PPNCTKD Nhóm 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HCM

---------------------------

LÊ ĐÌNH HOÀNG NAM

THỰC TRẠNG SINH VIÊN UEF HÚT THUỐC LÁ


TRONG KHUÔN VIÊN TRƯỜNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Chuyên ngành : Ngoại Thương

Mã ngành: 7340120

Người hướng dẫn khoa học: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023
i

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CÁM ƠN

TÓM TẮT

ABSTRACT
ii

MỤC LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO............................................................................................................1

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i

LỜI CÁM ƠN........................................................................................................................................i

TÓM TẮT..............................................................................................................................................i

ABSTRACT...........................................................................................................................................i

MỤC LỤC.............................................................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.............................................................iii

Chương 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1

1.1. Lý do thực hiện đề tài..........................................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................1

1.3. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................................1

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................1

1.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................1

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.............................................................................1

1.7. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................1

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................2

2.1. Các khái niệm.......................................................................................................................2

2.2. Các lý thuyết nền/ Các lý thuyết có liên quan....................................................................2

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước........................................................................................2

2.4. Khoảng trống nghiên cứu....................................................................................................2

2.5. Mô hình nghiên cứu.............................................................................................................2

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................3

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................................4


iii

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................................................5


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2:1.................................................................................................................................................2

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH


1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Có thể nói rằng bên cạnh các chất gây nghiện như: ma túy, thuốc lắc, heroin .... bị cấm sử
dụng trên thị trường thì thuốc lá cũng có thể được liệt kê vào danh sách chất gây nghiện
ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống và kinh tế của con người, nhưng lại được nhà
nước cho phép lưu hành với mức thuế rất cao trên thị trường và được tiêu thụ với số
lượng rất lớn và ngày càng tăng cao qua các năm. Chính vì vậy mà chúng em muốn hiểu
sâu hơn về nguyên nhân và lý do tại sao thuốc lá lại được sử dụng nhiều đến như thế, đặc
biệt hơn là sự ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe mọi người . Hút thuốc lá có thể gây
ra các căn bệnh nghiêm trọng về phổi, gan, tim mạch,... Khoa học và thực tiễn đã chứng
minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên thì tuổi thọ của họ sẽ giảm đi rất
nhiều so với người không hút thuốc lá. Khói thuốc lá có tác hại rất lớn đối với sức khỏe
con người, không chỉ người hút mà cả người xung quanh như trẻ em , người già, phụ nữ
mang thai,... Theo thống kê của Bệnh viện Phổi tỉnh Lạng Sơn, có đến gần 90% người
mắc COPD đang được quản lý và điều trị tại đây đều có thời gian sử dụng thuốc lá trước
đó. Qua đó chứng tỏ khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo những
người hút thuốc lá có nguy cơ mắc COPD cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.
Người hút thuốc lá mà thường xuyên làm việc tiếp xúc với các chất hóa học, khói bụi
càng có nguy cơ cao mắc bệnh COPD.
Như các bạn thấy nhà nước đã đưa ra luật “cấm và xử phạt hành chính với những người
hút thuốc lá ở nơi công cộng” nhưng trên thực tế việc hút thuốc không hề giảm. Hiện nay
trên thế giới hàng năm có khoảng 4,2 triệu người chết do các căn bệnh liên quan đến
thuốc lá . Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên toàn thế giới có
khoảng 1,3 tỉ người hút thuốc và con số này sẽ tăng lên 1.8 tỉ người vào năm 2025.
Không chỉ đơn giản là ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng tới môi trường, tới
bầu không khí trong lành của chúng ta. Và hơn hết đó còn là nét văn hóa, phép lịch sự tối
thiểu của một đất nước đang phát triển và hội nhập quốc tế như Việt Nam chúng ta.
Vì những lí do trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định tìm hiểu về đề tài “Các yếu
tố ảnh hưởng đến việc hút thuốc lá trong khuôn viên trường của sinh viên UEF
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung :
2

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc lá
trong khuôn viên trường của sinh viên nói chung và sinh viên UEF nói riêng từ đó
đưa ra cái nhìn khách quan và tuân thủ theo qui định nhà trường.
Mục tiêu cụ thể :
- Xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá trong khuôn
viên trường của sinh viên nói chung và sinh viên UEF nói riêng.
- Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế việc hút thuốc , từ đó tạo ra nhiều chiến lược
phù hợp giảm thiểu việc hút thuốc lá .
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu phải giải quyết được các vấn đề sau:

