Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Họ và tên: Hoàng Minh Anh

Mã sinh viên: 2205VTTB001


Lớp: 2205VTTB

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH UY TÍN CỦA NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN
LÝ, LÃNH ĐẠO. ĐƯA RA Ý KIẾN CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ UY TÍN CỦA NGƯỜI
CÁN BỘ QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO HIỆN NAY.

BÀI LÀM

I. Khái niệm:
1. Uy tín là gì?
Uy tín là danh từ chỉ sự tín nhiệm và mến phục được mọi người công nhận. Ngoài ra, thuật ngữ
này còn có nghĩa là sự ảnh hưởng của một người cấp trên được cấp dưới tôn trọng nhờ những
phẩm chất đạo đức của cá nhân cũng như thành tựu trong công việc của họ.

2. Uy tín của người cán bộ, quản lý là gì?


Uу tín ᴄủa người lãnh đạo là hệ thống những thuộᴄ tính nhân ᴄáᴄh ᴄủa người lãnh đạo đượᴄ ᴄáᴄ
thành ᴠiên trong tổ ᴄhứᴄ thừa nhận ᴠà tôn trọng. Nói đến uу tín là nói tới ѕự tác động ᴄủa người
lãnh đạo đến những người dưới quуền – đó là ѕự tác động đượᴄ người kháᴄ thừa nhận ᴠà tôn
trọng. Sự ảnh hưởng nàу ѕẽ là một уếu tố quan trọng đảm bảo ᴄho người lãnh đạo thành ᴄông
trong ᴠiệᴄ quản lí tổ ᴄhứᴄ. Uy tín xuất phát từ giá trị niềm tin của cộng đồng hoặc cá nhân vào
những việc làm và những thành công của người sở hữu uy tín. Nên uy tín không tự nhiên hình
thành hoặc không thể gây dựng một cách khiên cưỡng, ép buộc (nếu như muốn duy trì uy tín lâu
bền hoặc chính danh) mà cá nhân hoặc tổ chức có uy tín phải nỗ lực phấn đấu thực sự, bằng tất
cả tài năng, trí tuệ, nhiệt huyết, bằng cộng hưởng triệt để “tâm” và “tài” mới có thể vươn lên,
khẳng định uy tín trong cộng đồng. Uy tín càng cao, sự lan tỏa trong xã hội, thế giới càng rộng,
và càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện những kế hoạch, những chiến lược hành động và thực
thi hiệu quả. Tạo nên uy tín trước hết được xem xét ở phương diện năng lực cá nhân và khả năng
hành động hiệu quả của cá nhân đó khi đương đầu với thử thách. Việc đầu tư tạo lập, gây dựng,
phát triển uy tín có giá trị không chỉ đối với cá nhân, tổ chức mà có tác động tích cực tới cộng
đồng, vì những lợi ích thiết thực mà bản thân cá nhân, tổ chức có uy tín mang lại.

II. Các yếu tố cấu thành nên sự uy tín của người cán bộ, quản lý:
Uy tín của người cán bộ, quản lý được hình thành từ ba điều cơ bản sau: quyền lực do chức vụ và
ưu thế cá nhân tạo ra; phẩm chất và năng lực tương xứng với chức vụ được giao và sự tín nhiệm
và phục tùng tự nguyện của cá nhân và tập thể đối với người quản lý. Sự uy tín còn được thể hiện
ở nhiều mảng khác nhau xoay quanh ba giá trị cốt lõi kia, ví dụ như:

