Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 48

Chương 1

1. Số liệu thường được dùng để ptbctc và công bố thông tin rộng tãi là số liệu
được lập từ?
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính.
2. Khi đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch thì gốc so sánh là ?
Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc
vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác,
bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác... Việc so sánh về
không gian thường được sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp
so với đối thủ cạnh tranh, so với số bình quân ngành, bình quân khu vực... Cần lưu
ý rằng, khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thể đổi chỗ
cho nhau mà không ảnh hưởng đến kết luận phân tích. Về thời gian, gốc so sánh
được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán.
3. Khi phân tích kết cấu của tài sản , nguồn vốn của DN trên BCĐKT, chủ
thể phân tích sử dụng phương pháp ?
Phương pháp phân tích dọc.
4. Để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu TC trên BCTC, chủ thể phân
tích sử dụng phương pháp?
Phương pháp phân tích ngang
5. Đối tượng của ptbctc là?
Đối tượng của phân tích báo cáo tài chính là hệ thống chỉ tiêu tài chính phản ánh
trên các BCTC cùng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng BCTC hoặc giữa các
BCTC với nhau.
6. Khi áp dụng phương pháp cân đối trong phân tích chủ thể phân tích
muốn xác định sự ảnh hưởng của nhân tố nào thì chỉ cần?
Để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối
tượng nghiên cứu.
7. Cơ quan thuế thường không quan tâm đến chỉ tiêu nào khi PTBCTC?
Các chỉ tiêu về dòng tiền của doanh nghiệp.
8. Muốn xác định được vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác
định là trị số gì?
Giá trị của doanh nghiệp.
9. Thông tin từ việc PTBCTC sẽ cung cấp cho ai?
Với đối tượng là đầu tư: Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, các nhà
đầu tư rất chú trọng đến tính an toàn của những đồng vốn họ bỏ ra, vì vậy, một yếu tố
được quan tâm bởi những nhà đầu tư là mức độ rủi ro của dự án đầu tư, trong đó cấu trúc
tài chính doanh nghiệp đặc biệt quan trọng.
Với đối tượng là nhà cung cấp: Những nhà cung cấp lại quan tâm đến khả năng thanh
toán các khoản nợ tiền hàng hóa của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp thường quan tâm
đến khả năng thanh toán nhằm đáp ứng những yêu cầu chi trả trong thời gian ngắn hạn
của doanh nghiệp.
Với đối tượng là ngân hàng, tổ chức tín dụng: Những tổ chức tín dụng lại quan tâm đến
khả năng thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp.
Với đối tượng là nhà quản lý doanh nghiệp: Nhà quản lý doanh nghiệp cần thông tin từ
phân tích tài chính doanh nghiệp để kiểm soát, giám sát, điều chỉnh tình hình hoạt động
thực tế của doanh nghiệp. Các thông tin này giúp họ đưa ra những quyết định về cơ cấu
nguồn tài chính, đầu tư hay phân chia lợi nhuận, biện pháp điều chỉnh hoạt động phù
hợp…
Với đối tượng là cơ quan thuế, hải quan: Những thông tin này giúp cơ quan thuế và hải
quan nắm rõ tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp với nhà nước.
10. Đối tượng nào ít quan tâm đến việc PTBCTC của DN?
Người lao động bên trong doanh nghiệp.
11. Khi thực hiện phân tích báo cáo các chỉ tiêu được tính trong cùng 1
khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất những nội dung nào?
Thống nhất kỳ ghi nhận hạch toán và phương pháp hạch toán.
12. Phương pháp so sánh kết cấu nhằm mục đích đánh giá mức độ cấu thành
của?
Tài sản và nguồn vốn
13. Thông tin chủ yếu phục vụ PTBCTC mà mọi chủ thể phân tích tiếp cận
được là?
Báo cáo tài chính
14. Phương pháp số chênh lệch được dùng để phân tích nhân tố có nhiều ảnh
hưởng như thế nào? (điều kiện áp dụng)
Phương pháp số chênh lệch chỉ áp dụng khi các nhân tố có quan hệ với nhau và
quan hệ với chỉ tiêu phân tích ở dạng tích số hoặc thương số.
15. Điều kiện áp dụng của phương pháp thay thế liên hoàn là gì ?
Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện
mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất
định. Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và
chú ý:
+ Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau.
+ Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.
+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để
tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại.
16. Tỷ lệ % hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch của DN A là 150% cho
biết điều gì ?
Cho biết lợi nhuận thực hiện đã tăng 50% so với lợi nhuận kế hoạch.
17. Phương pháp so sánh tương đối kết cấu được sử dụng khi nào
Khi ghi nhận được tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân
tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.
18. Trình bày khái niệm PTBCTC
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích
thích hợp để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên các Báo cáo tài
chính.
19. Trình bày điều kiện nội dung ý nghĩa của
+ Phương pháp loại trừ
Trong phân tích kinh doanh, để có cơ sở đánh giá, nhận xét đúng thì vấn đề quan
trọng và rất được quan tâm nghiên cứu là các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng
và lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh.
Phương pháp thường được sử dụng để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố là phương pháp loại trừ.
Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố này thì
loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.
Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm có thể qui về sự
ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Lượng hàng hoá bán ra được tính bằng đơn vị tự nhiên (cái, chiếc...) hoặc đơn vị
trọng lượng (tấn, tạ, kg...).
- Giá bán ra của một đơn vị sản phẩm hàng hoá tiêu thụ được tính bằng đơn vị tiền.
+Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế
nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác
biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối
tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết
định lựa chọn. Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một
số vấn đề sau đây:
Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được phải
đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán,
thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
Gốc so sánh: Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian,
tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với
đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác, …
Việc so sánh về không gian thường được sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại
của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, so với số bình quân ngành, bình quân
khu vực, … Cần lưu ý rằng, khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm
phân tích có thể đổi chỗ cho nhau mà không ảnh hưởng đến kết luận phân tích. Về
thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế
hoạch, dự toán, …
Cụ thể: – Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so
sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ
trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ
tiêu ở các kỳ gốc khác nhau; – Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
đặt ra, gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so
sánh giữa trị số thực tế với trị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu. – Khi đánh giá
vị thế của doanh nghiệp trong ngành, đánh giá năng lực cạnh tranh thường so sánh
chỉ tiêu thực hiện của doanh nghiệp với bình quân chung của ngành hoặc so với chỉ
tiêu thực hiện của đối thủ cạnh tranh.
+Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là phương pháp biến dạng của phương pháp thay thế
liên hoàn. Nhưng cách tính đơn giản hơn và cho phép tính ngay được kết quả cuối
cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số
chênh lệch về giá trị kì phân tích so với kế hoạch của nhân tố đó.
Phương pháp số chênh lệch là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật
được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế.
+ Phương pháp cân đối
Phương pháp cân đối: Phương pháp cân đối là phương pháp được sử dụng để xác
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên
cứu nếu chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng
dưới dạng tổng hoặc hiệu.
20. Trong PTBCTC điểm giống nhau giũa phương pháp cân đối và loại trừ
là ?
Sử dụng để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
21. Mục đích ý nghĩa của phương pháp Dupont
Phân tích Dupont là một phương pháp quan trọng để đánh giá hiệu suất tài chính
của một công ty. Phân tích này tập trung vào mối quan hệ giữa lợi nhuận và các
yếu tố tài sản và vốn chủ sở hữu. Bằng cách phân tách các thành phần quan trọng
của công thức lợi nhuận ròng, phân tích Dupont giúp cung cấp cái nhìn chi tiết và
sâu sắc về nguồn gốc và mức độ tạo ra lợi nhuận trong doanh nghiệp.
22. Khái niệm nội dung của tổ chức PTBCTC
Tổ chức phân tích báo cáo tài chính là việc thiết lập một mối liên hệ theo một trật
tự xác định giữa các công cụ kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính trong từng nội
dung phân tích cụ thể.
Nhằm đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài chính, hiệu quả kinh doanh, giá
trị doanh nghiệp, rủi ro tài chính, chỉ rõ sai lầm, vạch ra tiềm năng và tìm biện
pháp khắc phục nhằm cải tiến công tác quản lí kinh doanh.
23. Tổ chức PTBCTC là các công việc như:
Tổ chức phân tích báo cáo tài chính bao gồm các khâu công việc như: Chuẩn bị
phân tích, tiến hành phân tích và kết thúc phân tích.
- Chuẩn bị phân tích là bước công việc đầu tiên của tổ chức phân tích báo cáo tài
chính nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi tiến hành phân tích
báo cáo tài chính và là khâu công việc quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích báo cáo tài chính đối với việc cung cấp
thông tin cho quản lí.
Công tác chuẩn bị phân tích kinh doanh bao gồm việc xây dựng chương trình (kế
hoạch) phân tích và thu thập, xử lí tài liệu phục vụ cho việc phân tích báo cáo tài
chính.
- Tiến hành phân tích báo cáo tài chính là quá trình thực hiện các nội dung công
việc đã ấn định trong kế hoạch phân tích. Kết quả của bước công việc này mang
tính quyết định của cả quá trình phân tích.
Do vậy, khi tiến hành phân tích, cần phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch phân tích đã
được xây dựng mà không được tự ý thay đổi kế hoạch. Định kì phải tiến hành tổng
hợp kết quả phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch phân tích.
Trong thực tế, qui trình tiến hành phân tích báo cáo tài chính phụ thuộc vào nội
dung, mục đích và phạm vi phân tích của từng đợt phân tích. Do vậy, các bước
công việc cũng như kĩ thuật phân tích áp dụng cụ thể cũng khác nhau.
