Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP

1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp chứ không phải là cơ quan tư
pháp (xét xử). Chỉ có Tòa án nhân dân mới là cơ quan tư pháp.

2. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với
nhau.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích:

– Quyền công dân chỉ dành cho công dân trong phạm vi quốc gia, chỉ mối quan hệ
giữa cá nhân với Nhà nước. Quyền công dân ở mỗi nước khác nhau đều khác nhau
do chịu sự tác động của điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế của mỗi quốc gia, theo
từng Nhà nước quy định.

– Quyền con người phản ánh được nhu cầu không chỉ dành cho công dân mà còn
có người nước ngoài và người không quốc tịch. Quyền con người đặt ra những yêu
cầu nhằm đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất của con người trên phạm vi toàn
thế giới.

==> Khái niệm con người rộng hơn khái niệm công dân.

4. Các bản Hiến pháp Việt Nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 không có phần nào nói về Đảng.
Bắt đầu từ Hiến pháp 1980 mới xác lập vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều
4 Hiến pháp 1980, 1992, 2013).
5. Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một nguồn là
các tập tục mang tính Hiến pháp

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Nguồn của Hiến pháp không thành văn gồm: Một số văn bản luật
có giá trị Hiến pháp, một số án lệ hoặc tập tục cổ truyền mang tính hiến định như
Hiến pháp Anh, Hiến pháp Niu-di-lân.

1. Luật hiến pháp là ngành luật độc lập vì những quy định của Hiến pháp là cơ sở
để ban hành những Luật khác.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Luật Hiến pháp là ngành luật độc lập do nó có đối tượng điều
chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng chứ không phải vì những quy định của nó
là cơ sở để ban hành những Luật khác.

11. Hiến pháp là một thiết chế dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, điều chỉnh
những vấn đề xã hội quan trọng và cơ bản nhất về quyền lực nhà nước, chế độ
chính trị,.. cho nên nó là một thiết chế dân chủ trong tổ chức và thực hiện quyền
lực nhà nước.

12. Nguồn của Luật hiến pháp chỉ có Hiến pháp 2013.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì nguồn của Luật Hiến pháp gồm: Hiến pháp hiện hành, Luật
Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức chính
phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật tổ chức Tòa án nhân dân,…

14. Hiến Pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Vì ko phải nhà nước nào ra đời cũng có Hiến Pháp (ví dụ: nhà
nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến,…)

15. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì công dân ko chỉ thực hiện quyền lực nn thông qua Quốc hội và
Hội Đồng Nhân Dân các cấp mà còn có quyền trực tiếp bầu cử, biểu quyết khi nhà
nước trưng cầu dân ý.(Điều 53 Hiến pháp)

16. Các tổ chức là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam hiện nay đều được
Hiến pháp và Pháp Luật thừa nhận là các tổ chức chính trị – xã hội và là “cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam gồm các tổ chức
chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội và các cá nhân tiêu biểu…
(Điều 9 Hiến pháp)

17. Các bản Hiến Pháp việt nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt
Nam.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo Hiến Pháp 1946 không ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng.

18. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng
lãnh đạo.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Đảng lãnh đạo, nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị
thực hiện quyền lực nhà nước.

19. Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất với
nhau.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Vì hai khái niệm này có nét tương đồng chứ ko đồng nhất! Quyền
con người bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền
công dân chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.

20. Theo quy định của Pháp luật hiện hành,Quốc hội có quyền hủy bỏ văn bản quy
phạm pháp luật của chính phủ trái với Hiến Pháp, Luật, Pháp lệnh.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Quốc hội bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, luật và nghị
quyết của Quốc Hội (khoản 9 điều 84 Hiến pháp)

21. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền
bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng dân tộc và các văn bản của
Quốc hội trái với pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Hiến pháp không quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có
quyền này.

22. Theo quy định của Hiến pháp lao động là quyền của công dân?

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 58 Hiến
pháp).

23. Theo quy định của Hiến pháp học tập là quyền của công dân.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 60 Hiến
pháp)
24. Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và
viện phí.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện một số chế độ miễn
giảm.

25. Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà Nước đối với việc làm và
nhà ở.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện một số chế độ hỗ trợ,
tạo điều kiện cho công dân có nhà ở.

26. Các bản Hiến Pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định Quốc hội là
cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì chỉ có Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992(sửa đổi bổ sung
2001) quy định về điều này.

27. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì các ứng cử viên chỉ có quyền vận động bầu cử (Điều 52 Luật
bầu cử)

28. Theo quy định của Hiến pháp, cử tri ko thể thực hiện quyền bỏ phiếu tại nơi
đăng ký tạm trú của họ.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Vì theo điều 22 luật bầu cử thì cử tri có thể đc bầu cử ở đơn vị nơi
tạm trú của mình.

29. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động bầu cử
đều do cơ quan hành chính giải quyết.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo điều 78 luật bầu cử thì “mọi khiếu nại phải đc gửi đến hội
đồng bầu cử, và hội đồng bầu cử có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày nhận đc khiếu nại”.

29. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người
trúng cử không đủ so với quy định thì tiến hành bầu bổ sung đại biểu.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Điều 71 Luật bầu cử.

30. Theo quy định của Pháp luật hiện hành Quốc hội chỉ thực hiện giám sát tối cao
đối với các cơ quan Nhà Nước ở trung ương.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo điều 83 Hiến pháp thì “Quốc hội thực hiện quyền giám sát
tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước”

31. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chỉ Đại biểu quốc hội mới có quyền
trình dự án luật trước Quốc hội.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì có nhiều cá nhân,cơ quan đc trình dự án luật trước Quốc Hội
(ví dụ: Chủ tịch nước,Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân
Tối Cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc Hội).

32. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, một cá nhân không được quá bán số
phiếu tín nhiệm của Quốc hội thì đương nhiên bị bãi nhiệm hoặc cách chức.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì sau khi bỏ phiếu tín nhiệm người bị bỏ phiếu không được quá
50% số phiếu tín nhiệm thì chủ thể đề nghị bầu chức danh đó phải đứng ra đề nghị
Quốc hội miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm chức danh đó.

33. Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc
hội.

35. Theo pháp luật hiện hành các thành viên của Chính phủ không nhất thiết là đại
biểu Quốc hội.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Thành viên của cp gồm : Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ
tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; các thành viên
của CP không nhất thiết là đại biểu QH.

36. Theo pháp luật hiện hành, văn bản pháp luật sai trái của Ủy ban nhân dân tỉnh
N có thể bị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ.


37. Theo pháp luật hiện hành, các thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội
không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Điều 73 Hiến pháp.

38. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: “Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã (bản) và tương
đương) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” do nhân dân trực tiếp bầu ra.

39. Theo pháp luật hiện hành, các thành viên Chính phủ có thể bị Quốc hội bỏ
phiếu tín nhiệm.

Nhận định: ĐÚNG .

Gợi ý giải thích: Thành viên của cp gồm : Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ
tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. trong đó Thủ
tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, các phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội phê chuẩn nên… Quốc hội có quyền bỏ
phiếu tín nhiệm, thể hiện cơ chế đối trọng quyền lực .

40. Theo Hiến pháp hiện hành, việc Quốc hội họp công khai và họp kín do Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo điều 83 Hiến pháp 2013 ==> UBTVQH chỉ có quyền đề
nghị còn quyền quyết định họp kín là do Quốc hội quyết định.
41. Theo pháp luật hiện hành, các Ban của Hội đồng nhân dân chỉ được tổ chức ở
cấp tỉnh và cấp huyện.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo điều 30 của luật TCCQĐP ==> kết luận trên là thiếu và nên
sai.

42. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hội đồng nhân dân được thành lập ở tất cả
các cấp hành chính địa phương.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Điều 57, 58 Hiến pháp 1946 ==> ở cấp hành chính gồm có 3 bộ là
Bắc ,Trung, Nam mà ở bộ và huyện chỉ có Ủy ban hành chính chứ k có Hội đồng
nhân dân.

43. Theo Hiến pháp hiện hành, Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách
nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Căn cứ vào Điều 94 Hiến pháp 2013 ==> Chính phủ chỉ cần chịu
trách nhiệm trước Quốc hội, chứ không phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban thường
vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

44. Theo pháp luật hiện hành, các Ban của Hội đồng nhân dân được tổ chức ở tất
cả các cấp Hội đồng nhân dân.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Theo như khoản 3 các Điều 18, 25, 32, 39, 46, 52, 60 Luật tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015.

45. Theo pháp luật hiện hành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chủ thể duy nhất có
quyền giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội.
Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo Điều 41, 42 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân 2015 ==> không chỉ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà bất cứ cơ
quan, tổ chức, đơn vị nào được phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử đại biểu
Quốc hội đều có quyền giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội.

46. Theo pháp luật hiện hành, Chủ tịch của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải
là đại biểu Hội đồng nhân dân.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Khoản 3 Điều 83 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015.

47. Theo pháp luật hiện hành, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn các
thành viên của Uỷ ban nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 1 Điều 96 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015
==> đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn các thành viên của UBND
nhưng không có quyền chất vấn các Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND

Cơ cấu của UBND gồm các Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên do HĐND
bầu ra, do đó HĐND có quyền chất vấn. Còn Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND
không nằm trong cơ cấu tổ chức nhà nước, do đó HĐND không thể chất vấn

48. Theo Hiến pháp hiện hành, Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư
pháp.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Theo Điều 102 Hiến pháp 2013.


49. Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có
quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân 2015 ==> không phải mọi công dân VN đủ 18 tuổi trở lên đều có
quyền bầu cử… mà vẫn còn một số trường hợp bị tước quyền bầu cử như trên.

50. Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên đều có
quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
2015 ==> không phải tất cả mọi công dân …., nhận định trên là sai.

51. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội phải là người cư
trú và làm việc thường xuyên ở thành phố Hà Nội.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo Khoản 2 Điều 36 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân 2015 ==> người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố
Hà Nội chỉ cần đáp ứng 1 trong 2 điều kiện – là người đang cư trú hoặc là người
công tác thường xuyên ở thành phố Hà Nội, không cần đáp ứng cả 2 yêu cầu như
trong nhận định.

52. Theo Hiến pháp năm 2013 thì Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ sau khi được Quốc hội bầu phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc,
Nhân dân và Hiến pháp.

Nhận định: ĐÚNG.


Gợi ý giải thích: Theo khoản 7 điều 70 Hiến pháp 2013 có nói rõ Chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án tòa án nhân dân tối cao phải
tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

53. Theo Hiến pháp năm 2013 thì đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử Thủ tướng
Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Theo Hiến pháp hiện hành đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử
Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao. Đại biểu Quốc hội ở dây gồm đại biểu hoạt động chuyên
trách(các ủy viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội) và đại biểu hoạt động không
chuyên trách. Mà các đại biểu hoạt động không chuyên trách họ hoàn toàn có thể
ứng cử các chức vụ trên

54. Theo Hiến pháp năm 2013 thì pháp lệnh phải được Chủ tịch nước công bố
chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Căn cứ Khoản 2 điều 85 hp 2013 ==> Nếu trong trường hợp Chủ
tịch nước đề nghị xem xét lại pháp lệnh thì không thể nào bắt buộc Chủ tịch nước
công bố pháp lệnh trong vòng 15 ngày từ ngày thông qua.

55. Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có thể kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ
của mình, nhưng thời gian kéo dài nhiệm kỳ trong mọi trường hợp không được
vượt quá 12 tháng trừ trường hợp có chiến tranh

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Điều 71 Hiến pháp 2013.


56. Theo Hiến pháp năm 2013 thì tất cả các thành viên của các Ủy ban của Quốc
hội do Quốc hội bầu ra.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 1 Điều 76 Hiến pháp 2013.

57. Theo pháp luật hiện hành, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khoản 1 điều 80 Hiến pháp 2013.

58. Theo Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định cách
chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo khoản 3 điều 98 Hiến pháp 2013.

59. Theo Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có quyền điều động, cách
chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Theo Khoản 3 điều 98 Hiến pháp 2013==> Vì thành phố Thái
Nguyên không phải là thành phố trực thuộc trung ương mà chỉ là thành phố trực
thuộc tỉnh Thái Nguyên nên nhận định trên là sai

60. Chủ tịch nước trong các Hiến pháp Việt Nam đều là cá nhân, phải chịu trách
nhiệm trước Quốc hội.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Căn cứ theo Điều 99 Hiến pháp năm 1980 thì không có chức danh
Chủ tịch nước mà chỉ có chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Khi đó Hội đồng
nhà nước vừa là Chủ tịch nước vừa là cơ quan thường trực quốc hội hay Ủy ban
thường trực quốc hội như hiện nay. Vì vậy Chủ tịch nước trong các Hiến pháp Việt
Nam không phải đều là cá nhân.

61. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là: Nhân dân.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì khoản 1 điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

62. Hiến pháp là một “khế ước xã hội”.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì Hiến pháp là nền tảng cho việc tổ chức nhà nước và quản lý xã
hội. Vì thế, việc xây dựng Hiến pháp cũng có nghĩa là việc xác định cách thức giải
quyết các mối quan hệ cơ bản trong xã hội và do chủ quyền nhân dân là quyền lực
tối cao ở 1 quốc gia nên về nguyên tắc chỉ có người dân mới có quyền xây dựng
Hiến pháp.

63. Hiến pháp là một văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì thông thường Hiến pháp chỉ có thể được thông qua với sự chấp
thuận của nhân dân. Hiến pháp cũng thường quy định các nguyên tắc bầu cử (tự
do, bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín) như là phương thức để nhân
dân ủy quyền cho các thiết chế đại diện.
64. Hiến pháp là phương tiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì 1 trong những chức năng cơ bản của Hiến pháp là bảo vệ các
quyền con người, quyền công dân. Thông qua Hiến pháp, người dân xác định
những quyền gì của mình mà nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện, cùng
những cách thức để bảo bảo những quyền đó.

