Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 169

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài

Tộc người Raglai (Ra Glai, Ra - glai, Rắc Lây hoặc Rai) là dân tộc
thiểu số ở tỉnh Bình Thuận thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian
(Mã Lai – Đa đảo) được xếp vào hệ ngôn ngữ Austronesian (Nam đảo).

Trước đây, Raglai là tộc người ít được biết đến. Tài liệu được biết
sớm nhất về người Raglai là vào đầu thế kỷ XIX. Vào thời kỳ này, các
công trình nghiên cứu về tộc người Raglai không nhiều, đặc biệt về các
đề tài liên quan đến văn hóa dân gian của người Raglai ở Bình Thuận hầu
như rất hiếm. Đến nửa đầu thế kỷ XX, mới bắt đầu tiến hành nghiên cứu
về người Raglai một cách có khoa học hơn. Những kết quả nghiên cứu đã
được in thành sách hoặc công bố trên các tạp chí có uy tín trên thế giới
không nhiều. Mặc dầu vậy, từ năm 1945 đã bắt đầu xuất hiện một số công
trình nghiên cứu bằng tiếng Việt về người Raglai. Nhất là, từ sau năm
1975 đến nay, để thực hiện chủ trương, chính sách đại đoàn kết dân tộc
Việt Nam của Đảng và Nhà nước, các công trình nghiên cứu về văn hóa
Raglai ngày càng xuất bản nhiều hơn. Tuy nhiên, các công trình công bố
xuất bản từ trước tới nay hầu như chỉ tập trung quan tâm nghiên cứu về
cộng đồng người Raglai ở vùng Khánh Hòa và Ninh Thuận là chủ yếu.
Còn văn hóa Raglai ở tỉnh Bình Thuận nói chung và đặc biệt là về loại
hình hát ngâm Hari ở tỉnh Bình thuận nói riêng hầu như chưa có công
trình chuyên khảo nào quan tâm nghiên cứu đến.

Hát ngâm Hari là một loại hình hoạt động văn hóa dân gian mang
đậm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của tộc người Raglai. Đây là

1
một loại hình hát ngâm theo nhiều hình thức khác nhau. Loại hình này
hiện vẫn còn lưu giữ ở tỉnh Bình Thuận.

Nội dung của hát ngâm Hari là những câu chuyện phản ánh nguồn
gốc lịch sử hình thành xã hội tộc người, các biến cố lịch sử trong quá
trình chuyển cư, lập làng, khai khẩn đất đai, canh tác nương rẫy; mối
quan hệ ứng xử của con người đối với thiên nhiên, hành vi ứng xử giữa
con người với nhau trong xã hội, sinh hoạt cộng đồng, cuộc sống gia
đình, tình yêu đôi lứa nhằm giáo dục và phê phán đối với mọi tầng lớp
trong xã hội của cộng đồng tộc người Raglai từ xưa đến nay.

Hát ngâm Hari còn là kho tàng tri thức quí hiếm chứa đựng nhiều
nội dung phong phú cung cấp nguồn tư liệu quí giá cho việc nghiên cứu
về lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, mối quan hệ xã hội, mối quan
hệ cộng đồng, của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.

Trước đây, loại hình hát ngâm Hari được truyền thụ và lưu truyền
từ đời này sang đời khác như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần
phổ biến không thể thiếu được đối với cộng đồng tộc người Raglai.
Nhưng ngày nay, trước sự tác động ảnh hưởng bởi môi trường xã hội hiện
đại và sự lấn át bởi nền văn hóa phương Tây, đời sống sinh hoạt cộng
đồng đang biến đổi nhanh theo lối sống hiện đại, thế hệ trẻ ngày nay
không có điều kiện và cơ hội để tiếp nhận và lưu truyền loại hình này.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho loại hình hát ngâm Hari
không còn được phổ biến và thường xuyên như trước đây, mà ngược lại
đang ngày càng có nguy mất dần.

Trong tương lai không xa, nếu không tiến hành sưu tầm và nghiên
cứu kịp thời, những tài sản vô giá này sẽ cùng với những già làng và các

2
nghệ nhân cao tuổi ra đi mãi mãi, không có cơ hội để cứu vớt những gì
còn xót lại.

Xuất phát từ tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận ký
quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về loại hình hát
ngâm Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận. Căn cứ vào quyết
định của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận đã tổ chức
họp Hội Đồng Khoa học Công nghệ xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực KHXHNV “Sưu tầm, bảo tồn và
phát huy giá trị loại hình hát ngâm Hari của tộc người Raglai ở tỉnh
Bình Thuận”. Đây là một đề tài khó, mang nhiều ý nghĩa khoa học và có
giá trị thực tiễn cao, nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu này đã phải mất
nhiều công sức và thời gian mới có thể hoàn thành tốt được.

Kết quả của việc sưu tầm này là nhằm bảo lưu, tạo điều kiện cho
mọi tầng lớp xã hội trong cộng đồng tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận
có cơ hội tiếp cận và hưởng thụ giá trị văn hóa của chính dân tộc mình
một cách dễ dàng hơn; góp phần cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước để có cơ sở khoa học đi sâu nghiên cứu bản sắc văn
hóa tộc người Raglai một cách sâu sắc hơn; đồng thời giới thiệu di sản
văn hóa vô giá này đến đông đảo mọi người.

2. Mục tiêu thực hiện đề tài

Đề tài được triển khai nhằm sưu tầm các lời ca, điệu hát Hari đang
còn lưu giữ trong cộng đồng người Raglai, một loại hình văn hóa dân
gian (Folklore) truyền thống, góp phần ngăn chặn kịp thời tình trạng mất
dần và có nguy cơ mất hẳn kho tàng văn hóa dân gian độc đáo của tộc
người Raglai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

3
Kết quả của đề tài sẽ được giới thiệu rộng rãi đến mọi tầng lớp
nhân dân, một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc nhằm phát huy giá trị
bản sắc văn hóa của tộc người Raglai tỉnh Bình Thuận.

Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các em học sinh, sinh viên, thanh
thiếu niên Raglai có cơ hội tiếp cận, kế thừa và hưởng thụ di sản văn hóa
phi vật thể của chính dân tộc mình nhằm tạo ý thức và trách nhiệm trong
việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cha ông
truyền lại.

Ngoài ra, cung cấp các thông tin bổ ích về tư liệu khoa học cho
việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội của người Raglai nói chung và
góp phần bổ sung thêm cứ liệu khoa học cho việc nghiên cứu ngôn ngữ,
phong tục, tập quán, văn học, truyện cổ, huyền thoại, truyền thuyết, ca
dao, tục ngữ, giáo dục truyền thống của tộc người Raglai đang sinh sống
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Đề tài còn nhằm thực hiện một nhiệm vụ rất quan trọng của khoa
học xã hội nhân văn mà thế giới đang quan tâm, đó là sự cứu vớt các nền
văn hóa truyền thống của các dân tộc đang bị cuộc sống hiện đại xóa bỏ,
là sự khai thác các tri thức bản địa đang bị nguy cơ mất mát để bổ sung
cho nền văn hóa hiện đại. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên thực tế, đề
tài đề xuất các giải pháp bảo tồn loại hình hát ngâm Hari của tộc người
Raglai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Hơn thế nữa, đề tài này còn góp
phần thực hiện nhiệm vụ chính trị theo đúng chủ trương “giữ gìn bản sắc
văn hóa các dân tộc ở Việt Nam”của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Với ý nghĩa trên, kết quả của đề tài “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy
giá trị loại hình hát ngâm Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận”
là nhằm bảo lưu, tạo điều kiện mọi tầng lớp xã hội trong cộng đồng tộc

4
người Raglai ở tỉnh Bình Thuận có cơ hội thuận lợi tiếp cận và hưởng thụ
giá trị văn hóa của chính dân tộc mình; góp phần cung cấp tư liệu cho các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có cơ sở khoa học đi sâu nghiên cứu
bản sắc văn hóa tộc người Raglai một cách sâu sắc hơn; đồng thời giới
thiệu di sản văn hóa vô giá này đến đông đảo mọi người.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Điểm lại các đầu sách viết về tộc người Raglai có thể nói là khá
hiếm hoi. Mãi đến thế kỷ XIX mới xuất hiện một số công trình nghiên
cứu liên quan đến tộc người Raglai. Đặc biệt các đề tài liên quan đến văn
hóa dân gian của người Raglai ở Bình Thuận lại càng hiếm hoi hơn. Chủ
yếu là những ghi chép liên quan đến các dân tộc thiểu số như sách Đại
Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Trong đó
có nhắc đến người Raglai ở vùng núi Khánh hòa và Bình Thuận bằng một
tên gọi chung là “man dân”. Nửa cuối thế kỷ XIX, thời kỳ Pháp thuộc,
xuất hiện một số nhà nghiên cứu người Pháp như Doudart de Lagrée
(1867), Navelle (1884), Harmand (1887), Guiomar (1889), Brière (1889),
Pavie (1891), Brien (1893), Henri Maitre (1911) thành lập những phái
đoàn khảo sát về điều kiện địa lý và dân cư ở khu vực có dân tộc bản địa
sinh sống. Kết quả của những cuộc khảo sát này được thể hiện trong các
báo cáo trình bày về đặc điểm môi sinh và miêu tả đời sống sinh hoạt của
các cư dân bản địa dưới dạng bút ký ghi chép là chính. Còn tài liệu đặc tả
về người Raglai vào giai đoạn này rất hiếm. Trong số đó, chỉ có hai công
trình của Brien và Brière có nhắc đến người Raglai ở Khánh Hòa và Bình
Thuận mà tác giả gọi là Orang Glai (người Raglai), nhưng cũng chỉ có

5
vài dòng miêu tả sơ sài.

Đến nửa đầu thế kỷ XX, mới bắt đầu tiến hành nghiên cứu về
người Raglai một cách có khoa học hơn. Những kết quả nghiên cứu đã
được in thành sách hoặc công bố trên các tạp chí điển hình là những tài
liệu của Henri Maitre: Les Régions Mois du Sud-Indochinois,
PlonNourrit, Paris, 1909 và Les Jungles Moi, Emile Larose, Paris, 1912;
J.M. Brien, De Quy Nhon en Cochinchie, Explorations dans Le Bình
Thuận (Sud Annam), Hanoi, F.H. Schreider, 1893; M. Brire, Notice Sur
les Mois du Bình Thuận et du Khanh Hoa, Excursions et
Reconnaissances, t. XIV, No 32, Hanoi, 1890, p. 236 - 272; J. Dournes,
Les populations montagnardes du Sud indochinois, Revue France-Asie,
Nos 19-50, Saigon, 1950, p. 927 - 1208; G. Bochet et J. Dournes,
Vietnamien – Koho - Roglai - Francias. Lexique polyglotte, Editions
France-Asie, Saigon, 1953; B. Bourotte, Essai d'histoire des populations
montagnardes du sud
Inochinois Jsqu' à 1945, Bullentin de la Société des Études Indochinoises,
t. XXX, No. 1, 1955, p.5-116.

Những nội dung được công bố trong thời kỳ này chủ yếu liên quan
đến ngôn ngữ và những nhận định về Raglai - Chăm là hai dân tộc anh
em có mối quan hệ rất gần gủi với nhau.

Từ năm 1945 đến 1975, bắt đầu xuất hiện những công trình nghiên
cứu bằng tiếng Việt như Phong tục tập quán đồng bào Thượng dành một
ít trang viết về phong tục cưới hỏi của người Raglai do Nha Công tác Xã
hội Miền Thượng xuất bản tại Sài Gòn, 1959; Một quan niệm mở mang
xã hội Thượng trong triển vọng và phát triển quốc gia, luận văn tốt
nghiệp của Touneh Hàn Thọ (1970) đề cập một phần về triển vọng và

6
phát triển kinh tế - xã hội người Raglai; Đồng bào các sắc tộc thiểu số
Việt Nam của Nguyễn Trắc Dĩ xuất bản 1972 có khoảng 4 trang viết về
dân tộc Raglai; Các sắc tộc thiểu số tại Việt Nam dành 14 trang viết về
dân tộc Raglai, do Hội đồng Sắc tộc ấn hành tại Sài Gòn, 1974.

Ngoài những công trình nghiên cứu vừa nêu, có một công trình
đáng chú ý nhất là cuốn sách “Minority groups in the Republic of
Vietnam” do Bộ quốc phòng Mỹ (US Headquarters, Department of
Army) xuất bản năm 1966. Trong quyển sách này, dành trọn một chương
(chương 14) trình bày riêng về người Raglai. Mặc dù còn nhiều hạn chế
về quan điểm nghiên cứu, nhưng đây là một công trình nghiên cứu có hệ
thống và tương đối đầy đủ về người Raglai so với trước đây.

Sau năm 1975, để thực hiện chủ trương, chính sách đại đoàn kết
dân tộc Việt Nam của Đảng và Nhà nước, đồng thời mở rộng giao lưu
văn hóa giữa các tộc người nhằm thắt chặt tình đoàn kết, thân ái giữa các
dân tộc, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế – xã hội –
văn hóa của các tộc người ở Việt Nam. Trong đó, dân tộc Raglai cũng
được quan tâm nghiên cứu như Một số tư liệu về người Raglai của Mah
Moh (Tạp chí Dân tộc học – năm 1980); Tộc người Raglai và vấn đề chủ
nhân của đàn đá của Phan Văn Dốp (Tạp chí Dân tộc học – năm 1981);
Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) của Viện Dân tộc
học, 1984.

Năm 1998, Hội thảo khoa học về Văn hóa và Ngôn ngữ Raglai tại
thành phố Nha Trang. Các bài tham luận khoa học tham gia hội thảo gồm:
Quan hệ tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa của người Raglai (qua cứ liệu
ngôn ngữ Folkore), Bài báo cáo khoa học của Bùi Khánh Thế; Lễ bỏ mã
của người Raglai tỉnh Ninh Thuận và truyền thống tang ma của các Dân

7
tộc Tây Nguyên, Bài báo cáo khoa học của Ngô Văn Doanh; Akhàt jucar
Raglai và sử thi Raglai, Bài báo cáo khoa học của Nguyễn Thế Sang; Sự
Phân bố cư trú của người Raglai, Bài báo cáo khoa học của Nguyễn Tuấn
Triết; Nguyên âm mũi hóa trong tiếng Raglai (so sánh với từ chỉ loại
trong tiếng Việt), Bài Báo cáo Khoa học của Nguyễn Văn Huệ; Kiêng kỵ
trong tín ngưỡng và đời sống cộng động của người Raglai, Bài báo cáo
khoa học của Phan Văn Dốp; Tổ chức “dòng họ” của người Raglai, Bài
báo cáo khoa học của Phan Xuân Biên; Góp phần tìm hiểu bản sắc văn
hóa dân tộc của tộc người Raglai qua so sánh truyện cổ Raglai và truyện
cổ Chăm, Bài báo cáo khoa học của Phan Xuân Viện; Bước đầu tìm hiểu
hệ thống thân tộc Raglai, Bài báo cáo Khoa học của
Thành Phần; Bản sắc văn hóa trong một số nghi lễ của người Raglai ở
Khánh Hòa, Bài báo cáo khoa học của Tô Đông Hải; Thành ngữ, tục ngữ
Raglai, Bài báo cáo khoa học của Trần Vũ (1998); Một số nghề thủ công
cổ truyền của người Raglai, Bài báo cáo khoa học của Võ Công Nguyện.

Năm 2000, Hội thảo khoa học về Văn hóa và Ngôn ngữ Raglai tại
thành phố Hồ Chí Minh. Các bài tham luận khoa học tham gia hội thảo
gồm: Thử tìm phản chiếu văn hóa trong ngôn ngữ Raglai, Bài báo cáo
khoa học Bùi Khánh Thế; Đôi điều nói thêm về các dòng họ của người
Raglai, Bài báo cáo khoa học Chamaleq Riya Tiẻng; Góp phần nghiên
cứu quan hệ văn hóa Raglai với văn hóa với các dân tộc người Mã Lai ở
Việt Nam, Bài báo cáo khoa học Nguyễn Tuấn Triết; Nghiên cứu người
Raglai trong bối cảnh các dân tộc ở Việt Nam và khu vực, Bài báo cáo
khoa học Nguyễn Văn Lịch; Người Raglai trong cộng đồng các tộc người
nói ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam, Bài báo cáo khoa học Nguyễn Văn
Mạnh; Mô hình con tàu (Ahoq) trong nghi lễ cầu cúng của người Raglai,
Bài báo cáo khoa học NguyễnThế Sang; Những biến đổi về xã hội và văn

8
hóa ở người Raglai từ sau năm 1975, Bài báo cáo khoa học Phan An; Mối
quan hệ giữa luật tục Raglai và luật tục Chăm, Bài báo cáo khoa học
Phan Đăng Nhật; Một số mô típ tương đồng trong truyện cổ Raglai và
truyện cổ các dân tộc Malayo - Polynesien khác ở Việt Nam, Bài báo cáo
khoa học Phan Xuân Viện; Ngôn ngữ và Sự Phát triển Văn hóa Dân tộc
Raglai (qua thực tế khảo sát tại Ninh Thuận), Bài báo cáo khoa học Phú
Văn Hẳn; Bước đầu tìm hiểu kỹ thuật làm giấy của người Raglai, Bài báo
cáo khoa học Thành Phần; Một số điểm cơ bản về luật tục Raglai, Bài báo
cáo khoa học Trần Vũ; Góp phần khẳng định mối quan hệ giữa người
Raglai và Chăm qua một số dấu ấn văn hóa, Bài báo cáo khoa học Văn
Món; Người Raglai với Nông nghiệp nương rẫy gắn bó cùng núi rừng,
Bài báo cáo khoa học Võ Công Nguyện.
Sau hai cuộc hội thảo, các bài tham luận được tuyển chọn in thành
quyển sách với tựa đề Những vấn đề văn hóa và ngôn ngữ Raglai, Nhiều
tác giả, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh, 2003.

Ngoài ra, các bài viết về người Raglai về sau quan tâm nhiều khía
cạnh khác nhau trong lĩnh vực lịch sử – văn hóa, kinh tế – xã hội gồm các
tác phẩm Người Raglai ở Việt Nam của Nguyễn Tuấn Triết, năm 1991;
Góp phần nghiên cứu quan hệ văn hóa Raglai với văn hóa các tộc người
Mã lai – Đa đảo ở Việt Nam, Nguyễn Tuấn Triết, Viện KHXH, TP. Hồ
Chí Minh, 1992; Sự Phân bố cư trú của người Raglai, Nguyễn Tuấn Triết,
1992; Truyện cổ Raglai, Nguyễn Thế Sang, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1993;
Gia đình và hôn nhân truyền thống ở các dân tộc Malayo –
Polynesian Trường Sơn – Tây Nguyên của Vũ Đình Lợi, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1994; Từ vựng Raglai, Nguyễn Thế Sang - Trần Vũ, Nha
Trang, 1998; Văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam, Phan Xuân

9
Biên (chủ biên), 1998; Mô hình con tàu (Ahoq) trong nghi lễ cầu cúng
của người Raglai, Nguyễn Thế Sang, 2000; Trang phục cổ truyền Raglai,
Hải Liên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001; Luật tục Chăm và Raglai,
Phan Đăng Nhật (chủ biên), Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2003; Truyện
cổ Raglai của tập thể tác giả Lê Khắc Cường, Phan Văn Dốp, Nguyễn
Văn Huệ, Phan Xuân Viện, Nxb Văn Nghệ, 2006.

Nhìn chung, các bài viết trong hai cuộc hội thảo cũng như các công
trình công bố xuất bản theo từng chuyên đề khác nhau hầu hết chỉ tập
trung quan tâm nghiên cứu cộng đồng người Raglai ở vùng Khánh Hòa
và Ninh Thuận là chủ yếu. Còn công trình nghiên cứu về tộc người
Raglai ở tỉnh Bình Thuận nói chung, nhất là đề tài hát ngâm Hari nói
riêng hầu như chưa có công trình chuyên khảo nào quan tâm nghiên cứu
đến.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hari. Cụ thể là nội dung và làn
điệu của các bài Hari cùng với ý nghĩa và vai trò của Hari trong đời sống
sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng dân gian của người Raglai.

Đề tài được triển khai ở hầu hết các địa phương có người Raglai
sinh sống ở tỉnh Bình Thuận: huyện Tuy Phong gồm các xã Phong Phú,
xã Phan Dũng; huyện Bắc Bình gồm xã Phan Lâm, xã Phan Điền; huyện
Hàm Thuận Bắc xã Thuận Hòa, Thuận Minh; huyện Hàm Thuận Nam
gồm xã Hàm Cần, xã Mỹ Thạnh; huyện Hàm Tân gồm xã Sông Phan, xã
Tân Xuân, xã Tân Hà; huyện Tánh Linh gồm xã Đức Thuận, xã Đức
Bình, xã Suối Kiết.

Thời gian thực hiện đề tài: tập trung trong hai năm (2013 và 2014).

10
5. Phương pháp khoa học thực hiện đề tài

Phương pháp chính để thực hiện đề tài là phương pháp sưu tầm văn
hóa dân gian dưới góc độ văn học truyền khẩu thuộc lĩnh vực văn hóa
tinh thần, phạm trù văn hoá phi vật thể. Trong khi tiến hành sưu tầm Hari
trên địa bàn thực tế, chúng tôi phối hợp với một số phương pháp của các
ngành liên quan như dân tộc học, nhân học, văn học dân gian. Để thu
thập tư liệu, chúng tôi triển khai nhiều chuyến đi điền dã dân tộc học dài
ngày ở hầu hết các vùng có người Raglai sinh sống trong địa bàn tỉnh.

Phương pháp sử dụng trong các chuyến đi điền dã dân tộc học chủ
yếu là quan sát, thảo luận nhóm, phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, ghi hình
(quay phim, chụp ảnh). Do đó, mỗi khi các nghệ nhân hát ngâm Hari,
chúng tôi đều có ghi âm và quay phim lại.

Mỗi nghệ nhân hát ngâm hari, đều có ghi âm, chụp ảnh, quay phim
và lập hồ sơ lý lịch khoa học. Mỗi bài hát ngâm hari cũng đều có ghi biên
bản kèm theo để bổ sung lý lịch khoa học của mỗi nghệ nhân.

Sau những đợt sưu tầm, hầu hết các file đã ghi âm đều được gỡ
băng và dịch thuật một cách cẩn thận. Công việc gỡ băng và văn bản hóa
các bài hát ngâm Hari, đa phần là do những cộng tác viên am hiểu văn
hóa và ngôn ngữ Raglai trực tiếp thực hiện. Riêng việc gỡ băng các bài
hát ngâm Hari bằng tiếng Raglai, chúng tôi dùng chữ Latinh theo hệ
thống chữ viết rumi của E.F.E.O (École Française d’Extrême Orient -
Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp) để phiên âm. Đây là hệ thống phiên âm
được các nhà khoa học trên thế giới sử dụng nghiên cứu về nhóm ngôn
ngữ Mã Lai – Đa Đảo (Malayo – Polynesian) phổ biến hiện nay.

11
Đối với các hồ sơ lý lịch nghệ nhân như file ghi âm, biên bản ghi
âm, biên bản gỡ băng, biên bản dịch thuật, nội dung gỡ băng, nội dung
dịch thuật, chúng tôi đặt ký hiệu cho từng hồ sơ và từng file lưu trong
CD–ROM.

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Hát ngâm Hari là một loại hình hoạt động văn hóa dân gian mang
bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của tộc người Raglai. Đây là một
loại hình diễn xướng hát ngâm dưới nhiều hình thức khác nhau.

Nội dung của hát ngâm Hari là phản ánh nguồn gốc lịch sử hình
thành xã hội tộc người, mối quan hệ ứng xử của con đối với thiên nhiên,
hành vi ứng xử của người trong xã hội nhằm giáo dục và phê phán đối
với mọi tầng lớp trong xã hội của cộng đồng tộc người Raglai từ xưa đến
nay.

Hát ngâm Hari chứa đựng nhiều tri thức dân gian cung cấp nguồn
tư liệu quí giá cho việc nghiên cứu về lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ
thuật của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.

Trước đây, loại hình hát ngâm Hari được truyền thụ và lưu truyền
từ đời này sang đời khác như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần
phổ biến không thể thiếu được đối với cộng đồng tộc người Raglai.
Nhưng ngày nay, trước sự tác động ảnh hưởng bởi môi trường xã hội hiện
đại và sự lấn át bởi nền văn hóa phương Tây, đời sống sinh hoạt cộng
đồng đang biến đổi nhanh theo lối sống hiện đại, thế hệ trẻ ngày nay
không có điều kiện và cơ hội để tiếp nhận và lưu truyền. Đây là một trong
những nguyên nhân làm cho loại hình hát ngâm Hari không còn phổ

12
biến, ngày càng mất dần, chỉ còn lưu giữ trong các tầng lớp người cao
tuổi.

Trong tương lai không xa, nếu không tiến hành nghiên cứu và sưu
tầm kịp thời, những tài sản vô giá này sẽ cùng với những già làng và các
nghệ nhân cao tuổi ra đi mãi mãi, không có cơ hội để cứu vớt những gì
còn lại.

Chính vì vậy, đề tài Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình
hát ngâm Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận là một đề tài
mang nhiều ý nghĩa khoa học và có giá trị thực tiễn cao, rất cần thiết tiến
hành triển khai khảo sát nghiên cứu cấp bách để đáp ứng kịp thời trước
thực trạng nêu trên.

Đề tài kế thừa những nghiên cứu đi trước về văn hóa phi vật thể
nói chung, văn học - nghệ thuật dân gian của người Raglai nói riêng, để
đi nghiên cứu, xác định một loại hình văn hóa nghệ thuật chưa được
nhiều người biết đến, nghệ thuật diễn xướng Hari, tìm hiểu nội dung,
nguồn gốc, đặc điểm, vai trò của loại hình nghệ thuật Hari trong đời sống
văn hóa tinh thần của người Raglai. Từ đó, làm cơ sở khoa học, tiền đề về
loại hình này cho những công trình nghiên cứu về sau.

Đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn và mang tính cấp bách rõ rệt. Nghệ
thuật diễn xướng Hari của người Raglai đã mai một đến mức báo động.
Những người còn biết diễn xướng Hari đều đã trên 50 tuổi và không có
người kế truyền. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu sưu tầm để bảo tồn
hiện nay là cần kíp, mặc dù mấy phần đã khá trễ. Các giải pháp nhằm bảo
tồn và quảng bá nghệ thuật diễn xướng Hari đến công chúng đều có ý
nghĩa mang tính thực tiễn cao.

13
7. Bố cục đề tài

Nội dung báo cáo của đề tài “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị
loại hình diễn xướng Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận” được
chia làm bốn phần:

Phần mở đầu

1) Lý do chọn đề tài

2) Mục tiêu thực hiện đề tài

3) Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5) Phương pháp khoa học thực hiện đề tài

6) Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

7) Bố cục đề tài

Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tộc người Raglai ở tỉnh


Bình Thuận

Chương 2: Hát ngâm Hari và vai trò của nó trong đời sống của tộc
người Raglai ở tỉnh Bình Thuận

Chương 3: Thực trạng hát ngâm Hari và vấn đề bảo tồn, phát huy
trong đời sống của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.

Phần kết luận

Phần phụ lục

CHƯƠNG 1:

14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƯỜI RAGLAI

Ở TỈNH BÌNH THUẬN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo nên, khác với những gì
có sẵn trong tự nhiên. Nó là thành quả của sự tiến hóa. Nhờ có văn hóa
mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với
những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
còn nhiều ý kiến khác nhau khi nói về khái niệm “Văn hóa”.

Khi điểm lại các khái niệm và định nghĩa văn hóa, A.L. Kroeber và
Kluckhohn (1952) đã kê ra hơn 160 định nghĩa khác nhau. Điều này cho
thấy, khái niệm “Văn hóa” khá là phức tạp1.

Riêng E.B. Tylor (1871) đã đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn
minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và
thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của
xã hội”2. Theo E.B. Tylor, văn hóa và văn minh được xem như là một,
không có sự phân biệt giữa hai khái niệm này. Có nghĩa là nó bao gồm tất
cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người như tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật v..v...

Đối với F. Boas, định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng
tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân

1 A.L. Kroeber và Kluckhohn, Culture, a critical review of concept and definitions, Vintage Books, A
Division of Random House, New York, 1952, p.357
2 E.B. Tylor, Văn hóa nguyên thủy, Huyền Giang dịch từ tiếng Nga, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà
Nội, tr, 13.
15
cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân
trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm
người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành
viên này với nhau”3. Khác với định nghĩa trên, F. Boas nhấn mạnh mối
quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình
thành văn hóa của con người.

Ngày nay, hiểu khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng, theo đó văn hóa
là một lối sống (way of life) được chia sẻ, bao gồm các giá trị, niềm tin,
và các quy chuẩn được lan truyền trong một xã hội cụ thể từ thế hệ này
sang thế hệ khác (Scupin, Raymond và Decorse, Christopher R. 1998,
2000)4.

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Với
cách hiểu đơn giản hơn, văn hóa bao gồm toàn bộ những gì do con người
sáng tạo và phát minh ra. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì
đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm
đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người.

Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam
thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994.
Trong đó, định nghĩa về văn hoá được nhiều nước chấp nhận là định
nghĩa của của ông F.Moyor, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO. Theo
ông, “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá
nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt
động đó hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu,
những yếu tố các định đặc tính riêng của dân tộc”5.
3 F. Boas, Primitive Minds (Trí óc của người Nguyên Thủy), Ngô Phương Lan dịch, 1921, p. 149
4 Scupin, Raymond và Decorse, Christopher R. (1998). Anthropology: A global spective. Third Edition.
Prentice Hall.
5 Báo điện tử Đảng Cộng Sản, ngày 10/12/2014
16
Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa. Dù được sử dụng rất phổ biến
nhưng để đi đến một định nghĩa hay cách giải thích thống nhất cho khái
niệm văn hóa lại là một điều không dễ dàng. Do vậy, tùy theo vấn đề
nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ đưa ra định nghĩa, cách hiểu nào mà họ
cho là thích hợp nhất để hiểu về khái niệm văn hóa. Dù vậy, ở các dân tộc
khác nhau vẫn có những cách hiểu về văn hóa ít nhiều gần với nhau ở chỗ
văn hóa chủ yếu là những gì được phản ánh qua nếp sống của họ. Dựa
trên các định nghĩa đã nêu, trong phạm vi nghiên cứu về loại hình hát
ngâm Hari của người Raglai, chúng tôi chọn dưới góc nhìn của nhân học,
dân tộc học và văn hóa dân gian (Folklore học) để xác định một khái
niệm văn hóa cho riêng mình nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân
tích dự liệu khi nghiên cứu, khảo sát điền dã trên thực tiễn có người
Raglai sinh sống. Chúng tôi cho rằng, văn hóa là sản phẩm của con người
được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân
tay), được chi phối bởi môi trường (môi trường tự nhiên và xã hội) xung
quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở
nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi
trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ
có những đặc trưng riêng.

Các nhà nghiên cứu nhân học và dân tộc học thường chia văn hóa
ra thành ba loại: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội:

* Văn hóa vật chất (material culture) là tổng hòa tất cả sản
phẩm vật chất, hữu hình do chính con người sáng tạo bằng lao động chân
tay được thể hiện qua vật chất cụ thể như cơ sở tôn giáo, nhà cửa, trang
phục, ẩm thực, vật dụng, công cụ sản xuất (nông cụ, ngư cụ, công cụ
nghề thủ

17
công…), phương tiện di chuyển (ghe, tàu, xe…) v...v...

* Văn hóa xã hội (social culture) là những định chế và tổ chức


liên quan đến mối quan hệ giữa người với người, mối ứng xử giữa các
thành viên trong xã hội đang sinh sống như mối quan hệ thân tộc, dòng
họ, hôn nhân, gia đình; bao gồm các quy tắc xã hội về hôn lễ, ma chay,
tang chế, hội đoàn, và các thiết chế văn hóa, xã hội cũng như đời sống
pháp luật, tổ chức chính trị 6 v...v...

* Văn hóa tinh thần (spiritual culture) là những sản phẩm tinh
thần ở dưới dạng vô hình do chính con người sáng tạo bằng lao động trí
óc hội tụ những khía cạnh thuộc về các lĩnh vực học thuật, văn học, nghệ
thuật, tín ngưỡng tôn giáo, luật tục, phong tục tập quán ví dụ như ngôn
ngữ, văn chương, truyện cổ, huyền thoại, thơ ca, âm nhạc, múa, hội họa,
cúng bái, nghi lễ v...v...

Sự phân chia văn hóa thành hai thành tố vật chất và phi vật chất
hay vật chất và tinh thần chỉ có ý nghĩa tương đối. Trên thực tế, giữa các
thành tố này khó có thể phân định ranh giới một cách rạch ròi. Hay nói
cách khác, thành tố này là tiền đề, là hình thức tồn tại của thành tố kia,
chúng bổ sung và có mối liên hệ hỗ tương lẫn nhau, tác động qua lại lẫn
nhau để tạo thành tổng thể văn hóa tộc người. Muốn hiểu văn hóa của
một dân tộc, một cộng đồng cư dân nào cần phải hiểu toàn bộ tổng thể
văn hóa tộc người, bởi vì nếu chỉ hiểu vài khía cạnh nhỏ sẽ dễ có cái nhìn
phiến diện về một nền văn hóa. (X. A. Tokarev)7 .

Với mối quan tâm về di sản văn hóa, UNESCO cũng chia văn hóa
thành hai thành tố văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn hóa vật thể

6 Xem Nhân học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2013, tr. 169.
7 Xem Tocarev X. A., Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1994.
18
(tangible culture) là những yếu tố vật chất trong văn hóa như đình, chùa,
miếu, nhà cửa, trang phục, ẩm thực… Còn văn hóa phi vật thể (intangible
culture) là các biểu hiện tượng trưng của văn hóa, là những yếu tố tinh
thần trong văn hóa như: âm nhạc, múa, ngôn ngữ, huyền thoại, nghi lễ, bí
quyết của nghệ nhân trong chế tác nghề thủ công 8 . Văn hóa phi vật thể là
một loại hình của văn hoá tinh thần, không tồn tại dưới dạng vật chất.
Ngược lại, nó thường tiềm ẩn trong trí nhớ và được biểu hiện qua các
hoạt động tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật.

Văn hoá phi vật thể là loại hình văn hoá rất dễ bị tổn thương và dễ
bị tác động bởi môi trường xã hội. Một khi môi trường xã hội thay đổi,
văn hoá truyền thống bị xâm thực thì văn hoá phi vật thể cũng ảnh hưởng
theo và dần dần mất đi một cách âm thầm và lặng lẽ. Do đó, để bảo vệ di
sản văn hóa phi vật thể, UNESCO đã đưa ra khái niệm “di sản văn hóa
phi vật thể” để sử dụng trong Công ước quốc tế nhằm nâng cao tính giá
trị quí báu và hiếm hoi của loại hình văn hoá này.

1.1.2. Di sản văn hóa phi vật thể (intangible cultural heritage)

Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể (intangible cultural heritage)
được UNESCO sử dụng trong Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri
thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các
không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng và các nhóm và trong
một số trường hợp là cá nhân công nhận là một phần di sản văn hóa của
họ.

8 Xem Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2000.
19
Di sản văn hóa phi vật thể là loại văn hoá tinh thần được chuyển
giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản văn hóa phi vật thể luôn được
các thành viên trong cộng đồng không ngừng tái tạo để thích nghi với
môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử
của họ; đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua
đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo
của con người9.

Trong điều 4 của Luật Di sản văn hóa: “Di sản văn hóa phi vật thể
là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ
bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói,
chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng,
diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công
truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về
trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”. Trong
đó, Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung: “Di sản văn hóa phi vật thể là
sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không
gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản
sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và
các hình thức khác”10.

Trước đây, do nhận thức chưa đầy đủ nên việc bảo vệ và phát huy
giá trị chưa được quan tâm thỏa đáng, dẫn đến tình trạng nhiều giá trị văn

9 Xem https://hongtquang.wordpress.com/2011/11/08/di-s%E1%BA%A3n-van-hoa-phi-
v%E1%BA%ADt-th%E1%BB%83-va-phap-lu%E1%BA%ADt-v%E1%BB%81-di-s%E1%BA
%A3nvan-hoa-phi-v%E1%BA%ADt-th%E1%BB%83/
10 Xem Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10.

20
hóa phi vật thể bị biến dạng và thậm chí còn bị mai một, thất truyền.
Nhưng, sau cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 32, UNESCO đã thông qua
Công ước bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, chúng ta mới có
cách tiếp cận tương đối toàn diện về loại hình di sản văn hóa này. Tuy
nhiên, trong thực tế mỗi nơi, mỗi quốc gia vẫn có nhiều cách định nghĩa
khác nhau.

Gần đây, ở Việt Nam đã có cách nhìn mới, xem di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể là hai bộ phận hữu cơ cấu thành kho tàng di sản văn hóa
dân tộc. Chúng luôn gắn bó mật thiết, có tác động tương hỗ và tôn vinh
lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối11.

Khi nói đến di sản văn hóa vật thể là nói đến cái hữu hình, tồn tại
dưới dạng vật chất, chứa đựng những hồi ức sống động của loài người, là
bằng chứng vật chất của các nền văn hóa, văn minh nhân loại. Nhưng khi
nói đến di sản văn hóa phi vật thể thì nói đến cái vô hình, nó chỉ được lưu
truyền và biểu hiện bằng hình thức truyền miệng, truyền nghề hay các
dạng nghề nghiệp khác. Vì vậy, di sản văn hóa phi vật thể chỉ có thể biểu
hiện các mặt giá trị của nó thông qua các các nghệ nhân dân gian. Đó là
những người sáng tạo văn hóa và đồng thời là chủ sở hữu các di sản văn
hoá. Do đó, sự tồn tại của nó lệ thuộc vào trí nhớ của mỗi nghệ nhân.

Để cho di sản văn hóa phi vật thể có khả năng trường tồn cùng
nhân loại. Ngoài sự gắn bó với các chủ thể văn hóa là nghệ nhân, nó còn
phải được bảo lưu và chuyển giao qua nhiều thế hệ. Hay nói cách khác, di
sản văn hóa phi vật thể khi được sáng tạo ra, cần được bảo lưu và chuyển
giao qua nhiều thế hệ và tiếp tục sáng tạo không ngừng nghỉ thì mới có
thể tồn tại được lâu dài. Các thế hệ mai sau có quyền thừa hưởng các giá

11 Xem Đặng Văn Bài, Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - từ góc nhìn toàn cầu hóa, Tạp chí
Di sản Văn hóa, Số 21 - 2007.
21
trị di sản văn hóa do cha ông để lại, đồng thời phải có trách nhiệm bảo
lưu, chuyển giao trên cơ sở kế thừa có chọn lọc. Đây là quy luật sáng tạo
và phát triển của các giá trị văn hóa phi vật thể. Hari được bảo tồn và phát
huy cũng không ngoài qui luật này. Hiện nay, di sản văn hóa phi vật thể
đã được đưa vào các chương trình bảo vệ khẩn cấp của thế giới cũng như
của mỗi quốc gia.

Về đặc điểm của văn hoá, cần được hiểu như một hệ giá trị vật chất
và tinh thần được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác với tư cách là
thành viên của xã hội nhờ vào hai đặc điểm: văn hóa là sự học hỏi và văn
hóa là sự chia sẻ. Văn hóa được học hỏi thể hiện tính chất siêu hữu cơ
(superorganic) của văn hóa mà Kroeber đưa ra. Con người học hỏi văn
hóa của họ thông qua việc học hỏi chính thức có ý thức cùng với sự
tương tác phi chính thức một cách vô thức. Văn hóa được chia sẻ thể hiện
qua việc văn hóa bao gồm các thực hành và sự hiểu biết được chia sẻ
trong một xã hội. Ở mức độ nào đó, văn hóa dựa vào các ý nghĩa được
chia sẻ mang tính “chung” và, vì vậy, nằm ngoài tầm của cá nhân (Geertz,
1973)12. Văn hóa tồn tại trước khi cá nhân sinh ra trong xã hội và sẽ tiếp
tục đến sau cái chết của bất kỳ cá nhân nào13.

Văn hóa mang tính phổ quát và tính đặc thù. Tính phổ quát của văn
hóa để chỉ về nền văn hóa chung của nhân loại, còn tính đặc thù của văn
hóa thuộc về phạm trù văn hóa riêng biệt của từng tộc người. Trong nền
văn hóa đó, con người nhập thân văn hóa truyền thống của mình vốn lưu
truyền qua nhiều thế hệ, đó chính là những nền văn hóa cũng như những

12 Xem Clifford Geertz, Toward an Interpretive Theory of Culture, , in: The


interpretation of cultures: selected essays. New-York/N.Y./USA etc. 1973: Basic Books, pp.
3-30
13 Nhân học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2013, tr. 173.
22
truyền thống văn hóa cụ thể mà đề tài cần quan tâm nghiên cứu 14. Nhất là
di sản văn hoá phi vật thể, mà cụ thể là Hari, nó tồn tại và gắn liền với
nghệ nhân dân gian. Do đó, ngoài góc độ dân tộc học, nhân học, khi
nghiên cứu nó không thể bỏ qua góc nhìn từ Folklore hay còn gọi là văn
hoá dân gian.

1.1.3. Khái niệm Folklore


Folklore là một danh từ được dùng như một thuật ngữ khoa học
được biết đến qua tờ báo Athenaeum ngày 22/8/1846. Thuật ngữ Folklore
được W. J. Thom, nhà nhân chủng học người Anh, sử dụng đầu tiên
trong bài viết của ông vào năm 1846 với ý nghĩa như là những di tích của
nền văn hóa tinh thần gắn liền với những bài dân ca, những câu chuyện
kể của cộng đồng phản ánh phong tục, đạo đức, tín ngưỡng của một tộc
người.
Từ đó đến nay, bộ môn Folklore học đã ra đời và phát triển với ba
trường phái lớn: trường phái Folklore Anh - Mỹ chịu ảnh hưởng nhân
học, trường phái Folklore Tây Âu chịu ảnh hưởng xã hội học (điển hình
là Pháp - Italia) và trường phái Folklore Nga chịu ảnh hưởng ngữ văn
học15.

