BTL Triet

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1.2.2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

Ý thức xã hội không phải là yếu tố hoàn toàn thụ động hoặc tiêu cực. Mặc dù chịu sự
quy định và chi phối của tồn tại xã hội nhưng mỗi hình thái ý thức xã hội đều có sự tác
động ngược trở lại tồn tại xã hội, trước hết là tác động trở lại kinh tế.Các hình thái YTXH
có đặc điểm chung là mặc dù bị TTXH quy định, song đều có tính độc lập tương đối.
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở:

a) Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội:

Theo nguyên lí, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, khi tồn tại xã hội biến đổi sẽ
dẫn tới sự biến đổi của ý thức xã hội. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp sự biến
đổi của tồn tại xã hội đều ngay lập tức dẫn tới sự biến đổi của ý thức xã hội. Có không ít
những yếu tố của ý thức xã hội đặc biệt là trong đời sống tâm lý và xã hội có thể tồn tại
rất lâu dài ngay cả khi tồn tại xã hội sản sinh ra nó đã được thay đổi căn bản. Nguyên
nhân:

Một là, do bản chất của ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã hội, nói chung ý
thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội .Mặt khác sự biến
đổi của tồn tại xã hội do sự tác động mạnh mẽ thường xuyên và trực tiếp của hoạt động
thực tiễn diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội không thể phản ánh kịp.

Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu,
bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội do đó tồn tại xã hội đã thay đổi rồi nhưng
những quan niệm ,tư tưởng này vẫn còn tồn tại dai dẳng trong đời sống tinh thần của xã
hội. Khi nghiên cứu về điều này Mác khẳng định :”truyền thống của các thế hệ đi trước
chính là những trái núi đè lên đời sống tinh thần của những người đang sống hôm nay”.

Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người,
những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được
các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã
hội tiến bộ.
Từ vấn đề này chúng ta thấy rằng hiện nay chúng ta đang xây dựng một xã hội. Đó là
dân giàu ,nước mạnh, xã hội công bằng ,dân chủ ,văn minh, Đảng và Nhà nước ta chủ
trương xây dựng một nền văn hóa tiên tiến ,đậm đà bản sắc dân tộc .Trên thực tế chúng ta
thấy trong đời sống tinh thần của người dân còn hạn chế, vẫn còn tồn tại trong đời sống
tinh thần của xã hội như là tư tưởng “Trọng nam khinh nữ “ nên sinh ra tâm lý ưa thích
con trai của các gia đình, tư tưởng lạc hậu này không phải do xã hội mới sinh ra mà đó
thực chất là những tàn dư của xã hội cũ để lại.Vấn đề đặt ra ở đây chính là tư tưởng này
vẫn còn tồn tại và đó chính là biểu hiện của tính lạc hậu của ý thức xã hội.

Những ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Vì vậy, trong sự
nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh
chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù địch về mặt tư
tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý thức cũ, đồng thời ra sức phát huy những truyền
thống tư tưởng tốt đẹp.

b) Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:

