BAI Tap Halogen

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

MỘT SỐ BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN

A. DẠNG CÂU HỎI THỰC NGHIỆM


Phương pháp: Nắm các hiện tượng xảy ra khi các chất phản ứng với nhau
Bài 1: Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) cho mỗi trường hợp sau:
a) Cho bột KMnO4 vào dung dịch HCl đặc
b) Cho vài mẫu Cu vào dung dịch HCl rồi sục khí O2 liên tục vào
c) Cho hồ tinh bột vào dung dịch NaI sau đó sục khí Cl2 tới dư vào.
d) Dẫn khí ozon vào dung dịch KI, chia dung dịch sau phản ứng thành hai phần
- Phần 1 nhỏ vài giọt dung dịch hồ tinh bột.
- Phần 2 nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein.
e) Sục khí chlorine vào dung dịch KI và vào dung dịch KBr cho đến khi kết thúc các phản ứng.
Bài 2: Trong thiên nhiên, bromine có nhiều ở nước biển dưới dạng NaBr. Công nghiệp hóa học điều chế bromine từ nước biển
được thực hiện theo quy trình sau đây:
- Cho một ít dung dịch H2SO4 vào một lượng nước biển;
- Sục khí chlorine vào dung dịch mới thu được;
- Dùng không khí lôi cuốn hơi bromine tới bảo hòa vào dung dịch Na2CO3;
- Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch đã bão hòa bromine, thu hơi bromine rồi hóa lỏng.
Hãy viết các phương trình hóa học chính đã xảy ra trong các quá trình trên.
Bài 3: Sục Cl2 vừa đủ vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch A (tiến hành ở nhiệt độ phòng). Nêu hiện tượng và viết
phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi cho các dung dịch sau vào dung dịch A:
a) hỗn hợp HCl và FeCl2
b) dung dịch Br2
c) H2O2
Bài 4: Giải thích tại sao trong không khí (có chứa khí CO2) nước Gia-ven có tính tẩy màu và sát trùng?
Bài 5: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí riệng biệt sau: HCl, H2, O2, Cl2, CO2.
Bài 6: Có 4 lọ hóa chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch: NaHCO 3, Na2CO3, BaCl2 và HCl. Không dùng thêm
thuốc thử nào khác, hãy phân biệt các lọ mất nhãn trên. Viết phương trình hóa học các phản ứng đã xảy ra.
B. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Bài 1: Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

Bài 2: Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau (Ghi rõ điều kiện):
KMnO4 + HCl → A + B + C + D
A + D→ E + C + F
C + F → HCl

C + E A + G + D
G + HCl → A + C + D
Bài 3: Từ nguyên liệu ban đầu là muối ăn, nước, đá vôi và các điều kiện cần thiết khác. Hãy viết các phương trình hóa học điều
chế: Nước Gia-ven, Chloride vôi
C. DẠNG BÀI TẬP VỀ TÍNH KHỬ CỦA MUỐI HALOGENUA
1. Kiến thức cần lưu ý
- Đối với các halogen, do tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2 nên các halogen mạnh có khả năng đẩy halogen yếu hơn ra khỏi
dung dịch muối halogen (trừ F2 thường không xét do khả năng tác dụng mãnh liệt với nước).
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

