Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 150

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

NÂNG CAO NĂNG LỰC


THIẾT KẾ, THI CÔNG, NGHIỆM THU VÀ VẬN HÀNH
CÔNG TRÌNH HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG

TẬP 1. CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI

DỰ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG


TRONG CÁC TÒA NHÀ THƯƠNG MẠI VÀ CHUNG CƯ
CAO TẦNG TẠI VIỆT NAM (EECB)

HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2021


Chú thích
Tài liệu này được đệ trình Bộ Xây dựng (BXD) và Chương trình
Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) bởi Ban Quản lý dự án “Dự
án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà
thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam” (dự án EECB).
Những quan điểm, kết luận và khuyến nghị trong tài liệu này
không đại diện cho quan điểm của BXD cũng như UNDP.

Thông tin liên lạc:


Ông Vũ Ngọc Anh, Giám đốc dự án, Vụ trưởng Vụ KHCH&MT
Bộ xây dựng
37 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: contact.eecb@gmail.com
Hoặc
Bà Phan Hương Giang, Cán bộ báo chí và truyền thông
Chương trình phát triển Liên hợp Quốc
304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Email: phan.huong.giang@undp.org

2 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
LỜI NÓI ĐẦU
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các Công trình xây dựng sử dụng năng
lượng hiệu quả (QCVN 09:2017/BXD) quy định những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc
phải tuân thủ khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình có tổng diện
tích sàn từ 2.500 m2 trở lên thuộc các loại hoặc hỗn hợp các loại công trình: văn
phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, thương mại - dịch vụ, chung cư. Bộ
Xây dựng cũng đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn QCVN
09:2017/BXD” và bộ Bảng kiểm kiểm tra tuân thủ QCVN 09:2017/BXD.
Nhằm nâng cao năng lực thực thi hiệu quả QCVN 09:2017/BXD và phổ
biến rộng rãi hơn nữa các kiến thức về công trình hiệu quả năng lượng, tài liệu
tập huấn “Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành
công trình hiệu quả năng lượng” không chỉ đưa ra những hướng dẫn về việc
áp dụng QCVN 09:2017/BXD, các giải pháp thiết kế đáp ứng yêu cầu của quy
chuẩn mà còn giới thiệu các giải pháp vượt yêu cầu của quy chuẩn, các
phương pháp phân tích tài chính để lựa chọn phương án thiết kế, các công
tác thi công, nghiệm thu và vận hành công trình, các ví dụ thực tế. Tài liệu gồm
02 tập: Tập 1. Công trình xây dựng mới và Tập 2. Công trình cải tạo, cung
cấp những nội dung cơ bản về công trình hiệu quả năng lượng, người sử dụng
có thể tham khảo các nội dung liên quan cho các công tác: lập dự án đầu tư
và xây dựng công trình, thiết kế, thẩm tra và thẩm định thiết kế, thi công, kiểm
tra và nghiệm thu, quản lý dự án, vận hành công trình, kiểm toán năng lượng
công trình, cải tạo công trình.
Tài liệu được biên soạn với sự hỗ trợ của Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng
năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam
(Dự án EECB) trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Xây dựng và Chương trình phát
triển Liên Hợp Quốc (UNDP) thông qua sự tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu
(GEF) và đồng tài trợ bởi các cơ quan/tổ chức và các doanh nghiệp Việt Nam.
Tài liệu được thực hiện với sự tham gia biên soạn của các tác giả đến từ
các trường đại học, các đơn vị tư vấn công trình xanh, công trình hiệu quả năng
lượng. Quá trình biên soạn tài liệu không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được các phản hồi và góp ý của bạn đọc.

3
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG
Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam

CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN


PGS.TS. Vũ Ngọc Anh Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường,
Bộ Xây dựng
ThS. Nguyễn Công Thịnh Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và
Môi trường, Bộ Xây dựng

TỔ BIÊN TẬP
TS. Nguyễn Trung Hòa Cố vấn cao cấp Dự án EECB, Nguyên Vụ
trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường,
Bộ Xây dựng
Yannick Millet Chuyên gia quốc tế, Dự án EECB
ThS. Hoàng Thị Kim Cúc Quản lý dự án, Dự án EECB
TS.KTS. Lương Thị Ngọc Huyền Cán bộ kỹ thuật Dự án EECB

TỔ BIÊN SOẠN
ThS.KTS. Nguyễn Trung Kiên Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn đầu tư
và xây dựng Đất Việt (VILANDCO)
TS.KS Điện. Đặng Hoàng Anh Giảng viên Viện Điện, Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội
ThS.KS Cơ khí. Mã Khai Hiền Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát
triển về Tiết kiệm Năng lượng (ENERTEAM)
ThS.KS KTXD. Lê Đình Linh Giảng viên khoa Kinh tế & Quản lý xây
dựng, Trường Đại học Xây dựng
ThS.KS Nhiệt lạnh. Trần Minh Ngọc Phó Giám đốc Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh,
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây
dựng Đất Việt (VILANDCO)
TS.KTS.Nguyễn Thị Khánh Phương Giảng viên khoa Kiến trúc & Quy hoạch,
Trường Đại học Xây dựng

Liên hệ kỹ thuật:
ThS.KTS. Nguyễn Trung Kiên
Email: ntkien@vilandco.vn

4 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
DANH MỤC BẢNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
DANH MỤC HÌNH. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
TỪ VIẾT TẮT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
CHƯƠNG 1. THIẾT KẾ TÍCH HỢP. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT KẾ TÍCH HỢP. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.1. So sánh thiết kế tích hợp với thiết kế truyền thống. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.2. Các lợi ích của thiết kế tích hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2. THIẾT KẾ NĂNG LƯỢNG TÍCH HỢP. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG. . . . . . . . 23
3.1. Giảm nhu cầu sử dụng năng lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
3.2. Áp dụng các giải pháp làm mát thụ động. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.3. Sử dụng các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị có hiệu năng cao . . . . . . . . . 24
3.4. Sử dụng năng lượng tái tạo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
4. SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG NĂNG LƯỢNG HỖ TRỢ THIẾT KẾ. . . . . . . . . . 26
4.1. Giới thiệu về phần mềm mô phỏng năng lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
4.2. Mô hình năng lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
CHƯƠNG 2. CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ & BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. . . . . . . . . . . . 31
1. VỎ BAO CHE CÔNG TRÌNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
1.1. Giới thiệu - tổng quan về vỏ bao che công trình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
1.2. Các giải pháp thiết kế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
1.3. Ví dụ tham khảo công trình thực tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
2. CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.1. Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.2. Các giải pháp thiết kế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
2.3. Ví dụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
3. CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
3.1. Khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
3.2. Các giải pháp thiết kế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60

5
3.3. Ví dụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
4. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
4.1. Giới thiệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
4.2. Các giải pháp thiết kế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
4.3. Ví dụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 87
5. ĐỘNG CƠ ĐIỆN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
5.1. Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
5.2. Các giải pháp thiết kế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
5.3. Ví dụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
6. THIẾT BỊ NƯỚC NÓNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
6.1. Giới thiệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
6.2. Các giải pháp thiết kế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99
6.3. Ví dụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 103
CHƯƠNG 3. CÔNG TÁC NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG . . 107
1. GIAI ĐOẠN NGHIỆM THU THIẾT KẾ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 107
1.1. Lớp vỏ bao che công trình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 107
1.2. Hệ thống HVAC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 109
1.3. Hệ thống chiếu sáng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 109
1.4. Các thiết bị điện khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110
1.5. Hệ thống nước nóng trong nhà. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 111
2. GIAI ĐOẠN NGHIỆM THU THI CÔNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
2.1. Nghiệm thu vật tư, vật liệu, thiết bị đầu vào. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
2.2. Nghiệm thu lắp đặt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ. . . . . . . . . . . 119
1. GIỚI THIỆU CHUNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 119
1.1. Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính các phương án thiết kế. . . . . . 119
1.2. Các phương pháp phân tích tài chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 119
2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA HIỆU SỐ THU CHI . . . . . . . . . 120
2.1. Một số khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 120
2.2. Phương pháp xác định NPV. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 121
2.3. Sử dụng NPV để so sánh, lựa chọn phương án . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 122
2.4. Ví dụ minh họa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 123

6 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
2.5. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp. . . . . . . . . . . . . . . 125
3. PHƯƠNG PHÁP DÙNG CHỈ TIÊU SUẤT THU LỢI NỘI TẠI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 126
3.1. Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 126
3.2. Phương pháp xác định IRR. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 126
3.3. Sử dụng chỉ tiêu IRR để so sánh lựa chọn phương án . . . . . . . . . . . . . . . . . . 127
3.4. Ví dụ minh họa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 128
3.5. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 131
4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÒNG ĐỜI DỰ ÁN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132
4.1. Một số khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132
4.2. Phương pháp xác định chi phí vòng đời . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132
4.3. Sử dụng phương pháp phân tích chi phí vòng đời để lựa chọn phương án. .
134
4.4. Ví dụ minh họa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134
4.5. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 135
5. PHÂN TÍCH THỜI HẠN HOÀN VỐN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136
5.1. Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136
5.2. Phương pháp xác định thời hạn hoàn vốn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136
5.3. Sử dụng chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn để lựa chọn phương án. . . . . . . . . . . . 138
5.4. Ví dụ minh họa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 138
5.5. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 140
PHỤ LỤC. VÍ DỤ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
HIỆU QUẢ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 149

7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh 2 phương pháp thiết kế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
Bảng 2.1.Các loại và chỉ số kỹ thuật của mái lạnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
Bảng 2.2. Phân loại mái xanh theo loại hình sử dụng, yêu cầu xây dựng và bảo trì. . . . 39
Bảng 2.3. Hệ số SHGC của kính phụ thuộc vào tỷ số WWR . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
Bảng 2.4. Mức tiết kiệm năng lượng tiềm năng khi áp dụng cảm biến hiện diện ở một số
khu vực điển hình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
Bảng 2.5. Phân loại và đặc điểm của từng loại thông gió tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
Bảng 2.6. Lưu lượng thông gió cơ khí tối thiểu cho nhà ở theo không gian sử dụng . . . 78
Bảng 2.7. Lưu lượng thông gió cơ khí chung tối thiểu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
Bảng 2.8. Lưu lượng thông gió cơ khí tối thiểu cho tòa nhà văn phòng. . . . . . . . . . . . . . 78
Bảng 2.9. Chỉ số hiệu quả COP của máy điều hòa không khí làm lạnh trực tiếp hoạt động
bằng điện năng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
Bảng 2.10. Chỉ số hiệu quả COP cho Chiller. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
Bảng 3.1. Thông số COP non tải (hay gọi là EER trong bảng) của một chiller giải nhiệt gió
với giá trị COP đầy tải là 3.17 đã tuân thủ theo QCVN 09:2017/BXD. . . . . . . . 113
Bảng 3.2. Thông số lựa chọn độ dày bảo ôn của ống nước lạnh. . . . . . . . . . . . . . . . . . 114
Bảng 3.3. Thông số kính đề xuất cho một dự án ở đảo Phú Quốc . . . . . . . . . . . . . . . . . 115

8 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mức độ tham gia của các bên trong quá trình triển khai dự án. . . . . . . . . . . . 18
Hình 1.2. Các thành phần của nhóm dự án theo phương pháp thiết kế tích hợp. . . . . 19
Hình 1.3. Dữ liệu chi tiết về sử dụng năng lượng của các công trình thương mại (hình bên
trái) và công trình nhà ở (hình bên phải) tại Singapore năm 2006 . . . . . . . . . . 20
Hình 1.4. Dữ liệu chi tiết về sử dụng năng lượng của các công trình. . . . . . . . . . . . . . . . 22
Hình 1.5. Trình tự các bước thiết kế công trình hiệu quả năng lượng. . . . . . . . . . . . . . . . 23
Hình 1.6. Các chức năng chính của phần mềm mô phỏng năng lượng. . . . . . . . . . . . . 27
Hình 1.7. Các tính năng được tích hợp trong phần mềm Designbuilder . . . . . . . . . . . . . 28
Hình 2.1. Giá hứng sáng phân chia cửa thành hai phần kính, giảm độ chói, giảm nhiệt và
phân bổ đều ánh sáng ban ngày trong một không gian. . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Hình 2.2. Tường đôi 200 mm, gạch rỗng nung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
Hình 2.3. Tường gạch, bê tông nhẹ, dày 220 mm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
Hình 2.4. Tường tấm 3D dày 180 mm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
Hình 2.5. Mái cách nhiệt bằng gạch rỗng dày 105 mm và bê tông xốp dày 150 mm . 37
Hình 2.6. Mái lợp bằng tấm xốp polystyrol dày 30 mm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
Hình 2.7. Cấu tạo mái xanh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
Hình 2.8. Mái chồng lớp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
Hình 2.9. Các KCCN hiệu quả cho cửa hướng Bắc, Đông, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc . . . 43
Hình 2.10. Các KCCN ngang hiệu quả cho cửa hướng Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
Hình 2.11. KCCN hỗn hợp dạng EKE che nắng cho hướng Tây-Nam (hoặc Đông Nam)
(Schumann et al., 2013). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
Hình 2.12. Các thành phần của chiếu sáng tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
Hình 2.13. Vùng chiếu sáng tự nhiên xác định theo kinh nghiệm12. . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
Hình 2.14. Vùng chiếu sáng tự nhiên xác định bằng phần mềm mô phỏng năng
lượng13. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
Hình 2.15. Cửa sổ có sử dụng kết cấu che nắng ngoài giúp mở rộng vùng chiếu sáng tự
nhiên. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
Hình 2.16. Thiết kế lấy sáng tự nhiên bởi cửa sổ mái (a) và ống dẫn sáng (b). . . . . . . . . 53
Hình 2.17. Bố trí mạch điện chiếu sáng không phù hợp (a) và phù hợp (b) theo vùng
chiếu sáng tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
Hình 2.18. Sử dụng cảm biến quang điều khiển chiếu sáng nhân tạo theo chiếu sáng
tự nhiên. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
Hình 2.19. Điều khiển cấp chiếu sáng (a) và điều khiển cường độ sáng (b). . . . . . . . . . 55

9
Hình 2.20. Mặt đứng công trình hướng Đông Nam (a) và Tây Bắc (b) với các yếu tố
che nắng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
Hình 2.21. Vùng chiếu sáng tự nhiên tầng 3 (a) và tầng 4 (b). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
Hình 2.22. Khu vực đỗ xe tầng nổi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
Hình 2.23. Hệ thống đèn chiếu sáng khu vực gần tường bao được bật tắt so le. . . . . . 59
Hình 2.24. Các yêu cầu chung về chiếu sáng nhân tạo đảm bảo tiện nghi thị giác . . 59
Hình 2.26. Dải hiệu suất phát sáng của một số loại bóng đèn phổ biến . . . . . . . . . . . . . 61
Hình 2.27. Chóa đèn dạng khuếch tán (a) và dạng gương (b) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
Hình 2.28. Công tắc thời gian điện tử và cơ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
Hình 2.29. Công tắc thông minh và giao diện điều khiển trên ứng dụng di động . . . . . 63
Hình 2.30. Cảm biến hiện diện dạng hồng ngoại thụ động (PIR) (a) và dạng siêu âm (b). . . 64
Hình 2.31. Kích thước phòng học và bố trí nội thất bên trong. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
Hình 2.32. Kết quả mô phỏng thiết kế chiếu sáng sử dụng bộ đèn tube huỳnh quang T8
không có chóa đèn phản xạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
Hình 2.33. Kết quả mô phỏng thiết kế chiếu sáng sử dụng bộ đèn tube huỳnh quang T8
có chóa đèn phản xạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
Hình 2.34. Kết quả mô phỏng thiết kế chiếu sáng sử dụng bộ đèn tube LED T8 có chóa
đèn phản xạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
Hình 2.35. Mô hình mô phỏng năng lượng tầng điền hỉnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
Hình 2.36. Tổng tiêu thụ năng lượng của tầng điển hình khách sạn DIC Vũng Tàu tính toán
từ mô phỏng năng lượng theo mật độ công suất chiếu sáng khác nhau. . . . 69
Hình 2.37. Thông gió tự nhiên23. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
Hình 2.38. Thông gió cưỡng bức24. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
Hình 2.39. Đặc điểm của thông gió tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
Hình 2.40. Các dạng thông gió cơ học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
Hình 2.41. Các chủng loại quạt phổ biến trong hệ thống thông gió cơ khí. . . . . . . . . . . 72
Hình 2.42. Hệ thống gió kết hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
Hình 2.43. Hệ thống điều hòa không khí điển hình (điều hoà làm lạnh trực tiếp). . . . . . 73
Hình 2.44. Các chủng loại máy lạnh điều hòa không khí điển hình. . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
Hình 2.45. Hệ thống thông gió cơ học kết hợp cảm biến CO điều khiển vận hành tự động. 77
Hình 2.46. Hệ thống thông gió cơ học kết hợp cảm biến CO điều khiển vận hành tự động. 77
Hình 2.47. Công tắc thời gian điện tử và cơ25. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
Hình 2.48. Bộ biến tần điều khiển động cơ của bơm, quạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
Hình 2.49. Điều chỉnh lưu lượng bằng biến tần thay đổi tốc độ động cơ19. . . . . . . . . . . 82
Hình 2.50. Điều khiển thông thường (van tiết lưu) so với điều khiển bằng VSD cho bơm quạt. . 82
Hình 2.51. Lắp đặt biến tần để tối ưu hoá quạt AHU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83

10 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Hình 2.52. Thông số quạt và tiêu chuẩn áp dụng theo FEG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84
Hình 2.54. Cách nhiệt các đường ống dẫn gió theo QCVN09:2017/BXD. . . . . . . . . . . . . 89
Hình 2.55. Tổng mức tiêu thụ năng lượng (kWh/m2/năm) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89
Hình 2.56. Cấu tạo động cơ cảm ứng (a) và minh họa số cực của động cơ (b). . . . . . 90
Hình 2.58. Nhãn động cơ điện cảm ứng 3 pha 1,5kW. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
Hình 2.59. Hiệu suất của động cơ điện cảm ứng theo tải động cơ và công suất định mức. . . .92
Hình 2.60. Minh họa máy điều hòa không khí giải nhiệt bằng nước kết hợp hệ thống
thu hồi nhiệt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94
Hình 2.61. Minh hoạ sơ đồ hệ thống của hệ thống đun nước nóng trung tâm sử dụng
năng lượng mặt trời kết hợp bơm nhiệt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
Hình 2.62. Nguyên lý hoạt động của bơm nhiệt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
Hình 2.63. Bơm nhiệt dân dụng và công nghiệp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
Hình 2.64. Cách tính chỉ số hiệu quả của bơm nhiệt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
Hình 2.65. Thiết bị đun nước nóng sử dụng khí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
Hình 2.66. Thiết bị đun nước nóng/hơi bằng đốt dầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
Hình 2.67. Nguyên lý của máy đun nước nóng trực tiếp bằng điện (không có bình chứa). . 98
Hình 2.68. Nguyên lý của máy đun nước nóng gián tiếp bằng điện có bình chứa . . . . 99
Hình 2.69. Thiết bị điều khiển kiểm soát nhiệt độ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102
Hình 2.70. Sơ đồ thiết kế thực tế của thiết bị đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
kết hợp bơm nhiệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 103
Hình 2.71. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
kết hợp bơm nhiệt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104
Hình 3.1. Mô hình thông gió hỗn hợp hầm bệnh viện Nhân dân Gia Định. . . . . . . . . . . 108
Hình 3.2. Đồ thị các cấp độ hiệu suất quạt FEG với kích thước quạt theo tiêu chuẩn
AMCA 205-10 không dẫn động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110
Hình 3.3. Van trộn nước nóng và nước lạnh của hãng Aqua-Gard TMV Solutions cho
trường hợp
Hình 3.4. Sơ đồ sử dụng nước nóng hỗn hợp giữa bộ sản xuất nước nóng và tấm thu nhiệt
mặt trời. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
Hình 3.5. Các thông số cần nhập để lựa chọn thiết bị thu hồi nhiệt phổ biến và chọn
model của hãng cung cấp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113
Hình 3.6. Một số bộ thu hồi nhiệt phổ biến trên thị trường như (a) bánh xe hồi nhiệt (b) bộ
tận dụng nhiệt kiểu ống nhiệt (c) bộ trao đổi nhiệt kiểu tấm. . . . . . . . . . . . . . 113
Hình 3.7. Tác động của mặt trời lúc 17h ở phía Tây ở đảo Phú Quốc. . . . . . . . . . . . . . . 115
Hình 3.8. Một số lỗi thi công ống gió mềm cách nhiệt phổ biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 116
Hình 3.9. Vị trí bố trí dàn nóng trung tâm với phối hợp thiết kế ngoại cảnh để giảm thiểu
tác động ăn mòn muối biển tại FLC Quy Nhơn Resort . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 117

11
Hình 4.1. Biểu đồ dòng tiền của phương án đầu tư. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 120
Hình 4.2. Biểu đồ dòng tiền đều. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 122
Hình 4.3. Trình tự so sánh lựa chọn phương án dựa theo chỉ tiêu NPV . . . . . . . . . . . . . . 122
Hình 4.4. Đồ thị thể hiện tương quan giữa NPV và IRR của dòng tiền đầu tư . . . . . . . . 126
Hình 4.5. Trình tự so sánh lựa chọn phương án dựa theo chỉ tiêu IRR. . . . . . . . . . . . . . . . 128
Hình 4.6. Trình tự so sánh lựa chọn phương án dựa theo LCC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134
Hình 1. So sánh năng lượng tiêu thụ tiết kiệm của phương án đề xuất và phương án tuân
thủ Quy chuẩn (kWh/m2/năm). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 143
Hình 2. So sánh năng lượng tiêu thụ tiết kiệm của các phương án và phương án tuân thủ
Quy chuẩn (kWh/m2/năm). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 145
Hình 3. So sánh năng lượng tiêu thụ tiết kiệm của phương án đề xuất và phương án tuân
thủ Quy chuẩn (kWh/m2/năm). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 146

12 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
TỪ VIẾT TẮT
ACH (Air change per hour) Bội số trao đổi gió
ACMV (Air-Conditioning & Me- Hệ thống điều hòa thông gió
chanical Ventilation)
AHU (Air Handling Unit) Bộ xử lý nhiệt ẩm không khí
Albedo (solar Reflectivity - SR) Suất phản chiếu hay suất phản xạ (Albedo) là khái
niệm liên quan đến hiện tượng phản xạ khuếch tán
(diffuse reflection). Nó được định nghĩa bằng tỷ số
giữa bức xạ tản phát ra từ bề mặt so với bức xạ
chiếu đến bề mặt đó

AMCA (Air Movement and Con- Hiệp hội quốc tế về vận chuyển và kiểm soát
trol Association) không khí
ANSI (American National Stan- Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ
dards Institute)
ASHRAE (American Society of Hiệp hội các kỹ sư nhiệt lạnh và điều hòa không khí
Heating, Refrigerating and Air Hoa Kỳ
Conditioning Engineers)
BCR (Benefit Cost Ratio Analysis) Phân tích tỷ số thu chi
BMS (Building Management Sys- Hệ thống quản lý tòa nhà
tem)
BoD (Basics of Design) Thiết kế cơ sở
BTCT Bê tông cốt thép
BXMT Bức xạ mặt trời
CDs (Construction Design Phase) Giai đoạn thi công
CĐT (Investment Owner) Chủ đầu tư
CFD (Computational Fluid Dy- Mô phỏng động lực học chất lưu
namic)
CH (Chiller) Máy sản xuất nước lạnh
CS (Cash Flow) Dòng tiền
CSTN Chiếu sáng tự nhiên
Cx (Commission) Nghiệm thu chạy thử
CxP (Commissioning Provider) Đơn vị thực hiện nghiệm thu chạy thử
ĐHKK Điều hòa không khí
DOSTE (Department of Science Vụ Khoa học công nghệ và môi trường
Technology and Environment)
DSF (Double skin facade) Thiết kế mặt đứng hai lớp

13
EECB Project (Project “Energy Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
Efficiency Improvement in Com- trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao
mercial and High-Rise Residential tầng tại Việt Nam”
Buildings in Viet Nam”)
ET (Thermal Efficiency) Hiệu suất nhiệt
FAF (Fresh Air Fan) Quạt gió tươi
FEG (Fan Efficiency Grade) Bậc hiệu quả của quạt
GEF (Global Environment Facility) Quỹ môi trường toàn cầu
GHG (Greenhouse Gas) Hiệu ứng nhà kính
HQNL Hiệu quả năng lượng
HRV (Heat Recovery Ventilation) Bộ trao đổi gió tận dụng nhiệt
HVAC (Heating, Ventilation and Sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí
Air Conditioning)
IRR (Internal Rate of Return) Suất thu lợi nội tại
KCCN Kết cấu che nắng
KTS Kiến trúc sư
LCC (Life-Cycle Cost) Chi phí vòng đời
LCCA (Life Cycle Cost Analysis) Phân tích chi phí vòng đời
MEP (Mechanical, Electric, and Hệ thống cơ điện
Plumping system)
MOC/BXD (Ministry of Construc- Bộ Xây dựng
tion)
NAV (Net Annual Value) Giá trị san đều hàng năm của hiệu số thu chi
NFV (Net Future Value) Giá trị tương lai của hệ số thu chi
NLMT Năng lượng mặt trời
NPV (Net Present Value) Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi
NPW (Net Present Worth) Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi
O&M (Operation and mainte- Vận hành và bảo trì
nance)
ODU (Out door unit) Dàn nóng
OPR (Owner project requirement) Yêu cầu dự án từ Chủ đầu tư
OTTV (Overall Thermal Transfer Chỉ số truyền nhiệt tổng
Value)
OTTVM (Overall Thermal Transfer Chỉ số truyền nhiệt tổng qua mái - Cường độ dòng
Value) nhiệt trung bình truyền qua 1 m2 kết cấu mái vào
nhà, W/m2
OTTVT (Overall Thermal Transfer Chỉ số truyền nhiệt tổng qua tường - Cường độ
Value) dòng nhiệt trung bình truyền qua 1 m2 tường ngoài
vào nhà, W/m2

14 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QLDA Quản lý dự án
R0 (Thermal Resistance) Tổng nhiệt trở của kết cấu bao che, m2.K/W
SC (Shading Coefficient) Hệ số che nắng
SHGC (Solar Heat Gain Coeffi- Hệ số hấp thụ nhiệt của kính, được công bố bởi
cient) nhà sản xuất hoặc được xác định theo các tiêu
chuẩn hiện hành, không thứ nguyên. Trường hợp
nhà xuất sử dụng hệ số che nắng thì SHGC=SCx0,86
SL (Stanby Loss) Lượng thất thoát ở trạng thái chờ
SR (Solar reflectance) Phần năng lượng mặt trời được phản xạ bởi một bề
mặt trên thang điểm từ 0 đến 1. Hệ số này không
ảnh hưởng đến việc đánh giá phát bức xạ nhiệt
như cách SRI thực hiện
SRI (Solar reflectance index) Hệ số SRI đo lường khả năng giữ mát của bề mặt
dưới ánh nắng mặt trời bằng cách phản xạ bức xạ
mặt trời và phát ra bức xạ nhiệt. SRI được xác định
bằng cách so sánh nhiệt độ bề mặt trong các điều
kiện tham chiếu với màu đen tiêu chuẩn (SR = 0,05,
độ phát xạ = 0,90: SRI = 0) và màu trắng (SR = 0,80,
độ phát xạ = 0,90: SRI = 100)2
TAB (Test, adjust, and balance) Kiểm tra, hiệu chỉnh, và cân bằng
TKNL Tiết kiệm năng lượng
TOR (Terms of Reference) Điều khoản tham chiếu
TT-BXD (MOC - Circular) Thông tư - Bộ Xây Dựng
TTTM Trung tâm thương mại
TVTK Tư vấn thiết kế
U0 (Thermal Transmittance) Hệ số tổng truyền nhiệt U0 = 1/R0, W/(m2.K)
UNDP (United Nations Develop- Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
ment Programme)
VAV (Varialbe Air Volume) Hộp điều chỉnh lưu lượng gió cấp
VLT (Visible Light Transmission) Độ xuyên sáng
VRF (Variable refrigeration flow) Hệ thống điều hòa trung tâm dùng môi chất lạnh
WBCSD (World Business Council Hội đồng doanh nghiệp thế giới về phát triển bền
for Sustainable Development) vững
WWR (window-to-wall ratio) Tỷ số diện tích cửa sổ - diện tích tường, tính theo
phần trăm (%)

15
16 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Chương
THIẾT KẾ TÍCH HỢP
01
1. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT KẾ TÍCH HỢP

Thiết kế tích hợp là phương pháp tiếp cận mới theo hướng đa ngành khác
với cách tiếp cận truyền thống vẫn thường được thực hiện độc lập theo từng
giai đoạn của dự án. Cách tiếp cận này nhằm đảm bảo việc các bên tham gia
cùng nhau xem xét tất cả các vấn đề có liên quan trước khi đưa ra quyết định.
Trong lĩnh vực kiến trúc - xây dựng, thiết kế tích hợp được xem là một quá
trình phối hợp đồng thời giữa các bộ môn kiến trúc, kết cấu, cơ điện, tính toán
mô phỏng, kinh tế xây dựng… ngay từ giai đoạn đầu của dự án để tìm kiếm các
giải pháp tối ưu về hiệu năng công trình. Mục đích của thiết kế tích hợp nhằm
hướng tới công trình có hiệu năng cao, góp phần vào việc sử dụng hiệu quả các
nguồn tài nguyên, giảm phát thải CO2, tạo môi trường sống, làm việc gần gũi với
thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe của người sử dụng công trình.

1.1. So sánh thiết kế tích hợp với thiết kế truyền thống


Phương pháp thiết kế truyền thống đang được áp dụng rộng rãi hiện nay
thường bắt đầu bằng việc KTS cũng là người chủ nhiệm dự án, làm việc với
khách hàng để thống nhất sơ bộ giải pháp thiết kế. Kỹ sư kết cấu và sau đó là
các kỹ sư cơ điện được yêu cầu đưa ra phương án kỹ thuật phù hợp và hoàn
thiện các chi tiết của dự án.
So với phương pháp thiết kế tích hợp, phương pháp tiếp cận theo cách
truyền thống khá đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm đó
là việc tối ưu hóa các giải pháp thiết kế là rất khó do vậy công trình sau khi xây
dựng thường không đạt được hiệu năng tốt nhất...
Bảng 1 bên dưới cho thấy sự khác nhau cơ bản giữa 2 phương pháp này.
Bảng 1.1. So sánh 2 phương pháp thiết kế1

Phương pháp thiết kế tích hợp Phương pháp thiết kế thông thường
Chủ đầu tư cùng với nhóm thiết kế và các bên Các thành viên chỉ tham gia khi có công
liên quan làm việc với nhau ngay từ đầu việc liên quan
Sử dụng nhiều thời gian và công sức ngay từ Sử dụng ít thời gian, công sức và việc phối
đầu để thảo luận và tìm kiếm các giải pháp hợp ở giai đoạn đầu của dự án
tối ưu

1
Nguồn: Roadmap for the integrated design process, Busby Perkins + Will Stantec consulting

17
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Phương pháp thiết kế tích hợp Phương pháp thiết kế thông thường
Các quyết định được đưa ra bởi toàn bộ nhóm Phần lớn các quyết định được thực hiện
dự án bởi một vài người
Quá trình lặp đi lặp lại Quá trình tuyến tính, theo trình tự
Tư duy trên tổng thể hệ thống Các hệ thống được xem xét riêng biệt
Có thể tối ưu hóa toàn diện Chỉ tối ưu được cục bộ
Hướng tới sức mạnh tổng hợp Không phát huy được sức mạnh tổng hợp
Đánh giá, quyết định dựa trên phân tích chi Chỉ chú trọng vào chi phí đầu tư ban đầu
phí vòng đời
Quá trình kéo dài cho đến quá trình vận hành Thường kết thúc khi công trình hoàn thành
công trình và đưa vào sử dụng
Trong quá trình triển khai dự án, mức độ liên hệ, trao đổi công việc của đội
ngũ thiết kế và các bên liên quan cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 phương pháp
tiếp cận như trình bày ở hình 1.1 trang bên. Mức độ của việc phối hợp này có mối
liên quan đến các mục tiêu của dự án. Có thể thấy rằng những nỗ lực trong một
quá trình thiết kế tích hợp sẽ tập trung phần lớn ở giai đoạn đầu, cho phép nhóm
thiết kế tận dụng tốt nhất các cơ hội để nâng cao hiệu năng của công trình.

1.2. Các lợi ích của thiết kế tích hợp


Qua phần giới thiệu bên trên chúng ta có thể thấy được những lợi ích của
việc áp dụng thiết kế tích hợp so với các tiếp cận thông thường. Trong đó lợi ích
lớn nhất đối với chủ đầu tư đó là công trình xây dựng sẽ có chất lượng tốt hơn,
đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng, đảm bảo sự tiện nghi với thời gian hoàn vốn
ngắn (cho các chi phí đầu tư tăng thêm nếu có) và chi phí vận hành thấp.

Hình 1.1. Mức độ tham gia của các bên trong quá trình triển khai dự án2

2
Nguồn: Roadmap for the integrated design process, Busby Perkins + Will Stantec consulting

18 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

2. THIẾT KẾ NĂNG LƯỢNG TÍCH HỢP

Thiết kế năng lượng tích hợp là thuật ngữ để chỉ việc áp dụng phương pháp
thiết kế tích hợp cho các dự án xây dựng nhằm hướng tới mục tiêu tối ưu hóa
hiệu quả sử dụng năng lượng của công trình. Như đã trình bày ở phần trước, thiết
kế năng lượng tích hợp được thực hiện bởi một nhóm gồm các kiến trúc sư, kỹ sư,
chủ đầu tư, nhà thầu thi công (nếu có), tư vấn quản lý dự án và đơn vị vận hành
(sau đây gọi tắt là nhóm dự án). Nhóm này sẽ cùng tham gia phối hợp với nhau
ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án để thiết lập các mục tiêu và triển khai hiệu
quả các giải pháp đề ra.

Hình 1.2. Các thành phần của nhóm dự án theo phương pháp thiết kế tích hợp

Quy trình thiết kế năng lượng tích hợp cơ bản gồm 7 bước như sau:
 Bước 1: Cam kết thực hiện
 Bước 2: Xác định các tiềm năng về tiết kiệm năng lượng
 Bước 3: Lập mục tiêu và đề xuất giải pháp thiết kế hiệu quả năng lượng
 Bước 4: Nhận diện và phối hợp tương tác dựa trên các quy tắc
Phân tích và đánh giá giải pháp trên ảnh hưởng tới tổng thể
 Bước 5:
công trình
 Bước 6: Ra quyết định dựa trên chi phí vòng đời công trình
 Bước 7: Hoàn tất quy trình
Bước 1: Cam kết thực hiện
Việc triển khai quy trình thiết kế năng lượng tích hợp cần bắt đầu bằng các
cam kết của chủ đầu tư với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể được các bên
tham gia thảo luận, đề xuất đảm bảo phù hợp với năng lực, điều kiện của dự án
và có tính khả thi cao. Các cam kết này cần được cụ thể hóa trong nhiệm vụ

19
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

thiết kế và phải được nhóm dự án xem xét triển khai sớm nhất có thể, thường sẽ
được áp dụng ngay từ giai đoạn thiết kế ý tưởng.
Ví dụ: Chủ đầu tư dự án cam kết công trình xây dựng đảm bảo tuân thủ các
yêu cầu Quy chuẩn 09:2017/BXD về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng
hiệu quả và hướng tới mục tiêu giảm 30% nhu cầu sử dụng năng lượng so với yêu
cầu của Quy chuẩn này.
Bước 2: Xác định các tiềm năng về tiết kiệm năng lượng
Mỗi loại hình công trình như văn phòng, trường học, trung tâm thương mại,
nhà ở... đều có những đặc thù trong cách vận hành vì vậy nhóm dự án cần
thực hiện sớm việc thu thập dữ liệu về sử dụng năng lượng đặc trưng của loại
hình công trình cần thiết kế để tiến hành phân tích từ đó xác định được các tiềm
năng về tiết kiệm năng lượng phù hợp.
Biểu đồ của hình 1.3. bên dưới cho thấy sự khác biệt về sử dụng năng lượng
giữa loại hình công trình thương mại so với nhà ở tại Singapore. Đối với các công
trình thương mại, năng lượng sử dụng chủ yếu để vận hành hệ thống điều hòa
(chiếm 52%), tiếp đến là các thiết bị văn phòng (25%), chiếu sáng (12%) và thang
máy (7%). Trong khi đó, đối với các công trình nhà ở, việc sử dụng năng lượng
tập trung ở hệ thống điều hòa (30%), tiếp đến là tủ lạnh (17%), các thiết bị chiếu
sáng, ti vi và bình nóng lạnh có mức tiêu năng lượng gần tương đương (9-10%).
Đây chính là những hạng mục cần được quan tâm, xem xét để có những giải
pháp giúp tiết kiệm năng lượng cho từng loại hình công trình.

Hình 1.3. Dữ liệu chi tiết về sử dụng năng lượng của các công trình thương mại (hình
bên trái) và công trình nhà ở (hình bên phải) tại Singapore năm 20063

3
Nguồn: Office Building Energy Saving Potential in Singapore, Cui Qi, 2006; E2 Singapore, NEA, 2010

20 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Ngoài ra, nhóm dự án cũng có thể tìm kiếm các công trình hiệu quả năng
lượng đang vận hành có sự tương đồng về quy mô, công năng sử dụng... để hiểu
rõ hơn về các giải pháp tiết kiệm năng lượng được áp dụng giúp cho các công
trình này đạt hoặc vượt chuẩn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về các điều kiện của môi
trường bên ngoài công trình như là bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió…
thường sẽ không giống nhau do ảnh hưởng bởi các công trình lân cận dẫn tới việc
lựa chọn giải pháp thiết kế và thực tế vận hành công trình cũng có sự khác biệt.
Bước 3: Thiết lập các mục tiêu và đề xuất giải pháp thiết kế hiệu quả
năng lượng
Ở bước này, chủ đầu tư và nhóm dự án cần thảo luận để xác định các mục
tiêu cụ thể về tiết kiệm năng lượng, đảm bảo đạt được mục tiêu chung như đã
cam kết ở Bước 1. Các mục tiêu này thường sẽ phải cao hơn so với yêu cầu của
tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế hiện hành và phải định lượng được để làm cơ sở
tính toán và đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp.