Ở Việt Nam, thuật ngữ folklore được dịch là văn hóa dân gian.
Trong quá trình sử dụng, thuật ngữ folklore được hiểu với nhiều nghĩa
rộng hẹp khác nhau tùy theo đối tượng nghiên cứu của mỗi ngành khoa
học khác nhau.

14 Xem Kottak, Conrad Phillip, Hình ảnh nhân loại: Lược khảo nhập môn nhân chủng học văn hóa,
Nxb Văn hóa Thông tin, 2006 (nhóm biên dịch: Nguyễn Hoàng Trung).
15 http://www.vanhoahoc.vn, 23:56 ngày 20.7. 2008 (Ngô Đức Thịnh, Văn hóa dân gian và văn hóa dân
tộc, 2008)
23
Theo nghĩa rộng, folklore là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời nó cũng
là đối tượng nghiên cứu của văn hoá học. Trong đó, bao gồm những cả
giá trị vật chất và giá trị tinh thần do quần chúng nhân dân sáng tạo nên.
Với ý nghĩa này, folklore thường được gọi là folk culture (văn hoá dân
gian).
Đối với nghĩa hẹp, folklore được phân thành nhiều góc độ nghiên
cứu khác nhau. Ví dụ như nghệ thuật ngữ văn dân gian, nghệ thuật tạo
hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian v...v...

Riêng đối với nghĩa chuyên biệt, folklore được xem như là folklore
literature (văn học dân gian). Tác phẩm của folklore được thể hiện bằng
hình thức ngôn từ gắn với ca, nhạc, vũ, kịch do tập thể dân chúng sáng
tác.
Theo phiên họp lần thứ 25 vào năm 1989 của UNESCO đã định
nghĩa “folklore” như sau: “Folklore (văn hóa dân gian hay văn hóa truyền
thống và đại chúng) là toàn bộ những sáng tạo dựa trên truyền thống của
một cộng đồng văn hóa, được biểu đạt bởi một nhóm người hoặc cá nhân
và được công nhận là sự phản ánh những mong đợi của cộng đồng như
chúng phản ánh bản sắc văn hóa và bản sắc xã hội của cộng đồng; những
tiêu chuẩn và giá trị của nó được truyền giao bằng phương pháp truyền
miệng, bởi sự bắt chước hoặc bằng những cách khác. Những hình thức
của nó, trong số những hình thức khác, là ngôn ngữ, văn học, âm nhạc,
múa, trò chơi, thần thoại, nghi thức, phong tục, nghệ thuật thủ công, kiến
trúc và các nghệ thuật khác”16.

16 Nhiều tác giả, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Nxb Viện Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội, 2007, tr. 273.
24
Ở Việt Nam, thuật ngữ Folklore đã được sử dụng từ lâu và tùy theo
mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là “văn học dân gian”, “văn nghệ dân
gian” và nay là “văn hóa dân gian”. Việc quan niệm rộng hẹp và chuyển
ngữ sang tiếng Việt khác nhau như vậy là do sự thay đổi nhận thức của
chúng ta về văn hóa dân gian và cũng do sự tiếp thu ảnh hưởng của các
quan niệm Folklore từ các trường phái khác nhau trên thế giới17.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã triển khai công tác
sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian trên các lĩnh vực sau:
Ngữ văn dân gian: bao gồm tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích,
truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ... Trữ tình dân
gian (ca dao, dân ca); Thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian.
Nghệ thuật dân gian bao gồm: Nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến
trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian...); nghệ thuật biểu diễn
dân gian (âm nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn...).
Tri thức dân gian: bao gồm tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý,
thời tiết, khí hậu...); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian và
dưỡng sinh dân gian; tri thức ứng xử xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử
cộng đồng); tri thức sản xuất (kỹ thuật và công cụ sản xuất).
Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội: Các lĩnh vực nghiên cứu trên của
văn hóa dân gian nảy sinh, tồn tại và phát triển với tư cách là một chỉnh
thể nguyên hợp, thể hiện tính chưa chia tách giữa các bộ phận (ngữ văn,
nghệ thuật, tri thức, tín ngưỡng phong tục...), giữa hoạt động sáng tạo và
hưởng thụ trong sinh hoạt văn hóa, giữa sáng tạo văn hóa nghệ thuật và
đời sống lao động của nhân dân. Để nghiên cứu văn hóa dân gian với tư
cách là một chỉnh thể nguyên hợp chúng ta cần phải có một quy phạm
nghiên cứu tổng hợp18.
17 Ngô Đức Thịnh (2008), sđd.
18 Ngô Đức Thịnh (2008), sđd.
25
Từ phân tích trên, có thể nói folklore hay văn hóa dân gian là một
thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa
cộng đồng của quần chúng lao động. Vì vậy, khi nhận thức, lý giải các
hiện tượng văn hóa dân gian phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn
hóa của nó, tức là các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong đó cộng
đồng gia tộc, cộng đồng làng xã giữ vai trò quan trọng. Văn hóa, trong đó
có văn hóa dân gian là sản phẩm của sự phát triển xã hội nhất định. Tuy
nhiên, sau khi hình thành và định hình, văn hóa tác động trở lại xã hội với
tư cách là “nền tảng tinh thần của xã hội”, là “động lực và mục tiêu của
sự phát triển xã hội”. Việt Nam là một trong các quốc gia Đông Nam Á
có những nét văn hóa dân gian đặc trưng. Đó là truyền thống văn hóa
truyền miệng, khác với Trung Quốc và Ấn Độ là truyền thống văn hóa
chữ viết.
Khi nói đến ngữ văn dân gian, có nghĩa là muốn nói đến văn hóa
truyền miệng hay còn gọi “văn học bình dân“, “văn chương bình dân“,
“văn học truyền khẩu“ hoặc “văn chương truyền miệng” 19 là nói đến nghệ
nhân dân gian. Đó là là những người giỏi nghề, có trình độ chuyên môn
cao ở một trong các lĩnh vực loại hình nghệ thuật hay ngành nghề truyền
thống. Khác với các nghề được đào tạo bài bản, nghệ nhân là những
người trưởng thành từ cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp, thông qua
quá trình tích luỹ kinh nghiệm và rèn luyện tay nghề. Họ là những người
có năng khiếu ca hát các làn điệu bài hát truyền thống, ngành nghề truyền
thống, có óc sáng tạo, có đôi tay khéo léo20.
Ngày nay, những nghệ nhân dân gian ngày càng hiếm dần và trở
thành là “Báu vật nhân văn sống”. Họ là chủ thể văn hoá, đồng thời là

19 http://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/supham/vhdangian1/ch1.htm

20 Đinh Thị Vân Chi, Nghệ nhân làng nghề truyền thống – “Báu vật nhân văn sống”, http://huc.edu.vn,
02.6.2014.
26
người bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá như là di sản văn hoá nối tiếp
qua các thế hệ trong lịch sử phát triển của tộc người. Để xác nhận giá trị
đích thực của nghệ nhân dân gian, trước tiên cũng cần nên hiểu rõ thế nào
là giá trị văn hoá và di sản văn hoá21.

1.1.4. Giá trị văn hóa (cultural value) và di sản văn hóa cultural
heritage)
Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức... đều là sản phẩm
của quá trình tư duy, sản phẩm tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt
lõi nhất của văn hoá. Giá trị văn hoá là một hình thái của đời sống tinh
thần, nó phản ánh và kết tinh từ đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh
thần của con người. Cho nên, quan điểm cho rằng văn hoá hay giá trị văn
hoá chỉ thuộc về lĩnh vực đời sống tinh thần thì chưa thật thoả đáng.

Giá trị, trước nhất là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan
của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là
cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói cách khác đó chính là những cái được con
người cho là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất
người. Do vậy, giá trị văn hoá nói ở đây là giá trị xã hội, nó gắn bó mật
thiết với hoạt động sống của con người, sự tồn tại và phát triển của mỗi
xã hội.

Giá trị văn hoá do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại có
vai trò định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con
người trong các xã hội ấy. Cũng như văn hoá, giá trị được sản sinh từ các

21 Nhiều tác giả, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Nxb Viện Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội, 2007, tr. 381.

27
mối quan hệ con người với tự nhiên, với xã hội. Giá trị văn hóa của mỗi
cộng đồng (tộc người, quốc gia...) bao giờ cũng tạo nên một hệ thống, với
ý nghĩa là các giá trị ấy nảy sinh, tồn tại trong sự liên hệ, tác động hữu cơ
với nhau. Văn hóa truyền thống hay giá trị văn hoá truyền thống được
hiểu như là văn hóa và giá trị gắn với xã hội tiền công nghiệp, phân biệt
với văn hóa, giá trị văn hoá thời đại công nghiệp hóa.

Chúng ta cũng có thể đề cập tới giá trị trong mối quan hệ với di sản
văn hoá (cultural heritage). Trong Luật di sản của nước CHXHCN Việt
Nam, “di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”, “di
sản văn hoá tồn tại dưới dạng văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể” 22.
Cũng có cách quan niệm rộng hơn, “Di sản văn hoá là toàn bộ sản phẩm
do các thành viên trong cộng đồng dân tộc sáng tạo, thể hiện dưới dạng
những đối tượng vật thể (hữu hình) và phi vật thể (vô hình) mang tính
biểu tượng, được lan toả (vô thức) và trao truyền (hữu thức) từ cộng đồng
này sang cộng đồng khác, từ thế hệ trước cho thế hệ sau”23.

Tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, cũng như tầm quan
trọng của việc phải bảo vệ nó đã được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Điều 2 của Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, được Hội nghị
toàn thể của UNESCO thông qua vào ngày 17 – 10 – 2003 tại kỳ họp lần
thứ 32, chỉ rõ rằng “di sản văn hóa phi vật thể cung cấp cho các cộng
đồng, nhóm, và các cá nhân một ý thức về bản sắc và tính liên tục, còn
việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đảm bảo tính sáng tạo và thúc đẩy
đa dạng văn hóa. Tuy nhiên, rất nhiều tri thức và kỹ năng liên quan đến
22 Xem Nhiều tác giả, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Nxb Viện Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội, 2007
23 http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-nhung-van-de-chung/
1593-ngo-ducthinh-nghien-cuu-he-gia-tri-van-hoa-truyen-thong.html 24 Nhiều tác giả, 2007, sđd,
tr. 379.
28
biểu đạt văn hóa đặc biệt là trong âm nhạc, múa, sân khấu, sự lành nghề
thủ công, đang có nguy cơ biến mất vì sự giảm sút số người thực hành
nghề, thiếu vốn, và các ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa”24.

1.2. Tổng quan về tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận

1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên

Bình Thuận là một tỉnh của vùng cực Nam Trung Bộ, ở vào tọa độ
địa lý từ 10033’42’’ đến 11033’18’’ vĩ độ bắc, từ 107023’41’’ đến
108052’42’’ kinh độ đông. Vị trí của tỉnh Bình Thuận về phía Đông Bắc
và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng,
phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía
Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Bình Thuận có tổng diện tích đất tự
nhiên là 7.813 km2, nơi xa nhất tỉnh: phía Bắc là xã Phan Dũng (Tuy
Phong); phía Nam là xã Tân Thắng (Hàm Tân); phía Đông là xã Vĩnh

Hảo (Tuy Phong); phía Tây là xã Trà Tân (Đức Linh). Bờ biển của tỉnh
(từ Mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná - Ninh Thuận đến bãi Bình Châu - Bà Rịa -
Vũng Tàu) dài 192 km với một vùng lãnh hải rộng 52.000 km2.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nắng nóng
quanh năm, một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt
độ trung bình năm là 26,50C – 27,50C; lượng mưa trung bình năm là
1.071 mm; độ ẩm tương đối trung bình khoảng 82%. Số giờ nắng trung
bình là 2.768 giờ. Bình Thuận là tỉnh điển hình nhiều nắng, nhiều gió và
là một trong những vùng khô hạn nhất cả nước.

29
Địa hình tỉnh Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản như: núi thấp, gò
đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Địa hình Bình Thuận chủ yếu
là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng đia hình chính gồm
đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm
9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% đất tự
nhiên. Trên địa bàn của tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi, Dang Sruin,
Ông Trao, Gia Bang, núi Ông và Chi Két. Một số nhánh mũi chạy ra sát
biển tạo nên các mũi là La Gàn, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ. Nhiều
sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua
Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có
tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74
km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km),
sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km).

Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau, có kiểu rừng gỗ
lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế, kiểu
rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Bên cạnh đó, Bình Thuận có nhiều
tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại như vàng, wolfram, chì, kẽm,
nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây
dựng có giá trị thương mại và công nghiệp24.

1.2.2. Nguồn gốc tộc người và địa bàn dân cư, dân số

Cho đến nay, việc nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử phát triển tộc
người Raglai cũng như các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo - Polinesian ở

24 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Thuận,
26
http://www.chinhphu.vn. Ian Trexnôp, Dân tộc học lịch sử các nước Đông Dương (bản tiếng Nga),
Nxb. Khoa học, Moscova, 1976, tr. 59 – 61.
30
Việt Nam vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi, chưa đi đến kết luận thống nhất.
Theo một số nhà dân tộc học thuộc trường phái Liên Xô trước đây, cho
rằng các tộc người thuộc nhóm Malayo – Polinesian xuất phát từ phía
Nam Sông Dương Tử di cư xuống các hải đảo thuộc Đông Nam Á. Cuộc
di cư này đi theo hai con đường: Con đường thứ nhất, di cư theo đất liền
đến cư trú tại Việt Nam, Lào, Cambodia ngày nay, sau đó chuyển cư ra
các hải đảo Đông Nam Á. Hậu duệ của các tộc người này còn tồn tại ở
Việt Nam cho đến tận ngày nay gồm các dân tộc Chăm, Giarai, Êđê,
Raglai, Churu. Đây là đội quân hậu bị, là cái “đuôi“ của đoàn quân di cư
đó26. Con đường thứ hai, di cư từ Nam Trung Quốc đi thẳng xuống các
vùng đảo Đông Nam Á, đã có một bộ phận rẽ vào đất liền Việt Nam, sáng
tạo nên một nền văn hóa thuộc thời đại kim khí ven miền duyên hải Việt
Nam ngày nay, đó là tổ tiên của các dân tộc Malayo – Polinesian ở Việt
Nam25.

Theo chúng tôi, các tộc người Malayo - Polinesian ở Việt Nam là
các cư dân có nguồn gốc với các tộc người sinh sống ở hải đảo thuộc khu
vực Đông Nam Á như Mã Lai, Indonesia, Philippine, Brunei. Vì vậy,
người Raglai cũng là một trong các dân tộc thuộc thế giới Mã Lai – Đa
Đảo (Malayu World hay còn gọi Dunya Malayu). Đây là cư dân bản địa
đầu tiên đã sinh sống lâu đời tại mãnh đất này. Riêng việc đi tìm nguồn
gốc cội nguồn xa xưa các các dân tộc Malayo – Polinesian ở Việt Nam,
trong đó có tộc người Raglai ở Bình Thuận, cho đến nay vẫn còn ở trong
vòng giả định, chưa có câu trả lời rõ ràng và thuyết phục.

Nơi sinh sống của dân cư Bình Thuận lúc mới được thiết lập cũng
như hiện nay bao gồm một vùng rừng núi khá lớn, là đoạn cuối cùng của
25 Phan Xuân Biên (chủ biên), Văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà
Nội, 1998, tr. 1 – 2.

31
khối núi Trường Sơn Nam tiếp giáp với vùng đồi núi của miền Đông
Nam Bộ, Nam Tây Nguyên. Ngày nay, nơi đây trở thành là địa bàn sinh
tụ của nhiều dân tộc thiểu số. Mặc dầu vậy, nhóm tộc người cư trú lâu đời
và có số dân tương đối đông chủ yếu chỉ thuộc hai nhóm ngôn ngữ
Malayo - Polinesian và Môn - Khmer. Trong đó, nhóm có hai nhóm tộc
người miền núi có quan hệ lâu đời với dân tộc Chăm, đó là người Raglai,
người Churu (Malayo – Polinesian/Mã Lai - Nam Đảo) và người K’Ho
(Môn – Khơme). Trước đây, gọi chung là người Thượng, còn trong tài
liệu của Nhà Nguyễn gọi là “Man”. Họ là dân tộc bản địa, là cư dân lâu
đời nhất, xưa nhất của Bình Thuận. Người Churu ngày nay sinh sống chủ
yếu trên vùng Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng. Còn người Raglai có địa bàn
sinh tụ khá rộng, kéo dài từ miền núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa qua vùng
Tây Bắc tỉnh Ninh Thuận đến phía Tây và Tây Nam tỉnh Bình Thuận giáp
giới phía Đông của tỉnh Lâm Đồng.

Tộc người Raglai là một trong những cư dân nông nghiệp bản địa ở
cực Nam Trung Bộ. Đã từ lâu, tộc người Raglai sinh tụ giữa bốn bề rừng
núi cheo leo và hiểm trở dọc dãy Trường sơn Đông. Trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận hiện nay có chừng hơn 10% tổng số dân người Raglai của cả
nước, được phân bố ở nhiều địa bàn khác nhau. Từ phía Bắc của tỉnh, trên
địa bàn xã Phan Dũng, Phong Phú thuộc huyện Tuy Phong qua xã Phan
Lâm, Phan Tiến huyện Bắc Bình đến vùng Tây Nam của tỉnh, ở các xã
Thuận Minh (huyện Hàm Thuận Bắc), Hàm Cần, Mỹ Thạnh (huyện Hàm
Thuận Nam), Suối Kiết, Đức Bình (huyện Tánh Linh) đều có người
Raglai sinh sống.

Địa bàn cư trú xa xưa của người Raglai có thể là vùng núi phía Tây
tỉnh Khánh Hòa, sau đó mới di cư sang tỉnh Ninh Thuận, rồi tỉnh Bình

32
Thuận và cuối cùng có một bộ phận đi về tận miền núi xa xôi vùng Tây
Nam tỉnh Bình Thuận.

Theo một số tác giả nghiên cứu về tộc người Raglai như J. Shrock,
V. Cobbey, L. Lee, mà mở đầu là quyển sách viết về các dân tộc ít người
ở miền Nam Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, xuất bản năm 1966 26, đã
chia tộc người Raglai thành hai nhóm: Raglai Bắc và Raglai Nam, nhưng
sự phân biệt ấy chỉ có ý nghĩa về mặt địa lý đơn thuần 27. Miền núi gồ ghề
song song với bờ biển từ Phan Rang đến Nam Phan Thiết nay thuộc tỉnh
Bình Thuận là vùng cư trú lâu đời của nhóm Raglai Nam. Trong nhóm
này cũng có những tên gọi khác nhau như Raglai, Rai. Những người
Raglai ở huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình và một làng ở xã Hàm Cần
(huyện Hàm Thuận Nam) được gọi là người Raglai, còn những người ở
các làng xã thuộc huyện Tánh Linh (như ở xã Suối Kiết, Đức Thuận, Đức
Bình), huyện Hàm Tân (các xã Tân Minh, Tân Nghĩa, Tân Hà), huyện
Hàm Thuận Nam (xã Mỹ Thạnh, một số làng ở xã Hàm Cần)… lại được
gọi là dân tộc Rai. Theo số liệu thống kê thì hiện nay ở Bình Thuận có
trên dưới 16.000 người Raglai, nhưng trong đó có hơn 6.000 người được
gọi là Rai28. Thực tế, đó chỉ là những nhóm khác nhau của một tộc người
thống nhất là dân tộc Raglai. Một số nơi khi chúng tôi tiếp xúc, họ còn
giải thích thêm rằng, tên dân tộc “Raglai” là do dân tộc khác gọi, dần dần
đến nay thành quen. Trước đây, những lớn tuổi không thích dân tộc khác
gọi mình là “Raglai”. Ngày xưa, khi người Chăm và người Raglai giao

26 J. L. Shrock and others, Minority groups in the Republic of Vietnam. Headquarters,


Department of the Army, 1966, tr. 573, 574; L. Lee, Pregnancy and Childbirth Practices of Northern
Roglai. Southeast Asia, Vol II, No I, Winter 1972, tr. 26 – 52; V. Cobbey, Some Northern Roglai beliefs
about the supernatural. Southeast Asia, Vol II, No I, Winter 1972, tr. 125 – 129.
27 Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1984, tr.266.

28 Xem Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009


33
lưu, buôn bán, trao đổi, tiếp xúc với nhau, tối kỵ sử dụng Raglai (mang
tính miệt thị, chê bai), do đó, họ thường dùng “urang angaok” hay
“Chăm angaok” (người ở vùng cao hay người Chăm ở vùng cao nhằm
chỉ người Raglai ngày nay) và “urang ala” hoặc “Chăm ala” (người ở
vùng thấp hoặc người Chăm ở vùng thấp, nhằm chỉ người Chăm ngày
nay) để xưng danh tộc người với nhau.

Trên địa bàn cư trú hiện nay, xung quanh người Raglai tiếp xúc với
nhiều tộc người khác nhau. Tiếp xúc với người Ê đê, K‘Ho, Mnông,
Churu ở phía Bắc và Tây; với người Chăm, người Việt, Hoa ở phía Đông
và Nam. Sự tiếp xúc này làm nảy nở các quan hệ văn hóa và một số khác
biệt trong sinh hoạt của người Raglai. Mặt khác, nó làm xuất hiện hiện
tượng song và đa ngữ trong các tộc người. Tiếng phổ thông đã chiếm một
vị trí quan trọng, trở thành ngôn ngữ giao tiếp giữa các tộc người. Nhiều
từ tiếng Việt xâm nhập mạnh mẽ vào tiếng nói của người Raglai trên
nhiều lĩnh vực.

Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Phan
Thiết, Thị xã La Gi, các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc,
Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và Phú Quý. Toàn tỉnh
Bình Thuận có 127 xã, phường, thị trấn. Thành phố Phan Thiết cách thủ
đô Hà Nội 1.532 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km
về phía Nam. Với ba tuyến quốc lộ 1A - 28 (Phan Thiết - Đà Lạt), quốc lộ

55 (Hàm Tân - Xuyên Mộc), tuyến đường sắt xuyên Việt và tuyến đường
biển Bắc - Nam chạy qua địa phận của tỉnh Bình Thuận. Trong các thời
kỳ kháng chiến cứu nước vừa qua, tỉnh Bình Thuận còn tỏ rõ là một địa
bàn quan trọng cung cấp sức người và lương thực cho các địa phương
thuộc khu vực cực Nam Trung Bộ chống thực dân, đế quốc xâm lược.

34
Đặc biệt, trong lịch sử hình thành địa phương qua hơn 300 năm nay (kể
từ năm 1697), tỉnh Bình Thuận đã trải qua những thay đổi liên tục về đơn
vị hành chính và địa giới hành chính, phải mất nhiều thời gian mới ổn
định được.

Dân số toàn tỉnh tại thời điểm điều tra của năm 2011 là 1.180.339
người, mật độ dân số là 151 người/km 2, với hơn 30 dân tộc đang sinh
sống. Trong đó, người Kinh chiếm 93,04%, dân tộc Chăm chiếm 2,84%,
dân tộc Raglai chiếm 1,21% (khoảng 16.000 người), người Hoa chiếm
1,07% và cùng với 1,84% các dân tộc khác đang sinh sống cùng những
phong tục tập quán, các ngành, nghề truyền thống, lễ hội, các di tích văn
hóa, lịch sử đã tạo cho Bình Thuận một nét văn hóa đặc trưng và đa dạng.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tộc người Raglai ở
Việt Nam có dân số khoảng 122.245 người (59.916 nam, 62.329 nữ) có
mặt tại 18 tỉnh, thành trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, tộc người
Raglai tập trung cư trú đông chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận (58.911
người), Khánh Hòa (45.915 người), Lâm Đồng (1.517 người) và Bình
Thuận với số dân toàn tỉnh là 15.440 người Raglai (7.472 nam, 7.968 nữ).

Riêng tại tỉnh Bình Thuận, tộc người Raglai chủ yếu tập trung sinh
sống ở các huyện như huyện Tuy Phong (996 người) gồm các xã Phong
Phú, xã Phan Dũng, xã Vĩnh Hảo; huyện Bắc Bình (3.608 người) gồm xã
Phan Lâm, xã Phan Sơn, xã Phan Điền; huyện Hàm Thuận Bắc (1.488
người) chỉ có một xã Thuận Minh; huyện Hàm Thuận Nam (2.952 người)
gồm xã Hàm Cần, xã Mỹ Thạnh; huyện Hàm Tân (1.557 người) gồm xã

Sông Phan, xã Tân Xuân, xã Tân Hà; huyện Tánh Linh (4.826 người)
gồm xã Đức Thuận, xã Đức Bình, xã Suối Kiết. Một số ít còn lại sống
xen kẽ với các tộc người khác tại địa phương trong tỉnh.
35
Theo số liệu của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận vào năm 2014 dân
số của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận là 11.675 người (Báo cáo của
ban dân tộc tỉnh Bình Thuận ngày 19 tháng 09 năm 2014). So với năm
2009 (15.440 người) giảm 3.765 người (giảm 24.38%). Đây là con số
đáng lo ngại cần có sự nghiên cứu thêm29.

1.2.3. Sinh hoạt văn hoá

1.2.3.1. Văn hoá vật chất

Riêng đối với tộc người Raglai, họ sinh sống gắn bó lâu đời với
vùng núi rừng trùng điệp, nhấp nhô ở phía Tây Nam Trung Bộ tiếp giáp
Nam Tây Nguyên. Quá trình chinh phục, khai thác vùng đất núi rừng, cư
dân Raglai đã thích ứng với các hoạt động săn bắt, hái lượm, khai thác tài
nguyên rừng, sản xuất nông nghiệp nương rẫy, hoạt động nghề thủ công
lúc thời gian nhàn rỗi và trao đổi lâm thổ sản. Do đó, nền kinh tế của
người Raglai phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên, biểu hiện và phản ánh
khá sắc nét đặc điểm văn hóa truyền thống của họ.

- Hoạt động kinh tế:

* Canh tác nương rẫy: Phương thức canh tác rẫy là kế sinh
nhai chủ yếu của người Raglai từ xưa đến nay. Nền tảng kinh tế lâu đời
của họ là nông nghiệp rẫy theo lối du canh theo chu kỳ: một mảnh rừng
được chặt, đốt, trồng tỉa một hoặc vài ba năm, sau đó để hóa và sẽ được
canh tác trở lại khi rừng đã tái sinh. Phát rừng làm rẫy theo phương pháp
hỏa canh vốn là hoạt động kinh tế nông nghiệp cổ truyền của hầu hết cư
dân Đông Nam Á. Tộc người Raglai là một trong số đó. Kỹ thuật làm rẫy
của người Raglai về cơ bản theo chu kỳ hàng năm là: chọn rừng, phát

29 Bảng tổng hợp theo thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận,
ngày 19/09/2015,
36
cây, đốt rẫy, tỉa hạt, chăm bón (làm cỏ, làm hàng rào bảo vệ rẫy), thu
hoạch.

Trên rẫy, người ta trồng nhiều chủng loại cây lương thực như bắp
(tangey), cao lương (kater), sắn mì (habei plom), các loại đậu như đậu
xanh (ratak), đậu ván (rabay), đậu cút (rabay candah) và cả các loại cây
ăn trái như đu đủ (lahaong), mít (panat), thơm dứa (lanaih), mãng cầu
(kandiép)…

* Canh tác ruộng khô: Khi nói đến ruộng, người Raglai mới
sử dụng thuật ngữ Huma. Đây là từ cổ chỉ “đất bằng phẳng”, người Chăm
gọi là “Hamu”, người Giarai gọi là “Hơma”30. Do đó, mặc dù trồng lúa
(Padai) trên núi hay đất bằng nhưng không có nước thường xuyên và
trồng chung với các loại hoa màu khác, người Raglai không gọi là Huma
(ruộng). Theo quan niệm của người Raglai, nếu là ruộng thì chỉ trồng lúa
và có nước thường xuyên, không tròng chung với các hoa màu khác
giống như rẫy hay vườn tược31.

* Vườn tược: Hiện nay, người Raglai định cư ở những nơi gần
nguồn nước nên khá dễ dàng đưa nước bằng hệ thống mương phai 32. Bắp
và lúa, là nguồn lương thực chính để bảo đảm nuôi sống cộng đồng. Bên
cạnh đó, họ còn làm thêm vườn để trồng thêm bầu, bí, các loại đậu, hoa
quả và khoai củ nhằm cải thiện cơ cấu bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra còn có
loại vườn nhỏ chung quanh nhà trồng thuốc lá, trầu, dứa, một vài loại
rau… nhưng không đáng kể.

30 Rơmah Dêl (1977), Tự điển Việt – Giarai, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 515.
31 Chu Thái Sơn (chủ biên), Nguyễn Trường Giang (2005), Người Gia Rai, Nxb Trẻ.
32 Nguyễn Thị Thu – Thập Liên Trưởng – Phạm Văn Thành, Lễ nghi nông nghiệp truyền thống tộc
người Chăm – Raglai Ninh Thuận, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 2010, tr. 48

37
* Canh tác ruộng nước: Với địa hình dốc thoai thoải cách xa
chân núi, người Raglai vỡ hoang làm ruộng, với kỹ thuật be bờ bốn cạnh
của một đám ruộng để giữ nước cho cây lúa sinh trưởng, đôi khi có hình
thù khác như ba cạnh hoặc thắt eo.

Gần đây, cùng với quá trình định canh, định cư, người Raglai đã
chú ý tới nông nghiệp lúa nước. Ở một số nơi đã canh tác ruộng nước
(huma) nhưng hãy còn ít và năng suất chưa cao. Trong quá trình định
canh định cư, khai thác ruộng nước là một trong những yêu cầu cấp bách
đặt ra nhằm nâng cao mức sống. Trong các tập quán và kiêng kị của
mình, người Raglai đã có những nghiêm cấm việc sử dụng công cụ canh
tác ruộng nước để canh tác rẫy.

Tương tự, các loại giống lúa của đồng bằng không được trồng trên
rẫy. Hơn thế, người ta cũng không được phép giã hai loại lúa (rẫy và
ruộng) trong một cối hoặc nấu trong một nồi. Họ quan niệm sử dụng lẫn
lộn là làm đảo lộn trật tự vốn có và là mầm móng của các tai họa: ốm
đau, điên loạn, cọp bắt… Do đó, vấn đề thủy lợi cho ruộng nước không
được đặt ra mặc dù người Raglai biết sử dụng sức nước một cách sáng
tạo.
Điều này có thể dẫn chứng bằng sự vận hành các “giàn đá kêu giữ rẫy”
(tôlieng) bằng sức nước trong cả hai điều kiện rẫy gần hoặc xa nguồn
nước. Việc canh tác nông nghiệp lúa nước bước đầu đã làm chuyển đổi
cung cách làm ăn trong sinh hoạt kinh tế của người Raglai.

* Tổ chức sản xuất: Cho đến nay, nghề rẫy vẫn còn chi phối
đến sinh hoạt tinh thần của họ, trong đó thể hiện sự phân công lao động
theo giới tính. Trong làng xã cổ truyền, tổ chức lao động cao nhất là vần
đổi công. Đây là hình thức tương trợ giữa những người thân thích đôi khi

38
mở rộng cho những người ở gần nhau. Song song với phương thức kinh
tế trao đổi lao động theo hình thức vần đổi công, thuê mướn ở đây đã
manh nha xuất hiện. Người nợ công nếu không thể làm trả thì có thể bù
lại bằng tiền hoặc bằng sản phẩm. Trong xã hội Raglai đã bắt đầu xuất
hiện sự phân hóa giàu nghèo33.

Với những điều kiện tự nhiên ở đây, người Raglai đã có một hệ


thống công cụ sản xuất thích hợp. Với phương thức hỏa canh, nông cụ
phần lớn do tự túc như các loại rựa (amara), chà gạc, dao (thóc), nạo cỏ
(kao), gậy chọc lỗ (có đầu bịt sắt hay đồng). Gần đây, một số nơi đã dùng
máy móc thay thế.

Ngày nay, do ruộng đất bị thu hẹp dần, việc thừa kế ruộng đất của
các con gái trong gia đình theo truyền thống đang là vấn đề nan giải đối
với họ. Trong khi chưa tìm ra phương thức thu nhập kinh tế gia đình phù
hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội như hiện nay, những thế hệ
tiếp theo trong thời gian tới sẽ không còn đất đai để thừa kế là một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng đến cuộc sống ổn đình của tộc người
Raglai ở Bình Thuận34.

* Các ngành nghề khác: Ngoài ruộng rẫy, chăn nuôi tuy là
nghề phụ gia đình, nhưng là nguồn thu nhập quan trọng của gia đình.
Nghề thủ công trong các làng Raglai ít phát triển, chỉ có nghề đan lát hoạt
động trong thời gian nông nhàn. Hái lượm lâm thổ sản, săn bắt thú rừng,
cá tôm ở sông suối là không còn là hoạt động thường xuyên hàng ngày.

33 Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1984, tr. 267-268.

34 Nguyễn Thị Thu – Thập Liên Trưởng – Phạm Văn Thành, Lễ nghi nông nghiệp truyền thống
tộc người Chăm – Raglai Ninh Thuận, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 2010, tr. 48
39
Khu rừng gần khu dân cư không còn là nguồn cung cấp thực phẩm tự
nhiên như trước đây.

Trước đây, săn bắn và hái lượm giữ một vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh tế của người Raglai. Có hình thức săn bắn cá nhân và săn
bắn tập thể. Thú săn được không chỉ chia cho người đi săn mà họ hàng và
những người cùng thôn cũng có phần trong đó. Các hoạt động hàng ngày
như săn bắt thú, chim, cá, lấy mật ong, đào khoai củ, hái rau rừng, đốn
chặt cây gỗ, khai thác các loại lâm thổ sản của núi rừng là nguồn sống
quan trọng của người Raglai. Ngày nay, phương thức khai thác nguồn
thực phẩm từ rừng đã bị ngăn cấm nên đã ảnh hưởng đáng kể đến kế sinh
nhai của người dân Raglai hiện nay.

Trong thời gian vài thập niên gần đây, nền kinh tế của họ có những
đổi thay trên nhiều mặt, nhưng cơ bản vẫn là một nền kinh tế kém phát
triển, đời sống của họ vẫn còn rất nhiều khó khăn.

- Nhà cửa, trang phục và ẩm thực:

* Nhà cửa: Xét về vật liệu xây dựng và chức năng sử dụng,
người Raglai có các loại hình nhà như sang canang (nhà vách tre, ván),
sang haluk (nhà tường gạch, ximăng) sang glaong (nhà sàn), tong (chòi),
sang padai inâ (kho chứa lúa), sang atau (nhà mồ).

Sang canang, sang haluk, sang glaong là loại hình nhà dùng để ở
và sinh hoạt gia đình. Tong là chòi để canh giữ rẫy. sang padai inâ là nhà
kho để cất lúa giống padai inâ.

Nhà ở cổ truyền của người Raglai là những nhà sàn gần giống với
nhà sàn của một số dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ,
người Raglai gọi là sang glaong (nhà sàn). Hiện nay những ngôi nhà ở cổ
truyền dạng nhà sàn ở vùng Raglai còn lại không nhiều do nhiều nguyên
40
nhân (chủ yếu là do rừng thu hẹp và không còn nhiều gỗ nữa), thay vào
đó là những ngôi nhà trệt nền đất hoặc những ngôi nhà bán kiên cố lợp
tôn giống nhà người Việt nông thôn gọi là sang canang (nhà vách tre,
ván), sang haluk (nhà tường gạch, ximăng). Dựng nhà là một trong những
việc đại sự nên người Raglai có rất nhiều nghi lễ, kiêng kỵ khi dựng nhà
như phải cúng khi chọn cây, gỗ dựng nhà; kinh nghiệm chọn đất bằng gạo
hay muối úp trong chén (nếu hôm sau muối không tan, không bị côn
trùng tha thì là đất tốt); tìm cây pupek (cây đốt không cháy) để làm khung
bếp; tìm đá ở trong rừng chứ không phải ngoài suối để kê nồi và còn phải
cúng riêng trước khi mang về nhà; làm lễ cúng khi dựng nhà xong; trong
nhà mới không được dắt dao rựa lên vách.

Ngày nay, mặc dù không còn nhà sàn truyền thống, khung cành
ngôi làng cũng đã thay đổi, nhưng sang padai inâ (nhà kho để cất lúa
giống) vẫn luôn giữ nguyên không thay đổi. Đây là ngôi nhà quan trọng
nhất đối với người Raglai. Họ xem đây là ngôi nhà linh thiêng để cho
thần lúa nghỉ ngơi, trú ngụ. Vì vậy, luôn gắn liền với tín ngưỡng dân tộc,
đăc biệt, vào dịp làm lễ Mbang akaok padai (Lễ đầu lúa mới).

* Y phục, trang sức: Do trãi qua qua nhiều biến cố lịch sử,
trang phục tộc người Raglai ngày nay thay đổi khá nhiều, khó để xác định
một cách đầy đủ các loại y phục truyền thống của người Raglai. Cho đến
nay, vẫn chưa tìm thấy khung dệt của người Raglai. Nghề thủ công chủ
yếu là đan lát. Trong lịch sử tộc người, người Raglai chủ yếu trao đổi sản
phẩm với người Chăm và K‘ho. Trước đây, phần lớn nam giới chỉ mặc
khố thổ cẩm, còn phụ nữ mặc váy không may kín, mà chủ yếu vấn chăn.
Chăn có hai loại được gọi là aban (nền màu đen có viền màu) và aban

41
khan (nhiều màu, có hoa văn). Chăn thổ cẩm chỉ mặc vào ngày lễ. Phụ nữ
thường dùng chăn (khan) để địu con.

Về trang sức, nam giới thích mang cà rá, vòng tay, vòng
chân, vòng cổ làm bằng đồng. Phụ nữ ngoài vòng đeo tay, chân, kiềng, họ
còn đeo khuyên tai (haratai tangi), hoa tai (bruai tangi); phụ nữ lớn tuổi
thích đeo nhiều loại vòng, dây đeo cổ (anyuk) làm bằng hạt bo bo hoặc từ
nhiều loại hạt khác nhau. Ngoài ra, trên lưng mỗi người Raglai ta thường
bắt gặp mang một cái gùi (bên trong thường có một con dao nhỏ đối với
nữ, ná tên đối với nam) thể hiện đậm nét lối sống săn bắt hái lượm.

* Ẩm thực: Nguồn lương thực thực phẩm của người Raglai


một
phần tự sản xuất như gạo, bắp, thịt gia súc, gia cầm; một phần khai thác
từ thiên nhiên như rau rừng, cá ở sông, suối, thú rừng. Trong khi bắp là
nguồn lương thực chính của nhóm Raglai Bắc ở Khánh Hòa và phía bắc
Ninh Thuận thì lúa lại là nguồn lương thực chính của nhóm Raglai Nam ở
Lâm Đồng, phía Nam Ninh Thuận và Bình Thuận.

Rượu là loại thức uống hết sức quan trọng trong đời sống người
Raglai, đồng thời là lễ vật không thể thiếu trong các lễ cúng. Ngoài gạo
(tẻ hoặc nếp), bắp là nguyên liệu chính, người Raglai cũng dùng chuối,
khoai mì, hạt bo bo, củ mì tinh, củ chuối nước làm nguyên liệu để chế
biến rượu. Men được chế biến từ các loại củ và lá cây rừng.

Ngoài ra, trầu, rượu, thuốc lá là những thứ không thể thiếu trong
các buổi gặp gỡ, chuyện trò của người Raglai. Họ thường trồng thuốc lá
để dùng trong nhà.

42
Sống ở vùng rừng núi, người Raglai cũng khai thác nhiều loại thảo
mộc, lâm sản để làm dược liệu và đã biết chế biến thành cao hoặc sắc
nhiều thứ lại để làm thuốc uống chữa bệnh.

1.2.3.2. Văn hoá xã hội

Đơn vị cư trú cổ truyền của người Raglai gọi là palei. Các gia đình
trong palei có mối quan hệ máu mủ theo dòng mẹ tập hợp thành một
dòng họ. Do sự di dời, thay đổi liên tục nên tổ chức xã hội palei ngày nay
không còn nguyên vẹn như xưa kia.

- Tổ chức xã hội palei: Người Raglai ngày nay vẫn còn sống tập
trung thành từng palei. Palei là một đơn vị cư trú, một thiết chế tổ chức
xã hội cơ bản của xã hội cổ truyền người Raglai. Quy mô của một palei
không lớn. Mức độ tập trung dân số tương đối thấp. Bao quanh palei là
rừng và các đồi núi, do đó, ngoài khu vực cư trú mỗi làng thường sở hữu
một phạm vi bao gồm khu rừng, một khoảng suối để canh tác rẫy và cung
cấp nguồn thức phẩm tự nhiên và nguyên vật liệu cho cộng đồng dân cư
palei.

Tên palei thường được đặt theo tên núi, tên suối, tên sông hoặc sự
tích liên quan đến lịch sử hình thành làng; ngoài ra có thể đặt tên theo
dòng họ có ảnh hưởng lớn trong làng. Khi di chuyển đến một địa điểm
khác, tên làng cũ vẫn được sử dụng để chỉ nơi cư trú mới.

Đứng đầu mỗi làng là Po palei “trưởng làng”. Po palei là người có


vị trí và vai trò tập hợp dân làng để bàn bạc thảo luận những vấn đề liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư trong palei. Bên
cạnh Po palei có Urang taha (Hội đồng già làng), những người uy tín và

43
am hiểu phong tục tập quán, tư vấn cho Po palei và quyết định những vấn
đề trọng đại trong palei.

