Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

CÂU 1: KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ? PHÂN BIỆT NGÔN NGỮ VÀ LỜI NÓI?

* Khái niệm ngôn ngữ:


- NN là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng
nhất.
- NN là phương tiện tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa lịch sử từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
- NN là tập hợp các đơn vị và quy tắc kết hợp các đơn vị lại với nhau để tạo thành
lời nói dùng trong giao tiếp.

* Phân biệt ngôn ngữ và lời nói:


- Ngôn ngữ là đối tượng trừu tượng còn lời nói là đối tượng cụ thể, có tính vật chất.
- Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, mang tính xã hội còn lời nói là sản phẩm của
cá nhân.
- Ngôn ngữ là đối tượng mang tính bền vững, lời nói là đối tượng mang tính lâm
thời.
=> Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói là mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng. Ngôn ngữ và lời nói là 2 mặt của 1 vấn đề, ta không nên tách rời chúng một
cách rạch ròi và cực đoan.

CÂU 2: HỆ THỐNG NGÔN NGỮ?

a) Khái niệm:
- Hệ thống: là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn
nhau.
- Kết cấu: là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ
thống.
=> Kết cấu không nằm ngoài hệ thống. Đã là hệ thống thì phải có kết cấu.
- Tín hiệu: là một thuộc tính vật chất có khả năng tác động vào các giác quan của
con người làm chúng ta nghĩ đến một cái gì đó nằm ngoài hình thức vật chất ấy.
VD: Đèn đỏ trong hệ thống đèn giao thông là một tín hiệu bởi vì khi nó hoạt động
(sáng lên) người ta thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán không được đi qua chỗ nào
đó và phải dừng lại.
b) Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu:

Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau:

- Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với
hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng
là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống không phải
do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc tính được
người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó.

- Tính 2 mặt của tín hiệu: Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu
hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức
ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị.

- Tính võ đoán của tín hiệu: Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện
là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức ngữ âm và khái niệm không có mối tương
quan bên trong nào.

VD: khái niệm “người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình” trong tiếng
Việt được biểu thị bằng âm [anh] nhưng trong tiếng Nga lại được biểu thị bằng âm
[brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là do sự quy
ước của cộng đồng chứ không thể giải thích lí do.

- Giá trị khu biệt của tín hiệu: Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự
khu biệt. Đặc điểm này đủ để phân biệt nó với các tín hiệu vùng bên cạnh.

VD: trong hệ thống đèn giao thông có 3 yếu tố: màu đỏ - chỉ sự cấm đi; màu vàng
– chuẩn bị; màu xanh – có thể đi. Thực ra màu đỏ, màu vàng, màu xanh tự nó
không có nghĩa gì cả. Sở dĩ mỗi màu mang một nội dung như vậy hoàn toàn là do
quy ước. Chỉ đặt trong hệ thống đèn giao thông các màu mới có ý nghĩa như thế

c) Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt:

- Tính phức tạp, nhiều tầng bậc: Nó bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa các
yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ.
Các đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ gồm:
+ Âm vị: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi
lời nói. Có chức năng nhận cảm và phân biệt nghĩa.
+Hình vị: là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Có
chức năng ngữ nghĩa.
+ Từ: là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và
chức năng ngữ nghĩa.
+ Câu: câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng
thông báo

- Ngôn ngữ bao gồm các giá trị đồng loại và không đồng loại với số lượng không
xác định. Trong yếu tố không đồng loại có nhiều hệ thống và hệ thống con khác
nhau. Trong mỗi hệ thống con lại gồm những yếu tố tương đối đồng loại.

- Tính đa trị: Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính chất đa
trị. Có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau và
cũng có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu
hiện.

- Tính năng sản: Tín hiệu ngôn ngữ có thể tạo ra các tín hiệu mới cho hệ thống của
mình dựa trên những tín hiệu đã có.

- Tính tuyến tính: Khi đi vào hoạt động các ngôn ngữ phải lần lượt nối tiếp nhau
thành chuỗi theo trật tự trước sau trên trục nằm ngang.

- Tính độc lập tương đối: Ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật phát triển nội
tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân. Bằng chính sách cụ thể, con
người vẫn có thể tạo điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất
định. Chính vì vậy nói ngôn ngữ có tính độc lập tương đối.

