Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Những điều cần nhớ:

 Nếu trồng cây ở cả hai đầu đường thì: số cây = số khoảng cách + 1
 Nếu không trồng cây ở cả hai đầu đường: số cây = số khoảng cách – 1
 Nếu trồng cây trên một đường khép kín: số cây = số khoảng cách.
* Các ví dụ:
Ví Dụ 1: Người ta trồng cây hai bên của một quãng đường dài 1km: cứ cách 50m
thì trồng 1 cây. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây, biết rằng ở hai đầu đường đều có cây?
Giải
Đổi 1km = 1000m
Số khoảng cách 50m trong 1000m là: 1000 : 50 = 20 (khoảng cách)
Số cây mỗi bên đường là: 20 + 1 = 21 (cây)
Số cây hai bên đường là: 21 x 2 = 42 (cây)
Ví Dụ 2: Một người thợ mộc cưa một cây gỗ dài 12m thành những đoạn 15dm.
Mõi lần cửa hết 6 phút. Thời gian nghỉ giữ hai lần cưa là 2 phút. Hỏi người ấy cưa
xong cây gỗ hết bao nhiêu thời gian?
Giải
Đổi 12m = 120 dm
Số đoạn gỗ là: 120 : 15 = 8 (đoạn)
Số lần cưa: 8 – 1 = 7 (lần)
Thời gian lần cưa và nghỉ là: 6 + 2 = 8 (phút)
Thời gian để cửa xong cây gỗ là: 7 x 8 - 2 = 54 (phút)
Đ/S: 54 phút
Ví Dụ 3: Ngày 30 tháng 4, một trường học đã mắc đèn xung quanh một khung
khẩu hiệu dài 3m, rộng 1m. Cứ cách 50cm thì mắc một bóng đèn. Mỗi bóng đèn
giá 18 000 đồng. Hỏi số tiền trường học phải bỏ ra để mua bóng đèn.
Giải
Chu vi khẩu hiệu là: (3 + 1) x 2 = 8 (m) = 800 (cm)
Số bóng đèn phải mắc: 800 : 50 = 16 (bóng đèn)
Số tiền mua bóng đèn là: 16 x 18 000 = 288 000 (đồng)
Đ/S: 288 000 đồng
Ví Dụ 4: Có bao nhiêu số có ba chữ số có tận cùng bằng 5?
Giải
Các số có ba chữ số có tận cùng bằng 5 là: 105; 115; 125; … ; 995.
Trong dãy số trên khoảng cách giữa hai số liên tiếp luôn luôn là 10 đơn vị.
Từ 105 đến 995 có:
(995 - 105) : 10 = 89 (khoảng cách)
Do đó ta có: 89 + 1 = 90 (số)
Đ/S: 90 số.
CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN
Dạng 1: Bài toán tính số cây khi trồng cây ở cả 2 đầu đường.
Khi trồng cây ở cả 2 đầu đường thì số cây sẽ nhiều hơn số khoảng cách là 1. Như
vậy ta có thể áp dụng một số công thức sau để giải các bài toán dạng này:
Số cây = Độ dài đoạn đường : Khoảng cách giữa các cây + 1.
Độ dài đoạn đường = (Số cây – 1) x Khoảng cách giữa các cây.
Khoảng cách gữa các cây = Độ dài đoạn đường : (Số cây – 1).
Bài toán 1a: Người ta trồng cây ở hai bên đường của một đoạn đường dài 1500m.
Biết khoảng cách giữa các cây đều nhau là 2m và ở cả 2 đầu của đoạn đường đều
có trồng cây. Tính số cây phải trồng ở cả 2 bên của đoạn đường đó.
Phân tích: Để tính số cây phải trồng ở cả 2 bên đường ta cần tính số cây trồng ở 1
bên đường. Từ khoảng cách giữa các cây và độ dài của đoạn đường ta có thể áp
dụng công thức tính số cây khi trồng ở cả 2 đầu đường và tìm được số cây trồng ở
1 bên đường. Ta có thể giải bài toán như sau:
Giải:
Số cây phải trồng ở 1 bên của đoạn đường đó là: 1500 : 2 + 1 = 751 (cây)
Số cây phải trồng ở cả 2 bên của đoạn đường đó là: 751 x 2 = 1502 (cây)
Đáp số: 1502 cây.
Bài toán 1b: Đoạn đường từ nhà Huy đến trường dài 1250m, ở cả 2 bên đường
đều trồng những cây nhãn cách đều nhau. Huy đếm được ở cả 2 bên đường từ cây
nhãn ở cổng nhà mình đến cây nhãn ở cổng trường có tất cả 252cây. Hỏi khoảng
