Quá Trình Sáng Tác 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC

- Đây là một trạng thái tâm lí – thẩm mĩ phong phú và phức tạp, quá trình
sáng tạo nghệ thuật đã chuyển tất cả những rung động, nhận thức, tư tưởng,
tình cảm của con người về đời sống trở thành những hình tượng nghệ thuật.
Tác phẩm văn học ra đời là kết quả của một hoạt động tâm lý căng thẳng của
người nghệ sĩ, trong đó có sự đan xen, hòa lẫn của rất nhiều trạng thái tâm lý,
từ ấn tượng tới cảm xúc, từ vô thức tới ý thức, từ linh cảm tới tư duy logic, từ
tưởng tượng tới suy nghĩ. Hiểu được quá trình này cũng là góp phần nắm bắt
cơ chế sáng tạo nghệ thuật và công việc lao động nghệ thuật dù thầm lặng
song cũng đầy gian nan, vất vả trong một niềm say mê vô tận của nhà văn.
- "Khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại
miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn
bút đều như có đóng một dấu triện riêng” (Anh Đức). Người nghệ sĩ trong
hành trình sáng tạo phải là người trinh sát, với chiếc cần ăng ten nhanh nhạy
để nhận mọi tín hiệu, mọi làn sóng; phải biết tổng hợp, đánh giá, phân tích để
phát đi một tiếng nói duy nhất, đúng đắn, sâu sắc, khiến bạn đọc ám ảnh,
sửng sốt, ngỡ ngàng. Anh phải mở hồn ra để đón lấy vang động của cuộc đời,
phải hòa mình với cuộc sống nhân dân để cảm nhận nỗi khổ, niềm vui, để
thấu hiểu lẽ đời. Mỗi bài thơ, câu văn phải là kết quả của quá trình trải
nghiệm, sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau khi đã công phu chọn lựa và
nhào nặn chất liệu hiện thực. Do vậy, khi một nhà văn mới xuất hiện, câu hỏi
của chúng ta về anh ta là: Anh ta là con người như thế nào? Liệu anh ta có thể
đem lại điều gì mới mẻ trong cách nhìn cuộc sống? Hay anh ta lại tiếp bước
lối mòn của người khác, trở thành bản sao vô hồn không chút khác biệt?
- Cái gốc rễ của văn chương nói chung, tác phẩm nói riêng là tình cảm của
chủ thể sáng tác. Người nghệ sĩ phải biết rung cảm trước hiện thực của đờii
sống thì mới sáng tạo nên nghệ thuật. Cái kị nhất của văn học chính là chất
máu cá của chủ thể sáng tác. Không hòa mình vào cuộc sống của nhân dân thì
tác giả khó có thể viết nên được tác phẩm hay và đặc sắc. Nếu không, tác
phẩm sẽ chỉ là con chữ vô hồn, vô cảm, không thể cảm hóa được bạn đọc.
I. Từ rung động đến sáng tạo
1. Động cơ sáng tạo
- Có rất nhiều cách giải thích về động cơ như là nguồn gốc của sáng tạo nghệ
thuật, như:
 Thuyết bản năng bắt chước (Arixtốt).
 Thuyết trò chơi (Spencer).
 Thuyết ma thuật tôn giáo (Reinach).
 Thuyết lao động (Plêkhanốp).
 Thuyết bản năng tính dục (Phơrớt)...
- Còn có người cho rằng, nghệ thuật nảy sinh trong sự đan chéo, tổng hợp của
rất nhiều chức năng đời sống như lao động, chiến đấu, tình yêu, tính dục, bảo
tồn kí ức, truyền đạt thông tin, ma thuật (Hirn).
- Chính vì vậy mà nghệ thuật luôn đa dạng về nội dung, bản chất, chức năng
chứ không bao giờ giản đơn duy nhất. Tất cả các quan điểm trên đều có tính
thuyết phục nhất định.
=> Ở đây, chúng tôi xin lưu ý về động cơ sáng tạo ở góc độ chủ thể.
1.1. Nhu cầu giải thoát nội tâm
- Trong vô vàn mối quan hệ của con người đối với hiện thực, tác động của thế
giới bên ngoài thường để lại những dấu ấn về xúc cảm, và suy nghĩ, tình cảm
và nhận thức trong đời sống tinh thần.
+ Có những ấn tượng đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ và lâu bền, mang đậm tính
cảm xúc, được gọi là những ấn tượng - nhận thức - xúc cảm.
+ Tất cả những ấn tượng đó đã góp phần tạo nên những khát khao và mơ ước,
nghĩ suy, vui buồn, hạnh phúc và khổ đau...
+ Những trải nghiệm tâm tư ấy khi dồn nén, chất chứa đến một mức độ nào
đấy cần được bộc lộ.
+ Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười, đó là sự giải thoát những xúc cảm dồn
nén rất tự nhiên của con người.
- Như mọi người bình thường khác, nghệ sĩ cũng có nhu cầu giải thoát nội
tâm để bộc lộ những ấn tượng, cảm xúc về thế giới.
+ Do bản chất nhạy cảm, dễ rung động, kho tích luỹ về ấn tượng mĩ cảm của
nghệ sĩ thường rất phong phú, sâu nặng, chứa tính xúc cảm cao.
 Có ấn tượng về kí ức tuổi thơ: điệu hò quê mẹ (Tố Hữu), câu quan họ,
ngã ba làng, hương sen mùa hạ, dòng sông quê hương (Tế Hanh), gốc
nhãn bên vườn (Chế Lan Viên),…
 Có những ấn tượng về thiên nhiên, bốn mùa: tầng mây xanh ngắt (Nguyễn
Khuyến), sen cuối hạ (Thâm Tâm), hương cốm mùa thu (Nguyễn Đình
Thi),…
 Có ấn tượng về con người vá các quan hệ xã hội: nỗi lòng chim phụ đối
với Đặng Trần Côn, số phận người con gái tài hoa bạc mệnh Tiểu Thanh
trong lòng Nguyễn Du
 Có tâm sự cá nhân: Lá ngô lay ở bờ sông, Bờ sông vẫn gió người không
thấy về (Trúc Thông), Mẹ ta không có yếm đào, Nón mê thay nón quai
thao đội đầu (Nguyễn Duy), tấc lòng quặn đau vì lâu không về thăm mồ
mả ông bà (Nguyễn Trãi),…
 Có những khát khao cháy bỏng của thời đại: Tuổi hai mươi khi hướng đời
đã thấy, Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường (Bùi Minh Quốc), niềm hoài
vọng cõi xưa qua những thăng trầm thế sự (Bà Huyện Quan Thanh), ý chí
tự hào, kiêu hãnh về con người Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước (Tố
Hữu),…
+ Những ấn tượng - xúc cảm này nhiều khi sâu nặng đến nỗi Pautốpxki gọi là
“những vết khắc trong tim” (Bông Hồng Vàng), làm tâm hồn xao động mạnh
mẽ mà Huy Cận gọi là những “nỗi niềm ùn ùn giữa ngực, rạo rực tâm hồn”.
+ Gánh nặng của những xúc cảm ấy cần phải được bộc lộ, được “giải toả cảm
xúc” (Phơrớt), được “giải phóng năng lượng” (Vưgốtxki), được “giải thoát
nội tâm” (Arnauđốp).
 Nguyên Hồng từng nói: “Những cái tôi viết là những cái yêu thương nhất
của tôi, những ước mong nhức nhối nhất của tôi”.
 Đỗ Chu cũng bộc bạch “Do quá yêu một khung cảnh sông nước mà tôi
thấy cần phải viết một cái gì để đền đáp” (Các nhà văn nói về văn).
 Nguyễn Đình Thi viết Vỡ bờ đã thổ lộ: “Nhớ lại những anh em sống với
tôi cùng đơn vị, vui buồn có nhau, anh em đã kể cho tôi bao nhiêu là
chuyện đời của anh em, nhưng đến nay, kẻ còn người đã khuất, mà tôi
viết về chuyện anh em chưa thành, tôi thấy như mình đã mang một món
nợ. Lòng tôi canh cánh, vương vấn.”
+ Sáng tạo nghệ thuật lúc này trở nên một nhu cầu mãnh liệt, là một phương
tiện mạnh mẽ để giải thoát những xúc cảm bị ghìm nén.
 Pautốpxki đã nói về sự ra đời của tiểu thuyết Kara Bugaz của mình là do
ấn tượng về sự tàn phá của sa mạc, của gió nóng. Lòng xúc động vì mảnh
đất quê hương bị hủy hoại và cả niềm vui trước vẻ đẹp quê hương “hợp
với nhau thành một quyết định: viết, viết và viết” (Bông hồng vàng).
+ Nhu cầu giải thoát ấy mạnh mẽ đến nỗi không được giải thoát, thậm chí thể
xác người nghệ sĩ có thể rơi vào trạng thái “đe dọa tiêu diệt”.
 Gớt đã phát biểu rằng, nếu không được thổ lộ nỗi đau thất tình của mình
bằng tác phẩm Nỗi buồn của chàng Vécto thì ông có thể sẽ chết.
 Theo Hépben, thi sĩ chỉ được quyền làm thơ khi anh ta bị chìm ngập trong
cái tình cảm đang đe dọa tiêu diệt anh ta nếu nó không được bộc lộ ra.
 Một nahf thơ khác cũng nói: Khi viết, ta cảm thấy được giải thoát, dù chỉ
trong phút chốc, cảm giác này cũng cần thiết để quân bình con người
mình.
=> Như vậy, đối với người nghệ sĩ nghệ thuật sẽ góp phần làm giảm nhẹ gánh
nặng của những xúc cảm dồn chứa trong tâm trí.
- Nhu cầu giải thoát và bộc lộ tình cảm chính là như cầu thôi thúc đầu tiên
của quá trình sáng tạo.
 Arixtot cho rằng: Văn nghệ có khả năng thanh lọc và tĩnh hóa tình cảm,
và khi mô phỏng đời sống (dùng những hình thức đời sống) để dieenx tả
điều mình muốn nói thì chính là những hình thức ấy sẽ làm vui thích, làm
thỏa mãn nhu cầu nội tâm.
 Hêghen giải thích nhu cầu đó dựa trên bản chất sâu xa của con người. Con
người là một thực thể biết tư duy, biết nhận thức nên luôn có khao khát
bộc lộ mình. Đó là niềm khao khát sản sinh ra từ chính mình, ở trong
những cái mình nghe và thấy, để lại dấu ấn tinh thần chính mình trên đối
tượng bên ngoài. Tác phầm nghệ thuật do đó sẽ là sự nhân đôi mình lên,
làm cho cái tồn tại ở trong nội tâm biến thành trực quan để mình và cả
người khác chiêm ngưỡng. Điều đó giúp thỏa mãn niềm khao khát thể
hiện mình.
 J. P. Sartre cũng có ý kiến tương tự: “Một trong những động lực của sáng
tạo nhà thơ chắc chắn là cái nhu cầu tự cảm thấy mình có vai trò cốt yếu
đối với thể gưới trong việc sắp xếp, sáng tạo lại thế giới”.
 Mĩ học phương Đông cũng giải thích động lực đầu tiên của quá trình sáng
tạo là bắt nguồn từ nhu cầu thể hiện con người trong mối quan hệ với đời
sống: “Phàm âm nổi lên, là từ lòng người sinh ra. Lòng người động là do
sự vật gây ra. Nhạc là do âm sinh ra, gốc của nó là chỗ lòng người cảm
động từ sự vật vậy” (Công Tôn Ni Tử - Nhạc kí). Nhạc sinh ra từ tình cảm
con người mà tình cảm con người do sự vật khách quan gây ra.
- Nghệ thuật là thể hiện những xúc cảm trước cảnh, tình, đời, từ những thứ
xung động thôi thúc không thể dừng được: “Núi sống diễm lệ, phong tực
thuần phác, dấu tích của các bậc hiền nhân, tai mắt được tiếp xúc, cmar nhiễm
chứ chất vào tong lòng, phát ra ở chỗ ngâm vịnh” (Tô Đông Pha - Nam hành
tiền tập tự).
