Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Tinh hoa văn hóa nhân loại là một trong những tiền đề hình thành tư tưởng Hồ

Chí Minh
I. Tinh hoa văn hóa phương Đông
“Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta phải học lấy” - Hồ Chí Minh
1. Nho giáo:
Nho giáo là một trong những học thuyết đã du nhập vào Việt Nam từ lâu và có
ảnh hưởng đáng kể đến đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Chính vì vậy, tư
tưởng của Hồ Chí Minh - tư tưởng của một con người sinh ra trong một gia đình Nho
giáo yêu nước và sống giữa một quê hương đã bao đời theo Nho học, cũng là sự kế
thừa và phát huy học thuyết Nho giáo.
Về Nho giáo, Hồ Chí Minh cho rằng “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong
học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì
chúng ta nên học”. Điểm “không đúng” đó có thể kể đến như tư tưởng trung quân của
Nho giáo khiến cho nhiều nho thần, nho sĩ Đại Việt đều dốc sức bảo vệ ngai vàng cho
những dòng vua bù nhìn. Thay vì làm cho non sông nhất thống, họ lại làm cho chính
sự suy đồi, đất nước loạn lạc, dân chúng lầm than. Như Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn
gà nhà”, vẫn được các cựu thần, hoàng tộc tôn phò. Như Đồng Khánh, Khải Định, Bảo
Đại là những vua bù nhìn, nhưng vẫn được triều thần phò tá, trung thành, dẫu biết rằng
trung quân như vậy thực chất là trung thành với Pháp.
Tuy nhiên, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy những giá trị tinh túy
nhất của Nho giáo trong cuộc đời cách mạng của mình, đưa dân tộc đi lên con đường
phát triển mới của thời đại. Chữ Trung trong thời đại Bác Hồ mang nội dung mới hoàn
toàn: Không phải “Trung với Vua” mà là “Trung với nước” và chữ Hiếu với nội dung
được mở rộng đến vô cùng đó là “Hiếu với dân”, chứ không còn hạn hẹp như khái
niệm của Nho giáo xưa kia (Vân, 2020):
“Trung với Đảng, hiếu với dân
Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành
Khó khăn nào cũng vượt qua
Kẻ thù nào cũng đánh thắng.”
Bên cạnh đó, một trong những tư tưởng tiến bộ của Nho giáo mà Hồ Chủ Tịch
đã kế thừa đó là chủ trương “Coi trọng người hiền tài”:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Nguyên khí mạnh thì quốc gia thịnh
Nguyên khí yếu thì quốc gia suy”
Hồ Chí Minh đã thấu hiểu vai trò lớn lao của trí thức trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, minh chứng là Người đã
phát động phong trào diệt giặc dốt (Bình dân học vụ) những năm đầu sau cách mạng
tháng Tám năm 1945.
Đồng thời, Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc
xây dựng một xã hội lý tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín,
liêm được coi trọng để có thể đi đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có
chiến tranh, các dân tộc có quan hệ hữu nghị và hợp tác.
Đặc biệt, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đức
của Nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người, trong công tác
xây dựng Đảng về đạo đức. Hồ Chí Minh cho rằng, đối với người cán bộ, người lãnh
đạo trước hết phải tu thân, để trở thành con người toàn diện phải thực sự gương mẫu
về mọi mặt, phải cần kiệm liêm chính, phải chí công vô tư, xứng đáng là đầy tớ trung
thành của nhân dân. Trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, viết vào tháng 12-1958,
Hồ Chí Minh khẳng định: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang”.
Như vậy, sinh ra trong một gia đình, một xã hội coi trọng Nho giáo, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đã chứng kiến sự bất lực của Nho giáo trước sự tấn công của chủ nghĩa
Đế quốc. Vì vậy, người đã vượt qua khuôn khổ khắc nghiệt của Nho giáo, cương quyết
gạt bỏ cái cốt lõi lạc hậu để rồi sau đó giữ gìn và phát huy những nhân tố hợp lý của
Nho giáo.
