Giáo Trình Karate Đại Học QGTPHCM

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 379

60

NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)


TRẦN VĂN TUYỀN
ĐỖ HOÀNG LONG
NGUYỄN THANH BÌNH

GIÁO TRÌNH

KARATE

NHAØ XUAÁT BAÛN


ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)
THS. TRẦN VĂN TUYỀN - THS. ĐỖ HOÀNG LONG
THS. NGUYỄN THANH BÌNH

GIÁO TRÌNH

KARATE

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021
BAN BIÊN SOẠN
(Theo chương sách)

Chương I. Lịch sử hình thành và phát triển môn Karate


PGS.TS.Nguyễn Đức Thành

Chương II. Vai trò, ý nghĩa và đặc điểm môn Karate


PGS.TS. Nguyễn Đức Thành

Chương III. Kỹ thuật Karate cơ bản


ThS. Trần Văn Tuyền - PGS.TS. Nguyễn Đức Thành

Chương IV. Quyền pháp (Kata)


ThS. Nguyễn Thanh Bình

Chương V. Đấu luyện và tự vệ trong Karate


ThS. Đỗ Hoàng Long

Chương VI. Luật thi đấu môn Karate và các Phụ lục
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành

2
LỜI NÓI ĐẦU

Là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản),
Karate được giới trẻ yêu thích với nghệ thuật chiến đấu đặc thù bởi các
đòn đặc trưng như đấm, đá, đánh chỏ, gối, các kỹ thuật đánh bằng bàn tay
mở, đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật
ngã, xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể
vào thời điểm hợp lý cho cú đánh quyết định.
Trong quá trình tập luyện, Karate hiện đại được chia làm ba phần
chính: kỹ thuật cơ bản (Kihon) theo tiếng Nhật), quyền (Kata) và tập luyện
giao đấu (Kumite), qua đó sẽ giúp giáo dục ý chí, nhân cách, rèn luyện sức
khỏe, sự mạnh mẽ, sức bền và tăng cường sự tập trung cho sinh viên. Được
mệnh danh là “Môn võ dành cho những người có đầu óc”, dễ thấy muốn giỏi
và trở thành bậc thầy thì ngoài tư chất, sự chăm chỉ luyện tập thì cũng cần
có khả năng chiến đấu thực sự với Karate. Ngoài ra, với đặc tính rất dễ
thích nghi với thời đại của Karate, người học có thể kết hợp với các phương
pháp hiện đại khác để tăng cường tính hiệu quả của môn nhọc này.
Trong giáo trình, nhóm tác giả đã tổng hợp các tài liệu, sách tham
khảo có liên quan nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản
trong 6 chương, bao gồm: Chương I. Lịch sử hình thành và phát triển môn
Karate; Chương II. Vai trò, ý nghĩa và đặc điểm môn Karate; Chương
III. Kỹ thuật Karate cơ bản; Chương IV. Quyền pháp (Kata); Chương V.
Đấu luyện và tự vệ trong Karate với nhiều hình ảnh minh họa thực tế sinh
động; Chương VI. Luật thi đấu môn Karate và các Phụ lục. Thuật ngữ môn
Karate... Giáo trình này là tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy chính
khóa của học phần tự chọn thuộc chương trình môn học giáo dục thể chất
tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM và là tài liệu tham khảo
cho các giảng viên quan tâm.
Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi
rất mong quý độc giả, các chuyên gia, quý giảng viên, các đồng nghiệp và
các bạn sinh viên góp ý để giáo trình này được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành

3
4
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................3


MỤC LỤC.................................................................................................5
CHƯƠNG I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN
KARATE..................................................................................................7
1.1. Sự ra đời Karate tại Nhật Bản........................................................7
1.2. Sự hình thành và phát triển Karate trên thế giới...........................18
1.3. Khái quát sự phát triển Karate ở Việt Nam..................................25
1.4. Xu thế phát triển của Karate.........................................................28
1.5. Các Liên đoàn châu lục và các hoạt động của Liên đoàn
Karate thế giới.....................................................................................29
CHƯƠNG II. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔN KARATE
NỘI DUNG............................................................................................. 43
2.1. Vị trí, vai trò của môn võ Karate..................................................43
2.2. Tác dụng của quá trình tập luyện và thi đấu Karate.....................43
2.3. Đặc điểm hoạt động của môn võ Karate......................................44
2.4. Cơ sở khoa học của môn võ Karate..............................................54
2.5. Những nghi thức và đẳng cấp, màu đai và danh hiệu trong
môn võ Karate.....................................................................................63
CHƯƠNG III. KỸ THUẬT KARATE CƠ BẢN................................69
3.1. Các tư thế tấn cơ bản trong Karate (Dachi Waza)........................69
3.2. Phương pháp di chuyển trong Karate...........................................79
3.3. Hệ thống kỹ thuật đánh tay (Uchi Wara).....................................81
3.4. Hệ thống kỹ thuật đấm (Zuki Zawa)............................................93
3.5. Hệ thống kỹ thuật đỡ (Uke Wara)................................................99
3.6. Hệ thống kỹ thuật đá (Geri Wara)..............................................117
CHƯƠNG IV. QUYỀN PHÁP (KATA).............................................127
4.1. Khái niệm chung........................................................................127
4.2. Phân loại bài quyền....................................................................130

5
CHƯƠNG V. HỆ THỐNG ĐẤU LUYỆN VÀ TỰ VỆ TRONG
KARATE..............................................................................................155
5.1. Hệ thống đấu luyện có quy ước..................................................155
5.2. Giới thiệu một số hệ thống đối luyện cơ bản 1 bước (KIHON
IPPON KUMITE).............................................................................170
5.3. Đấu luyện tự do (Juyu Kumite)..................................................205
CHƯƠNG VI. LUẬT THI ĐẤU MÔN KARATE............................240
PHẦN A. LUẬT THI ĐẤU KUMITE................................................240
PHẦN B. LUẬT THI ĐẤU KATA.....................................................275
PHỤ LỤC 1. THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN...................................295
PHỤ LỤC 2. HIỆU LỆNH VÀ CỜ LỆNH........................................298
PHỤ LỤC 3. HƯỚNG DẪN ĐIỀU HÀNH CHO TTC VÀ TTP.......318
PHỤ LỤC 4. CÁCH GHI ĐIỂM CỦA TRỌNG TÀI GHI ĐIỂM.........322
PHỤ LỤC 5. SƠ ĐỒ THẢM THI ĐẤU KUMITE...........................323
PHỤ LỤC 6. SƠ ĐỒ THẢM THI ĐẤU.............................................324
PHỤ LỤC 7. VÕ PHỤC......................................................................325
PHỤ LỤC 8. GIẢI VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI - ĐIỀU KIỆN VÀ NỘI
DUNG....................................................................................................326
PHỤ LỤC 9. CHỈ DẪN VỀ MÀU QUẦN CỦA TTC VÀ TTP..........327
PHỤ LỤC 10. GIẢI VÔ ĐỊCH KARATE LỨA TUỔI DƯỚI 14.........328
PHỤ LỤC 11. XEM LẠI VIDEO.......................................................330
PHỤ LỤC 12. MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI CHÍNH THỨC.................337
PHỤ LỤC 13. THỦ TỤC CÂN ĐO....................................................338
PHỤ LỤC 14. THỂ THỨC ĐẤU VÒNG TRÒN (KUMITE)..........340
PHỤ LỤC 15. TỔ CHỨC THI ĐẤU KATA OLYMPIC.................344
PHỤ LỤC 16. THI ĐẤU KATA PREMIER LEAGUE...................357
PHỤ LỤC 17. TỔNG HỢP THUẬT NGỮ KARATE......................358
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................373

6
CHƯƠNG I.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
MÔN KARATE

MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sự ra đời
Karate tại Nhật Bản, sự hình thành và phát triển Karate trên thế giới và ở Việt
Nam, cũng như xu thế phát triển của Karate…
Kỹ năng: Sinh viên am hiểu kiến thức nền tảng về triết lý các hệ phái
Karate và có cách nhìn tích cực để ứng dụng vào các lĩnh vực khác trong
cuộc sống.
NỘI DUNG
1.1. Sự ra đời Karate tại Nhật Bản
1.1.1. Nguồn gốc
Karate (hay còn gọi là Karate-do) là một môn võ thuật truyền thống
của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với
các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật
đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ
thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng
đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng
kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ
thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

Hình 1. Lâu đài Shuri của Okinawa (Mô hình triển lãm)
(Nguồn: https://www.goodreads.com/book/show/7964706-the-secret-karate-techniques)

7
Trước đây, Karate chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi
là Totei theo ngôn ngữ ở đây. Vào thời kỳ Minh Trị, môn võ này bắt đầu
được truyền từ Trung Hoa vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì được phát
âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tên gọi Karate
bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật
Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo...), Karate
được gắn thêm vĩ tố “Đạo”, phát âm trong tiếng Nhật là “Do”. Vì thế, có
tên Karate-do.

Hình 2. Vị trí đảo Okinawa (Nhật Bản)


(Nguồn: http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.52.7113&rep=rep1&type=pdf)

Theo nghiên cứu gần đây, người ta chỉ có thể đưa ra được những giả
thiết về nguồn gốc của Karate là do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di
cư theo con đường thương mại tới Okinawa và định cư tại thôn Kuninda
ở Naha. Họ bắt đầu truyền các môn võ thuật Trung Quốc tại đây. Về sau,
người dân địa phương kết hợp những kỹ thuật, đòn thế tinh hoa của các

8
môn võ Trung Hoa cùng các điệu múa dân gian của vùng Okinawa tạo
nên phương thức chiến đấu nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới
cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính
xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch
cổ nào ghi chép về môn võ này. Ngày nay, môn Karate được phát triển
khá mạnh trên toàn thế giới và được chia ra rất nhiều nhánh hệ phái khác
nhau như: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Shorin Ryu, Wado Ryu, Goju Ryu,
Kyokushinkai,… Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 4 hệ phái được chính thức sáp
nhập thành hệ thống Karate trên toàn thế giới đó là: Shotokan Ryu, Shito
Ryu, Wado Ryu và Goju Ryu.
1.1.2. Bốn hệ phái Karate tại Nhật Bản
Hiện nay, Karate có trên một trăm hệ phái, mặc dù có rất nhiều hệ
phái khác nhau nhưng tất cả đều theo một hệ thống võ thuật thế giới. Đến
năm 1940, Karate được tôn vinh ở Nhật Bản, trở thành bộ môn tiêu biểu
nhất trong làng võ thuật nước này, rất nhiều trường trung học, đại học đã
thành lập Câu lạc bộ riêng. Karate không những được giới trẻ yêu thích
để phát triển thân thể cường tráng, giáo dục tinh thần và thể chất mà còn
đến với giới trung niên, các em thiếu niên như một phương cách gìn giữ
sức khỏe. Mặc dù nó đã phát triển qua nhiều năm nhưng Karate Okinawa
truyền thống đôi khi cũng sử dụng một vài vũ khí - khiến chúng ta khó
hiểu, vì vậy nên hình thành bốn hệ phái Karate chính ở Nhật Bản, đó là:
Wado-ryu ,Goju-ryu, Shito-ryu và Shotokan.
1.1.2.1. Hệ phái Wado-ryu
Được sáng lập bởi Hienori Otsuka vào năm 1939, hệ phái này còn
tương đối mới. Nó bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Gichin Funakoshi Jiu-jitsu
và kỹ thuật Karate truyền thống của Okinawa. Cái tên của nó cũng có thể
dịch thành “cách hài hòa”, Wado-ryu mô tả các chuyển động cơ bản liên
quan đến Jiu-jitsu và tập trung vào việc có thể tránh các đòn tấn công hơn
là chống lại nó. Kỹ thuật di chuyển và chuyển động tập trung vào việc
sử dụng ít lực nhất có thể, tránh việc va chạm mạnh, có thể mô tả Wado-
ryu như một môn võ tinh thần hơn là chiến đấu. Việc sử dụng Taisabaki
(chuyển động cơ thể) giúp giảm thiểu đòn tấn công của đối thủ, và Wado-
ryu cũng sử dụng thế thấp hơn so với những hệ phái khác.
Hệ phái này với nội dung chủ đạo là: “Đòn đỡ cũng là điều kiện để
tấn công”. Đòn đỡ luôn là động tác dự bị tấn công, nó sẽ không thực hiện

9
nếu không nhằm mục đích tấn công. Đòn đỡ muốn có hiệu quả phải trên
cơ sở đòn tấn công của đối phương nương theo chiều tấn công, không
cản lại bằng những kỹ thuật Nagashi (dòng chảy), Inashi (đã qua) và Nori
(cưỡi) để làm giảm lực tấn công của đối phương.
Khi đỡ đòn, kỹ thuật rất đa dạng, nhiều bộ vị trên cơ thể được sử
dụng triệt để, tiến thoái xoay chuyển được chia đều cho toàn thân để
nương một cực nhỏ chống đối lại cực lớn với phương pháp “Tam vị nhất
thể” (3 trong 1).

Hình 3. Chojun Miyagi - người sáng lập Hệ phái Wado-ryu


(Nguồn: http://droitwichohkukai.yolasite.com/otsuka.php)

Ví dụ: đối phương tấn công một đòn đấm vào mặt, bạn sẽ nương
theo đòn ấy chia đều khoảng cách cho các kỹ pháp: chuyển vị tức là thay
đổi vị trí chân, chuyển thể tức là xoay chuyển toàn thân bằng hông và
chuyển kỹ tức là làm biến đổi kỹ pháp. Nếu được vậy, bạn sẽ không chỉ
vận dụng nhiều kỹ thuật ở đôi tay mà là của kỹ thuật toàn thân. Trong tập
luyện, cần phải luôn ý thức “Phòng ngự là tấn công và tấn công cũng là
phòng ngự”, không sử dụng kỹ thuật đơn điệu mà phải sáng tạo.
1.1.2.2. Hệ phái Goju-ryu
Được sáng lập vào năm 1930 bởi Chojun Miyagi, hệ phái này đã trở
thành một trong những trường phái chính ngày nay. Miyagi nghĩ rằng việc
tạo ra một trường phái mới là cần thiết và tập trung vào những kỹ thuật

10
đánh mạnh hơn. Kết quả là, ông quyết định đặt tên cho môn võ mới của
mình Goju-ryu Karate, có nghĩa là “cứng và mềm”, lấy cảm hứng từ các
quy luật của Kempo truyền thống Trung Quốc. Hệ phái thực hiện các kỹ
thuật phòng thủ mềm mại kết hợp hoàn hảo với các đòn tấn công, phản
công mạnh mẽ.
Miyagi là đệ tử của huyền thoại Sensei, Kanryo Higaonna, người
nổi tiếng với việc đưa 8 môn võ cụ thể mà ông đã học được từ võ thuật
Trung Quốc vào Karate và ông đã dạy cho học trò của mình.

Hình 4. Chojun Miyagi - người sáng lập Okinawan Goju Ryu Karate
(Nguồn: http://japan-karate.com/karatehistory.html)

Quan niệm của hệ phái này là “Chuyển động tròn” tức ứng dụng
trong phòng ngự hoặc tấn công muốn có hiệu quả tốt, phải xoay chuyển
liên động của các thành phần thân thể: hông, vai, cánh tay, chân …
Để hóa giải, bạn ứng dụng quán tính Moment (↑↔↓M=F. d ) vào
kỹ thuật để lực mạnh nhất phát sinh vào giai đoạn giữa, khi lực va chạm
đến sẽ bị triệt tiêu. Trong Goju Ryu, kỹ thuật được ước lượng tốc độ và
sức mạnh, những sức mạnh không có lợi sẽ bị loại bỏ dần, kết hợp với các
kỹ thuật nhu để cương nhu được nhuần nhuyễn tạo ra sức mạnh tối đa.
Hệ phái này chú trọng những điểm nhấn về các động tác nhanh-chậm-thả
11
lỏng kết hợp sự điều khí hít thở cơ bụng, các kỹ thuật ngắn gọn, chặt chẽ.
Phương pháp tập luyện có 3 cách:
- Luyện kỹ thuật Hachisabaki (Tám tám): Cánh tay xoay chuyển
theo hình số 8 tạo sự linh hoạt cho chân và hông. Phương pháp di chuyển
4 phương hướng chính 900 và 4 hướng chếch 450.
- Kakie (Quái thủ): Tạo sự niêm dính của hai cánh tay.
- Sanchin (Tam chiến): Bài quyền giúp tấn pháp kiên cố để phát
triển toàn diện.
1.1.2.3. Hệ phái Shito-ryu
Tên của hệ phái “Shito-ryu” có nguồn gốc từ hai võ sư Kenwa
Mabuni Sensei là: Ankō Itosu, một võ sư nổi tiếng của Shuri-te Karate,
và Kanryō Higaonna, một võ sư nổi tiếng của Naha-te Karate. Hệ phái
này đã được giới thiệu vào năm 1928 và sử dụng ước tính khoảng 50
bài quyền.
Kỹ thuật là chìa khóa cho hệ phái này, nó tập trung nhiều hơn vào
sức mạnh và các đòn tấn công mạnh mẽ – một trong những trường phái
tư tưởng tích cực ở Karate. Nó khám phá võ thuật cả bên trong lẫn bên
ngoài, kết hợp những tư thế mạnh mẽ mà chúng ta thấy trong Shotokan
để đưa vào nội lực và tập trung vào sức mạnh hơi thở, tương tự như
của Goju-ryu.
Hệ phái này với nội dung chủ đạo là: “Quán tưởng (nhìn thấy) đối
phương để có kỹ thuật phù hợp”.
Hệ phái này chú trọng các động tác nhanh nhẹn, tư thế đối kháng với
tấn cao di động hữu hiệu, ít sử dụng lực, không cứng nhắc nguyên tắc mà
sáng tạo phù hợp theo thể tạng mỗi người. Quan điểm của Hệ phái Shito
Ryu theo phương châm:
- Rakka (Cánh hoa rơi): Đón đỡ đòn tấn công của đối phương đến
như hứng đỡ cánh hoa đang rơi xuống mặt đất.
- Ryusui (Dòng chảy): Khi đỡ đòn tấn công của đối phương, ta phải
nương theo lực đánh của họ như dòng nước chảy chứ không đỡ trực tiếp.
- Ten-i (Hoán vị): Đòn tấn công của đối phương đến, chúng ta di
chuyển thích hợp theo một trong tám hướng với đòn tấn công đó.

12
- Kussin (Ẩn thân): Đòn tấn công của đối phương đến, chúng ta hóa
giải bằng cách co duỗi thân thể, tạo khoảng cách an toàn mà đòn tấn công
không thể va chạm được, ngay sau đó trở về vị trí cũ để phản công.
- Hangeki (Phản kích): Phòng ngự và tấn công là một (Công phòng
nhất thể), các bạn hóa giải được từ dự đoán được đòn tấn công của đối
phương và phản công ngay cử động đầu tiên. Tất cả phương pháp hóa giải
của Hệ phái Shito Ryu được tập luyện từ kỹ thuật căn bản đến quyền thức,
luôn ước lượng tốc độ, sức mạnh đối phương để áp dụng kỹ thuật có lợi
thế cho ta. Nếu bạn cảm thấy tình huống khoảng cách không có lực, hãy áp
dụng “Cánh hoa rơi”. Bạn hãy luôn soi rọi, tìm kiếm kẻ hở của đối phương
để có kỹ thuật phù hợp.

Hình 5. Ankō Itosu (1831 - 1915) Hình 6. Higashionna Kanryō


(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/ (1853 - 1915)
T%E1%BA%ADp_tin:Itosu_Anko.jpg) (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/File:Higaon-
na_Kanryo.jpg)

1.1.2.4. Hệ phái Shotokan Ryu


Shotokan có lẽ là một trong những hệ phái chính của Karate mà
chúng ta thường thấy ngày nay. Được sáng lập bởi Gichin Funakoshi, nó
được coi là nền tảng của Karate hiện đại, và Funakoshi thì được coi là một
trong những bậc thầy sáng lập của Karate hiện đại.

13
Hình 7. Gichin Funakoshi (1868-1957) - Người sáng lập Hệ phái Shotokan Ryu
(Nguồn: https://www.jkr-uk.org.uk/gichin-funakoshi)

Sinh ra tại cái nôi của Karate, Okinawa, năm 1868, ông được học
với một trong những bậc thầy Karate đáng kính trọng nhất lúc bấy giờ -
Yasutsune Azato. Sau khi chuyển đến Tokyo vào năm 1921, ông mang tất
cả kiến thức của mình vào đất liền để truyền dạy cho các võ sinh.
Cái tên “Shotokan” được tạo ra bởi chính Funakoshi, bắt chước bút
danh mà ông thường dùng để ký trong những bài thơ khi còn trẻ. Shotokan
sử dụng các kỹ thuật tuyến tính và dáng đứng rộng, mang lại sự cân bằng
và sức mạnh hơn cho võ sĩ. Shotokan được thiết kế để để tạo nên các đòn
tấn công nhanh chóng, mạnh mẽ trong khi cũng hoàn toàn thích nghi với
việc phòng thủ chính xác.
Hệ phái này với nội dung chủ đạo là: “Đòn đỡ cũng là đòn tấn công
dưới sự bộc phát của cường lực (Kime) cao nhất”. Trong đó:
- Sức mạnh: Tốc độ càng nhanh thì sức càng mạnh, cường lực càng
dũng mãnh mới xuyên phá được mục tiêu như khi luyện công phá. Bạn
phải tập trung sức mạnh bàn tay (hoặc chân) và khi va chạm phải xuyên
suốt bất kỳ vật cản nào mới mang lại hiệu quả. Trong đối kháng hiện đại,
khi một đòn đấm thuận vào trung tâm cơ thể đối phương, bạn dùng bàn
chân trước để xoay mũi chân sau về trước, tay cùng chiều với chân đấm
ra chuyển thân mình thành tấn trước, vai nghiêng 450 khi chân chạm đất
trước mặt. Hiệu quả của nó là ở cường lực xuyên phá.

14
Trong đối kháng truyền thống, lúc đối phương đang lao nhanh vào
tấn công bạn là thời điểm bạn sử dụng sức mạnh tối đa, chỉ cần một kỹ
thuật đá ngang (Yoko geri) cho hai lực nghịch cộng lại sẽ có hiệu quả tốt.
Đỡ bằng nắm đấm (Ken) để ngăn chặn đòn tấn công của đối phương trực
tiếp là lấy sức mạnh để phá vỡ sức mạnh.
- Tốc độ: Đỡ nhanh nhẹn, nhu nhuyễn. Nó thuần về kỹ thuật tay mở
(Sho), không va chạm trực tiếp, để linh hoạt dự bị cho những kỹ thuật phản
công ngay sau khi đỡ.
Đồng thời, người tập cần phải phối hợp tốt di chuyển thân pháp
nhanh nhẹn để thực hiện kỹ thuật. Những kỹ thuật căn bản nhưng được tập
luyện thường xuyên như: Jodan age uke, Chudan uchi uke, Gedan Barai
để được chuẩn xác phương hướng, phát lực hiệu quả. Sau đó, bạn tăng
tốc độ, di chuyển theo đòn tấn công của đối phương. Những kỹ thuật này
được biến thế qua kỹ thuật tay mở. Dạng này cũng được áp dụng trong
các quyền thức các bài quyền nhập môn chủ yếu là nắm tay. Khi quá trình
luyện tập lâu hơn, theo trình độ tăng tiến, bàn tay mở sẽ áp dụng nhiều hơn.
Đòn đỡ của Shotokan Ryu là Tốc độ + Sức mạnh = Kime.
1.1.3. Triết lý Karate
Nói về triết lý trong Karate người ta nói tới hai khía cạnh triết lý.
1.1.3.1. Triết lý ở góc độ võ thuật
Karate là một môn võ thuật Phương Đông, nó có nhiều mục tiêu để
phát triển và có nhiều hệ phái, mỗi hệ phái lại có quan điểm và triết lý khác
nhau, và ngay dưới thời “ đường trưởng” của mỗi võ đường cũng đã có
quan niệm khác nhau về triết lý Karate.
Theo Shotokan Funakoshi, mục đích cuối cùng của nghệ thuật
Karate không nằm trong chiến thắng hay thất bại mà là sự hoàn thiện nhân
cách của những ai đến với nó. Ở đây có hai quan niệm cần phải hiểu: “nghệ
thuật Karate” và “mục đích của Karate không ở sự chiến bại”. Nhằm dụng
ý hiểu Karate ở đây là vẻ đẹp và sự chiêm ngưỡng nó theo con mắt nghệ
thuật. Và câu thứ hai của thầy hàm ý rằng nó để rèn giũa nhân cách, hoàn
thiện bản thân. Vậy theo quan niệm của thầy Ghichin, Karate Shotokan
chính là “thiền võ”.
Với Đại sư Nakayama-Shotokan (người viết Karatedo Shinkyotei -
Phương pháp mới Karate) đã mang Karate phổ biến toàn thế giới với nhiều

15
quan điểm mới về triết lý Karate, “một Karateka luôn luôn chủ động trong
mọi tình huống”.
Với mỗi dòng phái, người ta có quan niệm về triết lý Karate khác
nhau. Karate là một môn võ Phương Đông toàn diện với nhiều hướng phát
triển, mỗi hướng phát triển lại có một triết lý riêng.
Chúng ta có thể tập luyện Karate với nhiều hệ phái, tại nhiều võ
đường với nhiều mục đích khác nhau:
- Để trở thành một Karateka.
- Trở thành một võ sỹ thi đấu chuyên nghiệp.
- Một võ sỹ Karate thi đấu thể thao.
- Một chiến binh.
- Một môn nghệ thuật (biểu diễn Karate).
- Nhiều quốc gia dạy Karate cho quân đội của mình hay cho các lực
lượng bảo vệ, vệ sỹ.
Trong Karate Kyohan, Funakoshi đã trích dẫn từ Tâm Kinh, vốn nổi
bật trong Phật giáo Shingon: “Sắc là tính không, tánh không là tự thân”
(shiki zokuze kū kū zokuze shiki). Ông giải thích “Kara” của Karate có
nghĩa là “thanh tẩy bản thân khỏi những suy nghĩ ích kỷ và xấu xa ... chỉ
với một tâm trí và lương tâm trong sáng, người tập mới có thể hiểu được
kiến ​​thức mà mình nhận được.”
Funakoshi tin rằng một người nên “khiêm tốn bên trong và bên ngoài
nhẹ nhàng”. Chỉ bằng cách cư xử khiêm tốn, người ta mới có thể mở ra
nhiều bài học của Karate. Điều này được thực hiện bằng cách lắng nghe
và tiếp thu những lời phê bình. Ông coi phép lịch sự là quan trọng hàng
đầu và cho rằng: “Karate chỉ được áp dụng đúng cách trong những trường
hợp hiếm hoi mà một người thực sự phải hạ gục người khác hoặc bị anh
ta hạ gục”.
Funakoshi không cho rằng việc một tín đồ sử dụng Karate trong một
cuộc đối đầu thực tế không quá một lần trong đời là điều bất thường. Ông
nói rằng các học viên Karate không bao giờ được dễ dàng bị lôi kéo vào
một cuộc chiến. Người ta hiểu rằng một cú đánh từ một chuyên gia thực sự
có thể đồng nghĩa với cái chết. Rõ ràng là những người sử dụng sai những
gì họ đã học sẽ mang lại sự sỉ nhục cho chính họ. Ông đã đề cao tính cách
của niềm tin cá nhân. Trong “thời kỳ khủng hoảng của công chúng, người

16
ta phải có can đảm... đối mặt với hàng triệu lẻ một đối thủ”. Ông đã dạy
rằng thiếu quyết đoán là một điểm yếu.
1.1.3.2. Triết lý về cuộc sống của Karate
Chính là con đường tìm ra chân lý cuộc sống của những ai đến với
Karate, những triết lý đó luôn cập nhật những tiến bộ của khoa học, triết
học, lịch sử.
Mỗi một võ sư, một võ sỹ, một chiến binh, và thậm chí mỗi võ sinh
đều tự tìm cho mình những triết lý phù hợp với bản thân, với xu thế thời
đại, để tự tìm cho mình câu trả lời, tập Karate để làm gì? Vì sao chúng ta
được sinh ra? Vì sao chúng ta phải chết?
Do xu hướng phát triển của xã hội, nhiều quan niệm triết lý không
còn phù hợp với từng thời kỳ nên nhiều võ đường, nhiều hệ phái đã không
thể tồn tại và phát triển. Cho dù triết lý của các dòng phái và các võ đường
có phức tạp như thế nào đi chăng nữa cũng không thể thoát ra khỏi ba quan
điểm triết lý: duy vật, duy tâm và không phân biệt. Và triết học đã chứng
minh trường phái duy vật bao giờ cũng chiếm ưu thế.
1.1.4. Phương pháp luyện tập Karate
Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật
cơ bản (“Kihon” theo tiếng Nhật), quyền (“Kata”) và tập luyện giao đấu
(“Kumite”).
- Kỹ thuật cơ bản (Kihon) được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản (kỹ
thuật đấm, động tác chân, các thế tấn) của môn võ. Đây là thể hiện “mặt
chung” của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận, ví dụ những bước
thực hành đòn đấm.
- Kata nghĩa là “bài quyền” hay “khuôn mẫu”, “bài hình”, tuy nhiên
nó không phải là các động tác múa. Các bài Kata chính là các bài mẫu vận
động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có
thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn
công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của Kata là hệ thống hóa lại các
đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài Kata đi từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp tùy theo trình độ và quá trình tập luyện của môn sinh.
Tuy nhiên nó không phải là các động tác múa.
- Kumite là các kỹ thuật đấu đối kháng bằng tay chân. Có hai hình
thức đấu đối kháng trong Karate là đấu va chạm và bán va chạm. Hiện nay,

17
luật Karate thế giới tổ chức cho các giải thế giới và khu vực như Seagames,
Asiad… chỉ dành cho thể loại đấu bán va chạm. Còn thể loại đấu va chạm
chỉ dành riêng cho các giải đấu của hệ phái Kyokushin và một số hệ phái
Karate được người Mỹ kết hợp với môn Kickboxing.
1.2. Sự hình thành và phát triển Karate trên thế giới
Nói đến môn võ Karate nhiều người vẫn lầm tưởng đó là môn võ của
Nhật Bản vì nó đã được phát triển và trở nên nổi tiếng ở Nhật Bản rồi từ
đó mới được truyền bá ra khắp năm châu nhưng thực ra nguồn gốc xuất xứ
của nó lại từ đảo Okinawa, một thuộc địa của Nhật trước đây. Okinawa
có nghĩa là: “Sợi dây thừng ngoài biển khơi”, một tên gọi tượng hình
đầy ý nghĩa vì đây là hòn đảo chính, hình thoi nằm trải dài trong quần
đảo Ryukyu, có một đầu hướng về Trung quốc, còn đầu kia lại hướng về
Nhật Bản. Chính do vị trí địa lý như vậy cho nên trong suốt một thời gian
dài Okinawa đã trở thành nơi tranh chấp quyền lợi giữa Trung Quốc và
Nhật Bản.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của Trung Quốc tới hòn đảo này lớn hơn
nên nền văn hóa của Trung Quốc đã xâm nhập vào Okinawa từ rất sớm và
trong đó có môn võ Thiếu Lâm. Theo sử sách ghi lại, môn quyền thuật này
có thể đã được truyền bá vào Okinawa từ thời nhà Đường (từ năm 618 đến
năm 906 sau Công nguyên). Đây là môn võ luyện tập chiến đấu bằng tay
không được người Okinawa rất hâm mộ, tích cực hưởng ứng tham gia tập
luyện và được gọi với tên mới là TODE. TO có nghĩa là nhà Đường, TODE
là Đường Thủ hay môn võ của nhà Đường.
Đến thế kỷ XIV khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Okinawa còn
chặt chẽ, đã có một cuộc di dân lớn của Trung Quốc sang Okinawa vào
năm 1393 và điều này đã góp phần thúc đẩy việc truyền bá và phát triển
mạnh mẽ của môn võ Thiếu Lâm trên hòn đảo này.
Năm 609, Okinawa bị lãnh chúa Satsuma xâm chiếm và đặt dưới sự
cai trị của Nhật Bản. Sợ dân chúng nổi dậy chống lại sự cai trị của mình,
người Nhật đã cấm dân chúng dùng vũ khí và người nào mang theo vũ
khí sẽ lập tức bị bắt và bị nghiêm phạt. Đến năm 1669, ngay cả các lò rèn
chuyên sản xuất các loại vũ khí dùng trong các ngày lễ cũng đã bị đóng
cửa. Sự nghiêm cấm hà khắc này đã thúc đẩy người dân Okinawa lén lút
tập luyện môn võ TODE để sử dụng chính bàn tay của mình làm vũ khí
chiến đấu. Ba võ đường đầu tiên là Shuri, Naha và Tomari đã được mở

18
dưới những căn hầm bí mật để tránh sự phát hiện của đế quốc Nhật. Tới
năm 1692, các võ sư trên một mặt trận thống nhất chống kẻ thù đã đổi
tên môn võ này thành Okinawa- te. “Te” có nghĩa là tay, còn Okinawa có
nghĩa là môn võ của Okinawa và người Okinawa đã sử dụng chính môn võ
này để chống lại kẻ thù.
Trải qua suốt một thời gian dài, mãi đến năm 1903, môn Okinawa-
te mới được Nhật công nhận và được phép đưa vào giảng dạy trong các
trường học ở Okinawa. Lúc này Okinawa-te đã được đổi tên thành Karate
Jutsu. Kara là tiếng Hán chỉ nhà Đường, Te là tiếng Okinawa chỉ tay, còn
Jutsu là tiếng Nhật có nghĩa là nghệ thuật. Như vậy danh từ Karate Jutsu đã
mang tính kết hợp của cả ba nền văn hóa: Trung Quốc - Okinawa - Nhật
bản và tên gọi này vẫn mang hàm ý gợi lại cội nguồn, xuất xứ của môn võ
thuật này.
Sau một buổi xem biểu diễn môn Karate Jutsu ở Nhật, Nhật Hoàng
Hirohito đã tỏ ra rất thích thú và ông đã đề nghị Bộ Giáo dục Nhật mời một
võ sư Okinawa lừng danh sang biểu diễn. Năm 1922, một võ sư lừng danh
và đồng thời cũng là một nhà trí thức nổi tiếng, ông Gichin Funakoshi,
người hiện nay đang được coi là Tổ sư của môn võ Karate hiện đại đã sang
biểu diễn ở Nhật. Sức thuyết phục qua những buổi biểu diễn của ông đã
dẫn đến kết quả là võ đường dạy Karate Jutsu đầu tiên đã được mở tại Đại
học Keio ở Tokyo vào năm 1924. Sau đó các trường đại học khác ở Tokyo,
Shoka Wascda cũng lần lượt mở các võ đường để truyền dạy môn võ này
và chẳng bao lâu sau số võ sinh theo học Karate Jutsu ở Nhật còn đông hơn
cả ở Okinawa. Năm 1930, một võ sư đồng môn của Funakishi là Mabuni
đã sang Osaka để truyền dạy hệ phái của mình. Hệ phái này về sau đã được
phát triển thành hệ phái Shito, còn hệ phái của Funakoshi là Shotokan. Ở
Okinawa1, một võ sư đồng môn khác với Mabuni là Miyagi cũng tách ra để
truyền dạy hệ phái của mình với tên gọi Goju (Go: cương, ju: nhu) nhưng
về cơ bản hệ phái này rất giống với hệ phái Shito của Mabuni. Sau này còn
rất nhiều hệ phái nữa đã kế tiếp nhau tiếp tục ra đời, và cho đến nay, theo
ước tính ở Nhật đã có tới trên 100 hệ phái.

1. Okinawa là đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyu và từng là trung tâm của vương quốc
Ryukyu. Năm 1879 quần đảo này được sáp nhập vào Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới
II, Okinawa được đặt dưới sự kiểm soát về hành chính của Mỹ. Ngày 15/5/1972, Okinawa
trở về với Nhật Bản. Hiện nay nó là đơn vị hành chính - tỉnh Okinawa (nằm ở cực Nam
của Nhật Bản).

19
Karate Jutsu đã phát triển rất nhanh ở Nhật và vào năm 1932 môn võ
này đã được đưa vào giảng dạy ở các trường học, đồng thời tên gọi Karate
Jutsu đã được rút gọn thành Karate. Tuy vẫn là chữ Karate nhưng lần này
từ Kara đã được hiểu là “trống không” chứ không phải là Trung Quốc như
lần trước, chữ Te vẫn có nghĩa là tay và chữ Do là đạo thay cho chữ Jutsu.
Như vậy người Nhật đã biến Karate thành môn võ của mình và kể từ đó đã
cải tiến môn võ này theo nguyên tắc khoa học, đơn giản và dễ tập với ba
nội dung cơ bản là: Kata (quyền), Kumite (đối quyền) và Kihon (kỹ thuận
căn bản). Tuy nhiên cho đến trước năm 1940, việc truyền dạy Karate chủ
yếu vẫn chỉ là các thế căn bản và các bài quyền đồng thời môn võ này cũng
chỉ được coi như là một môn thể thao thuần túy chưa có song đấu.
Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Karate mới bắt đầu được truyền
bá ra nước ngoài. Năm 1956, ông Tsutomu Ohshima đã mang Karate sang
phổ biến tại Mỹ và hiện nay đây là quốc gia có phong trào Karate phát triển
mạnh nhất ngoài Châu Á.
Chỉ sau một thời gian ngắn, Karate đã được phát triển rộng khắp
trên thế giới và vào năm 1960 Liên hiệp Karate Thế giới (World Union of
Karate Organizations) viết tắt là WUKO đã được thành lập. Tổ chức này
chịu trách nhiệm định kỳ tổ chức các giải vô địch Karate thế giới và Giải
vô địch Karate thế giới lần thứ nhất đã được tổ chức tại Nhật vào năm
1970, lần thứ 2 được tổ chức tại Pháp vào năm 1972 và lần thứ 3 ở Los
Angeles - Mỹ vào năm 1975.
Năm 1994, các Liên đoàn Karate quốc gia trên thế giới đã họp và
thống nhất đổi tên tổ chức này thành Liên đoàn Karate Thế giới (World
Karate Federation) với hơn 100 nước thành viên (tính đến thời điểm lúc
đó) và Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức. Liên đoàn Karate
Thế giới có nhiệm vụ chỉ đạo và định hướng hoạt động của các Liên đoàn
Karate châu lục và khu vực; thúc đẩy sự phát triển của môn KARATE
và đẩy nhanh tiến trình thực hiện các công việc, thủ tục cần thiết để đưa
Karate trở thành môn thể thao thi đấu Olympic.
* Những cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Karate trên
thế giới:
Từ miền “đất tổ” Okinawa, Karate đã phát triển ồ ạt tại Nhật Bản.
Có thể nói đây là miền đất hứa của nó. Và từ Nhật Bản, môn võ Karrate đã
được truyền bá khắp thế giới.

20
- 1905: Karate được đưa vào chương trình giáo dục thể chất của
Okinawa ở trình độ trung cấp.
- 1917: Funakoshi trình diễn Karate công khai đầu tiên.
- 1922: Funakoshi được Tiến sĩ Jano Kano mời đến biểu diễn tại
Kodokan Dojo, đưa Karate đến Nhật Bản.
- 1924: Câu lạc bộ karate đại học đầu tiên được thành lập tại Nhật
Bản, tại Đại học Keio.
- Những năm 1930: Karate đến Canada.
- 1936: Các võ sư Okinawa họp bàn về karate ở Okinawa, một cuộc
họp do tờ báo Ryukyu Shimpo tài trợ.
- 1939: Nhật Bản mở Shoto-Kan, trường đào tạo chính thức đầu tiên
của nước này.
- Năm 1945: Võ đường đầu tiên được mở tại Hoa Kỳ.
- Năm 1949: Hiệp hội Karate Nhật Bản (JKA - Japan Karate
Association) - Cơ quan quan trọng nhất về Karate được thành lập. Tổ chức
này được công nhận bởi chính phủ Nhật, với mục tiêu quảng bá và phát
triển Karate.
- Những năm của thập niên 1950: Karate du nhập vào Châu Âu bởi
các võ sư Nhật Bản, chủ yếu từ Hiệp hội Karate Nhật Bản (JKA)
- Những năm 1960: Karate đến Liên Xô, bị cấm và bỏ cấm nhiều lần
trong ba thập kỷ tiếp theo.
- Năm 1961: Jacques Delcourt được bổ nhiệm làm Chủ tịch Liên
đoàn Karate Pháp, giai đoạn đó là thành viên liên kết của Liên đoàn Judo
Pháp. Năm 1963, ông mời sáu liên đoàn Châu Âu nổi tiếng khác (Ý, Anh,
Bỉ, Đức, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha) đến Pháp để tham dự sự kiện Karate
quốc tế lần đầu tiên. Vào tháng 12 năm đó, sáu trong số bảy liên đoàn đã
tập trung tại Paris, nơi sẽ là Đại hội Karate Châu Âu đầu tiên, với mục đích
cải thiện và tổ chức các giải đấu Karate giữa các quốc gia của họ. Cần lưu
ý rằng việc thống nhất các phong cách Karate khác nhau là không thể, vì
vậy họ quyết định thống nhất trọng tài.
- Năm 1963: Liên đoàn Karate Châu Âu (European Karate Federation
- EKF) được thành lập. Đây là một trong năm liên đoàn lục địa được Liên

21
đoàn Karate Thế giới công nhận. Cơ quan này có chức năng quản lý các
môn Karate thi đấu tại hơn 50 quốc gia trên khắp Châu Âu. Mục tiêu là
quảng bá, tổ chức, điều chỉnh và phổ biến môn thể thao Karate. Kể từ năm
1966, nó đã tổ chức Giải vô địch Karate Châu Âu.
- Năm 1964: France Shotokan Karate được thành lập tại Pháp.
- Năm 1965: Liên minh Karate Châu Âu được thành lập, Jacques
Delcourt được bầu làm Chủ tịch. Năm sau, Giải vô địch Karate Châu Âu
đầu tiên được tổ chức tại Paris. Sự kiện đã thu hút khoảng ba trăm khán
giả và được chiếu trên truyền hình trực tiếp; tuy nhiên, nó đã bị chỉ trích vì
quá bạo lực vì có nhiều vết thương trên mặt. Hội đồng EKU đã có những ý
kiến ​​khác nhau về nguồn gốc của chấn thương, với các ý kiến ​​khác nhau,
từ vi phạm quy tắc quá mức cho đến thiếu kỹ năng điều tiết và ngăn chặn.
Vấn đề này đã được giải quyết một phần nào đó tại khóa học trọng tài đầu
tiên, được tổ chức ở Rome. Ở đây, các quy tắc trọng tài đã được hài hòa
bằng cách sử dụng các quy tắc JKA làm cơ sở.
- Năm 1970, Liên đoàn Karate Quốc tế (IKU) được thành lập bởi
Jacques Delcourt với nỗ lực tổ chức Karate ở cấp độ thế giới. Khi nghe
điều này, Ryoichi Sasakawa, Chủ tịch Liên đoàn Tổ chức Karate Nhật Bản
(FAJKO), tổ chức sau này đổi tên thành Liên đoàn Karate Nhật Bản (JKF),
đã đến Pháp để thảo luận về việc thành lập một cơ quan quản lý quốc tế.
IKU nhanh chóng bị giải tán và một tổ chức mới được thành lập giữa EKU
và liên đoàn Nhật Bản, và được gọi là Liên minh các tổ chức Karate Thế
giới (WUKO).
- Năm 1973, Liên đoàn Karate Châu Á (Asian Karate Federation -
AKF) là cơ quan quản lý Karate thể thao của khoảng 39 quốc gia thuộc
liên đoàn Karate ở Châu Á. AKF là một tổ chức phi lợi nhuận và thực hiện
các hoạt động của mình theo phương thức nghiệp dư tuân thủ các nguyên
tắc được quy định trong Hiến chương Olympic, được Liên đoàn Karate
Thế giới, cơ quan quản lý quốc tế lớn nhất về Karate với hơn 180 quốc
gia thành viên công nhận. Đây là tổ chức Karate duy nhất được Ủy ban
Olympic Quốc tế công nhận và có hơn 50 triệu thành viên. AKF tổ chức
Giải vô địch Karate Châu Á, Giải vô địch AKF dành cho lứa tuổi thiếu niên
và cao cấp hai năm một lần giữa Thế vận hội Olympic và Thế vận hội Châu
Á và tham gia Giải vô địch Karate thế giới WKF.

22
- Năm 1975: Liên đoàn Karate Panamerican (PKF) là cơ quan quản
lý Karate thể thao của khoảng 37 quốc gia thuộc liên đoàn Karate quốc
gia ở Châu Mỹ. PKF có tên gọi ban đầu là PUKO (Panamerican Union of
Karate Organization) với 13 quốc gia sáng lập ra PUKO tại Long Beach,
California, USA. Đến năm 1995 chính thức đổi tên thành Panamerican
Karate Federation. PKF được công nhận hợp lệ bởi Liên đoàn Karate Thế
giới.
- Năm 1985, Liên minh các tổ chức Karate Thế giới (The World
Union of Karate Organization) được Ủy ban Olympic Quốc tế (International
Olympic Committee) chính thức công nhận là ban tổ chức chính thức của
Karate.
- Năm 1989: Karate được hợp pháp hóa một lần nữa tại Liên Xô.
- WUKO đã cố gắng thống nhất với Liên đoàn Karate Truyền thống
Quốc tế (the International Traditional Karate Federation - ITKF) vào năm
1990 để thành lập WKF; tuy nhiên, nỗ lực này đã thất bại và nhóm WUKO
đã rời đi để tự thành lập WKF.
- Năm 1990, Liên đoàn Karate Thế giới (WKF - World Federation)
được thành lập, trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha. Đây là cơ quan quản lý
thể thao Karate quốc tế lớn nhất với 191 quốc gia thành viên hiện nay, cũng
là tổ chức Karate duy nhất được Ủy ban Olympic quốc tế công nhận và
có hơn mười triệu thành viên. WKF tổ chức Giải vô địch Karate Thế giới
dành cho lứa tuổi thiếu niên và cao cấp hàng năm.
- Vào đầu những năm 1990, việc Hidetaka Nishiyama từ chối liên
kết tổ chức ITKF của mình với Liên minh các tổ chức Karate Thế giới
(WUKO) đã khiến Ủy ban Olympic quốc tế đình chỉ việc công nhận
WUKO là cơ quan quản lý quốc tế của Karate nghiệp dư. ITKF và WUKO
đã được hợp nhất và tạo thành một tổ chức Karate thống nhất, nhưng điều
này đã không xảy ra. WUKO cuối cùng sát nhập cùng Liên đoàn Karate
Thế giới vào cuối năm 2008.
- Vào tháng 8 năm 2016, Karate được thông báo sẽ tham gia Thế vận
hội mùa hè năm 2020.
* Những nhân vật quan trọng trong lịch sử phát triển Karate
- Gichin Funakoshi: Người sáng lập Shotokan.

23
- Tiến sĩ Jano Kano: Người sáng lập Judo Nhật Bản.
- Sakukawa Kanga: Một trong những người Okinawa đầu tiên đến
Trung Quốc học tập Karate.
- Itosu Anko: Thường được gọi là “Ông tổ của Karate”, đã đưa
Karate đến các trường học ở Okinawa và đơn giản hóa nó để tăng cường
sự chấp nhận của công chúng.
- Chojun Miyagi: Được đặt tên theo phong cách Gōjū-ryū.
- Hironori Otsuka: Người sáng lập ra phong cách Wadō-ryū.
- Kenwa Mabuni: Người sáng lập ra phong cách Shitō-ryū.
* Karate trong phim và văn hóa đại chúng
Karate được lan truyền nhanh chóng ở Phương Tây thông qua văn
hóa đại chúng. Trong tiểu thuyết phổ biến những năm 1950, Karate đôi khi
được mô tả bằng những thuật ngữ gần như thần thoại, và các chuyên gia
phương Tây về chiến đấu không vũ trang hầu như không mấy am tường về
môn võ thuật Phương Đông này.
Trong những năm 1960, sau khi môn Judo được đưa vào Thế vận hội
Tokyo 1964 thì ngày càng có nhiều sự quan tâm của Phương Tây đối với
võ thuật Nhật Bản, đặc biệt là Karate.
Đến những năm 1970, phim võ thuật (đặc biệt là phim kung fu và
phim về Lý Tiểu Long của Hồng Kông) đã trở thành một thể loại chính
thống và tạo ra «cơn sốt kung fu», đưa Karate và các môn võ thuật Châu
Á khác trở nên phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, xu hướng khán giả Phương
Tây vào thời đó thường không phân biệt rõ các môn võ thuật Châu Á khác
nhau giữa Karate, kungfu và Taekwondo.
Với bộ phim The Karate Kid (Tiểu anh hùng Karate) vào năm
1984 và các phần tiếp theo của nó là The Karate Kid, Phần II (1986),
The Karate Kid, Phần III (1989) và The Next Karate Kid (1994) là
những bộ phim hư cấu kể về một thanh thiếu niên Mỹ bước vào môn
Karate. Thành công của The Karate Kid đã làm Karate phổ biến hơn nữa
(trái ngược với võ thuật Châu Á nói chung) trong nền văn hóa đại chúng
chính thống của Mỹ.
Ngoài ra, còn có Karate Kommandos là một chương trình hoạt hình

24
dành cho trẻ em, với sự xuất hiện của diễn viên nổi tiếng Chuck Norris
với những bài học đạo đức đầy giá trị có trong mỗi tập phim. Lúc bấy giờ,
nhiều ngôi sao điện ảnh khác như Bruce Lee, Chuck Norris, Jackie Chan,
Sammo Hung, và Jet Li cũng xuất hiện từ một loạt các môn võ thuật khác
đã góp phần thu hút chú ý của người xem.
1.3. Khái quát sự phát triển Karate ở Việt Nam
Môn Karate được phát triển mạnh mẽ ở nước ta do tính khoa học
và hiệu quả tập luyện của nó cộng với chủ nghĩa anh hùng dân tộc và tinh
thần thượng võ của người dân Việt Nam.
Karate là một trong những môn thể thao có vị trí quan trọng trong hệ
thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, đồng thời là môn thể thao
mũi nhọn trong chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của ngành Thể
dục Thể thao, và cũng là một trong những môn học chính thức của sinh
viên các trường cao đẳng và đại học Thể dục Thể thao.
Dưới đây là một số cột mốc quan trọng của quá trình phát triển
Karate ở Việt Nam:
- Sau năm 1945, Huế phát triển hệ phái Goju do một người Nhật tên
là Suzuki Choji ở lại nước ta sinh sống (kết hôn với một phụ nữ ở Huế là
Nguyễn Thị Minh Lệ) và lấy tên Việt là Phạm Văn Phúc. Ông là người
sáng tổ hệ phái Suzucho Karate, người đầu tiên gieo mầm hạt giống Karate
ở Việt Nam. Sinh nhật của ông, ngày 10 tháng 6 thường niên, được coi là
ngày truyền thống của hệ phái Suzucho Karate.
- Năm 1966, Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hệ phái Kyokyushin
do công võ sư Hồ Cẩm Ngạc truyền bá.
- Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Karate mới thực
sự được truyền bá và phát triển rộng khắp.
- Năm 1980, được sự quan tâm đầu tư của Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố và sự khuyến khích của các Sở TDTT, đã thành lập được một số
các câu lạc bộ tập luyện.
- Năm 1984, một số giải thi đấu Karate đã được tổ chức và năm 1987
hội thảo Karate tại Huế đã thống nhất sử dụng Luật thi đấu Karate. Tháng
7 năm 1988 giải Huế hữu nghị được tổ chức và đến tháng 6 năm 1989 giải

25
hữu nghị Hà Nội cũng đã được tổ chức.

Hình 8. Suzuki Choji (1919 - 1995) - (Thập Đẳng Huyền Đai Suzucho Karate -
Học trò nổi danh: Đoàn Đình Long, Lê Công, Lê Văn Thạnh)
(Nguồn: https://www.trungaf.com/2017/01/vo-su-suzuki-choji-sang-to-he-phai.html)

- Tháng 7/1988, Karate Hà Nội chính thức được Thầy Yaramora (Nhật
Bản - huyền đai đệ lục đẳng) huấn luyện theo hệ phái Karate-Shotokan.
- Tháng 7 năm 1989, Sở Thể dục Thể thao Hà Nội và liên đoàn
Karate Hà Nội qua con đường hợp tác và giao lưu về thể dục thể thao, đã
mời thầy Yaramora huyền đai đệ lục đẳng sang huấn luyện chính thức. Từ
đây, môn võ Karate thuộc hệ phái Shotokan đã có dịp du nhập vào Việt
Nam.
- Tháng 8 năm 1991, Giải vô địch Karate toàn quốc lần thứ nhất
được tổ chức.
- Bắt đầu từ năm 1995, Tổng cục Thể dục Thể thao đã tổ chức thi
đấu và tiến hành phong cấp (từ cấp I đến cấp kiện tướng) cho các vận động
viên Karate trong các giải tranh cúp vô địch cũng như giải trẻ toàn quốc.
Trong những năm gần đây, Karate Việt Nam đã không ngừng phát
triển cả về số lượng cũng như chất lượng tập luyện và điều này đã được
khẳng định bằng các tấm huy chương mà các tuyển thủ Karate Việt Nam
đã mang về từ các cuộc tranh tài quốc tế cũng như khu vực:

26
- Trần Văn Thông trở thành huyền thoại của Karate Việt Nam với
tấm HCB ASIAD tại Hiroshima - 1994.
- Phạm Hồng Hà gặt hái vô số thành tích choáng ngợp: 3 lần vô
địch SEA Games (1997, 1999, 2001), Huy chương bạc Asiad 1994, Huy
chương đồng Cúp nữ thế giới 1997… Năm 1999, Phạm Hồng Hà trở thành
vận động viên Karate đầu tiên của Việt Nam giành giải vô địch Karate
Châu Á.
- Nguyễn Hoàng Ngân (được mệnh danh là “nữ hoàng Kata”) đã
giành HCV Giải vô địch Karate thế giới - 2008 tại Tokyo (Nhật Bản). Năm
2009, cô tiếp tục đoạt HCV nội dung quyền (Kata) đơn nữ tại Đại hội thể
thao thế giới 2009 tại Cao Hùng, Đài Loan.
- Nguyễn Minh Phụng (võ sĩ người Bình Dương) giành HCV nội
dung đồng đội ở tuổi 18 (SEA Games 25 - năm 2009, HCB cá nhân, HCB
đồng đội (SEA Games 26 - năm 2011), HCĐ cá nhân (SEA Games 27 -
năm 2013). Ở SEA Games 29 - năm 2017, Minh Phụng tiếp tục giành
HCV đồng đội và HCV cá nhân hạng cân trên 75kg. Tháng 8/2018, anh
giành HCB hạng cân 84 kg ASIAD.
- Lê Bích Phương là VĐV duy nhất giành HCV cho đoàn Thể thao
Việt Nam tại Asiad Quảng Châu 2010. Đến với SEA Games 26, Bích
Phương tiếp tục chứng tỏ tài năng của mình khi xuất sắc dành HCV môn
võ Karate mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và vất vả.
- Năm 2013, tại giải đấu tiền SEA Games 27 (Philippines), đội tuyển
Karate Việt Nam đã giành được 6 HCV, 7 HCB và 13 HCĐ xếp thứ ba
toàn đoàn.
- Năm 2017, tại SEA Games 29 (tổ chức tại Malaysia), Karate Việt
Nam đã mang về thắng lợi lớn với 5 HCV (03 HCV cá nhân: Nguyễn Thị
Hồng Anh, Hồ Thị Thu Hiền và Nguyễn Minh Phụng. 02 HCV đồng đội:
Kata nữ Việt Nam gồm Lê Thị Khánh Ly, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị
Phương vượt qua chủ nhà Malaysia với tỷ số 4-1 và giành HCV ở nội dung
đồng đội nữ; Đội Kumite nam Việt Nam gồm Hồ Quang Vũ, Lê Minh
Thuận, Nguyễn Văn Hải, Phạm Minh Nhật thắng tuyệt đối 3-0 trước Thái
Lan ở trận chung kết). Tháng 9/2017, Nguyễn Thị Ngoan giành HC vàng
hạng 61kg giải K1 thế giới tại Leipzig, Đức (giải có 98 võ sĩ tranh tài ở
hạng 61 kg nữ).

27
- Năm 2019, tại SEA Games 30 (tổ chức tại Philippines), bước vào
trận chung kết nội dung Kata đồng đội nữ, đội tuyển Việt Nam gồm: Lưu
Thị Thu Uyên, Lê Thị Khánh Ly và Nguyễn Thị Phương đã giành chiến
thắng với điểm số 25,4 để đoạt HCV. Trước đó, Nguyễn Thanh Duy cũng
đã đánh bại đối thủ Indonesia 2-1 ở chung kết hạng cân dưới 60kg nam để
đoạt HCV.
Karate Việt Nam tiếp tục đóng góp với 5 HCV (Nguyễn Thanh Duy,
Lưu Thị Thu Uyên, Lê Thị Khánh Ly, Nguyễn Thị Phương).
- VKF/VKA (Liên đoàn/ Hiệp hội Karate Việt Nam): Thật đáng tiếc,
cho đến thời điểm này, vì nhiều lý do mà Việt Nam vẫn chưa có Liên đoàn/
Hiệp hội Karate chính thức.
1.4. Xu thế phát triển của Karate
Karate là môn võ thuật truyền thống của Nhật Bản, với mục đích
rèn luyện thể chất và tinh thần. Cuối thập niên 1950, trong xu thế giao lưu
và phát triển, một khuynh hướng mới được hình thành, đó là thể thao hóa
Karate, mà biểu hiện rõ nhất là chấp nhận thi đấu và tổ chức các giải đấu
cấp vùng, quốc gia, và quốc tế. Sau những tranh cãi quyết liệt, cuối cùng
khuynh hướng mới thắng thế, góp phần giúp Karate phát triển phổ cập đến
nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, còn nhiều võ sư, trong đó có Tổ sư
Funakoshi Gichin vẫn kiên định quan điểm truyền thống của mình.
Thập niên 1960, thầy Suzuki Choji du nhập môn Karate vào Việt
Nam cũng với tinh thần Võ đạo truyền thống của Tổ sư Funakoshi Gishin;
Không cho phép dùng võ đánh người và nghiêm cấm tuyệt đối không được
giao thủ với người khác phái, không được thượng đài tranh thắng thua...
Tháng 12/1987, “Hội nghị hội thảo toàn quốc về Karate” lần đầu tiên
tổ chức tại Huế, đánh dấu bước đầu Hệ phái Suzucho Karate tiếp cận nền
Karate quốc tế hiện đại.
Đặc biệt, tháng 7/1989, tại Hà Nội, sau đợt tập huấn với chuyên gia
của Hiệp hội Karate Nhật Bản - Võ sư Yamamura, Hệ phái Suzucho Karate
đứng trước sự lựa chọn: giữa con đường Võ đạo truyền thống của thầy
Chưởng môn Suzuki Choji, và xu thế thể thao hoá của thời đại. Trong lúc
hầu hết cao đồ của thầy Suzuki Choji hòa theo khuynh hướng thể thao hóa
môn võ thuật truyền thống Karate, Võ sư Nguyễn Văn Dũng (Phân đường
Nghĩa Dũng Karate) kiên định con đường của thầy mình: Duy trì truyền

28
thống, kết hợp với tinh hoa của Karate quốc tế hiện đại. Coi trọng kỹ thuật
căn bản, quyền pháp, kỹ năng tự vệ, rèn luyện sức khoẻ, và tu dưỡng phẩm
chất đạo đức. Tuy chương trình huấn luyện có nội dung thi đấu, nhưng
không vì mục đích tranh giành huy chương; mà coi thi đấu là phương thức
để giao lưu, học hỏi, kiểm tra mình, thể hiện mình, và phát hiện tài năng
Karate cho thể thao nước nhà.
Karate đã chính thức được đưa vào chương trình thi đấu của Olympic
từ Tokyo 2020. Môn võ này sẽ là một hướng đi mới của thể thao Việt Nam
trong việc tiếp cận và giành huy chương Olympic.
Ngày nay, Karate là môn võ nổi tiếng khắp thế giới và có hàng vạn
võ sinh theo học. Tại Việt Nam, môn võ huyền thoại Karate cũng phát
triển không kém. Hiện nay, bộ môn Karate đã có mặt ở 63 tỉnh thành trong
cả nước. Mặc dầu có đến 6 hệ phái Karate ở Việt Nam hiện nay (Suzucho
Ryu, Kyokushinkai Ryo, Shotokan Ryu, Shito Ryu, Goju Ryu, Wado Ryu),
nhưng với sự nỗ lực của Liên đoàn Karate các tỉnh thành và của Bộ môn
Karate Tổng cục TDTT, chương trình huấn luyện và thi đấu môn võ này
dần dần được thống nhất trên cả nước theo Luật thi đấu của Liên đoàn
Karate Thế giới (WKF).
1.5. Các Liên đoàn châu lục và các hoạt động của Liên đoàn Karate
thế giới
1.5.1. Liên đoàn Karate thế giới (The World Karate Federation - WKF)
Liên đoàn Karate Thế giới (WKF) là cơ quan quản lý quốc tế lớn
nhất về Karate thể thao với 188 quốc gia thành viên. Nó được thành lập
vào năm 1990, là tổ chức Karate duy nhất được Ủy ban Olympic Quốc tế
công nhận và có hơn mười triệu thành viên. WKF tổ chức Giải vô địch
Karate Thế giới dành cho lứa tuổi thiếu niên và cấp cao, được tổ chức hàng
năm. Chủ tịch của WKF là Antonio Espinos, và trụ sở chính được đặt tại
Madrid, Tây Ban Nha. Các phong cách được WKF công nhận là Gōjū-ryū,

29
Shitō-ryū, Shotokan và Wadō-ryū.

Hình 9. Logo Liên đoàn Karate thế giới

WKF bao gồm 188 quốc gia ở năm châu lục với hơn 10 triệu thành
viên. Năm Liên đoàn châu lục đại diện trong WKF bao gồm: Liên đoàn
Karate Châu Á; Liên đoàn Karate Châu Âu; Liên đoàn Karate châu Châu
Đại Dương; Liên đoàn Karate Châu Mỹ; Liên đoàn Karate châu Phi.
1.5.2. Các sự kiện chính của Liên đoàn Karate thế giới
1.5.2.1. Tokyo 1970 - First World Championships
Quy mô và tầm quan trọng của Giải vô địch thế giới WUKO đầu tiên
ở Tokyo, 1970 là chưa từng có đối với thế giới Karate vì nó bao gồm:
- 33 quốc gia.
- Các hạng đấu Kumite cá nhân và đồng đội nam mở rộng.
Thành công, quy mô và tác động truyền thông của sự kiện ngay lập tức
được toàn thế giới công nhận như một cột mốc sáng tạo trong sự phát triển
của môn thể thao Karate. Kể từ đó, cuộc thi đã được hoàn thiện đến mức độ
tinh vi không thể so sánh được về chất lượng kỹ thuật Karate và được tín
nhiệm như một sự kiện thể thao giới thiệu đến hàng triệu người tập Karate
ở khắp mọi nơi trên thế giới thông qua các công cụ truyền thông hiện đại.
1.5.2.2. Chuyển đổi sang WKF
Sự hợp nhất của một số tổ chức mới trong những năm 1990 đã khiến
số thành viên của WUKO tăng lên 150 Liên đoàn Quốc gia. Do đó, cần có
một cái tên mới phản ánh chính xác hơn quy mô và phạm vi của tổ chức.
Tên của tổ chức quốc tế đầu tiên đại diện cho Karate thể thao do đó đã
được đổi thành Liên đoàn Karate Thế giới (WKF) vào ngày 20 tháng 12
năm 1992.
1.5.2.3. Tiến hóa cạnh tranh WKF
Giải vô địch thế giới Tokyo đã mở đường cho một sự phát triển vượt

30
bậc trong cuộc thi Karate quốc tế trong ba thập kỷ tiếp theo.
Sự kiện khai mạc đó chỉ bao gồm Kumite đồng đội nam và cá nhân.
Các bộ phận Kata đã được giới thiệu và nữ giới lần đầu tiên được đưa vào
Giải vô địch thế giới Madrid vào năm 1980. Cuộc thi hiện tại bao gồm tổng
cộng 4 bộ phận Kata nam và nữ và 12 bộ phận Kumite nam và nữ.
Việc kết hợp các bộ phận dành cho người khuyết tật vào Giải vô địch
thế giới có ý nghĩa đặc biệt. Phản ứng tích cực của công chúng đối với
những vận động viên đặc biệt này đã chứng thực nhận thức về Karate như
một hoạt động mà tất cả nhân loại có thể tham gia.
1.5.2.4. Công nhận của IOC
Sự phát triển đáng kể của WKF trong suốt những năm 1980 và 1990
đã dẫn đến một tổ chức hợp nhất đại diện đầy đủ cho Karate thể thao ở cấp
độ quốc tế.

