Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Quỳnh Tâm:

Thành ngữ, tục ngữ hiện đại là văn học dân gian, vì:

+Văn học dân gian có định nghĩa là những tác phẩm ngôn từ được tập thể sáng tác
và truyền miệng, và để được coi là "văn học dân gian", các sáng tác phải tuân thủ
các đặc trưng tiêu biểu của nó là: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với
các hoạt độhng sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (theo SGK Văn lớp
10). Theo mình, các thành ngữ, tục ngữ hiện đại không hề vi phạm một 'quy tắc'
nào của văn học dân gian và hơn nữa còn có đủ tieu chí để được coi là "văn học
dân gian".

+Đối với các thành ngữ, tục ngữ có trong cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" của
tác giả Thành Phong, theo em tìm hiểu, thì hầu hết những thành ngữ trong đó chỉ là
những cụm từ có vần (-> vì chúng không đúng là "thành ngữ" thực sự theo khoa
học của nó) hoặc những thành ngữ đã có sẵn trước đó và được tái tạo lại thành
những câu có phong cách phù hợp với giới trẻ hiện đại hơn. Nhiều người phủ nhận
việc những thành ngữ, tục ngữ trong sách đó là thành ngữ thực sự vì gần như nửa
số thành ngữ trong đó đều được sáng tạo ra để có tính chất hài hước và không nhất
thiết phải phản ánh những thứ to lớn mà thành ngữ truyền thống thường bộc lộ
(VD: Thanh kiu vi na miu). Tuy nhiên, cũng có một số lượng thành ngữ đáng kể
trong sách mang những ý nghĩa thực sự, đồng thời phản ánh thực tế, sự nhận thức
về các vấn đề xã hội hiện đại, là những câu thành ngữ hiện đại với những tiêu
chuẩn chính đáng của thành ngữ, và có thể được coi là thành ngữ, tục ngữ (vhdg)
mới. (VD: Trong cái khó ló cái ngu, Thất bại vì ngại thành công,...)
Tuy nhiên,một trong số đó vẫn còn có phần "tục tĩu" và (theo dư luận) làm mất đi
sự trong sáng, hồn nhiên vốn có của thành ngữ, đôi lúc còn có tính xúc phạm, điều
đó là nguyên nhân chính vì sao cuốn sách không nhận được nhiều sự ủng hộ, sự
đồng tình từ độc giả và không lâu sau đó thì quyển sách đã bị cấm xuất bản trên thị
trường.

Bảo Trân ( Alin )


Các thành ngữ, tục ngữ hiện đại không thể được coi là văn học dân gian vì:
Về cơ bản, vốn dĩ từ lâu khái niệm về VHDG đã in sâu vào tâm thức của mỗi
người con Việt Nam: Đó là những sáng tác ngôn từ mang tính tập thể - truyền
miệng.
+ Tính tập thể: VHDG là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, thuộc nhiều thế hệ
qua những thời gian và không gian khác nhau.
- Về nội dung, một tác phẩm VHDG phải phản ánh được nhiều nét sinh hoạt, tình
cảm, nguyện vọng và mơ ước, cách nhìn nhận về cuộc đời và con người của đông
đảo quần chúng nhân dân lao động.
- Về hình thức, tác phẩm ấy phải kết tinh được thị hiếu thẩm mĩ, tài năng sáng tạo
của quần chúng nhân dân thuộc về một dân tộc nhất định và với tư cách như một
chỉnh thể có chung điều kiện sinh hoạt, lao động, tranh đấu và sáng tạo nghệ thuật.
+ Tính truyền miệng: VHDG ra đời khi chưa có chữ viết, vì thế mà những câu
thành ngữ tục ngữ được truyền từ người người này sang người khác, từ thế hệ này
sang thế hệ khác mà không biết nguồn gốc của nó từ đâu.