- Kết thúc quá trình phân tích báo cáo tài chính, các nhà phân tích phải nêu được
kết luận phân tích, viết báo cáo phân tích và hoàn thiện hồ sơ phân tích. Báo cáo
phân tích là văn bản thể hiện nội dung và kết quả phân tích bằng lời văn.
Nội dung cụ thể của kết luận phân tích hay báo cáo phân tích khá đa dạng, phụ
thuộc vào mục tiêu, phạm vi và nội dung phân tích.
24. PTBCTC có ý nghĩa:
Phân tích báo cáo tài chính không những phục vụ cho nhà quản trị, điều hành mà
còn cung cấp những thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình “sức
khỏe” của doanh nghiệp. Cần lưu ý rằng mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có phương
pháp, hình thức phân tích và độ nhấn phân tích khác nhau nhằm nêu bật lên mức
độ trong hoạt động doanh nghiệp. Tuy vậy, phân tích tài chính vẫn phải đảm được
2 mục đích:
Mục đích ra quyết định:Dựa trên các con số cụ thể, việc phân tích sẽ đánh sâu vào
yếu tố mạnh yếu của doanh nghiệp như: chỉ số nguồn vốn, tỉ số thanh khoản, chỉ
tiêu thanh toán ngay.
Mục đích đầu tư vào doanh nghiệp hoặc rời bỏ doanh nghiệp: Việc phân tích này
đòi hỏi chuyên sâu hơn rất nhiều: vì ngoài việc phân tích các yếu tố tài chính thì
lồng vào đó là phân tích rất nhiều các chỉ số phi tài chính như: tình hình nhân sự,
hoạt động marketing, chế độ phúc lợi, những khó khăn của doanh nghiệp… Từ đó
mới đề ra được các nhóm giải pháp khắc phục hoặc tăng cường trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
25. Để áp dụng phương pháp so sánh cần tồn tại ít nhất (điều kiện)
1 tiêu chí đồng nhất giữa các chỉ tiêu.
26. Để đánh giá được vị trí của DN khi phân tích thông qua các hệ số tài chính
cần:
Có đủ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong cùng ngành.
27. Khi sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích nếu phân loại theo tính
chất ảnh hưởng của nhân tố thì trình tự phân tích của nhân tố được sắp xếp
như thế nào?
Nhân tố trọng yếu hơn thì đánh giá trước.
28. Khi sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích nếu phân loại theo tính tất
yếu của nhân tố thì trình tự phân tích của nhân tố được sắp xếp như thế nào?
Nhân tố trọng yếu hơn thì đánh giá trước.
29. DN có ROE là 15% ROA 12% thì hệ số vốn chủ sở hữu sẽ là
Hệ số VCSH = ROA/ROE = 12%/15% = 0,8
30. Chi phí bán hàng năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ công tác quản lý
chi phí bán hàng chưa hiệu quả đúng hay sai?
Sai. Vì chưa khẳng định được chi phí bán hàng cao có mang về doanh thu cao hơn
hay không.
31. DN có ROE là 15% ROA 10,5% thì tỉ số nợ tổng tài sản sẽ là
Hệ số nợ = 1 – ROA/ROE = 1 – 10,5%/15% = 0,3
32. Có số liệu sau:
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
Số lượng bán (Q) 30 40 10
Đơn giá (P) 15 18 3
Doanh thu = P*Q 450 720 270
Nhân tố số lượng làm tăng doanh thu 1 lượng là?
= 10 x 15 = 150
Nhân tố đơn giá làm tăng DT 1 lượng là?
= 40 x 3 = 120
33. Cho bảng dữ liệu:
Chỉ tiêu Năm N Tỷ trọng Năm N- Tỷ trọng +- Tỷ lệ +- +-
(TR1) 1 (TR0) Chênh % Chênh
lệch lêch TR
Nợ ngắn 300 17.9% 200 27.9% 100 50% -10%
hạn
Nợ dài 20 0.99% 25 2,67% ... -20% -1,68%
hạn

Số liệu cần điền vào .... là?


= 20 – 25 = -5
CHƯƠNG 2

1. Đối với các công ty đại chúng, báo cáo thường niên bắt buộc phải có những
báo cáo nào?
Thông tin chung; Tình hình hoạt động trong năm; Báo cáo và đánh giá của Ban
giám đốc; Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của công ty; Quản trị công
ty và Báo cáo tài chính.
2. HTK chiếm 30% tổng TS của DN thì chắc chắn sẽ chiếm 30% tổng TSNH
của DN đúng hay sai ?
Sai vì TSDH có thể > 0
3. Có só liệu sau:
Chỉ tiêu Năm N Năm N-1 Chênh lệch
Giá vốn hàng bán 15.000 12.000 3.000
(1)
Hàng tốn kho 3000 2000 2000
bình quân (2)
Vòng quay HTK 5 6 -1
(1)/(2)
Số liệu trên cho biết, sự thay đổi của HTK trong năm N so với năm N-1 làm
vòng quay HTK năm N giảm so với năm N-1 là:
1 vòng
4. Có số liệu sau:
Chỉ tiêu Năm N Năm N-1 Chênh lệch
LN sau thuế (1) 6000 5000 1000
TS bình quân (2) 5000 2000 3000
ROA=(1)/(2) 1.2 2.5 -1.3
Sự thay đổi của TS bình quân năm N so với năm N-1 đã làm ROA năm N
giảm so với năm N-1 là:
1,3 lần
5. Số liệu được trình bày trên BCĐKT mang tính:
Tính thời điểm
6. Việc sắp xếp thứ tự phần TS trên BCĐKT theo tiêu chí nào?
Khả năng thanh khoản
7. Đối tượng phải lập BCTC là:
- Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm:
Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh
nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập
theo dạng đầy đủ.
- Đối tượng lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý và Báo cáo
tài chính bán niên):
+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi
phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ;
+ Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên được khuyến
khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).
+ Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở
hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo
tài chính giữa niên độ của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật
mà đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh.
8. Phương pháp xác định giá trị HTK cuối kì tác động đến chỉ tiêu nào trong
các chỉ tiêu trên BC kết quả hoạt động kinh doanh?
Giá vốn hàng bán.
9. Các khoản nào không nằm trong các khoản giảm trừ doanh thu?
Khi không phải các khoản: 1. Chiết khấu thương mại; 2. Giảm giá hàng bán; 3.
Hàng bán bị trả lại.
10. BCĐKT là BCTC phản ánh ?
Tình hình tài sản và nguồn vốn
11. BCKQHĐSXKD phản ảnh gì ?
Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận
12. Việc sắp xếp thứ tự các chỉ tiêu phần nguồn vốn theo tiêu chí nào
Thời gian nắm giữ
13. Các khoản mục TSNH trên BCĐKT là:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
TSNH khác
14. Các chỉ tiêu trên BCĐKT được sắp xếp theo?
Tính thanh khoản
15. BCĐKT là BCTC cho biết?
Tình hình tài sản và nguồn vốn
16. BCLCTT là BCTC cho biết?
Tình hình nhập xuất tồn quỹ tiền và các khoản tương đương tiền.
17. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD được xác định bằng?
= Lợi nhuận gộp + DTTC – CPTC – CPBH - CPQLDN
18. Khoản mục Nợ Ngắn Hạn trong BCĐKT gồm những yếu tố nào?
1. Phải trả người bán ngắn hạn
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao động
5. Chi phí phải trả ngắn hạn
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn
9. Phải trả ngắn hạn khác
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
13. Quỹ bình ổn giá
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
19. Để đánh giá tổng quát năng lực hoạt động kinh doanh và trình sử dụng độ
vốn của DN người phân tích sẽ sử dụng báo cáo nào?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán
20. DN huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu thể hiện điều gì?
Nợ phải trả tăng.
21. DN chi tiền cho vay, góp vốn LĐLK, mua trái phiếu, cổ phiếu thể hiện
điều gì?
Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư tăng chi
22. DN thu tiền từ việc phát hành cổ phiếu được phản ánh vào luồng tiền của
hoạt động nào trên BCLCTT?
LCTT HĐ tài chính
23. Luồng tiền từ hđ kinh doanh là ?
Xuất nhập tiền từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chính của doanh
nghiệp.
24. Trên BCLCTT, Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá khả năng hoạt động,
khả năng tạo tiền của DN là?
LCTT từ hoạt động kinh doanh
25. Tiền chi để mua sắm TSCĐ thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động nào
Đầu tư.
26. Loại ts có tính thanh khoản cao nhất là gì?
Tiền mặt
27. Dữ liệu trên BCĐKT cho biết điều gì?
Tình hình tài sản và nguồn vốn
28. Một trong những hạn chế khi sử dụng BCĐKT là gì ?
Không có tính thời kỳ
29. Tại thơi điểm lập xong BCTC năm N-1, DN xử lý ntn?
Ghi nhận BCTC đầu năm N.
30. lý do mà chỉ tiêu chi phí lãi vay cần được tách bạch với chỉ tiêu chi phí tài
chính trên bản BCKQKD là:
Vì ngoài chi phí lãi vay còn các chi phí tài chính khác như chiết khấu thanh toán,
lãi/lỗ ngoại tệ.
31. Việc sắp xếp các chỉ tiêu phần TS và NV trên BCĐKT theo tiêu chí lần
lượt là:
Thời gian sử dụng nhanh và thanh khoản nhanh thì xếp lên trước.
32. BCKQHĐKD cho phép trả lời cho câu hỏi gì?
Tình hình doanh thu, chi phí lợi nhuận của công ty ra sao?
33. Hạn chế của việc sử dụng số liệu trên BCĐKT để phân tích tình hình tài
chính DN là ?
Tính thời điểm
34. Căn cứ vào thông tin trên BCTC mang lại, BCTC được coi quan trọng
nhất là?
