Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

CHƯƠNG 3

THUẾ LÀ KHOẢN CHI PHÍ


TRONG KINH DOANH

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng

1
CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG 3
1. Tính chi phí thuế của một khoản thu nhập và các
khoản tiết kiệm thuế từ một khoản giảm trừ.
2. Hợp nhất các chi phí thuế và tiết kiệm thuế vào
việc tính NPV.
3. Nhận biết những việc không chắc chắn liên quan
đến chi phí và tiết kiệm thuế trong tương lai.
4. Giải thích tại sao việc tối thiểu hóa thuế có thể
không phải là chiến lược kinh doanh tối ưu.
5. Giải thích tại sao việc hoạch định thuế song
phương là quan trọng trong các giao dịch trên thị
trường tư.
6. Phân biệt giữa các giao dịch theo thị trường và các
giao dịch với bên liên kết.
Dẫn nhập
Mỗi hoạt động kinh doanh bao gồm một chuỗi
các giao dịch được dự tính để tạo ra lợi nhuận và
giá trị. Những nhà quản lý kinh doanh cần một
phương pháp để đánh giá liệu một giao dịch độc
lập hoặc một dãy hợp nhất nhiều giao dịch sẽ
đóng góp vào hoặc lấy đi lợi nhuận có khả
năng đạt được của hoạt động kinh doanh.
Phương pháp này sẽ hữu ích với những nhà
quản lý khi phải lựa chọn giữa các giao dịch có
thể thay thế cho nhau để đạt được một kết quả
giống nhau cho doanh nghiệp.
1. ĐỊNH LƯỢNG DÒNG TIỀN.
1.1. Khái niệm dòng tiền:
Dòng tiền (Cash Flow) là thuật ngữ được sử
dụng trong lĩnh vực tài chính. Dòng tiền thể
hiện số tiền mặt hoặc các loại tài sản khác
tương đương tiền mặt trong một doanh nghiệp di
chuyển vào và di chuyển ra khỏi doanh nghiệp
trong một khoảng thời gian nhất định.
1. ĐỊNH LƯỢNG DÒNG TIỀN.
1.1. Khái niệm dòng tiền:
Bước đầu tiên trong việc đánh giá giao dịch kinh
doanh là định lượng dòng tiền của giao dịch.
Có những giao dịch đem lại doanh thu bằng tiền
cho doanh nghiệp (dòng tiền vào), như: Bán hàng hoá
cho khách hàng; Cho thuê tài sản; Cung cấp dịch vụ
cho khách hàng,.... cũng có những giao dịch yêu cầu
doanh nghiệp phải bỏ tiền ra (dòng tiền ra) để thực
hiện, như: Mua nguyên vật liệu, tài sản cố định cho
DN; Thuê lao động; Trả lãi vay ngân hàng, ......
1. ĐỊNH LƯỢNG DÒNG TIỀN.
1.1. Khái niệm dòng tiền:
ØTừ các dòng tiền đó mà doanh nghiệp có
thể duy trì được mọi hoạt động kinh doanh
diễn ra một cách thuận lợi hơn.
ØCác dòng tiền được sử dụng, luân chuyển
trong các khoảng thời gian khác nhau được
thể hiện trên các báo cáo tháng, quý và
năm.
1.2. Các loại dòng tiền của DN:

Dòng tiền của doanh nghiệp được hình


thành từ 3 nhóm hoạt động:
+ Hoạt động kinh doanh.
+ Hoạt động đầu tư.
+ Hoạt động tài chính.
1.2. Các loại dòng tiền của DN:

Có 3 loại dòng tiền:


