Slides Chương 5 - Kế toán thay đổi chính sách kế toán

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 84

HỌC PHẦN

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1


CHƯƠNG 5:
KẾ TOÁN THAY ĐỔI
CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN,
ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN VÀ
CÁC SAI SÓT

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2


NỘI DUNG CHƯƠNG

5.1. Kế toán thay đổi chính sách kế toán


5.2. Kế toán thay đổi ước tính kế toán
5.3. Kế toán các sai sót trong kế toán
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính
5.5. Đặc điểm kế toán thay đổi chính sách kế toán, ước
tính kế toán và các sai sót theo kế toán Việt Nam
MỤC TIÊU HỌC TẬP CỦA CHƯƠNG

- Hiểu được các trường hợp thay đổi kế toán và phương


pháp kế toán thay đổi chính sách kế toán;
- Hiểu được phương pháp kế toán về những thay đổi
trong ước tính kế toán;
- Vận dụng phương pháp kế toán để sửa chữa sai sót kế
toán;
- Hiểu được ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến hệ
thống báo cáo tài chính;
- So sánh, liên hệ với kế toán thay đổi chính sách kế
toán, ước tính kế toán và các sai sót theo kế toán Việt
Nam.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
5.1.1. Phân loại thay đổi kế toán:
Việc thay đổi chính sách kế toán làm ảnh hưởng đến tính
có thể so sánh được của thông tin kế toán, làm giảm tính
hữu ích về xu hướng mang tính lịch sử của dữ liệu kế
toán.
Ví dụ 5.1: FX Manufacturing Inc thay đổi thời gian sử
dụng dự kiến của dây chuyền sản xuất từ 8 năm xuống 6
năm (thay đổi ước tính kế toán).
Ví dụ: Tobacco Inc thay đổi phương pháp đánh giá hàng
tồn kho từ phương pháp FIFO ở quý 3 sang phương pháp
giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập ở quý 4 (thay đổi
chính sách kế toán).
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN

5.1.1. Phân loại thay đổi kế toán:


Theo thông lệ quốc tế, có hai loại thay đổi kế toán:
- Thay đổi trong chính sách kế toán - thay đổi từ một
chính sách kế toán này sang chính sách kế toán
khác.
- Thay đổi trong ước tính kế toán - sự thay đổi xảy
ra như là kết quả của thông tin mới.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
5.1.2. Phương pháp kế toán thay đổi chính sách kế toán:
- Thay đổi chính sách kế toán là việc thay đổi từ một chính
sách đã được chấp nhận sang một chính sách kế toán khác.
- Các trường hợp sau không phải là thay đổi chính sách kế
toán:
+ Áp dụng chính sách mới trong ghi nhận các NVKT phát
sinh lần đầu.
+ Khoản chi tiêu phát sinh ở kỳ hiện tại, các kỳ trước chưa
phát sinh.
+ Áp dụng chính sách kế toán không được chấp nhận hoặc
đã áp dụng không chuẩn xác một chính sách kế toán (đây là
sửa chữa sai sót kế toán).
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
5.1.2. Phương pháp kế toán thay đổi chính sách kế
toán:
Thông lệ quốc tế có 3 phương pháp báo cáo sự thay
đổi chính sách kế toán.
- Báo cáo thay đổi cho kỳ hiện tại.
- Báo cáo thay đổi hồi tố.
- Báo cáo thay đổi cho kỳ tương lai.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN

5.1.2. Phương pháp kế toán thay đổi chính


sách kế toán:
- Báo cáo thay đổi cho kỳ hiện tại. Báo cáo ảnh
hưởng lũy kế của sự thay đổi trong BCTN
năm hiện hành. Ảnh hưởng lũy kế là chênh
lệch lợi nhuận của năm trước theo chính sách
kế toán mới được áp dụng và chính sách đã áp
dụng. DN thể hiện sự ảnh hưởng trên BCTN
năm hiện tại, không điều chỉnh BCTC năm
trước.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN

5.1.2. Phương pháp kế toán thay đổi chính


sách kế toán:
- Báo cáo thay đổi hồi tố. Hồi tố là sử dụng
chính sách kế toán khác để lập lại BCTC đã
phát hành trước đây. DN trình bày ảnh hưởng
lũy kế của sự thay đổi chính sách kế toán là
khoản điều chỉnh LN giữ lại đầu kỳ của BCTC
năm đầu tiên trong quá trình hồi tố. Áp dụng
hồi tố giúp cho số liệu kế toán đảm bảo tính có
thể so sánh được.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
5.1.2. Phương pháp kế toán thay đổi chính sách kế
toán:
- Báo cáo thay đổi cho kỳ tương lai. Phương pháp này
không điều chỉnh số dư đầu kỳ của các tài khoản để
phản ánh sự thay đổi chính sách kế toán. BCTC năm
trước không bị ảnh hưởng bởi chính sách kế toán
mới.
Trong 3 phương pháp trên, IASB yêu cầu các DN sử
dụng phương pháp hồi tố vì khi điều chỉnh BCTC của
năm trước theo chính sách kế toán mới sẽ tạo ra tính
nhất quán cao hơn trong việc so sánh, đánh giá giữa
các kỳ kế toán, giúp cho người sử dụng BCTC có
thông tin so sánh, tin cậy để ra quyết định liên quan.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
5.1.3. Phương pháp kế toán thay đổi chính sách kế
toán trên cơ sở hồi tố:
Các trường hợp DN được thay đổi chính sách kế
toán:
- Theo yêu cầu của IFRSs, chẳng hạn hướng dẫn mới
về kế toán thuê tài sản, kế toán doanh thu từ hợp
đồng với khách hàng, …
- Thay đổi chính sách kế toán giúp cho BCTC của
DN cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình
hình kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trung thực và
hợp lý hơn.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
5.1.3. Phương pháp kế toán thay đổi chính sách kế
toán trên cơ sở hồi tố:
Các công việc thực hiện khi áp dụng hồi tố:
- Tính toán lại và điều chỉnh hệ thống BCTC ở các
kỳ trước nhằm làm cho BCTC các kỳ trước được
lập thống nhất với chính sách kế toán đã thay đổi.
- Điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả
kể từ năm đầu tiên trong quá trình hồi tố nhằm phản
ánh ảnh hưởng lũy kế cho các kỳ trước kỳ có sự
thay đổi chính sách. Điều chỉnh số dư đầu kỳ của
LN giữ lại kể từ năm đầu tiên trong quá trình hồi tố.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với
hợp đồng dài hạn:
Hợp đồng dài hạn là hợp đồng kinh tế được ký kết giữa DN
và tổ chức, cá nhân khác có thời gian thực hiện từ 12 tháng
trở lên.
Ví dụ 5.2: Amazon Inc. ghi nhận doanh thu HĐXD dài hạn
với khách hàng bằng phương pháp thu hồi chi phí (ghi nhận
doanh thu tương ứng với chi phí thu hồi). Năm N, Hãng thay
đổi phương pháp ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ hoàn thành.
Đối với mục đích tính thuế, Hãng vẫn sử dụng phương pháp
thu hồi chi phí và dự kiến tiếp tục ghi nhận doanh thu theo
phương pháp này cho các kỳ kế toán trong tương lai. Báo cáo
thu nhập (1 phần) trong 3 năm, từ năm (N-2) đến năm N theo
phương pháp thu hồi chi phí và tỷ lệ hoàn thành.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với
hợp đồng dài hạn:
Báo cáo thu nhập theo phương pháp thu hồi chi phí

