Nghiệp Vụ Ngoại Giao

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Chương 1: Tổng quan Quan hệ Việt Nam – Mỹ (từ lúc thiết lập quan hệ

tới nay) (Ngân)


Sau khi Mỹ rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam (1973), năm 1975 Việt Nam
đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng, thống nhất Tổ quốc. Trong hơn 2 thập niên
tiếp theo (1975-1995), quan hệ Việt-Mỹ bị đóng băng và trở nên cực kỳ căng
thẳng. Chính quyền Mỹ qua nhiều thế hệ lãnh đạo đã sử dụng biện pháp bao vây,
cấm vận về kinh tế, chính trị với mục tiêu làm cho Việt Nam kiệt quệ về kinh tế,
suy kiệt về chính trị. Không những thế, các tổ chức phản động cả ở trong và ngoài
nước với sự hỗ trợ từ nước ngoài tìm cách gây bạo loạn, lật đổ chính quyền cách
mạng. Tuy nhiên, với phương châm “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai” cùng
sự nỗ lực từ cả 2 phía, Mỹ đã nhận rõ vị trí quan trọng của Việt Nam và xác định
cần có sự thay đổi chính sách đối với các nước trong khu vực nhằm tập hợp lực
lượng tăng cường sự hiện diện ở khu vực.
Tháng 7/1995, sau hành trình dài nỗ lực của cả hai phía Việt Nam và Mỹ,
một sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt diễn ra. Đêm 11/7 (giờ Mỹ), Tổng thống
Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt
Nam. Rạng sáng 12/7 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính
thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ. Quá khứ được gác lại,
chương mới trong lịch sử hai nước mở ra.
Sau khi tuyên bố bình thường hóa quan hệ và chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại
giao Nguyễn Mạnh Cầm đã ký Nghị định thư, chính thức thiết lập quan hệ ngoại
Việt Nam - Mỹ. Ngay tháng 8/1995, hai nước khai trương Đại sứ quán tại Mỹ và
Việt Nam. Các chuyến thăm sau đó của lãnh đạo cấp cao hai nước tới Việt Nam và
Mỹ thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ phát triển mạnh mẽ.
Ngày 12/05/1997, Việt Nam và Mỹ trao đổi đại sứ lần đầu tiên sau chiến
tranh. Vào tháng 11/1997, hai nước đã mở Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố
Hồ Chí Minh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco.
Từ ngày 30/9 đến ngày 02/10/1998: Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại
giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm lần đầu tiên sau chiến tranh đến thăm chính
thức Mỹ.
Ngày 13/07/2000, Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ được ký kết tại Mỹ,
D.C. (Mỹ) có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2001. Hiệp định này đánh dấu bước tiến
quan trọng trong tiến trình bình thường hóa và phát triển mối quan hệ thương mại
toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.
Từ ngày 16 đến ngày 19/11/2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm chính
thức Việt Nam. Ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm chính thức Việt Nam, 25
năm sau khi chiến tranh kết thúc.
Ngày 23/06/2004, Tổng thống Mỹ chọn Việt Nam vào danh sách 15 nước
được ưu tiên nhận viện trợ trong khuôn khổ Kế hoạch cứu trợ AIDS khẩn cấp 1
(quốc gia duy nhất ở châu Á) giai đoạn 2004 – 2008.
Tháng 6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà Lãnh đạo Cấp cao
đầu tiên của Việt Nam thăm Mỹ sau 30 năm kết thúc chiến tranh (1975-2005) và
10 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước (1995-2005).
Tháng 11/2006, Tổng thống George W. Bush thăm chính thức Việt Nam và
dự Hội nghị Cấp cao APEC 14. Tháng 12/2006, Quốc hội Mỹ thông qua quy chế
Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam.
Tháng 6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân đi thăm chính
thức Mỹ. Tháng 08/2007, cuộc đối thoại Chính trị, An ninh Quốc phòng đầu tiên
giữa Việt Nam và Mỹ (tại Mỹ).
Tháng 9/2011, hai bên ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về thúc đẩy hợp tác quốc
phòng song phương.
Đặc biệt, tháng 7/2013, trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang, hai bên đã xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ, định hình
khuôn khổ quan hệ song phương cho giai đoạn mới.
