Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

KIỂM TRA NĂNG LỰC, TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

NGHIỆP VỤ NĂM 2021


Chuyên nghành: Bảo tàng
Thời gian: 180 phút (Phương pháp trắc nghiệm)

Họ và tên: ………………………………………………………………………..
Cấp bậc: ……………………………………………………………………….
Chức vụ: ……………………………………………………………………….
Đơn vị: ……………………………………………………………………….
Đề số 01
Câu 1. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số
28/2001/QH10, Di vật được hiểu như thế nào?
A. Là hiện vật được phát hiện trong quá trình khai quật.
B. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
C. Được gìn giữ từ lâu đời.
D. Được sưu tầm và bảo quản ở các bảo tàng.

Câu 2. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số
28/2001/QH10, Cổ vật được hiểu như thế nào?
A. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,
khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên.
B. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
C. Được lưu giữ từ lâu đời.
D. Là di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

Câu 3. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số
28/2001/QH10, Bảo vật quốc gia được hiểu như thế nào? (Đ 6-1)
A. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,
khoa học.
B. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu
của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
C. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,
khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên.
D. A và B.

Câu 4. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số
28/2001/QH10, việc quy định cụ thể thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, điều kiện
thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật do ai quyết định ?
A. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
B. Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
C. Giám đốc Bảo tàng tỉnh.
Câu 5. Theo Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, việc quy định cụ thể hồ sơ và
thủ tục gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do
ai quyết định?
A. Chủ tịch UBND tỉnh.
B. Thủ tướng Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội.
D. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Câu 6. Theo Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép
mang di vật, cổ vật ra nước ngoài do ai quyết định?
A. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
B. Chủ tịch UBND tỉnh.
C. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
D. Thủ tướng Chính phủ.

Câu 7. Theo Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, thủ tục cấp giấy phép mang
di vật, cổ vật ra nước ngoài gồm loại hồ sơ nào sau đây?
A. Có đơn xin phép Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
B. Có giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu.
C. Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật.
D. Cả A, B và C.

Câu 8. Theo Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, việc cho phép đưa di vật, cổ
vật của bảo tàng quốc gia ra nước ngoài theo đề nghị bằng văn bản của Giám
đốc bảo tàng do ai quyết định?
A. Thủ tướng Chính phủ.
B. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
C. Cục Văn hóa cơ sở.
D. Cả A, B và C.

Câu 9. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số
32/2009/QH12, Bảo tàng nào sau đây thuộc bảo tàng công lập?
A. Bảo tàng quốc gia.
B. Bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội ở Trung ương.
C. Bảo tàng cấp tỉnh.
D. Cả A, B và C.

Câu 10. Bạn cho biết ngày nào là Ngày Quốc tế của bảo tàng ?
A. Ngày 17/5
B. Ngày18/5
C. Ngày 19/5

Câu 11. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
số 28/2001/QH10, Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì?
A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
B. Phát huy giá trị kinh tế xã hội.
C. Nâng cao đời sống của nhân dân.
D. Cả A, B, C.

Câu 12. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Di sản văn
hóa số 28/2001/QH10, các tiêu chí của Bảo vật Quốc gia gồm những nội dung
nào sau đây?
A. Là hiện vật gốc độc bản.
B. Là hiện vật có hình thức độc đáo.
C. Là hiện vật được công bố rộng rãi.
D. Cả A và B.

Câu 13. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Di sản văn
hóa số 28/2001/QH10, Bảo tàng có nhiệm vụ gì?
A. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các hiện vật.
B. Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa.
C. Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hóa của xã hội.
D. Cả A, B và C.