+ Dòng tiền hoạt động.
(Operating Cash Flow – OCF)
+ Dòng tiền đầu tư.
(Cash Flow from Investing Activities - ICF)
+ Dòng tiền tài chính.
(Cash Flow from Financing Activities – CFF)
1.3. Dòng tiền ra, dòng tiền vào của DN:
* Dòng tiền ra (Cash Outflows): được hiểu là
khoản tiền mà doanh nghiệp (hay nhà đầu tư)
bỏ ra nhằm mục đích hình thành lượng tài sản
cần thiết cho kinh doanh (dự án), thường được
các nhà đầu tư chú ý nhất nhằm hiểu rõ hơn về
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Dòng tiền vào (Cash Inflows): thể hiện dòng
tiền do hoạt động kinh doanh (dự án đầu tư)
mang lại cho doanh nghiệp (hay cho nhà đầu
tư).
1.4. Dòng tiền thuần.
* Dòng tiền thuần (Net Cash Flow) hay còn gọi là dòng
tiền ròng: là chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền
ra của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.
Tùy vào mục đích khác nhau, dòng tiền thuần sẽ được
sử dụng và phân bổ khác nhau nhưng vẫn luôn đảm bảo
được nguồn phân bổ đầu tư hiệu quả.
Qua dòng tiền thuần, doanh nghiệp sẽ xác định được
các hoạt động kinh doanh cuả mình đang diễn ra có hiệu
quả hay đang trên đà thua lỗ.
Dòng tiền thuần sẽ được thể hiện rõ trên các bảng báo
cáo tài chính của doanh nghiệp.
1.5. Ý nghĩa của dòng tiền.
=> Dòng tiền sẽ cho thấy được sự thay đổi
của tài khoản về tiền mặt của một doanh
nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đánh giá
được tình hình tài chính và những vấn đề
đang xảy ra liên quan đến khả năng tài
chính nói chung và tiền mặt nói riêng của
doanh nghiệp.
1.5. Ý nghĩa của dòng tiền.
Trường hợp số tiền được chi ra nhỏ hơn
số tiền thu vào được gọi là dòng tiền thuần
dương.
Kết quả dòng tiền thuần dương sẽ làm tăng
giá trị của doanh nghiệp.
Nếu các nhà quản lý DN phải lựa chọn giữa
các cơ hội phát sinh thu nhập có thể thay thế
cho nhau thì họ sẽ chọn cơ hội có dòng
tiền thuần dương cao nhất.
1.5. Ý nghĩa của dòng tiền.
Ngược lại, nếu số tiền được chi ra lớn
hơn số tiền thu vào được gọi là dòng tiền
thuần âm.
Kết quả dòng tiền thuần âm sẽ làm giảm
giá trị của doanh nghiệp.
=> Nhà quản lý DN chắc chắn phải điều
chỉnh lại các hoạt động kinh doanh để cho
hiệu quả hơn và xem xét lại các khoản chí
phí kinh doanh.
1.5. Ý nghĩa của dòng tiền.
+ Nếu khoản chi phí nào thấy thật sự cần
thiết và đem lại lợi nhuận trong ngắn hạn
hoặc dài hạn thì duy trì.
+ Nếu khoản chi phí nào thấy không cần
thiết, không mang lại lợi nhuận cho DN thì
loại trừ.
1.6. Hiện giá của tiền.
Hiện giá (Present Value - viết tắt là PV) là giá
trị hiện tại của một khoản tiền hoặc dòng tiền
trong tương lai với tỉ lệ chiết khấu xác định.
Giá trị thời gian của một khoản tiền là giá trị
của khoản tiền phát sinh trong tương lai được
qui về thời điểm hiện tại (thời điểm gốc) theo
