung phát triển vùng và không mang tính chất riêng biệt (hiểu theo nghĩa của Điều
2) trong phạm vi vùng đủ điều kiện được hưởng trợ cấp với điều kiện là:
(i) mỗi vùng khó khăn phải được xác định ranh giới một cách
rõ ràng về địa lý với đặc điểm kinh tế và hành chính có thể làm rõ được;
(ii) vùng đó được coi là một vùng khó khăn trên cơ sở những
tiêu chí vô tư và khách quan, nêu rõ ràng những khó khăn của vùng đó phát sinh từ những
nhân tố không chỉ mang tính chất nhất thời; các tiêu thức đó phải được nêu rõ trong luật,
quy định hay những văn bản chính thức khác để có thể cho phép kiểm tra;

97
(iii) các tiêu trí đó bao gồm việc xác định mức độ phát triển
kinh tế dựa vào ít nhất một trong những yếu tố sau:
- một trong các chỉ tiêu thu nhập tính theo đầu người hoặc thu nhập hộ gia đình
theo đầu người hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GDP) tính theo đầu người và chỉ tiêu đó
không được vượt quá 85% thu nhập trung bình của vùng lãnh thổ liên quan;
- chỉ số thất nghiệp, phải là mức thất nghiệp không dưới 110% mức thất nghiệp
trung bình của vùng lãnh thổ liên quan; và được tính toán trong thời kỳ 3 năm; tuy nhiên
cách tính đó có thể là một yếu tố phức hợp hay bao gồm nhiều yếu tố khác.
(c) hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù
hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra, làm cho các
hãng phải chịu khó khăn hoặc gánh nặng tài chính lớn hơn, với điều kiện sự hỗ trợ đó:
(i) là một biện pháp nhất thời không kéo dài; và
(ii) giới hạn không quá 20% chi phí nâng cấp; và
(iii) không bao gồm chi phí thay thế và vận hành khoản đầu tư đã hỗ trợ,
những chi phí này phải hoàn toàn do các hãng tự chịu; và
(iv) phải có liên hệ trực tiếp tới hay tương ứng với các chương trình giảm
tiếng ồn và ô nhiễm của doanh nghiệp, và không bao gồm bất kỳ khoản tiết kiệm
chi phí sản xuất nào có thể đạt được; và
(v) được cấp cho mọi doanh nghiệp có thể ứng dụng thiết bị mới hay quy
trình sản xuất mới.
8. 3 Việc thực hiện Chương trình trợ cấp quy định tại khoản 2 phải được thông báo
trước cho Ủy ban theo các quy định tại Phần VII. Mọi thông báo như vậy phải đủ mức rõ
ràng để các Thành viên khác có thể đánh giá được tính phù hợp của chương trình với các
điều kiện và tiêu trí quy định tại khoản 2. Các Thành viên hàng năm cũng sẽ thông báo
cho Ủy ban những cập nhật mới nhất của các thông báo trên, và những điều chỉnh trong
các chương trình đó, cụ thể là cung cấp thông tin về tổng số chi phí toàn cầu cho mỗi
chương trình đó. Các Thành viên khác có quyền yêu cầu thông tin về những trường hợp
cụ thể được trợ cấp theo những chương trình đã thông báo.
8. 4 Khi một Thành viên có yêu cầu, Ban Thư ký sẽ xem xét lại thông báo được thực
hiện theo khoản 3, và khi cần thiết có thể yêu cầu Thành viên đang áp dụng trợ cấp cung
98
cấp thêm thông tin về các chương trình đã thông báo đang được rà soát. Ban Thư ký sẽ
báo cáo kết luận của mình cho Ủy ban. Khi có yêu cầu, Ủy ban sẽ nhanh chóng rà soát
kết luận của Ban Thư ký (hoặc nếu trước đó không có yêu cầu Ban Thư ký rà soát, thì
xem xét chính bản thông báo), nhằm xác định xem các điều kiện và tiêu chí nêu tại khoản
2 có được đáp ứng không. Thủ tục quy định tại khoản này phải hoàn thành chậm nhất vào
phiên họp thường lệ đầu tiên của Ủy ban tiếp theo ngày tiếp nhận thông báo về chương
trình trợ cấp, với điều kiện thông báo được tiếp nhận không dưới hai tháng trước phiên
họp thường kỳ của Ủy ban. Khi có yêu cầu, thủ tục rà soát nêu tại khoản này cũng được
áp dụng đối với những điều chỉnh đáng kể của chương trình đã được thông báo cập nhật
hàng năm nêu tại khoản 3.
8. 5 Khi một Thành viên có yêu cầu, sự xác định của Uỷ ban nêu tại khoản 4, hoặc
khi Ủy ban không xác định được, cũng như sự vi phạm các điều kiện đã được nêu trong
thông báo với mỗi trường hợp riêng biệt sẽ được đưa ra trọng tài giải quyết và quyết định
của trọng tài là ràng buộc. Trừ khi có quy định khác tại khoản này, thì DSU sẽ được áp
dụng đối với thủ tục trọng tài được tiến hành theo khoản này.

Điều 9
Tham vấn và các chế tài được phép
9. 1 Trong quá trình thực hiện chương trình nêu tại khoản 2 Điều 8, cho dù chương
trình đã phù hợp với các tiêu chí quy định tại khoản đó, nhưng nếu một Thành viên có lý
do để tin rằng chương trình này đã dẫn tới những những tác hại nghiêm trọng cho ngành
sản xuất trong nước của Thành viên đó, tới mức có thể gây thiệt hại khó có thể khắc phục
được, thì Thành viên đó có thể yêu cầu tham vấn với Thành viên đang áp dụng hoặc duy
trì trợ cấp.
9. 2 Khi có yêu cầu tham vấn nêu tại khoản 1, Thành viên đang áp dụng hay duy trì
chương trình trợ cấp được nêu ra sẽ tiến hành tham vấn trong thời gian sớm nhất có thể.
Mục đích của việc tham vấn là nhằm làm rõ sự việc và để đạt tới một giải pháp có thể
được các bên chấp nhận.

99
9. 3 Nếu không đạt được giải pháp có thể chấp nhận trong vòng 60 ngày kể từ ngày
yêu cầu tham vấn theo quy định tại khoản 2 thì thành viên yêu cầu tham vấn có thể đưa
vấn đề ra trước Ủy ban để giải quyết .
9. 4 Khi một vấn đề được đưa ra trước Ủy ban, Ủy ban sẽ lập tức xem xét sự việc liên
quan và các bằng chứng về tác động nêu tại khoản 1. Nếu xác định có tác động như vậy,
thì Ủy ban có thể khuyến nghị với Thành viên đang áp dụng trợ cấp điều chỉnh chương
trình trợ cấp sao cho triệt tiêu được tác động đó. Ủy ban phải có kết luận trong vòng 120
ngày kể từ ngày vấn đề được đưa ra trước Ủy ban như quy định tại khoản 3. Trong trường
hợp các khuyến nghị nói trên không được tuân thủ trong vòng 6 tháng, Ủy ban sẽ cho
phép Thành viên yêu cầu được áp dụng những biện pháp đối kháng tương xứng với tính
chất và mức độ của tác động đã được xác định.

PHẦN V: CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG


Điều 10
Áp dụng Điều VI GATT 1994
Các Thành viên sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng việc đánh thuế
đối kháng với bất kỳ sản phẩm nào của bất kỳ Thành viên nào nhập khẩu vào lãnh thổ
của một Thành viên khác phù hợp với các quy định của Điều VI Hiệp định GATT 1994
và phù hợp với các các quy định của Hiệp định này. Các loại thuế đối kháng chỉ được áp
dụng căn cứ trên cơ sở điều tra đã được khởi tố và thực hiện phù hợp với các quy định
của Hiệp định này và Hiệp định về nông nghiệp.

Điều 11
Khởi tố và tiến hành điều tra
11.1 Trừ trường hợp quy định tại khoản 6, việc điều tra để xác định sự tồn tại, mức
độ và tác động của việc được coi là trợ cấp sẽ được khởi xướng trên cơ sở đề nghị bằng
văn bản của hoặc thay mặt cho một ngành sản xuất trong nước.
11. 2 Đề nghị nêu tại khoản 1 phải bao gồm những bằng chứng về sự tồn tại của: (a)
khoản trợ cấp và nếu có thể nêu rõ cả giá trị trợ cấp, (b) thiệt hại theo nghĩa của Điều VI
Hiệp định GATT 1994 được giải thích theo Hiệp định này, và (c) mối quan hệ nhân quả
100
giữa nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại được cho là đã xảy ra. Một sự khẳng định giản
đơn, không thuộc về bản chất thì không thể được coi là đủ để đáp ứng các yêu cầu của
khoản này. Đơn yêu cầu sẽ phải bao gồm những thông tin mà người yêu cầu có được một
cách hợp lý về những nội dung sau đây:
(i) Căn cứ của người yêu cầu và mô tả về khối lượng và trị giá của sản
xuất trong nước về sản phẩm tương tự của người yêu cầu . Khi đơn yêu cầu được nộp
nhân danh một ngành sản xuất trong nước, thì đơn yêu cầu đó sẽ xác định ngành sản xuất
trong nước bằng một danh sách những nhà sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm tương
tự (hoặc hiệp hội những nhà sản xuất trong nước về sản phẩm tương tự) và trong chừng
mực có thể, mô tả khối lượng và trị giá sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự mà
những nhà sản xuất này sản xuất ra
(ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị coi là được trợ cấp, tên nước hay những
nước xuất xứ hoặc xuất khẩu sản phẩm đó, căn cứ của mỗi nhà xuất khẩu hay nhà sản
xuất nước ngoài đã biết và một danh sách những người nhập khẩu sản phẩm đó đã biết.
(iii) bằng chứng về sự tồn tại, số lượng và tính chất của trợ cấp.
(iv) bằng chứng về thiệt hại được coi là đã xảy ra đối với ngành sản xuất
trong nước do sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp gây ra do tác động của trợ cấp; bằng
chứng đó phải có những thông tin về sự thay đổi trong khối lượng nhập khẩu hàng có
trợ cấp, tác động của nhập khẩu đó với giá cả những sản phẩm tương tự trên thị trường
trong nước và những tác động của hàng nhập khẩu đó đối với ngành sản xuất trong nước,
được chứng minh bằng những yếu tố cùng chỉ số có liên quan thể hiện tình trạng của
ngành sản xuất trong nước, như các vấn đề nêu tại các khoản 2 và 4 Điều 15.
11. 3 Cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra lại tính đúng đắn và đầy đủ của bằng
chứng được cung cấp trong đơn để xác định xem bằng chứng đó có đủ để bắt đầu điều tra
không.
11. 4 Việc điều tra theo quy định tại khoản 1 sẽ không được bắt đầu trừ khicơ quan có
thẩm quyền, trên cơ sở xem xét mức độ đồng tình hay phản đối của những nhà sản xuất
trong nước những sản phẩm tương tự với yêu cầu đã xác định rằng đơn yêu cầu đã được
nộp bởi hoặc nhân danh ngành sản xuất trong nước. Đơn yêu cầu được coi là được nộp
bởi hoặc nhân danh một ngành sản xuất trong nước nếu được những nhà sản xuất có
101
chung khối lượng sản xuất chiếm trên 50% của tổng lượng sản xuất sản phẩm tương tự
của những nhà sản xuất thể hiện sự ủng hộ hay phản đối đơn yêu cầu. Tuy nhiên, việc
điều tra sẽ không được tiến hành nếu tiếng nói của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ
đơn đó không vượt quá 25% tổng khối lượng của ngành sản xuất sản phẩm tương tự
trong nước.
1. 5 Cơ quan có thẩm quyền sẽ tránh không công bố đơn yêu cầu bắt đầu điều tra, trừ
khi đã có quyết định bắt đầu điều tra.
11. 6 Trong trường hợp đặc biệt, khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều tra mà
không nhận được đơn của và nhân danh một ngành sản xuất trong nước yêu cầu tiến hành
điều tra, thì Cơ quan có thẩm quyền chỉ bắt đầu điều tra nếu đã có đủ bằng chứng về một
trợ cấp, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như đã nêu tại khoản 2 để chứng minh rằng
việc bắt đầu tiến hành điều tra này là cần thiết.
11. 7 Bằng chứng của cả việc trợ cấp lẫn thiệt hại sẽ được xem xét cùng một lúc: (a)
khi ra quyết định có bắt đầu điều tra không và (b) sau đó trong tiến trình điều tra, bắt đầu
vào một ngày không chậm hơn ngày sớm nhất mà một biện pháp tạm thời có thể được áp
dụng theo quy định của Hiệp định này.
11. 8 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ mà
được xuất khẩu vào Thành viên nhập khẩu thông qua một nước trung gian, các quy định
của Hiệp định này vẫn được áp dụng đầy đủ, và (những) giao dịch đó vẫn được coi là
được tiến hành trực tiếp giữa nước xuất xứ và Thành viên nhập khẩu theo Hiệp định này.
11. 9 Đơn yêu cầu nêu tại khoản 1 bị từ chối và việc điều tra bị chấm dứt ngay lập tức
khi cơ quan có thẩm quyền có liên quan thấy không đủ bằng chứng về việc tồn tại một
trợ cấp hay tổn hại để tiến hành điều tra. Trong trường hợp trợ cấp chỉ ở mức tối thiểu (de
minimis) hoặc khối lượng nhập khẩu được trợ cấp hiêệ tại hoặc trong tương lai, hoặc thiệt
hại là không đáng kể, thì việc điều tra sẽ được chấm dứt ngay lập tức. Theo khoản này,
khối lượng trợ cấp được coi là ở mức tối thiểu nếu thấp hơn 1% ị giá trị của sản phẩm.
11. 10. Việc điều tra không được làm ảnh hưởng đến thủ tục thông quan.
11.11 Trường trường hợp đặc biệt, thủ tục điều tra phải được kết thúc trong thời hạn một
năm, và trong mọi trường hợp không quá 18 tháng, kể từ ngày bắt đầu.

102
Điều 12
Bằng chứng
12.1 Những Thành viên quan tâm và tất cả các bên quan tâm đến việc điều tra thuế
đối kháng được thông báo về những thông tin mà các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và
được tạo mọi cơ hội để cung cấp mọi bằng chứng bằng văn bản mà họ cho là có liên quan
đến cuộc điều tra.
12.1.1 Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất nước ngoài và các Thành viên quan tâm nhận được
phiếu hỏi được sử dụng trong điều tra về thuế đối kháng sẽ có ít nhất 30 ngày để trả lời.
Bất kỳ yêu cầu gia hạn trả lời thêm 30 ngày nữasẽ được chú trọng đúng mức, và, khi có
lý do chính đáng Cơ quan có thẩm quyền sẽ được chấp nhận vào bất cứ khi nào có thể
thực hiện được.
12.1.2 Tùy thuộc vào yêu cầu bảo vệ các thông tin không phổ biến, những bằng chứng
được một Thành viên quan tâm hoặc một bên có quan tâm gửi tới bằng văn bản sẽ được
sẵn sàng cung cấp nhanh chóng cho các Thành viên quan tâm hay các bên hữu quan
tham gia vào cuộc điều tra.
12.1.3 Ngay khi mở cuộc điều tra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cung cấp bản đầy đủ
đơn yêu cầu điều tra quy định tại khoản 1 Điều 11 tới các nhà xuất khẩu đã biết và tới
các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu liên quan và khi có yêu cầu, sẽ cung cấp
cho các bên quan tâm liên quan. Các bên cần chú trọng thích đáng việc giữ gìn thông tin
không phổ biến quy định tại khoản 4.
12. 2 Các Thành viên và các bên quan tâm, khi giải trình được, cũng có quyền cung
cấp những thông tin miệng. Sau khi cung cấp những thông tin miệng đó, các Thành viên
và các bên quan tâm phải nộp thông tin đó bằng văn bản. Quyết định của các cơ quan
có thẩm quyền điều tra chỉ được dựa vào những thông tin và lập luận ghi trong hồ sơ của
mình và đã sẵn sàng cung cấp cho các Thành viên và các bên quan tâm tham gia điều tra,
có tính đến một cách đầy đủ yêu cầu bảo vệ thông tin không phổ biến.
12. 3 Khi có điều kiện, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tạo cơ hội đúng lúc cho các
Thành viên và các bên có quan tâm được biết mọi thông tin liên quan tới phần trình bầy
của mình, nếu không phải là những thông tin không phổ biến quy định tại khoản 4, và là

103
những thông tin được các cơ quan có thẩm quyền sử dụng trong điều tra về thuế đối
kháng, và để chuẩn bị trình bày trên cơ sở thông tin đó.
12.4 Mọi thông tin mang tính chất bí mật (ví dụ nếu bị tiết lộ sẽ tạo thêm lợi thế cạnh
tranh đáng kể cho một đối thủ cạnh tranh hoặc gây ra tác hại cho cá nhân đã cung cấp
thông tin đó hay cho một người là nguồn để nhà cung cấp có được thông tin đó), hoặc
thông tin được các bên trong cuộc điều tra cung cấp trên cơ sở tin bí mật, và có lý do
chính đáng để cơ quan có thẩm quyền coi là thông tin bí mật. Các thông tin đó không
được tiết lộ nếu không có sự cho phép cụ thể của bên cung cấp
12.4.1 Cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu các Thành viên và các bên quan tâm cung cấp
bản tóm tắt không mang tính chất bí mật về các thông tin bí mật đó. Bản cung cấp sẽ mô
tả chi tiết đến mức cần thiết để cho phép hiểu một cách đúng mức về nội dung thông tin
đã cung cấp được baỏ mật. Trong trường hợp ngoại lệ này, các Thành viên hoặc bên nói
trên có thể chỉ ra rằng thông tin đó không thể tóm tắt được. Trong trường hợp ngoại lệ đó,
bản trình bày về lý do không thể tóm tắt thông tin phải được cung cấp.
12.4.2 Nếu Cơ quan có thẩm quyền thấy rằng yêu cầu cầu giữ bí mật thông tin không
được bảo đảm và nếu người cung cấp thông tin không đồng ý cho công bố thông tin hoặc
không cho phép tiết lộ dưới hình thức tóm tắt hoặc khái quát thông tin, Cơ quan có thẩm
quyền có thể bỏ qua thông tin đó trừ khi có nguồn thích đáng chứng minh thoả đáng rằng
thông tin đó là đúng.
12. 5 Trừ trường hợp nêu tại khoản 7, trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền
có thể tự mình xác định tính chính xác của thông tin được các Thành viên hay các bên
cung cấp mà căn cứ vào đó cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra các kết luận của mình.
12. 6 Cơ quan có thẩm quyền đang điều tra có thể tiến hành điều tra trên lãnh thổ của
Thành viên khác khi cần thiết, với điều kiện là phải thông báo kịp thời cho Thành viên
hữu quan biết và trừ khi Thành viên đó phản đối việc điều tra. Tiếp nữa cơ quan có thẩm
quyền có thể tiến hành điều tra tại trụ sở của một công ty và có thể xem xét bản lưu
chứng từ của một công ty nếu: (a) được công ty đó đồng ý và (b) Thành viên liên quan
được thông báo và không phản đối. Thủ tục nêu tại phụ lục VI áp dụng đối với các cuộc
điều tra tại trụ sở một công ty. Theo yêu cầu bảo vệ thông tin không phổ biến, cơ quan
có thẩm quyền phải sẵn sàng cung cấp kết quả điều tra, hoặc tiết lộ nội dung về cuộc
104
điều tra, theo quy định tại khoản 8, cho các công ty có liên quan và sẵn sàng cung cấp kết
quả đó cho người nộp đơn yêu cầu điều tra.
12. 7 Trong trường hợp bất kỳ Thành viên hoặc bên có quan tâm nào từ chối cho phép
tiếp cận hoặc không cung cấp những thông tin cần thiết trong thời hạn hợp lý hoặc cản trở
đáng kể việc điều tra, thì quyết định ban đầu hay cuối cùng, mang tính khẳng định hay
phủ định sẽ được đưa ra trên cơ sở các sự việc thực tế sẵn có.
12. 8 Trước khi ra quyết định cuối cùng, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho mọi
Thành viên và bên có quan tâm về những sự việc chủ yếu đã được xem xét và là cơ sở để
quyết định việc có áp dụng một biện pháp chính thức. Thông báo đó sẽ dành một thời
gian đủ để các bên bảo vệ quyền lợi của họ.
12. 9. Theo Hiệp định này, thuật ngữ "các bên quan tâm" bao gồm:
(i) nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất nước ngoài hoặc nhà nhập khẩu một sản
phẩm là đối tượng của cuộc điều tra, hoặc hiệp hội sản xuất kinh doanh mà đa số các
thành viên là những nhà sản xuất hay xuất khẩu hoặc nhập khẩu sản phẩm đó; và
(ii) một nhà sản xuất một sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu hoặc
hiệp hội sản xuất kinh doanh mà đa số các thành viên sản xuất sản phẩm tương tự trên
lãnh thổ của Thành viên nhập khẩu.
Danh mục này không ngăn cản các Thành viên cho phép các bên trong nước hay nước
ngoài khác với các đối tượng nêu trên được coi là bên quan tâm.
12. 10. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tạo cơ hội cho người sử dụng trong ngành sản xuất sản
phẩm đang được điều tra, và cho các tổ chức đại diện cho người tiêu dùng trong trường
hợp sản phẩm được bán lẻ rộng rãi, được cung cấp thông tin liên quan đến cuộc điều tra
về trợ cấp, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả.
12. 11. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét một cách hợp lý bất kỳ khó khăn nào mà các
bên quan tâm gặp phải, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, trong việc cung cấp thông tin được
yêu cầu, và sẽ dành cho họ sự trợ giúp khi có thể.
12. 12 Thủ tục nêu trên không nhằm ngăn cản cơ quan có thẩm quyền của một Thành
viên khẩn trương tiến trình điều tra, ra quyết định ban đầu hay cuối cùng, mang tính chất
khẳng định hay phủ định hoặc ngăn cản việc áp dụng những biện pháp tạm thời hay cuối
cùng, phù hợp với các quy định của Hiệp định này.
105
Điều 13
Tham vấn
13.1 Ngay sau khi đơn yêu cầu theo quy định của Điều 11 được chấp nhận, và tại
bất kỳ thời điểm nào trước khi mở cuộc điều tra, Thành viên có sản phẩm có thể là đối
tượng của cuộc điều tra sẽ được mời tham vấn với mục đích làm sáng tỏ tình hình về
những vấn đề nêu tại khoản 2 Điều 11và đạt được giải pháp do hai bên thoả thuận.
13.2 Hơn nữa, trong giai đoạn điều tra, Thành viên có sản phẩm có thể là đối tượng
của cuộc điều tra đó sẽ được tạo cơ hội hợp lý để tiếp tục tham vấn, nhằm mục đích làm
rõ tình hình thực tế và đi đến một giải pháp do hai bên cùng thoả thuận.
13.3 Trên tinh thần không gây ảnh hưởng đến nghĩa vụ tạo cơ hội hợp lý để tham
vấn, các quy định về tham vấn này không nhằm ngăn cản các cơ quan có thẩm quyền của
một Thành viên khẩn trương tiến trình điều tra, đi đến những quyết định ban đầu hay cuối
cùng, mang tính định khẳng định hay phủ định hoặc ngăn cản việc áp dụng những biện
pháp tạm thời hay cuối cùng, theo các quy định của Hiệp định này.
13.4 Thành viên dự định mở cuộc điều tra hoặc đang tiến hành một cuộc điều tra,
khi được yêu cầu, sẽ cho phép (những) Thành viên có sản phẩm là đối tượng bị điều tra
được tiếp cận các bằng chứng không không phổ biến, kể cả các bản tóm tắt không phổ
biến của các thông số bí mật đang được sử dụng để bắt đầu hoặc tiến hành điều tra.
Điều 14
Tính toán tổng số trợ cấp về mặt lợi ích của người nhận
Theo Phần V, bất kỳ phương pháp nào được Cơ quan có thẩm quyền đang điều tra sử
dụng trong tính toán mức lợi ích mà người nhận trợ cấp được hưởng theo khoản 1 Điều 1
phải được quy định trong luật quốc gia hoặc được nêu trong văn bản hướng dẫn thi hành
của Thành viên liên quan và việc vận dụng vào mỗi trường hợp cụ thể phải minh bạch và
được giải thích thích đáng. Hơn nữa, phương pháp tính toán phải phù hợp với các hướng
dẫn sau đây.
(a) việc chính phủ góp vốn cổ phần không được coi là một lợi ích, trừ khi
quyết định đầu tư có thể bị coi là không phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư thông
thường (kể cả việc cấp vốn đầu tư có nhiều rủi ro) của các đầu tư tư nhân trên lãnh thổ
Thành viên;
106
(b) một khoản vay từ nguốn vốn chính phủ sẽ không được coi là đem lại lợi
ích, trừ khi có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà công ty được vay trả cho chính phủ với
số tiền lẽ ra phải trả cho một khoản vay thương mại tương tự có thể có được khi vay vốn
trên thị trường. Trong trường hợp có sự chênh lệch, lợi ích là mức chênh lệch giữa hai
khoản phải trả đó;
(c) bảo lãnh vay của chính phủ sẽ không được coi là đem lại lợi ích, trừ khi
có sự chênh lệch giữa khoản tiền mà công ty được bảo lãnh vay trả cho khoản vay được
chính phủ bảo lãnh với số tiền lẽ ra phải trả cho một khoản vay thương mại tương tự
trong trường hợp không có sự bảo lãnh của chính phủ; Trong trường hợp này nguồn lợi là
khoản chênh lệch giữa hai khoản tiền phải trả, có tính đến sự chênh lệch về lệ phí.
(d) việc chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ hoặc mua hàng sẽ không
được coi là đem lại lợi ích, trừ khi việc cung cấp đó được thanh toán với một số tiền ít
hơn mức thích đáng hoặc thanh toán tiền mua hàng cao hơn mức thích đáng. Thanh toán
thích đáng sẽ được xác định trong tương quan với điều kiện thị trường phổ biến đối với
hàng hoá hoặc dịch vụ tại nước cung cấp hay tiến hành mua (kể cả giá, chất lượng, tính
sẵn có, điều kiện thị trường, vận chuyển hay các điều kiện khác về mua và bán).
Điều 15
Xác định thiệt hại
15.1 Việc xác định thiệt hại theo Điều VI Hiệp định GATT 1994 phải dựa trên bằng
chứng khẳng định và với nội dung xem xét khách quan đồng thời (a) khối lượng nhập
khẩu hàng có trợ cấp và tác động của nhập khẩu được trợ cấp đối với giá cả trên thị
trường trong nước của sản phẩm tương tự và (b) tác động tiếp theo của việc nhập khẩu đó
với các ngành sản xuất trong nước của các sản phẩm đó.
15.2 Đối với khối lượng nhập khẩu hàng hoá được trợ cấp, cơ quan có thẩm quyền
đang điều tra sẽ xét xem có sự tăng trưởng đáng kể nhập khẩu hàng hoá có trợ cấp hay
không, hoặc tính theo mức tuyệt đối hay tương đối, khối lượng sản xuất hoặc tiêu thụ tại
Thành viên nhập khẩu. Đối với tác động của hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp lên giá, cơ
quan có thẩm quyền đang điều tra sẽ xét xem có sự giảm giá đáng kể do hàng nhập khẩu
được trợ cấp hay không so với giá của sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu, hoặc
tác động của việc nhập khẩu đó có ép giá tới mức đáng kể hay ngăn cản giá hàng tăng
107
lên, so với sự thay đổi giá cả bình thường nếu trong trường hợp khác hay không. Cũng
không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố đã kể trên đây sẽ có vai trò quyết định đối với
việc xem xét nói trên.
15.3 Khi hàng nhập khẩu từ hai hay nhiều nước cùng là đối tượng điều tra chịu
thuế đối kháng, cơ quan có thẩm quyền đang điều tra có thể đánh giá tác động gộp của
nhập khẩu từ các nước đó chỉ khi đã xác định được (a) tổng số trợ cấp được áp dụng liên
quan tới nhập khẩu từ từng nước cao hơn mức tối thiểu (de minimis) nêu tại khoản 9 Điều
11và khối lượng nhập khẩu từ từng nước đó không phải là không đáng kể và (b) căn cứ
vào những điều kiện cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh
giữa hàng nhập khẩu và hàng trong nước dẫn đến việc đánh giá gộp các tác động của
hàng nhập khẩu là thích hợp.
15.4 Việc xem xét tác động của hàng nhập khẩu được trợ cấp đối với ngành sản
xuất trong nước sẽ bao gồm cả việc đánh giá mọi yếu tố và chỉ tiêu kinh tế liên quan ảnh
hưởng tới tình trạng của ngành, kể cả sự sụt giảm sản lượng, số lượng bán ra, thị phần, lợi
nhuận hay năng suất, thu hồi vốn đầu tư hay tỷ lệ khai thác công suất hiện tại hoặc tiềm
tàng trong tương lai; những yếu tố ảnh hưởng giá cả trong nước; những tác động tiêu cực
đối với luân chuyển vốn, lượng hàng dự trữ, việc làm, tiền lương, sự tăng trưởng, khả
năng tăng vốn hay đầu tư, và trong trường hợp liên quan tới nông nghiệp, sẽ đánh giá
việc các chương trình hỗ trợ của chính phủ có vì thế mà thêm nặng gánh hay không.
Danh sách nêu trên chưa phải là tất cả và cũng không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố
đã kể trên đây có vai trò quyết định đối với việc xem xét nói trên.
15.5 Phải chỉ ra được rằng hàng nhập khẩu được trợ cấp, chính vì sự trợ cấp đó đã
gây thiệt hại nói trong Hiệp định này. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng
nhập khẩu được trợ cấp và sự tổn hại đối với một ngành sản xuất trong nước sẽ được dựa
trên kết quả xem xét mọi bằng chứng liên quan trước cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có
thẩm quyền cũng xem xét bất kỳ yếu tố nào đã biết đến ngoài việc nhập khẩu được trợ
cấp nhưng cũng gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước, và những thiệt hại do các
yếu tố đó gây ra sẽ không được coi là do việc nhập khẩu được trợ cấp. Những yếu tố có
thể liên quan như đề cập ở trên sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn bởi, khối lượng và giá
cả hàng cùng chủng loại không được trợ cấp, giảm nhu cầu hay thay đổi cơ cấu tiêu thụ,
108
việc hạn chế thương mại và cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong và ngoài nước, sự
phát triển của công nghệ và khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong
nước.
15.6 Tác động của nhập khẩu được trợ cấp phải được đánh giá trong tương quan
với sản lượng sản xuất trong nước một sản phẩm tương tự khi số liệu cho phép xác định
sản lượng sản xuất đó trên cơ sở những chỉ tiêu như quy trình sản xuất, tình hình bán ra
và lợi nhuận của nhà sản xuất. Nếu việc xác định sản lượng đó không thể thực hiện được,
tác động của nhập khẩu được trợ cấp sẽ được đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng
của một nhóm hoặc chủng loại nhỏ hẹp nhất của sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm tương
tự mà qua đó có thể có được thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
15.7 Việc xác định mối đe doạ gây ra thiệt hại vật chất sẽ được dựa trên sự thật
chứ không dựa trên sự suy đoán, quy kết hay khả năng xa xôi. Sự thay đổi hoàn cảnh có
thể tạo ra một tình huống theo đó một trợ cấp có thể gây ra thiệt hại phải được nhận thấy
trước một cách rõ ràng và sát thực. Khi ra một quyết định về mối đe doạ gây thiệt hại vật
chất, cơ quan có thẩm quyền đang điều tra sẽ xem xét, nhưng không giới hạn bởi những
yếu tố sau đây:
(i) tính chất của trợ cấp và những tác động về mặt thương mại có khả năng xảy
ra;
(ii) sự gia tăng đáng kể tỷ lệ nhập khẩu hàng được trợ cấp vào thị trường trong
nước cho thấy khả năng nhập khẩu tăng mạnh;
(iii) khả năng của một nhà xuất khẩu đã sẵn sàng, hay sắp hoặc đã tăng lên đáng
kể cho thấy khả năng gia tăng xuất khẩu sản phẩm được trợ cấp đến thị trường Thành
viên nhập khẩu, có tính đến sự hiện diện những khả năng của những thị trường xuất khẩu
khác trong tiếp nhận năng lực xuất khẩu bổ sung;
(iv) việc xem xét liệu nhập khẩu đang xâm thị với mức giá sẽ có khả năng gây tác
động ép giá hay loại trừ trên thị trường trong nước, và có khả năng tăng nhu cầu nhập
khẩu thêm nữa hay không; và
(v) lượng dự trữ của sản phẩm đang được điều tra.

109
Không nhất thiết là một hay nhiều nhân tố đã kể trên đây sẽ có vai trò quyết định, nhưng
tổng thể các nhân tố đó sẽ phải dẫn đến kết luận rằng việc tiếp tục trợ cấp rất dễ xảy ra
và có thể gây ra tổn hại vật chất, trừ khi một hành động bảo vệ được thực thi.
15.8 Đối với những trường hợp khi mà sự tổn thất bị đe doạ bởi hàng nhập khẩu
được trợ cấp, việc áp dụng thuế đối kháng sẽ được xem xét và quyết định.

Điều 16
Định nghĩa ngành trong nước
16.1 Trong Hiệp định này, ngoại trừ trường hợp được quy định tại khoản 2, thuật ngữ
“ngành sản xuất trong nước” được hiểu là nói đến những nhà sản xuất cùng một sản
phẩm tương tự hay những nhà sản xuất có sản lượng chung chiếm đa số trong tổng sản
xuất trong nước của những sản phẩm đó, trừ khi nhà sản xuất liên quan tới những nhà
xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc chính họ là nhà nhập khẩu những sản phẩm được coi là
hàng nhập khẩu được trợ cấp hay nhà nhập khẩu những sản phẩm tương tự từ một nước
khác, và trong trường hợp này, thuật ngữ “ngành sản xuất trong nước” được hiểu là các
nhà sản xuất còn lại.
16.2 Trong những hoàn cảnh đặc biệt, lãnh thổ của một Thành viên có thể được
phân định thành hai hay nhiều thị trường cạnh tranh và các nhà sản xuất trong phạm vi
mỗi thị trường có thể được coi là một ngành sản xuất riêng biệt nếu (a) các nhà sản xuất
trong phạm vi thị trường đó bán toàn bộ hay hầu như toàn bộ sản lượng sản phẩm của họ
trên thị trường đó, và (b) nhu cầu của thị trường đó không được đáp ứng ở mức độ đáng
kể từ nguồn sản xuất ngoài thị trường đó trên cùng lãnh thổ . Trong những trường hợp
này, có thể xác định có tổn hại ngay cả khi phần lớn ngành sản xuất trong nước không bị
tổn hại, với điều kiện là có sự tập trung nhập khẩu được trợ cấp vào một thị trường riêng
biệt như vậy và hơn nữa là nhập khẩu được trợ cấp đó đang gây ra tổn hại cho những nhà
sản xuất dại diện cho toàn bộ hay hầu như toàn bộ nền sản xuất trên thị trường đó.
16.3 Khi ngành sản xuất trong nước được hiểu là nói đến những nhà sản xuất trong
một địa bàn nào đó, ví dụ như thị trường nói tại khoản 2, thuế đối kháng chỉ đánh vào
những những sản phẩm đã nêu và được giao cho tiêu dùng trong địa bàn đó. Khi luật hiến
pháp của Thành viên nhập khẩu không cho phép đánh thuế đối kháng dựa trên cơ sở nêu
110
trên, Thành viên nhập khẩu có thể đánh thuế đối kháng không hạn chế chỉ khi (a) nhà
xuất khẩu trước đó đã có cơ hội để ngừng xuất khẩu hàng vào địa bàn đó với giá có trợ
cấp, hoặc là có sự bảo đảm quy định tại Điều 18 nhưng đã không khẩn trương đưa ra sự
đảm bảo đó và (b) thuế đối kháng này không được chỉ đánh vào sản phẩm của những nhà
sản xuất cụ thể cung cấp hàng cho khu vực này.
16.4 Khi hai hay nhiều nước, theo quy định tại điểm 8 (a) Điều XXIV Hiệp định
GATT 1994, đã đạt tới trình độ hội nhập đến mức có những đặc điểm của một thị trường
chung, thống nhất, ngành sản xuất của toàn bộ khu vực đó sẽ được coi là ngành sản xuất
trong nước như nêu tại khoản 1 và khoản 2.
16.5 Các quy định của khoản 6 Điều 15 sẽ được áp dụng đối với Điều này.

Điều 17
Các biện pháp tạm thời
17.1 Các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng khi:
(a) việc điều tra được bắt đầu tiến hành phù hợp với các quy định của Điều 11, đã có
thông báo công khai về việc điều tra này và các Thành viên và các bên quan tâm đã được
tạo cơ hội thích đáng dể cung cấp thông tin và nhận xét;
(b) đã xác định sơ bộ rằng có tồn tại trợ cấp và việc nhập khẩu được trợ cấp đã gây
tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và
(c) Cơ quan có thẩm quyền liên quan cho rằng các biện pháp đó là cần thiết để ngăn
chặn thiệt hại xảy ra trong quá trình điều tra.
17.2 Các biện pháp tạm thời có thể dưới hình thức thuế đối kháng tạm thời được bảo
đảm bằng việc đặt cọc tiền tương đương với giá trị trợ cấp được tạm tính.
17.3 Các biện pháp tạm thời không được áp dụng trước quá 60 ngày, kể từ ngày bắt
đầu điều tra.
17.4 Các biện pháp tạm thời chỉ được giới hạn trong thời gian ngắn nhất có thể,
không vượt quá bốn tháng.
17.5 Các quy định có liên quan tại Điều 19 phải được tuân thủ trong quá trình áp
dụng các biện pháp tạm thời.
Điều 18
111
Cam kết
18.1 Quá trình điều tra có thể bị đình chỉ hay chấm dứt mà không áp dụng các biện
pháp tạm thời hay thuế đối kháng ngay khi nhận được cam kết tự nguyện với nội dung:
(a) chính phủ của Thành viên xuất khẩu chấp nhận xoá bỏ hay hạn chế trợ cấp hoặc có
những biện pháp khác có cùng kết quả; hoặc
(b) nhà xuất khẩu đồng ý xem xét lại giá sao cho Cơ quan có thẩm quyền đang điều tra
thấy rằng biện pháp trợ cấp không còn gây ra thiệt hại. Việc tăng giá theo các cam kết
này không cần cao quá mức cần thiết để triệt tiêu khối lượng trợ cấp. Có thể chấp nhận
mức tăng giá thấp hơn khối lượng trợ cấp nếu thấy đã thích đáng để khắc phục thiệt hại
gây ra cho ngành sản xuất trong nước.
18.2. Không được yêu cầu cam kết hay chấp nhận cam kết trừ khi cơ quan có thẩm quyền
của Thành viên đang nhập khẩu đã có sự xác định ban đầu là có trợ cấp và có thiệt hại do
trợ cấp gây ra và trong trường hợp cam kết do nhà xuất khẩu thực hiện, đã được Thành
viên đang xuất khẩu thoả thuận.
18.3 Các cam kết không cần thiết phải được chấp nhận nếu cơ quan có thẩm quyền của
Thành viên nhập khẩu thấy việc chấp nhận của mình là không thực tế, ví dụ nếu số lượng
các nhà xuất khẩu hiện tại hoặc tiềm tàng quá lớn hoặc có những lý do khác, kể cả lý do
thuộc chính sách chung. Nếu có trường hợp như vậy phát sinh và khi có điều kiện thực
hiện, cơ quan có thẩm quyền sẽ cho nhà xuất khẩu biết lý do tại sao việc chấp nhận cam
kết là không thực tế, và ở mức độ có thể, sẽ tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu trình bày
ý kiến của mình.
18.4 Nếu cam kết được chấp nhận, nhưng Thành viên xuất khẩu mong muốn hoặc Thành
viên đang nhập khẩu quyết định hoàn thành cuộc điều tra thì cuộc điều tra sẽ được tiếp
tục đến khi hoàn thành. Trong trường hợp cuộc điều tra đi đến kết luận không thuận đối
với trợ cấp và sự tổn hại, bản cam kết sẽ tự động mất hiệu lực, ngoại trừ trường hợp kết
luận đó chủ yếu là do có bản cam kết. Trong trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền liên
quan có thể yêu cầu cam kết tiếp tục có hiệu lực một thời gian hợp lý phù hợp với các
quy định của Hiệp định này. Trong trường hợp xác định là có trợ cấp và tổn hại thì cam
kết vẫn tiếp tục có hiệu lực, theo những điều khoản của nó và các quy định của Hiệp định
này.
112
18.5 Cơ quan có thẩm quyền của Thành viên đang nhập khẩu có thể gợi ý đưa ra cam kết
về giá, nhưng nhà xuất khẩu không bị buộc phải đưa ra cam kết đó. Việc chính phủ
Thành viên hay nhà xuất khẩu không đưa ra đề nghị có cam kết hoặc không chấp nhận
lời đề nghị đó thì trong mọi trường hợp sẽ không ảnh hưởng đến việc xem xét đánh giá về
vụ việc đó. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền được tự do xác định rằng mối đe doạ gây
tổn hại sẽ càng trở nên hiện thực nếu việc nhập khẩu được trợ cấp vẫn được tiếp tục duy
trì.
18. 6. Cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ chính
phủ hay nhà xuất khẩu nào có cam kết đã được chấp nhận cung cấp định kỳ thông tin liên
quan tới việc thực hiện cam kết và cho phép kiểm tra lại các số liệu liên quan. Trong
trường hợp vi phạm cam kết, thì căn cứ vào Hiệp định này và các quy định của Hiệp
định, cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu có thể áp dụng ngay những biện
pháp tạm thời trên cơ sở thông tin tối đa có được. Trong trường hợp đó, có thể đánh thuế
đối kháng chính thức, theo Hiệp định này, đối với hàng nhập khẩu đã được đưa vào tiêu
thụ không quă 90 ngày trước khi biện pháp tạm thời được áp dụng, ngoại trừ việc đánh
giá mang tính hồi tố này không áp dụng đối với hàng nhập khẩu được đưa vào trước khi
có sự vi phạm cam kết.

Điều 19
Áp thuế và thu thuế đối kháng
19.1 Nếu, sau khi đã cố gắng hợp lý để hoàn thành việc tham vấn, một Thành viên
xác định chắc chắn rằng có trợ cấp và mức trợ cấp, và rằng thông qua trợ cấp, hàng nhập
khẩu được trợ cấp đã gây ra tổn hại, thì Thành viên đó có thể đánh thuế đối kháng theo
quy định của Điều này, trừ khi việc trợ cấp được rút bỏ.
19.2 Khi mọi yêu cầu để có thể áp dụng thuế đối kháng đã được thoả mãn, thì quyết
định có đánh thuế đối kháng hay không và số tiền thuế đối kháng sẽ thu phải bằng mức
trợ cấp hay thấp hơn mức trợ cấp, do cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu
đưa ra. Các Thành viên mong muốn rằng việc đánh thuế đối kháng trên lãnh thổ của tất
cả các Thành viên sẽ không cứng nhắc và rằng mức thuế đối kháng nên thấp hơn tổng
mức trợ cấp, nếu mức thuế đối kháng thấp hơn này là đủ để khắc phục thiệt hại với ngành
113
sản xuất trong nước, và mong muốn rằng thủ tục lập ra cho phép các cơ quan có thẩm
quyền tính toán đầy đủ đến và thể hiện được tính đại diện quyền lợi của mọi bên trong
nước liên quan mà quyền lợi của họ có thể bị tổn hại do việc áp dụng thuế đối kháng.
19.3 Khi thuế đối kháng được áp dụng đối với bất kỳ sản phẩm nào, thuế đối kháng
phải được đánh, với mức thuế phù hợp với từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt
đối xử với sản phẩm nhập khẩu từ mọi nguồn đã kết luận là có trợ cấp và gây ra thiệt hại,
trừ hàng nhập khẩu từ những nguồn đã từ bỏ việc áp dụng trợ cấp hay từ những nguồn đã
có cam kết theo quy định của Hiệp định này và đã được chấp nhận. Bất kỳ nhà xuất khẩu
nào có hàng xuất khẩu phải chính thức chịu thuế đối kháng nhưng chưa bị điều tra với lý
do không phải là từ chối hợp tác trong điều tra, sẽ có quyền yêu cầu được tiến hành xem
xét lại khẩn trương để cơ quan có thẩm quyền đang điều tra xác định ngay một mức thuế
suất đối kháng cụ thể áp dụng đối với nhà xuất khẩu đó.
19.4 Không đánh thuế đối kháng đối với hàng nhập khẩu vượt quá số tiền trợ cấp đã
được kết luận là có tồn tại, tính theo đơn vị của sản phẩm được trợ cấp và xuất khẩu.

Điều 20
Hồi tố
20.1 Các biện pháp tạm thời và thuế đối kháng sẽ chỉ được áp dụng đối với các sản
phẩm đưa vào tiêu thụ sau thời điểm quyết định được đưa ra theo quy định của khoản 1
Điều 17 và khoản 1 Điều 19 có hiệu lực, tuỳ thuộc vào những ngoại lệ quy định tại Điều
này.
20.2 Khi đã xác định được có tổn hại ( không phải là mối đe doạ về một tổn hại hoặc
về việc gây chậm trễ cho việc thiết lập một ngành sản xuất trong nước), hoặc trong
trường hợp đã xác định được có mối đe doạ gây tổn hại mà nếu không có biện pháp tạm
thời thì hàng nhập khẩu được trợ cấp đã có thể bị xác định là có gây ra tổn hại, thuế đối
kháng có thể được tính hồi tố đối với thời gian đã áp dụng biện pháp tạm thời, nếu có.
20.3 Nếu mức thuế đối kháng ở mức cao hơn giá trị đã đặt cọc bảo đảm bằng tiến
mặt hay bằng bảo lãnh, sẽ không thu thêm số chênh lệch nữa. Ngược lại nếu mức thuế
đối kháng thấp hơn giá trị đã đặt cọc bằng tiền mặt hoặc bằng bảo lãnh, thì khoản chênh
lệch sẽ được hoàn trả ngay.
114
20.4 Trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khi đã xác định được là có mối đe doạ
thiệt hại hay thực sự gây chậm trễ cho việc thiết lập một ngành sản xuất trong nước
(nhưng thiệt hại chưa xảy ra) thuế đối kháng chính thức chỉ được áp dụng kể từ ngày xác
định là có đe doạ gây thiệt hại hoặc thực gây chậm trễ, và bất kỳ khoản bảo đảm đặt cọc
bằng tiền mặt nào trong thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hoàn trả và các
bảo lãnh sẽ được giải toả ngay.
20.5 Khi có xác định cuối cùng là không có trợ cấp và thiệt hại thì bất kỳ khoản bảo
đảm nào đã đặt cọc bằng tiền mặt trong thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được
hoàn trả và bất kỳ bảo lãnh, bảo đảm sẽ được giải toả nhanh chóng.
20.6 Trong những hoàn cảnh nghiêm trọng khi hàng hóa trợ cấp đã được nêu ra,
cơ quan có thẩm quyền thấy rằng thiệt hại là khó có thể khắc phục được do nhập khẩu với
khối lượng lớn trong một thời gian ngắn sản phẩm đã được trợ cấp không phù hợp các
quy định của GATT 1994 và của Hiệp định này và thấy cần thiết để ngăn ngừa tình trạng
đó tái diễn, thì cơ quan có thẩm quyền có thể tính hồi tố thuế đối kháng đối với hàng
nhập khẩu này, thuế đối kháng chính thức có thể được tính đối với hàng nhập khẩu đã
đưa vào tiêu dùng trước đó nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện
pháp tạm thời.