Câu 14. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Di sản văn
hóa số 28/2001/QH10, việc xếp hạng bảo tàng căn cứ vào tiêu chuẩn nào sau
đây?
A. Số lượng và giá trị các sưu tập.
B. Chất lượng bảo quản và trưng bày sưu tập.
C. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật.
D. Cả A, B và C.
Câu 15. Theo Nghị định số 98/2010/NĐCP, Di sản văn hóa vật thể bao
gồm nội dung nào sau đây? (Đ 5-5)
A. Di tích lịch sử - văn hóa, địa danh.
B. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
C. Di tích được xếp hạng
D. Cả A, B và C.

Câu 16. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
số 28/2001/QH10, Bảo vật Quốc gia phải có các tiêu chí nào sao đây?
A. Là hiện vật gốc độc bản.
B. Là hiện vật có hình thức độc đáo.
C. Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của
đất nước.
D. Cả A, B, C và D.

Câu 17. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
số 28/2001/QH10, việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải bảo
đảm các điều kiện nào sau đây ? (Đ 4-9)
A. Có mục đích rõ ràng.
B. Có bản gốc để đối chiếu.
C. Có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc.
D. Cả A, B, C và D.

Câu 18. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
số 28/2001/QH10, quy định điều kiện nào sau đây để thành lập bảo tàng ?
A. Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề.
B. Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản.
C. Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng.
D. Cả A, B và C.

Câu 19. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
số 28/2001/QH10, cơ quan nhà nước nào thống nhất quản lý về di sản văn hóa?
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Câu 20. Theo Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, ai có thẩm quyền quy định
cụ thể hồ sơ và thủ tục gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia?
A. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
B. Chủ tịch UBND tỉnh.
C. Cục trưởng Cục Di sản văn hóa.
D. Thủ tướng Chính phủ.

Câu 21. Theo quy định tại Luật Di sản Văn hóa, tổ chức, cá nhân có
quyền nào dưới đây đối với Di sản văn hóa:
A. Sở hữu di sản văn hóa
B. Sở hữu toàn bộ di sản văn hóa.
C. Chiếm hữu di sản văn hóa.

Câu 22. Theo Luật di sản văn hóa, thẩm quyền của cơ quan Nhà nước
được quy định như thế nào để bảo vệ văn hóa phi vật thể:
A. Cơ quan Nhà nước phải có biện pháp để bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền.
B. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có biện pháp để bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc
thất truyền.

Câu 23. Chủ đề của Ngày Quốc tế bảo tàng năm 2020 là ?
A. Bảo tàng là sự bình đẳng : Đa dạng và hòa nhập
B. Bảo tàng là trung tâm văn hóa : Tương lai của truyền thống.
C. Bảo tàng kết nối số : Cách tiếp cận mới, công chúng mới
D. Bảo tàng và Lịch sử : Chia sẻ những câu chuyện chưa kể tại tại bảo
tàng.

Câu 24. Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch năm 2018,
hiện cả nước có bao nhiêu bảo tàng quốc lập và ngoài quốc lập ?
A. 162
B. 163
C. 164

Câu 25. Hiện nay, có bao nhiêu Bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Quân
đội? (Đ 5-7)
A. 21
B. 22
C. 23

Câu 26. Khoản 2, Điều 6, Thông tư 18/2010/TT-Bộ VHTT Du lịch công


tác sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua
các phương thức nào sau đây ?
A. Khảo sát, điền dã, sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản VH
phi vật thể
B : Khai quật khảo cổ
C : Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng
D : Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với các tổ chức, cá nhân
E : Cả A, B, C và D

Câu 27. Theo quy định tại Luật Di sản VH, việc thành lập Bảo tàng cần
các điều kiện nào sau đây :
A. Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng.
B. Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề.
C. Có nơi trưng bày, kho và phượng tiện bảo quản.
D. Cả A, B và C

Câu 28. Theo quy định tại Luật Di sản VH, sưu tập được hiểu như thế
nào ? (Đ 4-10)
A. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản
VH phi vật thể được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống.
B. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản
VH phi vật thể được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống có dấu hiệu
chung về hình thức, nội dung và chất liệu.
C. Cả A, B

