Lý Thuyết Cấu Tạo

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

B1/ LÝ THUYẾT

I. NHỮNG CƠ SỞ THỰC NGHIỆM CHO BIẾT SỰ SẮP XẾP ELECTRON TRONG NGUYÊN
TỬ
1. Bản chất của ánh sáng.
a. Ánh sáng và sóng:
Ánh sáng lan truyền trong không gian tương tự như sự chuyển động của sóng trên mặt nước. Sóng ánh
sáng có nhiều tính chất tương tự như sóng nước. Khi làm gợn sóng trong 1 hộp đựng nước có các mặt
ghép bằng thủy tinh ta sẽ quan sát được mặt cắt của sóng nước.
+ Khoảng cách giữa hai ngọn sóng (hay hõm sóng) liên tiếp gọi là độ dài sóng hay bước sóng (Kí hiệu:
- đọc là lamda).
+ Tần số là số ngọn sóng qua một điểm nào trong một đơn vị thời gian (Kí hiệu:  - đọc là nuy) (Đơn vị
thời gian là giây thì đơn vị tần số là Hec <Hz> hay s-1).
Ví dụ: Nếu có 4 ngọn sóng đi qua một điểm nào đó trong thời gian một giây thì có tần số là 4Hz (hay 4s-
1
).
+ Tốc độ truyền sóng là tốc độ chuyển dời của một ngọn sóng (hay hõm sóng). Nếu bước sóng bằng  =
1,0cm, tần số là 4s-1 thì ngọn sóng chuyển dời 4cm/s. Tức là:
Vận tốc độ truyền sóng = .
Đối với cùng tốc độ chuyền sóng thì  càng ngắn thì  càng lớn và ngược lại.
Tốc độ ánh sáng trong chân không (c).
c =  .  ≈ 3,00 . 108m/s = 300.000km/s
(Chính xác 2,9979249.108 m/s)
+ Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng (có c = 3.108m/s) qua lăng kính thuỷ tinh, nó sẽ bị phân thành một
giải liên tục đủ các màu từ đỏ đến tím. Các màu khác nhau do  khác nhau (có cùng c) do đó có  khác
nhau (c = . ).

(đỏ) = 7000 - 6200A0


Một chùm tia sáng (da cam) = 6200 - 5900A0
(vàng) = 5900 - 5800A0
(lục) = 5800 - 5100A0
(da trời) = 5100 - 4800A0
(lam) = 4800 - 4500A0
(tím) = 4500 - 4000A0.
Lăng kính

Dãy bước sóng của ánh sáng:


Không nhìn thấy ánh sáng nhìn thấy được Không nhìn thấy
Tia tử ngoại 4000A0 7500A Tia hồng ngoại
tím đỏ
Ví dụ: Tần số của ánh sáng tím là 7,31.1014s-1 và tần số của ánh sáng đỏ là 4,57.1014s-1. Tính bước sóng
của một màu.
Trả lời:
Theo công thức c = .
Ta có:
3.108
ánh sáng tím:  = 7 31.1014 = 4,1.10-7m = 4100A0
3.108
ánh sáng đỏ:  = 4 57.1014 = 6,56.10-7 = 6560A0
b. Bản chất hạt của ánh sáng:
+ Trong một số trường hợp người ta coi ánh sáng gồm các hạt gọi là photon. Theo Max Planck đề ra từ
năm 1900 cho rằng mỗi photon mang một năng lượng riêng (gọi là một lượng tử năng lượng) được tính
theo biểu thức:
c
E = h .  = h.

(h là hằng số Plăng: h = 6,63. 10-34J.s)
Theo phương trình trên tính được năng lượng của mỗi hạt photon ở các màu khác nhau.
Ví dụ:
Biết tần số của ánh sáng tím 7,31.1014 s-1, của ánh sáng đỏ là 4,57.1014s-1. Tính năng lượng của mỗi photon
trong mỗi màu ánh sáng trên.
Trả lời:
Theo biểu thức E = h . 
ánh sáng tím: E1 = 6,64. 10-34. 7.31.1014 = 4,58. 10 - 19J.
ánh sáng đỏ: E2 = 6,63. 10-34. 4,57. 1014 = 3,03.10-19J.
Như vậy E1 > E2.
2. Quang phổ nguyên tử:
Khi phóng điện với hiệu điện thế cao qua một chất khí trong ống chân không có áp suất rất thấp (cỡ 1
mmHg), khí sẽ phát ra ánh sáng có màu đặc trưng. Cho ánh sáng đó đi qua một lăng kính, nó sẽ bị phân
giải thành một số vạch tương đối đơn giản. Mỗi vạch trong quang phổ phát xạ ứng với ánh sáng có bước
sóng riêng. Bước sóng và màu sắc của một số vạch rõ nhất trong vùng quang phổ nhìn thấy của một số
nguyên tử được ghi như sau:

Mỗi nguyên tử của nguyên tố có một số vạch nhất định, ở mỗi vạch màu khác nhau có  khác nhau.
Ví dụ: Quang phổ Nguyên tử H có 4 vạch sáng nhất ở vùng nhìn thấy là: đỏ, lục, chàm, tím. Quang phổ
nguyên tử Na chủ yếu gồm hai vạch vàng.
Vậy dựa vào số vạch nhất định của nguyên tử mỗi nguyên tố ta có thể xác định được một mẫu vật có chất
gì dù chất đó chỉ là một dấu vết.
(Vạch quang phổ giống như vân tay của con người)
Ví dụ: Trong quang phổ phát xạ của ng/tử H vạch lục có bước sóng là 4,86.10-7m. Tính năng lượng của
một photon của ánh sáng màu lục đó và năng lượng phát ra bởi 1mol nguyên tử H (1 nguyên tử phát ra 1
photon).
Trả lời:
Theo công thức: c = .  và E = h.  .
c 3.108 (m.s-1)
→ E = h. = 6,63.10-34 (J.s). 4.86.10-7(m) = 4,09.10-19 J/Photon