Điều 21
Thời gian áp dụng, rà soát thuế đối kháng và các cam kết
21.1 Thuế đối kháng sẽ có hiệu lực chỉ khi và ở chừng mực cần thiết để đối kháng
lại việc trợ cấp đang gây ra thiệt hại.
21.2 Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại nhu cầu có tiếp tục đánh thuế đối kháng
không, khi tự mình thấy cần hoặc theo yêu cầu của bên quan tâm có bằng chứng thực tế
chứng minh nhu cầu cần xem xét lại việc đánh thuế với điều kiện là đã có một thời gian
hợp lý kể từ khi áp dụng thuế đối kháng. Các bên quan tâm có quyền yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền xem xét xem liệu việc tiếp tục áp dụng thuế đối kháng có còn cần thiết để đối
với việc triệt tiêu tác dụng trợ cấp hay không, liệu tổn hại có khả năng tiếp diễn hoặc tái
hiện hay không nếu như thuế đối kháng đã ngừng hoặc thay đổi. Nếu sau khi xem xét lại

115
theo khoản này, cơ quan có thẩm quyền quyết định rằng thuế đối kháng không còn cơ sở,
thì thuế đối kháng sẽ được chấm dứt ngay lập tức.
21.3 Cho dù có quy định tại khoản 1 và 2, thuế đối kháng sẽ được kết thúc vào ngày
không chậm quá năm năm, kể từ ngày được áp dụng (hoặc kể từ ngày rà soát gần nhất
theo quy định tại khoản 2, nếu việc rà soát bao gồm cả thuế và tổn hại, hoặc theo quy
định của khoản này) trừ trường hợp trước khi đến ngày đó, cơ quan có thẩm quyền khi tự
mình tiến hành rà soát, hoặc theo yêu cầu có đầy đủ bằng chứng hợp lệ của hoặc thay mặt
cho ngành công nghiệp trong nước, được đưa ra trong một thời gian hợp lý trước ngày
kết thúc thời hạn, quyết định rằng việc ngừng đánh thuế có khả năng làm cho trợ cấp và
tổn hại tiếp diễn hoặc tái diễn. Trong thời gian chờ kết luận của việc xem xét đó, có thể
tiếp tục duy trì thuế đối kháng.
21.4 Các quy định của Điều 12 về bằng chứng và thủ tục áp dụng đối với việc rà
soát phải được thực hiện theo Điều này. Việc xem xét như vậy sẽ được tiến hành khẩn
trương và thông thuờng sẽ được kết luận trong vòng 12 tháng, kể từ ngày bắt đầu rà soát.
21.5 Các quy định của Điều này sẽ được áp dụng tương thích đối với các cam kết
được chấp nhận theo quy định của Điều 18.

Điều 22
Công bố và giải thích kết luận điều tra
22.1 Khi các cơ quan có thẩm quyền thấy rằng có đủ bằng chứng để bắt đầu việc điều
tra về trợ cấp theo Điều 11, cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố và thông báo cho (các)
Thành viên có sản phẩm là đối tượng của việc điều tra này cũng như thông báo cho các
bên quan tâm khác, mà cơ quan có thẩm quyền biết được.
22.2 Công bố về việc bắt đầu tiến hành điều tra hoặc cung cấp dưới hình thức một bản
báo cáo riêng, phải bao gồm những nội dung chính sau đây:
(i) tên nước xuất khẩu và sản phẩm liên quan;
(ii) ngày bắt đầu tiến hành điều tra ;
(iii) mô tả về trợ cấp sẽ bị điều tra;
(iv) tóm tắt những yếu tố tạo nên cơ sở cho rằng có thiệt hại xảy ra;

116
(v) địa chỉ giao dịch để liên hệ với người đại diện của Thành viên quan tâm và bên có
quan tâm;
(vi) thời hạn cho phép các Thành viên quan tâm hay các bên quan tâm có thể trình bày
quan điểm.
22.3 Việc xác định sơ bộ hoặc cuối cùng là có hay không có trợ cấp quyết định chấp
nhận cam kết nói tại Điều 18, cũng như việc xác định cam kết hết hiêu lực hay kết thúc
việc áp dụng thuế đối kháng, sẽ được thông báo công khai. Thông báo hay bản báo cáo
riêng thay thế phải có đủ những chi tiết về kết quả điều tra và kết luận của cơ quan có
thẩm quyền điều tra về cả vấn đề áp dụng luật lẫn nội dung vụ việc mà cơ quan có thẩm
quyền điều tra coi là quan trọng. Thông báo và báo cáo nói trên sẽ được gửi tới (những)
Thành viên có sản phẩm đang được điều tra hay đối tượng trong cam kết cũng như được
gửi tới bên liên quan mà cơ quan có thẩm quyền biết.
22.4 Thông báo công bố việc áp dụng các biện pháp tạm thời hoặc nếu không bằng
một báo cáo riêng biệt, phải giải thích chi tiết quyết định sơ bộ về sự tồn tại của trợ cấp
và tổn hại, và phải đề cập thực chất vấn đề và luật dẫn tới việc chấp nhận hay bác bỏ
một lập luận . Bản thông báo hay báo cáo đó sẽ lưu ý đúng mức tới yêu cầu bảo vệ thông
tin bí mật, và phải bao hàm những nội dung cụ thể sau đây:
(i) tên nhà cung cấp hoặc, khi điều này không thực tế, tên nước cung cấp có liên
quan;
(ii) mô tả sản phẩm ở nước đáp ứng nội dung khai báo hải quan;
(iii) trị giá trợ cấp đã xác định được và cơ sở đã được dùng để xác định có trợ cấp;
(iv) các cân nhắc có liên quan tới sự xác định có tổn hại như đã nêu tại Điều 15;
(i) những lý do chính đã dẫn tới kết luận.
22.5 Công bố về kết thúc hay đình chỉ điều tra trong trường hợp điều tra đã xác định là
có trợ cấp và dẫn tới đánh thuế đối kháng hay chấp nhận cam kết, hoặc nếu không phải là
một công bố dưới hình thức một báo cáo riêng biệt, sẽ có mọi thông tin có liên quan về
những vấn đề áp dụng luật hoặc nội dung vụ việc và lý do dẫn tới áp dụng biện pháp cuối
cùng hay chấp nhận cam kết, có lưu ý đúng mức đến yêu cầu bảo vệ thông tin không phổ
biến. Đặc biệt, công bố hay báo cáo sẽ có những thông tin nói tại khoản 4, cũng như lý do

117
dẫn đến chấp nhận hay bác bỏ lập luận hoặc khiếu nại liên quan của các Thành viên quan
tâm và của người xuất khẩu và người nhập khẩu.
22.6 Thông báo công khai về việc kết thúc hay đình chỉ điều tra sau khi chấp nhận cam
kết theo Điều 18, hoặc dưới hình thức một bản báo cáo riêng biệt, sẽ bao gồm phần nội
dung không mang tính chất bí mật của bản cam kết đó.
22.7 Các quy định của Điều này được áp dụng, với những điều chỉnh thích hợp, nếu
có, với việc bắt đầu và kết thúc việc rà soát nói tại Điều 21 và đối với những quyết định
nói tại Điều 20 về hồi tố đối với thuế đối kháng.

Điều 23
Rà soát tư pháp
Trong trường hợp luật pháp quốc gia của một Thành viên có những quy định về các biện
pháp thuế đối kháng thì thành viên đó sẽ duy trì các cơ quan xét xử tư pháp, trọng tài
hoặc hành chính nhằm mục đích xem xét lại một cách nhanh chóng các quyết định hành
chính liên quan tới việc xác định cuối cùng việc có hay không có trợ cấp hoặc thiệt hại
cũng như kết quả xem xét lại việc xác định đó theo Điều 21. Các cơ quan xét xử và thủ
tục này phải độc lập với cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm đánh giá hay rà soát
những vấn đề là đối tượng nói đến ở đây, và sẽ tạo cơ hội cho tất cả các bên liên quan đã
tham gia vào thủ tục hành chính và chịu tác động trực tiếp hay đơn lẻ của quyết định
hành chính đó, được tham dự vào việc rà soát.

PHẦN VI: CÁC THỂ CHẾ


Điều 24
Uỷ ban về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và các cơ quan trực thuộc
...
PHẦN VII : THÔNG BÁO VÀ GIÁM SÁT
Điều 25
Các thông báo
...
Điều 26
118
Giám sát
...

PHẦN VIII : CÁC THÀNH VIÊN ĐANG PHÁT TRIỂN


Điều 27
Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển
27.1 Các Thành viên thừa nhận rằng trợ cấp có thể đóng vai trò quan trọng trong các
chương trình phát triển của các Thành viên đang phát triển.
27.2 Những quy định cấm tại điểm1 (a) Điều 3 sẽ không áp dụng đối với:
(a) các Thành viên đang phát triển nêu tại phụ lục VII.
(b) các Thành viên đang phát triển khác, trong thời gian tám năm kể từ ngày hiệp
định WTO có hiệu lực, tuỳ thuộc vào các quy định tại khoản 4.
27.3 Những quy định cấm tại điểm 1(b) Điều 3 sẽ không áp dụng với các Thành
viên đang phát triển trong thời gian năm năm, và sẽ không áp dụng với các Thành viên
chậm phát triển nhất trong thời gian tám năm, kể từ ngày hiệp định WTO có hiệu lực.
27.4 Các Thành viên đang phát triển nêu tại điểm 2(b), sẽ loại bỏ dần trợ cấp xuất
khẩu trong vòng 8 năm và tốt nhất là nên làm từng bước. Tuy nhiên, một Thành viên
đang phát triển sẽ không tăng mức trợ cấp xuất khẩu của mình và sẽ loại bỏ trợ cấp đó
trong thời gian ngắn hơn thời hạn nêu tại khoản này nếu việc sử dụng trợ cấp như vậy
không phù hợp với nhu cầu phát triển của mình. Nếu một Thành viên đang phát triển thấy
cần áp dụng trợ cấp đó vượt quá thời hạn tám năm, thì không chậm hơn một năm trước
khi kết thúc thời hạn tám năm đã quy định, thì Thành viên đó sẽ tham vấn cho Uỷ ban,
sau khi xem xét mọi nhu cầu kinh tế, tài chính và phát triển liên quan của Thành viên đó,
Uỷ ban sẽ xác định việc gia hạn có đủ cơ sở không. Nếu Uỷ ban xác định rằng việc gia
hạn là có cơ sở, thì Thành viên đó sẽ tiến hành tham vấn hàng năm với Uỷ ban để xác
định tính cần thiết phải duy trì trợ cấp đó. Nếu Uỷ ban không xác định được tính cần
thiết, thì Thành viên đó sẽ loại bỏ trợ cấp xuất khẩu vẫn còn áp dụng trong vòng hai năm,
kể từ ngày hết thời hạn cho phép.
27.5 Một Thành viên đang phát triển đã đạt được trình độ cạnh tranh trong xuất khẩu
với bất kỳ sản phẩm xuất khẩu nào sẽ xoá bỏ dần trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm đó
119
trong thời hạn hai năm. Tuy nhiên, với một Thành viên đang phát triển nêu tại phụ lục
VII và đã đạt được tính cạnh tranh trong xuất khẩu một hoặc nhiều sản phẩm, trợ cấp xuất
khẩu với sản phẩm đó sẽ được xoá bỏ trong vòng tám năm.
27.6 Được coi là có tính cạnh tranh trong một sản phẩm nếu Thành viên đang phát
triển đã xuất khẩu sản phẩm này chiếm ít nhất 3,5% thị phần của thương mại thế giới về
sản phẩm đó trong hai năm liên tục. Tính cạnh tranh trong xuất khẩu được coi là đã có (a)
trên cơ sở thông báo của Thành viên đang phát triển là họ đã đạt được tính cạnh tranh
trong xuất khẩu, hoặc là (b) trên cơ sở tính toán của Ban Thư ký theo yêu cầu của Thành
viên khác. Theo khoản này, một sản phẩm được định nghĩa là tương ứng với nhóm
hàng theo hệ thống HS. Uỷ ban sẽ xem xét lại việc thực hiện điều khoản này trong năm
năm kể từ ngày hiệp định WTO có hiệu lực.
27.7 Các quy định của Điều 4 sẽ không áp dụng đối với các Thành viên đang phát
triển trong trường hợp trợ cấp xuất khẩu phù hợp với các quy định từ khoản 2 tới khoản
5. Trong trường hợp đó, sẽ áp dụng các quy định liên quan của Điều 7.
27.8 Một khoản trợ cấp được một nước đang phát triển áp dụng sẽ không bị suy đoán
là gây ra thiệt hại nghiêm trọng theo điều kiện của khoản 1 Điều 6, theo định nghĩa của
Hiệp định này. Thiệt hại nghiêm trọng nói tại khoản 9 phải có bằng chứng khẳng định
theo các quy định của các khoản từ 3 tới 8 Điều 6.
27.9 Đối với những trợ cấp có thể đối kháng được một Thành viên là nước đang
phát triển áp dụng hay duy trì, nhưng không thuộc loại được nêu tại khoản 1 Điều 6, thì
hành động đối kháng không được phép hay thực hiện theo Điều 7, trừ khi xác định
được là do có trợ cấp thuộc loại đó mà làm mất hay giảm hiệu lực của các nhân nhượng
về thuế quan hoặc những nghĩa vụ khác theo Hiệp định GATT 1994, đến mức loại bỏ hay
ngăn cản việc nhập khẩu một sản phẩm tương tự của một Thành viên khác vào thị trường
Thành viên đang phát triển đang trợ cấp trừ khi gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong
nước trên thị trường của Thành viên đang nhập khẩu.
27.10 Bất kỳ việc điều tra thuế đối kháng nào áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ
một Thành viên đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi cơ quan có thẩm quyền liên quan
xác định được rằng:

120
(a) tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 2% giá trị của nó tính theo
trị giá trên cơ sở đơn vị sản phẩm; hoặc
(b) khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng nhập khẩu
sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu, trừ khi nhập khẩu từ các Thành viên đang
phát triển có thị phần riêng dưới 4% chiếm tổng thị phấn lớn hơn 9% tổng thị phần nhập
khẩu sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu.
27.11 Đối với các Thành viên đang phát triển thuộc diện đã nêu tại điểm 2(b) đã xoá
bỏ trợ cấp xuất khẩu trước khi hết thời hạn tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu
có hiệu lực, và đối với các Thành viên đang phát triển trong phụ lục VII, con số tương
ứng nêu tại điểm 10(a) sẽ là 3% thay cho 2%. Quy định này sẽ được áp dụng kể từ ngày
việc xoá bỏ trợ cấp được thông báo cho Uỷ ban, và còn được áp dụng chừng nào Thành
viên đang phát triển đã thông báo không áp dụng trợ cấp xuất khẩu. Quy định này sẽ hết
hiệu lực sau tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.
27.12 Các quy định của khoản 10 và 11 sẽ điều chỉnh việc xác định trợ cấp thuộc loại
không đáng kể hoặc tối thiểu (de minimis) nêu tại khoản 3 Điều 15.
27.13 Các quy định của Phần III sẽ không áp dụng đối với việc xoá nợ trực tiếp, trợ cấp
nhằm bù đắp chi phí xã hội, dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả việc miễn thu những khoản
phải nộp cho chính phủ và chuyển giao trách nhiệm khi các khoản trợ cấp đó được cấp
trong khuôn khổ và gắn liền với một chương trình tư nhân hoá của Thành viên đang phát
triển với điều kiện các chương trình đó và những trợ cấp liên quan được áp dụng trong
một thời gian hạn chế và được thông báo cho Uỷ ban và chương trình đó cuối cùng đưa
đến kết quả tư nhân hoá xí nghiệp liên quan.
27.14 Khi một Thành viên đang phát triển có quan tâm yêu cầu, Uỷ ban sẽ xem xét lại
thực tế về một trợ cấp xuất khẩu riêng tại một Thành viên đang phát triển để xác định
xem việc trợ cấp đó có phù hợp với nhu cầu phát triển của Thành viên đó hay không.
27.15 Khi một Thành viên đang phát triển có quan tâm yêu cầu, Uỷ ban sẽ xem xét lại
một biện pháp đối kháng để xác định việc biện pháp đó có phù hợp với các quy định của
khoản 10 và 11 như được áp dụng đối với các Thành viên đang phát triển nêu ở đây hay
không.

121
PHẦN IX: CÁC THOẢ THUẬN CHUYỂN TIẾP
Điều 28
Các chương trình hiện có
...

Điều 29
Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
29.1 Các Thành viên đang trong thời kỳ chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang một nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh có thể áp dụng những chương
trình và biện pháp cần thiết cho quá trình chuyển đổi.
29.2 Đối với các Thành viên nói trên, các chương trình trợ cấp thuộc diện điều chỉnh
của Điều 3 và đã được thông báo phù hợp với khoản 3, sẽ được loại bỏ dần và điều chỉnh
cho phù hợp với Điều 3 trong vòng 7 năm, kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu
lực. Trong trường hợp này Điều 4 sẽ không được áp dụng. Ngoài ra, trong cùng thời gian
đó:
(a) các chương trình trợ cấp nêu tại điểm 1(d) Điều 6 sẽ không thuộc diện có thể dẫn
tới hành động đối kháng nêu tại Điều 7;
(b) đối với các những trợ cấp có thể dẫn tới hành động đối kháng, các quy định của
khoản 9 Điều 27 sẽ được áp dụng.
29.3 Các chương trình thuộc diện nêu tại Điều 3 sẽ được thông báo cho Uỷ ban vào một
ngày gần nhất có thể được, sau ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực. Trợ cấp khác
có thể được thông báo hai năm sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.
29.4 Trong những trường hợp ngoại lệ, Các Thành viên nêu tại khoản 1 có thể được Uỷ
ban cho phép vận dụng khác đi trong các chương trình và biện pháp và lịch trình cụ thể
của Thành viên đó đã thông báo nếu làm như vậy là cần thiết cho các tiến trình chuyển
đổi kinh tế của Thành viên đó.

PHẦN X: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP


Điều 30

122
Các quy định của các Điều XXII và XXIII của Hiệp định GATT 1994 đã được chi
tiết hoá và vận dụng tại Thoả thuận về giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng cho việc tham
vấn và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, trừ khi Trong Hiệp định này có quy định
khác.

PHẦN XI: CÁC QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG


Điều 31
Áp dụng tạm thời
Các quy định của khoản 1 Điều 6 và các quy định của Điều 8 và Điều 9 sẽ được
áp dụng trong một thời hạn 5 năm, bắt đầu từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực. Không
chậm hơn 180 ngày trước khi kết thúc thời hạn này, Uỷ ban sẽ xem xét lại tình hình thực
thi các quy định đó, nhằm quyết định có gia hạn việc áp dụng chúng hay không, dưới
hình thức giữ nguyên nội dung như hiện nay hay có sửa đổi cho một thời kỳ tiếp theo.
Điều 32
Các quy định cuối cùng khác
...

PHỤ LỤC I
DANH MỤC MINH HỌA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU

(a) Việc Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho một hãng hoặc một ngành sản xuất trong nước
tính theo kết quả xuất khẩu.
(b) Các chương trình giữ lại ngoại tệ hoặc việc làm tương tự có thưởng khuyến khích
xuất khẩu.
(c) Vận chuyển nội địa và cước phí giao hàng xuất khẩu, được Chính phủ cung cấp hoặc
giao quyền cung cấp, với những điều kiện thuận lợi hơn so với giao hàng nội địa.
(d) Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu, hoặc
sản xuất trong nước sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, trực tiếp hay gián tiếp thông qua
các chương trình được phép của Chính phủ, với những điều kiện thuận lợi hơn cung cấp
cho các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hay dịch vụ để sử dụng
123
trong sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, nếu trong trường hợp là một sản phẩm, các điều
kiện điều khoản đó thuận lợi hơn điều kiện thương mại thông thường sẵn có trên thị
trường thế giới dành cho nhà xuất khẩu của Thành viên đó.
(e) miễn, hay tạm ngừng thu toàn bộ hoặc một phần các khoản thuế trực thu hay các
khoản đóng góp xã hội mà doanh nghiệp sản xuất hay thương mạiđã hoặc phải thanh
toán, chỉ áp dụng riêng với xuất khẩu,
(f) cho phép miễn giảm trực tiếp liên quan tới xuất khẩu hoặc kết quả xuất khẩu, vượt quá
hay cao hơn những miễn giảm dành cho sản xuất để tiêu thụ trong nước, trong cách tính
toán cơ sở để thu thuế trực tiếp.
(g) miễn hay hoàn thuế gián thu cao hơn mức áp dụng đối với sản xuất hay lưu thông một
sản phẩm tương tự tiêu thụ trên thị trường nội địa, đối với sản xuất hay lưu thông xuất
khẩu hàng hoá.
(h) miễn, hoàn hay chuyển thuế gián thu sang kỳ sau thuộc diện thu gộp cho cả các công
khoản trước đây với hàng hoá hay dịch vụ được sử dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu
vượt quá mức được miễn, giảm hay hoãn thu với các khoản thuế gián thu gộp đánh vào
sản phẩm hay dịch vụ thuộc các giai đoạntrước đây tương ứng được tiêu thụ trên thị
trường trong nước; tuy nhiên với điều kiện là, các khoản thuế gián thu gộp được miễn,
hoàn trả hay chuyển có thể áp dụng đối với hàng đã xuất khẩu mà không áp dụng với sản
phẩm tương tự được tiêu thụ trong nước, khi các khoản thuế gián thu gộp được đánh vào
vật tư đầu vào tiêu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu (tạo thành hao phí thông thường).
Điểm này có thể được hiểu một cách phù hợp với hướng dẫn về tiêu thụ đầu vào trong
tiến trình sản xuất nêu tại Phụ lục II.
(i) hoàn trả hay giảm các khoản thu phí nhập khẩu vượt quá số thu đối với hàng nhập
khẩu tiêu thụ ở đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu (tạo thành mức hao phí thông
thường); tuy nhiên, nếu trong những trường hợp riêng biệt, một hãng có thể sử dụng một
số lượng vật tư đầu vào trên thị trường trong nước ngang với hay có cùng chất lượng và
đặc điểm như đầu vào nhập khẩu để thay thế đầu vào trong nước đó để có thể được
hưởng lợi từ quy định này khi các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng cùng
phát sinh trong một thời kỳ hợp lý nhưng không quá hai năm. Điểm này có thể được hiểu
một cách phù hợp với hướng dẫn về tiêu thụ đầu vào trong quá trình sản xuất nêu tại Phụ
124
lục II và hướng dẫn để xác định xem chế độ giảm thuế áp dụng đối với đầu vào sản phẩm
thay thế nhập khẩu như là trợ cấp xuất khẩu nêu tại Phụ lục III.
(j) Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt do Chính phủ quản lý) thực hiện các chương
trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, các chương trình bảo hiểm hoặc bảo lãnh nhằm chống
lại sự tăng chi phí sản phẩm xuất khẩu hay các chương trình về rủi ro ngoại hối, với phí
thu thấp không hợp lý, không đủ để chi trả cho chi phí hoạt động dài hạn hoặc thâm hụt
của các chương trình đó.
(k) Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt trực thuộc hoặc do Chính phủ quản lý) cấp các
khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp hơn mức mà họ thực tế phải trả để có được tiền
thực hiện việc này (hay lẽ ra phải trả nếu vay trên thị trường vốn quốc tế để có được tiền
với cùng thời hạn và các điều kiện tín dụng, và được tính bằng cùng một đồng tiền của tín
dụng xuất khẩu), hoặc các cơ sở đó trả cho toàn bộ hay một phần chi phí phát sinh với
nhà xuất khẩu hay với thể chế tài chính để có được tín dụng, trong chừng mực các khoản
tín dụng đó được sử dụng để bảo đảm dành cho nhà xuất khẩu những lợi thế đáng kể
trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu.
Tuy nhiên, với điều kiện là nếu một Thành viên có tham gia một liên kết quốc tế về tín
dụng xuất khẩu mà, tính đến ngày 1 tháng 1 năm 1979, ít nhất mười hai Thành viên sáng
lập của Hiệp định này là thành viên của liên kết đó (hay một hình thức kế tục của nó được
các Thành viên sáng lập thông qua), hoặc trong thực hành một Thành viên áp dụng các
quy định về lãi xuất của liên kết đó, thực hành tín dụng xuất khẩu phù hợp với các quy
định đó sẽ không bị coi là trợ cấp xuất khẩu thuộc diện cấm theo Hiệp định này.
(l) Bất kỳ khoản thu nào từ ngân sách nhà nước tạo thành trợ cấp theo nội dung quy định
tại Điều XVI GATT 1994.

125
HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ12
(SA)

Các Thành viên,


Ghi nhớ rằng mục đích chung của các Thành viên là thúc đẩy và tăng cường hệ
thống thương mại quốc tế dựa trên GATT 1994;
Thừa nhận sự cần thiết phải làm rõ và củng cố các nguyên tắc của GATT 1994,
và đặc biệt là các quy định tại Điều 19 (Hành động khẩn cấp về nhập khẩu một số sản
phẩm đặc biệt), nhằm thiết lập lại sự giám sát đa phương trên cơ sở các biện pháp tự vệ
và triệt tiêu các biện pháp nhằm né tránh sự giám sát này;
Thừa nhận tầm quan trọng của việc điều chỉnh cơ cấu và sự cần thiết phải tăng
cường chứ không phải làhạn chế cạnh tranh trên thị trường quốc tế; và
Thừa nhận hơn nữa, nhằm thực hiện những mục đích này, về một hiệp định toàn
diện, áp dụng cho tất cả các Thành viên và dựa trên những nguyên tắc cơ bản của GATT
1994,
Bằng Hiệp định này, thoả thuận như sau:

Điều 1
Quy định chung
Hiệp định này thiết lập các quy tắc áp dụng các biện pháp tự vệ được hiểu theo
nghĩa các biện pháp được quy định tại Điều 19 của GATT 1994.

Điều 2
Các điều kiện

12
Nguồn tại http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-ve-bien-phap-tu-ve
126
1. Một Thành viên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi
Thành viên đó đã xác định được, phù hợp với những quy định dưới đây, là sản phẩm đó
được nhập vào lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối
so với sản xuất nội địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng
cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm
cạnh tranh trực tiếp.
2. Các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với một sản phẩm nhập khẩu bất kể từ
nguồn nào.

Điều 3
Điều tra
1. Một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ chỉ sau khi cơ quan có thẩm
quyền của Thành viên đó tiến hành điều tra theo thủ tục được xây dựng và công bố phù
hợp với Điều 10 của Hiệp định GATT 1994. Việc điều tra sẽ bao gồm việc thông báo
công khai cho tất cả các bên liên quan, thẩm vấn công khai hoặc các biện pháp thích hợp
khác để nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, và các bên có liên quan có thể đưa chứng cứ,
quan điểm của họ, bao gồm cả cơ hội được phản biện lý lẽ của bên kia và đưa ra quan
điểm của mình nhằm xem xét việc áp dụng biện pháp này có phù hợp với lợi ích chung
không. Cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố báo cáo kết quả điều tra của mình và các kết
luận thỏa đáng trên cơ sở các vấn đề thực tế và pháp lý.
2. Mọi thông tin có tính chất bí mật hoặc được cung cấp trên cơ sở bí mật phải
được các cơ quan có thẩm quyền bảo quản tuyệt mật, dựa trên nguyên nhân được đưa ra.
Thông tin này không được tiết lộ nếu không được phép của bên cung cấp thông tin.
Theo yêu cầu, các bên cung cấp thông tin bí mật có thể đưa ra bản tóm tắt không bí mật
những thông tin này, hoặc nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì phải đưa ra lý do.
Tuy nhiên, nếu cơ quan có thẩm quyền thấy yêu cầu tuyệt mật không được đảm bảo và
nếu bên liên quan cũng không muốn tiết lộ hoặc cho phép tiết lộ công khai dưới dạng
khái quát hoặc tóm tắt thông tin này, thì cơ quan chức năng có thể không xem xét đến
thông tin này trừ khi nó thể hiện được tính đúng đắn của thông tin.

127
Điều 4
Xác định tổn hại nghiêm trọng và đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng
1. Theo Hiệp định này:
(a) "tổn hại nghiêm trọng" được hiểu là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của
ngành công nghiệp nội địa.
(b) "đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng" được hiểu là tổn hại nghiêm trọng rõ ràng
sẽ xảy ra, phù hợp với các quy định tại khoản 2. Việc xác định nguy cơ tổn hại nghiêm
trọng phải dựa trên cơ sở thực tế chứ không phải là phỏng đoán, viện dẫn hoặc khả năng
xa; và
(c) trong khi xác định thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại, một "ngành sản xuất nội
địa" được hiểu là toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm trực tiếp
cạnh tranh trong phạm vi lãnh thổ một Thành viên, hoặc tập hợp các nhà sản xuất mà đầu
ra của sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh của họ chiếm phần lớn trong tổng số
sản xuất nội địa của loại sản phẩm này.

2. (a) Trong khi điều tra để xác định xem hàng nhập khẩu gia tăng có gây ra
hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với sản xuất trong nước theo các quy định
của Hiệp định này không, cơ quan chức năng sẽ đánh giá tất cả các yếu tố liên quan tới
đối tượng và có thể định lượng dựa trên tình hình sản xuất của ngành này, đặc biệt là tốc
độ và số lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm có liên quan một cách tương đối hay
tuyệt đối, thị phần trong nước của phần gia tăng nhập khẩu này, sự thay đổi mức bán
hàng, sản xuất, năng suất, công suất sử dụng, lợi nhuận, lỗ và việc làm.
(b) Việc xác định được đề cập tại điểm (a) sẽ không được thực hiện, trừ khi
việc điều tra này, trên cơ sở những chứng cứ khách quan, cho thấy có mối liên hệ nhân
quả giữa việc gia tăng nhập khẩu một loại hàng hóa có liên quan và tổn hại nghiêm trọng
hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng. Khi có các yếu tố khác không phải là sự gia
tăng nhập khẩu, xuất hiện cùng một thời gian, gây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa
gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp trong nước thì những tổn hại này
sẽ không được coi là do sự gia tăng nhập khẩu.

128
(c) Phù hợp với quy định tại Điều 3, các cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố ngay
lập tức một bản đánh giá chi tiết về vụ việc được điều tra cũng như trình bày các nhân tố
liên quan được xem xét.

Điều 5
Áp dụng biện pháp tự vệ
1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng biện pháp tự vệ trong giới hạn cần thiết để ngăn
cản hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh. Nếu một
biện pháp hạn chế định lượng được sử dụng, thì biện pháp này sẽ không làm giảm số
lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu
thống kê, trừ khi có sự biện minh rõ ràng rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc
khắc phục thiệt hại nghiêm trọng. Các Thành viên sẽ chọn biện pháp thích hợp nhất để
thực hiện được các mục tiêu này.
2. (a) Trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước xuất khẩu,
Thành viên áp dụng hạn chế này có thể tìm kiếm một thỏa thuận liên quan tới việc phân
bổ hạn ngạch cho tất cả các Thành viên có lợi ích cung cấp chính yếu đối với sản phẩm.
Trong trường hợp không áp dụng được phương pháp này, Thành viên nhập khẩu sẽ phân
bổ cho các Thành viên có lợi ích cung cấp chủ yếu đối với sản phẩm này theo thị phần,
tính theo tổng giá trị hay số lượng sản phẩm được nhập từ các Thành viên này trong một
thời gian đại diện trước đó và có tính đến bất cứ một yếu tố đặc biệt nào đã hoặc có thể
ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa này.
(b) Một Thành viên có thể không thực hiện các quy định tại điểm (a), với
điều kiện việc tham vấn theo khoản 3 Điều 12 đã được thực hiện dưới sự giám sát của
Uỷ ban về các biện pháp tự vệ được quy định tại khoản 1 Điều 13 và chứng minh rõ ràng
cho Uỷ ban rằng (i) nhập khẩu từ một số Thành viên xác định gia tăng với một tỷ lệ
không tương ứng với gia tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm đó trong thời kỳ
đại diện, (ii) lý do của việc không thực hiện các quy định tại điểm (a) được giải thích
chính đáng, (iii) điều kiện không thực hiện các quy định này là công bằng cho tất cả các
nước xuất khẩu sản phẩm liên quan. Thời hạn thực hiện bất kỳ biện pháp nào không

129
được vượt quá thời hạn quy định ban đầu nêu tại khoản 1 Điều 7. Việc không thực hiện
này sẽ không được chấp nhận trong trường hợp đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng.

Điều 6
Biện pháp tự vệ tạm thời
Trong trường hợp nghiêm trọng mà sự chậm trễ có thể gây ra thiệt hại khó có thể
khắc phục được, một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dựa trên xác
định sơ bộ rằng có chứng cứ rõ ràng chứng tỏ gia tăng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe dọa
gây ra tổn hại nghiêm trọng. Thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời không được quá 200
ngày và trong suốt thời hạn đó các yêu cầu từ Điều 2 đến 7 và Điều 12 phải được tuân
thủ. Các biện pháp này được áp dụng dưới hình thức tăng thuế và sẽ được hoàn trả ngay
nếu điều tra sau đó, như quy định tại khoản 2 Điều 4 xác định rằng sự gia tăng nhập
khẩu không gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội
địa. Thời gian áp dụng bất kỳ biện pháp tạm thời nào sẽ được tính vào thời gian ban đầu
và được gia hạn theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều 7.

Điều 7
Thời hạn và rà soát các biện pháp tự vệ
1. Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong tời hạn cần thiết để
ngăn chặn hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh. Thời gian
này không được vượt quá 4 năm, trừ khi được gia hạn theo khoản 2.
2. Thời hạn nêu tại khoản 1 có thể kéo dài với điều kiện cơ quan có thẩm quyền
của Thành viên nhập khẩu xác định, phù hợp với các thủ tục được nêu tại điều 2, Điều 3,
Điều 4 và Điều 5, rằng biện pháp này vẫn cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục tổn hại
nghiêm trọng và có chứng cứ rằng ngành công nghiệp này đang được điều chỉnh, với điều
kiện phải tuân thủ các quy định của Điều 8 và Điều 12.
3. Toàn bộ thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện
pháp tạm thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ sự gia hạn nào không được vượt quá
8 năm.

130
4. Nhằm tạo điều kiện điều chỉnh trong trường hợp thời hạn áp dụng một biện pháp
tự vệ theo các quy định khoản 1 Điều 12 vượt quá 1 năm, Thành viên áp dụng sẽ từng
bước nới lỏng biện pháp này trong khoảng thời gian áp dụng. Nếu thời gian áp dụng vượt
quá 3 năm, Thành viên áp dụng biện pháp này sẽ rà soát thực tế trong thời hạn không
muộn hơn trung kỳ của biện pháp, và nếu thích hợp, có thể loại bỏ hoặc đẩy nhanh tốc độ
tự do hóa. Một biện pháp, khi được gia hạn thêm theo khoản 2 không được hạn chế hơn
và phải tiếp tục được nới lỏng.
5. Không biện pháp tự vệ nào được áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sản
phẩm đã bị áp dụng một biện pháp này sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực trong thời
hạn bằng thời hạn mà biện pháp đó đã được áp dụng trước đây, với điều kiện thời hạn
không áp dụng phải ít nhất là 2 năm.
6. Cho dù có các quy định tại khoản 5, có thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối
với việc nhập một sản phẩm trong thời hạn 180 ngày hay ít hơn nếu:
(a) ít nhất 1 năm sau khi biện pháp tự vệ này đã được áp dụng đối với việc
nhập khẩu của sản phẩm đó; và
(b) biện pháp tự vệ này chưa được áp dụng hơn hai lần cho cùng một sản phẩm
trong vòng 5 năm ngay trước ngày áp dụng biện pháp này.

Điều 8
Mức độ nhượng bộ và các nghĩa vụ khác
1. Phù hợp với các quy định tại khoản 3 Điều 12, một Thành viên đề xuất áp dụng
biện pháp tự vệ hay tìm cách mở rộng biện pháp này sẽ cố gắng duy trì một mức độ
nhượng bộ và các nghĩa vụ khác tương đương với các nhượng bộ và nghĩa vụ được quy
định trong GATT 1994 giữa nước đó với các Thành viên xuất khẩu bị ảnh hưởng của
biện pháp này. Để đạt được mục đích này, các Thành viên có liên quan có thể thoả thuận
về một hình thức đền bù thương mại thoả đáng đối với những tác động tiêu cực của biện
pháp này tới thương mại của họ.
2. Nếu không đạt được một thoả thuận trong vòng 30 ngày của quá trình tham vấn
theo khoản 3 Điều 12, không quá 90 ngày sau khi biện pháp được áp dụng, thì các Thành
viên xuất khẩu bị ảnh hưởng sẽ được tự do đình chỉ việc áp dụng các nhượng bộ và các
131
nghĩa vụ khác tương đương theo GATT 1994, trong vòng 30 ngày kể từ ngày Hội đồng
thương mại hàng hóa nhận được văn bản thông báo việc đình chỉ đó và Hội đồng thương
mại hàng hóa không phản đối việc đình chỉ này, đối với thương mại của Thành viên áp
dụng biện pháp tự vệ.
3. Quyền đình chỉ nêu tại khoản 2 không được thực hiện trong ba năm đầu kể từ
khi biện pháp tự vệ có hiệu lực, với điều kiện biện pháp tự vệ đã được áp dụng khi có sự
gia tăng nhập khẩu tuyệt đối và biện pháp này được áp dụng phù hợp với các quy định
của Hiệp định này.

Điều 9
Các Thành viên đang phát triển
1. Các biện pháp tự vệ không được áp dụng để chống lại hàng hóa có xuất xứ từ
một Thành viên đang phát triển, nếu thị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ Thành
viên này không vượt quá 3%, với điều kiện là tổng số thị phần nhập khẩu từ các Thành
viên đang phát triển, có thị phần nhập khẩu riêng lẻ nhỏ hơn 3%, không vượt quá 9%
tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu của hàng hóa liên quan
2. Một Thành viên đang phát triển có quyền kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp tự
vệ trong thời hạn không quá 2 năm sau khi hết thời hạn tối đa quy định tại khoản 3
Điều 7. Cho dù có các quy định tại khoản 5 Điều 7, một Thành viên đang phát triển có
quyền áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu hàng hóa đã chịu sự áp
dụng của biện pháp này, sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực, sau thời gian bằng một nửa
thời gian mà biện pháp này được áp dụng trước đây, với điều kiện là thời gian không áp
dụng ít nhất là 2 năm.

Điều 10
Các biện pháp tồn tại trước trong Điều XIX
Các Thành viên phải chấm dứt việc áp dụng tất cả các biện pháp tự vệ quy định tại
Điều XIX GATT 1947 đã áp dụng cho tới khi Hiệp định WTO có hiệu lực không muộn
hơn 8 năm sau khi áp dụng lần đầu tiên hoặc 5 năm kể từ khi Hiệp định WTO có hiệu
lực, tuỳ thuộc thời hạn nào đến sau.
132
Điều 11
Cấm và hạn chế một số biện pháp cụ thể
1. (a) Một Thành viên sẽ không áp dụng hoặc tìm kiếm bất cứ hành động khẩn
cấp nào trong việc nhập khẩu hàng hóa cụ thể theo quy định tại Điều XIX GATT 1994
trừ khi hành động này phù hợp với những quy định của Điều này được áp dụng phù hợp
với Hiệp định này.
(b) Hơn nữa, một Thành viên sẽ không tìm kiếm, áp dụng hay duy trì bất cứ
một hạn chế xuất khẩu tự nguyện nào, thoả thuận phân chia thị trường hay bất cứ biện
pháp tương tự nào khác đối với việc xuất khẩu và nhập khẩu. Những biện pháp này bao
gồm những hành động do một Thành viên đơn phương áp dụng cũng như là những hành
động theo các thoả thuận, hiệp định hay hiểu biết giữa hai hay nhiều Thành viên. Bất cứ
một biện pháp nào như thế được áp dụng vào thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực
phải được thực hiện phù hợp với Hiệp định này hay từng bước loại bỏ theo quy định tại
khoản 2.
(c) Hiệp định này không áp dụng đối với những biện pháp do Thành viên tìm
kiếm, áp dụng hay duy trì theo các quy định của GATT 1994 mà không phải Điều XIX,
và các Hiệp định thương mại đa biên trong Phụ lục 1A mà không phải là Hiệp định này,
hay tuân thủ theo những nghị định thư và hiệp định, hay những thoả thuận được nêu ra
trong khuôn khổ GATT 1994.
2. Việc từng bước loại bỏ các biện pháp nêu tại điểm 1(b) sẽ được thực hiện theo
lịch trình do Thành viên có liên quan đệ trình cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ không
muộn hơn 180 ngày sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực. Lịch trình này sẽ thể hiện tất cả
các biện pháp được loại bỏ từng bước hay đưa vào các nguyên tắc của Hiệp định này
nêu tại khoản 1 trong thời hạn không quá 4 năm sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực,
tuỳ thuộc vào không quá một biện pháp cụ thể cho mỗi Thành viên nhập khẩu. Thời gian
thực hiện sẽ không kéo dài qúa ngày 31/12/1999. Bất kỳ ngoại lệ nào phải được các
Thành viên có liên quan trực tiếp nhất trí với nhau và thông báo cho Uỷ ban về các biện
pháp tự vệ để Uỷ ban rà soát và chấp thuận trong vòng 90 ngày tính từ ngày Hiệp định

133
WTO có hiệu lực. Phụ lục của Hiệp định này chỉ ra rằng một biện pháp đã được chấp
nhận nằm trong ngoại lệ này.
3. Các Thành viên không được khuyến khích hay ủng hộ việc thông qua hay duy trì
các biện pháp phi chính phủ do các doanh nghiệp công cộng hay tư nhân đưa ra tương
tục với những biện pháp nêu tại khoản 1.

Điều 12
Thông báo và tham vấn
1. Một Thành viên sẽ thông báo ngay lập tức cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ về:
(a) việc tiến hành điều tra liên quan tới tổn hại nghiêm trọng hay đe dọa gây ra tổn
hại nghiêm trọng và các nguyên nhân;
(b) kết luận về tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng do sự
gia tăng nhập khẩu; và
(c) quyết định áp dụng hoặc mở rộng biện pháp tự vệ.
2. Khi đưa ra thông báo nêu tại các điểm 1(b) và 1 (c), Thành viên dự kiến áp dụng
hay mở rộng biện pháp tự vệ phải cung cấp tất cả thông tin cần thiết cho Uỷ ban về các
biện pháp tự vệ, bao gồm các chứng cứ về sự tổn hại nghiêm trọng hay đe dọa gây ra tổn
hại nghiêm trọng do sự gia tăng nhập khẩu, mô tả rõ ràng loại sản phẩm liên quan, biện
pháp dự kiến, thời điểm áp dụng dự kiến và tiến độ thực hiện tự do hóa biện pháp này.
Trong trường hợp gia hạn biện pháp tự vệ thì phải chứng minh được ngành công nghiệp
liên quan đang được điều chỉnh. Hội đồng thương mại hàng hóa hay Uỷ ban có thể yêu
cầu Thành viên dự định áp dụng hay mở rộng biện pháp tự vệ cung cấp thêm thông tin
nếu thấy cần thiết.
3. Một Thành viên dự định áp dụng hoặc mở rộng một biện pháp tự vệ phải dành
những cơ hội thích hợp để tham vấn trước với các Thành viên có quyền lợi cung cấp chủ
yếu như nhà xuất khẩu sản phẩm có liên quan, nhằm rà soát thông tin được cung cấp tại
khoản 2, trao đổi các quan điểm về biện pháp áp dụng và đạt được một sự hiểu biết về
những phương thức nhằm đạt được mục tiêu đề ra tại khoản 1 Điều 8.

134
4. Một Thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ trước khi áp
dụng một biện pháp tự vệ tạm thời nêu tại Điều 6. Việc tham vấn phải được bắt đầu
ngay sau khi biện pháp này được áp dụng.
5. Kết quả tham vấn nêu tại khoản này, cũng như các kết quả rà soát trung kỳ nêu
tại khoản 4 Điều 7, bất kỳ hình thức bồi thường nào theo khoản 1 Điều 7, và các đề xuất
đình chỉ nhượng bộ và các nghĩa vụ khác tại khoản 2 Điều 8 sẽ được các Thành viên có
liên quan thông báo ngay lập tức cho Hội đồng thương mại hàng hóa.
6. Các Thành viên sẽ thông báo ngay lập tức cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ về
pháp luật, quy định và thủ tục hành chính của mình có liên quan tới các biện pháp tự vệ
này cũng như những sửa đổi của chúng.
7. Các Thành viên đang duy trì các biện pháp được nêu tại Điều 10 và khoản 1
Điều 11 còn tồn tại khi Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ phải thông báo các biện pháp đó
cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ không chậm hơn 60 ngày sau khi Hiệp định WTO có
hiệu lực.
8. Một Thành viên có thể thông báo cho Uỷ ban về các Biện pháp Tự vệ về pháp
luật, quy chế, thủ tục hành chính và bất kỳ một biện pháp hay hành động nào như trong
Hiệp định này mà các Thành viên khác, theo Hiệp định này, đáng lẽ phải thông
báo nhưng lại chưa thông báo.
9. Một Thành viên có thể thông báo cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ về bất cứ
một biện pháp phi chính phủ nào được nêu tại khoản 3 Điều 11.
10. Uỷ ban về các biện pháp tự vệ có trách nhiệm thông báo thông tin được quy định
trong Hiệp định này cho Hội đồng thương mại hàng hóa.
11. Các quy định về thông báo theo Hiệp định này không đòi hỏi bất kỳ Thành viên
nào phải tiết lộ thông tin bí mật mà việc tiết lộ này có thể ngăn cản việc thực thi pháp
luật hay nói cách khác là đi ngược lại lợi ích chung và lợi ích thương mại của các doanh
nghiệp nhà nước hay tư nhân cụ thể.

Điều 13
Giám sát

135
1. Uỷ ban về các biện pháp tự vệ được thành lập, trực thuộc Hội đồng thương mại
hàng hóa, sẽ để ngỏ cho bất kỳ Thành viên nào có nguyện vọng tham gia vào Uỷ ban
này. Uỷ ban có các chức năng như sau :
(a) theo dõi và báo cáo hàng năm cho Hội đồng về tình hình thực hiện Hiệp định
này và đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện tình hình;
(b) theo yêu cầu của Thành viên bị ảnh hưởng, điều tra sự tuân thủ của biện pháp tự
vệ với các yêu cầu về mặt thủ tục của Hiệp định này và báo cáo kết quả cho Hội đồng;
(c) hỗ trợ các Thành viên, nếu họ yêu cầu, trong quá trình tham vấn theo các quy
định của Hiệp định;
(d) kiểm tra các biện pháp nêu tại Điều 10 và khoản 1 Điều 11, giám sát tiến độ
thực hiện của các biện pháp này và báo cáo khi thích hợp cho Hội đồng thương mại hàng
hoá;
(e) theo yêu cầu của Thành viên áp dụng biện pháp tự vệ, rà soát xem liệu các đề
nghị đình chỉ các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác có phải "cơ bản tương đương" không
và khi thích hợp báo cáo cho Hội đồng thương mại hàng hoá;
(f) thu thập và xem xét lại tất cả các thông báo quy định tại Hiệp định này và
khi thích hợp báo cáo cho Hội đồng thương mại hàng hoá;
(g) thực hiện chức năng khác có liên quan tới Hiệp định này do Hội đồng thương mại
hàng hóa quyết định.
2. Để hỗ trợ Uỷ ban thực hiện chức năng giám sát của mình, Ban Thư ký sẽ chuẩn
bị báo cáo hàng năm về thực tế thực hiện Hiệp định này dựa trên các thông báo và các
thông tin tin cậy.

