Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

BÀI 02
Hiện tiền – Căn hiện tiền
ngày 16 tháng 04 năm 2023
Giảng sư: Thầy Geshe Loyang
Việt dịch: Ani Tenzin Palyon Pháp Đăng
Duyệt bài ghi: Nguyễn Ngọc Chi
Nhóm ghi bài: Hải Yến - Tuyết Anh - Uyên Sa
Hồng Nhung - Nguyễn Hằng - Mai Vân

Ý nghĩa của “ly phân biệt” (tiếp theo)

(3) “Ly chất của Phân biệt”


༢ རྟོག་པའི་རྫས་དང་བྲལ་བ།

Nếu cho ý nghĩa của ly phân biệt là “ly chất của phân biệt” thì 8 ngả nhất thiết
không khẳng định.
Bởi vì: Nếu là ly phân biệt thì không nhất thiết là ly chất của phân biệt. Lấy
tự chứng hiện tiền trải nghiệm Phân biệt làm biện đề.
Môn Tâm loại học mà chúng ta đang học là theo tư tưởng của Kinh bộ
tông. Cần ghi nhớ khi tham khảo kiến thức từ nơi khác, có thể thuộc về
quan điểm của trường phái khác.
Theo Kinh bộ tông:
Nhãn tri chấp trì cái bình chứng được cái bình. ‘Việc làm’ của nhãn tri
đó là chấp trì cái bình.
→ Vậy cái gì chứng được nhãn tri chấp trì cái bình, hay cái gì chấp trì
nhãn tri đó? Cái đó có tên là Tự chứng hiện tiền.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 1


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

Tự chứng hiện tiền là một dạng tâm thức, mà nó chỉ chứng được tâm
thức khác thôi. Trong khi, nhãn tri chấp trì cái bình chứng được những
cái bên ngoài, đó là hình với màu. Còn tự chứng hiện tiền chứng được
nhãn tri (nhãn tri là tâm thức thì tự chứng hiện tiền cũng là tâm thức), cảnh của Tự
chứng hiện tiền là tri thức chứ không là cảnh bên ngoài.

Nói đến Tâm thức, thì có hai dạng:


1) Tha chứng: là chứng ở bên ngoài.
Như nhãn tri chấp trì cái bình là chứng ở bên ngoài. Nhãn tri
chứng được ngoại cảnh.

2) Tự chứng: thì chứng ở bên trong, nghĩa là nó chứng tâm thức khác, nội
cảnh.

Ví dụ: nhãn tri chấp trì màu trắng và tự chứng hiện tiền chấp trì ‘nhãn tri
chấp trì màu trắng’.
Khi nói “màu trắng đó tôi đã thấy” và “tôi đã thấy màu trắng” hai câu
này ý nghĩa khác nhau.
“Màu trắng đó tôi đã thấy”: nghĩa là màu trắng đi trước rồi mình nhớ
lại mình đã thấy màu trắng, tức là trước đó mình đã chấp trì màu
trắng và sau đó mình mới nhớ lại mình đã thấy màu trắng.
Trí nhớ nhớ lại màu trắng mình đã thấy thì sự nhớ lại đó được
dẫn xuất từ nhãn tri chấp trì màu trắng.
Nó có sự trước sau, màu trắng đi đầu, đã thấy màu trắng rồi (nhãn
tri chấp trì màu trắng), từ đó mới nhớ lại màu trắng đó tôi đã thấy.

“Tôi đã thấy màu trắng”: Sự nhớ này nó được dẫn xuất bởi tự chứng
hiện tiền trải nghiệm1 nhãn tri chấp trì màu trắng.
Nhờ tự chứng hiện tiền trải nghiệm nhãn tri chấp trì màu trắng,
mới dẫn tới sự nhớ lại: ồ tôi đã thấy màu trắng.

Liên hệ ở đây, nếu là ly phân biệt thì không nhất thiết là ly chất của phân biệt:

Lấy tự chứng hiện tiền trải nghiệm phân biệt (Phân biệt là một dạng tâm thức, thì
nó phải có cái chứng được nó, đó là tự chứng hiện tiền. Tự chứng hiện tiền là phân loại của

1
Trải nghiệm: ở đây giống như chứng, chấp trì.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 2


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

hiện tiền thì nó phải ly phân biệt) làm biện đề. Ứng thành là ly chất của phân biệt
sao? (biện kinh theo kiểu nếu là A thì nhất thiết là B lấy C làm biện đề)/ Tại sao?