2. Phật giáo
Cùng với Nho Giáo, Phật giáo là một trong những học thuyết đã có ảnh hưởng
sâu rộng đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã gạn
lọc, kế thừa, cách mạng hóa những hạt nhân hợp lý trong triết lý đạo Phật, nhất là triết
lý đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, chủ trương bình đẳng, yêu thương đồng loại,
chống điều ác, khuyên con người sống hoà đồng, gắn bó với đất nước. Trong giáo lý
đạo Phật, “từ bi” là ước vọng mãnh liệt nhổ tận gốc rễ tất cả khổ đau và giải thoát cho
con người thoát khỏi đau khổ mà họ phải gánh chịu trong cuộc sống, để con người và
cả thế giới được an vui. “Bác ái” là lòng thương yêu hết thảy mọi người, mọi loài. “Vị
tha” hiểu theo nghĩa rộng là không chỉ "vì người khác", mà còn phụng sự nhân sinh vì
tình yêu lớn với nhân loại. Mục đích của tu hành là “kết tinh bằng từ bi, trí tuệ, dũng
mãnh, hướng dẫn chúng sinh đạt tới mục đích giác ngộ và giải thoát, chuyển cõi sa bà
này thành cõi Tịnh độ và cuộc đời cơ cực này thành nếp sống cực lạc”. Những quan
điểm tích cực đó trong triết lý đạo Phật đã được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo để
hun đúc cho ngọn lửa yêu nước và truyền thống nhân ái của dân tộc, động viên khích
lệ đồng bào theo đạo Phật, đồng lòng và đoàn kết toàn dân vì nước Việt Nam hoà bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Bên cạnh đó, một trong những tư tưởng tiến bộ mà Hồ Chủ Tịch đã chú ý chắt
lọc để kế thừa và phát huy đó chính là tinh thần nhập thế gắn với quốc gia, với dân tộc
và gắn ngay với bản thân mình, ý thức, con người mình, tâm thế của mình với đời sống
xã hội của Thiền phái Trúc Lâm - một dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt có từ
thời nhà Trần. Thiền phái Trúc Lâm khẳng định: “Người tu hành muốn giác ngộ
không thể từ bỏ thế gian này mà phải sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, phải
tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc”. Kế thừa tư
tưởng này, Hồ Chí Minh khẳng định, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng Việt Nam
độc lập, dân chủ, giàu mạnh. Để cách mạng Việt Nam thắng lợi thì phải biết phát huy
sức mạnh của quần chúng, của mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân. Dù trong
thời chiến hay thời bình, mối quan hệ đó chính là nhân tố tạo nên mọi thắng lợi, là
nguồn gốc sức mạnh của Đảng, của cách mạng Việt Nam.
Trong thư gửi Hội Phật từ năm 1947, Người viết; “Đức Phật là đại từ đại bi,
cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải hy sinh tranh
đấu, diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng
chiến đến cùng để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để
giữ quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại
bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ".
Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích lũy và hình thành cho mình tư tưởng mang
những giá trị triết lý nhân văn sâu sắc từ việc kế thừa những giáo lý tích cực của Phật
giáo, từ đó hướng đến việc xây dựng xã hội mới, con người Việt Nam mới.
3. Lão giáo (Đạo giáo)
Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử, khuyên con người
nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ
môi trường sống. Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân ta trồng cây, tổ chức “Tết trồng cây”
để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người. Hồ Chí Minh chú ý
kế thừa phát triển tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo.
Người khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất; thực hiện cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với
quy luật tự nhiên, xã hội.
Ngoài ra, còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởng
phương Đông như Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử…trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí
Minh. Cũng như sau này, khi đã trở thành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm
hiểu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó “những
điều thích hợp với điều kiện nước ta”. Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân là dân tộc -
độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh rút gọn trong
quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Là người mác-xít tỉnh táo và
sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn
hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước ta.
II. Tinh hoa văn hóa phương Tây
1. Hành trình phương Tây tiếp thu tư tưởng tự do, bình đẳng
Không “Đông du” theo con đường và lời mời của các bậc cha chú mà quyết định
theo con đường “Tây du” theo sự mách bảo của trí tuệ và ý nghĩ về 3 từ mà Hồ Chí
Minh được nghe lúc nhỏ “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Trong suốt hành trình đi tìm
đường cứu nước ở phương Tây có lẽ sự ảnh hưởng nhiều nhất với Người đó là nền
văn hóa Mỹ, Anh và Pháp.
-Ảnh hưởng của Mỹ: Người đã kế thừa, phát huy những quan điểm nhân quyền,
dân quyền trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, quyền của nhân dân kiểm
soát Chính phủ. Tuyên ngôn được khởi xướng vào ngày mùng 4 tháng 7 năm 1776.
Theo quan điểm của triết gia John Locke, con người có ba quyền cơ bản bất khả xâm
phạm đó là:quyền được sống, quyền được tự do, quyền được sở hữu. Tổng thống Hoa
Kỳ Thomas Jefferson đã đưa 3 quyền cơ bản ấy vào trong tuyên ngôn của mình sau sự
kiện Anh cắt ra khỏi 13 bang thuộc địa của Bắc Mỹ. Câu nói nổi tiếng trong bản tuyên
ngôn đó là: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống,
quyên quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
-Ảnh hưởng của Anh:Hồ Chí Minh từng làm việc ở Anh trong khoảng thời gian
năm 1913-1917. Người làm rất nhiều công việc mặt khác cũng là để rèn luyện phong
trào công nhân và tiếp xúc với các tác phẩm nổi tiếng và tiến bộ để từ đó tìm hiểu về
bản chất của chủ nghĩa tư bản để từ đó tìm ra con đường cứu nước
-Ảnh hưởng của Pháp: Trên hành trình đến với văn hóa nhân loại, Người chịu
ảnh hưởng của văn hóa Pháp đầu tiên, và nó cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng
của Người. Hồ Chí Minh đã bị thu hút bởi “Tự do, bình đẳng, bác ái” trong Tuyên
ngôn dân quyền và nhân quyền của Đại Cách mạng Pháp năm 1791 để tìm hiểu ý
nghĩa của 3 từ đó. Người nhận ra rằng nền Cộng hòa Pháp chủ yếu được xây dựng dựa
trên quan điểm giá trị của con người nhất là quyền tự do, bình đẳng của các cá nhân do
vậy mà họ có thể hoạt động và đấu tranh tự do. Xuất phát từ người Phương Đông luôn
đề cao tinh thần dân tộc, luôn đặt lợi ích quốc gia lên trước, Người đã chọn lọc tiếp thu
để phù hợp với điều kiện của nước thuộc địa ta. Với Hồ Chí Minh, Tự do là tự do dân
tộc trước, Bình đẳng là bình đẳng giữa các dân tộc, Bác ái theo đúng nghĩa của nó
chính là tình yêu thương đối với những người bị áp bức, bóc lột, bị phân biệt đối xử.
