Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Bài 1:

Ông A và bà B kết hôn sinh được hai người con là C và D (đều đã thành niên và
nhận thức hoàn toàn bình thường). Ông A chết để lại khối tài sản như sau: Một sổ
tiết kiệm của riêng ông trị giá 500 triệu đồng, ông A và bà B có chung ngôi nhà trị
giá 1 tỷ đồng, tiền mai táng cho ông A hết 20 triệu đồng, ông A còn nợ anh hàng
xóm 20 triệu đồng.
Trường hợp 1: Ông A chết không để lại di chúc
Trường hợp 2: Ông A chết viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C, D
Trường hợp 3: Ông A có một người con riêng là M (15 tuổi) với bà T (do họ chung
sống như vợ chồng). Ông A chết viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C
Trường hợp 4: Ông A chết không viết di chúc, khi ông A chết có anh M đến nhận
là con riêng của ông.
Trường hợp 5: Ông A có một người con riêng là K (đang học lớp 12). Ông A chết
viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C, D
Trường hợp 6: C đã kết hôn có con là C1, C2; D kết hôn có con là D1, D2. Ông A
và anh C chết cùng trong một vụ tai nạn giao thông

BÀI LÀM
Ông A chết, chia di sản thừa kế của ông A
Di sản thừa kế: 500tr + 1 tỷ/2 - 20tr – 20tr = 960tr
TH1: Vì không di chúc nên chia thừa kế theo pháp luật
Theo 651, điều 652 BLDS 2015
Hàng thừa kế thứ nhất: B = C = D = 960tr/3 = 320tr
Kết luận: B = C = D = 320tr
TH2: Ông A chết di sản thừa kế của ông A
- Di sản thừa kế: 500tr + 1 tỷ/2 - 20tr – 20tr = 960tr
- Tuy có di chúc nhưng có người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc là B
-Hàng thừa kế thứ nhất là: B, C, D (3 người)
Theo 650, điều 651 BLDS 2015
=> 1 suất thừa kế chia theo pháp luật là 960tr/3 = 320 tr
Theo điều 644 BLDS 2015
=> Bà B = 2/3x320tr = 213,3 tr
=> C = D = (960-213,3)/2=373,35tr
Kết luận: B=2/3x320tr = 213,3 tr
C = D = 373,35tr.
TH3: Ông A có một người con riêng là M (15 tuổi) với bà T (do họ chung sống
như vợ chồng). Ông A chết viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C
- Ông A chết di sản thừa kế của ông A
- Di sản thừa kế: 500tr + 1 tỷ/2 - 20tr – 20tr = 960tr
-Tuy có di chúc nhưng người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc là B , D và M.
-Hàng thừa kế thứ nhất: B, C, D, M (4 người)
Theo 651, điều 650 BLDS 2015
-1 suất thừa kế chia theo pháp luật là 960tr/4=240tr
Theo điều 644 BLDS 2015
=> bà B = M = 2/3 x 240tr = 160tr
C = 960tr - 2.160tr=640tr
Kết luận: bà B = M = 160tr
C = 640tr
TH4: Ông A chết không viết di chúc, khi ông A chết có anh M đến nhận là con
riêng của ông.
*TH1: M đúng là con riêng
Ông A chết di sản thừa kế của ông A
- Di sản thừa kế: 500tr + 1 tỷ/2 - 20tr – 20tr = 960tr