Bởi vì là ly phân biệt.


Tự chứng hiện tiền trải nghiệm phân biệt không phải là ly chất của phân biệt, nó là
cùng chất, nó là một chất với phân biệt, nghĩa là cùng một bản chất [với phân biệt], tức
là không nhìn ra được đâu là phân biệt, đâu là tự chứng hiện tiền mà trải nghiệm cái
phân biệt này. Cho nên gọi là cùng một chất.
Ví dụ như là ngó lên trời, thấy ngôi sao và mặt trăng là hai cái riêng biệt, còn cái này
trộn với nhau, hai cái mình không thấy được đâu là phân biệt, đâu là tự chứng hiện tiền
trải nghiệm phân biệt, cho nên mới gọi nó không phải là ly chất của phân biệt, bởi vì
nó là một chất của phân biệt.

Ý nghĩa của Ly phân biệt được nói trong Thích Lượng Luận Minh
Giải Thâm Ý do Ngài Panchen Sonam Dragpa biên soạn chú giải
Thích lượng luận của Ngài Pháp Xứng. Trong luận đã bác bỏ 3 lối
giải thích ý nghĩa của Ly phân biệt.
རྟོག་པ་དང་བྲལ་བའི་དྟོན་ལ་པན་ཅན་ཀིས་བཛད་པའི་དགྟོངས་པ་རབ་སེལ་ལས་ཁ་གཅིག་གསུམ།

[Tóm lược:] Tha tông (có người cho rằng) ý nghĩa của Ly phân biệt:
- Không là phân biệt: Nếu không là phân biệt thì không nhất thiết là ly phân
biệt. Lấy cá thể mà có phân biệt trong dòng tương tục làm biện đề. Cá thể này
không là phân biệt bởi vì là bất tương ứng hành, và cũng không là ly phân biệt bởi
vì trong dòng tương tục có phân biệt.
- Ly tự phản thể của phân biệt: Nếu ly tự phản thể của phân biệt thì không nhất
thiết là ly phân biệt. Lấy phân biệt chấp trì cái bình làm biện đề. Nó là ly tự
phản thể của phân biệt nhưng không là ly phân biệt (bởi vì là phân biệt).
- Ly chất của phân biệt: Nếu ly chất của phân biệt thì không nhất thiết là ly phân
biệt. Lấy tự chứng hiện tiền trải nghiệm phân biệt làm biện đề.

→ Vậy, [theo tự tông] ý nghĩa của ly phân biệt là gì? Đầu tiên, đi tìm tánh tướng
của phân biệt:
Đam trước tri chấp trì thích hợp trộn lẫn nghĩa tổng hay thanh
tổng.
སྒྲ་དྟོན་འདེས་རུང་དུ་འཛིན་པའི་ཞེན་རིག་རྟོག་པའི་མཚན་ཉིད།

 Ý nghĩa của ly phân biệt: ly đam trước tri chấp trì thích hợp trộn lẫn nghĩa
tổng hay thanh tổng.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 3


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

Khi vào biện kinh, nếu có người hỏi: Vậy xin cho biết ý nghĩa của ly đam trước tri chấp trì
thích hợp trộn lẫn nghĩa tổng hay thanh tổng là gì? Có phải là không là đam trước tri chấp
trì thích hợp trộn lẫn nghĩa tổng hay thanh tổng không? Hay là ly tự phản thể của đam trước
tri chấp trì thích hợp trộn lẫn nghĩa tổng hay thanh tổng hay là ly chất của đam trước tri
chấp trì thích hợp trộn lẫn nghĩa tổng hay thanh tổng. Thì chúng ta vẫn áp dụng cách biện
kinh giống như ở trên.

Biện kinh về có người cho rằng ý nghĩa của ly phân biệt có nghĩa là ly tự phản thế của phân biệt.