Hình 10. Chứng nhận WKF là cơ quan quản lý Karate thể thao duy nhất
trên thế giới của IOC

Tính hợp pháp này được khẳng định vào năm 1999, khi IOC chính thức
công nhận WKF là cơ quan quản lý Karate thể thao duy nhất trên thế giới.
1.5.2.5. Đối tác toàn cầu WKF
Liên đoàn Karate Thế giới là thành viên của các Tổ chức Quốc tế
hàng đầu:
- Association of IOC Recognised Intrenational Sports Federation
(ARISF).
31
Hình 11. Logo của ARISF

- Intrenational World Games Association

Hình 12. Logo của IWGA

- Intrenational Sports Federation

Hình 13. Logo của ISF

32
1.5.2.6. Con đường Olympic
- Năm 2004, IOC đã chọn Karate như một môn thể thao ứng cử viên
để đưa vào Thế vận hội Olympic mùa hè 2012.
Con đường phức tạp này đã khuyến khích Karate trải qua sự phát
triển lớn và tạo điều kiện cho việc giới thiệu các cải tiến để đảm bảo sự
tham gia an toàn của các vận động viên trong một môn thể thao hiện đại,
thu hút, hấp dẫn người xem.
1.5.2.7. Tạo biểu tượng “K” - Đường đến Olympic
WKF đã ba lần kiến nghị IOC xem xét việc đưa Karate vào Thế vận
hội Olympic.
Một chiến dịch vào năm 2012 nhằm mục đích thể hiện nỗ lực được
áp dụng và sự phát triển của môn thể thao Karate để phù hợp với tất cả
các lý tưởng Olympic trong hành trình của nó trên “Con đường Olympic”.
Chiến dịch này đã tiếp cận hàng triệu người ủng hộ được xác định
bằng biểu tượng “K”, biểu tượng này đã trở thành biểu tượng và khát vọng
Olympic của Karate.
1.5.2.8. Sự tiến triển như một môn thể thao
- Trong số nhiều tiến triển mà Dự án Olympic tạo điều kiện, hầu hết
đều hướng tới việc thay đổi bản chất của cuộc thi để cải thiện các hoạt
động thể thao và tạo ra các sự kiện hấp dẫn người xem.
- Một trong những thay đổi rõ ràng nhất đã có tác động lâu dài đến
thị giác là bố cục cuộc thi, hiện bao gồm bốn khu vực được căn chỉnh trong
đấu vòng loại và một khu vực đẳng cấp cao ở vòng chung kết.
- Những thay đổi này đã khiến cho các cuộc thi đấu Karate trở nên
gần gũi đối với người hâm mộ, hấp dẫn hơn về mặt hình ảnh và đã làm rõ
các hoạt động trọng tài với các quy tắc khách quan hơn, đơn giản hơn và
công bằng hơn.
- Bình đẳng giới, sự kết hợp các vận động viên khuyết tật và các
nhóm tuổi khác nhau vào các bộ phận cạnh tranh, thi đấu đã làm gia tăng
đáng kể sự tham gia của các vận động viên.
- Quy trình phê duyệt bốn năm một lần đảm bảo việc kết hợp các

33
thiết bị bảo vệ hiện đại đã tối đa hóa cho sự an toàn của vận động viên.
- Việc áp dụng chương trình chống doping của WADA hiện đảm bảo
tính minh bạch trong cạnh tranh và giáo dục những người tham gia về tầm
quan trọng của việc luyện tập một môn thể thao trong sạch.
- Sự phát triển đáng kể công nghệ phủ sóng của truyền hình và
Internet đã mang lại những cuộc thi đấu WKF trực tiếp cho mọi người và
đã cho phép Karate có vị trí xứng đáng trong số các sự kiện thể thao quốc
tế được cả thế giới theo dõi.
1.5.2.9. Trọng tài và các cuộc thi đấu
Công tác trọng tài là không thể thiếu đối với chức năng WKF. Họ
tích cực hợp tác để hoàn thiện các quy tắc thi đấu nhằm đảm bảo sự cạnh
tranh của WKF công bằng và khách quan nhất có thể thông qua các chương
trình đào tạo và đánh giá liên tục. Những điều này khuyến khích việc kết
hợp các trọng tài mới và duy trì năng lực của các trọng tài đủ tiêu chuẩn.
1.5.2.10. Các giải vô địch thế giới, sự kiện thể thao Karate hàng đầu
- Sự phát triển của Karate với tư cách là một môn thể thao được phản
ánh chính xác trong sự thay đổi bản chất của các Giải vô địch thế giới trong
bốn thập kỷ qua.
- Giải vô địch thế giới mới đây kéo dài 5 ngày bao gồm 1.200 vận
động viên đến từ hơn 100 quốc gia và thu hút hàng nghìn người ủng hộ
đến các sân vận động, với hàng triệu lượt theo dõi khác qua truyền hình
và Internet.
1.5.2.11. Môn Karate như phương tiện thể thao giải trí trên Internet
và truyền hình
- Những kỳ vọng được tạo ra bởi Giải vô địch thế giới ngày nay đòi hỏi
sự lan tỏa toàn cầu. WKF tạo ra các tín hiệu vệ tinh qua đó các kênh truyền
hình và Internet có thể cung cấp các cuộc cạnh tranh trực tiếp với độ nét cao.
- Giải vô địch thế giới được truyền hình trực tiếp tại hơn 120 quốc
gia và kênh WKF YouTube cũng cho phép những người còn lại truy cập
vào các sự kiện này ở độ nét cao.
1.5.2.12. Sự lan tỏa của các cuộc thi của WKF trên toàn thế giới

34
- WKF và các Liên đoàn Lục địa đã tổ chức các cuộc thi hàng năm
và định kỳ 6 tháng một lần cho nam và nữ sinh viên các trường quân sự,
theo các cấp độ từ sơ đến trung, trung cấp.
- Các cuộc thi này diễn ra trên toàn thế giới với sự chứng thực của
188 Liên đoàn Quốc gia và bất kỳ ai cũng có thể theo dõi chúng từ bất kỳ
điểm nào trên hành tinh.
- Ước tính có khoảng 100 triệu cá nhân tham gia với Karate và kênh
Internet WKF đã vượt mốc 10 triệu lượt xem trong vòng 18 tháng đầu tiên
tồn tại.
- Sự phát triển của các quốc gia có phủ sóng TV qua các năm như
sau: năm 2006 - 46 quốc gia; năm 2010 - 80 quốc gia; năm 2014 - 120
quốc gia.
Karate sẽ ra mắt Olympic tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. Lần
xuất hiện đầu tiên của Karate tại Thế vận hội Olympic sẽ diễn ra tại quốc
gia khai sinh ra môn thể thao này và tại cùng địa điểm tổ chức Giải vô địch
thế giới Karate đầu tiên: Nippon Budokan. Hơn nữa, Karate đã trải qua sự
kiện Olympic đầu tiên tại Thế vận hội Olympic Trẻ 2018 ở Buenos Aires.
Ngoài ra, Karate cũng đã được đưa vào chương trình thể thao của Thế vận
hội Olympic trẻ ở Dakar năm 2026.
1.5.2.13. WKF trong các môn thể thao của chu kỳ Olympic
Karate được bao gồm trong các chương trình sau:
- Các môn thể thao châu Phi.
- Đại hội thể thao Châu Á.
- Các môn thể thao Châu Âu.
- Các môn thể thao Địa Trung Hải.
- Các môn thể thao liên Mỹ.
- Các môn thể thao Thái Bình Dương.
- Các môn thể thao thế giới.
Năm màu trong logo WKF tượng trưng cho bản chất phổ quát của
Karate như một môn thể thao và cơ cấu tổ chức chi phối nó.

35
1.5.3. Các Liên đoàn châu lục
1.5.3.1. Liên đoàn Karate Châu Á (Asian Karate Federation - AKF)
AKF là cơ quan quản lý môn Karate thể thao của khoảng 44 quốc
gia thuộc liên đoàn Karate ở Châu Á. AKF là một tổ chức phi lợi nhuận
và thực hiện các hoạt động của mình theo phương thức nghiệp dư tuân
thủ các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương Olympic. Đây là
tổ chức Karate duy nhất được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận và có
hơn 50 triệu thành viên. AKF tổ chức Giải vô địch Karate Châu Á, Giải
vô địch AKF dành cho lứa tuổi thiếu niên và cao cấp trong hai năm một
lần giữa Thế vận hội Olympic và Thế vận hội Châu Á và tham gia Giải vô
địch Karate thế giới WKF. Chủ tịch hiện tại của Liên đoàn Karate Châu
Á (AKF) là Thiếu tướng Nasser Al Sayed Abdulrazak Alrazooqi của UAE
và ông Kuong Im Che của Macau, Trung Quốc giữ chức vụ Tổng thư ký.

Hình 14. Logo của Liên đoàn Karate Châu Á (Asian Karate Federation - AKF)

Liên đoàn Karate Châu Á được thành lập với tên gọi APUKO (Liên
đoàn các tổ chức Karate Châu Á Thái Bình Dương) vào năm 1973. Nó đổi
thành AUKO (Liên minh các tổ chức Karate Châu Á) vào năm 1992 sau
khi WUKO được gia nhập IOC. Tên lại được đổi vào năm 1999 thành AKF
(Liên đoàn Karate Châu Á) theo Liên minh các Tổ chức Karate Thế giới
(WUKO) đổi thành Liên đoàn Karate Thế giới (WKF).
1.5.3.2. Liên đoàn Karate Châu Âu (The European Karate Federation
- EKF)
EKF là cơ quan quản lý các môn Karate thi đấu tại hơn 50 quốc gia
trên khắp Châu Âu. Mục tiêu đã nêu của EKF là quảng bá, tổ chức, điều
chỉnh và phổ biến môn thể thao Karate. Đây là 1 trong 5 liên đoàn lục địa
được Liên đoàn Karate Thế giới công nhận. Kể từ năm 1966, EKF đã tổ
chức Giải vô địch Karate Châu Âu. Ngoài ra, hiện nay, EKF tổ chức các
giải vô địch thiếu niên, trẻ và dưới 21 tuổi.
36
Hình 15. Logo của Liên đoàn Karate Châu Âu
(The European Karate Federation - EKF)

Ngày 15 tháng 12 năm 1963, các liên đoàn Pháp, Anh và Bỉ đã tập
trung tại Paris cho Đại hội Karate Châu Âu đầu tiên. Họ đã tìm cách cải
thiện và tổ chức các giải đấu Karate giữa các quốc gia tương ứng. Liên
minh Karate Châu Âu (Union Européenne de Karaté) chính thức được
thành lập vào ngày này.
Các võ sĩ từ ba quốc gia sử dụng các phong cách khác nhau của
Karate, và việc thống nhất các phong cách khác nhau tỏ ra khó khăn đối
với các liên đoàn riêng biệt. Do đó, các đại biểu quyết định thống nhất
trọng tài.
Ngày 24 tháng 5 năm 1964, một cơ cấu quản trị cho EKU được thành
lập tại Đại hội Karate Châu Âu lần thứ hai. Jacques Delcourt được bầu làm
chủ tịch đầu tiên của tổ chức, một chức vụ mà ông giữ cho đến năm 1988.
Tại Đại hội lần thứ ba, vào ngày 21 tháng 11 năm 1965, các đại biểu - đại
diện cho 10 quốc gia - đã thông qua một cấu trúc quy định hoạt động và
các quy tắc tiêu chuẩn về hướng dẫn và xếp hạng. Họ cũng đã lên lịch cho
Giải vô địch Karate Châu Âu đầu tiên, được tổ chức tại Paris vào tháng 5
năm 1966.
Giải vô địch đầu tiên thu hút khoảng 300 khán giả và được truyền
hình trực tiếp trên truyền hình. Sự kiện đã bị chỉ trích vì quá bạo lực, vì
nhiều người tham gia đã bị thương ở mặt. Hội đồng EKU đưa ra nhiều ý
kiến ​​khác nhau về nguyên nhân của các chấn thương, từ vi phạm quy tắc
quá mức đến chênh lệch về kỹ năng và điều kiện. Vấn đề phát sinh chấn
thương đã được giải quyết tại hội thảo trọng tài đầu tiên của EKU, được tổ

37
chức tại Rome vào năm 1967.
Năm 1993, EKU đổi tên thành Liên đoàn Karate Châu Âu. Kể từ
năm 1997, Antonio Espinos của Tây Ban Nha giữ chức vụ chủ tịch. (Ông
cũng là Chủ tịch Liên đoàn Karate Thế giới từ năm 1998).
1.5.3.3. Liên đoàn Karate châu Châu Đại Dương (OKF) (The
Oceanican Karate Federation - OKF)
Liên đoàn Karate Châu Đại Dương (OKF) là cơ quan điều hành môn
Karate của 12 liên đoàn quốc gia trong khu vực Châu Đại Dương. OKF là
một tổ chức phi lợi nhuận và thực hiện các hoạt động của mình trên cơ sở
nghiệp dư tuân thủ các nguyên tắc quy định trong Hiến chương Olympic,
được Liên đoàn Karate Thế giới công nhận. Đây là tổ chức Karate duy nhất
được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận và có hơn 10 triệu thành viên.
OKF tổ chức Giải vô địch Karate Châu Đại Dương, hai năm một lần.
Liên minh các tổ chức Karate Châu Á Thái Bình Dương (APUKO)
được thành lập vào năm 1973. Giải Vô địch Karate Châu Á Thái Bình
Dương lần thứ nhất được tổ chức tại Singapore. 12 quốc gia thi đấu theo
thể thức loại trực tiếp đôi.

Hình 16. Logo của Liên đoàn Karate châu Châu Đại Dương
(The Oceanican Karate Federation - OKF)

Năm 1992, APUKO được tách thành Liên minh các tổ chức Karate
Châu Á (AUKO), sau đó là Liên đoàn Karate Châu Á (AKF) và Liên đoàn
Karate Châu Đại Dương (OKF).
Đại hội các tổ chức Karate Châu Đại Dương lần thứ 16 được tổ chức
vào ngày 11 tháng 9 năm 2014 tại Suva, Fiji đã bầu Michael - chủ tịch Liên
đoàn Karate Úc, chủ tịch Liên đoàn Karate Khối thịnh vượng chung, thành
viên Ban chấp hành Liên đoàn Karate Thế giới làm chủ tịch Liên đoàn

38
Karate Châu Đại Dương.
1.5.3.4. Liên đoàn Karate Châu Mỹ (The Panamerican Karate
Federation - PKF)
Liên đoàn Karate Châu Mỹ là cơ quan quản lý Karate thể thao của
khoảng 37 quốc gia thuộc liên đoàn Karate quốc gia ở Châu Mỹ.
PKF được thành lập vào năm 1975 với tên ban đầu là PUKO
(Panamerican Union of Karate Organization) với 13 quốc gia sáng lập ra
PUKO tại Long Beach, California, USA, đến năm 1995 chính thức đổi tên
thành Panamerican Karate Federation. PKF được công nhận hợp lệ bởi Liên
đoàn Karate Thế giới. Đây là tổ chức Karate duy nhất ở Châu Mỹ được Ủy
ban Olympic Quốc tế công nhận và có hơn 10 triệu thành viên. PKF đã tổ
chức Giải vô địch đàn em và đàn anh ở nhiều quốc gia ở Panamerica và
tham gia Giải vô địch Karate Thế giới WKF. Chủ tịch của PKF là William
Millerson.

Hình 17. Logo của Liên đoàn Karate Châu Mỹ


(The Panamerican Karate Federation - PKF)

Tiền thân của PKF là PUKO - được thành lập vào tháng 10 năm 1975.
Hoạt động thành lập diễn ra tại phòng “Mayfair” của Queen Hotel Mary
ở Long Beach, California. Các quốc gia thành lập là Argentina, Bermuda,
Canada, El Salvador, Guatemala, Mexico, Panama, Paraguay, Cộng hòa
Dominica, Trinidad và Tobago, Hoa Kỳ và Venezuela.
Giải vô địch PUKO đầu tiên được tổ chức tại đảo Curaçao từ ngày 1
đến ngày 3 tháng 5 năm 1981 với sự tham gia của 10 quốc gia.
Trong giải vô địch Liên Châu Mỹ năm 1990 tại Niteroi, Brazil, một
số quốc gia Nam Mỹ, như Argentina, Chile, Colombia và Uruguay, bắt đầu
tham gia rất tích cực vào các chức vô địch của PUKO. Năm 1991, có một

39
kỷ lục tham gia của 26 quốc gia, trong Giải vô địch Liên Châu Mỹ được
tổ chức ở Curaçao.
Karate tham gia Đại hội Thể thao Trung Mỹ và Caribe lần đầu tiên
vào năm 1993 tại Ponce, Puerto Rico và lần đầu tiên tại Đại hội Thể thao
Liên Châu Mỹ năm 1995 tại Mar del Plata, Argentina. Vào năm 1995,
trong Giải vô địch Liên hiệp người Mỹ trẻ tuổi ở Medellín, điều lệ mới của
PUKO đã được phê duyệt và đồng thời đổi tên tổ chức thành Liên đoàn
Karate Panamerican PKF.
1.5.3.5. Liên đoàn Karate châu Phi (The African Karate Federation
- AKF)
Liên đoàn Karate Châu Phi (còn gọi là Union of African Karate
Federation - UAKF) gồm có 50 thành viên liên đoàn quốc gia, chia thành
7 khu vực:
- Khu vực 1: Gồm 07 nước Algeria, Morocco, Lybia, Tunisia,
Algeria, Egypt, Mauretanea. Chủ tịch là Arab Yassine (Algeria).
- Khu vực 2: Gồm 08 nước Cap-Verde, Gambia, Guinéa, Guinéa-
Bissau, Mali, Mauretania, Senegal, Sierra-Leone. Chủ tịch là Sékou
Cheick Conde (Guinée).
- Khu vực 3: Gồm 08 nước Benin, Burkina Faso, Ghana, Ivory-Coast,
Liberia, Niger, Nigeria, Togo. Chủ tịch là Yugo Oumarou (Burkina Faso).

Hình 18. Logo của Liên đoàn Karate châu Phi


(The African Karate Federation - AKF)

- Khu vực 4: Gồm 08 nước Cameroun, Central Africa, Chad, Congo,


DRC, Guinea Equatorial, Gabon, Sao Tome and Principe. Các Phó chủ
tịch là Bounezoui Alfred Lambert (RCA), Massamba Diamboté Honoré
(DRC), Ovono Minko Jean René (Gabon).

40
- Khu vực 5: Gồm 10 nước Burundi, Egypt, Erythrea, Ethiopia,
Kenya, Rwanda, Somalia, Uganda, Tanzania, Sudan. Chủ tịch là Theogene
Uwayo (Rwanda).
- Khu vực 6: Gồm 10 nước Angola, Botswana, Lesotho, Malawi,
Mozambic, Namibia, South Africa, Swaziland, Zambia, Zimbabwe. Chủ
tịch là Million Masumbika (Botswana).
- Khu vực 7: Gồm 05 nước Comores, Djibouti, Madagascar,
Mauritius, Seychelles. Chủ tịch là Andriana soloforino Vomanana
(Madagascar).

Câu hỏi hướng dẫn ôn tập


Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày sự ra đời Karate tại Nhật Bản.
Câu 2. Hãy cho biết các hệ phái Karate tại Nhật Bản.
Câu 3. Trình bày sơ lược sự hình thành và phát triển Karate trên
thế giới.
Câu 4. Hãy khái quát những cột mốc quan trọng trong lịch sử phát
triển Karate trên thế giới.
Câu 5. Anh (chị) hiểu gì về những nhân vật quan trọng trong lịch sử
phát triển Karate và hình ảnh Karate trong phim và văn hóa đại chúng?
Câu 6. Hãy khái quát sự phát triển Karate ở Việt Nam.
Câu 7. Trình bày tổng thể xu thế phát triển của Karate.
Câu 8. Trình bày các Liên đoàn châu lục và các hoạt động của Liên
đoàn Karate thế giới.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Chung (chủ biên), TS. Phạm Hổng Dương, ThS.
Nguyễn Anh Tú, ThS.Nguyễn Đương Bắc, KTS.Nguyễn Ngọc
Dũng, Đinh Diệp Hòa, Bùi Hoàng Lân (2007), Giáo trình võ
thuật, NXB Đại học Sư Phạm.
2. Trần Tuấn Hiếu (2006), Hướng dẫn học Karate, NXB Thể dục

41
Thể thao.
3. Kim Long (2004), Tự học Karate, NXB Mũi Cà Mau.
4. Mai Thị Bích Ngọc (2017), “Nghiên cứu xây dựng chương trình
tập luyện ngoại khóa môn Karate-Do cho học sinh trung học cơ
sở thành phố Hà Nội”, luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường
Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
Tiếng Anh
5. Gennosuke Higaki (2006), Hidden Karate: The true bunkai for
Heian Katas and Naihanchi, Champ Co.Ltd.
6. Gichin Funakoshi (2013), Karate-Do Kyohan: The Master Text
Hardcover, Publisher of Kodansha International.
7. Heian, Tekki, Bassal, Kanku, Hon, Enpi (1994), Karate Do Kata
Volume 1, Japan Karate Association.
8. Helmut Kogel (2010), The Secret Karate Techniques Kata
Bunkai, Maidenhead: Meyer & Meyer Sport (UK) Ltd.
9. Randall G. Hassell and Edmond Otis (2000), The Complete Idiot’s
Guide To Karate, Publisher of Marie Butler-Knight.
10. Polly, Matthew (2019). Bruce Lee: A Life. Simon and Schuster. p.
145. ISBN 978-1-5011-8763-6.
11. Schneiderman, R. M. (23 May 2009). “Contender Shores Up
Karate’s Reputation Among U.F.C. Fans”. The New York Times.
Archived from the original on 7 May 2013. Retrieved 30 January
2010.
12. Swanson (2017), Karate Science: Dynamic Movement (Martial
Science), Publisher of YMAA.
13. Theodore L Gambordella (1981), The complete book of Karate
weapons, Publisher of Paladin Press.
14. William C. Regli (1990), History of Karate-Do, In partial
fulllment of the requirements for the rank of 5 Kyu, University of
Maryland College Park, MD 20742 USA.
Thông tin trên Internet

42
CHƯƠNG II.
VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔN KARATE

MỤC TIÊU
Kiến thức: Người học hiểu vị trí, vai trò, tác dụng và đặc điểm hoạt
động thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và cơ sở khoa học, những nghi thức,
đẳng cấp, màu đai, danh hiệu và những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong tập K
luyện Karate. N
Kỹ năng: Sinh viên có khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức
đã học và ứng dụng vào thực tiễn tập luyện và thi đấu, đồng thời nâng cao năng K
lực tự học, tự rèn luyện Karate. c

NỘI DUNG
1
2.1. Vị trí, vai trò của môn võ Karate
Trong những năm gần đây, môn võ Karate luôn được coi là một
trong số các môn thể thao mũi nhọn của nước nhà. Việc thi đấu xuất sắc và c
giành được thứ hạng cao của các tuyền thủ Karate Việt Nam tại các giải thi c
đấu trong khu vực và quốc tế đã khẳng định vị trí của môn thể thao này và đ
tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào tập luyện, thi đấu Karate t
trong cả nước. đ
k
Do mục đích huấn luyện chủ yếu của môn võ này là nhằm giúp các t
môn sinh đạt tới một thành tích thi đấu cao nhất và một sự phát triển toàn
diện về mọi mặt, môn võ này đã được đông đảo quần chúng, đặc biệt là
tầng lớp thanh, thiếu niên tích cực hưởng ứng tham gia tập luyện.
Được sự quan tâm và chỉ đạo và đầu tư đúng hướng của Đảng và Nhà
nước, môn võ này đã không ngừng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị
trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của quần chúng
lao động.
2.2. Tác dụng của quá trình tập luyện và thi đấu Karate
- Đối với thế hệ trẻ, thanh thiếu niên, nhi đồng: tập luyện và thi đấu
Karate sẽ giúp người tập phát triển toàn diện về mọi mặt. Thông qua quá

43
trình tập luyện và thi đấu một cách khoa học, hợp lý, các môn sinh không
những chỉ tăng cường thể chất, phát triển tố chất thể lực (sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, sự khéo léo...), nâng cao trình độ chuyên môn và thành tích
thi đấu, mà họ còn được rèn luyện tu dưỡng tinh thần để có được các nhân
cách đạo đức và nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa.
- Đối với người cao tuổi: Việc tập luyện và thi đấu các bài quyền đặc
thù của môn võ này sẽ có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe và làm
chậm quá trình lão hóa của các cơ quan chức năng trong cơ thể. Thông
qua việc tập luyện, người tập có thể phòng chống được một số căn bệnh
thường gặp ở lứa tuổi này như suy nhược cơ thể, cao huyết áp... Hiện nay
Karate đã được đưa vào các trại điều dưỡng, và ở một số bệnh viện, bài tập
Karate được coi như là một trong nhưng phương pháp điều trị hiệu quả để
hồi phục chức năng cho ngưòi bệnh.
- Đối với những người lao động trí óc: Việc tập luyện Karate sau
thời gian lao động căng thẳng, mệt mỏi, sẽ giúp người tập từ trạng thái mệt
mỏi sang trạng thái hưng phấn, tạo ra cảm giác thoải mái, dễ chịu, loại bỏ
sự căng thẳng của hệ thần kinh và đưa dần cơ thể trở lại trạng thái bình
thường.
- Đối với những người lao động chân tay: Tập luyện Karate sẽ giúp
người tập nâng cao sức khỏe, tăng cường sức mạnh cơ bắp, phát huy tính
năng động, sáng tạo, linh hoạt và nhanh chóng xử lý các tình huống bất
ngờ nảy sinh trong cuộc sống.
2.3. Đặc điểm hoạt động của môn võ Karate
2.3.1. Đặc điểm hoạt động của môn võ Karate
- Karate là võ được xây dựng trên nguyên tắc khoa học, đơn giản, dễ
tập với hệ thống các kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối luyện được chuẩn
hóa giúp người học dễ tiếp thu và dễ dàng hoàn thiện để đạt được kết quả
học tập cao nhất.
- Đây là môn võ thích hợp với đối tượng học sinh, sinh viên. Ngoài
ra, Karate còn môn thể thao giao đấu đối kháng cá nhân trực tiếp, có hoạt
động đa dạng và phức tạp, tính biến hóa và sáng tạo cao.
- Đặc điểm hoạt động của môn thể thao này yêu cầu kỹ năng, kỹ xảo
điêu luyện và phải thực hiện trong điều kiện luôn biến đổi với mọi tình

44
huống đa dạng, bất ngờ, thu nhận và xử lý thông tin luôn thay đổi, đòi hỏi
VĐV phải có trình độ chuẩn bị thể lực cao.
2.3.2. Phân loại các trường phái Karate
Karate có hai trường phái: truyền thống và hiện đại.
2.3.2.1. Karate truyền thống
- Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái đi theo dòng
Karate thể thao hóa nhưng áp dụng quy tắc Sundome, bao gồm bốn hệ phái
chính là Gojyu-ryu, Shotokan-ryu, Wado-ryu, Shito-ryu. Quy tắc Sundome
tức là chấp hành cách đánh khi thi đấu phải giữ cự ly nhất định của đòn
đánh vào đối phương hoặc giữ sức mạnh đòn đánh ở mức độ nhất định.
- Karate truyền thống theo nghĩa rộng chỉ tất cả các lưu phái, tổ chức
tham gia Liên minh Karate toàn Nhật Bản (trong nước Nhật) và Liên minh
Karate Thế giới (quốc tế). Karate truyền thống có một số đặc trưng sau:
Coi trọng lễ tiết, triết học; Các bài quyền (Kata) theo lối cổ điển; Phương
pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại; Ít tổ chức thi đấu
và sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài quyền và động tác
cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác nhau giữa các hệ
phái, song nhìn chung đều cần thời gian rất dài.
Trong Karate truyền thống lại chia theo các nhóm hệ phái sau:
- Karate cổ truyền: Đây là các lưu phái Karate không bị thể thao hóa
hay hình thức hóa. Các lưu phái này coi trọng các kỹ thuật chiến đấu và
luyện tập như nguồn gốc ở Okinawa. Đó là các hệ phái Kojou-ryu (hoặc
Kogusuku-ryu theo phương ngôn Okinawa), Honbu-ryu, Shinto-ryu, …
Karate Okinawa: Các lưu phái Karate có cơ sở chính ở Okinawa như
Okinawa Gojyu-ryu, Shorin-ryu (Tiểu Lâm Lưu), Shorin-ryu (Thiếu Lâm
Lưu), Shorinji-ryu (Thiếu Lâm Tự Lưu), Gensei-ryu, Hojo-ryu, Isshin-ryu,
Makiwara, Ryu-te, Ryuei-ryu, Shuri-ryu, Shoei-ryu…
2.3.2.2. Karate hiện đại
Karate hiện đại chủ yếu phục vụ cho thi đấu thể thao gồm 2 phần
Kata và Kumite.
Về Kata (biểu diễn quyền) trong hơn 100 hệ phái của Karate thì có
8 bài quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính được đưa vào sử dụng, đó là các

45
hệ phái: GOJU-RYU, WADO-RYU, SHOTOKAN, SHITO-RYU. Cụ thể
8 bài quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính như sau: Goju - 2 bài Seipai và
Saifa; Shotokan - 2 bài Jion và Kankudai; Shito - 2 bài Bassaidai và Sei-
enchin; Wado - 2 bài: Seishan và Chinto.
Ngoài 8 bài quyền bắt buộc 4 hệ phái này còn có các bài quyền tự
chọn như sau: GOJU-RYU có 10 bài, WADO-RYU có 10 bài, SHOTO-
KAN 21 bài, SHITO-RYU 43 bài.
2.3.3. Đặc điểm hoạt động thể lực trong môn Karate
Đặc điểm hoạt động thể lực trong môn Karate thể hiện đầy đủ trong
cả nội dung thi đấu Kata và Kumite, trong đó, nội dung Kumite thể hiện
rõ nét hơn cả. Đòn tấn công của Karate đòi hỏi nhanh để đánh trúng đối
phương, đủ sức mạnh để ghi điểm, sức bền để thi đấu hết thời gian, khéo
léo để phối hợp động tác. Nói cách khác, Karate đòi hỏi phải phát triển
toàn diện các tố chất thể lực. VĐV Karate đồng thời phải tập luyện để phát
triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ khéo léo, mềm dẻo… đồng thời
phải tập luyện để hoàn thiện kỹ chiến thuật, tâm lý.
Trong thi đấu Kumite, đòn đấm là vũ khí chủ yếu của võ sĩ Karate.
Những đòn đá không được tấn công vào phần dưới đai của đối thủ (hạ
đẳng). Sự khống chế lực của đòn đá đòi hỏi sức mạnh, sự cân bằng và làm
chủ chính mình. Tuy nhiên, xu thế sử dụng kỹ thuật trong thi đấu hiện nay
rất đa dạng. Những năm gần đây, các VĐV của nhiều quốc gia đặc biệt là
Châu Âu có xu hướng sử dụng nhiều kỹ thuật chân hơn. Bởi vì kỹ thuật
chân, đặc biệt là các kỹ thuật ghi điểm ở vùng thượng đẳng được điểm gấp
ba lần các đòn tay thông thường. Quan niệm và tiêu chuẩn ghi điểm của
một đòn đánh trong thi đấu Kumite rất khác biệt với các môn võ khác. Nó
mang đậm nét truyền thống riêng là sự kiểm soát tối đa về các hành vi vận
động của cơ bắp cũng như trong ý thức.
Với các môn võ khác, tiêu chuẩn ghi điểm của một kỹ thuật thường
là nhanh, mạnh, chính xác và có thể dẫn đến đối phương “Knock out”.
Nhưng với môn võ Karate thì việc VĐV sử dụng một kỹ thuật tấn công
nhanh mạnh, chính xác vẫn phải kiểm soát được đòn của mình (không gây
sát thương đối thủ) và trở về trạng thái Zanshin. Việc kiểm soát được đòn
đánh của mình mà không giảm tốc độ và lực, đòi hỏi VĐV Karate phải có
khả năng tập trung cao và năng lực sáng tạo, điều khiển trong sức bền tâm

46
lý tốt. Khả năng kiểm soát được sức mạnh và tốc độ liên quan trực tiếp tới
khả năng khống chế của thần kinh. Một đặc trưng rất quan trọng liên quan
trực tiếp tới sức bền thần kinh, linh hoạt với sức bền tốc độ trong Karate
đòi hỏi VĐV có khả năng huy động nhanh các nguồn năng lượng kết hợp
với sự tập trung chú ý cao độ. Đây là cơ sở quan trọng trong việc sử dụng
các bài tập huấn luyện sức bền cho VĐV Karate.
Thời gian trận đấu của Karate tuy không dài, chỉ với 3 phút một hiệp.
Nhưng trong một buổi đấu hoặc một ngày đấu, một VĐV có thể theo đấu
rất nhiều trận trước khi đến trận chung kết nên đòi hỏi VĐV phải có khả
năng hồi phục nhanh vừa phải có sức bền tốt.
2.3.4. Đặc điểm kỹ thuật môn Karate
Karate là một bộ môn mang tính khoa học và thực tiễn, có chương
trình huấn luyện kỹ thuật rất phong phú và đa dạng, mỗi một phần của
bàn tay, cánh tay, cùi chỏ, đầu gối và chân đều là một vũ khí sắc bén.
Mỗi một kỹ thuật Karate đều mang tính khoa học trong tấn công cũng như
phòng thủ.
Tùy theo khoảng cách, hình dạng, vị trí của đối thủ, các đòn thế Ka-
rate sẽ được sử dụng tương ứng với hiệu quả năng lực đòn thế cao nhất dù
ở góc độ khó nhất. Hiệu năng đòn thế của cánh tay (từ cùi chỏ đến 5 đầu
ngón tay) và chân (từ đầu gối đến 5 đầu ngón chân) được võ sinh Karate
phát huy tối đa khi tấn đỡ đòn và phản công.
Cho dù sử dụng đòn thế nào đi chăng nữa thì mỗi võ sinh Karate
muốn đạt được căn bản về chuyên môn phải đạt được trình độ kỹ thuật
Karate. Kỹ thuật Karate là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tấn pháp, thân
pháp, nhãn pháp, thủ pháp, cước pháp, đồng thời vận dụng các nguyên
lý vật lý, động lực một cách khoa học, với sự hiểu biết về sinh lý học
(hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thần kinh, các tố chất), y học và một tâm lý
vững vàng.
Hoạt động chính của VĐV võ thuật nói chung và môn Karate nói
riêng đều gồm nhiều kỹ thuật như các kỹ thuật tay (thủ pháp), các kỹ
thuật chân (cước pháp) và các kỹ thuật tấn…, thể hiện qua sự phối hợp
hài hòa giữa kỹ thuật tay với kỹ thuật chân và toàn cơ thể. Phương pháp
kỹ thuật đơn giản, khoa học, có tác dụng giáo dục đạo đức, tu luyện nhân
thân... Các đòn đánh, đỡ, né tránh đều vận dụng nguyên tắc khoa học. Đòn

47
thường tung theo đường thẳng kết hợp với lực xoắn của hông. Các kỹ thuật
Karate yêu cầu chính xác, hiệu quả cao, dứt điểm nhanh chóng, kết thúc
đòn phải có thế thủ (Zanshin), trong đó tấn công nhanh theo đường thẳng
là hiệu quả nhất. Đường thẳng không những thể hiện trong tấn công mà cả
trong quá trình di chuyển khi tấn công hay phản công, chủ yếu thông qua
các bước di chuyển ngang, trước, sau. Karate còn thể hiện ở kỹ thuật động
tác đơn giản, dễ tập, hiệu quả trong thời gian ngắn so với các loại võ khác.
Nói đến Karate, trước hết phải xem xét các kỹ thuật đòn đấm và các
kỹ thuật đá. Đòn đấm của Karate là một đặc trưng, ảnh hưởng trực tiếp và
mạnh mẽ đến các kỹ, chiến thuật của VĐV. Nếu biết kết hợp giữa tốc độ
và di chuyển hiệu quả đòn tay sẽ cao. Tiêu biểu cho các kỹ thuật, chiến
thuật sử dụng đòn đấm trong tấn công là tấn công liên tục bằng đòn tay
như đòn tay trước, tay sau, hai bước, đòn đổi bước… của các VĐV Nhật
Bản thường sử dụng.
Kỹ thuật đá cũng được biết đến là nhóm kỹ thuật quan trọng và hiệu
quả trong tập luyện và thi đấu Karate. Ngày nay, VĐV sử dụng đòn đá
như là phương tiện tấn công đầu tiên từ khoảng cách xa để ghi điểm trực
tiếp hoặc tạo điều kiện thực hiện kỹ thuật khác dứt điểm giành thắng lợi,
ngoài ra, kỹ thuật đá còn được vận dụng như một chiến thuật động tác giả
để đánh lừa đối phương và tạo thời cơ thuận lợi, nhanh chóng dứt điểm
bằng đòn tay.
Khống chế “hoá giải” đòn tấn công của đối phương là một khâu
rất quan trọng trong thi đấu Karate, đồng thời cũng là yêu cầu bắt buộc
của VĐV Karate. Nếu VĐV không khống chế được đòn tấn công, nghĩa
là chấp nhận thế bị động, nhường thế chủ động cho đối phương. Khống
chế, hạn chế khả năng tấn công của đối phương bằng các kỹ thuật gạt đỡ
và tránh né (kỹ thuật phòng thủ), đồng thời tạo ra cho mình những cơ hội
thuận lợi để khi đối phương sai sót thì lập tức phản công ghi điểm.
Trong thực tế, quá trình sử dụng các kỹ thuật có hiệu quả phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như khả năng di chuyển, tốc độ đòn đánh, khả năng
thăng bằng, chọn thời điểm và sức bền chuyên môn. Di chuyển bước chân
nhanh, hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng của Karate hiện đại.
Ngay từ những năm đầu khi Châu Âu mới du nhập môn Karate, các VĐV
đã sử dụng rất linh hoạt và hiệu quả kỹ thuật di chuyển. Đặc trưng di

48
chuyển của các VĐV Châu Âu là trọng tâm cao nên khả năng linh hoạt
trong di chuyển tốt, nhưng tấn không chắc, uy lực đòn kém. Các VĐV
Châu Á thường ít di chuyển (dao động), trọng tâm thấp, một số VĐV Nhật
thường dùng “Tĩnh chế động”. Tuy nhiên, dù lối đánh nào thì trước khi di
chuyển, trong thời gian ngắn nhất, VĐV phải phán đoán tốt các tình huống
sử dụng kỹ, chiến thuật của đối phương để từ đó mới có phương án sử dụng
kỹ thuật tấn công hoặc phòng thủ có hiệu quả.
Các đòn thế trong Karate đều xoáy tròn tạo gia tốc, làm lệch phương
phản lực và tăng kình lực. Ngoài ra các mô men, ngẫu lực, cộng hưởng đều
triệt để áp dụng trong kỹ thuật.
Kỹ thuật Karate ngày nay là sự kế thừa của những cải tiến và các
phương pháp phân tích nghiên cứu khoa học. Để áp dụng các kỹ thuật có
hiệu quả trong các trận đấu, đặc biệt vào những thời điểm cần phát huy nỗ
lực tối đa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tâm lý, chiến thuật, thể lực
và đặc biệt là sức bền. Trình độ kỹ thuật và khả năng phối hợp vận động
có ý nghĩa to lớn đến phát triển tố chất sức bền. Kỹ thuật động tác hợp lý
và khả năng phối hợp vận động nhuần nhuyễn tạo sự tiết kiệm hoá nguồn
năng lượng trong cơ thể. Trong thi đấu đối kháng của Karate, việc vận
dụng điêu luyện đòn sở trường và sự phối hợp toàn thân trong di chuyển
tấn công, phòng thủ hợp lý sẽ tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng đảm bảo
khả năng làm chủ trận đấu một cách có hiệu quả.
2.3.5. Đặc điểm chiến thuật môn Karate
Đặc điểm trong thi đấu Karate rất đa dạng, phong phú. Có thể hiểu
sơ lược về chiến thuật môn võ Karate như sau:
- Tấn công ở phương án chủ động: Trong phương án này, tâm lý thi
đấu là yếu tố quyết định. Bằng những đòn nhử, sự thay đổi về thân pháp
(Shizen-tai) hoặc tiếng thét “Kiai” đẩy đối phương vào trạng thái hoang
mang bị động để bất ngờ tấn công bằng những đòn sáng tạo, hiệu quả,
nhanh mạnh và chính xác.
- Tấn công ở phương án thụ động: Trong phương án này thường gạt
đỡ đòn tấn công của đối phương rồi phản công, hoặc đối phương tấn công,
ta tránh né, tìm chỗ hở rồi phản công (phản ngược), hay chặn đứng đòn tấn
công của đối phương (phản chặn).

49
Ngoài ra, chiến thuật Karate được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu
Kumite như: phòng thủ, tấn công, phản công, đánh gần, đánh xa, đánh cao,
đánh thấp, đánh liên tiếp so đũa, động tác giả và kỹ thuật biến hoá giành
thế chủ động ghi điểm. Ở bất kỳ dạng chiến thuật nào cũng đòi hỏi VĐV
võ Karate phải linh hoạt, phán đoán, lựa chọn và phản ứng kịp thời với các
diễn biến tình huống chiến thuật xảy ra, đặc biệt vào thời điểm cần gắng
sức tối đa.
Chiến thuật của VĐV mỗi nước, mỗi khu vực có những đặc điểm
riêng, được thể hiện rõ nhất ở hai trường phái Châu Âu và Châu Á. Các VĐV
Châu Âu thiên về lối đánh đẹp, hoa mỹ, còn các VĐV Châu Á điển hình là
các VĐV Nhật Bản, đều tìm con đường ngắn nhất để giành chiến thắng. Xu
thế huấn luyện kỹ chiến thuật Karate hiện đại có các đặc điểm như:
- Huấn luyện chiến thuật làm trung tâm.
- Kết hợp chặt chẽ huấn luyện kỹ thuật với huấn luyện chiến thuật.
- Kết hợp đồng thời huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật với huấn luyện
thể lực, lấy tố chất thể lực chuyên môn làm nội dung huấn luyện chủ yếu.
Nội dung trong huấn luyện chiến thuật Karate cho VĐV gồm:
- Truyền thụ những hiểu biết lý luận về chiến thuật thể thao trong
Karate.
- Nghiên cứu các mặt mạnh, mặt yếu của đối phương.
- Sử dụng thành thạo các dạng chiến thuật.
- Giáo dục năng lực tư duy chiến thuật và những năng lực cần thiết
khác cho việc thực hiện chiến thuật.
Trong các nội dung trên, việc huấn luyện cho VĐV năng lực tư duy
chiến thuật là trọng tâm và quan trọng, bởi lẽ thiếu nó thì việc xây dựng và
thực hiện kế hoạch sẽ không có kết quả.
Nhiệm vụ chủ yếu của chiến thuật Karate là nhằm phát huy tối đa ưu
điểm, khắc phục nhược điểm của bản thân để khoét sâu điểm yếu và hạn chế
điểm mạnh của đối phương nhằm chủ động tấn công và phòng thủ tích cực,
đẩy đối thủ vào thế bị động, giành thế chủ động, nhanh chóng ghi điểm.
Khi huấn luyện chiến thuật Karate cần tuân thủ các yêu cầu sau:

50
- Phải có kỹ thuật cơ bản vững vàng, toàn diện để khi gặp đối tượng,
tình huống khác nhau đều vận dụng được một cách linh hoạt, chính xác.
- Chuẩn bị thể lực tốt để phát huy cao độ khả năng kỹ thuật và
chiến thuật.
- Phải chuẩn bị trạng thái tâm lý thi đấu tốt mới phát huy hiệu quả
của kỹ, chiến thuật trong thi đấu, đặc biệt là quyết tâm cao, có tinh thần
dũng cảm, ý chí ngoan cường, sự tập trung cao độ.
- Cần hiểu sâu sắc về các chiến thuật và cơ sở khoa học để đặt ra các
chiến thuật chung. Không xem nhẹ những yêu cầu của từng chiến thuật
đơn lẻ.
Đặc biệt, quá trình huấn luyện kỹ - chiến thuật có đạt được hiệu quả
hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuẩn bị tâm lý và trình độ
chuẩn bị thể lực của VĐV đặc biệt là tố chất sức bền chuyên môn. Đó là
mối quan hệ chặt chẽ nhằm đảm bảo duy trì nhịp độ trận đấu với hiệu quả
sử dụng kỹ chiến thuật cao nhất trong các cuộc thi đấu Karate.
2.3.6. Đặc điểm tâm lý môn Karate
Trong tất cả các môn thể thao bên cạnh việc rèn luyện kỹ chiến thuật
và thể lực, rèn luyện tâm lý bao giờ cũng phải giữ một vị trí quan trọng
và là nội dung rèn luyện thiết yếu, không thể thiếu trong quá trình huấn
luyện để tạo ra một bản lĩnh và trạng thái thi đấu tốt. Việc chuẩn bị về tâm
lí bao gồm những nội dung cơ bản như: trạng thái tâm lý trong sinh hoạt
hàng ngày, trong tập luyện và đặc biệt là trạng thái tâm lý trước, trong và
sau khi đấu.
Karate là môn thể thao giao đấu đối kháng cá nhân trực tiếp diễn ra
với sự tiếp xúc thể chất mạnh đòi hỏi các VĐV phải chịu đựng nặng nề về
mặt tâm lý, bởi lòng khát khao chiến thắng, trách nhiệm đối với đồng đội,
đôi khi thắng thua còn gắn liền với sự nghiệp. Tâm lý tốt hay xấu chi phối
hiệu quả thi đấu. Để có tâm lý tốt liên quan tới trình độ chuẩn bị của VĐV
Karate cần phát triển cao các trạng thái chức năng cơ thể, các chức năng
điều hoà hệ thần kinh và tâm lý, các yếu tố vận động và thể lực đảm bảo
cho hoạt động chuyên môn.
Chuẩn bị sẵn sàng thi đấu là trạng thái của VĐV trong một thời điểm
nhất định tạo điều kiện thúc đẩy hay gây cản trở biểu hiện tối đa trình độ

51
chuẩn bị. Trình độ chuẩn bị sẵn sàng thi đấu cao của VĐV phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thể lực, sức bền tốt thì tâm lý sẽ vững và
ổn định hơn từ đó VĐV phát huy hết khả năng kỹ chiến thuật của bản thân
để giành thành tích cao nhất.
Sự đối kháng cá nhân trực tiếp, hoạt tính tâm lý hai chiều được thể
hiện rõ nét trong môn võ Karate. Nét tiêu biểu hoạt tính tâm lý này là phải
chống lại những hành động đa dạng và luôn biến hoá về lực cũng như biến
hoá về hình thức của đối phương, do đó VĐV phải tính toán rất cẩn thận
về kỹ thuật, chiến thuật của từng hành động để thích ứng với hoạt động thi
đấu. VĐV không chỉ nâng cao hiệu quả thi đấu của mình, đồng thời luôn
coi trọng năng lực khống chế và điều khiển bản thân ứng biến trước tình
huống biến đổi khác nhau, chống đỡ làm giảm khả năng ghi điểm của đối
phương. Sự cần thiết có hành động dũng mãnh để hạn chế hành động của
đối phương. Trong thi đấu Kumite, các quá trình cảm xúc, ý chí, hành động
luôn thay đổi và tri giác các tình huống thi đấu trong khoảng thời gian rất
ngắn thông qua các giải pháp trong thi đấu.
Sự đối kháng tích cực của đối phương tạo nên tính đối lập và mâu
thuẫn giữa ý nghĩ của VĐV (mối liên hệ trực tiếp) và thông tin về kết quả
hành động (mối liên hệ phản hồi). Các thể loại và mức độ không phù hợp
giữa mối liên hệ trực tiếp và phản hồi tạo nên những đối lập khác nhau
trong việc điều hoà tâm lý hoạt động. Trong quá trình tư duy, các hình thức
đối lập đã tạo nên các tình huống và luôn mang tình huống xung đột. Trong
tình huống khi sức ép về tâm lý nặng nề căng thẳng đó một giải pháp chiến
thuật có hiệu quả có thể được thông qua và thực hiện với điều kiện VĐV
phải có sức bền tâm lý tốt. Bên cạnh những tri giác có độ nhạy bén cao, yêu
cầu chính xác về tư duy, tốc độ và sự phán đoán các hành động đối thủ có
thể xảy ra ở cuối trận đấu, hoặc ở những trận đấu cuối cùng.
Để phát triển tố chất sức bền trong hoạt động tập luyện và thi đấu thì
VĐV Karate phải có đặc trưng cá tính tâm lý: Tính ham thích, tính mục
đích (hay động cơ tập luyện) cùng với những phẩm chất ý chí khác như:
Tính chủ động, tính kiên trì, mức độ nỗ lực, tính ổn định tâm lý. Như vậy
VĐV mới nỗ lực ý chí cao để khắc phục, chống lại mệt mỏi trong các hoạt
động tập luyện và thi đấu. Mặt khác, VĐV phải có tính cần cù chăm chỉ tập
luyện và sẵn sàng chịu đựng lượng vận động lớn của bài tập, nếu không có
tâm lý sẵn sàng tập luyện, sợ cảm giác hoạt động với khối lượng lớn trong

52
thời gian dài thì sức bền sẽ không phát triển được. Trong tập luyện người
tập phải gánh chịu lượng vận động rất lớn do tính đối kháng cao đặc biệt là
sự va chạm về thể chất mạnh nên hiện tượng mệt mỏi cảm xúc, mệt mỏi ý
chí diễn ra thường xuyên. Vì vậy phải biết tự động viên và tập trung phát
huy năng lực dự trữ của cơ thể vì một trong những đặc điểm quan trọng để
phát triển sức bền là VĐV vẫn phải tiếp tục duy trì hoạt động mặc dù cơ thể
mệt mỏi hoặc có cảm giác mệt mỏi. Biện pháp duy trì hoạt động trong tập
luyện khi đã xuất hiện mệt mỏi bằng phương pháp tự động viên như sau:
Tự ra lệnh cho bản thân và tự giao nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn phải biết
điều khiển có ý thức sự tập trung chú ý của bản thân vào thực hiện động
tác của bài tập cho hợp lý.
Với tính chất giao đấu cá nhân (1 đối 1) và sự đối kháng quyết liệt
trong hoạt động thi đấu đòi hỏi VĐV môn thể thao này phải có sự nỗ lực ý
chí và ganh đua thể thao cao. Tất cả những điều đó phản ánh sự cần thiết
phải chuẩn bị thể lực tốt và phải phát triển toàn diện cả sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo, đồng thời phải
phát triển tâm lý VĐV và đặc biệt là sức bền tâm lý, đảm bảo cho VĐV
Karate duy trì cường độ thi đấu tốt nhất trong thời gian thi đấu kéo dài,
đồng thời đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hoạt
động kỹ chiến thuật tới cuối trận đấu.
Sức mạnh kỹ thuật không phải là yếu tố quyết định mà nó còn phụ
thuộc vào yếu tố tâm lý. Nếu một võ sinh Karate đạt được những yếu tố này
thì sẽ đem lại thành công trong thi đấu cũng như trong đời sống, bao gồm:
- Tâm bình.
- Trí sáng.
- Sự hợp nhất giữa tâm trí và ý chí.
Đây là một sức mạnh vô biên. Trong con người, ngoài sức mạnh thể
chất còn có sức mạnh bên trong về tinh thần. Nếu ta vận dụng được hài hòa
cả hai yếu tố khi tập luyện, chắc chắn ta sẽ thành công trên nhiều lĩnh vực
của võ thuật và trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Tóm lại, qua phân tích đặc điểm hoạt động đặc trưng của môn võ
Karate cho thấy: Karate là môn võ giao đấu đối kháng trực tiếp, các động
tác kỹ thuật có đặc trưng nhanh, mạnh, biến, linh hoạt có điều khiển được
đòn đánh. Vì vậy trong quá trình huấn luyện nhất thiết phải kết hợp chặt

53
chẽ giữa xây dựng kỹ thuật sở trường với huấn luyện phát triển kỹ chiến
thuật toàn diện, đồng thời luôn coi trọng phát triển các tố chất thể lực nhằm
đảm bảo phát huy hiệu quả sử dụng kỹ - chiến thuật.
2.4. Cơ sở khoa học của môn võ Karate
Như chúng ta đã biết, Karate là một trong những môn võ hiện đại.
Sở dĩ có sự đánh giá này là bởi vì Karate đã được xây dựng dựa trên cơ sở
nghiên cứu của nhiều môn khoa học tổng hợp khác nhau để trở thành môn
Karate hiện đại như ngày nay.
2.4.1. Sinh lý học và môn võ Karate
Sinh lý học và môn võ Karate có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cho
nên muốn có được hiệu quả tập luyện và thành tích tốt nhất trong thi đấu
thì VĐV nhất thiết phải có những kiến thức cơ bản về sinh lý học thể thao
nói chung cũng như hiểu rõ được cơ chế hoạt động và những tác động trực
tiếp của nó tới môn thể thao chuyên sâu của mình.
2.4.1.1. Hệ tim mạch
Hệ tim mạch gồm có tim, máu và các mạch máu, những tổ chức mà
chức năng hoạt động của nó luôn chịu sự tác động của các hoạt động với
cường độ cao. Thông thường tần số mạch đập của người bình thường là
khoảng 70 lần/phút, nhưng nếu tập luyện thường xuyên thì tần số này có
thể xuống một cách đáng kể và chính vì vậy đây cũng là một trong các chỉ
số cơ bản để đánh giá trạng thái sức khỏe và khả năng hoạt động của VĐV.
Để duy trì một cuộc sống bình thường con người đã cần phải có một
quả tim khỏe mạnh để có thể vận chuyển máu tới các cơ quan thông qua
hoạt động co bóp. Ở VĐV khi tập luyện với cường độ cao thì tim lại cần
phải co bóp nhanh, mạnh hơn để kịp thời trao đổi khí và các chất dinh
dưỡng cần thiết tới các tế bào. Như vậy việc luyện tập với cường độ cao
sẽ làm gia tăng tạm thời áp lực của máu, tăng cường khả năng hoạt động
của các tổ chức và cơ quan ở bên trong và bên ngoài cơ thể và điều này sẽ
giúp cho cơ thể tăng cường chức năng hoạt động của hệ tim mạch và củng
cố hệ thống cơ tim. Bên cạnh đó việc tăng áp lực máu cũng sẽ làm cho các
mạch máu giãn ra và vì vậy khả năng trao đổi khí và các chất dinh dưỡng
đối với các cơ quan và hệ cơ quan cũng sẽ tăng lên.
Tuy nhiên trong quá trình tập luyện với cường độ cao, cơ thể cũng

54
sản sinh ra các sản phẩm có hại như acid lactic, acid cacbonic... Nhưng
nếu quá trình này được tiến hành đều đặn thường xuyên, khoa học thì các
yếu tố này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của VĐV vì nó sẽ được bài
tiết hết ra ngoài trong thời gian nghỉ ngơi hợp lý và điều này sẽ giúp cơ thể
tăng cường chức năng hoạt động của tất cả các cơ quan.
2.4.1.2. Hệ hô hấp
Nói đến hệ hô hấp, cần phải đề cập đến các yếu tố cơ bản như: nhịp
thở, khả năng trao đổi khí của phổi và của các cơ quan trong cơ thể.
Hoạt động hô hấp sẽ cung cấp oxy cho tất cả các cơ quan trong cơ
thể. Trong điều kiện bình thường, tần số hô hấp vào khoảng 16 đến 18
lần/phút và dung tích mỗi lần vào khoảng 50 ml tức là khoảng 8- 9 lít/
phút. Quá trình tập luyện tác động đến cơ thể sẽ có ảnh hưởng theo hai xu
hướng: hoặc là làm giảm nhu cầu hấp thụ oxy của cơ thể (trong các hoạt
động với cường độ cao), hoặc là gia tăng yêu cầu hấp thụ oxy (trong các
hoạt động với cường độ thấp). Ảnh hưởng tác động cả quá trình tập luyện
Karate đối với các cơ quan hô hấp có thể được tóm tắt như sau:
- Đối với nhịp thở: Tập luyện Karate sẽ làm tăng lượng trao đổi khí
trong mỗi nhịp thở và tăng tần số hô hấp để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.
- Đối với khả năng trao đổi khí ở phổi: Quá trình tập luyện sẽ làm gia
tăng tỉ lệ hấp thụ oxy.
- Đối với hoạt động trao đổi khí của các cơ quan: Việc tập luyện sẽ
tạo ra những tác nhân kích thích để tăng cường hoạt động trao đổi khí giữa
các cơ quan.
2.4.1.3. Hệ thần kinh
Não: là cơ quan trung ương của hệ thần kinh, là nơi điều khiển hoạt
động của toàn bộ cơ thể thông qua quá trình tiếp nhận, tổng hợp, sàng lọc
và trả lời các kích thích.
Hoạt động Karate với nhiều tác động phong phú, phức tạp sẽ tăng
cường độ linh hoạt của cơ thể và khả năng hoạt động của não. Bán cầu tiểu
não có chức năng hoạt động chủ yếu là điều khiển hoạt động của các nhóm
cơ và tiếp nhận các kích thích được truyền tới từ các cơ quan cảm giác. Bán
cầu tiểu não sẽ điều khiển sự phối hợp giữa chân và tay, giữa tấn công và
phòng thủ, giữa biên độ và cường độ thực hiện động tác.

55
Não sau điều khiển sự hoạt động của tim, của các cơ quan hô hấp và
các các phản xạ.
2.4.1.4. Mối quan hệ giữa Karate và các tố chất thể lực
Theo đánh giá bên ngoài thì sức mạnh thể chất được thể hiện thông
qua sự phát triển của hệ thống cơ bắp nhưng nếu tiến hành nghiên cứu,
phân tích sâu hơn thì có thể thấy rằng sức mạnh thể chất được tạo ra bởi rất
nhiều các tố chất khác nhau.
Tuy hiện nay các nhà khoa học đã tìm ra được rất nhiều các tố chất
khác nhau trong cơ thể con người, nhưng trong quá trình huấn luyện và thi
đấu Karate người ta chủ yếu chỉ đề cập đến tố chất cơ bản là: sức nhanh,
sức mạnh, sức bền, và khả năng phối hợp vận động.
2.4.1.5. Karate là môn thể thao động lực
Cũng như ở các môn thể thao động lực khác, để thu được hiệu quả
cao thì VĐV Karate cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về nguyên
lý hoạt động động lực trong môn chuyên sâu của mình. VĐV cần phải
luôn ghi nhớ rằng Karate là môn thể thao chịu ảnh hưởng rất lớn của các
hoạt động động lực và vì vậy các đòn đánh và kỹ thuật thực hiện sẽ chỉ thu
được hiệu quả cao nhất khi nó được thực hiện một cách chính xác với sự
lợi dụng tối đa của ưu thế về động lực học.
Một trong những điểm không thể không nhắc đến trong mối quan hệ
này là cũng giống như ở các môn thể thao động lực khác, Karate cũng chú
trọng tới các yếu tố như: thời gian phản xạ, thời gian phản ứng, hoạt động
thể chất, lực tác dụng và ứng dụng hoạt động động lực cũng như các định
luật của Niu-tơn vào quá trình tập luyện để nâng cao thành tích thi đấu.
* Vận dụng nguyên lý vật lý trong Karate
- Tận dụng sức mạnh tối đa: Muốn tăng sức mạnh tối đa của đòn thế
phải dựa trên các yếu tố sau:
+ Sức mạnh tỷ lệ thuận với độ co giãn của cơ bắp.
+ Độ công phá của một sức mạnh tỷ lệ nghịch với thời gian dụng lực.
+ Trong các kỹ thuật dùng cách lật tay (đỡ và chặt), dùng cách
xoay hay xoắn (trong các cú đấm), xoay vặn hông (trong các cú
đá) để tạo gia tốc lớn ban đầu.