Tháng 06/2015, Bộ trưởng quốc phòng 2 nước ký Tuyên bố Tầm nhìn chung
về quan hệ quốc phòng song phương. Tháng 07/2015: Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng thăm chính thức Mỹ. Đây cũng là chuyến công du chính thức đầu tiên tới

1PEPFAR đã hỗ trợ nền tảng để Chính phủ Việt Nam chủ động về tài chính và dẫn dắt việc thực hiện ứng
phó với HIV của chính mình, đồng thời huy động sự tham gia có chiến lược của khu vực tư nhân và các tổ
chức xã hội dân sự để đưa các dịch vụ HIV đến gần hơn với cộng đồng và thúc đẩy sự tự lực. Chính phủ
Việt Nam đã chịu trách nhiệm tài chính và quản lý nhiều hợp phần của chương trình điều trị HIV, bao gồm
thanh toán cho tất cả các dịch vụ và thuốc điều trị HIV. Tính đến hết tháng 6/2023, PEPFAR tiếp tục hỗ trợ
kỹ thuật để đưa hơn 155.000 bệnh nhân điều trị ARV theo diện bảo hiểm y tế, trong đó có 128.000 bệnh
nhân dùng thuốc TLD.
Mỹ của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong chuyến thăm, hai bên
đã thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam - Mỹ.
Tháng 5/2016, Tổng thống Barack Obama thăm chính thức Việt Nam. Hai
bên đã ra Tuyên bố chung khẳng định tăng cường quan hệ chính trị - ngoại giao,
đẩy mạnh quan hệ kinh tế, làm sâu sắc mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, tăng
cường hợp tác an ninh - quốc phòng, thúc đẩy quyền con người và cải cách tư
pháp, giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu, làm sâu sắc quan hệ đối tác
lâu dài. Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ
khí sát thương đối với Việt Nam. Mỹ hoan nghênh Chính phủ Việt Nam cho phép
tình nguyện viên Mỹ thuộc Chương trình hòa bình dạy tiếng Anh tại Việt Nam.
Việt Nam và Mỹ hoan nghênh việc thành lập Trường Đại học Fulbright Việt Nam
(FUV).
Tháng 5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Mỹ. Hai bên
đã ra Tuyên bố chung về tăng cường Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.
Tháng 11/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm cấp nhà nước tới Việt Nam,
là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam trong năm đầu nhiệm kỳ.
Tháng 02/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump có chuyến thăm (không chính
thức) tới Việt Nam để tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2.
Ngày 06/05/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với
Tổng thống Mỹ Donald Trump về hợp tác song phương và phối hợp phòng chống
dịch COVID-19.
Tháng 08/2021, Phó Tổng thống Kamala Harris thăm Việt Nam. Tháng
09/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội
đồng Liên hợp quốc khóa 76, có các hoạt động song phương tại Mỹ.
Tháng 5/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN-
Mỹ, thăm làm việc tại Mỹ (từ ngày 11 đến 17/5).
Tháng 03/2023: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống
Mỹ Joe Biden (ngày 29/3). Tháng 9/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm cấp nhà
nước tới Việt Nam .
Chương 2: Nhận xét chuyến viếng thăm Việt Nam của hai tổng thống
Hoa Kỳ Obama và N.Trump
2.1. Nhận xét chuyến viếng thăm của Obama (Ngày tháng ?)
a.Trước chuyến viếng thăm của Obama.
Năm 2015 đánh dấu cột mốc 20 năm quan hệ Việt – Mỹ. Chuyến viếng thăm
3 ngày của Mỹ đến Việt Nam được nhiều sự chú ý của công luận trong cũng như
ngoài nước, cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của quan hệ Việt – Mỹ đối với
hai nước cũng như khu vực. Chuyến thăm Việt Nam của Barack Obama 2016
mang tính lịch sử, đánh dấu hai thập niên bình thường hóa quan hệ Việt Nam -
Mỹ. Điểm dừng chân đầu tiên của Tổng thống Obama là Việt Nam. Lễ đón trọng
thể Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Phủ Chủ tịch ở Việt Nam. Chủ tịch nước
Trần Đại Quang chủ trì buổi lễ.