Thuyết minh BCTC
35. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
1. Chiết khấu thương mại; 2. Giảm giá hàng bán; 3. Hàng bán bị trả lại.
36. KHoản nào không thuộc các khoản giảm trừ DT?
Trừ các khoản “1. Chiết khấu thương mại; 2. Giảm giá hàng bán; 3. Hàng bán bị
trả lại.”
37. Tiền thu từ phát hành trái phiếu thể hiện :
Lưu chuyển tiền tệ tài chính tăng thu
38. DN thu hồi vốn góp vào đơn vị khác thể hiện:
LCTT hoạt động đầu tư tăng
39. Trong các loại TS, ts có tính thanh khoản cao nhất là:
Tiền mặt
40. Đối với DN hoạt động trong lĩnh vực SXKD? HĐ nao thể hiện là hoạt động
kinh doanh của DN:
Bán hàng và cung cấp dịch vụ.
41. LN gộp là chênh lệch giữa DT và CP nhưng chưa bao gồm CP nào:
CPBH và CPQLDN, CP tài chính, chi phí khác, chi phí thuế TNDN
42. DN hđ kinh doanh có lợi nhuận sau khi nộp thuế TNDN, một phần LN
đem chia cổ tức cho cổ đông, phần còn lại đc ghi nhân ở chỉ tiêu nào?
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCĐKT.
43. Các chỉ tiêu ở phần NV trên BCĐKT phản ánh:
Tình hình huy động vốn của công ty.
44. Thu tiền từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu phản ánh:
LCTT từ hoạt động tài chính tăng.
45. Trong năm N công ty chi 300tr để mua 1 chiếc máy sx, số tiền này sẽ được
phản ánh trên BCLCTT năm N ở phần nào?
LCTT từ hoạt động đầu tư.
46. Khi lập BCLCTT tiền thu hồi cho vay và bán lại các công cụ nợ được đưa
vào luồng tiền nào?
LCTT từ hoạt động đầu tư.
47. Mua chịu hàng hóa về nhập kho dự trữ phục vụ sx kd sẽ làm thay đổi
khoản mục nào trên BCĐKT?
Phải trả người bán ngắn hạn.
48. Hoạt dộng tài chính trong BCLCTT bao gồm những hoạt động gì?
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã
phát hành
3. Tiền thu từ đi vay
4. Tiền trả nợ gốc vay
5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
7. Tiền thu khác từ hoạt động tài chính
8. Tiền chi khác cho hoạt động tài chính
50. DN thường thổi phồng doanh thu bằng cách nào?
Ghi nhận các doanh thu với các bên liên quan.
51. Một trong những kĩ thuật giấu lỗ giấu lãi mà DN sử dụng khi lập
BCKQKD là chuyển số liệu của chi tiêu nào?
Thu nhập khác và chi phí khác.
52. Các BCTC khi lập đều bị chi phối bởi các chính sách kế toán. đúng hay
sai?
Đúng.
53. Chủ thể phân tích tình hình TCDN cần hiểu rõ nguyên tắc giá gốc để làm
gì?
Để phân biệt được với giá trị thị trường.
54. Tất cả các DN đại chúng đều lập BCLCTT theo phương pháp trực
tiếp.đúng hay sai?
Sai.
55. Ưu điểm lớn nhất của BCLCTT theo phương pháp trực tiếp là ?
Phản ánh đúng đắn, trực tiếp, dễ lập.
56. Khi DN chi tiền mua cổ phiếu góp vốn LD được phản ánh vào lưu chuyển
tiền từ hđ đầu tư và khi DN nhận lại vốn góp, tiền thu được phản ánh vào lưu
chuyển tiền thuần từ hđ nào ?
Tài chính.
57. Nếu DN thu hồi các khoản đầu tư mà các khoản thu hồi này có giá trị lớn
hơn giá gốc thì hđ này không ghi nhận trên lưu chuyển tiền từ các hđ của
BCLCTT. đúng hay sai?
Sai.
58. Yếu tố không thể thiếu khi lập BCTC là
Sổ cái kế toán.
59. Số liệu về TSCĐ trình bày trên BCĐKT được ghi nhận theo nguyên tắc
giá gốc vì vậy khi phân tích các vấn đề về giá trị TSCĐ chủ thể phân tích
không tìm thấy bất cứ thông tin nào chứng minh giá trị thị trường của loại
này. đúng hay sai?
Sai, việc trích lập dự phòng rủi ro một số loại tài sản như hàng tồn kho, đầu tư tài
chính góp phần chứng minh giá trị thị trường của các chỉ tiêu đó.
60. Vì TS thuê tài chính không thuộc sở hữu của DN nên khi lập BCTC phải
loại bỏ khỏi thông tin trình bày trên BCTC. đúng hay sai?
Sai, tài sản thuê tài chính làm tăng tài sản cố định và làm tăng nợ phải trả.
61. Việc ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc chỉ áp dụng với các loại TS trong
DN. đúng hay sai?
Đúng
62. Thông thường DN “làm đẹp” BCTC nhằm mục đích gì?
Thu hút nhà đầu tư, ngân hàng cấp tín dụng.
63. Mục đích của các thông tin trình bày trên BCLCTT là gì ?
Phản ánh tình hình xuất nhập tồn quỹ tiền và các khoản tương đương tiền.
64. Các sự kiện xảy ra sau khi lập BCTC năm N thì không thể hiện trên
BCTC năm N. đúng hay sai ?
Sai
65. DN tại ngày 31/12/N
Tiền 120
Vay NH ngân hàng 450
Phải thu ngắn hạn 2350
Đầu tư CK ngắn hạn:500
TSCĐ hữu hình:2300
Khấu hao lũy kế:300
Phát hành trái phiếu dài hạn 1600
Vốn góp ban đầu 1120
Tổng TS của CT là? = 120 + 2350 + 500 + 2300 – 300 = 4970
Tổng TSNH của CT là? = 120 + 2350 + 500 = 2970
Tổng NV của công ty là ? = TS = 4970
66. Tại công ty B 31/12/N
Vay NH ngân hàng 1450tr
Đầu tư CK ngắn hạn 150tr
Phải trả 2200tr
LN năm trc 1300tr
Phát hành trái phiếu dài hạn 1200tr
Vốn góp ban đầu 1120tr
Tổng NV của công ty là? = 1450 + 2200 + 1300 + 1200 + 1120 = 7270
Tổng TS của CT là? = 7270
Tổng TSNH của CT là? = 150
67. Tại công ty X 31/12/N
DTBH 80580tr
Giảm trừ DT 580tr
GVHB 65230tr
DTHĐ TC 520tr
CP lãi vay 320tr
CPBH 320tr
CPQLDN 670tr
LN thuần từ hđ kd là ? = 80580-580-65230+520-320-320-670 = 13980 trđ
68. Tại công ty X 31/12/N
TSNH 499000
Tiền 139000
Đầu tư TC 5000
HTK 178000
TSNH 9000
Vay nợ NH 234000
Phải trả NCC 250000
Khoản phải thu NH của cty là? = 499000-139000-5000-178000 = 177000
69. Thu thanh lý TS 1580
Mua Trái phiếu cp:120
Mua dây chuyền sx:850
Thu tiền từ phát hành cổ phiếu:1450
Thu hồi vốn đầu tư vào công ty khác: 2500
Dòng tiền thuần từ hđ đầu tư là: = 1580-120-850+2500 = 3110
69. DTBH 80000tr
Các khoản giảm trừ thu 380tr
GVHB 60230tr
DT hđ TC 720tr
CP lãi vay 320tr
CP BH 425tr
CP QLDN 720tr
LNTT là ? = 80000-380-60230+720-320-425-720 = 18645
70. Tiền 120tr
Vay NH 450tr
Phải thu 2350tr
Đầu tư ck 500tr
Khoản phải trả 3200tr
TSCĐ HH 2300tr
KHLK 300tr
Phát hành TP dài hạn:1600tr
Vốn góp ban đầu: 1200tr
Thông tin trên cho biết điều gì
Tình hình tài sản và nguồn vốn.
71. Tiền thu từ BH 600000
Chi tiền trả NCC 450000
Trả lương NLĐ: 250
Trả lãi tiền vay: 1200
Chi nộp thuế TNDN 650
Thông tin trên cho biết điều gì?
Tình hình lưu chuyển tiền tệ
72. Tại CTX 31/12/N
LNTT 18595tr
DTBH 80000tr
Các khoản giảm trừ 380tr
DT HĐ TC 720tr
CPBH425:
CPQLDN 770tr
GVHB là? = 800000- 380+720-425-770-18595 = 780550tr
73. Tiền 320tr
Vay NH 350tr
Phải thu NH 2850tr
Đầu tư ck ngắn hạn 700tr
Phải trả NH 3450tr
HTK 1650tr
Phát hành TP dài hạn 1600tr
Vốn góp ban đầu 1120tr
TSDH của DN là? = 3450+1120+1600+350-320-2850-700-1650 = 1000
74. Vay NH ngân hàng 140tr
Trả nợ gốc tp 45tr
Phát hành TP 190tr
Lưu chuyển tiền thuần từ hđtc là?
= 140-45+190 = 285
75. Tiền thu từ bán hàng 3530tr
Tiền thu khác từ hđ kd 20tr
Thanh toán tiền lãi vay 180tr
Nộp thuế TNDN 100tr
Dòng tiền thuần từ HĐKD là?
=3530+20-180-100 = 3270
76. Chi tiền trả NCC 500000tr
Trả lương NLĐ 250tr
Trả lãi vay 1200tr
Dòng tiền ra từ hddkd là?
= 500000+1200+250 = 501450
CHƯƠNG 3

1.Vòng quay khoản phải thu phản ánh:


Hiệu quả trong công tác thu hồi nợ phải thu từ khách hàng, cho biết số lần mà một khoản
phải thu được chuyển đổi thành tiền trong kỳ.
