Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia

ĐÊ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1: Trong một quần thể ngẫu phối, khi các cá thể dị hợp tử chiếm ưu thế sinh sản, thì ở các thế hệ tiếp theo
A. Các cá thể đồng hợp trội sẽ chiếm ưu thế.
B. Các cá thể đồng hợp tử sẽ gia tăng.
C. Các cá thể đồng hợp lặn sẽ chiếm ưu thế.
D. Chỉ còn các cá thể dị hợp tử.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi và mối quan hệ vật chủ -
vật kí sinh?
A. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng giết chết vật chủ
B. Sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt không có liên quan đến nhau.
C. Sinh vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
D. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn vật chủ.
Câu 3: Khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số tương đối các alen
của quần thể, quần thể phục hồi sẽ có tần số tương đối alen, thành phần kiểu gen khác xa quần thể gốc ban đầu.
B. Đa số đột biến là có hại nhưng phần lớn ở trạng thái lặn và giá trị của đột biến còn thay đổi tùy tổ hợp gen,
điều kiện môi trường nên đột biến là nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối các alen và kiểu gen của quần thể theo một hướng
xác định, không đổi với áp lực lớn hơn nhiều so với áp lực của đột biến.
D. Dù không làm thay đổi tần số tương đối alen nhưng vẫn làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể nên giao
phối ngẫu nhiên vẫn được xem là nhân tố tiến hóa.
Câu 4: Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm:
A. Quần thể sinh vật và sinh cảnh
B. Thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh
C. Các nhân tố dinh thái vô sinh
D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy
Câu 5:Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có thể dẫn đến
A. Quy định chiều hướng tiến hóa
B. Làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể
C. Làm cho một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
D. Làm xuất hiện alen mới, làm phong phú vốn gen của quần thể
Câu 6:Để phân lập nhanh dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp người ta không dùng cách nào sau đây?
A. Chọn thể truyền có gen đánh dấu là gen tạo màu hoặc gen phát sáng
B. chọn thể truyền có khả năng nhân đôi nhanh nhằm tạo nhiều sản phẩm mong muốn.
C. nuôi tế bào chứa ADN tái tổ hợp trong môi trường khuyết dưỡng với sản phẩm mong muốn
D. chọn thể truyền có gen đánh dấu là gen kháng thuốc kháng sinh
Câu 7:Một trong những vai trò của ngẫu phối với quá trình tiến hóa là:
A. Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiều gen của quần thể
B. Tạo ra nhiều alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
D. Tăng cường sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể trong loài
Câu 8: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là
A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n
B. thường chỉ tìm thấy ở thực vật
C. đều không có khả năng sinh sản hữu tính
D. hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào.
Câu 9:Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là
A. biến dị gây ra hội chứngTocno ở người
B. biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm
C. biến dị gây ra hội chứng Đao ở người
D. biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm
Câu 10:Biết mỗi gen quy định một tính trạng alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây
cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với giới cái?
A. AaXBXB x aaXBY B. AaXBXb x aaXBY
C. AaXbXb x AAXbY D. AaXBXb x AaXbY

Tài liệu lưu hành nội bộ 1


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về di truyền trong y học là không đúng?
A. đa số bệnh di truyền ở người hiện nay đã có phương pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn
B. Các bệnh di truyền phân tử là các bệnh liên quan đến những biến đổi trong cấu trúc ADN, protein.
C. Bệnh ung thư nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn
D. Có thể dự đoán khả năng xuất hiện các tật bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến.
Câu 12: Trong quá trình dịch mã
A. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN, rARN
B. riboxom dịch truyển trên mARN theo chiều 3’  5’
C. khi riboxom tiếp xúc với cả ba bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã dừng lại
D. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN có nhiều riboxom hoạt động được gọi là polixom
Câu 13: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu
nào sau đây không đúng?
A. Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên phân tử
mARN
B. Trong nhân đôi ADN, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi
mạch khuôn
C. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm khởi đầu sao chép
D. Trong phiên mã, nguyên tắc bổ sung xảy ra giữa các nucleotit trên mạch khuôn và nucleotit trên mạch mới là
A – U, T – A , G – X, X – G
Câu 14: Ở người, hồng cầu bình thường ở chuỗi β hêmôglobin có axit amin thứ 6 là axit glutamiC. Đột biến
gen gây bệnh hồng cầu hình liềm do axit amin thứ 6 ở chuỗi β hêmôglobin bị thay thế bằng axit amin valin, các
axit amin còn lại không thay đổi. Dạng đột biến đã xảy ra trên gen quy định chuỗi β hêmôglobin là
A. Thay một cặp nucleotit B. Thêm một cặp nucleotit
C. Mất một bộ ba nucleotit D. Mất một cặp nucleotit
Câu 15:Trong kĩ thuật chuyển gen, khi gắn gen của người vào plasmit của vi khuẩn nhằm mục đích
A. sử dụng vi khuẩn này để tạo sinh khối bổ sung nguồn dinh dưỡng cho con người
B. Sử dụng vi khuẩn như nhà máy sản xuất protein dùng làm thuốc trị bệnh cho người
C. Tạo chủng vi khuẩn có khả năng chống chịu tốt với môi trường
D. Cấy gen lành vào bệnh nhân bị bệnh di truyền để thay thế gen bị bệnh
Câu 16: Các cơ chế di truyền cần có sự tham gia trực tiếp của phân tử ADN là
A. Nhân đôi ADN, phiên mã
B. Phiên mã, dịch mã
C. Nhân đôi ADN, dịch mã
D. Nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã
Câu 17: Cơ chế làm phát sinh cành tứ bội trên cây lưỡng bội là do
A. Sự không phân li của tất cả các cặp NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
B. Sự kết hợp hai loại giao tử lưỡng bội với nhau tạo ra hợp tử tứ bội
C. Sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
D. Sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây.
Câu 18: Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn
trước sinh
A. Nghiên cứu phả hệ về khả năng sinh con mắc bệnh đao trong dòng họ
B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X
C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi đem nuôi cấy, đếm số lượng NST có trong tế bào
D. Nghiên cứu những bất thương trong cấu trúc phân tử ADN của bố hoặc mẹ
Câu 19: Phát biểu nào sau đây nói về chọn lọc tự nhiên là đúng với quan điểm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các kiểu gen
C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen
khác nhau
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
Câu 20: Hệ gen trong nhân của người có số lượng nucleotit lớn hơn hệ gen của E.coli 1000 lần, trong khi tốc
độ nhân đôi của ADN E.coli chỉ nhanh hơn của người khoảng vài chục lần. Hệ gen người có thể tự nhân đôi
hoàn chỉnh nhưng vẫn chậm hơn chút ít so với hệ gen E.coli là do
A. Sự nhân đôi ADN của người đồng thời diễn ra ở nhiều phân tử và có nhiều điểm khởi đầu tái bản