Tự do, bình đẳng, bác ái qua lăng kính của người dân bị áp bức theo tinh thần cách
mạng tư sản Pháp là chưa đủ. Cái giá trị lớn nhất mà Người theo đuổi trong suốt cuộc
đời cách mạng đó là: “Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả
những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu”.
2. Thiên Chúa Giáo
Am hiểu và vận dụng những sáng tạo của tư tưởng của Mac-Lenin, Hồ Chí
Minh luôn coi trọng giá trị của các tôn giáo chính là di sản văn hóa tinh thần của nhân
loại, bằng trí thức cách mạng, vốn hiểu biết về văn hóa sâu sắc và cái nhìn duy vật biện
chứng, Hồ Chí Minh đã phát hiện và tiếp thu cái chân thiện, hoàn mỹ, cái cốt lõi của
nhân văn trong tôn giáo.
- Trong bối cảnh cuộc đấu tranh tư tưởng diễn ra gay gắt ở phương Tây, là một
người chịu ảnh hưởng sâu đâm từ văn hóa, tín ngưỡng phương Đông, Hồ Chí Minh đã
nhận thấy 1 quan điểm tốt đẹp trong đạo Thiên Chúa giáo trong nghiên cứu Kito giáo
của chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã lọc ra những yếu tố có giá trị cốt lõi và có giá trị
lâu dài đối với nhân dân ta thông qua đạo Thiên Chúa giáo đã làm phong phú tư tưởng
của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt góp phần thành công trong
lãnh đạo cách mạng Việt nam.
-Dù là tín ngưỡng tôn giáo nào, Người vẫn luôn thể hiện sự tôn trọng đối với
những người sáng lập, đánh giá cao vai trò và sự hi sinh của họ. Người đã kế thừa sự
bác ái, cao cả, tinh thần từ bi hy sinh của Chúa vì mục đích” mưu hạnh phúc cho loài
người” gắn với nhiệm vụ cách mạng trong suốt cuộc đời đấu tranh cho nhân khỏi sự áp
bức, bóc lột.
-,Hồ Chí Minh đã vạch mặt bọn đế quốc thực dân Pháp, lợi dụng tôn giáo là 1
công cụ nhằm chia rẽ, gây thù hằn cho dân tộc ta. Ngoài ra người cũng lên án những
thành phần’giả danh Chúa’ thực hiện những hành vi xấu, tác động đến cả tinh thần và
thể chất nhân dân ta. Những hành vi này đều đi ngược lại với những tư tưởng truyền
thống tốt đẹp của Hồ Chí Minh trong cuộc cách mạng nhân dân ta.
Sự hiểu biết đúng đắn về đạo Thiên Chúa giáo đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí
Minh trên hai mặt đó là kế thừa những điều tốt đẹp và vận dụng chúng để làm phong
phú thêm tư tưởng xây dựng dân ta khối đại đoàn kết tham gia vào cách mạng.
3. Tư tưởng Triết học Khai sáng
Triết học khai sáng là một phong trào quan trọng của triết học thế kỉ 18, với
trọng tâm là niềm tin lòng mộ đạo đã tạo nên thế giới bóng tối của sự mù mịt của chế
độ phong kiến lụi tàn và sự mông muội vào đức tin tôn giáo. . Năm 1989, sự kiện lịch
sử “Đại cách mạng Tư sản pháp” đánh dấu thời kì Triết học Khai sáng Pháp với những
thành tựu nổi bật từ giã nền nông nghiệp bước sang kỷ nguyên nền văn minh công
nghiệp chưa từng có trong lịch sử. Với Triết học Khai sáng Pháp thế kỉ 18 chính là vũ
khí lí luận sắc bén của các nhà Khai sáng thông qua ngòi bút thể hiện sự tự do của con
người, những tiến bộ trong xã hội có thể kể đến như là Voltaire, Rousseau,
Montesquieu thông qua những tác phẩm:
Từ điển triết học của Voltaire:phản bác chế độ chính trị đương thời của Pháp,
nhà thờ Công giáo và kinh thánh, ông nhấn mạnh vai trò của tôn giáo lí tưởng và giáo
dục đạo đức chứ không phải tôn giáo điều
Khế ước xã hội của Jean-Jacques Rousseau:Nói về Hiến pháp của một đất nước,
nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền và trách nhiệm của người cầm quyền. Chính
những ý tưởng này đã châm ngòi cho cả Cuộc cách mạng Pháp và Mỹ
Tinh thân pháp luật của Montesquieu:bao quát các chủ đề về chính trị, luật, xã
hội học và nhân loại học. Trong luận thuyết chính trị của mình ông đã bênh vực chủ
nghĩa hợp hiến và thuyết tam quyền phân lập, bãi bỏ nô lệ, bảo vệ quyền tự do công
nhân và nhà nước pháp quyền và ý tưởng rằng các thể chế luật pháp chính trị phản ánh
đặc tính địa lý và xã hội của từng cộng đồng riêng biệt.