→ 1mol (H) phát ra ánh sáng lục với năng lượng là :
E = 6,022 .1023.4,09.10-19 = 2,46.105 (J/mol) = 246 kJ/mol.
(E = 246 kJ/mol tương đương với năng lượng của một bóng đèn 100W/40 phút)
- Giải thích sự tạo thành vạch quang phổ: Ở điều kiện thường các e trong nguyên tử chiếm mức năng
lượng thấp nhất. Khi nhận được năng lượng bên ngoài kích thích (như đốt, phóng điện…) thì e bị đẩy lên
mức năng lượng cao, e ở mức năng lương cao không bền (chỉ tồn tại trong thời gian 10-8s), lập tức e giải
phóng năng lượng dư dưới dạng 1 photon và trở về mức năng lượng thấp hơn. Các năng lượng giải phóng
ở các mức khác nhau nên có các vạch màu khác.
- Tại sao mỗi nguyên tử chỉ phát ra ánh sáng có bước sóng xác định :
Mỗi một nguyên tử của nguyên tố e nhảy từ mức năng lượng cao (không bền) về mức năng lượng thấp
(bền) đều có năng lượng thoát ra khác nhau (do E = h.v) nên có tần số (v) khác nhau vì vậy sẽ có bước
sóng khác nhau (c = .v). Cho nên mỗi nguyên tố chỉ phát ra ánh sáng có bước sóng xác định.
- Trong một nguyên tử tạo ra nhiều vạch màu khác nhau, chứng tỏ các e có thể chiếm một số năng lượng
xác định được hình thành một lớp e. Chính vì vậy mỗi e nhảy từ mức năng lượng cao (lớp ngoài) đến mức
năng lượng thấp (lớp trong) ở các lớp khác nhau sẽ tạo ra cạnh màu khác nhau.
2.1. Quang phổ vạch của hydrogen
Nguyên tử chỉ có thể phát ra bức xạ khi electron được chuyển từ mức năng lượng cao về mức năng
lượng thấp. Năng lượng hν của quang tử được phát ra bằng hiệu số năng lượng của hai trạng thái trên (hν
= Ec – Et). Ứng với mỗi quang tử được phát ra ta được một vạch trên quang phổ phát xạ. Nếu gọi nc là số
lượng tử đặc trưng cho trạng thái năng lượng cao và nt là số lượng tử đặc trưng cho trạng thái năng lượng
thấp ta sẽ có hệ thức:
22 me4  1 1  1 22 me4  1 1 
h = Ec − E t =  −  hay hc =  2− 2
h 2 2
 nt nc 
2
 h 2
 nt nc 
1
và từ đó số sóng  = của bức xạ phát ra hay của vạch quang phổ thu được sẽ được tính theo hệ thức:

22 me4  1 1   1 1 
= 3  2 − 2  hay  = R H  2 − 2 
h c  nt nc   nt nc 
22 me4
Trong đó: R H = với RH được gọi là hằng số Rydberg; RH = 1,0973731.107 m-1
h 3c

e nhảy từ mức n = 3 về mức n = 2 thấy phát ra vạch đỏ.