Tài liệu lưu hành nội bộ 2


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
B. Các enzim ADN polymeraza ở người có khả năng xúc tác tổng hợp mạch mới với tốc độ cao hơn của E.coli
nhiều lần
C. Hệ gen người chứa chủ yếu các đoạn intron sẽ không được tổng hợp trong quá trình nhân đôi
D. Ở người có một hệ enzim tham gia nhân đôi ADN phức tạp và hoạt động hiệu quả hơn của E.coli nhiều lần
Câu 21: Ví dụ nào sau đây không phải là thành tựu của công nghẹ gen?
A. Tạo ra vi khuẩn chứa gen quy định tổng hợp insullin của người
B. Tạo giống “táo má hồng” có năng suất cao, phẩm chất tốt
C. Tạo giống cây bông có gen trừ sâu của vi khuẩn
D. Tạo lúa có gen tổng hợp β-caroten
Câu 22: Một gia đình: chồng có một túm lông ở tai, vợ bình thường. Các con trai của họ
A. tất cả đều có túm lông ở tai
B. một nửa bình thường, một nửa có túm lông ờ tai.
C. tất cả đều bình thường.
D.một phần tư có túm lông ở tai, ba phần tư bình thường
Câu 23: Các nhà khoa học Việt Nam đã lai giống cây dâu tằm tứ bội với giống cây dâu tằm lưỡng bội tạo giống
cây dâu tằm tam bội dùng cho chăn nuôi tằm mà không dùng trực tiếp giống dâu tằm tứ bội vì
A. giống tam bội thường hữu thụ nên cho cả lá và quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống tứ bội.
B. giống tam bội có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh cao hơn giống tứ bội.
C. giống tam bội thường bất thụ nên có thời gian sinh trưởng dài cho năng suất lá cao hơn giống tứ bội.
D.giống tam bội có kích thước cơ quan sinh dưỡng lớn nên cho năng suất lá cao hơn giống tứ bội.
Câu 24: Nhiều thử nghiệm đã được tiến hành để đánh giá khả năng trí tuệ của con người. Sự đánh giá dựa vào
các trắc nghiệm với các bài tập có độ khó tăng dần thông qua các hình vẽ, các con số và các câu hỏi. Chỉ số IQ
được xác định bằng
A.tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi trí tuệ chia cho tuổi khôn và nhân 100
B.tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100
C.tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi trí tuệ và nhân 100
D.tổng trung bình của các lời giải được tính thông kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100
Câu 25: Hiện tượng nào sau đây được gọi là hiện tượng lại tổ?
A.người có 3 đến 4 đôi vú.
B.phôi người giai đoạn 5 tháng có đuôi,
C.nguời đi xa trở về thăm quê hương, tồ tiên.
D.người có ruột thừa và nếp thịt ở khoé mắt.
Câu 26:Người ta có thể sử dụng dạng đột biến cấu trúc nào sau đây để loại bỏ những gen không mong muốn ra
khỏi nhiễm sắc thể?
A. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sấc thể
D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 27: Nội dung nào không đúng với quy luật phân ly?
A. mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen.
B. khi giảm phân cặp nhân tố di truyền phân ly đồng đều về các giao tử.
C. các cặp alen phân ly độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử.
D.sự phân ly của cặp NST tương đồng dẫn đến sự phân ly của cặp alen tương ứng.
Câu 28: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì
quần thể cây 4n
A.có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể
B.khi giao phấn với quần thể câv 2n cho ra con lai bất thụ.
C.Có đặc điểm hình thải khác hẳn quần thể cây 2n.
D.không thể giao phấn với quần thể cây 2n.
Câu 29: Theo qui luật di truyền phân ly độc lập, với các gen trội lặn hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau
bởi n cặp tính trạng tương phản thì số lượng kiểu gen có thể được tạo ra tối đa ở F2 là
A. 5 B.2n C.4n D.3n.
Câu 30:Trong cấu trúc tuổi của quần thể, tuổi sinh thái được hiểu là
A. thời gian sống thực tế của cá thể trong quần thể.
B. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. tuổi có khả năng sinh sản trong quần thể

