Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

Tên học phần

KINH TẾ QUỐC TẾ
(International Economics)
(ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG)

Mã số học phần: TMKQ2231

Bộ môn phụ trách giảng dạy: Kinh tế quốc tế

HÀ NỘI - 2019
Tên học phần: Kinh tế quốc tế
Mã học phần: TMKQ2231
Số tín chỉ: 03
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Kinh tế quốc tế
Viện: Thương mại và Kinh tế quốc tế
Các giảng viên tham gia giảng dạy: GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS. TS. Ngô Thị Tuyết
Mai, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng, TS. Đỗ Thị Hương,
TS. Nguyễn Xuân Hưng

I. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN


- Học phần “Kinh tế quốc tế” giúp học viên hiểu sâu sắc và có hệ thống về tính liên hệ tác
động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, các mối quan hệ kinh tế này
chịu sự tác động của việc điều chỉnh các công cụ chính sách thương mại quốc tế, chính sách
đầu tư quốc tế cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia để vừa nhằm bảo hộ thị
trường trong nước, tranh thủ nguồn vốn và công nghệ tiên tiến nước ngoài, đồng thời đạt được
các mục tiêu cân bằng đối nội và đối ngoại. Các nước đang phát triển muốn tranh thủ được lợi
ích từ thương mại quốc tế để phát triển kinh tế thì cần phải biết vận dụng linh hoạt các lý
thuyết thương mại và đầu tư quốc tế để có chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang
những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, đồng thời có chính sách thu hút đầu tư quốc tế phù
hợp, hiệu quả.
- Học phần này được tổ chức theo 04 chuyên đề. Chuyên đề 1 giúp học viên hệ thống hóa
sự phát triển của các lý thuyết thương mại quốc tế trong việc giải thích thương mại quốc tế;
hiểu rõ bản chất và tác động của các công cụ thuế quan và phi thuế quan của chính sách
thương mại quốc tế; nhận biết được thực tế áp dụng và tác động của các công cụ này đối với
trường hợp nước nhỏ và trường hợp nước lớn; Chuyên đề 2 giúp học viên hiểu rõ vai trò và tác
động của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, và chiều ngược lại trong
trường hợp các nước đang phát triển và các nước phát triển; Luận giải nguyên nhân sâu xa dẫn
đến những vấn đề mà các nước đang phát triển đang gặp phải (vấn đề thương mại quốc tế và
đói nghèo, nợ nước ngoài, bảo hộ…) do các nước này chủ yếu xuất khẩu hàng nguyên liệu, sản
phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp; Chuyên đề 3 giúp học viên hiểu rõ sự khác biệt giữa đầu
tư gián tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài; từ đó có khả năng phân tích thực tế tác
động của di chuyển vốn đầu tư quốc tế và đề xuất được những chiến lược, giải pháp phù hợp,
hiệu quả gắn với phát triển bền vững. Chuyên đề 4 giúp học viên hiểu rõ nội hàm của các chính
sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở và các giải pháp để điều chỉnh, phối hợp các chính
sách này trong nền kinh tế mở để đồng thời đạt được mục tiêu cân bằng đối nội và cân bằng
đối ngoại.
II. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
Sau khi học xong học phần này, học viên có thể:
- Hệ thống hóa được và có kỹ năng phân tích, vận dụng những lý thuyết thương mại quốc
tế trong việc giải thích cơ sở, lợi ích và quy mô thương mại của quốc gia; Hiểu rõ bản chất và
có kỹ năng phân tích được tác động của các công cụ thuế quan và phi thuế quan đến quốc gia
và doanh nghiệp; Từ đó đề xuất được những gợi ý điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế
của Việt Nam phù hợp với những cam kết quốc tế và điều kiện Việt Nam; đồng thời đề xuất
được các giải pháp chính sách hỗ trợ phù hợp để doanh nghiệp tiếp cận được thị trường các đối
tác bạn hàng (đặc biệt vượt qua được các hàng rào thương mại của các nước phát triển).
- Nhận biết rõ vai trò của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế; có
kỹ năng phân tích và đánh giá được tác động của thương mại quốc tế đến tăng trưởng và phát
triển kinh tế; có khả năng đề xuất chính phủ điều chỉnh chính sách khuyến khích xuất khẩu gắn
với phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.
- Hiểu rõ bản chất, động cơ và tác động của di chuyển vốn quốc tế đến nước đi đầu tư và
nước tiếp nhận đầu tư; có kỹ năng phân tích tác động của thu hút đầu tư quốc tế, đặc biệt tác
động của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam trong thời gian qua, để từ đó đề xuất những giải
pháp từ phía nhà nước và từ phía doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa những tác động tích cực
và hạn chế những tác động tiêu cực của thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư này trong thời
gian tới.
- Nắm chắc những kiến thức chuyên sâu và có kỹ năng phân tích các giải pháp chính sách
kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế mở để đạt được đồng thời mục tiêu cân bằng đối nội và
mục tiêu cân bằng đối ngoại; có khả năng đề xuất các giải pháp điều chỉnh chính sách kinh tế
vĩ mô cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam trong từng thời kỳ.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN


1. Phương pháp giảng dạy
- Phương thức tổ chức giảng dạy học phần này bao gồm thuyết giảng kết hợp với trao đổi
ý kiến cá nhân, thảo luận nhóm, phân tích tình huống ở trên lớp; giao cho học viên các chủ đề
để làm các bài tập nhóm, bài tập cá nhân ở (nhà có sự hướng dẫn của giảng viên) và sau đó
từng nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của bài tập nhóm ở trên lớp có sự tham gia trao đổi,
góp ý của các nhóm khác và giảng viên. Bản chất của phương pháp giảng dạy này là dựa trên
nguyên tắc lấy người học làm trung tâm và khuyến khích sự chủ động, tích cực tham gia trao
đổi ý kiến của người học trong quá trình học tập.
Để thực hiện có hiệu quả phương pháp giảng dạy, học viên cần phải tham gia đầy đủ các
giờ trên lớp, hoàn thành các bài tập nhóm và bài tập cá nhân được giao, chủ động và tích cực
tham gia phát biểu, bình luận và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập.
2. Phương tiện giảng dạy:
Phòng học, bảng và bút viết bảng, máy chiếu, máy tính nối mạng, giấy A0, giấy màu các
loại và bút viết giấy (để thảo luận nhóm và phân tích tình huống).
IV. PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Đơn vị: Giờ giảng
ST Tên chuyên đề Kiến thức và kỹ năng Giản Thả Tổng
T g o số
luận
1 Lý thuyết và Hiểu biết sâu và có kỹ năng phân tích, so sánh 9 6 15
công cụ của các lý thuyết thương mại quốc tế; vận dụng các
chính sách lý thuyết để giải thích thương mại quốc tế. Hiểu
thương mại quốc sâu và có kỹ năng phân tích và so sánh tác động
tế của các công cụ thuế quan, phi thuế quan đến
giá cả, sản xuất, tiêu dùng, thu nhập của chính
phủ, xã hội đối với nước nhỏ, nước lớn; Có khả
năng kiến nghị chính phủ điều chỉnh chính sách
thuế quan, phi thuế quan cho phù hợp với các
cam kết quốc tế và điều kiện thực tế Việt Nam.
2 Thương mại Nhận biết rõ và có kỹ năng phân tích, đánh giá 6 3 9
quốc tế và phát được tác động 2 chiều giữa thương mại và phát
triển kinh tế triển kinh tế; đồng thời có khả năng đề xuất
chính phủ điều chỉnh chính sách thương mại
gắn với phát triển bền vững của Việt Nam.
3 Di chuyển vốn Hiểu rõ sự khác biệt giữa đầu tư gián tiếp nước 6 4 10
ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài; có khả
quốc tế và các năng đánh giá và dự báo xu hướng, tác động
công ty đa quốc của di chuyển vốn quốc tế đến nước đi đầu tư
gia và nước tiếp nhận đầu tư; Từ đó, có khả năng
đề xuất được những chiến lược đầu tư quốc tế
và giải pháp chính sách phù hợp, hiệu quả gắn
với phát triển bền vững.
4 Chính sách kinh Cung cấp kiến thức chuyên sâu và kỹ năng phân 6 5 11
tế vĩ mô trong tích các giải pháp chính sách kinh tế vĩ mô,
nền kinh tế mở gồm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và
và hàm ý chính chính sách tỷ giá hối đoái trong một nền kinh tế
sách cho Việt mở để đồng thời đạt được mục tiêu cân bằng
Nam đối nội và đối ngoại.
Tổng số 27 18 45