một tỉ lệ chiết khấu nhất định.
Giá trị hiện tại của dòng tiền được xác định
bằng tổng các giá trị hiện tại của tất cả các
khoản tiền trong dòng tiền đó.
1.6. Hiện giá của tiền.
Cách xác định hiện giá của một khoản tiền:
1
PV = CFn X
(1+r)n
Trong đó:
PV là giá trị hiện tại của khoản tiền trong tương lai.
CFn là giá trị khoản tiền trong tương lai tại thời điểm cuối kỳ n.
r là tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hoá.
n là số kỳ chiết khấu.
1.7. Hiện giá thuần của tiền.
Hiện giá thuần (Net Present Value – NPV),
còn được gọi là giá trị hiện tại ròng, tức là giá
trị toàn bộ dòng tiền của một dự án nào đó trong
tương lai được chiết khấu về thời điểm hiện tại.
Chỉ số NPV là một trong những công cụ được
sử dụng phổ biến trong việc phân tích khả năng
sinh lời của dự án đầu tư. NPV chính là sự
chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền vào
trừ đi giá trị hiện tại của dòng tiền ra dự án.
1.7. Hiện giá thuần của tiền.
NPV được tính dựa trên công thức sau:
1.7. Hiện giá thuần của tiền.
• NPV > 0, đây là chỉ số lý tưởng thể hiện rằng lợi nhuận
do dự án hoặc khoản đầu tư của bạn đang cao hơn so
với chi phí ban đầu bỏ ra. Điều này có nghĩa là dự án
khả thi, nhà đầu tư có thể thực hiện.
• NPV < 0, tức là tỷ suất lợi nhuận mà dự án mang lại
nhỏ hơn so với tỷ lệ chiết khấu của nó. Điều này không
có nghĩa là dự án thua lỗ, nó cũng có thể tạo ra thu nhập
ròng hay lợi nhuận kế toán. Tuy nhiên, vì tỷ suất lợi
nhuận tạo ra nhỏ hơn so với tỷ lệ chiết khấu nên nó
được xem là không có giá trị.
• NPV = 0, điều này thể hiện rằng dự án hay khoản đầu tư
của bạn không lãi nhưng cũng không lỗ, tức là hòa vốn.
2. Chi phí thuế (Tax Costs)
Việc tính hiện giá thuần phải phản ánh tất cả các
dòng tiền, bao gồm cả chi phí thuế hay tiết kiệm thuế
có được từ các giao dịch.
Nếu một giao dịch làm phát sinh các khoản thuế phải
nộp thì việc phát sinh tiền thuế (chi phí thuế) là dòng
tiền chi ra. Khoản tiền thuế phát sinh gắn liền với
khoản chi phí không có thuế để thực hiện giao dịch.
VD: Công ty mua sắm máy móc phải chịu thuế doanh
thu => Dòng tiền ra của hoạt động kinh doanh gồm 2
khoản: Giá mua máy móc (chi phí không có thuế) và
tiền nộp thuế doanh thu (chi phí thuế).
2. Chi phí thuế (Tax Costs)
VD: Công ty A bán một sản phẩm tồn kho
$50, giá vốn của sản phẩm này là $40, tạo ra
$10 thu nhập tính thuế, với thuế suất thuế thu
nhập 30% => chi phí thuế $3.
Vậy, nghiệp vụ bán hàng này tạo dòng tiền
vào $50, dòng tiền ra $3 => dòng tiền thuần
$50 – $3 = $47
3.Tiết kiệm thuế (Tax Savings)
Nếu một giao dịch nào đó làm giảm các khoản
thuế phải nộp thì việc giảm đi tiền thuế (tiết kiệm
thuế) là dòng tiền thu vào.
Thuế thu nhập đánh vào DN dựa trên cơ sở thu