Khi khẳng định tính lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học Mác
đồng thời thừa nhận rằng: trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc
biệt những tư tưởng khoa học tiến tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội,
có tác dụng định hướng và dự báo được xu thế phát triển tương lai của tồn tại xã hội. Có
những tư tưởng vượt trước là khoa học khi nó xuất phát từ tồn tại xã hội tức là nó phản
ánh đúng được những mối liên hệ bản chất của tồn tại xã hội, phản ánh được logic khách
quan, xu thế phát triển tất yếu của tồn tại xã hội. Cũng có những quan điểm vượt trước
không khoa học, là phản khoa học, nó sẽ rơi vào sai lầm, ảo tưởng, chủ quan khi nó xuất
phát từ ý muốn chủ quan của con người chứ không phải xuất phát từ hiện thực khách
quan. Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội, dự kiến được quá trình
phát triển khách quan của xã hội ,nó có tác dụng tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn con người
trong hoạt động thực tiễn.Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những tư tưởng khoa học
đó không còn bị tồn tại xã hội quy định và quyết định nữa. Hay nói cách khác là nó
không thoát ly khỏi tồn tại xã hội mà thực chất ở đây những tư tưởng khoa học đó phải
xuất phát từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội chính xác hơn, sâu sắc hơn do nó nắm
đc được bản chất ,tính tất yếu quy luật của sự phát triển ,của tồn tại xã hội. Ví dụ như tư
tưởng vượt trước là khoa học chúng ta có thể thấy cách làm về khoán trong nông nghiệp
của bí thư Kim Ngọc tỉnh Vĩnh Phúc của thập kỷ 60 ,thế kỉ XX .Tư tưởng này đã đi trước
so với thời đại của ông bởi lúc bấy giờ quan điểm chính thống của chúng ta là muốn có
chủ nghĩa xã hội mà một trong những cách thức để đi vào chủ nghĩa xã hội là phải đưa
nông dân vào hợp tác xã ,mọi quan điểm đi ngược lại với điều này đều trái với chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tư tưởng khoán phù hợp với nền sản xuất
nông nghiệp lạc hậu với công cụ thô sơ, trình độ của người nông dân Việt Nam lúc bấy
giờ còn rất kém, họ đều là những người tư hữu nhỏ, ý thức tổ chức kỷ luật rất thấp, tinh
thần tự giác trong lao động cũng như trong hưởng thụ và phân phối còn ở mức rất kém
nên khi chúng ta yêu cầu nông dân vào hợp tác xã thì đã không phát huy được tính tích
cực, tự giác, chủ động của họ .Với tư tưởng và cách làm này thực chất ở đây là xuất phát
từ tồn tại xã hội, từ hoàn cảnh nông nghiệp còn lạc hậu ở Việt Nam, phù hợp với lợi ích
của nông dân nên phát huy được tác dụng của nó. Sau này đến cuối thập kỷ 80, chính
sách khoán trong nông nghiệp đã trở thành một chính sách của Đảng và nhà nước ta đó là
khoán 10 và nhờ có khoán 10 Nông nghiệp Việt Nam mới bứt phá được như ngày hôm
nay, từ một nước đói nghèo phổ biến đến nay nhiều mặt hàng nông sản của chúng ta đã
đứng trong tốp thứ nhất thứ hai thứ ba thế giới. Điều đó cho thấy tư tưởng và cách làm về
khoán trong nông nghiệp của bí thư Kim Ngọc là hoàn toàn phù hợp với Việt Nam và tư
tưởng đó đi trước so với thời đại lúc bấy giờ.

Một ví dụ nữa, là thuyết nhật tâm của Galile và Copenic. Học thuyết này đã khẳng
định đúng về vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, nó đã vượt xa thuyết địa tâm phổ biến
của thời đại lúc đó và phải đến nhiều thế kỉ sau người ta mới có đủ cơ sở vật chất để

chứng minh học thuyết này.

Hình 1.10.
Thuyết nhật tâm của Galile và Copenic

Những tư tưởng khoa học vượt trước có vai trò định hướng, chỉ đạo hoạt động của con
người. Nếu không có tư tưởng, ý thức dẫn đường, con người sẽ mò mẫn trong hành động
dẫn đến thất bại.

c) Ý thức xã hội có tính kế thừa:

Như chúng ta đã biết, trong đời sống tinh thần của một cộng đồng người, có thể có
những nhân tố tinh thần, xã hội vốn không phải là cái được nảy sinh từ điều kiện sinh
hoạt vật chất khách quan của cộng đồng đó, mà là sự giao lưu ,tiếp biến tư tưởng văn hóa
giữa các cộng đồng người hoặc làm kế thừa truyền thống tư tưởng từ những cộng đồng
người trong lịch sử để lại .Cũng vì vậy có thể gọi ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự
phát triển.