V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN


- Thang điểm: 10, trong đó:
- Đánh giá quá trình học tập (40%) được dựa vào: Sự tham gia của học viên vào quá trình
học tập trên lớp (10%), bài tập nhóm (20%), bài tập cá nhân (10%)
- Thi hết học phần (60%): Hình thức thi kết hợp giữa trắc nghiệm, bình luận và viết luận.
Tỷ trọng giữa lý thuyết và vận dụng thực tế là 40/60.
V. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

CHUYÊN ĐỀ 1 – LÝ THUYẾT VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI


QUỐC TẾ
A. Mục tiêu của chuyên đề
Cung cấp cho học viên những kiến thức nâng cao và có kỹ năng hệ thống hóa sự phát
triển các lý thuyết thương mại quốc tế. Có khả năng vận dụng các lý thuyết thương mại quốc tế
để giải thích đặc trưng của quan hệ thương mại quốc tế diễn ra trong thực tế. Học viên được
trang bị kiến thức nâng cao và có kỹ năng phân tích, dự báo xu hướng điều chỉnh và đánh giá
được những tác động tích cực và tiêu cực của các công cụ của chính sách thương mại quốc tế
đến giá cả, sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu, nhập khẩu, thu nhập của chính phủ và xã hội trong
trường hợp nước nhỏ và nước lớn. Trên cơ sở những kiến thức nền tảng đó, một mặt, học viên
có khả năng hoạch định chiến lược hoặc kiến nghị chính phủ điều chỉnh sách thương mại quốc
tế cho phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả; mặt khác, học viên có khả năng điều hành hiệu quả các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của chính sách thương
mại trong nước và đối tác trong bối cảnh hội nhập.
B. Nội dung của chuyên đề
1.1. Lý thuyết thương mại quốc tế
1.1.1. Những vấn đề đặt ra của các lý thuyết thương mại quốc tế (giải thích cơ sở, lợi
ích, quy mô và hàm ý chính sách thương mại quốc tế của quốc gia)
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của các lý thuyết thương mại quốc tế (sự ra đời, kế thừa,
phát triển và đánh giá các lý thuyết thương mại quốc tế)
1.1.3. Vận dụng lý thuyết thương mại quốc tế trong thực tiễn (vận dụng các lý thuyết
thương mại quốc tế trong việc giải thích quan hệ thương mại quốc tế trên thế giới
nói chung, trường hợp Việt Nam nói riêng)
1.2. Các công cụ thuế quan
1.2.1. Tác động cân bằng của thuế quan (Sử dụng mô hình phân tích cân bằng cục bộ
và mô hình phân tích cân bằng tổng quát để nhận biết tác động của thuế quan đến
giá cả, người sản xuất, người tiêu dùng, thu nhập của chính phủ và xã hội)
1.2.2. Phân biệt sự khác nhau giữa tác động của thuế quan đối với nước nhỏ và đối với
nước lớn (rút ra những kết luận đánh giá về sự khác biệt và ý nghĩa của việc sử
dụng công cụ thuế quan đối với nước nhỏ và nước lớn)
1.2.3. Các loại thuế và các mức thuế trong thương mại quốc tế (thuế phi tối huệ quốc,
thuế tối huệ quốc, thuế quan ưu đãi phổ cập, thuế quan trong hiệp định thương
mại tự do,…)
1.2. Các công cụ phi thuế quan
1.2.1. Phân biệt sự khác nhau giữa tác động của hạn ngạch nhập khẩu đối với nước nhỏ
và đối với nước lớn (Sử dụng mô hình để thấy rõ tác động của hạn ngạch nhập
khẩu đến giá cả, người sản xuất, người tiêu dùng, thu nhập của chính phủ và xã
hội đối với nước nhỏ và nước lớn)
1.2.2. Phân biệt sự khác nhau giữa tác động của trợ cấp xuất khẩu đối với nước nhỏ và
nước lớn (Sử dụng mô hình để thấy rõ tác động của trợ cấp xuất khẩu đến giá cả,
người sản xuất, người tiêu dùng, khoản chi trợ cấp của chính phủ, xã hội)
1.2.3. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (bản chất, tác động của biện pháp này đối với
nước nhập khẩu, nước xuất khẩu và thực tiễn áp dụng)
1.2.4. Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật (Cơ sở áp dụng, mục đích, hình thức biểu