- Các yếu tố ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đối với sinh viên tại UEF nói riêng
và đo lường mức độ ảnh hưởng của yếu tố này ra sao ?
- Ý thức và hành vi của sinh viên đến việc hút thuốc tại khuôn viên trường ra sao ?
Và cần đưa ra những chiến lược nào phù hợp ?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.4.1 Đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu : Hành vi hút thuóc lá trong khuôn viên trường của sinh
viên UEF
- Đối tượng khảo sát : Toàn bộ sinh viên tại UEF
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu :
- Phạm vi không gian: Trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM( bao gồm cả 2
cơ sở )
- Phạm vi thời gian : Tháng 9 &10 /2023

+ Số liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập thông qua các bài nghiên cứu
trước đó hay các tạp chí, sách báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, khảo sát và thu nhận kết quả từ tháng
9/2023 đến tháng 10/2023, sử dụng tài liệu từ các báo cáo, luận án (Ths,TS) từ
trước đến nay.
3

- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu một số yếu tố tác động của việc hút thuuocs
lá đến nhận thức và hành vi của sinh viên nói chung và cụ thể hơn là hành vi của
sinh viên UEF nói riêng.
1.5. Phương pháp nghiên cứu :

Các dữ liệu sau khi đã được thu thập sẽ tiến hành làm sạch, xử lý và đánh giá độ tin cậy
của thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Sau đó tiến hành thống kê
mô tả, phân tích dữ liệu theo yêu cầu nội dung của đề tài nghiên cứu.

Phương pháp thống kê mô tả: Đây là sẽ là phương pháp sử dụng chủ yếu để mô tả,
trình bày các dữ liệu thông tin nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến của khách
hàng.

Phương pháp kiểm định giả thiết thống kê: Để đánh giá độ tin cậy của các kết quả
thống kê, nghiên cứu sử dụng kiểm định One Sample T-Test nhằm kiểm tra các giá trị
trung bình đánh giá của người tiêu dùng về mua hàng trực tuyến cũng như những ảnh
hưởng hay những lo lắng khi mua sắm trực tuyến.

Phần mềm thống kê: Sử dụng phần mềm SPSS

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Với đề tài” Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên hút thuốc lá trong khuôn viên
trường “ nhóm chúng em sẽ khái quát mức độ ảnh hưởng của sinh viên nói chung và
sinh viên UEF nói riêng . Nghiên cứu hướng đến việc mô tả thực trạng sử dụng thuốc lá
tại trường học, nơi công cộng , cho thấy ảnh hưởng của thuốc lá với đời sống của các
bạn sinh viên và giúp họ cải thiện và loại bỏ một cách hiệu quả hơn.

Nghiên cứu còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những đề tài liên quan khác cũng như
đóng góp vào việc hoàn thiện hơn cơ sở khoa học của các nghiên cứu xã hội học về ảnh
hưởng của việc hút thuốc sinh viên UEF nói riêng và toàn xã hội nói chung tới cuộc
sống của sinh viên.

1.7. Kết cấu của đề tài

Nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 5 chương. Cụ thể:
4

Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu sơ lược tại sao tác giả lựa
chọn đề tài, đề tài được nghiên cứu trong phạm vi nào, bằng phương pháp gì và
kết quả nghiên cứu sẽ mang lại ý nghĩa như thế nào đối với xã hội.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, đây là chương làm rõ các khái niệm liên quan
đến ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên và các nghiên cứu trước liên quan
về đề tài nghiên cứu, đồng thời tóm tắt các nghiên cứu tương tự đã được các tác
giả thực hiện, và kết quả nghiên cứu của đề tài và mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.Mô tả các giai đoạn thực hiện nghiên
cứu, các phương pháp nghiên cứu và tóm tắt các phương pháp phân tích dữ liệu
thu thập được từ kết quả khảo sát.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Tóm tắt kết quả thu được từ
khảo sát thực tế, mô tả các bước và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng
nhằm xác định kết quả phân tích, phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu khi thực
hiện đề tài.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Thông qua kết quả phân tích của chương
4, mục tiêu của chương này nhằm đưa ra nhận xét.