- Giá trị đồng đại và lịch đại của ngôn ngữ: Tính đồng đại là được sáng tạo ra để
phục vụ nhu cầu nào nó của con người trong một giai đoạn nhất định. Ngôn ngữ
vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Nhờ vậy ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp và tư duy của những người cùng thời cũng như khác thời, khác giai đoạn
lịch sử.

Câu 3. Điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ.

Có các giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ là thuyết tượng thanh, thuyết
cảm thán, thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết ngôn ngữ cử chỉ và thuyết khế
ước xã hội. Đây là những giả thuyết thể hiện quan điểm của các nhà duy vât siêu
hình: lấy cái cá biệt quy thành cái phổ biến, phi lý và mâu thuẫn. Các giả thuyết
này sai lầm hoặc hoàn toàn không đúng. Vì chưa phân biệt được hai vấn đề điều
kiện nảy sinh của ngôn ngữ và tiền thân của ngôn ngữ là cái gì?

Ăng-ghen đã giải thích được ngôn ngữ nảy sinh trong điều khiện nào. Ông
nói: “Đem so sánh con người với các loài động vật, ta sẽ thấy rõ ràng ngôn ngữ bắt
nguồn từ trong lao động và cùng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy
nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”

=> Khẳng định Lao động vừa là điều kiện nảy sinh ra con người và là điều
kiện sáng tạo ra ngôn ngữ

Câu 4. Nguyên nhân và cách thức phát triển của ngôn ngữ

a) Nguyên nhân : Có hai nguyên nhân chính là chủ quan và khách quan

* Nhân tố chủ quan:

- Chính sách ngôn ngữ: thể hiện ý chí chủ quan của con người đối với sự phát triển
của ngôn ngữ. Là lí luận và thực tiễn tác động một cách có ý thức vào quá trình
phát triển ngôn ngữ. Tác động trước hết đến mặt chức năng của ngôn ngữ và qua
đó tác động đến mặt kết cấu của ngôn ngữ. Chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà
Nước ta gồm các chủ trương sau:

+ Tôn trọng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc, đảm bảo sự phát triển tự do và bình đẳng
của tất cả các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam

+ Khuyến khích và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số ở VN học tiếng Việt, dùng
tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc ở VN, khẳng định vai trò làm
ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt. Dùng nó ở tất cả mọi lĩnh vực hoạt động xã hội

+ Dân chủ hóa, quần chúng hóa tiếng Việt

- Do mâu thuẫn trong nội bộ ngôn ngữ

* Nhân tố khách quan:


- Do sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ luôn diễn ra trên cả 2 mặt cấu trúc và
chức năng.

- Các nhân tố khách quan như: hình thức cộng đồng tộc người, dân số, trình độ ăn
hóa, hình thức thể chế nhà nước; điều kiện kinh tế, văn hóa chính trị; thế tương
quan giữa trình độ phát triển của một dân tộc với các dân tộc láng giềng; truyền
thống văn hóa, mức độ phân chia thành các tiếng địa phương.

b) Cách thức phát triển của ngôn ngữ:

- Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến nhảy vọt. Sự phát triển của
ngôn ngữ không theo con đường phá hủy ngôn ngữ hiện có và tạo ra ngôn ngữ
mới, mà theo con đường phát triển và cả tiến những yếu tố căn bản của ngôn ngữ
hiện có.

- Ngôn ngữ có sự phát triển không đồng đều giữa các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp,… Từ vựng phát triển nhanh nhất, ngữ pháp biến đổi chậm nhất.

Câu 5. Bản chất của ngôn ngữ.

a) Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội:

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó tồn tại và phát triển theo quy luật khách
quan, không phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng cá nhân.

- Ngôn ngữ luôn luôn kế thừa cái cũ và phát triển cái mới, không bao giờ bị hủy
diệt hoàn toàn. Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn luôn tiếp thu các yếu tố
mới (từ mới, nghĩa mới) để phong phú và hoàn thiện thêm

- Ngôn ngữ do con người sáng tạo ra là để làm phương tiện giao tiếp giữa các
thành viên trong xã hội. Vì thế ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng, là một hệ
thống trừu tượng tồn tại tiềm tàng trong ký ức của các thành viên trong cộng đồng.

- Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên. Ngôn ngữ khác về chất so với các
hiện tượng tự nhiên gắn liền hoặc liên quan đến con người như cơ thể sinh vật, đặc
trưng bản năng, đặc trưng chủng tộc, âm thanh của trẻ sơ sinh và âm thanh các loài
vật,…
- Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ ở mỗi cá nhân là hoàn toàn mang tính
khách quan, chịu ảnh hưởng các quy luật của xã hội, và không phải là một hiện
tượng có tính chất bẩm sinh, bản năng.

b) Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt:

Khẳng định ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, chúng ta đồng tời phải vạch rõ vị trí
của ngôn ngữ giữa các hiện tượng xã hội khác.Trong các hiện tượng xã hội, chủ
nghĩa Mác đã chỉ rõ hiện tượng xã hội bao gồm có 2 loại đó là cơ sử hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng.

- Ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng (KTTT).
Mỗi kiến trúc thượng tầng đều là sản phẩm của 1 CSHT trong khi đó ngôn ngữ
không phải do CSHT nào đẻ ra mà là phương tiện giao tiếp của tập thể xã hội,
được hình thành và bảo vệ qua các thời đại. Ở thời phong kiến, CSHT là chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, còn KTTT của nó là chế độ người bóc lột
người. Đến với thời hiện đại, CSHT là chế dộ bình đẳng về tư liệu sản xuất, còn
KTTT của nó cũng sụp đổ theo và thay thế vào đó là một KTTT mới tương ứng
với CSHT mới. Ngôn ngữ biến đổi liên tục, không quan tâm đến tình trạng của cơ
sở hạ tầng, nó không tạo ra một ngôn ngữ mới mà chỉ hoàn thiện nó mà thôi.

- KTTT luôn luôn phục vụ cho giai cấp nào đó còn ngôn ngữ không có tính giai
cấp. Ngôn ngữ ra đời cùng với xã hội loài người, nhưng xã hội người không phải
ngya từ đầu đã phân chia thành các giai cấp. Khi chưa có giai cấp thì ngôn ngữ đã
có rồi. Khi đã có giai cấp rồi tất cả các mặt trong xã hội đều đối lập chỉ có kinh tế
là không đối lập. Đấu tranh giai cấp không dẫn đến phân biệt XH, các giai cấp đối
lập vẫn phải liên hệ kinh tế với nhau, giai cấp tư sản cũng phải bán mình cho giai
cấp tư sản để kiếm ăn. Như vậy, nếu không có ngôn ngữ chung cho các giai cấp thì
XH sẽ ngừng sản xuất, sẽ tan rã và không tồn tại với tư cách là một xã hội nữa.

- KTTT không trực tiếp liên hệ với sản xuấ, nó chỉ liên hệ với sản xuất một cách
gián tiếp qua CSHT. CSHT phục vụ XH về mặt kinh tế, KTTT phục vụ XH bằng
những ý niệm chính trị, pháp quyền … Còn đặc thù riêng của ngôn ngữ, giúp ta
phân biệt được ngôn ngữ với các hiện tượng XH khác là ngôn ngữ phục vụ XH,
làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, làm phương tiện ý kiến trao đổi trong
XH, làm phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau hợp tác, tổ
chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người, cả trên lĩnh vực
sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả trên lĩnh vực sinh hoạt xã hội lẫn sinh hoạt
thường ngày.

Câu 6. Chức năng của ngôn ngữ.

Hai chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là: chức năng làm công cụ giao tiếp
và chức năng làm công cụ tư duy.

a) Chức năng làm phương tiện giao tiếp

* Giao tiếp và chức năng của giao tiếp:

- Khái niệm giao tiếp: Giao tiếp là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc giữa người với người
nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm và để bày tỏ thái độ của bản thân với
thế giới xung quanh.

- Chức năng của giao tiếp:


+ Chức năng tạo lập, phá vỡ mối quan hệ
+ Chức năng thông tin
+ Chức năng biểu cảm, tự thể hiện
+ Chức năng hành động

- Các nhân tố trong giao tiếp:


+ Nhân vật giao tiếp: là người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ,
dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau.