Điểm đặc biệt làm nên thành công của buổi đón tiếp là người dân vẫy chào từ
bên lề đường khi tổng thống Barack Obama đi ngang qua trong một đoàn xe sau
khi tới TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam, 24/5/2016. Nhờ sự đón tiếp thân tình của
người dân Việt Nam đã làm tăng thêm cảm tình, tình hữu nghị giữa nhân dân hai
nước, gây nên nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng Tổng thống.
b.Trong chuyến viếng thăm của Obama
c
Vấn đề kinh tế quan trọng nhất được đề cập trong chuyến thăm này là TPP
(Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Trong chuyến thăm của ông Obama,
Mỹ cũng “cam kết hỗ trợ Việt Nam thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và
xây dựng năng lực mạnh mẽ để giúp Việt Nam thực hiện có hiệu quả và đáp ứng
các tiêu chuẩn cao của TPP”. Dù hết lời khen TPP trong chuyến thăm nhưng
không không thể khiến Quốc Hội phê chuẩn được TPP trước khi ông rời Nhà
Trắng.
Thỏa thuận giữa Vietjet cam kết sẽ mua 100 máy bay chở khách của Boeing
được ký trong chuyến thăm này là một thỏa thuận thương mại lớn nhất giữa hai
nước từ trước đến nay. Nó chứng minh cho bản chất “hai bên cùng thắng” của mối
quan hệ, qua đó giúp xua tan những ngộ nhận của một số nhà phê bình Mỹ rằng
Việt Nam đang được hưởng lợi nhiều hơn Mỹ từ mối quan hệ. Thỏa thuận này
cũng có thể khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ thúc đẩy hơn nữa quan hệ song
phương cũng như ủng hộ các chính sách thương mại quốc tế của chính quyền hiện
tại, điều đang bị nghi ngờ bởi những người chống đối TPP.
Trong chuyến đi của ông Obama, Việt Nam một lần nữa vẫn không thể giành
được sự công nhận quy chế kinh tế thị trường từ Mỹ. Điều này có nghĩa là xuất
khẩu Việt Nam vẫn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ trong
tương lai, trừ khi Việt Nam sẽ tiến hành mạnh mẽ các cải cách kinh tế thị trường
trong những năm tới để đáp ứng các tiêu chuẩn của Mỹ.
Trong chuyến thăm, chính phủ Việt Nam khi Việt Nam quyết định cấp giấy
phép cho việc thành lập Trường Đại học Fulbright Viet Nam (FUV), cho phép các
tình nguyện viên của Đội Hòa bình Mỹ (Peace Corps) được vào dạy tiếng Anh lần
đầu tiên tại Việt Nam. Mặc dù cả hai sáng kiến này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho
người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhưng Chính phủ Việt Nam đã trì hoãn các quyết
định này một thời gian do các quan ngại về an ninh. Cụ thể là chính phủ Mỹ muốn
FUV được độc lập hoàn toàn về chương trình giảng dạy có nghĩa là không bao
gồm các môn chính trị như Mác Lenin hoặc lịch sử đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh;
còn trường hợp Đội Hòa bình, nguồn gốc chống cộng sản của tổ chức là một
nguyên nhân dẫn đến các quan ngại an ninh cho chính quyền Việt Nam.
2.2 Nhận xét chuyến viếng thăm của Trump (11/11/2017 - 12/11/2017)
a.Trước chuyến viếng thăm của Trump
Trái với các quan điểm tương đối tiêu cực về chính quyền Trump tại Mỹ và
các nước khác, người dân Việt Nam nhìn chung có quan điểm rất tích cực đối với
ông Trump. Các hoạt động của Tổng thống Trump ở cả Đà Nẵng và Việt Nam đều
được thảo luận tích cực trên Facebook. Người dân cũng xếp hàng dọc theo hành
trình của ông từ Sân bay Nội Bài tới Khách sạn Metropole để có thể tận mắt nhìn
thấy vị tỷ phú trở thành tổng thống. Họ đồng thời hô vang “Welcome to Vietnam”
để chào đón ông Trump và đoàn tùy tùng của ông.
Các phương tiện truyền thông đưa tin sâu rộng về chuyến thăm và chuyến
bay đáp xuống Nội Bài của ông Trump được truyền hình trực tiếp trên một số
kênh tin tức. Tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã
cho đăng một bài xã luận ca ngợi chuyến thăm như là một “bước phát triển mới
trong quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ”.
