Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH



TIỂU LUẬN: CÔNG TY BẢO HIỂM

NHÓM 5 LỚP FIN302_231_1_D02

GIẢNG VIÊN: NGÔ SỸ NAM

Họ tên Mã số sinh viên


Trần Thị Quỳnh Như : 030138220299
Phạm Hoài Sia : 030138220350
Võ Minh Thư : 030138220397
Nguyễn Thị Vạn Trúc : 030136200716
Nguyễn Thị Thảo Vy : 030138220505
Trà Bảo Vy : 030537210253
Nguyễn Huyền Mỹ Yến : 030138220522
Ngày 18/10/2023
MỤC LỤC
I. Lý thuyết chung về bảo hiểm
1. Các vấn đề về rủi ro
a) Khái niệm

Hiểu một cách chung nhất thì rủi ro là việc có thể xảy ra những sự kiện không may một
cách bất ngờ, gây ra tổn thất hoặc kết cục không như ý muốn về vật chất, tinh thần, tính
mạng, sức khỏe, tâm lý,…

Một khái niệm được nhiều tổ chức bảo hiểm và quản trị rủi ro sử dụng: “Rủi ro là sự kết
hợp giữa khả năng xảy ra một sự kiện hay biến cố xấu và hậu quả của biến cố đó”.

Trong lĩnh vực tài chính và đầu tư, rủi ro được định nghĩa là sự biến động của mức sinh
lời hay giá tài sản, sự khác biệt giữa mức sinh lời thực tế với mức sinh lời trung bình hay
kì vọng.

b) Các loại rủi ro

Phân loại rủi ro được xét theo nhiều phương diện, có thể kể đến các loại rủi ro như sau:

 Trong phạm vi một hợp đồng: rủi ro được bảo hiểm, rủi ro không được bảo hiểm
và rủi ro loại trừ.
 Theo khả năng xảy ra hậu quả: rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần túy.
 Về phương diện kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm: rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro
không thể bảo hiểm.
 Theo tác động và ảnh hưởng: rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt
 Theo tính chất hậu quả: rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính
c) Các phương pháp đối phó với rủi ro

Từ lâu con người đã có những biện pháp để hạn chế hay kiểm soát rủi ro, tính đến nay có
thể kể đến 5 phương pháp như sau:

 Né tránh rủi ro: là cá nhân hay tổ chức sẽ thiết lập những biện pháp để ngăn ngừa,
loại bỏ hay giảm tối thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro. Ví dụ: để tránh tai nạn giao thông
vào dịp lễ tết, người ta sẽ hạn chế dùng phương tiện giao thông ra ngoài hoặc cẩn
thận nhất có thể khi lưu thông trên đường bộ.
 Kiểm soát rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp để hạn chế nhất những tổn thất khi
xảy ra sự kiện không may. Ví dụ: để giảm thiểu tổn thất do hỏa hoạn thì phải trang
bị bình cứu hỏa, khi tham gia giao thông phải lựa chọn nón bảo hiểm chất lượng.
 Chấp nhận rủi ro: theo phương pháp này thì có thể chọn một trong hai cách đó là
khi xảy ra sự cố thì mới tìm đến nguồn tài chính để khắc phục, bù đắp thiệt hại
hoặc là lập ra các quỹ dự phòng từ trước cho những trường hợp tổn thất có thể xảy
ra.
 Chuyển giao rủi ro: là công cụ đối phó với hậu quả do rủi ro có hiệu quả nhất. Để
hạn chế tổn thất lớn thì họ có xu hướng phân tán rủi ro. Ví dụ: trong vận chuyển
hàng hải, người ta sẽ không tập trung tất cả hàng hóa vào một kho thuyền mà chia
ra nhiều kho thuyền khác nhau. Còn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, người
được bảo hiểm chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm để đổi lấy sự an toàn tài
chính trong suốt thời gian chuyển giao đó.
 Bảo hiểm: xét về góc độ kinh tế, bảo hiểm là cách thức chuyển giao rủi ro được
thiết lập thông qua một hợp đồng bảo hiểm. Trong hợp đồng đó, phía mua bảo
hiểm chấp nhận trả khoản phí bảo hiểm và công ty bảo hiểm sẽ cam kết bồi
thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Nguồn gốc của bảo hiểm

Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu bảo hiểm. Thực tế rằng, từ xã hội xa xưa
cho đến xã hội hiện đại, mặc dù chất lượng cuộc sống từng thời kỳ đều được nâng
cao, tiện nghi mỗi ngày một nhiều, khoa học kỹ thuật phát triển đến đâu chăng nữa thì
con người vẫn luôn phải đối mặt với những bất trắc và rủi ro. Con người đã nhận thức
được sự nhỏ bé của mình cũng như luôn bị ám ảnh bởi ốm đau, bệnh tật, thiên tai,
cháy nổ, tai nạn,…Những rủi ro khi xảy ra thường gây nên những tổn thất khó lường,
làm ảnh hưởng đến đời sống, tài sản, tính mạng, sức khỏe hay việc sản xuất kinh
doanh. Mặc dù chúng ta đã tìm mọi cách phòng ngừa những điều không may xảy đến,
song không phải việc gì cũng theo ý muốn của chính mình, rủi ro luôn tiềm ẩn và có
thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhu cầu an toàn chính là một trong những nhu cầu căn bản
nhất của con người, được xếp thứ hai trong thuyết nhu cầu của nhà tâm lý học
Maslow.

3. Khái niệm bảo hiểm


Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài,
tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm,
trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm
vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm.”

Ngoài ra bảo hiểm còn có các khái niệm dựa trên các góc độ khác nhau về pháp lý, tài
chính hay kinh doanh.

Dưới góc độ tài chính: “Bảo hiểm là một hoạt động trong dịch vụ tài chính mà mục
đích của nó là để phân chia lại những chi phí mất mát không như mong đợi”

Dưới góc độ kinh doanh: “Bảo hiểm là một cơ chế chuyển giao rủi ro từ bên tham gia
bảo hiểm (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức) cho công ty bảo hiểm. Công ty đó sẽ đánh
giá và phân tích rủi ro của từng loại bảo hiểm và thiết lập các điều khoản để cung cấp
dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng, phân chia thiệt hại giữa tất cả người được bảo
hiểm”

Dưới góc độ pháp lý: Bảo hiểm là một giao dịch pháp lý, theo đó một bên gọi là người
được bảo hiểm đồng ý nộp một số tiền (gọi là phí bảo hiểm hoặc đóng góp bảo hiểm)
cho bản thân hoặc cho một bên thứ ba khác, để nhận được một khoản tiền bồi thường
từ một bên khác gọi là người bảo hiểm khi có sự cố rủi ro xảy ra. Người bảo hiểm có
trách nhiệm chịu và bù đắp toàn bộ rủi ro, tính toán thiệt hại theo quy tắc thống kê”

4. Các thuật ngữ trong bảo hiểm

Theo Luật kinh doanh Bảo hiểm năm 2022, có thể giải thích những thuật ngữ xung
quanh bảo hiểm như sau:

 Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức
tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả
tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
 Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài,
tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và đóng phí bảo hiểm.
 Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức
khỏe, tính mạng, nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng
bảo hiểm.
 Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được
bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm.
 Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức
tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật hoặc do các
bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
 Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động
theo quy định của Luật kinh doanh Bảo hiểm năm 2022 và luật khác có liên
quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
 Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật
quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm
vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm.

Bên cạnh đó cũng có những thuật ngữ về rủi ro như:

 Rủi ro được bảo hiểm: là những tình huống rủi ro được doanh nghiệp bảo hiểm
đồng ý bảo hiểm, bồi thường, thanh toán tiền bảo hiểm nếu những rủi ro đó gây
thiệt hại cho người và đối tượng được bảo hiểm.
 Rủi ro có thể được bảo hiểm: phải đảm bảo được các yếu tố tổn thất mang tính
ngẫu nhiên, định lượng được về tài chính, có số đông, không trái với chuẩn
mực đạo đức, rủi ro không vượt quá khả năng của nhà bảo hiểm, tổn thất đáng
kể.
 Rủi ro loại trừ: là những rủi ro mà không được chấp nhận bồi thường hoặc trả
tiền bảo hiểm nếu chúng xảy ra bởi doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Các nguyên tắc của hoạt động bảo hiểm
a) Nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm

Theo Luật kinh doanh Bảo hiểm năm 2022 thì có nguyên tắc như sau:

 Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm chỉ được tham
gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp giấy
phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo
hiểm qua biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
 Chính phủ quy định chi tiết việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua
biên giới, dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
qua biên giới phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên.
b) Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa hai bên
trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối, trung thực, thiện chí. Nguyên tắc này được áp
dụng với cả bên bảo hiểm, bên được bảo hiểm và áp dụng đối với mọi loại hình
bảo hiểm. Khi giao kết hợp đồng, bên bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy
đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều
khoản. Bên mua bảo hiểm phải cung cấp thông tin có liên quan đến đối tượng
bảo hiểm chính xác, đầy đủ.
 Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: người mua bảo hiểm, người được
bảo hiểm, người thụ hưởng có lợi ích hay quyền lợi có thể được bảo hiểm đối
với đối tượng bảo hiểm.
 Nguyên tắc bồi thường: khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường
như thế nào đó để đảm bảo người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước
khi tổn thất xảy ra. Mức bồi thường phải bằng với mức thiệt hại thực tế.
 Nguyên tắc thế quyền: là sự mở rộng và hệ quả của nguyên tắc bồi thường.
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do người thứ ba gây ra, sau khi đã trả tiền bồi
thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền truy đòi người có
lỗi gây ra tổn thất đó trong phạm vi số tiền đã trả. Nguyên tắc này không áp
dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
 Nguyên tắc tối thiểu hóa rủi ro: người được bảo hiểm phải cố gắng nhằm giảm
thiểu sự tổn thất đối với tài sản của mình trong trường hợp xảy ra các sự kiện
không mong đợi: cháy nổ, tai nạn, va chạm,...
 Nguyên tắc nguyên nhân gần nhất: khi tổn thất phát sinh do nhiều nguyên nhân
khác nhau, xảy ra cùng lúc hay nối tiếp thì nguyên nhân gần nhất và trực tiếp
nhất sẽ được sử dụng làm căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của người
được bảo hiểm.
 Nguyên tắc góp phần: được áp dụng trong tất cả các hợp đồng mang tính bồi
thường trong trường hợp người được bảo hiểm tham gia nhiều hợp đồng bảo
hiểm trên cùng một đối tượng được bảo hiểm. Người được bảo hiểm chỉ có
quyền yêu cầu bồi thường trong phạm vi thiệt hại thực tế từ tất cả công ty bảo
hiểm hoặc một nhà bảo hiểm bất kỳ. Nếu như một công ty bảo hiểm nào đó đã
chi trả toàn bộ số tiền, công ty đó có quyền yêu cầu các công ty khác bồi
thường lại cho mình theo tỉ lệ.
6. Các loại hình bảo hiểm
a) Phân loại

Nói một cách chung nhất, có thể liệt kê loại hình bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm nhân
thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm phi nhân thọ. Trong đó các loại có thể được liệt kê
đến như sau:

 Bảo hiểm nhân thọ gồm: bảo hiểm trọn đời; bảo hiểm sinh kỳ; bảo hiểm tử kỳ;
bảo hiểm hỗn hợp; bảo hiểm trả tiền định kỳ; bảo hiểm liên kết đầu tư; bảo
hiểm hưu trí.
 Bảo hiểm phi nhân thọ gồm: bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển đường bộ; đường biển; đường thủy nội địa; đường sắt và
đường hàng không; bảo hiểm đường không; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm
cháy nổ; bảo hiểm trách nhiệm; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; bảo hiểm
nông nghiệp; bảo hiểm mọi rủi ro tài sản.
 Bảo hiểm sức khỏe gồm: bảo hiểm tai nạn con người; bảo hiểm y tế; bảo hiểm
chăm sóc sức khỏe
b) Sự khác biệt của bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ

Nội dung Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm phi nhân thọ
Đối tượng bảo hiểm Tính mạng, tuổi thọ con Những thiệt hại về tài sản
người. và những tổn thất khác
hoặc trách nhiệm dân sự
đối với người thứ ba.
Hình thức đóng phí Đóng phí theo tháng, quý, Đóng phí một lần sau khi
năm. kí hợp đồng.
Thời hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn
Loại hình Bảo hiểm hỗn hợp, kết Là bảo hiểm thuần túy
hợp bảo hiểm với tiết
kiệm
Nguyên tắc chi trả Chi trả theo hình thức Chi trả theo nguyên tắc
khoán một cách độc lập. bồi thường.
Người thụ hưởng Người thân của người Là nạn nhân trực tiếp hay
được bảo hiểm chính, gián tiếp của sự cố.
người cùng huyết thống
hoặc không cùng huyết
thống với người được bảo
hiểm chính.
Chi trả quyền lợi bảo Được xác định được một Được chi trả theo mức tổn
hiểm cách cố định theo mệnh thất tài chính thực tế phát
giá hợp đồng. sinh.

Nguồn tham khảo:


PGS.TS Lê Thị Tuyết Hoa (chủ biên) cùng các thành viên khác (2016). Giáo trình Thị
trường tài chính và các định chế tài chính. Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (2013). Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản
(Dự thảo tháng 4 năm 2013). Kiến thức chung về bảo hiểm. Truy cập ngày 19/10/2023
tại: CHƯƠNG I (baoviet.com.vn)

Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2022 Việt Nam. Truy cập ngày 19/10/2023 tại Luật Kinh
doanh bảo hiểm 2022 mới nhất (thuvienphapluat.vn)

You might also like