Bảo Dưỡng Ô tô - Sơn

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


TIỂU LUẬN

Đề tài: HỆ THỐNG BƠM NƯỚC CÔNG


NGHIỆP CỦA MỘT NHÀ MÁY

MÔN: Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp


GVHD:TS. Trần Thái Sơn
LỚP: sáng thứ 6 (tiết 1-3)

THÀNH VIÊN NHÓM MSSV


Phạm Hồng Thiên 20145188
Thái Trường Sơn 20145187
Trần Hồng Phúc 20145333
Đường Văn Hoàng Minh 20145214
Phan Kỳ Long 20135052

1
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU
LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

Nhóm: 05 ( Lớp thứ 6 – Tiết 1-3)

Tên đề tài: Hệ thống bơm nước công nghiệp của một nhà máy

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ % HOÀN


THÀNH
1 Phạm Hồng Thiên. 20145188 100%

2 Thái Trường Sơn 20145187 100%

3 Phan Kỳ Long 20135052 100%

4 Trần Hồng Phúc 20145333 100%

5 Đường Văn Hoàng Minh 20145214 100%

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.

Nhận xét của giáo viên

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

tháng 10 năm 2022

2
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : Cấu tạo máy bơm nước ...................................................... 4


CHƯƠNG 2 :Phân loại.............................................................................. 6
2.1Bơm động học: ................................................................................ 6
2.2Bơm thể tích: ................................................................................. 10
CHƯƠNG 3:Nguyên lý hoạt động .......................................................... 12
CHƯƠNG 4:Các sự cố thường gặp ở máy bơm ... Error! Bookmark not
defined.
4.1 Sự cố máy bơm không đủ công suất : ............................................ 14
4.2 Sự cố máy bơm không bơm được lưu chất : .................................. 15
4.3 Sự cố máy bơm mất mồi sau khi khởi động: ................................. 16
4.4 Động cơ máy bơm bị quá tải: ......................................................... 17
4.5 Sự cố máy bơm bị hỏng bạc đạn thường xuyên: ............................ 18
4.6 Sự cố máy bơm có cánh quạt bị kẹt: .............................................. 19
4.7 Sự cố máy bơm bị rung lắc :........................................................... 20
4.8 Sự cố máy bơm trên các dòng bơm khác ....................................... 21
CHƯƠNG 5 : Kiểm tra và bảo dưỡng máy bơm ................................... 22
Quy trình bảo dưỡng máy bơm nước đúng tiêu chuẩn ........................ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................

3
CHƯƠNG 1 : CẤU TẠO MÁY BƠM NƯỚC .
- Máy bơm nước ( hay còn gọi là water pumps), được biết đến vào khoảng
thế kỷ thứ III trước công nguyên. Dùng để vận chuyển nguồn nước dễ dàng từ
nơi này sang nơi khác, tăng áp lực cho đường ống nước, hay bơm hóa chất,…
Dần dần, qua sự phát triển của công nghệ, nguyên lý hoạt động cũng như cấu
tạo máy bơm nước được cải tiến hiện đại hơn, phù hợp với mục đích sử dụng
đa dạng của mọi người. Máy được ứng dụng rộng rãi trong các hộ gia đình,
nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, các công trình xây dựng.
- Cấu tạo :
Với những sản phẩm là “cơ điện tử”, việc nắm rõ nguyên lý hoạt động cũng
như cấu tạo của nó rất quan trọng. Do vậy, dưới đây mình sẽ chia sẻ cho bạn
nắm được một vài thông tin về cấu tạo máy bơm nước.
+ Bánh công tác: bánh được đúc bằng gang theo tiêu chuẩn đem đến sự chính
xác cho sản phẩm. Kết cấu có 3 dạng chính là cánh mở hoàn toàn, mở một
phần và cánh kín. Bánh được lắp trên trục bơm kết hợp các chi tiết khác cố
định với trục hình thành nên phần quay của bơm, hay gọi là Rôto. Khi hoạt
động, để bánh công tác không cọ xát vào thân thì bánh và Rôto của máy bơm
nước phải được cân bằng tĩnh và cân bằng động.
+ Trục bơm: được tạo nên bởi thép hợp kim và thông qua mối ghép then để
tới bánh công tác.
+ Bộ phận dẫn hướng vào: Hai bộ phận này thuộc thân máy bơm thường
+ Bộ phận dẫn hướng ra: (buồng xoắn ốc) đúc bằng gang có hình dạng tương
đối phức tạp.