65. Hiến pháp là văn bản tổ chức quyền lực nhà nước.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì Hiến pháp đóng vai trò như 1 đạo luật gốc, cơ bản và khái quát
nhất, về tổ chức quyền lực nhà nước. Chúng có những chế định xác lập cơ cấu, các
quy tắc tổ chức, vận hành và mối liên hệ giữa các cấu phần cơ bản của bộ máy nhà
nước, bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

66. Cấu trúc quy phạm pháp luật của hiến pháp luôn luôn có 3 bộ phận giả định,
quy định và chế tài.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ có liên quan đến quyền
lực nhà nước nên QPPL của Hiến pháp chủ yếu có 2 bộ phận giả định và quy định,
rất ít các QPPL luật Hiến pháp có phần chế tài.

67. Ngành luật hiến pháp điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là
những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ
chính trị, kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, QP-AN, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy phạm vi đối tượng
điều chỉnh của luật Hiến pháp rất rộng nhưng không phải là ngành luật này điều
chỉnh tất cả các quan hệ xã hội.

68. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì khoản 1 điều 15 Hiến pháp 2013 quy định: Quyền công dân
không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được pháp luật trao quyền thì phải
thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.

69. Quyền con người không thể bị giới hạn.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì khoản 2 điều 14 Hiến pháp 2013 quy định:Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng.

70. Các quyền con người có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì các quyền con người dù là quyền dân sự, chính trị hay các
quyền kinh tế, văn hóa, xã hội cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Ví
dụ, quyền tiếp cận thông tin, quyền học tập là tiền đề để con người có thể có điều
kiện thực hiện các quyền khác, không có quyền sống thì sẽ không có quyền nào cả.

71. Quyền con người đồng nhất với quyền công dân.

Nhận định: SAI.


Gợi ý giải thích: Vì quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và
khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ hợp pháp trong luật quốc gia
và quốc tế, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại.
Quyền công dân là tập hợp những quyền tự nhiên được pháp luật của 1 nước ghi
nhận và đảm bảo dành cho những người có quốc tịch

72. Mọi người có quyền bầu cử và ứng cử.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân đủ 18 tuổi trở lên
có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng
nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

73. Công dân Việt Nam là người có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 3 và khoản 2, điều 19 Luật quốc tịch 2008, sửa đổi
2014 quy định: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch
Việt Nam mà không phải biết tiếng Việt, thường trú ở Việt Nam từ 5 năm, có khả
năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam.

74. Bầu cử là một trong những biện pháp hạn chế quyền lực nhà nước.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì bầu cử vừa đảm bảo cho nhân dân tham gia rộng rãi vào quá
trình bầu cử, vừa bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước và tính tối cao
của quyền lực nhân dân. Qua bầu cử nhân dân thành lập nên Quốc hội do vậy
quyền lực nhà nước cũng bị hạn chế.

75. Cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân lập ra và hoạt động theo nhiệm kỳ.

Nhận định: ĐÚNG.


Gợi ý giải thích: Vì qua bầu cử, nhân dân thành lập nên Quốc hội, cơ quan quyền
lực cao nhất của nhà nước và hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm.

76. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội luôn luôn là 5 năm.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì khoản 3 điều 71 Hiến pháp 2013: Trong trường hợp đặc biệt,
nếu được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội
quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban
thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được
quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

77. Mỗi năm Quốc hội họp không quá hai kỳ.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 2 điều 83 Hiến pháp 2013: Quốc hội họp mỗi năm
2 kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất
thường. Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.

78. Quốc hội phải được họp công khai.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 1 điều 83 Hiến pháp 2013: Quốc hội họp công
khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.

79. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì văn bản quy phạm pháp luật gồm các loại văn bản luật (Hiến
pháp, luật, nghị quyết của QH) và các văn bản dưới luật (nghị định của CP, quyết
định của Chủ tịch nước, thông tư của Bộ trưởng…). Như vậy, ngoài Quốc hội còn
có Chính phủ, Chủ tịch nước, Bộ trưởng… có quyền xây dựng, ban hành các văn
bản QPPL.

80. Đại biểu Quốc hội không đồng thời là đại biểu Hội đồng nhân dân.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Vì công dân Việt Nam khi nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc hội và
HĐND, nếu ứng cử thì có thể đồng thời là đại biểu Quốc hội và HĐND.

81. Quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, phải được quá nửa
tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì khoản 3 điều 71 Hiến pháp 2013: Trong trường hợp đặc biệt,
nếu được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội
quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban
thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được
quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

82. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước duy nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Chính phủ chỉ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của
nước CHXHCN Việt Nam. Bên cạnh Chính phủ còn có các cơ quan hành chính
nhà nước khác như Bộ và các cơ quan ngang bộ, UBND các cấp, các Sở, phòng,
ban tại địa phương.
83. Nhiệm kỳ của Chính phủ là năm năm.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì theo khoản 1 điều 71 Hiến pháp 2013: Nhiệm kỳ của mỗi khoá
Quốc hội là năm năm. Mà điều 97 Hiến pháp 2013 quy định:Nhiệm kỳ của Chính
phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội,khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục
làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ .

84. Bộ trưởng phải là đại biểu Quốc hội.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các
bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác không
nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Do vậy, Bộ trưởng có thể không phải là Đại
biểu Quốc hội.

85. Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1980.

Trả lời: Sai.

Chính sách đối ngoại của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại
Chương 1, Điều 12 Hiến pháp 2013 có những nội dung khác so với quy định tại
Chương 1, Điều 14 Hiến pháp 1992:

– Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.

– Chủ động và tích cực hội nhập.

– Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.

– Tuân thủ Hiến chương LHQ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.

– Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế …
86. Theo quy định của PL hiện hành, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài
đương nhiên có quốc tịch Việt Nam.

Sai. Vì căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam “Người Việt Nam
định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của Pháp luật
Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong
thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam” và Điều 43 Luật Quốc tịch
Việt Nam. Như vậy những trường hợp sau thời hạn 5 năm không đến đăng ký tại
cơ quan đại diện Việt Nam thì được coi như là không còn mang quốc tịch Việt
Nam.

87. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền và nghĩa vụ của công dân do
Hiến pháp và pháp luật quy định.

Sai. Vì căn cứ theo Điều 50 của Hiến pháp hiện hành quyền và nghĩa vụ công dân
chỉ quy định trong Hiến pháp và Luật.

Quyền và nghĩa vụ công dân do Quốc hội quy định thông qua Hiến pháp và Luật
nhằm đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh các nguy cơ các cơ quan Nhà nước
khác nhau thu hẹp phạm vi quyền và tăng thêm nghĩa vụ cho công dân. Theo Hiến
pháp hiện hành căn cứ theo Điều 5 công dân có quyền bình đẳng, Điều 7 công dân
có quyền bầu cử, Điều 23 công dân có quyền sở hữu tài sản, Điều 22 công dân có
các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

88. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, ứng cử viên nào
được nhiều phiếu hơn là người trúng cử.

Trả lời: Sai.

Theo Điều 80, Mục 3, Chương 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về Bầu cử lại.

Nguyên tắc xác định người trúng cử là phải đảm bảo tỷ lệ phiếu bầu chọn trên 50%
phiếu bầu hợp lệ và có số phiếu bầu cao hơn.

Ví dụ: Có 100 cử tri trong danh sách bầu cử. Chỉ có 51 cử tri đi bầu và có 10 phiếu
bầu không hợp lệ thì tỷ lệ phiếu bầu chọn lúc này là 21%.
Trường hợp có 2 người cùng tỷ lệ phiếu bầu chọn thì ưu tiên chọn người lớn tuổi
(theo ngày, tháng, năm sinh) vì xuất phát từ nguyên nhân cần tuyển chọn người
chính chắn, cẩn trọng vào trong cơ quan đại diện dân cử.

89. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người
trúng cử không đủ so với quy định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu.

Trả lời: Sai.

Theo quy định tại Điều 79, Mục 3, Chương 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về Bầu cử
thêm.

Theo như câu hỏi thì đó là Bầu cử thêm: Bầu cử thêm là bầu cử đại biểu QH hoặc
HĐND còn thiếu trong cuộc bầu cử đầu tiên. Thời gian bầu cử thêm là sau ngày bỏ
phiếu và trước kỳ họp đầu tiên của QH hoặc HĐND.

Như vậy, trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử đại biểu QH hoặc đại
biểu HĐND chưa đủ số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử theo
quy định thì đơn vị tổ chức báo cáo cho đơn vị tổ chức bầu cử cấp trên để quyết
định ngày bầu cử thêm ở đơn vị bầu cử đó. Ngày bầu cử thêm được tiến hành chậm
nhất là sau 15 ngày sau ngày bầu cử đầu tiên. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số
lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì không tổ chức bầu thêm
lần thứ hai.

CÂU 1.Nguồn của luật Hiến Pháp chỉ bao gồm các bản Hiến Pháp Việt Nam?

Nhận định Sai.

Vì nguồn của luật Hiến Pháp ko chỉ có các bản Hiến pháp mà còn cả các bộ luật,
pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Nhận định SAI

Vì ko phải nhà nước nào ra đời cũng có Hiến Pháp ( vd: nhà nước chiếm hữu nô lệ,
phong kiến,…)
CÂU 3. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp
qua Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp?