Tài liệu lưu hành nội bộ 3


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. tuổi có khả năng sinh sản trong quần thể
Câu 31: Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể duy trì mật độ quần thể thích hợp.
B.làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo sự tôn tại của những cá thể khỏe mạnh
nhất.
C. giúp các cá thể trong quần thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
D.làm tăng sự hỗ trợ lẫn nhau các cá thể chổng lại điêu kiện bất lợi của môi trường sống đảm bảo sự tồn tại của
quần thể.
Câu 32: Nhận xét nào sau đây không đúng với cấu trúc ôpêron Lac ở vi khuẩn đường ruột (E.coli)
A.Vùng khởi động là trình tự nucleôtit mà enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã.
B.Mỗi gen cấu trúc Z, Y, A đều có một vùng điều hòa bao gồm vùng khởi động và vùng vận hành
C.Vùng vận hành là trình tự nucleôtit có thể liên kết với protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã.
D.Khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ, gen R đều tổng hợp prôtêin ức chế để điều hòa hoạt động
của opêron Lac
Câu 33:Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc
2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện
cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng,
cách nào dưới đây không nên thực hiện ?
A. Thả thêm vào đầm một số tôm và cá nhỏ.
B. Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ .
C. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1.
D.Thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ.
Câu 34. Trên các cánh đồng lúa ở miền Bắc, nhiều nơi lúa bị chuột phá hoại rất mạnh. Dựa vào đặc điểm sinh
học của chuột và xem xét ở góc độ sinh thái học, biện pháp nào dưới đây có hiệu quả nhất trong việc làm giảm
số lượng quần thể chuột một cách bền vững?
A. Dùng sức người để bắt và tiêu diệt chuột.
B. Đặt bẫy trên các bờ ruộng để diệt chuột.
C. Dùng ni lông bao quanh bờ ruộng để ngăn chuột ăn lúa.
D.Dùng bả để tiêu diệt chuột.
Câu 35: Sự kiện nào sau đây sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực?
A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra hai
mạch khuôn.
B. Enzim ADN - polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung,
trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại.
C. Vì enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’, nên trên mạch khuôn 5’ - 3’ mạch
mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn
ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối.
D.Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban
đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).
Câu 36: Một opêron của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện một dòng vi khuẩn
đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng axit amin còn các sản phẩm của gen X
và Z vẫn bình thường. Nhiều khả năng trật tự của các gen cấu trúc trong opêron này kể từ vùng khởi động
(promoter) là
A. Y — Z – X B. Y — X – Z C. X — Y — Z D. X — Z — Y
Câu 37: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống lúa ”gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
B. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
C. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
D. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa .
Câu 38: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về thể truyền?
A. Là ADN plasmid hoặc virus
B. Có kích thước lớn.
C. Có khả năng tự nhân đôi.
D. Thường có chứa trình tự prômôtơ (vùng P) của gen.

Tài liệu lưu hành nội bộ 4


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 39.Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất
khi
A. kích thước của quần thể nhỏ.
B. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
C. quần thể được cách li với các quần thể khác.
D. tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
Câu 40. Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Hệ sinh thái rừng ôn đới.
B. Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới.
C. Hệ sinh thái rừng thông phương Bắc.
D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