nhập ròng chứ không phải doanh thu gộp. Do
vậy, nhiều khoản chi phí của DN sẽ được trừ
hoặc giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế
Việc giảm trừ này => Giảm thu nhập tính thuế
=> Giảm tiền thuế phải nộp => Tiết kiệm thuế.
3.Tiết kiệm thuế (Tax Savings)
VD: Công ty B thuê nhà làm văn phòng, $1000
một tháng. Khoản chi phí này được khấu trừ khi
xác định thu nhập tính thuế. Nếu thuế suất thuế
thu nhập là 30% thì việc khấu trừ này tạo khoản
tiết kiệm thuế $1000 x 30% = $300.
Giao dịch thuê văn phòng mỗi tháng tạo ra
dòng tiền gồm: dòng tiền ra $1000, dòng tiền vào
$300, kết quả dòng tiền thuần:
$300 - $1000 = - $700
4. Ảnh hưởng của thuế suất biên đến chi
phí thuế và tiết kiệm thuế
Chi phí thuế thu nhập hay tiết kiệm thuế thu nhập
từ một giao dịch phụ thuộc vào thuế suất biên đánh
vào công ty.
Qua phân tích trên, một giao dịch có thể làm tăng
hoặc giảm thu nhập tính thuế, điều này có thể làm
thuế suất biên không đổi hoặc thay đổi theo hướng
tăng lên hoặc giảm xuống.
+ Nếu thuế suất biên không đổi khi thu nhập tính
thuế tăng lên hay giảm xuống thì việc xác định chi
phí thuế hoặc tiết kiệm thuế sẽ đơn giản.
4. Ảnh hưởng của thuế suất biên đến chi
phí thuế và tiết kiệm thuế
+ Nếu thuế suất biên thay đổi khi thu
nhập tính thuế thay đổi thì việc xác định
chi phí thuế hoặc tiết kiệm thuế sẽ phức
tạp hơn.
5. Hợp nhất chi phí thuế và tiết kiệm
thuế vào việc tính NPV
*Trường hợp 1:
Nếu luật thuế thu nhập áp dụng không phân biệt
đối xử với việc tham gia 2 dự án. Giả sử, luật cho
phép công ty giảm trừ hết 100% các chi phí khi
tham gia dự án 1 lẫn dự án 2. Thuế suất thuế thu
nhập cả hai dự án giống nhau là 40%.
=> Chi phí thuế mang tính trung lập đối với
việc quyết định chọn dự án tham gia.
5. Hợp nhất chi phí thuế và tiết kiệm
thuế vào việc tính NPV
• Trường hợp 2:
Nếu luật thuế thu nhập áp dụng có phân biệt đối xử
với việc tham gia 2 dự án. Giả sử, luật cho phép
công ty giảm trừ hết 100% các chi phí khi tham gia
dự án 1, nhưng chỉ cho giảm trừ 75% các chi phí khi
tham gia dự án 2. Thuế suất thuế thu nhập cả hai dự
án giống nhau là 40%.
=> Chi phí thuế mang không tính trung lập, là một
yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định chọn dự
án tham gia.
5. Hợp nhất chi phí thuế và tiết kiệm
thuế vào việc tính NPV
• Trường hợp 3:
Nếu có sự thay đổi thuế suất theo thời gian có ảnh
hưởng đến việc hiện giá thuần của dòng tiền không?
Giả sử, cả 2 dư án đều được giảm trừ 100% các chi
phí. Thuế suất thuế thu nhập năm hiện hành là 40%,
nhưng năm sau được quốc hội quyết định hạ thuế suất
chỉ còn 25%.
=> Chi phí thuế mang không tính trung lập, là một
yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định chọn dự án
tham gia.
6. Ảnh hưởng của sự không chắc chắn về thuế