4
5
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI
Người ta chia máy bơm nước ra nhiều loại dựa vào những đặc điểm như: nguyên
lý tác động của cánh bơm vào dòng nước, dạng năng lượng làm chạy máy bơm, kết
cấu máy bơm, mục đích bơm, loại chất lỏng cần bơm ... Trong đó thường dùng đặc
điểm thứ nhất để phân loại máy bơm; theo đặc điểm này máy bơm được chia làm
hai nhóm: Bơm động học và Bơm thể tích.

2.1 Bơm động học:

Trong buồng công tác của máy bơm động học, chất lỏng được nhận năng lượng
liên tục từ cánh bơm truyền cho nó suốt từ cửa vào đến cửa ra của bơm. Loại máy
bơm này gồm có những bơm sau :

Bơm cánh quạt ( gồm máy bơm nước li tâm, hướng trục, cánh chéo ):

Trong loại máy bơm này, các cánh quạt gắn trên bánh xe công tác ( BXCT ) sẽ
truyền trực tiếp năng lượng lên chất lỏng để đẩy chất lỏng dịch chuyển. Loại bơm
này thường có lưu lượng lớn, cột áp thấp ( trong bơm nước gọi cụ thể là cột nước )
và hiệu suất tương đối cao, do vậy thường được dùng trong nông nghiệp và các
ngành cấp nước khác.
6
Bơm xoắn:

Chất lỏng qua các rãnh BXCT của máy bơm sẽ nhận được năng lượng để tạo dòng
chảy xoắn và được đẩy khỏi cửa ra BXCT. Người ta dùng máy bơm này chủ yếu
trong công tác hút nước hố thấm, tiêu nước, cứu hỏa...

7
Bơm tia:

Dùng một dòng tia chất lỏng hoặc dòng khí bên ngoài có động năng lớn phun vào
buồng công tác của bơm nhờ vậy hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm này bơm được
lưu lượng nhỏ, thường được dùng để hút nước giếng và dùng trong thi công

Bơm rung:

8
Cơ cấu công tác của bơm này là pít tông-van giao động qua lại với tầng số cao gây
nên tác động rung cơ học lên dòng chất lỏng để hút đẩy chất lỏng. Loại bơm này có
lưu lượng nhỏ, thường được dùng bơm nước giếng và giếng mỏ

Bơm khí ép:

Loại bơm này nhờ tạo hỗn hợp khí và nước có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng
lượng riêng của nước để dâng nước cần bơm lên cao. Loại bơm này thường dùng
để hút nước bẩn hoặc nước giếng

9
Bơm nước va ( bơm Taran ):

Lợi dụng hiện tượng nước va thủy lực để đưa nước lên cao. Loại bơm này bơm
được lưu lượng nhỏ, thường được dùng cấp nưóc cho vùng nông thôn miền núi.

2.2 Bơm thể tích:

Nguyên lý làm việc của loại bơm này là thay đổi có chu kỳ thể tích của buồng công
tác truyền áp lực hút đẩy chất lỏng. Máy bơm nước thể tích có những loại sau:

10
Bơm pít tông:

Pít tông chuyển động tịnh tiến qua lại có chu kỳ trong buồng công tác để hút và
đẩy chất lỏng. Loại bơm này tạo được cột áp cao, lưu lượng nhỏ nên trong nông
nghiệp ít dùng, thường được dùng trong máy móc công nghiệp

Bơm rô to:

11
Dùng cơ cấu bánh răng hoặc bánh vít, cánh trượt đặt ở chu vi phần quay của bơm
để đẩy chất lỏng. Bơm này gồm có: bơm răng khía, bơm pít tông quay, bơm tấm
trượt, bơm vít, bơm pít tông quay, bơm chân không vòng nước ... Bơm rô to có lưu
lương nhỏ thường được dùng trong công nghiệp

Ngoài ra còn có rất nhiều loại bơm động học và bơm thể tích khác được sử dụng
trong thực tế sản xuất và đời sống.