- Khi những ấn tượng - nhận thức - xúc cảm với rất nhiều cung bậc: nỗi buồn
về cái đẹp bị tàn phai, niềm đau số phận, sự cắn rứt lương tri, nỗi u uất về thế
sự, niềm tự ào vẻ đẹp thiên nhiên, con người,… được dồn chứa, đến một mức
độ nào đó, chúng luôn có xu hướng khách thể hóa, trở thành một đối tượng
độc lập, khách quan bên ngoài chủ thể để thể hiện quan niệm, tình cảm của
người sáng tác bởi “Quá trình sáng tạo chính là quá trình hình thành tích cực
những hình thức mang ấn tượng tình cảm”. Sự cố gắng bày tỏ tinh thần bằng
một khách thể thẩm mĩ bên ngoài mình để giải thoát và bộc lộ tình cảm chính
là con đường sáng tạo nghệ thuật.
1.2. Nhu cầu khẳng định và bộc lộ cá tính
- Thực chất, việc thổ lộ cảm xúc và nhận thức thuộc về bản chất sâu xa của
con người.
+ Con người vốn là một thực thể biết tư duy, biết nhận thức, nên luôn có khao
khát bộc lộ mình. Đó là niềm khao khát sản sinh ra chính mình, ở trong
những cái mình nghe và thấy, để lại dấu ấn tinh thần của chính mình trên đối
tượng bên ngoài.
+ Tác phẩm nghệ thuật, do đó sẽ là sự nhân đôi mình lên, làm cho cái tồn tại
trong nội tâm biến thành trực quan để mình và người khác chiêm ngưỡng.
 Con người, như Hêghen nói, luôn có nhu cầu sáng tạo, bộc lộ mình, “nhân
đôi mình lên” trong thế giới. Đây là một nhu cầu mang bản chất người.
 Bình luận về một bức tranh trên đá, xuất hiện cách đây hàng vạn năm, trên
đó, đục một bàn tay con người, Kennetth Ađam viết: “Khi con người đầu
tiên để lại một dấu ấn về bàn tay xoè ra của mình trên bức tường đá đen
sẫm, anh ta đã làm một công việc có cân nhắc là đánh dấu sự hiện diện
của mình vào thế giới xung quanh mình.
=> Câu chuyện nghệ thuật cũng là sự mở rộng câu chuyện con người tiếp tục
nghiên cứu những dấu hiệu có ý nghĩa về hình thể, âm thanh, từ ngữ, bức
tranh, vận động múa, để có thể diễn tả một cách hùng hồn những kinh nghiệm
của mình về thế giới bên trong và bên ngoài, và thậm chí còn phóng đại sự
vĩnh cửu của những kinh nghiệm đó”.
- Như vậy, nghệ thuật từ khởi nguyên của nó cho đến tận bây giờ, chính là sự
trình bày kinh nghiệm của cái tôi chính mình về thế giới xung quanh.
+ Niềm khao khát sáng tạo chính là niềm khao khát bộc lộ mình.
+ Tác phẩm nghệ thuật, là biểu hiện của giá trị con người phản ánh qua diện
mạo sáng tạo của mình bởi “Nghệ thuật là sự khách quan hóa cảm giác và là
sự chủ thể hóa tự nhiên”, là “con đường cá nhân hóa hiện thực”.
+ Khi con người gửi gắm những ý tưởng và nguyện vọng mà mình cho là
đẹp, là thật, thì cuộc theo đuổi cái đẹp, cái thật đó chính là con đường đi tìm
bản sắc riêng của tác phẩm và cũng là con đường đi tìm và khẳng định bản
ngã của mình, khẳng định một cái tôi cá tính.
=> Con đường đó thật dài lâu và vô hạn đối với mỗi cá thể và nhân loại.
1.3. Nhu cầu đồng cảm, chia sẻ
- Bên nhu cầu tự biểu hiện, con người chỉ trở thành nghệ sĩ khi có nhu cầu
đồng cảm và giao tiếp bằng hình tượng nghệ thuật.
- Không phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ đã phát biểu: Thơ là một điệu hồn đi
tìm các hồn đồng điệu; Thơ là tiếng nói tri âm (Tố Hữu).
+ Nghệ thuật chính là phương tiện để đồng cảm, thuyết phục khi mong muốn
người khác tiếp xúc, thấu hiểu những kinh nghiệm đời sống, những thể
nghiệm chân lí, những khát khao bày tỏ mãnh liệt: người nghệ sĩ luôn muốn
truyền đạt một cách hào phóng nhất tất cả những cái phong phú của tư tưởng
và tình cảm đang tràn ngập trong chính tâm hồn nhà văn.
+ Khát vọng đồng điệu muốn được chia sẻ này đã giúp nghệ sĩ kéo dài, mở
rộng những giới hạn nhất thời, những kinh nghiệm cá nhân để hòa nhập với
đồng loại và vĩnh cửu.
+ Để thực hiện được điều đó, nghệ thuật là phương tiện hữu hiệu nhất.
2. Bản chất của quá trình sáng tạo
2.1. Cơ chế chuyển đổi cảm xúc, tư tưởng thành hình tượng
- Khác với người bình thường, nghệ sĩ đã tìm đến các hình thức nghệ thuật,
các “hình thức cảm tính đời sống” (Hêghen) để giải thoát cảm xúc, làm sáng
tỏ tinh thần và tìm sự đồng cảm.
- Đây cũng là bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Theo Vưgốtxki, con
người hai cách giải thoát cảm xúc: thể xác (bộc lộ bằng phản ứng cơ thể, vẻ
mặt, lời nói, tuyến tiết), và tinh thần (tưởng tượng).
+ Tưởng tượng chính là phương diện tinh thần của sự giải toả cảm xúc, suy
nghĩ. Như một cơ chế tinh thần đặc thù, một thao tác sáng tạo, tưởng tượng
đã góp phần chuyển cảm xúc, tư tưởng sang những hình tượng nghệ thuật
sinh động.
+ Chính tưởng tượng đã giúp con người bộc lộ ấn tượng - nhận thức - xúc
cảm bằng các biểu tượng, cơ sở cảm tính đầu tiên của hình tượng nghệ thuật,
làm cho các hình thức cảm tính của đời sống như âm thanh nhịp điệu, hình
ảnh, màu sắc, hình khối... trở nên có ý nghĩa, và khi tái hiện lại, đó không chỉ
là hiện tượng khách quan được mô tả mà đã bao hàm, xuyên thấm tình cảm
và cái nhìn chủ quan bên trong.
 “Một vầng trăng ai xẻ làm đôi” (Nguyễn Du) đâu chỉ là hiện tượng tự
nhiên, mà còn là kí hiệu của tâm trạng lẻ loi, buồn bã, cô đơn của con
người đang đối diện vầng trăng đó.
 Một tiếng ngỗng đêm thu (Nguyễn Khuyến) gợi không gian mênh mông
xa vắng, tĩnh mịch của đêm sâu. Biểu tượng đó được coi là những hình
thức đời sống mang một ý nghĩa, một giá trị khác.
- Trong biểu tượng, vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa khái quát, vừa có
cái nhìn hữu hình của đời sống, vừa có cái vô hình của những cảm xúc và
quan niệm.
+ Vì thế, có ý kiến cho rằng, biểu tượng là một phát minh vĩ đại, là trung tâm
của những thành tựu sáng tạo cao nhất của loại người, nhờ đó mà có nghệ
thuật, văn học và huyền thoại hoặc “nghệ thuật là sự sáng tạo hình thức kí
hiệu của tình cảm”.
- Mỗi hình thức đời sống, khi trở thành kết quả của quá trình sáng tạo bao giờ
cũng là biểu tượng góp phần mã hóa một nội dung hiện thực, tư tưởng và cảm
xúc nào đó.
 Cho nên, khi nói về bản chất sáng tạo, Phơrớt cho rằng, ý thức con người
đi từ thế giới tưởng tượng, dịch những ham muốn vô thức thành hình
tượng.
 Vưgốtxki cũng khẳng định: cảm xúc trong nghệ thuật phải được giải
quyết bằng tưởng tượng.
 Còn Arnauđốp cũng nhấn mạnh, tâm trạng phải được thể hiện bằng hình
ảnh tương ứng.
=> Nghệ sĩ, do đó, là người phiên dịch, chuyển đổi những ấn tượng, cảm
xúc, nhận thức thành ngôn ngữ nghệ thuật.
- Đặc biệt, trí tưởng tượng giúp khả năng chuyển ý chí thành ý tượng, có
nghĩa là ý và tư tưởng, cảm xúc biến thành lời ca, khúc nhạc, bức tranh.
+ Nhờ tưởng tượng, các cảm xúc và quan niệm được mã hóa bằng các hình
ảnh, màu sắc, hình khối, âm thanh, con người... mang tính biểu tượng.
 Hình ảnh Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung, Gió lay như sóng biển tung trắng
bờ (Tố Hữu), vừa là bức chân dung mẹ Suốt, vừa là tấm lòng ngợi ca của
nhà thơ, vừa là tư thế hiên ngang bất khuất của con người Việt Nam thời
chống Mỹ...
 Đúng như Hêghen nhận xét: Để cho một chân lí nào đấy có thể trở thành
nội dung thật sự của nghệ thuật, thì nội dung ấy phải có khả năng chuyển
một cách thích hợp sang một hình thức cảm quan.
- Do tưởng tượng quy định, mỗi yếu tố đời sống sẽ tương đồng với một quan
niệm, một tình cảm nhất định.
 Con thuyền: số phận long đong, trôi nổi.
 Dòng sông: chia ly
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng”
(Thâm Tâm).
 Màu đen, tối: báo hiệu cái bất thường.
“Trời hôm mây kéo tối rầm
Rầu rầu ngọn cỏ đầm đầm cành sương”
(Nguyễn Du)
=> Mở ra một cuộc sống đầy bão táp và bi kịch của Thúy Kiều.
 Lá vàng, hoa cúc: mùa thu.
 Trăng khuyết: cô đơn.
 Cánh buồm: khát khao chân trời rộng.
 Đốm lửa giữa đêm đông: hy vọng.
- Nghệ thuật đã làm cho con người, bằng tưởng tượng, nhập cảm tâm hồn vào
những hình thức không hồn trong đời sống.
- Đây chính là một thao tác đưa cảm nhận của con người vào tự nhiên và tạo
vật.
 Phương Tây gọi là thuyết “di chuyển tình cảm”.
 Và phương Đông gọi là kí thác.
 Khuất Nguyên kí thác tâm sự vào hoa thơm cỏ dại.
 Trang Chu mượn chuyện bướm hóa người để nói chuyện thực hư.
 Nguyễn Trãi miêu tả tài năng, khí phách, phẩm chất của mình qua phẩm
chất cây tùng.
 Nguyễn Hữu Cầu mượn chim trong lồng để nói thân phận bị giam hãm
của mình.
 Đó là lúc “thần và vật cùng chu du” trong coi tưởng tượng (Lưu Hiệp).
- Đằng sau những hình thức đời sống như thiên nhiên, con người, các quan hệ
xã hội,… đó là những ước muốn, khát khao, tâm sự, thù hận, vui buồn.
- Nghệ thuật cho ta thấy rằng cuộc đời mang nhiều nghĩa bí ẩn chứ không hề
giản đơn trần trụi tý nào. Do đó, việc giải mã các biểu tượng với những năng
lượng dồn nén của nó, việc lẩn ra được mối quan hệ nhất định mà nghệ thuật
dùng để liên kết (cố ý hay ngẫu nhiên) là các cảm xúc thầm kín hay là riêng
tư cả mình vòa hình tượng chính là công việc của các nhà nghiên cứu.
- Để xây dựng một hình tượng nghệ thuật trọn vẹn, hoàn chỉnh, vừa cụ thể
vừa khái quát, thao tác tưởng tượng sáng tạo không chỉ đơn giản là sự mã hóa
các cảm xúc – nhận thức thành biểu tượng mà còn là quá trình tâm lí có cấu
trúc phức tạp. Trước hết, đó là sự liên kết và tổ chức các yếu tố đời sống và
tinh thần thông qua dòng liên tưởng để tạo thành hình tượng.
 Liên tưởng là khả năng phát huy kho dự trữ ấn tượng, kinh nghiệm vốn
nằm trong tìm thức của con người để phát hiện những mối liên hệ ngẫu
nhiên, vô tình nằm trong bản chất các sự vật.
 Liên tưởng giúp nâng cao các ấn tượng - nhận thức - cảm xúc vốn đã
chìm ngập đâu đó trong đáy sâu tâm hồn, làm sống lại một loạt các ấn
tượng, kinh nghiệm, loại bỏ, lựa chọn và kết hợp chúng, tạo thành những
tương quan, những thuộc tính thẩm mĩ mới.
 Liên tưởng là đường dây nối liền những hiện tượng riêng rẽ thành mạch
nguồn thống nhất.