56
- Tập trung sức mạnh: Các kỹ thuật Karate tập trung sức mạnh để
tăng hiệu năng kỹ thuật cần phải đúng lúc và đúng chỗ:
+ Dùng mặt phẳng tiết diện nhỏ khi tiếp xúc thì cú đánh có tác
dụng càng mạnh, uy lực càng lớn.
+ Vận dụng cùng lúc nhiều cơ bắp thì sức mạnh càng lớn.
+ Muốn tập trung tối đa sức mạnh trong cơ thể phải tập trung vận
dụng các bắp thịt đồng chiều đỡ, sử dụng hiệu nghiệm sự hợp
lực của các bắp thịt khác nhau cùng tác động.
+ Vận dụng sức mạnh tối đa theo trình tự vận chuyển cơ bắp như
bắp thịt ở bụng, hông rồi đến tay chân.
+ Dùng phản học để ổn định hỗ trợ và tăng sức mạnh đòn thế khi
phát ra.
- Hơi thở:
+ Điều hòa hơi thở đúng lúc sẽ tăng sức mạnh của đòn thế và tránh
gây nguy hiểm cho bản thân. Đối với bộ môn Karate, nhiều
người quan niệm đó là môn võ chuyên dùng tay không, với khái
niệm này người ta chưa hiểu rõ nghĩa chữ Karate và tất cả các
kỹ thuật của bộ môn.
+ Trên cơ thể của con người được chia thành ba (03) vùng rõ nét:
vùng cao, vùng giữa và vùng thấp. Các kỹ thuật Karate đều áp
dụng cho cả ba vùng đó, trong đó có đòn chân. Riêng đòn chân
Karate cũng phong phú và đa dạng không kém gì đòn tay kể cả
trong tư thế nằm. Tùy theo phong cách và vị trí dạng hình của
đối thủ mà võ sinh Karate sẽ vận dụng đòn thế kỹ thuật tay hay
chân để thích ứng đem lại hiệu quả năng lực đòn thế cao nhất.
- Trong huấn luyện và thi đấu Karate, thời gian phản ứng là thời gian
được tính từ lúc tiếp nhận các kích thích đến khi trả lời các kích thích của
hệ thần kinh. Đây là một trong những yếu tố quyết định thành tích thi đấu
của VĐV vì vậy các huấn luyện viên và VĐV Karate phải đặc biệt chú
trọng đến việc rèn luyện các yếu tố này.
- Hoạt động thể chất trong môn võ Karate cũng được diễn ra một
cách hết sức phong phú và đa dạng. Trong quá trình tập luyện, VĐV sẽ
thực hiện rất nhiều bài tập khác nhau để tăng khả năng linh hoạt của toàn

57
thân và vì vậy tất cả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể đều sẽ được
tham gia hoạt động một cách khoa học và hợp lý.
2.4.2. Những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong tập luyện Karate
Vận động tập luyện thể dục thể thao nói chung và Karate nói riêng
được nhiều người quan tâm nhằm rèn luyện nâng cao sức khỏe thể chất và
tinh thần. Tuy vậy, việc đảm bảo vệ sinh, an toàn tập luyện cần được chú ý
để phòng tránh những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe.
2.4.2.1. Điều kiện thời tiết
a. Tập luyện Karate trong điều kiện thời tiết nắng, nóng
Trong điều kiện thời tiết nắng, nóng, các chức năng sinh lý của cơ
thể đều có những biến đổi nhất định, thậm chí có thể rối loạn ở các mức độ
khác nhau. Tập luyện trong điều kiện thời tiết như vậy sẽ làm những biến
đổi hoặc rối loạn trở nên nghiêm trọng. Việc mất nhiều mồ hôi cùng với
việc cơ thể mất nước, các chất điện giải, sẽ khiến cơ thể nhanh mệt mỏi,
nếu gắng sức quá mức thì các hệ thống cơ quan khác nhau của cơ thể, đặc
biệt là tuần hoàn, hô hấp, hệ thống cơ xương khớp không thể duy trì hoạt
động chức năng của nó, xuất hiện các hiện tượng như mệt mỏi, đau ngực,
khó thở, choáng váng, xây xẩm mặt mày, buồn nôn, nôn, cơ bắp có dấu
hiệu “chuột rút”... Nếu không được nghỉ ngơi đủ để hồi phục có thể dẫn
đến mệt mỏi quá sức, kiệt sức. Trời nắng, nhiệt độ, độ ẩm cao cùng với
việc tập luyện gắng sức các nguy cơ như say nắng, say nóng, thậm chí đột
quị cũng rất cao.
Đối với những người mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, huyết
áp, bệnh lý hô hấp, suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, nội tiết, bản thân
điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã gây cảm giác khó chịu, tác động tiêu cực
đến sức khỏe. Nếu tập luyện không đúng, không đảm bảo nguyên tắc an
toàn, càng ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe hoặc có những tai biến, biến
chứng nghiêm trọng.
Đảm bảo vệ sinh, an toàn trong tập luyện, những người mắc bệnh
mạn tính cần thận trọng khi tập luyện.
b. Tập luyện Karate trong điều kiện thời tiết giá lạnh
Thời tiết như miền Bắc nước ta vào mùa đông rất lạnh nên việc tập
luyện của các võ sinh thường bị ảnh hưởng, việc duy trì thường xuyên

58
hoạt động tại các câu lạc bộ trở nên vất vả hơn. Chính vì vậy, các võ sinh
cần lưu ý:
* Chuẩn bị đồ dùng
- Bình nước ấm để có thể giữ ấm bên trong cơ thể, và tránh để viêm
họng khi uống nước lạnh.
- Khi chuẩn bị tới lớp, nên đeo găng tay để bàn tay được ấm áp.
- Đi giầy để đảm bảo để giữ cho đôi bàn chân được ấm áp kết hợp
tích cực khởi động và làm ấm cơ thể. Rất nhiều bạn võ sinh vì thuận tiện
nên thường đi dép tới nên sẽ khó khăn hơn khi thực hiện các bài tập khởi
động làm ấm.
- Nên mặc áo khoác mỏng nhằm giữ ấm lúc ban đầu khi cơ thể chưa
được làm nóng.
- Dùng mũ len rất hữu ích để giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông.
- Nên mang thuốc dự phòng bên mình phòng trường hợp bị hen
suyễn, viêm xoang, hay dị ứng thời tiết.
* Trang phục và cách mặc đồ
- Nên mặc đầy đủ võ phục đủ độ dày để ấm áp vào mùa đông.
- Kết hợp áo phông cotton mỏng + Võ phục + Áo khoác mỏng bên
ngoài. Không nên mặc quá nhiều áo phía bên trong, khi tập luyện ra mồ hôi
sẽ thấm ngược vào cơ thể dễ bệnh.
- Trước và sau khi tập xong , các bạn võ sinh nên mặc áo khoác ấm,
và dùng mũ len để đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh từ bên ngoài.
* Suy nghĩ tích cực
Vào mùa đông khi thời tiết lạnh giá, sẽ làm võ sinh nhụt chí, e ngại
khó khăn, lười tập luyện. Tuy nhiên, võ sinh cần học cách thích ứng với thời
tiết bằng một suy nghĩ tích cực từ tinh thần cá nhân. Hãy suy nghĩ rằng, cảm
giác ê buốt khi chân tay bị cóng lạnh lúc đầu buổi tập, cảm giác cơ thể tê
cứng các khớp, hơi thở như bốc khói..., tất cả đều là những trải nghiệm thú
vị mà chỉ khi có bỏ công sức ra, người tập mới có cơ hội trải nghiệm.
2.4.2.2. Thời điểm - thời lượng tập luyện
Thời điểm thích hợp nhất để tập luyện Karate thường là vào sáng sớm

59
hoặc chiều muộn, tránh thời điểm nắng nóng, nhiệt độ cao trong khoảng từ
10g-15g, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu trên da, nhất là da vùng đầu mặt,
gáy dễ kiệt sức, choáng. Không nên thường xuyên thay đổi giờ giấc, thời
điểm luyện tập để tránh làm rối loạn nhịp điệu thể chất (sức khỏe), phá vỡ
nhịp sinh học, làm suy giảm các chức năng sinh lý của cơ thể.
Thời lượng mỗi buổi tập căn cứ vào tình trạng sức khỏe, đặc điểm
thể chất cũng như mục đích tập luyện của mỗi người, thường vào khoảng
từ 30 - 60 phút. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nóng bức, nhìn chung
thời gian tập luyện nên rút ngắn hơn so với bình thường.
2.4.2.3. Thực hiện đúng nguyên tắc tập luyện
a. Đảm bảo khoa học
Đảm bảo nguyên tắc tập luyện dựa trên cơ sở khoa học cũng như
thực tế tình trạng sức khỏe của mỗi người tập, mục đích tập luyện để lựa
chọn những phương pháp-bài tập/môn thể thao phù hợp, cũng như tính
toán thời gian, tần suất, cường độ/lượng vận động hợp lý.
- Khởi động đúng và đủ trước khi tập luyện nhằm giúp cơ thể đạt
được trạng thái tốt nhất khi hoạt động thể lực. Các hệ thống tim mạch, hô
hấp, hệ thống cơ xương khớp được chuẩn bị thích nghi với vận động, giúp
phòng tránh chấn thương, mệt mỏi quá sức. Thời gian khởi động có thể
chiếm tới 10% tổng thời gian tập luyện.
- Nếu tập luyện trong điều kiện thời tiết nắng nóng mùa hè, thân
nhiệt thường rất cao và mất nước nhiều kèm mất muối, điện giải do mất
nhiều mồ hôi. Nếu không bù đủ nước khiến thân nhiệt tăng quá mức, có thể
dẫn đến tình trạng kiệt sức, “chuột rút” hoặc say nắng, say nóng.
b. Đảm bảo tuần tự tăng tiến
Tuân thủ nguyên tắc tuần tự tăng tiến đảm bảo cho cơ thể thích nghi
dần với việc luyện tập và điều kiện thời tiết. Tập luyện cũng phải được tiến
hành một cách có hệ thống, liên tục nhằm củng cố và nâng cao kỹ năng
vận động, chức năng của các cơ quan và sự điều hòa phối hợp giữa các hệ
thống cơ quan trong cơ thể.
c. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và năng lượng vận động
Các chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp năng lượng duy trì sức

60
khỏe, hoạt động thể lực; xây dựng cấu trúc cơ thể/phát triển thể chất và
thúc đẩy quá trình hồi phục sau vận động. Việc đảm bảo đủ năng lượng
trước và trong khi tập giúp việc tập luyện được tiến hành thuận lợi và quá
trình hồi phục mệt mỏi sau tập diễn ra nhanh chóng.
Dinh dưỡng cho vận động cần đủ về năng lượng và hợp lý về thành
phần. Chuyên gia Marco De Angelis, người có hơn 20 năm kinh nghiệm cố
vấn dinh dưỡng thể thao cho Ủy ban Olympic Italy cho rằng “100% thành
tích thi đấu tốt do thể lực có được từ chế độ dinh dưỡng tốt. Chế độ dinh
dưỡng này không dựa trên bữa ăn gần nhất mà cần tích lũy trong thời gian
dài, là tổng thể dinh dưỡng cho cả quá trình tập luyện”.
Khẩu phần dinh dưỡng phù hợp tùy thuộc vào loại hình, tính chất,
cường độ và khối lượng của hoạt động thể lực. Theo chuyên gia dinh dưỡng
Francesco Avaldi của Real Madrid, Tây Ban Nha thì “Cường độ vận động
cao đòi hỏi bổ sung nhiều protein từ thịt, cá. Ngược lại, khi tập luyện các
bài thể lực nhỏ cần bổ sung lượng lớn carbonhydrate từ ngũ cốc”.
Một số nguyên tắc dinh dưỡng trong hoạt động thể lực: Luyện tập
sức bền chú trọng hàm lượng carbohydrate, lipid. Các bài tập sức mạnh,
sức nhanh cần khẩu phần ăn giàu protein hơn. Tỉ lệ % năng lượng các bữa
chính tùy thuộc tính chất bài tập. Năng lượng bữa phụ khoảng 5-10%.
Xây dựng thói quen ăn uống hợp lý, vệ sinh, đủ dinh dưỡng, phù hợp
với thời gian tập luyện. Không tập luyện quá sớm sau khi ăn, hoặc ngược lại
tập khi quá đói. Thời điểm thích hợp nhất để tập luyện là sau bữa ăn chính
khoảng 2 giờ. Mặc dù vậy, nhiều người có thói quen tập luyện sau giờ làm
việc buổi chiều, nghĩa là sau bữa ăn chính buổi trưa ít nhất từ 4-6 giờ. Khi đó
cơ thể không thể đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động thể lực, đặc biệt với
những người “ham chơi” các môn tiêu hao nhiều năng lượng như bóng đá,
tennis, thể hình… có thể tập liên tục từ 1-1,5 giờ hoặc hơn, như thế việc tập
luyện đã trở thành gánh nặng đối với cơ thể, có thể dẫn đến mệt mỏi quá sức.
Trong trường hợp này tốt nhất nên bổ sung một thực đơn nhỏ từ 1,5-2 giờ
trước khi tập, ví dụ như 1-2 lát bánh mì, 1 trái chuối/sinh tố trái cây hoặc
yogurt/sữa, một miếng pho mai ít béo, tránh thức ăn giàu đạm như trứng,
thịt, những thực phẩm nhiều xơ khó tiêu hóa, đầy bụng.
d. Đảm bảo bù đủ nước
Nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể, là thành phần cấu tạo của

61
tất cả các tổ chức và tế bào. Nhu cầu về nước của cơ thể trong điều kiện
bình thường khoảng 2-2,5 lít/ngày. Nước tham gia trực tiếp vào hầu hết các
phản ứng sinh hóa tạo năng lượng trong cơ thể và có ý nghĩa quan trọng
trong điều hòa thân nhiệt qua việc bài tiết mồ hôi /bay hơi.
Khi hoạt động thể lực cơ bắp tiêu thụ rất nhiều calo và sản sinh ra
một lượng nhiệt rất lớn làm thân nhiệt tăng cao. Trong khi đó, cơ chế thải
nhiệt bằng con đường bay hơi mồ hôi qua da đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy,
nếu tập luyện trong điều kiện thời tiết nắng nóng mùa hè, thân nhiệt thường
rất cao và mất nước nhiều kèm mất muối, điện giải do mất nhiều mồ hôi.
Nếu không bù đủ nước khiến thân nhiệt tăng quá mức, có thể dẫn đến tình
trạng kiệt sức, “chuột rút” hoặc say nắng, say nóng. Vậy bù nước thế nào
cho đúng? Bởi một lượng nước lớn trong dạ dày sẽ làm tăng trọng lượng
và thay đổi trọng tâm cơ thể, làm giảm năng lực vận động, đồng thời làm
tăng khối lượng tuần hoàn, tăng gánh nặng của tim lại dẫn đến mệt mỏi.
Để giúp quá trình hồi phục mệt mỏi sau tập luyện diễn tiến thuận lợi,
nhanh chóng, tránh dẫn đến mệt mỏi quá sức, việc đảm bảo dinh dưỡng,
nước uống trước trong và sau khi tập luyện cần được chú trọng và đảm bảo
tính khoa học.
Trước khi tập luyện: Uống trên 500 ml nước 2 giờ trước luyện tập.
Uống tiếp 200-300 ml nước trong vòng 10-30 phút trước luyện tập. Trước
khi tập có thể bổ sung thêm glucose qua nước uống có hàm lượng 4-8%,
có thể bổ sung thêm vitamin C. Lưu ý vitamin C chỉ bắt đầu có tác dụng
sau khi uống 30-40 phút.
Sau khi tập luyện: Xác định mức chênh lệch trọng lượng trước và khi
tập luyện để xác định lượng nước mất. Tiếp tục bù lượng nước mất trong
vòng 2 giờ sau ngưng tập luyện, thi đấu.
Nếu tập luyện trong thời gian ngắn (dưới 60 phút) chỉ cần nước lọc
là đủ, nhưng nếu tập luyện kéo dài trên 60 phút hoặc tập với cường độ
cao và thời tiết quá nóng có thể bổ sung nước uống có chứa 4-8% glucose
hoặc các loại nước uống thể thao (sports drinks), một số loại nước uống
có các chất khoáng, điện giải (orezol). Các loại nước uống tăng lực (ener-
gy drinks) có chứa hàm lượng đường (carbohydrate) quá cao có thể làm
rối loạn quá trình hấp thu nước của dạ dày-ruột, vì vậy được khuyến cáo
không nên uống quá gần trước và trong khi tập luyện.

62
e. Đảm bảo vệ sinh, an toàn trong tập luyện
- Tránh tập luyện thể thao thời điểm nắng nóng, nhiệt độ cao.
- Trang phục quần áo tập, giầy tập phải đảm bảo vệ sinh, chất liệu
của trang phục yêu cầu phải phù hợp với loại hình vận động/điều kiện khí
hậu, thời tiết. Tập luyện trong điều kiện thời tiết nắng nóng trang phục
nhanh chóng thấm ướt mồ hôi, nên thay ngay trang phục khi có thể. Đồng
thời cần chú ý giữ ấm cơ thể ngay khi ngừng tập hay lúc nghỉ giải lao, nhất
là trong thời điểm giao mùa, khi có sự chênh lệch nhiệt độ tương đối lớn
giữa ngày và đêm, khi tập vào sáng sớm hay chiều tối muộn, đặc biệt khi
tập các môn thể thao dưới nước. Nên trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ,
tránh ánh nắng trực tiếp, các thiết bị hỗ trợ phòng ngừa chấn thương.
2.4.2.4. Tự kiểm tra sức khỏe
Tập luyện quá mức, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng bức rất dễ
dẫn đến tình trạng mệt mỏi quá sức. Những biểu hiện sớm nhất ở hệ thống
thần kinh như tình trạng rối loạn giấc ngủ (khó ngủ hoặc ngủ không ngon
giấc), nhạy cảm quá mức hoặc không đáp ứng với các kích thích (dễ cáu
gắt hoặc uể oải, thờ ơ). Những biểu hiện khác có thể thấy như ù tai, hoa
mắt, chóng mặt, tay chân cơ bắp rã rời, lười vận động.
2.5. Những nghi thức và đẳng cấp, màu đai và danh hiệu trong môn
võ Karate
2.5.1. Nghi thức trong môn võ Karate
2.5.1.1. Các điều luật lệ Karate
Theo tiếng Nhật gọi là Dojo kun, là một bộ các điều được đưa ra để
các võ sinh Karate tuân theo. Những điều lệ này được áp dụng trong dojo
hay còn gọi là phòng tập và trong cả cuộc sống đời thường.
2.5.1.2. Năm điều huấn thị của võ sư Funakoshi
Võ sư Funakoshi Gichin (1868-1957) đưa ra năm điều huấn thị đối
với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.
1) Nỗ lực hoàn thiện nhân cách (Hitotsu, jinkaku kansei ni tsuto-
muru koto).
2) Luôn luôn chân thành (Hitotsu, makoto no michi wo mamoru koto).
3) Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực (Hitotsu, doryoku no seishin wo
yashinau koto).

63
4) Trọng lễ nghĩa (Hitotsu, reigi wo omonzuru koto).
5) Kiềm chế các hành vi nóng nảy (Hitotsu, kekki no yu wo imashim-
uru koto).
c. Hai mươi điều về Karate của sư tổ Funakoshi
1) Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ (Karate
wa rei ni hajimari rei ni owaru koto o wasuru na).
2) Karate không nên ra đòn trước (Karate ni sen te nashi).
3) Karate phải giữ nghĩa (Karate wa gi no tasuke).
4) Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người (mazu jiko o
shire shikoshite hoka o shire).
5) Kỹ thuật không bằng tâm thuật (gijutsu yori shinjutsu).
6) Cần để tâm thoải mái (kokoro wa hanatan koto o yosu).
7) Khinh suất tất gặp rắc rối (wazawai wa ketai ni shozu).
8) Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về Karate (dojo no mi
no Karate to omou na).
9) Rèn luyện Karate cả đời không nghỉ (Karate no shugyo wa issho
dearu).
10) Biến mọi thứ thành Karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của
nó (arayuru mono o Karate kasase soko ni myomi ari).
11) Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội
lạnh (Karate wa yu no gotoku taezu netsu o ataezareba moto no mizu ni
kaeru).
12) Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại (katsu kangae wa motsu na,
makenu kangae wa hitsuyo).
13) Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương (teki ni yotte tenka
seyo).
14) Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát (ikusa wa
kyojitsu no soju ikan ni ari).
15) Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm (hito no teashi o ken to
omoe).

64
16) Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ (danshimon o izureba hya-
kuman no teki ari).
17) Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự
nhiên (kamae wa s oshinsha ni, ato wa shizentai)
18) Phải tập Kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi
(Kata wa tadashiku, jissen wa betsu mono).
19) Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ
nhanh chậm của đòn thế (chikara no kyojaku, karada no shinshuku, waza
no kankyu o wasuru na).
20) Luôn chín chắn khi dụng võ (tsune ni shinen kofu seyo).
2.5.2. Đẳng cấp, màu đai và danh hiệu trong môn võ Karate
Chế độ đẳng cấp và màu đai của Karate là học từ Judo và bắt đầu thi
hành từ năm 1924. Ban đầu chỉ có đai đen (huyền đai) và đai trắng. Đai
đen dành cho những người đã có quá trình luyện tập, còn đai trắng dành
cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy
theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật).
Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai nâu, … Trong đai
đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai).
Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai
được gọi là renshi ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến
bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi hoặc tatsushi, từ cửu đẳng huyền đai
trở lên gọi là hanshi. Cũng có lưu phái không sử dụng các danh hiệu này.
Cần phân biệt giữa Cấp - Đai - Đẳng. Chúng ta hay thường lẫn lộn
giữa thi lên cấp, thi lên đai, thi lên đẳng. Nhất là với những người mới,
hoặc chưa từng tập luyện Karate.
2.5.2.1. Hệ thống Cấp
Hệ thống Cấp tiếng Nhật gọi là Kyuu. Trong Karate có 10 cấp (kyuu).
Cao nhất là cấp 1 và thấp nhất là cấp 10 (Người mới bắt đầu tập).
Để dễ dàng nhận biết, người ta thường phân màu đai cho từng cấp,
tuy nhiên có 1 số màu đai dùng chung cho 2-3 cấp.
Chú ý là hệ thống Cấp này không thay đổi và không bị lẫn lộn như
hệ thống Đai. Hãy hỏi cấp của người tập để biết được cấp độ hiện tại của
họ, màu đai chỉ là tương đối.

65
2.5.2.2. Hệ thống Đai
Màu Đai sẽ giúp người ngoài dễ dàng biết được cấp độ hiện tại của
người tập. Tuy nhiên Đai lại là thứ hay bị lẫn lộn nhất và gây thắc mắc nhất
cho những người mới. Tùy từng hệ phái, võ đường hay địa phương mà hệ
thống màu đai có chút khác biệt.
Sau đây là liệt kê hệ thống màu đai của Karate phổ biết nhất tại Việt
Nam tương ứng với các cấp.
Ngoài ra, mỗi màu đai sẽ có các ý nghĩa khác nhau. Đai Trắng
(White) - Dùng cho cấp 10 & cấp 9
- Đai Vàng (Yellow) - Dùng cho cấp 8
- Đai Xanh da trời nhạt (Light Blue) - Dùng cho cấp 7
- Đai Xanh lá (Green) - Dùng cho cấp 6
- Đai Xanh da trời đậm (Dark Blue) - Dùng cho cấp 5 & cấp 4
- Đai Nâu (Brown) - Dùng cho cấp 3,2,1
Lưu ý là Đai Đen sẽ không thể hiện Cấp nữa mà thể hiện bằng Đẳng.
2.5.2.3. Hệ thống Đẳng
Khi hết Cấp, võ sinh sẽ được thi lên Đẳng. Đai Đen thể hiện Đẳng,
Có 10 Đẳng; cao nhất là 10 Đẳng và thấp nhất là 1 Đẳng (Shodan).
Và tất nhiên võ sinh phải nỗ lực tập luyện để có thể được thăng Đẳng. Sẽ
mất rất nhiều thời gian và cần sự kiên trì tuyệt đối.
- Đai Đen Nhất Đẳng
- Đai Đen Nhị Đẳng
- Đai Đen Tam Đẳng
- Đai Đen Tứ Đẳng
- Đai Đen Ngũ Đẳng
- Đai Đen Lục Đẳng
- Đai Đen Thất Đẳng
- Đai Đen Bát Đẳng
- Đai Đen Cửu Đẳng
- Đai Đen Thập Đẳng

66
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập
Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày vị trí, vai trò của môn võ Karate.
Câu 2. Hãy cho biết tác dụng của quá trình tập luyện và thi đấu Karate.
Câu 3. Phân tích đặc điểm hoạt động của môn võ Karate.
Câu 4. Hãy khái quát cơ sở khoa học của môn võ Karate.
Câu 5. Khái quát những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong tập luyện
Karate.
Câu 6. Anh (chị) hiểu gì về những nghi thức và đẳng cấp, màu đai và
danh hiệu trong môn võ Karate.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Trần Tuấn Hiếu (2006), Hướng dẫn học Karate, NXB Thể dục
Thể thao.
2. Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đương Bắc (2001), Giáo trình Karate-do,
NXB TDTT, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Chung (chủ biên), TS. Phạm Hồng Dương, ThS.
Nguyễn Anh Tú, ThS. Nguyễn Đương Bắc, KTS. Nguyễn Ngọc
Dũng, Đinh Diệp Hòa, Bùi Hoàng Lân (2007), Giáo trình võ thuật,
NXB Đại học Sư Phạm.
4. Kim Long (2004), Tự học Karate, NXB Mũi Cà Mau.
5. Mai Thị Bích Ngọc (2017), “Nghiên cứu xây dựng chương trình
tập luyện ngoại khóa môn Karate-Do cho học sinh trung học cơ sở
thành phố Hà Nội”, luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại
học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.
Tiếng Anh
6. Matthew (2019). Bruce Lee: A Life. Simon and Schuster. p. 145.
ISBN 978-1-5011-8763-6.
7. Rob Redmond (2008), Kata - The Folk Dances of Shotokan, Pub-
lished by digital means by Rob Redmond.
8. Schneiderman, R. M. (23 May 2009). “Contender Shores Up Ka-

67
rate’s Reputation Among U.F.C. Fans”. The New York Times.
Archived from the original on 7 May 2013. Retrieved 30 January
2010.
9. Swanson (2017), Karate Science: Dynamic Movement (Martial
Science), Publisher of YMAA.
Thông tin trên Internet
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Karate.
2. https://blackbeltwiki.com/karate-ranks-titles.

68
CHƯƠNG III.
KỸ THUẬT KARATE CƠ BẢN

MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho người học hệ thống kỹ thuật Karate cơ bản (Các
tư thế tấn; Phương pháp di chuyển trong Karate; Hệ thống kỹ thuật quyền, đối
luyện..) qua loạt hình ảnh minh họa sinh động.
Kỹ năng: Sinh viên có khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức
đã học và ứng dụng vào thực tiễn tập luyện và thi đấu, đồng thời nâng cao năng
lực tự học, tự rèn luyện kỹ thuật Karate.
NỘI DUNG
3.1. Các tư thế tấn cơ bản trong Karate (Dachi Waza)
Tấn là nền tảng của mọi võ thuật. Tấn là điểm tựa cho sự thăng
bằng trong tấn công và phòng thủ. Mỗi một võ sinh Karate muốn đạt
được trình độ chuyên môn cao, điều căn bản kỹ thuật trước hết là các
thế đứng, còn gọi là tấn pháp (Dachi Waza). Bộ tấn Karate căn bản gồm
rất nhiều tấn pháp khác nhau. Mỗi một tấn có khoảng cách khác nhau,
hướng của mũi bàn chân, dạng của hai bàn chân trụ tấn khác nhau. Tất cả
đều tuân thủ theo nguyên tắc khoa học, sự tính toán khoa học, giữa trọng
tâm con người và khoảng cách hai chân, trọng lượng chịu đựng trên mỗi
bàn chân.
Hệ thống các thuật ngữ tấn pháp trong Karate bao gồm:
Bảng 1. Các tư thế đứng tấn trong Karate
TT Kỹ thuật Phiên âm Diễn giải Ảnh minh họa

Đứng thẳng tự nhiên,


Tấn Heisoku-
1 hai vai và hai chân
nghiêm Dachi
thư giãn.

69
TT Kỹ thuật Phiên âm Diễn giải Ảnh minh họa

Đứng thoải mái với


thân trên thẳng. Hai
Tấn
gót chân chụm lại,
2 nghiêm Musube Dachi
mũi chân mở ra hình
(chữ V)
chữ V. Hai tay đặt
chéo phía trước.

Hai chân dang rộng


bằng vai, hai cánh
Tấn nghỉ tay hơi đưa ra phía
3 Heiko Dachi
song song trước, bàn tay nắm
chặt hai vai buông
lỏng tự nhiên.

Dang rộng hai chân


Tấn tự bằng vai, mũi bàn
nhiên Soto Hachiji chân hơi hướng
4
(đầu mũi Dachi ra ngoài, hai chân
chân mở) thẳng và thân mình
thư giãn.

Đứng xoay người,


một chân bước lên,
bàn chân còn lại
xoay ngang tạo thành
chữ T. Một tay nắm
Thế đứng
5 Teiji Dachi chặt hơi đưa về phía
chữ T
trước, lòng bàn tay
hướng xuống. Tay
còn lại, co lên ngang
thắt lưng, lòng bàn
tay hướng lên trên.

70
TT Kỹ thuật Phiên âm Diễn giải Ảnh minh họa

Tương tự như thế


đứng chữ T, chỉ
Thế đứng khác là bàn chân
6 Renoji Dachi
chữ L sau hơi chếch về
phía trước 45 độ tạo
thành chữ L

Dang chân rộng


gấp hai lần chiều
rộng của vai, cong
đầu gối ra hai bên
và trầm người xuống
như đang cưỡi ngựa.
Tấn kỵ Hai tay dang rộng
7 Hiko Dachi
mã sang hai bên. Ngực
ưỡn ra. Thả lỏng hai
vai. Mũi bàn chân
hướng ra ngoài,
nhưng cơ bắp của
hai chân và hông
phải căng cứng.
Phần lớn trọng
lượng cơ thể dồn về
chân sau bám chặt
xuống nền nhà, đầu
gối chân sau hơi
Neko Ashi cong và căng ra. Bàn
8 Miêu tấn
Dachi chân trước chỉ chạm
nhẹ phần ức xuống
nền nhà và nhỏng
gót, đầu gối cong.
Hai tay dang hai bên
và nắm chặt.

71
TT Kỹ thuật Phiên âm Diễn giải Ảnh minh họa
Phần thân trên giữ
thẳng trong tư thế
quay nghiêng hoặc
hướng ngang với
cặp mắt nhìn thẳng
ra trước xuôi theo
hướng chân trái
Kokutsu
9 Tấn sau đang duỗi thẳng dài
Dachi
ra. Đầu gối chân
sau cong lại. Trọng
lượng cơ thể dồn
về chân sau. Tư thế
này chủ yếu dùng
để phòng thủ hoặc
tránh đòn.
Đứng trên một
chân, đầu gối hơi
cong, ngón chân
bám chặt, bàn chân
hướng ra ngoài.
Tấn một Sagiashi
10 Chân còn lại co lên
chân Dachi
chuẩn bị đá. Một
tay nắm chặt đưa
lên ngang thắt lưng,
tay còn lại đưa ra
trước phòng thủ.

Các đầu gối căng ra


và hướng vào trong,
đầu gối chân trước
đưa ra thẳng ngay
Tấn tam trên đầu mũi bàn
11 Sanchin Dachi
chiến chân, đầu gối chân
sau nhô ra trước
vào khoảng 5 cm
vượt quá đầu mũi
bàn chân. Các mũi

72
TT Kỹ thuật Phiên âm Diễn giải Ảnh minh họa
bàn chân hướng vào
trong. Trọng lượng
cơ thể chia đều cho
hai chân. Hai tay
dang ra hai bên. Đây
là thế tấn sử dụng rất
nhiều ở Đai đen nhất
đẳng
Chân trước bước
tới, đầu gối cong,
đầu mũi chân để
thẳng. Chân sau duỗi
thẳng ra, giữ thẳng
lưng. Mũi bàn chân
trước hơi hướng vào
Zenkutsu
12 Tấn trước trong. Chân trước
Dachi
chịu đựng 60% trọng
lượng cơ thể và chân
sau là 40 %. Thế tấn
này rất vững chắc
giúp các đòn tung
ra phát huy hết sức
mạnh.
Chân phải đặt chéo
qua chân trái, đồng
thời tay phải cũng
phải đặt chéo qua tay
trái. Gối chân trước
khuỵu, bàn chân bám
chặt vào nền, bàn
Tấn chéo chân sau chỉ tựa nhẹ
13 Kosa Dachi
chân trên các ngón chân.
Trọng lượng cơ thể
dồn lên chân trước.
Tư thế này thường
được dùng trong việc
luyện tập kỹ thuật đá
hoặc xoay người né
đòn.

73
Hình 19. Minh họa tấn pháp trong Karate

3.1.1. Phân tích một số tấn pháp cơ bản


Phần này phân tích ba thế tấn cơ bản:
- Tấn trước (Zenkutsu Dachi).
- Tấn sau (Kokutsu Dachi).
- Tấn ngang (Kiba Dachi).
3.1.1.1. Kỹ thuật tấn trước: Zenkutsu Dachi
Đây là kỹ thuật tấn cơ bản dành cho người mới tập luyện Karate. Kỹ
thuật tấn này kết hợp với các đòn tấn công, phòng thủ một cách dễ dàng.

74
Zenkutsu dachi có mặt trong hầu hết các bài quyền của Karate.
a. Các giai đoạn trong kỹ thuật
Trạng thái tĩnh: Chiều rộng của tấn bằng chiều rộng của vai, chiều
dài của tấn bằng hai lần chiều dài của vai. Cẳng chân trước vuông góc với
mặt đất, hình chiếu của gối rơi vào đốt chân thứ nhất của ngón chân cái.
Bàn chân trước thẳng phía trước. Chân sau thẳng với bàn chân hợp với trục
trước sau một góc khoảng 45º. Lưng thẳng, hông hơi nghiêng, trọng lượng
cơ thể dồn vào khoảng 60% chân trước.

Hình 20. Tấn trước Zenkutsu Dachi

- Di chuyển tới trước: chuyển trọng tâm cơ thể dồn về chân trước,
thu chân sau lên sát với chân trước, ở tư thế Heisoku, hai chân khép, mũi
chân hướng phía trước. Di chuyển tiếp chân lên trên sang bên và kết thúc
khi chân trước vuông góc mặt đất, chân sau thẳng hoàn toàn và ổn định ở
trạng thái tĩnh.

Hình 21. Cách di chuyển tấn trước Zenkutsu Dachi

75
- Di chuyển lùi: Chuyển trọng tâm dồn về chân sau, kéo chân trước
về sát chân sau ở tư thế Heisoku. Tiếp tục bỏ chân ra sau sao cho khi kết
thúc chân thẳng hoàn toàn và chân trước vuông góc với mặt đất.
- Xoay sau: Dùng chân sau di chuyển ngang về phía chân còn lại,
đảm bảo chiều rộng của tấn. Xoay người đồng thời chuyển trọng lượng cơ
thể dồn vào chân trước để ổn định tấn giống tư thế tĩnh.
b. Các sai lầm thường mắc phải
- Khoảng cách giữa các chân không chuẩn xác.
- Trọng lượng không đúng giữa các chân.
- Di chuyển tấn nhấp nhô.
- Chân trước không vuông góc, chân sau không thẳng.
- Trọng tâm không vững.
3.1.1.2. Kỹ thuật tấn sau (Kokutsu Dachi)
a. Các giai đoạn kỹ thuật
- Trạng thái tĩnh: Chiều dài tấn bằng 2 lần chiều rộng vai, chân trước
chịu 30% trọng lượng cơ thể, chân sau chịu 70% trọng lượng cơ thể, trọng
tâm dồn về chân sau, lưng thẳng, mũi chân trước hướng thẳng về phía
trước, mũi chân sau vuông góc với chân trước, hai gót chân nằm trên một
đường thẳng.

Hình 22. Tấn sau Kokutsu Dachi

76
- Di chuyển tới trước: Chuyển trọng tâm dồn về chân trước, thu chân
sau sát lên chân trước ở tư thế Heisoku, hai chân khép và mũi chân hướng
về phía trước. Di chuyển tiếp chân thẳng lên phía trước sao cho khi kết
thúc di chuyển, mũi chân trước thẳng hướng, chân hơi cong (30% trọng
lượng cơ thể), chân sau gần như vuông góc (70% trọng lượng cơ thể) và
ổn định ở trạng thái tĩnh.

Hình 23 Cách di chuyển tấn sau Kokutsu Dachi

- Xoay sau: Xoay người đồng thời chuyển trọng lượng cơ thể chuyển
về chân trước để ổn định tấn giống trạng thái tĩnh. Khi xoay hai gót chân
làm trụ và xoay hai mũi chân đồng bộ một góc 90º so với ban đầu.
b. Các sai lầm thường mắc phải
- Khoảng cách hai chân không chuẩn xác.
- Hai chân không trên đường thẳng, 2 gót chân không vuông góc.
- Trọng lượng phân bố không đều giữa 2 chân.
- Di chuyển tấn nhấp nhô.
- Trọng tâm không vững.
3.1.1.3. Kỹ thuật tấn ngang (Kiba Dachi)
a. Các giai đoạn kỹ thuật
- Trạng thái tĩnh: Hai chân đứng rộng bằng hai lần khoảng cách vai,
mắt nhìn về phía trước, lưng thẳng, hai cạnh ngoài của hai bàn chân song
song với nhau, mũi bàn chân hướng về phía trước, hai đầu gối khuỵu và
hơi mở sang hai bên, cẳng chân vuông góc với mặt đất. Trọng lượng cơ thể
dồn lên hai chân là 50/50.

77
Hình 24. Tấn ngang Kiba Dachi

- Di chuyển: Chuyển trọng tâm dồn về chân trước (chân phía hướng
di chuyển), thu chân sau lên sát với chân trước ở tư thế Heisoku, hai chân
khép, mũi chân hướng phía trước và gối hối hơi thấp. Di chuyển tiếp chân
thẳng lên trên sao cho khi kết thúc di chuyển hai chân vuông góc mặt đất
và ổn định ở trạng thái tĩnh.

Hình 25. Cách di chuyển tấn ngang Kiba Dachi

b. Các sai lầm thường mắc phải


- Khoảng cách hai chân không chuẩn xác.
- Trọng lượng phân bố không đều giữa hai chân.
- Di chuyển tấn nhấp nhô.
- Trọng tâm không vững.
- Hai cẳng chân không vuông góc với mặt đất, hai mũi bàn chân

78
hướng ra ngoài giống như tấn Shiko Dachi.
3.1.2. Phương pháp huấn luyện một số tấn pháp cơ bản
3.1.2.1. Phương pháp huấn luyện tấn Zenkutsu Dachi
- Tập đứng tấn ở tư thế tĩnh.
- Tập di chuyển tiến lùi và chia thành hai phần: phần thu chân từ dưới
sát lên chân trụ và phần bước chân lên phía trên.
- Tập kết hợp với các kỹ thuật tay.
- Tốc độ: chậm - trung bình - nhanh.
3.1.2.2. Phương pháp huấn luyện tấn Kokutsu dachi
- Tập đứng tấn ở tư thế tĩnh.
- Tập di chuyển tiến lùi và chia thành hai phần: phần thu chân từ dưới
sát lên chân trụ và phần bước chân lên phía trên.
- Kết hợp với kỹ thuật đỡ Shuto uke.
- Tốc độ: chậm - trung bình - nhanh.
3.1.2.3. Phương pháp huấn luyện tấn Kiba dachi
- Tập đứng tấn ở tư thế tĩnh.
- Tập di chuyển tiến lùi và chia thành hai phần: phần thu chân từ dưới
sát lên chân trụ và phần bước chân lên phía trên.
- Kết hợp với các kỹ thuật đỡ.
- Tốc độ: chậm - trung bình - nhanh.
3.2. Phương pháp di chuyển trong Karate
Hệ thống di chuyển trong Karate bao gồm:
- Di chuyển tiến lên (Susumikata).
- Di chuyển lùi (Modorikata).
- Di chuyển ngang (Sideways).
- Lướt chân nhẹ nhàng (Fumidachi).
- Dậm chân (Kumidachi).

79
- Di chuyển hai chân cùng thời điểm (Yori-Ashi).
- Xoay (Tai kawashi).
3.2.1. Phân tích một số kỹ thuật di chuyển
Ở đây phân tích ba kỹ thuật di chuyển cơ bản sau đây:
- Di chuyển về phía trước (Susumikata).
- Di chuyển về phía sau (Modorikata).
- Di chuyển sang ngang (Moving Sideways).
3.2.1.1. Di chuyển về phía trước (Susumikata)
Trong di chuyển về phía trước, bàn chân và đầu gối phải ngay
ngắn, chắc chắn, đặc biệt là gót chân và phía trong bàn chân, đồng thời
phần hông đẩy nhanh về phía trước, cùng lúc đó chân kia kéo dần về phía
trước.

Hình 26. Cách di chuyển về phía trước

3.2.1.2. Di chuyển về phía sau (Modorikata)


Trong cách di chuyển về phía sau từ tư thế đứng phía trước, chân
sau là chân trụ. Rút hông về một cách chắc chắn, cũng như dồn trọng lực
xuống hông với sự chống đỡ của đầu gối và bàn chân trụ, cùng lúc đó
lướt chân về sau theo hướng bên trong hình cung. Quay hông về vị trí nửa
mặt trước.

80
Hình 27. Cách di chuyển về phía sau

3.2.1.3. Di chuyển sang ngang (Moving Sideways)


Chân trụ đặt thẳng đối mặt bên của sự di chuyển. Đặt chân trụ xuống
mặt đất một cách chắc chắn. Hông và chân di chuyển cùng nhau thẳng theo
hướng đối diện.

Hình 28. Cách di chuyển tấn sang ngang

3.3. Hệ thống kỹ thuật đánh tay (Uchi Wara)


3.3.1. Các điểm tấn công của bàn tay trong Karate
Các môn võ thuật Châu Á đáng chú ý là một loạt các bộ phận cơ

81
thể được sử dụng để tấn công đối thủ. Phạm vi vũ khí này cho phép nhiều
mục tiêu và góc độ lớn hơn mà các học viên có thể sử dụng để đẩy, đá, tấn
công, chặn hoặc tiếp xúc với đối thủ. Phần này sẽ xem xét các bộ phận cơ
thể chính được sử dụng để tấn công đối thủ.
Bàn tay và cổ tay chứa hơn mười bảy điểm nổi bật khác nhau. Khả
năng thích ứng tuyệt đối của phần cuối của chi khiến nó trở thành một vũ
khí cực kỳ linh hoạt có thể được sử dụng ở nhiều góc độ khác nhau để tấn
công nhiều mục tiêu khác nhau.
Hệ thống kỹ thuật các điểm tấn công của bàn tay trong Karate
bao gồm:
3.3.1.1. Seiken
Seiken là mặt nắm đấm bao gồm các đốt ngón tay trước của ngón trỏ
và ngón giữa. Để tạo ra một nắm tay chính xác, các ngón tay được cuộn
chặt, bắt đầu từ các đầu và dần dần lăn xuống nắm tay.
Các ngón tay đào sâu vào phần thịt của lòng bàn tay ngay phía trên
(không vào) đường đầu tiên trong tay, tạo ra một quả bóng nhỏ gọn mạnh
mẽ. Ngón tay cái sau đó ấn mạnh xuống ở đốt ngón giữa và ngón giữa ở
mặt dưới của nắm tay. Ngón tay bóp mạnh nhất là ngón tay út, sẽ cảm thấy
rằng nó đang cuộn chặt hơn và quay về phía trung tâm của bàn tay.

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-cong-cua-ban- (Nguồn: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/


tay.html) T%E1%BA%ADp_tin:Seiken.png)
Hình 29. Mặt đấm - Seiken

Cổ tay phải được giữ thẳng sao cho các đốt ngón tay dẫn từ ngón trỏ
và ngón giữa thẳng hàng với xương quay và xương trụ của cẳng tay. Điều

82
này có thể được quan sát khi bàn tay được giữ thẳng và các ngón tay được
uốn cong xuống ở đốt ngón tay nối các ngón tay với bàn tay với một góc
vuông. Vùng của bàn tay giữa cổ tay và đốt ngón tay tự nhiên tạo ra một
góc hướng lên trông hơi lệch so với cẳng tay, nhưng mặc dù góc này, đây
là căn chỉnh chính xác để xương bàn tay kết nối với cẳng tay. Góc này phải
được duy trì trong nắm tay.

Hình 30. Vị trí cổ tay của nắm tay đấm - Seiken


(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-cong-cua-ban-tay.html)

Về mặt sinh học, nó là vị trí mạnh nhất cho bàn tay và cổ tay khi nắm
chặt trong một nắm tay. Người ta thường dạy rằng phần trên của bàn tay
thẳng hàng với phần trên của cẳng tay (ví dụ: bạn có thể đặt một cây thước
dọc theo cẳng tay và đỉnh của nắm tay), nhưng điều này không chính xác
và sẽ dẫn đến cổ tay oằn xuống và bị thương nếu mục tiêu bị bắn trúng.
Đối với các kỹ thuật mở rộng, nếu bàn tay được giữ bằng phẳng, thì bàn
tay được giữ trực tiếp thẳng với cẳng tay.
Như đã nói trước đây, Seiken không phải là vũ khí làm sẵn và cần
điều hòa cả đốt ngón tay và cổ tay để cho phép nó được sử dụng hiệu quả.
3.3.1.2. Uraken

83
(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-cong- (Nguồn: https://karate-do.co.za/uraken-3/)
cua-ban-tay.html)
Hình 31. Lưng nắm đấm - Uraken

Uraken là lưng nắm đấm, được hình thành theo cách tương tự như
Seiken, nhưng mặt sau của đốt ngón tay trỏ và ngón giữa được sử dụng.
Nói chung, Uraken được sử dụng khi xương quay và xương trụ được xoay
hoàn toàn đến vị trí đặt. Đây là một vũ khí khá sẵn sàng.
3.3.1.3. Tettsui

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-cong- (Nguồn: https://budokarateclub.co.uk/


cua-ban-tay.html) glossary/)
Hình 32. Nắm tay dưới - Tettsui

Tettsui là nắm tay dưới cùng, cũng được hình thành giống như Seik-
en; tuy nhiên, phần dưới của nắm tay được sử dụng (bề mặt được cung cấp
bởi ngón tay út cong). Đây là một vũ khí làm sẵn rất mạnh có thể được sử
dụng để tấn công các bề mặt cứng.

84
3.3.1.4. Ippon-Ken

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-cong- (Nguồn: https://sportsandmartialarts.com/nakada-


cua-ban-tay.html) ka-ippon-ken/)
Hình 33. Nắm đấm một ngón tay - Ippon-Ken

Ippon-Ken là nắm đấm một ngón tay, được tạo ra giống như Seiken,
nhưng đốt ngón tay trỏ được mở rộng ra khỏi nắm tay để tạo một điểm ở
khớp ngón tay thứ hai. Ngón cái được di chuyển đến vị trí cao hơn trong
bàn tay để nó ấn vào khớp thứ hai, đẩy cả hai xuống và ra khỏi bàn tay. Nó
là vũ khí được chế tạo sẵn để tấn công các điểm trọng yếu mềm chính xác
của cơ thể.
Vị trí ngón tay cái này cung cấp hỗ trợ cho bề mặt nổi bật và ổn định
cổ tay. Điều này là thông qua cả hai loại gân ngắn và gân dài nối ngón cái
với cổ tay. Việc thắt chặt các gân này thông qua các cơ liên kết của chúng
có thể giúp ổn định rất nhiều cho cổ tay, và đây là lý do tại sao nhiều vị trí
bàn tay có ngón cái ở vị trí này.
Vị trí ngón tay cái thay thế này được sử dụng ở vị trí seiken trong
các loại khác của karate, chẳng hạn như ở Isshin-ryu. Điều này là do phong
cách karate này thường được dạy cho Thủy quân lục chiến đến Okinawa,
người không có nhiều năm để phát triển các cơ chính xác ở cổ tay. Sử dụng
hai gân này là một phương pháp dễ dàng và nhanh chóng hơn để phát triển
ổn định cổ tay.
Ngược lại, Seiken được sử dụng trong Shotokan karate không có
ngón tay cái ở vị trí này và thực sự chỉ sử dụng xương đòn để ổn định cổ
tay. Tuy nhiên, qua nhiều năm tập luyện, các cơ cẳng tay và mặt dưới cổ
tay được phát triển, tạo ra một vị trí ổn định tốt hơn nhiều. Khi so sánh với

85
một cổ tay được củng cố và điều hòa đầy đủ, vị trí ngón tay cái thay thế
này không ổn định.
3.3.1.5. Nakadate-Ippon-Ken
Nakadate-Ippon-Ken là đốt giữa ngón giữa, đốt ngón giữa được mở
rộng để lộ điểm của khớp thứ hai của ngón giữa. Ngón cái và ngón út bóp
vũ khí lại với nhau theo kiểu tương tự seiken. Nó là vũ khí được chế tạo
sẵn để tấn công các điểm trọng yếu mềm chính xác của cơ thể.

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/ (Nguồn: https://www.pinterest.nz/


diem-tan-cong-cua-ban-tay.html) pin/503769908322923783/)
Hình 34. Ký với đầu khớp ngón giữa Nakadate-Ippon-Ken

3.3.1.6. Hiraken
Hiraken là đấm khuỷu bốn ngón, có thiết lập cổ tay giống như
Seiken; tuy nhiên, toàn bộ bàn tay được mở rộng để bề mặt nổi bật là các
điểm của khớp ngón tay thứ hai của bàn tay. Nó là một vũ khí làm sẵn
được sử dụng để chui vào các không gian hẹp, chẳng hạn như nhân trung
hoặc cổ họng.
Có hai cách để tạo ra vũ khí này. Đầu tiên là nơi bàn tay phẳng với
khớp đốt ngón tay thứ hai với ngón tay cái uốn cong. Thứ hai là vị trí
tương tự như ippon-ken. Tất cả các đốt ngón tay được mở rộng để các
ngón tay tạo thành một hình tam giác khi nhìn xuống phía ngón cái của
bàn tay.

86
(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-cong-cua-ban- (Nguồn: http://www.technique-karate.com/
tay.html) hiraken.htm)
Hình 35. Đấm khuỷu bốn ngón - Hiraken

Trong cấu hình thứ hai này, ngón tay cái có thể hỗ trợ bằng cách đẩy
vào và ra khỏi bàn tay. Một trong hai vị trí là thỏa đáng cho hỗ trợ cổ tay, vì
các gân ngắn và gân dài được sử dụng do vị trí của ngón tay cái. Vũ khí được
giằng bằng cách căn chỉnh thẳng vào bàn tay, ngón cái đẩy vào ngón trỏ.
3.3.1.7. Teisho

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-cong-
cua-ban-tay.html)

(Nguồn: https://fi.pinterest.com/
pin/765541636643009690/)

Hình 36. Gót bàn tay - Teisho

Teisho là gót bàn tay, được xây dựng giống như phiên bản phẳng của
hiraken, nhưng cổ tay được mở rộng lên trên, để lộ phần thịt của lòng bàn
tay. Đây là một vũ khí làm sẵn rất mạnh.

87
3.3.1.8. Kumade

Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-cong- (Nguồn: https://sportsandmartialarts.com/ku-


cua-ban-tay.html) made-in-karate/kumade-in-traditional-karate/)
Hình 37. Tay gấu - Kumade

Kumade là tay gấu, được xây dựng theo cách tương tự như phiên bản
phẳng của Hiraken. Vũ khí là lòng bàn tay và có thể được sử dụng để tấn
công vào mặt hoặc tai của đối thủ.
3.3.1.9. Ippon Nukite
Ippon Nukite là nhất dương chỉ, có cấu trúc tương tự như phiên bản
phẳng của hiraken, ngoại trừ ngón trỏ được kéo dài ra hoàn toàn và đầu của
nó là bề mặt nổi bật. Đây không phải là vũ khí làm sẵn nhưng có thể được
sử dụng để tấn công các mục tiêu rất mềm như mắt.

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-cong-cua- (Nguồn: https://sportsandmartialarts.com/ip-


ban-tay.html) pon-nukite/ippon-nukite-in-karate/)
Hình 38. Nhất dương chỉ - Ippon Nukite

Gần đây, Iain Abernethy2 đã gợi ý rằng ngón trỏ mở rộng hơn là
một hướng dẫn và ngón tay cái cong là vũ khí thực tế. Cuộc tấn công mắt
sau đó sẽ được thực hiện với ngón tay cái trong hốc mắt, ngón tay kéo

88
dài dọc theo mặt hướng về phía tai trong khi các ngón tay nắm chặt phần
dưới của hàm.
3.3.1.10. Nihon Nukite

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-cong-cua- (Nguồn: https://sportsandmartialarts.com/


ban-tay.html) nihon-nukite-two-finger-strike/nihon-nukite-
two-finger-strike-in-karate/)

Hình 39. Xỉa bằng hai ngón tay - Nihon Nukite

Nihon Nukite là xỉa bằng hai ngón tay, có cấu trúc tương tự như
phiên bản phẳng của Hiraken, ngoại trừ ngón trỏ và ngón giữa được mở
rộng hoàn toàn. Nó được sử dụng để tấn công mắt.
3.3.1.11. Koko

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem- (Nguồn: https://blacksamuraitz.blogspot.com/p/karate-term.


tan-cong-cua-ban-tay.html) html)
Hình 40. Hổ khẩu - Koko

Koko hay còn gọi là Tiger Mouth (miệng hổ), được hình thành giống
như Hiraken, nhưng với bàn tay xoay trong một độ lệch của xương trụ
(bằng phẳng và cách xa cơ thể) sao cho đỉnh của V giữa ngón cái và bàn

89
tay thẳng hàng với xương quay và xương trụ. Ngón cái vẫn cong. Vũ khí
làm sẵn này được sử dụng để tấn công vào cổ họng (quả táo của Adam)
đối phương.
3.3.1.12. Shuto

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-
cong-cua-ban-tay.html) (Nguồn: https://www.facebook.
com/1736412213283538/posts/shuto-uchicred-
its-to-httpsgumroadcoma90010739in-this-figh-
ting-situation-the-body/2653474474910636/)
Hình 41. Cạnh dưới bàn tay - Shuto

Shuto là cạnh dưới bàn tay (như hình lưỡi dao), được hình thành
bằng cách giữ bàn tay thẳng và phẳng từ cổ tay. Ngón cái được uốn cong
vào trong. Bề mặt nổi bật là bề mặt cạnh dao của ngón tay giữa ngón út và
cổ tay. Điều quan trọng là đảm bảo rằng các ngón tay được siết chặt với
nhau để nén các cơ tay. Đây là một vũ khí làm sẵn.
3.3.1.13. Haishu

(Nguồn: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/ (Nguồn: https://br.pinterest.com/


T%E1%BA%ADp_tin:Haishu.png) pin/446982331765610366/)
Hình 42. Mu bàn tay Haishu

90
Haishu là mu bàn tay, có thể được cấu hình giống như Shuto hoặc
Kumade, chỉ khác là bề mặt nổi bật là mặt sau của bàn tay.
3.3.1.14. Haito
Haito là cạnh trên bàn tay, là khu vực của bàn tay giữa ngón trỏ và
cổ tay. Để tạo thành vũ khí này, ngón tay cái được giấu và uốn cong dưới
bàn tay để lộ bề mặt chính xác. Vũ khí làm sẵn này rất hữu ích để tấn công
vùng cổ hoặc cằm.

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan-cong- (Nguồn: https://www.pinterest.com/


cua-ban-tay.html) pin/770115605009758612/)
Hình 43. Cạnh trên bàn tay - Haito
3.3.1.15. Kakuto
Điếm tấn công Kakuto là cổ tay uốn cong, được hình thành bằng
cách đặt lòng bàn tay xuống, sau đó uốn cong cổ tay xuống và mở rộng các
ngón tay và ngón tay cái đến một điểm. Các ngón tay siết chặt vào nhau,
làm cứng gân và dây chằng. Bề mặt nổi bật là đỉnh của khớp cổ tay.

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem- (Nguồn: https://www.facebook.com/


tan-cong-cua-ban-tay.html) 101285335192057/posts/
d41d8cd9/112984694022121/)
Hình 44. Cổ tay uốn cong - Kakuto

91
Kakuto cũng có thể được đảo ngược để các ngón tay hướng lên trên
và cổ tay được xếp thẳng hàng thay vì uốn cong. Các đầu ngón tay sau đó
là bề mặt nổi bật (thường là dưới cằm), như trong kata Gojushiho Dai.
3.3.1.16. Keito

(Nguồn: http://wiki.karateodry.cz/index.php?ti- (Nguồn: https://www.pinterest.com/


tle=Keito-uke) pin/295689531790144457/)
Hình 45. Cổ tay đầu gà - Keito

Điểm tấn công của bàn tay tiếp theo là Keito, hay cổ tay đầu gà, được
hình thành bằng cách tạo ra Shuto, sau đó uốn cong cổ tay với mặt phẳng
nằm ngang để khớp ngón tay cái nối với bàn tay hướng lên trên. Tiếp theo,
thư giãn bàn tay và uốn cong nó xuống trong mặt phẳng ngang (thả các
ngón tay xuống). Điều này sẽ lộ ra đốt ngón tay trên cùng của ngón tay cái
và cổ tay là bề mặt nổi bật.
3.3.1.17. Seiryuto

(Nguồn: https://rikaidoshop.com/diem-tan- (Nguồn: https://www.pinterest.co.kr/


cong-cua-ban-tay.html) pin/243968504800572027/visual-search/?x-
=16&y=17&w=530&h=530&cropSource=6)

Hình 46. Cạnh gót bàn tay - Seiryuto

92
Seiryuto là cạnh gót bàn tay, được hình thành theo cách tương tự như
keito. Nó được hình thành bằng cách làm Shuto, sau đó đặt cổ tay sao cho
ngón cái hướng lên trên. Tiếp theo, thư giãn bàn tay và làm lệch hướng nó
(nâng các ngón tay lên trên). Điều này sẽ làm lộ ra cạnh gót chân của cổ
tay là bề mặt nổi bật.
3.4. Hệ thống kỹ thuật đấm (Zuki Zawa)
Trong Karate, dễ nhận thấy động tác đấm được thực hiện nhiều nhất.
Thông thường, võ sinh sẽ được học cách tung một cú đấm kể từ bài học
đầu tiên và học đi học lại nhiều lần sau đó. Hầu hết các cú đấm Karate đều
có chung một điểm: nhắm đến mục tiêu theo con đường ngắn nhất - một
đường thẳng. Điều này giúp tăng tốc độ và lực đấm khi thực chiến.
Trước khi thực hiện các đòn đấm khác nhau, hãy học cách nắm đấm
đúng cách:
- Gập các ngón tay lại cho đến khi đầu mỗi ngón tay chạm vào lòng
bàn tay.
- Đặt ngón tay cái vào ngang giữa ngón giữa và ngón trỏ
- Đánh bằng hai đốt ngón tay trỏ và ngón giữa.
- Giữ cổ tay thẳng trong mỗi cú đánh.
Hệ thống kỹ thuật đấm bao gồm:
- Đấm thuận (Oi Zuki).
- Đấm nghịch (Gyaku Zuki).
- Đấm thẳng (Jun Zuki).
- Đấm vòng (Mawashi Zuki).
- Đấm móc từ ngoài vào (Kagi Zuki).
- Đấm hất từ dưới lên (Age Zuki).
- Đấm 2 tay (Morote Zuki).
- Đấm ngửa (Ura Uki).
- Đấm ngang (Yoko Zuki).
- Đấm kết hợp với hông và vai cùng chiều (Kizami Zuki).

93
Hình 47. Minh họa tổng thể các đòn đấm trong Karate

3.4.1. Phân tích một số kỹ thuật đấm


Phần này đi sâu phân tích 2 kỹ thuật đấm cơ bản:
- Đấm thẳng (Choku Zuki).
- Đấm thuận (Oi Zuki).
- Đấm nghịch (Gyaku Zuki).
3.4.1.1. Kỹ thuật đấm thẳng (Choku Zuki)
Đòn đấm thẳng là đòn được sử dụng rất nhiều trong tập luyện kỹ
thuật cơ bản và thi đấu đối kháng. Có thể thực hiện theo 3 tầm đánh khác
nhau: đấm cao (Jodan Zuki), đấm giữa (Chudan Zuki), đấm thấp (Gedan
Zuki). Hoặc kết hợp với tấn trước (Zenkutsu Dachi) để trở thành: đấm
thuận (Oi Zuki), đấm nghịch (Gyaku Zuki).

a. Các giai đoạn kỹ thuật


- Giai đoạn chuẩn bị: Đứng ở tư thế thẳng, hai chân rộng bằng vai,

94
lưng và vai thẳng. Khi tập luyện kỹ thuật đấm thuận chúng ta kết hợp với
tấn trước (Zenkutsu Dachi).
- Giai đoạn đấm: Tay đấm xuất phát từ hông ra trước di chuyển theo
đường thẳng và xoắn từ ngoài vào trong và kết thúc khi tới mục tiêu, tay
thẳng hoàn toàn, tay chạm mục tiêu là đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và
ngón giữa. Tay không đấm xoay từ trong ra ngoài thu mạnh về hông tạo
phản lực, kết thúc khi tay về sát hông và lòng bàn tay hướng lên trên. Kết
hợp cú đấm với hơi thở và hông.
- Giai đoạn kết thúc: Khi kết thúc cú đấm vai và hông hơi nghiêng
hướng về phía trước, thả lỏng tay và chuẩn bị cho kỹ thuật tiếp theo.
- về phía trước, thả lỏng tay và chuẩn bị cho kỹ thuật tiếp theo.

Hình 48. Đấm thẳng Choku Zuki

Lưu ý: Khi vung nắm đấm bên nào, toàn bộ phần cơ thể bên đó
hướng về phía trước, đẩy cú đấm với tốc độ cao về phía mục tiêu.
b. Các sai lầm thường mắc phải
- Điểm xuất phát và đường đi sai.
- Phần tiếp xúc sai.
- Hai tay phối hợp không đồng bộ.
- Phần hông và vai không nghiêng theo hướng đấm.

95
3.4.1.2. Kỹ thuật đấm thuận (Oi Zuki)
Đòn đấm thuận (Oi zuki) là đòn đấm rất thông dụng trong tập luyện
kỹ thuật cơ bản và thi đấu đối kháng (Kumite).
a. Các giai đoạn kỹ thuật
- Giai đoạn chuẩn bị: Đứng ở tư thế thẳng, hai chân rộng bằng vai,
lưng và vai thẳng. Khi tập luyện kỹ thuật đấm thuận (Oi zuki) chúng ta kết
hợp với tấn trước (Zenkutsu dachi), chân trái bước về phía trước, đầu gối
hơi cong, chân phải phía sau, thẳng gối.

Hình 49. Đấm thuận Oi Zuki

96
- Giai đoạn đấm: Tay đấm xuất phát từ hông ra trước di chuyển theo
đường thẳng và xoắn từ ngoài vào trong và kết thúc khi tới mục tiêu, tay
thẳng hoàn toàn, tay chạm mục tiêu là đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và
ngón giữa. Tay không đấm xoay từ trong ra ngoài thu mạnh về hông tạo phản
lực, kết thúc khi tay về sát hông và lòng bàn tay hướng lên trên. Kết hợp cú
đấm với hơi thở và hông. Kỹ thuật đấm thuận được gọi khi tay đấm là tay
trước khi thực hiện kết hợp với tấn pháp. Duỗi thẳng chân sau và chuyển
trọng tâm về phía trước khi thực hiện đòn đấm. Xuất phát từ tư thế vững
vàng và ổn định nên đòn đấm có thể tạo ra lực rất lớn khi chạm mục tiêu.
- Giai đoạn kết thúc: Khi kết thúc cú đấm vai và hông hơi nghiêng
hướng về phía trước, thả lỏng tay và chuẩn bị cho kỹ thuật tiếp theo.
Lưu ý: Vai của cánh tay đấm không được mở rộng qua vai của cánh
tay còn lại.
b. Các sai lầm thường mắc phải:

- Điểm xuất phát và đường đi sai.


- Phần tiếp xúc sai.
- Hai tay phối hợp không đồng bộ.
- Phần hông và vai không nghiêng theo hướng đấm.
- Khi đấm không hạ thấp và xoay hông.
- Trọng tâm không vững vàng.
- Xoay hông quá biên độ làm lệch trọng tâm .
3.4.1.3. Kỹ thuật đấm nghịch (Gyaku Zuki)
Đòn đấm nghịch kết hợp với tấn trước (Zenkutsu Dachi) là đòn
đấm rất thông dụng trong tập luyện kỹ thuật cơ bản và thi đấu đối
kháng (Kumite). Đây là kỹ thuật có hiệu quả cao nhất trong thi đấu
Karate thể thao.
a. Các giai đoạn kỹ thuật
- Giai đoạn chuẩn bị: Chúng ta thường kết hợp với tấn trước (Zen-
kutsu Dachi), tấn ngang (Kiba Dachi), tấn vuông (Shiko Dachi) khi tập
luyện kỹ thuật đấm nghịch.

97
Hình 50. Đấm nghịch Gyaku Zuki

- Giai đoạn đấm: Tay đấm xuất phát từ hông ra trước di chuyển theo
đường thẳng và xoắn từ ngoài vào trong và kết thúc khi chạm mục tiêu, tay
thẳng hoàn toàn, tay chạm mục tiêu là đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và
ngón giữa. Tay không đấm xoay từ trong ra ngoài thu mạnh về hông tạo phản
lực, kết thúc khi tay về sát hông và lòng bàn tay hướng lên trên. Kết hợp cú
đấm với hơi thở và hông. Kỹ thuật đấm nghịch được gọi khi tay đấm là tay
sau khi thực hiện kết hợp với tấn pháp. Duỗi thẳng chân sau và chuyển trọng
tâm về phía trước khi thực hiện đòn đấm. Xuất phát từ tư thế vững vàng và
ổn định nên đòn đấm có thể tạo ra lực rất lớn khi chạm mục tiêu.
- Giai đoạn kết thúc: Khi kết thúc cú đấm vai và hông hơi nghiêng
hướng về phía trước, thả lỏng tay và chuẩn bị cho kỹ thuật tiếp theo. Lực
hông có vai trò quan trọng trong việc thực hiện đòn đấm nghịch.
b. Những sai lầm thường mắc phải
- Khi đấm không hạ thấp và xoay hông.
- Trọng tâm không vững vàng.
- Xoay hông quá biên độ làm lệch trọng tâm .

98
- Một số sai sót khi thực hiện giống đòn đấm thẳng.
3.4.2. Phương pháp huấn luyện một số kỹ thuật đấm
3.4.2.1. Phương pháp huấn luyện Choku Zuki
- Cho hai người đứng đối diện, đan tay vào nhau, đứng ở tư thế tấn
trước, thực hiện đấm tay kết hợp với xoay hông.
- Thực hiện động tác với tốc độ chậm rồi nhanh dần.
- Kết hợp với bước lướt đánh tay trước hoặc kỹ thuật đá.
3.4.2.2. Phương pháp huấn luyện Gyaku Zuki
- Đứng ở tư thế thủ, tay trái để trước tầm ngực, lòng bàn tay mở. Tay
phải ở hông, tay nắm chặt, mắt nhìn thẳng phía trước.
- Kéo tay trái đồng thời xoay hông ra phía trước. Cùng lúc đó duỗi
cổ chân sau, đẩy gót chân xuống đất và đấm tay phải về hướng mục tiêu.
- Thu tay phải về hông, xoay hông về vị trí cũ và trở về tư thế
chuẩn bị.
- Thay đổi sang tấn trước tay chân phải.
- Kết hợp với các đòn đỡ khác: Gedan barai, soto uke…
3.5. Hệ thống kỹ thuật đỡ (Uke Wara)
Uke là đòn đỡ trong Karate. Thuật ngữ này chỉ kỹ thuật đỡ đòn tấn
công của đối phương, gồm các biến thể của đòn đỡ bằng tay và đòn đỡ
bằng chân.
Hệ thống kỹ thuật đỡ bao gồm:
- Đỡ từ dưới lên (Age Uke).