LG: Ứng thành nếu là ly tự phản thể của phân biệt thì nhất thiết là ly phân biệt sao?
ĐLG: Đồng ý. (mình cho ý nghĩa của ly phân biệt là ly tự phản thể của phân biệt )
Tự phản thể của phân biệt thì nhất thiết phải là phân biệt không là cái gì khác cho nên
phân biệt chấp trì cái bình nó không phải là tự phản thể của phân biệt, bởi vì nếu tự phản
thể của phân biệt thì nhất thiết là phân biệt còn phân biệt chấp trì cái bình nó chỉ là biệt
của phân biệt.
LG: Lấy ly tự phản thể của phân biệt làm biện đề, ứng thành là ý nghĩa của ly phân
biệt sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành nếu là ly tự phản thế của phân biệt thì nhất thiết là ly phân biệt
sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Lấy phân biệt chấp trì cái bình làm biện đề ứng thành là ly phân biệt sao?
ĐLG: Tại sao?
LG: Bởi vì là ly tự phản thể của phân biệt.
ĐLG: Lý do không thành lập. (nghĩa là phân biệt chấp trì cái bình không là ly tự phản thể của phân
biệt)
LG: [Lấy phân biệt chấp trì cái bình làm biện đề. Tại sao là ly tự phản thể của phân
biệt?] Bởi vì là biệt của phân biệt. (phân biệt chấp trì cái bình là biệt của phân biệt cho nên
nó là ly tự phản thể của phân biệt.)
ĐLG: ...
LG: Ứng thành nếu là biệt của phân biệt thì nhất thiết là ly tự phản thể của phân
biệt sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì phân biệt chấp trì cái bình nó không là tự phản thể của phân biệt.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 4


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

LG: Ứng thành nếu không là tự phản thể của phân biệt thì nhất thiết là ly tự phản
thể của phân biệt sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Lấy cá thể trong dòng tương tục có phân biệt làm biện đề, ứng thành là ly tự
phản thể của phân biệt sao?
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì không là tự phản thể của phân biệt.
Bởi vì cá thể đó không là tự phản thể của phân biệt.

Sự khác biệt giữa liễu tri ly phân biệt và nhãn tri là musum
- Nếu là nhãn tri thì nhất thiết là liễu tri ly phân biệt.
- Nếu là liễu tri ly phân biệt thì không nhất thiết là nhãn tri. Lấy nhĩ tri làm biện
đề. (nó là liễu tri ly phân biệt mà không là nhãn tri)
- Vừa là cả 2, lấy nhãn tri chấp trì cái bình.
- Không là cả 2, không là liễu tri ly phân biệt không là nhãn tri. Lấy phân biệt chấp
trì cái bình làm biện đề.

Sự khác biệt giữa hiện tiền và liễu tri ly phân biệt là musum

Liễu tri vô sai loạn và hiện tiền là đồng nghĩa

Tánh tướng của Hiện lượng:

Lượng: là tâm thức xảy ra lần đầu, mới mẻ, ở sát na đầu tiên, theo tư tưởng của Kinh
bộ tông.

Cho nên, từ tánh tướng của Hiện tiền “liễu tri ly phân biệt và không sai loạn”, thêm:
“mới mẻ”: lần đầu tiên.
“không nhầm lẫn”: nghĩa là không nhầm lần với đối tượng của nó.

Liễu tri ly phân biệt và không sai loạn, mới mẻ, không nhầm lẫn.
རྟོག་པ་དང་བྲལ་ཞིང་མ་འཁྲུལ་བའི་གསུར་དུ་མི་སླུབ་བའི་རིག་པ་མངྟོན་སུམ་གི་ཚད་མའི་མཚན་ཉིད།

Tánh tướng của Hiện lượng gồm 2 phần đó là: (1) Nó vừa là hiện tiền và (2) vừa là
lượng → Cho nên nó vừa là hiện tiền “liễu tri ly phân biệt và không sai loạn”, và
thêm lượng “mới mẻ, không nhầm lẫn”.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 5


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

Phân loại [của Hiện tiền]

Có 4 loại:
དེ་ལ་དབེ་ན། དབང་མངྟོན། ཡིད་མངྟོན། རང་རིག་མངྟོན་སུམ༑ རྣལ་འབྟོར་མངྟོན་སུམ་དང་བཞི།

(i) Căn hiện tiền དབང་མངྟོན.


(ii) Ý hiện tiền ཡིད་མངྟོན།.
(iii) Tự chứng hiện tiền རང་རིག་མངྟོན་སུམ༑.
(iv) Du già hiện tiền རྣལ་འབྟོར་མངྟོན་སུམ་དང་བཞི།.