e nhảy từ mức n = 4 về mức n = 2 thấy phát ra vạch xanh.
2.1.1. Dãy Lymann
Khi nghiên cứu quang phổ nguyên tử hydrogen, Lymann phát hiện ra một số vạch quang phổ sắp xếp
thành một dãy nằm trong vùng tử ngoại có bước sóng xác định theo công thức:
1 1 1  1  1 
 = = R H  2 − 2  hay  = = R H 1 − 2  (10)
 1 n    n 
Trong đó, RH là hằng số Rydberg; λ là bước sóng của dãy Lymann;
 là số sóng; n là số nguyên lớn hơn 1 (n = 2, 3, 4, 5,….)
2.1.2. Dãy Balmer
Dãy quang phổ của nguyên tử hydrogen nằm trong miền ánh sáng nhìn thấy do Balmer phát hiện từ
thực nghiệm. Bước sóng được xác định theo công thức:
1  1 1 
 = = RH  2 − 2  (11)
 2 n 
Trong đó, RH là hằng số Rydberg.; λ là bước sóng của dãy Balmer;
 là số sóng ; n là số nguyên lớn hơn 2 (n = 3, 4, 5,…)
Những vạch quang phổ thu được ứng với những bước nhảy lượng tử với nc = 3, 4, 5, 6 được gọi
là những vạch H  , H , H  , H  .
Bước nhảy lượng tử Màu sắc của vạch
Vạch quang phổ Bước sóng (Å)
nc nt quang phổ
H 3 2 6562,8 Đỏ
H 4 2 4861,3 Xanh da trời
H 5 2 4340,5 Tím
H 6 2 4101,7 Tím
2.1.3. Dãy Paschen
Dãy Paschen là dãy quang phổ gồm các vạch quang phổ nằm trong miền hồng ngoại gần, có bước
sóng xác định từ công thức thực nghiệm:
1 1 1 
 = = RH  2 − 2  (12)
 3 n 
Trong đó, RH là hằng số Rydberg.; λ là bước sóng của dãy Paschen;
 là số sóng ; n là số nguyên lớn hơn 3 (n = 4, 5, 6,…)
2.1.4. Dãy Brackett
Dãy Brackett là dãy quang phổ gồm các vạch quang phổ nằm trong miền hồng ngoại xa, có bước
sóng xác định từ công thức thực nghiệm:
1  1 1 
 = = RH  2 − 2  (13)
 4 n 
Trong đó, RH là hằng số Rydberg.; λ là bước sóng của dãy Brackett;
 là số sóng ; n là số nguyên lớn hơn 4 (n = 5, 6, 7,…)
2.1.5. Dãy Pfum
Dãy Pfum là dãy quang phổ gồm các vạch quang phổ nằm trong miền hồng ngoại rất xa, có bước
sóng xác định từ công thức thực nghiệm:
1 1 1 
 = = RH  2 − 2  (14)
 5 n 
Trong đó, RH là hằng số Rydberg.; λ là bước sóng của dãy Pfum;
 là số sóng ; n là số nguyên lớn hơn 5 (n = 6, 7, 8,…)
2.2. Công thức tổng quát của Balmer
Từ các công thức thực nghiệm (10), (11), (12), (13), (14), năm 1885, Balmer đã xây dựng được một
công thức cho phép xác định bước sóng của vạch quang phổ nguyên tử Hydrogen bất kì. Công thức đó
được gọi là công thức Balmer tổng quát:
1  1 1 
 = = RH  2 − 2  (15)
  ni n k 
Trong đó, RH là hằng số Ridberg; λ là bước sóng của dãy quang phổ;  là số sóng.
ni là số nguyên nhận các giá trị 1, 2, 3, 4, 5 ứng với các dãy quang phổ Lyman, Balmer, Paschen, Brackett,
Pfum.
nk là số nguyên, nk > ni.
- Từ công thức (15), có thể tính được khoảng cách bước sóng ứng với các dãy quang phổ Hydrogen. Bước
sóng sẽ có giá trị lớn nhất khi nk = ni + 1, có giá trị nhỏ nhất khi nk = 
Số thứ tự Dãy quang phổ Khoảng bước sóng (μm)
1 Dãy Lymann 0,091  0,122
2 Dãy Balmer 0,365  0,656
3 Dãy Paschen 0,821  1,876
4 Dãy Brackett 1,459  4,052
5 Dãy Pfum 2,279  7,460
Từ kết quả trên cho thấy có miền quang phổ giao nhau, chẳng hạn như dãy Brackett và dãy Pfum
có một miền khá rộng bước sóng các vạch phổ giao nhau.
2.3. Công thức tổng quát của Rydberg
Năm 1888, Rydberg đã xây dựng công thức xác định một cách định lượng bước sóng của các photon
trong chuỗi Balmer và có thể được sử dụng cho các chuỗi của nguyên tử khác.
1  1 1 
= = Z2 .R H  2 − 2  (16)
  ni n k 
Trong đó, Z là số hiệu nguyên tử.; RH là hằng số Rydberg
λ là bước sóng của dãy quang phổ;  là số sóng
ni là số nguyên nhận các giá trị 1, 2, 3, 4, 5,… nk là số nguyên, nk > ni.
Tuy nhiên, độ chính xác của dự đoán do phương trình Rydberg đưa ra nhanh chóng giảm khi nguyên
tử trở nên lớn hơn. Do đó, nó thường chỉ được sử dụng cho nguyên tử hydrogen (Z = 1). Khi đó, có công
1  1 1 
thức:  = = R H  2 − 2  , giống công thức tổng quát của Balmer.
  ni n k 
II. MÔ HÌNH CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA BOHR
1. Các tiên đề của Bohr
- Tiên đề 1: Trong nguyên tử, các electron không thể chuyển động trên bất kì quỹ đạo nào mà chỉ được
phép chuyển động trên những quỹ đạo xác định với điều kiện là momen động lượng M của electron đối
h
với các quỹ đạo đó bằng một số nguyên lần = :
2
h
M = mυr = n. (n = 1, 2, 3,…)
2
Đây là điều kiện lượng tử hóa quỹ đạo hay điều kiện lượng tử hóa moment động lượng: n được gọi
h
là số lượng tử và = được gọi là đơn vị lượng tử của moment động lượng.
2
- Tiên đề 2: Khi chuyển động theo những quỹ đạo lượng tử trên, electron không bức xạ, nghĩa là không
mất năng lượng. Quỹ đạo hay trạng thái mà năng lượng của electron có một giá trị xác định không đổi gọi
là quỹ đạo dừng hay trạng thái dừng.
- Tiên đề 3: Nguyên tử (hay electron) chỉ phát xạ hay hấp thụ bức xạ khi nguyên tử (hay electron) chuyển
từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác.
Năng lượng hν của quang tử được phát ra hay hấp thụ bằng hiệu số năng lượng tương ứng với hai trạng
thái trên.
ΔE = Ec – Et = hν
(Ec là năng lượng của điện tử ở trạng thái năng lượng cao; Et là năng lượng của điện tử ở trạng thái năng
lượng thấp).