(Nguồn: https://www.themartialway.com.au/soto-uke-outsied-block/)
Hình 51. Đỡ từ dưới lên (Age Uke)

99
- Đỡ bằng cẳng chân (Ashi Uke).

(Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=8Tf9jRnOHL8)

Hình 52. Đỡ bằng cẳng chân (Ashi Uke)

- Đỡ gạt dưới (Gedan Barai).

a b

c d
(Nguồn: https://www.themartialway.com.au/gedan-barai-lower-block/)

Hình 53. Đỡ gạt dưới (Gedan Barai)

100
- Đỡ tạt má ngoài bàn chân (Gyaku Mikazuki Uke).

(Nguồn: https://sites.google.com/site/sieutrainghiem/home/danh-sach-thong-ke-cac-the-loai/4-nghe-thuat-va-
giai-tri/vo-thuat/karate/ashi-geri--mikazuki-geri)

Hình 54. Đỡ tạt má ngoài bàn chân (Gyaku Mikazuki Uke)

- Đỡ vuốt bằng mu bàn tay (Haisu Nagashi Uke).

(Nguồn: https://the-digi-dojo.com/kihon/nagashi-uke/)

Hình 55. Đỡ vuốt bằng mu bàn tay (Haisu Nagashi Uke)

101
- Đỡ bằng mu bàn tay (Haisu Uke).

(Nguồn: https://sites.google.com/a/wru.vn/tuankutepro/cac-on-o-gat-co-ban-cua-
karate?tmpl=%2Fsystem%2Fapp%2Ftemplates%2Fprint%2F&showPrintDialog=1)
Hình 56. Đỡ bằng mu bàn tay (Haisu Uke)

- Đỡ vuốt bằng cánh tay (Haiwan Uke).

(Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/643311128007891465/)

Hình 57. Đỡ vuốt bằng cánh tay (Haiwan Uke)

102
- Đỡ chéo (Kake Uke)

b c
(Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/643311128007891465/)
Hình 58. Đỡ chéo (Kake Uke)

- Đỡ bằng cổ tay (Koken Uke).

(Nguồn: https://www.tecnicas-de-karate.info/koken-uke.html)
Hình 59. Đỡ bằng cổ tay (Koken Uke)

103
- Đỡ tạt bằng lòng bàn chân (Mikazuki Uke).

(Nguồn: https://www.pinterest.com/dbwolfe2/karate-blocks/)

Hình 60. Đỡ tạt bằng lòng bàn chân (Mikazuki Uke)

- Đỡ tiếp lực bằng hai tay (Motore Uke).

a. (Nguồn: ttps://www.pinterest.ie/pin/488007309620029112/) b. (Nguồn: https://www.pinterest.


ie/pin/353251164521840736/)
Hình 61. Đỡ tạt bằng lòng bàn chân (Mikazuki Uke)

104
- Đỡ vuốt bàng lòng bàn tay (Nagashi Uke).

(Nguồn: https://www.pinterest.com/ (Nguồn: https://www.pinterest.com/


pin/522417625530904112/) pin/522417625531383647/)
Hình 62. Đỡ vuốt bàng lòng bàn tay (Nagashi Uke)

- Đỡ chéo bằng cạnh bàn tay (Naname Shuto Uke).

(Nguồn: https://adamlearnsshotokankarate.wordpress.com/shuto-uke-knife-hand-block/shuto-uke-car-
toon-2-2/)

Hình 63. Đỡ chéo bằng cạnh bàn tay (Naname Shuto Uke)

105
- Đỡ đè bằng lòng bàn tay (O Sae Uke).

(Nguồn: https://yiochukangkarate.wordpress.com/2012/12/17/osae-uke/)

Hình 64. Đỡ đè bằng lòng bàn tay (O Sae Uke)

- Đỡ từ ngoài vào (Soto Uke).

a b

c d
(Nguồn: https://www.themartialway.com.au/soto-uke-outsied-block/)
Hình 65. Đỡ từ ngoài vào (Soto Uke)

106
- Đỡ bằng cạnh bàn tay (Shuto Uke).

(Nguồn: https://adamlearnsshotokankarate.wordpress.com/shuto-uke-knife-hand-block/)

Hình 66. Đỡ bằng cạnh bàn tay (Shuto Uke)

- Đỡ múc từ dưới lên (Sukui Uke).

(Nguồn: https://www.pinterest.co.kr/pin/850335973373781755/)

Hình 67. Đỡ múc từ dưới lên (Sukui Uke)

107
- Đỡ bằng cạnh bàn tay dọc (Tate Shuto Uke).

a b
(Nguồn: https://www.pinterest.com/ (Nguồn: https://www.facebook.com/Kara-
pin/842525042762428802/) te-Do-Shotokan-Djavan-1906640246247656/pho-
tos/?ref=page_internal)
Hình 68. Đỡ bằng cạnh bàn tay dọc (Tate Shuto Uke)

- Đỡ bằng ức bàn tay (Teisho Uke).

(Nguồn: https://karateshotokan.net/golpes-de-karate/)
Hình 69. Đỡ bằng ức bàn tay (Teisho Uke)

108
- Đỡ từ trong ra (Uchi Uke).

d
(Nguồn: https://www.themartialway.com.au/uchi-uke-inside-block/)

Hình 70. Đỡ từ trong ra (Uchi Uke)

109
- Đỡ bằng nắm tay đấm (Zuki Uke).

(Nguồn: https://www.themartialway.com.au/uke-zuki-blocking-punch/)

Hình 71. Đỡ từ trong ra (Uchi Uke)

3.5.1. Phân tích một số kỹ thuật đỡ


Giới hạn phần này, chúng tôi chỉ phân tích năm kỹ thuật đỡ cơ bản:
- Đỡ hạ đẳng (Gedan Barai).
- Đỡ trung đẳng từ trong ra ngoài (Uchi Uke).
- Đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Soto Uke).
- Đỡ trung đẳng bằng cạnh bàn tay (Shuto Uke).
- Đỡ thượng đẳng (Age Uke).
3.5.1.1. Đòn đỡ hạ đẳng (Gedan Barai)
Là kỹ thuật cơ bản được sử dụng để ngăn chặn một đòn tấn công ở
vùng hạ đẳng (từ vùng bụng trở xuống).
a. Các giai đoạn kỹ thuật
- Giai đoạn chuẩn bị: Khi tập luyện đòn đỡ hạ đẳng (Gedan barai)
chúng ta thường kết hợp với tấn trước (Zenkutsu Dachi).

110
Hình 72. Đỡ hạ đẳng Gedan Barai

- Giai đoạn đỡ: Tay đỡ xuất phát từ trên vai, lòng bàn tay hướng vào
trong, tay nắm chặt, tay trợ lực thẳng thấp hơn vai, lòng bàn tay úp xuống
mặt đất. Khi đỡ, gạt tay đỡ xuống dưới và xoắn thuận theo cấu trúc giải
phẫu theo chiều kim đồng hồ và kết thúc khi tay nằm trên đầu gối, cách
đầu gối khoảng 20cm, tay thẳng hoàn toàn và lòng bàn tay úp xuống mặt
đất, vị trí tiếp xúc với đòn tấn công của đối phương là cạnh ngoài cẳng tay.
Tay trợ lực xoay từ trong ra ngoài và thu mạnh về hông tạo thành phản lực
và kết thúc khi lòng bàn tay hướng lên trên. Kết hợp kỹ thuật đỡ với hông
và hơi thở.
- Giai đoạn kết thúc: Khi kết thúc đòn đỡ vai và hông hơi nghiêng
hướng về phía trước, thả lỏng tay và chuẩn bị cho kỹ thuật tiếp theo.
b. Những sai lầm thường mắc phải
- Điểm xuất phát tay đỡ sai, đường đi sai.
- Không có tay trợ lực hoặc tay trợ lực sai.
- Không phối hợp đòn đỡ với hông.

111
3.5.1.2. Đòn đỡ trung đẳng từ trong ra ngoài (Uchi Uke)
Là kỹ thuật được sử dụng để chống đỡ những đòn tấn công ở vị trí
trung đẳng (bụng tới ngực) như đòn đá tống trước (Mae geri), đấm thuận
(Oi zuki), đấm nghịch (Gyaku zuki)…
a. Các giai đoạn kỹ thuật
- Giai đoạn chuẩn bị: Khi tập luyện đòn đỡ trung đẳng (Uchi uke)
chúng ta thường kết hợp với tấn trước (Zenkutsu Dachi).

Hình 73. Đỡ trung đẳng Uchi Uke

- Giai đoạn đỡ: Tay đỡ xuất phát từ dưới vai, lòng bàn tay hướng đối
diện mặt đất, tay nắm chặt, tay trợ lực thẳng ngang vai, lòng bàn tay úp
xuống mặt đất. Khi đỡ tay đỡ di chuyển từ trong ra ngoài và xoắn thuận
theo cấu trúc giải phẫu theo ngược chiều kim đồng hồ khi đòn đánh ra
được 2/3 quãng đường, kết thúc khi đỉnh đầu tay cao ngang vai, cổ tay
thẳng, góc tạo bởi cánh tay và cẳng tay khoảng 90º. Vị trí tiếp xúc với đòn
tấn công của đối phương là cạnh bên trong cẳng tay, gần cổ tay. Tay trợ lực
xoay từ trong ra ngoài và thu mạnh về hông tạo thành phản lực và kết thúc
khi lòng bàn tay hướng lên trên. Kết hợp kỹ thuật đỡ với hông và hơi thở.
- Giai đoạn kết thúc: Khi kết thúc đòn đỡ vai và hông hơi nghiêng

112
hướng về phía trước, thả lỏng tay và chuẩn bị cho kỹ thuật tiếp theo.
b. Những sai lầm thường mắc phải
- Điểm xuất phát tay đỡ sai, đường đi sai.
- Không có tay trợ lực hoặc tay trợ lực sai.
- Khi kết thúc tay đỡ cao hơn vai, cổ tay cong.
- Không phối hợp đòn đỡ với hông, hơi thở.
3.5.1.3. Đòn đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong (Soto Uke)
Cũng giống như kỹ thuật Uchi uke, kỹ thuật đỡ trung đẳng (Soto
Uke) được sử dụng để ngăn chặn những đòn tấn công ở vùng trung đẳng
như Mae Geri, đấm Oi Uki, Gyaku Zuki… Tùy từng mục đích phản công
khác nhau nên chúng ta có thể chọn đòn đỡ phù hợp.
a. Các giai đoạn kỹ thuật
- Giai đoạn chuẩn bị: Khi tập luyện đòn đỡ trung đẳng (Soto Uke)
chúng ta thường kết hợp với tấn trước (Zenkutsu Dachi), tấn sau (Kokutsu
Dachi).

Hình 74. Đỡ trung đẳng Soto Uke

113
- Giai đoạn đỡ: Tay đỡ xuất phát từ ngoài vào, tay nắm chặt, lòng
bàn tay hướng ra ngoài, cánh tay ngang tầm vai và ra sau, tạo với cẳng tay
một góc 45º, tay trợ lực thẳng ngang vai, lòng bàn tay úp xuống mặt đất.
Khi đỡ tay đỡ di chuyển từ ngoài vào trong và xoắn thuận xoắn thuận theo
cấu trúc giải phẫu theo ngược chiều kim đồng hồ khi đòn đánh ra được 2/3
quãng đường, kết thúc khi đỉnh đầu tay cao ngang vai, cổ tay thẳng, góc
tạo bởi cánh tay và cẳng tay khoảng 90º. Vị trí tiếp xúc với đòn tấn công
của đối phương là cạnh bên ngoài cẳng tay, gần cổ tay. Tay trợ lực xoay từ
trong ra ngoài và thu mạnh về hông tạo thành phản lực và kết thúc khi lòng
bàn tay hướng lên trên. Kết hợp đòn đỡ với hơi thở và hông.
- Giai đoạn kết thúc: Khi kết thúc đòn đỡ vai và hông hơi nghiêng
hướng về phía trước, thả lỏng tay và chuẩn bị cho kỹ thuật tiếp theo.
b. Những sai lầm thường mắc phải
- Điểm xuất phát tay đỡ sai, đường đi sai.
- Không có tay trợ lực hoặc tay trợ lực sai.
- Khi kết thúc tay đỡ cao hơn vai, cổ tay cong.
- Không phối hợp đòn đỡ với hông, hơi thở.
3.5.1.4. Đỡ trung đẳng bằng cạnh bàn tay (Shuto Uke)
Shuto uke là kỹ thuật đỡ trung đẳng bằng cạnh bàn tay, thường kết
hợp với việc di chuyển tấn sau – Kokutsu Dachi, dùng đề đánh chặn những
đòn tấn công vào vùng bụng, chấn thủy, ngực...
- Điểm khác biệt của kỹ thuật này là bàn tay mở.
- Đòn đỡ được thực hiện từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

(Nguồn: ttps://sites.google.com/site/karatedoshotokanpt/blocks-uke)

Hình 75. Đỡ trung đẳng bằng cạnh bàn tay (Shuto Uke)

114
a. Các giai đoạn kỹ thuật
- Giai đoạn chuẩn bị: Tư thế thủ gần giống với kỹ thuật gạt hạ đẳng
GedanBarai, nhưng 2 bàn tay mở, duỗi thẳng, khép các ngón tay lại với
nhau. Tay thực hiện đỡ đặt cạnh tay trên vai, tay trợ lực duỗi về phía trước,
hai khuỷu tay khép sát nhau.
- Giai đoạn đỡ: Tay đỡ gạt từ trên vai xuống, từ trong ra ngoài,
hướng về phía trước. Tay trợ lực rút về thủ trước bụng.
- Giai đoạn kết thúc: Cùi chỏ của tay đỡ vuông góc, cách thân người
khoảng 10cm. Cổ tay duỗi thẳng, lòng bàn tay hơi chếch về phía trước, các
đầu ngón tay cao ngang vai, các ngón tay khép lại, duỗi thẳng. Tay trợ lực
rút về thủ, cạnh bàn tay nằm chính giữ bụng, cổ tay và các ngón tay khép
lại, duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng lên trên.
3.5.1.5. Đòn đỡ thượng đẳng (Age Uke)
Age uke là đòn đỡ dùng để chống lại những đòn tấn công của đối
phương vào vùng thượng đẳng như mặt, đầu, cổ…
a. Các giai đoạn kỹ thuật
- Giai đoạn chuẩn bị: Khi tập luyện đòn đỡ thượng đẳng (Age Uke)
chúng ta thường kết hợp với tấn trước (Zenkutsu Dachi).

Hình 76. Đỡ thượng đẳng Age Uke

- Giai đoạn đỡ: Tay đỡ xuất phát từ dưới vai (gần nách), tay nắm
chặt, lòng bàn tay ngửa, tay trợ lực thẳng và cao hơn tầm vai lòng bàn
tay úp xuống mặt đất. Khi đỡ di chuyển tay đỡ từ dưới lên và xoắn thuận
theo cấu trúc giải phẫu theo chiều kim đồng hồ khi đòn ra được 2/3 quãng
đường và kết thúc khi cẳng tay cao trên đỉnh đầu cách trán khoảng 1 nắm
đấm (khoảng 10cm), góc tạo bởi cánh tay và cẳng tay khoảng 90º, cánh
tay đỡ nghiêng khoảng 45º, cổ tay thẳng. Vị trí tiếp xúc với đòn tấn công

115
của đối phương là cạnh bên ngoài cẳng tay, gần cổ tay. Tay trợ lực xoay từ
trong ra ngoài và thu mạnh về hông tạo thành phản lực và kết thúc khi lòng
bàn tay hướng lên trên. Kết hợp đòn đỡ với hơi thở và hông.
- Giai đoạn kết thúc: Khi kết thúc đòn đỡ vai và hông hơi nghiêng
hướng về phía trước, thả lỏng tay và chuẩn bị cho kỹ thuật tiếp theo.
b. Những sai lầm thường mắc phải
- Điểm xuất phát tay đỡ sai, đường đi sai.
- Không có tay trợ lực hoặc tay trợ lực sai.
- Tay gạt đỡ phải gập khuỷu cẳng tay và cánh tay không vuông góc,
cánh tay không nghiêng.
- Khoảng cách giữa nắm tay đỡ với đầu và trán không bằng chiều dài
một nắm đấm.
- Khi kết thúc hướng quay hông không đúng, cổ tay cong.
3.5.2. Phương pháp huấn luyện một số kỹ thuật đỡ
3.5.2.1. Phương pháp huấn luyện kỹ thuật đỡ hạ đẳng (Gedan barai)
- Tập đòn đỡ kết hợp với tấn Zenkutsu Dachi.
- Tập di chuyển tiến lùi với tốc độ chậm - trung bình - nhanh.
- Tập đối luyện cùng bạn tập, luân phiên thay đổi bên tấn công.
- Kết hợp với một số kỹ thuật khác như: Gyaku zuki, Mawashi geri,
mae geri…
3.5.2.2. Phương pháp huấn luyện kỹ thuật đỡ trung đẳng (Uchi uke)
- Tập đòn đỡ kết hợp với tấn Zenkutsu Dachi.
- Tập di chuyển tiến lùi với tốc độ chậm - trung bình - nhanh.
- Hoán đổi tập luyện hai bên.
- Tập đối luyện cùng bạn tập, luân phiên thay đổi bên tấn công trung
đẳng (Gyaku zuki, Mae geri…), bên đỡ gạt.
- Kết hợp với một số kỹ thuật khác như: Gyaku zuki, Mawashi geri,
Mae geri…

116
3.5.2.3. Phương pháp huấn luyện kỹ thuật đỡ trung đẳng (Soto uke)
- Tập đòn đỡ kết hợp với tấn Zenkutsu Dachi.
- Tập di chuyển tiến lùi với tốc độ chậm - trung bình - nhanh.
- Hoán đổi tập luyện hai bên.
- Tập đối luyện cùng bạn tập, luân phiên thay đổi bên tấn công trung
đẳng (Gyaku zuki, mae geri…), bên đỡ gạt.
- Kết hợp với một số kỹ thuật khác như: Gyaku zuki, Mawashi geri,
Mae geri…
3.5.2.4. Phương pháp huấn luyện kỹ thuật đỡ thượng đẳng (Age uke)
- Tập đòn đỡ kết hợp với tấn Zenkutsu Dachi.
- Tập di chuyển tiến lùi với tốc độ chậm – trung bình – nhanh.
- Hoán đổi tập luyện hai bên.
- Tập đối luyện cùng bạn tập, luân phiên thay đổi bên tấn công trung
đẳng (Gyaku zuki, mae geri…), bên đỡ gạt.
- Kết hợp với một số kỹ thuật khác như: Gyaku zuki, Mawashi geri,
Mae geri…
3.6. Hệ thống kỹ thuật đá (Geri Wara)
Trong Karate đòn chân (Geri Wara – Cước pháp) cũng được chú
trọng như đòn tay (Tewaza). Võ sinh Karate phải biết sử dụng đòn chân
nhuần nhuyển, phong phú như đòn tay, đồng thời phải sử dụng đòn tay
mạnh, hiệu quả không thua gì một đòn chân.
Đòn chân khó tập hơn đòn tay, vì chỉ còn đứng trụ trên một chân còn
lại khi chân kia đá. Do đó, rất khó giữ vững thăng bằng, nếu đá không đúng
cách còn có thể té khi chệch mục tiêu và cũng có thể ngã khi trúng đích (bị
lực dội lại, chân trụ không vững, . . .). Hơn nữa, đối thủ không phài là một
vật thể cố định với mục tiêu va chạm là một mặt phẳng, mà là một vật thể
di động với mục tiêu va chạm là không gian lồi lõm.

117
(Nguồn: http://www.kyokushin-sabakido.com/geri/)
Hình 77. Các vị trí khi thực hiện đòn chân

Đó là chưa kể, nhiều khi chúng ta còn phải va chạm vào những đòn
đỡ, phản công (nương theo, làm lệch hướng, phá chân, . . .) đa dạng của
đối phương. Vì vậy, khi thực hiện cước pháp đòi hỏi người tập phải đầu tư
thời gian cũng như công phu tập luyện. Nhưng một khi đã thành thạo, đòn
chân của Karate sẽ trở nên rất lợi hại.
Cần ghi nhớ 05 điều căn bản khi tập các đòn đá:
- Mắt nhìn về hướng đá.
- Đầu gối chân trụ phải khuỵu xuống. Bàn chân trụ cần bám sát mặt
đất, đường chiếu của đầu gối xuống đất ở ngay trên đầu ngón chân cái và
ngón trỏ, đường chiếu phía sau từ mông xuống đất nằm trên cuối gót chân.
- Phải luôn giữ thân hình thẳng góc với mặt đất, khi đá không
được ngã người ra sau hoặc chúi người tới trước, không nghiêng qua
phải, qua trái.
- Chân trụ không được nhón gót khi đá, chân đá phải bật tối đa và
cần giữ thẳng gối.
- Một khi đá tới đích phải lặp tức rút chân về sau đó đặt xuống vị trí
xuất phát (tấn ban đầu), mục đích nhằm: Mau trở về vị trí cân bằng; Tránh
bị bắt chân; Có thể nhanh chóng phát tiếp các đòn tiếp theo.

118
Hệ thống kỹ thuật đá bao gồm:
- Đá trước (Mae Geri). - Đá tạt nghịch (Gyaku Mikazaki Geri).
- Đá tống trước (Mae Geri Kekomi). - Đá gót chân (Kakato Geri).
- Đá thốc trước (Mae Geri Keage). - Đá bằng mu bàn chân (Kin Geri).
- Đá chấn trước (Mae Fumikomi Geri). - Đá chẻ (Otoshi Geri).
- Đá bay trước (Mae Tobi Geri). - Đá chấn sau (Ushiro Fumikomi Geri).
- Đá vòng (Mawashi Geri). - Đá xoay sau (Ushiro Mawashi Geri).
- Đá bay vòng (Mawashi Tobi Geri). - Đá tống sau (Ushiro Geri Kekomi).
- Đá tạt bằng lòng bàn chân (Mikazuki Geri). - Đá chấn ngang (Yoko Fumikomi Geri).
- Đá vòng nghịch (Gyaku Mawashi Geri). - Đá bay ngang (Yoko Tobi Geri).
- Đá tống ngang (Yoko Geri Kekomi).

(Nguồn: http://www.kyokushin-sabakido.com/geri/)
Hình 78. Hệ thống kỹ thuật đá trong Karate 1

119
(Nguồn: http://www.kyokushin-sabakido.com/geri/)

Hình 79. Hệ thống kỹ thuật đá trong Karate 2

3.6.1. Phân tích một số kỹ thuật đá cơ bản


Giới hạn trong giáo trình này chúng tôi chỉ tập trung phân tích ba kỹ
thuật đá cơ bản:
- Đá tống trước (Mae Geri Kekomi).
- Đá vòng cầu (Mawashi Geri).
- Đá tống ngang (Yoko Geri (Kekomi).
3.6.1.1. Kỹ thuật đá tống trước (Mae Geri Kekomi)
Đòn đá tống trước là đòn đá khá thông dụng và dễ thực hiện, được
sử dụng nhiều trong tập luyện kỹ thuật cơ bản và thi đấu đối kháng.
a. Các giai đoạn kỹ thuật
- Giai đoạn chuẩn bị: Đứng ở tư thế tấn trước (Zenkutsu Dachi), vai
và hông thẳng tự nhiên.

120
- Giai đoạn thực hiện: Nâng gối với cẳng chân gập sát cho đến khi
trục của xương đùi song song với mặt đất. Đá mạnh cẳng chân ra phía
trước, khi đầu gối thẳng hoàn toàn là kết thúc đòn đá. Cổ chân thẳng, điểm
tiếp xúc với mục tiêu là phần ức bàn chân. Tốc độ thực hiện nhanh dần khi
nâng gối và đá cẳng chân ra phía trước, tốc độ đạt cao nhất khi ức bàn chân
va chạm với mục tiêu.
- Giai đoạn kết thúc: Kết thúc đòn đá gập nhanh cẳng chân về vị trí
nâng gối, sau đó hạ chân xuống đất về tư thế chuẩn bị.

Hình 80. Đá thẳng Mae Geri

a. Những sai lầm thường mắc phải


- Không giữ vị trí đầu gối khi đá cẳng chân ra phía trước, động tác
giống hất chân.
- Khi thực hiện đòn đá không sử dụng phần hông.
3.6.1.2. Kỹ thuật đá vòng cầu: (Mawashi Geri)
Có thể thực hiện theo 2 tầm đá khác nhau:
- Đá cao: Jodan Mawashi (tầm đá vào mặt)

121
- Đá trung đẳng: Chudan Mawashi (đá vào vùng bụng, lưng, lườn)
a. Các giai đoạn kỹ thuật
- Giai đoạn chuẩn bị: Đứng ở tư thế tấn trước (Zenkutsu Dachi), vai
và hông thẳng tự nhiên.
- Giai đoạn thực hiện: Nâng gối với cẳng chân gập sát cho đến khi
trục của xương đùi song song với mặt đất. Xoay hông thuận về phía trước
đồng thời gót chân cũng xoay thuận về phía trước, lúc này gối ngang ngực,
cẳng chân hướng phía trước và song song với mặt đất. Đá mạnh cẳng chân
từ ngoài vào trong, Khi đầu gối thẳng hoàn toàn là kết thúc đòn đá. Điểm
tiếp xúc với mục tiêu là phần mu bàn chân. Khi va chạm với mục tiêu thì
cổ chân duỗi thẳng để hướng mu bàn chân về phía mục tiêu. Tốc độ thực
hiện nhanh dần khi nâng gối và đá cẳng chân ra phía trước, tốc độ đạt cao
nhất khi mu bàn chân va chạm với mục tiêu.
- Giai đoạn kết thúc: Kết thúc đòn đá gập nhanh cẳng chân về vị trí
nâng gối, xoay hông và gót chân về hướng thẳng, sau đó hạ chân xuống
đất về tư thế chuẩn bị.

Hình 81. Đá vòng cầu Mawashi Geri

122
b. Những sai lầm thường mắc phải
- Cẳng chân, hông, gót chân không xoay hết về hướng đánh.
- Cẳng chân cao hơn đầu gối ở giai đoạn chuẩn bị ra đòn.
- Điểm va chạm với mục tiêu sai (cạnh trong bàn chân).
3.6.1.3. Kỹ thuật đá tống ngang: Yoko Geri (Kekomi)
Đòn đá được sử dụng để chống đỡ và tấn công những mục tiêu ở tầm
trung (chudan) và tầm thấp (gedan).
a. Các giai đoạn kỹ thuật

Hình 82. Đá tống ngang Yoko Geri

- Giai đoạn chuẩn bị: Đứng ở tư thế tấn Heisoku Dachi.


- Giai đoạn thực hiện: Nâng gối với cẳng chân gập sát cho đến khi trục
của xương đùi song song với mặt đất, lòng bàn chân hướng vào chân trụ. Ở
vị trí này đá mạnh cẳng chân ra phía trước, khi đầu gối thẳng hoàn toàn là kết
thúc đòn đá. Điểm tiếp xúc với mục tiêu là phần cạnh ngoài của bàn chân,
khi va chạm với mục tiêu thì cổ chân co lại, sao cho góc tạo bởi bàn chân và
cẳng chân là 90º. Tốc độ thực hiện nhanh dần khi nâng gối và đá cẳng chân
ra phía trước, tốc độ đạt cao nhất khi bàn chân va chạm với mục tiêu.
- Giai đoạn kết thúc: Kết thúc đòn đá gập nhanh cẳng chân về vị trí

123
nâng gối, xoay hông và gót chân về hướng thẳng, sau đó hạ chân xuống
đất về tư thế chuẩn bị.
b. Những sai lầm thường mắc phải
- Cẳng chân khi đá không sát đùi.
- Đầu gối không song song với mặt đất, lòng bàn chân không xoay
vào chân trụ.
- Điểm tiếp xúc va chạm sai.
- Khi thực hiện đòn đá không sử dụng phần hông.
- Không kết hợp đòn đánh tay khi thực hiện đòn đá.
3.6.2. Phương pháp huấn luyện một số kỹ thuật đá cơ bản
3.6.2.1. Phương pháp huấn luyện kỹ thuật Mae Geri
- Đứng ở tư thế chuẩn bị, chuyển trọng tâm sang chân trụ và nâng đầu
gối chân đá, sau đó đá cẳng chân ra phía mục tiêu kết hợp với phần hông.
- Khi đá chân trụ vững vàng, chân đá hướng đến mục tiêu đầu gối
thẳng và mạnh.
- Rút chân về tư thế chuẩn bị và đổi chân.
- Tập với dụng cụ như: vợt đá, tấm khiên đá…
3.6.2.2. Phương pháp huấn luyện kỹ thuật (Mawashi Geri)
- Đứng ở tư thế chuẩn bị, nâng gối, xoay người, đá cẳng chân từ
ngoài vào và rút chân về khi chạm mục tiêu.
- Tập di chuyển tiến lùi với tốc độ chậm - trung bình - nhanh.
- Tập với dụng cụ như: vợt đá, tấm khiên đá…
- Tập một số bài tập bổ trợ chân.
3.6.2.3. Phương pháp huấn luyện kỹ thuật (Yoko Geri)
- Đứng ở tư thế chuẩn bị, chuyển trọng tâm sang chân trụ, nâng đầu
gối chân đá và lòng bàn chân hướng vào chân trụ.
- Khi đá chân trụ vững vàng, đá thẳng cẳng chân mạnh hướng
mục tiêu.
- Rút chân về tư thế chuẩn bị và đổi chân.

124
- Tập di chuyển tiến lùi với tốc độ chậm – trung bình – nhanh.
- Tập với dụng cụ như: vợt đá, tấm khiên đá…

Câu hỏi hướng dẫn ôn tập


Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày khái quát các tư thế tấn cơ bản trong
Karate (Dachi Waza).
Câu 2. Hãy phân tích một số tấn pháp cơ bản trong Karate.
Câu 3. Trình bày phương pháp di chuyển trong Karate.
Câu 4. Khái quát hệ thống kỹ thuật đánh tay (Uchi wara).
Câu 5. Trình bày hệ thống kỹ thuật đấm (Zuki zawa).
Câu 6. Trình bày hệ thống kỹ thuật đỡ (Uke wara).
Câu 7. Phân tích hệ thống kỹ thuật đá (Geri wara)
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Mạnh Dương (2004), Karate tự vệ thực dụng, NXB Thể dục
Thể thao.
2. Trịnh Quốc Dương (1999), Karate-do phản công, NXB TDTT
Hà Nội.
3. Trần Tuấn Hiếu (2006), Hướng dẫn học Karate, NXB Thể dục
Thể thao.
4. Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đương Bắc (2001), Giáo trình Karate-
do, NXB TDTT, Hà Nội.
5. Kim Long (1999), Karate-do thuật chiến đấu tay không, NXB
Mũi Cà Mau.
6. Xuân Thu (1999), Karate cận chiến tự do, NXB Thanh Niên.
Tiếng Anh
7. Gichin Funakoshi (2013), Karate-Do Kyohan: The Master Text
Hardcover, Publisher of Kodansha International.
8. Heian, Tekki, Bassal, Kanku, Hon, Enpi (1994), Karate Do Kata
125
Volume 1, Japan Karate Association.
9. Helmut Kogel (2010), The Secret Karate Techniques Kata
Bunkai, Maidenhead: Meyer & Meyer Sport (UK) Ltd.
10. Iain Abernethy (2002), Bunkai-Jutsu: The Practical Application
of Karate Kata, Published by: NETH Publishing In association
with Summersdale Publishers Ltd.
11. Marc De Bremaeker and Roy Faige (2010), Essential book of
martial arts kicks , Published by Tuttle Publishing, an imprint of
Periplus Editions (HK) Ltd.
12. Morris, Aidan Trimble (1991), Karate Kata and Applications: v.
3, Publisher of Hutchinson.
13. Randall G. Hassell and Edmond Otis (2000), The Complete
Idiot’s Guide To Karate, Publisher of Marie Butler-Knight.
14. Schneiderman, R. M. (23 May 2009). “Contender shores up
Karate’s Reputation among U.F.C. Fans”. The New York
Times. Archived from the original on 7 May 2013. Retrieved
30 January 2010.
Thông tin trên Internet
1. https://www.youtube.com/watch?v=lcrx3ajdduA.
2. https://www.wkf.net/olympic.
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0_th%E1%BA%B-
F_%C4%91%E1%BB%A9ng_t%E1%BA%A5n_trong_Karate.
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0_th%E1%BA%B-
F_%C4%91%E1%BB%A9ng_t%E1%BA%A5n_trong_Karate.
5. https://leep.app/blog/fitness/karate-co-ban.html.

126
CHƯƠNG IV.
QUYỀN PHÁP (KATA)

MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho người học khái niệm chung về quyền pháp,
mục đích của bài quyền và tác dụng, phương pháp luyện tập luyện. Đồng
thời giới thiệu hệ thống các bài quyền và cách phân loại bài quyền trong
Karate.
Kỹ năng: Sinh viên am hiểu lý thuyết và áp dụng tập luyện thuần thục
các bài quyền Karate.
NỘI DUNG
4.1. Khái niệm chung
4.1.1. Quyền (Kata)
Quyền (Kata) theo nghĩa đen có nghĩa là “hình dạng” hay “hình
thức”. Nó là sự phối hợp một chuỗi các động tác - kỹ thuật đơn lẻ như:
đấm đá, gạt đỡ, chém chỏ… kết hợp với các thế đứng cùng sự di chuyển
(bao gồm di chuyển về trước, về phía sau và sang các bên) mà tạo thành.
Mỗi một bài quyền là một trận đánh với những đòn thế dứt khoát,
mạnh mẽ, cương nhu hài hòa ở những trạng thái và tình huống khác
nhau. Tùy theo cấp mà người học sẽ tập luyện những bài quyền từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để ứng dụng thực hành theo từng trình
độ khác nhau.
Các bài quyền của Karate đều có phương pháp ứng dụng riêng gọi là
Bunkai (phân thế). Nó giúp cho người học hiểu được ý nghĩa của các đòn
thế, kỹ thuật, qua đó sẽ tập luyện và ứng dụng tốt hơn. Đây cũng là một
trong những yếu tố quan trọng để xác định trình độ của người luyện tập,
mức độ hiểu, nhuần nhuyễn, thấu hiểu các động tác và thấm nhuần trong
từng bước di chuyển.
4.1.2. Mục đích của bài quyền và tác dụng của việc tập luyện
Mục đích của bài quyền Karate là hệ thống hóa lại các đòn thế một
cách khoa học được quy định sẵn để tập luyện và ứng dụng chiến đấu theo

127
từng tình huống. Quyền của Karate không khẩu quyết thiệu văn nhưng dễ
nhớ, dễ thuộc và quan trọng là người trình diễn phải hiểu đúng ý nghĩa bài
quyền và xuất xứ của nó.
Việc tập luyện quyền nhằm giúp người tập có bản lĩnh ứng xử, phản
xạ tay chân linh hoạt nhanh nhẹn, có sức chịu đựng dẻo dai, tăng cường thể
lực, tạo tốc độ với ý hướng bảo vệ mình và tấn công, chế ngự đối phương…
4.1.3. Phương pháp luyện tập luyện
- Để tập luyện tốt bài quyền, sinh viên cần nắm nội dung cơ bản của
bài quyền:
+ Biết tên gọi, xuất xứ, ý nghĩa của bài quyền.
+ Hiểu rõ đồ hình, phương hướng di chuyển, số động tác và những
yêu cầu khi thực hiện bài quyền: cách thể hiện lực, nhịp độ,
thăng bằng…
- Thực hiện tập luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
+ Tập các thế tấn có trong bài quyền: kỹ thuật đứng tấn, di
chuyển tấn.
+ Tập luyện các kỹ thuật đòn tay, chân: đấm, đá, gạt, đỡ…
+ Sau đó là kết hợp thực hiện các kỹ thuật trên với việc di chuyển tấn.
+ Thực hiện di chuyển tấn theo đồ hình, sau đó di chuyển có kết
hợp các kỹ thuật động tác.
- Để tập luyện hiệu quả hơn, người học có thể:
+ Tập luyện theo nhóm từ 3 - 4 người.
+ Sử dụng các phương tiện bổ trợ như: hình ảnh, video về bài quyền
để nắm bắt dễ dàng hơn.
+ Trao đổi với người hướng dẫn để hoàn thiện những thiếu sót của
bài quyền.
4.1.4. Những lưu ý khi thực hiện bài quyền Karate
4.1.4.1. Thực hiện nghi lễ
Trong thi đấu hoặc thể hiện Kata việc bạn thực hiện các nghi lễ thể
hiện sự tôn trọng của bạn tới mọi người, tới đối thủ và tới chính bản thân

128
bạn. Các nghi lễ ngày nay được rút gọn bớt để tránh rườm rà nhưng cũng
vẫn bảo đảm gồm:
- Cúi chào đối thủ (áp dụng khi thi đấu)
- Cúi chào khi bước vào sàn đấu (thể hiện rằng: Chào mọi người, tôi
là ai vào thực hiện biểu diễn đây, mong mọi người ủng hộ) (áp dụng khi
thi đấu).
- Cúi chào trước khi thực hiện bài quyền. Sau đó hô to tên bài
quyền mình sẽ thực hiện. (Nếu bạn hô sai bạn sẽ bị truất quyền thi đấu
hoặc chấm rớt).
- Cúi chào sau khi thực hiện xong bài quyền.
- Cúi chào sau khi trọng tài phân định thắng thua (áp dụng khi
thi đấu).
- Cúi chào sàn (thể hiện rằng : Cảm ơn mọi người đã xem tôi biểu
diễn) (áp dụng khi thi đấu).
4.1.4.2. Lưu ý khi đi quyền
- Khi thực hiện bài quyền, võ sinh cần phải đảm bảo đi từ đầu tới
cuối, không được quên động tác hoặc đi thừa động tác.
- Tập trung cao độ khi đi quyền, cần thể hiện được ý nghĩa của
bài quyền.
- Hiểu được các kỹ thuật được ứng dụng như thế nào.
- Lưu ý sự chuyển động, có nhịp điệu, tốc độ, thăng bằng, độ tập
trung lực và thao tác đúng.
- Sử dụng hơi thở đúng, hợp lý để hỗ trợ cho Kime.
- Nhãn pháp chuẩn (Chankugan) và sự tập trung cao.
- Tấn chuẩn bởi trọng tâm và chân di chuyển sát mặt sàn.
- Thể hiện đan điền (Hara, Taden) hợp lý, không nhô lên nhô xuống
khi di chuyển.
- Khi chấm dứt bài quyền phải trở về đúng vị trí ban đầu.
- Thể hiện kỹ thuật đặc trưng của trường phái.

129
4.2. Phân loại bài quyền
Song song với sự phát triển mạnh của Karate trên thế giới là sự phân
hóa thành nhiều hệ phái Karate khác nhau. Sự phân hóa thành các hệ phái
này, thật sự đã bắt nguồn từ khi môn võ này còn mang tên là Okinawate.
Bởi vì lúc này, Okinawate được chú ý nhất tại 3 trung tâm: Naha, Shuri,
Tomari. Các võ sư ở Shuri với những kỹ thuật thiên về tốc độ, ở Tomari
thiên về sức mạnh, còn ở Naha chú ý nhiều về quyền pháp.
Từ xuất xứ của các võ sư (ở Naha, Shuri hoặc Tomari) trước khi vào
Nhật Bản để truyền bá Karate và sự phát triển ảnh hưởng của môn phái đã
ảnh hưởng đến sự hình thành các hệ phái Karate. Chính điều này tạo nên sự
khác nhau ít nhiều về bài quyền giữa các hệ phái cũng như giữa hai trường
phái là truyền thống và hiện đại.
- Karate truyền thống, các bài quyền theo lối cổ điển, mang nặng tính
luyện tập và chiến đấu, không bị thể thao hóa như hệ phái Kojou-ryū (hoặc
Kogusuku-ryū theo phương ngôn Okinawa), Honbu-ryū, Shintō-ryū, … và
các hệ phái Karate có cơ sở chính ở Okinawa.
- Karate hiện đại: được hình thành và phát triển bởi tổ sư Gichin
Funakoshi. Ban đầu là những buổi biểu diễn trước công chúng và giảng
dạy câu lạc bộ Karate ở các trường đại học, sau đó là sự thúc đẩy phát triển
khắp nước Nhật và trên toàn thế giới. Bài quyền theo trường phái hiện đại
được phổ biến rộng rãi do nó mang đặc tính của hoạt động thể dục thể thao
và rất dễ truyền bá, phổ cập trong quảng đại quần chúng.
4.2.1. Các bài quyền Heian
Các bài quyền Heian (Bình An) là một bộ quyền pháp được Tổ sư
Karate hiện đại - Gichin Funakoshi đưa vào hệ phái Shotokan sau khi sang
Nhật, tên gốc của bộ quyền này là Pian, vẫn thông dụng ở một số hệ phái
Karate khác.
Pinan Kata xuất hiện tại Okinawa năm 1895, chính thức được
chấp nhận bởi các võ sư Okinawa, các gia phái Karate vào thập niên
1900. Cho đến ngày hôm nay đã trở thành thông dụng trong chương trình
giảng huấn tại các hệ phái Shito Ryu, Wado Ryu, Shorin Ryu, Kobayashi
Ryu, Kyokushin, Shinki Ryu, Shorei Ryu, Shukokai, Shindo Jinen Ryu,
Kenyu Ryu…

130
Nguồn gốc của bộ quyền Pinan được biết đến là do Võ sư Itosu Anko
học được từ một võ sư Trung Hoa gốc từ Phúc Kiến với cái tên “Chiang
Nan” (Chưởng nhân). Hiện nay bài gốc của bộ quyền Pinan đã thất truyền
và chính Itosu Anko đã chọn lọc tinh hoa của bộ quyền gốc Trung Hoa
thành 5 bài quyền dành cho các tân môn sinh Karate. Năm 1915, chính Tổ
sư Gichin Funakoshi lại thêm một lần nữa đơn giản hoá bộ quyền Pinan
thành bộ Heian cho thích hợp hơn với tinh thần người Nhật.
Ý nghĩa các bài quyền Heian: HEIAN, tiếng Nhật có nghĩa là bình
an, thanh thản, hòa hợp. Phải hiểu khái niệm bình an theo tinh thần Thiền
học: Cõi tự tại, tự chủ. Bình an là cái cuối cùng của sự tu dưỡng. Đạt đến
trạng thái này con người sẽ thấu suốt mọi lẽ, có thể “định” giữa sóng gió
phong ba. Bắt đầu bằng 5 bài Heian như là lời nhắn gởi đến những ai mới
bắt đầu tập luyện Karate về mục đích của quyền không chỉ là kỹ thuật để
chiến đấu mà còn phát triển một tinh thần điềm tĩnh, nâng cao sự hài hòa
giữa tinh thần và thể xác.
4.2.1.1. Bài quyền bài Bình An 1 (Heian Shodan Kata)
Heian Shodan, có nghĩa là tâm trí yên bình, là bài quyền đầu tiên
trong năm bài Katas được biên soạn vào cuối thập kỷ 18 bởi Master
Anko Itosu.
Trong bài Kata này, điều quan trọng là phải thực hiện ở tư thế thấp
(ZENKUTSU DACHI), đảm bảo khoảng cách chiều rộng của hai bàn chân
bằng vai, chiều dài khoảng bằng 2 lần vai (hình) đầu gối chân trước co lại
(khoảng 90°), chân sau duỗi thẳng.
Cần phải có sự tập trung tối đa cho các kỹ thuật cơ bản (Kihon), chú
ý hơi thở, luôn hít vào khi di chuyển và thở ra khi kết thúc động tác.
Các kỹ thuật cần phải học trong bài quyền bao gồm: Đỡ thấp (Gedan
Barai), Đấm thẳng (Oi Tsuki), Đánh búa (Tettsui Uchi) và đỡ cao (Age
Uke). Bài quyền kết thúc với một loạt các kỹ thuật đỡ bàn cạnh bàn tay
(Shuto Uke) kết hợp với tấn sau (Kokutsu Dachi).

131
Hình 83. Khoảng cách chân di chuyển trong bài quyền bài Bình An 1
(Heian Shodan Kata)

Kokutsu Dachi là đảo ngược của Zenkutsu Dachi, trong đó trọng


lượng cơ thể đặt lên chân sau khoảng 70%, chân sau bây giờ phải được
uốn cong vuông góc, chân trước co lại thành một góc tù, hai bàn chân
vuông góc với nhau, khoảng cách giữa bàn chân trước và chân sau giống
với Zenkutsu Dachi.
Để thực hiện bài Kata này một cách chính xác cần thực hiện lặp đi
lặp lại nhiều lần các kỹ thuật cơ bản, ngoài ra cần có sự hiểu biết về sức
mạnh, sự tập trung (Kime), kiểm soát nhịp điệu và tốc độ của các đòn đánh.
Bài Kata này có 20 thế và cần phải khoảng 40 giây để thực hiện khi
đã thành thạo.

Hình 84 . Đồ hình bài quyền Bình An 1 (Heian Shodan Kata embusen)

132
1. Yoi 2a

2b. Zenkutshu Dachi 3. Zenkutshu Dachi


Hidari Gedan Barai Migi Chudan Oi Tsuki

133
133
128
4a 4b. Zenkutshu Dachi
Migi Gedan Barai

5a 5b. Renoji Dachi Tettsui Uchi

134
129
6. Zenkutshu Dachi 7a
Hidari Chudan Oi Tsuki

7b. Zenkutshu Dachi 8a


Hidari Gedan Barai
135
135
130
8b. Zenkutshu Dachi 9a
Migi jodan

9b. Zenkutshu Dachi 10a


Hidari Jodan Age Uke

136 136
131
10b. Zenkutshu Dachi 11a
Migi Jodan Age Uke (Kiai)

11b. Zenkutshu Dachi 12. Zenkutshu Dachi


Hidari Gedan Barai Migi Chudan Oi Tsuki

132 137
137
13a 13b. Zenkutshu Dachi
Migi Gedan Barai

14. Zenkutshu Dachi


Hidari Chudan Oi Tsuki 15a

138
138
133
15b. Zenkutshu Dachi 16. Zenkutshu Dachi
Hidari Gedan Barai Migi Chudan Oi Tsuki

17. Zenkutshu Dachi 18. Zenkutshu Dachi


Hidari Chudan Oi Tsuki Migi Chudan Oi Tsuki (Kiai)

139
139
134
19b. Kokutsu Dachi
Hidari Chudan Shuto Uke

19a 19b. Kokutsu Dachi Hidari


Chudan Shuto Uke

20. Kokutsu Dachi 21a


Migi Chudan Shuto Uke

140
140
135
21b. Kokutsu Dachi 22. Kokutsu Dachi
Hidari Chudan Shuto Uke Hidari Chudan Shuto Uke

23a 23b. Yame


141
141
136
Góc nhìn ngang một số kỹ thuật trong bài quyền

15a 15b

16

142
142
137
17 18

4.2.1.2. Bài quyền bài Bình An 2 (Heian Nidan Kata)


Heian Nidan là bài quyền thứ hai trong bộ quyền Heian, nó có độ
khó cao hơn so với Heian Shodan Kata trước đó. Điều này là do có rất
nhiều chuyển động bổ sung và sử dụng chủ yếu tấn sau (Kokutsu Dachi)
trong nửa đầu của bài quyền.
Các kỹ thuật mới như đỡ thượng đẳng bằng lưng cổ tay (Haiwan
Uke). Đấm ngửa nắm tay (Ura Tsuki), đá tạt ngang (Yoko Geri Keage),
đánh lưng nắm đấm (Uracken Uchi) và kỹ thuật xỉa bằng ngón tay (Nukite)
cũng được đưa vào.
Sự chú ý sẽ được tập trung vào: thay đổi hướng, đỡ đòn và đánh
phản lại trong khi vẫn ở cùng một vị trí; đặc biệt là sự kết hợp nhanh chóng
tổ hợp kỹ thuật đỡ trung đẳng từ trong ra (Uchi Uke), đá tống trước (Mae
Geri) và đấm nghịch (Gyaku Tsuki). Điều này cần sự kiểm soát tốt chuyển
động hông. Cuối cùng, kỹ thuật đỡ chống (Morote Uke) sẽ được thực hiện
cuối bài quyền, giúp võ sinh làm quen với động tác mới cho những bài
quyền cao hơn.
Để thực hiện tốt các kỹ thuật, điều quan trọng là không bao giờ vội
vàng mà cần tuân theo nhịp điệu tự nhiên của bài quyền, luôn giữ ý thức
phòng thủ (Zanshin) trong lúc áp dụng kỹ thuật chiến đấu vào thực tế
(Bunkai).
143
138 143
Bài quyền này gồm 26 động tác và khi được thực hiện chính xác sẽ
mất khoảng 40 giây để hoàn thành.

Hình 86. Đồ hình bài quyền Bình An 2 (Heian Nidan Kata Embusen)

1.yoi 2. Kokutsu Dachi 3. Kokutsu Dachi


Hidari Jodan Haiwan Ude Uke – Migi Ura
Uke Tsuki
144
144
139
4. Kokutsu Dachi 5a 5b. Kokutsu Dachi
Hidari Chudan Tettsui Migi Jodan Haiwan
Uchi Uke

6. Kokutsu Dachi 7. Kokutsu Dachi 8a. Koshi Kame


Ude Uke - Hidara Ura Migi Chudan Tettsui
Tsuki Uchi

145
145
140
8b 8c. Yoko Keage 9a
Migi Uraken Uchi

9b. Kokutsu Dachi 10. Kokutsu Dachi 11. Kokutsu


Hidari Chudan Shuto Migi Chudan Shuto DachHidari Chudan
Uke Uke Shuto Uke
146
146
141
12a 12b. Zenkutsu 13a
Dachi
Migi Shihon
Nukite (Kiai)

13. Kokutsu Dachi 14. Kokutsu Dachi 15a


Hidari Chudan Shuto Migi Chudan Shuto
Uke Uke

142 147
147
15b. Kokutsu Dachi 16. Kokutsu Dachi 17a
Migi Chudan Shuto Uke Hidari Chudan
Shuto Uke

17b. Zenkutsu 17c. Zenkutsu Dachi 18. Migi Chudan Mae


Dachi Uchi Barai Migi Uchi Uke – Geri
Gyaku Anmi
148
148
143
19. Zenkutsu Dachi 20. Zenkutsu Dachi 21. Hidari Mae Geri
Hidari Chudan H.Uchi Uke –
Gyaku Tsuki Gyaku Anmi

22. Zenkutsu Dachi 23. Zenkutsu Dachi 24a


Migi Chudan Gyaku Migi Chudan Motore
Tsuki Uke

149
149
144
24b. Zenkutsu Dachi 25a 25b. Zenkutsu Dachi
Hidari Gedan Barai Migi Jodan Age Uke

26a 26b. Zenkutsu Dachi 27a


Migi Gedan Barai
150
150 145
27b. Zenkutsu Dachi 28a 28b. Yame
Hidari Jodan Age Uke
(Kiai)

Góc nhìn ngang một số kỹ thuật trong bài quyền

8c 17a 17b
151
151
146
17c 18 20

21 23

152
152
147
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập
Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm chung về quyền (Kata).
Câu 2. Hãy cho biết mục đích của bài quyền và tác dụng, phương
pháp luyện chúng trong Karate.
Câu 3. Phân loại các bài quyền trong Karate.
Câu 4. Hãy phác họa hệ thống hệ thống các bài quyền.
Câu 5. Trình bày bài quyền bài Bình An 1 (Heian Shodan Kata).
Câu 6. Trình bày bài quyền bài Bình An 2 (Heian Nidan Kata).
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Chung (chủ biên), TS.Phạm Hổng Dương, ThS.
Nguyễn Anh Tú, ThS.Nguyễn Đương Bắc, KTS.Nguyễn Ngọc
Dũng, Đinh Diệp Hòa, Bùi Hoàng Lân (2007), Giáo trình võ thuật,
NXB Đại học Sư Phạm.
2. Nguyễn Văn Dũng (1999), Karate - Bài quyền từ đai trắng đến đai
đen, NXB Thuận Hóa - Huế.
3. Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đương Bắc (2001), Giáo trình Karate-do,
NXB TDTT, Hà Nội.
4. Hồ Hoàng Khánh (2000), Karate các bài quyền quốc tế, NXB Thể
dục Thể thao.
5. Kim Long (1999), Karate-do thuật chiến đấu tay không, NXB Mũi
Cà Mau.
6. Kim Long (2004), Tự học Karate, NXB Mũi Cà Mau.
7. Mai Thị Bích Ngọc (2017), “Nghiên cứu xây dựng chương trình
tập luyện ngoại khóa môn Karate-Do cho học sinh trung học cơ sở
thành phố Hà Nội”, luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại
học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.

Tiếng Anh
8. Andrew Kendall (1999), Karate - The Grading Syllabus, Andrew

153
Kendall, self published by author.
9. Gichin Funakoshi (2013), Karate-Do Kyohan: The Master Text
Hardcover, Publisher of Kodansha International.
10. Morris, Aidan Trimble (1991), Karate Kata and Applications: v. 3,
Publisher of Hutchinson.
11. Hirokazu Kanazawa (2013), Black Belt Karate: The Intensive
Course, Publisher of Kodansha International.
Thông tin trên Internet
1. https://www.wkf.net/olympic.
2. https://meopho.com/the-thao/cac-bai-quyen-karate/.
3. http://www.irvineranchhistory.com/cac-bai-quyen-karate/.
4. https://www.youtube.com/watch?v=Y_FfPgHTzBU.
5. https://www.youtube.com/watch?v=fMSwlMwMWqo.
6. https://www.youtube.com/watch?v=MJZrv7oKZH4..
7. https://www.youtube.com/watch?v=lUSQHcNAnDI.
8. https://www.youtube.com/watch?v=6Hc1NMdjU9U&t=58s.
9. https://www.sites.google.com/site/trungtamtinhvo/karatedo/
he-thong-quyen-karate.
10. https://thietkebeboikinhdoanh.com/cac-bai-quyen-karate/.

154
CHƯƠNG V.
HỆ THỐNG ĐẤU LUYỆN VÀ TỰ VỆ
TRONG KARATE

MỤC TIÊU
Kiến thức: Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành
về hệ thống đối luyện có quy ước từ đơn giản đến những yêu cầu phức tạp.
Kỹ năng: Sinh viên có khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến
thức đã học và ứng dụng vào thực tiễn với những tình huống tự vệ, chiến
đấu để bảo vệ bản thân và khống chế, tấn công đối phương.
NỘI DUNG
5.1. Hệ thống đấu luyện có quy ước
5.1.1. Hệ thống đấu luyện cơ bản 5 bước (Kihon Gohon Kumite)
Sizentai: Tư thế chuẩn bị

Người tấn công (Tori) Người phản công


GV: Trần Văn Tuyền GV: Đỗ Hoàng Long

155
5.1.1.1. Gohon Jodan

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai (Lùi chân
phải về sau, gạt hạ đẳng tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Jodan Oi Zuki Hidari Jodan Age Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tay (Lùi chân phải về sau, đỡ cao
phải thượng đẳng) tay trái)

156
3. Susumikata 3. Modorikata
Hidari Zenkutsu dachi - Hidari Migi Zenkutsu dachi - Mogi
Jodan oi zuki Jodan age uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng (Lùi chân trái về sau,
tay trái thượng đẳng) đỡ cao tay phải)

4. Susumikata 4. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Jodan Oi Zuki (Tiến Hidari Jodan Age Uke
phía trước, đấm thẳng tay phải (Lùi chân phải về sau,
thượng đẳng) đỡ cao tay trái)

157
5. Susumikata 5. Modorikata
Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari Migi Zenkutsu Dachi - Mogi
Jodan Oi Zuki (Tiến phía Jodan Age Uke
trước,đấm thẳng tay trái (Lùi chân trái về sau,
thượng đẳng) đỡ cao tay phải

6. Susumikata 6. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Jodan Oi Zuki Hidari Jodan Age Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tay (Lùi chân phải về sau, đỡ cao
phải thượng đẳng) tay trái)

158
7. Hidari Zenkutsu Dachi
Chudan Gyaku Zuki
(Giữ nguyên tấn, đấm tay phải tầm trung)

5.1.1.2. Gohon Chudan


Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1.Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau,
gạt hạ đẳng tay trái)

159
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Chudan Oi Zuki Hidari Chudan Soto Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tầm (Lùi chân phải về sau, đỡ trung
trung) tay trái)

3. Susumikata 3. Modorikata
Hidari Zenkutsu dachi Migi Zenkutsu Dachi
Hidari Chudan Oi Zuki Migi Chudan Soto Uke
(Tiến phía trước, (Lùi chân trái về sau,
đấm thẳng tầm trung) đỡ trung tay phải)

160
4. Susumikata 4. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Chudan Oi Zuki Hidari Chudan Soto Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng (Lùi chân phải về sau,
tầm trung) đỡ trung tay trái)

5. Susumikata 5. Modorikata
Hidari Zenkutsu Dachi Migi Zenkutsu Dachi
Hidari Chudan Oi Zuki Migi Chudan Soto Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng (Lùi chân trái về sau,
tầm trung) đỡ trung tay phải)

161
6. Susumikata 6. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Chudan Oi Zuki Hidari Chudan Soto Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng (Lùi chân phải về sau, đỡ trung
tầm trung) tay trái)

5.1.2. Hệ thống đấu luyện cơ bản 3 bước (Kihon Sanbon Kumite)

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

Sizentai: Tư thế chuẩn bị Sizentai: Tư thế chuẩn bị

162
5.1.2.1. Sanbon Ik

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ
đẳng tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi zenkutsu Dachi - Migi Jodan Hidari Zenkutsu Dachi
Oi Zuki Hidari Jodan Age Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tầm cao) (Lùi chân phải về sau, đỡ cao
tay trái)

163
3. Susumikata 3. Modorikata
Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari Migi Zenkutsu Dachi - Migi
Chudan Oi Zuki Chudan Soto Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tầm (Lùi chân trái về sau, đỡ trung tay
trung) phải ngoài vào)

4. Susumikata 4. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Chudan Mae Geri Hidari Gendan Barai
(Tiến phía trước, đá thẳng tầm (Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
trung đẳng) tay trái)

164
5. Hidari Zenkutsu Dachi
Chudan Gyaku Zuki
(Giữ nguyên tấn, đấm tay phải phản công tầm trung)

5.1.2.2. Sanbon Ni
Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1.Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt dưới)

165
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Jodan Oi Zuki Hidari Jodan Age Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tầm (Lùi chân phải về sau, đỡ cao tay
cao) trái)

3. Susumikata 3. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Jodan Oi Zuki Hidari Chudan Uchi Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tầm (Lùi chân trái về sau, đỡ tay phải
cao) trung đẳng từ trong ra)

166
4. Susumikata 4. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Chudan Mae Geri Hidari Gendan Barai
(Tiến phía trước, đá thẳng tầm (Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
trung đẳng) tay phải)

5. Hidari Zenkutsu Dachi 6. Hidari Zenkutsu Dachi


Hidari Jodan Zuki Migi Chudan Gyaku Zuki
(Giữ nguyên tấn, đấm thượng (Giữ nguyên tấn, đấm nghịch tay
đẳng tay trái) phải trung đẳng)

167
5.1.2.3. Sanbon San
Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt dưới)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Kokutsu Dachi
Migi Jodan Oi Zuki Hidari Jodan Haiwan Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng Migi Ude Soete
thượng đẳng) (Lùi chân phải về sau, đỡ tay trái)

168
3. Susumikata 3. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Migi Kokutsu Dachi
Migi Jodan Oi Zuki Migi Chudan Morote Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng (Lùi chân trái về sau,
trung đẳng) đỡ tay phải trung đẳng)

4. Susumikata 4. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Kokutsu Dachi
Migi Chudan Mae Geri Hidari Sokui Uke
(Tiến phía trước, đá thẳng tầm (Lùi chân phải về sau,
trung đẳng) tay trái gạt dưới)

169
5. Hidari Zenkutsu dachi
Chudan Gyaku zuki
(Chuyển tấn trước, đấm nghịch tay phải trung đẳng)

5.2. Giới thiệu một số hệ thống đối luyện cơ bản 1 bước (KIHON IPPON
KUMITE)
5.2.1. Kihon Jodan Oi Zuki Ik
Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai (Lùi chân
phải về sau, gạt hạ đẳng tay trái)

170
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Jodan Oi Zuki Hidari Jodan Age Uke
(Tiến phía trước, (Lùi chân phải về sau,
đấm thẳng tầm cao) đỡ cao tay trái)

3. Hidari Zenkutsu Dachi


Chudan Gyaku Zuki
(Giữ nguyên tấn, đấm tay phải phản công tầm trung)

171
5.2.2. Kihon Jodan Oi Zuki Ni

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ
đẳng tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Hidari Kokutsu Dachi - Hidari
Jodan Oi Zuki Jodan Tate Shute Uke
(Tiến phía trước, đấm tay phải (Lùi chân phải về sau, đỡ cao
thượng đẳng) tay trái)

172
3. Modorikata
Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Jodan Shoto Uchi
(Chuyển chân phải sang trái, chém tay phải thượng đẳng)

5.2.3. Kihon jodan Oi Zuki San


Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai (Lùi chân
phải về sau, gạt hạ đẳng tay trái)

173
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Jodan Hidari Heisoku Dachi - Migi
Oi Zuki Sokumen Jodan Uke)
(Tiến phía trước, đấm tay phải (Chuyển chân phải sang tấn chụm,
thượng đẳng) đỡ thượng đẳng tay phải)

3. Modorikata 4. Modorikata
Migi Sokumen Jodan Uke - Migi Migi Kiba Dachi - Migi Yoko
Chudan Yoko Geri Ke-Age Empi Uchi
(Đỡ cao tay phải, đá ngang cạnh (Tiến chân phải về trước,
chân phải) chỏ ngang tay phải)

174
5.2.4. Kihon jodan Oi zuki Si
Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai (Lùi chân phải
về sau, gạt hạ đẳng tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Hidari Heisoku Dachi - Jodan Hai-
Jodan Oi Zuki shu Juji Uke
(Tiến phía trước, (Lùi chân phải về sau,
đấm tay phải thượng đẳng đỡ chéo hai tay)

175
3. Modorikata 4. Modorikata
Hidari Chudan Mawashi Geri Migi Kiba Dachi - Migi Yoko
(Đá vòng cầu chân phải trung đẳng) Empi Uchi
(Tiến chân phải về trước,
chỏ ngang tay phải)

5.2.5. Kihon jodan Oi zuki Go


Người phản công (Uke) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai:


Hidari Genda Barai (Lùi chân phải Tư thế chuẩn bị
về sau, gạt hạ đẳng tay trái)

176
2. Susumikata 2. Modorikata Hidari Zenkutsu
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Jodan Dachi - Hidari Jodan Age Uke
Oi Zuki (Lùi chân hải về sau, đỡ thượng
(Tiến phía trước, đấm tay phải đẳng tay trái)
thượng đẳng)

3. Modorikata 4. Modorikata
Hidari Jodan Age Uke Migi Zenkutsu Dachi
Migi Chudan Mae Geri Migi Tate Empi Uchi
(Đá chân phải trung đẳng) (Tiến chân phải về trước, chỏ tay
phải thượng đẳng)

177
5.2.6. Kihon jodan Oi Zuki Rok
Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai (Lùi chân phải
về sau, gạt hạ đẳng tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi zenkutsu Dachi - Migi Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari
Jodan oi zuki Hirate Barai
(Tiến phía trước, đấm tay phải (Tiến chân trái lên trước, đỡ tay
thượng đẳng) trái)

178
3. Modorikata
Hidari zenkutsu Dachi – Migi Jodan Haito Uchi
(Tay phải đánh thượng đẳng)

5.2.7. Kihon chudan Oi Zuki IK

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
tay trái)