cách giữa các cây là bao nhiêu mét, biết các cây trồng đối diện nhau ở 2 bên
đường?
Phân tích: Vì ở cả cổng nhà và cổng trường đều có trồng cây nên số cây sẽ nhiều
hơn số khoảng cách giữa các cây là 1. Từ số cây trồng ở cả 2 bên đường ta tìm
được số cây trồng ở 1 bên đường. Từ độ dài đoạn đường và số cây trồng ở 1bên
đường ta có thể áp dụng công thức tính khoảng cách giữa các cây khi trồng cây ở
cả 2 đầu đường để tìm được khoảng cách giữa các cây. Ta có thể giải bài toán như
sau:
Giải:
Số cây trồng ở 1 bên đường là: 252 : 2 = 126 (cây)
Khoảng cách giữa các cây trồng trên đoạn đường đó là: 1250 : (126 – 1) = 10 (m)
Đáp số: 10m.
Bài toán 1c: Lớp 5A lao động trồng cây trên một đoạn đường. Biết rằng số cây
trồng được ở cả 2 bên đường là 182cây, khoảng cách giữa các cây đều bằng 5m và
ở cả 2 đầu của đoạn đường đều có trồng cây. Tính độ dài của đoạn đường đó.
Phân tích: Từ số cây trồng được ở cả 2 bên đường ta tìm được số cây trồng được ở
1 bên đường. Vì cả 2 đầu đường đều trồng cây nên từ số cây trồng ở 1 bên đường
và khoảng cách giữa các cây ta tìm được độ dài đoạn đường như sau:
Giải: Số cây trồng ở 1 bên đường là: 182 : 2 = 91 (cây )
Độ dài của đoạn đường đó là: (91 – 1 ) x 5 = 450 (m )
Đáp số: 450m.
Dạng 2: Bài toán tính số cây khi chỉ trồng cây ở một đầu đường
Khi trồng cây ở 1 đầu đường thì số cây sẽ bằng số khoảng cách giữa các cây. Ta có
thể áp dụng một số công thức sau để giải các bài toán dạng này:
Số cây = Độ dài đoạn đường : Khoảng cách giữa các cây.
Độ dài đoạn đường = Số cây x Khoảng cách giữa các cây.
Khoảng cách gữa các cây = Độ dài đoạn đường : Số cây.
Bài toán 2a: Đoạn đường từ nhà Huy đến cầu trường dài 1500m. Người ta trồng
cây ở cả hai bên đường của đoạn đường đó. Biết khoảng cách giữa các cây là 2m
và ở ngay chỗ nhà Huy có trồng cây còn ở cầu trường thì không có cây trồng, tính
số cây đã trồng trên đoạn đường đó.
Phân tích: Bài toán yêu cầu tính số cây phải trồng trên đoạn đường đó chính là số
cây ở cả 2 bên đường. Từ khoảng cách giữa các cây, độ dài của đoạn đường và vì
chỉ trồng cây ở chỗ nhà Huy mà không trồng cây ở cầu trường nên ta có thể tìm
được số cây trồng ở 1 bên đường như sau:
Giải:
Số cây phải trồng ở 1 bên của đoạn đường đó là: 1500 : 2 = 750 (cây)
Số cây phải trồng ở cả 2 bên của đoạn đường đó là: 750 x 2 = 1500 (cây)
Đáp số: 1500 cây.
Bài toán 2b: Đoạn tường giậu nhà Huy gồm các cây sứ cách đều nhau. Huy đo từ
một đầu của tường giậu đến cây sứ thứ 50 được 10m. Hỏi khoảng cách giữa các
cây sứ là bao nhiêu mét?
Phân tích: Ta thấy số cây sẽ bằng số khoảng cách giữa các cây. Từ số cây và độ
dài đo được ta có thể áp dụng công thức tính khoảng cách giữa các cây khi chỉ
trồng cây ở 1 đầu đường tìm được khoảng cách giữa các cây.
Giải:
Khoảng cách giữa các cây sứ trên đoạn tường giậu đó là: 10 : 50 = 0,2 (m)
Đáp số: 0,2m.
Bài toán 2c: Huy đi bộ từ nhà đến trường và đếm được tổng số các bước chân là
1250 bước. Biết rằng Huy xuất phát từ ngõ và bước chân cuối cùng của Huy là
cổng trường và khoảng cách giữa các bước chân coi như bằng nhau và bằng 30cm,
tính độ dài quãng đường từ ngõ nhà Huy đến cổng trường.
Phân tích: Ta thấy số bước chân sẽ bằng số khoảng cách. Từ số bước chân và