Mỗi palei thường có một nhóm gia đình thân thuộc hoặc nhiều
nhóm gia đình thân thuộc cùng sinh sống bên nhau, người Raglai gọi là
patian tương ứng với thuật ngữ dòng họ35. Dòng họ của người Raglai tính
theo dòng mẹ. Các thành viên trong một dòng họ có mối quan hệ mật
thiết, gắn bó với nhau trên nhiều lĩnh vực, từ trong sản xuất đến đời sống
sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong sinh hoạt tín ngưỡng chung36.

Đối với tổ chức palei, người đàn ông tháo vát, khỏe mạnh, có uy
tín là người được đề cử làm chủ làng gọi Po palei. Ngược lại, đối với gia
đình, người đàn bà lớn tuổi nhất, tức là người mẹ luôn là chủ gia đình.
Người này thường được gọi là Po sang. Nhiệm vụ Po sang là bảo tồn nòi
giống, bảo tồn phong tục tập quán, chăm sóc gia đình, cúng kiến tổ tiên

và quản lý tài sản.

Các thành viên trong gia đình được phân công theo giới tính. Phụ
nữ phụ trách lao động nhẹ như chăm sóc, giáo dục con cái, trồng lúa và
nhổ cỏ, chăn nuôi súc vật, hái rau, kiếm củi, xay lúa, giã gạo, gánh nước,
nấu ăn. Đàn ông phụ trác lao động nặng như phát rừng, đốt rẫy, bảo vệ
nương rẫy, săn bắn, làm nhà, làm dụng cụ sản xuất, vũ khí. Các cụ già có
vai trò quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn gia đình, tổ chức
các nghi lễ, giáo dục phong tục tập quán của dân tộc và dòng họ cho con
cháu37

35 Phan Xuân Biên (chủ biên), Văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà
Nội, 1998, tr.145.
36 Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1984, tr.270.

37 Phan Xuân Biên (chủ biên), sđd., 1998, tr.158-177.


44
- Tổ chức dòng họ: Những người cùng một dòng máu tính
theo phía dòng mẹ được gọi là gep patian. Các con khi sanh ra thuộc về
dòng họ mẹ. Các thành viên nữ là người thừa kế tài sản của dòng họ. Mỗi
dòng họ gep patian đều có tên gọi riêng và có truyền thuyết về nguồn gốc
hình thành của dòng họ của mình. Ví dụ như gep patian Pinang, Kater,
Patuw Asah, Pupor, Tapuh, Pasei …Tổ chức dòng họ của người Raglai là
một tổ chức thân tộc ngoại hôn mẫu hệ. Các thành viên trong cùng một
dòng họ không được kết hôn với nhau. Nếu ai vi phạm thì xem như vi
phạm tội loạn luân, trời sẽ gây nên hạn hán, mất mùa, dịch bệnh, huỷ diệt
con người. Các thành viên trong cùng một dòng họ có mối quan hệ gắn
bó mật thiết với nhau từ giúp đỡ nhau trong sản xuất cho đến quan tâm
đến nhau trong cuộc sống hàng ngày.

- Tổ chức gia đình: Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức xã


hội làng xã palei. Mọi phong tục tập quán của dân tộc đều được lưu giữ
bên trong gia đình, đồng thời là nơi giáo dục nhân cách của mỗi thành
viên trong dòng họ. Trước đây, gia đình của người Raglai tổ chức theo
loại hình đại gia đình mẫu hệ, bao gồm nhiều thế hệ sống chung với nhau.

Người đàn bà cao tuổi nhất là chủ nhà đại diện quản lý tài sản chung của
gia đình. Các thành viên nam không thừa hưởng và quản lý tài sản nhưng
có vai trò quan trong việc kiểm soát và bảo vệ tài sản của gia đình. Nếu
một trong những thành viên nữ vi phạm nguyên tắc quản lý tài sản gia
đình như tự quyết định bán tài sản đã thừa hưởng hay chuyển nhượng cho
người khác ngoài dòng họ của mình thì các thành viên nam có vai trò can
thiệp và đưa ra xét xử trước thành viên gia đình hay dòng họ, trong đó,
vai trò ông cậu người có quyền hạn cao nhất đứng ra xét xử.

45
Ngày nay, loại hình đại gia đình đang bị thay thế bởi tiểu gia đình.
Một số nơi gia đình nhỏ theo hình thái gia đình hạt nhân phát triển mạnh
mẽ và chiếm tỉ lệ phổ biến trong xã hội Raglai hiên nay. Mặc dầu vậy, tổ
chức xã hội mẫu hệ vẫn còn lưu giữ và vận hành theo nguyên tắc xã hội
mẫu hệ truyền thống.

1.2.3.3. Văn hoá tinh thần

Cũng giống các dân tộc còn lại thuộc dãy Nam Trường Sơn, tín
ngưỡng vạn vật hữu linh là hình thức tín ngưỡng chủ yếu chi phối đời
sống tinh thần, phong tục tập quán của người Raglai, đó là niềm tin vào
các đấng siêu nhiên, các linh hồn có tồn tại trong con người, các loài
động vật con sông, con suối, ngọn núi, các khu rừng.

Khác với người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa, cho đến
nay đa phần người Ralai ở tỉnh Bình Thuận vẫn còn giữ tín ngưỡng
truyền thống, rất ít ảnh hưởng bởi các tôn giáo Tin lành và Thiên chúa
giáo. Do đó, tín ngưỡng đa thần vẫn là đặc điểm quan trọng trong đời
sống tâm linh của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.

- Niềm tin về thế giới thần linh: Họ cho rằng các thế lực siêu nhiên
có tác động rất lớn đến cuộc sống của họ, tin những gì hiện hữu trước mắt
của mình đều có linh hồn và tin vào những vị thần. Người Raglai quan
niệm có một thế giới thần linh gọi là Yang bao quanh và vượt ra ngoài
khả năng hiểu biết của họ. Họ tin là có thần Núi (yang Cek), thần Rừng
(yang Glai), thần Lúa (yang Padai), thần Nước (Yang Aia), thần Đất
(Yang Tanah Riya), thần Nhà (Yang di Sang), thần Sấm (Yang Grum),
thần Sét (Yang Katan Klak). Với họ, Yang Cek (thần Núi) và linh hồn
atau (người quá cố) là hai vị thần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời
46
sống con người. Theo niềm tin của người Raglai. Các Yang đều vô hình
và chuyển dịch lanh lẹ, thường xuyên giám sát con người, có thể xuất
hiện bất kỳ ở đâu dưới bất kỳ một dạng nào. Thế giới thần linh của người
Raglai không có sự phân biệt thần thiện và thần ác. Họ chỉ có một hình
tượng chung. Yang là khái niệm dùng để chỉ các vị thần. Bên cạnh các tai
họa, Yang còn có khả năng trợ giúp con người nếu được hiến tế để thỉnh
cầu. Người ta có những cấm kỵ riêng đối với từng loại. Ví dụ: phát cây
làm rẫy phải tránh nơi có cây trầm hoặc cây đa vì đó là nơi trú ngụ của
yang Gihlau và yang Binuk38 Không gian sinh tồn của con người cũng là
không gian của thần linh. Do đó, hành động của con người dù có ý thức
hay không đều có tác động đến thần linh. Vi phạm các điều cấm kỵ sẽ bị
trừng phạt.

Ngọn núi cao nhất trong khu vực cư trú là nơi thần linh ngự trị và
cũng là thế giới tổ tiên. Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, người
Raglai còn cho rằng nơi trú ngụ của những vị thần tại một địa điểm nào
đó thường gắn liền với tảng đá, khúc sông, cây lâu năm, rừng già, đồi
cao, mô đất, ngọn núi v...v...39

Người Raglai tin rằng, thế lực siêu nhiên có khả năng gây tai họa
cho con người. Thông qua việc thực hiện nghi lễ cúng tế và tránh những
xúc phạm, từ lâu đã hình thành tín ngưỡng dân gian nguyên thủy, Saman
giáo, với tầng lớp người trung gian thay mặt con người phàm tục trong
cộng đồng tiếp xúc với thần linh gọi là Pajuw. Pajuw có thể là nam hoặc
nữ. Theo họ, Pajuw là người có thể liên hệ với thần linh thông qua hiện
tượng lên đồng trong mỗi lần cúng tế mách bảo với con người nên ứng xử

38 Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội,1984, tr. 273.

39 Xem Lê Như Hoa (chủ biên), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin.
47
như thế nào. Pajuw đồng thời là người chữa bệnh bằng ma thuật kết hợp
với một vài kinh nghiệm y học dân gian. Ngoài việc liên hệ với thần linh,
Pajuw có thể giải mộng cho con người biết sau khi chọn đất làm rẫy hay
làm nhà; Pajuw có thể cúng tế và làm phép, để cho con người tránh tai
họa khi phải lên núi cao khai thác lâm thổ sản quý như trầm hương, kỳ
nam; Pajuw là người đại diện gia chủ tiếp xúc với thần linh và linh hồn tổ
tiên trong các lễ cúng40.

* Thần lúa Yang Sri: Người Raglai quan niệm rằng, lúa cũng
có linh hồn như con người. Khi thu hoạch chỉ dùng bàn tay tuốt nhẹ cho
vào gùi mang về. Nhất là lúa giống padai inâ được xem như là lúa mẹ có
vị trí quan trong hệ thống tín ngưỡng của họ. Vị thần của lúa Yang Sri
thường trú ngụ ở trong gùi lúa giống padai inâ. Hàng năm, sau khi thu
hoạch kết thúc mùa màng cuối năm dân làng tổ chức tổ chức cúng mbang
akaok padai (lễ cúng ăn đầu lúa mới). Các lễ vật không thể thiếu trong
buổi lễ phải có gạo, thóc, trầu cau, gà và rượu cần. Đây là lễ cúng tổ tiên
ăn mừng lúa mới với mục đích dâng cúng lúa mới cho tổ tiên và các thần
linh, cầu xin ông bà tổ tiên và các thần linh phù hộ dân làng được mưa
thuận, gió hoà, mùa màng tốt tươi, con cháu không bệnh tật ốm đau, mọi
nhà cơm no, áo ấm.

* Thần nhà Yang Sang: Ngoài vị thần Yang Sri, còn có vi thần
nhà gọi là Yang Sang.Thần nhà là một trong các vị thần quan trọng trông
coi ngôi nhà và ban phước lộc cho chủ gia và gia đình. Cây cột giữa nhà
và đòn dông là nơi trú ngụ của vị thần Yang Sang. Đặc biệt đối với cột
giữa, trẻ con không được đến gần nghịch phá, không được dùng cây đánh
trên cột và tối kỵ không đuược dùng dao hay vật nhọn chặt hay đâm vào
cột nhà. Người Raglai quan niệm, cột nhà là nơi đi lại lên xuống của vị
40 Nguyễn Thị Thu – Thập Liên Trưởng – Phạm Văn Thành, sđd., 2010, tr. 221
48
thần. Chung quanh cột giữa là nơi thiêng liêng nhất của ngôi nhà. Mỗi khi
cúng, các ché rượu cần phải đặt bên cạnh cột giữa của ngôi nhà hoặc
buộc ché rượu vào thì mới có thể mời các vị thần đến chứng kiến và tham
gia buổi lễ.

* Thần đất Yang Tanah Riya: Ngoài việc cúng bái các thần núi,
thần rừng, thần sông, thần suối, người ra Raglai còn tôn thờ thần đất Yang
Tanah Riya và được xem là vị thần quan trọng ngang hàng với vị thần lúa
Yang Sri, vị thần đất Yang Sang. Mỗi khi chuẩn bị xây cất nhà hay làm
rẫy, làm ruộng, gieo trồng, trước tiên người Raglai phải chọn lựa đất đai
thật cẩn thận. Sau đó, tiến hành làm lễ xin phép vị thần đất Yang Tanah
Riya gọi là ngap Yang likuw tanah với mục đích xin phép thần linh cai
quả đất đai chấp thuận và phù hộ.

* Thờ cúng vua chúa Yang Patao: Giống như người Chăm, bên
cạnh các vị thần Yang Sri, Yang Sang, Yang Tanah Riya, người Raglai
cũng tôn thờ các vua chúa Yang Patao. Họ xem Yang Patao như các vị
thần và được thờ phượng ở trong các đền thờ gọi bamong. Mỗi bamong
có một người đàn ông bảo quản gọi là Tamnei và một người đàn bà để
làm lễ cúng bái gọi là Pajuw. Ví dụ như Po Ina Nagar, Po Dam, Po
Klaong Kasat, Po Cei Sahuah, Po Cei Brei, Po Haniim Par, Po Gahlau
v…v… Các vị vua này thường hay nhắc đến trong các bài hát ngâm Hari.

- Lễ nghi nông nghiệp: Với hoạt động kinh tế nông nghiệp


gắn liền với đất đai, núi rừng, sông suối, loại hình tín ngưỡng tôn giáo
thường gắn liền với lễ nghi nông nghiệp trong quá trình sản xuất của
người Raglai từ xưa đến nay là các loại hình tín ngưỡng tôn giáo sơ khai
như vật linh giáo, bái vật giáo, saman giáo. Từ chọn đất, dọn rẫy, phát
rẫy, đốt đốt rẫy, hốt tro, hoặc xuống cày, gieo trồng cho đến khi thu hoạch

49
đều làm lễ cúng bái thần linh. Có thể kể một số lễ nghi chính như Ngap
Yang Lakuw Tanah (lễ chọn đất), Ngap Yang Tanah Jah la-ua (lễ phát
rẫy), Ngap Yang Likuw Cuh Apuh (lễ đốt rẫy), Mak Habuw Jah (lễ hốt
tro), Ngap Yang Trun La-ua (lễ xuống cày), Ngap Yang Lakuw Pala (lễ
gieo trồng).
Ngoài ra còn có các lễ Ngap Yang Banek (lễ cúng đập cầu mưa), Ngap
Yang Pakah Ciim Takuh (Lễ cúng đuổi muông thú), Ngap Yang Iéw
Bengak Padai (lễ cúng hồn lúa), Ngap Yang Mbang Akaok Padai (lễ cúng
ăn đầu lúa mới)…

- Văn học – nghệ thuật dân gian: Văn học – nghệ thuật dân
gian của tộc người Raglai là tổng thể các giá trị đặc trưng của văn hóa
dân tộc, nó được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu
dài của tộc người. Đối với người Raglai, văn hoá nghệ thuật của họ rất
phong phú và độc đáo nhằm để bày tỏ tình cảm, thái độ của mình trước
thiên nhiên, trước sự đổi thay của lịch sử và đời sống xã hội. Điều này
được thể hiện qua nhiều loại hình khác nhau như truyện kể, thơ ca, tục
ngữ, ca dao, câu
đố, âm nhạc v…v…

* Truyện kể: Người Raglai có một kho tàng truyện kể rất


phong phú và đa dạng gồm các thần thoại, truyền thuyết, lịch sử, cổ tích,
chiến tranh, tình yêu, nhân vật anh hùng. Cho đến nay, một số truyện kể
Raglai đã được sưu tầm và xuất bản, nhưng nhìn chung vẫn còn tiềm ẩn
trong dân gian chưa khai thác hết. Các truyện kể chủ yếu tập trung vào
các chủ đề liên quan đến nguồn gốc loài người, nguồn gốc dân tộc, hiện
tượng tự nhiên, sự hình thành các ngọn núi, các con sông, các dòng suối,

50
hình thành dòng họ, ca ngợi nhân vật dũng cảm, thông minh, tài trí, lên
án người xấu kẻ gian, châm biếm con người lười biếng, ăn bám.

* Âm nhạc: Nói đến âm nhạc Raglai, nhiều người hay liên


tưởng đến đàn đá người Raglai gọi là Patuw tulaing. Bộ đàn đá tìm thấy
khá tập trung là bộ đàn đá được phát hiện vào năm 1979 tại huyện Khánh
Sơn, tỉnh Khánh Hoà. Chức năng ban đầu của đàn đá là để giữ rẫy, sau
này mới phát triển lên thành một dàn nhạc dùng để hoà tấu trong các dịp
lễ hội và mang đi trình diễn trước công chúng.

Ngoài đàn đá, người Raglai còn có một số nhạc cụ khác thường sử
dụng trong các lễ nghi và các lễ hội khác. Trước hết phải kể đến nhạc cụ
Sar hay còn gọi mã la, một loại chiêng mặt bằng phẵng, không có núm,
làm bằng đồng thau. Một bộ Sar thường gồm có 3 chiếc hoặc 8 chiếc hay
16 chiếc tuỳ theo qui mô của các cuộc lễ. Trong một bộ của Sar gồm có
hai loại. Sar lớn nhất gọi là Sar ina (mã la mẹ). Các Sar còn lại là Sar
anak (mã la con). Bên cạnh Sar còn có thêm Cing, một loại chiêng có
núm ở giữa, làm bằng đồng thau, được sử dụng chung với bộ Sar trong
các lễ cúng.

Một số nhạc cụ khác cho đến nay người Raglai vẫn còn sử dụng,
đó là Saraken, Talaiy, Talaiy kung, Talaiy cabuai, Capi.

Cấu tạo của nhạc cụ Saraken gồm có một quả bầu, trên thân quả
bầu gắn 6 ống nứa dài ngắn khác nhau thông với thân bầu. Trên thân của
mỗi ống nứa khoét các lỗ bấm để tạo các nốt nhạc. Saraken có thể biểu
diễn cùng với bộ Sar hoặc có thể dùng để đệm nhạc cho các nghệ nhân
hát Hari trong các dịp lễ.

Kèn Talaiy làm từ ông trúc với đường kính khoảng 2 cm, dài 15
cm. Trên thân ống trúc đục các lỗ để bấm tạo các nốt nhạc khi thổi.
51
Talaiy kung giống như kèn Talaiy, làm bằng ống trúc nhỏ hơn, dài khoảng
40 cm. Trên thân kèn đục 5 lỗ bấm, cách nhau khoảng 2 cm. Talaiy
cabuai là một loại kề môi, làm từ một lá đồng mõng, có độ dài khoảng 10
cm. Ở giữa mặt lá đồng rạch hai đường cắt độ khoảng 7 cm để tạo thành
lưỡi gà. Kèn môi Talaiy cabuai thường được giới trẻ thanh niên nam nữ
sử dụng dể trò chuyện, đối đáp, tỏ tình trong các lễ hay các cuộc hẹn hò.
Kèn Talaiy cabuai còn được sử dụng xen kẻ với các dịp hát giao duyên
đôi lứa. Trong các dịp hát ngâm Hari, các nghệ nhân thường hay dùng để
đệm tạo âm thanh gây cảm hứng cho người hát.

Đàn Capi (Chapi) là một loại nhạc cụ khá đặc biệt, được làm từ
một ống tre già, có đường kính khoảng 15 cm, dài khoảng 60 cm. Trên
thân ống tre, người ta dùng dao nhọn sắc bén rạch các đường thẳng cách
nhau khoảng 2 ly song song dọc theo thân tre để tạo dây đàn. Sau đó, cạy
vỏ ngoài lên và dùng các miếng gỗ nhỏ cài ở dưới để nâng lên tạo thành
sợi dây đàn. Khi sử dụng, người chơi đàn áp một đầu thân đàn vào bụng,
dùng hai ngón tay cái để khảy dây đàn theo làn điệu âm thanh của bài hát
muốn thể hiện. Ngày nay, chiếc đàn Capi được nhiều người biết đến là
nhờ qua bài hát “Giấc mơ Chapi” nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Tiến do ca sĩ
NSƯT Y Moan hát.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau khi nói về khái niệm
“Văn hóa”. Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa. Dù được sử dụng rất phổ
biến nhưng để đi đến một định nghĩa hay cách giải thích thống nhất cho
khái niệm văn hóa lại là một điều không dễ dàng. Do đó, khi điểm lại các

52
khái niệm và định nghĩa văn hóa, A.L. Kroeber và Kluckhohn (1952) đã
kê ra hơn 160 định nghĩa khác nhau.

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Do vậy,
tùy theo vấn đề nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ đưa ra định nghĩa, cách
hiểu nào mà họ cho là thích hợp nhất để hiểu về khái niệm văn hóa. Dù
vậy, ở các dân tộc khác nhau vẫn có những cách hiểu về văn hóa ít nhiều
gần với nhau ở chỗ văn hóa chủ yếu là những gì được phản ánh qua nếp
sống của họ.

Dựa trên các định nghĩa đã nêu, trong phạm vi nghiên cứu về loại
hình hát ngâm Hari của người Raglai, chúng tôi chọn dưới góc nhìn của
nhân học, dân tộc học và văn hóa dân gian (Folklore học) để xác định
một khái niệm văn hóa cho riêng mình nhằm thuận tiện cho việc thu thập
và phân tích dự liệu khi nghiên cứu, khảo sát điền dã trên thực tiễn có
người Raglai sinh sống. Chúng tôi cho rằng, văn hóa là sản phẩm của con
người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao
động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi trường tự nhiên và xã
hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con
người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi
phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở
mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.

Trên góc độ phân loại truyền thống, nhà nghiên cứu nhân học và
dân tộc học thường chia văn hóa ra thành ba loại: văn hóa vật chất, văn
hóa tinh thần và văn hóa xã hội. Trong đó, loại hình hát ngâm Hari thuộc
phạm trù văn hóa tinh thần. Đây là một loại hình của văn hóa dân gian
thuộc về lĩnh vực sáng tác của quần chúng lao động được truyền thụ bằng
truyền miệng từ thế hệ nàu sang thế hề khác. Trong quá trình tiếp thụ các

53
tác phẩm văn học dân gian tự sàn lọc và hoàn chỉnh qua các lớp thế hệ
dần dần được công đồng chấp nhận như một tác phẩm bất hủ phản ánh
bản sắc văn hóa của một dân tộc. Vì vậy, có thể xem Hari như là một loại
hình sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân mà trong văn hóa
dân gian gọi là folklore ngôn từ (hay folkore văn học).

Về kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Raglai trong mấy chục
năm qua có khá nhiều biến đổi lớn. Các palei cổ truyền của người Raglai
không còn rõ nét bởi sự xáo trộn của các địa vực cư trú, các đợt chuyển
cư, và cả sự di dân nữa. Các thiết chế trong xã hội cổ truyền đang tan rã
dần, nếu còn chỉ tồn tại ở dạng tàn dư. Gia đình lớn theo cơ cấu tổ chức
gia đình mở rộng tồn tại dước hình thức đại gia đình không còn nhiều, đa
phần đã chia tách thành các gia đình hạt nhân tồn tại dưới hình thức tiểu
gia đình. Mặc dù có sự biến đổi lớn về qui mô gia đình, nhưng chế đô gia
đình vẫn tồn tại không thay đổi.

Vì vậy, chế độ mẫu hệ là cơ sở tổ chức xã hội của người Raglai ở


tỉnh Bình Thuận. Trong đó, gia đình hạt nhân là loại hình tiểu gia đình
mẫu hệ dựa trên mối quan hệ dòng họ mẫu hệ. Mọi sự phân công tổ chức
xã hội trong palei cũng như trong gia đình đều căn cứ trên luật tục adat
của mẫu hệ.

CHƯƠNG 2

HÁT NGÂM HARI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG

CỦA TỘC NGƯỜI RAGLAI Ở TỈNH BÌNH THUẬN

54
Khi đi sâu vào nghiên cứu về hari mới thấy người Raglai có một
kho tàng văn học – nghệ thuật dân gian vô cùng đồ sộ. Từ thần thoại, cổ
tích, truyền thuyết, sử thi, truyện văn vần cho đến ngụ ngôn, ca dao,
thành ngữ, tục ngữ được phản ánh trong hari còn có truyện cười, câu đố
dân gian, dân ca, dân vũ, diễn xướng dân gian. Tất cả đều thấy xuất hiện
trong kho tàng dân gian của tộc người này. Điều này khẳng định trong
thời kỳ xa xưa của mình, người Raglai đã đạt tới một trình độ ngữ văn và
diễn xướng ngôn ngữ đáng tự hào. Một trong những đỉnh cao của việc
diễn xướng ngôn ngữ đó chính là nghệ thuật Hari41 của người Raglai.

2.1. Đặc điểm Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận

Hari có hai nghĩa. Với chức năng là danh từ, Hari có ý nghĩa như
một thể loại diễn xướng dân gian bao gồm nhiều làn điệu cổ, như: Hari
Katheng, Hari Alok, Hari Masitit… Nghĩa thứ hai, với ý nghĩa động từ,
có nghĩa là: ngâm, hát nói, hát kể, diễn xướng một bài, một câu chuyện
nào đó.

Đặc điểm cơ bản đầu tiên của Hari là truyền miệng. Giống nhiều
dân tộc anh em sinh sống trên dãy Trường Sơn Tây Nguyên, truyền thống
văn hóa truyền miệng là một trong những nét đặc trưng của văn hóa dân
gian tộc người Raglai. Các bài Hari một phần được lưu chuyển từ thế hệ
này sang thế hệ khác nhờ trí nhớ của những nghệ nhân nghiệp dư, không
biết chữ qua hình thức hát kể truyền khẩu, phần khác được do chính các
nghệ nhân đương thời sáng tác và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

41 Đa số các nghiên cứu phiên âm là Siri, hoặc Si – ri, hoặc Ha – ri. Chúng tôi thống nhất
phiên âm là Hari trong bài này. Để thống nhất cách phiên âm theo hệ thống La tinh, trong đề tài báo
cáo chúng tôi có đưa ra một hệ thống phiên chữ theo E.F.E.O (Eùcole Francaise d’Extrême Orient -
Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp) hiện nay đang sử dụng phổ biến trong giới nghiên cứu về nhóm ngôn
ngữ Mã Lai – Đa Đảo.
55
Vì mang tính chất sử thi nên Hari Akhan dalikal có đặc điểm là rất
dài. Truyện Cơi Masrĩh Mỏq Via trên 10.000 câu, Udai – Ujàc gần 20.000
câu (Trần Vũ, 2012, tr. 14). Awơi Nãi Tilơr gồm hơn 36.000 dòng. So với
sử thi Mahabharata đồ sộ của Ấn Độ tận 110.000 sloka (câu thơ đôi), tức
220.000 dòng thơ, thì Akhan dalikal Raglai như vậy vẫn còn khiêm tốn,
nhưng so với Iliad (Hy Lạp) 15.996 câu thơ hexamètre thì độ dài Akhan
dalikal Raglai cũng khá đáng nể. Đáng nể nếu so với nhiều sử thi của
những dân tộc thiểu số khác của Việt Nam, thí dụ khan Đăm San (Ê đê)
2070 dòng, mo Đẻ Đất Đẻ Nước (Mường) 3456 câu42…

Sử thi “Saea” là một trong 6 bộ sử thi đồ sộ nhất của RagLai với


hơn 23.000 câu. Để thu âm bộ sử thi Saea, các nhà nghiên cứu phải mất
hơn 2 tháng trời ròng rã ngồi nghe bà Katơ Thị Cuống và con gái hát và
đã thu hết 32 cuộn băng cassette loại C90. Năm nay cụ đã hơn 90 tuổi,
nhưng có thể hát sử thi cả tuần không nghỉ, dài tới hơn 10 ngàn trang. Sử
thi Raglai đã ngấm vào máu, bất kỳ lúc nào cụ cũng có thể hát được
những bài sử thi trường thiên như: Amã Jarahĩt (dài 40 băng cassette),
Amã Saia Juhia (50 băng), Amã Chơi Puòq (58 băng)43.

Hari Raglai còn nhiều điều bí ẩn, vì có những người tuy biết hát
nhưng không bao giờ mở lời, cứ như người không biết. Có lẽ họ im lặng
vì muốn giữ lại vốn quý của tổ tiên, phần vì họ không muốn khoe khoang
hay chứng tỏ làm gì? Quy luật “tre già măng mọc” luôn được thể hiện rất
rõ trong tộc người Raglai, khi những “cây lớn đổ ngã” vì thời gian, thế hệ
sau hoặc người trẻ hơn mới cất tiếng Hari như để thông báo với núi rừng,
làng bản rằng: đã có thêm một người Hari kế thừa tiếp theo.

42 Phan Thu Hiền, Trần Kiêm Hoàng, sđd.


43 Hoàng Công Tâm, Người hát sử thi cuối cùng của dòng họ Katơ, cập nhật ngày 08/10/2007 lúc 22:30,
http://www. sggp.org.vn
56
Hari Raglai là một thể loại hát ngâm cổ rất độc đáo, vì đó là các làn
điệu cổ xưa, toát lên cái tâm hồn của cả dân tộc. Nếu không làm được
như vậy, coi như là thất bại. Mỗi làn điệu Hari đều có những cách đưa
giọng, xuống giọng rất đặc biệt. Có điệu Hiri kéo dài âm ỉ với sự nồng
nàn và nhẹ nhàng như đưa người ta vào thế giới của sự bồng bềnh, lãng
du. Có điệu mang đặc trưng nhanh và dồn dập thường sử dụng trong
những nghi lễ hoặc lúc tụ tập đông người. Có điệu lại như lời tâm sự, thỏ
thẻ với nhau tình cảm.

Trong các bài Hari, người Raglai thường lấy ngay nội dung chính
của câu chuyện làm tựa đề mỗi bài như: Hari Jhaok aia di kraong (lấy
nước bên sông), Hari Ngap mbeng raong anak (làm việc nuôi con), Hari
Mbang akaok padai (Hari trong dịp lễ Ăn đầu lúa), Hari Ba payua sap ka
anak tacaow (dặn dò, chúc phúc con cái trong đám cưới), Hari craok
padai (cất giữ lúa), Nao puh (lên rẫy), Ngap cheh buei (Hari nói, kể
chuyện vui), Hari dalikal (kể truyện cổ), Hari Po bimong (Hari Mời thần
tháp), Hari Malik (Hari về cô gái xinh đẹp), Hari Dam – dara (hát kể
chuyện tình, hoặc hát đối đáp)… Các truyện kể cổ tích, anh hùng, sử thi
thì thường lấy ngay tên nhân vật chính trung tâm làm tên tác phẩm như
Hari Awơi Nãi Tilơr (Hari về nàng Nãi Tilơr), Hari Chàng Matui Amã,
Hari Dãm Chi Lãng…

Qua trên cũng cho thấy nội dung của Hari rất đa dạng, đề cập đến
nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cuộc sống thường ngày, hoạt động kinh tế
lao động sản xuất, tình yêu nam nữ, giao lưu đối đáp cho đến kể chuyện
lịch sử, truyện cổ tích, tiểu sử các vị thần hay giáo dục con cái, khuyên
răng ở đời hoặc châm biếm thói hư tật xấu v…v...

57
Giá trị lớn nhất của Hari dùng để nêu gương, giáo huấn, truyền dạy
những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tộc người mình. Vẻ đẹp nhan sắc
cũng như đạo đức, tài năng, ý chí và lòng dũng cảm của nàng Awơi Nãi
TiLơr, hay người con gái xinh đẹp, nết na, khéo léo, thông minh, biết làm
ăn buôn bán trong Hari Malik, hoặc là đức tính anh hùng, bất khuất, ý chí
kiên cường, mạnh mẽ của các Chàng Matui Amã, Dãm Chi Lãng… được
các già làng qua các đời kể lại cho con cháu nghe như một hình tượng
mẫu mực mà người Raglai noi theo nhằm giáo dục thế hệ trẻ. Cho đến
tận ngày nay người Raglai vẫn quen dùng các thành ngữ “Tài như Tilơr”,
“Hay như Tilơr”44 để chỉ người nào đó giỏi trong việc săn bắn, làm nương
rẫy hay xử luật tục đúng, phù hợp lòng dân… Trong lễ cưới hỏi của
người Raglai cũng có một hình ảnh rất đẹp và đầy tính nhân văn là các
bậc sinh thành “hát nói” dặn dò, truyền dạy kinh nghiệm, kỹ năng chung
sống cho đôi vợ chồng trẻ và chúc phúc cho con cái ăn đời ở kiếp. Người
nghe cũng bắt gặp nhiều tục ngữ, triết lý trong lời thoại. Đó là sự phân
định đúng sai bằng lý lẽ trong các câu chuyện xưa mà cho đến hiện nay
vẫn còn rất phổ biến ở người Raglai. Tình yêu xứ sở, lòng nhân hậu vị tha
vì một cuộc sống chan hòa trong cộng đồng dân tộc cũng là chủ đề xuyên
suốt các tác phẩm Hari…

Nội dung của Hari chứa đựng nhiều dữ liệu quý giá góp phần phản
ánh nhiều mặt đời sống văn hóa tinh thần của tộc người Raglai. Có thể
nói các bài Hari là “bách khoa toàn thư” về nhiều mặt văn hóa Raglai, từ
quan niệm vũ trụ, nhân sinh quan, lịch sử, nguồn gốc tộc người, tín
ngưỡng đến lễ hội, phong tục, tập quán; từ kinh tế đến tổ chức và các
quan hệ xã hội; từ văn chương cho đến nghệ thuật diễn xướng… của

44 Phan Thu Hiền, Trần Kiêm Hoàng, sđd.


58
người Raglai. Hari chứa đựng trong nó nhiều tri thức dân gian hơn bất kỳ
loại hình nào khác của tộc người Raglai.
Các thủ pháp nghệ thuật (Hari sử dụng rất nhiều từ ngữ cổ, những
cách nói so sánh tu từ ẩn dụ, hoán dụ, nói lái, cường điệu, đối câu, đối
từ…), các làn điệu sử dụng trong Hari rất đa dạng thể hiện một trình độ
thẩm thấu nghệ thuật, một khả năng diễn xướng đáng kinh ngạc của
những con người sinh ra và trưởng thành ở núi rừng. Tuy vậy, vẫn không
thể “thoát khỏi” bản chất bộc trực, sự hồn nhiên, chất phác trong lối nghĩ,
lối cảm, cách biểu đạt cho thấy phương thức tư duy cụ thể hóa, giản dị
của người Raglai. Tác phẩm thể hiện tâm trạng, tính cách nhân vật chỉ
qua những hành động, lời nói bộc trực, xa lạ với thủ pháp phân tích nội
tâm. Những xúc cảm éo le của các nhân vật cũng được diễn tả rất thô sơ:

Hari thường được “hát” vào những ngày giờ nhàn rỗi sau vụ mùa,
khi lúa bắp vào kho, cả nhà quây quần ăn trầu hút thuốc trong những đêm
gió mát trăng trong hoặc nằm thảnh thơi trên sàn cùng nghe hát. Thời
gian rảnh rỗi sau khi thu hoạch cũng chính là thời gian thuận lợi cho sinh
hoạt cộng đồng, vào mùa lễ hội, mùa của “ăn nằm uống tháng” như bà
con thường nói trước đây thì các làn điệu, các bài Hari là món ăn tinh
thần không thể thiếu. Trong những ngày này, tiếng hát ngâm của nghệ
nhân hòa vào tiếng mã la, tiếng chiêng ngân vang, tiếng saraken, talacung
dìu dặt. Mọi người trong họ, trong làng hay từ nhiều xóm làng kế cận tụ
họp đông đủ cùng nhai trầu hút thuốc, ăn thịt uống rượu cần, vừa thưởng
thức các điệu Hari, vừa trò chuyện vui vầy trong không khí đầm ấm của
tình đoàn kết cộng đồng.

Thời lượng diễn xướng một bài Hari không chỉ phụ thuộc vào số
lượng từ ngữ, câu văn mà còn tùy thuộc vào nhịp độ của nghệ nhân hát

59
nhanh hay chậm, trình độ diễn cảm qua giọng hát, sự giao lưu giữa người
hát và người nghe xung quanh và cả không khí của buổi trình diễn.

Qua khảo sát thấy rằng, nhiều nghệ nhân Hari không cần được ai
truyền dạy trực tiếp mà chủ yếu tự học. Đây là một trong những điểm đặc
biệt của loại hình nghệ thuật Hari. Người học được Hari không phải được
truyền dạy theo một trình tự nhất định, mà qua quá trình cảm thụ của
mình. Họ cảm thụ một cách tự nhiên từ ông bà, bố mẹ và những người
biết Hari trong cộng đồng, dần dần nhập tâm tự hát lên bằng sự cảm
hứng, không bị thúc ép bởi bất kỳ người nào. Nghệ nhân Đào Thị Mai và
Đào Thị Phân là các minh chứng. Từ nhỏ các bà đã nghe các làn điệu dân
ca từ bố mẹ, người lớn. Đến năm trên 10 tuổi thì các bà biết Hari và một
số làn điệu khác. Bà Đào Thị Phân nói: “không ai truyền dạy cho cả, mà
nghe cha mẹ hát từ nhỏ thì tự nhiên mình cảm thụ được và biết Hari lúc
nào cũng không hay”.

Một đặc điểm nữa là có thể thấy người phụ nữ Raglai đóng vai trò
chủ yếu trong việc bảo tồn loại hình dân gian này của tộc người. Các
cuộc điều tra cho thấy các nghệ nhân là nữ đều biết Hari từ lúc nhỏ (hai
bà đều biết từ năm 12 tuổi). Một vài đàn ông lớn tuổi cũng biết Hari
nhưng là biết khi đã lớn tuổi (trường hợp nghệ nhân Mang Khe, biết Hari
năm 49 tuổi; nghệ nhân Mang Hùng, ở xã Thuận Hòa huyện Hàm Thuận
Bắc, 50 tuổi mới biết Hari).

Hát ngâm hari là loại hình văn hóa thuộc lĩnh vực văn hóa tinh
thần, bao gồm nhiều chủ đề liên quan đến thần thoại, cổ tích, truyền
thuyết, ngụ ngôn, sử thi, thành ngữ, tục ngữ. Trong đó, chứa đựng kho
tàng tri thức dân gian như tri thức về môi trường tự nhiên, tri thức về mối
quan hệ giữa các thành viên trong đồng, tri thức ứng xử xã hội, tri thức

60
lao động sản xuất. Nó là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển
gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động. Vì vậy,
hát ngâm hari thường tồn tại dưới hình thức văn hóa dân gian hay còn gọi
là folk culture; nó luôn luôn gắn liền với cộng đồng gia tộc và cộng đồng
làng xã.

Hari được cộng đồng tộc người Raglai sử dụng để hát ngâm dưới
nhiều dạng thức khác nhau. Tùy theo nội dung và mục đích của bài hát
ngâm mà người Raglai thường gọi loại hình hát ngâm Hari dưới nhiều tên
gọi khác nhau. Chính điều này tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau về đặc
điểm của loại hình hát ngâm Hari hiện nay. Từ cách gọi này, có người xếp
Hari là một trong những làn điệu dân ca của người Raglai; có người thì
lại cho rằng, Hari không phải là dân ca mà là một loại khan hay akhan
dulikal hoặc Hari chính là manyi, adaoh hay prec.

2.1.1. Akhan dulikal

Người Êđê gọi trường ca là khan (akhan, k’han, ghan), người


Mnông gọi là ot n’trong, người Bana gọi là h’amon, người Jrai gọi là hri,
người Xơđăng gọi là tói kia rnghia, người Churu gọi là khau tr’o car,
người Chăm gọi là akhan, người Ralai ở Khánh Hòa cũng có akhàt
jurcar - trường ca của người Raglai. Riêng đối với người K’Ho, mặc dù
đã thất truyền nhưng họ vẫn có tên gọi dành cho thể loại hát kể tương tự
gọi là yang yao...45

Nghiên cứu về loại hình kể truyện bằng văn vần của người Raglai,
nhiều công trình nghiên cứu về Raglai từ trước đến nay vẫn chưa thống
nhất về cách gọi cũng như cách sử dụng khái niệm để chỉ loại hình hát
45 H'Linh Niê, Trường ca, sử thi trong môi trường văn hóa dân gian Tây Nguyên, ngày 22-05-2011,
00:37:57, http://www.linhnganiekdam.vn.
61
ngâm hari. Mỗi tác giả, mỗi cách gọi khác nhau. Có tác giả gọi hát ngâm
hari là hát kể sử thi (Phan Thu Hiền, Trần Kiêm Hoàng, 2009; Nguyễn
Thế Sang, Chamaliaq Riya Tiẻnq, Điểu Kâu, Tấn Vịnh, 2012). Một số tác
giả gọi là hát kể truyện cổ (Hải Liên, Sử Văn Ngọc, 2010; Nguyễn Thế
Sang 2012). Nhóm tác giả khác gọi là truyện thơ (Phan Xuân Biên (chủ
biên), 1998, tr. 260), hay gọi là trường ca (H'Linh Niê, 2011; Hình Phước
Liên, 2014). Khi phiên âm, các tác giả cũng không có sự thống nhất, do
đó, có nhiều cách phiên âm khác nhau, có thể kể ra Akhar yalukar, akhat
yulukal, ikhat dalikal, ikhat talikal, akhàt jucar, hayakhàt jukar v...v...

Theo Nguyễn Thế Sang46, người Raglai có hai hình thức kể chuyện
đời xưa: Một là Akhàt ter - hình thức kể một thần thoại, truyện cổ, truyền
thuyết, sự tích... bằng văn xuôi, bằng lời nói thường ngày. Hai là Akhàt
jucar - hình thức kể chuyện bằng một vài làn điệu dân ca – chủ yếu là siri
và majiêng.

Theo Trần Vũ47, Akhàt Jucar là truyện kể theo văn vần, dùng các
điệu Manhĩ để hát kể, trong đó phổ biến là hai điệu Siri (hari) và
Magiỡng (majiêng) .

Theo Phan Xuân Biên48, ngoài truyện kể, người Raglai còn có
truyện thơ, được gọi là Akhar jukar. Truyện thơ được kể theo lối siri, tức
là theo một làn điệu dân ca. Những câu truyện ngâm này thường rất dài,

có những truyện thơ được ngâm từ đêm này qua đêm khác.

Còn theo Phan Thu Hiền, Trần Kiêm Hoàng cho rằng, Akhàt jucar
được hát kể gọi là manhĩ, thường với các điệu majieng, siri, alơu… theo

46 Nguyễn Thế Sang, Akhat Jucar Raglai, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2012, tr. 260.
47 Trần Vũ, Chàng Mutui Amã (Akhàt Jucar Raglai), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2012, tr. 12.
48 Phan Xuân Biên (chủ biên), Văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1998.
62
lối hát cổ. Những câu hát thường đi cặp và đăng đối (parallel) với nhau.
Tác phẩm Akhàt jucar Raglai được lưu chuyển từ thế hệ này sang thế hệ
khác nhờ trí nhớ của những nghệ nhân nghiệp dư, không biết chữ, và qua
hình thức hát kể truyền khẩu”49.

Nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ Raglai thì có thể kết
luận rằng, tất cả đều chỉ cùng về một thuật ngữ mà chúng tôi phiên âm là
Akhan dulikal.

Akhan trong tiếng Raglai có nghĩa là kể; còn dulikal nghĩa là


truyện cổ. Như vậy, nếu dịch sát nghĩa nguyên gốc, Akhan dulikal là kể
truyện cổ. Nhưng, trong các chuyến khảo sát người Raglai ở trên thực tế
của chúng tôi cho thấy, người Raglai ở tỉnh Bình thuật không kể truyện
bằng Akhan dulikal như ở các nơi khác, mà kể bằng Hari.

Tựu chung lại, mặc dù có những cách phiên âm và dịch tên khác
nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất Akhan dulikal là một loại
hình diễn xướng dân gian dựa trên cơ sở các làn điệu dân ca cổ để chuyển
tải nội dung các câu chuyện cổ xưa được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Trong diễn xướng một bản Akhan dalikal thường dùng xen kẽ nhiều làn
điệu khác nhau nhưng các làn điệu phụ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với
toàn bộ dung lượng và thời lượng của làn điệu chính. Có lẽ chính từ
những câu, những đoạn xen kẽ này đã làm cho quá trình diễn xướng càng
trở nên sinh động hơn, tránh được hiện tượng bình lặng đơn điệu.

2.1.2. Manyi, Adaoh, Prec

Theo Trần Vũ (2012, tr. 12), người Raglai có thể loại Manhĩ (chúng
tôi phiên âm là manyi), mà ngày nay còn phổ biến các điệu như:

49 Phan Thu Hiền, Trần Kiêm Hoàng, Một sử thi Raglai độc đáo, Tạp chí Văn hóa Dân gian số 1/2009.
63
Alơu, Siri, Peq Ritùq, Magiỡng, Ahưq (Zhi), Sangơi, Adoh, Du adơi
v...v...

Trong công trình Chamaliaq Riya Tiẻnq và Trần Kiêm Hoàng thì
lại dùng ba thuật ngữ “manhĩ”, “siri”, “adoh” (chúng tôi phiên âm là
“manyi”, “hari”, “adaoh”) ghép lại thành “manhĩ siri adoh” (manyi
hari adaoh) để chỉ các làn điệu dân ca.

Qua nghiên cứu thấy rằng, vùng người Raglai ở Khánh Hòa thường
gọi chung tất cả các bài hát hay tiếng hát là Manyi (nghĩa đen là phát ra
âm thanh, tiếng chim hót). Riêng vùng Raglai Bình Thuận có thể dùng
Adaoh (giống tiếng Chăm, có nghĩa là ca hát) hoặc Manyi để chỉ lời ca,
tiếng hát, Ví dụ như manyi hari, adaoh hari (hát hari).

Một số vùng như ở huyện Tánh Linh, người dân ở đây ít dùng thuật
ngữ Manyi hay Adaoh, mặc dù họ vẫn hiểu khi chúng tôi hỏi về manyi
hari hay adaoh hari (hát hari). Nhưng khi trả lời hay trao đổi hoặc trò
chuyện họ thường hay dùng thuật ngữ “Prec” thay vì dùng manyi hari,
adaoh hari.

Nhìn chung, Manyi và Prec cùng một nghĩa như Adaoh, đều mang
nghĩa là hát. Bất cứ khi nào người Raglai cất tiếng hát thì đó đều là
Manyi hay Adaoh hoặc Prec. Nhưng khi hát dân ca hay hát nhạc hiện đại,
họ thường dùng Adaoh. Ví dụ: Adei adaoh ka saai peng (em hát cho anh
nghe). Còn Manyi thường dùng cho tiếng chim hay một số loài động vật.
Ví dụ: Ciim manyi (chim hót). Riêng Prec, thường dùng cho lời hát cổ
như hari.

64
2.2. Làn điệu và hình thức thể hiện hát ngâm Hari

2.2.1. Làn điệu hát ngâm Hari

Theo một số công trình nghiên cứu và sưu tầm trước đây về loại
hình hát ngâm Hari của tộc người Raglai cho thấy, có khá nhiều cách hiểu
khác nhau về thể loại đặc biệt này, kể cả khác về cách phiên âm 50.

Một số người cho rằng, Hari là một trong nhiều làn điệu dân ca
khác nhau của người Raglai và được sử dụng để hát kể các sử thi. Điển
hình như Chamaliaq Riya Tiẻnq và Trần Kiêm Hoàng cho rằng, Hari là
làn điệu dân ca của tộc người Raglai. Trong công trình nghiên cứu Các
làn điệu dân ca Raglai (2012) đã liệt kê các làn điệu dân ca tộc người
Raglai ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa gồm có tất cả là 19 làn điệu,
trong đó Hari (phiên âm thành Siri) chỉ là một trong 19 làn điệu dân ca:

1. Siri và Siri sử thi


2. Manhĩ Alơu
3. Peq ritu
4. Manhĩ mayơu
5. Adoh pamong
6. Buah Tahnãu
7. Choq hia
8. Sangỡi
9. Piđic
10. Tah Rughơm you
11. Manhĩ Adoh

50 Đa số các nghiên cứu phiên âm là Siri, hoặc Si – ri, hoặc Ha – ri. Chúng tôi thống nhất
phiên âm là Hari trong bài này. Để thống nhất cách phiên âm theo hệ thống La tinh, trong đề tài báo
cáo chúng tôi có đưa ra một hệ thống phiên chữ theo E.F.E.O (Eùcole Francaise d’Extrême Orient -
Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp) hiện nay đang sử dụng phổ biến trong giới nghiên cứu về nhóm ngôn
ngữ Mã Lai – Đa Đảo.
65
12. Ahi ahư
13. Du anảq
14. Du Adơi
15. Majieng
16. Huli
17. Majieng Cathiu
18. Tah Rughơm
19. Hai hup51

Cùng với nhận định trên, nhạc sĩ Hình Phước Liên cũng khái quát
một số làn điệu dân ca phổ biến của người Raglai ở Khánh Hòa là Akhat
jucar, Siri, Madiêng, Sangơi, Mađu, Đu Ađay, Đu ana, Akhat cadam,
Alơu, Ahi - Ahư, Kathơng, Hari 52. Trong các nghiên cứu của mình, Phan
Thu Hiền - Trần Kiêm Hoàng53 Nguyễn Thế Sang54 và Trần Vũ55 cũng
cho rằng, Hari là một trong số nhiều làn điệu dân ca của người Raglai.

Những công trình nghiên cứu trên hầu hết đều được thực hiện ở
vùng đồng bào Raglai thuộc tỉnh Khánh Hòa. Riêng những cuộc điều tra,
khảo sát dài ngày của chúng tôi tại các vùng Raglai thuộc tỉnh Bình
Thuận và một thời gian ngắn ở tỉnh Ninh Thuận thì lại cho những kết quả
rất khác với kết quả nghiên cứu ở tỉnh Khánh Hòa. Phỏng vấn nghệ nhân
Đào Thị Phân (sinh năm 1964, ở xã Phan Lâm, Bắc Bình), nghệ nhân biết
Hari gần 40 năm nay, cho rằng Hari không phải là một làn điệu dân ca mà

51 Chamaliaq Riya Tiẻnq, Trần Kiêm Hoàng (2012), Các làn điệu dân ca Raglai (Manhĩ siri adoh
Raglai), Nxb Thanh Niên, tr. 11 - 12.
52 Hình Phước Liên, Yếu tố trữ tình trong dân ca Raglai, http://hoinhacsi.com.vn, cập nhật:
02/04/2014 - 08:05.
53 Phan Thu Hiền, Trần Kiêm Hoàng, Một sử thi Raglai độc đáo, Tạp chí Văn hóa Dân gian số 1/2009.
54 Nguyễn Thế Sang, Akhat Jucar Raglai, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2012, tr 18.
55 Trần Vũ, Chàng Mutui Amã (Akhàt Jucar Raglai), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2012, tr. 12.
66
là một loại hình hát ngâm với nhiều làn điệu khác nhau, trong đó có các
làn điệu Masitit, Masruh, Mik Nai, Gu On v…v…

Cùng cách hiểu như vậy, nghệ nhân Mang Khe (sinh năm 1949, ở
xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình) cũng cho rằng Hari là một loại hình hát
ngâm, không phải là dân ca.

Đặc biệt, bà Đào Thị Mai (sinh năm 1957, xã Phan Lâm, Bắc
Bình), người biết Hari từ năm 12 tuổi, tức nghệ nhân có thâm niên Hari
gần hơn 45 năm nay, khẳng định rằng, Hari không phải là một làn điệu
dân ca, mà Hari là một loại hình hát ngâm của tộc người Raglai, trong đó
bao gồm nhiều làn điệu rất phong phú.

Qua phân tích các tư liệu điền dã thu thập trên thực tế và đối chiếu
với các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã nghiên cứu trước đây,
chúng tôi tạm thời đi đến nhận định bước đầu về Hari là một loại hình hát
ngâm của tộc người Raglai có từ lâu đời. Hari được truyền thụ qua truyền
miệng từ thế hệ trước sang thế hệ sau, trong đó bao gồm nhiều làn điệu khá
đa dạng và phong phú.

Tùy theo dịp, tùy theo bối cảnh mà nghệ nhân có thể chọn lựa làn
điệu thích hợp với từng không khí và hoàn cảnh cụ thể như không khí
vui, buồn, lãng mạn, trang trọng, linh thiêng hay thể hiện tình cảm, tâm
sự, tỏ tình, than trách hoặc chào đón, tiễn đưa, đối đáp v...v...

Qua các cuộc khảo sát và sưu tầm về loại hình hát ngâm Hari cho
thấy người Raglai ở tỉnh Bình Thuận còn lưu giữ các làn điệu Hari sau:

* Masitit: làn điệu dùng hát đối đáp, giao duyên, tâm
tình trai gái.

67
* Katheng: cũng là hát đối đáp nam nữ nhưng không
phải chủ đề tình yêu mà nói chuyện vui đùa (ngap cheh buei), đối
tượng sử dụng làn
điệu này chủ yếu là người già.

* Masruh: làn điệu dùng hát kể truyện cổ (dalikal), hát


mời thần (Po bimong), ca ngợi các vị thần, tiểu sử của các vị thần.

* Kalin: làn điệu dùng hát kể về chiến tranh

* Mik nai: ca ngợi đức hạnh và vẻ đẹp của người phụ nữ

* Gu On: ca gợi dũng khí và tính cách các chàng trai

* Alu anak: vui đùa với con

* Alok mban ru anak: hát ru con

* Alok mban lambah rabep: than thân trách phận

* Alok mban paruei para: tâm sự hoàn cảnh gia đình

* Jalaow jalai: tựa tình đôi lứa

2.2.2. Hình thức thể hiện hát ngâm Hari

Để có cái nhìn một cách hệ thống hơn, chúng tôi tạm phân Hari
thành hai loại hình thức thể hiện: Loại hình hát ngâm Hari độc thoại và
loại hình hát ngâm Hari đối thoại.

+ Loại hình hát ngâm Hari độc thoại

Loại hình hát ngâm Hari độc thoại là là loại hình hát ngâm tự sự
một người khi ở một mình, than trách số phận hẩm hiu hoặc lên núi lên
rẫy lao động một mình hay khi ở nhà hát ru con, hoặc hát cho các con

68
cháu nghe về thần thoại, cổ tích, truyện cổ nhằm giáo dục con cái hay
muốn châm biếm kẻ xấu.

Loại hình hát ngâm Hari này thường dùng các làn điệu Masruh
(hát kể truyện cổ, truyên thần thoại), hát mời thần Po bimong, làn điệu
Kalin (hát kể về chiến tranh), làn điệu Mik Nai (ca ngợi đức hạnh và vẻ
đẹp của người phụ nữ), làn điệu Gu On (ca gợi dũng khí và tính cách các
chàng trai), làn điệu Alu anak (vui đùa với con cái), làn điệu Alok mban
ru anak (hát ru con), làn điệu Alok mban rambah rabâp (than thân trách
phận), làn điệu Jalaow jalai (hát về thế thái nhân tình), làn điệu Dam
dara (hát về tình yêu).

(tham khảo phụ lục 2.3; phụ lục 3.2)

+ Loại hình hát ngâm Hari đối thoại

Loại hình hát ngâm Hari đối thoại là loại hình hát ngâm Hari tâm
tình qua lại giữa hai người hay hát ngâm đối đáp với nhiều người.
Thường Hari trong các dịp khách quý đến nhà, vào dịp lễ, tết, đám cưới
hỏi, đám tang. Họ có thể tỏ tình, trao đổi tình cảm, hay gửi gấm nổi niềm
tâm sự cho nhau hoặc đối đáp chào đón, hỏi thăm nhau, tiễn đưa nhau.

Loại hình Hari này thường dùng các làn điệu Masitit (dùng hát đối
đáp, giao duyên, tâm tình trai gái), làn điệu Katheng (hát đối đáp vui đùa
giữa nam nữ dành cho người lớn tuổi), làn điệu Alok mban dam dara (hát
đối đáp nam nữ dành cho thanh niên nam nữ tự tình đôi lứa), làn điệu
Alok dara (tỏ tình với bạn gái), làn điệu làn điệu làn điệu làn điệu làn
điệu làn điệu làn điệu làn điệu làn điệu làn điệu làn điệu Alok mban
paruei para (hát đối thoại giữa sui gia của hai bên gia đình cô dâu chú rễ
để chào đón, hỏi thăm nhau, tiễn đưa nhau)

(tham khảo phụ lục 2.3; phụ lục 3.2)


69
Nếu xét về nội dung của các bài hát Hari qua các làn điệu thì có
thể nói vô cùng phong phú, đa dạng, đề cập nhiều lĩnh vực khác nhau, từ
cuộc sống lao động sản xuất hàng ngày cho đến tình yêu nam nữ, từ Hari
kể truyện cổ, thần thoại cho đến Hari phục vụ trong tín ngưỡng thờ thần,
từ Hari đối đáp cho đến Hari độc thoại nhằm thể hiện các mặt đời sống
hàng ngày của từng cá nhân và từng cộng đồng xã hội của tộc người
Raglai.

Ví dụ:

* Hari Masitit và Hari Dam – dara là làn điệu thường dùng để


hát đối đáp, giao duyên, dành cho các cặp trai gái yêu nhau. Làn điệu này
dùng để hát kể của người Raglai. Là một điệu hát đối đáp, có giai điệu
mềm mại, dịu dàng như khúc tình ca, được các trai gái Raglai dùng để hát
tỏ tình với nhau, bày tỏ sự nhớ thương. Có cấu trúc ngắn và tương đối ổn
định về khúc thức, rất gần gũi với các khúc hát Daoh Dam – dara (hát
giao duyên) của người Chăm.

* Hari Katheng là làn điệu hát đối đáp vui đùa giữa nam nữ
(ngap cheh buei) trong các dịp khách đến nhà hay trong các lễ hội. Đối
tượng sử Hari có khúc thức cố định, để nghệ nhân dễ dàng hát ứng tác
trong các cuộc đối đáp, có khi để cãi lý với nhau.

* Hari Masruh là kể truyện theo lối hát Hari. Cốt truyện


thường liên quan đến các chiến trận, các anh hùng cứu nước cứu dân, các
vị tướng đánh trận thời xưa. Đưa giọng giống Hari Mik nai nhưng cứng
và mạnh hơn. Trong Akhan dalikal, điệu Masruh thường dùng để kể
những đoạn có kịch tính và khắc họa tính cách nhân vật. Điệu Masruh
còn được dùng để mời các vị thần được thờ cúng ở các tháp Chăm (Po

70
bimong) như Po Ong, Po Patao Yang In, Po Cei Suah, Po Dam, Po
Rame, Po Ina
Nagar v…v… Trường hợp này, trước khi hát Hari người ta cần phải có lễ
vật sau như một chai rượu, 5 trầu cau (không có trầu cau thì thay bằng
thuốc lá 5 điếu), 2 trứng gà luộc và một ít muối để chung một chén, (nếu
không luộc thì 1 trái và không có muối), 1 chén nước, 1 chén rượu.

* Hari Mik Nai là làn điệu dùng để hát kể của người Raglai.
Giai điệu của Hari Mik Nai thường xây dựng trên thang âm cơ bản của hệ
thống ngũ âm không bán cung và biến chuyển theo lời kể. Các chủ đề
thường liên quan đến cổ tích, thần thoại gắn liền với nhân vật là người
phụ nữ đẹp.

* Hari Alok mban là một loại Hari được người Raglai nhắc
nhiều so với các loại hình Hari khác. Loai Hari này thường được sử dụng
đa dạng và ở nhiều hoàn cảnh khác nhau như lễ tết, cưới hỏi, tiếp khách
hay độc tấu56. Hari Alok mban được nhiều người yêu thích. Trong những
cuộc vui bao giờ điệu Alok mban cũng được vang lên nhiều nhất. Điệu
Alok mban có tiết tấu tương đối ổn định và giai điệu đa dạng, do đó, một
số người cho rằng đây là dân ca Raglai.

* Hari Jalaow Jalai là loại bài hát kể về đời sống sinh hoạt
hàng ngày mỗi khi lên rẫy, lên núi, vào rừng, xuống suối qua sông. Nội
dung của bài hát rất giống bài hát đồng dao của người Chăm.

2.3. Vai trò hát ngâm hari trong đời sống sinh hoạt của tộc
người raglai ở tỉnh Bình thuận

Việt Nam là một trong các quốc gia Đông Nam Á có những nét văn
hóa dân gian đặc trưng. Đó là truyền thống văn hóa truyền miệng, khác

56 Xem Hình Phước Liên, sđd.


71
với Trung Quốc và Ấn Độ là truyền thống văn hóa chữ viết. Giống nhiều
dân tộc anh em sinh sống trên dãy Trường Sơn Tây Nguyên, truyền thống
văn hóa truyền miệng là một trong những nét đặc trưng của văn hóa dân
gian tộc người Raglai. Các bài Hari một phần được lưu chuyển từ thế hệ
này sang thế hệ khác nhờ trí nhớ của những nghệ nhân nghiệp dư, qua
hình thức hát kể truyền khẩu, phần khác được do chính các nghệ nhân
đương thời sáng tác và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Tùy theo bối cảnh, thời điểm và không gian sinh hoạt phù hợp thì
mới có thể hát ngâm Hari. Vì vậy, Hari chỉ có thể hát trong các dịp lễ
mbang akaok padai (ăn đầu lúa), mbang manyum (đám cưới) parui para
mai riweng (sui gia viếng thăm), payua sap ka anak tacaow (chúc phúc
con cháu), yut cuai (tiếp khách), gep patian rawik harei riweng gep (họ
hàng thân thích lâu ngày gặp nhau), lambah laey (than thân trách phận);
hoặc trong lao động như ndik cek jah apuh (lên nương phát rẫy), ndik cek
tak gaor (leo núi hái rau), ndik cek tak huei (lên núi chặt mây); hoặc trong
sinh hoạt thường ngày như nao puh (lên rẫy), nao huma (thăm ruộng),
ba asau trau ikan (săn thú, bắt cá), manyiim ciw (đan chiếu), craok
padai (cất trữ lúa), ru dai (ru trẻ),

Các làn điệu Hari là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các
buổi sinh hoạt cộng đồng hay bà con, họ hàng. Chúng thường được cất
lên vào những ngày giờ nhàn rỗi sau vụ mùa, khi lúa bắp vào kho, cả nhà
quây quần ăn trầu hút thuốc trong những đêm gió mát trăng trong hoặc
nằm thảnh thơi trên sàn cùng nghe hát. Thời gian rảnh rỗi sau khi thu
hoạch cũng chính là thời gian thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng, vào mùa
lễ hội, mùa của “ăn nằm uống tháng” như bà con thường nói trước đây thì
các làn điệu, các bài Hari là món ăn tinh thần không thể thiếu. Trong

72
những ngày này, tiếng hát ngâm của nghệ nhân hòa vào tiếng mã la, tiếng
chiêng ngân vang, tiếng saraken, talacung dìu dặt. Mọi người trong họ,
trong làng hay từ nhiều xóm làng kế cận tụ họp đông đủ cùng nhai trầu
hút thuốc, ăn thịt uống rượu cần, vừa thưởng thức các điệu Hari, vừa trò
chuyện vui vầy trong không khí đầm ấm của tình đoàn kết cộng đồng.

Trước đây, trong nhiều cuộc sinh hoạt trong gia đình, tộc họ hay
cộng đồng, những người già thường hát kể lại cho con cháu nghe các
truyện về Cei Pabei (Hoàng tử dê), Cei Kubao (Chàng trâu), Nai Abao
(Nàng ốc), Cei ceh (chàng nói dốc)... Có khi, gặp các truyện dài, các già
thay phiên nhau hát kể suốt đêm. Các truyện cổ được hát kể trong Hari
mang những đặc trưng của trường ca (sử thi) và mang màu sắc thần thoại
một cách rõ rệt. Khi nghe hát kể truyện cổ “con trai ngồi xếp bằng, con
gái ngồi xếp nghiêng”, “người hát cũng ngồi nhưng khi mệt thì cứ nằm
mà hát cũng được”57. Người nghe không chỉ lắng nghe mà dán mắt vào
từng thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của người kể, người kể thì nhập
thân vào từng nhân vật trong truyện. Cả người hát kể lẫn người nghe đắm
chìm trong một khí quyển thiêng liêng, với niềm tin rằng các vị thần, tổ
tiên ông bà đang trở về, tham dự trong câu chuyện của họ.

Những dịp có các vị khách đặc biệt đến nhà như là các vị quan lớn
(praong anaih); những họ hàng thân thích đến thăm trong những dịp như
lễ Ăn đầu lúa (Mbang akaok padai), đám cưới (Mbang manyum) hay họ
hàng ở xa hiếm khi được gặp mà được chủ nhà đón chào bằng lối nói hát
Hari là khách rất được quý trọng và dẽ tạo nên không khí thân thiết. Vào
những dịp như vậy, cuộc đối thoại giữa chủ - khách trở nên vô cùng sinh
động và độc đáo bởi việc dùng làn điệu Hari để diễn lại lời nói một cách
đầy ngẫu hứng nhưng lại không kém phần tao nhã.
57 Vũ Anh Tuấn (giới thiệu) 2004, Uđai – Ujàc, Nxb KHXH, tr. 20.
73
Hari dùng để kể công lao các Thần ở tháp (Hari Po bimong), là các
vị thần được thờ cúng trong các tháp Chăm như Po Ong, Po Patao Yang
In, Po Cei Suah, Po Dam, Po Rame, Po Ina Nagar v...v...

Ngày nay, Hari vẫn còn có vai trò quan trọng trong các dịp như lễ
ăn đầu lúa (Mbang akaok padai), trong sinh hoạt lao động hàng ngày như
trong lúc đan chiếu (manyiim ciw), cất trữ lúa (craok padai), lên rẫy (nao
puh) hoặc ru trẻ (dai anak).

Ở một số nơi, trong đám cưới (Mbang manyum), hát nói đối đáp
giữa thông gia (Hari paruai para), dặn dò, chúc phúc con cháu (Hari ba
payua sap ka anak tacaow) hoặc trong các dịp khách quý, họ hàng thân
thích lâu ngày gặp nhau, vai trò của Hari còn giữ quan trọng không thể
thiếu được. Nội dung Hari trong tiếp khách thường mang tính chất xã
giao, xoay quanh các lời dặn dò nhau hãy giữ gìn tình cảm tốt đẹp của đôi
bên, hát trong lúc trò chuyện và khi chia tay giữa chủ và khách. Trong
đám cưới, lời hát của cha mẹ có vai trò quan trọng thay lời dặn dò con cái
trong ngày cưới, hay hát đối đáp giữa hai bên thông gia.

Trong các dịp giao lưu vui đùa giữa nam nữ, Hari đóng vai trò kết
nối qua các điệu hát đối đáp, tỏ tình, bày tỏ sự nhớ thương. Khi trai gái
gặp nhau trong những dịp lễ, hay các buổi sinh hoạt chung, thì làn điệu
Hari được ngân lên đầy duyên dáng thay cho những lời tán tỉnh.

Những lúc ngày thường, hằng đêm con cháu quay quần, vai trò
của Hari càng quan trọng hơn. Đây là sợi dây kết nối giữa hai thế hệ già
và trẻ. Vào những đêm khuya các bà, các mẹ kể các câu truyện cổ,
những truyện thần thoại, cổ tích, sử thi cho các cháu , các con nghe qua
các làn điệu Hari.

74
Vì vậy, Hari còn có vai trò kết nối cộng đồng, kết nối gia đình và
kết nối các thế hệ tạo sự gắn bó để truyền thụ tri thức dân gian và bảo tồn
sinh hoạt văn hóa truyền thống cộng đồng. Điều đó cho thấy Hari có một
sức sống mãnh liệt và có vai trò sâu rộng trong văn hóa, tín ngưỡng người
Raglai

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát
triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân lao động. Vì vậy,
khi nhận thức, lý giải các hiện tượng văn hóa dân gian phải gắn liền với
môi trường sinh hoạt văn hóa của nó, tức là các sinh hoạt văn hóa của
cộng đồng, trong đó cộng đồng tộc họ, cộng đồng làng xã giữ vai trò
quan trọng. Văn hóa, trong đó có văn hóa dân gian là sản phẩm của sự
phát triển xã hội nhất định. Tuy nhiên, sau khi hình thành và định hình,
văn hóa tác động trở lại xã hội với tư cách là nền tảng tinh thần của xã
hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển xã hội.

Hát ngâm Hari là một loại hình văn hóa dân gian mang đậm bản
sắc văn hóa truyền thống độc đáo của tộc người Raglai. Đây là một loại
hình diễn xướng hát ngâm, hát kể, hát nói đặc sắc bao gồm nhiều làn điệu
cổ đã được lưu truyền ngàn đời nay trong tộc người Raglai qua hình thức
truyền miệng. Khi mà lời nói bình thường hàng ngày đã không còn thể
hiện được tâm tư, tình cảm của những đứa con núi rừng, thì khi đó, làn
điệu Hari được người Raglai cất vang mượt mà và sâu lắng, đầy truyền
cảm. Loại hình này hiện vẫn còn được lưu giữ trong những vùng có
người Raglai sinh sống ở tỉnh Bình Thuận.

75
Hari có nhiều nội dung vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi nội dung
đề cập mỗi lĩnh vực khác nhau, từ các các mặt của đời sống, cuộc sống
lao động sản xuất hàng ngày, tình yêu nam nữ, đối đáp, tâm sự, truyền
thuyết, tiểu sử các vị vua, sự linh thiêng của các vị thần, câu chuyện của
một nhân vật đặc biệt hay câu chuyện của chính cuộc đời người hát, cho
đến Hari kể truyện cổ, lịch sử dời làng. Điều đó cho thấy Hari có một sức
sống mãnh liệt và có vai trò sâu rộng trong văn hóa, tín ngưỡng người
Raglai.

Tất cả điều đó đủ để thấy, các làn điệu Hari và ý nghĩa nội dung
Hari có một sự ảnh hưởng to lớn trong đời sống tinh thần của người
Raglai. Nó có vị trị và vai trò rất quan trọng trong cộng đồng xã hội hiện
nay của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HÁT NGÂM HARI VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN,
PHÁT HUY TRONG ĐỜI SỐNG CỦA TỘC NGƯỜI RAGLAI
Ở TỈNH BÌNH THUẬN
76
Hiện nay, trong các làng palei mà chúng tôi đi khảo sát, không còn
thấy nhiều người biết Hari như ngày xưa nữa. Sở dĩ dẫn đến thực trạng
như hiện nay, là do nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến sự bảo tồn Hari
như điều kiện hoạt động kinh tế thay đổi, dẫn đến sự biến đổi của xã hội.
Một khi kinh tế và xã hội đều biến đổi theo xu thế của thời đại mới thì
không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống dần dần rồi cũng sẽ bị biến
dạng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay của loại
hình hát ngâm Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.

3.1. Thực trạng hát ngâm Hari hiện nay của tộc người Raglai ở
tỉnh Bình Thuận

3.1.1. Hari và thực trạng kinh tế hiện nay của tộc người Raglai ở
tỉnh Bình Thuận

Trước đây, hoạt động kinh tế của tộc người Raglai chủ yếu dựa vào
nguồn tự nhiên. Rừng là nguồn cung cấp thực phẩm chính yếu cho sự tồn
tại của cộng đồng. Dòng suối là nơi tập trung sinh hoạt cuộc sống hàng
ngày. Do đó, thời kỳ môi trường sinh thái còn đa dạng, khu rừng nguyên
sinh xung quanh còn tồn tại, nước suối trong sạch luôn chảy không ngừng
đã tạo điều kiện cho sư nảy mầm loại hình hát ngâm Hari. Với phương
thức mưu sinh gắn liền với môi trường sống tự nhiên đã tạo nguồn cảm
hứng cho nhiều người sáng tác và nhiều nghệ nhân hát ngâm Hari ở mọi
thời điểm hay bất ở nơi nào khi cảm thấy hứng thú. Tùy theo môi trường,
hoàn cảnh và tâm trạng của mỗi người mà họ có thể chọn thể loại và làn
điệu Hari thích hợp để hát. Họ thường hay sáng tác mỗi khi vào rừng hái
rau, săn bắn, xuống suối bắt cá, lên núi làm rẫy v…v… Hằng đêm rãnh

77
rỗi tự hát lại những bài đã sáng tác. Khi có dịp lễ lộc, sum họp gia đình,
thăm hỏi nhau họ dùng Hari để giao lưu, tâm sự.

Ngày nay, nhiều nơi mở đường để thông thương với trung tâm kinh
tế địa phương. Nguồn thực phẩm được cung cấp từ chợ ngày càng phong
phú hơn. Tập quán sinh hoạt hằng ngày không còn thường xuyên gắn liền
với rừng núi như trước đây buộc phải bương chải kiếm sống để đủ đồng
tiền mua rau, mua cá, mua thịt đảm bảo sự tồn tại của gia đình.

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ rừng cạn kiệt dần, không còn
cơ hội để sửa chữa những nhà sàn bị hư hại buộc phải phá bỏ nhà sàn để
thay bằng nhà gạch được xem là lâu bền hơn, hiện đại hơn và thuận lợi
hơn. Nếu có điều kiện, dẫn nước máy đến tận nhà, không cần phải đi ra
suối. Nếu có dư dã, mua sắm TV, đầu máy Video, Karaoke.

Khi thay đổi hoạt động kinh tế theo thị trường, lối sống chuyển
theo xu hướng hiên đại, đồng tiền trở thành cứu cánh của cuộc sống thì
mọi thứ đều phải thay đổi theo. Thời gian rãnh rỗi không còn như xưa,
cuộc sống luôn luôn hối hả, tranh dành để tìm kế sinh nhai đảm bảo cuộc
sống ngày. Người già và trẻ em hằng ngày tranh thủ đi lượm nhặt phân
trâu, phân bò. Thanh niên nam nữ rời làng đi làm thuê. Một số gia đình
phải đi vay mượn mới có đủ nguồn vốn mua phân bón, thuốc sát trùng
đầu tư cho ruộng và rẫy chuyển đổi theo phương thức sản xuất mới.

Cuộc sống mưu sinh theo phương thức mới là một trong những
nguyên nhân tác động trực tiếp làm thay đổi đời sống hằng ngày.của cộng
đồng các tộc người Raglai đã từng có phương thức sinh kế gắn liền với
môi trường tự nhiên. Chính điều này đã làm thay đổi phương thức canh
tác, thói quen sinh hoạt văn hóa của người dân, làm biến dạng những giá

78
trị văn hóa trong phong tục, tập quán, tri thức dân gian nói chung, Hari
nói riêng.

3.1.2. Hari và thực trạng xã hội hiện nay của tộc người Raglai ở
tỉnh Bình Thuận

Văn hóa dân gian mà cụ thể là hari, vốn bắt nguồn từ một xã hội
nông nghiệp cổ truyền cùng với một chế độ cộng đồng làng xã. Nhưng
trong điều kiện hiện nay, xã hội nông nghiệp cổ truyền đã bị thay thế
bằng một xã hội mới đang trong trong quá trình đô thị hóa nông thôn.
Nhất là tình hình Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước lại càng tạo nên điều bất lợi cho việc bảo tồn, tăng cường
sinh lực và thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian
dân gian nói chung, hari ở tỉnh Bình Thuận nói riêng.

Ngày nay, do ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa nông thôn, cộng
thêm sự xáo trộn của các địa vực cư trú và các đợt chuyển cư 58, các palei
cổ truyền của người Raglai ngày càng biển đổi, không còn rõ nét. Cấu
trúc gia đình cũng vậy, đang bị phân hóa chuyển thành là gia đình nhỏ,
thường chỉ gồm hai thế hệ. Vai trò trưởng làng và già làng đã mất dần vị
trí quản lý và điều tiết xã hội. Toàn bộ xã hội Raglai chủ yếu chịu sự quản
lý bởi hệ thống hành chính và các định chế pháp luật thống nhất trong
toàn quốc. Cùng với sự giải thể các palei và những biến động xã hội trong
mấy chục năm qua, vai trò của loại hình diễn xướng hát ngâm Hari đã
không còn “đất sống“ và ngày càng mờ nhạt.

58 Ngày xưa, người Raglai chủ yếu sống ở trong núi rừng, do lánh nạn bởi nhiều cuộc chiến tranh trong
lịch sử nên đã chuyển cư nhiều lần. Thậm chí có làng chuyển cư đến 19 lần như làng người Raglai ở xã
Phan Lâm, huyện Bắc Bình.
79
3.1.3. Hari và thực trạng không gian sinh hoạt văn hóa hiện nay
của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận

Ngày nay, rừng không còn, dòng suối ngày càng cạn kiệt, môi
trường tự nhiên biến đổi, cây cối thơ thớt tạo nên khung cảnh của các nhà
tường gạch không đủ tiền tô xi măng nằm san sát hai bên đường đầy bụi
đỏ. Đường không đổ nhựa, để lại gió bụi mịt mờ khi xe ngang qua. Nhà
sàn cũng không còn, thay vào đó là những nhà gạch mái tôn. Tối đến,
người già, trẻ con ngồi xem phim truyền hình Hàn Quốc. Giới trung niên
đi tìm nơi uống rượu giải sầu. Giới thanh niên rủ nhau đi quán cà phê
nghe nhạc. Chính điều này, đã tác động trực tiếp làm thay đổi không gian
sinh hoạt văn hóa không còn thích hợp với loại hình hát ngâm Hari. Từ
đó, làm mất đi không khí gây cảm hứng cho người hát Hari.

Các lễ nghi và lễ hội truyền thống biến dạng. Nghi thức tín ngưỡng
truyền thống không trang trọng, linh thiêng. Nghi lễ đốt trầm hương đang
bị thay thế bởi nhang khói theo tập tục người Hoa và người Việt. Trang
phục truyền thống hầu như bị biến dạng hoàn toàn thay vào đó quần đen
áo bà ba mua ở chợ. Niềm tin về các vị thần Yang theo truyền thống
không còn thuần túy như trước đây nữa. Các lễ hội truyền thống dân gian
trở thành như một phong trào gượng ép, theo một kế hoạch định sẵn,
không còn linh thiêng như thuở nào, thậm chí chẳng còn ai tôn trọng gửi
gắm niềm tin thật sự vào những điều mình đang thực hiện. Điều này, càng
làm mất đi tính trang trọng của buổi hát Hari. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ
lại càng không quan tâm, không còn một chút niềm tin nào với lễ hội
được cho là mang màu sắc truyền thống, thậm chí, sẵn sàng từ bỏ mọi thứ
gia tài của cha ông để lại. Thay vào đó, ước mong làm thế nào họ có thể
thay đổi kịp thời theo lối sống hiện đại và không còn bị bạn bè đồng lứa
chê bai là lạc hậu. Đa phần, các thế hệ trẻ của người Raglai ngày nay luôn
80
mong ước mua sắm được một vài bộ quần áo thời trang, chỉnh sửa lại mái
tóc, đeo đồng hồ điện tử, vào quán cà phê cùng với bạn bè, nghe nhạc
hiện đại thì lại cho là văn minh, tiến bộ, hợp thời và tự hào mình đã thoát
khỏi lối sống lạc hậu.

Đặc biệt, sinh hoạt kinh tế, văn hóa, giáo dục trên thực tế như hiện
nay đã làm thay đổi quá nhiều đến môi trường, nếp sống, suy nghĩ của cả
cộng đồng tộc nười Raglai.

3.1.4. Hari và thực trạng quản lý văn hóa phi vật thể hiện nay
của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận

Từ hàng chục năm qua, các cơ quan quản lý và nghiên cứu văn hóa
cũng như nhiều cá nhân các nhà khoa học ở nước ta đã tiến hành các hoạt
động nhằm gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của các tộc người ở Việt
Nam. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, mặc dù đã có
nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả
mong muốn. Chính vì vậy, vào tháng 9 năm 1996, Bộ Văn hóa – Thông
tin đã có tờ trình đề nghị Chính phủ cho phép tiến hành thực hiện mục
tiêu “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể” nằm trong
Chương trình quốc gia về văn hóa. Việc thực hiện mục tiêu này bao gồm
các nội dung như: Điều tra, sưu tầm các giá trị văn hóa phi vật thể; Lưu
giữ các tư liệu sưu tầm được bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại;
Nghiên cứu, xử lý các kết quả sưu tầm được; Phổ biến, phát huy các giá
trị văn hóa phi vật thể theo phương châm “gạn đục, khơi trong” cho đông
đảo nhân dân; Tiến tới giới thiệu, trao đổi các tư liệu về văn hóa phi vật
thể, đặc biệt là các tư liệu có giá trị dân tộc học độc đáo, với các nước

81
trong khu vực và trên thế giới (Nhiều tác giả, 2007, tr. 27). Tuy nhiên,
đến nay chương trình này vẫn chưa đủ rộng khắp vì lí do kinh phí.

Chính vì không thực đầu tư kinh phí cho văn hoá phi vật thể cho
nên hoạt động trong lĩnh vực văn hoá phi vật thể không có điều kiện phát
triển, trong đó hát ngâm Hari cũng không có cơ hội phát triển. Nếu chúng
ta có dịp đến viếng thăm các palei người Raglai ở tỉnh Bình Thuận hiện
nay thì sẽ chẳng còn cơ hội để thưởng thức những tiếng hát ngâm Hari
nhiều ngày đêm trong một không gian văn hóa truyền thống của cộng
đồng tộc người Raglai như trước đây nữa.

Điều này có thể minh chứng qua một số files ghi âm phỏng vấn
chúng tôi đã thu thập được trong thực tế. Ông Mang Đa (thôn Tân Điền,
xã Phan Điền, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) là người biết khá nhiều
các bài hát ngâm Hari từ lúc còn thời trai trẻ, nhưng khi chúng tôi thu âm
thì ông đã quên gần hết những bài hát ngâm Hari trước đây đã từng hát.
Ông giải thích rằng, lâu lắm rồi ông không còn dịp để được hát như hôm
nay. Để hát lại, cần phải có thời gian nhớ lại, ôn lại, hát đi hát lại nhiều
lần thì mới có thể hát một cách hoàn chỉnh, đầy đủ. Không nên nhớ tới
đâu hát tới đó, bài này lẫn sang bài khác. Đây là điều khó khăn nhất hiện
nay không chỉ đối với ông nói riêng, mà đây là thực trạng chung của làng
ông hiện nay.

Hơn nữa, nguồn nhân lực trong công tác bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa phi vật thể còn thiếu nhiều cán bộ giỏi, có kinh nghiệm và chưa
được đào tạo chu đáo về lĩnh vực này.

3.2. Bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm Hari của tộc người

82
Raglai ở tỉnh Bình Thuận

Những di sản văn hóa phi vật thể phần lớn được lưu truyền trong
trí nhớ hay cụ thể hơn qua đối tượng chủ thể văn hóa. Chủ thể văn hóa
chính là những nghệ nhân, là những trí thức và quan trọng hơn là những
thế hệ mai sau mới là người có thể bảo tồn, phát huy và nhân rộng những

giá trị văn hóa truyền thống của vùng tộc người đó.

Tuy nhiên, nếu chỉ tự thân vận động thì khó thể vượt qua hàng rào
thách thức trong bối cảnh thực trạng kinh tế, văn hóa và xã hội đang thay
đổi từng ngày như hiện nay. Vì vậy, cơ quan quản lý văn hóa là yếu tố
quan trọng không thể thiếu được trong việc thúc đẩy, tạo điều kiện cho
chủ thể văn hóa là nghệ nhân, trí thức, thế hệ trẻ có cơ hội phục dựng
không gian văn hóa thích ứng với hoàn cảnh mới, tạo dựng mảnh đất mới
để tiếp tục ươm giống, gieo mầm và nuôi dưỡng những giá trị văn hóa
truyền thống ngàn xưa của cha ông để lại.

3.2.1. Vai trò nghệ nhân đối với việc bảo tồn và phát huy loại
hình hát ngâm Hari.

Nghệ nhân dân gian là người lưu giữ và bảo tồn những làn điệu
Hari và những nghi thức lễ hội từ xa xưa đến nay. Không ai có thể thay
thế nghệ nhân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị loại hát ngâm
Hari của chính mình. Nghệ nhân dân gian với bề dày kinh nghiệm, hiểu
biết về những tinh hoa văn hóa tích lũy được trong suốt cuộc đời sẽ là
người trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và truyền dạy
cho con cháu những giá trị văn hóa truyền thống, những di sản của hát
ngâm Hari.

83
Cụ thể như các làn điệu và nội dung của bài hát ngâm Hari vốn đa
dạng, phong phú cả về chất và lượng. Để lưu giữ nó trong trí nhớ, nhờ
thường xuyên hát xướng những nghệ nhân mới có thể bảo tồn và phát
huy cho đến tận ngày nay. Từ đó, mới có thể truyền dạy cho thế hệ mai
sau những giá trị văn hóa truyền thống, những di sản hát ngâm Hari. Vì
vậy, chính các nghệ nhân mới là nhân tố quan trọng trong việc bảo tồn và
phát

huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc mình.