Ví dụ: các mục tiêu về hiệu quả năng lượng đối với lớp vỏ công trình bao gồm:

- Tỷ lệ tường kính (WWR) hướng Bắc, Nam: nhỏ hơn 50%

- Tỷ lệ tường kính (WWR) hướng Đông, Tây: nhỏ hơn 30%

- Chỉ số hấp thụ bức xạ mặt trời (SHGC) của kính nhỏ hơn 0,4 (có thể sử
dụng giải pháp che nắng)

- Hệ số truyền nhiệt (Uv) của kính nhỏ hơn 1,6 W/m2.K

- Hệ số truyền nhiệt (Uv) tường nhỏ hơn 1 W/m2.K

- Hệ số truyền nhiệt (Uv) của mái nhỏ hơn 0,5 W/m2.K

Việc đề xuất các chiến lược về hiệu quả năng lượng cần tập trung vào
các giải pháp kỹ thuật đem lại lợi ích kép. Ví dụ: hệ thống chiếu sáng với công
nghệ LED có hiệu suất về sử dụng năng lượng cao hơn đáng kể so với đèn huỳnh
quang, đèn sợi đốt… đồng thời giảm được lượng nhiệt tỏa ra từ thiết bị vào
không gian sử dụng do vậy sẽ giúp giảm được công suất và chi phí vận hành
của hệ thống điều hòa không khí. Tương tự, việc sử dụng pin mặt trời áp mái vừa
có thể tạo ra điện năng đồng thời lại giảm được bức xạ nhiệt đi vào công trình
qua lớp mái nhờ vậy có thể giảm tải lạnh của hệ thống điều hòa và duy trì được
điều kiện tiện nghi tốt hơn đặc biệt là ở tầng áp mái.

Bước 4: Phối hợp và tương tác giữa các thành viên của nhóm dự án
Sau khi đã thiết lập được các mục tiêu, việc phối hợp, trao đổi chuyên môn
thường xuyên (thường dưới hình thức các cuộc họp) giữa các thành viên của

21
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

nhóm dự án cùng với chủ đầu tư và các bên liên quan có ý nghĩa rất quan trọng,
quyết định tới khả năng thực hiện và hiệu quả đầu tư đối với các giải pháp tiết
kiệm năng lượng dự kiến áp dụng.

Như đã trình bày ở phần trên, đối với quy trình thiết kế thông thường, các
chuyên gia (kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu, kỹ sư cơ điện, kỹ sư kinh tế xây dựng…)
thường làm việc độc lập và đưa ra các đề xuất, giải pháp có phần chủ quan
theo hướng họ cho rằng có ít rủi ro và rất hạn chế trong việc trao đổi thông tin,
chia sẻ góc nhìn, kinh nghiệm từ các chuyên gia thuộc chuyên môn khác. Vì vậy
các đề xuất, giải pháp này thường không phải lúc nào cũng là phương án tốt
nhất trên cả phương diện thực hiện và hiệu quả đầu tư.

Bước 5: Phân tích và đánh giá giải pháp dựa trên mức độ ảnh hưởng
tới tổng thể công trình
Trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành công trình, các yếu tố kỹ thuật
thường có mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau vì vậy đòi hỏi nhóm dự án phải
thực hiện việc xem xét, phân tích vấn đề dựa trên mức độ ảnh hưởng tới tổng
thể công trình thay cho việc đánh giá cục bộ. Nhóm dự án có thể sử dụng các
phần mềm mô phỏng để hỗ trợ cho việc phân tích, so sánh và lựa chọn giải
pháp tối ưu.
Ví dụ: việc lựa chọn vật liệu kính sử dụng cho lớp vỏ bao che để giảm bức
xạ nhiệt đi vào bên trong công trình có thể sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của việc
chiếu sáng tự nhiên và tầm nhìn ra bên ngoài. Vì vậy, cần phân tích, đánh giá
ảnh hưởng của các tác động này tới hiệu quả sử dụng năng lượng của công
trình, tính tiện nghi của người sử dụng… trước khi đưa ra quyết định.
Bước 6: Ra quyết định dựa trên phân tích chi phí vòng đời công trình
Đối với mỗi giải pháp kỹ thuật đề xuất, chủ đầu tư và nhóm dự án cần phân
tích và đánh giá hiệu quả dựa trên chi phí vòng đời của công trình do phương
pháp phân tích thời gian hoàn vốn đơn giản thường không thể hiện được đầy
đủ các lợi ích và chi phí thực tế, do vậy trong nhiều trường hợp không phải là
phương án tốt để đánh giá hiệu quả đầu tư.
Ví dụ: Biểu đồ 1.4. sau thể hiện việc phân bổ chi phí đầu tư xây dựng công
trình để đạt được hiệu quả về sử dụng năng lượng mà không làm phát sinh thêm
chi phí đầu tư ban đầu. Có thể thấy chi phí phát sinh để sử dụng vật liệu kính có
khả năng cách nhiệt tốt có thể được hoàn lại từ chi phí do cắt giảm được công
suất của hệ thống điều hòa và tiền điện tiết kiệm được trong quá trình vận hành.
Ngoài ra, các chi phí về duy tu, bảo dưỡng thay thế thiết bị cũng cần được tính
toán đầy đủ.

22 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Hình 1.4. Dữ liệu chi tiết về sử dụng năng lượng của các công trình4

Bước 7: Hoàn tất quy trình


Thiết kế tích hợp cần được thực hiện ngay từ khi dự án bắt đầu triển khai
và tiếp tục áp dụng ở các giai đoạn thiết kế, thi công và nghiệm thu - bàn giao.
Ở mỗi giai đoạn, thiết kế tích hợp là một quá trình lặp đi lặp lại các công
việc từ phân tích vấn đề, đề xuất các giải pháp, đánh giá & so sánh hiệu quả
của các phương án ở mức cục bộ và tổng thể công trình để lựa chọn phương
án tối ưu, hướng đến các mục tiêu đề ra.

3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG

Cùng với việc áp dụng quy trình thiết kế năng lượng tích hợp như đã trình
bày ở phần trên, để đạt được các mục tiêu về hiệu quả năng lượng cho công
trình và tối ưu chi phí đầu tư, giải pháp thiết kế cần được tiếp cận theo trình tự
các bước như sau:
- Giảm tải nhu cầu sử dụng năng lượng
- Áp dụng các giải pháp làm mát thụ đ ộng
- Sử dụng các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị có hiệu năng cao

4
Nguồn: Roadmap for the integrated design process, Busby Perkins + Will Stantec consulting

23
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

- Sử dụng năng lượng tái tạo

Hình 1.5. Trình tự các bước thiết kế công trình hiệu quả năng lượng

3.1. Giảm nhu cầu sử dụng năng lượng


Giảm nhu cầu sử dụng năng lượng của công trình ở đây muốn nói đến việc
giảm nhu cầu về tải lạnh đối với hệ thống ĐHKK & thông gió và giảm nhu cầu về
chiếu sáng và các trang thiết bị sử dụng điện khác.
Để đạt được mục tiêu giảm tải lạnh cho công trình, thiết kế kiến trúc đóng
vai trò rất quan trọng. Tối ưu giải pháp kiến trúc theo hướng thiết kế thụ động cần
bắt đầu từ việc nghiên cứu các điều kiện của môi trường bên ngoài để đề xuất
các giải pháp về hướng, hình khối công trình, lớp vỏ bao che và bố trí công năng
để đảm bảo khả năng thông gió và chiếu sáng tự nhiên tốt nhất cho các không
gian hoạt động ở bên trong.
Lớp vỏ bao che của công trình gồm các cấu kiện tiếp xúc với môi trường
bên ngoài như là tường, cửa sổ, vách kính, sàn (tiếp xúc với nền đất) và mái
cần được thiết kế sử dụng các vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt để đảm bảo
hạn chế việc thất thoát nhiệt từ bên trong công trình ra bên ngoài và ngược
lại. Ngoài ra, thiết kế cần quan tâm tới giải pháp che nắng cho các cửa sổ và
vách kính phù hợp theo từng hướng để hạn chế bức xạ mặt trời truyền vào bên
trong công trình. Tại các khu vực được che nắng, công trình có thể sử dụng vật
liệu kính thông thường thay vì phải sử dụng kính có hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời
thấp do loại kính này thường có giá thành đắt hơn đáng kể. Đây được xem là
giải pháp rất hữu hiệu trong điều kiện cần tối ưu chi phí đầu tư.
Đối với hệ thống chiếu sáng, để giảm tải thì ngoài việc tận dụng tối đa chiếu
sáng tự nhiên, có thể xem xét điều chỉnh độ sáng nền cho các không gian sử
dụng. Ví dụ: các văn phòng làm việc hiện nay chủ yếu sử dụng máy tính nên
có thể xem xét để điều chỉnh độ sáng nền chung cho toàn bộ không gian văn
phòng ở mức độ hợp lý cho các hoạt động này. Trong trường hợp cần độ sáng
lớn tại một số khu vực, có thể kết hợp sử dụng bổ sung thêm đèn bàn. Giảm độ
sáng nền vừa giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu cho việc mua sắm các thiết
bị chiếu sáng đồng thời giảm đáng kể năng lượng để vận hành hệ thống chiếu
sáng sau này.

24 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

3.2. Áp dụng các giải pháp làm mát thụ động


Đối với khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam, về mùa hè sẽ có một số thời điểm
các điều kiện của môi trường bên ngoài (nhiệt độ, độ ẩm...) ở mức dễ chịu và
có thể tận dụng giải pháp thông gió tự nhiên để thông thoáng và làm mát cho
các không gian sử dụng ở bên trong công trình. Việc bố trí các cửa sổ, vách kính
có thể mở được cùng với các hành lang, giếng trời ở bên trong công trình được
thiết kế hợp lý sẽ giúp đảm bảo thông thoáng cho các không gian chức năng.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng thông gió, có thể kết hợp sử dụng các loại
quạt như là quạt trần, quạt gắn tường do các thiết bị này sử dụng ít năng lượng,
việc lắp đặt cũng không ảnh tới các hoạt động của người sử dụng. Bằng cách
này sẽ giúp giảm đáng kể nhu cầu về sử dụng năng lượng do hệ thống điều hòa
không khí và thông gió trong các công trình dân dụng thường chiếm từ 40-50%
tổng năng lượng sử dụng cho toàn bộ công trình.

3.3. Sử dụng các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị có hiệu năng cao
Trong giai đoạn thiết kế, việc đề xuất các giải pháp công nghệ phù hợp, có
hiệu suất cao cho các hệ thống kỹ thuật của công trình (ĐHKK, thông gió, chiếu
sáng…) cần được chủ đầu tư, nhóm thiết kế và các bên liên quan nghiên cứu và
đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo khả năng vận hành đạt hiệu quả năng lượng tốt
nhất có thể. Cũng cần lưu ý rằng, các giải pháp công nghệ mới thường đi đôi với
giá thành cao do các giải pháp này chưa được phổ biến trên thị trường do vậy
cần phải có những phân tích về chi phí và tính toán thời gian hoàn vốn trước khi
đưa ra quyết định đầu tư.
Ví dụ: đối với hệ thống điều hòa không khí sẽ cần quan tâm tới chỉ số COP
là chỉ số về hiệu suất thiết bị được tính bằng công suất lạnh trên công suất điện
(đơn vị tính: kw/kw). Các hệ thống điều hòa trung tâm làm mát bằng nước (hay
còn gọi là hệ thống chiller) sẽ cần quan tâm tới chỉ số vận hành non tải tích hợp
(IPLV) do phần lớn thời gian trong năm hệ thống này thường hoạt động không
đầy tải nên chỉ số COP sẽ không phản ánh chính xác hiệu suất của thiết bị hoạt
động trên thực tế. Đối với hệ thống chiếu sáng, khi chọn thiết bị cần quan tâm
tới chỉ số về độ sáng (quang thông) trên công suất điện của thiết bị (đơn vị tính:
lm/w). Các chỉ số nêu trên càng cao đồng nghĩa với việc thiết bị có hiệu quả sử
dụng năng lượng cao. Đối với hệ thống cấp nước nóng, chủ đầu tư có thể xem
xét lựa chọn các thiết bị sử dụng công nghệ bơm nhiệt (heatpump) hoặc năng
lượng mặt trời thay cho công nghệ đun bằng điện trở hoặc khí gas do có hiệu
suất hoạt động tốt và thân thiện với môi trường hơn.
Các hệ thống, thiết bị này còn có thể được kết nối với các cảm biến hoạt
động độc lập hoặc kết nối với hệ thống quản lý tòa nhà (BMS) để dễ dàng theo dõi,
điều khiển... Thông qua các dữ liệu đo, đơn vị vận hành có thể phát hiện ra các lỗi
của thiết bị để kịp thời khắc phục cũng như có thể thực hiện các điều chỉnh về lịch

25
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

vận hành, mức độ hoạt động của hệ thống đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu về tiết
kiệm năng lượng và nhu cầu sử dụng của từng không gian chức năng.
Ngoài ra, các trang thiết bị sử dụng điện khác như là máy tính, thiết bị văn
phòng, thiết bị gia dụng… cũng cần lựa chọn sử dụng các thiết bị có khả năng
tiết kiệm năng lượng cao. Tương tự như ở một số nước trong khu vực và trên thế
giới, ở Việt Nam, Bộ Công thương đã ban hành quy định về dán nhãn năng lượng
để giúp cho người dùng nhận biết được mức tiêu thụ năng lượng của các thiết
bị, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp.

3.4. Sử dụng năng lượng tái tạo


Các nguồn năng lượng tái tạo giúp tạo ra năng lượng sạch hay nói cách
khác là ít gây ảnh hưởng tới môi trường do khai thác được các điều kiện sẵn có
của tự nhiên như là năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt,
năng lượng sinh khối... Tuy nhiên do các công nghệ về năng lượng tái tạo vẫn
còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển nên giá thành còn cao trong khi
hiệu năng chuyển đổi thành năng lượng để sử dụng của một số công nghệ vẫn
còn hạn chế so với các giải pháp truyền thống (sử dụng nhiên liệu hóa thạch)
nên chưa đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Vì vậy, để thúc đẩy ứng dụng
năng lượng tái tạo sẽ cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước dành
cho các nhà sản xuất, chủ đầu tư và người sử dụng.
Giải pháp năng lượng tái tạo sử dụng cho các công trình xây dựng phổ
biến nhất hiện nay là năng lượng mặt trời gồm có pin mặt trời áp mái, máy
nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời… Các thiết bị này có chi phí đầu tư
ban đầu không quá cao và phù hợp khai thác trong điều kiện thời tiết ở Việt
Nam. Tuy vậy, mức độ đóng góp cho nhu cầu sử dụng năng lượng là chưa
cao, thường chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng nhu cầu sử dụng của toàn bộ công
trình. Đối với hệ thống pin năng lượng mặt trời hay máy nước nóng sử dụng
năng lượng mặt trời, việc lựa chọn vị trí đặt các tấm thu và góc nghiêng của
các thiết bị này có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tới hiệu suất và hiệu quả
khai thác của hệ thống. Mặt khác, việc duy tu bảo dưỡng thường xuyên là
cần thiết giúp cho hệ thống vận hành trong điều kiện tốt nhất.
Phương pháp tiếp cận thiết kế công trình hiệu quả năng lượng thực hiện
theo trình tự các bước như trình bày ở trên đã và đang được áp dụng khi triển
khai các dự án công trình hiệu năng cao, công trình xanh... Với phương pháp
này, việc tiết kiệm năng lượng thông qua giảm tải lạnh và áp dụng các giải
pháp thiết kế thụ động cần phải được quan tâm, ưu tiên thực hiện trước. Tiếp
đến mới là sử dụng các trang thiết bị có hiệu năng cao và năng lượng tái tạo.
Như vậy sẽ hạn chế được việc tăng chi phí đầu tư ban đầu cũng như đảm bảo
được hiệu quả đầu tư tốt nhất cho dự án.

26 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

4. SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG NĂNG LƯỢNG HỖ TRỢ THIẾT KẾ

4.1. Giới thiệu về phần mềm mô phỏng năng lượng


Việc thiết kế công trình hiệu quả năng lượng thường được dựa trên các
tham số để có thể thực hiện phân tích và đề xuất các giải pháp phù hợp. Vì vậy,
nhóm dự án cần có các công cụ tính toán, đặc biệt là các phần mềm để thực
hiện công việc này. Hiện nay trên thế giới, cùng với sự phát triển của ngành công
nghiệp máy tính, các phần mềm mô phỏng năng lượng và phân tích hiệu năng
công trình đã có những bước phát triển đáng kể, dần hoàn thiện các tính năng
và đạt được độ chính xác cần thiết qua đó trở thành các công cụ hỗ trợ thiết
kế hiệu quả.
Các phần mềm mô phỏng năng lượng cơ bản sẽ bao gồm 3 phần chính:
- Giao diện người dùng: cho phép thiết lập các thông tin cho mô hình. Các
thông tin này bao gồm dữ liệu thời tiết, hình khối kiến trúc của công trình, các
thông số về vật liệu, trang thiết bị cơ điện sử dụng cho công trình, số người sử dụng,
lịch vận hành cho các thiết bị, không gian chức năng…
- Nhân tính toán (Calculation Engine): thực hiện việc tính toán mô phỏng
theo các thông tin được mô tả trong mô hình. Nhân tính toán có vai trò rất
quan trọng và thường phải được kiểm định để đảm bảo độ chính xác cần thiết.
Hiện nay phổ biến có các nhân tính toán DOE-2, Energyplus, Apache…

Hình 1.6. Các chức năng chính của phần mềm mô phỏng năng lượng5

- Biểu đồ, báo cáo kết quả: các kết quả tính toán mô phỏng có thể được
hiển thị dưới dạng biểu đồ hoặc báo cáo bao gồm các thông tin về việc sử
dụng năng lượng cho từng không gian chức năng và toàn bộ công trình trong
khoảng thời gian 1 năm hoặc chi tiết đến từng ngày, tuần, tháng tùy theo mục

5
Nguồn: An Architect’s Guide to Integrating Energy Modeling in the Design Process

27
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

đích phân tích. Ngoài ra, các thông số về tiện nghi của người sử dụng, mức độ
hoạt động của các không gian và trang thiết bị cũng được mô tả chi tiết trong
các báo cáo.
Các phần mềm mô phỏng năng lượng có thể được phân loại theo hình
thức: phần mềm sử dụng miễn phí hoặc trả phí. Các phần mềm sử dụng miễn
phí được các tổ chức, trường đại học nghiên cứu phát triển với mục đích phổ
biến rộng rãi việc ứng dụng mô phỏng cho các hoạt động nghiên cứu, đào
tạo và tư vấn về hiệu quả năng lượng cho các công trình xây dựng, qua đó
đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Các phần mềm miễn phí đang được
sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Openstudio, Equest. Nhược điểm của các
phần mềm này là chậm nâng cấp tính năng cũng như khắc phục lỗi và giao
diện không thực sự thân thiện với người dùng. Trong khi đó, các phần mềm
thương mại thường được các công ty phần mềm phát triển hướng đến việc
cải thiện những hạn chế của phần mềm miễn phí. Các phần mềm thương
mại phổ biến hiện nay phải kể đến Designbuilder, IES-VE… Hạn chế của các
phần mềm này là người dùng sẽ phải trả phí mua bản quyền một lần hoặc
thuê bao theo thời gian sử dụng. Phí bản quyền của các phần mềm thương
mại vẫn còn tương đối cao so với mức thu nhập trung bình làm ảnh hưởng tới
khả năng tiếp cận phần mềm của một số đối tượng như là học sinh, sinh viên,
giảng viên các trường đại học và các công ty tư vấn quy mô vừa và nhỏ.

Hình 1.7. Các tính năng được tích hợp trong phần mềm Designbuilder6

6
Nguồn: Designbuilder Việt Nam

28 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Việc dựng hình hiện vẫn còn là hạn chế với các phần mềm mô phỏng năng
lượng, do vậy một số phần mềm cho phép sử dụng mô hình từ các phần mềm
chuyên về dựng hình như là Sketchup, Rhino… và các phần mềm mô hình thông
tin BIM (Archicad, Revit…). Tuy vậy, các mô hình sau khi mở bằng phần mềm mô
phỏng mới chỉ hiện thị được các thông tin về hình khối kiến trúc và vật liệu, các
thông số khác người dùng vẫn phải tự mô tả sau đó.
Ngoài khả năng thực hiện việc mô phỏng năng lượng, một số phần mềm
thương mại như là Designbuilder, IES-VE… còn tích hợp thêm nhiều tính năng
khác như là: biểu đồ mặt trời, mô phỏng chiếu sáng tự nhiên, mô phỏng động
lực học chất lưu (hay còn gọi là CFD), phân tích tối ưu, phân tích hiệu quả đầu
tư, đánh giá theo các tiêu chí của công trình xanh (LEED, LOTUS) qua đó giúp cho
nhóm thiết kế đánh giá được đầy đủ về hiệu năng, sự tiện nghi và hiệu quả đầu
tư đồng thời tránh được các rắc rối có thể gặp phải khi phải sử dụng nhiều phần
mềm khác nhau để thực hiện các công việc này.

4.2. Mô hình năng lượng


Mô hình năng lượng là mô hình thông tin được tạo ra nhằm mục đích để
đánh giá hiệu quả của việc sử dụng năng lượng, phân tích chi phí về sử dụng
năng lượng và hiệu quả đầu tư cho cho các hạng mục có liên quan tới việc sử
dụng năng lượng của công trình.
Trước khi tiến hành mô phỏng năng lượng, nhóm dự án cần phải xây dựng
các kịch bản với các thông số cụ thể cho các hạng mục (lớp vỏ, hệ thống cơ
điện, lịch vận hành, mật độ người sử dụng trong các không gian chức năng…)
của từng mô hình dưới đây:
- Mô hình thiết kế: là mô hình sử dụng hình khối kiến trúc, phân chia không
gian, công năng sử dụng và các giải pháp thông số kỹ thuật về vật liệu, trang
thiết bị, lịch vận hành…theo đúng bản vẽ thiết kế.
- Mô hình thông thường: là mô hình sử dụng hình khối kiến trúc, phân chia
không gian, công năng sử dụng, lịch vận hành giống với thiết kế. Các thông số
về vật liệu và trang thiết bị lấy theo các công trình đã được xây dựng có suất
đầu tư, công năng và quy mô tương tự như công trình thiết kế.
- Mô hình cơ sở: là mô hình sử dụng hình khối kiến trúc, phân chia không
gian, công năng sử dụng, lịch vận hành giống với thiết kế. Các thông số về vật
liệu và trang thiết bị lấy theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sử dụng năng lượng
hiện hành.
- Mô hình đề xuất: là mô hình sử dụng hình khối kiến trúc, phân chia không
gian, công năng sử dụng, lịch vận hành giống với thiết kế. Các thông số về vật

29
liệu và trang thiết bị được các kiến trúc sư, kỹ sư đề xuất để đạt được mục tiêu
về hiệu quả và tối ưu chi phí về sử dụng năng lượng cho công trình.
Trong số các mô hình kể trên, ba mô hình đầu tiên thường không có sự thay
đổi về thông số đầu vào trong quá trình thực hiện mô phỏng, phân tích và đề
xuất giải pháp. Riêng mô hình đề xuất thì có thể sẽ được các chuyên gia đưa ra
rất nhiều các kịch bản khác nhau để so sánh, tìm kiếm phương pháp tối ưu. Ví
dụ: mô hình đề xuất có thể đưa ra các phương án thay đổi về vật liệu kính (kính 1
lớp, kính 2 lớp, kính phản quang, kính low-e…), vật liệu cách nhiệt cho tường bao
ngoài, sàn và mái hoặc các thông số về hiệu năng của hệ thống chiếu sáng,
điều hòa không khí & thông gió…
Như vậy, có thể thấy rằng các phần mềm mô phỏng năng lượng là công cụ
hữu hiệu cho việc hỗ trợ thiết kế các công trình hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện mô phỏng, có rất nhiều thông số từ thiết kế, thực tiễn
cần phải được thu thập để đưa vào mô hình. Việc trích xuất thông tin, nhập liệu
nếu không được thực hiện chính xác sẽ ảnh hưởng tới độ tin cậy của các kết
quả mô phỏng do vậy sẽ cần đến các chuyên gia mô phỏng là những người có
kiến thức chuyên môn đa ngành cùng với kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng phần
mềm. Chuyên gia mô phỏng năng lượng sẽ tham gia cùng với nhóm dự án ngay
từ đầu (như trong quy trình thiết kế tích hợp giới thiệu ở phần trên) để thực hiện
các tính toán mô phỏng, phân tích và đề xuất giải pháp.

30 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Chương CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ


02 & BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. VỎ BAO CHE CÔNG TRÌNH

1.1. Giới thiệu - tổng quan về vỏ bao che công trình


Vỏ bao che công trình (building envelope) là kết cấu ngăn cách môi
trường trong nhà và ngoài trời. Cấu tạo và thiết kế vỏ bao che xác định lượng
năng lượng cần thiết để duy trì các yêu cầu về cảm giác tiện nghi nhiệt và thị
giác, an toàn cho người cư ngụ. Trong phạm vi tài liệu này, phân tích sâu về
các chỉ số an toàn của kết cấu và kinh tế sẽ không đề cập đến.
Khi thiết kế vỏ công trình, cần thiết xem xét đặc điểm khí hậu địa phương để
đưa ra chiến lược thiết kế phù hợp. Đối với vùng khí hậu nóng ẩm, khi thực hiện
chiến lược thiết kế thụ động cho lớp vỏ bao che công trình các vấn đề chính
cần giải quyết là giảm truyền nhiệt, tích nhiệt từ BXMT, đảm bảo thông gió làm
mát giảm độ ẩm trong công trình. Các giải pháp hiệu quả thường sử dụng: cấu
tạo tường có tổng nhiệt trở R0 (m2.K/W) lớn, tường sử dụng vật liệu cách nhiệt,
vật liệu nhiều lớp.

Hình 2.1. Giá hứng sáng phân chia cửa thành hai phần kính, giảm độ chói, giảm nhiệt
và phân bổ đều ánh sáng ban ngày trong một không gian7

Chiến lược thiết kế mặt đứng hai lớp - the double skin facade (DSF) được coi
là một chiến lược thiết kế vỏ bao che hiện đại với nhiều ưu điểm về cân bằng
nhiệt, chiếu sáng và điều chỉnh thông gió cho công trình. Việc thiết kế các lớp
kính với các đặc tính vật lý kỹ thuật khác nhau, dạng và vị trí lắp đặt KCCN, cấu
trúc và độ sâu của khoảng trống thiết kế của DSF là những chỉ số quyết định hiệu

7
Nguồn: http://www.2030palette.org/intermediate-light-shelves/

31
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

năng công trình với kết cấu mặt đứng hai lớp. Tuy nhiên việc đưa vào tiêu chuẩn
đối với loại mặt đứng này vẫn cần nghiên cứu thêm.
Trong các thành phần cấu tạo mặt đứng (bao gồm tường đặc, mái, cửa
xuyên sáng và KCCN), phần cửa xuyên sáng là thành phần duy nhất của lớp vỏ
có thể đảm bảo các yêu cầu tổng hợp về tiện nghi nhìn, tiện nghi nhiệt, sự kết
nối với môi trường bên ngoài và tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà. Ở các
vùng khí hậu nóng, cần hạn chế sử dụng cửa kính các hướng Đông, Tây, Đông
Bắc, Tây Bắc do lượng nhiệt truyền vào công trình trong mùa hè ở các hướng
này rất lớn. Cửa hướng Bắc và Nam ưu tiên hơn khi thiết kế chiếu sáng, phụ
thuộc kích thước và vị trí, cửa vẫn nên được xem xét thiết kế KCCN cho một số
thời điểm trong năm để tránh trực xạ và chói lóa mất tiện nghi.
Một chiến lược tăng cường ánh sáng phản xạ, giảm chói lóa hiệu quả là
sử dụng các giá hứng sáng (light shelves) chia cửa sổ với hai tầng kính: kính có
chỉ số truyền sáng cao phía trên và phía dưới là kính đảm bảo tầm nhìn tốt, chỉ
số truyền sáng thấp hơn. Với chiến lược này có thể đảm bảo tối ưu sử dụng ánh
sáng và đảm bảo tiện nghi nhìn nhờ tận dụng ánh sáng tán xạ và phản xạ từ giá
hứng sáng vào nội thất công trình.

1.2. Các giải pháp thiết kế


Hiệu suất của vỏ công trình có thể bị ảnh hưởng bởi ba tham số:
- Các thông số cửa, vách kính như: loại kính, diện tích cửa sổ, kích thước và
loại KCCN;
- Đặc tính vật liệu kết cấu bao che công trình (nên sử dụng dạng kết cấu
thoát nhiệt, cách nhiệt tốt, nhẹ và chống thấm cao, có đặc tính cơ lý tốt chịu
được các tác động từ môi trường);
- Các thông số vị trí công trình như hướng công trình, đặc điểm khí hậu địa phương.
Chiến lược thiết kế vỏ công trình đảm bảo hiệu quả năng lượng cần tuân
theo các yêu cầu chung sau:
- Chống nóng về mùa hè cần dùng những giải pháp kỹ thuật: che chắn
nắng và cách nhiệt kết cấu bao che, trồng cây xanh, thông gió tự nhiên làm mát.
- Tránh bố trí mặt đứng chính của công trình theo hướng Đông - Tây để hạn
chế bức xạ mặt trời. Đảm bảo đón gió chủ đạo mùa hè (hướng Nam, Đông Nam)
và tránh gió lạnh (hướng Đông Bắc) về mùa đông đối với không gian thông gió
tự nhiên và không gian hỗn hợp.
- Hạn chế đến mức thấp nhất các không gian chức năng không có gió.
Trong trường hợp không gian không được thông gió trực tiếp, thì phải có giải
pháp để đón gió gián tiếp và nên thực hiện giải pháp thông gió xuyên phòng.

32 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

- Tường, mái ở các hướng Đông, Tây, Tây - Nam và mái phải được thiết kế
cách nhiệt và che nắng để giảm bức xạ trực tiếp mặt trời đảm bảo các tiêu
chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.
- Ở các vùng phía bắc có mùa đông lạnh, để chống ngưng nước trên nền
tầng trệt (tầng 1) khi nhiệt độ bề mặt vật thể thấp hơn nhiệt độ điểm sương
không khí xung quanh, nên dùng sàn rỗng cách nhiệt tốt. Lớp lát mặt nền nên
dùng vật liệu hút ẩm.
- Bề mặt ngoài công trình nên sử dụng màu nhạt (với hệ số Albedo, SRI cao),
và hệ số hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời nhỏ nhằm giảm thiểu tải nhiệt tác động vào
tường nhà mùa hè.
Đối với vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có thể chia không gian theo ba dạng
thông gió: thông gió cơ khí (không gian đóng kín sử dụng điều hòa không khí);
thông gió tự nhiên (không gian mở); thông gió kết hợp (không gian hỗn hợp).
- Thông gió cơ khí, không gian đóng kín: các công trình công cộng như
văn phòng, trung tâm thương mại, công trình hành chính, bảo tàng. Thời gian vận
hành của các không gian này chủ yếu vào ban ngày, phần lớn tiện nghi nhiệt
vào các mùa (miền bắc có mùa nóng và mùa lạnh; miền trung và nam chủ yếu
mùa nóng) phụ thuộc hệ thống HVAC. Đặc điểm vỏ bao che cần thiết kế kín,
cách nhiệt tốt, tạo thời gian trễ của bức xạ nhiệt vào không gian trong công trình
để giảm tải lạnh vào các thời gian cao điểm khi nhiệt độ bên ngoài chênh lệch
nhiều so với vùng tiện nghi nhiệt. Để đánh giá hiệu quả vỏ công trình, có thể sử
dụng phương pháp tính giá trị U-value của tường, mái, giá trị SHGC của kính hoặc
tính giá trị truyền nhiệt tổng OTTV của vỏ bao che công trình theo Quy chuẩn, tiêu
chuẩn hiện hành (QCVN 09:2017/BXD).
- Thông gió tự nhiên, không gian mở: các công trình trường học, giảng
đường, hoặc những nơi không gian chiếm dụng tạm thời trong ngày. Yêu cầu vỏ
bao che có chỉ số truyền nhiệt (U-value) thấp, không gian thoáng mở, các cửa
sổ mở đảm bảo thông gió tự nhiên tốt.
- Thông gió kết hợp, không gian hỗn hợp: thường sử dụng ở các văn
phòng, nhà ở chung cư, nhà ở riêng, nơi mà vận hành tòa nhà thường được linh
hoạt theo hai chế độ thông gió cơ khí hoặc thông gió tự nhiên tùy thuộc vào
nhiệt độ bên ngoài. Khi thiết kế các công trình sử dụng chế độ thông gió hỗn hợp
cần sử dụng các giải pháp đảm bảo cách nhiệt, chống lạnh về mùa đông; tận
dụng thông gió tự nhiên, gió xuyên phòng về mùa hè, kết hợp với sử dụng quạt
bàn, quạt trần, v.v. theo quy định trong TCVN 5687 : 2010. Với vùng khí hậu miền
Bắc Việt Nam, nơi có khí hậu nồm ẩm vào mùa xuân, vấn đề thông gió tự nhiên
vào những tháng nồm (tầm tháng 1 đến tháng 3) cần lưu ý vì việc tăng cường
thông gió sẽ đem không khí ẩm vào nhà tạo hiện tượng đọng nước. Cách xử lý
tốt nhất là cách nhiệt tốt cho nền đất tầng trệt và đóng kín cửa, vận hành theo
chế độ thông gió cơ khí trong thời gian này.

33
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Các hợp phần của vỏ bao che công trình cần được giải quyết:
- Cách nhiệt tường ngoài;
- Cách nhiệt mái;
- Thiết kế kết cấu xuyên sáng: tiêu chí về SHGC và tỷ lệ mở cửa WWR; KCCN;
- Thiết kế vỏ bao che với tiêu chí chỉ số truyền nhiệt tổng OTTV.
a) Cách nhiệt tường ngoài
Thiết kế tường đảm bảo thoát nhiệt cách nhiệt tốt, sử dụng các vật liệu có
U-value thấp chống xâm nhiệt BXMT vào trong công trình. Vùng khí hậu nóng
ẩm việc sử dụng dạng tường khối nhiệt không hiệu quả khi nhiệt độ trong ngày
(giữa đêm và ngày) vào mùa nóng chênh lệch không nhiều. Có một số nghiên
cứu chứng minh với các vùng khí hậu nhiệt đới hoặc xích đạo, nhiệt độ quanh
năm tương đối cao và biên độ nhiệt ngày-đêm thấp (nhỏ hơn 70C), khối nhiệt lại
không phải là một giải pháp hiệu quả (Szokolay, 2014; Baderia, 2014; Baker & Koen
Steemers, 2003). Các vật liệu nhẹ, cách nhiệt tốt như bông thủy tinh, bông khoáng,
gỗ, bê tông nhẹ, gạch bê tông chưng áp AAC là lựa chọn cần được ưu tiên.
Tường bao che công trình (phần không xuyên sáng) của không gian có
điều hòa không khí phải có giá trị tổng nhiệt trở nhỏ nhất R0.min thỏa mãn:
R0.min ≥ 0,56; (m2.K/W) (1)
Tổng nhiệt trở R0, (m2.K/W) của bất kỳ kết cầu tường nào có thể được xác
định theo công thức:

(2)

R0 = 1/U0 (3)
Trong đó:
hn, hT Lần lượt là hệ số trao đổi nhiệt bề mặt ngoài và bề mặt trong của kết
cấu vỏ bao che (tra Phụ lục 3, QCVN 09:2017/BXD), W/(m2.K);
bi Bề dày của lớp vật liệu thứ i, m;
λi Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i trong kết cấu bao che (tra Phụ lục 2,
QCVN 09:2017/BXD), W/m.K;
n Số lượng các lớp vật liệu của kết cấu vỏ bao che;
Ra Nhiệt trở của lớp không khí bên trong kết cấu vỏ bao che, nếu có (tra Phụ
lục 4, QCVN 09:2017/BXD), m2.K/W.
Bảng tính R0 cho tường (BE01) có thể truy cập sử dụng tại trang http://
tietkiemnangluong.xaydung.gov.vn/ của Bộ Xây Dựng.
Dưới đây là một số ví dụ thiết kế tường cách nhiệt phù hợp cho khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm ở Việt Nam có R0.min ≥ 0,56; (m2.K/W) (đạt và vượt yêu cầu QCVN
09:2017/BXD).

34 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Tường đôi gạch rỗng nung dày 200 mm (hình 2.2)

Hình 2.2. Tường đôi 200 mm, gạch rỗng nung

Cấu tạo vật liệu, từ ngoài Chiều dày Hệ số dẫn nhiệt, Tổng nhiệt trở Ro,
TT
vào trong (m) λ, W/(m.K) m2.K/W
1 Lớp vữa trát ngoài 0,015 0,93
Gạch lỗ (γ = 1300) và vữa liên 0,58 0,584
2 kết (γ = 1400) hoặc gạch rỗng 0,220 hoặc hoặc
với xi măng 0,52 0,625
3 Lớp vữa trong 0,015 0,93
Tường gạch bê tông nhẹ dày 220 mm (hình 2.3).