CHƯƠNG 3 : NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG


Máy bơm nước công nghiệp hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển động quay hoặc
qua lại để tạo ra một lực hút chân không lấy nước vào lưu lượng, rồi sau đó chúng
áp dụng trực tiếp lưu lượng trên mặt nước để thúc đẩy thông qua xả, có thể xây
dựng thêm áp lực theo yêu cầu. Máy bơm nước đầu tiên đã được sử dụng trong các
hệ thống nước Hy Lạp cổ đại, sử dụng ốc vít quay chuyển động tích cực để thực
hiện việc vận chuyển nước. Máy bơm tay đầu tiên được sử dụng trên toàn thế giới
dựa trên nguyên lý chuyển động qua lại tích cực, sự chuyển động qua lại tích cực
được tạo ra bằng cách di chuyển máy bơm nước lên và xuống để đạt được các hoạt
động của bơm. Bộ phận Piston của phiên bản máy bơm nước dựa trên nguyên lý
chuyển động qua lại tích cực thường có một hoặc nhiều bộ van một chiều để kiểm
tra ở đầu vào và đầu ra của buồng bơm để giữ cho các chất lỏng di chuyển theo
một hướng về phía đầu ra của máy bơm.

Một vật khi quay quanh trục phải chịu một lực có hướng kéo vật ra xa trục quay và
có phương lực đi qua tâm quay. Đó là lực ly tâm.
Hạt nước khi nằm trên một đĩa tròn phẳng đang quay sẽ chịu tác dụng của lực ly
tâm và dịch chuyển dần từ tâm quay ra phía ngoài.

Bơm ly tâm là loại bơm theo nguyên lý lực ly tâm. Nước được dẫn vào tâm quay
của cánh bơm. Nhờ lực ly tâm, nước bị đẩy văng ra mép cánh bơm. Năng lượng
bên ngoài thông qua cánh bơm đã được truyền cho dòng nước, một phần tạo nên áp
năng, một phần tạo thành động năng khiến nước chuyển động.

Trước khi máy bơm làm việc, cần phải làm cho thân bơm (trong đó có bánh công
tác) và ống hút được điền đầy chất lỏng, thường gọi là mồi bơm
12
.Khi máy bơm làm việc, bánh công tác quay, các phần tử chất lỏng ở trong bánh
công tác dưới ảnh hưởng của lực ly tâm bị văng từ trong ra ngoài, chuyển động
theo các máng dẫn và đi vào ống đẩy với áp suất cao hơn, đó là quá trình đẩy của
bơm. Đồng thời, ở lối vào của bánh công tác tạo nên vùng có chân không và dưới
tác dụng của áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào của máy bơm nước,
chất lỏng ở bể hút liên tục bị đẩy vào bơm theo ống hút, đó là quá trình hút của
bơm.
Quá trình hút và đẩy của bơm là quá trình liên tục, tạo nên dòng chảy liên tục qua
bơm.
Bộ phận dẫn hướng ra (thường có dạng xoắn ốc nên còn gọi là buồng xoắn ốc) để
dẫn chất lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy được điều hòa, ổn định và còn có tác
dụng biến một phần động năng của dòng chảy thành áp năng cần thiết.
Nhận dạng: máy bơm nước ly tâm có ống hút đưa nước vào tâm của cánh bơm và
ống đẩy nằm trên mép cánh.
Các đặc điểm của máy bơm nước:
Khi hạt nước bị lực ly tâm đẩy từ tâm cánh bơm ra phía mép bơm, sẽ xuất hiện
khoảng trống tại tâm cánh bơm. Áp suất tại khoảng trống này có thể nhỏ hơn áp
suất khí trời và thậm chí có lúc đạt gần tới độ chân không tuyệt đối. Bơm ly tâm lý
thuyết có thể hút nước ở độ sâu tối đa 10 m so với tâm cánh bơm. Thực tế bơm ly
tâm hút được nước ở độ sâu từ 3 đến 8 m, tùy loại bơm.
Lực ly tâm tỷ lệ thuận với trọng lượng của vật. Vì không khí nhẹ hơn 1000 lần so
với nước nên nếu khí lọt vào tâm cánh bơm, lực ly tâm sẽ tác dụng nhỏ hơn 1000
lần và không đủ sức kéo khối khí đó ra khỏi máy bơm, tạo chân không cho lượng
chất lỏng kế tiếp tràn vào. Cánh bơm vẫn quay mà nước thì không bơm được. Đây
là hiện tượng lọt khí vào ống hút máy bơm ly tâm đang hoạt động. Thực tế thường
gọi là “bơm bị e (air).” Vì lý do này, người ta dùng bơm ly tâm chỉ ở những nơi có
điều kiện lắp đặt cố định và ống hút của bơm ly tâm lúc nào cũng phải đầy nước.