2. Kỳ thu tiền bình quân của DN có ý nghĩa trong việc:
Quản lý thu hồi nợ từ khách hàng, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về lưu chuyển tiền
tệ tốt hay xấu.
3. Khả năng thanh toán ngắn hạn phản ánh:
Năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản
nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
4. Chỉ tiêu VQHTK có ý nghĩa trong việc:
Quản lý hàng tồn kho để xem hàng tồn kho giải phóng đều đặn hay ứ đọng và luân
chuyển nhanh hay chậm.
5. DN được đánh giá là có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi nào?
Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng nợ ngắn hạn
6. Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn có ý nghĩa trong việc:
Đánh giá năng lực thanh toán các khoản nợ bằng các loại tài sản ngắn hạn
7. Tính thanh khoản của ts đặc trưng bởi:
Thời gian và chi phí chuyển đổi thành tiền mặt
8. TS trên BCĐKT đc sắp xếp theo nguyên tắc:
TS thanh khoản thì trình bày trước
9. TS có tính thanh khoản cao nhất là?
Tiền mặt
10.TS có tính thanh khoản thấp nhất là?
TS dài hạn khác
11. Khi pitch khả năng thanh toán của các khoản phải thu cần đánh giá ảnh hưởng
của 2 nhân tố gồm;
Các khoản phải thu ngắn hạn và Nợ ngắn hạn
12. Khi pitch khả năng thanh khoảng của các chỉ tiêu cần đánh giá ảnh hưởng của 2
nhân tố gồm:
Các chỉ tiêu tài sản và các chỉ tiêu nợ phải trả
13. DN bị đánh giá là khả năng thanh khoản của các khoản phải thu chậm khi nào?
Khi vòng quay các khoản phải thu thấp
14. HTK của DN được đánh giá là có khả năng thanh khoản nhanh là khi nào?
Khi vòng quay HTK thu cao
15. HTK của DN được đánh giá là có khả năng thanh khoản chậm là khi nào?
Khi vòng quay HTK thu cao
16. Trong điều kiện các yếu tố không đổi năm N DN có DTT tăng 50% so với năm
N-1, Khoản phải thu tăng 50% so với năm N-1, thì VQKPT năm N so với N-1 sẽ
ntn?
VQKPT năm (N-1) = Doanh thu thuần năm (N-1)/KPT bình quân năm (N-1)
VQKPT năm N = [Doanh thu thuần năm (N-1) x 1,5] / [KPT bình quân năm (N-1) x 1,5]
= Doanh thu thuần năm (N-1)/KPT bình quân năm (N-1)
Hay VQKPT năm N không thay đổi so với năm N-1
17. Trong điều kiện các yếu tố không đổi năm N DN có DTT tăng 50% so với năm
N-1, Khoản phải thu tăng 20% so với năm N-1, thì VQKPT năm N so với N-1 sẽ
ntn?
VQKPT năm (N-1) = Doanh thu thuần năm (N-1)/KPT bình quân năm (N-1)
VQKPT năm N = [Doanh thu thuần năm (N-1) x 1,5] / [KPT bình quân năm (N-1) x 1,2]
= Doanh thu thuần năm (N-1)/KPT bình quân năm (N-1) x 1,25
Hay VQKPT năm N gấp 1,25 lần so với năm N-1
18. Năm N DN có HTK tăng 20% GVHB tăng 60% các yếu tố khác k đổi thì
VQHTK Năm N so với Năm N-1 sẽ ntn?
VQHTK năm (N-1) = GVHB năm (N-1)/HTK bình quân năm (N-1)
VQHTK năm N = [GVHB năm (N-1) x 1,6] / [HTK bình quân năm (N-1) x 1,2]
= GVHB năm (N-1)/HTK bình quân năm (N-1) x 1,33
Hay VQHTK năm N gấp 1,33 lần so với năm N-1
19. Năm N cty có TSNH tăng 25% các yếu tố khác k đổi thì khả năng thanh toán
ngắn hạn của DN Năm N so với Năm N-1 ntn?
KNTT ngắn hạn năm (N-1) = TSNH năm (N-1)/Nợ NH năm (N-1)
KNTT ngắn hạn năm N = [TSNH năm (N-1) x 1,25] / [Nợ NH năm (N-1)]
= TSNH năm (N-1)/Nợ NH năm (N-1) x 1,25
Hay KNTT ngắn hạn năm N gấp 1,25 lần so với năm N-1
20. Năm N+1 Ct dự kiến VQKPT sẽ tăng so với Năm N là 25% các yếu tố khác k
đổi, để đạt được dự kiến thì DN cần thay đổi DTT năm N+1 so với Năm N là
Doanh thu thuần năm (N) = VQKPT năm (N) x KPT bình quân năm (N)
Doanh thu thuần năm (N+1) = [VQKPT năm (N) x 1,25] x KPT bình quân năm (N)) x 1
Như vậy so với năm N thì doanh thu thuần năm N+1 tăng 25%.
21. Nếu DN có VLĐ R>0 thì thông thường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
DN sẽ ntn?
VLĐR>0 thì TSNH > Nợ NH
 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn > 1.
22. DN đc đánh giá là có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn khi nào?
Khi TSNH > Nợ NH
23. Để tăng VLĐ của DN , DN cần làm gì ?
Tăng các hạng mục VLĐ như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho…
23.VLĐ thuần của DN thay đổi ntn nếu khoản PT của gia tăng trong điều kiện các
yếu tố khác k đổi?
VLĐ thuần = TSNH – Nợ NH
Nếu khoản phải thu tăng => TSNH tăng => VLĐ thuần tăng
24. DN bị đánh giá là có khả năng mất khả năng thanh toán khi nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì doanh
nghiệp, hợp tác xã bị xác định mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp, hợp tác xã
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến
hạn thanh toán.
25. Vay NH tăng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán NH ntn?
Khiến khả năng thanh toán ngắn hạn giảm.
26. Khả năng thanh khoản của khoản phải thu được đánh giá là nhanh hơn khi nào
Khả năng thanh khoản của HTK đc đánh giá là nhanh hơn khi nào?
Khả năng thanh khoản của khoản phải thu được đánh giá là nhanh hơn khi vòng quay các
khoản phải thu tăng
Khả năng thanh khoản của HTK đc đánh giá là nhanh hơn khi vòng quay hàng tồn kho
tăng
27. Kì thu tiền bq năm N tăng so với năm N-1 cho biết điều gì?
Khả năng thanh khoản của khoản phải thu giảm
28. Dự trữ tồn kho năm N giảm so với N-1 cho biết điều gì?
Khả năng thanh khoản của HTK đc đánh giá là nhanh hơn
29. DN sẽ tăng hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn từ động thái nào?
Tăng TSNH hoặc giảm Nợ NH.
30. DN đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển HTK sẽ làm khả năng thanh toán nhanh tăng
hay giảm?
Giảm vì có thể quy mô HTK giảm.
ÔN TẬP CHƯƠNG 4
1) Tổng TS 400000; Hệ số nợ 0,7; Vốn chủ sở hữu là?
Vốn chủ sở hữu = 400000 x (1-0,7) = 120000
2) Phân tích cấu trúc tài chính sẽ cung cấp thông tin cho đối tượng nào ?
Với đối tượng là đầu tư: Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, các nhà
đầu tư rất chú trọng đến tính an toàn của những đồng vốn họ bỏ ra, vì vậy, một yếu tố
được quan tâm bởi những nhà đầu tư là mức độ rủi ro của dự án đầu tư, trong đó cấu trúc
tài chính doanh nghiệp đặc biệt quan trọng.
Với đối tượng là nhà cung cấp: Những nhà cung cấp lại quan tâm đến khả năng thanh
toán các khoản nợ tiền hàng hóa của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp thường quan tâm
đến khả năng thanh toán nhằm đáp ứng những yêu cầu chi trả trong thời gian ngắn hạn
của doanh nghiệp.
Với đối tượng là ngân hàng, tổ chức tín dụng: Những tổ chức tín dụng lại quan tâm đến
khả năng thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp.
Với đối tượng là nhà quản lý doanh nghiệp: Nhà quản lý doanh nghiệp cần thông tin từ
phân tích tài chính doanh nghiệp để kiểm soát, giám sát, điều chỉnh tình hình hoạt động
thực tế của doanh nghiệp. Các thông tin này giúp họ đưa ra những quyết định về cơ cấu
nguồn tài chính, đầu tư hay phân chia lợi nhuận, biện pháp điều chỉnh hoạt động phù
hợp…
Với đối tượng là cơ quan thuế, hải quan: Những thông tin này giúp cơ quan thuế và hải
quan nắm rõ tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp với nhà nước.
3)Hệ số nợ và hệ số tự tài trợ được dùng để đánh giá:
Hệ số tự tài trợ và hệ số nợ ra đời đã giúp phản ánh cơ cấu của nợ phải trả và chủ sở hữu
trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu hệ số tự tài trợ càng lớn thì sẽ chứng tỏ khả
năng tự chủ tài chính của các doanh nghiệp càng cao, thì trong trường hợp này rủi ro cho
doanh nghiệp lại càng thấp.
4)Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn nguồn vốn của doanh nghiệp được
chia thành:
Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
5)Nguồn vốn tạm thời của DN dùng để tài trợ cho:
Các yêu cầu về vốn có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
6)Nguồn vốn thường xuyên của DN thường dùng để tài trợ cho:
Mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần
thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
7)Vốn lưu động ròng của DN được tính bằng
VLĐ ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
8) Vốn lưu động thuần của DN được tính bằng
VLĐ thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
9)Trường hợp nào thể cân bằng tài chính của DN tốt, ổn định và an toàn
Vốn lưu động ròng dương sẽ thể hiện một doanh nghiệp có thể cân bằng tài chính của DN
tốt, ổn định và an toàn, hay đủ khả năng chi trả cho các hoạt động hiện tại và có thể đầu
tư được cho các kế hoạch tăng trưởng trong tương lai. Chỉ số vốn lưu động ròng cũng có
thể chứng minh vốn lưu động khả quan có thể giúp công ty đủ điều kiện vay hoặc các
hình thức tín dụng khác dễ dàng hơn khi công ty cần vay tiền.