Điều 14
Giải quyết tranh chấp
Các quy định của Điều 22 và Điều 23 Hiệp định GATT 1994 được Bản Diễn giải về giải
quyết tranh chấp chi tiết hóa và áp dụng sẽ được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết
tranh các chấp phát sinh theo Hiệp định này.

136
HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ13
(GATS)

Các Thành viên,


Thừa nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại dịch vụ đối với sự tăng trưởng
và phát triển của nền kinh tế thế giới;
Mong muốn thiết lập một khuôn khổ đa biên cho những nguyên tắc và quy tắc của thương
mại dịch vụ nhằm mở rộng thương mại trong lĩnh vực này trong điều kiện minh bạch và

13
Nguồn tại: http://www.trungtamwto.vn/node/263
137
từng bước tự do hóa và như là một công cụ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của tất cả các
đối tác thương mại và vì sự phát triển của các nước đang phát triển;
Mong muốn sớm đạt được tự do hóa thương mại dịch vụ ở mức ngày càng cao bằng việc
liên tục đàm phán đa biên nhằm tăng cường lợi ích của các bên tham gia trên cơ sở cùng
có lợi và đảm bảo sự cân bằng chung về quyền và nghĩa vụ, đồng thời tôn trọng các mục
tiêu chính sách quốc gia;
Thừa nhận quyền của các Thành viên trong việc điều chỉnh và ban hành những quy định
mới về cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của mình nhằm đạt được mục tiêu chính sách quốc
gia và xuất phát từ sự chênh lệch hiện tại về trình độ phát triển của các quy định về dịch
vụ tại các nước khác nhau và nhu cầu cụ thể của các nước đang phát triển đối với việc
thực thi quyền này;
Mong muốn tạo thuận lợi để các nước đang phát triển tham gia ngày càng nhiều vào
thương mại dịch vụ và mở rộng xuất khẩu dịch vụ của mình, trong đó có phần nhờ vào
việc tăng cường năng lực dịch vụ trong nước, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các
nước này;
Chú trọng đặc biệt đến những khó khăn nghiêm trọng của các nước chậm phát triển nhất
do hòan cảnh kinh tế, sự phát triển, nhu cầu thương mại và tài chính đặc biệt của họ;
Bằng Hiệp định này, thỏa thuận như sau:

Phần I: Phạm vi và Định nghĩa

Điều I
Phạm vi và định nghĩa
1. Hiệp định này áp dụng đối với các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ của các
Thành viên.
2. Theo Hiệp định này, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ:
(a) từ lãnh thổ của một Thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một Thành viên nào khác;
(b) trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất
kỳ Thành viên nào khác;

138
(c) bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua sự hiện diện thương
mại trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;
(d) bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân
trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;
3. Theo Hiệp định này:
(a) “biện pháp của các Thành viên” là các biện pháp được áp dụng bởi:
(i) chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền trung ương, khu vực
hoặc địa phương; và
(ii) các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn được chính quyền trung
ương, khu vực hoặc địa phương ủy quyền.
Khi thực hiện các nghĩa vụ và cam kết theo Hiệp định này, mỗi Thành viên phải thực
hiện những biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo việc tuân thủ của chính quyền và các cơ
quan có thẩm quyền khu vực, địa phương và các cơ quan phi chính phủ trên lãnh thổ của
mình;
(b) "dịch vụ " bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả cáclĩnh vực, trừ các dịch vụ được
cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ;
(c) " Các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ" là bất kỳ dịch vụ
nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại, và cũng không trên cơ sở cạnh tranh với
một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.

Phần II: Các nghĩa vụ và nguyên tắc chung


Điều II
Đối xử tối huệ quốc
1. Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi Thành
viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ
của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành
viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.
2. Các Thành viên có thể duy trì biện pháp không phù hợp với quy định tại khoản 1 của
Điều này, với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các điều kiện của
Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II.
139
3. Các quy định của Hiệp định này không được hiểu là để ngăn cản bất kỳ một Thành
viên nào dành cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi
dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới.

Điều III
Tính minh bạch
1. Các Thành viên phải nhanh chóng công bố mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động
đến việc thi hành Hiệp định này, chậm nhất trước khi các biện pháp đó có hiệu lực thi
hành, trừ những trường hợp khẩn cấp. Những Hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác
động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia cũng phải được công bố.
2. Trong trường hợp việc công bố quy định tại khoản 1 của Điều này không thể thực hiện
được, các thông tin đó phải được công khai theo cách thức khác.
3. Các Thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng
thương mại dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật,
quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc
các cam kết cụ thể theo Hiệp định này.
4. Mỗi Thành viên phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành
viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụng chung
hoặc hiệp định quốc tế nêu tại khoản 1. Mỗi Thành viên cũng sẽ thành lập một hoặc
nhiều điểm cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của các Thành viên khác về những vấn
đề nêu trên cũng như những vấn đề thuộc đối tượng được yêu cầu thông báo quy định tại
khoản 3. Các điểm cung cấp thông tin này sẽ được thành lập trong vòng hai năm kể từ
ngày Hiệp định thành lập WTO ( theo Hiệp định này gọi là "Hiệp định WTO") có hiệu
lực. Mỗi nước Thành viên đang phát triển có thể thỏa thuận thời hạn linh hoạt thích hợp
cho việc thành lập các điểm cung cấp thông tin đó. Các điểm cung cấp thông tin không
nhất thiết phải là nơi lưu trữ các văn bản pháp luật.
5. Các Thành viên có thể thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ bất kỳbiện pháp
nào do một Thành viên khác áp dụng được coi là có tác động đến việc thực thi Hiệp định
này.

140
Điều III bis
Tiết lộ thông tin bí mật
Không một quy định nào trong Hiệp định này đòi hỏi bất kỳ Thành viên nào phải cung
cấp thông tin bí mật mà việc tiết lộ thông tin đó có thể gây cản trở đến việc thi hành pháp
luật, hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc làm phương hại đến quyền lợi thương mại hợp
pháp của một doanh nghiệp cụ thể, dù là doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân.

Điều IV
Tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển
1. Sự tham gia ngày càng tăng của các Thành viên đang phát triển vào thương mại thế
giới sẽ được tạo thuận lợi thông qua việc đàm phán các cam kết cụ thể giữa các Thành
viên phù hợp với Phần III và IV của Hiệp định này, liên quan đến:
(a) tăng cường năng lực, hiệu quả và tính cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong nước,
trong đó có việc tiếp cận công nghệ trên cơ sở thương mại;
(b) cải thiện khả năng của các nước này trong việc tiếp cận các kênh phân phối và hệ
thống thông tin; và
(c) tự do hóa tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực và phương thức cung cấp mà các nước
này quan tâm xuất khẩu .
2. Trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, các Thành viên phát triển
và các Thành viên khác, trong chừng mực có thể, sẽ thành lập các đầu mối liên hệ để tạo
điều kiện thuận lợi cho nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên đang phát triển tiếp cận
thông tin liên quan tới thị trường của các nước đó. :
(a) các khía cạnh thương mại và kỹ thuật của việc cung cấp dịch vụ;
(b) đăng ký, công nhận và tiếp thu các tiêu chuẩn chuyên môn; và
(c) sẵn sàng cung cấp công nghệ dịch vụ.
3. Các Thành viên chậm phát triển được ưu tiên đặc biệt trong việc thực hiện khoản 1 và
2. Những khó khăn nghiêm trọng của các nước chậm phát triển trong việc chấp nhận các
cam kết cụ thể đã được đàm phán, có tính đến tình trạng kinh tế đặc biệt, nhu cầu phát
triển, thương mại và tài chính của họ.

141
Điều V
Hội nhập kinh tế
1. Hiệp định này không ngăn cản bất kỳ Thành viên nào gia nhập hoặc ký kết một Hiệp
định tự do hóa thương mại dịch vụ giữa hai hoặc nhiều Thành viên, với điều kiện là hiệp
định đó:
(a) có phạm vi thuộc về lĩnh vực chủ yếu, và
(b) không quy định hoặc xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử giữa hai hoặc nhiều bên, theo
tinh thần của Điều XVII, trong những lĩnh vực được nêu tại điểm (a), thông qua
(i) xóa bỏ những biện pháp phân biệt đối xử hiện có, và/hoặc
(ii) cấm những biện pháp phân biệt đối xử mới hoặc áp dụng thêm các biện pháp này dù
là tại thời điểm hiệp định đó có hiệu lực hoặc trên cơ sở một lộ trình hợp lý, ngoại trừ
những biện pháp được phép áp dụng theo các Điều XI, XII, XIV và XIV bis .
2. Khi đánh giá xem các điều kiện nêu tại điểm 1 (b) có được đáp ứng không, có thể xem
xét mối quan hệ giữa hiệp định với tiến trình hội nhập kinh tế hoặc tự do hóa thương mại
rộng hơn giữa các nước liên quan.
3. (a) Trong trường hợp những nước đang phát triển là thành viên của một hiệp định
thuộc loại nêu tại khoản 1, thì những điều kiện nêu tại khoản 1, đặc biệt là những điều
kiện liên quan tới điểm (b) của khoản này, , có thể được xem xét một cách linh hoạt phù
hợp với trình độ phát triển của những nước liên quan, cả về tổng thể, trong từng lĩnh vực
và tiểu lĩnh vực.
(b) Cho dù có các quy định tại khoản 6, trong trường hợp một hiệp định thuộc loại nêu tại
khoản 1 chỉ liên quan đến các nước đang phát triển thì sự đối xử thuận lợi hơn có thể
dành cho các pháp nhân thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các thể nhân thuộc các bên
tham gia hiệp định này.
4. Bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 sẽ được xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho thương
mại giữa các bên tham gia hiệp định và không tạo ra mức trở ngại chung cao hơn mức đã
áp dụng trước khi các hiệp định đó được ký kết trong thương mại dịch vụ với bất kỳ
thành viên nào không tham gia hiệp định, dù trong từng ngành hoặc phân ngành dịch vụ.
5. Khi ký kết, mở rộng hoặc sửa đổi cơ bản bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1, Thành
viên có ý định rút lại hoặc sửa đổi cam kết cụ thể trái với các cam kết đã nêu tại Danh
142
mục của mình, thì Thành viên đó phải thông báoít nhất 90 ngày trước khi rút lại hoặc sửa
đổi, và sẽ áp dụng các thủ tục quy định tại khoản 2, 3 và 4 của Điều XXI.
6. Nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, là pháp nhân thành lập theo luật
pháp của một bên tham gia một Hiệp định nêu tại khoản 1 được hưởng sự đối xử theo
Hiệp định nói trên, với điều kiện là nhà cung cấp dịch vụ đó có hoạt động kinh doanh
đáng kể trên lãnh thổ của các bên tham gia hiệp định này.
7. (a) Thành viên là các Bên tham gia vào bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 phải ngay
lập tức thông báo về các hiệp định đó và về bất kỳ sự mở rộng nào hoặc bất kỳ sửa đổi cơ
bản nào của hiệp định này cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ. Khi Hội đồng yêu cầu, các
Thành viên đó phải cung cấp ngay các thông tin liên quan. Hội đồng có thể thành lập một
nhóm công tác để xem xét hiệp định này hoặc mở rộng hoặc sửa đổi của hiệp định và báo
cáo với Hội đồng về sự phù hợp của hiệp định đó với Điều này.
(b) Các Thành viên là các bên tham gia vào bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 thực
hiện trên cơ sở một lịch trình, thì Thành viên đó phải báo cáo định kỳ cho Hội đồng
Thương mại Dịch vụ về việc thực hiện hiệp định nói trên. Trong trường hợp xét thấy cần
thiết, Hội đồng có thể thành lập ban công tác để xem xét các báo cáo đó.
(c) Trên cơ sở báo cáo của ban công tác nêu tại điểm (a) và (b), Hội đồng có thể đưa ra
khuyến nghị với các bên, nếu xét thấy phù hợp.
8. Một Thành viên là bên tham gia bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 không được yêu
cầu đền bù đối với những quyền lợi thương mại mà bất kỳ một Thành viên nào khác có
được từ hiệp định đó.
Điều V (b)
Các hiệp định về hội nhập thị trường lao động
Hiệp định này không ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào trở thành thành viên của một
hiệp định về thiết lập thị trường lao động hội nhập hoàn toàn giữa các thành viên của hiệp
định, với điều kiện là hiệp định này:
(a) miễn áp dụng yêu cầu liên quan tới cư trú và giấy phép lao động đối với công dân của
các bên tham gia hiệp định;
(b) được thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ.

143
Điều VI
Các quy định trong nước
1. Trong những lĩnh vực đã cam kết cụ thể, mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng tất cả các
biện pháp áp dụng chung tác động đến thương mại dịch vụ được quản lý một cách hợp lý,
khách quan và bình đẳng.
2. (a) Ngay khi có thể, mỗi Thành viên phải duy trì hoặc thành lập các tòa án tư pháp,
trọng tài hoặc tòa án hành chính hoặc thủ tục để xem xét nhanh chóng và đưa ra các biện
pháp khắc phục đối với các quyết định hành chính có tác động đến thương mại dịch vụ
theo yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ chịu tác động. Khi những thủ tục này không độc
lập với cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định hành chính có liên quan, Thành viên
này phải đảm bảo rằng các thủ tục trên thực tế được xem xét một cách khách quan và
bình đẳng.
(b) Các quy định của điểm (a) không được hiểu là nhằm yêu cầu các Thành viên phải
thành lập những tòa án hoặc thủ tục trái với thể chế hoặc bản chất hệ thống pháp luật của
Thành viên đó.
3. Trong trường hợp thủ tục phê duyệt được yêu cầu đối với việc cung cấp một dịch vụ đã
có cam kết cụ thể thì sau khi nhận được đơn xin cấp phép được coi là đầy đủ theo quy
định của pháp luật trong nước, cơ quan có thẩm quyền của một Thành viên sẽ thông báo
cho người nộp đơn về quyết định của mình trong khoảng thời gian hợp lý. Nếu người nộp
đơn có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền của Thành viên đó sẽ phải cung cấp không chậm
trễ thông tin về hiện trạng của đơn xin phép.
4. Nhằm đảm bảo để các biện pháp liên quan tới yêu cầu chuyên môn, thủ tục, tiêu chuẩn
kỹ thuật và yêu cầu cấp phép không tạo ra những trở ngại không cần thiết cho thương mại
dịch vụ, thông qua những cơ quan thích hợp có thể được thành lập, Hội đồng Thương mại
Dịch vụ sẽ phát triển bất kỳ nguyên tắc cần thiết nào. Những nguyên tắc đó nhằm đảm
bảo rằng các yêu cầu này:
(a) dựa trên những tiêu chí khách quan và minh bạch, như năng lực và khả năng cung cấp
dịch vụ;
(b) không phiền hà hơn mức cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ;

144
(c) trong trường hợp áp dụng thủ tục cấp phép, không trở thành hạn chế về cung cấp dịch
vụ.
5. (a) Trong những lĩnh vực mà Thành viên đã cam kết cụ thể, thì trong thời gian chưa áp
dụng các nguyên tắc được đề ra trong những lĩnh vực này phù hợp với khoản 4, Thành
viên đó không được áp dụng các yêu cầu về cấp phép và chuyên môn và các tiêu chuẩn
kỹ thuật làm vô hiệu hoặc giảm bớt mức cam kết đó theo cách thức:
(i) không phù hợp với các tiêu chí đã được nêu tại điểm 4(a), (b) hoặc (c); và
(ii) tại thời điểm các cam kết cụ thể trong các lĩnh vực đó được đưa ra, các Thành viên đã
không có ý định áp dụng các biện pháp này
(b) Khi xác định liệu một Thành viên có tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại điểm5(a) hay
không, cần tính đến các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế liên quan được Thành viên đó
áp dụng.
6. Trong những lĩnh vực có các cam kết cụ thể liên quan đến dịch vụ nghề nghiệp, mỗi
Thành viên phải quy định những thủ tục phù hợp để kiểm tra năng lực chuyên môn của
người cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của các Thành viên khác.

Điều VII
Công nhận
1. Nhằm mục đích thực hiện toàn bộ hoặc một phần các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với việc
phê duyệt, cấp phép hoặc chứng nhận của các nhà cung cấp dịch vụ và theo các quy định
của khoản 3, một Thành viên có thể công nhận trình độ học vấn, kinh nghiệm, khả năng
đáp ứng các yêu cầu, giấy phép hoặc chứng chỉ do một nước cụ thể cấp. Việc công nhận
này có thể đạt được thông qua một quá trình hài hòa hóa hoặc nếu không có thể dựa trên
một hiệp định hoặc thỏa thuận với nước có liên quan hoặc mặc nhiên cho hưởng .
2. Thành viên là một bên của hiệp định hoặc thỏa thuận được nêu tại khoản 1, bất kể Hiệp
định hoặc thỏa thuận đó đang có hiệu lực hoặc sẽ có hiệu lực trong tương lai, phải tạo cơ
hội đầy đủ cho những Thành viên có quan tâm khác được đàm phán gia nhập hiệp định
hoặc thỏa thuận này hoặc đàm phán về những hiệp định tương đương. Nếu một Thành
viên mặc nhiên cho hưởng sự công nhận, Thành viên đó sẽ tạo cơ hội thích hợp cho bất
kỳ Thành viên nào khác chứng minh rằng trình độ học vấn, kinh nghiệm, giấy phép,
145
chứng chỉ hoặc việc đáp ứng các yêu cầu mà phải được công nhận tại lãnh thổ của Thành
viên khác.
3. Khi áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí để cấp phép hoặc chứng nhận người cung cấp dịch
vụ, Thành viên sẽ không cho hưởng việc công nhận theo cách mà có thể tạo ra sự phân
biệt đối xử, hoặc hạn chế trá hình với thương mại dịch vụ.
4. Mỗi Thành viên sẽ:
(a) trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên
đó, thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về các biện pháp công nhận hiện hành
và nêu rõ các biện pháp đó có dựa trên cơ sở những hiệp định hoặc thỏa thuận được nêu
tại khoản 1 hay không;
(b) thông báo trước càng sớm càng tốt cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về việc bắt đầu
tiến hành đàm phán hiệp định hoặc thỏa thuận nêu tại khoản 1, nhằm tạo cơ hội thích hợp
cho bất kỳ Thành viên khác nào thể hiện ý định tham gia đàm phán trước khi các cuộc
đàm phán đi vào giai đoạn chi tiết;
(c) khẩn trương thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về việc áp dụng một biện
pháp công nhận mới hoặc điều chỉnh đáng kể những biện pháp hiện hành và nêu rõ biện
pháp đó có dựa trên cơ sở những hiệp định hoặc thỏa thuận được nêu tại khoản 1 hay
không;
5. Khi có điều kiện thích hợp, việc công nhận sẽ được căn cứ vào các tiêu chí đa biên
được thừa nhận. Khi thích hợp, các Thành viên sẽ phối hợp với các tổ chức quốc tế và tổ
chức phi chính phủ liên quan để xây dựng và thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí quốc
tế chung đối với việc công nhận và những tiêu chuẩn quốc tế chung đối với việc hành
nghề thương mại dịch vụ và nghề nghiệp có liên quan.

Điều VIII
Độc quyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền
1. Mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ độc quyền nào trên
lãnh thổ của mình không hành động trái với các nghĩa vụ của Thành viên đó theo quy
định tại Điều II và các cam kết cụ thể, khi cung cấp dịch vụ độc quyền trên thị trường liên
quan.
146
2. Nếu một nhà cung cấp dịch vụ độc quyền cạnh tranh, trực tiếp hoặc thông qua các
công ty trực thuộc trong việc cung cấp dich vụ ngoài phạm vi độc quyền của mình và
thuộc các cam kết cụ thể của Thành viên đó, thì Thành viên đó sẽ đảm bảo rằng nhà cung
cấp dịch vụ sẽ không lạm dụng vị trí độc quyền của họ để tiến hành hoạt động trái với các
cam kết trên lãnh thổ của Thành viên đó.
3. Theo yêu cầu của một Thành viên có lý do để tin rằng một người cung cấp dịch vụ độc
quyền của bất kỳ một Thành viên nào khác đang hành động không phù hợp với quy định
tại khoản 1 và 2, Hội đồng Thương mại Dịch vụ có thể yêu cầu Thành viên đã thành lập,
duy trì hoặc cho phép người cung cấp dịch vụ này thông báo những thông tin cụ thể về
các hoạt động liên quan.
4. Kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, nếu một Thành viên cho phép độc quyền về
cung cấp một dịch vụ trong danh mục cam kết cụ thể, thì Thành viên đó phải thông báo
cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ chậm nhất là ba tháng trước khi dự kiến thực hiện
việc cho phép độc quyền và sẽ áp dụng các quy định tại các khoản 2, 3 và 4.
5. Các quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp của người cung
cấp dịch vụ độc quyền, trong trường hợp một Thành viên, chính thức hoặc thực tế, (a)
cho phép hoặc thành lập một số lượng nhỏ những người cung cấp dịch vụ và (b) hạn chế
đáng kể sự cạnh tranh giữa những người cung cấp đó trên lãnh thổ của mình.

Điều IX
Thông lệ kinh doanh
...
Điều X
Các biện pháp tự vệ khẩn cấp
1. Sẽ có các cuộc đàm phán đa biên về các biện pháp tự vệ khẩn cấp được tiến hành dựa
trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Kết quả của các cuộc đàm phán này sẽ có hiệu
lực chậm nhất là ba năm, kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực.
2. Trong thời gian trước khi các kết quả đàm phán nêu tại khoản 1 có hiệu lực, bất kỳ
Thành viên nào có thể thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về ý định sửa đổi
hoặc rút lại một cam kết cụ thể sau thời gian một năm, kể từ ngày cam kết đó có hiệu lực'
147
các quy định của khoản 1 điều XXI không áp dụng trong trường hợp này; với điều kiện
Thành viên đó phải chứng minh với Hội đồng rằng việc sửa đổi hoặc rút lại cam kết
không thể chờ đến khi hết thời hạn ba năm quy định tại khoản 1 Điều XXI.
3. Các quy định của khoản 2 sẽ được ngừng áp dụng sau ba năm, kể từ ngày Hiệp định
WTO có hiệu lực.
Điều XI
Các khoản thanh toán và chuyển tiền ra nước ngoài
...

Điều XII
Hạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán
1. Trong trường hợp cán cân thanh toán và tài chính đối ngoại gặp khó khăn nghiêm
trọng hoặc bị đe dọa gặp khó khăn nghiêm trọng, một Thành viên có thể thông qua hoặc
duy trì các hạn chế về thương mại dịch vụ trong những lĩnh vực đã cam kết cụ thể, bao
gồm cả việc thanh toán hoặc chuyển tiền trong các giao dịch liên quan đến các cam kết cụ
thể đó. Thừa nhận rằng trong quá trình phát triển hoặc chuyển đổi kinh tế, những sức ép
nhất định đối với cán cân thanh toán có thể dẫn tới sự cần thiết phải sử dụng các hạn chế
để đảm bảo việc duy trì mức độ dự trữ tài chính phù hợp với yêu cầu thực hiện các
chương trình phát triển kinh tế hoặc chuyển đổi kinh tế.
2. Những hạn chế nêu tại khoản 1:
(a) không được phân biệt đối xử giữa các Thành viên;
(b) phải phù hợp với Điều lệ của Quỹ tiền tệ quốc tế;
(c) không được gây tổn hại không cần thiết cho lợi ích thương mại, kinh tế và tài chính
của bất kỳ Thành viên nào khác;
(d) không được vượt quá mức cần thiết để giải quyết những trường hợp được mô tả tại
khoản 1,
(e) chỉ mang tính chất tạm thời và được loại bỏ dần khi những trường hợp nêu tại khoản 1
đã được cải thiện.
3. Khi xác định tác động của những hạn chế đó, các Thành viên có thể dành ưu tiên cho
việc cung cấp dịch vụ có tính chất trọng yếu hơn đối với các chương trình kinh tế hoặc
148
phát triển của mình. Tuy nhiên, các hạn chế đó sẽ không được thông qua hoặc duy trì
nhằm mục đích bảo hộ một ngành dịch vụ cụ thể.
4. Các hạn chế được thông qua hoặc duy trì theo khoản 1, hoặc bất kỳ sự thay đổi nào
phải được thông báo kịp thời cho Đại hội đồng.
5. (a) Các Thành viên áp dụng các những quy định của Điều này phải khẩn trương tham
vấn về các hạn chế áp dụng theo Điều này với Hội đồng về các hạn chế cán cân thanh
toán.
(b) Hội nghị Bộ Trưởng sẽ xây dựng các thủ tục tham vấn định kỳ với mục đích đưa ra
những khuyến nghị đó với Thành viên liên quan trong trường hợp xét thấy cần thiết.
(c)Các cuộc tham vấn này sẽ đánh giá tình trạng cán cân thanh toán của Thành viên liên
quan và các hạn chế được thông qua hoặc duy trì theo quy định của Điều này, có xét đến
các yếu tố như:
(i) bản chất và mức độ của cán cân thanh toán và các khó khăn về tài chính đối ngoại;
(ii) môi trường thương mại và kinh tế đối ngoại của Thành viên tham vấn;
(iii) các biện pháp khắc phục khác có thể áp dụng.
(d) Các cuộc tham vấn xem xét sự phù hợp của các hạn chế với yêu cầu của khoản 2, đặc
biệt là việc từng bước xóa bỏ các hạn chế phù hợp với đoạn 2(e).
(e) Trong các cuộc tham vấn đó, tất cả các số liệu thống kê hoặc dữ liệu khác liên quan
đến ngoại hối, dự trữ tiền tệ và cán cân thanh toán do Quỹ tiền tệ quốc tế trình bày, sẽ
được chấp nhận và kết luận được dựa trên cơ sở sự đánh giá của Quỹ về cán cân thanh
toán và tình trạng tài chính đối ngoại của Thành viên tham vấn.
6. Trong trường hợp một Thành viên không phải là thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế
muốn áp dụng các quy định của Điều này, thì Hội nghị Bộ Trưởng quy định về trình tự
xem xét và các thủ tục cần thiết khác.

Điều XIII
Mua sắm của Chính phủ
1. Điều II, XVI và XVII sẽ không áp dụng đối với các luật, quy định hoặc yêu cầu điều
chỉnh việc mua sắm của các cơ quan chính phủ về các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của

149
chính phủ và không nhằm mục đích thương mại hoặc dùng cho việc cung cấp dịch vụ
mang tính thương mại.
2. Sẽ có các cuộc đàm phán đa biên về mua sắm Chính phủ trong dịch vụ theo Hiệp định
này trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.

Điều XIV
Những ngoại lệ chung
Theo các yêu cầu về việc không áp dụng các biện pháp có thể tạo ra sự phân biệt đối xử
tùy tiện và không có cơ sở giữa các nước hoặc trở thành một hạn chế trá hình trong
thương mại dịch vụ, không có qui định nào của Hiệp định này ngăn cản các Thành viên
thông qua hoặc thực thi các biện pháp:
(a) cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng;
(b) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật;
(c) cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ luật pháp hoặc quy định không trái với các quy
định của Hiệp định này, bao gồm cả các quy định liên quan đến:
(i) ngăn ngừa các hành vi lừa đảo và gian lận hoặc để giải quyết hậu quả của việc không
thanh toán hợp đồng dịch vụ;
(ii) bảo vệ bí mật đời tư của những cá nhân trong việc xử lý hoặc phổ biến những thông
tin cá nhân và đảm bảo tính bảo mật lý lịch hoặc tài khoản của cá nhân;
(iii) an toàn;
(d) không phù hợp với Điều XVII, miễn là sự đối xử khác biệt nhằm đảm bảo thực hiện
việc đánh thuế hoặc thu thuế trực tiếp một cách công bằng và hiệu quả đối với dịch vụ
hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành viên khác;
(e) không phù hợp với Điều II, với điều kiện sự đối xử khác biệt là kết quả của một hiệp
định về tránh đánh thuế hai lần hoặc các quy định của bất kỳ hiệp định hoặc thỏa thuận
quốc tế nào về tránh đánh thuế hai lần có giá trị ràng buộc đối với Thành viên đó.

Điều XIV bis


Ngoại lệ về an ninh
1. Không có quy định nào của Hiệp định này được hiểu là:
150
(a) đòi hỏi bất kỳ Thành viên nào phải cung cấp thông tin mà việc tiết lộ được coi là trái
với các lợi ích an ninh thiết yếu của mình;
(b) ngăn cản bất kỳ Thành viên nào thực hiện bất kỳ hành động nào được coi là cần thiết
để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của mình:
(i) liên quan tới việc cung cấp những dịch vụ được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp
nhằm mục đích, hậu cần cho một cơ sở quân sự;
(ii) liên quan tới việc tách hoặc làm giàu vật liệu hạt nhân hoặc những vật liệu có chứa
hạt nhân;
(iii) thực hiện trong thời kỳ chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khác trong quan hệ quốc
tế; hoặc
(c) ngăn cản bất kỳ Thành viên nào áp dụng bất kỳ hành động nào phù hợp với các nghĩa
vụ theo Hiến chương Liên Hợp Quốc về gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế.
2. Hội đồng Thương mại Dịch vụ phải được thông báo đầy đủ nhất trong phạm vi có thể
về những biện pháp được áp dụng theo quy định của điểm 1(b) và (c) và về việc chấm dứt
các biện pháp đó.

Điều XV
Trợ cấp
1. Các Thành viên thừa nhận rằng, trong những trường hợp nhất định, trợ cấp có thể có
tác động bóp méo thương mại dịch vụ. Các Thành viên phải tham gia đàm phán nhằm
phát triển những nguyên tắc đa biên cần thiết để ngăn ngừa những tác động bóp méo
thương mại. Các cuộc đàm phán đó cũng sẽ đề cập đến tính thích hợp của thủ tục đối
kháng. Các cuộc đàm phán đó công nhận vai trò của trợ cấp đối với các chương trình phát
triển của các nước đang phát triển và có tính đến nhu cầu của các Thành viên, đặc biệt là
các Thành viên đang phát triển, về sự linh hoạt trong lĩnh vực này. Để tiến hành các cuộc
đàm phán, các Thành viên phải trao đổi thông tin về mọi khoản trợ cấp liên quan tới
thương mại dịch vụ được dành cho những người cung cấp dịch vụ trong nước.
2. Bất kỳ Thành viên nào cho rằng mình bị làm tổn hại bởi trợ cấp của Thành viên khác
có thể yêu cầu tham vấn với Thành viên áp dụng trợ cấp về vấn đề này. Những yêu cầu
này phải được xem xét một cách cảm thông.
151
Phần III: Cam kết cụ thể
Điều XVI
Tiếp cận thị trường
1. Đối với việc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại Điều I,
mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành viên
khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản
và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể.
2. Trong những lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị trường, các Thành viên không được duy
trì hoặc ban hành những biện pháp sau đây, dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnh thổ,
trừ trường hợp có quy định khác trong Danh mục cam kết:
(a) hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng,
độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
(b) hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch
theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế;
(c) hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số
lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;
(d) hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể
hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan
tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu
kinh tế;
(e) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh
thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ;
(f) hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định tỷ lệ phần trăm tối đa
cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp.

Điều XVII
Đối xử quốc gia
1. Trong những lĩnh vực được nêu trong Danh mục cam kết, và tùy thuộc vào các điều
kiện và tiêu chuẩn được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới tất cả các biện pháp
152
có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ và người
cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự
đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình.
2. Một Thành viên có thể đáp ứng những yêu cầu quy định tại khoản 1 bằng cách dành
cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ một Thành viên nào khác một sự đối
xử tương tự về hình thức hoặc sự đối xử khác biệt về hình thức mà thành viên đó dành
cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của mình.
3. Sự đối xử tương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn nếu nó
làm thay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ của Thành
viên đó so với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ Thành viên nào
khác.

Điều XVIII
Cam kết bổ sung
Các Thành viên có thể đàm phán những cam kết về các biện pháp có tác động tới thương
mại dịch vụ không thuộc phạm vi danh mục nêu tại Điều XVI và XVII, kể cả các cam kết
về tiêu chuẩn chuyên môn, chuẩn mực hoặc những vấn đề liên quan tới cấp phép. Những
cam kết đó được ghi vào Danh mục cam kết của mỗi Thành viên.

Phần IV: Tự do hóa từng bước


Điều XIX
Đàm phán về những cam kết cụ thể
1. Phù hợp với những mục tiêu của Hiệp định này, các Thành viên sẽ tiến hành những
vòng đàm phán liên tiếp, bắt đầu không chậm hơn năm năm kể từ ngày Hiệp định WTO
có hiệu lực và định kỳ sau đó, nhằm đạt được mức độ tự do hóa ngày càng cao hơn. Các
cuộc đàm phán đó sẽ hướng tới việc giảm hoặc triệt tiêu các tác động có hại đối với
thương mại dịch vụ của các biện pháp như là công cụ để thực hiện việc tiếp cận thị
trường thực tế. Tiến trình đó được tiến hành nhằm tăng lợi ích của tất cả các bên tham gia
trên cơ sở cùng có lợi và đảm bảo cân bằng tổng thể giữa quyền lợi và nghĩa vụ.

153
2. Tiến trình tự do hóa được tiến hành với sự quan tâm đúng mức đến các mục tiêu chính
sách quốc gia và trình độ phát triển của mỗi Thành viên riêng biệt, xét cả tổng thể nền
kinh tế hoặc trong từng lĩnh vực riêng biệt. Sự linh hoạt thích đáng cho các Thành viên
đang phát triển trong việc mở cửa thị trường với ít lĩnh vực hơn, tự do hóa ít loại hình
giao dịch hơn, dần dần mở rộng việc tiếp cận thị trường phù hợp với tình hình phát triển,
và khi mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, đi kèm với các điều
kiện để tiếp cận thị trường trên nhằm đạt được những mục tiêu nêu tại Điều IV.
3. Đối với mỗi vòng đàm phán, hướng dẫn và thủ tục đàm phán sẽ được xây dựng. Để
xây dựng được những hướng dẫn đó, Hội đồng Thương mại Dịch vụ thực hiện đánh giá
tổng thể và theo từng lĩnh vực thương mại dịch vụ trên cơ sở mục tiêu của Hiệp định này,
kể cả những mục tiêu được nêu tại khoản 1 của Điều IV. Hướng dẫn đàm phán phải thiết
lập các phương thức thực hiện việc tự do hóa do các Thành viên chủ động tiến hành kể từ
các vòng đàm phán trước đó, cũng như việc đối xử đặc biệt dành cho các Thành viên kém
phát triển nhất theo quy định tại khoản 3 Điều IV.
4. Tiến trình tự do hóa từng bước được đẩy mạnh thông qua từng vòng đàm phán bằng cả
đàm phán song phương, nhiều bên hoặc đa biên theo hướng tăng mức độ chung của các
cam kết cụ thể được các Thành viên đưa ra theo Hiệp định này.

Điều XX
Danh mục các cam kết cụ thể
1. Các Thành viên sẽ đưa ra danh mục các cam kết cụ thể theo quy định tại Phần III của
Hiệp định này. Mỗi Danh mục cam kết, trong những lĩnh vực cụ thể phải quy định:
(a) điều khoản, giới hạn và điều kiện tiếp cận thị trường;
(b) điều kiện và tiêu chuẩn về đối xử quốc gia;
(c) việc thực hiện những cam kết bổ sung;
(d) lộ trình thực hiện các cam kết đó, nếu có thể; và
(e) thời hạn các cam kết đó có hiệu lực.
2. Các biện pháp không phù hợp với cả hai Điều XVI và XVII được ghi vào cột dành cho
Điều XVI. Trong trường hợp này hạng mục đó cũng được coi là đặt một điều kiện hoặc
tiêu chuẩn cho Điều XVII.
154
3. Danh mục các cam kết cụ thể được kèm theo Hiệp định này và là một bộ phận không
thể tách rời của Hiệp định.

Điều XXI
Sửa đổi các Danh mục
1. (a) Các Thành viên (trong Điều này gọi là "Thành viên sửa đổi") có thể sửa đổi hoặc
rút lại bất kỳ cam kết nào trong Danh mục của mình, vào bất kỳ thời điểm nào sau ba
năm, kể từ ngày các cam kết đó có hiệu lực, phù hợp với các quy định của Điều này.
(b) Thành viên sửa đổi phải thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về ý định sửa
đổi hoặc rút lại một cam kết theo quy định của Điều này chậm nhất là ba tháng trước
ngày dự định thực hiện việc sửa đổi hoặc rút lại.
2. (a) Theo yêu cầu của bất kỳ Thành viên nào có thể bị thiệt hại về quyền lợi theo Hiệp
định này (trong Điều này được gọi là "Thành viên bị thiệt hại") do ý định sửa đổi hoặc rút
lại thông báo theo quy định của đoạn 1 (b), Thành viên sửa đổi phải tiến hành đàm phán
nhằm đạt được thỏa thuận về việc điều chỉnh đền bù cần thiết. Trong các cuộc đàm phán
và thỏa thuận đó, các Thành viên có liên quan phải cố gắng để mức độ tổng thể các cam
kết có lợi chung không kém thuận lợi hơn cho thương mại so với các mức cam kết trong
Danh mục đã có được trước phiên đàm phán đó.
(b) Những điều chỉnh đền bù đó được áp dụng trên cơ sở đối xử tối huệ quốc.
3. (a) Nếu không đạt được một thỏa thuận giữa Thành viên sửa đổi và Thành viên bị thiệt
hại trước khi kết thúc thời hạn quy định để đàm phán, Thành viên bị thiệt hại có thể đưa
vấn đề ra cơ quan trọng tài. Bất kỳ Thành viên bị thiệt hại nào muốn thực thi quyền có
thể được hưởng đền bù phải tham dự phiên trọng tài này.
(b) Nếu không có Thành viên bị thiệt hại nào yêu cầu giải quyết tại trọng tài, Thành viên
sửa đổi được tự do thực hiện việc sửa đổi hoặc rút lại cam kết.
4. (a) Thành viên sửa đổi không được sửa đổi hay rút lại cam kết của mình cho đến khi đã
thực hiện việc điều chỉnh đền bù phù hợp với kết luận của trọng tài.
(b) Nếu Thành viên sửa đổi thực hiện việc sửa đổi hay rút lại và không tuân thủ đúng với
kết luận của trọng tài thì bất kỳ Thành viên bị thiệt hại nào đã tham gia phiên trọng tài có
thể sửa đổi hay rút lại những lợi ích tương đương đáng kể phù hợp với kết qủa trọng tài.
155
Cho dù có các quy định của Điều II, việc sửa đổi hay rút lại cam kết này có thể chỉ áp
dụng duy nhất với bên sửa đổi.
5. Hội đồng Thương mại Dịch vụ sẽ thiết lập những thủ tục để điều chỉnh hay sửa đổi các
Danh mục. Bất kỳ Thành viên nào đã thực hiện sửa đổi hay rút lại cam kết nêu trong
Danh mục theo Điều này sẽ điều chỉnh Danh mục của mình theo thủ tục đó.

Phần V: Những quy định về thể chế


...
Điều XXVIII: Các định nghĩa
Theo Hiệp định này:
(a) "biện pháp" là bất kỳ một biện pháp nào được một Thành viên thi hành, dù dưới hình
thức luật pháp, quy định, quy tắc, , thủ tục, quyết định, hoạt động qủan lý hoặc bất kỳ
hình thức nào khác,
(b) "cung cấp một dịch vụ" bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao một
dịch vụ,
(c) "biện pháp của các Thành viên tác động đến thương mại dịch vụ" bao gồm các biện
pháp về:
(i) việc mua, thanh toán hay sử dụng một dịch vụ;
(ii) tiếp cận hay sử dụng các dịch vụ gắn liền với việc cung cấp dịch vụ mà các
dịch vụ được các Thành viên yêu cầu phải đưa ra phục vụ công chúng một cách phổ biến;
(iii) sự hiện diện, bao gồm cả hiện diện thương mại, của những người thuộc một
Thành viên để cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một Thành viên khác;
(d) "hiện diện thương mại" là bất kỳ loại hình kinh doanh hay tổ chức nghề nghiệp nào,
bao gồm:
(i) việc thiết lập , mua lại hay duy trì một pháp nhân, hoặc
(ii) thành lập hay duy trì một chi nhánh hoặc văn phòng đại diện,
trên lãnh thổ của một Thành viên nhằm mục đích cung cấp dịch vụ,
(e) "lĩnh vực" dịch vụ là:
(i) liên quan đến một cam kết cụ thể, một hoặc nhiều hoặc tất cả hoặc các ngành
trong lĩnh vực dịch vụ đó được liệt kê tại Danh mục cam kết của một Thành viên,
156
(ii) trong những trường hợp khác, toàn bộ lĩnh vực dịch vụ đó, bảo gồm tất cả các
ngành dịch vụ.
(f) "dịch vụ của một Thành viên khác" là dịch vụ được cung cấp,
(i) từ hoặc trên lãnh thổ của Thành viên khác, hoặc trong trường hợp dịch vụ vận
tải biển, do một con tầu được đăng ký theo luật pháp của Thành viên khác đó, hoặc do
một người thuộc Thành viên đó cung cấp dịch vụ thông qua hoạt động của một con tàu
và/hoặc sử dụng toàn bộ hay một phần con tàu đó; hoặc,
(ii) của một người cung cấp dịch vụ thuộc Thành viên khác, trong trường hợp việc
cung cấp dịch vụ đó thông qua sự hiện diện thương mại hoặc sự hiện diện thể nhân;
(g) " nhà cung cấp dịch vụ" là bất kỳ người nào thực hiện cung cấp một dịch vụ;
(h) " nhà cung cấp dịch vụ độc quyền" là bất kỳ người nào, dù thuộc khu vực công hay tư
nhân, được một Thành viên cho phép, hay được thành lập một cách chính thức hay trên
thực tế là nhà cung cấp dịch vụ duy nhất dịch vụ đó, trong phạm vi thị trường tương ứng
của lãnh thổ Thành viên này;
(i) "người tiêu dùng dịch vụ" là bất kỳ người nào nhận hoặc sử dụng một dịch vụ;
(j) "người" bao gồm pháp nhân và thể nhân;
(k) "thể nhân của một Thành viên khác" là một thể nhân thường trú trên lãnh thổ của
Thành viên đó hoặc bất kỳ Thành viên nào khác, mà theo luật pháp của Thành viên này
người đó:
(i) là công dân của Thành viên khác đó hoặc;
(ii) có quyền cư trú lâu dài trên lãnh thổ của Thành viên khác đó, trong trường hợp
của một Thành viên:
1. không có quốc tịch; hoặc
2. đang dành đáng kể sự đối xử dành cho những người thường trú như đối xử với công
dân của mình về các biện pháp có tác động đến thương mại dịch vụ, được thông báo khi
chấp nhận hoặc gia nhập Hiệp định WTO, miễn là không một Thành viên nào bị buộc
phải dành cho những người thường trú sự đối xử thuận lợi hơn sự đối xử được Thành
viên khác đó dành cho những người thường trú trên lãnh thổ của họ. Những thông báo
này bao gồm cả việc bảo đảm của một Thành viên trong việc chịu trách nhiệm đối với

157
người thường trú như trách nhiệm của thành viên đó đối với công dân của mình phù hợp
với luật pháp và quy định của thành viên đó;
(l) "pháp nhân" là bất kỳ thực thể pháp lý nào được thành lập hay tổ chức hợp pháp theo
pháp luật hiện hành, dù có hoạt động vì lợi nhuận hay không, và thuộc sở hữu tư nhân
hay sở hữu nhà nước, bao gồm công ty, công ty tín thác, hợp danh, liên doanh, công ty
một chủ hay hiệp hội.
(m) "pháp nhân của Thành viên khác" là những pháp nhân hoặc:
(i) được thành lập hay tổ chức theo luật pháp của Thành viên khác đó, và đã tham gia một
cách đáng kể vào những giao dịch kinh doanh trên lãnh thổ của Thành viên đó hoặc bất
kỳ Thành viên nào khác; hoặc
(ii) trong trường hợp việc cung cấp dịch vụ được thực hiện thông qua hiện diện thương
mại, được sở hữu hoặc kiểm soát bởi những người sau đây:
1. thể nhân của Thành viên đó; hoặc
2. pháp nhân của Thành viên khác được xác định theo quy định tại điểm (i),
(n) pháp nhân là:
(i) do nhiều người thuộc một Thành viên sở hữu, nếu trên 50% lợi ích cổ phần thuộc sở
hữu của những người thuộc Thành viên đó;
(ii) do nhiều người thuộc một Thành viên kiểm soát, nếu những người đó có quyền để cử
đa số Thành viên của ban lãnh đạo hoặc điều hành các hoạt động của pháp nhân đó một
cách hợp pháp;
(iii) trực thuộc một người khác, nếu kiểm soát, hoặc bị kiểm soát bởi người khác đó, hoặc
khi pháp nhân đó và người khác cùng chịu sự kiểm soát của cùng một người; và
(o) "thuế trực thu" bao gồm mọi loại thuế đánh vào tổng thu nhập, tổng vốn hoặc đánh
vào các phần thu nhập hoặc phần vốn , kể cả thuế đánh vào những thu nhập từ việc bán
tài sản, thuế đánh vào bất động sản, thừa kế và quà biếu, thuế đánh vào tổng tiền công,
tiền lương do doanh nghiệp trả, cũng như thuế đánh vào giá trị vốn tăng thêm.