đến chi phí thuế và tiết kiệm thuế trong tương lai.
Sự không chắc chắn về thuế sẽ ảnh hưởng
đến chi phí thuế và tiết kiệm thuế trong
tương lai, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của
NPV. Chẳng hạn như:
+ Rủi ro của việc kiểm tra thuế.
+ Khả năng các luật thuế có thể thay đổi trong
thời kỳ tính NPV.
+ Chính phủ thay đổi thuế suất biên trong vài
năm tới.
6.1. RỦI RO CỦA VIỆC KIỂM TRA
Nếu công ty tham gia vào một giao dịch
không có sự minh bạch về thuế thì công ty sẽ
đứng trước nguy cơ về kiểm tra của Sở thuế
Liên bang (hoặc cơ quan thẩm quyền cấp bang
hoặc địa phương) để giải quyết vấn đề thuế của
công ty.
Kết quả kiểm tra có thể gây ra những bất lợi về
thuế. Nếu công ty không đồng tình về kết quả
kiểm tra không thỏa đáng có thể kiện ra tòa án.
Nếu công ty thắng trong vụ kiện này thì chi phí
kiện tụng sẽ rất lớn.
6.1. RỦI RO CỦA VIỆC KIỂM TRA
Để giảm thiểu những rủi ro từ việc kiểm tra của Sở thuế Liên
bang => Công ty phải thuê một chuyên gia về thuế như CPA
hoặc luật sư để phân tích các giao dịch có rủi ro về thuế và
đưa ra các khuyến nghị về việc xử lý thuế cho phù hợp hơn.
Nhiều nhà quản lý công ty có thể yêu cầu IRS (Internal
Revenue Service) phân tích một giao dịch được đề xuất và họ
sẽ đưa ra kết luận về thuế nên được thực hiện như thế nào
cho đúng luật. IRS sẽ truyền đạt kết luận của Sở thuế dưới
dạng một công văn (private letter rulling -PLR) cho công ty.
Để có được một công văn này công ty phải bỏ ra một chi phí
khá tốn kém; Phí của IRS cho một công văn khoản $11.500.
6.2. Khả năng các luật thuế có thể thay đổi
trong thời kỳ tính NPV
Mỗi năm Quốc hội thường thay đổi một số quy định về hệ
thống thuế thu nhập liên bang. Tuy nhiên, vẫn có vài điều
khoản trong hệ thống thuế này khá ổn định.
Thuế của các giao dịch thuộc các điều khoản ổn định có thể
dự báo chính xác hơn thuế của các giao dịch thuộc các điều
khoản Quốc hội thay đổi mỗi năm.
Kết quả là, NPV của các giao dịch thuộc các điều khoản ổn
định được tính với sự chắc chắn nhiều hơn so với NPV của
các giao dịch thuộc các điều khoản Quốc hội thay đổi mỗi
năm.
6.3. Sự thay đổi của thuế suất biên.
Chi phí thuế hoặc tiết kiệm thuế ước tính từ một giao
dịch là một hàm số của thuế suất biên của dự án công ty.
Nếu trong vài năm tới Chính phủ sẽ thay đổi mức thuế
suất biên sẽ ảnh hưởng đến số thuế phải nộp của công ty.
Nếu thu nhập tính thuế của công ty trong các năm tới
nhiều hơn hoặc thấp hơn so với dự tính thì thuế suất biên
thực tế cho các năm đó có lẽ sẽ thay đổi so với thuế suất
của dự án.
Nếu thuế suất thực tế cao hơn thuế suất của dư án thì
chi phí thuế hoặc tiết kiệm thuế trong năm đó sẽ nhiều
hơn dự tính.
7. Ảnh hưởng của cấu trúc các giao dịch
đến chi phí thuế và tiết kiệm thuế.

