Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu hỏi di truyền tế bào

1. Tế bào xôma của người chứa khoảng 6,4 tỷ cặp nuclêôtit nằm trên 46 phân tử ADN khác nhau, có tổng
chiều dài khoảng 2,2 m (mỗi nucleotit có kích thước 3,4Å). Hãy giải thích bằng cách nào các phân tử
ADN trong hệ gen người có thể được bao gói trong nhân tế bào có đường kính phổ biến chỉ khoảng 2 – 5
m, mà vẫn đảm bảo thực hiện được các chức năng sinh học của chúng.
2. Trình bày sự khác nhau về số lượng, hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ với sinh
vật nhân chuẩn.
3. Điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc và về chức năng giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính
?
4. Phân biệt dị nhiễm sắc với nguyên nhiễm sắc. Vì sao có một số vùng trên NST có thể chuyển từ trạng thái
nguyên nhiễm sắc sang trạng thái dị nhiễm sắc?
5. Các nhà khoa học nhận thấy chỉ khoảng 1,5% số nucleotit trong hệ gen người tham gia vào việc mã
hóa các chuỗi polipeptit. Theo em số nucleotit còn lại có thể giữ vai trò gì?
6. Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa NST ở kỳ giữa của nguyên phân với NST ở kỳ giữa
của giảm phân II trong điều kiện nguyên phân và giảm phân bình thường.
7. Nêu vai trò của một số prôtêin chủ yếu đảm bảo quá trình phân ly chính xác các nhiễm sắc thể về
các tế bào con trong quá trình phân bào có tơ (thoi vô sắc) ở sinh vật nhân thực.
8. Hãy nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong các giao
tử. Giải thích tại sao mỗi sự kiện đó đều có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau như vậy.
9. Nêu những dạng đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN của một NST. Hậu quả và
cách phát hiện các dạng đột biến này?
10. Hãy cho biết cách nhận biết đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
11. Phân biệt hiện tượng trao đổi đoạn và hiện tượng đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể (về nguyên nhân,
cơ chế, vai trò). ý nghĩa của hai hiện tượng đó trong chọn giống ?
12. Các thể đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể có những đặc điểm gì khác biệt với các loại thể đột
biến cấu trúc nhiễm sắc thể khác? Nêu ý nghĩa của đột biến này trong chọn giống và trong tiến hóa.
13. Đột biến đảo đoạn NST và đột biến chuyển đoạn giữa hai NST có những điểm gì giống nhau về cơ chế
phát sinh, đặc điểm, hậu quả và ý nghĩa?
14. Trình tự các gen trên một NST có kí hiệu là ABC*DEFGHI ( * biểu thị tâm động). Người ta phát hiện
một số đột biến cấu trúc có các dạng sau:
1. ABDE*CFGHI
2. ABC*DEFEFGHI
Cho biết tên và hậu quả của mỗi dạng đột biến cấu trúc trên?
15. Quan sát một quần thể ruồi giấm tại một khu vực địa lý người ta phát hiện thấy có 1 thể đột biến có 2n =
8 NST, nhưng cặp nhiễm sắc thể số II có 1 chiếc dạng tâm lệch (1 vai dài hơn bình thường).
a. Đột biến trên thuộc dạng nào ? Hãy giải thích cơ chế phát sinh và nêu hậu quả của nó đối với cơ thể.
b. Những loại đột biến nhiễm sắc thể nào khó quan sát được dưới kinh hiển vi quang học ? Làm thế nào
để phát hiện được các loại đột biến này ?
16. Quan sát một quần thể ruồi giấm tại một khu vực địa lý người ta phát hiện thấy có 1 thể đột biến có 2n =
8 NST, nhưng cặp nhiễm sắc thể số II có 1 chiếc dạng tâm lệch (1 vai ngắn hơn bình thường).
a. Đột biến trên thuộc dạng nào ? Hãy giải thích cơ chế phát sinh và nêu hậu quả của nó đối với cơ thể.
b. Nêu cách nhận biết dạng đột biến trên.
17. Một loài cây có bộ NST bình thường trong các tế bào sinh dưỡng như sau:

a. Hãy đưa ra giả thuyết về cơ chế hình thành loài cây này trong quá trình tiến hóa.
b. Để kiểm tra giả thuyết của mình có đúng không, em cần nghiên cứu thêm những gì?