(i) Tánh tướng của Căn hiện tiền


དབང་མངྟོན་གི་མཚན་ཉིད།

Căn: căn tri [Căn tri gồm có: nhãn tri, nhĩ tri, tỷ tri, thiệt tri và thân tri.]. Hiện tiền:
tâm hiện tiền. Vừa là căn tri vừa là hiện tiền → Cho nên gọi là Căn hiện tiền.

Tánh tướng của Hiện tiền: Liễu tri ly phân biệt và không sai loạn.

Tánh tướng của Căn tri: Sanh từ tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là
hữu sắc căn.

Duyên2 có 3 loại: tăng thượng duyên, sở duyên duyên và vô gián duyên.


Tăng thượng duyên [của căn hiện tiền] là hữu sắc căn. Hữu sắc căn nghĩa là căn
hữu (có) sắc, như là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn và thân căn. Hữu sắc căn
này thuộc loại trong suốt.
Chẳng hạn: Nhãn căn nằm ở đâu? Nhãn căn không phải là con mắt của mình.
Con ngươi của mình là ‘nhà’ cho nhãn căn, nơi của nhãn căn, chứ cũng không
phải là nhãn căn. Nhãn căn là một thứ mà chúng ta không thấy được.

Bất cộng: riêng biệt, không cộng chung với gì khác, của riêng nó thôi. Cộng:
nghĩa là có nhiều thứ.

→ Tánh tướng chung chung của Căn hiện tiền:

2
Duyên: tham khảo lại Nhiếp Loại Học.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 6


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

Liễu tri ly phân biệt và không sai loạn, sanh từ tăng thượng duyên
bất cộng của chính nó đó là hữu sắc căn.
རང་གི་ཐུན་མྟོངས་མ་ཡིན་པའི་བདག་རེན་དབང་པྟོ་གཟུགས་ཅན་པ་ལས་སེས་པའི་རྟོག་པ་དང་བྲལ་ཞིང་མ་འཁྲུལ་བའི་
རིག་པ།

Phân loại có 5
དབེ་ན།
Bởi vì có 5 căn tri (nhãn tri, nhĩ tri, tỷ tri, thiệt tri, thân tri) đi chung với hiện tiền:

1) Chấp sắc căn hiện tiền གཟུགས་འཛིན་དབང་མངྟོན།.


Là căn hiện tiền mà đó chấp trì sắc. ‘Căn hiện tiền’ ở đây chính là nhãn tri,
hiện tiền, chấp sắc.

2) Chấp thanh căn hiện tiền སྒྲ་འཛིན་དབང་མངྟོན།.


Là căn hiện tiền mà đó chấp trì âm thanh. ‘Căn hiện tiền’ ở đây là nhĩ tri, hiện
tiền.

3) Chấp hương căn hiện tiền དི་འཛིན་དབང་མངྟོན།.

Là căn hiện tiền chấp trì hương. ‘Căn hiện tiền’ ở đây là tỷ tri, hiện tiền.

4) Chấp vị căn hiện tiền རྟོ་འཛིན་དབང་མངྟོན།.

Là căn hiện tiền chấp trì vị. ‘Căn hiện tiền’ ở đây là thiệt tri, hiện tiền.

5) Chấp xúc căn hiện tiền རེག་བ་འཛིན་པའི་དབང་མངྟོན་དང་ལྔ།.


Là căn hiện tiền chấp trì xúc. ‘Căn hiện tiền’ ở đây là thân tri, hiện tiền.

Tánh tướng của Chấp sắc căn hiện tiền


གཟུགས་འཛིན་དབང་མངྟོན་གི་མཚན་ཉིད།
Liễu tri ly phân biệt và không sai loạn, sanh dựa vào tăng thượng
duyên bất cộng của chính nó đó là nhãn căn và sở duyên duyên đó
là sắc.
རང་གི་ཐུན་མྟོངས་མ་ཡིན་པའི་བདག་རེན་མིག་དབང་དང་དམིགས་རེན་གཟུགས་ལ་བརེན་ནས་སེས་པའི་རྟོག་པ་དང་བྲལ་
ཞིང་མ་འཁྲུལ་བའི་རིག་པ། དེས་འྟོག་མ་རྣམས་ལ་རིགས་འགེ།

Tánh tướng của Hiện tiền: “Liễu tri ly phân biệt và không sai loạn”.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 7


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

Tánh tướng của Nhãn tri: “sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó
đó là nhãn căn”.
Nhãn tri chấp trì sắc sanh ra được là nhờ có nhãn căn (đó là tăng thượng duyên bất
cộng của chính nó) và cần có sở duyên duyên đó là sắc.
Sắc: là Sắc xứ bao gồm hình và màu, không phải là sắc chung gồm sắc xứ,
thanh xứ, hương xứ, vị xứ và xúc xứ.