179
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Hidari Zenkutsu Dachi –
Chudan Oi Zuki Hidari Chudan Soto Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tay (Lùi chân trái về sau, đỡ trung
phải trung đẳng) đẳng tay trái)

3. Modorikata
Hidari Zenkutsu Dachi
Migi Gyaku Zuki
(Giữ nguyên tấn, đấm thẳng tay phải trung đẳng)

180
5.2.8. Kihon Chudan Oi Zuki Ni

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Migi Zenkutsu Dachi - Migi
Chudan Oi Zuki Chudan Soto Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tay (Lùi chân trái về sau, đỡ trung
phải trung đẳng) đẳng tay phải)

181
3. Modorikata
Hidari Kiba Dachi - Migi Chudan Yoko Empi Uchi
(Bước chân phải về trước, chỏ tay phải trung đẳng)

5.2.9. Kihon Chudan Oi Zuki San

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
tay trái)

182
3. Modorikata 3. Modorikata
Hidari Zenkutsu Dachi - Migi Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari
Chudan Gyaku Zuki Jodan Kizami Zuki
(Giữ nguyên tấn, đấm thẳng tay (Giữ nguyên tấn, đấm thẳng tay
phải trung đẳng) trái thượng đẳng)

5.2.10. Kihon Chudan Oi zuki Si


Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
tay trái)

183
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari
Chudan Oi Zuki Chudan Uchi Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tay (Lùi chân phải về sau, đỡ trung
phải trung đẳng) đẳng tay trái từ trong ra)

4. Modorikata
Hidari Zenkutsu Dachi - Migi Chudan Tate Shihon Nukite
(Bước chân trái tấn trước, tay phải xỉa thẳng trung đẳng)

184
5.2.11. Kihon Chudan Oi zuki Go
Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Migi Kiba Dachi - Hidari
Chudan Oi Zuki Chudan Hiji Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tay (Lùi chân phải về sau, đỡ trung
phải trung đẳng) đẳng tay trái)

185
3. Modorikata
Migi Ushiro 180 Kiba Dachi - Migi Jodan Ushiro Mawashi Empi Uchi
0

(Chân phải xoay sau 1800, tay phải chỏ vòng sau thượng đẳng)

5.2.12. Kihon Chudan Oi zuki Rok

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai (Lùi chân phải
về sau, gạt hạ đẳng tay trái)

186
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Chu- Migi Zenkutsu Dachi - Migi Chudan
dan Oi Zuki Mawashi Uke
(Tiến phía trước, đấm thẳng tay (Bước chân phải về trước,
phải trung đẳng) đỡ tay phải)

4. Modorikata
Migi Ushiro 180 Kiba Dachi - Migi Jodan Tate Teisho Uchi
0

(Bước chân phải về trước, ức tay phải đánh thượng đẳng )

187
5.2.13. Kihon Mae Geri Ik

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ
đẳng tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Mae Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari
Geri Kekomi Gendan Barai
(Tiến phía trước, đá thẳng tầm (Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
trung đẳng) tay phải)

188
5.2.14. Kihon Mae Geri Ni

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1.Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai (Lùi chân phải
về sau, gạt hạ đẳng tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Mae Hidari 450 Zenkutsu Dachi - Migi
Geri Kekomi Gendan Barai
(Tiến phía trước, đá thẳng tầm (Tiến chân trái về trước 450, gạt hạ
trung đẳng) đẳng tay phải)

189
3. Modorikata 4. Hidari Zenkutsu Dachi
Hidari Jodan Kizami Zuki Migi Chudan Gyaku Zuki
(Giữ nguyên tấn, tay trái đấm (Giữ nguyên tấn, đấm thẳng tay
thẳng thượng đẳng) phải trung đẳng)

5.2.15. Kihon Mae Geri San


Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ
đẳng tay trái)

190
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Mae Migi Zenkutsu Dachi - Gedan
Geri Kekomi Juji Uke
(Tiến phía trước, đá thẳng tầm (Tiến chân phải về trước, đỡ hai
trung đẳng) tay chéo nhau hạ đẳng)

3. Modorikata
Jodan Shuto Juji Uchi
(Bước chân phải về trước, hai tay chéo nhau đánh vào cổ)

191
5.2.16. Kihon Mae Geri Si

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi


Hidari Genda Barai 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Mae Hidari Zenkutsu Dachi - Migi
Geri Kekomi Gendan Barai
(Tiến phía trước, đá thẳng tầm (Bước chân phải sang trái, gạt tay
trung đẳng) phải hạ đẳng)

192
3. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Mae Empi Uchi
(Bước chân phải lên trước, tay phải chỏ thẳng vào sườn)

5.2.17. Kihon Mae Geri Go

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai (Lùi chân phải
về sau, gạt hạ đẳng tay trái)

193
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Mae Hidari Kokutsu Dachi - Hidari
Geri Kekomi Sukui Uke
(Tiến phía trước, đá thẳng tầm (Lùi chân phải về sau, đỡ gạt tay
trung đẳng) trái)

3. Modorikata
Hidari Zenkutsu Dachi
Chudan Gyaku Zuki
(Bước chân trái sang trái, đấm thẳng tay phải trung đẳng)

194
5.2.18. Kihon Mae Geri Rok
Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
tay trái)

2. Susumikata
2. Modorikata
Migi Zenkutsu Dachi - Migi Mae
Hidari Zenkutsu Dachi - Migi
Geri Kekomi
Gyaku Gedan Uke
(Tiến phía trước, đá thẳng tầm
(Tiến chân trái lên trước,
trung đẳng)
đỡ tay phải)

195
3. Modorikata (Mặt sau) 3. Modorikata
Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari
Jodan Hiji Ate Jodan Hiji Ate
(Bước chân phải lên trên, đánh tay (Bước chân phải lên trên, đánh tay
trái vào cổ) trái vào cổ)

5.2.19. Kihon Yoko Geri Ik


Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai (Lùi chân phải
về sau, gạt hạ đẳng tay trái)

196
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Yoko Geri Kekomi Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari
(Tiến phía trước, đá tống ngang Chudan Soto Uke
chân phải trung đẳng) (Lùi chân phải về sau, đỡ cao tay trái)

3. Modorikata
Hidari Zenkutsu Dachi - Chudan Gyaku Zuki
(Giữ nguyên tấn, đấm thẳng tay phải trung đẳng)

197
5.2.20. Kihon Yoko Geri Ni
Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Yoko Geri Kekomi Hidari Fudo Dachi - Hidari
(Tiến phía trước, đá tống ngang Chudan Haiwan Uke
chân phải trung đẳng) (Lùi chân phải về sau, đỡ tay trái)

198
3. Modorikata (Mặt sau) 3. Modorikata
Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari
Jodan Haito Uchi Jodan Haito Uchi
(Chuyển sang tấn trước, tay sau (Chuyển sang tấn trước, tay sau
mở đánh thượng đẳng) mở đánh thượng đẳng)

5.2.21. Kihon Yoko Geri San


Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
tay trái)

199
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Yoko Geri Kekomi Hidari Zenkutsu Dachi - Migi
(Tiến phía trước, đá tống ngang Ushiro Chudan Barai
chân phải trung đẳng) (Bước sang trái tấn trước,
đỡ tay phải)

3. Modorikata 3. Modorikata
Migi Chudan Yoko Geri Kekomi Migi Kiba Dachi - Migi Chudan
(Thu chân phải về sau, đá tống Yoko Empi Uchi
ngang trung đẳng) (Tay phải chỏ ngang trung đẳng)

200
5.2.22. Kihon Mawashi Geri Ik
Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai (Lùi chân phải
về sau, gạt hạ đẳng tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Jodan Mawashi Geri Hidari Zenkutsu Dachi - Hidari
(Tiến phía trước, đá vòng cầu chân Jodan Haiwan Uke
phải thượng đẳng) (Lùi chân phải 450 về sau, đỡ tay trái)

201
3. Modorikata
Migi Chudan Gyaku Zuki
(Giữ nguyên tấn, đấm thẳng tay phải trung đẳng))

5.2.23. Kihon Mawashi Geri Ni


Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
tay trái)

202
2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Jodan Mawashi Geri Migi 1350 Kiba Dachi - Hidari
(Tiến phía trước, đá vòng cầu chân Jodan Tate Heiko Shuto Uke
phải thượng đẳng) (Lùi chân trái về sau 1350,
đỡ hai tay song song)

3. Modorikata
Migi Yoko Empi Uchi
(Chỏ tay phải trung đẳng)

203
5.2.24. Kihon Mawashi Geri San

Người tấn công (Tori) Người phản công (Uke)

1. Hidari Zenkutsu Dachi 1. Sizentai: Tư thế chuẩn bị


Hidari Genda Barai
(Lùi chân phải về sau, gạt hạ đẳng
tay trái)

2. Susumikata 2. Modorikata
Migi Jodan Mawashi Geri Migi 1350 Kukutsu Dachi - Migi
(Tiến phía trước, đá vòng cầu chân Jodan Soto Uke
phải thượng đẳng) (Lùi chân trái 1350 về sau, đỡ tay
phải thượng đẳng)

204
3. Modorikata 4. Modorikata
Migi Chudan Kizami Geri Migi Zenkutsu Dachi - Chudan
(Chân phải đá thẳng trung đẳng) Gyaku Zuki
(Tiến chân phải về trước, tay trái
đấm thẳng trung đẳng)

5.3. Đấu luyện tự do (Juyu Kumite)


Trong song đấu tự do (Juju Kumite) đối phương thường giữ an toàn
tối đa cho bản thân bằng cách phòng thủ rất kỹ, cho nên chúng ta khó mà
tìm được chỗ sơ hở của đối phương để tấn công, trừ khi đối phương mở
một cuộc tấn công hoặc trong lúc đối phương gạt đỡ (Uke) mà chúng ta
phát hiện có những chỗ trống có thể ghi điểm được bằng những đòn phản
công có hiệu quả.
Chiến thuật (Senjitsu) song đấu tự do trong Karate là làm sao tạo cho
đối phương một cuộc tấn công để từ đó đối phương có chỗ sơ hở để chúng
ta phản công vào đó, hoặc là chúng ta giả vờ mở cuộc tấn công để đánh lạc
hướng đưa đối phương vào quỹ đạo nằm trong phương án phản công của
chúng ta mà đối phương không kịp trở tay.
Juju Kumite (Song đấu tự do) là một từ quen thuộc trong Karate,
nó nói lên sự thực hành những kỹ thuật khác nhau không chuẩn bị trước

205
trong khi mặt đối mặt với đối phương.
Vào thời sơ khai, kỹ thuật Karate Shotokan chỉ chú trọng và thể
hiện qua những bài quyền (Kata), chỉ thỉnh thoảng mới có cuộc khảo
hạnh về sức mạnh gọi là “Kake Dameshi” qua những đòn đấm, đòn đá
hoặc đòn đỡ (Uke), và vào thời gian này song đấu (Kumite) hoàn toàn
không có.
Năm 1920, dưới sự hướng dẫn của thầy Gichin Funakoshi, một
hệ thống đấu luyện sơ đẳng đã được phác họa, đây là một sự phát triển
hiển nhiên mà thôi, và nó đã được nghiên cứu sàng lọc kỹ lưỡng thành
một loại đấu luyện và ứng dụng như là song đấu tự do (Jiyu Kumite), tuy
nhiên nó vẫn chưa được chính thức áp dụng vào chương trình tập luyện
và thi cử.
Mãi đến năm 1951, thầy Masatoshi Nakayama - người kế nghiệp
thầy Funakoshi - đem phần song đấu (Kumite) vào chương trình thi lên
đai. Tại sao cho đến thời của thầy Nakayama chương trình thi đấu tự do
mới được đem ra áp dụng?
Theo như quan niệm của giới Karate ở Okinawa Nhật Bản, môn
Karate được xem như chỉ dùng để chiến đấu với kẻ thù với những kỹ
thuật được hoàn thiện như một loại vũ khí tối nguy hiểm. Cho nên việc
đem loại hình song đấu tự do này vào chương trình thi cử đã bị phe bảo
thủ của Shotokan không chấp nhận. Cũng trong thời gian này môn Kara-
te chưa kết hợp được với các môn võ thuật của Nhật vì nó có những kỹ
thuật va chạm ngắn, gọn, hẹp nên rất nguy hiểm cho đối phương, và điều
này cũng là một hướng gợi mở để khai triển nó thành một loại đối luyện
sau này.
Theo quan niệm của hai thầy Nakayama và thầy Nishiyama đối
luyện tự do ở đây là “Sự hỗ tương thật sự giữa hai vận động viên nói lên
nét đặc trưng quan trọng là đạo đức, phẩm cách của một người Không thủ
đạo (Karate-ka)”.
Luật thi đấu tự do của Shotokan đã được thông qua mà trong đó có
những vị trí trên cơ thể con người được phép đánh vào được quy định rất
là nghiêm ngặt.

206
Bên cạnh việc thực hành về những kỹ thuật tay (Te Waza), kỹ thuật
chân (Ashi Waza) và thân pháp (Tai Sabaki); trong đấu luyện Kumite tập
cho chúng ta ước lượng khoảng cách (Maai) giữa chúng ta và đối phương
được đúng để chọn một đòn đỡ (Uke), đấm (Zuki), đá (Geri) được chính
xác khi cần thiết tung ra, cũng như thời gian (Jikan), phản công ( Hanko),
chiến thuật tránh né (Narau = Ryusui). Can đảm và lòng tự tin ( Kake)
cũng được bồi dưỡng và triển khai trong việc thực hành đối luyện tự do
(Jiyo Kumite) này vậy.
Với tính chất đối luyện (Kumite) có 2 loại:
- Loại có quy ước: Loại này gọi là căn bản đối luyện (Kihon Ku-
mite). Trong căn bản đối luyện gồm có ngũ thế đối luyện (Gohon Kumite)
tam thế đối luyện (Sanbon Kumite) và nhất thế đối luyện (Ippon Kumite)
với ba thể thức này được quy định trước trong việc ứng dụng.
- Loại không quy ước: Gồm có hai thể thức
+ Nhất thế đối luyện không quy ước (Jiyu Ippon Kumite)
+ Đối luyện tự do (Jiyu Kumite). Trong thể thức này khi thực
hành rất là phức tạp và nguy hiểm vì nó được phối hợp với
những kỹ thuật đánh sai khớp (Gyaku Kumite), kỹ thuật bắt lấy
đối phương (Tsukamite) để ném vật (Henka Kumite)…
Sau đây là công thức song đấu tự do của Karate:

đối phương tấn công

đối phương tấn công

Hình 84. Sơ đồ song đấu tự do của Karate

207
Tóm lại loại hình đối luyện (Kumite) của môn Karate (không thủ
đạo) là rất phong phú, nó không chỉ chuyên về một kỹ thuật của một loại
võ thuật mà nó còn xây dựng cho người luyện tập hoàn tất chương trình tu
tập trên căn bản thể chất lẫn tinh thần.
5.3.1. Tấn công ở phương án chủ động (Nodo)
Trong phương án chủ động (Nodo), tâm lý là điểm chủ yếu, nghĩa
là chúng ta hoàn toàn đặt đối phương trong tình trạng hoang mang, không
kiểm soát được kỹ thuật tấn công của chúng ta bằng những đòn nhử nhanh
(Kizami) hay những động tác thư giản cơ thể trong những thế tấn tự nhiên
(Shizen Tai) để đánh lạc hướng rồi bất ngờ tấn công hoặc dùng tiếng thét
(Kiai)… Dùng những phương cách khôn ngoan sáng tạo này rất hiệu quả
với những kỹ thuật thật sự nhanh, mạnh và chính xác.
Chúng ta có thể giả vờ mở một cuộc tấn công ở hướng trực tiếp, hay
bằng những đòn giả (đòn hư), nhử đòn ở nhiều hướng khác nhau, hoặc vô
hiệu hóa sự phòng thủ của đối phương bằng một cuộc tấn công liên tục ở
một hay nhiều hướng, hay là tấn công làm cho đối phương mất thăng bằng
để bắt lấy (Tsukami) ném, vật…
Tất cả những điều này nhằm đánh lạc hướng đối phương để chúng
ta thành công trong việc sử dụng chiến thuật song đấu tự do (Jiyu Kumite)
của Karate.
5.3.2. Tấn công ở phương án thụ động (Ukemi)
Trong phương án thụ động (Ukemi) thường chúng ta gạt đỡ (Uke)
đòn tấn công của đối phương rồi phản công, hoặc đối phương tấn công,
chúng ta dùng chiến thuật tránh né (Narau) rồi phản công vào chỗ hở của
đối phương, hay chặn đứng đòn tấn công của đối phương rồi phản công
(Hanko = Sundome).
Trong phương án thụ động thì kỹ thuật đỡ (Uke Waza) phải nhanh,
chính xác và tiên đoán đúng phương hướng tấn công của đối phương là hai
điểm chủ yếu. Chúng ta phải triệt để sử dụng đúng mức cũng như phối hợp
thân pháp (Taisabaki) tránh né sao cho linh hoạt nhịp nhành để đòn phản
công có hiệu quả cao.

208
5.4. Các kỹ thuật của Ippon Kumite
Kỹ thuật 1. Đối phương dùng tay phải đấm thượng đẳng, ta đỡ cao
tay trái đồng thời bắt tay đối phương bồi thêm đòn đá vào bụng.

Hình KT 1a

Hình KT 1b

209
Kỹ thuật 2. Đối phương dùng tay phải đấm trung đẳng, ta vừa né
qua phải vừa đỡ bằng cạnh tay, rồi ta chém vào cổ đối phương.

Hình KT 2a

Hình KT 2b

210
Kỹ thuật 3. Đối phương tiến lên đấm thượng đẳng tay phải, ta
bước chân trái vừa né đòn đánh vừa đánh bằng cạnh tay vào vùng mặt đối
phương, sau đó ta lấy tay trái kéo tay đối phương xuống đồng thời chuyển
tay phải đánh vào cầm đối phương.

Hình KT 3a

Hình KT 3b

211
Kỹ thuật 4. Đối phương tiến về trước đá vào phần trung đẳng, ta
dùng hai tay đỡ chéo chặt vào chân đối phương, sau đó thu hai tay về đánh
vào phần cổ đối phương.

Hình KT 4a

Hình KT 4b

212
Kỹ thuật 5. Đối phương tiến về trước đấm thẳng vào mặt, ta nhanh
chóng bước chân chếch qua trái vừa đỡ đòn đấm, đồng thời ta co chân lên
đá tống ngang vào phần xương sườn của đối phương.

Hình KT 5a

Hình KT 5b

213
Kỹ thuật 6. Đối phương tiến về trước đá tống trước vào phần bụng
của ta, ta dùng tay trái gạt đòn đá của đối phương rồi nhanh chóng bước
chân phải về trước chỏ tay phải vào cầm đối phương.

Hình KT 6a

Hình KT 6b

214
Kỹ thuật 7. Đối phương tiến về trước đấm tay phải vào phần thượng
đẳng của ta, ta dùng tay trái đỡ tạt ngang từ trái qua phải, sau đó ta lướt
chân phải lên đấm phản tay phải vào phần bụng của đối phương.

Hình KT 7a

Hình KT 7b

215
Kỹ thuật 8. Đối phương tiến về trước đá phần bụng ta, ta nhanh
chóng né chếch qua trái đồng thời tay phải bắt lấy đòn đá, tay trái nhanh
chóng chặt ngang vào phần cổ của đối phương.

Hình KT 8a

Hình KT 8b

216
Kỹ thuật 9: Đối phương tiến về trước đá ngang chân phải vào
phần trung đẳng của ta, ta nhanh chóng lấy chỏ tay trái đỡ đòn đá của đối
phương, sau đó ta bước chân trái lướt lên đấm vào lưng của đối phương.

Hình KT 9a

Hình KT 9b

217
5.5. Đấu luyện tự vệ
Tự vệ 1. Dùng tay trái đánh ra đòn nhử ở vùng thượng đẳng của
đối phương, đối phương dùng tay phải để đỡ đòn đánh của ta. Liền sau đó
chuyển thành tấn trước (Zenkutsu Dachi) cùng với thời gian chuyển tấn, ta
dùng đòn trỏ vào bụng đối phương.

Hình TV 1a Hình TV 1b

Tự vệ 2. Tung đòn đá tống trước vào đối phương, đối phương vừa
đỡ đòn đá, liền khi đó ta thu nhanh đầu gối và đá vòng lên (Mawashi Geri)
vào mặt đối phương.

Hình TV 2a Hình TV 2b

218
Tự vệ 3: Dùng cạnh bàn tay trái (Shuto) chặt vào thái dương đối
phương, đối phương gạt đòn chặt của chúng ta ra liền khi ấy ta tung đòn
đấm vào bụng của đối phương.

Hình TV 3a

Hình TV 3b

219
Tự vệ 4: Dùng lòng bàn chân quét chân trụ đối phương, đối phương
rút chân để tránh đòn của ta, liền khi ấy bàn chân từ tư thế tạt vòng nhanh
lên mặt đối phương với đòn đá múc bằng gót chân (Mawashi Kakato Geri).

Hình TV 4a

Hình TV 4b

220
Tự vệ 5: Tung đòn đấm thượng đẳng vào mặt đối phương, đối
phương gạt đòn đấm của ta ra, liền khi ấy ta rút chân sau lên nhanh và đạp
vào khớp gối của đối phương (Fumikomi Sokuto).

Hình TV 5a

Hình TV 5b

221
Tự vệ 6. Đối phương tung đòn đấm vào mặt, ta gạt đòn đấm của đối
phương ra bằng cạnh ngoài cánh tay, liền sau đó ở vị trí này chúng ta chặt
vào thái dương của đối phương (Shuto Ganmen Uchi).

Hình TV 6a

Hình TV 6b

222
Tự vệ 7. Đối phương đá vòng vào ngực của ta, ta đưa ống quyển lên
đỡ (Ashibo Uke) liền sau đó dùng chân chấn mạnh (Fumi Komi) vào khớp
đầu gối của đối phương bằng cạnh bàn chân (Sokuto).

Hình TV 7a

Hình TV 7b

223
Tự vệ 8. Đối phương đá vòng cầu (Mawashi Geri) vào mặt, ta đỡ
đòn đá bằng lưng cánh tay (Haiwan Nagashi Uke) liền sau đó dùng lưng
ngón cái (Haito) đánh vào hạ bộ của đối phương.

Hình TV 8a

Hình TV 8b

224
Tự vệ 9. Đối phương tung đòn đấm vào mặt ta (Seiken Jodan Zuki),
ta bước ngang về phía trước bên phải đối phương và hai tay đỡ bắt vào
cánh tay đối phương, dùng lực giật mạnh đối phương về trước đồng thời
nâng gối thốc ngược lên vào ngực đối phương (Hizagashira Uchi).

Hình TV 9a

Hình TV 9b

225
Tự vệ 10. Đối phương đấm vào mặt ta, ta đỡ đòn đấm của đối phương
và bắt lấy cánh tay (Tsukami Uke) nắm chặt sau đó dùng ức bàn tay đánh
vào khớp khuỷu của đối phương. Đánh sai khớp (Gyaku-Kumite).

Hình TV 10a

Hình TV 10b

226
Tự vệ 11. Đối phương đá vòng cầu (Mawashi Geri) vào ta, ta dùng
bàn chân (Mikazuki Geri) đá tạt đòn đá của đối phương ra, liền sau đó móc
ngược vào hạ bộ đối phương.

Hình TV 11a

Hình TV 11b

227
Tự vệ 12. Đối phương đá tống trước vào hạ bộ của ta (Mae Geri
Kekomi). Ta nâng gối đỡ đòn đá, tiến tới dùng lưng nắm đấm tay phải
đánh vào mặt đối phương (Tate Mawashi Uraken Uchi).

Hình TV 12a

Hình TV 12b

228
Tự vệ 13. Đối phương đá tống ngang (Yoko Geri Kekomi) vào bụng
ta, ta dùng cẳng chân chặn đòn đá đối phương, rồi nhanh chóng xoay hông
đá tống ngang vào mặt của đối phương.

Hình TV 13a

Hình TV 13b

229
Tự vệ 14. Đối phương tiến về trước đấm trung đẳng (Seiken Chudan
Zuki) vào ngực ta, ta dùng cổ tay đỡ ngược xuống (Tekubi Kake Uke) liền
sau đó đánh bạt ngược vào quai hàm của đối phương bằng lưng ngón cái
(Haito Uchi).

Hình TV 14a

Hình TV 14b

230
Tự vệ 15. Đối phương tiến lên đấm vào mặt ta, ta bước sang bên phải
đối phương đỡ phối hợp (Awase Sokumen Uke), liền sau đó thu chân trái
lên đá tống ngang vào bụng đối phương (Yoko Geri Kekomi).

Hình TV 15a

Hình TV 15b

231
Tự vệ 16. Đối phương bước chân trái tới đấm trung đẳng tay trái, ta
đỡ đòn đấm của đối phương bằng cạnh bàn tay (Chudan Shuto Uke). Liền
sau đó chân phải bước tới và đấm tay phải vào hông đối phương.

Hình TV 16a

Hình TV 16b

232
Tự vệ 17. Đối phương tấn công ta bằng đòn đá tống ngang (Yoko
Geri). Ta đỡ múc (Sukui Uke) đòn đá đối phương ra ngoài. Liền sau đó
chân phải làm trụ và quay ngược kim đồng hồ 180º đá móc vòng (Ushiro
Mawashi Kakato Geri).

Hình TV 17a

Hình TV 17b

233
Tự vệ 18. Đối phương đấm thượng đẳng vào mặt ta, ta dùng cổ tay
cong đỡ đòn đấm đối phương (Kakuto Uke). Liền sau đó nhấc chân phải
lên đá vào bụng đối phương.

Hình TV 18a

Hình TV 18b

234
Tự vệ 19. Đối phương đấm trung đẳng vào ta, ta đỡ đòn đấm của đối
phương vào trong bằng cạnh bàn tay (Shuto Uke) và dùng cạnh bàn chân
(Sokuto) chấn mạnh (Fumikomi) vào khớp đầu gối đối phương.

Hình TV 19a

Hình TV 19b

235
Tự vệ 20. Đối phương tiến về trước đấm tay phải trung đẳng vào ta
(Seiken Chudan Ziki), Ta đỡ bắt bên trong cánh tay đối phương (Tsukami
Uke) và nắm chặt, tay còn lại chụp lấy áo và xoay người ngược chiều kim
đồng hồ đồng thời giựt mạnh đối phương vào sát lưng của ta, sau đó ném
đối phương về phía trước. Khi đối phương ngã xuống, đánh bồi vào ngực
của đối phương bằng đòn đấm tay phải.

Hình TV 20a Hình TV 20b

Hình TV 20c

236
Tự vệ 21. Đối phương bước chân phải tới định đấm tay phải vào mặt
ta, ta thu chân phải lên đá tống ngang vào ngực đối phương (Yoko Geri
Kekomi).

Hình TV 21a

Hình TV 21b

237
Tự vệ 22. Đối phương tung đòn đấm vào mặt ta. Liền khi ấy ta tung
đòn đá tống ngang (Yoko Geri Kekomi) vào ngực đối phương (Xem hình
22). Khi đó đối phương đá vòng cầu (Mawashi Geri) vào ta. Chớp nhoáng
ta hụp sát đất và đá tống ngang vào bụng đối phương (Sankaku Yoko Geri).

Hình TV 22a

Hình TV 22b

238
Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày hệ thống đấu luyện có quy ước.
Câu 2. Hãy thực hành tự vệ chiến đấu với tình huống giả định.
Câu 3. Trình bày một số hệ thống đối luyện cơ bản 1 bước (KIHON
IPPON KUMITE).
Câu 4. Trình bày kỹ thuật đấu luyện tự do.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Vũ Việt Bảo (2005). Chương trình đào tạo võ sinh từ đai trắng
đến đai đen, Hội Karate Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mạnh Dương (2004), Karate tự vệ thực dụng, NXB Thể dục
Thể thao.
3. Trịnh Quốc Dương (1999), Karate-do phản công, NXB TDTT
Hà Nội.
4. Kim Long (1999), Karate-do thuật chiến đấu tay không, NXB
Mũi Cà Mau.
Tiếng Anh
1. Hirokazu Kanazawa (1987), Shotokan Karate International Ku-
mite Kyohan, Ikeda Shoten Co.
2. Hirokazu Kanazawa (1987). S.K.I. Kumite Kyohan, Published
by Japan.
3. Iain Abernethy (2002), Bunkai-Jutsu: The Practical Application
of Karate Kata, Published by: NETH Publishing In association
with Summersdale Publishers Ltd.
Thông tin trên Internet
1. https://www.wkf.net/olympic.
2. https://ymaa.com/sites/default/files/book/sample/B4591%20
Karate%20Science%20SAMPLE_0.pdf
3. https://www.youtube.com/watch?v=Y-HPjTT398I.
4. https://www.youtube.com/watch?v=a6DX5QnDlgg.
5. https://www.youtube.com/watch?v=Bj6W6lh5nmI.

239
CHƯƠNG VI.
LUẬT THI ĐẤU MÔN KARATE
(Hiệu lực từ 01.01.2020)

MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho người học kiến thức tổng thể về luật thi đấu
Karate (bao gồm phần Kumite và Kata) của Liên đoàn Karate thế giới - WKF
(cập nhật, có hiệu lực lực từ 01/01/2020).
Kỹ năng: Sinh viên am hiểu về thảm đấu, trang thiết bị, CSVC phục vụ
công tác thi đấu, đồng thời được trang bị các ký hiệu cơ bản của trọng tài trong
tổ chức thi đấu giải.
NỘI DUNG
PHẦN A. LUẬT THI ĐẤU KUMITE
Điều 1. Thảm thi đấu Kumite
1. Thảm đấu hình vuông, loại đã được WKF phê duyệt, chiều dài mỗi
cạnh là 8 m (đo từ mép ngoài của vạch) và cộng thêm 1 m về các phía, đó là
khu vực an toàn. Như vậy sẽ có một khu vực an toàn rõ ràng là 2 m mỗi bên.
Nơi có khu vực thi đấu sàn nâng cao, khu vực an toàn phải thêm 1 m mỗi cạnh.
2. Hai tấm thảm sẽ được lật ngược với mặt đỏ bật lên và có khoảng
cách 1 m từ trung tâm thảm để tạo thành một ranh giới giữa các vận động
viên (VĐV). Khi bắt đầu hoặc tiếp tục trận đấu, 2 VĐV sẽ đứng sát vách
của thảm quy định vị trí và đối diện nhau.
3. Trọng tài chính (TTC) sẽ đứng giữa hai vị trí thảm VĐV, đối mặt
với VĐV ở khoảng cách 2 m tính từ khu vực an toàn.
4. Các trọng tài phụ (TTP) ngồi ở các góc và trong khu vực an toàn.
TTC có thể di chuyển xung quanh thảm thi đấu, bao gồm cả khu vực an
toàn mà các TTP ngồi. Mỗi TTP được trang bị 1 cờ đỏ và 1 cờ xanh.
5. Trọng tài giám sát (Kansa) ngồi ở 1 bàn nhỏ ngay bên ngoài khu
vực an toàn, ở phía sau bên trái hoặc bên phải của TTC. Trọng tài này sẽ
được trang bị 1 cờ đỏ hoặc biển hiệu và còi.

240
6. Trọng tài giám sát điểm ngồi ở bàn tính điểm chính thức (bàn thư
ký) và ở giữa Trọng tài ghi điểm và Trọng tài bấm giờ.
7. HLV sẽ ngồi ngoài khu vực an toàn, ở phía tương ứng của họ tại
mép của thảm đấu và đối diện với bàn thư ký. Trong trường hợp khu vực
thi đấu sàn nâng cao, các huấn luyện viên sẽ ngồi bên ngoài sàn nâng cao.
8. Đường viền 1 m bao bọc quanh thảm phải là màu khác so với phần
còn lại của thảm.
Giải thích:
1. Tuyệt đối không được có tấm ngăn, biển, cột quảng cáo…, trong
vòng 1 m bên ngoài khu vực an toàn của thảm đấu.
2. Thảm sử dụng ở mặt tiếp xúc với sàn đấu không được trơn nhưng
ở mặt trên của thảm phải có độ ma sát thấp. TTC phải chắc chắn rằng các
phần ghép của thảm không bị xê dịch trong quá trình thi đấu, vì các khe hở
có thể gây chấn thương và cản trở VĐV. Mẫu thiết kế phải được Liên đoàn
Karate thế giới (WKF) công nhận.
Điều 2. Trang phục chính thức
1. Các VĐV và HLV phải mặc trang phục chính thức theo quy định
dưới đây.
2. Hội đồng trọng tài có thể tước quyền bất cứ thành viên hoặc VĐV
nào không tuân thủ theo quy định.
Đối với trọng tài:
1. TTC và TTP phải mặc đồng phục chính thức do HĐTT quy định.
Đồng phục này được mặc trong suốt cả giải, các buổi họp giao ban và các
buổi tập huấn.
2. Đồng phục chính thức được quy định như sau:
- Áo vest một hàng khuy màu xanh đậm (Mã màu 19-4023 TPX).
- Áo sơ mi trắng cộc tay.
- Cà vạt không được gắn kẹp cài.
- Còi màu đen.
- Dùng dây treo còi màu trắng.

241
- Quần âu màu ghi sáng không gấp nếp ở gấu. (Phụ lục 9)
- Tất màu xanh đậm hay màu đen đi với giày “lười” màu đen dùng
trên thảm đấu.
- Khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo phải là loại được WKF chấp nhận.
- TTC và TTP có thể đeo nhẫn kết hôn.
- TTC hoặc TTP là nữ có thể đeo cặp tóc hoặc bông tai.
3. Đối với Thế vận hội, Thế vận hội Trẻ, giải Lục địa và các giải đấu
đa môn thể thao khác, khi đồng phục của trọng tài phụ thuộc vào điều kiện
cam kết với đơn vị tổ chức, thì đồng phục chính thức cho tổ Trọng tài có
thể được thay thế bằng đồng phục chung nhưng văn bản yêu cầu phải được
gửi đến WKF bởi người tổ chức sự kiện và được sự chấp thuận của WKF.
Đối với VĐV:
1. Các VĐV phải mặc võ phục màu trắng không có kẻ sọc, đường
viền hoặc hình thêu cá nhân ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được sự
chấp nhận của ban chấp hành WKF (WKF EC), chỉ có biểu tượng hoặc cờ
quốc gia của VĐV nằm ở ngực trái của áo và kích thước tổng thể không
vượt quá 12 cm x 8 cm (xem Phụ lục 7). Chỉ có các nhãn mác của nhà sản
xuất mới được có trên áo. Ngoài ra, số hiệu nhận biết do Ban tổ chức cung
cấp phải được đeo ở mặt sau của áo. Một VĐV thắt đai đỏ thì VĐV còn lại
phải thắt đai xanh. Đai đỏ và đai xanh phải có bề ngang rộng 5 cm và có
độ dài mỗi bên đai là 15 cm tính từ đầu đến nút thắt đai nhưng không được
dài quá 3/4 chiều dài đùi. Đai phải là một màu đỏ hoặc xanh đồng nhất,
không có hình thêu cá nhân, quảng cáo hay dấu hiệu khác với nhãn hiệu
thông thường của nhà sản xuất.
2. Bất kể phần 1 nêu trên, Ban chấp hành vẫn có thể cho phép đeo
mác hoặc nhãn hiệu của nhà tài trợ.
3. Áo của VĐV khi thắt chặt đai quanh thắt lưng phải có độ dài tối
thiểu đủ để che được phần hông nhưng không được dài quá 3/4 đùi. Đối
với VĐV nữ có thể được mặc áo phông trắng bên trong áo thi đấu. Dây
buộc áo phải được thắt. Áo không có dây buộc không được phép sử dụng.
4. Chiều dài tối đa của ống tay áo không được dài quá cổ tay và
không được ngắn hơn nửa cẳng tay. Tay áo không được xắn lên. Dây buộc

242
giữ trang phục phải được thắt trước khi trận đấu diễn ra. Tuy nhiên nếu
dây buộc tụt ra trong trận đấu thì VĐV không cần phải thay đổi võ phục.
5. Quần thi đấu phải đủ dài để che được ít nhất 2/3 cẳng chân và
không được chùm mắt cá chân. Ống quần không được xắn lên.
6. Các VĐV phải để tóc gọn gàng, cắt ngắn để không vướng khi thi
đấu. Hachimaki (băng quấn đầu) không được phép sử dụng. Nếu như TTC
nhận thấy VĐV nào tóc quá dài hay không sạch sẽ, TTC có quyền truất
quyền thi đấu của VĐV đó. Cấm đeo trâm cài tóc và kẹp tóc bằng kim loại.
Cấm sử dụng ruy băng, chuỗi hạt và các vật trang trí khác. Một hay hai dải
băng chun buộc tóc kiểu đuôi ngựa đơn được cho phép.
7. VĐV nữ có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại
được WKF chấp nhận: Khăn trùm đầu bằng vải đen và không bao cổ họng.
8. Các VĐV phải cắt ngắn móng tay và không đeo đồ kim loại hay các
vật khác mà có thể gây thương tích cho đối phương. Việc sử dụng niềng răng
bằng kim loại phải được sự đồng ý của TTC và bác sĩ của giải đấu. VĐV
phải chịu hoàn toàn bất kỳ chấn thương nào xảy ra đối với bản thân.
9. Những trang bị bảo vệ sau đây là bắt buộc.
- WKF công nhận găng tiêu chuẩn dùng cho thi đấu, một VĐV đeo
găng đỏ và VĐV kia đeo găng xanh.
- Bảo vệ răng.
- WKF chấp nhận mặc giáp (cho tất cả các VĐV) và bảo vệ ngực đối
với VĐV nữ.
- Bảo vệ cẳng chân theo tiêu chuẩn WKF, một VĐV đeo màu đỏ và
VĐV kia đeo màu xanh.
- Bảo vệ bàn chân theo tiêu chuẩn WKF, một VĐV đeo màu đỏ và
VĐV kia đeo màu xanh.
- Bảo vệ hạ bộ không bắt buộc. Nếu dùng phải là loại được duyệt
bởi WKF.
-. Không sử dụng kính đeo mắt. Có thể đeo kính áp tròng nhưng
VĐV phải tự chịu trách nhiệm về sự rủi ro cho bản thân.
- Cấm sử dụng đồ trang sức, quần áo hay trang bị không được phép.

243
- Tất cả các trang bị bảo vệ phải được WKF công nhận.
- Nhiệm vụ của trọng tài giám sát là phải đảm bảo rằng trước mỗi
vòng đấu hay trận đấu các VĐV phải mặc đúng trang bị được phê duyệt.
(Trong trường hợp tại giải vô địch châu lục, quốc tế hay quốc gia, các trang
bị được phê duyệt bởi WKF phải được chấp nhận không thể từ chối).
- Việc sử dụng băng gạc, miếng bịt hay các vật trợ giúp do chấn
thương phải được sự đồng ý của TTC dựa vào ý kiến bác sĩ của giải.
Đối với huấn luyện viên:
Trong suốt thời gian diễn ra giải đấu, HLV mặc quần áo thể thao
của liên đoàn quốc gia họ và đeo thẻ HLV. Ngoại trừ tại các trận đấu tranh
huy chương của giải đấu chính của WKF, HLV nam cần phải mặc một bộ
đồ đen, áo sơ mi và cà vạt - trong khi HLV nữ có thể chọn mặc áo đầm,
đồ tây hay áo khoác và váy màu tối. HLV có thể dùng khăn trùm đầu vì lý
do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận giống như TTC và TTP.
Giải thích:
1. Các VĐV chỉ được đeo 1 đai, đai đỏ là AKA và đai xanh là AO.
Đai chỉ trình độ của VĐV không được phép đeo trong khi thi đấu.
2. Bảo vệ răng phải khít hàm.
3. Nếu VĐV vào thảm thi đấu mà ăn mặc không hợp lệ, VĐV này
không bị truất quyền ngay, thay vào đó sẽ được cho một phút để sửa sang
lại trang phục.
4. Nếu HĐTT đồng ý, các trọng tài có thể được phép cởi áo vest.
Điều 3. Tổ chức thi đấu Kumite
1. Một giải thi đấu karate có thể bao gồm thi đấu Kumite và / hoặc
thi đấu Kata. Thi đấu Kumite có thể chia thành thi đấu đồng đội (match)
và thi đấu cá nhân (bout). Thi đấu cá nhân có thể chia ra theo các độ tuổi
và hạng cân. Các hạng cân được chia ra theo các trận đấu. Thuật ngữ “trận
đấu (đơn) - bout” còn là chỉ thi đấu Kumite cá nhân giữa từng cặp đối
kháng từ các thành viên của đội.
2. Đối với Giải vô địch WKF và châu lục, bốn người đạt huy chương
(vàng, bạc và hai đồng) của sự kiện trước sẽ được chọn làm “hạt giống”.

244
Đối với giải Karate 1-Premier League, là tám VĐV được xếp hạng đầu
trong bảng xếp hạng WKF (WKF World Ranking) trước khi cuộc thi được
tổ chức. “Tiêu chuẩn hạt giống” sẽ không hạ xuống thấp hơn kể cả trong
trường hợp không có VĐV đủ điều kiện để làm hạt giống.
3. Hệ thống đấu loại với hình thức đấu vớt (repechage) sẽ được áp
dụng nếu không phải là giải đấu đặc biệt. Khi hệ thống đấu vòng tròn
(round-robin) được sử dụng, nó sẽ tuân theo cấu trúc được mô tả trong
Phụ lục 14: Thể thức đấu vòng tròn (Kumite).
4. Thủ tục cân đo được quy định trong Phụ lục 13: Thủ tục cân đo.
5. Trong thi đấu cá nhân không được phép thay VĐV khác sau khi
đã nộp danh sách.
6. VĐV tham gia nội dung cá nhân hay đồng đội mà không có
mặt khi được gọi thì sẽ bị truất quyền thi đấu (Kiken) ở nội dung đó.
Trong thi đấu đồng đội tỷ số cho lượt đấu không diễn ra sẽ được tính 8-0
nghiêng về đội khác. Truất quyền thi đấu bởi Kiken có nghĩa là các VĐV
sẽ bị loại ở nội dung đó, mặc dù nó không ảnh hưởng đến sự tham gia ở
nội dung khác.
7. Đồng đội nam gồm 7 VĐV với 5 người thi đấu chính trong 1
vòng đấu. Đồng đội nữ gồm 4 VĐV với 3 người thi đấu chính thức trong
1 vòng đấu.
8. Các VĐV là thành viên của một đội. Không cố định các thành viên
đã đăng ký.
9. Trước mỗi trận đấu, đại diện của mỗi đội phải nộp lên bàn thư ký
danh sách VĐV chính thức, ghi rõ họ tên và thứ tự thi đấu của các thành
viên trong đội. Các VĐV được lựa chọn từ đội 7 người, hay 4 người và thứ
tự thi đấu của họ có thể thay đổi ở mỗi vòng đấu, thứ tự phải được đăng
ký trước, khi đã đăng ký thì không được thay đổi cho đến khi vòng đấu kết
thúc. Một đội sẽ bị truất quyền thi đấu (Shikkaku) nếu như bất kỳ thành
viên nào hoặc HLV của đội thay đổi thành phần đội hoặc thứ tự thi đấu
mà không được đăng ký bằng văn bản trước khi vòng đấu diễn ra. Trong
thi đấu đồng đội, một VĐV bị thua khi nhận hình phạt Hansoku hoặc
Shikkaku, bất kỳ điểm nào của VĐV bị truất quyền sẽ được tính bằng 0 và
tỷ số cho trận đấu này sẽ được tính 8-0 nghiêng về đội kia.

245
Giải thích:
1. Một “vòng đấu” (round) là từng giai đoạn riêng biệt của giải
nhằm để cuối cùng xác định ai được vào chung kết. Trong vòng đấu loại
đầu tiên sẽ loại ra 50% VĐV tính cả những VĐV được ưu tiên. Điều này có
nghĩa vòng đấu được xem như tương đương với 1 giai đoạn đấu loại hay
là đấu vớt (repechage). Thi đấu vòng tròn (round robin) có nghĩa là trong
1 bảng tất cả các VĐV sẽ phải đấu 1 trận với các VĐV còn lại.
2. Lưu ý rằng “Một trận đấu đơn (bout)” đề cập đến một trận đấu cá
nhân giữa hai (2) VĐV. Trong khi đó “Một trận đấu đội (match)” là tổng
số tất cả các trận đấu của các thành viên của hai đội.
3. Việc sử dụng tên gọi của VĐV có thể gây khó khăn trong việc phát
âm và nhận dạng. Do đó các số đeo của giải sẽ được phát và sử dụng.
4. Khi xếp hàng trước trận đấu, mỗi đội sẽ cử ra các VĐV chính thức
cho vòng đấu đó. Những VĐV dự bị và HLV không được tính và sẽ ngồi ở
khu vực dành riêng cho họ.
5. Để tham dự thi đấu, các đội nam phải có mặt ít nhất 3 VĐV và các
đội nữ ít nhất có 2 VĐV tham gia. Đội nào có ít hơn số lượng VĐV theo
quy định sẽ bị tước quyền thi đấu (Kiken).
6. Khi công bố truất quyền thi đấu bởi KIKEN TTC sẽ báo hiệu
bằng cách chỉ ngón tay về phía của VĐV hoặc đội vắng mặt, hô “Aka
/ Ao Kiken”, sau đó hô “Aka/Ao no Kachi” và ra tín hiệu Kachi (thắng)
cho đối thủ.
7. Bản đăng ký thứ tự thi đấu do HLV hoặc một (1) VĐV trong đội
được chỉ định nộp. Nếu HLV nộp thì phải có chức danh rõ ràng, nếu không
có thể bị từ chối. Bản đăng ký phải bao gồm tên quốc gia hay câu lạc bộ,
màu đai được phát cho đội trong trận đấu đó và thứ tự thi đấu của các
thành viên trong đội. Phải bao gồm cả tên và số đeo của các VĐV cùng
chữ ký do HLV hay người được chỉ định.
8. Các HLV phải xuất trình giấy chứng nhận cùng với các VĐV hoặc
đội của mình tới bàn thư ký. HLV phải ngồi ở ghế được cung cấp và không
được can thiệp vào hoạt động của trận đấu bằng lời nói hay hành động.
9. Nếu có sai sót trong khi lập bản đăng ký, một VĐV không đúng
lượt lên thi đấu thì không cần biết kết quả trận đấu thế nào, trận đấu này

246
sẽ bị coi là không hợp lệ và bị huỷ bỏ. Để tránh những sai sót như vậy,
VĐV thắng của mỗi trận đấu (đơn hoặc đội) phải đến bàn điều hành ký xác
nhận chiến thắng trước khi rời thảm đấu.
Điều 4. Tổ trọng tài
1. Tổ trọng tài bao gồm: 01 TTC (Shushin), 04 TTP (Fukushin) và
01 trọng tài giám sát (Kansa).
2. TTC, TTP và trọng tài giám sát (Kansa) trong trận đấu Kumite
không được có cùng quốc tịch hoặc cùng liên đoàn với VĐV đấu trong
trận đó.
3. Phân công và triển khai tổ trọng tài
- Tại vòng loại, thư ký hội đồng trọng tài sẽ tạo điều kiện cho kỹ
thuật viên hệ thống phần mềm vào danh sách các TTC, TTP làm nhiệm vụ
tại thảm. Danh sách này được làm bởi thư ký HĐTT khi có sơ đồ thi đấu
của các đối thủ và biên bản hội ý trọng tài. Danh sách này chỉ có các trọng
tài trong cuộc họp đó và phải tuân thủ các tiêu chuẩn nêu trên. Khi có danh
sách trọng tài tham gia, kỹ thuật viên nhập hệ thống danh sách đó; 4 TTP,
1 TTC và 1 giám sát được giao nhiệm vụ thảm sẽ được hệ thống phần mềm
lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
- Tại các trận tranh huy chương, Quản lý sàn sẽ cung cấp cho chủ
tịch hội đồng trọng tài và thư ký danh sách 8 TTC thức từ sàn của họ sau
khi các trận đấu vòng loại kết thúc. Khi danh sách trọng tài được chủ tịch
HĐTT phê duyệt, sẽ giao cho kỹ thuật viên phần mềm để nhập vào hệ
thống. Hệ thống đó sẽ phân bổ ngẫu nhiên chỉ có 5 trọng tài trong số đó
bắt trận đấu.
4. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho điều hành trận đấu (bouts/
matches), 2 quản lý sàn, 1 phụ sàn hỗ trợ Quản lý, 1 người giám sát điểm
và 1 người ghi điểm sẽ được bổ nhiệm. Một ngoại lệ là ở các sự kiện
Olympic, chỉ có một quản lý sàn.
Giải thích:
1. Khi bắt đầu trận đấu Kumite, TTC đứng ngoài mép của thảm đấu.
Đứng bên trái TTC là TTP số 1 và 2, bên phải là TTP số 3 và 4.
2. Sau nghi thức cúi chào nhau của các VĐV và tổ trọng tài, TTC lùi

247
một bước, các TTC và TTP quay vào trong và cúi chào nhau sau đó tất cả
về vị trí của mình.
3. Khi thay đổi tổ trọng tài, tổ trọng tài cũ ngoại trừ trọng tài giám
sát (TTGS), trở về vị trí như ban đầu của trận đấu (đơn/đội), cúi chào
nhau, rồi cùng rời khỏi khu vực thi đấu.
4. Khi thay đổi một TTP, TTP mới bước đến chỗ trọng tài cũ, cùng
cúi chào và đổi vị trí.
5. Trong các trận thi đấu đồng đội các trọng tài cần thiết phải có
trình độ tương đương, vị trí của TTC và TTP có thể xoay vòng giữa các
lượt đấu (đơn).
Điều 5. Thời gian của trận đấu
1. Thời gian của trận đấu Kumite được quy định là 3 phút đối với nội
dung kumite nam và nữ cấp cao (senior) (cả đồng đội và cá nhân). Ở nội
dung “dưới 21 tuổi” là 3 phút đối với cả nam và nữ. Ở nội dung “lứa tuổi
thiếu niên” (Cadet) và “trẻ” (Junior) là 2 phút cho cả hai giới.
2. Thời gian của trận đấu bắt đầu khi TTC ra hiệu bắt đầu, và dừng
lại giữa chừng khi TTC hô “YAME”.
3. Trọng tài bấm giờ sẽ ra hiệu bằng tiếng chuông hoặc loa điện, để
báo còn “15 giây nữa” hay “hết giờ”. Tín hiệu “hết giờ” sẽ báo kết thúc
trận đấu.
4. Thời gian VĐV được nghỉ ngơi giữa các trận đấu bằng thời gian
tiêu chuẩn của một trận đấu. Ngoại trừ trường hợp phải thay đổi màu trang
thiết bị (đai, găng, giáp,…) thì thời gian được kéo dài đến 5 phút.
Điều 6. Ghi điểm
1. Điểm ghi được sẽ bao gồm như sau:
- IPPON: 3 điểm
- WAZA-ARI: 2 điểm
- YUKO: 1 điểm
2. Điểm được tính khi một kỹ thuật được thực hiện theo những tiêu
chuẩn sau vào vùng ăn điểm:

248
- Đòn thế đẹp
- Tinh thần thể thao
- Mạnh (có lực)
- Ý thức phòng thủ (Zanshin)
- Đúng thời điểm
- Cự ly chuẩn
3. IPPON được dành cho những kỹ thuật sau:
- Các đòn đá Jodan
- Bất kỳ kỹ thuật ghi điểm nào được thực hiện khi đối thủ bị quật
hoặc ngã.
4. WAZA-ARI được dành cho những kỹ thuật sau: Các đòn đá
Chudan
5. YUKO được dành cho những kỹ thuật sau:
- Chudan hoặc Jodan Tsuki
- Chudan hoặc Jodan Uchi
6. Các đòn tấn công được giới hạn trong các vùng sau:
- Đầu
- Mặt
- Cổ
- Bụng
- Ngực
- Lưng
- Lườn
7. Một kỹ thuật ăn điểm được thực hiện vào đúng lúc có hiệu lệnh kết
thúc trận đấu thì được coi là có giá trị. Một kỹ thuật cho dù có hiệu quả mà
được thực hiện sau khi có lệnh tạm dừng hoặc chấm dứt trận đấu sẽ không
được tính điểm và người thực hiện có thể còn bị phạt.
8. Không một kỹ thuật nào cho dù có chuẩn về mặt kỹ thuật sẽ được

249
tính điểm nếu như cả 2 đấu thủ ở ngoài thảm đấu. Tuy nhiên, nếu như một
trong hai VĐV ra đòn chính xác mà vẫn còn ở trong thảm đấu và trước khi
TTC hô “Yame” thì đòn đó sẽ được tính điểm.
Giải thích:
Để được tính điểm, một kỹ thuật thực hiện phải nằm trong vùng ghi
điểm như mục 6.6 ở trên. Đòn thực hiện phải được kiểm soát và đáp ứng 6
tiêu chuẩn tính điểm như mục 6.2 ở trên.

Thuật ngữ Tiêu chuẩn kỹ thuật


Ippon
1. Các đòn đá Jodan chỉ đòn đá vào mặt, đầu và cổ
(3 điểm)
2. Bất kỳ đòn ghi điểm nào khi đối thủ bị quật ngã, bị
được tính
ngã xuống sàn hay bị trượt chân
cho:
Waza-Ari
(2 điểm) Các đòn đá Chudan chỉ đòn đá vào bụng, ngực, lưng và
được tính lườn
cho:
Yuko 1. Đòn đấm (Tsuki) vào 1 trong 7 vùng được tính điểm
(1 điểm) ngoại trừ vùng phía sau đầu và cổ
được tính 2. Đòn tấn công (Uchi) vào 1 trong 7 vùng được tính
cho: điểm
1. Vì lý do an toàn, các đòn quật mà đối thủ bị giữ dưới thắt lưng,
quật không được giữ lại (không khống chế) hay đòn quật nguy hiểm, hay
trọng tâm người bị quật cao hơn hông người quật đều bị cấm hoặc bị
phạt. Ngoại trừ kỹ thuật quét chân trong Karate hợp lệ không đòi hỏi đối
thủ phải kiềm chế trong khi thực hiện như ashi- barai, Kouchi gari, kani
waza… Sau mỗi đòn quật được thực hiện, VĐV thực hiện ngay một kỹ
thuật ăn điểm.
2. Khi một VĐV bị quật đúng luật, trượt, ngã hay vì lý do nào đó mà
phần thân của cơ thể chạm vào thảm và cùng lúc đó đối thủ thực hiện đòn
ghi điểm thì điểm sẽ được tính IPPON (3 điểm).
3. Một kỹ thuật được coi là “Đòn đẹp”nghĩa là thể hiện hiệu quả đặc
biệt được chấp nhận theo quan niệm truyền thống của Karate.

250
4. Phong cách thể thao là một yếu tố của đòn thế đẹp và chỉ thái độ
không ác ý với sự tập trung cao độ khi ra đòn ăn điểm.
5. “Đòn mạnh” nghĩa là đòn có lực và có tốc độ thể hiện ý chí muốn
chiến thắng.
6. Ý thức phòng thủ (ZANSHIN) là một tiêu chuẩn thường bị bỏ
qua khi điểm được ghi. Đó là lúc mà VĐV vẫn duy trì được trạng thái
tập trung, quan sát và luôn ý thức sẵn sàng trước đòn phản công của đối
phương. Ví dụ, VĐV không được quay mặt đi trong khi ra đòn và ngay cả
sau khi ra đòn vẫn phải hướng mặt về phía đối phương.
7. “Đúng thời điểm” nghĩa là một kỹ thuật tung ra đúng lúc để đạt
hiệu quả cao nhất.
8. “Cự ly chuẩn” cũng có nghĩa tương tự như kỹ thuật tung ra ở
khoảng cách chính xác để đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, nếu tung một đòn
kỹ thuật vào đối thủ đang có di chuyển nhanh thì hiệu quả của đòn đó sẽ
giảm xuống.
9. Khoảng cách cũng liên quan đến mục tiêu của đòn đánh hoàn
chỉnh hay đòn chạm hoặc gần chạm. Một đòn đấm hoặc đá “chạm da”
và vị trí nào đó ở mặt, đầu hoặc cổ còn cách 5 cm thì được gọi là khoảng
cách chuẩn. Tuy nhiên, các đòn kỹ thuật Jodan tới mục tiêu trong khoảng
cách 5 cm mà làm đối thủ không thể đỡ hoặc tránh được thì được coi là
ghi điểm, miễn là có kỹ thuật và đáp ứng được các tiêu chuẩn khác. Đối
với lứa tuổi thiếu niên và lứa tuổi trẻ “không chạm” vào đầu, mặt hoặc
cổ được ưu tiên hơn là được phép chạm rất nhẹ (phân biệt với thuật ngữ
“chạm da” đã đề cập ở trước) cho các đòn đá Jodan và khoảng cách tính
điểm lên đến 10 cm.
10. Một đòn đánh không có giá trị thì vẫn là không có giá trị cho dù
nó được thực hiện ở đâu và như thế nào. Một đòn kỹ thuật được thực hiện
không đúng tư thế hay thiếu lực sẽ không được tính điểm.
11. Những đòn đánh dưới đai có thể tính điểm nếu chúng ở trên phần
xương mu. Cổ là vùng ăn điểm và yết hầu cũng vậy. Tuy nhiên, không được
phép chạm vào yết hầu, điểm có thể được tính cho đòn có khống chế và
không chạm.
12. Một đòn đánh vào vùng xương bả vai có thể được ăn điểm. Vùng

251
không được tính điểm của vai chính là chỗ nối của xương cánh tay, xương
bả vai và xương đòn.
13. Tiếng chuông báo hết giờ sẽ chấm dứt mọi khả năng ghi điểm
trong trận đấu đó, thậm chí TTC do sơ xuất không dừng ngay trận đấu. Tuy
nhiên, tiếng chuông báo hết giờ không có nghĩa việc phạt sẽ không được
áp dụng. Tổ trọng tài có quyền tiến hành áp dụng phạt cho tới khi VĐV rời
thảm đấu sau khi trận đấu kết thúc, còn sau thời gian đó thì phải do Hội
đồng kỷ luật quyết định.
14. Nếu hai VĐV cùng đánh chạm nhau vào cùng một thời điểm thì
tiêu chí “Đúng thời điểm” theo định nghĩa không được áp dụng, và phán
quyết chính xác là không tính điểm. Cả hai VĐV đều có thể nhận điểm của
mình nếu mỗi người có hai “Cờ” ủng hộ cho họ, và các điểm số đều xảy
ra trước khi “Yame”- và các tín hiệu thời gian.
15. Nếu một VĐV ghi điểm với nhiều kỹ thuật liên tiếp trước khi trận
đấu kết thúc, VĐV sẽ chỉ được tính điểm cho kỹ thuật nào có hệ số điểm
cao hơn, bất kể thứ tự các kỹ thuật ghi điểm. Ví dụ: nếu một đòn đá theo
sau một đòn đấm thành công thì điểm sẽ chỉ được tính cho đòn đá mặc dù
đòn đấm ghi điểm trước do đòn đá có hệ số điểm cao hơn.
Điều 7. Tiêu chuẩn để quyết định
1. Kết quả của trận đấu được quyết định khi một VĐV dẫn cách biệt
8 điểm; hoặc hết giờ, khi một VĐV có số điểm cao hơn; ưu thế về việc
ghi điểm đầu tiên một cách dễ dàng (SENSHU) hay là theo quyết định
(HANTEI); hoặc một VĐV do phải nhận HANSOKU, SHIKKAKU, hay
KIKEN.
2. Thường không có kết quả hòa đối với trận thi đấu cá nhân. Chỉ
ở thi đấu đồng đội hoặc trong thi đấu vòng tròn khi trận đấu kết thúc với
số điểm bằng nhau hoặc không có điểm, và cũng không có VĐV nào đạt
SENSHU, TTC sẽ thông báo tỉ số hòa (HIKIWAKE).
3. Trong bất kỳ trận đấu nào khi trận đấu kết thúc với số điểm bằng
nhau nhưng có 1 VĐV đạt “ưu thế việc ghi điểm đầu tiên một cách dễ
dàng” (SENSHU), VĐV đó sẽ được quyết định là người thắng cuộc. Ở bất
kỳ trận đấu cá nhân nào, nếu ở đó kết thúc mà không có điểm nào được
ghi hoặc với số điểm bằng nhau và không có VĐV nào đạt “ưu thế việc ghi

252
điểm đầu tiên một cách dễ dàng” thì TTC và 4 TTP sẽ ra biểu quyết cuối
cùng. Quyết định này sẽ chỉ ra một VĐV thắng cuộc và VĐV còn lại buộc
phải tuân theo, và được thực hiện dựa trên cơ sở sau:
- Thái độ, tinh thần thi đấu và thể lực của VĐV.
- Ưu thế về chiến thuật và kỹ thuật.
- VĐV nào làm chủ trận đấu.
4. Một VĐV đang có lợi thế SENSHU mà bị nhận nhắc nhở loại 2
(C2) cho hành vi trốn tránh trận đấu ứng với các trường hợp sau: Jogai,
chạy trốn, các đòn ôm ghì, tóm, vật, đẩy ngực khi thời gian trận đấu còn
ít hơn 15 giây, VĐV sẽ tự động mất quyền lợi thế SENSHU. TTC trước
tiên sẽ ra tín hiệu cho lỗi bị vi phạm và tìm sự ủng hộ từ các TTP. Khi
TTC nhận được tối thiểu 2 ý kiến ủng hộ, TTC sẽ ra tín hiệu cho loại
lỗi C2 bị vi phạm sau đó là tín hiệu SENSHU và cuối cùng là tín hiệu
hủy bỏ (TORIMASEN). Cùng lúc đó TTC sẽ hô AKA/AO SENSHU
TORIMASEN.
Nếu SENSHU bị thu hồi trong vòng 15 giây cuối cùng của trận đấu
sẽ không có SENSHU nào nữa được trao cho các VĐV.
Trong trường hợp SENSHU đã được trao cho một VĐV nhưng một
phản đối bằng video thành công xác định rằng đối thủ kia cũng ghi điểm,
và điểm số trên thực tế không bị bỏ qua, thủ tục tương tự cũng được sử
dụng để hủy bỏ SENSHU.
Đội thắng cuộc là đội có nhiều trận thắng nhất bao gồm những trận
thắng bằng SENSHU. Có thể cả hai đội có số trận thắng bằng nhau thì
đội có nhiều điểm hơn tính cho cả trận thắng và trận thua là đội chiến
thắng. Trận đấu sẽ kết thúc tại thời điểm khi có sự cách biệt điểm số là
8 hoặc hơn.
5. Nếu cả hai đội có số trận thắng và số điểm bằng nhau thì một trận
đấu quyết định sẽ được tiến hành. Mỗi đội có thể đề cử bất kỳ một VĐV
nào trong đội của mình cho trận đấu quyết định, bất kể người đó đã từng
tham chiến trong một trận đấu trước đó giữa hai đội. Trường hợp trận đấu
thêm vẫn không xác định được đội chiến thắng dựa trên ưu thế điểm và
không có bất cứ VĐV nào đạt SENSHU thì kết quả trận đấu sẽ được quyết
định bằng biểu quyết HANTEI của TTC và 4 TTP giống như trận đấu cá

253
nhân. Kết quả của HANTEI cho trận đấu thêm sẽ quyết định kết quả của
trận đấu đồng đội.
6. Trong các trận thi đấu đồng đội, khi một đội có những trận thắng
thuyết phục hay có điểm thắng thuyết phục thì đội đó sẽ được công nhận
là đội chiến thắng và trận đấu sẽ kết thúc và không có thêm trận đấu nào
diễn ra nữa.
7. Trong trường hợp cả AKA và AO đều bị loại trong cùng trận đấu
bởi Hansoku, thì đối thủ dự kiến cho vòng tiếp theo sẽ giành chiến thắng
mà không cần phải thi đấu (và không có kết quả nào được công bố), ngoại
trừ trong một trận đấu tranh huy chương, người chiến thắng sẽ được quyết
định bởi HANTEI, nếu không có VĐV nào đạt SENSHU.
Giải thích:
1. Khi quyết định kết quả trận đấu bằng việc biểu quyết (HANTEI)
vào cuối trận đấu không phân thắng bại, TTC sẽ rời khu vực thảm đấu hô
“HANTEI”, rồi thổi hai hồi còi, các TTP sẽ bày tỏ quan điểm của mình
bằng cờ hiệu và cùng lúc đó TTC đưa ra ý kiến bằng tín hiệu tay. TTC thổi
một tiếng còi ngắn, trở về vị trí ban đầu rồi công bố quyết định và sẽ chỉ
ra người thắng cuộc như bình thường.
2. “Ưu thế về việc ghi điểm đầu tiên một cách dễ dàng” (SENSHU)
phải được hiểu khi một VĐV ghi điểm đầu tiên lên đối thủ mà đối thủ
không ghi điểm lại trước khi có tín hiệu. Trong trường hợp cả 2 VĐV cùng
ghi điểm trước tín hiệu sẽ không có “Ưu thế về việc ghi điểm đầu tiên một
cách dễ dàng” được tính và cả 2 VĐV có thể đạt SENSHU vào lần sau
trong trận đấu.
Điều 8. Các hành vi bị cấm
Các hành vi bị cấm được chia thành 2 loại: loại 1 và loại 2.
Loại 1 (C1):
1. Các đòn đánh quá mạnh vào vùng ghi điểm và đòn đánh vào yết hầu.
2. Các đòn đánh vào tay hoặc chân, hạ bộ, khớp hoặc mu bàn chân.
3. Các đòn tấn công vào mặt bằng kỹ thuật mở bàn tay.
4. Các đòn quăng quật nguy hiểm hoặc bị cấm.