+ Hoàn cảnh giao tiếp: môi trường diễn ra hoạt động giao tiếp. Đó là nơi chốn, thời
gian và những đặc điểm của hoạt động giao tiếp
 Hoàn canh rộng: hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn
giáo,… chung của dân tộc, của đất nước vào thời điểm và ở không gian
đang diễn ra cuộc giao tiếp
 Hoàn cảnh hẹp: nơi chốn cụ thể, thời gian cụ thể trực tiếp trong cuộc giao
tiếp
+ Nội dung giao tiếp: đều được đề cấp đến trong giao tiếp
+ Mục đích giao tiếp: cái mà người nói hướng tới trong giao tiếp
+ Phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ
* Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
- Ngôn ngữ giúp con người trao đổi kinh nghiệm, truyền đạt lẫn nhau.
- Ngôn ngữ có thể biểu thị những thứ con người muốn truyền đạt.
- Nhờ có ngôn ngữ, con người mới hiểu biết lẫn nhau, mới truyền đạt kinh nghiệm
sản xuất, đấu tranh,… với nhau.
- Trong kỷ nguyên tin học hóa hiện nay, phạm vi giao tiếp mang tính toàn cầu.

b) Chức năng làm phương tiện tư duy

- Khái niệm tư duy: Tư duy là giai đoạn nhận thức lí tính, nhận thức gián tiếp, khái
quát. Hình thức của tư duy là khái niệm, phán đoán, suy lí; chúng liên hệ mật thiết
với ngôn ngữ.

- Chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ được biểu hiện ở 2 khía cạnh:

+ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ nào, câu nào mà lại
không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại, không có ý nghĩ, tư tưởng nào
không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng.

+ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ, tư
tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ

- Ngôn ngữ và tư duy là thống nhất, có ngôn ngữ thì có tư duy và có tư duy thì có
ngôn ngữ nhưng ngôn ngữ và tư duy không đồng nhất. Phân biệt ngôn ngữ và tư
duy:

Ngôn ngữ Tư duy

Ngôn ngữ là vật chất bởi vì tất vả Tư duy là tinh thần


các đơn vị của nó như từ, hình vị,
âm vị,…đều là âm thanh, có
những thuộc tính vật chất nhất
định (độ cao, độ dài,..)

Ngôn ngữ mang tính dân tộc Tư duy mang tính nhân loại

Ngôn ngữ liên quan đến cộng Tư duy liên quan đến lôgic
đồng sử dụng ngôn ngữ
Câu 7. Khái niệm ngữ âm. Cơ sở xã hội của ngữ âm Phân biệt nguyên âm – phụ
âm.

a, khái niệm ngữ âm.

- Các nhà khoa học gọi âm thanh của ngôn ngữ là ngữ âm. Ngữ âm làm nên tính
thực hiện của ngôn ngữ.

- ngữ âm là âm thanh nhưng không phải bất kì âm thanh nào do con người phát ra
cũng được gọi là ngữ âm. Nhưng âm thanh không có giá trị biểu đạt, không phải là
phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ như tiếng ho, tiếng nấc, tiếng ợ… không được
coi là ngữ âm

- Tóm lại, ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn
ngữ. Nếu coi ngôn ngữ bao hàm hai mặt: mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt, thì có
thể coi ngữ âm là mặt biệt đạt còn từ vựng và ngữ pháp là mặt được biểu đạt của
ngôn ngữ.

b, cơ sở xã hội của ngữ âm

- Âm thanh tự nó không có nghĩa nhưng nó chỉ trở thành tín hiệu của ngôn ngữ khi
được tổ chức lại và dung để biểu đạt tư tưởng. Âm thanh của ngôn ngữ được tổ
chức lại trên cơ sở chức năng khu biệt.

Ví dụ: âm /t/ tự thân nó không mang nghũa nhưng có giá trị khu biệt giữa hia từ
“ta” và “đa”.

- khả năng khu biệt này của ngôn ngữ được quy ước trong cộng đồng người sử
dụng và được hình thành trong lịch sử. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, thanh điệu
cũng là yếu tố nhận diện từ.

- Mặt xã hội của ngữ âm còn thể hiện ở chỗ nó cho phép hệ thống ngữ âm có thể có
những biến hóa trong quá trình phát triển lịch sử.