Hình 3. Sự xuất hiện quang phổ hấp thụ và phát xạ


Tiên đề 3 cho phép giải thích nguồn gốc của quang phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử cũng như cấu tạo
vạch của quang phổ nguyên tử.
Bình thường nguyên tử ở trạng thái có năng lượng thấp (trạng thái cơ bản). Khi cung cấp năng lượng
(như do sự va chạm nguyên tử, sự va chạm điện tử, do sự hấp thụ bức xạ,…) nguyên tử chuyển tử trạng
thái năng lượng thấp lên trạng thái năng lượng cao (trạng thái kích thích). Trạng thái kích thích là trạng
thái không bền vững. Nguyên tử có xu hướng chuyển về trạng thái cơ bản. Nếu giữa hai mức năng lượng
trên còn có những mức năng lượng khả dĩ khác trước khi trở về trạng thái cơ bản, nguyên tử có thể chuyển
về những trạng thái trung gian. Ứng với mỗi “bước nhảy” trên, nguyên tử phát ra một quang tử có một
E − Et
tần số xác định, tính theo hệ thức trên:  = c . Ứng với một quang tử này ta được một vạch trên
h
quang phổ phát xạ nguyên tử. Vì năng lượng nguyên tử được lượng tử hóa nên các tần số của bức xạ phát
ra cũng nhận được những giá trị gián đoạn. Điều này dẫn đến cấu tạo vạch của quang phổ phát xạ nguyên
tử.
Ngược lại, khi chiếu một chùm bức xạ liên tục qua nguyên tử thì nguyên tử có thể hấp thụ chọn lọc
những quang tử khi chuyển từ trạng thái năng lượng thấp lên trạng thái năng lượng cao. Tần số của bức
E − Et
xạ hấp thụ này cũng được tính theo hệ thức  = c . Ứng với một tần số này ta được một vạch trên
h
quang phổ hấp thụ nguyên tử.
2. Năng lượng, vận tốc electron và bán kính nguyên tử theo mô hình Rutherford–Bohr
2.1. Tính năng lượng electron
Trong nguyên tử nói chung, trong nguyên tử Hydrogen nói riêng, lực tĩnh điện (lực Coulumb) đóng
vai trò làm lực hướng tâm (lực hấp dẫn vô cùng bé nên có thể bỏ qua).
ke2 m .v 2 m .v 2 ke2 (17)
Fhd = fht  2 = e => e =
r r 2 2r
m .v 2
Vì năng lượng của hạt electron trong nguyên tử bao gồm động năng Eđ = e và thế năng tĩnh điện Et
2
2
ke
= − nên có thể tính năng lượng electron theo công thức:
r
m .v 2 ke 2 ke2 ke 2 ke2 (18)
E = Eđ + Et = e − = − =- <0
2 r 2r r 2r
Công thức (17) cho thấy năng lượng electron trong nguyên tử là âm, chứng tỏ nguyên tử tồn tại
bền vững.
2.2. Tính bán kính quỹ đạo dừng
Theo điều kiện lượng tử hóa của Bohr ta có:
n2. 2 (19)
L = me.υ.r = n. => me. υ2 = =
m e .r 2
Kết hợp (17) và (19)
ke2 n 2 . 2 n2. 2
= => r =
r m e .r 2 k.m e .e 2
Như vậy, bán kính quỹ đạo ứng với các giá trị n khác nhau là
n2. 2 (20)
rn =
k.m e .e 2
Công thức (20) cho thấy, bán kính quỹ đạo dừng không thể nhận giá trị liên tục mà chỉ có khả năng
nhận một số giá trị gián đoạn, rời rạc.
+ Khi n=1, ứng với giá trị nhỏ nhất và được gọi là bán kính quỹ đạo Bohr thứ nhất. Giá trị bán kính của
quỹ đạo Bohr thứ nhất là
12.(1,055.10−34 ) 2
r1 = a = 9 −31 −19 2
 5,3.10−11 m = 0,53 Å
9.10 .9,1.10 .(1,6.10 )
2.3. Tính vận tốc của electron trên quỹ đạo dừng
n.
L = me.υn.rn = n. => n =
m e .n
Thay (19) vào ta có:
n. n. .k.me .e2 k.e2 (21)
n = = =
me .n me .n 2 . 2 n.
Công thức (21) là công thức xác định vận tốc electron trên quỹ đạo dừng. Vận tốc cũng bị lượng tử
hóa. Trên một quỹ đạo xác định thì vận tốc electron hoàn toàn xác định và không hề thay đổi theo thời
gian, điều đó có nghĩa là nguyên tử tồn tại bền vững. Vận tốc của electron trên quỹ đạo Bohr thứ nhất là
lớn nhất. Càng nhảy lên cao vận tốc của electron càng giảm (tỷ lệ nghịch với số nguyên n). Từ công thức
(21) có thể tính vận tốc electron trên quỹ đạo bất kỳ.
Ví dụ: Trên quỹ đạo cơ bản, vận tốc của electron là:
9.109.(1,6.10−19 )2
1 =  2183886 (m / s)
1.1,055.10−34
Như vậy, vận tốc này rất lớn.
Thay (20) vào (18) có:
ke2 ke2 .k.me .e2 k 2 .m e .e 4 −13, 6 (22)
En = − =− 2 2
= − 2 2
hay En = 2
(eV)
2rn 2n . 2n . n
Công thức này, chứng tỏ năng lượng cũng bị lượng tử hóa.
֍ Nhận xét: Vận tốc, bán kính quỹ đạo, năng lượng đều bị lượng tử hóa và đều phụ thuộc vào số nguyên
dương n, nên n được gọi là số lượng tử chính.
III. MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI VỀ NGUYÊN TỬ
1. Biểu thức tính bước sóng vật chất de Broglie và nguyên lí bất định Heisenberg
1.1. Giả thuyết của De Broglie
Chuyển động tự do của một hạt vi mô có năng lượng E, xung lượng p = m. được biểu diễn bởi
một sóng phẳng lan truyền theo phương chuyển động của hạt với tần số ν và bước sóng λ được xác định
theo hệ thức:
E = h.ν (23)
h (24)
p =

