Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
Môn học: Triết Học

Giảng viên: Đỗ Hương Giang


Mã lớp học phần: 23D1PHI51002324
Sinh viên: Lê Minh
Khóa – Lớp: K48 – IBC05
MSSV: 31221020865
Đề tài : Anh (Chị) hãy phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động
lực của sự vận động và phát triển, đồng thời vận dung lý luận này vào hoạt động nhận
thức và thực tiễn của bản thân.

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2023


PHỤ LỤC
1. Các khái niệm và nội dung của quy luật mâu thuẫn giữa các mặt đối lập
1.1 Khái niệm phát triển
1.2 Các khái niệm cơ sở
1.3 Quá trình vận động của mâu thuẫn
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận
2. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập vào hoạt động
nhận thức và thực tiễn của bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


“ Giáo trình Triết học Mác - Lênin ( hệ đại học không chuyên lý luận chính trị ) ”
Trong cuộc sống, con người luôn không ngừng tìm hiểu sự phát triển của tự nhiên,
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại đã làm thay đổi nhiều đến cuộc
sống con người . Bên cạnh đó” Triết học” ra đời với mong muốn đáp ứng nhu cầu
nhận thức và hoạt động thực tiễn, loài người đã sáng tạo ra những học thuyết có hệ
thống nhất phản ánh thế giới xung quanh và thế giới của chính con người. Triết học là
hình thức tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các hình thức lý luận của
nhân loại. Từ những quy luật của triết học vận dụng chúng vào các hoạt động thực tiễn
để góp phần hoàn thiện phát triển bản thân cũng như thay đổi phát triển kinh tế và xã
hội. Trong quá trình nhận thức, con người ngày càng đào sâu tìm hiểu các đối tượng,
sự vật, hiện tượng để nắm bắt những thuộc tính, mối liên hệ phổ biến và biểu hiện
chúng thành các khái niệm.
1. Các khái niệm và nội dung của quy luật mâu thuẫn giữa các mặt đối lập
1.1 Khái niệm phát triển
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,
từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn
1.2 Các khái niệm cơ sở :
- Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận
động, biến đổi trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của
nhau.
Ví dụ: Điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử
- Mâu thuẫn biện chứng dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa
giữa các mặt đối lập của một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau.
- Các tính chất của mâu thuẫn:
+Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại không
phụ thuộc vào ý thức con người.
+Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn tồn tại và
phát triển của sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế
(tự nhiên, xã hội và tư duy)

1
+ Tính đa dạng, phong phú: Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu thuẫn khác nhau,
trong một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau và có vị trí vai
trò khác nhau đối với sự vận động phát triển của sự vật đó.
+Mâu thuẫn bên trong-bên ngoài; mâu thuẫn cơ bản- không cơ bản; mâu thuẩn chủ
yếu- thứ yếu; mâu thuẫn đối kháng- không đối kháng
1.3 Quá trình vận động của mâu thuẫn
Trong thế giới khách quan mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm cả
các mặt đối lập của chúng
- Thống nhất của các mật đối lập là mối quan hệ trong đó cái này xác định và liên kết
với cái kia chứ không phải tách rời, làm cho cái kia trở thành tiền đề tồn tại. Ví dụ: Ở
cây tồn tại 2 quá trình là quang hợp và hô hấp, đây là hai mặt đối lập của cây này.
Quang hợp là quá trình cây hấp thụ nước và CO2 và ánh sáng mặt trời tạo ra hợp chất
hữa cơ và thải ra oxi; còn quá trình hô hấp là quá trình oxi chuyển đổi chất hữu cơ giải
phóng năng lượng thải ra khí CO2; hai quá trình này vừa thống nhất vừa đối lập với
nhau, hai quá trình này đấu tranh và tạo sự phát triển của cây
- Đấu tranh của các mặt đối lập dùng để biểu thị chiều hướng ảnh hưởng lẫn nhau,
bài trừ, phủ định của các mặt đối lập. Các hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất
phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào bản chất của các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ
của chúng và những điều kiện cụ thể. Quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập đương nhiên sẽ dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự chuyển hóa giữa các
mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào bản chất của các mặt đối
lập và điều kiện lịch sử cụ thể.
Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự đấu tranh giữa các mặt đối
lập luôn là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng thì tương đối, tạm thời. Sự tương
tác, ảnh hưởng qua lại sẽ dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình.
Một mâu thuẫn trước tiên xuất hiện như một điểm khác biệt và phát triển thành hai
điểm đối lập. Khi hai mặt đối lập va chạm gay gắt với nhau, xung đột sẽ leo thang và
khi các điều kiện đã chín muồi thì các mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau dẫn đến mâu
thuẫn sẽ được giải quyết. Sau đó, mâu thuẫn mới tiếp tục hình thành và quá trình vận
động vẫn tiếp tục. Bởi vậy, sự liên hệ tác động, và chuyển hoá giữa các mặt đối lập là
nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triên trong thế giới.