Những yếu tố trên là những yếu tố thiết yếu, cơ bản nhất về văn học dân gian bấy
lâu. Vì vậy, chỉ cần thiếu đi một yếu tố nhỏ cũng đã sẽ mất đi chất riêng của văn
học dân gian. Những câu thành ngữ hiện đại thuộc về những tác giả cụ thể vì thế
mà không còn được coi là văn học dân gian. Hơn nữa, nếu những thành ngữ tục
ngữ hiện đại cũng được xem là văn học dân gian thì giá trị của loại văn học này sẽ
dần mất đi khi những câu thành ngữ, tục ngữ của xã hội ngày nay trở nên phổ biến
rộng rãi hơn, con người từ đó mà sẽ chú ý đến những câu thành ngữ tục ngữ hiện
đại thay vì là những câu nói, câu ca dao, điệu hò từ thửo xưa.

Đánh giá về sách:


Bộ sách “Sát thủ đầu mưng mủ” của Thành Phong rất độc đáo, người đọc khi đến
với sách sẽ tìm thấy những câu thành ngữ, tục ngữ hiện đại rất đỗi mới mẹ, lạ lẫm
là vui nhộn, mang tính giải trí cao, đem lại tiếng cười niềm vui cho bản thân mình.
Tuy nhiên, những câu thành ngữ tục ngữ đó chỉ nên được biết đến và sử dụng cho
mục đích giải trí chứ không nên xem chúng là một phần của văn học dân gian hay
lạm dụng chúng quá mức trong đời sống thường ngày. Nội dung của sách dù mới
mẻ độc đáo nhưng có sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh không phù hợp, gây khó chịu
hiểu lầm cho người đọc. Nếu những câu thành ngữ ở cuốn sách này được coi là văn
học dân gian thì hoàn toàn không hợp lí. Văn học dân gian là nơi hình thành nên
những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc, là kho lưu giữ những thành
tựu ngôn từ nghệ thuật. Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất đạo
đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan,… góp
phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối
sống tích cực và lành mạnh. Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những
mẫu mực về nghệ thuật của mọi thời đại mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo
nên những tác phẩm có giá trị.
Lê Ngọc Bảo Trân
Thành ngữ hiện đại cũng là một loại văn học dân gian vì nó là một thể loại truyền miệng.
Các câu thành ngữ hiện đại mặc dù có tác giả cụ thể nhưng một số cũng đã được thay đổi
để phù hợp cho từng vùng miền Việt Nam.

Tác phẩm của Thành Long “Sát thủ đầu mưng mủ” là những câu nói tếu táo của giới trẻ
được một họa sĩ cũng rất trẻ minh họa bằng hình ảnh.

Cuốn sách đã từng bị thu hồi,


-Thứ nhất là vì những hình ảnh minh hoạ mang tính chất phản cảm
+ “Bộ đội phải chơi trội”, Thành Long vẽ cảnh hai chú bộ đội đang đá quả lựu đạn như
đá cầu
+ "Hận đời cắt tóc đi tu. Nghĩ đi nghĩ lại đi tù sướng hơn"
-Thứ hai là vì việc sử dụng hình ảnh và câu văn vần này có vẻ là không ổn. Không thể lấy
một điểm cá biệt để tạo nó thành hiện tượng, ảnh hưởng đến tín ngưỡng của đại đa số
người dân.

Theo tôi cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” này chỉ đơn thuần là để giải trí.
Có rất nhiều kiểu câu thành ngữ hài hước kèm theo tranh minh hoạ mà tôi thấy rất sáng
tạo. Hiện nay giới trẻ cũng rất hay sử dụng những câu thành ngữ hiện đại này trong câc
cuộc trò chuyện bình thường vì nó rất hài hước. Nên nếu xét về mặt giải trí thì cuốn sách
này là một cuốn sách rất thú vị và hài hước mang tính giải trí cao. Nhưng cũng có những
chi tiết khiến một số người thấy khó chịu và cần sửa bỏ.