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KHÍA CẠNH CỦA
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS)14
14
Nguồn tại http://www.trungtamwto.vn/node/264
158
Các thành viên,
Với mong muốn giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động thương
mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn
diện các quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi các
quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp;
Thừa nhận rằng để đạt được mục tiêu nói trên cần phải có các quy định và nguyên
tắc mới liên quan đến:
khả năng áp dụng các nguyên tắc cơ bản của GATT 1994 và của các Thoả ước, Công ước
uốc tế thích hợp về sở hữu trí tuệ;
việc quy định các tiêu chuẩn và nguyên tắc đầy đủ liên quan đến khả năng đạt được,
phạm vi và việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại;
việc quy định các biện pháp hữu hiệu và phù hợp nhằm thực thi các quyền sở hữu trí tuệ
liên quan đến thương mại, có tính đến sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật quốc gia;
việc quy định các thủ tục hữu hiệu và nhanh chóng nhằm ngăn ngừa và giải quyết đa
phương các tranh chấp giữa các chính phủ; và
các quy định chuyển tiếp nhằm đạt được sự tham gia đầy đủ nhất vào kết quả của các
cuộc đàm phán;
Thừa nhận sự cần thiết phải có một cơ cấu đa phương các nguyên tắc, quy tắc và
trật tự nhằm xử lý hoạt động thương mại quốc tế liên quan đến hàng giả;
Thừa nhận rằng các quyền sở hữu trí tuệ là các quyền tư hữu;
Thừa nhận những mục tiêu sách lược xã hội cơ bản của các hệ thống quốc gia về
việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có các mục tiêu phát triển và công nghệ;
Thừa nhận cả những nhu cầu đặc biệt của những Thành viên là nước kém phát triển
đối với sự linh hoạt tối đa trong việc áp dụng trong nước các luật và các quy định để cho
các nước đó có thể tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng phát triển;
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm bớt sự căng thẳng bằng cách đưa ra
những cam kết đủ mạnh để giải quyết các tranh chấp về các vấn đề sở hữu trí tuệ liên
quan đến thương mại thông qua các thủ tục đa phương;
Với mong muốn thiết lập mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa WTO và Tổ chức Sở hữu
trí tuệ Thế giới (trong Hiệp định này được gọi là "WIPO") cũng như các tổ chức quốc tế
liên quan khác;
Thoả thuận như sau:

PHẦN I
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 1
Cơ sở và phạm vi của các nghĩa vụ

159
Các Thành viên phải thi hành các điều khoản của Hiệp định này. Các Thành viên
có thể, nhưng không bị bắt buộc, áp dụng trong luật của mình việc bảo hộ mạnh hơn so
với các yêu cầu của Hiệp định này, miễn là việc bảo hộ đó không trái với các điều khoản
của Hiệp định này. Các Thành viên sẽ tự do quyết định phương pháp thích hợp nhằm thi
hành các điều khoản của Hiệp định này trong hệ thống pháp luật và thực tiễn của mình.
Nhằm các mục tiêu của Hiệp định này, thuật ngữ "sở hữu trí tuệ" có nghĩa là tất cả
các đối tượng sở hữu trí tuệ nêu tại các mục từ mục 1 đến mục 7 của Phần II.
3. Các Thành viên phải chấp nhận cách đối xử được quy định trong Hiệp định này đối
với các công dân của các Thành viên khác. [1]. Đối với từng loại quyền sở hữu trí tuệ tương
ứng, các công dân của các Thành viên khác được hiểu là những thể nhân và pháp nhân nào
đáp ứng các điều kiện để nhận được sự bảo hộ quy định trong Công ước Paris (1967), Công
ước Berne (1971), Công ước Rome, Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp, như
thể tất cả các Thành viên của WTO đều là Thành viên của các Công ước, Hiệp ước đó. [2].
Bất kỳ Thành viên nào sử dụng khả năng quy định trong khoản 3 Điều 5 hoặc khoản 2
Điều 6 Công ước Rome đều phải thông báo như đã nêu trong các điều khoản nói trên cho
Hội đồng về những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ("Hội đồng
TRIPS").

Điều 2
Các Công ước về sở hữu trí tuệ
Đối với các phần II, III, và IV của Hiệp định này, các Thành viên phải tuân theo các
Điều từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19 của Công ước Paris (1967).
Không một quy định nào trong các phần từ phần I đến phần IV của Hiệp định này
làm ảnh hưởng đến các nghĩa vụ đang tồn tại mà các Thành viên có thể có đối với nhau
theo Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối
với mạch tích hợp.

Điều 3
Đãi ngộ quốc gia
Mỗi Thành viên phải chấp nhận cho các công dân của các Thành viên khác sự đối
xử không kém thiện chí hơn so với sự đối xử của Thành viên đó đối với công dân của
mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ [3], trong đó có lưu ý tới các ngoại lệ đã được quy
định tương ứng trong Công ước Paris (1967), Công ước Berne (1971), Công ước Rome
và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp. Đối với những người biểu diễn,
người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình, nghĩa vụ này chỉ áp
dụng với các quyền được quy định theo Hiệp định này. Bất kỳ Thành viên nào sử dụng
các quy định tại Điều 6 Công ước Berne và khoản 1(b) Điều 16 Công ước Rome cũng
phải thông báo như đã nêu trong các điều khoản nói trên cho Hội đồng TRIPS.

160
Các Thành viên chỉ có thể sử dụng các ngoại lệ nêu tại khoản 1 liên quan đến các
thủ tục xét xử và hành chính, kể cả việc chỉ định địa chỉ dịch vụ hoặc bổ nhiệm đại diện
trong phạm vi quyền hạn của một Thành viên, nếu những ngoại lệ đó là cần thiết để bảo
đảm thi hành đúng các luật và quy định không trái với các quy định của Hiệp định này và
nếu cách tiến hành các hoạt động đó không là một sự hạn chế trá hình hoạt động thương
mại.

Điều 4
Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc
Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc
sự miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng
phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác.
Được miễn nghĩa vụ này bất kỳ sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào mà
một Thành viên dành cho nước khác:
trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực thi luật theo
nghĩa tổng quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ sở hữu trí tuệ;
phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước Rome, theo
đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng tại một nước
khác;
đối với các quyền của những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ
chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định;
d) trên cơ sở các thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã có
hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thoả ước đó được
thông báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất
hợp lý đối với công dân của các Thành viên khác.

Điều 5
Các thoả thuận đa phương về việc đạt được hoặc duy trì hiệu lực bảo hộ
Các nghĩa vụ quy định tại các Điều 3 và 4 không áp dụng cho các thủ tục quy định
trong các Thoả ước đa phương được ký kết dưới sự bảo trợ của WIPO liên quan đến việc
đạt được và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 6
Trạng thái đã khai thác hết
Nhằm mục đích giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, phù hợp với quy định của
các Điều 3 và 4, không được sử dụng một quy định nào trong Hiệp định này để đề cập
đến trạng thái đã khai thác hết của quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 7
161
Mục tiêu
Việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải
tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra
và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự
cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ.

Điều 8
Nguyên tắc
Trong việc ban hành hoặc sửa đổi các luật và quy định pháp luật của mình, các
Thành viên có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm vấn đề y tế và dinh
dưỡng cho nhân dân, và thúc đẩy lợi ích công cộng trong những lĩnh vực có tầm quan
trọng sống còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công nghệ của mình, với điều kiện
là các biện pháp đó không được trái với các quy định của Hiệp định này.
Có thể cần đến những biện pháp phù hợp, miễn là không trái với các quy định của
Hiệp định này, để ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền sở hữu trí tuệ bởi những người nắm
quyền hoặc ngăn chặn các hành vi gây cản trở hoạt động thương mại một cách bất hợp lý
hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế.

PHẦN II
CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC,
PHẠM VI VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Mục 1
Bản quyền và các quyền có liên quan

Điều 9
Mối quan hệ với Công ước Berne
Các Thành viên phải tuân thủ các Điều từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục của Công
ước Berne (1971). Tuy nhiên, các Thành viên không có các quyền và nghĩa vụ theo Hiệp
định này đối với các quyền được cấp theo hoặc phát sinh trên cơ sở Điều 6 bis của Công
ước đó.
Phạm vi bảo hộ bản quyền bao gồm sự thể hiện, và không bao gồm các ý đồ, trình
tự, phương pháp tính hoặc các khái niệm toán học.

Điều 10
Các chương trình máy tính và các bộ sưu tập dữ liệu
Các chương trình máy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy, đều phải được
bảo hộ như tác phẩm văn học theo Công ước Berne (1971).

162
Các bộ sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu khác, dù dưới dạng đọc được bằng máy hay dưới
dạng khác, mà việc tuyển chọn hoặc sắp xếp nội dung chính là thành quả của hoạt động
trí tuệ đều phải được bảo hộ. Việc bảo hộ nói trên, với phạm vi không bao hàm chính các
dữ liệu hoặc tư liệu đó, không được làm ảnh hưởng tới bản quyền đang tồn tại đối với
chính dữ liệu hoặc tư liệu đó.

Điều 11
Quyền cho thuê
ít nhất là đối với chương trình máy tính và tác phẩm điện ảnh, mỗi Thành viên phải
dành cho các tác giả và người thừa kế hợp pháp của họ quyền cho phép hoặc cấm việc
cho công chúng thuê bản gốc hoặc bản sao các tác phẩm bản quyền của họ nhằm mục
đích thương mại. Thành viên sẽ được miễn nghĩa vụ này đối với tác phẩm điện ảnh, nếu
hoạt động cho thuê như vậy không dẫn đến tình trạng sao chép rộng rãi các tác phẩm đó,
khiến cho độc quyền sao chép dành cho các tác giả và những người thừa kế hợp pháp
của họ ở nước Thành viên đó bị suy giảm về giá trị vật chất. Liên quan đến chương trình
máy tính, nghĩa vụ này không áp dụng đối với hoạt động cho thuê nếu bản thân chương
trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê.

Điều 12
Thời hạn bảo hộ
Trừ tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, nếu thời hạn bảo hộ tác
phẩm không được tính theo đời người, thời hạn đó không được dưới 50 năm kể từ khi
kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố một cách hợp pháp, hoặc 50 năm
tính từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được tạo ra nếu tác phẩm không được
công bố một cách hợp pháp trong vòng 50 năm từ ngày tạo ra tác phẩm.

Điều 13
Hạn chế và ngoại lệ
Các Thành viên phải giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối với các độc quyền
trong những trường hợp đặc biệt nhất định, không mâu thuẫn với việc khai thác bình
thường một tác phẩm và không làm tổn hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của
người nắm quyền.

Điều 14
Bảo hộ những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm
và các tổ chức phát thanh, truyền hình
Đối với việc ghi âm chương trình biểu diễn, những người biểu diễn phải được ngăn
cấm các hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được họ cho phép: ghi âm lần đầu buổi
biểu diễn và sao chép bản ghi đó. Những người biểu diễn cũng phải được ngăn cấm
163
những hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được họ cho phép: phát qua phương tiện
vô tuyến và truyền cho công chúng buổi biểu diễn trực tiếp của họ.
Những người sản xuất bản ghi âm phải có quyền cho phép hoặc cấm việc sao chép
trực tiếp hoặc gián tiếp các bản ghi âm của họ.
Các tổ chức phát thanh truyền hình phải có quyền cấm các hành vi sau đây nếu thực
hiện mà không được họ cho phép: ghi, sao chép bản ghi và phát lại qua phương tiện vô
tuyến chương trình, cũng như truyền hình cho công chúng các chương trình. Những
Thành viên nào không dành các quyền đó cho các tổ chức phát thanh truyền hình đều
phải dành cho chủ bản quyền của các đối tượng trong chương trình phát thanh truyền
hình khả năng ngăn cấm các hành vi trên, phù hợp với các quy định của Công ước Berne
(1971).
Quy định tại Điều 11 đối với chương trình máy tính phải được áp dụng, với những
sửa đổi thích hợp, cho những người sản xuất bản ghi âm và bất kỳ người nắm giữ quyền
nào khác đối với bản ghi âm theo quy định trong luật quốc gia của mỗi Thành viên. Vào
ngày 14.4.1994, Thành viên nào đang áp dụng hệ thống quy định về tiền thù lao hợp lý
cho những người nắm giữ quyền cho thuê bản ghi âm đều có thể duy trì hệ thống đó, với
điều kiện là việc cho thuê bản ghi âm nhằm mục đích thương mại không làm cho độc
quyền sao chép của người nắm quyền bị suy giảm về giá trị vật chất.
Thời hạn bảo hộ theo Hiệp định này đối với những người biểu diễn và sản xuất bản
ghi âm phải kéo dài ít nhất là đến hết thời hạn 50 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch
mà việc ghi âm hoặc buổi biểu diễn được tiến hành. Thời hạn bảo hộ theo khoản 3 trên
đây phải kéo dài ít nhất là 20 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch mà chương trình
phát thanh truyền hình được thực hiện.
Liên quan đến các quyền nêu tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 3 trên, bất kỳ
Thành viên nào cũng có thể quy định các điều kiện, các hạn chế, các ngoại lệ và các bảo
lưu trong phạm vi cho phép của Công ước Rome. Tuy nhiên, quy định tại Điều 18 Công
ước Berne (1971) cũng phải được áp dụng, với những sửa đổi thích hợp, cho quyền đối
với bản ghi âm của người biểu diễn và người sản xuất bản ghi âm.

Mục 2
Nhãn hiệu hàng hoá

Điều 15
Đối tượng có khả năng bảo hộ
Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá
hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp
khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên
riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất
kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá. Trường
164
hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương
ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính
phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các Thành viên có thể quy định rằng điều
kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.
Khoản 1 trên đây không có nghĩa là cấm các Thành viên từ chối đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá dựa vào những căn cứ khác, miễn là những căn cứ khác đó không trái với quy
định của Công ước Paris (1967).
Các Thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký phụ thuộc vào việc sử
dụng. Tuy nhiên, không được coi việc sử dụng thực sự nhãn hiệu hàng hoá là điều kiện
để nộp đơn đăng ký. Không được từ chối đơn đăng ký với lý do duy nhất là dự định sử
dụng không được thực hiện trước khi kết thúc thời hạn 3 năm kể từ ngày nộp đơn.
Bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu hàng hoá không ảnh hưởng
tới khả năng được đăng ký của nhãn hiệu hàng hoá đó.
Các Thành viên phải công bố từng nhãn hiệu hàng hoá trước khi hoặc ngay sau khi
nhãn hiệu được đăng ký và phải dành cơ hội hợp lý cho việc nộp đơn yêu cầu huỷ bỏ việc
đăng ký đó. Ngoài ra, các Thành viên có thể quy định cơ hội để được phản đối việc đăng
ký nhãn hiệu hàng hoá.

Điều 16
Các quyền được cấp
Chủ sở hữu một nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký phải có độc quyền ngăn cấm những
người không được phép của mình sử dụng trong hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng
hoặc tương tự cho hàng hoá hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với những hàng hoá hoặc
dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây
nhầm lẫn. Việc sử dụng cùng một dấu hiệu cho cùng một loại hàng hoá hoặc dịch vụ
phải bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn. Các quyền nêu trên sẽ không làm tổn hại đến bất
kỳ quyền nào tồn tại trước, cũng không cản trở các Thành viên cấp các quyền trên cơ sở
sử dụng.
Điều 6bis Công ước Paris (1967) phải được áp dụng , với những sửa đổi thích hợp,
đối với các dịch vụ. Để xác định một nhãn hiệu hàng hoá có nổi tiếng hay không, phải
xem xét danh tiếng của nhãn hiệu hàng hoá đó trong bộ phận công chúng có liên quan, kể
cả danh tiếng tại nước Thành viên tương ứng đạt được nhờ hoạt động quảng cáo nhãn
hiệu hàng hoá đó.
Điều 6bis Công ước Paris (1967) phải được áp dụng, với những sửa đổi thích hợp,
đối với những hàng hoá hoặc dịch vụ không tương tự với những hàng hoá hoặc dịch vụ
được đăng ký kèm theo một nhãn hiệu hàng hoá, với điều kiện là việc sử dụng nhãn hiệu
hàng hoá đó cho những hàng hoá hoặc dịch vụ nói trên có khả năng làm người ta hiểu
rằng có sự liên quan giữa những hàng hoá hoặc dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu hàng

165
hoá đã đăng ký và với điều kiện là lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký
có nguy cơ bị việc sử dụng nói trên gây tổn hại.

Điều 17
Ngoại lệ

Các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với các quyền được
cấp liên quan đến một nhãn hiệu hàng hoá, chẳng hạn như việc sử dụng với mục đích
lành mạnh các thuật ngữ mang tính chất mô tả, với điều kiện là những ngoại lệ đó không
làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và của các bên thứ
ba.

Điều 18
Thời hạn bảo hộ
Đăng ký lần đầu và mỗi lần gia hạn đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá phải có thời
hạn hiệu lực không dưới 7 năm. Hiệu lực đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá phải có khả
năng được gia hạn không giới hạn số lần gia hạn.

Điều 19
Yêu cầu sử dụng
Nếu việc sử dụng là điều kiện để duy trì hiệu lực đăng ký thì đăng ký chỉ có thể bị
đình chỉ hiệu lực sau một thời gian liên tục, ít nhất là 3 năm, không sử dụng, và chủ sở
hữu nhãn hiệu hàng hoá không nêu được những lý do chính đáng cản trở việc sử dụng.
Những điều kiện khách quan gây trở ngại cho việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, như việc
hạn chế nhập khẩu hoặc các yêu cầu khác của Chính phủ đối với hàng hoá hoặc dịch vụ
được bảo hộ thông qua nhãn hiệu hàng hoá đó, phải được coi là lý do chính đáng đối với
việc không sử dụng.
Việc một người khác sử dụng nhãn hiệu hàng hoá dưới sự kiểm soát của chủ sở hữu
nhãn hiệu hàng hoá phải được công nhận là sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó nhằm duy trì
hiệu lực đăng ký.

Điều 20
Các yêu cầu khác
Không được đưa ra các yêu cầu đặc biệt gây cản trở một cách bất hợp lý đến việc sử
dụng nhãn hiệu hàng hoá trong hoạt động thương mại, chẳng hạn như yêu cầu sử dụng
kết hợp với một nhãn hiệu hàng hoá khác, sử dụng dưới hình thức đặc biệt hoặc sử dụng
theo một cách nào đó làm hại đến khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một
doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Điều này không loại
trừ yêu cầu buộc nhãn hiệu hàng hoá dùng để chỉ dẫn doanh nghiệp sản xuất hàng hoá
166
hoặc cung cấp dịch vụ phải được sử dụng đồng thời với, nhưng không nhất thiết phải gắn
liền với, nhãn hiệu hàng hoá dùng để phân biệt từng hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể của
doanh nghiệp đó.

Điều 21
Cấp li-xăng (chuyển giao quyền sử dụng) và chuyển nhượng quyền sở hữu
Các Thành viên có thể quy định các điều kiện cấp li-xăng (chuyển giao quyền sử
dụng) và chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, trong đó không được quy
định việc cấp li-xăng không tự nguyện đối với nhãn hiệu hàng hoá và chủ sở hữu nhãn
hiệu hàng hoá đã đăng ký phải có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng
hoá có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh có nhãn hiệu hàng
hoá đó.

Mục 3
Chỉ dẫn địa lý

Điều 22
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Trong Hiệp định này chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh
thổ của một Thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất
lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định.
Liên quan đến chỉ dẫn địa lý, các Thành viên phải quy định những biện pháp pháp
lý để các bên liên quan ngăn ngừa:
a) việc sử dụng bất kỳ phương tiện nào để gọi tên hoặc giới thiệu hàng hoá
nhằm chỉ dẫn hoặc gợi ý rằng hàng hoá đó bắt nguồn từ một khu vực địa lý khác với xuất
xứ thực, với cách thức lừa dối công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hoá;
b) bất kỳ hành vi sử dụng nào cấu thành một hành vi cạnh tranh không lành
mạnh theo ý nghĩa của Điều 10bis Công ước Paris (1967).
Mỗi Thành viên phải, mặc nhiên nếu pháp luật quốc gia cho phép như vậy hoặc
theo yêu cầu của bên liên quan, từ chối hoặc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
có chứa hoặc được cấu thành bằng một chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hoá không bắt
nguồn từ lãnh thổ tương ứng, nếu việc sử dụng chỉ dẫn đó trên nhãn hiệu hàng hoá cho
những hàng hoá như vậy tại nước Thành viên đó khiến công chúng hiểu sai về xuất xứ
thực.
Quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 trên đây phải được áp dụng đối với cả
các chỉ dẫn địa lý mặc dù đúng theo nghĩa đen về lãnh thổ, khu vực hoặc địa phương là
nơi xuất xứ của hàng hoá, nhưng lại làm công chúng hiểu là hàng hoá đó bắt nguồn từ
lãnh thổ khác.

167
Điều 23
Bảo hộ bổ sung đối với các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang và rượu mạnh
Mỗi Thành viên phải quy định những biện pháp pháp lý để các bên liên quan ngăn
ngừa việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý của các rượu vang cho những loại rượu vang không
bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó hoặc sử dụng chỉ dẫn địa lý của
rượu mạnh cho những loại rượu mạnh không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn
địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa
lý được sử dụng dưới dạng dịch hoặc được sử dụng kèm theo các từ như "loại", "kiểu",
"dạng", "phỏng theo" hoặc những từ tương tự như vậy.[4]
Việc đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá dùng cho rượu vang, có chứa hoặc được cấu
thành bằng chỉ dẫn địa lý của rượu vang, hoặc nhãn hiệu hàng hoá dùng cho rượu mạnh,
có chứa hoặc được cấu thành bằng chỉ dẫn địa lý của rượu mạnh phải bị từ chối hoặc bị
huỷ bỏ hiệu lực, một cách mặc nhiên nếu pháp luật quốc gia của Thành viên cho phép
như vậy, hoặc theo yêu cầu của bên liên quan, đối với những loại rượu vang hoặc rượu
mạnh không có xuất xứ tương ứng.
Mỗi chỉ dẫn địa lý trong số các chỉ dẫn địa lý đồng âm dùng cho rượu vang đều
được bảo hộ phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 22. Mỗi Thành viên phải xác định
các điều kiện thực tế để các chỉ dẫn đồng âm được phân biệt với nhau trong đó phải bảo
đảm đối xử công bằng với các nhà sản xuất và bảo đảm để người tiêu dùng không bị lừa
dối.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang,
Hội đồng TRIPS phải tiến hành các cuộc đàm phán về việc thành lập một hệ thống đa
phương để thông báo và đăng ký các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang cần được bảo hộ
tại các nước Thành viên tham gia hệ thống đó.

Điều 24
Đàm phán quốc tế, Ngoại lệ
Các Thành viên thoả thuận sẽ tham gia các cuộc đàm phán nhằm tăng cường việc
bảo hộ từng chỉ dẫn địa lý cụ thể theo Điều 23. Không Thành viên nào được sử dụng các
quy định tại các khoản từ 4 đến 8 sau đây để từ chối tham gia đàm phán hoặc ký kết các
thoả thuận song phương hoặc đa phương. Trong các cuộc đàm phán đó, các Thành viên
phải có thiện chí xem xét khả năng tiếp tục áp dụng các quy định nói trên đối với từng chỉ
dẫn địa lý cụ thể mà việc sử dụng các chỉ dẫn đó là nội dung đàm phán.
Hội đồng TRIPS phải thường xuyên xem xét lại việc áp dụng quy định của Mục
này; lần xem xét lại thứ nhất phải được thực hiện trong vòng 2 năm từ khi Hiệp định
WTO có hiệu lực. Bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ theo các
quy định đó đều có thể được Hội đồng xem xét. Theo yêu cầu của một Thành viên, Hội
đồng phải trao đổi ý kiến với một hay nhiều Thành viên bất kỳ nào khác về vấn đề không
thể có giải pháp thoả đáng thông qua những cuộc thương lượng song phương hoặc đa
168
phương giữa các Thành viên liên quan. Hội đồng phải tiến hành các hoạt động theo thoả
thuận có thể có giữa các Thành viên nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và đẩy mạnh
các mục tiêu của Mục này.
Để thi hành Mục này, không một Thành viên nào được giảm nhẹ việc bảo hộ chỉ
dẫn địa lý đã tồn tại trong nước ngay trước thời điểm Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu
lực.
Không một quy định nào trong Mục này buộc một Thành viên phải cấm công dân
hoặc cư dân nước mình không được tiếp tục sử dụng hoặc sử dụng theo cách thức tương
tự một chỉ dẫn địa lý cụ thể về rượu vang hoặc rượu mạnh của Thành viên khác cho hàng
hoá hoặc dịch vụ, nếu những người đó đã liên tục sử dụng trong lãnh thổ của Thành viên
đó chỉ dẫn địa lý đó cho hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hoặc liên quan (a) trong thời
gian ít nhất là 10 năm trước ngày 15/4/1994 hoặc; (b) một cách có thiện ý trước thời
điểm đó.
Đối với nhãn hiệu hàng hoá đã được nộp đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký một
cách có thiện ý hoặc đối với các quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá đạt được thông qua
việc sử dụng có thiện ý thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) trước thời điểm thi hành các quy định này ở nước Thành viên đó như quy
định tại Phần VI dưới đây; hoặc
b) trước khi chỉ dẫn địa lý liên quan được bảo hộ ở nước xuất xứ;
Các biện pháp được áp dụng để thi hành quy định của Mục này không được
làm ảnh hưởng đến khả năng được đăng ký hoặc hiệu lực đăng ký của nhãn hiệu hàng
hoá, hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, với lý do nhãn hiệu hàng hoá nói trên trùng
hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý.
Không một quy định nào trong Mục này buộc mỗi Thành viên phải áp dụng các quy
định của mình cho một chỉ dẫn địa lý của bất cứ một Thành viên nào khác dùng cho hàng
hoá hoặc dịch vụ nếu chỉ dẫn đó trùng với thuật ngữ mà theo ngôn ngữ phổ thông trong
lãnh thổ của Thành viên đó có nghĩa là tên gọi thông thường của hàng hoá hoặc dịch vụ
đó. Không một quy định nào trong Phần này buộc mỗi Thành viên phải áp dụng các quy
định của mình cho một chỉ dẫn địa lý của bất cứ một Thành viên nào khác dùng cho các
sản phẩm của cây nho, nếu chỉ dẫn đó trùng với tên gọi thông thường của một giống nho
quả đã có trong lãnh thổ của Thành viên đó vào thời điểm Hiệp định WTO bắt đầu có
hiệu lực.
Một Thành viên có thể quy định rằng bất kỳ một đề nghị nào theo quy định của
Mục này về việc sử dụng hoặc việc đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá đều phải được đề
đạt trong vòng 5 năm kể từ khi việc sử dụng đối nghịch nói trên của chỉ dẫn được bảo hộ
đã được biết đến rộng rãi tại nước Thành viên đó hoặc sau ngày nhãn hiệu hàng hoá được
đăng ký tại nước Thành viên đó với điều kiện nhãn hiệu hàng hoá đã được công bố vào
ngày đăng ký, nếu ngày đó sớm hơn ngày mà việc sử dụng đối nghịch trên đã được biết

169
đến một cách rộng rãi tại nước Thành viên đó, với điều kiện là chỉ dẫn địa lý này được sử
dụng hoặc đăng ký một cách có thiện ý.
Các quy định của Mục này không được làm ảnh hưởng đến quyền của bất kỳ người
nào được sử dụng trong hoạt động thương mại, tên của mình hoặc tên của người chuyển
nhượng hoặc để thừa kế doanh nghiệp cho mình, trừ trường hợp tên đó được sử dụng
theo cách thức lừa dối công chúng.
Thoả ước này không quy định nghĩa vụ bảo hộ những chỉ dẫn địa lý không được
bảo hộ hoặc đã bị đình chỉ bảo hộ, hoặc không còn được sử dụng ở nước xuất xứ của
những chỉ dẫn đó.

Mục 4
Kiểu dáng công nghiệp

Điều 25
Các yêu cầu bảo hộ
Các Thành viên phải bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp mới hoặc nguyên gốc được
tạo ra một cách độc lập. Các Thành viên có thể quy định rằng kiểu dáng công nghiệp
không được coi là mới hoặc nguyên gốc nếu không khác biệt cơ bản với những kiểu dáng
đã biết hoặc với tổ hợp các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng đã biết. Các Thành viên có
thể quy định rằng việc bảo hộ đó không áp dụng cho những kiểu dáng mà hình dáng chủ
yếu do các đặc tính kỹ thuật và chức năng quyết định.
Mỗi Thành viên phải bảo đảm rằng các tiêu chuẩn bảo hộ đối với các kiểu dáng
hàng dệt, đặc biệt là yêu cầu về lệ phí, xét nghiệm hoặc công bố, không làm giảm một
cách bất hợp lý cơ hội tìm kiếm và và đạt được sự bảo hộ đó. Các Thành viên được tự do
chọn áp dụng luật kiểu dáng công nghiệp hoặc luật bản quyền để thực hiện nghĩa vụ này.

Điều 26
Bảo hộ
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ phải có quyền cấm những người
không được phép của mình sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những sản phẩm mang hoặc thể
hiện một kiểu dáng là bản sao, hoặc về cơ bản là một bản sao, của kiểu dáng được bảo hộ
đó, nếu các hành vi nói trên được thực hiện nhằm mục đích thương mại.
Các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với việc bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp, với điều kiện là các ngoại lệ đó không mâu thuẫn với việc khai thác
bình thường các kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và không làm tổn hại một cách
bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng được bảo hộ, và lợi ích hợp
pháp của bên thứ ba.
Thời hạn bảo hộ theo quy định ít nhất phải là 10 năm.

170
Mục 5
Patent

Điều 27
Đối tượng có khả năng được cấp Patent
Tuỳ thuộc vào quy định tại các khoản 2 và khoản 3 sau đây, patent phải được cấp
cho bất kỳ một sáng chế nào, dù là sản phẩm hay là quy trình, thuộc mọi lĩnh vực công
nghệ, với điều kiện sáng chế đó phải mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng
công nghiệp [5]. Tuỳ thuộc vào khoản 4 Điều 65, khoản 8 Điều 70 và khoản 3 Điều này,
các patent phải được cấp và các quyền patent phải được hưởng không phân biệt nơi tạo ra
sáng chế, lĩnh vực công nghệ và bất kể các sản phẩm được nhập khẩu hay được sản xuất
trong nước.
Các Thành viên có thể loại trừ không cấp patent cho những sáng chế cần phải bị
cấm khai thác nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của mình để bảo vệ trật tự công
cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người và động
vật hoặc thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường, với điều kiện
những ngoại lệ đó được quy định không chỉ vì lý do duy nhất là việc khai thác các sáng
chế tương ứng bị pháp luật của nước đó ngăn cấm.
Các Thành viên cũng có thể loại trừ không cấp patent cho:
a) các phương pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để chữa
bệnh cho người và động vật;
b) thực vật và động vật không phải là các chủng vi sinh, và các quy trình sản xuất
thực vật và động vật, chủ yếu mang tính chất sinh học và không phải là các quy trình phi
sinh học hoặc vi sinh. Tuy nhiên, các Thành viên phải bảo hộ giống cây bằng hệ thống
patent hoặc bằng một hệ thống riêng hữu hiệu, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai hệ thống
đó dưới bất kỳ hình thức nào. Các quy định của điểm này phải được xem xét lại sau 4
năm kể từ khi Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.

Điều 28
Các quyền được cấp
Patent phải xác nhận các độc quyền sau đây của chủ sở hữu patent:
a) nếu đối tượng của patent là một sản phẩm, cấm các bên thứ ba thực hiện các
hành vi sau đây nếu không được phép của chủ sở hữu: chế tạo, sử dụng, chào bán, bán
sản phẩm đó hoặc nhập khẩu [6] sản phẩm đó để thực hiện những mục đích nói trên;
b) nếu đối tượng của patent là một quy trình, cấm các bên thứ ba thực hiện hành
vi sử dụng quy trình đó và các hành vi sau đây nếu không được phép của chủ sở hữu: sử
dụng, chào bán, bán hoặc nhập khẩu nhằm mục đích đó ít nhất đối với các sản phẩm đã
được tạo ra trực tiếp bằng quy trình đó.
Các chủ sở hữu patent cũng phải có quyền chuyển nhượng, để thừa kế
171
quyền sở hữu patent đó và ký kết các hợp đồng li-xăng.

Điều 29
Điều kiện đối với người nộp đơn xin cấp patent
Các Thành viên phải yêu cầu người nộp đơn xin cấp patent bộc lộ sáng chế một
cách rõ ràng và đầy đủ đến mức căn cứ vào đó một chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật
tương ứng có thể thực hiện sáng chế, và có thể yêu cầu người nộp đơn chỉ ra cách thức tối
ưu trong số cách thức thực hiện sáng chế mà tác giả sáng chế biết tính đến ngày nộp đơn,
hoặc tính đến ngày ưu tiên của đơn nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Các Thành viên có thể yêu cầu người nộp đơn xin cấp patent cung cấp thông tin liên
quan đến các đơn và văn bằng tương ứng ở nước ngoài của người nộp đơn đó.

Điều 30
Ngoại lệ đối với các quyền được cấp
Các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với các độc quyền
được cấp trên cơ sở patent với điều kiện là các ngoại lệ đó không mâu thuẫn với việc khai
thác bình thường patent đó và không làm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp
của chủ sở hữu patent, và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

Điều 31
Các hình thức sử dụng khác không được phép của người nắm giữ quyền
Trường hợp luật của một Thành viên quy định việc cấp phép sử dụng đối tượng
patent dưới hình thức khác [7] khi không được phép của người nắm giữ quyền, bao gồm
cả việc sử dụng do Chính phủ hoặc do các bên thứ ba được Chính phủ cho phép thực
hiện, các quy định sau đây phải được tôn trọng:
Việc cấp phép sử dụng phải được xem xét theo tình huống cụ thể;
Chỉ được cấp phép sử dụng nếu, trước khi sử dụng, người có ý định sử dụng đã
cố gắng để được người nắm giữ quyền cấp phép với giá cả và các điều kiện thương mại
hợp lý nhưng sau một thời gian hợp lý, những cố gắng đó vẫn không đem lại kết quả.
Yêu cầu này có thể được Thành viên bỏ qua trong tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các
trường hợp đặc biệt cấp bách khác hoặc trong các trường hợp sử dụng vào mục đích công
cộng, không nhằm mục đích thương mại. Tuy nhiên, trong những trường hợp có tình
trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các trường hợp đặc biệt cấp bách khác, người nắm quyền
phải được thông báo ngay khi điều kiện thực tế cho phép. Trong trường hợp sử dụng vào
mục đích công cộng, không nhằm mục đích thương mại, nếu Chính phủ hoặc người được
Chính phủ uỷ thác, mặc dù không tiến hành tra cứu sáng chế, nhưng biết hoặc có căn cứ
rõ ràng để biết rằng Chính phủ hoặc người được Chính phủ uỷ thác đang hoặc sẽ sử dụng
một patent đang có hiệu lực thì người nắm quyền phải được thông báo ngay;

172
Phạm vi và thời gian sử dụng phải được giới hạn trong việc thực hiện mục đích
cấp phép sử dụng, và đối với công nghệ bán dẫn, chỉ được cấp phép sử dụng vào mục
đích công cộng, không nhằm mục đích thương mại, hoặc nhằm chế tài những hoạt động
bị cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính coi là chống cạnh tranh;
Quyền sử dụng này phải là không độc quyền;
Quyền sử dụng này phải là quyền không chuyển nhượng được, trừ trường hợp
chuyển nhượng cùng với bộ phận của doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh được hưởng
quyền sử dụng đó;
Chỉ được cấp phép sử dụng chủ yếu để cung cấp cho thị trường nội địa của
Thành viên cấp phép;
Việc cho phép sử dụng phải có khả năng bị đình chỉ khi các điều kiện dẫn đến
việc cấp phép chấm dứt tồn tại và không có khả năng tái hiện nhưng phải bảo vệ một
cách thoả đáng lợi ích hợp pháp của những người được cấp phép sử dụng. Khi được yêu
cầu, các cơ quan có thẩm quyền phải được quyền xem xét lại sự tiếp tục tồn tại các điều
kiện đó;
Trong mọi trường hợp, người nắm giữ quyền phải được trả tiền đền bù thoả đáng
tuỳ theo giá trị kinh tế của quyền sử dụng đã cấp;
Hiệu lực pháp lý của mọi quyết định cấp phép sử dụng đều phải là đối tượng có
thể bị xem xét lại theo thủ tục tư pháp hoặc xem xét lại theo thủ tục độc lập khác tại cơ
quan cấp cao hơn ở Thành viên đó;
Mọi quyết định liên quan đến khoản tiền đền bù cho việc sử dụng đều phải là đối
tượng có thể bị xem xét lại theo thủ tục tư pháp hoặc thủ tục độc lập khác tại cơ quan cấp
cao hơn ở Thành viên đó;
Các Thành viên không có nghĩa vụ phải áp dụng các điều kiện quy định tại các
điểm (b) và (f) trong trường hợp cấp phép sử dụng nhằm chế tài những hoạt động bị cơ
quan xét xử hoặc hành chính coi là chống cạnh tranh. Để xác định số lượng tiền đền bù
trong những trường hợp nêu trên, có thể dựa vào mức độ cần thiết phải chấn chỉnh các
hoạt động chống cạnh tranh. Các cơ quan có thẩm quyền chỉ có quyền từ chối việc đình
chỉ quyền sử dụng khi các điều kiện dẫn đến việc cấp phép sử dụng có khả năng tái hiện;
trường hợp cấp phép sử dụng patent ("patent thứ nhất") để tạo điều kiện khai thác
một patent khác ("patent thứ hai"), là patent không thể khai thác được nếu không xâm
phạm patent thứ nhất, phải áp dụng các điều kiện bổ sung sau đây:
(i) sáng chế thuộc patent thứ hai phải là một bước tiến bộ kỹ thuật quan trọng
có ý nghĩa kinh tế lớn so với sáng chế thuộc patent thứ nhất;
(ii) chủ sở hữu patent thứ nhất phải được cấp li-xăng ngược lại với những điều
kiện hợp lý để sử dụng sáng chế thuộc patent thứ hai; và

173
(iii) quyền sử dụng sáng chế thuộc patent thứ nhất phải là quyền không chuyển
nhượng được, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng quyền sở hữu
patent thứ hai.

Điều 32
Huỷ bỏ/Đình chỉ
Phải quy định một cơ hội để mọi quyết định huỷ bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực patent
đều có thể được xem xét lại theo thủ tục tư pháp.

Điều 33
Thời hạn bảo hộ
Thời hạn bảo hộ theo quy định không được kết thúc trước khi hết 20 năm tính từ
ngày nộp đơn.[8]

Điều 34
Các sáng chế quy trình: nghĩa vụ dẫn chứng
Trong thủ tục tố tụng dân sự đối với việc xâm phạm các quyền của chủ sở hữu quy
định tại khoản 1(b) Điều 28, nếu đối tượng của patent là quy trình chế tạo một loại sản
phẩm, các cơ quan xét xử phải có quyền yêu cầu bị đơn chứng minh rằng quy trình được
sử dụng để thu được chính loại sản phẩm đó không phải là quy trình đã được cấp patent.
Vì vậy, ít nhất trong trường hợp thuộc một trong hai trường hợp sau đây, các Thành viên
phải quy định rằng mọi sản phẩm loại đó được sản xuất mà không có sự đồng ý của chủ
sở hữu patent đều phải bị coi là sản phẩm thu được bằng quy trình đã được cấp patent trừ
khi chứng minh được điều ngược lại;
(a) nếu loại sản phẩm thu được bằng quy trình đã được cấp patent là sản phẩm
mới;
(b) nếu có một khả năng lớn là chính loại sản phẩm đó thu được chế tạo bằng quy
trình được cấp patent và chủ sở hữu patent dù đã có những cố gắng hợp lý vẫn không
thể xác định được quy trình thực sự đã được sử dụng.
Mỗi Thành viên đều được tự do quy định rằng nghĩa vụ chứng minh nêu tại khoản 1
chỉ ràng buộc bị đơn trong trường hợp thoả mãn điều kiện quy định tại điểm (a) hoặc
trong trường hợp thoả mãn điều kiện quy định tại điểm (b).
Khi yêu cầu dẫn phản chứng, phải xét đến lợi ích hợp pháp của bị đơn trong việc
bảo hộ các bí mật sản xuất và kinh doanh.

Mục 6
Thiết kế bố trí (topograph) mạch tích hợp

174
Điều 35
Mối quan hệ với Hiệp ước IPIC
Các Thành viên thoả thuận bảo hộ thiết kế bố trí (topograph) mạch tích hợp (trong
Hiệp định này gọi là "thiết kế bố trí") phù hợp với các Điều từ Điều 2 đến Điều 7 (không
kể khoản 3 Điều 6), Điều 12 và khoản 3 Điều 16 Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch
tích hợp, và đồng thời phù hợp với các quy định sau đây.

Điều 36
Phạm vi bảo hộ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37, các Thành viên phải coi những hành vi sau đây
là bất hợp pháp, nếu thực hiện mà không được phép của người nắm giữ quyền [9]: nhập
khẩu, bán, hoặc phân phối dưới hình thức khác nhằm mục đích thương mại thiết kế bố trí
đang được bảo hộ, mạch tích hợp thể hiện thiết kế bố trí đang được bảo hộ, hoặc sản
phẩm chứa mạch tích hợp như vậy, chừng nào sản phẩm đó vẫn còn chứa thiết kế bố trí
bị sao chép bất hợp pháp.

Điều 37
Các hành vi không cần phải có phép của người nắm giữ quyền
Bất kể Điều 36, không một Thành viên nào được coi là bất hợp pháp việc thực hiện
bất kỳ hành vi nào nêu tại Điều đó đối với mạch tích hợp chứa thiết kế bố trí bị sao chép
bất hợp pháp hoặc bất kỳ sản phẩm nào chứa mạch tích hợp như vậy, nếu tại thời điểm
tiếp nhận mạch tích hợp hoặc sản phẩm chứa mạch tích hợp đó người thực hiện hoặc
khiến người khác thực hiện những hành vi nói trên không biết hoặc không có căn cứ hợp
lý để biết rằng trong đó chứa thiết kế bố trí bị sao chép bất hợp pháp. Các Thành viên
phải quy định rằng kể từ thời điểm có đủ thông tin rằng thiết kế bố trí đó bị sao chép bất
hợp pháp, người đó có thể thực hiện bất kỳ hành vi nào nói trên đối với hàng hoá đã tiếp
nhận hoặc đã đặt trước thời điểm đó, nhưng phải trả cho người nắm quyền một khoản tiền
tương đương với khoản tiền bản quyền thoả đáng như là thanh toán theo một li-xăng tự
nguyện đối với thiết kế bố trí đó.
Các điều kiện quy định tại các điểm từ điểm (a) đến điểm (k) Điều 31 phải được áp
dụng, với những sửa đổi thích hợp, đối với bất kỳ li-xăng không tự nguyện nào về thiết
kế bố trí đó, hoặc việc sử dụng thiết kế bố trí đó mà không được phép của người nắm giữ
quyền do Chính phủ thực hiện hoặc do người khác thực hiện cho Chính phủ.

Điều 38
Thời hạn bảo hộ
Tại những Thành viên quy định rằng đăng ký là điều kiện bảo hộ, thời hạn bảo hộ
thiết kế bố trí không được kết thúc trước khi kết thúc 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng

175
ký hoặc từ ngày việc khai thác nhằm mục đích thương mại xảy ra lần đầu tiên ở bất kỳ
nơi nào trên thế giới.
Tại những Thành viên không quy định đăng ký là điều kiện để bảo hộ, các thiết kế
bố trí phải được bảo hộ trong thời hạn không dưới 10 năm tính từ ngày việc khai thác
nhằm mục đích thương mại xảy ra lần đầu tiên ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Bất kể khoản 1 và khoản 2 trên đây, Thành viên có thể quy định rằng thời hạn bảo
hộ sẽ chấm dứt khi hết 15 năm kể từ khi tạo ra thiết kế bố trí.

Mục 7
Bảo hộ thông tin bí mật

Điều 39

Để bảo đảm chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu theo quy định tại
Điều 10bis Công ước Paris (1967), các Thành viên phải bảo hộ thông tin bí mật theo quy
định tại khoản 2 sau đây và bảo hộ các dữ liệu được trình nộp cho các Chính phủ hoặc
các cơ quan Chính phủ theo quy định tại khoản 3 sau đây.
Các thể nhân và pháp nhân phải có được khả năng ngăn chặn để thông tin mà mình
kiểm soát một cách hợp pháp không bị tiết lộ cho những người không được mình đồng ý,
không bị những người đó chiếm đoạt hoặc sử dụng theo cách thức trái với hoạt động
thương mại trung thực[10], nếu thông tin đó:
- có tính chất bí mật với nghĩa là những người thường xuyên xử lý loại thông tin đó
nói chung không biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng thông
tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết của thông tin đó;
- có giá trị thương mại vì có tính chất bí mật; và
- được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng những biện pháp phù
hợp thực tế.
Nếu các Thành viên quy định rằng điều kiện để được phép tiếp thị dược phẩm hoặc
sản phẩm hoá nông có chứa các thành phần hoá học mới là phải nộp kết quả thử nghiệm
hoặc các dữ liệu bí mật khác thu được nhờ những nỗ lực lớn, thì phải bảo hộ để các dữ
liệu đó không bị sử dụng trong thương mại một cách không lành mạnh. Ngoài ra, các
Thành viên phải bảo hộ để các dữ liệu đó không bị tiết lộ, trừ trường hợp cần bảo vệ công
chúng hoặc trừ khi có thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm để các dữ liệu đó không bị
sử dụng trong thương mại một cách không lành mạnh.

MỤC 8
KHỐNG CHẾ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỐNG CẠNH TRANH
TRONG CÁC HỢP ĐỒNG LI-XĂNG

176
Điều 40

PHẦN III
THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

MỤC 1
CÁC NGHĨA VỤ CHUNG

Mục 2
Các thủ tục và các biện pháp chế tài dân sự và hành chính

Điều 42
Các thủ tục đúng đắn và công bằng
Các Thành viên phải quy định cho chủ thể quyền [11] được tham gia các thủ tục tố
tụng dân sự liên quan đến việc thực thi bất kỳ loại quyền sở hữu trí tuệ nào quy định
trong Hiệp định này. Bị đơn phải có quyền được thông báo bằng văn bản một cách kịp
thời và chi tiết, trong đó nêu cả căn cứ của các yêu cầu. Các bên phải được phép có cố
vấn pháp luật độc lập làm đại diện, và các thủ tục không được đòi hỏi quá mức việc
đương sự buộc phải có mặt tại toà. Các bên tham gia tố tụng phải có quyền biện minh
cho yêu cầu của mình và có quyền đưa ra mọi chứng cứ thích hợp. Thủ tục đó phải có
phương tiện để nhận biết và bảo hộ thông tin bí mật, trừ khi điều này trái với các quy
định của hiến pháp hiện hành.

Điều 43
Chứng cứ
Trong trường hợp một bên đã đưa ra chứng cứ có thể có được một cách hợp lý, đủ
để biện minh cho những yêu cầu của mình và đã chỉ ra chứng cứ thích hợp để biện minh
cho các yêu cầu đó của mình nhưng nằm dưới sự kiểm soát của bên kia, các cơ quan có
thẩm quyền xét xử phải có quyền ra lệnh cho bên kia đưa ra chứng cứ đó, nhưng phải
tuân thủ các điều kiện bảo đảm việc bảo hộ thông tin mật trong những trường hợp cần
thiết.
Trong những trường hợp một bên tham gia tố tụng tự ý và không có lý do xác đáng
từ chối không cho tiếp cận, hoặc bằng cách khác không cung cấp thông tin cần thiết trong
một thời hạn hợp lý, hoặc gây trở ngại đáng kể cho thủ tục tố tụng liên quan đến việc
thực thi quyền, một Thành viên có thể cho các cơ quan xét xử được quyền ra quyết định
tạm thời và quyết định cuối cùng, khẳng định hoặc phủ định, dựa trên cơ sở những thông
tin được đệ trình, kể cả đơn tố cáo hoặc đơn kiện của bên chịu bất lợi vì bị từ chối không
177
được tiếp cận thông tin, nhưng phải tạo cho các bên cơ hội được trình bày ý kiến về lý lẽ
hoặc chứng cứ đã được đưa ra.