c, phân biệt nguyên âm – phụ âm

Phân biệt nguyên âm và phụ âm


- Giống nhau: đều là 2 đơn vị của âm tố và cả nguyên âm và phụ âm đều không thể
phân chia được nữa
- Khác nhau:
Nội dung Nguyên âm Phụ âm
Bản chất âm học Do thanh cấu tạo nên, nó có Phụ âm về cơ bản là tiếng động
đường cong biểu diễn tuần hoàn có đường cong biểu diễn không
tuần hoàn
Mặt cấu âm -Được tạo nên bởi luồng hơi ra - Được tạo nên do sự cản trở
tự do. không khí.
- Không có tiêu điểm cấu âm - Có tiêu điểm cấu âm
- Khi phát âm nguyên âm bộ - khi phát âm phụ âm độ căng
máy cấu âm căng đều thường tập trung ở tiêu điểm
cấu âm
Chức năng cấu - Giữ vai trò âm chính (âm vị âm - giữ vai trò âm phụ
tạo ấm tiết tiết tính) - là yếu tố có thể có hoặc
- là yếu tố không thể thiếu trong không. Trong cấu tạo âm tiếng
cấu tạo âm tiết tiếng Việt Việt
Khả năng tự cấu Có khả năng tự cấu thành Không có khả năng tự cấu
thành âm tiết âm tiết thành âm tiết
Sự rung động Dây thanh rung nhiều, tạo cho Dây thanh rung ít hoặc
của dây nguyên âm nhiều tiếng không rung, tạo cho phụ âm có
thanh thanh.VD: [a] nhiều tiếng động.VD: [k]

Cấu 8. Khái niệm từ vựng. Phân biệt thành ngữ và quán ngữ. Phân biệt căn tố, phụ
tố. Các biến thể của từ. Phân loại từ theo cấu tạo.

a) khái niệm từ vựng.

- theo nghĩa gốc hán “ vựng” có nghĩa là tập hợp, sưu tập. Do vậy “từ vựng” có
nghĩa là sư tập, tập hợp các từ.

- tuy nhiên, trong thực tế khái niệm “từ vựng” rộng hơn. Nó không chỉ bao gốm
các “từ” mà còn bao gồm cả các “ngữ” ( là các cụm từ có sẵn)

Ví dụ: mẹ tròn con vương, nước đổ la khoai,…


- Trong các đơn vị từ vựng. “Từ” là đơn vị cơ bản. “Ngữ” không phải là đơn vị từ
vựng cơ bản vì nó do các từ cấu tạo nên. Muốn có các “ngữ” trước hết ta phải có
các “từ”. ( từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức).

b, phân biệt thành ngữ và quán ngữ.

+ Quán ngữ: là một ngữ cố định có đặc trưng gần với cụm từ tự do, là cách nói
quen thuộc nhằm mục đích đưa đẩy, gây sự chú ý, tạo tình huống hoặc không khí
giao tiếp
+ Thành ngữ: là ngữ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến mức độ
cao kết hợp thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh

Thành ngữ Quán ngữ


Khái niệm Là những cụm có định, Là cụm từ cố định được
hoàn chỉnh về mặt cấu dùng lặp đi lặp lại trong
trúc và ý nghĩa. Nghĩa của các loại văn bản lien kết,
chúng có tính hình tượng nhập đề, nhấn mạnh, rào
và gọi cảm. đón,….
Ví dụ: mẹ tròn con vuông, Ví dụ: có thể nói rằng,
chuột xa trĩnh gạo. suy cho cùng, bên cạnh
đó,…
Cấu trúc và ý nghĩa Hoàn chỉnh về mặt cấu Ít ổn định về mặt cấu trúc
trúc và ý nghĩa và ý nghĩa
Về mặt chức năng Là những cụm từ mang Là cụm từ được lặp đi lặp
nghĩa bóng bẩy, ví von,… lại trong các loại văn bản
dùng để so sánh, miêu tả để lien kết, nhập đề, nhấn
một sự kiện, hiện tượng. mạnh, rào đón,…
Về đặc điểm - có tính thành ngữ, tính - có tính hàm xúc, tính
hàm xúc, tính biểu đạt biểu trưng, tính hình
trưng, tính hình tượng cụ tượng,… không cao so
thể, tính dân tộc, tính gợi với thành ngữ.
cảm. - không khác gì so với
- là cụm từ cố định hoàn cụm từ tự do. Có thể em
chỉnh, điển hình. là dạng trung gian giữa
cụm từ cố định và cụm từ
trung gian.

c, phân biệt căn tố và phụ tố


căn tố (cũng còn gọi là chính tố) – là loại hình vị mang ý nghĩa cơ bản của từ và
các hình vị khác phải phụ thuộc vào nó;

phụ tố – là những hình vị được ghép với căn tố để tạo nên nghĩa mới và bằng cách
ấy tạo ra từ mới