Hình 2.3. Tường gạch, bê tông nhẹ, dày 220 mm


Tổng nhiệt trở
Cấu tạo vật liệu, từ Chiều Hệ số dẫn nhiệt, λ,
TT Ro,
ngoài vào trong dày (m) W/(m.K)
m2.K/W
1 Lớp vữa trát ngoài 0,015 0,93
2 Gạch bê tông nhẹ 0,220 0,37 0,797
3 Lớp vữa trong 0,015 0,93

35
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Tường tấm 3D dày 180 mm (hình 2.4)

Hình 2.4. Tường tấm 3D dày 180 mm

Hệ số dẫn Tổng nhiệt trở


Cấu tạo vật liệu, từ ngoài vào Chiều dày,
TT nhiệt, λ, W/ Ro,
trong m
(m.K) m2.K/W
1 Lớp vữa trát ngoài 0,015 0,93
2 Tấm 3D xi măng, cát và lưới thép 0,05 0,93
3 Lớp cách nhiệt polystyrol nhẹ 0,02÷0,05 0,04 0,81÷1,56
4 Tấm 3D xi măng, cát và lưới thép 0,05 0,93
5 Lớp vữa trong 0,015 0,93

Cách nhiệt mái


Thiết kế mái cần đảm bảo sử dụng vật liệu cách nhiệt, cách ẩm, chống
thấm tốt, có trọng lượng nhẹ, phù hợp với TCXDVN về vật liệu chống nóng cho
mái, hệ số Albedo (Solar Reflectance Index - SRI) cao.
Kết cấu mái bằng và mái có độ dốc dưới 150 nằm trực tiếp trên không gian
có điều hòa không khí phải có giá trị tổng nhiệt trở R0.min thỏa mãn:
R0.min ≥ 1,00 m2.K/W; (U0.max ≤1,0 W/m2K) (4)
Mái có độ dốc trên 150, giá trị tổng nhiệt trở R0.min cần thỏa mãn:
R0.min ≥ 0,85 m2.K/W; (U0.max ≤1,18 W/m2K) (5)
Hệ số SR/Albedo cho mái từ 0,70÷0,75 khi đó giá trị tổng nhiệt trở R0.min cần
thỏa mãn:
R0.min ≥ 0,80 m2.K/W; (U0.max ≤1,25 W/m2K) (5)
Bảng tính R0 cho mái (BE02) có thể truy cập sử dụng tại trang http://
tietkiemnangluong.xaydung.gov.vn/ của Bộ Xây Dựng.
Hệ số phản xạ và phát xạ BXMT (SRI) của bề mặt vật liệu được xác định bởi
thực nghiệm. Giá trị SRI được xác định theo công thức:
SRI=123,97-141,35(X)+9,655(X2) (6)

36 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Trong đó:

α - hệ số hấp thụ BXMT = 1 - hệ số phản xạ BXMT


ε - hệ số phát xạ nhiệt
Dưới đây là một số ví dụ thiết kế mái cách nhiệt phù hợp cho khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm ở Việt Nam có R0.min ≥ 1,00 m2.K/W (đạt và vượt yêu cầu của QCVN
09:2017/BXD). Nguyên tắc cách nhiệt mái phải đảm bảo cách nhiệt liên tục,
tránh hiện tượng cầu nhiệt, tránh truyền hoặc thất thoát nhiệt qua các khe hở
vào nhà. Khi có sự kết hợp giữa hai lớp cách nhiệt cần đảm bảo xử lý mối nối
tránh mất nhiệt đối lưu hoặc cầu nhiệt.
Mái cách nhiệt bằng gạch rỗng dày 105 mm và bê tông xốp dày 150 mm
γ = 1000 kg/m3

Hình 2.5. Mái cách nhiệt bằng gạch rỗng dày 105 mm và bê tông xốp dày 150 mm

Chiều Hệ số dẫn nhiệt, Tổng nhiệt trở Ro,


TT Cấu tạo vật liệu từ trên xuống
dầy, m λ, W/(m.K) m2.K/W
1 Gạch lá nem 0,015 0,81
2 Vữa lát 0,01 0,93
3 Bê tông nhẹ (γ=1000 kg/m3) 0,150 0,41
4 Gạch chống nóng 0,105 0,81
5 Gạch Fireclay (tường ngăn) 0,053 0,81
1,006
6 Lỗ rỗng không khí, Ra = 0.22 m2. K / W 0,053 0,053
7 Lớp lót vữa theo chiều đứng 0,105 0,93
8 Vữa xi măng 0,02 0,93
9 Bê tông cốt thép mái 0,12 1,55
10 Vữa trát trần 0,015 0,93
Mái cách nhiệt lợp bằng tấm xốp polystyrol dày 30 mm

37
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Hình 2.6. Mái lợp bằng tấm xốp polystyrol dày 30 mm

Chiều Hệ số dẫn nhiệt, Tổng nhiệt trở Ro,


TT Cấu tạo vật liệu từ trên xuống
dầy, m λ, W/(m.K) m2.K/W
1 Gạch lá nem 0,015 0,81
2 Vữa lát 0,01 0,93
3 Tấm xốp Polystyol 0,03 0,04
4 Vữa xi măng 0,05 0,93 1,140
5 Xi măng polimer chống thấm 0,002 0,93
6 Bê tông cốt thép mái 0,12 1,55
7 Vữa trát trần 0,015 0,93
Khi thiết kế cách nhiệt mái, có thể xem xét các giải pháp sử dụng vật liệu
mái mát, mái xanh, mái chồng lớp sau đây:
Mái mát loại mái này thường sử dụng vật liệu nhẵn phẳng và được sơn màu
sáng trắng. Hệ số SRI tối thiểu bằng 78 được khuyến nghị. Bề mặt có hệ số phản xạ
SRI cao giúp cho phần lớn năng lượng mặt trời không bị hấp thụ, trong khi bề mặt
có bức xạ nhiệt cao sẽ phát xạ lượng lớn năng lượng mặt trời bị hấp thụ, các đặc
tính này cho phép mái nhà nguội đi nhanh hơn. Các sản phẩm mái trên thị trường
đủ tiêu chuẩn làm mái mát được chia thành ba loại: một lớp phủ, phủ chất lỏng
và phủ tấm kim loại. Ví dụ chỉ số kỹ thuật của ba loại mái cho tại bảng Bảng 2.1.
Bảng 2.1.Các loại và chỉ số kỹ thuật của mái lạnh

Hệ số Hệ số
Dạng mái Sản phẩm SRI
phản xạ phát xạ
polyvinyl chloride trắng (PVC) 0,86 0,86 107
chlorinated polyethylene trắng (CPE) 0,86 0,88 108
Một lớp phủ
chlorosulfonated polyethylene trắng (CPSE) 0,85 0,87 106
thermoplastic polyolefin trắng (TSO) 0,77 0,87 95
elastomeric, polyurethane, phủ acrylic 0,71 0,86 86
Phủ chất lỏng
sơn trắng (trên nền kim loại hoặc bê tông) 0,71 0,85 86
Phủ tấm kim loại thành phẩm từ nhà máy được phủ màu trắng 0,90 0,87 113

38 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Mái xanh mái nhà xanh là dạng kết cấu mái nhiều lớp, mỗi lớp thực hiện
một chức năng cụ thể. Cấu trúc điển hình nhất được mô tả trong Hình 2.7. và
bao gồm:
- Kết cấu mái - Lớp thoát nước
- Lớp cách nhiệt - Tấm lọc
- Lớp chống thấm - Đất trồng
- Lớp bảo vệ (vật liệu bảo vệ mái, lớp ngăn chặn - Cây xanh
rễ cây)

Hình 2.7. Cấu tạo mái xanh

Mái nhà xanh tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển trên sân thượng
bằng phẳng hoặc dốc. Cấu tạo của mái xanh từ trên xuống dưới bao gồm: lớp
thực vật, chất trồng, bộ lọc, hệ thống thoát nước (giữ ẩm), lớp màng chắn rễ,
màng chống thấm, lớp cách nhiệt, chống đọng hơi và kết cấu mái.
Bảng 2.2. Phân loại mái xanh theo loại hình sử dụng, yêu cầu xây dựng và bảo trì
Mái xanh quảng Mái xanh bán thâm
Mái xanh thâm canh
canh canh
Bảo trì thấp định kỳ cao
Hệ thống tưới không định kỳ thường xuyên
tiêu
Loại thực vật rêu, thảo mộc và cỏ cỏ, cây lá, cây bụi cây, cỏ lâu năm
Chiều cao cây 60-200mm 120-250mm 150-400mm, nếu dưới mặt
đất có thể trên 1000mm
Trọng lượng 60-150 kg/m2 120-200 kg/m2 180-500 kg/m2
Giá thành thấp trung bình cao
Sử dụng lớp bảo vệ sinh thái thiết kế mái xanh vườn treo

39
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Tùy theo loại hình sử dụng, điều kiện và nhu cầu xây dựng, yêu cầu bảo trì,
mái xanh thường được chia thành ba nhóm chính: mô hình quảng canh, mô hình
thâm canh và bán thâm canh. Mô hình quảng canh sử dụng một lớp chất trồng
tương đối mỏng, độ dày khoảng 6-20 cm, thường có rêu phong, trầm tích, thảo
mộc và cỏ và ít cần bảo dưỡng hơn. Mái xanh thâm canh cần độ sâu của chất
trồng dày hơn khoảng 20-100 cm, yêu cầu tưới tiêu và bảo trì vĩnh viễn. Mái xanh
bán thâm canh là sự kết hợp của loại hình quảng canh và thâm canh; tuy nhiên,
loại quảng canh phải chiếm 25% hoặc ít hơn tổng diện tích mái xanh (Bảng 2.2).
Mái chồng lớp: mái 2 lớp có tầng không khí đối lưu ở giữa, đây được coi
là kết cấu cách nhiệt mái hiệu quả. Lớp mái trên phải cách bề mặt mái dưới ít
nhất 0,3 m để đảm bảo tầng không khí đối lưu giúp thông gió thoát nhiệt nhanh.

Hình 2.8. Mái chồng lớp

Cần lưu ý, đối với vùng khí hậu nóng với tán xạ lớn như Việt Nam, kết cấu
che nắng cho mái chỉ giúp ngăn chặn sự tăng nhiệt bởi trực xạ, để đảm bảo
cách nhiệt tốt, lớp mái chính của công trình vẫn cần tuân thủ yêu cầu như đã
đề cập tại mục 1.2.2.
c) Thiết kế phần kết cấu xuyên sáng
Thiết kế cửa sổ và phần kết cấu xuyên sáng cần bố trí có lợi nhất cho thông
gió tự nhiên và hạn chế các không gian chính bị nắng hướng Đông - Tây. Vị trí

40 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

cửa đón và thoát gió cần đặt ở các mặt tường khác nhau, hạn chế mức thấp
nhất các không gian không được thông gió tự nhiên. Trong trường hợp không
gian không được thông gió trực tiếp, thì phải có giải pháp để đón gió gián tiếp
và nên thực hiện giải pháp thông gió xuyên phòng.
Yêu cầu SHGC thiết kế theo tỷ lệ WWR: Nên dùng kính hai lớp để bảo vệ
lớp phủ low-e của lớp kính bên trong, giảm hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời (SHGC);
giảm nguy cơ ngưng tụ ở hai bề mặt kính. Nên sử dụng hệ số SHGC thấp, lớp
phủ low-e cần đảm bảo khả năng truyền ánh sáng và giảm lượng nhiệt vào
công trình. Khi cửa sổ không sử dụng kết cấu che nắng, giá trị SHGC lớn nhất
của tường kính và cửa kính được xác định riêng cho mỗi mặt tường theo các
hướng Bắc, Nam (hướng Bắc, Nam có biên độ dao động trong khoảng ± 22,50
so với trục chính Bắc hoặc Nam), các hướng còn lại và phải thỏa mãn các giá
trị trong Bảng 2.3 dưới đây.
Bảng 2.3. Hệ số SHGC của kính phụ thuộc vào tỷ số WWR8
SHGC
WWR (%)
Hướng Bắc Hướng Nam Các hướng còn lại
20 0,90 0,90 0,80
30 0,64 0,70 0,58
40 0,50 0,56 0,46
50 0,40 0,45 0,38
60 0,33 0,39 0,32
70 0,27 0,33 0,27
80 0,23 0,28 0,23
90 0,20 0,25 0,20
100 0,17 0,22 0,17
Chú thích:
WWR tính cho từng mặt đứng, sau đó tính trung
bình cho toàn bộ công trình;
Giá trị SHGC của từng mặt đứng hoặc của toàn bộ
công trình có thể xác định bằng giá trị trung bình
theo tỷ trọng diện tích (Area-Weighted Average)
của các phần xuyên sáng trên mặt đứng của
công trình:

(7)

Trong đó: SHGCi, Ai là giá trị SHGC và diện tích của


phần xuyên sáng thứ i (i=1, n).

8
Nguồn: QCVN 09:2017/BXD

41
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Trường hợp mặt đứng nhà có kết cấu che nắng, hệ số SHGC trong bảng 2.3
được phép điều chỉnh bằng cách nhân với hệ số A (hệ số có tại bảng tra của
QCVN 09:2017/BXD).
SHGCK = SHGCkhông KCCN ×A (8)
Chứng nhận kiểm tra SHGC của cửa kính, tường kính phải được nhà sản
xuất cung cấp. Nếu nhà sản xuất sử dụng hệ số che nắng (SC), có thể sử dụng
công thức sau:
SHGC = SC×0,87 (9)
Yêu cầu che nắng: Đối với vùng khí hậu nóng với nền BXMT cao như Việt
Nam, giảm nhiệt trực xạ và tán xạ bằng kết cấu che nắng (KCCN) từ bên ngoài
được chứng minh là giải pháp hiệu quả nhất. Hình dạng và kích thước KCCN cần
được kiểm tra và đánh giá theo biểu đồ chuyển động biểu kiến của mặt trời, đáp
ứng được yêu cầu che nắng ở những giờ trực xạ trên mặt phẳng tường là lớn
nhất tại địa phương.
Thiết kế KCCN cho mặt đứng công trình tuân theo 2 bước:
- Bước 1: Xác định yêu cầu che nắng, chiếu nắng đối với vị trí công trình
và hướng của công trình.
- Bước 2: Tính kích thước hợp lý của kết cấu che nắng dựa vào kích thước và
diện tích cửa sổ và yêu cầu che nắng xác định được ở bước 1: hình thức và cấu
tạo kết cấu không cho phép kích thước lớn tùy ý; vì vậy ở đây phải dung hòa giữa
phần che nắng tích cực và che nắng bổ sung để đạt được sự hợp lý dựa vào việc
xác định thời gian che nắng cho công trình.
Một số dạng KCCN hiệu quả thường được ứng dụng cho mặt đứng công
trình:
- Ô văng ngang: dạng vuông góc hoặc nghiêng so với mặt đứng công
trình, hiệu quả cho mặt đứng hướng Bắc.
- Ô văng đứng: vuông góc hoặc nghiêng so với mặt đứng công trình, hiệu
quả cho hướng Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam.
- Kết cấu hỗn hợp: Là dạng KCCN kết hợp giữa KCCN ngang và KCCN
đứng, có thể sử dụng cho mọi hướng công trình do khả năng che chắn tốt với
nhiều vị trí mặt trời. Tuy nhiên sẽ có hạn chế về tầm nhìn và CSTN.
- Tường thoáng: Dùng loại kết cấu che nắng có nhiều lỗ to hoặc nhỏ kết
hợp, trang trí, chống nóng, chống chói, che mưa, thông gió, chiếu sáng tự nhiên
tốt và đảm bảo yêu cầu kín đáo, chi phí thấp, đáp ứng các nhu cầu thẩm mỹ.
Loại tường này có hiệu quả cao khi sử dụng cho mặt đứng hướng Đông và Tây.
- Hành lang bên: Hành lang bên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
kiến trúc nhiệt đới ẩm, có nhiều tác dụng ngoài chức năng giao thông. Tác

42 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

dụng che nắng, chống nóng, chống chói, chống hắt nước mưa với góc che
trực xạ b ≥ 400 đến 450 (Khi chiều rộng hành lang từ 1,6 m đến 1,8 m).
Ví dụ thiết kế KCCN hiệu quả cho các hướng công trình được cho ở hình
2.9-2.11 trang sau.

Hình 2.9. Các KCCN hiệu quả cho cửa hướng Bắc, Đông, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc

Hình 2.10. Các KCCN ngang hiệu quả cho cửa hướng Nam

43
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Hình 2.11. KCCN hỗn hợp dạng EKE che nắng cho hướng Tây-Nam (hoặc Đông Nam)
(Schumann et al., 2013)
d) Thiết kế vỏ bao che với chỉ số truyền nhiệt tổng OTTV
Chỉ số truyền nhiệt tổng OTTV: Tổng lượng nhiệt truyền vào nhà qua toàn bộ
diện tích bề mặt của vỏ công trình bao gồm cả phần tường không trong suốt và
cửa kính quy về cho 1m2 bề mặt ngoài của công trình, W/m2.
Yêu cầu của QCVN 09:2017 đối với vỏ bao che cần thiết kế theo chỉ số Ro của
phần tường, mái và SHGC của kính hoặc đảm bảo theo chỉ số OTTV với toàn bộ
lớp vỏ công trình. Chỉ số truyền nhiệt tổng OTTV dùng để đánh giá và thiết kế vỏ
bao che cho công trình sử dụng điều hòa không khí (dạng công trình đóng kín), để
thuận tiện trong việc tính toán hiệu năng công trình.
Theo QCVN 09:2017 kết cấu vỏ bao che không xuyên sáng và xuyên sáng
được quy định như sau: OTTVT của tường không vượt quá 60 W/m2; OTTVM của mái
không vượt quá 25 W/m2.
OTTVT được tính theo công thức:
n n
∑ [αi ×U 0,Ti × mi × (TDeq,i − ∆T ) × ATi ] + ∆T × ∑ (mi ×U 0,Ti × ATi )
OTTV i 1 =i 1 +
T A
0
n n (10)
∑ [βi × Kcs,i × I0,i × AKi ] + ∆T × ∑ (U0,Ki × AKi )
=+ i 1 =i 1 ,(W / m2 )
A
0

Trong đó:
Kcs,i - Hệ số SHGC của kính;
ATi, AKi - Diện tích tường, kính thứ i (m2);
Ao - Tổng diện tích tường và cửa sổ (m2);
β - hệ số che nắng dựa vào kết cấu che nắng (1/A);
U0,Ti - U0 của tường thứ i (W/m2K);

44 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

i - Tường/kính thứ i;
n- Số lượng tường, kính;
ΔT- nhiệt độ chênh lệch giữa trong và ngoài nhà (oC);
TDeq,i - nhiệt độ khác nhau tương đương, bao gồm cả ảnh hưởng của bức
xạ mặt trời lên tường (oC);
Io - Bức xạ mặt trời trên tường và kính (W/m2).
Phần mềm tính và kiểm tra OTTV có thể truy cập sử dụng tại trang http://
tietkiem nangluong.xaydung.gov.vn/ của Bộ Xây Dựng.
Phần mềm tính toán KCCN có thể truy cập sử dụng tại trang http://
tietkiemnang luong.xaydung.gov.vn/ của Bộ Xây Dựng.
e) Lưu ý trong quá trình thiết kế, thi công và nghiệm thu
Với công trình giáp phố, tầng sát đất được thiết kế với chức năng trưng bày
sản phẩm, quảng bá dịch vụ, cho phép miễn trừ yêu cầu về kính khi tuân thủ các
điều kiện: (a) Chiều cao tầng 1≤ 6m; (b) Kết cấu che nắng liên tục với b/H > 0,5,
WWR <75% (đối với tầng sát mặt đất).
Cửa sổ với kính (độ hợp chuẩn của công trình dựa trên đánh giá của từng
mặt theo các hướng. Công trình chỉ đáp ứng quy chuẩn khi SHGC tất cả các
mặt theo từng hướng đáp ứng quy chuẩn). Cửa sổ với kính (đánh giá độ hợp
chuẩn của công trình dựa trên đánh giá SHGC trung bình của toàn bộ công
trình). Không yêu cầu chỉ số VLT đối với kính.
Yêu cầu tuân thủ thiết kế vỏ công trình:
- Bản vẽ mặt đứng cho các hướng thể hiện tính toán WWE và SHGC của kính.
- Bản vẽ mặt cắt thể hiện độ sâu của kết cấu che nắng cửa sổ.
- File MS Excel tính toán SHGC (Bảng tính BE03), đã nhập đầy đủ và chính
xác thông tin công trình.
- Thuyết minh tính toán OTTV theo phần mềm và hưỡng dẫn kèm theo.
- So sánh giá trị OTTV tính được với giá trị yêu cầu của Quy chuẩn.
Yêu cầu kiểm tra, nghiệm thu:
- Loại kính sử dụng trên tường bao che (tường kính, cửa kính): giá trị SHGC
của kính được quy định trong hồ sơ thiết kế, cung ứng và lắp đặt trên công trình.
- SHGC của kính được kiểm tra, nghiệm thu dựa trên tài liệu của một trong
các phương thức sau: (a) Chứng chỉ thí nghiệm do nhà sản xuất cung cấp theo
đơn hàn; (b) Chứng chỉ thí nghiệm được phòng thí nghiệm độc lập cung cấp.
Tiêu chuẩn thử nghiệm NRC 200-2017 “Procedure for determining fenestration
product Solar Heat Gain Coefficients and Visible Transmittance at normal
incidence” hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác.
Kiểm tra sự tuân thủ của thiết kế công trình đạt hiệu quả năng lượng cần
đảm bảo theo “quy trình thẩm tra theo yêu cầu QCVN 09:2017/BXD” 9.

9
Nguồn: http://tknl.xaydung.gov.vn/index.aspx?page=tai-lieu-hoi-thao&iid=37-tap-huan-chuyen-sau-ve-

45
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

1.3. Ví dụ tham khảo công trình thực tế

1.3.1. Đánh giá thiết kế vỏ bao che qua chỉ số tổng nhiệt trở R0 tường, mái
và SHGC kính
Công trình: Tòa nhà The Golden Lotus
(Công trình trình diễn do dự án EECB hỗ trợ kỹ thuật)
Loại hình: Hỗn hợp văn phòng và công trình thương mại
Địa chỉ: No7, Phố Nam Quốc Cảng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM

Diện tích khu đất: 996,5 m2


Diện tích xây dựng: 597,5 m2
Tổng diện tích sàn: 6210,2 m2
Công trình sử dụng hai loại tường bao:
W1 Tường gạch bê tông cốt liệu có cấu tạo:
vữa trát 15 mm, gạch chưng áp AAC
dày 200 mm;
W2 Tường bê tông cốt thép cấu tạo:
vữa trát 15 mm,
bê tông cốt thép dày 800 mm;
Mái bao gồm các lớp cấu tạo sau:
N5 gạch lát bên ngoài 18mm,
Vữa xi măng 20mm,
Bê tông đá mi 50mm,
Gạch bông cách nhiệt 250 mm,
Bê tông cốt thép 200 mm,
vữa thông thường 15mm.
N6 tương tự cấu tạo mái N5, thêm khoảng
trống phía trên trần thạch cao dày 184 và 15mm
Kính hai lớp
K1: SHGC1=0,49.

Mục tiêu: phân tích giải pháp thiết kế vỏ bao che công trình sử dụng
năng lượng hiệu quả, đối chiếu theo yêu cầu QCVN 09:2017/BXD theo
U-value

Để kiểm tra đáp ứng của thiết kế vỏ công trình với yêu cầu QCVN 09:2017/
BXD, các chỉ số kỹ thuật để đánh giá Ro của tường ngoài và mái được đưa vào
bảng tính BE01, BE02, miễn phí truy cập và sử dụng trên website của Bộ Xây
Dựng để đánh giá.

thiet-ke-cong-trinh-tham-dinh-va-tham-tra-ho-so-thiet-ke-tuan-thu-qcvn-092013bxd

46 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Bảng BE0. Đánh giá Ro.Tường cho tường W1, W2

BE01 Truyền nhệt tường công trình (W1)


Độ dày Độ dẫn nhiệt Nhiệt trở
Lớp tường bao
(mm) (W/mK) (m2K/W)
Lớp không khí bên trong 0,13
1 Vữa thông thường 15 0,8 0,02
2 Gạch AAC 200 0,16 1,25
3 Vữa bên ngoài 15 0,5 0,03
Lớp không khí bên ngoài 0,04
Rmin theo EEBC (m K/W)
2
0,56 Giá trị R-value (m K/W) 2 1,47
Umax theo EEBC (W/m2K) 1,80 Giá trị U-value (W/m2K) 0,68
Đáp ứng quy chuẩn

BE01 Truyền nhệt tường công trình (W2)


Lớp
Độ dẫn nhiệt Nhiệt trở
Lớp tường bao tường
(W/mK) (m2K/W)
bao
Lớp không khí bên trong 0,13
1 Vữa thông thường 15 0,8 0,02
2 Bê tông cốt thép 800 0,16 0,94
3 Vữa bên ngoài 15 0,5 0,03
Lớp không khí bên ngoài 0,04
Rmin theo QCVN09:2013/BXD (m K/W)
2
0,56 Giá trị R-value (m2K/W) 0,73
Umax theo QCVN09:2013/BXD (W/m2K) 1,80 Giá trị U-value (W/m2K) 1,36
Tuân thủ quy chuẩn

Bảng BE02. Đánh giá Ro.Mái cho mái công trình


BE02 Truyền nhệt mái công trình (N5)
Độ dày Độ dẫn nhiệt Nhiệt trở
Lớp mái
(mm) (W/mK) (m2K/W)
Lớp không khí bên ngoài 0,17
1 Gạch lát nền 18 0,58 0,03
2 Vữa xi măng 20 0,8 0,03
3 Bê tông đá mi 50 1,28 0,04
4 Gạch bông cách nhiệt 250 0,31 0,81
5 Bê tông cốt thép 200 1,55 0,13
6 Vữa xi măng 15 0,8 0,02
Lớp không khí bên trong 0,04
Rmin theo QCVN09:2013/BXD (m2K/W) 1,00 Giá trị R-value (m2K/W) 1,19
Umax theo QCVN09:2013/BXD (W/m2K) 1,00 Giá trị U-value (W/m2K) 0,84
Đáp ứng quy chuẩn

Để đánh giá sự tuân thủ quy chuẩn của kính, cần xác định hệ số SHGC của
các loại kính bao ngoài dựa vào hệ số WWR theo từng mặt đứng của công trình
tính toán và so sánh với yêu cầu tại Bảng 2.3 mục 1.2.3.
Bảng tính toán yêu cầu về hệ số SHGC và VLT

47
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Mặt đứng Đông Đông Tây Tây


Nội dung Nam Bắc Bắc Nam
Hệ số điều chỉnh với kết cấu che nắng (A) 1 1 1 1
Diện tích cửa sổ 386 220 214 221
Diện tích toàn bộ tường 1340 589 1040 589
WWR (%) 28,8 37,35 20,57 37,5
Yêu cầu về SHGCmax theo
0,60 0,49 0,79 0,49
QCVN09:2017/BXD
Theo bảng tính, để công trình tuân thủ QCVN09:2017/BXD, nếu sử dụng 1 loại
kính duy nhất cho cả tòa nhà, thông số kỹ thuật kính cẩn đảm bảo SHGCmax= 0,49.
Đánh giá thiết kế vỏ công trình có thể tiến hành qua việc tính chỉ số OTTV, đảm
bảo yêu cầu QCVN09:2017/BXD. Đây là một cách đánh giá thay thế cho việc tính
giá trị U-value riêng của tường, mái, kính công trình. Tính theo OTTV sử dụng để
đánh giá hiệu quả năng lượng tòa nhà và chỉ dùng cho công trình sử dụng ĐHKK.
1.3.2. Đánh giá thiết kế vỏ bao che qua chỉ số OTTV
Công trình: Nhà ở cao tầng và công trình thương mại Y1 (Capita Land
Felix Vista)
(Công trình trình diễn do dự án EECB hỗ trợ kỹ thuật)
Loại hình: Hỗn hợp tòa nhà chung cư và công trình thương mại
Địa chỉ: Khu Y1, phường Thanh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM
Diện tích khu đất: 2,1 ha
Diện tích xây dựng: 10 153 m2
Tổng diện tích sàn tòa B: 34 674 m2
Công trình sử dụng hai loại tường bao:
W1 Tường gạch bê tông cốt liệu có cấu tạo:
vữa trát 15 mm và 20 mm,
gạch bê tông cốt liệu dày 190 mm;
W2 Tường bê tông cốt thép cấu tạo:
bê tông cốt thép dày 300 mm;
Mái bao gồm các lớp cấu tạo sau:
50 mm vữa bên ngoài;
50 mm tấm cách nhiệt polystyrene
20 mm vữa thông thường ;
26 mm bê tông tạo dốc và chống thấm;
200 mm BTCT; 12 mm vữa thông thường
Kính hộp
K1: SHGC1=0,49, VLT1=0,66, U1- summer day =
5,07 W/m2K;
K2: SHGC1=0,58, VLT1=0,65, U1- summer day = 5,6 W/m2K;
Mục tiêu: phân tích
giải pháp thiết kế vỏ bao che công trình sử dụng năng lượng hiệu quả, đối
chiếu theo yêu cầu QCVN 09:2017/BXD theo chỉ số OTTV

48 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Công thức tính OTTV được đề cập tại mục d. Thiết kế vỏ bao che với chỉ số
truyền nhiệt tổng OTTV - 1.2. Giải pháp thiết kế, công thức (10). Kết quả tính OTTV
của tòa nhà B được cho dưới đây:
Bảng tính OTTV cho tòa nhà B
Đông Bắc Tây Bắc Đông Nam Tây Nam Tổng hợp
AW1 0,00 1.488,00 1.572,78 0,00
m1 0,84 0,84 0,84 0,84
W1 _ Gạch bê tông α1 0,40 0,40 0,40 0,40
cốt liệu Uo,W1 1,34 1,34 1,34 1,34
TDeq,1 13,35 13,35 12,19 12,19
ΔT 2,67 2,67 2,67 2,67
AW2 757,60 203,70 662,40 757,60
m2 0,45 0,45 0,45 0,45
α2 0,40 0,40 0,40 0,40
W2 _BTCT 800
Uo,W2 2,65 2,65 2,65 2,65
TDeq,2 13,35 13,35 12,19 12,19
ΔT 2,67 2,67 2,67 2,67
AW1’ 975,40 1.163,00 1.407,80 975,40
m1’ 0,45 0,45 0,45 0,45
W1’ (Khu vực không α 1’ 0,40 0,40 0,40 0,40
gian đệm) Uo,W1’ 0,00 0,00 0,00 0,00
TDeq,3 13,35 13,35 12,19 12,19
ΔT 2,67 2,67 2,67 2,67
AK1 0,00 2.879,50 2.260,95 0,00
SHGC1 0,49 0,49 0,49 0,49
Io,1 248,40 248,40 221,40 221,40
K1
βi (1/A) 1,00 1,00 1,00 1,00
Uo,K1 5,07 5,07 5,07 5,07
ΔT 2,67 2,67 2,67 2,67
AK2 0,00 388,80 305,07 0,00
SHGC1 0,49 0,49 0,49 0,49
Io,2 248,40 248,40 221,40 221,40
K2 (với ban công) Độ sâu là 1200, Chiều
βi (1/A) 0,63 0,63 0,57 0,57
cao cửa sổ 2400 mm
Uo,K2 5,60 5,60 5,60 5,60
ΔT 2,67 2,67 2,67 2,67
AK2 107,00 0,00 0,00 107,00
K2 (với ban công) -
SHGC2 0,58 0,58 0,58 0,58
Ở khu vực bếp
Io,2 248,40 248,40 221,40 221,40

49
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Đông Bắc Tây Bắc Đông Nam Tây Nam Tổng hợp
Độ sâu bếp 1800,
βi (1/A) 0,53 0,53 0,47 0,47 Chiều cao cửa sổ
K2 (với ban công) - 2400 mm
Ở khu vực bếp Uo,K2 5,60 5,60 5,60 5,60
ΔT 2,67 2,67 2,67 2,67
q1_W1 0,00 13.760,98 6.699,86 0,00 20.460,84
q1_W2 3.852,43 1.035,82 3.002,49 3.434,00 11.324,74
q1_W1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
q2_W1 0,00 8.600,61 4.697,64 0,00 13.298,25
q2_W2 2.407,77 647,39 2.105,21 2.407,77 7.568,14
q2_W1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
q3_K1 0,00 350.481,22 245.281,42 0,00 595.762,64
q4_K1 0,00 38.979,50 30.606,25 0,00 69.585,76
q3_K1 0,00 29.763,01 18.911,90 0,00 48.674,91
q4_K1 0,00 5.813,34 4.561,41 0,00 10.374,74
q3_K1’ 8.156,46 0,00 0,00 6.450,74 14.607,20
q4_K1’ 1.599,86 0,00 0,00 1.599,86 3.199,73
Ao 1.840,00 6.123,00 6.209,00 1.840,00 16.012,00
OTTV 49,64
Yêu cầu tại quy chuẩn OTTV 60,00

Kết luận: Hai công trình được thực hiện tư vấn bởi dự án EECB đã nêu trên
là những ví dụ về việc thiết kế vỏ bao che công trình với kết cấu tường, mái và
kính đảm bảo tuân thủ QCVN 09:2017/BXD. Các kết cấu tường sử dụng vật liệu
cách nhiệt hoặc có chiều dày đảm bảo để giảm U-value không vượt quá tiêu
chuẩn Umax = 1,8. Mái công trình dùng vật liệu nhiều lớp, đảm bảo cách nhiệt tốt,
đảm bảo Umax không vượt quá giới hạn cho phép là 1. Kính sử dụng trong công
trình được tính dựa trên yêu cầu chỉ số SHGC, chỉ số này được xác định dựa vào
hướng và tỷ lệ WWR. Cách tính thay thế sử dụng để đánh giá hiệu quả năng
lượng tòa nhà đối với công trình sử dụng ĐHKK được xác định theo chỉ số OTTV. Ví
dụ tính cho công trình Capita Land Felix Vista cho thấy công trình được thiết kế
vỏ bao che đảm bảo hiệu quả năng lượng theo QCVN 09:2017/BXD.

2. CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN

2.1. Khái niệm


Chiếu sáng tự nhiên là sử dụng các cửa sổ và cửa mái để đón ánh sáng tự
nhiên vào bên trong công trình. Chiếu sáng tự nhiên bao gồm ánh sáng trực tiếp
của mặt trời, ánh sáng khuếch tán của bầu trời, ánh sáng phản xạ từ mặt đất và
các bề mặt xung quanh vào bên trong công trình.

50 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

- Ánh sáng trực tiếp của mặt trời có đặc điểm là cường độ cao và thay đổi
theo mùa, thời gian trong ngày, vị trí và điều kiện bầu trời. Độ rọi tạo ra trên bề mặt
trái đất có thể hơn 100.000 lux. Nguồn sáng tự nhiên này có thể mang theo lượng
nhiệt lớn và gây chói lóa do đó không khuyến khích khai thác nếu không đi kèm
các biện pháp thiết kế thụ động và chủ động để giảm bớt cường độ sáng.
- Ánh sáng khuếch tán của bầu trời là ánh sáng mặt trời bị tán xạ bởi bầu
khí quyển và các đám mây, tạo ra ánh sáng khuếch tán với độ sáng dịu, mang
theo ít hơn bức xạ mặt trời. Độ rọi của bầu trời mây che phủ hoàn toàn có thể
đạt tới 10.000 lux vào mùa đông và có thể đạt tới 30.000 lux vào mùa hè. Nguồn
sáng tự nhiên này thường được khuyến khích sử dụng.
- Ánh sáng phản xạ là kết quả của hai nguồn sáng trên phản xạ vào các
bề mặt xung quanh công trình như: mặt đất, cây cối, công trình lân cận… Nguồn
sáng này chịu ảnh hưởng lớn bởi hiện trạng xung quanh công trình, một số trường
hợp có thể gây chói.

Hình 2.12. Các thành phần của chiếu sáng tự nhiên10

Các lợi ích của chiếu sáng tự nhiên:


- Giảm chi phí vận hành thông qua việc tắt bớt hoặc giảm công suất hoạt
động của các thiết bị chiếu sáng nhân tạo,
- Cải thiện chi phí vòng đời của thiết bị,
- Giảm phát thải khí nhà kính nhờ vào việc giảm tiêu thụ điện năng của hệ
thống chiếu sáng nhân tạo.
- Tăng hiệu quả làm việc cũng như cải thiện tiện nghi thị giác và sức khỏe
của người sử dụng.
2.2. Các giải pháp thiết kế
2.2.1. Mở rộng vùng chiếu sáng tự nhiên
Vùng chiếu sáng tự nhiên là vùng không gian tiếp giáp với vị trí cửa sổ có
chiều sâu được xác định kinh nghiệm bằng 1,5 lần tới 2 lần chiều cao từ sàn tới
điểm cao nhất của phần kính cửa sổ hoặc vách kính ngoài, phụ thuộc vào việc
có áp dụng hắt sáng hay. Trong thực tế, ánh sáng tự nhiên đi vào công trình phụ

10
Nguồn: Velux

51
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

thuộc vào hướng, vị trí, kích thước cửa sổ, loại kính, thiết kế thụ động và các yếu
tố xung quanh công trình. Do đó, để xác định được chính xác vùng chiếu sáng tự
nhiên, sử dụng các phần mềm thiết kế hoặc mô phỏng năng lượng là cần thiết,
đặc biệt là khi áp dụng các chiến lược giúp mở rộng vùng chiếu sáng tự nhiên.

Hình 2.13. Vùng chiếu sáng tự nhiên xác Hình 2.14. Vùng chiếu sáng tự nhiên xác định
định theo kinh nghiệm11 bằng phần mềm mô phỏng năng lượng12
a) Che nắng ngoài và hắt sáng1112
Thiết kế che nắng ngoài và hắt sáng giúp giảm hấp thụ nhiệt do ánh sáng
trực tiếp của mặt trời và khuếch tán ánh sáng tự nhiên vào sâu bên trong công
trình thông qua việc sử dụng kệ, ô văng hắt sáng, lam chắn nắng ngang, lam
che nắng đứng hay hệ thống hắt sáng tự động. Kết hợp với việc lựa chọn vị trí,
kích thước cửa sổ hợp lý, cải thiện độ phản quang của tường và trần căn phòng
cũng giúp cho phân bố ánh sáng tự nhiên sâu hơn và đồng đều hơn.