13
CHƯƠNG 4: CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

Là một thiết bị máy móc, cơ khí nên việc trục trặc hay gặp sự cố là điều không thể
tránh khỏi. Nhưng với giá thành và chi phí bảo trì của một máy bơm công nghiệp,
thì việc khắc phục và sửa chữa sự cố máy bơm nước chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Các bạn nên lưu ý, một khi máy bơm gặp sự cố, ngoài việc khắc phục và sửa chữa
máy bơm nước sẽ vô cùng bất tiện và tốn kém, thì nó còn ảnh hưởng rất nhiều tới
hiệu suất làm việc và quá trình sản xuất khác trong dây chuyền.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cách tốt nhất để giảm thiểu và hạn chế tối đa các vấn
đề không mong muốn với máy bơm là người dùng phải hiểu được những nguyên
nhân chính gây ra sự cố cho máy để từ đó đưa ra các phương pháp phòng bị và
cách thức vận hành hợp lý.
4.1 Sự cố máy bơm không đủ công suất :
Các nguyên nhân chính gây nên sự cố máy bơm không đủ công suất thường là:

• Đường ống hút của máy không chứa đầy chất lỏng.
• Chỉ số NPSH không đủ.
• Trong chất lỏng có quá nhiều khí.
• Không khí rò rì vào máy bơm hoặc đường ống hút.
• Cánh quạt máy bơm bị tắc nghẽn.
• Vòng bi, bạc đạn bị bào mòn.

14
4.2 Sự cố máy bơm không bơm được lưu chất :
Các nguyên nhân chính gây nên tình trạng máy bơm không bơm được lưu chất có
thể là:

• Bơm không được mồi.


• Chỉ số NPSH không đủ.
• Có bọt khí trong đường ống hút hoặc bị không khí rò rỉ vào.
• Cột áp hệ thống cao hơn tổng cột áp của bơm.
• Bơm được vận hành song song các ứng dụng có đặc tính khác nhau.
• Có vật thể lạ trong cánh quạt.

15
4.3 Sự cố máy bơm mất mồi sau khi khởi động:
Các nguyên nhân chính có thể được biết đến như là:

• Đường ống hút không được lấp đầy.


• Chỉ số NPSH không đủ do sự thay đổi áp suất khi hút.
• Không khí hoặc các chất khí rò rỉ vào bên trong máy bơm.
• Độ ngập nước khi bơm vận hành bị thay đổi

16
4.4 Động cơ máy bơm bị quá tải:
Các nguyên nhân chính làm cho máy bơm bị quá tải là:

• Bơm vận hành ở tốc độ cao hơn mức nhà sản xuất đưa ra.
• Hệ thống cột áp vận hành cao hơn hoặc thấp hơn mức thông số của nhà
sản xuất.
• Bơm nhiều chất lỏng có trọng lượng riêng khác nhau.
• Bơm các chất lỏng có độ nhớt khác nhau.
• Quá trình lắp đặt và sửa chữa động cơ không đúng cách.
• Va chạm, cọ sát các bộ phận quay của máy với các bộ phận khác.