10)Tổng tài sản và nợ phải trả được dùng để tính các chỉ tiêu nào
Hệ số tự tài trợ và hệ số nợ
11)Thông thường khả năng thanh toán tổng quát của DN được đảm bảo khi nào
Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng 2 nằm trong mức
trung bình. Doanh nghiệp có thể đáp ứng thanh toán được tất cả các khoản nợ tới hạn với
số lượng tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu.
12)Tài liệu sử dụng khi phân tích cấu trúc tài chính của DN là
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài
chính.
13)Chỉ tiêu nào dùng để đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn của DN
Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Tài sản dài hạn / Nợ dài hạn
14)Khi sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc phải quan tâm đến điều gì
Phân tích theo chiều dọc là phương pháp phân tích tài chính hữu ích khi phải so sánh số
lượng nhiều doanh nghiệp giống nhau. Tuy nhiên phương pháp này có một mặt hạn chế
đó là không phân tích ra được những yếu tố quan trọng mà ảnh huỏng đến khả năng tồn
tại trong tương lai của doanh nghiệp.
15)Các thông tin sử dụng để phân tích cấu trúc tài chính của DN là
Thông tin tài chính: Bao gồm cơ cấu nợ, vốn chủ sở hữu, tài sản ngắn hạn dài hạn
Thông tin phi tài chính: Mối quan hệ của các cổ đông sở hữu, Thông tin ngân hàng, tổ
chức tín dụng tài trợ vốn vay, Kênh bán hàng, Loại hình doanh nghiệp, Loại hình kinh
doanh…
16)Chỉ tiêu nào đánh giá mức độ độc lập tài chính của DN
Hệ số tự tài trợ và hệ số nợ
17)Phương pháp phân tích nào thường được sử dụng khi thực hiện phân tích cấu
trúc tài chính DN
Phương pháp phân tích theo chiều dọc
18) )Phương pháp phân tích nào thường được sử dụng khi thực hiện phân tích cấu
trúc tài sản DN
Phương pháp phân tích theo chiều dọc
19) Phương pháp phân tích nào thường được sử dụng khi thực hiện phân tích cấu trúc
nguồn vốn DN
Phương pháp phân tích theo chiều dọc
20)Tổng TS 6000; VCSH 2000; Hệ số nợ là?
Hệ số nợ = (6000-2000)/60000 = 0,67 lần
21)Trong phân tích cấu trúc tài sản để tính 1 tỉ trọng sẽ thực hiện bằng cách nào?
Tỷ trọng hạng mục tài sản cấu thành = Quy mô hạng mục tài sản cấu thành/Tổng tài sản x
100%
22) Trong phân tích cấu trúc nguồn vốn để tính 1 tỉ trọng sẽ thực hiện bằng cách
nào?
Tỷ trọng hạng mục nguồn vốn cấu thành = Quy mô hạng mục nguồn vốn cấu thành/Tổng
nguồn vốn x 100%
23)Khi phân tích cấu trúc tài sản một chênh lệch tỉ trọng được tính bằng cách
Tỷ trọng hạng mục tài sản kỳ phân tích – Tỷ trọng hạng mục tài sản kỳ gốc
24) Khi phân tích cấu trúc nguồn vốn một chênh lệch tỉ trọng được tính bằng cách
Tỷ trọng hạng mục nguồn vốn kỳ phân tích – Tỷ trọng hạng mục nguồn vốn kỳ gốc
25)Hệ số tự tài trợ của DN phản ánh mối quan hệ giữa
Vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn của DN
26)Hệ số nợ của DN phản ánh mối quan hệ giữa
Nợ phải trả với tổng nguồn vốn của DN
27)Các biện pháp DN cần thực hiện để đảm bảo an toàn tài chính là
Cơ cấu nguồn vốn với chi phí sử dụng tối ưu, sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý để tối ưu
khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu và đảm bảo dòng tiền đều từ hoạt động kinh doanh,
sẵn sàng chi trả cho các khoản nợ tới hạn.
28)Yếu tố nào cần được xem xét khi phân tích cân bằng tài chính của DN dựa trên
nguồn tài trợ
Cấu trúc tài sản và nguồn vốn.
29)Có bao nhiêu cách tính VLĐ dòng của DN
Có 2 cách tính
VLĐ ròng = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn hoặc
VLĐ ròng = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn - Tài sản dài hạn
30)Phân tích cân bằng tài chính của DN
Cân bằng tài chính còn được gọi là đảm bảo tình hình vốn cho hoạt động kinh doanh.
Đây chính là sự cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn) của công ty.
Khả năng cân bằng tài chính phản ánh khả năng đảm bảo đầy đủ nhu cầu về vốn hình
thành tài sản để công ty hoạt động hiệu quả, liên tục.
31)Trường hợp nào thường gây rủi ro cho DN
Trường hợp Nguồn vốn dài hạn < Tài sản dài hạn: doanh nghiệp không có vốn lưu
chuyển. Đồng nghĩa doanh nghiệp nếu đã dùng 1 phần nguồn vốn có thể sử dụng trong
ngắn hạn để tài trợ cho Tài sản dài hạn. Lúc này doanh nghiệp bị “mất cân bằng tài
chính”.
32)Hệ số nào đo được khả năng dài hạn của DN
Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Tài sản dài hạn / Nợ dài hạn
33)Trường hợp nào thể hiện cân bằng tài chính của DN tương đối bên vững nhưng
tính ổn định chưa cao
Nguồn vốn dài hạn = Tài sản dài hạn
34)Hệ số nào phản ánh tính cân đối về tài sản và nguồn hình thành tài sản dài hạn
trong DN
Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Tài sản dài hạn / (Nợ dài hạn+Vốn chủ sở hữu)
35)Tài sản thuần hưu hình được tính bằng
Tài sản thuần hữu hình = Nguyên giá tài sản hữu hình – Khấu hao lũy kế tài sản hữu hình
36)Hệ số VCH 0,3 Khi đó hệ số vốn nợ phải trả/
Hệ số vốn nợ phải trả = 0,3/(1-0,3) = 0,43 lần
37)Hệ số VCH 0,4. Khi đó hệ khả năng thanh toán tổng quát của công ty là
Hệ khả năng thanh toán tổng quát = 1/(1-0,4) = 1,67 lần.
38)Hệ số NPT/TSTHH có yếu tố nào cần loại bỏ
Nợ ngắn hạn.
39)Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính dựa trên số liệu của
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay với chi phí lãi vay trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh
40)DN bán cổ phiếu phổ thông sẽ tác động đến yếu tố nào
Giá trị thực của vốn chủ sở hữu.
41)Tỷ trọng HTK/ Tổng TS cao dẫn đến điều gì
Ứ đọng đồng vốn và khiến áp lực lưu chuyển vốn lưu động tăng cao.
42)Hệ số thanh toán lãi vay đo lương
Khả năng thành toán chi phí lãi vay nhờ lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong kỳ.
43)DN phát hành trái phiếu sẽ làm tăng :
Nợ phải trả.
44)DN có dthu trong kì tăng sẽ tác động đến yếu tố nào
Vòng quay các khoản phải thu, Hiệu suất hoạt động…
45)Tỷ trọng phải trả người bán ngắn hạn cao có thể thấy uy tín với NCC
Đúng.
46)Công ty có hệ số nợ 1,2 có thể nhận định về khả năng thanh toán nợ tổng quát về
công ty là
Ở mức thiếu an toàn, đồng nghĩa với việc VCSH âm khi lỗ ăn mòn vốn.
47)Hệ số nợ được tính bằng cách
Hệ số nợ = 1- Hệ số VCSH
48)Thông thường mất an toàn tài chính khi
Mất khả năng trả nợ.
49)Hệ số vốn chủ sở hữu = 0,7, khi đó hệ số nợ phải trả/ vch của công ty là
Hệ số nợ phải trả / VCSH = (1-0,7)/0,7= 0,43 lần
50)VLĐ ròng =900, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =1,2 khi đó nợ ngắn hạn
của công ty là
TSNH – Nợ ngắn hạn = 900
Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn = 1,2
Nợ ngắn hạn = 900/(1,2-1) = 4500
51)VLĐ ròng=1100, tổng ts =3600, TS ngắn hạn: 1200. khi đó hệ số nguốn vốn dài
hạn/TS dài hạn là?
TS dài hạn = Tổng tài sản – TS ngắn hạn = 3600 – 1200 = 2400
Nợ ngắn hạn = TS ngắn hạn – VLĐ ròng = 1200 – 1100 = 100
Nguồn vốn dài hạn = Tổng nguồn vốn – Nợ ngắn hạn = 3600 – 100 = 3500
Hệ số nguồn vốn dài hạn/TS dài hạn = 3500/2400 = 1,46 lần
52)VLĐ ròng=1000, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn=1,2, khi đó tài sản
ngắn hạn của công ty là
TSNH – Nợ ngắn hạn = 1000
Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn = 1,2
Tài sản ngắn hạn = 1000/(1-1/1,2) = 6000
53)VLĐ ròng =1000, hệ số nguồn vốn dài hạn trên tài sản dài hạn=1,5, khi đó nguồn
vốn dài hạn là
Nguồn vốn dài hạn – TSDH = 1000
Nguồn vốn dài hạn/TSDH = 1,5
Nguồn vốn dài hạn = 1000/(1-1/1,5) = 3000
54)Nợ ngắn hạn 280; Nợ dài hạn 210; VCH 750. Hệ số nợ phải trả/VCSH là
Hệ số nợ phải trả/VCSH = (280+210)/750 = 0,65 lần
55)Tổng TS 5000; Nợ ngắn hạn 1200; Nợ dài hạn 600. Hệ số thanh toán nợ tổng
quát là
Hệ số thanh toán nợ tổng quát = 5000/(1200+600) = 2,78 lần
56) TSNH 680; TSDH 460; NPT 390(NNH 280); VCSH 750. Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát ?