254
Loại 2 (C2):
1. Giả vờ hoặc cường điệu hóa chấn thương.
2. Ra ngoài thảm đấu (JOGAI) không phải gây ra bởi đối thủ.
3. Tự gây nguy hiểm cho mình trong khi đuổi theo ra đòn để chính
mình bị chấn thương, không để ý để bảo vệ hữu hiệu (MUBOBI).
4. Pha đánh nhằm ngăn cản cơ hội ghi điểm của đối phương.
5. Thụ động – không cố gắng tham chiến (không thể được đưa ra khi
thời gian trận đấu còn ít hơn 15 giây)
6. Các đòn ôm ghì, vật, đẩy ngực mà không thực hiện kỹ thuật ghi
điểm hoặc quật xuống sau đó.
7. Tóm đối thủ bằng 2 tay vì bất kỳ lý do nào khác ngoài việc quật
khi bắt được đòn đá của đối thủ.
8. Tóm lấy tay hoặc áo của đối thủ bằng 1 tay mà không lập tức thực
hiện kỹ thuật ghi điểm hoặc quật xuống sau đó.
9. Các kỹ thuật, xét về bản chất không thể khống chế được để đảm
bảo sự an toàn cho đối phương, những đòn tấn công gây nguy hiểm và
không khống chế được.
10. Các đòn tấn công bằng đầu, đầu gối hoặc cùi chỏ.
11. Nói hoặc chọc tức đối phương, không nghe theo lệnh của TTC,
có những hành vi bất lịch sự, khiếm nhã đối với các quan chức trọng tài
hoặc những vi phạm thuộc về võ phép.
Giải thích:
1. Thi đấu karate là một hình thức thi đấu thể thao, do đó có một vài
kỹ thuật nguy hiểm phải được loại bỏ và tất cả các kỹ thuật nhất thiết phải
khống chế. Các VĐV được tập luyện có thể chịu đựng được các đòn đánh
khá mạnh vào những vùng có cơ bụng, còn thực tế những vùng như đầu,
mặt, cổ, háng, khớp là những vùng rất dễ bị chấn thương. Vì vậy, bất cứ
kỹ thuật nào thực hiện mà gây chấn thương cho đối phương đều bị phạt
trừ khi lỗi do người bị chấn thương gây ra. Các VĐV phải thể hiện được
các kỹ thuật có khống chế và đẹp. Nếu không thể, nghĩa là những kỹ thuật

255
sai thì họ sẽ bị nhắc nhở hoặc bị phạt. Cần đặc biệt chú ý đối với lứa tuổi
thiếu niên và lứa tuổi trẻ.
2. Đánh chạm mặt – đối với lứa tuổi thanh niên (<U21, Senior: từ 18
tuổi trở lên): Đối với các VĐV ở lứa tuổi thanh niên, đòn đánh không gây
chấn thương, đánh nhẹ, đánh “chạm” có khống chế vào mặt, đầu và cổ thì
được cho phép (nhưng không phải vào yết hầu). Nếu đòn đánh chạm mà
TTC cho là quá mạnh, nhưng không đến mức làm mất khả năng chiến đấu
của VĐV thì có thể bị nhắc nhở (CHUKOKU). Lần thứ 2 giống trường hợp
như trên sẽ nhận KEIKOKU. Thêm lần vi phạm nữa sẽ bị nhận HANSOKU
CHUI. Bất kỳ va chạm nào khác nữa, mặc dù không ảnh hưởng đến cơ hội
giành chiến thắng của đối phương sẽ bị hình phạt HANSOKU
3. Đánh chạm mặt – đối với lứa tuổi thiếu niên (Cadet: 14-15 tuổi)
và trẻ (Junior: 16-17 tuổi): Đối với các VĐV ở lứa tuổi này, không được
phép chạm khi thực hiện các kỹ thuật tay. Bất cứ va chạm nào vào đầu,
mặt, cổ được cho không kể nhẹ đến mức độ nào đều sẽ bị phạt, giống như
mục 2 ở trên, trừ khi lỗi do người bị chấn thương gây ra (MUBOBI). Các
đòn đá Jodan cho phép “chạm nhẹ nhất” (“chạm da”) và có thể được tính
điểm. Bất cứ va chạm nào hơn mức “chạm da” cũng sẽ bị nhắc nhở hoặc
phạt trừ khi lỗi do người bị chấn thương gây ra.
Đối với VĐV dưới 14 tuổi; xem thêm PHỤ LỤC 10 để biết thêm các
hạn chế.
4. TTC phải liên tục quan sát VĐV bị chấn thương cho tới khi trận
đấu được tiếp tục. Chỉ một chút chậm trễ trong việc xét đoán thôi cũng đủ
để chấn thương nhẹ như chảy máu mũi trở nên nặng hơn. Sự quan sát này
sẽ phát hiện ra trường hợp VĐV cố tình làm cho chấn thương nặng hơn để
đạt lợi thế chiến thuật. Ví dụ như đánh vào mũi đã bị chấn thương hoặc
chà mạnh vào mặt.
5. Những chấn thương từ trước có thể để lại những hậu quả nặng
hơn nhiều so với các va chạm vừa xảy ra, vì vậy TTC phải cân nhắc kỹ
trước khi đưa ra các hình phạt thích đáng đối với những đòn đánh chạm
tưởng như là mạnh. Ví dụ: chỉ mới bị đòn chạm nhẹ đã dẫn đến việc VĐV
không thể thi đấu được do ảnh hưởng của chấn thương đã có ở trận đấu
trước. Trước khi bắt đầu trận đấu đội hay trận đấu cá nhân, quản lý sàn
phải kiểm tra phiếu sức khỏe và phải khẳng định rằng VĐV đủ sức khỏe

256
để thi đấu. Còn TTC cũng phải được thông báo nếu như một VĐV mới vừa
được chữa trị chấn thương.
6. VĐV giả vờ bị chấn thương trước đòn nhẹ để cố tình làm cho TTC
phạt đối phương như việc lấy tay ôm mặt, đi loạng choạng hoặc ngã không
cần thiết thì ngay lập tức VĐV đó sẽ bị nhắc nhở hoặc bị phạt.
7. Hình phạt chính xác cho việc giả vờ chấn thương khi Hội đồng
trọng tài xác định rằng kỹ thuật trên thực tế đã đủ tiêu chuẩn ghi điểm
tối thiểu là HANSOKU CHUI và trong trường hợp nghiêm trọng hơn có
thể là HANSOKU hoặc SHIKKAKU. Việc giả vờ bị chấn thương mà nó
không có thực là một vi phạm luật nghiêm trọng. Hình phạt SHIKKAKU
sẽ được đưa ra đối với VĐV giả vờ chấn thương khi có hành động ngã
quỵ xuống và lăn lộn trên sàn mà không được chứng thực theo báo cáo
của bác sĩ giải.
8. Việc cường điệu hóa một chấn thương có thực thì ít nghiêm trọng
hơn nhưng vẫn là hành vi không thể chấp nhận được và vì vậy đối với hành
vi cường điệu hóa chấn thương ngay lần đầu tiên sẽ nhận hình phạt tối
thiểu là HANSOKU CHUI. Sự cường điệu nghiêm trọng hơn như đi loạng
choạng, ngã xuống sàn, đứng lên và ngã xuống một lần nữa và vân vân có
thể nhận được HANSOKU trực tiếp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng
của vi phạm.
9. Các VĐV nhận hình phạt SHIKKAKU do giả vờ chấn thương sẽ
được đưa ra khỏi thảm đấu và chuyển đến người có thẩm quyền của Ủy
ban Y tế WKF giải quyết ngay bằng cách tiến hành kiểm tra VĐV. Ủy ban
Y tế sẽ nộp báo cáo trước khi kết thúc giải vô địch để hội đồng trọng tài
xem xét liệu có tăng thêm mức độ xử phạt trước khi trình báo cáo của họ
cho ban chấp hành (EC). Các VĐV giả vờ chấn thương sẽ phải chịu hình
phạt nặng nhất kể cả đình chỉ thi đấu vĩnh viễn.
10. Yết hầu là vùng rất dễ bị tổn thương nên dù bị đánh chạm nhẹ
nhất cũng sẽ bị nhắc nhở hoặc phạt trừ khi do lỗi của chính VĐV bị chấn
thương gây ra.
11. Các kỹ thuật quật được chia làm hai loại. Các đòn quét chân
thông lệ của Karate như de ashi barai, ko uchi gari.. làm cho đối phương
mất thăng bằng hoặc bị quật mà không bị tóm trước – và loại nữa là những
đòn quật mà có kèm theo đối phương bị tóm hoặc giữ bằng một tay trong

257
khi quật. Một trường hợp nữa là khi thực hiện đòn quật bằng cả hai tay
khi bắt chân đá của đối thủ. Trọng tâm của đòn quật phải không được cao
hơn hông và đối phương phải được giữ an toàn trong khi bị quật. Các đòn
quật từ vai trở lên như Seio nage, Kata garuma… tuyệt đối bị cấm, cũng
như các đòn “hy sinh” như Tomoe nage, Sumi Gaeshi…. Nếu đối phương
bị chấn thương do đòn quật, tổ trọng tài sẽ đưa ra quyết định có nhắc nhở
hoặc phạt hay không.
Các VĐV có thể nắm lấy cánh tay của đối thủ hoặc võ phục với một
tay để thực hiện một kỹ thuật quật hoặc trực tiếp ghi điểm – nhưng có thể
không giữ cho các kỹ thuật liên tục. Giữ bằng một tay phải ngay lập tức
thực hiện kỹ thuật ghi điểm hoặc quật xuống hoặc để thoát khỏi việc ngã.
Giữ cả hai tay chỉ được phép khi tóm chân đá của đối phương để thực hiện
việc quật xuống.
12. Các đòn đánh mở tay vào mặt bị cấm vì sẽ rất nguy hiểm đến
mắt của VĐV.
13. JOGAI là tình huống khi chân của VĐV hoặc bất cứ phần nào của
cơ thể chạm ra ngoài sàn đấu, ngoại trừ khi VĐV bị đối phương dùng sức
đẩy hoặc bị quật ra ngoài sàn đấu. Lưu ý rằng cảnh báo (hay nhắc nhở)
sẽ gia tăng mức độ tính từ lần đầu phạm lỗi JOGAI. JOGAI không phải là
“ra ngoài lặp đi lặp lại” mà là “ra ngoài không phải do đối phương gây
ra”. Tuy nhiên khi thời gian trận đấu còn ít hơn mười lăm giây, TTC sẽ
trực tiếp áp dụng HANSOKU CHUI cho người vi phạm.
14. Một VĐV ra đòn kỹ thuật ăn điểm và rời sàn đấu trước khi TTC
hô “Yame” sẽ được tính điểm và lỗi Jogai sẽ không được tính. Nếu VĐV
ghi điểm không thành công thì việc rời sàn đấu sẽ được tính là Jogai.
15. Nếu AO ra thảm ngay sau khi AKA tấn công ăn điểm thì trọng
tài phải hô YAME ngay lập tức để cho điểm và việc AO ra thảm sẽ không
được tính. Nếu AO ra thảm hoặc đang bước ra thảm đúng lúc AKA ghi
điểm (AKA vẫn còn ở trong thảm) thì sẽ tính điểm cho AKA và AO vẫn bị
phạt Jogai.
16. Điều quan trọng phải hiểu rằng “Né tránh trận đấu” là đề cập
đến tình huống một VĐV cố gắng ngăn chặn đối thủ có cơ hội ghi điểm
bằng cách sử dụng hành vi câu giờ. VĐV lùi liên tục mà không có đòn phản
công hiệu quả, giữ người, ôm, hoặc ra ngoài sàn đấu hơn là để đối phương

258
nắm cơ hội ghi điểm thì anh ta sẽ bị nhắc nhở hoặc bị phạt. Điều này
thường xảy ra trong những giây cuối cùng của trận đấu. Nếu vi phạm này
xảy ra khi thời gian còn lại của trận đấu còn từ 15 giây trở lên và người đó
chưa phạm lỗi loại 2 trước đó thì TTC sẽ áp dụng CHUKOKU cho người
vi phạm. Nếu như trước đó đã có 1 lần phạm lỗi loại 2 thì KEIKOKU sẽ
được áp dụng. Tuy nhiên, nếu vi phạm xảy ra khi thời gian còn lại của trận
đấu nhỏ hơn 15 giây thì TTC sẽ trực tiếp đưa ra HANSOKU CHUI (mặc
cho người đó không có hoặc đã nhận KEIKOKU loại 2 trước đó). Nếu đã
có HANSOKU CHUI loại 2 trước đó, TTC sẽ phạt người vi phạm bằng
HANSOKU và công bố chiến thắng cho đối thủ. Tuy nhiên TTC phải chắc
rằng hành vi của VĐV không phải là để tự vệ do đối phương tấn công một
cách thô bạo và nguy hiểm. Trong trường hợp này chính người tấn công sẽ
bị nhắc nhở hoặc bị phạt.
17. Sự thụ động đề cập đến các tình huống mà cả hai thí sinh không
cố gắng thực hiện kỹ thuật trong một khoảng thời gian dài.
18. Một ví dụ về MUBOBI là khi VĐV lao vào tấn công liên tục mà
không chú ý đến sự an toàn của cá nhân. Một số VĐV thường tự mình lao
theo những đòn tấn công với dài và không thể đỡ được đòn phản công
của đối phương. Những đòn tấn công hở như vậy chính là lỗi MUBOBI
và không thể ghi điểm được. Động tác mang tính đóng kịch như một số
VĐV thường quay lưng lại đối phương sau khi thực hiện kỹ thuật với
hàm ý nhạo báng và để chứng tỏ rằng mình vừa ghi điểm. Lúc này họ
quên phòng thủ và không hề để ý gì đến đối phương. Mục đích của họ
là nhằm thu hút sự chú ý của TTC đối với cú ra đòn đó. Đây rõ ràng là
lỗi MUBOBI. Người vi phạm có thể sẽ phải chịu một đòn đánh mạnh hoặc
chịu một chấn thương, và lỗi chính là do anh ta gây nên, TTC sẽ dùng hình
phạt loại 2 để nhắc nhở hay phạt anh ta, mà có thể không đưa ra một hình
phạt dành cho VĐV kia.
19. Bất cứ hành vi thô lỗ, thiếu lịch sự của 1 VĐV trong đoàn có thể
dẫn đến việc truất quyền thi đấu của VĐV đó, hoặc của toàn đội, thậm chí
của cả đoàn ra khỏi giải.
Điều 9. Các nhắc nhở và hình phạt
CHUKOKU: được áp dụng cho những vi phạm nhỏ lần đầu của loại
lỗi được áp dụng.

259
KEIKOKU: được áp dụng cho những vi phạm nhỏ mà đã bị nhắc
nhở trước đó của loại lỗi được áp dụng hoặc những vi phạm chưa đến mức
HANSOKU-CHUI.
HANSOKU CHUI: thường được áp dụng cho những lỗi mà đã nhận
KEIKOKU trước đó của trận đấu. Nhắc nhở này có thể được áp dụng ngay
cho những vi phạm nghiêm trọng nhưng chưa đến mức phạt HANSOKU.
HANSOKU: đây là hình phạt được áp dụng cho các lỗi vi phạm cực
kỳ nghiêm trọng hoặc là đã nhận HANSOKU CHUI trước đó. Hình phạt
này sẽ truất quyền thi đấu của VĐV. Trong các trận thi đấu đồng đội, VĐV
bị phạm lỗi sẽ được nhận 8 điểm và VĐV vi phạm sẽ nhận 0 điểm.
SHIKKAKU: đây là việc truất quyền VĐV ra khỏi toàn bộ giải
đấu bao gồm tất cả nội dung tiếp theo mà người vi phạm đã đăng ký.
SHIKKAKU có thể được áp dụng khi VĐV không tuân theo hiệu lệnh của
TTC, có hành động sát thủ, hoặc những vi phạm mà nó làm hại đến uy tín
và danh dự của Karate, hoặc khi những hành động khác bị coi là vi phạm
(làm trái) luật và tinh thần của giải. Trong các trận thi đấu đồng đội, VĐV
bị phạm lỗi sẽ được nhận 8 điểm và VĐV vi phạm sẽ nhận 0 điểm.
Trong trường hợp thời gian trận đấu lớn hơn 15 giây. Để trận đấu
diễn ra một cách liên tục, các trọng tài có thể dùng các cử chỉ không
chính thức để thúc giục các VĐV thi đấu (giống như thủ tục yêu cầu các
VĐV bước vào thảm hoặc bước về phía trước thảm) kết hợp với khẩu
lệnh “TSUZUKETE” và yêu cầu chấm dứt hành động ôm ghì lấy nhau
(giống như thủ tục yêu cầu VĐV lùi lại trên thảm) kết hợp với khẩu lệnh
“WARARETE”. Cả hai trường hợp này có thể không cần dừng trận đấu.
Điều này không thay thế cho các nhắc nhở đối với các hành vi vi
phạm rõ ràng hoặc trong trường hợp các VĐV không tuân theo lệnh ngay
lập tức.
Giải thích:
1. Có 3 mức độ nhắc nhở: CHUKOKU, KEIKOKU và HANSOKU
CHUI. Nhắc nhở chính là để VĐV nhận ra rằng mình đã vi phạm luật thi
đấu, nhưng chưa đến mức phải nhận hình phạt.
2. Có 2 mức độ hình phạt: HANSOKU và SHIKKAKU. Cả hai đều
khiến cho người vi phạm luật bị truất quyền thi đấu ra i) khỏi trận đấu

260
(HANSOKU) – Hoặc ii) khỏi trận đấu và toàn bộ giải đấu (SHIKKAKU).
Trong trường hợp hình phạt SHIKKAKU, ngoài hội đồng trọng tài ra nó
còn có thể được đưa ra bởi hội đồng kỷ luật dựa trên kết quả khiếu nại.
3. Các nhắc nhở cho lỗi loại 1 (C1) và loại 2 (C2) không được tính
gộp lại.
4. Nhắc nhở có thể được áp dụng trực tiếp cho lỗi phạm luật. Nhưng
một khi vi phạm nhiều lần cùng lỗi đó thì mức độ phải tăng lên hoặc truất
quyền thi đấu là hợp lý. Ví dụ: không thể nhắc nhở cho lỗi đánh mạnh rồi
lại chỉ nhắc nhở cho lần thứ 2 vẫn tiếp tục đánh mạnh.
5. Nhắc nhở CHUKOKU thường được đưa ra khi lần đầu vi phạm
về luật nhưng khả năng giành chiến thắng của VĐV không giảm do lỗi của
đối phương.
6. KEIKOKU thường được áp dụng khi khả năng giành chiến thắng
của VĐV bị giảm nhẹ (theo ý kiến của tổ trọng tài) do lỗi của đối phương.
7. HANSOKU CHUI có thể được áp dụng trực tiếp ngay hoặc tiếp
theo sau lần nhắc nhở KEIKOKU và nó được áp dụng khi khả năng giành
chiến thắng của VĐV bị giảm nghiêm trọng (theo ý kiến của tổ trọng tài)
do lỗi của đối phương.
8. HANSOKU được áp dụng cho tất cả các lần nhắc nhở trước đó
gộp lại và có thể được áp dụng ngay cho các vi phạm luật nghiêm trọng. Nó
được áp dụng khi khả năng giành chiến thắng của VĐV bị giảm đến mức
hầu như không còn (theo ý kiến của tổ trọng tài) do lỗi của đối phương.
9. Bất cứ VĐV nào nhận hình phạt HANSOKU vì gây ra chấn
thương và theo ý kiến của tổ trọng tài và quản lý sàn là hành động ác ý,
nguy hiểm, hoặc bị coi là không đáp ứng được các đòi hỏi khống chế đòn
cần thiết theo Luật thi đấu của WKF sẽ được báo cáo lên HĐTT. HĐTT
sẽ quyết định VĐV này có bị đình chỉ thi đấu trong giải này và/hoặc là
các giải tiếp theo.
10. SHIKKAKU có thể được trực tiếp đưa ra mà không có cảnh báo
nào trước đó. Nếu TTC khẳng định rằng một VĐV hành động một cách ác
ý (sát thủ) thì không cần xét đến anh ta có gây nên chấn thương cho đối
phương hay không về thể chất thì hình phạt chính xác là SHIKKAKU chứ
không phải là HANSOKU.

261
11. Khi TTC cho rằng HLV đang can thiệp vào tiến trình của trận
đấu, TTC sẽ dừng trận đấu lại (YAME), tiếp cận HLV và đưa ra tín hiệu
cho hành vi thiếu tôn trọng. Khi TTC khởi động lại trận đấu (TSUZUKETE
HAJIME) nếu HLV tiếp tục can thiệp, TTC sẽ dừng trận đấu, tiếp cận HLV
một lần nữa và yêu cầu HLV rời khỏi khu vực thi đấu. TTC sẽ không tiếp
tục trận đấu khi HLV chưa rời khỏi khu vực thi đấu. Điều này không được
coi là một tình huống SHIKKAKU và việc trục xuất HLV chỉ dành cho trận
đấu (bout/match) đang diễn ra.
12. Phải thông báo công khai về hình phạt SHIKKAKU.
Điều 10. Chấn thương và tai nạn trong thi đấu
1. KIKEN hoặc xử thua là quyết định được đưa ra khi một VĐV
hoặc các VĐV không có mặt khi được gọi tên, không thể tiếp tục thi đấu,
bỏ cuộc hoặc bị dừng trận đấu theo hiệu lệnh của TTC. Lý do bỏ cuộc có
thể là do chấn thương mà không thể đổ lỗi cho đối phương. Xử thua do
KIKEN có nghĩa các VĐV sẽ bị loại ở nội dung đó nhưng nó không ảnh
hưởng đến sự tham gia ở nội dung khác.
2. Nếu 2 VĐV gây chấn thương cho nhau hoặc là do bị chấn thương
trước đó và bác sĩ của giải thông báo là không thể tiếp tục thi đấu thì trận
đấu sẽ kết thúc bằng phần thắng thuộc về VĐV nào ghi điểm nhiều hơn.
Ở giải cá nhân, nếu số điểm bằng nhau thì biểu quyết (HANTEI) của tổ
trọng tài sẽ quyết định kết quả trận đấu, nếu không có một VĐV nào đạt
SENSHU. Ở giải đồng đội, TTC sẽ thông báo tỉ số hòa (HIKIWAKE), nếu
không có một VĐV nào đạt SENSHU. Một trận đấu thêm sẽ quyết định
kết quả của trận đấu đội, và nếu xảy ra tình huống chấn thương như trên thì
biểu quyết (HANTEI) của tổ trọng tài sẽ quyết định kết quả trận đấu, nếu
không có một VĐV nào đạt SENSHU.
3. Một VĐV bị chấn thương được bác sĩ của giải thông báo là không
đủ sức khỏe thi đấu thì sẽ không được thi đấu tiếp trong giải đó.
4. Một VĐV bị thương thắng bằng cách truất quyền thi đấu của đối
thủ do chấn thương không được phép tái đấu nữa và chỉ được tiếp tục nếu
có sự cho phép của bác sĩ giải đấu.
5. Khi VĐV bị chấn thương, ngay lập tức TTC dừng trận đấu và gọi
bác sĩ. Bác sĩ chỉ có quyền chẩn đoán và chữa trị chấn thương.

262
6. VĐV bị chấn thương trong trận đấu, thời gian điều trị chấn thương
được phép là 3 phút, nếu việc điều trị không xong trong thời gian cho phép,
TTC sẽ quyết định VĐV đó có thể tiếp tục thi đấu hay không (theo Điều 13
mục 8d) hoặc là cho thêm thời gian để điều trị.
7. Bất cứ VĐV nào ngã, bị quật ngã hoặc bị đo ván không thể đứng
thẳng dậy được trong vòng 10 giây thì bị coi là không đủ sức để tiếp tục
thi đấu và đương nhiên sẽ bị buộc phải rút lui khỏi tất cả nội dung kumite
của giải đó. Trong trường hợp VĐV bị ngã, bị quật ngã hoặc bị đo ván và
không thể đứng thẳng lên được ngay lập tức, TTC sẽ gọi bác sĩ và cùng lúc
đó miệng bắt đầu đếm từ 1 đến 10 bằng tiếng Anh kết hợp với các ngón tay
của mình, mỗi ngón tay sẽ tính là 1 giây. Trong mọi trường hợp khi bắt đầu
đếm 10 giây, bác sĩ sẽ được yêu cầu kiểm tra người thi đấu trước khi cuộc
thi có thể tiếp tục. Đối với những tình huống thuộc điều luật 10 giây này,
VĐV có thể được kiểm tra ngay trên sàn đấu.
Giải thích:
1. Khi bác sĩ thông báo VĐV không đủ sức khỏe để thi đấu thì phải
viết ghi chú vào giấy sức khỏe của VĐV đó. Khoảng thời gian không thể
thi đấu được vì sức khỏe cũng phải ghi rõ để báo cáo cho các tổ trọng
tài khác.
2. VĐV có thể thắng cuộc do đối phương bị truất quyền thi đấu vì
những lỗi vi phạm nhỏ loại 1 (C1) gộp lại. Và có lẽ người chiến thắng đã
không bị thương tích đáng kể.
3. TTC gọi bác sĩ khi VĐV bị chấn thương và cần được chữa trị bằng
cách giơ tay lên và gọi “doctor”(bác sĩ).
4. Nếu sức khỏe cho phép, VĐV bị thương nên được đưa ra khỏi
thảm đấu để khám và điều trị bởi bác sĩ.
5. Bác sĩ chỉ có trách nhiệm cho biết những gì cần làm đúng theo
tính chất chuyên môn đối với chấn thương cụ thể của VĐV.
6. Các TTP sẽ quyết định người chiến thắng trên cơ sở HANSOKU,
KIKEN, hoặc SHIKKAKU tùy từng trường hợp.
7. Trong các trận thi đấu đồng đội, nếu một VĐV của đội nhận
KIKEN hoặc bị truất quyền thi đấu (HANSOKU hoặc SHIKKAKU) thì

263
điểm số của đội cho trận đấu đó nếu có cũng đều tính bằng 0 và đối
phương sẽ nhận 8 điểm.
Điều 11. Khiếu nại
1. Không ai có thể phản đối lại phán quyết của các thành viên của tổ
trọng tài.
2. Nếu việc trọng tài có gì vi phạm luật thì chỉ có HLV của VĐV đó
hoặc người đại diện chính thức là người duy nhất được phép khiếu nại.
3. Khiếu nại phải được trình bày dưới dạng văn bản và phải trình
ngay lập tức sau trận đấu (ngoại trừ duy nhất việc khiếu nại liên quan đến
sai sót hành chính. Quản lý sàn sẽ phải lập tức nhận ra ngay những sai sót
được phát hiện).
4. Đơn khiếu nại phải được trình lên đại diện của Hội đồng giải quyết
khiếu nại. Họ sẽ xem xét lại hoàn cảnh dẫn đến quyết định khiếu nại. Sau
khi xem xét những tình tiết có liên quan, họ sẽ lập báo cáo và được giao
quyền giải quyết vấn đề này.
5. Nếu có bất kỳ khiếu nại nào về luật qua thông báo của HLV, việc
này phải không chậm hơn 1 phút sau khi kết thúc trận đấu. HLV yêu cầu
mẫu khiếu nại từ quản lý sàn và có 4 phút để hoàn thành ký và nộp cho
quản lý sàn với lệ phí quy định. Quản lý sàn ngay lập tức giao đơn khiếu
nại cho đại diện hội đồng giải quyết khiếu nại và sẽ có 5 phút để giải quyết
đưa ra quyết định.
6. Đơn khiếu nại phải được nộp cùng với tiền lệ phí theo quy định
của BCH WKF. Số tiền và đơn khiếu nại gửi tới đại diện của Hội đồng giải
quyết khiếu nại.
7. Các thành viên của Hội đồng giải quyết khiếu nại
Hội đồng giải quyết khiếu nại bao gồm 3 đại diện TTC cấp cao
được chỉ định bởi HĐTT, trong đó có 2 người không được cùng một liên
đoàn quốc gia. HĐTT cũng nên chỉ định thêm 3 thành viên khác và đánh
số từ 1 đến 3. Họ sẽ tự động thay thế trong bất kỳ trường hợp mà các
thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại được chỉ định ban đầu
có thể dẫn đến xung đột về lợi ích như các thành viên trong Hội đồng
giải quyết khiếu nại có cùng quốc tịch, cùng quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ hôn nhân với bất kỳ bên nào liên quan đến vụ việc bị khiếu nại,

264
bao gồm tất cả các thành viên của tổ trọng tài liên quan đến vụ việc bị
khiếu nại.
8. Quy trình giải quyết khiếu nại
Trách nhiệm của bên nhận khiếu nại là triệu tập Hội đồng giải
quyết khiếu nại và gửi số tiền phản đối tới Thủ quỹ. Sau khi được triệu
tập, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ ngay lập tức đưa ra các yêu cầu
và điều tra theo họ thấy là cần thiết để xác định xem có chấp nhận đơn
khiếu nại hay không. Mỗi người trong ba thành viên có nghĩa vụ đưa ra
phán quyết của mình về tính đúng đắn của đơn khiếu nại. Sự vắng mặt là
không được chấp nhận.
9. Từ chối khiếu nại
Nếu khiếu nại là không hợp lệ, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ chỉ
định một thành viên của mình thông báo bằng miệng tới người khiếu nại rằng
khiếu nại đã bị từ chối, đánh dấu văn bản gốc bằng từ “TỪ CHỐI”, và phải
có chữ ký của mỗi thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại, trước khi
gửi đơn khiếu nại tới Thủ quỹ, người sẽ chuyển nó cho Quản lý sàn.
10. Chấp nhận khiếu nại
Nếu khiếu nại là hợp lệ, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ liên hệ với
ban tổ chức (BTC) và HĐTT để có những biện pháp thực tế để khắc phục
tình huống, khả năng bao gồm:
- Đảo ngược các phán quyết trước đó vi phạm luật.
- Hủy bỏ kết quả các trận đấu bị ảnh hưởng từ thời điểm trước đó tới
thời điểm phán xét.
- Tiến hành lại các trận đấu bị ảnh hưởng bởi phán xét.
- Ban hành một đề nghị tới HĐTT mà TTC có liên quan để xác nhận
sự đồng thuận.
Trách nhiệm còn lại của Hội đồng giải quyết khiếu nại là thực hiện
những hành động thận trọng và đúng đắn dù nó sẽ làm gián đoạn chương
trình của sự kiện bằng bất cứ giá nào. Đảo ngược quá trình loại bỏ là một
lựa chọn cuối cùng để đảm bảo một kết quả công bằng.
Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ chỉ định một thành viên của mình
thông báo bằng miệng tới người khiếu nại rằng khiếu nại đã được chấp

265
nhận, đánh dấu văn bản gốc bằng từ “CHẤP NHẬN”, và phải có chữ ký
của mỗi thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại, trước khi gửi đơn
khiếu nại tới Thủ quỹ, người sẽ trả lại lệ phí cho người khiếu nại và chuyển
đơn khiếu nại cho quản lý sàn.
11. Báo cáo sự cố
Sau khi xử lý vụ việc theo cách thức được quy định trên, Hội đồng
giải quyết khiếu nại sẽ triệu tập lại và soạn thảo một bản báo cáo sự cố
phản đối đơn giản, mô tả các phát hiện của họ và nêu rõ lý do để chấp nhận
hoặc từ chối đơn khiếu nại. Bản báo cáo phải được ký bởi cả ba thành viên
của Hội đồng giải quyết khiếu nại và đệ trình lên Tổng Thư ký.
12. Quyền hạn và giới hạn
Quyết định của Hội đồng giải quyết khiếu nại là quyết định cuối
cùng, và chỉ có thể bị bác bỏ bởi quyết định của Ban chấp hành. Hội đồng
giải quyết khiếu nại không được áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc
hình phạt. Chức năng của họ là đưa ra phán quyết về đơn khiếu nại và thực
hiện các hành động cần thiết từ HĐTT và BTC để khắc phục và sửa chữa
bất kỳ các quy trình phán quyết của trọng tài được cho là trái luật.
13. Điều khoản đặc biệt để xem lại video
Chú ý: Điều khoản đặc biệt này được hiểu là tách biệt và độc lập
với các điều khoản khác của Điều 11 này, và các giải thích khác có liên
quan.Tại giải vô địch cấp cao WKF, thế vận hội Olympic, giải trẻ thế
giới, giải châu lục và giải đấu đa môn thể thao, việc sử dụng xem lại
video trận đấu là theo yêu cầu. Sử dụng video xem lại cũng được đề nghị
cho các cuộc thi khác nếu có thể. Quy trình xem video đính kèm trong
PHỤ LỤC 11.
Giải thích:
1. Đơn khiếu nại cần nêu rõ tên của các VĐV, tổ trọng tài điều hành
và các chi tiết chính xác có liên quan đến việc khiếu nại. Khiếu nại được
trình bày chung chung sẽ không được chấp thuận là khiếu nại hợp lệ. Chi
tiết sự việc chứng minh cho giá trị lời khiếu nại phải được nêu ra cùng với
đơn khiếu nại.
2. Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ xem xét việc khiếu nại và chứng
cứ nêu trong đơn khiếu nại. Hội đồng giải quyết khiếu nại có thể nghiên

266
cứu cả băng video và đặt câu hỏi cho những người có liên quan, nhằm hỗ
trợ cho việc kiểm tra một cách khách quan giá trị của khiếu nại.
3. Nếu Hội đồng giải quyết khiếu nại cho việc khiếu nại là đúng thì
những biện pháp thích đáng sẽ được áp dụng nhằm tránh sự việc tiếp tục
tái diễn ở các trận đấu tiếp theo. Số tiền lệ phí khiếu nại sẽ do thủ quỹ
hoàn lại.
4. Nếu Hội đồng giải quyết khiếu nại cho rằng khiếu nại là không
có giá trị, nó sẽ bị bác bỏ và tiền lệ phí sẽ không được hoàn lại và nộp
cho WKF.
5. Để các trận đấu diễn ra sau đó không bị trì hoãn, cho dù là có sự
chuẩn bị một khiếu nại chính thức. Trách nhiệm của Trọng tài giám sát là
phải đảm bảo cho trận đấu (bout/match) diễn ra theo đúng Luật thi đấu.
6. Trong những trường hợp có sơ suất về mặt hành chính ở trận đấu
đang diễn ra, HLV có thể thông báo trực tiếp với quản lý sàn. Cuối cùng,
quản lý sàn sẽ thông báo cho TTC.
Điều 12. Quyền hạn và nghĩa vụ của các đại diện
Hội đồng Trọng tài có quyền hạn và trách nhiệm như sau:
1. Cùng với Ban tổ chức bảo đảm công tác chuẩn bị cho mỗi giải thi
đấu là tối ưu như bố trí khu vực thi đấu, cung cấp và triển khai các thiết bị,
các phương tiện cần thiết và giám sát diễn biến các trận đấu (bout/match),
đảm bảo an toàn…vv.
2. Chỉ định và phân công các quản lý sàn (Trưởng ban trọng tài/
trưởng sàn) và các phụ tá quản lý sàn vào các vị trí để thực thi nhiệm
vụ đồng thời cũng thực hiện các hành động theo như yêu cầu của quản
lý sàn.
3. Giám sát và phối hợp chuyên môn với các trọng tài.
4. Chỉ định các trọng tài thay thế khi cần thiết.
5. Thông qua phán quyết cuối cùng trong trường hợp có một kỹ thuật
xảy ra trong trận đấu (bout/match) mà không có trong quy định của luật.
Các quản lý sàn và các phụ tá quản lý sàn có quyền hạn và trách
nhiệm như sau:

267
1. Tham gia, chỉ định, theo dõi các TTC và TTP trong tất cả các trận
đấu (bout/match) ở sàn đó.
2. Quan sát việc điều hành trận đấu của TTC, TTP ở trên sàn đấu
và đảm bảo rằng các trọng tài được phân công là có khả năng hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
3. Ra lệnh cho TTC dừng trận đấu khi TTGS (Kansa) ra hiệu việc vi
phạm luật.
4. Chuẩn bị văn bản, bản báo cáo hàng ngày về việc điều hành trận
đấu của từng trọng tài tại sàn của mình và thêm ý kiến nhận xét nếu cần
cho HĐTT.
5. Chỉ định 2 TTC đạt chứng nhận A của WKF (WKF Referee A)
xem video (VRS).
Giám sát các huấn luyện viên (Nhiệm vụ của giám sát HLV được
mô tả ở PHỤ LỤC 11).
Các TTC có quyền hạn như sau:
1. TTC (“Shushin”) có quyền điều khiển các trận đấu (bout/match)
gồm việc công bố bắt đầu, tạm ngừng và kết thúc trận đấu (bout/match).
2. Cho điểm dựa trên quyết định của các TTP.
3. Dừng trận đấu khi thấy dấu hiệu chấn thương, bị bệnh hoặc không
có khả năng tiếp tục thi đấu của VĐV.
4. Dừng trận đấu theo quan điểm của TTC về việc phạm lỗi hay bảo
đảm sự an toàn cho VĐV.
5. Dừng trận đấu khi 2 hoặc nhiều hơn các TTP biểu quyết cho điểm
hoặc JOGAI.
6. Để chỉ ra các lỗi đã quan sát được (bao gồm cả Jogai), do đó yêu
cầu sự đồng ý của các TTP.
7. Yêu cầu các TTP xem xét lại ý kiến của họ trong những trường
hợp mà theo quan điểm của TTC, là cơ sở cho việc phán quyết lại của TTP
về nhắc nhở hay hình phạt.
8. Triệu tập các TTP để hội ý (SHUGO) về hình phạt SHIKKAKU.

268
9. Giải thích cho Quản lý sàn, HĐTT, Hội đồng giải quyết khiếu nại
nếu cần thiết về cơ sở của việc phán quyết.
10. Thực hiện nhắc nhở hay hình phạt dựa trên ý kiến của các TTP.
11. Thông báo và bắt đầu hiệp phụ khi cần thiết trong nội dung thi
đấu đồng đội.
12. Tiến hành biểu quyết các ý kiến của TTP bao gồm cả ý kiến của
TTC (HANTEI) và công bố quyết định.
13. Giải quyết tranh chấp.
14. Công bố người thắng cuộc.
15. TTC không chỉ giới hạn thẩm quyền trong phạm vi sàn đấu mà
còn ngay ngoài phạm vi của thảm bao gồm việc kiểm soát hành vi của các
huấn luyện viên, VĐV, hoặc bất kỳ thành viên nào của các đoàn VĐV tham
gia hiện diện trên sàn đấu.
16. TTC là người đưa ra tất cả các hiệu lệnh và khẩu lệnh.
Các TTP (Fukushin) có quyền hạn như sau:
1. Ra tín hiệu cho điểm hoặc JOGAI trên quan điểm của TTP.
2. Ra tín hiệu cho sự đánh giá của mình về nhắc nhở hay hình phạt
mà TTC đưa ra.
3. Thực hiện quyền biểu quyết khi phải phán quyết.
TTP phải thận trọng quan sát các hành động của VĐV và ra hiệu cho
TTC trong các trường hợp sau:
- Khi nhận thấy có đòn ghi điểm.
- Khi 1 VĐV di chuyển ra ngoài khu vực thi đấu (Jogai).
- Khi được TTC yêu cầu biểu quyết để thông qua quyết định về các
lỗi khác.
Các trọng tài giám sát (Kansa):
Trọng tài giám sát (KANSA) sẽ hỗ trợ cho Quản lý sàn bằng việc
quan sát vòng đấu hay trận đấu đang diễn ra. Nếu quyết định của TTC hoặc
TTP không phù hợp với Luật thi đấu, Trọng tài giám sát ngay lập tức sẽ giơ

269
cờ đỏ và thổi còi. Quản lý sàn sẽ yêu cầu TTC dừng trận đấu (bout/match)
và sửa chữa sai sót.
Biên bản kết quả của trận đấu phải được ký duyệt bởi Trọng tài
giám sát.
Trước khi bắt đầu mỗi trận đấu đồng đội hay trận đấu cá nhân trọng
tài giám sát phải đảm bảo rằng trang bị thi đấu của VĐV và võ phục phù
hợp với luật thi đấu của WKF. Ngay cả khi ban tổ chức đã kiểm tra trước
đó thì Kansa vẫn có trách nhiệm để đảm bảo rằng trang bị phù hợp với quy
tắc thi đấu. Giám sát trận đấu sẽ không luân phiên trong trận đấu đồng đội.
Hướng dẫn trong các tình huống sau Kansa sẽ giơ cờ đỏ và
thổi còi:
- TTC quên không cho SENSHU.
- TTC quên chưa hủy SENSHU.
- TTC cho điểm sai VĐV.· TTC ra nhắc nhở/hình phạt sai VĐV.
- TTC cho điểm VĐV và lỗi cường điệu C2 cho VĐV kia.
- TTC cho điểm VĐV và Mubobi cho VĐV kia.
- TTC cho điểm khi kỹ thuật ghi điểm sau Yame hoặc sau hết giờ.
- TTC cho điểm VĐV khi họ đã ở ngoài thảm đấu.
- TTC ra nhắc nhở/hình phạt đối với lỗi thụ động trong Ato Shibaraku.
- TTC ra nhắc nhở/hình phạt C2 nhầm cho VĐV trong Ato Shibaraku.
- TTC không dừng trận đấu khi có 2 hoặc nhiều hơn cờ cho điểm
hoặc Jogai cùng một VĐV.
- TTC không dừng trận đấu khi có yêu cầu xem lại video từ phía
HLV.· TTC không theo ý kiến của đa số.
- TTC không gọi bác sỹ trong tình huống luật 10 giây.
- TTC cho Hantei/Hikiwake nhưng đã có VĐV đạt SENSHU.
- TTP cầm cờ sai tay.
- Bảng điểm sai, không đúng thông tin.
- Các kỹ thuật thực hiện đúng theo HLV sau Yame hoặc hết giờ.

270
Trong các tình huống sau Kansa không tham gia vào quyết
định của tổ trọng tài:
- TTP không giơ cờ cho điểm.
- TTP không cho cờ Jogai.
- TTP không ủng hộ TTC khi yêu cầu cho nhắc nhở/hình phạt C1
hoặc C2.
- Mức độ va chạm lỗi C1.
- Mức độ lỗi C2
- Kansa không có quyền biểu quyết hoặc thẩm quyền trong vấn đề
phán quyết về điểm số.
- Kể cả trong trận đấu TTC không nghe hết giờ thì TT giám sát
điểm sẽ thổi còi báo chứ không phải là Kansa.
Giải thích:
1. Khi 2 hoặc nhiều hơn các TTP cùng cho điểm hoặc JOGAI chỉ 1
VĐV thì TTC sẽ phải dừng trận đấu và đưa ra quyết định phù hợp. Nếu
TTC không dừng trận đấu thì Kansa sẽ giơ cờ đỏ và thổi còi. Khi TTC
quyết định dừng trận đấu vì bất kỳ lý do nào khác ngoài tín hiệu của hai
hoặc nhiều hơn các TTP, TTC sẽ hô “YAME” cùng một lúc bằng tín hiệu
tay. Sau đó các TTP sẽ đưa ra ý kiến của họ và TTC sẽ đưa ra quyết định
có sự đồng ý giữa hai hoặc nhiều hơn các TTP.
2. Trong trường hợp cả hai VĐV có điểm, nhắc nhở hoặc hình phạt
do hai hoặc nhiều TTP chỉ định, cả hai VĐV sẽ được cho điểm, nhắc nhở
hoặc hình phạt.
3. Nếu một VĐV có điểm, nhắc nhở hoặc hình phạt do nhiều hơn
1 TTP đưa ra và điểm số hoặc mức phạt khác nhau giữa các TTP; điểm,
nhắc nhở hoặc hình phạt thấp hơn sẽ được áp dụng nếu không có ý kiến đa
số cho một mức độ điểm số, nhắc nhở hoặc hình phạt.
4. Nếu có đa số, nhưng không đồng ý, giữa các TTP về một mức độ
điểm, nhắc nhở hoặc hình phạt, quan điểm đa số sẽ xóa bỏ nguyên tắc áp
dụng điểm số, nhắc nhở hoặc hình phạt thấp nhất.

271
5. Khi hội ý (Hantei), ý kiến biểu quyết của TTC và mỗi TTP là có
giá trị ngang nhau.
6. Vai trò của Kansa là phải khẳng định chắc chắn rằng trận đấu
(bout/match) được diễn ra đúng theo luật thi đấu. Kansa ngồi đó không
phải là việc thêm một TTP. Kansa không được biểu quyết và cũng không
có quyền gì trong việc phán quyết ví như việc tính điểm hay không, hay
là Jogai. Trách nhiệm duy nhất của Kansa là theo dõi sự phán quyết có
tuân thủ theo luật hay không. TTGS không thay đổi trong suốt vòng thi đấu
đồng đội.
7. Trong trường hợp TTC không nghe thấy tiếng chuông báo hết giờ,
TT giám sát điểm sẽ thổi còi báo.
8. Khi cần giải thích những điều cơ bản về một phán quyết sau trận
đấu (bout/match) thì TTP có thể nói với Quản lý sàn, HĐTT hoặc Hội đồng
giải quyết khiếu nại, còn lại không cần thiết giải thích cho bất cứ người
nào khác.
9. Một TTC có thể, chỉ dựa trên phán đoán của mình, yêu cầu rời
khỏi sàn thi đấu bất kỳ HLV nào có hành vi không đúng đắn, hoặc theo ý
kiến của TTC có hành vi làm ảnh hưởng đến trật tự và việc điều hành của
trận đấu cho đến khi huấn luyện viên tuân thủ. Thẩm quyền của TTC cũng
được mở rộng đến bất kỳ thành viên nào của đoàn VĐV tham gia hiện diện
trên sàn đấu.
Điều 13. Bắt đầu, tạm ngừng và kết thúc trận đấu
1. Các thuật ngữ và động tác được TTC và TTP sử dụng trong khi
điều hành trận đấu (bout/match) sẽ được quy định trọng phụ lục 1 và 2.
2. Các Trọng tài vào các vị trí xác định của mình. Sau khi 2 VĐV
chào nhau, TTC sẽ hô “SHOBU HAJIME”, trận đấu bắt đầu.
3. TTC sẽ cho dừng trận đấu bằng việc hô “YAME” đồng thời sẽ ra
lệnh cho VĐV trở về vị trí ban đầu (MOTO NO ICHI) nếu thấy cần.
4. TTC trở về vị trí ban đầu và các TTP sẽ đưa ra ý kiến của mình
bằng các tín hiệu. Trong trường hợp điểm được tính TTC sẽ phải nêu rõ
VĐV (AKA hoặc AO), vùng tấn công rồi sau đó mới công bố điểm được

272
tính cho đòn đánh đó cùng với động tác tương ứng. TTC sẽ khởi động lại
trận đấu bằng lệnh “TSUZUKETE HAJIME”.
5. Trong trận đấu khi một VĐV dẫn trước 8 điểm, TTC hô “YAME”,
yêu cầu 2 VĐV trở về vị trí ban đầu đồng thời TTC cũng trở về vị trí của
mình. TTC sẽ công bố người thắng cuộc bằng cách giơ tay lên về phía
VĐV chiến thắng và hô “AO (AKA) NOKACHI”. Trận đấu kết thúc.
6. Khi hết giờ, VĐV có số điểm nhiều hơn sẽ được tuyên bố là người
thắng cuộc, TTC sẽ giơ tay về phía người thắng cuộc và hô “AO (AKA)
NOKACHI”. Trận đấu kết thúc.
7. Trong trường hợp hết hiệp phụ vẫn không phân định thắng
bại thì HĐTT (TTC và 4 TTP) sẽ quyết định kết quả trận đấu bằng
HANTEI.
8. Khi gặp tình huống sau, TTC sẽ hô “YAME” để tạm dừng trận đấu:
- Khi 1 VĐV hoặc cả 2 VĐV ở ngoài thảm đấu.
- Khi TTC yêu cầu VĐV chỉnh trang lại võ phục hoặc trang bị bảo vệ.
- Khi VĐV vi phạm luật.
- Khi TTC xét thấy 1 hoặc cả 2 VĐV không thể tiếp tục trận đấu vì
chấn thương, đuối sức hoặc do các lý do khác. Theo ý kiến bác sĩ của giải,
TTC sẽ quyết định trận đấu nên tiếp tục hay không.
- Khi VĐV tóm đối phương mà không thực hiện đòn đánh ngay lập
tức hoặc đòn quật.
- Khi 1 hoặc cả 2 VĐV ngã hay bị quật ngã mà không có VĐV nào
cố gắng ngay lập tức thực hiện một kỹ thuật ghi điểm.
- Khi 2 VĐV tóm hoặc ôm ghì lấy nhau mà không thực hiện thành
công đòn quật hay bất kỳ kỹ thuật ghi điểm nào.
- Khi 2 VĐV áp sát nhau (đẩy ngực) mà không thực hiện đòn quật
hay bất kỳ kỹ thuật nào khác.
- Khi cả 2 VĐV mắc chân nhau do bị ngã hoặc cố quật rồi bắt đầu
vật nhau.
- Khi có điểm ghi hoặc JOGAI do 2 hoặc nhiều hơn các TTP đưa ra
cho cùng 1 VĐV.

273
- Trong trường hợp theo ý kiến của TTC, đã có phạm lỗi – hoặc tình
huống yêu cầu dừng trận đấu vì lý do an toàn.
- Khi Quản lý sàn yêu cầu.
Giải thích:
1. Khi bắt đầu một trận đấu, trước tiên TTC gọi các VĐV vào vị trí
qui định ban đầu. Nếu VĐV bước vào thảm quá vội vã sẽ được nhắc nhở
đi chậm lại. Các VĐV phải cúi đầu chào nhau cho đúng, một cái gật đầu
vội vã sẽ là thiếu lễ độ và không đúng yêu cầu. TTC có thể ra lệnh chào
nhau nếu không VĐV nào tự động bằng cách ra hiệu bằng tay như trong
Phụ lục 2 của Luật.
2. Khi khởi động lại trận đấu, TTC phải để ý xem 2 VĐV có đứng
đúng vị trí quy định và chuẩn bị thi đấu không. Các VĐV cứ nhún nhảy
hoặc không đứng yên được phải được nhắc nhở trước khi trận đấu có thể
diễn ra. TTC phải cho khởi động trận đấu ngay không được chậm trễ. Hai
VĐV phải chào nhau khi bắt đầu và kết thúc trận đấu.

274
PHẦN B. LUẬT THI ĐẤU KATA

Điều 1. Thảm thi đấu Kata


1. Thảm đấu hình vuông, loại đã được WKF phê duyệt, chiều dài tối
thiểu mỗi cạnh là 8 m (đo từ mép ngoài của vạch) và cộng thêm 1 m về các
phía, đó là khu vực an toàn. Như vậy sẽ có một khu vực an toàn rõ ràng
là hai mét mỗi bên. Nơi có khu vực thi đấu sàn nâng cao, khu vực an toàn
phải thêm 1 m mỗi cạnh.
2. Thảm phải có màu đồng nhất, ngoại trừ phần diện tích ngoài vùng
8 x 8 của thảm phải khác màu.
3. Các trọng tài và kỹ thuật viên phần mềm ngồi cạnh nhau tại bàn
đặt ở mép ngoài của thảm phía đối diện với VĐV. Tổ trưởng tổ trọng tài
(trọng tài số 1) ngồi ở vị trí gần nhất với kỹ thuật viên phần mềm (người
ngồi tại vị trí cuối bàn) so với các trọng tài còn lại.
Giải thích:
1. Tuyệt đối không được có tấm ngăn, biển, cột quảng cáo…, trong
vòng 1m bên ngoài khu vực an toàn của thảm đấu.
2. Thảm sử dụng ở mặt tiếp xúc với sàn đấu không được trơn nhưng
ở mặt trên của thảm phải có độ ma sát thấp. Quản lý sàn phải chắc chắn
rằng các phần ghép của thảm không bị xê dịch trong quá trình thi đấu, vì
các khe hở có thể gây chấn thương và cản trở VĐV. Mẫu thiết kế phải được
Liên đoàn Karate thế giới (WKF) công nhận.
Điều 2. Trang phục chính thức
1. Các VĐV và các trọng tài phải mặc trang phục chính thức theo
quy định dưới đây.
2. Hội đồng trọng tài (HĐTT) có thể tước quyền bất cứ thành viên
hoặc VĐV nào không tuân thủ theo quy định.
Đối với trọng tài:
Các trọng tài phải mặc đồng phục chính thức do HĐTT quy định.
Đồng phục này được mặc trong suốt cả giải, các buổi họp giao bang và các
buổi tập huấn. Đồng phục chính thức được quy định như sau:

275
- Áo vest một hàng khuy màu xanh đậm (Mã màu 19-4023 TPX).
- Áo sơ mi trắng cộc tay.
- Cà vạt không được gắn kẹp cài.
- Còi màu đen.
- Dùng dây treo còi màu trắng.
- Quần âu màu ghi sáng không gấp nếp ở gấu. (Phụ lục 9)
- Tất màu xanh đậm hay màu đen đi với giày “lười” màu đen dùng
trên thảm đấu.
- Khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo phải là loại được WKF chấp nhận.
- Các trọng tài có thể đeo nhẫn kết hôn.
- TTC hoặc TTP là nữ có thể đeo cặp tóc hoặc bông tai.
Đối với Thế vận hội, Thế vận hội Trẻ, giải Lục địa và các giải đấu
đa môn thể thao khác, khi đồng phục của TTP thuộc vào điều kiện cam kết
(LOC) với đơn vị tổ chức, thì đồng phục chính thức cho tổ Trọng tài có
thể được thay thế bằng đồng phục chung nhưng văn bản yêu cầu phải được
gửi đến WKF bởi người tổ chức sự kiện và được sự chấp thuận của WKF.
Đối với VĐV:
- Các VĐV phải mặc võ phục màu trắng không có kẻ sọc, đường
viền hoặc hình thêu cá nhân ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được sự
chấp nhận của ban chấp hành WKF, chỉ có biểu tượng hoặc cờ quốc gia
của VĐV nằm ở ngực trái của áo và kích thước tổng thể không vượt quá
12cm x 8cm (xem Phụ lục 7). Chỉ có các nhãn mác của nhà sản xuất mới
được có trên áo. Ngoài ra, số hiệu nhận biết do Ban tổ chức cung cấp phải
được đeo ở mặt sau của áo. Một VĐV thắt đai đỏ thì VĐV còn lại phải thắt
đai xanh. Đai đỏ và đai xanh phải có bề ngang rộng 5cm và có độ dài mỗi
bên đai là 15cm tính từ đầu đến nút thắt đai nhưng không được dài quá 3/4
chiều dài đùi. Đai phải là một màu đỏ hoặc xanh đồng nhất, không có hình
thêu cá nhân, quảng cáo hay dấu hiệu khác với nhãn hiệu thông thường
của nhà sản xuất.
- Bất kể phần nêu trên, Ban chấp hành vẫn có thể cho phép đeo mác
hoặc nhãn hiệu của nhà tài trợ.

276
- Áo của VĐV khi thắt chặt đai quanh thắt lưng phải có độ dài
tối thiểu đủ để che được phần hông nhưng không được dài quá 3/4 đùi.
Đối với VĐV nữ có thể được mặc áo phông trắng bên trong áo thi đấu.
Dây buộc áo phải được thắt. Áo không có dây buộc không được phép
sử dụng.
- Chiều dài tối đa của ống tay áo không được dài quá cổ tay và không
được ngắn hơn nửa cẳng tay. Tay áo không được xắn lên. Dây buộc giữ
trang phục phải được thắt trước khi trận đấu diễn ra. Tuy nhiên nếu dây
buộc tụt ra trong trận đấu thì VĐV không cần phải thay đổi võ phục.
- Quần thi đấu phải đủ dài để che được ít nhất 2/3 cẳng chân và
không được chùm mắt cá chân. Ống quần không được xắn lên.
- Các VĐV phải để tóc gọn gàng, cắt ngắn để không vướng khi thi
đấu. Hachimaki (băng quấn đầu) không được phép sử dụng. Nếu như TTC
nhận thấy VĐV nào tóc quá dài hay không sạch sẽ, TTC có quyền truất
quyền thi đấu của VĐV đó. Cấm đeo trâm cài tóc và cặp tóc bằng kim loại.
Cấm sử dụng ruy băng, chuỗi hạt và các vật trang trí khác. Một hay hai dải
băng chun buộc tóc kiểu đuôi ngựa đơn được cho phép.
- VĐV nữ có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại
được WKF chấp nhận: Khăn trùm đầu bằng vải đen và không bao cổ họng.
- Các VĐV không được đeo đồ kim loại hay các vật khác.
- Không sử dụng kính đeo mắt. Có thể đeo kính áp tròng nhưng VĐV
phải tự chịu trách nhiệm về sự rủi ro cho bản thân.
- Cấm sử dụng đồ trang sức, quần áo hay trang bị không được phép.
- Nhiệm vụ của trọng tài giám sát là phải đảm bảo rằng trước mỗi
vòng đấu hay trận đấu các VĐV phải mặc đúng trang bị được phê duyệt.
(Trong trường hợp tại giải vô địch châu lục, quốc tế hay quốc gia, các trang
bị được phê duyệt bởi WKF phải được chấp nhận không thể từ chối).
- Việc sử dụng băng gạc, miếng bịt hay các vật trợ giúp do chấn
thương phải được sự đồng ý của tổ trưởng tổ trọng tài dựa vào ý kiến bác
sĩ của giải.
Đối với huấn luyện viên:

277
Trong suốt thời gian diễn ra giải đấu, HLV sẽ mặc quần áo thể thao
của liên đoàn quốc gia họ và đeo thẻ HLV.
Ngoại trừ tại các trận đấu tranh huy chương của giải đấu chính của
WKF, HLV nam cần phải mặc một bộ đồ đen, áo sơ mi và cà vạt - trong
khi HLV nữ có thể chọn mặc áo đầm, đồ tây hay áo khoác và váy màu tối.
HLV có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF
chấp nhận giống như loại dùng cho các trọng tài.
Giải thích:
1. Nếu VĐV vào thảm thi đấu mà ăn mặc không hợp lệ, VĐV này
không bị truất quyền ngay, thay vào đó sẽ được cho một phút để sửa sang
lại trang phục.
2. Nếu HĐTT đồng ý, các trọng tài có thể được phép cởi áo vét.
3. Bộ võ phục Karate không được tung ra trong khi trình diễn Kata.
Điều 3. Tổ chức thi đấu Kata
* CHÚ Ý: Tổ chức thi đấu Kata Olympic khác với Điều 3 này và
tuân theo quy trình tổ chức được mô tả trong PHỤ LỤC 15.
1. Thi đấu Kata gồm hai nội dung: đồng đội và cá nhân. Thi đấu đồng
đội là thi đấu giữa các đội (gồm 3 VĐV một đội). Các đội chỉ được phép
gồm toàn VĐV là nam hoặc toàn VĐV là nữ. Thi đấu Kata cá nhân là thi
đấu giữa các cá nhân dành cho nam riêng và dành cho nữ riêng.
2. Đối với Giải vô địch WKF và châu lục, bốn người đạt huy chương
(vàng, bạc và hai đồng) của sự kiện trước sẽ được chọn làm “hạt giống”.
Đối với giải Karate 1-Premier League, là tám VĐV được xếp hạng đầu
trong bảng xếp hạng WKF (WKF World Ranking) trước khi cuộc thi được
tổ chức. “Tiêu chuẩn hạt giống” sẽ không hạ xuống thấp hơn kể cả trong
trường hợp không có VĐV đủ điều kiện để làm hạt giống.
3. Hệ thống đánh giá điện tử Kata sẽ chọn ngẫu nhiên thứ tự thi đấu
trong nhóm từ vòng đầu tiên. Tuy nhiên, nó không áp dụng cho những trận
tranh huy chương.
4. Số lượng Đối thủ tham gia sẽ xác định số lượng nhóm cho các
vòng đấu loại.