 Nó bắc cầu giữa các không gian và thời gian khác nhau, giữa quá khứ và
hiện tại, giữa trí nhớ và linh cảm, giữa vô thức và hữu thức.
 Trước một hiện tượng đời sống, liên tưởng giúp phát hiện các quan hệ,
các đặc điểm bản chất, làm cho hiện tượng đó trở nên có nhiều tầng ý
nghĩa, vừa trí tuệ vừa tình cảm, hiện thực và mộng mơ, truyền thống và
hiện đại, văn hóa và chính trị, nghệ thuật và lịch sử...
 Một vòng cườm trên cổ chim cu dưới con mắt nhà thơ Chế Lan Viên
mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của đất nước và con
người Việt Nam những tháng năm chống đế quốc Mỹ và cả những tình
cảm lứa đôi đằm thắm yêu thương đậm màu sắc dân tộc.
 Những mối liên hệ được phát hiện ấy có khi thuộc về kinh nghiệm cá
nhân: "Ăn trái gấm nhớ trái dừa tha thiết, Tắm vũng suối trong nhớ biển
biếc bao la" (Bài ca chim Chơ rao - Thu Bồn).
 Hoặc thuộc về kinh nghiệm cộng đồng, thời đại, dân tộc: "Ngô đồng nhất
diệp lạc, Thiên hạ cộng tri thu" (Vương Duy)
 "Đất là nơi Chim về, Nước là nơi Rồng ở" (Mặt đường khát vọng -
Nguyễn Khoa Điềm).
 Dựa trên những mối liên hệ liên tưởng tương đồng, đối lập, tiếp cận giữa
các yếu tố đời sống, hình tượng nghệ thuật được tạo nên mang một chiều
sâu không gian - thời gian với một ý nghĩa khái quát.
- Con người có những bước nhảy táo bạo trong trí tưởng tượng, nhưng nói
chung, mỗi hành vi tinh thần đều phục tùng lí tính, vì thế trí tưởng tượng
không hề tách rời lí trí.
 Lômônôxốp cho rằng, bao giờ cũng bắt tưởng tượng sáng tạo phục tùng
bàn tay nắm cương chặt chẽ của trí tuệ lạnh lùng.
 Theo Phêđin, tưởng tượng càng thấm nhuần logic bao nhiêu thì càng
không có giới hạn bấy nhiêu.
- Đây chính là khả năng giúp nghệ sĩ nhập thân vào đối tượng để phát hiện
những quy luật mang tính bản chất của đời sống. Nhờ đó góp phần tái hiện
hiện thực một cách khái quát, điển hình về môi trường, con người và các quan
hệ, tìm ra được các biểu tượng hợp lí, chính xác nhất, lựa chọn, bổ sung các
chi tiết đời sống để hình tượng và ý đồ nổi bật.
 Thảo nguyên trơ trọi, mênh mông và buồn tẻ, ngột ngạt và đơn điệu chính
là hình ảnh của một nước Nga cuối thế kỷ XIX xơ xác, đói nghèo và
ngưng động mà "cuộc sống rồi sẽ ra sao?" như câu hỏi kết thúc thiên
truyện Thảo nguyên của Sêkhốp.
 Cái màu quan san trong bức tranh li biệt của Thúc Sinh và Thúy Kiều gợi
một cách có lí tới không khí của những biên ải, đường xa vô tận, không
gian quạnh vắng, nỗi nhớ nhung vời vợi...
- Cội nguồn lí trí của sự tưởng tượng làm cho bức tranh đời sống được miêu
tả trở nên những hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa và sức thuyết phục.
- Trong tưởng tượng nhiều người đã nhắc đến những điều mà lí trí không
kiểm soát nổi, đó là linh cảm, tìm thức và vô thức. Đó là khi xuất hiện các
biểu tượng dường như không thể giải thích bằng kinh nghiệm và ý thức thông
thường.
 Tại sao một tiếng kêu trên đỉnh núi lại làm lạnh cả đất trời?
 Khi chia tay sao mắt đựng đầy hoàng hôn?
 Nụ tầm xuân sao lại nở biếc xanh trong nỗi tiếc hoài?
- Những phán đoán nghệ thuật với những biểu tượng phi ý thức này thường
dựa vào linh cảm, tìm thức và sự tinh nhạy của các giác quan để xuất hiện.
Chính ở đó để xuất hiện những hình tượng vừa lung linh, huyền ảo, vừa phi lí
mông lung, phát lộ của những vô thức bí ẩn.
 Đó là khi nhà thơ thấy những mùi hương, âm thanh và màu sắc tương ứng
với nhau: "Có hương thơm tươi mát như da thịt trẻ thơ, ngọt ngào như
tiếng kèn và xanh thắm như nội cỏ" (Bôđơle).
 Khi thấy cuộc đời trôi qua như chớp mắt "Sáng tóc còn xanh chiều đã bạc
như tơ tuyết" (Lý Bạch).
 Khi thấy hồn mình trôi trong "bóng tối lũy thành xưa" (Vũ Đình Liên),
thấy "màu thời gian tím ngát" (Đoàn Phú Tứ).
- Ta còn gặp những mối liên hệ rất xa xôi, mờ nhạt được sống lại một cách vô
thức trong hình tượng. Trạng thái tâm lý này thường xuất hiện khi sự chi phối
của tình cảm lên đến mức cao độ.
- Có những hiện tượng ý thức cho là tầm thường nhưng nếu nó mang theo
một tính chất, tình cảm sâu đậm thì có thể giữ một địa vị quan trọng trong
tiềm thức.
- Những đau đớn, xót xa, nghĩ suy, trăn trở có thể đã chìm lắng lâu dài trong
tiềm thức, bỗng vụt sáng đột ngột khi xuất hiện sự vật tương ứng. Tiếng chim
vít vịt trong Mùa xuân tiếng chim của Vũ Tú Nam đã ám ảnh nhân vật suốt
hàng mấy mươi năm, từ tuổi thơ đến tận lúc đã già. Và hàng năm, khi tiếng
kêu vít vịt khắc khoải, xót xa vọng về, mọi kí ức buồn thương trong cuộc đời
nhân vật lại sống lại, ngoài sự kiềm tỏa của lí trí.
- Có những khi tưởng tượng sáng tạo vị xô đẩy bởi một sức mạng không ngờ.
 Gớt khi viết Nỗi buồn của chàng Vécto có nói rằng, toàn thể câu chuyện
như được viết bằng kẻ ngủ mê không ý thức.
 V. Huygô trong bài thơ Mất ngủ đã miêu tả rằng cứ ban đêm, nhà thơ bị
lôi kéo bởi một thế lực vô hình trong sự hòa hợp tuyệt diệu của các âm
thanh đẹp đẽ vang lên từ cây đàn của mình. Người sáng tác như đi vào coi
mộng.
 Nhạc sĩ Vácne kể rằng khi cả bản tam khúc Tristan Iseul đã hoàn thành,
nhưng còn một phần ông vẫn chưa nghĩ ra. Ông bơi thuyền ra biển, suốt
đêm không ngủ được, mệt quá thiếp đi, mơ màng như bị nước cuốn trôi đi
và chính trong thanh âm của tiếng sóng rạt rào, tự nó thành nhạc điệu.
Tỉnh dậy ông chéo ngay đoạn nhạc ấy, và chính nó là đoạn nhạc ông chưa
nghĩ ra.
 Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà Phờrớt cho rằng quá trình sáng tạo
của người nghệ sĩ cũng như công việc của một giấc mơ vậy.
- Nhờ tưởng tượng, các ấn tượng - nhận thức - xúc cảm về đời sống trở thành
hình tượng nghệ thuật, mang đầy cá tính sáng tạo, mới mẻ, không lặp lại.
 Sáng tạo, theo Gớt, là tái hiện tạo hình những ấn tượng đã có và thức tỉnh
bạn dọc bằng ấn tượng tươi mới và nhiều màu vẻ mà bản thân tác giả đã
kinh qua.
 Đối với các nhà họa sĩ, ấn tượng thị giác rất quan trọng với những đường
nét, màu sắc, độ sáng tối.
 Đối với nhạc sĩ là giai điệu và nhạc điệu.
 Đối với nhà thơ thì hình ảnh và âm thanh là những ấn tượng rất có ý nghĩ
vởi nó sẽ giúp hình thành biểu tượng thích hợp để chỉ ra những bản chất
của đời sống, thậm chí cả những bản chất còn mơ hồ, nghi hoặc của tâm
linh.
 Theo Macxen Prút, thế giới được tạo lập không phải một lần mà bao
nhiêu lần các nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì bấy nhiêu lần nó được tạo lập.
 Buổi hoàng hôn ở nước anh đã trở nên đẹp hơn sau khi các bức tranh của
Técnơ ra đời.
 Từ khi Hàn Cán đặt bút vẽ ngựa thì người đời cho rằng không còn con gì
trên đời được gọi là con người nữa.
 Nguyễn Du chẳng viết: “Thi thành thảo tụ giai thiên cổ” đó sao.
- Sáng tạo là sự vật lộn làm sáng tỏ tâm hồn bằng các hình thức nghệ thuật, để
các hình thức ấy là duy nhất và vĩnh viễn. Khát khao đó buộc phải tìm đến
các hình thức nghệ thuật để thể hiện. Đó là trạng thái sáng tác, một trạng thái
tinh thần rung động.
- Tưởng tượng nghệ thuật, do đó, là khả năng cấu trúc các yêu tố của kinh
nghiệm, giúp phá vỡ giới hạn của không gian - thời gian để tạo nên những
sáng tạo nghệ thuật mới.
- Khi trí tưởng tượng phát huy sức mạnh ấy là lúc “tinh thần rong coi tám cõi,
tâm hồn bay bổng chốn vann tầng, trong nháy mắt có thể quán thông kim cổ,
trong phút giây có thể bốn biển rong chơi” (Lục Cơ). Đó là lúc toàn bộ năng
lực tinh thần tập tring cao độ, phát huy sức mạnh của trí nhớ, ấn tượng linh
cảm cá nhân của vốn văn hóa truyền thống,… là sự thăng hoa của cảm xúc và
lí trí. Nó góp phần sáng tạo những hình tượng nghệ thuật bay bổng mà có bai
trò của nó từ lâu dời đã được khẳng định:
 “Trí tưởng tượng chắp cánh bay xa ngàn dặm” (Lưu Hiệp)
 “Ngọn nguồn của các tác phẩm nghệ thuật là hoạt động tự do của tưởng
tượng” (Hêghen)
 “Nghệ thuật là dựa vào trí tưởng tượng mà tồn tại” (Gorki)
 “Chỉ có nhờ tưởng tượng, sáng tạo, sự thật cuộc sống mới có thể truyền
đạt trong tác phẩm nghệ thuật” (Gorki)
 “Thơ là nghệ thuật kì diệu nhất của trí tưởng tượng” (Sóng Hồng)
- Kết quả của trí tưởng tượng chính là các hình tượng nghệ thuật. Thao tác
tưởng tượng chính là thao tác kết hợp các yếu tố ấn tượng, tiềm thức, vô thức,
ý thức để chuyển đổi thành cảm xúc, ý tình, quan niệm biến thành hình tượng
nghệ thuật.
=> Sức tưởng tượng chính là cội nguồn bí mật, bản chất nhất của quá trình
sáng tạo.
2.2. Cảm hứng, trạng thái tâm lí then chốt và bao trùm trong sáng tạo
a. Khái niệm
-Thông thường, khi nói đến “cảm hứng”, ta hiểu đó là một trạng thái hưng
phấn về tinh thần, là những cảm xúc hay hứng thú nhất thời nảy sinh
trong suy nghĩ cũng như hành động của con người. Nhưng trong văn học, đó
lại là một khái niệm hoàn toàn khác. Trước cuộc sống với những vận động
phức tạp, nhà văn luôn có những cảm nhận,suy nghĩ,rung động. Đến một
lúc nào đó tâm hồn nhà văn như chứa đầy những cảm xúc mãnh liệt và có
nhu cầu cần giải thoát nội tâm. Chính điều này đã thôi thúc tác giả sáng tác
văn chương,tìm một con đường để kí gửi những tâm trạng,gửi những tâm tư
đến với người đời để tìm kiếm sự đồng điệu. Vì vậy, cảm hứng ở đây là
luồng ý nghĩ, tư tưởng có tính chất sáng tạo, thường đột nhiên nảy sinh
trong lòng nhà văn, nhà thơ. Và có thể ví cảm hứng như là chất men của sự
sáng tạo. Khi người nghệ sĩ thấy chợt lóe lên một tia chớp sáng tạo, thấy
mình bỗng nhiên bị cuốn hút vào một cảm giác một hình ảnh, một âm
điệu, hay một ý nghĩ nào đó và muốn bắt tay vào sáng tác thì ngay chính
lúc đó dòng cảm hứng văn chương đang sục sôi trong con người họ.
- Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê khẳng định chân
lí,lí tưởng,phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái
độ ngợi ca đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phán tố cáo
các thế lực đen tối và các hiện tượng tầm thường. Trong thơ văn cổ, những
khi "tức hứng", "ngẫu hứng", "mạn hứng" là khi tình cảm say mê dấy lên với
đạo trời và đạo người.Niềm say đạo ấy thấy rõ trong thơ của Nguyên Trãi và
Nguyễn Đình Chiểu. Nội dung bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi đâu phải chỉ là
hình ảnh cây tùng với các đặc điểm về mặt chịu rét, vật liệu và dược liệu, đâu
phải giản đơn chỉ là tượng trưng cho phẩm chất, lí tưởng của người quân tử
muôn thuở! Tùng trước hết là một nhiệt tình tự khẳng định phẩm giá, tài
năng, công lao của người anh hùnh kinh bang tế thế. Bài thơ 12 câu đã có 10
câu khẳng định đanh thép:
"Một mình lạt thuở ba đông
Lâm tuyền ai rặng già làm khách
Tài đống lương cao, ắt cả dung
Đống lương tài có mấy bằng mày
Nhà cả đòi phen chống khỏe thay
Cội rễ bền, dời chẳng động...”
- Bên cạnh đó, ta cũng phải phân biệt rõ ràng giữa ba khái niệm khác nhau
về “cảm hứng” trong văn học:
+ Cảm hứng sáng tác: là tình trạng phấn khích của nhà văn khi cầm bút
viết văn. Ở đây, ngay chính lúc ấy, trạng thái tâm lí của nhà văn đã có sự thay
đổi từ bình thường sang hăng say, hào hứng với những gì mà nguồn cảm
hứng đang đem đến cho họ.
+ Cảm hứng sáng tạo: là một sự thôi thúc, tạo đà cho nhà văn cầm bút
viết. Nó là động cơ, nguồn gốc khởi đầu cũng như mục đích đã vạch ra
trong suy nghĩ của nhà văn. Cảm hứng sáng tạo là yếu tố hết sức quan trọng
trong việc hình thành ý đồ cũng như lúc viết văn, nó góp phần tạo ra nhiều
các mới lạ, độc đáo, nhiều tác phẩm đặc sắc mang cá tính sáng tạo riêng của
từng nhà văn.
+ Cảm hứng chủ đao: là khuynh hướng nhiệt tình của nhà văn trong mỗi
tác phẩm, nó trở thành trạng thái tâm lí then chốt như dòng chảy xuyên suốt,
bao trùm lên trong cả quá trình sáng tạo của nhà văn.
- Ban đầu, cảm hứng sáng tác đến với nhà văn chỉ đơn giản là những
cảm xúc, những rung động xuất phát từ trái tim của nhà văn trước thiên
nhiên đất nước, trước cuộc đời và số phận con người trong xã hội. Đời sống
tinh thần của người nghệ sĩ luôn luôn bị “giày vò”, “ám ảnh” bởi những
chi tiết, hình ảnh thú vị, lạ lùng và bí ẩn của cuộc sống, hay bị những dự
định sáng tạo còn khá mơ hồ nhưng cũng rất căng thẳng(nhất là khi nhà văn
đang nung nấu một ý đồ sáng tạo nào đó, đang tập trung năng lực để định
hình rõ nét một cảm giác, một ấn tượng đã bất chợt đến với họ trong quá trình
tìm tòi, suy nghĩ và phát hiện). Cảm hứng đến với nhà văn là bất chợt,
không dự đoán trước được, nó định hình không rõ ràng và cũng chỉ thoáng
chốc lướt quả thật nhanh như khi nó đến. Vì vậy, mỗi khi trong lòng mình
vừa mới chớm bất cứ một cảm xúc, cảm hứng nào thì ngay lập tức nhà văn
sẽ phải nhanh chóng ghi lại những gì họ thấy và họ nghĩ để duy trì cảm
hứng, đồng thời phải biết tạo ra cảm hứng mới. Như Bandắc từng nói:
"Xét vè mặt tự tiện và đỏng đảnh thì không có một gái giang hồ nào so
sánh nổi với cảm hứng của nghệ sĩ, nên hễ cảm xúc xuất hiện một cái là
phải tóm ngay lấy nó, như tóm lấy một dịp may hiếm có vậy"
-Cuộc sống là muôn hình vạn trạng, là cung bậc cảm xúc mà ta phải trải
qua. Mỗi tác giả là một phong cách, một quá trình đi tìm cảm hứng cho
riêng mình. Nguyễn Du vì thương xót cho số phận và tài năng của Tiểu
Thanh, đã viết tác phẩm ''Độc Tiểu Thanh kí'' nguồn cảm hứng chính của
Nguyễn Du là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng bạc mệnh, hay
nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã sẻ chia, cảm thông trước nỗi đau bị phá hủy
đi tác phẩm tuyệt vời của Vũ Như Tô trong tác phẩm ''Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài'', hay tiếng đàn của Lor-ca đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho bài
thơ ''Đàn ghi ta của Lor-ca" của nhà thơ Thanh Thảo.
=>Cả ba bài thơ ấy đều được sáng tác từ nỗi lòng thương xót, thấu hiểu
cho số phận, nghịch cảnh của nhân vật, nỗi xót xa mà tác giả dành cho
nhân vật ấy, cũng có thể nói chính các nhân vật trong các tác phẩm đã tạo
nên nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của tác giả.
Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê khẳng định chân lí, lí
tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi
ca đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phán tố cáo các thế lực đen
tối và các hiện tượng tầm thường. Trong thơ văn cổ, những khi "tức hứng",
"ngẫu hứng", "mạn hứng" là khi tình cảm say mê dấy lên với đạo trời và đạo
người. Niềm say đạo ấy thấy rõ trong thơ của Nguyên Trãi và Nguyễn Đình
Chiểu. Nội dung bài thơ Tùng của Nguyễn Trãi đâu phải chỉ là hình ảnh cây
tùng với các đặc điểm về mặt chịu rét, vật liệu và dược liệu, đâu phải giản
đơn chỉ là tượng trưng cho phẩm chất, lí tưởng của người quân tử muôn thuở!
Tùng trước hết là một nhiệt tình tự khẳng định phẩm giá, tài năng, công lao
của người anh hùnh kinh bang tế thế. Bài thơ 12 câu đã có 10 câu khẳng định
đanh thép: "Một mình lạt thuở ba đông
Lâm tuyền ai rặng già làm khách
Tài đống lương cao, ắt cả dùng
Đống lương tài có mấy bằng mày
Nhà cả đòi phen chống khỏe thay
Cội rễ bền, dời chẳng động...
b. Một số quan niệm về “cảm hứng sáng tạo”
- Xung quanh việc bàn về cảm hứng sáng tạo, đã có nhiều nhà phê bình lí
luận văn học đưa ra các ý kiến và quan điểm riêng về nó.
+ Nếu nói nôm na, đơn giản thì cảm hứng sáng tạo trong văn học gần như là
một ý tưởng, một chủ đề hay một đề tài nào đó lóe lên trong lòng người nghệ
sĩ khi mới vừa bắt đầu nó khá mờ nhạt nhưng rồi dần dần cũng hiện rõ ràng,
cụ thể.
+ Với Hegel - nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nga, cảm hứng là sức mạnh
của tâm hồn người nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng. Ông cho rằng cảm
hứng là biểu hiện rõ nét nhất trong tâm hồn người nghệ sĩ say mê, thâm nhập
vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội và gần như xuyên suốt cả một tác
phẩm mà trong đó dòng sống chính là nguồn cảm hứng kia và những con suối
nhỏ hòa vào dòng sông ấy là những tư tưởng.
- Vì là một khái niệm khá trừu tượng, hơn nữa đối với mỗi nhà văn thì cảm
hứng đến với họ có thể sẽ khác nhau và do vậy cách xem xét và nhìn nhận
của họ về nó cũng không hoàn toàn giống nhau.
- Lí giải theo phương thức duy tâm giả tạo, xem văn nghệ sĩ là công cụ của
một sức mạnh huyền bí, Pla - tông xưa kia cho rằng sáng tác là phút giây thần
linh đột nhập.
 Béc - xông và Crô - xe thì giải thích cảm hứng sáng tác hoàn toàn mang
tính chất trực giác.
 Với Phrớt, cảm hứng chỉ bắt nguồn từ bản năng của một con người mang
tính giáo dục.
 Trong hai thiên sử thi “I - li - át” và “Ô - đi - xê” của Hi Lạp, Hô - me - rơ
cảm hứng sáng tạo của mình cho thần Dớt và thần Apôlông (vì tư duy con
người thời bấy giờ chịu ảnh hưởng chi phối sâu sắc bởi thế giới thần linh)
cho ta thấy rõ tính chất duy tâm ấy.
- Ngoài ra, cũng có nhiều quan điểm trái chiều và với suy nghĩ độc lập, khác
hẳn trên, một số nhà văn nhận định cảm hứng sáng tạo là không quan trọng.
 Có lẽ bởi chính sự mô hồ, không đáng “tin cậy” của nó mà Phlôbe không
tin tưởng nhiều vào cảm hứng.
 Còn Xtăngđan thì đã thấy hối tiếc khi đã quá tin và chờ đợi mười năm đời
mình chỉ để có được nguồn cảm hứng sáng tạo.
 Với họ cảm hứng có cũng như không, chỉ cần viết nhiều, hay viết như một
thói quen thường ngày (dù cho khi không có hứng) và biết tích lũy dần.
 Nói như Flaubert, “cảm hứng là ngồi vào bàn làm việc đúng giờ quy
định”
- Chỉ có như vậy mới tập cho người nghệ sĩ một thói quen viết đều đặn, dù có
thể miễn cưỡng nhưng đó chính là con đường giúp động não, tích lũy và rèn
luyện cho đến khi thực sự bùng cháy một cảm hứng nào đó trong tâm hồn họ.
c. Ý nghĩa của “cảm hứng sáng tạo văn học” - Khơi nguồn cảm hứng
- Trong văn học, cảm hứng sáng tạo biến sự nhận thức có trí tuệ để một tư
tưởng do đó trở thành lòng say mê đối với tư ông đó, trở thành năng lượng
khát vọng nồng nhiệt trong tâm hồn nhà văn (Theo Bêlinxki).
- Cảm hứng giúp cho con người ta thấy rõ thấy nhanh nhiều vấn đề theo một
hướng tập trung, phát hiện được nhiều điều mới, thực hiện được công việc
một cách thích thú và có kết quả cao – với nhà văn, đó là sáng tác được nhiều
tác phẩm hay, đặc sắc và có giá trị và nhiều mặt.
 Thử hỏi sẽ ta sao nếu một nhà văn đặt bút viết mà trong đầu hoàn toàn
rỗng tuếch, không có chút cảm hứng hay suy nghĩ gì định hình nước trong
đầu?
 Có thể chắc chắn một đều tăng làm việc không có cảm hứng sẽ chật vật
hơn rất nhiều và thường thì không thu được những thành công độc đáo,
bất ngờ như mong muốn.
 Chẳng hạn như Đại Thi hào Nguyễn Du, liệu rằng ông có thể nào viết nên
một thiên “Truyện Kiều đặc sắc lưu truyền qua bao thế hệ mà chẳng có
chút cảm hứng gì về cuộc đời, thân phận của nhân vật hay cụ thể hơn là
chân dung Thúy Kiều.
- Cảm hứng như một cái gì đó vỡ hình luôn luôn tiềm tàng trong đầu óc nhà
văn và có thể bùng cháy bất cứ lúc nào, ở nơi đâu. Nó đem lại nguồn cảm xúc
da diết, thiết tha và chân thực cho họ hình thành một chủ đề, một tư tưởng
khách quan để từ đó cổ thụ chuyển tải tất cả tình cảm của mình vào trong một
tác phẩm tâm huyết.
- Cảm hứng sáng tạo kích thích, tạo đà, đóng vai trò như tiền đề thiết yếu để
làm nên sự thành công nhất định của tác phẩm.
 Tuy vậy, cảm hứng thường chỉ có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với
những tác phẩm có dung lượng nhỏ như một bài thơ, truyện ngắn, tùy bút.