7.1. Thay đổi cấu trúc giao dịch.


7.2. Thị trường giao dịch.
7.2.1. Các giao dịch trên thị trường tư.
7.2.2. Các giao dịch trên thị trường công.
7.2.3. Các giao dịch liên kết.
7.1. Thay đổi cấu trúc giao dịch.

Thuế của hoạt động kinh doanh phụ


thuộc vào pháp luật thuế và cấu trúc tài
chính của các giao dịch.
Công ty thường thay đổi chi phí
thuế bằng cách thay đổi cấu trúc tài
chính của các giao dịch.
Tại sao tối thiểu hoá chi phí thuế có thể là
chiến lược kinh doanh không tối ưu?

Những nhà quản lý DN quyết định thay đổi cấu trúc


của một giao dịch nhằm cắt giảm chi phí thuế cần
phải xem xét cẩn thận việc thay đổi này có ảnh
hưởng đến các yếu tố khác không.
Nếu một thay đổi làm tiết kiệm thuế nhưng gây ảnh
hưởng bất lợi cho những yếu tố khác thì việc thay
đổi này sẽ không tối ưu.
7.2. Thị trường giao dịch.
Trong chừng mực nào đó các nhà quản lý có thể
điều chỉnh thuế của các giao dịch phụ thuộc vào
đặc điểm của thị trường tại đó giao dịch diễn ra.
Thị trường là nơi tập trung các tương tác thương
mại qua lại lẫn nhau giữa hai hay nhiều người với
mục đích trao đổi những hàng hóa và dịch vụ.
Họ muốn làm theo yêu cầu của khách hàng dưới
hình thức trao đổi nhằm đạt được kết quả thuế nhất
định.
Khả năng của họ được thực hiện phụ thuộc vào
sự uyển chuyển của thị trường riêng biệt.
7.2.1. Các giao dịch trên thị trường tư.
Tại sao việc hoạch định thuế song phương là quan
trọng trong các giao dịch trên thị trường tư?
Nhiều giao dịch kinh doanh liên quan tới những nhóm
người thỏa thuận trực tiếp với nhau.
Các bên có sự uyển chuyển trong việc thiết lập một giao
dịch để điều chỉnh các nhu cầu của cả hai bên.
Đặc điểm pháp luật và tài chính của các giao dịch này
theo danh nghĩa trên hợp đồng đã được cả hai bên đồng ý.
=> Những giao dịch trên được xem là giao dịch trên thị
trường tư.
Ở đây, từng nhóm có thể đánh giá thuế không chỉ của
bên họ mà còn của cả bên đối tác. Bằng cách này, các
bên có thể cùng nhau làm việc để tối thiểu toàn bộ chi phí
thuế của giao dịch và chia sẽ tiết kiệm thuế giữa họ.
7.2.2. Các giao dịch trên thị trường công.
Phần lớn các giao dịch trên thị trường công
quá nguyên tắc không cho phép thương
lượng song phương.
Những công ty tham gia thị trường này phải
chấp nhận các điều khoản theo lệnh của thị
trường.
7.2.2. Các giao dịch trên thị trường công.
Ví dụ:
Nếu một công ty quyết định đầu tư vào trái
phiếu Chính phủ Hoa Kỳ ngắn hạn thì công ty
phải mua trái phiếu thông qua một ngân hàng
liên bang theo giá đang giao dịch trên thị
trường. Công ty không thể thương lượng
với Chính phủ để mua các trái phiếu ở mức
giá khác. Tương tự, những đặc điểm tài chính
của trái phiếu như là lãi suất và kỳ hạn thanh
toán cũng không thương lượng được.
7.2.2. Các giao dịch trên thị trường công.
=> Công ty không thể thương lượng trực tiếp
để điều chỉnh thuế khi thực giao dịch trên
thị trường công. Vì những người mua và
những người bán không liên quan đến việc
thương lượng trực tiếp nên họ không có thể
triển khai một chiến lược song phương nhằm
cải thiện các chi phí thuế của công ty. Bất cứ
việc hoạch định thuế nào đều phải xuất phát
theo hướng một chiều.
7.2.3. Các giao dịch liên kết.
Giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có quan
hệ liên kết như: thành viên gia đình hoặc những công
ty con do cùng một công ty mẹ kiểm soát.
Giao dịch liên kết (related party) thiếu đi tính cạnh
tranh như giao dịch giữa các bên không liên kết
(unrelated party).
Các bên liên kết thường không kinh doanh theo giá
thị trường => không có thị trường thật sự tồn tại các
giao dịch liên kết. Vì các giao dịch này đều không
phản ánh thực tại kinh tế. Đây là một thị trường hư
cấu. Các bên liên kết rất dễ thoả thuận để điều chỉnh
thuế theo hướng có lợi cho họ.
Thank you

43

You might also like