khoảng cách giữa các bước chân ta tìm được độ dài của đoạn đường từ ngõ nhà
Huy đến cổng trường. Ta có thể giải bài toán như sau:
Giải:
Đoạn đường từ ngõ nhà Huy đến cổng trường dài là: 1250 x 30 = 37500 (cm )
Đáp số: 3750m.
Dạng 3: Bài toán tính số cây khi không trồng cây ở cả 2 đầu đường.
Khi không trồng cây ở 2 đầu đường thì số cây sẽ ít hơn số khoảng cách là 1. Như
vậy ta có thể áp dụng một số công thức sau để giải các bài toán dạng này:
Số cây = Độ dài đoạn đường : Khoảng cách giữa các cây – 1
Độ dài đoạn đường = (Số cây + 1 ) x Khoảng cách giữa các cây.
Khoảng cách gữa các cây = Độ dài đoạn đường : (Số cây + 1).
Bài toán 3a: Đoạn tường giậu nhà Huy dài 15m, trên đó có trồng các cây bằng sứ
với khoảng cách là 15cm. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây sứ trên đoạn tường giậu đó,
biết rằng ở 2 đầu tường đều không có cây sứ.
Phân tích: Vì 2 đầu tường đều không trồng cây sứ nên từ khoảng cách giữa các
cây sứ và độ dài của đoạn tường ta có thể áp dụng công thức tính số cây khi không
trồng ở cả 2 đầu đường và tìm được số cây sứ trên đoạn tường giậu đó như sau:
Giải: Đổi: 15m = 1500cm
Số cây sứ có trên đoạn tường giậu đó là: 1500 : 15 – 1 = 99 (cây)
Đáp số: 99 cây.
Bài toán 3b: Người ta trồng cây ở cả 2 bên của một đoạn đường dài 1500m hết tất
cả số cây là 398cây. Tính khoảng cách giữa các cây, biết các cây trồng đối diện
nhau ở 2 bên đường và ở cả 2đầu đường đều không trồng cây.
Phân tích: Vì ở cả đầu đường đều không trồng cây nên từ số cây trồng ở cả 2 bên
đường và độ dài đoạn đường ta tìm được khoảng cách giữa các cây như sau:
Giải:
Số cây trồng ở 1 bên đường là: 398 : 2 = 199 (cây)
Khoảng cách giữa các cây trồng trên đoạn đường đó là: 1500 : (199 + 1) = 7,5 (m )
Đáp số: 7,5m.
Bài toán 3c: Trên một đoạn hè phố, người ta có trồng các cây đèn cao áp cách
nhau 50m. Huy đếm được có tất cả 12cây đèn cao áp. Biết rằng ở cảc 2 đầu phhó
đều không có cây đèn cao áp, tính độ dài của đoạn hè phố đó.
Phân tích: Vì cả 2 đầu đoạn hè phố đều khồng cây đèn cao áp nên từ số cây đèn
cao áp và khoảng cách giữa các cây ta tìm được độ dài đoạn hè phố đó như sau:
Giải: Độ dài của đoạn hè phố đó là: (12 + 1 ) x 50 = 650 (m )
Đáp số: 650m.
MỘT SỐ BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN NÂNG CAO
Bài 1: Người ta trồng cây trên một đoạn đường dài 1200m. Biết rằng chính giữa
đoạn đường đó có một cây cầu dài 120m, khoảng cách giữa các cây là 6m và ở cả 2
đầu cầu và 2 đầu đường đều trồng cây. Tính số cây phải trồng ở cả 2 bên đường.
Phân tích: Cây cầu đã chia đoạn đường đó thành 2 đoạn đường có độ dài bằng
nhau. Do đó từ độ dài của đoạn đường và độ dài của cây cầu ta tìm được độ dài của
mỗi đoạn đường ở 1 bên cầu. Vì ở cả 2 đầu cầu và 2 đầu đường đều trồng cây nên
từ khoảng cách giữa các cây ta có thể áp dụng công thức tính số cây khi trồng cây
ở cả 2 đầu đường để tìm được số cây trồng ở 1 bên đường của mỗi đoạn đường ở 1
bên cầu, từ đó tính được số cây phải trồng ở cả 2 bên đường của đoạn đường đó.
Giải:
Độ dài mỗi đoạn đường ở 1 bên cầu là: (1200 – 120) : 2 = 540 (m)
Số cây trồng ở 2 bên đường của1 bên cầu là: (540 : 6 + 1) x 2 = 182 (cây)