III. Chứng minh văn hóa phương Đông là một trong những tiền đề hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Nho giáo
- Sinh ra trong một gia đình Nho giáo, được đào tạo về Nho giáo từ rất sớm, nên
ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh là lẽ đương nhiên. Hồ Chí Minh cũng
sớm chịu ảnh hưởng của Nho giáo - nền học vấn đầu tiên mà Người tiếp nhận. Nho
giáo đối với Hồ Chí Minh không phải là ảnh hưởng tự phát mà là ảnh hưởng có tính tự
giác.
=> Nói cách khác, Hồ Chí Minh đã chủ động kế thừa từ lập trường mácxít
những giá trị truyền thống trong đó có Nho giáo.
- Năm 1923, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Nga Ôxíp Manđenxtam, Hồ Chí
Minh nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam... Thanh niên trong những
gia đình ấy thường học Khổng giáo, đồng chí chắc biết Khổng giáo không phải là tôn
giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử. Và trên cơ sở
đó người ta đưa ra khái niệm về “thế giới đại đồng”. Những nhà tư tưởng sáng lập ra
Nho giáo, ở thời đại của họ, đều xứng đáng là những vĩ nhân, những nhà lý luận cách
mạng
=> Đó là điều mà Hồ Chí Minh đã nhận ra, là cơ sở cho tư tưởng về tôn giáo
cũng như cách mạng sau này của Người. Hồ Chí Minh rất đề cao và tâm đắc ý nghĩa
nhân loại phổ biến của xã hội đại đồng, một xã hội của con người, do con người, vì
con người.
- Nhưng Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội đại đồng của Nho giáo chỉ có ,
một xã hội lí tưởng nhưng có căn cứ hiện thực trong việc giải quyết những mâu thuẫn
của thời đại hiện nay. Vì vậy, Người khẳng định rằng, “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động
trên thế giới khỏi ách nô lệ” Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, Hồ
Chí Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng
Tử và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo. Cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất đạo đức gắn bó chặt chẽ với phẩm chất
trung với nước, hiếu với dân, đòi hỏi mỗi người phải lấy bản thân mình làm đối tượng
điều chỉnh, diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trong công tác, sinh hoạt.
- Ngày 3-9 - 1945, một ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khai sinh,
Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh nhiệm vụ thứ tư của nhà nước là: “Chúng ta phải làm cho
dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc
xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại
tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính”. Hồ Chí Minh rất chú
trọng đến bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Tư tưởng
của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng xuất phát từ lòng thương yêu con người, đồng
bào, đồng chí, thương nhân loại lầm than dưới ách áp bức, bóc lột.
=> Từ đó, Người tiếp thu các giá trị nhân văn sâu sắc của đạo đức phương Đông,
phương Tây. Nhưng với phương pháp tư duy biện chứng và lập trường duy vật triệt để,
Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ thống quan điểm về đạo đức con người cách mạng Việt
Nam một cách độc lập, trình độ lý luận và khả năng áp dụng và thực tiễn cao.
- Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh thuộc hệ thống tư tưởng đạo đức cộng sản,
là sự thống nhất nhuần nhuyễn giữa tư tưởng triết học, chính trị và đạo đức mang giá
trị khoa học, nhân văn và thời đại. Tuy nhiên, hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những
mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo. Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc
hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh
thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt
tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học”. Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo
là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không
biết chán, dạy không biết mỏi”. Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại,
bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị.
=> Người đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tich cực, phù hợp để
phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Ngày nay, Nho giáo tuy không còn giữ địa vị của hệ
tư tưởng thống trị nhưng những dấu ấn và ảnh hưởng của nó chưa phải đã hết, nó vẫn
bám rễ và ảnh hưởng mang tính hai mặt đến xã hội và con người Việt Nam ở những
mức độ nhất định.