Vì không có di chúc nên tài sản chia theo pháp luật
Theo 651, điều 652 BLDS 2015
Hàng thừa kế thứ nhất: B = C = D = M = 960tr/4 = 240tr
Kết luận vậy B = C = D = M = 240tr
*TH2: M không phải là con riêng
Ông A chết di sản thừa kế của ông A
- Di sản thừa kế: 500tr + 1 tỷ/2 - 20tr – 20tr = 960tr
Vì không di chúc nên chia chia thừa kế theo pháp luật
Theo 651, điều 652 BLDS 2015
Hàng thừa kế thứ nhất: B = C = D = 320tr
Kết luận: B = C = D = 320tr
TH5: Ông A có một người con riêng là K (đang học lớp 12). Ông A chết viết di
chúc để lại toàn bộ tài sản cho C, D
*TH1: K chưa thành niên
Ông A chết di sản thừa kế của ông A
- Di sản thừa kế: 500tr + 1 tỷ/2 - 20tr – 20tr = 960tr
- Tuy có di chúc nhưng có người người được hưởng di sản thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc là B và K
-Hàng thừa kế thứ nhất là: B, C, D, K
Theo 650, điều 651 BLDS 2015
- 1 suất thừa kế chia theo pháp luật là: 960tr/4 = 240tr
Theo điều 644 BLDS 2015
=> B = K = 2/3 x 240tr = 160tr
=> C = D = (960tr-2.160tr)/2 = 320tr
Vậy B = K =160tr
C = D = 320tr
*Th2: K đã thành niên
Ông A chết di sản thừa kế của ông A
- Di sản thừa kế: 500tr + 1 tỷ/2 - 20tr – 20tr = 960tr
- Tuy có di chúc nhưng có người người được hưởng di sản thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc là B
Hàng thừa kế thứ nhất là: B, C, D, K (4 người)
Theo 650, điều 651 BLDS 2015
=> 1 suất thừa kế chia theo pháp luật là 960tr/4 = 240tr
=> Bà B = 2/3x240tr = 160tr
=> C = D = (960-160tr)/2=400tr
Kết luận: B=160tr
C = D = 400tr.
Trường hợp 6: C đã kết hôn có con là C1, C2; D kết hôn có con là D1, D2.
Ông A và anh C chết cùng trong một vụ tai nạn giao thông
- Ông A chết chia di sản thừa kế của A
- DSTK A: 960tr
- Vì ông A chết không có di chúc nên chia thừa kế theo PL
- Hàng thừa kế thứ nhất: B, C, D
- Vì C chết nên phát sinh thừa kế thế vị cho con của C là C1 và C2 (Điều 652
BLDS 2015)
=> B = (C1 + C2) = D = 960tr/3=320tr
=> C1 = C2 = 320tr/2 = 160tr
KL: B = D = 320tr
C1 = C2 = 160tr
Ví dụ: Ông Thần và bà Thái là vợ chồng, có hai người con chung là Thiết và Thân
(cả hai đều trên 18 tuổi và nhận thức bình thường). Thiết lấy vợ là Cân và có con là
Kiệm, Thiết còn có một người con riêng là Chính (15 tuổi). Tài sản của hai vợ
chồng ông Thần và bà Thái là 900 triệu đồng, tài sản của hai vợ chồng Thiết và
Cần là 700 triệu đồng. Dựa vào BLDS – 2015, hãy chia thừa kế trong các trường
hợp sau:
1. Ông Thần chết để lại di chúc cho Kiệm hưởng toàn bộ di sản của mình.
2. Ông Thần và Thiết chết cùng thời điểm trong một chuyến đi công tác, Thiết chết
không có di chúc. Trước đó, ông Thần để lại di chúc cho Thiết hưởng toàn bộ di
sản của mình.
BÀI LÀM