Tài liệu lưu hành nội bộ 5


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐÊ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1: Trong một quần thể ngẫu phối, khi các cá thể dị hợp tử chiếm ưu thế sinh sản, thì ở các thế hệ tiếp theo
A. Các cá thể đồng hợp trội sẽ chiếm ưu thế.
B. Các cá thể đồng hợp tử sẽ gia tăng.
C. Các cá thể đồng hợp lặn sẽ chiếm ưu thế.
D. Chỉ còn các cá thể dị hợp tử.
Khi các cá thể dị hợp tử chiếm ưu thế sinh sản trong quần thể ngẫu phối, dần dần sẽ dẫn tới số lượng cá thể
đồng hợp trội bằng số lượng cá thể đồng hợp lặn
Đáp án B
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi và
mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh?
A. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng giết chết vật chủ
B. Sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt không có liên quan đến nhau.
C. Sinh vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
D. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn vật chủ.
Nhận định đúng là D
A sai, vật kí sinh không giết chết vật chủ. Chúng cần vật chủ sống để cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng
B sai, số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt liên quan một cách mật thiết với nhau
C sai, vật ăn thịt thuộc bậc dinh dưỡng cao hơn con mồi, mà hiệu suất sinh thái chỉ xấp xỉ 10% nên vật ăn thịt
phải có số lượng ít hơn con mồi
Đáp án D
Câu 3: Khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số tương đối các alen
của quần thể, quần thể phục hồi sẽ có tần số tương đối alen, thành phần kiểu gen khác xa quần thể gốc ban đầu.
B. Đa số đột biến là có hại nhưng phần lớn ở trạng thái lặn và giá trị của đột biến còn thay đổi tùy tổ hợp gen,
điều kiện môi trường nên đột biến là nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối các alen và kiểu gen của quần thể theo một hướng
xác định, không đổi với áp lực lớn hơn nhiều so với áp lực của đột biến.
D. Dù không làm thay đổi tần số tương đối alen nhưng vẫn làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể nên giao
phối ngẫu nhiên vẫn được xem là nhân tố tiến hóa.
Phát biểu đúng là A
B sai, đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho môi trường
C sai, chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hóa có hướng xác định nhưng cũng phụ thuộc một phần vào môi
trường. khi môi trường thay đổi, chọn lọc tự nhiên cũng có thể thay đổi theo
D sai, giao phối ngẫu nhiên hình thành nên quần thể ngẫu phối, khi đó, giao phối ngẫu nhiên sẽ không là thay
đổi thành phần kiểu gen cũng như tần số alen => giao phối ngẫu nhiên không là nhân tố tiến hóa
Đáp án A
Câu 4: Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm:
A. Quần thể sinh vật và sinh cảnh
B. Thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh
C. Các nhân tố dinh thái vô sinh
D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy
Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái gồm quần thể sinh vật và sinh cảnh
Đáp án B
Câu 5:Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có thể dẫn đến
A. Quy định chiều hướng tiến hóa
B. Làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể
C. Làm cho một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
D. Làm xuất hiện alen mới, làm phong phú vốn gen của quần thể
Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngãu nhiên đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
CLTN làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng giữ lại các alen, các tổ hợp gen thích nghi
cao nhất
Yếu tố ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen một cách ngẫu nhiên, vô hướng
Nhưng chung qui, cả 2 nhân tố tiến hóa trên đều làm thay đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen
Đáp án B
Câu 6:Để phân lập nhanh dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp người ta không dùng cách nào sau đây?

Tài liệu lưu hành nội bộ 6


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. Chọn thể truyền có gen đánh dấu là gen tạo màu hoặc gen phát sáng
B. chọn thể truyền có khả năng nhân đôi nhanh nhằm tạo nhiều sản phẩm mong muốn.
C. nuôi tế bào chứa ADN tái tổ hợp trong môi trường khuyết dưỡng với sản phẩm mong muốn
D. chọn thể truyền có gen đánh dấu là gen kháng thuốc kháng sinh
Người ta không dùng cách:
B. chọn thể truyền có khả năng nhân đôi nhanh nhằm tạo nhiều sản phẩm mong muốn.
Vì phân lập dòng tế bào chứa AND tái tổ hợp là đánh dấu và tách những tế bào chứa ADN tái tổ hợp ra khỏi
một hỗn hợp gồm những tế bào có chứa ADN tái tổ hợp và những tế bào không có chứa ADN tái tổ hợp.
Do đó cách làm B không thể nào tách riêng 2 loại chúng ra được vì thể truyền có khả năng nhân đôi nhanh
nhưng không phân biệt được 2 loại
Đáp án B
Câu 7:Một trong những vai trò của ngẫu phối với quá trình tiến hóa là:
A. Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiều gen của quần thể
B. Tạo ra nhiều alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
D. Tăng cường sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể trong loài
Vai trò của ngẫu phối với quá trình tiến hóa là : tạo ra nhiều biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình
tiến hóa, phát tán các alen mới vào trong quần thể, tạo các thể dị hợp – nơi tồn tại của các alen lặn, làm tăng
tính đa hình của quần thể ,…
Đáp án C.
A là vai trò của các nhân tố tiến hóa : chọn lọc tự nhiên, yếu tó ngẫu nhiên, đột biến gen
B là vai trò của đột biến gen
D là vai trò của cách li địa lí
Câu 8: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là
A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n
B. thường chỉ tìm thấy ở thực vật
C. đều không có khả năng sinh sản hữu tính
D. hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào.
A sai vì thể lệch bội là 2n+a tức là so với bộ NST lưỡng bội thì thể đột biến có nhiều hơn ( hoặc ít hơn) một vài
NST
Thể đa bội là thể đột biến mà bộ NST là một số nguyên lần bộ đơn bội n
B sai vì thể đa bội thì thường tìm thấy ở thực vật còn thể lệch bội thì có ở cả động vật lẫn thực vật
C sai vì thể lệch bội không có khả năng sinh sản hữu tính còn thể đa bội chẵn có thể sinh sản hữu tính
Đáp án D
Cả hai đều được tạo ra từ cơ chế rối loạn phân li
Câu 9:Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là
A. biến dị gây ra hội chứngTocno ở người
B. biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm
C. biến dị gây ra hội chứng Đao ở người
D. biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm
Loại biến dị không được xếp cùng loại với tất cả các loại còn lại là biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm
Vì biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm là từ đột biến cấu trúc NST ( do lặp đoạn NST) còn các biến dị còn lại
là đột biến số lượng NST
Đáp án D
Câu 10:Biết mỗi gen quy định một tính trạng alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây
cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với giới cái?
A. AaXBXB x aaXBY B. AaXBXb x aaXBY
b b b
C. AaX X x AAX Y D. AaXBXb x AaXbY
Đời con:
Phép lai A : đực + cái đều là A-B-
Phép lai B : đực : 1A-B- : 1A-bb : 1aaB- : 1aabb
Cái : 1A-B- : 1 aaB-
Phép lai C : đực + cái đều là A-bb
Phép lai D : đực + cái đều là 3A-B- : 3A-bb : 1 aaB- : 1 aabb
Vậy phép lai cho tỉ lệ kiểu hình khác biệt giữa 2 giới là phép lai B
Đáp án B