Cho năm tài chính kết thúc vào 31 tháng 12


Chỉ tiêu Năm (N-2) Năm (N-1) Năm N
Lợi nhuận trước thuế 300,000 280,000 220,000
Thuế TNDN (20%) 60,000 56,000 44,000
Lợi nhuận sau thuế 240,000 224,000 176,000
Báo cáo thu nhập theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành

Cho năm tài chính kết thúc vào 31 tháng 12


Chỉ tiêu Năm (N-2) Năm (N-1) Năm N
Lợi nhuận trước thuế 400,000 300,000 240,000
Thuế TNDN (20%) 80,000 60,000 48,000
Lợi nhuận sau thuế 320,000 240,000 192,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với hợp
đồng dài hạn:
Ảnh hưởng của việc thay đổi phương pháp ghi nhận doanh thu
Lợi nhuận trước thuế Chênh lệch
Năm Tỷ lệ hoàn Thu hồi Chênh Thuế TNDN Lợi nhuận
thành chi phí lệch 20% sau thuế
Năm (N-2) 400,000 300,000 100,000 20,000 80,000
Năm (N-1) 300,000 280,000 20,000 4,000 16,000
Cộng (N-2) 700,000 580,000 120,000 24,000 96,000
và (N-1)
Năm N 240,000 220,000 20,000 4,000 16,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với hợp
đồng dài hạn:
Trên cơ sở tính toán ảnh hưởng của việc thay đổi phương pháp ghi
nhận doanh thu từ hợp đồng với khách hàng đến thuế TNDN và lợi
nhuận sau thuế, đầu năm N, Hãng thực hiện bút toán nhật ký:
Nợ TK Sản phẩm xây dựng dở dang 120,000
Có TK Thuế TNDN phải nộp hoãn lại 24,000
Có TK Lợi nhuận giữ lại 96,000
Sản phẩm xây dựng dở dang tăng CU120,000 do ảnh hưởng của việc
thay đổi phương pháp ghi nhận doanh thu tới LN trước thuế TNDN;
LN giữ lại tăng CU96,000 phản ánh khoản ảnh hưởng lũy kế tới LN
trước năm N và tăng thuế TNDN phải nộp hoãn lại do điều chỉnh chi
phí thuế của các năm trước. Các kỳ kế toán trong tương lai, do ảnh
hưởng về chênh lệch tạm thời hiện hành nên thu nhập chịu thuế
TNDN sẽ cao hơn thu nhập ghi sổ kế toán, nên trong năm hiện hành
N, Hãng phải ghi nhận khoản thuế TNDN phải nộp hoãn lại.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với hợp
đồng dài hạn:
Theo thông lệ quốc tế, DN cần công bố sự thay đổi chính sách kế
toán (công bố thông tin tự nguyện) các nội dung sau:
- Bản chất của sự thay đổi chính sách kế toán mà DN đã thực hiện;
- Lý do DN áp dụng chính sách kế toán mới trong việc cung cấp
thông tin kế toán trung thực và hợp lý hơn so với chính sách kế
toán đã áp dụng trước đây;
- Đối với BCTC kỳ báo cáo và BCTC đã lập của kỳ trước cần công
bố thông tin về số tiền điều chỉnh của từng khoản mục bị ảnh
hưởng trên BCTC và chỉ tiêu thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phần và
thu nhập bị pha loãng trên mỗi cổ phần;
- Số tiền điều chỉnh liên quan đến các kỳ kế toán trước kỳ đã lập
BCTC.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với hợp
đồng dài hạn:
Ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách kế toán đến LN giữ lại của
DN. Theo thông lệ quốc tế, DN phải trình bày ảnh hưởng lũy kế
của sự thay đổi đến LN giữ lại kể từ đầu kỳ sớm nhất được báo cáo.
Đối với Amazon Inc., Hãng cần trình bày ảnh hưởng đến LN giữ
lại cuối năm (N-2), đầu năm (N-1), cuối năm (N-1) và đầu năm N.
Hãng trình bày thông tin trong Báo cáo LN giữ lại.
Amazon Inc

Báo cáo lợi nhuận giữ lại (trước khi thay đổi hồi tố)
Chỉ tiêu Năm N Năm (N-1) Năm (N-2)
Lợi nhuận giữ lại đầu năm 1,422,000 1,198,000 958,000
Lợi nhuận sau thuế TNDN 176,000 224,000 240,000
Lợi nhuận giữ lại cuối năm 1,598,000 1,422,000 1,198,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với hợp
đồng dài hạn:
Khi áp dụng phương pháp tỷ lệ hoàn thành để ghi nhận doanh thu
và chi phí, Hãng trình bày báo cáo so sánh cho năm (N-1) và năm
N, Hãng cần điều chỉnh số dư đầu năm (N-1) của khoản lợi nhuận
giữ lại. Chênh lệch số dư của lợi nhuận giữ lại theo phương pháp
thu hồi chi phí và phương pháp tỷ lệ hoàn thành được xác định như
sau:
Lợi nhuận giữ lại theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành vào đầu năm (N-1) 1,390,000

Lợi nhuận giữ lại theo phương pháp thu hồi chi phí vào đầu năm (N-1) 1,198,000

Chênh lệch ảnh hưởng lũy kế 192,000


5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với hợp
đồng dài hạn:
Amazon Inc

Báo cáo lợi nhuận giữ lại (sau khi áp dụng hồi tố)

Chỉ tiêu Năm N Năm (N-1)


Lợi nhuận giữ lại đầu năm đã báo cáo - 1,198,000
Cộng khoản điều chỉnh ảnh hưởng lũy kế trong các
192,000
năm trước do áp dụng hồi tố phương pháp kế toán mới

Lợi nhuận giữ lại đầu năm đã điều chỉnh 1,630,000 1,390,000
Lợi nhuận sau thuế TNDN 192,000 240,000
Lợi nhuận giữ lại cuối năm 1,822,000 1,630,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Ví dụ 5.3: Năm (N-2) và năm (N-1), Cam District Manufacturing Inc.
thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương FIFO. Năm N, Hãng thay
đổi sang áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
Thông tin về Hãng được thể hiện thông qua các bảng số liệu:
Doanh thu, chi phí và lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm

Đơn vị tính: CU

TT Chỉ tiêu Năm (N-2) Năm (N-1) Năm N


1 Doanh thu bán hàng 250,000 280,000 320,000
2 Giá trị hàng mua 120,000 150,000 150,000
3 Chi phí hoạt động 60,000 80,000 90,000
4 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 70,000 50,000 80,000
Giả sử Hãng được thành lập và đi vào hoạt động đầu năm (N-2), vốn đầu tư ban
đầu CU250,000, doanh thu bán hàng, giá trị hàng mua và chi phí hoạt động trong
3 năm đều thực hiện bằng tiền.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Giá trị hàng tồn kho cuối năm trong 3 năm

Đơn vị tính: CU
Phương pháp Phương pháp bình
TT Thời điểm Chênh lệch
FIFO quân gia quyền
1 Cuối năm (N-2) 75,000 73,000 (2,000)
2 Cuối năm (N-1) 177,000 172,000 (5,000)
3 Cuối năm N 275,000 268,000 (7,000)
Giá vốn hàng bán trong 3 năm

Đơn vị tính: CU
Phương pháp Phương pháp bình
TT Năm Chênh lệch
FIFO quân gia quyền
1 Năm (N-2) 45,000 47,000 2,000
2 Năm (N-1) 48,000 51,000 3,000
3 Năm N 52,000 54,000 2,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Cam District Manufacturing Inc.
Báo cáo thu nhập trong 3 năm (phương pháp FIFO)
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Năm (N-2) Năm (N-1) Năm N
Doanh thu bán hàng 250,000 280,000 320,000
Giá vốn hàng bán 45,000 48,000 52,000
Chi phí hoạt động 60,000 80,000 90,000
Lợi nhuận thuần 145,000 152,000 178,000

Cam District Manufacturing Inc.