Hình 2.15. Cửa sổ có sử dụng kết cấu che nắng ngoài giúp mở rộng vùng chiếu sáng
tự nhiên13
b) Cửa sổ mái và ống dẫn sáng
Thiết kế cửa sổ mái và ống dẫn sáng giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào các
vùng không gian không nhận được ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ. Trong khi cửa
sổ mái chỉ chiếu sáng tự nhiên cho không gian áp mái thì thiết kế giếng trời (cửa
sổ mái kết hợp với thông tầng) và công nghệ ống dẫn sáng cho phép đưa ánh
sáng tự nhiên vào các vùng không gian nằm sâu bên trong công trình.

11
Nguồn: Berkeley Lab
12
Nguồn: designbuilder.co.uk
13
Nguồn: Energy and Buildings Journal

52 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Lưu ý khi thiết kế, thi công và nghiệm thu


Cần lưu ý sử dụng sơn sáng màu có độ phản xạ tốt cho trần, phản xạ vừa
phải cho tường cho phép ánh sáng tự nhiên phản xạ sâu hơn vào trong phòng.
Đối với sàn cần sử dụng vật liệu có độ phản xạ thấp để hạn chế độ chói ảnh
hưởng tới tiện nghi thị giác.

Hình 2.16. Thiết kế lấy sáng tự nhiên bởi cửa sổ mái (a) và ống dẫn sáng (b)14
Các giải pháp thiết kế giúp mở rộng vùng chiếu sáng tự nhiên cần phải
được kiểm tra bằng mô phỏng năng lượng hoặc sử dụng thiết bị đo độ rọi để
đảm bảo hiệu quả của các giải pháp trong thực tế.
Vùng chiếu sáng tự nhiên có thể được xác định và kiểm tra thực tế bằng
cách đo độ rọi trên mặt phẳng làm việc từ vị trí sát cửa sổ tới vị trị có độ rọi nhỏ
nhất theo quy định của Quy chuẩn QCVN 12:2014/BXD trong điều kiện không bật
chiếu sáng nhân tạo.
2.2.2. Điều khiển chiếu sáng nhân tạo theo chiếu sáng tự nhiên
a) Bố trí mạch điện chiếu sáng và điều khiển
Các bộ đèn tại các khu vực được chiếu sáng tự nhiên phải được thiết kế
để có thể bật/tắt độc lập với hệ thống chiếu sáng chung. Việc thiết lập công
tắc và mạch cấp điện riêng cho hệ thống chiếu sáng nhân tạo nằm trong vùng
chiếu sáng tự nhiên cho phép người sử dụng có thể chủ động tắt hoặc giảm

14
Nguồn: Green Building Advisor

53
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

công suất chiếu sáng nhân tạo trong điều kiện vùng chiếu sáng tự nhiên đủ sáng.
Các trường hợp thiết lập không phù hợp có thể dẫn tới việc các bộ đèn tại vùng
chiếu sáng tự nhiên bị bắt buộc bật theo nhu cầu chiếu sáng ở các vùng không
được chiếu sáng tự nhiên.

Hình 2.17. Bố trí mạch điện chiếu sáng không phù hợp (a) và phù hợp (b) theo vùng
chiếu sáng tự nhiên
b) Trang bị cảm biến quang
Trang bị các cảm biến quang (cảm biến ánh sáng môi trường xung quanh) là
cần thiết để có thể tự động điều khiển sự phân bổ ánh sáng đèn điện cân bằng với
ánh sáng tự nhiên nhận được. Từ ánh sáng tự nhiên đo được, cảm biến quang sẽ
phát tín hiệu điều khiển đèn để giảm cường độ sáng hoặc tắt hẳn để đảm bảo độ
rọi trên mặt phẳng làm việc phù hợp với tiêu chuẩn. Cảm biến quang có thể được
tích hợp vào bộ đèn hoặc ở dạng độc lập kết nối có dây hoặc không dây với bộ
đèn. Đối với cảm biến quang ở dạng độc lập, vị trí lắp đặt lý tưởng là ở độ cao bằng
mặt phẳng làm việc để độ rọi đo được tương ứng với điều kiện làm việc thực tế.

Hình 2.18. Sử dụng cảm biến quang điều khiển chiếu sáng nhân tạo theo chiếu sáng
tự nhiên

Tùy vào mức độ cần thiết mà cảm biến quang được lắp đặt để có thể điều
khiển chiếu sáng nhân tạo theo khu vực hoặc tới từng bộ đèn. Đối với điều khiển độ
sáng của đèn, có 3 cấp điều khiển phụ thuộc vào nhu cầu và công nghệ ứng dụng:
- Điều khiển bật/tắt thay thế cho việc bật/tắt bằng tay các bộ đèn nằm
trong vùng chiếu sáng tự nhiên,
- Điều khiển cấp chiếu sáng có khả năng điều chỉnh độ sáng của đèn theo
các cấp tỷ lệ nghịch với độ rọi nhận được từ chiếu sáng tự nhiên,

54 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

- Điều khiển cường độ sáng/công suất (dimming) có nguyên lý tương tự như


điều khiển cấp chiếu sáng nhưng độ sáng được điều chỉnh mịn và liên tục.

(a) (b)
Hình 2.19. Điều khiển cấp chiếu sáng (a) và điều khiển cường độ sáng (b)15

c) Lưu ý trong quá trình thi công và nghiệm thu


Các cảm biến điều khiển chiếu sáng nhân tạo trong vùng chiếu sáng tự nhiên
cần phải được hiệu chỉnh trên điều kiện lắp đặt thực tế để đảm bảo hiệu quả
việc giảm công suất/độ sáng theo chiếu sáng tự nhiên, trong khi vẫn phải đảm
bảo tuân thủ yêu cầu về độ rọi nhỏ nhất được quy định trong Quy chuẩn QCVN
12:2014/BXD. Trong quá trình thi công lắp đặt, phải đảm bảo chất lượng đấu nối và
lựa chọn công tắc chịu đủ dòng làm việc định mức để tránh tổn hao điện năng.

2.3. Ví dụ

2.3.1. Trung tâm nghiên cứu, đào tạo ứng dụng và chuyển giao công nghệ
xây dựng xanh tại Việt Nam

Công trình: Trung tâm nghiên cứu, đào tạo ứng dụng và chuyển giao
công nghệ xây dựng xanh tại Việt Nam
(Công trình trình diễn do dự án EECB hỗ trợ kỹ thuật)

 Loại hình: Trường học, trung tâm nghiên


cứu
 Chủ đầu tư: Trường Cao đẳng Xây
dựng công trình đô thị
 Địa chỉ: Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội
 Tổng chiều cao: 5 tầng.
 Tổng diện tích sàn: 3.875m2

15
Nguồn: designbuilder.co.uk

55
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Chức năng chính của các tầng bao gồm:


Tầng Chức năng Tổng thể
Tầng 1 Triển lãm, trưng bày
Tầng 2 Triển lãm, trưng bày, phòng thí nghiệm
Chức năng hỗn hợp:
Tầng 3 Thư viện, phòng nghe nhìn, lớp học
Văn phòng và trường học
Tầng 4 Văn phòng, phòng họp
Tầng 5 Phòng đa năng, Bếp

(a) (b)
Hình 2.20. Mặt đứng công trình hướng Đông Nam (a) và Tây Bắc (b) với các yếu tố
che nắng

Mặt đứng công trình được thiết kế bao bọc hoàn toàn bằng kính kết hợp với
các giải pháp che nắng thụ động (lam che, hệ thống dầm sàn) để tận dụng tối đa
nguồn sáng tự nhiên từ ánh sáng tán xạ và phản xạ, đồng thời hạn chế ánh sáng
trực tiếp mang bức xạ mặt trời vào bên trong công trình. Ngoài ra, vật liệu mái che
khu vực thông tầng là vật liệu trong suốt và kính được lắp đặt xung quanh lỗ thông
tầng cho phép ánh sáng tự nhiên đi sâu vào bên trong công trình.
Theo yêu cầu về Chiếu sáng tự nhiên của Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD, phải
có giải pháp điều chỉnh chiếu sáng nhân tạo trong các phòng làm việc, phòng học,
phòng đọc thư viện có chiếu sáng tự nhiên. Quá trình đánh giá thiết kế tuân thủ quy
chuẩn được thực hiện như sau:
- Xác định không gian cần đánh giá

(a)

56 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

(b)

Hình 2.21. Vùng chiếu sáng tự nhiên tầng 3 (a) và tầng 4 (b)

• Tầng 3: Thư viện, nghe nhìn, lớp học


• Tầng 4: Văn phòng
- Xác định vùng chiếu sáng tự nhiên: chiều cao từ mép trên kính tới sàn
được xác định cao 3m (tới trần giả). Trường hợp không có các giải pháp hắt
sáng, vùng chiếu sáng tự nhiên được xác định có chiều sâu tính từ mép của sửa
sổ là 4,5m.
• Tầng 3: Toàn bộ không gian phòng thư viện, nghe nhìn và lớp học nằm trọn
vẹn trong vùng chiếu sáng tự nhiên
• Tầng 4: Phần lớn nằm trong vùng chiếu sáng tự nhiên, một phần không
nằm trong vùng chiếu sáng tự nhiên
Xác định giải pháp điều chỉnh chiếu sáng nhân tạo
• Tầng 3: Các không gian nằm trọn vẹn trong vùng chiếu sáng tự nhiên như
vậy điều khiển chiếu sáng tuân thủ Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD. Ngoài ra, hệ
thống chiếu sáng được thiết kế so le nhau cho phép tắt hoàn toàn hoặc một nửa
số bộ đèn theo cường độ chiếu sáng tự nhiên.
• Tầng 4: Các vùng chiếu sáng tự nhiên đều có mạch cấp điện và công tắc
riêng biệt như vậy điều khiển chiếu sáng tuân thủ Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD.

2.3.2. Chung cư Seasons Avenue Mỗ Lao, Hà Nội


Dự án thuộc loại hình chung cư cao tầng gồm 4 tòa S1-S4, trong đó, tầng
2 đến tầng 5 của các tòa nhà được sử dụng làm bãi đỗ xe trong nhà với các ô
thoáng bố trí xung quanh để thông gió và lấy sáng tự nhiên.

57
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Công trình: Chung cư Seasons Avenue Mỗ Lao, Hà Nội

 Loại hình: Chung cư cao tầng


 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu
tư Capita Land - Hoàng Thành
 Địa chỉ: Cổ Ngựa, Mỗ Lao, Hà
Đông
 Tổng chiều cao: 4 tầng
 Tổng diện tích sàn: 196.792 m2

Theo yêu cầu về Điều khiển chiếu sáng khu vực đỗ xe (gara) trong nhà của
Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD, đối với khu vực trong phạm vi đến tường bao
ngoài 6 m, có cửa và tường kính với tỷ lệ WWR ≥ 40 %, phải có thiết bị điều khiển
cho phép giảm công suất chiếu sáng.

Hình 2.22. Khu vực đỗ xe tầng nổi16

Hình 2.23. Hệ thống đèn chiếu sáng khu vực gần tường bao được bật tắt so le

Vùng chiếu sáng tự nhiên được xác định là khu vực không gian 6 m xung quanh
tường bao được bố trí mạch điện điều khiển chiếu sáng cho phép điều khiển giảm

16
Nguồn: https://chungcuseasonsavenue.com/

58 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

tới 50% công suất chiếu sáng theo chiếu sáng tự nhiên. Như vậy thiết kế hệ thống
chiếu sáng khu vực đỗ xe tầng nổi tuân thủ Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD.

3. CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO

3.1. Khái niệm


Ánh sáng nhân tạo là ánh sáng do con người tạo ra từ các nguồn sáng như
lửa, ánh nến, đèn gas, đèn điện, v.v. Thuật ngữ “chiếu sáng nhân tạo” ngày nay
thường được dùng để chỉ ánh sáng phát ra từ đèn điện. Trong đó, thuật ngữ “đèn”
đề cập cụ thể đến nguồn sáng, thường bao gồm phần tử phát sáng được bao bọc
(bởi bóng tròn hoặc ống) và phát ra bức xạ trong dải quang phổ nhìn thấy được.
Chiếu sáng nhân tạo được sử dụng để đạt được hiệu quả chiếu sáng cần
thiết. Nguồn sáng nhân tạo có thể dễ dàng tăng hoặc giảm cường độ sáng, trực
tiếp hoặc gián tiếp, và thay đổi được màu sắc. Điều này cho phép chiếu sáng
nhân tạo có thể tạo ra các hiệu ứng đa dạng theo nhu cầu.
Chiếu sáng nhân tạo được phân loại thành chiếu sáng trong nhà và chiếu
sáng ngoài nhà. Tài liệu này chỉ tập trung vào các giải pháp sử dụng hiệu quả năng
lượng cho chiếu sáng trong nhà.

Hình 2.24. Các yêu cầu chung về chiếu sáng nhân tạo đảm bảo tiện nghi thị giác17

3.2. Các giải pháp thiết kế


3.2.1. Giảm mật độ công suất chiếu sáng
Mật độ công suất chiếu sáng (Lighting Power Density - LPD) được xác định
bằng tổng công suất chiếu sáng chia cho tổng diện tích sàn sử dụng, có đơn vị
là W/m2. Ý nghĩa của mật độ công suất chiếu sáng là so sánh mức độ tiêu thụ
điện năng của hệ thống chiếu sáng nhân tạo giữa các không gian có cùng
công năng sử dụng có diện tích khác nhau. Với cùng độ rọi theo yêu cầu, không
gian nào có mật độ công suất chiếu sáng LPD thấp hơn thì hệ thống chiếu sáng
nhân tạo tiêu thụ ít điện năng hơn. Hiện nay các phần mềm thiết kế chiếu sáng
thông dụng (DIALux, DIALux EVO, AGI32,…) đều hỗ trợ tính toán mật độ công

17
Nguồn: Văn phòng Tiết kiệm năng lượng

59
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

suất chiếu sáng LPD sau khi thực hiện thiết kế chiếu sáng nhân tạo theo độ rọi
yêu cầu.

a) Đèn có hiệu suất phát quang cao


Hiệu suất sáng của đèn là hiệu quả phát sáng được thể hiện bằng tỷ số giữa
quang thông (đơn vị lm) của đèn và công suất điện (đơn vị W) của đèn, có đơn
vị là lm/W. Đèn có hiệu suất cao cho độ sáng cao (quang thông lớn) trong khi
tiêu thụ ít điện năng. Hiệu suất sáng do nhà sản xuất công bố, có thể tìm thấy
trong catalogue sản phẩm hoặc trên vỏ hộp hoặc bóng đèn, có thể được tính
toán dựa vào quang thông và công suất điện của bóng đèn. Đèn đạt hiệu suất
sáng cao có thể được xác định thông qua nhãn tiết kiệm năng lượng.

Hình 2.26. Các thông số đặc trưng của đèn và nhãn tiết kiệm năng lượng trên vỏ hộp18

Hình 2.26. Dải hiệu suất phát sáng của một số loại bóng đèn phổ biến

18
Nguồn: Rạng Đông

60 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

b) Chóa đèn phản xạ ánh sáng


Ánh sáng của bóng đèn khi hoạt động về cơ bản là đi theo mọi hướng trong
không gian, trong đó một phần nguồn sáng này là chiếu sáng mặt phẳng làm
việc, phần còn lại chiếu sáng không gian xung quanh và có thể gây chói mắt.
Sử dụng chóa đèn sẽ cho phép cản lại ánh sáng trực tiếp tới mắt đồng thời phản
xạ ánh sáng về hướng bề mặt cần chiếu sáng và phân bố ánh sáng. Có thể hình
dung là với cùng một quang thông của bóng đèn thì việc sử dụng chóa đèn phù
hợp có thể tăng độ rọi trên mặt phẳng làm việc so với trường hợp không sử dụng
chóa đèn. Có 2 dạng chóa đèn thường được sử dụng:
• Chóa đèn dạng khuếch tán: lớp phản xạ dạng phủ sơn hoặc phủ bột
trắng, cho phép phản xạ 70% - 80% ánh sáng nhưng giảm dần khả năng phản
xạ theo thời gian. Chóa đèn dạng khuếch tán thường áp dụng cho các đèn tác
vụ để tránh tối đa gây chói khi bộ đèn đặt trong tầm mắt.
• Chóa đèn dạng gương: lớp phản xạ được đánh bóng hoặc tráng gương,
cho phép phản xạ 85% - 96% ánh sáng và khả năng phản xạ ít suy giảm hơn
theo thời gian so với dạng khuếch tán. Chóa đèn dạng gương thường áp dụng
cho các đèn ốp trần (máng đèn) để tập trung tối đa ánh sáng xuống mặt
phẳng làm việc.

(a) (b)
Hình 2.27. Chóa đèn dạng khuếch tán (a) và dạng gương (b)
Lưu ý khi thiết kế, thi công và nghiệm thu
Khi lựa chọn đèn và chóa đèn, bên cạnh hiệu suất sáng cũng cần phải lưu
ý tới các yêu cầu về màu của ánh sáng (nhiệt độ màu), mức độ trung thực của
màu sắc (chỉ số hoàn màu), chiếu sáng đồng đều, chiếu sáng trần và tường để
đảm bảo tiện nghi thị giác.
Độ rọi trên mặt phẳng làm việc tỷ lệ với bình phương khoảng cách giữa
đèn và mặt phẳng làm việc, do đó vị trí đèn được lắp đặt càng gần mặt phẳng
làm việc thì càng tốt. Tuy nhiên phải lưu ý tới độ đồng đều chiếu sáng do diện
tích chiếu sáng của đèn có thể bị thu hẹp lại.

Đối với đèn huỳnh quang, công suất tiêu thụ điện của chấn lưu cũng được tính
vào công suất của thiết bị chiếu sáng, do đó nên sử dụng chấn lưu điện tử (tiêu thụ
ít điện năng) thay cho chấn lưu sắt từ truyền thống (tiêu thụ nhiều điện năng).

61
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Hệ thống chiếu sáng nhân tạo đáp ứng yêu cầu về độ rọi tối thiểu và yêu
cầu về mật độ công suất chiếu sáng LPD tối đa cần phải được kiểm tra thực tế
trong điều kiện không có chiếu sáng tự nhiên thông qua:
- So sánh độ rọi tối thiểu quy định trong Quy chuẩn QCVN 12:2014/BXD với
độ rọi đo được.
- So sánh mật độ công suất chiếu sáng tối đa quy định trong Quy chuẩn
QCVN 09:2017/BXD với công suất đo được của hệ thống chiếu sáng hoặc công
suất tính toán từ số lượng bộ đèn nhân với công suất định mức của bộ đèn, chia
cho tổng diện tích sàn được chiếu sáng.
3.2.2. Điều khiển tự động
a) Hẹn giờ bật tắt
Hẹn giờ bật/tắt chiếu sáng nhân tạo là biện pháp đơn giản và đặc biệt
hiệu quả đối với các không gian có lịch vận hành hệ thống chiếu sáng cố định
hoặc ít thay đổi. Cách thức điều khiển này không làm giảm mật độ công suất
chiếu sáng LPD mà hạn chế việc quên không tắt thiết bị chiếu sáng dẫn tới lãng
phí điện năng. Có 2 dạng thiết bị phổ biến cho phép hẹn giờ bật/tắt chiếu sáng
nhân tạo:
• Công tắc thời gian: cấu tạo bao gồm relay đóng/cắt mạch điện và phần
hẹn giờ dạng cơ hoặc điện tử. Thiết bị thường được thiết kế để có thể lắp đặt
trong tủ điện và hoạt động độc lập với chế độ điều khiển bật/tắt bằng tay hoặc
tự động.

Hình 2.28. Công tắc thời gian điện tử và cơ19

Công tắc thông minh: có dạng mặt công tắc âm tường dạng cảm ứng
hoặc nút bấm. Thiết bị thường được thiết kế để thay thế mặt công tắc cơ
truyền thống với chức năng bật/tắt bằng tay mặc định. Chức năng điều khiển
từ xa và hẹn giờ cần phải được thiết lập qua ứng dụng trên điện thoại hoặc
máy tính của hãng sản xuất hoặc trợ lý ảo theo hệ thống nhà thông minh.

19
Nguồn: ecomm.com.vn

62 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Hình 2.29. Công tắc thông minh và giao diện điều khiển trên ứng dụng di động20

b) Cảm biến hiện diện


Cảm biến hiện diện có khả năng xác định hoạt động của người trong vùng
không gian được chiếu sáng nhân tạo, từ đó cho phép tắt thiết bị chiếu sáng khi
không có hoạt động trong vùng không gian đó. Cách thức điều khiển này cho
phép bật/tắt các thiết bị chiếu sáng linh hoạt và đáp ứng phần lớn các điều kiện
vận hành khác nhau của hệ thống chiếu sáng. Có 2 dạng cảm biến hiện diện
phổ biến:
• Cảm biến thụ động hồng ngoại (PIR) xác định sự hiện điện thông qua
độ khác biệt giữa bước sóng hồng ngoại tỏa ra từ cơ thể người khi chuyển động
trong không gian. Cảm biến dạng này có ưu điểm là chi phí thấp, góc quan sát
rộng, độ nhạy cao và có thể điều chình được. Tuy nhiên, khi người sử dụng không
cử động trong một thời gian nhất định thì cảm biến xác định là không có người.

(a) (b)
Hình 2.30. Cảm biến hiện diện dạng hồng ngoại thụ động (PIR) (a) và dạng siêu âm (b)

• Cảm biến siêu âm xác định sự hiện điện thông qua dùng sóng siêu âm
phát ở tần số cao mà con người hay động vật không phát hiện ra để xác định sự
thay đổi khoảng cách từ đó xác định có hoạt động hay không. Tuy nhiên, nhược
điểm của cảm biến dạng này có góc quan sát hẹp và khoảng cách hạn chế.

20
Nguồn: ioteamvn.com

63
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Cảm biến hiện dạng thụ động hồng ngoại (PIR) là loại thường xuyên được
sử dụng nhất. Trong một số trường hợp, cảm biến hiện diện công nghệ kép sử
dụng đồng thời hai loại công nghệ trên được sử dụng để cho phép nâng cao độ
chính xác trong việc xác định sự hiện diện của người sử dụng trong không gian.
Bảng 2.4. Mức tiết kiệm năng lượng tiềm năng khi áp dụng cảm biến hiện diện ở một
số khu vực điển hình21
Loại phòng Tiết kiệm năng lượng (%)
Văn phòng riêng 13 đến 50
Văn phòng chung 20 đến 28
Phòng học 40 đến 46
Phòng họp 22 đến 65
Nhà vệ sinh 30 đến 90
Hành lang 30 đến 80
Nhà kho/tủ chứa 45 đến 80
Việc điều khiển độ sáng của đèn có thể trực tiếp thông qua mạch thiết bị
điện tử hoặc relay bật/tắt tích hợp trong thiết bị cảm biến hoặc gửi tín hiệu điều
khiển gián tiếp thông qua hệ thống nhà thông minh (Smart Home) hoặc hệ thống
quản lý tòa nhà (BMS). Mức tiết kiệm năng lượng khi áp dụng cảm biến người có
thể đạt được từ 13% tới 90% tùy vào công năng sử dụng của không gian.
c) Lưu ý trong quá trình thi công và nghiệm thu
Các thiết bị hẹn giờ bật/tắt phải được kiểm tra thực tế ở thời điểm hẹn giờ
bật và hẹn giờ tắt để kiểm chứng độ tin cậy.
• Các thiết bị dạng công tắc thời gian cần phải được đảm bảo có đủ không
gian trong tủ điện và được đấu nối sau thiết bị bảo vệ (CB).
• Các thiết bị dạng mặt công tắc thông minh phải được đảm bảo tương
thích về kích thước công tắc âm tường (vuông hay chữ nhật) và khả năng kết
nối không dây cho việc thiết lập tính năng hẹn giờ và điều khiển từ xa.
Các thiết bị cảm biến hiện diện cần được lắp đặt ở những vị trí có góc quan
sát tốt, ít bị che chắn. Tính năng bật/tắt tự động theo sự có mặt của người phải
được kiểm tra thực tế để có phương án điều chỉnh phù hợp để bên cạnh tiết kiệm
năng lượng còn đảm bảo tuổi thọ thiết bị chiếu sáng và tiện nghi của người sử dụng.

3.3. Ví dụ

3.3.1. Đánh giá tuân thủ yêu cầu về mật độ công suất chiếu sáng tối đa
Công trình có chức năng Hội thảo được thiết kế chiếu sáng nhân tạo được
tổng hợp theo bảng ở trang tiếp theo.
Tên không gian Công năng Diện tích (m2) Loại đèn Số lượng Công suất (W)
Phòng triển lãm Triển lãm 120 LED-SD1 12 41
Phòng hội thảo Hội thảo 55 LED-SD1 12 41
Phòng điều khiển Văn phòng 20 LED-SD1 4 41

21
Nguồn: blazeautomation.com

64 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Kho Kho 26,5 LED-SD4 4 28


Phòng kỹ thuật Kỹ thuật 14,5 LED-SD4 2 28
Hành lang Hành lang 99 LED-ED1 28 11
Phòng Điện Kỹ thuật 12 LED-SD3 2 56
Phòng nghỉ Nghỉ 12 LED-SD3 2 56
Sử dụng Bảng tính LT02 thuộc Bảng kiểm Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về các Công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, để hỗ trợ đánh giá
tuân thủ quy chuẩn theo tiêu chí mật độ công suất chiếu sáng tối đa (Nguồn:
tietkiemnangluong.xaydung.gov.vn).
• Điền tên không gian, diện tích sàn và phân loại theo loại hình công trình
Điền loại đèn, số lượng và công suất đèn vào cột loại đèn 1.

Tên (các) không gian/ số Phân loại Loại đèn 1


lượng (Chọn loại không Diện

Số lượng
(Có thể kết hợp các không gian phù hợp tích sàn

Số oát

Tổng
gian cùng chức năng và nhất trong danh (m2)

Loại
thiết kế chiếu sáng) sách bên dưới)

(W)
1 Phòng triển lãm Hội thảo* 120 SD1 12 41 492
2 Phòng hội thảo Hội thảo* 55 SD1 12 41 492
3 Phòng điều khiển Hội thảo* 20 SD1 4 41 164
4 Kho Hội thảo* 26,5 SD4 4 28 112
5 Phòng kỹ thuật Hội thảo* 14,5 SD4 2 28 56
6 Hành lang Hội thảo* 99 ED1 28 11 308
7 Phòng Điện Hội thảo* 12 SD3 2 56 112
8 Phòng nghỉ Hội thảo* 12 SD3 2 56 112

Kết quả tính toán cho từng không gian được thể hiện trong cột Tính toán và
được đối chiếu với điều kiện tuân thủ Quy chuẩn được thể hiện ở cột Tuân thủ
theo QCVN.
Tính toán Tuân thủ theo QCVN
Mật độ công Mật độ công
Công suất chiếu Công suất chiếu
suất chiếu sáng suất chiếu sáng
sáng (W) sáng (W)
(W/m2) (W/m2)
492 4,1 1800 15,0
492 8,9 825 15,0
164 8,2 300 15,0
112 4,2 397.5 15,0
56 3,9 217.5 15,0
308 3,1 1485 15,0
112 9,3 180 15,0
112 9,3 180 15,0

Kết quả đánh giá chung được thể hiện ở cuối bảng tính với trạng thái tuân
thủ, mật độ công suất chiếu sáng LPD được so sánh với Quy chuẩn.

65
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

ĐÁNH GIÁ
Tuân thủ theo
Thiết kế
Tổng diện tích Tuân thủ quy QCVN
359 chuẩn Công suất (W) W/m2 Số oát (W) W/m2
m2 1.848 5 5.385 15

Giảm -3537W từ thiết kế để tuân thủ theo QCVN!

3.3.2. Thiết kế chiếu sáng nhân tạo hiệu quả năng lượng cho phòng học

Hình 2.31. Kích thước phòng học và bố trí nội thất bên trong

Phòng học có kích thước chiều dài 15m, chiều rộng 10m và chiều cao 3,5m
được thiết kế chiếu sáng nhân tạo đạt độ rọi trung bình trên mặt phẳng làm việc
có độ cao 0,8m so với mặt sàn là 300 lux (tuân thủ yêu cầu về độ rọi tối thiểu của
Quy chuẩn QCVN 12:2014/BXD). Thiết kế chiếu sáng nhân tạo cho phòng học
được thực hiện trên phần mềm DIALux Evo (hoặc có thể sử dụng DIALux).
Trường hợp 1: Sử dụng bộ đèn tube huỳnh quang T8 có chiều dài 1,2m, quang
thông là 2500 lm, công suất điện là 60 W không có chóa đèn. Phần mềm thiết kế đề
xuất trang bị 30 bộ đèn cho không gian phòng học. Độ rọi trung bình là 335 lux đạt
độ rọi yêu cầu và mật độ công suất chiếu sáng LPD là 12 W/m2 tuân thủ yêu cầu về
mật độ công suất chiếu sáng tối đa của Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD.

66 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Hình 2.32. Kết quả mô phỏng thiết kế chiếu sáng sử dụng bộ đèn tube huỳnh
quang T8 không có chóa đèn phản xạ

Trường hợp 2: Sử dụng bộ đèn tube huỳnh quang T8 có chiều dài 1,2m,
quang thông là 2500lm, công suất điện là 60W có chóa đèn phản xạ. Do có sử
dụng chóa đèn hắt sáng xuống mặt phẳng làm việc, phần mềm thiết kế đề xuất
trang bị 24 bộ đèn cho không gian phòng học. Độ rọi trung bình là 330 lux đạt độ
rọi yêu cầu và mật độ công suất chiếu sáng LPD là 9,6W/m2 tuân thủ yêu cầu về
mật độ công suất chiếu sáng tối đa của Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD, tiết kiệm
20% điện năng tiêu thụ so với trường hợp 1.

Hình 2.33. Kết quả mô phỏng thiết kế chiếu sáng sử dụng bộ đèn tube huỳnh quang
T8 có chóa đèn phản xạ
Trường hợp 3: Sử dụng bộ đèn tube LED T8 có chiều dài 1,2m, quang
thông là 2500lm, công suất điện là 18W có chóa đèn phản xạ. Trường hợp này
không có sự thay đổi về độ rọi trung bình và phân bố độ rọi so với trường hợp
2 (độ rọi đạt yêu cầu). Tuy nhiên, do sử dụng đèn LED có hiệu suất phát sáng
cao hơn so với đèn huỳnh quang nên kết quả tính toán cho mật độ công suất
chiếu sáng LPD là 2,88W/m2 tiết kiệm 70% điện năng tiêu thụ so với trường hợp
2 và 76% so với trường hợp 1.

67
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Hình 2.34. Kết quả mô phỏng thiết kế chiếu sáng sử dụng bộ đèn tube LED T8 có chóa
đèn phản xạ

3.3.3. Khách sạn DIC Vũng Tàu

Công trình: Khách sạn DIC Vũng Tàu


(Công trình trình diễn do dự án EECB hỗ trợ kỹ thuật)

 Loại hình: Khách sạn


 Chủ đầu tư: Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát
triển Xây dựng DIC
 Địa chỉ: 169 Thùy Vân, Vũng Tàu
 Tổng chiều cao: 31 tầng (Số tầng khối đế: 4, khối
tháp: 27) - Chiều cao tối đa: 100m
 Tổng diện tích sàn: 32.110m2 (không bao gồm tầng
hầm). Tầng hầm: 6031,8m2

Mục tiêu của dự án là mong muốn thông qua thiết kế giảm 20% năng
lượng sử dụng so với trường hợp tuân thủ quy chuẩn QCVN09:2017/BXD. Để
phục vụ đánh giá và phân tích thiết kế, tầng 15 của tòa nhà được lựa chọn
làm tầng điển hình.

68 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Hình 2.35. Mô hình mô phỏng năng lượng tầng điền hỉnh

Chiến lược thiết kế về mật độ công suất chiếu sáng được đánh giá thông
qua mô phỏng năng lượng trên phần mềm Design Builder cho 4 trường hợp LPD
khác nhau: 11 W/m2 (mức tối đa theo Quy chuẩn), 8,8 W/m2, 6,6 W/m2 và 4,4 W/
m2. Kết quả mô phỏng cho thấy mức tiết kiệm năng lượng của tầng điển hình có
thể đạt tới 12% với thiết kế chiếu sáng nhân tạo có mật độ công suất chiếu sáng
LPD 4,4 W/m2.

Hình 2.36. Tổng tiêu thụ năng lượng của tầng điển hình khách sạn DIC Vũng Tàu
tính toán từ mô phỏng năng lượng theo mật độ công suất chiếu sáng khác nhau

4. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

4.1. Giới thiệu

4.1.1. Thông gió


Quá trình thông gió về cơ bản là quá trình trao đổi giữa không khí “ô nhiễm”
bên trong toà nhà, công trình xây dựng với không khí tươi bên ngoài.
Với từng không gian đặc trưng trong công trình xây dựng, quá trình thông
gió có thể áp dụng là thông gió tự nhiên (còn gọi là thông gió thụ động) hoặc

69
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

là thông gió cưỡng bức (còn gọi là thông gió chủ động hay thông gió nhân tạo/
thông gió cơ khí).
Chiếu sáng Không khí nóng thoát
ngoài trời ra qua lỗ thông hơi Cấp khí

Thông gió xuyên ngang Thoát khí

Thông gió người dòng


Thông gió xuyên ngang
Điều áp

Hình 2.37. Thông gió tự nhiên23 Hình 2.38. Thông gió cưỡng bức24

Các lý do tại sao yêu cầu cần thông gió trong toà nhà như sau:
- Cung cấp oxy để cho những người ở trong công trình có thể thở
- Loại bỏ khí thải cacbonic do con người thở ra
- Loại bỏ bụi khí thải khác do quá trình thải khí từ các tấm phủ bề mặt (như
thảm) hoặc từ các quy trình vận hành như phương tiện giao thông ở khu vực
đỗ xe
- Giữ nồng độ mùi ô nhiễm ở mức chấp nhận được
- Cung cấp khí làm mát
- Giữ nồng độ hoá chất và bụi trong không khí tại khu vực làm việc trong
giới hạn cho phép (theo Phụ lục D - Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam - TCVN
5687:2010); Giữ nhiệt độ, độ ẩm và lưu lượng gió tương đối tại khu vực làm việc
trong giới hạn cho phép (tham khảo Phụ lục A - Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam
- TCVN 5687: 2010).
a. Thông gió tự nhiên

Gió Chênh lệch mật độ

Phía đón gió Phía khuất gió


Áp lực gió – Thông gió 2 mặt

Lực đẩy Lực hút


Phía đón gió Phía khuất gió

Hình 2.39. Đặc điểm của thông gió tự nhiên

22
Nguồn: https://urban.gamersta.com/conceptdiagram-facade-concept-diagram-conceptdiagram/
23
Nguồn: https://www.bpihomeowner.org/blog/technically-speaking-whole-house-mechanical-ventilation

70 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Thông gió tự nhiên là quá trình cung cấp và lưu thông luồng gió qua các
không gian bên trong tòa nhà mà không sử dụng các thiết bị cơ khí
Thông gió tự nhiên tự diễn ra do không khí di chuyển qua một lỗ thông, mặt
thoáng (ví dụ: cửa sổ) khi có chênh lệch áp suất, có đặc điểm như sau:
- Áp suất chênh lệch càng lớn đồng nghĩa là luồng khí thổi qua càng mạnh
- Diện tích lỗ thông càng rộng đồng nghĩa là lượng khí xuyên qua càng nhiều
- Chênh lệch về áp suất khi vượt qua các bề mặt ngoài phụ thuộc vào địa
hình, các vật cản cục bộ (các công trình khác, các vành đai cây xanh), hướng
nhà và hình dáng của tòa nhà.
- Các luồng khí thổi qua công trình từ các vùng có áp suất bề mặt cao sang
các vùng có áp suất bề mặt thấp. Các bề mặt đối diện với hướng gió sẽ là áp
suất dương. Các bề mặt xuôi chiều gió (tính từ điểm quan sát) sẽ là áp suất âm
(tính là lực hút).
Phân loại thông gió tự nhiên và đặc điểm của từng loại thông gió tự nhiên
được mô tả chi tiết trong bảng sau:
Bảng 2.5. Phân loại và đặc điểm của từng loại thông gió tự nhiên
Thông gió với lỗ thoáng 1 Thông gió xuyên suốt Thông gió hiệu ứng “ống
bên theo chiều ngang khói” (thông gió đứng)
W < 2H W < 5H

H
H

W W

Hiệu quả khi chiều sâu nhà Thông gió xuyên suốt theo Lực hướng lên ở giếng trời, ở
gấp đôi chiều cao từ sàn chiều ngang thì hiệu quả ống thông gió, ở ống khói.
đến trần nhà. hơn thông gió 1 bên Lực hút kết hợp giữa lực
Lực chính là độ biến động Hiệu quả khi độ sâu gấp 5 đẩy nhiệt động và lực khí
tốc độ gió và mức độ xâm lần độ cao từ sàn đến trần. động (gió) trên bề mặt bao
nhập (lực đẩy do nhiệt phụ Gió gây ra thường bởi che và trên mái nhà
thuộc vào diện tích mở và chênh lệch áp suất Lợi ích của giếng trời là các
độ sâu lỗ thoáng ô thoáng trên mái là có thể
Gió mang theo nhiệt và khí
ô nhiễm mở theo nhiều hướng
Diện tích ô thoáng trên mái
thường lớn hơn diện tích
các cửa lấy gió như là một
tòa nhà tuần hoàn

71
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

b) Thông gió cơ học


Không khí tươi được hút vào thông qua cửa “lấy gió” và phân bố tới các
phòng bằng hệ thống quạt và ống dẫn. Hệ thống quạt và bộ ống dẫn chuyên
dụng có thể sử dụng cho thông gió vì quạt có thể giúp làm mát và ống dẫn sẽ
phân phối khí tươi vào bên trong toà nhà.
Thông gió cơ học là quá trình trao đổi không khí bên trong không gian kín.
Không khí trong nhà sẽ được hút ra và thay thế bằng khí tươi thường xuyên từ
nguồn khí sạch bên ngoài. Các dạng thông gió cơ học được minh hoạ như sau:

Hình 2.40. Các dạng thông gió cơ học

Đặc điểm của thông gió cơ học hay “thông gió cưỡng bức”:
- Được dùng để kiểm soát chất lượng không khí trong nhà
- Điều khiển được lưu lượng khí lưu thông qua không gian thông gió.
- Trong đó, hệ thống quạt cơ học đòi hỏi sử dụng năng lượng để cung cấp
cho các quạt hoạt động khi vận hành hệ thống thông gió.