Ở tánh tướng chung của căn hiện tiền là “Liễu tri ly phân biệt và không sai loạn,
sanh từ tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là hữu sắc căn”, là căn hữu sắc
chung chung. Cụ thể về chấp sắc căn hiện tiền thì tăng thượng duyên bất cộng của
chính nó là nhãn căn, nhưng nếu nói rằng chỉ “Liễu tri ly phân biệt và không sai
loạn, sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là nhãn căn” [là
tánh tướng của nó] thì chưa đủ, bởi vì chỉ có một duyên này thì không thể sanh ra
được chấp sắc căn hiện tiền, cho nên phải có thêm “và sở duyên duyên đó là sắc”.

Tương tự áp dụng cho Chấp thanh căn hiện tiền, Chấp hương căn hiện tiền, Chấp
vị căn hiện tiền và Chấp xúc căn hiện tiền.
- Chấp thanh căn hiện tiền: Tăng thượng duyên bất cộng là Nhĩ căn, Sở duyên
duyên là [Âm] thanh.
- Chấp hương căn hiện tiền: Tăng thượng duyên bất cộng là Tỷ căn, Sở duyên
duyên là Hương.
- Chấp vị căn hiện tiền: Tăng thượng duyên bất cộng là Thiệt căn, Sở duyên
duyên là Vị.
- Chấp xúc căn hiện tiền: Tăng thượng duyên bất cộng là Thân căn, Sở duyên
duyên là Xúc.

Sự khác biệt giữa Chắp sắc căn hiện tiền và Căn hiện tiền là Musum.
- Nếu là Chắp sắc căn hiện tiền thì nhất thiết là Căn hiện tiền.
- Nếu là Căn hiện tiền không nhất thiết là Chấp sắc căn hiện tiền. Lấy Chấp
thanh căn hiện tiền làm biện đề (nó là Căn hiện tiền nhưng không là Chấp sắc căn hiện tiền).
- Là cả 2. Lấy nhãn tri chấp trì màu trắng làm biện đề.
- Không là cả 2. Lấy Ý hiện tiền làm biện đề.

Tương tự:

- Sự khác biệt giữa Chấp thanh căn hiện tiền và Căn hiện tiền: Musum.
- Sự khác biệt giữa Chấp hương căn hiện tiền và Căn hiện tiền: Musum.
- Sự khác biệt giữa Chấp vị căn hiện tiền và Căn hiện tiền: Musum.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 8


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

- Sự khác biệt giữa Chấp xúc căn hiện tiền và Căn hiện tiền: Musum.

Sự khác biệt giữa căn hiện tiền và căn tri

Nếu là Căn tri thì không nhất thiết là Căn hiện tiền. Lấy nhãn tri chấp trì một mặt
trăng thành hai mặt trăng (nghĩa là nhãn tri mà một mặt trăng trình hiện thành 2
mặt trăng trước nhãn tri đó) làm biện đề. Nhãn tri đó là căn tri mà không là căn
hiện tiền.

Tánh tướng của Căn hiện tiền có “liễu tri ly phân biệt và không sai loạn”. Thành
ra, nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng, như khi nhìn lên trời mà
mắt bị quáng gà, có vấn đề nên thấy hai mặt trăng, là căn tri mà không là căn hiện
tiền.

Câu hỏi đặt ra:


Tánh tướng của Chấp sắc căn hiện tiền có ghi là “Liễu tri ly phân biệt và không
sai loạn, sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là nhãn căn
và sở duyên duyên đó là sắc”. Nếu bỏ cụm từ đầu “Liễu tri ly phân biệt và không
sai loạn” trong tánh tướng, thì liệu 8 ngả nhất thiết có được khẳng định không?
Nếu không khẳng định thì cái gì không nhất thiết là cái gì?