Nhận định SAI,

Vì công dân ko chỉ thực hiện quyền lực nn thông qua Quốc hội và Hội Đồng Nhân
Dân các cấp mà còn có quyền trực tiếp bầu cử, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu
dân ý.(Đ53-Hiến pháp)

CÂU 4.Các tổ chức là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hiện nay đều
được Hiến pháp và Pháp Luật thừa nhận là các tổ chức Chính Trị -Xã Hội và là “cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân?

Nhận định SAI

Vì thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam gồm các tổ chức chính trị, tổ chức
xã hội, tỏ chức chính trị-xã hội và các cá nhân tiêu biểu… (Đ9. Hiến pháp)

CÂU 5.Các bản Hiến Pháp việt nam đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Công Sản
Việt Nam ?

Nhận định SAI

Vì theo Hiến Pháp 1946 ko ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng.

CÂU 6.Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ cai trò là lực
lượng lãnh đạo?

Nhận định SAI

Vì Đảng lãnh đạo, nhà nc là trung tâm của hệ thống chính trị thực hiện quyền lực
nhà nước.

CÂU 7.Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất
với nhau?

Nhận định SAI

Vì 2 khái niệm này có nét tương đồng chứ ko đồng nhất! quyền con người bao hàm
rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong
pham vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.
CÂU 8. Theo quy định của Hiến pháp thì quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến
pháp và Pháp Luật quy định?

->Nhận định SAI vì …do Hiến Pháp và Luật quy định (đ51 HIẾN PHÁP)

CÂU 9. Hiến Pháp 1980 ko thừa nhận quyền sở hữu tư nhân?

Nhận định ĐÚNG.(Đ18 hiến pháp80)

CÂU 10. Theo quy định của Hiến pháp lao động là quyền của công dân?

Nhận định SAI , vì lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân (Đ58 Hiến pháp)

CÂU 11.. Theo quy định của Hiến pháp học tập là quyền của công dân?

Nhận định SAI , vì học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (đ60)

CÂU 12.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí
và viện phí?

Nhận định SAI , Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ miễn
giảm.

CÂU 13.Hiến Pháp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà Nước đối với việc làm
và nhà ở?

Nhận định SAI, Hiến pháp ko còn bao cấp mà chỉ thực hiện 1 số chế độ hỗ trợ, tạo
điều kiện cho công dân có nhà ở

CÂU 14.Các bản Hiến Pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam đều quy định Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến?

Nhận định SAI , vì chỉ có Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992(sửa đổi bổ sung
2001) quy định về điều này.

CÂU 15.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử?

Nhận định SAI vì các ứng cử viên chỉ có quyền vận động bầu cử (Đ52 luật bầu cử)

CÂU 16.Theo quy định của Hiến pháp. Cử tri ko thể thực hiện quyền bở phiếu tại
nơi đăng kí tạm trú của họ.?
Nhận định SAI, vì theo điều 22 luật bầu cử thì cử tri có thể đc bầu cử ở đơn vị nơi
tạm trú của mình.

CÂU 17.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, mọi khiếu nại trong hoạt động
bầu cử đều do cơ quan hành chính giải quyết?

Nhận định SAI vì theo điều 78 luật bầu cử thì “mọi khiếu nại phải đc gửi đến hội
đồng bầu cử, và hội đồng bầu cử có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày nhận đc khiếu nại”

CÂU 18. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số
người trúng cử ko đủ so với quy định thì tiến hành bầu bổ sung đại biểu.?

Nhận định ĐÚNG, theo điều 71 luật bầu cử.

CÂU 19. Theo quy định của Pháp luật hiện hành Quôc hội chỉ thực hiện giám sát
tối cao đối với các cơ quan Nhà Nước ở trung ương?

Nhận định SAI vì theo điều 83 Hiến pháp thì “Quốc hội thực hiện quyền giám sát
tối cao đối với toàn bộ hoạt đọng của bộ máy nhà nước”

CÂU 20.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chỉ Đại biểu quốc hội mới có
quyền trình dự án luật trước Quốc hội?

Nhận định SAI vì có nhiều cá nhân,cơ quan đc trình dự án luật trước Quốc Hội
(vd: Chủ Tịch Nước,Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội, Chính Phủ, ToànAn Nhân Dân
Tối Cao, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao,Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc Hội)

CÂU 21. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, một cá nhân ko đc quá bán số
phiếu tín nhiệm của QH thì đương nhiên bị bãi nhiệm hoặc cách chức?