 Còn đối với những tác phẩm cô dung lượng lớn hơn như trường ca, tiểu
thuyết thứ không thể trông chờ nhiều vào cảm hứng vì như ta biết, nó là
một thứ mơ hồ, đến và đi rất đột ngột nên nhà văn khó mà nhớ trọn vẹn
những ý tưởng đã nảy sinh trước đó.
- Nhìn chung, với các nhà văn, cảm hứng chính là kết quả bất ngờ của việc
“thai nghén” lâu dài, suy tư cấu tứ, tưởng tượng trước đó.
 Như Trai-cốp-xki đã nói chí lý ông: Cảm hứng là vị khách không ưa đến
thăm những kẻ lười biếng”. Thật vậy, mỗi chúng ta muốn viết hay, viết tốt
thì phải luôn luôn tích cực, tự giác làm việc và dần hình thành thói quen
viết, rồi chẳng sớm thì muộn có nhanh hay chậm nhưng nhất định cảm
hứng sẽ đến.
 Rõ ràng, con người ta biết cảm hứng sáng tạo không hề đến tự nhiên mà
được chuẩn bị bởi quá trình làm việc căng thẳng của tư tưởng, do tính tích
cực của trí tưởng tượng, do sự nung nấu, dồn nén những ấn tượng quan
sát cụ thể, những kinh nghiệm đã có trong tiềm thức nhà văn và đến một
lúc nào đó nộ sẽ lóe sáng như một tia lửa mà Pau-xtốp-xki gọi đó là tia
chớp sáng tạo.
- Cuộc sống là thế giới muôn hình vạn trạng với bao điều mới lạ. Mà văn học
lại hầu như phản ánh tất cả những gì có trong cuộc sống từ ngọn cây lá cỏ cho
đến cả thế giới nội tâm phong phú và vô cùng phức tạp .của con người,…
- Chính vì vậy, cảm hứng sáng tạo thường nảy sinh trước những vẻ đẹp quá
đỗi bình dị mà gần gũi của cuộc sống. Thiên nhiên đất nước, vẻ đẹp con
người luôn là hai đề tài lớn nhất trong sáng tác thơ văn cũng như trong việc
giúp hình thành và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo trong suốt quá trình sáng
tác của nhà văn.
- Đôi khi cùng với một đối tượng quan sát nhưng.cảm hứng trỗi dậy trong
lòng mỗi nhà văn có thể sẽ khác nhau nên từ đó có nhiều cách nhìn nhận
không giống nhau.
+ Chẳng hạn như cũng là hình ảnh lá vàng rơi nhưng khi thì “đỏ bầm chết
rét”, khi thì lại “xào xạc-con nai vàng ngơ ngác ,… thế mới thấy cảm hứng
sáng tạo có cách khơi nguồn riêng, rất độc đáo và đặc biệt là nó còn phụ
thuộc vào tâm trạng lúc quan sát, cách nhìn nhận riêng về cá nhân của từng
nhà văn
- Cảm hứng cổ thể thoáng qua, không lâu bền. Do đó, cần thiết phải có cách
duy trì cảm hứng và không ngừng tạo ra cảm hứng mới. Con đường hiệu
nghiệm để đạt được cảm hứng là biết sống sâu sắc, tập trung, tha thiết với vấn
đề đang “ám ảnh” mình và lao động một cách cần mẫn, kiên trì. Không nên
chờ cảm hứng đến mới làm việc mà phải làm việc tập trung thì chắc chắn cảm
hứng sẽ đến.
d. Phân loại cảm hứng
- Mỗi một tác phẩm mà các nhà văn, nhà thơ viết lên đều bắt nguồn từ những
cảm hứng nghệ thuật vô tận, những cảm hứng ấy được tác giả lấy ra từ chính
hiện thực cuộc sống của con người. Chính bởi thế mà mỗi tác phẩm ta đọc
thường sẽ luôn gắn liền với cuộc sống xung quanh, gắn với cuộc đời, số phận
của con người, với cảm xúc cá nhân của người viết.
- Văn học là nơi tái hiện lại cuộc sống con người, và khởi nguồn của sáng tạo
nghệ thuật chính là cuộc sống, người viết là người tái hiện lại hiện thực ấy
trong tác phẩm của mình qua một quá trình dài chọn lọc, tích lũy những kiến
thức về cuộc sống đời thực, con người.
- Cuộc sống là muôn hình vạn trạng, là vô vàn cung bậc cảm xúc mà ta phải
trải qua. Mỗi tác giả là một phong cách, một quá trình đi tìm cảm hứng cho
riêng mình.Vì thế hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc phân loại
cảm hứng sáng tạo. Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng đấy là những khuynh
hướng nhiệt tình của nhà văn mà chúng thường là dòng chảy của tác phẩm:
+ Cảm hứng về thiên nhiên, đất nước và lao động: Đây là những cảm xúc
của nhà văn trước một vẻ đẹp có thể nên thơ, kì vĩ; có thể bình dị, mộc mạc
của bức trang thiên nhiên, lao động hiện ra trước mắt con người ta. Đây chính
là một trong những nguồn cảm hứng dạt dào nhất mà biết bao tác phẩm văn
học đã ra đời như: “Sang thu” (Hữu Thỉnh), “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy
cận), “Sen cuối hạ” (Thâm Tâm)…
+ Cảm hứng về những kí ức, kỉ niệm tuổi thơ: Đây là một cảm xúc đẹp mà
mỗi người đều mang trong mình, đặc biệt là với những người “phu chữ” thì
những kí ức ấy lại càng sâu sắc, mãnh liệt hơn để rồi họ phải viết nên những
áng thơ, văn: “Bếp lửa” (Bằng Việt) với những giây phút hoài niệm biết ơn
công lao người bà của tác giả, “Nhớ con sông quê hương” (Tế Hanh) với nỗi
nhớ của thi nhân về quê hương, …
+ Cảm hứng sáng tạo trong văn học Cách mạng: Trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, hầu hết các nhà thơ, nhà văn cũng
lao vào chiến đấu và vẫn bèn bỉ tiếp tục sự nghiệp đấu sáng tác văn chương.
Họ sáng tác không chỉ vì lòng đam mê nghệ thuật mà còn muốn dùng chính
ngòi bút của mình để đóng góp vào mặt trận đấu tranh tư tưởng. Vì vậy mà
từng lời thơ, câu văn đều ánh ngời lên tinh thần thép của con người Việt
Nam. Cũng chính từ trong kháng chiến, tận mắt chứng kiến và thậm chí còn
kinh qua mọi việc từ công việc chiến đấu đến tình đồng đội gắn bó,… Tất cả
đã gợi cho những nhà văn – chiến sĩ bao nhiêu cảm hứng vui có, buồn có và
ta cũng khó có thể quên những tác phẩm tiểu biểu như “Đồng chí” (Chính
Hữu), “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật), “Từ ấy” (Tố
Hữu)…
+ Cảm hứng nhân đạo (Chủ yếu nói về số phận con người): Trong xã hội
xưa, nhất là xã hội phong kiến, có biết bao thân phận con người bị chèn ép,
đối xử bất công. Đặc biệt là thân phận người phụ nữ bị chà đạp, coi rẻ và số
phận bần tận làm hao tốn không ít giấy mực của nhiều người. Qua việc xây
dựng hình tượng nhân vật, tác giả đã thể hiện được cảm hứng nhân đạo của
mình đối với cuộc đời và số phận của nhân vật. Nhắc đến cảm hứng nhân đạo
ta lại nhớ ngay đến một chị Dậu ngày xưa phải gánh trên vai mình bao nhiêu
thứ thuế, một lão Hạc vì muốn giữ lại cho mình phẩm giá cao đẹp mà phải
đánh đổi bằng cả mạng sống, hay đôi vợ chồng A Phủ bị đày đọa, tra tấn đến
khốn khổ, cùng cực hoặc kiếp “tài hoa bạc mệnh”, “hồng nhan bạc phận” của
Thúy Kiều và nàng Tiểu Thanh… Hay trong “Phục sinh” – tác phẩm lớn của
l.Tolstoi, nhà văn đã dũng cảm lên án chế độ nông nô gia trưởng, xé toạc mọi
mặt nạ giả dối của tòa án, pháp luật, nhà thờ, bày tỏ niềm đồng tình sâu sắc
đối với nhân dân lao động.
+ Cảm hứng từ nỗi niềm riêng tư, tâm sự thời đại: Qua bài “Nhàn” của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả đã thổ lộ được nỗi niềm riêng tư, lời tâm sự
thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên,
giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Hay lời tâm sự thời đại – niềm
hoài vọng cõi xưa qua những thăng trầm thế sự qua bài thơ “Qua đèo ngang”
của Bà Huyện Thanh Quan.
+ Cảm hứng từ tình yêu gia đình, bạn bè, lứa đôi: Tình yêu cũng là một đề
tài vĩnh cửu trong văn học. Hễ có thơ có văn là phải có tình yêu, nếu không
muốn nói là chính nhờ có tình yêu mà con người mới dạt dào cảm hứng để
sáng tác nên những vần thơ óng ả cũng như những câu văn trau chuốt. Sự đẹp
đẽ và linh thiêng của tình yêu vốn đã được cha ông chúng ta nhận ra và ca
ngợi từ lâu. Từ khi còn nhỏ, con người đã biết yêu. Xuất phát đầu tiên là tình
yêu gia đình như tình yêu của người mẹ dành cho con qua “Khúc hát những
em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm); rồi là tình yêu quý bạn bè qua
“Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạch Hạo nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch.
Trong vô vàn những cung bậc
tình cảm ấy, tình yêu lứa đôi là một nốt nhạc vang lên du dương khiến xao
xuyến
lòng người hơn bao giờ hết. Nhắc đến những bài thơ tình ta không khỏi nhớ
đến các tác gia cùng các tác phẩm kinh điển như “Sóng” của Xuân Quỳnh,
“Vội vàng” của Xuân Diệu hay “Cảm thông” của Huy Cận.
=> Tóm lại, khởi nguồn cho cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chính là vạn
vật của sự sống xung quanh, và vai trò của của nhà văn chính là cảm
nhận rồi đưa nó đến với người đọc. Vì lẽ, văn học chính là hiện thực cuộc
sống, văn học gắn liền với sự sống của con người. Nhà văn nhìn cuộc
sống dưới lăng kính của một nhà văn, nhà thơ, khai thác sâu vào từng
khía cạnh mà người đọc chưa thể nhìn hay tìm thấy trong cuộc sống đời
thường. Đem đến những cảm xúc chân thực, đưa người đọc từ cảm xúc
này đến cảm xúc khác, những bước ngoặt đầy bất ngờ. Tạo cho người
đọc một cái nhìn hoàn mĩ về cuộc sống. Đó cũng là một phần của sáng
tạo nghệ thuật văn học.
II. Các khâu sáng tác
- Quá trình sáng tác của nhà văn qua nhiều khâu, nhiều đoạn và mỗi người có
một cách riêng. Tố Hữu nói: Mỗi người có một cách làm của mình, không ai
giống ai. Ông cũng đã nhận xét: Trong sáng tạo, mỗi người có một phương
pháp, có một lối (…) cùng một tư tưởng, một lí tưởng nhưng mỗi người một
tính, một lối viết, một lối cảm nghĩ… Tuy vậy, vẫn có thể phân ra những giai
đoạn tiêu biểu của quá trình sáng tạo. Thông thường có thể chia các khâu
trong quá trình sáng tác như sau: hình thành ý đồ, thu thập dữ liệu, thiết lập
sơ đồ, viết, sửa chữa. Các khâu này không hoàn toàn phân biệt một cách rạch
ròi, có thể xen kẽ gối đầu nhau, và trong quá trình sáng tác cụ thể có thể thêm
hoặc bớt, nhất là tùy theo các thể loại văn học khác nhau.
1. Giai đoạn hình thành ý đồ sáng tác
- Hình thành ý đồ, nói chung là giai đoạn đầu tiên trong quá trình sáng tác.
Như mọi hoạt động sáng tạo khác của con người, trước khi hành động, con
người đã chuẩn bị ý định trong óc mình rồi.
- Công việc viết một tác phẩm nào đó của nhà văn chỉ thực sự bắt đầu khi có
ý định nảy sinh. Ý định sáng tác đến với nhà văn theo nhiều con đường khác
nhau. Nhưng nó thường xuất hiện do những ấn tượng trực tiếp, mãnh liệt về
một vấn đề nào đó của cuộc sống.