Căn tố Phụ tố
Khái niệm - là hình vị mang nghĩa từ - là hình vị mang ý nghĩa
vựng từ vựng bổ sung hoặc ý
nghĩa ngữ pháp.
Ý nghĩa - cụ thể có lien hệ logic - trừu tượng, có lien hệ
với đối tượng. logic với ngữ pháp.
- hoàn toàn độc lập - không độc lập, chỉ được
rõ ràng khi nằm trong kết
cấu của từ.
- ngoài ra phụ tố còn được
chia làm nhiều loại phụ tố

Ví dụ : trong từ “teacher”, “teach” là chính tố, biểu thị khái niệm “dạy” còn “er” là
phụ tố. Bản thân “er” không tồn tại đọc lập với ý nghĩa nào cả. Khie kết hợp với
chính tố khác.

d, các biến thể của từ

- Biến thể hình thái học

+ đó là các hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ, hay còn gọi là các từ hình

Ví dụ: boy – boys – boy’s

- Biến thể ngữ âm – hình thái học

+ đó là sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ, cứ không phải là những
hình thái ngữ pháp của nó.

Ví dụ: trời – giời, sờ - rờ, nhíp – díp.

- biến thể từ vựng – ngữ nghĩa


+ mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Mỗi lần sử dụng chỉ 1 trong những ý
nghĩa của nó được thực hiện hóa. Mỗi ý nghĩa hóa được thực hiện như vậy là một
biến thể từ vựng – ngữ nghĩa.

Ví dụ: từ “chết” có những ý nghĩa khác nhau trong các trường hợp sau đây.

Đồng hồ chết rồi

Ông ấy mới chết năm ngoái

Làm thế thì chết dân rồi

Mực chết

f, phân loại theo cấu tạo từ

Loại từ Khái niệm Phương thức cấu tạo Ví dụ

Từ đơn Từ chỉ có một hình Phương thức từ hóa man (người đàn ông),
vị chính tố hình vị make (làm), work (lao
động),…trong tiếng
Anh

Từ phái sinh Từ gồm chính tố Phương thức phụ maker (người làm),
kết hợp với phụ tố gia homeless (vô gia cư),
cấu tạo từ … trong tiếng Anh

Từ phức Là sự kết hợp của Phương thức ghép kala (thời gian) +
hai hoặc hơn hai và phương thức láy warta (tin tức) ->
chính tố kalawarta (tạp chí)
trong tiếng Inđônêxia

Từ ghép Những từ cấu tạo Phương thức ghép Từ ghép đẳng lập:
bằng cách ghép hai tanah (đất) + air
hoặc hơn hai từ (nước) -> tanahair (tổ
độc lập quốc) trong triếng
Inđô.
Có thể chia ra từ
Từ ghép chính phụ:
ghép đẳng lập và
mata (mắt) + hari
từ ghép chính phụ.
(ngày) -> matahari
(mặt trời) trong tiếng
Inđô.

Từ láy Những từ cấu tạo Phương thức láy Từ láy hoàn toàn:
bằng cách lặp lại chuồn chuồn, ào ào,
thành phần âm đo đỏ,...trong tiếng
thanh của một hình Việt.
vị hoặc một từ. Từ láy bộ phận: lưa
Có thể chia ra từ thưa, mũm mĩm, hổn
láy hoàn toàn và từ hển,…trong tiếng
láy bộ phận Việt.

Câu 9. . Khái niệm Ý nghĩa ngữ pháp. Phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ
pháp. Phân loại ý nghĩa ngữ pháp. Phương thức ngữ pháp

a) Khái niệm ý nghĩa ngữ pháp


- Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt các đơn vị từ và được thể
hiện ra bên ngoài bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định.
- Ý nghĩa ngữ pháp mang tính chất chung, trừu tượng trong sự so sánh tương đối
với ý nghĩa từ vựng.

b) Phân biệt ý nghĩa ngữ pháp với ý nghĩa từ vựng


* Phân biệt bằng sự khái quát hóa:
- Ý nghĩa từ vựng: Sự khái quát hóa từ vựng là sự khái quát từ sự vật, hiện tượng
trong đời sống khách quan.
- Ý nghĩa ngữ pháp: Sự khái quát hóa ngữ pháp là khái quát từ chính các đơn vị
ngôn ngữ.
+ Có ý nghĩa ngữ pháp, được khái quát hóa trên cơ sở của sự đối lập các
dạng thức khác nhau của từ. VD: ý nghĩa về giống, về số, về thời,…
+ Khái quát hóa các lớp từ về phương diện ý nghĩa khái quát và đặc điểm
hoạt động ngữ pháp của chúng.
+Ý nghĩa ngữ pháp được khái quát hóa trên cơ sở đối lập về vị trí của các từ
trong câu