Br2 + 2NaI 2NaBr + I2

- Sau phản ứng, một ion halogen này bị thay thế bởi một ion halogen khác. Nên ta có thể sử dụng phương pháp tăng giảm khối
lượng để giải quyết bài toán.
2. Bài tập vận dụng
Dạng 1: Halogen tác dụng với dung dịch một muối halogen khác
Bài 1: Cho 13,5 gam hỗn hợp Cl2 và Br2 có tỉ lệ mol 5:2 vào dung dịch chứa 42 gam NaI. Cô cạn dung dịch thu được sau phản
ứng, thu được m gam chất rắn. Tính m.
Bài 2: Cho 3,36 lít khí Cl2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch chứa 15 gam NaI. Tính khối lượng I2 thu được?
Bài 3: Hòa tan hỗn hợp NaI và NaBr vào nước được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với một lượng Br 2, lọc bỏ I2,
thu được dung dịch muối Y, khối lượng muối trong Y nhỏ hơn khối lượng muối trong X là m gam. Dẫn khí Cl 2( dư) vào dung
dịch muối Y,phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch muối Z. Biết khối lượng muối trong Z nhỏ hơn khối lượng muối
trong Y m gam. Tính % khối lượng NaBr trong hỗn hợp đầu.
Bài 4: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm NaBr và NaI vào nước được dung dịch A. Cho A phản ứng với bromine dư sau đó cô cạn
dung dịch thu được duy nhất một muối khan B có khối lượng (m - 47) gam. Hòa tan B vào nước và cho tác dụng với chlorine dư
sau đó cô cạn dung dịch thu được duy nhất một muối khan C có khối lượng (m-136) gam. Tính m.
Dạng 2: Halogen tác dụng với dung dịch hai muối halogen khác
Phương pháp:
- Phản ứng xảy ra theo thứ tự khử của ion I→ Br→ Cl-.
- Bài toán thường so sánh giá trị khối lượng của hỗn hợp muối trước và sau phản ứng để có kết luận muối thu được.
Bài 1: Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI.
Thí nghiệm 1: Lấy m gam X tác dụng với lương dư dung dịch bromine, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn thấy khối lượng muối
khan thu được giảm 7,05 gam.
Thí nghiệm 2: Hòa tan m gam X vào nước rồi sục khí chlorine dư vào dung dịch, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy khối
lượng muối khan giảm 22,625 gam. Tính thành phần % khối lượng của NaI trong hỗn hợp X.
Bài 2: Hỗn hợp X gồm 3 muối NaCl, NaBr và NaI.
Thí nghiệm 1: Lấy 5,76 gam X tác dụng với lương dư dung dịch bromine, cô cạn thu được 5,29 gam muối khan.
Thí nghiệm 2: Hòa tan 5,76 gam X vào nước rồi sục một lượng khí chlorine vào dung dịch. Sau một thời gian, cô cạn thì thu
được 3,955 gam muối khan, trong đó có 0,05 mol Cl-. Tính thành phần % khối lượng của NaBr trong hỗn hợp X.
Bài 3: Dung dịch A gồm 3 muối NaCl, NaBr, NaI.
-Thí nghiệm 1: Lấy 20ml dung dịch A đem cô cạn thu 1,732g muối khan.
-Thí nghiệm 2: Lấy 20ml dung dịch A lắc kĩ với Br2 dư, sau đó cô cạn thu 1,685g muối khan.
-Thí nghiệm 3: Lấy 20ml dung dịch A sục khí Cl 2 đến dư, sau đó cô cạn thu được 1,4625g muối khan. Tính C M của mỗi muối
trong dung dịch A.
Bài 4: Điều chế chlorine bằng cách cho 100g MnO2 (chứa 13% tạp chất trơ) tác dụng với lượng dư dung dịch HCl đậm đặc. Cho
toàn bộ khí chlorine thu được vào m500ml dung dịch có chứa NaBr và NaI. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được chất rắn A
(muối khan) có khối lượng m gam.
a, Xác định thành phần chất rắn A nếu m = 117gam
b, Xác định thành phần chất rắn A trong trường hợp m = 137,6 gam. Biết rằng trong trường hợp này, A gồm hai muối
khan. Tỉ lệ số mol NaI và NaBr phản ứng với Cl 2 là 3: 2. Tính nồng độ mol của NaBr và NaI trong dung dịch đầu.Các phản ứng
đều hoàn toàn.
D. PHẢN ỨNG TẠO KẾT TỦA CỦA HALOGEN
Bài 1: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm MgCl2 và FeCl3 vào nước thu được dung dịch Y.