Hệ số thanh toán nợ tổng quát = (680+460)/(390) = 2,95 lần
57. LN trước thuế và lãi vay:15.000. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: 1,2. Số vốn
vay: 150.000. Lãi suất vay vốn là?
Chi phí lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
15000/1,2 = 12500
Lãi suất vay vốn = Chi phí lãi vay/Vốn vay = 12500/150000 = 8,33%.
58. LN trước thuế và lãi vay:15.000. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:2. Lãi suất
vay vốn là 10%/năm. Số vốn vay?
Chi phí lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
15000/2 = 7500
Số vốn vay = Chi phí lãi vay/Lãi suất = 7500/10% = 75000
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 4
1. LN trước thuế và lãi vay: 5000. Vốn vay: 120.000, lãi suất: 8%/năm
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 5000/(120000*8%) = 0,52 lần
2. LN trước thuế và lãi vay: 5000. Nguồn vốn kinh doanh: 250.000, vốn vay chiếm
30% nguồn vốn KD, lãi suất 8%/năm
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 5000/(250.000*30%*8%)= 0,83 lần
3. LN trước thuế và lãi vay: 3.000.Vốn vay: 120.000, lãi suất vay phải trả =6% vốn
vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 3000/(120000*6%)
4. Tổng nguồn vốn: 9.000. Hệ số nợ = 0,75 = Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn, Nợ phải
trả = 9000*0,75 = 6750
Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng TS/nỢ PhẢI trả = 9000/6750= 1.33
Tổng TS = Tổng Nguốn vốn
5. Tổng vốn chủ sở hữu: 9.000. Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu = 0,375; Nợ phải trả =
9000*0,375. Giá trị bằng sáng chế nhãn hiệu sản phẩm: 1.500
Hệ số nợ phải trả/ Ts thuần hữu hình = (9000*0,375)/(9000- 1.500) = 0,45
6. Tổng vốn chủ sở hữu: 9.000. Hệ số nợ = 0,375; nợ phải trả = 9000*0,375 = 3375;
Nợ dài hạn: 700. Nguồn vốn dài hạn = 700+ 9000 = 9700
7. Tổng nguồn vốn: 9.000. Hệ số nợ = 0.75; Nợ phải trả = 9000*0,75 = 6750
Nợ dài hạn: 700; Nguồn vốn dài hạn = (9000-6750)+ 700= 2950
Hệ số nguồn vốn dài hạn/TS dài hạn = 1.5; TS dài hạn = 2950/1,5 = 1966,67
Vốn lưu động ròng = TS dài hạn – Nợ dài hạn = 1966,67-700 = 1266,67
8. Năm N-1: Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1.3, nợ ngắn hạn 450; TSNH = 1,3*450 =
585. Năm N: Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1.2, nợ ngắn hạn: 500; TSNH = 1,2*500
= 600
Tỷ lệ vốn lưu động ròng năm N so với năm N-1 là: (600 – 500)/(585-450) = 0,74
9. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1.2, TS ngắn hạn 1000, trong đó hàng tồn kho: 200,
phải thu ngắn hạn: 300. Nhu cầu vốn lưu động của công ty là:
Nhu cầu vốn lưu động = HTK + Nợ phải thu ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
TSNH/Nợ ngắn hạn = 1,2; Nợ ngắn hạn =TSNH/1,2 = 1000/1,2= 833.33
Nhu cầu vốn lưu động = 200+300 – 833.33 = -333.33
10. LN trước thuế và lãi vay: 1.500. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: 1,2. Vốn
vay: 15.000. Lãi suất vay vốn bình quân của công ty là:
Chi phí lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
1500/1,2 = 1250
Lãi suất vay vốn = Chi phí lãi vay/Vốn vay = 1250/15000 = 8,33%.
11. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay: 1500. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: 2. Lãi
suất vay vốn = 10%. Số vốn vay?
Chi phí lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
1500/2 = 750
Số vốn vay = Chi phí lãi vay/Lãi suất = 750/10% = 7500
12. Hệ số nợ : 1,2 thể hiện khả năng thanh toán nợ tổng quát của công ty như thế
nào?
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = 1/1,2 = 0,83 lần
13. Tổng TS: 4000; Nợ ngắn hạn:1400; Nợ dài hạn 400. Hệ số thanh toán tổng quát
là:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = 4000/(1400+400) = 2,22 lần
14. Nợ ngắn hạn: 200.000; Nợ dài hạn: 100.000; Vốn cổ phần 300.000. Tổng tài sản:
600.000. Hệ số nợ là:
Hệ số nợ = (200000+100000)/600000 = 0,5 lần
15. Nợ ngắn hạn: 200.000; Nợ dài hạn: 100.000; Vốn cổ phần 300.000. Tổng tài sản:
600.000. Hệ số vốn chủ sỏ hữu là:
Hệ số vốn chủ sở hữu = 300000/600000 = 0,5 lần
16.Vốn lưu động ròng là 1000. Tổng TS 3500, TSNH: 1300. Nguồn vốn dài hạn/TS
dài hạn?
VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn – TSDH = 1000
TSDH = 3500 – 1300 = 2200
Nguồn vốn dài hạn = 1000 + 2200 = 3200
Nguồn vốn dài hạn/TS dài hạn = 3200/2200 = 1,45 lần
17.TSNH: 3500; Giá trị còn lại của TSCĐ: 2800; Nợ phải trả: 3500, trong đó nợ dài
hạn 2120. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của Dn là?
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSNH – Nợ ngắn hạn = 3500 – (3500-2120) =
2120
18. Hệ số VCSH: 0,6 thì hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu là:
Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu = (1-0,6)/0,6 = 0,67 lần
19. Tổng TS: 600.000, công ty không sử dụng nợ. TS của công ty được tài trợ toàn
bộ = vốn cổ phân thường. Giả sử năm N+1, tổng TS của công ty không đổi. Giám
đốc mốn huy động nợ vay để hệ số nợ của công ty là 0,6 thì phải huy động số vốn
vay là:
Vốn vay = 0,6 x 600.000 = 360.000
20. Năm N: Tổng TS: 500.000, tổng nợ phải trả: 200.000. Năm N+1 tổn TS không
đổi. Giám đốc muốn sử dụng hệ số nợ ở mức 0,7. Để đạt được mục tiêu hệ số nợ như
trên, phải điều chỉnh số vốn vay là?
Vốn vay năm (N+1) = 0,7 x 500.000 = 350.000
Điều chỉnh thêm vốn = 350.000 – (500.000-200.000) = 50.000
21. TSNH: 600; TSDH: 400; Nợ phải trả: 390 (trong đó: Nợ ngắn hạn: 310); Vốn
chủ sở hữu: 750. Hệ số thanh toán tổng quát là?
Hệ số thanh toán tổng quát = (600+400)/390 = 2,56 lần
22. TSNH: 600; TSDH: 400; Nợ phải trả: 390 (trong đó: Nợ ngắn hạn: 310); Vốn
chủ sở hữu: 750. Hệ số nguồn vốn dài hạn/TS dài hạn là?
Hệ số nguồn vốn dài hạn/TS dài hạn = (750+390-310)/400 = 2,08 lần
23. Nợ NH: 600; Nợ dài hạn: 400; Vốn chủ sở hữu: 1500. Hệ số nợ phải trả/ vốn chủ
sở hữu là?
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu = (600+400)/1500 = 0,67 lần.
24. Vốn lưu động ròng: 1000; Hệ số nguồn vốn dài hạn/ TS dài hạn = 1.5. TS dài
hạn=?
VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn – TS dài hạn = 1000
TS dài hạn = 1000 / (1,5-1) = 2000
25. Vốn lưu động ròng: 1000, hệ số nguồn vốn lưu động/Ts dài hạn = 1,5. Nguồn vốn
dài hạn là?
VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn – TS dài hạn = 1000
TS dài hạn/Nguồn vốn lưu động = 1/1,5
(Nguồn vốn dài hạn – 1000)/Nguồn vốn lưu động = 1/1,5
Nguồn vốn dài hạn = 0,67 x Nguồn vốn lưu động + 1000
Chương 5
1)Chuyển tiền mặt 300 để trả nợ vay 200 và lãi vay 100. BCLCTT phản ánh
BCLCTT trực tiếp phản ánh tiền lãi vay đã trả là: 100, tiền trả nợ gốc vay:
200
BCLCTT gián tiếp phản ánh chi phí lãi vay là: 100
2)Năm N chi tiền mua TSCĐ 300 và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản 200.
Khi vào chỉ tiêu tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và TSDH khác trên BCLCTT
ghi số tiền là 300 + 200 = 500
3)Bán TSCĐ nguyên giá 100 đã hao mòn 30 giá bán 40 thu bằng tiền gửi
ngân hàng chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 5. Khi lập BCLCTT theo phương
pháp trực tiếp kế toán ghi vào chỉ tiêu nào và với số tiền là bao nhiêu
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các Tsan dài hạn khác
40 – (100 – 30 – 5) = (25)
4)Doanh nghiệp k chịu thuế GTGT khi bán TSCĐ nguyên giá là 50 khấ hao
lũy kế 47, giá bán TSCĐ 3,3 chưa thu tiền chi phí bán 1,1 đã chi bằng tiền mặt.