* Phân biệt bằng phương tiện biểu hiện:


- Ý nghĩa từ vựng được biểu hiện bằng các phương tiện từ vựng
VD: Người VN biểu hiện ý nghĩa về giống bằng các phương tiện từ vựng: nam, nữ,
đực, cái,…
- Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng các phương tiện ngữ pháp

c) Các loại ý nghĩa ngữ pháp


* Ý nghĩa ngữ pháp quan hệ và ý nghĩa ngữ pháp tự thân:
- Ý nghĩa ngữ pháp quan hệ là loại ý nghĩa do mối quan hệ của đơn vị ngôn ngữ
với các đơn vị khác trong lời nói đem lại. VD: Trong câu “mèo vồ chuột” từ
“mèo” biểu thị chủ thể của hoạt động vồ, còn từ “chuột” biểu thị đối tượng. Nhưng
trong câu “chuột lừa mèo” thì “chuột” mang ý nghĩa chủ thể và từ “mèo” mang ý
nghĩa đối tượng của hoạt động. Các ý nghĩa “chủ thể”, “đối tượng” chỉ nảy sinh do
những mối quan hệ giữa các từ trong các câu cụ thể.
- Ý nghĩa ngữ pháp tự thân là loại ý nghĩa xuất hiện trong mọi dạng thức của đơn
vị từ, không phụ thuộc vào quan hệ ngữ pháp. Các ý nghĩa ngữ pháp khác như
“giống cái”, “giống đực”, “số ít”, “số nhiều” của danh từ hay “thời hiện tại”, “thời
quá khứ”, “thời tương lai” của động từ,…cũng thuộc vào loại ý nghĩa tự thân.

* Ý nghĩa ngữ pháp thường trực và ý nghĩa ngữ pháp lâm thời:
- Ý nghĩa ngữ pháp thường trực là loại ý nghĩa ngữ pháp luôn luôn đi kèm ý nghĩa
từ vựng, có mặt trong mọi dạng thức của đơn vị. Ví dụ: ý nghĩa “sự vật” của danh
từ trong các ngôn ngữ khác nhau, ý nghĩa “ giống đực”, “giống cái” của danh từ
tiếng Nga, tiếng Pháp…
- Ý nghĩa lâm thời là loại ý nghĩa chỉ xuất hiện ở một số dạng thức nhất định của
đơn vị như : các ý nghĩa “ chủ thể”, “ đối tượng”, “ số ít”, “số nhiều”,… của danh
từ, “thời hiện tại”, “thời quá khứ”, “thời tương lai” hay “ngôi thứ nhất”, “ngôi thứ
hai”, “ngôi thứ ba”,.. của động từ.

=> Phối hợp cả hai hướng phân loại trên, ta có thể nói đến ba loại ý nghĩa ngữ
pháp sau: ý nghĩa quan hệ; ý nghĩa tự thân thường trực; ý nghĩa tự thân không
thường trực.

d) Phương thức ngữ pháp


- Khái niệm: Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung nhất thể
hiện ý nghĩa ngữ pháp.

- Các phương thức ngữ pháp:

+ Phương thức phụ tố: là phương thức dùng phụ tố để bổ sung ý nghĩa từ vựng cho
chính tố nhằm tạo nên một từ mới. Nó cũng có thể được sử dụng để biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp của từ.
VD: Trong tiếng Pháp, từ “antinational” (phản dân tộc), kèm theo chính tố
“nation” (dân tộc) có hai phụ tố là tiền tố “anti-” (phản, chống) và hậu tố “-al”
(biểu thị tính chất, giống đực, số ít)

+ Phương thức biến dạng chính tố: là phương thức biến đổi một bộ phận của chính
tố để thể hiện sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp.
VD: Trong tiếng Anh, dạng thức số nhiều của từ “foot” (bàn chân) là “feet”, của
“tooth” (cái răng) là “teeth”, của “man” (người đàn ông) là “men”

+ Phương thức thay chính tố: là phương thức thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của từ
để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp.
VD: Trong tiếng Anh, từ “good” (tốt) -> “better” (tốt hơn), từ “bad” (xấu) ->
“worse” (xấu hơn)

+ Phương thức trọng âm: là phương thức sử dụng trọng âm để thể hiện sự phân biệt
ý nghĩa từ vựng của các từ hay để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của các dạng thức từ.
VD: Trong tiếng Anh, từ ‘survey’ nếu được phát âm với trọng âm ở âm tiết thứ
nhất thì đó là danh từ (cuộc điều tra), song khi được phát âm với trọng âm rơi vào
âm tiết thứ hai thì đó lại là một động từ (điều tra).