Ứng thành không phải như vậy đâu, xin cho biết sự khác biệt giữa chấp sắc căn hiện
tiền và “sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là nhãn căn và
sở duyên duyên đó là sắc”?

Nếu là “sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là nhãn căn và sở
duyên duyên đó là sắc” thì không nhất thiết là chấp sắc căn hiện tiền. Lấy nhãn tri
mà một mặt trăng trình hiện thành hai mặt trăng trước nó làm biện đề.

Xin cho biết sở duyên duyên của [nhãn tri đó] là sắc là gì?/ Lấy một mặt trăng trình
hiện là hai mặt trăng làm biện đề.

Thầy giải thích: Không được, bởi vì sở duyên duyên là sắc, là nhân, phải xảy ra
trước, sau đó chấp sắc căn hiện tiền mới xảy ra. Nếu nói sở duyên duyên của
nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng là một mặt trăng trình hiện
là hai mặt trăng thì không được. Bởi vì sự trình hiện một mặt trăng thành hai
mặt trăng xảy ra cùng lúc với nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt
trăng, chứ nó không xảy ra trước, rồi nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai
mặt trăng xảy ra sau được.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 9


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

→ Cho nên, nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng không là
“sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là nhãn căn và sở
duyên duyên đó là sắc”.

 Vậy sở duyên duyên của nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng là
gì?

Chữ duyên (ở sau trong sở duyên duyên) đồng nghĩa với nhân, mà đó là sở duyên,
cho nên gọi là sở duyên duyên.
Sở duyên: [nó] phải trình hiện trước tâm thức đó mới gọi là sở duyên.

- Một mặt trăng dĩ nhiên là không trình hiện trước nhãn tri chấp trì một mặt
trăng thành hai mặt trăng, nó không phải là sở duyên của nhãn tri chấp trì
một mặt trăng thành hai mặt trăng.
- Một mặt trăng trình hiện thành hai mặt trăng, sự trình hiện đó là sở duyên
của nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng, thì cũng không được.
Bởi vì sở duyên duyên là duyên (nhân) phải xảy ra trước tâm thức, mà một
mặt trăng trình hiện thành hai mặt trăng xảy ra cùng một lúc với nhãn tri chấp
trì một mặt trăng thành hai mặt trăng.

Nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng phải có sở duyên chứ, hoặc
là một mặt trăng; hoặc là một mặt trăng trình hiện thành hai mặt trăng. Mà cả hai
đều bị bài phá. Vậy câu hỏi là nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng
không có sở duyên sao?

LG: Ứng thành nếu là “sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó
là nhãn căn và sở duyên duyên đó là sắc” thì nhất thiết là chấp sắc căn hiện tiền
sao?
Không thể nói không nhất thiết, bởi vì ở trên khi nói không nhất thiết đã đưa ra
sự tướng nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng, thì nó không thỏa
được câu [tánh tướng] này bởi vì nó không có sở duyên duyên. → Suy ra phải là
“nhất thiết”. (Khi tìm không ra sự tướng của A không nhất thiết B, thì nếu là A nhất thiết phải là B.)
ĐLG: Đồng ý.
LG: Suy ra tánh tướng của chấp sắc căn hiện tiền không cần có “liễu tri ly phân
biệt và không sai loạn” sao?
ĐLG: Tại sao?
LG: Bởi vì không cần có “liễu tri ly phân biệt và không sai loạn” thì 8 ngả nhất
thiết vẫn được khẳng định.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 10


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

ĐLG: ...
LG: Ứng thành tánh tướng của chấp sắc căn hiện tiền không cần có vế đầu “liễu
tri ly phân biệt và không sai loạn” sao?
ĐLG: Đồng ý (Không cần).
LG: Ứng thành là cần, bởi vì trong Kiến lập Tâm loại học do ngài Geshe Jampal
Samphel biên soạn có ghi tánh tướng của chấp sắc căn hiện tiền là “Liễu tri ly
phân biệt và không sai loạn, sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của
chính nó đó là nhãn căn và sở duyên duyên đó là sắc”.

Năm ngoái lớp đã học cả năm về musum, mushi…, năm nay lên lớp cao hơn, chúng
ta phải tập biện kinh mà không có musum, mushi…, mà đào sâu vào những tánh
tướng và xem nó có những lỗi gì để biện kinh. Đây là một cách biện kinh rất đơn
giản, mọi người có thể đem vào buổi biện kinh để tập cho tánh tướng của chấp sắc
căn hiện tiền.