3.2.2. Vai trò trí thức đối với việc bảo tồn và phát huy loại hình
hát ngâm Hari.

Để lưu giữ và bảo tồn các bài hát ngâm Hari, chỉ đơn độc một mình
nghệ nhân âm thầm lặng lẽ lưu giữ và bảo tồn thì khó có thể tồn tại lâu
dài. Do đó, vai trò trí thức cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ, khuyến
khích, sưu tầm và bảo lưu. Đặc biệt, đối với một số cộng đồng tộc người
thiểu số không có chữ viết để ghi chép, cụ thể như cộng đồng tộc người
Raglai, những di sản văn hóa phi vật thể thường dễ bị mai một so với dân
tộc có chữ viết như người Chăm, người Khmer, người Thái.

Việc sưu tầm các bài Hari là công việc không dễ dàng vì loại hình
nghệ thuật này rất phong phú và đa dạng. Từ các bài Hari mô tả cuộc
sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày cho đến các bài Hari kể truyện, đối
đáp, tình tự, tâm tình trai gái cho đến các bài Hari phục vụ trong tín
ngưỡng tộc người. Tất cả đều rất phong phú, chưa nói đến việc ký âm
từng làn điệu của Hari. Lúc đầu còn nhiều người biết, còn nhiều người
nhớ nên việc thu âm còn thuận lợi nhưng những năm gần đây công việc
trở nên rất khó khăn. Các bà, các mẹ bây giờ tuổi đã cao, trí nhớ mai một,
84
sức khỏe yếu, rất nhiều người đã khuất núi. Lớp trẻ chẳng còn hát được
Hari của chính dân tộc mình. Nếu có biết thì cũng chỉ thuộc được một vài
đoạn, có thuộc thì nhiều lúc cũng không hiểu vì có nhiều từ cổ. Do đó,
việc sưu tầm và ghi chép lại một cách kịp thời lại càng cấp bách hơn.
Điều này không ai có thể thay thế trí thức đang sinh sống tại địa phương.
Chính trí thức địa phương là người thường xuyên trực tiếp sinh hoạt với
cộng đồng địa phương có thể phát hiện kịp thời những nghệ nhân hát
ngâm Hari. Có thể họ hát trên nương rẫy hoặc hát cho con cháu nghe hay
hát trong các dịp gặp mặt hoặc trong các lễ hội cũng như trong các lễ
nghi cúng bái thần linh.

Hơn nữa, việc “văn bản hóa” bằng chữ viết tiếng Raglai lại là việc
làm không đơn giản. Đã vậy, để có một bản dịch sang ngôn ngữ phổ
thông (tiếng Việt) càng đòi hỏi không chỉ công phu mà còn cần có sự hiểu
biết kỹ càng về nhiều mặt như các từ cổ, thành ngữ, tục ngữ, về phong tục
tập quán, các điều kiêng kỵ, về đặc điểm ngôn ngữ thì mới có thể biên
dịch sát đúng, chú thích rõ ràng giúp cho người đọc thưởng thức, đánh
giá đúng mức một tác phẩm của người xưa. Cho nên, vai trò trí thức trong
lúc này ngày càng quan trọng hơn trong việc sưu tầm, ghi chép và phổ
biến cho thế hệ mai sau.

3.2.3. Chính sách và vai trò cơ quan quản lý của chính quyền địa
phương đối với việc bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm Hari

Qua thực tế cho thấy mặc dù nhà nước luôn cổ vũ cho việc bảo tồn
và phát huy văn hóa dân tộc thiểu số, nhưng một số cán bộ địa phương đã
chấp hành chính sách này một cách khá miễn cưỡng.

85
Về mặt nhận thức, không phải người nào cũng đều thấy rõ tầm
quan trọng cũng như tính cấp bách của công việc bảo tồn văn hóa phi vật
thể có ý nghĩa thế nào đối với việc bảo vệ và xây dựng nền văn hóa dân
tộc.

Vấn đề tồn tại trước hết là ở nhận thức về giá trị của di sản văn
hóa. Nhiều người vẫn quan niệm rằng, đầu tư cho việc giữ gìn di sản văn
hóa là đầu tư một chiều, không đem lại lợi nhuận, không “hiệu quả”; đầu
tư kinh tế mới gọi là đầu tư hai chiều, “tiền mẹ đẻ tiền con”.

Một điều rất nhạy cảm là di sản văn hóa phi vật thể không có hình
hài vật chất mà chỉ tồn tại trong ký ức con người nên rất dễ bị tổn thương,
mai một. Trong khi đó, hầu hết các nghệ nhân đều đã rất cao tuổi ở Nhật

Bản luôn được coi là báu vật nhân văn sống được nhà nước đảm bảo các
chế độ đến hết đời. Còn ở Việt Nam, hầu như chưa có chính sách gì cho
các nghệ nhân dân gian. Đây là vấn đề cần đặt ra đối với ngành văn hóa59.

Về phương diện kỹ thuật, cán bộ văn hóa địa phương hầu như chưa
được trang bị đầy đủ các phương tiện, các kỹ thuật hỗ trợ trong công tác
sưu tầm, bảo tồn hay giới thiệu các di sản văn hóa, đặc biệt là văn hóa phi
vật thể. Các nhà trưng bày, phòng trưng bày, triển lãm văn hóa phi vật thể
chưa có, nếu có cũng không đủ đáp ứng các điều kiện của “trưng bày“
một di sản văn hóa phi vật thể.

Sự kiện chiến tranh kéo dài nhiều thập niên cũng là một trong
những nguyên nhân gây trở ngại cho việc thực hiện các hoạt động văn
hóa cổ truyền của các dân tộc thiểu số. Các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng

59 Nhiều tác giả, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Nxb Viện Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội, 2007, tr 147.

86
không thể tiến hành, không có dịp được hát nên nhiều người đã quên dần
những bản Hari đã được truyền dạy là lẽ đương nhiên.

Ngày nay, chiến tranh không còn, hoà bình đã lập lại từ lâu, kinh tế
đất nước ngày càng phát triển, phương tiện kỷ thuật ngày càng tối tân,
điều kiện đào tạo cán bộ ngày càng thuận lợi thì lẽ nào việc bảo tồn văn
hoá phi vật thể lại không thể thực hiện được, nhất là loại hình hát ngâm
Hari. Trên thực tế, việc bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể là việc
làm nằm trong tầm tay. Nhưng với điều kiện, phải có chính sách đãi ngộ
thích hợp, đầu tư kinh phí tương xứng với giá trị văn hoá cần bảo tồn,
đồng thời phải có chính sách đào tạo trí thức dận tộc và cán bộ địa
phương có một trình độ nhất định để có thể tác nghiệp độc lập tại cơ sở
địa phương, dưới sự hỗ trợ của nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Vì vậy,
cần phải coi trọng vai trò cơ quan quản lý văn hoá tại cơ sở, đồng thời
cũng phải có chính sách hoạch định cụ thể đối với từng loại hình văn hoá
phi vật thể, trong đó có loại hình hát ngâm Hari.

3.3. Cơ sở giải pháp bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm
Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận

3.3.1. Cơ sở pháp lý và giải pháp bảo tồn văn hoá phi vật thể

Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 17 tháng 10,
năm 2003 tại Paris đã xác định mục đích của mình là (1) bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể; (2) đảm bảo sự tôn trọng đối với di sản văn hóa phi
vật thể của các cộng đồng, các nhóm người và các cá nhân có liên quan;
(3) nâng cao nhận thức ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế về tầm
quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể, để từ đó đảm bảo sự tôn trọng
lẫn nhau trong lĩnh vực này; (4) tạo ra sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế.
87
Công ước cũng xác định di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện ở
những hình thức sau:

* Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó


ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể

* Nghệ thuật trình diễn

* Tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội

* Tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ;

* Nghề thủ công truyền thống

Công ước cũng nêu rõ “ bảo vệ” là các biện pháp có mục tiêu đảm
bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận
diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển
giao, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính
thức cũng như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di
sản này60.

Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể đều có thể bị mai một. Tuy
nhiên, sự xuống cấp của văn hóa vật thể có thể thấy, sờ mó được, còn văn
hóa phi vật thể thì không dễ như vậy, chưa nói đến những nhận thức
không đầy đủ, thậm chí sai lệch về giá trị của nó. Cần có nhận thức thật
sự đầy đủ và sâu sắc các giá trị của văn hóa phi vật thể đối với việc giữ
gìn bản sắc và bản lĩnh văn hóa Việt Nam, đối với việc phát huy những
giá trị vốn có của nó. Từ đó, cần phải có biện pháp cấp bách và cơ chế
chính sách thích hợp nhằm bảo tồn và phát huy những tài sản văn hóa phi
vật thể của đất nước.

60 Nhiều tác giả, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Nxb Viện
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2007, tr. 331.
88
Từ hàng chục năm qua, các cơ quan quản lý và nghiên cứu văn hóa
cũng như nhiều cá nhân các nhà khoa học ở nước ta đã tiến hành các hoạt
động nhằm gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc. Tuy nhiên, do
nhiều lý do khách quan và chủ quan, mặc dù đã có nhiều thành tựu rất
đáng ghi nhận, công việc này còn chưa đạt được kết quả mong muốn.

Chính vì vậy mà tháng 9 năm 1996, Bộ Văn hóa – Thông tin đã có


tờ trình đề nghị Chính phủ cho phép tiến hành thực hiện mục tiêu “Bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể” nằm trong Chương trình
quốc gia về văn hóa, cấp kinh phí thực hiện từ năm 1997. Việc thực hiện
mục tiêu này bao gồm các nội dung sau:

* Điều tra, sưu tầm các giá trị văn hóa phi vật thể;

* Lưu giữ các tư liệu sưu tầm được bằng các phương tiện kỹ
thuật hiện đại;

* Nghiên cứu, xử lý các kết quả sưu tầm được;

* Phổ biến, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể theo
phương
châm “gạn đục, khơi trong” cho đông đảo nhân dân;

* Tiến tới giới thiệu, trao đổi các tư liệu về văn hóa phi vật thể,
đặc biệt là các tư liệu có giá trị dân tộc học độc đáo, với các nước trong
khu vực và trên thế giới (Nhiều tác giả, 2007, tr. 27 – 28).

Tuy nhiên cho đến nay chương trình vẫn chưa thể phát triển rộng
khắp vì lí do kinh phí.

Nếu đối với ngữ văn dân gian người ta tiến hành văn bản hóa, thì
với loại hình hát ngâm Hari trong nhiều năm nay, người ta cũng đang nỗ
lực vừa kết hợp “văn bản hóa” vừa “băng hình hóa” thông qua các hình

89
thức photo, video, audio. Cũng giống như đối với ngữ văn học mà người
ta dùng văn tự để văn bản hóa, cách “băng hình hóa” đối với diễn xướng
dân gian cũng gây ra tác dụng hai mặt, vừa tích cực và vừa tiêu cực. Tuy
nhiên, xu hướng đó là tất yếu và bất khả dĩ.

Có nhiều cách bảo tồn nhưng chung quy có hai hướng chủ yếu:
Bảo tồn trong trạng thái “tĩnh” và bảo tồn trong trạng thái “động”.

Bảo tồn trạng thái “tĩnh” (hay bảo tồn một cách thụ động) là bảo
tồn bằng các phương tiện nghe nhìn hoặc bằng tài liệu in ấn, nó chỉ duy
trì sự tồn tại của di sản văn hóa dưới hình thức văn bản hay hiện vật bảo
tàng.

Trong khi bảo tồn trong trạng thái “động” (hay bảo tồn một cách
chủ động) không những bao gồm việc sưu tầm các tài liệu về di sản văn
hóa mà còn nhằm: phổ biến các tác phẩm được chọn lựa; truyền lại cho
các thế hệ trẻ các tri thức và cách thực hành âm nhạc hay sân khấu truyền
thống tìm kiếm các điều kiện thuận lợi cho một số phong cách âm nhạc,
sân khấu có được một vị trí trong xã hội hiện đại. Nói gọn lại là để tăng
cường sinh lực cho di sản văn hóa truyền thống61.

Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ gắn bó với các chủ thể văn
hóa mà còn hòa quyện vào không gian sinh thái nhân văn trên vùng đất,
nơi chúng được sáng tạo ra và đang hiện hữu, diễn tiến trong đời sống
đương đại của cộng đồng cư dân nơi đây. Điều đó có nghĩa là, di sản văn
hóa phi vật thể không “nhất thành bất biến”, chúng nhất định phải hàm
chứa những nhân tố mang tính lịch sử, đồng thời lại phải mang yếu tố của
thời đại mà chủ thể văn hóa cũng như chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật
thể đang sống, làm việc và sáng tạo.
61 Nhiều tác giả, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Nxb Viện
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2007, tr. 203
90
Các thế hệ người Raglai có quyền thừa hưởng các giá trị di sản
văn hóa phi vật thể do cha ông để lại, đồng thời họ phải có trách nhiệm
chọn lựa những gì là tinh hoa nhất để bảo lưu, chuyển giao và trên cơ sở
kế thừa có chọn lọc. Không những thế, họ còn phải luôn sáng tạo những
giá trị văn hóa mới, bổ sung làm cho kho tàn di sản văn hóa phi vật thể
của mình ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Đó chính là con đường
phù hợp với quy luật sáng tạo và phát triển của các giá trị văn hóa phi vật
thể.

Trong một thời điểm lịch sử nhất định, ở một cộng đồng tộc người
thường xuất hiện những con người quy tụ trong họ gần như vốn liếng và
tài năng sáng tạo của cộng đồng tộc người về một hay vài lĩnh vực nào đó
của văn hóa. Do vậy, họ trở thành người đại diện của cộng đồng tộc
người về lĩnh vực đó. Cộng đồng tộc người tự hào về họ vì nhờ có hoạt
động sáng tạo của họ mà bản sắc văn hóa của cộng đồng tộc người được
thể hiện tập trung, sắc nét.

Đồng thời, chính họ là người lưu giữ và truyền dạy cho thế hệ sau
vốn liếng văn hóa của cộng đồng tộc người. Tổ chức Giáo dục – Khoa
học – Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đề nghị tặng danh hiệu
“Báu vật nhân văn sống” (Living Human Treasures) cho các nghệ nhân
này62.

Sau khi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn
hóa được thông qua (2009), thông tư hướng dẫn về thực hiện các chính
sách đãi ngộ cho Nghệ nhân Nhân Dân (NNND), Nghệ nhân Ưu tú
(NNƯT) vẫn đang ở dạng dự thảo. Theo dự thảo này, người được đề nghị

62 Hà Đình Thành (chủ biên), Phát triển bền vững văn hóa vùng Trung Bộ: thực trạng, vấn đề và giải
pháp, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2014, tr. 193.

91
xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT phải là những người nắm giữ, truyền
dạy và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình di sản văn
hóa phi vật thể như tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, lễ hội truyền
thống và tri thức dân gian. Ngoài ra, họ phải được quần chúng mến mộ,
kính trọng, được cộng đồng, thừa nhận, tôn vinh vì tài năng xuất sắc. Hơn
thế, họ phải có thời gian thực hành từ 25 năm trở lên đối với danh hiệu
NNND; 20 năm trở lên đối với NNƯT và có học trò là người thừa kế,
được truyền dạy di sản63.

Điều 7 của Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 – 11- 2002 của


Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa
đã đề ra những biện pháp cần thiết để bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể sau:

* Tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, sưu tầm, thống kê,
phân loại các di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi toàn quốc;

* Tiến hành sưu tầm, thống kê phân loại thường xuyên và định
kỳ về di sản văn hóa phi vật thể;

* Tăng cường việc truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn

phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể;

* Đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; ngăn chặn nguy cơ làm mai một,
thất truyền di sản văn hóa phi vật thể;

63 Hà Đình Thành (chủ biên), Phát triển bền vững văn hóa vùng Trung Bộ: thực trạng, vấn đề và giải
pháp, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2014, tr. 195.

92
* Đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; ngăn chặn nguy cơ làm mai một,
thất truyền di sản văn hóa phi vật thể;

* Mở rộng các hình thức xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

* Thực hiện việc thẩm định miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ và
hỗ trợ lưu giữ, bảo quản di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ
chức,
cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể đó64.

Ngày nay tiếp cận liên ngành là phương pháp nghiên cứu phổ biến
trong nghiên cứu văn hóa. Tuy vậy có lẽ không có một lĩnh vực nào lại
đòi hỏi tính liên ngành cao như trong nghiên cứu văn hóa phi vật thể. Cần
có nhiều biện pháp đồng bộ, liên ngành và mạnh mẽ mới có thể khắc
phục được các trở ngại hiện nay.

3.3.2. Hướng bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm Hari của
tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.

Di sản văn hóa phi vật thể tồn tại phụ thuộc rất nhiều vào nhận
thức và hành vi của các chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản.
Trong những trường hợp cá biệt, chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu
di sản là một cộng đồng cư dân thì ý chí, khát vọng, nhu cầu, thậm chí lợi
ích của họ cũng có tác động không nhỏ đến sự tồn vong của di sản văn
hóa phi vật thể. Chính họ là nhân tố quyết định những di sản văn hóa phi
vật thể nào cần được bảo tồn, phương cách bảo tồn, sử dụng và khai thác

64 Nhiều tác giả, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Nxb Viện Văn
hóa - Thông tin, Hà Nội, 2007, tr. 416.
93
chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cá nhân và cộng
đồng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải hiểu rằng không phải chỉ
văn hóa mới là chủ yếu mà chính là những người sống trong văn hóa đó.
Không thể nào tôn trọng văn hóa mà không tôn trọng những con người
đang chuyển tải văn hóa. Văn hóa là sống động và không ngừng đổi mới.
Chính các tác nhân văn hóa mới là những chuyên viên thực sự về văn hóa
của chính họ. Họ phải có cơ hội trình bày về chính văn hóa của mình, xác
định nó là gì và nên như thế nào.

Trước đây, loại hình hát ngâm Hari được truyền thụ và lưu truyền
từ đời này sang đời khác như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần
không thể thiếu được đối với cộng đồng tộc người Raglai. Nhưng ngày
nay, trước sự tác động ảnh hưởng bởi môi trường xã hội hiện đại và sự
lấn át bởi nền văn hóa phương Tây, đời sống sinh hoạt cộng đồng đang
biến đổi nhanh theo lối sống hiện đại, thế hệ trẻ ngày nay không có điều
kiện và cơ hội để tiếp nhận và lưu truyền. Đây là một trong những
nguyên nhân làm cho loại hình hát ngâm Hari không còn diễn xướng phổ
biến thường xuyên như trước đây, mà ngược lại ngày càng đang có nguy
mất dần.

Phỏng vấn nghệ nhân Mang Khe (sinh năm 1949, ở Phan Lâm, Bắc
Bình, Bình Thuận), ông cho rằng muốn bảo tồn loại hình hát ngâm Hari
thì phải tìm cách dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ. Từ khi đang nằm trên nôi
bằng hát ru, cho đến khi lớn lên học mẫu giáo phải cho chúng tiếp xúc
với Hari trước khi tiếp xúc với nhạc ngoại. Ông cũng đang tìm một người
thật sự yêu thích, đam mê Hari để truyền lại “nghề”.

94
Theo nhận định của nghệ nhân Mang Khe cho rằng, giới trẻ ngày
nay thích nghe, hát nhạc ngoại hơn. Ông nói: “Ngay cả đến đan gùi chúng
còn không biết thì biết gì đến hát Hari”. Nhưng mặt khác, khi được hỏi,
ông nhận tâm sự: “Cho đến hiện nay, từ người già cho đến trẻ em đều vẫn
còn thích nghe Hari. Khi có người Hari, họ đều tới ngồi để nghe“. Ông đã
cố gắng truyền dạy Hari cho các con, cháu mình nhưng họ đều không học
tới nơi tới chốn.

Nghệ nhân Đào Thị Phân (sinh năm 1964, ở thôn 1, xã Phan Lâm,
Bắc Bình) thì cho rằng: giới trẻ bây giờ không còn thích nghe Hari nữa,
mà thích xem tivi, nghe đài hơn, thích xem văn nghệ của thanh niên đoàn,
hội hơn. Tìm một người trẻ yêu thích Hari để truyền dạy nghề cũng
không tìm được nữa. Khi hỏi bà, làm thế nào để bảo tồn các bài hát Hari
trong tình hình như hiện nay và ai là người sẽ tiếp thu các bài hát Hari.
Bà trả lời, nên dạy trẻ em hát các làn điệu dân ca trước khi chúng tiếp xúc
nhạc phương Tây. Đồng thời, nên ghi âm lại để phát cho lũ trẻ nghe.

Nghệ nhân Đào Thị Mai (thôn 1, xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình)
cũng cùng nhận định với hai ý kiến trên. Theo bà, mặc dù những người
lớn tuổi vẫn còn thích nghe Hari, nhưng giới trẻ từ dưới độ tuổi 25 – 30
không còn thích nghe nữa. Các giới trẻ ngày nay không còn chịu học
Hari. Có người thích nghe nhưng không còn thích thú với sự say mê học
hỏi như trước đây nữa. Tương lai sẽ không còn người biết Hari. Năm nay
bà Đào Thị Mai đã rất cao tuổi rồi. Vậy mà bà vẫn không thể tìm được
một người yêu thích Hari để truyền lại “nghề” của bà. Nhưng khi hỏi bà,
làm thế nào đừng để quên và càng ngày càng nhiều người hát Hari. Bà trả
lời rằng, nên ghi âm lại các bài Hari và cho phát thanh trên loa làng mỗi
sáng hay chiều tối để bà con nghe mà nhớ. Bà cũng cho rằng đời sống bà

95
con còn quá cực khổ nên không ai còn bận tâm đến “hát hò” hay giữ gìn
văn hóa nữa, ai cũng lo đi làm ăn kiếm sống chật vật…

Trước kia, trên địa bàn xã Phan Điền, Bắc Bình có bà Đào Thị Khe,
xã Phan Lâm có 2 bà là Đào Thị Sai và bà Đào Thị Gáp vốn là những
người thuộc những bài hari cổ hết sức độc đáo nhưng các nhà nghiên cứu
còn chưa kịp đến sưu tầm thì các bà đã ra đi. Một kho tàng văn học dân
gian Raglai cũng vì thế bị chôn vùi, vì con cháu và người thân của các bà
không ai hát được nữa.

Theo điều tra của chúng tôi, trong khoảng 10 năm trở lại đây, khá
nhiều nghệ nhân Hari hát hay nhớ nhiều đã mất đi các ông Mang Đo,
Mang Lá, Mang Đừng, Lê Xuân Đứng, Mang Kính, Mang Dú, Mang
Nho (Bắc Bình) và các bà Mang Thị Ơi, Mang Thị Ngui (Hàm Thuận
Nam), Chế Thị Tình, Đào Thị Khe (Bắc Bình), Lê Thị Nem, Lê Thị Ui,
Lê Thị Đanh (Tánh Linh) và một số người khác mà họ không còn nhớ tên
chính xác.

Ngày nay, một số người hát hay nhớ nhiều không còn nhiều như
xưa. Đây là những người quí hiếm cần được bảo tồn. Qua các cuộc khảo
sát nhiều nơi tại tinh Bình Thuận cho thấy, ở huyện Hàm Thuận Bắc còn
mỗi ông Mang Hùng biết duy nhất một bài Hari và một người nữa là ông
Mang Si, nhưng già yếu chúng tôi không gặp được. Nhưng khảo sát ở
huyện Bình Thuận được biết có 4 người nhớ khá tốt một số làn điệu Hari,
đó là ông Mang Khe, bà Đào Thị Phân, bà Đào Thị Mai và bà Đào Thị
Đen. Ở Tánh Linh có ông Huỳnh Thúc Ngao, bà Lê Thị Lượt, bà Nguyễn
Thị Rang, bà Thị Lý và Thị Hin (Thị Heng). Ở Hàm Thuận Nam có bà
Nguyễn Thị Hiêu, bà Mang Thị Dâu, bà Lê Thị Tanh, bà Mang Thị Kia,

96
bà Mang Thị Moa và bà Mang Thị Ba. Riêng Hàm Tân chỉ có bà Nguyễn
Thị Mai.

Đặt vấn đề thực trạng Hari cho các cán bộ văn hóa địa phương
cũng như các vị già làng của cộng đồng, chúng tôi đều nhận được cùng
một câu trả lời “Chúng tôi rất muốn hát, nhưng rất tiếc vì không còn nhớ
nhiều như ngày xưa nữa”.

Ông Lâm Tấn Bình, Giám đốc Trung tâm Trưng bày Văn hóa
Chăm Bình Thuận cho rằng: “Loại hình Hari là vốn quý của người
Raglai, tiếc rằng vì nhiều lý do khách quan mà ngày nay còn quá ít người
biết hát. Cần phải có một chính sách để các nghệ nhân như bà Đào Thị
Phân, Đào Thị Mai mở được những lớp truyền dạy cách hát Hari. Như thế
may ra mới có thể bảo tồn được”.

Để lớp trẻ học được, theo ông Thập Liên Trưởng (một người Chăm
có tâm huyết với loại hình diễn xướng dân gian Hari của Raglai) cần nên
sưu tầm và nghiên cứu từng câu, từng đoạn của từng lời hát ngâm Hari.
Những đoạn nào hay, sống động, nên trích dẫn lại và soạn thành từng tập
nhỏ để có thể hát lại cho thế hệ trẻ nghe.

Ông Mang Hùng, cán bộ xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc thì
cho rằng: “Giới trẻ hiện nay rất ít quan tâm đến hát ngâm sử thi. Đó là
một thực trạng đáng buồn”, ông thú nhận: “Hồi còn nhỏ tôi cũng thường
hay nghe mẹ tôi hát, nhưng sau khi mẹ tôi mất rồi, tôi mới thấy tiếc. Bây
giờ tôi cố nhớ lại và ghi trên tờ giấy để lúc nào rãnh rỗi tôi tự hát lại để
khỏi quên. Nhiều lúc muốn học, nhưng trong làng tôi không còn ai nhớ
như ngày trước nữa”.

Qua những cuộc khảo sát trên thực tế vừa được trình bày ở trên cho
thấy, cần phải có giải pháp cụ thể, thiết thực và có tính khả thi phù hợp
97
với tình hình hiện nay thì mới có thể bảo tồn và phát huy giá trị loại hình
hát ngâm Hari ngày nay của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.

Thực tế, cuộc sống kinh tế của người Raglai vẫn còn rất khó khăn.
Họ sinh sống và sản xuất phần lớn dựa vào các điều kiện tự nhiên. Nhưng
ngày nay tài nguyên rừng đã không còn nhiều nữa, đất rừng cũng bị quy
hoạch, chia sẻ cùng với các tộc người khác, nên việc mưu sinh ngày càng
trở nên khó khăn. Các tộc người mới tới có trình độ sản xuất cao hơn nên
tranh thủ khai thác tài nguyên núi rừng vô tình làm cho người Raglai trở
thành nhóm người yếu thế ngay chính trên vùng đất quê hương của mình.

Những nghệ nhân chúng tôi gặp đều mang những nét khắc khổ, sức
khỏe yếu, có người bị bệnh nhưng không có tiền đi khám hay mua thuốc
uống. Thiết nghĩ, họ là những con người cuối cùng còn lưu giữ một trong
những di sản văn hóa phi vật thể vô cùng đặc sắc, không những có ý
nghĩa về mặt nghệ thuật, mà còn đóng góp quan trọng cho công việc
nghiên cứu các tộc người Malayo – Polinesian, là chìa khóa nắm giữ sự
hiểu biết về tri thức bản địa, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ của các tộc người
này. Nhưng, họ lại đang sống lay lắt như một vài chiếc lá héo khô còn sót
lại trên cành cây vào mùa cuối thu. Trách nhiệm này thuộc về những
người làm công tác văn hóa, trách nhiệm của Bộ Văn hóa – Thể thao và
Du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hoá Thông tin
huyện và cán bộ đảm trách văn hoá xã, thôn tại địa bàn cơ sở.

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2015 tại Bắc Bình, Trung tâm Nghiên cứu
Việt Nam và Đông Nam Á có tổ chức hội thảo về “Nghiên cứu, sưu tầm,
bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm Hari ở tỉnh Bình Thuận”. Trong
hội thảo, các đại biểu chủ yếu đặt vấn đề làm thế nào để bảo tồn và phát

98
huy hát ngâm Hari một cách thiết thực và có hiệu quả nhất. Tựu chung,
tập trung vào các ý kiến chính như sau:

1/. Cần có sự chỉ đạo từ cơ quan cấp trên xuống thì mới thực hiện
được. Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo bằng văn bản cho các ngành liên
quan cùng tham gia công tác bảo tồn Hari (Ý kiến của Phan Văn Dũng -
Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Tuy Phong).
2/. Cần có chính sách cụ thể và thiết thực để bảo tồn và phát huy
giá trị hát ngâm Hari của người Raglai. Phải kinh phí từ cấp tỉnh, cụ thể
là Sở Văn Thể thao và Du lịch và có thể trích một phần ngân sách huyện
hàng năm để bổ sung nguồn kinh phí từ cấp tình, đồng thời có thể vận
động xã hội hóa (Ý kiến của Phan Văn Dũng - Trưởng Phòng Văn hóa
Thông tin huyện Tuy Phong).
3/. Cần có chính sách khuyến khích đối với nghệ nhân, trí thức dân
tộc và cán bộ địa phương. Trước tiên phải có chính sách phải có chính
sách đãi ngộ thích hợp, đầu tư kinh phí tương xứng với giá trị văn hoá
cần bảo tồn, đồng thời phải có chính sách đào tạo trí thức dận tộc và cán
bộ địa phương có một trình độ nhất định để có thể tác nghiệp độc lập tại
cơ sở địa phương, dưới sự hỗ trợ của nhà nghiên cứu chuyên nghiệp (Ý
kiến của ông Lâm Tấn Bình - Giám đốc Trung tâm Trưng bày Văn hóa
Chăm huyện Bắc Bình ).
4/. Giáo dục thế hệ trẻ trong việc nhìn nhận những giá trị văn hóa
truyền thống của cha ông. Phát thanh Hari hàng ngày cho đồng bào nghe.
Phát huy vai trò Hội phụ nữ để trong công tác tư tưởng với các bà các mẹ
(Ý kiến của ông Lâm Tấn Bình và ông Mang Vinh - Cán bộ phụ trách
Văn hoá xã Phan Lâm).

99
5/. Tổ chức thường xuyên các ngày hội văn hóa luân chuyển giữa
huyện và mời các đội Hari của các huyện khác đến giao lưu. Trong phạm
cấp xã, tổ chức các cuộc thi để chọn đội Hari mạnh nhất đại diện đến thi
cấp huyện. Từ đó chọn lựa những nghệ nhân hát Hari giỏi nhất để lập
thành đội Hari của tỉnh đi giao lưu với các tỉnh bạn hoặc đi giao lưu quốc
tế. Trong hội thảo nhấn mạnh thêm, không tổ chức rầm rộ một lần mà
phải tổ chức liên tục lâu dài dần dần trở thành truyền thống không thể
thiếu được đối với sinh hoạt cộng đồng (Ý kiến của ông Xích Văn
Nghiêm - Ban Tôn Giáo, Sở Nội Vụ tỉnh Bình Thuận).

6/. Cần mở lớp tập huấn cho cán bộ địa phương để có một kiến
thức cơ bản trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vâị thể nói
chung, loại hình hát ngâm Hari nói riêng (Ý kiến của ông Thông Hoài
Thanh - Cán bộ phụ trách văn hóa & xã hội, xã Mỹ Thạnh).

7/. Cần xuất bản sách và nhân bản CD hát ngâm Hari để phổ biến
cho dân làng. Qua Hari để giáo dục giới trẻ lòng tự hào về dân tộc, bảo
tồn ngôn ngữ và truyền bá làn điệu Hari cho giới trẻ. (Ý kiến của ông Bá
Văn Hương Cán bộ phụ trách Văn hóa & Xã hội xã Phan Điền).

3.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm Hari của
tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận

Xuất phát từ thực trạng và những quan điểm nêu trên, nhóm nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy bền
vững loại hình diễn xướng dân gian hát ngâm Hari của người Raglai tỉnh
Bình Thuận thành hai dạng bảo tồn: Bảo tồn trong trạng thái “tĩnh” và
bảo tồn trong trạng thái “động”.

3.4.1. Bảo tồn loại hình hát ngâm Hari trong trạng thái “tĩnh”

100
Bảo tồn trong trạng thái “tĩnh” là một loại bảo tồn thụ động, bằng
các phương tiện nghe nhìn và các tài liệu in ấn. Loại hình này chỉ duy trì
sự tồn tại của di sản văn hóa dưới hình thức văn bản hay hiện vật bảo
tàng. Ví dụ: Sau khi nghiệm thu các sản phẩm của đề tài cần chuyển giao
cho Sở Văn hoá, thể thao và du lịch nhân bản. Sau đó, chuyển đến cho
các Phòng Văn hoá của huyện và các xã có cộng đồng tộc người Raglai
sinh sống để lưu giữ và chuyển giao cho con cháu đời sau. Kèm theo sự
chuyển giao, cần phải có công văn chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và
công văn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch gửi đến các Uỷ ban Nhân
dân huyện và các Uỷ ban Nhân dân Xã có cộng đồng tộc người Raglai cư
trú để triển khai thực hiện ứng dụng kết quả đề tài trên thực tiễn. Tốt
nhất, cần nên xuất bản sách về “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị loại
hình hát ngâm Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận” và “Các bài
hát Hari bằng tiếng Raglai và tiếng Việt có kèm theo đĩa CD” để lưu giữ
cho thế hệ mai sau.

3.4.2. Bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm Hari trong trạng
thái “động”

Bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm Hari trong trạng thái
“động” là một loại bảo bảo tồn một cách chủ động, vận dụng nhưng kết
quả nghiên cứu ứng dụng một cách linh hoạt vào trong cộng đồng bằng
nhiều cách và nhiều phương tiện khác nhau. Tùy theo đối tượng, tuỳ theo
điều kiện, tuỳ theo hoàn cảnh, môi trường mà chúng ta có thể chọn giải
pháp thích hợp. Chủ yếu là nhằm phổ biến các phim ảnh, băng hình, băng
ghi âm, tác phẩm Hari đã được chọn lựa truyền lại cho thế hệ trẻ cũng
như các tri thức cách thực hành các làn điệu Hari theo từng lứa tuổi khác

101
nhau. Đồng thời, khuyến khích các nghệ nhân và giới trẻ tự hào về văn
hoá truyền thống của mình.

Ví dụ: Ứng dụng ngay kết quả đề tài vào trong thực tiễn để chuyển
giao kết quả nghiên cứu đến các làng của người Raglai ở tỉnh Bình
Thuận. Như vậy mới có thể giúp các nghệ nhân hát trở lại các làn điệu
Hari trong các dịp lễ hội, lễ nghi, buổi giao lưu họp mặt gia đình dòng họ
hay giải trí trong lao động. Bên cạnh đó, phát thanh hàng ngày trên loa
truyền thông của các làng của người Raglai để gợi nhớ lại các bài hát
Hari đã từng hát lúc còn trẻ đối với các nghệ nhân và người lớn tuổi hiện
nay. Đặc biệt, tổ chức thường xuyên và định kỳ các cuộc thi Hari có giải
thưởng giữa các thôn làng nhằm khuyến khích và tôn vinh những người
biết hát Hari. Nhất là, tổ chức vào các dịp lễ lớn như lễ ăn lúa mới mbang
akaok padai, các dịp lễ hội văn hóa dân tộc Raglai cũng như các dịp lễ
hội văn hóa dân tộc toàn quốc hoặc đi giao lưu các ngày hội văn hóa của
các dân tộc anh em hoặc các dịp sinh hoạt trong tộc họ, gia đình hay các
dịp lễ khác trong năm. Chọn lọc các bài Hari phù hợp với tuổi học sinh
cấp một và mẫu giáo và cấp 1 cho phát thanh vào những lúc ra chơi và
trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá để làm quen với làn điệu Hari từ lúc
nhỏ. Tổ chức chiếu phim thiếu nhi xen kẻ với phim giới thiệu về các nghệ
nhân hát Hari ở tỉnh Bình Thuận để gây ấn tượng tốt về Hari cho các em
nhỏ.

Ngoài ra, tiến hành sớm việc lập hồ sơ công nhận danh hiệu “Nghệ nhân
dân gian” cho các nghệ nhân để giới trí thức, giới trẻ và chính các nghệ
nhân tự hào về giá trị văn hoá của dân tộc mình. Đây là công việc cần
làm ngay. Gấp rút chuẩn bị hồ sơ trình công nhận Di sản văn hóa phi vật
thể cấp tỉnh và quốc gia đối với loại hình diễn xướng dân gian Hari. Tiến

102
tới mục tiêu công nhận diễn xướng Hari là Di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại.

Để tạo điều kiện khả thi cho việc thực hiện các biện pháp vừa nêu
trên, trước nhất cần nên có dự án và kinh phí để ứng dụng kết quả của đề
tài vào trong thực tiễn. Đây là giải pháp tối ưu nhất để mang lại hiệu quả
ứng dụng vào trong thực tiễn của đề tài.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Di sản văn hóa phi vật thể hát ngâm Hari là loại hình diễn xướng
văn hóa dân gian đặc sắc tạo nên những nét đặc trưng của văn hóa tộc
người Raglai, đồng thời là một hợp phần quan trọng tạo nên kho tàng di
sản văn hóa của tỉnh Bình Thuận. Trong quá trình hội nhập hiện nay, di
sản văn hóa phi vật thể hát ngâm Hari cũng sẽ nhanh chóng thích nghi
với xu hướng và thời đại mới.

Hát ngâm Hari là một loại hình hoạt động văn hóa phi vật thể mang
đậm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của tộc người Raglai. Hát
ngâm Hari còn là kho tàng tri thức quí hiếm chứa đựng nhiều nội dung
phong phú cung cấp nguồn tư liệu quí giá cho việc nghiên cứu về lịch sử,
ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.

Dân tộc Raglai với sắc thái văn hóa riêng đặc sắc đã đóng góp vào
sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam. Trong quá
trình phát triển của xã hội, đặc biệt với một xã hội rộng mở giao lưu như
ngày nay, các nền văn hóa cổ truyền của các dân tộc nhanh chóng bị biến
đổi và rất dễ bị hòa lẫn vào nhau. Điều đó dễ dẫn đến một nguy cơ là sẽ
làm mất đi tính giàu có của văn hóa hay nói cách khác là làm nghèo đi
nền văn hóa vốn phong phú, đa dạng giữa các dân tộc, không còn ranh
103
giới để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Nghiên cứu, tìm hiểu về
văn hóa của một dân tộc để hiểu về dân tộc đó, đồng thời, nhận rõ những
giá trị truyền thống đặc sắc mang tính riêng biệt, những giá trị tốt đẹp cần
lưu giữ và phát huy trong cuộc sống đương đại ngày nay.

Sự phát triển văn hóa – xã hội vùng người Raglai nói chung, người
Raglai ở Bình Thuận nói riêng phải là sự phát triển liên tục trên cơ sở kế
thừa truyền thống, trên cơ sở giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa tốt đẹp của tộc người cư trú trong vùng. Muốn bảo
tồn và phát triển văn hóa truyền thống thì điều quan trọng là phải làm sao
trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó cho các thế hệ
sau. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người (nhất là thế hệ trẻ) không nhận thức
văn hóa truyền thống là vốn quý, là tài sản vô giá nên họ có tâm lý tự ti,
mặc cảm, thậm chí coi thường, đánh giá thấp di sản văn hóa do cha ông
để lại, cho rằng những giá trị truyền thống là cái lạc hậu, lỗi thời. Hiện
tượng này thường diễn ra một cách tự phát không chỉ trong cộng đồng
dân tộc đa số mà còn nảy sinh trong cộng đồng các tộc người thiểu số do
hạn chế về trình độ nhận thức, cũng có khi lại là kết quả của đường lối và
các chính sách kinh tế - xã hội chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế trước mắt mà
bỏ quên những giá trị tinh thần – cơ sở nền tảng bảo đảm cho sự tồn tại
và phát triển lâu dài của một dân tộc.

Thách thức hiện nay đối với những người làm công tác bảo tồn
Hari là không nhỏ. Vấn đề là ngoài những động thái tích cực liên quan
đến cộng đồng, người quản lý cần có một cái tâm với di sản văn hóa phi
vật thể này, và những người tiếp nhận những giá trị của Hari cần phải có
tư tưởng hay tư duy mới hướng về cội nguồn, về bản sắc văn hóa truyền

104
thống. Có như thế mới đem lại thành công cho công tác bảo tồn, phát huy
và phát triển di sản văn hóa tộc người Raglai hiện nay.

Thông thường các kết quả của các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực
khoa học xã hội sau khi nghiệm thu chính thức, thường giao lại cho các
cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm dùng làm cơ sở khoa học
tham khảo để đề ra chương trình và kế hoạch để thực hiện. Nhưng trên
thực tế, rất ít đưa ra để triển khai tiến hành trực tiếp trên địa bàn ở địa
phương. Vì vậy, cần phải có dự án kế tiếp ứng dụng kết nghiên cứu đề tài
vào trong thực tiễn thì mới có thể đem lại lợi ích cho người dân tại địa
phương.