1.2. Cỡ bước sóng De Broglie của hạt electron
Thí nghiệm: Cho hạt electron tăng tốc trong điện trường có hiệu điện thế U để nó thu được năng
lượng (động năng) E, từ đó áp dụng các hệ thức của De Broglie tính ra bước sóng của nó.
m 2 2eU
Ta có: eU = e =  =
2 me
Theo công thức De Broglie tính được bước sóng:
h h 6, 625.10−34 12, 28.10−10 12, 28
= =   m= Å
me  2me Ue 2.9,1.10−31.U.1, 6.10−19 U U
+ Nhận xét: Bước sóng De Broglie của electron có giá trị cỡ bước sóng của tia X (Rơnghen).
1.3. Hệ thức bất định Heisenberg
Heisenberg (nhà vật lý người Đức, 1901-1976), cho rằng không thể xác định chính xác đồng thời
vận tốc và vị trí của một vật, đặc biệt là các vật nhỏ như electron.
h (25)
Δυx. Δx ≥
4m
Trong đó: Δυx: sai số tuyệt đối của vận tốc theo phương x.
Δx: sai số tuyệt đối của vị trí trên phương x.
h là hằng số Planck (h = 6,62607095.10-34 J.s)
m là khối lượng của hạt.
Hay hệ thức bất định Heisenberg có thế viết dưới dạng:
h (26)
x .p x  hay x .p x 
2 4
Hằng số Planck (h) rất bé nên độ bất định Δυ của vận tốc chỉ đáng kể với những hạt có khối lượng
m rất bé có nghĩa là đối với hạt vi mô.
Nguyên lý trên có ý nghĩa nếu sai số về tốc độ càng nhỏ (vận tốc càng biết chính xác, Δυ → 0) thì
sai số về vị trí càng lớn (tức càng không xác định chính xác vị trí của hạt, Δx →  ) và ngược lại, nếu biết
chính xác vị trí thì không biết chính xác vận tốc.
Người ta có thể xác định được năng lượng (động lượng p = m υ) của electron, tức biết được vận tốc
của electron, nếu theo nguyên lý bất định Heisenberg ta không thể biết chính xác được vị trí của electron.
Thực tế electron có kích thước quá nhỏ và di chuyển với tốc độ rất lớn nên ta khó xác định đúng vị trí của
electron trong nguyên tử. Các mẫu nguyên tử của Rutherford, Bohr đã vi phạm nguyên lí bất định
Heisenberg vì xác định được cả năng lượng lẫn vị trí của electron.
Tổng quát, nguyên lí bất định Heisenberg đúng cho mọi vật chuyển động. Tuy nhiên, đối với những
vật vĩ mô, có khối lượng m lớn, di chuyển không quá nhanh, có thể xác định được vận tốc và vị trí của
vật.
h
Δυx. Δx ≥ → 0 (do h có trị số nhỏ và nếu m có trị số lớn thì tỉ số này → 0) nghĩa là sai số của
4m
vật không đáng kể so với kích thước của vật, có thể bỏ qua. Người ta, có thể xác định được tọa độ lẫn vận
tốc, tức vẽ được quỹ đạo chuyển động của vật. Nhưng đối với các hạt có kích thước quá nhỏ và di chuyển
rất nhanh như electron thì không thể xác định chính xác quỹ đạo của electron.
2. Hàm sóng orbital nguyên tử và biểu thức năng lượng cho hệ một hạt nhân – một electron
Hàm sóng toàn phần  (r, , ) mô tả chuyển động của điện tử trong nguyên tử hiđro là tích của hai
hàm, hàm góc và hàm bán kính.
 (r, , ) = R(r)Yl ,m (, )
Những hàm này là nghiệm của phương trình Schroedinger:
 2
 (29)

 2m  + U(r)  (r) = E(r)
2

 
Ze2
Với U(r) = −
r
Từ việc giải phương trình Schroedinger xuất hiện ba số nguyên n, l và ml (n = 1, 2, 3,…; l = 0, 1,
2,…n-1; m = -l, 0, …, +l) được gọi là những số điện tử.
Trong đó:
- Số lượng tử chính n xác định những mức năng lượng trong nguyên tử:
1 me 4 Z2 (30)
En = − 2 2
n 2
- Số lượng từ từ m xác định hình chiếu của moment động lượng trên một phương nào đó:
Mz = m.
- Số lượng tử phụ l hay số lượng tử moment động lượng orbital xác định moment động lượng orbital:
M = l (l + 1) (31)
Hàm sóng toàn phần phụ thuộc vào ba số lượng tử trên. Ứng với những tổ hợp khác nhau của giá
trị của n, l và ml ta có những hàm riêng khác nhau. Mỗi hàm mô tả một trạng thái chuyển động của điện
tử trong nguyên tử hydrogen và được gọi là những orbital nguyên tử.
Ta có: Ứng với mỗi giá trị n có n giá trị l, ứng với mỗi giá trị l có 2l+1 giá trị của ml. Như vậy, ứng
với mỗi giá trị của n, ta có n2 orbital với các giá trị của l và ml khác nhau.
Giải phương trình Schroedinger cho biết các giá trị năng lượng E trong nguyên tử hydrogen và
những ion giống hydrogen:
me 4 Z2
En = − 2 2
2n
Như vậy, những giá trị của E thu được chỉ phụ thuộc vào số lượng tử n nên ứng với mỗi mức năng
lượng này có n2 trạng thái khác nhau. Do đó, có sự suy biến năng lượng bậc n2.
Trong cơ học lượng tử, người ta không nói đến quỹ đạo điện tử mà chỉ nói đến xác suất khám phá
ra điện tử tại một vị trí nào đó. Mỗi trạng thái điện tử được xác định bằng một hàm sóng  và ứng với
mỗi hàm sóng này có một sự phân bố xác suất của điện tử trong không gian chung quanh. Mật độ xác suất
này được xác định bằng phương trình bình phương môđun của hàm sóng  . Bằng hình tượng, người ta
2

