Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP CHUẨN ĐỘ Ô-XY HÓA KHỬ

Các câu hỏi lý thuyết:


1. Phản ứng oxy hoá - khử là gì? Sự khác nhau giữa phản ứng oxy hoá - khử và phản ứng
axit – bazơ
2. Áp dụng phương trình Nernst để xác định thế điện cực cân bằng của các cặp ô-xy hóa
khử theo nồng độ
3. Ảnh hưởng của pH, sự tạo phức và sự kết tủa đến giá trị của điện thế điện cực cân bằng?
4. Các công thức xác định giá trị điện thế trong quá trình chuẩn độ: (1) Trước điểm tương
đương, (2) Tại điểm tương đương và (3) sau điểm tương đương.
Bài 1. Cân chính xác 0.2640 g muối Na2C2O4 (natri oxalate) sau đó đem hòa tan hoàn toàn trong
một thể tích nước chứa trong bình tam giác đã được axit hóa bằng dung dịch H 2SO4. Thực hiện
chuẩn độ dung dịch Na2C2O4 này bằng dung dịch KMnO4 thì tiêu tốn hết 30.74 ml (từ buret).
a. Viết phương trình phản ứng
b. Việc nhận ra điểm kết thúc của quá trình chuẩn độ nói trên được thực hiện như thế nào?
c. Xác định số mol của Na2C2O4 có mặt trong bình tam giác.
d. Xác định nồng độ mol và nồng độ đương lượng của dung dịch chuẩn KMnO4 nói trên.
(Gợi ý: 5Na2C2O4(aq) + 2KMnO + 8H2SO4(aq)  2MnSO4(aq) + K2SO4(aq) + 5Na2SO4(aq) + 10CO2(g) + 8H2O(ℓ))

Bài 2. Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 được sử dụng để chuẩn độ một mẫu rắn có chứa Sắt (Fe). Mẫu
được hòa tan trong hỗn hợp axit H3PO4/H2SO4 để khử toàn bộ sắt có trong mẫu về ion Fe2+. Tiến
hành chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0.01625 M. Thể tích dung
dịch K2Cr2O7 tiêu tốn là 32,26 mL cho 1.2765 g mẫu ban đầu.
a. Viết phương trình phản ứng của quá trình chuẩn độ với việc sử dụng các bán phản ứng ô-
xy hóa khử.
b. Đề xuất chất chỉ thị sử dụng và phương pháp xác định điểm tương đương cho quá trình
chuẩn độ nói trên
c. Xác định %m của Fe có trong mẫu ban đầu.
d. Hay cho biết mẫu rắn nói trên là Fe(IO3)2, Fe3(PO4)2 hay Fe(CH3COO)2
Bài 3. Một dung dịch chứa đồng thời các ion Fe2+ và Fe3+ cần được xác định nồng độ của từng
loại ion này.
Bước 1: Lấy chính xác 50.00 ml dung dịch mẫu sau đó axit hóa bằng hỗn hợp dung dịch
H3PO4/H2SO4. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng được bằng dung dịch KMnO4 0.00280 M
thì tiêu tốn hết 35.00 mL.
Bước 2: Lấy chính xác 50.0 mL dung dịch mẫu sau đó xử lý bằng bột Zn để khử tất cả Fe 3+
thành Fe2+, axit hóa dung dịch rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,00280 M. Thể tích
dung dịch KMnO4 tiêu tốn hết 48.0 ml
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ nói trên.
b. Chất chỉ thị cho quá trình chuẩn độ này là gì?
c. Xác định nồng độ Fe2+ và Fe3+ có mặt trong mẫu dung dịch.
Bài 4: Xác đinh hàm lượng của antimoin (Sb) trong mẫu phân tích bằng phương pháp chuẩn độ
ôxy hóa khử với một tác nhân ôxy hóa. 9.62 g quặng antimoin đem hòa tan trong dung dịch HCl
đặc, nóng để hòa tan hoàn toàn sau đó cho chảy qua một cột chứa tác nhân khử để chuyển hóa tất
cả antimoin về ion Sb3+. Các ion Sb3+(aq) bị ôxy hóa hoàn toàn bằng 43.70 mL dung dịch KBrO3
0.1250 M. Xác định % khôi s lượng của antimoin (Sb) trong mẫu quặng.
Phản ứng chuẩn độ: BrO3-(aq) + Sb3+(aq)  Br-(aq) + Sb5+(aq)