Tài liệu lưu hành nội bộ 7


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về di truyền trong y học là không đúng?
A. đa số bệnh di truyền ở người hiện nay đã có phương pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn
B. Các bệnh di truyền phân tử là các bệnh liên quan đến những biến đổi trong cấu trúc ADN, protein.
C. Bệnh ung thư nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn
D. Có thể dự đoán khả năng xuất hiện các tật bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến.
Y học chỉ có thể chữa được một số bệnh di truyền nhất định. Còn lại rất nhiều bệnh mà y học chưa có phương
pháp chữa được một số bệnh nhất định khỏi hoàn toàn còn lại hầu hết đều chỉ có thể dùng những biện pháp đấu
tranh tạm thời, giúp bệnh nhân chống cự lại bệnh tật và kéo dài sự sống vì các bệnh di truyền đều liên quan đến
các tổ chức gen, ADN, cực kì khó để can thiệp vào
Đáp án A
Câu 12: Trong quá trình dịch mã
A. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN, rARN
B. riboxom dịch truyển trên mARN theo chiều 3’  5’
C. khi riboxom tiếp xúc với cả ba bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã dừng lại
D. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN có nhiều riboxom hoạt động được gọi là polixom
A sai. Trong quá trình dịch mã, chỉ có sự tham gia của mARN, tARN, rARN
B sai. Riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ – 3’
C sai. Riboxom chỉ cần tiếp xúc với 1 bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã sẽ dừng lại
D đúng
Đáp án D
Câu 13: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu
nào sau đây không đúng?
A. Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên phân tử
mARN
B. Trong nhân đôi ADN, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi
mạch khuôn
C. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm khởi đầu sao chép
D. Trong phiên mã, nguyên tắc bổ sung xảy ra giữa các nucleotit trên mạch khuôn và nucleotit trên mạch mới là
A – U, T – A , G – X, X – G
Phát biểu không đúng là :
A. Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên phân tử
mARN
Điều này là sai. ví dụ như bộ ba kết thúc không được kết cặp bổ sung, đoạn nu – điểm khởi dầu dịch mã,… đều
không được dịch mã
Đáp án A
Câu 14: Ở người, hồng cầu bình thường ở chuỗi β hêmôglobin có axit amin thứ 6 là axit glutamiC. Đột biến
gen gây bệnh hồng cầu hình liềm do axit amin thứ 6 ở chuỗi β hêmôglobin bị thay thế bằng axit amin valin, các
axit amin còn lại không thay đổi. Dạng đột biến đã xảy ra trên gen quy định chuỗi β hêmôglobin là
A. Thay một cặp nucleotit B. Thêm một cặp nucleotit
C. Mất một bộ ba nucleotit D. Mất một cặp nucleotit
Dạng đột biến xảy ra ở đây là thay thế một cặp nucleotit
Đáp án A
Câu 15:Trong kĩ thuật chuyển gen, khi gắn gen của người vào plasmit của vi khuẩn nhằm mục đích
A. sử dụng vi khuẩn này để tạo sinh khối bổ sung nguồn dinh dưỡng cho con người
B. Sử dụng vi khuẩn như nhà máy sản xuất protein dùng làm thuốc trị bệnh cho người
C. Tạo chủng vi khuẩn có khả năng chống chịu tốt với môi trường
D. Cấy gen lành vào bệnh nhân bị bệnh di truyền để thay thế gen bị bệnh
Mục đích của việc gắn gen của người vào plasmid của vi khuẩn nhằm : Sử dụng vi khuẩn như nhà máy sản xuất
protein dùng làm thuốc trị bệnh cho người
Đáp án B
A sai vì nếu chỉ cần tạo ra sinh khối bổ sung dinh dưỡng cho con người thì không cần cấy gen người vào. Thay
vào đó có thể cấy các gen khác vào nhằm những mục đích khác nhau.
C sai vì khi gắn gen của người vào vi khuẩn thì chưa chắc chúng đã có khả năng chống chịu tốt hơn, thậm chí
chúng còn giảm khả năng chống chịu vì hệ gen bị thay đổi
D sai. Nếu muốn cấy gen lành vào bệnh nhân thì cần phải dùng virut chứ không phải là vi khuẩn
Câu 16: Các cơ chế di truyền cần có sự tham gia trực tiếp của phân tử ADN là