Biện kinh về Tánh tướng của Chấp sắc căn hiện tiền

LG: Ứng thành không phải như vậy đâu, bởi vì bạn chưa nêu ra được tánh tướng
của Chấp sắc căn hiện tiền.
ĐLG: Lý do không thành lập
LG: Ứng thành có sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Lấy “liễu tri ly phân biệt và không sai loạn, sanh dựa vào tăng thượng duyên
bất cộng của chính nó đó là nhãn căn và sở duyên duyên đó là sắc” làm biện
đề.
LG: Lấy điều đó làm biện đề, ứng thành là tánh tướng của chấp sắc căn hiện tiền
sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành không phải như vậy, bởi vì “sanh dựa vào tăng thượng duyên bất
cộng của chính nó đó là nhãn căn và sở duyên duyên đó là sắc” mới là tánh
tướng của chấp sắc căn hiện tiền.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành là tánh tướng của chấp sắc căn hiện tiền, bởi vì 8 ngả nhất thiết
được khẳng định.
ĐLG: Lý do không thành lập.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 11


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

LG: Lấy “sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là nhãn căn
và sở duyên duyên đó là sắc” làm biện đề, ứng thành là tánh tướng của chấp
sắc căn hiện tiền sao?
ĐLG: Tại sao?
LG: Bởi vì 8 ngả nhất thiết được khẳng định.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành nếu là “sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó
là nhãn căn và sở duyên duyên đó là sắc” thì không nhất thiết là chấp sắc căn
hiện tiền sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nêu sự tướng.
ĐLG: Lấy nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng làm biện đề.
LG: Lấy nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng làm biện đề, ứng thành
là “sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là nhãn căn và
sở duyên duyên đó là sắc” sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nêu ra được sở duyên duyên của nó.
ĐLG: Lấy một mặt trăng làm biện đề.
LG: Lấy một mặt trăng làm biện đề, ứng thành là sở duyên duyên của nhãn tri chấp
trì một mặt trăng thành hai mặt trăng sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành trình hiện trước nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng
sao?
ĐLG: Tại sao?
LG: Ứng thành không là sở duyên duyên sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nêu sở duyên duyên khác của nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành
hai mặt trăng?
ĐLG: Lấy một mặt trăng trình hiện như hai mặt trăng làm biện đề.
LG: Lấy một mặt trăng trình hiện như hai mặt trăng làm biện đề, ứng thành là sở
duyên duyên của nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành hai mặt trăng sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành không là sở duyên duyên của nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành
hai mặt trăng, bởi vì xảy ra cùng lúc với nhãn tri chấp trì một mặt trăng thành
hai mặt trăng.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 12


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

ĐLG: …
LG: Ứng thành nếu là “Sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó
là nhãn căn và sở duyên duyên đó là sắc” thì nhất thiết là chấp sắc căn hiện
tiền sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành tánh tướng của chấp sắc căn hiện tiền không cần có câu “Liễu tri
ly phân biệt và không sai loạn” sao?
ĐLG: Tại sao?
LG: Lấy “Sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó là nhãn căn
và sở duyên duyên đó là sắc” làm biện đề, ứng thành là tánh tướng của chấp
sắc hiện tiền bởi vì 8 ngả nhất thiết được khẳng định.
ĐLG: ...
LG: Ứng thành tánh tướng của chấp sắc căn hiện tiền không cần có câu “Liễu tri
ly phân biệt và không sai loạn” sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành cần có câu này, bởi vì trong Kiến lập Tâm loại học do Ngài Geshe
Jampal Samphel trước tác có nói rằng tánh tướng của chấp sắc căn hiện tiền
là: “Liễu tri ly phân biệt và không sai loạn, sanh dựa vào tăng thượng duyên
bất cộng của chính nó đó là nhãn căn và sở duyên duyên đó là sắc”.

 Vậy tại sao cần ghi “liễu tri ly phân biệt và không sai loạn” vào tánh tướng,
trong khi thực tế, không có câu này 8 ngả nhất thiết vẫn được khẳng định?
Xin hãy nêu lý do tại sao trong tánh tướng này có cụm tự này. Đây là cách
biện kinh đào sâu vào tánh tướng để hiểu.