18. Xét hai nhiễm sắc thể (NST) có cấu trúc và trình tự gen như sau:
A B C D E F H a b c d e f h
;
Nêu tên, giải thích và vẽ hình minh hoạ các cơ chế hình thành NST có cấu trúc và trình tự gen dưới đây
a b C D E F H A B C D c d e f h
(1) ; (2)
19. Có thể nhận biết một thể dị hợp về chuyển đoạn nhiễm sắc thể bằng những dấu hiệu nào? Vai trò của loại
đột biến này trong tiến hóa và trong chọn giống?
20. Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24; người ta thấy trong 1 tế bào có 23 nhiễm
sắc thể bình thường và một nhiễm sắc thể có tâm động ở vị trí khác thường. Hãy cho biết nhiễm sắc thể
khác thường này có thể được hình thành bằng những cơ chế nào?
21. Trong giảm phân, nếu hai NST trong một cặp NST tương đồng không tiếp hợp và tạo thành các thể vắt
chéo (trao đổi chéo) với nhau ở kỳ đầu giảm phân I thì sự phân ly của các NST về các tế bào con sẽ như
thế nào?
22. Sự phân ly không bình thường của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người trong giảm phân (dùng sơ đồ giải
thích cho từng trường hợp).
Dùng sơ đồ để minh họa sự không phân ly của NST ở kỳ sau của GP I và GP II.
23. Dùng sơ đồ để minh họa sự không phân ly của NST giới tính ở kỳ sau của GP I và GP II.
24. Để gây đột biến đa bội có hiệu quả cần cho consixin tác động vào giai đoạn nào của chu kỳ tế bào? Giải
thích.
25. Muốn tạo giống lúa có năng suất cao liệu chúng ta có thể sử dụng chất cônxixin là tác nhân gây đột biến
được không ? Vì sao ?
26. Thể tự đa bội và thể dị đa bội khác nhau như thế nào ? Nêu nguyên nhân phát sinh, vai trò của tự đa bội
và thể dị đa bội trong tiến hóa và chọn giống.
27. Ở thực vật, cho giao phấn giữa loài A có 2n = 4 với loài B có 2n = 6 người ta thu được con lai lưỡng bội
bất thụ.
a. Vì sao con lai sinh ra từ phép lai trên lại bất thụ ?
b. Nếu xảy ra sự đa bội hoá tạo ra thể dị đa bội thì chúng lại hữu thụ. Hãy giải thích cơ chế đa bội
hoá hình thành thể dị đa bội trong tự nhiên.
28.
a. Cây tứ bội AAAA có thể được hình thành theo những phương thức nào từ cây lưỡng bội AA ?
b. Trên 1 cặp NST tương đồng có mang một cặp gen Aa. Qua giảm phân, tế bào mang cặp NST đó
có thể cho ra những loại giao tử nào ?
29. Quan sát một tế bào của ruồi giấm thấy: Trên cặp NST thứ nhất có mang 1 cặp gen dị hợp tử, trên cặp
NST thứ 2 mang 2 cặp gen dị hợp tử, trên cặp NST thứ 3 mang 1 cặp gen đồng hợp trội, trên cặp NST
thứ 4 có mang 1 cặp gen đồng hợp lặn.
a. Xác định kiểu gen của ruồi giấm trên ?
b. Trong trường hợp giảm phân bình thường, tế bào trên có thể sinh ra những loại giao tử nào ?
c. Nếu giảm phân xảy ra đột biến dị bội ở cập NST thứ 4 thì tế bào có kiểu gen trên sinh những loại
giao tử nào ?
30. Khi phân tích tế bào của một thai nhi, người ta thấy chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính X. Hãy cho biết:
a. Giới tính của thai nhi?
b. Thai nhi mang tật di truyền gì? Tật di truyền này biểu hiện như thế nào khi thai nhi phát triển
thành cơ thể trưởng thành?
c. Hãy giải thích cơ chế hình thành tật di truyền này?
31. ở một loài cây ăn quả lưỡng bội giao phối, khi cho lai các cây AA với các cây aa được F 1. Người ta phát
hiện ở F1 có 1 cây mang kiểu gen Aaa. Trình bày cơ chế hình thành cơ thể có kiểu gen Aaa nói trên? Viết
sơ đồ minh hoạ?
32. Tại sao những thể đa bội cùng nguồn có độ hữu thụ kém? Hãy chứng minh điều đó khi xét dạng tứ bội
AAaa.
33. Giải thích tại sao tần số xuất hiện hội chứng Đao do thừa một NST 21 lại phụ thuộc vào tuổi của mẹ
trong khi đó tần số hội chứng Đao do chuyển đoạn NST ( thừa một vai dài của NST 21) lại không phụ
thuộc vào tuổi của mẹ.
34. Ở Đào có 2n = 16. Quan sát tiêu bản tế bào rễ của cây Đào, người ta đếm được 18 nhiễm sắc thể ở trạng
thái chưa nhân đôi. Giải thích và viết sơ đồ minh hoạ. Biết rằng có xảy ra sự rối loạn trong quá trình
giảm phân ở kì trước lần 1 của giảm phân ở thế hệ bố, mẹ.
35. Tổng số tế bào lần lượt được sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lưỡng
bội của người là 62.
a. Xác định số NST có trong thế hệ tế bào cuối cùng .
b. Môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nguyên phân nói trên nguyên liệu tương ứng với
bao nhiêu NST đơn.
( biết rằng NST trong các tế bào ở thế hệ cuối cùng đều ở trang thái chưa nhân đôi)
36. Ở thể đột biến của một loài, quan sát một tế bào đang nguyên phân, người ta đếm được có 22 NST đơn
đang phân ly về hai cực của tế bào. Hãy cho biết: Thể đột biến trên thuộc dạng nào? Cho ví dụ về dạng
thể đột biến trên và trình bày cơ chế phát sinh dạng thể đột biến đó ở người?
37. Vì sao các dạng thực vật đa bội thường gặp ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt?
38. Các nhà khoa học nhận thấy các đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể khác nhau ở người thường
gây chết ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của cá thể bị đột biến. Giải thích tại sao lại
có sự khác nhau như vậy.
39. Tại sao phần lớn đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến lệch bội thường gây hại cho các thể đột
biến? Ở người, mức độ gây hại của các dạng đột biến nhiễm sắc thể này phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Giải thích.
40. Kiểu nhiễm sắc thể (NST) giới tính XO có thể gặp ở những dạng cơ thể nào? Nêu cơ chế hình thành
những dạng cơ thể đó.

You might also like