hiện, tác động, thực tiễn và xu hướng áp dụng trên thế giới)
1.2.5. Những biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp xuất khẩu (Cơ sở áp dụng,
mục đích, hình thức biểu hiện, tác động, thực tiễn và xu hướng áp dụng trên thế
giới)
1.2.6. Những quy định về mua sắm của chính phủ (Cơ sở áp dụng, mục đích, hình thức
biểu hiện, tác động, thực tiễn và xu hướng áp dụng trên thế giới)
1.2.7. Những công cụ bảo hộ phi thuế quan khác (Cơ sở áp dụng, mục đích, hình thức
biểu hiện, tác động, thực tiễn và xu hướng áp dụng trên thế giới)
1.3. Khía cạnh kinh tế chính trị của chủ nghĩa bảo hộ
(Những quan điểm này xuất phát từ lợi ích kinh tế của mỗi quốc gia, có tính đến điều kiện
thương mại năng động ngày nay)
1.3.1. Cải thiện điều kiện thương mại
1.3.2. Gia tăng thu nhập của chính phủ
1.3.3. Thúc đẩy sản xuất và tạo công ăn việc làm
1.3.4. Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ
1.3.5. Thực hiện biện pháp trả đũa
1.3.6. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và các vấn đề khác
1.4. Xu hướng áp dụng các công cụ thuế quan và phi thuế quan trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Thực tế áp dụng và xu hướng điều chỉnh các công cụ thuế quan và phi thuế quan
trên thế giới (nhấn mạnh xu hướng gia tăng áp dụng các công cụ bảo hộ mới như
thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp xuất khẩu,…)
1.4.2. Thực tế áp dụng và xu hướng điều chỉnh các công cụ thuế quan và phi thuế quan
của Việt Nam (quá trình điều chỉnh theo từng giai đoạn, theo ngành gắn với lộ
trình thực hiện các cam kết quốc tế)
C. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
- Dominick Salvator (2016), International Economics, 12th Edition, John Wiley & Son,
INC.
- GS.TS. Đỗ Đức Bình & PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai (2019), Giáo trình Kinh tế
quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
- Paul R.Krugman, Maurice Obstfeld, Marc Melitz (2018). International Economics:
Theory and Policy, 11th edition, Prentice Hall.
- PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai và TS. Đỗ Thị Hương (Đồng chủ biên) (2019), Giáo
trình Chính sách kinh tế đối ngoại, NXB ĐHKTQD, Hà Nội
- World Trade Organization (2013), Trade Policy Review, Reported by the Secretariat,
Vietnam, https://www.wto.org/english/tratop_e/tpr_e/s287_e.pdf
- World Trade Organization (2018), World Trade Report 2018
- World Trade Organization, World Trade Report các năm từ năm 2010 đến năm 2017.
D. Vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận cho chuyên đề:
- So sánh lý thuyết lợi thế so sánh và lý thuyết H-O? Lý thuyết nào tỏ rõ ưu việt hơn
trong việc giải thích thương mại quốc tế của Việt Nam?
- So sánh tác động của thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu đối với nước nhỏ?
Công cụ bảo hộ nào có hiệu lực hơn và giải thích tại sao?
- So sánh tác động hạn ngạch nhập khẩu đối với nước nhỏ và nước lớn? Công cụ bảo
hộ nào có hiệu lực hơn và giải thích tại sao?
- So sánh tác động của trợ cấp xuất khẩu đối với nước nhỏ và nước lớn? Cho biết thực
tế áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản trên thế giới và tác động đến các
doanh nghiệp Việt Nam?
- Cần phải có những giải pháp gì để hàng hóa Việt Nam có thể vượt qua được các rào
cản kỹ thuật trong thương mại của các nước phát triển? Lấy ví dụ cụ thể về một
ngành hàng để phân tích?
- Theo Anh/Chị, việc áp dụng các công cụ bảo hộ phi thuế quan có thể phù hợp trong
trường hợp nào? Liên hệ thực tiễn Việt Nam?
- Bình luận câu sau: “Trong bối cảnh hiện nay, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
ngày càng được các nước phát triển sử dụng như những công cụ hữu hiệu để bảo hộ
cho sản xuất trong nước”.