1. Sự tập trung cao độ


Để tạo được uy tín, củng cố vai trò - vị trí của bản thân thì người lãnh đạo cần có sự tập trung
cao độ ở năng lực quản lý, quán xuyến công việc và khả năng quan sát, nhìn nhận bao quát về sự
hiện diện của cá nhân từng nhân viên, từ đó có sự quan tâm và chỉ định nhiệm vụ sao cho phù
hợp với trình độ chuyên môn của nhân viên ấy, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, góp phần
giúp cho sự tương tác giữa cấp trên và cấp dưới trở nên hiệu quả hơn.
2. Giữ lời hứa, tôn trọng sự thật
Không một ai thích phục tùng một cách vô hạn định dưới sự chỉ đạo mang tính chất cưỡng chế
cả, và sẽ chẳng bao giờ được bền lâu nếu như không nhận được sự kính nể với tinh thần tự
nguyện từ người khác. Muốn nhận được sự tín nhiệm từ cấp dưới thì người lãnh đạo cần xây
dựng niềm tin bằng cách giữ lời hứa và tôn trọng sự thật để nhận được sự tín nhiệm và tạo uy tín
cho chính bản thân mình.
3. “Bẻ nhỏ” công việc để giải quyết
Thật ra, khi một công việc nào đó được hoàn thành xong thì bản thân bạn sẽ có được cảm giác
của người chiến thắng và mong muốn chinh phục ở ngưỡng cao hơn so với những gì đã đạt
được. Là người lãnh đạo phải đối mặt với khối lượng công việc “kếch xù” thì bạn nên vạch ra
danh sách những công việc thật sự quan trọng trong thời điểm hiện tại, muốn hoàn thành tốt thì
phải tư duy theo hướng cụ thể hóa trách nhiệm lớn trở thành các mục tiêu nhỏ, bẻ nhỏ công việc
ra để giải quyết theo từng giai đoạn cho thật thích hợp và chuẩn xác, bởi hầu hết sự thất bại đều
xuất phát từ việc đo lường không chính xác.
4. Tư duy cầu tiến thay vì bảo thủ
Thay vì cứ nhất mực tư duy theo hướng bảo thủ, luôn nhìn nhận thất bại là một thảm họa, mọi
thứ chỉ trở nên tệ hại một cách nghiêm trọng thì hãy lựa chọn hướng tư duy khác, vì bạn không
thể nhìn ra được lối đi trong bất kì trường hợp nào nếu vẫn trong trạng thái “rối như tơ vò”. Là
lãnh đạo, bạn nên hình thành thói quen tư duy theo hướng tích cực, cầu tiến, bởi tư duy cầu tiến
luôn xem thử thách, khó khăn là cơ hội để thể hiện ý chí, theo đuổi ước muốn mang tính chất tự
quyết đoán và điều này thật sự là điều kiện lý tưởng để mỗi cá nhân tự hoàn thiện bản thân khi
vấp phải vấn đề nào đó trong công việc và cuộc sống, qua đó bạn có thể truyền niềm cảm hứng,
đam mê đến nhân viên của mình.
5. Chưa làm được và không từ bỏ
Là lãnh đạo, bạn chẳng thể nào quản lý nổi ai nếu như luôn mang tư tưởng thoái lui, đùn đẩy
trách nhiệm, đồng thời không nên tồn tại suy nghĩ không làm được, mà chỉ là chưa làm được,
không từ bỏ mà thôi. Đôi khi, sự quyết đoán, lòng can đảm sẽ chèo lái cả bạn và nhân viên của
mình đi theo ngã rẽ hoàn toàn mới mẻ, trái lại, ước tính sai lầm, quyết định thiếu chính xác sẽ
gây nên hệ quả nghiêm trọng, gây tổn thất cho chính công ty và còn làm phương hại đến lợi ích
của các nhân viên.
6. Cư xử tử tế, hành động đúng mực
Với cách cư xử tử tế, hành động đúng mực, người lãnh đạo có thể khiến người khác thay đổi
cách nhìn theo hướng tích cực và đầy thiện chí, thán phục trước những điều có thể trước đây
nhân viên đã từng hoàn toàn phủ nhận. Một lãnh đạo có uy tín sẽ luôn coi trọng cách nhìn nhận
và đánh giá của mọi người dành cho chính mình, suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra bất kỳ quyết
định nào về ý kiến đóng góp, lời đề nghị hay phản hồi nào của nhân viên. Tất cả mọi động thái
dường như có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, suy nghĩ trong công việc kể cả cuộc sống của
chính cấp dưới và thậm chí có thể thay đổi hoàn toàn hay trái ngược hẳn so với quan điểm lệch
lạc trước đây của họ.
7. Có tầm nhìn chiến lược và khơi gợi niềm cảm hứng
Có tầm nhìn và biết cách khơi gợi niềm cảm hứng cho nhân viên tin tưởng vào công việc, đó
cũng là cách người lãnh đạo nhận được sự tín nhiệm từ mọi người. Chẳng ai có thể chấp nhận
đeo đuổi một thứ gì đó hoàn toàn mơ hồ, vô định, không có cơ sở, đường hướng rõ ràng và xác
định, huống hồ chi là về công việc. Vì thế, đòi hỏi người lãnh đạo phải giải quyết mọi vấn đề thật
thích đáng, rõ ràng, tường tận dựa trên người thật, việc thật. Uy tín sẽ ngày càng được nâng cao
và tiếng nói có trọng lượng hơn hẳn khi người lãnh đạo có những hành động thiết thực mang tính
chiến lược đem lại kết quả mĩ mãn thay vì chỉ biết “khoa tay múa mép”.
8. Biết cách tạo nên sự chắc chắn
Bằng năng lực triển khai các ý tưởng thành từng kế hoạch cụ thể để thực hiện, người lãnh đạo có
thể làm tăng thêm uy tín của mình khi có khả năng tạo nên sự chắc chắn từ những việc tưởng
chừng như không chắc chắn. Điều quan trọng là bạn cần biết chắc chắn điều gì có thể làm được,
biết được chắc chắn làm được điều ấy trong bao lâu và sau quá trình luyện tập, thử nghiệm thì
cần xác định điều gì vượt ra ngoài khả năng cho phép, và cần có thời gian chuẩn bị nhằm hội đủ
các yếu tố tạo điều kiện để biến điều không thể thành có thể.
III. Ý kiến của bản thân về vấn đề uy tín của người cán bộ quản lý, lãnh đạo hiện nay:
Hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý là nhân tố tiên phong, nòng cốt trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý các cấp đã có bước
trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Sau
gần 30 năm đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã thu được những thành quả nhất định,
trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý
được tôi luyện, trưởng thành qua thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần độc lập
tự chủ, trung thành với lý tưởng cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, có ý
chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đưa sự nghiệp đổi mới ngày càng thu nhiều
thắng lợi. Song song với những ưu điểm nói trên, trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ
của mình, đội ngũ cán bộ, đảng viên còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm cả về phẩm chất,
năng lực và uy tín. Đại hội XI của Đảng đã nghiêm túc chỉ ra những hạn chế là: “Tình trạng suy
thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và
tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn,
đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong
quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của
Đảng đã khẳng định vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo quản lý
có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng, trong thực hiện nhiệm vụ thiếu
trách nhiệm, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, lạm dụng chức quyền, tham ô, thu lợi bất chính
từ công quỹ… Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giảm lòng tin trong nhân dân đối
với Đảng.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vai trò và
uy tín của người lãnh đạo càng có ý nghĩa quan trọng. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người lãnh
đạo phải thích ứng với những chuyển biến của tình hình mới. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong xây dựng uy tín người cán bộ lãnh đạo - quản lý giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã xác định:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh,
không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Do đó, để xây dựng, củng cố và nâng cao uy tín
của người cán bộ lãnh đạo - quản lý hiện nay, các giải pháp sau cần thực hiện đồng bộ:
Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý trong
sạch, có phẩm chất, năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới gắn với chính sách sử
dụng hợp lý. Các cấp ủy Đảng từ trung ương đến địa phương cần tích cực rà soát, bổ sung, hoàn
thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và
thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của
hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước.