Hình 2.41. Các chủng loại quạt phổ biến trong hệ thống thông gió cơ khí

- Các loại quạt hướng trục sẽ chuyển dòng khí dọc theo trục quạt. Phương
thức hoạt động của quạt dọc trục là các cánh quạt tạo ra một lực nâng khí
động tạo ra áp lực cho không khí chuyển động.
- Các quạt ly tâm sử dụng một bánh cánh quạt quay để chuyển dòng khí.

c. Thông gió kết hợp (hệ thống kết hợp)

72 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Hệ thống thông gió hỗn hợp kết hợp tính năng của thông gió tự nhiên và
thông gió cơ học. Hệ thống thông gió này sử dụng không khí tự nhiên được hút
vào qua lỗ thông gió trên tường kết hợp với hệ thống gió thải bằng thiết bị cơ học.
Hệ thống kết hợp có thể cho phép chuyển từ chế độ thông gió tự nhiên
sang chế độ thông gió cơ khí hoặc có chạy hai chế độ vào các thời điểm khác
nhau trong ngày, trong mùa hay trong năm nhằm có được chất lượng không khí
trong nhà cần thiết theo cách sử dụng năng lượng hiệu quả.

Hình 2.42. Hệ thống gió kết hợp

4.1.2. Điều hòa không khí


Điều hòa không khí là quá trình tạo ra và giữ ổn định các thông số vi khí
hậu của không khí trong phòng, trong toà nhà. Điều hòa không khí có thể là bất
kỳ dạng làm mát, sưởi ấm nhằm điều chỉnh môi trường không khí, điển hình là đạt
được tiện nghi nhiệt.
Ứng dụng thường dùng nhất trong toà nhà ở Việt Nam của điều hòa không
khí là làm mát, và thường là làm hút ẩm không khí trong nhà, điển hình là quá
trình làm lạnh. Một máy điều hòa không khí là một dạng máy, hệ thống được
thiết kế nhằm lấy phụ tải nhiệt ra khỏi một khu vực trong toà nhà nhờ sử dụng
một chu trình làm lạnh.

Thi t b giãn n
(van � t l u)

Hình 2.43. Hệ thống điều hòa không khí điển hình (điều hoà làm lạnh trực tiếp)

73
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Hai nguyên lý làm việc chính của hệ thống điều hoà không khí:
Cụm làm lạnh trực tiếp và cụm làm lạnh gián tiếp (hệ thống nước được làm
lạnh), gồm các dạng khác nhau như:

Hình 2.44. Các chủng loại máy lạnh điều hòa không khí điển hình

Tuỳ thuộc vào từng ứng dụng, quy mô nhu cầu điều hoà không khí của toà
nhà, việc thiết kế hệ thống điều hoà không khí có thể sử dụng nhiều phương án
lựa chọn kết hợp giữa các dạng thiết bị, máy điều hoà không khí. Các phương
án thiết kế này bao gồm: điều hòa không khí, điều hòa hai khối, dàn quạt làm
lạnh trong các hệ điều hòa không khí lớn, và các bộ điều chỉnh cấp gió lạnh
trong các hệ điều hòa không khí lớn.
Hệ số hiệu quả năng lượng (Coefficient of Performance COP):

COP = Năng suất lạnh/ Điện năng đầu vào

Trong đó:
Đơn vị của Năng suất lạnh về Năng lượng đầu vào là kW. Tuy nhiên, nhà sản
xuất có thể liệt kê hiệu quả là Tỷ lệ hiệu quả năng lượng (EER) hoặc kW / tấn.

74 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Chuyển đổi giữa các đơn vị này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng
các công thức này
1 tấn lạnh (RT) = 12.000 BTU/h = 3,516 kWnhiệt= 3,024 kCal/hnhiệt tỏa ra
• COP = (EER)/3,412
• COP= 12/(kW/ton)/3,412

4.2. Các giải pháp thiết kế

4.2.1. Tận dụng không gian mở được để thông gió tự nhiên cho trong tòa nhà
Để tận dụng các không gian mở được nhằm mục đích thông gió tự nhiên
trong toà nhà, cần lưu ý đến các vấn đề sau trong quá trình thiết kế:
- Sử dụng các thiết kế kiến trúc và thiết kế thụ động để tăng hiệu quả thông
gió và ngăn ngừa sự gián đoạn của luồng khí.
- Các giải pháp kiến trúc phù hợp để thiết kế cửa sổ nhằm tận dụng thông
gió tự nhiên, thông gió xuyên phòng hoặc thông gió đứng cần được nghiên cứu
cụ thể về diện tích và vị trí cửa có thể mở được.
- Cửa gió vào không nên bị cản trở bởi các tòa nhà, cây cối, biển hiệu
hoặc vách ngăn trong nhà.
- Để chênh lệch nhiệt độ tạo ra động lực, cần có khoảng cách dọc giữa
các lỗ mở; khoảng cách càng lớn động lực càng lớn.
Lưu ý khi thiết kế, thi công và nghiệm thu
Những lưu ý khi thiết không gian thông gió tự nhiên là các lỗ thông gió, cửa
sổ đóng mở được trên tường hoặc trên mái.
 Cả công trình và các thiết bị
thông gió không nên được bố trí chỉ cho
một hướng gió nhất định.
 Các lỗ thông khí không nên bị
chắn bởi tòa nhà khác, cây, biển báo
hay các vách ngăn phòng.
 Lưu lượng khí lưu thông qua công
trình lớn nhất khi các cửa lấy gió và thoát
gió có cùng diện tích.
 Để tạo nên chênh lệch nhiệt độ sản sinh áp lực nhiệt, cần có chênh lệch
độ cao giữa các lỗ lấy gió và thoát gió; khoảng cách phương thẳng đứng này
càng lớn càng tốt.
 Các lỗ thông ở gần vùng có mức áp suất trung hòa thì ít có hiệu quả
thông gió.

75
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

 Đôi khi diện tích các lỗ thông cần lớn hơn so với diện tích tính toán (trời nóng,
phòng đông người). Các lỗ thông nên dễ được tiếp cận và có thể đóng mở bởi
người sử dụng.
 Tỷ lệ diện tích các lỗ thông gió, cửa sổ đóng mở được trên tường hoặc trên
mái tiếp giáp với không gian bên ngoài so với diện tích (sàn) sử dụng không được
nhỏ 5% theo quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD quy định được tính theo công thức:

Phương pháp áp dụng thiết kế không gian có thể mở được tuân thủ theo
quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD được minh hoạ như sau:
Bước 1: Xác định Bước 2: Xác Bước 3: Sử dụng Bước 4: Thiết kế cửa
tất cả các phòng định không công cụ hỗ trợ sổ, lỗ thông gió có kích
và khu vực phòng gian và tính để tính toán diện thước phù hợp và đáp
tiếp giáp không diện tích sàn tích lỗ mở tối thiểu ứng diện tích tối thiểu
gian bên. tiếp giáp với yêu cầu theo diện có thể mở được.
không gian tích sàn có không
bên ngoài gian tiếp giáp bên
ngoài (không được
nhỏ hơn 5 %)
Diện tích sàn
có tiếp giáp
với không
gian bên
ngoài là 100
Diện tích tối thiểu Thiết kế 3 cửa sổ mở
m 2
cần mở được ra được có diện tích 2 m =
2

Mặt bằng xây


ngoài = 100m2 x 5% 3x2m =6m
2 2

dựng của toà nhà


= 5 m2

4.2.2. Thông gió cho khu vực đậu xe


Thông gió tự nhiên hoặc kết hợp với hệ thống thông gió cơ học của khu vực
đỗ xe (gara) tích hợp các cảm biến liên quan, đặc biệt là ứng dựng cảm biến
nồng CO.
Các bãi đỗ xe khép kín nên trang bị cảm biến CO kết nối với hệ thống thông
gió để khi nồng độ CO đạt đến một giới hạn nhất định, hệ thống thông gió sẽ
nhận được tín hiệu để tăng tốc độ thông gió. Hệ thống giảm bớt nồng độ CO
gây hại, đồng thời tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm số giờ hoạt động hoặc
lưu lượng của quạt thông gió.

76 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Một thiết kế tốt cho khu vực đỗ xe được thông gió cơ học là sử dụng không
khí thoát ra từ hệ thống thông gió chính của tòa nhà làm gió tươi cấp cho khu
vực đỗ xe. Trong hệ thống như vậy, không khí có nhiệt độ tương đối mát sẽ được
cấp cho khi vực đỗ xe.

Hình 2.45. Hệ thống thông gió cơ học kết hợp cảm biến CO điều khiển vận hành tự động

Lưu ý khi thiết kế, thi công và nghiệm thu


Thiết kế hệ thống thông gió cho khu đỗ xe phải đảm bảo các yêu cầu của
QCXDVN 05:2008/BXD như sau:
 Tổng diện tích cửa, cửa sổ thông gió tự nhiên có thể mở ra bên ngoài với
kích thước không nhỏ hơn 25% diện tích hai tường đối diện nhau hoặc 1/20 diện
tích sàn của mỗi khu để xe.
 Bãi đỗ xe (gara) được thông gió cơ khí kết hợp thông gió tự nhiên: phải
mở cửa để thông gió tự nhiên với diện tích ít nhất bằng 1/40 diện tích sàn, số
lần trao đổi không khí ít nhất là 3 lần/giờ.

Hình 2.46. Hệ thống thông gió cơ học kết hợp cảm biến CO điều khiển vận hành tự
động

4.2.3. Lưu lượng tối thiểu của thông gió cơ học


 Hệ thống thông gió cơ học cung cấp lưu lượng khí tươi các vị trí khí đi vào
bên trong toà nhà, và đồng thời đẩy/hút không khí thải ô nhiễm trong nhà ra
ngoài làm chochất lượng không khí trong nhà tốt hơn, cải thiện tiện nghi nhiệt,
hệ thống cung cấp lưu lượng không khí tươi ổn định từ bên ngoài vào nhà và

77
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

đồng thời lọc khí sạch hơn, làm khô không khí. Tuy nhiên, cung cấp lượng không
khí tươi quá nhiều, vượt mức cần thiết sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng và hút thải
bỏ không cần thiết không khí được làm lạnh. Do đó, cung cấp lưu lượng khí tươi
với tỷ lệ thích hợp, ổn định và tối thiểu theo từng công năng, khu vực sẽ điều
hòa luồng khí và hiệu quả hơn.
Lưu ý khi thiết kế, thi công và nghiệm thu
Lưu lượng tối thiểu của thông gió cơ khí phải đảm bảo các yêu cầu về
thông gió theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD như sau:
- Cho nhà ở:
Bảng 2.6. Lưu lượng thông gió cơ khí tối thiểu cho nhà ở theo không gian sử dụng

Khu vực Gió thải tối thiểu Gió thải tối thiểu
(không thường xuyên), l/s (thường sử dụng), l/s
Nhà bếp 30 13
Phòng tắm 15 8
Nhà vệ sinh 6 6

Bảng 2.7. Lưu lượng thông gió cơ khí chung tối thiểu

Số phòng 1 2 3 4 5
Lưu lượng thông gió tối thiểu (l/s) 13 17 21 25 29
- Cho tòa nhà văn phòng: Lưu lượng thông gió chung của gió tươi không
nhỏ hơn 5,5 (l/s/người)
Bảng 2.8. Lưu lượng thông gió cơ khí tối thiểu cho tòa nhà văn phòng
Lưu lượng thông gió hút thải tối thiểu đối với văn phòng
Phòng Lưu lượng thông gió hút thải tối thiểu
Phòng có máy in, máy photocopy với tần 20 (l/s)/máy khi sử dụng (nếu máy sử dụng liên
suất sử dụng lớn (trên 30 phút mỗi giờ) tục thì áp dụng mức thông gió chung
Vệ sinh và tắm của văn phòng Hút không liên tục với lưu lượng 15 (l/s)/hương
sen hoặc bồn; 6 (l/s)/tiểu hoặc xí
Bếp Hút không liên tục (nhưng đồng thời với quá
trình chế biến) với lưu lượng:
15 l/s đối với lò vi sóng
30 l/s đối với chụp hút trực tiếp trên 1 bếp

4.2.4. Điều khiển tự động cho quạt thông gió


Điều khiển tự động cho phép tắt mở quạt trong hệ thống thông gió cơ học
là điều cần thiết vàbiện pháp đơn giản, thuận lợi áp dụng đối với các khu vực
yêu cầu thông gió như lịch vận hành không thường xuyên, có tần suất sử dụng ít.
Cách thức điều khiển này sẽ mang lại hiệu quả năng lượng rất cao đối với các
quạt có công suất lắp đặt lớn, cụ thể theo quy định của QCVN 09:2017/BXD cho
tất cả các quạt thông gió có công suất lắp đặt từ 0,56 kW trở lên (ngoại trừ quạt

78 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

trong hệ thống thông gió điều hoà không khí vận hành liên tục), giúp hạn chế
việc quên không tắt thiết bị quạt không có nhu cầu sử dụng, giúp tránh lãng phí
điện năng.
Dạng ứng dụng thiết bị điều khiển cho phép hẹn giờ bật/tắt quạt thông gió
phổ biến và hiệu quả hiện nay là công tắc thời gian. Đặc điểm của thiết bị này
như sau:
- Cấu tạo bao gồm relay đóng/cắt mạch điện và phần hẹn giờ dạng cơ
hoặc điện tử.
- Thiết bị thường được thiết kế để có thể lắp đặt trong tủ điện và hoạt động
độc lập với chế độ điều khiển bật/tắt bằng tay hoặc tự động.

Hình 2.47. Công tắc thời gian điện tử và cơ25

4.2.5. Hiệu suất tối thiểu của hệ thống điều hòa không khí
Điều hòa không khí thường là dạng tiêu thụ năng lượng cao nhất trong các
tòa nhà thương mại ở vùng nhiệt đới, theo thống kê tổng hợp thì hệ thống điều hoà
không khí chiếm từ 47 - 65% trong tổng tiêu thụ điện năng của toà bộ bộ toà nhà.25
Toà nhà văn phòng
Toà nhà công sở
TTTM
Bệnh viện
Khách sạn

Nguồn: JICA, 2019 ĐHKK Chiếu sáng Thang máy Phụ tải khác

Năng lượng của hệ thống điều hòa không khí có thể được giảm bằng cách:

24
Nguồn: ecomm.com.vn
25
Nguồn: JICA - 2009

79
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Lưu ý khi thiết kế, thi công và nghiệm thu


Khi lựa chọn chủng loại thiết bị điều hoà không khí, thì hiệu suất tối thiểu của hệ
thống điều hòa không khí nên được quan tâm, hệ số COP càng lớn thì hiệu quả năng
lượng càng cao và phải đảm bảo các yêu cầu theo Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD
là thiết bị điều hòa không khí và chiller phải có chỉ số hiệu quả COP tối thiểu tại các
điều kiện đánh giá tiêu chuẩn và không nhỏ hơn các giá trị nêu như sau:
Đối với giải pháp thiết kế chọn sử dụng thiết bị của hệ thống ĐHKK cho công
trình toà nhà sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:
- Quy mô toà nhà, nhu cầu phụ tải làm mát, điều hoà không khí cho toà nhà
- Lựa chọn phương án giải nhiệt cho hệ thống điều không khí
- Thiết bị máy nén lạnh, hiệu suất cao (chiller, máy lạnh)
- Tối ưu công nghệ điều khiển (lắp biến tần cho bơm, quạt) đối với hệ
thống chiller
- Cách nhiệt phù hợp
Bảng 2.9. Chỉ số hiệu quả COP của máy điều hòa không khí làm lạnh trực tiếp hoạt
động bằng điện năng26

Loại thiết bị Năng suất lạnh, kW COPMin, kW/kW Quy trình kiểm tra
Máy điều hòa không khí 1 cụm - 2,80(*) TCVN 6576:2013
< 4,5 3,10(*)
TCVN 7830:2015
Máy điều hòa không khí 2 cụm ≥ 4,5 và < 7,0 3,00(*)
≥ 7,0 và < 12,0 2,80(*) TCVN 10273-1:2013
TCVN 6307:1997
≥ 14 và < 19 3,81
hoặc ARI 210/240
Máy điều hòa không khí giải ≥ 19 và < 40 3,28
nhiệt bằng không khí ≥ 40 và < 70 3,22
ARI 340/360
≥ 70 và <223 2,93
≥ 223 2,84
< 19 3,54 ARI 210/240
≥ 19 và < 40 3,54
Máy điều hòa không khí giải
≥ 40 và < 70 3,66
nhiệt bằng nước ARI 340/360
≥ 70 và < 223 3,63
≥ 223 3,57
< 19 3,54 ARI 210/240
≥ 19 và < 40 3,54
Máy điều hòa không khí giải
≥ 40 và < 70 3,51
nhiệt bằng hơi nước ARI 340/360
≥ 70 và < 223 3,48
≥ 223 3,43
Các cụm ngưng tụ giải nhiệt
≥ 40 3,07
bằng không khí
ARI 365
Các cụm ngưng tụ giải nhiệt
≥ 40 3,95
bằng nước, hoặc hơi nước

26
Nguồn: QCVN 09:2017/BXD

80 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Bảng 2.10. Chỉ số hiệu quả COP cho Chiller27


Loại thiết bị Năng suất lạnh, kW COPMin, kW/kW
Chiller giải nhiệt bằng không khí, chạy
Tất cả 2,80
điện. Bình ngưng gắn liền hoặc tách rời
Theo yêu cầu của Chiller xoắn ốc và trục vít, giải
Chiller piston, giải nhiệt nước, chạy điện
nhiệt nước, chạy điện
< 264 4,51
Chiller xoắn ốc và trục vít, giải nhiệt ≥ 264 và < 528 4,53
nước, chạy điện ≥ 528 và < 1055 5,17
≥ 1055 5,67
< 528 5,55
≥ 528 và < 1055 5,55
Chiller ly tâm, giải nhiệt nước, chạy điện
≥ 1055 và < 2110 6,11
≥ 2110 6,17
Chiller hấp thụ giải nhiệt bằng không
Tất cả 0,60(*)
khí, 1 cấp
Chiller hấp thụ nhiệt nước, 2 cấp Tất cả 0,70(*)
Chiller hấp thụ, 2 cấp. Đốt gián tiếp Tất cả 1,00(*)
Chiller hấp thụ, 2 cấp. Đốt trực tiếp Tất cả 1,00(*)

4.2.6. Thiết kế trang bị biến tần điều khiển tự động đối với quạt tháp giải
nhiệt, máy bơm có công suất lớn hơn hoặc bằng 5 mã lực (3,7kW) của hệ thống
điều hoà không khí trung tâm
Đối với hệ thống điều hoà trung tâm dùng chiller, thiết kế sử dụng biến tần
có thể giảm được điện năng tiêu thụ cho bơm, quạt bằng cách điều chỉnh tốc
độ động cơ theo nhu cầu sử dụng.

Hình 2.48. Bộ biến tần điều khiển động cơ của bơm, quạt28

27
Nguồn: QCVN 09:2017/BXD
28
Nguồn: https://www.indiamart.com/proddetail/danfoss-variable-speed-drive-19609279791.html

81
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Phương pháp điều chỉnh lưu lượng và áp suất được thực hiện thông qua bộ
biến tần sẽ giúp thay đổi đặc tính bơm trong khi đặc tính đường ống không đổi.
Hình trên cho thấy so với điểm A, điểm C ứng với vận tốc bơm thấp hơn điểm A
cũng sẽ có lưu lượng và cột áp thấp hơn và đáp ứng được nhu cầu cần thiết.
Phương pháp này mang lại hiệu quả năng lượng cao nhất do tránh các tổn thất
do van tiết lưu hoặc van/nhánh phụ. Theo công thức, khả năng tiết kiệm năng
lượng đạt được quan hệ mũ 3 giữa công suất và tốc độ.

Hình 2.49. Điều chỉnh lưu lượng bằng biến tần thay đổi tốc độ động cơ19

Bộ biến tần (VSD/VFD) có thể được lắp đặt trên các thiết bị:
- Bơm nước lạnh sơ cấp và thứ cấp (chiller)
- Bơm nước giải nhiệt
- Quạt cho thiết bị xử lý không khí (AHU), hộp điều chỉnh lưu lượng gió cấp
(VAV), tháp giải nhiệt.

Hình 2.50. Điều khiển thông thường (van tiết lưu) so với điều khiển bằng VSD cho bơm quạt30

29
Nguồn: ABB
30
Nguồn: http://www.gozuk.com/applications/variable-frequency-drive-in-fans-system.html

82 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Hình 2.51. Lắp đặt biến tần để tối ưu hoá quạt AHU

Có thể thấy trong hình, việc giảm 50% tốc độ dòng chảy của van tiết lưu
thông thường sẽ làm giảm công suất đầu vào cho động cơ bơm từ 100% xuống
còn 86% (công suất định mức). Với bộ biến tần, việc giảm công suất đầu vào sẽ
có ý nghĩa hơn nhiều, giảm xuống còn 22% công suất định mức.
Tối ưu hóa kiểm soát lượng không khí thông qua quạt điều khiển biến tần kết
hợp đóng/mở van giúp giảm lưu lương gió lạnh vận hành của quạt AHU, giảm
công suất điện mang lại hiệu quả năng lượng, điển hình như sau:
4.2.7. Lựa chọn quạt hiệu suất cao
Quạt được sử dụng chủ yếu trong hệ thống ĐHKK trung tâm là quạt gió cấp
và quạt gió hồi trong AHU. Năng lượng tiêu thụ cho quạt phụ thuộc vào lượng
không khí di chuyển và áp suất không khí quạt phải tạo ra. Tiêu chuẩn ASHRAE
90.1-2010, Tiêu chuẩn năng lượng cho tòa nhà, đặt ra giới hạn năng lượng quạt
tối đa cho hệ thống ĐHKK dựa trên tốc độ dòng chảy và nhiều yếu tố liên quan
khác như độ ồn.
Lưu ý khi thiết kế, thi công và nghiệm thu
Yếu tố lựa chọn quạt đúng sao cho quạt có hiệu suất cao sẽ giúp mang lại
hiệu quả cao. Khi đó, hiệu quả sử dụng năng lượng của vận hành hệ thống quạt
sẽ tăng lên do yêu cầu công suất điện từ động cơ quạt thấp. Quạt có công suất
điện càng lớn, từ 3,7 kW trở lên phải có cấp hiệu quả quạt lớn hơn FEG 67 (được
xác định theo tiêu chuẩn AMCA 205) theo quy định của QCVN 09:2017/BXD.

83
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Hình 2.52. Thông số quạt và tiêu chuẩn áp dụng theo FEG

Quạt phải có nhãn sản xuất trên vỏ máy thể hiện trị số đường kính cánh
quạt, tốc độ vòng quay, công suất yêu cầu của động cơ đầu vào, quạt hiệu
suất tối thiểu ở chế độ đầy tải để làm căn cứ kiểm tra khi lắp đặt, kiểm tra và
nghiệm thu động cơ điện cho công trình.
Khi lựa chọn quạt, cần lưu ý lựa chọn đúng quạt và đồng thời đáp ứng các
yêu cầu khác như độ ồn của quạt vì hệ thống quạt hoạt động yên tĩnh hơn sẽ
mang hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn.
4.2.8. Hệ thống hồi lạnh
Bộ thu hồi nhiệt thải được thiết kế và sử dụng hầu như bắt buộc đối vối hệ
thống lạnh có sử dụng AHU nhằm giúp mang hiệu quả năng lượng cho hệ thống
điều hoà không khí.
Việc thu hồi năng lượng cho phép không khí đi vào trao đổi nhiệt và độ
ẩm với khí thải ra tòa nhà thông qua bánh xe phủ hút ẩm (desiccant-coated
wheel) hoặc tấm vật liệu đặc biệt trong tấm phẳng trao đổi nhiệt (flat-plate,
counter-flow arrangement). Việc sử dụng thiết bị thu hồi này thành công phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là khí hậu.
Các dạng trao đổi nhiệt điển hình được dùng trong AHU:
- Bánh xe nhiệt / entanpy: 80% - 85%
- Trao đổi nhiệt dạng tấm: 80%
- Ống dẫn nhiệt: 45% -65%
- Trao đổi nhiệt xung quanh (hoặc quấn quanh) cuộn dây: 55% - 65%

Bánh xe nhiệt32 Ống dẫn nhiệt Tấm trao nhiệt

84 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Lưu ý khi thiết kế, thi công và nghiệm thu


Thiết kế lựa chọn bộ thu hồi năng lượng của AHU trong hệ thống ĐHKK khi có
nhu cầu cao về lưu lượng thông gió, cấp gió tươi sử dụng thông qua AHU.
Các dạng trao đổi nhiệt có những đặc tính cần lưu ý khi lựa chọn:
- Trao đổi nhiệt dạng tấm: Đây là hình thức trao đổi nhiệt đơn giản và ít cần
bảo dưỡng nhất, tuy nhiên, cho hiệu suất thu hồi nhiệt tương đối thấp.
- Ống xoắn: có thể lắp đặt nếu ống cấp và ống hồi không đi cạnh nhau. Tuy
nhiên, hệ thống này đòi hỏi phải bảo dưỡng một số lần nhất định.
- Bánh xe quay: có hiệu suất thu hồi nhiệt tương đối cao nhưng các dòng
cấp và dòng chiết có thể bị nhiễm bẩn, do vậy có thể không phù hợp với những
nơi có dòng khí hồi bị ô nhiễm như bệnh viện.
4.2.9. Vật liệu cách nhiệt
Vật liệu cách nhiệt sử dụng trong đường ống phân phối nước lạnh, gas lạnh
và không khí lạnh của hệ thống ĐHKK nhằm để ngăn ngừa thất thoát nhiệt do
xâm nhập vào bề mặt đường ống phân phối, mang lại hiệu quả năng lượng cho
hệ thống ĐHKK.
Lựa chọn vật liệu cách nhiệt theo các đặc tính vật liệu như sau:
- Độ dẫn nhiệt (Hệ số dẫn nhiệt)
• Tỷ lệ giữa dòng nhiệt ở trạng thái ổn định và gradient nhiệt độ
- Độ khuếch tán nhiệt
• Tốc độ truyền nhiệt xuyên qua vật liệu cách nhiệt
- Độ hấp thụ ẩm (nước)
• Tốc độ hơi nước xâm nhập vào vật liệu cách nhiệt do chênh lệch áp suất
hơi nước giữa các bề mặt
- Tỷ trọng
• Khối lượng của một đơn vị thể tích của vật liệu cách nhiệt (kg/m2)
- Độ ổn định kích thước
• Khả năng duy trì kích thước và hình dạng sau quá trình lão hóa, cắt gọt,
hoặc tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm
Khi lựa chọn vật liệu cách nhiệt ngoài việc phụ thuộc các yếu tố nêu
trên thì còn lưu ý đến hiệu quả cách nhiệt đảm bảo sự cân bằng hài hoà theo
hiệu quả kinh tế giữa chi phí cách nhiệt (loại vật liệu và độ dày) với chi phí
tiết kiệm do giảm thất thoát nhiệt. Nếu cách nhiệt sử dụng vật liệu hệ số cách

Nguồn ảnh “bánh xe nhiệt”: https://www.wolf.eu/en/air-handlingexpert/technology/heat-recovery/ther-


31

mal-wheel-heat-exchanger/

85
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

nhiệt quá tốt, hay độ dày lớn thì hiệu quả cách nhiệt tốt hơn nhưng đồng thời
chi phi đầu tư vật liệu cũng quá cao sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế trong
trường hợp này.
Đặc tính vật liệu cách nhiệt thông dụng (thể hiện qua hệ số dẫn nhiệt) được
dùng trong hệ thống điều hòa không khí như sau:
Vật liệu cách nhiệt Hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)
Xốp polyolefin 0,03 - 0,06
Sợi thủy tinh 0,04 - 0,06
Bông khoáng 0,04
Cuộn bọt cao su (tế bào bọt cao su) 0,033 - 0,035

Tham khảo giá trị cách nhiệt đường ống theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASHRAE
90.1-2010 như trong bảng dưới đây để tính giá trị cách nhiệt ống dẫn.
Yêu cầu cách nhiệt ống theo ASHRAE 90.1-2010
Hệ số dẫn nhiệt của
Khoảng Nhiệt Kích thước danh định của ống (cm)
lớp cách nhiệt
độ vận hành
2,54 3,81 10,16
của chất Hệ số Nhiệt độ <2,54 đến đến đến >20,32
lỏng và ứng dẫn nhiệt, trung
<3,81 <10,16 <20,32
dụng (0C) W/m.K bình, 0C
Độ dày lớp cách nhiệt (cm)
>176,7 0,046-0,049 121,1 11,4 12,7 12,7 12,7 12,7
121,7-176,7 0,042-0,046 93,3 7,6 10,2 11,4 11,4 11,4
93,9-121,1 0,039-0,043 65,6 6,4 6,4 6,4 7,6 7,6
60,6-93,3 0,036-0,042 51,7 3,8 3,8 5,1 5,1 5,1
40,6-60 0,30-0,039 37,8 2,5 2,5 3,8 3,8 3,8
4,4-15,6 0,030-0,039 23,9 1,3 1,3 2,5 2,5 2,5
<4,4 0,029-0,37 23,9 1,3 2,5 2,5 2,5 3,8
Nếu vật liệu có độ dẫn điện nằm ngoài phạm vi của bảng, độ dày tối thiểu
của vật liệu cách nhiệt được tính như sau:
T = r{(1+t/r).K/k - 1}
Trong đó:
T: độ dày cách nhiệt tối thiểu (cm)
r: bán kính thực tế của ống (cm)
t: độ dày cách nhiệt được liệt kê trong bảng ứng với nhiệt độ lưu chất và kích
thước ống (cm)
K: độ dẫn nhiệt của vật liệu thay thế ở nhiệt độ trung bình được chỉ định cho
nhiệt độ lưu chất sử dụng (W/m.K)
k: giá trị cận trên độ dẫn nhiệt trong bảng cho nhiệt độ môi chất (W/m.K)

86 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

4.3. Ví dụ
Công trình: Trung tâm nghiên cứu, đào tạo ứng dụng và chuyển giao
công nghệ xây dựng xanh tại Việt Nam
(Công trình trình diễn do dự án EECB hỗ trợ kỹ thuật)

 Loại hình: Trường học, trung tâm nghiên


cứu
 Chủ đầu tư: Trường Cao đẳng Xây dựng
công trình đô thị
 Địa chỉ: Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội
 Tổng chiều cao: 5 tầng.
 Tổng diện tích sàn: 3.875m2

Công trình thiết kế lắp đặt hệ thống thông gió và ĐHKK không những tuân
thủ QCVN 09:2017/BXD mà vượt trội hơn quy chuẩn với các giải pháp TKNL như sau:
- Thiết kế hướng tới việc sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên (với nhiều cửa sổ
mở được).
- Công trình sử dụng một hệ thống điều hòa trung tâm chiller giải nhiệt
nước với công suất khoảng 80 RT kết hợp với hệ thống làm lạnh sàn bê tông
(CCA) được cấp nước từ hệ thống địa nhiệt
- Hệ thống điều hòa không khí trung tâm và thông gió được lắp đặt để nâng
cao hiệu suất vận hành của tòa nhà.
- Chiller đều được trang bị kèm theo đồng hồ tự động và có 01 phòng điều
khiển trung tâm cho hệ thống ĐHKK.
- Công trình có lắp đặt cảm biến CO2 ở những khu vực có mật độ người tập
trung cao để giám sát chất lượng không khí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống thông gió ĐHKK.
Hệ thống Chiller (TECS-W092L-E) công suất lạnh lắp đặt 325 kW được sử dụng để
làm mát hệ thống ĐHKK với COP là 5,1 đáp ứng với tiêu chuẩn QCVN 09:2017/BXD.
LÀM LẠNH (Giá trị thô)
Kiểm soát công suất % 91,2
Công suất lạnh kW 325
Công suất điện đầu vào của kW 62,8
máy nén
Tổng công suất đầu vào kW 62,8
EER kW/kW 5,17
ESEER được tính toán kW/kW 9,50

87
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Dưới đây là bảng tính hiệu suất theo tiêu chuẩn QCVN 09:2017/BXD của
chiller TECS-W0921L-E:
Sở Xây QCXD CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ VIỆT NAM
Dựng
Công
AC02 Hiệu suất hệ thống làm lạnh
thức A
Hướng dẫn
1. Chọn loại thiết bị làm lạnh ở cột F
2. Nhập số lượng, công suất lạnh, COP thiết kế vào cột F; G và I
Tính toán điều hòa không khí: Hiệu suất tối thiểu của hệ thống làm lạnh
Số lượng Yêu
Loại thiết bị Công suất
cụm cầu COP
làm lạnh lạnh Đánh
cùng COP thiết Yêu cầu khác
(Chọn trong (TR, tấn giá
kích cỡ nhỏ kế
danh sách) lạnh)
và COP nhất
1 Máy làm 1 92,41 5 5,17 Nên đặt lưu lượng nước Tuân
lạnh giải 13l/phút, lưu lượng bổ thủ
nhiệt nước, sung qua bình ngưng VÀ
chạy điện ly quạt gió công suất 35 -
tâm - <150 TR 40 W/Tc là 1 - 1,4%
Nên có nhiều loại thiết bị được sử dụng hơn, mở rộng danh sách bằng cách nhấn nút “+”
bên trái
Nếu loại thiết bị làm lạnh không có trong danh sách chọn, nhập thêm vào các dòng cuối
cùng của Danh sách mở rộng
Tổng số 92,41
tấn làm
lạnh
Tổng số COP thiết kế (đơn vị tấn) 5,17
Tổng số mã COP yêu cầu (đơn vị tấn) 5,00
Đáp ứng quy chuẩn

Các máy bơm của hệ thống lạnh và tháp giải nhiệt của hệ thống ĐHKK có
công suất điện 5,5 kW đều được trang bị bộ biến tần (VSD) tuân thủ theo QCVN
09:2017/BXD.

Hình 2.53. Cách nhiệt các đường ống dẫn nước lạnh theo QCVN09:2017/BXD

88 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Hình 2.54. Cách nhiệt các đường ống dẫn gió theo QCVN09:2017/BXD

Vật liệu xốp Polyurethane được sử dụng để cách nhiệt đường ống dẫn nước
lạnh của hệ thống với độ dày là 25mm.
Vật liệu cao su xốp với hệ số dẫn nhiệt là 0,034 W / m.K.

Hình 2.55. Tổng mức tiêu thụ năng lượng (kWh/m2/năm)

3 AHU được lắp đặt tại các tầng 2; 5 và tầng áp mái đều có hệ thống thu
hồi nhiệt theo công nghệ không khí AL-KO (Suzhou) và hiệu suất đạt theo QCVN
09:2017/BXD
Những kết quả đạt được từ mô phỏng năng lượng khi áp dụng thiết kế hệ
thống ĐHKK khi thực hiện cho Công trình Trung tâm nghiên cứu, đào tạo ứng
dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng xanh như sau:

89
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Mức tiết kiệm năng lượng của hệ thống ĐHKK hàng năm

Mức tiêu thụ năng lượng (EUI) Mô hình Mô hình tuân Mô hình đề
TT
(kWh/m /năm)
2
thông thường thủ QC xuất 1
1 HVAC (kWh/m2/năm) 79 57 35
Mức cắt giảm so với mô hình tuân
39%
thủ quy chuẩn (%)
2 Công suất lạnh (kW) 365 342 325
% giảm đi so với mô hình tuân thủ QC 5%

5. ĐỘNG CƠ ĐIỆN

5.1. Khái niệm


Động cơ điện được đề cập trong tài liệu này là động cơ cảm ứng. Động cơ
cảm ứng là động cơ điện xoay chiều trong đó mô men làm quay trục động cơ
được tạo ra bởi lực điện từ sinh ra bởi tương tác giữa từ trường được tạo ra trong
Stator và dòng điện cảm ứng trong cuộn dây Rotor. Do tốc độ quay thực tế của
động cơ luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường quay nên động cơ cảm ứng còn
được gọi là động cơ không đồng bộ.

(a) (b)

Hình 2.56. Cấu tạo động cơ cảm ứng (a) và minh họa số cực của động cơ (b)32

Động cơ điện có thể tìm thấy trong các máy bơm nước, quạt AHU, thang
máy, thang cuốn và nhiều thiết bị khác.

5.2. Các giải pháp thiết kế

5.2.1. Động cơ có hiệu suất cao


Hiệu suất của động cơ điện được xác định bởi công suất hữu ích (công suất
cơ) chia cho công suất cấp vào động cơ (công suất điện). Công suất cơ luôn
nhỏ hơn công suất điện bởi một phần công suất tổn thất do ma sát, một phần bởi
Stator (lõi sắt và cuộn dây) và một phần bởi Rotor (cuộn dây).

32
Nguồn: Bộ năng lượng Mỹ

90 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Lựa chọn động cơ có hiệu suất cao đồng nghĩa với việc tổn thất năng
lượng của động cơ điện nhỏ từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Hiệu
suất của động cơ được lựa chọn phải cao hơn hiệu suất tối thiểu được quy định
trong Bảng 2.6 thuộc Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD.