Chương I.
5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Các khái niệm
2.2.1 Sinh viên

Sinh viên là những người học tập tại các trường đại học,cao đẳng,trung cấp.Ở đó họ
được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề để chuẩn bị cho công việc sau
này.Được xã hội công nhận qua những bằng cấp.(Hà, 2022)

2.2.2 Thuốc là

Thuốc lá có nguồn gốc từ một loài cây hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm. Về
sau chúng được trồng để lấy lá, sau đó thái sợi, sao hoặc phơi khô rồi dùng cho việc hút
thuốc. Thuở ban đầu khi thuốc lá điếu đầu lọc chưa xuất hiện, người ta thường dùng
giấy manh cuộn với lá thuốc sao khô để hút hoặc hút với điếu cày (hay còn được gọi là
thuốc lào).

2.2.3 Tác hại của thuốc lá ?

Sử dụng chất nicotin này với liều thấp sẽ mang lại một sự sảng khoái nhẹ nhàng, có khả
năng giúp làm dịu cơn đói cũng như giảm mệt mỏi. Nhưng một khi dùng trong thời gian
dài thì nó sẽ khiến bạn bị lệ thuốc, hơn nữa còn là sát thủ âm thầm giết chết bạn. Nhiều
trường hợp người trưởng thành chết do dùng khoảng 15 – 20g thuốc lá dưới dạng thuốc
nước để thụt tháo đại trực tràng, còn trẻ con thì có nguy cơ tử vong nếu chỉ cần uống
một vài gram.

Hút thuốc lá có thể gây ung thư với mọi cơ quan trong cơ thể của bạn: phổi, bàng
quang, máu, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, thận, vòm họng, gan, tụy, dạ dày. Hút
thuốc cũng gây ra: Bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi như khí phế thũng và viêm phế
quản và nguy hiểm cho phụ nữa có thai,những người xung quanh tiếp xúc trực tiếp với
khói thuốc của người hút thuốc.

2.2. Các lý thuyết nền/ Các lý thuyết có liên quan


2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước
2.3.1. Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Thị Khánh Linh


6

Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2022 Vấn đề về thuốc lá luôn là một đề tài nóng hổi trên
các diễn đàn, các trang mạng xã hội bởi ảnh hưởng tiêu cực của nó tới sức khỏe
người dùng và tình trạng môi trường... Đặc biệt thời gian gần đây, “trào lưu” hút
thuốc lá điện tử đang ngày càng phổ biến rộng rãi. Với cái tên đầy mới mẻ, thời
thượng và nghe có vẻ vô hại, phần lớn thanh thiếu niên tỏ ra vô cùng hiếu kỳ, khơi
dậy bản tính tò mò và sẵn sàng mang bản thân ra “trải nghiệm” để rồi mỗi lúc một
dấn thân vào sâu hơn “hành trình” khám phá ấy. Vì vậy, việc nghiên cứu về đề tài
“Ảnh hưởng của thuốc lá điện tử trong giới trẻ...” có ý nghĩa rất quan trọng đối với
thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt là đối với học sinh sinh viên đang theo học tại môi
trường giáo dục. Cần phải phân tích, đánh giá vấn đề một cách khách quan, khoa
học, từ đó đưa ra những nhận định và khuyến cáo hợp lý, giúp học sinh sinh viên có
nhận thức đúng đắn hơn về thuốc lá điện tử.