KẾT LUẬN

Người Raglai đã từng là chủ nhân của một nền văn hóa nghệ thuật
đặc sắc, phong phú và giàu có mang những sắc thái riêng mặc dù có sự
giao thoa, hỗn dung với các nền văn hóa khác. Các loại nhạc cụ đã tham
gia trợ giúp cho phần hát và múa lễ tạo hiệu quả chung về nghệ thuật và
tính thiêng. Điều đáng mừng là những di sản văn hoá phi vật thể quan
trọng và có giá trị của ông bà vẫn còn được lưu truyền, kế thừa và gìn giữ
như các các lễ hội truyền thống của dân tộc, đặc biệt hệ thống dân ca, dân
nhạc, trong đó có các làn điệu cổ Hari vẫn còn được lưu truyền cho đến
ngày nay.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay của Hari là chỉ còn vài người được
cho là có thể hát hay và hát “chuyên nghiệp”. Chúng tôi gặp nhiều người
già biết Hari, làm được giọng Hari nhưng nội dung thì quên hết vì đã lâu

105
chưa có dịp hát. Nhiều người có đoạn nhớ có đoạn quên thì không dám
hát. Giới trẻ Raglai bây giờ không thấy thích thú và không quan tâm đến
Hari nói riêng và văn hóa truyền thống tộc người nói chung. Có vài palei
Raglai không còn người biết Hari như thôn Dân Hiệp, thôn Ku Kê huyện
Hàm Thuận Bắc. Hari thật sự đứng trước tình trạng có thể biến mất hẳn
nếu không có chương trình sưu tầm, bảo tồn quy mô và cụ thể. Tuy nhiên,
theo quan sát của chúng tôi (mỗi lần chúng tôi mở Hari bằng loa để thu
hút sự chú ý) thì nhóm người già và trẻ em là những người lắng nghe
chăm chú nhất các bài Hari. Trong một lần ở Trà Cụ, và một lần khác ở
Đồng Me chúng tôi chứng kiến cảnh hai cậu bé chừng năm sáu tuổi gì đó
ngồi nghe Hari chăm chú đến nỗi hai hàng nước mắt chảy lúc nào không
hay. Điều này là một minh chứng chứng tỏ rằng trong tâm thức của mỗi
người Raglai, “ngọn lửa Hari” vẫn còn đang âm ỉ, chỉ cần có điều kiện thì
vẫn sẵn sàng vực dậy nó.

Hari có vai trò và tầm quan trọng sâu sắc trong tâm lý và nhận thức
của người Raglai. Đó là phương tiện để mỗi người Raglai thể hiện cảm
xúc, tâm tư trong lao động, trong những dịp vui sinh hoạt của dòng họ,
cộng đồng, hay cả trong tình yêu trai gái, hoặc thậm chí khi ở một mình.
Hari là lời nói trên cả lời nói bình thường, đó là lời nói xuất phát từ trái
tim, từ cảm thức nghệ thuật và từ trong văn hóa nguyên thủy của người
Raglai. Các làn điệu Hari thể hiện được một trình độ cảm thức âm nhạc,
nghệ thuật, khả năng diễn xướng ngôn ngữ độc đáo của người Raglai.

Hát ngâm Hari là một loại hình hoạt động văn hóa dân gian mang
đậm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của tộc người Raglai. Đây là
một loại hình diễn xướng hát nói, hát ngâm, hát kể chuyện bất tận vừa

106
mang hình thức thế sự vừa mang hình thức sử thi đặc sắc của người
Raglai. Loại hình này hiện vẫn còn lưu giữ trong đồng bào Raglai ở nước
ta, trong đó có tỉnh Bình Thuận.

Nội dung của Hari vô cùng phong phú, đa dạng, đề cập trải khắp
các lĩnh vực, các mặt của đời sống, từ cuộc sống lao động sản xuất hàng
ngày cho đến tình yêu nam nữ, từ hari kể truyện cổ cho đến hari phục vụ
trong tín ngưỡng thờ thần, từ hari đối đáp cho đến hari độc thoại… Điều
đó cho thấy Hari có một sức sống mãnh liệt và có vai trò sâu rộng trong
văn hóa, tín ngưỡng người Raglai. Đó là những câu chuyện dài phản ánh
nguồn gốc lịch sử hình thành xã hội tộc người, các biến cố lịch sử trong
quá trình chuyển cư, lập làng, khai khẩn đất đai, canh tác nương rẫy, mối
quan hệ ứng xử của con người đối với thiên nhiên, hành vi ứng xử giữa
người trong xã hội, sinh hoạt cộng đồng, cuộc sống gia đình, tình yêu đôi
lứa nhằm giáo dục và phê phán đối với mọi tầng lớp trong xã hội của
cộng đồng tộc người Raglai từ xưa đến nay.

Nội dung của Hari, ngoài chứa đựng nhiều dữ liệu quý giá góp
phần phản ánh nhiều mặt đời sống văn hóa tinh thần của tộc người
Raglai, còn là kho tàng tri thức quí hiếm chứa đựng nhiều nội dung
phong phú cung cấp nguồn tư liệu quí giá cho việc nghiên cứu về lịch sử,
ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.

Hari không những thể hiện một trong những phong tục chào hỏi
cao đẹp và độc đáo (chào khách quý, chào bạn bè, họ hàng thân thiết lâu
ngày mới gặp, chào thông gia…) mà còn thể hiện được một tâm hồn yêu
thích nghệ thuật đặc biệt. Cùng với những làn điệu dân ca đặc sắc khác,
các làn điệu của Hari luôn gắn bó với mỗi người Raglai từ khi họ còn
nằm trên nôi, hay được gùi trên lưng các bà, các mẹ qua lời ru tha thiết;

107
khi được nghe người lớn hát mỗi khi lên rẫy, gặt lúa, bẻ bắp, hay khi ngồi
ở nhà đan chiếu (nyim ciew); khi lại bắt gặp trong các lễ hội quanh năm
của cộng đồng; hoặc đơn giản là khi ngẫu hứng trong các cuộc trò
chuyện, hay khi men rượu đã thấm ngà thì Hari đều có thể được cất lên.
Lớn lên, con gái đi cưới chồng, con trai đi ở nhà vợ hay dựng nhà ở riêng
đều được nghe các bà, mẹ Hari Ba payua sap ka anak tacaow dạy cách ăn
ở với chồng, vợ, với gia đình, họ hàng bên vợ, bên chồng, lời dặn dò
đong đầy yêu thương trước khi đứa con bước sang một bước ngoặc mới
trong cuộc đời. Khi một người Raglai chết đi, trong đám tuần của họ,
điệu hari lại được ngân lên để kể về những điều tốt đẹp họ đã làm được
trong cuộc đời mình, những kỷ niệm đã qua.

Tất cả điều đó đủ để có thể thấy rằng các làn điệu Hari có một sự
ảnh hưởng to lớn như thế nào trong đời sống tinh thần của người Raglai.
Khi một người cất tiếng hari thì già, trẻ, lớn, bé trong làng đều kéo nhau
đi ngồi ngay ngắn im lặng mà nghe, giống như là đi xem hát kịch vậy. Có
khi người hát say sưa hát, người nghe mải mê nghe mà quên mất thời
gian, con cú ăn đêm đã sắp sửa về tổ, con gà trống trong làng đã sắp sửa
cất tiếng gáy, những đứa bé đi theo ông, theo bà, theo mẹ đã ngủ lăn lóc
trên nền nhà từ thuở nào. Khi một người mất đi, người ta nhớ nhiều nhất
đến chất giọng Hari của họ, những câu chuyện mà họ kể qua hát ngâm
Hari.

Hari còn là phương tiện để mỗi người Raglai thể hiện cảm xúc, tâm
tư của mình trong lao động, trong những dịp vui sinh hoạt của dòng họ,
cộng đồng, hay cả trong tình yêu trai gái, hoặc thậm chí khi ở một mình
thấy buồn. Hari được người Raglai hát lên để bày tỏ nỗi lòng, cảm xúc
của mình với thiên nhiên, cuộc sống, nỗi niềm thầm kín được hát lên để

108
tự giải bày, những lời ngọt ngào hay cay đắng của đôi lứa yêu nhau. Tóm
lại, trong những lúc mà khi lời nói bình thường không còn thể thể hiện
được hết cảm xúc của họ, thì là khi Hari được cất lên. Hari là lời nói trên
cả lời nói bình thường, đó là lời nói xuất phát từ trái tim, từ cảm thức
nghệ thuật và từ trong văn hóa trong như dòng suối trời của người Raglai.
Các làn điệu Hari thể hiện được một trình độ cảm thức âm nhạc, nghệ
thuật, khả năng diễn xướng ngôn ngữ độc đáo của người Raglai.

Trước đây, loại hình hát ngâm Hari được truyền thụ và lưu truyền
từ đời này sang đời khác như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần
phổ biến không thể thiếu được đối với cộng đồng tộc người Raglai.
Nhưng ngày nay, trước sự tác động ảnh hưởng bởi môi trường xã hội hiện
đại và sự lấn át bởi nền văn hóa phương Tây, đời sống sinh hoạt cộng
đồng đang biến đổi nhanh theo lối sống hiện đại, thế hệ trẻ ngày nay
không có điều kiện và cơ hội để tiếp nhận và lưu truyền. Đây là một trong
những nguyên nhân làm cho loại hình hát ngâm Hari không còn diễn
xướng phổ biến thường xuyên như trước đây, mà ngược lại ngày càng
đang có nguy mất dần. Trong một tương lai rất gần, loại hình diễn xướng
này của người Raglai sẽ mất đi vĩnh viễn, không còn có cơ hội để khôi
phục và bảo lưu một loại hình văn hóa đặc sắc có một không hai của nhân
loại.

Nền văn hóa nghệ thuật ấy cho đến ngày nay đã mai một đi khá
nhiều, vì trong sinh hoạt cộng đồng không còn lưu giữ bao nhiêu. Trong
quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt với một xã hội rộng mở giao lưu
như ngày nay, các nền văn hóa cổ truyền của các dân tộc nhanh chóng bị
biến đổi và rất dễ bị hòa lẫn vào nhau. Điều đó dễ dẫn đến nguy cơ là sẽ
làm mất đi tính giàu có của văn hóa hay nói cách khác là làm nghèo đi

109
nền văn hóa vốn phong phú, đa dạng giữa các dân tộc, không còn ranh
giới để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Nghiên cứu, tìm hiểu về
văn hóa của một dân tộc để hiểu về dân tộc đó, đồng thời, nhận rõ những
giá trị truyền thống đặc sắc mang tính riêng biệt, những giá trị tốt đẹp cần
lưu giữ và phát huy trong cuộc sống đương đại ngày nay. Tuy nhiên do
nhiều lý do khác nhau, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào
mang tính khoa học toàn diện về người Raglai. Vì vậy, tộc người Raglai
và văn hóa của họ, trong đó có âm nhạc dân gian Raglai vẫn còn khá xa
lạ đối với giới chuyên môn cũng như với cộng đồng các dân tộc anh em
trên đất nước Việt Nam.

Nhìn chung, các làn điệu của loại hình hát ngâm Hari người Raglai
tập trung vào các hình thức và chủ đề sau:

+ Loại tự sự: kể lể than thân, tâm sự, mô tả cảnh sinh hoạt, lao
động, ru con như hari alok mban, hari alok anak, hari prec rambah
rambep v…v…

+ Loại đối đáp, đối thoại, giao tiếp nhiều người, chào hỏi khách
như hari dam dara, hari pok payua, hari pok jao v.. v…

+ Loại kể chuyện xưa, kể chuyện cổ, chuyện tình yêu, chuyện


chiến tranh, thần thoại như hari Masruh, hari dalikal v…v…

Trong quá trình cộng cư với các dân tộc khác, ngoài các làn điệu
truyền thống của mình, người Raglai ở vùng Tánh Linh đã tiếp nhận thêm
một số làn điệu như “Pre” của tộc người K’Ho và Churu; “Jaot” của tộc
người Châu Ro. Còn một số đặc điểm khác tuỳ theo vùng khi sử dụng
thuật ngữ Hari, người Raglai ở vùng Phan Lâm thường dùng thuật ngữ
Hari; ngược lại người Raglai ở vùng Tánh Linh thì lại sử dụng thuật ngữ
Alok để thay thế thuật ngữ Hari, rất ít khi sử dụng thuật ngữ Hari.
110
Giải pháp bảo tồn Hari nhìn chung tập trung vào 7 ý chính: (1) Cần
có sự chỉ đạo nhất quán và thực hiện đồng bộ từ cơ quan cấp trên xuống
cấp dưới, như một cán bộ xã nói “Nếu ở trên không nói thì ở dưới không
bao giờ làm”; (2) Tập huấn, tuyên truyền; (3) Quảng bá; (4) Sưu tầm,
nghiên cứu khoa học; (5) Xây dựng phòng triễn lãm (lưu trữ) văn hóa phi
vật thể; (6) Tổ chức các cuộc thi; (7) Phong danh hiệu di sản và nghệ
nhân.

Sự phát triển văn hóa – xã hội vùng người Raglai nói chung, người
Raglai ở Bình Thuận nói riêng phải là sự phát triển liên tục trên cơ sở kế
thừa truyền thống, trên cơ sở giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa tốt đẹp của tộc người cư trú trong vùng. Muốn bảo
tồn và phát triển văn hóa truyền thống thì điều quan trọng là phải làm sao
trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó cho các thế hệ
sau. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người (nhất là thế hệ trẻ) không nhận thức
văn hóa truyền thống là vốn quý, là tài sản vô giá nên họ có tâm lý tự ti,
mặc cảm, thậm chí coi thường, đánh giá thấp di sản văn hóa do cha ông
để lại, cho rằng những giá trị truyền thống là cái lạc hậu, lỗi thời. Mặt
khác, họ bị choáng ngợp trước những thành quả của văn hóa ngoại lai,
cũng như những dân tộc có trình độ phát triển cao hơn. Do đó, họ có xu
hướng quay lưng lại với văn hóa truyền thống và dễ dàng tiếp nhận các
giá trị ngoại như là cái tiên tiến, cái hiện đại. Hiện tượng này thường diễn
ra một cách tự phát không chỉ trong cộng đồng dân tộc đa số mà còn nảy
sinh trong cộng đồng các tộc người thiểu số do hạn chế về trình độ nhận
thức, cũng có khi lại là kết quả của đường lối và các chính sách kinh tế -
xã hội sai lầm chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ quên những
giá trị tinh thần – cơ sở nền tảng bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển lâu
dài của một dân tộc. Một dân tộc chỉ có thể tồn tại nếu như nền văn hóa
111
của họ được bảo tồn. Vì thế, phải làm sao cho sự biến đổi văn hóa dân tộc
diễn ra theo xu hướng bảo tồn được những giá trị đặc sắc trong khi tiếp
nhận những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc khác để làm giàu thêm
vốn văn hóa của mình.

Di sản văn hóa phi vật thể loại hình diễn xướng Hari đã mang đến
những đặc trưng văn hóa riêng biệt của tộc người Raglai ở tỉnh Bình
Thuận nói riêng và vùng Trung Bộ với toàn lãnh thổ Việt Nam. Di sản
diễn xướng Hari là mảng di sản văn hóa tiêu biểu của tộc người Raglai
vùng Trung Bộ. Đó là tiếng nói tinh thần, là biểu trưng tính cách con
người Raglai. Hơn nữa, di sản văn hóa hát ngâm Hari của người Raglai là
một hợp phần quan trọng tạo nên kho tàng di sản văn hóa vùng Trung Bộ,
góp phần làm phong phú đời sống văn hóa ở vùng đất Trung Bộ đầy nắng
gió, từ đó hình thành nên phong thái, cốt cách cũng như sắc thái văn hóa
đặc trưng của vùng Trung Bộ.

Công tác quản lý loại hình di sản văn hóa này còn bộc lộ nhiều yếu
kém, thiếu những giải pháp khả thi, và chưa có những mô hình, những
phương thức tổ chức sinh hoạt văn hóa thực sự hiệu quả ở cơ sở. Thiếu
những công trình nghiên cứu khoa học về hát ngâm Hari mang tính thực
tiễn nhằm đáp ứng các mục tiêu giữ gìn và phát huy vốn văn hóa, văn
nghệ dân gian trong đời sống xã hội vùng người Raglai; nguồn kinh phí,
ngân sách, phương tiện, con người cần đầu tư, bố trí cho lĩnh vực này còn
ít ỏi và khó khăn, đặc biệt là sự thiếu hụt lực lượng cán bộ làm công tác
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể là người dân tộc thiểu số ở
địa phương.

Về nguồn nhân lực trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa phi vật thể còn thiếu nhiều cán bộ giỏi, có kinh nghiệm và được đào

112
tạo chu đáo về lĩnh vực này. Việc “văn bản hóa” bằng chữ viết tiếng
Raglai lại là việc làm không đơn giản. Đã vậy, để có một bản dịch sang
ngôn ngữ phổ thông (tiếng Việt) càng đòi hỏi không chỉ công phu mà còn
cần có sự hiểu biết kỹ càng về nhiều mặt như các từ cổ, thành ngữ, tục
ngữ, về phong tục tập quán, các điều kiêng kỵ, về đặc điểm ngôn ngữ thì
mới có thể biên dịch sát đúng, chú thích rõ ràng giúp cho người đọc
thưởng thức, đánh giá đúng mức một tác phẩm của người xưa. Qua thực
tế cho thấy mặc dù nhà nước luôn cổ vũ cho việc bảo tồn và phát huy văn
hóa dân tộc thiểu số, nhưng một số cán bộ địa phương đã chấp hành
chính sách này một cách khá miễn cưỡng.

Việc sưu tầm các bài Hari là công việc không dễ dàng vì loại hình
nghệ thuật này rất phong phú và đa dạng. Từ các bài Hari mô tả cuộc
sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày cho đến các bài Hari kể truyện, đối
đáp, tình tự, tâm tình trai gái cho đến các bài Hari phục vụ trong tín
ngưỡng tộc người. Tất cả đều rất phong phú, chưa nói đến việc ký âm
từng làn điệu của Hari. Lúc đầu còn nhiều người biết, còn nhiều người
nhớ nên việc thu âm còn thuận lợi nhưng những năm gần đây công việc
trở nên rất khó khăn. Các bà, các mẹ bây giờ tuổi đã cao, trí nhớ mai một,
sức khỏe yếu, rất nhiều người đã khuất núi. Lớp trẻ chẳng còn hát được
Hari của chính dân tộc mình. Nếu có biết thì cũng chỉ thuộc được một vài
đoạn, có thuộc thì nhiều lúc cũng không hiểu vì có nhiều từ cổ.

Về phương diện kỹ thuật, cán bộ văn hóa địa phương hầu như chưa
được trang bị đầy đủ các phương tiện, các kỹ thuật hỗ trợ trong công tác
sưu tầm, bảo tồn hay giới thiệu các di sản văn hóa, đặc biệt là văn hóa phi
vật thể. Các nhà trưng bày, phòng trưng bày, triển lãm văn hóa phi vật thể

113
chưa có, nếu có cũng không đủ đáp ứng các điều kiện của “trưng bày“
một di sản văn hóa phi vật thể.

Về mặt tài chính, kinh phí từ ngân sách rất eo hẹp. Riêng tỉnh Bình
Thuận, theo chúng tôi biết, đến nay chưa có một dự án chính thức nào từ
nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc bảo tồn và phát huy thể loại diễn
xướng hát ngâm Hari của người Raglai ở tỉnh. Trữ lượng Hari là rất lớn,
nhưng kết quả nghiên cứu, sưu tầm chưa được bao nhiêu. Các nghệ nhân
diễn xướng ngày một ít đi, số còn lại cũng đã đến lúc không thể ngồi lâu,
hát dài được nữa.

Nếu đối với ngữ văn dân gian người ta tiến hành văn bản hóa, thì
với loại hình hát ngâm Hari trong nhiều năm nay, người ta cũng đang nỗ
lực vừa kết hợp “văn bản hóa” vừa “băng hình hóa” thông qua các hình
thức photo, video, audio. Cũng giống như đối với ngữ văn học mà người
ta dùng văn tự để văn bản hóa, cách “băng hình hóa” đối với diễn xướng
dân gian cũng gây ra tác dụng hai mặt, vừa tích cực và vừa tiêu cực. Tuy
nhiên, xu hướng đó là tất yếu và bất khả dĩ.

Có nhiều cách bảo tồn nhưng chung quy có hai hướng chủ yếu:
Bảo tồn trong trạng thái “tĩnh” và bảo tồn trong trạng thái “động”.

Để bảo tồn và phát triển loại hình di sản văn hóa phi vật thể, tốt
nhất cần nhân rộng đối tượng tiếp nhận, vì văn hóa phi vật thể tồn tại
trong tâm thức của con người, nên số lượng người biết tới càng nhiều thì
việc bảo tồn và phát triển càng hữu ích. Hơn nữa, cần có những chính
sách khuyến khích nghệ nhân, và kích thích thế hệ trẻ trong việc nhìn
nhận những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. Bên cạnh đó cũng
cần chú ý tới các biện pháp quảng bá văn hóa dân gian. Cần hướng sự
quan tâm của mọi người tới tầm quan trọng của văn hóa dân gian như

114
một bộ phận không thể tách rời của bản sắc văn hóa dân tộc. Khuyến
khích việc tổ chức các chương trình lớn cấp quốc gia, khu vực và quốc tế
như: hội chợ, lễ hội, các buổi chiếu phim, triển lãm, hội nghị chuyên đề,
các lớp tập huấn, xuất bản phẩm các tài liệu dịch, bài báo và các kết quả
khác. Tổ chức thường xuyên các cuộc biểu diễn, diễu hành, triễn lãm và
cách này sẽ nhận được sự hỗ trợ của công chúng, các nghệ nhân Hari sẽ
có điều kiện để phát triển hơn nữa tri thức và kỹ năng của mình, những
người học cũng sẽ có cơ hội để làm phong phú thêm kinh nghiệm.

Tổ chức Festival là dịp để quảng bá loại hình diễn xướng Hari tới
công chúng trong và ngoài nước. Đây là một trong những việc làm và
hành động thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của người Raglai nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Khuyến
khích các đoàn nghệ thuật địa phương và Trung ương giới thiệu nghệ
thuật và văn hóa dân tộc, từ cấp huyện trở lên, theo các chủ đề, nhóm
tuổi, thể loại, nhóm xã hội. Việc xã hội hóa những chương trình văn hóa
nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa tộc người thiểu số trên địa bàn tỉnh
nói chung, loại hình diễn xướng hát ngâm Hari của người Raglai nói
riêng sẽ mang lại tác động kép giúp vực dậy loại hình di sản này.

Trong bối cảnh hội nhập và mở rộng giao lưu văn hóa cũng như
phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận, việc bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa loại hình diễn xướng dân gian Hari có một ý nghĩa rất quan trọng.
Một mặt góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt khác, nó trở thành
yếu tố độc đáo có sức cuốn hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Đẩy
mạnh các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người thiểu
số. Thông qua hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức, quản lý tốt, góp
phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm

115
nghèo cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi. Đồng thời, việc khôi phục
các lễ hội, trò diễn, trò chơi dân gian là những hoạt động văn hóa, thể
thao quần chúng, phục dựng hay mở rộng quy mô tổ chức, đầu tư công
phu, nghi lễ trang trọng sẽ góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát
huy văn hóa của các tộc người thiểu số tỉnh Bình Thuận nói chung, tộc
người Raglai nói riêng, để phát huy chúng trong đời sống văn hóa đương
đại.

Khuyến khích việc nâng cao mức độ chuyển tải thông tin về văn
hóa dân gian trong đó có Hari trên báo chí quốc gia và khu vực, sóng phát
thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông. Tăng cường và đa
dạng loại hình ấn phẩm nhằm thông tin, giới thiệu Hari như văn hóa
truyền thống không thể thiếu ở vùng người Raglai, ấn phẩm tiếng Việt,
tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài. Tăng cường hát ngâm Hari trong các
chương trình phát thanh và truyền hình về văn hóa các dân tộc thiểu số và
đặc biệt mở các bài hát Hari do các nghệ nhân hát vào các buổi phát
thanh, phát hình bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Đối với chính các
tộc người thiểu số nó chung, dân tộc Raglai ở tỉnh Bình Thuận nói riêng,
nếu muốn duy trì nền văn hóa phi vật chất của họ, cần phải dành cho
ngôn ngữ của họ một vị trí tương xứng trong các trường học địa phương
của họ và trên các phương tiện thông tin. Việc cần thiết phải nghiên cứu
và giảng dạy, học tập ngôn ngữ tộc người Raglai là yêu cầu cấp bách để
hỗ trợ đắc lực cho việc phục hưng vốn di sản văn hóa phi vật thể này trên
địa bàn tỉnh.

Có một hệ thống công việc mà chúng ta phải nghĩ đến và thực hiện
ngay là xây dựng một phòng di sản văn hóa phi vật thể tại các bảo tàng
địa phương để vừa lưu giữ di sản và vừa phục vụ khách tham quan. Điều

116
tra, sưu tầm, xây dựng “ngân hàng dữ liệu” về loại hình diễn xướng Hari.
Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để bảo quản, giữ gìn lâu dài tài
liệu, hiện vật tại các bảo tàng, cơ quan lưu trữ tư liệu lịch sử, văn hóa,
nghệ thuật ở trung ương và địa phương.

Chính các nghệ nhân và đội ngũ trí thức của dân tộc là nhân tố
quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của tộc người
mình. Người trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và
truyền dạy cho con cháu những giá trị văn hóa truyền thống không ai
ngoài nghệ nhân dân gian. Nhà nước cần tạo điều kiện để các thế hệ sau
kế cận và tiếp nối cũng như có chính sách ưu đãi nhất định và khuyến
khích các nghệ nhân phát huy khả năng thực hành, sáng tạo và truyền dạy
vốn văn hóa, nghệ thuật dân gian của họ trong cộng đồng.

Thực hiện các hình thức tôn vinh nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu và
đảm bảo cơ chế chính sách để các nghệ nhân phổ biến, truyền dạy nghề
cho thế hệ trẻ. Danh hiệu Nghệ nhân dân gian do Hội Văn nghệ dân gian
Việt Nam trao tặng được bắt đầu từ năm 2003, đến nay đã có hơn 150
nghệ nhân được trao tặng, trong đó 41 nghệ nhân ở vùng Trung Bộ65.
Vậy, cần nên đề xuất danh sách trạo tặng cho nghệ nhân hát ngâm Hari
của tộc người Raglai là cần thiết phải tiến hành sớm. Những nghệ nhân
được vinh danh là những người đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy các
giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ, sự vinh danh họ cũng giúp khuyến khích sự
học hỏi, kế thừa của lớp trẻ.

Cơ chế, chính sách quản lý di sản văn hóa của toàn vùng phải ngày
càng hiệu quả, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn
phát triển. Một vấn đề quan trọng, góp phần thiết yếu vào việc thực hiện

65 Hà Đình Thành (chủ biên), Phát triển bền vững văn hóa vùng Trung Bộ: thực trạng, vấn đề và giải
pháp, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2014, tr. 194.
117
thành công các giải pháp trên, chính là hoàn thiện hệ thống thể chế, chính
sắc, đặc biệt là những chính sách kiện toàn mối quan hệ hài hòa giữa các
thành tố văn hóa – kinh tế - xã hội – môi trường, chính sách phát triển
nguồn nhân lực, gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản và bản sắc văn
hóa.

Ngoài ra, nghiên cứu những hậu quả văn hóa của các chương trình
kinh tế - xã hội lớn là một điều rất đáng làm. Về chương trình định canh
định cư có lẽ cần: đánh giá lại cấu trúc địa phương của palei - làng nhằm
củng cố các cấu trúc gia đình và cộng đồng, cho phép tộc người Raglai
sinh hoạt theo tập quán, thực hành tôn giáo và nghi thức của họ... nhằm
bảo vệ môi trường diễn xướng của loại hình hát ngâm Hari.

Sự phát triển văn hóa – xã hội vùng người Raglai nói chung, người
Raglai ở Bình Thuận nói riêng phải là sự phát triển liên tục trên cơ sở kế
thừa truyền thống, trên cơ sở giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa tốt đẹp của tộc người cư trú trong vùng. Muốn bảo
tồn và phát triển văn hóa truyền thống thì điều quan trọng là phải làm sao
trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó cho các thế hệ
sau. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người (nhất là thế hệ trẻ) không nhận thức
văn hóa truyền thống là vốn quý, là tài sản vô giá nên họ có tâm lý tự ti,
mặc cảm, thậm chí coi thường, đánh giá thấp di sản văn hóa do cha ông
để lại, cho rằng những giá trị truyền thống là cái lạc hậu, lỗi thời. Hiện
tượng này thường diễn ra một cách tự phát không chỉ trong cộng đồng
dân tộc đa số mà còn nảy sinh trong cộng đồng các tộc người thiểu số do
hạn chế về trình độ nhận thức, cũng có khi lại là kết quả của đường lối và
các chính sách kinh tế - xã hội sai lầm chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế trước
mắt mà bỏ quên những giá trị tinh thần – cơ sở nền tảng bảo đảm cho sự

118
tồn tại và phát triển lâu dài của một dân tộc.

Để khắc phục thực trạng đang mất dần và nguy cơ mất hẳn kho
tàng quí giá này, cần phải nhanh chóng kịp thời giới thiệu rộng rãi cho
mọi tầng lớp nhân dân về một loại hình hát ngâm Hari nhằm phát huy giá
trị văn hóa dân gian đặc sắc của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.

Song song với biện pháp trên, cũng cần triển khai sớm ứng dụng
hậu dự án nhằm cung cấp các thông tin bổ ích về tư liệu khoa học cho
việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội của người Raglai nói chung và
góp phần bổ sung thêm cứ liệu khoa học cho việc nghiên cứu ngôn ngữ,
phong tục, tập quán, văn học, truyện cổ, huyền thoại, truyền thuyết, ca
dao, tục ngữ, giáo dục truyền thống của tộc người Raglai đang sinh sống
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đồng thời, tạo điều kiện cho các em học
sinh, sinh viên, thanh thiếu niên Raglai có cơ hội tiếp cận, kế thừa và
hưởng thụ di sản văn hóa phi vật thể của chính dân tộc mình nhằm tạo ý
thức và trách nhiệm trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống của cha ông truyền lại.

Thông thường các kết quả của các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực
khoa học xã hội sau khi nghiệm thu chính thức, thường giao lại cho các
cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm dùng làm cơ sở khoa học
tham khảo để đề ra chương trình và kế hoạch để thực hiện. Nhưng trên
thực tế, rất ít đưa ra để triển khai tiến hành trực tiếp trên địa bàn ở địa
phương. Vì vậy, cần phải có dự án kế tiếp ứng dụng kết nghiên cứu đề tài
vào trong thực tiễn thì mới có thể đem lại lợi ích cho người dân tại địa
phương.

119
KIẾN NGHỊ

Để bảo tồn và phát huy bền vững loại hình diễn xướng dân gian hát
ngâm Hari của người Raglai tỉnh Bình Thuận, nhóm nghiên cứu kiến nghị
các biện pháp cụ thể như sau:

1/. Các sản phẩm của đề tài “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị
loại hình hát ngâm Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận” sau khi
nghiệm thu chuyển giao cho Sở Văn hoá, thể thao và du lịch nhân bản.
Sau đó, chuyển đến cho các Phòng Văn hoá huyện Tuy Phong, Bắc Bình,
Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Tánh Linh và các xã có
cộng đồng tộc người Raglai nghiên cứu.

2/. Kèm theo sự chuyển giao, cần phải có công văn chỉ đạo của Uỷ
ban Nhân dân tỉnh và công văn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch gửi
đến các Uỷ ban Nhân dân huyện và các Uỷ ban Nhân dân Xã có cộng
đồng tộc người Raglai cư trú để triển khai thực hiện ứng dụng kết quả đề
tài trên thực tiễn.

120
3/. Xuất bản sách về “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình
hát ngâm Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận” và “Các bài hát
Hari bằng tiếng Raglai và tiếng Việt có kèm theo đĩa CD” để phổ biến
rộng rãi.

4/. Triển khai sớm việc ứng dụng kết quả đề tài vào trong thực tiễn
để chuyển giao kết quả nghiên cứu đến tận tay chủ thể văn hoá là cộng
đồng tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận. Điều này sẽ khuyến khích nghệ
nhân hát trở lại các làn điệu Hari trong các dịp lễ hội, lễ nghi, buổi giao
lưu họp mặt gia đình dòng họ hay giải trí trong lao động.

5/. Chọn lọc các bài Hari có giọng hát tốt cho phát thanh hàng ngày
trên loa truyền thông của các làng người Raglai để gợi nhớ lại các bài hát
Hari đã từng hát lúc còn trẻ đối với các nghệ nhân và người lớn tuổi hiện
nay.

6/. Tổ chức định kỳ các cuộc thi Hari có giải thưởng giữa các thôn
làng nhằm khuyến khích và tôn vinh những người biết hát Hari. Có thể tổ
chức vào dịp lễ ăn lúa mới mbang akaok padai, các dịp lễ hội văn hóa
dân tộc Raglai cũng như các dịp lễ hội văn hóa dân tộc toàn quốc hoặc đi
giao lưu các ngày hội văn hóa của các dân tộc anh em hoặc các dịp sinh
hoạt trong tộc họ, gia đình hay các dịp lễ khác trong năm.

7/. Chọn lọc các bài Hari phù hợp với tuổi học sinh cấp một và
mẫu giáo và cấp 1 cho phát thanh vào những lúc ra chơi và trong các buổi
sinh hoạt ngoại khoá để làm quen với làn điệu Hari từ lúc nhỏ.

8/. Tổ chức chiếu phim thiếu nhi xen kẻ với phim giới thiệu về các
nghệ nhân hát Hari ở tỉnh Bình Thuận để gây ấn tượng tốt về Hari cho
các em nhỏ.

121
9/. Lập hồ sơ công nhận danh hiệu “Nghệ nhân dân gian” cho các
nghệ nhân để giới trí thức, giới trẻ và chính các nghệ nhân tự hào về giá
trị văn hoá của dân tộc mình. Đây là công việc cần làm ngay.

10/. Gấp rút chuẩn bị hồ sơ trình công nhận Di sản văn hóa phi vật
thể cấp tỉnh và quốc gia đối với loại hình diễn xướng dân gian Hari. Tiến
tới mục tiêu công nhận diễn xướng Hari là Di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại.

11/. Để tạo điều kiện khả thi cho việc thực hiện các biện pháp vừa
nêu trên, trước nhất cần nên có dự án và kinh phí để ứng dụng kết quả
của đề tài vào trong thực tiễn. Đây là giải pháp tối ưu nhất để mang lại
hiệu quả ứng dụng vào trong thực tiễn của đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

Phan An, Những biến đổi về xã hội và văn hóa ở người Raglai từ
sau năm 1975, Bài báo cáo khoa học, Hội thảo khoa học, Văn hóa và
Ngôn ngữ Raglai Tp. HCM, 2000.

Đặng Văn Bài, Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - từ góc nhìn
toàn cầu hóa, Tạp chí Di sản Văn hóa, Số 21 - 2007.

Phan Xuân Biên (chủ biên), Văn hóa và xã hội người Raglai ở
Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998.

Linh Châu và Sử Văn Ngọc, Sưu tầm, biên dịch: Akhat Yukar
Raglai, cực Nam Trung Bộ (bản thảo nhiều sử thi, trường ca Raglai được

122
nhiều nghệ nhân hát kể), Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm, Ninh
Thuận, 2012.

Vũ Minh Chi, Nhân học văn hóa – con người với thiên nhiên, xã
hội và thế giới siêu nhiên, (sách tham khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2004, tr. 39.

Nguyễn Đức Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người,
NXB Chính trị Quốc gia, 2003, tr. 565, 565, 570.

Lê Khắc Cường, Phan Văn Dốp, Nguyễn Văn Huệ, Phan Xuân
Viện, Truyện cổ Raglai, Nhà xuất bản Văn nghệ, 2006.

Nguyễn Trắc Dĩ, Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt Nam, Sài gòn,
1972

Nguyễn Văn Huấn, Một số vấn đề lý luận về thần thoại, Tạp chí
Nghiên cứu Văn hóa, ĐH Văn hóa Hà Nội, 2013, http://huc.edu.vn.

Phú Văn Hẳn, Ngôn ngữ và Sự Phát triển Văn hóa Dân tộc
Raglai (qua sự thực tế khảo sát tại Ninh Thuận), Bài báo cáo koa học,
Hội thảo khoa học Văn Hóa và Ngôn ngữ Raglai, Tp. Hồ Chí Minh,
2000.

Phan Thu Hiền, Trần Kiêm Hoàng, Một sử thi Raglai độc đáo,
Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 1/2009.

Ngô Văn Lệ, Tộc người và văn hóa tộc người, NXB Đại học Quốc
gia TP.HCM, 2004, tr. 314.

Nguyễn Văn Lịch, Nghiên cứu người Raglai trong bối cảnh các
dân tộc ở Việt Nam và khu vực, Bài báo cáo khoa học, Hội thảo khoa học,
Văn hóa và Ngôn ngữ Raglai, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.

Hình Phước Liên, Yếu tố trữ tình trong dân ca Raglai,


123
http://hoinhacsi.com.vn, cập nhật: 02/04/2014 - 08:05

Hải Liên, Trang phục cổ truyền Raglai, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia, Hà Nội, 2010

Hải Liên, Sử Văn Ngọc, Hát - kể truyện cổ Raglai, Nxb Đại học
Quốc Hà Nội, Hà Nội, 2010.

Nguyễn Văn Mạnh, Người Raglai trong cộng đồng các tộc người
nói ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam, Bài báo cáo khoa học, Hội thảo khoa
học, Văn hóa và Ngôn ngữ Raglai, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.

Hồ Chí Minh Toàn Tập, in lần 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1995, tập 3, tr. 431.

Văn Món, Góp phần khẳng định mối quan hệ giữa người Raglai
và Chăm qua một số dấu ấn văn hóa, Bài báo cáo khoa học, Hội thảo
khoa học, Văn hóa và Ngôn ngữ Raglai, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.

H'Linh Niê, Trường ca, sử thi trong môi trường văn hóa dân gian
Tây Nguyên, http://www.linhnganiekdam.vn, ngày 22-05-2011, 00:37:57.

Võ Công Nguyện, Một số nghề thủ công cổ truyền của người


Raglai, Bài báo cáo Khoa học, Hội thảo Khoa học Văn Hóa và ngôn ngữ
Raglai, Tp. Nha Trang, 1998.

Võ Công Nguyện, Người Raglai với Nông nghiệp nương rẫy gắn
bó cùng nùi rừng, Bài báo cáo khoa học, Hôi thảo khoa học, Văn hóa và
Ngôn ngữ Raglai, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.

Phan Đăng Nhật, Mối quan hệ giữa luật tục Raglai và luật tục
Chăm, Bài báo cáo khoa học, Hội thảo khoa học, Văn hóa và Ngôn ngữ
Raglai, Tp. Nha Trang, 1998.

124
Phan Đăng Nhật (chủ biên), Luật tục Chăm và Raglai, Nhà xuất
bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2003.

Nhiều tác giả, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở
Việt Nam, Nxb Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2007.

Võ Công Nguyện, Một số nghề thủ công cổ truyền của người


Raglai, Bài báo cáo Khoa học, Hội thảo Khoa học Văn Hóa và ngôn ngữ
Raglai, Tp. Nha Trang, 1998.

Võ Công Nguyện, Người Raglai với Nông nghiệp nương rẫy gắn
bó cùng nùi rừng, Bài báo cáo khoa học, Hôi thảo khoa học, Văn hóa và
Ngôn ngữ Raglai, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.

Khoa Nhân học, Nhân học đại cương, Nxb Đại Học Quốc Gia,
Tp. Hồ Chí Minh, 2013.

Thành Phần, Bước đầu tìm hiểu kỹ thuật làm giấy của người
Raglai, Bài báo cáo khoa học, Hội thảo khoa học, Văn hóa và Ngôn ngữ
Raglai, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.

Thành Phần, Thử so sánh tín ngưỡng và mối quan hệ thân tộc
giữa dân tộc chăm và các dân tộc Mã Lai – Đa Đảo ở Việt Nam, bài báo
cáo nghiên cứu khoa học tại Đại học Toyo, Nhật Bản ngày 29/6/2001.

Thành Phần, Tình hình nghiên cứu và bảo tồn văn bản Chăm và
Raglai ở Việt Nam, bài báo cáo nghiên cứu khoa học tại Đại Học KiBi,
Nhật Bản ngày 5/8/2001.

Thành Phần, Khảo sát kỹ thuật làm giấy của người Raglai và văn
bản cổ Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm Bảo Quản và Phục Chế Giấy
Tokyo, Nhật Bản, 2/2001.

125
Thành Phần, Tổ chức xã hội truyền thống của người Raglai và
K’ho ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Bài báo cáo hội nghị Dự án
phát triển thủy lợi Phan Rí – Phan Thiết, Việt Nam, Sở Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình Thuận, Thành phố Phan Thiết, ngày
28/03/2003.

Thành Phần, Bước đầu tìm hiểu hệ thống thân tộc Raglai, đăng
trong Những vấn đề văn hóa và ngôn ngữ Raglai, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2003, trang 23 – 36.

Thành Phần, Palei Raglai- Những vấn đề văn hóa đặc điểm hình
thái cư trú của người raglai ở xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình
Thuận, Bài Báo cáo tọa đàm khoa học, Bình Thuận, tháng 7/2003.

Nguyễn Thế Sang, Mô hình con tàu (AHOQ) trong nghi lễ cầu
cúng của người Raglai, Bài báo cáo khoa học, Hội thảo khoa học, Hội
thảo khoa học Văn hóa và Ngôn ngữ Raglai, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.

Nguyễn Thế Sang, Akhat Jucar Raglai, Nhà xuất bản Văn hóa
Dân tộc, Hà Nội, 2012.

Nguyễn Thế Sang, Chamaliaq Riya Tiẻnq, Điểu Kâu, Tấn Vịnh,
Sử thi Raglai và M‘nông, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2012.
Nguyễn Thế Sang - Trần Vũ, Từ vựng Raglai, Nha Trang, 1998

Hà Đình Thành (chủ biên), Phát triển bền vững văn hóa vùng
Trung Bộ: thực trạng, vấn đề và giải pháp, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà
Nội, 2014.

Hoàng Công Tâm, Người hát sử thi cuối cùng của dòng họ
Katơ,http://www. sggp.org.vn, cập nhật ngày 08/10/2007 lúc 22:30.