Nhận định SAI vì sau khi bỏ phiếu tín nhiệm người bị bỏ phiếu ko đc quá 50% số
phiếu tín nhiệm thì chủ thể để nghị bầu chức danh đó phải đứng ra đề nghị Quôc
hội miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm chức danh đó. Chủ thể nào đề nghị phê chuẩn bổ
nhiệm chức danh đó phải đứng ra đề nghị Quốc Hội miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách
chức chức danh đó.

CÂU 22. . Theo quy định của Pháp luật hiện hành,Quốc hội có quyền hủy bỏ văn
bản quy phạm Pháp luật của chính phủ trái với Hiến Pháp, Luật, Pháp lệnh.?
Nhận định SAI. Vì Quốc Hội bãi bỏ các văn bản trái với Hiến Pháp, luật và nghị
quyết của Quốc Hội (khoản 9 điều 84 Hiến pháp)

CÂU 23.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội
có quyền bãi bỏ các Văn bản quy phạm pháp luật của Hôi đồng dân tộc và các văn
bản của Quốc hội trái với pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội?

Nhận định SAI vì Hiến pháp không quy định Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội có
quyền này.

CÂU 24. Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội?

Nhận định SAI, vì Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội là cơ quan thường trực của Quốc
hội. ( Điều 90)

CÂU 25.. Theo quy định của Pháp luật hiện hành, trong thời gian Quốc hội không
họp, thủ tướng có quyền đề nghị Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội phê chuẩn việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức đối với phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng
cơ quan ngang bộ?

Nhận định SAI vì theo luật tổ chức Chính Phủ 2001 thì trong thời gian Quốc hội
ko họp thủ tướng Chính phủ được đề nghị chủ tịch nước tạm đình chỉ công tác của
phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các thành viên khác
của UBND cấp tỉnh.

CÂU 26.. Theo quy định của Pháp Luật hiện hành, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội
chỉ đc quyền đình chỉ thi hành. Không được quyền bãi bỏ các văn bản trái Pháp
luật của chính phủ?

Nhận định này Đúng. Vì văn bản trái pháp luât thì chỉ Quốc hội mới có quyền bãi
bỏ.

CÂU 27. . Theo quy định của Pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của Quốc
hội phải được qua nửa tổng số Đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành?

Nhận định SAI vì trong trường hợp bãi nhiệm ĐB,rút ngắn hay kéo dài nhiệm kì
Quốc hội, hoặc sửa đổi Hiến pháp phải đc ít nhất 2/3 tổng số ĐB biểu quyết tán
thành. (Điều 88- Hiến pháp)
CÂU 28.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, nếu Đại Biểu Quốc Hội bị truy
cứu trách nhiệm hình sự thì đương nhiên mất quyền Đại Biểu?

Nhận định SAI vì chỉ khi tòa án có bản án chính thức có hiệu lực thì đại biểu đó
mới bị mất quyền Đại biểu quốc hội.

CÂU 29.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước phải công bố tất cả
các pháp lệnh của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội chậm nhất 15 ngày kể từ ngày
pháp lệnh này đc thông qua?

Nhận định SAI vì chủ tịch nước có quyền đề nghị Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội
xem xét lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh đc thông qua, nếu pháp
lệnh đó vẫn được Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội thông qua mà Chủ tịch nước vẫn
ko nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất. ( khoản
7 điều 103 Hiến pháp)

CÂU 30.Theo quy định của pháp luật hiện hành Chủ tịch nước có quyền phủ quyết
các đạo luật do Quốc hội ban hành?

Nhận định SAI vì Hiến pháp1992 ko quy định Chủ tịch có quyền phủ quyết các
đạo luật do Quốc hội ban hành.

CÂU 31.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm
thẩm phán TAND các cấp?

Nhận định SAI vì theo khoản 8 điều 103, CTN chỉ đc bổ nhiệm miễn nhiệm cách
chức phó chánh án, thẩm phán TANDTC, phó viện trưởng,kiểm sát viên
VKSNDTC.

CÂU 32.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, thành viên của Chính phủ bao
gồm: Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc
Chính phủ?

Nhận định SAI .điều 110 Hiến pháp quy định Chính phủ gồm: thủ tướng, các phó
thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác.

CÂU 33.Theo quy định của Hiến pháp, thủ tướng Chính có quyền đình chỉ thi hành
và bãi bỏ các văn bản trái Phái luật của HĐND cấp tỉnh?
Nhận định SAI vì thủ tướng chỉ có quyền đình chỉ, và đề nghị Uỷ Ban Thường Vụ
Quốc Hội bãi bỏ.( điều 114 khoản 5)

CÂU 34.Theo quy định của Pháp luật hiện hành, chính phủ do Quốc hồi bầu ra?

Nhận định SAI .Quôc Hội lập ra.

CÂU 35.Mọi quyết định của Chính phủ Theo quy định của Pháp luật đều phải đc
quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành?