Câu 29. Theo quy định tại Luật Di sản VH thăm dò, khai quật khảo cổ
được hiểu như thế nào ?
A. Là hoạt động nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.
B. Là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.
C. Cả A, B
Câu 30.Theo quy định tại Luật Di sản VH, công tác kiểm kê di sản VH là
gì ?
A. Là hoạt động thống kê và lập danh mục di sản VH
B. Là hoạt động thống kê, xác định giá trị và lập danh mục di sản VH
C. Là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản VH
D. Là việc xác định giá trị và lập danh mục di sản VH

Câu 31. Có mấy bước kiểm kê hiện vật ?


A. Kiểm kê bước đầu
B. Kiểm kê hệ thống và phân loại khoa học
C. Cả A và B.

Câu 32. Cách ghi chép vào sổ đăng ký hiện vật ?


A. Hiện vật được ghi vào sổ theo số thứ tự.
B. Ghi ngắn gọn, chính xác các thông tin chính từ phiếu hiện vật vào sổ
đăng ký hiện vật, không viết tắt. Trường hợp sửa chữa nội dung sổ
đăng ký hiện vật phải có chữ ký xác nhận của trưởng phòng kiểm kê
bảo quản hoặc cán bộ có trách nhiệm tương đương. Sổ đăng ký hiện
vật phải đóng dấu giáp lai giữa hai trang mở, cuối sổ có chữ ký của
giám đốc và có đóng dấu của bảo tàng.
C. Cả A và B.

Câu 33. Có bao nhiêu nguyên tắc xuất hiện vật ? (Đ 4 -11)
A. Hiện vật đề nghị xuất phải được lấp thành danh mục ghi rõ mục đích,
lý do, số lượng, số đăng ký, tình trạng hiện vật và các thông tin về hiện
vật.
B. Phiếu xuất, nhập hiện vật và danh mục hiện vật được xuất phải có đủ
chữ ký của các bên giao, bên nhận và được trưởng phòng kiểm kê bảo
quản (hoặc cán bộ có trách nhiệm tương đương) xác nhận trước khi
trình giám đốc bảo tàng phê duyệt.
C. Hiện vật trước khi xuất phải được ghi vào sổ theo dõi xuất, nhập hiện
vật.
D. Cả A, B và C.

Câu 34. Có bao nhiêu nguyên tắc nhập lại hiện vật ? ( Đ 5-6)
A. Hiện vật nhập lại phải có chữ ký của bên giao, bên nhận và xác nhận
của trưởng phòng kiểm kê, bảo quản (hoặc cán bộ có trách nhiệm
tương đương).
B. Vào danh mục hiện vật và phiếu xuất, nhập hiện vật trước khi trình
giám đốc phê duyệt.
C. Hiện vật nhập lại phải được ghi vào sổ theo dõi xuất, nhập hiện vật.
D. Cả A, B và C.

Câu 35. Bảo tàng Binh chủng Thông tin trực thuộc cơ quan nào của Binh
chủng ?
A. Phòng Tuyên huấn
B. Cục Chính trị

Câu 36. Cuộc trưng bày lý tưởng phải thỏa mãn những điều kiện gì ?
A. Trưng bày được tổ chức tốt.
B. Khách tham quan cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
C. Khách tham quan có thể dễ dàng thưởng thức.
D. Trưng bày mang lại nhiều kinh nghiệm bổ ích cho khách tham quan.
E. Đảm bảo không làm cho khách tham quan bị choáng ngợp hoặc thờ ơ.
F. Tất cả các phương án trên.

Câu 37. Bảo tàng Binh chủng Thông tin trưng bày chuyên đề gì ?
A. Bác Hồ với Bộ đội Thông tin liên lạc.
B. Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Bộ đội Thông tin liên lạc.
C. Các đồng chí tướng lĩnh đã từng học tập, công tác tại Binh chủng
TTLL.
D. B và C

Câu 38. Có bao nhiêu quy định khi tham quan bảo tàng ?
A. 7
B. 8
C. 9

Câu 39. Thuyết minh viên trong bảo tàng là gì ?