Điều 44
Lệnh của toà án
Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh chấm dứt hành vi xâm phạm nhằm, ngoài
các mục đích khác, ngăn chặn hàng hoá nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vào
lưu thông trong các kênh thương mại thuộc phạm vi quyền hạn của mình ngay sau khi
hoàn thành thủ tục hải quan. Các Thành viên không có nghĩa vụ phải quy định thẩm
quyền đó đối với đối tượng được bảo hộ do một người tiếp nhận hoặc đặt hàng trước khi
biết hoặc có căn cứ để biết rằng kinh doanh đối tượng đó sẽ dẫn đến việc xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ.
Không phụ thuộc vào các quy định khác của Phần này, và với điều kiện tuân thủ các
quy định riêng về việc sử dụng do Chính phủ, hoặc những người được Chính phủ cho
phép, thực hiện mà không được phép của người nắm quyền nêu tại Phần II, các Thành
viên có thể giới hạn những biện pháp chế tài theo quy định đối với việc sử dụng đó trong
việc trả thù lao theo quy định tại điểm (h) Điều 31. Trong những trường hợp khác, các
biện pháp chế tài theo Phần này phải được áp dụng, hoặc phải quy định việc tuyên án và
buộc bồi thường thoả đáng, nếu các biện pháp chế tài đó mâu thuẫn với luật quốc gia của
Thành viên.

Điều 45
Đền bù thiệt hại
Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc người xâm phạm phải trả cho chủ
thể quyền khoản đền bù thoả đáng để bồi thường thiệt hại mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
đã phải gánh chịu do hành vi xâm phạm của người thực hiện hành vi xâm phạm quyền
khi đã biết hoặc có cơ sở để biết điều đó.
Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc người xâm phạm phải trả cho chủ
thể quyền các phí tổn, trong đó có thể bao gồm cả phí đại diện thích hợp. Trong những
trường thích hợp, các Thành viên có thể cho các cơ quan xét xử được quyền ra lệnh thu
hồi các khoản lợi nhuận và/hoặc trả các khoản đền bù thiệt hại đã ấn định trước, kể cả
trường hợp người xâm phạm đã thực hiện hành vi xâm phạm khi không biết hoặc không
có căn cứ để biết điều đó.

Điều 46
Các biện pháp chế tài khác
Để ngăn chặn một cách hữu hiệu các hành vi xâm phạm, các cơ quan xét xử phải có
quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc những hàng hoá
178
xâm phạm do các cơ quan đó phát hiện phải bị xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo
cách thức tránh gây bất cứ thiệt hại nào cho chủ thể quyền, hoặc phải bị tiêu huỷ trừ khi
việc tiêu huỷ trái với quy định của hiến pháp hiện hành. Các cơ quan xét xử cũng phải có
quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc các vật liệu và
phương tiện đã được sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hoá xâm phạm phải bị xử lý bên
ngoài các kênh thương mại theo cách thức nhằm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ tiếp
diễn hành vi xâm phạm. Khi xem xét các yêu cầu đó, phải chú ý đến sự cần thiết phải có
tính tương xứng giữa các biện pháp chế tài và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm
phạm, cũng như phải chú đến lợi ích của các bên thứ ba. Đối với hàng hoá mang nhãn
hiệu hàng hoá giả mạo, trừ những trường hợp ngoại lệ, việc đơn thuần gỡ bỏ nhãn hiệu
gắn trên hàng hoá một cách bất hợp pháp không đủ để cho phép hàng hoá đó được vào
lưu thông trong các kênh thương mại.

Điều 47
Quyền được thông tin
Các Thành viên có thể quy định rằng các cơ quan xét xử có quyền, trừ khi điều này
không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm, ra lệnh buộc người
xâm phạm phải thông tin cho chủ thể quyền biết về những người tham gia vào việc sản
xuất hoặc phân phối hàng hoá hoặc dịch vụ xâm phạm và về các kênh phân phối của
những người đó.

Điều 48
Bồi thường cho bên bị
Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc bên đã đưa ra yêu cầu thực hiện các
biện pháp chế tài và đã lạm dụng các thủ tục thực thi phải trả cho bên đã bị áp dụng các
biện pháp đó hoặc bị hạn chế một cách sai trái khoản bồi thường tương xứng với thiệt hại
do sự lạm dụng đó gây ra. Các cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh buộc nguyên
đơn phải trả cho bị đơn các chi phí, trong đó có thể bao gồm cả phí đại diện thích hợp.
Đối với việc điêu hành bất cứ luật nào liên quan đến việc bảo hộ hoặc thực thi các
quyền sở hữu trí tuệ, các Thành viên chỉ được miễn trách nhiệm pháp lý cho cả các cơ
quan và các viên chức nhà nước không phải chịu những biện pháp chế tài tương ứng nếu
các hành vi được thực hiện hoặc được dự định thực hiện một cách có thiện ý nhằm điều
hành các luật đó.

Điều 49
Các thủ tục hành chính
Trong phạm vi mà các thủ tục hành chính xử lý vụ việc có thể buộc áp dụng bất kỳ
biện pháp chế tài dân sự nào, các thủ tục đó phải phù hợp với các nguyên tắc về cơ bản
tương đương với những nguyên tắc quy định trong Mục này.
179
Mục 3
Các biện pháp tạm thời

Điều 50
Các cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh áp dụng một cách khẩn cấp và hữu
hiệu các biện pháp tạm thời:
(a) nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm bất kỳ loại quyền sở hữu trí tuệ nào, và đặc
biệt nhằm ngăn chặn hàng hoá nhập khẩu vào các kênh thương mại thuộc phạm vi quyền
hạn của mình ngay sau khi hoàn thành thủ tục hải quan;
(b) nhằm bảo tồn các chứng cứ liên quan đến hành vi bị khiếu kiện là xâm phạm
quyền.
Trong trường hợp cần thiết, đặc biệt, nếu bất kỳ một sự chậm trễ nào cũng có nguy
cơ gây hậu quả không khắc phục được cho chủ thể quyền, hoặc nếu có thể thấy rằng
chứng cứ đang có nguy cơ bị thủ tiêu, các cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh áp
dụng các biện pháp tạm thời trước khi nghe bị đơn trình bày ý kiến.
Các cơ quan xét xử cũng phải có quyền yêu cầu nguyên đơn cung cấp bất kỳ chứng
cứ nào có thể có được một cách hợp lý, đủ sức thuyết phục rằng nguyên đơn là chủ thể
quyền và quyền của nguyên đơn đang bị hoặc hoặc rõ ràng có nguy cơ bị xâm phạm, và
buộc nguyên đơn phải nộp khoản bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương đủ để bảo vệ bị
đơn và ngăn chặn sự lạm dụng.
Trường hợp đã ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời trước khi nghe bị đơn trình
bầy ý kiến, các bên bị áp dụng biện pháp đó phải được thông báo ngay, chậm nhất là sau
khi thi hành các biện pháp đó. Trong một thời hạn hợp lý kể từ khi thông báo lệnh áp
dụng các biện pháp đó, theo yêu cầu của bị đơn lệnh áp dụng biện pháp tạm thời phải
được xem xét lại, trong đó có cả việc nghe bị đơn trình bày ý kiến để đi đến quyết định
sửa đổi, huỷ bỏ hoặc giữ nguyên các biện pháp đó.
Nguyên đơn có thể được cơ quan sẽ thi hành các biện pháp tạm thời yêu cầu cung
cấp thông tin khác cần thiết để xác định hàng hoá có liên quan.
Không ảnh hưởng đến khoản 4, theo yêu cầu của bị đơn, các biện pháp tạm thời
được áp dụng theo các khoản 1 và khoản 2 phải bị huỷ bỏ hoặc bị đình chỉ hiệu lực dưới
hình thức khác, nếu thủ tục tố tụng để xét xử vụ việc không được tiến hành trong một
thời hạn hợp lý, do cơ quan xét xử đã ra lệnh áp dụng các biện pháp đó ấn định nếu luật
pháp quốc gia của Thành viên cho phép như vậy, hoặc không quá 20 ngày làm việc hoặc
31 ngày theo lịch, tính theo thời hạn nào dài hơn, nếu luật quốc gia không cho phép ấn
định thời hạn đó.
Nếu các biện pháp tạm thời bị huỷ bỏ, hoặc bị đình chỉ hiệu lực vì bất cứ hành vi
hay thiếu sót nào của nguyên đơn, hoặc nếu sau đó thấy rằng quyền sở hữu trí tuệ không
bị xâm phạm hoặc không có nguy cơ bị xâm phạm, theo yêu cầu của bị đơn, các cơ quan
180
xét xử cũng phải có quyền ra lệnh buộc nguyên đơn phải trả cho bị đơn khoản bồi thường
thoả đáng đối với bất kỳ thiệt hại nào do các biện pháp đó gây ra.
Trong phạm vi mà các thủ tục hành chính xử lý vụ việc có thể buộc áp dụng bất kỳ
biện pháp tạm thời nào, các thủ tục đó phải phù hợp với các nguyên tắc về cơ bản tương
đương với những nguyên tắc quy định trong Mục này.

Mục 4
Các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới [12]

Điều 51
Đình chỉ thông quan tại các Cơ quan hải quan
Các Thành viên phải ban hành, một cách phù hợp với các quy định sau đây, các
thủ tục [13] cho phép chủ thể quyền, khi có những căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng việc
nhập khẩu các hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giả mạo hoặc vi phạm bản quyền [14]
có thể xẩy ra, được đệ đơn cho các cơ quan có thẩm quyền, là cơ quan hành chính hoặc
cơ quan xét xử, yêu cầu đình chỉ thông quan tại các cơ quan hải quan để ngăn chặn các
hàng hoá đó vào lưu thông tự do. Các Thành viên có thể cho phép đệ đơn như vậy đối
với hàng hoá xâm phạm các loại quyền sở hữu trí tuệ khác, với điều kiện phải đáp ứng
các yêu cầu của Mục này. Các Thành viên cũng có thể quy định các thủ tục tương ứng về
việc đình chỉ thông quan tại các cơ quan hải quan đối với những hàng hoá xâm phạm
được tập kết để xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ của mình.

Điều 52
Đơn
Bất kỳ một chủ thể quyền nào tiến hành các thủ tục theo Điều 51 trên đây đều phải
cung cấp chứng cứ thích hợp để chứng minh với các cơ quan có thẩm quyền rằng, theo
luật của nước nhập khẩu, hiển nhiên có sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và phải cung
cấp một bản mô tả hàng hoá chi tiết đến mức các cơ quan hải quan có thể dễ dàng nhận
biết những hàng hoá đó. Trong một thời hạn hợp lý, các cơ quan có thẩm quyền phải
thông báo cho nguyên đơn về việc đơn có được chấp nhận hay không, và về thời hạn mà
các cơ quan hải quan sẽ hành động nếu điều này được các cơ quan có thẩm quyền ấn
định thời hạn đó.

Điều 53
Khoản bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương
Các cơ quan có thẩm quyền phải có quyền yêu cầu nguyên đơn nộp khoản bảo đảm
hoặc bảo chứng tương đương đủ để bảo vệ bị đơn và các cơ quan có thẩm quyền và để
ngăn ngừa sự lạm dụng. Khoản bảo đảm hoặc vật bảo chứng tương đương đó không được
cản trở một cách bất hợp lý việc vận dụng các thủ tục đó.
181
Nếu thể theo đơn yêu cầu được nộp theo quy định của Mục này, việc thông quan đối
với hàng hoá liên quan đến các kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí hoặc
thông tin bí mật để đưa vào lưu thông tự do bị đình chỉ tại các cơ quan hải quan theo
quyết định không phải của một cơ quan xét xử hoặc một cơ quan độc lập khác, nếu thời
hạn quy định tại Điều 55 đã kết thúc mà cơ quan có thẩm quyền không ra quyết định áp
dụng biện pháp tạm thời, và nếu mọi điều kiện khác đối với việc nhập khẩu đều được
thoả mãn, thì hàng hoá đó của chủ sở hữu, người nhập khẩu, hoặc người nhập khẩu theo
uỷ thác phải được thông quan nếu những người đó nộp khoản bảo đảm với một số lượng
đủ để bảo vệ chủ thể quyền đối với bất kỳ sự xâm phạm nào. Việc nộp khoản bảo đảm đó
không được ảnh hưởng đến bất cứ biện pháp chế tài nào khác mà chủ thể quyền có thể
vận dụng, điều này được hiểu là khoản bảo đảm phải được hoàn trả nếu chủ thể quyền
không thực hiện quyền tố tụng trong một thời hạn hợp lý.

Điều 54
Thông báo về việc đình chỉ
Người nhập khẩu và nguyên đơn phải được thông báo ngay về việc đình chỉ thông
quan đối với hàng hoá theo Điều 51 trên đây.

Điều 55
Thời hạn đình chỉ
Trong một thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nguyên đơn được thông
báo về việc đình chỉ thông quan, nếu các cơ quan hải quan không được thông báo rằng
thủ tục để xét xử vụ việc đó đã được một bên không phải là bị đơn tiến hành, hoặc rằng
cơ quan có thẩm quyền đã quyết định áp dụng các biện pháp tạm thời để kéo dài thời hạn
đình chỉ việc thông quan đối với hàng hoá, thì hàng hoá đó phải được thông quan, nếu
đáp ứng mọi điều kiện khác đối với việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu; trong những trường
hợp thích hợp, thời hạn này có thể được gia hạn thêm 10 ngày làm việc. Nếu thủ tục tố
tụng để xét xử vụ việc đó đã được tiến hành, thì theo yêu cầu của bị đơn việc xem xét lại,
bao gồm cả việc nghe bị đơn trình bầy ý kiến, phải được thực hiện, trong một thời hạn
hợp lý, để ra quyết định sửa đổi, huỷ bỏ hoặc giữ nguyên những biện pháp đó. Không
phụ thuộc vào các quy định trên, trường hợp việc đình chỉ thông quan hàng hoá được
thực hiện hoặc được tiếp tục thực hiện theo một biện pháp xét xử tạm thời, các quy định
tại khoản 6 Điều 50 phải được áp dụng.

Điều 56
Bồi thường cho người nhập khẩu và chủ sở hữu hàng hoá
Các cơ quan hữu quan phải có quyền buộc nguyên đơn phải trả cho người nhập
khẩu, người nhập khẩu theo uỷ thác hoặc chủ sở hữu hàng hoá khoản bồi thường thoả
đáng đối với bất cứ thiệt hại nào mà người đó phải gánh chịu do việc ngăn giữ hàng hoá
182
một cách sai trái hoặc do việc ngăn giữ hàng hoá đã được thông quan theo Điều 55 trên
đây.

Điều 57
Quyền kiểm tra và thông tin
Với điều kiện không làm ảnh hưởng tới việc bảo hộ thông tin bí mật, các Thành
viên phải cho các cơ quan có thẩm quyền quyền dành cơ hội cho chủ thể quyền được yêu
cầu tiến hành kiểm tra bất kỳ hàng hoá nào bị cơ quan hải quan ngăn giữ để chứng minh
yêu cầu của mình. Các cơ quan có thẩm quyền cũng phải có quyền tạo cơ hội tương
đương cho người nhập khẩu yêu cầu tiến hành kiểm tra bất cứ hàng hoá nào như vậy. Đối
với trường hợp vụ việc được phán quyết thuận theo yêu cầu của chủ thể quyền, các
Thành viên có thể quy định cho các cơ quan có thẩm quyền quyền thông báo cho chủ thể
quyền biết về tên và địa chỉ của người gửi hàng, người nhập khẩu và người nhập khẩu
theo uỷ thác và về số lượng của hàng hoá đó.

Điều 58
Hành động mặc nhiên
Nếu các Thành viên yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền phải chủ động hành động
và phải đình chỉ thông quan những hàng hoá mà các cơ quan đó đã thu được chứng cứ
hiển nhiên về sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bất kỳ lúc nào các cơ quan có thẩm
quyền cũng có thể yêu cầu chủ thể quyền cung cấp những thông tin có thể giúp họ thực
hiện các quyền lực đó; người nhập khẩu và chủ thể quyền phải được thông báo ngay về
việc đình chỉ thông quan. Trường hợp người nhập khẩu nộp đơn cho các cơ quan có thẩm
quyền khiếu nại về việc đình chỉ thông quan, việc đình chỉ đó phải tuân thủ, với những
sửa đổi thích hợp, các điều kiện quy định tại Điều 55 trên đây;
các Thành viên chỉ được miễn trách nhiệm pháp lý cho cả cơ quan Nhà nước và các
công chức Nhà nước khỏi bị áp dụng các biện pháp chế tài tương ứng nếu những hành vi
được thực hiện hoặc được dự định thực hiện một cách có thiện ý.

Điều 59
Các biện pháp chế tài
Với điều kiện không làm ảnh hưởng tới các quyền khiếu kiện dành cho chủ thể
quyền và quyền của bị đơn được yêu cầu cơ quan xét xử xem xét lại vụ việc, các cơ quan
có thẩm quyền phải có quyền ra lệnh tiêu huỷ hoặc xử lý hàng hoá xâm phạm theo các
nguyên tắc nêu tại Điều 46 trên đây. Đối với hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo, các cơ
quan có thẩm quyền không được cho phép tái xuất những hàng hoá xâm phạm vẫn giữ
nguyên trạng hoặc xử lý chúng theo một thủ tục hải quan khác, trừ các trường hợp ngoại
lệ.
Điều 60
183
Nhập khẩu với số lượng nhỏ
Các Thành viên có thể không áp dụng các quy định trên đối với những hàng hoá phi
thương mại với số lượng nhỏ, là hành lý cá nhân hoặc hàng gửi với số lượng nhỏ.

MỤC 5
CÁC THỦ TỤC HÌNH SỰ

Điều 61
Các Thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt để
áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hoá hoặc xâm
phạm bản quyền với quy mô thương mại. Các biện pháp chế tài theo quy định phải bao
gồm cả phạt tù và/hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa xâm phạm, tương ứng với mức phạt
được áp dụng cho các tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong những
trường hợp thích hợp, các biện pháp chế tài cũng phải bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu
và tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm và bất cứ vật liệu và các phương tiện nào khác được sử
dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm. Các Thành viên có thể quy định các thủ tục hình sự
và các hình phạt áp dụng cho các trường hợp khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc
biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại.

PHẦN IV
CÁC THỦ TỤC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC VÀ DUY TRÌ CÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ,
VÀ THỦ TỤC LIÊN QUAN THEO YÊU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
PHẦN V
NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Điều 63
Tính minh bạch
Các luật và các quy định, các quyết định xét xử và các quyết định hành chính cuối
cùng để áp dụng chung, do Thành viên ban hành, liên quan đến đối tượng của Hiệp định
này (khả năng đạt được, phạm vi, việc đạt được, thực thi và ngăn ngừa sự lạm dụng các
quyền sở hữu trí tuệ) phải được công bố, hoặc nếu việc công bố đó không có khả năng
thực hiện, phải tiếp cận được một cách công khai, bằng ngôn ngữ quốc gia, theo cách
thức để các chính phủ và những người nắm quyền có thể biết rõ về các Văn bản đó.
Những Thoả ước liên quan đến đối tượng của Hiệp định này, có hiệu lực giữa chính phủ
hoặc một cơ quan chính phủ của một Thành viên và chính phủ hoặc một cơ quan chính
phủ của một Thành viên khác cũng phải được công bố.
Các Thành viên phải thông tin về các luật và các quy định nêu tại khoản 1 trên đây
cho Hội đồng TRIPS để giúp Hội đồng đánh giá việc thi hành Hiệp định này. Hội đồng
184
phải cố gắng giảm đến mức tối thiểu nghĩa vụ này cho các Thành viên và có thể quyết
định miễn nghĩa vụ thông tin về các luật và các quy định đó trực tiếp cho Hội đồng nếu
việc thương lượng với WIPO về việc thành lập một hệ thống chung để đăng ký các luật
và quy định pháp luật đó đạt kết quả. Hội đồng cũng phải xem xét bất kỳ hoạt động thông
tin nào bắt buộc phải tiến hành để thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định này xuất phát từ
các quy định của Điều 6ter Công ước Paris (1967).
Theo yêu cầu bằng văn bản của một Thành viên, mỗi Thành viên khác phải sẵn sàng
cung cấp thông tin về các vấn đề được quy định tại khoản 1 trên đây. Thành viên nào có
lý do để tin rằng tồn tại một quyết định xét xử hoặc quyết định hành chính hoặc thoả
thuận song phương trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ ảnh hưởng đến các quyền của
mình theo Hiệp định này, cũng có thể yêu cầu bằng văn bản để được tiếp cận với hoặc
được thông tin chi tiết về những quyết định xét xử hoặc quyết định hành chính hoặc các
thoả thuận song phương như vậy.
Không quy định nào tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 3 trên đây buộc các Thành
viên tiết lộ những thông tin bí mật có thể cản trở việc thực thi luật hoặc trái với lợi ích xã
hội hoặc có thể gây tổn hại cho lợi ích thương mại hợp pháp của doanh nghiệp cụ thể nào
đó, thuộc nhà nước hoặc tư nhân.

Điều 64
Giải quyết tranh chấp
Các quy định tại các Điều XXII và XXIII của GATT 1994 được chi tiết hoá và áp
dụng trong Thoả thuận về giải quyết tranh chấp(*) phải được áp dụng đối với việc thương
lượng và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, nếu không có quy định cụ thể khác
trong Hiệp định này.
Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, không được
áp dụng các điểm 1(b) và điểm 1(c) Điều XXIII của GATT 1994 để giải quyết các tranh
chấp theo Hiệp định này.
Trong suốt thời hạn được quy định tại khoản 2, Hội đồng TRIPS phải nghiên cứu
phạm vi và thể thức đơn kiện thuộc loại quy định tại các điểm 1(b) và điểm 1(c) điều
XXIII của GATT nộp theo Hiệp định này, và đề xuất ý kiến để Hội nghị Bộ trưởng thông
qua. Hội nghị Bộ trưởng chỉ được ra quyết định thông qua những ý kiến đề xuất đó hoặc
quyết định kéo dài thời hạn nêu tại khoản 2 trên cơ sở nhất trí, và ý kiến đề xuất đã được
thông qua phải có hiệu lực đối với tất cả các Thành viên mà không phải qua bất kỳ một
thủ tục chấp nhận nào khác.

PHẦN VI
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP

Điều 65
185
Các điều khoản chuyển tiếp
Tuỳ thuộc vào các quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4, không Thành viên
nào có nghĩa vụ phải thi hành Hiệp định này trước khi kết thúc thời hạn chung, kéo dài
một năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.
Bất kỳ Thành viên nào là nước đang phát triển cũng được phép hoãn thời hạn thi
hành các quy định của Hiệp định này, trừ các Điều 3, Điều 4 và Điều 5, thêm 4 năm so
với thời hạn quy định tại khoản 1.
Bất kỳ một Thành viên nào khác đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do và đang tiến hành cải tổ cơ cấu hệ
thống sở hữu trí tuệ và gặp những khó khăn đặc biệt trong việc soạn thảo để ban hành và
thi hành luật và quy định về sở hữu trí tuệ, cũng có thể được hưởng thời hạn trì hoãn quy
định tại khoản 2 trên đây.
Nếu Thành viên là nước đang phát triển bị Hiệp định này ràng buộc nghĩa vụ mở
rộng việc bảo hộ patent cho sản phẩm sang những lĩnh vực công nghệ chưa được bảo hộ
trong lãnh thổ của Thành viên đó vào ngày Thành viên phải thi hành Hiệp định này theo
thời hạn chung quy định tại khoản 2 thì Thành viên đó có thể hoãn thêm 5 năm nữa việc
thi hành các quy định về các patent cho sản phẩm tại Mục 5, Phần II Hiệp định này đối
với những lĩnh vực công nghệ đó.
Bất kỳ Thành viên nào sử dụng thời hạn chuyển tiếp theo các khoản 1, khoản 2,
khoản 3 hoặc khoản 4 trên đây đều phải bảo đảm rằng bất kỳ sự thay đổi nào trong các
luật, quy định và thực tiễn áp dụng luật của mình được thực hiện trong thời gian đó
không làm giảm mức độ phù hợp với các quy định của Hiệp định này.
[
Điều 66
Những Thành viên là nước kém phát triển
Do những nhu cầu và yêu cầu đặc biệt, những nhu cầu bức bách về kinh tế, tài chính
và hành chính, và nhu cầu cần có sự linh hoạt để tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững
của các Thành viên là nước kém phát triển, các Thành viên đó không bị buộc phải thi
hành các quy định của Hiệp định này, trừ các Điều 3, Điều 4 và Điều 5, trước khi hết 10
năm kể từ thời hạn chung quy định tại khoản 1 Điều 65 trên đây. Hội đồng TRIPS phải
gia hạn thời hạn này theo yêu cầu chính đáng của Thành viên là nước kém phát triển.
Những Thành viên là nước phát triển phải tạo động lực để khuyến khích các doanh
nghiệp và các tổ chức trong lãnh thổ của mình chuyển giao công nghệ cho những Thành
viên là nước kém phát triển để giúp họ tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có khả
năng phát triển.

Điều 67
Hợp tác kỹ thuật
...
186
PHẦN VII
CÁC QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ; ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 68
Hội đồng về những vấn đề liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ
Hội đồng TRIPS phải điều hành Hiệp định này, đặc biệt là việc tuân thủ nghĩa vụ
theo Hiệp định này của các Thành viên, và phải tạo cho các Thành viên cơ hội thương
lượng về những vấn đề liên quan đến những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ. Hội đồng phải làm tròn những trách nhiệm khác do các Thành viên giao
phó và đặc biệt phải đáp ứng mọi yêu cầu trợ giúp của các Thành viên trong các thủ tục
giải quyết tranh chấp. Khi thực hiện các chức năng của mình, Hội đồng có thể tham khảo
và tìm kiếm thông tin từ bất cứ nguồn nào mà Hội đồng cho là thích hợp. Trong việc
thương lượng với WIPO, trong vòng một năm kể từ cuộc họp Hội đồng lần thứ nhất , Hội
đồng phải tìm cách thiết lập cơ chế phù hợp để hợp tác với các cơ quan của WIPO.

Điều 69
Hợp tác quốc tế
...

Điều 70
Bảo hộ các đối tượng đang tồn tại
...

Điều 71
Xem xét lại và sửa đổi
Hội đồng TRIPS phải đánh giá việc thi hành Hiệp định này sau khi kết thúc thời hạn
chuyển tiếp quy định tại khoản 2 Điều 65. Dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ việc thi
hành Hiệp định này, sau 2 năm kể từ thời điểm nói trên và tiếp đó cứ 2 năm một lần, Hội
đồng phải xem xét lại việc thi hành Hiệp định. Hội đồng cũng có thể đánh giá việc thi
hành Hiệp định trên cơ sở xem xét những bước phát triển mới liên quan có khả năng dẫn
đến việc điều chỉnh hoặc sửa đổi Hiệp định này.
Những sửa đổi chỉ nhằm thích ứng với việc bảo hộ ở mức cao hơn các quyền sở hữu
trí tuệ đã đạt được và đang có hiệu lực trong các Thoả ước đa phương khác và được tất cả
các Thành viên của WTO chấp nhận theo các Thoả ước đó, có thể được chuyển cho Hội
nghị Bộ trưởng xử lý phù hợp với khoản 6 Điều X Hiệp định WTO (**) dựa trên đề xuất
được nhất trí của Hội đồng TRIPS.

187
Điều 72
Bảo lưu
Những bảo lưu liên quan đến bất kỳ quy định nào của Hiệp định này đều không
được ghi nhận nếu không được tất cả các Thành viên khác nhất trí.

Điều 73
Những ngoại lệ về an ninh
Không một quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là:
(a) buộc một Thành viên cung cấp bất cứ thông tin nào mà việc bộc lộ thông tin đó
bị Thành viên đó coi là coi là trái với các lợi ích cơ bản của an ninh quốc gia; hoặc
(b) cấm một Thành viên thực hiện bất cứ hành động nào Thành viên đó coi là cần
thiết đối với việc bảo vệ các lợi ích cơ bản của an ninh quốc gia
(i) liên quan đến các chất có thể phân rã hạt nhân hoặc những chất từ đó có thể thu
được các chất có thể phân rã hạt nhân;
(ii) liên quan đến việc buôn bán vũ khí, đạn dược và và phương tiện chiến tranh và
liên quan đến việc buôn bán những hàng hoá và những đồ vật khác để trực tiếp hoặc gián
tiếp cung cấp cho căn cứ quân sự;
(iii) được thực hiện trong chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khác trong quan hệ
quốc tế; hoặc
(c) cấm Thành viên thực hiện bất cứ hành động nào phù hợp với nghĩa vụ của mình
theo Hiến chương Liên hợp quốc đối với việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế.

Chú thích của Hiệp định TRIPS:


[1] Đối với một Thành viên của WTO có lãnh thổ hải quan riêng, thuật ngữ "công
dân" được đề cập trong Hiệp định này có nghĩa là thể nhân hoặc pháp nhân cư trú, hoặc
có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực sự và hoạt động có hiệu quả trong lãnh thổ
hải quan đó.
[2] Trong Hiệp định này, "Công ước Paris" có nghĩa là công ước Paris về bảo hộ sở
hữu công nghiệp; "Công ước Paris (1967)" có nghĩa là Văn bản Stockholm của Công ước
đó, ký kết ngày 14.7.1967, "Công ước Berne" có nghĩa là Công ước Berne về bảo hộ các
tác phẩm văn học và nghệ thuật; "Công ước Berne 1971" có nghĩa là Văn bản Paris của
Công ước đó, ký kết ngày 24.7.1971; "Công ước Rome" có nghĩa là Công ước quốc tế về
bảo hộ những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh
truyền hình, được thông qua tại Rome ngày 26.10.1961; "Hiệp ước về sở hữu trí tuệ trong
lĩnh vực mạch tích hợp" (Hiệp ước IPIC) có nghĩa là Hiệp ước về sở hữu trí tuệ trong lĩnh

188
vực mạch tích hợp được thông qua tại Washington ngày 26.4.1989; "Hiệp ước WTO" là
Hiệp ước thành lập WTO.
[3] Trong các Điều 3 và 4 của Hiệp định này, "bảo hộ" phải bao gồm các vấn đề
ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc
thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng các
quyền sở hữu trí tuệ được quy định rõ trong Hiệp định này
[4] Bất kể câu đầu tiên của Điều 42, liên quan đến các nghĩa vụ này, các Thành
viên có thể quy định việc thực thi quyền bằng thủ tục hành chính thay vì các thủ tục tư
pháp.
[5] Trong Điều này, các thuật ngữ "trình độ sáng tạo" và "khả năng áp dụng công
nghiệp" có thể được mỗi Thành viên coi là đồng nghĩa với các thuật ngữ "không hiển
nhiên" và "hữu íc
[6] Quyền này, cũng như các quyền khác theo Hiệp định này đối với việc sử dụng,
bán, nhập khẩu hàng hoá hoặc phân phối hàng hoá dưới hình thức khác, phải tuân thủ quy
định tại Điều 6
[7] Các hình thức "sử dụng khác" có nghĩa là hình thức sử dụng không thuộc
trường hợp cho phép tại Điều 30
[8] Điều này được hiểu là những Thành viên nào không có một hệ thống cấp patent
gốc đều có thể quy định rằng thời hạn bảo hộ được tính từ ngày nộp đơn vào hệ thống cấp
patent gốc tương ứng
[9] Thuật ngữ "chủ thể quyền" (right holder) trong Mục này phải được hiểu là
đồng nghĩa với thuật ngữ "chủ thể quyền" (holder of the right) trong Hiệp ước IPIC.
[10] Trong quy định này, "cách thức trái với hoạt động thương mại trung thực" ít
nhất phải có nghĩa là những hành vi như phá vỡ hợp đồng, làm lộ bí mật và xui khiến
người khác làm lộ bí mật, kể cả hành vi tiếp nhận thông tin bí mật nếu đã biết, hoặc do
cẩu thả nên không biết rằng thông tin đó thu được bằng các hành vi trên.
[11] Trong Phần này, thuật ngữ "chủ thể quyền" bao gồm cả những liên đoàn và
hiệp hội đủ tư cách pháp lý để hưởng các quyền đó.
[12] Thành viên nào đã xoá bỏ về cơ bản mọi hoạt động kiểm soát việc vận chuyển
hàng hoá qua biên giới của mình với một Thành viên khác, mà cả hai đều thuộc một Liên
minh hải quan, thì không phải áp dụng các quy định của Mục này tại biên giới đó.
[13] Điều này được hiểu là các Thành viên không có nghĩa vụ phải áp dung các thủ
tục đó đối với việc nhập khẩu hàng hoá đã được chủ thể quyền hoặc người được sự đồng
ý củachủ thể quyền đưa ra thị trường của một nước khác hoặc đối với hàng hoá quá
cảnh.
[14] Trong Hiệp định này:
(a) "hàng hoá mang nhãn hiệu giả mạo" phải có nghĩa là bất cứ hàng hoá nào, kể cả
bao bì, mang nhãn hiệu hàng hoá trùng với nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký hợp
pháp cho hàng hoá đó, hoặc không thể phân biệt với nhãn hiệu đó về những khía cạnh
189
cơ bản, mà không được phép và do vậy xâm phạm các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu
hàng hoá đó theo luật của nước nhập khẩu;
(b) " hàng hoá vi phạm bản quyền" phải có nghĩa là bất cứ hàng hoá nào là bản sao
được làm ra mà không có sự đồng ý của người nắm giữ quyền hoặc người được phép của
người nắm giữ quyền ở nước sản xuất, và hàng hoá đó được làm ra trực tiếp hoặc gián
tiếp từ một sản phẩm mà việc làm bản sao sản phẩm đó cấu thành hành vi xâm phạm bản
quyền hoặc quyền liên quan theo luật của nước nhập khẩu.

THỎA THUẬN VỀ CÁC QUY TẮC VÀ THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH VIỆC GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP (DSU)15

Các Thành viên nhất trí như sau:

Điều I
Phạm vi điều chỉnh và áp dụng
1. Các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng cho những tranh chấp
được đưa ra theo các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp
định được liệt kê trong Phụ lục 1 của Thỏa thuận này (trong Thoả thuận này được gọi
15
Nguồn tại http://www.trungtamwto.vn/wto/hiep-dinh-ve-quy-tac-va-thu-tuc-giai-quyet-tranh-chap-trong-khuon-
kho-wto-dsu
190
là những “hiệp định có liên quan”). Những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này cũng
được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp giữa các Thành viên về
quyền và nghĩa vụ của họ theo các quy định của Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương
mại Thế giới (trong Thỏa thuận này được gọi là “Hiệp định WTO”) và của Thỏa thuận
này được xem xét riêng hoặc cùng với bất cứ hiệp định có liên quan nào khác.
2. Các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng với điều kiện phải tuân
theo những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp được ghi
trong các hiệp định có liên quan được nêu trong Phụ lục 2 của Thỏa thuận này. Trong
chừng mực có sự khác nhau giữa những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này và
những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung trong Phụ lục 2, thì những quy tắc và
thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung trong Phụ lục 2 phải được ưu tiên áp dụng. Đối với
những tranh chấp liên quan đến những quy tắc và thủ tục của hai hay nhiều hiệp định
có liên quan, nếu có mâu thuẫn giữa những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung
trong những hiệp định có liên quan đang được xem xét đó, và khi các bên tranh chấp
không thỏa thuận được với nhau về các quy tắc và thủ tục trong vòng 20 ngày kể từ khi
thành lập ban hội thẩm, thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của 1
trong 2 bên, Chủ tịch của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp quy định tại khoản 1 Điều 2
(trong Thỏa thuận này được gọi là “DSB”), sau khi tham vấn với các bên tranh chấp
phải quyết định những quy tắc và thủ tục nào phải tuân theo. Chủ tịch phải quyết định
theo hướng dẫn của nguyên tắc là những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung cần
phải được sử dụng khi có thể, và những quy tắc và thủ tục được nêu trong Thỏa thuận
này cần được sử dụng ở mức cần thiết để tránh xảy ra mâu thuẫn.

Điều 2
Quản lý
1. Cơ quan Giải quyết tranh chấp được thành lập theo Thoả thuận này để quản lý những
quy tắc và thủ tục của Thoả thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết
tranh chấp của các hiệp định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan có quy
định khác. Theo đó, DSB phải có thẩm quyền thành lập ban hội thẩm, thông qua các
Báo cáo của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì sự giám sát việc thực hiện
191
các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và
nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan. Đối với những tranh chấp chấp phát
sinh từ một hiệp định có liên quan, mà đó là Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một
số Thành viên, thuật ngữ “Thành viên” ở đây chỉ dùng để chỉ các bên của Hiệp định
Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên này. Khi DSB áp dụng những điều khoản
giải quyết tranh chấp của một Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên
thì chỉ những Thành viên là các bên của Hiệp định này mới có thể tham gia vào việc
quyết định hoặc những hoạt động của DSB liên quan tới tranh chấp đó.
2. DSB phải thông báo với các Hội đồng và ủy ban có liên quan của WTO về bất kỳ
những diễn biến nào của tranh chấp liên quan tới các quy định của những hiệp định có
liên quan tương ứng.
3. DSB phải họp khi cần thiết nhằm thực hiện các chức năng của mình trong thời hạn
được nêu ra trong Thỏa thuận này.
4. Khi những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này quy định DSB phải ra quyết định, thì
DSB phải ra quyết định này trên cơ sở đồng thuận.16

Điều 3
Các quy định chung
1. Các Thành viên khẳng định việc tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp
từ trước đến nay được áp dụng theo Điều XXII và XXIII của GATT 1947, và những
quy tắc và thủ tục được tiếp tục sửa đổi trong Thoả thuận này.
2. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một nhân tố trung tâm trong việc tạo ra sự
an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương. Các Thành
viên thừa nhận rằng hệ thống này ra đời nhằm bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các
Thành viên theo các hiệp định có liên quan và nhằm làm rõ những điều khoản hiện
hành của những hiệp định đó trên cơ sở phù hợp với các quy tắc tập quán giải thích
công pháp quốc tế. Các khuyến nghị và phán quyết của DSB không được làm tăng
hoặc giảm các quyền và nghĩa vụ được quy định trong các hiệp định có liên quan.

16
DSB phải được coi là đã quyết định đồng thuận về vấn đề được đệ trình lên DSB để xem xét, nếu không có Thành
viên nào tại cuộc họp của DSB quyết định về vấn đề này chính thức phản đối quyết định đã được đề xuất.
192
3. Việc giải quyết nhanh chóng tình huống, khi có một Thành viên cho rằng các lợi ích
trực tiếp hay gián tiếp của mình có được theo những hiệp định có liên quan đang bị
xâm hại do những biện pháp của một Thành viên khác thực hiện, là vấn đề có ý nghĩa
thiết yếu đối với việc thực hiện có hiệu quả chức năng của WTO và duy trì sự cân bằng
thích hợp giữa các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên.
4. Các khuyến nghị hay phán quyết của DSB đưa ra phải nhằm đạt được việc giải quyết
thỏa đáng vấn đề đặt ra phù hợp với các quyền và nghĩa vụ theo các quy định của Thỏa
thuận này và của các hiệp định có liên quan.
5. Tất cả các giải pháp cho các vấn đề chính thức được nêu ra theo các quy định về tham
vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định có liên quan, bao gồm cả những quyết
định của trọng tài, phải phải phù hợp với những hiệp định này và phải không được triệt
tiêu hay làm giảm những lợi ích mà bất cứ Thành viên nào có được theo những hiệp
định đó, hoặc không được ngăn cản việc đạt được bất cứ mục tiêu nào của những hiệp
định này.
6. Những giải pháp được các bên chấp thuận để giải quyết những vấn đề chính thức được
nêu ra theo những điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp
định có liên quan phải được thông báo cho DSB và những ủy ban, Hội đồng liên quan
- nơi mà bất cứ Thành viên nào cũng có thể nêu ra quan điểm liên quan đến vấn đề đó.
7. Trước khi khởi kiện, Thành viên phải tự xem xét, đánh giá là liệu việc khiếu kiện theo
những thủ tục này có kết quả không. Mục đích của cơ chế giải quyết tranh chấp là để
đảm bảo có một giải pháp tích cực đối với vụ tranh chấp. Một giải pháp mà các bên
tranh chấp có thể chấp nhận được và phù hợp với các hiệp định có liên quan thì rõ ràng
cần được ưu tiên. Nếu không đạt được một giải pháp các bên tranh chấp cùng nhất trí,
thì mục tiêu số một của cơ chế giải quyết tranh chấp thường là bảo đảm việc rút lại
những biện pháp có liên quan nếu những biện pháp này bị quyết định là không phù
hợp với những quy định trong bất kỳ hiệp định có liên quan nào. Các quy định về bồi
thường chỉ nên được sử dụng khi việc rút lại ngay lập tức các biện pháp trên là không
thực tế và chỉ được sử dụng như là một biện pháp tạm thời trong khi chưa có việc rút
lại biện pháp không phù hợp với hiệp định có liên quan. Biện pháp cuối cùng mà Thỏa
thuận này quy định cho Thành viên đã khởi kiện theo các thủ tục giải quyết tranh chấp
193
là khả năng đình chỉ việc áp dụng các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác theo các hiệp
định có liên quan trên cơ sở có sự phân biệt đối xử đối với Thành viên khác với điều
kiện được DSB cho phép thực hiện những biện pháp như vậy.
8. Trong trường hợp có sự vi phạm các nghĩa vụ được đảm nhận theo quy định của một
hiệp định có liên quan, thì vụ kiện phải được coi là có chứng cứ ban đầu rõ ràng vè
việc triệt tiêu hoặc xâm hại. Điều này có nghĩa là ở đây có nguyên tắc suy đoán là vi
phạm các quy định đều có tác động tiêu cực tới các Thành viên khác là các bên của
hiệp định có liên quan, và trong trường hợp này thì vấn đề sẽ phải tuỳ thuộc vào việc
biện luận, phản ứng lại của Thành viên bị kiện.
9. Những quy định của Thỏa thuận này không làm phượng hại đến các quyền của các
Thành viên muốn có việc giải thích theo thẩm quyền các điều khoản của hiệp định có
liên quan thông qua việc ra quyết định theo Hiệp định WTO hoặc một hiệp định có liên
quan là một Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên.
10. Được hiểu rằng yêu cầu hòa giải và việc sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp
không được nhằm mục đích hoặc được xem là những hành vi gây bấ đồng và nếu có
tranh chấp phát sinh, tất cả Thành viên phải tham gia một cách thiện chí vào những thủ
tục này để nỗ lực giải quyết tranh chấp. Cũng được hiểu là các đơn điện và đơn kiện lại
về những vấn đề khác nhau thì không nên gắn với nhau.
11. Thỏa thuận này chỉ được áp dụng với những yêu cầu tham vấn mới theo các điều
khoản tham vấn của các hiệp định có liên quan được đưa ra vào ngày hoặc sau ngày
Hiệp định WTO có hiệu lực. Đối với các tranh chấp mà yêu cầu tham vấn theo GATT
1947 hoặc theo các hiệp định trước đây của các hiệp định có liên quan được đưa ra
trước ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, thì các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp
tương ứng có hiệu lực ngay trước ngày Hiệp định WTO có hiệu lực phải tiếp tục được
áp dụng.17
12. Mặc dù đã có quy định của khoản 11, nhưng nếu một đơn kiện dựa trên bất kỳ một
hiệp định có liên quan nào được một Thành viên đang phát triển khởi kiện chống lại
một Thành viên phát triển, thì bên nguyên đơn có quyền viện dẫn, như một biện pháp

17
Khoản này cũng sẽ được áp dụng cho các tranh chấp mà các báo cáo của ban hội thẩm chưa được thông
qua hoặc chưa được thực hiện đầy đủ.
194
thay thế cho các quy định của Điều 4, 5, 6 và 12 của Thỏa thuận này, các điều khoản
tương ứng của Quyết định ngày 5 tháng tư năm 1966 (BISD 14S/18), trừ khi ban hội
thẩm cho rằng thời hạn quy định trong khoản 7 của Quyết định đó không đủ để đưa ra
báo cáo của mình và khi có sự đồng ý của bên nguyên đơn thì thời hạn đó có thể được
kéo dài. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các quy tắc và thủ tục của điều 4, 5, 6
và 12 của Thoả thuận này và các quy tắc và thủ tục tương ứng của Quyết định đó, thì
các quy tắc và thủ tục của Quyết định phải được ưu tiên áp dụng.