Trường hợp 1:
*Ông Thần chết chia dstk của ông Thần
DSTK: 900tr/2=450tr
Tuy ông Thần có di chúc để lại toàn bộ di sản cho Kiệm nhưng có người được
hưởng di sản thừa kế ko phụ thuộc vào nội dung di chúc là bà Thái
Hàng thừa kế thứ nhất: Thái, Thiết, Thân (3 ng)
=> 1 suất thừa kế theo PL là: 450tr/3 = 150tr (Điều 650, Điều 651 BLDS 2015)
Thái = 2/3 x 150tr = 100tr (Điều 644 BLDS 2015)
Còn lại Kiệm = 450tr - 100tr =350tr
KL: Thái = 100tr; Kiệm = 350tr.
Trường hợp 2:
*Ông Thần chết, chia di sản thừa kế của ông Thần
Di sản thừa kế của ông Thần: 450tr
Ông Thần để lại di chúc cho Thiết nhưng Thiết đã chết cùng ông Thần nên phần di
sản để lại cho Thiết chia theo pháp luật
Hàng thừa kế thứ nhất: Thái, Thiết, Thân
Nhưng Thiết chết cùng thời điểm với ông Thần nên phát sinh thừa kế thế vị cho
con của Thiết là Kiệm và Chính
=> Thái = (Kiệm + Chính) = Thân = 450tr/3 = 150tr
=> Kiệm = Chính = 150tr/2 = 75tr
(Điều 650, Điều 651, Điều 644 BLDS 2015)
KL: Thái = Thân = 150tr Kiệm = Chính = 75tr
*Thiết chết chia di sản thừa kế của Thiết
Di sản thừa kế của Thiết: 700tr/2 = 350tr
Vì không có di chúc nên chia di sản thừa kế theo pháp luật
Hàng thừa kế thứ nhất: Thái = Cần = Kiệm = Chính = 350tr/4 = 87.5tr (Điều 650,
Điều 651 BLDS 2015)
KL: Thái = Cần = Kiệm = Chính = 87.5tr.
Bài 2:
Ông A và bà B kết hôn sinh được hai người con là C, D. Anh C kết hôn với E có
con là C1 (sinh năm 2000 và có khả năng lao động. Anh C có một người con riêng
là C2 (sinh năm 2001 và có khả năng lao động). Tháng 7/2020, ông A chết không
để lại di chúc. Ông A có khối tài sản chung với bà B trị giá 180 triệu đồng. Tháng
3/2021, anh C chết có di chúc để lại toàn bộ di sản cho C1 và C2. Anh C có khối
tài sản chung với vợ là 300 triệu đồng.
Anh/chị hãy căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành chia di sản thừa
kế của ông A và anh C trong tình huống nói trên.

BÀI LÀM

*Ông A chết chia dstk của ông A


- DSTK của A: 180tr/2=90tr
- Ông A chết không có di chúc nên chia thừa kế theo PL
Theo điều 650, 651 BLDS 2015
Hàng thừa kế thứ nhất: B = C = D = 90tr/3= 30tr
KL: B = C = D = 30tr
*C chết chia di sản thừa kế của C
Di sản thừa kế của C: 300tr/2 + 30tr = 180tr
- Anhh C chết có di chúc để lại cho C1, C2 nhưng có người được hưởng di sản
thừa kế ko phụ thuộc vào nội dung di chúc là B, E
- Hàng thừa kế thứ nhất: B, E, C1, C2 (4 người)
Theo điều 650, 651 BLDS 2015
=> 1 suất thừa kế theo pháp luật là 180tr/4 = 45tr
Theo điều 644 BLDS 2015
=> B = E = 2/3 x 45tr=30tr
Còn lại: C1 = C2 = (180tr-2x30tr)/2 = 60tr
KL: B = E = 30tr; C1 = C2 = 60tr.
Bài 3:
Ông A kết hôn với bà B và sinh được 2 người con là C, D. C đã kết hôn với K và
có con là E (20 tuổi và có khả năng lao động) và F (4 tuổi). Năm 2017, ông A chết
không có di chúc, ông A có khối tài sản chung với bà B trị giá 180 triệu đồng.
Năm 2018, C chết có di chúc để lại toàn bộ di sản cho E. C có khối tài sản chung
với K trị giá 660 triệu đồng.
Hãy chia di sản thừa kế của ông A và anh C trong trường hợp nói trên.
BÀI LÀM
- Ông A chết, chia di sản thừa kế của ông A
- Di sản thừa kế của ông A: 180tr/2= 90tr
- Do ông A chết không để lại di chúc nẻn chia tài sản theo pháp luật,
- Hàng thừa kế thứ nhất: B, C, D ( 3 người)
- B= C= D= 90tr/3= 30tr
- Kết luận: B= C= D= 30tr
- C chết, chia di sản thừa kế của C:
- Di sản của C: 660tr/2+ 30tr= 360tr.
- Tuy có để lại di chúc nhưng có người được thừa kế không phụ thuộc nội
dung di chúc là B, K và F (Điều 644 BLDS 2015)
- Hàng thừa kế thứ nhất: B, K, E, F (4 người)
- Một suất thừa kế chia theo pháp luạt là: 360tr/4 = 90tr
- B= K = F= 2/3x90tr= 60tr.
- Còn lại chia theo di chúc: E= 360tr= 3x60tr= 180tr
- Kết luận: B= K= F= 60tr; E= 180tr