=> Kết luận: Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, việc khai thác những yếu tố hợp lý phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trị quốc Nho giáo là việc làm có ý nghĩa to lớn,
nhưng phải có phương hướng đúng đắn, những giải pháp phù hợp. Về phương hướng
cần phải nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về nhà nước pháp quyền và những nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở nước ta; gắn kế thừa, lọc bỏ với đổi mới, phát triển những giá trị của tư
tưởng trị quốc Nho giáo trong quá trình xây dựng nhà ước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
2. Phật giáo
- Từ thủa thiếu thời, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận ảnh hưởng sâu đậm những tư
tưởng cao đẹp của Phật giáo ngay trong gia đình của mình. Trước hết, ảnh hưởng đó
bắt đầu từ bà ngoại của Người - Cụ Nguyễn Thị Kép. Những người thân trong gia đình
Bác không chỉ ảnh hưởng đến việc hình thành tâm từ bi, nhân ái của Hồ Chí Minh mà
còn trực tiếp tác động đến việc hình thành tư tưởng của Người về Phật giáo. Lòng yêu
nước thương dân và triết lí từ bi thấm nhuần từ đạo Phật của Cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc đã có ảnh hưởng nhất định tới chủ tịch Hồ Chí Minh Trên bước đường cứu
nước.
- Chúng ta thấy, những ảnh hưởng của Hồ Chí Minh về tư tưởng giáo lý nhà
Phật rất rõ nét. Người đã gạn lọc, kế thừa, cách mạng hóa những hạt nhân hợp lý trong
triết lý đạo Phật, nhất là triết lý đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, chủ trương bình
đẳng, yêu thương đồng loại, chống điều ác. Người đã nâng nó lên thành ngọn lửa hun
đúc cho truyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc, động viên khích lệ đồng bào theo
đạo Phật đồng lòng xây dựng đất nước. Đó là lòng yêu thương con người, quên mình
vì mọi người, mình vì người khác…
=> Từ triết lý, giáo lý của nhà Phật, Hồ Chí Minh đã tích lũy và hình thành cho
mình tư tưởng mang giá trị triết lý nhân văn sâu sắc và chính Người luôn luôn hướng
đến Phật pháp.
- Từ rất sớm (năm 1921), Hồ Chí Minh cảnh tỉnh loài người khi tìm cách xoá bỏ
đẳng cấp, tôn giáo và các thành phần giai cấp: “Thảm họa của đất nước đã xoá bỏ sự
phân biệt đẳng cấp và tôn giáo. Người giàu người nghèo, quý tộc và nông dân, Hồi
giáo và Phật giáo, đều hợp sức đoàn kết”. Hồ Chí Minh thành tâm gợi niềm tin mãnh
liệt: “Rồi đây, bốn bể một nhà...”.
=> Từ những suy nghĩ đó, Hồ Chí Minh quan niệm: “Trong bầu trời không có gì
tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân, việc gì có lợi cho nhân dân phải
hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” Nghiên cứu tư tưởng, quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Người: “Đã gạn lọc, kế thừa, cách
mạng hóa những hạt nhân hợp lý trong triết lý đạo Phật, nhất là triết lý đề cao nếp sống
đạo đức trong sáng, chủ trương bình đẳng, yêu thương đồng loại, chống điều ác. Người
đã nâng nó lên thành ngọn lửa hun đúc cho truyền thống yêu nước, nhân ái của dân
tộc, động viên khích lệ đồng bào theo đạo Phật đồng lòng xây dựng đất nước”, đó là
Lòng yêu thương con người, quên mình vì mọi người, Luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm
chất, đạo đức của con người, Luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, Tư
tưởng về đại đoàn kết toàn dân.
- Những dòng tư liệu trên đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn về mối
quan hệ gắn bó sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo trong quá trình hoạt
động cách mạng của Người, cả trong nhận thức và trong hành động; nó giải thích rõ vì
sao Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến đã đi theo con đường mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn và đã có những đóng góp hết sức to lớn trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và ngày nay đang chung
lưng đấu cật cùng với toàn dân bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu ngày
càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong
muốn.
⇒ Tựu trung lại, vấn đề mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo chiếm giữ một vị
trí quan trọng trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó luôn được Người quan tâm, xem
xét và giải quyết một cách biện chứng. Vì vậy, quán triệt và vận dụng sáng tạo tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề này là một trong những cơ sở bảo đảm cho
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết,
đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện nay, một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đang rơi
vào tình trạng bất ổn, xung đột gay gắt do không giải quyết thoả đáng, đúng đắn mối
quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo.