278
5. Hệ thống đấu loại sử dụng cho Kata được chia bởi các Đối thủ (cá
nhân hoặc đội) thành tám nhóm bằng nhau (ngoại lệ khi ít hơn 11 hoặc hơn
96, sẽ giải thích sau). Và ở mỗi vòng, số lượng Đối thủ của mỗi nhóm giảm
xuống còn 4 cho vòng tiếp theo cho đến khi chỉ còn hai nhóm Đối thủ (cá
nhân hoặc đội), trong đó, các Đối thủ có điểm số cao nhất trong hai nhóm
tương ứng sẽ đọ sức với nhau để giành vị trí thứ nhất (thua cuộc chiếm vị
trí thứ 2) và các Đối thủ có điểm số cao thứ hai trong mỗi hai nhóm sẽ đọ
sức với các Đối thủ có điểm số cao thứ 3 trong nhóm còn lại để cạnh tranh
cho hai vị trí thứ 3 (tranh huy chương đồng).
- Trong trường hợp số Đối thủ chỉ có 3 hoặc ít hơn, một trận Kata
duy nhất sẽ được tiến hành để xác định vị trí thứ 1 đến thứ 3. (Trong những
trường hợp như vậy, đai đỏ hoặc xanh có thể được chỉ định cho tất cả các
Đối thủ).
- Với 4 Đối thủ, hai nhóm sẽ được thành lập cho vòng đầu tiên và hai
đối thủ chiến thắng sẽ thi đấu với nhau để tranh giải nhất trong khi hai đối
thủ thua cuộc được xếp thứ 3.
- Từ 5-10 đối thủ, hai nhóm sẽ thành lập và ba vị trí cao nhất của
mỗi nhóm sẽ tham gia các trận đấu tranh huy chương. Sau đó, nhóm sẽ
tuân theo quy trình thông thường rằng Đối thủ có điểm cao nhất trong mỗi
nhóm sẽ cạnh tranh vị trí thứ 1 và 2 - và xếp thứ 2 sẽ gặp xếp thứ 3 từ nhóm
khác và ngược lại – trừ khi chỉ có tổng số là 5 Đối thủ - trong trường hợp
đó Đối thủ xếp thứ 3 trong nhóm có số lượng nhiều hơn sẽ giành được vị
trí thứ 3 (chiến thắng dễ dàng / thắng mà không cần thi đấu).
- Nếu số lượng Đối thủ từ 11-24, hai nhóm được hình thành. Sau vòng
Kata đầu tiên, 4 Đối thủ đứng đầu sẽ tạo thành hai nhóm bốn, sau vòng Kata
thứ hai sẽ xác định thứ hạng cho 6 Đối thủ (3 từ mỗi nhóm) sẽ tiến hành
tranh tài ở vòng thứ ba để giành huy chương theo cách thông thường.
- Nếu số lượng Đối thủ từ 25-48, hai nhóm được hình thành. Sau
vòng Kata đầu tiên, 4 Đối thủ đứng đầu trong mỗi nhóm sẽ tiếp tục vào
vòng 2.Tại vòng 2, 16 Đối thủ được chia thành 2 nhóm thi đấu tại hai sàn
(8 Đối thủ cho mỗi nhóm). Sau vòng thứ 2, 4 Đối thủ đứng đầu trong mỗi
nhóm (tổng cộng là 8) sẽ đi tiếp vào vòng thứ 3. Tại vòng 3, 8 Đấu thủ
được chia thành 2 nhóm (mỗi nhóm gồm 4 Đấu Thủ). Sau khi vòng 3 kết

279
thúc, 3 Đấu thủ xếp vị thứ đầu trong mỗi nhóm sẽ tiếp tục vào vòng tranh
huy chương.
6. Cơ bản số lượng Đối thủ cho mỗi nhóm sẽ là 8. Nhưng khi số
lượng Đối thủ vượt quá 64 nhưng nhỏ hơn 97, số lượng Đối thủ vượt
quá 64 khi chia mà vượt hơn 8 nhóm thì sẽ chia tối đa là 12 Đối thủ
cho mỗi nhóm.
7. Nếu số lượng Đối thủ từ 97-192, số nhóm sẽ tăng gấp đôi lên
thành 16 (giảm số lượng Đối thủ trong mỗi nhóm) nhưng vẫn chọn bốn vị
trí dẫn đầu trong mỗi nhóm để lại 8 nhóm 8 Đối thủ (tổng cộng 64 Đối thủ)
cho vòng tiếp theo.
8. Nếu số lượng Đối thủ từ 193 hoặc nhiều hơn, số nhóm sẽ tăng
gấp đôi lên thành 32 để giảm số lượng Đối thủ trong mỗi nhóm nhưng vẫn
chọn bốn vị trí dẫn đầu trong mỗi nhóm để lại 16 nhóm trong tổng số 128
Đối thủ cho vòng tiếp theo.
9. Tổ trọng tài được giữ nguyên cho tất cả các trận thi đấu của các
Đối thủ trong cùng một nhóm cho bất kỳ vòng đấu nào.
10. Sẽ không áp dụng thể loại đấu vớt ngoại trừ trong các trận đấu
được xác định cụ thể.
11. Các VĐV hoặc đội nếu không có mặt khi được gọi sẽ bị loại
(KIKEN) khỏi nội dung đó. Xử thua do KIKEN có nghĩa là các VĐV sẽ
bị loại ở nội dung đó, mặc dù nó không ảnh hưởng đến sự tham gia ở nội
dung khác.
12. Ở các trận tranh huy chương của thi đấu Kata đồng đội, các đội
sẽ biểu diễn bài Kata tự chọn như thường lệ. Sau đó sẽ phải trình diễn phần
phân thế và ý nghĩa của bài Kata đó (BUNKAI). Thời gian cho phép trình
diễn cả KATA và BUNKAI là 5 phút. Trọng tài bấm giờ sẽ bắt đầu đếm
lùi đồng hồ khi các thành viên trong đội chào nhau và bắt đầu biểu diễn
bài Kata và dừng đồng hồ ở lần chào cuối sau khi kết thúc bài BUNKAI.
Đội nào không thực hiện phần chào ở đầu và cuối phần thi hoặc vượt quá 5
phút sẽ bị loại. Không cho phép sử dụng các loại vũ khí truyền thống, thiết
bị phụ trợ hoặc trang sức khác.

280
Giải thích:
Bảng 2. Tóm tắt số lượng bảng thi đấu và nhóm theo số lượng đối thủ

Số lượng Số Số lượng bài


Số lượng Đối thủ
Đối thủ lượng Kata trình
ở vòng thứ 2
(VĐV hoặc Đội) nhóm diễn
2 1 1 0 (không có vòng 2)
3 1 1 0 (không có vòng 2)
Tranh huy chương
4 2 2
(chỉ huy chương vàng)
5 tới 10 2 2 Tranh huy chương
11 tới 24 2 3 8 Đối thủ
25 tới 48 4 4 16 Đối thủ
49 tới 96 8 4 32 Đối thủ
97 tới 192 16 5 64 Đối thủ
193 trở lên 32 6 128 Đối thủ

Điều chỉnh cho đánh giá thủ công của hệ thống đánh giá Kata
Đối với các cuộc thi mà hệ thống đánh giá Kata điện tử không có
sẵn, có thể sử dụng bảng điểm cầm tay. Trong những trường hợp như vậy,
tín hiệu hiển thị bảng điểm sẽ được đưa ra bởi tổ trưởng tổ trọng tài bằng
cách thổi còi của mình, và sau đó là tiếng còi thứ hai sau khi phát thanh
viên công bố điểm. Bảy trọng tài của tổ trọng tài được chọn bởi Quản lý
sàn hoặc Trợ lý quản lý sàn.
Ngay cả khi quy định tính điểm đã được công bố trong thư mời của
giải đấu, nhà tổ chức có thể chọn sử dụng chỉ có một điểm bao gồm cả hiệu
suất kỹ thuật và thể thao. Trong những trường hợp như vậy, các Trọng tài
phải tự ghi nhớ hiệu suất nên được cân nhắc 70% cho hiệu suất kỹ thuật và
30% cho hiệu suất thể thao.
Bất kỳ hiệp phụ nào sử dụng hệ thống thủ công, VĐV (hoặc đội)
được yêu cầu thực hiện thêm một bài Kata bổ sung và phải khác nhau. Các
trọng tài buộc phải đưa ra điểm số khác nhau để kết thúc hiệp đấu.

281
Điều 4. Tổ trọng tài
1. Đối với tất cả các trận thi đấu chính thức của WKF, tổ trọng tài
gồm bảy người cho mỗi vòng sẽ được chọn ngẫu nhiên bằng một chương
trình máy tính.
2. Trong những trận tranh huy chương, các Trọng tài không được
phép có cùng quốc tịch với VĐV.
3. Tại mỗi thảm, một trọng tài sẽ được chỉ định là tổ trưởng và sẽ
đảm nhiệm vai trò lãnh đạo để thực hiện bất kỳ giao tiếp cần thiết nào với
kỹ thuật viên Phần mềm và xử lý mọi vấn đề phát sinh giữa các trọng tài.
4. Tại vòng loại thư ký hội đồng trọng tài sẽ tạo điều kiện cho kỹ
thuật viên hệ thống phần mềm vào danh sách các trọng tài làm nhiệm vụ
tại thảm. Danh sách này được làm bởi thư ký HĐTT khi có sơ đồ thi đấu
của VĐV và biên bản hội ý trọng tài. Danh sách này chỉ có các trọng tài
trong cuộc họp đó và phải tuân thủ các tiêu chuẩn nêu trên. Khi có danh
sách trọng tài tham gia, kỹ thuật viên nhập hệ thống danh sách đó; 7 TT
được giao nhiệm vụ thảm sẽ được hệ thống phần mềm lựa chọn một cách
ngẫu nhiên.
Tại trận tranh huy chương, Quản lý sàn sẽ cung cấp cho chủ tịch hội
đồng trọng tài và thư kí danh sách các TTC thức từ sàn của họ sau khi các
trận đấu vòng loại kết thúc. Khi danh sách trọng tài được chủ tịch HĐTT
phê duyệt, sẽ giao cho kỹ thuật viên phần mềm để nhập vào hệ thống.
Hệ thống sẽ phân bổ ngẫu nhiên chỉ có 7 trọng tài trong số đó bắt
trận đấu.
5. Ngoài Kỹ thuật viên phần mềm và Phát thanh viên cho các trận thi
đấu đồng đội, tại các vòng tranh huy chương còn có thêm Người bấm giờ
để tăng hiệu suất thời gian.
6. Theo kinh nghiệm, Phát thanh viên và Kỹ thuật viên phần mềm
vận hành hệ thống đánh giá điện tử có thể là cùng một người.
7. Hơn nữa, đơn vị tổ chức phải cung cấp Người hỗ trợ (Runners)
cho từng khu vực thi đấu mà quen thuộc với danh sách các bài Kata WKF
để thu thập và ghi lại bài kata đã chọn của các Đối thủ trước mỗi vòng và
đưa danh sách cho Kỹ thuật viên phần mềm. Quản lý sàn chịu trách nhiệm
giám sát hoạt động của Người hỗ trợ.

282
8. Tại các cuộc thi không được tính xếp hạng WKF, số lượng trọng
tài trong tổ trọng tài có thể giảm xuống còn năm (5). Trong những
trường hợp như vậy, điểm số cao nhất và thấp nhất không được tính trong
điểm tổng.
Giải thích:
1. Tất cả các Trọng tài và Kỹ thuật viên phần mềm xếp thành một
hàng trước bàn thư ký, tốt nhất là có một bàn riêng.
2. Tổ trưởng tổ trọng tài ngồi ở vị trí gần nhất với kỹ thuật viên phần
mềm, người ngồi tại vị trí cuối bàn.
Điều 5. Tiêu chuẩn để quyết định
1. Danh sách các bài quyền chính thức
Chỉ các bài quyền trong danh sách các bài quyền chính thức mới
được phép biểu diễn.
Lưu ý: Tên của một số bài Kata có thể trùng do các biến thể khi phát
âm trong tiếng La tinh. Trong một số trường hợp một bài kata có thể được
biết dưới một cái tên khác từ phong cách (Ryu-ha) này đến phong cách
khác, và trong trường hợp đặc biệt một cái tên giống nhau nhưng trên
thực tế có thể là một bài kata khác nhau từ phong cách này sang phong
cách khác.

1 Anan 35 Jiin 69 Passai

2 Anan Dai 36 Jion 70 Pinan Shodan

3 Ananko 37 Jitte 71 Pinan Nidan

4 Aoyagi 38 Juroku 72 Pinan Sandan

5 Bassai 39 Kanchin 73 Pinan Yondan

6 Bassai Dai 40 Kanku Dai 74 Pinan Godan

7 Bassai Sho 41 Kanku Sho 75 Rohai

8 Chatanyara Kushanku 42 Kanshu 76 Saifa

283
Kishimo-
9 Chibana No Kushanku 43 to No 77 Sanchin
Kushanku
10 Chinte 44 Kousoku 78 Sansai
Kousoku
11 Chinto 45 79 Sanseiru
Dai
Kousoku
12 Enpi 46 80 Sanseru
Sho
13 Fukyugata Ichi 47 Kururunfa 81 Seichin
Seienchin
14 Fukyugata Ni 48 Kusanku 82
(Seiyunchin)
Kyan No
15 Gankaku 49 83 Seipai
Chinto
Kyan No
16 Garyu 50 84 Seiryu
Wanshu
17 Gekisai (Geksai) 1 51 Matsukaze 85 Seishan
Matsumura
18 Gekisai (Geksai) 2 52 86 Seisan (Sesan)
Bassai
Matsumura Shiho
19 Gojushiho 53 87
Rohai Kosokun
20 Gojushiho Dai 54 Meikyo 88 Shinpa
21 Gojushiho Sho 55 Myojo 89 Shinsei
Naifanchin
22 Hakucho 56 90 Shisochin
Shodan
Naifanchin
23 Hangetsu 57 91 Sochin
Nidan
Naifanchin
24 Haifa (Haffa) 58 92 Suparinpei
Sandan
25 Heian Shodan 59 Naihanchi 93 Tekki Shodan
26 Heian Nidan 60 Nijushiho 94 Tekki Nidan

284
27 Heian Sandan 61 Nipaipo 95 Tekki Sandan
28 Heian Yondan 62 Niseishi 96 Tensho
29 Heian Godan 63 Ohan 97 Tomari Bassai
30 Heiku 64 Ohan Dai 98 Unshu
Oyadomari
31 Ishimine Bassai 65 99 Unsu
No Passai
32 Itosu Rohai Shodan 66 Pachu 100 Useishi
33 Itosu Rohai Nidan 67 Paiku 101 Wankan
34 Itosu Rohai Sandan 68 Papuren 102 Wanshu
2. Đánh giá
Để đánh giá thành tích của thí sinh hoặc đội, các trọng tài sẽ đánh
giá kết quả thi dựa trên hai (2) tiêu chí chính (hiệu suất kỹ thuật và hiệu
suất thể thao).
Cuộc thi được đánh giá từ cái chào đầu tiên khi bắt đầu bài Kata cho
đến khi chào kết thúc bài Kata. Ngoại trừ ở trận tranh huy chương của giải
đồng đội khi mà màn biểu diễn cũng như thời gian bắt đầu tính khi cái chào
bắt đầu Kata và kết thúc khi người biểu diễn chào khi hoàn thành Bunkai.
Những thay đổi nhỏ được dạy bởi phong cách (Ryu-ha) Karate của
thí sinh sẽ được cho phép.
Các VĐV phải trình diễn các bài Kata khác nhau trong mỗi vòng
đấu. Bài nào đã trình diễn rồi thì không được lặp lại kể cả trong trận tranh
thắng thua (tie-breaker). Chỉ những bài Kata có trong danh sách chính thức
mới được phép trình diễn.
3. Hệ thống tính điểm
Hiệu suất kỹ thuật và hiệu suất thể thao được cho điểm riêng biệt
bằng cách sử dụng cùng một thang điểm từ 5.0 đến 10.0 với mức tăng .2 –
trong đó 5.0 thể hiện điểm số thấp nhất có thể cho một bài Kata được chấp
nhận khi thực hiện và 10.0 là thể hiện cho sự hoàn hảo. Truất quyền được
biểu thị bằng điểm 0.0.
Hệ thống sẽ loại bỏ hai điểm cao nhất và hai điểm thấp nhất cho hiệu

285
suất kỹ thuật và hiệu suất thể thao tương ứng và tính tổng số điểm trong đó
70% cho hiệu suất kỹ thuật và 30% cho hiệu suất thể thao.
Bunkai được coi là có tầm quan trọng ngang bằng với Kata.
4. Giải quyết các trận hòa
Trong trường hợp các Đối thủ có cùng số điểm, trận hòa nên được
giải quyết theo quy trình sau và được hiển thị trên hệ thống đánh giá
điện tử:

So sánh điểm kỹ thuật trước khi nhân hệ số (70%). Điểm cao


Bước 1:
nhất sẽ thắng.
So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm thấp nhất không bị loại
Bước 2:
trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm cao nhất không bị loại
Bước 3:
trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
So sánh điểm thể thao, so sánh điểm thấp nhất không bị loại
Bước 4:
trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
So sánh điểm thể thao, so sánh điểm cao nhất không bị loại
Bước 5:
trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm cao nhất trong số những
Bước 6:
điểm thấp nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm thấp nhất trong số
Bước 7:
những điểm cao nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm thấp nhất trong số
Bước 8:
những điểm thấp nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
So sánh điểm thể thao, so sánh điểm cao nhất trong số những
Bước 9:
điểm thấp nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
So sánh điểm thể thao, so sánh điểm thấp nhất trong số
Bước 10:
những điểm cao nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
So sánh điểm thể thao, so sánh điểm thấp nhất trong số
Bước 11:
những điểm thấp nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm cao nhất trong số những
Bước 12:
điểm cao nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.

286
So sánh điểm thể thao, so sánh điểm cao nhất trong số những
Bước 13:
điểm cao nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Khi tất cả các tiêu chí đánh giá sử dụng ở các trường hợp
Bước 14: trước vẫn không xác định được người chiến thắng. Kết quả
trận hòa sẽ được giải quyết bằng cách tung đồng xu điện tử.
5. Tiêu chí đánh giá

Trình diễn Bunkai


Trình diễn Kata (Áp dụng cho giải đồng đội tranh huy
chương)
1. Hiệu suất kỹ thuật: 1. Hiệu suất kỹ thuật:
a. Tấn pháp a. Tấn pháp
b. Kỹ Thuật b. Kỹ Thuật
c. Chuyển động c. Chuyển động chuyển tiếp
chuyển tiếp d. Thời gian
d. Thời gian e. Hơi thở đúng
e. Hơi thở đúng f. Tập trung (kime)
f. Tập trung (kime) g. Sử dụng các đòn thực tế trong trình diễn
g. Thực hiện kihon Kata
của phong cách (Ruy-
ha) trong Kata
2. Hiệu suất thể thao: 2. Hiệu suất thể thao:
a. Sức mạnh a. Sức mạnh
b. Tốc độ b. Tốc độ
c. Cân bằng c. Cân bằng
6. Truất quyền thi đấu
Một VĐV hay một đội có thể bị truất quyền thi đấu với bất kỳ những
lý do dưới đây:
- Thực hiện sai bài Kata hoặc thông báo sai.
- Không chào khi bắt đầu và kết thúc bài trình diễn Kata.
- Tạm dừng hoặc ngừng trong khi thi đấu.
- Làm ảnh hưởng đến chức năng của các trọng tài (như TT phải di
chuyển vì lý do an toàn hoặc chạm vào TT).

287
- Đai bị tuột trong quá trình biểu diễn.
- Quá thời hạn tổng cộng 5 phút cho Kata và Bunkai.
- Sử dụng kỹ thuật kẹp bằng chân vào vùng cổ trong Bunkai (Jodan
Kani Basami).
- Không theo chỉ thị của tổ trưởng tổ trọng tài hoặc có các hành vi
sai trái khác.
Lỗi
Các lỗi sau, nếu rõ ràng, phải được xem xét:
- Mất thăng bằng.
- Thực hiện một kỹ thuật sai hoặc không hoàn chỉnh như một đòn
khóa hay đấm trượt mục tiêu.
- Di chuyển không đều, như thực hiện một kỹ thuật trước khi sự di
chuyển của cơ thể (bộ pháp) hoàn thành. Trong trường hợp nội dung Kata
đồng đội thì đó là sự di chuyển không đều của các VĐV.
- Sử dụng các tín hiệu âm thanh (từ bất kỳ người nào khác, kể cả các
thành viên khác trong đội) hoặc cử chỉ như dập chân, vỗ ngực, cánh tay,
hoặc võ phục, hoặc thở ra không hợp lý, theo đánh giá trọng tài là những
lỗi nghiêm trọng trong trình diễn Kata. Tất cả sẽ là lỗi vi phạm và cùng 1
cấp với lỗi phạt mất thăng bằng.
- Đai thắt lỏng lẻo dẫn đến gần như muốn tuột ra trong quá trình
biểu diễn.
- Lãng phí thời gian, bao gồm diễu hành kéo dài, cúi chào thái quá
hoặc tạm dừng kéo dài trước khi bắt đầu thực hiện phần biểu diễn.
- Bị thương do không kiểm soát kỹ thuật trong khi thực hiện Bunkai.
Giải thích:
- Bài quyền (Kata) không phải là một điệu múa hay việc thể hiện
mang tính sân khấu, nó được gắn liền với các giá trị và nguyên tắc
mang tính truyền thống. Nó phải thể hiện được tính thực chiến cũng
như sự tập trung cao độ, sức mạnh và khả năng đích thực của đòn. Nó
phải được thể hiện mạnh, có lực và tốc độ cũng như phong thái, nhịp
điệu và sự thăng bằng.

288
- Giả vờ bất tỉnh khi thực hiện Bunkai là không phù hợp: Khi bị hạ
gục, đối thủ nên quỳ một đầu gối hoặc đứng lên.
- Trong thi đấu kata đồng đội, 3 VĐV sẽ bắt đầu bài quyền bằng việc
quay mặt về cùng một hướng và về phía tổ trọng tài.
- Các thành viên của đội phải thể hiện hết khả năng ở tất cả các khía
cạnh của bài quyền cũng như phải đều.
- Trách nhiệm duy nhất của HLV hoặc trong trường hợp không có
HLV, VĐV phải đảm bảo rằng bài Kata phải giống như đã thông báo cho
Người hỗ trợ (Runner) cho vòng đấu đó.
- Mặc dù việc sử dụng kỹ thuật kẹp bằng chân vào vùng cổ (Kani
Basami) trong Bunkai bị cấm nhưng kẹp ở phần thân là được phép.
- Khi giải quyết kết quả hòa, điểm số ban đầu của Đối thủ được giữ
lại. Điểm số để xác định người chiến thắng không làm thay đổi điểm để
xác định vị thứ chính thức.
- Mẫu kết quả đánh giá
TT1 TT2 TT3 TT4 TT5 TT6 TT7 Tổng Hệ số Kết quả
Hiệu
suất
8.0 8.2 7.8 7.8 8.4 8.4 8.2 24.4 0,7 17.10
kỹ
thuật
Hiệu
suất
7.8 8.2 7.8 8.2 8.2 8.4 8.4 24.6 0.3 7.38
thể
thao
Tổng
24.48
cộng

- Tại các giải không được tính cho Xếp hạng Thế giới của WKF hoặc
Thế vận hội, số lượng trọng tài có thể giảm xuống còn 5 – trong đó chỉ có
điểm cao nhất và thấp nhất của Đối thủ bị loại bỏ thay vì hai điểm cao nhất
và hai điểm thấp nhất.
Điều 6. Diễn biến trận đấu
1. Các VĐV hoặc các đội được phân theo nhóm, mỗi nhóm gồm tám
(hoặc tối đa 12) đối thủ cho mỗi khu vực thi đấu.

289
2. Trước mỗi vòng, các VĐV hoặc đội phải gửi bài Kata đã chọn cho
Người hỗ trợ được chỉ định, người sẽ chuyển tiếp thông tin đến Người vận
hành phần mềm của hệ thống đánh giá điện tử. Thứ tự thi đấu trong một
nhóm được xác định ngẫu nhiên nhưng không áp dụng cho các vị trí “hạt
giống” trong vòng loại đầu tiên.
3. Khi bắt đầu mỗi vòng, các VĐV hoặc các đội sẽ xếp hàng ở chu vi
khu vực thi đấu đối diện với các trọng tài. (Một vòng được hiểu là một màn
trình diễn của tất cả các Đối thủ trong một nhóm.) Sau các nghi thức chào,
ban đầu là “SHOMEN NI REI” và ngay sau đó là “OTAGAI NI REI”, các
Đối thủ sẽ bước ra khỏi khu vực thi đấu.
4. Khi được gọi, mỗi VĐV hoặc đội sẽ bước lên vị trí bắt đầu cho
bài Kata.
5. Vị trí bắt đầu cho màn trình diễn là bất cứ nơi nào trong phạm vi
của thảm thi đấu.
6. Sau khi chào, Đối thủ phải hô rõ ràng tên của bài Kata sẽ thực hiện
và sau đó bắt đầu thực hiện.
7. Khi kết thúc màn trình diễn, được xác định là cái chào cuối cùng
trong bài Kata, Đối thủ phải chờ thông báo kết quả, chào, sau đó rời khỏi
thảm đấu.
8. Khi quá trình thi đấu của mỗi nhóm kết thúc, tất cả các Đối thủ
của nhóm đó sẽ xếp hàng và người điều hành (phát thanh viên) sẽ thông
báo bốn vị thứ đứng đầu đủ điều kiện vào vòng tiếp theo. Tên của bốn vị
thứ đứng đầu sẽ được hiển thị trên màn hình. Các Đối thủ sau đó sẽ chào
và rời khỏi thảm đấu.
9. Trước các trận tranh huy chương, người điều hành sẽ thông báo 3
Đối thủ xếp vị thứ đầu trong mỗi hai nhóm cho các trận tranh huy chương.
Giải thích:
- Vị trí bắt đầu trình diễn bài Kata là nằm trong phạm vi của thảm
thi đấu.
- Sơ đồ các vị thứ trong thi đấu Kata theo quy tắc thông thường
của WKF, được minh họa trong PHỤ LỤC 16. GIẢI KATA PREMIER
LEAGUE.

290
Điều 7: Khiếu nại
1. Không ai có thể phản đối lại phán quyết của các thành viên của tổ
trọng tài.
2. Nếu việc trọng tài có gì vi phạm Luật thì chỉ có HLV của VĐV
đó hoặc người đại diện chính thức là người duy nhất được phép khiếu nại.
3. Khiếu nại phải được trình bày dưới dạng văn bản và phải trình
ngay lập tức sau trận đấu (ngoại trừ duy nhất việc khiếu nại liên quan đến
sai sót hành chính. Quản lý sàn sẽ phải lập tức nhận ra ngay những sai sót
được phát hiện).
4. Đơn khiếu nại phải được trình lên đại diện của Hội đồng giải quyết
khiếu nại. Họ sẽ xem xét lại hoàn cảnh dẫn đến quyết định khiếu nại. Sau
khi xem xét những tình tiết có liên quan, họ sẽ lập báo cáo và được giao
quyền giải quyết vấn đề này.
5. Nếu có bất kỳ khiếu nại nào về luật qua thông báo của HLV, việc
này phải không chậm hơn 1 phút sau khi kết thúc trận đấu. HLV yêu cầu
mẫu khiếu nại từ quản lý sàn và có 4 phút để hoàn thành ký và nộp cho
quản lý sàn với lệ phí quy định. Quản lý sàn ngay lập tức giao đơn khiếu
nại cho đại diện hội đồng giải quyết khiếu nại và sẽ có 5 phút để giải quyết
đưa ra quyết định.
6. Đơn khiếu nại phải được nộp cùng với tiền lệ phí theo quy định
của BCH WKF. Số tiền và đơn khiếu nại gửi tới đại diện của Hội đồng giải
quyết khiếu nại.
7. Các thành viên của Hội đồng giải quyết khiếu nại
Hội đồng giải quyết khiếu nại bao gồm 3 đại diện TTC cấp cao được
chỉ định bởi HĐTT. Trong đó có 2 người không được cùng một liên đoàn
quốc gia.
HĐTT cũng nên chỉ định thêm 3 thành viên khác và đánh số từ 1 đến
3. Họ sẽ tự động thay thế trong bất kỳ trường hợp mà các thành viên trong
Hội đồng giải quyết khiếu nại được chỉ định ban đầu có thể dẫn đến xung
đột về lợi ích như các thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại có
cùng quốc tịch, cùng quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân với bất
kỳ bên nào liên quan đến vụ việc bị khiếu nại, bao gồm tất cả các thành
viên của tổ trọng tài liên quan đến vụ việc bị khiếu nại.

291
8. Quy trình giải quyết khiếu nại
Trách nhiệm của bên nhận khiếu nại là triệu tập Hội đồng giải quyết
khiếu nại và gửi số tiền phản đối tới Thủ quỹ.
Sau khi được triệu tập, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ ngay lập tức
đưa ra các yêu cầu và điều tra theo họ thấy là cần thiết để xác định xem
có chấp nhận đơn khiếu nại hay không. Mỗi người trong ba thành viên có
nghĩa vụ đưa ra phán quyết của mình về tính đúng đắn của đơn khiếu nại.
Sự vắng mặt là không được chấp nhận.
9. Từ chối khiếu nại
Nếu khiếu nại là không hợp lệ, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ
chỉ định một thành viên của mình thông báo bằng miệng tới người
khiếu nại rằng khiếu nại đã bị từ chối, đánh dấu văn bản gốc bằng từ
“TỪ CHỐI”, và phải có chữ ký của mỗi thành viên trong Hội đồng giải
quyết khiếu nại, trước khi gửi đơn khiếu nại tới Thủ quỹ, người sẽ chuyển
nó cho Tổng thư ký.
10. Chấp nhận khiếu nại
Nếu khiếu nại là hợp lệ, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ liên hệ với
ban tổ chức (BTC) và HĐTT để có những biện pháp thực tế để khắc phục
tình huống, khả năng bao gồm:
- Đảo ngược các phán quyết trước đó vi phạm luật.
- Ban hành một đề nghị tới HĐTT mà các TT có liên quan để xác
nhận sự đồng thuận.
Trách nhiệm còn lại của Hội đồng giải quyết khiếu nại là thực hiện
những hành động thận trọng và đúng đắn dù nó sẽ làm gián đoạn chương
trình của sự kiện bằng bất cứ giá nào. Đảo ngược quá trình loại bỏ là một
lựa chọn cuối cùng để đảm bảo một kết quả công bằng.
Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ chỉ định một thành viên của mình
thông báo bằng miệng tới người khiếu nại rằng khiếu nại đã được chấp
nhận, đánh dấu văn bản gốc bằng từ “CHẤP NHẬN”, và phải có chữ ký
của mỗi thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại, trước khi gửi đơn
khiếu nại tới Thủ quỹ, người sẽ trả lại lệ phí cho người khiếu nại và chuyển
đơn khiếu nại cho quản lý sàn.

292
11. Báo cáo sự cố
Sau khi xử lý vụ việc theo cách thức được quy định trên, Hội đồng
giải quyết khiếu nại sẽ triệu tập lại và soạn thảo một bản báo cáo sự cố
phản đối đơn giản, mô tả các phát hiện của họ và nêu rõ lý do để chấp nhận
hoặc từ chối đơn khiếu nại. Bản báo cáo phải được ký bởi cả ba thành viên
của Hội đồng giải quyết khiếu nại và đệ trình lên Quản lý sàn.
12. Quyền hạn và giới hạn
Quyết định của Hội đồng giải quyết khiếu nại là quyết định cuối
cùng, và chỉ có thể bị bác bỏ bởi quyết định của Ban chấp hành.
13. Hội đồng giải quyết khiếu nại không được áp dụng các biện pháp
trừng phạt hoặc hình phạt. Chức năng của họ là đưa ra phán quyết về đơn
khiếu nại và thực hiện các hành động cần thiết từ HĐTT và BTC để khắc phục
và sửa chữa bất kỳ các quy trình phán quyết của trọng tài được cho là trái luật.
Giải thích:
- Đơn khiếu nại cần nêu rõ tên của các VĐV, tổ trọng tài điều hành
và các chi tiết chính xác có liên quan đến việc khiếu nại. Khiếu nại được
trình bày chung chung sẽ không được chấp thuận là khiếu nại hợp lệ. Chi
tiết sự việc chứng minh cho giá trị lời khiếu nại phải được nêu ra cùng với
đơn khiếu nại.
- Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ xem xét việc khiếu nại và chứng cứ
nêu trong đơn khiếu nại. Hội đồng giải quyết khiếu nại có thể nghiên cứu
cả băng video và đặt câu hỏi cho những người có liên quan, nhằm hỗ trợ
cho việc kiểm tra một cách khách quan giá trị của khiếu nại.
-. Nếu Hội đồng giải quyết khiếu nại cho việc khiếu nại là đúng thì
những biện pháp thích đáng sẽ được áp dụng nhằm tránh sự việc tiếp tục tái
diễn ở các trận đấu tiếp theo. Số tiền lệ phí khiếu nại sẽ do thủ quỹ hoàn lại.
- Nếu Hội đồng giải quyết khiếu nại cho rằng khiếu nại là không
có giá trị, nó sẽ bị bác bỏ và tiền lệ phí sẽ không được hoàn lại và nộp
cho WKF.
- Để các trận đấu diễn ra sau đó không bị trì hoãn, cho dù là có sự
chuẩn bị một khiếu nại chính thức. Trách nhiệm của Tổ trưởng tổ trọng tài
là phải đảm bảo cho trận đấu (bout/match) diễn ra theo đúng Luật thi đấu.

293
- Trong những trường hợp có sơ suất về mặt hành chính ở trận đấu
đang diễn ra, HLV có thể thông báo trực tiếp với quản lý sàn. Cuối cùng,
quản lý sàn sẽ thông báo cho Tổ trưởng tổ trọng tài.

Câu hỏi ôn tập


Câu 1. Anh (chị) hãy so sánh thảm thi đấu Kumite và thảm thi đấu Kata.
Câu 2. Hái quát về trang phục chính thức trong thi đấu Kumite và Kata.
Câu 3. Trình bày công tác tổ chức thi đấu Kumite và Kata.
Câu 4. Trình bày tổ trọng tài trong thi đấu Kumite và Kata.
Câu 5. Trình bày thời gian của trận đấu Kumite.
Câu 6. Mô tả cách ghi điểm trong thi đấu Kumite.
Câu 7. Nêu các hành vi bị cấm trong thi đấu Kumite.
Câu 8. Cách xử lý các trường hợp chấn thương và tai nạn trong thi
đấu Karate.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Vũ Việt Bảo (2005), Chương trình đào tạo võ sinh từ đai trắng đến
đai đen, Hội Karate thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Văn Chung (chủ biên), TS.Phạm Hổng Dương, ThS.
Nguyễn Anh Tú, ThS.Nguyễn Đương Bắc, KTS.Nguyễn Ngọc
Dũng, Đinh Diệp Hòa, Bùi Hoàng Lân (2007), Giáo trình võ thuật,
NXB Đại học Sư Phạm.
Tiếng Anh
3. World Karate Federation (2020), Karate Competition Rules,
Effective from 1.1.2020.
Thông tin trên Internet
1. https://www.wkf.net/olympic.
2. https://rikaidoshop.com/luat-thi-dau-karate-wkf-2020.html.

294
PHỤ LỤC 1. THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Bắt đầu trận
SHOBU HA- Sau khi hô, TTC sẽ lùi lại sau một
đấu (bout/
JIME bước.
match)
TT bấm giờ sẽ cho tín hiệu âm thanh
ATO Còn một ít báo hiệu còn 15 giây nữa trận đấu
SHIBARAKU thời gian sẽ kết thúc và TTC sẽ hô “Ato
Shibaraku”.
Tạm dừng hay kết thúc trận đấu. Khi
YAME Dừng lại hô TTC sẽ đánh thẳng tay theo hướng
từ trên về trước.
MOTO NO Vị trí ban
Cả 2 VĐV và TTC trở về vị trí bắt đầu.
ICHI đầu
Lệnh nhắc nhở tiếp tục đấu khi trận
đấu đang diễn ra (chưa có lệnh tạm
Tiếp tục thi
TSUZUKETE dừng). Hoặc khi TTC đưa ra lệnh
đấu
không chính thức yêu cầu 2 đối thủ
tích cực thi đấu hơn nữa.
TTC đứng tấn trước. Khi hô “Tsu-
zukete” thì duỗi thẳng tay, lòng bàn
TSUZUKETE Tiếp tục thi tay mở hướng về phía 2 VĐV. Khi
HAJIME đấu - bắt đầu hô “Hajime” thì quay lòng bàn tay vào
trong và đưa nhanh lại gần nhau, cùng
lúc đó lùi về sau.
TTC gọi TTP khi kết thúc trận đấu
SHUGO Gọi TTP (bout/match) hoặc hội ý về hình phạt
SHIKKAKU.
TTC yêu cầu biểu quyết vào cuối một
trận đấu không phân thắng bại. Sau
1 hồi còi ngắn, các TTP đưa ra biểu
HANTEI Biểu quyết
quyết của mình bằng cờ hiệu và TTC
đưa ra biểu quyết của mình bằng cách
giơ tay lên.

295
Trường hợp có trận đấu hòa, TTC
bắt chéo tay trước ngực rồi phất hai
HIKIWAKE Hòa
tay sang hai bên và lòng bàn tay xoay
hướng ra phía trước.
VĐV đeo đai
AKA (AO) TTC giơ thẳng tay chếch lên trên về
Đỏ (Xanh)
NO KACHI phía bên người thắng cuộc.
thắng cuộc
VĐV đeo đai
AKA (AO) Đỏ (Xanh) TTC giơ tay chếch lên trên 45° về bên
IPPON ghi được 3 người ghi điểm.
điểm
VĐV đeo đai
AKA (AO) Đỏ (Xanh) TTC giơ ngang tay bằng tầm vai về
WAZA-ARI ghi được 2 phía bên người ghi điểm.
điểm
VĐV đeo đai
AKA (AO) TTC giơ tay chếch xuống dưới 45° về
Đỏ (Xanh)
YUKO phía bên người ghi điểm.
ghi 1 điểm
CHUKOKU Nhắc nhở TTC chỉ ra vi phạm Loại 1 hay Loại 2
TTC chỉ ra vi phạm Loại 1 hay Loại 2
KEIKOKU Nhắc nhở rồi chỉ ngón tay trỏ chếch xuống dưới
45° về phía người phạm lỗi.
Nhắc nhở
TTC chỉ ra vi phạm Loại 1 hay Loại
HAN- về hình phạt
2 rồi chỉ ngón tay trỏ ngang thẳng về
SOKU-CHUI truất quyền
phía người phạm lỗi.
thi đấu
TTC chỉ ra vi phạm Loại 1 hay Loại
Truất quyền 2 rồi chỉ ngón tay trỏ chếch lên 45°
HANSOKU
thi đấu thẳng về phía người phạm lỗi và tuyên
bố người kia thắng cuộc.
Ra ngoài
TTC chỉ ngón tay trỏ ra vạch người
thảm đấu
JOGAI phạm lỗi để báo cho các TTP thấy rằng
không do lỗi
VĐV này đã ra ngoài thảm đấu.
của đối thủ

296
Ưu thế về Sau khi ghi điểm đầu tiên theo cách
việc ghi điểm thông thường, TTC hô “Aka (Ao) Sen-
SENSHU
đầu tiên một shu” trong khi giữ bàn tay cong với
cách dễ dàng lòng bàn tay hướng vào mặt của mình.
TTC trước tiên sẽ chỉ tay “rời khỏi
thảm” chếch lên 45° về phía VĐV vi
Truất quyền
SHIKKAKU phạm rồi chỉ ra ngoài và về phía sau
thi đấu
bằng việc hô “Aka (Ao) Shikkaku”
rồi tuyên bố cho VĐV kia thắng cuộc.
Hủy bỏ điểm
TTC Kumite hoặc tổ trưởng tổ TT
hoặc quyết
TORIMASEN Kata đưa 2 bàn tay của mình chéo
định bị hủy
xuống sang 2 bên.
bỏ
TTC chỉ chếch xuống dưới 45° về phía
KIKEN Bỏ cuộc
VĐV hoặc đội.
TTC chạm tay vào mặt rồi xoay mu
Tự gây nguy bàn tay ra ngoài, đưa ra đưa vào để báo
MUBOBI
hiểm cho các TTP biết rằng VĐV vừa tự gây
nguy hiểm cho chính mình.
TTC yêu cầu các đối thủ di chuyển để
loại bỏ hành động túm lấy nhau hoặc
đẩy ngực bằng cách tách hai bàn tay
WAKARETE Tách ra
của mình với lòng bàn tay hướng ra
ngoài trong khi đưa ra mệnh lệnh bằng
lời nói.

297
PHỤ LỤC 2. HIỆU LỆNH VÀ CỜ LỆNH
Khẩu lệnh và hiệu lệnh của TTC

SHOMEN-NI-REI
TTC đưa 2 lòng bàn tay về phía trước

OTAGAI-NI-REI
Động tác của TTC nhắc 2 VĐV chào nhau.

298
SHOHU HAJIME
“Trận đấu bắt đầu”
Sau khi hô xong, TTC sẽ lùi về 1 bước.

YAME
“Dừng”
Tạm dừng hay kết thúc trận đấu (bout/match). TTC hô đồng thời đánh
thẳng tay từ trên xuống - về trước.

299
TSUZUKETE HAJIME
“Tiếp tục đánh - bắt đầu”
Khi hô “Tsuzukete” TTC đứng tấn trước, duỗi thẳng 2 tay hướng lòng bàn
tay chếch về VĐV. Khi hô “Hajime” sẽ cùng với động tác 2 lòng bàn tay
xoay vào trong và đưa nhanh chúng vào gần nhau rồi thu chân trước về
sau. Lệnh “Tsuzukete” kết hợp với chuyển động tương tự của bàn tay cũng
được sử dụng để thúc giục các VĐV thi đấu (hành động không chính thức)
trong khi TTC đang chuyển động.

YUKO (1 điểm)
TTC đưa tay chếch 45° xuống dưới về phía VĐV ghi điểm.

300
WAZA – ARI (2 điểm)
TTC đưa tay sang ngang tầm vai về phía VĐV ghi điểm.

IPPON (3 điểm)
TTC đưa tay 45° chếch lên trên về phía VĐV ghi điểm

301
TORIMASEN/Hủy bỏ quyết định
Khi điểm hoặc lỗi cho sai, TTC xoay về phía VĐV “Aka” hay “Ao”,
2 tay bắt chéo trước ngực rồi đánh xuống dưới – sang bên để hủy lệnh vừa rồi.

SENSHU (Ưu thế ghi điểm đầu tiên)


TTC giữ bàn tay hướng vào trong, với cánh tay uốn cong, hướng về phía
Đối thủ để chỉ ra điểm đầu tiên được ghi.

302
NO KACHI (Thắng)
Sau khi kết thúc trận đấu (bout/match), TTC hô “Aka (hoặc Ao) No ka-
chi”, TTC đưa tay 45° chếch lên trên về phía VĐV thắng cuộc.

KIKEN
“Bỏ cuộc”
TTC chỉ ngón tay chỏ vào vị trí của VĐV bỏ cuộc và công bố thắng cuộc
thuộc về người kia.

303
SHIKKAKU
“Truất quyền, rời khỏi thảm đấu”.
TTC chỉ ngón tay chỏ chếch lên 45° về phía VĐV phạm lỗi đưa ra ngoài
và hô AKA (AO) Shikkaku”. Sau đó TTC công bố thắng cuộc thuộc về
người kia.

304
HIKIWAKE
“Hòa” (Chỉ áp dụng cho thi đấu đồng đội và đấu vòng tròn)
Khi hết thời gian và điểm số hoà hoặc không có điểm ghi được, TTC
bắt chéo 2 tay trước ngực, sau đó đánh mở 2 lòng bàn tay xuống dưới
sang bên.

WAKARETE
TTC yêu cầu các đối thủ di chuyển để loại bỏ hành động túm lấy nhau hoặc
đẩy ngực (Chuyển động này giống như thủ tục yêu cầu các VĐV trở về vị
trí bắt đầu trên thảm đấu).

305
LỖI LOẠI 1
(Được sử dụng khi không có thêm tín hiệu cho CHUKOKU)
TTC bắt chéo hai tay trước ngực (lòng bàn tay mở).

LỖI LOẠI 2
(Được sử dụng khi không có thêm tín hiệu cho CHUKOKU)
TTC gập tay lại, chỉ vào mặt người phạm lỗi.

306
KEIKOKU
“Nhắc nhở”
TTC chỉ lỗi Loại 1 hoặc Loại 2 và chỉ ngón tay chỏ chếch xuống 45° thẳng
về phía người phạm lỗi.

HANSOKU CHUI
“Nhắc nhở về truất quyền”.
TTC chỉ lỗi Loại 1 hoặc Loại 2 và chỉ ngón tay chỏ ngang thẳng về phía
người phạm lỗi.

307
HANSOKU
“Truất quyền thi đấu”
TTC chỉ lỗi Loại 1 hoặc Loại 2 và chỉ ngón tay chỏ chếch lên trên 45°
thẳng về phía người phạm lỗi và công bố người kia thắng cuộc.

Thụ động
TTC xoay nắm tay vòng quanh nhau ở trước ngực để chỉ lỗi loại 2 của
VĐV.

308
Đòn đánh quá mạnh
TTC báo cho các TTP biết rằng có một đòn đánh quá mạnh hay có lỗi vi
phạm Loại 1.

Cường điệu hóa chấn thương


TTC đưa cả 2 tay lên, ôm mặt để báo cho các TTP biết có 1 lỗi vi phạm
Loại 2.

309
Giả vờ chấn thương
TTC đưa cả 2 tay lên, sang một bên mặt để báo cho các TTP biết có 1 lỗi
vi phạm Loại 2.

JOGAI
“Ra ngoài thảm đấu”.
TTC chỉ cho các TTP thấy việc ra thảm của VĐV bằng cách chỉ ngón tay
chỉ vào đường biên thảm của VĐV vi phạm.

310
MUBOBI (Tự gây nguy hiểm)
TTC chạm tay vào mặt sau đó di chuyển bàn tay qua mặt từ phải sang trái
để báo cho các TTP biết rằng VĐV vừa tự gây nguy hiểm cho chính mình.

Né Tránh Trận Đấu


TTC làm động tác vẽ một vòng tròn, chỉ ngón trỏ xuống dưới để báo cho
các TTP biết có một lỗi vi phạm Loại 2.

311
Đẩy, tóm, hoặc đẩy ngực mà không thực hiện kỹ thuật ghi điểm
hoặc quật xuống theo sau đó
TTC nắm chặt 2 tay lại để ngang vai hoặc làm động tác đẩy bằng 2 tay để
báo cho các TTP biết có lỗi vi phạm Loại 2.

Đòn tấn công nguy hiểm và không kiểm soát được


TTC đưa nắm tay qua đầu để báo cho các TTP biết có một lỗi vi phạm
Loại 2.

312
Những đòn tấn công bằng đầu, đầu gối hay cùi chỏ
TTC chạm vào trán, đầu gối, hay cùi chỏ với bàn tay mở để báo cho TTP
biết có 1 lỗi vi phạm Loại 2.

Nói chuyện hay trêu tức đối phương và hành vi thô lỗ


TTC đặt ngón chỏ ở môi để báo cho TTP biết có một lỗi vi phạm Loại 2.

313
SHUGO
“Gọi TTP phụ”. TTC gọi TTP khi kết thúc trận đấu (bout/match) để thảo
luận về hình phạt SHIKKAKU.

CỜ LỆNH CỦA TTP

Chú ý: TTP 1 và 4 sẽ cầm cờ đỏ ở tay phải, TTP 2 và 3 sẽ cầm ở tay trái. Đối
với Kata, TT 1,2 và 5 sẽ cầm cờ đỏ ở tay phải, TT 3 và 4 sẽ cầm ở tay trái.

314
YUKO WAZA – ARI

IPPPON FAULT
Nhắc nhở lỗi vi phạm. Cờ được
xoay tròn, sau đó lỗi loại C1 hay
C2 sẽ được chỉ ra.

Tư thế ngồi của TTP


LỖI DẠNG 1
Bắt chéo 2 cờ và 2 tay đưa thẳng
ra phía trước hoặc hướng về phía
AO (AKA) tùy vào VĐV nào
phạm lỗi.

315
LỖI DẠNG 2 Tư thế ngồi của TTP
TTP làm động tác chỉ cờ về
phía VĐV vi phạm (cánh tay cong)

JOGAI KEIKOKU
TTP làm động tác chạm cờ
nhẹ xuống sàn về phía
VĐV vi phạm.

316
HANSOKU CHUI HANSOKU

317
PHỤ LỤC 3. HƯỚNG DẪN ĐIỀU HÀNH CHO TTC VÀ TTP

Phụ lục này nhằm hỗ trợ cho TTC và TTP khi không có hướng dẫn
rõ ràng trong Luật hoặc Giải thích.
ĐÒN ĐÁNH QUÁ MẠNH
Khi một VĐV thực hiện một kỹ thuật ăn điểm nhưng ngay sau là một
đòn va chạm quá mạnh thì TTP sẽ không cho điểm và thay vào đó sẽ đưa
ra nhắc nhở hoặc hình phạt loại 1 (trừ khi đó là lỗi của đối thủ).
ĐÒN ĐÁNH QUÁ MẠNH VÀ CƯỜNG ĐIỆU HÓA
Karate là một môn Võ thuật và yêu cầu một tiêu chuẩn cao về hành
vi của các VĐV. Không thể chấp nhận rằng các VĐV, những người chỉ
nhận một va chạm nhẹ, xoa mặt, đi bộ hoặc lảo đảo xung quanh, khuỵu
người, kéo hoặc nhổ bảo vệ răng của họ, để giả vờ rằng sự va chạm này là
nghiêm trọng để thuyết phục TTC đưa ra hình phạt cao hơn cho đối thủ.
Đây là loại hành vi gian lận và không phù hợp với tinh thần thể thao của
Karate. Nó cần phải được phạt ngay.
Khi một VĐV giả vờ quá mức và tổ trọng tài quyết định rằng kỹ
thuật nghi vấn đã được kiểm soát, đáp ứng tất cả sáu tiêu chí ghi điểm,
thì điểm sẽ được trao và một hình phạt loại 2 cho việc giả vờ sẽ được ban
hành. Hình phạt chính xác cho VĐV giả vờ bị thương khi tổ trọng tài xác
định rằng kỹ thuật này thực tế là đáng cho điểm tối thiểu là HANSOKU
CHUI và trong trường hợp nghiêm trọng là HANSOKU hoặc SHIKKA-
KU. VĐV sẽ không bị phạt khi bị hụt hơi (mất hơi thở do một kỹ thuật)
hoặc khó thở do bị ảnh hưởng từ một kỹ thuật ghi điểm của đối phương.
VĐV bị hụt hơi trong trường hợp này sẽ được cho một khoảng thời gian để
hồi phục hơi thở trước khi trận đấu bắt đầu lại.
Các tình huống khó khăn hơn xảy ra khi một VĐV sau khi nhận
được sự va chạm mạnh hơn và ngã xuống sàn, đôi khi đứng lên (để dừng
luật 10 giây) và sau đó lại ngã. TTC và các TTP phải nhớ rằng đòn đá
Jodan có giá trị là 3 điểm nên lợi thế về điểm để đội và cá nhân VĐV
giành huy chương có lẽ sẽ làm cho hành vi vô đạo đức trở nên mạnh mẽ
hơn. Điều quan trọng là nhận ra điều này và áp dụng các nhắc nhở hoặc
hình phạt thích hợp.

318
TỰ GÂY NGUY HIỂM (MUBOBI)
Nhắc nhở hoặc hình phạt đối với Mubobi được đưa ra khi một VĐV
bị đánh hoặc bị thương do lỗi hoặc do sơ suất của mình. Điều này có thể
xảy ra bằng cách quay lưng lại đối phương, tấn công bằng một Gyaku Tsu-
ki chudan dài, thấp mà không quan tâm đến việc bị phản công bằng đòn
Jodan của đối thủ, dừng chiến đấu trước khi trọng tài hô “Yame”, giảm
phòng thủ hay đánh mất sự tập trung và lặp lại sai lầm hoặc từ chối để
ngăn chặn các cuộc tấn công của đối phương. Phần Giải thích mục 18 của
Điều 8 nêu rõ:
Nếu người vi phạm bị trúng đòn quá mạnh và/hoặc một chấn thương,
TTC sẽ đưa ra nhắc nhở hoặc hình phạt loại 2 và từ chối đưa ra nhắc nhở
hoặc hình phạt cho đối phương.
Một VĐV bị lỗi do mình gây ra và phóng đại tác động để đánh lừa
các TTP có thể nhận nhắc nhở hoặc hình phạt đối với Mubobi cũng như
thêm một hình phạt cho cường điệu, vì hai hành vi vi phạm đã được
thực hiện.
Cần lưu ý rằng không có trường hợp trong đó một kỹ thuật được cho
là quá mạnh có thể được cho điểm số.
Ý THỨC PHÒNG THỦ (ZANSHIN)
Zanshin được mô tả là một trạng thái của sự cam kết liên tục, trong
đó VĐV duy trì sự tập trung, quan sát và nhận thức về khả năng phản công
của đối phương. Một số VĐV sau khi thực hiện một kỹ thuật sẽ xoay cơ thể
của họ về đối thủ nhưng vẫn đang theo dõi và sẵn sàng tiếp tục hành động.
Các TTP phải có khả năng phân biệt giữa tình trạng sẵn sàng tiếp diễn
này và trường hợp VĐV đã xoay lưng, giảm sự phòng thủ và tập trung, và
trong thực tế đã chấm dứt chiến đấu.
TÓM LẤY ĐÒN ĐÁ CHUDAN
Có được không khi các TTP cho điểm khi một VĐV thực hiện đòn
đá chudan và đối thủ bắt được chân trước khi nó được rút lại?
Với điều kiện là đòn đá của VĐV duy trì ZANSHIN thì không có
lý do gì mà kỹ thuật này không thể ghi điểm nếu nó đạt tất cả sáu tiêu
chí chấm điểm. Về mặt lý thuyết, trong một trận đấu thực sự, một cú đá

319
được coi là đủ tiêu chuẩn sẽ vô hiệu đối thủ và do đó chân sẽ không bị
tóm. Kiểm soát phù hợp, đúng mục tiêu, và thỏa mãn tất cả sáu tiêu chí,
là những yếu tố quyết định xem liệu bất kỳ kỹ thuật có thể cho điểm
hay không.
QUẬT VÀ CHẤN THƯƠNG
Nắm giữ đối thủ và quật là được phép trong điều kiện nhất định, nó
là trách nhiệm của tất cả các huấn luyện viên để đảm bảo rằng các VĐV
của họ được đào tạo và có thể sử dụng kỹ thuật té ngã / tiếp đất an toàn.
Một VĐV khi cố gắng sử dụng kỹ thuật quật phải tuân theo các
điều kiện đã quy định tại các Giải thích trong Điều 6 và Điều 8. Nếu một
VĐV quật đối thủ của mình tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nêu trên và kết
quả gây thương tích do đối phương không thực hiện đúng kỹ thuật té ngã,
thì bên bị thương chịu trách nhiệm và người quật không bị phạt. Thương
tích tự gây ra có thể là kết quả khi một VĐV bị quật, tiếp đất trên một
cánh tay dài hoặc cùi chỏ, hoặc giữ bởi người ném và kéo họ xuống từ
trên đầu mình.
Một tình huống nguy hiểm xảy ra khi một VĐV tóm lấy cả hai chân
để ném đối thủ bằng lưng hoặc khi một VĐV trườn xuống và nâng cơ thể
đối thủ lên trước khi quật anh ta. Điều 8, Giải thích XI chỉ ra rằng “… và
đối phương phải được giữ an toàn trong khi bị quật để có thể tiếp đất an
toàn…”. Do khó đảm bảo tiếp đất an toàn, nên đòn quật như vậy được xếp
vào loại bị cấm.
GHI ĐIỂM KHI ĐỐI PHƯƠNG BỊ NGÃ
Khi một VĐV bị quật hoặc bị trượt ngã, điểm được ghi khi phần thân
của họ vẫn đang ở trên sàn thi đấu thì điểm số sẽ là IPPON.
Nếu VĐV bị trúng một kỹ thuật trong khi đang té xuống thì TTP sẽ
tính đến hướng rơi kể từ khi thí sinh rơi do kỹ thuật đó mà nó sẽ bị coi là
không có hiệu quả và sẽ không cho điểm.
Nếu phần thân của VĐV không ở trên sàn khi có một kỹ thuật hiệu
quả được thực hiện, điểm số sẽ được cho như mô tả trong Điều 6. Do đó
điểm ghi được khi một VĐV đang ngã, ngồi, quỳ, đứng, hoặc nhảy trên
không, và tất cả tình huống mà phần thân của VĐV không nằm trên sàn sẽ
tính như sau:

320
1. Đòn đá Jodan, 3 điểm (Ippon)
2. Đòn đá Chudan, 2 điểm (Waza-Ari)
3. Đòn Tsuki hoặc Uchi, 1 điểm (Yuko)
QUY TRÌNH BIỂU QUYẾT
Khi TTC dừng trận đấu, ông/bà ấy sẽ hô “YAME”, đồng thời sử
dụng tín hiệu tay cần thiết. Khi TTC quay trở lại vị trí khởi đầu của mình,
các TTP sẽ đưa ra ý kiến của họ về điểm và Jogai, và nếu có yêu cầu của
TTC, họ sẽ cho quan điểm của mình liên quan đến hành vi bị cấm khác.
TTC sẽ đưa ra quyết định cho phù hợp. Vì TTC là người duy nhất có thể
di chuyển quanh khu vực, trực tiếp tiếp xúc với thí sinh, và nói chuyện với
bác sĩ nên các TTP phải xem xét nghiêm túc những điều mà TTC truyền
đạt cho họ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng vì không được phép ra
quyết định lại.
Trong trường hợp có nhiều hơn một lý do để dừng trận đấu, TTC sẽ
xem xét từng tình huống. Ví dụ, khi có một điểm số được ghi từ một VĐV
và một va chạm từ đối thủ, hoặc khi có một MUBOBI và một sự phóng đại
thương tích từ cùng một VĐV.
Khi xem lại video, ban đánh giá video sẽ chỉ thay đổi quyết định nếu
cả hai thành viên của ban đều đồng ý. Sau khi xem xét, họ sẽ chuyển ngay
quyết định của mình cho TTC, người sẽ thông báo bất kỳ thay đổi nào đối
với phán quyết ban đầu, nếu có.
JOGAI
Các TTP phải nhớ rằng khi chỉ định Jogai, họ phải chạm cờ ở phía
thích hợp xuống sàn. Khi TTC dừng trận đấu và trở về vị trí, TTP sẽ ra ý
kiến của họ cho thấy có một lỗi loại 2.
CHỈ DẪN VỀ SỰ VI PHẠM LUẬT
Đối với lỗi loại 1 TTP đưa cờ về phía AKA, đặt lá cờ màu đỏ ở phía
trước, đối với AO thì đặt lá cờ màu xanh ở phía trước. Điều này cho phép
TTC thấy rõ VĐV nào là người vi phạm.

321
PHỤ LỤC 4. CÁCH GHI ĐIỂM CỦA TRỌNG TÀI GHI ĐIỂM

●─○ IPPON 3 điểm

○─○ WAZA-ARI 2 điểm

○ YUKO 1 điểm

Ưu thế ghi điểm đầu tiên một


⎷ SENSHU
cách dễ dàng

□ KACHI Thắng

x MAKE Thua

▲ HIKIWAKE Hòa

C1C Lỗi C1 - CHUKOKU Nhắc nhở

C1K Lỗi C1 -KEIKOKU Nhắc nhở

C1HC Lỗi C1 -HANSOKU CHUI Nhắc nhở về truất quyền

C1H Lỗi C1 -HANSOKU Truất quyền

C2C Lỗi C2 - CHUKOKU Nhắc nhở

C2K Lỗi C2 - KEIKOKU Nhắc nhở

C2HC Lỗi C2 -HANSOKU CHUI Nhắc nhở về truất quyền

C2H Lỗi C2 -HANSOKU Truất quyền

KK Kiken Bỏ cuộc

S Shikkaku Truất quyền về tư cách

322
PHỤ LỤC 5. SƠ ĐỒ THẢM THI ĐẤU KUMITE

323
PHỤ LỤC 6. SƠ ĐỒ THẢM THI ĐẤU

PHÍA CÁC ĐỐI THỦ

TRỌNG TÀI: 7 – 6 – 5 – 4 – 3 – 2 – 1 Nhân viên kỹ thuật phần mềm

324
PHỤ LỤC 7. VÕ PHỤC

325
PHỤ LỤC 8. GIẢI VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI -
ĐIỀU KIỆN VÀ NỘI DUNG

326
PHỤ LỤC 9. CHỈ DẪN VỀ MÀU QUẦN CỦA TTC VÀ TTP

327
PHỤ LỤC 10. GIẢI VÔ ĐỊCH KARATE LỨA TUỔI DƯỚI 14

Bắt buộc cho giải trẻ WKF (WKF Youth Camp and WKF Youth
League), Khuyến nghị cho giải WKF Châu lục và Quốc gia

Các nội dung dành cho lứa tuổi dưới 14

-30 kg, -35 kg, -40 kg, -45 kg,


U12 Kumite Nam (10 và 11 tuổi):
+45 kg
U12 Kumite Nữ (10 và 11 tuổi): -30 kg, -35 kg, -40 kg, +40 kg
U12 Kata Nam (10 và 11 tuổi)
U12 Kata Nữ (10 và 11 tuổi)
-40 kg, -45 kg, -50 kg, -55 kg,
U14 Kumite Nam (12 và 13 tuổi):
+55 kg
U14 Kumite Nữ (12 và 13 tuổi): -42 kg, -47 kg, +47 kg
U14 Kata Nam (12 và 13 tuổi)
U14 Kata Nữ (12 và 13 tuổi)

Điều chỉnh luật thi đấu dành cho lứa tuổi dưới 14
KUMITE cho trẻ từ 12 đến 14 tuổi
- Các kỹ thuật không va chạm vào vùng đầu hay cổ (phần Jodan)
được cho phép.
- Bất cứ va chạm nào vào vùng Jodan dù nhẹ về nguyên tắc sẽ
bị phạt.
- Một kỹ thuật đủ tiêu chuẩn vào vùng đầu và cổ về nguyên tắc sẽ
được tính điểm ở khoảng cách 10 cm.
- Thời gian của trận đấu là 1 phút rưỡi.
- Không được sử dụng những trang bị bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn
của WKF.
- Mặt nạ WKF và bảo vệ ngực cho trẻ em được sử dụng.

328
KUMITE cho trẻ dưới 12
- Các kỹ thuật tới tất cả những vùng ghi điểm (Jodan và Chudan) đều
phải được kiểm soát ở cự ly ngắn.
- Bất cứ va chạm nào vào vùng Jodan dù nhẹ về nguyên tắc sẽ bị phạt.
- Một kỹ thuật đủ tiêu chuẩn vào các vùng ghi điểm về nguyên tắc sẽ
được tính điểm ở khoảng cách 10 cm.
- Ngay cả các kỹ thuật được kiểm soát tới cơ thể (vùng Chudan) về
nguyên tắc sẽ không được tính điểm nếu có sự tiếp xúc vào da.
- Không có các kỹ thuật quét hoặc quật khác được cho phép.
- Thời gian của trận đấu là 1 phút rưỡi.
- Kích thước sàn đấu có thể giảm từ 8×8 mét vuông xuống 6×6 mét
vuông tùy thuộc vào ban tổ chức.
- VĐV chỉ nên tham gia tối thiểu 2 trận cho mỗi cuộc thi.
- Không được sử dụng những trang bị bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn
của WKF.
- Mặt nạ WKF và bảo vệ ngực cho trẻ em được sử dụng.
Đối với nội dung kumite cho trẻ em dưới 10 tuổi, các VĐV được sắp
xếp thi đấu thành cặp trong vòng 1 phút rưỡi đấu kỹ thuật, trong đó mỗi
cặp cùng nhau thực hiện kỹ thuật. Phần thi sẽ được đánh giá bằng Hantei
dựa theo các tiêu chuẩn đánh giá thông thường như trong các trận đấu
kumite – nhưng ở đây đánh giá kết quả của một cặp với một cặp khác.
Thi đấu Kata cho trẻ dưới 14 tuổi
Không có một sự khác biệt nào so với tiêu chuẩn của luật nhưng có
một sự giới hạn đối với các bài Kata, các bài Kata ít phức tạp sẽ được ưu tiên.
Thi đấu Kata cho trẻ dưới 12 tuổi
Không có một sự khác biệt nào so với tiêu chuẩn của luật nhưng có
một sự giới hạn đối với các bài Kata, các bài Kata ít phức tạp sẽ được ưu tiên.
VĐV không hoàn thành bài Kata sẽ được cho thêm một cơ hội thứ 2
mà không bị trừ điểm.

329
PHỤ LỤC 11. XEM LẠI VIDEO
Luật sử dụng xem lại video tại các giải Kumite WKF
(Cá nhân và đồng đội)

Các thành viên của đội video ghi hình

Viết Vòng Trận tranh


Tên gọi
tắt loại huy chương
Bàn video ghi hình
(Video Review VRT 2 2
Table)
Giám sát Video ghi
hình (Video Review VRS 2 2
Supervisor)
Giám sát huấn
luyện viên (Coach CS 1 2
Supervisor)

1. Trước khi bắt đầu thi đấu, Quản lý sàn sẽ chỉ định 2 TTC (chứng
chỉ A) đảm nhận vai trò của người giám sát Video ghi hình (VRS) ở mỗi
sàn. Cả 2 thành viên VRS sẽ ngồi ở bàn nơi có hệ thống vận hành video
giám và màn hình. 2 giám sát Video ghi hình được trang bị thẻ đỏ (từ chối)
và thẻ xanh lá (chấp thuận). Chỉ có 2 giám sát được phép ở xung quanh khu
vực video ghi hình (VR).
2. Trước mỗi trận đấu, Giám sát HLV (CS) sẽ giao bộ điều khiển 1
nút bấm cho các HLV tương ứng. CS sẽ ngồi giữa 2 HLV trong suốt trận
đấu. Trong trận chung kết, số lượng CS sẽ tăng gấp đôi, mỗi người sẽ giám
sát 1 HLV và sẽ ngồi bên cạnh HLV tương ứng. Một thẻ điện tử màu cam
với từ “VR” hiển thị trên bảng điểm phía bên trái số điểm ghi được của
VĐV. CS và cả 2 VRS sẽ được trang bị radio 2 chiều cho mục đích liên
lạc. Nếu bộ điều khiển có bất kỳ trục trặc gì thì thẻ đỏ (AKA) và thẻ xanh
dương (AO) vật lý sẽ được Giám sát HLV tương ứng sử dụng.
3. Thủ tục để yêu cầu xem lại Video ghi hình chỉ áp dụng khi HLV tin
chắc rằng điểm số VĐV của mình bị bỏ qua. Để trận đấu không bị trì hoãn

330
quá lâu, trách nhiệm của VRS phải bảo đảm rằng khiếu nại phải được xử
lý trong khoảng thời gian ngắn nhất.
4. Điểm số chỉ được tính khi kỹ thuật của một hoặc cả hai VĐV được
thực hiện trước khi TTC dừng trận đấu “Yame”.
5. Quy định về Video ghi hình, khi một VR được sử dụng cho nhiều
hơn một sàn đấu, chỉ có 2 máy quay Video được sử dụng cho mỗi sàn đấu
(xem hình dưới để biết vị trí lắp đặt máy quay)
Trường hợp nhiều sàn thi đấu

Trường hợp chỉ có một sàn thi đấu đơn

Khi chỉ có một sàn thi đấu đơn được sử dụng (tại Thế vận hội hay
Thế vận hội Trẻ), 4 máy quay cùng các phụ kiện liên quan sẽ được sử dụng
ở mỗi sàn. Các máy quay sẽ bố trí ở các góc gần khu vực an toàn và được
vận hành bởi một người quay video (VRO).