A. Là người kết nối bảo tàng với công chúng.
B. Thuyết minh về lịch sử của bảo tàng.

Câu 40. Ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền – giáo dục của bảo
tàng là gì ?
A. Thu hút người xem tới bảo tàng.
B. Giúp người xem hiểu nội dung trưng bày của bảo tàng.
C. Tạo điều kiện phục vụ nhân dân ở những nơi xa bảo tàng.
D. Cả A, B và C.
Câu 41: Ngày thành lập của Bảo tàng Thông tin ? ( Đ 5-8)
A. 23/3/1983
B. 24/4/1983
C. 25/4/1983

Câu 42. Bảo tàng Thông tin Điện tử 2D được xây dựng và hoàn thành
năm nào ?
A. 2013
B. 2014
C. 2015

Câu 43. Bảo tàng Thông tin Điện tử tương tác 3D bắt đầu được xây dựng
năm nào ?
A. 2017
B. 2018
C. 2019

Câu 44. Bảo tàng Thông tin trưng bày gồm có bao nhiêu nội dung ?
A. 3
B. 4
C. 5

Câu 45. Bảo tàng Thông tin trưng bày bao nhiêu tập thể Anh hùng
LLVTND ?
A. 67
B. 68
C. 69

Câu 46. Bảo tàng Thông tin trưng bày bao nhiêu cá nhân Anh hùng
LLVTND ?
A. 35
B. 36
C. 37

Câu 47. Một bộ Hồ sơ hiện vật bảo tàng gồm có mấy loại giấy tờ ?
A. 4
B. 5
C. 6

Câu 48. Phân loại sổ chất liệu của Bảo tàng Thông tin có bao nhiêu loại ?
A. 8
B. 9
C. 10

Câu 49 : Có mấy hoạt động kiểm kê hiện vật bảo tàng ?


A. Tiếp nhận, đăng ký, sắp xếp, theo dõi tình hình xuất, nhập và tình
trạng bảo quản hiện vật.
B. Lập và quản lý hồ sơ liên quan đến hiện vật.
C. Tổ chức thẩm định, bổ sung thông tin về hiện vật.
D. Nghiên cứu xây dưng sưu tập hiện vật.
E. Xây dựng hệ thống phiếu tra cứu hiện vật.
F. Tất cả các phương án trên.

Câu 50. Nhập hiện vật vào kho cơ sở của bảo tàng cần những điều kiện
nào sau đây ?
A. Hiện vật nhập kho cơ sở là hiện vật bảo tàng, có khả năng bảo quản lâu
dài, có nguồn gốc rõ ràng, kèm theo hồ sơ hiện vật và đã được bảo
quản sơ bộ trước khi nhập.
B. Hiện vật nhập kho cơ sở do trưởng phòng sưu tầm và trưởng phòng
kiểm kê bảo quản thống nhất đề xuất, được hội đồng khoa học của bảo
tàng ( hoặc các hội đồng khác có liên quan đến hiện vật) xem xét, thẩm
định và giám đốc bảo tàng ra quyết định nhập hiện vật.
C. Cả A và B.
ĐÁP ÁN NĂM 2021