Điều 4
Tham vấn
1. Các Thành viên khẳng định quyết tâm của mình nhằm tăng cường và nâng cao
hiệu quả của các thủ tục tham vấn được các Thành viên sử dụng.
2. Mỗi Thành viên cam kết dành những cân nhắc thiện chí và tạo cơ hội thoả đáng
cho việc tham vấn về bất kỳ ý kiến nào do một Thành viên khác đưa ra có liên quan
đến những biện pháp ảnh hưởng tới sự vận hành của bất cứ hiệp định có liên quan nào
được thực hiện trên lãnh thổ của Thành viên này.18
3. Nếu có yêu cầu tham vấn được đưa ra theo quy định của hiệp định có liên quan,
Thành viên được yêu cầu, trừ khi có thỏa thuận khác, phải trả lời yêu cầu này trong
vòng 10 ngày sau ngày nhận được yêu cầu và phải tham gia vào tham vấn một cách
thiện chí trong thời hạn không quá 30 ngày sau ngày nhận được yêu cầu để cố gắng đạt
được giải pháp thỏa đáng cho các bên. Nếu Thành viên này không trả lời trong thời
hạn 10 ngày sau ngày nhận được yêu cầu, hoặc không tham gia tham vấn trong thời
hạn không quá 30 ngày, hoặc sau một thời hạn khác được các bên thỏa thuận kể từ
ngày nhận được yêu cầu, thì Thành viên đã yêu cầu tham vấn có thể trực tiếp yêu cầu
thành lập ban hội thẩm.
4. Tất cả những yêu cầu tham vấn như vậy phải được Thành viên yêu cầu tham vấn
thông báo cho DSB và các Hội đồng và ủy ban liên quan. Bất cứ yêu cầu tham vấn nào

18
Nếu các quy định của bất kỳ hiệp định có liên quan nào về những biện pháp được thực hiện bởi chính
quyền địa phương hay khu vực hoặc các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi lãnh thổ của một Thành viên có quy
định khác với những quy định nêu trong khoản này thì những quy định của hiệp định có liên quan đó phải được ưu
tiên áp dụng.
195
cũng phải được đệ trình lên bằng văn bản và đưa ra lý do có yêu cầu, kể cả việc chỉ ra
biện pháp có vấn đề và cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện.
5. Trong quá trình tham vấn theo quy định của một hiệp định có liên quan, trước khi
phải sử dụng đến biện pháp tiếp theo của Thỏa thuận này, các Thành viên cần phải
phải cố gắng điều chỉnh vấn đề một cách thoả đáng.
6. Quá trình tham vấn phải được giữ bí mật, và không được gây phương hại đến các
quyền của bất kỳ Thành viên nào trong bất kỳ một quy trình tố tụng tiếp theo nào.
7. Nếu tham vấn không giải quyết được tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày
nhận được yêu cầu tham vấn, bên nguyên đơn có thể yêu cầu lập ban hội thẩm. Bên
nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm trong thời hạn 60 ngày nói trên nếu
các bên tham vấn cùng cho rằng việc tham vấn đã không giải quyết được tranh chấp.
8. Trong trường hợp khẩn cấp, kể cả những trường hợp có liên quan đến hàng dễ
hỏng, các Thành viên phải tiến hành tham vấn trong khoảng thời gian không quá 10
ngày sau khi nhận được yêu cầu. Nếu việc tham vấn đã không giải quyết được tranh
chấp trong thời hạn 20 ngày sau ngày nhận được yêu cầu, bên nguyên đơn có thể yêu
cầu thành lập ban hội thẩm.
9. Trong trường hợp khẩn cấp, kể cả trường hợp liên quan đến hàng hóa dễ hỏng, các
bên có tranh chấp, ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm phải có mọi nỗ lực để đẩy
nhanh quá trình giải quyết tranh chấp đến mức độ tối đa có thể.
10. Trong khi tham vấn, các Thành viên phải đặc biệt chú ý đến những vấn đề
cụ thể và quyền lợi của các Thành viên là các nước đang phát triển.
11. Khi một Thành viên ngoài các Thành viên tham vấn cho rằng họ có lợi ích
thương mại đáng kể trong quá trình tham vấn đang được tiến hành phù hợp với khoản
1 Điều XXII của GATT 1994, khoản 1 Điều XXII của GATS, hoặc các điều khoản
tương ứng trong các hiệp định có liên quan khác 19 thì Thành viên này có thể thông báo
19
Các điều khoản tham vấn tương ứng trong các hiệp định có liên quan được liệt kê dưới đây:
Hiệp định về Nông nghiệp, Điều 19: Hiệp định về việc áp dụng các Biện pháp Vệ sinh Động Thực vật, khoản 1 của
Điều 11: Hiệp định về Hàng dệt và May mặc, khoản 4 của Điều 8: Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với
Thương mại, khoản 1 của điều 14: Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại, Điều 8: Hiệp định
về việc Thực thi Điều VI của GATT 1947, khoản 2 của Điêu 19: Hiệp định về Giám định hàng hoá trước khi xếp
hàng, Điều 7: Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ, Điều 7: Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu, Điều 6: Hiệp định
về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng, Điều 30: Hiệp định về Tự vệ, Điều 14: Hiệp định về những Khía cạnh liên
quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ, Điều 64.1; và bất cứ điều khoản tham vấn nào tương ứng trong các
Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên như được các cơ quan có thẩm quyền của mỗi hiệp định
196
cho các Thành viên tham vấn và DSB về nguyện vọng muốn được tham gia vào thủ
tục tham vấn trong vòng 10 ngày sau ngày nhận được yêu cầu tham vấn theo Điều vừa
nêu. Thành viên đó phải được tham gia vào việc tham vấn với điều kiện là Thành viên
nhận được yêu cầu tham vấn đồng ý rằng yêu cầu về lợi ích đáng kể đó là có căn cứ.
Trong trường hợp đó, các Thành viên phải phải thông báo cho DSB. Nếu yêu cầu tham
gia vào việc tham vấn không được chấp nhận, thì Thành viên muốn tham gia này phải
được tự do yêu cầu tham vấn theo khoản 1 Điều XXII hoặc khoản 1 Điều XXIII của
GATT 1994, khoản 1 Điều XXII hoặc khoản 1 Điều XXIII của GATS, hoặc những
điều khoản tương ứng trong các hiệp định có liên quan khác.

Điều 5
Môi giới, Hòa giải và Trung gian
1. Môi giới, hòa giải và trung gian là những thủ tục được tiến hành tự nguyện, nếu các
bên tranh chấp đồng ý như vậy.
2. Việc môi giới, hòa giải và trung gian, và đặc biệt là quan điểm của các bên tranh chấp
trong việc này phải được giữ bí mật và không làm phương hại đến quyền của bất cứ
bên nào trong những bước tố tụng tiếp theo những thủ tục này.
3. Bất cứ bên tranh chấp nào đều có thể yêu cầu môi giới, hòa giải hoặc trung gian vào
bất cứ lúc nào. Những thủ tục này có thể được bắt đầu và chấm dứt vào bất kỳ thời
điểm nào. Một khi những thủ tục này đã chấm dứt, bên nguyên đơn có thể yêu cầu
thành lập ban hội thẩm.
4. Khi thủ tục môi giới, hòa giải hoặc trung gian được tiến hành trong thời hạn 60 ngày
kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn, bên nguyên đơn phải cho phép một thời hạn
là 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn trước khi yêu cầu thành lập ban hội
thẩm. Bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm trong thời hạn 60 ngày
này, nếu các bên có tranh chấp cùng cho rằng môi giới, hoà giải hoặc trung gian đã
không thể giải quyết được tranh chấp.
5. Nếu các bên tranh chấp đồng ý, thì thủ tục môi giới, hòa giải hoặc trung gian có thể
được tiếp tục ngay cả khi ban hội thẩm tiến hành tố tụng.
quyết định và như được thông báo cho DSB.
197
6. Tổng Giám đốc có thể, trên cương vị công tác chính thức của mình, đưa ra sáng kiến
về việc mình phải làm người môi giới, người hòa giải hoặc trung gian nhằm giúp các
Thành viên giải quyết tranh chấp.

Điều 6
Thành lập Ban hội thẩm
1. Nếu bên nguyên đơn có yêu cầu, một ban hội thẩm phải được thành lập chậm nhất là
tại cuộc họp của DSB tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa
ra như một mục của chương trình nghị sự DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết
định trên cơ sở đồng thuận không thành lập ban hội thẩm.20
2. Yêu cầu thành lập ban hội thẩm phải được làm bằng văn bản. Văn bản yêu cầu này
phải chỉ ra là việc tham vấn đã được tiến hành không, xác định rõ các biện pháp cụ thể
đang được bàn cãi và cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện đủ để
trình bày các vấn đề một cách rõ ràng. Trong trường hợp bên nộp đơn yêu cầu thành
lập ban hội thẩm với các điều kiện khác với các điều khoản tham chiếu chuẩn, thì văn
bản yêu cầu này phải kèm theo bản đề xuất về các điểu khoản tham chiếu đặc biệt.

Điều 7
Các điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm
1. Ban hội thẩm có các điều khoản tham chiếu sau đây, trừ khi các bên tranh chấp có
thỏa thuận khác trong vòng 20 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm.
“Xem xét, dưới ánh sáng của các điều khoản có liên quan (tên của (các) hiệp định có
liên quan do các bên tranh chấp trích dẫn), vấn đề được đưa ra DSB bởi (tên của một
bên) trong văn bản... và đưa ra những ý kiến nhận xét, kết luận giúp DSB đưa ra các
khuyến nghị hoặc các phán quyết được quy định trong (các) hiệp định có liên quan
đó.”
2. Ban hội thẩm phải xử lý các điều khoản liên quan trong bất kỳ hiệp định có liên quan
nào hoặc các hiệp định được các bên tranh chấp dẫn chiếu tới.

20
Nếu bên nguyên đơn có yêu cầu, một cuộc họp DSB phải được tổ chức với mục đích này trong vòng 15 ngày kể từ
khi nhận được yêu cầu, với điều kiện là phải thông báo cuộc họp trước 10 ngày.
198
3. Khi thành lập ban hội thẩm, DSB có thể ủy quyền cho Chủ tịch DSB soạn thảo các
điều khoản tham chiếu của ban hội thẩm với sự tham vấn với các bên tranh chấp nhưng
phải bảo đảm tuân theo khoản 1. Các điều khoản tham chiếu được soạn thảo như vậy
phải được gửi tới tất cả các Thành viên. Nếu các điều khoản tham chiếu được thoả
thuận không phải là các điều khoản tham chiếu chuẩn, thì bất kỳ Thành viên nào cũng
có thể nêu vấn đề liên quan đến các điều khoản đó với DSB.

Điều 8
Thành phần Ban hội thẩm
1. Ban hội thẩm phải được cấu thành bởi những cá nhân thuộc tổ chức chính phủ và/hoặc
phi chính phủ năng lực tốt, kể cả những người đã làm việc hoặc trình vụ kiện ra ban
hội thẩm, làm đại diện của một Thành viên hoặc của một bên ký kết GATT 1947 hoặc
đại diện tại Hội đồng hay ủy ban của bất cứ hiệp định có liên quan nào hoặc hiệp định
nào trước đó, hoặc đã từng làm việc trong Ban Thư ký, đã từng giảng dạy hoặc viết
sách báo được đăng về luật thương mại quốc tế hoặc chính sách thương mại quốc tế,
hoặc đã từng là quan chức cao cấp về chính sách thương mại của một Thành viên.
2. Các thành viên ban hội thẩm cần phải được chọn lựa với mục đích bảo đảm sự độc lập
của các hội thẩm viên, có kiến thức đa dạng ở mức đủ và có phạm vi kinh nghiệm công
tác rộng.
3. Công dân của Thành viên21 là các bên tranh chấp hoặc là bên thứ 3 được quy định ở
khoản 2 của Điều 10 phải không được tham gia vào ban hội thẩm có liên quan đến
tranh chấp đó, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.
4. Để hỗ trợ cho việc lựa chọn các hội thẩm viên, Ban Thư ký phải duy trì một danh sách
các cá nhân thuộc tổ chức chính phủ và phi chính phủ có những tiêu chuẩn đã được
nêu tại khoản 1, và từ danh sách này các thành viên ban hội thẩm có thể được chỉ định
một cách thích hợp. Danh sách đó phải bao gồm cả bảng phân công các hội thẩm phi
chính phủ được lập ngày 30 tháng 11 năm 1984 (BISD 31S/9), và những bảng phân
công và danh sách đề cử khác được lập theo bất cứ hiệp định có liên quan nào và phải

21
Trong trường hợp liên minh thuế quan hoặc các thị trường chung là các bên trong tranh chấp thì quy định này phải
áp dụng cho công dân của tất cả các nước thuộc liên minh thuế quan hoặc các thị trường chung đó.
199
giữ lại tên của những người trong các bảng phân công và danh sách đề cử này vào thời
điểm Hiệp định WTO có hiệu lực. Các Thành viên có thể định kỳ đề xuất tên của các
cá nhân thuộc các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để đưa vào danh sách đề cử,
cung cấp các thông tin liên quan đến kiến thức của họ về thương mại quốc tế, về những
lĩnh vực hoặc nội dung của các hiệp định có liên quan, tên của những người này phải
được đưa bổ sung vào danh sách sau khi có sự chấp thuận của DSB. Đối với mỗi cá
nhân trong danh sách, danh sách phải chỉ rõ phạm vi kinh nghiệm hay chuyên môn cụ
thể của mỗi cá nhân trong những lĩnh vực hoặc nội dung của các hiệp định có liên
quan.
5. Ban hội thẩm phải gồm ba hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một ban
hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm.
Các Thành viên phải nhanh chóng được thông báo về thành phần của ban hội thẩm.
6. Ban Thư ký phải đề xuất việc bổ nhiệm ban hội thẩm với các bên có tranh chấp. Các
bên tranh chấp phải không được phản đối việc bổ nhiệm trừ khi có những lý do bắt
buộc.
7. Nếu trong vòng 20 ngày sau ngày thành lập ban hội thẩm mà không có sự nhất trí về
Thành viên ban hội thẩm, theo yêu cầu của bất cứ bên nào, Tổng Giám đốc sau khi
tham vấn với Chủ tịch DSB và Chủ tịch của Hội đồng hay ủy ban liên quan phải quyết
định thành phần ban hội thẩm bằng việc bổ nhiệm các hội thẩm từ những người mà
Tổng Giám đốc coi là thích hợp nhất theo đúng bất kỳ quy tắc hoặc thủ tục đặc biệt
hoặc bổ sung có liên quan nào của những hiệp định có liên quan đang được áp dụng
cho tranh chấp đó, sau khi tham vấn với các bên tranh chấp. Chủ tịch của DSB phải
thông báo cho các Thành viên về thành phần ban hội thẩm đã được thành lập như vậy
không quá 10 ngày kể từ ngày Chủ tịch nhận được yêu cầu.
8. Các Thành viên phải cam kết, như một quy tắc chung, cho phép nhân viên của mình
làm hội thẩm viên.
9. Các hội thẩm viên phải làm việc với tư cá nhân của mình và không phải là đại diện của
chính phủ và cũng không phải là đại điện của một tổ chức nào. Vì thế các Thành viên
phải không được đưa ra chỉ thị hay tìm cách gây ảnh hưởng đến họ với tư cách cá nhân
về những vấn đề được đưa ra trước ban hội thẩm.
200
10. Khi một tranh chấp xảy ra giữa một Thành viên phát triển và một Thành viên đang
phát triển, nếu có yêu cầu của Thành viên đang phát triển, thì ban hội thẩm phải có ít
nhất một hội thẩm từ một Thành viên đang phát triển.
11. Các chi phí cho hội thẩm viên kể cả chi phí đi lại và ăn ở, phải thanh toán từ ngân
sách của WTO theo mức được Đại Hội đồng thông qua trên cơ sở các khuyến nghị của
ủy ban về các vấn đề Ngân sách, Tài chính và Quản trị.

Điều 9
Thủ tục đối với đơn kiện có nhiều nguyên đơn
1. Khi có hai hoặc nhiều Thành viên yêu cầu thành lập ban hội thẩm để giải quyết cùng
một vấn đề thì một ban hội thẩm duy nhất có thể được thành lập để xem xét những đơn
kiện này có tính đến quyền của tất cả các Thành viên có liên quan. Một ban hội thẩm
duy nhất cần phải được thành lập để xem xét những đơn kiện như vậy bất kỳ khi nào
khả thi.
2. Ban hội thẩm duy nhất này phải tiến hành việc xem xét và đệ trình ý kiến lên DSB theo
cách các quyền mà đáng ra các bên tranh chấp đã được hưởng nếu thành lập các ban
hội thẩm riêng lẻ để xem xét các đơn kiện không bị suy giảm. Nếu một trong các bên
tranh chấp yêu cầu thì ban hội thẩm phải đệ trình các bản báo cáo riêng lẻ về tranh
chấp có liên quan. Các văn bản đệ trình của mỗi nguyên đơn phải được sẵn có cho các
nguyên đơn khác và mỗi nguyên đơn phải có quyền có mặt khi bất cứ một nguyên đơn
nào khác trình bày quan điểm với ban hội thẩm.
3. Nếu có hai hoặc nhiều ban hội thẩm được thành lập để xem xét các đơn kiện liên quan
đến cùng một vấn đề thì phải cố gắng tới mức cao nhất có thể để chọn cùng các hội
thẩm viên chung cho các ban hội thẩm riêng lẻ và phải sắp xếp thời gian biểu cho thủ
tục tố tụng của ban hội thẩm trong những tranh chấp này phải được hài hoà.

Điều 10
Các bên thứ ba

201
1. Quyền lợi của các bên tranh chấp và của các Thành viên khác theo một hiệp định có
liên quan về nội dung tranh chấp phải được cân nhắc đầy đủ trong quá trình tố tụng tại
ban hội thẩm.
2. Bất cứ Thành viên nào có quyền lợi đáng kể đối với một vấn đề được ban hội thẩm
xem xét và đã thông báo quyền lợi của mình cho DSB (trong Thỏa thuận này gọi là
“bên thứ ba”) đều phải có cơ hội được trình bày vấn đề cho ban hội thẩm và được trình
văn bản cho ban hội thẩm. Những văn bản đệ trình này cũng phải được gửi cho các bên
tranh chấp và phải được phản ánh trong bản báo cáo của ban hội thẩm.
3. Các bên thứ ba phải được nhận văn bản đệ trình của các bên tranh chấp cho phiên họp
đầu tiên của ban hội thẩm.
4. Nếu một bên thứ ba cho rằng một biện pháp là đối tượng của việc giải quyết tại ban hội
thẩm đã triệt tiêu hoặc làm phương hại đến quyền lợi của bên đó theo bất cứ hiệp định
có liên quan nào, thì Thành viên đó có thể sử dụng thủ tục giải quyết tranh chấp thông
thường theo bản Thỏa thuận này. Tranh chấp như vậy phải được chuyển cho ban hội
thẩm ban đầu mỗi khi có thể.

Điều 11
Chức năng của Ban hội thẩm
Chức năng của ban hội thẩm là giúp DSB làm tròn trách nhiệm theo Thỏa thuận này và
các hiệp định có liên quan. Do đó, ban hội thẩm cần phải phải đánh giá một cách khách
quan về các vấn đề đặt ra cho mình, gồm cả việc đánh giá khách quan các tình tiết của
vụ việc và khả năng áp dụng và sự phù hợp với các hiệp định có liên quan, và đưa ra
những nhận xét, kết luận khác có thể giúp DSB trong việc đưa ra các khuyến nghị hoặc
các phán quyết được quy định trong các hiệp định có liên quan. Ban hội thẩm cần phải
đều đặn tham vấn với các bên tranh chấp và tạo cho họ những cơ hội thích hợp để đưa
ra một giải pháp thỏa đáng đối với cả hai bên.

Điều 12
Thủ tục của Ban hội thẩm

202
1. Ban hội thẩm tuân theo Các thủ tục làm việc ở Phụ lục 3 trừ khi ban hội thẩm quyết
định khác sau khi tham vấn các bên tranh chấp.
2. Thủ tục làm việc của ban hội thẩm phải có sự linh hoạt đầy đủ để đảm bảo cho các báo
cáo của ban hội thẩm có chất lượng cao mà lại không làm chậm quá trình tố tụng tại
ban hội thẩm một cách không cần thiết.
3. Sau khi tham vấn với các bên tranh chấp, các hội thẩm viên, trong thời hạn càng sớm
càng tốt và bất kỳ khi nào có thể trong vòng một tuần sau khi thành phần và các điều
khoản tham chiếu của ban hội thẩm đã được thông qua, phải ấn định thời gian biểu cho
quá trình tố tụng tại ban hội thẩm, có tính đến các quy định của khoản 9 Điều 4 nếu có
liên quan.
4. Trong khi xác định thời gian biểu cho quá trình tố tụng tại ban hội thẩm, ban hội thẩm
phải tạo đủ thời gian cho các bên tranh chấp chuẩn bị các văn bản đệ trình của họ.
5. Ban hội thẩm phải định ra các thời hạn chính xác cho các bên đệ trình văn bản và các
bên phải tôn trọng các thời hạn này.
6. Mỗi bên tranh chấp nộp lưu chiểu các văn bản đệ trình của mình cho Ban Thư ký để
Ban Thư ký chuyển ngay cho ban hội thẩm, các bên khác và các bên tranh chấp. Bên
nguyên đơn phải đệ trình văn bản đầu tiên trước văn bản đệ trình đầu tiên của bên bị
đơn trừ khi ban hội thẩm quyết định, khi xác định thời gian biểu như được nêu tại
khoản 3 sau khi tham vấn với các bên tranh chấp, rằng các bên phải đệ trình văn bản
đầu tiên cùng một lúc. Khi đưa ra lịch theo thứ tự trước sau cho việc nộp các bản đệ
trình đầu tiên, ban hội thẩm phải xây dựng một khoảng thời gian chắc chắn cho việc
tiếp nhận bản đệ trình của bên bị đơn. Bất cứ bản đệ trình nào bằng văn bản sau đó đều
phải được đệ trình đồng thời.
7. Khi các bên tranh chấp không tìm ra được một giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên, thì
ban hội thẩm phải đệ trình bản ý kiến của mình dưới dạng báo cáo bằng văn bản lên
DSB. Trong trường hợp như vậy, bản báo cáo của ban hội thẩm phải đưa ra các ý kiến
về các tình tiết, về khả năng áp dụng các điều khoản liên quan và lý lẽ đằng sau bất cứ
kết luận và khuyến nghị nào được đưa ra. Nếu có sự hoà giải giải quyết vấn đề giữa
các bên tranh chấp, thì bản báo cáo của ban hội thẩm phải được hạn chế ở mức mô tả
ngắn gọn về vụ việc này và báo cáo rằng đã đạt được một giải pháp.
203
8. Để những thủ tục này có hiệu quả hơn, khoảng thời gian mà ban hội thẩm phải tiến
hành xem xét, từ ngày thành phần và các điều khoản tham chiếu của ban hội thẩm
được thống nhất cho tới ngày bản báo cáo cuối cùng được chuyển tới các bên tranh
chấp, theo quy định chung, phải không quá 6 tháng. Trong trường hợp khẩn cấp, kể cả
những trường hợp liên quan đến hàng dễ hỏng, ban hội thẩm phải cố gắng đưa ra bản
báo cáo của mình cho các bên tranh chấp trong vòng 3 tháng.
9. Khi ban hội thẩm cho rằng không thể đưa ra bản báo cáo trong vòng 6 tháng hoặc
trong vòng 3 tháng trong các trường hợp khẩn cấp, ban hội thẩm phải thông báo cho
DSB bằng văn bản về lý do trì hoãn cùng với khoảng thời gian dự kiến ban hội thẩm
phải đưa ra báo cáo. Không trường hợp nào mà thời hạn kể từ khi thành lập ban hội
thẩm tới khi gửi các báo cáo cho các Thành viên vượt quá 9 tháng.
10. Trong khuôn khổ tham vấn liên quan đến biện pháp do một Thành viên đang phát
triển tiến hành, các bên có thể đồng ý kéo dài thời gian được quy định trong khoản 7
và 8 của Điều 4. Sau khi hết thời hạn liên quan, nếu các bên tham vấn không thể đồng
ý rằng việc tham vấn đã kết thúc, Chủ tịch DSB phải quyết định, sau khi tham vấn với
các bên, liệu xem có kéo dài thời hạn liên quan hay không, và nếu có, thì kéo dài bao
lâu. Thêm vào đó, trong khi xem xét một đơn kiện đối với một Thành viên đang phát
triển, ban hội thẩm phải tạo đủ thời gian cho Thành viên đang phát triển để chuẩn bị và
trình bày lập luận của mình. Các quy định ở khoản 1 Điều 20 và khoản 4 Điều 21 phải
không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ vụ kiện nào theo khoản này.
11. Khi một hoặc nhiều bên là nước đang phát triển Thành viên, báo cáo của ban hội
thẩm phải chỉ ra một cách rõ ràng hình thức trong đó có tính đến các điều khoản có
liên quan đến chế độ đãi ngộ khác biệt và ưu đãi hơn đối với Thành viên là các nước
đang phát triển khi các điều khoản này là một phần của những hiệp định có liên quan
mà những hiệp định này đã được các nước đang phát triển nêu lên trong quá trình tiến
hành các thủ tục giải quyết tranh chấp.
12. Ban hội thẩm có thể tạm ngừng công việc bất cứ lúc nào theo yêu cầu của bên
nguyên đơn trong một thời hạn không quá 12 tháng. Trong trường hợp tạm ngừng như
vậy, các thời hạn được nêu tại khoản 8 và 9 của Điều này, khoản1 của Điều 20, và
khoản 4 của Điều 21 phải được kéo dài một khoảng thời gian bằng thời gian công việc
204
đó bị tạm ngừng. Nếu công việc của ban hội thẩm bị tạm ngừng hơn 12 tháng, thì thẩm
quyền thành lập ban hội thẩm phải hết thời hiệu.

Điều 13
Quyền tìm kiếm thông tin
1. Mỗi ban hội thẩm đều phải có quyền tìm kiếm thông tin và tư vấn kỹ thuật từ bất cứ cá
nhân hoặc cơ quan nào mà ban hội thẩm coi là phù hợp. Tuy nhiên, trước khi một ban
hội thẩm tìm kiếm thông tin hoặc tư vấn từ bất kỳ cá nhân hoặc cơ quan nào trong
phạm vi quyền hạn của một Thành viên, ban hội thẩm phải thông báo cho các cơ quan
có thẩm quyền của Thành viên đó. Thành viên cần trả lời nhanh và đầy đủ bất cứ yêu
cầu nào của ban hội thẩm đối với những thông tin được ban hội thẩm thấy là cần thiết
và thích hợp. Các thông tin mật được cung cấp phải không được tiết lộ trừ khi có sự
cho phép chính thức của tổ chức, cá nhân và nhà chức trách của Thành viên cung cấp
thông tin đó.
2. Ban hội thẩm có thể tìm kiếm thông tin từ bất kỳ nguồn nào có liên quan và có thể
tham vấn chuyên gia để nhận được những ý kiến về những khía cạnh nhất định của vấn
đề. Đối với các vấn đề tình tiết có liên quan đến các vấn đề khoa học, hoặc kỹ thuật do
một bên tranh chấp nêu ra, thì ban hội thẩm có thể yêu cầu báo cáo tư vấn bằng văn
bản của nhóm chuyên gia thẩm định. Quy tắc thành lập nhóm này và các thủ tục làm
việc của nhóm đó được nêu trong Phụ lục 4.

Điều 14
Tính bảo mật
1. Việc nghị án của ban hội thẩm phải được giữ bí mật.
2. Các bản báo cáo của ban hội thẩm được soạn thảo không có sự hiện diện của cac bên
tranh chấp theo tinh thần của các thông tin đã được cung cấp và các ý kiến đã được
đưa ra.
3. Các ý kiến của cá nhân hội thẩm viên được trình bày trong bản báo cáo của ban hội
thẩm phải không được ghi tên người phát biểu ý kiến đó.

205
Điều 15
Giai đoạn rà soát giữa kỳ
1. Tiếp theo việc xem xét các văn bản đệ trình ý kiến và các lập luận miệng, ban hội thẩm
phải chuyển các phần mô tả (các tình tiết và lập luận) của bản dự thảo báo cáo của
mình cho các bên tranh chấp. Trong phạm vi thời hạn do ban hội thẩm định ra, các bên
phải đệ trình các ý kiến của mình bằng văn bản.
2. Sau khi hết thời hạn được định ra để tiếp nhận các ý kiến của các bên tranh chấp, ban
hội thẩm phải đưa ra một bản báo cáo giữa kỳ cho các bên, bao gồm cả các phần mô tả
và các ý kiến và các kết luận của ban hội thẩm. Trong phạm vi thời hạn được ban hội
thẩm đặt ra, một bên có thể đệ trình một văn bản yêu cầu cho ban hội thẩm để xem xét
lại những khía cạnh chính xác của bản báo cáo giữa kỳ trước khi chuyển bản báo cáo
cuối cùng tới các Thành viên. Theo yêu cầu của một bên, ban hội thẩm phải tổ chức
thêm cuộc họp với các bên về những vấn đề đã được nêu trong các bản ý kiến. Nếu
không nhận được bản ý kiến nào của các bên trong thời hạn đã định cho việc có ý kiến
đó thì bản báo cáo giữa kỳ phải được coi là bản báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm và
phải nhanh chóng được chuyển tới các Thành viên.
3. Các ý kiến , nhận xét của bản báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm phải có cả việc thảo
luận về những lý lẽ được đưa ra tại giai khoản rà soát giữa kỳ. Giai khoản rà soát giữa
kỳ phải được thực hiện trong khoảng thời gian được đưa ra trong khoản 8 Điều 12.

Điều 16
Thông qua báo cáo của Ban hội thẩm
1. Nhằm có đủ thời gian để các Thành viên xem xét các báo cáo của ban hội thẩm, các
báo cáo phải không được DSB xem xét để thông qua trong vòng 20 ngày sau ngày báo
cáo đã được chuyển tới các Thành viên.
2. Các Thành viên có phản đối về bản báo cáo của ban hội thẩm phải đưa văn bản giải
thích lý do phản đối của mình tới DSB ít nhất 10 ngày trước ngày phiên họp của DSB
xem xét báo cáo của ban hội thẩm .
3. Các bên tranh chấp có quyền tham gia đầy đủ vào việc DSB xem xét báo cáo của ban
hội thẩm, và các quan điểm của họ được ghi lại đầy đủ.
206
4. Trong vòng 60 ngày sau ngày chuyển báo cáo của ban hội thẩm tới các Thành viên,
báo cáo này phải được thông qua tại phiên họp DSB 22, trừ khi một bên tranh chấp
chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo của mình hoặc DSB quyết
định trên cơ sở đồng thuận không thông qua bản báo cáo này. Nếu một bên đã thông
báo quyết định kháng cáo của mình, thì DSB phải không xem xét thông qua bản báo
cáo của ban hội thẩm lập cho tới khi hoàn thành việc phúc thẩm. Thủ tục thông qua
này không làm phương hại tới quyền của các Thành viên được thể hiện quan điểm của
mình về bản báo cáo của ban hội thẩm.

Điều 17
Xét xử phúc thẩm
Cơ quan Phúc thẩm thường trực
1. Một Cơ quan Phúc thẩm thường trực phải được DSB thành lập. Cơ quan Phúc thẩm
này xem xét kháng cáo về các vụ việc của ban hội thẩm. Cơ quan này phải bao gồm 7
người, mỗi một vụ việc phải do 3 người trong số đó xét xử. Những người làm việc ở
Cơ quan Phúc thẩm phải làm việc luân phiên. Việc luân phiên như vậy phải được xác
định trong văn bản về thủ tục làm việc của Cơ quan Phúc thẩm.
2. DSB phải chỉ định người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm cho nhiệm kỳ 4 năm, và mỗi
người có thể được tái bổ nhiệm một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của 3 trong số 7 người
được bổ nhiệm ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải hết hạn sau 2 năm, được
xác định bằng việc bắt thăm. Chỗ khuyết phải được bổ sung nếu có. Người được bổ
nhiệm thay thế một người mà nhiệm kỳ chưa hết sẽ giữ vị trí đó trong thời gian nhiệm
kỳ còn lại của người tiền nhiệm.
3. Cơ quan Phúc thẩm phải bao gồm những người có uy tín đã được công nhận, với kinh
nghiệm chuyên môn đã được chứng minh về pháp luật, thương mại quốc tế và những
nội dung của các hiệp định có liên quan nói chung. Họ phải không được gắn kết với
chính phủ nào. Cơ cấu thành viên của Cơ quan Phúc thẩm phải phản ánh rộng rãi cơ
cấu thành viên trong WTO. Tất cả những người làm việc tại Cơ quan Phúc thẩm phải

22
Nếu cuộc họp của DSB không được đự định tổ chức trong giai khoản này tại thời điểm mà cho phép có thể đáp
ứng được những yêu cầu của khoản 1 và 4 của Điều 16, thì một cuộc họp DSB phải được tổ chức với mục đích này.
207
sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào và chỉ được thông báo ngắn, phải cập nhật thoe kịp
các hoạt động giải quyết tranh chấp và các hoạt động có liên quan khác của WTO. Họ
phải không được tham gia vào việc xem xét các tranh chấp khi có thể tạo ra xung đột
quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp.
4. Chỉ các bên có tranh chấp, chứ không phải các bên thứ ba, mới có quyền kháng cáo
báo cáo của ban hội thẩm. Các bên thứ ba đã thông báo cho DSB về quyền lợi đáng kể
đối với vấn đề theo khoản 2 Điều 10 có thể đệ trình văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm
và phải được tạo cơ hội để Cơ quan Phúc thẩm nghe vấn đề.
5. Như một quy tắc chung, việc giải quyết phải không được quá 60 ngày kể từ ngày một
bên tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng cáo của mình tới ngày Cơ quan
Phúc thẩm chuyển báo cáo của mình. Khi xác định thời gian biểu của mình, Cơ quan
Phúc thẩm phải cân nhắc các quy định của khoản 9 Điều 4, nếu có liên quan. Khi Cơ
quan Phúc thẩm thấy mình không thể đưa ra báo cáo trong vòng 60 ngày, Cơ quan này
phải thông báo cho DSB bằng văn bản lý do trì hoãn cùng với khoảng thời gian dự
kiến phải đệ trình báo cáo. Trong bất cứ trường hợp việc giải quyết cũng không được
vượt quá 90 ngày.
6. Kháng cáo chỉ được giới hạn về những vấn đề về pháp lý được đề cập đến trong báo
cáo của ban hội thẩm và những giải thích pháp luật của ban hội thẩm.
7. Cơ quan Phúc thẩm phải được cung cấp những hỗ trợ pháp lý và hành chính thích hợp
theo yêu cầu.
8. Chi phí cho những người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm, bao gồm cả chi phí đi lại và
ăn ở, phải được thanh toán từ ngân sách của WTO theo mức được Đại Hội đồng thông
qua trên cơ sở các khuyến nghị của ủy ban về các vấn đề Ngân sách, Tài chính và
Quản trị.

Thủ tục Xét xử Phúc thẩm


9. Thủ tục làm việc phải được Cơ quan Phúc thẩm xây dựng có sự tham vấn với Chủ tịch
DSB và Tổng Giám đốc và được thông báo cho các Thành viên để có thông tin .

208
10. Quá trình tố tụng của Cơ quan Phúc thẩm phải được giữ kín. Các báo cáo của Cơ
quan Phúc thẩm phải được soạn thảo không có sự tham gia của các bên tranh chấp và
theo tinh thần của các thông tin được cung cấp và các ý kiến được đưa ra.
11. Các ý kiến của các cá nhân làm việc tại Cơ quan Phúc được nêu tại báo cáo của
Cơ quan Phúc thẩm phải không được ghi tên người phát biểu ý kiến đó.
12. Cơ quan Phúc thẩm phải đề cập giải quyết từng vấn đề được nêu ra theo khoản 6
trong suốt quá trình tố tụng phúc thẩm.
13. Cơ quan Phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc quyết định ngược lại các ý
kiến và kết luận của ban hội thẩm.
Thông qua các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm
14. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm phải được DSB thông qua và được các bên tranh
chấp chấp nhận vô điều kiện trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không
thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong vòng 30 ngày sau khi báo cáo đó
được chuyển tới các Thành viên.23 Thủ tục thông qua này không làm phương hại đến
quyền của các Thành viên thể hiện quan điểm của mình về bản báo cáo của Cơ quan
Phúc thẩm.

Điều 18
Liên lạc với Ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm
1. Phải không có sự liên hệ riêng lẻ của một bên nào với ban hội thẩm hoặc Cơ quan
Phúc thẩm về các vấn đề đang được ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm xem xét.
2. Các văn bản trình lên ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm phải được giữ bí mật,
nhưng phải được có cho các bên tranh chấp. Không có điều nào trong Thỏa thuận này
ngăn cản bên tranh chấp công bố quan điểm của mình cho công chúng. Các Thành viên
phải giữ bí mật thông tin được Thành viên khác đệ trình cho ban hội thẩm hoặc Cơ
quan Phúc thẩm khi Thành viên khác đó chỉ ra đấy là thông tin bảo mật. Một bên tranh
chấp, theo yêu cầu của một Thành viên, phải cung cấp bản tóm tắc thông tin không bảo
mật có trong các văn bản trình mà có thể được công bố cho công chúng.

23
Nếu cuộc họp của DSB không được đự định tổ chức trong giai khoản này, một cuộc họp DSB như vậy phải được
tổ chức với mục đích này.
209
Điều 19
Các khuyến nghị của Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm
1. Khi một ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm kết luận rằng một biện pháp nào đó là
không phù hợp với hiệp định có liên quan thì ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm
phải khuyến nghị rằng Thành viên có liên quan 24 đưa các biện pháp đó cho phù hợp
với Hiệp định này25. Cùng với các khuyến nghị đó, ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc
thẩm có thể đề xuất các cách mà theo đó Thành viên có liên quan có thể thực hiện các
khuyến nghị.
2. Theo khoản 2 của Điều 3, trong các kết luận và khuyến nghị của mình, ban hội thẩm
và Cơ quan Phúc thẩm không thể thêm vào hay làm giảm bớt đi các quyền và nghĩa vụ
được quy định trong các hiệp định có liên quan.

Điều 20
Thời hạn ra quyết định của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp
Trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác, thời hạn tính từ ngày DSB thành lập ban
hội thẩm tới ngày DSB xem xét báo cáo của ban hội thẩm hoặc của Cơ quan Phúc
thẩm để thông qua, như là quy tắc chung, phải không quá 9 tháng nếu báo cáo của ban
hội thẩm không bị kháng cáo hoặc 12 tháng nếu báo cáo bị kháng cáo. Nếu ban hội
thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm kéo dài thời hạn để đưa ra báo cáo của mình, theo
khoản 9 của Điều 12 hay khoản 5 của Điều 17, thì thời gian kéo dài phải được tính
thêm vào thời hạn trên.

Điều 21
Giám sát thực hiện các khuyến nghị và phán quyết

24
“Thành viên liên quan” là bên tranh chấp mà các khuyến nghị của ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm được
nhằm vào.
25
Đối với các khuyến nghị trong các trường hợp không liên quan đến việc vi phạm GATT 1994 hay bất cứ hiệp định
có liên quan nào khác, xem Điều 26.
210
1. Việc tuân thủ ngay lập tức những khuyến nghị hoặc phán quyết của DSB là điều thiết
yếu nhằm bảo đảm việc giải quyết hữu hiệu tranh chấp vì lợi ích của tất cả các Thành
viên.
2. Cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề lợi ích của các Thành viên là các nước đang phát
triển liên quan đến các biện pháp là đối tượng của việc giải quyết tranh chấp.
3. Tại cuộc họp của DSB được tổ chức trong vòng 30 ngày 26 sau ngày thông qua báo cáo
của ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm, Thành viên liên quan phải thông báo cho
DSB về các dự định của mình đối với việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết
của DSB. Nếu không thể thực hiện được việc tuân theo ngay lập tức các khuyến nghị
và phán quyết thì Thành viên liên quan phải có một khoảng thời gian hợp lý để thực
hiện. Khoảng thời gian hợp lý phải là:
(a) khoảng thời gian do Thành viên có liên quan đề xuất, với điều kiện là thời hạn đó
được DSB thông qua; hoặc, nếu không được thông qua như vậy, thì là
(b) khoảng thời gian được các bên tranh chấp thỏa thuận trong vòng 45 ngày sau ngày
thông qua các khuyến nghị và phán quyết; hoặc, nếu không đạt được thỏa thuận như
vậy giữa các bên, thì là
(c) khoảng thời gian được xác định thông qua quyết định trọng tài có giá trị ràng buộc
trong vòng 90 ngày sau ngày thông qua các khuyến nghị và phán quyết 27. Trong tố
tụng trọng tài như vậy thì một hướng dẫn đói với trọng tài viên 28 là khoảng thời gian
hợp lý để thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của ban hội thẩm hay Cơ quan
Phúc thẩm, không được vượt quá 15 tháng kể từ ngày thông qua báo cáo của ban hội
thẩm hoặc của Cơ quan Phúc thẩm. Tuy nhiên, thời gian đó có thể dài hoặc ngắn hơn,
tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể.
4. Trừ khi ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm kéo dài thời hạn đưa ra báo cáo của
mình theo khoản 9 của Điều 12, hay khoản 5 của Điều 17, thì thời hạn kể từ ngày DSB
thành lập ban hội thẩm cho tới ngày quyết định thời hạn hợp lý phải không vượt quá
15 tháng trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác. Khi ban hội thẩm hoặc Cơ
26
Nếu cuộc họp của DSB không được đự định tổ chức trong giai khoản này, một cuộc họp DSB như vậy phải được
tổ chức với mục đích này.
27
Nếu các bên không thể đồng ý về trọng tài viên trong vòng 10 ngày kể từ khi đưa vấn đề này ra trọng tài, thì một
trọng tài viên được Tổng Giám đốc chỉ định trong vòng 10 ngày, sau khi tham vấn các bên.
28
Thuật ngữ “trọng tài viên” phải được hiểu là nói tới một cá nhân hoặc một nhóm người.
211
quan Phúc thẩm kéo dài thời hạn đưa ra báo cáo của mình, thì thời gian kéo dài phải
được cộng vào thời hạn 15 tháng; với điều kiện là tổng số thời gian không vượt quá 18
tháng trừ khi các bên tranh chấp thỏa thuận là có các tình huống ngoại lệ.
5. Khi có bất đồng về sự tồn tại hay sự phù hợp với một hiệp định có liên quan của
các biện pháp được thực hiện để thi hành các khuyến nghị và phán quyết thì tranh chấp
như vậy phải được quyết định thông qua các thủ tục giải quyết tranh chấp ở đây, gồm
cả việc sử dụng ban hội thẩm ban đầu nếu có thể. Ban hội thẩm phải chuyển báo cáo
của mình trong vòng 90 ngày sau ngày vấn đề này được đưa cho ban hội thẩm. Khi ban
hội thẩm cho rằng không thể hoàn thành báo cáo trong thời hạn đó, ban hội thẩm phải
thông báo cho DSB bằng văn bản về lý do trì hoãn này với khoảng thời gian dự kiến
phải đệ trình báo cáo.
6. DSB phải duy trì giám sát việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết đã
được thông qua. Vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết có thể được bất cứ
Thành viên nào đặt ra tại DSB vào bất cứ thời điểm nào sau khi được thông qua. Trừ
khi DSB quyết định khác, vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết phải
được đưa vào chương trình nghị sự của DSB sau 6 tháng kể từ ngày thời hạn hợp lý
theo khoản 3 được ấn định và phải vẫn nằm trong chương trình nghị sự của DSB cho
tới khi vấn đề được giải quyết. ít nhất là 10 ngày trước mỗi cuộc họp như vậy của
DSB, Thành viên liên quan phải cung cấp cho DSB bản báo cáo bằng văn bản về tiến
triển của việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết này.
7. Nếu vấn đề được Thành viên đang phát triển đưa ra, thì DSB phải xem xét để có
hành động tiếp theo thích hợp với các tình tiết.
8. Nếu tranh chấp do Thành viên đang phát triển đưa ra, thì khi cân nhắc biện pháp
thích hợp có thể được áp dụng, DSB phải cân nhắc không chỉ phạm vi áp dụng về
thương mại của các biện pháp bị khiếu nại, mà còn cả những ảnh hưởng của chúng tới
nền kinh tế của các Thành viên đang phát triển có liên quan.

Điều 22
Bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ

212
1. Việc bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác là
những biện pháp tạm thời được đưa ra trong trường hợp các khuyến nghị và phán
quyết không được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên, việc bồi thường
hay tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ nào khác không được là
các biện pháp ưu tiên hơn việc thực hiện đầy đủ khuyến nghị để làm cho một biện
pháp phù hợp với các hiệp định có liên quan. Việc bồi thường là tự nguyện, nếu được
đưa ra thì phải phù hợp với các hiệp định có liên quan.
2. Nếu Thành viên liên quan không làm cho biện pháp bị quyết định là không phù hợp trở
thành phù hợp với hiệp định có liên quan hoặc bằng cách khác tuân thủ theo những
khuyến nghị và phán quyết trong khoảng thời gian hợp lý được xác định phù hợp với
khoản 3 của Điều 21, thì Thành viên đó phải, nếu được yêu cầu như vậy và không
được chậm hơn ngày hết hạn của khoảng thời gian hợp lý, tiến hành đàm phán với bất
cứ bên nào đang viện dẫn tới những thủ tục giải quyết tranh chấp, nhằm đưa ra việc bồi
thường thỏa đáng đối với cả hai bên. Nếu không thỏa thuận được biện pháp bồi thường
thỏa đáng nào trong vòng 20 ngày sau ngày hết hạn thời hạn hợp lý, thì bất cứ bên nào
đã viện dẫn tới các thủ tục giải quyết tranh chấp cũng có thể yêu cầu DSB cho phép
tạm hoãn thi hành việc áp dụng đối với Thành viên liên quan những nhượng bộ hoặc
những nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan.
3. Khi xem xét để tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác, thì bên
nguyên đơn phải áp dụng những nguyên tắc và thủ tục sau:
(a) nguyên tắc chung là bên nguyên đơn cần trước tiên tạm hoãn thi hành
những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác đối với cùng (những) lĩnh vực mà ban hội
thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm đã xác định là có vi phạm hoặc làm triệt tiêu hoặc gây
phương hại;
(b) nếu bên đó cho rằng việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa
vụ khác là không thực tế hoặc không hiệu quả đối với cùng (những) lĩnh vực đó, thì
bên đó có thể tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác trong
những lĩnh vực của cùng một hiệp định;
(c) nếu bên đó cho rằng việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa
vụ khác là không thực tế hoặc không hiệu quả đối với những lĩnh vực khác trong cùng
213
hiệp định và những tình huống đủ nghiêm trọng, thì bên đó có thể tìm kiếm việc tạm
hoãn thi hành nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo một hiệp định có liên quan
khác;
(d) khi áp dụng những nguyên tắc trên, bên đó phải cân nhắc:
(i)thương mại trong lĩnh vực hay theo hiệp định mà ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc
thẩm đã quyết định là có vi phạm hoặc làm triệt tiêu hoặc gây phương hại, và tầm
quan trọng của lĩnh vực thương mại này đối với bên đó;
(ii) những nhân tố kinh tế lớn hơn liên quan đến việc triệt tiêu hoặc gây phương hại và
những hậu quả kinh tế lớn hơn của việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những
nghĩa vụ khác;
(e) nếu bên đó quyết định yêu cầu cho phép tạm hoãn những nhượng bộ hoặc những
nghĩa vụ khác theo các tiết (b) hoặc (c), thì bên đó phải nêu lý do cho yêu cầu của
mình. Cùng thời gian khi yêu cầu được chuyển tới DSB, thì yêu cầu cũng phải được
chuyển tới các Hội đồng có liên quan và cả tới các cơ quan chuyên ngành có liên quan
trong trường hợp yêu cầu này phù hợp với tiết (b);
(f) trong khoản này, thuật ngữ "lĩnh vực" có nghĩa là:
(i)đối với hàng hóa, tất cả hàng hóa
(ii) đối với dịch vụ, một lĩnh vực chính được xác định trong "Danh mục Phân loại
Lĩnh vực Dịch vụ" hiện hành có xác định những lĩnh vực đó;29
(iii) đối với quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại, mỗi loại quyền sở hữu
trí tuệ thuộc phạm vi Mục 1, hoặc Mục 2, hoặc Mục 3, hoặc Mục 4, hoặc Mục 5, hoặc
Mục 6, hoặc Mục 7 của Phần II, hoặc những nghĩa vụ thuộc Phần III, hoặc Phần IV
của Hiệp định TRIPS;
(g) trong khoản này, thuật ngữ "hiệp định" có nghĩa là:
(i)đối với hàng hóa, tất cả những hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1A của Hiệp định
WTO được tính chung, cũng như các Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số
Thành viên mà Thành viên của những hiệp định này cũng là các bên có liên quan đến
tranh chấp;
(ii) đối với dịch vụ, là Hiệp định GATS;
29
Danh mục trong tài liệu MTN.GNS/W/120 xác định 11 lĩnh vực.
214
(iii) đối với quyền sở hữu trí tuệ, là Hiệp định TRIPS.
4. Mức độ tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác được DSB
cho phép phải tương ứng với mức độ triệt tiêu hoặc gây phương hại.
5. DSB không được cho phép tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ
khác nếu hiệp định có liên quan cấm việc tạm hoãn thi hành như vậy.
6. Khi tình huống mô tả tại khoản 2 xảy ra, theo yêu cầu, DSB phải cho phép tạm
hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác trong vòng 30 ngày kể từ ngày
thời hạn hợp lý kết thúc, trừ khi DSB có quyết định trên cơ sở đồng thuận từ chối yêu
cầu đó. Tuy nhiên, nếu Thành viên có liên quan phản đối mức độ tạm hoãn được đề
xuất, hoặc khiếu nại rằng những nguyên tắc và thủ tục nêu tại khoản 3 chưa được tuân
thủ khi bên nguyên đơn yêu cầu cho phép tạm hoãn nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ
khác theo khoản 3(b) hoặc (c), thì vấn đề này phải được đưa ra trọng tài. Việc phân xử
bằng trọng tài như vậy phải do ban hội thẩm ban đầu tiến hành, nếu các thành viên
chấp nhận, hoặc do một trọng tài viên30 được Tổng Giám đốc chỉ định và việc xét xử
của trọng tài phải được hoàn tất trong vòng 60 ngày sau ngày thời hạn hợp lý kết thúc.
Nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác phải không bị tạm hoãn trong quá trình phân xử
của trọng tài.
7. Trọng tài viên31 hoạt động theo khoản 6 không xem xét bản chất của những
nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác bị tạm hoãn nhưng phải quyết định liệu mức tạm
hoãn có tương ứng với mức triệt tiêu hay gây phương hại hay không. Trọng tài viên
cũng có thể quyết định liệu đề xuất tạm hoãn những nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác
có được phép hay không theo hiệp định có liên quan. Tuy nhiên, nếu vấn đề được đưa
ra trọng tài bao gồm cả khiếu nại rằng những nguyên tắc và thủ tục được nêu ra tại
khoản 3 chưa được tuân thủ, thì trọng tài viên phải xem xét khiếu nại đó. Trong trường
hợp trọng tài viên xác định rằng những nguyên tắc và thủ tục đó chưa được tuân thủ thì
bên nguyên đơn phải áp dụng chúng phù hợp với khoản 3. Các bên phải chấp nhận
quyết định của trọng tài là quyết định chung thẩm và các bên liên quan phải không
được yêu cầu giải quyết bằng trọng tài lần thứ hai. DSB phải được thông báo nhanh
30
Thuật ngữ "trọng tài viên" phải được hiểu là nói tới một cá nhân hoặc một nhóm.
31
Thuật ngữ "trọng tài viên" phải được hiểu là nói tới một cá nhân hoặc một nhóm hoặc các Thành
viên của ban hội thẩm ban đầu khi làm việc với tư cách trọng tài viên.
215
chóng về quyết định của trọng tài và cho phép theo yêu cầu tạm hoãn nhượng bộ hoặc
các nghĩa vụ khác, khi có yêu cầu, phù hợp quyết định của trọng tài, trừ khi DSB quyết
định trên cơ sở đồng thuận bác bỏ yêu cầu này.
8. Việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ và các nghĩa vụ khác chỉ là tạm thời và chỉ
được áp dụng cho tới khi biện pháp được coi là không phù hợp với hiệp định có liên
quan được loại bỏ, hoặc Thành viên phải thực hiện những khuyến nghị hoặc phán
quyết đưa ra giải pháp đối với việc triệt tiêu hoặc làm phương hại đến lợi ích, hoặc đã
đạt được một giải pháp thoả đáng cho cả hai bên. Theo khoản 6 Điều 21, DSB phải
tiếp tục duy trì giám sát việc thực hiện những khuyến nghị hoặc phán quyết đã được
thông qua, kể cả những trường hợp trong đó đã thực hiện bồi thường hoặc các trường
hợp trong đó các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác đã bị tạm hoãn nhưng những
khuyến nghị yêu cầu điều chỉnh một biện pháp cho phù hợp với những hiệp định có
liên quan vẫn chưa được thực hiện.
9. Các điều khoản về giải quyết tranh chấp tại các hiệp định có liên quan có thể được
viện dẫn đối với những biện pháp có ảnh hưởng đến việc tuân thủ những hiệp định này
của các chính quyền hoặc các cơ quan có thẩm quyền địa phương hay khu vực trên
lãnh thổ của một Thành viên. Khi DSB phán quyết rằng một điều khoản của một hiệp
định có liên quan chưa được tuân thủ, Thành viên có trách nhiệm đó phải thực hiện các
biện pháp hợp lý có thể để đảm bảo việc tuân thủ của mình. Những quy định của các
hiệp định có liên quan và Thoả thuận này liên quan tới việc bồi thường và toạm hoãn
thi hành những nhượng bộ hay những nghĩa vụ khác phải được áp dụng trong trường
hợp không thể đảm bảo việc tuân thủ này32.