331
6. Trình tự yêu cầu xem lại Video ghi hình
- HLV đề nghị xem lại Video ghi hình sẽ bấm nút bộ điều khiển đồng
thời chuông từ bảng điểm sẽ kêu và thẻ VR trên bảng điểm sẽ phát sáng.

332
- TTC sẽ dừng trận đấu ngay lập tức và VRO sẽ dừng quay phim.
- CS sẽ thông báo ngay lập tức qua radio yêu cầu VR của HLV tới
VRS. Bảng điểm sau đó sẽ hiển thị các hành động được yêu cầu và các
VĐV liên quan. Nếu có một yêu cầu kép cùng một lúc, bảng điểm sẽ hiển
thị cả hai đồng thời.

- VRS sẽ tua băng lại tới vị trí bắt đầu của yêu cầu.
- VRS sẽ kiểm tra, phân tích và ra quyết định sớm nhất có thể.
- Quyết định cho điểm phải được nhất trí nếu không nó xem như bị
từ chối. Quyết định sẽ được 1 trong 2 VRS đứng lên thông báo bằng cách
giơ thẻ xanh (YES-đồng ý) hoặc thẻ đỏ (NO-từ chối). Nếu thẻ xanh được
giơ lên thì đồng thời tay còn lại VRS sẽ chỉ ra điểm mà TTC nên cho. Cùng
lúc đó quyết định sẽ hiển thị trên bảng điểm như sau: Nếu Yêu cầu xem
lại video được phê duyệt, bảng điểm sẽ hiển thị dấu màu xanh cùng với kỹ
thuật được xác thực. Nếu Yêu cầu video bị từ chối, bảng điểm sẽ hiển thị
dấu chéo màu đỏ cùng với kỹ thuật được xác thực.

- Nếu yêu cầu VR bị từ chối, thẻ cam trên bảng điểm sẽ tự động biến
mất. Và HLV sẽ không còn khả năng yêu cầu VR cho tất cả các trận đấu
còn lại liên quan đến nội dung đang thi đấu của VĐV đó ngoại trừ tại các

333
trận bán kết hoặc tranh huy chương. Để đảm bảo cho hành động này được
thực thi, CS sẽ thu bộ điều khiển hoặc thẻ dự phòng từ Huấn luyện viên.

- VĐV bị mất đi yêu cầu VR tại vòng đấu loại sẽ được cấp thêm một
yêu cầu VR khác trong bất kỳ trận đấu tranh huy chương nào.
- Khi một HLV giơ thẻ để xem lại video và việc xem lại không thể
xác định được khiếu nại có hợp lệ hay không. Người đánh giá sẽ không
đưa ra thẻ Yes (có) hoặc No (không) cùng lúc đó người đánh giá sẽ đứng
lên và ra dấu giống như tín hiệu cho MIENAI (che cả hai mắt bằng đầu
ngón tay) và thẻ sẽ được trả lại cho HLV.

MIENAI
- Khi một HLV đưa ra thẻ để xem lại video và HLV khác cũng muốn
đánh giá về trường hợp tương tự, HLV thứ 2 phải giơ thẻ trước khi việc
xem lại video bắt đầu để không mất quyền yêu cầu xem lại cho trường hợp
đó. Việc xem lại video sẽ bắt đầu khi TTC ra tín hiệu.

334
7. Khi sử dụng hệ thống đấu vòng tròn (không có trận đấu tranh huy
chương) nếu kháng nghị bị từ chối, HLV sẽ không thể yêu cầu thêm VR
cho VĐV đó nữa đối với tất cả các trận đấu còn lại của bảng. Nhưng có thể
yêu cầu lại nếu VĐV vào được bán kết hoặc trận tranh huy chương.
8. Yêu cầu VR bị từ chối không có nghĩa HLV hoặc lãnh đạo đội
không được phép đưa ra khiếu nại bằng văn bản (Điều 11 trong luật thi đấu
Kumite và và Điều 7 trong luật thi đấu Kata WKF).
9. Nếu 1 VĐV ra tín hiệu hoặc dùng lời nói đề nghị HLV thực hiện
một yêu cầu VR thì sẽ được xem như một vi phạm loại 2 và một nhắc nhở
hoặc hình phạt sẽ được áp dụng. Trong tình huống này nếu HLV tiến hành
yêu cầu VR thì thủ tục không bị dừng lại và VR vẫn sẽ diễn ra ngay cả khi
VĐV bị phạt bởi nhắc nhở hay hình phạt loại 2.
10. Nếu 1 VĐV ra tín hiệu cho HLV không yêu cầu VR bởi vì kỹ
thuật không đủ tốt. Điều này vẫn được xem như một vi phạm loại 2 và một
nhắc nhở hoặc hình phạt sẽ được áp dụng.
11. Nếu HLV nhấn nút bộ điều khiển và ngay lập tức hối tiếc về điều
này, thủ tục không bị dừng lại và VR vẫn sẽ diễn ra.
12. Nếu HLV yêu cầu VR cùng lúc với 2 hoặc nhiều hơn các TTP
cho điểm cùng một VĐV, thẻ cam điện tử của VĐV đó vẫn còn trong
bảng điểm.

335
13. Khi HLV yêu cầu VR nhưng theo ý kiến của tổ TT thì kỹ thuật
này không kiểm soát hoặc quá mạnh, nhắc nhở hoặc hình phạt loại 1 sẽ
được áp dụng. Và thẻ cam điện tử của VĐV đó vẫn còn trong bảng điểm.
14. Trong trường hợp có lỗi kỹ thuật xảy ra tại đội VR (trục trặc về
điện, máy quay, computer,…) dẫn đến không thể phân tích và ra quyết
định. Quyền của VĐV đối với yêu cầu VR vẫn được đảm bảo. Tham khảo
mục 2 của điều này, trường hợp bộ điều khiển gặp trục trặc.
15. Khi HLV yêu cầu VR nhưng theo ý kiến của tổ TT thì kỹ thuật
này không kiểm soát hoặc quá mạnh, nhắc nhở hoặc hình phạt loại 1 sẽ
được áp dụng. Và thẻ cam điện tử của VĐV đó vẫn còn trong bảng điểm.
16. Trong trường hợp có lỗi kỹ thuật xảy ra tại đội VR (trục trặc về
điện, máy quay, computer,…) dẫn đến không thể phân tích và ra quyết
định. Quyền của VĐV đối với yêu cầu VR vẫn được đảm bảo. Tham khảo
mục 2 của điều này, trường hợp bộ điều khiển gặp trục trặc.
17. Kích thước tối thiểu của thẻ dành cho VRS là khổ A5 và theo
thiết kế sau:

18. Kích thước tối thiểu của thẻ dành cho CS là khổ A5 và theo thiết
kế sau:

336
PHỤ LỤC 12. MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI CHÍNH THỨC

337
PHỤ LỤC 13. THỦ TỤC CÂN ĐO

1. Cân thử
Các VĐV được phép kiểm tra trọng lượng của mình bằng cách sử
dụng bàn cân chính thức (bàn cân này sẽ được sử dụng khi cân chính thức)
trước 1 tiếng khi cân chính thức diễn ra. Trong suốt thời gian cân thử, VĐV
có thể kiểm tra trọng lượng của mình bất cứ lúc nào mà không gặp một giới
hạn nào về số lần cân.
2. Cân chính thức
Địa điểm: Việc kiểm tra trọng lượng luôn diễn ra ở cùng một nơi.
Khả năng sẽ được tổ chức tại địa điểm thi đấu, khách sạn chính thức hoặc
tại một địa điểm cụ thể (sẽ được xác nhận cho từng sự kiện cụ thể). Nhà tổ
chức phải cung cấp phòng riêng cho nam và nữ.
Bàn cân: Liên đoàn quốc gia chủ nhà sẽ cung cấp đủ số lượng cân
điện tử (tối thiểu 4 chữ số) chỉ hiển thị 1 số thập phân ví dụ như 51.9 kg,
154.6 kg. Bàn cân phải đặt trên nền nhà rắn chắc và không trải thảm.
Thời gian: Cân đo phải tiến hành muộn nhất trước ngày thi đấu cho
hạng mục, trừ khi có quy định khác tại một cuộc thi cụ thể. Thời gian tiến
hành cân chính thức cho các sự kiện WKF sẽ được thông báo bằng bản tin
hợp lệ. Đối với bất kỳ sự kiện nào khác, thông tin này sẽ được phân phối
trước thông qua các kênh truyền thông chính thức (OC). Trách nhiệm của
VĐV là phải nắm bắt các thông tin này. VĐV không có mặt trong thời gian
cân hoặc không đúng cân nặng trong giới hạn cho phép của nội dung mà
mình đăng ký sẽ bị truất quyền (KIKEN).
Sai số: Sai số cho phép ở bất kỳ nội dung nào là 0,200 kg.
Thủ tục: Trong thời gian cân, tối thiểu phải có 2 nhân viên của WKF
cho mỗi giới tính. Một người sẽ kiểm tra chứng nhận/hộ chiếu của VĐV,
người còn lại sẽ ghi chính xác số cân nặng vào danh sách cân đo chính
thức. Một đội hỗ trợ gồm 6 thành viên (chính thức/tình nguyện) được cung
cấp bởi liên đoàn quốc gia chủ nhà để kiểm soát hoạt động của các VĐV.
12 ghế sẽ được trang bị. Để bảo vệ sự riêng tư của VĐV, các nhân viên
WKF cũng như các thành viên trong đội hỗ trợ tham gia giám sát quá trình
cân phải cùng giới tính với VĐV.

338
- Cân đo chính thức sẽ được tiến hành theo từng nội dung và
từng VĐV.
- Tất cả các HLV và người đại diện cho đội phải rời khỏi phòng cân
trước khi việc cân đo chính thức bắt đầu.
- VĐV chỉ được phép cân một lần trong thời gian cân đo chính thức.
- Mỗi VĐV sẽ mang thẻ đăng ký đã được cấp cho sự kiện và trình nó
cho nhân viên WKF, người sẽ xác minh danh tính của VĐV.
- Nhân viên WKF sẽ mời VĐV đứng lên bàn cân.
- VĐV khi cân chỉ được mặc mỗi đồ lót (đàn ông/bé trai – quần lót,
phụ nữ/bé gái – quần lót và áo ngực). Tất cả vớ và các phụ kiện khác phải
bỏ ra.
- VĐV được phép cởi bỏ đồ lót mà không bước ra khỏi bàn cân để
chắc chắn rằng họ đạt được giới hạn cân nặng tối thiểu và tối đa cho nội
dung mình đã đăng ký.
- Nhân viên WKF giám sát cân đo phải nhớ và ghi lại trọng lượng
của VĐV bằng kilograms (chính xác đến một số thập phân của kilograms).
-VĐV bước ra khỏi bàn cân.
* Lưu ý: Không được phép chụp ảnh hoặc quay phim trong khu vực
cân nặng. Điều này bao gồm cả việc sử dụng điện thoại di động và tất cả
các thiết bị khác.

339
PHỤ LỤC 14. THỂ THỨC ĐẤU VÒNG TRÒN (KUMITE)

1. Định dạng
Đấu vòng tròn được sử dụng cho giải Olympic Kumite và các giải có
ít VĐV tham gia. Đây là một hình thức thi đấu trong đó tất cả các Đối thủ
trong một bảng đều phải thi đấu với nhau để xác định người chiến thắng.
Sự thay đổi trong hệ thống đấu vòng tròn được WKF sử dụng đó
là sử dụng hai bảng riêng biệt mà chu trình đấu vòng tròn tại mỗi bảng là
độc lập với nhau. WKF đang sử dụng định dạng này làm tiêu chuẩn cho
các trận đấu tranh huy chương, nơi người chiến thắng của mỗi bảng sẽ gặp
người về nhì của bảng khác tại vòng bán kết.
Nếu số người tham gia là lẻ (do bỏ cuộc hoặc bị thương), đây có
lẽ sẽ là “chiến thắng dễ dàng” cho các đối thủ thi đấu tại những trận đấu
không diễn ra đó. Nếu điều này xảy ra trong cuộc thi – bất kỳ trận đấu nào
đã diễn ra trước đó với Đối thủ không hoàn thành chu trình đấu vòng tròn
sẽ là “chiến thắng dễ dàng” đối với các Đối thủ đã thi đấu với đối thủ đó.
Người đứng vị thứ đầu và các vị thứ tiếp theo của mỗi bảng được xác
định bởi số lượng các trận thắng nhiều nhất trong đó trận thắng được tính
là 2 điểm cho mỗi trận, hòa là 1 điểm và thua là 0.
Những đối thủ chiến thắng trong vòng bán kết sẽ vào trận chung kết
để tranh huy chương vàng và bạc trong khi hai đối thủ thua trận bán kết
đều giành được huy chương đồng.
2. Hạt giống
Yêu cầu đối với hạt giống tại các trận thi đấu vòng tròn như sau:
- Tại các giải thi đấu Olympic các đối thủ được xếp hạng từ 1 đến 4
theo xếp hạng của Olympic sẽ được phân bổ vào các bảng khác nhau.
- Tại các giải thi đấu khác (bao gồm thi đấu vòng tròn tại các giải
Châu lục), 2 đối thủ xếp hạng cao nhất theo xếp hạng của WKF trước khi
giải diễn ra sẽ được phân bổ vào các bảng khác nhau.
3. Tie breaks (phân thắng thua)
Trong trường hợp ở trận có 2 hoặc nhiều hơn các Đối thủ có cùng số

340
điểm, các tiêu chí dưới đây sẽ được áp dụng theo thứ tự cụ thể. Điều này
có nghĩa, Đối thủ chiến thắng được tìm thấy sau khi đạt tiêu chí hiện tại thì
các tiêu chí sau sẽ không áp dụng.
1. Số trận thắng giữa 2 hoặc nhiều hơn các Đối thủ liên quan.
2. Tổng số điểm đạt được trong tất cả các trận đấu cao hơn.
3. Tổng số điểm mà Đối thủ cạnh tranh với Đấu thủ này có được
trong tất cả các trận đấu thấp hơn.
4. Điểm Ippon đạt được cao hơn.
5. Điểm Ippon mà Đối thủ cạnh tranh với Đấu thủ này có được
thấp hơn.
6. Điểm Waza – Ari đạt được cao hơn.
7. Điểm Waza – Ari mà Đối thủ cạnh tranh với Đấu thủ này có được
thấp hơn.
8. Điểm Yuko đạt được cao hơn.
9. Điểm Yuko mà Đối thủ cạnh tranh với Đấu thủ này có được
thấp hơn.
10a. Tại các giải Olympic, thứ hạng Olympic cao nhất mỗi ngày tuân
theo hệ thống tiêu chuẩn.
10b. Tại bất cứ giải đấu khác: người chiến thắng được xác định trong
một trận đấu thêm để phá vỡ kết quả hòa.
Trong trường hợp có từ 3 Đối thủ trở lên nhưng chỉ có hai được vào
bán kết, kết quả thắng thua phải được xem xét ngay từ đầu.
4.  VĐV bị thương tại vòng đấu loại
Nếu một VĐV bị thương tại vòng loại và không thể tiếp tục thi đấu,
điểm số của các trận đã hoàn thành hoặc hiện tại được tuyên bố là NIL (kết
quả bị vô hiệu hóa). Và các điểm sẽ bị huỷ trừ khi đó là trận cuối cùng của
vòng đấu loại vòng tròn. Trong trường hợp này, tất cả kết quả trước đó và
điểm vẫn không thay đổi.
5. Truất quyền của VĐV
Trong trường hợp VĐV bị truất quyền khỏi một trận đấu và tiếp tục

341
thi đấu, đối thủ của anh ta thắng trận đấu đó với tỷ số 4-0 hoặc cho bất kỳ
số điểm nào vượt quá 4 điểm (ví dụ: 5-0, 6-0, v.v.) và các kết quả khác vẫn
được bảo toàn. Khi một VĐV bị truất quyền ra khỏi toàn giải đấu, kết quả
của tất cả các trận (đã hoàn thành, hiện tại và đang chờ xử lý) được tuyên
bố NIL (kết quả vô hiệu hoá). Và các điểm sẽ bị huỷ trừ khi đó là trận cuối
cùng của vòng đấu loại vòng tròn. Trong trường hợp này, tất cả kết quả
trước đó và điểm vẫn không thay đổi.
Nếu một VĐV đã đủ điều kiện bị loại vì hành vi sai trái vào cuối
vòng loại (Shikkaku):
- Đối thủ tại trận bán kết sẽ vào thẳng trận chung kết “chiến thắng
dễ dàng”.
- Hai VĐV khác vẫn sẽ tranh tài ở trận bán kết khác.
- Chỉ có một huy chương đồng được trao.

GIẢI THÍCH:
1 Hình dưới đây minh họa định dạng cuộc thi với mười (10) người
tham gia:

342
2. Hình dưới đây minh họa định dạng cuộc thi với tám (8) người tham gia:

343
PHỤ LỤC 15. TỔ CHỨC THI ĐẤU KATA OLYMPIC

Phụ lục 15 này thay thế cho Điều 3: Tổ chức thi đấu Kata của luật thi
đấu Kata và dành riêng cho thi đấu Kata Olympic. Phụ lục 15 này dựa trên
chỉ tiêu 10 đối thủ cho mỗi hạng mục được tổ chức Olympic quốc tế (IOC)
cho phép dùng cho Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. Cuộc thi Olympic
Kata được tổ chức theo quy trình sau đây:
1. 10 Đối thủ tại mỗi hạng mục được chia thành 2 nhóm.
2. Mỗi Đối thủ thực hiện một bài Kata đầu tiên và nhận được đánh
giá của 7 trọng tài.
3. Mỗi Đối thủ thực hiện một bài Kata thứ hai và nhận được đánh
giá của 7 trọng tài.
4. Điểm trung bình của hai vòng được tính cho mỗi Đối thủ.
5. Bất kỳ hiệp phụ nào được xác định theo quy trình được mô tả
trong Phụ lục 15 này. Trận tranh thắng thua (Tie-break) sẽ không làm thay
đổi điểm số dùng để xếp vị thứ.
6. Trong mỗi hai nhóm, hai Đối thủ có điểm số thấp nhất trong nhóm
của họ sẽ bị loại và ba Đối thủ đứng đầu đi tiếp vào vòng thứ ba và điểm
số tại các trận thi đấu trước sẽ không được dùng nữa.
7. Tại vòng thứ ba, ba Đối thủ trong mỗi hai nhóm sẽ được tính điểm
mới cho bài Kata thứ ba và dùng để xếp thứ hạng từ 1 đến 3 tại mỗi nhóm.
8. Tại vòng thứ tư, các trận tranh huy chương, người xếp vị thứ thứ
nhất trong mỗi hai nhóm sẽ thi đấu với nhau để giành vị trí thứ nhất (huy
chương vàng) và thứ hai (huy chương bạc). Và Đối thủ xếp vị thứ thứ hai
trong nhóm này sẽ thi đấu với Đối thủ xếp vị thứ thứ ba của nhóm khác và
ngược lại để cạnh tranh cho vị trí thứ 3 (huy chương đồng).
9. Tất cả các quy tắc khác không được đề cập cụ thể trong PHỤ LỤC
15 này đều tuân theo Luật thi đấu Kata trừ điều 3.
GIẢI THÍCH:
Bảng dưới đây mô tả về cách tổ chức một cuộc thi Olympic Kata

344
Giải quyết các trận hòa
Nếu 2 hoặc nhiều Đối thủ có cùng điểm số, tình huống này sẽ được
xem xét dựa theo các tiêu chí dưới đây để quyết định xem Đối thủ nào có
ưu thế hơn trong bảng xếp hạng.
Bước 1. Ai có điểm số của bài Kata thứ hai cao nhất ở vòng đấu loại
sẽ thắng. Nếu điểm của bài Kata thứ hai cũng giống nhau, các bước tiếp
theo được áp dụng cho bài Kata thứ hai được thực hiện trong vòng đấu
loại.
Bước 2. Khi tổng số điểm của bài Kata thứ hai bằng nhau, tiêu chí
sau đây sẽ được xem xét:
- Tổng số điểm của Tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi nhân cho hệ số
(70%). Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau.
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82
345
Điểm kỹ thuật
TC
1 8.6 8.8 8.6 8.4 8.6 8.6 8.2 25.8 (VỊ TRÍ
TỐT NHẤT)
2 8.8 8.8 8.0 8.8 8.4 8.8 8.0 25.6 TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 2.
Bước 3. Khi tiêu chí ở trường hợp 1 là như nhau thì tiêu chí tiếp theo
sẽ được xem xét
- Điểm của TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, so sánh điểm thấp nhất
không bị loại trừ.
- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau.
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82
Điểm kỹ thuật:
TC
1 8.6 8.8 8.6 8.4 8.6 8.4 8.2 =25.6 (VỊ THỨ TỐT
NHẤT)
2 8.8 8.6 8.2 8.8 8.2 8.8 8.0 =25.6 TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 2.
CHÚ THÍCH:
8.8: Điểm cao nhất
8.2: Điểm thấp nhất
8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ
Bước 4: Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí
tiếp theo sẽ được xem xét:

346
- Điểm của Tiêu chuẩn kỹ thuật, so sánh điểm cao nhất không bị
loại trừ.

- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.


GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau.
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82
Điểm kỹ thuật:
1 8.6 8.8 8.6 8.4 8.6 8.4 8.2 =25.6 TC
TC
2 8.8 8.8 8.4 8.4 8.4 8.8 8.0 =25.6 (VỊ THỨ
TỐT NHẤT)

Trong trường hợp này Đấu thủ số 2 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 1.
CHÚ THÍCH:
8.8 : Điểm cao nhất
8.2 : Điểm thấp nhất
8.4 : Điểm thấp nhất không bị loại trừ
8.8 : Điểm cao nhất không bị loại trừ
Bước 5:
Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo
sẽ được xem xét.
- Điểm của Tiêu chuẩn thể thao, so sánh điểm thấp nhất không bị
loại trừ.
- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
GIẢI THÍCH
Ví dụ về điểm số bằng nhau
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82

347
Điểm thể thao:
TC
1. 8.6 8.8 8.6 8.4 8.6 8.4 8.2 = 25.6 (VỊ THỨ
TỐT NHẤT)
2. 8.8 8.6 8.2 8.8 8.2 8.8 8.0 = 25.6 TC
Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 2.
CHÚ THÍCH:
8.8: Điểm cao nhất
8.2: Điểm thấp nhất
8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ
Bước 6:
Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo
sẽ được xem xét.
- Điểm của Tiêu chuẩn thể thao, so sánh điểm cao nhất không bị
loại trừ.
- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82
Điểm thể thao:
1 8.6 8.8 8.6 8.4 8.6 8.4 8.2 =25.6 TC
TC
2 8.8 8.8 8.4 8.4 8.4 8.8 8.0 =25.6 (VỊ THỨ TỐT
NHẤT)

Trong trường hợp này Đấu thủ số 2 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 1.
CHÚ THÍCH:
8.8: Điểm cao nhất
8.2: Điểm thấp nhất

348
8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ
8.8: Điểm cao nhất không bị loại trừ
Bước 7:
Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo
sẽ được xem xét
- Điểm của Tiêu chuẩn kỹ thuật, so sánh điểm cao nhất trong số
những điểm thấp nhất bị loại trừ.
- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau:
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82
Điểm kỹ thuật:
TC
1 8.8 8.8 8.8 8.4 8.4 8.4 8.2 =25.6 (VỊ THỨ
TỐT NHẤT)
2 8.8 8.8 8.4 8.4 8.2 8.8 8.0 =25.6 TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 2.
CHÚ THÍCH:
8.8: Điểm cao nhất
8.2 : Điểm thấp nhất
8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ
8.8: Điểm cao nhất không bị loại trừ
8.4: Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ
Bước 8:
Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo
sẽ được xem xét

349
- Điểm của TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, so sánh điểm thấp nhất
trong số những điểm cao nhất bị loại trừ
- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau.
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82
Điểm kỹ thuật:

TC
1 8.8 8.8 8.6 8.4 8.4 8.4 8.2 =25.4 (VỊ THỨ
TỐT NHẤT)
2 8.6 8.6 8.4 8.4 8.4 8.8 8.2 =25.4 TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 2.
CHÚ THÍCH:
8.8: Điểm cao nhất
8.2: Điểm thấp nhất
8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ
8.6: Điểm cao nhất không bị loại trừ
8.4: Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ
8.8: Điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ
Bước 9:
Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo
sẽ được xem xét
- Điểm của Tiêu chuẩn kỹ thuật, so sánh điểm thấp nhất trong số
những điểm thấp nhất bị loại trừ
- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

350
GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau.
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82
Điểm kỹ thuật:
TC
1 8.8 8.8 8.6 8.4 8.4 8.4 8.2 =25.4 (VỊ THỨ TỐT
NHẤT)
2 8.6 8.6 8.4 8.4 8.4 8.8 8.0 =25.4 TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 2.
CHÚ THÍCH:
8.8: Điểm cao nhất
8.2: Điểm thấp nhất
8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ
8.6: Điểm cao nhất không bị loại trừ
8.4: Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ
8.8: Điểm thấp nhất trong số những điểm caonhất bị loại trừ
8.2: Điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ (Điểm
thấp nhất)
Bước 10:
Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo
sẽ được xem xét
- Điểm của Tiêu chuẩn thể thao, so sánh điểm cao nhất trong số
những điểm thấp nhất bị loại trừ.
- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau.

351
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82
Điểm thể thao:
TC
(VỊ THỨ
1 8.8 8.8 8.8 8.4 8.4 8.4 8.2 =25.6
TỐT
NHẤT)
2 8.8 8.8 8.4 8.4 8.2 8.8 8.0 =25.6 TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 2.
CHÚ THÍCH:
8.8: Điểm cao nhất
8.2: Điểm thấp nhất
8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ
8.8:Điểm cao nhất không bị loại trừ
8.4: Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ
Bước 11:
Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo
sẽ được xem xét
-  Điểm của Tiêu chuẩn thể thao, so sánh điểm thấp nhất trong số
những điểm cao nhất bị loại trừ.
- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau.
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82

352
Điểm thể thao:
TC
1 8.8 8.8 8.6 8.4 8.4 8.4 8.2 =25.4 (VỊ THỨ
TỐT NHẤT)
2 8.6 8.6 8.4 8.4 8.4 8.8 8.2 =25.4 TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 2.
CHÚ THÍCH:
8.8: Điểm cao nhất
8.2 : Điểm thấp nhất
8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ
8.6 : Điểm cao nhất không bị loại trừ
8.4 : Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ
8.8: Điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ
Bước 12:
Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo
sẽ được xem xét
-  Điểm của Tiêu chuẩn thể thao, so sánh điểm thấp nhất trong số
những điểm thấp nhất bị loại trừ.
- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau.
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82
Điểm thể thao:
TC
1 8.8 8.8 8.6 8.4 8.4 8.4 8.2 =25.4 (VỊ THỨ
TỐT NHẤT)
2 8.6 8.6 8.4 8.4 8.4 8.8 8.0 =25.4 TC

353
Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 2.
CHÚ THÍCH:
8.8: Điểm cao nhất
8.2: Điểm thấp nhất
8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ
8.6: Điểm cao nhất không bị loại trừ
8.4: Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ
8.8: Điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ
8.2: Điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ (Điểm
thấp nhất)
Bước 13:
Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo
sẽ được xem xét.
-  Điểm của Tiêu chuẩn kỹ thuật, so sánh điểm cao nhất trong số
những điểm cao nhất bị loại trừ.
- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau.
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82
Điểm kỹ thuật:
TC
1 9.0 8.8 8.8 8.4 8.4 8.4 8.2 =25.6 (VỊ THỨ
TỐT NHẤT)
2 8.8 8.8 8.4 8.4 8.4 8.8 8.2 =25.6 TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 2.

354
CHÚ THÍCH:
9.0: Điểm cao nhất
8.2: Điểm thấp nhất
8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ
8.8: Điểm cao nhất không bị loại trừ
8.4: Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ 8.8:
Điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ
8.2: Điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ (Điểm
thấp nhất)
9.0: Điểm cao nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ (Điểm
cao nhất)
Bước 14:
Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo
sẽ được xem xét
- Điểm của Tiêu chuẩn thể thao, so sánh điểm cao nhất trong số
những điểm cao nhất bị loại trừ.
- Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
GIẢI THÍCH:
Ví dụ về điểm số bằng nhau.
TỔNG SỐ ĐIỂM
1. = 25.82
2. = 25.82
Điểm thể thao:
TC
(VỊ THỨ
1 9.0 8.8 8.8 8.4 8.4 8.4 8.2 =25.6
TỐT
NHẤT)
2 8.8 8.8 8.4 8.4 8.4 8.8 8.2 =25.6 TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng
cao hơn Đấu thủ số 2.

355
CHÚ THÍCH:
9.0: Điểm cao nhất
8.2: Điểm thấp nhất
8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ
8.8: Điểm cao nhất không bị loại trừ
8.4: Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ
8.8: Điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ
8.2: Điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ (Điểm
thấp nhất)
9.0: Điểm cao nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ (Điểm
cao nhất)
Bước 15:
Khi tất cả các tiêu chí được xem xét trong các trường hợp trước đều
giống nhau, kết quả hiệp tranh thắng thua sẽ được giải quyết bằng cách
tung đồng xu.

356
PHỤ LỤC 16. THI ĐẤU KATA PREMIER LEAGUE

357
PHỤ LỤC 17. TỔNG HỢP THUẬT NGỮ KARATE

Ichi: Một
Ni: Hai
San: Ba
Shi: Bốn
Go: Năm
Roku: Sáu
Shichi: Bảy
Hachi: Tám
Kyu: Chín
Ju: Mười
A
Age Uke: Đỡ từ dưới lên
Aka: Vận động viên đai đỏ
Ao: Vận động viên đai xanh
Arigato: Cảm ơn
Ashi Barai: Quét chân
Ashibo Kake Uke: Đỡ múc bằng cổ chân
Ashi Buni: Bước
Ashi Dori: Tư thế, niêm chân
Ashi Waza: Kỹ thuật chân
Atemi: Đánh vào chỗ trọng yếu cơ thể
Atenai Yoni: Cảnh cáo vi phạm
Ate Waza: Kỹ thuật tấn công bằng tay
Ato Baraku: Còn 30’
Awase Tsuki: Đấm chữ U hẹp
Awase: Liên hợp
Awase Tsuki: Đấm liên hợp (Jodan To Gedan)
Aza Ashi (Okuri): Rê, lướt
Ayumi Ashi: Bước chéo
B
Barai: Gạt, quét.
Bassai Kata: Phá Trại quyền
Bo: Gậy, đòn gánh được cải biên thành một loại vũ khí còn gọi là CônBudo:

358
Tinh thần thượng võ
Bukai: Trưởng tràng
Buki: Binh khí, vũ khí
Bushido: Võ sĩ đạo, luật lệ về đạo đức
Bushi: Chiến binh thượng võ
Bunkai: Phân thế, phân tích các kỹ thuật và ứng dụng thực tiễn từ bài quyền.
C
Chinte Kata: Trấn Thủ quyền
Choku Tsuki: Đấm thẳng (Choku: thẳng úp)
Choku Kote Uchi: Đánh cẳng tay úp
Chudan: Tầm trung, trung đẳng
Chukoku: Nhắc nhở
Chokusen No Irimi: Đánh nhập nội
Chudan: Tầm trung, trung đẳng
D
Dachi: Tấn
Dachi Waza: Tấn pháp
Dai: Lớn
Dan: Đẳng
Do: Đạo, con đường của cuộc sống
Dojo: Võ đường (Đạo đường), nơi giác ngộ; tôi rèn đạo đức, lễ nghĩa; sau
đó là kỹ thuật, đối kháng, quyền pháp, kỹ - chiến pháp.
Doshu: Chưởng môn (người khai sinh ra hệ phái, trường phái có lý luận
khoa học và kỹ thuật đặc trưng, bảo vệ thành công sự nghiệp đó.
Chức danh này không tự phong mà được nhiều người công nhận
hoặc là người kế thừa sự nghiệp).
E
Empi (Hiji): Chỏ
Empi Kata: Én Phi quyền
Embusen: Đồ hình bài quyền
Embu: Võ lễ, lễ nhớ ơn. Động tác kính lễ trước khi trình diễn quyền hoặc
giao đấu.
Ensho Geri (Gyaku Mawashi Geri): Đá nghịch móc gót vòng cầu
F
Fudo Dachi: Tấn bất động
Fukshin: Trọng tài phụ

359
Fumikomi: Giậm, chắn, đè
G
Gankaku (Chinto) Kata: Nham Điểu quyền
Gedan: Tầm thấp, hạ đẳng (bụng dưới, háng)
Gedan Barai: Đỡ, gạt vùng dưới
Gendai Budo: Võ thuật hiện đại
Geri: Đá
Gyaku Tsuki: Đấm nghịch hướng chân bước
Gyaku Mae Geri: Đá nghịch phía trước
Gendai Budo: Võ thuật hiện đại
Gedan: Tầm thấp, hạ đẳng (bụng dưới, háng)
Gedan Barai: Đỡ, gạt vùng dưới
Gedan Kake Uke: Đỡ múc tầm thấp
Goju Ryu: Trường phái Cương Nhu
Godan: Đệ Ngũ đẳng
Goju Shito Kata: Năm Mươi Bốn Bộ quyền
Gyaku: Nghịch
Gyaku Tsuki: Đấm nghịch hướng chân bước
Gyaku Mae Geri: Đá nghịch phía trước
Gyaku Mawashi Kakato Geri: Đá nghịch giật gót
Gyaku Mika Tsuki Haishoku Geri: Đá tạt lưng bàn chân
H
Hai: Vâng
Haito: Cạnh bàn tay trong
Hai Wan (Koken): Lưng cổ tay
Hai Wan Nagashi Uke: Đỡ vuốt bằng lưng cổ tay
Haishu: Lưng bàn tay
Haishoku: Lưng bàn chân
Hajime: Bắt đầu
Hama Uchi, Sage Hama (Hama, Tetsui): Đánh bằng nắm đấm búa
Hansoku: Vi phạm luật
Hansoku Chui: Cảnh cáo hai lần
Hantei: Ban trọng tài biểu quyết
Hangetsu Dachi: Tấn Bán nguyệt
Hanmi: Nửa người hướng về trước nghiêng 450 (sử dụng trong tự vệ)
Happo: Tám hướng, tám mặt.

360
Hasami Tsuki: Đấm gọng kìm
Hachiji Dachi: Tấn hai chân bằng vai và mở 200
Hachidan: Đệ Bát đẳng
Hayasha: Sự nhanh nhẹn
Haishoku: Lưng bàn chân
Haishu: Lưng bàn tay
Haito: Cạnh bàn tay trong
Hai Wan (Koken): Lưng cổ tay
Hajime: Bắt đầu
Hama Uchi, Sage Hama (Hama, Tetsui): Đánh bằng nắm đấm búa
Hangetsu Dachi: Tấn Bán nguyệt
Hanmi: Nửa người hướng về trước nghiêng 450 (sử dụng trong tự vệ)
Hansoku: Vi phạm luật
Hansoku Chui: Cảnh cáo hai lần
Hantei: Ban trọng tài biểu quyết
Happo: Tám hướng, tám mặt
Hachidan: Đệ Bát đẳng
Hachiji Dachi: Tấn hai chân bằng vai và mở 200
Hayasha: Sự nhanh nhẹn
Heian Kata: Bình An quyền
Heisoku Dachi: Tấn hai chân chụm lại
Heiko Dachi: Tấn hai chân bằng vai, song song
Hidari: Bên trái
Hidari Kokutsu Dachi: Tấn sau (chân trái sau)
Heian Kata: Bình An quyền
Heisoku Dachi: Tấn hai chân chụm lại
Heiko Dachi: Tấn hai chân bằng vai, song song
Hidari: Bên trái
Hidari Ren Tsuki: Đấm liên tiếp hai lần tay trái trước
Hidari Kokutsu Dachi: Tấn sau (chân trái sau)
Hidari Hikite: Nắm tay trái thủ ngửa ở hông trái
Hito: Con người
Hiza: Gối
Hito: Cấp cao đẳng
Hiraken: Tay cú (hai khớp xương)
Hikiyose: Lôi, kéo

361
Hikiwake: Hòa
Hiji: Chỏ
Hiji Suri Uke: Đỡ trượt từ cổ tay đến cùi chỏ
I
Ibuki: Hơi thở (luyện thở)
Iken (Hissutsu): Một đòn đấm dứt điểm
Ippon: 3 điểm
Iych: Không
J
Jiin Kata: Từ Viện quyền
Jikotai: Tự vệ
Jion Kata: Từ Ân quyền
Jite Kata: Thập Thủ quyền
Jiyu Kumite: Đối kháng tự do
Jiyu Ippon Kumite: Đối kháng bán tự do
Jodan: Tầm cao, thượng đẳng
Jodan Shuto Uke: Đỡ bằng cạnh bàn tay tầm cao
Jogai: Ra khỏi thảm
Jogai Chui: Cảnh cáo ra ngoài thảm
Joge Uke: Đỡ trên và dưới cùng lúc
Josokutei: Hất gót chân
Juji Uke: Đỡ hai tay chữ X
Judan: Đệ Thập đẳng
Jujutsu: Nhu thuật, nghệ thuật đánh vào điểm yếu trên cơ thể (môn võ này
là tiền thân của môn Judo và Aikido)
Jutsu: Nghệ thuật
Jumbi (Junbi): Chuẩn bị, dự bị
Jodan: Tầm cao, thượng đẳng
Jodan Shuto Uke: Đỡ bằng cạnh bàn tay tầm cao
Jujutsu: Nhu thuật, nghệ thuật đánh vào điểm yếu trên cơ thể (môn võ này
là tiền thân của môn Judo và Aikido)
K
Kagi Tsuki: Đấm móc vuông
Kai: Hội, khai mở
Kaisho Ura: Bàn tay ngửa (mở)
Kaishu Kamae: Thủ tay dọc và tay úp

362
Kakoku: Giữ dưới cánh tay
Kakato: Gót
Kakato Otoshi (Sage) Geri: Đá đập (chẻ) gót
Kake Shuto Uke: Đỡ múc bàn tay mở
Kakiwake Uke: Đỡ hai cổ tay cùng lúc sang hai bên
Kanku (Kansatsu Ku): Tư thế chào đón vạn vật, quan sát sự hài hòa giữa
con người và vũ trụ, “Một ngày mới và vũ trụ đang đợi chờ”
Kama: Liềm cắt cỏ (được cải biên thành một loại vũ khí)
Kamae: Thế thủ
Kani Waza: Kỹ thuật quật ngã
Kanku Kata: Quan Không quyền
Kansai: Trọng tài giám sát
Kara: Không, tánh không (Sunyata) của vạn pháp.
Karate: Nghệ thuật tự vệ thực dụng trong đó có Đạo hay Con đường của
cuộc sống.
Karateka: Người có quá trình rèn luyện Karate
Karate Koden: Không Thủ Đạo Cổ truyền
Kata: Các thế võ liên động được cách điệu có hệ thống thành từng bài
(Quyền).
Keage: Thốc lên
Kekomi: Tống
Ken: Nắm tay
Kentsui: Tay búa
Kekomi: Tống
Kiba Dachi: Tấn Kỵ Mã
Kime: Tiêu điểm, tập trung nguồn lực
Kiai: Tiếng thét hợp khí huyền diệu để áp đảo đối phương hoặc lay thức
nội tâm.
Kihon Waza: Kỹ thuật căn bản
Kokutsu Dachi: Tấn sau
Kumite: Đối kháng
Kagi Tsuki: Đấm móc vuông
Kai: Hội, khai mở
Kaisho Ura: Bàn tay ngửa (mở)
Kaishu Kamae: Thủ tay dọc và tay úp
Kakoku: Giữ dưới cánh tay

363
Kakato: Gót
Kakato Otoshi (Sage) Geri: Đá đập (chẻ) gót
Kake Shuto Uke: Đỡ múc bàn tay mở
Kakiwake Uke: Đỡ hai cổ tay cùng lúc sang hai bên
Kani Waza: Kỹ thuật quật ngã
Kama: Liềm cắt cỏ (được cải biên thành một loại vũ khí)
Kamae: Thế thủ
Kanku Kata: Quan Không quyền
Kansai: Trọng tài giám sát
Kara: Không, tánh không (Sunyata) của vạn pháp
Karate: Nghệ thuật tự vệ thực dụng trong đó có Đạo hay Con đường của
cuộc sống
Karateka: Người có quá trình rèn luyện Karate
Karate Koden: Không Thủ Đạo Cổ truyền
Karate Shiai: Không Thủ Đạo Thể thao tranh giải
Kekoku: Phạt cảnh cáo 1 điểm
Keito: Lưng ngón cái
Ke Nabashi: Đá nhanh rút về
Kiba Dachi: Tấn Kỵ Mã
Kihon Waza: Kỹ thuật căn bản
Kiken: Bỏ cuộc
Kime: Tiêu điểm, tập trung nguồn lực.
Kimi: Quyết định
Kiai: Tiếng thét hợp khí huyền diệu để áp đảo đối phương hoặc lay thức
nội tâm.
Kihon Waza: Kỹ thuật căn bản
Kisami Uchi (Nukite): Xỉa
Ko Uchi Gari: Quét, quật
Kohai: Người nhập môn sau
Kokutsu Dachi: Tấn sau
Kosa: Chéo nhau hình chữ X
Kosa Dachi: Tấn chéo
Kosa Geri: Đá chéo
Kote: Cẳng tay
Koken: Cườm tay
Kobudo: Hệ thống võ thuật cổ truyền

364
Kopa Uchi: Đánh rảy
Kudasai: Xin vui lòng (lời mời)
Kumi: Đối mặt
Kuatsu: Phương pháp sơ cứu chấn thương
Kumite: Đối kháng
Kumade: Tay gấu
Kumanote (Sosai): Kỹ thuật Trấn môn
Kyodo: Động tác
Kyokushin Ryu: Trường phái Cực Chân
Kyudan: Đệ Cửu đẳng
M
Maai: Khoảng cách chiến đấu
Mae: Trước
Mae Geri: Đá phía trước
Mae Geri Keage: Đá thốc (hất) lên phía trước
Mae Geri Kekomi: Đá tống thẳng phía trước
Mae Tobi Geri: Đá bay phía trước
Mae Naname Shuto Uchi: Chặt chéo cạnh bàn tay về trước
Mae Ude Hineri Uke: Đỡ và vô hiệu hoá đối phương
Mageru: Làm cong
Mahanmi: Đưa về
Manji Uke (Yama Teken Uke, Joge Uke): Đỡ hai tay trên và dưới cùng lúc
Make: Huỷ bỏ
Maki Kata: Tên bài quyền trong hệ thống quyền pháp của Trường phái
Suzucho Karate (Maki 1, 2, 3)
Makiwara: Trụ đấm, đá
Manriki Gusari: Sợi xích được cải biên thành một loại vũ khí gọi là Xích
vạn năng
Matte: Đợi
Mawatte: Quay
Mawashi: Vòng cầu, vặn xoắn chiều
Mawashi Empi Uchi: Đánh chỏ vòng
Mekyo Kata: Minh Kính quyền
Migi: Bên phải
Mienai: Ký hiệu không thấy đòn đánh
Migi Zenkutsu Dachi: Tấn Zenkutsu chân phải trước

365
Mika Tsuki Teishoku Geri: Đá tạt bằng lòng bàn chân
Moro Tobi Geri: Đá bay cùng lúc hai mục tiêu
Morote Uke: Đỡ tiếp lực (tay tiếp lực của các trường phái cổ truyền thì úp,
các trường phái hiện đại thì ngửa)
Modori: Bước lui
Moro Naname Hama Uchi: Đánh búa hai tay chéo phía trước
Moro Hama Uchi: Đánh búa hai tay song song
Moro Hikite Kamae: Thủ hai tay ngửa ở hông
Moro Teken Tsuki: Đấm song song
Moro Tanarokoro Uke (Awase Uke): Đỡ liên hợp ức hai bàn tay cùng lúc
Morote Tsuki: Đấm song song
Morote Uke: Đỡ tiếp lực (tay tiếp lực của các trường phái cổ truyền úp, các
trường phái hiện đại ngửa)
Morote Sukui Uke: Hai tay cùng lúc đỡ bắt cổ chân
Morote Tsukami Uke: Hai bàn tay cùng lúc vuốt bắt đòn đối phương
Moto Dachi (Han Zenkutsu Dachi): Tấn đấu, trọng lượng cơ thể được chia
đều ở hai chân, góc chân sau nghiêng 200
Moto No Uchi: Vị trí ban đầu
Musubi Dachi: Tấn xòe chân 300
Mune: Ngực
Mubodi: Tự gây nguy hiểm
N
Nage Waza: Kỹ thuật ném, quật
Nagashi Uke: Đỡ vuốt
Nagashi Uke Tsuki: Đỡ vuốt và cùng lúc đấm phản công
Nahanchi Dachi: Tấn chân bằng vai, hai mũi chân chụm vào 700
Nakayubi Iponken: Đánh bằng đốt thứ hai ngón trỏ
Nami Gashi Uke: Đỡ hất
Naname: Theo đường chéo
Naore: Trở về chuẩn bị
Nai Wan (Kote Uchi): Đỡ cạnh cổ tay trong
Neko Ashi Dachi: Tấn chân mèo
Nidan: Đệ Nhị đẳng
Nidan Tobi Geri: Đá bay liên hoàn vào từng mục tiêu
Nihon Uke: Đỡ chắn hai tay trước mặt
Nihon Shuto Uke: Đỡ chắn hai tay mở trước mặt

366
Nihon Nukite Uchi: Xỉa bằng hai ngón tay
Niju Shiho Kata: Hai Mươi Bốn Bộ quyền
Nodo: Năng động
Nobashi: Ra một đường thẳng
Nokachi: Người thắng cuộc
Nukite: Xỉa
Nunchaku: Chiếc néo kẹp lúa đập lấy hạt, để giã ngũ cốc được cải biên
thành một loại vũ khí gọi là Côn nhị khúc
O
OA: Vận động viên đai xanh
Oi Tsuki: Đấm thuận cùng hướng chân bước
Okuri (Yoriashi): Lướt
Omi: Nghiêng 900 thẳng góc với mục tiêu
Osae Uke: Đỡ ép, đè
Osou: Tấn công
Otoshi Hiji Uchi: Đánh chỏ và đỡ dập
Otoshi Uchi: Đánh dập từ trên xuống
Otoshi Uke: Đỡ dập từ trên xuống
Otagai Ni Rei: Cúi chào nhau
Ouchi Geri: Quét gót lui vào chân sau
Oyayubi Iponken: Đánh bằng đốt xương ngón cái
Ozodosa: Chuyển động thân pháp
R
Rei: Chào
Ren Tsuki: Đấm liên tiếp hai tay
Renzoku Geri: Liên hoàn đòn tay và chân
Reou Chudan Moro Choku Shuto Kamae: Thủ hai tay mở tầm trung ở
hông chuyển úp
Reou Jodan Shuto Uke: Đỡ hai tay mở cùng lúc tầm cao
Reou Jodan Teken Uke: Đỡ hai tay nắm cùng lúc tầm cao
Reou Ken Kamae: Thủ hai tay nắm một bên hông
Ritsu Rei: Chào đứng
Rokudan: Đệ Lục đẳng
Ryu: Chi lưu, hệ phái, trường phái
Ryutoken: Đánh bằng đốt thứ hai ngón giữa
Ryusui: Nương theo lực đánh của đối phương

367
S
Sabaki: Lối di chuyển ba chiều
Sage: Từ trên xuống
Sage Hiji Uchi: Đánh chỏ từ trên xuống
Saiho: Hướng phải
Sai: Chĩa trồng cây bằng sắt, có một lưỡi dài tròn hoặc bát giác không nhọn
và hai ngạnh cong đối xứng hai bên
Saishiai: Hiệp phụ
Sanchin Dachi: Tấn tam giác
Sandan: Đệ Tam đẳng
Sankaku Geri: Đá nằm
Sanren Tsuki: Đấm ba đòn trong một tư thế chân
Sei Ryuto Uke: Đỡ hàm ngưu (bằng ức bàn tay nghiêng)
Seiza: Chính tọa (ngồi ngay thẳng)
Sensei: Cấp cao đẳng, người thầy (Tiên sinh)
Senpai: Người nhập môn trước
Shichidan: Đệ Thất đẳng
Shitei Kata: Các bài quyền quy định
Shito Ryu: Trường phái Mịch Đông
Shizentai: Tư thế đứng tự nhiên để phản ứng nhanh trước đối thủ
Shite: Vai chính trong cuộc đối luyện
Shikkaku: Truất quyền thi đấu
Shiko Dachi (Sumo): Tấn trung bình bàn chân xoè ra 500
Sho: Bàn tay
Shobu Hajime: Bắt đầu
Shomen: Bề mặt, trước mặt
Shuto: Cạnh bàn tay
Shuto Kake Uke: Đỡ cạnh bàn tay đứng
Sokuto: Cạnh bàn chân
Soto Uke: Đỡ cổ tay ngoài
Shodan: Đệ Nhất đẳng
Shokubo Kake Uke: Đỡ bằng ống quyển
Shokumen Awase Uke: Đỡ quét tiếp lực
Shokutei Gedan Mawashi Barai: Dùng lòng bàn chân quét chân đối phương
Shokutei Osae Uke: Dùng lòng bàn chân đỡ đè chân đối phương
Shoka: Cấp sơ đẳng

368
Shomen: Bề mặt, trước mặt
Shonen: Cấp trung đẳng
Shorei Ryu: Trường phái Chiêu Linh
Shotei (Teisho, Tanagokoro): Ức bàn tay, chưởng
Shuto Kake Uke: Đỡ cạnh bàn tay đứng
Shotokan Ryu: Trường phái Tùng Đào Quán
Shushin: Trọng tài chính
Sochin Dachi: Tấn liên hợp
Soku: Chân
Sokubo Kake Uke: Đỡ móc bằng chân
Sokuto: Cạnh bàn chân
Sokutei Osae Uke: Đỡ ép, chắn lòng bàn chân
Sokuto Osae Uke: Đỡ ép bằng cạnh bàn tay
Soto Kote Uke: Đỡ cạnh cổ tay trong
Soto Kakato Otoshi Geri: Đá đập (chẻ) gót từ ngoài vào trong
Soto Zen Ryu: Trường phái thiền Tào Động
Sokumen: Mặt ngang, nghiêng mặt
Sukui Uke (Kake Uke): Đỡ múc
Sundome: Giữ cự li nhất định của đòn đánh
Susumi: Bước tới
Sun: Đơn vị đo dài 3cm
Suigetsu: Huyệt Chấn Thủy
Suzucho Karate Ryu: Trường phái Linh Trường Không Thủ Đạo
T
Tate Shuto Kamae: Thủ tay mở dọc
Tate Tsuki: Đấm dọc
Tate Shuto Uke: Đỡ dọc bằng cạnh bàn tay
Teken (Seiken): Nắm đấm
Te Ashi Waza: Kỹ thuật phối hợp tay chân
Te Waza: Kỹ thuật tay
Taden: Huyệt Đan Điền
Tai: Thân thể
Taikawashi: Thân pháp
Taisabaski: Bộ pháp
Take No Uchi Ryu: Trường phái Trúc Chi Nội
Take No Soto Ryu: Trường phái Trúc Chi Ngoại

369
Tameshi Wari: Công phá vật cứng
Tanarokoro Uchi (Teisho, Shotei): Đánh ức bàn tay (chưởng)
Tatsu Zen: Đứng Thiền
Tate: Dọc
Tate Hiza Dachi: Tấn ngồi
Tate Shuto Kamae: Thủ tay mở dọc
Tate Empi Uchi: Đánh chỏ dọc thốc lên
Tate Seihan Dachi: Tấn dọc
Teisho Awase Uke: Đỡ ép hai ức bàn tay cùng lúc
Tensho Kata: Một phiên bản của quyền Sanchin thuộc hệ thống quyền
pháp Goju Ryu
Tentosuru Ukemi: Kỹ thuật té, ngã an toàn trong Karate
Tempo: Nhịp điệu
Tekki Kata: Thiết Kỵ quyền
To (Y): Và, đồng thời
Tobi Geri: Đá bay
Tobi Mae Geri: Đá bay về trước
Tobi Ushiro Mawashi Geri: Đá bay quay về sau
Tobi Ushiro Geri: Đá bay lui
Tobikomi Tsuki: Đấm nhanh về trước
Tonfa: Đòn xay, tay cầm bằng gỗ của cối xay lúa hoặc ngũ cốc được cải
biên thành một loại vũ khí
Toho Uchi: Đánh đòn miệng hổ
Tokui Kata: Các bài quyền tự chọn
Torimasen: Không chấp nhận đòn có điểm
Tsugi Ashi: Bước lướt
Tsuzukite Hajime: Tiếp tục đấu
Tsukami Uke: Đỡ bắt
Tsuru Ashi Kake Dachi: Tấn chân hạc (một chân móc sau chân trụ)
U
Uchi: Đánh
Ude: Cánh tay
Uke Waza: Kỹ thuật đỡ
Ura Ken: Nắm tay ngửa
Ura Ken Yoko Uchi Ate (Ura Ate): Đánh gõ ngang
Ura Tsuki: Đấm ngửa nắm tay

370
Ushiro: Sau, phía sau
Ushiro Taikawashi: Quay lui
Uchi (Ue): Tòa nhà
Ura Kote: Cổ tay ngoài
Ura Ken Tate Uchi (Ura Uchi): Đánh gõ dọc
Ura Mawashi Barai: Quét chân vòng sau gối
Ushiro Ashi Geri: Đá về phía sau
Ushiro Empi Uchi: Đánh chỏ lui
Ushiro Waza: Kỹ thuật phía sau lưng
Ushiro Gyaku Mawashi Geri: Đá vòng nghịch lui 3600
Y
Yama Tsuki: Đấm hai tay hình chữ U
Yen Kata: Tên bài quyền trong hệ thống quyền pháp của Trường phái Su-
zucho Karate (Yen 1, 2, 3, 4, 5, 6)
Yoko: Ngang
Yohon Nukite: Xỉa bằng bốn ngón tay
Yoko Empi Uchi: Đánh chỏ ngang
Yuko: 1 điểm
Yoko: Ngang
W
Wan: Cánh tay
Wado Ryu: Trường phái Hoà Đạo
Waza: Kỹ thuật, đòn thế.
Waza Ari: 2 điểm
Z
Zanshin: Ý thức phòng thủ
Zarei: Qùy (ngồi) chào, cách chào ngồi
Zazen: Ngồi thiền
Zemmi: Đối diện trực tiếp với mục tiêu (sử dụng trong tấn công)
Zenkutsu Dachi: Tấn trước

(Nguồn: Phan Chi - Ủy viên Biên tập Văn phòng Chưởng môn Huyền đai
Đệ Lục đẳng)

371
Hình PL. Các bộ phận dùng trong thực chiến Karate

(Nguồn: https://www.facebook.com/KarateDo.official/photos
/a.489632051795352/734927837265771/)

372
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Vũ Việt Bảo (2005), Chương trình đào tạo võ sinh từ đai trắng đến
đai đen, Hội Karate thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Văn Chung (chủ biên), TS. Phạm Hồng Dương, ThS. Nguyễn
Anh Tú, ThS. Nguyễn Đương Bắc, KTS.Nguyễn Ngọc Dũng, Đinh
Diệp Hòa, Bùi Hoàng Lân (2007), Giáo trình võ thuật, NXB Đại học
Sư Phạm.
3. Nguyễn Văn Dũng (1999), Karate - Bài quyền từ đai trắng đến đai
đen, NXB Thuận Hóa - Huế.
4. Mạnh Dương (2004), Karate tự vệ thực dụng, NXB Thể dục Thể thao.
5. Trịnh Quốc Dương (1999), Karate-do phản công, NXB TDTT Hà
Nội.
6. Trần Tuấn Hiếu (2006), Hướng dẫn học Karate, NXB Thể dục Thể
thao.
7. Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đương Bắc (2001), Giáo trình Karate-do,
NXB TDTT, Hà Nội.
8. Hồ Hoàng Khánh (2000), Karate các bài quyền quốc tế, NXB Thể dục
Thể thao.
9. Kim Long (1999), Karate-do thuật chiến đấu tay không, NXB Mũi
Cà Mau.
10. Kim Long (2004), Tự học Karate, NXB Mũi Cà Mau.
11. Mai Thị Bích Ngọc (2017), “Nghiên cứu xây dựng chương trình tập
luyện ngoại khóa môn Karate-Do cho học sinh trung học cơ sở thành
phố Hà Nội”, luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Thể
dục Thể thao Bắc Ninh.
12. Xuân Thu (1999), Karate cận chiến tự do, NXB Thanh Niên.
Tiếng Anh
13. Andrew Kendall (1999), Karate - The Grading Syllabus, Andrew
Kendall, self published by author.
14. Bruce D. Clayton, Ph.D. (2010), Shotokan’s Secret - The Hidden
truth behind Karate’s fighting origins, Printed in the United States
of America.
15. Gennosuke Higaki (2006), Hidden Karate: The true bunkai for Heian
Katas and Naihanchi, Champ Co.Ltd.

373
16. Gichin Funakoshi (2013), Karate-Do Kyohan: The Master Text Hard-
cover, Publisher of Kodansha International.
17. Heian, Tekki, Bassal, Kanku, Hon, Enpi (1994), Karate Do Kata Vol-
ume 1, Japan Karate Association.
18. Helmut Kogel (2010), The Secret Karate Techniques Kata Bunkai,
Maidenhead: Meyer & Meyer Sport (UK) Ltd.
19. Hirokazu Kanazawa (1987), Shotokan Karate International Kumite
Kyohan, Ikeda Shoten Co.
20. Hirokazu Kanazawa (1987), S.K.I. Kumite Kyohan, Published by Ja-
pan.
21. Hirokazu Kanazawa (2013), Black Belt Karate: The Intensive Course,
Publisher of Kodansha International.
22. Iain Abernethy (2002), Bunkai-Jutsu: The Practical Application of
Karate Kata, Published by: NETH Publishing In association with
Summersdale Publishers Ltd.
23. Kenneth Pua & Andy Kunz (2018), The Latter Stage Jeet Kune Do,
Printed in the United States of America.
24. Marc De Bremaeker and Roy Faige (2010), Essential book of martial
arts kicks , Published by Tuttle Publishing, an imprint of Periplus Edi-
tions (HK) Ltd.
25. Matthew (2019). Bruce Lee: A Life. Simon and Schuster. p. 145. ISBN
978-1-5011-8763-6.
26. Morris, Aidan Trimble (1991), Karate Kata and Applications: v. 3,
Publisher of Hutchinson.
27. Randall G. Hassell and Edmond Otis (2000), The Complete Idiot’s
Guide To Karate, Publisher of Marie Butler-Knight.
28. Rob Redmond (2008), Kata - The Folk Dances of Shotokan, Published
by digital means by Rob Redmond.
29. Polly, Matthew (2019). Bruce Lee: A Life. Simon and Schuster. p. 145.
ISBN 978-1-5011-8763-6.
30. Schneiderman, R. M. (23 May 2009). “Contender shores up Kara-
te’s Reputation among U.F.C. Fans”. The New York Times. Archived
from the original on 7 May 2013. Retrieved 30 January 2010.
31. Swanson (2017), Karate Science: Dynamic Movement (Martial Sci-
ence), Publisher of YMAA.
32. Theodore L Gambordella (1981), The complete book of Karate weap-
ons, Publisher of Paladin Press.
374
33. William C. Regli (1985), History of Karate-Do, In partial fulllment of
the requirements for the rank of 5 Kyu, University of Maryland Col-
lege Park, MD 20742 USA.
34. World Karate Federation (2020), Karate Competition Rules, Effec-
tive from 1.1.2020.
Thông tin trên Internet
1. https://budokarateclub.co.uk/glossary/.
2. h t t p : / / c i t e s e e r x . i s t . p s u . e d u / v i e w d o c / d o w n l o a d ? -
doi=10.1.1.52.7113&rep=rep1&type=pdf.
3. http://www.irvineranchhistory.com/cac-bai-quyen-karate/.
4. https://kickfit-sports.com/nguon-goc-mon-vo-karate-mon-vo-truyen-
thong-noi-tieng-cua-nhat-ban/.
5. https://leep.app/blog/fitness/karate-co-ban.html.
6. https://meopho.com/the-thao/cac-bai-quyen-karate/.
7. https://thietkebeboikinhdoanh.com/cac-bai-quyen-karate/.
8. http://www.vothuat.vn/cac-mon-phai/4-phai-karate-lon-nhat-va-
nhung-noi-dung-chu-dao-2.html.
9. http://www.vothuat.vn/cac-mon-phai/karate-tin-lang-vo/4-he-phai-
karate-va-nguoi-da-phat-minh-ra-chung.
10. https://vi.wikipedia.org/wiki/Karate.
11. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0_th%E1%BA%B-
F_%C4%91%E1%BB%A9ng_t%E1%BA%A5n_trong_Karate.
12. https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0_th%E1%BA%B-
F_%C4%91%E1%BB%A9ng_t%E1%BA%A5n_trong_Karate.
13. https://rikaidoshop.com/luat-thi-dau-karate-wkf-2020.html.
14. https://www.sites.google.com/site/trungtamtinhvo/karatedo/
he-thong-quyen-karate.
15. https://www.youtube.com/watch?v=Y_FfPgHTzBU.
16. https://www.youtube.com/watch?v=fMSwlMwMWqo.
17. https://www.youtube.com/watch?v=MJZrv7oKZH4.
18. https://www.youtube.com/watch?v=lUSQHcNAnDI.
19. https://www.youtube.com/watch?v=6Hc1NMdjU9U&t=58s.
20. https://www.youtube.com/watch?v=Y-HPjTT398I.
21. https://www.youtube.com/watch?v=a6DX5QnDlgg.
22. https://www.youtube.com/watch?v=Bj6W6lh5nmI.
23. https://www.youtube.com/watch?v=lcrx3ajdduA.
24. https://www.wkf.net/olympic.

375
376
Giáo trình KARATE
PGS.TS Nguyễn Đức Thành, ThS. Trần Văn Tuyền,
ThS. Đỗ Hoàng Long, ThS. Nguyễn Thanh Bình
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trụ sở: Văn phòng đại diện:


Phòng 501, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, Tòa nhà K-Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
phường Linh Trung, thành phốThủ Đức, văn, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé,
Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 028 62726361 ĐT: 028 62726390
E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn Website: www.vnuhcmpress.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung


TS ĐỖ VĂN BIÊN

Biên tập
VÕ THÀNH THẮNG

Sửa bản in
SONG ANH

Trình bày bìa


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
Website: https://hcmute.edu.vn
Đối tác liên kết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

Xuất bản lần thứ 1. Số lượng in: 250 cuốn, khổ 16 x 24cm. Số
XNĐKXB: 160-2022/CXBIPH/7-01/ĐHQGTPHCM. QĐXB số: 02/QĐ-NXB
cấp ngày 20/01/2022. In tại: Công ty TNHH In và Bao bì Hưng Phú; Địa chỉ:
162A/1, KP1A, phường An Phú, TP Thuận An, Bình Dương. Nộp lưu chiểu:
Năm 2022. ISBN: 978-604-73-8818-9.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu
trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội
dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Nhà xuất bản.
ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!
ISBN: 978-604-73-8818-9
NXB ĐHQG-HCM

9 786047 388189

You might also like