17
4.5 Sự cố máy bơm bị hỏng bạc đạn thường xuyên:
Các nguyên nhân chính có thể được giải thích như sau:

• Lắp đặt sai lệch.


• Trục bơm bị uốn, nén cong.
• Vòng bi, bạc đạn bị bào mòn (hàng giả)
• Trục bơm bị sai lệch do lắp đặt không đúng cách.
• Lực đẩy của bơm quá mức do lỗ cân bằng bơm bị mòn hoặc bị tắc nghẽn.
• Không đủ độ bôi trơn.
• Lắp đặt vòng bi, bạc đạn không chính xác.
• Nắp, thân ổ trục được làm mát quá mức.
• Vòng bi, bạc đạc bị rỉ sét do nước thấm vào.

18
4.6 Sự cố máy bơm có cánh quạt bị kẹt:
Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này có thể là:

• Có vật thể từ bên ngoài vướng vào.


• Cánh quạt bị cọ xát, va chạm
• Vòng bi, bạc đạn bị bào mòn.
• Không đủ khoản trống cho khoen chắn.
• Cánh quạt không được bôi trơn.

19
4.7 Sự cố máy bơm bị rung lắc :
Các nguyên nhân chính có thể gây ra sự cố máy bơm rung lắc trong quá trình vận
hành:

• Khí rò rỉ vào máy bơm.


• Bơm hoạt động ở mức công suất nhỏ hơn lưu lượng tối thiểu.
• Có vật thể lạ trong cánh quạt, gây mất cân bằng.
• Lắp đặt máy bơm sai lệch.
• Vòng bị, bạc đạn bị hư hỏng.
• Trục bơm bị nén, uốn cong.
• Mặt phẳng lắp bơm không chắc chắn.

20
Ngoài ra còn có cách biết sự cố máy bơm trên các dòng bơm khác:
Bơm ly tâm: Các vấn đề thường gặp là sự cố về hệ thống thủy lực. Bơm không thể
đẩy chất lỏng đi và áp suất đầu xả thấp là những sự cố phổ biến nhất mà nhiều
người thường gặp phải. Theo số liệu ước tính, nếu loại trừ các khiếm khuyết và sai
sót về kết cấu cơ học của máy bơm thì sẽ có khoảng 85% các sự cố đều đến từ phía
đầu hút của máy.
Bơm piston: Những sự cố phổ biến của bơm piston thường là bơm không xả được,
áp suất xả thấp, hành trình bơm piston quá ngắn hoặc quá dài, bơm tốc độ cao,
bơm bị rung lắc và bị dao động áp suất bất thường ở đầu xả.
Bơm cánh gạt: Sự cố máy bơm thường gặp là bơm không xả, tiếng ồn khi hoạt
động của bơm quá mức, nhanh bị bào mòn, giảm công suất, lượng tiêu thụ điện
năng lớn và bơm không hút được.

21
CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG

Để hoàn thành công việc kiểm tra và bảo dưỡng máy bơm các bạn cần phải:
– Kiểm tra hoạt động của môtơ máy bơm, cánh quạt, trục ria phân phối nước và dây
đai.
– Thực hiện vệ sinh lưới nhựa tản nước theo định kì.
– Tiến hành vệ sinh đáy tháp, xả cặn bẩn rồi thay nước mới.
– Xem xét tình trạng làm việc của van phao, bơm quạt giải nhiệt rồi tiến hành bảo
dưỡng.
Bơm trong hệ thống lạnh gồm :
– Bơm nước lạnh, bơm nước xả băng và bơm nước giải nhiệt.
– Bơm các chất tải lạnh, đặc biệt là bơm glycol.
– Bơm môi chất lạnh.
Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý và
cấu tạo thì tương tự nhau. Nên quy trình bảo dưỡng các loại bơm này cũng tương tự
nhau.
– Tiến hành kiểm tra tình trạng làm việc của đệm kín nước, bạc trục. Tiến hành xả
air cho bơm, bôi trơn bạc trục và kiểm tra khớp nối truyền động.
– Xem xét áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
– Kiểm tra độ ổn định của dòng điện.
Bảo dưỡng quạt
– Kiểm tra độ rung, độ ồn động bất thường
– Điều chỉnh dây đai , có thể thay thế nó (nếu có).
– Kiểm tra bạc trục và tiến hành bôi trơn dầu mỡ.
– Lau chùi cánh quạt, nếu nó chạy không êm cần tiến hành sửa chữa để cân bằng
động tốt nhất.