Nhận định SAI vì trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì theo quyết định thủ
tướng đã biểu quyết (điều 35 luật tổ chức chính phủ)

CÂU 36.Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính phủ hoạt động theo cơ chế
thủ trưởng?

Nhận định SAI vì Chính Phủ hoạt động vừa theo cơ chế thủ trưởng vừa theo cơ chế
tập thể quyết định.

CÂU 37.Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính phủ chịu trách nhiệm trước
Quôc Hội, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ,Chủ Tịch Nước ?

Nhận định SAI vì Chính Phủ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội, và báo cáo công
tác trước Quôc Hội, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội ,Chủ Tịch Nước. (điều 109
Hiến pháp)

CÂU 38.Theo quy định của pháp luật hiện hành,các thành viên của thường trực
Hội đồng nhân dân (HĐND) phải làm việc chuyên trách?

Nhận định Đúng vì ko thể “vừa đá bóng vừa thổi còi” nên thường trực HĐND
phải chuyên trchs thì mới đảm bảo tính thống nhất, giám sát khách quan đc.

CÂU 39.Theo quy định của pháp luật hiện hành, thường trực HĐND có quyền bãi
bỏ văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp?

Nhận định SAI vì HĐND chỉ có quyền đình chỉ các văn bản của UBND trái pháp
luật, nghị quyết của HĐND và các văn bản của cấp trên.

CÂU 40.Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của HĐND
phải có quá nửa tổng số ĐBHĐND biểu quyết tán thành?
Nhận định SAI vì trong trường hợp bãi nhiệm ĐBHĐND thì phải có ít nhất 2/3
tổng số ĐB biểu quyết tán thành.

CÂU 41.Theo quy định của pháp luật hiện hành, HĐND có quyền bỏ phiếu tín
nhiệm đối với chánh án TAND và viện trưởng VKSND cùng cấp?

Nhận định SAI vì 2 chức danh này ko do Hội Đồng Nhân Dân bầu hoặc phê chuẩn
nên ko đc quyền bỏ phiếu tín nhiệm.

CÂU 42,Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân chỉ
được quyền chất vấn những người do Hội Đồng Nhân Dân bầu?

Nhận định SAI vì ĐBHĐND có quyền chất vấn giám đốc công an, toà án,Kiểm sát
nhân dân cùng cấp.

CÂU 43.Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ tịch UBND nhất thiết phải là
đại biểu Hội Đồng Nhân Dân cùng cấp?

Nhận định ĐÚNG

CÂU 44.Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch uỷ ban nhân dân
(CTUBND) có quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản trái Pháp luật của
Hội đồng nhân dân Cấp dưới trực tiếp?

Nhận định SAI. Vì CTUBND chỉ có Quyền đình chỉ và đồng thời đề nghị HĐND
Cấp trên(UBTVQH đối với cấp tỉnh) bãi bỏ.

CÂU 45.Theo quy định của pháp luật hiện hành,thành viên của UBND gồm
CTUBND,PCTUBND và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp?

Nhận định SAI vì thành viên HĐND gồm: CTUBND, PCTUBND, UVUBND
(điều 119- luật tổ chức HĐND VÀ UBND)

CÂU 46.Theo quy định của pháp luật hiện hành, bộ tư pháp quản lí tòa án nhân
dân đia phương về mặt tổ chức?

Nhận định SAI vì sau năm 2002 thì TAND địa phương chịu sự quản lí của
TANDTC về mọi mặt ->tránh tình trạng hành chính hóa
CÂU 47.Theo quy định của pháp luật hiện hành, VKSND có chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát chung?

Nhận định SAI. Vì sau nghị quyết 51/2001 thì VKSND chỉ còn chức năng công tố
và kiểm sát các hoạt động tư pháp (tố tụng,điều tra,xét xử, thi hành án)

CÂU 48.Theo quy định của pháp luật hiện hành các thẩm phán là thành viên của
Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao (HĐTPTANDTC) do Chánh án toà án
nhân dân tối cao (CATANDTC) đề nghị và Chủ tịch nước bổ nhiệm?

Nhận định SAI vì HĐTPTANDTC do UBTVQH quyết định theo đề nghị của
CATANDTC.

CÂU 49.Theo quy định của PLHH, chánh án TAND là cấp trên của thẩm phán
trong hoạt động xét xử?

Nhận định SAI vì trong hoạt đọng xét xử, thẩm phán hoạt động độc lập về mọi
mặt.

CÂU 50.Theo quy định của PLHH, ủy ban thẩm phán đc thành lập ở các TAND
địa phương?

Nhận định SAI, vì ủy ban thẩm phán chỉ đc thành lập ở cấp tỉnh, tp trực thuộc tw
còn cấp huyện thì ko.

You might also like