Nghiên cứu của PTHỊTH TRANG, NGUYỄN NGỌC BÍCH, NGUYỄN ÁNH
TUYẾT

Hút thuốc lá là một trong những vấn đề y tế công cộng hàng đầu tại Việt Nam.
Nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc lá và giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật, kinh tế và xã
hội nhiều chương trình cai nghiện thuốc lá đã được triển khai. Năm 2013, Bệnh
viện Nhân dân Gia Định đã triển khai thực hiện tư vấn ngắn cai thuốc lá. Tuy nhiên
chỉ có 415 cuộc tư vấn cai nghiện thuốc lá thực hiện tại trung tâm/phòng tư vấn cai
nghiện theo đúng quy trình. Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp định lượng và
định tính đã được triển khai trên tất cả những bệnh nhân nội trú Khoa Hô hấp có hút
thuốc lá và đã nhận được sự tư vấn cai nghiện thuốc lá từ nhân viên y tế tháng 10-
11/2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy 75% bệnh nhân được đề xuất hỗ trợ cai
thuốc và 33% được giới thiệu qua phòng tư vấn sâu. Hầu hết bệnh nhân đánh giá
nội dung và kỹ năng tư vấn của nhân viên y tế rõ ràng, dễ hiểu. Từ khóa: Tư vấn
ngắn cai thuốc lá, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Nghiên cứu của Nguyễn Quang Chính, Phạm Thu Xanh, Phạm Ngọc Hùng, Ngô
Quang Thành (2014), 66 Hút thuốc lá đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu.
Phòng chống tác hại thuốc lá những năm gần đây được chính phủ quan tâm, triển
khai nhiều hoạt động. Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc lá tại Hải Phòng năm
2014 cho thấy: Tỷ lệ đang hút thuốc lá ở nam giới là 44, 1%, ở nữ là 1, 46%; Tỷ lệ
hút thuốc trong nhóm có trình độ học vấn thấp (tiểu học, trung hoạc cơ sở, trung
7

học phổ thông) cao hơn ở nhóm có trình độ học vấn cao (trung cấp, cao đẳng, đại
học); Tỷ lệ người dân hút thuốc thụ động là 42, 5%, trong đó hút thuốc thụ động tại
nơi công cộng chiếm tỷ lệ cao nhất là 37% với mức độ thỉnh thoảng là 60%.

2.3.2. Nghiên cứu ngoài nước


2.4. Khoảng trống nghiên cứu
Qua việc đánh giá và tìm hiểu thực trạng sữ dụng thuốc lá của sinh viên UEF và các
trường đại học khác trong nước và trên thế giới, ta có thể thấy được thực trạng sinh viên
uef hút thuốc lá trong khuôn viên trường đã không còn là một đề tài mới. Những phân
tích của việc tác động của thuốc lá đối với sức khoẻ, học vấn đã được nghiêm cứu và
thực hiện vấn dề được tiếp cận với vấn đề theo những phía cạnh khác nhau, dồng thời
những nghiên cứu và các mô hình được sử dụng rất đa dạng và một số các phương pháp
được đề xuất giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá trong trường là :
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng bằng cách thu thập dữ liệu thông qua
một bộ câu hỏi tự điền. Bộ câu hỏi bao gồm các câu hỏi về tình trạng hút thuốc, hiểu biết
về chính sách liên quan và sự ủng hộ đối với các chính sách này trong cuộc điều tra toàn
cầu về thuốc lá ở người trưởng thành. Ngoài ra, bộ câu hỏi cũng chứa các câu hỏi về thái
độ đối với việc hút thuốc thụ động trong phạm vi của nghiên cứu.( Nguyễn Ngọc Bích,
Vũ Thị Hoàng Lan, Margaret Cook, Kelly Johnstone, Mike Capra, 2016, Thực trạng
kiến thức, thái độ và tuân thủ cấm hút thuốc trong sinh viên cứ nhân chính quy và cán bộ
trường Đại học Y tế Công cộng )
Ngoài ra còn có phương pháp thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp đối tượng thông qua bộ phiếu điều tra. Xây dựng bộ phiếu điều tra phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu ở nam sinh viên hiểu biết về vấn đề thuốc lá. (Phan Thu Nga, Nguyễn
Thị Ái, Nguyễn Hà My, Bùi Thị Huyền Diệu, Phạm Tuấn Đạt, 2021, thực trạng kiến
thức vềphòng,chống tác hại thuốc lá của nam sinh viên liên thông y đa khoa trường đại
học y dược thái bình năm 2020)
Nhìn chung những bài nghiên cúu này được trình bày dưới dạng bài báo khoa học chưa
phân tích được đúng tính chất vào vấn đề và hiệu quả của phương pháp vào thời điểm
hiện tại.Do đó việc có thêm các nghiêm cứu tại các phía cạnh khác nhau, và nhiều mốc
thời gian là điều cần thiết, để dưa ra những đánh giá cụ thể và chính xác nhất về thực
trạng sinh viên uef hút thuốc lá trong khuôn viên trường.
8