Câu 1. D Câu 15. D Câu 29. C Câu 43. D

Câu 2. D Câu 16. D Câu 30. B Câu 44. D

Câu 3. D Câu 17. D Câu 31. C Câu 45. B

Câu 4. D Câu 18. B Câu 32. C Câu 46. F

Câu 5. D Câu 19. D Câu 33. A Câu 47. D

Câu 6. D Câu 20. B Câu 34. B Câu 48. B

Câu 7. D Câu 21. B Câu 35. C Câu 49. D

Câu 8. D Câu 22. B Câu 36. C Câu 50. A

Câu 9. C Câu 23. A Câu 37. C

Câu 10. A Câu 24. A Câu 38. B

Câu 11. B Câu 25. C Câu 39. F

Câu 12. A Câu 26. E Câu 40. C

Câu 13. D Câu 27. D Câu 41. C

Câu 14. A Câu 28. C Câu 42. C


CÂU HỎI – ĐÁP ÁN
THI NÂNG BẬC BẢO TÀNG

Câu 1.Đ/c hãy trình bày khái niệm về bảo tàng và nêu khái quát các
khâucông tác nghiệp vụ của bảo tàng.
Đáp án:
Bảo tàng có lịch sử từ lâu đời, là ngôi nhà cất giữ những báu vật của loài
người. Bảo tàng lưu giữ ký ức của các dân tộc, các nền văn hóa, những ước mơ
và hy vọng của con người. Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau, ở nước
ta lần đầu tiên khái niệm bảo tàng được khẳng định và ghi trong luật Di sản văn
hóa như sau: Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản,
nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên
nhiên, con người và môi trường sống của con người nhằm phục vụ nhu cầu
nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa công chúng.
Từ khái niệm trên cho ta thấy bảo tàng có 6 khâu công tác nghiệp vụ sau:
1. Công tác nghiên cứu khoa học: Là hoạt động nghiệp vụ quan trọng,
đồng thời cũng là nhiệm vụ có tính chất xuyên suốt toàn bộ hoạt động của bảo
tàng như: sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giáo dục truyền thống. Mọi
hoạt động này đều phải dựa trên cơ sở hiện vật gốc, hiện vật bảo tàng.
2. Công tác sưu tầm hiện vật: là khâu hoạt động mở đầu quan trọng tạo
“tiền đề vật chất” cho toàn bộ hoạt động của bảo tàng. Trong bảo tàng không có
hiện vật gốc, sưu tập gốc mang giá trị lịch sử- văn hóa- khoa học thì không có
hoạt động của bảo tàng. Những hiện vật gốc mang giá trị của bảo tàng được sưu
tầm về theo phương pháp khoa học và nguyên tắc của bảo tàng.
3. Công tác kiểm kê hiện vật: là việc nghiên cứu xác định, ghi chép, mô tả
các hiện vật, sưu tập bảo tàng, nhằm xác định giá trị, nội dung khoa học và lập
các thủ tục pháp lý cho hiện vật bảo tàng để phục vụ cho công tác nghiên cứu,
trưng bày- giáo dục bảo tàng.
4. Tổ chức kho- bảo quản hiện vật, sưu tập bảo tàng: Đây là khâu công tác
quan trọng, toàn bộ hiện vật và sưu tập bảo tàng trong kho cơ sở của bảo tàng là
một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc. Do đó chúng được bảo vệ bằng pháp
luật. Các bảo tàng phải sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật cần thiết để bảo
quản và tổ chức kho bảo quản hiện vật, sưu tập theo chất liệu nhằm kéo dài “tuổi
thọ” và không bị hư hỏng, mất mát.
5. Công tác trưng bày: có một vị trí rất quan trọng, nhằm thực hiện sự
giao tiếp của bảo tàng với công chúng, với xã hội. Trưng bày là bộ mặt của bảo
tàng, là cầu nối bảo tàng với xã hội, với công chúng, là nơi để công chúng thụ
cảm thưởng thức các giá trị văn hóa. Tổ chức trưng bày hoạt động của bảo tàng
là một trong những đặc trưng cơ bản để phân biệt bảo tàng với các cơ quan văn
hóa- khoa học- giáo dục khác. Nguyên tắc trưng bày của bảo tàng là trưng bày
hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc có giá trị bảo tàng, chúng được trải qua quá
trình sưu tầm, kiểm kê bảo quản theo nguyên tắc của bảo tàng học.
6. Công tác giáo dục- tuyên truyền: Bảo tàng thực hiện công tác giáo dục-
tuyên truyền bằng phương pháp trực quan sinh động thông qua trưng bày hiện
vật gốc, sưu tập gốc và các chương trình giáo dục.Công chúng tiếp nhận được
những thông tin gốc, những tri thức gốc về sự kiện, hiện tượng nào đó của lịch
sử tự nhiên và xã hội thông qua hiện vật và sưu tập bảo tàng.
Các khâu công tác trên của bảo tàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
tác động, ảnh hưởng và không tách rời nhau, tạo thành một thể thống nhất, hoạt
động theo một theo một chu trình, hệ thống khoa học của bảo tàng trên cơ sở
hiện vật gốc. Vì vậy, trong hoạt động của bảo tàng phải hết sức coi trọng tính hệ
thống - khoa học của các khâu nghiệp vụ, tránh làm tắt, thiếu khoa học sẽ làm
mất đi giá trị lịch sử - văn hóa quý giá của dân tộc.