Số cây phải trồng ở cả 2 bên đường của đoạn đường đó là: 182 x 2 = 364 (cây)
Đáp số: 364cây.
CHÚ Ý:
Đối với bài toán trên học sinh dễ mắc sai lầm và giải như sau:
Đoạn đường còn lại phải trồng cây dài là: 1200 – 120 = 1080 (m)
Số cây phải trồng cả 2 bên của đoạn đường đó là: (1080 : 6 + 1) x 2 = 362 (cây)
- Với cách giải trên học sinh đã coi 2 điểm trồng cây ở 2 đầu cầu trùng làm một.
Do đó số cây trồng ở mỗi bên đường sẽ bị giảm đi so với thực tế là 1cây.
Bài 2: Người ta trồng cây trên một đoạn đường dài 1200m. Ở chính giữa đoạn
đường đó có một cây cầu dài 120m và chỉ trồng cây 2 đầu đường còn ở 2 đầu cầu
thì không trồng cây. Tính khoảng cách giữa các cây biết số cây phải trồng ở cả 2
bên đường của đoạn đường đó là 360cây.
Phân tích: Cũng như bài 1, nhưng ở đây chỉ trồng cây ở 2 đầu đường còn ở 2 đầu
cầu không trồng cây nên từ số cây trồng ở cả 2 bên đường và độ dài của đoạn
đường ta tìm được khoảng cách giữa các cây như sau:
Giải:
Độ dài mỗi đoạn đường ở 1 bên cầu là: (1200 – 120) : 2 = 540 (m)
Số cây trồng ở 1 bên đường của 1 bên cầu là: 360 : 2 : 2 = 90 (cây)
Khoảng cách giữa các cây trên đoạn đường đó là: 540 : 90 = 6 (m)
Đáp số: 6m.
CHÚ Ý: Khác với bài 1, đối với bài toán này học sinh có thể giải như sau:
Đoạn đường còn lại phải trồng cây dài là: 1200 – 120 = 1080 (m )
Số cây phải trồng ở 1 bên của đoạn đường đó là: 360 : 2 = 180 (cây)
Khoảng cách giữa các cây trên đoạn đường đó là: 1080 :180 = 6 (m)
- Cách giải trên được coi là một cách giải đúng bởi vì 2 đầu cầu không trồng cây
nên có thể chuyển 1 cây ở 1 đầu đường về 1 đầu cầu và như vậy 2 đoạn đường ở 2
bên cầu sẽ trở thành một đoạn đường và chỉ trồng cây ở một đầu đường.
Bài 3: Người ta trồng cây trên một đoạn đường dài 1500m. Biết rằng chính giữa
đoạn đường đó có một cây cầu dài 180m, khoảng cách giữa các cây là 6m và ở cả 2
đầu cầu và 2 đầu đường đều không trồng cây. Tính số cây trồng ở cả 2 bên đường.
Phân tích: Tương tự như bài1 nhưng ở đây cả 2 đầu cầu và 2 đầu đường đều
không trồng cây. Ta có thể giải bài toán như sau:
Giải: Độ dài mỗi đoạn đường ở 1 bên cầu là: (1500 – 180) : 2 = 660 (m)
Số cây trồng ở 2 bên đường của1 bên cầu là: (660 : 6 – 1) x 2 = 218 (cây)
Số cây phải trồng ở cả 2 bên đường của đoạn đường đó là: 218 x 2 = 436 (cây)
Đáp số: 436cây.
CHÚ Ý:
Đối với bài toán trên học sinh dễ nhầm và giải sai như sau:
Đoạn đường còn lại phải trồng cây dài là: 1500 – 180 = 1320 (m )
Số cây phải trồng cả 2 bên của đoạn đường đó là: (1320 : 6 – 1) x 2 = 348 (cây )
- Vì học sinh đã nối 2 đầu cầu trùng làm một vì vậy số cây trồng ở mỗi bên đường
sẽ tăng thêm so với thực tế là 1cây.
Bài 4: Nhà Huy trồng 5 luống ngô, mỗi luống dài 40m. Biết khoảng cách giữa các
cây ngô ở các luống là như nhau và đều bằng 25cm và ở 2 đầu mỗi luống ngô đều
có trồng cây. Tính số cây ngô nhà Huy đã trồng được trên cả 5 luống ngô đó.
Phân tích: Từ độ dài của mỗi luống ngô và khoảng cách giữa các cây ngô ta tính
được số cây ngô trồng được ở 1 luống bằng cách áp dụng công thức tính số cây
trồng khi trồng cây ở cả 2 đầu đường. Từ đó tính được số cây ngô trên cả 5 luống.
Giải: Đổi 40m = 4000cm.