CHUYÊN ĐỀ 2: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ


A. Mục tiêu của chuyên đề:
Sau khi nghiên cứu xong chuyên đề này, học viên có thể:
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng, phát triển kinh tế
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa điều kiện thương mại và xuất khẩu không ổn định và tăng
trưởng kinh tế
- Nhận biết được sự khác nhau giữa chính sách thay thế nhập khẩu với chính sách thúc
đẩy xuất khẩu
- Phát hiện ra những vấn đề hiện tại mà các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt
B. Nội dung của chuyên đề:
2.1. Tầm quan trọng của thương mại quốc tế với phát triển kinh tế
2.1.1. Học thuyết thương mại và tăng trưởng, phát triển kinh tế (Các học thuyết thương
mại truyền thống được xem xét ở trạng thái tĩnh, không giải thích được tiến trình
phát triển kinh tế của các nước đang phát triển)
2.1.2. Thương mại quốc tế là động lực của tăng trưởng kinh tế (Xem xét thương mại
quốc tế có thực sự là động lực của tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang
phát triển và các nước phát triển không)
2.1.3. Đóng góp của thương mại đối với phát triển kinh tế (Giải thích tại sao thương
mại quốc tế chưa thực sự được xem như là động lực phát triển kinh tế cho các
quốc gia đang phát triển ngày nay mặc dù thương mại quốc tế vẫn đóng vai trò
rất quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia)
2.1.4. Thương mại quốc tế và học thuyết tăng trưởng nội sinh (Giải thích mối quan hệ
thuận chiều giữa thương mại quốc tế và phát triển kinh tế trong dài hạn. Việc cắt
giảm các hàng rào thương mại sẽ thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng và phát triển kinh tế
trong dài hạn).
2.2. Xuất khẩu không ổn định với phát triển kinh tế
2.2.1. Xu hướng vận động của giá cả các mặt hàng nguyên liệu (Nghiên cứu thực tiễn
cho thấy giá cả của mặt hàng nguyên liệu, sơ chế không ổn định và có xu hướng
giảm trong tương quan với giá cả các mặt hàng chế biến. Do đó, triển vọng xuất
khẩu và thu nhập từ xuất khẩu các mặt hàng này- chủ yếu là các nước kém phát
triển và đang phát triển trở nên xấu đi)
2.2.2. Các thỏa thuận hàng hóa quốc tế (Để khắc phục sự suy giảm của điều kiện
thương mại, các nước đang phát triển có thể tham gia vào các thỏa thuận quốc tế
về hàng hóa nhằm ngăn chặn sự sụt giá hàng nguyên liệu, sơ chế. Tuy nhiên, các
biện pháp này cũng rất hạn chế.)
2.2.3. Các chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và chiến lược công nghiệp
hóa hướng về xuất khẩu (Phân biệt được nội dung và những điểm mạnh, điểm
yếu của các chiến lược này đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia)
2.3. Những vấn đề hiện tại mà các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt
2.3.1. Vấn đề nghèo đói của các quốc gia đang phát triển (Nghiên cứu thực tiễn nghèo
đói của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia ở sub-Saharan
Africa; Liên hệ thực tiễn vấn đề nghèo đói ở Việt Nam)
2.3.2. Vấn đề nợ nước ngoài của các quốc gia đang phát triển (Nghiên cứu thực tiễn
vấn đề nợ nước ngoài không ổn định ở nhiều quốc gia kém phát triển, đặc biệt là
các quốc gia ở sub-Saharan Africa; Liên hệ thực tiễn nợ nước ngoài của Việt
Nam)
2.3.3. Vấn đề thương mại của các quốc gia đang phát triển (Nghiên cứu thực tiễn bảo
hộ thương mại của các quốc gia phát triển ngăn cản hàng hóa xuất khẩu từ các
quốc gia đang phát triển – Liên hệ thực tiễn chính sách bảo hộ thương mại của
Việt Nam)
C. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
- Dominick Salvator (2016), International Economics, 12th Edition, John Wiley & Son,
INC.
- Paul R.Krugman, Maurice Obstfeld, Marc Melitz (2018). International Economics:
Theory and Policy, 11th edition, Prentice Hall.