Điều 23
Tăng cường hệ thống đa biên
...

Điều 24
32
Nếu các điều khoản của bất cứ hiệp định có liên quan nào về những biện pháp do chính quyền hoặc các cơ quan
có thẩm quyền của địa phương hay vùng lãnh thổ của một Thành viên có những điều khoản khác với những điều
khoản trong khoản này, thì những điều khoản của những hiệp định có liên quan đó phải quyết định.
216
Thủ tục đặc biệt liên quan đến những Thành viên kém phát triển nhất
1. Trong tất cả các giai khoản xác định nguyên nhân của một vụ tranh chấp và xác định
thủ tục giải quyết tranh chấp có liên quan đến Thành viên kém phát triển nhất, cần có
lưu ý đặc biệt đến tình hình đặc biệt của các Thành viên kém phát triển nhất. Theo tinh
thần đó, các Thành viên cần kiềm chế một cách thích hợp việc khởi kiện theo những
thủ tục này về các vấn đề có liên quan đến các Thành viên kém phát triển nhất. Nếu
phát hiện thấy có sự triệt tiêu hay làm phương hại đến lợi ích bắt nguồn từ biện pháp
do Thành viên kém phát triển nhất thực hiện, các bên nguyên đơn cần phải kiềm chế
một cách thích hợp trong việc yêu cầu bồi thường hoặc xin phép tạm hoãn thi hành các
nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo những thủ tục này.
2. Trong những trường hợp giải quyết tranh chấp có liên quan đến Thành viên kém phát
triển nhất, nếu không đạt được một giải pháp thỏa đáng trong quá trình tham vấn, Tổng
Giám đốc hoặc Chủ tịch DSB phải, theo yêu cầu của Thành viên kém phát triển nhất,
đưa ra sáng kiến làm môi giới, trung gian và hòa giải để giúp các bên giải quyết tranh
chấp trước khi có yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch DSB,
khi thực hiện việc hỗ trợ nói trên, có thể tham khảo từ bất cứ nguồn nào được cho là
thích hợp.

Điều 25
Trọng tài
1. Việc giải quyết nhanh chóng bằng trọng tài trong khuôn khổ WTO với tư cách là
những biện pháp thay thế của việc giải quyết tranh chấp có thể tạo thuận lợi cho việc
giải quyết những tranh chấp nhất định có liên quan đến những vấn đề đã được cả hai
bên cùng xác định rõ.
2. Trừ trường hợp có quy định khác trong Thoả thuận này, việc sử dụng trọng tài phải
theo thỏa thuận hai bên và hai bên phải đồng ý với nhau về thủ tục tố tụng trọng tài
phải tuân thủ. Những thỏa thuận về sử dụng trọng tài phải được thông báo sớm cho tất
cả các Thành viên trước khi thực tế bắt đầu tiến trình tố tụng của trọng tài.
3. Các Thành viên khác có thể trở thành một bên tham gia tố tụng của trọng tài chỉ khi có
sự đồng ý của các bên là những bên đã đồng ý sử dụng trọng tài. Các bên tham gia tiến
217
trình tố tụng này phải thoả thuận với nhau là tuân thủ phán quyết của trọng tài. Các
phán quyết của trọng tài phải được thông báo cho DSB và Hội đồng hoặc ủy ban của
bất cứ hiệp định nào có liên quan trong đó bất kỳ Thành viên nào cũng có thể đưa thêm
ý kiến có liên quan.
4. Điều 21 và 22 của Thoả thuận này phải được áp dụng tương ứng đối với những phán
quyết của trọng tài.

Điều 26
1. Khiếu kiện không có vi phạm thuộc dạng được nêu trong khoản 1(b) Điều XXIII của
GATT 1994
Trong các trường hợp khi các quy định tại khoản 1(b) Điều XXIII của GATT 1994 có thể
được áp dụng cho một hiệp định có liên quan, ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm
chỉ có thể đưa ra các phán quyết và khuyến nghị khi một bên tranh chấp cho rằng lợi
ích của họ trực tiếp hay gián tiếp có được theo hiệp định có liên quan đó đang bị triệt
tiêu hoặc xâm hại hoặc việc đạt được mục đích của hiệp định đó đang bị ngăn cản do
việc một Thành viên áp dụng bất kỳ biện pháp nào, bất kể biện pháp đó có mâu thuẫn
với những quy định của Hiệp định đó hay không. Khi và trong chừng mực bên đó và
ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm xác định rằng vụ kiện có liên quan đến một biện
pháp mà không mâu thuẫn với các quy định của một hiệp định có liên quan nào mà
khoản 1(b) Điều XXIII của GATT 1994 có thể được áp dụng, các thủ tục của Thoả
thuận này phải được áp dụng với điều kiện tuân theo các quy định như sau:
(a) bên nguyên đơn phải đưa ra bản giải trình chi tiết hỗ trợ cho bất cứ đơn kiện nào
có liên quan đến một biện pháp không mâu thuẫn với hiệp định có liên quan;
(b) khi một biện pháp bị phát hiện là làm triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích, hoặc
cản trở việc đạt mục đích của hiệp định có liên quan nhưng không vi phạm hiệp định
đó thì khi đó không có nghĩa vụ phải loại bỏ biện pháp đó. Tuy nhiên, trong những
trường hợp này, ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm phải khuyến nghị Thành viên
có liên quan tìm kiếm sự điều chỉnh thỏa đáng cho cả đôi bên;
(c) Mặc dù có những quy định tại Điều 21, việc xét xử của trọng tài được quy định tại
khoản 3 Điều 21, theo yêu cầu của bất cứ bên nào, có thể bao gồm cả việc xác định
218
mức độ lợi ích bị triệt tiêu hoặc phương hại, và cũng có thể đề xuất những cách thức và
biện pháp nhằm đạt được sự điều chỉnh thỏa đáng cho cả đôi bên: những đề xuất như
vậy phải không ràng buộc các bên tranh chấp;
(d) Mặc dù có những quy định tại khoản 1 Điều 22, việc bồi thường có thể là một
phần của sự đièu chỉnh thỏa đáng cho cả đôi bên như là giải pháp cuối cùng giải quyết
tranh chấp.
2. Khiếu kiện thuộc dạng được nêu tại khoản 1(c) Điều XXIII của GATT 1994
Trong trường hợp các quy định tại khoản 1(c) Điều XXIII của GATT 1994 có thể được
áp dụng cho một hiệp định có liên quan, ban hội thẩm chỉ có thể đưa ra các phán quyết
và khuyến nghị khi một bên cho rằng lợi ích mà bên đó trực tiếp hay gián tiếp được
hưởng theo hiệp định có liên quan đang bị triệt tiêu hay phương hại hay việc đạt được
mục đích của hiệp định đang bị cản trở do có sự tồn tại của bất cứ tình huống nào khác
với các tình huống mà những quy định tại khoản 1(a) và (b) Điều XXIII của GATT
1994 có thể được áp dụng. Khi trong chừng mực bên đó và ban hội thẩm xác định rằng
vấn đề này thuộc phạm vi của khoản này, thì các thủ tục của Thoả thuận này chỉ áp
dụng cho tới thời điểm tố tụng khi báo cáo của ban hội thẩm được chuyển đến các
Thành viên. Các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong Quyết định ngày
12/4/1989 (BISD 36S/61-67) phải áp dụng cho việc xem xét thông qua, việc giám sát
và thực hiện những khuyến nghị và phán quyết. Những quy định dưới đây cũng phải
được áp dụng:
(a) bên nguyên đơn phải đưa ra bản giải trình chi tiết để hỗ trợ cho bất cứ lập luận nào
được đưa ra đối với các vấn đề thuộc phạm vi của khoản này;
(b) trong các vụ kiện có liên quan đến những vấn đề thuộc phạm vi của khoản này,
nếu ban hội thẩm thấy vụ việc cũng có liên quan đến các vấn đề giải quyết tranh chấp
khác với các vấn đề thuộc phạm vi khoản này, ban hội thẩm phải chuyển lên DSB một
bản báo cáo đề cập đến tất cả các vấn đề như vậy và một bản báo cáo riêng về những
vấn đề thuộc phạm vi khoản này.

Điều 27
Trách nhiệm của Ban Thư ký
219
...
Phụ lục 1
Các hiệp định có liên quan của thoả thuận

(A) Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới
(B) Các Hiệp định Thương mại Đa phương
Phụ lục 1A: Các Hiệp định Đa biên về Thương mại Hàng hóa
Phụ lục 1B: Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ
Phụ lục 1C: Hiệp định về các Khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến
Thương mại
Phụ lục 2: Thoả thuận ghi nhận về Các quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc Giải quyết
Tranh chấp.
(C) Các Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên
Phụ lục 4: Hiệp định về Thương mại Máy ban Dân dụng
Hiệp định về Mua sắm Chính phủ
Hiệp định Quốc tế về Sữa
Hiệp định Quốc tế về Thịt bò

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ33
(CÔNG ƯỚC VIENNA 1980_CISG 1980)

Các nước thành viên của Công ước này:


Coi trọng những mục tiêu tổng quát ghi trong các Nghị quyết về việc thành lập một nền
trật tự kinh tế quốc tế mới mà Ðại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua trong khóa họp
bất thường lần thứ sáu;

33
Bản dịch tại https://cisgvn.wordpress.com/van-b%E1%BA%A3n-phap-lu%E1%BA%ADt/
220
Cho rằng việc phát triển thương mại quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có
lợi là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các Quốc gia;
Cho rằng việc thông qua các quy tắc thống nhất điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế phù hợp với các hệ thống xã hội, kinh tế và pháp lý khác nhau sẽ góp phần
loại trừ các trở ngại pháp lý trong giao thương quốc tế và sẽ hỗ trợ cho việc phát triển
thương mại quốc tế;
Đã thỏa thuận những điều sau:

PHẦN MỘT: PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I: PHẠM VI ÁP DỤNG

Ðiều 1
1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở
thương mại tại các Quốc gia khác nhau.
a. Khi các Quốc gia này là các Quốc gia thành viên của Công ước; hoặc`
b. Khi các quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một Quốc gia
thành viên Công ước.
2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không được tính đến
nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành giữa các
bên hoặc từ các thông tin được trao đổi giữa các bên trước khi hoặc vào thời điểm ký hợp
đồng.
3. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay
thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công
ước này.

Ðiều 2
Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:
a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán,
vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng,
221
không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như
thế.
b. Bán đấu giá.
c. Ðể thi hành luật hoặc để thực hiện các quyết định tư pháp.
d. Các cổ phiếu, trái phiếu, thương phiếu hoặc tiền tệ.
e. Tàu thủy, máy bay và các thiết bị bay, tàu chạy trên đệm không khí.
f. Ðiện năng.

Ðiều 3
1. Các hợp đồng cung cấp hàng hóa để chế tạo hay sản xuất sẽ được coi là hợp đồng mua
bán nếu bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho
việc chế tạo hay sản xuất hàng hóa đó.
2. Công ước này không áp dụng cho các hợp đồng trong đó nghĩa vụ của bên giao hàng
chủ yếu là phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác.

Ðiều 4
Công ước này chỉ điều chỉnh việc giao kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ
của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác
được nêu trong Công ước, Công ước không liên quan tới:
a. Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất
kỳ tập quán nào.
b. Hậu quả mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán.

Ðiều 5
Công ước này không áp dụng cho trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của
người bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó.
Ðiều 6
Các bên có thể loại trừ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12,
có thể loại trừ bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều
khoản đó.
222
CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Ðiều 7
1. Khi giải thích Công ước này, cần chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần
thiết phải thúc đẩy việc áp dụng thống nhất Công ước và đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc
thiện chí trong thương mại quốc tế.
2. Các vấn đề liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Công ước này mà không quy định
rõ ràng trong Công ước thì sẽ được giải quyết theo các nguyên tắc chung mà từ đó Công
ước được hình thành hoặc nếu không có các nguyên tắc này, thì theo luật được áp dụng
theo các quy phạm của tư pháp quốc tế.

Ðiều 8
1. Nhằm phục vụ cho các mục đích của Công ước này, các tuyên bố và cách xử sự khác
của một bên được diễn giải theo đúng ý định của họ nếu bên kia đã biết hoặc không thể
không biết ý định ấy.
2. Nếu khoản trên không được áp dụng thì các tuyên bố và cách xử sự khác của một bên
được giải thích theo nghĩa mà một người bình thường có cùng phẩm chất với bên kia và
được đặt trong hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu như thế.
3. Khi xác định ý định của một bên hoặc cách hiểu của một người bình thường, cần phải
tính đến mọi tình tiết liên quan, đặc biệt là các cuộc đàm phán đã diễn ra giữa các bên,
các thói quen đã được hình thành giữa họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của các
bên.

Ðiều 9
1. Các bên bị ràng buộc bởi các tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thói quen đã
được thiết lập giữa họ.
2. Trừ phi có thỏa thuận khác, các bên ký hợp đồng được coi là có ngụ ý áp dụng những
tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết mà những tập quán này là những tập quán có
tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường
223
xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh
hợp đồng của mình hoặc điều chỉnh việc giao kết hợp đồng đó.

Ðiều 10
Nhằm phục vụ cho việc áp dụng Công ước này:
a. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại thì trụ sở thương mại được tính đến sẽ là
trụ sở có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng
đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ
lúc nào trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng.
b. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.

Ðiều 11
Hợp đồng mua bán không cần phải được giao kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải
tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi
cách, kể cả bằng nhân chứng.

Ðiều 12
Bất kỳ quy định nào của điều 11, điều 29 hoặc phần thứ hai của Công ước này cho phép
hợp đồng mua bán, việc sửa đổi hoặc đình chỉ hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên
hoặc chào hàng và chấp nhận chào hàng hay bất kỳ sự thể hiện ý chí nào của các bên
được lập dưới hình thức khác với hình thức văn bản sẽ không được áp dụng khi một trong
số các bên có trụ sở thương mại đặt tại một Quốc gia thành viên Công ước mà Quốc gia
đó đã tuyên bố bảo lưu theo điều 96 của Công ước này. Các bên không được quyền làm
trái với điều này hoặc sửa đổi hiệu lực của nó.

Ðiều 13
Theo tinh thần của Công ước này, điện báo và telex cũng được coi là hình thức văn bản.

PHẦN II : GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

224
Ðiều 14
1. Một đề nghị giao kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một
chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng
buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác
khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào
hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.

Ðiều 15
1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.
2. Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị thu hồi nếu như thông báo về
việc thu hồi chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.

Ðiều 16
1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể huỷ chào hàng, nếu
như thông báo về việc huỷ đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi
thông báo chấp nhận chào hàng.
2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị huỷ:
a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng
cách khác, rằng nó không thể bị huỷ, hoặc
b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể huỷ được và đã hành
động theo chiều hướng đó.

Ðiều 17
Chào hàng, dù là loại cố định, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo
về việc từ chối chào hàng.

Ðiều 18

225
1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý
với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc không hành động không
mặc nhiên có giá trị là một sự chấp nhận.
2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp
nhận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người
chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn
đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của
giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử
dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc
ngược lại.
3. Tuy nhiên nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong
mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp
thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi
hàng hay trả tiền chẳng hạn, dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận
chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những
hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên.

Ðiều 19
1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những
điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành
một chào hàng mới.
2. Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa
đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một
cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người
chào hàng ngay lập tức biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc
gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng
không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những
sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.
3. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến
phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách
226
nhiệm của các bên hay đến việc giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm
biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.

Ðiều 20
1. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư
bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày
đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào
hàng do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện
thông tin liên lạc khác bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào
hàng.
2. Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để
chấp nhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về
việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối
cùng của thời hạn quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi
có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo
dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó.

Ðiều 21
1. Một chấp nhận chào hàng muộn cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu người chào
hàng thông báo bằng miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho
người này một thông báo về việc đó.
2. Nếu thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp
nhận chậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự
chuyển giao bình thường, nó đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm
trễ được coi như chấp nhận đến kịp thời, trừ phi không chậm trễ người chào hàng thông
báo miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người chào
hàng coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực.

Ðiều 22

227
Chấp nhận chào hàng có thể bị thu hồi nếu thông báo về việc thu hồi chấp nhận chào
hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực.

Ðiều 23
Hợp đồng được coi là đã giao kết kể từ lúc chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu theo
các quy định của Công ước này.

Ðiều 24
Theo tinh thần của Phần II Công ước này, một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào
hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là "tới" người nhận khi nó
được nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người
này tại trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc tới nơi thường trú của họ, nếu
họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính.

PHẦN BA: MUA BÁN HÀNG HOÁ

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Ðiều 25
Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm
cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà
họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu
quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào
hoàn cảnh tương tự.

Ðiều 26
Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được thông báo cho bên kia
biết.

Ðiều 27:
228
Trừ phi trong Phần II của Công ước này có quy định gì khác, trong trường hợp một thông
báo, một yêu cầu hay một thông tin khác đã được gửi bởi một bên của hợp đồng chiếu
theo Công ước này và bằng một phương tiện thích hợp với hoàn cảnh, thì một sự chậm
trễ hoặc lầm lẫn trong việc chuyển giao thông tin hoặc việc thông tin không đến người
nhận cũng sẽ không làm bên đó mất quyền viện dẫn các thông tin của mình.

Ðiều 28
Nếu chiếu theo các quy định của Công ước này, một bên có quyền yêu cầu bên kia phải
thực hiện một nghĩa vụ nào đó thì Tòa án không bị bắt buộc phải đưa ra phán quyết buộc
bên kia thực hiện thực sự hợp đồng trừ trường hợp trên cơ sở luật nước mình, tòa án cũng
sẽ ra phán quyết đó đối với các hợp đồng mua bán tương tự không do Công ước này điều
chỉnh.

Ðiều 29
Một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên.
Một hợp đồng bằng văn bản chứa đựng một điều khoản quy định rằng mọi sự sửa đổi
hoặc chấm dứt hợp đồng phải được các bên làm bằng văn bản thì không thể bị sửa đổi
hay chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên dưới một hình thức khác. Tuy nhiên hành vi
của mỗi bên có thể không cho phép họ được viện dẫn điều khoản này trong chừng mực
nếu bên kia đã hành động căn cứ vào hành vi này.

CHƯƠNG II: NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN

Ðiều 30
Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hoá và chuyển giao
quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng quy định của hợp đồng và của Công ước này.

Mục I: GIAO HÀNG VÀ CHUYỂN GIAO CHỨNG TỪ

Ðiều 31
229
Nếu người bán không bắt buộc phải giao hàng tại một nơi nhất định nào đó, thì nghĩa vụ
giao hàng của người này là:
a. Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hoá thì người bán phải giao
hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người mua.
b. Trong những trường hợp không phải ở điểm a, mà đối tượng của hợp đồng mua bán là
hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được lấy ra từ một khối lượng hàng xác định
hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc giao kết hợp đồng, các bên đã biết rằng
hàng ở trong tình trạng đó hay phải được chế tạo hoặc sản xuất ra tại một địa điểm nào đó
thì người bán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm
đó.
c. Trong các trường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của
người mua tại nơi người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Ðiều 32
1. Nếu chiếu theo hợp đồng hay Công ước này, người bán giao hàng cho một người
chuyên chở, và nếu hàng không được cá biệt hoá một cách rõ ràng dành cho mục đích của
hợp đồng bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hoá, bằng các chứng từ chuyên chở hay
bằng một cách khác, thì người bán phải thông báo cho người mua biết về việc họ đã gửi
hàng kèm theo chỉ dẫn về hàng hoá.
2. Nếu người bán có nghĩa vụ phải thu xếp việc chuyên chở hàng hoá, thì họ phải ký kết
các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích, bằng các phương tiện
chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với
phương thức chuyên chở.
3. Nếu người bán không có nghĩa vụ phải bảo hiểm hàng hoá trong quá trình hàng
chuyên chở, thì họ phải cung cấp cho người mua, nếu người này yêu cầu, mọi thông tin
cần thiết mà họ có để giúp người mua ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Ðiều 33
Người bán phải giao hàng

230
a) Ðúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng đã quy định, hay có thể xác định được bằng
cách tham chiếu vào hợp đồng.
b) Vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian được quy định trong hợp đồng hay có
thể xác định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng, trừ phi căn cứ vào các tình tiết thì
người mua là người ấn định ngày giao hàng.
c) Trong các trường hợp khác, trong một thời gian hợp lý tính từ thời điểm hợp đồng
được giao kết.

Ðiều 34
Nếu người bán phải có nghĩa vụ phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá thì họ
phải thực hiện nghĩa vụ này đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy
định trong hợp đồng. Trong trường hợp người bán giao chứng từ trước kỳ hạn, thì họ có
thể, trước khi hết thời hạn quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất kỳ điểm nào không phù
hợp với chứng từ với điều kiện là việc làm này mà không gây cho người mua một trở
ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên, người mua vẫn có quyền đòi người bán bồi thường
thiệt hại chiếu theo Công ước này.

Mục II: TÍNH PHÙ HỢP CỦA HÀNG HOÁ


VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI THỨ BA

Ðiều 35
1. Người bán phải giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp
đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.
2. Trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp
với hợp đồng nếu:
a. Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại
vẫn thường đáp ứng.
b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp
hoặc gián tiếp biết được vào lúc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào

231
các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng người mua đã không tính đến năng lực hay
sự đánh giá của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.
c. Hàng không có các tính chất của hàng mẫu mà người bán đã cung cấp cho người
mua.
d. Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng cùng
loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và
bảo vệ hàng hoá đó
3. Người bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng hợp đồng như đã nêu
trong các điểm từ a đến d của khoản trên nếu như người mua đã biết hoặc không thể
không biết về việc hàng không phù hợp vào lúc giao kết hợp đồng.

Ðiều 36
1. Người bán chịu trách nhiệm chiếu theo hợp đồng và Công ước này, về mọi sự không
phù hợp nào của hàng hóa tồn tại vào lúc chuyển giao quyền rủi ro sang người mua, ngay
cả khi sự không phù hợp của hàng hóa chỉ được phát hiện sau đó.
2. Người bán cũng chịu trách nhiệm về mọi sự không phù hợp của hàng hóa xảy ra sau
thời điểm đã nói ở điểm trên và là hậu quả của việc người bán vi phạm bất cứ một nghĩa
vụ nào của mình, kể cả việc không thể hoàn toàn đảm bảo rằng trong một thời hạn nào
đó, hàng hóa vẫn thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc
vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định.

Ðiều 37
Trong trường hợp giao hàng trước thời hạn, người bán có quyền, cho tới trước khi hết hạn
giao hàng, giao một phần hay một số lượng thiếu, hoặc giao hàng mới thay cho hàng đã
giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của hàng hóa
đã giao với điều kiện là việc làm đó của người bán không gây cho người mua một trở
ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên người mua có quyền đòi bồi thường thiệt hại chiếu
theo Công ước này.

Ðiều 38
232
1. Người mua phải kiểm tra hàng hóa hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một
thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tuỳ tình huống cụ thể.
2. Nếu hợp đồng có quy định về việc chuyên chở hàng hóa, thì việc kiểm tra có thể được
dời lại đến lúc hàng tới nơi đến.
3. Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận
chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua không có khả năng
hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi giao kết hợp
đồng về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp đó, thì việc kiểm tra có thể được dời lại đến
khi hàng tới nơi đến mới.

Ðiều 39
1. Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu
người mua không thông báo cho người bán về sự không phù hợp đó trong một thời hạn
hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện hoặc đáng lẽ ra đã phải phát hiện ra sự không
phù hợp.
2. Trong mọi trường hợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp
với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời
hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này
trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.

Ðiều 40
Người bán không có quyền viện dẫn các quy định của các điều 38 và 39 nếu như sự
không phù hợp của hàng hóa liên quan đến các yếu tố mà người bán đã biết hoặc không
thể không biết và họ đã không thông báo cho người mua.

Ðiều 41
Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu
sách nào của người thứ ba trừ trường hợp người mua đồng ý nhận loại hàng bị ràng buộc
vào quyền hạn và yêu sách như vậy. Tuy nhiên, nếu những quyền hạn và yêu sách đó

233
được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hay sở hữu trí tuệ khác thì nghĩa vụ của
người bán sẽ được điều chỉnh theo điều 42.

Ðiều 42
1. Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu
sách nào của người thứ ba trên cơ sở quyền sở hữu công nghiệp hay các quyền sở hữu trí
tuệ khác mà người bán đã biết hoặc không thể không biết vào thời điểm giao kết hợp
đồng, với điều kiện nếu các quyền và yêu sách nói trên được hình thành trên cơ sở quyền
sở hữu công nghiệp hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác:
a. Chiểu theo pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng, nếu các
bên dự kiến vào lúc giao kết hợp đồng rằng hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng tại
quốc gia đó; hoặc
b. Trong mọi trường hợp khác - chiểu theo luật pháp của quốc gia nơi có trụ sở thương
mại của người mua.
2. Trong các trường hợp sau đây, người bán không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ nêu
trên:
a. Vào lúc giao kết hợp đồng, người mua đã biết hoặc không thể không biết về sự tồn tại
của quyền hay yêu sách nói trên; hoặc
b. Quyền lợi hay yêu sách bắt nguồn từ sự kiện người bán đã tuân theo các bản thiết kế
kỹ thuật, hình vẽ, công thức hay những chỉ dẫn tương tự do người mua cung cấp.

Ðiều 43
1. Người mua mất quyền khiếu nại dựa vào các quy định của điều 41 và điều 42 nếu như
họ không thông báo cho người bán những thông tin về tính chất của quyền hạn hay yêu
sách của người thứ ba, trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ
phải biết về quyền hoặc yêu sách đó.
2. Người bán không có quyền viện dẫn những quy định tại điểm 1 nêu trên nếu người bán
đã biết về quyền hay yêu sách của người thứ ba và về tính chất của quyền hay yêu sách
đó.

234
Ðiều 44
Bất chấp những quy định của điểm 1 điều 39 và khoản 1 điều 43, người mua có thể giảm
giá chiếu theo điều 50 hay đòi bồi thường thiệt hại, ngoại trừ khoản lợi bị bỏ lỡ, nếu
người mua có lý do hợp lý để giải thích vì sao họ không thông báo tin tức cần thiết cho
người bán.

Mục III: CÁC BIỆN PHÁP NGƯỜI MUA ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG
HỢP NGƯỜI BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Ðiều 45
1. Nếu người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng
mua bán hay Công ước này, thì người mua có căn cứ để:
a. Thực hiện những quyền hạn của mình theo quy định tại các điều từ 46 đến 52.
b. Ðòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại các điều từ 74 đến 77.
2. Người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng một biện pháp
bảo hộ pháp lý khác.
3. Không một thời hạn trì hoãn nào có thể được Tòa án hay Trọng tài ban cho người bán
khi người mua sử dụng đến bất kỳ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người
bán vi phạm hợp đồng.

Ðiều 46
1. Người mua có thể yêu cầu người bán phải thực hiện nghĩa vụ, trừ phi người mua sử
dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý không hợp với yêu cầu đó.
2. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể đòi người bán phải
giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng
và yêu cầu về việc thay thế hàng phải được đặt ra cùng một lúc với việc thông báo sự
không phù hợp chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.
3. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người mua có quyền đòi người bán phải
loại trừ sự không phù hợp ấy, trừ những trường hợp điều này là không hợp lý xét theo tất
cả các tình tiết. Việc yêu cầu loại trừ sự không phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng
235
phải được tiến hành hoặc là cùng một lúc với thông báo sự không phù hợp chiếu theo
điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.

Ðiều 47
1. Người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực
hiện nghĩa vụ.
2. Trừ phi người mua đã được người bán thông báo rằng người bán sẽ không thực hiện
nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó, người mua không được sử dụng đến bất cứ
biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng trước khi
thời hạn bổ sung kết thúc. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này người mua cũng
không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại do người bán chậm trễ trong việc thực hiện
nghĩa vụ của mình.

Ðiều 48
1. Với điều kiện tuân thủ quy định của điều 49, người bán có thể, ngay cả sau khi hết thời
hạn giao hàng, loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, phí tổn do
người bán chịu, với điều kiện là điều đó không kéo theo một sự chậm trễ vô lý và không
gây ra cho người mua những trở ngại phi lý hay sự không chắc chắn về việc người bán
hoàn trả các phí tổn mà người mua gánh chịu. Tuy nhiên, người mua vẫn có quyền đòi
bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.
2. Nếu người bán yêu cầu người mua cho biết là người mua có chấp nhận việc loại trừ
thiếu sót nói trên của người bán hay không và nếu người mua không đáp ứng yêu cầu này
của người bán trong một thời hạn hợp lý, thì người bán có thể loại trừ thiếu sót đó trong
phạm vi thời hạn mà người bán đã ghi trong đơn yêu cầu. Người mua không thể, trước
khi hết thời hạn ấy, sử dụng bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào không thích hợp cho
việc thi hành nghĩa vụ của người bán.
3. Nếu người bán thông báo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện việc loại trừ
thiếu sót trong một thời hạn ấn định thì cần hiểu rằng thông báo nói trên bao gồm cả yêu
cầu người mua cho biết họ chấp nhận việc loại trừ thiếu sót hay không chiếu theo quy
định của khoản 2 nói trên.
236
4. Yêu cầu hay thông báo của người bán theo quy định của các khoản 2 hay 3 của điều
này sẽ không có hiệu lực nếu người mua không nhận được.

Ðiều 49
1. Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng:
a. Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng
hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng; hoặc
b. Trong trường hợp không giao hàng, nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã
được người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu người bán
tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này.
2. Tuy nhiên trong trường hợp nếu người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất quyền
hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp đồng:
a. Khi người bán giao hàng chậm, trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết
rằng việc giao hàng đã được thực hiện .
b. Ðối với các trường hợp vi phạm khác trường hợp giao hàng chậm trễ, trong một thời
hạn hợp lý:
i. Kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó;
ii. Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho người bán chiếu
theo khoản 1 điều 47 hoặc sau khi người bán đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực
hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã được gia hạn thêm đó; hoặc
iii. Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu chiếu theo khoản 2
điều 48 hay sau khi người mua đã tuyên bố là họ không chấp nhận cho người bán
thực hiện nghĩa vụ.

Ðiều 50
Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả hay
chưa, người mua có thể giảm giá hàng căn cứ theo tỷ lệ sự khác biệt giữa giá trị thực của
hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc
giao hàng. Tuy nhiên, nếu người bán loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ

237
chiếu theo điều 37 hoặc điều 48 hoặc nếu người mua từ chối chấp nhận việc thực hiện
của người bán chiếu theo các điều này thì người mua không được giảm giá hàng.

Ðiều 51
1. Nếu người bán chỉ giao một phần hàng hóa hoặc nếu chỉ một phần hàng hóa đã giao
phù hợp với hợp đồng thì các điều 46 đến 50 sẽ được áp dụng đối với phần hàng hóa
thiếu hoặc phần hàng không phù hợp với hợp đồng.
2. Người mua chỉ được tuyên bố hủy bỏ toàn bộ hợp đồng, nếu việc không thực hiện hợp
đồng hoặc một phần hàng giao không phù hợp với hợp đồng cấu thành một sự vi phạm cơ
bản hợp đồng.

Ðiều 52
1. Nếu người bán giao hàng trước thời hạn quy định thì người mua được quyền lựa chọn
hoặc chấp nhận hoặc từ chối việc giao hàng đó.
2. Nếu người bán giao một số lượng nhiều hơn số lượng quy định trong hợp đồng, thì
người mua có thể chấp nhận hay từ chối số lượng phụ trội, nếu người mua chấp nhận toàn
bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội.
Nếu người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người
mua phải trả tiền hàng phụ trội theo giá quy định trong hợp đồng.

CHƯƠNG III: NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

Ðiều 53
Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng
và của Công ước này.

MỤC I. THANH TOÁN TIỀN HÀNG

Ðiều 54

238
Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua bao gồm việc thực hiện các biện pháp và
các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền
hàng.
Ðiều 55
Trong trường hợp hợp đồng đã được giao kết một cách hợp pháp nhưng trong hợp đồng
không quy định giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc không quy định cách xác
định giá thì được phép suy đoán rằng, các bên, trừ phi có quy định trái ngược, đã có ngụ
ý dựa vào giá đã được ấn định cho loại hàng hóa như vậy khi hàng hóa này được đem bán
trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan.
Ðiều 56
Nếu giá cả được ấn định theo trọng lượng của hàng hóa thì trong trường hợp có nghi ngờ,
giá sẽ được xác định theo trọng lượng tịnh.
Ðiều 57
1. Nếu người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng tại một địa điểm quy định
nào đó thì họ phải trả tiền cho người bán:
a. Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán; hoặc
b. Tại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc
giao hàng hoặc chứng từ.
2. Người bán phải gánh chịu mọi sự gia tăng phí tổn để thực hiện việc thanh toán do sự
thay đổi địa điểm của trụ sở thương mại của mình sau khi hợp đồng được giao kết.
Ðiều 58
1. Nếu người mua không có nghĩa vụ phải trả tiền vào một thời hạn xác định, thì họ phải
trả khi, chiếu theo hợp đồng và Công ước này, người bán đặt hàng hóa hoặc các chứng từ
nhận hàng dưới quyền định đoạt của người mua. Người bán có thể đặt điều kiện phải
thanh toán như vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ.
2. Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với
điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua
thanh toán tiền hàng.

239
3. Người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra
hàng hóa, trừ những trường hợp mà thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên thỏa thuận
không cho phép làm việc đó.

Ðiều 59
Người mua phải trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo
hợp đồng và Công ước này mà không cần có một lời yêu cầu hay việc thực hiện một thủ
tục nào khác về phía người bán.

MỤC II: NHẬN HÀNG

Ðiều 60
Nghĩa vụ nhận hàng của người mua gồm:
a. Thực hiện mọi hành vi mà người ta có quyền chờ đợi ở họ một cách hợp lý để cho
phép người bán thực hiện việc giao hàng; và
b. Tiếp nhận hàng hóa.

MỤC III. CÁC BIỆN PHÁP NGƯỜI BÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG
HỢP NGƯỜI MUA VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Ðiều 61
1. Nếu người mua không thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo hợp đồng mua bán hay
Công ước này, thì người bán có thể:
a. Thực hiện các quyền quy định tại các điều từ 62 đến 65.
b. Ðòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại các điều từ 74 đến 77.
2. Người bán không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng các biện pháp bảo
hộ pháp lý khác.
3. Không một thời hạn gia hạn nào có thể được tòa án hay trọng tài ban cho người mua
khi người bán viện dẫn một biện pháp bảo hộ pháp lý nào đó mà họ có quyền sử dụng
trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng.
240
Ðiều 62
Người bán có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác
của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp
với các yêu cầu đó.

Ðiều 63
1. Người bán có thể chấp nhận cho người mua một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện
nghĩa vụ của mình.
2. Trừ phi nhận được thông báo của người mua cho biết sẽ không thực hiện nghĩa vụ
trong thời gian ấy, người bán, trước khi hết thời hạn, không thể viện dẫn bất cứ một biện
pháp bảo hộ pháp lý nào mà họ được sử dụng trong trường hợp người mua vi phạm hợp
đồng. Tuy nhiên, người bán không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại vì người mua chậm
thực hiện nghĩa vụ.

Ðiều 64
1. Người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng:
a. Nếu sự kiện người mua không thực hiện nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hay
Công ước cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng; hoặc
b. Nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc nhận hàng trong thời hạn bổ
sung mà người bán chấp nhận cho họ chiếu theo khoản 1 điều 63 hay nếu họ tuyên bố sẽ
không làm việc đó trong thời hạn ấy.
2. Tuy nhiên trong trường hợp người mua đã trả tiền, người bán mất quyền tuyên bố hủy
hợp đồng nếu họ không làm việc này:
a. Trong trường hợp người mua chậm thực hiện nghĩa vụ, trước khi người bán biết nghĩa
vụ đã được thực hiện; hoặc
b. Trong trường hợp người mua vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào khác ngoài việc chậm trễ,
trong một thời hạn hợp lý:
i. Kể từ lúc người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết sự vi phạm đó; hoặc

241
ii. Sau khi hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán gia hạn chiếu theo khoản 1 điều 63 hay
sau khi người mua đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời
hạn bổ sung đó.

Ðiều 65
1. Nếu theo hợp đồng người mua phải xác định hình dáng, kích thước hay những đặc
điểm khác đặc trưng của hàng hóa và nếu người mua không làm điều ấy vào thời hạn đã
thỏa thuận hay trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc nhận được yêu cầu của người bán, thì
người bán có thể tự mình xác định hàng hóa chiếu theo nhu cầu của người mua mà họ có
thể biết mà không làm hại đến các quyền lợi khác.
2. Nếu chính người bán tự mình thực hiện việc xác định hàng hóa, họ phải báo chi tiết
cho người mua biết nội dung việc xác định và cho người mua một thời hạn hợp lý để
người này có thể xác định khác. Nếu sau khi nhận được thông báo của người bán mà
người mua không sử dụng khả năng này trong thời hạn nói trên, thì sự xác định hàng hóa
do người bán thực hiện có tính chất bắt buộc.

CHƯƠNG IV: CHUYỂN RỦI RO

Ðiều 66
Những mất mát hay hư hỏng của hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang người mua
không miễn trừ cho người này nghĩa vụ phải trả tiền, trừ phi việc mất mát hay hư hỏng ấy
là do hành động của người bán gây nên.

Ðiều 67
1. Khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị
buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng
được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp
đồng mua bán. Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một
nơi xác định, các rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được

242
giao cho người chuyên chở tại nơi đó. Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng từ
nhận hàng không ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao rủi ro.
2. Tuy nhiên, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được đặc
định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng
hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bằng
bất cứ phương pháp nào khác.

Ðiều 68
Đối với việc mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển, rủi ro được chuyển sang
cho người mua vào thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy vậy, nếu các hoàn cảnh đòi hỏi thì
người mua phải chịu rủi ro kể từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người
đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, nếu vào lúc giao kết
hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất
mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người mua về điều đó thì việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa do người bán phải gánh chịu.

Ðiều 69
1. Trong các trường hợp không được nêu tại các điều 67 và 68, rủi ro được chuyển sang
người mua khi người này nhận hàng hoặc, nếu họ không làm việc này đúng thời hạn quy
định, thì kể từ lúc hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua và người mua
đã vi phạm hợp đồng vì không chịu nhận hàng.
2. Tuy nhiên, nếu người mua phải nhận hàng tại một nơi khác với nơi có trụ sở của người
bán, rủi ro được chuyển giao khi đã đến thời hạn giao hàng và người mua biết rằng hàng
hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của họ tại nơi đó.
3. Nếu hợp đồng mua bán liên quan đến hàng hóa chưa được cá biệt hóa, hàng chỉ được
coi là đã đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi nào nó được đặc định hóa rõ ràng
cho mục đích của hợp đồng này.

Ðiều 70

243
Nếu người bán gây ra một sự vi phạm cơ bản đối với hợp đồng, thì các quy định tại các
điều 67, 68, 69 không ảnh hưởng đến quyền của người mua sử dụng các biện pháp bảo hộ
pháp lý trong trường hợp xảy ra vi phạm như vậy.

CHƯƠNG V: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG CHO NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN
VÀ NGƯỜI MUA
MỤC I: VI PHẠM TRƯỚC VÀ CÁC HỢP ĐỒNG GIAO HÀNG TỪNG PHẦN

Ðiều 71
1. Một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng
sau khi hợp đồng được giao kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những
nghĩa vụ của họ bởi lẽ:
a. Một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hợp đồng hay tình
trạng mất khả năng thanh toán; hay
b. Cung cách của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hay trong khi thực hiện hợp
đồng.
2. Nếu người bán đã gửi hàng đi khi phát hiện những lý do nêu trong khoản trên, họ có
thể ngăn cản không để hàng hóa được giao cho người mua ngay cả nếu người này giữ
trong tay chứng từ cho phép họ nhận hàng. Mục này chỉ liên quan đến các quyền của
người mua và người bán đối với hàng hóa.
3. Bên nào ngừng việc thực hiện hợp đồng, không phụ thuộc vào việc đó xảy ra trước hay
sau khi hàng gửi đi, thì phải gửi ngay một thông báo về việc đó cho bên kia và phải tiếp
tục thực hiện hợp đồng nếu bên kia cung cấp những bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện
nghĩa vụ của họ.

Ðiều 72
1. Nếu trước ngày quy định cho việc thực hiện hợp đồng mà thấy hiển nhiên rằng một
bên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng, bên kia có thể tuyên bố hủy hợp đồng.

244
2. Nếu có đủ thời giờ, bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng phải gửi một thông báo cho
bên kia một cách hợp lý để cho phép họ cung cấp những bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực
hiện nghĩa vụ của mình.
3. Các quy định của khoản trên không áp dụng nếu bên kia đã tuyên bố rằng họ sẽ không
thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ðiều 73
1. Nếu hợp đồng quy định giao hàng từng phần và nếu sự kiện một bên không thực hiện
một nghĩa vụ có liên quan đến một lô hàng cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng về
lô hàng đó thì bên kia có thể tuyên bố hủy hợp đồng về phần lô hàng đó.
2. Nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô hàng
nào cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một sự vi phạm cơ bản hợp
đồng với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai thì họ có thể tuyên bố hủy hợp đồng
đối với các lô hàng tương lai đó với điều kiện phải làm việc đó trong một thời hạn hợp lý.
3. Người mua tuyên bố hủy hợp đồng đối với bất kỳ lô hàng nào có thể cùng một lúc,
tuyên bố hợp đồng bị hủy đối với các lô hàng đã giao hoặc đối với các lô hàng sẽ được
giao trong tương lai nếu, do tính liên kết, các lô hàng này không thể sử dụng được cho
những mục đích do hai bên đã dự tính vào lúc giao kết hợp đồng.

MỤC II: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Ðiều 74
Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng bao gồm tổn thất đã gánh
chịu và khoản lợi bị bỏ lỡ đối với bên kia là hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Khoản bồi
thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và khoản lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã
dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc giao kết hợp đồng như một hậu quả có thể
xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải
biết.

Ðiều 75
245
Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi
hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán hàng lại hàng thì
bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế
hay giá bán lại hàng cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được
chiếu theo Điều 74.

Ðiều 76
1. Khi hợp đồng bị hủy và hàng có một giá hiện hành, bên đòi bồi thường thiệt hại có thể,
nếu họ đã không mua hàng thay thế hay bán lại hàng chiếu theo Điều 75, đòi phần chênh
lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng, cùng mọi
khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74. Mặc dù vậy, nếu
bên đòi bồi thường thiệt hại đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi đã tiếp nhận hàng hóa, thì
giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa được áp dụng và không phải là giá hiện hành
vào lúc hủy hợp đồng.
2. Theo mục đích của điều khoản trên đây, giá hiện hành là giá ở nơi mà việc giao hàng
đáng lẽ phải được thực hiện hoặc, nếu không có giá hiện hành tại nơi đó, là giá hiện hành
tại một nơi mà người ta có thể tham chiếu một cách hợp lý, có tính đến sự chênh lệch
trong chi phí chuyên chở hàng hóa.