Số cây ngô trồng được trên cả 5 luống ngô là: (4000 : 25 + 1) x 5 = 805 (cây)
Đáp số: 805 cây.
Chú ý: Đối với bài toán trên học sinh dễ mắc sai lầm và giải như sau:
Độ dài của 5 luống ngô đó là: 40 x 5 = 200 (m) = 20000 (cm)
Số cây ngô trồng được trên cả 5 luống ngô đó là: 20000 : 25 + 1 = 801 (cây)
- Với cách giải trên học sinh đã nối 2 đầu của 2 luống ngô lại với nhau vì vậy ở 4
điểm nỗi 4 đầu các luống ngô đó, mỗi điểm đã trồng 2 cây và số cây vì thế so với
thực tế đã bị giảm đi 4 cây.
Bài 5: Nhà Huy trồng 5 luống ngô, mỗi luống có 2 hàng, khoảng cách giữa các cây
trong các hàng là 50cm. Huy tính được số cây phải trồng tất cả là 400 cây. Biết
rằng trên mỗi luống các cây được trồng so le nhau, cây ở hàng này nằm chính giữa
2 cây ở hàng kia và ở đầu mỗi luống đều có trồng một cây. Tính độ dài của mỗi
luống.
Phân tích: Nếu hàng thứ nhất có cây trồng ở đầu luống đằng này thì hàng thứ hai
sẽ có cây trồng ở đầu luống đằng kia. Các cây trồng so le nhau và cây ở hàng này
nằm chính giữa 2cây ở hàng kia nên ở mỗi đầu của một hàng chỉ cách ra một nửa
khoảng cách giữa 2cây. Từ tổng số cây phải trồng ta tìm được số cây ở mỗi hàng,
từ khoảng cách giữa các cây ta tìm được độ dài của mỗi luống.
Giải:
Mỗi hàng trồng số cây ngô là: 400 : 5 : 2 = 40 (cây)
Nửa khoảng cách giữa 2cây là: 50 : 2 = 25 (cm)
Độ dài của mỗi luống là: 40 x 50 – 25 = 1975 (cm) = 19,75 (m)
Đáp số: 19,75m.
Chú ý: Đối với bài toán trên, sau khi tìm được nửa khoảng cách giữa các cây, học
sinh sẽ dễ mắc sai lầm tính độ dài mỗi luống như sau: 40 x 50 + 25 = 2025 (cm).
- Ở đây cần giúp học sinh nắm được độ dài mỗi hàng kém độ dài mỗi luống khi
tính theo cách tính số cây trồng chỉ ở một đầu đường là một nửa khoảng cách.
- Ta cũng có thể coi mỗi luống chỉ có một hàng cây và số cây ở một hàng khi đó sẽ
tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa các cây sẽ giảm đi một nửa, ở cả 2 đầu luống
khi đó sẽ đều có cây trồng. Ta có thể giải bài toán theo cách giải ở dạng1 như sau:
Vì các cây trồng so le nhau nên ta có thể dồn 2hàng ở một luống thành 1hàng. Khi
đó ở cả 2 đầu luống đề có cây trồng và:
Khoảng cách giữa các cây sẽ là: 50 : 2 = 25 (cm)
Số cây ở mỗi luống sẽ là: 400 : 5 = 80 (cây)
Độ dài của mỗi luống là: 25 x (80 – 1) = 1975 (cm).
Bài 6: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 50m, chiều rộng 20m. Người ta
rào xung quanh khu vườn đó bằng các cọc tre cách đều nhau 20cm và ở một góc
vườn có để cách ra một lói đi rộng 2m. Tính số cọc tre cần dùng để rào khu vườn
đó, biết rằng ở 2 bên của cửa vườn có 2cọc tre để làm cột trụ.
Phân tích: Vì để cách ra ở góc vườn một lối đi và ở 2 bên cửa của vườn có 2 cọc
tre nên chiều dài còn lại phải rào có thể coi là một đoạn đường trồng cây mà ở cả 2
đầu đường đều có cây trồng. Từ chu vi và chiều rộng cửa vườn ta tìm được chiều
dài còn lại phải rào. Từ đó ta có thể áp dụng cách tính số cây trồng khi trồng cây ở
cả 2 đầu đường và tính được số cọc tre cần dùng để rào khu vườn đó như sau:
Giải:
Chu vi của khu vườn đó là: (50 + 20) x 2 = 140 (m)
Chiều dài còn lại phải rào cọc tre là: 140 – 2 = 138 (m) = 13800 (cm).
Số cọc tre cần phải dùng để rào khu vườn đó là: 13800 : 20 + 1 = 691 (cái)