Tài liệu lưu hành nội bộ 8


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. Nhân đôi ADN, phiên mã
B. Phiên mã, dịch mã
C. Nhân đôi ADN, dịch mã
D. Nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã
Các cơ chế di truyền cần có sự tham gia trực tiếp của phân tử ADN là Nhân đôi và phiên mã
Dịch mã chỉ cần sự tham gia của ARN và các protein đặc hiệu, không cần đến sự tham gia của ADN
Đáp án A
Câu 17: Cơ chế làm phát sinh cành tứ bội trên cây lưỡng bội là do
A. Sự không phân li của tất cả các cặp NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
B. Sự kết hợp hai loại giao tử lưỡng bội với nhau tạo ra hợp tử tứ bội
C. Sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
D. Sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây.
Cơ chế phát sinh cành tứ bội trên thân lưỡng bội là :
Sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây.
A,B,C đều sai vì đề cập đến quá trình hình thaanhf giao tử, hợp tử - những cách thức để tạo nên 1 cây tứ bội .
khác với việc trên cây lưỡng bội có cành tứ bội
Đáp án D
Câu 18: Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn
trước sinh
A. Nghiên cứu phả hệ về khả năng sinh con mắc bệnh đao trong dòng họ
B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X
C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi đem nuôi cấy, đếm số lượng NST có trong tế bào
D. Nghiên cứu những bất thương trong cấu trúc phân tử ADN của bố hoặc mẹ
Để phát hiện ra hội chứng Đao ( 2n+1 chứa 3 NST số 21) người ta cần phải chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi đem
nuôi cấy, đếm số lượng NST có trong tế bào
Từ đó có thể biết được số NSt có trong tế bào phôi và dự đoán đứa trẻ có bị Đao hay không
Đáp án C
Câu 19: Phát biểu nào sau đây nói về chọn lọc tự nhiên là đúng với quan điểm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các kiểu gen
C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen
khác nhau
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
Phát biểu đúng quan điểm Dacuyn là : Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả
năng sinh sản của các cá thể
A sai vì Dacuyn đề cặp đến sinh sản nhiều hơn là sống sót vì muốn sinh sản thì phải sống sót trước đã
B,C sai do thời Dacuyn chưa có khái niệm về gen
Đáp án D
Câu 20: Hệ gen trong nhân của người có số lượng nucleotit lớn hơn hệ gen của E.coli 1000 lần, trong khi tốc
độ nhân đôi của ADN E.coli chỉ nhanh hơn của người khoảng vài chục lần. Hệ gen người có thể tự nhân đôi
hoàn chỉnh nhưng vẫn chậm hơn chút ít so với hệ gen E.coli là do
A. Sự nhân đôi ADN của người đồng thời diễn ra ở nhiều phân tử và có nhiều điểm khởi đầu tái bản
B. Các enzim ADN polymeraza ở người có khả năng xúc tác tổng hợp mạch mới với tốc độ cao hơn của E.coli
nhiều lần
C. Hệ gen người chứa chủ yếu các đoạn intron sẽ không được tổng hợp trong quá trình nhân đôi
D. ở người có một hệ enzim tham gia nhân đôi ADN phức tạp và hoạt động hiệu quả hơn của E.coli nhiều lần
Nguyên nhân là do sự nhân đôi ADN của người đồng thời diễn ra ở nhiều phân tử và có nhiều điểm khởi đầu tái
bản
đáp án A
Câu 21: Ví dụ nào sau đây không phải là thành tựu của công nghẹ gen?
A. Tạo ra vi khuẩn chứa gen quy định tổng hợp insullin của người
B. Tạo giống “táo má hồng” có năng suất cao, phẩm chất tốt
C. Tạo giống cây bông có gen trừ sâu của vi khuẩn
D. Tạo lúa có gen tổng hợp β-caroten
Ví dụ không phải thành tựu của công nghệ gen là : Tạo giống “táo má hồng” có năng suất cao, phẩm chất tốt
Thành công trên là do lai tạo, không phải là do công nghệ gen