dùng khái niệm đám mây điện tử để chỉ sự phân bố xác suất của điện tử trong không gian và biểu diễn
bằng hình vẽ sự phân bố đó hay hình dạng đám mây điện tử bằng cách giới hạn khoảng không gian mà
trong đó bao gồm phần lớn (khoảng 90%) xác suất của điện tử.
Orbital là các hàm sóng mô tả những trạng thái của điện tử, sự phân bố xác suất của điện tử hay đám
mây điện tử ứng với những hàm sóng trên.
Hình dạng của những đám mây điện tử tương ứng được trình bày ở Hình 4.
Hình 4. Hình dạng của orbital s, p, d.
3. Bốn số lượng tử n, l, ml, ms và ý nghĩa.
3.1. Số lượng tử chính n
Số lượng tử n được gọi là số lượng tử chính, là một số nguyên dương n = 1, 2, 3,…
Theo thuyết Bohr-Sommerfeld thì số lượng tử chính n đặc trưng cho các lớp quỹ đạo hay các lớp
điện tử trong nguyên tử. Ứng với những giá trị của n = 1, 2, 3, 4, 5, … ta có các lớp K, L, M, N, O,…
Số lượng tử n xác định kích thước quỹ đạo của các lớp: a = n2.r1. Trong đó, a là bán kính của quỹ
đạo tròn hay nửa trục lớn của các quỹ đạo elip thuộc lớp n; r1 (hay ao) là bán kính quỹ đạo tròn thứ nhất
của Bohr.
Số lượng tử n còn xác định mức năng lượng “trung bình” của các điện tử thuộc lớp n. Số lượng tử
n đặc trưng cho sự lượng tử hóa năng lượng toàn phần của nguyên tử.
k 2 .m .e4 .Z2 (32)
En = − e
2 2
2n .
Khi nguyên tử tồn tại ở một trạng thái có số lượng tử chính n xác định thì năng lượng của nó cũng
xác định. Các năng lượng này chỉ nhận những giá trị gián đoạn, nghĩa là bị lượng tử hóa. Trạng thái như
vậy của nguyên tử được gọi là trạng thái dừng, còn năng lượng của nguyên tử tương ứng với trạng thái
dừng thì được gọi là năng lượng trạng thái dừng của nguyên tử.
Trong cơ học lượng tử, người ta cũng nói đến những lớp orbital K, L, M, N,… để chỉ những hàm
sóng đặc trưng bằng số lượng tử n = 1, 2, 3, 4,… ở những trạng thái dừng, electron không có tọa độ xác
định. Vì vậy, người ta chỉ có thể nói đến khoảng cách trung bình của electron đến hạt nhân. Đối với nguyên
tử H hay những ion giống H, ta có:
a  1  l (l + 1)   (33)
r = n 2 . o 1 + 1 −  
Z  2 n 
2

Như vậy, r phụ thuộc chủ yếu vào số lượng tử n và gần tỉ lệ với n2. Do đó, người ta cũng có thể nói
số lượng tử n xác định khoảng cách trung bình của điện tử đến hạt nhân.
3.2. Số lượng tử quỹ đạo l (số lượng tử phụ l)
Biểu thức tính moment xung lượng (L) của electron:
L = l (l + 1). (34)
Trong đó, l là số lượng tử quỹ đạo chỉ nhận các giá trị gián đoạn l = 0, 1, 2, …, n-1.
Người ta quy ước biểu diễn các trạng thái của các electron trong nguyên tử ứng với moment quỹ
đạo (số lượng tử quỹ đạo l) như sau:
l 0 1 2 3 4 5
Kí hiệu s p d f g h
Kết hợp số lượng tử chính n với số lượng tử quỹ đạo l, có thể kí hiệu trạng thái khả dĩ của nguyên
tử theo bảng sau:
l 0 1 2 3 4 5
s p d f g h
n=1 1s
n=2 2s 2p
n=3 3s 3p 3d
n=4 4s 4p 4d 4f
n=5 5s 5p 5d 5f 5g
n=6 6s 6p 6d 6f 6g 6h
Số lượng tử l ở đây xác định hình dạng hay tính chất đối xứng của orbital nguyên tử hay đám mây
điện tử. Orbital s có tính đối xứng cầu, orbital p có tính đối xứng trục,…
Số lượng tử l cũng xác định moment động lượng orbital của điện tử:
h (35)
M = l (l + 1)
2
Vì vậy, số lượng tử l còn được gọi là số lượng tử moment động lượng orbital.
3.3. Số lượng tử từ ml
Nếu chọn chiều từ trường ngoài B đặt lên nguyên tử làm trục Oz thì hình chiếu của moment quỹ
đạo ( L ) lên trục Oz phải thỏa mãn hệ thức:
L =m.
z l
(36)
Trong đó, ml là số nguyên: ml = 0;  1;  2; …;  l. Như vậy, có (2l+1) cách định hướng của moment
quỹ đạo L .
Khi electron quay quanh hạt nhân thì nó tạo thành dòng điện kín, tức là nó gây ra từ trường giống
như lưỡng cực từ. Vì thế một electron có moment quỹ đạo L sẽ tương tác với từ trường ngoài B . Nếu ta
hướng trục Oz song song với phương từ trường ngoài thì số lượng tử ml sẽ đặc trưng cho sự định hướng
khả dĩ của vectơ L trong không gian thể hiện qua các giá trị thành phần của Lz trên phương từ trường
ngoài xác định bởi (36). Hiện tượng này được gọi là sự lượng tử hóa không gian: các phương không gian
trở thành chọn lọc và gián đoạn đối với sự định hướng của vectơ moment quỹ đạo L .
Ta có bảng tổng hợp một số giá trị của moment xung lượng ứng với số lượng tử quỹ đạo và hình
chiếu của nó lên phương Oz.
l 0 1 2 3
L 0 h 2 h 6 2 3h
ml 0 -1; 0; 1 -2; -1; 0; 1; 2 -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3
Lz 0 − ; 0; -2 ; - ; 0; ; 2 -3 ; -2 ; - ; 0; ; 2 ; 3