2.5. Mô hình nghiên cứu


- Giả thuyết H1: Thực trạng sinh viên UEF hút thuốc trong khuôn viên trường do các
tác động bên ngoài đặc biệt là do các tác động của môi trường xung quanh khu vực
sống.
- Giả thuyết H2: Thực trạng sinh viên UEF hút thuốc trong khuôn viên trường do cá
nhân có thể chủ thể thích thể hiện hoặc không thể bỏ.
- Giả thuyết H3: Thực trạng sinh viên UEF hút thuốc trong khuôn viên trường do tác
động bên trong nhà trường có thể bị rủ rê hoặc làm theo những thành phần cá biệt.
Thực trạng sinh viên UEF hút
thuốc lá trong khuôn viên

do các tác động


bên ngoài
trường

do cá nhân

do các tác động


bên trong

Bảng 2:1

Tóm tắt chương 2


Chương 2 đã hệ thống lại các khái nhiệm về và một số nghiên cứu trong và ngoài nước trước
đây về sinh viên hút thuốc lá trong khuôn viên trường học giúp xác định mô hình nghiêm cứu
gồm 3 giả thuyết gồm các tác động bên ngoài đặc biệt là do các tác động của môi trường xung
quanh khu vực sống, cá nhân có thể chủ thể thích thể hiện hoặc không thể bỏ, tác động bên trong
nhà trường có thể bị rủ rê hoặc làm theo những thành phần cá biệt.
9

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cụ thể của việc khảo sát, thu thập dữ liệu là để có đầy đủ thông
tin trực tiếp về những yếu tố ảnh hưởng đến việc hút thuốc lá trong khuôn viên
trường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Tài chính (UEF). Từ đó, các thông
tin được thu thập được sẽ là cơ sở để nghiên cứu, giải quyết vấn đề một cách
chính xác, hiệu quả và đạt được mục tiêu của đề tài nghiên cứu đã đề ra.

3.2. Cách tiếp cận dữ liệu

Dữ liệu được thu thập gián tiếp từ sinh viên Trường Đại học Kinh tế Tài
chính TPHCM thông qua mẫu khảo sát online.

Đối tượng thu thập dữ liệu: Sinh viên đang học tài trường Đại học Kinh tế
tài chính TPHCM

3.3. Phương pháp nghiên cứu


3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Sau khi tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó có liên quan về
nhận thức và hành vi của sinh viên, tác giả nhận thấy có khá nhiều những yếu tố
ảnh hưởng đến việc hút thuốc lá trong khuôn viên trường của sinh viên. Tuy
nhiên, ứng với mỗi đối tượng khác nhau, ở không gian và thời điểm khác nhau
thì các nhân tố tác động khác nhau và kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác
động của các nhân tố này cũng khác nhau. Vì vậy, nhằm xác định các nhân tố
cũng như thang đo nghiên cứu phù hợp để đưa vào mô hình nghiên cứu các nhân
tố tác động đến nhận thức và hành vi của sinh viên, tác giả đã thực hiện nghiên
cứu định tính tại Trường Đại học Kinh Tế Tài Chính TP HCM . Dàn bài thảo luận
được hình thành từ việc tổng hợp và kế thừa có chọn lọc thang đo của các nghiên
cứu trước đây.
10

Cách thức thực hiện: Nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng phương
pháp thảo luận nhóm. Mục đích nhằm xem xét các nhân tố tác động đến hành vi
hút thuốc của sinh viên và từ đó điều chỉnh thang đo phù hợp với điều kiện thực
tế của UEF. Bước nghiên cứu này cũng nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ
ngữ, khả năng diễn đạt hay sự trùng lắp nội dung nếu có của các phát biểu trong
thang đo để có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện nghiên cứu. Nghiên cứu định
tính được thực hiện tại địa điểm do tác giả sắp xếp, đồng thời tác giả là người
điều khiển buổi thảo luận này dựa vào dàn bài thảo luận nhóm do tác giả soạn ra.

Thang đo sơ bộ sau khi hiệu chỉnh được gọi là thang đo chính thức và được
sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Đó là thang đo Likert 5 bậc với sự lựa
chọn từ 1 đến 5 như sau:

1: hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5:


Hoàn toàn đồng ý

Kết quả nghiên cứu định tính:

Thang đo cho biến độc lập “Nhận thức của sinh viên về việc hút thuốc
trong khuôn viên trường (NT)”: thống nhất 5 thang đo do tác giả đề xuất.

Thang đo cho biến độc lập “Động cơ hút thuốc của sinh viên (DC)”: thống
nhất 5 thang đo do tác giả đề xuất.

Thang đo cho biến độc lập “Tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sinh
viên (TH)”: thống nhất 5 thang đo do tác giả đề xuất.