2
*Tóm lại: Mọi sự vật, hiện tượng luôn chứa đựng những mặt có xu hướng biến đổi
trái ngược nhau gọi là mặt đối lập. Mối quan hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn.
Các
mặt đối lập vừa thống nhất với nhau cũng như vừa chuyển hoá lẫn nhau sẽ làm cho
thuẫn được giải quyết, sự vật thay đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ.
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, nhận thức được tính khách quan của các mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng.
Sau đó, phải tuân theo quy luật và các điều kiện khách quan để giải quyết mâu thuẫn.
Muốn phát hiện ra mâu thuẫn thì cần phải tìm ra sự thống nhất của các mặt đối lập của
sự vật, hiện tượng. Từ đó mà tìm ra phương án, giải pháp đúng đắn cho hoạt động
nhận thức và thực tiễn.
Thứ hai, phân tích mâu thuẫn nên bắt đầu bằng việc xem xét quá trình hình thành và
phát triển của từng loại mâu thuẫn cũng như xem xét vai trò, vị trí, mối quan hệ giữa
các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể một mâu
thuẫn cụ thể và đề xuất cách giải quyết mâu thuẫn.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc “giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt
đối lập”, không điều hoà mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết
mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
2. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập vào hoạt động
nhận thức và thực tiễn của bản thân.
Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập chỉ ra: “Mọi sự vật đều chứa đựng
những mặt có khuynh hướng biến đổi trái chiều nhau gọi là mặt đối lập. Mối liên hệ
của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và
chuyến hóa lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái
mới ra đời thay thế cho cái cũ”. Từ ngày xưa đến bây giờ con người luôn ý thức việc
học là một vấn đề vô cùng quan trọng, cần thiết. Học là chìa khoá để tiến bộ của con
người, mở mang tri thức và hiểu biết, làm cho dân giàu nước mạnh, nâng cao nền văn
minh đời sau. “Học tập” là một hành trình tiếp nhận kiến thức cũng là quá trình khám
phá, học hỏi, thực hành, xác nhận những gì đã học và thực hành các kỹ năng được thừa
hưởng từ những người khác. Học tập còn là cả một chặng đường dài mà ai cũng phải

3
miệt mài cố gắng để trải qua nhiều khó khăn thử thách để mà có được kiến thức. Trong
học tập, mỗi người luôn phải có ý thức tự chọn lọc, giữ vững tốt, tìm ra phương pháp
học tập phù hợp với điều kiện xã hội, tự mình tiếp thu kiến thức và trên hết là chúng ta
cần biết vận dụng những kiến thức này để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, đáp ứng nhu
cầu của bản thân và xã hội. Trong quá trình học tập, đặc biệt là học tập ở trường giúp
con người tiếp thu những thông tin sơ cấp về đời sống tự nhiên, xã hội... tạo tiền đề để
tiếp thu những chuyên môn khác trong các lĩnh vực. Chặng đường đi đến sự thành
công luôn đầy rẫy nhiều chông gai và thử thách. Để gặt hái được thành quả tốt đẹp
luôn đòi hỏi con người phải luôn nỗ lực cần cù lao động, có nhiều ý chí và nuôi dưỡng
quyết tâm của riêng mình vì không có thành công nào mà không phải nếm qua mồ hôi
và nước mắt, thế nên mỗi sinh viên chúng ta cần phải xác định cho mình một động cơ
học tập đúng đắn, để tiếp nhận những kiến thức bổ ích vì hạnh phúc của cộng đồng hài
hòa với hạnh phúc của cá nhân và không có cách nào khác để hạnh phúc hơn là học
tập. Chỉ khi đó chúng ta mới trở thành những cá thể thực sự có ích cho xã hội. Học tập
cũng là một chặng đường trưởng thành, tiếp nhận kiến thức rồi đồng thời vận dụng
kiến thức vào công việc và cuộc sống. Hơn hết, bản thân việc học, cũng như nhiều
hiện tượng khác, chịu sự tác động của quy luật mâu thuẫn. Thế nên, chúng ta cần phải
biết vận dụng quy luật mâu thuẫn vào thực tế cuộc sống nói chung và áp dụng linh
động chúng vào các vấn đề học tập nói riêng, nhằm phát triển cái tôi cá nhân của mỗi
bạn sinh viên. Mỗi chúng ta cần biết phân tích được mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các
mặt đối lập để nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển của sự vật - hiện tượng.
Sinh viên chúng ta cần biết tôn trọng sự mâu thuẫn cũng như phải hiểu biết đầy đủ về
các khoa, ngành của trường để lựa chọn môn học phù hợp với định hướng và mục tiêu
trong tương lai; chủ động xem trước và soạn giáo trình, tham gia các hoạt động ngoại
khóa ngoài giờ học và phải nghiêm túc thực hiện nó để đạt được mục tiêu bản thân đề
ra. Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên chọn ngành mình theo học tuy nhiên sau một
thời gian muốn đổi sang ngành khác vì ngành học không phù hợp hay không tìm hiểu
trước các môn mình học thuộc chuyên ngành mình đã chọn dẫn đến kết quả học tâp
không tốt, điểm kém hay thậm chí học lại nhiều lần mà vẫn chưa thể qua môn. Điều
này đã và đang gây không ít khó khăn cho các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn sinh
viên năm nhất mới bước vào môi trường đại học. Trong trường hợp này, sự tôn trọng