Hình 5. Sự lượng tử hóa không gian


Nguyên tử đặc trưng bởi một giá trị ml nào đó như là nguyên tử đó sẵn sàng có một hướng nhất định
tương ứng của vectơ L đối với từ trường ngoài. Như vậy, khi không có từ trường ngoài, phương Oz hoàn
toàn có tính chất ngẫu nhiên, nhưng nếu có từ trường ngoài thì phương Oz được chọn trùng với phương
từ trường ngoài, sẽ trở thành một phương đặc biệt, phương ưu tiên đối với nguyên tử.
3.4. Số lượng tử spin ms
Năm 1925, Goudsmith và Uhlenbeck đã đưa ra giả thuyết mới là electron ngoài moment quỹ đạo
đã biết, còn có moment xung lượng riêng xuất hiện do chuyển động tự quay của nó. Hình ảnh này giống
như Trái Đất, ngoài chuyển động xung quanh Mặt trời, còn chuyển động tự quay xung quanh trục của nó.
Chính chuyển động tự quay này gây ra moment xung lượng riêng gọi là moment spin hay gọi tắt là spin
của electron. Giá trị spin là
1 (37)
S= h
2
Vào năm 1928, Dirac đã thành lập được phương trình lượng tử tương đối tính. Giải phương trình
này ông đã tìm được biểu thức tính spin của electron. Theo Dirac, electron có spin là
S = s(s + 1)h (38)

Trong đó s = 1 được gọi là số lượng tử spin. Như vậy,


2
3 (39)
S=
2
Tương tự như moment quỹ đạo, khi đặt nguyên tử trong từ trường ngoài chỉ có 2l + 1 cách định
hướng trong không gian thì spin cũng chỉ có 2s + 1 = 2. 1 + 1 = 2 cách định hướng trong không gian.
2
Thành phần hình chiếu của spin lên trục Oz là Sz được xác định theo công thức:
Sz = ms. (40)
Trong đó, ms = s =  1 được gọi là lượng tử số từ riêng.
2
Sự lượng tử hóa không gian của spin được mô tả trên Hình 6.