Tài liệu lưu hành nội bộ 9


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Đáp án B
Câu 22: Một gia đình: chồng có một túm lông ở tai, vợ bình thường. Các con trai của họ
A. tất cả đều có túm lông ở tai
B. một nửa bình thường, một nửa có túm lông ờ tai.
C. tất cả đều bình thường.
D.một phần tư có túm lông ở tai, ba phần tư bình thường
Lời giải: Tật có túm lông ở tai do gen trên Y quy định => Tất cả con trai ( có bộ NST XY) đều có túm lông ở
tai.
Chọn A.
Câu 23: Các nhà khoa học Việt Nam đã lai giống cây dâu tằm tứ bội với giống cây dâu tằm lưỡng bội tạo giống
cây dâu tằm tam bội dùng cho chăn nuôi tằm mà không dùng trực tiếp giống dâu tằm tứ bội vì
A. giống tam bội thường hữu thụ nên cho cả lá và quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống tứ bội.
B. giống tam bội có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh cao hơn giống tứ bội.
C. giống tam bội thường bất thụ nên có thời gian sinh trưởng dài cho năng suất lá cao hơn giống tứ bội.
D.giống tam bội có kích thước cơ quan sinh dưỡng lớn nên cho năng suất lá cao hơn giống tứ bội.
Lời giải: Dạng đa bội lẻ không có khả năng giảm phân hình thành giao tử (bất thụ) nên được áp dụng cho
những loại cây, sản phẩm thu hoạch lâu dài, không cần lấy giống.
Chọn C.
Câu 24: (ID:91211)Nhiều thử nghiệm đã được tiến hành để đánh giá khả năng trí tuệ của con người. Sự đánh
giá dựa vào các trắc nghiệm với các bài tập có độ khó tăng dần thông qua các hình vẽ, các con số và các câu
hỏi. Chỉ số IQ được xác định bằng
A. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi trí tuệ chia cho tuổi khôn và nhân 100
B. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100
C. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi trí tuệ và nhân 100
D.tông trung bình của các lời giải được tính thông kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100
Lời giải: Chỉ số IQ thường được tính bằng tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100.
Chọn B.
Câu 25:Hiện tượng nào sau đây được gọi là hiện tượng lại tổ?
A. người có 3 đến 4 đôi vú.
B. phôi người giai đoạn 5 tháng có đuôi,
C. nguời đi xa trở về thăm quê hương, tồ tiên.
D.người có ruột thừa và nếp thịt ở khoé mắt.
Lời giải: Ruột thừa và nếp thịt ở khóe mắt là cơ quan thoái hóa không bị biến mất hoàn toàn (hầu như ai cũng
có, nhưng nó không phát triển). Hiện tượng lại tổ là cơ quan thoái hóa phát triển mạnh ở 1 cá thể- người có 3
đến 4 đôi vú.
Chọn A.
Câu 26:Người ta có thể sử dụng dạng đột biến cấu trúc nào sau đây để loại bỏ những gen không mong muốn ra
khỏi nhiễm sắc thể?
A. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sấc thể
D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Lời giải: Để loại bỏ gen không mong muốn trên NST => làm nó đứt ra, mất đi => sử dụng đột biến
mất đoạn NST.
Chọn B.
Câu 27: Nội dung nào không đúng với quy luật phân ly?
A. mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen.
B. khi giảm phân cặp nhân tố di truyền phân ly đồng đều về các giao tử.
C. các cặp alen phân ly độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử.
D.sự phân ly của cặp NST tương đồng dẫn đến sự phân ly của cặp alen tương ứng.
Lời giải: Nội dung quy luật phân ly: "Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen. Do sự phân ly đồng đều
của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen của cặp".
C – sai vì nó thể hiện nội dung của quy luật phân độc lập
Chọn C.
Câu 28: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì
quần thể cây 4n

Tài liệu lưu hành nội bộ 10


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể
B. khi giao phấn với quần thể câv 2n cho ra con lai bất thụ.
C. Có đặc điểm hình thải khác hẳn quần thể cây 2n.
D.không thể giao phấn với quần thể cây 2n.
Lời giải: Có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n có thể giao phấn với quần thể cây 2n
tạo ra thế hệ sau (bất thụ).
Chọn B.
Câu 29: Theo qui luật di truyền phân ly độc lập, với các gen trội lặn hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau
bởi n cặp tính trạng tương phản thì số lượng kiểu gen có thể được tạo ra tối đa ở F2 là
A. 5 B.2n C.4n D.3n.
Lời giải: Theo quy luật phân ly độc lập, số lượng kiểu gen có thể được tạo ra tối đa ở F2 là: 3n.
Chọn D.
Câu 30:Trong cấu trúc tuổi của quần thể, tuổi sinh thái được hiểu là
A. thời gian sống thực tế của cá thể trong quần thể.
B. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C.tuổi có khả năng sinh sản trong quần thể
D.tuổi có khả năng sinh sản trong quần thể
Lời giải: Tuổi sinh thái được tính từ khi cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.
Chọn A.
Câu 31: Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể duy trì mật độ quần thể thích hợp.
B.làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo sự tôn tại của những cá thể khỏe mạnh
nhất.
C. giúp các cá thể trong quần thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
D.làm tăng sự hỗ trợ lẫn nhau các cá thể chổng lại điêu kiện bất lợi của môi trường sống đảm bảo sự tồn tại của
quần thể.
Lời giải: Phân bố theo nhóm gặp trong môi trường không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.=>
hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Chọn D.
Câu 32: Nhận xét nào sau đây không đúng với cấu trúc ôpêron Lac ở vi khuẩn đường ruột (E.coli)
A. Vùng khởi động là trình tự nucleôtit mà enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã.
B. Mỗi gen cấu trúc Z, Y, A đều có một vùng điều hòa bao gồm vùng khởi động và vùng vận hành
C. Vùng vận hành là trình tự nucleôtit có thể liên kết với protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã.
D.Khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ, gen R đều tổng hợp prôtêin ức chế để điều hòa hoạt động
của opêron Lac
Lời giải: Operon Lac bao gồm: vùng khởi động, vùng vận hành và các gen cấu trúc Z, Y, A.
Các gen cấu trúc trong Operon Lac có chung một cơ chế điều hòa do gen điều hòa R
Chọn B.
Câu 33:Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc
2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện
cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng,
cách nào dưới đây không nên thực hiện ?
A. Thả thêm vào đầm một số tôm và cá nhỏ.
B. Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ .
C. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1.
D.Thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ.
Lời giải