22
Quy trình bảo dưỡng máy bơm nước đúng tiêu chuẩn

Bước 1: Kiểm tra quá trình vận hành của các bộ phận
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra tổng thể thiết bị máy bơm bằng cách quan sát kỹ quá
trình vận hành của từng bộ phận như: cánh quạt, ống bơm nước, mô tơ,…Nếu bạn
thấy tốc độ quay của cánh quạt không đều nhau hay ống bơm nước bị rò rỉ thì hãy
ngắt kết nối với nguồn điện để bắt đầu tháo các bộ phận ra.

Bước 2: Vệ sinh các bộ phận của máy bơm nước


Lưới nhựa dùng để tản nước được lắp trong máy bơm nước thường rất nhanh bị
bẩn vì các dị vật và chất bẩn có trong nước sinh hoạt. Khi tháo lưới nhựa tản nước
ra, chúng ta hãy lấy một chiếc giẻ mềm thấm dung dịch tẩy rửa loãng để kỳ cọ các
vệt bẩn bám trên lưới.

Ở đáy tháp của máy bơm nước cũng tích tụ không ít cặn trong quá trình bơm, do
đó bạn hãy rửa thật sạch phần cặn này để nước sinh hoạt khi bơm lên không bị
dính cặn nữa.

Bước 3: Thực hiện quy trình bảo dưỡng các bộ phận của máy bơm nước
Đối với các thiết bị như cánh quạt, mô tơ thì chúng ta hãy gia cố thêm dầu bôi trơn
để những bộ phận này làm việc trơn tru hơn. Bạn hãy kiểm tra thật kỹ xem trong

23
cách ngóc ngách của cánh quạt có bị vướng dị vật hay không để tránh các sự cố có
thể xảy ra.

Đối với ống bơm nước thì bạn cần chắc chắn rằng ống không bị thủng, hỗng ở bất
kỳ chỗ nào. Chỉ một lỗ nhỏ trên ống bơm nước cũng có thể làm giảm hiệu suất của
máy bơm đi bốn mươi phần trăm, gây ra lãng phí điện năng không nhỏ.

Nếu bạn quan sát thấy cánh quạt bị lệch trong quá trình quay thì hãy sửa chữa lại
bộ phận này để thiết lập lại sự cân bằng. Cánh quạt là một phần cực kỳ quan trọng
trong máy bơm nước, vậy nên cần phải dành nhiều sự quan tâm dành cho thiết bị
này.

-Tổng kết :
Thời gian bảo dưỡng và vệ sinh máy bơm nước nên diễn ra hai tháng một lần. Bạn
chỉ cần sử dụng thời gian chưa đến một tiếng đồng hồ để đổi lại thêm mười năm
tuổi thọ của máy bơm nước. Mong rằng những kiến thức trên đã giúp ích được cho
bạn.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. GIÁO TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP ( NXB ĐẠI HỌC
QUỐC GIA TP.CHM)

2. GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP ( NXB ĐẠI HỌC
QUỐC GIA TP.CHM )

3. GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP ( NXB ĐẠI HỌC
QUỐC GIA TP.HCM )

4. GIÁO TRÌNH TRANG BỊ ĐIỆN- ĐIỆN TỬ TRONG MÁY CÔNG


NGHIỆP ( NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM )

25

You might also like