126
Bùi Khánh Thế, Thử tìm phản chiếu văn hóa trong ngôn ngữ
Raglai, Bài báo cáo khoa học, Hội thảo khoa học, Hội thảo khoa học Văn
hóa và Ngôn ngữ Raglai, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.

Touneh Hàn Thọ, Một quan niệm mở mang xã hội Thượng trong
triển vọng và phát triển quốc gia, Đại học Quốc gia Hành chánh, Luận
văn tốt nghiệp, 1970.

Nguyễn Thị Thu – Thập Liên Trưởng – Phạm Văn Thành, Lễ


nghi nông nghiệp truyền thống tộc người Chăm – Raglai Ninh Thuận,
Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 2010.

Chamaleq Riya Tiẻng, Đôi điều nói thêm về các dòng họ của
người Raglai, Bài báo cáo khoa học, Hội thảo khoa học, Văn hóa và
Ngôn ngữ Raglai, Tp. Nha Trang, 2000.

Chamaliaq Riya Tiẻnq, Trần Kiêm Hoàng, Các làn điệu dân ca
Raglai (Manhĩ siri adoh Raglai), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2012.

Trần Xuân Toàn, Một số phương pháp điền dã sưu tầm văn học
dân gian, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2011.

Nguyễn Tuấn Triết, Góp phần nghiên cứu quan hệ văn hóa
Raglai với văn hóa với các dân tộc người Mã Lai ở Việt Nam, Bài báo
cáo khoa học, Hội thảo khoa học, Hội thảo khoa học Văn hóa và Ngôn
ngữ Raglai, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.

Phan Xuân Viện, Một số mô típ tương đồng trong truyện cổ


Raglai và truyện cổ các dân tộc Malayo - Polynesien khác ở Việt Nam,
Bài báo cáo khoa học, Hội thảo khoa học, Hội thảo khoa học Văn hóa và
Ngôn ngữ Raglai, Tp. Hồ Chí Minh, 2000.

127
Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía
Nam), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984.

Trần Vũ, Thành ngữ, tục ngữ Raglai, Bài báo cáo khoa học, Hội
thỏa khoa học, Hội thảo khoa học Văn hóa và Ngôn ngữ Raglai, Tp. Nha
Trang, 2000.

Trần Vũ, Một số điểm cơ bản về luật tục Raglai, Bài báo cáo khoa
học, Hội thảo khoa học, Văn hóa và Ngôn ngữ Raglai, Tp. Hồ Chí Minh,
2000.

Trần Vũ, Chàng Mutui Amã (Akhàt Jucar Raglai), Nxb Thanh
Niên, Hà Nội, 2012.

Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
dục, 2000.

Nhiều tác giả, Những vấn đề văn hóa và ngôn ngữ Raglai, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2003.

Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận, năm 2011

Niên giám thống kê 2009, http://portal.thongke.gov.vn/


khodulieudanso2009/Tailieu/AnPham/KetquaToanbo/Bieu7.pdf

Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận, năm 2011.

 Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài:

F. Boas, Primitive Minds (Trí óc của người Nguyên


Thủy), Ngô Phương Lan dịch, 1921, p. 149.

G. Bochet et J. Dournes, Vietnamien – Koho - Roglai -


Francias. Lexique polyglotte, Editions France-Asie, Saigon, 1953.

B. Bourotte, Essai d'histoire des populations montagnardes du sud

128
Inochinois Jsqu' à 1945, Bullentin de la Société des Études Indochinoises,
t. XXX, No. 1, 1955, p.5-116.

J. M. Brien, De Quy Nhon en Cochinchie, Explorations dans Le


Bình Thuận (Sud Annam), Hanoi, F.H. Schreider, 1893.

M. Brire, Notice Sur les Mois du Bình Thuận et du Khanh Hoa,


Excursions et Reconnaissances, t. XIV, No 32, Hanoi, 1890, p. 236 – 272.

Clifford Geertz, Toward an Interpretive Theory of Culture, in: The


interpretation of cultures: selected essays. New-York/N.Y./USA etc.
1973: Basic Books, pp. 3-30.

J. Dournes, Les populations montagnardes du Sud indochinois,


Revue France-Asie, Nos 19-50, Saigon, 1950, p. 927 – 1208.

A. L. Kroeber và Kluckhohn, Culture, a critical review of


concept and definitions, Vintage Books, A Division of Random House,
New York, 1952, p.357.

Henri Maitre, Les Régions Mois du Sud-Indochinois, PlonNourrit,


Paris, 1909 và Les Jungles Moi, Emile Larose, Paris, 1912.

Henri Maitre, Les Jungles Moi, Emile Larose, Paris, 1912.

E.B. Tylor, Văn hóa nguyên thủy, Huyền Giang dịch từ tiếng Nga,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, 1871, tr, 13.

Department of Army (Bộ quốc phòng Mỹ), Minority groups in


the Republic of Vietnam, US Headquarters, 1966.

PHẦN PHỤ LỤC

129
PHỤ LỤC 1: LÝ LỊCH NGHỆ NHÂN

Xem tập Phụ lục 1:

“Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh”

PHỤ LỤC 2: BIÊN BẢN GHI ÂM, THÔNG TIN GỠ BĂNG, NỘI
DUNG GỠ BĂNG

Xem tập Phụ lục 2:

“Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh”

PHỤ LỤC 3: THÔNG TIN DỊCH THUẬT, NỘI DUNG DỊCH


THUẬT, HỆ THỐNG TỪ VỰNG RAGLAI – VIỆT

Xem tập Phụ lục 3:

“Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh”
PHỤ LỤC 4: BẢN ĐỐ TỈNH BÌNH THUẬN

130
Nguồn:http://thongtinphanthiet.com/b112/n46268/ban-do-binh-
thuan.html PHỤ LỤC 5: BẢNG PHIÊN ÂM TIẾNG RAGLAI Ở
TỈNH BÌNH THUẬN

131
Mẫu tự Mẫu tự Ví dụ
tiếng tiếng
Raglai Việt

A a akaok (đầu, cái đầu, đầu tiên); hala (lá cây, lá); aia
(nước); geraham (hàm răng, miệng); aia basah takai
(nước ước chân); pacalah (ngăn cách, chia cách,
nhánh)
 ư mâh (vàng bạc); mâng (từ, đến từ)

B basah (ướt); bangi, bingi (ngon); bambang (cửa, cái


cửa); bulan (tháng); berah (gạo, thóc)

Mb b mbang (ăn); mbuh (nhìn thấy, thấy); mbur (bụi cây)

C ch cuh (đốt cháy, đốt, nhóm lửa); cawing (chén, cái


chén); cek (núi); caik (cất giữ, để lại)

Ch cheh (vui, mừng)

D tada (ngực, bộ ngực, ức); sudang (đường ăn, đường


cát)

Dh dhur (bụi bẩm)

Nd đ ndua (đội đầu, gánh nặng); nduec (chạy); ndang


(lớn, to, to lớn); ndem, ndom (nói, nói chuyện); ndih
(ngủ); ndik (lên, trèo)

E ơ pakre (chọc ghẹo, nói giỡn, tán tĩnh); makre (xinh


đẹp, khôn khéo, duyên dáng)

É ê pajek (làm giống, hạt giống); pajieng (sinh ra, tạo


ra); kek (cắn, gặm); palek (thông báo, báo cáo, tố
cáo)

G gunam (bầu trời, mây); gambah (nhờ, nương tựa);

gulam (mang, vát, gánh)

132
Gh ghem ghem (gần gũi, luôn luôn có); ghem gep (hút
nhau, đánh nhau, bên nhau)

H h harek (cỏ, cỏ dại); tuha (già); hudang (con tôm,


tép); huma (ruộng); hurei, harei (ngày)

I i ikan (cá, con cá); idung (mũi, lỗ mũi); ini, ni (này,


cái nay); inan (cái đó, đó)

Ia aia (nước, nước uống); miak (chú, cậu); amaik (mẹ)

K k/c kau (tôi); kubaw (con trâu); kunyik (màu vàng, củ


nghệ); kaoh (chặt)

Kh kh khik (chăn,xem, bảo vệ); khrung ( nguyên vẹn, vẫn


còn, như vậy)

L l langih ( trời, bầu trời); lilaow (thịt); lamaow (con


bò)

M m mata (mắt, con mắt); malau (mắc cỡ, ngại ngùng, e


thẹn); mak (lấy, cầm, nắm); manuk (con gà)

N n nao (đi, ra đi); danau (hồ, ao nước)

Ny nh manyak (dầu, dầu ăn, dầu thoa); anyuk (hạt gườm,


xâu chuỗi); nyuk ( lặng xuống, chìm)

Nj manyi (tiếng, âm thanh); kunyik (vàng, củ nghệ)

O ô lo (nhiều, số lượng)

Aow o lilaow (thịt); lamaow (bò, con bò); jamaow (may


mắn, hen, gặp may); tacaow (con cháu)

P p Po (vua, dạ, thần); panah (bắn); panas (nóng)


pataow (dạy, chỉ dạy,dạy bảo); padai (lúa, hạt thóc);
pa ndik (đau, đau đớn, đau nhức)

Ph ph phun (thân, cây)

R r rusa, rasa (con nai, nai), ranaon (đồi núi); raong


(chăm sóc, nuôi)

133
S s surak (giấy, tờ giấy); saneng ( suy nghĩ,ngĩ ngợi)

T t tangan (tay, bàn tay); tanya (hỏi, câu hỏi); tinga (tai);
tanah (đất đai, đất)

Th th thun, tahun (năm); tathik (biển, nước biển, biển cả)

U u urang (người, con người, người ta); urat (gân, mạch


máu, dây thần kinh); ula (rắn, con rắn)

W v Awai (bà cô, bác gái); hawai (cây mây, mây); ruwuai
(tìm kiếm, mò, sờ)

Y d Yang (thần, trời); yau yang (làm cúng, cúng, viếng);


kayau (cây gỗ, cây cối)

PHỤ LUC 6: DANH SÁCH THAM GIA TẬP HUẤN

“Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm Hari
ở tỉnh Bình Thuận”

Số Họ và tên Giới Huyện Điện thoại


TT tính

01 Tồn Đình Luật Nam Hàm Tân

02 Nguyễn Thị Thuỷ Nữ Hàm Tân 0974285364


03 Nguyễn Quỳnh Nam Hàm Thuận Bắc 0908768738
Hoan
04 Mang Thị Thắm Nữ Hàm Thuận Bắc

05 Bá Văn Hương Nam Bắc Bình 01283274779

06 Mang Lầu Nam Bắc Bình 01653805973

07 Mang Lượng Nam Bắc Bình

08 Mang Văn Vinh Nam Bắc Bình 01697146791


134
09 Mang Kiến Nam Tuy Phong 01688283290

10 Mang Đăng Nam Tuy Phong

11 Thông Hoài Thanh Nam Hàm Thuận Nam 01677821590

12 Ngô Đăng Toàn Nam Hàm Thuận Nam 0918591242

PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH THAM DỰ HỘI THẢO


“Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm Hari
ở tỉnh Bình Thuận”
Ngày 6 tháng 1 năm 2015 tại Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm Bình
Thuận – xã Phan Điền, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
SỐ HỌ VÀ TÊN GIỚI CƠ QUAN
TT TÍNH
01 Phan Thị Thanh Thảo Nữ Sở Khoa học Công nghệ Bình
Thuận
02 Xích Văn Nghiêm Nam Ban Tôn giáo- Sở Nội vụ Bình
Thuận

03 Lê Minh Ngẫu Nam Trưởng phòng VH-TT Bắc Bình

04 Huỳnh Văn Vinh Nam PGĐ. TTTT Huyện Bắc Bình

05 Phan Văn Dũng Nam Trưởng phòng VH-TT Tuy Phong

06 Ngô Đăng Toàn Nam Phòng VH-TT Hàm Thuận Nam

07 Thông Hoài Thanh Nam VH-XH xã Mỹ Thạnh

08 Mang Văn Win Nam VH-XH xã Phan Lâm

09 Bá Văn Hương Nam VH-XH Phan Điền

10 Mang Lầu Nam Nghệ nhân xã Phan Điền


11 Lâm Tấn Bình Nam Trung tâm TBVH Chăm Bình
Thuận

135
12 Lâm Đặng Trường Sơn Nữ Trung tâm TBVH Chăm Bình
Thuận
13 Tồn Đình Luật Nam Trung tâm TBVH Chăm Bình
Thuận
14 Lư Quốc Thiện Nam Trung tâm TBVH Chăm Bình
Thuận

PHỤ LỤC 8: BIÊN BẢN HỘI THẢO

“Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm Hari
ở tỉnh Bình Thuận”
Ngày 6 tháng 1 năm 2015 tại Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm Bình
Thuận – xã Phan Điền, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
(Xem đĩa CD phim ảnh và ghi âm đính kèm file)

BIÊN BẢN HỘI THẢO


SƯU TẦM, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LOẠI HÌNH
HÁT NGÂM HARI CỦA TỘC NGƯỜI RAGLAI Ở BÌNH THUẬN

Thời gian bắt đầu: 13 giờ 30 phút, ngày 06 tháng 01 năm 2015.

Địa điểm: Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm, Ngã ba Sông Mao, Quốc
lộ 1A, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Chủ trì hội thảo: PGS.TS. Thành Phần, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam
và Đông Nam Á.

Thư ký hội thảo: Nguyễn Ngọc Ánh, Hồ Cẩm Giới, Trung tâm Nghiên
cứu Việt Nam và Đông Nam Á.

Số lượng đại biểu tham dự: 20 người.

Chương trình hội thảo:


136
1. Đón khách và đại biểu

2. Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu

3. Giới thiệu Chủ trì và Thư ký hội thảo

4. Báo cáo đề dẫn hội thảo

5. Thảo luận, đóng góp ý kiến về việc bảo tồn và phát huy giá trị loại
hình hát ngâm Hari

6. Tổng kết ý kiến và kết luận


7. Kết thúc Hội thảo Nội dung hội thảo:

1. Báo cáo đề dẫn

PGS.TS. Thành Phần báo cáo đề dẫn hội thảo (nội dung báo cáo
đính kèm). Bài báo cáo gồm ba phần chính: Vị trí và vai trò hát ngâm
Hari trong cộng đồng xã hội truyền thống và hiện nay của tộc người
Raglai ở tỉnh Bình Thuận; Tình hình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
loại hình diễn xướng Hari; Kiến nghị hướng giải pháp bảo lưu và phát
huy diễn xướng Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận. PGS.TS.
Thành Phần đặc biệt nhấn mạnh đến các giải pháp, định hướng nhằm bảo
tồn và phát huy loại hình diễn xướng Hari.

Về vị trí và vai trò hát ngâm Hari trong cộng đồng xã hội truyền
thống và hiện nay của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận

+ Đoàn kết cộng đồng

+ Nuôi dưỡng tinh thần

+ Phản ánh nguồn gốc lịch sử, mối quan hệ ứng xử của con người

+ Mang tính giáo dục sâu sắc

+ Là “bách khoa toàn thư” về nhiều mặt văn hóa Raglai

137
+ Phương tiện để thể hiện cảm xúc, tâm tư

+ Các làn điệu Hari thể hiện được một trình độ cảm thức âm nhạc,
nghệ thuật, khả năng diễn xướng ngôn ngữ độc đáo của người Raglai.
PGS.TS. hoàn toàn đánh giá cao giá trị nghệ thuật của Hari, ông cho rằng
đó là lời nói của những người trí thức, của quý tộc trong xã hội xưa.

Về tình hình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của loại hình
diễn xướng Hari tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận

+ Hiện nay, trong các làng palei mà chúng tôi đi khảo sát, không
còn thấy nhiều người biết Hari như ngày xưa nữa

+ Không gian diễn xướng bị thu hẹp

+ Công tác quản lý loại hình di sản văn hóa này còn bộc lộ nhiều
yếu kém

+ Thiếu chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân

+ Số lượng nghệ nhân giảm sút nhanh chóng

PGS.TS. chia sẻ thêm về công tác sưu tầm bảo tồn mà ông đã tham
gia ở các địa phương khác. Ông cho rằng nếu chương trình sưu tầm này
được thực hiện sớm hơn, khoảng 10 năm trước, thì đã có thể cứu vớt
được rất nhiều bài Hari cổ. Tuy nhiên, muộn vẫn hơn là không có, dù
chương trình hiện nay chỉ có thể sưu tầm được những gì còn sót lại của
một nền nghệ thuật dân gian đồ sộ. Nhiều nghệ nhân không thể nhớ cả
bài hát mà chỉ thuộc một số đoạn, nên công tác sưu tầm hiện nay mang
tính chấp vá. Đa phần đoàn nghiên cứu phải “ép” nghệ nhân cố gắng
thuộc đoạn nào hát đoạn đó.

138
Về kiến nghị hướng giải pháp bảo lưu và phát huy diễn xướng
Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận

PGS.TS. đi sâu vào phần bảo tồn, giải pháp. Ngoài những định
hướng giải pháp chung, ông nêu số giải pháp cụ thể như sau:

- Sưu tầm, ghi âm, quay phim, xuất bản sách về Hari để bảo
tồn và giới thiệu ra ngoài.
- Chọn lọc và cho phát thanh các bài Hari hàng ngày trên
truyền thông địa phương để tác động vào nhận thức của người dân, đặc
biệt là đối tượng trẻ em.
- Tổ chức ngay tại paleicho các nghệ nhân hát ngâm Hari vào
mỗi buổi tối cuối tuần cho các cháu thiếu nhi, thiếu niên nghe.

- Tổ chức định kỳ các cuộc thi Hari có giải thưởng giữa các
thôn làng nhằm khuyến khích và tôn vinh những người biết Hari (tổ chức
vào dịp lễ Ăn lúa mới chẳng hạn).
- Gấp rút chuẩn bị hồ sơ trình công nhận Di sản văn hóa phi
vật thể cấp tỉnh và quốc gia đối với loại hình diễn xướng dân gian Hari.
Tiến tới mục tiêu công nhận diễn xướng Hari là Di sản văn hóa phi vật
thể của nhân loại.
- Tạo tiền đề, cơ sở nhằm hợp thức hóa, công nhận danh hiệu
“Nghệ nhân dân gian” cho các nghệ nhân đã quá già và còn rất ít ỏi người
Raglai, nếu không làm ngay điều này thì sẽ không còn kịp nữa.

PGS.TS. cũng tâm tư những khó khăn trong quá trình nghiên cứu:

+ Đoàn nghiên cứu phải tự đi tìm những người nào còn biết Hari.
Tìm được nhà nghệ nhân đã khó, nhưng lại gặp lúc nghệ nhân có việc
(lên rẫy, đi đám cưới, nhà mất người thân...).

139
+ Đa số các bà, các mẹ rất hay “mắc cỡ”, họ không thể hát tự nhiên
trước “không khí nghiêm túc” của đoàn nghiên cứu được. Họ nói rằng
“Hari chỉ có thể hát mỗi khi muốn hát”. Nhiều nghệ nhân tuổi già không
thể nhớ hết các bài Hari dài, mà chỉ có thể nhớ từng đoạn

+ Thời gian hạn hẹp, kinh phí không đủ đáp ứng cho đoàn nghiên
cứu có thể đi lâu, ở dài khắp 5, 6 huyện, mỗi huyện 5,6 xã như vậy. Công
tác xin phép, giấy tờ từ huyện đến xã, đến thôn cũng tốn nhiều thời gian.

+ Di chuyển địa bàn gặp nhiều khó khăn, đường xá rất khó đi...

2. Thảo luận

- Ông Lâm Tấn Bình (TT Trưng bày Văn hóa Chăm): không
phải là cán bộ ở địa phương không quan tâm đến văn hóa dân tộc thiểu số
mà là còn phụ thuộc vào cơ chế chính sách; thiết bị kỹ thuật; Ông đã cùng
huyện Bắc Bình duy trì hoạt động văn hóa thể thao gần 20 năm nay cũng
gặp rất nhiều khó khăn. Ông cho rằng trước tiên phải có chính sách
khuyến khích nghệ nhân; phát thanh Hari hàng ngày cho đồng bào nghe;
tác động vào hội phụ nữ để họ làm công tác tư tưởng với các bà các mẹ.

- Ông Huỳnh Văn Vinh (PGĐ. TT Thông tin huyện Bắc Bình):
Hari rất hay, ông từng làm giám khảo chấm Hari nhưng ông không biết
nội dung cũng như Hari mở đầu hay kết thúc như thế nào.

- Ông Phan Văn Dũng (Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin
huyện Tuy Phong): Trước đây xã Phan Dũng cũng có tập huấn cán bộ làm
công tác sưu tầm Hari, nhưng chưa hiệu quả. Kiến nghị UBND tỉnh chỉ
đạo bằng văn bản cho các ngành liên quan cùng tham gia công tác bảo
tồn Hari. Từ đó triển khai khảo sát để khái quát được tình hình rồi mới có
những giải pháp cụ thể. Tại huyện có thể triển khai thống kê số nghệ nhân
còn biết hát, tổ chức các cuộc thi hát Hari liên xã. Tạo môi trường giao
140
lưu cho các nghệ nhân. Kinh phí có thể trích một phần ngân sách huyện
hàng năm, có thể vận động xã hội hóa. Quảng bá thông tin cho mọi người
biết tới Hari trong cộng đồng Raglai vì còn ít người biết tới loại hình này.
- Bà Phan Thị Thanh Thảo (Sở Khoa học Công nghệ Bình
Thuận): Thông tin thêm về đề tài. Phải có kiến nghị cho các cấp: tỉnh cần
làm gì, huyện làm gì, xã làm gì. Đề xuất thêm những chương trình nghiên
cứu, sưu tầm tiếp theo gì nữa. Đề xuất cụ thể để ứng dụng nghiên cứu vào
thực tiễn.
- PGS.TS. Thành phần: kết quả sưu tầm xuất đĩa, sao nhiều
bản để đưa xuống tới xã, thôn để phát thanh hàng ngày. Sẽ có hậu dự án
là xin thêm kinh phí để làm đĩa, làm sách chuyên về một nghệ nhân...
- Ông Ngô Đăng Toàn (Phòng Văn hóa – Thông tin Hàm
Thuận Nam): đã từng tham gia tập huấn và tham gia đề tài Hari. Loại
hình này còn rất nhiều người lưu giữ, nhưng họ ngại cán bộ nghiên cứu
nên không hưởng ứng nhiệt tình. Nhấn mạnh công tác tuyên truyền. Nhà
nước phải đầu tư mạnh mẽ, có chính sách bắt buộc tham gia giao lưu Hari
đến từng xã. Cho học sinh nghe Hari trong trường học. Giữ gìn lễ hội, tín
ngưỡng, trang phục truyền thống để nâng cao tự hào dân tộc.
- Lê Minh Ngẫu (Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin Bắc
Bình). Rất trân trọng và biết ơn đoàn nghiên cứu đã bỏ tâm huyết vào đề
tài này. Loại hình này được bảo tồn và phát huy sẽ làm phong phú thêm
văn hóa tỉnh. Triển khai, tổ chức giao lưu thường xuyên để kích thích
Hari phát triển.
- Mang Vinh (đại diện xã Phan Lâm): có chính sách tuyên
truyền rộng rãi.
- Mang Lầu (nghệ nhân Phan Điền): Phải có sự phối hợp đồng
bộ giữa các cấp chính quyền. Hari bây giờ không giống Hari xưa nữa,

141
những nghệ nhân bây giờ chỉ là “biết hát” thôi chứ chưa phải là “chuyên
nghiệp”. Nghệ nhân chuyên nghiệp đã mất hết rồi.
- Ông Bá Văn Hương (Văn hóa – xã hội xã Phan Điền): Ngôn
ngữ Raglai đã pha trộn nhiều, phải giáo dục ngôn ngữ, tiếng nói người
Raglai. Nếu có đĩa Hari chúng tôi sẽ phát thanh mỗi ngày hai lần tại xã.
Giáo dục thanh niên tinh thần tự hào dân tộc.
- Ông Xích Văn Nghiêm (Ban Tôn Giáo - Sở Nội Vụ Bình
Thuận): phải làm sao cho tất cả nghệ nhân thấy được trách nhiệm và
quyền lợi của họ để thôi thúc họ trau dồi và truyền dạy Hari cho thế hệ
sau. Đối với các hoạt động văn hóa thì phải làm liên tục, chứ không làm
được một thời gian rồi tắt, làm chắp vá. Tổ chức thi Hari thì có cuộc thi
cho nghệ nhân lớn tuổi và cả thiếu nhi, ban giám khảo cuộc thi nên tham
vấn ý kiến từ các nghệ nhân lớn tuổi, chuyên nghiệp, hoặc mời họ làm
giám khảo. Trong sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh nên chọn lọc
và dạy từng đoạn để các em hát trong lúc vui chơi.
- Ông Thông Hoài Thanh (Văn hóa – xã hội xã Mỹ Thạnh):
Có khóa tập huấn cho tất cả các đoàn chủ tịch xã có người Raglai sinh
sống để họ tham vấn lên cấp trên.

3. Tổng kết:

Qua các ý kiến của các đại biểu phát biểu trong hội thảo, Chủ tịch
đoàn tổng hợp lại gồm có 8 ý kiến đề xuất về giải pháp bảo tồn và phát
huy loại hình hát ngâm Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận như
sau:

1. Cần có sự chỉ đạo từ cơ quan cấp trên xuống thì mới thực hiện
được. Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo bằng văn bản cho các ngành liên

142
quan cùng tham gia công tác bảo tồn Hari (Ý kiến của Phan Văn Dũng -
Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Tuy Phong).

2. Cần có chính sách cụ thể và thiết thực để bảo tồn và phát huy giá
trị hát ngâm Hari của người Raglai. Phải kinh phí từ cấp tỉnh, cụ thể là Sở
Văn
Thể thao và Du lịch và có thể trích một phần ngân sách huyện hàng năm
để bổ sung nguồn kinh phí từ cấp tình, đồng thời có thể vận động xã hội
hóa (Ý kiến của Phan Văn Dũng - Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin
huyện Tuy Phong).

3. Cần có chính sách khuyến khích đối với nghệ nhân, trí thức dân tộc
và cán bộ địa phương. Trước tiên phải có chính sách phải có chính sách
đãi ngộ thích hợp, đầu tư kinh phí tương xứng với giá trị văn hoá cần bảo
tồn, đồng thời phải có chính sách đào tạo trí thức dận tộc và cán bộ địa
phương có một trình độ nhất định để có thể tác nghiệp độc lập tại cơ sở
địa phương, dưới sự hỗ trợ của nhà nghiên cứu chuyên nghiệp (Ý kiến
của ông Lâm Tấn Bình - Giám đốc Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm
huyện Bắc Bình ).

4. Giáo dục thế hệ trẻ trong việc nhìn nhận những giá trị văn hóa
truyền thống của cha ông. Phát thanh Hari hàng ngày cho đồng bào nghe.
Phát huy vai trò Hội phụ nữ để trong công tác tư tưởng với các bà các mẹ
(Ý kiến của ông Lâm Tấn Bình và ông Mang Vinh - Cán bộ phụ trách
Văn hoá xã Phan Lâm).

5. Tổ chức thường xuyên các ngày hội văn hóa luân chuyển giữa
huyện và mời các đội Hari của các huyện khác đến giao lưu. Trong phạm
cấp xã, tổ chức các cuộc thi để chọn đội Hari mạnh nhất đại diện đến thi
cấp huyện. Từ đó chọn lựa những nghệ nhân hát Hari giỏi nhất để lập

143
thành đội Hari của tỉnh đi giao lưu với các tỉnh bạn hoặc đi giao lưu quốc
tế. Trong hội thảo nhấn mạnh thêm, không tổ chức rầm rộ một lần mà
phải tổ chức liên tục lâu dài dần dần trở thành truyền thống không thể
thiếu được đối với sinh hoạt cộng đồng (Ý kiến của ông Xích Văn
Nghiêm - Ban Tôn Giáo, Sở Nội Vụ tỉnh Bình Thuận).

6. Cần mở lớp tập huấn cho cán bộ địa phương để có một kiến thức
cơ bản trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vâị thể nói
chung, loại hình hát ngâm Hari nói riêng (Ý kiến của ông Thông Hoài
Thanh - Cán bộ phụ trách văn hóa & xã hội, xã Mỹ Thạnh).

7. Cần xuất bản sách và nhân bản CD hát ngâm Hari để phổ biến cho
dân làng. Qua Hari để giáo dục giới trẻ lòng tự hào về dân tộc, bảo tồn
ngôn ngữ và truyền bá làn điệu Hari cho giới trẻ. (Ý kiến của ông Bá Văn
Hương Cán bộ phụ trách Văn hóa & Xã hội xã Phan Điền)

8. Tập huấn Hari cho các lãnh đạo xã để họ biết và tham vấn lên cấp
trên để từ trên ban hành các chính sách phù hợp. Có khóa tập huấn cho tất
cả các đoàn chủ tịch xã có người Raglai sinh sống để họ tham vấn lên cấp
trên.

Hội thảo kết thúc lúc 16 giờ 50 phút ngày 06 tháng 01 năm 2015.

Chủ trì hội thảo Thư ký

(đã ký) (đã ký)


PGS.TS. Thành Phần Nguyễn Ngọc Ánh

144
PHỤ LỤC 9: BÀI BÁO CÁO HỘI THẢO

“Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy loại hình hát ngâm Hari
ở tỉnh Bình Thuận”
Ngày 6 tháng 1 năm 2015 tại Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm Bình
Thuận – xã Phan Điền, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

NỘI DUNG BÁO CÁO

Tộc người Raglai (còn viết là Ra Glai, Ra-glai hoặc Rắc Lây) là
dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian (Mã Lai –
Đa đảo) được xếp vào hệ ngôn ngữ Austronesian (Nam đảo). Theo Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tộc người Raglai ở Việt Nam có dân
số 122 245 người (59 916 nam, 62 329 nữ) có mặt tại 18 trên tổng số 63
tỉnh, thành phố. Hiện nay, tộc người Raglai tập trung cư trú chủ yếu ở các
tỉnh Ninh Thuận (58 911 người), Khánh Hòa (45 915 người), Lâm Đồng
(1 517 người) và Bình Thuận (15 440 người: 7 472 nam, 7968 nữ). Riêng
tại tỉnh Bình Thuận, tộc người Raglai chủ yếu tập trung sinh sống ở các
huyện: huyện Tuy Phong (xã Phong Phú, xã Phan Dũng, xã Vĩnh Hảo),
huyện Bắc Bình (xã Phan Lâm, xã Phan Sơn, xã Phan Điền), huyện Hàm
Thuận Bắc (xã Thuận Minh), huyện Hàm Thuận Nam (xã Hàm Cần, xã
Mỹ Thạnh), huyện Hàm Tân (xã Sông Phan, xã Tân Xuân, xã Tân Hà),
huyện Tánh Linh (xã Đức Thuận, xã Đức Bình, xã Suối Kiết). Một số ít
còn lại sống xen kẽ với các tộc người khác tại địa phương trong tỉnh.
Người Raglai có quá trình lịch sử lâu đời và có nền văn hóa dân
gian phong phú, đặc sắc. Do sống trong môi trường miền núi xa xôi, lại
phải trải qua nhiều năm trong bom đạn chiến tranh, nên đời sống kinh tế
của người Raglai ở Bình Thuận đến nay vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy
vậy, hầu hết những di sản văn hoá phi vật thể của ông bà vẫn được truyền

145
thừa và gìn giữ khá nguyên vẹn, như các các lễ hội truyền thống của dân
tộc, các làn điệu dân ca, dân nhạc vẫn còn được giữ gìn khá nguyên vẹn.
Giống nhiều dân tộc anh em sinh sống trên dãy Trường Sơn Tây Nguyên,
truyền thống văn hóa truyền miệng là một trong những nét đặc trưng của
văn hóa dân gian tộc người Raglai. Các bài Hari một phần được lưu
chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ trí nhớ của những nghệ nhân
nghiệp dư, không biết chữ qua hình thức hát kể truyền khẩu, phần khác
được do chính các nghệ nhân đương thời sáng tác và sử dụng trong cuộc
sống hàng ngày.
Nếu như người Kinh đã không còn lưu giữ nữa những tác phẩm
văn hóa dân gian mà một số nhà nghiên cứu trước đây gọi là trường ca,
hiện nay gọi là sử thi thì các dân tộc thiểu số, lại có cả một kho tàng tác
phẩm đa dạng, phong phú và đặc sắc: người Ê Đê có các tác phẩm Khan,
người Ba Na có Hơamon, người Mường có áng mo Đẻ đất đẻ nước nổi
tiếng, người Raglai có các tác phẩm Hari. Hari là một loại hình diễn
xướng dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của tộc
người Raglai. Đây là loại hình hát ngâm, hát nói, hát kể bất tận đặc sắc
của người Raglai. Loại hình này hiện vẫn còn lưu giữ ở tỉnh Bình Thuận.

1. Vị trí và vai trò hát ngâm Hari trong cộng đồng xã hội truyền
thống và hiện nay của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận
Nội dung của Hari vô cùng phong phú, đa dạng, đề cập trải khắp
các lĩnh vực, các mặt của đời sống, từ cuộc sống lao động sản xuất hàng
ngày cho đến tình yêu nam nữ, từ hari kể truyện cổ cho đến hari phục vụ
trong tín ngưỡng thờ thần, từ hari đối đáp cho đến hari độc thoại… Điều
đó cho thấy Hari có một sức sống mãnh liệt và có vai trò sâu rộng trong
văn hóa, tín ngưỡng người Raglai.

146
Hari thường được “hát” vào những ngày giờ nhàn rỗi sau vụ mùa,
khi lúa bắp vào kho, cả nhà quây quần ăn trầu hút thuốc trong những đêm
gió mát trăng trong hoặc nằm thảnh thơi trên sàn cùng nghe hát. Thời
gian rảnh rỗi sau khi thu hoạch cũng chính là thời gian thuận lợi cho sinh
hoạt cộng đồng, vào mùa lễ hội, mùa của “ăn nằm uống tháng” như bà
con thường nói trước đây thì các làn điệu, các bài Hari là món ăn tinh
thần không thể thiếu. Trong những ngày này, tiếng hát ngâm của nghệ
nhân hòa vào tiếng mã la, tiếng chiêng ngân vang, tiếng saraken,
talacung dìu dặt. Mọi người trong họ, trong làng hay từ nhiều xóm làng
kế cận tụ họp đông đủ cùng nhai trầu hút thuốc, ăn thịt uống rượu cần,
vừa thưởng thức các điệu Hari, vừa trò chuyện vui vầy trong không khí
đầm ấm của tình đoàn kết cộng đồng.
Hari hát kể truyện cổ (Hari akhan dalikal) rất được người Raglai
ưa thích, trước đây trong nhiều cuộc sinh hoạt quay quần, những người
già thường hát kể lại cho con cháu nghe. Có khi, gặp các truyện dài, các
già thay phiên nhau hát kể suốt đêm. Các truyện cổ được hát kể trong
Hari mang những đặc trưng của trường ca (sử thi) và mang màu sắc thần
thoại một cách rõ rệt. Khi nghe hát kể truyện cổ “con trai ngồi xếp bằng,
con gái ngồi xếp nghiêng”, “người hát cũng ngồi nhưng khi mệt thì cứ
nằm mà hát cũng được” (Vũ Anh Tuấn (giới thiệu) 2004: Uđai – Ujàc.
Nxb KHXH, tr. 20). Người nghe không chỉ lắng nghe mà dán mắt vào
từng thể hiện nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của người kể, người kể thì nhập
thân vào từng nhân vật trong truyện. Cả người hát kể lẫn người nghe đắm
chìm trong một khí quyển thiêng liêng, với niềm tin rằng các vị thần, tổ
tiên ông bà đang trở về, tham dự trong câu chuyện của họ.
Các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với các nghệ nhân về tầm quan
trọng của Hari trong văn hóa tinh thần của người Raglai đều nhận được

147
những ý kiến khá đồng nhất. Nghệ nhân Mang Khe (sinh năm 1949, ở
Phan Lâm, Bắc Bình) cho rằng Hari được dùng vào các dịp sau:
+ Những dịp có các vị khách đặc biệt đến nhà như là các vị quan
lớn (praong anaih); những họ hàng thân thích đến thăm trong những dịp
như lễ ăn đầu lúa (mbang akaok padai), đám cưới (mbang manyum)…,
hay họ hàng ở xa hiếm khi được gặp. Khách đến nhà mà được chủ nhà

đón chào bằng lối nói hari là khách rất được quý trọng hoặc/và thân thiết.
Vào những dịp như vậy, cuộc đối thoại giữa chủ - khách trở nên vô cùng
sinh động và độc đáo bởi việc dùng làn điệu Hari để diễn lại lời nói một
cách đầy ngẫu hứng nhưng lại không kém phần tao nhã.
+ Hari dùng để mời các vị thần ở các đền tháp (Po bimong kalan),
là các vị thần được thờ cúng trong các tháp Chăm như: Po Ong, Po Patao
Yang In, Po Cei Suah, Po Dam, Po Ramé, Po Ina Nagar… Trong trường
hợp này, trước khi Hari người ta cần phải có các lễ vật sau: chai rượu,
trầu cau (không có trầu cau thì thay bằng thuốc lá 5 điếu), 2 trứng gà luộc
và một ít muối để chung một chén, (nếu không luộc thì 1 trái và không có
muối), 1 chén nước, 1 chén rượu.
+ Khi các thanh niên gặp nhau trong những dịp lễ, hay các buổi
sinh hoạt chung, thì làn điệu Hari được ngân lên đầy duyên dáng thay cho
những lời tán tỉnh bình thường.
+ Hari còn dùng để hát kể các câu chuyện cổ (dalikal) như: thần
thoại, sự tích, sử thi…
Nghệ nhân Đào Thị Mai (sinh năm 1957, xã Phan Lâm, Bắc Bình)
thì cho rằng Hari có nhiều làn điệu và mỗi làn điệu đều có những vai trò
riêng:
+ Masitit: làn điệu dùng hát đối đáp, giao duyên, tâm tình trai gái.

148
+ Katheng: cũng là hát đối đáp nam nữ nhưng không phải chủ đề
tình yêu mà nói chuyện vui đùa (ngap cheh buei), đối tượng sử dụng làn
điệu này chủ yếu là người già.
+ Masuh: làn điệu dùng hát kể truyện cổ (dalikal), hoặc hát mời
thần (Po bimong)
+ Mik Nai và Gu On: hát kể truyện cổ.
+ Hari Aluw dùng nhiều trong các dịp như lễ ăn đầu lúa (mbang
akaok padai), đám cưới (mbang manyum: Hari paraui para: hát nói đối
đáp giữa thông gia; Hari ba payua sap ka anak tacaow: dặn dò, chúc
phúc con cháu); dịp khách quý, họ hàng thân thích lâu ngày gặp nhau;
hoặc trong sinh hoạt, lao động hàng ngày (manyiim ciw: đan chiếu, craok
padai (cất trữ lúa), nao puh: lên rẫy…), khi ru trẻ; hoặc như nghệ nhân
Đào Thị Phân nói: “ngẫu hứng lúc nào là Hari”. Hari Aluw được nhiều
người yêu thích và trong những cuộc vui bao giờ điệu Aluw cũng được
vang lên nhiều nhất. Nội dung Hari trong tiếp khách thường mang tính
chất xã giao, xoay quanh các lời dặn dò nhau hãy giữ gìn tình cảm tốt đẹp
của đôi bên, hát trong lúc trò chuyện và khi chia tay giữa chủ và khách.
Làn điệu này cũng dùng trong đám cưới, đám hỏi, là lời hát của cha mẹ
hát dặn dò con cái trong ngày cưới, hay hát đối đáp giữa hai bên thông
gia. Có khi còn dùng để hát riêng một mình khi lên nương rẫy…
+ Hari Katheng: hát đối đáp vui đùa giữa nam nữ (ngap cheh buei),
dịp khách đến nhà hay trong các lễ hội. Đối tượng sử dụng chủ yếu là
người già.
+Hari Masitit (hay Hari Dam – dara): hát đối đáp, giao duyên, dành
cho các cặp trai gái yêu nhau. Là làn điệu dùng để hát kể của người
Raglai. Là một điệu hát đối đáp, có giai điệu mềm mại, dịu dàng như
khúc tình ca, được các trai gái Raglai dùng để hát tỏ tình với nhau, bày tỏ

149
sự nhớ thương, rất gần gũi với các khúc hát Daoh Dam – dara (hát giao
duyên) của người Chăm.
+ Hari Masuh: hát kể truyện chiến trận, các anh hùng, các vị tướng
đánh trận thời xưa. Mặc dù nghệ nhân Đào Thị Mai không cho là điệu
này dùng để hát mời các vị Thần trên đền tháp, nhưng bà Đào Thị Phân
và ông Mang Khe đều nhất trí điệu Masuh được dùng để mời các vị thần
được thờ cúng ở các tháp Chăm (Po bimong) như: Po Ong, Po Patao
Yang In, Po Cei Suah, Po Dam, Po Ramé, Po Ina Nagar… Trường hợp
này, trước khi Hari người ta cần phải có lễ vật sau: chai rượu, trầu cau
(không có trầu cau thì thay bằng thuốc lá 5 điếu), 2 trứng gà luộc và một
ít muối để chung một chén, (nếu không luộc thì 1 trái và không có muối),
1 chén nước, 1 chén rượu.
+ Hari Mik Nai (hay Hari dalikal): hát kể truyện cổ (cổ tích, thần
thoại).
+ Hari Gu Un: hát kể truyện lịch sử.
+ Hari Jalaow Jalai: hát đồng dao, hát kể về đời sống sinh hoạt
hàng ngày mỗi khi lên rẫy, lên núi, vào rừng, xuống suối qua sông…
Trong tâm thức của mỗi người Raglai dù ngày nay hay ngày xưa,
dù ở lại hay đã đi xa palei, hình ảnh những đêm lễ hội bên ánh lửa bập
bùng, nghe hát Hari thấm đượm hồn người, dưới trời sương lạnh lẽo vẫn
in hằn sâu sắc. Nhiều thế hệ người Raglai lớn lên cùng lời ru của bà, của
mẹ, lúc đưa nôi, hay nằm trên lưng mẹ lên rẫy, từng tiếng ru dìu dặt, dịu
dàng ngấm dần vào tâm hồn, để rồi khi lớn lên những âm sắc ấy vẫn
không sao phai nhạt trong tâm trí. Hát kể Hari rất cần có không gian và
thời gian phù hợp, bởi điều đó ảnh hưởng phần nào tới tâm trạng người
hát.