Các học giả và quan chức Việt Nam cũng có đánh giá tích cực về chuyến
thăm cũng như tầm quan trọng của nó đối với quan hệ Việt – Mỹ. TS. Cù Chí Lợi,
Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Mỹ tin rằng chuyến thăm là “một sự kiện đặc
biệt, là dấu ấn quan trọng trong quan hệ Việt – Mỹ” và mong muốn thúc đẩy quan
hệ ngoại giao giữa hai nước của Mỹ (Dân Trí2017). Trong khi đó, TS Trần Việt
Thái, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao thuộc Học viện
Ngoại giao nhấn mạnh rằng ông Trump đã thăm Việt Nam ngay trong năm đầu
tiên của nhiệm kỳ tổng thống và cho rằng chuyến thăm là một sự kiện đặc biệt đối
với cả Việt Nam lẫn khu vực, thể hiện góc nhìn mới của Mỹ đối với vai trò của
Việt Nam trong quan hệ song phương cũng như các vấn đề khu vực và toàn cầu
(BBC Vietnamese, 2017).
b. Trong chuyến viếng thăm của Trump
Năm 2020, Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ. Nhìn
lại 25 năm qua, hai bên đã đạt được những bước tiến trong quan hệ trên nhiều lĩnh
vực. Tuy nhiên, vẫn còn những dè dặt từ cả hai phía. Trong chuyến thăm, ông
Trump được cho là đã gợi ý Việt Nam mua các trang thiết bị quân sự, máy bay và
tên lửa từ các nhà sản xuất Mỹ. Ông Trump nói với thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Xuân Phúc rằng “Chúng tôi chế tạo những tên lửa tuyệt vời nhất thế giới, những
máy bay quân sự tuyệt vời nhất thế giới, những máy bay thương mại tuyệt vời nhất
thế giới. Vì vậy chúng tôi muốn Việt Nam mua từ chúng tôi và chúng ta phải xóa
bỏ tình trạng thâm hụt thương mại.” (AFP, 2017). Cách ông Trump gắn hai vấn đề
mua bán vũ khí với thâm hụt thương mại có thể hàm ý rằng nếu Việt Nam đồng ý
mua vũ khí từ Mỹ thì ông Trump có thể bằng cách nào đó tìm cách giảm nhẹ vấn
đề thâm hụt thương mại.
Thực tế, việc bán vũ khí cho Hà Nội dường như là một mục tiêu quan trọng
đối với Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam vì các thương vụ như vậy có thể phục
vụ cùng lúc nhiều mục đích. Các thương vụ này sẽ tạo thêm nhiều việc làm và
doanh thu xuất khẩu cho Hoa Kỳ, phù hợp với sứ mệnh “Làm cho nước Mỹ vĩ đại
trở lại” của Trump. Các thương vụ này cũng sẽ củng cố năng lực quốc phòng của
Việt Nam, phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ ở Châu Á, đặc biệt là việc duy
trì cán cân quyền lực và trật tự khu vực trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy.
Về phần mình, Việt Nam cũng đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí
nhập khẩu từ Nga và mua vũ khí từ Hoa Kỳ có thể là một lựa chọn hấp dẫn nếu xét
tới tiềm năng giúp củng cố hơn nữa quan hệ chiến lược Việt – Mỹ.
Tổng thống Donald Trump đánh giá Việt Nam ở vị trí “trung tâm của khu
vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” Mặc dù Việt Nam chưa đưa ra một phản
ứng chính thức đối với chiến lược “một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và
tự do” của chính quyền Trump nhưng tuyên bố này cho thấy Việt Nam dường như
ủng hộ một chiến lược như vậy, đặc biệt nếu xét đến ý đồ của Việt Nam nhằm đưa
Ấn Độ can dự vào khu vực Đông Nam Á một cách sâu sắc hơn. Sự ủng hộ đối với
ASEAN và quan hệ ASEAN – Mỹ cũng phản ánh lợi ích chung của hai nước trong
việc duy trì trật tự khu vực hiện hữu xoay quanh tổ chức khu vực này.