4
mâu thuẫn được thể hiện bởi thái độ sinh viên chủ động tìm hiểu về trường, khoa,
ngành cũng như các môn học mà mình đã đăng ký cũng như nội quy của nhà trường
qua các kênh thông tin. Mỗi chúng ta phải có thái độ không sợ mâu thuẫn, không né
tránh mâu thuẫn mà cần phải chủ động tìm kiếm giải pháp để khắc phục nhằm phát
triển bản thân giúp ta có thêm sự tự tin và giải quyết mâu thuẫn đã nảy sinh. Có nhiều
bạn sinh viên đi học không hiểu bài hay không làm được bài tập, thì cần phải tự tìm tòi
nhiều nguồn khác nhau như sách, mạng, học hỏi và tiếp thu từ các giảng viên, hay hỏi
bài các bạn khác cùng học với mình để củng cố và trau dồi thêm kiến thức của mình;
để vận dụng giải quyết các mâu thuẫn trong vấn đề học tập và trong cuộc sống. Mỗi
chúng ta cần phải biết vận dụng quy luật mâu thuẫn để liên tục tìm tòi, đổi mới và sáng
tạo trong tri thức, cũng vì mâu thuẫn luôn tồn tại xung quanh chúng ta nên yêu cầu đặt
ra bản thân là phải liên tục học thêm các tri thức mới để giải quyết các vấn đề, bài trừ
những cái cũ và tiếp thu, chọn lọc cái mới; tiếp thu tri thức mới, yêu cầu đặt ra chúng
ta cần phải tìm ra mâu thuẫn trong chính kiến thức mà ta đang tìm hiểu đó, để có thể
mở rộng và phát triển về lĩnh vực chuyên ngành của mình. Vận dụng tốt quy luật mâu
thuẫn là nền tảng vững chắc giúp cho sự phát triển của bản thân và cũng là một nhân tố
quyết định thành công hay thất bại trong sự nghiệp và cuộc sống mỗi sinh viên trong
tương lai.
Qua việc vận dụng quy luật mâu thuẫn của triết học giúp cho em nói riêng cũng như
mỗi con người nói riêng có thể vận dụng nó vào đời sống một cách thiết thực nhất,
giúp ta hiểu sâu về khái niệm, quá trình vận động của mâu thuẫn và ý nghĩa phương
pháp luận của nó có vai trò mấu chốt trong việc vận dụng quy luật vào vấn đề học tập
và rèn luyện của bản thân sinh viên. Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất của
hai mặt đối lập bên trong mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại mâu thuẫn đối lập và
phát triển. Do đó, trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải
không ngừng nỗ lực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình
cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện và khi phân tích mâu
thuẫn cần bắt đầu từ nguồn gốc và diễn biến của mỗi loại mâu thuẫn cũng như phải
xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa
chúng. Phải biết phân tích sâu và kĩ lưỡng về một mâu thuẫn cụ thể và cố gắng tìm ra
được phương án để giải quyết mâu thuẫn đó. Hơn nữa, phải nắm vững nguyên tắc

5
“giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập”, không điều hoà mâu
thuẫn cũng như không nóng vội, bảo thủ, bình tĩnh rồi sau đó chúng ta sẽ có những
bước đi đúng đắn.

You might also like