Đáp số: 691cái.
CHÚ Ý: Đối với bài toán trên học sinh cũng dễ mắc sai lầm và giải như sau:
Chu vi của khu vườn đó là: (50 + 20 ) x 2 = 140 (m)
Đổi: 140m = 14000cm; 2m = 200cm.
Số cọc tre cần dùng để rào cả cửa của khu vườn đó là: 14000 : 20 = 700 (cái)
Cửa vườn rào hết số cọc tre là: 200 : 20 + 1 = 11 (cái)
Số cọc tre cần phải dùng để rào khu vườn đó là: 700 – 11 = 689 (cái)
- Đối với cách giải trên, học sinh đã không tính 2 cọc tre ở 2 bên cửa của vườn.
Bài 7: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 50m, chiều rộng 20m. Người ta
rào xung quanh khu vườn đó bằng các cọc tre cách đều nhau 20cm và ở hai góc
vườn có để cách ra mỗi bên một lối đi rộng 2m. Tính số cọc tre cần dùng để rào
khu vườn đó, biết rằng ở 2 bên của cửa vườn đều có 2 cọc tre để làm cột trụ.
Phân tích: Tương tự như bài 5, nhưng vì có 2 lối đi nên 2đoạn còn lại phải rào có
thể coi là 2 đoạn đường được trồng cây ở cả 2 đầu. Từ đó ta có số cọc tre cần dùng
sẽ được tính như sau:
Giải:
Chu vi của khu vườn đó là: (50 + 20 ) x 2 = 140 (m)
Chiều dài còn lại phải rào cọc tre là: 140 – 2 x 2 = 136 (m ) = 13600 (cm).
Số cọc tre cần phải dùng để rào khu vườn đó là: 13600 : 20 + 2 = 682 (cái)
Đáp số: 682 cái.
CHÚ Ý: Đối với bài toán này, sau khi đã tính được chiều dài còn lại phải rào, học
sinh sẽ dễ nhầm tính số cọc tre cần dùng như sau: 13600 : 20 + 1 = 681 (cái)
- Ở đây, học sinh đã nhầm với bài 6, chỉ có 1cửa vườn.
- Ta cũng có thể giải bài toán tương tự bài 6 như sau:
Chuyển 2 cửa vườn vào chính giữa 2 cạnh đối diện của vườn. Khi đó 2 cửa vườn
sẽ chia vườn thành 2 nửa phải rào bằng nhau.
Một nửa độ dài cần rào là: (140 – 2 x 2) : 2 = 78 (m) = 7800 (cm)
Một nửa số cọc cần phải dùng là: 7800 : 20 + 1 = 391 (cái)
Số cọc cần phải dùng là: 391 x 2 = 682 (cái)
Bài 8: Người ta trồng cây xung quanh một cái ao hình chữ nhật có chiều dài 30m
và chiều rộng 20m. Tính số cây phải trồng, biết khoảng cách giữa các cây là 2m.
Phân tích: Khi trồng cây xung quanh một hình chữ nhật thì số khoảng cách chính
là số cây trồng. Do đó muốn tính số cây trồng ta cần tính số khoảng cách. Từ chiều
dài và chiều rộng của ao ta tính được chu vi ao và tính được số cây như sau:
Giải:
Chu vi của ao là: (30 + 20) x 2 = 100 (m)
Số cây cần phải trồng là: 100 : 2 = 50 (cây)
Đáp số: 50 cây.
Chú ý: Khi ra đề bài dạng này ta cần chú ý số đo chiều dài và chiều rộng của hình
chữ nhật sao cho phải chia hết cho khoảng cách giữa các cây bởi vì nếu không thì ở
góc ao sẽ không có cây trồng và khoảng cách giữa các cây sẽ không đều nhau.
1. Bài toán trồng cây trên đoạn thẳng
Dạng 1: Hai đầu đoạn thẳng đều trồng cây
Khi trồng cây trên đường thẳng, số cây sẽ nhiều hơn số khoảng cách là 1.
Số cây = Độ dài đoạn đường : Khoảng cách giữa hai cây + 1
Độ dài đoạn đường = (Số cây – 1) x Khoảng cách giữa hai cây
Khoảng cách giữa hai cây = Độ dài đoạn đường : (Số cây – 1)
Ví dụ 1: Đường từ nhà Lan tới trường học dài 650m. Hai bên đường từ nhà Lan tới
trường học đều có cây, các cây trồng cách nhau 5m. Hỏi đoạn đường đó có tất cả
bao nhiêu cây?
Phân tích bài toán:
Để tính số cây phải trồng ở hai bên đường, ta cần tính số cây trồng được ở 1 bên
đường.