2.2 Đánh giá hai chuyến viếng thăm


Cả hai Tổng thống Mỹ đều đã thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ của mình. Tuy
nhiên, chuyến thăm của ông Obama vào năm 2016 được xem là có ý nghĩa quan
trọng hơn. Ông Obama đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á duy nhất
kể từ sau Chiến tranh Lạnh đón tiếp hai tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm
trong 2 năm liên tiếp 1. Trong khi đó, chuyến đi của ông Trump vào năm 2017 và
2019 ít quan trọng hơn. Ông Trump đến Việt Nam vào năm 2017 để tham dự Hội
nghị thượng đỉnh APEC Việt Nam 2017 và một lần nữa, ông Trump đến Việt Nam
vào năm 2019 cũng để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ Việt
Nam 2019 2.
Chính quyền Obama đã khởi xướng chiến lược ‘xoay trục’ để ứng phó với
Trung Quốc, nhưng chưa thực hiện được nhiều về thực chất. Đến thời ông Trump,
chiến lược này được đóng gói lại thành chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương mở và tự do” (FOIP), đi kèm với nhiều động thái thực chất, nhất là về mặt
quân sự.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam là một cột mốc mới
trong quan hệ song phương, đánh dấu bước ngoặt 20 năm quan hệ Mỹ - Việt. Còn
Chuyến viếng thăm của Tổng Thống Trump trong khuôn khổ kỷ niệm 25 năm
quan hệ Việt - Mỹ, Việt Nam được đánh giá cao là vị thế trong khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương trong sự “Xoay trục” của Mỹ về Châu Á.
Rõ ràng, chuyến viếng thăm của tổng thống Obama mang tính lịch sử hơn vì
từ đó đã mở ra một kỷ nguyên quan hệ hợp tác mới giữa Việt Nam - Mỹ về mọi
phương diện, đặc biệt về mặt chiến lược. Hai nước đề ra những tầm nhìn chiến
lược chung. Ở góc độ nào đó, câu chuyện của chuyến gặp gỡ giữa Donald Trump
với lãnh đạo Việt Nam trong tâm xoay quanh việc Mỹ muốn bán vũ khí cho Việt
Nam.
Chương 3: Tác động chiến lược qua cuộc viếng thăm của hai đời tổng
thống cho Việt Nam và lý giải sự phát triển trong mối quan hệ qua hai lần
viếng thăm này.
3.1 Đánh giá tác động của chuyến thăm của Obama
Ông đặt mục tiêu củng cố mối quan hệ hợp tác mới với hai cựu thù thời chiến
lớn nhất của Hoa Kỳ và chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc
trong khu vực. là sự tiếp tục chiến lược "xoay trục" chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với lục địa này.
"chuyến công du chia tay" của ông Obama khi ông chuẩn bị rời nhiệm sở
vào cuối năm"Tổng thống Obama đang hướng tới tương lai và đảm bảo rằng chính
sách tái cân bằng sang châu Á của ông để lại một di sản tích cực", Carl Thayer,
giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales và là tác giả của cuốn Việt Nam từ năm
1975,

"Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí mang lại cho Việt Nam một số đòn bẩy
trong việc đối phó với Trung Quốc", ông Thayer nói. "Việt Nam sẽ bị lôi kéo vào
một câu lạc bộ khu vực rất đặc biệt
Tổng thống Obama hy vọng sẽ đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển quan
hệ với Việt Nam trong những năm sau khi ông rời nhiệm kỳ, thông qua việc
khuyến khích, thúc đẩy các sáng kiến triển khai hiệp định đối tác toàn diện, được
ký năm 2013. Cụ thể, ông Obama mong muốn thúc đẩy triển khai chính sách tái
cân bằng châu Á - Thái Bình Dương đạt được thành công, đặc biệt với Việt Nam.
Tổng thống cũng muốn nhân cơ hội còn vài tháng nữa tại nhiệm để “thu dọn” hết
các di sản quá khứ tồn đọng với Việt Nam, như đã từng làm với Cuba và Iran.
Chắc chắn quan hệ song phương Việt-Mỹ sẽ tiến xa hơn nữa.