Báo cáo lợi nhuận giữ lại trong 3 năm
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Năm (N-2) Năm (N-1) Năm N
Lợi nhuận giữ lại đầu năm 0 145,000 297,000
Lợi nhuận thuần trong năm 145,000 152,000 178,000
Lợi nhuận giữ lại cuối năm 145,000 297,000 475,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Cam District Manufacturing Inc.

Báo cáo tình hình tài chính trong 3 năm

Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Năm (N-2) Năm (N-1) Năm N
Hàng tồn kho (theo FIFO) 75,000 177,000 275,000
Tiền 320,000 370,000 450,000
Tổng cộng tài sản 395,000 547,000 725,000
Vốn góp 250,000 250,000 250,000
Lợi nhuận giữ lại 145,000 297,000 475,000
Tổng cộng nguồn vốn 395,000 547,000 725,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Cam District Manufacturing Inc.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 năm
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Năm (N-2) Năm (N-1) Năm N
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:
Doanh thu bán hàng 250,000 280,000 320,000
Mua hàng 120,000 150,000 150,000
Chi phí hoạt động 60,000 80,000 90,000
Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 70,000 50,000 80,000

Dòng tiền từ hoạt động tài chính:


Vốn góp của chủ sở hữu 250,000 - -
Tiền tăng trong kỳ 320,000 50,000 80,000
Tiền đầu năm 0 320,000 370,000
Tiền cuối năm 320,000 370,000 450,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối
với HTK:
Lợi nhuận thuần = Doanh thu bán hàng thuần - Giá vốn
hàng bán - Chi phí hoạt động
Lợi nhuận giữ lại cuối năm = Lợi nhuận giữ lại đầu năm
+ Lợi nhuận thuần trong năm
Hàng tồn kho cuối năm = Hàng tồn kho đầu năm + Giá
trị hàng mua - Giá vốn hàng bán
Tiền cuối năm = Tiền đầu năm + Vốn góp bổ sung bằng
tiền + Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm
Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu bán
hàng - Giá trị hàng mua - Chi phí hoạt động
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Cam District Manufacturing Inc.
Báo cáo thu nhập trong 3 năm (phương pháp bình quân gia quyền)
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Năm (N-2) Năm (N-1) Năm N
Doanh thu bán hàng 250,000 280,000 320,000
Giá vốn hàng bán 47,000 51,000 54,000
Chi phí hoạt động 60,000 80,000 90,000
Lợi nhuận thuần 143,000 149,000 176,000
Cam District Manufacturing Inc.
Báo cáo lợi nhuận giữ lại trong 3 năm
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Năm (N-2) Năm (N-1) Năm N
Lợi nhuận giữ lại đầu năm 0 143,000 292,000
Lợi nhuận thuần trong năm 143,000 149,000 176,000
Lợi nhuận giữ lại cuối năm 143,000 292,000 468,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:

Cam District Manufacturing Inc.


Báo cáo tình hình tài chính trong 3 năm
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Năm (N-2) Năm (N-1) Năm N
Hàng tồn kho (theo phương 73,000 172,000 268,000
pháp bình quân gia quyền)
Tiền 320,000 370,000 450,000
Tổng cộng tài sản 393,000 542,000 718,000
Vốn góp 250,000 250,000 250,000
Lợi nhuận giữ lại 143,000 292,000 468,000
Tổng cộng nguồn vốn 393,000 542,000 718,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Cam District Manufacturing Inc.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 năm
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Năm (N-2) Năm (N-1) Năm N
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:
Doanh thu bán hàng 50,000 280,000 320,000
Mua hàng 120,000 150,000 150,000
Chi phí hoạt động 60,000 80,000 90,000
Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 70,000 50,000 80,000
Dòng tiền từ hoạt động tài chính:
Vốn góp của chủ sở hữu 250,000 - -
Tiền tăng trong kỳ 320,000 50,000 80,000
Tiền đầu năm 0 320,000 370,000
Tiền cuối năm 320,000 370,000 450,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau dẫn đến sự khác
nhau về chỉ tiêu giá vốn hàng bán, hàng tồn kho cuối năm, lợi
nhuận đạt được trong năm và lợi nhuận giữ lại cuối năm nhưng
không làm ảnh hưởng tới dòng tiền. Để ghi nhận kế toán và báo
cáo sự thay đổi chính sách kế toán, đầu tiên kế toán phải điều chỉnh
các chỉ tiêu tài chính khi thay đổi từ phương pháp FIFO sang
phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
Chênh lệch lợi nhuận thuần khi thay đổi chính sách kế toán
Đơn vị tính: CU
Lợi nhuận thuần theo Lợi nhuận thuần theo phương
Năm Chênh lệch
phương pháp FIFO pháp bình quân gia quyền
Năm (N-2) 145,000 143,000 (2,000)
Năm (N-1) 152,000 149,000 (3,000)
Cộng đầu năm N 297,000 292,000 (5,000)
Năm N 178,000 176,000 (2,000)
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với
HTK:
Kế toán ghi nhận bút toán phản ánh sự thay đổi phương pháp
tính giá hàng tồn kho sang phương pháp giá đơn vị bình quân
sau mỗi lần nhập vào đầu năm N:
Nợ TK Hàng tồn kho (5,000)
Có TK Lợi nhuận giữ lại (5,000)
Hàng tồn kho được điều chỉnh giảm CU5,000 do giá trị hàng
tồn kho cuối năm (N-1) theo phương pháp FIFO là
CU177,000 và theo phương pháp giá đơn vị bình quân sau
mỗi lần nhập là CU172,000. Kết quả điều chỉnh hàng tồn kho
giảm đồng nghĩa với chỉ tiêu giá vốn hàng bán tăng và lợi
nhuận giữ lại giảm CU5,000.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Cam District Manufacturing Inc.
Báo cáo thu nhập (phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập)
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Năm N Năm (N-1)
Doanh thu bán hàng 320,000 280,000
Giá vốn hàng bán 54,000 51,000
Chi phí hoạt động 90,000 80,000
Lợi nhuận thuần 176,000 149,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Ảnh hưởng của thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho
đến các khoản mục trên BCTC
Đơn vị tính: CU
Năm N Năm (N-1)
Loại BCTC Bình quân Chênh Bình quân Chênh
FIFO FIFO
gia quyền lệch gia quyền lệch
Báo cáo tình hình
tài chính:

Hàng tồn kho 275,000 268,000 (7,000) 177,000 172,000 (5,000)


Lợi nhuận giữ lại 475,000 468,000 (7,000) 297,000 292,000 (5,000)
Báo cáo thu nhập:

Giá vốn hàng bán 52,000 54,000 2,000 48,000 51,000 3,000

Lợi nhuận thuần 178,000 176,000 (2,000) 152,000 149,000 (3,000)