Khi đó phản ánh trên BCLCTT theo phương pháp trực tiếp ở chỉ tiêu nào và số tiền
là bao nhiêu
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các Tsan dài hạn khác
3,3 – (50 – 47 – 1,1) = 1,4
6)Năm N-1 công ty có lưu chuyển tiền thuần hoạt động kinh doanh âm
nhưng tiền mặt trên BCĐKT tăng, điều gì có thể giải thích cho sự kiện này.
lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính dương và
tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương.
7) Năm N-1 công ty có lưu chuyển tiền thuần hoạt động kinh doanh dương
nhưng tiền mặt trên BCĐKT giảm, điều gì có thể giải thích cho sự kiện này.
lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính âm và tổng
lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm
8)Thu nhập ròng tăng nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hđ kinh doanh trong kì
giảm so với năm ngoái, nguyên nhân dẫn đến điều này có thể giải thích là :
tiền thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu khác giảm,
do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán hàng nới lỏng, tức cho khách hàng nợ
nhiều hơn kỳ trước, số tiền thu về thấp hơn kỳ trước, các khoản phải thu khách
hàng tăng.
9)Mua TSCĐ trị giá 20 tỷ chưa trả tiền, vậy nguyên giá 20 tỷ của TSCĐ sẽ
được ghi vào đâu trên BCLCTT
Không phản ánh vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì chưa chi tiền
10)Nộp tiền BHXH,BHYT,KPCĐ cho NLĐ ghi nhận trên BCLCTT theo
phương pháp gián tiếp ở khoản mục nào
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
11)Công ty có 1 TSCĐ nguyên giá 50 tỷ, khấu hao lũy kế 25 tỷ, doanh
nghiệp thanh lý tài sản 10 tỷ, số liệu phản ánh trên BCLCTT trong mục tiền thu từ
thanh lý TSCĐ là
10 – (50 – 25) = (15)
12)Thanh lý 1 TSCĐ 20 tỷ số tiền thanh lý trên sẽ được phản ánh vào
khoảng mục nào trên BCLCTT theo phương pháp gián tiếp của doanh nghiệp là :
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các Tsan dài hạn khác
13)Tiền thu từ………… theo phương pháp trực tiếp sẽ thuộc khoản mục nào
Tiền thu từ thanh lý TSCĐ theo phương pháp trực tiếp sẽ thuộc khoản mục
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các Tsan dài hạn khác
14)Tiền thu từ bán chứng khoán đầu tư trong BCLCTT theo phương pháp
trực tiếp sẽ thuộc:
Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
15)Trong năm doanh nghiệp đã trả tiền lương 200tr phụ cấp 50tr tiền thưởng
50tr bằng tiền mặt. Chỉ tiêu tiền trả cho NLĐ trong BCLCTT kế toán ghi nhận là:
Tiền chi trả cho người lao động: 200 + 50 = 250
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh: 50
16)Lợi nhuận sau thuế trước thay đổi là âm 50tr, các khoản phải thu trong
kỳ giảm 10tr, các chỉ tiêu khác trên BCLCTT coi như không có. Số liệu ghi vào chỉ
tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp là
(50) + 10 = (40)
17) Lợi nhuận sau thuế trước thay đổi là dương 50tr, các khoản phải thu
trong kỳ tăng 10tr, các chỉ tiêu khác trên BCLCTT coi như không có. Số liệu ghi
vào chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián
tiếp là
50 + (10) = 40
18)Tổng số thuế TNDN phải nộp năm N là 400tr, tổng số tiền thuế TNDN
đã nộp năm N là 150tr(trong đó đã nộp của kì này 100tr,số thuế nợ kì trước nộp kì
này 50tr). Tổng số tiền thuế GTGT năm N đã nộp 300tr, thuế TTĐB 50tr. Khi vào
chỉ tiêu tiền nộp thuế TNDN trong BCLCTT năm N là
150 (tổng số thuế TNDN đã nộp trong năm)
19)BCLCTT tóm lược dòng tiền nào sau đây ngoại trừ:
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư
20)Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 600, điều này có nghĩa là
Dòng tiền Thu vào – dòng tiền chi ra = 600
21)DN chi tiền mua 1 TSCĐ phục vụ SXKD khi đó sẽ ghi nhận trong
BCLCTT thuộc khoản mục: Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSan
dài hạn khác
22)Nhân tố nào có thể giải thích tại sao năm trước lưu chuyên tiền thuần hđ
kd âm nhưng khoản mục tiền trên bcđkt lại tăng lên: lưu chuyển tiền thuần từ hoạt
động tài chính + lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương, và tổng lưu
chuyển tiền thuần trong kỳ dương.
23)Để xác định lưu chuyển tiền thuần từ … Có thể áp dụng phương pháp lập
BCLCTT theo phương pháp gián tiếp đúng hay sai
hoạt động kinh doanh - đúng
24)Doanh thu hoạt động là 500.000 thuế TNDN là 40%, luồng tiền từ hoạt
dộng kinh doanh chưa điều chỉnh tiền thuế là 450.000, chi phí lãi vay là 100.000.
Biết khấu hao TSCĐ không phải thanh toán, DN điều chỉnh lợi nhuân sau thuế để
xác định LCTT từ hđ kinh doanh khi đó LCTT của DN là.
LNTT = 450.000
Chi phí lãi vay= 100.000
LNCTT từ hoạt động kinh doanh = 450.000 + 100.000 = 550.000
25)Công ty mong đợi có lưu chuyển tiền thuần từ hđ kinh doanh là 15tr dự
báo chi phí hoạt động không bao gồm khấu hao TSCĐ HH và VH là 75% doanh
thu, KHTSCĐ HH và VH ( là những chi phí thanh toán ) được mong đợi là 5, công
ty k có chi phí lãi vay. Nếu thuế suất TNDN là 40%, doanh thu kì vọng là.
15 = LNTT + chi phí khấu hao + chi phí hoạt động
15= LNTT + 5 + 75% doanh thu
26)Cuối năm N số dư tiền là 75.000.Cuối năm N-1 số dư tiền là 155.000.
Biết rằng lưu chuyển tiền từ hđ kd là 1.250.000 và lưu chuyển từ hđ dtu là -
1.000.000. Trong năm N-1 đã phát hành 250.000 nợ dài hạn để tài trợ cho các dự
án mới làm gia tăng tính thanh khoản và để mua lại 1 cố phiếu thường. giả sử hđ
tài chính mà công ty tham gia chỉ có nợ dài hạn, thanh toán cổ tức và cố phiếu
thường, nếu cổ tức trả cho cổ phần thường là 25.000, DN trong năm đã mua lại
………
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là :
75.000 + 1.250.000 + (1.000.000) + lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
chính = 155.000
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính = -170.000
27)3/2 trả tiền thuê văn phòng 12tr, 8/2 trả nợ vay đế hạn cho ngân hàng
3tr,15/2 thu tiền từ cung cấp dịch vụ 42.500.000, 28/2 mua 1 máy vi tính cho
phòng kế toán trả bằng tiền 32.000.000. Nghiệp vụ ghi nhận vào hoạt động lưu
chuyển tiền từ hđ kd là
Thu tiền từ cung cấp dịch vụ: 42.500.000
Tiền chi cho người bán cung cấp hàng hóa, dịch vụ (trả tiền thuê văn
phòng): 12.000.000
28)Bán một thiết bị có giá trị còn lại là 220000000 với giá 200000000 đã thu
tiền, bán một số cổ phiếu giá gốc 100.000.000 với giá 130.000.000 đã thu tiền, chi
phí khấu hao trong kỳ 80tr, thu nhập tài chính được chia đã nhận trong kỳ là 20tr,
khoản mục lãi lỗ được ddieeuf chỉnh để hình thành dòng tiền kd là bn
Khấu hao TSCĐ và BĐS đầu tư: 80.000.000
Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư: (130.000.000 – 100.000.000) + (20.000.000) =
(50.000.000)
29)Nếu công ty khó khăn trong việc chi trả lãi vay và nợ vay thì các chủ nợ
nên quan tâm đến chỉ số hoặc thông tin nào
Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng chi trả lãi vay
30)15/1 mua hàng về nhập kho 100 hàng hóa M, đơn giá 1tr chưa bao gồm
VAT 10% đã trả tiền và 25 hàng hóa N đơn giá 6tr thuế VAT 10% chưa thanh
toán. Thông tin này dược phản ánh trên BCLCTT theo phương pháp trực tiếp là
Tiền thu từ hoạt động bán hàng và doanh thu khác:
100 x 1 x 110%= 110trđ
31)Sự khác nhau trong cách lập BCLCTT theo phương pháp trực tiếp và
gián tiếp là
BCLCTT theo phương pháp trực tiếp thì xác định trong tiền thu ra, chi ra
trong kỳ
BCLCTT theo phương pháp gián tiếp thì từ lợi nhuận trước thuế sau đó điều
chỉnh các khoản không thực tế thu chi trong kỳ.
32)Thu tiền vi phạm hợp đồng 40tr, tiền thanh lý tscđ 30tr, tiền bán hàng
700tr. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu 500tr và lợi nhuận được chia 50tr. Khi đó ghi
nhận vào lct hđ tc là
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu: 500trđ
33)Mua hàng thanh toán từ tiền vay ngân hàng khi lập BCLCTT phản ánh
vào lưu chuyển từ hoạt động nào
hoạt động kinh doanh
34)Hoàn nhập dự phòng được phản ánh vào đâu trên BCLCTT theo phương
pháp trực tiếp.