Thang đo cho biến phụ thuộc “Nhận thức và hành vi hút thuốc của sinh
viên (HV)”: thống nhất 5 thang đo do tác giả đề xuất.

Kết quả cho thấy có 4 nhóm biến chính thức với 15 thang đo cho biến độc
lập và 5 thang đo cho 1 biến phụ thuộc mà những người tham gia thảo luận nhóm
đánh giá có tác động nhận thức và hành vi sử dụng MXH của sinh viên UEF.
Tổng cộng là 20 thang đo.
11

Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả bổ sung thêm các biến đặc
điểm cá nhân (Giới tính, nơi thường hút thuốc lá) để hình thành bảng câu hỏi
chính thức cho nghiên cứu định lượng.

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng


3.3.2.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Tổng thể mẫu: Đối tượng khảo sát là sinh viên đang học tập tại UEF

Phương pháp chọn mẫu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài,
thiết kế chọn mẫu phi xác suất và thuận tiện được xem là hợp lý để tiến hành
nghiên cứu đề tài này. Lý do để lựa chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ
sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi
phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

3.3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Sau khi thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ, bảng câu hỏi khảo sát sẽ
được gửi tham vấn một số bạn sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Kinh
tế Tài chính TPHCM để họ đánh giá về mặt hình thức, mức độ phù hợp về mặt từ
ngữ, đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho người được
phỏng vấn. Kết quả khảo sát cho thấy bảng câu hỏi khảo sát đều có nội dung và
hình thức phù hợp. Như vậy, bảng câu hỏi sẽ được thống nhất được dùng để khảo
sát trong nghiên cứu định lượng.

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm 2 phần sau:

Phần 1: Những thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Phần 2: là câu hỏi khảo sát được xây dựng để đo lường việc hút thuốc
cũng như các tác động liên quan đến việc hút thuốc của sinh viên tại UEF. Các
biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với các mức độ tương ứng: mức
12

1 là Hoàn toàn đồng ý, mức 2 là đồng ý, mức 3 là phân vân, mức 4 là không đồng
ý, mức 5 là Hoàn toàn không đồng ý.

3.3.2.3. Phương pháp thu nhập dữ liệu

Cuộc khảo sát được thức hiện trong tháng 10/2023 được thực hiện bằng
cách gửi bảng khảo sát qua zalo, messenger để thu thập dữ liệu, đối tượng khảo
sát là các bạn sinh viên đang học tập tại UEF.

Kết quả khảo sát được tổng hợp thành bảng dữ liệu, làm sách bằng cách
loại bỏ những câu trả lời không hợp lệ. Dữ liệu nghiên cứu sau khi được làm sạch
sẽ sử dụng phần mềm SPSS 20 để thực hiện các bước đánh giá độ tin cậy của các
thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cũng như phân tích hồi quy tuyến
tính.

3.4. Xây dựng và mã hóa thang đo


3.4.1. Động cơ hút thuốc lá

Thang đo động cơ hút thuốc lá (DC) được sử dụng trong nghiên cứu đo lường
dựa trên thang đo Likert 5 bậc tương ứng với 5 mức độ: Mức 1 là Hoàn toàn
đồng ý, mức 2 là Đồng ý, mức 3 là Phân vân, mức 4 là Không đồng ý, mức 5 là
Hoàn toàn không đồng ý.

Thang đo được đo lường bởi 5 biến quan sát, kí hiệu là DC1 đến DC4 như sau:

Thang đo Mã hóa Nguồn


Thấy bạn bè , người thân xung
DC 1 Khảo sát
quanh hút nên muốn thử để biết
Thực trạng hình ảnh hút thuốc
DC 2 Khảo sát
trên mạng xã hội kích thích
Cảm thấy trưởng thành hơn khi
DC 3 Khảo sát
cầm điếu thuốc trên tay
Khi gặp khó khăn mà không có DC 4 Khảo sát
13

người tâm sự để giải khuây


(Nguồn: Tổng hợp tác giả,
2023)

3.4.2. Nhận thức về việc hút thuốc lá

Thang đo nhận thức việc hút thuốc lá (NT) được sử dụng trong nghiên cứu đo
lường dựa trên thang đo Likert 5 bậc tương ứng với 5 mức độ: Mức 1 là Hoàn
toàn đồng ý, mức 2 là Đồng ý, mức 3 là Phân vân, mức 4 là Không đồng ý, mức
5 là Hoàn toàn không đồng ý