Hiện tượng phì nhưỡng là do tảo và vi khuẩn lam phát triển mạnh => Để hạn chế hiện tượng này cần hạn chế sự
phát triển của tảo và vi khuẩn lam
Các cách hạn chế phát triển của vi khuẩn lam và tảo là
Tài liệu lưu hành nội bộ 11
Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
 Hạn chế nguồn dinh dưỡng của tảo và vi khuẩn lam
 Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ => động vật phù du phát triến => vi khuẩn lam và tảo vị sinh vật phù du tiêu
diệt
 Thả cá dữ vào để ăn tôm cá => tôm cá giảm => động vật phù du phát triến => vi khuẩn lam và tảo vị sinh
vật phù du tiêu diệt
 Đáp án A
Câu 34. Trên các cánh đồng lúa ở miền Bắc, nhiều nơi lúa bị chuột phá hoại rất mạnh. Dựa vào đặc điểm sinh
học của chuột và xem xét ở góc độ sinh thái học, biện pháp nào dưới đây có hiệu quả nhất trong việc làm giảm
số lượng quần thể chuột một cách bền vững?
A. Dùng sức người để bắt và tiêu diệt chuột.
B. Đặt bẫy trên các bờ ruộng để diệt chuột.
C. Dùng ni lông bao quanh bờ ruộng để ngăn chuột ăn lúa.
D.Dùng bả để tiêu diệt chuột.
Lời giải
Chuột là một sinh vật trong hệ sinh thái và có thma gia vào chuỗi thức ăn nên nó cũng sẽ là thức ăn của các sinh
vật khác , nếu nó bị tiêu diệt hoàn toàn khỏi chuỗi và lưới thức ăn thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của nhiều loài khác => mất cân bằng hệ sinh thái
Do đó người ta sẽ hạn chế số lượng chột bằng cách dung nilong bao quanh bờ ruột để ngăn cản chuột ăn lúa
Đáp án C
Câu 35: Sự kiện nào sau đây sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực?
A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra hai
mạch khuôn.
B. Enzim ADN - polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung,
trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại.
C. Vì enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’, nên trên mạch khuôn 5’ - 3’ mạch
mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn
ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối.
D.Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban
đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).
Lời giải: Enzim ADN – polimeraza chỉ dịch chuyển theo chiều 3' – 5', tổng hợp mạch mới có chiều 5' – 3'
=> Mạch khuôn 3' – 5': mạch mới được tổng hợp liên tục.
Mạch khuôn 5' – 3': mạch mới được tổng hợp gián đoạn thành những Okazaki rồi được các ligaza nối lại thành
mạch liên tục .
Chọn C.

Tài liệu lưu hành nội bộ 12


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 36: Một opêron của vi khuẩn E.coli có 3 gen cấu trúc là X, Y và Z. Người ta phát hiện một dòng vi khuẩn
đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng axit amin còn các sản phẩm của gen X
và Z vẫn bình thường. Nhiều khả năng trật tự của các gen cấu trúc trong opêron này kể từ vùng khởi động
(promoter) là
A. Y — Z – X B. Y — X – Z C. X — Y — Z D. X — Z — Y
Lời giải:
Do chỉ sản phẩm của gen Y bị biến đổi, sản phẩm của 2 gen X, Z bình thường. Do đó kể từ vùng khởi động, sẽ
là 2 gen X,Z đứng trước rồi sau đó mới đến gen Y
Đáp án D
Câu 37: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống lúa ”gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
B. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
C. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
D. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa .
Lời giải:
Thành tựu là ứng dụng của công nghệ tế bào là
C. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
Thành tựu kể trên có thể là do nuôi cấy hạt phấn ( hoặc noãn) sau đó lưỡng bội hóa
tạo cây lưỡng bội
Các thành tựu A,B,D đều là thành tựu của công nghệ gen
Đáp án C
Câu 38: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về thể truyền?
A. Là ADN plasmid hoặc virus
B. Có kích thước lớn.
C. Có khả năng tự nhân đôi.
D. Thường có chứa trình tự prômôtơ (vùng P) của gen.
Lời giải:
Điều không đúng khi nói về thể truyền là : B. Có kích thước lớn.
Điều này là sai do thể truyền cần có kích thước nhỏ để có khả năng chui qua lớp màng tế bào để vào trong tế
bào và thực hiện các chức năng của mình
Đáp án B
Câu 39.Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong một quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất
khi
A. kích thước của quần thể nhỏ.
B. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
C. quần thể được cách li với các quần thể khác.
D. tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
Lời giải:
Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong quần thể giao phối biến đổi nhanh nhất khi :
kích thước quần thể nhỏ
Do kích thước quần thể nhỏ nên tính đa hình của quần thể thấp, khả năng choongs chịu và thích nghi cũng thấp
nên rất dễ bị chọn lọc tự nhiên tác động vào, loại bỏ những kiểu hình kém thích nghi.
Đáp án A
Câu 40. Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Hệ sinh thái rừng ôn đới.
B. Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới.
C. Hệ sinh thái rừng thông phương Bắc.
D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
Lời giải:
Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất
Đáp án D

Tài liệu lưu hành nội bộ 13

You might also like