 Tô Hoài có ý định viết Truyện Tây Bắc do xúc động trước cảnh vợ chồng
Lí Nủ Chu tiễn mình ra về trong chuyến đi thực tế ở Tây Bắc và tha thiết
mong nhà văn trở lại.
 Minh Huệ xúc động về câu chuyện Bác Hồ đi chiến dịch biên giới (1950)
do một người bạn kể lại đã cho ra đời bài thơ Ðêm nay Bác không ngủ.
 L. Tolstoi viết Phục sinh từ câu chuyện do người bạn kể lại. Thật ra việc
hình thành ý đồ cũng là một quá trình.
- Ý đồ có thể manh nha từ một vài hình ảnh hay cảm nghĩ nào đó trong tâm
trạng nhà văn, rồi dần dần mới hình thành tương đối hoàn chỉnh và cũng chỉ
mới là ý đồ ban đầu. Dù sao khi đã có ý đồ này, thì nhà văn mới triển khai
quá trình sáng tác của mình.
- Ý đồ sáng tác được khơi nguồn muôn màu muôn vẻ. tất nhiên phải kể trước
hết đó là những niềm xúc động trực tiếp trước một con người hay sự kiện
mang ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống như: Bác ơi! Thù muôn đời muôn kiếp
không tan của Tố Hữu, Sao chiến thắng của Chế Lan Viên, Người mẹ cầm
súng của Nguyễn Thi…
- Ý đồ sáng tác cũng có thể nảy sinh do một nhiệm vụ chính trị - tư tưỏng, từ
những nhiệm vụ giáo dục được tác giả đặt ra chủ động, có ý thức như là một
kế hoạch vạch sẵn.
 Chẳng hạn, Là thi sĩ của Sóng Hồng nhằm chống lại những quan niệm
nghệ thuật của các nhà thơ lãng mạn tiêu cục trước Cách mạng tháng
Tám.
 Ngồi trong nhà tù, Sénưsépxki viết tiểu thuyết Làm gì? nhằm giáo dục
cho thanh niên nhận rõ mục đích và triển vọng của cách mạng.
 Hoặc loại tiểu thuyết luận đề kiểu Trùng quang tâm sử của Phan Bội
Châu.
- Không nên nghĩ rằng với những ý định và động cơ giàu tính chiến đấu, tất
yếu sẽ dẫn đến những sáng tác công thức minh họa.
+ Từ ý đồ đến thành phẩm còn là một quá trình lao động nghệ thuật phức tạp
và tinh vi.
+ Vả chăng, ý đồ ở những nghệ sĩ chân chính không bao giờ là những ý niệm
và tín điều trừu tượng.
+ Cho nên mục đích giáo dục và đấu tranh ở họ luôn gắn liền hữu cơ với ý
thức về vũ khí và phương tiện của mình, bao giờ và ở đâu cũng phải là nghệ
thuật.
 Khi đọc những dòng thơ tuyệt mệnh của Exênhin: Trên đời này chết đã
không mới, Thì sống cũng chẳng mới hơn gì.
 Maiacốpxki đã nói: Ngay lập tức người ta thấy rõ rằng câu thơ mạnh mẽ
này, đúng là câu thơ, sẽ đẩy bao nhiêu người lao động đến thòng lọng
thắt cố và khẩu súng lục. Và không một sự phân tích nào trên báo chí,
không một bài báo nào có thể thủ tiêu được câu thơ này. Có thể và cần
phải đấu tranh với câu thơ này bằng thơ và chỉ bằng thơ thôi. Như vậy xã
hội đã đaẹt hàng cho các nhà thơ Liên Xô là thơ về Êxêhin.
 Và bản thân Maiacốpxki đã để ba tháng ròng làm bài thơ Gửi Xécgây
Êxêhin hơn một thăm dòng với câu kết như sau: Trên đời này chết chẳng
có gì là khó, Xây dựng cuộc đời còn gian khổ hơn nhiều.
- Không hiếm những ý đồ sáng tác bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian,
một lí thuyết khoa học, một hồi tưởng hay liên tưởng nào đó trong cuộc đời.
 Gớt còn cho rằng có khi chỉ một cái cớ nhỏ nhặt nhất cũng có thể dẫn đến
một tắc phẩm tuyệt đẹp. Tất nhiên, xét đến cùng, bất kì ý đồ sáng tác nào
cũng liên quan đến quan niệm và sự hiểu biết về cuộc đời, lòng quan tâm,
ước mơ và lý tưởng của nhà văn. Nhưng những nỗi niềm và tâm trạng đó
được đốt cháy thêm lên và bùng nổ ra có khi bằng những nguyên cơ
“không đâu”.
 Hoàng Nhuận cầm viết bài thơ Anh bộ đội và tiếng nhạc la lại do xung
đột giữa tác giả với anh bộ đội vận tải bằng la. Ý đồ sáng tác đến một
cách đột ngột nhưng lại không tự nhiên vô cớ. Mà, nó là kết quả của một
quá trình tích lũy nung nấu. Trước khi có ý đồ, người nghệ sĩ đã có một
thời kỳ tích lũy ban đầu. Ðây là thời kỳ người nghệ sĩ có trong đầu chất
liệu thực tại tươi nguyên, di động hỗn loạn trong ý thức tác giả và chỉ khi
chất liệu đó bắt gặp được một ấn tượng mạnh mẽ nào đấy thì mới tạo ra ý
đồ sáng tác.
 L. Tônxtôi thời trẻ trong quân ngũ ở Kápka đã biết rõ gương dũng cảm và
cương nghị của Khátgi Murát, nhưng mãi đến nửa thế kỉ sau mới nảy ra ý
định viết về nhân vật này. Ấy là nhân một buổi dạo chơi ông thấy một bụi
cây tatácnhia xác xơ đang cố đấu tranh sinh tồn một cách tuyệt vọng: Nó
nhắc nhở đến Khátgi Murát. Muốn viết quá. Bảo vệ cuộc sống đến người
cuối cùng, và một mình giữa cả cánh đồng, dù có thế nào đi nữa, và cuối
cùng đã bảo vệ được nó.
- Ý đồ đóng vai trò tổ chức, phác họa đường viền, giúp sàng lọc chất liệu.
 Tố Hữu đã tâm sự về việc viết: Người con gái Việt Nam: Có anh em hỏi
tôi làm bài Người con gái Việt Nam trong trường hợp nào, tôi xin báo cáo
với các đồng chí vắn tắt như sau. Chuyện chị Lí chỉ là một cơ hội để nói
thôi. Cũng như các đồng chí, tôi luôn luôn nghĩ đến những nỗi đau đớn và
những gương anh dũng của đồng bào ta ở miền Nam. Và tôi muốn nói to
cái ý nghĩa dù kẻ địch hung ác đến mấy, dân tộc ta không chết, đồng bào
miền Nam ta vẫn sống, vẫn là người chiến thắng. Những ý đồ đó ai cũng
có, không có gì mới mẻ cả, nhưng đến lúc gặp chuyện chị Lí thì đó là một
hình tượng cụ thể để cho những ý nghĩ, cảm xúc kia trở thành có da có
thịt.
- Ý đồ sáng tác không đứng yên mà có thể thay đổi và phát triển, nhất là trong
những tác phẩm tự sự được hoàn thành trong khoảng thời gian dài, nhà văn
phải đối diện với nhiều biến cố trong cuộc sống.
 Trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Visnhépxki có ý định viết một tác
phẩm về số phận bi thảm của thủy thủ, nhưng trái qua Cách mạng tháng
Mười, nhà văn đã mục kích và xúc động trước cuộc đấu tranh vì lý tưởng
xã hội chủ nghĩa của quần chúng. Và cuối cùng vở kịch Bi kịch lạc quan
ra đời với nhân vật trung tâm là chính ủy, đảng viên cộng sản đã hi sinh
anh dũng cho sự toàn thắng của cách mạng.
- Ý đồ sáng tác từ khi bật lóe cho đến khi kết thúc sáng tác tác phẩm là cả một
sự phức tạp. Ý đồ có thể bật sáng rồi lụi tàn. Ý đồ có thể được bật sáng và
chiếu dọi, nung đốt, thúc đẩy tác giả ráo riết làm việc. Và, do đó mà tác phẩm
có thể hoàn thành nhanh chóng.
 Nguyễn Công Hoan tâm sự về viết Kép Tư Bền: Hôm ấy tôi đau mắt
nặng, nhưng cốt truyện hay quá tôi không chờ đến ngày tôi bình phục. Tôi
phải viết ngay. Ðợi lúc vợ con đã ngủ yên vào khoảng 10 giờ, tôi lẳng
lặng dậy, thắp đèn, vặn nhỏ ngọn, che giấy bốn bên cho kín ánh sáng, rồi
viết. Tôi viết xong, đọc để sửa lại. Lúc thật được vừa lòng thì tôi nghe
chuông đồng hồ điểm 5 tiếng. Tôi nhìn ra ngoài đã thấy mờ mờ sáng.
Hôm sau, hai mắt tôi sưng húp, đau nặng dần, tưỏng đến mù.
- Ý đồ có thể mở đầu cho một quá trình nghiền ngẫm nung nấu để đến chín
dần.
 Minh Huệ từ khi nghe người bạn kể về Bác Hồ đi chiến dịch đến khi cho
ra mắt Ðêm nay Bác không ngủ là 3 tháng trời.
 Nhecrasov viết Ai sống sung sướng ở nước Nga hơn 14 năm.
 Shakespear viết Rômeo và Juliet hơn 5 năm.
- Nhiều khi sự nghiền ngẫm và thai nghén tác phẩm, sự nảy sinh ý đồ rất
chậm chạp, thậm chí tác giả đã không kịp hoàn thành tác phẩm, thực hiện ý
đồ trong cuộc đời mình.
 Balzac không viết được tiểu thuyết về chiến tranh của Napoleon,
Lermontov không viết được bộ tam thiên tiểu thuyết về 3 thời kỳ của xã
hội Nga, trước khi chết.
- Từ ý đồ đến sáng tác là cả một khoảng cách mà nhiều khi kết quả sáng tác
lại phủ định ý đồ ban đầu. L.Tolstoi đã viết Phục sinh mà kết quả kết thúc tác
phẩm trái ngược với dự đoán ban đầu.
2. Giai đoạn chuẩn bị
- Sau khi xuất hiện ý đồ sáng tác nhà văn bắt tay vào chuẩn bị sáng tác.
Chuẩn bị sáng tác là giai đoạn cần thiết và tất yếu. Ý đồ vốn đã phải dựa trên
cơ sở ít nhiều tư liệu nhất định. Nhưng khi ý đồ đã hình thành thì tư liệu càng
được tổ chức lại, nhất là phải bổ sung thêm.
- Chuẩn bị càng kĩ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Thu nhập tài liệu là công
việc đầu tiên của chuẩn bị sáng tác. Tài liệu đối với người sáng tác cũng
giống như vật liệu đối với thợ xây nhà. Không có tài liệu, không thể có vật
liệu để xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật.
- Tài liệu ngoài nguồn quan trọng là tác giả đã chứng kiến, đã kinh qua thì
còn phải có những nguồn khác: hỏi và nghe kể, đọc sách báo, thư từ và kể cả
tiểu thuyết khác.
- Nguồn tài liệu đã phong phú, các phương diện tài liệu để khai thác càng
phong phú hơn: những vấn đề lớn: kinh tế chính trị, xã hội văn hóa… và cả
những cái thật tỉ mỉ như chiếc khuy áo hay màu lông ngựa.
 L.Tolstoi viết Hasrji Murat ông phải tìm hiểu xem con ngựa mà Hasrji
Murat cưỡi là màu gì.
- Thu nhập tài liệu là giai đoạn tiếp theo rất cần thiết, nhất là đối với các tác
phẩm tự sự.
 Để viết Vỡ bờ, Nguyễn Đình Thi đã nghiên cứu cẩn thận các tác phẩm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt khác, và đọc
toàn bộ giáo trình về lịch sử Đảng của Trường Nguyễn Ái Quốc trung
ương, để tìm hiểu những nhận định chính thống về từng sự kiện lịch sử có
liên quan đến nội dung cuốn tiểu thuyết. Ông còn đọc không sót một hồi
kí cách mạng nào. Những hồi kí này đã giúp tôi rất nhiều để nhìn thấy cái
bên trong và đằng sau những việc mà tôi được biết. Cái hậu trường nó
quyết định lắm.