5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Trình bày ảnh hưởng lũy kế của việc thay đổi chính sách kế toán
đối với chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại kể từ đầu kỳ ngay trước kỳ có sự
thay đổi chính sách kế toán.
Cam District Manufacturing Inc.
Báo cáo lợi nhuận giữ lại (Phương pháp FIFO)
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Năm N Năm (N-1) Năm (N-2)
Lợi nhuận giữ lại đầu năm 297,000 145,000 0
Lợi nhuận thuần trong năm 178,000 152,000 145,000
Lợi nhuận giữ lại cuối năm 475,000 297,000 145,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Khi trình bày báo cáo so sánh cho năm (N-1) và năm N theo
phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập, Hãng phải
điều chỉnh số dư đầu kỳ của lợi nhuận giữ lại vào 01/01/N. Chênh
lệch số dư lợi nhuận giữ lại theo phương pháp FIFO và phương
pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập là CU2,000:
Lợi nhuận giữ lại theo phương pháp bình quân gia quyền vào 143,000
đầu năm N
Lợi nhuận giữ lại theo phương pháp FIFO vào đầu năm N 145,000
Chênh lệch ảnh hưởng lũy kế (2,000)
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
Phương pháp hồi tố thay đổi chính sách kế toán đối với HTK:
Báo cáo lợi nhuận giữ lại sau khi áp dụng hồi tố
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Năm N Năm (N-1)
Lợi nhuận giữ lại đã báo cáo đầu năm 145,000
Điều chỉnh ảnh hưởng lũy kế trong năm trước do
áp dụng hồi tố phương pháp tính giá hàng tồn
(2,000)
kho mới
Lợi nhuận giữ lại đầu năm đã điều chỉnh 292,000 143,000
Lợi nhuận thuần trong năm 176,000 149,000
Lợi nhuận giữ lại cuối năm 468,000 292,000
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN

5.1.4. Ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách kế toán:


Ảnh hưởng trực tiếp: IASB khuyến khích áp dụng hồi tố
với những ảnh hưởng trực tiếp của việc thay đổi chính
sách kế toán. Các trường hợp ảnh hưởng trực tiếp phổ
biến gồm:
- Điều chỉnh số dư của TK HTK do DN thay đổi phương
pháp tính giá HTK.
- Điều chỉnh giá trị HTK do áp dụng thử nghiệm mô hình
giá thấp hơn giữa giá phí và giá trị thuần có thể thực hiện
được đối với số dư TK HTK đã điều chỉnh.
- Các trường hợp thay đổi thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại do điều chỉnh tổn thất tài sản của DN.
5.1. KẾ TOÁN THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
5.1.4. Ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách kế toán:
Ảnh hưởng gián tiếp: Bất kỳ sự ảnh hưởng nào đối với dòng tiền hiện tại
hoặc dòng tiền trong tương lai của DN do thay đổi chính sách kế toán đều
là ảnh hưởng gián tiếp và sẽ được áp dụng hồi tố. Thay đổi về phân phối
lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thay đổi về thanh toán
bản quyền dựa trên doanh thu hoặc lợi nhuận thuần được báo cáo là ảnh
hưởng gián tiếp điển hình khi doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán.
Áp dụng hồi tố sẽ không khả thi khi DN không thể xác định được những
ảnh hưởng tới BCTC kỳ kế toán trước. Các trường hợp DN không nên áp
dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán:
- DN không xác định được ảnh hưởng của việc áp dụng hồi tố thay đổi
chính sách kế toán.
- DN không xây dựng được các giả định về ý định của quản lý trong kỳ
kế toán trước.
- DN không xác minh được một cách khách quan các thông tin cần thiết
để xây dựng các ước tính kế toán quan trọng cho kỳ kế toán trước.
5.2. KẾ TOÁN THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
Tuân thủ nguyên tắc kế toán, đặc biệt nguyên tắc thận
trọng và nguyên tắc phù hợp đòi hỏi kế toán phải thực
hiện ước tính. Các trường hợp điển hình cần ước tính kế
toán bao gồm:
- Nợ phải thu khó đòi.
- Hàng tồn kho bị lỗi thời, lạc hậu.
- Thời gian sử dụng hữu ích và giá trị thu hồi của tài sản.
- Số kỳ kế toán liên quan đến chi phí phải trả.
- Nợ phải trả về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa và
thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trữ lượng khoáng sản có thể thu hồi.
- Thay đổi về ước tính khấu hao tài sản.
- GTHL của tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính.
5.2. KẾ TOÁN THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

5.2.1. Báo cáo tài chính kỳ tương lai:


Đối với các ước tính kế toán, kế toán báo cáo sự thay đổi cho
kỳ tương lai. DN không điều chỉnh số liệu đã báo cáo kỳ trước
đối với các ước tính kế toán mà ghi nhận ảnh hưởng của tất cả
các ước tính kế toán trong kỳ thay đổi nếu sự thay đổi chỉ ảnh
hưởng đến kỳ đó hoặc trong kỳ thay đổi và các kỳ tương lai
nếu sự thay đổi ảnh hưởng đến cả hiện tại và tương lai.
Ví dụ 5.4: Thay đổi trong ước tính kế toán về dự phòng giảm
giá hàng tồn kho ảnh hưởng đến lợi nhuận của kỳ hiện tại.
Thay đổi ước tính về thời gian sử dụng hữu ích của bất động
sản đầu tư DN đang cho thuê ảnh hưởng đến chi phí khấu hao
bất động sản đầu tư cả kỳ hiện tại và các kỳ tương lai.
5.2. KẾ TOÁN THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
5.2.1. Báo cáo tài chính kỳ tương lai:
Ví dụ 5.5: Cam District Manufacturing Inc. mua thiết bị sản xuất
với giá CU700,000 và đưa vào sử dụng ngày 01/01/(N-5). Hãng
tính khấu hao TBSX theo phương pháp đường thẳng, thời gian sử
dụng ước tính 10 năm, giá trị thanh lý thu hồi ước tính bằng 0.
Ngày 01/01/N, Hãng điều chỉnh thời gian sử dụng ước tính của
TBSX thành 12 năm, thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị cho
mục đích tính thuế vẫn là 10 năm.
Giá trị còn lại của thiết bị sản xuất sau 5 năm sử dụng
Đơn vị tính: CU
TT Chỉ tiêu Số tiền
1 Nguyên giá của thiết bị sản xuất 700,000
2 Hao mòn lũy kế của thiết bị sản xuất 350,000
3 Giá trị còn lại của thiết bị sản xuất 350,000
5.2. KẾ TOÁN THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
5.2.1. Báo cáo tài chính kỳ tương lai:
Bút toán ghi nhận chi phí khấu hao năm N:
Nợ TK Chi phí khấu hao 50,000
Có TK Hao mòn lũy kế 50,000