Câu 2: Đ/c hãy nêu vị trí và nhiệm vụ về công tác sưu tầm của Bảo tàng?
Đáp án:
Muốn xây dựng bảo tàng trước hết phải có hiện vật gốc, không có hiện
vật gốc không thể xây dựng được bảo tàng. Muốn có hiện vật gốc phù hợp với
nội dung của bảo tàng thì phải tiến hành sưu tầm hiện vật gốc. Vì vậy:
* Vị trí công tác sưu tầm: Công tác sưu tầm của bảo tàng là công tác
nghiên cứu thu thập và lựa chọn theo phương pháp khoa học những hiện vật gốc
về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội tùy theo từng loại hình của bảo tàng và là
công tác bổ sung hiện vật gốc cho kho cơ sở của bảo tàng.
Sưu tầm hiện vật gốc là khâu công tác có vị trí quan trọng đặc biệt trong
toàn bộ hoạt động của bảo tàng, nó gắn liền với các khâu công tác khác của bảo
tàng tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh nhằm đảm bảo cho bảo tàng ra
đời, tồn tại và phát triển.
Hiện vật gốc bảo tàng là những bằng chứng trung thực nhất phản ánh
những khía cạnh của lịch sử, chúng là sử liệu gốc cho công tác nghiên cứu khoa
học, giáo dục và phổ biến kiến thức khoa học trong và ngoài bảo tàng. Nhưng
thiếu những tài liệu ghi chép về hiện vật gốc thì các hiện vật đó sẽ mất ý nghĩa
bảo tàng. Hiện vật gốc và những tài liệu ghi chép về nó là hai mặt không thể
tách rời nhau. Vì vậy, công tác sưu tầm một mặt là tiến hành nghiên cứu, lựa
chọn, thu thập hiện vật gốc điển hình, mặt khác phải ghi chép đầy đủ thông tin
về hiện vật đó.
* Nhiệm vụ của công tác sưu tầm:
Nghiên cứu, lựa chọn và thu thập hiện vật gốc theo đúng nội dung chủ
yếu của bảo tàng để xây dựng và bổ sung cho kho cơ sở của bảo tàng.
Sưu tầm hiện vật gốc để xây dựng, chỉnh lý và mở rộng trưng bày bảo
tàng.
Sưu tầm hiện vật gốc để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học trong
và ngoài bảo tàng.
Ba nhiệm vụ nói trên của công tác sưu tầm tại bảo tàng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, chúng hợp thành một thể thống nhất, không tách rời. Song
các nhiệm vụ ấy được quyết định là dựa vào loại hình, nội dung và tính chất của
mỗi bảo tàng.