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thu được m1 gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được m2 gam kết tủa.
Biết m2 – m1 = 66,7 và tổng số mol muối trong hỗn hợp X là 0,25 mol. Tính m.
Bài 2: Cho 24,4 gam hỗn hợp FeCl2 và NaCl ( tỉ lệ mol tương ứng 1:2) vào nước dư được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung
dịch AgNO3 dư, phản ứng hoàn toàn, tính khối lượng kết tủa sau phản ứng.
Bài 3: Nung nóng 22,12 gam KMnO4 18,375 gam KClO3, sau một thời gian thu được chất rắn X gồm 6 chất có khối lượng
37,295 gam. Cho X tác dụng với dung dịch HCl đặc dư, đun nóng. Toàn bộ lượng khí chlorine được cho phản ứng hết với m gam
bột Fe đốt nóng được chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO 3 dư vào dung dịch Z đến khi
phản ứng hoàn toàn được 204,6 gam kết tủa. Tính giá trị m.
Bài 4: Cho 7,9 gam KMnO4 vào dung dịch chứa 0,15 mol KCl và 0,2 mol H 2SO4 (phản ứng hoàn toàn) thu được khí chlorine.
Dẫn toàn bộ khí chlorine thu được đi từ từ qua ống đựng 12,675 gam kim loại R (hóa trị không đổi), nung nóng. Kết thúc phản
ứng, chia chất rắn thu được thành 2 phần:
Phần I: có khối lượng 6 gam được cho vào dung dịch HCl (dư), thu được 0,896 lít H2 (đktc).
Phần II: cho vào dung dịch AgNO3 (dư) thu được m gam kết tủa.
a) Xác định kim loại R.
b) Tính m.
E. TÌM TÊN KIM LOẠI HOẶC TÊN HALOGEN (Cl2, Br2, I2)
Bài 1: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacnonat và hydrogen carbonate của kim loại M( nhóm IA) tác dụng hết với dung dịch HCl
lấy dư sinh ra 0,448 lít khí (đktc). Tìm M
Bài 2: Cho hỗn hợp A gồm 2 muối NaX, NaY (X, Y là hai halogen kế tiếp). Để kết tủa hoàn toàn 2,2 gam A cần 150ml dung
dịch AgNO30,2M. Xác định X, Y.
Bài 3: Cho m gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được dung dịch X chưa HCl dư và 28,07 gam hai muối và V
lít khí Cl2 (đktc). Lượng khí Cl2 sinh ra oxi hóa vừa đủ 7,5 gam hỗn hợp gồm Al và kim loại M có tỉ lệ số mol Al : M = 1 : 2. Xác
định kim loại M.
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp X gồm 3 muối halogen ( có trong tự nhiên) của kim loại Na nặng 6,23 gam trong nước
được dung dịch A. Sục Cl2 dư vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng được 3,0525 gam muối B. Lấy một
nửa lượng muối B hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được 3,22875 gam kết tủa. Xác định các
muối và tính % về khối lượng mỗi muối trong X
Bài 5: Cho 50g dung dịch X chứa 1 muối halogenua kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được 9,40g kết
tủa. Mặt khác, dùng 150g dung dịch X phản ứng với dung dịch Na 2CO3 dư thì thu được 6,30g kết tủa. Lọc kết tủa đem nung đến
khối lượng không đổi, khí thoát ra cho vào 80g dung dịch KOH 14,50%. Sau phản ứng, nồng độ dung dịch KOH giảm còn
3,85%. Tính C% muối trong dung dịch X ban đầu .
F. BÀI TOÁN VỀ HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
Bài 1: Cho 2 lít (đktc) H2 tác dụng với 1,344 lít Cl2 (đktc) rồi hòa tan sản phẩm vào nước để được 40 gam dụng dịch A. Lấy 10
gam A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 3,444 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa H 2 và Cl2 (giả sử Cl2 và
H2 không tan trong nước)?
Bài 2: Cho 1,2 lit hỗn hợp H 2 và Cl2 vào bình thủy tinh đậy kín và chiếu sáng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí chứa 30%
HCl và thể tích và hàm lượng chlorine giảm xuồng còn 20% so với lượng chlorine ban đầu. Tính % về thể tích khí H 2 trong hỗn
hợp ban đầu. (Các thể tích khí đo trong cùng điều kiện).

You might also like