3.2 Đánh giá tác động của chuyến thăm của N.Trump
Chuyến thăm cấp nhà nước của ông Trump tới Việt Nam mang lại một đòn
bẩy mới cho quan hệ Việt – Mỹ. Việt Nam, cũng giống như một số nước khác
trong khu vực, đã khôn ngoan khi hưởng ứng chính sách ngoại giao thực dụng của
ông Trump bằng cách đưa ra các hợp đồng thương mại trong các chuyến thăm cấp
cao như là một biện pháp nhằm giành được sự ủng hộ của Trump cho quan hệ
song phương. Hơn nữa, với việc ông Trump không quan tâm nhiều tới vấn đề ý
thức hệ và nhân quyền, quan hệ song phương có thể trải qua một thời kỳ êm đềm
trong nhiệm kỳ của ông, đặc biệt nếu Việt Nam có thêm các lợi ích khác đưa ra
trao đổi, bao gồm các thỏa thuận mua vũ khí từ Hoa Kỳ.
Tuy nhiên trong khi tăng cường quan hệ với Mỹ, Việt Nam cũng tiếp tục cố
gắng duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Việc xây dựng một mối quan hệ
tích cực và ổn định với Bắc Kinh càng quan trọng hơn đối với Việt Nam nếu xét
mong muốn của Việt Nam trong việc theo đuổi các sáng kiến hợp tác quốc phòng
quy mô lớn hơn với Hoa Kỳ. Chỉ 2 giờ trước khi Tổng thống Trump rời Việt Nam,
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Việt Nam để tiến hành một chuyến
thăm cấp nhà nước, cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc nuôi dưỡng quan hệ
với Trung Quốc và duy trì sự cân bằng chiến lược giữa hai siêu cường. Quan hệ
Việt – Trung đã trở nên ổn định và được cải thiện đáng kể từ sau cuộc khủng
hoảng giàn khoan năm 2014. Tuy nhiên, triển vọng của quan hệ Việt – Trung vẫn
chưa chắc chắn. Căng thẳng song phương trên biển đã tạm lắng xuống trong năm
qua nhưng chúng vẫn còn âm ỉ và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Tương tự như trong một trận đấm bốc, càng ôm chặt đối thủ bao nhiêu thì
người ta càng khó bị dính đòn của đối phương với nhiều. Chừng nào Trung Quốc
vẫn tiếp tục xác quyết trên Biển Đông và vẫn là một mối đe dọa chính đối với Việt
Nam thì Việt Nam có thể vẫn tiếp tục ôm chặt Bắc Kinh, không nhất thiết như là
một biểu hiện tình cảm, mà là một chiến lược có tính toán nhằm hạn chế sự hung
hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, tăng cường vị thế chiến lược của Việt Nam
nói chung, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các mối quan hệ chiến lược
của Việt Nam với Hoa Kỳ và các cường quốc khác.
3.3 Lý giải sự phát triển mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ qua hai lần
thăm Việt Nam của tổng thống B. Obama và N.Trump
Những tiến bộ cần đạt được, mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam là một minh
chứng cho sức mạnh của sự hòa giải và tiềm năng hợp tác giữa hai cựu thù. Thành
công này đến từ những yếu tố sau:
Mặc dù các nhà phân tích ngày nay thường coi mối quan tâm chung về
Trung Quốc là yếu tố chính trong mối quan hệ Mỹ-Việt. Chỉ đến khi Trung
Quốc ngày càng trở nên quyết đoán ở Biển Đông, hai nước mới bắt đầu đối thoại
cấp thấp thường xuyên về các vấn đề an ninh vào đầu những năm 2000. Trong
thập kỷ tiếp theo, sự hợp tác dần dần tăng lên, được củng cố bởi sự hung hăng
ngày càng tăng của Trung Quốc và các quyết định của chính quyền Obama cung
cấp hỗ trợ liên quan đến an ninh tập trung vào lĩnh vực hàng hải. (Xem: Marciel,
Imperfect Partners, 161–62)
Một yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong việc tăng cường mối
quan hệ Mỹ-Việt là sự kết hợp giữa các cuộc họp cấp cao thường xuyên và
ngoại giao khéo léo. Ngay từ đầu, các quan chức cấp cao của Việt Nam đã tích
cực tìm kiếm các cuộc họp cấp cao với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, tạo sự khác biệt
so với các nhà ngoại giao Đông Nam Á khác, những người đã có cách tiếp cận kín
đáo hơn. Ngay cả sau khi John McCain thua trong cuộc bầu cử tổng thống năm
2008 trước Barack Obama, Việt Nam đã không lãng phí thời gian trong việc tiếp
cận với chính quyền mới và đảm bảo một loạt các chuyến thăm cấp cao mà cuối