Hình 6. Sự lượng tử hóa không gian của spin


4. Các quy luật chi phối sự kết hợp của các số lượng tử
Nguyên lý loại trừ Pauli: Trong một nguyên tử không thể có hai (hay nhiều) electron mà trạng
thái của chúng được đặc trưng bởi cùng tập hợp bốn số lượng tử n, l, ml và ms như nhau.
Nguyên lý bền vững: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, các electron sẽ chiếm những mức
năng lượng thấp trước rồi mới đến những mức năng lượng cao hơn.
Quy tắc Klechkowski: Sự lấp đầy các lớp và phân lớp electron được thực hiện theo một thứ tự
tăng dần của (n + l). Đối với các phân lớp có cùng giá trị (n + l), các electron được phân vào lớp có n nhỏ
hơn trước.
Từ các nguyên lý và quy tắc trên, các AO có mức năng lượng từ thấp đến cao là
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p…
Theo quy tắc Hund: Trong một phân lớp với một giá trị xác định của l, các electron sẽ được phân
bố để tổng số spin của chúng có trị số lớn nhất.
4.1. Cấu hình electron của nguyên tử ở trạng thái cơ bản là sự phân bố các electron tuân theo các
nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli
Nhận xét:
+ Với các nguyên tố Z  20 cho thấy cấu hình phân mức năng lượng là cấu hình e. Còn các nguyên tố có
Z  21 thì phân mức ns2 lớn hơn (n-2)fn và (n-1)dn vì phân mức s có hai e đã ghép đôi nên đẩy nhau vì
vậy làm tăng năng lượng.
+ Qua cấu hình e ở trên cho thấy ta có thể chia cấu hình e thành hai loại:
- Loại thứ nhất là các cấu hình mà có phân lớp bão hoà, ví dụ: ns2, np6, nd10, nf14 (các phân lớp chứa tối
đa e) đó là các nguyên tử có vỏ bão hoà (hay vỏ kín). Các nguyên tử có cấu hình e thuộc dạng này nói
chung là bền.
- Loại thứ hai là các cấu hình mà lớp vỏ chưa bão hoà (hay vỏ hở hay vỏ mở):
Cấu hình vỏ chưa bão hoà, ví dụ : np2, nd6, nf8…
+ Tại sao cấu hình của Cr và Cu lại như trên.
Vì nếu viết đúng theo qui luật thì e ở phân mức chưa bão hoà nên không bền, trong khi e ở phân lớp s và
d có mức năng lượng gần bằng nhau nên một e ở phân lớp s nhảy sang phân lớp d để cả hai phân lớp đạt
bão hoà và nữa bão hoà bền hơn (Tương tự cho các nguyên tố Ag, Au, Mo). Nhưng su thế chuyển về cấu
hình bền như ở trên chỉ xảy ra đối với các nguyên tử ở trạng thái cơ bản có e ở phân lớp s với d (hoặc f
với d thì chưa nc tới).
+ Từ cấu hình e cho biết gì (có một số phần liên quan với kiến thức chưa học tới)? (về thành phần và tính chất)
- Biết được số hạt e, số hạt p, số điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử, điện tích hạt nhân của nguyên tử
đó, biết được số thứ tự của nguyên tố đó trong bảng hệ thống tuần hoàn.
- Biết được nguyên tử đó có bao nhiêu lớp e, lớp ngoài cùng có bao nhiêu e. Từ số e ở lớp ngoại cùng sẽ
biết được nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm (khí trơ).
- Biết được vị trí (chu kì, nhóm) của nguyên tố đó trong bảng HTTH.
- Biết được một số biến thiên về tính chất vật lí và hoá học.
- Electron cuối cùng (e ở mức năng lượng cao nhất) được điền vào phân lớp nào thì gọi là nguyên tố phân
lớp đó, vì vậy ta có các nguyên tố s, p, d và f.
4.2. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng :
+ lớp ngoài cùng của tất cả các nguyên tử đều là ns, np nên tổng số e ở lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8 (trừ
Pd là không có e nào ở s và p)
+ Đối với nguyên tử có 8 e lớp ngoài cùng (trừ He) là những nguyên tử khí hiếm (hay khí trơ). Các khí
trơ đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các phản ứng hoá học (? các khí này ở dạng
nguyên tử hay phân tử, tại sao)
+ Các nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng đều là những kim loại (trừ Bo) (là các nguyên tố s, một số
nguyên tố p và các nguyên tố d, f (hơn 80 nguyên tố kim loại).
+ Các n/tử có 5, 6, 7 e lớp ngoài cùng thường là những phi kim (một số là kim loại như Sb, Bi, Po).
+ Các n/tử có 4 e lớp ngoài cùng có thể là phi kim như C, Si hoặc lỳ kim loại như Ge, Sn, Pb.
+ Các e ở lớp ngoài cùng thường không bền do vậy trong các phản ứng hoá học thường các e này được
thay đổi để e của mỗi n/tử có cấu hình bền vững hơn, điều đó chứng tỏ rằng các e này quyết định tính chất
hoá học của một n/tố.
5. Tính năng lượng của hệ trong hạt xuyên tâm tính điện
5.1. Hệ gồm 1 hạt nhân và 1 electron
- Năng lượng của electron trong nguyên tử một electron được tính theo công thức:
𝑍 2 𝜇𝑒 4 1
𝐸𝑛 = − 2𝑛2 ħ𝟐 (4𝜋𝜀 2
(J)
0)
trong đó, Z là điện tích hạt nhân, n - SLT chính, ħ – hằng số Plank rút gọn, 𝜀0 - hằng số điện môi trong
chân không. 𝜇 – khối lượng rút gọn của hệ:
𝑚(ℎạ𝑡 𝑛ℎâ𝑛). 𝑚(𝑒𝑙𝑒𝑐𝑡𝑟𝑜𝑛)
𝜇=
𝑚(ℎạ𝑡 𝑛ℎâ𝑛) + 𝑚(𝑒𝑙𝑒𝑐𝑡𝑟𝑜𝑛)
Nếu coi 𝑚(ℎạ𝑡 𝑛ℎâ𝑛) ≫ 𝑚(𝑒𝑙𝑒𝑐𝑡𝑟𝑜𝑛), 𝜇 = 𝑚(𝑒𝑙𝑒𝑐𝑡𝑟𝑜𝑛). Thay các hệ số vào phương trình trên và
chuyển đơn vị, thu được:
Z2
En = −13, 6  2 (eV)
n
5.2. Hệ gồm 1 hạt nhân và nhiều electron
Phương pháp gần đúng Slater
- Các electron là những hạt mang điện tích âm nên khi chuyển động chúng sẽ che chắn lẫn nhau khỏi lực
hút của hạt nhân nguyên tử. Khi đó năng lượng của hệ sẽ được tính như sau:
(Z* )2 (Z* − b)2 (42)
E n,l = −13,6 * 2 = −13,6 * 2
(n ) (n )
Trong đó: b là hằng số chắn.
Z là số đơn vị điện tích hạt nhân.
Z* là số đơn vị điện tích hạt nhân hiệu dụng.
l là số lượng tử phụ.
n là số lượng tử chính.
n* là số lượng tử hiệu dụng.
n 1 2 3 4 5 6
n* 1 2 3 3,7 4 4,2
֍ Cách xác định hằng số chắn b (đối với 1 electron đang xét):
- Để tính hằng số chắn b, các AO được chia thành các nhóm như sau:
(1s) (2s, 2p) (3s, 3p) (3d) (4s, 4p) (4d) (4f) (5s, 5p) (5d)…
- Tính hằng số chắn dựa theo các nguyên tắc sau:
+ Trị số hằng số chắn đối với 1 electron đang xét sẽ bằng tổng các trị số góp của các electron khác.
+ Các electron ở các AO phía bên ngoài AO đang xét không đóng góp vào hằng số chắn.
+ Mỗi electron nằm trong cùng một nhóm AO đang xét sẽ đóng góp vào hằng số chắn một lượng 0,35;
riêng electron ở AO-1s chỉ đóng góp 0,3.
+ Mỗi electron nằm phía bên trong AO đang xét đóng góp như sau:
✓ Nếu electron đang xét nằm ở phân lớp s hay p (lớp n): mỗi electron ở lớp (n-1) đóng góp 0,85 vào hằng
số chắn; mỗi electron ở từ lớp (n-2) trở xuống đóng góp 1 vào hằng số chắn của electron đang xét.
✓ Nếu electron đang xét nằm ở phân lớp d hoặc f: mỗi electron nằm ở các lớp thấp hơn sẽ đóng góp 1
vào hằng số chắn của electron đang xét.

You might also like