Hiệu suất của động cơ và các thông số cần thiết để xác định thiết bị tuân thủ
Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD có thể tìm thấy dễ dàng trên nhãn động cơ. Nhãn
động cơ là một nhãn thông tin gắn trên vỏ động cơ cung cấp các thông số kỹ thuật
cơ bản của động cơ bao gồm Công suất hữu ích (kW hay HP), Tốc độ quay (rpm
hay vòng/phút), Hiệu suất ở chế độ đầy tải (%), Điện áp định mức theo cách đấu Y
hoặc Δ (V), dòng điện định mức theo cách đấu đấu Y hoặc Δ (A), Hệ số công suất
(cosφ), Cấp bảo vệ (IP 23: động cơ kiểu hở, IP 55: động cơ kiểu kín), tiêu chuẩn hiệu
suất và một số thông số khác.

Hình 2.58. Nhãn động cơ điện cảm ứng 3 pha 1,5kW33

33
Nguồn: Grundfos

91
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Lưu ý khi thiết kế, thi công và nghiệm thu


Động cơ phải có nhãn sản xuất trên vỏ máy thể hiện trị số hiệu suất tối thiểu
ở chế độ đầy tải để làm căn cứ kiểm tra khi lắp đặt, kiểm tra và nghiệm thu động
cơ điện cho công trình.
Lựa chọn động cơ hoạt động đầy tải để hạn chế động cơ hoạt động ở chế
độ thấp tải do hiệu suất động cơ khi hoạt động thấp tải bị giảm xuống đáng kể.

Hình 2.59. Hiệu suất của động cơ điện cảm ứng theo tải động cơ và công suất định mức34

5.3. Ví dụ
Đánh giá tuân thủ yêu cầu về hiệu suất tối thiểu của động cơ điện
Kiểm tra sự tuân thủ của hai động cơ điện kiểu kín (IP 55) của hãng Siemen
có thông số kỹ thuật theo bảng dưới đây với yêu cầu về hiệu suất nhỏ nhất được
quy định trong bảng 2.6 thuộc Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD.
Thông số động cơ Siemen 11kW - 2 cực - IP 55:

34
Nguồn: Hydraulic Institute

92 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Thông số động cơ Siemen 11kW - 4 cực - IP 55:

Sử dụng bảng tính EP05b thuộc Bảng kiểm Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về các Công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, để hỗ trợ đánh giá
tuân thủ quy chuẩn theo tiêu chí hiệu suất tối thiểu của động cơ điện kiểu kín
(Nguồn: tietkiemnangluong.xaydung.gov.vn).
- Điền công suất động cơ, số cực và bảng tính sẽ trả về hiệu suất tối thiểu
của động cơ cần tuân thủ
- Điền hiệu suất ở chế độ hoạt động đầy tải của động cơ vào cột Hiệu suất
động cơ thực tế và bảng kiểm sẽ trả về trạng thái tuân thủ quy chuẩn ở cột đánh giá
Hiệu suất động Hiệu suất
Công suất
Loại cơ theo yêu cầu động cơ
động cơ Số cực Đánh giá
động cơ của quy chuẩn thực tế
(kW)
(%) (%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
11.1 Kiểu kín 2-cực 91 91 Tuân thủ quy chuẩn
11.1 Kiểu kín 4-cực 92,4 86 Không tuân thủ quy chuẩn

Quy chuẩn đòi hỏi tất cả các loại động cơ cần phải tuân thủ Quy chuẩn
về Hiệu suất tối thiểu do đó kết quả đánh giá cuối cùng là Không tuân thủ
quy chuẩn.

6. THIẾT BỊ NƯỚC NÓNG

6.1. Giới thiệu


Lựa chọn các loại thiết bị sản xuất nước nóng đáp ứng phục vụ trong toà
nhà dùng cho mục đích sinh hoạt, vệ sinh, cấp nhiệt và công dụng khác sẽ tùy
thuộc vào công năng và quy mô của toà nhà (như bệnh viện, khách sạn, ... ).
Những chủng loại phổ biến và hiệu quả của thiết bị sản xuất nước nóng có thể
được liệt kê như sau:
6.1.1. Hệ thống thu hồi nhiệt sản xuất nước nóng
Nước nóng được sản xuất thông qua quá trình thu hồi nhiệt từ sự ngưng tụ
của môi chất lạnh thông qua bộ trao đổi nhiệt để sản xuất ra nước nóng thay vì
thải nhiệt qua tháp giải nhiệt/ cụm dàn ngưng ngoài trời.

93
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Đặc điểm của loại thiết bị này là:


- Nước nóng được gia nhiệt thông qua bộ trao đổi nhiệt thu hồi nhiệt thải từ
các chất môi lạnh đang nóng lên sau quá trình nén của máy nén. Nhiệt độ nước
nóng đạt tới 500C.
- Tuy nhiên trong trường hợp hệ thống điều hòa không khí không được sử
dụng, nhiệt vẫn có thể được thu hồi từ hệ thống làm lạnh của kho trữ lạnh, tủ
đông, v.v.
- Hệ thống thu hồi nhiệt phổ biến thích hợp sử dụng cho khách sạn, siêu thị,
bệnh viện (nhiệt độ nước nóng yêu cầu vào khoảng 500C - 600C).
- Lợi ích từ nhiệt được thu hồi:
• Đun nước nóng miễn phí
• Giảm tải nhiệt (nhiệt không bị thải ra môi trường)
• Giảm điện năng cho thiết bị để giải nhiệt phụ trợ, cải thiện hiệu quả hệ
thống điều hòa không khí
• Giảm chi phí năng lượng và phát thải ra môi trường
• Tận dụng năng lượng có sẵn trong nước (nguồn nhiệt là nước) hoặc không
khí (nguồn nhiệt là không khí) có trong tự nhiên (ở điều kiện nhiệt độ môi trường).

Máy làm lạnh nước hoặc hệ thống làm lạnh

Đường nước nóng ra


ng
Bình ngư
Đường khí gas nóng

Van tiết
Máy nén lạnh
lưu
Đường nước lạnh vào
Bình làm lạnh

Làm Bộ gia nhiệt bổ


lạnh sung

Hình 2.60. Minh họa máy điều hòa không khí giải nhiệt bằng nước kết hợp hệ thống
thu hồi nhiệt

6.1.2. Thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt trời kết hợp bơm nhiệt
Nguyên lý hoạt động: Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời tận dụng
được nguồn năng lượng tái tạo từ bức xạ mặt trời kết hợp với thiết bị bơm nhiệt
dự phòng sẽ phát huy ưu thế trong quá trình sử dụng vào những điểm trong
tháng, năm số giờ thấp và điều kiện tự nhiên không thuận lợi về bức xạ hay thời

94 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

điểm sử dụng nhu cầu nước ban đêm nhiều thì bơm nhiệt có thể phát huy ưu thế
và vận hành linh hoạt do có những ưu điểm như sau:
- Nguồn cung cấp nước nóng đựợc đảm bảo tiện nghi, ổn định và nhiệt độ
hợp lý
- Tiết kiệm rất nhiều chi phí năng lượng khi so sánh với thiết đun nước nóng
bằng nhiên liệu hay dùng điện trực tiếp.
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng thiết bị.
- Giảm lượng phát thải CO2 giúp bảo vệ môi trường.
Sơ đồ hệ thống của hệ thống đun nước nóng trung tâm sử dụng năng lượng
mặt trời kết hợp bơm nhiệt như sau:
Bộ thu nhiệt
NLMT

Bộ điều Nước nóng


khiển cấp đi
Bể chứa

HEAT
BƠM NHIỆT
PUMP

Nước lạnh cấp


Máy bơm vào

Hình 2.61. Minh hoạ sơ đồ hệ thống của hệ thống đun nước nóng trung tâm sử dụng
năng lượng mặt trời kết hợp bơm nhiệt

6.1.3. Bơm nhiệt


Nguyên lý hoạt động: được minh hoạ như hình sau:
Phân loại bơm nhiệt: Có 2 loại máy bơm nhiệt thường được sử dụng phổ
biến: bơm nhiệt dân dụng và bơm nhiệt công nghiệp
TT Loại bơm nhiệt Đặc điểm
1 Bơm nhiệt dân dụng Công suất 1 - 1,5 HP
Một bình nóng lạnh dung tích 150 - 200 lít, được lắp đặt tại
phòng máy ngoài trời
2 Bơm nhiệt công nghiệp Quy mô lớn hơn
Công suất dao động lớn từ vài chục kW trở lên

95
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Van giãn nở

Môi chất lạnh dạng


lỏng

Không Nước lạnh


khí ra vào

Giàn bay hơi

Giàn ngưng
NLTT Tổng
nhiệt
năng

Không Nước nóng


khí vào cáp đi
Máy nén
Dòng môi chất lạnh
dạng khí

Điện năng

Hình 2.62. Nguyên lý hoạt động của bơm nhiệt

Hình 2.63. Bơm nhiệt dân dụng và công nghiệp

Ưu điểm của bơm nhiệt:


- Tiêu thụ điện thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 30% so với các loại máy đun nước
nóng bằng điện trở khác.
- Có thể cung cấp nước nóng cho nhiều phòng.
- Bơm nhiệt thường sử dụng phổ biến hai loại nguồn nhiệt: từ nước lạnh và
khí lạnh, có thể kết nối với đường nước lạnh của hệ thống sản xuất nước lạnh
(đối với bơm nhiệt sử dụng nguồn nhiệt là nước) hoặc cung cấp khí lạnh cho
các khu vực lân cận nơi đặt bơm nhiệt (đối với bơm nhiệt sử dụng nguồn nhiệt
là không khí).

96 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Chỉ số hiệu quả của bơm nhiệt (lắp đặt) được tính bằng công thức sau:

Hình 2.64. Cách tính chỉ số hiệu quả của bơm nhiệt

6.1.4. Thiết bị đun nước nóng/lò hơi sử dụng nhiên liệu


- Nguyên lý hoạt động:
• Nhiên liệu bị đốt cháy và tạo ra khí nóng, khí được đi qua bộ trao đổi nhiệt
để truyền nhiệt cho nước.
- Đặc điểm:
• Nồi hơi ngưng tụ là nồi hơi hiệu năng cao kết hợp bộ trao đổi nhiệt mà tại
đó khí thải nóng sẽ tiêu hao nhiệt năng để đun nước.
• Hiệu suất thiết bị đun nước nóng, lò hơi được quy định bởi các nhà sản
xuất.
• Hình ảnh minh hoạ thiết bị đun nước nóng sử dụng nhiên liệu như sau:

Hình 2.65. Thiết bị đun nước nóng sử dụng khí Hình 2.66. Thiết bị đun nước nóng/hơi
bằng đốt dầu

6.1.5. Thiết bị đun nước nóng bằng điện


Có 2 loại thiết bị đun nước nóng bằng điện: loại trực tiếp (không có bình
chứa) và loại gián tiếp (có bình chứa).
Nguyên lý hoạt động và đặc điểm của 2 loại thiết bị đun nước nóng bằng
điện cụ thể như sau.

97
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

a. Máy đun nước nóng trực tiếp bằng điện (không có bình chứa):
Nguyên lý hoạt động: được minh hoạ như sau:
Đặc điểm: Thiết bị đun nước nóng trực tiếp bằng điện (không có bình chứa)
có đặc điểm như sau:
- Máy đun nước nóng trực tiếp có thể cung cấp dòng chảy nước nóng gần
như tức thời và liên tục vì dòng nước được gia nhiệt trực tiếp qua điện trở.
- Công suất danh định: 3,5 - 4 kW
- Một thiết bị chỉ có thể cung cấp nước nóng cho một phòng duy nhất.
- Chi phí lắp đặt rẻ và không đòi hỏi không gian.
- Giải pháp thích hợp khi nhu cầu nước nóng thấp như nhà ở dân dụng
(một hộ gia đình nhỏ và chỉ có một phòng tắm).

Hình 2.67. Nguyên lý của máy đun nước nóng trực tiếp bằng điện (không có bình chứa)

- Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nước nóng tại các hộ gia đình sẽ tập trung
vào giờ cao điểm (trong khi nhiều thiết bị điện khác cũng được sử dụng vào giờ
cao điểm, ví dụ như đèn chiếu sáng, ti vi, máy lạnh, v.v… thường được sử dụng
vào 5 - 7 giờ tối); ngoài ra, hiệu suất của máy đun nước nóng trực tiếp bằng điện
lại kém hơn máy đun nước nóng có sử dụng bơm nhiệt từ 3 - 4 lần. Chính vì thế,
việc sử dụng số lượng nhiều máy đun nước nóng trực tiếp bằng điện tập trung tại
cùng thời điểm sử dụng có thể tác động ảnh hưởng đến gây quá tải công suất
phụ tải đỉnh cục bộ cho toà nhà về nguồn cung cấp điện và đồng thời gặp vấn
đề khó khăn trong quản lý nhu cầu cung cấp điện của toà nhà do các cơ quan
chức năng phụ trách nguồn cung cấp điện từ lưới điện quốc gia.
b. Máy đun nước nóng gián tiếp bằng điện (có bình chứa):
Nguyên lý hoạt động: Nguyên lý hoạt động của máy đun nước nóng gián
tiếp bằng điện (có bình chứa) được minh hoạ như sau:

98 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Đặc điểm: Đặc điểm của thiết bị đun nước nóng gián tiếp bằng điện (có
bình chứa) như sau:
- Một điện trở đun nước nóng cho tới khi đạt nhiệt độ xác lập. Một bộ điều
chỉnh cảm biến nhiệt sẽ khởi động chu trình đun nóng tiếp theo khi nhiệt độ
nước giảm xuống dưới nhiệt độ xác lập.
- Độ cách nhiệt của bình chứa và tổn thất nhiệt dự kiến theo thời gian là
thông số quan trọng khi xem xét khía cạnh tiết kiệm năng lượng.
- Công suất điện danh định: 3,5 - 4 kW
- Một bình nóng lạnh (30 - 80 lít) có thể cung cấp nước nóng cho nhiều
phòng tắm tại các tòa nhà chung cư.
- Chi phí lắp đặt rẻ nhưng tốn nhiều điện năng hơn để đun nóng cả bình.
- Tuy nhiên, thiết bị đun nước nóng gián tiếp bằng điện có điểm yếu cần lưu
ý, đó là theo thời gian, bình đun nước thường đun nhiều nước hơn nhu cầu sử
dụng thực tế.

Hình 2.68. Nguyên lý của máy đun nước nóng gián tiếp bằng điện có bình chứa

6.2. Các giải pháp thiết kế

6.2.1. Hiệu suất thiết bị đun nước nóng


Việc thiết kế và tính tính toán phụ tải cho hệ thống đun nước nóng được
dựa trên nhu cầu và nhiệt độ nước nóng của hệ thống, đồng thời tuân theo các
khuyến cáo của nhà sản xuất.

99
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Việc lựa chọn thiết bị đun nước nóng cần lưu ý đến hiệu suất thiết bị nước
nóng tương ứng với các loại thiết bị đun nước nóng và các khía cạnh liên quan
khác như sau:
- Đối với các tòa nhà sử dụng bơm nhiệt cho nhu cầu điều hòa không khí,
bơm nhiệt cũng có thể được sử dụng để đun nước. Máy đun nước nóng bằng
điện có thể sử dụng nguồn nhiệt được cung cấp từ nơi khác thay vì gia nhiệt trực
tiếp. Do đó, chúng có thể tiết kiệm năng lượng tiêu thụ gấp hai đến ba lần so với
máy đun nước nóng điện trở thông thường.
- Hầu hết các hệ thống máy đun nước nóng đều có bể chứa nước nóng.
Vì nước liên tục được làm nóng trong các bể này, nên năng lượng có thể bị
lãng phí ngay cả khi không sử dụng. Sử dụng nước nóng tức thời có thể làm
giảm những tổn thất này. Đối với bể chứa, cách nhiệt của bể cũng giảm một
số tổn thất. Những máy đun này nhỏ và có thể được cài đặt ở dưới bồn.
 Lưu ý khi thiết kế, thi công và nghiệm thu hệ thống đun nước nóng sử dụng
bơm nhiệt:
• Hiệu suất thiết bị đun nước nóng:
Các thiết bị đun nước nóng, lò hơi cấp nước nóng sử dụng cho công trình
phải có hiệu suất thiết bị đun nước nóng tối thiểu như bảng 2.7 của QCVN09:2017/
BXD như sau:
Loại thiết bị Hiệu suất tối thiểu (ET), %
Các bộ đun, trữ nước nóng dùng khí đốt 78
Các bộ đun nước nóng tức thời dùng khí đốt 78
Các bộ đun, cung cấp nước nóng dùng khí đốt 77
Các bộ đun, cung cấp nước nóng bằng dầu 80
Các bộ đun, cung cấp nước nóng dùng khí đốt và dầu 80
Lò hơi công suất nhiệt 10-350 kW, đốt gỗ - giấy 60
Lò hơi công suất nhiệt 10-2,000 kW, đốt than nâu 70
Lò hơi công suất nhiệt 10-2,000 khW, đốt than đá 73
Bộ đun nước nóng bằng điện trở Emin = 5,9 + 5,3V0,5 (W)
Ghi chú:
Hiệu suất tối thiểu của bộ đun nước nóng dùng khí đốt hoặc dầu được đưa ra dưới dạng
hiệu suất nhiệt ET (Thermal Efficiency), trong đó bao gồm cả thất thoát nhiệt từ các ngăn
của bộ đun.
Hiệu suất tối thiểu của bộ đun nước nóng bằng điện trở được xác định từ lượng thất thoát
ở trạng thái chờ tối đa (Stanby Loss, SL) khi chênh lệch nhiệt độ giữa nước đun và môi
trường xung quanh là 400C. Trong công thức trên, V là dung tích đo bằng lít.Thử nghiệm
phải được thực hiện theo tiêu chuẩn ANSI Z21.10.3 hoặc các tiêu chuẩn khác áp dụng
cho tòa nhà.

100 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Đối với bơm nhiệt cấp nước nóng phải đạt hiệu quả COP tối thiểu như sau:
Loại thiết bị Hiệu sất tối thiểu ET, %
Bơm nhiệt với nguồn nhiệt từ không khí ≥ 3,0
Bơm nhiệt với nguồn nhiệt từ nước ≥ 3,5
Máy điều hòa không khí có thu hồi nhiệt:
Khi chạy để cung cấp nước nóng ≥ 3,0
Khi chạy điều hoà không khí và cung cấp nước nóng ≥ 5,5

6.2.2. Cách nhiệt tối thiểu cho đường ống nước nóng
Bảo ôn đường ống nước nóng làm giảm mất nhiệt, đặc biệt nếu đường ống
đi qua không gian được làm mát. Điều này giúp tăng nhiệt độ nước nóng hơn
10C; 20C so với nước trong các ống không được bảo ôn, cho phép hạ thấp cài
đặt nhiệt độ nước.
Bảo ôn cũng làm giảm thời gian cần thiết để lấy nước nóng trong vòi hoặc
vòi hoa sen sau khi bật chúng. Điều này làm giảm lãng phí nước.
Đặc tính vật liệu cách nhiệt để tránh mất nhiệt trong lựa chọn thiết kế cần
lưu ý khi lựa chọn, đó là:
- Độ dẫn nhiệt thấp
- Truyền nhiệt kém
Để tính toán giá trị cách nhiệt của ống dẫn, chúng ta có thể tham khảo
bảng giá trị cách nhiệt đường ống theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASHRAE 90.1-2010 như
trong bảng sau:
Yêu cầu cách nhiệt ống theo ASHRAE 90.1-2010
Khoảng Nhiệt Hệ số dẫn nhiệt của Kích thước danh định của ống (cm)
độ vận hành lớp cách nhiệt
của chất lỏng
Hệ số Nhiệt độ <2,54 2,54 3,81 10,16 >20,32
và ứng dụng
dẫn nhiệt, trung đến < đến đến
(0C)
W/m.K bình, 0C 3,81 <10,16 <20,32
Độ dày lớp cách nhiệt (cm)
>176,7 0,046-0,049 121,1 11,4 12,7 12,7 12,7 12,7
121,7-176,7 0,042-0,046 93,3 7,6 10,2 11,4 11,4 11,4
93,9-121,1 0,039-0,043 65,6 6,4 6,4 6,4 7,6 7,6
60,6-93,3 0,036-0,042 51,7 3,8 3,8 5,1 5,1 5,1
40,6-60 0,30-0,039 37,8 2,5 2,5 3,8 3,8 3,8
4,4-15,6 0,030-0,039 23,9 1,3 1,3 2,5 2,5 2,5
<4,4 0,029-0,37 23,9 1,3 2,5 2,5 2,5 3,8

Nếu vật liệu có độ dẫn điện nằm ngoài phạm vi của bảng, độ dày tối thiểu
của vật liệu cách nhiệt được tính như sau:
T = r{(1+t/r).K/k - 1}

101
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Trong đó:
T: độ dày cách nhiệt tối thiểu (cm)
r: bán kính thực tế của ống (cm)
t: độ dày cách nhiệt được liệt kê trong bảng ứng với nhiệt độ lưu chất và kích
thước ống (cm)
K: độ dẫn nhiệt của vật liệu thay thế ở nhiệt độ trung bình được chỉ định cho
nhiệt độ lưu chất sử dụng (W/m.K)
k: giá trị cận trên độ dẫn nhiệt trong bảng cho nhiệt độ môi chất (W/m.K)
6.2.3. Kiểm soát nhiệt độ nước nóng tối đa
Kiểm soát nhiệt độ tối đa hạn chế nhiệt độ nước khi sử dụng được thực hiện
nhằm mục đích để sản xuất, gia nhiệt nước nóng cao hơn quá mức cần thiết cho
nhu cầu sử dụng sinh hoạt và vệ sinh gây ra lãng phí và kém an toàn khi sử dụng.
- Cài đặt nhiệt độ cho các hệ thống nước nóng là một phương pháp tiết
kiệm năng lượng rất đơn giản và chi phí thấp.
- Hầu hết các máy nước nóng đều có bộ điều chỉnh nhiệt độ của nước
nóng, do đó, cần lưu ý đến yêu cầu nhiệt độ nước tại điểm sử dụng, ví dụ như tại
vòi hoặc bồn tắm.

Hình 2.69. Thiết bị điều khiển kiểm soát nhiệt độ

Lưu ý khi thiết kế, lắp đặt nghiệm thu, cần kiểm soát nhiệt độ nước nóng tối
đa được quy định tuân thủ theo QCVN 09:2017/BXD, như sau:
- Hệ thống điều khiển nhiệt độ được lắp đặt để giới hạn nhiệt độ nước nóng
tại thời điểm sử dụng không vượt quá 490C.
- Hệ thống điều khiển nhiệt độ được lắp đặt để giới hạn nhiệt độ tối đa của
nước cấp cho các vòi ở bồn tắm, bồn rửa trong các phòng tắm công cộng
không vượt quá 430C.
- Các bơm tuần hoàn dùng để duy trì nhiệt độ trong các bể chứa nước
nóng được điều khiển vận hành phù hợp với chế độ làm việc của thiết bị cấp
nước nóng.

102 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

6.2.4. Sử dụng năng lượng tái tạo để đun nước nóng


Hệ thống đun nước nóng năng lượng mặt trời sử dụng năng lượng mặt trời dồi
dào có sẵn để gia nhiệt nước. Lượng nước nóng được cung cấp bởi các bộ thu
năng lượng mặt trời phụ thuộc vào số lượng bộ năng lượng mặt trời sẵn có, diện
tích mái, không gian có sẵn, các yếu tố che nắng, hướng và góc của các bộ thu
năng lượng mặt trời và loại bộ thu năng lượng mặt trời (tấm hoặc ống).
Tận dụng tối đa diện tích mái có khả năng lắp đặt hệ thống đun nước băng
năng lượng mặt trời. Vào những giai đoạn ít nắng hơn trong năm, khả năng đáp
ứng của hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời là không đủ nên
cần sử dụng hệ thống bơm nhiệt hoặc điện trở để hỗ trợ.
Khi hệ thống đun nước nóng trung tâm sử dụng năng lượng mặt trời được
kết hợp với bơm nhiệt, tiêu thụ năng lượng có thể giảm tới 80% so với thiết bị đun
nước nóng sử dụng điện.

Hình 2.70. Sơ đồ thiết kế thực tế của thiết bị đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt
trời kết hợp bơm nhiệt 35
Ưu điểm của hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời:
- An toàn
• Vận hành an toàn hơn thiết bị đun nước nóng sử dụng điện/nhiên liệu
• Nhiệt độ nước nóng ở mức hợp lý khoảng 45-600C
• Tuổi thọ cao (khoảng 20 năm).
- Tiết kiệm năng lượng
• Giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng.
• Tiết kiệm không gian lắp đặt trong tòa nhà, chỉ cần không gian trên mái nhà.
• Tạo thêm bóng mát trên mái nhà, do đó giảm nhiệt hấp thụ qua mái và nhu
cầu làm mát.

35
Nguồn: Tham khảo từ giải pháp của Solar BK

103
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

- Môi trường
• Giảm phát thải khí CO2.

6.3. Ví dụ
Một khách sạn gồm 189 phòng cho khách, nhu cầu nước nóng mỗi
phòng dự kiến trang bị một máy đun nước nóng điện trở (bộ đun nóng trực
tiếp). Chủng loại máy nước nóng như sau:
• Công suất lắp đặt của mỗi máy nước nóng:3,9 kW/máy.
• Dự kiến điện năng tiêu thụ điện bình quân mỗi ngày của một máy nước
nóng : 4,8 kWh.
• Hệ số công suất phòng bình quân: 70%
• Tổng mức tiêu thụ điện của nguồn cung cấp nước nóng trong một năm
trung bình dự kiến: 231.790 kWh/năm.
• Chi phí đầu tư: 500 triệu đồng

Hình 2.71. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
kết hợp bơm nhiệt

Giải pháp đề xuất khi thay đổi phương án cấp nước nóng, chuyển sang sử
dụng hệ thống nước nóng NLMT kết hợp với bơm nhiệt được thiết kế như sau:
- 80% nhu cầu nước nóng được cấp từ hệ thống nước nóng NLMT có công
suất thiết kế lắp đặt 25 m3/ngày.
- 20% nhu cầu nước nóng được cấp từ hệ thống gồm bơm nhiệt có công
suất 2*10HP, hệ số COP là 3,76 (đáp ứng QCVN 09:2017/BXD)
- Hệ thống ống nước nóng phân phối trung tâm được cách nhiệt bằng
bông thuỷ tinh

104 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

- Cài đặt bộ điều nhiệt độ tự động tại điểm nhanh trước khi cấp vào phòng
sử dụng không vượt quá 430C
- Tổng mức đầu tư 2,7 tỷ đồng.

Sau khi kiểm tra sự tuân thủ của thiết kế với QCVN 09:2017/BXD, tất các các
yêu cầu đối với thiết bị đun nước nóng đều đáp ứng yêu cầu tuân thủ quy định.
Kết quả trong trường hợp này, khách sạn cần đầu tư chênh lệch khoảng
2,2 tỉ đồng cho phương án hệ thống đun nước nóng sử dụng bơm nhiệt. Khách
sạn sẽ tiết kiệm khoảng 178.090 kWh/năm, tương đương 452 triệu đồng/năm.
Thời gian hoàn vốn giản đơn là 4,9 năm.

105
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Chương CÔNG TÁC NGHIỆM THU


03 CÔNG TRÌNH HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
1. GIAI ĐOẠN NGHIỆM THU THIẾT KẾ

Trong giai đoạn này, thiết kế sẽ được nghiệm thu bởi chính chủ đầu tư (CĐT),
đại diện CĐT phối hợp với đơn vị thẩm định liên quan cùng phối hợp thẩm định và
nghiệm thu.
Ở giai đoạn này, Tư vấn thiết kế (TVTK) của cả Kiến trúc, kết cấu, và cơ điện
(MEP) cần nắm rõ dự án nếu tổng diện tích sàn từ 2500 m2 trở lên và thuộc nhóm
công trình hoặc hỗn hợp công trình có công năng là văn phòng, khách sạn,
bệnh viện, trường học, thương mại-dịch vụ, và chung cư thì bắt buộc phải tuân
thủ theo QCVN 09: 2017/BXD.
Việc nghiệm thu thiết kế có thể chia thành một hay nhiều bước tùy vào quy
mô và tính cấp thiết của dự án. Bên cạnh tiêu chí nghiệm thu truyền thống, lớp
vỏ bao che công trình, hệ thống điều hòa thông gió (HVAC), hệ thống chiếu
sáng, và các thiết bị điện sẽ yêu cầu nghiệm thu theo các tiêu chí cụ thể.
Trong yêu cầu kỹ thuật và/hoặc thuyết minh dự án, TVTK đưa ra các mẫu
bảng biểu cơ bản về các thông số của lớp vỏ, hệ thống MEP cần tuân thủ theo
giá trị cơ sở như đề cập trong QCVN 09:2017/BXD. Từ đó, các đơn vị chào thầu
thi công có thể phối hợp với hãng đưa ra thiết bị, vật tư đáp ứng. Phần này cũng
giúp ích cho CĐT trong công tác chấm thầu.
Đối với hồ sơ thiết kế, các yêu cầu sau cần được thể hiện rõ trong hồ sơ yêu
cầu kỹ thuật của từng đơn vị tư vấn tham gia.
Bộ Xây dựng có ban hành hướng dẫn và các công cụ hỗ trợ dự án trong đó
có hồ sơ nghiệm thu được yêu cầu như sau:

1.1. Lớp vỏ bao che công trình


Mã tiêu chí Tóm tắt yêu cầu Quy định của QCVN 09:2017/BXD Ghi chú
BE01 Truyền nhiệt Tường bao ngoài công trình trên mặt đất Thể hiện
tường bao ngoài (phần tường không xuyên sáng) của không trên bản vẽ,
gian có điều hòa không khí phải có giá trị thuyết minh,
tổng nhiệt trở nhỏ nhất Ro.min không nhỏ yêu cầu kỹ
hơn 0,56 m2.K/W thuật

106 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Mã tiêu chí Tóm tắt yêu cầu Quy định của QCVN 09:2017/BXD Ghi chú
BE02 Truyền nhiệt mái Kết cấu mái bằng và mái có độ dốc dưới Thể hiện
công trình 15 độ nằm trực tiếp trên không gian có điều trên bản vẽ,
hòa không khí phải có giá trị tổng nhiệt trở thuyết minh,
Ro.min không nhỏ hơn 1,00 m2.K/W yêu cầu kỹ
thuật
BE03 Cửa sổ với kính (1) Giá trị SHGC lớn nhất của tường kính và
(Độ hợp chuẩn cửa kính được xác định riêng cho mỗi mặt
của công trình tường theo các hướng Bắc, Nam (hướng
dựa trên đánh Bắc, Nam có biên độ dao động trong
giá của từng mặt khoảng ± 22,50 so với trục chính Bắc hoặc
theo các hướng. Nam), các hướng còn lại và phải thỏa mãn
Công trình chỉ các giá trị trong Bảng 2.1
đáp ứng quy
(2) Giá trị SHGC tối đa đối với cửa kính trên
chuẩn khi SHGC
mái bằng 0,3. Đối với không gian tầng áp
tất cả các mặt
mái sử dụng ánh sáng ban ngày, cho phép
theo từng hướng
SHGC tối đa của cửa trời là 0,6
đáp ứng quy
chuẩn) (3) Trường hợp mặt đứng nhà có kết cấu
che nắng liên tục thẳng đứng hoặc nằm
ngang, hệ số SHGC trong bảng 2.1 được
phép điều chỉnh bằng cách nhân với hệ số
A trong Bảng 2.2a hoặc 2.2b

Ngoài những mã tiêu chí trên, hồ sơ nghiệm thu cần kiểm soát các tiêu
chí sau:
- Sử dụng vật liệu xây dựng tuân thủ ISO 6946: 2017 và sau khi tính toán, chỉ
số truyền nhiệt tổng OTTV tối đa của mái và tường lần lượt không vượt mức 60W/
m2 và 25 W/m2 theo yêu cầu QCVN 09:2017/BXD.
- Khu vực gara cần thông gió tự nhiên kết hợp với thông gió cơ học, kiến
trúc sư và kỹ sư HVAC cần phối hợp các yêu cầu cơ bản như bảng sau:

Thông gió tự nhiên Thông gió hỗn hợp Thông gió cơ khí
- Tổng diện tích lỗ mở xuyên - Diện tích lỗ mở tối thiểu bằng - ACH đạt tối thiểu 6 ở
tường hai phía đối diện nhau 2,5% diện tích sàn và trạng thái thường và
tối thiểu bằng 25% diện tích
- Bội số trao đổi gió (ACH) đạt tối - ACH đạt tối thiểu 10 khi
sàn gara hoặc
thiểu 3 lượng NOx, CO cao.
- Diện tích lỗ mở xuyên sàn
tối thiểu đạt 5% diện tích sàn
gara

107
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Hình 3.1. Mô hình thông gió hỗn hợp hầm bệnh viện Nhân dân Gia Định

Yêu cầu cho hồ sơ MEP của từng hệ có thể được liệt kê như sau:

1.2. Hệ thống HVAC


Tóm tắt yêu cầu Quy định của QCVN 09:2017/BXD Ghi chú
tiêu chí

AC02 Hiệu suất hệ thống làm Thiết bị điều hòa không khí và máy sản xuất
lạnh nước lạnh (Chiller) phải có chỉ số hiệu quả
COP tối thiểu tại các điều kiện đánh giá tiêu
chuẩn và không nhỏ hơn các giá trị nêu
trong Bảng 2.3 và Bảng 2.4.

AC04a, Độ dày lớp cách nhiệt Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN
AC04b cho ống đồng dẫn môi 5687:2010, TCXD 232:1999, ASHRAE 90.1: 2016
chất lạnh, cho ống và các tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương
dẫn nước lạnh khác được chủ đầu tư lựa chọn áp dụng.

AC05 Độ dày lớp cách nhiệt Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN Thể hiện
ống gió 5687:2010, TCXD 232:1999, ASHRAE 90.1 và trên bản vẽ,
các tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương khác thuyết minh,
được chủ đầu tư lựa chọn áp dụng. yêu cầu kỹ
thuật
AC06 Các thiết bị sản xuất Các thiết bị sản xuất nước lạnh (Chiller), cấp
nước lạnh (Chiller), hơi nóng, quạt tháp giải nhiệt, máy bơm có
cấp hơi nóng, quạt công suất lớn hơn hoặc bằng 3,7kW phải có
tháp giải nhiệt, máy các thiết bị tự động điều chỉnh công suất,
bơm lưu lượng theo nhu cầu tiêu thụ lạnh, sưởi và
lượng nước.

AC07 Các tòa nhà sử dụng hệ Hiệu suất thu hồi lạnh (HRV) của thiết bị tối
thống điều hòa không thiểu là 50%
khí trung tâm phải có
thiết bị thu hồi lạnh

108 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

AC09 Quạt gió với động cơ Phải có timer tự động ngắt hoặc điều khiển Thể hiện
có công suất lớn hơn BMS cho quạt thông gió hoạt động không trên bản vẽ,
0,56kW phải có thiết thường xuyên như trong nhà vệ sinh, hành thuyết minh,
bị điều khiển tự động lang, tầng hầm giữ xe không sử dụng thường yêu cầu kỹ
cho phép tắt quạt khi xuyên vào buổi tối, nhà bếp.v.v. thuật
không sử dụng

1.3. Hệ thống chiếu sáng

Mã Tóm tắt yêu


Quy định của QCVN 09:2017/BXD Ghi chú
tiêu chí cầu

LT01 Độ rọi nhỏ nhất Áp dụng QCVN 12:2014/BXD

LT02 Mật độ công Mật độ công suất chiếu sáng LPD cho bên
suất chiếu sáng trong công trình không được vượt quá mức tối
Thể hiện trên
tối đa đa cho phép nêu trong Bảng 2.5.
bản vẽ, thuyết
LT05 Vùng chiếu Vùng có thể được chiếu sáng tự nhiên là khu vực minh, yêu cầu kỹ
sáng tự nhiên nằm song song với cửa sổ/vách kính ngoài trong thuật
phạm vi khoảng cách từ cửa sổ/vách kính ngoài
tới 1,5 lần chiều cao từ sàn tới điểm cao nhất của
phần kính cửa sổ hoặc vách kính ngoài.

LT07 Điều khiển Đối với khu vực không yêu cầu đảm bảo an
chiếu sáng ninh, an toàn sử dụng hoặc quy định yêu cầu
chiêu sáng 24/24h thì ngay tại giai đoạn thiết kế
ý tưởng cần tuân thủ:
Thể hiện trên
(1) Thiết bị tắt chiếu sáng khi không có nhu cầu sử
bản vẽ, thuyết
dụng phải được thiết kế và lắp đặt cho các khu
minh, yêu cầu kỹ
vực có diện tích tối đa 2500 m2 trên một tầng sàn.
thuật
(2) Mỗi thiết bị điều khiển chiếu sáng được thiết
kế và lắp đặt trên diện tích sử dụng tối đa 250
m2 đối với khu vực rộng đến 1000 m2 và tối đa
1000 m2 đối với khu vực rộng hơn 1000 m2.

Ngoài những mã tiêu chí trên, hồ sơ nghiệm thu cần bắt buộc kiểm soát các
tiêu chí sau từ QCVN 09: 2017/BXD:
- Khu vực sử dụng chiếu sáng tự nhiên sẽ phải có giải pháp điều chỉnh chiếu
sáng nhân tạo như phòng làm việc, phòng học, phòng đọc thư viện.
- Yêu cầu bố trí cảm biến quang, kết nối mạch điện với các bóng đèn và
thiết bị điều khiển chiếu sáng ban ngày cho các khu vực trong phạm vi đến
tường bao ngoài 6m, có cửa và tường kính với tỷ lệ WWR tối thiểu 40%
- Khu vực không có hoạt động trong vùng được chiếu sáng trong khu vực
gara thì phải có điều khiển chiếu sáng giảm tối thiểu 30% công suất chiếu sáng
của vùng đó.