Lưu ý: Trong trường hợp khó kết luận là thay đổi chính
sách kế toán hay thay đổi ước tính kế toán thì xử lý theo
quy tắc xem xét sự thay đổi là thay đổi ước tính kế toán.
Chẳng hạn thay đổi phương pháp tính khấu hao TSCĐ
được ghi nhận là thay đổi ước tính kế toán.
5.2. KẾ TOÁN THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
5.2.2. Công bố thông tin:
- DN cần công bố bản chất và số tiền của thay đổi ước
tính kế toán có ảnh hưởng trong kỳ kế toán hiện hành
hoặc dự kiến sẽ có ảnh hưởng trong các kỳ tương lai.
- Trường hợp DN không xác định được số tiền của thay
đổi ước tính kế toán thì không thực hiện công bố về số
tiền thay đổi.
- DN không cần thiết công bố thông tin thay đổi ước tính
kế toán các đối tượng kế toán như đối với hoạt động kinh
doanh thông thường của DN, trừ trường hợp thay đổi
mang tính trọng yếu.
5.3. KẾ TOÁN CÁC SAI SÓT TRONG KẾ TOÁN
5.3.1. Phân loại sai sót kế toán:
- Lỗi tính toán về mặt số học: xác định SDCK của các tài khoản không
chính xác hoặc chuyển số liệu từ sổ kế toán này sang sổ kế toán khác có
sự nhầm lẫn.
- Thay đổi từ chính sách kế toán không được chấp nhận thành chính sách
kế toán được chấp nhận. Điển hình của sai sót loại này là DN thay đổi từ
cơ sở kế toán tiền sang cơ sở kế toán dồn tích.
- Thay đổi ước tính phát sinh khi DN không chuẩn bị ước tính một cách
thận trọng.
- Sai sót do bỏ quên số liệu, chẳng hạn việc tính trước hoặc hoãn lại chi
phí, doanh thu ở cuối kỳ kế toán không thực hiện được.
- Nhầm lẫn ghi nhận chi phí thành tài sản hoặc ngược lại, ghi nhầm tài
sản thành chi phí.
- Sai sót do áp dụng sai, chẳng hạn kế toán không sử dụng giá trị thanh lý
thu hồi ước tính của TSCĐ trong tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp
đường thẳng, đặc biệt khi giá trị thanh lý thu hồi ước tính của tài sản là
con số khác 0.
5.3. KẾ TOÁN CÁC SAI SÓT TRONG KẾ TOÁN
5.3.2. Sửa chữa sai sót kế toán:
Về nguyên tắc, DN cần sửa chữa các sai sót kế toán được
phát hiện. Biến động và thay đổi số liệu do sửa chữa sai
sót kế toán của các kỳ trước được ghi nhận bằng cách
điều chỉnh SDĐK của tài khoản lợi nhuận giữ lại kỳ hiện
hành (điều chỉnh kỳ trước). Trong trường hợp DN trình
bày BCTC dạng so sánh (BCTC liên quan đến nhiều kỳ
kế toán), DN cần trình bày lại báo cáo của kỳ trước bị ảnh
hưởng để sửa chữa sai sót và không cần thuyết minh trên
BCTC của các kỳ kế toán tiếp theo.
5.3. KẾ TOÁN CÁC SAI SÓT TRONG KẾ TOÁN
5.3.2. Sửa chữa sai sót kế toán:
Ví dụ 5.6: Sanfrancisco Transportation Inc. là một Hãng
kinh doanh vận tải chuyên nghiệp, trong năm N, Hãng
phát hiện năm (N-1) đã bỏ sót chi phí khấu hao của
phương tiện vận tải mới. Phương tiện vận tải này được sử
dụng từ 01/01/(N-1), nguyên giá CU250,000, thời gian sử
dụng dự kiến 10 năm, giá trị thanh lý thu hồi ước tính 0
và được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Hệ quả của sai sót này làm sai lệch chi phí, lợi nhuận và
thuế TNDN của Hãng. Chi phí giảm so với thực tế
CU25,000, lợi nhuận bị báo cáo tăng CU25,000 và tài sản
bị khai tăng CU25,000.
5.3. KẾ TOÁN CÁC SAI SÓT TRONG KẾ TOÁN
5.3.2. Sửa chữa sai sót kế toán:
Sanfrancisco Transportation Inc.
Báo cáo thu nhập trước và sau sửa chữa sai sót kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm (N-1)
Đơn vị tính: CU
Chỉ tiêu Trước sửa chữa Sau sửa chữa
sai sót sai sót
Lợi nhuận chưa kể chi phí 120,000 120,000
khấu hao
Chi phí khấu hao phương tiện 0 25,000
Lợi nhuận trước thuế TNDN 120,000 95,000
Thuế TNDN hiện hành 19,000 19,000
Thuế TNDN hoãn lại 5,000 -
Lợi nhuận sau thuế TNDN 96,000 76,000
5.3. KẾ TOÁN CÁC SAI SÓT TRONG KẾ TOÁN
5.3.2. Sửa chữa sai sót kế toán:
Các bút toán đã được ghi nhận
Tài khoản Số tiền ghi Nợ Số tiền ghi Có
Không ghi nhận bút toán khấu hao
Chi phí thuế TNDN 24,000

Thuế TNDN phải nộp 19,000

Thuế TNDN hoãn lại phải nộp 5,000


Các bút toán cần ghi nhận
Chi phí khấu hao phương tiện 25,000

Hao mòn lũy kế phương tiện 25,000


Chi phí thuế TNDN 19,000

Thuế TNDN phải nộp 19,000


5.3. KẾ TOÁN CÁC SAI SÓT TRONG KẾ TOÁN
5.3.2. Sửa chữa sai sót kế toán:
Sai sót do bỏ sót việc ghi nhận chi phí khấu hao phương tiện vận
tải trong năm (N-1) CU25,000 ảnh hưởng đến BCTC của Hãng.
Đối với Báo cáo thu nhập năm (N-1), chi phí khấu hao bị giảm
CU25,000, chi phí thuế TNDN tăng CU5,000 (25,000*20%) và lợi
nhuận sau thuế tăng CU20,000 (25,000*80%). Đối với Báo cáo
tình hình tài chính năm (N-1), hao mòn lũy kế phương tiện bị giảm
CU25,000 và thuế TNDN hoãn lại phải nộp tăng CU5,000
(25,000*20%). Hãng cần sửa chữa sai sót trong năm N nhằm khắc
phục lợi nhuận sau thuế bị tăng CU20,000, thuế TNDN hoãn lại
phải nộp bị tăng CU5,000 và hao mòn lũy kế phương tiện bị thiếu
CU25,000. Bút toán sửa chữa sai sót kế toán trong năm N như sau:
Nợ TK Lợi nhuận giữ lại 20,000
Nợ TK Thuế TNDN hoãn lại phải nộp 5,000
Có TK Hao mòn lũy kế phương tiện 25,000
5.3. KẾ TOÁN CÁC SAI SÓT TRONG KẾ TOÁN
5.3.2. Sửa chữa sai sót kế toán:
Sanfrancisco Transportation Inc.
Báo cáo lợi nhuận giữ lại - Báo cáo một kỳ
Ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị tính: CU
TT Chỉ tiêu Số tiền
1 Lợi nhuận giữ lại đầu năm theo báo cáo 260,000
2 Sửa chữa sai sót kế toán - chi phí khấu hao (25,000)
3 Giảm thuế TNDN hoãn lại phải nộp 5,000
4 Lợi nhuận giữ lại đầu năm sau điều chỉnh 240,000
5 Lợi nhuận thuần trong năm 195,000
6 Lợi nhuận giữ lại cuối năm 435,000