Minh Trang
VHDG có tính tập thể, không đề tên người sáng tác. Tuy nhiên,
có một số sáng tác thành ngữ tục ngữ hiện đại lại thuộc về những
tg cụ thể. Vậy, thành ngữ tục ngữ hđ này có đc coi là VHDG?
Hong. (theo quan điểm của t thôi nhe)
Vì VHDG có 2 nét đặc trưng chính là:
 Tính tập thể: “biểu hiện mối quan hệ phụ thuộc của văn
học dân gian vào môi trường sinh hoạt”
Tập thể ngầm quy ước những nguyên tắc sáng tác nhất
định: thứ nhất, tác phẩm phải phù hợp với tâm tư
nguyện vọng của quần chúng; thứ hai, tác phẩm phải có
cách nói phù hợp với cách nói của tập thể: giản dị, mộc
mạc, hồn nhiên để cho nhiều người cùng tiếp nhận.
Chính tính tập thể đã chi phối tính truyền miệng.
 Tính vô danh (khác khuyết danh)
Là hệ quả của tính truyền miệng và tính tập thể. Tính
truyền miệng tạo điều kiện cho tính tập thể nảy sinh.
Mỗi tác phẩm dân gian trải qua nhiều người lưu truyền,
trong quá trình đó, tác phẩm được sáng tác lại, vai trò
của tập thể là rất lớn. Vai trò cá nhân chỉ là một yếu tố
tạo thành tác phẩm dân gian.
Chốt lại thì, t k nghĩ một số sáng tác thành ngữ tục ngữ hiện đại
lại thuộc về những tg cụ thể k nằm trong VHDG vì hắn k thỏa đc 2
nét đặc trưng chính là tính tập thể và tính vô danh.
Vd:
"Gạo đem vào giã bao đau đớn; Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy; Gian nan rèn luyện mới thành
công" (Hồ Chí Minh - Nhật kí trong tù).
Thì câu này rất nổi tiếng nhưng k gọi hắn là vhdg đc vì hắn k có
tính tập thể và tính vô danh, mà thay vào đó chúng ta gọi là danh
ngôn, di sản hoặc tư tưởng của Bác Hồ vì hắn là của Bác sáng
tác.
Đánh giá về “Sát thủ đầu mưng mủ”
Về nd thì t nghĩ là theo khách quan mà nói thì hắn rất là phổ biến,
sành điệu, mắc cười... Còn chủ quan thì hắn k nên đc coi là thành
ngữ vì k mang ý nghĩa sâu sắc nhiều.( xàm í)
Mặc dù thỏa đc tính tập thể và vô danh nhưng k đc tích cực chấp
nhận bởi đa số cộng đồng sd ngôn ngữ nên nếu xếp hắn vào
vhdg thì sẽ có phần miễn cưỡng.
Thanh Vân
Thành ngữ, tục ngữ hiện đại này không thể được coi là văn học dân gian vì:

- Đặc trưng của văn học dân gian là: có tính truyền miệng, tính tập thể và
sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Đây là
những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo của văn
học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các
sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Vì vậy, chỉ cần thiếu một
trong các yếu tố đó thì không còn được coi là văn học dân gian.

- Loại thành ngữ, tục ngữ hiện đại thuộc về những tác giả cụ thể đã thiếu đi
tính tập thể của văn học dân gian (tác phẩm văn học dân gian ngay sau
khi ra đời đã trở thành tài sản chung của tập thể; mỗi người đều có thể
tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung tác phẩm văn học dân gian theo
quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình) nên không thể được xếp vào
bộ phận văn học này.

1. Bộ sách “Sát thủ đầu mưng mủ” của Thành Phong khá thú vị và độc đáo,
khai thác những thành ngữ, tục ngữ hiện đại theo một cách nhìn mới mẻ.
Nhiều thành ngữ trong sách khá thông dụng đối với giới trẻ hiện nay nên đây
có lẽ là một cách hay để lưu lại những ngôn ngữ của người trẻ trong thời
điểm hiện tại. Bộ sách này có thể đọc với mục đích chính là giải trí. Tuy
nhiên, những thành ngữ trong quyển sách này cũng không nên lạm dụng, sử
dụng trong những hoàn cảnh không thích hợp bởi có thể làm mất đi sự trong
sáng của tiếng Việt. Ngoài ra, về nghệ thuật, đa số các câu thành ngữ được
đưa vào trong sách còn được sử dụng các biện pháp: đối, gieo vần, so sánh,
chơi chữ nên khá tương đồng với nghệ thuật trong thành ngữ, tục ngữ dân
gian.

You might also like