Thang đo được đo lường bởi 4 biến quan sát, kí hiệu là NT1 đến NT4 như sau:

Thang đo Mã hóa Nguồn


Hút thuốc là một phần tất yếu trong cuộc
NT 1 Khảo sát
sống hằng ngày
Hút thuốc là loại hình giúp bạn căng thẳng
sau khi học tập và làm việc trong cuộc NT 2 Khảo sát
sống
Bạn thấy hút thuốc đem đến nhiều điều
NT 3 Khảo sát
tích cực trông cuộc sống và xã hội.
Khi gặp người hút hút thuốc lá ở trường
hoặc công cộng , bạn đưa ra lời khuyên và NT 4 Khảo sát
nhắc nhở họ hút thuốc là điều không tốt.
(Nguồn: Tổng hợp tác giả,
2023)

3.4.3. Nhận thức và hành vi về việc hút thuốc lá :


Thang đo nhận thức và hành vi khi sử dụng thuốc lá (HV) được sử dụng trong
nghiên cứu đo lường dựa trên thang đo Likert 5 bậc tương ứng với 5 mức độ: Mức
1 là rất đồng ý, mức 2 là đồng ý, mức 3 là phân vân, mức 4 là không đồng ý, mức
5 là rất không đồng ý.

Thang đo được đo lường bởi 4 biến quan sát, kí hiệu là HV1 đến HV4 như sau:
14

Thang đo Mã hóa Nguồn


Chọn lọc, tiếp nhận những thông tin có lợi
ích cho bản thân mạng truyền thông về thực HV 1 Khảo sát
trạng hút thuốc lá
Đăng tải ,chia sẻ những giá trị tích
cực,thông điệp , động viên mọi người tránh HV 2 Khảo sát
xa thuốc lá.
Loại trừ những hành vi hút thuốc gây nguy
hiểm cho trẻ em, đặc biệt là phụ nữ mang HV 3 Khảo sát
thai,…
Tuyên truyền về thục trạng hút thuốc trong
trường và xử lí nặng các trường hợp vi HV 4 Khảo sát
phạm để làm gương cho các bạn khác
Giáo dục trẻ em về nhận thức hút thuốc lá
là việc không tốt , để các em có cái nhìn HV 5 Khảo sát
khách quan về thực trạng trong xã hội .
(Nguồn: Tổng hợp tác giả, 2023)

3.4.4. Tác hại của việc hút thuốc lá :


Thang đo tác hại của việc khi sử dụng thuốc lá (TH) được sử dụng trong nghiên
cứu đo lường dựa trên thang đo Likert 5 bậc tương ứng với 5 mức độ: Mức 1 là rất
đồng ý, mức 2 là đồng ý, mức 3 là phân vân, mức 4 là không đồng ý, mức 5 là rất
không đồng ý.

Thang đo được đo lường bởi 4 biến quan sát, kí hiệu là TH1 đến TH4 như sau:

Thang đo Mã hóa Nguồn


Gây tử vong với người sử dụng thuốc lá TH 1 Khảo sát
15

trực tiếp và tử vong đến người dù không


hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc
một cách thụ động
Tàn thuốc có thể gây cháy nổ nếu không
được dập đúng cách,khói thuốc sẽ gây
TH 2 Khảo sát
mùi khó chịu,người hút sẽ có hơi thở
hôi,hay ho và vàng răng
Sử dụng thuốc lá điện tử còn là nguy cơ
khiến sinh viên sẽ đi tìm và mua thêm ,vì
thuốc lá điện tử chứa nicotine là chất gây TH 3 Khảo sát
nghiện, người sử dụng nó bắt buộc phải
dùng tiếp
Hút thuốc lá cũng có thể gây ung thư với
mọi cơ quan trong cơ thể của bạn: bàng
quang, cổ tử cung, đại tràng, thực quản,
TH 4 Khảo sát
thận, vòm họng, gan, tụy, dạ dày. Hút
thuốc cũng gây ra: Bệnh tim mạch, đột
quỵ,..)
Thuốc lá điện tử có thể sử dụng nhiều
hương liệu và hóa chất .Nguyên liệu được
hòa trộn nhiều loại thành phần khác nhau,
nên có thể bị lợi dụng, để bỏ các thành
TH 5 Khảo sát
phần ma túy vào,gây ra tình trạng nghiện
ngập qua việc buôn bán cho đối tượng
hướng đến là học sinh, sinh viên, nhất là
giới trẻ.
(Nguồn: Tổng hợp tác giả,
2023)