(Giả sử đầu năm N, lợi nhuận giữ lại của Sanfrancisco


Transportation Inc. là CU260,000, lợi nhuận sau thuế TNDN của
Hãng năm N là CU195,000)
5.3. KẾ TOÁN CÁC SAI SÓT TRONG KẾ TOÁN
5.3.2. Sửa chữa sai sót kế toán:
Đối với BCTC nhiều kỳ, DN cần điều chỉnh số liệu cho tất cả các
tài khoản được trình bày trên báo cáo của các kỳ liên quan. DN lập
lại báo cáo từng năm trên cơ sở kết quả sửa chữa sai sót kế toán và
trình bày sự điều chỉnh kỳ trước đối với chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại
của kỳ báo cáo gần nhất.
Ảnh hưởng của sai sót kế toán đến BCTC nhiều kỳ
TT Loại BCTC và chỉ tiêu ảnh hưởng Số tiền ảnh hưởng
1 Báo cáo tình hình tài chính
- Hao mòn lũy kế phương tiện vận tải Tăng CU25,000
- Thuế TNDN hoãn lại phải nộp Giảm CU5,000
- Lợi nhuận giữ lại cuối năm Giảm CU20,000
2 Báo cáo thu nhập
- Chi phí khấu hao phương tiện vận tải Tăng CU25,000
- Chi phí thuế TNDN Giảm CU5,000
- Lợi nhuận sau thuế TNDN Giảm CU20,000
3 Báo cáo lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận giữ lại cuối năm Giảm CU20,000
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán
đến báo cáo tài chính

à Trong quá trình kế toán có thể xảy ra các sai sót kế toán làm ảnh
hưởng đến BCTC
à Để có cách thức sửa chữa phù hợp với từng loại sai sót, cần phải
phân tích ảnh hưởng của các sai sót đến BCTC.
à Khi phân tích ảnh hưởng của các sai sót, các câu hỏi được đặt ra:
- Sai sót thuộc loại nào?
- Những mục nào cần sửa chữa do sai sót?
- Sau khi xác định được sai sót, BCTC được lập lại như thế nào?
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính

à Khi xem xét ảnh hưởng của các sai sót đến BCTC, sai sót được
phân thành:
- Sai sót thuộc Báo cáo tình hình tài chính
- Sai sót thuộc Báo cáo thu nhập
- Sai sót thuộc Báo cáo tình hình tài chính và Báo cáo thu nhập
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán
đến báo cáo tài chính
à Sai sót thuộc Báo cáo tình hình tài chính:

- Là loại sai sót chỉ ảnh hưởng đến việc trình bày các khoản mục
trên Báo cáo tình hình tài chính.
- Là sai sót ảnh hưởng đến việc trình bày một tài sản, nợ phải trả
hoặc vốn chủ sở hữu.
Ví dụ 5.7: phân loại khoản phải thu ngắn hạn như một phần của
khoản đầu tư, phân loại tài sản nhà xưởng là hàng tồn kho, v.v…
- Khi sai sót được phát hiện, phải phân loại lại đối tượng cho
phù hợp với từng khoản mục.
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính
à Sai sót thuộc Báo cáo thu nhập:
- Là những sai sót liên quan đến việc phân loại doanh thu hoặc chi
phí không đúng.
- Ví dụ 5.8: ghi nhận doanh thu lãi như một phần của doanh thu
bán hàng, ghi nhận chi phí khấu hao như chi phí lãi vay và ghi
nhận khoản giảm doanh thu bán hàng như một phần của chi phí
bán hàng, v.v.
- Loại sai sót này, không ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần và Báo
cáo tình hình tài chính. Do đó, nếu sai sót phát hiện thuộc năm
hiện tại, công ty phải thực hiện bút toán điều chỉnh lại các mục bị
ảnh hưởng. Nếu sai sót phát hiện thuộc các năm trước đó, công ty
không phải thực hiện bút toán điều chỉnh sai sót
- Nếu công ty lập BCTC dạng so sánh bao gồm năm có sai sót,
phải điều chỉnh lại Báo cáo thu nhập cho năm bị sai sót.
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính
à Sai sót thuộc Báo cáo tình hình tài chính và Báo cáo thu nhập:

- Loại sai sót này ảnh hưởng đến cả Báo cáo tình hình tài chính và
Báo cáo thu nhập.
Ví dụ 5.9: kế toán đã không ghi nhận lãi tiền vay phải trả vào cuối
kỳ kế toán. Ảnh hưởng của sai sót này làm cho chi phí trong kỳ
giảm, nợ phải trả (lãi phải trả) giảm và lợi nhuận thuần của kỳ đó
tăng lên.

- Loại sai sót này lại được chia thành:


+ Sai sót tự cân bằng
+ Sai sót không tự cân bằng.
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính

à Sai sót tự cân bằng là những sai sót sẽ tự sửa (tự điều chỉnh
đúng) sau hai kỳ kế toán.
Ví dụ 5.10: Việc không ghi nhận lãi vay phải trả vào chi phí kỳ
này (ghi nhận vào chi phí ở kỳ sau khi thanh toán lãi vay) là sai
sót tự cân bằng vì sau hai kỳ sai sót này sẽ không còn nữa (tự
cân bằng).
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến báo cáo
tài chính
à Sửa chữa sai sót tự cân bằng:
- Thứ nhất, xác định xem công ty đã khóa sổ kế toán trong năm phát hiện
sai sót hay chưa:
&. Trường hợp công ty đã khóa sổ kế toán trong năm hiện tại (năm phát
hiện sai sót):
+ Nếu sai sót đã tự cân bằng, không cần thực hiện bút toán điều chỉnh.
+ Nếu sai sót chưa tự cân bằng, thực hiện bút toán điều chỉnh số dư
hiện tại của lợi nhuận giữ lại (lợi nhuận chưa phân phối).
&. Trường hợp công ty chưa khóa sổ kế toán trong năm hiện tại:
+ Nếu sai sót đã tự cân bằng, thực hiện bút toán để sửa chữa sai sót
trong kỳ hiện tại và để điều chỉnh số dư đầu kỳ của lợi nhuận giữ lại
+ Nếu sai sót chưa tự cân bằng, hãy thực hiện bút toán để điều chỉnh số
dư đầu kỳ của lợi nhuận giữ lại.
- Thứ hai, nếu công ty trình bày BCTC dạng so sánh, phải trình bày lại số
liệu cho mục đích so sánh, ngay cả khi không cần thực hiện bút toán điều
chỉnh.
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính

Ví dụ 5.11: Khi kiểm tra số liệu tại PepsiCo. Inc, kiểm toán viên
đã phát hiện: Vào ngày 31/12/(N-1), PepsiCo. Inc đã không ghi
nhận lãi tiền vay phải trả cho năm (N-1) là CU3,600. Số tiền lãi
vay này đã ghi nhận vào chi phí năm N khi thanh toán. Hãy thực
hiện bút toán để sửa chữa sai sót trên vào ngày 31/12/N, giả sử
PepsiCo chưa khóa sổ kế toán năm N?
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính
Ví dụ 5.11: Phân tích ảnh hưởng của sai sót:

- Khi PepsiCo ghi nhận lãi vay phải trả của năm (N-1) vào năm
N, làm cho chi phí lãi vay năm N tăng lên CU3,600 (tạo ra một
ghi Nợ vào tài khoản Chi phí lãi vay năm N thêm CU3,600).

- Vì PepsiCo không ghi nhận tiền lãi vay phải trả cho năm (N-1)
làm cho Chi phí lãi vay năm (N-1) bị giảm và lợi nhuận thuần
năm (N-1) tăng lên CU3,600.