Bài làm
Số cây trồng ở 1 bên đoạn đường là:

650 : 5 + 1 = 131 (cây)

Số cây trồng ở 2 bên đoạn đường là:

131 x 2 = 262 (cây)

Đáp số: 262 cây

Ví dụ 2: Đoạn đường từ nhà Hà đến trường dài 1250m, ở cả hai bên đường đều
trồng cây cách đều nhau. Trên đường đi học, Hà đã đếm được có tất cả 252 cây.
Hỏi khoảng cách giữa hai cây là bao nhiêu mét? (biết các cây trồng ở hai bên
đường).
Bài làm
Số cây trồng ở một bên đường là:

252 : 2 = 126 (cây)

Khoảng cách giữa hai cây trồng trên đoạn đường là:

1250 : (126 – 1) = 10 (m)

Đáp số: 10m

Ví dụ 3: Trên một đoạn đường, người ta trồng 324 cây ở hai bên đường, khoảng
cách giữa các cây đều bằng 8m và ở cả hai đầu của đoạn đường đều có trồng cây.
Tính độ dài của đoạn đường đó.
Bài làm
Số cây trồng ở một bên đường là:
324 : 2 = 162 (cây)

Độ dài của đoạn đường là:

(162 – 1) x 8 = 1288 (m)

Đáp số: 1288m

Dạng 2: Một đầu đoạn thẳng không trồng cây


Khi một đầu của đoạn thẳng không trồng cây thì số cây sẽ bằng số khoảng cách
giữa các cây.

Số cây = Độ dài đoạn đường : Khoảng cách giữa hai cây


Độ dài đoạn đường = Số cây x Khoảng cách giữa hai cây
Khoảng cách giữa hai cây = Độ dài đoạn đường : Số cây
Ví dụ 4: Đoạn đường từ nhà Minh đến trường dài 2000m. Người ta trồng cây ở hai
bên đường. Biết khoảng cách giữa các cây là 4m và chỉ trồng cây ở chỗ nhà Minh
mà không trồng cây ở cổng trường. Tính số cây đã trồng trên đoạn đường đó.
Phân tích bài toán:
Vì người ta chỉ trồng cây ở một đầu đoạn đường từ nhà Minh đến trường nên số
cây trồng trên đoạn đường bằng số khoảng cách giữa các cây.