Thứ nhất, lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng những quan
điểm lý luận của một thời đại không xuất hiện trong mảnh đất trống không mà được tạo
ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận đã có từ thời đại trước. Khi nghiên cứu điều
kiện ra đời của chủ nghĩa Mác chúng ta đã thấy điều này, để có sự ra đời của chủ nghĩa
Mác thì phải có điều kiện về kinh tế xã hội, điều kiện thứ hai là tiền đề khoa học tự nhiên,
điều kiện thứ ba đó chính là tiền đề về lý luận. Để xây dựng nên chủ nghĩa Mác với ba bộ
phận cấu thành như vậy rõ ràng không phải Mác và Ăngghen tự nảy sinh sản sinh ra
trong đầu óc mà thực chất là dựa trên những điều kiện khách quan của thời đại các ông
mà trực tiếp ở đây đã kế thừa tiền đề lý luận trực tiếp đã có ở trước đó đó chính là triết
học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
Thứ hai, do ý thức xã hội có tính kế thừa trong quá trình phát triển nên không thể giải
thích được một tư tưởng nào đó, một quan điểm nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ
kinh tế hiện có, không chú ý đến giai đoạn phát triển tư tưởng lịch sử của văn hóa truyền
thống trước đó. Thứ ba, trong xã hội có giai cấp thì tính kế thừa của ý thức xã hội gắn
liền với tính chất giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý
thức khác nhau của các thời đại trước, cụ thể các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản
tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại. Chẳng hạn khi làm cuộc cách mạng tư sản chống
phong kiến, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã khôi phục những tư tưởng duy vật và
nhân bản của thời kì cổ đại mà đỉnh cao của nó là trong triết học Hi Lạp và La Mã cổ đại.
Ngược lại, những giai cấp lỗi thời phản tiến bộ thường tiếp thu, hồi phục những tư tưởng
những lí thuyết xã hội phản tiến bộ của những thời kì lịch sử trước đó. Như là vào nửa
sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các thế lực tư sản phản động đã khôi phục và phát triển
những trào lưu triết học duy tâm, tôn giáo dưới những cái tên mới như chủ nghĩa Cantơ
mới, chủ nghĩa Tômát mới, để chống lại phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và
hệ tư tưởng tiến tiến của nó, đó chính là chủ nghĩa Mac-Lenin.

Thứ tư, nghiên cứu tính kế thừa thì chúng ta lưu ý là trong điều kiện hiện nay, khi mà
các nước trên thế giới ngày càng mở rộng hợp tác với sự giao lưu về văn hóa tư tưởng
trong xu thế toàn cầu hóa đặc biệt là toàn cầu hóa văn hóa thì sự kế thừa trong quá trình
phát triển đời sống tinh thần của các cộng đồng người trên thế giới càng diễn ra mạnh
mẽ ,các dân tộc có sự giao lưu về văn hóa, tư tưởng có thể học tập kế thừa lẫn nhau và tạo
ra những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển nhanh và bền vững.

d) Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong quá trình phát triển:
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho ở mỗi một hình thái ý
thức có những mặt không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay
bằng các điều kiện vật chất của xã hội đó. Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy
thông thường ở mỗi thời đại, tùy theo những điều kiện hoàn cảnh cụ thể có những hình
thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và có tác động mạnh mẽ đến các hình thái ý thức xã
hội khác, tức là ở mỗi quốc gia dân tộc hay ở một hình thái kinh tế xã hội nào đó thì
thường các hình thái xã hội tồn tại độc lập với nhau nhưng thường xuyên tác động qua lại
biện chứng với nhau, trong chính sự tác động đó ở một thời điểm cụ thể ,ở một giai đoạn
cụ thể, ở một chế độ xã hội cụ thể có thể có những hình thái nổi lên hàng đầu và chi phối
các hình thái ý thức xã hội khác. Chẳng hạn ở Hi Lạp cổ đại thì triết học và nghệ thuât
đóng vai trò cực kì to lớn. Còn Tây Âu thời kì trung cổ thì tôn giáo (trực tiếp ở đây là Cơ
Đốc giáo ) ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của xã hội đặc biệt là tác động rất
mạnh đến triết học, nghệ thuật, chính trị, pháp quyền...