109
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

1.4. Các thiết bị điện khác

Mã tiêu chí Tóm tắt yêu cầu Quy định của QCVN 09:2017/BXD Ghi chú
EP05a, EP05b Hiệu suất của Các động cơ điện 3 pha (50 Hz) được Thể hiện trên
động cơ điện chế tạo ở dạng độc lập hoặc trong bản vẽ, thuyết
thành phần của thiết bị lắp đặt cho minh, yêu cầu kỹ
công trình xây dựng phải có hiệu suất thuật
tối thiểu ở chế độ đầy tải không nhỏ hơn
giá trị nêu trong Bảng 2.6.

Quạt thông gió có công suất điện từ 3.7kWe trở lên phải có bậc hiệu quả
lớn hơn FEG 67 và tuân theo chuẩn AMCA 205.

Hình 3.2. Đồ thị các cấp độ hiệu suất quạt FEG với kích thước quạt theo tiêu chuẩn
AMCA 205-10 không dẫn động

1.5. Hệ thống nước nóng trong nhà


Tóm tắt yêu cầu Quy định của QCVN 09:2017/BXD Ghi chú
tiêu chí

SW02a Hiệu suất của hệ Tất cả các thiết bị đun nước nóng, lò hơi cấp
thống đun nước nước nóng sử dụng cho công trình phải có
nóng hiệu suất tối thiểu như trong Bảng 2.7
Thể hiện trên
SW02b Hiệu suất COP Bơm nhiệt cấp nước nóng phải đạt hiệu quả
bản vẽ, thuyết
của bơm nhiệt COP tối thiểu như trong Bảng 2.8
minh, yêu cầu kỹ
cấp nước nóng
thuật
SW03a, Nước nóng năng Cách nhiệt cho đường ống dẫn nước nóng
SW03b lượng mặt trời phải được thiết kế lắp đặt và nghiệm thu
theo tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng.

110 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

SW04 Kiểm soát hệ (1) Hệ thống điều khiển nhiệt độ được lắp đặt
thống đun nước để giới hạn nhiệt độ nước nóng tại thời điểm
nóng dịch vụ sử dụng không vượt quá 490C.
(2) Hệ thống điều khiển nhiệt độ được lắp
Thể hiện trên
đặt để giới hạn nhiệt độ tối đa của nước cấp
bản vẽ, thuyết
cho các vòi ở bồn tắm, bồn rửa trong các
minh, yêu cầu kỹ
phòng tắm công cộng không vượt quá 430C.
thuật
(3) Các bơm tuần hoàn dùng để duy trì nhiệt
độ trong các bể chứa nước nóng được điều
khiển vận hành phù hợp với chế độ làm việc
của thiết bị cấp nước nóng.

Ngoài những mã tiêu chí trên, hồ sơ nghiệm thu cần kiểm soát các tiêu chí sau:
- Thể hiện hiệu suất COP tối thiểu của tấm thu năng lượng mặt trời (solar
collector) tuân thủ theo bảng 2.8, QCVN 09: 2017/BXD trong bản vẽ, thuyết minh.
- Thể hiện hiệu suất tối thiểu của bình gia nhiệt nước nóng dùng năng lượng
mặt trời là 60% và nhiệt trở Ro tối thiểu của tấm thu nhiệt mặt trời là 2,2 m2K/W
theo yêu cầu QCVN 09:2017/BXD trong bản vẽ, thuyết minh.

Hình 3.3. Van trộn nước nóng và nước lạnh của hãng Aqua-Gard TMV Solutions cho
trường hợp (a) trộn nhiều nước nóng hơn và (b) trộn nhiều nước lạnh hơn

- Nếu thiết kế nước nóng tập trung cho chung cư thì hồ sơ thiết kế phải sử
dụng năng lượng tái tạo để bổ sung cho nguồn năng lượng cung cấp nước nóng.

111
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Hình 3.4. Sơ đồ sử dụng nước nóng hỗn hợp giữa bộ sản xuất nước nóng và
tấm thu nhiệt mặt trời

2. GIAI ĐOẠN NGHIỆM THU THI CÔNG

2.1. Nghiệm thu vật tư, vật liệu, thiết bị đầu vào
Đối chiếu với các yêu cầu của QCVN 09:2017/BXD thì các vật tư, vật liệu,
thiết bị sau đây cần được xem xét catalogue, hàng mẫu (nếu có thể), chứng
nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn kiểm định khi nghiệm thu vật tư, vật liệu,
thiết bị đầu vào:
2.1.1. Hồ sơ kiến trúc
Hồ sơ vật liệu như gỗ, xi măng, sơn, mái, cách nhiệt, kính v.v. Các thông
số cần khai báo và kiểm soát của vật liệu xây dựng bao gồm khối lượng riêng,
độ dày, và/hoặc độ dốc đối với vật liệu mái.
2.1.2. Hồ sơ cơ điện
Ở giai đoạn này, ngoài bản vẽ kỹ thuật thi công được Ban quản lý phê
duyệt cần yêu cầu các hồ sơ đệ trình sau và đối chiếu lại với QCVN 09:2017/BXD:
- Hệ thống HVAC
• Thiết bị chính:
 Dàn nóng VRF, Chiller: hệ số COP phải vượt yêu cầu tối thiểu. COP phải là
giá trị khi thiết bị chạy đầy tải và đôi khi nhà thầu bị nhầm lẫn thông số này khi
chạy non tải.

112 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Bảng 3.1. Thông số COP non tải (hay gọi là EER trong bảng) của một chiller giải nhiệt
gió với giá trị COP đầy tải là 3.17 đã tuân thủ theo QCVN 09:2017/BXD
Đầy tải Công suất lạnh, kW Công suất điện, kW EER
100 609 192,04 3,17
75 456,75 111,1 4,11
50 304,5 48,24 6,31
25 152,25 20,14 4,56

Máy lạnh (AHU, FCU), tháp giải nhiệt, bơm và quạt: nếu công suất từ 3.7kW
trở lên thì phải có bậc hiệu quả lớn hơn FEG 67.
 Bộ thu hồi nhiệt: áp dụng cho công trình dùng hệ thống lạnh trung tâm
phải có minh chứng hiệu suất từ 50% trở lên. Hiện nay thị trường Việt Nam có các
bộ thu hồi như Hình 3.5. Ở giai đoạn này, hãng nào cung cấp thiết bị thì đồng thời
phải tính toán chứng minh hiệu suất thu hồi nhiệt tuân theo QCVN 09:2017/BXD.

Hình 3.5. Các thông số cần nhập để lựa chọn thiết bị thu hồi nhiệt phổ biến và chọn
model của hãng cung cấp

Hình 3.6. Một số bộ thu hồi nhiệt phổ biến trên thị trường như (a) bánh xe hồi nhiệt (b)
bộ tận dụng nhiệt kiểu ống nhiệt (c) bộ trao đổi nhiệt kiểu tấm

• Vật tư phụ:
 Phụ kiện bảo ôn các loại ống theo phiên bản QCVN 09: 2017/BXD viện dẫn
tới tiêu chuẩn ASHRAE 90.1. Khi xem xét hồ sơ đệ trình phần này, cần có sự quy
đổi lớp bảo ôn theo trường hợp ứng dụng dự án về dạng kiểm tra cơ sở để đánh
giá độ dày đã đạt theo yêu cầu chưa.

113
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Một trường hợp hay gặp khi nhà thầu chọn ống nước lạnh có nhiệt độ 5oC
sử dụng vật liệu có hệ số dẫn nhiệt là 0.034 W/mK và định tuyến trong không gian
có nhiệt độ duy trì 24oC. Theo tính toán theo QCVN 09:2013/BXD36 hoặc ASHRAE
90.1: 2016 kết hợp với thông số của hãng, ta có bảng chọn như sau:
Bảng 3.2. Thông số lựa chọn độ dày bảo ôn của ống nước lạnh

Đường kính
Đường kính Độ dày bảo ôn Độ dày tính Chọn độ dày,
danh nghĩa,
ngoài, mm theo quy định, mm toán, mm mm
mm
20 27 15 16,83 25
25 34 15 16,76 25
32 42 25 28,10 32
40 49 25 28,01 32
50 60 25 27,91 32
60 63 25 27,89 32

Như vậy, với hệ số dẫn nhiệt cao hơn mức trong quy chuẩn thì buộc phải
chọn độ dày theo định cỡ của hãng dày hơn yêu cầu trong quy chuẩn. Điều này
sẽ dẫn tới tăng không gian lắp đặt và diện tích các lỗ mở xuyên tường, sàn. Do
đó, nếu những khu vực không gian hạn chế thi công, cần chọn vật liệu bảo ôn
có hệ số dẫn nhiệt càng thấp càng tốt.
- Hệ thống chiếu sáng
• Thiết bị:
 Đèn: chủng loại, công suất điện. Phần này nhà thầu cần nghiên cứu
hồ sơ đèn trong thuyết minh của hồ sơ kiến trúc kết hợp với bản vẽ chiếu
sáng bên hồ sơ MEP để ra quyết định phê duyệt.
 Bộ điều khiển các tuyến (line) đèn
 Các loại cảm biến chiếu sáng
• Vật tư phụ: dây
- Hệ nước nóng
• Thiết bị:
 Thiết bị thu nhiệt mặt trời (solar collector) có bình đun hiệu suất tối thiểu
60%,
 Bơm nhiệt (heatpump), lò đốt phải có hiệu quả COP như bảng 2.8
 Hệ thống kiểm soát nhiệt độ, v.v.
• Vật tư phụ: cách nhiệt, van trộn nhiệt, cảm biến, v.v.
- Thiết bị khác
• Thiết bị: động cơ có công suất điện như mô tả trong mục nghiệm thu thiết kế.

36
QCVN 09:2017/BXD không hướng dẫn

114 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

2.2. Nghiệm thu lắp đặt


Các bên như CĐT, Ban QLDA, hoặc bộ phận giám sát là đơn vị đưa ra yêu
cầu danh mục cần nghiệm thu lắp đặt. Đối chiếu với các yêu cầu trong yêu cầu
kỹ thuật và trong QCVN 09:2017/BXD giai đoạn nghiệm thu lắp đặt cần kiểm tra
ít nhất các nội dung sau:
2.2.1. Lớp vỏ bao che công trình

Mã tiêu chí Tóm tắt yêu cầu Ghi chú

BE01 Truyền nhiệt tường bao ngoài Kiểm tra thông số vật liệu
xây dựng trong hồ sơ đệ
BE02 Truyền nhiệt mái công trình trình, áp dụng bảng tính
để tính toán tính tuân
BE03 Cửa sổ với kính (Độ hợp chuẩn của công trình dựa
thủ trước khi phê duyệt
trên đánh giá của từng mặt theo các hướng. Công
vật tư.
trình chỉ đáp ứng quy chuẩn khi SHGC tất cả các
mặt theo từng hướng đáp ứng quy chuẩn)

Ví dụ một nhà thầu xây dựng chào thông số kính như Bảng 3.1. với hệ số
SHGC lần lượt là 0.34 và 0.28 của kính Low E Neutral T50 và T40.
Bảng 3.3. Thông số kính đề xuất cho một dự án ở đảo Phú Quốc

Transmittance Reflectance
Thick- Xuyên qua Phản xạ
U_Value
Type of Glass ness
Visible (W/ SHGC SC STC
Loại kính Độ dày Visible UV Solar Solar
m 2
.K)
(mm) Tv (%) Tuv Te Out In Energy
(%) (%) (%) (%) Pe (%)

Double Glazing - kính hộp (kính Low E Tempered #2 + Khí Argon 90% + Kính trắng Tempered)

Low E Neutral T50


6+12+6 52 28 29 22 16 30 1,40 0,34 0,39 34
Trung tính

Low E Neutral T40


6+12+6 42 21 23 27 20 34 1,37 0,28 0,32 34
Trung tính

Hình 3.7. Tác động của mặt trời lúc 17h ở phía Tây ở đảo Phú Quốc

115
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Bề mặt kính của công trình chủ yếu được thiết kế ở phía Tây. Do đó khi so sánh
kết quả hai loại kính trên với yêu cầu trong QCVN 09:2017/BXD, WWR cho hướng Tây
cho loại Low E Neutral T50 là 57% và cho loại Low E Neutral T40 là 69% và do đó công
trình này không đạt tiêu chí về tỷ lệ tường kính theo QCVN 09: 2017: BXD đưa ra.
2.2.2. Hệ thống HVAC

Mã tiêu chí Tóm tắt yêu cầu Ghi chú

AC02 Hiệu suất hệ thống làm lạnh

AC04a, Độ dày lớp cách nhiệt cho ống đồng dẫn


AC04b môi chất lạnh, cho ống dẫn nước lạnh

AC05 Độ dày lớp cách nhiệt ống gió Kiểm tra thông số thiết
bị/vật tư trong hồ
AC06 Các thiết bị sản xuất nước lạnh (Chiller), cấp sơ đệ trình, áp dụng
hơi nóng, quạt tháp giải nhiệt, máy bơm bảng tính để tính toán
tính tuân thủ trước khi
AC07 Các tòa nhà sử dụng hệ thống điều hòa phê duyệt vật tư.
không khí trung tâm phải có thiết bị thu
hồi lạnh

AC09 Quạt gió với động cơ có công suất lớn hơn


0,56kW phải có thiết bị điều khiển tự động
cho phép tắt quạt khi không sử dụng

2.2.3. Các thiết bị điện

Mã tiêu chí Tóm tắt yêu cầu Ghi chú

EP05a, EP05b Hiệu suất của động cơ Kiểm tra thông số thiết bị trong hồ sơ đệ
điện trình, áp dụng bảng tính để tính toán tính
tuân thủ trước khi phê duyệt vật tư.

2.2.4. Hệ thống nước nóng trong nhà

Mã tiêu chí Tóm tắt yêu cầu Ghi chú

SW02a Hiệu suất của hệ thống đun Kiểm tra thông số thiết bị trong hồ
nước nóng sơ đệ trình, áp dụng bảng tính để
tính toán tính tuân thủ trước khi
SW02b Hiệu suất COP của bơm nhiệt phê duyệt vật tư.
cấp nước nóng

SW03a, Nước nóng năng lượng mặt


SW03b trời

SW04 Kiểm soát hệ thống đun nước Kiểm tra bản vẽ, thuyết minh trong
nóng dịch vụ hồ sơ đệ trình và sau đó đo kiểm lại.

116 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Ngoài các tiêu chí yêu cầu trong QCVN 09: 2017/BXD, đối với nhà thầu MEP
cần lưu ý thêm các vấn đề sau:
- Kiểm tra lớp loại vật liệu và chiều dày cách nhiệt đối với ống gió lạnh, ống
môi chất lạnh, và/hoặc ống nước lạnh xem đảo bảo độ dày theo quy cách kỹ
thuật đã được phê duyệt.
- Ngoài việc kiểm tra vật liệu cách nhiệt, nhà thầu MEP cần thi công theo
quy cách lắp đặt để không bị lỗi gập ống mềm và hạn chế lạm dụng sử dụng
ống mềm cách nhiệt nối với máy lạnh gây tăng trở lực của quạt trong máy lạnh.
Trở lực càng cao, gió thổi ra miệng khuếch tán càng yếu và dẫn tới nhiệt độ
trong phòng thực tế không đạt nhiệt độ cài đặt (setpoint) hoặc gây ra tình trạng
đọng sương thông thường trên miệng gió.
- Kiểm tra hiệu suất thu hồi nhiệt của thiết bị được kiểm tra thông qua bảng
tính và chứng chỉ thí nghiệm do nhà sản xuất cấp từ phòng thí nghiệm độc lập
theo tiêu chuẩn kiểm tra liên quan.
- Kiểm tra mác nhãn động cơ và chứng chỉ thí nghiệm do nhà sản xuất cung
cấp cho dàn nóng, chiller, tháp giải nhiệt, tấm thu nhiệt mặt trời với các thông số
ghi trên nhãn như hiệu suất thiết bị, COP, hiệu suất động cơ, v.v.

Hình 3.8. Một số lỗi thi công ống gió mềm cách nhiệt phổ biến

- Tuân thủ theo các chi tiết lắp đặt của hãng khuyến cáo về khoảng cách
bảo trì, tải trọng, chống rung, chống ồn, v.v.
- Kiểm tra các cảm biến quang, thiết bị tắt mở hệ thống chiếu sáng cho
không gian tiếp giáp với bên ngoài theo thiết kế.
- Kiểm tra vị trí của thiết bị chiếu sáng và độ rọi bằng các thiết bị cầm tay
và thực hiện theo quy trình của tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Các thiết bị chiếu sáng được kiểm tra về chủng loại, công suất và vị trí lắp
đặt của chúng theo yêu cầu trong thiết kế.
- Kiểm tra thiết bị điều khiển ngắt tự động cho động cơ quạt (ngoại trừ quạt
hệ thống HVAC) trên 0,56kW theo yêu cầu QCVN 09:2017/BXD.

117
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

- Kiểm tra hiệu suất động cơ điện được lắp trên công trình. Chỉ số hiệu suất
được ghi trên nhãn máy (nameplate) hoặc chứng chỉ thí nghiệm do nhà sản xuất
cung cấp.
Ở các công trình duyên hải ở Việt Nam, tác động ăn mòn tới kim loại cũng
được nhiều CĐT quan tâm vì nó ảnh hưởng tới tuổi thọ của thiết bị, vật liệu đặt
ngoài trời như dàn nóng, quạt, ống gió đặt ngoài trời, v.v. Do đó ngoài việc vật
liệu và thiết bị chống ăn mòn còn yêu cầu vị trí lắp đặt cho phép giảm thiểu muối
ăn mòn cho thiết bị ngoài trời.

Hình 3.9. Vị trí bố trí dàn nóng trung tâm với phối hợp thiết kế ngoại cảnh để giảm
thiểu tác động ăn mòn muối biển tại FLC Quy Nhơn Resort

118 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Chương PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


04 CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính các phương án thiết kế
Nhằm mục tiêu lựa chọn được phương án thiết kế phù hợp nhất với mục
tiêu đầu tư, thông thường đơn vị tư vấn sẽ đề xuất nhiều hơn một phương án
khả thi và có tính loại trừ nhau. Ví dụ, khi thiết kế hệ thống điều hòa không khí,
các kỹ sư có thể đưa ra nhiều phương án sử dụng thiết bị có cùng hiệu năng
nhưng khác nhau về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành. Trên cơ sở đó,
người ra quyết định cần phải lựa chọn được phương án phù hợp nhất với mục
tiêu đầu tư và đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính. Để thực hiện nhiệm vụ đó,
việc phân tích tài chính của các phương án thiết kế đóng vai trò đặc biệt quan
trọng, giúp cung cấp cơ sở, căn cứ cho việc ra quyết định. Vì vậy, có thể nói
rằng việc phân tích tài chính của các phương án thiết kế đóng vai trò then
chốt và sẽ quyết định diện mạo, hiệu năng của các công trình và hiệu quả đầu
tư của cả dự án.

1.2. Các phương pháp phân tích tài chính


Để phân tích tài chính các phương án đầu tư nói chung và phương án thiết
kế nói riêng, nhằm mục đích so sánh lựa chọn phương án, có thể sử dụng các
phương pháp sau:
(1) Phương pháp sử dụng nhóm chỉ tiêu tĩnh
Chỉ tiêu tĩnh là chỉ tiêu chỉ tính cho một năm của dự án và không kể đến sự
biến động theo thời gian trong suốt vòng đời dự án, đồng thời không tính đến giá
trị của tiền tệ theo thời gian. Một số chỉ tiêu tĩnh thông dụng bao gồm:
- Chỉ tiêu chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm
- Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm
- Chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư.
Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng các chỉ tiêu này là quá trình tính toán đơn
giản. Tuy nhiên, do không xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian nên các chỉ tiêu này
không phản ánh hết bản chất kinh tế của các phương án đầu tư. Do vậy, phương
pháp này phù hợp cho việc phân tích tài chính của các phương án đầu tư ngắn
hạn hoặc các dự án nhỏ trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

119
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

(2) Sử dụng các chỉ tiêu động


Các chỉ tiêu động có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian trong suốt vòng
đời của các phương án đầu tư. Các chỉ tiêu phân tích thông dụng bao gồm:
- Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi (NPV - Net Present Value)
- Giá trị tương lai của hiệu số thu chi (NFV - Net Future Value)
- Giá trị san đều hàng năm của hiệu số thu chi (NAV - Net Annual Value)
- Suất thu lợi nội tại (IRR - Internal Rate of Return)
(3) Sử dụng các phương pháp phân tích khác, bao gồm:
- Phân tích tỷ số thu chi (BCR - Benefit Cost Ratio Analysis)
- Phân tích thời hạn hoàn vốn
Tuy nhiên, tài liệu này chỉ giới thiệu một số chỉ tiêu (phương pháp) thông
dụng nhất thường được sử dụng khi phân tích tài chính nhằm so sánh lựa chọn
phương án.

2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI


CỦA HIỆU SỐ THU CHI

2.1. Một số khái niệm


- Khái niệm giá trị hiện tại của hiệu số thu chi
Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi (Net Present Value - NPV hoặc Net Present
Worth - NPW), hay còn được gọi là chỉ tiêu hệ số thu chi được quy về thời điểm
hiện tại, hiện giá thu nhập ròng, giá trị hiện tại thuần v.v. Chỉ tiêu này là giá trị hiện
tại của số thu nhập ròng sau khi đã trừ đi mọi chi phí và thiệt hại phát sinh trong
suốt vòng đời dự án, bao gồm cả khoản trả lãi vốn vay tính theo suất thu lợi tối
thiểu chấp nhận được.
Như vậy, có thể hiểu rằng, chỉ tiêu NPV (hoặc NPW) phản ánh tổng lợi nhuận
ròng của phương án đầu tư tạo ra được quy đổi về thời điểm đánh giá phương
án (thời điểm hiện tại).
Bn-1

B2
Bn
B1 B3
Bt

0 1 2 3 t n-1 n

C2
C3 Ct Cn-1 Cn

C0

Hình 4.1. Biểu đồ dòng tiền của phương án đầu tư

120 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

- Dòng tiền và biểu đồ dòng tiền


Dòng tiền (Cash Flow - CS) của phương án đầu tư là các giá trị hiệu số thu
chi xảy ra ở từng năm (thời đoạn) trong suốt vòng đời của dự án. Để thuận lợi
cho tính toán, các thời đoạn thường được quy ước là như nhau, và các khoản
thu, chi xảy ra ở cuối thời đoạn, ngoại trừ vốn đầu tư ban đầu được quy ước bỏ
ra ở thời điểm 0.
Biểu đồ dòng tiền là một đồ thị biểu diễn các giá trị thu và chi theo các thời
đoạn. Trong đó, các trị số thu được biểu diễn bằng các mũi tên hướng lên trên và
các trị số chi được biểu diễn bằng các mũi tên chỉ xuống dưới. Biểu đồ dòng tiền
có vai trò rất quan trọng phục vụ phân tích tài chính các phương án đầu tư hoặc
các phương án thiết kế. Biểu đồ dòng tiền được minh họa như hình vẽ 4.1.
Trong biểu đồ này, các giá trị thu và chi được ký hiệu lần lượt là Bt và Ct; các
thời đoạn (năm) được ký hiệu là i, với điều kiện 0≤i≤n.

2.2. Phương pháp xác định NPV


Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi (NPV) được tính theo công thức tổng
quát sau:

Trong đó:
PB: giá trị hiện tại của dòng tiền thu.
Bt: dòng tiền thu ở năm t (t=1÷n). Các khoản thu này có thể bao gồm: (i)
doanh thu do bán hàng ở năm t chưa trừ thuế, (ii) giá trị thu hồi khi thanh lý tài
sản do hết tuổi thọ quy định ở thời điểm trung gian và thời điểm cuối cùng của
dự án, và (iii) khoản thu hồi vốn lưu động đã bỏ ra ban đầu ở thời điểm kết thúc
vòng đời của phương án đầu tư.
PC: giá trị hiện tại của của dòng tiền chi.
Ct: dòng tiền chi ở năm t (t=1÷n), bao gồm: (i) chi phí đầu tư tài sản cố định
(máy móc, nhà xưởng...) ở thời điểm đầu và các thời điểm trung gian trong suốt
vòng đời của phương án đầu tư, các khoản vốn lưu động bỏ ra để khai thác sử
dụng dự án (nếu có), (ii) chi phí vận hành dự án, ví dụ chi phí cho việc sử dụng
điện, nước, nhân công vận hành, và (iii) chi phí cải tạo, sửa chữa, v.v.
n: thời kỳ phân tích được lựa chọn. Thời kỳ phân tích (n) thường được chọn
là tuổi thọ của các phương án. Trong trường hợp có sự khác biệt về tuổi thọ, thời
kì phân tích được chọn là bội số chung nhỏ nhất của giá trị tuổi thọ của các
phương án.
r: suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được do chủ đầu tư tự xác định dựa trên
lãi xuất của đồng vốn trên thị trường và ý đồ kinh doanh của mình.

121
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Các đại lượng trong công thức (4.1) được quy ước là đặt ở cuối mỗi năm
(thời đoạn), ngoại trừ ở thời điểm t=0, thường được giả sử là thời điểm kết thúc
đầu tư, đưa dự án vào sử dụng. Do vậy, nếu tách riêng đại lượng ứng với năm
t=0 (ứng với các giá trị B0=0 và C0=V), NPV sẽ được tính toán theo công thức
(4.2) sau đây:

Trong trường hợp dòng tiền thu, chi hàng năm của phương án đầu tư là
dòng tiền đều (minh họa tại hình 4.2), và ở cuối vòng đời dự án có giá trị thu hồi
khi thanh lý tài sản, thu hồi vốn lưu động, giá trị còn lại của tài sản chưa khấu
hao hết, giá trị tài sản không bị hao mòn (nếu có), NPV sẽ được xác định theo
công thức (4.3).
H
Bt

0 1 2 3 t n

Ct

Hình 4.2. Biểu đồ dòng tiền đều

Trong đó:
V: tổng vốn đầu tư ban đầu của phương án được xác định tại thời điểm bắt
đầu khai thác.
Bt: dòng tiền thu ở năm t (t=1÷n).
Ct: dòng tiền chi ở năm t (t=1÷n).
H: giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản, thu hồi vốn lưu động, giá trị tài sản chưa
khấu hao hết, giá trị tài sản không bị hao mòn ở cuối đời dự án (nếu có).
n: tuổi thọ của phương án đầu tư hoặc thời kỳ tính toán được chọn.

2.3. Sử dụng NPV để so sánh, lựa chọn phương án

Trình tự so sánh lựa chọn phương án tốt hơn từ các phương án loại trừ nhau
theo chỉ tiêu NPV được thể hiện như hình 4.3.

122 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Hình 4.3. Trình tự so sánh lựa chọn phương án dựa theo chỉ tiêu NPV

Ghi chú: Trong trình tự thể hiện ở hình 4.3, điều kiện cần để phương án được
lựa chọn là phương án đó phải đáng giá để đầu tư, tức là phải thỏa mãn điều
kiện NPV≥ 0.

2.4. Ví dụ minh họa

2.4.1. Ví dụ 1

Đơn vị tư vấn thiết kế đang cân nhắc sử dụng một trong hai loại điều hòa
với các dữ liệu liên quan như bảng sau:
Chi phí
Loại điều hòa Tuổi thọ thiết bị Tiền điện tiết kiệm
(USD)
A 1.000 5 năm 300 USD/năm
300 USD/năm đầu, và khoản tiết kiệm sẽ
B 1.350 5 năm
tăng 50 USD hàng năm

Với lãi suất tối thiểu chấp nhận được là 7% năm, cả 2 loại điều hòa đều không
có giá trị thu hồi khi thanh lý. Vậy đơn vị tư vấn nên sử dụng loại điều hòa nào?

Hướng dẫn trả lời:

Dựa theo trình tự được trình bày ở hình 4.3, quá trình tính toán được thực hiện
như sau:

- Bước 1: Lựa chọn thời kỳ phân tích.

Do tuổi thọ của 2 loại thiết bị bằng nhau nên thời kỳ phân tích được lựa
chọn bằng tuổi thọ của chúng, tức là n=5 năm.

- Bước 2: Thiết lập dòng tiền của 2 phương án như hình vẽ sau:

123
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

500
450
400
A = 300 350
300

0 1 2 3 4 5 0 1 2 3 4 5

Thiết bị A Thiết bị B

P = 1000
P = 1350

- Bước 3: Xác định suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được, r = 7% (theo số liệu
đề bài).
- Bước 4: tính toán NPV của các phương án.
+ Phương án A: Do dòng tiền của phương án sử dụng thiết bị A là đều nhau
nên NPV của phương án này sẽ được xác định theo công thức (4.3) như sau:

+ Phương án B: Do dòng tiền trong phương án này không đều nhau nên NPV
được xác định theo công thức (4.2). Việc tính toán như sau:

- Bước 5: So sánh lựa chọn phương án


Phương án B được lựa chọn do có NPVBmax và NPVB >0.
2.4.2. Ví dụ 2
Để cải thiện hiệu năng của tòa nhà, đơn vị tư vấn đề xuất hai phương án sử
dụng kính, ĐHKK và chiếu sáng, với các dữ liệu liên quan như bảng sau:

Phương án đề Tổng giá thành kính, Tuổi thọ của Tiền điện tiết kiệm
xuất ĐHKK, chiếu sáng thiết bị hàng năm

Phương án 1 12.992 triệu đồng 15 năm 2.091 triệu đồng/năm

Phương án 2 27.263 triệu đồng 15 năm 3.741 triệu đồng/năm

Giả sử cả hai phương án đều không có giá trị thu hồi khi thanh lý, lãi suất tối
thiểu chấp nhận được là 7%. Hãy phân tích lựa chọn phương án kinh tế hơn.
Hướng dẫn trả lời:
Trình tự phân tích lựa chọn phương án được thực hiện như sau:
- Bước 1: Xác định thời kỳ phân tích (n).
Do tuổi thọ thiết bị của 2 phương án bằng nhau (15 năm) nên lựa chọn
n=15 năm.

124 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

- Bước 2: Thiết lập dòng tiền của từng phương án như hình vẽ sau

Dòng tiền phương án 1 Dòng tiền phương án 2


- Bước 3: Xác định suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được, r = 7% theo số liệu
đề bài.
- Bước 4: Xác định NPV của các phương án.
Do dòng tiền của 2 phương án đầu tư là dòng tiền đều nên NPV sẽ được
tính toán theo công thức (4.3).

- Bước 5: so sánh lựa chọn phương án


Phương án 2 được lựa chọn do có NPV2max và NPV2 >0.

2.5. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp


a. Ưu điểm
Phương pháp sử dụng chỉ tiêu NPV để phân tích, so sánh lựa chọn phương
án tốt nhất từ các phương án loại trừ nhau có các ưu điểm sau:
- Có xét đến các trạng thái thay đổi bất kỳ của dòng tiền theo thời gian.
- Chỉ tiêu NPV được tính toán cho cả vòng đời dự án.
- Có tính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian khi xác định NPV.
- Có thể xét đến các yếu tố trượt giá của dòng tiền, lạm phát kinh tế, và thay
đổi tỷ giá hối đoái.
- NPV là cơ sở để xác định suất thu lợi nội tại IRR, thời hạn hoàn vốn trong
trường hợp có tính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian.
- Phản ánh trực tiếp hiệu quả tính theo số tuyệt đối bằng tiền (lợi nhuận ròng)
mà nhà đầu tư nhận được tính ở thời điểm phân tích (thời điểm hiện tại). Do vậy,
đây là chỉ tiêu quan trọng nhất và được ưu tiên sử dụng để lựa chọn phương án.

125
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

b. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp này tồn tại một số hạn chế
sau đây:
- Phương pháp này chỉ phù hợp với điều kiện của thị trường vốn hoàn hảo
trong khi thị trường này rất khó xảy ra trong thực tế.
- Rất khó xác định chính xác các số liệu đầu vào sử dụng cho tính toán, ví
dụ như các khoản tiền thu, chi cho những năm tương lai, nhất là khi tuổi thọ của
dự án kéo dài.
- Kết quả tính toán NPV phụ thuộc rất lớn vào suất thu lợi tối thiểu chấp nhận
được (r) trong khi rất khó xác định chính xác trị số này. Việc thay đổi giá trị (r) có
thể làm cho trị số NPV đổi dấu, ảnh hưởng đến kết quả lựa chọn phương án.
c. Phạm vi áp dụng
Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Sử dụng để đánh giá tính đáng giá của từng phương án đầu tư riêng lẻ
- Sử dụng để so sánh lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án thiết kế từ
các phương án loại trừ nhau có cùng hoặc khác biệt về tuổi thọ (vòng đời). Để
áp dụng phương pháp này, các phương án phải xuất hiện đồng thời dòng tiền
thu và chi, tức là các giá trị thu chi hàng năm trong suốt thời kỳ phân tích phải
được xác định cụ thể.
- Tuy nhiên, do phương pháp này không phản ánh rõ và chính xác mức sinh
lợi của đồng vốn cao hay thấp như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả theo số tương
đối. Do vậy, khi đánh giá tính đáng giá của các phương án đầu tư thường phải
kết hợp giữa phương pháp này với các phương pháp phân tích hiệu quả theo
số tương đối.

3. PHƯƠNG PHÁP DÙNG CHỈ TIÊU SUẤT THU LỢI NỘI TẠI

3.1. Khái niệm


Suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return - IRR) là mức thu lợi trung bình của
đồng vốn được tính theo giá trị còn lại của vốn đầu tư ở đầu các thời đoạn của
dòng tiền, do nội tại phương án đầu tư sinh ra với giả thiết là các khoản thu được
trong quá trình khai thác dự án sẽ được tái đầu tư ngay lập tức cho dự án với
suất thu lợi bằng chính suất thu lợi nội tại (IRR) đang cần tìm của dự án.
Về mặt toán học, suất thu lợi nội tại được định nghĩa là mức lãi suất do nội
tại dự án sinh ra và khi sử dụng IRR để xác định NPV của dự án thì chỉ tiêu này sẽ
bằng 0.

126 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

3.2. Phương pháp xác định IRR


Theo khái niệm trên, suất thu lợi nội tại (IRR) có thể được xác định theo công
thức (4.4) sau đây.

Trong đó:
PB: giá trị hiện tại của dòng tiền thu
PC: giá trị hiện tại của dòng tiền chi
IRR: suất thu lợi nội tại của phương án đầu tư
Bt: khoản thu ở năm t, bao gồm các nội dung đã nêu ở công thức (4.1)
Ct: khoản chi ở năm t, bao gồm các nội dung đã nêu ở công thức (4.1)
n: vòng đời của phương án đầu tư hoặc thời kỳ phân tích được lựa chọn.
NPV=f(r)

A +

0 1 2 3 4 5 …..

0 r
P _ IRR

Hình 4.4. Đồ thị thể hiện tương quan giữa NPV và IRR của dòng tiền đầu tư

Trong trường hợp dòng tiền thu và dòng tiền chi hàng năm đều nhau (Hình
4.2), và khi kết thúc dự án có thu được giá trị từ việc thanh lý tài sản, thu hồi vốn
lưu động, giá trị tài sản chưa khấu hao hết và giá trị tài sản không bị hao mòn
(nếu có). Giả sử lựa chọn mốc 0 là thời điểm bắt đầu khai thác dự án và biết
tổng vốn đầu tư ban đầu của phương án đầu tư, khi đó IRR được xác định từ
công thức (4.5) như sau:

Trong đó:
V: tổng vốn đầu tư của dự án tính ở thời điểm 0
Bt: dòng tiền thu đều hàng năm (t=1÷n).
Ct: dòng tiền chi đều hàng năm (t=1÷n).

127
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

H: giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản, thu hồi vốn lưu động, giá trị tài sản chưa
khấu hao hết, giá trị tài sản không bị hao mòn ở cuối đời dự án (nếu có).
n: tuổi thọ của phương án đầu tư hoặc thời kỳ phân tích được chọn.
Để giải các phương trình nêu trên nhằm xác định IRR có thể sử dụng một
trong các phương pháp sau:
- (i) Sử dụng phương pháp thử dần đúng: thử dần các giá trị khác nhau của
IRR cho đến khi phương trình (4.4) hoặc (4.5) cho kết quả bằng 0, giá trị đó chính
là IRR cần tìm.
- (ii) Sử dụng các phương pháp nội suy hoặc ngoại suy tuyến tính để tìm IRR.
Các phương pháp này mặc dù chỉ cho kết quả gần đúng nhưng dễ thực hiện và
tiết kiệm thời gian hơn so với phương pháp thử dần đúng. Nếu sử dụng phương
pháp nội suy tuyến tính thì trình tự thực hiện như sau:
+ Chọn suất thu lợi r1 sao cho khi thay giá trị này vào các phương trình (4.4)
hoặc (4.5) thỏa mãn điều kiện NPV1>0
+ Chọn suất thu lợi r2 > r1 sao cho khi thay giá trị này vào các phương trình
(4.4) hoặc (4.5) thỏa mãn điều kiện NPV2<0
+ Nội suy IRR theo công thức (4.6):

Lưu ý: Khi sử dụng công thức (4.6) để xác định IRR, cần phải lưu ý rằng các
giá trị NPV1 và NPV2 càng gần 0 thì kết quả nội suy IRR càng chính xác.