Hai là, người cán bộ lãnh đạo cần nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, thực hiện lý tưởng của Đảng,
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, không được lấy uy tín làm mục đích mà phải coi đó là
phương tiện, điều kiện để thực hiện mục đích lãnh đạo - quản lý. Mỗi cán bộ lãnh đạo phải có
phương hướng, biện pháp để tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn và nâng cao uy tín của mình; thường
xuyên tự giác tu dưỡng rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực, có thái độ nghiêm khắc với
bản thân, đề cao tính tự chủ, tự kiềm chế, tự điều chỉnh, tự phê bình và phê bình, kết hợp với
lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân để chỉnh đốn kịp thời.

Ba là, các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị cần tạo điều kiện để cán bộ lãnh đạo phát huy hết
phẩm chất, năng lực của mình, quan tâm củng cố và nâng cao uy tín của người cán bộ lãnh đạo;
góp phần giữ vững và nâng cao uy tín thực của người cán bộ lãnh đạo, đồng thời khắc phục
những hiện tượng tạo uy tín giả.

Bốn là, thường xuyên kiểm tra, giám sát uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo bằng cách lấy phiếu
tín nhiệm của tổ chức, ý kiến đóng góp của cán bộ cấp dưới, của nhân dân một cách nghiêm túc
và trung thực. Kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm về phẩm chất, thiếu tinh thần trách nhiệm
trong công tác, quan liêu, sách nhiễu nhân dân. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất,
năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, giảm sút uy tín.

Năm là, tổ chức thực hiện nghiêm túc tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI và tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện các nhóm giải pháp cấp bách về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng đi đôi với việc tăng cường giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ. Có quy
chế để từng cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo - quản lý các cấp kiểm điểm hoạt động
công tác thường xuyên.

You might also like