Từ vấn đề này chúng ta có thể liên hệ tới đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam: mặc
dù tồn tại nhiều quan điểm, tư tưởng ,học thuyết, lý luận khác nhau nhưng chúng ta thấy
rằng ở thời kỳ Lý, Trần, Phật giáo chi phối đời sống tinh thần của xã hội. Từ thời Lê đến
hết chế độ phong kiến Việt Nam mặc dù tồn tại nhiều hệ tư tưởng, quan điểm, học thuyết,
lý luận khác nhau nhưng Nho giáo lại giữ vai trò chi phối đời sống tinh thần của xã hội.
Vì vậy, khi phân tích 1 hiện tượng ý thức xã hội nào đó, không chỉ chú ý đến điều kiện
kinh tế - xã hội đã sinh ra nó và những yếu tố mà nó đã kế thừa ở thời đại trước mà còn
còn phải chú ý đến sự tác động của nó đến các hiện tượng ý thức xã hội khác.

e) Ý thức xã hội tác động trở tồn tại xã hội:

Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
đối với đời sống xã hội. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, chủ nghĩa
duy vật lịch sử một mặt thấy được vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã
hội nhưng mặt khác cũng thấy được sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại
xã hội và sự tác động đó thì nó được biểu hiện ở hai xu hướng:

Thứ nhất là tác động tích cực nó thể hiện những cái ý thức những tư tưởng tiến bộ cách
mạng phản ánh đúng hiện thực khách quan thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển.

Thứ hai là tác động tiêu cực những tư tưởng ý thức lạc hậu phản ánh không đúng hiện
thực khách quan thì sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Ví dụ như, nếu trong xã hội chúng ta hiện nay vẫn còn tiếp tục duy trì tư tưởng “Trọng
nam khinh nữ” thì rõ ràng nó sẽ cản trở sự phát triển của phụ nữ ,còn nếu chúng ta xóa bỏ
những tư tưởng đó thì chúng ta sẽ tạo điều kiện cơ hội để phụ nữ tham gia vào hoạt động
xã hội ,tham gia hoạt động chính trị, họ sẽ có đóng góp rất to lớn cả về mặt công sức và
trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất nước và một khi phụ nữ được tham gia hoạt động xã
hội được quyền bình đẳng với người đàn ông trong gia đình, trong xã hội thì đó là một
trong những tiêu chí rất quan trọng để tạo sự phát triển của xã hội.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận.

Ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định, cho
nên không thể tìm nguồn gốc tư tưởng, lý luận trong đầu óc con người, mà phải tìm trong
hiện thực vật chất đã sinh ra nó, tức là trong tồn tại xã hội. Ý thức xã hội có tính độc lập
tương đối, nó có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội cho nên trong hoạt động thực
tiễn, chúng ta cần phải phát huy những tư tưởng tiến bộ cách mạng, đồng thời cũng phải
đẩy lùi những tư tưởng lạc hậu, phản động. Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải
tránh hai khuynh hướng:

Thứ nhất, chỉ thấy tồn tại xã hội quyết ý thức xã hội một cách máy móc, điều đó sẽ
rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường.

Thứ hai, tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, không thấy vai trò quyết định của
tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, sẽ rơi vào chữ nghĩa duy vật chủ quan.
Trong nhận thức, một mặt, việc nhận thức các hiện tượng của đời sống tinh thần xã hội
cần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra nó. Nhưng mặt khác, cũng cần phải
giải thích các hiện tượng đó từ những phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập
tương đối của chúng.

You might also like