- GS.TS. Đỗ Đức Bình và PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai (Đồng chủ biên), (2019), Giáo
trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
- PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai và TS. Đỗ Thị Hương (Đồng chủ biên) (2019), Giáo
trình Chính sách kinh tế đối ngoại, NXB ĐHKTQD, Hà Nội
D. Vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận cho chuyên đề:
- Phân tích vai trò của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế của các nước
đang phát triển?
- Xu thế vận động của giá cả các mặt hàng sơ chế có ảnh hưởng như thế nào đến
thương mại quốc tế của các nước đang phát triển?
- Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
và chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu? Liên hệ thực tiễn Việt Nam?
- Phân tích những vấn đề chính mà các quốc gia đang phát triển đang gặp phải ngày
nay và chỉ rõ nguyên nhân tại sao? Liên hệ thực tiễn Việt Nam?
CHUYÊN ĐỀ 3 –DI CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ VÀ CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
A. Mục tiêu của chuyên đề:
Sau khi nghiên cứu xong chuyên đề này, học viên có thể:
- Hiểu rõ sự khác biệt và xu hướng di chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián
tiếp nước ngoài
- Hiểu được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các công ty đa quốc gia đối với
nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
- Học viên có thể vận dụng những kiến thức đã học để phân tích và đánh giá tác động của
đầu tư gián tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến Việt Nam xét giác độ
quốc gia, ngành và doanh nghiệp trong thời gian qua và đề xuất chiến lược, giải pháp,
kiến nghị phù hợp, hiệu quả gắn với phát triển bền vững.
B. Nội dung của chuyên đề:
3.1. Quan niệm và các hình thức di chuyển vốn quốc tế
3.3.1. Quan niệm về di chuyển vốn quốc tế (các quan niệm khác nhau về vốn quốc tế
3.3.2. Các hình thức di chuyển vốn quốc tế (di chuyển theo hình thức chính thức, phi
chính thức; ngắn hạn, dài hạn; trực tiếp, gián tiếp)
3.2. Động lực của di chuyển vốn quốc tế
3.2.1. Động lực của di chuyển vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
3.2.2. Động lực của di chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dựa trên các lý thuyết về
đầu tư quốc tế để giải thích, như lý thuyết chiết trung, lý thuyết nội bộ hóa thị
trường, lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm,…)
3.3. Tác động của di chuyển quốc tế về vốn đầu tư
3.3.1. Tác động đến nước đi đầu tư (bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực,
trong ngắn hạn, dài hạn)
3.3.2. Tác động đến nước tiếp nhận vốn đầu tư (bao gồm cả những tác động tích cực và
tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường; tác động đến quốc gia, ngành và doanh
nghiệp)
3.4. Xu hướng di chuyển vốn quốc tế
3.4.1. Xu hướng di chuyển vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (xu hướng di chuyển vốn
đầu tư qua các giai đoạn, giữa các nhóm nước và các khu vực)
3.4.2. Xu hướng di chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (xu hướng di chuyển vốn
đầu tư qua các giai đoạn, giữa các nhóm nước và các khu vực.
3.5. Các công ty đa quốc gia
3.5.1. Những vấn đề phát sinh bởi các công ty đa quốc gia tại nước đi đầu tư (Hoạt động
của các công ty đa quốc gia ở nước ngoài có thể dẫn đến giảm việc làm trong
nước, thất thoát công nghệ tiên tiến, …)
3.5.2. Những vấn đề phát sinh bởi các công ty đa quốc gia tại nước tiếp nhận đầu tư
(Nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp trong nước, có thể tạo ra sự phụ thuộc về
công nghệ nước ngoài, khai thác cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường,
thay đổi thị hiếu người tiêu dùng trong nước,…)

C. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:

- Dominick Salvator (2016), International Economics, 12th Edition, John Wiley & Son,
INC.
- Paul R.Krugman, Maurice Obstfeld, Marc Melitz (2018). International Economics:
Theory and Policy, 11th edition, Prentice Hall.
- GS.TS. Đỗ Đức Bình và PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai (Đồng chủ biên), (2019), Giáo
trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
- PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai và TS. Đỗ Thị Hương (Đồng chủ biên), (2019), Giáo
trinh Chính sách kinh tế đối ngoại, NXB ĐHKTQD, Hà Nội.

D. Vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận cho chuyên đề:


- So sánh hai loại hình đầu tư gián tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài và ý
nghĩa của sự phân biệt này?
- Anh/Chị cho biết Việt Nam cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm gì trong công
tác quản lý đầu tư nước ngoài trong thời gian qua?
- Theo Anh/Chị, cần phải có những giải pháp gì từ phía Chính phủ, doanh nghiệp để
tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các công ty đa quốc
gia?
- Bình luận câu sau đây “Trong điều kiện hiện nay, Chính phủ Việt Nam không nên
khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vì bản thân Việt Nam đang rất cần vốn
để hoàn thành chương trình công nghiệp hóa đất nước đến năm 2020”
CHUYÊN ĐỀ 4 - CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
A. Mục tiêu của chuyên đề
Giúp cho học viên hiểu được nội hàm của chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế
mở- bao gồm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái; có kỹ
năng phân tích và đánh giá tác động của các chính sách, để từ đó đề xuất các giải pháp để
đạt được đồng thời mục tiêu cân bằng đối nội và đối ngoại xem xét dưới các chế độ tỷ giá
hối đoái khác nhau.
B. Nội dung của chuyên đề
4.1. Cơ chế điều chỉnh tự động cán cân thanh toán quốc tế
4.1.1. Nội dung của cơ chế điều chỉnh tự động cán cân thanh toán quốc tế (Thông qua
cơ chế điều chỉnh tự động, mức thặng dư hay thâm hụt cán của cán cân thanh toán
quốc tế có thể được điều chỉnh do những biến động về giá cả, thu nhập và lãi suất)
4.1.2. Những điểm hạn chế của cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế (Cơ chế
điều chỉnh tự động cán cân thanh toán quốc tế có nhiều điểm hạn chế do những sự
biến động thất thường của tỷ giá hối đoái, thu nhập và lãi suất làm giảm bớt tính
hiệu quả của sự điều chỉnh)
4.2. Các mục tiêu kinh tế và các công cụ để đạt tới mục tiêu của quốc gia
4.2.1. Cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại (Các quốc gia thường áp dụng các chính
sách điều chỉnh thay thế cơ chế điều chỉnh tự động để khắc phục những hạn chế
của cơ chế điều chỉnh tự động cán cân thanh toán, đồng thời đạt được các mục
tiêu kinh tế quan trọng của quốc gia)
4.2.2. Chính sách thay đổi chi tiêu (Giải thích nội hàm của chính sách thay đổi chi tiêu)
4.2.3. Chính sách chuyển dịch chi tiêu (Giải thích nội hàm của chính sách chuyển dịch
chi tiêu)
4.3. Kết hợp các chính sách để đạt được cân bằng đối nội và đối ngoại
4.3.1. Mô hình Salter – Swan (Minh họa sự kết hợp chính sách thay đổi chi tiêu và
chuyển dịch chi tiêu nhằm đồng thời đạt tới cân bằng đối nội và cân bằng đối
ngoại với các giả định khác nhau)
4.3.2. Mô hình Mundel – Fleming (Minh họa sự kết hợp chính sách thay đổi chi tiêu và
chuyển dịch chi tiêu nhằm đồng thời đạt tới cân bằng đối nội và cân bằng đối
ngoại với các giả định khác nhau).
4.4. Kết hợp các chính sách tài khóa và tiền tệ để cân bằng trong nền kinh tế mở
4.4.1. Cân bằng đối nội và đối ngoại: Trường hợp tỷ giá hối đoái cố định (Sử dụng mô
hình để minh họa cho trường hợp sử dụng các chính sách điều chỉnh để lập lại cân
bằng đối nội và đối ngoại trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định
4.4.2. Cân bằng đối nội và đối ngoại: Trường hợp tỷ giá hối đoái thả nổi (Sử dụng mô
hình để minh họa cho trường hợp sử dụng các chính sách điều chỉnh để lập lại cân
bằng đối nội và đối ngoại trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi)
4.4.3. Các chính sách điều chỉnh trong điều kiện di chuyển vốn hoàn hảo (Sử dụng mô
hình để minh họa cho trường hợp sử dụng các chính sách điều chỉnh để lập lại cân
bằng đối nội và đối ngoại dưới các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau và trong điều
kiện di chuyển vốn hoàn hảo)
4.4.4. Vấn đề phân công chính sách trong mô hình Mundell-Fleming (Gắn mỗi một
công cụ chính sách cụ thể với một mục tiêu cụ thể và phải trải qua quá trình điều
chỉnh cho đến khi đồng thời đạt tới cả hai mục tiêu cân bằng đối nội và cân bằng
đối ngoại)

C. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
- Dominick Salvator (2016), International Economics, 12th Edition, John Wiley & Son,
INC.
- Paul R.Krugman, Maurice Obstfeld, Marc Melitz (2018). International Economics:
Theory and Policy, 11th edition, Prentice Hall.
- GS.TS. Đỗ Đức Bình và PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai (Đồng chủ biên) (2019), Giáo
trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
- PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai và TS. Đỗ Thị Hương (Đồng chủ biên) (2019), Giáo
trình Chính sách kinh tế đối ngoại, NXB ĐHKTQD, Hà Nội
D. Vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận cho chuyên đề:
- Hiểu thế nào về cơ chế điều chỉnh tự động cán cân thanh toán quốc tế và những hạn
chế của cơ chế đó?
- Tại sao các chính phủ thường chủ động thực hiện các chính sách điều chỉnh nhằm thủ
tiêu mất cân đối trong cán cân thanh toán?
- Phân tích và đánh giá tác động của chính sách thay đổi chi tiêu và chính sách chuyển
dịch chi tiêu? Liên hệ thực tiễn Việt Nam?
- Tại sao phải có sự kết hợp cả hai chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mới đạt
được đồng thời cân bằng trong cả hai cán cân đối nội và cán cân đối ngoại?
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2019
TRƯỞNG BỘ MÔN HIỆU TRƯỞNG

TS. ĐỖ THỊ HƯƠNG PGS.TS PHẠM HỒNG


CHƯƠNG
PHỤ LỤC
NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ GIẢNG DẠY Ở ĐẠI HỌC
Học phần Kinh tế quốc tế (3TC)

Chương 1: Tổng quan về nền kinh tế thế giới và giới thiệu môn học kinh tế quốc tế
(Bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới; các quan hệ kinh tế quốc tế; khả năng và điều kiện phát triển
kinh tế đối ngoại của Việt Nam; giới thiệu môn học kinh tế quốc tế)
Chương 2: Hội nhập kinh tế quốc tế
(Khái niệm, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế; một số tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực tiêu biểu;
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam)
Chương 3: Thương mại quốc tế
(Khái niệm, nội dung, chức năng, đặc điểm của thương mại quốc tế; một số lý thuyết thương mại quốc
tế, chính sách thương mại quốc tế trong trường hợp nước nhỏ) và tình hình ngoại thương của Việt
Nam)
Chương 4: Đầu tư quốc tế và di chuyển lao động quốc tế
(Đầu tư quốc tế: Khái niệm, bản chất, đặc điểm, tác động, một số vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam; Di chuyển lao động quốc tế: Khái niệm, nguyên nhân, xu hướng di chuyển
lao động quốc tế, tác động của di chuyển lao động quốc tế, tình hình xuất khẩu lao động của Việt
Nam)
Chương 5: Cán cân thanh toán và thị trường tiền tệ quốc tế
(Cán cân thanh toán quốc tế: Khái niệm, các bộ phận cấu thành, cân đối cán cân thanh toán quốc tế,
các biện pháp giải quyết tình trạng mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế; Thị trường ngoại hối:
Khái niệm, đặc điểm, chức năng, thành viên, các nghiệp vụ kinh doanh; tỷ giá hối đoái: Khái niệm,
phân loại, các nhân tố ảnh hưởng, các chế độ tỷ giá, ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu tỷ
giá hối đoái; Hệ thống tiền tệ quốc tế: Quá trình hình thành và phát triển, vai trò của vàng trong hệ
thống tiền tệ quốc tế, đồng tiền tự do chuyển đổi và ngoại tệ mạnh, vai trò của IMF).

You might also like