3.3. Sử dụng chỉ tiêu IRR để so sánh lựa chọn phương án


Khi sử dụng chỉ tiêu IRR để lựa chọn phương án kinh tế hơn từ các phương
án loại trừ nhau, trình tự thực hiện sẽ được thể hiện như sau:

Hình 4.5. Trình tự so sánh lựa chọn phương án dựa theo chỉ tiêu IRR

128 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Một số lưu ý khi tính toán:


- Thời kỳ phân tích (n) được chọn là tuổi thọ của các phương án nếu giữa
chúng không có sự khác biệt. Trong trường hợp có sự khác biệt về tuổi thọ, thời
kì phân tích được chọn là bội số chung nhỏ nhất của giá trị tuổi thọ của các
phương án;
- Ở bước 4, nếu phương án đang xét có suất thu lợi nội tại IRR < r thì phải loại
bỏ khỏi quá trình tính toán, bởi vì phương án đó không đáng giá để đầu tư.
- Ở bước 5, việc lựa chọn phương án sẽ dựa trên một trong hai trường
hợp sau:
(i) Trường hợp 1: Nếu vốn đầu tư của hai phương án bằng nhau thì phương
án nào có IRR lớn nhất sẽ được lựa chọn.
(ii) Trường hợp 2: Nếu các phương án có sự khác biệt về vốn đầu tư ban
đầu thì việc lựa chọn phương án sẽ dựa trên hiệu quả của gia số đầu tư ΔV
như sau:
• Tính IRR1 của phương án có vốn đầu tư thấp hơn và so sánh với lãi suất tối
thiểu chấp nhận được. Nếu IRR1 < r thì loại bỏ phương án này. Ngược lại, nếu IRR1
≥r thì đưa phương này đủ điều kiện đưa vào so sánh.
• Lập dòng tiền gia số đầu tư (dòng ΔV) bằng cách lấy dòng tiền hiệu số
thu chi của phương án vốn lớn trừ đi (-) dòng tiền hiệu số thu chi của phương
án vốn bé.
• Tính suất thu lợi nội tại của dòng tiền gia số đầu tư IRRΔV
• Lựa chọn phương án tốt hơn theo một trong hai trường hợp:
+ Nếu IRR∆V ≥ r: phương án được lựa chọn là phương án vốn lớn
+ Nếu IRR∆V < r: phương án được lựa chọn là phương án vốn bé, tức phần
đầu tư chênh lệch không đáng giá để đầu tư.

3.4. Ví dụ minh họa


Đơn vị tư vấn đề xuất hai phương án sử dụng kính, ĐHKK và chiếu sáng cho
một tòa nhà văn phòng tại Hà Nội. Giả sử tuổi thọ của thiết bị là 12 năm, các số
liệu liên quan khác như bảng sau:
Tổng giá thành kính, Tuổi thọ của Tiền điện tiết kiệm hàng
Phương án đề xuất
ĐHKK, chiếu sáng thiết bị năm
Phương án 1 15.992 triệu đồng 12 năm 2.691 triệu đồng/năm
Phương án 2 29.263 triệu đồng 12 năm 3.941 triệu đồng/năm

Giả sử cả hai phương án đều không có giá trị thu hồi khi thanh lý. Lãi suất
tối thiểu chấp nhận được là 7%. Hãy phân tích lựa chọn phương án kinh tế hơn.

129
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Hướng dẫn trả lời:


Ví dụ này được tính toán dựa trên trình tự thể hiện ở hình 4.5, gồm các
bước sau:
- Bước 1: Xác định thời kỳ phân tích (n)
Do tuổi thọ thiết bị của cả 2 phương án bằng nhau thời kỳ phân tích được
lựa chọn bằng tuổi thọ của chúng, tức là n = 15 năm.
- Bước 2: Thiết lập dòng tiền của từng phương án.
Căn cứ số liệu đề bài, dòng tiền của 2 phương án được thiết lập như hình
vẽ sau:

Dòng tiền phương án 1

Dòng tiền phương án 2


Bước 3: Xác định IRR của từng phương án
Phương trình xác định IRR của từng phương án được xây dựng theo công
thức (4.5) và việc nội suy IRR được thực hiện dựa theo công thức (4.6).
(i) Phương án 1: phương trình để xác định IRR1 như sau:

+ Chọn IRRa = ra = 12,9 %, xác định được NPVa = 4,43 (triệu đồng)
+ Chọn IRRb = rb = 13 %, xác định được NPVb = -67,66 (triệu đồng)

130 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

+ Sử dụng công thức (6) để nội suy IRR1:

(ii) Phương án 2: phương trình xác định IRR2 như sau:

+ Chọn IRRa = ra = 8,2%, xác định được NPVa = 131,37 (triệu đồng)
+ Chọn IRRb = rb = 8,3 %, xác định được NPVb = -19,48 (triệu đồng)
+ Sử dụng công thức (6) để nội suy IRR2:

- Bước 4: Xét tính đáng giá của từng phương án


+ Phương án 1 có IRR1 = 12,906 % > 7% nên phương án 1 đáng giá.
+ Phương án 2 đáng giá do có IRR2 = 8,287 % > 7%.
Do vậy, cả 2 phương án đủ điều kiện để đưa vào so sánh nhằm lựa chọn
phương án tốt hơn.
- Bước 5: So sánh lựa chọn phương án
Do 2 phương án có sự khác biệt về vốn đầu tư ban đầu nên việc so sánh lựa
chọn phương án sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:
+ Lập dòng tiền gia số đầu tư (dòng ΔV).

Dòng tiền gia số đầu tư ΔV

+ Tính suất thu lợi nội tại của dòng tiền gia số đầu tư IRRΔV theo công thức (4.5)
và (4.6).
Phương trình xác định IRRΔV:

+ Cho IRRΔVa = ra = 1,5 %, xác định được NPVΔa = 363,38 (triệu đồng)

131
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

+ Cho IRRΔVb = rb = 2 %, xác định được NPVΔb = -51,82 (triệu đồng)


Sử dụng công thức (6) để nội suy IRRΔV:

Lựa chọn phương án: do IRR∆V = 1,94% < r =7% nên phương án được lựa chọn
là phương án vốn đầu tư bé hơn, tức là phương án 1.

3.5. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng


a. Ưu điểm
Phương pháp sử dụng IRR để phân tích lựa chọn phương án có các ưu
điểm sau:
- Có xét đến các trạng thái biến động của các chỉ tiêu theo thời gian.
- Giá trị IRR được xác định một cách khách quan từ nội bộ phương án nên
tránh được việc phải xác định trị số của suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được (r)
để quy các chỉ tiêu về cùng một thời điểm so sánh như khi dùng chỉ tiêu NPV.
- Tính toán cho tất cả các năm trong cả vòng đời dự án.
- Có xét đến giá trị của tiền tệ theo thời gian.
- Có thể xét đến các yếu tố trượt giá của dòng tiền, lạm phát kinh tế và
thay đổi tỷ giá hối đoái.
- Là chỉ tiêu phản ánh rất rõ mức sinh lợi của đồng vốn cao hay thấp
b. Nhược điểm
- Chỉ phù hợp với điều kiện của thị trường vốn hoàn hảo, một điều kiện khó
đảm bảo trong thực tế.
- Rất khó xác định được chính xác các số liệu đầu vào phục vụ tính toán
như các khoản thu, chi cho những năm trong tương lai, nhất là khi tuổi thọ của
dự án dài.
- Tính toán phức tạp khi gặp dòng tiền đổi dấu nhiều lần.
- Trong trường hợp phải so sánh theo hiệu quả của gia số đầu tư, việc so
sánh lựa chọn phương án thực chất dựa trên chỉ tiêu NPV chứ không phải IRR.
c. Phạm vi áp dụng
- Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính đáng giá của từng
phương án đầu tư độc lập
- Sử dụng để so sánh lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án thiết kế
từ các phương án loại trừ nhau có cùng hoặc khác biệt về tuổi thọ (vòng đời).
Để áp dụng phương pháp này, các phương án phải có đồng thời dòng tiền thu

132 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

và chi, tức là các giá trị thu chi hàng năm trong suốt thời kỳ phân tích phải được
xác định cụ thể.
- Tuy nhiên, do phương pháp này không phản ánh rõ hiệu quả tuyệt đối tính
bằng tiền của dự án nhận được, do đó khi phân tích đánh giá dự án để quyết
định đầu tư phải kết hợp với chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối, ví dụ phương
pháp sử dụng chỉ tiêu NPV.

4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÒNG ĐỜI DỰ ÁN

4.1. Một số khái niệm


a. Chi phí vòng đời dự án
Chi phí vòng đời (Life Cycle Cost - LCC) là tổng chi phí phát sinh trong suốt
vòng đời của dự án, xuyên suốt các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu
tư, khai thác sử dụng, và thải bỏ sản phẩm. Đối với sản phẩm là công trình xây
dựng, nội dung của chi phí vòng đời bao gồm: (i) chi phí phát triển dự án và thực
hiện xây dựng công trình (chi phí đầu tư ban đầu), (ii) chi phí vận hành, bảo trì
và nâng cấp, (iii) chi phí thanh lý, phá dỡ công trình, và (iv) một số chi phí khác.
Để xác định LCC của công trình xây dựng cần phải sử dụng nhiều loại dữ liệu
đầu vào, bao gồm:
(1) Dữ liệu giúp xác định chi phí đầu tư ban đầu như khối lượng các công
tác xây lắp, định mức, đơn giá v.v.
(2) Dữ liệu để xác định các khoản chi phí phát sinh trong giai đoạn sử dụng
công trình như chi phí cho hoạt động vận hành (chi phí sử dụng điện nước, chi
phí nhân công...); chi phí cho các hoạt động sửa chữa, bảo hành, cải tạo v.v.
(3) Các dữ liệu cần thiết khác để xác định chi phí phá dỡ.
b. Phương pháp phân tích chi phí vòng đời
Phân tích chi phí vòng đời (Life Cycle Cost Analysis - LCCA) là cách tiếp cận
có xem xét toàn diện các khoản chi phí cho việc mua sắm, sở hữu và thanh lý
(tiêu hủy) sản phẩm nói chung và công trình xây dựng nói riêng. Phương pháp
này có thể xem xét một hoặc nhiều giai đoạn khác nhau của vòng đời sản
phẩm. Kết quả tính toán chi phí vòng đời có thể sử dụng để hỗ trợ việc ra quyết
định đầu tư, lựa chọn phương án, v.v…

4.2. Phương pháp xác định chi phí vòng đời


Khi xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian, chi phí vòng đời của một công trình
có thể được quy về mặt bằng thời gian là thời điểm hiện tại, tương lai hoặc san
đều cho từng năm trong suốt vòng đời công trình. Tùy mỗi trường hợp, công thức
tính toán của LCC sẽ có sự khác biệt nhất định.

133
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

a. Xác định giá trị hiện tại của chi phí vòng đời
Trong trường hợp này, tất cả các khoản chi phí phát sinh trong suốt vòng đời
của sản phẩm nói chung và công trình xây dựng nói riêng sẽ được quy về mặt
bằng giá ở thời điểm hiện tại (thời điểm phân tích) theo một tỷ lệ chiết khấu nhất
định. Công thức xác định LCC khi quy về thời điểm hiện tại như sau:

Khi dòng tiền chi hàng năm là dòng tiền đều, LCC sẽ được xác định theo công
thức (4.8).

Trong đó:
: chi phí vòng đời quy về thời điểm hiện tại
V: vốn đầu tư ban đầu của phương án
Ct: dòng tiền chi trong năm t
n: vòng đời của sản phẩm (công trình xây dựng) theo từng phương án đầu tư
H: giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản, thu hồi vốn lưu động, giá trị tài sản chưa
khấu hao hết, giá trị tài sản không bị hao mòn ở cuối đời dự án (nếu có)
r: Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng để điều chỉnh dòng tiền (%)
b. Xác định giá trị tương lai của chi phí vòng đời
Trong trường hợp này, tất cả các khoản chi phí phát sinh trong suốt vòng đời
của sản phẩm nói chung và công trình xây dựng nói riêng sẽ được quy về một
thời điểm trong tương lai, thường là thời điểm kết thúc vòng đời sản phẩm (công
trình xây dựng), dựa trên tỷ lệ chiết khấu nhất định. Công thức tính toán như sau:

Trong đó:
: chi phí vòng đời quy về thời điểm kết thúc vòng đời công trình
Ct: dòng tiền chi trong năm t
n: vòng đời của sản phẩm (công trình xây dựng) theo từng phương án đầu tư
r: tỷ lệ chiết khấu được sử dụng để điều chỉnh dòng tiền (%).
c. Xác định chi phí vòng đời san đều hàng năm
Trong phương pháp này, tất cả các khoản mục bao gồm chi phí đầu tư ban
đầu, chi phí phát sinh định kỳ và không định kỳ sẽ được san đều cho các năm
trong suốt vòng đời sản phẩm (công trình xây dựng) theo công thức sau:

Trong đó:

134 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

: chi phí vòng đời quy về thời điểm hàng năm


Ct: dòng tiền chi trong năm t
n: vòng đời của sản phẩm (công trình xây dựng) theo từng phương án đầu tư
r: tỷ lệ chiết khấu được sử dụng để điều chỉnh dòng tiền (%).

4.3. Sử dụng phương pháp phân tích chi phí vòng đời để lựa chọn
phương án
Khi so sánh lựa chọn phương án theo phương pháp phân tích chi phí vòng
đời, trình tự thực hiện như sau:

Hình 4.6. Trình tự so sánh lựa chọn phương án dựa theo LCC

4.4. Ví dụ minh họa


Đơn vị tư vấn đề xuất 2 phương án sử dụng kính, thiết bị chiếu sáng và điều
hòa không khí cho một tòa nhà văn phòng với các số liệu cho như bảng. Giả sử
tuổi thọ của các thiết bị là 15 năm, lãi suất tối thiểu chấp nhập được là 7%/năm,
các phương án đều không có giá trị thu hồi khi thanh lý. Hãy lựa chọn phương
án thiết kế tốt hơn về mặt kinh tế.
Phương án đề Tổng giá thành kính, Tuổi thọ Tiền điện tiêu thụ
xuất ĐHKK, chiếu sáng của thiết bị hàng năm
Phương án 1 12.992 triệu đồng 15 năm 6.335 triệu đồng/năm
Phương án 2 27.263 triệu đồng 15 năm 4.685 triệu đồng/năm

Hướng dẫn trả lời:


Trình tự tính toán được thực hiện theo các bước ở hình 4.6, bao gồm các
bước sau:
- Bước 1: Xác định thời kỳ phân tích.
Do tuổi thọ thiết bị của cả 2 phương án bằng nhau (15 năm) nên thời kỳ
phân tích được chọn là n = 15 năm.

135
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

- Bước 2: Thiết lập dòng tiền của các phương án.


Dựa theo số liệu đề bài, dòng tiền của 2 phương án được thiết lập như hình
vẽ sau:
- Bước 3: Tỷ lệ chiết khấu được lấy bằng 7% theo số liệu đầu bài.
- Bước 4: Xác định chi phí vòng đời của các phương án.

Dòng tiền phương án 1

Dòng tiền phương án 2


Trong ví dụ này, chi phí vòng đời của các phương án sẽ được quy về thời
điểm hiện tại theo công thức (4.8) vì dòng tiền của cả 2 phương án là dòng tiền
đều. Quá trình tính toán như sau:

- Bước 5: Lựa chọn phương án.


Phương án 2 được chọn do có LCCmin.

4.5. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng


a. Ưu điểm
- Tính toán cho cả vòng đời dự án
- Có tính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian.
- Có thể xét đến các yếu tố trượt giá của dòng tiền, lạm phát kinh tế, và
thay đổi tỷ giá hối đoái.

136 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

- Có xét đến tất cả các chi phí phát sinh trong suốt vòng đời của công trình
từ gian đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn phá dỡ. Các chi phí đầu tư ban đầu
được xác định phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư
xây dựng.
- Phản ánh trực tiếp chi phí tính theo số tuyệt đối bằng tiền mà nhà đầu
tư phải bỏ ra tính ở thời điểm phân tích (thời điểm hiện tại hoặc thời điểm kết
thúc vòng đời của công trình). Do vậy, đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn
phương án.
b. Nhược điểm
- Nhu cầu về số liệu đầu vào phục vụ tính toán lớn. Có nhiều số liệu, ví dụ
các khoản chi phí phát sinh trong giai đoạn vận hành, sửa chữa, bảo hành và
phá dỡ công trình, rất khó hoặc không thể xác định chính xác được tại thời điểm
so sánh lựa chọn phương án.
- Phương pháp này chỉ quan tâm đến dòng tiền chi mà không xem xét đến
sự khác biệt về lợi ích đem lại từ nguồn thu của các phương án đầu tư.
c. Phạm vi áp dụng
- Áp dụng để lựa chọn phương án đầu tư tốt hơn trong các phương án loại
trừ nhau khi vòng đời của chúng kéo dài. Phương pháp này đặc biệt phù hợp khi
các khoản chi phí phát sinh trong giai đoạn vận hành, sửa chữa, bảo hành và
phá dỡ lớn và có đủ cơ sở, căn cứ để xác định.
- Đặc biệt thích hợp áp dụng để so sánh lựa chọn phương án đầu tư cho
những dự án khó xác định hoặc không có dòng tiền thu trong suốt vòng đời
của nó, ví dụ những công trình quốc phòng.

5. PHÂN TÍCH THỜI HẠN HOÀN VỐN

5.1. Khái niệm


Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để lợi nhuận hoặc các lợi
ích khác của khoản đầu tư bằng với chi phí đầu tư.
Tiêu chuẩn đánh giá đặt ra trong mọi tình huống là tối thiểu hóa thời hạn
hoàn vốn, tức là khi so sánh các phương án loại trừ nhau, phương án nào có thời
hạn hoàn vốn nhỏ hơn sẽ được lựa chọn.
5.2. Phương pháp xác định thời hạn hoàn vốn
5.2.1. Khi không xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian
Khi không xem xét đến giá trị của tiền tệ theo thời gian, thời hạn hoàn vốn
được xác định theo công thức (4.11) hoặc (4.12). Cụ thể:
- Khi nguồn hoàn vốn từ lợi nhuận và khấu hao hàng năm là đều nhau, thời
hạn hoàn vốn sẽ được xác định theo công thức (4.11)

137
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Trong đó:
Thv: thời hạn hoàn vốn (năm)
V: vốn đầu tư ban đầu của dự án
Ln: lợi nhuận ròng hàng năm
Kn: số tiền trích khấu hao hàng năm
- Nếu nguồn hoàn vốn từ lợi nhuận và khấu hao không đều thì sử dụng
phương pháp trừ dần để xác định Thv theo công thức (4.12)

Trong đó:
Lt: lợi nhuận ròng ở năm thứ t
Kt: số tiền trích khấu hao ở năm thứ t
Lưu ý khi tính toán:
Nếu vốn đầu tư phải bỏ ra nhiều lần để tái đầu tư các tài sản đã hết thời
hạn sử dụng trong vòng đời của phương án đầu tư, thì quá trình tính toán chỉ
được lấy vốn ở lần đầu tư đầu tiên để đưa vào tính toán.
Trường hợp vốn đầu tư phải bỏ ra nhiều lần do áp dụng phương pháp xây
dựng theo từng đợt công suất thì Thv có thể tính như sau:
- Nếu mỗi lần bỏ vốn phục vụ cho một bộ phận độc lập của dự án, và lợi
nhuận cùng với số tiền trích khấu hao riêng của lần bỏ vốn có thể xác định được,
thì thời hạn hoàn vốn được tính công thức (4.11) hoặc (4.12).
- Trường hợp mỗi lần bỏ vốn chỉ nhằm phục vụ chung cho dự án, thì tính
thời hạn thu hồi vốn cho từng đợt bỏ vốn. Nếu ở cuối đợt mà số vốn đầu tư chưa
được hoàn trả hết thì cộng số vốn còn lại vào đợt kế tiếp để tính thời kỳ hoàn vốn
tiếp theo.
5.2.2. Khi xét đến giá trị của tiền tệ theo thời gian
Thời hạn hoàn vốn trong trường hợp có xem xét đến sự thay đổi của giá trị
tiền tệ theo thời gian sẽ được xác định theo công thức (4.13)

Trong đó:
V: vốn đầu tư ban đầu của dự án

138 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

Lt: lợi nhuận ròng ở năm thứ t


Kt: số tiền trích khấu hao ở năm thứ t
r: suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được
Thời hạn hoàn vốn trong trường hợp này cũng có thể được xác định dựa
vào công thức xác định NPV dựa trên các công thức (4.14) hoặc (4.15).

Hoặc:

Trong đó:
V: vốn đầu tư ban đầu
Bt: dòng tiền thu của dự án
Ct: dòng tiền chi của dự án
Dựa vào biểu đồ dòng tiền của dự án, có thể xác định thời hạn hoàn vốn là
thời điểm mà dòng tiền đổi dấu từ âm sang dương.
Để xác định thời hạn hoàn vốn trong trường hợp này có thể sử dụng phương
pháp nội suy tuyến tính theo cách làm như sau:
- Chọn thời hạn hoàn vốn Thv1 sao cho khi thay vào các phương trình (4.14)
hoặc (4.15) thỏa mãn các điều kiện NPV1>0
- Chọn thời hạn hoàn vốn Thv2 > Thv1 sao cho khi thay vào các phương trình
(4.14) hoặc (4.15) thỏa mãn các NPV2<0
- Nội suy giá trị Thv theo công thức (4.16):

Chú ý: khi sử dụng công thức (4.16) để xác định Thv, cần phải lưu ý rằng các
giá trị NPV1 và NPV2 càng gần 0 thì kết quả tính Thv càng chính xác.

5.3. Sử dụng chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn để lựa chọn phương án

5.3.1. Khi không xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian
Trong trường hợp này việc so sánh lựa chọn phương án sử dụng chỉ tiêu thời
hạn hoàn vốn sẽ được thực hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Tính toán thời hạn hoàn vốn của từng phương án theo công thức
(4.11) hoặc (4.12).
- Bước 2: Lựa chọn phương án có thời hạn hoàn vốn nhỏ hơn.

139
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

5.3.2. Khi xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian
Trong trường hợp này việc so sánh lựa chọn phương án sử dụng chỉ tiêu thời
hạn hoàn vốn sẽ được thực hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Thiết lập dòng tiền của các phương án. Mặc dù trong các công
thức xác định thời hạn hoàn vốn không cần phải định rõ thời kỳ phân tích nhưng
dòng tiền có thể biểu diễn cho cả vòng đời của phương án đầu tư.
- Bước 2: Tính toán thời hạn hoàn vốn của các phương án theo công thức
(4.14), (4.15) và (4.16). Việc tính toán không cần xử lý sự khác biệt tuổi thọ của
các phương án.
- Bước 3: Lựa chọn phương án có thời hạn hoàn vốn nhỏ hơn.

5.4. Ví dụ minh họa


Đơn vị tư vấn thiết kế đang cân nhắc lựa chọn một trong 2 phương án
sử dụng kính, thiết bị chiếu sáng và điều hòa không khí với các thông tin như
bảng sau:
Tổng giá thành kính, Tuổi thọ của Tiền điện tiết kiệm
Phương án đề xuất
ĐHKK, chiếu sáng thiết bị hàng năm
Phương án 1 12.992 triệu đồng 15 năm 2.091 triệu đồng/năm
Phương án 2 27.263 triệu đồng 15 năm triệu đồng/năm
Giả sử lãi suất chấp nhận được là 7%. Hãy phân tích lựa chọn phương án
thiết kế tốt hơn về mặt kinh tế dưa theo chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn cho các
trường hợp:
a. Khi không xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian.
b. Khi xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian.
Hướng dẫn trả lời:
a. Khi không xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian
- Bước 1: Xác định thời hạn hoàn vốn của 2 phương án theo công thức (4.12).
(i) Phương án 1:
Phương án này có tổng chi phí đầu tư là 12.992 (triệu đồng), và chi phí tiết
kiệm điện hàng năm là 2.091 (triệu đồng). Thời hạn hoàn vốn của phương án là:

(ii) Phương án 2:
Dựa theo số liệu về tổng chi phí đầu tư và chi phí điện tiết kiệm hàng năm,
thời hạn hoàn vốn của phương án được xác định như sau:

140 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

- Bước 2: lựa chọn phương án:


Phương án 1 được chọn do có thời hạn hoàn vốn ngắn hơn.
b. Khi xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian
Trong trường hợp này, thời hạn hoàn vốn của 2 phương án được xác định
theo công thức (4.14) như sau:
- Bước 1: thiết lập dòng tiền của các phương án
- Bước 2: Xác định thời hạn hoàn vốn của từng phương án:

Dòng tiền phương án 1

Dòng tiền phương án 2


Phương án 1:
Phương trình xác định thời hạn hoàn vốn của phương án 1:

+ Chọn Thva = 8 năm, xác định được NPVa=506,01 (triệu đồng)


+ Chọn Thvb = 9 năm, xác định được NPVb=-631,35 (triệu đồng)
+ Sử dụng công thức (4.16) để nội suy xác định thời hạn hoàn vốn của
phương án 1:

141
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Phương án 2:
Phương trình xác định thời gian hoàn vốn của phương án 2 như sau:

+ Chọn Thva = 10 năm, xác định được NPVa=987,78 (triệu đồng)


+ Chọ Thvb = 11 năm, xác định được NPVb=-789,54 (triệu đồng)
+ Sử dụng công thức (4.16) để nội suy xác định thời hạn hoàn vốn của
phương án 1:

- Bước 3: lựa chọn phương án:


Phương án 1 được chọn do có thời hạn hoàn vốn ngắn hơn.

5.5. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng


a. Ưu điểm
- Khi không xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian: cách tính toán đơn giản, dễ
thực hiện hơn rất nhiều so với các phương pháp khác.
- Khi xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian:
• Có xét đến giá trị của tiền tệ theo thời gian
• Có thể xét đến các yếu tố trượt giá của dòng tiền, lạm phát kinh tế và thay
đổi tỷ giá hối đoái.
b. Nhược điểm
- Đây chỉ là một phương pháp phân tích kinh tế gần đúng.
- Tất cả các chi phí, lợi nhuận trước thời hạn hoàn vốn đều được xét đến
trong tính toán mà không xem xét sự khác biệt về thời gian của chúng.
- Không xét đến tất cả các hệ quả kinh tế diễn ra sau thời hạn hoàn vốn
- Do đây là một kết quả tính toán gần đúng nên có thể ảnh hưởng đến sự
chính xác của việc lựa chọn phương án.
c. Phạm vi áp dụng
Phương pháp phân tích thời hạn hoàn vốn chỉ nên sử dụng để so sánh lựa
chọn các phương án đầu tư có thời gian ngắn, của những dự án có quy mô nhỏ,
đơn giản.

142 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Phụ lục VÍ DỤ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ

CÔNG TRÌNH: NHÀ Ở CAO TẦNG VÀ CÔNG TRÌNH THƯƠNG MẠI Y1

 Giới thiệu chung về công trình


 Loại hình công trình: Hỗn hợp tòa nhà
chung cư và công trình thương mại
 Chủ đầu tư: Công ty TNHH đầu tư
Capitaland - Thiên Đức.
 Địa chỉ: Khu Y1, Phường Thanh Mỹ Lợi,
Quận 2, TP HCM
 Diện tích khu đất: 2,1ha
 Diện tích xây dựng: 10,153m2.
 Chiều cao công trình: 35 tầng
 Tổng diện tích sàn của tòa B: Khoảng
34.674m2
 Tổng diện tích sàn của tòa C: Khoảng
49.582m2
 Tổng diện tích sàn của tòa B&C: Khoảng
84.256m2

 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các hệ thống thiết bị
So sánh với phương án thiết kế tuân thủ Quy chuẩn, tổng năng lượng tiết
kiệm được của mô hình đề xuất là 37%, trong đó:
- Từ hệ thống ĐHKK: 36,24%
- Từ hệ thống chiếu sáng: 51,2%

143
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

Hình 1. So sánh năng lượng tiêu thụ tiết kiệm của phương án đề xuất và phương án
tuân thủ Quy chuẩn (kWh/m2/năm)

 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã thực hiện


- Tường bao sử dụng gạch CMU
- Mái cách nhiệt với 50mm polyelystyrene
- Sử dụng kính 2 lớp để giảm OTTV từ 60W/m2 xuống 47,8W/m2
- Thay đổi mật độ công suất chiếu sáng và đèn hiệu suất thấp sang đèn LED
- Thay thế điều hòa không khí cục bộ có COP 2,7 bằng máy có COP 3,28.
 Các chi phí, lợi ích của các giải pháp tiết kiệm năng lượng
- Chi phí đầu tư tăng thêm: 1,51 tỷ VND
- Tổng chi phí điện tiết kiệm được hằng năm: 4,169 tỷ VND
- Thời hạn hoàn vốn: < 1 năm

144 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

CÔNG TRÌNH: TÒA NHÀ VĂN PHÒNG CONINCO

 Giới thiệu chung về công trình


 Loại hình công trình: Tòa nhà văn phòng
 Chủ đầu tư: CONINCO.
 Địa chỉ: Số 4 Tôn Thất Tùng, Hà Nội, Việt
Nam.
 Diện tích khu đất: 1.814m2.
 Diện tích xây dựng: 1.076m2.
 Tổng chiều cao: 20 tầng (bao gồm cả
tầng kỹ thuật) và 3,5 tầng hầm.
 Tổng diện tích sàn: 20.673m2.

 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các hệ thống thiết bị
So sánh với phương án thiết kế tuân thủ Quy chuẩn, 3 phương án thiết kế
khác nhau đã được đề xuất. Trong đó bao gồm phương án thiết kế ban đầu của
CONINCO và 2 phương án do nhóm tư vấn tiết kiệm năng lượng đề xuất. Tiềm
năng tiết kiệm năng lượng so với phương án tuân thủ Quy chuẩn lần lượt là: 9%,
32% và 37%. Trong đó:
- Từ hệ thống ĐHKK lần lượt là: 17%, 35% và 42%
- Từ hệ thống chiếu sáng: 13%, 55% và 55%.

Hình 2. So sánh năng lượng tiêu thụ tiết kiệm của các phương án và phương án tuân
thủ Quy chuẩn (kWh/m2/năm)

 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã thực hiện


- Điều chỉnh cấu tạo mái để giảm U-value

145
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

- Kính hai lớp low E - phủ mềm


- Thay đổi mật độ công suất chiếu sáng và đèn hiệu suất thấp sang đèn LED
- Thay thế điều hòa không khí có COP thấp bằng máy có COP cao. Cụ thể:
+ Tầng 1-11 thay thế ĐHKK Chiller COP 3,1 bằng ĐHKK VRF COP 4,54
+ Tầng12-19 thay thế ĐHKK cục bộ COP 2,5 bằng ĐHKK cục bộ COP 3,54
 Các chi phí, lợi ích của các giải pháp tiết kiệm năng lượng
So với phương án tuân thủ Quy chuẩn, chi phí, lợi ích của các giải pháp tiết
kiệm năng lượng được thể hiện như sau
Chi phí, lợi ích so với Phương án ban đầu Phương án Phương án đề
phương án tuân thủ QC của CONINCO đề xuất 1 xuất 2
Chi phí đầu tư tăng thêm 2,173 tỷ VND -3,43 tỷ VND -6,105 tỷ VND
Tổng chi phí điện tiết kiệm 0,598 tỷ VND 2,248 tỷ VND 2,537 tỷ VND
được hằng năm
Thời hạn hoàn vốn 3,6 năm 0 0

146 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

CÔNG TRÌNH: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG XANH TẠI VIỆT NAM, TRƯỜNG CAO ĐẰNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ

 Giới thiệu chung về công trình


 Loại hình: Trường học, trung tâm
nghiên cứu
 Chủ đầu tư: Trường cao đằng xây
dựng công trình đô thị
 Địa chỉ: Yên Thường, Gia Lâm, Hà
Nội
 Diện tích khu đất: 2.580,09m2.
 Diện tích xây dựng: 903,2m2.
 Tổng chiều cao: 5 tầng.
 Tổng diện tích sàn: 3.875m2

 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các hệ thống thiết bị
So sánh với phương án thiết kế tuân thủ Quy chuẩn, tổng năng lượng tiết
kiệm được của mô hình đề xuất là 41%, trong đó:
- Từ hệ thống ĐHKK: 31%
- Từ hệ thống chiếu sáng: 60%

Hình 3. So sánh năng lượng tiêu thụ tiết kiệm của phương án đề xuất và phương án
tuân thủ Quy chuẩn (kWh/m2/năm)

147
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã thực hiện


- Điều chỉnh phương án sử dụng kính
- Điều chỉnh mật độ công suất chiếu sáng
- Thay thế ĐHKK cục bộ COP 2,7 bằng ĐHKK hệ thống COP 5,17
 Các chi phí, lợi ích của các giải pháp tiết kiệm năng lượng
- Chi phí đầu tư tăng thêm: 1,579 tỷ VND
- Tổng chi phí điện tiết kiệm được hằng năm: 0, 358 tỷ VND
- Thời hạn hoàn vốn: 4,14 năm

148 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)
Tập 1: Công trình xây dựng mới

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Baderia. (2014). The role of thermal mass in humid subtropical climate: thermal
performance and energy demand of CSET building, Ningbo. 30th International
PLEA Conference, 2014. https://scholar.google.com/scholar?hl=en&as_
sdt=0%2C5&q=Baderia%2C+2014&btnG=

[2]. Baker, N., & Koen Steemers. (2003). Energy and Environment in Architecture:
A Technical Design Guide. https://books.google.ru/book s?hl=en&lr
=&id=FJp5AgAAQB AJ&oi=fnd&pg=PP1&dq=Energy+ and+Environment+in+Archite
cture&ots=6jwErDsU6 Q&sig=9Tu1QFVKfOPLYtp3VTjbfCoDK0E&redir_esc=y#v=
onepage&q=Energy and Env ironment in Architecture&f=false

[3]. Schumann, J., Lee, E. S., Rubinstein, F. M., Selkowitz, S. E., & Robinson, A. (2013). Tips
for Daylighting with Windows: The Integrated Approach.

[4]. Szokolay, S. (2014). Introduction to Architectural Science: The Basis of Susta inable
Design. https://books.google.ru/books?hl=en& lr=&id=sedXAw AA QBAJ&oi=fnd&
pg=PP1&dq=Introduction+ to+ARCHITECTURAL+S CIENC E&ots=CeMSwIrqOK&sig
=kPe0YfHKkEAZ5Cvx2XgFAAcBY jE&redir_esc=y#v=onepage&q=Introduction to
ARCH ITECTURAL SCIENCE&f=false

[5]. Thông tư 26/2016/TT-BXD về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

[6]. http://www.nebb.org/assets/1/7/PST_TAB_2005.pdf

[7]. “Advanced Energy Design Guide for Small to Medium Office Buildings”, ASHRAE,
AIA, USGBC, USDOE, 2011.

[8]. “HVAC Ứng dụng cho nhà cao tầng”, Trần Minh Ngọc, Nguyễn Văn Hạp, NXB
ĐHQG Tp. HCM, 2020.

[9]. Building Commissioning Guidelines, energydessignresources.com

[10]. “US GSA - Commissioning Program - Glossary - Acronyms”. US GSA.

[11]. “Introduction to ASHRAE Standard 202”, Commissioning Process for Buildings and
Systems

[12]. GS. TSKH Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư xây dựng, NXB Xây dựng.

[13]. Ngô Văn Yên (2019), Nghiên cứu phương pháp xác định chi phí vòng đời công trình
xây dựng dân dụng phù hợp điều kiện Việt Nam, Luận văn thạc sĩ tại Khoa Kinh tế
và Quản lý Xây dựng, Đại học Xây dựng.

[14]. Leland Blank và Anthony Tarquin (2008), Kinh tế kỹ thuật căn bản, xuất bản bởi tập
đoàn McGraw-Hill. (Leland Blank and Anthony Tarquin (2008), Basic of Engineering
Economy, Published by McGraw-Hill Companies.)

149
Nâng cao năng lực thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình hiệu quả năng lượng

[15]. Donald G. Newman, Ted G. Eschenbach, và Jerome P. Lavelle (2004), Phân tích kinh
tế kỹ thuật, Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Donald G. Newman, Ted G. Eschenbach,
and Jerome P. Lavelle (2004), Engineering Economics Analysis, Oxford University
Press.)

[16]. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về hệ thống điện của nhà ở và
nhà công cộng.

[17]. Tài liệu tập huấn “Nâng cao năng lực thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình
tiết kiệm năng lượng”, dự án EECB.

[18]. Các báo cáo và tài liệu đào tạo “Hỗ trợ áp dụng quy chuẩn quốc gia về sử dụng
hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong các công trình xây dựng”, dự án DANIDA

[19]. Các báo cáo và tài liệu đào tạo “Chương trình năng lượng sạch Việt Nam”, dự án
USAID

[20]. Các báo cáo và tài liệu đào tạo “Giới thiệu QCVN09: 2017/BXD”, dự án IFC

[21]. Các báo cáo gói thầu EECB-13: Nhóm chuyên gia về các công trình trình diễn xây
mới hiệu quả năng lượng

[22]. Các báo cáo gói thầu EECB-14: Nhóm chuyên gia về các công trình trình diễn đã
xây dựng hiệu quả năng lượng

[23]. National Institute of Standards and Technology Handbook 135, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.

[24]. TCVN 5687:2010: Kỹ thuật nhiệt. Kết cấu ngăn che. Tiêu chuẩn thiết kế.

[25]. TCVN 9258:2012: Chống nóng cho nhà ở. Hướng dẫn thiết kế.

[26]. NFRC 200-2017: Quy trình xác định hệ số hấp thu nhiệt mặt trời của sản phẩm kính
và hệ số truyền ánh sáng ở mức độ phổ biến bình thường (do Hội đồng đánh giá
độ tổng hợp quốc gia hợp nhất)/ Procedure for Determining Fenestration Product
Solar Heat Gain Coefficient and Visible Transmittance at Normal Incidence (by
National Fenestration Rating Council Incorporated).

[27]. QCVN 09:2017/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình xây dựng sử dụng
năng lượng hiệu quả (National Technical regulation on energy efficiency buildings)

[28]. TCVN 5639: 1991, Nhóm H, Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong-Nguyên tắc cơ bản
(Check and acceptance of equipment after installation - Basic principle)

[29]. ISO 6946: 2017, thành phần và cấu kiện tòa nhà - nhiệt trở và truyền nhiệt - các
phương pháp tính (Building components and building elements - Thermal resistance
and thermal transmittance - Calculation methods)

[30]. Tiêu chuẩn AMCA 205-10, Tiêu chuẩn phân loại hiệu suất năng lượng cho quạt
(Energy Efficiency Classification for Fans)

150 | Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB)

You might also like