cùng dẫn đến việc công bố "quan hệ đối tác toàn diện" vào năm 2013.( "Tuyên bố
chung của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam" (thông cáo báo chí, Nhà Trắng, ngày 25 tháng Bảy năm
2013), https://obamawhitehouse.archives.gov/.) Khi Donald Trump được bầu vào
năm 2016, Việt Nam đã nỗ lực phối hợp để trở thành chính phủ Đông Nam Á đầu
tiên đảm bảo một cuộc gặp với tổng thống mới. Các cuộc họp song phương cấp
cao thường xuyên này rất quan trọng trong việc giữ cho cộng đồng chính sách đối
ngoại Mỹ bận rộn tập trung vào Việt Nam. (Mark Landler, "Trump tiếp đón Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc và công bố các thỏa thuận thương mại," New York
Times, ngày 31 tháng 2017 năm)
Một yếu tố khác góp phần tăng cường mối quan hệ Mỹ-Việt là sự lão luyện
của Việt Nam trong việc ngoại giao. Các nhà ngoại giao Việt Nam đã tích cực
tham gia với những người chơi chủ chốt ở thủ đô của Hoa Kỳ, trong khi các quan
chức hàng đầu ở Việt Nam đã làm cho nó trở thành một điểm chào đón và làm
việc hiệu quả với du khách Hoa Kỳ. Việt Nam cũng đã tạo dựng được danh tiếng ở
Hoa Kỳ vì tính thực dụng và hướng đến kết quả, điều này cực kỳ quan trọng khi
giao dịch với các quan chức cấp cao hoặc giám đốc điều hành doanh nghiệp của
Hoa Kỳ, những người có thể do dự đầu tư thời gian và công sức đáng kể vào việc
tham gia trừ khi họ tự tin rằng nó sẽ mang lại lợi ích thiết thực.
Chương 4: Những hạn chế của Việt Nam trong sự phát triển của mối
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ qua hai lần viếng thăm của tổng thống Mỹ.
4.1 Hạn chế trong sự phát triển.
Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn trong thời gian qua.
Việt Nam nên tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ này trong tương lai. Theo một
bài viết trên trang web của Nhà Trắng, quan hệ giữa hai nước đang ở mức cao kỷ
lục sau khi hai bên thiết lập Đối tác Toàn diện vào năm 2013 và kỷ niệm 20 năm
quan hệ ngoại giao vào năm 2015 . Có thể nói, Việt Nam có những bước tiến trong
mối quan hệ Việt – Mỹ cũng đồng nghĩa là Việt Nam chấp nhận bước vào một sân
chơi của các nước lớn tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Những hạn chế
của Việt Nam trước mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đang phát triển qua hai
lần viếng thăm của tổng thống Mỹ bao gồm:
Sự cạnh tranh với Trung Quốc: Việt Nam là một trong những quốc gia có
quan hệ gần gũi với Mỹ nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Việt Nam
cũng là một trong những quốc gia có quan hệ kinh tế và an ninh quan trọng với
Trung Quốc. Do đó, Việt Nam phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh bị đối xử áp đảo từ
Trung Quốc
Nhân quyền: Mặc dù đã có sự tiến bộ trong việc cải thiện tình trạng nhân
quyền tại Việt Nam, song vẫn còn nhiều vấn đề phải được giải quyết. Các tổ chức
nhân quyền cho rằng chính phủ Việt Nam còn áp đặt các hạn chế đối với tự do
ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp
Thương mại: Mặc dù thương mại giữa hai nước đã phát triển rất mạnh trong
những năm qua, song vẫn còn một số thách thức. Các chuyên gia cho rằng, để tăng
cường thương mại giữa hai nước, cần phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh
doanh và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp của hai nước
4.2 Chỉ có Việt Nam mới giúp được Việt Nam.
Việt Nam có thể tiếp tục tăng cường hợp tác với Mỹ trong các lĩnh vực như
kinh tế, an ninh, chính trị, và nhân quyền. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tìm
kiếm các cơ hội để hợp tác với Mỹ trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu,
chống khủng bố, và phòng chống dịch bệnh . Về nguyên tắc, chỉ có Việt Nam mới
giúp được Việt Nam. Chỉ có một nội lực mạnh mẽ, một tâm thế tự cường, một sự
đồng lòng của mọi người dân mới có thể giúp Việt Nam đứng vững được trước
các áp lực từ bên ngoài, nhất là trên Biển Đông.