Về Chấp [thanh, hương, vị, xúc] căn hiện tiền

Với điều đó, áp dụng tương tự cho những cái dưới.


དེས་འྟོག་མ་རྣམས་ལ་རིགས་འགེ།

Biện kinh về ý nghĩa của Kinh văn “Với điều đó, áp dụng tương tự cho những cái dưới”

Trong luận chỉ ghi tánh tướng của chấp sắc căn hiện tiền, và “Với điều đó, áp dụng
tương tự cho những cái dưới”. Vậy ý nghĩa của kinh văn “Với điều đó, áp dụng
tương tự cho những cái dưới” là gì?

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 13


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

LG: DHIH JI LTAR WA CHOS CAN, ứng thành không phải như vậy đâu, bởi vì
bạn chưa kiến lập được ý nghĩa của Kinh văn “Với điều đó, áp dụng tương
tự cho những cái dưới”?
ĐLG: Lý do không thành lập
LG: Xin bạn hãy kiến lập ý nghĩa của Kinh văn “Với điều đó, áp dụng tương tự
cho những cái dưới”?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin bạn giải thích “Với điều đó” là gì?
ĐLG: Là tánh tướng của chấp sắc căn hiện tiền, đó là “liễu tri ly phân biệt và
không sai loạn, sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó
là nhãn căn và sở duyên duyên đó là sắc”.
LG: Xin bạn giải thích “cho những cái dưới” là gì?
ĐLG: “Cho những cái dưới” là tánh tướng của chấp thanh căn hiện tiền, chấp
hương căn hiện tiền, chấp vị căn hiện tiền và chấp xúc căn hiện tiền.
LG: Xin bạn giải thích “áp dụng tương tự” là gì?
ĐLG: Là áp dụng tương tự cho tánh tướng của những cái dưới (chấp thanh căn
hiện tiền, chấp hương căn hiện tiền, chấp vị căn hiện tiền và chấp xúc căn
hiện tiền)

Tánh tướng của Chấp thanh căn hiện tiền: Liễu tri ly phân biệt và
không sai loạn, sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính
nó đó là nhĩ căn và sở duyên duyên đó là thanh.
གཟུགས་འཛིན་དབང་མངྟོན་དུ་གྱུར་པའི་ཚད་མ་དཔྱད་ཤེས་སྣང་ལ་མ་ངེས་པའི་བྟོ།

Tánh tướng của Chấp hương căn hiện tiền: Liễu tri ly phân biệt và
không sai loạn, sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính
nó đó là tỷ căn và sở duyên duyên đó là hương.

Tánh tướng của Chấp vị căn hiện tiền: Liễu tri ly phân biệt và không
sai loạn, sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính nó đó
là thiệt căn và sở duyên duyên đó là vị.

Tánh tướng của Chấp xúc căn hiện tiền: Liễu tri ly phân biệt và
không sai loạn, sanh dựa vào tăng thượng duyên bất cộng của chính
nó đó là thân căn và sở duyên duyên đó là xúc.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 14


Kiến lập Tâm Loại Học བློ་རིག་གི་རྣམ་གཞག – Geshe Jampal Samphel | Bài 02 – 16/04/2023

Chúng ta có thể biện kinh giống phần tánh tướng của chấp sắc căn hiện tiền không cần
“Liễu tri ly phân biệt và không sai loạn”, chỉ cần “sanh dựa vào tăng thượng duyên bất
cộng của chính nó đó là nhãn căn và sở duyên duyên đó là sắc”, ứng thành là tánh tướng
của chấp sắc căn hiện tiền bởi vì giữa nó là chấp sắc căn hiện tiền, mối quan hệ giữa tánh
tướng và sở tướng được thành lập và 8 ngả nhất thiết được khẳng định để áp dụng cho phần
biện kinh về tánh tướng của chấp thanh căn hiện tiền, chấp hương căn hiện tiền, chấp vị
căn hiện tiền, chấp xúc căn hiện tiền.

BTVN:
1) Sự khác biệt giữa Hiện tiền và Liễu tri ly phân biệt là Musum. Cho sự tướng.
2) Sự khác biệt giữa Căn hiện tiền và Chấp [sắc, thanh, hương, vị, xúc] căn hiện
tiền.

Nalanda Việt Học – Triết học Phật giáo 08 || 15

You might also like