150
Nghệ nhân Đào Thị Mai kể: Ngày xưa, cứ mỗi lần theo cha mẹ đi
giữ rẫy, hằng đêm bên bếp lửa hồng với vò rượu cần, bà đều được nghe
mẹ hát kể những câu chuyện về những vị anh hùng đánh đuổi lũ quỷ dữ
để giữ yên cho rừng trên núi dưới; những câu chuyện về những vị thần
mở đất, mở nước; những câu chuyện về thuở đầu gian khó của người
RagLai… Lâu dần câu hát cứ thấm vào trong bụng, trong tim và thuộc
lúc nào không biết. Thế là dần dần thành thục. Khi đến năm 12 tuổi, mỗi
khi mẹ mệt, lại thay mẹ hát kể những câu chuyện cổ xưa của dân tộc.
Hồi đó, bà Mai kể tiếp, đêm nào dân làng cũng đến nhà bà, đông
lắm. Họ mang theo bình rượu, thuốc lá vừa uống, vừa hút, vừa nghe bà
hát kể chuyện. “Hát suốt đêm mà! Chứ không như lũ trẻ làng bây giờ,
quên mất ông bà tổ tiên rồi”. Bà buông câu cảm thán, đôi mắt dõi về phía
xa xăm, nơi bà sinh ra và lớn lên, nơi đã gieo mầm những lời ca của dân
tộc trong bà.
Người Raglai có một kho tàng truyện kể rất phong phú, bao gồm
truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện loài vật... Trong
đó, đáng chú ý là truyện thần thoại chiếm một khối lượng đáng kể. Nội
dung chủ yếu suy nguyên nguồn gốc loài người, nguồn gốc dân tộc, giải
thích các hiện tượng tự nhiên, về sự hình thành các dòng họ (Phan Xuân
Biên, 1998: 260)
Điều thú vị phải nói đến chính là, dù những nghệ nhân người
Raglai đã lớn tuổi, nhưng họ vẫn có thể hát ngày đêm không nghỉ. Được
biết, xưa kia, đồng bào Raglai ai cũng có thể hát ngâm Hari, đi làm cũng
hát, đi chơi cũng hát, có lẽ vì sống trong một môi trường như vậy, nên
những nghệ nhân hát ngâm Hari Raglai ngày nay mới có thể thấm nhuần
sâu trong xương máu đến như thế.

151
Nội dung của hát ngâm Hari là những câu chuyện dài phản ánh
nguồn gốc lịch sử hình thành xã hội tộc người, các biến cố lịch sử trong
quá trình chuyển cư, lập làng, khai khẩn đất đai, canh tác nương rẫy, mối
quan hệ ứng xử của con đối với thiên nhiên, hành vi ứng xử của người
trong xã hội, sinh hoạt cộng đồng, cuộc sống gia đình, tình yêu đôi lứa
nhằm giáo dục và phê phán đối với mọi tầng lớp trong xã hội của cộng
đồng tộc người Raglai từ xưa đến nay.
Các truyện được hát kể trong Hari (Hari Akhan dalikal) bao gồm
sử thi, truyền thuyết, thần thoại, sự tích… là hình thức sáng tác của người
Raglai thời xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ
và ước muốn chinh phục tự nhiên của người Raglai. Thể loại thần thoại
luôn tồn tại trong hệ thống văn học, văn hóa của nhân loại cũng như của
từng dân tộc. Nó đã góp phần giúp con người hiện đại nhìn nhận được
lịch sử của mình, không những thế các yếu tố siêu nhiên và tư duy thần
thoại vẫn còn tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật, những yếu
tố đó là cội rễ để nhân loại nói chung và người Raglai nói riêng sáng tạo
ra những giá trị văn học, văn hóa nghệ thuật mới66.
Diễn xướng Hari nói chung gắn bó hữu cơ với phong tục và lễ hội,
với nhiều mặt sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người Raglai. Trong các lễ
nghi – phong tục, những sinh hoạt văn nghệ diễn ra một cách vui vẻ mà
mọi người đều có thể tham dự. Họ kể chuyện bằng văn vần, hát đối đáp
và lên tiếng mala (chiêng đồng). Những truyện thần thoại và cổ tích thế
sự Raglai ngoài những giá trị về lịch sử, nghệ thuật… còn mang tính giáo
dục sâu sắc. Hari cũng là một hình thức mà người Raglai dùng để nêu
gương, giáo huấn, truyền dạy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tộc
người mình. Vẻ đẹp nhan sắc cũng như đạo đức, tài năng, ý chí và lòng
66 Nguyễn Văn Huấn, Một số vấn đề lý luận về thần thoại, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, ĐH
Văn hóa Hà Nội, http://huc.edu.vn.
152
dũng cảm của nàng Awơi Nãi TiLơr, hay người con gái xinh đẹp, nết na,
khéo léo, thông minh, biết làm ăn buôn bán trong Hari Malik, hoặc là đức
tính anh hùng, bất khuất, ý chí kiên cường, mạnh mẽ của các Chàng
Matui Amã, Dãm Chi Lãng… được các già làng qua các đời kể lại cho
con cháu nghe như một hình tượng mẫu mực mà người Raglai noi theo
nhằm giáo dục thế hệ trẻ. Cho đến tận ngày nay người Raglai vẫn quen
dùng các thành ngữ “Tài như Tilơr”, “Hay như Tilơr” 67 để chỉ người nào
đó giỏi trong việc săn bắn, làm nương rẫy hay xử luật tục đúng, phù hợp
lòng dân… Trong lễ cưới hỏi của người Raglai cũng có một hình ảnh rất
đẹp và đầy tính nhân văn là các bậc sinh thành “hát nói” dặn dò, truyền
dạy kinh nghiệm, kỹ năng chung sống cho đôi vợ chồng trẻ và chúc phúc
cho con cái ăn đời ở kiếp. Người nghe cũng bắt gặp nhiều tục ngữ, triết lý
trong lời thoại. Đó là sự phân định đúng sai bằng lý lẽ trong các câu
chuyện xưa mà cho đến hiện nay vẫn còn rất phổ biến ở người Raglai.
Tình yêu xứ sở, lòng nhân hậu vị tha vì một cuộc sống chan hòa trong
cộng đồng dân tộc cũng là chủ đề xuyên suốt các tác phẩm Hari…
Nội dung của Hari, ngoài chứa đựng nhiều dữ liệu quý giá góp
phần phản ánh nhiều mặt đời sống văn hóa tinh thần của tộc người
Raglai, còn là kho tàng tri thức quí hiếm chứa đựng nhiều nội dung
phong phú cung cấp nguồn tư liệu quí giá cho việc nghiên cứu về lịch sử,
ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận.
Có thể nói các bài Hari là “bách khoa toàn thư” về nhiều mặt văn hóa
Raglai, từ quan niệm vũ trụ, nhân sinh, tín ngưỡng đến lễ hội, phong tục,
tập quán; từ kinh tế đến tổ chức và các quan hệ xã hội; từ ngữ văn dân
gian cho đến nghệ thuật diễn xướng… của người Raglai. Hari chứa đựng

67 Phan Thu Hiền, Trần Kiêm Hoàng, Một sử thi Raglai độc đáo, Tạp chí Văn hóa Dân gian số 1/2009.
153
trong nó nhiều tri thức dân gian hơn bất kỳ loại hình nào khác của tộc
người Raglai.
Người Raglai thường sử dụng Hari vừa để ca ngợi sự khôn ngoan,
tài giỏi, tính dũng cảm, anh hùng của người xưa, vừa nhắc nhở các phép
tắc, lễ tục ông bà đã có từ ngày xưa, khuyên bảo con cháu không được
làm khác đi, cũng như nhắc nhở con cháu về lòng tự hào dân tộc.
Truyện hát kể “Wajai – Puwàq” là câu chuyện kể về những cuộc
“đấu trí” giữa loài Người với loài Khỉ. Những cuộc đấu lý, xử trí để giành
phần thắng trong đấu tranh sinh tồn giữa hai loài. Trong truyện, xen lẫn
những lời đối thoại giữa Wajai với vợ vua Khỉ, đại diện nhà Khỉ, người
nghe bắt gặp nhiều tục ngữ, triết lý trong lời thoại được viện dẫn để giành
phần lẽ phải về mình. Đó là sự phân định đúng sai bằng lý lẽ mà cho đến
hiện nay vẫn còn rất phổ biến ở người Raglai. Truyện hát – kể “Anai
Pung Njruk” và “Cei Suk – Cei Lak” nói về tình yêu đôi lứa, về ước vọng
làm giàu từ nghiệp trao đổi, bán buôn, về cái thiện và cái ác đan xen của
một thời đầy rẫy bùa ngải và phép thuật.
Về tầm quan trọng, ý nghĩa của Hari trong văn hóa tộc người, nghệ
nhân Mang Khe nói: Hari có ý nghĩa quan trọng trong phong tục tập quán
người Raglai. Trước tiên đó là một tập quán chào hỏi khách quý đến thăm
nhà rất là đặc biệt (ông nói: Những vị chủ nhà biết chào đón khách theo
phong tục: trải chiếu, mời trầu, mời rượu, giết gà và hát Hari (Hari đối đáp)
thì được cộng đồng khen ngợi và tôn kính). Tiếp đó, Hari là nghi thức mời
Po Yang trong các nghi lễ của người Raglai. Mỗi khi lên tháp, cầu thần,
người làm lễ phải hát Hari mời thần về.
Nghệ nhân Đào Thị Phân (sinh năm 1964, ở thôn 1, xã Phan Lâm)
từ nhỏ đã nghe các làn điệu dân ca từ bố và mẹ. Năm 12 tuổi thì bà biết
Hari và một số làn điệu khác. Bà nói không ai truyền dạy cho cả, mà nghe

154
cha mẹ hát từ nhỏ thì tự nhiên mình cảm thụ được và biết Hari lúc nào
không hay.
Như vậy, Hari không những thể hiện một trong những phong tục
chào hỏi đẹp nhất từng thấy (chào khách quý, chào bạn bè, họ hàng thân
thiết lâu ngày mới gặp, chào thông gia…) mà còn thể hiện được một tâm
hồn yêu thích nghệ thuật đặc biệt của những con người lam lũ nơi núi
rừng sâu hoắm nhưng tâm hồn, tư tưởng luôn lơ lửng tận mây xanh. Cùng
với những làn điệu dân ca đặc sắc khác, làn điệu Hari theo mỗi người
Raglai từ khi họ còn nằm trên nôi, hay được gùi trên lưng các bà, các mẹ
qua lời ru tha thiết; khi được nghe người lớn hát mỗi khi lên rẫy, gặt lúa,
bẻ bắp, hay khi ngồi ở nhà đan chiếu (nyim ciew); khi lại bắt gặp trong
các lễ hội quanh năm của cộng đồng; hoặc đơn giản là khi ngẫu hứng
trong các cuộc trò chuyện, hay khi men rượu đã thấm ngà ngà thì Hari
đều có thể được cất lên. Lớn lên, con gái đi cưới chồng, con trai đi ở nhà
vợ hay dựng nhà ở riêng đều được nghe các bà, mẹ Hari Ba payua sap ka
anak tacaow dạy cách ăn ở với chồng, vợ, với gia đình, họ hàng bên vợ,
bên chồng, lời dặn dò đong đầy yêu thương trước khi đứa con bước sang
một bước ngoặc mới trong cuộc đời. Khi một người Raglai chết đi, trong
đám tuần của họ, điệu hari lại được ngân lên để kể về những điều tốt đẹp
họ đã làm được trong cuộc đời mình…
Tất cả điều đó đủ để có thể thấy rằng các làn điệu Hari có một sự
ảnh hưởng to lớn như thế nào trong đời sống tinh thần của người Raglai.
Ngày xưa, bà Phân kể, khi một người cất tiếng hari thì già, trẻ, lớn, bé
trong làng đều kéo nhau đi ngồi ngay ngắn im lặng mà nghe, giống như là
đi xem hát kịch vậy. Có khi người hát say sưa hát, người nghe mải mê
nghe mà quên mất thời gian, con cú ăn đêm đã sắp sửa về tổ, con gà trống
trong làng đã sắp sửa cất tiếng gáy, những đứa bé đi theo ông, theo bà,

155
theo mẹ đã ngủ lăn lóc trên nền nhà từ thuở nào… Khi một người mất đi,
người ta nhớ nhiều nhất đến chất giọng Hari của họ, những câu chuyện
mà họ Hari, những lần Hari…
Hari là phương tiện để mỗi người Raglai thể hiện cảm xúc, tâm tư
của mình trong lao động, trong những dịp vui sinh hoạt của dòng họ,
cộng đồng, hay cả trong tình yêu trai gái, hoặc thậm chí khi ở một mình
thấy buồn. Hari được người Raglai hát lên để bày tỏ nỗi lòng, cảm xúc
của mình với thiên nhiên, cuộc sống, nỗi niềm thầm kín được hát lên để
tự giải bày, những lời ngọt ngào hay cay đắng của đôi lứa yêu nhau. Tóm
lại, trong những lúc mà khi lời nói bình thường không còn thể thể hiện
được hết cảm xúc của họ, thì là khi Hari được cất lên. Hari là lời nói trên
cả lời nói bình thường, đó là lời nói xuất phát từ trái tim, từ cảm thức
nghệ thuật và từ trong văn hóa trong như dòng suối trời của người Raglai.
Các làn điệu Hari thể hiện được một trình độ cảm thức âm nhạc, nghệ
thuật, khả năng diễn xướng ngôn ngữ độc đáo của người Raglai.

2. Tình hình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của loại hình
diễn xướng Hari tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận
Hiện nay, trong các làng palei mà chúng tôi đi khảo sát, không còn
thấy nhiều người biết Hari như ngày xưa nữa. Điều kiện hoạt động kinh
tế, xã hội đã thay đổi, không gian sinh hoạt văn hóa đã và đang dần dần
biến mất. Các lễ nghi và lễ hội truyền thống biến dạng. Tín ngưỡng
truyền thống bị thay thế bởi loại hình tôn giáo hiện đại theo lối phương
tây. Niềm tin về các vị thần Yang theo truyền thống không còn thuần túy
như trước đây nữa. Các lễ hội dân gian hay truyền thống trở thành như
một phong trào gượng ép, theo một kế hoạch định sẵn, không còn linh
thiêng như thuở nào, thậm chí chẳng còn ai tôn trọng gửi gắm niềm tin

156
thật sự vào những điều mình đang thực hiện. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ
lại càng không quan tâm, không còn một chút niềm tin nào với lễ hội
được cho là màu sắc truyền thống. Đôi khi, giới trẻ sẵn sàng từ bỏ mọi
thứ gia tài của cha ông để lại. Thay vào đó, ước mong làm thế nào họ có
thể thay đổi kịp thời theo lối sống hiện đạivà không còn bị bạn bè đồng
lứa chê bai là lạc hậu. Hầu như, các thế hệ trẻ của người Raglai ngày nay
luôn mong ước mua sắm được một vài bộ quần áo, chỉnh sửa lại mái tóc,
đeo đồng hồ điện tử, vào quán các phê cùng với bạn bè, nghe nhạc hiện
đại thì lại cho là văn minh, tiến bộ, hợp thời và tự hào mình đã thoát khỏi
lối sống lạc hậu.
Chính vì những lý do vừa nêu ở trên, đã đưa đẩy loại hình hát
ngâm Hari ngày càng rời xa cộng đồng tộc người Raglai ở tỉnh Bình
Thuận. Nếu chúng ta có dịp đến viếng thăm các palei người Raglai ở tỉnh
Bình Thuận hiện nay thì sẽ không còn cơ hội để thưởng thức những tiếng
hát ngâm Hari nhiều ngày đêm trong một không gian văn hóa truyền
thống của cộng đồng tộc người Raglai.
Điều này có thể minh chứng qua một số files ghi âm phỏng vấn
chúng tôi đã thu thập được trong thực tế. Ông Mang Đa (thôn Tân Điền,
xã Phan Điền, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) là người biết khá nhiều
các bài hát ngâm Hari từ lúc còn thời trai trẻ, nhưng khi chúng tôi thu âm
thì ông đã quên gần hết những bài hát ngâm Hari trước đây đã từng hát.
Ông giải thích rằng, lâu lắm rồi ông không còn dịp để được hát như hôm
nay. Để hát lại, cần phải có thời gian nhớ lại, ôn lại, hát đi hát lại nhiều
lần thì mới có thể hát một cách hoàn chỉnh, đầy đủ. Không nên nhớ tới
đâu hát tới đó, bài này lẫn sang bài khác. Đây là điều khó khăn nhất hiện
nay không chỉ đối với ông nói riêng, mà đây là thực trạng chung của làng
ông hiện nay.

157
Hạn chế trong vấn đề bảo tồn loại hình diễn xướng hát ngâm Hari
hiện nay thể hiện ở chỗ không gian diễn xướng bị thu hẹp lại do quá trình
đô thị hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế thị trường xuất hiện đã tạo ra những
lợi thế cũng như những hạn chế đối với di sản văn hóa truyền thống.
Những di sản văn hóa phi vật thể phần lớn được lưu truyền trong
trí nhớ hay cụ thể hơn qua đối tượng chủ thể. Chủ thể văn hóa, là người
bảo tồn và cũng là người phát huy, nhân rộng ở những giá trị văn hóa
truyền thống của vùng tộc người đó. Bởi vậy, ở một số vùng, di sản văn
hóa phi vật thể dễ bị mai một, mất đi những truyền thống do đặc trưng
truyền miệng của văn hóa dân gian. Những nghệ nhân dân gian là người
lưu giữ và bảo tồn những làn điệu dân ca và những nghi thức lễ hội cũng
được bảo tồn trong đó. Đối với một số cộng đồng tộc người thiểu số thì
những di sản văn hóa phi vật thể thường bị mai một nhiều hơn do không
có chữ viết để ghi chép, và thế hệ kế cận hạn chế trong việc tiếp thu loại
hình văn hóa dân gian truyền thống.
Ở vùng tộc người Raglai Trung Bộ nói chung, và ở Bình Thuận nói
riêng đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu là một trong những nguyên nhân
dẫn tới sự mai một của di sản hát ngâm Hari. Sự xâm nhập của nhiều
luồng văn hóa bên ngoài đã tấn công vào nền văn hóa tộc người vốn yếu
sức đề kháng. Lứa tuổi thanh niên chưa ý thức đầy đủ về di sản văn hóa
phi vật thể của dân tộc mình nên dễ dàng tiếp thu văn hóa bên ngoài một
cách thụ động và không có sự chọn lọc, và luôn biểu hiện xu hướng vọng
ngoại, quay lưng lại với những sinh hoạt văn hóa dân tộc.
Chính các nghệ nhân và đội ngũ trí thức của dân tộc là nhân tố
quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của
mình. Nghệ nhân dân gian với kếtbề dày kinh nghiệm, hiểu biết về những
tinh hoa văn hóa tích lũy được trong suốt cuộc đời sẽ là người trực tiếp

158
đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và truyền dạy cho con cháu
những giá trị văn hóa truyền thống, những di sản của hát ngâm Hari. Tuy
nhiên, trong nhiều năm qua, không ít nghệ nhân đã lần lượt ra đi mà chưa
từng được hưởng chính sách đãi ngộ vì đã có công góp phần gìn giữ
những giá trị văn hóa dân gian. Sự mất mát này cùng với việc thiếu chính
sách đãi ngộ đã khiến không ít các làn điệu dân ca cổ Hari của tộc người
Raglai đã và đang đứng trước nguy cơ mai một, biến mất. Nhà nước cần
tạo điều kiện để các thế hệ sau kế cận và tiếp nối cũng như có chính sách
ưu đãi nhất định và khuyến khích các nghệ nhân phát huy khả năng thực
hành, sáng tạo và truyền dạy vốn văn hóa, nghệ thuật dân gian của họ
trong cộng đồng.
Tiếng nói của người dân địa phương
Trước đây, loại hình hát ngâm Hari được truyền thụ và lưu truyền
từ đời này sang đời khác như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần
phổ biến không thể thiếu được đối với cộng đồng tộc người Raglai.
Nhưng ngày nay, trước sự tác động ảnh hưởng bởi môi trường xã hội hiện
đại và sự lấn át bởi nền văn hóa phương Tây, đời sống sinh hoạt cộng
đồng đang biến đổi nhanh theo lối sống hiện đại, thế hệ trẻ ngày nay
không có điều kiện và cơ hội để tiếp nhận và lưu truyền. Đây là một trong
những nguyên nhân làm cho loại hình hát ngâm Hari không còn diễn
xướng phổ biến thường xuyên như trước đây, mà ngược lại ngày càng
đang có nguy mất dần.
Năm nay bà Đào Thị Mai (ở thôn 1, xã Phan Lâm, Bắc Bình, Bình
Thuận) đã rất cao tuổi rồi. Vậy mà bà vẫn không thể tìm được một người
yêu thích Hari để truyền lại “nghề” của bà. Trước kia, trên địa bàn xã
Phan Điền, Bắc Bình có bà Đào Thị Khe, xã Phan Lâm có 2 bà là Đào
Thị Sai và bà Đào Thị Graup vốn là những người thuộc những bài dân ca

159
cổ, những sử thi Raglai hết sức độc đáo nhưng các nhà nghiên cứu còn
chưa kịp đến sưu tầm thì các bà đã ra đi hết. Một kho tàng văn học dân
gian Raglai cũng vì thế bị chôn vùi vì con cháu và người thân của các bà
không ai hát được nữa. Theo điều tra của chúng tôi, Trong hơn 10 năm
trở lại đây, riêng xã Phan Lâm đã mất ít nhất 5 nghệ nhân, đó là các ông
Mang Đo, Mang Lá, Mang Đừng, Lê Xuân Đứng, Mang Kính. Tại xã
Phan Điền mất các bà Chế Thị Tình, Đào Thị Khe, ông Mang Dú, Mang
Nho… Hiện nay, khảo sát tại xã Phan Lâm chỉ còn 4 người biết Hari, đó
là ông Mang Khe, bà Đào Thị Phân, bà Đào Thị Mai và bà Đào Thị Đen.
Ở xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc còn mỗi ông Mang Hùng biết
duy nhất một bài Hari. Ở thôn Ku Kê, xã Thuận Minh, Hàm Thuận Bắc
còn mỗi ông Mang Si, nhưng già yếu chúng tôi không gặp được.
Đặt vấn đề thực trạng Hari cho các cán bộ văn hóa địa phương
cũng như các vị già làng của cộng đồng, chúng tôi đều nhận được cùng
một câu trả lời. Ông Lâm Tấn Bình, giám đốc Trung tâm trưng bày văn
hóa Chăm Bình Thuận cho rằng: “Loại hình Hari là vốn quý của người
Raglai, tiếc rằng vì nhiều lý do khách quan mà ngày nay còn quá ít người
biết hát. Cần phải có một chính sách để các nghệ nhân như bà Đào Thị
Phân, Đào Thị Mai mở được những lớp truyền dạy cách hát Hari. Như thế
may ra mới có thể bảo tồn được”. Ông Mang Hùng, cán bộ xã Thuận
Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc thì cho rằng: “Giới trẻ hiện nay rất ít quan
tâm đến hát ngâm sử thi. Đó là một thực trạng đáng buồn”, ông thú nhận:
“Hari hình như ít được chú ý lắm”. Có lẽ vì ít chú ý nên khi chúng tôi hỏi
về những biện pháp bảo tồn Hari thì ông cũng mù mờ.
Phỏng vấn nghệ nhân Mang Khe (sinh năm 1949, ở Phan Lâm, Bắc
Bình), ông cho rằng giới trẻ ngày nay thích nghe, hát nhạc ngoại hơn.
Ông nói: “Ngay cả đến đan gùi chúng còn không biết thì biết gì đến hát

160
Hari”. Nhưng mặt khác, khi được hỏi, ông nhận xét rằng: cho đến hiện
nay, từ người già cho đến trẻ em đều vẫn còn thích nghe Hari. Khi có
người Hari, họ đều tới ngồi để nghe. Ông còn cố gắng truyền dạy Hari
cho các con, cháu mình nhưng họ đều không học tới nơi tới chốn.
Nghệ nhân Đào Thị Phân (sinh năm 1964, ở thôn 1, xã Phan Lâm,
Bắc Bình) thì cho rằng: giới trẻ bây giờ không còn thích nghe Hari nữa,
mà thích xem tivi, nghe đài hơn, thích xem văn nghệ của thanh niên đoàn,
hội hơn. Tìm một người trẻ yêu thích Hari để truyền dạy nghề cũng
không tìm được nữa. Khi được hỏi là bà có giải pháp nào để bảo tồn Hari
không thì bà không biết và nghĩ là sẽ không còn ai thích hay biết hát Hari
nữa.
Nghệ nhân Đào Thị Mai (thôn 1, xã Phan Lâm, Bắc Bình) cũng
cùng nhận định với hai ý kiến trên. Theo bà, mặc dù những người lớn tuổi
vẫn còn thích nghe Hari, nhưng giới trẻ từ dưới độ tuổi 25 – 30 không
còn thích nghe nữa. Người ta cũng không còn chịu học Hari. Có người
thích nghe nhưng không còn thích thú với sự say mê học hỏi nữa. Tương
lai sẽ không còn người biết Hari.

3. Kiến nghị hướng giải pháp bảo lưu và phát huy diễn xướng
Hari của tộc người Raglai ở tỉnh Bình Thuận
Điều quan trọng nhất là phải hiểu rằng không phải chỉ văn hóa mới
là chủ yếu mà chính là những người sống trong văn hóa đó. Không thể
nào tôn trọng văn hóa mà không tôn trọng những con người đang chuyển
tải văn hóa.Văn hóa là sống động và không ngừng đổi mới. Chính các tác
nhân văn hóa mới là những chuyên viên thực sự về văn hóa của chính họ.
Di sản văn hóa phi vật thể tồn tại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và
hành vi của các chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản. Trong

161
những trường hợp cá biệt, chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản
là một cộng đồng cư dân thì ý chí, khát vọng, nhu cầu, thậm chí lợi ích
của họ cũng có tác động không nhỏ đến sự tồn vong của di sản văn hóa
phi vật thể. Chính họ là nhân tố quyết định những di sản văn hóa phi vật
thể nào cần được bảo tồn, phương cách bảo tồn, sử dụng và khai thác
chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cá nhân và cộng
đồng. Họ phải có cơ hội trình bày về chính văn hóa của mình, xác định nó
là gì và nên như thế nào.
Phỏng vấn nghệ nhân Mang Khe (sinh năm 1949, ở Phan Lâm, Bắc
Bình, Bình Thuận), ông cho rằng muốn bảo tồn loại hình hát ngâm Hari
thì phải tìm cách dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ. Từ khi đang nằm trên nôi
bằng hát ru, cho đến khi lớn lên học mẫu giáo phải cho chúng tiếp xúc
với Hari trước khi tiếp xúc với nhạc ngoại. Ông cũng đang tìm một người
thật sự yêu thích, đam mê Hari để truyền lại “nghề”.
Phỏng vấn nghệ nhân Đào Thị Phân (sinh năm 1964, ở thôn 1, xã
Phan Lâm, Bắc Bình) bà cũng cho rằng nên dạy trẻ em hát các làn điệu
dân ca trước khi chúng tiếp xúc nhạc phương Tây. Đồng thời nên ghi âm
lại để phát cho lũ trẻ nghe.
Bà Đào Thị Mai (sinh năm 1957) cùng quê bà Đào Thị Phân, thì
cho rằng nên ghi âm lại các bài Hari và cho phát thanh trên loa làng mỗi
sáng hay chiều tối để bà con nghe mà nhớ. Bà cũng cho rằng đời sống bà
con còn quá cực khổ nên không ai còn bận tâm đến “hát hò” hay giữ gìn
văn hóa nữa, ai cũng lo đi làm ăn kiếm sống chật vật…
Thực tế, cuộc sống kinh tế của người Raglai vẫn còn rất khó khăn.
Họ sinh sống và sản xuất phần lớn dựa vào các điều kiện tự nhiên. Nhưng
ngày nay tài nguyên rừng đã không còn nhiều nữa, đất rừng cũng bị quy
hoạch, chia sẻ cùng với các tộc người khác, nên việc mưu sinh ngày càng

162
trở nên khó khăn. Các tộc người mới tới có trình độ sản xuất cao hơn nên
tranh thủ khai thác tài nguyên núi rừng vô tình làm cho người Raglai trở
thành nhóm người yếu thế ngay chính trên vùng đất quê hương của mình.
Những nghệ nhân chúng tôi gặp đều mang những nét khắc khổ, sức khỏe
yếu, có người bị bệnh nhưng không có tiền đi khám hay mua thuốc uống.
Thiết nghĩ, họ là những con người cuối cùng còn lưu giữ một trong
những di sản văn hóa phi vật thể vô cùng đặc sắc, không những có ý
nghĩa về mặt nghệ thuật, mà còn đóng góp quan trọng cho công việc
nghiên cứu các tộc người Malayo – Polinesian ở Việt Nam nói riêng, ở
khu vực Đông Nam Á nói chung; đây mới chính là chìa khóa nắm giữ sự
hiểu biết về tri thức bản địa, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ của các tộc người
này… nhưng, họ lại là những người đang bị lãng quên. Trách nhiệm này
thuộc về những người làm công tác văn hóa và dân tộc. Cụ thể là cán bộ
văn hóa tại địa phương, Phòng Văn hóa, Phòng Dân tộc, Ban Dân tộc, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Kiến nghị giải pháp


Xuất phát từ thực trạng phát triển văn hóa và những quan điểm nêu
trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn
và phát triển bền vững loại hình diễn xướng dân gian hát ngâm Hari của
người Raglai tỉnh Bình Thuận.
Trước hết, cần phải làm ngay là tất cả các xã, huyện có tộc người
Raglai đang sinh sống cần chủ động xây dựng kế hoạch, tiến hành tổng
kiểm kê khoa học toàn bộ tài sản còn lại của loại hình diễn xướng hát
ngâm Hari ở địa phương mình, bao gồm các truyện hát kể (sử thi, thần
thoại, cổ tích...), các bài hát đối đáp, các bài mô tả sinh hoạt lao động
thường ngày, các bài hát lễ, các bài thế sự, câu đố, tục ngữ, ca dao... Trên

163
cơ sở đó tiến hành kiểm kê, đánh giá, phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên,
cái gì làm trước, cái gì làm sau. Đồng thời, cũng không được chậm trễ
hơn nữa việc ghi chép, ghi hình, ghi tiếng về nghệ thuật diễn xướng này.
Trong khi tiến hành điều tra, sưu tầm, hết sức chú ý bảo đảm tính nguyên
gốc, nguyên bản của các bài hát. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng những
thái độ trịch thượng thường đi đôi với các phán đoán giá trị tiêu cực, còn
lâu mới mất. Đôi khi chính những người có nhiệm vụ phải quan tâm đến
các tác phẩm truyền miệng và thủ công của các giới bình dân và các tộc
người thiểu số, lại vẫn còn giữ những thái độ nói trên. Điều đó phải giải
thích tại sao, đối lập với xu hướng nổi trội chủ trương phải sưu tập các
văn bản trong nguyên trạng, kể cả bằng ngôn ngữ và phương ngữ gốc,
vẫn có xu hướng chỉ muốn khôi phục những văn bản (đôi khi chỉ được
dịch ra ngôn ngữ phổ thông của cả nước) sau khi đã uốn nắn lại theo các
chuẩn mực đạo đức và thẩm mỹ của tộc người đa số. Vì vậy, ta thấy
dường như là cần nhấn mạnh đến việc mỗi tác giả phải chịu trách nhiệm
về bài viết của mình (Nhiều tác giả, 2007, tr. 167).
Để bảo tồn và phát triển loại hình di sản văn hóa phi vật thể, tốt
nhất cần nhân rộng đối tượng tiếp nhận, vì văn hóa phi vật thể tồn tại
trong tâm thức của con người, nên số lượng người biết tới càng nhiều thì
việc bảo tồn và phát triển càng hữu ích. Hơn nữa, cần có những chính
sách khuyến khích nghệ nhân, và kích thích thế hệ trẻ trong việc nhìn
nhận những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. Bên cạnh đó cũng
cần chú ý tới các biện pháp quảng bá văn hóa dân gian. Cần hướng sự
quan tâm của mọi người tới tầm quan trọng của văn hóa dân gian như
một bộ phận không thể tách rời của bản sắc văn hóa dân tộc. Khuyến
khích việc tổ chức các chương trình lớn cấp quốc gia, khu vực và quốc tế
như: hội chợ, lễ hội, các buổi chiếu phim, triển lãm, hội nghị chuyên đề,

164
các lớp tập huấn, xuất bản phẩm các tài liệu dịch, bài báo và các kết quả
khác. Tổ chức thường xuyên các cuộc biểu diễn, diễu hành, triễn làm…
và cách này sẽ nhận được sự hỗ trợ của công chúng, các nghệ nhân Hari
sẽ có điều kiện để phát triển hơn nữa tri thức và kỹ năng của mình, những
người học cũng sẽ có cơ hội để làm phong phú thêm kinh nghiệm.
Tổ chức Festival là dịp để quảng bá loại hình diễn xướng Hari tới
công chúng trong và ngoài nước. Đây là một trong những việc làm và
hành động thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của người Raglai nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Khuyến
khích các đoàn nghệ thuật địa phương và Trung ương giới thiệu nghệ
thuật và văn hóa dân tộc, từ cấp huyện trở lên, theo các chủ đề, nhóm
tuổi, thể loại, nhóm xã hội… Việc xã hội hóa những chương trình văn hóa
nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa tộc người thiểu số trên địa bàn tỉnh
nói chung, loại hình diễn xướng hát ngâm Hari của người Raglai nói
riêng sẽ mang lại tác động kép giúp vực dậy loại hình di sản này.
Trong bối cảnh hội nhập và mở rộng giao lưu văn hóa cũng như
phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận, việc bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa loại hình diễn xướng dân gian Hari có một ý nghĩa rất quan trọng.
Một mặt góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt khác, nó trở thành
yếu tố độc đáo có sức cuốn hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Đẩy
mạnh các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người thiểu
số. Thông qua hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức, quản lý tốt, góp
phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi. Đồng thời, việc khôi phục
các lễ hội, trò diễn, trò chơi dân gian là những hoạt động văn hóa, thể
thao quần chúng, phục dựng hay mở rộng quy mô tổ chức, đầu tư công
phu, nghi lễ trang trọng sẽ góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn và phát

165
huy văn hóa của các tộc người thiểu số tỉnh Bình Thuận nói chung, tộc
người Raglai nói riêng, để phát huy chúng trong đời sống văn hóa đương
đại.
Khuyến khích việc nâng cao mức độ chuyển tải thông tin về văn
hóa dân gian trên báo chí quốc gia và khu vực, sóng phát thanh, truyền
hình và các phương tiện truyền thông. Tăng cường và đa dạng loại hình
ấn phẩm nhằm thông tin, giới thiệu văn hóa truyền thống vùng người
Raglai, ấn phẩm tiếng Việt, tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài. Tăng cường
các chương trình phát thanh và truyền hình về văn hóa các dân tộc thiểu
số và tổ chức các buổi phát thanh, phát hình bằng ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số. Đối với chính các tộc người thiểu số, nếu muốn duy trì nền văn
hóa phi vật chất của họ, cần phải dành cho ngôn ngữ của họ một vị trí
tương xứng trong các trường học địa phương của họ và trên các phương
tiện thông tin. Việc cần thiết phải nghiên cứu và giảng dạy, học tập ngôn
ngữ tộc người Raglai là yêu cầu cấp bách để hỗ trợ đắc lực cho việc phục
hưng vốn di sản văn hóa phi vật thể này trên địa bàn tỉnh.
Có một hệ thống công việc mà chúng ta phải nghĩ đến và thực hiện
ngay là xây dựng một phòng di sản văn hóa phi vật thể tại các bảo tàng
địa phương để vừa lưu giữ di sản và vừa phục vụ khách tham quan... Điều
tra, sưu tầm, xây dựng “ngân hàng dữ liệu” về loại hình diễn xướng Hari.
Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để bảo quản, giữ gìn lâu dài tài
liệu, hiện vật tại các bảo tàng, cơ quan lưu trữ tư liệu lịch sử, văn hóa,
nghệ thuật ở trung ương và địa phương.
Chính các nghệ nhân và đội ngũ trí thức của dân tộc là nhân tố
quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của tộc người
mình. Nghệ nhân dân gian với bề dày kinh nghiệm, hiểu biết về những
tinh hoa văn hóa tích lũy được trong suốt cuộc đời sẽ là người trực tiếp

166
đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và truyền dạy cho con cháu
những giá trị văn hóa truyền thống, những di sản của hát ngâm Hari. Nhà
nước cần tạo điều kiện để các thế hệ sau kế cận và tiếp nối cũng như có
chính sách ưu đãi nhất định và khuyến khích các nghệ nhân phát huy khả
năng thực hành, sáng tạo và truyền dạy vốn văn hóa, nghệ thuật dân gian
của họ trong cộng đồng. Thực hiện các hình thức tôn vinh nghệ sĩ, nghệ
nhân tiêu biểu và đảm bảo cơ chế chính sách để các nghệ nhân phổ biến,
truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Danh hiệu Nghệ nhân dân gian do Hội
Văn nghệ dan gian Việt Nam trao tặng được bắt đầu từ năm 2003, đến
nay đã có hơn 150 nghệ nhân được trao tặng, trong đó 41 nghệ nhân ở
vùng Trung Bộ. (Hà Đình Thành, 2014, tr. 194). Những nghệ nhân được
vinh danh là những người đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy các giá
trị văn hóa cho thế hệ trẻ, sự vinh danh họ cũng giúp khuyến khích sự học
hỏi, kế thừa của lớp trẻ.

Cơ chế, chính sách quản lý di sản văn hóa của toàn vùng phải ngày
càng hiệu quả, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn
phát triển. Một vấn đề quan trọng, góp phần thiết yếu vào việc thực hiện
thành công các giải pháp trên, chính là hoàn thiện hệ thống thể chế, chính
sắc, đặc biệt là những chính sách kiện toàn mối quan hệ hài hòa giữa các
thành tố văn hóa – kinh tế - xã hội – môi trường, chính sách phát triển
nguồn nhân lực, gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản và bản sắc văn
hóa.
Ngoài ra, nghiên cứu những hậu quả văn hóa của các chương trình
kinh tế - xã hội lớn là một điều rất đáng làm. Về chương trình định canh
định cư có lẽ cần: đánh giá lại cấu trúc địa phương của palei - làng nhằm
củng cố các cấu trúc gia đình và cộng đồng, cho phép tộc người Raglai

167
sinh hoạt theo tập quán, thực hành tôn giáo và nghi thức của họ... nhằm
bảo vệ môi trường diễn xướng của loại hình hát ngâm Hari.
Mặt khác, sự biến đổi khí hậu làm thay đổi môi trường sinh thái
nhân văn, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng tộc người, từ đó làm biến đổi
không gian văn hóa, và dần dần làm mất đi môi trường tạo dựng những
loại hình di sản văn hóa phi vật thể gắn liền mật thiết với nó. Hệ lụy cuối
cùng là chúng làm chuyển đổi những đặc trưng văn hóa, làm mai một,
biến dạng, thậm chí làm biến mất một số di sản văn hóa phi vật thể truyền
thống. Vì vậy, cần có những hành động ứng phó với biến đổi khí hậu từ
chính quyền địa phương các cấp Bộ, ngành liên quan và từ chính cộng
đồng tộc người Raglai. Tuy nhiên, ý thức phòng chống và bảo vệ di sản
văn hóa trước thách thức của biến đổi khí hậu vẫn còn phiến diện, sơ sài.
Nhiều người có thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm trước thảm họa tiềm
ẩn của biến đổi khí hậu. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có những
nghiên cứu khởi đầu làm cơ sở khoa học cho các hành động bảo vệ di sản
văn hóa và ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, xây dựng
được một chiến lược và kế hoạch dài hạn cho công tác này, trong tình
trạng đe dọa của biến đổi khí hậu đối với di sản văn hóa đang diễn tiến
ngày càng mạnh mẽ và trở nên bất lợi. Những kế hoạch bảo tồn, bảo quản
di sản văn hóa phải được xây dựng một cách chủ động, nhất quán.
Bên cạnh đó, cần tiến hành ngay một số giải pháp trước mắt sau:
- Sưu tầm, ghi âm, quay phim, xuất bản sách về Hari để bảo
tồn và giới thiệu ra ngoài.
- Chọn lọc và cho phát thanh các bài Hari hàng ngày trên
truyền thông địa phương để tác động vào nhận thức của người dân, đặc
biệt là đối tượng trẻ em.

168
- Tổ chức ngay tại palei cho các nghệ nhân hát ngâm Hari vào
mỗi buổi tối cuối tuần cho các cháu thiếu nhi, thiếu niên nghe.
- Tổ chức định kỳ các cuộc thi Hari có giải thưởng giữa các
thôn làng nhằm khuyến khích và tôn vinh những người biết Hari (tổ chức
vào dịp lễ Ăn lúa mới chẳng hạn).
- Gấp rút chuẩn bị hồ sơ trình công nhận Di sản văn hóa phi
vật thể cấp tỉnh và quốc gia đối với loại hình diễn xướng dân gian Hari.
Tiến tới mục tiêu công nhận diễn xướng Hari là Di sản văn hóa phi vật
thể của nhân loại.
- Tạo tiền đề, cơ sở nhằm hợp thức hóa, công nhận danh hiệu
“Nghệ nhân dân gian” cho các nghệ nhân đã quá già và còn rất ít ỏi người
Raglai, nếu không làm ngay điều này thì sẽ không còn kịp nữa.

169

You might also like