Bài 4:
Ông A kết hôn với bà B và sinh được 2 người con là C, D. C đã kết hôn với
K và có con là E (20 tuổi và có khả năng lao động) và F (4 tuổi). Năm 2017, ông A
và anh C cùng chết trong một vụ tai nạn giao thông. Ông A chết không có di
chúc, ông A có khối tài sản chung với bà B trị giá 180 triệu đồng. C chết có di
chúc để lại toàn bộ di sản cho E. C có khối tài sản chung với chị K trị giá 720
triệu đồng.
Hãy chia di sản thừa kế của ông A và anh C trong trường hợp nói trên.
BÀI LÀM
- Ông A chết, chia di sản thừa kế của ông A
- Di sản thừa kế của A: 180tr/2 = 90tr
- Do ông A chết không có di chúc nên chia tài sản theo pháp luật.
- Hàng thừa kế thứ nhất: B, C, D.
- Do C chết cùng với ông A nên phát sinh thừa kế thế vị cho con của C là
E và F (Theo điều 652 BLDS 2015)
- B= (E+F)= D= 90tr/3= 30tr (Điều 650 BLDS 2015)
- E= F= 30tr/2 =15tr
 Kết luận: B= D= 30tr; E= F = 15tr
- C chết, chia di sản thừa kế của C.
- Di sản thừa kế của C: 720tr/2 = 360tr.
- Tuy có để lại di chúc nhưng có người được hưởng thừa kế không phụ
thuộc nội dung di chúc là B, K, F (Điều 664 BLDS 2015)
- Hàng thừa kế thứ nhất: B, K, E, F
- Một suất thừa kế chia theo pháp luật là: 360tr/4= 90tr.
- B= K = F= 2/3x90tr= 60tr (Điều 644 BLDS 2015)
- Còn lại chia theo di chúc: E= 360tr- 3x60tr= 180tr
 Kết luận: B= K= F= 60tr; E= 180tr.

Bài 5:
Ông A và bà B kết hôn sinh được ba người con là C, D, E. Anh C kết hôn với F có
con là C1 (sinh năm 2000 và có khả năng lao động. Tháng 7/2020, ông A chết
không để lại di chúc. Ông A có khối di sản 120 triệu đồng. Tháng 3/2021, anh C
chết có di chúc để lại toàn bộ di sản cho C1. Anh C có khối tài sản chung với vợ là
300 triệu đồng.
Anh/chị hãy căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành chia di sản thừa kế của
ông A và anh C trong tình huống nói trên.