- Do lợi nhuận thuần năm (N-1) tăng CU3,600, nên tài khoản Lợi
nhuận giữ lại bị tăng lên CU3,600.
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính

Ví dụ 5.11: Bút toán điều chỉnh để sửa chữa sai sót:

Nợ TK Lợi nhuận giữ lại 3,600


Có TK Chi phí lãi vay 3,600

Nếu PepsiCo đã khóa sổ kế toán cho năm N, không cần có bút


toán điều chỉnh vì ảnh hưởng của sai sót đã tự cân bằng. Tuy
nhiên, nếu PepsiCo trình bày BCTC dạng so sánh cho năm (N-1)
và N, thì phải điều chỉnh lại các khoản mục liên quan cho năm
(N-1) cho mục đích BCTC.
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính

à Sai sót không tự cân bằng là những sai sót sẽ không tự sửa
(không tự điều chỉnh đúng) trong kỳ kế toán tiếp theo.
Ví dụ 5.12: Kế toán ghi nhận ngay chi phí mua thiết bị có thời
gian sử dụng hữu ích 4 năm vào chi phí trong kỳ phát sinh.

à Đối với sai sót không tự cân bằng, đều phải thực hiện bút toán
điều chỉnh để sửa chữa các mục cho chính xác, ngay cả khi đã
khóa sổ kế toán.
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính
à Sai sót không tự cân bằng:

Ví dụ 5.13: Vào ngày 01/01/(N-2), Parsons Corporation đã mua


một thiết bị sản xuất với giá CU60,000 có thời gian sử dụng ước
tính là 5 năm. Kế toán của Parsons ghi giá trị của thiết bị này vào
chi phí năm (N-2) nhưng đã phát hiện ra sai sót vào năm (N-1).
Hãy thực hiện các bút toán điều chỉnh để sửa chữa sai sót trên
trong trường hợp:
a) Parsons chưa khóa sổ kế toán cho năm (N-1)
b) Parsons đã khóa sổ kế toán cho năm (N-1).
Giả định không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh
nghiệp và tất cả tài sản cố định của Parsons sử dụng phương pháp
khấu hao theo đường thẳng.
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính
Ví dụ 5.13:
a) Trường hợp Parsons chưa khóa sổ kế toán cho năm (N-1)
- Tính toán ảnh hưởng của sai sót đến lợi nhuận giữ lại ngày
31/12/(N-2):
+ Chi phí năm (N-2) đã ghi tăng: 60,000
+ Chi phí khấu hao đúng cho năm (N-2): (12,000)
+ Lợi nhuận giữ lại cuối năm (N-2) bị ghi giảm: 48,000

- Bút toán điều chỉnh ngày 31/12/(N-1) để sửa chữa sai sót:
Nợ TK Thiết bị 60,000
Nợ TK Chi phí khấu hao 12,000
Có TK Lợi nhuận giữ lại 48,000
Có TK Hao mòn lũy kế thiết bị 24,000
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính
Ví dụ 5.13:
b) Trường hợp Parsons đã khóa sổ kế toán cho năm (N-1)

- Tính toán ảnh hưởng của sai sót đến lợi nhuận giữ lại ngày
31/12/(N-1):
+ Lợi nhuận giữ lại cuối năm (N-2) bị ghi giảm 48,000
+ Chi phí khấu hao đúng cho năm (N-1): (12,000)
+ Lợi nhuận giữ lại cuối năm (N-1) bị ghi giảm: 36,000

- Bút toán điều chỉnh để sửa chữa sai sót như sau:
Nợ TK Thiết bị 60,000
Có TK Lợi nhuận giữ lại 36,000
Có TK Hao mòn lũy kế thiết bị 24,000
5.4. Phân tích ảnh hưởng của các sai sót kế toán đến
báo cáo tài chính

Ví dụ minh họa cách một công ty trình bày việc điều chỉnh sai
sót trên BCTC.
(Xem ví dụ 5.14 - Giáo trình)
5.5. Đặc điểm kế toán trường hợp thay đổi chính sách kế toán, ước tính
kế toán và các sai sót theo hệ thống kế toán Việt Nam

à Ở Việt Nam, kế toán thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế
toán và các sai sót được quy định tại CMKTVN số 29 (VAS 29)

à Về cơ bản, VAS 29 đều tương đồng với quy định của Chuẩn
mực kế toán quốc tế (IAS 8) bao gồm:
- Các loại thay đổi kế toán;
- Cách xác định từng loại thay đổi kế toán;
- Nguyên tắc điều chỉnh và trình bày BCTC cho từng loại thay
đổi kế toán.
5.5. Đặc điểm kế toán trường hợp thay đổi chính sách kế toán, ước tính
kế toán và các sai sót theo hệ thống kế toán Việt Nam

à Bên cạnh VAS 29 còn có các Thông tư hướng dẫn cụ thể cách
thức thực hiện các bút toán điều chỉnh và trình bày BCTC về
thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót gắn
với Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành.

à Các bút toán cụ thể để điều chỉnh các mục bị ảnh hưởng,
được gắn với:
- Hệ thống tài khoản kế toán;
- Phương pháp kế toán từng nghiệp vụ cụ thể
Nội dung cơ bản của kế toán thay đổi
chính sách kế toán, ước tính kế toán và
các sai sót theo hệ thống kế toán Việt Nam

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Thay đổi chính sách kế toán

à Thay đổi chính sách kế toán là việc thay đổi các nguyên tắc,
cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể mà doanh nghiệp đã áp
dụng trong việc lập và trình bày BCTC
Ví dụ 5.15: Thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho; thay
đổi phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái; thay đổi
phương pháp kế toán chi phí đi vay, v.v.
à Chỉ được thay đổi chính sách kế toán trong các trường hợp:
(1) Có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc của chuẩn
mực kế toán và chế độ kế toán;
(2) Sự thay đổi sẽ dẫn đến BCTC cung cấp thông tin tin cậy và
thích hợp hơn đối với tình hình tài chính, kết quả hoạt động
kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của DN
Thay đổi chính sách kế toán

à Doanh nghiệp phải áp dụng các thay đổi trong chính sách kế
toán theo VAS 29 như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện việc thay đổi chính
sách kế toán do áp dụng lần đầu các quy định của pháp luật hoặc
chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán:
+ Nếu đã có các hướng dẫn chuyển đổi cụ thể (cho phép hồi tố
hoặc không hồi tố) thì phải thực hiện theo hướng dẫn.
+ Nếu không có quy định về hồi tố thì được áp dụng phi hồi tố
chính sách kế toán đó.

- Trường hợp doanh nghiệp tự nguyện thay đổi chính sách kế toán
thì phải áp dụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế toán đó.
Thay đổi chính sách kế toán

à Nguyên tắc điều chỉnh khi áp dụng hồi tố thay đổi chính sách
kế toán:
Doanh nghiệp phải xác định ảnh hưởng của sự thay đổi đến BCTC
của từng năm, kể từ ngày phát sinh giao dịch lần đầu tiên. Sau khi
xác định được ảnh hưởng, phải thực hiện:

+ Điều chỉnh lại số dư đầu năm của các tài khoản bị ảnh
hưởng thuộc vốn chủ sở hữu và các tài khoản có liên quan thuộc nợ
phải trả hoặc tài sản của năm hiện tại;
+ Điều chỉnh lại số liệu so sánh của BCTC của từng năm
trước bị ảnh hưởng và trình bày lại số liệu so sánh sau khi đã điều
chỉnh của từng năm trước vào Thuyết minh BCTC của năm hiện tại.
Thay đổi ước tính kế toán
à CMKT Việt Nam về thay đổi ước tính kế toán không có sự khác
biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế.
à Thay đổi ước tính kế toán là việc điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài
sản, nợ phải trả hoặc giá trị tiêu hao định kỳ của tài sản được tạo
ra từ việc đánh giá tình hình hiện thời và lợi ích kinh tế trong
tương lai cũng như nghĩa vụ liên quan đến tài sản, nợ phải trả đó.
à Các ước tính kế toán thường được thực hiện đối với: Các khoản
phải thu khó đòi; Giá trị hàng tồn kho lỗi mốt; Xác định thời
gian sử dụng hữu ích hoặc cách thức sử dụng tài sản cố định;
Nghĩa vụ bảo hành sản phẩm v.v...