 Viết Anh em nhà Caramadốp, Đôxtôiépxki đã nhiều lần đến thăm sa mạc
Ôptina, đã tìm hiểu tỉ mỉ sinh hoạt và tâm trạng của các tu sĩ. Những đoạn
mô tả quá trình thẩm vấn và xử án trong tiểu thuyết đã được nhà văn trao
đổi với các luật sư. Những dòng tái hiện cơn ác mộng của Ivan
Caramadốp, tác giả có tham khảo ý kiến của các bác sĩ tâm thần.
 Để viết Chiến tranh và hòa bình, L. Tônxtôi đã đi thăm cánh đồng gần
Bôrôđinô, gặp gỡ nhiều chiến sĩ trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm
1812. Ông còn vào viện lưu trữ đọc nhiều văn kiện gốc, đối chiếu nhiều tư
liệu cùng ghi một biến cố. Ông còn tìm đọc nhiều trang hồi kí, nhật kí, thư
từ và nhiều tác phẩm văn học nửa đầu thế kỉ XIX, nghiên cứu các cuốn
sách viết về hội tam điểm…
 L. Tônxtôi đã từng nói có khi chỉ viết có năm dòng cho đúng, ông phải
đọc rất nhiều cuốn sách.
- Tài liệu càng đầy đủ, phong phú là tiền đề quan trọng cho hư cấu nghệ thuật.
Bởi vì, thực ra, nếu so sánh vật liệu của thợ xây nhà với vật liệu của của nhà
văn là sự so sánh rất khập khiễng.
+ Chẳng hạn, phần vật liệu dư thừa của thợ xây nhà thường là phần không
dùng hết và phần này rất ít. Còn phần dư thừa của nhà văn là phần không thể
dùng được và thường rất nhiều.
 Gorki đã từng nói để miêu tả một ông cố đạo thì tác giả đã phải gặp hàng
nghìn ông cố đạo.
+ Thu tập tài liệu là một quá trình lao động đầy gian lao, công phu và tỉ mỉ vì
tài liệu đối với nhà văn không phải chỉ có một nguồn, một phương diện mà rất
nhiều nguồn, nhiều phương diện. tác phẩm càng lớn thì tài liệu càng nhiều,
càng phong phú và phức tạp.
 L.Tolstoi chuẩn bị tài liệu cho Chiến tranh và Hòa bình bằng nguồn trực
tiếp (thăm chiến trường Bôrôđinô…) bằng trực tiếp với những người tham
gia chiến trận (chiến tranh vệ quốc 1812) bằng gián tiếp qua các tài liệu
nhât ký, hồi ký, thư từ, vào các viện lưu trữ, đọc các tác phẩm có liên
quan v.v…
 L.Tolstoi đã viết: Trong tiểu thuyết của tôi, ở bất kỳ chỗ nào có lối nói và
hành động của các nhân vật lịch sử thì những cái đó không phải do tôi bịa
ra, mà đều do tôi rút ra trong những tài liệu mà trong khi tôi làm việc này
đã chất thành một thư viện …
3. Giai đoạn lập hồ sơ
- Ðây là giai đoạn xử lí tài liệu hệ thống hóa những điều đã quan sát được,
những ấn tượng, hình ảnh và cảm nghĩ thu thập được và tổ chức chúng lại
theo một chỉnh thể. Nó là phương án tác chiến, là bản phác thảo cho nhà văn
trước khi viết.
- Trong giai đoạn này, toàn bộ cấu trúc của hình tượng được tạo lập, tính chất
quan trọng việc triển khai cốt truyện được xác định, tính cách nhân vật được
suy tính kĩ càng.
+ Nó giải quyết mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, giữa bộ phận này với
bộ phận khác.
+ Nó không hề là sự sắp xếp hình thức, mà là một phương tiện bảo đảm cho ý
đồ được quán xuyến, sự việc và tâm trạng được diễn biến hợp lý.
+ Nói chung, các nhà văn đều rất coi trọng việc lập sơ đồ này và rất dịnh công
trong việc tạo dựng và chọn lựa phương án hoàn thiện nhất qua nhiều sơ đồ
khác nhau.
 Viết Thằng ngốc, Đôxtôiépki đã nói: Tính trung bình, tôi đã nghĩ đến sáu
sơ đồ (không ít hơn thế) hằng ngày. Đầu tôi quay cuồng như chiếc cối
xay. Làm thế nào mà tôi không hóa điên, tôi cũng không hiểu nữa.
 Puskin lập đến năm sơ đồ cho Người da đen của Piốt Đại đế và bảy sơ đồ
chung cùng sơ đồ từng phần cho Đubrốpxki.
 Về cuốn Chiến tranh và hòa bình, L. Tônxtôi viết: Phải suy đi tính lại tất
cả những gì có thể xảy ra với tất cả những nhân vật tương lai trong tác
phẩm sắp viết, một tác phẩm rất lớn và phải nghĩ ra hàng triệu cách phối
hợp có thể có được, để rồi trong số đó chỉ chọn lấy một phần truyệ mà
thôi, thật là một điều kinh khủng.
- So với ý đồ, giai đoạn lập hồ sơ là giai đoạn làm cho tư tưởng chủ yếu xuất
hiện ở ý đồ có máu thịt. Sơ đồ chính là giai đoạn chuyển ý đồ sang sự thật
nghệ thuật.
- Lập sơ đồ chính là con đường tìm những phương án tối ưu về mặt thẩm mĩ.
 Puskin có 7 sơ đồ về truyện Dubrovski. Dostojevski xây dựng sơ đồ
Thằng ngốc: Tôi suy nghĩ từ ngày mùng 4 đến 18 tháng chạp. Có lẽ trung
bình mỗi ngày tôi nghĩ ra đến 6 bản bố cục (không ít hơn thế). Ðầu óc tôi
biến thành cái cối xay. Xây dựng bố cục là cả một nỗi thống khổ. Nhưng
khi đã có bố cục rồi thì công việc sẽ vô cùng thuận lợi.
 Dostojevski nói với vợ: Nếu tìm được bản bố cục đạt, thì công việc nhanh
như trượt trên mỡ.
- Nhưng bố cục không phải là nhất thành bất biến. Nó biến đổi và phát triển.
Bố cục chỉ tốt trong trường hợp nó mềm dẻo.
- Bố cục là kế hoạch sáng tác. Nó quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết
định mà chỉ có tính chất hỗ trợ.
 Cũng có nhà văn không coi trọng việc lập sơ đồ, Xtăngđan chỉ phác qua
vài nét khái quát nhất.
 G. Xăng, A. Tônxtôi không hề viết bố cục trên giấy.
 Gorko thì cho rằng trên những nét chung, bố cục tất nhiên là có, có điều là
ông không viết nó ra giấy. Nhưng cũng có lúc chính ông lại ủa quyết: Tôi
không bao giờ lập sơ đồ, sơ đồ tự nó được lập ra trong quá trình làm
việc, chính các nhân vật tạo nên nó. Tôi thấy rằng không được gà cho
nhân vật là họ phải xử sự như thế nào.
- Có thể thấy tầm quan trọng của việc lập sơ đồ còn phụ thuộc vào thiên
hướng cá nhân của nhà văn. Điều này càng nên lưu ý với các loại thơ trữ tình
thường lấy cảm xúc và tâm trạng dào dạt, mãnh liệt của nhà thơ làm động lực
chủ yếu, khó mà khuôn theo một dàn bài định trước.
- Tố Hữu nói: Tôi làm thơ không có dàn bài, Tôi không biết trước được bài
thơ bao giờ thì hết, không biết bao giờ nó dừng lại. tôi nghĩ có lẽ lúc làm một
bài thơ nào đó cũng cần có những ý lớn làm mốc, nhưng không thể có một
dàn bài, Mình có thể “buộc” cho mình những cái ý chặt chẽ để tự mình kiểm
tra bài thơ về tư tưởng, về quan niệm, nhưng không thể biết được nó sẽ diễn
ra như thế nào. Có khi mình tưởng đến câu ấy thì bài thơ sẽ dừng, nhưng hóa
ra không phải… Câu văn, câu thơ như ta thường nói trong văn nghệ, có cái
“sống bản thân” của nó. Càng làm thì càng thấy ra, câu đầu gọi ra câu thứ
hai, câu thứ hai gọi ra câu thứ ba… cứ gọi dần như thế đến lúc không cần gọi
nữa thì nó dừng lại. Đây quả là đặc điểm của việc làm thơ trữ tình: không thể
có dàn bài chi tiết trước được. Tuy vậy nhà thơ vẫn lưu ý: cần có những ý lớn
làm mốc.
- Bố cục không thể là sợi dây trói buộc người nghệ sĩ. Nhiều khi bố cục làm
ra để rồi bỏ đi.
+ Balzac đã khẳng định: Thật đáng buồn cho một viên tướng tiến ra trận với
một hệ thống bố trận định sẵn. Như vậy, nếu so sánh sơ đồ tác phẩm với bản
thiết kế một toà nhà là sai lầm nghiêm trọng. Ðối với xây dựng, người thi
công không thể thay đổi thiết kế, thiết kế có trước thi công, còn đối với xây
dựng một tác phẩm thì vừa thiết kế vừa thi công, trong quá trình thi công
thiết kế bị thay đổi.
4. Giai đoạn viết
- Thiết kế đã xong, nguyên vật liệu đã sẵn sàng, bước sang thi công, tức là gia
đoạn viết. Nhưng cũng như thi công, có khi phải thay đổi thiết kể, thì viết
cùng không phải chỉ là “bồi đắp da thịt” cho sơ đồ mà có khi phải điều chỉnh
lại ít nhiều.
 Với tiểu thuyết Anna Carênina, ban đầu L. Tônxtôi dự định viết Carênin
chính trực mà đôn hậu, còn Anna nhưng người phụ nữ suồng sã, phóng
đãng. Nhưng cuối cùng ông đã viết Carênin thành một người phụ nữ lạnh
lùng, khắc nghiệt, còn Anna là một người phụ nữ có nội tâm sâu sắc, dũng
cảm, bị vùi dập, là nạn nhân bi đát của xã hội thượng lưu.
- Viết tác phẩm là giai đoạn định hình chất liệu, suy nghĩ, cảm xúc của nhà
văn. Ðây là giai đoạn căng thẳng của lao động nhà văn.
+ Nhà văn phải vật lộn với từng câu, từng chữ, từng chi tiết, từng nhân vật.
Mặc dù đã được thai nghén trước đó, có khi rất lâu, nhưng đến lúc viết, nhà
văn mới thực sự sống với thế giới hình tượng, mới thực sự “nhập vai” với
nhân vật của mình.
+ Đó là lúc kết tinh cao độ của một óc tưởng tượng vô cùng phong phú và
sinh động với một tấm lòng đồng cảm mãnh liệt và da diết.
 Nguyễn Công Hoan viết: Khi tôi viết thì những nhân vật của truyện hiện
ra trong óc tôi. Tôi bắt họ biểu diễn thật thong thả những ý nghĩ, từng cử
chỉ, từng lời nói, từng cách đi đứng v.v… như trong cuốn phim quay
chậm, để tôi nhìn rõ và ghi cho hết.
 Ipxen nói trong thấy được nhân vật của mình từ đầu đến gót chân. Gớt thì
khóc nức nở trước Iphighêni. Flaubert kể về việc viết Bà Bôvary: Từ 2 giờ
chiều tôi ngồi viết Bà Bôvary. Tôi miêu tả cuộc đi chơi bằng ngựa, bấy
giờ tôi đang ở chỗ sôi sục nhất, tôi đã viết đến đoạn giữa, mồ hôi tuôn ra
ướt đầm, cổ nghẹn lại. Tôi vừa sống qua một trong những nguy hiểm có
nhất trong đời tôi, đấy là những ngày suốt từ đầu đến cuối được sống
bằng ảo ảnh … Hôm nay cùng một lúc, tôi vừa là đàn ông, vừa là đàn bà,
vừa là tình quân vừa là tình nương và đã cưỡi ngựa vào rừng đầy những
lá vàng giữa một ngày thu. Tôi vừa là những con ngựa, những chiếc lá, là
làn gió, vừa là những lời thổ lộ giữa những người yêu nhau, vừa là mặt
trời đỏ rực làm nhíu lại những cặp mắt chan chứa tình yêu.
- Ðây là giai đoạn khó khăn nhất. Nhà văn phải vật lộn với từng chữ, từng
cách diễn đạt.