3. Chủ nghĩa Tam dân – Tôn Trung Sơn
- Chủ nghĩa Tam dân (với 3 nội dung chủ yếu là dân tộc, dân quyền, dân sinh) đã
thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng dân chủ tư sản của Trung Quốc thời kỳ cận đại Trên
nền tảng lý luận của chủ nghĩa Tam dân, Trung Quốc Đồng minh hội - (chính đảng của
giai cấp tư sản Trung Quốc) ra đời và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành thành
công cuộc cách mạng Tân Hợi. Cuộc cách mạng đã lật đổ nền thống trị gần 300 năm
của vương triều Mãn Thanh, kết thúc chế độ chuyên chế phong kiến hơn 2000 năm,
lập nên nước Trung Hoa dân quốc Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và cuộc
cách mạng vận động dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng này - cách mạng Tân Hợi - ngay
lập tức có những ảnh hưởng trực tiếp, nhanh chóng và sâu sắc đến phong trào cách
mạng Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
- Trong số đó, Hồ Chí Minh là người chịu ảnh hưởng đậm nét hơn cả. Trước hết
phải kể đến lòng tôn kính, sự khâm phục, trân trọng của Hồ Chí Minh đối với Tôn
Trung Sơn. Người đã có những đánh giá đúng đắn về Tôn Trung Sơn, về Quốc dân
đảng cách mạng (tổ chức do Tôn Trung Sơn sáng lập) thời kỳ đầu ở Quảng Châu và về
chủ nghĩa Tam dân mới của ông.
- Giữa tháng 11 năm 1924, khi từ Mátxcơva đến Quảng Châu (Trung Quốc), Hồ
Chí Minh có điều kiện tìm hiểu tư tưởng của Tôn Trung Sơn một cách trực tiếp và sâu
sắc. Hồ Chí Minh hoạt động ở Quảng Châu vào thời điểm Tôn Trung Sơn đã công bố
chủ nghĩa Tam dân mới. Do đó, Hồ Chí Minh đã hướng đến chủ nghĩa Tam dân với
niềm hứng khởi vô hạn. Một chi tiết cần chú ý là, cũng như đối với Lênin, Hồ Chí
Minh chưa có may mắn được gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với Tôn Trung Sơn. Năm
1924, khi Hồ Chí Minh từ Mátxcơva đến Quảng Châu thì cũng thời gian đó Tôn Trung
Sơn rời Quảng Châu đến Thượng Hải và sau đó là sang Nhật Bản. Sau ít ngày lưu lại
Tôkyô, tháng 12 năm 1924 Tôn Trung Sơn đi tiếp đến Bắc Kinh và qua đời ở đó
( tháng 3 năm 1925). Trong khi Hồ Chí Minh ở lại Quảng Châu đến tận tháng 4 năm
1927.
=> Như vậy, Hồ Chí Minh chỉ nghiên cứu chủ nghĩa Tam dân chủ yếu thông qua
tiếp xúc với sách vở, tài liệu và học trò của Tôn Trung Sơn. Điều này càng cho thấy rõ
hơn trí tuệ vĩ đại của Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và tinh
hoa văn hoá nhân loại (cụ thể là chủ nghĩa Tam dân). Trong quá trình hoạt động cách
mạng, Hồ Chí Minh không tiếp thu nguyên si, máy móc mà đã vượt hẳn lên trên
những nhà yêu nước Việt Nam khác. Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng
tạo những mặt tiến bộ của chủ nghĩa Tam dân và áp dụng thành công chúng vào hoàn
cảnh cụ thể của Việt Nam, coi trọng vấn đề độc lập dân tộc, nhưng tùy theo từng hoàn
cảnh cụ thể mà nhấn mạnh và đặt nó lên vị trí hàng đầu.
- Độc lập dân tộc gắn liền với tự do hạnh phúc của nhân dân. Đó là điểm sáng
tạo vĩ đại của Hồ Chí Minh. Không chỉ “Việt Nam hoá” ba chủ nghĩa Tam dân của
Tôn Trung Sơn thành dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, mà Hồ
Chí Minh còn kết hợp một cách tài tình sách lược hai giai đoạn cách mạng của Lênin
với chủ nghĩa Tam dân để thảo ra bản Chính cương vắn tắt cho Đảng Cộng sản Việt
Nam. Cương lĩnh đó được trình và thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam Xét về hình thức, tên nước Việt Nam và tiêu ngữ của cách mạng Việt Nam
từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1976 mang dấu ấn của chủ nghĩa Tam dân, nhưng
bên trong lại chứa đựng nội dung của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khái niệm “Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc” đã được Hồ Chí Minh rút ra từ chủ nghĩa Tam dân và tư tưởng “Tự
do - Bình đẳng - Bác ái” của cách mạng tư sản Pháp 1789 và nâng lên một trình độ
mới, mang tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính cách mạng triệt để của một
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
- Bên cạnh việc tiếp thu sáng tạo những nội dung của chủ nghĩa Tam dân, Hồ
Chí Minh còn chú trọng nghiên cứu các phương pháp cách mạng của Tôn Trung Sơn,
đặc biệt là phương pháp vận dụng đạo đức Nho giáo để tuyên truyền và giáo dục tinh
thần cách mạng cho quần chúng.