+ Phương thức lặp: là phương thức mà lặp lại toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm
của chính tố để tạo nên một từ mới (với ý nghĩa từ vựng mới) hoặc một dạng mới
của từ (với ý nghĩa ngữ pháp mới)
VD: Trong tiếng Việt, “người” (số ít) – “người người” (số nhiều); “ngày” (số ít) –
“ngày ngày” (số nhiều); “vui” (mức độ bình thường) – “vui vui” (mức độ thấp)

+Phương thức hư từ: là phương thức sử dụng hư từ đi kèm với các thực từ để làm
thay đổi về mặt ý nghĩa ngữ pháp của từ.
VD: Trong tiếng Việt, để thể hiện ý nghĩa thời chúng ta sử dụng những hư từ như
“đã”, “đang”, “sẽ” (Tôi đã đi công tác - Tôi đang đi công tác - Tôi sẽ đi công tác)
+ Phương thức trật tự từ: là phương thức sắp xếp trật tự các từ trong một câu để
làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của câu.
VD: Trong câu “A yêu B” thì “A” là chủ ngữ, biểu thị chủ thể của hoạt động còn
“B” là bổ ngữ, biểu thị đối tượng của hoạt động. Ngược lại, trong câu “B yêu A”
thì “B” là chủ ngữ, biểu thị chủ thể còn “A” là bổ ngữ chỉ đối tượng.

+ Phương thức ngữ điệu: là phương thức sử dụng ngữ điệu để biểu thị ý nghĩa tình
thái của các câu như tường thuật, nghi vấn, khẳng định, phủ định,…
VD: Trong tiếng Anh:
- Câu tường thuật: “He is a student.” (Anh ấy là sinh viên.)
- Câu nghi vấn: “Is he a student?”  (Anh ấy có phải sinh viên không?)

Câu 10.Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập.

- Ngôn ngữ đơn lập: Bên cạnh tên gọi đơn lập thường dùng, loại hình ngôn ngữ này
còn được gọi là ngôn ngữ phi hình thái, ngôn ngữ không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết,
phân tiết… tùy theo người ta nhấn mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng kia của nó.
Tiếng Việt, tiếng Hán và các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á được coi là tiêu biểu cho
loại hình ngôn ngữ đơn lập, đặc biệt là tiếng Việt và tiếng Hán cổ đại. Ngoài ra loại
hình này cũng bao gồm cả tiếng Aranta ở Châu Úc , tiếng Ê vê, tiếng Joruba ở Châu
Phi. Loại hình ngôn ngữ đơn lập thể hiện 4 đặc điểm chính:

a) Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái, tức là chúng không đòi hỏi
ở nhau sự hợp dạng như trong các ngôn ngữ hòa kết.

Ví dụ:

+ Tôi là nông dân.

+ Nông dân là tôi.

b) Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng từ hư (từ
công cụ) và trật tự từ.

Ví dụ: người nông dân => những người nông dân.


c) Trong nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập (điển hình là tiếng Hán, tiếng Việt)
có một đơn vị đặc biệt thường được gọi là hình tiết. Hình tiết là đơn vị có nghĩa (hoặc
luôn luôn có khả năng mang nghĩa) mà vỏ âm thanh của nó lại trùng khít với một âm
tiết (đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất). Chính bởi vậy mà nó có khả năng khi thì tự
mình đã là một từ, khi lại chỉ được dùng với tư cách yếu tố cấu tạo từ.

d) Quan hệ dạng thức (quan hệ mặt hình thái) giữa các từ yếu đến mức dường như là
chúng tồn tại rất “rời rạc”, rất “tự do” trong câu.

Ví dụ: cha mẹ - mẹ cha. Mặt khác cũng bởi tính hình thái của từ yếu như thế nên mới
có người quan niêm rằng ngôn ngữ đơn lập là ngôn ngữ không có từ loại.

You might also like