Câu 3: Đ/c hãy nêu nhiệm vụ và nội dung khái quát của công tác kiểm kê
hiện vật bảo tàng?
Đáp án:
Những hiện vật đi sưu tầm về cũng như trong kho của tàng phải được
nghiên cứu, sắp xếp khoa học và bảo quản tốt chúng ta phải tiến hành công tác
kiểm kê khoa học các hiện vật bảo tàng.
* Nhiệm vụ công tác kiểm kê bảo tàng:là việc nghiên cứu xác định, ghi
chép, mô tả các hiện vật, sưu tập bảo tàng nhằm xác định giá trị, nội dung khoa
học và lập các thủ tục pháp lý cho hiện vật bảo tàng để phục vụ công tác nghiên
cứu, công tác trưng bày- giáo dục của bảo tàng.
* Nội dung của công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng: Được chia làm 2 giai
đoạn chính:
Giai đoạn 1: Kiểm kê bước đầu và chỉnh lý khoa học sơ bộ của hiện vật
bảo tàng gồm:
- Lập biên bản bàn giao hiện vật :
+ Tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu về hiện vật có trong quá trình sưu
tầm.
+ Thảo luận về việc nhập ( hoặc mua) hiện vật.
+ Lập biên bản hóa đơn ( theo mẫu)
- Ghi tên hiện vật vào sổ kiểm kê bước đầu: Những hiện vật làm xong
biên bản giao, nhận phải ghi ngay vào sổ kiểm kê bước đầu. Việc ghi vào sổ
phải cận thận, đúng pháp lý.
Giai đoạn 2: Kiểm kê hệ thống và biên mục khoa học các hiện vật bảo
tàng. Đây là hình thức chủ yếu của công tác kiểm kê và bảo quản kho bảo tàng,
là hình thức đầu tiên của việc xác định khoa học và ghi chép khoa học các hiện
vật bảo tàng trên cơ sở nghiên cứu chúng. Giai đoạn này nhằm giải thích nội
dung hiện vật gồm:
- Xác định khoa học các hiện vật bảo tàng do con người chế tạo ra:
+ Xác định chất liệu, hình thức, sự cấu tạo và kích thước.
+ Xác định phương pháp chế tạo hiện vật.
+ Xác định ý nghĩa sử dụng hiện vật.
+ Xác định chủ đề, loại hình của các hiện vật nghệ thuật tạo hình.
+ Xác định thời gian và địa điểm chế tạo hiện vật.
+ Xác định tác giả hiện vật.
+ Xác định môi trường xã hội và môi trường dân tộc học của hiện vật.
+ Xác định nhãn hiệu, dòng chữ đề, chữ ký.
- Phân loại hiện vật:
+ Dựa theo đặc điểm về niên đại.
+ Dựa theo đặc điểm địa lý.
+ Dựa trên nguyên tắc dân tộc học.
+ Hệ thống phân loại hiện vật cùng đề tài.
- Ghi hiện vật vào sổ tài sản: Hiện vật được ghi vào sổ tài sản, phân loại
sổ ( theo mẫu) khi được chuyển sang bộ phận bảo quản tương ứng với hệ thống
phân loại. Giúp bảo quản hiện vật cả về mặt pháp lý cũng như khoa học.