à Do đó thay đổi ước tính được điều chỉnh phi hồi tố vào BCTC
của năm hiện tại.
Thay đổi ước tính kế toán

Ví dụ 5.16: Ngày 02/01/(N-6), Công ty MBA mua một thiết bị với


giá CU610 sử dụng cho bộ phận quản lý. Thiết bị này có thời gian
sử dụng dự kiến là 10 năm và giá trị thanh lý thu hồi ước tính là
CU10. Thiết bị này đã được khấu hao theo phương pháp đường
thẳng là 6 năm. Đầu năm N, thiết bị được ước tính thời gian sử dụng
hữu ích còn lại là 8 năm với giá trị thanh lý thu hồi ước tính là CU2.
Yêu cầu: Tính và ghi nhận chi phí khấu hao thiết bị cho năm N, biết
Công ty MBA vẫn áp dụng khấu hao đường thẳng cho thiết bị này.
Thay đổi ước tính kế toán

Ví dụ 5.16: Đầu năm N, ta có:


+ KH lũy kế của thiết bị: (610 - 10)/10*6 = 360
+ Giá trị còn lại của thiết bị: 610 - 360 = 250
+ Giá trị phải KH trong đời sử dụng còn lại của TB: 250 - 2 = 248
+ Mức khấu hao năm: 248/8 = 31
+ Bút toán ghi nhận khấu hao năm N là:

Nợ TK Chi phí quản lý 31

Có TK Hao mòn TSCĐ 31


Điều chỉnh kế toán do sai sót
à CMKT Việt Nam quy định nguyên tắc sửa chữa sai sót phù
hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế.
(1) Sai sót của năm hiện tại
Sai sót phát sinh trong năm hiện tại hoặc phát sinh trong năm trước
nhưng BCTC của năm trước chưa công bố thì đều phải được điều
chỉnh trước khi công bố BCTC.
(2) Sai sót của các năm trước
+ Nếu là sai sót trọng yếu được phát hiện sau khi BCTC của năm
trước đã công bố phải được sửa chữa theo phương pháp điều chỉnh
hồi tố.
+ Nếu là sai sót không trọng yếu được phát hiện sau khi BCTC của
năm trước đã công bố thì được sửa chữa bằng cách điều chỉnh phi
hồi tố vào sổ sách kế toán và BCTC năm hiện tại.
Điều chỉnh kế toán do sai sót

Ví dụ 5.17:
Đầu năm (N-1), Công ty Sông Hồng phát hành trái phiếu với
mệnh giá CU300, thời hạn 2 năm, lãi trả trước 2 năm là
CU48. Cuối năm N, khi đáo hạn mới phát hiện lãi trả trước
chưa phân bổ.
Điều chỉnh kế toán do sai sót
Hướng dẫn ví dụ 5.17:
Đây là sai sót của năm (N-1) và năm N được phát hiện vào cuối
năm N khi BCTC năm N chưa phát hành.

à Đối với sai sót của năm (N-1) là sai sót của năm trước phát
hiện khi BCTC năm trước đã phát hành:

- Nếu là sai sót trọng yếu, được sửa chữa bằng phương pháp
điều chỉnh hồi tố:
Điều chỉnh kế toán do sai sót
Hướng dẫn ví dụ 5.17: Nếu là sai sót trọng yếu, được sửa chữa bằng
phương pháp điều chỉnh hồi tố:
1) Tính toán và lập Bảng kê ảnh hưởng của điều chỉnh sai sót đến
BCTC:
Khoản mục báo cáo Ảnh hưởng của điều chỉnh sai sót đến
Kết quả hoạt động kinh doanh năm (N-1)
+ Chi phí tài chính Tăng 24
+ LN kế toán trước thuế TNDN Giảm 24
+ Chi phí thuế TNDN hiện hành Giảm 4,8
+ Lợi nhuận sau thuế TNDN Giảm 19,2
Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/(N-1)
+ Chi phí trả trước Giảm 24
+ Thuế TNDN phải trả Giảm 4,8
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Giảm 19,2
Điều chỉnh kế toán do sai sót
2) Điều chỉnh số dư đầu năm của các TK liên quan (trên sổ KT năm
hiện tại - Năm N)
-> Do ảnh hưởng của việc điều chỉnh sai sót nên số dư đầu
năm N các TK 242, TK 333, TK 421 được điều chỉnh như sau:
+ Số dư Có đầu năm TK 333 giảm: 4,8
+ Số dư Có đầu năm TK 421 giảm: 19,2
+ Số dư Nợ đầu năm TK 242 giảm: 24
-> Bút toán điều chỉnh vào số dư đầu năm N:

Nợ SD đầu năm TK 3334: 4,8

Nợ SD đầu năm TK 4211: 19,2

Có SD đầu năm TK 242: 24


Điều chỉnh kế toán do sai sót
3) Điều chỉnh số liệu cột thông tin so sánh (cột năm trước) của BCTC
năm N:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N Năm nay Năm trước
+ Chi phí tài chính Tăng 24
+ LN kế toán trước thuế TNDN Giảm 24
+ Chi phí thuế TNDN hiện hành Giảm 4,8
+ Lợi nhuận sau thuế TNDN Giảm 19,2
Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N Số cuối năm Số đầu năm
+ Chi phí trả trước Giảm 24
+ Thuế TNDN phải trả Giảm 4,8
+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Giảm 19,2

4) Giải trình trên Thuyết minh BCTC năm N về số liệu điều chỉnh do
sai sót kế toán
Điều chỉnh kế toán do sai sót
Hướng dẫn ví dụ 5.17:
Đây là sai sót của năm (N-1) và năm N được phát hiện vào cuối
năm N khi BCTC năm N chưa phát hành.

+ Đối với sai sót của năm (N-1) là sai sót của năm trước phát
hiện khi BCTC năm trước đã phát hành:

- Nếu là sai sót không trọng yếu, được sửa chữa bằng phương
pháp phi hồi tố vào sổ kế toán năm hiện tại, bút toán điều chỉnh
sai sót:
Nợ TK Chi phí tài chính 24
Có TK Chi phí trả trước 24
Điều chỉnh kế toán do sai sót

Hướng dẫn ví dụ 5.17:


Đây là sai sót của năm (N-1) và năm N được phát hiện vào
cuối năm N khi BCTC năm N chưa phát hành.

+ Đối với sai sót của năm N là sai sót của năm hiện tại: phải
thực hiện bút toán điều chỉnh trước khi lập và công bố BCTC.

Bút toán điều chỉnh sai sót của năm N:


Nợ TK Chi phí tài chính 24
Có TK Chi phí trả trước 24

You might also like