Ðiều 77
Bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì phải áp dụng những biện pháp hợp
lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi
phạm hợp đồng gây ra. Nếu họ không làm điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu
giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn
chế được.

MỤC III: TIỀN LÃI

Ðiều 78

246
Nếu một bên chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác, bên kia có quyền
đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó mà không ảnh hưởng đến các khoản bồi thường thiệt
hại mà họ có quyền đòi hỏi chiếu theo Điều 74.

MỤC IV: MIỄN TRÁCH

Ðiều 79
1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó
của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài
sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới
trở ngại đó vào lúc giao kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của
nó.
2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện
toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn
trách nhiệm trong trường hợp:
a. Bên này được miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên; và
b. Người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng
cho họ.
3. Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại
đó.
4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải thông báo cho bên kia biết về trở
ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới
tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay
đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc
bên kia không nhận được thông báo.
5. Các quy định của điều này không cản trở các bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài
quyền được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.

Ðiều 80

247
Một bên không được viện dẫn việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng
mực mà việc không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ.

MỤC V: HẬU QUẢ CỦA VIỆC HUỶ HỢP ĐỒNG

Ðiều 81
1. Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản
bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không ảnh hưởng đến các quy định của
hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền và nghĩa vụ của
hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.
2. Bên nào đã thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại
những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị
buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc.

Ðiều 82
1. Người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay
thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng
khi họ nhận hàng đó.
2. Ðiều khoản trên không áp dụng:
a. Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong
tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua nhận không phải do
một hành động hay một sơ suất của họ;
b. Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng
theo kết quả của việc kiểm tra quy định tại điều 38; hoặc
c. Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp
hợp đồng, người mua đã bán toàn bộ hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một
nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay
một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường.

Ðiều 83
248
Người mua khi mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay
thế chiếu theo điều 82, vẫn duy trì quyền sử dụng biện pháp bảo hộ pháp lý khác mà họ
có theo hợp đồng và Công ước này.

Ðiều 84
1. Nếu người bán phải hoàn lại tiền hàng, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số tiền hàng
đó kể từ ngày người mua thanh toán.
2. Người mua phải trả cho người bán số tiền tương đương với mọi lợi nhuận mà họ đã
được hưởng từ hàng hóa hay một phần hàng hóa:
a. Khi họ phải hoàn lại toàn bộ hay một phần hàng hóa; hoặc
b. Khi họ không thể hoàn lại toàn bộ hay một phần hàng hóa hoặc không thể hoàn lại
hàng trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng họ đã nhận và mặc dầu vậy họ đã
tuyên bố hợp đồng bị hủy hay đã đòi người bán phải giao hàng thay thế.

MỤC VI: BẢO QUẢN HÀNG HOÁ

Ðiều 85
Khi người mua chậm trễ nhận hàng hay không trả tiền, hoặc trong những trường hợp khi
việc trả tiền và việc giao hàng phải được tiến hành cùng một lúc, nếu hàng hóa còn ở
dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán phải thực hiện những
biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy để bảo quản hàng hóa. Người bán có
quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người mua hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.

Ðiều 86
1. Nếu người mua đã nhận hàng và có ý định sử dụng quyền từ chối không nhận hàng
chiếu theo hợp đồng hay Công ước này, thì họ phải thi hành các biện pháp hợp lý trong
những tình huống như vậy, để bảo quản hàng hóa. Người mua có quyền giữ lại hàng hóa
cho tới khi nào người bán hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.
2. Nếu hàng hóa gửi đi cho người mua đã được đặt dưới quyền định đoạt của người này
tại nơi đến và nếu người mua sử dụng quyền từ chối hàng thì họ phải tiếp nhận hàng hóa,
249
chi phí do người bán chịu với điều kiện là người mua có thể làm việc này mà không phải
trả tiền hàng và không gặp trở ngại hay các chi phí không hợp lý. Quy định này không áp
dụng nếu người bán hiện diện tại nơi đến hay tại nơi đó có người có thẩm quyền để nhận
hàng hóa cho người bán và chi phí do người bán chịu. Những quyền lợi và nghĩa vụ của
người mua khi người này tiếp nhận hàng hóa chiếu theo khoản này được điều chỉnh bằng
quy định tại khoản trên.

Ðiều 87
Bên nào bị buộc phải có những biện pháp để bảo quản hàng hóa có thể giao hàng vào kho
của người thứ ba, chi phí bên kia phải chịu, với điều kiện là các chi phí này phải hợp lý.

Ðiều 88
1. Bên nào phải bảo quản hàng hóa chiếu theo các điều 85 hay 86 có thể bán hàng đi bằng
cách thích hợp nếu bên kia chậm trễ một cách phi lý trong việc tiếp nhận hàng hóa hay
lấy lại hàng hoặc trong việc trả tiền hàng hay các chi phí bảo quản, nhưng phải thông báo
cho bên kia trong những điều kiện hợp lý, ý định phát mãi hàng.
2. Nếu hàng hóa thuộc loại hàng mau hỏng hay khi việc bảo quản nó sẽ gây ra các chi phí
phi lý thì bên nào có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa chiếu theo các điều 85 hay 86 phải tiến
hành các biện pháp hợp lý để bán hàng đi. Theo khả năng của mình họ phải thông báo
cho bên kia biết ý định phát mại.
3. Bên bán hàng có quyền giữ trong khoản thu từ việc bán hàng đem lại một số tiền
ngang với các chi phí hợp lý trong việc bảo quản và phát mại hàng hóa. Họ phải trả phần
còn lại cho bên kia.

PHẦN THỨ TƯ: NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

Ðiều 89
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc được chỉ định là người giữ lưu chiểu bản Công ước này.

Ðiều 90
250
Công ước này không ảnh hưởng đến hiệu lực của bất kỳ một điều ước quốc tế nào đã
được hay sẽ được ký kết mà bao gồm những quy định liên quan đến các vấn đề là đối
tượng điều chỉnh của Công ước này, với điều kiện là các bên của hợp đồng phải có trụ sở
thương mại tại các quốc gia thành viên của điều ước quốc tế đó.

Ðiều 91
1. Công ước này sẽ để ngỏ cho các bên ký kết tại phiên họp bế mạc của hội nghị Liên
Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, và sẽ để ngỏ cho các quốc gia ký kết
tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New-York, cho tới ngày 30-11-1984.
2. Công ước này phải được sự phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y các quốc gia ký kết.
3. Công ước này sẽ nhận sự gia nhập tất cả các quốc gia không ký kết, kể từ ngày Công
ước để ngỏ cho các bên ký kết.
4. Các văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập sẽ được giao cho Tổng thư
ký Liên Hợp Quốc lưu giữ.

Ðiều 92
1. Mọi quốc gia thành viên, vào lúc ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập,
có thể tuyên bố sẽ không bị ràng buộc bởi phần thứ hai, hay phần thứ ba của Công ước
này.
2. Một quốc gia thành viên, chiếu theo điều khoản trên, đưa ra một tuyên bố về phần thứ
hai hay phần thứ ba của Công ước này, sẽ không được coi là một quốc gia thành viên
theo nghĩa của khoản 1 điều 1 của Công ước này về các vấn đề quy định trong phần của
bản Công ước có liên quan đến tuyên bố đó.

Ðiều 93
1. Nếu một quốc gia thành viên mà bao gồm hai hay nhiều đơn vị lãnh thổ, trong đó theo
hiến pháp của quốc gia các hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng cho các vấn đề là
đối tượng điều chỉnh của Công ước này thì quốc gia đó có thể, vào lúc ký kết, phê chuẩn,
chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, tuyên bố rằng Công ước này sẽ áp dụng cho tất cả các

251
đơn vị lãnh thổ hay chỉ cho một hay nhiều đơn vị và có thể bất cứ lúc nào sửa đổi tuyên
bố đó bằng một tuyên bố khác.
2. Các tuyên bố này sẽ được thông báo cho người giữ lưu chiểu và trong các tuyên bố này
phải nêu rõ Công ước được áp dụng tại những đơn vị lãnh thổ nào.
3. Nếu chiếu theo một tuyên bố được làm đúng theo điều này thì Công ước này được áp
dụng cho một hay nhiều đơn vị lãnh thổ của một quốc gia thành viên, nhưng không phải
cho tất cả, và nếu trụ sở thương mại của một bên hợp đồng đóng tại quốc gia đó, thì theo
mục đích của Công ước này, trụ sở thương mại đó sẽ được coi là không đóng một quốc
gia thành viên, trừ phi trụ sở thương mại đó đóng tại một đơn vị lãnh thổ nơi Công ước
được áp dụng.
4. Nếu một quốc gia thành viên không ra tuyên bố chiếu theo khoản 1 Điều này thì Công
ước đó sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của quốc gia đó.

Ðiều 94
1. Hai hay nhiều quốc gia thành viên, khi áp dụng các quy tắc pháp lý tương tự hay giống
nhau về những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này, bất cứ lúc nào cũng
có thể tuyên bố không áp dụng Công ước cho các hợp đồng mua bán hoặc cho việc giao
kết các hợp đồng này trong những trường hợp khi các bên có trụ sở thương mại tại các
quốc gia này. Các quốc gia có thể cùng nhau ra tuyên bố nói trên hoặc trao cho nhau
những tuyên bố đơn phương về vấn đề này.
2. Nếu một quốc gia thành viên đối với các vấn đề được điều chỉnh bởi Công ước này, áp
dụng các quy tắc pháp lý tương tự hoặc giống với quy tắc pháp lý của một hay nhiều
quốc gia không phải là thành viên thì quốc gia đó có thể, bất cứ lúc nào, tuyên bố rằng
bản Công ước sẽ không áp dụng cho các hợp đồng mua bán hay cho việc giao kết các hợp
đồng này nếu các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia không phải là thành viên
Công ước.
3. Khi một quốc gia liên quan đến một tuyên bố được làm chiếu theo khoản trên sau đó
trở thành một quốc gia thành viên, thì tuyên bố này, kể từ ngày bản Công ước này có hiệu
lực đối với quốc gia thành viên mới đó, sẽ có hiệu lực như một tuyên bố được làm chiếu

252
theo khoản 1, với điều kiện là quốc gia thành viên mới đó chấp nhận tuyên bố này hay ra
một tuyên bố đơn phương có tính chất tương hỗ.

Ðiều 95
Mọi quốc gia có thể tuyên bố, khi nộp văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia
nhập, rằng quốc gia đó sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định tại đoạn b khoản 1 Điều
thứ nhất của Công ước này.

Ðiều 96
Nếu luật của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được giao kết hay
xác nhận bằng văn bản thì quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo Điều 12,
rằng mọi quy định của các Điều 11, 29 hay của phần thứ hai Công ước này cho phép một
hình thức khác với hình thức văn bản cho việc giao kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng
mua bán, hay cho mọi chào hàng, chấp nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác
sẽ không áp dụng nếu như chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia
này.

Ðiều 97
1. Các tuyên bố được làm chiếu theo bản Công ước này vào lúc ký kết phải được xác
nhận khi phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y.
2. Các tuyên bố và sự xác nhận các tuyên bố phải được bằng văn bản và chính thức thông
báo cho người giữ lưu chiểu.
3. Các tuyên bố sẽ có hiệu lực vào ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với quốc
gia ra tuyên bố. Tuy nhiên các tuyên bố mà người giữ lưu chiểu chính thức nhận được
sau ngày này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 6 tháng
kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được tuyên bố. Các tuyên bố đơn phương và tương
hỗ được làm chiếu theo Điều 94 sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết
một thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được tuyên bố cuối cùng.
4. Bất cứ quốc gia nào ra một tuyên bố chiếu theo Công ước này đều có thể bất kỳ lúc
nào rút lại tuyên bố đó bằng một thông báo chính thức bằng văn bản cho người giữ lưu
253
chiểu. Sự thu hồi này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết thời hạn 6
tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo.
5. Sự thu hồi một tuyên bố được chiếu theo Điều 94 kể từ ngày có hiệu lực cũng sẽ chấm
dứt hiệu lực của mọi tuyên bố tương hỗ của một quốc gia khác chiếu theo Điều này.

Ðiều 98
Không một bảo lưu nào được cho phép ngoài các bảo lưu được cho phép bởi Công ước
này.

Ðiều 99
1. Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực với điều kiện tuân thủ các quy định của khoản 6
Điều này, vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một hạn kỳ 12 tháng kể từ ngày văn
bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập thứ mười được đệ trình kể cả những văn
bản chứa đựng một tuyên bố được làm chiếu theo Điều 92.
2. Khi một quốc gia phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này hoặc gia nhập
Công ước sau ngày văn bản phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y, gia nhập thứ mười được
đệ trình, Công ước ngoại trừ phần không chấp nhận sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với quốc
gia đó với điều kiện tuân thủ các quy định của khoản 6 Điều này vào ngày đầu tháng tiếp
theo sau khi hết một thời hạn 12 tháng kể từ ngày văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y
hay gia nhập được đệ trình.
3. Mọi quốc gia phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này hay gia nhập Công ước
và là thành viên của Công ước Luật thống nhất về giao kết các hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế làm tại La-Haye ngày 1-7-1964 (Công ước La-Haye năm 1964 về giao kết
hợp đồng mua bán) hoặc của Công ước Luật thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế làm
tại La-Haye ngày 1-7-1964 (Công ước La-Haye năm 1964 về mua bán hàng hóa) hoặc là
thành viên của cả hai Công ước La-Haye, sẽ phải đồng thời hủy bỏ, tuỳ trường hợp, Công
ước La-Haye năm 1964 về mua bán hàng hóa hay Công ước La-Haye năm 1964 về giao
kết hợp đồng mua bán hoặc cả hai Công ước, bằng cách gửi một thông báo với mục đích
này cho Chính phủ Hà Lan.

254
4. Một quốc gia thành viên của Công ước La-Haye năm 1964 về mua bán hàng hóa mà
phê chuẩn, chấp nhận, hay chuẩn y Công ước này (tức là Công ước Viên năm 1980) hoặc
gia nhập Công ước này và tuyên bố đã tuyên bố chiếu theo điều 92 rằng họ không bị ràng
buộc bởi phần thứ hai của Công ước, sẽ hủy bỏ vào lúc phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn
y gia nhập, bản Công ước La-Haye năm 1964 về mua bán hàng hóa bằng cách gửi một
thông báo với mục đích đó cho Chính phủ Hà Lan.
5. Mọi quốc gia thành viên của Công ước La-Haye năm 1964 về giao kết hợp đồng mua
bán mà phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này, hoặc gia nhập Công ước này và
tuyên bố hay đã tuyên bố chiếu theo điều 92 rằng họ không bị ràng buộc bởi phần thứ ba
của Công ước sẽ hủy bỏ vào lúc phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, bản Công
ước La-Haye năm 1964 về giao kết hợp đồng bằng cách gửi một thông báo với mục đích
đó cho Chính phủ Hà Lan.
6. Vì mục đích của điều này, việc phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y và gia nhập Công ước
này của các quốc gia thành viên của Công ước La-Haye năm 1964 về giao kết hợp đồng
mua bán hay Công ước La-Haye năm 1964 về mua bán hàng hóa chỉ bắt đầu có hiệu lực
kể từ ngày các thông báo hủy bỏ của các quốc gia đó đối với hai Công ước nói trên cũng
sẽ có hiệu lực. Người giữ lưu chiểu bản Công ước này sẽ thỏa thuận với Chính phủ Hà
Lan, vốn là người giữ lưu chiểu các Công ước năm 1964, để đảm bảo sự phối hợp cần
thiết về vấn đề này.

Ðiều 100
1. Công ước này áp dụng cho việc giao kết các hợp đồng trong những trường hợp khi một
đề nghị giao kết hợp đồng được làm vào ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực hoặc sau
ngày đó đối với các quốc gia thành viên nói tại đoạn a khoản 1 Điều thứ nhất hoặc đối
với quốc gia thành viên nói ở đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất.
2. Công ước này chỉ áp dụng cho các hợp đồng được giao kết vào đúng ngày hoặc sau
ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên nói tại khoản a đoạn 1
Điều thứ nhất hoặc đối với quốc gia thành viên nói ở đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất.

Ðiều 101
255
1. Mọi quốc gia thành viên có thể hủy bỏ Công ước này, hoặc Phần thứ hai hay thứ ba
của Công ước, bằng một thông báo chính thức bằng văn bản gửi cho người giữ lưu chiểu.
2. Sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn
12 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông báo. Nếu một thời hạn dài hơn
được ấn định cho thời điểm bắt đầu có hiệu lực của việc hủy bỏ Công ước, thì sự hủy bỏ
sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ khi kết thúc thời hạn này sau ngày người giữ lưu chiểu nhận
được thông báo.
Làm tại Viên, ngày mười một tháng tư năm một ngàn chín trăm tám mươi, thành một bản
chính mà các bản tiếng Anh, Ả Rập, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga, Pháp đều là bản
chính thức.
Ðể làm bằng chứng, các vị đặc mệnh toàn quyền đã được các Chính phủ của mình ủy
quyền, đã ký vào bản Công ước này.

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN CISG 1980


Nguồn: UNCITRAL
http://www.uncitral.org/uncitral/en/uncitral_texts/sale_goods/1980CISG_status.html

Quốc gia Ký kết gia Phê chuẩn Chính thức có


nhập hiệu lực
Albania 13/05/2009(*) 01/06/2010
Argentina 19/07/1983(*) 01/01/1988
Armenia 02/12/2008(*) 01/01/2010

256
Australia 17/03/1988(*) 01/04/1989
Austria 11/04/1980 29/12/1987 01/01/1989
Azerbaijan 03/05/2016(*) 01/06/2017
Bahrain 25/09/2013(*) 01/10/2014
Belarus 09/10/1989(*) 01/11/1990
Belgium 31/10/1996(*) 01/11/1997
Benin 29/07/2011(*) 01/08/2012
Bosnia and 12/01/1994(§) 06/03/1992
Herzegovina
Brazil 04/03/2013(*) 01/04/2014
Bulgaria 09/07/1990(*) 01/08/1991
Burundi 04/09/1998(*) 01/10/1999
Cameroon 11/10/2017(*) 01/11/2018
Canada 23/04/1991(*) 01/05/1992
Chile 11/04/1980 07/02/1990 01/03/1991
China 30/09/1981 11/12/1986(†) 01/01/1988
Colombia 10/07/2001(*) 01/08/2002
Congo 11/06/2014(*) 01/07/2015
Costa Rica 12/07/2017(*) 01/08/2018
Croatia 08/06/1998(§) 08/10/1991
Cuba 02/11/1994(*) 01/12/1995
Cyprus 07/03/2005(*) 01/04/2006
Czechia 30/09/1993(§) 01/01/1993
Denmark 26/05/1981 14/02/1989 01/03/1990
Dominican Republic 07/06/2010(*) 01/07/2011
Ecuador 27/01/1992(*) 01/02/1993
Egypt 06/12/1982(*) 01/01/1988
El Salvador 27/11/2006(*) 01/12/2007
Estonia 20/09/1993(*) 01/10/1994
Fiji 07/06/2017 01/07/2018
Finland 26/05/1981 15/12/1987 01/01/1989
France 27/08/1981 06/08/1982(†) 01/01/1988
Gabon 15/12/2004(*) 01/01/2006
Georgia 16/08/1994(*) 01/09/1995
Germany 26/05/1981 21/12/1989 01/01/1991
Ghana 11/04/1980
Greece 12/01/1998(*) 01/02/1999
Guinea 23/01/1991(*) 01/02/1992
Guyana 25/09/2014(*) 01/10/2015
Honduras 10/10/2002(*) 01/11/2003
Hungary 11/04/1980 16/06/1983 01/01/1988
Iceland 10/05/2001(*) 01/06/2002
Iraq 05/03/1990(*) 01/04/1991
257
Israel 22/01/2002(*) 01/02/2003
Italy 30/09/1981 11/12/1986 01/01/1988
Japan 01/07/2008(*) 01/08/2009
Kyrgyzstan 11/05/1999(*) 01/06/2000
Latvia 31/07/1997(*) 01/08/1998
Lebanon 21/11/2008(*) 01/12/2009
Lesotho 18/06/1981 18/06/1981 01/01/1988
Liberia 16/09/2005(*) 01/10/2006
Lithuania 18/01/1995(*) 01/02/1996
Luxembourg 30/01/1997(*) 01/02/1998
Madagascar 24/09/2014(*) 01/10/2015
Mauritania 20/08/1999(*) 01/09/2000
Mexico 29/12/1987(*) 01/01/1989
Mongolia 31/12/1997(*) 01/01/1999
Montenegro 23/10/2006(§) 03/06/2006
Netherlands 29/05/1981 13/12/1990(‡) 01/01/1992
New Zealand 22/09/1994(*) 01/10/1995
Norway 26/05/1981 20/07/1988 01/08/1989
Paraguay 13/01/2006(*) 01/02/2007
Peru 25/03/1999(*) 01/04/2000
Poland 28/09/1981 19/05/1995 01/06/1996
Republic of Korea 17/02/2004(*) 01/03/2005
Republic of Moldova 13/10/1994(*) 01/11/1995
Romania 22/05/1991(*) 01/06/1992
Russian Federation 16/08/1990(*) 01/09/1991
Saint Vincent and the 12/09/2000(*) 01/10/2001
Grenadines
San Marino 22/02/2012(*) 01/03/2013
Serbia 12/03/2001(§) 27/04/1992
Singapore 11/04/1980 16/02/1995 01/03/1996
Slovakia 28/05/1993(§) 01/01/1993
Slovenia 07/01/1994(§) 25/06/1991
Spain 24/07/1990(*) 01/08/1991
State of Palestine 29/12/2017(*) 01/01/2019
Sweden 26/05/1981 15/12/1987 01/01/1989
Switzerland 21/02/1990(*) 01/03/1991
Syrian Arab Republic 19/10/1982(*) 01/01/1988
The former Yugoslav 22/11/2006(§) 17/11/1991
Republic of
Macedonia
Turkey 07/07/2010(*) 01/08/2011
Uganda 12/02/1992(*) 01/03/1993
Ukraine 03/01/1990(*) 01/02/1991
258
United States of 31/08/1981 11/12/1986 01/01/1988
America
Uruguay 25/01/1999(*) 01/02/2000
Uzbekistan 27/11/1996(*) 01/12/1997
Venezuela 28/09/1981
(Bolivarian Republic
of)
Viet Nam 18/12/2015(*) 01/01/2017
Zambia 06/06/1986(*) 01/01/1988

INCOTERMS 201034
(International Commercial Terms _ Các điều kiện thương mại quốc tế)

INCOTERMS là một loạt các điều khoản thương mại được quốc tế công nhận được
Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) xuất bản, và được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng
34
Nguồn tại https://www.academia.edu/9643738/TOM_T%E1%BA%AET_INCOTERM_2010
259
mua bán quốc tế. Những điều khoản này cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong
thương mại nội địa.
Bộ qui tắc Incoterms này quy định ai có những trách nhiệm gì, ai thanh toán khoản gì, khi
nào thì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, khi nào thì
giao hàng, cũng như những vấn đề như bảo hiểm, làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu,
và việc phân bổ các chi phí liên quan đến việc giao hàng. Incoterms không có qui định về
quyền sở hữu đối với hàng hóa, không qui định chi tiết về các nghĩa vụ thanh toán (thời
hạn, phương thức, điều khoản đảm bảo thanh toán, chứng từ thanh toán), không qui định
chi tiết về yêu cầu liên quan đến tàu, các trường hợp bất khả kháng, kết thúc hợp đồng,
mất khả năng thanh toán. Nói tóm lại, Incoterms không cấu thành một hợp đồng mua bán
đầy đủ mà chỉ là các qui tắc tiện lợi, được quốc tế công nhận về việc mua bán hàng hóa.
Những qui tắc này phát huy tác dụng tốt như một hợp đồng sơ lược cần phải được cụ thể
hóa và điều chỉnh với những điều khoản và điều kiện thêm nữa.

Các điều khoản của INCOTERMS được đưa vào trong hợp đồng mua bán bằng cách dẫn
chiếu (VD: “FOB Cat Lai Port, Ho Chi Minh, Vietnam Incoterms® 2010”).

Lịch sử hình thành và phát triển:


Từ khi ra đời đến nay có tất cả 8 Incoterms:
-Năm 1936, gồm 7 điều kiện: EXW, FCA, FOR/FOT, FAS, FOB, C&F,CIF.
-Năm 1953, phòng thương mại quốc tế sửa đổi bộ Incoterms trên thành 9 điều kiện cơ sở
giao hàng.
-Năm 1967, bổ sung thêm 2 điều kiện, trong đó gồm: DAF và DDP.
-Năm 1976, đưa vào điều kiện vận chuyển bằng đường hàng không, gọi là FOB sân bay
(FOB airport).
-Năm 1980, đưa thêm 3 điều kiện cơ sở giao hàng mới (FCA, CPT, CIP). Incoterms 1980
gồm 14 điều kiện.
-Năm 1990, sửa đổi, bổ sung làm thành 13 điều kiện cơ sở giao hàng. Incoterm 1990 có
hiệu lực từ ngày 1/7/1990.

260
-Năm 2000, có những thay đổi cơ bản so với Incoterms 1990 về: Thuật ngữ sử dụng,
chuyển nghĩa vụ thông quan xuất khẩu cho người bán đối với điều kiện FAS, nghĩa vụ
thông quan nhập khẩu cho người mua đối với điều kiện DEQ, quy định người bán không
phải bốc hàng lên phương tiện do người mua đưa đến theo điều kiện EXW
-Năm 2010, ra đời Incoterms 2010 có hiệu lực từ 1/1/2011. Incoterms 2010 gồm 11 điều
kiện và có một số thay đổi đáng chú ý: Do có nhiều thay đổi trong thực tiễn buôn bán
quốc tế nên Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã đưa ra một số điều khoản mới. Sự thay
đổi lần này gồm: hủy bỏ một số điều khoản cũ và ban hành một số điều khoản mới; quy
định các chi phí bốc dỡ, các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn và thông tin điện tử
hóa các chứng từ …
ICC giới thiệu 2 điều kiện giao hàng mới : DAP (giao hàng đến nơi được chỉ định ) và
DAT (giao hàng đến điểm cuối cùng). Các điều kiên giao hàng được gọi là nhóm D trong
Incoterms 2000 được bỏ hoàn toàn, trừ điều kiện DDP (giao hàng tất cả các loại thuế đã
được thanh toán).
Danh sách các điều kiện giao hàng mới của Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện giao hàng,
trong đó 7 điều kiện áp dụng cho vận tải đa phương tiện( EXW, FCA, CPT, CIP, DAT,
DAP, DDP) và 4 điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển (FAS, FOB, CFR, CIF).
Incoterms (dù là phiên bản 2010 hay 2000) đều chỉ là các qui tắc áp dụng trong hợp đồng,
cho nên tùy thuộc vào các bên tham gia hợp đồng (người bán và người mua) sẽ quyết
định sử dụng chúng như thế nào và đưa chúng một cách rõ ràng vào trong hợp đồng mua
bán. Hai bên có thể chọn áp dụng bất kì phiên bản nào họ muốn!

CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA INCOTERMS 2010:

1/ EXW (EXWORK) giao hàng tại xưởng (địa điểm quy định...)

261
Người bán:
EXW Người mua:

TN

RR Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

CP

Điểm tới hạn: (TN, RR, CP) CCP )

Nghĩa vụ chính của người bán:


-Cung cấp hàng hóa đúng theo hợp đồng bán hàng, cung cấp các chứng từ cần thiết nếu
có thể được cho người mua, thông báo cho người mua trong một thời gian hợp lý về thời
gian và địa điểm hàng hóa sẽ được đặt dưới quyền định đoạt cảu người mua.
-Chịu mọi rủi ro, phí tổn và chi phí phát sinh cho đến khi lô hàng được người mua sẵn
sàng tiếp nhận.
-Theo điều kiện này, người bán phải đặt hàng dưới quyền kiểm soát của người mua trong
thời hạn (thời gian) và địa điểm do hợp đồng quy định. Người bán không có trách nhiệm
bốc hàng lên phương tiện vận tải, hoặc thông quan xuất khẩu nếu hợp đồng không quy
định.
-Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho người mua nếu người mua yêu cầu hoặc trong hợp
đồng đã quy định.

Nghĩa vụ của người mua:


-Nhận hàng tại cơ sỏ hay địa điểm đẫ thỏa thuận với người bán trong hợp đồng (nhận
hàng khi hàng đã sẵn sàng để được thu nhận tại địa điểm hay cơ sở đã quy định).

262
-Thanh toán tiền hàng và chịu mọi chi phí phát sinh trong việc tiếp nhận hàng hóa (chi
phí kiểm tra hàng hóa, chi phí về giấy tờ, thủ tục để nhận hàng và thông quan xuất khẩu,
chi phí mua bảo hiểm, chi phí mà người bán đã bỏ ra để hỗ trợ cho mình...).
-Tiến hành việc tổ chức vận chuyển và chịu mọi chi phí hao hụt, rủi ro và làm tất cả các
công việc để đưa hàng ra khỏi nước xuất khẩu và tới đích của mình

2/ FAS (Free alongside ship): giao dọc mạng tàu (...cảng bốc quy định).
Theo điều kiện này, người bán chịu mọi trách nhiệm và chi phí cho đến khi hàng được
đặt dọc mạn tàu, trên cầu cảng hoặc xà lan tại cảng bốc quy định. Nghĩa vụ của các bên
được giải thích như sau:

Người bán:
FAS Người mua:

TN

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

RR

CP

Điểm tới hạn: ( TN, RR, CP )

( Dọc mạn tàu cảng bốc hàng )

Nghía vụ của người bán:


-Cung cấp hàng hóa phù hợp với hợp đồng. Chịu cá phí tổn về kiểm tra, bao bì, mẫu mã...
-Giao hàng dọc mạng tàu, cung cấp chứng từ hoàn hảo thường lệ chứng minh hàng đảm
bảo an ninh hàng hóa, đã được giao dọc mạng tàu cho người mua.
-Thông báo cho người mua biết hàng đã được giao dọc mạng tàu, hoặc thông báo cho
người mua biết hàng hóa đã được chuẩn bị xong, trong thời gian quy định hoặc thời gian
hợp lý, làm các thủ tục xuất khẩu..

263
-Chịu mọi phí tổn, rủi ro và tổn thất cho đến khi hàng được giao dọc mạng tàu.

Nghĩa vụ của người mua:


-Trả tiền hàng.
-Kí hợp đồng vận tải, chịu phí tổn bốc hàng lên tàu.
-Chịu mọi rủi ro và tổn thất hàng hóa, từ khi hàng được giao dọc mạng tàu.
-Thông báo cho người bán.
-Chấp nhận các bằng chứng giao hàng
-Kiểm tra hàng hóa và chịu các phí tổn về nhận hàng.

3/ FOB (Free on board)(Named port of shipment): giao lên tàu (cảng giao hàng xác
định).
Theo điều kiện này người bán chịu mọi trách nhiệm và chi phí mua hàng cho đến khi
hàng được giao xong lên tàu tại cảng bốc qui định. Từ thời điểm đó trở đi người bán
không còn trách nhiệm gì nữa.
Nghĩa vụ của các bên được phân định như sau:

Người bán:
FOB Người mua:

TN

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

RR

CP

Điểm tới hạn: ( TN, RR, CP )

( Đã xếp xong lên tàu )

Nghĩa vụ của bên bán:

264
- Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng bán hàng.
- Chịu mọi trách nhiệm chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao
lên tàu như các chi phí về đóng gói, bao bì kiểm hàng.
- Thông quan XK ( cung cấp giấy phép XK, trả thuế và các lệ phí khác nếu có).
- Giao hàng lên tàu do bên mua chỉ định: tại cảng chỉ định ( hoặc qui định trong hợp
đồng), trong thòi hạn nhất định. Ngay khi gủi hàng xong, những chi tiết về lô hàng gửi
phải được thông báo cho người mua biết để dùng vào mục đích bảo hiểm.
- Trả mọi chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng trong chừng mực chi phí này
không nằm trong tiền cước phí vận tải.
- Thông báo kịp thời cho người mua biết hàng đã được bốc lên tàu.
- Cung cấp chứng từ hoàn hảo chứng minh hàng đã bốc lên tàu và những chứng từ khác
nếu bên bán có yêu cầu.
- Chúng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại, Biên lai sạch thông thường ( clean bill of
lading ), giấy phép xuất khẩu.

Nghĩa vụ của người mua:


- Trả tiền hàng.
- Ký kết hợp đồng vận tải biển và trả tiền cước phí, tức là chỉ định người vận tải và kịp
thời thông báo cho người bán trong thời gian hợp lí.
- Chịu mọi chi phí rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng được giao xong lên tàu.

4/ FCA (free carrier...named point):

265
Người bán:
FCA Người mua:

TN

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

RR

CP

Điểm tới hạn: ( TN, RR, CP )

( Người vận tải được chỉ định )

Nghĩa vụ của người bán


-Cung cấp hàng hóa phù hợp với hợp đồng và tiến hành giao hàng tại địa điểm quy ước
(đã quy định trong hợp đồng) vào sự trông coi của người vận tải công cộng do người mua
chỉ định, nếu không có địa điểm rõ ràng thì tiến hành giao tại địa điểm đã báo trước cho
người vận chuyển hoặc là địa điểm quen thuộc
-Hoàn thành việc thông quan xuất khẩu (cung cấp cho người mua hoặc cho người vận tải
do người mua chỉ định giấy phép xuất khẩu, đảm bảo an ninh hàng hóa. Trả các loại thuế
và lệ phí xuất khẩu nếu có...).
-Cung cấp bằng chứng veeg giao hàng cho người vận tải.
-Thông báo kịp thời cho người mua.
-Các chứng từ bắt buộc: hóa đơn thương mại,giấy tờ thông thường minh chứng cho việc
giao hàng cho người vận chuyển, giấy tờ xuất khẩu.

Nghĩa vụ của người mua:


-Trả tiền hàng hóa
-Ký hợp đồng vận tải và trả cước phí. Trong trường hợp nhờ người bán làm giúp thì
người mua phải chịu toàn bộ chi phí.

266
-Kịp thời chỉ định người vận tải, thông báo cho người bán và người vận tải biết khi đến
thời hạn giao hàng.
-Nhận hàng và chịu mọi phí tổn nhận hàng tại nơi quy định.
-Kiểm tra hàng hóa tại nơi nhận hàng 9cos thể nhờ người vận tải làm giúp).
-Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao cho người vận tải
được chỉ định (người vận tải mà bên mua hoặc bên bán kí hopwj đồng vận chuyển).
-Làm giấy phép và thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa quá cảnh qua các nước trong qua
trình vận chuyển (nếu có).

5/ CFR (Cost and Freight)(Named port of destination): tiền hàng và cước phí (cảng
đến xác định).

Người bán:
CFR Người mua:

TN

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

RR

CP

Điểm tới hạn: Điểm


( RR
tới) hạn: ( TN, CP )

( Đã xếp xong lên tàu ) ( Cảng đến )

Nghĩa vụ của người bán:


- Giao hàng đúng theo HĐ đã qui định
- Ký kết hợp đòng vận tải đường biển và trả cước phí cho đến cảng đích qui định trong
HĐ ( hoặc do bên mua báo ). Việc ký HĐ vận tải phải đáp ứng được các yêu cầu thông
thường.
- Giao hàng lên tàu và trả toàn bộ chi phí bốc hàng.

267
- Tiến hành thông quan XK ( cung cấp giấy phép XK, trả thuế và xếp hàng lên tàu, cũng
như các chi phí phí phát sinh nếu có ).
- Thông báo cho người mua biết ngay khi chuẩn bị xong hàng hóa, thuế và xếp hàng lên
tàu cũng như khi hàng cập cảng đích qui định để người mua chuẩn bị nhân hàng trong
thời gian hợp lý.
- Cung cấp cho người mua hóa đơn và các chứng từ vận tải sạch ( clean bill of lading )
như vận đơn đường biển, thư vận tải đường biển với các điều kiện hàng đã xếp lên tàu,
cước phí đã trả, chuyển nhượng được.
- Trả phí dỡ hàng trong chừng mực chi phí này được đưa vào tiền cước vận chuyển.
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất trước khi hàng đã giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng.
- Các hóa đơn bắt buộc: Hóa đơn thương mại, Chứng từ vận tải đường biển, giấy phép
XK.

Nghĩa vụ của người mua:


- Chấp thuận việc giao hàng đã gửi khi có hóa đơn và chứn từ vận tải. Tiếp nhận hàng từ
người vận tải khi hàng đến cảng bốc qui định.
- Trả mọi chi phí dỡ hàng trong chừng mực các chi phí này không nằm trong cước phí
vận chuyển ( do người bán trả ).
- Ký HĐ bảo hiểm và trả phí bảo hiểm nếu thấy cần thiết.
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc qui định.
- Thông quan NK ( trả thuế NK và các khoản chi phí phát sinh để nhập khẩu nếu có )
- Làm các thủ tục cần thiết để quá cảnh qua nước thứ ba nếu có.
- Các chứng từ bắt buộc: Các chứng từ NK, Các chứng từ để quá cảnh qua nước thứ 3.

6/ CPT (Freight or carriage paid to destination).

268
Người bán:
CPT Người mua:

TN

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

RR +F

CP

Điểm tới hạn: Điểm


( RR
tới )hạn: ( TN, CP )

( Ngýời vận tải ) ( Điạ điểm đến )

Nghĩa vụ của người bán:


Giao hàng đúng như đã quy định trong hợp đồng.
Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa trước khi hàng được giao cho người vận
tải đầu tiên.
Thông báo cho người mua biết hàng đã được chuẩn bị, đã được xếp lên phương tiện vận
tải và dự kiên ngày hàng đến đích quy định.
Ký hợp dồng vận tải, giao hàng cho người vận tải đầu tiên và trả toàn bộ cước phí vận tải
cho đến điểm dỡ quy định.
Thông quan xuất khẩu (xin giấy phép xuất khẩu và trả các khoản phí, lệ phí, các chi phí
phát sinh để hàng được phép xuất (nếu có).
Cung cấp cho người mua những chứng từ vận tải thông thường.

Nghĩa vụ của người mua:


Chấp nhận việc giao hàng khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên, đồng thời người
mua nhận được hóa đơn, đơn bảo hiểm, chứng từ vận tải thông thường và nhận hàng từ
người vận tải tại điểm đích quy định.
Mua bảo hiểm nếu thấy cần thiết

269
Chịu mọi rủi ro và tổn thất cũng như các chi phí phát sinh không nằm trong tiền cước vận
tải kể từ khi hàng được giao qua cho người vận tải đầu tiên.
Thông quan nhập khẩu và nộp cá khoản tiền để hàng được nhập khẩu, làm các giấy tờ,
thủ tục cần thiết để hàng được quá cảnh (nếu có).

7/ CIF (Cost, Insurance and Freight)(Named port of destination): tiền hàng, bảo
hiểm và cước phí (cảng đến xác định).

Người bán:
CIF Người mua:

TN

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

RR +F+I

CP

Điểm tới hạn: Điểm


( RR
tới )hạn: ( TN, CP )

( Đã giao xong lên tàu ) ( Cảng đến )

Nghĩa vụ của người bán:


- Giao hàng đúng như qui đinh của HĐ
- Chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã
giao xong lên tàu tại cảng bốc. Trả toàn bộ chi phí vận tải đến cảng đến.
- Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc qui định hoặc do bên bán chọn. Trả toàn bộ
chi phí bốc hàng.
- Ký HĐ vận tải và trả cước phí đến cảng đích qui định.
- Tiến hành thông quan XK ( lấy giấy phép XK, trả thuế và các chi phí cần thiết cho XK
nếu có ).

270
- Ký HĐ bảo hiểm và trả chi phí bảo hiểm trong suốt thời gian hàng được vẩn chuyển đến
cảng đích qui định. Trong trường hợp này người bán thường mua bảo hiểm ở mức tối
thiểu, với mức giá trị bằng giá CIF + 10% (gọi là tiền lãi dự tính) và bằng đồng tiền của
HĐ.
- Báo cho người mua biết khi hàng hóa được chuẩn bị để giao, khi hàng hóa được giao
lên tàu và ngay khi hàng vừa tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý để người mua kịp chuẩn
bị nhận hàng.
- Cung cấp cho người mua những hóa đơn chứng từ vận tải hoàn hảo giấy chứng nhận và
bảo hiểm hàng hóa.
- Chúng từ bắt buộc: Hoán đơn thương mại, chúng từ vận tải, giấy phép XK và đơn bảo
hiểm.

Nghĩa vụ của người mua:


- Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng. Chủ yếu là trước khi dỡ hàng.
- Chấp nhận việc giao hàng để gửi khi đã nhận được hóa đơn bảo hiểm hàng hóa và tất cả
các chứng từ bằng chứng khác về mua bảo hiểm và vận tải (vận đơn) và tiếp nhận hàng
theo từng chuyến giao hang hàng từ người vận tải ở cảng đích qui định, trong thời gian
qui định..
- Trả tiền dỡ hàng trong chừng mực tiền dỡ hàng không tính vào cước vận tải.
- Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa ( trừ các khoản tiền được tính vào cước
phí vận tải) kể từ khi hàng hóa được giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng.
- Thông quan NK, trả tiền thuế NK và các chi phí khác để hàng có được nhập. Làm các
thủ tục cần thiết và trả các chi phí phát sinh để hàng có thể được quá cảnh nếu có.

8/ CIP (Carriage, Insurance Paid to)(Named place of destination): cước phí, phí bảo
hiểm trả đến (địa điểm đến xác định).

271
Người bán:
CIP Người mua:

TN

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

RR +F+I

CP

Điểm tới hạn: Điểm


( RR
tới )hạn: ( TN, CP )

( Người vận tải ) ( Địa điểm đến )

Nghĩa vụ của bên bán:


- Giao hàng theo đúng như qui định của HĐ.
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao cho người vận tải đầu
tiên.
- Thông báo cho người mua khi hàng chuẩn bị xong, khi hàng được giao cho người vận
tải đầu tiên và khi hàng dến điểm đích qui định.
- Ký HĐ vận tải, giao hàng cho người vận tải đầu tiên và trả cước phí cho tới địa điểm
đích qui định.
- Ký HĐ bảo hiểm hàng hóa trong suốt thời gian hàng hóa được vận chuyển và trả chi phí
bảo hiểm.
- Thông quan XK và chịu mọi chi phí về việc thông quan.
- Cung cấp cho người mua hóa đơn, chứng từ vận tải thông thường và đơn bảo hiểm hoặc
bất kì bằng chứng nào khác về việc mua bảo hiểm.
- Các chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại, chưng từ vận tải, giấy phép XK, giấy
chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm.

Nghĩa vụ của người mua:

272
- Chấp thuận việc giao hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên khi người
mua đã nhận được hóa đơn, đơn bảo hiểm hàng hóa hoặc bất kỳ chứng từ nào khác có
liên quan về một mức bảo hiểm và nếu là thông lệ chứng từ vận tải thông thường và tiếp
nhận hàng từ người vận tải ở đại điểm đích qui định.
- Thông quan XK và chịu mọi chi phí phát sinh cho việc thông quan đó.
- Chúng từ: các chứng từ khác để quá cảnh qua nước thứ 3 và thông qua NK.
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên.

9/ DAT (Delivered at Terminal): giao tại bến (…nơi đến quy định).

Người bán:
DAT Người mua:

TN

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

RR

CP

Điểm tới hạn: ( TN, RR, CP )

( Nơi đến )

Nghĩa vụ của người bán:


- Giao hàng đúng theo qui định của HĐ.
- Ký HĐ vận chuyển và chịu cước phí vận chuyển tại nơi đến. Chịu mọi rủi ro, tổn thất và
phí về hàng hóa trước khi hàng được chuyển giao cho người mua tại nơi đến.
- Cung cấp cho người mua những chứng từ để người mua có thể nhận hàng.
- Các chứng từ bắt buộc: hóa đơn thương mại, hóa đơn đường biển hoặc lệnh giao hàng.
Nghĩa vụ của người mua:
- Nhận hàng tại nơi đến.

273
- Làm mọi thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa ( cung cấp giấy phép NK trả tiền thuế
và phí tổn NK nếu có) làm các thủ tục về vận tẩi quá cảnh nếu có.
- Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao tại nơi đén qui đinh.

10/ DAP (Delivered At Place): giao tại nơi đến (nơi đến quy định).

Người bán:
DAP Người mua:

TN

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

RR

CP

Điểm tới hạn: ( TN, RR, CP )

( Nơi đến )

Nghĩa vụ của bên bán:


- Giao hàng đúng theo qui định của HĐ.
- Chịu mọi chi phí rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao cho bên mua
tại nơi đến qui định trên phương tiện sãn sàng để chở tiếp.
- Thuê phương tiện vận tải (ký HĐ và trả toàn bộ cước phí ).
- Giao hàng tại nơi đến đúng theo qui định của HĐ.
- Trả toàn bộ chi phí về bốc, dỡ hàng hóa.
- Cung cấp cho người mua những chứng từ để người mua có thể nhận hàng tại nơi đến
(như lênh phía giao hàng, vận đơn…)
- Thực hiện việc thông quan XK (cung cấp giấy phép XK, trả các chi phí, trả các thứ thuế
và các chi phi lien quan đến Xk nếu có).

274
- Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại, phếu giao hàng hóa vận đơn đường biển, giấy
phép XK.

Nghĩa vụ của người mua:


- Nhận hàng tại nơi đến.
- Chịu mọi chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi nhận hàng ở cầu cảng.

11/ DDP (Delivered Duty Paid): giao tới đích đã nộp thuế (…đích quy định).

Người bán:
DDP Người mua:

TN

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

RR

CP

Điểm tới hạn: ( TN, RR,CP )

( Địa điểm đích qui định )

Nghĩa vụ của bên bán:


- Giao hàng đúng như qui định của HĐ.
- Chịu mọi trách nhiệm về rủi ro và phí tổn về hàng hóa trước khi giao cho người mua.
- Giao hàng đến nơi qui đinh trên phương tiện chở tới.
- Tiến hành thông quan XNK (cung cấp giấy phép XNK, trả mọi khoản chi phí và thuế
XNK).
- Cung cấp các chứng từ để người mua có thể nhận hàng tại nơi qui định (Vd: lệnh phiếu,
giấy lưu kho và chứng từ kho bãi hoặc chứng từ vận tải).

275
- Chứng từ bát buộc: Hóa đơn thương mại, lệnh giao hàng, giấy lưu kho hoặc chứng từ
vận tải. Giấy phép NK.

Nghĩa vụ của người mua:


- Nhận hàng tại nơi đến qui định.
- Chịu mọi rủi ro và chi phí phát sinh trong ngày sau khi hàng nằm trong quyyèn định
đoạt của mình.
- Thực hiện các công việc hỗ trợ cho bên bán (nếu có yêu cầu) với chi phí bên bán chịu.

276

You might also like