Câu 3: Đ/c hãy nêu khái niệm công tác trưng bày và khái quát các giai
đoạn trưng bày của bảo tàng?
Đáp án:
* Khái niệm: Trong bảo tàng công tác trưng bày có một vị trí rất quan
trọng nhằm hiện thực sự giao tiếp của bảo tàng với công chúng, với xã hội.
Trưng bày là bộ mặt của bảo tàng, là cầu nối bảo tàng với xã hội, với công
chúng, là nơi để công chúng thụ cảm thưởng thức các giá trị văn hóa của bảo
tàng. Tổ chức trưng bày, hoạt động của bảo tàng là một trong những đặc trưng
cơ bản để phân biệt bảo tàng khác với các cơ quan văn hóa- khoa học- giáo dục
khác. Nguyên tắc trưng bày bảo tàng là trưng bày hiện vật gốc, sưu tập hiện vật
gốc có giá trị bảo tàng và chúng phải được trải qua quá trình sưu tầm, kiểm kê
bảo quản theo nguyên tắc của bảo tàng học.
* Các giai đoạn trưng bày của bảo tàng, gồm 3 giai đoạn:
1.Giai đoạn 1: Chuẩn bị khoa học cho trưng bày gồm 3 bước:
Bước 1: Lập đề cương trưng bày: là bước rất quan trong, có tính chất
quyết định phương hướng, mục đích cho toàn bộ trưng bày, cụ thể:
-Nghiên cứu tư liệu để chuẩn bị văn bản về nội dung trưng bày.
- Xây dựng đề cương trưng bày:
+ Tính chất văn bản ( còn được gọi là Đề cương chính trị): Khái quát
được toàn bộ công việc từ bắt đầu đến hoàn thành.
+ Nội dung các hình thức văn bản: xác định tên gọi của toàn bộ trưng bày,
mục đích nhiệm vụ chính trị của trưng bày, cấu trúc, nội dung và chương trình
thức hiện trưng bày.
Bước 2: Lập kế hoạch đề mục mở rộng:
- Lựa chọn hiện vật gốc.
- Nghiên cứu nội dung hiện vật.
- Xây dựng các bộ hiện vật trưng bày.
- Lập danh sách dự kiến tài liệu, hiện vật trưng bày và chia theo đề mục
trưng bày.
Bước 3: Kế hoạch trưng bày là bước cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị
khoa học trưng bày, là bước phát triển của đề cương một cách chi tiết, cụ thể. Kế
hoạch trưng bày bao gồm các bước sau:
- Lập danh sách tài liệu, hiện vật trưng bày: Được sắp xếp theo đề mục
của đề cương trưng bày. Danh sách cần phải rõ ràng, chính xác, phải nêu được ý
nghĩa của hiện vật chủ đạo, diện trưng bày phải dễ nhìn và thu hút người xem.
- Dự án trưng bày gồm:
+ Sơ đồ mặt bằng: phải vẽ chính xác các phòng trưng bày, cửa ra vào,
tuyến tham quan, tủ bục để hiện vật...
+ Dự án trưng bày ở các diện tường: xác định vị trị trưng bày tài liệu, hiện
vật sao cho phải khoa học, thẩm mỹ.
2. Giai đoạn 2: Giải quyết kiến trúc, nghệ thuật trưng bày bảo tàng, gồm 2
vấn đề:
- Giải quyết kiến trúc và thiết kế nội thất bảo tàng..
- Cách sắp xếp ( phân nhóm) và cấu tạo nghệ thuật cho các hiện vật trưng
bày gồm các yếu tố: mặt bằng, ánh sáng, màu sắc, bố cục các hiện vật riêng biệt,
phương tiện thiết bị và kỹ thuật.
3. Giai đoạn 3: dàn dựng trưng bày lên thực tế:
- Tổ chức dàn dựng: đây là giai đoạn cuối của quá trình tổ chức trưng
bày, có phối hợp họa sĩ, kiến trúc sư và cán bộ bảo tàng để đưa toàn bộ tài liệu,
hiện vật vào ví trí trưng bày đã được quy định.
- Sau khi dàn dựng xong phải duyệt trưng bày: sơ duyệt và tổng duyệt.
- Mở cửa trưng bày: chọn vào những ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, địa
phương, đơn vị...
- Sau khi mở cửa trưng bày cần ghi chép một cách chi tiết, cụ thể từng chú
thích tài liệu, hiện vật; các số liệu và nội dung các tài liệu khoa học phụ; chụp
ảnh từng phòng, từng mảng trưng bày. Sau đó lập biên bản bàn giao. Biên bản
bàn giao được làm thành 3 bản: Bộ phận trưng bày, bộ phận tiếp nhận và lưu trữ
cơ quan bảo tàng.

You might also like