Bài 5. Hòa tan 0.4891g mẫu quặng sắt trong dung dịch HCl sau đo chuyển dụng dịch thu được
qua cột khử Jones. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch K2Cr2O7 0,02153M với chỉ thị
acid diphenylamine sulfonic, khi kết thúc chuẩn độ tiên tốn 36.92 mL dung dịch chuẩn K2Cr2O7.
a. Cho biết dấu hiệu để kết thúc chuẩn độ.
b. Xác định khối lượng Fe có mặt trong mẫu quặng.
c. Chấp nhận sắt trong quặng tồn tại ở dạng Fe2O3, hãy xác đinh % khối lượng của Fe2O3 có
mặt trong quặng.
Bài 6. Độ tinh khiết của oxalat natri (sodium oxalate), Na2C2O4, được xác định bằng cách chuẩn
độ với dung dịch chuẩn KMnO4. Khi hòa ta 0.5116 g mẫu Na2C2O4 và chuẩn lại bằng dung dịch
KMnO4 0,0400M thì tiêu tốn hết 35.62 mL. Xác định % khối lượng của Na2C2O4 trong mẫu.
Bài 7. Phân tích hàm lượng của axit ascobic (ascorbic acid), C6H8O6, trong nước cam tươi,
người ta dựa vào phản ứng ôxy hóa chúng thành axit dehydroascobic (dehydroascorbic acid),
C6H6O6. 5,00 mL mẫu nước cam tươi sau khi lọc cho phản ứng với 50,00 mL dung dịch I3-
0,01023M. Sau khi ôxy hóa hoàn toàn axit ascorbic, lượng I 3- dư được chuẩn độ bằng dung dịch
Na2S2O3 0,07203M thì tiêu tốn hết 13,82mL.
Gợi ý: C6H8O6(aq) + I3-(aq)  3I-(aq) + 2H+(aq)
I3-(aq) + 2S2O32-(aq)  S4O62-(aq) + 3I-(aq)

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ
b. Cho biết kỹ thuật sử dụng cho quá trình chuẩn độ này.
c. Xác định biết chất chỉ thị được sử dụng trong quá trình chuẩn độ.
d. Xác đinh hàm lượng của axit ascobic trong mẫu nước cam tươi (mg/mL)
Bài 8. Chất lượng nước Javel được đánh giá thông qua thành phần của NaClO có mặt trong dug
dịch. Người ta lấy 25,00 mL nước Javel đưa vào bình định mức và pha loãng thành 1000 mL.
Lấy 25,00 mL dung dịch đã pha loãng cho vào bình tam giác đã có sẵn đến dư dung dịch KI đã
axit hóa để khử ClO- về Cl- và tạo ra I3-. Lượng I3- tạo thành được chuẩn độ bằng dung dịch
Na2S2O3 0,09802M với chỉ thị hồ tinh bột thì tiêu tốn hết 8,96 mL.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ.
b. Cho biết kỹ thuật sử dụng cho quá trình chuẩn độ này.
c. Xác định nồng độ của NaClO (%w/v) có trong nước Javel
Hướng dẫn %w/v: khối lượng chất tan tính bằng gam (g) chia cho thể tích dung dịch tính bằng mL rồi nhân với
100. Ví dụ 3,000g muối ăn pha trong 50,0mL nước ta có %w/v = 3,000/50,0*100=0,0600*100 = 6,00 %w/v NaCl

You might also like