 Như Bá Sĩ từng nghiền ngẫm không hiểu tại sao người xưa làm thơ văn đã
dồn hết tâm tư khôn khéo, dụng công khó nhọc “ba năm mới nghĩ được
một chữ, mười năm mới nghĩ được một bài” mà vẫn không tự bằng lòng
được.
- Khó là mở đầu nhưng mở đầu được rồi không phải văn chương cứ thế mà
tuôn chảy.
 Nguyễn Huy Tưởng thuộc loại nhà văn sinh nở khó khăn nhất, có ngày
chỉ nhích được mấy dòng, nhưng cuối cùng phải dập xóa hết.
 Nguyễn Ðình Thi, “dòng nào, trang nào cũng làm lại, xóa, kéo móc, thêm
bớt chi chít như mắc cửi trên dây”.
 Tô Hoài cũng vào loại viết phải dập xóa, thêm nhiều. Ông tâm sự: Viết
được cả đoạn dài, hoặc xong cả truyện, tôi mới chữa tỉ mỉ và thường chữa
cũng lâu công, có khi lâu hơn lúc viết.
 Gorky cũng cho rằng khó hơn cả là lúc bắt đầu, là câu đầu tiên, vì nó có
tác dụng qui định giọng điệu cơ bản cho toàn bộ tác phẩm, chẳng khác
nào như sáng tác nhạc vậy.
 Tố Hữu cũng nói: “Về quá trình làm một bài thơ như thế nào, riêng tôi thì
thấy rất khó viết những câu đầu”.
 Viết khó thế nào, có thể hình dung thêm qua “quy trình” của L. Tônxtôi:
lần thứ nhất viết nháo, tiếp theo chép lại, loại bỏ những gì thừa, sắp xếp
lại ý cho thật thích hợp, cuối cùng chép lại lần nữa và trau chuốt cách
diễn đạt.
- Tất nhiên cũng có những nhà văn viết khá nhanh như Dôla và Môpátxăng.
 Stendhal đọc cho người khác viết Tu viện thành Parme trong 24 ngày,
Tuốcghênhép viết Rudin 50 ngày, Mối tình đầu 10 ngày.
 Puskin cũng viết khá nhanh, có ngày ông viết 168 câu thơ trong Épghêni
Ônêghin, gần như tốc kí vậy.
 Đa số những tường hợp này, xét đến cùng, đã có một “quá trình viết”
cũng khá gian nan diễn ra trước trong óc họ.
 Đali có nhận xét: “Puskin cả khi tỉnh lãn lúc mơ đều mang tỏng mình một
công trình nào đó trong suốt nhiều năm, và khi nó đã chín tới trong mình,
thì nó tuôn trào thành chữ, thành lời cứ như một nguồn lửa, kim loại phút
chốc nguội đi trong không khí, và thế là công trình đã hoàn thành”.
 Về mawth này có thể suy nghĩ đến hai loại nhà văn. Một loại hình thành ý
đồ và triển khai sơ đồ chậm, thì lúc viết thường nhanh hơn. Loại khác,
ngược lại, thì lúc viết gặp nhiều khó khăn hơn. Dĩ nhiên ở đây còn phụ
thuộc vào tính chất phúc tạp của đề tài, thói quen và cá tính sáng tạo của
nahf văn, chứ không hề là dấu hiệu của tài năng, và do đó càng không
phải là điều quyết định chất lượng của tác phẩm.
5. Giai đoạn sửa chữa
- Cuối cùng là giai đoạn sửa chữa. Không phải sửa chữa trong khi đang viết,
cũng không phải việc sửa chữa khi tái bản thuộc vào một quá trình khác với
những bối cảnh khác khi có sự thay đổi hoặc tiến triển trong quan niệm và tài
năng của nhà văn cùng sự đóng góp ý kiến của công chúng và giới phê bình.
Đây chỉ hạn chế trong phạm vi việc sửa chữa bản thảo lần đầu chưa công bố.
- Bước vào giai đoạn này, nhà văn mới có cơ hội nhìn bao quát thành quả của
mình, hoàn thiện nó để đạt đến tính tư tưởng và tính nghệ thuật theo ý đồ và
mong muốn mới nhất và cao nhất lúc đó.
 Tất nhiên cũng có nhà văn không muốn và cho rằng không cần sửa chữa:
Đơ Xtan, G. Xăng, Đôđê, Dôla...
 Thậm chí có nhà văn như Oanto Xcốt viết xong tác phẩm cũng không hề
đọc lại. Có những nhà văn quan niệm rất duy tâm về vấn đề này.
 Lamactin cho sáng tác thơ ca là một cái gì “vô chủ” mà thiêng liêng, nhà
văn không có quyền nhúng bàn tay của những kẻ dốt nát vào những cảm
hứng cao cả này. Ông còn nói: “Sửa chữa, thay đổi, làm hỏng thì thật vô
duyên và thảm hại, đây là công việc của một tay thợ đá, chứ không phải
của nghệ sĩ”.
- Trong thực tế quả là có những nhà văn viết xong không sửa chữa, nói đúng
hơn là rất ít sửa chữa hoặc sửa chữa rất ít.
Theo Tô Hoài kể lại: “Bản thảo của nhà văn Nam Cao, giấy rất phẳng phiu,
dòng nào dòng nấy thẳng tăm tắp, chữ nào cũng đủ nét, không ngoáy, chữ
cuối trang cũng nắn nót như chữ mở đầu, ít xoá, chữa. Viết xong, anh đọc lại,
cũng không xoá mấy”. Điều này chẳng qua là vì nhà văn đã nghiền ngẫm kĩ
từng câu, từng chữ trước khi viết rồi.
Nhà thờ Đức Hôphên nói: “Khi viết, điều chủ yếu là làm sao suy tính cho tất
cả đều phải có một hình thức rõ ràng và ổn định trong đầu, trước lúc chép
ra; trước nhất là nó phải chín muồi trong lòng, chỉ lúc đó mới đáng chép
lại”... Nhưng ngay những nhà văn loại này, viết xong họ cũng sửa chữa chút
ít.
Huygô là người mà khả năng ứng tác rất được ngưỡng mộ, nhưng trong bản
thảo của ông vẫn không phải là không có chỗ sửa chữa.
- Đã là nhà văn nghiêm túc, trừ những thoáng đầu tự choáng ngợp, về sau khi
tâm trạng đã lắng xuống, vẫn thường phát hiện ra chỗ thiếu sót trong bản thảo
của mình. Cho nên có thể nói, trừ một số trường hợp, còn tuyệt đại đa số nhà
sản đều coi trọng khâu sửa chữa.
 “Apolông - vị thần sửa chữa” là cầu châm ngôn của Phlolbe, và chính ông
đã kiệt sức trong việc sửa chữa Bà Bôvari. Không phải ngẫu nhiên mà
người ta gọi Phlobe là “tên đao phủ không thương tiếc của phong cách”.
 Satobriáng sửa chữa mười bảy lần bản thảo Atala. Raxin sửa chữa Phếard
trong hai năm.
 Gorki đã chỉnh lí hơn bốn nghìn chỗ trong Người mẹ. Hainơ ngồi hàng
tuần để sửa chữa một bài thơ.
 Bản thảo của Lỗ Tấn đã đưa đi in, toà soạn còn nhận được dây nói ông gọi
đến nhấn mạnh cần phải chữa thêm những chữ, những câu ở trang bao
nhiêu, hàng thứ mấy…
 Cupơ, nhà văn lãng mạn Anh nói: “Những sửa chữa lặp đi lặp lại không
biết mệt mỏi là bí quyết hầu như của bất cứ tác phẩm nào đạt, nhất là của
thơ, mặc dù có một số tác giả vẫn khoe mẽ về tính cẩu thả của họ, còn
những người khác thì lại đã từng đỏ mặt khi đưa ra các bản nháp của
mình”.
 Vônte thì đã tự nhận: “Tôi không chỉ thấy sai sót của mình, mà còn cảm
thấy trách nhiệm của mình đối với những người đang quở trách tôi. Ngoài
việc cố gắng sửa chữa, tôi không biết đáp lại sự phê phán bằng một cách
nào khác”.
 Bandắc còn sửa chữa đến cả bản in thử tác phẩm, và có khi phải in thử
đến lần thứ mười hai. Về cuốn Miếng da lừa, ông nói: “Tôi sửa chữa cuốn
tiểu thuyết này để làm cho nó trở nên không thể chê trách được, nhưng
sau hai tháng làm việc tôi lại phát hiện ra hàng trăm lỗi”.
 Bôđơle đã làm chậm kế hoạch in năm tháng tác phẩm Những đoá hoa tội
ác và bị nhà xuất bản phản đối chỉ vì như ông đã nói: “Tôi đang vật lộn để
chống lại ba mươi câu thơ viết tồi, vần dở, khó chịu, không đạt yêu cầu”.
 Đôxtôiépxki nói: “Tài nghệ vĩ đại nhất của nhà văn là ở chỗ biết xoá bỏ.
Ai biết và dám xoá bỏ cái của mình, người đó sẽ tiến xa”.
 Scopenao lại nhấn mạnh: “Trong những chỗ bớt đi có nhiều tinh khôn hơn
là những chỗ thêm vào”...
- Việc sửa chữa cần thiết tới mức mà Dostojevski coi đó là kĩ năng vĩ đại nhất
của nhà văn Ai biết cách và đủ sức xóa cái của mình, người đó sẽ thành công.
 Tolstoi từng tuyên bố: Không một đoạn thực tài tình nào đó có thể làm
cho tác phẩm tốt lên nhiều như những đoạn xóa được. Rất hiếm tác phẩm
được viết một lần, nghĩa là ra đời dưới dạng hoàn thành tuyệt đối, mà
thuờng khi, trước khi có một phương án tối ưu - nhà văn có nhiều thảo
cảo. Tolstoi viết đi viết lại nhiều lần Chiến tranh và Hòa bình đây là nhà
văn kiên nhẫn nhất trong sửa chữa.
- Tuy vậy, việc sửa chữa của nhà văn cũng phải biết dừng lại trước khi quá
mức cần thiết.
Gớt nói: “Không gì đáng sợ hơn là khát vọng sửa chữa và nâng cao không
biết mệt mỏi, để rồi chẳng bao giờ kết thúc được cả”.
Có trường hợp, Phlobe cho rằng thôi chữa có lợi hơn.
Và L. Tônxtôi có lần cũng tự nhủ phải dừng lại vì ông cảm thấy đã bắt đầu
làm hại tác phẩm của mình.
Viên Mai, nhà lí luận thơ cổ Trung Hoa, đã có ý kiến toàn diện về vấn đề này:
“Chữa thơ khó hơn làm thơ, vì sao vậy? Làm thơ khi hứng đã đến, dễ làm
thành bài. Chữa thơ khi đã đi qua, đại thể đã xong, có một hai chữ chưa được
vừa lòng, dồn muôn nghìn khí lực ra chữa cũng không xong... Làm thơ không
thể không chữa, nhưng không nên chữa nhiều. Không chữa thì ắt hời hợt,
chữa lắm lại rắc rối” (Tuỳ Viên thi thoại).
- Hoàn thành tác phẩm, một niềm hạnh phúc dạt dào trào dâng trong nhà văn
cùng với một tâm trạng khó tả, buồn vui lẫn lộn. Vui vì cũng như người mẹ
sinh nở, đã đưa lại cho đời một sinh mệnh bấy lâu thai nghén. Nhưng người
mẹ tinh thần này cũng có chỗ khác, có xen vào một ít nuối tiếc, vì từ nay phải
xa dần những cảnh, những người bấy lâu gắn bó, da diết, thân thương hết
mực.
 Hồi tưởng lại một khoảnh khắc này, Nguyên Hồng nói: “Và đây, tất cả đã
xong... Tôi muốn reo, muốn thét, muốn cười, muốn khóc. Tôi đã muốn kêu
gọi tên mấy người thân thiết yêu dấu và yêu đương của tôi. Tôi đã muốn
đứng dậy, dang hết cánh tay, mà hôn, mà cắn... Tôi lại chỉ nằm xuống cái
chõng ngắn hẹp của tôi, hai tay khoanh ấy lấy gáy, mắt nhắm lại mà nghe
một cảm giác bâng khuâng, nghẹn nấc và tràn đầy trong người”.
 Và thế rồi một quá trình mới lại bắt đầu. Gớt cho rằng nhà văn chẳng khác
nào những người phụ nữ vừa mới đẻ đã mang thai.
 Cứ như thế... bất kì nhà văn nghiêm túc nào cũng sẽ nghĩ như Huygô
rằng, tác phẩm hay nhất của đời mình còn ở phía trước.

You might also like