Bài làm
Số cây trồng trên một bên đoạn đường là:

2000 : 4 = 500 (cây)

Số cây trồng trên đoạn đường là:

500 x 2 = 1000 (cây)

Đáp số: 1000 cây

Dạng 3: Hai đầu đoạn thẳng đều không trồng cây


Khi không trồng cây ở hai đầu đoạn đường thì số cây sẽ ít hơn số khoảng cách là 1.
Số cây = Độ dài đoạn đường : Khoảng cách giữa hai cây – 1
Độ dài đoạn đường = (Số cây + 1) x Khoảng cách giữa hai cây
Khoảng cách giữa hai cây = Độ dài đoạn đường : (Số cây + 1)
Ví dụ 5: Đoạn tường nhà Hoa dài 20m, trên đó có trồng các cây được đặt cách đều
nhau 20cm. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây trên đoạn tường đó, biết rằng hai đầu
tường không có cây.
Phân tích bài toán:
Vì hai đầu tường không có cây nên số khoảng cách giữa các cây nhiều hơn số cây
là 1.

Bài làm
Đổi 20m = 2000cm

Số cây được trồng trên đoạn tường là:

2000 : 20 – 1 = 99 (cây)

Đáp số: 99 cây

2. Bài toán trồng cây trên đường khép kín


Số cây = Chu vi hình khép kín (hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,….) : Khoảng
cách giữa các cây
Chu vi hình = Số cây x Khoảng cách giữa các cây
Khoảng cách giữa hai cây = Chu vi hình : Số cây
Ví dụ 6: Một khu vườn hình vuông có cạnh bằng 20m. Người ta trồng cây xung
quanh khu vườn đó, cứ 10m lại trồng 5 cây. Hỏi xung quanh khu vườn đó trồng
được bao nhiêu cây?
Bài làm
Chu vi khu vườn là:

20 x 4 = 80 (m)

Khoảng cách giữa mỗi cây là:

10 : 5 = 2 (m)

Số cây trồng được xung quanh khu vườn là:

80 : 2 = 40 (cây)

Đáp số: 40 cây

3. Bài tập vận dụng toán trồng cây


Bài 1: Một người thợ mộc cưa một cây gỗ dài 20m thành những đoạn, mỗi đoạn
dài 5dm. Mỗi lần cưa hết 4 phút. Hỏi cưa xong cây gỗ hết bao nhiêu thời gian ?
Bài 2: Quãng đường từ nhà Hồng đến trường có tất cả 52 cây, hai cây liên tiếp
cách nhau 50m. Hỏi quãng đường từ nhà Hồng đến trường dài bao nhiêu mét ?
Biết hai đầu đường đều có cây.
Bài 3: Một khu vườn hình chữ nhật dài 60m, chiều rộng 40m. Người ta rào xung
quanh vườn hai trụ rào liên tiếp cách nhau 3m và có một cửa ra vào rộng 5m, hai
trụ của cửa cũng là hai trụ rào. Hỏi có tất cả bao nhiêu trụ rào?
Bài 4: Người ta đóng cọc rào một khu vườn hình vuông cạnh 20m, cách 2m đóng 1
cọc rồi đan nứa rào xung quanh. Hỏi tiền nứa và tiền cọc hết bao nhiêu, biết rào 2m
mất 4 cây nứa, 1 cây nứa giá 3000 đồng và giá một cọc rào là 4000 đồng?
Bài 5: Một hàng cây gồm 10 cây, cứ 2 cây liền nhau thì cách nhau 2m. Một hàng
cây khác gồm 24 cây, cứ 2 cây liền nhau cách nhau 1m. Hàng cây thứ nhất có dài
hơn hàng cây thứ hai không? Mỗi hàng cây dài bao nhiêu mét?
Bài 6: Một cửa số có 12 song cửa, các song cửa cách đều nhau 10cm. Hỏi cửa sổ
rộng bao nhiêu mét?
Bài 7: Một sợi dây thép dài 15m. Người ta định cắt ra từng đoạn, mỗi đoạn dài 3m,
hỏi phải cắt bao nhiêu lần?
Bài 8: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 10m, chiều dài gấp 5 lần chiều
rộng. Tính số cọc cần đóng quanh thửa ruộng biết khoảng cách giữa hai cọc là
6dm.
Bài 9: Một cái sân hình chữ nhật có chiều dài 15m và chiều rộng bằng 3/5 chiều
dài. Người ta xây cọc để làm hàng rào. Hỏi cần bao nhiêu tiền để mua cọc, biết giá
tiền mỗi cọc là 200000 đồng.
Bài 10: Người ta đóng cọc rào quanh một khu vườn hình vuông có chu vi bằng chu
vi hình chữ nhật có chiều dài 92m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính số cọc rào
cần đóng biết rằng hai cọc cách nhau 4m.

You might also like