3.5. Phương pháp phân tích


16

3.5.1. Phân tích độ tin cậy thang đo (‘[downloadsachmienphi.com] Phân


Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với Spss - Tập 1 - Hoàng Trọng, Chu Nguyễn
Mộng Ngọc.pdf’, no date)

Kiểm định Cronbach's Alpha là một thử nghiệm thống kê được sử dụng để
kiểm tra độ kín và mối tương quan giữa các biến. Phương pháp này cho phép
người phân tích loại bỏ những yếu tố không phù hợp, hạn chế các biến rác trong
mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ
biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Đề tài sử dụng phương pháp thang đo
Likert 5 mức độ để điều tra các biến liên quan đến mức độ ảnh hưởng của mạng
xã hội đối với sinh viên.

Tiêu chuẩn chấp nhận các biến gồm có 2 điều kiện: Thứ nhất, những biến
có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) > 0.3
trở lên. Thứ hai, các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phải từ 0.7 trở lên và >=
Cronbach’s Alpha if Item Deleted. Thỏa mãn 2 điều kiện trên thì các biến phân
tích được xem là chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp.

3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (‘[downloadsachmienphi.com]


Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với Spss - Tập 1 - Hoàng Trọng, Chu
Nguyễn Mộng Ngọc.pdf’, no date)
- Phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng để xác minh khái niệm về giá
trị của thang đo.
- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig<0.05), chứng tỏ các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể.
- Xem xét giá trị KMO: 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ
liệu; ngược lại KMO ≤ 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với
các dữ liệu.
- Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn: Tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải
nhân tố < 0.5. Xem lại thông số Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được
giải thích bởi mỗi nhân tố) có giá trị > 1.
- Xem xét giá trị tổng phương sai trích (yêu cầu là ≥ 50%): cho biết các nhân tố
được trích giải thích được % sự biến thiên của các biến quan sát.
17

3.5.3. Phương pháp phân tích hồi quy (‘[downloadsachmienphi.com]


Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với Spss - Tập 1 - Hoàng Trọng, Chu
Nguyễn Mộng Ngọc.pdf’, no date)
- Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (hài lòng với chất
lượng dịch vụ ngân hàng) và các biến độc lập (độ tin cậy, tính đáp ứng, sự đồng
cảm, năng lực phục vụ, phương tiện hữu hình).
- Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp dự
đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.
- Mức ý nghĩa được xác lập cho các kiểm định và phân tích là 5% (độ tin cậy 95%).
Tiêu chuẩn chấp nhận sự phù hợp của mô hình tương quan hồi quy là:
- Kiểm định F phải có giá trị sigα < 0.05. Tiêu chuẩn chấp nhận các biến có giá trị
Tolerance > 0,0001. Đại lượng chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyết với hệ số
phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) < 10.

3.5.4. Phương pháp phân tích phương sai ANOVA


(‘[downloadsachmienphi.com] Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với Spss - Tập 1 -
Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc.pdf’, no date)

Phân tích phương sai ANOVA là phương pháp so sánh trị trung bình của 3
nhóm trở lên. Có 2 kỹ thuật phân tích phương sai: ANOVA 1 yếu tố và ANOVA
nhiều yếu tố (2 hay nhiều biến để phân loại). Một số giả định đối với phân tích
phương sai một yếu tố:

- Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên, phải có phân
phối chuẩn/ cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn.
Dựa vào mức ý nghĩa (Sigα) để kết luận : Nếu sigα <0.05: có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Nếu sigα >= 0.05: chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
18

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


19

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO :


‘[downloadsachmienphi.com] Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với Spss - Tập 1 - Hoàng
Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc.pdf’ (no date).

Hà V.T. (2022) Sinh viên là gì? Sinh viên năm thứ nhất bao nhiêu tuổi?, Công ty Luật
Hoàng Phi. Available at: https://luathoangphi.vn/sinh-vien-la-gi-sinh-vien-nam-thu-nhat-
bao-nhieu-tuoi/ (Accessed: 15 October 2023).

You might also like