- Học tập Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã lý giải tư tưởng Nho giáo “tu thân, tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ” một cách giản dị và thiết thực. Tôn Trung Sơn lần đầu tiên
nêu lên quan điểm: trung với quân có thể không cần nữa, không trung với quân, mà
trung với nước, trung với 400 triệu nhân dân Trung Quốc. Hồ Chí Minh đã vận dụng
sự suy nghĩ cách mạng đó của Tôn Trung Sơn thành những lời nhắc nhở, giáo huấn
mang tính sống còn cho cán bộ: “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, cán bộ phải “trung
với nước, hiếu với dân”, phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, “cán bộ phải
khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”... Trong “Lời căn dặn học viên trong lễ khai
trường” của Trường võ bị Trần Quốc Tuấn ở Sơn Tây (nay là trường Đại học Trần
Quốc Tuấn) ngày 26 tháng 5 năm 1946, Hồ Chí Minh đã nói: “Anh em có nhiều giai
cấp, tư tưởng khác nhau, trước hết phải đoàn kết, đoàn kết thật thà. Phải có kỷ luật cả
về tinh thần lẫn vật chất. Phải noi gương anh dũng của anh em binh sĩ hồi khởi nghĩa
để làm gương cho các lớp về sau. Các anh em cần làm được như lời Tôn Trung Sơn đã
nói: “Những người thanh niên tốt muốn làm việc to chứ không muốn làm quan lớn”.
Mong rằng anh em ở đây, bao giờ cũng phải làm theo hai khẩu hiệu mà nó là cái mục
đích của anh em: Trung với nước, hiếu với dân”. Tìm hiểu ảnh hưởng của Tôn Trung
Sơn đối với cách mạng Việt Nam, đặc biệt đối với Hồ Chí Minh, chúng ta trân trọng
ghi nhận những đóng góp to lớn của Tôn Trung Sơn về lý luận và thực tiễn cho cách
mạng Việt Nam. Chính những chủ trương, đường lối cách mạng dân chủ trong chủ
nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã có tác dụng thúc đẩy và mang lại cho phong
trào cách mạng Việt Nam một màu sắc mới, làm phong phú thêm những trang sử đấu
tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
IV. Chứng minh tinh hoa văn hóa phương Tây là một trong những tiền đề
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Ảnh hưởng của văn hóa Mỹ lên tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1 Những hoạt động của Bác tại Mỹ:
Năm 1912: Người đến Mỹ, trong thời gian ở đây, Bác đã sống, làm việc và tiếp
tục học tập tại New York rồi Brooklyn,...
Trong khoảng thời gian sống và làm việc trên đất Mỹ(nhất là khu vực Harlem),
người đã thấu hiểu về sự thống khổ của người da đen Mỹ, đặc biệt là “hành hình kiểu
Lynch” và những hoạt động đầy tội ác của đảng 3K, những cuộc bãi công của công
nhân Mỹ chống chiến tranh, đòi tăng lương.
1.2. Biểu hiện của những ảnh hưởng đó lên Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Năm1924, Người đã viết nên bài báo “Hành trình kiểu Lynch, một phương
diện ít người biết đến của nền văn minh Mỹ” và “Đảng Ku-Klux-Klan” nhằm tố cáo
mạnh mẽ nạn phân biệt chủng tộc và thể hiện sự cảm thông với người da đen.
Dẫn chứng: Bác viết rằng “Người da đen là giống người bị áp bức và bóc lột
trong giống người”.
Đồng thời người đã tỏ thái độ căm giận bọn người áp bức thống trị, sự căm giận
đấy đã được thể hiện bằng các hành động cụ thể, bao gồm:
Tờ báo “Caribbe” của Mỹ viết rằng:
Nguyễn Tất Thành đã dự đều đặn các cuộc họp của tổ chức UNIT (Universal
Negro Improvement Trust - Hội tin tưởng cải thiện người da đen của thế giới) và đã
hào hiệp góp tiền hưởng ứng lời kêu gọi về tài chính của Hội”.
Ngoài ra, trong một cuộc mít tinh do những người da đen tổ chức, “Hồ Chí
Minh đã dốc tất cả tiền trong túi để ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của họ”.
Bác đã góp phần vào “cuộc chiến đấu cho người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ da
đen”.
Đặc biệt, Bác đã tìm hiểu về lịch sử - xã hội Mỹ, tìm hiểu cuộc Cách mạng Mỹ
thế kỷ XVIII (1775 - 1783), nghiên cứu truyền thống văn hoá Mỹ, đặc biệt là tìm hiểu
“Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của nước Mỹ do Th. Jefferson khởi thảo. Người đã
tiếp thu những giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của
“Tuyên ngôn độc lập” và sau này Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền tự
do, quyền mưu cầu hạnh phúc cho tất cả các dân tộc. Nội dung nhân quyền được
Người nâng lên một tầm cỡ trong bản “Tuyên ngôn độc lập Việt Nam” năm 1945.
“Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
2. Ảnh hưởng của văn hóa Anh(1913 -1917)
2.1. Những hoạt động của Hồ Chí Minh tại Anh
Tại đây, Bác đã làm rất nhiều việc, từ cào tuyết cho tới rửa bát, phụ bếp để tồn
tại. Mặt khác, Bác rèn luyện trong phong trào công nhân, tiếp xúc với nhiều với tác
phẩm tiến bộ và tìm hiểu về bản chất của chủ nghĩa tư bản để từ đó tìm ra con đường
giải phóng dân tộc Việt Nam.
3. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp(1917-1920)
Ảnh hưởng của Pháp là đầu tiên và có lẽ cũng là những dấu ấn sâu đậm trong tư
tưởng và phong cách văn hóa của Người.
3.1. Hoạt động của Hồ Chí Minh tại Pháp:
Hồ Chí Minh đã sớm bị hấp dẫn bởi lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái trong
“Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Đại cách mạng Pháp 1791 và muốn đi
sang Pháp để tìm hiểu xem những gì ẩn đằng sau ba từ ấy.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Hồ Chí Minh chính thức lên
đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville với hai bàn tay trắng
đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi và khát vọng cháy bỏng tìm "tự do cho đồng bào
tôi, độc lập cho tổ quốc tôi”.
TạiPháp, Người đã tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm của các nhà tư tư tưởng
khai sáng như: những lý luận gia của đại cách mạng Pháp 1789, như Tinh thần pháp
luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút-xô, Vonte v.v…tư tưởng dân chủ của
các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người.
3.2. Biểu hiện của những ảnh hưởng đó:
Người đã tiếp thu lý tưởng “nhân quyền, dân quyền và pháp quyền” của các nhà
Khai sáng Pháp và vận dụng nó vào cuộc đấu tranh, phê phán chế độ thực dân, đòi các
quyền ấy cho các dân tộc thuộc địa.
Những ảnh hưởng của Cộng hòa Pháp trong “Bản Yêu sách của nhân dân An
Nam”, lời mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập 1945, trong Hiến pháp đầu tiên 1946.
Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam năm 1945, Người có nói “Bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và
bình đẳng về quyền lợi.” “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc học được cách thực hiện dân chủ ngay trong cách
sinh hoạt khoa học ở câu lạc bộ Phôbua trong quá trình hoạt động chính trị ở Đảng Xã
hội Pháp (Người tham gia vào đầu năm 1919), tiêu biểu nhất là các bài tranh luận tại
Đại hội Tua (tháng 12-1920).
Giữa năm 1919, thay mặt hội những người VN ở Pháp, Hồ Chí Minh gửi đến
hội nghị Véc-xây Yêu sách tám điểm đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho nhân
dân An Nam. Từ đây, Người rút ra bài học quý báu: muốn được giải phóng, các dân
tộc chỉ có thể trông cậy vào mình.
Ngườitham dự Đại hội Tua (12/1920), đồng thời cũng tham gia sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp
Người hoạt động, rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp, được sự cổ vũ,
dìu dắt của trực tiếp của nhiều nhà cách mạng, trí thức tiến bộ Pháp như M. Ca- sanh,
P.V. Cu-tuya-ri-ê, G. Mông-mút-xô…mà Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành.
Tóm lại, Hồ Chí Minh nhận thức Tự do, Bình đẳng, Bác ái qua lăng kính của
người dân bị áp bức châu Á chứ không theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp, nên chỉ
coi đó là những yếu tố cần chứ chưa đủ. Cái giá trị lớn nhất mà Hồ Chí Minh theo đuổi
suốt đời là: “Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì tôi
muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu”. Điều quan trọng ấy lại không có trong bảng giá
trị của nền Cộng hoà Pháp.
—> Như vậy, con đường Hồ Chí Minh tiếp biến các giá trị văn hoá nhân loại
là lựa chọn, tích hợp những nhân tố tiến bộ, hợp lý, cải biến nó cho phù hợp với
truyền thống văn hoá dân tộc và nhu cầu đất nước để tạo ra cách làm riêng đúng
đắn, hiệu quả.
V. Kết luận chung
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã không
ngừng tiếp thu tri thức, tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành nên hệ tư tưởng của
mình. Với xuất phát là một người yêu nước – Nguyễn Ái Quốc đã đi khắp năm châu
bốn bể để tìm thấy cho dân tộc mình con đường giải phóng, con đường của độc lập, tự
do và hạnh phúc. Thực tế đã chứng minh: Hồ Chí Minh trở thành vị lãnh tụ vĩ đại đưa
Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đi đến thành công, đặt nền móng tư tưởng
cho Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường lãnh đạo và phát triển đất nước. Trong
những thành công đó không thể phủ nhận vai trò của những giá trị văn hóa đa dạng
của nhân loại mà Người tích lũy được trong quá trình học tập suốt đời từ khắp năm
châu bốn bể, từ mọi dân tộc bất kể màu da, giàu nghèo.
Càng đi sâu hơn vào tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, ta khâm phục và kính trọng
vị Chủ tịch vĩ đại của dân tộc, và cũng là của thế giới. Đối với Đảng Cộng sản Việt
Nam, phải coi tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, là nền móng trong công tác xây
dựng Đảng và đất nước. Với mỗi công dân, Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tư
tưởng và đạo đức mà ta cần học tập và tôn vinh, cũng như tự hào khi nói về Người với
bạn bè quốc tế.

You might also like