Không, chỉ được phản ánh trên BCLCTT theo phương pháp gián tiếp
35)Cuối năm N số dư tiền 100tr trong năm N+1 có sự kiện sau:
Dòng tiền từ hđ sxkd 300tr
Phát hành 500tr vốn cỏ phần thường
Vay ngắn hạn ngân hàng đã giảm 100tr
Đầu tư TSCĐ trị giá 600tr
Vào thơi điểm cuối năm N+1 ghi nhân tienf và các khoản tương đương tiền
là :
100 + 300 + 500 – 100 – 600 = 200
35)Số dư khoản phải thu đầu kì 80tr, doanh thu bán hàng 200tr,tiền thu
được là 190tr, số dư cuối kì của khoản phải thu là
Số dư cuối kỳ: 80 + 200 – 190 = 90
36. Chi tiền mua sắm TSCD và các TSDH khác 40k, Thu tiền từ nhượng bán
thanh lý TSCD và các TSDH khác, Thu tiền từ phát hành cổ phiếu nhận vốn góp
CSH 50k, Chi tiền đầu tư góp vốn vào đvi khác 70k, Thu tiền từ đầu tư 17k, Tiền
lãi vay từ cổ tức LN đc chia 60k, Tiền chi trả nợ gốc vay 103k, Lưu chuyển tiền
thuần từ HD đầu tư là?
Chi tiền mua sắm TSCD và các TSDH khác 40k
Thu tiền từ nhượng bán thanh lý TSCD và các TSDH khác
Chi tiền đầu tư góp vốn vào đvi khác 70k
Thu tiền từ đầu tư 17k
Tiền lãi vay từ cổ tức LN đc chia 60k
37.Tiền thu từ nhượng bán thanh lý TSCD và các TSDH khác 33k, tiền chi trả nợ
gốc vay 123k, tiền cho vay ngắn hạn dài hạn nhận đc 19k, cổ tức LN đã trả cho
CSH 50k
Lưu chuyển tiền thuần từ HDTC là:
tiền chi trả nợ gốc vay 123k
cổ tức LN đã trả cho CSH 50k
38: Năm N, LN giữ lại là 500 triệu, Năm N+1 khoản LN giữ lại vẫn là 500 triệu.
Giả sử ko có báo cáo LN nào đc phát hành. Thông tin trên cho biết điều j?
năm N+1 doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn
39: Số dư khoản phải thu ĐK 100, DTBH trong kỳ 500, tiền thu đc trong kỳ 300,số
dư các khoản phải thu cuối kỳ là?
100 + 500 – 300 = 300
40: Công ty thực hiện chi tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỉ lệ 10% cổ đông. Trong
BCLCTT theo pp gián tiếp sẽ thuộc về?
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
chính)
41: Vào thời điểm đầu năm khaonr mục tiền 200k, lưu chuyển tiền thuần từ hdkd
trong năm 300k, LCTT từ hdtc 1tr200k, số dư tiền cuối năm 100k. Nếu trong kỳ
cty k có thu từ hd đầu tư thì hd đầu tư đòi hỏi khoản chi tiêu là?
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là:
200 + 300 + 1.200 – 100 = 1.600
42: Đvs BCLCTT theo pp gián tiếp, tiền chi trả thuế TNDN đc phản ánh vào khản
mục nào?
Thuế TNDN đã nộp
43: Để đánh giá khả năng tạo tiền từ hdtc, trên BCLCTT, lưu chuyển tiền của HD
nào là đúng?
lưu chuyển tiền của hoạt động tài chính
44: LC tiền từ HDKD 30 tỉ, LC từ HDDT âm 15 tỉ, LC tiền từ HDTC 10 tỉ, số dư
tiền cuối kỳ 40 tỉ, sô dư tiền đầu kỳ là?
Số dư đầu kỳ + 30 + (15) + 10 = 40
Số dư đầu kỳ = 15
45: Khi lập BCLCTT theo pp gián tiếp, bắt buộc phải sd dữ liệu của:
Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài
chính, sổ chi tiết các TK
46: Để lập BCLCTT theo pp gián tiếp, các luồng tiền vào và ra từ HDKD đc tính
và xác định trước hết bằng cách:
lấy lợi nhuận trước thuế + các khoản điều chỉnh
47: LC tiền từ HDD kinh doanh 20 tỉ, hddt âm 15 tỉ, lc tiền từ hdtc 10 tỉ, số dư tiền
đầu kỳ 25 tỉ, lc tiền thuần trong kì là?
LC tiền thuần trong kỳ = 20 + (15) + 10 = 15
48: LN sau thuế 3000, khấu hao TSCD 1000, LN từ HDKD trc thay đổi vốn lưu
động 4000, LC tiền dòng từ HDKD 8000, khả năng chia lãi của cty bởi LCTT từ
HDKD là?

49: Nếu trong lỳ DN chi tiền mua chứng khoán KD thì phản ánh trên BCLCTienTe
ở phần?
Tiền chi cho người bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ
50: LN sau thuế 3000, khấu TSCD 1000, LN từ HDKD trc thay đổi vốn lưu động
4000, lc tiền dòng từ HDKD 8000, nợ dài hạn đến hạn đầu kì 500, nợ vay ngắn hạn
đầu kì 3000, khả năng tự chủ TC của cty là?

51: LN sau thuế 2500, trích khấu hao 1500, dự phòng phải thu khó đòi đầu kì 300,
cuối kì 200, bán TSCD nguyên giá 3500, đã khấu hoa 1500, thu tiền đc 1700. giả
sử ko có NVPS khác. LC tiền dòng từ HDKD trong kỳ là?
LN sau thuế 2500, suy ra, lợi nhuận trước thuế là: 3.125
trích khấu hao 1500
Dự phòng phải thu khó đòi: (300 – 200) = (100)
LC tiền dòng từ HDKD trong kỳ là = 3.125 + 1.500 + (100) = 4.525
52: DTBH trong tháng 600 triệu, trong đó thu tiền mặt 300tr. HTK đầu kì 120trieu,
cuối kì 150tr, GVHB 400Trieu, phải trả NCC đầu kì và cuối kì ko thay đổi. Giả sử
ko phát sinh các NV khác. LC tiền dòng từ HDKD theo pp trực tiếp là?
53: Trong BCLCTienTe theo pp trực tiếp, tiền thu từ việc KH ứng trc sẽ ghi vào:
Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
54: Trả tiền thuê VP 12trieu, Thu từ CCDV 18trieu, trả nợ vay đến hạn cho ngân
hàng 3trieu, trả cho CNV 5trieu, mua VPP bằng tiền 280k đã dùng hết, mua 1 máy
tính vho Vp trả bằng tiền 32trieu. LC tiền thuần từ HDKD theo pp trực tiếp là?
Dòng tiền vào: 18.000.000
Thu từ CCDV 18trieu
Dòng tiền ra: 12.000.000 + 5.000.000 + 280.000 = 17.280.000
Trả tiền thuê VP 12trieu
trả cho CNV 5trieu
mua VPP bằng tiền 280k đã dùng hết
Lưu chuyển tiền thuần = 18.000.000 – 17.280.000 = 720.000
55: Bán khoản đâuf tư thu bằng tiền mặt 9k, mua cổ phiếu bằng tiền mặt 11k, thu
hôi trái phiếu phải trả bằng cách phát hành cổ phiếu thường 10k, thu tiền từ các
khoản phải thu 60k, bán Cp thường thu tiền mặt 1k, dòng tiền ròng HDTC trong kỳ
là?
Dòng tiền ra: 11k
mua cổ phiếu bằng tiền mặt 11k
Dòng tiền vào: 1k
bán Cp thường thu tiền mặt 1k
Dòng tiền ròng = 1-11 = (10k)
56: Bán TSCd nguyên giá 21k, đã khấu hao 2/3 thu đc 6k bằng tiền mặt, khấu hao
4k, đổi TSCD lấy trái phiếu 30k, bán khảon đầu tư thu bằng tiền mặt 9k, dòng tiền
ròng HDDT trong kỳ là?
Giá trị còn lại của TSCĐ: 21 x 1/3 = 7
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác: 6- 7 =(1)
Tiền thu từ cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác: 9 – 30 = (21)
Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư: (1) + (21) = (22)
57: Xuất kho 100 hàng hóa bán trực tiếp cho KH, KH chấp nhận mua với giá
150trieu chưa có thuế GTGT 10%, KH chưa trả tiền. NV này phản ánh trên
BCLCTTe theo pp trực tiếp vào?
không phản ánh trên BCLCTT về chưa thực tế thu tiền mà theo phương pháp trực
tiếp thực tế thu tiền mới ghi.
58: DT 9k, CP hoạt động chưa bao gồm khấu hao TSCD 5k, Khấu hoa TSCDHH
1k. TraiPhieu có tỉ lệ lãi suất 10% là 4k, thuế suất thuế TNDN 40%. Lưu chuyển
tiền thuần của cty là?
59: DT 9k, CP hoạt động chưa bao gồm khấu hao TSCD 5k, Khấu hoa TSCDHH
1k. TraiPhieu có tỉ lệ lãi suất 10% là 4k, thuế suất thuế TNDN 40%. Dữ liệu năm
N đc mong đợi là ko thay đổi ngoại trừ khấu hao TSCDHH tăng. Nếu cty áp dụng
pp khấu hao đông nhất trong các BCTC thì với dữ liệu này sự thay đổi Khấu hao sẽ
làm cho TN ròng và luồng tiền dòng của DN tăng giảm là?
60: TN ròng của cty đã tăng đáng kể từ năm trước tuy nhiên LC tiền thuần từ
HDKD lại giảm, thong tin trên đc giải thích ntn?
Có thể là do các chỉ tiêu sau biến động
Các khoản dự phòng cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ
Lãi ngoại tệ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
Lãi từ hoạt động đầu tư
Hoàn nhập việc trích lập các quỹ
Các khoản phải thu tăng
HTk tăng
Các khoản phải trả giảm
Chứng khoán kinh doanh tăng

You might also like