Tuy nhiên, đồng thời Việt Nam cũng cần có những bước đi phù hợp để thúc
đẩy quan hệ với ASEAN, với các nước lớn, để tạo dựng một môi trường chiến
lược quốc tế phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Điều đó hoàn toàn cần thiết, thậm
chí rất quan trọng, trong bối cảnh nội lực cần phải có thời gian để tích lũy.
Hiện tại, Việt Nam vẫn cần phải nỗ lực tối đa để duy trì sự cân bằng chiến
lược giữa Mỹ và Trung Quốc vì cả hai nước đều quan trọng với Việt Nam trên
nhiều mặt. Tuy nhiên, tùy vào diễn biến quan hệ giữa hai cường quốc, cũng như
giữa Việt Nam với hai nước, mà chúng ta có thể có những điều chỉnh ở cấp độ
“dưới chiến lược” để bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình.
Ví dụ, nếu Trung Quốc tiếp tục hành động hung hăng trên Biển Đông, bất
chấp luật pháp quốc tế, đe dọa lợi ích hợp pháp của Việt Nam, thì Việt Nam có
quyền cân nhắc nâng cấp quan hệ chiến lược với Mỹ, thắt chặt quan hệ với Mỹ và
các cường quốc khác trên các lĩnh vực phù hợp để cân bằng lại mối đe dọa trên
Biển Đông.
Chúng ta không chọn phe, nhưng chúng ta có quyền chọn quan điểm, chọn
lập trường trong từng vấn đề cụ thể, sao cho lợi ích của mình được đảm bảo một
cách tối đa. Ngoài ra, hiện tại năng lực, vị thế của Việt Nam cũng đã tiến bộ rất
nhiều so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Việt Nam hoàn toàn có thể tham dự cùng
các nước lớn để định hình môi trường chiến lược khu vực, chủ động thiết lập luật
chơi có lợi cho mình.
Chúng ta không nên để cho những so sánh lịch sử che mờ tư duy lý tính thực
tại. Đơn giản là thời thế đã thay đổi, cân bằng quyền lực đã thay đổi, tập hợp lực
lượng cũng đã thay đổi so với cách đây 40 năm. Vì vậy, chúng ta cũng cần phải
thay đổi để bắt kịp, trước hết là về mặt tư duy chiến lược. Có như vậy chúng ta
mới bắt nhịp được với tình hình thế giới và bảo vệ được tốt nhất lợi ích quốc gia
của mình.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên đã tập trung vào việc đánh giá tác động của hai nhiệm kỳ của
hai tổng thống của Mỹ, Barack Obama (2009-2016) và Donald Trump (2017-
2021), đối với quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ. Cho thấy sự kế thừa
chiến lước của Trump trên chính sách “xoay trục” của Obama. Đề tài đã lý giải và
tìm ra những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hợp tác đang diễn ra và quan hệ đối
tác ngày càng phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam làm nổi bật sức mạnh của
ngoại giao và tiềm năng cho các quốc gia gác lại những xung đột trong quá khứ và
làm việc cùng nhau hướng tới một tương lai chung.
Đề tài định hình lại vai trò của Việt Nam trên mặt trận ngoại giao Mỹ - Việt,
từ đó nhìn rõ vấn đề mà có những lưu ý về nguyên tác ngoại giao của Việt Nam
được nhóm đúc kết. Việc tìm hiểu về những lần viếng thăm của các vị tổng thống
đến Việt Nam, đặc biệt là tổng thống Mỹ, đều mang một ý nghĩa chiến lược cho
Việt Nam và cho khu vực, dự đoán tương lai trên cơ xở các lần thăm viếng cấp cao
là điểm mới mà đề tài cung cấp.

Lý do chọn đề tài

Mục đích viếng thăm


Nội dung hoạt động
Kết quả đạt được
Tác động thúc đẩy ngoại giao
Kết luận.

You might also like