Bài 6:
Ông A và bà B kết hôn sinh được hai người con là C, D. Anh C kết hôn với E có
con là C1 (sinh năm 2000 và có khả năng lao động) và C2 sinh năm 2013. Tháng
7/2020, ông A chết không để lại di chúc. Ông A có khối tài sản chung với bà B trị
giá 200 triệu đồng, tiền mai táng cho ông A hết 10 triệu đồng. Tháng 3/2021, anh
C chết có di chúc để lại toàn bộ di sản cho C1. Anh C có khối tài sản chung với vợ
là 420 triệu đồng.
Anh/chị hãy căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành chia di sản thừa kế của
ông A và anh C trong tình huống nói trên.
Bài 7:
Ông A kết hôn với bà B sinh được 2 người con là C,D (đều đã thành niên và có thu
nhập) C kết hôn với E và có hai con là E1 và E2. Tháng 8/2019, C chết để lại di
chúc chia tài sản cho E1 100 triệu, E2 100 triệu, biết rằng anh C có khối tài sản
chung với chị E trị giá 900 triệu đồng. Tháng 2/2020, ông A chết không để lại di
chúc, di sản ông A để lại là 900 triệu đồng. Hãy chia di sản thừa kế của anh C và
ông A trong trường hợp nói trên.
Bài 8:
Ông Tuấn kết hôn với bà Mai sinh được ba người con là Toàn, Thắng, Hoa. Toàn
lấy Thơm có con là Huệ và Lan (đều đã trên 18 tuổi và có thu nhập ổn định).
Tháng 2/2019, anh Toàn chết có di chúc để lại toàn bộ tài sản cho hai con của anh
là Huệ và Lan, anh Toàn có để lại khối di sản chung với vợ trị giá 1,5 tỷ đồng.
Tháng 8/2019, ông Tuấn chết và để lại khối di sản chung với vợ là 650 triệu, ông
Tuấn chết chưa kịp viết di chúc. Anh/Chị hãy chia di sản thừa kế của anh Toàn và
ông Tuấn trong trường hợp nói trên.
Bài 9:
Ông A và bà B kết hôn sinh được hai người con là C (sinh năm 1977), D (sinh năm
1979). C kết hôn với E có hai con là C1 (sinh năm 2000), C2 (sinh năm 2001) .
Ông A có một người con riêng là M (sinh năm 2015). Tháng 8/2019, ông A chết
không để lại di chúc. Tháng 8/2020, anh C chết để lại di chúc chia đều di sản cho
C1, C2. Biết rằng, Ông A và bà B có chung khối tài sản là 800 triệu đồng. Anh C
có khối di sản chung với vợ là 1 tỷ đồng. Hãy chia di sản thừa kế của ông A và anh
C trong trường hợp nói trên.
Bài 10:
Ông A và bà B kết hôn sinh được hai người con là C, D. Anh C kết hôn với E có
con là C1 (sinh năm 2000 và có khả năng lao động). Tháng 7/2020, ông A và anh
C cùng bị chết trong một vụ tai nạn giao thông. Ông A chết không để lại di chúc,
anh C chết có di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C1. Ông A có khối di sản trị giá
180 triệu đồng. Anh C có khối tài sản chung với vợ là 300 triệu đồng. Hãy chia di
sản thừa kế của ông A và anh C trong trường hợp nói trên.
Bài làm
Ông A chết chia DSTK của A
DSTK của A là: 180tr
Ông A chết không có di chúc nên chia thừa kế theo pháp luật
Hàng thừa kế thứ nhất: B, C, D
Nhưng C chết cùng ông A nên phát sinh thừa kế thế vị cho C1
=> B = (C1) = D = 180tr/3 = 60tr
Theo Điều 652 BLDS 2015
*C chết chia dstk của C
dstk của C 300tr/2 = 150tr
C có di chúc để lại toàn bộ di sản thừa kế cho C1 nhưng có người được hưởng di
sản thừa kế ko phụ thuộc vào nội dung di chúc là B, E
Hàng thừa kế thứ nhất: B, E, C1 (3 người)
=> 1 suất thừa kế theo pháp luật: 150tr/3 = 50tr
Theo Điều 650, Điều 651 BLDS 2015
=> B = E = 2/3 x 50tr = 33,3tr (Điều 644 BLDS 2015)
Còn lại: C1 = 150tr - 2x33,3tr = 83,4tr
KL:
*A chết: B = C1 = D = 60tr
* C chết: B = E =33,3tr
C1: 83,4tr

You might also like